bài 7 soẠn thẢo vĂn bẢn quẢn lÝ kinh tẾ doanh...

22
Bài 7: Soạn thảo văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp DWS104_Bai7_v2.0017112210 172 Bài 7 SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ KINH TẾ DOANH NGHIỆP Nội dung Mục tiêu Hiểu và phân tích được các vấn đề chung về văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp. Hiểu được chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và soạn thảo được văn bản đó. Hiểu được kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và soạn thảo được văn bản đó. Hiểu được dự án đầu tư và soạn thảo được văn bản đó. Hiểu được các giải pháp kinh tế kĩ thuật và soạn thảo được văn bản đó. Hướng dẫn học Trong bài này, người học sẽ được tiếp cận các nội dung: Khái niệm, đặc điểm của văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp. Phân loại văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp. Kết cấu chung của văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp. Cách thức soạn thảo các văn bản quản lý kinh tế của doanh nghiệp. Để học tốt bài này sinh viên cần: Nắm vững kiến thức kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô. Nắm vững kiến thức về tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Upload: others

Post on 25-Dec-2019

5 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bài 7 SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ KINH TẾ DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/DWS104/Giaotrinh/09.DWS104_Bai7_v2.0017112210.pdfBài 7: Soạn thảo văn bản

Bài 7: Soạn thảo văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp

DWS104_Bai7_v2.0017112210

172

Bài 7 SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ KINH TẾ

DOANH NGHIỆP

Nội dung Mục tiêu

Hiểu và phân tích được các vấn đề chung về

văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp.

Hiểu được chiến lược sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp và soạn thảo được văn bản đó.

Hiểu được kế hoạch sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp và soạn thảo được văn bản đó.

Hiểu được dự án đầu tư và soạn thảo được văn

bản đó.

Hiểu được các giải pháp kinh tế kĩ thuật và

soạn thảo được văn bản đó.

Hướng dẫn học

Trong bài này, người học sẽ được tiếp cận

các nội dung:

Khái niệm, đặc điểm của văn bản quản

lý kinh tế doanh nghiệp.

Phân loại văn bản quản lý kinh tế

doanh nghiệp.

Kết cấu chung của văn bản quản lý

kinh tế doanh nghiệp.

Cách thức soạn thảo các văn bản quản

lý kinh tế của doanh nghiệp.

Để học tốt bài này sinh viên cần:

Nắm vững kiến thức kinh tế vi mô và kinh tế

vĩ mô.

Nắm vững kiến thức về tổ chức bộ máy của

các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Page 2: Bài 7 SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ KINH TẾ DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/DWS104/Giaotrinh/09.DWS104_Bai7_v2.0017112210.pdfBài 7: Soạn thảo văn bản

Bài 7: Soạn thảo văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp

DWS104_Bai7_v2.0017112210

173

ịch sử kinh doanh trên thế giới đã từng chứng kiến không ít người gia nhập thương

trường kinh doanh từ một số vốn ít ỏi, nhưng họ đã nhanh chóng thành đạt và đi từ thắng

lợi này đến thắng lợi khác nhờ có được các giải pháp quản lý kinh tế đúng đắn. Các giải

pháp quản lý kinh tế được ví như bánh lái của con tàu để nó vượt sóng biển về đích khi mới khởi

sự doanh nghiệp. Thực tế, những bài học thành công về thất bại trong kinh doanh đã chỉ ra có

những tỷ phú xuất thân từ hai bàn tay trắng với số vốn ít ỏi nhờ có được chiến lược kinh doanh

tối ưu và ngược lại cũng có những nhà tỷ phú, do sai lầm trong đường lối kinh doanh của mình

đã phải trao lại cơ ngơi cho địch thủ của mình trong thời gian ngắn. Sự đóng cửa của những công

ty làm ăn thua lỗ và sự phát triển của những doanh nghiệp có hiệu quả sản xuất kinh doanh cao

thực sự phụ thuộc vào một phần đáng kể vào các giải pháp quản lý kinh tế của doanh nghiệp đó,

đặc biệt trong kinh tế thị trường. Kinh doanh là một hoạt động luôn chịu sự ảnh hưởng của các

yếu tố bên ngoài và bên trong. Các giải pháp liên quan đến quản lý kinh tế và kinh doanh giúp

doanh nghiệp vừa linh hoạt vừa chủ động để thích ứng với những biến động của thị trường, đồng

thời còn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển theo đúng hướng. Điều đó có thể

giúp doanh nghiệp phấn đấu thực hiện mục tiêu nâng cao vị thế của mình trên thị trường. Các

giải pháp này giúp doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội cũng như đầy đủ các nguy cơ đối với

sự phát triển nguồn lực của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp khai thác và sử dụng hợp lý các

nguồn lực, phát huy sức mạnh của doanh nghiệp. Đồng thời, các giải pháp quản lý kinh tế của

doanh nghiệp sẽ tạo ra một quỹ đạo hoạt động cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp liên kết

được các cá nhân với các lợi ích khác cùng hướng tới một mục đích chung, cùng phát triển

doanh nghiệp. Nó tạo một mối liên kết gắn bó giữa các nhân viên với nhau và giữa các nhà quản

lý với nhân viên. Qua đó tăng cường và nâng cao hơn nữa nội lực của doanh nghiệp. Ngoài ra

chính những giải pháp đó cũng là công cụ cạnh tranh có hiệu quả của doanh nghiệp. Trong điều

kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế hiện nay đã tạo nên sự ảnh hưởng và phụ thuộc qua lại lẫn

nhau giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Chính quá trình đó đã tạo nên sự cạnh tranh

khốc liệt giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài những yếu tố cạnh tranh như: giá cả, chất

lượng, quảng cáo, marketing, các doanh nghiệp còn sử dụng chiến lược kinh doanh như một

công cụ cạnh tranh có hiệu quả

7.1. Những vấn đề chung về văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp

7.1.1. Khái niệm

Một giải pháp quản lý kinh tế hiệu quả kèm theo việc thực hiện xuất sắc là sự đảm bảo

tốt nhất cho thành công của mọi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp tồn tại trong một môi

trường thay đổi lớn như hiện nay: Công nghệ, các giá trị xã hội, tập quán tiêu dùng, các

điều kiện kinh tế, các chính sách thì có thể gặp những nguy cơ, thách thức cũng như

những cơ hội lớn. Vì vậy, việc xây dựng và thực hiện các giải pháp quản lý kinh tế một

cách nhất quán trở nên quan trọng, có ý nghĩa sống còn với nhiều doanh nghiệp. Chúng

ta có thể hiểu về văn bản quản lý kinh tế của doanh nghiệp dựa trên khái niệm sau đây:

Văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp là các văn bản xác lập quan hệ kinh tế và hoạt

động kinh tế trong doanh nghiệp.

Quản lý kinh tế doanh nghiệp đòi hỏi phải dựa trên những cơ sở nhất định. Một trong

những cơ sở đó là hệ thống các văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp. Chúng vừa có tính

L

Page 3: Bài 7 SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ KINH TẾ DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/DWS104/Giaotrinh/09.DWS104_Bai7_v2.0017112210.pdfBài 7: Soạn thảo văn bản

Bài 7: Soạn thảo văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp

DWS104_Bai7_v2.0017112210

174

chất pháp lý cho quản lý kinh tế doanh nghiệp, vừa có tính chất quyết định đến các hoạt

động kinh tế.

Hay nói cách khác, các văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp chứa đựng các quyết định

quản lý của các nhà lãnh đạo và chuyên môn, làm cơ sở cho toàn bộ hoạt động kinh tế

doanh nghiệp, xác lập quan hệ kinh tế và hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp.

Văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp có vai trò quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh

doanh của bất kì một doanh nghiệp nào. Tính chất quyết định ấy thể hiện ở các mặt cơ

bản sau đây:

Văn bản quản lý kinh tế quyết định đến các định hướng ngắn hạn, dài hạn của doanh

nghiệp. Đây là cơ sở để tính toán các cân đối sản xuất và tạo ra sự thích ứng của sản

xuất kinh doanh với thương trường.

Văn bản quản lý kinh tế là cơ sở để chuẩn bị các nguồn lực trong doanh nghiệp như:

nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất, nhân lực, hệ thống tiêu thụ sản phẩm, nguồn lực

tài chính, các yếu tố kỹ thuật và công nghệ,... để phục vụ cho các hoạt động sản xuất

kinh doanh.

Các văn bản quản lý kinh tế là cơ sở cho công tác điều hành sản xuất kinh doanh.

Việc điều hành phải dựa vào các văn bản quản lý này nhằm đạt được sự thống nhất

cao, sự chặt chẽ trong quản lý và quyết định đến tính nhịp nhàng trong sản xuất

kinh doanh.

Các văn bản quản lý kinh tế còn là cơ sở cho công tác hạch toán kinh tế. Công tác

hạch toán kinh tế phải dựa trên cơ sở các tài liệu quyết định đến khối lượng và chất

lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp đã được văn bản quản lý kinh tế

xác lập. Vì vậy, các văn bản quản lý kinh tế xác lập không rõ ràng về số và chất

lượng các hoạt động sản xuất sẽ dẫn đến hạch toán kinh tế kém chính xác.

Với vai trò to lớn của văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo doanh

nghiệp phải không ngừng hoàn thiện việc ra các văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp để

các văn bản này đạt được chất lượng cao và phát huy vai trò trong quản lý sản xuất

kinh doanh.

7.1.2. Đặc điểm

Khi soạn thảo các văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp, người soạn thảo cần lưu ý các

đặc điểm sau:

Văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp xác lập các quan hệ và hình thành các hoạt

động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Dó đó, cần phải xác định các mối

quan hệ bên trong và bên ngoài thật cụ thể và xác định số lượng, chất lượng các hoạt

động một cách rõ ràng để làm căn cứ cho các tính toán cân đối sau này.

Văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp có tính khoa học cao, vì bản thân chúng được

soạn thảo trên những luận cứ khoa học và các lý thuyết kinh tế. Do đó, cần phải đánh

giá tính thích ứng của các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật và xác định các lý thuyết kinh

tế ứng dụng một cách chính xác và phù hợp với điều kiện hiện tại của doanh nghiệp.

Văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp vừa có tính chất diễn tả sự việc, vừa có tính

chất lập luận sâu sắc, logic. Vì vậy, cần phải lựa chọn phong cách ngôn ngữ phù hợp

cho mỗi tính chất đó.

Page 4: Bài 7 SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ KINH TẾ DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/DWS104/Giaotrinh/09.DWS104_Bai7_v2.0017112210.pdfBài 7: Soạn thảo văn bản

Bài 7: Soạn thảo văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp

DWS104_Bai7_v2.0017112210

175

Văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp mang tính kinh tế cao, tức là trong mọi vấn đề

của văn bản đều phải lấy hiệu quả kinh tế làm căn cứ. Vì vậy, cần phải hiểu thấu đáo

các vấn đề hiệu quả kinh tế để mọi lựa chọn đều đạt được hiệu quả cao.

Từ những đặc điểm trên cho thấy để soạn thảo văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp đòi

hỏi phải nắm vững các lý thuyết kinh tế và có kinh nghiệm cao trong quản lý kinh tế,

nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của các văn bản này cũng như ảnh hưởng tới

hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

7.1.3. Các loại văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp

Hệ thống các văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp bao gồm các loại cơ bản sau:

Chiến lược sản xuất kinh doanh doanh nghiệp

Chiến lược sản xuất kinh doanh doanh nghiệp thể hiện toàn bộ định hướng sản xuất

kinh doanh trong một chu kỳ đầu tư cơ bản hoặc trong một thời gian dài thường là

5 - 10 năm. Trong chiến lược các giai đoạn kinh doanh được xác định rõ ràng nhằm

phục vụ cho ý đồ mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo quan điểm

của một số nhà kinh tế học, chiến lược sản xuất kinh doanh doanh nghiệp có thể coi

là tương đồng với kế hoạch trung hạn hay dài hạn của doanh nghiệp.

Kế hoạch sản xuất kinh doanh doanh nghiệp

Kế hoạch sản xuất kinh doanh là văn bản thể hiện định hướng thực hiện kinh doanh

sản xuất cũng như các quan hệ của các bộ phận trong và ngoài doanh nghiệp, xác

định toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định

thường là 1 năm. Để thể hiện cụ thể, chi tiết, rõ ràng cả về không gian và thời gian

của các hoạt động, chúng ta cần phải soạn thảo kế hoạch chung và các kế hoạch cụ

thể để làm định hướng cho hoạt động cả doanh nghiệp.

Các giải pháp kinh tế kỹ thuật doanh nghiệp

Các giải pháp kinh tế kỹ thuật là các văn bản nhằm điều chỉnh những hoạt động thực

tế cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể hoặc xác định những giải pháp cần thiết áp dụng

vào trong hoạt động để khai thác hết khả năng tiềm tàng để tăng hiệu quả sản xuất

kinh doanh.

Các dự án sản xuất kinh doanh mới hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh

Đây là bản luận chứng kinh tế cho một dự án cụ thể của sản xuất kinh doanh mới

hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh.

Ngoài những văn bản cơ bản trên trong doanh nghiệp, các nhà quản lý còn sử dụng

các lệnh sản xuất để cụ thể hóa nhiệm vụ kế hoạch trao cho các đơn vị trong công tác

điều hành của mình.

7.1.4. Kết cấu chung của văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp

Thể thức của văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp

Văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp được soạn thảo dưới dạng các bản kế hoạch,

đề án, dự án,... Vì vậy, bản thân nó là các văn bản dài được tính toán hết sức cụ thể

và đặc biệt là nó thể hiện các mệnh lệnh trong quản lý. Do đó các văn bản này

thường được ban hành kèm theo một văn bản mang tính pháp lý khác.

Page 5: Bài 7 SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ KINH TẾ DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/DWS104/Giaotrinh/09.DWS104_Bai7_v2.0017112210.pdfBài 7: Soạn thảo văn bản

Bài 7: Soạn thảo văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp

DWS104_Bai7_v2.0017112210

176

Thông thường trong thực tế các văn bản quản lý kinh tế được pháp lý hóa bằng 02

loại văn bản là:

o Quyết định ban hành của Giám đốc doanh nghiệp: Quyết định này được soạn

thảo theo mẫu quyết định đã nghiên cứu.

o Lệnh sản xuất của Giám đốc doanh nghiệp: Đây là văn bản ít sử dụng song một

số cơ sở hiện nay vẫn dùng nó thay cho quyết định ban hành trên.

Kết cấu nội dung của văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp

Văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp vừa chứa đựng những yếu tố khoa học, vừa

bao trùm những hoạt động thực tế cụ thể, vì vậy, cần phải tính toán và quán triệt tất

cả các yếu tố cần thiết để định hình chúng. Thông thường, một văn bản quản lý kinh

tế có kết cấu chung như sau:

o Phần mở đầu:

Phần này khái quát mục đích ý nghĩa của việc ra văn bản này và phạm vi tác động

của văn bản (đối tượng thực hiện).

o Phần I: Đánh giá đặc điểm môi trường hoạt động bên trong và bên ngoài có ảnh

hưởng tới nội dung của văn bản.

Trong phần này cần định rõ 2 môi trường là:

Đặc điểm của môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới nội dung văn bản:

Người soạn thảo cần đánh giá các đặc điểm này từ dạng chung nhất đến cụ

thể. Ví dụ như môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh của

đơn vị, cần đề cập tới các vấn đề như: thế giới, chính trị xã hội, giá cả, thị

trường, tài chính,... Khi phân tích các đặc điểm môi trường cần phải xác định

một cách cụ thể những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của nó đến nội dung

của văn bản thế nào, cần phải chỉ ra các định hướng cần khắc phục để thực

hiện và quán triệt trong nội dung và giải pháp sau này.

Đặc điểm môi trường bên trong ảnh hưởng đến nội dung của văn bản:

Cần nêu rõ những đặc điểm chung đến những đặc điểm cụ thể. Những đặc

điểm đó tác động tích cực, tiêu cực đến nội dung văn bản thế nào? Cần lưu ý

các đặc điểm này ra sao?

o Phần II: Phân tích và đánh giá khả năng của doanh nghiệp

Trong phần này người viết cần chú ý phân tích và đánh giá các nguồn lực của

doanh nghiệp và chỉ ra các thế mạnh cũng như những hạn chế của các nguồn lực

đó. Các nguồn lực cần phân tích gồm có:

Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.

Văn hoá doanh nghiệp.

Thị trường và vấn đề tiêu thụ sản phẩm.

Tài chính doanh nghiệp.

Nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nguồn nhân lực doanh nghiệp.

Hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp...

Page 6: Bài 7 SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ KINH TẾ DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/DWS104/Giaotrinh/09.DWS104_Bai7_v2.0017112210.pdfBài 7: Soạn thảo văn bản

Bài 7: Soạn thảo văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp

DWS104_Bai7_v2.0017112210

177

Khi phân tích, đánh giá các nguồn lực trên, cần phải áp dụng triệt để nguyên tắc

lấy quá khứ soi cho hiện tại, lấy hiện tại dự báo cho tương lai.

o Phần III: Phân tích nội dung của văn bản cũ và tình hình thực hiện nội dung văn

bản đó trong những năm trước

Ta cần phải chỉ ra những mặt ưu, nhược của các vấn đề sau đây:

Phương pháp xác định nội dung văn bản.

Các tài liệu, dữ liệu sử dụng.

Sự phù hợp của nội dung với thực tiễn.

Tình hình thực hiện nội dung của văn bản cũ trong năm vừa qua và vài năm

đã qua.

Những bài học rút ra từ việc xác định nội dung văn bản của thời kỳ trước.

Trong phần này, càng phân tích tỉ mỉ, chi tiết thì càng có cơ sở tiền đề cho xác

định nội dung sau một cách chính xác.

o Phần IV: Xác định nội dung văn bản

Nội dung văn bản được định hình qua các nội dung cụ thể sau đây:

Xác định các dự báo nhu cầu và sự thay đổi tình hình cơ bản trong thời kỳ tới.

Đây là phần dự báo có tính chất quyết định đến sự chính xác của các nội dung

đưa ra sau này trong thời gian tới và lựa chọn phương án tối ưu cho công việc đặt

ra trong nội dung văn bản.

Xác định năng lực hoạt động của các đơn vị trong doanh nghiệp và toàn

doanh nghiệp.

Xác định các điều chỉnh về tổ chức, văn hóa, các nguồn lực doanh nghiệp cho

phù hợp với phương án hoạt động đã xác định.

Xác định các biện pháp cần thiết để thực hiện các phướng án đề ra.

o Phần V: Đánh giá và ban hành văn bản

Trong phần này cần phải đánh giá nội dung văn bản đã thảo ra. Mục tiêu của

đánh giá này hướng vào 3 vấn đề cơ bản sau đây:

Tính khả thi của nội dung;

Tính hiệu quả của phương án lựa chọn;

Tính thích hợp với sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Sau khi đánh giá, cần đưa ra những kết luận về việc có thực hiện được những nội

dung mà văn bản đặt ra không và nếu thực hiện sẽ cần phải chú ý những gì trong

quá trình chỉ đạo thực hiện văn bản. Việc đánh giá này có thể thực hiện bởi một

hội đồng cụ thể (nếu là vấn đề lớn) hoặc sự đánh giá của một hoặc một số chuyên

gia có kinh nghiệm về vấn đề mà nội dung đề cập đến (nếu là vấn đề nhỏ).

Đồng thời với sự đánh giá nội dung, chúng ta phải xác định các giải pháp cần

thiết để thực hiện văn bản này. Các giải pháp này hướng vào tạo ra các điều kiện

thuận lợi cho thực hiện văn bản.

Page 7: Bài 7 SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ KINH TẾ DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/DWS104/Giaotrinh/09.DWS104_Bai7_v2.0017112210.pdfBài 7: Soạn thảo văn bản

Bài 7: Soạn thảo văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp

DWS104_Bai7_v2.0017112210

178

7.2. Kĩ thuật soạn thảo một số văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp

7.2.1. Soạn thảo chiến lược sản xuất kinh doanh

a. Khái quát chung về chiến lược sản xuất kinh doanh

Khái niệm và vai trò của chiến lược sản xuất kinh doanh

Mục tiêu lớn nhất của bất kì một doanh nghiệp nào là phải chủ động được quá trình

quản lý sản xuất kinh doanh của mình. Nếu chủ động được quá trình đó thì sẽ tạo ra

được sự huy động cao tiềm lực các nguồn lực vào quá trình sản xuất kinh doanh.

Muốn làm được điều đó, các doanh nghiệp phải xây dựng được chiến lược sản xuất

kinh doanh doanh nghiệp.

Khi bàn về khái niệm chiến lược sản xuất kinh doanh, chúng ta có thể hiểu như sau:

Chiến lược sản xuất kinh doanh doanh nghiệp là văn bản thể hiện những định hướng

cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng

thời gian nhất định thường từ 5 năm trở lên.

Trên thực tế, chiến lược sản xuất kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự

phát triển của doanh nghiệp, cụ thể là:

o Chiến lược sản xuất kinh doanh doanh nghiệp đã vạch ra hướng đi cụ thể trong

một khoảng thời gian dài theo những trật tự hoạt động nhất định nhằm ổn định sự

mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

o Chiến lược sản xuất kinh doanh có vai trò to lớn đối với quá trình tổ chức quản lý

sản xuất kinh doanh doanh nghiệp, là cơ sở cho lập kế hoạch sản xuất kinh doanh

hàng năm của doanh nghiệp. Mỗi kế hoạch năm là một chặng đường đã được xác

định rõ trong chiến lược, vì vậy, các nhà lập kế hoạch năm dùng chiến lược để cụ

thể hóa hoạt động trong một năm mà đã được định rõ một cách khái quát trong

chiến lược.

o Chiến lược sản xuất kinh doanh doanh nghiệp còn là cơ sở cho hoạch định các

nguồn lực. Các nhà quản lý trực tiếp các nguồn lực dựa vào các yêu cầu đã được

xác định trong chiến lược để chuẩn bị về số và chất lượng nguồn lực theo yêu cầu

đó. Chiến lược sản xuất kinh doanh còn là cơ sở cho xác định các chiến lược phát

triển và mở rộng các nguồn lực và các chính sách kinh doanh như là: Chiến lược

marketing, chiến lược nhân lực, chiến lược tài chính,... đồng thời còn giúp cho

hoạch định các chính sách kinh doanh cụ thể cho từng mặt như: Chính sách giá

cả, chính sách tiền lương, tiền thưởng, chính sách quảng cáo,...

o Cuối cùng, chiến lược còn làm cơ sở cho công tác tổ chức quản lý hoạt động

trong doanh nghiệp. Các nhà quản lý dựa vào chiến lược mà thực hiện những

điều chỉnh, cải cách nhất định trong hoạt động nhằm đạt được hiệu quả cao cho

sản xuất kinh doanh.

Đặc điểm của chiến lược sản xuất kinh doanh doanh nghiệp

Khi soạn thảo chiến lược sản xuất kinh doanh, cần phải lưu ý các đặc điểm sau đây:

o Chiến lược sản xuất kinh doanh vừa có tính chất văn bản sự kiện, vừa có tính

chất văn bản khoa học, song nó mang tính khoa học nhiều hơn. Tính chất văn bản

sự kiện thể hiện ở việc liệt kê các sự kiện của hoạt động diễn ra theo thời gian và

Page 8: Bài 7 SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ KINH TẾ DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/DWS104/Giaotrinh/09.DWS104_Bai7_v2.0017112210.pdfBài 7: Soạn thảo văn bản

Bài 7: Soạn thảo văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp

DWS104_Bai7_v2.0017112210

179

không gian. Tính chất khoa học thể hiện ở việc sử

dụng hàng loạt các kết luận khoa học, lý thuyết

kinh tế để dự đoán các hoạt động thích hợp nhằm

thực hiện mục tiêu đã định. Với đặc điểm đó, cần

phải vận dụng nhiều phong cách ngôn ngữ, nhiều

lối hành văn thích hợp với từng nơi từng lúc. Phải

căn cứ vào thực tế để sử dụng phong cách ngôn ngữ hành chính công vụ và lối

hành văn diễn tả, tường thuật cho phù hợp. Khi diễn tả điều kiện thực tế của tình

hình, phải biết vận dụng phong cách khoa học, lối hành văn có lập luận logic để

dự đoán, tính toán các yếu tố chiến lược trong tương lai. Ngoài ra, còn phải biết

vận dụng phong cách chính luận, lối diễn đạt lập trường quan điểm của mình

trong việc lựa chọn các căn cứ cho tính toán và các phương án tối ưu.

o Chiến lược sản xuất kinh doanh doanh nghiệp không phải là văn bản lý thuyết

kinh tế, song nó luôn vận dụng lý thuyết kinh tế vào giải quyết các vấn đề thực tế.

Vì vậy, người soạn thảo không được diễn đạt theo kiểu lý thuyết chung chung,

mà phải vận dụng lý thuyết để giải quyết vấn đề thực tế đặt ra. Khi sử dụng lý

thuyết kinh tế, cần phải lựa chọn các lý thuyết thích hợp với điều kiện cụ thể của

đơn vị, tránh tình trạng sử dụng lý thuyết một cách vô căn cứ.

o Chiến lược sản xuất kinh doanh được soạn thảo dựa trên hàng loạt các tiêu

chuẩn kinh tế kỹ thuật và các dự đoán kinh tế. Vì vậy, phải kiểm định các tiêu

chuẩn và dự đoán đó trước khi sử dụng, đặc biệt là phải đánh giá rõ ràng tính khả

thi và tính hiện thực của các tiêu chuẩn và dự đoán.

o Chiến lược sản xuất kinh doanh được soạn thảo dựa trên hàng loạt các điều kiện

giả định nhất định, vì vậy, nó có thể có rất nhiều phương án khác nhau.

Cần phải xác định cụ thể và cần phải nêu rõ ưu nhược điểm của từng phương án để

cán bộ lãnh đạo có cơ sở lựa chọn phương án tối ưu.

Chiến lược sản xuất kinh doanh được soạn thảo dựa trên nhiều tài liệu thực tế được

thu thập và xử lý bằng nhiều cách khác nhau, đặc biệt là kinh nghiệm của các nhà

lãnh đạo và các chuyên gia. Vì vậy, cần phải đánh giá các phương pháp thu thập và

xử lý thông tin để xác định độ tin cậy của các thông tin đó.

b. Nội dung cơ bản của một bản chiến lược sản xuất kinh doanh

Phần I: Đánh giá tình hình hiện tại của đơn vị đã đạt được trong thời gian vừa qua.

Trong phần này, cần phải tập trung vào đánh giá làm sáng tỏ 2 vấn đề cơ bản sau:

o Đánh giá việc thực hiện chiến lược trong thời gian đã qua. Việc đánh giá này hướng

vào các chỉ tiêu đã định trong chiến lược và so sánh với thực tế đã đạt được.

Mục tiêu của đánh giá này là làm sáng tỏ được vị trí của doanh nghiệp đang ở

đâu, những tồn tại cần khắc phục, những vấn đề đặt ra cho chiến lược mới.

o Đánh giá tình hình thực hiện các yếu tố của chiến lược. Việc đánh giá này cần

phải làm sáng tỏ được các vấn đề cơ bản là:

Kết quả thực hiện chiến lược cũ như thế nào, đạt hay chưa đạt, vượt chiến

lược cũ là bao nhiêu, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó...

Page 9: Bài 7 SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ KINH TẾ DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/DWS104/Giaotrinh/09.DWS104_Bai7_v2.0017112210.pdfBài 7: Soạn thảo văn bản

Bài 7: Soạn thảo văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp

DWS104_Bai7_v2.0017112210

180

Những nhiệm vụ cơ bản của chiến lược đã xác định có chính xác không và

việc thực hiện nó có gì đúng, sai?

Những mục tiêu đã xác định có chính xác không

và việc thực hiện các mục tiêu đó ra sao?

Các yếu tố chiến lược đã lựa chọn có chính xác

không, việc thực hiện chúng thế nào và những

vấn đề đặt ra cho kỳ chiến lược tới là gì?

Các chính sách quản lý vạch ra đã sát với chiến lược chưa, các chính sách đó

đúng hay không và việc thực hiện chúng ra sao?

Cần phải có các tài liệu, số liệu, biểu bảng, biểu đồ, sơ đồ cần thiết để minh

chứng cho các nhận định đánh giá đó.

Phần II: Đánh giá công tác quản lý chiến lược.

Chiến lược thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào khả năng của những người

lãnh đạo chiến lược. Khả năng của những người lãnh đạo được thể hiện ở trình độ và

kinh nghiệm của họ. Việc đánh giá những người lãnh đạo chiến lược thường tập

trung vào 2 cấp sau:

o Đánh giá khả năng điều hành chiến lược của Ban giám đốc doanh nghiệp. Việc

đánh giá này hướng vào các nội dung sau:

Đánh giá trình độ và kinh nghiệm của những người lãnh đạo chủ chốt.

Đánh giá ưu nhược điểm trong việc điều hành chiến lược.

o Đánh giá khả năng thực hiện chiến lược của những người quản lý dưới quyền.

Việc đánh giá này hướng vào các vấn đề sau đây

Đánh giá trình độ, kinh nghiệm của những người quản lý cao cấp.

Đánh giá việc triển khai chiến lược của những người quản lý cao cấp.

Đánh giá việc thực hiện các chiến lược của những người quản lý cao cấp.

Việc đánh giá này là cơ sở để củng cố và tăng cường bộ máy quản lý doanh

nghiệp. Vì vậy, bằng bất cứ giá nào người soạn thảo cũng phải đánh giá một cách

trung thực và khách quan.

Phần III: Đánh giá môi trường bên ngoài tác động vào các hoạt động của doanh nghiệp.

Việc đánh giá môi trường bên ngoài nhằm tìm ra các yếu tố cơ hội cho kinh doanh và

các yếu tố đe dọa đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc

đánh giá này hướng vào hai nội dung chính là:

o Đánh giá môi trường xã hội như: Luật pháp, chính sách, đánh giá về dân cư, văn

hoá, dân tộc,...

o Đánh giá môi trường nhiệm vụ như: Cổ đông, người cho vay, đối thủ cạnh tranh

trên thương trường, những nhà cung ứng vật tư nguyên nhiên vật liệu, tiến bộ

khoa học kỹ thuật, diễn biến kinh tế xã hội,...

Sau khi đánh giá các yếu tố trên, ta cần sắp xếp các yếu tố đó thành hai nhóm:

Những yếu tố về cơ hội, những yếu tố về đe dọa. Tiếp đó, với mỗi nhóm, cần lựa

chọn ra một số yếu tố quan trọng nhất đối với doanh nghiệp.

Phần IV: Phân tích đánh giá môi trường bên trong doanh nghiệp.

Page 10: Bài 7 SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ KINH TẾ DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/DWS104/Giaotrinh/09.DWS104_Bai7_v2.0017112210.pdfBài 7: Soạn thảo văn bản

Bài 7: Soạn thảo văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp

DWS104_Bai7_v2.0017112210

181

Thực chất của đánh giá này là chúng ta xác định khả năng hoạt động của các nguồn

lực trong doanh nghiệp và khả năng có thể huy động chúng vào thực hiện chiến lược.

Mục tiêu cơ bản là xác định được các yếu tố mạnh và các yếu tố yếu của doanh

nghiệp. Việc đánh giá này hướng vào 3 nội dung sau:

o Đánh giá về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.

o Đánh giá về văn hóa doanh nghiệp.

o Đánh giá về nguồn lực của doanh nghiệp, bao gồm:

Đánh giá về hoạt động marketing.

Đánh giá về hoạt động tài chính doanh nghiệp.

Đánh giá về nghiên cứu và phát triển.

Đánh giá về hoạt động sản xuất và phục vụ.

Đánh giá về nguồn nhân lực.

Đánh giá về thông tin và hệ thống điều hành chiến lược doanh nghiệp.

Sau khi phân tích đánh giá xong từng yếu tố, chúng ta lập danh sách các yếu tố mạnh

và yếu thành hai nhóm và trong mỗi nhóm cần chọn ra các yếu tố quan trọng nhất đối

với kinh tế doanh nghiệp.

Phần V: Phân tích các nhân tố chiến lược.

Để phân tích các nhân tố chiến lược, chúng ta cần hướng vào các phân tích cơ bản là:

o Phân tích khái quát môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp hiện nay.

Phân tích này hướng vào xác định rõ các yếu tố sau:

Những cơ hội của doanh nghiệp trên thị trường.

Những đe dọa của thị trường với hoạt động của doanh nghiệp.

Những mặt mạnh của doanh nghiệp cần phát huy.

Những mặt yếu của doanh nghiệp cần phải khắc phục.

o Phân tích tổng hợp các yếu tố để thấy rõ khả năng bù trừ cho nhau của các yếu tố, để

thấy rõ các giải pháp khai thác khả năng hiện có, khắc phục các yếu kém hiện tại.

o Phân tích trạng thái hiện tại của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Trong

phần này phải chỉ ra được vị trí của doanh nghiệp trong loại sản phẩm, trong

nhóm ngành và trong nội bộ ngành.

Phần VI: Lựa chọn và xác định chiến lược sản xuất kinh doanh doanh nghiệp.

Trong phần này chúng ta phải xác định các nội dung cơ bản sau đây:

o Lựa chọn chiến lược: Để lựa chọn được chiến lược, chúng ta phải thực hiện được

các việc sau:

Dự đoán được một số biến động trong kỳ chiến lược để làm cơ sở cho hoạch

định chiến lược.

Dựa vào các dự đoán kết hợp với phần V, chúng ta xác định chiến lược cho

kỳ này là gì, tại sao phải là chiến lược đó?

Dựa vào chiến lược đã chọn, hoạch định chiến lược cho thời kỳ tới, cụ thể:

Xác định nhiệm vụ cơ bản của chiến lược.

Xác định mục tiêu chiến lược.

Xác định những chiến lược cụ thể.

Page 11: Bài 7 SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ KINH TẾ DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/DWS104/Giaotrinh/09.DWS104_Bai7_v2.0017112210.pdfBài 7: Soạn thảo văn bản

Bài 7: Soạn thảo văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp

DWS104_Bai7_v2.0017112210

182

Xác định các chính sách cơ bản cho thực hiện chiến lược.

Phần VII: Thực hiện chiến lược.

Để chuyển chiến lược thành các yếu tố có thể thực hiện được, cần phải cụ thể hoá

chiến lược thành các chương trình sau:

o Những chương trình (programs) thực hiện chiến lược cụ thể.

o Những chương trình xúc tiến tài chính.

o Những tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, các quy trình quản lý, lao động, công nghệ cần

thiết cho chiến lược.

o Những chương trình trên phải được xác định một cách cụ thể theo thời gian và

không gian nhằm cụ thể hoá toàn bộ các chiến lược đã hoạch định.

Phần VIII: Xác định hệ thống đánh giá và điều hành chiến lược.

Trong phần này chúng ta phải xác định được các nội dung cơ bản là:

o Xác định hệ thống thông tin cho thực hiện chiến lược.

o Xác định hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá thực hiện các hoạt động.

o Xác định các trung tâm điều hành và điều chỉnh chiến lược.

Chiến lược sản xuất kinh doanh doanh nghiệp sau khi được soạn thảo, cần phải được

một hội đồng đánh giá chiến lược doanh nghiệp thông qua và giám đốc quyết định

ban hành thì nó mới có giá trị pháp lý.

7.2.2. Soạn thảo kế hoạch sản xuất kinh doanh

a. Khái quát chung về kế hoạch sản xuất kinh doanh

Khái niệm

Kế hoạch sản xuất kinh doanh doanh nghiệp là văn bản thể hiện các hoạt động sản

xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.

Kế hoạch này là hệ thống các hoạt động của doanh nghiệp được xác định là từ đầu

năm đến hết năm. Kế hoạch sản xuất kinh doanh có vai trò vô cùng to lớn đối với

doanh nghiệp. Kế hoạch xác định trật tự công việc từ đầu đến cuối năm theo không

gian và thời gian nhất định, xác định được khả năng hoạt động của doanh nghiệp

nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ngoài ra, kế hoạch còn giúp các Nhà lãnh đạo

chủ động được các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, là cơ sở để chuẩn bị các

nguồn lực cho doanh nghiệp như: nguyên nhiên vật liệu, lao động, tài chính... Vì vậy,

kế hoạch là một công cụ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có

hiệu quả nhất.

Phân loại kế hoạch sản xuất kinh doanh

Tuỳ theo căn cứ phân loại, người ta có thể chia kế hoạch ra thành các loại nhất định

như sau:

o Căn cứ theo thời gian kế hoạch, có:

Kế hoạch năm là văn bản thể hiện toàn bộ hoạt động của cơ quan, đơn vị

trong một năm.

Page 12: Bài 7 SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ KINH TẾ DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/DWS104/Giaotrinh/09.DWS104_Bai7_v2.0017112210.pdfBài 7: Soạn thảo văn bản

Bài 7: Soạn thảo văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp

DWS104_Bai7_v2.0017112210

183

Kế hoạch quý là văn bản thể hiện toàn bộ hoạt động của cơ quan, đơn vị trong

một quý cụ thể. Kế hoạch quý thực chất là sự cụ thể hoá kế hoạch năm trong

các quý.

Kế hoạch tháng là văn bản thể hiện toàn bộ hoạt động của cơ quan, đơn vị

trong một tháng cụ thể. Nó được cụ thể hoá từ kế hoạch quý.

o Căn cứ vào phạm vi kế hoạch, có:

Kế hoạch tổng thể là kế hoạch thể hiện toàn bộ hoạt động của các bộ phận

trong đơn vị trong một thời kỳ kế hoạch cụ thể.

Kế hoạch tác nghiệp là kế hoạch thể hiện các hoạt động của các bộ phận trong

đơn vị trong một thời kỳ kế hoạch nhất định. Kế hoạch tác nghiệp là cơ sở để

doanh nghiệp giao nhiệm vụ cho các bộ phận và giám sát hoạt động của các

bộ phận đó.

Đặc điểm của kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Khi soạn thảo kế hoạch sản xuất kinh doanh, người soạn thảo cần phải hiểu và lưu ý

các đặc điểm cơ bản sau đây:

o Kế hoạch sản xuất kinh doanh là văn bản thể hiện toàn bộ hoạt động của cơ quan,

đơn vị theo phạm vi thời gian và không gian cụ thể. Vì vậy, người soạn thảo phải

biết vận dụng phong cách ngôn ngữ hành chính công vụ và lối hành văn diễn tả

tường thuật để diễn đạt các hoạt động.

o Kế hoạch sản xuất kinh doanh được soạn thảo trên cơ sở các công cụ khoa học

kinh tế nhất định như: Toán, thống kê, kế toán, tài chính, ... Vì vậy, người soạn

thảo phải thống nhất các phương pháp tính toán, công thức và tiêu chuẩn. Đặc biệt

là người soạn thảo phải biết cách trình bày theo kiểu toán, thống kê, kế toán.

o Kế hoạch sản xuất kinh doanh thường sử dụng các biểu bảng, đồ thị, sơ đồ, biểu

đồ để diễn tả các sự việc, sự kiện minh chứng cho nội dung. Vì vậy, người soạn

thảo phải biết cách và thống nhất cách trình bày theo biểu bảng, đồ thị, biểu đồ,

sơ đồ,...

o Kế hoạch sản xuất kinh doanh là văn bản thể hiện các hoạt động thực tế. Vì vậy,

nó phải được tính toán một cách cụ thể, chính xác từng hoạt động cụ thể, tránh

soạn thảo theo kiểu lý thuyết chung chung.

b. Nội dung của một bản kế hoạch sản xuất kinh doanh

Để soạn thảo một bản kế hoạch có chất lượng cao, người soạn thảo phải thể hiện được

các nội dung cơ bản sau đây:

Phần I: Đánh giá các đặc điểm của môi trường bên trong và ngoài có ảnh hưởng tới

kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Trong phần này, cần phải phân tích các môi trường bên trong và bên ngoài để thấy rõ

được ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới hoạt động trong kỳ kế hoạch hay có thể nói

khác đi là xác định điều kiện môi trường thể hiện ở 2 phạm vi sau:

o Đánh giá các đặc điểm của môi trường bên ngoài có ảnh hưởng tới kế hoạch.

Chúng ta phải xác định được các yếu tố thuận lợi cũng như bất lợi cho kế hoạch

tới để có thể chủ động tính toán kế hoạch cho phù hợp.

Page 13: Bài 7 SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ KINH TẾ DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/DWS104/Giaotrinh/09.DWS104_Bai7_v2.0017112210.pdfBài 7: Soạn thảo văn bản

Bài 7: Soạn thảo văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp

DWS104_Bai7_v2.0017112210

184

o Đánh giá các đặc điểm môi trường bên trong có ảnh hưởng tới kế hoạch. Phần này

xác định các yếu tố khó khăn và thuận lợi bên trong đối với kỳ kế hoạch tới để có

tính toán cho thích hợp trong cân đối kế hoạch.

Phần II: Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch trong thời kỳ trước.

Phần này chúng ta hướng vào đánh giá các nội dung sau:

o Đánh giá thực hiện, biến đổi các nhiệm vụ kế hoạch đã định trong thời kỳ trước.

o Đánh giá thực hiện mục tiêu của thời kỳ trước nhằm xác định những gì đã đạt

được, chưa đạt được.

o Đánh giá thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm trước.

o Đánh giá các yếu tố dẫn đến hoàn thành, không hoàn thành hoặc vượt kế hoạch.

o Xác định những điều cần thiết cho kế hoạch tới.

Trong phần đánh giá này, cần phải xác định rõ cái đã làm được và chưa làm được,

xác định rõ bài học kinh nghiệm là gì?

Phần III: Hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh doanh nghiệp.

Trong phần này chúng ta phải đi hoàn tất các nội dung cơ bản sau:

o Xác định các căn cứ cho kế hoạch tới. Các căn cứ đó là: Chiến lược sản xuất kinh

doanh, chính sách của ngành và nhà nước chi phối trực tiếp tới doanh nghiệp,

nghị quyết của hội đồng quản trị doanh nghiệp, các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật.

o Xác định các dự báo cần thiết cho kỳ kế hoạch. Các dự báo này bao gồm dự báo

nhu cầu thị trường, dự báo về giá cả hàng hoá có liên quan đến doanh nghiệp, dự

báo thị trường tài chính như: lạm phát, tỉ giá hối đoái... đồng thời phải xây dựng

các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật sử dụng trong tính toán cân đối kế hoạch.

o Xác định nhiệm vụ của kỳ kế hoạch.

o Xác định các mục tiêu kế hoạch.

o Xác định các chỉ tiêu kế hoạch chung cho doanh nghiệp, cụ thể cho từng bộ phận.

o Xác định các giải pháp cần thiết cho kế hoạch.

o Xác định các điều kiện cho điều chỉnh kế hoạch.

Phần IV: Kết luận

Trong phần này, phải xác định rõ 2 nội dung:

o Các giải pháp cấp bách trước khi thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.

o Thẩm định các chỉ tiêu kế hoạch. Các thẩm định này thường do một hội đồng thẩm

định tiến hành hoặc do các chuyên gia đánh giá theo chỉ định của doanh nghiệp.

Việc thẩm định này thực chất là đánh giá tính khả thi của kế hoạch đã soạn thảo.

7.2.3. Soạn thảo dự án sản xuất kinh doanh mới

a. Khái quát chung về dự án sản xuất kinh doanh mới

Khái niệm

Trong thực tế hoạt động sản xuất và kinh doanh, các doanh nghiệp có thể phát hiện

cơ hội làm ăn trên thị trường. Do đó họ có thể mở rộng sản xuất kinh doanh của mình

Page 14: Bài 7 SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ KINH TẾ DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/DWS104/Giaotrinh/09.DWS104_Bai7_v2.0017112210.pdfBài 7: Soạn thảo văn bản

Bài 7: Soạn thảo văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp

DWS104_Bai7_v2.0017112210

185

bằng mở rộng sản xuất kinh doanh sản phẩm cũ hoặc có thể xây dựng sản xuất kinh

doanh sản phẩm mới.

Khi có tất cả cơ hội đó, các doanh nghiệp cần phải xây dựng dự án sản xuất kinh

doanh mới để chủ động quá trình đầu tư của mình.

Chúng ta có thể hiểu về dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên khái

niệm sau:

Dự án sản xuất kinh doanh mới là văn bản thể hiện các yếu tố cơ bản trong hoạt

động sản xuất kinh doanh trong một chu kỳ của đầu tư.

Thực chất của dự án này là thể hiện toàn bộ các yếu tố cơ bản của hoạt động sản xuất

kinh doanh từ lúc đầu tư vốn ban đầu cho đến lúc thanh lý toàn bộ đầu tư đó.

Dự án sản xuất kinh doanh mới có vai trò vô cùng to lớn đối với hoạt động sản xuất

kinh doanh trên thị trường. Các doanh nghiệp xây dựng dự án sản xuất kinh doanh

mới biết chắc rằng lợi nhuận đối với đầu tư của họ trong cả chu kỳ kinh doanh sẽ là

bao nhiêu. Dự án đầu tư mới còn giúp cho doanh nghiệp chủ động chuẩn bị các

nguồn lực cần thiết cho hoạt động, chủ động việc điều hành hoạt động để đạt được

hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt là dự án sản xuất kinh doanh mới còn là văn bản gốc

và có sức thuyết phục của doanh nghiệp trong việc vay vốn hoặc kêu gọi đầu tư.

Phân loại dự án sản xuất kinh doanh

Có 3 loại dự án sản xuất kinh doanh sau:

o Dự án sản xuất kinh doanh mới cho kinh doanh mới hoàn toàn là dự án sản xuất

kinh doanh mới mà doanh nghiệp chưa từng kinh

doanh bao giờ. Đây là dự án mới hoàn toàn với

doanh nghiệp, vì vậy, chúng ta cần hết sức chú ý

trong việc tính toán các điều kiện khách quan và

chủ quan cho kinh doanh.

o Dự án sản xuất kinh doanh mới cho diện mở rộng kinh doanh là dự án sản xuất

kinh doanh mà các doanh nghiệp mở rộng địa bàn kinh doanh hoặc mở kinh

doanh ra nước ngoài. Đối với dự án này, doanh nghiệp đã có đầy đủ kinh nghiệm

song việc thâm nhập vào thị trường mới cần phải hết sức cẩn thận trong việc đánh

giá khả năng thâm nhập thị trường của doanh nghiệp mình.

o Dự án mở rộng sản xuất kinh doanh là dự án sản xuất kinh doanh mà doanh

nghiệp thấy có cơ hội mở rộng thị trường bằng đầu tư tăng khả năng sản xuất

hoặc đầu tư chiếm lĩnh thị trường đã có (tăng thị phần).

Đặc điểm của dự án sản xuất kinh doanh

Khi soạn thảo dự án sản xuất kinh doanh, người soạn thảo cần quán triệt các đặc

điểm sau vào nội dung của dự án:

o Dự án sản xuất kinh doanh mới vừa có tính chất khoa học, vừa có tính chất cụ

thể. Tính khoa học thể hiện ở chỗ mọi tính toán đều phải dựa vào lý thuyết và các

căn cứ khoa học nhất định để tính toán ra các dự định cần thiết. Tính chất cụ thể

là dự án thể hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản trong suốt chu kỳ đầu

tư. Vì vậy, người soạn thảo cần phải hiểu rõ từng phần, từng nội dung để lựa

chọn phong cách ngôn ngữ và lối hành văn thích hợp.

Page 15: Bài 7 SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ KINH TẾ DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/DWS104/Giaotrinh/09.DWS104_Bai7_v2.0017112210.pdfBài 7: Soạn thảo văn bản

Bài 7: Soạn thảo văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp

DWS104_Bai7_v2.0017112210

186

o Dự án sản xuất kinh doanh mới dựa vào hàng loạt các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật,

vì vậy, người soạn thảo trước khi sử dụng các tiêu chuẩn đó phải đánh giá tính

thích ứng của nó đối với kinh doanh mới của mình.

o Dự án sản xuất kinh doanh mới được soạn thảo cho cả chu kỳ đầu tư. Vì vậy, cần

phải diễn tả nội dung dự án theo phạm vi không gian và thời gian cụ thể. Người

soạn thảo phải thành thạo trong việc sử dụng biểu bảng, biểu đồ, đồ thị, sơ đồ để

diễn tả nội dung theo 2 chiều đó.

o Dự án sản xuất kinh doanh mới đòi hỏi phải có sức thuyết phục đối với các chủ

đầu tư. Vì vậy, người soạn thảo phải chỉ rõ các cơ sở khoa học nhất định, phải có

lập luận rõ ràng, rành mạch, phải có tính toán chính xác đáng tin cậy để gây nên

được sức thuyết phục của dự án đồng thời dự án phải có phần kiểm nghiệm đánh

giá tính khả thi của dự án.

b. Nội dung cơ bản của dự án sản xuất kinh doanh mới

Nội dung cơ bản của một dự án sản xuất kinh doanh thường bao gồm:

Phần I: Những cơ sở hình thành dự án kinh doanh mới

Trong phần này người soạn thảo cần phải trình bày sao cho nội dung thể hiện rõ

được các vấn đề sau:

o Phát hiện và làm sáng tỏ quan điểm mở rộng sản xuất kinh doanh và định rõ

nhiệm vụ của kinh doanh mới.

o Xác định khả năng cơ bản của doanh nghiệp đối với sản xuất kinh doanh mới, đặc

biệt là xác định khả năng trong phân đoạn thị trường và vị trí kinh doanh của

doanh nghiệp.

o Đánh giá điểm mạnh, yếu của đơn vị khi tiến hành mở rộng sản xuất kinh doanh.

o Khái quát những môi trường bên ngoài nhằm xác định những cơ hội, đe dọa đối

với sản xuất kinh doanh mới.

o Xác định những yếu tố quyết định đến sự thành công của sản xuất kinh doanh mới.

o Phân tích và đánh giá đối thủ cạnh tranh trên thị trường đối với sản xuất kinh

doanh mới.

Phần II: Xác định chiến lược sản xuất kinh doanh

Đối với chiến lược sản xuất kinh doanh, chúng ta chỉ đi vào những nội dung khái

quát lớn, gồm 2 nội dung sau:

o Xác định mục tiêu của chiến lược;

o Xác định các chiến lược chung và cụ thể trong từng mặt hoạt động.

Phần III: Lập các kế hoạch triển khai chiến lược sản xuất kinh doanh

Chúng ta cần phải xác định nội dung cụ thể của các kế hoạch thực hiện chiến lược đã

định như:

o Lập kế hoạch marketing;

o Lập kế hoạch tổ chức và nhân lực;

o Lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và kế hoạch sản xuất kinh doanh;

o Lập kế hoạch nghiên cứu và phát triển;

Page 16: Bài 7 SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ KINH TẾ DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/DWS104/Giaotrinh/09.DWS104_Bai7_v2.0017112210.pdfBài 7: Soạn thảo văn bản

Bài 7: Soạn thảo văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp

DWS104_Bai7_v2.0017112210

187

o Lập kế hoạch tài chính.

Những kế hoạch này được xác định cho cả chu kỳ đầu tư. Vì vậy, người soạn thảo

phải xác định các hoạt động theo thời gian và không gian thật rõ ràng.

Phần IV: Xác định hệ thống thông tin và điều hành dự án

Trong phần này chúng ta chủ yếu xác định 2 nội dung cơ bản là:

o Xác định hệ thống thông tin trong sản xuất kinh doanh mới;

o Hình thành các trung tâm điều hành dự án sản xuất kinh doanh mới.

Phần V: Phần thực nghiệm và đánh giá tính khả thi của dự án

Nếu có những vấn đề cần thực nghiệm hoặc các thí nghiệm đã được tiến hành thì

chúng ta đưa vào phần này để tăng thêm sức thuyết phục của dự án. Ví dụ như các

thí nghiệm đã được đánh giá là có hiệu quả. Ngoài ra dự án cần phải có đánh giá

chính thức của một hội đồng nào đó hoặc là sự đánh giá của chuyên gia về tính khả

thi của dự án.

7.2.4. Soạn thảo giải pháp kinh tế kĩ thuật

a. Khái quát chung về giải pháp kinh tế kĩ thuật

Khái niệm

Trong quá trình thực hiện các văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp, chúng ta luôn

gặp phải các sự cố nhất định trong thực tế. Các sự cố này có thể về kĩ thuật, tài chính,

nhân lực,... và có ảnh hưởng tới quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp. Vì vậy, đòi hỏi các nhà quản lý phải ra được các giải pháp kinh tế kỹ thuật để

khắc phục các sự cố đó nhằm đảm bảo thực hiện các văn bản quản lý kinh tế doanh

nghiệp có hiệu quả nhất. Chúng ta có thể hiểu về giải pháp kinh tế kĩ thuật như sau:

Giải pháp kinh tế kỹ thuật trong quản lý kinh tế doanh nghiệp là văn bản thể hiện sự

điều chỉnh, chỉnh lý các hoạt động trong các kế hoạch hoặc chiến lược hoặc các dự

án sản xuất kinh doanh đã xác định.

Giải pháp kinh tế kỹ thuật có vị trí vô cùng to lớn đối với công tác quản lý nói chung.

Nó thể hiện được tính năng động, nhậy bén, phản ứng linh hoạt của các nhà quản lý

đối với sự thay đổi trên thị trường. Nó còn giúp cho các nhà quản lý khai hết khả

năng của nguồn lực để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nó giúp cho doanh nghiệp bảo

vệ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình khi có đe dọa từ bên trong và bên ngoài,

khi gặp những khó khăn phải vượt qua.

Phân loại các giải pháp kinh tế kĩ thuật

Trên thực tế, chúng ta thường phân thành 03 loại giải pháp kinh tế kỹ thuật chủ yếu sau:

o Giải pháp kinh tế kỹ thuật nhằm điều chỉnh yếu tố nào đó trong các yếu tố của kế

hoạch, chiến lược, dự án chung. Các điều chỉnh này sẽ các động đến tất cả các bộ

phận trong doanh nghiệp như: Điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch, điều chỉnh mục tiêu -

nhiệm vụ kế hoạch...

o Giải pháp kinh tế kỹ thuật có tính chất lâu dài là các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà

phạm vi tác dụng của nó là lâu dài hay trong vài năm, ví dụ như giải pháp điều

chỉnh cơ cấu tổ chức, giải pháp điều chỉnh nâng cấp thiết bị...

Page 17: Bài 7 SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ KINH TẾ DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/DWS104/Giaotrinh/09.DWS104_Bai7_v2.0017112210.pdfBài 7: Soạn thảo văn bản

Bài 7: Soạn thảo văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp

DWS104_Bai7_v2.0017112210

188

o Giải pháp kinh tế kỹ thuật nhất thời là các giải pháp điều chỉnh chỉ có giá trị trong

phạm vi một năm. Các giải pháp này thường có tính chất điều chỉnh kế hoạch

năm của doanh nghiệp như: Điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch, điều chỉnh về số lượng

lao động, vật liệu...

Đặc điểm của các giải pháp kinh tế kỹ thuật

Các giải pháp kinh tế kỹ thuật có các đặc điểm cơ bản sau:

o Các giải pháp kinh tế kỹ thuật vừa thể hiện những điều chỉnh hoạt động, vừa thể

hiện mệnh lệnh cấp bách của nhà quản lý. Vì vậy, người soạn thảo phải sử dụng

lối hành văn thích hợp để cấp dưới thấy rõ những điều chỉnh hoạt động đồng thời

thấy rõ tính cấp bách của sự việc để họ nhanh chóng bắt tay vào thực hiện.

o Các giải pháp kinh tế kỹ thuật là những điều chỉnh hoạt động có tính chất cấp

bách, thông thường, nó được soạn thảo trên những cơ sở vướng mắc nhất định

nào đó. Do đó, người soạn thảo phải mô tả một cách rõ ràng, chân thực, đúng đắn

và khách quan những vướng mắc đó.

o Các giải pháp kinh tế kỹ thuật thể hiện các điều chỉnh cụ thể, vì vậy, cần phải chỉ

rõ điều chỉnh cái gì, bao nhiêu, ở thời gian và không gian nào? Tránh tình trạng

viết chung chung mà cấp dưới không biết thực hiện cái gì.

b. Nội dung cơ bản của các giải pháp kinh tế kỹ thuật

Nội dung cơ bản của giải pháp kinh tế kỹ thuật thường bao gồm:

Phần I: Những cơ sở của giải pháp kinh tế kỹ thuật

Trong phần này, cần phải thể hiện được những vấn đề sau:

o Những thay đổi của môi trường bên ngoài dẫn đến những thay đổi trong doanh nghiệp.

o Những thay đổi đột ngột, bất ngờ bên trong doanh nghiệp dẫn đến thay đổi các

hoạt động.

o Những điều chỉnh sẽ phải thực hiện trong đơn vị.

o Những cơ sở thí nghiệm mà phải áp dụng vào sản xuất để đạt được hiệu quả kinh tế cao.

Khi soạn thảo phần này, người soạn thảo phải chỉ ra được mức độ tác động là bao

nhiêu để có cơ sở cho các giải pháp điều chỉnh sau này. Các mức độ đó phải được

dẫn ra bằng số liệu trong phạm vi không gian và thời gian cụ thể.

Phần II: Những giải pháp kinh tế kỹ thuật trong quản lý doanh nghiệp.

Trong phần này tuỳ thuộc vào các loại giải pháp mà có được các kết cấu nội dung

phù hợp. Khi xác định nội dung người soạn thảo phải đảm bảo được các yêu cầu sau:

o Thể hiện rõ những quy định về điều chỉnh hoạt động, phải trả lời được là điều

chỉnh lại cái gì, ở đâu, lúc nào và lượng điều chỉnh là bao nhiêu?

o Dự kiến các chi phí cho giải pháp, các chi phí đó bao gồm khoản nào?

o Xác định hiệu quả kinh tế của giải pháp.

Phần III: Những quy định về triển khai giải pháp

Trong phần này người soạn thảo phải quy định rõ một số vấn đề là:

o Quy định các bộ phận làm mẫu, làm thử để triển khai rộng rãi.

o Quy định trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận thực hiện các giải pháp.

o Quy định về thời gian bắt đầu và thời gian xúc tiến tiếp theo.

o Quy định thông tin báo cáo và trung tâm điều hành giải pháp.

Page 18: Bài 7 SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ KINH TẾ DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/DWS104/Giaotrinh/09.DWS104_Bai7_v2.0017112210.pdfBài 7: Soạn thảo văn bản

Bài 7: Soạn thảo văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp

DWS104_Bai7_v2.0017112210

189

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Quản lý kinh tế doanh nghiệp đòi hỏi phải dựa trên những cơ sở nhất định. Một trong những cơ

sở đó là hệ thống các văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp. Chúng vừa có tính chất pháp lý

cho quản lý kinh tế doanh nghiệp, vừa có tính chất quyết định đến các hoạt động kinh tế. Hay

nói cách khác, các văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp chứa đựng các quyết định quản lý của

các nhà lãnh đạo và chuyên môn, làm cơ sở cho toàn bộ hoạt động kinh tế doanh nghiệp. Văn

bản quản lý kinh tế doanh nghiệp là các văn bản xác lập quan hệ kinh tế và hoạt động kinh tế

trong doanh nghiệp. Các văn bản này xác lập quan hệ kinh tế trong và ngoài doanh nghiệp,

nhằm đảm bảo cho hệ thống kinh tế hoạt động một cách cân đối, nhịp nhàng, mang lại hiệu quả

kinh tế cao, đồng thời nó còn quyết định các hoạt động của các bộ phận về số và chất lượng.

Một yêu cầu lớn của hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là phải chủ động

được quá trình quản lý sản xuất kinh doanh của mình. Nếu chủ động được quá trình đó thì sẽ

tạo ra được sự huy động cao tiềm lực các nguồn lực vào quá trình sản xuất kinh doanh. Muốn

làm được điều đó, các doanh nghiệp phải xây dựng được chiến lược sản xuất kinh doanh

doanh nghiệp. Chiến lược sản xuất kinh doanh doanh nghiệp là văn bản thể hiện những định

hướng cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời

gian nhất định thường từ 5 năm trở lên. Chiến lược sản xuất kinh doanh doanh nghiệp đã

vạch ra hướng đi cụ thể trong một khoảng thời gian dài theo những trật tự hoạt động nhất

định nhằm ổn định sự mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Kế hoạch sản xuất kinh doanh doanh nghiệp là văn bản thể hiện các hoạt động sản xuất kinh

doanh trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Kế hoạch này là hệ thống

các hoạt động của doanh nghiệp được xác định là từ đầu năm đến hết năm. Kế hoạch sản xuất

kinh doanh có vai trò vô cùng to lớn đối với doanh nghiệp. Kế hoạch đã xác định trật tự công

việc từ đầu đến cuối năm theo không gian và thời gian nhất định. Kế hoạch còn xác định

được khả năng hoạt động của doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Kế hoạch

còn giúp các nhà lãnh đạo chủ động được các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Kế

hoạch còn là cơ sở để chuẩn bị các nguồn lực cho doanh nghiệp như: nguyên nhiên vật liệu,

lao động, tài chính... Vì vậy, kế hoạch là một công cụ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp có hiệu quả nhất.

Trong thực tế hoạt động sản xuất và kinh doanh, các doanh nghiệp có thể phát hiện cơ hội

làm ăn trên thị trường. Do đó họ có thể mở rộng sản xuất kinh doanh của mình bằng mở rộng

sản xuất kinh doanh sản phẩm cũ hoặc có thể xây dựng sản xuất kinh doanh sản phẩm mới.

Khi có tất cả cơ hội đó, các doanh nghiệp cần phải xây dựng dự án sản xuất kinh doanh mới

để chủ động quá trình đầu tư của mình. Dự án sản xuất kinh doanh mới là văn bản thể hiện

các yếu tố cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong một chu kỳ của đầu tư. Thực

chất của dự án này là thể hiện toàn bộ các yếu tố cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh từ

lúc đầu tư vốn ban đầu cho đến lúc thanh lý toàn bộ đầu tư đó.

Trong quá trình thực hiện các văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp, chúng ta luôn gặp phải

các sự cố nhất định trong thực tế. Vì vậy, đòi hỏi các nhà quản lý phải ra được các giải pháp

kinh tế kỹ thuật để khắc phục các sự cố đó nhằm đảm bảo thực hiện các văn bản quản lý kinh

tế doanh nghiệp có hiệu quả nhất. Giải pháp kinh tế kỹ thuật trong quản lý kinh tế doanh

nghiệp là văn bản thể hiện sự điều chỉnh, chỉnh lý các hoạt động trong các kế hoạch hoặc

chiến lược hoặc các dự án sản xuất kinh doanh đã xác định.

Page 19: Bài 7 SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ KINH TẾ DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/DWS104/Giaotrinh/09.DWS104_Bai7_v2.0017112210.pdfBài 7: Soạn thảo văn bản

Bài 7: Soạn thảo văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp

DWS104_Bai7_v2.0017112210

190

BÀI TẬP THỰC HÀNH

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Thế nào là văn bản quản lý kinh tế của doanh nghiệp, phân loại các văn bản quản lý kinh tế

của doanh nghiệp?

2. Nêu và phân tích vai trò của văn bản quản lý kinh tế của doanh nghiệp?

3. Nêu các đặc điểm của văn bản quản lý kinh tế của doanh nghiệp?

4. Nêu khái niệm và trường hợp sử dụng của chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp?

5. Nêu khái niệm và trường hợp sử dụng của kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp?

6. Nêu khái niệm và trường hợp sử dụng của dự án sản xuất kinh doanh mới của doanh nghiệp?

CÂU HỎI ĐÚNG/SAI

1. Khi soạn thảo văn bản quản lý kinh tế của doanh nghiệp, người soạn thảo phải dựa vào các

quy định và chính sách của Nhà nước.

A. Đúng

B. Sai

2. Chiến lược sản xuất kinh doanh là cơ sở để doanh nghiệp hoạch định các nguồn lực.

A. Đúng

B. Sai

3. Chiến lược sản xuất kinh doanh là một văn bản lý thuyết kinh tế.

A. Đúng

B. Sai

4. Kế hoạch sản xuất kinh doanh được soạn thảo trên cơ sở các công cụ khoa học pháp lý.

A. Đúng

B. Sai

5. Dự án sản xuất kinh doanh mới được soạn thảo cho cả chu kì đầu tư.

A. Đúng

B. Sai

6. Các giải pháp kinh tế kĩ thuật thể hiện các điều chỉnh mang tầm khái quát.

A. Đúng

B. Sai

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Văn bản quản lí kinh tế doanh nghiệp là:

A. các văn bản xác lập quan hệ kinh tế và hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp.

B. định hướng kinh doanh của doanh nghiệp.

C. hệ thống các văn bản của doanh nghiệp.

D. bản cam kết của tất cả các thành viên về hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

Page 20: Bài 7 SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ KINH TẾ DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/DWS104/Giaotrinh/09.DWS104_Bai7_v2.0017112210.pdfBài 7: Soạn thảo văn bản

Bài 7: Soạn thảo văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp

DWS104_Bai7_v2.0017112210

191

2. Căn cứ để soạn thảo văn bản quản lý kinh tế là:

A. tình hình thực tiễn của nền kinh tế.

B. định hướng phát triển kinh tế của quốc gia.

C. những quy định của Nhà nước như: luật pháp, chính sách của Nhà nước, các quy định

của ngành...

D. tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Dự án sản xuất kinh doanh có đặc điểm là:

A. vừa có tính chất khoa học vừa có tính chất pháp lý.

B. vừa có tính chất khoa học vừa có tính chất cụ thể.

C. vừa có tính chất pháp lý vừa có tính chất cụ thể.

D. có tính chất pháp lý.

4. Chiến lược sản xuất kinh doanh doanh nghiệp là:

A. văn bản quy định cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.

B. văn bản thể hiện những định hướng cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.

C. văn bản quy định về chức năng nhiệm vụ của bộ phận kinh doanh.

D. văn bản quy định cách thức thực hiện quy trình sản xuất của doanh nghiệp.

5. Chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có đặc điểm là:

A. có thể có nhiều phương án khác nhau.

B. đưa ra phương án cố định.

C. không đưa ra phương án cụ thể, chỉ có định hướng.

D. đưa ra hai phương án để cấp trên lựa chọn.

6. Các giải pháp kinh tế kĩ thuật có đặc điểm là:

A. điều chỉnh hoạt động có tính chất cấp bách.

B. điều chỉnh hoạt động có tính chất thông thường.

C. điều chỉnh hoạt động có tính chất bí mật.

D. điều chỉnh hoạt động có tính chất công khai.

BÀI TẬP VẬN DỤNG

1. Soạn thảo văn bản về sản xuất kinh doanh cho công ty TNHH Mỹ phẩm An Nhu trong 10 năm.

2. Soạn thảo văn bản để định hướng sản xuất kinh doanh của Công ty gạo Phú Điền trong 1 năm.

3. Soạn thảo văn bản để quảng cáo sản phẩm dầu ăn thế hệ mới của Công ty thực phẩm Thìa vàng.

4. Soạn thảo văn bản để mở rộng sản xuất mật ong thiên nhiên organic của Công ty Honeybee.

5. Soạn thảo văn bản để thay đổi tiền phụ cấp lao động của Công ty ABC.

Page 21: Bài 7 SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ KINH TẾ DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/DWS104/Giaotrinh/09.DWS104_Bai7_v2.0017112210.pdfBài 7: Soạn thảo văn bản

Bài 7: Soạn thảo văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp

DWS104_Bai7_v2.0017112210

192

ĐÁP ÁN

CÂU HỎI ĐÚNG/SAI

1. Đáp án đúng là: Đúng.

Vì: Muốn quản lý kinh tế và phát triển kinh tế thì phải dựa trên nền tảng các quy định của

Nhà nước.

2. Đáp án đúng là: Đúng.

Vì: Các nhà quản lý trực tiếp các nguồn lực dựa vào các yêu cầu đã được xác định trong

chiến lược để chuẩn bị về số và chất lượng nguồn lực theo yêu cầu đó.

3. Đáp án đúng là: Sai.

Vì: Chiến lược sản xuất kinh doanh không phải là văn bản lý thuyết mà vận dụng lý thuyết để

giải quyết vấn đề thực tế xảy ra.

4. Đáp án đúng là: Sai.

Kế hoạch sản xuất kinh doanh được soạn thảo trên cơ sở các công cụ khoa học và kinh tế.

5. Đáp án đúng là: Đúng.

Vì: Dự án sản xuất được soạn thảo cho cả chu kì đầu tư.

6. Đáp án đúng là: Sai.

Các giải pháp kinh tế kĩ thuật thể hiện các điều chỉnh mang tính cụ thể.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Đáp án đúng là: A. các văn bản xác lập quan hệ kinh tế và hoạt động kinh tế trong

doanh nghiệp.

Vì: Văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp là các văn bản xác lập quan hệ kinh tế và hoạt

động kinh tế trong doanh nghiệp

2. Đáp án đúng là: C. những quy định của Nhà nước như: luật pháp, chính sách của Nhà nước,

các quy định của ngành...

Vì: Căn cứ để soạn thảo văn bản quản lý kinh tế là những quy định của Nhà nước như: luật

pháp, chính sách của Nhà nước, các quy định của ngành...

3. Đáp án đúng là: B. vừa có tính chất khoa học vừa có tính chất cụ thể.

Vì: Dự án sản xuất kinh doanh là văn bản vừa có tính chất khoa học, vừa có tính chất cụ thể

4. Đáp án đúng là: B. văn bản thể hiện những định hướng cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.

Vì: Chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là văn bản thể hiện những định hướng

cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian

nhất định

5. Đáp án đúng là: A. có thể có nhiều phương án khác nhau.

Vì: Chiến lược sản xuất kinh doanh được soạn thảo dựa trên hàng loạt các điều kiện giả định

nhất định nên nó có thể có rất nhiều phương án khác nhau

Page 22: Bài 7 SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ KINH TẾ DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/DWS104/Giaotrinh/09.DWS104_Bai7_v2.0017112210.pdfBài 7: Soạn thảo văn bản

Bài 7: Soạn thảo văn bản quản lý kinh tế doanh nghiệp

DWS104_Bai7_v2.0017112210

193

6. Đáp án đúng là: A. điều chỉnh hoạt động có tính chất cấp bách.

Vì: Các giải pháp kinh tế kĩ thuật điều chỉnh các hoạt động có tính chất cấp bách.

BÀI TẬP VẬN DỤNG

1. Soạn thảo chiến lược sản xuất kinh doanh trong 10 năm của công ty TNHH mỹ phẩm

An Nhu.

2. Soạn thảo kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty gạo Phú Điền.

3. Soạn thảo kế hoạch quảng cáo sản phẩm dầu ăn thế hệ mới của Công ty thực phẩm

Thìa Vàng.

4. Soạn thảo dự án sản xuất để mở rộng sản xuất mật ong thiên nhiên organic của

Công ty Honeybee.

5. Soạn thảo giải pháp để thay đổi tiền phụ cấp lao động của Công ty ABC.