bỒi dƯỠng thi sÁt hẠch cẤp chỨng chỈ hÀnh nghỀ...

30
CÔNG TÁC THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG - NHỮNG QUY ĐỊNH MỚI Thời gian qua, cùng với sự phát triển chung của đất nước là sự chuyển biến tích cực của ngành Xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu bức thiết về hiệu quả hoạt động xây dựng trong nước và yêu cầu phát triển kinh tế với phương châm hành động “Xây dựng Chính phủ kiến tạo và liêm chính”. Chính phủ đã có những điều chỉnh về hoạt động xây dựng mà tiêu biểu là sự ra đời của Nghị định 6 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ *Giám đốc Học viện Cán bộ QL xây dựng và đô thị BỒI DƯỠNG THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VAI TRÒ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG TS. Trần Hữu Hà*

Upload: others

Post on 03-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BỒI DƯỠNG THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-diendanxaydungvadothi.pdf · năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và

CÔNG TÁC THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ

HÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG - NHỮNG

QUY ĐỊNH MỚI

Thời gian qua, cùng với sự phát triển chung của đất

nước là sự chuyển biến tích cực của ngành Xây dựng

nhằm đáp ứng yêu cầu bức thiết về hiệu quả hoạt động

xây dựng trong nước và yêu cầu phát triển kinh tế với

phương châm hành động “Xây dựng Chính phủ kiến tạo

và liêm chính”. Chính phủ đã có những điều chỉnh về hoạt

động xây dựng mà tiêu biểu là sự ra đời của Nghị định

6 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

*Giám đốc Học viện Cán bộ QL xây dựng và đô thị

BỒI DƯỠNG THI SÁT HẠCHCẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ

HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNGVAI TRÒ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC

QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNGTS. Trần Hữu Hà*

Page 2: BỒI DƯỠNG THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-diendanxaydungvadothi.pdf · năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và

năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật những người hoạt

động trong lĩnh vực xây dựng có đáp ứng đủ điều kiện năng lực cấp chứng

chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hay không? Đây là những quy định đã

được xây dựng dựa trên kinh nghiệm của nước ngoài, đó là xét cấp chứng

chỉ hành nghề mới không chỉ dựa trên hồ sơ đăng ký mà còn phải dựa vào

kiến thức thực tế nhằm xác định rõ được trình độ chuyên môn của cá nhân,

đơn vị đăng ký. Hiện nay, một số loại hành nghề phải yêu cầu có chứng chỉ,

đó là: Chứng chỉ quy hoạch, chứng chỉ khảo sát công trình, chứng chỉ thiết

kế công trình (nhiều loại công trình, nhiều lĩnh vực thiết kế), chứng chỉ kiểm

định, chứng chỉ giám sát thi công xây dựng, chứng chỉ kỹ sư định giá, cá nhân

tham gia hoạt động chủ nhiệm, chủ trì, hoặc trực tiếp giám sát v.v và phải

thông qua thi sát hạch kiến thức về chuyên môn và pháp luật.

Thống kê sơ bộ trong những năm qua, trung bình mỗi địa phương cấp

được trên dưới 20.000 chứng chỉ hành nghề và tính từ lúc có quy định về cấp

chứng chỉ hành nghề (năm 2003) đến nay đã có hàng trăm nghìn người đang

hành nghề và đã được cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng. Theo quy định của

Luật Xây dựng năm 2014: Chứng chỉ vẫn còn hạn thì hoạt động bình thường

nhưng đến khi hết hạn phải xin cấp mới và phải tham gia kỳ thi sát hạch

nhưng phải đạt mức được cấp lại. Một số chứng chỉ không ghi hạn thì chỉ được

Khóa Bồi dưỡng ôn thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề giám sát

thi công xây dựng công trình do Học viện tổ chức tại Đăk Lăk

59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu

tư xây dựng, Thông tư số 17/2016/TT-

BXD của Bộ Xây dựng về hướng dẫn

năng lực của tổ chức cá nhân tham gia

hoạt động xây dựng, trong đó có điều

chỉnh công tác cấp chứng chỉ hành

nghề hoạt động xây dựng. Nhà nước

cần kiểm soát các hoạt động đầu tư,

xây dựng công trình thông qua năng

lực của những người hành nghề, vì vậy

thi sát hạch lấy chứng chỉ hành nghề

xây dựng là việc làm hợp lý, đáp ứng

nhu cầu hiện nay. Cá nhân ngoài việc

có yêu cầu về bằng cấp, kinh nghiệm

công tác, còn phải đáp ứng yêu cầu

về năng lực chuyên môn và am hiểu

về kiến thức pháp luật thông qua thi

sát hạch theo quy định. Đặc biệt ngày

5/4/2017 Chính phủ đã ban hành Nghị

định số 42/2017/NĐ-CP về sửa đổi bổ

sung một số điều Nghị định 59/2015/

NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây

dựng. Theo đó, ngoài việc phân cấp

cho địa phương trong quản lý dự án

đầu tư xây dựng, đã làm rõ hơn các

yêu cầu về chứng chỉ năng lực của các

cá nhân, tổ chức trong hoạt động xây

dựng. Để hỗ trợ các địa phương đối với

việc tổ chức thi sát hạch, Bộ Xây dựng

đã ban hành Quyết định số 1391/QĐ-

BXD ngày 29/12/2016 về việc công bố

câu hỏi trắc nghiệm phục vụ sát hạch

cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động

xây dựng.

Theo quy định của Luật Xây dựng

năm 2014, cấp chứng chỉ hành nghề

hoạt động xây dựng phải thông qua

thi sát hạch để kiểm tra và đánh giá về

7Số 53.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Page 3: BỒI DƯỠNG THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-diendanxaydungvadothi.pdf · năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và

sử dụng đến tháng 6/2018. Như vậy, trong vòng 4 năm tới

hầu hết tất cả các chứng chỉ sẽ được cấp mới hoặc chuyển

đổi thông qua việc thi sát hạch, ước chừng sẽ có khoảng

gần 100 ngàn người sẽ thông qua các kỳ thi sát hạch chưa

kể những cá nhân xin cấp mới. Với một số lượng lớn các hồ

sơ đăng ký, ngoài việc kiểm soát hồ sơ, việc thi sát hạch là

một bước rất quan trọng để sàng lọc trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ và kiến thức pháp luật của những cá nhân tham

gia hoạt động xây dựng.

Theo quy định, việc thi sát hạch bắt đầu tổ chức từ

năm 2017. Bộ ngân hàng câu hỏi mới với 1931 câu trong

đó 40% câu hỏi liên quan đến pháp luật và 60% câu hỏi

liên quan đến chuyên môn. Mỗi lần thi sát hạch sẽ có ít

nhất 25 câu hỏi, trong đó 10 câu hỏi về pháp luật và 15

câu hỏi về chuyên môn. Thi trắc nghiệm trên máy tính,

thí sinh sẽ tích vào các ô để sẵn và máy tính tự chấm. Với

dung lượng của bộ câu hỏi 1931 câu nên yêu cầu thí sinh

phải nắm được một lượng kiến thức rất lớn. Mặc dù, theo

quy định các thí sinh không bắt buộc phải học tập bồi

dưỡng trước kỳ thi sát hạch. Tuy nhiên, để nắm vững và

hiểu sâu hơn về kiến thức pháp luật, kiến thức chuyên

môn thì cần phải tham dự khóa bồi dưỡng kiến thức ngắn

hạn. Đây là dịp để học viên ôn tập lại, kiểm chứng và cập

nhật bổ sung các kiến thức và kinh nghiệm trước khi thi.

ĐẨY MẠNH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ÔN

THI SÁT HẠCH HÀNH NGHỀ CẤP CHỨNG CHỈ HOẠT

ĐỘNG XÂY DỰNG

Được sự chỉ đạo của Bộ Xây dựng về việc phối hợp

với các địa phương trong việc tổ chức bồi dưỡng kiến

thức thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây

dựng. Năm 2016, Bộ Xây dựng đã nghiệm thu bộ khung

chương trình đào tạo phục vụ công tác thi sát hạch do

Học viện làm chủ trì. Để hỗ trợ các cá nhân có nhu cầu

bồi dưỡng kiến thức trước khi thi sát hạch, Học viện đã

được giao xây dựng các chương trình bồi dưỡng phục

vụ thi sát hạch đối với 6 chương trình của hoạt động xây

dựng. Chương trình có thời lượng từ 2 đến 3 ngày phù

hợp với nhu cầu các cá nhân tham gia củng cố kiến thức

cơ bản và luyện thi các câu hỏi phục vụ công tác sát hạch.

Chương trình do các chuyên gia uy tín của Bộ Xây dựng

và các chuyên gia của Học viện xây dựng theo bộ đề sát

hạch của khung chương trình đào tạo theo Quyết định

1391/QĐ-BXD ngày 29/12/2016 của Bộ Xây dựng. Đây là

chương trình bồi dưỡng bổ ích, thiết thực đáp ứng yêu

cầu thực tiễn và đặc biệt là dịp để các học viên củng cố

lại kiến thức, kỹ năng và thông qua đó đảm bảo được khả

năng đạt yêu cầu trong các kỳ thi sát hạch.

Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị là đơn

vị sự nghiệp trực thuộc Bộ có truyền thống trên 40 năm

thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong

ngành Xây dựng. Hiện nay, Học viện đã được Bộ Xây dựng

đầu tư cơ sở vật chất khang trang hiện đại bao gồm một

phòng học, một hội trường 300 chỗ, 9 hội trường từ 110

đến 200 chỗ, 10 phòng học dưới 100 chỗ… Học viện hiện

có khoảng gần 40 phòng nội trú có sức chứa trên 100

người, căng tin phục vụ được 300 người. Đặc biệt, trong

năm vừa qua được sự hỗ trợ của Bộ Xây dựng, Học viện đã

trang bị một phòng máy vi tính với 50 máy tính hiện đại

có khả năng kết nối internet tốc độ cao. Học viện đã kết

nối thành công với Trung tâm thông tin của Bộ Xây dựng

trong triển khai công tác thi sát hạch. Học viện mong

muốn hợp tác với Sở Xây dựng các địa phương qua các

hình thức khác nhau trong việc bồi dưỡng kiến thức và tổ

chức thi sát hạch để đạt hiệu quả cao nhất nhằm đáp ứng

được yêu cầu trong công tác quản lý cấp chứng chỉ hành

nghề hoạt động xây dựng.

Ông Lê Quang Hùng - Thứ trưởng Bộ Xây dựng phát biểu chỉ đạo tại

Hội thảo bồi dưỡng kiến thức và tổ chức sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề

8 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Page 4: BỒI DƯỠNG THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-diendanxaydungvadothi.pdf · năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và

Chương trình bồi dưỡng ôn thi sát hạch cấp chứng

chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

Việc bồi dưỡng để ôn thi sát hạch là rất cần thiết giúp

những người hoạt động xây dựng nâng cao kiến thức

chuyên môn nghiệp vụ cũng như nắm vững kiến thức về

pháp luật để tham dự kỳ thi sát hạch theo quy định. Xuất

phát từ yêu cầu đó, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và

đô thị đã được Bộ Xây dựng giao nhiệm vụ biên soạn bộ

giáo trình ôn tập bồi dưỡng bám sát bộ đề cùng đáp án

để giới thiệu đến các đơn vị chuyên môn ở địa phương

làm thí điểm sau đó tổ chức nhân rộng ra. Theo Quyết

định 1391/QĐ-BXD ngày 29/12/2016 của Bộ Xây dựng,

Bộ câu hỏi thi sát hạch với 1931 câu hỏi trắc nghiệm

phục vụ công tác thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề

được phân ra hai nội dung chính: Phần 1 là các câu hỏi

về pháp luật và phần 2 các câu hỏi về lĩnh vực chuyên

môn. Học viện xây dựng 6 chương trình bồi dưỡng ôn

tập theo 6 lĩnh vực của bộ ngân hàng câu hỏi đã đề ra.

Nội dung chương trình bồi dưỡng ôn tập có một số điểm

chính như sau: Bám sát bộ câu hỏi để các học viên tham

dự có thể khát quát được toàn bộ các kiến thức đáp ứng

được chuyên ngành thi; Nâng cao kỹ năng cho học viên:

Các chuyên gia, giảng viên có chuyên môn sâu, kiến thức

vững vàng sẽ hướng dẫn thêm cho học viên kỹ năng chủ

Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị đáp ứng đầy đủ điều kiện

cơ sở vật chất để thực hiện thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề

9Số 53.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Vừa qua, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng

và đô thị đã tổ chức Hội thảo Chương trình bồi

dưỡng kiến thức và tổ chức sát hạch cấp chứng

chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Phát biểu tại

Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng

biểu dương Học viện đã có sáng kiến tổ chức Hội

thảo để trao đổi, giới thiệu chương trình, chia sẻ

kinh nghiệm với công tác tổ chức kì thi sát hạch.

Ông cho biết: Theo Luật Xây dựng số 50/2014/

QH13, các cá nhân muốn được cấp chứng chỉ

hành nghề hoạt động xây dựng đều phải thông

qua sát hạch. Đây là điểm mới so với bộ luật cũ

nhằm xác định rõ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

của đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng. Trong

04 năm tới, hầu hết các chứng chỉ hành nghề hoạt

động xây dựng sẽ được cấp mới hoặc chuyển đổi

thông qua việc thi sát hạch. Bộ đề thi sát hạch mới

điều chỉnh với 1931 câu hỏi cùng khối lượng kiến

thức rất lớn, vìvậy việc xây dựng bộ chương trình

bồi dưỡng kiến thức phục vụ sát hạch cấp chứng

chỉ hành nghề hoạt động xây dựng bám sát theo

bộ đề thi cho các cá nhân, đơn vị là rất cần thiết,

phù hợp với nhu cầu của thị trường. Học viện Cán

bộ quản lý xây dựng và đô thị là đơn vị đầu tiên

tổ chức biên soạn bộ chương trình bồi dưỡng kiến

thức phục vụ sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề

hoạt động xây dựng và đưa ra giới thiệu trong

Hội thảo ngày hôm nay. Thứ trưởng đề nghị các

Cục, Vụ chức năng, các địa phương cũng như

đội ngũ chuyên gia nhiệt tình tham gia góp ý để

hoàn thiện bộ chương trình bồi dưỡng này. Đối

với Học viện, Thứ trưởng giao nhiệm vụ cho Học

viện thu thập ý kiến phản hồi xoay quanh các

vấn đề liên quan đến bộ câu hỏi, đáp án để sửa

đổi, bổ sung cho hợp lý và hàng quý gửi báo cáo

đánh giá, phản hồi về Cục Quản lý hoạt động xây

dựng. Hiện nay, ngoài việc xây dựng chương trình

bồi dưỡng kiến thức phục vụ ôn thi sát hạch cấp

chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, Học

viện đã hoàn thiện phòng thi sát hạch với đầy đủ

máy tính hiện đại cùng các cơ sở vật chất đáp ứng

tốt mọi yêu cầu về tổ chức thi sát hạch.

““

Page 5: BỒI DƯỠNG THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-diendanxaydungvadothi.pdf · năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và

động về kiến thức trước kỳ thi cũng như giúp học viên

vững vàng hơn về kiến thức chuyên môn và kiến thức

pháp luật; Chương trình học được thiết kế 3 ngày học

nhưng tùy theo tình hình thực tế có thể điều chỉnh thời

gian cho phù hợp.

Nội dung 6 chương trình đào tạo bồi dưỡng:

Có 6 chương trình bồi dưỡng thi sát hạch: Chương

trình bồi dưỡng thi sát hạch chứng chỉ hành nghề giám

sát thi công xây dựng; bồi dưỡng thi sát hạch chứng chỉ

hành nghề kiểm định xây dựng; bồi dưỡng thi sát hạch

chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng công trình, bồi

dưỡng thi sát hạch chứng chỉ hành nghề thẩm tra thiết kế

xây dựng, bồi dưỡng thi sát hạch chứng chỉ nghề định giá

xây dựng; bồi dưỡng thi sát hạch chứng chỉ hành nghề

thiết kế quy hoạch xây dựng.

Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị sẽ tổ

chức các lớp ôn tập bồi dưỡng phục vụ nhu cầu của các

cá nhân tham gia thi sát hạch cấp chứng chỉ. Học viện

cũng sẽ phối hợp với các Sở Xây dựng địa phương để tiến

hành tổ chức bồi dưỡng ôn thi sát hạch. Học viện có đầy

đủ cơ sở vật chất để đáp ứng được yêu cầu thi sát hạch

theo Quyết định số 1391/QĐ-BXD ngày 29/12/2016 của

Bộ Xây dựng. Thời lượng ôn thi tùy theo yêu cầu của các

địa phương để điều chỉnh sao cho phù hợp. Hình thức tổ

chức ôn thi sát hạch, bồi dưỡng có nhiều hình thức khác

nhau, có thể tại Học viện hoặc tại địa phương. Trong thời

gian tới, Học viện sẽ tiếp tục tiếp thu, trên cơ sở đó kiến

nghị chỉnh sửa hoàn thiện bộ câu hỏi để Bộ xây dựng ký

bổ sung ban hành bộ câu hỏi mới cho sát tình hình thực

tế. Với chương trình bồi dưỡng ngắn hạn của Học viện

phục vụ công tác thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề

cho các cá nhân trong hoạt động xây dựng, sẽ góp phần

nâng cao hiệu quả và chất lượng trong hoạt động đầu tư

xây dựng công trình trên cả nước.

Ông Trần Hữu Hà - Giám đốc Học viện phát biểu tại Hội thảo bồi dưỡng kiến thức và tổ chức sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề

10 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Page 6: BỒI DƯỠNG THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-diendanxaydungvadothi.pdf · năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và

NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ XÂY DỰNGVÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ CHO CHỦ TỊCH VÀPHÓ CHỦ TỊCH UBND HUYỆN TRỰC THUỘC TỈNH

KHU VỰC PHÍA NAMTiếp theo các khóa đào tạo rất thành công của Đề án 1961 “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý về

xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức và lãnh đạo chuyên môn đô thị các cấp”, năm 2017, các khóa đào tạo thuộc Đề án tiếp tục được triển khai tích cực trên khắp mọi miền đất nước nhằm bổ sung những kiến thức, kỹ năng hữu ích đáp ứng mục tiêu nâng cao nhận thức, năng lực quản lý, điều hành cho công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp về công tác quản lý xây dựng, phát triển đô thị Việt Nam, tạo sự thống nhất và đồng đều của công tác này trên cả nước. Đề án1961 đã đáp ứng được tính cấp thiết và khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước ta.

Ngày 21/3/2017, tại TP. Hồ Chí Minh, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị - Bộ Xây dựng tổ chức 02 Khóa đào tạo về quản lý xây dựng và phát triển đô thị theo Đề án 1961 (Đối tượng 3), học viên là gần 100 Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND và cán bộ nguồn chức danh này của các huyện trực thuộc tỉnh khu vực phía Nam. Chương trình diễn ra trong 4 ngày (từ 21/3/2017 đến 24/3/2017) với những kiến thức khái quát, vừa có những nội dung chuyên sâu cho từng khu vực như: Đô thị hóa và định hướng phát triển đô thị Quốc gia; Quản lý quy hoạch đô thị và một số vấn đề về xây dựng nông thôn mới; Quản lý hạ tầng, kỹ thuật-môi trường đô thị; Quản lý PTĐT ứng phó với biến đổi khí hậu; Quản lý đất đai, nhà ở và thị trường bất động sản; Quản lý dự án đầu tư xây dựng;... Trong thời gian diễn ra khóa học, học viên có một buổi tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm phát triển đô thị tại Dự án giải quyết úng ngập do triều cường khu vực TP. Hồ Chí Minh có tính đến yếu tố biến đổi khí hậu.

Đề cập đến bài học thành công từ các đô thị tiên tiến, nghiên cứu tình huống về quản lý xây dựng và đô thị và chia sẻ các kinh nghiệm quốc tế là một trong những vấn đề xâu chuỗi, nội dung trọng tâm tại khóa học. Điều được mong đợi tại khóa học lần này đó chính là sự góp mặt của những chuyên gia hàng đầu về các lĩnh vực có liên quan của khóa học. Với đối tượng học viên là Chủ tịch, phó Chủ tịch UBND huyện trực thuộc tỉnh và các cán bộ quy hoạch nguồn chức danh này, khóa học đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp, trang bị những nền tảng kiến thức tốt nhất giúp cho các nhà quản lý vận hành, quản lý địa phương hiệu quả hơn; một mặt đưa đô thị Việt Nam phát triển thành các đô thị tiên tiến, văn minh, phục vụ tốt đời sống nhân dân, mặt khác việc quản lý tốt cũng sẽ có những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội cũng như mang lại những hiệu quả to lớn, bền vững cho địa phương, đất nước.

Khóa đào tạo về quản lý xây dựng và phát triển đô thị theo Đề án 1961 dành cho

Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND và cán bộ nguồn chức danh này của các huyện trực thuộc

11Số 53.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Nguyên Hương (Thực hiện)

Page 7: BỒI DƯỠNG THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-diendanxaydungvadothi.pdf · năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và

ÔNG LÊ VĂN RĂNG – CHỦ TỊCH UBND HUYỆN BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE

“Đối với công tác quy hoạch và quản lý đô thị, tôi nghĩ: Các cấp, ngành Trung ương và địa phương cần có kế hoạch rõ ràng để triển khai thật sự phù hợp, trong đó, tuyên truyền vận động là khâu vô cùng quan trọng. Tôi thấy, để thực hiện tốt công tác này, chúng ta cần phải làm cho người dân hiểu rõ tầm nhìn về quy hoạch đô thị, phát triển đô thị như thế nào để tạo ra đô thị văn minh, đường xá thông thoáng, nhu cầu đi lại của người dân

được đáp ứng, tinh thần trách nhiệm của cán bộ phải cao. Muốn làm tốt các công tác đó, việc bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ lãnh đạo đô thị các cấp về xây dựng và quản lý đô thị là việc rất quan trọng để chúng ta có cơ sở tuyên truyền cho người dân nghe, dân hiểu, giúp cho công tác thực hiện thật tốt. Tôi thấy những nội dung của khóa học này là cẩm nang rất cơ bản, rất quý đối với các đồng chí lãnh đạo, cán bộ quản lý bởi đây là những nội dung quan trọng trong quá trình quản lý nhà nước. Muốn thực hiện công tác quản lý quy hoạch, xây dựng đô thị trong tương lai, cần nắm chắc các vấn đề cơ bản của chương trình học này, chúng ta sẽ áp dụng vào địa phương tùy theo từng bước, từng lộ trình để có sự thống nhất chung về mặt nhận thức, chủ trương, giúp cho lãnh đạo chính quyền đô thị các cấp triển khai đồng bộ và hiệu quả tại địa phương của mình.”

ÔNG TRẦN HỮU HÀ - GIÁM ĐỐC HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ,PHÓ TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO ĐỀ ÁN 1961

“Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị được Bộ Xây dựng giao là đơn vị chủ trì thực hiện các nhiệm vụ của Đề án, trong đó có việc tổ chức các khóa học trên cả nước. Năm năm qua, Học viện đã tổ chức được hơn 140 khóa học với khoảng 10.000 lượt học viên. Đặc biệt, thời gian tới, Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Nội vụ sẽ đưa ra tiêu chuẩn chức danh về vị trí việc làm đối với cán bộ lãnh đạo, chuyên môn quản lý xây dựng và đô thị các cấp chính quyền địa phương.

Chương trình của Khóa đào tạo dành cho các Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện và các cán bộ diện quy hoạch chức danh này sử dụng phương pháp học tập tích

cực, với các giảng viên uy tín có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản lý nhà nước về phát triển đô thị. Trong quá trình giảng dạy, học viên sẽ đưa ra các tình huống thảo luận thực tiễn, giúp học viên giải đáp những thắc mắc thường gặp ở địa phương.

Tôi hy vọng các đồng chí học viên với tinh thần trách nhiệm cao, sự cầu thị, sẽ sắp xếp bố trí thời gian phù hợp để tham gia đầy đủ nội dung của khóa học góp phần nâng cao trình độ, năng lực bản thân nhằm thực hiện công việc tại đơn vị đạt hiệu quả cao, giúp cho tỉnh nhà ngày một phát triển. “

Khóa học đưa ra các tình huống thảo luận thực tiễn, giảng viên giúp học viên giải đáp những thắc mắc thường gặp ở địa phương

12 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Page 8: BỒI DƯỠNG THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-diendanxaydungvadothi.pdf · năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và

ÔNG NGUYỄN PHƯỚC NÊN – PHÓ CHỦ TỊCH UBND HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG

“Châu Phú là một trong những huyện nội địa nằm giữa 2 thành phố của tỉnh là thành phố Long Xuyên và Châu Đốc. Trong những năm qua, công tác quản lý xây dựng và quản lý hạ tầng kỹ thuật – môi trường đô thị được địa phương rất quan tâm bởi nhận định công tác này có vai trò rất quan trọng, vừa

mang tính bức xúc, vừa mang tính chiến lược lâu dài trong kế hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị và phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện góp phần làm tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân và đảm bảo an ninh xã hội.

Bên cạnh những kết quả đạt được, huyện cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Tình trạng một số tổ chức, cá nhân thực hiện không theo giấy phép xây dựng, nhiều công trình vi phạm trật tự xây dựng, lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè, cống thoát nước, hành lang lộ giới và vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường... vẫn còn diễn ra. Ý thức của người dân về bảo vệ hạ tầng – kỹ thuật, môi trường đô thị chưa cao.

Nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 19/KH-UBND, ngày 21/3/2013 và thành lập Ban chỉ đạo về việc lập lại trật tự lòng, lề đường, vỉa hè, cống thoát nước và quản lý xây dựng trên địa bàn huyện, đến nay đã đạt nhiều kết quả tích cực. Để chấn chỉnh tình trạng vi phạm, tăng cường công tác quản lý xây dựng, quản lý hạ tầng kỹ thuật – môi trường đô thị từng bước đi vào nề nếp UBND huyện Châu phú đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 14/4/2016 về việc tăng cường quản lý thực hiện Kế hoạch số 19/KH-UBND về lập lại trật tự, lòng, lề đường, vỉa hè, cống thoát nước và quản lý xây dựng trên địa bàn huyện. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ hạ tầng kỹ thuật, môi trường đô thị tại địa phương.

Bênh cạnh đó, UBND huyện cũng đã chỉ đạo tổ chức việc thực hiện đồng bộ các biện pháp: Công bố, công khai quy hoạch xây dựng tại những nơi công cộng, trụ sở cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng của huyện, trụ sở UBND xã, thị trấn và trên cổng thông tin điện tử huyện để nhân dân biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện quy hoạch; Tổ chức tiến hành cắm mốc giới theo đúng quy định. Lập Đề án nâng thị trấn Cái Dầu lên đô thị loại IV và nâng xã Vĩnh Thạnh Trung lên đô thị loại V phù hợp với Chương trình phát triển đô thị Quốc gia giai đoạn 2012-2020 định hướng quy hoạch kinh tế xã hội. Đây cũng là tiền đề tốt để đô thị mở rộng, tiếp tục phấn đấu đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị theo tiêu chí cao hơn, nâng chất lượng đời sống của cư dân đô thị và phát triển kinh tế xã hội tương xứng với vị thế và là đô thị trung tâm Chính trị - Văn hóa - Khoa học kỹ thuật của huyện Châu Phú.

Qua lớp bồi dưỡng về quản lý xây dựng và phát triển đô thị (theo Đề án 1961) do Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị - Bộ Xây dựng tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, tôi được học những kiến thức rất bổ ích từ những giảng viên, chuyên gia nhiều kinh nghiệm về quản lý đô thị, giúp tôi bổ sung thêm kiến thức cũng như có thêm những kinh nghiệm từ các đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các địa phương khác đã trao đổi trong quá trình học tập. Theo tôi, những khóa bồi dưỡng tương tự cần được tổ chức thường xuyên trong thời gian tới, giúp cho công tác quản lý đô thị được hiệu quả hơn.”

Tập trung phát triển kinh tế, chỉnh trang đô thị

nhằm nâng tầm diện mạo cho đô thị

13Số 53.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Page 9: BỒI DƯỠNG THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-diendanxaydungvadothi.pdf · năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và

ÔNG NGUYỄN XUÂN THỦY – PHÓ CHỦ TỊCH UBND HUYỆN ĐÔNG HẢI, TỈNH BẠC LIÊU

“Huyện Đông Hải có

57.008,74 ha diện tích tự nhiên

và 145.434 nhân khẩu, mật độ

255 người/km2, có 11 đơn vị

hành chính trực thuộc, trong

đó, thị trấn Gành Hào là trung

tâm hành chính huyện. Để địa

phương phát triển bền vững,

công tác quản lý xây dựng,

quản lý hạ tầng kỹ thuật

môi trường đô thị trên địa bàn huyện có vai trò đặc biệt

quan trọng. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của

địa phương, những năm gần đây nhu cầu về xây dựng

nhà ở, các công trình công cộng trên địa bàn huyện ngày

càng tăng. Sự gia tăng về số lượng công trình đang đặt ra

yêu cầu ngày càng cao đối với những người làm công tác

quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng. Thời gian qua,

UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng

quy trình cấp phép xây dựng, công tác này được triển

khai và niêm yết công khai tại Bộ phận tiếp nhận và trả

kết quả của huyện và các xã, thị trấn; đồng thời, tổ chức

tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng

để nhân dân biết, thực hiện. Công tác quản lý hạ tầng, kỹ

thuật môi trường cũng được các cấp chính quyền quan

tâm thực hiện thường xuyên. Ngoài ra, UBND huyện

thành lập Tổ công tác ra quân lập lại trật tự xây dựng để

người dân cùng tham gia phối hợp thực hiện, giúp cho

công tác xây dựng trên địa bàn huyện đi vào nề nếp, trả

lại đường thông hè thoáng, phục vụ tốt cho cộng đồng.

Tuy nhiên, vẫn còn một số công trình xây dựng nhà ở

của hộ dân còn theo kiểu tự phát, xây dựng không phép,

chất lượng không đồng đều, kiến trúc không đồng nhất.

Đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật môi trường như:

Hệ thống cấp – thoát nước, thu gom và xử lý chất thải,

nghĩa trang tuy được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp

ứng được nhu cầu sử dụng của nhân dân.

Để tăng cường nâng cao năng lực quản lý của chính

quyền các cấp trong công tác quản lý xây dựng, quản lý

hạ tầng kỹ thuật môi trường đô thị trước hết cần tăng

cường phân cấp quản lý đô thị, nâng cao quyền hạn,

trách nhiệm của chính quyền địa phương, tổ chức bộ

máy tinh giản, nâng cao tính hiệu quả, hiệu lực quản lý,

đồng thời chú trọng hơn nữa công tác đào tạo và bồi

dưỡng cán bộ bằng nhiều hình thức. Hai là, xử lý nghiêm

người đứng đầu nếu để xảy ra tình trạng vi phạm trong

quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn mình quản lý. Ba là,

chú trọng công tác đình chỉ thi công, tháo dỡ, cưỡng chế

thi hành đối với các công trình xây dựng sai phép, không

phép để đảm bảo tính răn đe của pháp luật. Bốn là, phối

hợp với các cơ quan chức năng liên quan đề nghị không

cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,

thông báo ngừng cung cấp điện, nước đối với các công

trình vi phạm.

Tham gia Khóa Bồi dưỡng nâng cao năng lực về quản

lý xây dựng và phát triển đô thị theo Đề án 1961 do Học

viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị tổ chức, tôi nhận

thấy khóa học đã bổ sung những kiến thức, kỹ năng bổ

ích cho các cán bộ quản lý xây dựng và đô thị, đặc biệt là

được học hỏi kinh nghiệm quản lý đô thị của các nước

tiên tiến trên Thế giới để có thể nghiên cứu, vận dụng

hữu ích vào thực tế quản lý của từng địa phương, trong

đó có Huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu.”

GS.TS Nguyễn Tố Lăng - Vụ trưởng - Trưởng văn phòng thường trực

Ban chỉ đạo quy hoạch và đầu tư xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội

Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội giảng dạy tại khóa học

14 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Page 10: BỒI DƯỠNG THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-diendanxaydungvadothi.pdf · năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và

“... Thường theo quy luật, chỉ khi nào mất thì ta mới thấy tiếc. Đó là sự thật, và chúng ta thấy có không ít những bài học, ngay trên mảnh đất mà chúng ta đang sống hiện nay... “

Nhà sử học Dương Trung Quốc

Việt Nam có trên 40.000 di sản

vật thể và phi vật thể, trong đó có trên 3.000 di sản được xếp hạng

di tích đặc biệt, di tích cấp quốc gia, địa phương; trong đó có 4 di sản kiến trúc đô thị được công nhận là di sản văn hóa vật thể thế giới: Mỹ Sơn, Hội An, Cố đô Huế, Hoàng thành Thăng Long. Kiến trúc cảnh quan đô thị trong đó có các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể là kết quả của quá trình hình thành và phát triển đô thị, gắn với hoạt động kinh tế xã hội của dân cư đô thị. Do đó, hoạt động quản lý, phát triển kiến trúc cảnh quan và bảo tồn di sản ở đô thị phải bảo đảm mục tiêu phục vụ và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đô thị. Trong khi cuộc sống xã hội ngày càng sôi động thì không gian dành cho các loại hình văn hóa truyền thống ngày càng bị thu hẹp hoặc thay đổi. Việc bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa đã có lúc trở thành nguy cơ tiềm ẩn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Phóng viên Tạp chí Xây dựng & Đô thị đã có cuộc trao đổi với Nhà sử học Dương Trung Quốc về vấn đề quản lý đô thị dưới góc độ bảo tồn di sản văn hóa. Hy vọng sẽ có thêm những thông tin chia sẻ cùng Chính quyền đô thị các cấp.

LÀM TĂNG THÊMGIÁ TRỊ CỦA ĐÔ THỊ

Thanh Thảo (thực hiện)

Giá trị di sản

15Số 53.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Page 11: BỒI DƯỠNG THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-diendanxaydungvadothi.pdf · năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và

PV: Thưa Ông, nhiều chuyên gia e ngại rằng mặt trái của sự phát triển đô thị đang là mối đe dọa lớn đến các di sản văn hóa đô thị. Ông có bình luận gì về vấn đề này?

Ông Dương Trung Quốc: Đô thị

có đời sống của nó, có căn cước, lịch

sử của nó. Cho nên, nếu hiểu di sản

là cái kế thừa, các giá trị quá khứ kế

thừa thì đương nhiên tùy thuộc vào

các quan niệm nhận thức về lợi ích

của những người đang tiếp tục sống

trên mảnh đất có di sản ấy, tiếp tục

xây dựng và kể cả khai thác giá trị

trong đó có cả lợi nhuận. Cho nên,

bài toán cho những người làm ngành

Xây dựng thì luôn đặt ra, luôn phải

“cân đong, đo đếm”. Vì thế, rất cần đến

quản lý của xã hội trên cơ sở pháp

luật. Đó là sự tính toán, công tác quy

hoạch. Với quy hoạch của một đô thị

không thể không nói đến quy hoạch

những không gian di sản của nó. Bởi

vì chính giá trị của di sản ấy sẽ làm

tăng thêm giá trị của đô thị. Đô thị

không chỉ tính đến vật chất hiện tồn ở

khối lượng công trình, sức chứa, tiện

nghi mà đôi khi người ta còn nhìn lại

là đời sống, lịch sử của nó và những

giá trị kế thừa còn tồn tại.

PV: Hiện nay việc tôn tạo, bảo

tồn các di tích lịch sử văn hóa, cảnh

quan thiên nhiên và các công trình

kiến trúc có giá trị ở đô thị chưa

được thực hiện đồng bộ cũng như

lồng ghép có hiệu quả vì sự phát

triển đô thị. Vậy theo ông đâu là giải

pháp tối ưu để thực hiện tốt nhiệm

vụ trên ?

Ông Dương Trung Quốc: Điều

bạn nêu lên chính là một hiện thực

của quá trình chuyển đổi trong đó có

cả yếu tố hội nhập và thời gian làm

chúng ta chín mùi thêm nhận thức về

giá trị di sản, nếu không chúng ta chỉ

nhìn thấy giá trị ở không gian thôi, và

mọi người sẽ tận dụng không gian

ấy nhằm tạo ra những giá trị và khai

thác nó để hưởng lợi về nó; nhưng rõ

ràng với sự phát triển của đời sống

hiện nay, cần cảm nhận được giá trị

của những yếu tố văn hóa, những

yếu tố được gọi là phi vật thể, đồng

thời thấy được xu thế chung như du

lịch, sự phát triển không gian đô thị

mang tính chất văn hóa. Vì thế, câu

chuyện mà ta đang đề cập tới là cả

một quá trình nhận thức và quá trình

nhận thức ấy phải được hình thành

từng bước, tạo nên nhận thức xã

hội. Theo đó để phát huy một cách

có bài bản thì phải gắn với công tác

xây dựng hệ thống pháp luật quản

lý và quy hoạch. Cho nên, đây là vấn

đề hết sức thời sự hiện nay bởi vì

chúng ta vừa trải qua một thời kỳ có

sự thay đổi rất lớn, có những nguồn

lực lớn, những ý tưởng lớn và đôi khi

làm ta quên đi những di sản quá khứ,

những cái tưởng như là rất nhỏ nhặt.

Nhưng mà thường theo quy luật, chỉ

khi nào mất thì ta mới thấy tiếc. Đó là

sự thật, và chúng ta thấy có không ít

những bài học, ngay trên mảnh đất

mà chúng ta đang sống hiện nay.

P/V: Ông vừa nhắc tới nhận thức xã hội, tôi cũng liên tưởng đến một vấn đề là những năm trở lại đây, trong quá trình phát triển đô thị, chúng ta nhìn rõ những mâu thuẫn ngày càng gia tăng đối với quy hoạch đô thị, phát triển đô thị và bảo tồn di sản. Đó là mâu thuẫn giữa lợi ích trước mắt và lâu dài, giữa bảo tồn và phát triển cái mới, giữa nhu cầu phát triển và bảo tồn di sản với nguồn lực tài nguyên. Ông nghĩ sao?

16 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Page 12: BỒI DƯỠNG THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-diendanxaydungvadothi.pdf · năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và

Ông Dương Trung Quốc: Những

cặp đôi phạm trù mà bạn nêu lên,

nó là những yếu tố mà lẽ ra là sự hỗ

trợ lẫn nhau, thì thường lại là yếu tố

xung đột lẫn nhau dưới góc độ lợi

ích, bởi vì những yếu tố đó nó cũng

gắn liền với tư duy của những con

người hiện tại và đặc biệt là những

nhà quản lý hiện tại. Khi người ta nói

đến tư duy nhiệm kỳ, tư duy ngắn

hạn chẳng hạn, hay tính thực dụng

của nó. Chính điều đó làm giới hạn,

khiến người ta không nhìn được xa,

hay cố tình không nhìn hoặc chỉ nhìn

tới lợi ích trước mắt, lợi ích cá nhân

mà không mang lại lợi ích cho xã hội.

Nhưng rõ ràng, sau một thời gian trôi

qua người ta mới nhận ra những sai

lầm lớn, vì thế tôi cho rằng làm sao

để thống nhất về nhận thức và có

hệ thống pháp lý, chế tài và kể cả dư

luận xã hội hiệu quả nữa. Tôi tin chắc

rằng những ý tưởng của những nhà

quản lý đưa ra, nếu được trải nghiệm

qua hay được phản biện bởi dư luận

xã hội thì chắc chắn có nhiều vấn đề

được đặt ra để ta có thể điều chỉnh

đồng thời tránh đi những mất

mát không đáng có. Nói một cách

khác đó chính là sự tham gia của

cộng đồng.

P/V: Trong 63 tỉnh thành, Hà Nội tự hào là trung tâm hội tụ tỏa sáng văn hóa với sự đa dạng của các loại hình văn hóa vật thể, phi vật thể. Thực tế số lượng các di tích được xếp hạng ở Hà Nội chiếm hơn ¼ các tổng di tích cả nước. Gần đây có dư luận tốt khi Quận Hoàn Kiếm tổ chức phố đi bộ phần nào đã đáp ứng mong mỏi của người dân Thủ đô; mặc dù vẫn có nhiều vấn đề đặt ra, song hiệu quả mang lại chính là sự lan tỏa sang các Quận Huyện khác. Theo kế hoạch, được biết quận Hoàn Kiếm sẽ tiếp tục khai khác các địa điểm và triển khai các không gian công cộng khác. Với tư cách là khu vực “lõi” của di sản Thủ đô, Ông có gợi ý gì khi tới đây Hà Nội nói chung và Quận Hoàn Kiếm nói riêng phát triển các không gian công cộng với sự tham gia của cộng đồng, điều mà ông vừa nhấn mạnh đến?

Ông Dương Trung Quốc: Ở

đây phải thấy hai vấn đề; dẫu sao

thì Hoàn Kiếm có một vị thế rất đặc

thù, như bạn nói đó là khái niệm cái

lõi, cái lõi của đô thị cổ này. Người

ta thường hay nói đến đô thị ngàn

năm, Thăng Long ngàn năm, thì cái

lõi chính là ở đây. Hoàn Kiếm nằm

trong khu chung quanh có đô thị cổ

nhất, tức là 36 phố phường, quanh

cái lõi của Kinh thành và thứ 3 là Hồ

Hoàn Kiếm. Cho nên việc ứng xử đối

với nó sẽ khác nơi khác. Ngoài Quận

Hoàn Kiếm ra còn Quận Hai Bà Trưng

và các nơi khác cũng làm phố đi bộ.

Phố đi bộ phải có không gian đặc thù

của nó. Phải đặt ra câu hỏi đi bộ để

làm gì? Đi bộ để hưởng thụ cái gì?

Đương nhiên những nơi khác cũng

có không gian đi bộ như công viên,

nó phải là những công trình mới

có hạ tầng, dịch vụ tốt, điều này là

đương nhiên. Tuy vậy, đi bộ trong

cái lõi này gắn liền với việc là không

gian mà nhờ việc đi bộ người ta tiếp

cận gần hơn, lâu hơn, và khai thác

sâu sắc hơn các giá trị di sản của

nó. Người ta đi bộ có thể rẽ vào một

ngôi đình, đền, chùa hoặc rẽ vào một

phố cổ với một ngành nghề truyền

thống... thậm chí họ có thể vào một

nhà dân mà vẫn giữ được nếp sống

xưa để khảo sát nó. Bên cạnh đó,

đương nhiên chúng ta phải thấy

ở đó những yếu tố của đô thị hiện

đại, ví dụ về mặt đường phố chẳng

hạn... làm tăng thêm hàm lượng văn

hóa để thu hút người dân đến đây,

và đương nhiên chúng ta không thể

17Số 53.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Page 13: BỒI DƯỠNG THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-diendanxaydungvadothi.pdf · năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và

không quan tâm đến một yếu tố rất

quan trọng đi cùng với việc xây dựng

phố đi bộ đó là phải quy hoạch lại

giao thông: Giao thông động, giao

thông tĩnh. Ta thấy rõ ràng, vấn đề

nan giải nhất hiện nay không phải

là giao thông động, có thể có tắc

đường, kẹt xe thật, nhưng nó chỉ có

lúc cao điểm. Cái chính là bãi đỗ xe,

đây mới là sự khủng hoảng lớn, trong

khi đó chúng ta không có một quy

hoạch tổng thể liên quan đến vấn

đề của xây dựng gắn liền quy mô về

doanh số, lưu lượng đi lại. Mối quan

hệ giữa giao thông của người dân

với giao thông công cộng. Rõ ràng

là có rất nhiều vấn đề đặt ra. Nó chỉ

thành công khi chúng ta nhìn một

cách tổng thể, đương nhiên chúng ta

không thể có cái tổng thể ngay một

lúc mà cần phải có lộ trình, sự quá độ

để dần dần đạt mục đích cuối cùng.

PV: Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lãnh đạo chính quyền đô thị các cấp được triển khai sâu rộng theo “Đề án 1961” của Chính phủ với mục tiêu 100% cán bộ quản lý các cấp đô thị sẽ được đào tạo, bồi dưỡng, nâng

cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị. Vậy theo Ông để thực hiện tốt các mục tiêu này, quá trình đào tạo bồi dưỡng cần nhấn mạnh đến yếu tố gì nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Làm thế nào để các cấp quản lý và người dân có được những đồng thuận trong tiến trình xây dựng các đô thị hiện đại?

Ông Dương Trung Quốc: Nói

đến đào tạo, bồi dưỡng một thời

gian dài ta thường hay quan tâm đến

bằng cấp, chứng chỉ hay là những

yếu tố lưu trong hồ sơ để đánh giá

chất lượng cán bộ, ít khi ta bàn đến

cung cấp thông tin gì cho người học

và trang bị cái gì để vận dụng trong

thực tiễn. Đặc biệt với đối tượng học

viên là cán bộ, thậm chí là những

cán bộ lãnh đạo, những người trực

tiếp ra quyết định thì chúng ta phải

quan tâm tới cung cấp hàm lượng

kiến thức ứng dụng tùy vào vị trí của

mỗi người trong hệ thống, trong bộ

máy. Tôi cho đây là yếu tố hết sức

quan trọng. Hơn thế nữa, một yếu tố

rất cần là phải làm thay đổi hay phải

nâng cao tư duy của văn hóa đô thị

đối với vấn đề luật pháp quản lý đô

thị. Tôi lấy ví dụ, vấn đề nóng bỏng

hiện nay là vấn đề vỉa hè chẳng hạn,

cứ đọc qua mấy bộ Luật căn bản liên

quan đến vỉa hè như Luật Giao thông

đường bộ, Luật Đô thị. Chúng ta thấy

vỉa hè được nhắc đến một cách hết

sức mờ nhạt. Nó không trở thành cơ

cấu hạ tầng bắt buộc ở đô thị chúng

ta, nhiều nơi quy hoạch xây dựng còn

không bàn đến vỉa hè. Đó là còn chưa

nói đến xác định vỉa hè là của ai? Và

phương thức quản lý thế nào? Ngày

xưa ở các chế độ cũ, quản lý xã hội

bằng Luật pháp họ rất quan tâm đến

mái hiên và ban công, là nơi giao tiếp

giữa không gian sở hữu hay bây giờ

người ta gọi là sử dụng của tư nhân

với không gian công cộng xã hội mà

Nhà nước phải quản lý. Cho nên bây

giờ ngay trong ý thức nhận thức,

bàn câu chuyện vỉa hè, nhiều người

cứ nghĩ vỉa hè ở cửa nhà mình là của

mình. Cho nên đầu tiên việc xác lập

vẫn là nhận thức, từ nhận thức pháp

lý để biết quyền hạn đến đâu... Thứ

hai là tạo ra một nếp sống đô thị,

một văn hóa đô thị. Văn hóa đô thị là

cái gì? Là văn hóa của những người

Tọa đàm Cách tân đô thị tại Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị

18 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Page 14: BỒI DƯỠNG THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-diendanxaydungvadothi.pdf · năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và

không ràng buộc bởi tất cả những yếu tố, ngoài yếu tố xã

hội. Ví dụ làng xã khác, ở đây dân tự chiếm, chế tài thống

nhất bảo vệ nhau về một số quan niệm, cộng đồng sống

chung một không gian và đồng thời đô thị vận hành theo

không phải tự nhiên mà người ta coi sự hình thành đô thị

là những dấu ấn đầu tiên của dân chủ, là bởi vì ở đó chỉ

có một giá trị duy nhất thôi là phải làm chủ chung của

không gian này, thì nó phải tạo ra cơ chế để mọi người

cùng tham gia, mọi người cùng chịu tránh nhiệm và mọi

người cùng tuân thủ. Nó khác với nông thôn. Nông thôn

thì theo lệ tục và theo những yếu tố xã hội phân chia đẳng

cấp, quan hệ xã hội, tập quán... Ví dụ khác là: Vấn đề vượt

đèn đỏ, lấn chiếm vỉa hè... Một thời gian dài dường như ta

không quan tâm đến nó thậm chí còn bị nông thôn hóa

thành thị nữa, nếp sống của nông thôn tùy tiện không có

quy định nào cả, tự nhiên tạo ra một đô thị hỗn loạn, vì

vậy, tôi cho rằng lâu nay chúng ta ít quan tâm đến quy

hoạch đô thị, ít quan tâm đến thay đổi nhận thức, thói

quen tiêu cực trong cộng đồng. Thiết nghĩ, các nhà quản

lý chúng ta hay bàn việc lớn, ít bàn việc nhỏ, nhưng việc

nhỏ mới là việc của đô thị

P/V: Bàn thêm về thiết kế đô thị, gần đây có một số đô thị mới đặc biệt các đô thị được nâng cấp lên. Theo Ông, để xây dựng và tạo nên sự khác biệt hay nói một cách khác là xây dựng được thương hiệu đô thị tốt. Điều căn bản cần quan tâm trước hết là gì?

Ông Dương Trung Quốc: Vấn đề công nhận, nâng

cấp những đô thị không nên trở thành tư tưởng thành

tích chủ nghĩa. Cần thấy lý do của việc nâng cấp nằm

trong chính sự phát triển của bản thân nhu cầu của đô thị

ấy; rồi đi cùng với nó là bộ máy quản lý đô thị nằm trong

hệ thống công chức, nó cũng tác động vào nó. Điều này

rất phổ biến trong xã hội. Theo đó, từ vấn đề xây dựng

nông thôn mới, xây dựng khu dân cư và văn hóa v.v, nếu

như không có tính toán khoa học, mà cứ tùy tiện thì nó sẽ

dẫn đến hệ quả đó là sự phát triển không lành mạnh. Ví

dụ, chính tôi vừa tham gia Lễ hội công nhận Sơn Tây được

nâng cấp thành Thành phố, để rồi sau đó không lâu ngay

sau đó lại sát nhập Sơn Tây vào Hà Nội, đang từ thành

phố lại trở thành thị xã; đây là chuyện quá vô lý. Cho nên

tôi cho rằng quản lý đô thị quan trọng nhất là khoa học.

Chúng ta thừa hưởng không ít những kinh nghiệm của

thế giới, của cả trong chế độ cũ, để chúng ta xây dựng

đời sống đô thị thích ứng với hoàn cảnh, tuy nhiên ở đây

không nhất thiết là nhất nhất giống nhau. Mỗi một đô thị

có đặc thù riêng. Đô thị miền núi khác; đô thị ven sông

khác. Đô thị công nghiệp gắn liền với khu công nghiệp

khác. Đô thị văn hóa có bề dày lịch sử như thủ đô Hà Nội

chắc chắn hoàn toàn khác. Nhưng sự khác biệt ấy phải

đặt trên một mẫu số chung đó là đô thị, sau đó mới là đô

thị gì, đô thị cấp nào.

P/V: Vâng, hướng tới mục tiêu phát triển các đô thị bền vững, chúng ta đã có được một nhận thức nhất định, ít nhiều có sự chuẩn bị, và một số nhiệm vụ được triển khai thực tế, nhưng rõ ràng, quá nhiều thách thức đặt ra. Ông nghĩ gì về vấn đề này?

Ông Dương Trung Quốc: Tôi nghĩ rằng quá trình xây

dựng, nhất là khi hội nhập với thế giới, chúng ta được

trang bị, nhiều hơn về tri thức, song càng buộc chúng ta

phải có những cam kết theo những chuẩn mực quốc tế;

nhu cầu, đòi hỏi của chính người dân cũng được nâng lên

nhất là trong thời đại thông tin mạnh mẽ như hiện nay

thì nó là áp lực rất lớn, đòi hỏi chính quyền đô thị không

thể thỏa mãn với cái cũ được. Hơn nữa, trong một thời

gian rất dài chúng ta thực hiện không quy củ cho nên tích

tụ đến mức mà không thể như cũ được nữa. Câu chuyện

triển khai giải phóng hành lang vỉa hè thấy rất rõ. Chúng

ta đánh giá cao, khích lệ, hoan nghênh, nhưng vẫn thấy

rằng việc làm xuất phát từ thực tế là giải pháp tình huống

nhiều hơn dù là có bài bản. Mặc dù rất nhiều lần triển

khai rồi nhưng nửa chừng lại dừng lại vì chúng ta thiếu sự

chuẩn bị, lần này chúng ta triển khai rất mạnh mẽ, nhưng

những yếu tố tạo nên sự bền vững vẫn hạn chế. Chúng

ta phải chấp nhận vừa làm vừa sửa, vừa điều chỉnh song

phải làm đến cùng. Và muốn làm đến cùng thì cần xây

dựng nhận thức chung của toàn xã hội, đó chính là chỗ

dựa để chính quyền có thể triển khai được. Bởi vì triển

khai việc này sẽ đụng chạm đến lợi ích của một số người

thì cần đặt lợi ích chung lên trên để giúp cho lãnh đạo địa

phương họ có đủ bản lĩnh, bên cạnh ủng hộ của dân và

đồng thời cũng cần có thời gian cho quá trình điều chỉnh

dần, đặc biệt là làm thay đổi nếp sống, góp phần cải thiện

cuộc sống của một bộ phận cư dân bị ảnh hưởng trực

tiếp bởi những chủ trương lớn này.

P/V: Xin cảm ơn Ông vì những chia sẻ trên!

19Số 53.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Page 15: BỒI DƯỠNG THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-diendanxaydungvadothi.pdf · năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và

QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ

Thực trạng

Sự việc công trình chung cư cao tầng 8B Lê Trực

Hà Nội xây sai giấy phép, vượt hơn về chiều cao 16m,

vượt về diện tích sàn hơn 6000m2, sai về hình thái

kiến trúc khi công trình đã hoàn thành phần thô và

đang trong giai đoạn hoàn thiện đã từng gây xôn xao

dư luận trên cả nước. Hiện nay, công tác cưỡng chế

phá dỡ phần sai phạm đang được tiến hành nhưng

vẫn trì trệ và gặp nhiều khó khăn.

Trong thời gian qua, sự việc lập lại trật tự vỉa hè tại Hà

Nội và thành phố Hồ Chí Minh trở nên sôi động, quyết liệt

tạo ra những kết quả ban đầu song đằng sau đó cũng để

lại nhiều hệ luỵ chưa có cách giải quyết xác đáng. Trên

các đường phố, hàng loạt các quán bán hàng vỉa hè bị

đình chỉ, cấm người bán rong, các bậc thềm lên xuống bị

cưỡng chế đập bỏ khiến nền nhà nhiều công trình mặt

phố cao hơn vỉa hè tới hàng mét. Để lên được nhà các chủ

công trình phải xếp bao cát, gạch đá hoặc gia công bậc

lên xuống bằng gỗ, sắt đặt nhô ra vỉa hè, khiến cho kiến

trúc đường phố càng trở lên mất mỹ quan.

Xung quanh các vấn đề trên có rất nhiều quan điểm

khác nhau, đồng tình lẫn phản đối, khen lẫn chê. Sự mâu

thuẫn giữa hai thái cực mang tính cực đoan là sự buông

lỏng thiếu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng để

tồn tại trong thời gian dài và việc xử lý hậu quả một cách

máy móc, cứng nhắc, đã tạo ra luồng dư luận trên khắp

cả nước. Nếu như công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị

từ lâu đã được thực hiện quy củ và trách nhiệm, không có

quan hệ lợi ích giữa chủ đầu tư và người quản lý, không

tồn tại tệ nạn tham ô, tham nhũng, vì lợi ích nhóm thì

20 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ

VÌ MỤC TIÊU TẠO LẬP ĐÔ THỊVĂN MINH VÀ BẢN SẮC TS – KTS Hoàng Hải*

*Trưởng khoa Quản lý đô thị - Học viện AMC

Page 16: BỒI DƯỠNG THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-diendanxaydungvadothi.pdf · năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và

chắc chắn đã không có sự việc “hậu xử lý” cưỡng

chế cắt ngọn, đập mặt tiền công trình cao tầng,

phá bỏ hàng loạt các bậc thềm lấn chiếm vỉa hè

thời gian qua.

Chức năng đa dạng của vỉa hè

Bên cạnh việc “hậu xử lý” sai phạm xây dựng

như nêu trên, việc xóa bỏ các hàng quán kinh

doanh trên vỉa hè cũng làm ảnh hưởng nặng nề tới

hoạt động kinh doanh, buôn bán, hoạt động xã hội

và cộng đồng.

Hiện nay, tại nhiều quốc gia người ta còn có thể

dành một phần vỉa hè cho người đi xe đạp, khu

vực trẻ em vui chơi… Ví dụ như Thủ đô Paris của

Pháp và một số thành phố khác trên thế giới, vỉa

hè từ xưa đã không còn chỉ dành riêng cho người

đi bộ mà còn là không gian cho các quán cà phê,

ẩm thực đường phố, bán hàng hoá lưu niệm, quầy

sách báo, biểu diễn âm nhạc… Cũng chính từ

chức năng đa dạng như vậy mà vỉa hè ngoài

chức năng giao thông còn tạo nên sự quyến

rũ, hấp dẫn và bản sắc riêng biệt của mỗi

con phố nói riêng hay cả một thành phố nói

chung. Một trong những nét đặc trưng của

đường phố Paris chính là các quán cà phê,

quầy báo, quầy hoa nhỏ. Vấn đề quan trọng ở

chỗ, trật tự vỉa hè của Paris hay các thành phố

văn minh khác được quản lý rất chặt chẽ. Trên

các tuyến vỉa hè được phân định rõ ràng các không

gian dành cho người đi bộ và nơi cho phép kinh

doanh buôn bán, xếp đặt bàn ghế của các quán

ăn, cà phê hay buôn bán nhỏ. Hình thức kiến trúc

và trang trí của các khu vực thương mại trên vỉa

hè cũng được quy định rõ ràng từ hình dáng, kích

thước, vật liệu, màu sắc, ánh sáng. Trên nhiều vỉa

hè, chính quyền đô thị tạo ra các không gian dành

để cho thuê kinh doanh và được quản lý chặt chẽ.

Một số quán ăn, quán cà phê còn cho phép được

quây bằng kính trong suốt để đảm bảo tầm nhìn

không gian đồng thời mùa đông cũng được sưởi

ấm. Không chỉ không gian vỉa hè mà các không

gian công cộng khác như sảnh ga tầu điện ngầm,

đường hầm ngầm sang đường… cũng được quản

lý sử dụng cho một số hoạt động kinh doanh

nhất định.

21Số 53.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Hàng loạt các quán bán hàng vỉa hè bị đình chỉ, cấm người bán rong, các bậc thềm lên xuống bị cưỡng chế đập bỏ

Trong lịch sử phát triển đô thị thế giới, vỉa hè tại nhiều

thành phố không chỉ dành riêng cho người đi bộ mà

còn đóng vai trò là vật thể không gian chuyển tiếp

giữa đường giao thông và công trình kiến trúc, kết hợp

với vườn hoa, công viên, quảng trường, các khoảng

trống đô thị tạo nên hệ thống không gian công cộng.

Đồng thời góp phần tạo lập hình thái, bản sắc kiến

trúc đô thị, bằng chính các hoạt động trên vỉa hè như

thương mại, biểu diễn âm nhạc, ảo thuật, vui chơi của

cộng đồng.

Page 17: BỒI DƯỠNG THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-diendanxaydungvadothi.pdf · năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và

Việt Nam với đặc điểm lịch sử, kinh tế văn hoá xã hội,

truyền thống đã tạo nên những bản sắc và hình thái kinh

tế, kiến trúc xây dựng tại các đô thị đang trong quá trình

đô thị hoá và hội nhập. Từ xưa, các đường phố đô thị của

ta với các công trình kiến trúc nhà phố thấp tầng, đơn

giản gắn kết với sản xuất, kinh doanh và các hoạt động

cộng đồng. Cũng do đặc điểm của nền kinh tế mà tỷ lệ

người dân sống bằng buôn bán nhỏ lẻ, không nơi cố

định rất lớn đồng thời cũng đóng góp lớn cho an sinh

xã hội, xóa đói giảm nghèo của một bộ phận lớn người

dân cả đô thị và nông thôn. Do đặc điểm thói quen mua

sắm, tiêu dùng của đại bộ phận dân cư Việt Nam gắn với

công cụ giao thông đô thị phổ biến hiện nay là xe máy,

nên việc mua sắm hàng hoá luôn gắn với các không gian

thuận lợi nhất có thể tiếp cận bằng xe máy, xe đạp đó

chính là các cửa hàng quy mô nhỏ gắn với “thương mại

vỉa hè”, buôn bán hàng rong… Bản sắc và cảnh quan đô

thị phải gắn với sinh hoạt xã hội, cộng đồng của người

dân đô thị, mà vỉa hè đóng vai trò quan trọng không chỉ

dành cho người đi bộ mà còn là không gian sinh hoạt

cộng đồng có ý nghĩa cả về vật chất và tinh thần.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY

DỰNG, TẠO LẬP CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM VĂN MINH VÀ

BẢN SẮC

Cơ sở pháp lý quan trọng đầu tiên để quản lý trật tự

xây dựng nói riêng, quản lý không gian kiến trúc cảnh

quan, văn minh đô thị nói chung là hệ thống thể chế,

pháp luật về xây dựng áp dụng chung mang tính quốc

gia như các Luật, Nghị định, Thông tư và các văn bản

pháp luật mang tính vùng, địa phương như quy chế quản

lý quy hoạch kiến trúc đô thị... Tiếp theo là hệ thống hồ sơ

chuyên môn được cấp có thẩm quyền phê duyệt từ quy

hoạch đến dự án đầu tư, hồ sơ thiết kế công trình, văn

bản hướng dẫn… Ngoài hai hệ thống văn bản pháp luật

và hồ sơ chuyên môn, bộ máy nhân sự quản lý, chuyên

môn của các địa phương, các cấp, các ngành đóng vai

trò hết sức quan trọng. Để làm tốt công tác quản lý trật

tự xây dựng đô thị với mục tiêu xây dựng các đô thị văn

minh, hiện đại có bản sắc phù hợp với đặc thù của nền

kinh tế văn hoá xã hội, đòi hỏi phải thực hiện tốt quản lý

chất lượng cả 3 yếu tố cơ bản trên là nền tảng pháp luật

– cơ quan quản lý, chuyên môn – chủ đầu tư.

Nhằm từng bước lập lại kỷ cương trong công tác quản

lý trật tự xây dựng đô thị nhưng phải phù hợp với thực

tế của nền kinh tế, văn hoá, xã hội, phong tục tập quán

truyền thống của mỗi vùng miền, đồng thời tạo lập văn

minh và bản sắc đô thị của mỗi đô thị Việt Nam, chúng tôi

kiến nghị một số giải pháp sau đây:

Vỉa hè đóng vai trò quan trọng không chỉ dành cho người đi bộ mà còn là không gian sinh hoạt cộng đồng có ý nghĩa cả về

vật chất và tinh thần

22 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Page 18: BỒI DƯỠNG THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-diendanxaydungvadothi.pdf · năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và

Hình ảnh đô thị với các khối nhà đều tăm tắm nhưng đơn điệu, vô hồn và thiếu bản sắc

Nâng cao chất lượng hệ thống các văn bản

pháp luật hiện hành về xây dựng và quản lý

phát triển đô thị

Trước khi Luật Xây dựng 2003 và Luật Quy

hoạch Đô thị 2009 kèm theo các Nghị định,

Thông tư hướng dẫn ra đời, ở Việt Nam đã có

nhiều thể loại văn bản pháp luật để quản lý trật

tự xây dựng đô thị. Nhưng cho đến hiện nay hệ

thống văn bản pháp luật về xây dựng ở Việt Nam

vẫn còn phức tạp, chồng chéo và thường xuyên

bị thay đổi, chúng ta chưa có một bộ luật mang

tính thống nhất chung để quản lý xây dựng. Hệ

thống văn bản mang tính chuyên môn cho từng

vùng hay đô thị cụ thể như thiết kế đô thị, quy

chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị, chất lượng

không cao chưa mang tính định hướng một cách

bài bản và khoa học. Nhiều điều khoản quy định

trong các quy chế quản lý và hồ sơ chuyên môn

không có hoặc chưa lý giải một cách xác đáng

nhiều câu hỏi như: Tại sao khu vực này quy định

nhà cao tầng, chỗ kia thấp tầng, số tầng là bao

nhiêu? với các quy định về chiều cao khống chế

cụ thể và hình thức kiến trúc, màu sắc…

Để quản lý một vấn đề trong xây dựng, ngoài

các Luật, Nghị định, Thông tư được ban hành

trong các thời điểm khác nhau còn hàng loạt các

văn bản pháp luật riêng cho mỗi địa phương. Đây

là một trong những nguyên nhân gây khó khăn

cho việc thực hiện pháp luật về quản lý xây dựng.

Việc nhất thể hóa các loại văn bản từ Luật, Nghị

định, Thông tư thành một loại văn bản thống

nhất sẽ tạo ra nhiều thuận lợi. Trong quy hoạch

đô thị, chúng ta đang áp dụng Luật Quy hoạch

đô thị 2009 mang tính chỉ đạo thống nhất từ trên

xuống từ quy hoạch chung, quy hoạch phân khu,

quy hoạch chi tiết và các bước tiếp theo. Đây

cũng chính là nguyên nhân gây khó khăn trong

lập và quản lý quy hoạch do sự biến đổi không

ngừng của các điều kiện kinh tế văn hóa xã hội,

môi trường đầu tư trong nước và quốc tế. Chúng

ta cần tiếp cận một số phương thức quy hoạch

mang tính linh hoạt hơn mà trên thế giới đang áp

dụng như phương pháp Quy hoạch chiến lược

hợp nhất hay phương pháp quy hoạch tích hợp…

Nâng cao chất lượng các đồ án quy hoạch

xây dựng đô thị, thiết kế đô thị, dự án đầu tư xây

dựng, hồ sơ thiết kế công trình. Nâng cao chất

lượng chuyên môn, khoa học của các quy định

trong các đồ án quy hoạch, thiết kế đô thị, quy

chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị.

Trong thực tế hiện nay, tại nhiều đồ án thiết

kế đô thị và quy chế quản lý, việc đưa ra các quy

định một cách máy móc, không có sự nghiên

cứu kỹ lưỡng khoa học sẽ để lại những hậu quả

trong quá trình thực hiện các bước thiết kế xây

dựng tiếp theo, cho ra đời những khu đô thị với

23Số 53.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Page 19: BỒI DƯỠNG THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-diendanxaydungvadothi.pdf · năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và

chất lượng công năng, thẩm mỹ kém. Ví dụ:

Trong các thiết kế đô thị và quy chế quản

lý, việc đưa ra quy định khoảng lùi, chiều

cao tầng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng

đất, mầu sắc, vật liệu… không hợp lý sẽ cho

ra đời hình ảnh đô thị với các khối nhà đều

tăm tắm nhưng đơn điệu, vô hồn và thiếu

bản sắc. Nhằm tăng cường chất lượng, hiệu

quả các văn bản pháp luật, đặc biệt là các

quy định trong thiết kế đô thị, quy chế quản

lý quy hoạch kiến trúc, kiến nghị phân loại

các quy định thành 2 nhóm cơ bản:

(1) Các quy định “khung” mang tính

pháp lý bắt buộc như các chỉ tiêu quy định

về cung cấp hạ tầng kỹ thuật, mật độ xây

dựng tổng thể, cốt khống chế, chỉ giới

đường đỏ, các khu vực đặc thù cấm hoặc

hạn chế xây dựng, hành lang bảo vệ của

một đô thị.

(2) Các quy định “mềm” mang tính định

hướng tạo cơ sở cho nghiên cứu, phát huy

tính chủ động, sáng tạo cho thiết kế chi tiết

trong các giai đoạn sau tại các khu vực đô

thị có điều kiện, hình thái cảnh quan khác

nhau như: Các chỉ tiêu có biên độ thay đổi

Biển quảng cáo chỉ có hai màu xanh, đỏ với hình thức, kích thước, tính chất giống nhau trên đường phố Lê Trọng Tấn, Hà Nội

về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều cao công trình, khoảng

lùi, điểm nhấn không gian, màu sắc, ánh sáng, vật liệu, không gian đặc, rỗng.

Việc xây dựng các chỉ tiêu như mật độ xây dựng, hệ số sử dụng

đất, chiều cao công trình, điểm nhấn và các yêu cầu khác của thiết kế

đô thị đòi hỏi nghiên cứu bài bản, kỹ lưỡng phù hợp với từng khu vực,

không gian đô thị hay mỗi dự án đầu tư khác nhau nhằm đem lại hiệu

quả chất lượng thẩm mỹ không gian kiến trúc cảnh quan, có bố cục

chính phụ rõ ràng, có điểm nhấn hiệu quả, tránh tạo ra sự dàn trải đều

đều trong quy hoạch đô thị.

Nâng cao chất lượng chuyên môn, tri thức xã hội, nền tảng đạo

đức nhân văn, ý thức trách nhiệm của các cá nhân, tập thể trong bộ

máy quản lý và cơ quan chuyên môn của các địa phương

Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vụ việc “hậu xử lý” trong

quản lý trật tự xây dựng đô thị nêu trên xuất phát từ sự thiếu chuyên

nghiệp, trình độ chuyên môn, tri thức xã hội và nhất là thiếu trách

nhiệm, buông lỏng quản lý của phần lớn bộ máy quản lý các cấp khác

nhau. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, trên thực tế vấn đề lợi ích

nhóm, lạm dụng chức vụ, tham ô, tham nhũng là những nguyên nhân

cơ bản gây ra tình trạng hỗn tạp trong trật tự xây dựng. Để đưa ra các

quy định quản lý phù hợp, các cá nhân và cơ quan quản lý ngoài trình

độ chuyên môn, chuyên ngành hẹp cần có nền tảng tri thức văn hoá

xã hội và tầm nhìn rộng mở.

Cách đây nửa năm việc quy định về biển quảng cáo chỉ có hai màu

xanh, đỏ với hình thức, kích thước, tính chất giống nhau trên đường

24 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Page 20: BỒI DƯỠNG THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-diendanxaydungvadothi.pdf · năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và

phố Lê Trọng Tấn được gọi là “Phố kiểu mẫu” đã tạo ra

sự phản ứng mạnh mẽ của các nhà chuyên môn, xã hội,

nghệ thuật và cả cộng đồng dân cư. Việc quy định tưởng

chừng tạo ra trật tự ngăn nắp thì thực chất lại là sự khô

khan, nhàm chán, cứng nhắc hoàn toàn mất đi tính biểu

cảm của nghệ thuật đường phố vỉa hè.

Từ các phân tích ở trên, việc chỉnh đốn tăng cường

chất lượng chuyên môn, ý thức trách nhiệm, đạo đức

nghề nghiệp của bộ máy quản lý và các cơ quan chuyên

môn có tầm quan trọng hàng đầu. Sau đây là một số giải

pháp cụ thể:

Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và cấp

chứng chỉ hành nghề cho các nhà chuyên môn và quản

lý về quy hoạch, thiết kế đô thị với nhiều lĩnh vực khác

nhau như: Quy hoạch đô thị, thiết kế kiến trúc, thiết kế

cảnh quan, tâm lý học, xã hội

học, nghệ thuật…

Trật tự, văn minh đô thị để

phục vụ chính cộng đồng dân

cư đô thị. Các chức năng và tính

chất đô thị phải phù hợp với

nhu cầu người dân, ngược lại

nền tảng tri thức xã hội, ý thức

trách nhiệm của người dân đô

thị góp phần quan trọng trong

giữ gìn kỷ cương, trật tự đô thị,

chất lượng đô thị. Do đó, nâng

cao nền tảng tri thức xã hội,

cộng đồng đô thị là một yếu tố

quyết định trong việc hình thành và thụ hưởng trật tự đô

thị nói riêng, chất lượng thẩm mỹ, kiến trúc văn hóa đô

thị nói chung. Ngoài ra sự tham gia của cộng đồng trong

việc phát hiện, xử lý các vi phạm đóng vai trò quan trọng.

Xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các chủ thể

trong hoạt động xây dựng, quản lý đô thị

Quá trình thực hiện quy hoạch, xây dựng đô thị cần

sự phối hợp chặt chẽ, hài hòa hiệu quả giữa các chủ thể

quản lý thực hiện từ cơ quan tổ chức thực hiện (chủ đầu

tư), cơ quan tư vấn, cơ quan thẩm định phê duyệt và

cộng đồng dân cư, tổ chức, doanh nghiệp liên quan.

Trách nhiệm của chủ đầu tư rất quan trọng trong việc

chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn, cơ quan

thẩm định phê duyệt.

Quản lý, sử dụng vỉa hè đường phố đảm bảo văn

minh trật tự đô thị nhưng phù hợp với điều kiện thực tế

khách quan, hiệu quả kinh tế xã hội

Việc dẹp bỏ hoàn toàn vấn đề kinh doanh gắn với vỉa

hè là bất khả thi, không hợp lý và không phù hợp với thực

trạng kinh tế văn hoá xã hội, phong tục tập quán truyền

thống của Việt Nam. Vì vậy, thay vì cấm đoán kinh doanh

hãy lập quy hoạch sử dụng hệ thống vỉa hè các đô thị một

cách khoa học, khách quan có lợi cho kinh tế xã hội.

Từ nhiều năm nay ở các thành phố lớn tại Việt Nam

không còn xa lạ với việc phân diện tích vỉa hè theo các

công năng khác nhau như để xe máy, xe đạp, kinh doanh

và dành cho người đi bộ bằng các đường kẻ sơn, hàng

rào lan can thấp hay các bồn hoa cây cảnh. Tuỳ theo đặc

điểm, diện tích vỉa hè, không gian sinh hoạt xã hội và

giao thông đô thị nên bố trí các diện

tích vỉa hè nhất định để chính quyền

quản lý cho thuê kinh doanh đảm

bảo văn minh trật tự xã hội và thẩm

mỹ đô thị. Bên cạnh đó phải có chế

tài xử lý nghiêm minh việc vi phạm

trật tự vỉa hè, ngoài việc phạt tiền còn

thu hồi giấy phép kinh doanh đối với

các hành vi xâm phạm nghiêm trọng

hoặc tái phạm. Thường xuyên tăng

cường công tác thanh tra kiểm tra

quản lý đô thị, nâng cao ý thức trách

nhiệm, kỷ cương công tác của đội

ngũ cán bộ quản lý, thanh tra, kiểm

tra. Xử lý nghiêm khắc những cán bộ nhà nước tiếp tay,

cho việc xây dựng trái phép, không phép, kinh doanh lấn

chiếm vỉa hè.

Công tác lập lại kỷ cương trong trật tự xây dựng, kinh doanh trong các đô thị với mục tiêu tạo lập văn minh, văn hoá đô thị hiện đại có bản sắc đặc thù là việc khó khăn và lâu dài. Với sự quyết tâm, ý thức trách nhiệm, chung vai gánh vác của các cấp các ngành, cơ quan đoàn thể, cơ quản chuyên môn, quản lý và của cả cộng đồng dân cư cùng với việc đào tạo, nâng cao chất lượng chuyên môn, tri thức xã hội cho đội ngũ cán bộ quản lý, doanh nghiệp và người dân sẽ tạo ra những bước chuyển biến rõ rệt trong trật tự xây dựng, xây dựng văn minh đô thị hiện đại và giàu bản sắc.

““

Ngoài các quy định về chuyên môn, đạo lý và trách nhiệm nghề nghiệp của mỗi thành phần tham gia quy hoạch, thiết kế xây dựng, quản lý đô thị là hết sức quan trọng. Để làm được việc này cần có các thiết chế khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh. Cán bộ thiếu trách nhiệm, để xảy ra sai phạm trong quản lý, tham ô, tham nhũng phải kỷ luật, đuổi khỏi nghành hoặc truy tố trước pháp luật.

25Số 53.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Page 21: BỒI DƯỠNG THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-diendanxaydungvadothi.pdf · năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và

Ông Cao Thành Hiếu:

Mục tiêu xây dựng và phát

triển của thành phố Bến Tre

là: “Xây dựng thành phố Bến

Tre trở thành đô thị văn minh

theo hướng văn minh, xanh,

sạch, đẹp, thân thiện, phát triển bền vững. Ngày càng xứng tầm là trung tâm

chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh Bến Tre và

đóng vai trò là trung tâm tổng hợp cấp vùng”.

26 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Hiện nay, đô thị hóa đã và đang diễn ra với tốc độ chưa từng thấy ở nước ta, ước tính đến năm 2025, một nửa dân số Việt Nam sẽ sống ở các đô thị và khoảng 70% sản lượng của nền kinh tế sẽ được tạo ra từ các thành phố. Sự phát triển bền vững của các đô thị phụ thuộc rất nhiều vào tầm nhìn của chính quyền đô thị. Người lãnh đạo, quản lý đô thị cần lập kế hoạch dài hạn và hiệu quả, huy động khu vực tư nhân, tận dụng công nghệ để tăng cường tương tác đô thị, kết nối đô thị để có khả năng chống chịu sức cạnh tranh trên toàn cầu. Tiếp theo các bài đã đăng trong công tác ng-hiên cứu các giải pháp quản lý đô thị hiệu quả, Tạp chí Xây dựng và Đô thị kỳ này phỏng vấn ông Cao Thành Hiếu – Chủ tịch UBND TP. Bến Tre về công tác quy hoạch và quản lý đô thị tại một đô thị trẻ mang đặc trưng của miệt vườn sông nước

Nam Bộ Việt Nam.

Phóng viên (PV): Thưa Ông, với

vai trò, vị trí là trung tâm hành chính

– chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội,

khoa học – kỹ thuật, dịch vụ, an ninh

– quốc phòng của tỉnh Bến Tre, là một

mắt xích quan trọng trong việc kết nối

chuỗi các đô thị, Thành phố Bến Tre đã

được quy hoạch như thế nào để đáp

ứng nhu cầu phát triển và hội nhập?

QUẢN LÝ ĐÔ THỊVÀ VAI TRÒ CỦA LÃNH ĐẠO CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ

Lương Lâm (thực hiện)

Ông Cao Thành Hiếu

Chủ tịch UBND TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre

Page 22: BỒI DƯỠNG THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-diendanxaydungvadothi.pdf · năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và

27Số 53.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Để thực hiện được mục tiêu trên, thành phố Bến Tre

đang phấn đấu phát triển đồng bộ trên tất cả các lĩnh

vực kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, đầu tư xây dựng

và phát triển đô thị,… Việc xây dựng và phát triển đô

thị được thành phố rất quan tâm, trong đó công tác

quy hoạch, quản lý quy hoạch xây dựng có vai trò rất

quan trọng, làm cơ sở cho đầu tư xây dựng các công

trình chỉnh trang và phát triển đô thị. Do đó, từ năm

2002 được tỉnh quan tâm phê duyệt Đồ án điều chỉnh

quy hoạch chung thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre (đến năm

2020); từ năm 2002 đến năm 2009 phê duyệt 18 đồ án

quy hoạch chi tiết 1/2000 và 16 đồ án quy hoạch chi tiết

1/500 theo đồ án quy hoạch chung.

Đến năm 2013, Ủy ban nhân dân thành phố đã phối

hợp với Sở Xây dựng tiến hành rà soát và trình Ủy ban

nhân dân tỉnh Bến Tre phê duyệt Đồ án quy hoạch chung

xây dựng thành phố Bến Tre đến năm 2030 thay thế quy

hoạch trước đây, hiện nay đang trong giai đoạn lập các

đồ án quy hoạch phân khu đô thị theo quy hoạch chung.

- Đối với công tác lập quy hoạch và quản lý xây dựng

theo quy hoạch: Các đồ án quy hoạch cần phải sát thực

tế, có tính dự báo chiến lược và mang tính khả thi cao

phù hợp với yêu cầu và tính đặc thù của địa phương; Uỷ

ban nhân dân thành phố thường xuyên quan tâm chỉ

đạo cơ quan chuyên môn tham mưu các giải pháp trong

quản lý quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn. Việc công

khai dân chủ bằng nhiều hình thức trong quy hoạch xây

dựng được quan tâm thực hiện; công tác tuyên truyền,

phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực xây dựng, quy

hoạch cũng thực hiện thường xuyên; quá trình quản lý

quy hoạch mạnh dạn đề xuất hủy bỏ hoặc điều chỉnh

đối với các đồ án quy hoạch không khả thi ảnh hưởng

Quá trình quản lý quy hoạch cần mạnh dạn đề xuất hủy bỏ hoặc điều chỉnh đối với đồ án quy hoạch không khả thi, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân

trực tiếp đến cuộc sống người dân. Do

vậy, công tác này thời gian qua luôn

được sự đồng thuận cao của nhân dân

trong việc thực hiện các công trình, dự

án theo quy hoạch đô thị.

- Trên cơ sở các đồ án quy hoạch

được duyệt bằng nhiều giải pháp,

thành phố đã huy động và sử dụng có

hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát

triển, thực hiện nhiều công trình, dự án

hạ tầng kỹ thuật quan trọng. Các công

trình thương mại, dịch vụ công cộng,

trụ sở cơ quan được đầu tư khang trang

như hệ thống các Ngân hàng, Trường

Mầm non, trường tiểu học, Trung tâm

văn hoá tỉnh,... Các công trình này góp

phần phục vụ ngày càng tốt hơn nhu

cầu của nhân dân, tạo điều kiện giúp

nhân dân thuận lợi hơn trong việc giao

dịch các thủ tục hành chính với cơ quan

nhà nước và các dịch vụ công khác.

- Ngoài ra, công tác xúc tiến đầu tư

đạt kết quả tích cực dựa trên từng đồ

án quy hoạch được duyệt, các dự án

xây dựng đưa vào sử dụng như khu dân

cư Sao Mai, Khu tái định cư Mỹ Thạnh

An, khách sạn Việt Úc, khách sạn Dừa,

Siêu thị Co.opMart, siêu thị điện máy

Chợ Lớn,… Hiện nay, thành phố Bến Tre

đang xây dựng đô thị theo quy hoạch

và phát triển đúng định hướng, diện

mạo đô thị từng bước thay đổi theo

hướng khá hiện đại, văn minh phù hợp

với xu thế hội nhập và phát triển.

PV: Vâng, nhưng hiện nay, hầu hết

các đô thị Việt Nam phát triển đều gặp

phải tình trạng: Sự quá tải của hạ tầng

giao thông, tiếp cận nguồn nước sạch

còn hạn chế, môi trường xuống cấp, vệ

sinh đô thị chưa đạt tiêu chuẩn, các vấn

đề xã hội ngày càng phức tạp… Xin ông

cho biết, TP. Bến Tre có những giải pháp gì

để hạn chế tình trạng trên?

Page 23: BỒI DƯỠNG THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-diendanxaydungvadothi.pdf · năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và

28 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Ông Cao Thành Hiếu: Mục tiêu phát triển của thành phố

Bến Tre như đã nói trên là hướng đến “phát triển bền vững”.

Do đó, song song việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng

kỹ thuật đô thị khang trang, đáp ứng nhu cầu phục vụ nhân

dân ngày càng tốt hơn. Thành phố Bến Tre luôn luôn quan

tâm vấn đề bảo vệ môi trường (xử lý rác thải, nước thải, xây

dựng đô thị văn minh), ứng phó biến đổi khí hậu (đặc biệt là

nước biển dâng và xâm nhập mặn), các vấn đề xã hội (đặc biệt

nạn trộm cắp, tệ nạn ma tuý). Tuy nhiên, nguồn lực của thành

phố Bến Tre có hạn, nhất là vấn đề về vốn đầu tư xây dựng các

công trình để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, ứng phó

biến đổi khí hậu, quá trình lãnh đạo phát triển đô thị, hệ thống

chính trị thành phố Bến Tre cũng được sự hỗ trợ của Trung

ương, của tỉnh Bến Tre thực hiện các giải pháp, phần việc cụ

thể để từng bước hạn chế thấp nhất các vấn đề phát sinh như

trên. Hiện nay, hệ thống chính trị thành phố Bến Tre và nhân

dân đang thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 21 tháng

12 năm 2015 của Thành uỷ Bến Tre về phấn đấu thực hiện chủ

trương: Không còn tình trạng vứt rác bừa bãi; không có người

ăn xin, lang thang cơ nhỡ; không còn nhà ở tạm bợ; không để

tăng thêm người nghiện ma tuý và nạn trộm cắp trên địa bàn

giai đoạn 2015 – 2020.

Để góp phần thực hiện thuận lợi trong việc thu gom và xử lý rác thải, thành phố Bến Tre chủ trương cho xây dựng các Trạm trung chuyển rác để tập kết rác đảm bảo mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường. Kêu gọi đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý rác thải, hiện nay nhà đầu tư đang thi công, dự kiến trong năm 2017 đưa vào sử dụng.

Là đô thị thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu

Quan điểm của thành phố Bến Tre trong việc thực hiện quy hoạch phát triển đô thị tại các khu vực ven kênh rạch là luôn hướng đến việc cải tạo các kênh rạch để giữ được nét sinh thái góp phần tạo không gian xanh cho đô thị và giải quyết tốt nhất việc thoát nước mặt cho toàn đô thị. Cụ thể, dọc Sông Bến Tre hiện đã xây dựng kè chống sạt lở (khoảng 70%), các rạch Cá Lóc, Cái Cá đã có Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Trục cảnh quan rạch.

Ngoài ra, tranh thủ các nguồn vốn thực hiện nhiều dự án để nâng cấp đô thị, ứng phó biến đổi khí hậu và ổn định đời sống nhân dân, trong đó:

Dự án Mở rộng nâng cấp đô thị Việt Nam – Tiểu dự án thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án thực hiện sẽ hỗ trợ nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3 ở các khu vực dân cư nghèo, tạo điều kiện cho nhân dân sống trong các khu nghèo được tiếp cận hạ tầng, cải thiện đời sống nhân dân, giải quyết 02 tuyến kênh ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (kênh Chín Tế, kênh 30/4), giải quyết tình trạng quá tải lưu lượng xe lưu thông trên tuyến đường Nguyễn Đình Chiểu,…;

Ủy ban nhân dân tỉnh đang tranh thủ các nguồn vốn để thực hiện các dự án ứng phó biến đổi khí hậu và ổn định đời sống nhân dân, trong đó có 02 dự án trên địa bàn thành phố Bến Tre (Dự án hạ tầng thiết yếu ổn định đời sống dân cư Phường 7, xã Bình Phú, xã Mỹ Thạnh An và Dự án hạ tầng thiết yếu ổn định đời sống dân cư Phường 8, xã Phú Hưng) các dự án này có những hạng mục rất quan trọng là xây dựng kè chống sạt lở Sông Bến Tre và Sông Hàm Luông.

+ Hiện nay đã chuẩn bị hồ sơ tranh thủ nguồn vốn vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thực hiện Dự án phát triển các đô thị xanh (đô thị loại II) Dự án thành phần thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre, xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt khu vực nội ô thành phố Bến Tre.

Page 24: BỒI DƯỠNG THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-diendanxaydungvadothi.pdf · năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và

29Số 53.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Khóa đào tạo Nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch thành phố, thị xã thuộc tỉnh theo Đề án 1961

PV: Muốn quản lý tốt đô thị, giúp cho đô thị phát triển

bền vững, vai trò của lãnh đạo chính quyền đô thị các cấp vô

cùng quan trọng. Ở TP. Bến Tre, vấn đề này đã được thể hiện

như thế nào, thưa Ông? Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

quản lý đô thị cần được thực hiện như thế nào cho thiết thực

và hiệu quả hơn?

Ông Cao Thành Hiếu: Thành phố Bến Tre là đô thị

trực thuộc tỉnh Bến Tre và là tỉnh lỵ của tỉnh Bến Tre, nên

các chủ trương về xây dựng và phát triển đô thị thành

phố Bến Tre đều được thực hiện thống nhất từ cấp tỉnh

đến thành phố, các xã phường và được nhân dân đồng

tình thực hiện, nên trong công tác quản lý đô thị thực

hiện được nhiều thuận lợi, cụ thể:

Đối với các các chủ trương về phát triển đô thị đều

được Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh lãnh đạo thực

hiện; các dự án phát triển đô thị có quy mô lớn, các dự

án kêu gọi đầu tư có tính chất quan trọng đều được sự

hỗ trợ và thống nhất của các ngành trong tỉnh.

Các cấp đơn vị trực tiếp thực hiện công tác quản lý đô

thị trên địa bàn thành phố Bến Tre đếu rất tích cực như: Sở

Xây dựng (Phòng Quy hoạch - Kiến trúc - Đô thị, Uỷ ban

nhân dân thành phố (Phòng Quản lý đô thị, Đội trật tự đô

thị thành phố trực thuộc phòng), các xã phường (có bố trí

01 cán bộ quản lý đô thị). Do đó, mọi chủ trương, chính

sách, quy định pháp luật liên quan vấn đề quản lý, phát

triển đô thị đều được triển khai và thực hiện đồng bộ tại

các đơn vị.

Theo tôi, để nâng cao năng lực và vai trò của cán

bộ chính quyền đô thị các cấp, Trung ương cần quan

tâm công tác đào tạo và bồi dưỡng cho cán bộ chính

quyền các đô thị; có cơ chế đặc thù về bộ máy chính

quyền và phân cấp mạnh công tác quản lý cho chính

quyền các đô thị.

Thời gian qua, thành phố Bến Tre rất quan tâm đến

công tác đào tạo cho lãnh đạo các xã, phường và cán

bộ làm công tác quản lý đô thị các cấp nhưng hiện tại

vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu Các lớp đã được tổ chức

điển hình như: Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý

xây dựng và phát triển đô thị cho lãnh đạo; Bồi dưỡng

nâng cao năng lực quản lý xây dựng và đô thị cho cán

bộ công chức cấp thành phố và xã phường;… Do đó, để

giúp chính quyền các đô thị quản lý tốt hơn, hiệu quả

và phát triển đô thị theo đúng định hướng thì cần thiết

hàng năm Trung ương (Bộ Xây dựng) quan tâm tổ chức

các lớp đào tạo chuyên sâu và đào tạo lại cho những cán

bộ chuyên môn đô thị nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ

trước khi tham gia công tác tại các cơ quan chuyên môn

tham mưu giúp chính quyền các cấp trong công tác quản

lý nhà nước về đô thị.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Page 25: BỒI DƯỠNG THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-diendanxaydungvadothi.pdf · năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và

30 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Không gian công cộng cần những người có tầm nhìn

Amanda Burden*

*Cựu giám đốc Sở Quy hoạch của Thành phố New York

“CÁC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG HÃY NHỚ RẰNG CHÚNG LUÔN CẦN NHỮNG CON NGƯỜI CÓ TẦM NHÌN”

Thật khó có thể tưởng tượng được về câu chuyện của New York, cách họ trân trọng và đầu tư vào không gian công cộng một cách mạnh mẽ từ hơn 150 năm trước với dự án Central Park và gần đây hơn là High Line. Có được thành công này là bởi thành phố đã biết giao trọng trách vào những con người có tầm nhìn và quan trọng hơn là có một triết lý nhân bản bên cạnh những nỗ lực xây dựng. Dưới đây chính là bài nói chuyện đầy cảm hứng của bà Amanda Burden, cựu giám đốc Sở Quy hoạch của thành phố New York, trên kênh truyền hình TED, nó nói lên triết lý kiến tạo không gian công cộng mà bản thân lĩnh vực quy hoạch, thiết kế đô thị đã mất hàng thập kỷ để nhận ra: Thiết kế thành công không xuất phát từ những công thức khô cứng mà từ cảm quan nhân bản của nhà thiết kế. Cũng qua câu chuyện của bà, chúng ta thấy được những phẩm chất để tạo nên một nhà quy hoạch thành công và thực sự là những ý tưởng gợi mở cho các nhà quản lý xây dựng và phát triển đô thị.

Page 26: BỒI DƯỠNG THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-diendanxaydungvadothi.pdf · năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và

31Số 53.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

“VỚI TÔI, TRỞ THÀNH NHÀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ ĐỒNG NGHĨA VỚI KHẢ NĂNG THAY ĐỔI THÀNH PHỐ NƠI TÔI SINH SỐNG VÀ YÊU MẾN”

Khi con người nghĩ về đô thị, họ có xu hướng nghĩ về những điều nhất định. Họ nghĩ về cao ốc và phố phường, các toà nhà chọc trời, và những chiếc taxi ồn ào. Nhưng khi tôi nghĩ về đô thị, tôi nghĩ đến con người. Nền tảng của đô thị là con người. Những nơi con người đi đến và những nơi con người gặp gỡ là cốt lõi cho sự vận hành của một đô thị. Vậy quan trọng hơn cả các toà nhà trong đô thị chính là những không gian công cộng xen kẽ.

Hiện nay, nhiều trong những thay đổi rõ rệt nhất của các đô thị lại diễn ra tại các không gian công cộng này. Tôi tin là các không gian công cộng tươi vui, đầy sức sống là mấu chốt để quy hoạch nên một đô thị tuyệt vời. Những không gian này thổi hồn vào một đô thị. Nhưng điều gì làm nên hồn của một không gian công cộng? Điều gì thu hút con người đến các không gian công cộng thành công, và điều gì ở các nơi thất bại khiến con người tránh xa? Tôi nghĩ, nếu trả lời được những câu hỏi này, tôi có thể đóng góp một phần không nhỏ cho thành phố của mình.

Nhưng một trong những điều hơi lạ ở tôi là tôi chuyên nghiên cứu hành vi động vật, và tôi dùng kĩ năng này không phải để nghiên cứu hành vi của động vật mà để nghiên cứu cách người dân thành thị sử dụng các không gian chung trong thành phố.

PALEY PARK – KHÔNG GIAN NHỎ TRỞ THÀNH HIỆN TƯỢNG

Một trong những không gian đầu tiên mà tôi nghiên cứu là một công viên nhỏ xíu tên Paley Park ở trung tâm Manhattan. Không gian nhỏ này đã trở thành một hiện tượng không nhỏ, và vì nó ảnh hưởng sâu sắc đến người dân New York, nó đã để lại trong tôi một ấn tượng rất mạnh. Tôi đã nghiên cứu công viên này từ lúc khởi nghiệp vì nó được xây bởi cha dượng của tôi, vì thế tôi biết những nơi như Paley Park không tự nhiên mà được yêu mến. Tôi nhận thấy rằng những nơi như thế đòi hỏi một sự cống hiến hết mình và phải chú ý đến từng chi tiết. Nhưng điều gì lại khiến nơi này đặc biệt và thu hút con người đến thế? Khi ngồi tại đây và quan sát cẩn thận, điều đầu tiên tôi để ý đến là những chiếc ghế thoải mái, có thể di chuyển. Mọi người có thể đến đây, tìm một chiếc ghế, di chuyển nó một chút, và ngồi một lát, và rồi thật thú vị, chính con người thu

Page 27: BỒI DƯỠNG THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-diendanxaydungvadothi.pdf · năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và

32 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

hút thêm con người, và một điều trái khoáy là tôi cảm thấy bình yên hơn khi có con người xung quanh. Và nơi này xanh tươi. Công viên nhỏ này đem đến những điều mà người New York ao ước: Sự thoải mái và sự xanh tươi. Nhưng tôi tự hỏi vì sao không có nhiều hơn các không gian có cây xanh và chỗ ngồi giống thế trong lòng thành phố - nơi bạn không cảm thấy cô đơn, hoặc như một kẻ xâm nhập? Đáng buồn là các đô thị thường không được thiết kế như vậy.

Giờ bạn thấy một cảnh tượng quen thuộc. Đây là cách mà trước giờ các trung tâm thương mại đã được thiết kế. Chúng mang một vẻ thời thượng lạnh lùng mà ta hay gắn kết với các kiểu kiến trúc hiện đại, nhưng không có gì ngạc nhiên khi con người tránh những nơi như thế. Chúng không chỉ có vẻ xa cách, chúng còn trông đầy nguy hiểm. Ý tôi là, bạn sẽ ngồi ở đâu? Bạn sẽ làm gì ở đây? Nhưng các kiến trúc sư yêu chúng. Chúng là nền tảng cho các tác phẩm của họ. Chúng có thể hào phóng cho một vài bức tượng, nhưng chỉ có vậy thôi. Và với các nhà phát triển, chúng thật lí tưởng. Không cần tưới tắm, không cần bảo quản, và không có những vị khách không mời để lo lắng. Nhưng bạn không nghĩ đây là một điều lãng phí sao? Với tôi, trở thành nhà quy hoạch đô thị đồng nghĩa với khả năng thay đổi thành phố nơi tôi sinh sống và yêu mến. Tôi ước muốn tạo ra những nơi có thể khiến

bạn có được thứ cảm giác như ở Paley Park, và không để các nhà phát triển xây các trung tâm ảm đạm như vậy nữa. Nhưng sau nhiều năm, tôi học được rằng thật khó để tạo ra các không gian công cộng thành công, ý nghĩa, và tươi vui. Tôi học được từ cha dượng rằng những nơi như thế không tự nhiên mà có, nhất là ở một thành phố như New York, nơi mà từ đầu đã phải đấu tranh để có không gian công cộng, và để nó trở nên thành công, ai đó phải suy nghĩ rất kỹ về tất cả mọi chi tiết.

Các không gian mở ở đô thị là cơ hội. Đúng, chúng là cơ hội cho đầu tư thương mại, nhưng chúng cũng là cơ hội cho những điều tốt đẹp chung cho thành phố, và hai mục tiêu đó thường trái ngược nhau do đó gây ra mâu thuẫn.

Lần đầu tiên tôi phải đấu tranh cho một không gian công cộng là ở đầu thập kỉ 80, khi tôi đang là trưởng nhóm các nhà quy hoạch tại một bãi rác khổng lồ tên Battery Park City ở cuối Manhattan, cạnh dòng sông Hudson. Bãi cát cằn cỗi này đã bị bỏ hoang trong 10 năm, và chúng tôi biết nếu không tìm được một nhà phát triển trong vòng 6 tháng, nó sẽ phá sản. Thế là chúng tôi nảy ra một ý tưởng đột phá, gần như điên rồ. Thay vì xây một công viên để bù lỗ cho sự phát triển sau này, sao không đảo ngược cách thức và xây trước một không gian công cộng nhỏ nhưng cao cấp, và xem liệu nó có thay đổi được gì không. Chúng tôi chỉ đủ ngân sách để làm một phần nhỏ của con đường ven sông tương lai, nên bất cứ thứ gì chúng tôi xây đều phải hoàn hảo. Để chắc chắn, tôi đề nghị xây một mô hình bằng gỗ, với tỉ lệ thật, của ban công và bờ kè. Và khi tôi ngồi xuống chiếc ghế mô hình đó với các đám cát còn xoáy quanh, ban công đã đập ngay vào tầm mắt, che hết tầm nhìn và huỷ hoại trải nghiệm tại bờ sông của tôi.

Nên bạn thấy đó, các chi tiết thật sự có thể tạo ra sự khác biệt. Nhưng thiết kế không chỉ liên quan đến vẻ ngoài, nó còn là cảm giác của cơ thể khi bạn ngồi tại đó, trong không gian đó, và tôi tin rằng một thiết kế thành công luôn dựa trên những trải nghiệm cá nhân ấy. Trong tấm ảnh này, mọi thứ đều trông tươm tất, nhưng bờ đá granit đấy, các ngọn đèn này, lưng tựa của băng ghế kia, những hàng cây con, và rất nhiều nơi khác nhau để ngồi đều là những cuộc đấu tranh nhỏ để biến dự án này thành một nơi mọi người muốn đến.

TẠO DIỆN MẠO CHO CẢ THÀNH PHỐ NEW YORK - BÀI TOÁN CHO MỘT THÀNH PHỐ KHI KHÔNG THỂ TRẢI RỘNG THÊM

Kết quả đáng giá của việc này là 20 năm sau khi Michael Bloomberg đề cử tôi làm uỷ viên ban quy hoạch và cho tôi đảm nhiệm việc tạo diện mạo cho

Page 28: BỒI DƯỠNG THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-diendanxaydungvadothi.pdf · năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và

33Số 53.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

cả thành phố New York. Chính ngày hôm đó, ông ấy bảo

tôi rằng dân số thành phố New York dự kiến sẽ tăng từ 8

lên 9 triệu người. Và ông ấy hỏi, “Vậy bà sẽ để một triệu dân

New York mới vào đâu?” Thiệt tình là, tôi cũng không biết.

Các bạn biết đấy, New York đề cao việc thu hút dân nhập

cư, nên chúng tôi hào hứng về khả năng tăng trưởng

này, nhưng chúng tôi sẽ phát triển ra đâu đây trong một

thành phố đã được xây đến tận các ngóc ngách và được

bao bọc bởi sông? Làm cách nào để tìm chỗ ở cho quá

nhiều dân New York mới như thế? Và nếu không thể mở

rộng diện tích, có thể đó là điều tốt, thì các nơi ở mới sẽ

được xây ở đâu? Còn ô tô thì sao? Thành phố không thể

chứa thêm bất kì chiếc ô tô nào nữa.

Vậy chúng tôi phải làm gì đây? Nếu không thể trải

rộng thêm, chúng tôi buộc phải lên cao. Và nếu phải lên

cao, chúng tôi cần lên cao tại những nơi mà con người sẽ

không cần ô tô. Chúng tôi sẽ dùng một trong những cơ

sở tốt nhất thành phố: Hệ thống trung chuyển. Nhưng

chúng tôi chưa bao giờ nghĩ đến cách để tận dụng triệt

để nó. Và đây là đáp án cho vấn đề của chúng tôi. Nếu có

thể quy hoạch các công trình mới xung quanh hệ thống

trung chuyển, chúng tôi thật sự có thể chịu được số dân

mới, chúng tôi nghĩ. Đây là kế hoạch cho những gì chúng

tôi cần làm: Chúng tôi cần phân vùng lại và phân vùng

là công cụ thường ngày của các nhà quy hoạch, cơ bản

là quy hoạch lại toàn thành phố, nhắm vào các nơi được

phép xây công trình mới và cấm mọi sự khai triển tại các

khu phố nhiều ô tô, mang phong cách ngoại thành. Đây

là một ý tưởng quá đỗi tham vọng, tham vọng vì kế hoạch

này cần được duyệt bởi các cộng đồng dân cư.

Vậy làm sao để giải quyết việc này? Lắng nghe?! Thế là

tôi bắt đầu lắng nghe, thật sự, tôi đã phải lắng nghe hàng

nghìn giờ chỉ để gây dựng lòng tin. Bạn biết đó, các cộng

đồng dân cư biết rõ bạn hiểu khu phố của họ hay không.

Đây không phải điều có thể giả vờ. Và tôi bắt đầu đi bộ. Tôi

không nhớ mình đã đi qua bao nhiêu khu nhà, trong các

tháng hè oi bức, trong những trời đông giá lạnh, năm này

qua năm khác, chỉ để hiểu được định dạng của mỗi khu

phố và cảm giác của mỗi con đường. Tôi trở thành một

chuyên gia phân vùng siêu đẳng, Tôi tìm cách giải quyết

các lo ngại của người dân qua việc phân vùng này. Từng

chút một, từng con phố một, từng khu nhà một, chúng

tôi bắt đầu đặt giới hạn độ cao cho các công trình mới có

thể dễ dàng hình dung và gần hệ thống trung chuyển.

Sau 12 năm ròng rã, chúng tôi đã phân vùng lại 124 khu

phố, 40 phần trăm của thành phố; 12,500 khu nhà, để bây

giờ, 90 % các công trình mới tại New York đều cách một

trạm trung chuyển 10 phút đi bộ. Nói theo cách khác, dân

cư ở đây không cần sở hữu ô tô.

Phân vùng là công việc mệt mỏi và hao tốn năng

lượng và quan trọng, nhưng nó chưa bao giờ là nhiệm vụ

của tôi. Bạn không thấy được và không cảm nhận được sự

phân vùng. Nhiệm vụ của tôi luôn là tạo ra các không gian

công cộng tuyệt vời. Ở các khu vực được quy hoạch cho sự

phát triển mạnh, tôi đã quyết tâm tạo ra những không gian

có khả năng thay đổi đời sống của dân cư nơi đó. Những gì

các bạn đang thấy từng là 2 dặm của một bờ sông xuống

cấp, bỏ hoang tại khu Greenpoint và Williamsburg ở

Brooklyn, không có đường để đến và hoàn toàn vô dụng.

Việc quy hoạch ở đây cực kì lớn, nên tôi cảm thấy mình

có nghĩa vụ tạo ra những công viên thật đẹp ở ven sông,

và tôi giành rất nhiều thời gian trên từng mét vuông của

bản vẽ. Tôi muốn đảm bảo rằng các lối từ công viên ra bờ

sông sẽ phủ rợp bóng cây, rằng sẽ có cây cỏ và hoa lá ở

mọi nơi; và dĩ nhiên, rất rất nhiều chỗ để ngồi. Thật tình

thì, tôi cũng không hình dung được nó sẽ như thế nào. Tôi

phải có niềm tin. Nhưng tôi đã đặt mọi thứ mình đã học

và nghiên cứu vào các bản vẽ này.

Và rồi nó được khánh thành, tôi phải nói với bạn rằng,

nó ngoài sức tưởng tượng. Mọi người từ khắp nơi trên

thành phố đổ về những công viên này. Tôi biết chúng đã

thay đổi đời sống của dân cư nơi đây, nhưng nó cũng thay

đổi cách người New York nghĩ về thành phố của họ. Tôi

hay đến đây và quan sát mọi người leo lên chiếc phà nhỏ

nối giữa các khu vực của thành phố, và tôi không biết vì

sao, nhưng tôi hoàn toàn xúc động trước việc mọi người

dùng chiếc phà này như thể nó đã ở đây từ trước đến giờ.

Page 29: BỒI DƯỠNG THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-diendanxaydungvadothi.pdf · năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và

34 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

“Làm cách nào để biến một công viên thành một nơi mà con người muốn đến? Thật ra, nó tuỳ thuộc vào bạn, không phải với tư cách một nhà quy hoạch, mà với tư cách một con người. Bạn đừng tập trung vào chuyên môn thiết kế mà hãy tập trung vào trái tim của mình”

Còn đây là một công viên mới ở Hạ Manhattan. Bạn

biết đấy, bờ sông của Hạ Manhattan từng là một đống

bừa bộn trước sự kiện 11 tháng 9. Wall Street thực chất

không giáp sông vì không có cách nào để đến bờ sông

này. Và sau sự kiện 11 tháng 9, thành phố có rất ít sự kiểm

soát. Nhưng tôi nghĩ nếu chúng tôi đến Tập Đoàn Phát

Triển Hạ Manhattan để mua lại 2 dặm của bờ sông xuống

cấp này, nó sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng lại

Hạ Manhattan. Và y như rằng. Hạ Manhattan cuối cùng đã

có bờ sông công cộng ở cả ba hướng.

Tôi thật sự yêu công viên này. Bạn biết không, ban

công giờ buộc phải cao hơn, nên chúng tôi đặt các ghế

cao ở rìa, bạn có thể đến gần mặt nước đến mức bạn thật

sự ở trên nó. Và hãy để ý đến thiết kế rộng và phẳng của

tay vịn ban công để bạn có thể đặt bữa trưa hoặc máy

tính lên. Và tôi yêu lúc con người đến đây và nhìn lên và

nói, “Wow, Brooklyn kìa, nó gần thật”.

Vậy đâu là bí quyết? Làm cách nào để biến một công

viên thành một nơi mà con người muốn đến? Thật ra, nó

tuỳ thuộc vào bạn, không phải với tư cách một nhà quy

hoạch, mà với tư cách một con người. Bạn đừng tập trung

vào chuyên môn thiết kế của mình. Mà hãy tập trung vào

trái tim của mình. Ý tôi là, bạn có muốn đến đó không?

Bạn có muốn nán lại không? Bạn có thể thấy nó từ trong

ra ngoài không? Có người khác ở đó không? Nó có xanh

và thân thiện không? Bạn có tìm thấy chỗ ngồi riêng cho

mình không?

Bây giờ, khắp thành phố New York, có những nơi mà

bạn có thể tìm thấy chỗ ngồi riêng cho mình. Những nơi

từng là bãi đỗ xe đã trở thành các quán cà phê vỉa hè. Nơi

từng là đường xe chạy của Broadway hiện nay đã có bàn

và ghế. Nơi mà 12 năm trước các quán cà phê vỉa hè bị

cấm, thì nay chúng ở khắp nơi. Nhưng để những nơi này

được sử dụng cho nhu cầu công cộng không hề dễ, và

còn khó hơn để giữ chúng như thế.

CHUYỆN VỀ CÔNG VIÊN HIGH LINE - CÔNG VIÊN GÂY NHIỀU TRANH CÃI

“Bạn biết đó, các lợi ích thương mại sẽ luôn chống lại những không gian công cộng… nhưng một đô thị cần có tầm nhìn xa về những điều tốt đẹp cho cả một cộng đồng”

Vậy bây giờ tôi sẽ kể cho bạn nghe câu chuyện về một

công viên rất lạ tên là High Line. High Line từng là một

đường ray xe lửa trên cao nối thông ba khu phố ở Bờ Tây

Manhattan, và khi tàu hoả ngừng chạy, đường ray trở

thành một cảnh quan tự nhiên, như kiểu một khu vườn

trên trời. Và lần đầu tiên nhìn thấy nó khi tôi leo lên đường

ray cũ kĩ đó, tôi đã say nắng y như cách bạn say nắng một

con người, đúng như vậy. Và khi được bổ nhiệm, việc cứu

hai phân khúc của đường ray High Line khỏi sự phá dỡ trở

thành ưu tiên hàng đầu và cũng là dự án quan trọng nhất

của tôi. Tôi biết rằng nếu tôi không dành đủ sự quan tâm

cho High Line, thì một ngày nào đó, nó sẽ bị phá bỏ. Và

công viên High Line, dù được biết đến rộng rãi và hết sức

Page 30: BỒI DƯỠNG THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-diendanxaydungvadothi.pdf · năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và

35Số 53.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

nổi tiếng, lại là không gian công cộng gây nhiều tranh cãi nhất trong thành phố. Bạn có thể nhìn thấy một công viên đẹp, nhưng không phải ai cũng thấy điều đó. Bạn biết đó, các lợi ích thương mại sẽ luôn chống lại những không gian công cộng. Bạn có thể nói, “Thật tuyệt vời khi có hơn bốn triệu người trên khắp thế giới đến thăm công viên High Line”. Vậy mà, một nhà phát triển chỉ thấy một điều duy nhất: khách hàng. “Này, sao không dẹp các bụi cây đó đi và thay bằng các cửa hàng dọc High Line? Điều này không tuyệt sao? Không phải nó sẽ mang lại nhiều tiền hơn cho thành phố sao?” Nhưng không, điều đó chẳng tuyệt vời chút nào. High Line sẽ trở thành trung tâm mua sắm, không phải công viên. Và bạn biết không, nó có thể đem đến nhiều tiền hơn cho thành phố, nhưng một đô thị cần có tầm nhìn xa về những điều tốt đẹp cho cả một cộng đồng. Rất gần đây, phân khúc cùng của High Line, nhịp thứ ba của High Line, nhịp chót của High Line, đã phải chống lại sự tranh giành của các nhà phát triển, khi mà một số những người này đang thi công trên 1 triệu rưỡi mét vuông tại Hudson Yards, gần ngay phân khúc này. Họ đến gặp tôi và bảo rằng họ “tạm thời tháo rời” phân đoạn thứ ba, phân đoạn cuối cùng đó. Có lẽ với họ, High Line không phù hợp với hình ảnh một đô thị của các toà nhà chọc trời lấp lánh trên đồi. Có lẽ nó chỉ cản đường họ. Nhưng dù gì đi nữa, phải mất chín tháng đàm phán liên tục mỗi ngày để kí được thoả thuận cấm việc đập bỏ phân đoạn này, và điều này xảy ra chỉ hai năm trước thôi.

Bạn thấy đó, dù một không gian công cộng có nổi tiếng và thành công đến mấy, đừng bao giờ cho rằng đó là điều hiển nhiên. Các không gian công cộng hãy nhớ rằng chúng luôn cần những những con người có tầm nhìn trước hết là dành chúng cho nhu cầu công cộng, sau đó là thiết kế chúng theo nhu cầu của cộng đồng, bảo trì chúng để đảm bảo rằng chúng dành cho mọi người, và rằng chúng không bị vi phạm, xâm chiếm, bỏ hoang, hoặc phớt lờ.

Nếu có một điều mà tôi đã học được với tư cách một

nhà quy hoạch đô thị, thì đó là không gian công cộng có

sức mạnh. Sức mạnh này không chỉ được đo bằng số người

sử dụng chúng, mà còn là con số lớn những người yêu quý

thành phố của họ hơn khi biết rằng chúng có ở đó. Không

gian công cộng có thể thay đổi cách bạn sống tại một đô

thị, cách bạn cảm nhận về một đô thị, việc bạn chọn đô thị

này hay đô thị khác, và nó cũng là một trong những lí do

quan trọng nhất khiến bạn sống trong một đô thị. Tôi tin

một đô thị thành công cũng như một buổi tiệc vui nhộn,

con người ở lại vì họ có một thời gian tuyệt vời.