bài giảng kinh tế học vi mô gv: lê thị lệ...

133
Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH GIÁO TRÌNH KINH TẾ HỌC VI MÔ Biên soạn: Ths.Lê Thị Lệ Huyền

Upload: others

Post on 24-Dec-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH

GIÁO TRÌNH

KINH TẾ HỌC VI MÔ

Biên soạn: Ths.Lê Thị Lệ Huyền

Đà Nẵng, năm 2010

Page 2: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VI MÔ

- Xác định được 3 vấn đề cơ bản của nền kinh tế.- Định nghĩa được kinh tế vi mô- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô, kinh tế học thực chứng và kinh tế

học chuẩn tắc.- Trình bày được khái niệm chi phí cơ hội và nắm rõ quy luật khan hiếm, lợi suất

giảm dần để lựa chọn kinh tế tối ưu Các nhà kinh tế cho rằng vấn đề trọng tâm của kinh tế học là sự khan hiếm. Sự khan hiếm nguồn lực đòi hỏi các cá nhân và xã hội đưa ra quyết định lựa chọn. Kinh tế học nghiên cứu sự lựa chọn trong điều kiện nguồn lực khan hiếm. Chương này đề cập đến những vấn đề kinh tế cơ bản và cách thức giải quyết các vấn đề trong nền kinh tế, các mối quan hệ trong nền kinh tế và sự tương tác với thị trường, những khái niệm và nguyên lý cơ bản của kinh tế học, phạm vi phân tích của kinh tế học vi mô và vĩ mô và cách thức tiếp cận trong nghiên cứu các vấn đề kinh tế.1.1 Những vấn đề kinh tế cơ bản của nền kinh tế: 1.1.1 Các vấn đề kinh tế cơ bản: Các nhu cầu của con người được thỏa mãn từ nguồn lực sẵn có trong thiên nhiên hay được sản xuất ra bằng cách kết hợp các nguồn lực về con người, công cụ, máy móc, tài nguyên để tạo ra các sản phẩm dịch vụ thỏa mãn mong muốn của con người. Tuy nhiên nhu cầu con người là vô hạn trong khi đó nguồn lực thì hữu hạn cho nên cần có giải pháp để giải quyết vấn đề nguồn lực có thể đáp ứng nhu cầu. Điều này chỉ có thể thực hiện thông qua một cơ chế tổ chức đó là nền kinh tế. Để hiểu được sự vận hành của nền kinh tế chúng ta phải nhận thức được những vấn đề cơ bản mà bất kỳ nền kinh tế nào cũng phải giải quyết. Đó là:

- Sản xuất cái gì?- Sản xuất như thế nào? - Sản xuất cho ai?1.1.1.1 Sản xuất cái gì?

Vấn đề này có thể được hiểu là: Sản phẩm, hàng hóa dịch vụ nào được sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường sự tương tác giữa người mua và người bán vì lợi ích cá nhân sẽ xác định sản phẩm dịch vụ nào sẽ được sản xuất. Sự cạnh tranh làm cho các nhà sản xuất cung cấp các sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng vì mục tiêu của nhà sản xuất là tìm kiếm lợi nhuận cho nên họ cố gắng cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao hơn để phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng nhằm thu hút sức mua. Và để giải quyết vấn đề trên, các nhà sản xuất phải căn cứ vào nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hoá dịch vụ của người tiêu dùng. Nhu cầu này có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng.Cho nên đây chính là căn cứ để cho các nhà sản xuất lựa chọn và quyết định sản xuất cái gì để cung ứng trên thị trường.

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 2

Page 3: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Bên cạnh việc lựa chọn sản xuất cái gì, nhà sản xuất phải quyết định sản xuất bao nhiêu, cơ cấu thế nào, khi nào thì sản xuất và cung ứng là có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì nhu cầu của xã hội đối với bất cứ mặt hàng nào cũng có giới hạn riêng và thời điểm nảy sinh nhu cầu theo từng loại hàng cũng khác nhau tuỳ vào loại hàng hoá cũng như các yếu tố về mặt tâm lý, thói quên thị hiếu,…của người tiêu dùng. Vì vậy, lựa chọn và quyết định sản xuất bao nhiêu, bao giờ thì sản xuất đúng đắn, phù hợp với nguồn lực, năng lực sản xuất của đơn vị sẽ đảm bảo cho quá trình kinh doanh có hiệu quả.

1.1.1.2. Sản xuất như thế nào? Vấn đề thứ hai có thể phát biểu một cách hoàn chỉnh như là: Sản phẩm và dịch vụ được sản xuất bằng cách nào? Vấn đề này liên quan đến việc xác định những nguồn lực nào được sử dụng và phương pháp để sản xuất ra những sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên việc lựa chọn phương pháp sản xuất nào còn phải xem xét trên khía cạnh hiệu quả kinh tế- xã hội, nguồn lực và trình độ khoa học công nghệ của mỗi đơn vị sản xuất.

Trong nền kinh tế thị trường, các nhà sản xuất với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận sẽ phải tìm kiếm và lựa chọn những nguồn tài nguyên, trình độ công nghệ, phương pháp tổ chức và quản lý sản xuất để đạt năng suất và chất lượng cao nhất với chi phí thấp nhất. Trong điều kiện thu nhập của xã hội có xu hướng ngày càng tăng thì chất lượng hàng hoá dịch vụ có ý nghĩa quyết định trong cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường và thực hiện mục tiêu cơ bản của các nhà sản xuất, các doanh nghiệp. Trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ buộc các nhà sản xuất phải luôn đổi mới kỹ thuật và công nghệ, không ngừng nâng cao trình độ quản lý kinh doanh và trình độ lành nghề cho người lao động để đổi mới sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm.

1.1.1.3 Sản xuất cho ai?Vấn đề thứ ba cần giải quyết đó là “ Ai sẽ nhận sản phẩm và dịch vụ”. Trong nền

kinh tế thị trường, thu nhập và giá cả xác định ai sẽ nhận hàng hóa và dịch vụ cung cấp. Điều này được xác định thông qua tương tác giữa người mua và bán trên thị trường sản phẩm và thị trường nguồn lực. Thu nhập chính là nguồn tạo ra năng lực mua sắm của các cá nhân và phân phối thu nhập được xác định thông qua: tiền lương, tiền lãi, tiền cho thuê và lợi nhuận trên thị trường nguồn lực sản xuất. Trong nền kinh tế thi trường, những ai có nguồn tài nguyên, lao động, vốn, kỹ năng quản lý cao sẽ nhận được thu nhập cao hơn. Với thu nhập này các cá nhân sẽ đưa ra quyết định loại và số lượng sản phẩm sẽ mua trên thị trường sản phẩm và giá cả định hướng cách thức phân bổ nguồn lực cho những ai mong muốn trả với mức giá thị trường.

1.1.2 Cách giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản: Các vấn đề kinh tế cơ bản của nền kinh tế, cụ thể là mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng được giải quyết thông qua các mô hình của nền kinh tế: nền kinh tế hàng hóa tập trung, nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hỗn hợp. Các mô hình này được hình thành dựa trên hai tiêu chí:

- Quan hệ sở hữu về nguồn lực sản xuất.- Cơ chế phối hợp và định hướng các hoạt động của nền kinh tế.

1.1.2.1 Nền kinh tế hàng hóa tập trung:

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 3

Page 4: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Nền kinh tế được đặc trưng bởi quyền sở hữu công cộng đối với mọi nguồn lực và quyền đưa ra các quyết định bởi nhà nước thông qua cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Nhà nước quyết định cơ cấu các ngành, đơn vị sản xuất và phân bố sản lượng và các nguồn lực sử dụng để tổ chức quá trình sản xuất. Các doanh nghiệp sở hữu bởi chính phủ và sản xuất theo định hướng của nhà nước. Nhà nước giao kế hoạch sản xuất và định mức chi tiêu cho các doanh nghiệp và hoạch định phân bổ nguồn lực cụ thể cho doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu sản xuất này.

1.1.2.2 Nền kinh tế thị trường: Nền kinh tế đặc trưng bởi quan hệ sở hữu tư nhân về nguồn lực sản xuất và sử dụng hệ thống thị trường và giá cả để phối hợp, định hướng các hoạt động kinh tế. Thị trường là một cơ chế mà ở đó các quyết định và sở thích cá nhân được truyền thông và phối hợp với nhau. Dựa vào nhu cầu người tiêu dùng để các nhà sản xuất quyết định sản xuất cái gì. Bên cạnh đó các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra và các nguồn lực được cung cấp trong điều kiện cạnh tranh của thị trường cho nên các nhà sản xuất phải lựa chọn các phương pháp sản xuất với chi phí thấp nhất, cân nhắc giá cả của các hệ thống đầu vào nhằm thúc đẩy sử dụng nguồn lực hiệu quả, gia tăng sản lượng, ổn định việc làm và tăng trưởng kinh tế. Vì vậy đây là nền kinh tế có tính hiệu quả nhất và giá cả là phạm trù trung tâm của nền kinh tế này. Bởi thị trường là một cơ chế trong đó người mua và người bán một thứ hàng hóa hoặc dịch vụ tương tác với nhau để xác định giá cả và thị trường.Cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế trong đó người tiêu dùng và người sản xuất tác động lẫn nhau qua thị trường để đồng thời giải quyết ba vấn đề cái gì, như thế nào và cho ai.

1.1.2.3 Nền kinh tế hỗn hợp: Nền kinh tế này nằm giữa hai thái cực của kinh tế thị trường và kinh tế hàng hóa tập trung. Hầu hết, các quốc gia hiện nay đều vận dụng mô hình kinh tế hỗn hợp. Nền kinh tế hỗn hợp phát huy ưu điểm của nền kinh tế thị trường, đồng thời tăng cường vai trò của chính phủ trong việc điều chỉnh các khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế hỗn hợp các thể chế công cộng và tư nhân đều kiểm soát nền kinh tế. Thể chế tư nhân kiểm soát thông qua bàn tay vô hình của cơ chế thị trường, còn thể chế công cộng kiểm soát bằng những mệnh lệnh và những chính sách nhằm kích thích về tài chính và tiền tệ của chính phủ….Xu hướng chung trên thế giới hiện nay và kể cả Việt Nam là kiểu tổ chức kinh tế theo mô hình kinh tế hỗn hợp. Với kiểu tổ chức này các yếu tố thị trường, chỉ huy và truyền thống cùng tham gia quyết định các vấn đề kinh tế.

1.2. Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vi mô:1.2.1. Kinh tế học vi mô và mối quan hệ với kinh tế học vĩ mô:

Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu sự lựa chọn khi con người đương đầu với nguồn lực khan hiếm. Kinh tế học tập trung nghiên cứu việc sử dụng và quản lý các nguồn lực khan hiếm để thỏa mãn tối đa nhu cầu vật chất của con người. Đặc biệt, kinh tế học nghiên cứu hành vi trong sản xuất, phân phối và tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trong thế giới nguồn lực han chế.

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 4

Page 5: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Tính cấp thiết của kinh tế học là nhận thức được thực tế của sự khan hiếm và dự kiến tổ chức xã hội như thế nào để sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả nhất.Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu, kinh tế học được chia thành: Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô Kinh tế học vi mô: Là môn học nghiên cứu hành vi, cách ứng xử của các chủ thể trong nền kinh tế, sự tương tác của các chủ thể này trên các thị trường khác nhau.

Kinh tế vi mô đi nghiên cứu các hành vi cụ thể của từng cá nhân, từng doanh nghiệp trong việc lựa chọn và quyết định ba vấn đề kinh tế cơ bản cho mình là sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và phân phối ra sao để có thể đứng vững và phát triển cạnh tranh trên thị trường. Nói một cách cụ thể là kinh tế học vi mô nghiên cứu xem họ đạt được mục đích với nguồn tài nguyên hạn chế bằng cách nào và sự tác động của họ đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân ra sao. Mục tiêu của kinh tế học vi mô nhằm giải thích giá và lượng của một hàng hóa cụ thể. Kinh tế học vi mô còn nghiên cứu các quy định,chính sách thuế của chính phủ tác động đến giá và lượng hàng hóa và dịch vụ cụ thể. Chẳng hạn, kinh tế học vi mô nghiên cứu các yếu tố nhằm xác định giá và lượng xe ô tô, đồng thời nghiên cứu các quy định và thuế của chính phủ tác động đến giá cả và lượng sản xuất xe ô tô trên thị trường.

Kinh tế học vĩ mô: Là môn học nghiên cứu tổng thể nền kinh tế, cách thức vận hành của toàn bộ nền kinh tế quốc dân và các chính sách của nhà nước có thể tác động vào tổng thể nền kinh tế, cải thiện hiệu quả hoạt động của nền kinh tế như nghiên cứu ảnh hưởng vay nợ của Chính phủ đến tăng trưởng kinh tế của một đất nước, thay đổi của tỉ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế, quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát, nghiên cứu tác động của các chính sách nhằm ổn định nền kinh tế...

Mối liên hệ giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô: Kinh tế vi mô & kinh tế vĩ mô tuy khác nhau nhưng đều là nội dung quan trọng

của kinh tế học, không thể chia cắt mà bổ sung cho nhau, tạo thành hệ thống kiến thức kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước

Kinh tế vĩ mô tạo hành lang, tạo môi trường, tạo điều kiện cho kinh tế vi mô phát triển. Thực tế đã chứng minh, kết quả của kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào các hành vi của kinh tế vi mô, kinh tế quốc dân phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp, của các tế bào kinh tế trong sự tác động ảnh hưởng của nền kinh tế.

Căn cứ vào cách thức sử dụng thì kinh tế học được chia thành 2 dạng: kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc:

Kinh tế học thực chứng là một nhánh kinh tế học quan tâm tới việc miêu tả và giải thích các hiện tượng kinh tế ,đưa ra các phát biểu có tính khoa học về hành vi kinh tế . Kinh tế học thực chứng, với tư cách là một môn khoa học quan tâm tới việc phân tích hành vi kinh tế. Nó không quan tâm tới việc phán xét giá trị kinh tế. Ví dụ, lý thuyết kinh tế học thực chứng có thể miêu tả việc tăng cung tiền ảnh hưởng tới lạm phát thế nào, nhưng nó không đưa ra một đề nghị nào về cần có chính sách gì khi đó. Hay Kinh tế học thực chứng đề cập đến "điều gì là?". Chẳng hạn, một phát biểu thực chứng là

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 5

Page 6: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

"thất nghiệp là 7% trong lực lượng lao động". Dĩ nhiên, con số 7% này dựa trên các dữ liệu thống kê và đã được kiểm chứng. Vì vậy, không có gì phải tranh cãi với các phát biểu thực chứng.

Kinh tế học Chuẩn tắc liên quan đến các đánh giá của cá nhân về nền kinh tế phải là như thế này, hay chính sách kinh tế phải hành động ra sao dựa trên các mối quan hệ kinh tế. Kinh tế học Chuẩn tắc đề cập đến "điều gì phải là?". Chẳng hạn, một phát biểu chuẩn tắc là "thất nghiệp phải được giảm xuống".

1.2.2. Vị trí và ý nghĩa, đối tượng của việc nghiên cứu kinh tế học vi mô:1.2.2.1 Vị trí, ý nghĩa của việc nghiên cứu KTH vi mô:

- Kinh tế hoc vi mô là một môn khoa học kinh tế cơ bản, cung cấp kiến thức về kinh tế thị trường để ra quyết định tối ưu.- Kinh tế học vi mô có quan hệ với các môn học khác, nó là cơ sở lý thuyết để nghiên cứu các môn kinh tế ngành và quản trị kinh doanh.

1.2.2.2 Đối tượng nghiên cứu: Kinh tế học vi mô chỉ đề cập đến hoạt động của từng tế bào kinh tế: người sản xuất, người tiêu dùng, chính phủ đến các mục tiêu của họ và cách thức để đạt được mục tiêu đó. Cụ thể: Kinh tế học vi mô là môn khoa học nghiên cứu và giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản của một doanh nghiệp trong nền kinh tế: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai?. Ba vấn đề kinh tế cơ bản trên được thể hiện ở những vấn đề về tiêu dùng cá nhân, cung, cầu hàng hoá, sản xuất và chi phí, giá cả thị trường, canh tranh, lợi nhuận của từng doanh nghiệp Kinh tế vi mô nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng, hành vi của doanh nghiệp và sự tác động của chúng đến nền kinh tế trên cơ sở của những qui luật, những xu thế vận động tất yếu của nền kinh tế thị trường. Kinh tế học vi mô cũng phân tích những mặt trái (trục trặc, khuyết tật, thất bại,...) của nền kinh tế thị trường và vai trò can thiệp, điều tiết của nhà nước để hướng dẫn“bàn tay vô hình hoạt động có hiệu qủa.

1.2.3 Nội dung nghiên cứu của kinh tế học vi mô:- Những vấn đề kinh tế cơ bản của nền kinh tế, lý thuyết lựa chọn kinh tế tối ưu.- Cung cầu hàng hoá, các yếu tố ảnh hưởng đến cung cầu hàng hoá, sự thay đổi của

cung cầu hàng hoá và giá cả trên thị trường.- Lý thuyết về người tiêu dùng bao gồm: lý thuyết về lợi ích, lý thuyết về đường ngân

sách, đường cong đẳng ích, về sự co dãn của cung và cầu hàng hoá nhằm làm rõ những vấn đề liên quan đến hành vi lựa chọn của của người tiêu dùng.

- Lý thuyết về sản xuất và chi phí, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sản xuất của doanh nghiệp như: hàm sản xuất, các yếu tố đầu vào, năng suất lao động và vốn.

- Hành vi ứng xử của doanh nghiệp để đạt lợi nhuận tối đa trong thị trường cạnh tranh và độc quyền.

- Những hạn chế của kinh tế thị trường và vai trò của Chính phủ trong việc điều tiết các hoạt động kinh tế ở các doanh nghiệp để nền kinh tế phát triển ổn định và đảm bảo công bằng xã hội.

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 6

Page 7: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

1.2.4 Phương pháp nghiên cứu kinh tế học vi mô Kinh tế học vi mô là môn khoa học xã hội sử dụng phương pháp nghiên cứu

giống như những môn khoa học xã hội khác và có sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể, phù hợp với đặc thù của môn học.

Những phương pháp chung+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận, phương pháp luận và phương pháp lựa chọn

kinh tế tối ưu trong các hoạt động kinh tế vi mô. Muốn vậy phải nắm vững các khái niệm, định nghĩa, nội dung và công thức toán học, cơ sở hình thành các hoạt động kinh tế vi mô và quan trọng là rút ra được tính tất yếu và xu thế phát triển của chúng.

+ Gắn chặt việc nghiên cứu lý luận, phương pháp luận với thực hành để có thể giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp. Việc phân tích và giải quyết tình huống về mặt lý thuyết của các hoạt động kinh tế vi mô để nắm vững lý thuyết là rất cần thiết.

+ Nghiên cứu lý luận phải gắn liền với giải thích các vấn đề thực tiễn của các hoạt động kinh tế học vi mô của các doanh nghiệp ở Việt Nam và các nước. Những kết quả thu được sẽ là minh chứng và cơ sở để hoàn thiện những vấn đề về lý luận, phương pháp luận của kinh tế học vi mô.

Phương pháp cụ thể+ Sử dụng toán học làm công cụ nghiên cứu kinh tế học vi mô để mô hình hoá,

lượng hoá các đối tượng của kinh tế vi mô và mối quan hệ giữa chúng.+ Vận dụng phương pháp cân bằng nội bộ giữa các bộ phận trong tổng thể, đơn

giản hoá các mối quan hệ phức tạp của các nội dung nghiên cứu trong kinh tế vi mô. Việc sử dụng kết hợp, đồng thời hai phương pháp nghiên cứu trên là cần thiết để phân tích, đánh giá và kết luận một cách đúng đắn những nội dung nghiên cứu của kinh tế vi mô.1.3. Lý thuyết lựa chọn:

1.3.1. Những vấn đề cơ bản của lý thuyết lựa chọn: 1.3.1.1 Lý thuyết lựa chọn:

Như đã trình bày kinh tế học là việc nghiên cứu xem các cá nhân và các nền kinh tế giải quyết vấn đề cơ bản của sự khan hiếm như thế nào. Do không có đủ nguồn tài nguyên để thoả mãn nhu cầu của các cá nhân và toàn xã hội, các cá nhân và xã hội phải đưa ra sự lựa chọn trong số các lựa chọn thay thế cạnh tranh. Cơ sở lý luận cho sự lựa chọn này chính là lý thuyết lựa chọn: Lý thuyết lựa chọn là tìm cách lý giải cách thức mà mỗi cá nhân, tổ chức đưa ra quyết định của mình để giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản nói trên và nó cố gắng giải thích tại sao họ lựa chọn như vậy hay Lựa chọn là cách thức mà các đơn vị kinh tế sử dụng để ra quyết định có lợi nhất.

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 7

Page 8: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Ví dụ: Một cá nhân có một khoản tiền là 100 triệu đồng. Người này sẽ phân tích các phương án sử dụng số tiền này sao cho có lợi nhất. Một số phương án: PA1: Cất đi =>không rủi ro, không sinh lời. PA2: Gửi ngân hàng => An toàn nhưng sinh lời ít PA3: Bỏ vào kinh doanh => Rủi ro cao nhưng lợi nhuận hấp dẫn.Với các phương án đó thì người này sẽ cân nhắc cái được và cái mất trong mỗi phương án để đưa ra quyết định tối ưu nhất cho bản thân.Như vậy bản chất của sự lựa chọn là sự đánh đổi được cái này mất cái kia tức là để nhận được một lợi ích nào đó buộc chúng ta phải đánh đổi hoặc bỏ qua một chi phí nhất định cho nó. Quyết định của sự lựa chọn được cân nhắc trên cơ sở xem xét chi phí cơ hội. Bởi lẽ mỗi cá nhân trong xã hội sở hữu những nguồn lực nhất định để có thể sản xuất hay tiêu dùng một số hàng hóa nhất định cho dù cá nhân có nguồn lực có dồi dào đi chăng nữa thì sự giới hạn về thời gian và nhân lực chỉ cho phép họ sản xuất hay tiêu dùng một số hàng hóa nhất định. Chi phí cơ hội của một phương án được lựa chọn là giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện sự lựa chọn đó (và là những lợi ích mất đi khi chọn phương án này mà không chọn phương án khác; Phương án được chọn khác có thể tốt hơn phương án đã chọn). Do quy luật về sự khan hiếm nên luôn tồn tại những sự đánh đổi khi thực hiện các sự lựa chọn. Hay nói cách khác, chi phí cơ hội luôn tồn tại.

Một ví dụ đơn giản của chi phí cơ hội là khi lựa chọn việc đến lớp nghe giáo sư giảng bài, một học viên sẽ mất cơ hội gặp gỡ ký kết hợp đồng với một đối tác làm ăn, hoặc mất cơ hội tham dự một hội thảo khác cũng đang được tổ chức trong thời gian đó. Thời gian là nguồn lực khan hiếm nên không thể cùng một lúc thực hiện được cả ba phương án. Nếu lựa chọn đến lớp nghe giáo sư giảng bài, thì phương án tốt nhất bị bỏ qua đối với người học viên là gặp mặt đối tác để ký kết hợp đồng. Cụ thể hơn, nếu hợp đồng đó mang lại cho anh ta 10 triệu đồng, thì có thể nói là chi phí cơ hội của việc đến lớp nghe giáo sư giảng bài là giá trị của phương án tốt nhất đã bị bỏ qua đó, tức là 10 triệu đồng.

Một ví dụ khác: Ông H đang sở hữu một ngôi nhà mà ông ta đang sử dụng để mở cửa hàng tạp hóa. Nếu ông ta bán căn nhà đó ( căn nhà trị giá 500 triệu đồng ) rồi gửi tiền vào ngân hàng với lãi suất tiền gửi tai thời điểm đó là 10%/năm. Hoặc nếu ông ta cho thuê ngôi nhà thì mỗi tháng sẽ nhận được 1.500.000 đồng.

Như vậy chi phí cơ hội trong trường hợp ông ta không lựa chọn phương án bán nhà gửi tiền vào ngân hàng mà sử dụng nó để bán tạp hóa là khoản tiền lãi từ việc gửi tiền hàng năm là: 500.000.000 x 10% = 50.000.000 ( đồng) đã bị từ bỏ ( giả sử giá cả ngôi nhà không thay đổi theo thời gian). Còn chi phí cơ hội trong trường hợp ông ta không lựa chọn phương án cho thuê chính là số tiền cho thuê hàng tháng 1.500.000 đồng mà lẽ ra ông ta sẽ nhận được nếu không sử dụng nhà đó để mở tạp hóa.

Trong sản xuất, chi phí cơ hội cho một mặt hàng là số lượng của các mặt hàng khác phải bỏ qua, không sản xuất để sản xuất thêm mặt hàng đó 1 đơn vị.

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 8

Page 9: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Ví dụ: một công ty may hiện tại có khả năng sản xuất hai loại hàng hoá là áo sơ mi cung cấp cho thị trường nội địa và áo jacket xuất khẩu trong điều kiện các nguồn lực hiện có không thể tăng thêm được (nhân công,vốn,…), nếu muốn tăng sản lượng của áo sơ mi lên buộc doanh nghiệp phải giảm sản lượng của áo jacket. Như vậy, chi phí cơ hội của áo sơ mi chính là số lượng áo jacket bị bỏ qua không sản xuất để sản xuất thêm một đơn vị áo sơ mi.Chi phí cơ hội không chỉ là chi phí thể hiện bằng tiền mà còn là chi phi cơ hội về thời gian. Ví dụ như: nếu bạn đi xem phim thì chi phí cơ hội không chỉ là tiền vé, tiền đi lại, mà còn là thời gian mà bạn dành cho việc xem phim.

Khi nghiên cứu chi phí cơ hội, người ta đã phát hiện ra qui luật chi phí cơ hội ngày càng tăng. Qui luật này được phát biểu như sau: Để ngày càng có thêm một đơn vị của loại hàng hoá nào đó, chúng ta phải bỏ qua một lượng ngày càng lớn các loại hàng hoá khác ( trong điều kiện các yếu tố sản xuất khác không đổi). Theo qui luật chi phí cơ hội ngày càng tăng doanh nghiệp sẽ lựa chọn và so sánh những lợi ích do sự lựa chọn đó đem lại và có tính đến chi phí của những cơ hội đã bỏ qua. Qui luật chi phí cơ hội ngày càng tăng chính là căn cứ giúp doanh nghiệp tính toán và lựa chọn sản xuất cái gì, như thế nào là có lợi nhất, tuy nhiên nó không phải là căn cứ duy nhất.

1.3.2.2 Mục tiêu của sự lựa chọn Theo lý thuyết lựa chọn, sự lựa chọn là cần thiết bởi vì các nguồn lực đều có giới hạn. Một doanh nghiệp chỉ có một số vốn nhất định, người tiêu dùng chỉ có một lượng thu nhập nhất định, mỗi quốc gia cũng chỉ có một số nguồn lực nhất định, nếu chúng ta sử dụng vào mục đích này thì không thể sử dụng vào mục đích khác. Sự lựa chọn là có thể thực hiện được vì với một nguồn lực khan hiếm có thể được sử dụng vào mục địch này hay mục đích khác. Một doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều loại hàng hoá khác nhau, một loại hàng hoá có thể được sản xuất bằng nhiều cách khác nhau. Do đó, vấn đề quan trọng là ở chỗ chúng ta phải tiến hành lựa chọn sử dụng các nguồn lực với mục tiêu cơ bản nhất là đạt được lợi nhuận tối đa. Đối với người tiêu dùng, mục tiêu của sự lựa chọn tiêu dùng hàng hoá này hay hàng hoá khác là nhằm đạt được lợi ích tối đa. Bởi vì sự tiêu dùng của họ bị giới hạn bởi ngân sách gia đình và giá cả hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.

1.3.3. Phương pháp tiến hành lựa chọn kinh tếDoanh nghiệp phải lựa chọn những vấn đề kinh tế cơ bản của mình trong giới hạn

cho phép của khả năng sản xuất hiện có mà xã hội đã phân bổ cho nó. Nói cách khác, doanh nghiệp phải sử dụng tối ưu các nguồn lực khan hiếm. Phương pháp lựa chọn kinh tế tối ưu có tính ràng buộc quan trọng nhất là đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF). Đường giới hạn khả năng sản xuất cho biết khối lượng tối đa của một loại hàng hoá mà một doanh nghiệp hay một nền kinh tế có thể sản xuất được tương ứng với mỗi mức sản lượng của mặt hàng kia trong giới hạn của nguồn lực hiện có.

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 9

Page 10: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Ví dụ: Giới hạn khả năng sản xuất hàng tiêu dùng và thiết bị cơ bản của một doanh nghiệp như sau:

Khả năng Hàng tiêu dùng Thiết bị cơ bản A

BCDE

43,5210

035

5,66

Thiết lập một hệ trục toạ độ vuông góc trong đó trục tung biểu thị cho hàng tiêu dùng , trục hoành biểu thị cho thiết bị cơ bản. Từ số liệu của ví dụ trên ta có thể vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất như sau:

Đường giới hạn khả năng sản xuất.

Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp.

Những điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất là những điểm hiệu quả. Tại đó, doanh nghiệp đã sử dụng triệt để các nguồn lực sẵn có của mình. Số lượng hàng hóa đạt trên đường PPF càng ở xa gốc tọa độ thì càng có hiệu quả.Sự thỏa mãn tối đa về mặt hàng, chất lượng, số lượng hàng hóa theo nhu cầu thị trường trong giới hạn của đường PPF cho ta đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.

Điểm H nằm bên ngoài đường giới khả năng sản xuất là điểm không thể đạt được. Nó đòi hỏi phải đầu tư nhiều nguồn lực lớn hơn so với nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp, của nền kinh tế.

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 10

Page 11: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Điểm G nằm bên trong đường giới hạn khả năng sản xuất là điểm không có hiệu quả vì chưa sử dụng hết nguồn lực sẵn có.

Như vậy, điểm hiệu quả nhất phải nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất và thoã mãn tối đa các nhu cầu của xã hội và con người. Và hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp.Mọi sự tăng lên về số lượng chất lượng sẽ làm cho đường giới hạn khả năng sản xuất dịch chuyển ra bên ngoài. Sự dịch chuyển này có thể là do thay đổi công nghệ làm tăng khả năng sản xuất của hai hàng hóa.

CHƯƠNG 2: CUNG - CẦU HÀNG HÓA VÀ GIÁ HÀNG HÓA TIÊU DÙNG.

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 11

Page 12: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Cung cầu là hai từ mà các nhà kinh tế sử dụng thường xuyên nhất, là những lực lượng cấu thành sự vận hành của thị trường cạnh tranh. Phân tích cung cầu là một trong những công cụ quan trọng nhất của kinh tế học vi mô, nhằm giải thích cơ chế hình thành giá cả thông qua mối quan hệ cung cầu.

2.1 Cầu hàng hóa:2.1.1. Khái niệm cầu: Trong nền kinh tế thị trường, người ta quyết định mua một hàng hóa nào đó tùy

thuộc vào giá cả và các yếu tố sở thích cá nhân. Giá hàng hóa càng cao thì khách hàng càng mua ít hàng hóa này và số khách hàng chấp nhận mua hàng hóa càng ít. Ngược lại, giá hàng hóa càng rẻ thì lượng người mua càng nhiều và người tiêu dùng càng mua nhiều hàng hóa này hơn. Như vậy, ứng với mỗi điều kiện nhất định về giá cả và các yếu tố khác, người tiêu dùng sẵn sàng chấp nhận mua một số lượng hàng hóa nhất định. Số lượng đó chính là cầu về hàng hóa đã cho.

Như vậy: Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua sẵn sàng hoặc có khả năng mua trên thị trường ở những mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định ( giả định các yếu tố khác không đổi)

Cần phân biệt cầu với nhu cầu. Nhu cầu là mong muốn và nguyện vọng luôn tăng cao và hầu như không có giới hạn của con người. Nhu cầu chỉ trở thành cầu khi gắn nó với một hàng hóa cụ thể, với một mức giá và hàng loạt yếu tố cụ thể của thị trường về không gian, thời gian, thu nhập…Nói cách khác, cầu chính là nhu cầu có khả năng thanh toán gắn liền với sự chấp nhận mua hàng trong những điều kiện cụ thể

2.1.2 Các công cụ xác định cầu: 2.1.2.1 Biểu cầu:

Để biểu thị cầu của hàng hóa thông qua biểu cầu. Biểu cầu là bảng số liệu chỉ mối quan hệ giữa lượng cầu và mức giá. Ví dụ biểu cầu dưới đây phản ánh cầu về gạo trên thị trường một thành phố, biểu cầu minh họa quan hệ giữa giá gạo và lượng cầu về gạo được tạo bởi hai yếu tố: giá hàng hóa(P) và lượng cầu (QD).

Giá gạo (P) (Ngàn đồng/kg)

Lượng cầu về gạo (Q)(Tấn/ngày)

20 515 1010 155 20

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 12

* MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG

- Hiểu được các khái niệm cơ bản về cung cầu hàng hóa- Xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu hàng hóa- Xác định được co giãn cung cầu. Ý nghĩa của các hệ số cung cầu.- Giải thích cơ chế hình thành giá cả thị trường sản phẩm.- Thực hiện được các bài tập liên quan đến cung cầu hàng hóa, xác định cân bằng

cung cầu hàng hóa

Page 13: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

P

Q

D

P1

P2

Q1 Q2

A

B

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Lượng cầu chính là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong thời gian nhất định. (Ký hiệu là QD)

2.1.2.2. Đường cầu: Đường cầu phản ánh quan hệ giữa lượng cầu và giá cả trên một đồ thị hai chiều minh họa dưới đây.

Đồ thị đường cầu: Trên đồ thị đường cầu, trục tung biểu thị giá, trục hoành biểu thị lượng cầu. Trong ví dụ của chúng ta, mối quan hệ là tuyến tính nên đường cầu là đường thẳng. Trong nhiều trường hợp, quan hệ cầu là phi tuyến tính và đường cầu thường có dạng hình cong hyperbol.

2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu:Chúng ta hãy xem xét các nhân tố làm thay đổi cầu của hầu hết các hàng hóa dịch vụ và để thấy rõ sự tác động của các yếu tố đến cầu hàng hóa dịch vụ khi nghiên cứu một yếu tố nào đó tác động đến cầu, ta giả định các yếu tố còn lại không đổi. Những nhân tố bao gồm: 2.1.3.1.Thu nhập của người tiêu dùng:(Income)

Dễ dàng nhận thấy thu nhập là yếu tố có ảnh hưởng rất mạnh đến cầu. Khi thu nhập của một cá nhân tăng lên thường làm cho cầu của cá nhân đó về một mặt hàng nào đó cũng tăng theo (ví dụ, khi bạn có nhiều tiền hơn, bạn mua sắm quần áo và đi du lịch nhiều hơn). Những hàng hóa có cầu chịu ảnh hưởng tác động cùng chiều bởi thu nhập như vậy được gọi là hàng hóa thông thường.

Trong cuộc sống, không phải tất cả các hàng hóa đều là hàng hóa thông thường. Có một số hàng hóa lại có tính chất ngược lại: Khi thu nhập tăng lên sẽ làm cho cầu giảm đi. Ví dụ cầu xe đạp: khi thu nhập tăng lên, nhiều người sẽ mua xe máy và ít mua xe đạp, cầu về xe đạp sẽ giảm xuống. Những hàng hóa như vậy như vậy gọi là hàng hóa thứ cấp. Gạo, ngô, đi xe buýt, Tivi trắng đen, xem phim ngoài trời…hiện nay là những hàng hóa thứ cấp ở Việt Nam. Rõ ràng là hàng hóa thứ cấp mang tính lịch sử cụ thể rõ rệt. Một

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 13

Page 14: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

hàng hóa ở thời điểm này là hàng hóa thông thường nhưng vào thời điểm khác lại trở thành hàng hóa thứ cấp.

2.1.3.2.Thị hiếu sở thích của người tiêu dùng: (L)Thị hiếu là yếu tố mang tính tâm lý và văn hóa nhưng có vai trò rất quan trọng

quyết định đến cầu. Dĩ nhiên, một hàng hóa đang đuợc ưa chuộng (sở thích thị hiếu) sẽ làm tăng cầu của hàng hóa đó. Chẳng hạn, điện thoại Iphone hiện đang được ưa chuộng trên thị trường chính vì vậy mà có sự tăng cầu trên thị trường đối với mặt hàng này. Cầu sẽ giảm khi sự ưa chuộng của hàng hóa không còn nữa, do đó nguời tiêu dùng không còn mong muốn tiêu dùng hàng hóa nữa. Chẳng hạn, máy nghe nhạc VCD rất được ưa chuộng trước đây nhưng ngày nay người tiêu dùng đang ưa chuộng máy nghe nhạc DVD, do đó cầu máy nghe nhac VCD giảm xuống. Yếu tố thị hiếu là yếu tố rất tinh tế, nhiều khi chi tiết hóa đến màu sắc, kiểu dáng, mùi vị…của hàng hóa, đặc biệt là đối với các sản phẩm thời trang (áo quần,mỹ phẩm, điện thoại di động,…) chịu tác động rất lớn bởi sở thích và thị hiếu người tiêu dùng.

2.1.3.3. Giá cả hàng hóa có liên quan: ( Price)Các hàng hóa liên quan là các hàng hóa có tác động ảnh hưởng đến việc mua bán

hàng hóa đang khảo sát. Hãy hình dung, cầu về thịt gà sẽ thay đổi ra sao khi đến mùa thu hoạch vịt, giá thịt vịt giảm đi một nữa? Rõ ràng là khi giá thịt vịt giảm sẽ làm cho cầu về thịt vịt tăng, nhưng thịt vịt và thịt gà là hai mặt hàng có thể thay thế cho nhau, nên hệ quả tiếp theo là cầu về thịt gà sẽ giảm xuống do nhiều người ăn thịt vịt sẽ không có nhu cầu nhiều về thịt gà nữa. Những hàng hóa liên quan mà trong tiêu dùng có thể thay thế cho nhau được gọi là hàng hóa thay thế. Trong thực tế, có thể lấy rất nhiều ví dụ xe máy và ôtô, bánh và kẹo, áo thun và áo sơ mi, xem phim và nghe nhạc…

Bây giờ hãy thử hình dung cầu về xăng sẽ thay đổi như thế nào khi giá xe máy giảm mạnh. Rõ ràng là khi giá xe máy giảm làm cầu xe máy tăng và đương nhiên khi người ta sử dụng nhiều xe máy sẽ dẫn đến hệ quả là tăng cầu về xăng. Các hàng hóa liên quan có quan hệ với nhau theo kiểu xe máy và xăng – tức là khi tiêu dùng hàng hóa này buộc phải kèm theo tiêu dùng hàng hóa kia – được gọi là hàng hóa bổ sung.

Như vậy, nhóm hàng hóa liên quan có hai loại: hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung. Đối với hàng hóa thay thế, giá của nó có tác dụng cùng chiều đối với cầu hàng hóa khảo sát (khi Py giảm làm cho Qx giảm và ngược lại). Đối với hàng hóa bổ sung, giá của nó có tác động ngược chiều đối với cầu về hàng hóa khảo sát (khi Py giảm làm cho Qx tăng và ngược lại). Hàng hóa bổ sung là hàng hóa tiêu dùng cùng nhau ví dụ như: xe máy và mũ bảo hiểm, máy ảnh và phim, đĩa CD và máy CD, mực in và máy in .........

2.1.3.4 Dân số: (N)

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 14

Page 15: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Dân số là yếu tố quy định quy mô thị trường. Dân số của một thị trường càng lớn đương nhiên sẽ kéo theo cầu về hàng hóa càng lớn. Vai trò của dân số nhiều khi có ý nghĩa quyết định lượng cầu trong tính toán chiến lược kinh doanh của các công ty. Nhưng lưu ý rằng sự thay đổi số lượng người tiêu dùng, người có mong muốn và có khả năng thanh tóan mới chính là nhân tố ảnh hưởng đến cầu của một hàng hóa cụ thể. 2.1.3.5 Kỳ vọng của người tiêu dùng:Dự tính giá cả và thu nhập trong tương lai cũng là những yếu tố quyết định quan trọng với cầu hiện tại về một hàng hoá. Trước tiên, hãy nói về những tác động xảy ra khi mức giá dự tính sẽ cao hơn trong tương lai. Giả sử bạn đang xem xét mua một chiếc ô tô mới hoặc một chiếc máy vi tính mới. Nếu bạn có những thông tin mới khiến bạn tin là giá của hàng hoá này trong tương lai tăng, bạn có thể sẽ mua nó hôm nay. Vì vậy, một mức giá dự tính tương lai cao hơn sẽ tăng cầu hiện tại. Theo cách tương tự, một mức giá dự tính giảm trong tương lai sẽ làm giảm cầu hiện tại (do bạn muốn hoãn việc mua hàng với dự tính chờ đợi một mức giá thấp hơn trong tương lai).Nếu thu nhập dự tính trong tương lai tăng, cầu của nhiều hàng hoá hiện tại có vẻ sẽ tăng. Nói cách khác, nếu thu nhập dự tính trong tương lai giảm (có thể do những tin đồn ngừng sản xuất hoặc bắt đầu suy thoái) các cá nhân có thể giảm cầu hiện tại của họ với nhiều hàng hoá để họ có thể tiết kiệm nhiều hơn hiện nay do dự tính thu nhập trong tương lai giảm.

2.1.4 Hàm cầu: Như đã tìm hiểu cầu đối với một hàng hóa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Ta coi

các yếu tố có ảnh hưởng đến cầu là các đối số. Các yếu tố đó là giá cả hang hóa khảo sát (Px), giá cả hàng hóa liên quan (Py), thu nhập (I), dân số (N), sở thích (L), kỳ vọng (E)… Cầu là một đại lượng hàm số ký hiệu là Qx. Hàm cầu là một hàm chịu sự tác động của nhiều đối số được viết dưới dạng toán học như sau:

Qx = f (Px, Py, I, N, L, E…) (1)Đó chính là hàm cầu viết dưới dạng tổng quát hàm nhiều biến.Xem xét các đối số của hàm cầu Qx, ta thấy đối số Px là quan trọng nhất. Để làm

nổi bật quan hệ giữa lượng cầu và giá Px, chúng ta có thể giả định tất cả các yếu tố khác ngoài giá Px không đổi, khi đó hàm cầu rút gọn chỉ còn là hàm một biến:

Qx = f (Px) (2)Hàm cầu một biến nêu trên có thể được viết đổi vế giữa hàm số và đối số, khi đó

hàm cầu có dạng sau:Px = f (Qx) (3)Hàm cầu (3) mang tính phổ biến trong nghiên cứu kinh tế học vi mô bởi vì các

nhà kinh tế khi sử dụng đồ thị để minh họa thường thống nhất quy ước trục tung là giá (P) còn trục hoành là trục lượng (Q). Hàm cầu viết dưới dạng trên sẽ dễ cho sinh viên nhận dạng và phán đoán các tính chất và sự phụ thuộc lẫn nhau của hai yếu tố có quan hệ với nhau là giá và lượng hàng hóa.

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 15

Page 16: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Trong trường hợp đặc biệt, quan hệ giữa giá và lượng là quan hệ tuyến tính ta sẽ có hàm cầu dạng đặc biệt như sau:

Px = aQx + bTrong đó: - Px là giá cả hang hóa

- Qx là lượng cầu hang hóa- a,b là các hệ số đặc trưng cho hàm cầu

Hàm cầu có quan hệ chặt chẽ với biểu cầu. Từ biểu cầu, ta có thể dễ dàng tính toán để viết hàm cầu và ngược lại. Trong ví dụ đã nêu ở mục biểu cầu và đường cầu đã trình bày ở phần trên, ta thấy quan hệ giữa lượng cầu và mức giá là tuyến tính. Để xác định hàm cầu trong ví dụ này cần xác định hai hệ số a và b. Ta có thể lấy 2 cặp số liệu bất kỳ (ví dụ ta lấy 2 cặp số liệu đầu tiên ở ví dụ biểu cầu) để tính toán, xác định hàm cầu.

Cách 1: Ta cần lập một hệ phương trình với 2 ẩn số là a và b giúp tìm giá trị của 2 hệ số này.

Như vậy ta có hệ phương trình với 2 ẩn số là a và b 20 = 5a + b 15 = 10a + bGiải hệ phương trình trên ta có: a = -1 ; b = 25Như vậy hàm cầu trong ví dụ có dạng: P = -Q + 25

Cách 2: Có thể tìm hệ số a, b theo cách sau: a = ΔPΔQ ; b = P0 – a x Q0

Áp dụng giải ví dụ trên: a = 10−15¿15−20 ¿

¿¿ = -1, b = 20 – (-1)x5 = 25

Như vậy hàm cầu có dạng: P = -Q + 25

2.1.5 Luật cầu: Qua biểu cầu và đường cầu đều chỉ ra rằng, đối với một hàng hóa quan hệ nghịch biến tồn tại giữa giá và lượng cầu khi các yếu tố khác không đổi. Điều này có nghĩa là: “ Lượng cầu hàng hoá, dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định sẽ tăng lên khi giá của hàng hoá, dịch vụ đó giảm xuống và ngược lại trong điều kiện các yếu tố khác ảnh hưởng đến cầu là không đổi”. Lý do lượng cầu và giá hàng hóa có quan hệ ngược chiều như vậy là do hai hiệu ứng sau:

- Hiệu ứng thay thế: Khi giá của một hàng hóa nào đó tăng lên, người tiêu dùng tìm các hàng hóa thay thế để mua, do vậy làm cho lượng cầu hàng hóa khảo sát giảm xuống.

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 16

Page 17: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

P

Q

D

P1

P2

Q1 Q2

A

B

Sự dịch chuyển dọc theo đường cầu

Q3 QQ1 Q2

D’

P

D

P1 A C

D’’

B

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

- Hiệu ứng thu nhập:Khi giá hàng hóa tăng lên, người tiêu dùng thấy rằng, với thu nhập của mình sẽ mua được ít hàng hóa hơn. Mọi người đều tự động cắt giảm mức tiêu dùng để tiết kiệm chi tiêu, cuối cùng làm cho lượng cầu giảm xuống.2.1.6 Di chuyển dọc theo đường cầu và dịch chuyển đường cầu:

2.1.6.1 Di chuyển dọc theo đường cầu:Như đã đề cập, cầu là mối quan hệ toàn bộ giữa giá và lượng thể hiện ở biểu cầu và đường cầu. Một sự thay đổi giá của hàng hóa sẽ làm thay đổi lượng cầu nhưng không làm thay đổi cầu của hàng hóa lúc đó sẽ xảy ra sự vận động dọc hay sự trượt dọc trên đường cầu.

2.6.1.2. Sự dịch chuyển đường cầu: Sự dịch chuyển của đường cầu xảy ra khi cầu hàng hoá dịch vụ thay đổi do các yếu tố ảnh hưởng đến cầu thay đổi (trừ giá cả của bản thân hàng hóa). Khi yếu tố ảnh hưởng làm cầu giảm thì đường cầu dịch chuyển sang trái; khi yếu tố cầu gia tăng, đường cầu sẽ dịch chuyển sang phải

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 17

Page 18: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Ví dụ, đối với thị trường thịt gà, một công bố của Bộ Y tế về dịch bệnh của gà với virút H5N1 đang lan truyền chắc chắn sẽ làm cầu về thịt gà giảm xuống (đây là yếu tố thị hiếu tiêu dung). Nếu vẽ đường cầu mới lên đồ thị, ta sẽ thấy đường cầu mới vẫn giữ nguyên độ dốc và hình dáng như cũ nhưng bị dịch chuyển mạnh sang trái. Ngược lại, khi Bộ Y tế công bố hết dịch bệnh sẽ dịch chuyển theo hướng ngược lại.

Bảng sau đây nêu ví dụ cho biết sự di chuyển dọc (trượt dọc) và dịch chuyển đường cầu đối với thị trường gạo.

Bảng 1: Khảo sát sự trượt dọc và dịch chuyển đường cầu về gạo

Yếu tố tác động Tác động đến cầu

Sự thay đổi đường cầu

Giá gạo (Px) tăng lên Giảm Trượt dọc điểm khảo sát theo đường cầu, bản thân đường cầu không thay đổi.

Giá bột mỳ (Py) tăng lên Tăng Đường cầu dịch chuyển sang phảiThu nhập (I) tăng lên(Gạo là hàng hóa thứ cấp)

Giảm Đường cầu dịch chuyển sang trái

Sở thích (S) tăng lên do Bộ Y tế công bố lợi ích của ăn gạo

Tăng Đường cầu dịch chuyển sang phải

Dân số (N) tăng lên Tăng Đường cầu dịch chuyển sang phảiTóm lại, đường cầu phản ánh sự thay đổi của lượng cầu hàng hóa khi giá cả của

nó thay đổi (với điều kiện các yếu tố khác không đổi). Khi các yếu tố khác thay đổi, đường cầu sẽ dịch chuyển sang phải (khi cầu gia tăng) và sang trái (khi cầu suy giảm).2.1.7. Cầu cá nhân, cầu thị trường: - Cầu cá nhân là cầu của một thành viên kinh tế nào đó ( cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp) - Cầu thị trường gồm tổng lượng cầu của mỗi cá nhân trong thị trường.Theo khái niệm này, đường cầu thị trường được hình thành bởi việc tính tổng toàn bộ các đường cầu ngang của mỗi cá nhân người tiêu dùng.Giả sử trên thị trường chỉ có hai người tiêu dùng là A và B và A muốn mua 10 đơn vị hàng hoá này và B muốn mua 15 đơn vị khi giá là 3 đôla. Vì vậy, tại mức giá là 3 đôla, tổng lượng cầu trên thị trường là 25 (= 10 + 15) đơn vị hàng hóa. Như vậy tổng lượng cầu trên thị trường chỉ là tổng lượng cầu của mỗi các nhân.

2.2 Cung hàng hóa:2.2.1 Khái niệm cung:

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 18

Page 19: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Cung hàng hoá là số lượng háng hoá, dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định trong khi các yếu tố khác ảnh hưởng đến cung là không đổi.

Lượng cung là số lượng hàng hoá, dịch vụ mà người bán sẵn sàng bán và có khả năng bán ở mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định.

Như vậy, cung hàng hoá là toàn bộ những lượng cung ở các mức giá khác nhau. Ký hiệu là QS.

2.2.2 Các yếu tố xác định cung: 2.2.2.1 Biểu cung:

Biểu cung là bảng biểu thị cung hàng hoá ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Dễ dàng nhận thấy, cũng giống như biểu cầu, biểu cung chính là hàm cung viết dưới dạng biểu bảng.

Ví dụ: Trên thị trường gạo của thành phố đã nêu ở mục cầu, khi quan sát về cung, thấy được các số liệu thể hiện ở biểu cung như sau:

Giá gạo (P) (Ngàn đồng/kg) Lượng cầu về gạo (Q)(Tấn/ngày)

20 3515 2510 155 5

2.2.2.2 Đường cung:

Đường cung biểu thị mối quan hệ giữa giá cả của hàng hoá, dịch vụ với một lượng cung trên hệ trục toạ độ vuông góc gọi là đường cung. Đường cung là công cụ để mô tả cung hàng hoá trên đồ thị. (Ký hiệu là S) Trên hệ trục toạ độ vuông góc qui ước trục tung biểu thị giá cả và trục hoành biểu thị lượng cung Qs. Từ biểu cung trên ta có thể vẽ đường cung về gạo như sau:

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 19

Page 20: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Đường cung trên đồ thị là đường thẳng. Tuỳ theo mối quan hệ giữa giá cả và lượng cung của hàng hoá khác nhau mà đường cung có thể là đường thẳng, đường cong hay đường gấp khúc nhưng chúng đều có xu hướng chung là hướng lên trên, về phía bên phải. 2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung: 2.2.3.1 Công nghệ: (Technology) Công nghệ là yếu tố quan trọng làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận. Trình độ công nghệ là yếu tố quan trọng quyết định khả năng cung ứng hàng hoá của doanh nghiệp. Khi công nghệ thay đổi (thường theo xu hướng hiện đại hơn, tiên tiến hơn) chắc chắn sẽ làm cho năng suất tăng lên và lượng cung tăng lên. Một sự cải tiến về công nghệ sẽ làm tăng sản lượng nên khả năng cung ứng hàng hoá của doanh nghiệp tăng lên dẫn đến cung hàng hoá tăng lên. 2.2.3.2 Giá ( Price)

Giá của hàng hoá đó (Px) Khi giá của hàng hoá tăng lên lượng cung của hàng hoá đó tăng lên và ngược lại. Vì giá tăng lên nhà sản xuất sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn, họ sẽ sẵn sàng cung ứng nhiều hàng hoá hơn và ngược lại.

Giá của các yếu tố sản xuất đầu vào (Py)Khi giá cả nguồn lực sản xuất tăng lên sẽ làm giảm khả năng sinh lời của hàng

hóa dịch vụ. Điều này làm giảm sản lượng mà nhà sản xuất muốn cung cấp tại mỗi mức giá hay làm cho cung hàng hóa giảm đi và ngược lại.

2.2.3.3 Chính sách về thuế: (Tax)Thuế là cộng cụ của Chính phủ dùng để điều tiết cung hàng hoá. Thuế của Nhà nước thường đánh trực tiếp vào thu nhập của người sản xuất. Mức thuế cao làm cho thu nhập của nhà sản xuất ít đi và họ không muốn cung cấp thêm hàng hoá nữa sẽ làm cung hàng hoá giảm. Ngược lại, mức thuế thấp sẽ khuyến khích nhà sản xuất mở rộng sản xuất, tăng sản lượng và cung hàng hoá tăng lên. Vì thế, đối với những ngành cần khuyến khích phát triển thì Chính phủ đưa ra những mức thuế suất thấp hơn, đối với những ngành không khuyến khích sản xuất và tiêu dùng thì Chính phủ áp đặt mức thuế suất cao hơn.

2.2.3.4 Số người sản xuất trên thị trường: Đối với một loại hàng hoá dịch vụ nhất định, số lượng người sản xuất càng nhiều thì cung của hàng hoá đó trên thị trường càng lớn và ngược lại. 2.2.3.5 Kỳ vọng của người bán:Như trong trường hợp của cầu, những kỳ vọng của nhà sản xuất đóng vai trò rất quan trọng trong các quyết định sản xuất. Chẳng hạn nếu giá kỳ vọng của xăng dầu tăng lên

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 20

Page 21: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

trong tương lai, các nhà cung cấp có thể giảm lượng cung hôm nay để cung cấp trong tương lai nhằm kiếm được lợi nhuận cao hơn và ngược lại nếu giá cả hàng hóa sẽ giảm trong tương lai, có lẽ các nhà sản xuất sẽ cung cấp nhiều hơn trong hiện tại trước khi giá giảm xuống.

2.2.4. Hàm cung: Hàm cung là hàm số biểu thị quan hệ giữa lượng cung (hàm số) với các yếu tố tác

động đến cung (đối số).Hàm cung có dạng tổng quát:

Qs = f (T, Px, Py, Tx, Nx...)Trong đó: Qs: Lượng cung hàng hóa

Px: Giá của bản thân hàng hóaPy: Giá của các yếu tố đầu vàoT : Công nghệTx: Thuế đánh vào bản thân hàng hóaNx: Số lượng người tham gia vào sản xuất cùng hàng hóa

Trong các đối số của hàm cung, ta thấy Px có vai trò quan trọng nhất. Để đơn giản hóa trong khảo sát hàm cung, có thể giả định các yếu tố ngoài giá Px không đổi – khi đó hàm cung được viết dưới dạng rút gọn như sau:

Qs = f (Px)Hàm cung thường được viết dưới dạng đổi vế, coi giá là hàm số, lượng cung có

đối số như sau:Px = f (Qs)

Trong trường hợp đặc biệt, quan hệ của hàm cung là quan hệ bậc nhất (tuyến tính), khi đó hàm cung được viết dưới dạng:

Px = a. Qs + b,Trong đó: a, b là các hệ số đặc trưng cho quan hệ của hàm cung.

Với biểu cung về gạo ở trên,để xác định hàm cung dạng Px = a. Qs + b, ta có thể chọn hai cặp số liệu nào đó (chẳng hạn chúng ta chọn hai cặp đầu tiên). Từ số liệu này ta lập được hệ phương trình có hai ẩn là a và b.

20 = 35a + b15 = 25a + bGiải hệ phương trình chúng ta có: a = 1/2 ; b = 5/2. Vậy hàm cung được viết như sau: P = 1/2Qs + 5/2.2.2.5 Luật cung:

Luật cung này được phát biểu như sau: “ Nếu các yếu tố khác không đổi khi giá của một mặt hàng nào đó tăng lên thì lượng cung của mặt hàng đó tăng lên và ngược lại ”. Nói cách khác, cung của các hàng hóa hoặc dịch vụ có mối quan hệ cùng chiều với giá cả của chúng.

2.2.6. Sự di chuyển trên đường cung và dịch chuyển cung. 2.2.6.1. Sự di chuyển trên đường cung:

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 21

Page 22: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

QQ1 Q0

PS

P1

P0 A

B

0

P

Q

S0S1

C A

Q0Q1

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Tại một điểm cụ thể trên đường cung, ta luôn xác định được mức giá bán tương ứng với một lượng cung nhất định. Sự vận động dọc theo đường cung là sự trượt dọc trên đường cung khi giá của hàng hoá thay đổi làm cho lượng cung hàng hoá thay đổi (các yếu tố khác giữ nguyên không đổi). Thể hiện ở biểu đồ sau:

2.2.6.2. Sự dịch chuyển của đường cung:Sự dịch chuyển của đường cung xảy ra khi cung hàng hoá dịch vụ thay đổi do

các yếu tố ảnh hưởng đến cung thay đổi (trừ giá cả của bản thân hàng hóa). Toàn bộ đường cung sẽ dịch chuyển sang trái nếu cung giảm hoặc dịch chuyển sang phải nếu cung tăng. Thể hiện ở biểu đồ dưới đây:

Bảng 2: Cho biết các yếu tố tác động như thế nào đến đường cung (ví dụ đường cung về gạo)

Khảo sát sự trượt dọc và dịch chuyển của đường cung

Yếu tố tác động Tác động đến cung Sự thay đổi đường cungGiá của gạo tăng (Px) Tăng Đường cung không thay đổi, điểm

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 22

Page 23: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

P

Q

E0

S

D

QD Q0 QS

P2

P0

P1

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

khảo sát trượt dọc theo đường cungGiá phân bón giảm (Py) Tăng Dịch chuyển đường cung sang phảiÁp dụng giống mới (T) Tăng Dịch chuyển đường cung sang phảiSố lượng nông trại trồng lúa giảm (Nx)

Giảm Dịch chuyển đường cung sang trái

Chính phủ miễn thuế nông nghiệp 2 năm (Tx)

Tăng Dịch chuyển đường cung sang phải

Lũ lụt làm mất mùa Giảm Dịch chuyển đường cung sang trái

2.2.7. Cung cá nhân, cung thị trường: - Cung cá nhân là lượng cung của mỗi cá nhân đối với một loại hàng hóa dịch vụ. - Cung thị trường gồm tổng cung của các cá nhân trên thị trường 2.3. Cân bằng cung cầu:

2.3.1. Trạng thái cân bằng cung cầu:Trên thị trường, trạng thái cân bằng cung cầu đối với một hàng hóa nào đó chính

là trạng thái ứng với một mức giá nào đó, lượng cung ngang bằng với lượng cầu. Mức giá tương ứng tại trạng thái cân bằng được gọi là giá cân bằng. Lượng hàng hóa tương ứng tại trạng thái cân bằng được gọi là lượng cân bằng.

Trạng thái cân bằng cung cầu đối với một loại hàng hoá nào đó là lúc cung của hàng hoá đó vừa đủ thoả mãn cầu đối với hàng hoá đó trong một khoảng thời gian nhất định. Lúc này người mua và người bán thỏa mãn họ không có lí do gì để phải thay đổi quyết định, cho nên giá sẽ không đổi. Trên đồ thị, giá cân bằng và sản lượng cân bằng là toạ độ của giao điểm giữa đường cung và đường cầu.( điểm E0 )

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 23

Page 24: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

PC

P

Q

D

E

S

P0

Q0

Thiếu hụt

Dư thừa

QS QD

PF

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Giá cân bằng (P0) và sản lượng cân bằng (Q0)cũng có thể xác định bằng cách giải hệ phương trình đường cung và đường cầu. Ở ví dụ trên chúng ta đã xác định được: Hàm cung: P = 1/2Qs + 5/2. QS = 2P - 5 Hàm cầu: P = -QD + 25 QD = - P + 25Điểm cân bằng: E (P0, Q0 ): Qs = QD 25- P0 = 2 P0 -5 P0 = 10, Q0 = 15. Vậy điểm cân bằng được xác định: E ( 10,15)Điểm cân bằng được hình thành từ hoạt động của nhiều người mua và nhiều người bán trên thị trường, nó không tồn tại vĩnh cữu, nó sẽ thay đổi khi cung, cầu hàng hoá thay đổi.

2.3.2. Trạng thái dư thừa và thiếu hụt của thị trường: Khi giá mua bán thực tế của một loại hàng hoá, dịch vụ nào đó trên thị trường khác so với giá cân bằng, lúc này sẽ xảy ra tình trạng dư thừa hay thiếu hụt hàng hoá. Trong trường hợp giá mua bán thực tế trên thị trường lớn hơn giá cân bằng: P1 > P0, người bán sẽ bán nhiều hàng hoá (theo luật cung), người mua giảm việc tiêu dùng (theo luật cầu), lượng cung sẽ lơn hơn lượng cầu ( QS > QD ), lượng chênh lệch này là dư thừa thị trường hay còn gọi là dư cung. Trong trường hợp giá mua bán thực tế trên thị trường nhỏ hơn giá cân bằng P2 < P0, người mua sẽ mua nhiều hàng hoá, người bán giảm sản lượng, lượng cung sẽ nhỏ hơn lượng cầu ( QS < QD ), kết qủa xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hoá trên thị trường hay còn gọi là dư cầu.

Trạng thái không cân bằng của thị trườngDo vậy, điều mà chúng ta quan sát thấy là bất cứ lúc nào giá cả thị trường cao

hoặc thấp hơn giá cân bằng thì xuất hiện sự dư thừa hoặc thiếu hụt trên thị trường.Và để khắc phục hiện tượng thiếu hụt hoặc dư thừa này, người bán và người mua

phải thay đổi hành vi của họ để đạt tới mức giá cân bằng. Nếu thị trường ở trạng thái dư thừa (dư cung) thì người bán phải có quyết định giảm giá để làm tăng lượng cầu. Nếu

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 24

Page 25: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

P

EP0

CS

PTT

P1

Q0

D

0

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

thị trường ở trạng thái thiếu hụt hàng hóa (dư cầu) thì người bán sẽ tăng giá nhằm làm giảm lượng cầu.

Khi phân tích cách thức tác động của một sự kiện nào đó tới thị trường chúng ta tiến hành theo ba bước: Bước 1: Xác định xem sự kiện xảy ra tác động tới đường cầu hay tới đường cung hoặc cả hai đường.Bước 2: Xác định hướng dịch chuyển của các đường (sang trái hay sang phải).Bước 3: Sử dụng đồ thị cung cầu để xác định xem sự dịch chuyển tác động tới trạng thái cân bằng như thế nào? (giá và sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào).

2.3.3 Thặng dự tiêu dùng, thặng dư sản xuất: 2.3.3.1 Thặng dư tiêu dùng:

Thặng dư tiêu dùng là chênh lệch giữa số tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng trả với số tiền mà họ thực trả cho một hàng hóa hoặc dịch vụ. Tức là sự chênh lệch giữa lợi ích cận biên (MU) với chi phí thực tế để thu được lợi ích đó.

Chi phí thực tế chính là chi phí cận biên (MC - Marginal Cost).Thặng dư tiêu dùng kí hiệu là CS.

Khi vẽ đường cầu dốc xuống điển hình của một thị trường, thặng dư của của người tiêu dùng tại một mức giá là phần diện tích nằm dưới đường cầu và trên đường giá – diện tích của hình tam giác Po,P1E trên hình.

Từ đồ thị ta thấy: CS = ( P1−P0 ).Q0

2

Trong đó: P1 là giá khi Q = 0 P0 là giá thị trường hay giá tại mức sản lượng Q0

Ví dụ: Giả sử trên thị trường có cân bằng cung cầu về kem tại lượng là 1.000 chiếc với giá cân bằng trên thị trường là 3.000 đ/chiếc. Vì thời tiết nóng và vì sở thích ăn kem nên người tiêu dùng sẵn sàng chi trả 5.000 đ/chiếc. Như vậy thặng dư của người tiêu dùng sẽ là: CS = (5.000 – 3.000).1.000 /2 = 1.000.000 đồng

2.3.3.2 Thặng dư sản xuất:Thặng dư sản xuất là phần chênh lệch giữa mức giá thực tế mà họ bán được sản phẩm và mức giá mà họ sẵn sàng bán trên thị trường. Hay thặng dư sản xuất là số tiền người bán nhận được trừ đi chi phí sản xuất.

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 25

Q

Page 26: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

0Q

P

EP0

CS

PTT

P1

D

S

P2

PS

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Kí hiệu thặng dư tiêu dùng: PS

Khi đường cấu dốc lên thì thặng dư của người sản xuất là phần diện tích nằm trên đường cung và dưới đường giá của thị trường. Trên đồ thị là phần diện tích tam giác P2P0E.

Từ đồ thị ta thấy: PS = ( P0−P2 ).Q0

2

Trong đó: P2 là giá khi Q = 0 P0 là giá thị trường hay giá tại mức sản lượng Q0 (giá cân bằng)

Ví dụ: Một nhà sản xuất bánh ngọt sau khi tính toán chi phí sản xuất cho một chiếc bánh ngọt đã quyết định là giá mà họ sẵn sàng bán trên thị trường là 7.000đ/chiếc. Vào thời điểm này do cầu trên thị trường tăng vọt nên họ đã bán với giá 10.000 đ/chiếc và đã bán được 700 chiếc tại mức giá này. Như vậy thặng dư của nhà sản xuất sẽ là:

PS = 1/2 . (10.000 -7.000) . 700 = 1.050.000 đồng. * Tổng thặng dư của xã hội = Thặng dư sản xuất + Thặng dư tiêu dùng TS = PS + CSTrên đồ thị cung cầu của một thị trường, tổng thặng dư chính là phần diện tích nằm giữa đường cầu và đường cung đạt tới lượng cân bằng. Trạng thái cân bằng cung cầu tối đa hóa tổng thặng dư, nói cách khác, kết cục cân bằng là sự phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả nhất.Tổng thặng dư là phần diện tích tam giác P1EP2. Nó là phần diện tích nằm giữa đường cung và đường cầu cho tới lượng cân bằng.

2.3.4. Chính sách kiểm soát giá của chính phủ:Khi có sự thay đổi đột biến của cung cầu, giá cả hàng hóa thay đổi một cách bất

thường thì lúc này chính phủ sẽ có các chính sách kiểm soát giá cả nhằm tác động vào thị trường để điều chỉnh giá thị trường . Kiểm soát giá được thực hiện gián tiếp thông qua việc tác động đến cung và cầu, tác động trực tiếp thông qua giá trần và giá sàn.

2.3.4.1 Tác động thuế:

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 26

Q0

Page 27: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Pmin

Q0

Q

Giá sàn

QSQD

P

D

E

S

P0

Dư thừa

0

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Chính phủ đánh thuế có thể vào người mua và cũng có thể vào người bán. Tuy nhiên cả hai người mua và người bán đều chịu tác động của thuế.

Tác động đến cung cầu bằng cách tăng giảm thuế hoặc trợ cấp. Nếu dư cung thì chính phủ đánh thuế vào người sản xuất làm giá hàng hóa tăng lên làm đường cung dịch chuyển sang trái đưa cung cầu về trạng thái cân bằng. Nếu trên thị trường dư cầu thì chính phủ sẽ đánh thuế vào người tiêu dùng làm giảm cầu, hoặc chính phủ sẽ hỗ trợ giá cho nhà sản xuất để tăng cung.

*Khi đánh thuế vào người mua hàng, ta có một số nhận xét sau:(1) Tác động này làm thay đổi nhu cầu. Do người mua phải nộp một khoản thuế cho

chính phủ mỗi khi họ mua hàng, do vậy khoản thuế này làm dịch chuyển đường cầu.

(2) Do đánh thuế vào người mua làm cho việc mua hàng hóa này không còn hấp dẫn như trước nữa nên người mua có lượng cầu về hàng hóa đó thấp hơn tại mọi mức giá. Kết quả là đường cầu dịch chuyển sang trái.

(3) Trạng thái cân bằng mới có mức giá thấp hơn và mức sản lượng cân bằng thấp hơn.Ảnh hưởng của thuế:Do giá giảm và sản lượng giảm, nên khoản thuế này làm giảm quy mô thị trường.

*Tác động của thuế đánh vào người bán đến kết cục của thị trường:- Thuế đánh vào người mua và thuế đánh vào người bán tương đương nhau.- Thuế cản trở hoạt động của thị trường.- Tại điểm cân bằng mới, người mua phải thanh toán nhiều hơn cho số hàng

hóa mà họ mua và người bán thì nhận được số tiền ít hơn đối với số lượng hàng hóa mà họ bán.

- Người mua và người bán cùng chia sẻ gánh nặng của thuế.- Điểm khác biệt duy nhất giữa đánh thuế vào người bán và thuế đánh vào

người mua là ở chỗ người nộp thuế cho chính phủ.- Sự khác biệt về gánh nặng của thuế giữa hai trường hợp này chính là hệ số co

giãn tương đối của cung và cầu theo giá.2.3.4.2. Quy định giá sàn: ( Pmin )Giá sàn là mức giá tối thiểu bắt buộc, là mức giá quy định thường cao hơn mức giá

cân bằng.Mục đích của giá sàn là nhằm điều chỉnh giá cao hơn mức giá cân bằng thị trường hiện tại nhằm bảo vệ lợi ích người sản xuất, người lao động, giá sàn quy định phải lớn hơn hoặc bằng giá cân bằng. Hỗ trợ giá nông nghiệp và quy định lương tối thiểu là trường hợp cụ thể về giá sàn. Như biểu đồ dưới minh hoạ, một mức giá sàn có tác dụng mang lại một sự thặng dư về hàng hoá đó do lượng cung vượt quá lượng cầu khi mức giá của hàng hoá thấp hơn mức giá cân bằng.

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 27

Page 28: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Pmax

P

QDDDQS

D

E

S

P0

Thiếu hụtGiá trần

QQ00

% Sự thay đổi lượng cầu

% Sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến cầu

=EDP

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

2.3.4.3 Quy định giá trần:Giá trần là mức giá tối đa bắt buộc. Mục đích của giá trần là điều chỉnh mức giá thấp hơn mức giá cân bằng hiện tại nhằm bình ổn giá cả trên thị trường . Chẳng hạn, quy định giá trần đối với giá thuê nhà ở các thành phố, trung tâm, và giá xăng dầu trong thời kì khủng hoảng năng lượng.

Như biểu đồ dưới đây minh họa, quy định giá trần sẽ dẫn đến thiếu hụt hàng hóa do lượng cầu vượt quá lượng cung khi mức giá quy định này thấp hơn giá cân bằng thị trường. Điều này sẽ lí giải tại sao quy định giá cho thuê nhà và giá xăng lại dẫn đến thiếu hụt hàng hóa.

2.4. Co giãn cung cầu: 2.4.1 Sự co giãn của cầu: 2.4.1.1. Khái niệm về co dãn của cầu

Qua nghiên cứu về lý thuyết cầu ở chương trước cho chúng ta thấy được một số mặt bản chất của hành vi người tiêu dùng. Và trên thực tế các doanh nghiệp rất quan tâm đến sức mua của người tiêu dùng khi giá cả hàng hoá cũng như thu nhập của người dân thay đổi. Do đó để xem xét tầm quan trọng của việc đo lường độ nhạy của lượng cầu theo sự thay đổi của giá, thu nhập thì trong phần này chúng ta sẽ đi nghiên cứu phương pháp đo về mặt lượng ảnh hưởng của giá cả hàng hoá, thu nhập và giá cả hàng hoá khác đến lượng cầu bằng công cụ hệ số co dãn của cầu.

Vậy sự co giãn của cầu là gì ? – Đó là một công cụ dùng để đo lường sự phản ứng của người tiêu dùng trước những thay đổi của thị trường.

Sự co dãn của cầu là tỷ số giữa sự thay đổi tính theo phần trăm của lượng cầu với sự thay đổi tính theo phần trăm của một trong các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu với điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Kí hiệu : E D (Elasticity Demand)

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 28

Page 29: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Q ==EDP

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

2.4.1.2. Phân loại co dãn của cầuTùy theo yếu tố ảnh hưởng, có thể chia co dãn của cầu thành :- Co dãn của cầu theo giá hàng hóa .- Co dãn của cầu theo thu nhập- Co dãn của cầu theo giá hàng hóa liên quan (Độ co giãn chéo).

2.4.1.2.1 Co dãn của cầu theo giá hàng hóaTa thấy, đường cầu là đường có độ dốc đi xuống, nó cho biết quan hệ định tính giữa cầu với giá tức là sản lượng tăng khi giá giảm và ngược lại. Nhưng chúng ta phải biết quan hệ về mặt định lượng, nghĩa là lượng cầu tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm khi giá giảm hay tăng 1% và trên thực tế cho chúng ta thấy:

- Đối với một số mặt hàng số lượng cầu có thể tăng hay giảm rất chậm khi giảm hoặc tăng giá của nó: gạo, xăng dầu...- Đối với một số mặt hàng lượng cầu có thể tăng hay giảm rất nhanh khi giảm hoặc tăng giá của nó: hàng xa xỉ...Vì vậy, chúng ta phải triển khai một thước đo mức độ đáp ứng của người tiêu dùng đối với sự biến động của chính nó. Thước đo này gọi là độ co dãn của cầu theo giá ED

P.Do đó, độ co dãn của cầu theo giá là tỷ số giữa mức thay đổi tính theo phần trăm lượng cầu của một mặt hàng nào đó với mức thay đổi tính theo phần trăm tương ứng của giá cả chính mặt hàng đó, với điều kiện các nhân tố khác không đổi.

Từ công thức trên ta thấy:- Do P và Q nghịch biến nên ED

P luôn nhỏ hơn 0, vì vậy để đơn giản người ta thường chỉ xét |EDP|.

Tức là EDP = |

%ΔQ%ΔP | = |

ΔQΔP

x PQ |

- Độ co dãn của cầu khác với độ dốc của đường cầu, độ dốc của đường cầu là P/QD.

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 29

Page 30: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

- Độ co dãn của cầu được tính độc lập hoàn toàn cho từng loại hàng hoá cụ thể nên chúng ta có thể so sánh độ co dãn của cầu đối với nhiều hàng hoá khác nhau, tức là có thể ED

Px khác EDPy.

* Cách tính hệ số co dãn của cầu theo giá** Đo lường độ co giãn của cầu theo điểm : ( PP điểm đường cầu)

EDP = |

%ΔQ%ΔP | =|

ΔQΔP

x PoQo |

Trường hợp cầu là một hàm biểu thị dưới dạng QD = f(P). Khi đó, độ co giãn của cầu theo giá được đo lường như sau :

EDP =|

1P ' ( QD )

x PoQo |

Lưu ý : Độ co giãn của cầu theo giá luôn biểu thị là một số dương. Từ khi luật cầu cho biết quan hệ ngược chiều giữa giá và lượng cầu vì vậy trong công thức đo lường độ co giãn của cầu theo giá luôn có giá trị tuyệt đối. Cầu được xem là :

- Co giãn khi EDP > 1

- Co giãn đơn vi khi : EDP = 1

- Kém co giãn khi : EDP < 1

Ý nghĩa độ co giãn của cầu theo giá : Khi cầu co giãn, giá tăng lên 1% sẽ làm cho lượng cầu giảm hơn 1%. Nếu cầu là co giãn đơn vi thì 1% thay đổi về giá làm thay đổi 1% về lượng cầu. Trong khi đó nếu cầu kém co giãn thì 1% thay đổi về giá làm cho lượng cầu thay đổi nhỏ hơn 1%. Ví dụ1 : Giả sử cúng ta có một biểu cầu về một loại hàng như sau :

Điểm đo lường Giá (P) Lượng cầu (QD )a 5 20b 10 15c 15 10d 20 5

Tính độ co giãn của cầu tại các điểm đo lường :Giải   :

Tại điểm a : (P0,Q0) = (5,20) : EDP =|

15−2010−5

x 520 | = 1/4

Tại điểm b : (P0,Q0) = (10,15 ) :  EDP =|

10−1515−10

x 1015 | = 2/3

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 30

Page 31: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

D

P

Q

P0

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Tại điểm c : (P0,Q0) = (15,10 ) :  EDP =|

5−1020−15

x1510 | = 3/2

Tại điểm d : (P0,Q0) = (20,5 ) : EDP =|

10−515−20

x 205 | = 4

Một số trường hợp đặc biệt của độ co giãn theo giá :- Đường cầu co giãn hoàn toàn : Độ co giãn của cầu theo giá không xác định,

đường cầu có dạng nằm ngang song song với trục hoành. EDP = vô cùng

- Đường cầu không co giãn : Độ co giãn của cầu theo giá là bằng không lượng cầu không thay đổi theo sự thay đổi của giá. Đường cầu có dạng đứng song song với trục tung.

** Đo lường độ co giãn của cầu theo đoạn   : (phương pháp đoạn đường cầu): Phương pháp này sử dụng khi các trị số P và Q nằm trong một khoảng hữu hạn nào đó của đường cầu với P0, P1 ứng với Q0, Q1.

Công thức đo lường độ co giãn đoạn :

EDP = |

%ΔQ%ΔP | =|

ΔQΔP

x Pm¿ Qm ¿¿

¿ |

Trường hợp cầu là một hàm số biểu thị dưới dạng : QD = f(P) ;

EDP =|

1P ' (QD )

x Pm¿ Qm ¿¿

¿ |

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 31

Q Q0

P D

Page 32: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

==EDI

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Trong đó : Pm = Po+P 1

2  ; Qm = Qo+Q 1

2   Ví dụ 2 : Sử dụng ví dụ 1, chúng ta đo lường độ co giãn đoạn như sau ; + Đoạn (ab) : (Pm, Qm) = (15/2, 35/2) 

EDP = |

%ΔQ%ΔP | =|

15−2010−5

x15/2¿35/2 ¿¿

¿ | = 3/7

+ Đoạn (bc) : (Pm, Qm) = (25/2, 25/2) 

EDP = |

%ΔQ%ΔP | =|

10−2015−10

x25/2 ¿25/2 ¿¿

¿ | = 1

+ Đoạn (cd) : (Pm, Qm) = (35/2, 15/2) 

EDP = |

%ΔQ%ΔP | =|

5−1020−15

x15/2¿35/2 ¿¿

¿ | = 7/3

2.4.1.2.2. Co dãn của cầu theo thu nhập :Giữ nguyên chính giá của hàng hoá đó và giá cả của các hàng hoá khác có liên quan, chúng ta xem xét mức độ phản ứng của người tiêu dùng với mức thu nhập của họ (bỏ qua tiết kiệm.). Để đo lường mức độ nhạy cảm của cầu theo sự thay đổi của thu nhập thông qua độ co giãn của cầu theo thu nhập và được đo lường bởi:

EDP =

%ΔQ%ΔI =

ΔQΔI

x I ¿ Q ¿¿

¿ .

Trong đó : I = Io+ I 1

2  ; Q = Qo+Q 1

2  .Đo lường độ co giãn theo thu nhập không có dấu giá trị tuyệt đối, nó có thể nhận

giá trị âm hoặc dương: + Nếu co giãn của cầu theo thu nhập cho giá trị dương có nghĩa là thu nhập tăng làm cầu hàng hóa tăng (trong trường hợp này thì hàng hóa được gọi là hàng hóa thông thường).

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 32

Page 33: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

% Sự thay đổi lượng cầu HH X %𝜟QDXEDX,Y

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

+ Nếu co giãn của cầu theo thu nhập cho giá trị âm thì có nghĩa là thu nhập tăng lên thì cầu hàng hóa giảm xuống (trong trường hợp này hàng hóa được gọi là hàng hóa thứ cấp).Ngoài ra, chúng ta cũng cần phân biệt sự khác nhau giữa hàng hóa cao cấp và hàng hóa thiết yếu, đó là phần thu nhập chi tiêu vào hàng hóa khi thu nhập tăng lên.+ Hàng hóa được cho là hàng hóa cao cấp nếu tốc độ tăng thu nhập nhỏ hơn tốc độ tăng tiêu dùng. Điều này có nghĩa nếu thu nhập tăng lên 10% thì phần chi tiêu vào hàng hóa cao cấp tăng hơn 10%. Do vậy độ co giãn của cầu theo thu nhập đối với hàng hóa cao cấp luôn lớn hơn 1.+ Hàng hóa thiết yếu là hàng hóa có tốc độ tăng thu nhập lớn hơn tốc độ chi tiêu vào hàng hóa đó. Điều này có nghĩa là hàng hóa thiết yếu có độ co giãn của cầu theo thu nhập nhỏ hơn 1.Tóm lại: - Nếu ED

I 0 thì hàng hóa đó là hàng hóa thông thường.- Nếu ED

I 0 thì mặt hàng x là hàng hoá thứ cấp.

- Nếu 0 < EDI < 1 thì hàng hóa là hàng thiết yếu.

- Nếu EDI 1 thì hàng hoá là hàng hóa cao cấp

2.4.1.2.3 Co dãn của cầu theo giá hàng hóa liên quan(Co giãn chéo) :Độ co giãn chéo của cầu theo giá đo lường độ nhạy cảm của sự thay đổi lượng cầu của hàng hóa này theo sự thay đổi giá của hàng hóa khác. Độ co giãn chéo của cầu theo giá giữa hai hàng hóa X và Y có thể biểu thị như sau :

%

EDX,Y =

ΔQDX

QXx PY

Δ PY= QX 2−QX 1

PY 2−PY 1 x PYQX

Với PY = PY 1+PY 2

2 và Qx = QX1 + QX2

2

Độ co giãn của cầu theo giá không có dấu giá trị tuyệt đối trong công thức đo lường, dấu của độ co giãn cho chúng ta biết đặc tính về mối quan hệ giữa hàng hóa X và Y cho biết hai hàng hóa là bổ sung hay thay thế.

-Nếu EDX,Y > 0 khi hai hàng hóa X và Y là hai hàng hóa thay thế.

-Nếu EDX,Y < 0 khi hai hàng hóa X và Y là hàng hóa bổ sung.

-Nếu EDX,Y = 0 là hai hàng hóa X,Y là hai hàng hóa không liên quan.

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 33

==

Page 34: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

2.4.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến độ giãn của cầu:Một hàng hóa sẽ có độ co giãn của cầu theo giá sẽ cao hơn nếu:

- Hàng hóa đó có nhiều hàng hóa thay thế.Khi hàng hóa thay thế nhiều, người tiêu dùng sẽ rất nhạy cảm khi giá hàng hóa tăng lên. Khi đó, người tiêu dùng có khuynh hướng và dễ dàng thay thế bằng các hàng hóa rẻ hơn. Do đó, hàng hóa có độ co giãn của cầu theo giá là co giãn khi có nhiều hàng hóa thay thế hơn. Ngược lại, một số hàng hóa sẽ kém co giãn nếu như có ít hàng hóa thay thế chẳng hạn như thuốc điều trị ung thư.

- Hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn trong ngân sách của người tiêu dùng.Nếu hàng hóa chiếm tỷ trọng nhỏ trong ngân sách tiêu dùng, thì sự thay đổi giá hàng hóa sẽ tác động lên năng lực mua sắm của cá nhân. Trong trường hợp này, sự thay đổi giá của hàng hóa sẽ tác động rất ít đến lượng tiêu dùng. Chẳng hạn, nếu giá muối tăng lên gấp đôi sẽ ảnh hưởng không đáng kể đến ngân sách tiêu dùng. Trong khi đó, nếu như một hàng hóa chiếm khoảng 50% ngân sách chi tiêu và giá cả tăng lên gấp đôi, khi đó người tiêu dùng sẽ phải cân nhắc quyết định lượng tiêu dùng đối với hàng hóa này.

- Hàng hóa được xem xét trong khoảng thời gian dài.Người tiêu dùng có khả năng thay đổi hàng hóa thay thế nếu như hàng hóa đó được xem xét trong khoảng thời gian dài hơn. Chẳng hạn, chúng ta nhận thấy sự tăng giá xăng dầu trong thời gian vừa qua, người đi xe máy liệu có dễ dàng giảm lượng xăng dầu hay không hay thay thế bởi xe máy chạy bằng điện hay nhiên liệu nào đó hay không. Nếu như giá xăng dầu vẫn tăng trong dài hạn, khi đó người tiêu dùng có khả năng thay thế hàng hóa xét trên phương diện cả nhà sản xuất và người tiêu dùng. Vì vậy, cầu của xăng dầu và khí đốt sẽ co giãn trong dài hạn hơn là trong ngắn hạn.

2.4.2 Độ co giãn của cung: 2.4.2.1 Khái niệm về sự co giãn của cung:Co giãn của cung theo giá là tỷ lệ phần trăm thay đổi về lượng cung trên phần

trăm thay đổi của giá.

ESP =

%ΔQ%ΔP =

ΔQΔP

x PQ

2.4.2.2. Đo lường độ co giãn cung* Trường hợp co giãn điểm Co giãn điểm: Là độ co giãn trên một điểm nào đó của đường cung. Có thể xác định theo phương pháp phương trình đường cung theo giá.

ESP =

%ΔQ%ΔP =

ΔQΔP

x PoQo

Trường hợp cầu là một hàm biểu thị dưới dạng QD = f(P). Khi đó, độ co giãn của cầu theo giá được đo lường như sau :

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 34

Page 35: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

ESP =|

1P ' ( QS )

x PoQo |

Ví dụ3 : Giả sử cúng ta có một biểu cầu về một loại hàng như sau : Điểm đo lường Giá (P) Lượng cung (QS

)a 5 5b 10 15c 15 25d 20 35

Tính độ co giãn của cung tại các điểm đo lường :Giải :

Tại điểm a : (P0,Q0)=(5,5): ESP =

15−510−5

x 55 | = 2

Tại điểm b : (P0,Q0) = (10,15 ) :  ESP =

25−1515−10

x1015 = 4/3

Tại điểm c : (P0,Q0) = (15,25 ) :  ESP =

5−1020−15

x1510 = 3/2

Tại điểm d : (P0,Q0) = (20,35 ) : ESP =

25−3515−20

x2035 = 8/7

*Trường hợp co giãn khoảng: Co giãn khoảng: Là độ co giãn trên một khoảng hữu hạn nào đó của đường cung.

Khi di chuyển dọc theo đường cung thì giá trị độ co giãn thay đổi. Nó phụ thuộc vào giá trị của P và Q. Trong trường hợp này, tính hệ số co giãn ta sử dụng phương pháp trung điểm.

ESP =

%ΔQ%ΔP =

ΔQΔP

x Pm¿ Qm ¿¿

¿

Trường hợp cung là một hàm số biểu thị dưới dạng : QS = f(P) ;

ESP =

1P ' (QD )

x Pm¿ Qm ¿¿

¿

Trong đó : Pm = Po+P 1

2  ; Qm = Qo+Q 1

2  Sử dụng dữ liệu biểu cung ở trên, chúng ta đo lường độ co giãn đoạn như sau:

+ Đoạn (ab) : (Pm, Qm) = (15/2, 20/2) 

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 35

Page 36: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

ESP =

15−5¿10−5 ¿¿

x 15/2¿20 /2 ¿¿

¿¿ = 3/2

+ Đoạn (bc) : (Pm, Qm) = (25/2, 40/2) 

ESP =

25−1515−10

x 25/2 ¿40 /2 ¿¿

¿ | = 5/4

+ Đoạn (cd) : (Pm, Qm) = (35/2, 60/2) 

ESP =

35−1020−15

x35/2¿60/2 ¿¿

¿ = 7/6

Theo kết quả tính toán co giãn của cung theo giá phân thành 5 trường hợp sau đây:Trường hợp 1: Cung tương đối co giãn ES

P >1Trường hợp 2: Cung co giãn đơn vị ES

P = 1Trường hợp 3: Cung ít co giãn ES

P < 1Trường hợp 4: Cung co hoàn toàn ES

P = ∞.Trường hợp 5: Cung hoàn toàn không co giãn ES

P = 0 2.4.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến co giãn của cung

- Khả năng linh hoạt của người bán trong việc thay đổi lượng hàng hóa mà họ sản xuất ra hay khả năng mở rộng sản xuất.

- Khoảng thời gian nghiên cứu.- Giá cả của hàng hóa.- Khả năng thay thế của các yếu tố đầu vào của sản xuất.

CHƯƠNG 3. LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

3.1 Lý thuyết về lợi ích

Các nhà kinh tế vận dụng quy mô lựa chọn để giải thích hành vi của người tiêu dùng. Thu nhập của cá nhân và giá cả hàng hóa là những nhân tố giới hạn lợi ích mà người tiêu dùng có thể đạt được. Vì vậy các cá nhân sẽ quyết định số lượng hàng hóa dịch vụ tiêu dùng để tối đa hóa lợi ích trong giới hạn ngân sách tiêu dùng.

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 36

* MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG:- Nắm được các khái niệm, quy luật liên quan đến lý thuyết về lợi ích: Lợi ích, tổng lợi ích, lợi ích cận biên, quy luật lợi ích cận biên.-Tiếp cận mô hình toán để xác định lựa chọn tiêu dùng cá nhân nhằm đạt mục tiêu tối đa.- Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn của người tiêu dùng.

Page 37: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Nhìn chung, các mong muốn của người tiêu dùng về một sản phẩm cụ thể có thể được đáp ứng đầy đủ trong một khoảng thời gian nhất định với giả định sở thích không thay đổi. Tuy nhiên càng có nhiều sản phẩm thì mong muốn trên mỗi đơn vị sản phẩm giảm dần. Để giải thích điều này chúng ta sẽ đi tìm hiểu các khái niệm về lợi ích và lợi ích biên.

3.1.1 Khái niệm về lợi ích và lợi ích cận biên :- Lợi ích (Utility) đuợc định nghĩa như là sự thoả mãn hay sự hài lòng đạt được từ việc tiêu dùng các hàng hoá, dịch vụ. Kí hiệu: U. Lợi ích có hai đặc tính cần lưu ý:

- Lợi ích và hữu dụng là không đồng nhất.- Lợi ích thường không giống nhau đối với mỗi người khi tiêu dùng cùng sản

phẩm- Tổng lợi ích (Total Utility) Là tổng thể sự thỏa mãn hoặc hài lòng thu được khi tiêu dùng toàn bộ hàng hóa hoặc dịch vụ mang lại. Tổng lợi ích sẽ tăng lên khi số lượng sản phẩm được tiêu dùng tăng lên. Kí hiệu TU.- Lợi ích biên (Marginal Utility) là lợi ích tăng thêm khi người tiêu dùng tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hoá hay dịch vụ. Kí hiệu: MU

Xem bảng minh họa về mối quan hệ giữa tổng lợi ích và lợi ích biên liên quan đến tiêu dùng của cá nhân đối với bánh pizza (trong một khoảng thời gian nhất định)

Số chiếc bánh Tổng lợi ích (TU) Lợi ích biên (MU)0 0 -1 4 42 7 33 9 24 10 15 10 06 8 -2

Qua bảng cho thấy lợi ích biên liên quan đến mỗi chiếc bánh pizza tăng thêm chỉ là mức thay đổi tổng lợi ích khi có thêm một chiếc bánh pizza được tiêu dùng. Chẳng hạn,lợi ích tiêu dùng chiếc bánh pizza thứ 3 là 2 do tổng lợi ích tăng thêm là 2(từ 7 lên 9) .Một cách tổng quát,lợi ích biên có thể xác định như sau: + Nếu tổng lợi ích (TU) là một hàm không xác định (không liên tục) thì

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 37

Page 38: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

MU = ΔTUΔQ

=TU 2−1 TU 1

Q2−Q1 Trong đó: TU là sự thay đổi về tổng lợi ích

Q là sự thay đổi về số lượng sản phẩm tiêu dùng+ Nếu tổng lợi ích là hàm xác định (liên tục) và có dạng TU = f (Q) thì

MU =

δ TUδQ = TU(Q)

3.1.2 Quy luật lợi ích biên giảm dần

Quy luật này được phát biểu như sau: Khi số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó được tiêu dùng tăng lên thì lợi ích cận biên của hàng hoá dịch vụ đó có xu hướng giảm dần xuống và ngược lại, trong một thời điểm nhất định.

Quy luật này đúng với hầu hết các sản phẩm, nhưng nó chỉ đúng khi xem xét mặt hàng đó trong thời gian ngắn

Sở dĩ lợi ích cận biên giảm dần là do giảm sự hài lòng hay sự thích thú của mỗi chúng ta đối với một mặt hàng khi tiêu dùng thêm mặt hàng đó.

Ý nghĩa của quy luật lợi ích biên giảm dần: Khi ta tiêu dùng nhiều hơn một mặt hàng nào đó thì tổng lợi ích sẽ tăng, tuy nhiên với tốc độ ngày càng chậm, việc tăng chậm này là do lợi ích cận biên giảm khi ta tiêu dùng thêm hàng hoá dịch vụ đó.

Quy luật này được hầu hết các nhà kinh tế học thừa nhận, tuy nhiên nó chỉ là quy luật trừu tượng và thực tế ta không thể đo được lợi ích cận biên.

Cần lưu ý rằng mặc dầu lợi ích biên giảm dần nhưng tổng lợi ích vẫn tăng miễn là lợi ích biên còn dương. Tổng lợi ích sẽ giảm khi lợi ích biên âm.

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần chi phối rất lớn đến hành vi ứng xử của người tiêu dùng trong việc ưu tiên lựa chọn mua sắm hàng hoá trong một ngân sách tiêu dùng có hạn.

Điều kiện vận dụng: - Chỉ xét đối với một loại hàng hóa.- Số lượng sản phẩm hay hàng hóa khác được giữ nguyên.- Thời gian ngắn.

3.1.3 Lợi ích biên và cầu của người tiêu dùng:Lợi ích cận biên của việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ càng lớn thì người tiêu dùng càng sẵn sàng trả giá cao hơn lúc đó sẽ làm xuất hiện thặng dư tiêu dùng (CS). Như vậy, giá sẵn sàng mua biểu thị lợi ích cận biên của hàng hóa hoặc dịch vụ ở một mức tiêu dùng nhất định. Khi lượng tiêu dùng tăng dần lên, theo đó lợi ích cận biên sẽ giảm dần thì sự sẵn sàng chi trả cũng giảm đi. Do vậy, đường cầu có hình dạng dốc xuống từ trái sang phải. Vì thế căn cứ vào cầu để xác định lợi ích biên của người tiêu dùng.

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 38

Page 39: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

P

Q

PE P0

D = MU

E

QE

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

MU = DD ( Đường lợi ích biên chính là đường cầu )

3.2 Lựa chọn sản phẩm và tiêu dùng tối ưu:3.2.1. Tối đa hóa lợi ích người tiêu dùng

* Mục đích của người tiêu dùngCác phân tích trên về cầu vẫn dựa trên giả định mua một sản phẩm riêng lẻ với

mức giá khác nhau. Nhưng trên thực tế, quyết định tiêu dùng phải giải quyết vấn đề lựa chọn và sẽ mua hàng hoá nào trong số nhiều hàng hoá với mức giá chấp nhận được.

Mục đích của người tiêu dùng là đạt được sự thoả mãn tối đa bằng nguồn thu nhập hạn chế, việc chi mua của họ đều phải chấp nhận một chi phí cơ hội vì việc chi mua hàng hoá này đồng thời giảm cơ hội chi mua hàng hoá khác. Vì vậy, cần phải giải quyết như thế nào để đạt được sự thoả mãn tối đa. Sự lựa chọn của người tiêu dùng sẽ bị ràng buộc bởi:

- Nhân tố chủ quan là sở thích của họ.- Nhân tố khách quan là thu nhập hay ngân sách tiêu dùng và giá cả của hàng hoá

đó.* Phương pháp lựa chọn sản phẩm tiêu dùng tối ưu tiếp cận từ lý thuyết.

Cơ sở để giải thích sự lựa chọn là lý thuyết về lợi ích và quy luật cầu.+ Theo lý thuyết lợi về ích người tiêu dùng sẽ ưu tiên sự lựa chọn cho sản phẩm có

lợi ích hơn.+ Theo quy luật cầu việc lựa chọn còn phải xét tới giá cả hàng hoá mà ta cần, do đó

phải so sánh lợi ích thấy trước của mỗi sự tiêu dùng với chi phí của nó tức là tỷ lệ lợi ích của một đồng khi trả cho thị trường loại hàng hoá đó (MU/P) và việc lựa chọn sản phẩm phải phù hợp nhất với lượng thu nhập có thể có.

Việc tiêu dùng tối ưu có nghĩa là chúng ta lựa chọn một cơ cấu tiêu dùng hàng hoá tối đa tổng lợi ích. Điều kiện để tối đa hoá lợi ích là: lợi ích cận biên tính trên một đồng của hàng hoá này phải bằng lợi ích cận biên tính trên một đồng của bất kỳ hàng hoá nào khác và chi tiêu cho tất cả các mặt hàng bằng thu nhập.

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 39

Page 40: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

MUx MUY

= = ... (1) Px PY

PX.QX + PY.QY + ...+ Pn.Qn = I (2)- Khi kết hợp tiêu dùng thỏa mãn hai điều kiện trên, cá nhân đạt trạng thái cân

bằng tiêu dùng. Một trạng thái cân bằng mà ở đó cá nhân xác định số lượng và ngân sách tiêu dùng cho mỗi hàng hóa tiêu dùng để đạt được tối đa hóa lợi ích.

- Với công thức trên, chúng ta nhận thấy rằng nếu lợi ích biên trên một đồng chi tiêu dùng của X sẽ giảm xuống khi giá của X tăng lên. Để xác định điểm cân bằng tiêu dùng mới, cá nhân sẽ tiêu dùng vào hàng hóa Yvà giảm chi tiêu hàng hóa X. Sự thay đổi tổ hợp tiêu dùng này gọi là tác động thay thế.

Khi hàng hóa trở nên đắt hơn thì lượng tiêu dùng vào hàng hóa X là do tác động thay thế. Ngoài tác động thay thế, một tác động khác xảy ra khi có sự thay đổi giá của hàng hóa, đó là tác động thu nhập. Tác động thu nhập này làm giảm lượng cầu tiêu dùng đối với tất cả hàng hóa thông thường. Nếu như X là hàng hóa thông thường, khi giá X tăng lên thì X chịu tác động thay thế và tác động thu nhập. Cả hai tác động này làm giảm lượng cầu đối với hàng hóa X.

Mặt khác, sự tăng giá của X không chỉ ảnh hưởng đến lượng cầu của hàng hóa X mà còn tác động đến lượng cầu hàng hóa Y. Tăng giá hàng hóa X làm tăng lượng cầu của hàng hóa Y do tác động thay thế, trong khi đó năng lực mua sắm thực tế cảu người tiêu dùng giảm do giá X tăng lên. Điều này không chỉ làm giảm lượng cầu tiêu dùng hàng hóa X mà còn làm giảm lượng cầu cầu tiêu dùng đối với hàng hóa Y, đó la do tác động thu nhập. Vì vậy đối với hàng hóa Y, nếu tác động thay thế lớn hơn tác động thu nhập thì lượng tiêu dùng hàng hóa Y tăng lên. Ngược lại, nếu tác động thay thế nhỏ hơn tác động thu nhập thì lượng cầu của hàng hóa Y sẽ giảm. Tác động tổng hợp là tổng của tác động thay thế và tác đông thu nhập.

3.2.2 Lựa chọn tiêu dùng tối ưu bằng phương pháp hình học:Một số giả thiết:

Giả thiết 1: Sở thích là hoàn chỉnh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sở thích hoàn toàn không tính đến chi phí.Giả thiết 2: Sở thích có tính bắc cầu.Giả thiết 3: Mọi hàng hóa đều tốt.

Cá nhân tối đa hóa lợi ích trong giới hạn ngân sách, họ sẽ lựa chọn điểm tiêu dùng mà ở đó đường ngân sách tiếp xúc với đường bàng quan nào đó.

* Đường ngân sách (BL- Budget Line): Mô tả các kết hợp hàng tiêu dùng khác nhau mà người tiêu dùng có thể mua được với cùng một ngân sách. Nó chia không gian lựa chọn thành hai miền:

+ Kết hợp có thể đạt được.+ Kết hợp không thể đạt được và đồng thời thể hiện tất cả các sự kết hợp có thể để

lựa chọn hai hàng hoá Xvà Y, do vậy đường ngân sách còn gọi là đường giới hạn khả năng tiêu dùng.

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 40

Page 41: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Y

BL

Vùng quá GH NS

Vùng GH NS chi tiêu

A

BL

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

- Ràng buộc thu nhập cá nhân có thể biểu hiện như sau (nếu chỉ xét hai hàng hóa X và Y):

PX.X + PY.Y = I- Phương trình đường ngân sách có dạng:

Y = I/PY – (PX / PY) .X Trong đó: X và Y là lượng tiêu dùng của hàng hoá X và Y Px, Py là giá cả hàng hoá X và Y

I: là ngân sách tiêu dùng. (-PX / PY) là độ dốc của đường ngân sách.

- Khi thu nhập người tiêu dùng và giá cả của hàng hóa là cố định thì đường ngân sách sẽ được xác định như trên. Hệ số gốc của đường ngân sách chính là giá tương đối của hai hàng hóa (PX/PY) đồng thời tỷ lệ mà tại đó thị trường sẵn sàng đổi hàng hóa này lấy hàng hóa khác, nếu giá hàng hóa là cố định thì hệ số gốc của đường ngân sách không thay đổi. Đường ngân sách có thể dịch chuyển dưới tác động của thu nhập và giá cả.

- Khi thu nhập thay đổi, giá cả không thay đổi thì đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song với đường ngân sách ban đầu. Thu nhập tăng đường ngân sách dịch chuyển ra bên ngoài, và ngược lại.

- Khi giá cả của một hàng hóa thay đổi trong khi thu nhập giữ nguyên thì đường ngân sách xoay quanh một điểm.

* Đường bàng quan (IC: Indefference Curve): Thể hiện những kết hợp trong việc lựa cho hai loại hàng hoá X, Y và tất cả những kết hợp đó đều mang lại một tổng lợi ích như nhau đối với người tiêu dùng, vì vậy còn gọi là đường đồng mức thoả dụng (đường đẳng ích).

Vậy một mức lợi ích hay sở thích của người tiêu dùng được đại diện bằng một đường bàng quan và các mức lợi ích của người tiêu dùng được đại diện bằng vô số các đường bàng quan khác.

Đường bàng quan có 4 tính chất:Tính chất 1: Các đường bàng quan cao hơn được ưa thích hơn.

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 41

X

Page 42: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Y

X

U

A

X

Y

UBL

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Tính chất 2: Các đường bàng quan dốc xuống.Tính chất 3: Các đường bàng quan không cắt nhau.Tính chất 4: Các đường bàng quan là đường cong lồi về phía gốc tọa độ

Các đường bàng quan lồi so với gốc tọa độ, độ dốc của đường bàng quan giảm dần từ trái qua phải, độ dốc biểu thị tỷ lệ thay thế cận biên (MRS: Marginal Rate of Subtitution): là tỷ lệ cho biết cần phải đánh đổi bao nhiêu đơn vị hàng hóa này để có thêm một đơn vị hàng hóa kia mà không làm thay đổi mức lợi ích đạt được (MRSX,Y = MUX / MUY)

* Sự kết hợp giữa đường bàng quan và đường ngân sáchĐưa hai đường ngân sách và đường bàng quan trên cùng một đồ thị. Giả sử đường

ngân sách của hai hàng hoá X và Y tiếp xúc với đường bàng quan tại điểm A.

Tại A thể hiện trạng thái tiêu dùng tối ưu hay người tiêu dùng đạt lợi ích tối đa với mức ngân sách cho trước. Điểm A là tối ưu vì nó thể hiện sự kết hợp mà đường ngân sách chạm với đường bàng quan cao nhất có thể đạt được tức là với ràng buộc về ngân sách và giá cả nó đạt được lợi ích lớn nhất. Tại điểm này tỷ lệ thay thế biên bằng giá tương đối của hai hàng hóa. Do đó điều kiện tối ưu hoá của người tiêu dùng là độ

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 42

Page 43: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

dốc của đường ngân sách (PX/PY) bằng độ dốc của đường bàng quan (MUX/MUY) (hay hai đường tiếp xúc với nhau khi độ dốc của hai

đường bằng nhau) tức là:

Px

Py =MU x

MUy ⇔MU x

Px=

MUY

PY

Kết luận này hoàn toàn phù hợp với kết luận đã thu được ở mục trước, tương tự ta có thể mở rộng điều kiện tối ưu của người tiêu dùng cho trường hợp tổng quát:

MU X

PX=

MUY

PY=

MU z

Pz ....

VD: Giả sử, một cá nhân có thu nhập cố định là I = 60 nghìn đồng, chi tiêu cho hoạt động giải trí trong tuần, đó là xem phim (X) và ăn kem (Y). Biết rằng giá xem phim là PX = 20 nghìn đồng, PY = 5 nghìn đồng. Lợi ích tiêu dùng của cá nhân vào sản phẩm X, Y như sau:

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 43

QX UX QY UY

1 80 1 402 120 2 703 140 3 904 150 4 1005 150 5 1006 140 6 90

Page 44: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

1. Hãy xác định kết hợp chi tiêu (QX, QY) để cá nhân tối đa hóa lợi ích.2. Nếu PX = 10 ngìn đồng và PY = 10 ngìn đồng, xác định điểm cân bằng tiêu dùng?

Giải: 1. Điểm cân bằng tiêu dùng PX = 20, PY = 5- Lợi ích biên trên một đồng tiêu dùng vào X và Y:

+ Xét các kết hợp (QX, QY) thỏa mãn MUX/ PX = MUY/ PY

Kết hợp (1) với (1X, 3Y): Tổng lợi ích: U1= 80 + 90 = 170. Tổng chi tiêu: 1x20 + 3x5 = 35 < I = 60.Vậy, kết hợp (1) có chi tiêu < thu nhập, cho nên xem xét kết hợp khác.Kết hợp (2) với (2X, 4Y): Tổng lợi ích : U2 = 120 + 100 = 220 Tổng chi tiêu: 2x20 + 4x5 = 60 = IVậy kết hợp (2) cân bằng tiêu dùng và tối đa hóa được lợi ích.Kết hợp (3) với (5X,5Y): Tổng lợi ích: U3 = 150 + 100 = 250 Tổng chi tiêu: 5x20 + 5x5 = 125 > IVậy kết hợp (3) có chi tiêu lớn hơn thu nhập, cho nên bị loại.Kết luận: Cá nhân đạt cân bằng tiêu dùng tại điểm: A (PXA = 20, QXA = 2); (PYA = 5, QYA = 4) I. Điểm cân bằng tiêu dùng PX = 10, PY = 10.Làm tương tự trường hợp trên ta có:ĐS: Cá nhân đạt cân bằng tiêu dùng tại điểm: B(PXB = 10, QXB = 3); (PYB = 10, QYB

= 3).

3.2.3. Các nhân tố tác động đến lựa chọn tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng:

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 44

Sản phẩm X, PX = 20nghìn đồng

QX UX MUX MUX/ PX

1 8 0 80 4(1)

2 120 40 2(2)

3 140 20 14 150 10 -1/25 150 0 0 (3)

6 140 -10 -1/2

Sản phẩm Y,PY = 5nghìn đồngQX UY MUY MUY/ PY

1 40 40 82 70 30 63 90 20 4(1)

4 100 10 2(2)

5 100 0 0(3)

6 90 -10 -2

Page 45: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Thu nhập:Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, đường giới hạn ngân sách dịch chuyển ra phía ngoài.

- Nếu cả hai hàng hóa là hàng hóa thông thường, người tiêu dùng sẽ phảnứng lại sự gia tăng thu nhập bằng cách mua cả hai loại hàng hóa nhiều hơn.

-Hàng hóa được coi là cấp thấp nếu người tiêu dùng mua nó ít hơn khi thu nhập của họ tăng. Giá cả hàng hóa:

Giá cả của một hàng hóa thay đổi, trong khi thu nhập được giữ nguyên,chúng ta có một số nhận xét sau;

- Khi giá một hàng hóa nào đó giảm xuống, thì đường ngân sách quay ra phía ngoài.

- Dịch chuyển ra phía ngoài của đường ngân sách làm thay đổi độ dốc của nó.- Sự thay đổi của đường giới hạn ngân sách làm thay đổi tiêu dùng của cả hai

hàng hóa như thế nào phụ thuộc vào sở thích của người tiêu dùng.Tác động của sự thay đổi giá cả một hàng hóa nào đó đối với tiêu dùng có thể được phân tích thành hai hiệu ứng: Hiệu ừng thu nhập và hiệu ứng thay thế.

Hiệu ứng thu nhập: là sự thay đổi của tiêu dùng phát sinh do mức giá thấp hơn làm cho người tiêu dùng được lợi, được phản ánh qua sự dịch chuyển từ đường bàng quan thấp tới đường bàng quan cao hơn.Hiệu ứng thay thế: là sự thay đổi của tiêu dùng phát sinh từ chỗ giá thay đổi khuyến khích mức tiêu dùng lớn hơn đối với hàng hóa đã trở nên rẻ hơn một cách tương đối, được biểu thị bằng sự di chuyển dọc theo đường bang quan tới điểm có tỷ lệ thay thế biên khác.Khi giá của một hàng hóa nào đó giảm, điểm lựa chọn tiêu dùng tối ưu sẽ thay đổi, lượng cầu về hàng hóa đó sẽ tăng.

CHƯƠNG 4: LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP

4.1 Lý thuyết sản xuất.4.1.1 Khái niệm tổ chức sản xuất, hàm số sản xuất:* Khái niệm tổ chức sản xuất:

Tổ chức sản xuất là quá trình chuyển đổi các yếu tố đầu vào (Lao động, vốn, tài nguyên...) thành các đầu ra (sản phẩm và dịch vụ). Yếu tố lao động ở đây được hiểu là

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 45

* MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG:- Hiểu và ứng dụng được lý thuyết về sản xuất, chi phí,doanh thu, lợi nhuận - Làm được những bài tập liên quan về sản xuất, chi phí,doanh thu, lợi nhuận- Tiếp cận phương pháp phân tích biên cho các quyết định sản xuất tối ưu.z

Page 46: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

sức lao động của con người với những kỹ năng nhất định. Yếu tố vốn được hiểu là vốn đã vật hóa bao gồm thiết bị, máy móc, nhà xưởng và vật tư tồn kho cần thiết. Yếu tố tài nguyên được hiểu là quyền sử dụng mặt bằng đất đai, tài nguyên, vùng trời, vùng biển, mặt nước...

Trong thực tế, sản xuất bao gồm toàn bộ các hoạt động để sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Các hoạt động này bao gồm: huy động nguồn vốn để đầu tư mở rộng nhà xưởng, thuê lao động, mua sắm nguyên liệu, kiểm soát chất lượng, ...hơn là đề cập đến sự chuyển đổi các yếu tố vật lí đầu vào thành sản phẩm và dịch vụ đầu ra.

*Hàm số sản xuất:Nếu như khái niệm về hàm cầu là trọng tâm của lý thuyết cầu thì lý thuyết sản xuất đề cập các khái niệm xoay quanh hàm sản xuất.Hàm sản xuất là một phương trình, biểu số liệu, hay biểu đồ biểu thị mối quan hệ đầu ra (sản phẩm hay dịch vụ) theo sự kết hợp của các yếu tố đầu vào (lao động, vốn) trong một khoảng thời gian nhất định.Hàm sản xuất tổng quát đối với doanh nghiệp chỉ giới hạn các yếu tố đầu vào là vốn và lao động: ( hàm sản xuất Cobb Douglas.)

Q = f(L,K) hay Q = A. Lα. Kβ

Trong đó: - Q là sản lượng chung của nền kinh tế- K là vốn, L là lao động- A là một thông số phụ thuộc vào những đơn vị đo lường các đầu vào và

đầu ra- α,β là những hằng số cho biết tầm quan trọng tương đối của K và L

Cả đầu vào và đầu ra đều được biểu thị dưới hình thái vật chất hơn là hình thái tiền tệ. Chẳng hạn, đầu vào là các biến số độc lập như số lượng lao động sử dụng, vốnchỉ giá trị sử dụng vốn trong sản xuất. Đầu ra là hàm số phụ thuộc như số lượng hàng hóa. Hàm sản xuất chỉ ra số lượng đầu ra tương ứng với các kết hợp đầu vào giữa lao động và vốn, còn công nghệ được giả định là không đổi trong quá trình phân tích.Đầu vào là những nguồn lực sử dụng trong việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Đầu vào được phân loại thành đầu vào cố định và đầu vào biến đổi:- Đầu vào cố đinh là đầu vào không thay đổi trong kỳ xem xét. Ví dụ như nhà máy và thiết bị chuyên dùng..- Đầu vào biến đổi là đầu vào biến đổi dễ dàng trong khoảng thời gian xem xét.Chẳng hạn như nguyên vật liệu, lao động.

Hàm sản xuất cũng thể hiện được hiệu suất theo quy mô: Đối với hàm sản xuất Cobb-Douglas tổng các hệ số (α + β) cho biết hiệu suất tăng, giảm, không đổi của quy mô ( nếu α + β >1, α + β <1, α + β =1).

4.1.2 Hàm số sản xuất với một biến số đầu vàoTổng sản phẩm sản xuất (TP) của một doanh nghiệp là một hàm số theo các mức sử dụng các yếu tố đầu vào. Trong ngắn hạn, chúng ta giả định chỉ có một yếu tố đầu vào

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 46

Page 47: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

biến đổi ảnh hưởng đến tổng sản phẩm sản xuất (hay sản lượng) của một doanh nghiệp. Hàm sản xuất ngắn hạn là hàm một biến (theo L) có dạng :

Q = f(K,L) → Q = f (L)Giả sử một doanh nghiệp có các đầu vào K và T cố định, khi đầu vào L thay đổi

ta có thể quan sát thấy đầu ra là sản phẩm Q có quan hệ với đầu vào L. Quan hệ này được phản ánh trong hàm sản xuất dưới dạng bảng sau đây:

Bảng trên cho thấy, tổng sản phẩm sản xuất ban đầu tăng rất nhanh khi tăng mức sử dụng lao động, nhưng sau đó mức tăng tổng sản phẩm nhỏ dần theo các mức sử dụng lao động. Sự gia tăng các mức lao động như nhau sẽ đem lại tổng sản phẩm sản xuất nhỏ hơn đối với hầu hết các quá trình sản xuất. Đây là hệ quả của quy luật lợi ích biên giảm dần.Để mô tả sự đóng góp của các yếu tố đầu vào biến đổi là lao động vào quá trình sản xuất, người ta sử dụng khái niệm năng suất bình quân và năng suất cận biên của lao động.

4.1.2.1. Năng suất bình quân và năng suất cận biên*Năng suất bình quân (AP - Average Product)

Năng suất bình quân (AP) của một yếu tố sản xuất là tổng sản phẩm đầu ra tính bình quân cho một đơn vị yếu tố sản xuất trong điều kiện là các yếu tố sản xuất còn lại không đổi. -Năng suất bình quân của lao động:

APL = Số đầu ra/ Số lao động đầu vào = TP / L (K không đổi)

- Năng suất bình quân của vốn: APK = TP / K (L không đổi).Năng suất bình quân luôn luôn là một số dương.* Năng suất cận biên (MP - Marginal Product)

Năng suất cận biên (MP) của một yếu tố sản xuất là sản phẩm tăng thêm từ việc sử dụng thêm một đơn vị yếu tố sản xuất trong điều kiện các yếu tố sản xuất còn lại không đổi. Năng suất cận biên được đo lường bằng tỷ số giữa thay đổi tổng sản phẩm và thay đổi lượng lao động sử dụng: - Trường hợp yếu tố lao động biến đổi, yếu tố vốn không đổi.

MPL =

ΔTPΔL

-Trường hợp yếu tố vốn biến đổi, yếu tố lao động không đổi

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 47

Lượng lao động (L) 0 5 10 15 20 25 30Tổng sản phẩm (TP) 0 50 120 165 200 200 180

Page 48: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

AP

MP

AP,MP

L

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

MPK = ΔTPΔK

4.1.2.2. Quy luật năng suất cận biên giảm dầnNăng suất cận biên của bất cứ yếu tố đầu vào nào cũng có xu hướng giảm dần

khi yếu tố đầu vào đó được sử dụng càng nhiều hơn trong quá trình sản xuất, với điều kiện các yếu tố đầu vào khác không đổi. Nói cách khác nếu cứ tăng dần một yếu tố sản xuất đầu vào ( trong khi các yếu tố đầu vào khác không đổi) thì tổng sản phẩm đầu ra sẽ tăng lên đến một mức nhất định rồi sẽ giảm dần. Khi vốn là không đổi, nếu ta tăng dần lao động thì tổng sản phẩm sẽ tăng lên, MPL sẽ tăng đến một mức độ nào đó sẽ giảm dần. Trường hợp lao động không đổi, nếu ta tăng dần vốn thì cũng xảy ra tương tự.

Khi ta tăng mỗi đơn vị lao động hoặc một yếu tố sản xuất nào đó trong khi các yếu tố khác không đổi thì năng suất trung bình (AP) lúc đầu tăng sau đó giảm dần, đây là quy luật lợi tức giảm dần.

Điều kiện tồn tại quy luật:- Có ít nhất một đầu vào là cố định.- Tất cả các đầu vào đều có chất lượng ngang nhau.- Thường áp dụng trong ngắn hạn.- Về mặt hình học sản phẩm cận biên biểu hiện độ dốc của đường tiếp tuyến

với hàm sản xuất tại từng điểm cụ thể.

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 48

Page 49: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Ví dụ minh họa: Một xí nghiệp sản xuất có tình hình sản xuất sản phẩm của công nhân trong một ngày như sau:

Số lao động(L)

Tổng sản phẩm (TP)

Năng suất bình quân(AP)

Năng suất cận biên(MP)

0 0 - -5 50 10 1010 120 12 1415 165 11 920 200 10 725 200 8 030 180 6 -4

Từ bảng trên cho thấy, khi MP dương nếu tăng lao động sẽ làm tăng tổng sản phẩm sản xuất. Khi MP âm, tăng lao động sẽ làm giảm tổng sản phẩm sản xuất

Ý nghĩa của quy luật: Nghiên cứu quy luật này cho thấy rằng nếu không có sự hạn chế của quy luật lợi tức giảm dần thì với một đầu vào biến đổi (lao động) còn các yếu tố khác cố định sẽ làm tăng mãi sản phẩm đầu ra.

4.1.3. Hàm số sản xuất với hai biến số đầu vào biến đổi:Bây giờ, chúng ta hãy xem xét hàm số sản xuất với hai biến số đầu vào: lao động

(L), vốn(K); với giả định công nghệ không thay đổi. Q = f(L,K)Mối quan hệ giữa các kết hợp đầu vào (L,K) và mức sản lượng (Q) có thể biểu diễn

bằng đồ thị bởi các đường đẳng lượng (đường đồng sản lượng).4.1.3.1 Đường đẳng lượng( Đường đồng lượng –Đường đồng mức sản xuất):Đường đẳng lượng cho biết các kết hợp khác nhau của hai yếu tố đầu vào (lao

động, vốn) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tạo ra cùng một mức sản lượng đầu ra (sản lượng).

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 49

Page 50: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Mức đẳng lượng cao hơn (xa gốc tọa độ) chỉ sản lượng lớn hơn và mức đẳng lượng thấp hơn (gần với gốc tọa độ) chỉ sản lượng thấp hơn.

Qua bảng số liệu trên cho biết mối quan hệ giữa sản lượng sản xuất (Q) theo các kết hợp giữa lao động (L) và vốn (K) cho thấy 12 đơn vị sản lượng Q (12Q) có thể được tạo ra bằng cách kết hợp 1 đơn vị vốn (1K) và 3 đơn vị lao động (3L), hay 1K và 5L, nó cũng có thể được tạo ra bằng cách kết hợp 1L và 4K hay 2L và 6K. Đường biểu thị khả năng tạo ra 12 đơn vị sản lượng (12Q) là đường đẳng lượng thấp nhất. Tương tự như vậy, trong biểu trên cũng cho biết các kết hợp khác nhau của K và L để tạo ra 28Q, 36Q, 40Q. Chú ý rằng, để tạo ra mức sản lượng lớn hơn thì doanh nghiệp cần nhiều lao động hoặc vốn hơn, hay cần nhiều hơn cả lao động và vốn hơn.

Một vấn đề đặt ra là làm thế nào xác định được kết hợp nào là hiệu quả. Từ phân tích ở trên chúng ta thấy rằng kết hợp (3L và 1K) hay (5L và 1K) đều cùng tạo ra mức sản lượng 12Q. Tuy nhiên kết hợp (5L và 1K ) là kết hợp không hiệu quả vì sử dụng nhiều lao động hơn so với kết hợp (3L và 1K).

Như vậy, đường đồng lượng cho ta thấy sự linh hoạt mà các doanh nghiệp có được khi ra quyết định sản xuất. Biểu đồ dưới đây minh họa các đường đồng lượng.

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 50

Vốn(K)

6 6 12 28

36 40

39

5 9 20 36

40 42

40

4 12

28 36

40 40

36

3 10

23 33

36 36

32

2 7 18 28

30 28

26

1 3 8 12

14 12

10

1 2 3 4 5 6 Lao động (L)

Page 51: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Đường đồng sản lượng tương tự như đường bàng quan mà chúng ta đã dùng để nghiên cứu lý thuyết hành vi người tiêu dùng. Nếu như sự thỏa mãn là không đổi dọc theo các đường bàng quan thì sản lượng cũng không đổi dọc theo các đường đồng sản lượng. Cả 2 đường này đều dốc xuống về phía phải có dạng lồi so với gốc tọa độ (độ dốc giảm dần). Khác với các đường bàng quan là khái niệm định tính do đó chỉ được sử dụng để biểu hiện ích lợi, còn các đường đồng sản lượng là khái niệm định lượng do đó được dùng để tính sản lượng thực tế (mỗi đường đồng sản lượng tương ứng với một mức sản lượng cụ thể).

4.1.3.2. Sự thay thế các đầu vào – Tỷ suất thay thế kỹ thuật cận biên (Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên).(MRTS)

Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên (MRTS) của các yếu tố đầu vào được định nghĩa là tỷ lệ mà một đầu vào này có thể thay thế cho đầu vào kia để giữ nguyên mức sản lượng như cũ. Công thức tính tỷ lệ thay thế biên kỹ thuật cận biên của lao động cho tư bản (vốn) như sau:

MRTSL/K = - ΔKΔL =

MPL

MPK Đường đẳng phí biểu thị các kết hợp khác nhau giữa các yếu tố mà doanh nghiệp

có khả năng thực hiện với cùng một mức chi phí và giá các yếu tố sản xuất cho trước. Giả sử, một doanh nghiệp chỉ sử dụng lao động và vốn trong sản xuất. Tổng chi phí của doanh nghiệp trong một thời kì nhất định:

TC =K.PK + L.PL hay K =

TCPK -

PL

PKL

Trong đó: T C : tổng chi phí trong thời kỳ sản xuất. PL : định mức lương trên mỗi đơn vị lao động PK : chi phí sử dụng trên mỗi đơn vị vốn.Tổng chi phí TC bị ràng buộc về ngân sách chi tiêu của doanh nghiệp trong thời

kì sản xuất. Ràng buộc này giới hạn khả năng lựa chọn mức sản xuất trong vùng sản xuất có hiệu quả. Nếu doanh nghiệp lựa chọn các điểm sản lượng sản xuất nằm trên đường đẳng phí thì ngân sách chi tiêu của doanh nghiệp sử dụng hết vào lao động và

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 51

L3

Page 52: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

vốn. Các điểm nằm bên trong đường đẳng phí tổng chi phí sử dụng vào vốn và lao động nhỏ hơn ngân sách chi tiêu của doanh nghiệp. Còn các điểm nằm bên ngoài đường đẳng phí là không thể đạt được khi doanh nghiệp bổ sung thêm ngân sách chi phí hay có sự thay đổi về giá của yếu tố đầu vào.

Các kết hợp đầu vào tối ưu tại các điểm mà ở đó đường đẳng phí tiếp xúc với đường đẳng lượng.

Khi đó : MRTS =

PL

PK

Do đó: MRTS =

MPL

MPK , chúng ta có thể viết lại điều kiện cho kết hợp đầu vào

tối ưu khi:

MPL

MPK =

PL

PK hay

MPL

PL =

MPK

PK

Phương trình này chỉ ra rằng để tối thiểu hóa chi phí ( hay tối đa hóa sản lượng với chi phí đã cho) thì sản lượng tăng thêm hay sản phẩm biên trên một đồng chi tiêu vào lao động bằng với sản phẩm biên trên môt đồng chi tiêu chi tiêu vào vốn.4.2. LÝ THUYẾT VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT

4.2.1 Khái niệm, bản chất, phân loại chi phí:Khái niệm: Chi phí của doanh nghiệp là những phí tổn mà doanh nghiệp phải chịu

khi sản xuất ra hàng hoá hoặc dịch vụ trong thời kỳ đó. Bản chất của chi phí: Các doanh nghiệp lựa chọn giá và sản lượng sản xuất để tối đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận mà các nhà kinh tế đề cập trong kinh tế học, đó chính là lợi nhuận kinh tế. Lợi nhuận kinh tế = Tổng doanh thu – Chi phí kinh tế.Chi phí kinh tế bao gồm cả chi phí cơ hội, bất kể là chi phí minh nhiên( là chi phí được thanh toán dựa trên các chứng từ cụ thể) hay là chi phí ẩn (chi phí không bằng tiền). Trong hầu hết các trường hợp chi phí minh nhiên là chi phí kế toán ( chỉ ngoại trừ trường hợp khấu hao là chi phí không bằng tiền vẫn được xem là chi phí kế toán. Do chi phí kinh tế bao gồm cả chi phí minh nhiên và chi phí tiềm ẩn, trong khi chi phí kế toán chỉ bao gồm chi phi minh nhiên. Vì vậy chi phí kinh tế luôn lớn hơn chi phí kế toán. Sự khác biệt giữa hai chi phí này thực chất là chi phí cơ hội của việc sử dụng nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp. Và cũng chính vì vậy mà lợi nhuận kinh tế bao giờ cũng nhỏ hơn lợi nhuận kế toán.Trong kinh tế học, khi nói đến lợi nhuận của doanh nghiệp thì chúng ta đang đề cấp đến lợi nhuận kinh tế. Trong trường hợp một ngành có lợi nhuận kinh tế dương điều này có

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 52

Page 53: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

CC11

Q

FC

VC

TC

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

nghĩa là ngành này hấp dẫn hơn những ngành khác. Trong trường hợp lợi nhuận kinh tế âm trong dài hạn, chúng ta thấy một số các doanh nghiệp rút lui khỏi ngành.

*Phân loại chi phí Căn cứ vào nội dung tính chất của các khoản chi, các loại chi phí được phân thành các loại sau:- Chi phí cơ hội – Chi phí kinh tế.- Chi phí kế toán.- Chi phí chìm- Chi phí tài nguyên.Căn cứ vào thay đổi đầu vào, các chi phí của doanh nghiệp được phân làm hai loại: - Chi phí trong ngắn hạn.- Chi phí trong dài hạn4.2.2. Chi phí ngắn hạn

Việc phân biệt chi phí ngắn hạn và chi phí dài hạn có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong môn kinh tế học vi mô. Chi phí ngắn hạn là chi phí trong điều kiện doanh nghiệp giữ nguyên công nghệ sản xuất. Công nghệ sản xuất được giữ nguyên có nghĩa là, trong quá trình sản xuất, một số đầu vào (thường là thiết bị, nhà xưởng, mặt bằng...) được cố định, còn một số đầu vào khác có thể thay đổi, chúng ta có thể tìm hiểu các loại chi phí ngắn hạn:

4.2.2.1. Tổng chi phí, chi phí cố định và chi phí biển đổiTrong ngắn hạn, tổng chi phí (TC: Total Cost) bao gồm hai loại chi phí: chi phí cố

định và chi phí biến đổi.- Chi phí cố định (FC: Fixed Cost) là những chi phí không biến đổi theo sản

lượng, chi phí cố định là như nhau đối với mọi mức sản lượng thậm chí khi sản lượng bằng không. Các chi phí cố định như: tiền thuê văn phòng, chi phí đăng ký, khoản trả lãi vay, khấu hao máy móc nhà xưởng thiết bị ….

- Chi phí biến đổi (VC: Variable Cost) là những chi phí biến đổi theo sản lượng.Chi phí biến đổi bằng không khi sản lượng bằng không và tăng lên theo sản lượng. Chẳng hạn như: chi phí lao động, chi phí nguyên vật liệu, chi phí điện nước … là những chi phí biến đổi.

Lúc đó: TC = VC + FC

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 53

Page 54: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

TCi - TCi-1

Qi - Qi-1

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Bảng dưới đây minh họa giả định về chi phí cố định và chi phí biến đổi theo sản lượng sản xuất,từ đó xác định tổng chi phí tại mỗi mức sản lượng như sau:

Q(1) FC(2) VC(3) TC(2+3)0 10 0 1010 10 30 4020 10 50 6030 10 80 9040 10 120 13050 10 190 20060 10 290 300

4.2.2.2. Chi phí trung bình và chi phí cận biên

* Chi phí cố định trung bình (AFC: Average Fixed Cost ) được xác định bằng:

AFC =

FCQ

*Chi phí biến đổi trung bình: (AVC: Average Variable Cost) được xác định:

AVC =

VCQ

*Chi phí trung bình: (AC hay ATC: Average Total Cost) được xác định bằng cách:

ATC = TCQ =

FC +VCQ =

FCQ +

VCQ = AFC + AVC

* Chi phí cận biên (MC - Marginal Cost) là mức chi phí mà doanh nghiệp phải chi thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Chi phí biên được đo lường :

MC = ΔTCΔQ

+ Nếu tổng chi phí là một hàm gián đoạn thì:

MCi =

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 54

Page 55: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

min

MCATC =AC

AVC

min

AFC

Q

C

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

+ Nếu tổng chi phí là một hàm liên tục TC = f(Q) thì:

MC = = TC(Q)

Biểu đồ dưới đây biểu thị các đường ATC,AFC,AVC,MC của một doanh nghiệp.

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 55

Q(1)

FC(2)

VC(3)

TC(4= 2+3)

AFC(5= 2/1)

AVC(6= 3/1)

ATC(7=5 +6)

MC

0 10 0 10 - - - -10 10 30 40 1 3 4 320 10 50 60 0.5 2.5 3 230 10 80 90 0.33 2.67 3 340 10 120 130 0.25 3 3.25 450 10 190 200 0.2 3.8 4 760 10 290 300 0.167 4.83 5 10

Page 56: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Từ những khái niệm trên và mối quan hệ giữa chúng, ta thấy:- Chi phí cố định trung bình có xu hướng giảm dần khi sản lượng Q tăng, do đó

đường AFC là đường cong đi xuống.- Chi phí biến đổi trung bình (AVC) tăng khi sản lượng (Q) tăng nên AVC là đường

có hình lòng chảo.- Chi phí trung bình (ATC hay AC) phụ thuộc cả vào AVC và AFC nó cho biết chi

phí sản xuất tính trên một đơn vị sản phẩm và đường ATC còn gọi là đường chi phí sản xuất hay đường giá thành đơn vị sản phẩm. Đường này có hình lòng chảo và đáy chính là chi phí bình quân tối thiểu (ATC min), đường ATC có hình lòng chảo là do sự giảm xuống đều đặn của AFC và sự tăng lên của AVC khi sản lượng tăng.

- Đường cong biểu thị MC cũng có dạng chữ U đó là do mối quan hệ giữa đường tổng chi phí (TC) với chi phí cận biên (MC). Nếu TC giảm dần thì MC giảm và ngược lại.

- Mối quan hệ hình học giữa đường ATC với MC cho thấy: + Khi MC nằm dưới ATC là khi chi phí để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm

vẫn còn nhỏ hơn chi phí bình quân ATC để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm trước đó thì ATC sẽ giảm xuống.

+ Khi MC nằm trên ATC tức là khi chi phí để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm lớn hơn chi phí bình quân ATC để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm trước đó (MC > ATC) thì đường ATC sẽ dốc lên.

+ Khi chi phí để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm bằng chi phí bình quân ATC để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm trước đó (MC = ATC hay MC cắt ATC tại một điểm) thì ATC không tăng cũng không giảm và ở vào điểm ATCmin (đây chính là điểm hoà vốn tương ứng với giá hoà vốn).

4.2.3. Chi phí dài hạn4.2.3.1. Các chi phí dài hạn

Trong dài hạn tất cả các chi phí đều biến đổi bởi trong dài hạn, doanh nghiệp có đủ thời gian và điều kiện vật chất để thay đổi công nghệ sản xuất, công nghệ có thể diễn ra nhiều lần nên chi phí cố định cũng bị biến đổi nhiều lần. Việc thay đổi công nghệ trong dài hạn không những giúp doanh nghiệp sản xuất được nhiều sản phẩm hơn mà còn giảm được chi phí bình quân.

4.2.3.2. Hiệu suất của sản xuất theo quy mô

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 56

Page 57: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Như trên đã nói, trong dài hạn có nhiều cơ hội và có thể chủ động thay đổi tất cả các yếu tố sản xuất (đầu vào) để đạt được sản lượng mong muốn. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp phải tính toán là dự tính được hiệu suất của quy mô.

Vậy hiệu suất của quy mô là gì?Hiệu suất là mối quan hệ giữa đầu ra (sản lượng) và lượng của các đầu vào. Song

làm sao lượng hóa được, vì các đầu vào bao gồm nhiều loại khác nhau: lao động, thiết bị, máy móc, nhà xưởng... Nhờ cách xác định chi phí bình quân dài hạn (LAC hay LATC ) ta có thể tính toán được việc tăng quy mô sản xuất đã tiết kiệm được chi phí ở mức độ nào.

Ở đây, khái quát hóa vấn đề hiệu suất của quy mô bằng quy tắc sau đây:Nếu tăng các yếu tố đầu vào trên 1% mà sản lượng tăng trên 1% thì có thể nói:

Hiệu suất của quy mô tăng dần. Nếu tăng các yếu tố đầu vào trên 1% mà sản lượng tăng dưới 1% thì có thể nói:

Hiệu suất của quy mô giảm dần.Còn nếu sản lượng tăng đúng 1% thì đây là hiệu suất của quy mô cố định

Hay thông qua hàm sản xuất chúng ta có thể xác định được hiệu suất theo quy mô: Đối với hàm sản xuất Cobb-Douglas tổng các hệ số (α + β) cho biết hiệu suất tăng, giảm, không đổi của quy mô ( nếu α + β >1, α + β <1, α + β =1).

4.2.4. Đường đồng phí (Isocost) Đường đồng phí là đường tập hợp những điểm mà ở đó những phối hợp khác nhau giữa các yếu tố sản xuất đầu vào đều phí tổn một mức tổng chi phí là như nhau trong điều kiện giá cả của chúng đã được xác định. Giả sử một doanh nghiệp sử dụng K đơn vị vốn và L đơn vị lao động. Đơn giá của vốn là PK, đơn giá của lao động là PL. Ta có tổng chi phí: TC =K.PK + L.PL

Đây chính là phương trình đường đồng phí. Độ dốc của đừng đồng phí là tỷ giá của hai đầu vào.Khi mở rộng sản xuất, các đầu vào thay đổi đồng thời các mức sản lượng đầu ra cũng thay đổi.Tuy nhiên để tối thiểu hóa chi phí trong việc sản xuất một mức sản lượng thì doanh nghiệp phải sản xuất tại tiếp điểm của đường đồng phí và đường đồng lượng.

Đường mở rộng sản xuất minh họa những cách kết hợp lao động và vốn có chi phí tối thiểu mà một doanh nghiệp có thể sử dụng để sản xuất từng mức sản lượng trong dài hạn, khi cả hai đầu vào đều thay đổi.

Trong ngắn hạn, khi một doanh nghiệp hoạt động, chi phí sản xuất của doanh nghiệp có thể không được tối thiểu hóa do tính cứng nhắc trong việc sử dụng đầu vào của vốn.

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 57

Page 58: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Chi phí bình quân dài hạn: là chi phí bình quân để sản xuất ra mức sản lượng khi tất cả các đầu vào có thể thay đổi.LAC = LTC/Q cũng giống trong ngắn hạn LAC có dạng hình chữ U.Chi phí cận biên dài hạn (LMC): được xác định dựa trên đường LAC dài hạn. Nó đo lường sự thay đổi tổng chi phí dài hạn khi sản lượng gia tăng. LMC nằm dưới đường LAC khi đường LAC đi xuống và nằm trên đường LAC khi đường LAC đi lên. Giao điểm của hai đường này tại điểm cực tiểu của đường LAC.

Đặc điểm của đường LATC(1) Là đường bao và bao giờ cũng nằm phía dưới của các đường chi phí bình quân ngắn hạn.(2) Là đường đi qua điểm cực tiểu của các đường chi phí bình quân ngắn hạn trong trường hợp hiệu suất kinh tế không đổi theo quy mô.

Là đường không đi qua các điểm cực tiểu của các được chi phí bình quân ngắn hạn trong trường hợp hiệu suất kinh tế theo quy mô và hiệu suất phi kinh tế theo quy

4.3 Lý thuyết về doanh thu và lợi nhuận:4.3.1 Lý thuyết về doanh thu 4.3.1.1 Các khái niệm:

Tổng doanh thu (TR) là thu nhập mà doanh nghiệp nhận được từ việc bán hàng và dịch vụ, được tính bằng giá trị thị trường (P) của hàng hóa nhân với lượng hàng bán ra (Q):

TRQ = P.QDoanh thu bình quân (AR) là doanh thu tính trên một đơn vị hàng hóa bán ra hay cũng chính la giá cả của một đơn vị hàng hóa.Như vậy doanh thu bình quân của hàng hóa hoặc dịch vụ luôn luôn bằng với giá bán (AR = P) và có ảnh hưởng đến doanh thu cận biên (MR). Trên đồ thị đường biểu diễn doanh thu bình quân AR chính là đường cầu D.Doanh thu cận biên (MR) là mức thay đổi của tổng doanh thu (TR) do tiêu thụ thêm một đơn vị sản phẩm(Q).

4.3.1.2 Tối đa hóa doanh thu:Mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, trong

những trường hợp nhất định, nhất là ngắn hạn doanh nghiệp lại thực hiện mục tiêu tối đa hóa doanh thu.Nguyên tắc chung là tối đa hóa doanh thu tại điểm mà ở đó doanh thu cận biên bằng 0 (MR =0)

4.3.1.2 Mối quan hệ giữa độ co giãn của cầu và doanh thu:Các doanh nghiệp vận dụng khái niệm và đo lường độ co giãn của cầu theo giá để nghiên cứu các ảnh hưởng của sự thay đổi giá hàng hóa. Tổng doanh thu được xác định: TR = P x Q

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 58

Page 59: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Q

P

A (EDP > 1)

B (EDP = 1)

P1

P2

Q1 Q2

C

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Doanh thu biên được xác định: MR = TR’(Q)⇒ MR = P’(Q)xQ + P⇒ MR = P x( 1+ P’(Q)xQ/P)

Mà EDP =|

1P ' (Q)

x P ¿ Q ¿¿

¿ |

Vậy MR = P x (1- 1/ EDP)

Phương trình trên biểu thị mối quan hệ giữa doanh thu, độ co giãn và doanh thu biên. Nếu cầu co giãn hoàn toàn (E=0) thì doanh thu biên trùng với đường cầu (đường cầu nằm ngang). Trong trường hợp đường cầu dốc xuống thì doanh thu biên nhỏ hơn giá. Khi đó doanh thu biên nằm dưới đường cầu.

Chúng ta thấy rõ ràng, tổng doanh thu của người sản xuất khi bán ra một loại hàng hoá nào đó cũng bằng với tổng mức chi của người tiêu dùng khi họ mua hàng hoá đó. Mua và tiêu dùng hàng hoá của người tiêu dùng được thể hiện qua độ co dãn của cầu theo giá (ED

P), vì vậy có thể căn cứ vào EDP để tăng hoặc giảm giá nhằm tăng doanh thu.

Sự thay đổi của tổng doanh thu sẽ phụ thuộc vào tốc độ giảm cầu so với tốc độ tăng giá hay phụ thuộc vào sự co dãn của cầu đối với giá cả hàng hoá đó.

Một cách khái quát chung ta có các trường hợp:- Giá tăng sẽ làm tăng tổng doanh thu nếu cầu không co dãn, hoặc co dãn ít (lEl <1)

- Giá tăng sẽ làm giảm tổng doanh thu nếu cầu co dãn nhiều (lEl >1) - Giá tăng sẽ không làm thay đổi tổng DT nếu như cầu co dãn đơn vị (lEl = 1)

TR = P x QEDP Khi giá (P) tăng thì TR

như thế nào? Khi giá (P) giảm thì

TR như thế nào?lEDPl > 1lEDPl < 1lEDPl = 1

GiảmTăng

Cao nhất

TăngGiảm

Cao nhất

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 59

Page 60: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Qua đồ thị ta thấy, khi giá ở mức P1 thì doanh thu của nhà sản xuất là diện tích tứ giác OP1AQ1 và với giá ở mức P2 thì doanh thu của nhà sản xuất là diện tích tứ giác OP2BQ2. Ta thấy OP1AQ1 < OP2BQ2 nên khi giá giảm thì doanh thu của nhà sản xuất sẽ tăng lên và ngược lại, hay EDP > 1 khi giá giảm thì doanh thu tăng. 4.3.2 Lý thuyết về lợi nhuận : 4.3.2.1 Khái niệm Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để cung cấp hàng hoá dịch vụ cho thị trường, các nhà sản xuất phải bỏ tiền vốn trong quá trình sản xuất và kinh doanh họ mong muốn chi cho đầu vào ít nhất còn bán hàng hoá với mức giá cao nhất để sau khi trừ đi các chi phí còn dư ra không chỉ để tái sản xuất giản đơn mà còn tái sản xuất mở rộng, không ngừng tích luỹ, phát triển sản xuất, củng cố và tăng cường vị trí của mình trên thị trường. Do đó, lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.

TP = TR - TC = P x Q - AC x Q = (P - AC) x Q 4.3.2.2 Các loại lợi nhuận- Lợi nhuận kế toán được xác định bằng cách lấy tổng doanh thu trừ đi chi phí tính

toán, nói cách khác là không tính đến chi phí tiềm ẩn hay chi phí cơ hội. - Lợi nhuận kinh tế là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí kinh tế. LN kinh tế = DT – CP kinh tế = DT – CP kế toán – CP cơ hội = LN kế toán – CP cơ hội + Nếu LN kinh tế > 0 thì LN kế toán > CP cơ hội: phương án hiện tại là tối ưu, doanh nghiệp có lợi nhuận siêu ngạch(chính là phần giá trị thặng dự (lợi nhuận) thu được trong một chu trình sản xuất do áp dụng công nghệ kỹ thuật mới vào sản xuất làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó). + Nếu LN kinh tế = 0 thì LN kế toán = chi phí cơ hội: DN tiếp tục phương án hiện tại, và doanh nghiệp đạt lợi nhuận bình thường (là mức lợi nhuận chỉ vừa đủ để giữ cho các nhà kinh doanh tiếp tục công việc của mình và tồn tại với tư cách là một bộ phận của tổng chi phí). +Nếu LN kinh tế < 0 thì LN kế toán < CP cơ hội: Doanh nghiệp cần thay đổi phương án hiện tại.

4.3.2 .3 Ý nghĩa kinh tế và những nhân tố tác động đến lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả và hiệu quả của quá trình kinh doanh kể từ lúc bắt đầu tìm kiếm nhu cầu thị trường, chuẩn bị và tổ chức

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 60

Page 61: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

quá trình sản xuất kinh doanh, đến khâu tổ chức bán hàng và dịch vụ cho thị trường, nó phản ánh cả mặt lượng và chất của quá trình kinh doanh.

Từ công thức: TP = TR - TC = (P - AC) x Q Ta thấy, lợi nhuận của doanh nghiệp chịu sự tác động của nhiều nhân tố

- Quy mô sản xuất hàng hoá, dịch vụ, quan hệ cung cầu về hàng hoá thay đổi sẽ làm cho giá cả thay đổi, điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định quy mô sản xuất kinh doanh và tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Giá cả và chất lượng các yếu tố đầu vào (lao động, nguyên vật liệu...) và phương pháp kết hợp các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất, những vấn đề này quyết định trực tiếp đến chi phí sản xuất và đương nhiên tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Giá bán hàng hoá và dịch vụ cùng toàn bộ hoạt động nhằm thúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ và thu hồi vốn, đặc biệt là hoạt động marketing và công tác tài chính của doanh nghiệp. Do tính chất tổng hợp của lợi nhuận nên doanh nghiệp luôn phải có chiến lược và phương án kinh doanh tổng hợp, đồng bộ để không ngừng tăng lợi nhuận.

4.3.2.4 Tối đa hóa lợi nhuận :Chúng ta hãy xem xét điều gì xảy ra khi doanh nghiệp sản xuất thêm một đơn vị sản lượng. Phương trình lợi nhuận: Lợi nhuận kinh tế = Tổng doanh thu – Tổng chi phí.

Như vậy quy tắc chung của tối đa hoá lợi nhuận là tăng sản lượng chừng nào doanh thu cận biên còn vượt quá chi phí cận biên (MR > MC), doanh nghiệp sẽ đạt mức lợi nhuận tối đa khi chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên (MR=MC). Tức là, khi một đơn vị đầu ra tăng thêm sẽ mang lại số tiền vừa đủ để bù lại số tiền chi phí sản xuất ra nó để lợi nhuận cận biên yếu tố đầu vào bằng không (MP = 0)

Để đảm bảo cho việc sử dụng các yếu tố sản xuất đem lại lợi nhuận tối đa, nhà doanh nghiệp phải chú ý tới:

- Chi phí cận biên (MC) của mỗi đơn vị sản xuất yếu tố đó.- Doanh thu cận biên (MR) do một đơn vị sản xuất đó mang lại.

Doanh nghiệp phải quyết định có nên tiếp tục sản xuất hay tạm ngừng sản xuất, nếu tiếp tục sản xuất thì sản lượng cần xác định là bao nhiêu? Theo quy tắc chung đã trình bày ở trên, doanh nghiệp tiếp tục tăng sản lượng khi doanh thu cận biên còn vượt quá chi phí cận biên. Vì vậy: + Nếu MC > MR thì không thể thêm yếu tố đầu vào vì khi chi phí cận biên lớn hơn doanh thu cận biên, nếu doanh nghiệp tiếp tục tăng yếu tố đầu vào sẽ làm cho chi phí của doanh nghiệp tăng lên dẫn đến chi phí cận biên tăng lên nhanh hơn doanh thu cận biên, lúc đó doanh nghiệp sẽ bị lỗ.

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 61

Page 62: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

TR>0

P*

P0

Q0Q*

CB

A

OQ

MR

LAC

LMCP

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

+ Nếu MC < MR thì có thể thêm yếu tố đầu vào vì khi chi phí cận biên nhỏ hơn doanh thu cận biên, lúc này doanh nghiệp chưa tận dụng hết khả năng hay chưa sử dụng hết nguồn lực, để hiệu quả đạt cao nhất doanh nghiệp sẽ tiếp tục tăng yếu tố đầu vào.

+ Nếu MR = MC thì lợi nhuận đạt mức tối đa và sản lượng, doanh thu đều đạt mức cao nhất, đây chính là điều kiện cần để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Ở đây, cần phân biệt rõ mức sản lượng đạt lợi nhuận tối đa thì phải có điều kiện MR = MC, song ngược lại không phải bất cứ mức sản lượng nào thoả mãn điều kiện MR = MC cũng đều cho mức sản lượng tối ưu. Như vậy điều kiện đủ để tối đa hóa lợi nhuận là doanh nghiệp có lợi nhuận >0 tại mức sản lượng mà MR =MC. 4.3.3 Quyết định sản xuất của doanh nghiệp:Điều kiện để hãng có lợi nhuận đạt mức tối đa thì hãng phải lựa chọn sản xuất sản lượng Q* khi có MR = MC.

4.3.3.1 Tối đa hoá lợi nhuận trong điều kiện sản xuất ngắn hạn Trong ngắn hạn, một số yếu tố là cố định do đó doanh nghiệp đó phải quyết định có nên tiếp tục sản xuất hay không hay chỉ tạm ngừng sản xuất. Nếu tiếp tục sản xuất thì số lượng sản xuất là bao nhiêu để đạt được sự tối đa hoá lợi nhuận hoặc tối thiểu hoá chi phí.

Theo quy tắc chung đã trình bày ở trên, doanh nghiệp tiếp tục tăng sản lượng khi MR > MC và đạt lợi nhuận cao nhất khi MR = MC. Cụ thể:Ở sản lượng Q*: - P* > AC: doanh nghiệp có lợi nhuận siêu nghạch và hãng sẽ tiếp tục sản xuất.

- P* = AC: doanh nghiệp đạt lợi nhuận thông thường và vẫn tiếp tục sản xuất- AVC <P* < AC: Hãng thua lỗ nhưng vẫn tiếp tục sản xuất để tối thiểu hóa

thua lỗ.- AVC ≤ P : Hãng nên tiếp tục sản xuất để duy trì sản phẩm trên thị trường,

duy trì quan hệ, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động.- P<AVC: Hãng nên ngừng sản xuất để doanh nghiệp tối thiểu hóa thô lỗ.

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 62

Page 63: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

4.3.3.2 Tối đa hoá lợi nhuận trong sản xuất dài hạn Trong dài hạn, doanh nghiệp có thể thay đổi toàn bộ yếu tố sản xuất, tức là doanh nghiệp có thể quyết định nên xây dựng một năng lực sản xuất lớn đến mức nào là tối ưu hay xác định mức chi phí cố định tối ưu. Để tối đa hoá lợi nhuận, chúng ta có thể sử dụng phương pháp trình bày ở trên nhưng loại trừ chi phí cố định, tức là mọi mức chi phí đều biến đổi, doanh nghiệp coi giá cả thị trường là cho trước và đó chính là doanh thu cận biên của doanh nghiệp. P = MC = MR

Đường cầu chỉ ra mức giá trị thị trường bằng mức doanh thu cận biên, khi P > LAC min thì doanh nghiệp còn thu được lợi nhuận (TP > 0). Lợi nhuận cao nhất xuất hiện tại A, nơi giao của MC và MR (khi giá không đổi MR nằm ngang) tại điểm này sản lượng là Q0, lúc đó:

TR = Q0 x P0 và TC = P* x Q0

Mặt khác = (P0 - P*) x Q0

Và P0 > P* nên > 0 Tại sao doanh nghiệp không quyết định mức sản lượng tương ứng tại C (Q*), mặc dù tại C chi phí bình quân dài hạn (LAC) thấp hơn ở điểm B, lý do là trong sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp quan tâm đến tổng lợi nhuận hơn là lợi nhuận của một đơn vị sản phẩm.Vậy, dài hạn doanh nghiệp không chấp nhận thua lỗ, do đó nguyên tắc chung tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn của doanh nghiệp : LMC = MR và P > LATCmin.

Có thể đưa ra sơ đồ lựa chọn sản lượng như sau:

So sánh điều kiện cận biên

So sánh điều kiện chi phí

MR > MC

MR = MC

MR < MC

Trong sản xuất ngắn hạn

Trong sản xuất dài hạn

P>SATC P SATC P LAC P < LACTăng Tối ưu Giảm Tiếp tục

sản xuấtNgừng

sản xuấtTiếp tục sản xuất

Xuất ngành

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 63

Page 64: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

CHƯƠNG 5: CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG

5.1. Thị trường và các loại thị trường :

5.1.1 Khái niệm:Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá

dịch vụ.Theo nghĩa rộng, thị trường là quá trình trong đó người sản xuất và người tiêu

dùng tác động lẫn nhau để xác định số lượng, chủng loại, chất lượng và giá cả hàng hoá, dịch vụ. Hay, thị trường là sự biểu thị ngắn gọn các quá trình mà nhờ đó các quyết định của các hộ gia đình tiêu dùng các loại hàng hoá, các hãng sản xuất như thế nào, quyết định của công nhân về lao động, việc làm cho các hãng được điều hoà và điều chỉnh về giá. Qua khái niệm trên ta thấy:

Trong một vài trường hợp người mua và người bán có thể gặp gỡ nhau trực tiếp tại các điểm cố định như các thị trường hàng hoá tiêu dùng: quần áo, thực phẩm... hoặc trong một số trường hợp khác như thị trường chứng khoán, mọi công việc giao dịch có thể diễn ra qua điện thoại, qua vô tuyến bằng cách điều khiển từ xa. Điều này muốn nói, quan hệ giữa người mua và người bán có thể diễn ra trực tiếp hoặc gián tiếp. Điều chung nhất của các thành viên tham gia thị trường là tìm cách tối đa hoá lợi ích kinh tế của mình, người bán muốn bán được sản phẩm của mình để thu được lợi nhuận tối đa, người mua với lượng tiền có hạn muốn thu được sự thoả mãn lớn nhất về sản phẩm mà họ mua.

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 64

* MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG

- Nắm rõ và phân loại được các loại thị trường, - Hiểu được khái niệm cạnh tranh và khái niệm độc quyền - Phân tích được hành vi của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo

Page 65: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Về mặt nguyên lý, sự tác động qua lại giữa người mua và người bán sẽ xác định được giá cả từng loại hàng hoá dịch vụ cụ thể, đồng thời cũng xác định được số lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm cần sản xuất ra và qua đó sẽ xác định được việc sử dụng các nguồn tài nguyên có hạn của xã hội nói chung. Đây chính là nguyên tắc hoạt động của cơ chế thị trường, tuy nhiên trong thực tế của thị trường là rất phức tạp, khác nhau chủ yếu phụ thuộc vào một số yếu tố cơ bản như: số lượng, quy mô, sức mạnh của các nhà sản xuất.

5.1.2 Phân loại cấu trúc thị trường:Cấu trúc thị trường được phân chia dựa vào:

- Số lượng người mua và bán trên thi trường nhiều hay ít.- Đặc trưng của sản phẩm: sản phẩm đồng nhất, sản phẩm phân biệt, tiêu chuẩn

hay sản phẩm duy nhấtTrên cơ sở đó thị trường được phân chia thành: (1) cạnh tranh hoàn hảo; (2) bán cạnh tranh (cạnh tranh mang tính độc quyền); (3) bán độc quyền (độc quyền mang tính cạnh tranh); (4) độc quyền.

- (1) cạnh tranh hoàn hảo có vô số người mua và bán, sản phẩm trên thị trường là tương tự nhau và không có rào cản thị trường đối với việc gia nhập hay rút lui khỏi ngành.

- (2) bán cạnh tranh: được đặc tính bởi vô số người bán với các sản phẩm khác nhau. Sự khác biệt sản phẩm dựa trên nỗ lực đổi mới và chi phí bán hàng. Các doanh nghiệp mới gia nhập vào thị trường khá dễ dàng.

- (3) bán độc quyền chỉ có vài người bán. Vì vậy các quyết định về giá và lượng cung là phụ thuộc lẫn nhau. Mỗi doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ các quyết định của đối thủ. Sản phẩm có thể là tiêu chuẩn (thép, nhôm..) hay phân biệt (xe máy, máy tính ...). Nhìn chung sự gia nhập ngành của các công ty mới là rất khó khăn.

- (4) độc quyền là thị trường chỉ có một doanh nghiệp, là người bán duy nhất một sản phẩm hay dịch vụ (công ty điện lực). Sản phẩm mà doanh nghiệp độc quyền bán là duy nhất và không có sản phẩm thay thế.

Như đã đề cập ở trên, các doanh nghiệp trong mỗi thị trường có hành vi tương tự nhau. Do đó, chúng ta sẽ phân tích hành vi của doanh nghiệp thong qua phân tích cạnh tranh.Các yếu tố cạnh tranh trong cấu trúc thị trường được đánh giá dưới bảng sau:

Yếu tố cạnh tranh

Cạnh tranh hoàn hảo

Bán cạnh tranh

Bán độc quyền

Độc quyền

Số lượng DN Rất nhiều Nhiều Ít Duy nhất

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 65

Page 66: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Đặc điểm sản phẩm

Đồng nhất Phân biệt Phân biệt, tiêu chuẩn

Duy nhất

Cạnh tranh giá Không quan trọng

Rất quan trọng Không nên Không quan trọng

Rào cản thị trường

Không Ít Nhiều Rất nhiều

Cạnh tranh phi giá

Không Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng lắm

Sản phẩm điển hình.

Nông nghiệp Bán lẻ Công nghiệp Công cộng

Cấu trúc thị trường phân chia thị trường thành hai hình thái thị trường cơ bản: thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.

5.2. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo:Là thị trường trong đó có nhiều người mua và người bán và không người mua và người bán nào có thể ảnh hưởng đến giá cả thị trường. 5.2.1 Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo:

- Sản phẩm đồng nhất hay sản phẩm đồng nhất là sản phẩm có thể thay thế cho nhau một cách hoàn hảo.

- Người bán và người mua là người nhận giá- Nhiều người mua và người bán- Không có rào cản thị trường, dễ dàng tham gia và rút lui khỏi thị trường.- Thông tin thị trường là hoàn hảo

5.2.2. Đường cầu của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo:- Doanh nghiệp là người chấp nhận giá, đây là một đặc điểm rất quan trọng của

doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo, doanh ngiệp không có khả năng kiểm soát giá cả thị trường hàng hoá mà nó sản xuất ra, nên không thể nâng mức giá bán của mình cao hơn giá thị trường, nếu làm như vậy thì doanh nghiệp sẽ không bán được hàng.

- Sản lượng của doanh nghiệp tương đối nhỏ so với sản lượng của thị trường, do vậy doanh nghiệp có thể tăng hay giảm đáng kể sản lượng của mình cũng không ảnh hưởng tới giá cả thị trường. Như vậy, doanh nghiệp sẽ có thể và phải bán sản phẩm của họ sản xuất ra theo giá thị trường hiện hành.

- Có đường cầu nằm ngang so với sản lượng của mình, đường cầu cho biết doanh nghiệp cạnh tranh có thể bán những mặt hàng mà nó muốn bán dọc theo đường cầu nằm ngang với mức giá cố định, đường cầu nằm ngang minh họa sự vắng mặt của sức mạnh thị trường.

Cần phân biệt đường cầu của ngành với đường cầu của doanh nghiệp.

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 66

Page 67: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Q

Ngành

P

D

Doanh nghiệp

DP

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Đường cầu doanh nghiệp Đường cầu ngànhĐường cầu của ngành tuân theo quy luật cầu, nó là đường nằm nghiêng dốc

xuống dưới về phía phải, giá cân bằng được hình thành do gặp gỡ cung cầu thị trường và đó là giá mà doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo phải chấp nhận.

- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường trong đó cả người mua và người bán đều không có sức mạnh thị trường.

5.2.3 Quyết định sản xuất của hãng cạnh tranh hoàn hảo: 5.2.3.1 Quyết định sản xuất của hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn

hạn:Các quyết định sản xuất trong ngắn hạn tập trung vào lượng cung của doanh nghiệp.

Việc xem xét mối quan hệ giữa đường cầu và chi phí nhằm nghiên cứu hành vi ra quyết định của doanh nghiệp.

Như chúng ta đã biết để tối đa hóa lợi nhuận hãng phải lựa chọn một mức sản lượng Q* có MR =MC và hãng cạnh tranh hoàn hảo khi doanh thu biên bằng với giá thị trường(MR = P*).

Như vậy: Chi phí biên bằng giá thị trường (MC =P*)Các quyết định sản xuất của hãng chúng ta xem lại ở phần tối đa hóa lợi nhuận trong

ngắn hạn đã được trình bày ở trên.Và như chúng ta thấy doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ sản xuất tại mức giá P =

MC, miễn là P > AVC. Như vậy đường MC xác định mức sản lượng sản xuất của doanh nghiệp miễn là P>AVC. Phần MC nằm phí trên AVCmin chỉ ra lượng cung theo các mức giá, đó chính là đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp.

5.2.3.2 Quyết định sản xuất của hãng cạnh tranh hoàn hảo trong dài hạn:Trong dài hạn doanh nghiệp sẽ gia nhập ngành khi có lợi nhuận kinh tế dương và rời

khỏi ngành khi lợi nhuận kinh tế âm. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét hành vi gia nhập thị

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 67

Q

Page 68: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

trường hay rút lui thị trường của các doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo tác động như thế nào. Giả sử, một doanh nghiệp có lợi nhuận kinh tế dương với giá cân bằng trên thị trường hiện tại. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp mới sẽ gia nhập ngành làm tăng cung. Khi tăng cung làm dịch chuyển cung sang phải và giá cân bằng sẽ giảm xuống. Quá trình này tiếp diễn cho đến khi lợi nhuận kinh tế bằng không sẽ không kích thích thêm doanh nghiệp mới gia nhập ngành. Trong trường hợp doanh nghiệp bị lỗ thì doanh nghiệp sẽ rời ngành trong dài hạn. Khi doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường thì đường cung sẽ dịch chuyển sang trái cho đến khi lợi nhuận bằng không.

Vì vậy, cân bằng dài hạn diễn ra khi doanh nghiệp có lợi nhuận kinh tế bằng không. Khi cân bằng dài hạn diễn ra thì sức hấp dẫn ngành không còn nữa bởi tỷ suất lợi nhuận ngành tương đương với những ngành khác.

Qua phân tích hành vi của doanh nghiệp, chúng ta có thể xác định đường cung thị trường. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, chỉ có một mức giá xác định tại cân bằng dài hạn (ATCmin). Điều này cho thấy đường cung dài hạn co giãn hoàn toàn tại mức giá này. Tuy nhiên, đường cung thị trường có thể dốc lên là do: nguồn lực sử dụng trong sản xuất là có giới hạn, do các doanh nghiệp có chi phí khác nhau.

5.2.3.3. Cân bằng dài hạn của hãng cạnh tranh hoàn hảo:Khi cân bằng dài hạn xảy ra có hai đặc trưng hữu hiệu sau:P = MC và P = LACmin

- Nếu các hãng cạnh tranh hoàn hảo có lợi nhuận siêu ngạch trong dài hạn: có sự mở rộng quy mô của các hãng hiện tại còn có các hãng mới nhập nghành làm cung thị trường tăng (P>LACmin).

- Khi P = LACmin hãng không còn siêu ngạch ngừng gia nhập ngành làm cho giá trên thị trường ổn định.

- Nếu các hãng bị thua lỗ (P<LACmin) thì các doanh nghiệp xuất ngành làm cung trên thị trường giảm( giá sẽ tăng). Khi các hãng hòa vốn (P=LACmin) thì ngừng xuất ngành và giá sẽ ổn định hơn.

5.2.4 Ưu, nhược điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo 5.2.4.1Ưu điểm- Áp lực cạnh tranh là động lực cho sự phát triển, cạnh tranh sẽ dẫn đến giảm chi phí, tăng cung, giảm giá bán, cải tiến công nghệ, chất lượng, mẫu mã sản phẩm... Người tiêu dùng sẽ được lợi trong thị trường cạnh tranh, họ sẽ có nhiều sản phẩm hơn mức họ mong muốn với giá ngày càng tăng.- Người sản xuất có thể dễ dàng tham gia vào thị trường cạnh tranh để kiếm lợi nhuận.Tuy nhiên, một đặc điểm nữa của cạnh tranh là lợi nhuận giảm dần. Song

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 68

Page 69: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

điều đó đối với toàn xã hội lại có nghĩa là các nguồn tài nguyên được phân phối lại để sản xuất ra một cơ cấu sản lượng mong muốn. - Thị trường cạnh tranh có xu hướng dẫn đền tăng tối đa hiệu quả. Xu hướng giá giảm xuống mức chi phí bình quân tối thiểu cũng có nghĩa là xã hội giành một lượng tối thiểu tài nguyên để sản xuất ra hàng hoá đó. Trong thị trường cạnh tranh, tín hiệu giá cả mà người tiêu dùng nhận được là sự phản ánh chính xác chi phí cơ hội. Do đó, nó cung cấp cơ sở đúng đắn để tiến hành lựa chọn cơ cấu sản lượng và phân phối các nguồn tài nguyên. 5.2.4.2.Nhược điểm Việc đóng cửa sản xuất, rời bỏ kinh doanh hay phá sản một loạt doanh nghiệp.

Tuy nhiên, vấn đề này còn phải được nhìn nhận dưới góc độ khác nhau, nhưng tổn thất kinh tế là dấu hiệu báo trước cho các nhà sản xuất biết rằng họ đã không sử dụng hết các nguồn tài nguyên của xã hội một cách hiệu quả nhất. Người tiêu dùng muốn những tài nguyên này được phân phối lại cho các doanh nghiệp khác có thể thoả mãn tốt hơn các nhu cầu. 5.3. Thị trường độc quyền:

5.3.1 Khái niệm và đặc điểm : 5.3.1.1. Khái niệm

Độc quyền là một hình thái thị trường không hoàn hảo trong đó chỉ có một doanh nghiêp sản xuất và bán cho nhiều người mua thứ sản phẩm đặc biệt - sản phẩm đặc biệt là sản phẩm không có sản phẩm gần gũi.

Hay doanh nghiệp độc quyền là doanh nghiệp duy nhất bán ra một loại sản phẩm không có sản phẩm gần gũi. Vì bán một sản phẩm không có sản phẩm thay thế nên doanh nghiệp độc quyền có ảnh hưởng rất lớn đến người mua thông qua việc thay đổi giá cả và sản lượng cung ứng.

5.3.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp độc quyền*. Đặc trưng của một thị trường độc quyền - Doanh nghiệp là người định giá- Thông tin thị trường là không hoàn hảo- Chỉ có một người bán- Không có sản phẩm thay thế - Rào cản thâm nhập thị trường-tồn tại do: quy mô kinh tế, hành động của các doanh nghiệp, hành động của chính phủ.

* Đặc điểm của doanh nghiệp độc quyền- Các doanh nghiệp độc quyền là các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường tức là có

thể thay đổi giá cả sản phẩm của họ. Việc tăng giá có thể giảm số lượng bán nhưng

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 69

Page 70: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

lượng cầu sẽ không giảm xuống bằng không như doanh nghiệp của thị trường cạnh tranh không hoàn hảo dẫn đến đường cầu độc quyền là đường cong xuống về phía phải .- Sự xuất hiện độc quyền đã làm mất đi sự khác biệt giữa đường cầu thị trường và đường cầu độc quyền của một ngành sản xuất. Trong điều kiện độc quyền, đường cầu của doanh nghiệp cũng giống như đường cầu của thị trường đối với sản phẩm, đường cầu của doanh nghiệp độc quyền cũng chính là đường cầu của ngành 5.3.1.3 Các nguyên nhân dẫn đến độc quyền

- Độc quyền do tính kinh tế nhờ quy mô.- Do các quy định của Nhà Nước- Bằng phát minh sang chế và bản quyền được nhà nước bảo hộ

- Kiểm soát được hầu hết các yếu tố đầu vào (một doanh nghiệp có thể trở thành độc quyền khi nó kiểm soát được toàn bộ nguồn cung cấp nguyên liệu để chế tạo ra một loại sản phẩm nào đó.)

5.3.2 Đường cầu của doanh nghiệp độc quyền.Đường cầu của doanh nghiệp độc quyền cũng chính là đường cầu thị trường do chỉ

có một doanh nghiệp trên thị trường. Vì đường cầu của doanh nghiệp là đường dốc xuống, do đó doanh thu biên sẽ nhỏ hơn giá của hàng hóa đó.Chúng ta biết doanh thu biên là: dương khi cầu co giãn, bằng không khi cầu co giãn đơn vi và âm khi cầu kém co giãn.

Như vậy tổng doanh thu sẽ tối đa tại mức sản lượng mà ở đó cầu co giãn đơn vi (MR=0) và tai điểm này sản lượng sản xuất là tốt nhất cho doanh nghiệp. Nhưng để tối đa hóa lợi nhuận thì cần phải xem xét cả doanh thu và chi phí và mức sản lượng trong trường hợp này xác định tại MR = MC.

5.3.3 Tối đa hóa lợi nhuận và quyết định số lượng của hãng độc quyền.Như đã đề cập ở trên, một doanh nghiệp sẽ tối đa hóa lợi nhuận sẽ sản xuất ở mức sản lượng mà ở đó doanh thu biên bằng với chi phí biên (miễn là P>AVC)

Chúng ta có thể tóm lược các tiêu chuẩn và dựa vào đó một doanh nghiệp có thể tối đa hoá lợi nhuận đã quyết định sản xuất bao nhiêu bằng bảng sau:

Quyết định về

sản lượng

So sánh điều kiện cận biên Điều kiện so sánh giá với chi phí trung bình

Ngắn hạn Dài hạn MR >

MC MR =

MCMR < MC

P > SAVC

P SAVC

P LAC

P < LAC

Tăng Tối ưu Giảm Sản xuất Đóng cửa

ở lại sản xuất

Xuất ngành

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 70

Page 71: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Qm MR Q

D

PmAC

Pm1

PMC

ACTPm

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Khi áp dụng điều kiện cận biên, thông thường một doanh nghiệp độc quyền để tối đa hoá lợi nhuận thì doanh nghiệp quyết định mức sản lượng mà tại đó MC = MR. Sau đó phải kiểm tra xem giá có bù được chi phí bình quân hay không?

Tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạnTa thấy rằng, vì đường cầu dốc xuống và không đồng nhất với MR. Trong thực tế,

MR < P đối với độc quyền nên đường MR luôn nằm dưới đường cầu và đường chi phí bình quân AC.

Nhà độc quyền sẽ chọn mức sản lượng là Qm, để tìm ra mức giá bán Qm sản phẩm phải xem xét đường cầu D.

Ta thấy, với đường cầu D nhà độc quyền sẽ bán Qm sản phẩm với mức giá Pm và lợi nhuận tính trên một đơn vị sản phẩm là: Pm – AC

=> TP = TPm = (Pm – AC) x Qm

Như vậy, để có lợi nhuận độc quyền nhà độc quyền luôn sản xuất mức sản lượng mà tại đó MC = MR, nhưng lại ấn định mức giá vượt chi phí trung bình cận biên (P m > MCmin) do đó doanh nghiệp độc quyền đã thu lợi nhuận độc quyền và doanh nghiệp là người ấn định giá cả.

5.3.4 Quy tắc định giá của hãng độc quyền để tối đa hóa lợi nhuậnViệc ấn định giá của doanh nghiệp độc quyền như thế nào?

Doanh nghiệp định giá thông qua mối quan hệ giữa đường cầu với doanh thu cận biên để tìm ra hệ số co giãn của cầu theo giá và vận dụng mối quan hệ giữa EP với MR để tìm ra mức giá đúng.

Để tối đa hóa lợi nhuận thì: MR = MC

Mà MR = ΔTRΔQ (1)

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 71

Page 72: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Khi ΔQ tăng thì ΔTR có thể tăng hoặc giảm bởi doanh thu do tác động của Q tăng hoặc P giảm.

Như vậy: ΔTR = ΔTR Q + ΔTR P

= ΔQ . P + ΔP .Q

(1) ❑⇒ MR =

ΔQ . P+ ΔP . QΔQ

= P + Q. ΔPΔQ = P (1 +

PQ .

ΔPΔQ )

Mà EP = PQ .

ΔPΔQ

Nên : MR = P.(1 + 1

EP )

Vậy để tối đa hóa lợi nhuận : MR = MC = P.(1 + 1

EP )

❑⇒ P =

MC(1 +1/EP ) =

MR(1 +1/EP )

5.3.5. Ưu, nhược điểm của độc quyền5.3.5.1. Ưu điểm của độc quyền

- Độc quyền có tiềm lực tạo ra cơ hội nghiên cứu và phát triển.- Có lợi nhuận cao nên nó tạo ra động lực cho kinh doanh.- Ưu điểm có liên quan đến kinh tế quy mô, người ta cho rằng một công ty lớn có

thể sản xuất ra hàng hoá với chi phí bình quân thấp hơn các hãng nhỏ. Điều đó được đặc biệt thể hiện trong trường hợp độc quyền tự nhiên (độc quyền tự nhiên là tình trạng độc quyền mà ở một ngành, một doanh nghiệp có thể giành được kinh tế quy mô trên toàn bộ mức cung của thị trường).

- Độc quyền không bao giờ có tính tuyệt đối, độc quyền vẫn chịu sự cạnh tranh tiềm năng của các thị trường cũng như các doanh nghiệp khác.

5.3.4.2. Nhược điểm của độc quyềnĐộc quyền có ảnh hưởng bất lợi đến giá cả, sản lượng, tiến bộ kỹ thuật và phân phối

thu nhập cụ thể là:- Ngành độc quyền không có xu hướng sản xuất sản phẩm theo mức chi phí bình

quân tối thiểu (ACmin), do đó không có động lực giảm chi phí và cải tiến sản phẩm, xu hướng cơ bản của ngành độc quyền là hạn chế việc tăng trưởng kinh tế.

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 72

Page 73: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

P

D

AC0

Q

PP0

MC

AC

LN>0

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

- Độc quyền không có xu hướng định giá theo chi phí cận biên tối thiểu nên giá cả và sản lượng của nhà độc quyền là không tối ưu cho xã hội và người tiêu dùng.

- Hệ quả tiếp theo là độc quyền sẽ ảnh hưởng đến phân phối và thu nhập cũng như tiềm năng về kinh tế của một đất nước.

5.4 Thị trường bán cạnh tranh:5.4.1 Đặc tính của thị trường bán cạnh tranh

- Thị trường có nhiều người bán và nhiều người mua.- Sản phẩm phân biệt- Dễ dàng nhập và rút lui khỏi ngành. 5.4.2 Đường cầu của doanh nghiệp trong thị trường bán cạnh tranh:Như chúng ta biết thì doanh nghiệp bán cạnh tranh cũng tương tự như thị trường độc

quyền bởi doanh nghiệp sẽ có một sản phẩm khác biệt với các sản phẩm của các doanh nghiệp khác trên thị trường, cho nên doanh nghiệp sẽ mất khách hàng nếu tăng giá. Vì vậy đường cầu của doanh nghiệp bán cạnh tranh có đường cầu dốc xuống và đường doanh thu biên nằm dưới đường cầu như hình dưới

5.4.3 Quyết định giá và lượng của hãng bán cạnh tranh:Để tối đa hóa lợi nhuận hãng lựa chọn sản xuất tại mức sản lượng thỏa mãn: MR = MC. Ở biểu đồ dưới đây, mức sản lượng cân bằng là Q0 . Khi đó giá cân bằng là P0

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 73

MR

Q

Page 74: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Q’Q

P

P’

MC

AC

LN=0

D

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Trong thị trường bán độc quyền thì lợi nhuận kinh tế thay đổi do sự thâm nhập của doanh nghiệp mới vào ngành. Khi có doanh nghiệp mới gia nhập nghành, cầu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp sẽ giảm xuống và trở nên co giãn hơn.Cầu giảm sẽ làm giảm lợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp. Quá trình gia nhập ngành này sẽ tiếp diễn liên tục cho đến khi lợi nhuận kinh tế không còn nữa :

Biểu đồ minh họa cân bằng dài hạn của một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường bán cạnh tranh. Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận bằng cách sản xuất với sản lượng Q’ và giá cân bằng P’. Do giá bằng với chi phí trung bình nên doanh nghiệp có lợi nhuận kinh tế bằn không. Cân bằng dài hạn được xem là “ cân bằng tiếp tuyến” vì đường cầu tiếp tuyến với đường AC tại mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận .Trong ngắn hạn doanh nghiệp bán cạnh tranh có thể bị thua lỗ (LN <0). Khi đó doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động trong ngắn hạn và rời khỏi ngành trong dài hạn. Khi doanh nghiệp rời khỏi ngành thì các đường cầu của các doanh nghiệp khác sẽ dịch chuyển sang phải và ít co giãn hơn. Sự rút lui khỏi ngành của các doanh nghiệp diễn ra liên tục khi lợi nhuận kinh tế bằng không.

*Cân bằng dài hạn của hãng cạnh tranh độc quyền:- Nếu các hãng cạnh tranh độc quyền có lợi nhuận siêu ngạch (P>AC) thì trong dài hạn các doanh nghiệp sẽ mở rộng quy mô sản xuất hay gia nhập ngành. Khi đó thị phần của hãng giảm, sản phẩm của hãng có nhiều sản phẩm thay thế hơn do đó cầu của hãng sẽ

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 74

MRD

Page 75: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

bị giảm và co giãn hơn dẫn đến giá của hãng giảm. Và khi giá thị trường bằng chi phí trung bình dài hạn (P=LAC) thì ngừng gia nhập ngành và giá trở nên ổn định hơn.- Ngược lại nếu giá thị trường nhỏ hơn chi phí trung bình dài hạn (P<LAC) thì các doanh nghiệp sẽ bị lỗ và sẽ xuất ngành dẫn đến cầu tăng kèm giá tăng. Giá tăng đến khi bằng với chi phí trung bình trong dài hạn (P = LAC) thì các doanh nghiệp ngừng xuất ngành, giá trở nên ổn định hơn.Như vậy điều kiện cân bằng của thị trường cạnh trạnh độc quyền trong dài hạn là: MR = MC và LAC =P.

5.5. Thị trường bán độc quyền: 5.5.1 Đặc tính của thị trường bán độc quyền:

Thị trường bán độc quyền được đặc tính bởi:- Số lượng nhỏ doanh nghiệp.- Sản phẩm phân biệt hoặc tiêu chuẩn- Gia nhập và rút lui thị trường rất khó khăn.

Bởi vì chỉ có vài doanh nghiệp trong thị trường bán độc quyền cho mỗi doanh nghiệp có một thị phần rất lớn trên thị trường. Do đó quyết định giá và lượng của mỗi doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp khác do đó các doanh nghiệp có thể hành động độc lập,cạnh tranh với nhau hoặc có thể liên minh, cấu kết với nhau thỏa thuận về giá bán, số lượng, phân chia thị trường. Hơn nữa khi ra quyết định giá và lượng thì doanh nghiệp cũng quan sát phản ứng của đối thủ cạnh tranh thể hiện các doanh nghiệp có sự phụ thuộc lẫn nhau và cùng tham gia vào hành vi hành vi có tính chiến lược. Hành vi này chỉ diễn ra khi hành động của một bên ảnh hưởng đến hành động của các bên khác.

5.5.2 Phân biệt giá:Các doanh nghiệp độc quyền có thể vận dụng chính sách phân biệt giá đối với hàng hóa và dịch vụ cung cấp. Các điều kiện để phân biệt giá bao gồm:

- Doanh nghiệp phải có năng lực độc quyền.- Phân biệt được các nhím khách hàng.- Khách hàng không thể bán lại.

Thông thường, các doanh nghiệp bán độc quyền và độc quyền có một năng lực độc quyền nhất định. Năng lực độc quyền này bắt nguồn từ:

- Quy mô- Bằng phát minh sáng chế được bảo hộ- Đặc quyền do chính phủ quy định.

Các doanh nghiệp phải phân biệt được các nhóm khách hàng dựa trên một số đặc tính nhất định: tuổi tác, giới tính, thu nhập..

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 75

Page 76: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Phân biệt giá sẽ không thành công nếu như khách hàng mua hàng hóa và bán lại. Chẳng hạn như một doanh nghiệp áp dụng chính sách phân biệt giá đối với thành thị và nông thôn, khách hàng mua giá thấp ở nông thôn không thể đem bán lại cho các khách hàng khác ở thành thị.

CHƯƠNG 6: THỊ TRƯỜNG YẾU TỐ SẢN XUẤTThị trường yếu tố sản xuất bao gồm : Thị trường lao đông, thị trường vốn, thị trường tài nguyên

6.1 Thị trường lao động: 6.1.1 Cầu lao động trên thị trường lao động:

Ở đây chúng ta, phải coi sức lao động là hàng hóa, nó được mua bán, trao đổi trên thị trường.

Cầu về lao động là số lượng lao động mà người thuê có khả năng và sẵn sàng thuê ở các mức lương khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Cầu về lao động là cầu dẫn xuất, ngoài phụ thuộc vào tiền lương (giá) của lao động nó còn phụ thuộc vào cầu về các hàng hóa, dịch vụ thông thường do lao động đó sản xuất. Khi một doanh nghiệp đưa ra quyết định thuê lao động, phải xem xét quy mô của lực lượng lao động có ảnh hưởng như thế nào đến khối lượng sản phẩm mà nó sản xuất ra.

Càng sử dụng nhiều lao động doanh nghiệp càng sản xuất ra nhiều sản phẩm. Sản phẩm cận biên của lao động (MPL) là phần sản phẩm tăng thêm mà doanh nghiệp thu được từ một đơn vị lao động tăng thêm.

Một doanh nghiệp cạnh tranh tối đa hóa lợi nhuận quyết định thuê bao nhiêu đơn vị lao động, nó phải xem xét đến quyết định đó có gì ảnh hưởng đến lợi nhuận hay không. Khoản lợi nhuận thu được từ một lao động thuê thêm bằng phần đóng góp vào doanh thu của người đó trừ tiền lương trả cho họ.

Doanh thu cận biên của lao động được xác định bằng giá sản phẩm nhân với số lượng sản phẩm cận biên.Chi phí tăng thêm do thêm một đơn vị lao động là tiền lương W.Mức thay đổi lợi nhuận do thuê thêm một lao động được xác định:

Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí = (Px MPL) – W

Phương trình này cho biết, nếu phần doanh thu cận biên (Px MPL ) vượt quá tiền lương (W), đơn vị lao động tăng thêm sẽ làm tăng lợi nhuận. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ tiếp tục thuê lao động cho đến khi đon vị lao động tiếp tục thuê lao động cho đến khi đơn vị lao động tiếp theo không mang lại lợi nhuận nữa. Điều này có nghĩa là nhu cầu lao động của doanh nghiệp được quy định bởi: W = Px MPL = MPL

Nói cách khác, theo phương trình này, để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp tiếp tục thuê lao động đến điểm mà tại đó doanh thu cận biên bằng tiền lương danh nghĩa

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 76

* MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG- SV nắm được loại thị trường của yếu tố sản xuất.- Giải thích được tác động thay thế và thu nhập đến đường cung lao động cá nhân và thị trường.- Giải thích được tại sao đường cầu vốn dốc xuống và ảnh hưởng lãi suất đến đường cầu vốn.

Page 77: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

(thị trường). Bởi vậy, đường doanh thu cận biên của lao động (MPL ) là đường cầu của doanh nghiệp về lao động.

Trong ngắn hạn, giả định ở đây lao động là yếu tố đầu vào biến đổi duy nhất, doanh nghiệp sẽ thuê bao nhiêu lao động để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó phụ thuộc vào doanh thu thu thêm được và chi phí phải chi thêm khi thuê thêm lao động.

Theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận nói chung, doanh nghiệp sẽ lựa chọn mức thuê lao động tại đó chi phí cận biên của lao động bằng doanh thu cận biên của lao động.

Trong dài hạn, khi mà cả lao động và vốn đều biến đổi thì việc thuê mướn lao động có thể làm tăng hoặc giảm cầu về vốn và các đầu vào khác.Trong dài hạn đường cầu lao động của doanh nghiệp co giãn hơn trong ngắn hạn.Dịch chuyển đường cầu lao động của doanh nghiệp có thể do: Giá sản phẩm, thay đổi công nghệ và do cung về các yếu tố sản xuất khác thay đổi.

Đường cầu lao động của ngành ít co giãn hơn đường cầu lao động của doanh nghiệp. Vì khi tiền công giảm xuống các doanh nghiệp trong ngành thuê thêm lao động, sản lượng tạo ra nhiều hơn, gây áp lực giảm giá sản phẩm, lúc này đường doanh thu cận biên dịch chuyển sang trái, tại mức tiền lương mới này số lượng lao động cần thuê tăng lên.

Cầu lao động cuả thị trường được xác định bằng cách cộng theo phương nằm ngang tất cả cầu lao động của các ngành, do vậy, cầu lao động của thị trường cũng ít co giãn.

6.1.2 Cung lao động trên thị trường lao động:Cung về lao động là số lượng lao động sẵn sàng và có khả năng cung ứng ở các

mức tiền lương khác nhau trong một thời gian nhất định.Sự khác biệt về tiền lương do các lý do sau:

- Các công việc khác nhau theo mức độ rủi ro, căng thẳng, yêu cầu trình độ, đòi hỏi thể lực …Khi người lao động lựa chọn công việc thường dựa trên các đặc tính công việc chứ không chỉ dựa vào lương. Sự khác biệt về lương cân bằng giữa nghề có rủi ro và an toàn được gọi là thù lao. Do nó bù đắp cho các cá nhân về sự khác biệt trong rủi ro công việc. Thù lao chính là khoảng tiền lương trả thêm cho công việc rủi ro của người lao động sau cùng chấp nhận mức rủi ro tăng thêm.

- Năng lực làm việc cũng là yếu tố đánh giá sự khác biệt về tiền lương.Các cá nhân có năng lực hơn sẽ nhận được mức lương cao hơn. Như vậy thu nhập của lao động thường tăng theo trình độ và kinh nghiệm làm việc.

Lượng lao động mà mỗi cá nhân sẵn sàng cung ứng phụ thuộc vào các nhân tố sau:- Các áp lực về mặt tâm lý xã hội.- Áp lực về mặt kinh tế.- Phạm vi thời gian.- Lợi ích cận biên của người lao động.- Tiền công.

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 77

Page 78: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Mức tiền công cao hơn và nếu được tự do trong việc lựa chọn số giờ làm việc, thì tác động cung ứng lao động trên thị trường xảy ra do hai hiệu ứng:

- Hiệu ứng thay thế: Khi tiền công tăng thúc đẩy người lao động làm việc nhiều hơn vì mỗi giờ làm việc thêm bây giờ được trả thù lao nhiều hơn.- Hiệu ứng thu nhập: Với mức tiền công cao hơn, thu nhập của người lao động

cũng cao hơn. Với thu nhập cao hơn người lao động lại muốn tiêu dùng nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn, người lao động cũng muốn có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn- Trong ngắn hạn cung về lao động cho một ngành tương đối ổn định, do đó đường cung ngắn hạn ít co giãn.- Trong dài hạn, cung về lao động cho một ngành sẽ thay đổi. Do đó đường cung dài hạn có chiều hướng thoải hơn, có nghĩa là co giãn hơn đường cung lao động của ngành trong ngắn hạn.- Nói chung, trên thị trường lao động tác động của hiệu ứng thay thế lấn át hiệu ứng thu nhập làm cho đường cung lao động có chiều dốc lên.- Giống như giá cả các hàng hóa khác,giá của lao động cũng phụ thuộc vào cung và cầu về lao động. Khi thị trường lao động nằm trong trạng thái cân bằng, doanh nghiệp thuê tất cả những lao động mà họ cho rằng sẽ đem lại lợi nhuận tại mức tiền công cân bằng. Nghĩa là, các doanh nghiệp tuân theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận : “ họ sẽ thuê lao động cho tới khi doanh thu cận biên của lao động bằng tiền lương thị trường – tiền lương danh nghĩa”. Cho nên tiền công phải bằng doah thu cận biên của lao động khi cung và cầu ở trạng thái cân bằng.- Cung và cầu về lao động cùng nhau xác định tiền công cân bằng và dịch chuyển của đường cung hoặc đường cầu về lao động làm cho tiền công cân bằng thay đổi. Đồng thời các doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận có nhu cầu lao động đảm bảo cho tiền công cân bằng luôn bằng doanh thu cận biên của lao động. Tuy nhiên, trên thị trường độc quyền về lao động thì các doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận có nhu cầu lao động đảm bảo cho chi phí cận biên của lao động luôn bằng doanh thu cận biên của lao động.

6. 2 Thị trường vốn: 6.2.1 Khái niệm về vốn: Vốn bao gồm máy móc, thiết bị, nhà xưởng…được sử dụng để tạo ra sản phẩm

và dịch vụ. Vốn khác với các yếu tố sản xuất khác đó là vốn được huy động và đầu tư cho các yếu tố sản xuất khác.Nguồn vốn có thể huy động từ nguồn tiết kiệm, nguồn này có thể sử dụng để đầu tư và thúc đẩy khả năng sản xuất của xã hội trong tương lai.

Vốn trong toàn bộ nền kinh tế thể hiện sự tích lũy hàng hóa được sản xuất ra trong quá khứ, hiện đang được sử dụng để sản xuất ra những hàng hóa và dịch vụ mới.Vốn hiện vật là các hàng hóa đã được sản xuất và đã được sử dụng để sản xuất ra các hàng hóa dịch vụ có giá trị và giá trị sử dụng khác.Đặc điểm cơ bản nhất của vốn hiện vật thể hiện ở chỗ chúng vừa là sản phẩm đầu ra vừa là yếu tố đầu vào của sản xuất.

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 78

Page 79: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

K

(1+r)T

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Để đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất, doanh nghiệp có thể mua sắm hoặc đi thuê.6.2.2 Cầu về vốn:

Cầu về vốn là số lượng đơn vị vốn mà người thuê sẵn sàng và có khả năng thuê mướn ở các mức tiền thuê khác nhau trong một thời gian nhất định.Khi đầu tư thêm vốn các doanh nghiệp thường xem xét doanh thu tạo ra trong suốt thời gian hoạt động đầu tư. Do vốn tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh trong thời gian dài nên lợi ích tạo ra trong các khoảng thời gian khác nhau. Chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra và luồng tiền có thể thu được trong tương lai từ tài sản không đồng nhất về thời gian, do đó để có thể so sánh được chúng ta phải đặt chúng trên cùng một mặt bằng về thời gian. Một trong những cách đó là chuyển giá trị những khoản tiền dự kiến thu được trong tương lai về hiện tại. Giá trị hiện tại (PV) là giá trị tính bằng tiền hiện hành của luồng thu nhập trong tương lai.

Tính toán này có thể thực hiện được bằng cách xác định giá trị hiện tại của các khoản thanh toán bằng công thức:

PV =

Trong đó: K : là khoản tiền sẽ nhận được trong tương laip- r: lãi suất thị trường T : thời gian đầu tưVí dụ: Giá trị hiện tại của 500 triệu đồng đầu tư nhận được sau 5 năm, với lãi suất 10%/năm được xác định là: PV = = 310.460.661,53 đồng.

Như vậy hiện tại doanh nghiệp sẽ chỉ đầu tư 310.460.661,53 đồng thì sau 5 năm sẽ nhận được một khoản tiền 500 triệu đồng do có lãi tích lũy trong quá trình đầu tư.

Quy luật của lãi suất kép chỉ ra số tiền tích lũy và giá trị hiện tại của vốn phụ thuộc vào hai nhân tố: (1) thời gian và (2) lãi suất. Do vậy, lãi suất và giá trị tương lai của vốn là cơ sở để xác định giá trị của một tài sản.

Giá của tài sản là số tiền có thể mua tài sản đó.Nó được xác định bằng cách cộng những giá trị hiện tại của tất cả các khoản tiền có thể thu được trong tương lai từ tài sản đó.

Doanh nghiệp sẽ quyết định đầu tư nếu giá thực tế của tài sản hoặc chi phí đầu tư nhỏ hơn giá trị của tài sản đó. Chênh lệch giữa giá trị của tài sản (giá trị hiện tại của tất cả các khoản tiền có thể thu được trong tương lai từ tài sản) với chi phí đầu tư gọi là giá trị hiện tại ròng (NPV).

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 79

500.000.000

(1+10%)5

Page 80: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Nếu NPV >0 tức là giá trị hiện tại của các khoản tiền dự kiến thu được trong tương lai từ tài sản lớn hơn chi phí đầu tư. Doanh nghiệp sẽ quyết định đầu tư. Nếu NPV = 0 tức là lợi tức từ việc đầu tư đúng bằng chi phí cơ hội của việc sở hữu vốn. Doanh nghiệp sẽ trung lập giữa đầu tư và không đầu tư. Nếu NPV < 0 doanh nghiệp sẽ không đầu tư.

Trong ngắn hạn, khi mà vốn của doanh nghiệp là một yếu tố biến đổi, doanh nghiệp sẽ thuê đơn vị vốn để tối đa hóa lợi nhuận. Cũng giống như lao động, doanh nghiệp phải so sánh giữa chi phí cận biên của dịch vụ vốn và doanh thu cận biên của dịch vụ vốn.

Theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận nói chung, nếu doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường vốn thì chi phí cận biên của vốn luôn bằng tiền thuê vốn danh nghĩa.

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp độc quyền trên thị trường về dịch vụ vốn, thì doanh nghiệp sẽ tăng thuê dịch vụ vốn cho đến khi doanh thu cận biên về dịch vụ vốn bằng chi phí cận biên về dịch vụ vốn (MRK = MCK )

Cầu về dịch vụ vốn của ngành là tổng cầu về dịch vụ vốn của các doanh nghiệp trong ngành, được xác định bằng cách cộng theo chiều ngang đường MRK của các doanh nghiệp.Khi tiền thuê vốn giảm (R ), cầu về khối lượng dịch vụ vốn tăng lên (K ) , khối lượng sản phẩm được sản xuất ra nhiều hơn, giá của sản phẩm giảm xuống, làm cho TRK ⇒ MRK , và đường MRK dịch chuyển sang trái. Đường cầu về dịch vụ vốn của ngành khi giá giảm dốc hơn đường cầu về dịch vụ vốn của ngành khi giá không đổi.

Lãi suất càng cao thì chi phí cơ hội của việc tiêu dùng hiện tại sẽ càng lớn, do đó các hộ gia đình này sẽ giảm khả năng vay tiền, cho nên cầu về dịch vụ vốn vay của các hộ gia đình là hàm nghịch biến của lãi suất.

Tổng cầu về vốn vay chính là tổng cầu về dịch vụ vốn của hộ gia đình và của các hãng (doanh nghiệp hoặc ngành). 6.2.2 Cung về vốn:

Mỗi nhà cung ứng tiềm tàng về vốn sẽ so sánh giữa giá mua tài sản vốn với giá trị hiện tại của tất cả các khoản tiền dự kiến có thể thu được trong tương lai từ tài sản đó để quyết định đầu tư.

Đồng thời doanh nghiệp phải xác định được giá cho thuê tối thiểu. Giá cho thuê tối thiểu là tiền cho thuê cho phép người chủ sở hữu vừa đủ bù đắp chi phí cơ hội cho việc sử dụng vốn hay chi phí cho thuê vốn.

Nếu giá thuê thực tế cao hơn giá thuê tối thiểu, doanh nghiệp sẽ mua thêm hàng tư liệu tăng dự trữ vốn và tăng khả năng cung ứng vốn.

Còn nếu giá cho thuê thực tế thấp hơn giá cho thuê tối thiểu, doanh nghiệp sẵn sàng để hàng tư liệu của họ hao mòn, không đầu tư.

Trong ngắn hạn, tổng dự trữ các tài sản vốn cho toàn bộ nền kinh tế là cố định. Do đó lượng vốn sẵn sàng cung ứng cho một ngành tương đối cố định. Cá biệt trong một số ngành như điện, viễn thông, luyện kim,…không thể ngày một ngày hai có thể xây dựng thêm nhà máy mới…Do đó cung về dịch vụ vốn cho ngành là cố định.

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 80

Page 81: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Tuy nhiên cũng có những ngành có thể thu hút thêm lượng cung ứng dịch vụ vốn cho mình thông qua việc tăng tiền thuê vốn.

Như vậy, đường cung về dịch vụ vốn cho một ngành trong ngắn hạn thường là đường thẳng đứng hoặc rất dốc.

Trong dài hạn, dự trữ tài sản vốn trong toàn bộ nền kinh tế và cho từng ngành sẽ thay đổi. Các nhà máy có thể được xây dựng thêm, các thiết bị có thể được sản xuất và mua sắm thêm.

Trong dài hạn đường cung về vốn cho một ngành là đường dốc lên và co giãn hơn đường cung về vốn ngắn hạn.Cung về vốn đối với toàn bộ nền kinh tế

- Trong ngắn hạn: Do bất kỳ thời điểm nào, khối lượng vốn trong toàn bộ nền kinh tế là cố định, cho nên đường cung về dịch vụ vốn là đường thẳng.

- Trong dài hạn: Do cung về vốn vay có nguồn gốc từ phần thu nhập mà các hộ gia đình muốn tiết kiệm để có được một khoản tiền lớn hơn dành cho tiêu dùng trong tương lai.

Tiết kiệm cho phép họ dàn trải tiêu dùng đồng đều hơn theo thời gian. Ngoài ra, do họ nhận được thêm một khoản tiền lãi trên số tiền mà họ đã cho vay nên họ có thể tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai để bù lại hạn chế tiêu dùng trong hiện tại. Kết quả là lãi suất càng cao thì động cơ tiết kiệm càng nhiều. Vì vậy đường cung về vốn vay sẽ là một đường dốc lên.

Khi quyết định có nên đầu tư hay không, các doanh nghiệp muốn có lợi nhuận tối đa luôn luôn so sánh giữa chi phí vay vốn và tỷ suất lợi tức vốn thu được. Nếu tỷ suất lợi tức đầu tư cao hơn lãi suất thị trường đối với vốn vay thì công ty sẽ tiến hành đầu tư. Còn nếu lãi suất vay cao hơn tỷ suất lợi tức đầu tư thì công ty sẽ không đàu tư.

Vậy quá trình này kết thúc ở đâu? Nói chung cac công ty thực hiện tất cả các dự án đầu tư có tỷ suất lợi tức cao hơn lãi suất thị trường. Điểm cân bằng ngắn hạn là điểm đạt được khi sự cạnh tranh của các công ty làm cho tỷ suất lợi tức giảm xuống tới mức bằng lãi suất thị trường. Trong nền kinh tế cạnh tranh không có rủi ro, lạm phát thì tỷ suất lợi tức cạnh tranh sẽ bằng lãi suất thị trường.

Trong một thế giới không có rủi ro, tỷ suất lợi tức bằng lãi suất thị trường. Bất kỳ một mức lãi suất nào cao hơn sẽ không được các hãng chấp nhận vay để đầu tư, bất kỳ lãi suất nào thấp hơn sẽ làm cho vốn trở nên khan hiếm do cầu của các hãng tăng lên. Chỉ có tại điểm cân bằng với mức lãi suất io = ro thì cung và cầu bằng nhau.

Điểm cân bằng dài hạn đạt được khi lãi suất giảm xuống tới mức mà ở đó dự trữ lượng vốn các hãng sử dụng đúng bằng số tiền mà các tác nhân kinh tế muốn cung cấp. Tại điểm này, tiết kiệm ròng bằng 0, trữ lượng vốn không còn tăng lên nữa. Lãi suất và tỷ suất lợi tức cân bằng dài hạn bằng nhau (ro = io)., giá trị tài sản tài chính mọi người muốn giữ trong dài hạn đúng bằng lượng vốn mà các hãng kinh doanh muốn sử dụng tại lãi suất đó. 6.3. Thị trường tài nguyênTài nguyên thiên nhiên được chia làm hai nhóm: tài nguyên không có khả năng tái tạo và tài nguyên có khả năng tái tạo.

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 81

Page 82: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

- Tài nguyên không tái tạo: là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng. Ví dụ như tài nguyên khoáng sản của một mỏ có thể cạn kiệt sau khi khai thác. Tài nguyên gen di truyền có thể mất đi cùng với sự tiêu diệt của các loài sinh vật quý hiếm. Ví dụ như: than đá, quặng, khoáng sản...

- Tài nguyên tái tạo (nước ngọt, đất, sinh vật v.v...) là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên tái tạo có thể bị suy thoái không thể tái tạo được. Ví dụ: tài nguyên nước có thể bị ô nhiễm, tài nguyên đất có thể bị mặn hoá, bạc màu, xói mòn v.v...

- Cũng như những hàng hóa khác, giá và lượng cân bằng của nguồn lực không thể tái tạo được xác định thông qua sự tương tác của cung cầu. Khi giá cao thì lượng cung lớn, ví dụ như: nhiều giếng dầu mỏ sẽ bị khoan khi giá dầu tăng lên đến khi các doanh nghiệp chuyển sang sử dụng nguồn nguyên liệu khác thì khi đó lượng cầu giảm xuống cũng làm cho giá dầu tăng lên. Khi nguồn cung cạn kiệt theo thời gian, chi phí khai thác nguồn lực tăng lên và đường cung sẽ dịch chuyển sang trái. Sự giản cung này làm cho giá cân bằng tăng lên và lượng tiêu dùng giảm xuống.

- Những người sở hữu tài nguyên không thể tái tạo đối phó với sự lựa chọn giữa việc cung cấp nguồn lực hôm nay hay bán với giá cao hơn trong tương lai. Người sở hữu bán nhiều hơn hôm nay nếu tốc độ tăng giá theo thời gian nhỏ hơn lãi suất thị trường. Do nhiều nhà sản xuất tăng lượng cung hiện tại (và giảm cung trong tương lai), giá hiện tại sẽ giảm xuống giá tương lai sẽ tăng lên cho đến khi tốc độ tăng giá bằng với lãi suất thị trường. Nếu sự khác biệt về giá lớn hơn lãi suất thị trường thì cung hiện tại giảm xuống trong khi cung tương lai sẽ tăng lên cho đến khi tốc độ tăng trưởng của giá bằng với lãi suất thị trường.

- Còn đối với nguồn lực có khả năng tái tạo thì giá được xác định thông qua sự tương tác của cung cầu. Chúng ta xét thị trường đất đai:

Đất đai là yếu tố cần thiết đối với bất kì hãng kinh doanh nào. Theo quan điểm của các nhà kinh tế, đặc điểm quan trọng nhất của đất đai vẫn không thay đổi “không thể tăng thêm khi giá cả tăng lên và không thể co lại khi giá cả giảm đi”Giá sử dụng một diện tích đất đai trong một thời gian gọi là địa tô hay tô, nói một cách chính xác là tô kinh tế thuần túy.Nhu cầu về thuê đất đai cũng giống như nhau nhu cầu về thuê vốn và thuê lao động. Đây đều là nhu cầu dẫn xuất.Đất đai là yếu tố sản xuất đặc biệt do thiên nhiên cung ứng. Do đó trong phạm vi một quốc gia hay một vùng thì nguồn cung ứng về đất đai là cố định.Tiền thuê đất đai hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng đất đai. Nếu cầu về đất đai tăng sẽ làm tăng tiền thuê đất đai và ngược lại.Do cung về đất đai là không co giãn, nên đất sẽ được sử dụng cho bất kỳ hoạt động cạnh tranh nào cần tới nó. Do vậy, giá tri của đất hoàn toàn phụ thuộc vào giá trị của sản phẩm do đất tạo ra chứ không phải là ngược lại.

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 82

Page 83: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

CHƯƠNG 7: NHỮNG HẠN CHẾ CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ

7.1. Tiêu chuẩn hiệu quả của thị trường:Nhiều nhà kinh tế học cho rằng, nền kinh tế được tổ chức theo cơ chế thị trường

sẽ bảo đảm sự phân bổ các nguồn lực có hiệu quả nhất.Vậy một nền kinh tế có các thị trường bộ phận được cân bằng theo các nguyên

tắc thị trường (như chúng ta đã thảo luận ở các chương khác) đã hiệu quả chưa? Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả là gì?

Chúng ta đã biết, trong nền kinh tế có 3 loại chủ thể: người tiêu dùng, doanh nghiệp và Nhà nước. Mỗi chủ thể lại luôn theo đuổi theo mục tiêu riêng của mình là tối đa hóa lợi ích kinh tế. Vậy, “chiếc bánh kinh tế” trong nền kinh tế thị trường được phân bổ cho 3 chủ thể nêu trên đã hiệu quả hay chưa?

Khi chúng ta khảo sát một loại thị trường nào đó, bên cung có lợi ích (thặng dư) của người cung ứng, bên cầu có thặng dư của người tiêu dùng. Vậy các cân bằng thị trường mà chúng ta đã khảo sát ở các chương trước có đạt được tối ưu phân bổ thặng dư giữa bên cung và bên cầu hay chưa?

Tất cả những câu hỏi trên đặt ra vấn đề là môn kinh tế học vi mô cũng cần xem xét vấn đề hiệu quả của thị trường.

Khi bàn đến hiệu quả của thị trường, các nhà kinh tế cho nhiều ý kiến khác nhau. Trong đó, quan điểm hiệu quả của Pareto (1848 – 1923) có ý nghĩa quan trọng. Pareto cho rằng: “ Một sự phân bổ nguồn lực được coi là có hiệu quả (tối ưu) khi không có khả năng phân bổ lại các nguồn lực đó sao cho có thể làm cho một người giàu lên (có lợi hơn) mà không làm cho bất cứ ai bị nghèo đi (ít lợi ích hơn).

Trong chương trình của môn kinh tế học vi mô, căn cứ vào quan điểm hiệu quả Pareto, chúng ta có thể xem xét đánh giá xem cách thức phân bổ nguồn lực và lợi ích theo nguyên tắc thị trường có đạt hiệu quả không và nếu không thì biện pháp khắc phục như thế nào.

Theo hướng đó, hai phần nội dung sau của chương này sẽ phân tích các khuyết tật của thị trường và các nguyên tắc can thiệp vi mô của Nhà nước.

7.2 Các khuyết tật của thị trườngXét dưới góc độ kinh tế học vi mô, theo quan điểm hiệu quả của Pareto, chúng ta

sẽ thấy cơ chế thị trường, cân bằng thị trường tự nó có 2 xu hướng phát sinh bốn khuyết tật thị trường chính sau đây:

7.1.1.Tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo, độc quyền

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 83

Page 84: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Trong điều kiện cạnh tranh bình đẳng, luôn có xu hướng xuất hiện một hoặc một số doanh nghiệp có sức mạnh thị trường và tạo nên tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo và xu hướng thôn tính thị trường, trở thành doanh nghiệp độc quyền. Khi đã hoạt động theo thị trường cạnh tranh không hoàn hảo hoặc độc quyền, các quyết định sản xuất và điều kiện cân bằng không bảo đảm tính hiệu quả Pareto: nhà sản xuất sẽ có lợi và người tiêu dùng bị xâm phạm lợi ích.

7.1.2. Ảnh hưởng của các ngoại ứngCân bằng thị trường được giải quyết thông qua giá và lượng cân bằng. Tuy nhiên

giá cân bằng của hàng hóa mới chỉ phản ánh cân bằng lợi ích trực tiếp của hàng hóa mang lại, tức là cân bằng giữa thặng dư của người tiêu dùng và người sản xuất. Tuy nhiên quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng hàng hóa còn có thể phát sinh rất nhiều tác động gián tiếp, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến lợi ích của các cá nhân hoặc nhóm xã hội khác nhau. Sự tác động gián tiếp này được gọi là ngoại ứng.

Ngoại ứng của hàng hóa là những tác động phụ ảnh hưởng về mặt lợi ích đến các chủ thể khác nhau của xã hội trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng hàng hóa.

Có ngoại ứng tích cực (tác động tốt) như dịch vụ tiêm phòng làm cho nhiều người xung quanh đỡ lây nhiễm bệnh; nuôi ong có thể mang lại mùa thu hoạch bội thu hơn cho các vườn cây ăn quả… nhưng cũng có nhiều ngoại ứng tiêu cực (tác động xấu) như sự ô nhiễm môi trường khi sản xuất hóa chất hoặc tiêu dùng ô tô…

Ngoại ứng của hàng hóa làm cho cân bằng thị trường, xét trên góc độ xã hội, tỏ ra không hiệu quả. Ví dụ, đối với hàng hóa gây ô nhiễm (ngoại ứng tiêu cực), nhà sản xuất có thể gây nên ô nhiễm nguồn nước hoặc ô nhiễm không khí cho cả một vùng dân cư tạo ra những thiệt hại to lớn và chi phí xã hội rất cao để khắc phục hậu quả của ô nhiễm.

7.1.3. Việc cung cấp các sản phẩm công cộng & đảm bảo sự công bằng xã hộiHàng hóa, dịch vụ công cộng là nhóm hàng hóa đặc biệt đối lập với hàng hóa cá

nhân. Hàng hóa cá nhân có đặc điểm là khi có người đặt hàng, mua hoặc sở hữu nó thì người khác không có quyền sử dụng nó nữa và mọi nhu cầu muốn sử dụng, sở hữu nó đều phải được giải quyết thông qua mua bán thuê hoặc mượn quyền sử dụng. Ngược lại, hàng hóa công cộng là hàng hóa mà khi được sản xuất ra cho một người tiêu dùng lại tạo ra khả năng nhiều người khác có khả năng tiêu dùng chính hàng hóa đó mà không ảnh hưởng đến việc tiêu dùng của người thứ nhất. Ví dụ điển hình về hàng hóa công cộng là các dịch vụ an ninh, thoát nước, đèn hải đăng…

Nếu để hàng hóa công cộng do thị trường điều tiết, tất yếu dẫn đến nghịch lý “người ăn không”. Một mặt hàng hóa luôn được đặt hàng và cung ứng không đầy đủ.

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 84

Page 85: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Mặt khác xuất hiện nhiều “người ăn không”, không chịu đặt hàng, trả tiền cho hàng hóa này mà chỉ ngồi chờ người khác đặt hàng để tiêu dùng theo.

Rõ ràng hàng hóa công cộng là hàng hóa có ngoại ứng tích cực đặc biệt.Như vậy hàng hóa công cộng nếu để thị trường quyết định tất yếu sẽ dẫn đến

tình trạng thiếu hụt, sự phân bố chi phí không đều, tạo cơ hội cho “người ăn không” tồn tại.

7.1.4. Khả năng đảm bảo sự phát triển của các thị trườngKhuyết tật thông tin bất đối xứng mới được kinh tế học vi mô nghiên cứu kỹ trong vài thập niên cuối cùng của thế kỷ 20. Mãi đến năm 2001 giải thưởng Nobel về kinh tế mới trao cho ba nhà khoa học có công đóng góp nghiên cứu lý thuyết và chính sách về hiện tượng này.

Thông tin bất đối xứng thể hiện ở các khía cạnh sau:- Thông tin về hàng hóa giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Thông thường

so với người bán hàng hóa thì người mua biết ít thông tin về hàng hóa hơn. Điều này đặc biệt rõ nét đối với nhóm hàng hóa là thiết bị, máy móc, thuốc chữa bệnh. Trong khi đó lý luận cân bằng thị trường giả định rằng, hàng hóa phải được hiểu rõ từ cả hai phía – người mua và người bán. Sự không bình đẳng về thông tin thường làm cho thị trường bị lệch lạc. Ví dụ một loại thuốc chữa bệnh được quảng cáo quá mức gây sự hiểu lầm của người mau là công dụng (hữu ích) của nó rất lớn và người ta sẵn sàng mua nhiều loại thuốc đó với giá cao. Trong khi đó chính người bán hiểu rất rõ công dụng của thuốc và anh ta sẽ được lợi khi bán hàng cho người tiêu dùng.

- Thông tin về hai hàng hóa giống nhau. Có hai hàng hóa giống nhau về công dụng nhưng khác nhau về chất lượng (ví dụ xe xũ và xe mới, máy tính chính hiệu và máy tính nhái, hoặc hàng thật và hàng giả). Vì người tiêu dùng không có đủ thông tin để hiểu và phân biệt giữa hai loại hàng hóa này nên xu hướng chung là họ lựa chọn hàng hóa kém chất lượng (do giá rẻ). Sự lựa chọn này dẫn đến nghịch lý là hàng kém chất lượng bán chạy còn hàng chất lượng cao bị ế. Dần dần sẽ không còn nhà sản xuất chất lượng cao và như vậy tiến bộ kỹ thuật bị kìm hãm.

- Thông tin về thị trường hàng hóa nhiều rủi ro. Điển hình về hàng hóa nhóm này là nông sản. Người sản xuất thường ít có khả năng dự đoán được tình hình thị trường nên thường ra quyết định sản xuất theo những thông tin lệch lạc của thị trường hiện thời, trong khi cân bằng thị trường lại được quyết định bởi các thông số tương lai. Hậu quả là sẽ có sự dư thừa hoặc thiếu hụt rất lớn, gây nên biến động mạnh về giá, tạo khủng hoảng sản xuất hoặc khủng hoảng tiêu dùng và xã hội phải trả giá rất cao trong quá trình điều chỉnh sản xuất và tiêu dùng. Ví dụ, khi giá cà phê tăng, nhiều người

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 85

Page 86: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

chuyển đổi sang trồng cà phê. Đến khi cà phê được thu hoạch thì giá cà phê xuống thấp đến mức nhiều hộ gia đình bị thua lỗ, phá sản.

7.3.Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường:Như ở phầm trên đã chỉ rõ, thị trường tự nó không thể bảo đảm sự phân bổ

nguồn lực hoàn toàn hiệu quả. Thị trường có nhiều khuyết tật cần phải có sự tham gia can thiệp của nhà nước.

Lý thuyết can thiệp của nhà nước phụ thuộc vào mô hình kinh tế mà quốc gia lựa chọn. Hiện có ba trường phái chính sau đây:

Phái tân cổ điển, tự do mới: Phái này thực hiện can thiệp theo phương châm càng nhiều thị trường càng tốt, càng ít nhà nước càng tốt.

Phái Keynes: Phái Keynes phát triển từ giữa thế kỷ XX theo phương châm: nhà nước phải can thiệp ở những nơi nào có thể để khắc phục khuyết tật của thị trường và thực hiện những chức năng ngày càng tăng của mình.

Phái hỗn hợp: Xu hướng gần đây phát triển quan điểm kinh tế hỗn hợp với phương châm: phát triển quan hệ thị trường ở những nơi mà thị trường tỏ ra hữu hiệu, nhà nước can thiệp ở những nơi mà thị trường tỏ ra bất lực.

Nói chung nhiều quốc gia lựa chọn quan điểm thứ ba.Theo phái này, ngoài việc hoạch định và duy trì luật chơi chung (tạo môi trường

pháp lý) và can thiệp vĩ mô đối với nền kinh tế để đạt mục tiêu chung, xét về mặt kinh tế vi mô, nhà nước có mấy hướng can thiệp chủ yếu sau:

Can thiệp vào các thị trường độc quyền thông qua thực hiện luật chống độc quyền và điều tiết trực tiếp thị trường độc quyền.

Tham gia kinh doanh thông qua doanh nghiệp sở hữu nhà nước ở những khu vực có nhu cầu của xã hội mà tư nhân không làm hoặc làm không có hiệu quả.

Can thiệp vào các lĩnh vực hàng hóa có ngoại ứng bằng cách thực hiện các chế định điều chỉnh lợi ích xã hội biên và lợi ích tư nhân biên.

Khắc phục tình trạng thông tin bất đối xứng bằng cách hỗ trợ thông tin cho thị trường, thực hiện các luật liên quan như luật quảng cáo, luật hợp đồng, luật sở hữu trí tuệ…

Can thiệp vào phân phối thu nhập bằng cách đánh thuế thu nhập, thực hiện công bằng trong phân phối.

Sự can thiệp của nhà nước vào thị trường không phải lúc nào cũng có hiệu quả. Bản thân việc tham gia can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh tế cũng có rất nhiều khuyết tật. Do vậy các quốc gia luôn phải cân nhắc các hình thức và liều lượng can thiệp vào thị trường.

Sau đây sẽ tìm hiểu bốn nội dung cơ bản của việc nhà nước tham gia vào thị trường:

7.3.1. Điều tiết độc quyềnNhà nước có ba phương pháp điều tiết độc quyền như sau:

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 86

Page 87: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Thứ nhất, tìm ra điểm trung hòa giữa lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội. Trên hình 10.4, đó là điểm E2 là điểm giao nhau giữa đường cầu thị trường và chi phí bình quân dài hạn. Điều này vừa đảm bảo doanh nghiệp không lỗ, đủ mức lãi bình quân, nhưng giá sản phẩm sẽ thấp hơn và sản lượng cao hơn. Do vậy mặc dù doanh nghiệp lựa chọn sản lượng tối ưu ở mức Q3, nhưng nhà nước có thể ra lệnh bắt buộc doanh nghiệp phải sản xuất ở mức Q2.

Thứ hai, áp dụng chính sách giá hai phần. Phần thứ nhất là giá tham gia dịch vụ P=P1, với mức giá này tương ứng với nhu cầu của xã hội là Q1. Phần thứ hai là giá phụ thu tính theo lượng tiêu dùng bằng chênh lệch E1E4. Theo phương pháp này, về lý thuyết, sẽ tốt hơn phương án thứ nhất. Tuy nhiên về kỹ thuật, chỉ áp dụng hạn chế với một số dịch vụ dễ đo đếm như điện thoại (cước lắp đặt + cước thuê bao và phụ trội), điện, nước…

Thứ ba, áp dụng chính sách giá trần kết hợp trợ giá cho người sản xuất. Ví dụ nghành vận tải hàng không và đường sắt, bán lẻ xăng dầu...

7.3.2. Can thiệp vào thị trường hàng hóa có ngoại ứngViệc can thiệp này chủ yếu áp dụng đối với hàng hóa có ngoại ứng tiêu cực.

Đối với hàng hóa có ngoại ứng sản xuất tiêu cực (ví dụ sản xuất hóa chất), có ba giải pháp sau:

Định mức chất thải theo tiêu chuẩn môi trường được phép. Nộp phí chất thải. Nhà nước bán hạn ngạch quyền thải chất thải qua đấu thầu, các doanh nghiệp

phải mua quyền này. Theo hình thức này các tổ chức bảo vệ môi trường có thể tham gia mua hạn ngạch này để hạn chế chất thải.

Đối với hàng hóa có ngoại ứng tiêu dùng tiêu cực có thể áp dụng các bieej pháp sau: Hạn chế tiêu dùng qua các biện pháp giá và lượng ( ví dụ tăng giá bán thuốc lá

điếu, hạn chế hoặc cấm xe máy, ô tô ở thành phố…) Hạn chế cả sản xuất lẫn tiêu dùng (ví dụ đối với mặt hàng pháo, vàng mã) Kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất và tiêu dùng (ví dụ áp dụng quy chế kiểm

duyệt, xét duyệt, cấp phép như sách báo, vũ trường, phòng hát, xây dựng nhà cửa.7.3.3. Đối với hàng hóa công cộngTổ chức đặt hàng sản xuất hàng hóa công cộng choc ác doanh nghiệp tư nhân và

doanh nghiêpj nhà nước, đồng thời có chính sách kiểm soát giá và lượng chặt chẽ.Tổ chức sản xuất cung ứng theo phương thức công cộng, hoặc có một phần đặt theo tư nhân sau đó phân phối tiêu dùng theo phương thức công cộng.

7.3.4. Thị trường đối với thông tin bất đối xứngĐối với nhóm thị trường này, các biện pháp rất đa dạng, phong phú, ví dụ như:

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 87

Page 88: Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyềndulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/quan... · Web view- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh

Bài giảng kinh tế học vi mô GV: Lê Thị Lệ Huyền

Các biện pháp bảo vệ lợi ích người tiêu dùng: chống quảng cáo sai, thực hiện quyền khiếu nại và phát triển tổ chức bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Các biện pháp bảo vệ lợi ích người sản xuất: bảo vệ sở hữu trí tuệ, chống hàng giả, hàng nhái, phổ biến thông tin thị trường, phát triển các hình thức bảo hiểm sản xuất, áp dụng chính sách giá hai phần cho một dịch vụ như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội…

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 88