bill of lâding

24
LOGO KHOA :KINH TẾ THANH TOÁN QUỐC TẾ Bill of Lading Giảng Viên : Th.S Trần Hải Việt Nhóm : Vũ Tiến Việt Trần Thị Lệ Thu Đậu Thị Trang Nguyễn Văn Tấn ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

Upload: viettintin

Post on 06-Aug-2015

54 views

Category:

Education


1 download

TRANSCRIPT

LOGO

KHOA :KINH TẾ

THANH TOÁN QUỐC TẾBill of Lading

Giảng Viên : Th.S Trần Hải Việt

Nhóm : Vũ Tiến Việt

Trần Thị Lệ Thu

Đậu Thị Trang

Nguyễn Văn Tấn

ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

NỘI DUNGI.Khái niệm

II. Chức năng

III. Phân loại

IV. Nội dung, hình thức

V. Hạn chế

B/L

I.Khái niệm

•Theo khái niệm quốc tế

A document issued by a carrier, or its agent, to the shipper as a contract of carriage of goods. A bill of lading is the most important document because it serves as a document of the title to the goods at the place of destination.

Khái niệm

Theo Bộ Luật Hàng Hải Việt Nam 2005 (Đ 73)

Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng lớn,chủng loại,tình trạng như ghi trong Vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt,nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Chức năng của Vận đơn

Bill of Lading có ba chức năng cơ bản sau:Thứ nhất: B/L là một biên lai nhận hàng của

người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng làm bằng chứng là đã nhận hàng từ người gửi hàng với chủng loại, số lượng và tình trạng hàng hóa như ghi trên vận đơn.

Thứ hai: B/L là một bằng chứng của hợp đồng chuyên chở hàng hóa giữa người gửi hàng và người chuyên chở.

Thứ ba: Chức năng đặc biệt quan trọng: B/L là một chứng từ sở hữu hàng hóa.

5

Từ các chức năng kể trên, B/L có thể được dùng để:

• Làm căn cứ khai hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.

• Làm tài liệu về hàng hóa kèm theo trong bộ chứng từ thương mại người bán gởi cho người mua hoặc ngân hàng để nhận thanh toán tiền hàng. 

• Làm chứng từ để mua bán, cầm cố và chuyển nhượng hàng hóa.

• Làm căn cứ xác định số lượng hàng đã được người bán gởi cho người mua, dựa vào đó người ta ghi sổ, thống kê, theo dõi việc thực hiện hợp đồng.

I. Theo luật hàng hải VN: vận đơn đích danh, vận đơn theo lệnh, vận đơn vô danh

II. Theo tình trạng bốc xếp hàng hóa: Shipped on Board B/L và Received for shipment B/L

III. Theo tính pháp lý: Vận đơn gốc và vận đơn bản sao

IV. Theo phương thức thuê tàu: Vận đơn tàu chợ và vận đơn tàu chuyến.

V. Theo phê chú trong vận đơn: Vận đơn hoàn hảo và vận đơn không hoàn hảo.

Phân loại

Phân loại

Căn cứ vào Bộ luật hàng hải Việt Nam: vận đơn đích danh, vận đơn theo lệnh, vận đơn vô danh.

1.Vận đơn đích danh: ghi rõ tên người nhận hàng hợp pháp, không được chuyển nhượng.

2.Vận đơn theo lệnh: ghi tên người giao hàng hoặc tên những người do người giao hàng chỉ định phát lệnh trả hàng, được chuyển nhượng bằng cách ký hậu.

3.Vận đơn vô danh: không ghi tên người nhận hàng, người xuất trình vận đơn vô danh là người nhận hàng hợp pháp.

Phân LoạiCăn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng hóa

1.Vận đơn đã bốc hàng lên tàu : (Shipped on board B/L): Là loại vận đơn mà chủ tàu, thuyền trưởng hoặc người làm công cho chủ tàu cấp cho người gửi hàng khi đã hoàn thành việc bốc hàng lên tàu.

2.Vận đơn nhận hàng để chở (Received for shipment B/L): Là vận đơn nhận hàng để chở được ký phát cho người gửi hàng để cam kết hàng sẽ được bốc lên tàu và chở bằng con tàu như đã ghi trên vận đơn.

Phân Loại

 Căn cứ vào tính pháp lý của hàng hóa

1.Vận đơn gốc (Original B/L) : Là vận đơn được ký bằng tay có thể không có dấu "Original" và có thể giao dịch, chuyển nhượng được.

2.Vận đơn bản sao (Copy B/L): Là vận đơn bản phụ của vận đơn gốc, không có chữ ký tay, thường có dấu "Copy" và không giao dịch chuyển nhượng được.

Phân loại

 Căn cứ vào phương thức thuê tàu

1.Vận đơn tàu chợ (Liner B/L): Là vận đơn được ký phát cho người gửi hàng khi sử dụng tàu chợ để vận chuyển hàng, vận đơn này ngoài giá trị là chứng từ sở hữu hàng hoá mà còn có giá trị pháp lý như một hợp đồng chuyên chở.

2.Vận đơn tàu chuyến (Voyage Charter B/L): Là loại vận đơn được ký phát cho người gửi hàng khi sử dụng phương thức thuê tàu chuyến, và thường có câu " sử dụng với hợp đồng thuê tàu “ be used with charter party".

Phân Loại

Căn cứ vào phê chú ghi trong vận đơn của thuyền trưởng:

1.Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): Là vận đơn không có ghi chú khiếm khuyết của hàng hóa hay bao bì.

2.Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L or Dirty B/L): Là loại vận đơn trên đó người chuyên chở có ghi chú xấu về tình trạng hàng hóa hay bao bì.

IV.NỘI DUNG,HÌNH THỨC

NỘI DUNG

 Vận đơn được in thành mẫu, thường gồm 2 mặt, có nội dung chủ yếu như sau:

1. Mặt thứ nhất thường gồm những nội dung: Số vận đơn (number of bill of lading) Người gửi hàng (shipper)Người nhận hàng (consignee) Địa chỉ thông báo (notify address)Chủ tàu (shipowner)  Cờ tàu (flag)  Tên tàu (vessel hay name of ship) Cảng xếp hàng (port of loading) Cảng chuyển tải (via or transhipment port) 

Nội dung  Nơi giao hàng (place of delivery) Tên hàng (name of goods) Kỹ mã hiệu (marks and numbers)  Cách đóng gói và mô tả hàng hoá (kind of packages and

discriptions of goods) Số kiện (number of packages)  Trọng lượng toàn bộ hay thể tích (total weight or mesurement)  Cước phí và chi chí (freight and charges)  Số bản vận đơn gốc (number of original bill of lading)  Thời gian và địa điểm cấp vận đơn (place and date of issue)  Chữ ký của người vận tải (thườnglà master’s signature) 

2. Mặt thứ hai gồm những quy định có liên quan đến vận chuyển do hãng tàu in sẵn, người thuê tàu không có quyền bổ sung hay sửa đổi mà mặc nhiên phải chấp nhận nó.

V. Hạn chế Vận đơn là một trong những chứng từ quan trọng nhất

của mua bán quốc tế khi hàng hoá được vận chuyển bằng đường biển. Tuy vậy, dần dần vận đơn đã bộc lộ nhiều nhược điểm như:

Thứ nhất, nhiều khi hàng hoá đã đến cảng dỡ hàng nhưng người nhận không có vận đơn (B/L) để nhận hàng vì thời gian hành trình của hàng hoá trên biển ngắn hơn thời gian gửi bill từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng.

Thứ hai, B/L không thích hợp với việc áp dụng các phương tiện truyền số liệu hiện đại tự động (fax, teleax...) bởi việc sử dụng B/L trong thanh toán, nhận hàng.... đòi hỏi phải có chứng từ gốc

Thứ ba, việc in ấn B/L đòi hỏi nhiều công sức và tốn kém bởi chữ in mặt sau của B/L thường rất nhỏ, khoảng 0,3mm để chống làm giả

Thứ tư, việc sử dụng B/L có thể gặp rủi ro trong việc giao nhận hàng hoá (nếu đơn vị bị mất cắp) vì B/L là chứng từ sở hữu hàng hóa.

Như vậy một loại chứng từ mới có thể thay thế được cho B/L và có chức năng tương tự như B/L ra đời,đó là Giấy gửi hàng đường biển( Seaway Bill ). Sử dụng Seaway Bill có thể khắc phục được những hạn chế của B/L. Ở Việt Nam việc sử dụng Seaway Bill còn rất mới mẻ,người vận chuyển và người giao nhận hàng thỏa thuận có thể thay thế B/L bằng Seaway Bill ?

Một số mẫu vận đơn tham khảo

Một số mẫu Vận đơn tham khảo

Một số mẫu Vận đơn tham khảo

Một số mẫu Vận đơn tham khảo

LOGO

Xin chân thành cảm ơn !