biÓu mÉu x©y dùng sæ tay híng dÉn ®Çu t ngµnh nn vµ ptnt

16
1 ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG THÁP Độc lập –Tự do –Hạnh phúc Số: 63/KH-UBND Đồng Tháp, ngày 25 tháng 4 năm 2014 KẾ HOẠCH Sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn theo định hướng tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tnh Đồng Tháp, giai đoạn 2014 - 2015 và 2016 - 2020 Phần I KẾT QUẢ RÀ SOÁT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN TNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020 I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU SẢN XUẤT CỦA QUY HOẠCH. 1. Chỉ tiêu tăng trưởng. - Năm 2013, giá trị gia tăng khu vực nông lâm thủy sản đạt 6.695 tỷ đồng (giá 1994), tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2013 đạt 4,57%/năm, thấp hơn từ 1-1,5%/năm so với chỉ tiêu quy hoạch đặt ra cho giai đoạn 2010-2015 (bình quân 5,5-6%/năm). - Về cơ cấu kinh tế chung của Tỉnh, tỷ trọng khu nông lâm thủy sản giảm dần nhưng vẫn đảm bảo giá trị gia tăng hàng năm. Cụ thể, năm 2010, giá trị gia tăng trong khu vực nông lâm thủy sản chiếm 49,04% đến năm 2013 giảm xuống còn 46,23% trong cơ cấu kinh tế chung của Tỉnh. Trong khi đó, giá trị gia tăng khu vực nông lâm thủy sản năm 2010 đạt 13.761 tỷ đồng đã tăng lên 21.388 tỷ đồng vào năm 2013 (giá hiện hành). - Cơ cấu giá trị sản xuất nội ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch tích cực. Nếu năm 2010, nông nghiệp chiếm 72,70%, thủy sản chiếm 25,46% và lâm nghiệp là 1,84%, đến năm 2013 nông nghiệp 69,52%, thủy sản tăng lên 28,94% và lâm nghiệp 1,53%. Về giá trị sản xuất tuyệt đối cả 3 lĩnh vực trên điều tăng hơn so với năm 2010 (nông nghiệp tăng 10.066 tỷ đồng, lâm nghiệp tăng 157 tỷ đồng và thủy sản tăng 5.493 tỷ đồng) qua đó cho thấy nông nghiệp vẫn giữ vững thế mạnh chủ lực trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, xét về giá trị tương đối thì lĩnh vực thủy sản tăng nhanh nhất (tăng 179% so với năm 2010) và được đánh giá là ngành có tiềm năng phát triển cao tương xứng với lợi thế của Tỉnh. 2. Chỉ tiêu sản xuất 2.1. Lĩnh vực trồng trọt Diện tích gieo trồng cây hàng của tỉnh năm 2013 là 594.709 ha, tăng 77.508 ha so với năm 2010 (diện tích tăng chủ yếu ở lúa vụ Thu Đông). So với chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2015, diện tích sản xuất năm 2013 đã vượt 83.699 ha). Trong đó: 2.1.1. Cây lúa

Upload: dinhdang

Post on 29-Jan-2017

217 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BiÓu mÉu X©y dùng sæ tay híng dÉn ®Çu t ngµnh NN vµ PTNT

1

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH ĐỒNG THÁP Độc lập –Tự do –Hạnh phúc

Số: 63/KH-UBND Đồng Tháp, ngày 25 tháng 4 năm 2014

KẾ HOẠCH

Sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn theo định hướng

tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2014 - 2015 và 2016 - 2020

Phần I

KẾT QUẢ RÀ SOÁT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT

NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU SẢN XUẤT CỦA QUY

HOẠCH.

1. Chỉ tiêu tăng trưởng.

- Năm 2013, giá trị gia tăng khu vực nông lâm thủy sản đạt 6.695 tỷ đồng

(giá CĐ1994), tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2013 đạt 4,57%/năm,

thấp hơn từ 1-1,5%/năm so với chỉ tiêu quy hoạch đặt ra cho giai đoạn 2010-2015

(bình quân 5,5-6%/năm).

- Về cơ cấu kinh tế chung của Tỉnh, tỷ trọng khu nông lâm thủy sản giảm

dần nhưng vẫn đảm bảo giá trị gia tăng hàng năm. Cụ thể, năm 2010, giá trị gia

tăng trong khu vực nông lâm thủy sản chiếm 49,04% đến năm 2013 giảm xuống

còn 46,23% trong cơ cấu kinh tế chung của Tỉnh. Trong khi đó, giá trị gia tăng khu

vực nông lâm thủy sản năm 2010 đạt 13.761 tỷ đồng đã tăng lên 21.388 tỷ đồng

vào năm 2013 (giá hiện hành).

- Cơ cấu giá trị sản xuất nội ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch tích

cực. Nếu năm 2010, nông nghiệp chiếm 72,70%, thủy sản chiếm 25,46% và lâm

nghiệp là 1,84%, đến năm 2013 nông nghiệp 69,52%, thủy sản tăng lên 28,94% và

lâm nghiệp 1,53%. Về giá trị sản xuất tuyệt đối cả 3 lĩnh vực trên điều tăng hơn so

với năm 2010 (nông nghiệp tăng 10.066 tỷ đồng, lâm nghiệp tăng 157 tỷ đồng và

thủy sản tăng 5.493 tỷ đồng) qua đó cho thấy nông nghiệp vẫn giữ vững thế mạnh

chủ lực trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, xét về giá trị tương đối thì lĩnh

vực thủy sản tăng nhanh nhất (tăng 179% so với năm 2010) và được đánh giá là

ngành có tiềm năng phát triển cao tương xứng với lợi thế của Tỉnh.

2. Chỉ tiêu sản xuất

2.1. Lĩnh vực trồng trọt

Diện tích gieo trồng cây hàng của tỉnh năm 2013 là 594.709 ha, tăng 77.508

ha so với năm 2010 (diện tích tăng chủ yếu ở lúa vụ Thu Đông). So với chỉ tiêu quy

hoạch đến năm 2015, diện tích sản xuất năm 2013 đã vượt 83.699 ha). Trong đó:

2.1.1. Cây lúa

Page 2: BiÓu mÉu X©y dùng sæ tay híng dÉn ®Çu t ngµnh NN vµ PTNT

2

Diện tích gieo trồng lúa năm 2013, đạt 541.771 ha (vụ Đông xuân 208.181

ha, vụ Hè thu 198.622 ha và vụ Thu đông 134.968) tăng 76.730 ha so với năm

2010; sản lượng lúa đạt 3,33 triệu tấn tăng 519.983 tấn so với năm 2010; năng suất

bình quân đạt 61,4 tạ/ha tăng 1 tạ/ha so với năm 2010.

Công tác chuyển giao ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đã được

ngành nông nghiệp cùng các địa phương tiếp tục quan tâm. Diện tích sử dụng giống

lúa xác nhận năm 2013 chiếm hơn 46%, tăng 12% so với năm 2010; được sự hỗ trợ

của Nhà nước, nhiều nông dân mua máy gặt đập liên hợp, góp phần nâng tỷ lệ thu

hoạch bằng máy năm 2010 từ 25% lên 85% trong năm 2013, tỷ lệ tưới tiêu bằng

bơm điện cũng được cải thiện đáng kể, đạt 77,25% diện tích sản xuất (tăng 20%

so với năm 2010).

Các mô hình khuyến nông trên cây lúa được nhân rộng ở các địa phương

trong tỉnh như mô hình “3 giảm 3 tăng”, "1 phải 5 giảm", mô hình ruộng lúa bờ

hoa... Đặc biệt là mô hình cánh đồng liên kết có bước phát triển mạnh, năm 2010

diện tích tham gia mô hình chỉ có 1.457 ha, đến năm 2013 tăng lên 145 cánh đồng

liên kết với diện tích 51.286 ha, chiếm 9,5% tổng diện tích lúa cả năm.

2.1.2. Hoa màu cây công nghiệp ngắn ngày

Năm 2013, diện tích canh tác hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày đạt

30.049 ha tăng 1.971 ha so với năm 2010. Trong đó, diện tích cây bắp 5.080, khoai

lang 2.867 ha, cây mè 5.205 ha, cây đậu nành 850 ha, rau muống lấy hạt 509 ha,

cây sen 1.086 ha, diện tích hoa kiểng 600 ha, cây rau đậu các loại 11.013ha.

Nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên nền đất lúa được quan tâm

thực hiện trong thời gian qua như mô hình sản xuất mè trên đất lúa, mô hình sản

xuất ớt cay theo hướng an toàn, mô hình sản xuất đậu nành kết hợp với bao tiêu sản

phẩm...Bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh cây màu ở huyện

Hồng Ngự, huyện Thanh Bình, huyện Lấp Vò, huyện Châu Thành, thành phố Sa

Đéc.

2.1.3. Cây lâu năm

Diện tích cây lâu năm của tỉnh được duy trì ổn định ở mức trên 23.000 ha.

Trong đó, diện tích cây có múi đạt 4.791 ha, cây xoài đạt 8.982 ha, cây nhãn 4.484

ha. Tuy về diện tích của một số cây ăn trái chủ lực của tỉnh tương đương hoặc thấp

hơn chỉ tiêu quy hoạch nhưng nhờ được thâm canh tốt nên sản lượng đạt được hàng

năm đều cao hơn. Trong năm 2013 sản lượng xoài đạt trên 87.000 tấn, sản lượng

cây có múi đạt trên 79.000 tấn, đối với cây nhãn do ảnh hưởng của dịch bệnh chổi

rồng nên sản lượng bị giảm xuống chỉ còn 34.100 tấn.

Công tác chuyển giao kỹ thuật đối với các cây trồng tiếp tục được quan tâm.

Từ nguồn kinh phí khuyến nông hàng năm ngành nông nghiệp đã xây dựng mô

hình canh tác xoài đủ điều kiện sản xuất an toàn; mô hình trình diễn giống nhãn Tứ

Quý chống chịu bệnh chổi rồng ở huyện Châu Thành, công tác chuyển giao tiến bộ

khoa học kỹ thuật mới trong phương pháp canh tác theo hướng thực hành nông

nghiệp tốt, quản lý lý dịch hại góp phần nâng cao chất lượng vườn cây ăn trái, nhất

là xoài từng bước được nâng cao.

2.2. Về chăn nuôi

Page 3: BiÓu mÉu X©y dùng sæ tay híng dÉn ®Çu t ngµnh NN vµ PTNT

3

Trong thời gian qua, ngành chăn nuôi của tỉnh phải đương đầu với nhiều bất

lợi như tình hình dịch bệnh chưa được khống chế triệt để, giá vật tư đầu vào tăng

trong khi giá bán sản phẩm chăn nuôi biến động ở mức thấp (có thời điểm giá bán

dưới giá thành sản xuất). Tuy nhiên, nhờ được sự quan tâm của ngành chuyên môn

trong công tác chuyển giao quy trình, kỹ thuật mới, ứng dụng gieo tinh nhân tạo đã

góp phần làm tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm giúp ngành chăn

nuôi tỉnh nhà vượt qua khó khăn duy trì tổng đàn ổn định. Cụ thể năm 2013, tổng

đàn trâu đạt 2.000 con, đàn bò đạt 22.626 con, đàn heo đạt 300.000 con và đàn gia

cầm đạt 5,2 triệu con. Sản lượng thịt hơi đạt 47.500 tấn.

Công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật được quan tâm thực hiện thông qua việc

xây dựng mô hình như: Mô hình giải quyết ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi gia

súc, gia cầm; mô hình chăn nuôi gà sử dụng chế phẩm sinh học gắn với tiêu thụ,

mô hình phát triển chăn nuôi thủy cầm an toàn sinh học...; về giống, hiện nay trên

địa bàn tỉnh có 21 cơ sở sản xuất, kinh doanh tinh heo đực giống với tổng đàn heo

đực giống là 266 con, 15.500 con heo cái sinh sản và có 85% heo sinh sản được

phối giống bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo.

2.3. Thủy sản

Diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh hàng năm đạt trên 7.600 ha với tổng

sản lượng 473.000 tấn (sản lượng nuôi trồng 458.000 tấn, khai thác 14.200 tấn).

Đối tượng nuôi chính là cá tra và tôm càng xanh, diện tích nuôi cá tra đạt 1.939 ha,

sản lượng đạt 393.898 tấn; diện tích nuôi tôm càng xanh đạt trên 1.133 ha, sản

lượng đạt 1.541 tấn; diện tích thả nuôi cá khác đạt trên 4.576 ha, sản lượng trên

56.000 tấn.

Đối với ngành hàng cá tra, việc nuôi cá tra đã có sự sắp xếp lại theo hướng

liên kết giữa vùng nuôi với doanh nghiệp chế biến cho nên phần lớn doanh nghiệp

chế biến đã chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ nhu cầu sản xuất (các vùng nuôi

thuộc 41 doanh nghiệp chế biến, chiếm 65,21% diện tích nuôi cá tra của tỉnh).

Về sản xuất và cung ứng giống thuỷ sản, hiện nay, toàn tỉnh có 1.645 cơ sở

sản xuất và kinh doanh giống, trong đó 157 cơ sở sản xuất và 1.488 cơ sở ương

giống thủy sản. Số lượng giống hàng năm khoảng 2 tỷ con/năm cung ứng trên 60%

con giống cho đồng bằng sông Cửu Long.

2.4. Lâm nghiệp

Trong những năm qua diện tích đất lâm nghiệp của Tỉnh đã giảm do đã

chuyển sang phục vụ nhu cầu quốc phòng, các công trình giao thông phục vụ phát

triển kinh tế xã hội và một phần do người dân tự chuyển sang trồng lúa do trồng

rừng cho hiệu quả kinh tế thấp. Năm 2013, diện tích đất lâm nghiệp năm 2013 là

13.053 giảm 2.247 ha so với năm 2010 và thấp hơn chỉ tiêu quy hoạch đến năm

2015 là 231 ha. Diện tích rừng năm 2013 là 6.465 ha, giảm 1.128 ha so với năm

2010 và thấp hơn 3.000 ha so với chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2015.

2.5. Về nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường

nông thôn, đến năm 2013, tỷ lệ hộ dân nông thôn của tỉnh sử dụng nước sạch là

88% tăng 3% so với năm 2010 nhưng còn thấp hơn 2% so với chỉ tiêu quy hoạch

Page 4: BiÓu mÉu X©y dùng sæ tay híng dÉn ®Çu t ngµnh NN vµ PTNT

4

đến năm 2015; tỷ lệ trạm y tế xã có công trình cấp nước sạch và nhà tiêu hợp vệ

sinh đạt 100%; tỷ lệ trường học có công trình cấp nước sạch và nhà tiêu hợp vệ

sinh đạt 95,45%; tỷ lệ hộ dân sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 55%; tỷ lệ hộ dân có

xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc hợp vệ sinh đạt 65%.

2.6. Về chỉ tiêu phát triển kinh tế tập thể

Đến nay, toàn tỉnh có 175 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, thủy sản, tăng 19

HTX so với năm 2010 với 2.362 thành viên; tổng vốn hoạt động là 9.981 triệu

đồng. Kết quả phân loại: tốt có 16 HTX, khá có 56 HTX, trung bình có 55 HTX, yếu

có 14 HTX còn lại 34 HTX không phân loại do ngưng hoạt động, làm thủ tục giải thể,

mới thành lập, hoặc không phân loại theo Thông tư số 01/2006/TT-BKH; riêng tổ hợp

tác (THT) có 183/906 tổ được đánh giá hoạt động có hiệu quả, góp phần tăng thu

nhập, tạo công ăn việc làm cho các tổ viên, người lao động trong THT.

Về Tổ hợp tác: Đến nay toàn Tỉnh ổn định 906 Tổ hợp tác, hoạt động trên

30 loại hình khác nhau, có 653 tổ được Ủy ban nhân dân xã chứng thực, chiếm

72%, với 36.965 tổ viên, tổng vốn góp của tổ viên là 23.488 triệu đồng.

Kinh tế trang trại: Toàn Tỉnh có 229 trang trại, diện tích đất của trang trại là

3.026 ha, với 1.262 lao động thường xuyên, bình quân 6 lao động/trang trại.

Nhìn chung, trong những năm qua các tổ chức kinh tế tập thể của tỉnh từng

bước thực hiện tốt vai trò đầu tàu gắn kết người sản xuất, cùng tạo ra sản phẩm

hàng hóa lớn và làm tốt vai trò cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp trong khâu

liên kết tiêu thụ sản phẩm.

2.7. Về xây dựng nông thôn mới

Toàn tỉnh đã phê duyệt quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết sản xuất nông

nghiệp đạt 119/119 xã và hoàn tất thủ tục công bố quy hoạch ra dân. Công tác lập

đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã đạt 100% kế hoạch và có 115/119 xã triển

khai kế hoạch thực hiện đề án được duyệt. Đến nay, toàn tỉnh chưa có xã hoàn

thành 19 tiêu chí, có 4 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, 56 xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí,

59 xã đạt từ 5 đến 9 tiêu chí và không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí.

Đến nay, tổng vốn huy động phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới

được trên 17.364 tỷ đồng. Trong đó, vốn trực tiếp cho chương trình (TW, địa

phương) 124,83 tỷ đồng, vốn lồng ghép 495,18 tỷ đồng, vốn tín dụng đầu tư phát

triển nông nghiệp nông thôn 16.560 tỷ đồng, vốn huy động từ các tổ chức xã hội,

doanh nghiệp 68,59 tỷ đồng và vốn huy động từ dân 115,54 tỷ đồng. Ngoài ra,

nhân dân đã đóng góp ngày công lao động, hiến tặng tài sản đất và vật kiến trúc

trên đất để thực hiện trên 400 công trình cơ sở hạ tầng với hơn 99 km đường giao

thông, 53 cây cầu, 55,5 km đường được thắp sáng và nhiều công trình công cộng

khác.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Bên cạnh các kết quả đạt được, ngành nông nghiệp còn một số tồn tại, hạn

chế như:

- Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên địa

bàn nông thôn chưa được quan tâm thực hiện tốt, thiếu quy hoạch chi tiết hoặc quy

Page 5: BiÓu mÉu X©y dùng sæ tay híng dÉn ®Çu t ngµnh NN vµ PTNT

5

hoạch chưa sát với thực tiễn sản xuất, chưa theo kịp yêu cầu phát triển thị trường,

công tác quản lý sản xuất theo quy hoạch còn bỏ ngỏ.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng giảm dần diện tích sản

xuất lúa cho hiệu quả thấp sang cây trồng cho thu nhập cao hơn như hoa màu, cây

công nghiệp ngắn ngày còn chậm do thiếu nguồn lực đầu tư cho các công trình hạ

tầng phục vụ sản xuất màu, công tác nghiên cứu đưa cơ giới vào phục vụ sản xuất

màu còn yếu và thiếu nên người dân chưa mạnh dạn chuyển đổi.

- Kết cấu hạ tầng nông thôn, phục vụ sản xuất tuy được quan tâm đầu tư

trong thời gian qua, nhưng vẫn còn yếu, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu

sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa và chuyển đổi cơ cấu nông thôn.

- Cơ cấu mùa vụ nhiều nơi còn nhiều bất cập, tình trạng cùng địa phương,

cùng cánh đồng trên cùng thời điểm tồn tại xen lẫn nhiều trà lúa của 2 vụ sản xuất

khác nhau còn phổ biến.

- Công tác quản lý chất lượng sản phẩm nông sản (chất lượng hàng hóa và an

toàn vệ sinh thực phẩm) trong thời gian qua đã được ngành chuyên môn quan tâm

và từng bước có chuyển biến theo hướng tích cực. Tuy nhiên, vẫn chưa theo kịp

nhu cầu ngày một khắc khe của thị trường nội địa lẫn xuất khẩu, nhất là trong điều

kiện hội nhập sắp tới phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với sản phẩm nhập nội.

- Sản xuất nông nghiệp đang từng bước chuyển đổi theo hướng sản xuất tập

trung, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, nhưng nhìn chung tập quán sản

xuất nhỏ lẻ, manh mún vẫn tồn tại trong phần lớn nông dân, chất lượng sản phẩm

làm ra chưa được người sản xuất quan tâm đúng mức; nguy cơ thiên tai dịch bệnh

trên cây trồng, vật nuôi vẫn còn tiềm ẩn khó kiểm soát, giá thành sản xuất một số

sản phẩm còn cao hơn so với các tỉnh trong khu vực, ảnh hưởng đến khả năng cạnh

tranh sản phẩm nông sản của tỉnh.

- Các tổ chức kinh tế tập thể chậm được đổi mới về nội dung và phương thức

hoạt động nên hiệu quả còn thấp, chưa có nhiều hợp tác xã nông nghiệp đủ mạnh

trong tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh để liên kết với doanh nghiệp trong tiêu

thụ nông sản.

Phần II

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN THÍCH ỨNG VỚI TÁI CƠ CẤU VÀ

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020

- Ổn định tăng trưởng nông nghiệp bằng hoặc hơn mức tăng trưởng nông

nghiệp chung của cả nước: tốc độ tăng trưởng 4,5%/năm giai đoạn 2013 - 2015 và

5%/năm giai đoạn 2016-2020.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng những

ngành hàng có giá trị, có thị trường như chăn nuôi, hoa màu, cây ăn trái, hoa kiểng,

tôm càng xanh, cá đồng.

Page 6: BiÓu mÉu X©y dùng sæ tay híng dÉn ®Çu t ngµnh NN vµ PTNT

6

- Chương trình xây dựng nông thôn mới phát triển mạnh với ít nhất 50% số

xã cơ bản đạt tiêu chí xã nông thôn mới. Nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn

lên 2 lần so với hiện nay. Giảm tỷ lệ nghèo nông thôn 2% mỗi năm. Phát huy dân

chủ cơ sở, sự tự chủ của cộng đồng, huy động sức mạnh toàn xã hội để phát triển

nông thôn.

- Tăng cường đào tạo, tập huấn nông dân, từng bước hình thành đội ngũ

nông dân chuyên nghiệp, có kỹ năng sản xuất và quản lý. Đẩy mạnh đào tạo nghề

phi nông nghiệp và chuyển lao động nông thôn ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp,

xuống còn khoảng 50% lao động xã hội.

III. NHIỆM VỤ, CHỈ TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.

1. Đối với trồng trọt

Phát triển ngành trồng trọt theo hướng thâm canh, tăng dần lợi nhuận trên

đơn vị diện tích thông qua việc áp dụng các giống mới và quy trình sản xuất tiên

tiến hoàn thiện hệ thống tưới tiêu; đẩy nhanh cơ giới hóa đồng bộ các khâu sản

xuất, hiện đại hóa công nghiệp bảo quản, chế biến, nâng cao chất lượng, vệ sinh an

toàn thực phẩm gắn với nhu cầu thị trường, phát huy lợi thế từng vùng để tăng

trưởng bền vững. Tiếp tục đầu tư khai thác lợi thế tiềm năng sản xuất lúa gạo xuất

khẩu, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Chỉ tiêu đến năm 2015: Diện tích gieo trồng cây hàng năm là 526.610 ha,

trong đó diện tích lúa cả năm đạt 485.000 ha, sản lượng lúa đạt 3,07 triệu tấn, diện

tích hoa màu cây công nghiệp ngắn ngày đạt 41.610 ha, diện tích canh tác hoa

kiểng là 650 ha; diện tích cây lâu năm đạt 23.550 ha, trong đó cây ăn trái đạt

23.000 ha, sản lượng một số cây ăn trái chủ yếu như: xoài đạt 90.000 tấn, nhãn

50.000 tấn, cây có múi đạt 80.000 tấn.

Chỉ tiêu đến năm 2020: Diện tích gieo trồng cây hàng năm là 528.330 ha,

trong đó diện tích lúa cả năm đạt 455.000 ha, sản lượng lúa đạt 2,92 triệu tấn, diện

tích hoa màu cây công nghiệp ngắn ngày đạt 73.330 ha, diện tích canh tác hoa

kiểng là 700 ha; diện tích cây lâu năm đạt 28.000 ha, trong đó cây ăn trái đạt

27.400 ha, sản lượng một số cây ăn trái chủ yếu như: xoài đạt 95.000 tấn, nhãn đạt

55.000 tấn, cây có múi đạt 85.000 tấn.

* Giải pháp đối với cây lúa:

- Hình thành các vùng quy hoạch sản xuất lúa gạo tập trung chất lượng cao

cho xuất khẩu; Phấn đấu đến năm 2015, diện tích sản xuất lúa chất lượng cao chiếm

60%, năm 2020 chiếm 80%.

- Sử dụng giống mới, giống xác nhận có năng suất, chất lượng cao, giống

đặc sản; năm 2015 có 55% diện tích sản xuất sử dụng giống xác nhận, năm 2020 là

80% diện tích sản xuất sử dụng giống xác nhận. Từng bước xã hội hoá trong sản

xuất và cung ứng giống cho sản xuất, các trại giống Tỉnh, huyện, HTX, CLB nhân

giống tập trung sản xuất giống nguyên chủng, đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật sản

xuất giống lúa xác nhận cho nông hộ. Nâng cao chất lượng giống lúa thông qua đề

tài lai tạo, khảo nghiệm, phục tráng các giống lúa theo hướng có năng suất, chất

lượng cao, kháng sâu bệnh, nghiên cứu đưa vào thử nghiệm các giống lúa lai có

năng suất trên 10 tấn/ha.

Page 7: BiÓu mÉu X©y dùng sæ tay híng dÉn ®Çu t ngµnh NN vµ PTNT

7

- Đầu tư hạ tầng thuỷ lợi, hoàn thiện hệ thống tưới tiêu, gắn với giao thông

nội đồng, đưa nhanh cơ giới hoá vào sản xuất đồng bộ các khâu từ làm đất, bơm

tưới, gieo sạ, thu hoạch, phơi sấy. Phát triển hệ thống trạm bơm điện, chủ động tưới

tiêu đến năm 2015 tỷ lệ bơm tưới 74% diện tích sản xuất, đến năm 2020 đạt 85%

diện tích sản xuất. Năm 2015, có trên 85% diện tích lúa được thu hoạch bằng máy;

năm 2020, trên 90% diện tích lúa được thu hoạch bằng máy. Đến năm 2015 có 65%

diện tích sản xuất lúa áp dụng các biện pháp giảm giá thành, năm 2020 có trên 95%

diện tích áp dụng các biện pháp giảm giá thành trong sản xuất lúa. Tiếp tục nhân

rộng mô hình cánh đồng liên kết, tổ chức sản xuất lúa cùng một loại giống theo quy

mô nông hộ lớn, trang trại, HTX, tổ hợp tác, áp dụng đồng loạt quy trình kỹ

thuật...phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Thực hiện dự án cải tiến nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo, xoài và hoa kiểng.

* Giải pháp đối với hoa màu & cây công nghiệp ngắn ngày

- Thực hiện dự án quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tỉnh Đồng Tháp đến

năm 2015, bố trí các vùng sản xuất chuyên canh rau màu có thế mạnh như bắp, đậu

nành, cây mè, nấm rơm, sen ... theo hướng tập trung, sản xuất mang tính hàng hoá

lớn gắn với thị trường tiêu thụ và các cơ sở chế biến, bảo quản sau thu hoạch.

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp phục vụ sản xuất như bờ bao chống

lũ, hệ thống tưới tiêu cho vùng chuyên canh rau màu

- Xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác từng loại cây để chuyển giao cho

người sản xuất, từng bước đưa cơ giới vào sản xuất màu. Tăng cường hệ thống

khuyến nông, bảo vệ thực vật cơ sở hỗ trợ hướng dẫn nông dân phòng chống sâu

bệnh, thực hành sản xuất theo quy trình an toàn, sạch bệnh,…

- Tổ chức sản xuất với quy mô HTX, trang trại, nông hộ có diện tích sản xuất

lớn tập trung gắn với thu mua tiêu thụ, từng bước ổn định đầu ra cho sản phẩm.

* Giải pháp đối với cây ăn trái

- Trên cơ sở các vùng quy hoạch phát triển cây ăn trái tập trung, tiến hành

lập dự án đầu tư hạ tầng chủ động cấp thoát nước, chống úng, chống ngập cho cây

ăn trái để đầu tư cống, bờ bao, máy bơm …

- Thông qua chương trình khuyến nông, liên kết với các viện, trường để

chuyển giao, áp dụng công nghệ sản xuất trái cây tạo ra sản phẩm trái cây đồng đều

về kích cỡ, mẫu mã, chất lượng đáp ứng yêu cầu thị trường.

- Tổ chức sản xuất lớn theo quy mô HTX, tổ hợp tác, trang trại, nông hộ sản

xuất lớn gắn với doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu trái cây.

* Giải pháp đối với hoa, kiểng:

- Quy hoạch vùng chuyên sản xuất hoa, cây kiểng chủ yếu ở thành phố Sa

Đéc gắn với du lịch thành phố hoa Sa Đéc; phát triển ở thành phố Cao Lãnh và các

huyện thị khác vùng sản xuất hoa tập trung có điều kiện theo hướng liên kết giữa

sản xuất và thị trường tiêu thụ.

- Đầu tư Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao nhằm nhân giống hoa

cây kiểng, giống cây ăn trái và giống một số hoa màu, cây công nghiệp chủ lực khác.

Page 8: BiÓu mÉu X©y dùng sæ tay híng dÉn ®Çu t ngµnh NN vµ PTNT

8

- Liên kết với các viện, trường, các nghệ nhân trong ngoài tỉnh thông qua

Hội sinh vật cảnh để tiếp nhận hoặc chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất để gắn

kết giữa sản xuất và tiêu thụ trong nước, hình thành thương hiệu một số sản phẩm

chủ lực đặc trưng về hoa, cây kiểng Sa Đéc hướng đến xuất khẩu.

2. Đối với chăn nuôi

Đẩy mạnh chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp,

từng bước hiện đại hóa ngành chăn nuôi; chủ động phòng chống dịch bệnh và phát

triển chăn nuôi bền vững bảo vệ môi trường sinh thái.

Chỉ tiêu đến năm 2015, tổng đàn gia cầm đạt 9 triệu con (trong đó đàn vịt 7

triệu con), đàn heo đạt 500.000 con, đàn bò đạt 30.000 con. Sản lượng thịt hơi xuất

chuồng đạt 60.000 tấn, trong đó thịt heo hơi đạt 50.000 tấn.

Chỉ tiêu đến năm 2020, tổng đàn gia cầm đạt 11 triệu con (trong đó đàn vịt

8,5 triệu con), đàn heo đạt 780.000 con, đàn bò đạt 46.500 con. Sản lượng thịt hơi

xuất chuồng đạt 96.000 tấn, trong đó thịt heo hơi đạt 71.000 tấn.

* Giải pháp đối với chăn nuôi gia súc

- Cải tiến nâng cao chất lượng đàn giống chủ yếu lai tạo giống mới cao sản,

nâng cao tầm vóc sind hóa đàn bò, bình tuyển chọn lọc lại đàn trâu, đàn dê, nạc hoá

đàn heo. Khuyến khích các cơ sở công bố tiêu chuẩn chất lượng giống và đăng ký

thương hiệu giống.

- Thức ăn: Phát triển trồng cỏ thâm canh chủ động nguồn thức ăn phục vụ

chăn nuôi trâu, bò, áp dụng các kỹ thuật ủ rơm với urê, tận dụng phụ phẩm nông,

công nghiệp làm thức ăn chăn nuôi. Khuyến khích đầu tư xây dựng nhà máy sản

xuất thức ăn chăn nuôi ở các khu công nghiệp có công suất lớn (từ 50.000 tấn/năm

trở lên), chủ động cung cấp thức ăn cho chăn nuôi heo công nghiệp.

- Công tác thú y: Tăng cường công tác kiểm dịch, giám sát, vận chuyển, mua

bán trâu bò dê giữa các vùng; đẩy mạnh tiêm vắc xin phòng một số bệnh nguy hiểm

đặc biệt như bệnh lở mồm long móng trên gia súc, bênh tai xanh trên heo. Củng cố

hệ thống thú y, đặc biệt là mạng lưới thú y viên để chủ động chuyển giao, hướng

dẫn người chăn nuôi biết cách phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi, làm tốt công

tác gieo tinh nhân tạo trên đàn gia súc.

- Khuyến nông: Đào tạo, tập huấn, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật nuôi, kỹ

thuật lai tạo giống; xây dựng các mô hình trình diễn chăn nuôi an toàn dịch bệnh,

chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường.

Chuồng trại: Phổ biến việc ứng dụng nhanh các tiến bộ về công nghệ chuồng

trại (như chuồng kín, chuồng lồng …) nuôi heo trang trại, công nghiệp chủ động điều

khiển nhiệt độ, độ ẩm... áp dụng các quy trình chăm sóc nuôi dưỡng tiên tiến.

* Giải pháp đối với chăn nuôi gia cầm

- Quy hoạch và chuyển đổi phương thức chăn nuôi, khuyến khích chăn nuôi

gia cầm tập trung, công nghiệp, an toàn trong nông hộ, chăn nuôi vịt chạy đồng có

kiểm soát và bảo vệ môi trường. Khuyến khích phát triển chăn nuôi gia cầm theo

mô hình khép kín từ chăn nuôi đến giết mổ, chế biến tập trung. Phấn đầu từng bước

không chăn nuôi, buôn bán, giết mổ gia cầm sống trong các nội thành, nội thị.

Page 9: BiÓu mÉu X©y dùng sæ tay híng dÉn ®Çu t ngµnh NN vµ PTNT

9

- Giống: Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển các giống gia cầm

thương mại theo đúng các tiêu chuẩn quy định. Nhập nội các giống gia cầm cao sản

mà trong tỉnh chưa có hoặc còn thiếu. Chọn lọc và nâng cao một số giống gia cầm

có đặc tính tốt như gà ta vàng, gà tàu vàng... nuôi theo phương thức thả vườn.

- Áp dụng công nghệ chuồng kín, hệ thống chăn nuôi lồng sàn trong chăn

nuôi trang trại.

- Nâng cao tỷ lệ sử dụng thức ăn công nghiệp, thức ăn qua chế biến, sử dụng

thức ăn hợp lý trong chăn nuôi gia cầm.

- Khuyến nông: Đào tạo, tập huấn, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật nuôi, kỹ

thuật lai tạo giống; xây dựng các mô hình trình diễn chăn nuôi an toàn;

- Tăng cường công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi và giết mổ, chế biến gia

cầm; thực hiện tiêm vắc-xin định kỳ phòng một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

như cúm gia cầm; xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh, nhất là các vùng có các cơ

sở sản xuất giống, vùng chăn nuôi gia cầm xuất khẩu.

- Tăng cường kiểm soát, vận chuyển giết mổ, sản xuất, kinh doanh giống gia

súc gia cầm, xây dựng mạng lưới thú y cơ sở. Hướng dẫn, khuyến cáo các hộ, các

tổ chức chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học.

3. Đối với thủy sản

Quy hoạch đối tượng thủy sản nuôi phù hợp với lợi thế tự nhiên của từng

vùng trong tỉnh, phát triển theo hướng gắn sản xuất với chế biến tiêu thụ xuất khẩu,

đảm bảo chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường một cách bền vững.

Chỉ tiêu đến năm 2015, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 8.700 ha. Trong đó:

cá tra 2.000 ha, tôm 1.700 ha, cá khác 5.000 ha, số lượng lồng bè nuôi cá đạt 2.400

cái; sản lượng thủy sản nuôi đạt 468.000 tấn (cá tra 405.00 tấn, tôm 3.000 tấn, cá

khác 60.000 tấn); sản lượng thủy sản khai thác đạt 13.000 tấn.

Chỉ tiêu đến năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 13.055 ha. Trong đó

cá tra 2.755 ha, tôm 4.800 ha cá khác 5.500 ha, số lượng lồng bè nuôi cá đạt 2.500

cái; sản lượng thủy sản nuôi đạt 527.500 tấn (cá tra 450.000 tấn, tôm 7.500 tấn, cá

khác 70.000 tấn); sản lượng thủy sản khai thác đạt 13.000 tấn.

* Giải pháp chính

- Tăng cường quản lý vùng nuôi thuỷ sản theo quy hoạch. Khuyến khích tổ

chức nuôi trồng theo quy mô lớn trang trại, doanh nghiệp, sử dụng thức ăn công

nghiệp, gắn sản xuất với hợp đồng tiêu thụ.

- Hướng dẫn nông dân thực hiện quy trình thực hành nông nghiệp tốt GAP

đối với các loài thuỷ sản chủ yếu của tỉnh như cá tra, cá lóc, cá rô, cá sặc rằn, tôm

càng xanh...

- Đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới trong nuôi trồng, chế

biến, và khai thác nhằm giảm giá thành. Sử dụng các hoạt chất vi sinh, thuốc xử lý

môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản bền vững, công nghệ sau thu hoạch và vận

chuyển cá nguyên liệu giảm tổn thất sau thu hoạch nâng cao chất lượng thủy sản.

- Từng bước gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, nâng cao vai trò của Hiệp

Page 10: BiÓu mÉu X©y dùng sæ tay híng dÉn ®Çu t ngµnh NN vµ PTNT

10

hội thuỷ sản và các Chi hội, gắn với doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến như là nhà

cung cấp nguyên liệu theo kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp trong và ngoài

Tỉnh.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và tuyên truyền vệ sinh thú y thuỷ

sản, quy định về bảo vệ môi trường đối với nuôi trồng thuỷ sản.

4. Về lâm nghiệp

Phấn đấu ổn định diện tích rừng trồng tập trung, trồng và khai thác rừng

trồng hợp lý nhằm bảo tồn nhiên thiên, sinh thái vùng Đồng Tháp Mười. Ngoài

rừng đặc dụng Vườn Quốc gia Tràm Chim, rừng khu di tích Gò Tháp, Khu di tích

Xẻo Quýt cần duy trì, phát triển diện tích rừng sản xuất, rừng phòng hộ chủ yếu là

trồng lại trên diện tích đã khai thác, phát triển 3 loại rừng tập trung trên cơ sở phủ

kín quỹ đất lâm nghiệp hiện có; kết hợp trồng cây phấn tán góp phần tăng độ che

phủ, bảo vệ sản xuất, bảo vệ dân cư, phòng hộ biên giới, phòng hộ lũ lụt, tạo cảnh

quan môi trường, đồng thời cung cấp gỗ, củi cho sinh hoạt của người dân.

* Giải pháp thực hiện

- Điều chỉnh bổ sung các dự án trồng rừng, hỗ trợ các đơn vị xây dựng

phương án điều chế rừng, thâm canh từng bước cải tạo, nâng cao chất lượng rừng

sản xuất.

- Hỗ trợ, vận động các tổ chức, cá nhân đầu tư nâng cao chất lượng rừng,

chuyển dần diện tích rừng sản xuất kém chất lượng bằng cách trồng rừng mới theo

phương thức thâm canh.

- Về giống: tuyển chọn cây nhập nội, lai tạo và nhân nhanh các giống cây

tốt, chú trọng các loại cây mọc nhanh có năng suất cao, đa dạng cây trồng nhằm

phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng từng vùng đất và mục tiêu kinh tế của chủ rừng.

5. Về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các trạm cấp nước hư hỏng; phấn đấu đến

năm 2015 đạt tỷ lệ 90% (kể cả các biện pháp lắng lọc…), năm 2020 phấn đấu dân

số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt tỷ lệ 95%.

* Giải pháp thực hiện

- Xây dựng trạm cấp nước tập trung quy mô lớn khoảng 1.000 hộ, quy mô

vừa khoảng 400 hộ và quy mô nhỏ khoảng 200 hộ cho cụm trung tâm xã, cụm,

tuyến dân cư tập trung với giải pháp khoan giếng khai thác nước ngầm (hoặc xử lý

nước mặt), xây dựng thuỷ đài tạo áp phân phối nước đến từng hộ gia đình bằng hệ

thống mạng đường ống.

- Đối với dân cư nông thôn ven thị xã, thị trấn, thị tứ đầu tư đấu nối với hệ

thống mạng đường ống khai thác nguồn nước đô thị đã có.

- Đầu tư giếng khoan tay nhỏ lẻ cho từng hộ hoặc một số hộ, xây dựng bể

chứa nước mưa quy mô 4m3 cho các hộ dân cư nhỏ lẻ phân tán, chưa có điều kiện

xây dựng trạm cấp nước tập trung, kết hợp trang bị các dụng cụ nhỏ lẻ xử lý nước

sạch cho sinh hoạt cho từng hộ dân.

Page 11: BiÓu mÉu X©y dùng sæ tay híng dÉn ®Çu t ngµnh NN vµ PTNT

11

- Thực hiện phương châm xã hội hoá nước sạch, huy động các thành phần

kinh tế tham gia đầu tư và khai thác, quản lý sử dụng nước sạch nông thôn. Phương

hướng thực hiện theo 3 loại mô hình: Mô hình đầu tư quản lý theo hình thức dịch

vụ sự nghiệp có thu Nhà nước đầu tư toàn bộ công trình từ vốn ngân sách, vốn tài

trợ ODA, UNICEF giao cho Trung Tâm Nước sạch và VSMTNT quản lý, khai thác

với hình thức dịch vụ sự nghiệp có thu; mô hình công ty cấp nước nông thôn, Công

ty TNHH một thành viên Cấp nước và Vệ sinh môi trường đô thị tỉnh, doanh

nghiệp tư nhân (đối ứng vốn nhà nước hoặc đầu tư toàn bộ vốn) và tổ chức quản lý,

khai thác theo quy định; mô hình Hợp tác xã hoặc Tổ hợp tác thuộc Ủy ban nhân

dân xã quản lý.

- Tăng cường quản lý nhà nước về cấp nước sạch sinh hoạt nông thôn từ tỉnh

đến huyện, xã. Thực hiện phân cấp đầu tư và quản lý công trình cấp nước sinh hoạt

nông thôn trên địa bàn tỉnh cho các địa phương để chủ động đầu tư, duy tu, bảo trì,

sữa chữa nâng cấp.

- Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, đào tạo nâng cao ý thức bảo

vệ nguồn nước, sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

- Tranh thủ sự hỗ trợ vốn đầu tư từ Chương trình MTQG về Nước sạch và

VSMT nông thôn, vốn ngân sách tỉnh, huyện thị, vốn ODA, vốn huy động từ các

thành phần kinh tế khác và vốn đóng góp của dân.

6. Về phát triển kinh tế tập thể

Mục tiêu phát triển kinh tế tập thể trong giai đoạn đến năm 2020 là phát

triển, củng cố, nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể (loại hình HTX, tổ hợp tác

trong nông nghiệp), mở rộng hoạt động kinh doanh tổng hợp, gắn kết giữa sản xuất

và tiêu thụ sản phẩm; chủ động liên kết trong việc đầu tư, chuyển giao khoa học kỹ

thuật, tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp thu mua chế biến xuất khẩu. Đồng

thời tạo điều kiện và khuyến khích hình thành nhiều doanh nghiệp đầu tư kinh

doanh trong sản xuất nông, lâm thuỷ sản, khuyến khích phát triển loại hình kinh tế

trang trại và kinh tế nông hộ với quy mô tích tụ ngày càng lớn, hiệu quả ngày càng

cao, sản xuất ra các loại nông thuỷ sản chất lượng, an toàn cung ứng cho thị trường

trong và ngoài nước.

* Giải pháp thực hiện

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, có cơ chế phối hợp với Mặt trận tổ

quốc và các đoàn thể trong việc vận động đoàn viên, hội viên tham gia xây dựng HTX.

- Tăng cường đào tạo, đổi mới phương thức đào tạo, tập huấn, nâng cao chất

lượng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý gắn với thực trạng sản xuất, kinh doanh của

các HTX.

- Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho HTX tiếp nhận các chuyển giao

khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường; xúc tiến thương mại; liên doanh, liên kết,

tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho HTX.

- Các ngành, các cấp có kế hoạch đầu tư lồng ghép hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ

tầng cho các hợp tác xã từ các nguồn vốn của chương trình mục tiêu quốc gia,

chương trình khuyến công, khuyến nông của tỉnh...

Page 12: BiÓu mÉu X©y dùng sæ tay híng dÉn ®Çu t ngµnh NN vµ PTNT

12

- Khuyến khích và tạo điều kiện pháp lý để kinh tế trang trại và kinh tế hộ

phát triển với quy mô ngày càng lớn hơn, từng bước phát triển từ kinh tế hộ lên

kinh tế trang trại, hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn kết giữa

sản xuất và tiêu thụ.

- Khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ xây dựng những trang trại chăn nuôi,

thuỷ sản tập trung xa khu dân cư. Phát triển các trang trại sản xuất rau màu, hoa,

cây kiểng ven thị trấn, thị tứ, thị xã, ngoại ô thành phố.

- Tạo điều kiện hỗ trợ kinh tế trang trại phát triển thành các doanh nghiệp

trong nông nghiệp trong những năm tới.

7. Về xây dựng nông thôn mới

Đẩy mạnh công tác chỉ đạo của các cấp ủy đảng từ huyện đến xã, tăng cường

công tác quản lý, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình xây dựng

nông thôn mới các cấp. Tiếp tục đẩy mạnh hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn

kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, gắn với xây dựng nông thôn mới”,

thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” trong

cả hệ thống chính trị.

Tập trung phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và đời

sống người dân nông thôn, tạo tiền đề thực hiện các tiêu chí nông thôn mới. Trong

đó, thực hiện tốt việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phù hợp với điều kiện và đặc

trưng riêng của mỗi địa phương để tạo ra những đột phá mới trong xây dựng nông

thôn mới.

Ưu tiên lồng ghép, đầu tư từ các nguồn vốn của Trung ương, tỉnh và địa

phương trong hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho 30 xã điểm, đảm bảo mục tiêu đến năm

2015, có 30 xã đạt tiêu chí xã nông thôn mới, đến năm 2020 có 60/119 xã cơ bản

đạt tiêu chí xã nông thôn mới.

Thực hiện tốt công tác huy động nguồn lực. Khai thác, lồng ghép sáng tạo

những chương trình, hoạt động và các dự án thực hiện tại vùng nông thôn; Tạo điều

kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc phát triển, quảng bá thương hiệu và mở

rộng quy mô sản xuất tại vùng nông thôn gắn với lợi ích chung trong xây dựng

nông thôn mới. Tận dụng tối đa nguồn nội lực và tạo điều kiện thuận lợi thu hút sự

đầu tư của nguồn ngoại lực.

* Giải pháp thực hiện

- Công tác tuyên truyền, vận động và thi đua xây dựng nông thôn mới

+ Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, kêu gọi toàn dân

chung sức xây dựng NTM, nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về công tác

xây dựng NTM, để làm thay đổi người dân tích cực, chủ động tham gia đóng góp

công sức, tài sản để xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương. Đồng thời phát động

phong trào thi đua, huy động mọi nguồn lực để xây dựng nông thôn mới như: sự

ủng hộ của các doanh nghiệp trên địa bàn, đóng góp của nhân dân và tài trợ của con

em quê hương thành đạt, ...

+ Các phương tiện thông tin đại chúng (báo đài, cổng thông tin Tỉnh, trang

thôn tin nông thôn mới,...) tăng cường đăng tải, giới thiệu về nội dung và kết quả

Page 13: BiÓu mÉu X©y dùng sæ tay híng dÉn ®Çu t ngµnh NN vµ PTNT

13

thực hiện Chương trình xây dựng NTM, giới thiệu các điển hình tiên tiến trong xây

dựng NTM.

- Công tác đào tạo, tập huấn

Tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Chương trình xây dựng nông thôn

mới theo các chương trình, kế hoạch của Ban Chỉ đạo, các Bộ, ngành Trung ương.

- Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân

+ Tăng cường lồng ghép các chương trình, dự án phát triển sản xuất, đào tạo

nghề, nước sạch và vệ sinh môi trường gắn với xây dựng NTM. Nhận rộng, phát

triển mô hình cánh đồng liên kết; đẩy mạnh thực hiện các chương trình giống vật

nuôi, cây trồng, khuyến nông, khuyến ngư, phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy

sản; xây dựng kế hoạch, phương thức sản xuất trong nông nghiệp nhằm nâng cao

năng suất, chất lượng nông sản, giảm chi phí sản xuất và tạo ra đột phá mới trong

năm 2014.

Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp với các HTX, THT, nông dân để

hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chuyện canh, có quy mô lớn, gắn kết sản

xuất với tiêu thụ.

Tiếp tục củng cố các hình thức tổ chức sản xuất HTX, THT hiện hữu hoạt

động có hiệu quả; khuyến khích phát triển các HTX, THT thanh niên.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng

Tiếp tục chỉ đạo phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu. Đối với 30 xã điểm, cần

chủ động lựa chọn danh mục công trình thiết yếu, họp dân lấy ý kiến thống nhất

trước khi đăng ký ghi vốn cho năm tiếp theo. Đối với những công trình có vốn đầu

tư ngân sách, các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện cần quan tâm, bố trí nguồn

vốn lồng ghép, chuẩn bị tốt thủ tục hồ sơ trước khi được phân bổ để rút ngắn thời

gian thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ kế hoạch đã đề ra, đặc biệt là đối với các tiêu

chí còn đạt thấp như Cơ sở vật chất văn hóa, Trường học,... ở các xã nằm trong

nhóm chỉ tiêu đạt 19 tiêu chí và cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới năm 2014. Đồng

thời thực hiện cơ chế đầu tư Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai

đoạn 2010 - 2020 theo Hướng dẫn số 577/UBND-KTN ngày 17 tháng 09 năm 2013

của Ủy ban nhân dân Tỉnh để đầu tư xây dựng các công trình năm 2014 nhằm giảm

chi phí đầu tư xây dựng.

- Văn hóa - xã hội - môi trường

+ Xây dựng và hoàn thiện thiết chế văn hóa; các quy ước và nghiêm túc thực

hiện; tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống

văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”.

+ Từng bước hoàn thiện hệ thống các công trình văn hóa - thể thao xã, ấp

đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng làng, xã văn hóa.

+ Quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân

dân, đảm bảo vệ sinh môi trường.

+ Vận động, hướng dẫn các gia đình nông thôn cải tạo, chỉnh trang cổng

ngõ, hàng rào để tạo cảnh quan đẹp, bảo vệ môi trường.

Page 14: BiÓu mÉu X©y dùng sæ tay híng dÉn ®Çu t ngµnh NN vµ PTNT

14

- Hệ thống chính trị

+ Tăng cường công tác đào tạo; khuyến khích, thu hút và tạo điều kiện để

cán bộ trẻ đã được đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác ở xã phát huy năng lực.

+ Tăng cường công tác đảm bảo an ninh, trật tự xã hội, đẩy lùi các tệ nạn xã

hội và các hủ tục lạc hậu trong đời sống xã hội nông thôn.

- Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới

+ Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng

thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển, hỗ trợ

sau đầu tư và được ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật.

+ Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân

trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư.

+ Vận động người dân tham gia cùng với Nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp

trong các công trình Nhà nước và nhân dân cùng làm như: hưởng ứng việc hiến đất,

cây trồng, góp tiền, ngày công,… vào việc xây dựng đường liên ấp, liên xóm, khu

dân cư, đường ra đồng ruộng, đồng thời tham gia quản lý, giám sát các công trình,

bảo quản, sửa chửa các con đường đã xây dựng để sử dụng lâu dài.

+ Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho

từng dự án cụ thể phải được Hội đồng nhân dân xã thông qua: đất đai, hoa màu, vật

kiến trúc, ngày công lao động, hiện vật, bằng tiền mặt…

+ Các sở, ngành tỉnh chủ động làm việc với các Bộ, ngành Trung ương, các

tổ chức trong và ngoài nước để vận động, tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ đầu tư thực

hiện Chương trình.

- Đối với công tác chỉ đạo

+ Chỉ đạo phải sát thực, cụ thể, tránh chung chung, hình thức; phải thiết

thực, hiệu quả; các cấp, các ngành, mọi tổ chức phải phát huy tinh thần trách

nhiệm, quyết tâm cao, bền bỉ, không ngại khó; tuy nhiên cũng cần tránh tư tưởng

nóng vội, đạt mục tiêu không bền vững, chạy theo thành tích; đồng thời phải có

kiểm tra, đánh giá, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc.

+ Các địa phương bên cạnh việc chỉ đạo ở các xã điểm cũng cần quan tâm

đến các xã diện nhằm tránh sự phát triển quá chênh lệch giữa các địa phương.

- Một số giải pháp khác

+ Các sở, ngành, đơn vị tổ chức đánh giá, chỉ đạo thực hiện, chịu trách

nhiệm về các tiêu chí do ngành mình quản lý. Tăng cường hỗ trợ cho các xã thuộc

nhóm I và nhóm II để tạo điều kiện cho các xã này sớm hoàn thành Bộ tiêu chí

nông thôn mới theo kế hoạch.

+ Đánh giá tình hình thực hiện các xã điểm, nếu xã nào không có khả năng

hoàn thành thì đưa ra khỏi danh sách xã điểm, bổ sung các xã có quyết tâm phấn

đấu cao và khả năng đủ các điều kiện phấn đấu đạt 19 tiêu chí nông thôn mới vào

năm 2015 để khuyến khích các xã tích cực, đẩy mạnh phong trào thi đua, nổ lực

phấn đấu sớm về đích xây dựng nông thôn mới.

Page 15: BiÓu mÉu X©y dùng sæ tay híng dÉn ®Çu t ngµnh NN vµ PTNT

15

+ Để hoàn thành các tiêu chí đăng ký, các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ

thực hiện. Đối với các nhiệm vụ không cần nhiều vốn, địa phương tập trung thực

hiện ngay; các nhiệm vụ cần vốn đối ứng phải tranh thủ hoàn tất những công việc

chuẩn bị ban đầu và triển khai thực hiện theo phân kỳ lộ trình và khối lượng giá trị

được phân bổ. Đồng thời, tiến hành lựa chọn danh mục công trình, chuẩn bị các thủ

tục hồ sơ ghi vốn cho kế hoạch năm 2015.

8. Về đầu tư hạ tầng thủy lợi

Theo hướng chủ động kiểm soát lũ, phục vụ tưới, tiêu, phù hợp giai đoạn

trước mắt và lâu dài; phục vụ tốt các yêu cầu mục tiêu phát triển sản xuất nông

nghiệp, kết hợp chặt chẽ với việc sử dụng, khai thác và quản lý tốt tài nguyên nước

một cách hợp lý và bền vững. Đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ đa

mục tiêu, gồm cải tạo nâng cấp các công trình hiện có, xây dựng các công trình mới

từng bước hiện đại hóa hệ thống tưới tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển nền nông

nghiệp hiện đại.

* Giải pháp thực hiện

- Nạo vét mở rộng các kênh trục chính đảm bảo thoát lũ và cấp nước tưới tiêu

theo định hướng kiểm soát lũ vùng ĐBSCL. Đồng thời tiếp tục nạo vét các kênh cấp 1,

cấp 2, cấp 3 theo định kỳ 5-6 năm để chủ động cấp nước tưới tiêu, khai thác khả năng tự

chảy, kết hợp tôn cao bờ bao ngăn lũ và bố trí giao thông nông thôn.

- Hàng năm phải nâng cấp tu sửa để đảm bảo chống lũ. Ngoài ra, một số

tuyến cần nâng cấp kết hợp giao thông nội đồng, phục vụ cơ giới hóa đồng ruộng.

- Xây dựng hệ thống cống tưới tiêu và kiểm soát lũ: Ở vị trí có giao thông

thủy bố trí cống hở cho phương tiện phá, trẹt chở phương tiện cơ giới qua lại, các vị

trí khác bố trí cống tròn. Để chủ động tưới tiêu, kiểm soát lũ ở các ô bao, hạn chế

tình trạng làm đập tạm phải đào ra, đắp vào.

- Phát triển xây dựng trạm bơm tưới tiêu: Phát triển bơm điện ở những nơi

có điều kiện, xây dựng hệ thống bơm để chủ động tưới, tiêu cũng như rút nước gạn

tháo xuống giống sớm vụ Đông Xuân nhằm tránh lũ vụ Hè Thu và vụ Thu Đông có

hiệu quả.

- Xây dựng công trình phòng chống xói lở, công trình chống lũ bảo vệ thị xã, thị

trấn: ưu tiên đầu tư các công trình kè chống xói lở bảo vệ bờ sông Tiền, sông Hậu, từng

bước xây dựng hệ thống đê bao, kè kiểm soát lũ bảo vệ các thị trấn, thị tứ.

9. Giải pháp huy động có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất

Thực hiện có hiệu quả nguồn vốn ngân sách đầu tư, tập trung cho lĩnh vực

giống cây, giống con công trình hạ tầng phục vụ nuôi thủy sản, công trình hạ tầng

phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, công trình hạ tầng phục vụ tái cơ

cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Huy động tốt các nguồn vốn đầu tư

cho nông nghiệp, nông thôn; thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng

làm, tranh thủ nguồn vốn ngân sách trung ương, vốn hỗ trợ ODA, vốn trái phiếu

Chính phủ, vốn huy động các thành phần kinh tế, vốn dân để phát triển sản xuất.

- Dự kiến nhu cầu vốn thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2014-

2015 là 1.312 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 là 3.533 tỷ đồng.

Page 16: BiÓu mÉu X©y dùng sæ tay híng dÉn ®Çu t ngµnh NN vµ PTNT

16

- Dự kiến nhu cầu vốn cho sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) hàng

năm bình quân 11.420 tỷ/năm (trong đó vốn vay ngắn hạn 5.710 tỷ đồng và vốn tự

có 5.710 tỷ đồng).

- Dự kiến vốn khuyến nông, khuyến ngư phục vụ chuyển đổi cơ cấu nông

nghiệp bình quân mỗi năm 15 tỷ đồng.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Để thực hiện Kế hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn thích ứng với tái

cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2014-2015 và 2016-

2020, cần có sự chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, sự phối hợp chặc chẽ giữa các ngành,

các cấp và sự nổ lực của nhân dân trong tỉnh.

Ủy ban nhân dân Tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập

trung tham mưu thực hiện một số nhiệm vụ chính sau:

- Cụ thể hóa kế hoạch phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn từng

năm, đề xuất giải pháp thực hiện các mục tiêu của mỗi giai đoạn đề ra, kịp thời sơ

kết tổng kết kết quả năm trước, xây dựng kế hoạch năm tiếp theo.

- Tăng cường quản lý nhà nước, có chế độ kiểm tra giám sát việc thực hiện theo

quy hoạch, kế hoạch hàng năm để việc đầu tư có định hướng chiến lược, tránh mẫu thuẫn

giữa mục tiêu trước mắt và lâu dài cũng như tình trạng chồng chéo kém hiệu quả.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị các Bộ, Ngành Trung ương hỗ

trợ tỉnh đầu tư các công trình trọng điểm gồm các công trình kênh mương thoát lũ,

kiểm soát lũ, kè phòng chống sạt lở bờ sông, bảo vệ thị trấn, thị tứ, công trình phục

vụ nông thôn mới và tái cấu trúc ngành nông nghiệp; tăng vốn hỗ trợ đầu tư lĩnh

vực nông nghiệp nông thôn như: các chương trình mục tiêu quốc gia về sắp xếp dân

cư, về nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, an toàn vệ sinh thực phẩm, xây

dựng nông thôn mới, chương trình hỗ trợ giống cây con; hạ tầng phục vụ nuôi thủy

sản, tạo điều kiện cho địa phương thực hiện mục tiêu nhiệm vụ phát triển nông

nghiệp nông thôn và nâng cao đời sống nông dân, hoàn thành nhiệm vụ tái cơ cấu

ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới./.

Nơi nhận: TM. ỦY BAN NHÂN DÂN - Bộ Nông nghiệp và PTNT; KT. CHỦ TỊCH

- TT/TU, TT/HĐND tỉnh;

- CT và các PCT UBND tỉnh; PHÓ CHỦ TỊCH

- Sở Nông nghiệp & PTNT;

- Lãnh đạo VP/UBND tỉnh

- Lưu: VT, KTN nth. Nguyễn Thanh Hùng