bẢn tin thỊ trƯỜng cao su sỐ 10 –thÁng …...xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên...

21
I. CHÍNH SÁCH PHÁP LUT II. TIÊU ĐIỂM THÁNG 9 III. NHẬN ĐỊNH DBÁO IV. XU HƯỚNG PHÁT TRIN NGÀNH V. CÔNG TY TRONG NGÀNH VI. KHOA HC CÔNG NGHVII. SKIN THÁNG TI BN TIN THTRƯỜNG CAO SU S10 THÁNG 10/2015

Upload: others

Post on 30-Dec-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 10 –THÁNG …...Xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên trong tháng 9 năm 2015 giảm về lượng và giá trị Theo số liệu thống

v

[Year]

I. CHÍNH SÁCH – PHÁP LUẬT

II. TIÊU ĐIỂM THÁNG 9

III. NHẬN ĐỊNH – DỰ BÁO

IV. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH

V. CÔNG TY TRONG NGÀNH

VI. KHOA HỌC –CÔNG NGHỆ

VII. SỰ KIỆN THÁNG TỚI

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU

SỐ 10 –THÁNG 10/2015

Page 2: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 10 –THÁNG …...Xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên trong tháng 9 năm 2015 giảm về lượng và giá trị Theo số liệu thống

2 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Cao su là một trong 10 ngành hàng chiến lược

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1684/QĐ-TTg ngày 30/9/2015 về việc Phê duyệt chiến

lược hội nhập kinh tế quốc tế ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030. Theo đó, cao su

là một trong 10 ngành hàng chiến lược cùng với lúa gạo, rau quả, thủy sản, cà phê, chè, điều, tiêu, gỗ và

chăn nuôi.

Ngành hàng cao su được đánh giá là một trong những mặt

hàng có giá trị xuất khẩu cao, cao su Việt Nam xuất khẩu

sang một số thị trường chính như Trung Quốc, ASEAN, Ấn

Độ, Đông Bắc Á và EU. Để tăng cường hiệu quả của ngành

hàng này trong định hướng về hội nhập với từng nhóm thị

trường, cụ thể như sau:

Trung Quốc: Là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của

Việt Nam, xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc chủ

yếu thông qua hình thức tiểu ngạch. Một số giải pháp để ổn định thị trường này: Thống nhất kiểm soát

buôn bán tiểu ngạch, minh bạch hóa thông tin, đơn giản hóa thủ tục, chuyển dần từ xuất khẩu tiểu ngạch

sang chính ngạch, tiến tới xóa bỏ buôn bán tiểu ngạch; Xây dựng chuỗi giá trị kết nối trực tiếp giữa các

doanh nghiệp (B2B), hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu về pháp lý, thông tin, tổ chức kỹ thuật tiếp cận doanh

nghiệp chế biến / sử dụng cao su tại Trung Quốc.

Đông Bắc Á (Nhật Bản và Hàn Quốc): Có nhu cầu nhập khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam để phát

triển các ngành công nghiệp thế mạnh như ô tô, là cơ hội tốt cho ngành hàng cao su của nước ta. Với các

quốc gia này, cần tập trung vào một số nội dung sau: Xúc tiến đầu tư, liên doanh, liên kết phát triển chế

biến cao su đáp ứng tiêu chuẩn sản phẩm theo yêu cầu của thị trường nhập khẩu; hỗ trợ xây dựng chuỗi

giá trị kết nối trực tiếp sản xuất – tiêu thụ.

ASEAN và Ấn Độ: Là các thị trường truyền thống của cao su Việt Nam, ASEAN với 2 nhà nhập khẩu

chính là Malaysia và Indonesia. Đây được xác định là các thị trường tiềm năng, có sức tiêu thụ lớn và

cũng là cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Để đạt mục tiêu này, cần tập trung vào một số biện pháp

như xúc tiến kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực trồng và chế biến cao su tại Việt Nam với các đối tác khu vực

thông qua hình thức liên doanh trồng và chế biến cao su nhằm ổn định nguồn cung nguyên liệu phục vụ

công nghiệp chế biến của các đối tác. Việc mở rộng thị trường Ấn Độ đòi hỏi phải nghiên cứu thị trường,

xúc tiến thương mại (hội chợ, phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm), tìm kiếm đối tác liên doanh liên

kết trong đầu tư công nghệ chế biến.

ừng.

THẾ GIỚI

CHÍNH SÁCH – PHÁP LUẬT I

TIÊU ĐIỂM THÁNG 9

II

Page 3: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 10 –THÁNG …...Xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên trong tháng 9 năm 2015 giảm về lượng và giá trị Theo số liệu thống

3 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Ngừng trợ cấp giá cao su -Thái Lan sẽ cắt giảm diện tích cây cao su

Thủ tướng Chính phủ - Tướng Prayuth Chan-ocha cho biết Thái Lan sẽ ngừng trợ giá cao su. Ông cho

biết Chính phủ sẽ triển khai các biện pháp mới để giúp người trồng cao su Thái Lan đang chịu nhiều khó

khăn vì giá thấp kéo dài. Hiện Thái Lan có 180.000 tấn cao su trong các kho dự trữ của Chính phủ.

Theo Bản tin ngày 06/10/2015 của Bangkok Post, Chính phủ Thái Lan

sẽ cắt giảm diện tích cao su khoảng 1.600 – 3.200 triệu m2 (160.000 –

320.000 ha) trong 5 năm cho đến năm 2019 và người dân sẽ được hỗ

trợ để trồng những loại cây nông nghiệp khác.

Chương trình này sẽ được thực hiện trên cả nước với nguồn hỗ trợ một

phần từ ngân sách của Chính phủ Thái Lan nhằm tạo thế cân bằng

cung cầu đối với các thị trường nông sản gồm cao su, gạo, sắn, ngô và

cả ngành chăn nuôi. Người trồng cao su sẽ được khuyến khích trồng các cây khác như cọ dầu, song song

đó Chính phủ Thái cũng khuyến khích sử dụng cao su trong xây dựng hệ thống giao thông đường bộ.

Nhật Bản dỡ bỏ thuế gần 100% các mặt hàng nhập khẩu

Ngày 20/10/2015, Chính phủ Nhật Bản công bố chi tiết nội dung Hiệp định Đối tác thương mại xuyên

Thái Bình Dương (TPP). Theo đó, Nhật Bản sẽ dỡ bỏ thuế trên 95,1% các sản phẩm nông nghiệp, công

nghiệp và hàng nhập khẩu khác. Nhật Bản chỉ duy trì hàng rào bảo hộ

với các mặt hàng nông nghiệp trọng yếu, gồm: gạo, các loại thịt bò, thịt

heo, sữa, lúa mì, đường, nhưng đồng ý bãi bỏ thuế áp cho các sản phẩm

gia công.

Trong khi đó, đổi lại, 86,9% các mặt hàng xuất khẩu công nghiệp của

Nhật Bản sẽ được miễn thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực. Đối với đối

tác Việt Nam, thuế áp cho các loại máy móc cỡ lớn, thiết bị máy điều

hòa sẽ được bãi bỏ ngay lập tức, xe máy do Nhật Bản sản xuất sẽ được miễn thuế nhập khẩu vào Việt

Nam sau 8 năm, xe buýt phổ thông sau 13 năm. Việt Nam cũng sẽ bãi bỏ thuế suất tức thời đối với 70,2%

các hạng mục hàng hóa.

VIỆT NAM

Tiếp tục kiến nghị sửa đổi thuế VAT đối với cao su sơ chế

Hiệp hội Cao su VN (VRA) vừa gửi văn bản đến Bộ Tài

chính, Bộ NN&PTNT kiến nghị sửa đổi và bổ sung phần

thuế giá trị gia tăng (VAT) trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ

sung một số điều của các Luật về Thuế hiện đang được Bộ

Tài chính lấy ý kiến đóng góp.

Cụ thể, VRA đề nghị bổ sung Khoản 1a vào Khoản 1 Điều

8 (Khoản 1 Điều 8 có mức thuế suất 0%) thay vì Bộ Tài

chính dự thào bổ sung vào Điều 5 Luật thuế Giá trị gia tăng

(phải áp dụng thuế suất thuế GTGT là 5% ở khâu nhập

khẩu, sản xuất, kinh doanh thương mại.), đồng thời có bổ

sung thêm nhóm “mủ cao su sơ chế” vào Khoản 1a này và đề nghị mức thuế suất là 0% để các doanh

nghiệp sản xuất mủ cao su sơ chế được khấu trừ thuế GTGT đầu vào như hiện nay.

Page 4: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 10 –THÁNG …...Xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên trong tháng 9 năm 2015 giảm về lượng và giá trị Theo số liệu thống

4 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

“1a. Mức thuế suất 0% áp dụng đối với sản phẩm trồng trọt, mủ cao su sơ chế, chăn nuôi, thủy sản chưa

chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường được bán cho doanh nghiệp, hợp tác

xã, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Luật này”.

Sonadezi thu hút vốn vào ngành công nghiệp cao su

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho dự án xây dựng nhà

máy sản xuất sản phẩm cao su của Công ty Cao su Kenda (Việt Nam) vào ngày 22/9 vừa qua. Với dự án

mới, Kenda đã góp phần nâng tổng vốn FDI của Đồng Nai trong năm 2015 lên gần 2 tỷ USD. Nhà máy ở

nước ngoài lớn nhất của Kenda

Cũng trong dịp này, Công ty Cao su Kenda (Việt Nam)

chính thức ký kết hợp đồng thuê đất KCN Giang Điền với

Tổng Công ty Phát triển Khu công nghiệp (Sonadezi). Với

diện tích đất thuê tại KCN Giang Điền là 42,2 ha, Công ty

Cao su Kenda (Việt Nam) đầu tư 160 triệu USD xây dựng

nhà máy mới để sản xuất vỏ, ruột xe ô tô, xe máy và xe đạp

xuất khẩu, quy mô 7,5 triệu sản phẩm/năm. Khi đi vào hoạt

động, dự án này sẽ thu hút khoảng 4.000 – 5.000 lao động

và dự kiến đạt kim ngạch xuất khẩu từ 200 – 300 triệu USD/năm. Nguồn nguyên liệu mà nhà máy mới

của Kenda sử dụng là nguyên liệu cao su từ Ðồng Nai và thị trường nội địa.

Kenda là Tập đoàn lớn của Đài Loan với 6 nhà máy sản xuất vỏ ruột xe máy, xe đạp và vỏ ruột xe ô tô ở

Đài Loan (3 nhà máy), Trung Quốc (2 nhà máy) và Đồng Nai (1 nhà máy tại Khu công nghiệp Hố Nai,

huyện Trảng Bom). Doanh thu của tập đoàn hiện đạt trên 1 tỷ USD/năm. Riêng nhà máy Kenda tại Đồng

Nai đã có gần 20 năm hình thành và phát triển với số vốn đăng ký 30 triệu USD và số vốn thực hiện

khoảng 100 triệu USD. Nhà máy thứ 7 Kenda chuẩn bị xây dựng tại KCN Giang Điền là nhà máy lớn

nhất của Kenda tại Đồng Nai và là nhà máy lớn nhất đầu tư ở nước ngoài của tập đoàn này.

Xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên trong tháng 9 năm 2015 giảm về lượng và giá trị

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su thiên nhiên trong tháng 9/2015 ước

đạt 113.182 tấn với giá trị khoảng 145,39 triệu USD, đơn giá xuất khẩu bình quân khoảng 1.285 USD/tấn.

So với cùng kỳ năm 2014, xuất khẩu cao su thiên nhiên tăng 8,2% về lượng, giảm 12,8% về giá trị và

giảm 19,4% về giá.

Trong 9 tháng 2015, Trung Quốc tiếp tục là thị

trường xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất của

Việt Nam với 367.628 tấn, chiếm 49,0% tổng

lượng xuất khẩu (tăng 25,6% so với cùng kỳ năm

trước), giá trị đạt 520,39 triệu USD (tăng 3,1%

so với cùng kỳ năm 2014. Tiếp đến là thị trường

Malaysia, thị phần 16,1%, đạt 120.558 tấn(giảm

12,3% so với cùng kỳ năm 2014) và Ấn Độ, thị

phần 7,2%, đạt 54.297 tấn (giảm 6,9%).

Nhập khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam

trong 9 tháng đầu năm 2015 khoảng 103.788 tấn,

tăng 52,4% so với tháng trước, kim ngạch nhập khẩu đạt144,46 triệu USD, đơn giá bình quân 1.392

USD/tấn. Thị trường nhập chủ yếu từ Campuchia (chiếm 41,7% về luợng), Khu chế xuất Việt Nam

(19,2%), Lào (17,7%) và Thái Lan (8,6%).

Page 5: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 10 –THÁNG …...Xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên trong tháng 9 năm 2015 giảm về lượng và giá trị Theo số liệu thống

5 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Diễn biến giá cao su trên thị trường quốc tế tháng 10/2015

Trong tháng 10/2015,

từ ngày 01 – 16/10,

giá cao su RSS 3

(TOCOM) trung bình

đạt 1.440 USD/tấn đối

với loại hợp đồng giao

sau 5 tháng, tăng 26

USD/tấn (+1,8%) so

với mức giá trung

bình tháng 9/2015

nhưng giảm 300

USD/tấn (-17,3%) so

với tháng 10/2014.

Trong tháng

10/2015, từ ngày 01

– 16/10, giá TSR 20

trung bình của hợp

đồng giao sau 1

tháng trên sàn

SICOM đạt 1.260

USD/tấn, tăng 13

USD/tấn (+1,1%)

so với trung bình

tháng 9/2015 nhưng

giảm 245 USD/tấn

(-16,3%) so với

tháng 10/2014.

Page 6: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 10 –THÁNG …...Xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên trong tháng 9 năm 2015 giảm về lượng và giá trị Theo số liệu thống

6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Trong tháng

10/2015, từ ngày

01 – 16/10, giá

SMR 20 trung

bình do MRB

chào bán đạt

1.273 USD/tấn,

tăng 21 USD/tấn

(+1,7%) so với

trung bình tháng

9/2015 nhưng

giảm 233

USD/tấn (-15,5%)

so với tháng

10/2014.

Trong tháng

10/2015, từ ngày

01 – 16/10, giá

SVR 3L của Việt

Nam xuất khẩu

chào bán đạt trung

bình 1.343

USD/tấn, giảm 28

USD/tấn (-2,0%)

so với mức trung

bình trong tháng

9/2015, và giảm

175 USD/tấn (-

11,6%) so với

tháng 10/2014.

Page 7: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 10 –THÁNG …...Xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên trong tháng 9 năm 2015 giảm về lượng và giá trị Theo số liệu thống

7 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

VRG kiến nghị bổ sung ngành nghề chính

Chủ tịch HĐTV VRG đã kiến nghị về việc bổ sung ngành nghề chính của VRG tại Hội nghị chuyên đề

các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng

Khối Doanh nghiệp Trung ương

(DNTW) hội nhập quốc tế do Đảng ủy

Khối DNTW tổ chức ngày 18/10 tại Hà

Nội.

Trồng xen canh chuối trên vườn cao su

tại Công ty TNHH MTV Cao su Bình

Long.

Theo ông Võ Sỹ Lực, hiện VRG đang

quản lý trên 405.000 ha cao su trên địa

bàn gần 29 tỉnh thành trên toàn quốc và 2

nước Lào, Campuchia. Từ giữa năm 2012

trở lại đây, do ảnh hưởng của tình hình

suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến cung vượt cầu, giá bán cao su trên thị trường thế giới liên tục giảm

mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh và thu nhập của người lao động.

Để tăng hiệu quả sử dụng đất và ứng phó với tình hình khó khăn trên, VRG có kế hoạch trồng xen canh

theo mô hình trồng cao su hàng kép các loại cây như cà phê, keo lai, dược liệu, cây rừng…Chính vì thế,

VRG đề nghị bổ sung ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn là “Trồng, chế biến và kinh doanh các

loại cây trồng nông lâm nghiệp khác; chăn nuôi gia súc và đầu tư nông nghiệp công nghệ cao” để đa dạng

hóa vật nuôi, cây trồng trên quỹ đất trồng cao su, tăng thêm nguồn thu cho DN thay cho điều lệ hiện hành

đang được quy định chỉ là “Trồng, chế biến và kinh doanh cao su”.

Cùng với phương án trên, để khắc phục khó khăn, VRG cũng tích cực triển khai nhiều biện pháp khác

như chuyển chế độ cạo D2, D3 sang D4 giúp cải thiện năng suất lao động; chuyển đổi cơ cấu sản phẩm

theo nhu cầu thị trường; đẩy mạnh cơ giới hóa, tiết giảm chi phí…

Bên cạnh đó, VRG cũng đề xuất ngành cao su cần ổn định thị trường tiêu thụ, xúc tiến đẩy mạnh giao

thương sang thị trường Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) do thị trường này có nhu cầu nhập khẩu cao

su thiên nhiên để phát triển ngành công nghiệp thế mạnh như ô tô, giảm phụ thuộc vào thị trường Trung

Quốc như hiện nay.

NHẬN ĐỊNH – DỰ BÁO

III

Page 8: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 10 –THÁNG …...Xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên trong tháng 9 năm 2015 giảm về lượng và giá trị Theo số liệu thống

8 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

.

H

.

.

Nên xuất khẩu cao su qua Thổ Nhĩ Kỳ, Ailen

Đó là khuyến nghị của Tiến sĩ Nguyễn Trung Kiên – Bộ môn Thị trường và ngành hàng thuộc Viện

Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) tại Hội thảo “Thương mại nông

nghiệp VN trong biến động của kinh tế toàn cầu” do Ipsard tổ chức vào ngày 16/9 tại Hà Nội.

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Viện trưởng Ipsard, cho rằng

xuất khẩu (XK) nông sản VN từ đầu năm đến nay giảm

mạnh có nguyên nhân lớn từ việc các đối thủ cạnh tranh

phá giá đồng nội tệ khiến hàng hóa của VN trở nên đắt so

với trước đây. Biểu hiện rõ nhất là các mặt hàng nông lâm

thủy sản VN bị giảm năng lực cạnh tranh về giá khi các

đối thủ cạnh tranh lớn phá giá như gạo của Ấn Độ, Thái

Lan; cà phê từ Brazil, Colombia; tôm từ Thái Lan, Ấn Độ,

Indonesia; cao su từ Indonesia và Malaysia.

Ông Kiên dự báo, thời gian tới, một trong những vấn đề

nổi cộm đối với xuất khẩu nông lâm thủy sản VN là sự suy giảm năng lực cạnh tranh về giá do các đối

thủ cạnh tranh lớn phá giá đồng nội tệ. Bên cạnh đó, nền kinh tế hiện nay ít có cơ hội phục hồi và có khả

năng rơi vào cuộc khủng hoảng mới. Giá hàng hóa dự báo tiếp tục giảm sâu, thương mại toàn cầu bắt đầu

yếu đi khi yếu tố đóng góp tăng trưởng ngắn và dài hạn đều suy giảm.

Về cao su, dự trữ cao su tăng duy trì ở mức cao; giá dầu giảm mạnh khiến nhu cầu cao su của Trung Quốc

yếu đã đẩy giá thế giới thấp. VN đang cố duy trì lợi thế cạnh tranh XK cao su nhờ chi phí thấp, năng suất

cao nhưng biên độ giữa giá thành và giá XK đang thu hẹp dần.

Trước tình hình trên, Ipsard khuyến nghị cần tận dụng thị trường Mỹ do đồng Đô la vẫn duy trì mức giá

cao. Riêng mặt hàng cao su nên xúc tiến, đẩy mạnh XK qua thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, Ailen…

Chặt cao su trồng tiêu: Nông dân lại “đánh bạc”

Gần đây, giá cao su liên tục giảm trong giá hồ tiêu lại ở mức cao, dao động từ 200 – 230 ngàn đồng/kg,

mức giá này đã tạo ra “cơn sốt” đủ để nông dân phá cao su trồng hồ tiêu, bất chấp những khuyến cáo của

cơ quan chuyên môn, quản lý Nhà nước về sự rủi ro lớn đối với loại cây “nhà giàu”.

Nóng bỏng nhất là tại tỉnh Đăk Nông. Tính đến hết tháng 4/2015, toàn tỉnh Đăk Nông đã có trên 1.367 ha

Page 9: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 10 –THÁNG …...Xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên trong tháng 9 năm 2015 giảm về lượng và giá trị Theo số liệu thống

9 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

cao su bị chặt phá để thay thế bằng cây hồ tiêu. Chính vì thế ngày 15/6/2015 Sở NN&PTNT tỉnh đã ban

hành Công văn số 808/SNN – BTVT về việc khuyến cáo nông dân không chặt cao su và mở rộng diện

tích hồ tiêu.

Theo giải thích của một số người trồng tiêu có kinh nghiệm, hiện nay

trên địa bàn huyện Chư Sê dường như bão hòa về diện tích tiêu. Bởi,

đối với Chư Sê đây là vùng đất trồng tiêu từ lâu đời, nay cây dễ bị

bệnh nên rất nhiều người đã đến những địa phương khác để mua đất

trồng tiêu.chỉ vì câu chuyện về giá. Thay vào đó, các hộ gia đình xen

canh bắp, đậu, cà phê… trên vườn cao su để có thu nhập.

Hiện trên địa bàn huyện Đăk Song có khoảng 8.000 ha hồ tiêu, trong

đó diện tích trồng mới từ năm 2014 đến nay khoảng 3.000 ha. Cũng

theo ông Sinh thì: “Đó là con số áng chừng chứ việc thống kê chính

xác diện tích hồ tiêu trên địa bàn huyện là hết sức khó khăn”. Theo

báo cáo từ Phòng Nông nghiệp huyện, trong 6 tháng đầu năm nay,

toàn huyện có khoảng 500 ha hồ tiêu trồng mới. Diện tích này được

thay thế bằng việc người dân chặt bỏ khoảng 80 ha cao su và 400 ha

cà phê.

Không riêng gì trên địa bàn huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông mà tại huyện Ea H’leo của tỉnh Đắk Lắk

diện tích cao su tiểu điền cũng có sự giảm sút đáng kể. Theo Phòng Nông nghiệp huyện Ea H’leo thì hết

năm 2014 tổng diện tích cao su tiểu điền toàn huyện khoảng xấp xỉ 14.000 ha, nhưng đến thời điểm này

con số chỉ còn khoảng 13.000 ha, giảm khoảng 1.000 ha do người dân chặt bỏ cây cao su để thay thế cây

trồng khác, trong đó có cây hồ tiêu.

Trên địa bàn Gia Lai theo tìm hiểu của chúng tôi, tại một số huyện vốn không phải là nơi truyền thống

của hồ tiêu như huyện Đăk Đoa, Mang Yang hay Chư Prông cũng có tình trạng người dân chặt bỏ cao su

để trồng hồ tiêu, do đây là vùng đất mới nên cây tiêu có thể sinh trưởng tốt và khó bị nhiễm bệnh.

Ấn Độ có thể tụt xuống vị trí nước sản xuất cao su lớn thứ 6 thế giới

Năm nay, Ấn Độ có thể sẽ rơi xuống vị trí thứ 6 về sản lượng cao su toàn cầu, đứng sau Trung Quốc, do

ngành công nghiệp cao su nội địa chịu ảnh hưởng bởi giá giảm và khủng hoảng lao động. Hiện tại, Ấn Độ

đứng sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam.

Năm ngoái, sản lượng cao su của Ấn Độ đạt 655 nghìn tấn –

tồi tệ nhất trong 12 năm. Một cuộc đình công trên khắp các đồn

điền, đòi tăng lương tại Kerala, đã dẫn đến ngừng làm việc tại

bang cao su lớn. Những hộ nông dân nhỏ không quan tâm tới

việc khai thác mủ, do giá thấp. Kerala sản xuất 90% trong tổng

lượng cao su tự nhiên của nước này.

Theo số liệu của Uỷ ban Cao su Ấn Độ, sản lượng cao su trong

6 tháng đến tháng 9/2015 giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 281.000 tấn. Tiêu thụ cho thấy,

chỉ giảm 2%, xuống còn 501.535 tấn. Tuy nhiên, nhập khẩu đạt 213.184 tấn, giảm 10% so với cùng kỳ

năm ngoái. Sản lượng cao su giảm tất cả các tháng trong năm tài chính này, ngoại trừ tháng 8, tăng 8%.

Mùa thu hoạch cao điểm đối với cao su bắt đầu từ tháng 9. Tuy nhiên, sản lượng trong tháng 9 giảm 15%

so với cùng tháng năm ngoái, xuống còn 51.000 tấn.

TPP: Cơ hội tái cơ cấu nền nông nghiệp

Page 10: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 10 –THÁNG …...Xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên trong tháng 9 năm 2015 giảm về lượng và giá trị Theo số liệu thống

10 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận

định, sau khi gia nhập TPP,

ngành nông nghiệp VN đứng

trước cơ hội lớn với thị trường

600 triệu dân, đóng góp 40%

GDP thế giới và chiếm 20%

giao dịch thương mại toàn cầu.

Theo Thứ trưởng Bộ

NN&PTNT Hà Công Tuấn, có

thể nói VN có trình độ đi sau so

với 11 quốc gia còn lại trong

TPP, nhưng lại có lợi thế khi

nhiều thành viên TPP là những

thị trường tiêu thụ nông sản lớn

của VN. Những thị trường này

sẽ giúp VN có cơ hội giảm áp lực phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống nhưng lại hay thay đổi.

Chẳng hạn, thị trường Trung Quốc đang nhập khẩu chiếm tới 35% tổng giá trị gạo VN xuất khẩu (XK),

cao su chiếm 48%, các mặt hàng rau quả chiếm tới 64% hay gỗ chiếm hơn 13,2%… Đây cũng là thị

trường mà VN nhập khẩu nhiều phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chiếm tới trên 62% tổng giá trị nhập

khẩu các sản phẩm đầu vào cho nông nghiệp.

Các chuyên gia kinh tế phân tích, Trung Quốc là bạn hàng lớn nhưng chính sách của thị trường này đòi

hỏi VN luôn phải linh hoạt. Mở ra thị trường mới rộng lớn trong khuôn khổ TPP, VN có thể điều chỉnh

linh hoạt hơn, tốt hơn cơ cấu thị trường XK cũng như nhập khẩu trong lĩnh vực nông nghiệp.

Một trong những thuận lợi đối với ngành nông nghiệp là khi TPP có hiệu lực, hầu hết các mặt hàng nông

sản sẽ được giảm thuế dần về 0%, và một thời gian ngắn sau đó toàn bộ các mặt hàng sẽ còn 0%. Nhờ

vậy, nước ta có lợi thế cạnh tranh rất lớn so với các quốc gia XK nông sản khác như Ấn Độ, Trung Quốc

và Thái Lan, đặc biệt là các mặt hàng như thủy sản và đồ gỗ.

Cụ thể, đồ gỗ VN XK vào Mỹ chiếm tới 39% tổng kim ngạch XK, Nhật Bản cũng chiếm 19%… Về thủy

sản, VN XK vào Mỹ 19% tổng kim ngạch XK, Nhật Bản 16%… Như vậy lợi thế Việt Nam là rất lớn so

với các nước có cùng điều kiện sản xuất.

Mô hình trồng xen cây họ đậu

Việc trồng xen bằng cây họ đậu tạo ra một số hiệu quả cải tạo đất như giúp che phủ mặt đất trong thời

gian cây cao su đang trong giai đoạn sinh trưởng, giúp chống xói mòn, diệt cỏ dại, góp phần cải tạo đất,

tăng nguồn đạm.

Với một chu kỳ sản xuất của cây cao su kéo dài khoảng 20-30 năm, suốt quá trình canh tác trên mô hình

độc canh này người ta nhận ra rằng mặc dù lợi ích sinh ra từ cây cao su là không nhỏ nhưng chi phí đầu tư

XU HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NGÀNH IV

Page 11: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 10 –THÁNG …...Xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên trong tháng 9 năm 2015 giảm về lượng và giá trị Theo số liệu thống

11 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

cho vườn cây cũng khá lớn. Nhất là thời gian mấy năm đầu, cây cao su chủ yếu sinh trưởng chứ không

sinh lợi.

Nhằm khắc phục khuyết điểm này của các mô hình độc canh cây cao su, gần đây các nông trường và các

vườn cao su tiểu điền đã sử dụng một số giải pháp như: chọn và sử dụng các giống cây có thời gian

KTCB ngắn hơn, tìm các biện pháp kỹ thuật thúc đẩy cây về sinh trưởng, trồng xen các loại cây ngắn

ngày vào vườn cây KTCB nhằm tạo ra nguồn thu phụ.

Ở một số nơi như tại các tỉnh miền Đông Nam

bộ hoặc khu vực Tây Nguyên, chúng tôi nhận

thấy nhiều bà con thường cho trồng xen vào

vườn cây các loại cây họ đậu bởi đơn giản do

chúng ít tốn kém kinh phí đầu tư, dễ trồng,

nhanh chóng tạo ra nguồn phụ thu, vừa tạo thảm

phủ. Đáng chú ý, việc trồng xen bằng cây họ đậu

còn tạo ra một số hiệu quả cải tạo đất như giúp

che phủ mặt đất trong thời gian cây cao su

đang trong giai đoạn sinh trưởng, giúp chống xói

mòn, diệt cỏ dại (không cần dùng thuốc diệt cỏ

gây ô nhiễm môi trường), góp phần cải tạo đất,

tăng nguồn đạm trong đất do có các nốt sần ở rễ

cây họ đậu chứa nhiều vi khuẩn cố định đạm

(rhizobium).

Mô hình cây cao su trồng xen cây họ đậu là một trong những giải pháp khá hiệu quả đối với vấn đề giảm

bớt chi phí đầu tư khá cao cho cây cao su trong những năm đầu. Đất trồng cao su trong giai đoạn KTCB

nếu không có biện pháp canh tác, che ủ thích hợp cũng dễ bị thoái hóa do tình trạng rửa trôi hoặc quá lạm

dụng phân bón hóa học… Do đó, việc trồng xen cây họ đậu không những góp phần tăng thu nhập, cải

thiện đời sống người dân trồng cao su thời kỳ KTCB, mà còn tạo điều kiện để cây cao su sinh trưởng,

phát triển tốt hơn.

Xác bã cây họ đậu là nguồn phân hữu cơ quý giá giúp cải tạo đất được phì nhiêu và giữ chất phân hóa học

bón cho cây tốt hơn; tạo được nguồn phân bón tự nhiên, giúp giảm được một số lượng lớn phân đạm cần

phải bón cho cây cao su (giảm được từ 50 – 100 kg urê/ha) nhưng việc lạm dụng bón phân đạm cũng dễ

gây tác dụng phụ chẳng hạn như gây chua đất.

Thường ở các nông trường hoặc các vườn cao su tiểu điền người ta bắt đầu cho trồng xen các loại cây họ

đậu vào vườn cây cao su khi chúng được khoảng 1 năm tuổi và kéo dài cho đến hết năm thứ 3 hoặc thứ 4

vì trên nguyên tắc thì giai đoạn cây cao su đã khép tán, nếu vẫn tiếp tục trồng xen nữa sẽ không đạt hiệu

quả cao. Các loại cây họ đậu trồng xen được bà con chọn trong mô hình này thường là đậu nành, đậu

phụng, đậu cô-ve, đậu Hà Lan (đậu boa, đậu nàng Tàu), đậu đũa, đậu ván, đậu rồng, củ sắn (củ đậu)….

Chúng được trồng bắt đầu từ đầu mùa mưa (khoảng tháng 5-6 dương lịch) và thu hoạch vào cuối mùa

mưa, lượng dư thừa thực vật sau khi sau khi thu hoạch (thân cây, rễ, lá…) được sử dụng ủ vào gốc cao su

để giữ ẩm trong suốt mùa nắng nóng.

Trồng nghệ xen canh với mô hình khép kín

Tại Nông trường Thạch Quảng (Công ty TNHH MTV Cao su Thanh Hóa), trước việc trồng xen canh cây

nghệ mang lại hiệu quả đáng kể, công ty đã cùng CBCNV, người dân góp vốn thành lập công ty cổ phần,

cùng hợp tác trồng nghệ khép kín từ sản xuất đến chế biến sau thu hoạch, đảm bảo đầu ra ổn định.

Page 12: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 10 –THÁNG …...Xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên trong tháng 9 năm 2015 giảm về lượng và giá trị Theo số liệu thống

12 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Lãnh đạo Nông trường Thạch Quảng tìm đến các đơn vị khoa học đầu ngành, ra các tỉnh phía Bắc tham

quan, rồi quyết định lựa chọn, du nhập 2,5 tấn giống nghệ vàng N8 về khảo nghiệm. Lúc đầu CBCNV

chưa dám trồng, lãnh đạo Nông trường động viên mỗi cán bộ, Đảng viên tình nguyện nhận một đến hai tạ

nghệ giống về trồng trên diện tích đất nhận khoán của gia đình, quyết tâm xây dựng thành công mô hình

trồng nghệ xen dưới tán cây cao su mới trồng và trồng nghệ luân canh trên đất mía.

Một tạ nghệ trồng trên mỗi sào đất ở Thạch Quảng cho thu hoạch từ 1 tấn đến 1,5 tấn củ nghệ. Sản lượng

nghệ này được sử dụng làm giống để nhân diện tích trồng nghệ niên vụ sau. Nông trường triển khai, tổ

chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm

sóc, thu hoạch nghệ đến công nhân,

Đội ngũ cán bộ, kỹ sư ở NT Thạch Quảng,

Công ty CP Nghệ Việt (thuộc Công ty TNHH

MTV Cao su Thanh Hóa) tiếp tục bổ sung, hoàn

thiện kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, cất

giữ, bảo quản nghệ dược liệu. Theo đó, cây

nghệ được triển khai trồng xen dưới những hàng

cao su chưa khép tán.

Thời gian gần đây, nông hộ tiến hành cải tạo

vườn tạp, du nhập, trồng nghệ trong vườn hộ ở

nhiều xã thuộc các huyện: Thạch Thành, Cẩm

Thủy, Ngọc Lặc, Lang Chánh. Hiện tổng diện

tích trồng nghệ vàng N8 đạt hơn 60 ha, dự kiến cuối năm 2015 sẽ cho thu hoạch 30 ha, còn 30 ha sẽ

chuyển sang năm 2016 mới thu hoạch; sản lượng dự kiến thu năm 2015 là 800 tấn nghệ, trong đó có 400

tấn nghệ được sấy khô tại cơ sở sơ chế của Công ty CP Nghệ Việt. Qua phân tích, củ nghệ trồng trên đất

Thạch Quảng cho hàm lượng cucumin từ 7,1% đến 7,5%, cao hơn vùng trồng nghệ dược liệu tập trung ở

các tỉnh phía Bắc.

Chị Nguyễn Thị Huyền, Đội trưởng Đội 3, NT Thạch Quảng cho biết: Cây nghệ vàng N8 trồng chu kỳ

một năm cho năng suất hơn 20 tấn/ha nhưng trồng nghệ theo chu kỳ 1,5 năm, cho năng suất tới 40-45

tấn/ha. Với giá thu mua tối thiểu 5.000 đồng/kg, mỗi ha nghệ trồng một năm cho doanh thu tới hơn 100

triệu đồng; nghệ trồng 1,5 năm cho doanh thu từ 200 triệu đến 225 triệu đồng/ha.

Ông Hà Văn Tiệp, Giám đốc Công ty CP Nghệ Việt, kiêm Trưởng Phòng kế hoạch-kỹ thuật NT Thạch

Quảng cho biết: Năm vừa qua doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nghệ đạt gần 9 tỷ đồng. Thực

tế NT và Công ty CP Nghệ Việt ưu tiên bố trí nguồn vốn cho đầu tư phát triển, giải quyết hài hòa quan hệ

lợi ích, bảo đảm nâng cao thu nhập cho gần 200 cán bộ, công nhân viên và hơn 500 hộ nhận khoán. Đầu

ra của sản phẩm chế biến từ nghệ rất lớn nhưng công ty mới sơ chế, còn phải đưa thành phẩm ra Hà Nội

nhờ chế biến sâu. Hơn nữa cây nghệ mới được du nhập, trồng ở vùng thượng du Thanh Hóa, chưa được

xác định là cây kinh tế chủ đạo và được tỉnh quy hoạch vùng nguyên liệu ổn định.

Cơ hội xuất khẩu cao su vào Singapore

Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản, thủy sản và

thực phẩm VN vào thị trường Singapore. Cụ thể, Thủ tướng giao Bộ NN và PTNT chủ trì đàm phán, ký

kết Hiệp định Thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong lĩnh vực nông sản, thủy sản; làm việc với Cục Kiểm

dịch Động-Thực vật và Vệ sinh an toàn thực phẩm Singapore (AVA) để tăng cường hợp tác, trao đổi

nhằm thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản và thực phẩm của VN vào thị trường

Singapore.

Page 13: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 10 –THÁNG …...Xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên trong tháng 9 năm 2015 giảm về lượng và giá trị Theo số liệu thống

13 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Bộ Công Thương chủ trì xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại về thúc đẩy mặt hàng nông sản,

thủy sản và thực phẩm tại thị trường Singapore; kết nối các doanh nghiệp xuất khẩu nhóm hàng nêu trên

với các doanh nghiệp nhập khẩu phía Singapore. Được biết trong 3 năm qua, quan hệ thương mại giữa

VN và Singapore tăng trưởng đạt bình quân trên 12%/năm. Xuất khẩu của VN sang Singapore năm 2014

đạt 2,93 tỷ USD, tăng 10,4% so với năm 2013; kim ngạch nhập khẩu đạt 6,83 tỷ USD, tăng 20% so với

cùng kỳ năm 2013.

Singapore hàng năm nhập khẩu 90% lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu trong nước. VN xuất

khẩu một số mặt hàng nông sản, thủy sản sang thị trường Singapore, như: Hạt tiêu (Singapore là 1 trong 5

thị trường xuất khẩu chính của VN); thủy sản (đứng thứ 3); gạo (đứng thứ 3); rau quả (đứng thứ 6); cà

phê, hạt điều và cao su đều chiếm tỷ trọng không nhỏ…

Các đơn vị miền Trung: Sản lượng vượt, trồng mới, tái canh chậm

Kiểm tra tình hình SXKD, tiến độ trồng mới, tái canh, thực hiện chủ trương nâng cao hiệu quả sử dụng

đất, tiết giảm suất đầu tư và suất đầu tư nông nghiệp 8 tháng đầu năm 2015… Đó là những nội dung trọng

tâm mà lãnh đạo VRG cùng các ban chuyên môn làm việc với 8 đơn vị thành viên khu vực miền Trung,

vào ngày 21/9.

Mặc dù thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài nhưng

sản lượng khai thác 9 tháng đầu năm của Công ty TNHH

MTV Cao su Hà Tĩnh vẫn được 1.010 tấn, đạt 56,1% kế hoạch

(KH) VRG giao. Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam

cũng đạt 52,36%, được 1.288 tấn trên tổng sản lượng VRG

giao cả năm là 2.460 tấn.

Theo báo cáo của Ban Quản lý Kỹ thuật (QLKT) VRG, từ đầu

năm đến nay sản lượng cao su khai thác toàn vùng đạt 57,4%

KH năm. Dự tính đến hết năm nay khu vực miền Trung vượt khoảng 500 tấn so với KH.

Hầu hết 8 công ty đều tiêu thụ chậm. Đơn cử như Công ty Hà Tĩnh từ đầu năm đến nay chế biến được 989

tấn nhưng chỉ tiêu thụ được 328 tấn; Công ty Quảng Trị tồn kho 1.200 tấn; Công ty Quảng Nam tiêu thụ

cả sản lượng 8 tháng năm 2015 và tồn kho năm 2014 chỉ được 1.162 tấn. Khó khăn nhất vẫn là Công ty

Quảng Ngãi. Đơn vị này không những phải cạnh tranh lao động với công nhân các khu công nghiệp lân

cận mà sản lượng thấp, chế biến và tiêu thụ đều gặp khó.

TGĐ VRG Trần Ngọc Thuận cho rằng, trong tình hình khó khăn như hiện nay, đề nghị các ban chuyên

môn, đặc biệt là Ban Xuất nhập khẩu VRG hỗ trợ tiêu thụ cao su cho các đơn vị khu vực miền Trung vì

hiện nay khu vực này có lượng cao su tồn kho lớn.

Tính đến thời điểm này 8 đơn vị thành viên nói trên đều không hoàn thành công tác trồng mới, tái canh

đúng tiến độ. Cụ thể, năm 2015 Công ty Quảng Nam có KH tái canh 54,42 ha nhưng mới thực hiện được

20 ha; diện tích trồng mới theo KH năm là 250 ha nhưng mới thực hiện 50 ha. Đối với Công ty CP ĐTPT

Cao su Nghệ An, KH trồng mới là 1.500 ha nhưng đến nay mới trồng được 480 ha. Ngoài ra, các đơn vị

như Hương Khê – Hà Tĩnh, Quảng Trị… cũng không đạt KH trồng mới.

CÔNG TY TRONG NGÀNH V

Page 14: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 10 –THÁNG …...Xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên trong tháng 9 năm 2015 giảm về lượng và giá trị Theo số liệu thống

14 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Xen canh hiệu quả tại VKETI

Sau 5 năm xây dựng dự án trong điều kiện khó khăn, Công ty VKETI (công ty con Công ty TNHH

MTV Cao su Lộc Ninh trồng cao su tại Campuchia) đã hoàn thành

trồng mới và chăm sóc hơn 3.843,6 ha cao su. Hưởng ứng chủ trương

trồng xen canh nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giảm suất đầu tư của

VRG, từ năm 2011 đến nay, VKETI đã triển khai trồng xen hàng ngàn

ha đậu, bí đỏ và hàng chục ha hồ tiêu. Hiệu quả kinh tế phụ ở đây rất

khả quan, góp phần tăng thu nhập cho CB.CNVC và người dân

Campuchia.

Năm 2011 công ty xen canh thử nghiệm 50ha cây ngắn ngày. 2012

người dân Campuchia xen canh 500ha, công ty 50 ha. 2013 người

dân Campuchia xen canh 1.000ha. Năm 2014 người dân xen

canh 1.500ha, Công ty 500ha. Đợt I năm 2015, người dân xen

canh 1.500ha; công ty 541ha.

Nhờ nỗ lực xen canh cây ngắn ngày trong vườn cây cao su chưa khép

tán, VKETI đã hoàn thành xuất sắc chủ trương giảm suất đầu tư nông nghiệp cho cao su từ 110 triệu

đồng/ha năm 2014 xuống còn 80 triệu đồng/ha năm 2015. VKETI trở thành mô hình cho nhiều đơn vị

trồng cao su học tập.

Cao su Tây Ninh: 9 tháng hoàn thành 77,2% kế hoạch năm

Cao su Tây Ninh (TRC) đã công bố nghị quyết của HĐQT công ty về tình hình

sản xuất kinh doanh. Sản lượng khai thác và sản lượng tiêu thụ của công ty 9

tháng đầu năm 2015, đạt tỷ lệ lần lượt là 61,8% và 55%. lợi nhuận công ty giảm

68,4% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, giá bán bình quân đạt 32,67 triệu đồng/ tấn bằng 103,72 % kế

hoạch, đã giúp lợi nhuận quý 3 của công ty đạt 12,8 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng đạt

30,9 tỷ đồng tương đương với 77,2% kế hoạch.

Tuy tỷ lệ đạt kế hoạch lợi nhuận cao nhưng lợi nhuận quý 3 và lũy kế 9 tháng

của công ty lại giảm lần lượt 57,1% và 68,4% so với cùng kỳ năm 2014.

Tập đoàn Showa Holdings tiến vào thị trường cao su Việt Nam

Tập đoàn Showa Holdings - Tập đoàn kinh doanh đa ngành niêm yết trên sàn chứng khoán Tokyo vừa tổ

chức Lễ khai trương Công ty TNHH Showa Rubber Việt

Nam và chính thức công bố về hoạt động kinh doanh của

tập đoàn với các đối tác và nhà đầu tư tiềm năng tại thành

phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Là một trong 4 công ty sản xuất thi công bọc lót cao su

hàng đầu tại Nhật Bản, Showa Holdings đã có kinh

nghiệm hơn 100 năm trong việc sản xuất phát triển công

nghệ thi công bọc cao su cả ở các thị trường khác trong

khu vực Đông Nam Á. Hiện tại, Showa có nhà máy tại

Nhật Bản, Malaysia và Thái Lan.

Các sản phẩm bọc cao su chống ăn mòn và mài mòn của Showa Holdings được sử dụng rộng rãi trong

Page 15: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 10 –THÁNG …...Xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên trong tháng 9 năm 2015 giảm về lượng và giá trị Theo số liệu thống

15 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

nhiều ngành công nghiệp tại Nhật Bản và là sản phẩm không thể thay thế trong các nhà máy hóa chất và

phân bón, nhà máy nhiệt điện, nhà máy sản xuất linh kiện bán dẫn hay các nhà máy khai thác quặng,

luyện kim và nhà máy đường.

Công ty TNHH MTV Cao su Bà Rịa doanh thu đạt 66% kế hoạch

Ông Nguyễn Trọng Cảnh – TGĐ công ty cho biết, năm nay mùa

khô kéo dài đến cuối tháng 5, sang giữa tháng 6 mới có mưa đều

nên công tác tái canh, mở cạo và bón phân đợt 1 bị chậm trễ so

với kế hoạch. Ngoài ra, vườn cây kinh doanh, bị bệnh phấn

trắng vào đầu mùa khô, bệnh corynespora, bệnh nấm hồng phát

sinh nhiều; giá bán cao su ở mức thấp; tình trạng công nhân xin

nghỉ việc nhiều… đã ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của công

ty. Ước sản lượng thu hoạch 9 tháng đầu năm 2015, Bà Rịa mới

đạt 51,8% kế hoạch (KH), khai thác được 3.471 tấn mủ, thấp

hơn 57 tấn so với cùng kỳ năm trước.

9 tháng qua công ty chế biến được 7.100 tấn; tiêu thụ 4.705 tấn, đạt gần 62% KH; giá bán bình quân 33,3

triệu đồng/tấn. Công ty đạt tổng doanh thu trên 199 tỷ đồng (trong đó doanh thu cao su trên 156 tỷ đồng),

đạt hơn 66% KH; ước lợi nhuận 21 tỷ đồng; nộp ngân sách 19 tỷ đồng.

Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận khai thác đạt 60% kế hoạch giao

Đối với CTCS Bình Thuận, ngoài khó khăn về thời tiết, còn có hơn 303 ha vườn cây khai thác bị suy kiệt,

năng suất thấp, đang cạo tận thu, đã phần nào ảnh hưởng đến thực hiện KH sản lượng. Tuy nhiên, khắc

phục những khó khăn, công ty đã khai thác sản lượng 4.115 tấn/6.859 tấn KH, đạt trên 60% KH giao.

Ông Nguyễn Văn Thanh – TGĐ cho biết, 9 tháng qua, đã chế biến 7.963 tấn, đạt

trên 64% KH; thu mua 3.848 tấn, đạt 70%; tiêu thụ 6.775 tấn/12.350 tấn; tổng doanh

thu 218 tỷ đồng; lợi nhuận trên 13 tỷ đồng. Giá bán bình quân 32,1 triệu đồng/tấn,

giá thành bình quân 29,7 triệu đồng/tấn, lợi nhuận hơn 2,3 triệu đồng/ tấn cao su.

Trong đó, giá thành cao su khai thác cố gắng kéo giảm còn 27,2 triệu đồng/tấn.

Công ty CPCS Hòa Bình đạt kết quả khả quan

TGĐ - ông Võ Bảo, cho hay cũng vì điều kiện thời tiết bất thường, đến cuối tháng 6 công ty mới khai

thác, trễ hơn năm trước. Đến cuối tháng 9, Hòa Bình đã khai thác được 641 tấn, đạt 53,4% KH năm.

Công ty đã tiêu thụ được trên 1.610 tấn, trong đó sản lượng khai thác 465 tấn và cao su thu mua 1.145

tấn; tổng doanh thu hơn 98 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế trên 38 tỷ đồng; bình quân cao su khai thác, giá

bán và giá thành lần lượt là 30,5 triệu đồng/tấn và 28,5 triệu/tấn, lợi nhuận trên mỗi tấn cao su là 2 triệu

đồng.

DỰ ÁN CAO SU GEMADEPT TẠI CAMPUCHIA

Hoạt động của Ban quản lý dự án cao su Gemadept trong tháng qua

Thực hiện công tác chăm sóc, bón phân tủ ẩm vườn cây cao su trồng mới 2015.

Quản lý cỏ dại, bón phân, chăm sóc cho vườn cây cao su 2013& 2014.

Tiếp tục hoàn thiện khu nhà ở cho cán bộ công nhân viên dự án.

Theo dõi đánh giá sinh trưởng phát triển cây khoai mì.

Page 16: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 10 –THÁNG …...Xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên trong tháng 9 năm 2015 giảm về lượng và giá trị Theo số liệu thống

16 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Tiếp tục các công việc nghiên cứu đánh giá tác động môi trường và có kế hoạch đảm bảo môi

trường xanh cho dự án.

Tiếp xúc và làm việc với nhà đầu tư quan tâm đến dự án cao su.

Ứng dụng mới về cao su và lốp xe

Cao su sản xuất năng lượng: Công ty công nghệ Ricoh của Nhật Bản đang nghiên cứu giải pháp sử

dụng cao su để sản xuất điện. Loại polime điện áp mới biến đổi áp lực và rung động thành điện năng với

hiệu suất cao, nhưng lại rất mềm và có độ bền cao. Vật liệu áp điện có hai dạng chính là gốm và polime.

Cả hai loại này đều dựa trên nguyên tắc sử dụng biến dạng cơ học để sản sinh điện và được sử dụng trong

các thiết bị điện tử để cung cấp điện cho các ứng dụng như cảm biến rung động và cảm biến áp lực. Tuy

nhiên, chúng đều có hạn chế riêng.

Theo Công ty Ricoh, cao su mới thay thế vật liệu gốm sản xuất năng lượng kết hợp cả đặc tính về độ mềm

và hiệu suất năng lượng cao. Nó không dễ vỡ bằng gốm mà còn dẻo và bền hơn so với các loại polime

khác. Ngoài ra, trong các thử nghiệm, thời gian sử dụng của cao su có thể lên đến vài triệu năm và còn

nhạy với điện công suất thấp. Công ty Ricoh không tiết lộ chi tiết cơ chế hoạt động, thành phần hoặc

thông số kỹ thuật của loại cao su mới, nhưng sẽ thực hiện nghiên cứu sâu hơn để sản xuất polime thương

mại cho cả các ứng dụng cảm biến và cảm biến năng lượng.

Xử lý cao su phế thải thành nhiên liệu cấp nhiệt: Công ty TNHH TM DV Công nghệ mới (Newtech)

đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ nhiệt phân liên tục NP-LT tái chế rác cao su thành dầu FO-R và

than CBM-R. Từ những phế liệu cao su tưởng chừng như bỏ đi, thông qua hệ thống tái chế Newtech đã

biến chúng thành những nhiên liệu có ích. Nguồn nguyên liệu sau khi phân loại được đưa vào hệ thống tái

chế qua quy trình nhiệt phân khép kín tạo thành sản phẩm dầu FO-R, than CBM-R.

Công nghệ xử lý này được thiết kế theo dạng khép kín, kết nối thành một quy trình tuần hoàn sử dụng

KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VI

Page 17: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 10 –THÁNG …...Xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên trong tháng 9 năm 2015 giảm về lượng và giá trị Theo số liệu thống

17 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

máy móc chủ yếu tự động hóa. Thành phần chủ yếu của dầu FO-R là mạch hydrocarbon, chúng được sử

dụng làm nhiên liệu đốt cho lò hơi, lò sấy và lò tải nhiệt của các hệ thống nhiệt.

Tương tự, than CBM-R cũng có cấu tạo chủ yếu là carbon dạng rắn thay thế cho than cám (than đá) và

được sử dụng chủ yếu để làm phụ gia cho quá trình sản xuất gạch block không nung (gạch nhẹ) hoặc thay

than cám trộn vào đất sét trong quá trình sản xuất gạch tuynel.

Dầu của Newtech đã tiết kiệm chi phí cho khách hàng sử dụng hệ thống nhiệt. Cụ thể như doanh

nghiệp gạch block nhẹ Vĩnh Thanh (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) sử dụng than CBM-R làm phụ gia cho

gạch không nung cho biết, sử dụng than CBM-R của Newtech làm gạch không nung có giá thành rẻ hơn

những phụ gia khác trên thị trường nhưng chất lượng lại tương đương.

Lốp không hơi được đưa vào sản xuất

Loại lốp ở dạng tích hợp cả lốp và vành

đang được hãng Michelin đưa vào sản

xuất. Thiết bị gồm một dải cao su với ta-

lông được đổ khuôn tương tự ở một chiếc

lốp thông thường rồi được lắp vào một

thanh dầm bằng thép hoạt động như một

miếng tiếp xúc. Nằm giữa cao su-thép và

trục xe là một loạt nan hoa bằng nhựa

tổng hợp biến dạng do năng lượng kết

nối với kết cấu vành bên trong, có thể căn

chỉnh dựa trên tải trọng dự tính.

Tweel có tuổi thọ gấp 3 lần lốp xe thông

thường, theo Michelin. Và không giống

lốp thường, ta-lông có thể được thay mà không cần phải thay cả lốp, vì thế cũng sẽ ít vật liệu bị thải ra.

Hãng lốp Pháp cũng cho biết, Tweel rất dễ lắp, khó hư hỏng và gần như không mất chi phí bảo dưỡng.

Phương pháp tạo tán vườn cây kiến thiết cơ bản

CSVN – Hiện tại công việc tạo tán cho vườn cây chưa được thống nhất trong ngành. Công ty CPCS

Tây Ninh đã thực hiện nghiên cứu khảo nghiệm việc tạo tán tại Nông trường Bến Củi trên vườn cây trồng

tái canh năm 2005 và 2010. Sau gần 4 năm thực hiện, công ty ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ thực tế.

Đặc điểm chung

Cao su là cây đại mộc qua quá trình chọn lọc tự nhiên, nhờ ưu thế ngọn mạnh nên tồn tại và phát triển

thành quần thể lớn. Cũng nhờ ưu thế ngọn mạnh qua quá trình chọn lọc nhân tạo được trồng để khai thác

kinh tế, có được đoạn thân tối ưu để khai thác theo đúng chu kỳ qui hoạch.

Cây cao su có thân cao, tán rộng, nhu cầu không gian lớn để phát triển tán tự do, kháng gió tồn tại bền

vững trong môi trường tự nhiên. Diện tích cần cho một cây có đủ không gian phát triển tự do là từ

150m2/1 cây trở lên.

Khi được chọn lọc trồng với mật độ dày 18m2/1 cây thì khoảng không gian cho sự phát triển của mỗi cá

thể bị hạn chế tối đa. Do đó ưu thế ngọn càng được phát huy để cạnh tranh ánh sáng làm cho thân chính

vươn cao, cành ngang tự hủy, tạo một thế cây mất cân đối dễ đổ ngã do gió.

Page 18: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 10 –THÁNG …...Xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên trong tháng 9 năm 2015 giảm về lượng và giá trị Theo số liệu thống

18 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Đặc biệt đối với những dòng vô tính (DVT) phân cành muộn như: LH 88/236, LH90/952, RRIV4,

RRIV1… do ưu thế ngọn mạnh có khuynh hướng vươn cao, tán hẹp, dễ đổ ngã do gió.

Đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay, thì nguy cơ hiện hữu vườn cây cao su bị thiệt hại

do gió bão là rất lớn.

Đối với vườn cây trưởng thành đưa vào khai thác có tán hẹp, thân nhỏ do không có được một cành ở tầng

dưới thì vỏ mỏng, sản lượng thấp.

Trên đây là những lý do tại sao phải can thiệp tạo tán

cho cây kiến thiết cơ bản để khi cây trưởng thành đưa

vào khai thác có được thế cây vững, cân đối giữa bề

vòng thân cây và bộ tán hợp lý thân to ít gãy đổ, để

đạt hai mục đích sản lượng cá thể cao, duy trì mật độ

cho cả chu kỳ khai thác mong thu được sản lượng

quần thể vườn cây đạt được sản lượng quy hoạch chu

chuyển theo nhóm cây, sản lượng gỗ khai thác lớn khi

thanh lý.

Các biện pháp khắc phục được giới thiệu: trùm túi PE

hoặc cột túm tầng lá trên cùng tỏ ra không khả thi

(Thao tác phức tạp và tốn công). Vườn cây tiểu điền

được cắt ngang thân chính ở độ cao 2,5-3 mét cũng

không đem lại kết quả mong muốn. Đặc biệt với DVT

giống VM515 gãy đổ rất nhiều từ sự cố lốc xoáy năm

2000 và năm 2003 đã gãy đổ rất nhiều. Mỗi năm

Nông trường Bến Củi mất đi 40-50 ha cây kinh

doanh, làm cho mật độ cây cạo thấp tương đương với

300 cây/ha làm cho năng suất vườn cây sụt giảm nghiêm trọng, đặc biệt giống RRIV4 trồng năm 2004 và

2006 gẫy đổ >50% phải thanh lý trồng lại năm 2010.

Kết quả khảo nghiệm

Đối với dòng vô tính phân cành sớm:

– Những DVT phân cành sớm: PB255, LH83/85, PB260 độ cao phân cành là 3 – 3,5 mét.

– Trên đất xấu cây cao su cũng có xu hướng phân cành sớm.

– Đối với những DVT phân cành sớm này có một tỷ lệ khoảng 20% phân cành từ 2,5 mét, ở độ cao này

không cắt cành ngang, để đa số phân cành đạt 2 – 3 tầng thì cắt ngọn chính để khống chế ưu thế ngọn, đa

số lô Nông trường Gò Dầu, Cầu Khởi, Campuchia thuộc dạng này.

– Tại vị trí cắt ngọn sau thời gian sẽ có 2 – 3 cành khác phát triển thành ưu thế ngọn mới, nhưng không

mạnh vì ưu thế đó được chia cho 2 – 3 ngọn nhỏ thì sau này tán sẽ nhẹ hơn.

– Trong thời gian khống chế ưu thế ngọn đã có sẵn 2 – 3 tầng cành sẽ không gây sốc cho quá trình sinh

trưởng tăng vanh của cây, mà còn tạo nên một bộ tán sum xuê ở năm thứ 3 – 4 thúc đẩy mạnh mẽ quá

trình tăng vanh tạo thân trụ tốt, vườn cây sẽ giao tán vào cuối năm thứ 3.

– Một trong những tầng cành này sẽ có một cành có ưu thế phát triển mạnh tạo thành cành lớn sau này

cho giai đoạn trưởng thành khai thác, lúc này tán sẽ có ít nhất 2 – 3 cành chính tồn tại, trong khi các cành

Page 19: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 10 –THÁNG …...Xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên trong tháng 9 năm 2015 giảm về lượng và giá trị Theo số liệu thống

19 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

nhỏ, yếu sẽ tự hủy.

Đối với dòng vô tính phân cành muộn

-Những dòng vô tính (DVT) có ưu thế ngọn mạnh sẽ phân cành muộn như: LH 88/236, LH90/952,

RRIV1, RRIV4… độ cao phân cành trung bình từ 3,5 – 4 mét.

- Trên vùng đất tốt, tầng đất dày cây cao su cũng có hướng phân cành muộn.

- Đối với những DVT này cần khống chế ưu thế ngọn ngay khi tầng lá ngọn đạt độ cao từ 3 – 3,5 mét,

không để cây cao quá mới cắt bỏ nhiều tầng lá như đốn đau gây sốc, quá trình tăng vanh sẽ dừng lại cho

đến khi chồi ngọn mới ổn định mới phục hồi bình thường.

- Khi tầng lá ngọn đạt độ cao 3 – 3,5 mét, cắt bỏ tầng lá ngọn để lại 2 lá, từ 2 mầm của 2 lá này và mầm

vảy cá sẽ cho ra 2 – 3 chồi ngọn thay thế ngọn chính.

- Những cành này sẽ mọc lệch nhau vì đoạn giữa 2 tầng lá mắt thưa. Chính sự mọc lệch này sẽ tạo thế

bền chắc, tránh hiện tượng tét dọc thân cây.

Nếu cắt bỏ hết tầng lá trên cùng, sát tầng lá thứ hai sẽ xảy ra hiện tượng nảy chồi tập trung tại một điểm

làm nặng tán dễ cong gãy thân chính ngay trong giai đoạn non hoặc tét dọc thân cây.

- Việc cắt ngọn phân cành chủ động ít nhiều sẽ làm nặng tán, giai đoạn đầu làm nghiêng ngọn, nếu

không có bước xử lý tiếp theo sẽ làm thân cây bị cong dẫn đến gãy, tất nhiên tỷ lệ này cũng không lớn.

- Để khắc phục hiện tượng cong, gãy thân phải tỉa cành nhỏ bỏ bớt lá về phía cong, sau đó cây sẽ

đứng thẳng lại. Tuyệt đối không được cắt bỏ hết 2 – 3 cành chính, vì làm như vậy là đốn đau gây sốc ảnh

hưởng đến quá trình sinh trưởng.

- Thông thường trên vườn cây tư nhân để thân chính vươn cao mới đốn đau như trụ điện, đến khi cây có

tán mới lại cắt trụi một lần nữa như cắt cành nhãn gây sốc

chậm quá trình sinh trưởng.

* Độ cao cắt ngọn phải cân nhắc để đạt 2 mục tiêu:

- Cành mới thay thế ngọn không vươn dài làm mất cân đối thân và tán.

- Đoạn thân chính là trữ lượng vỏ kinh tế khai thác đúng chu kỳ.

- Nếu cắt ngọn ở độ cao #3,0 m thì trữ lượng vỏ không đủ khai thác 20 năm vì càng lên cao khó khống

chế độ hao dăm.

- Nếu cắt ngọn thấp hơn nữa thì cành thay thế sẽ vươn dài làm mất cân đối giữa thân và tán làm cây dễ

gãy đổ.

-Nhưng với quy mô nhỏ hơn 3 ha vườn cây tư nhân thì cũng có giả pháp khắc phục để tạo tán hợp lí bằng

cách cắt ngọn lần 2 khi đã phân cành.

- Độ cao cắt ngọn tốt nhất là 3,5 – 4 m để vừa bảo đảm trữ lượng vỏ cạo 20 năm, vừa có tán cân đối

với thân vì cành thay thế nhỏ tán nhẹ.

Page 20: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 10 –THÁNG …...Xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên trong tháng 9 năm 2015 giảm về lượng và giá trị Theo số liệu thống

20 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Nhận xét và kiến nghị

Nhận xét

- Tạo tán giúp cho cây phát triển bộ lá cân đối, tán nhẹ, vững chắc.

- Tạo tán duy trì mật độ vườn cây khai thác.

- Cây có tán hợp lý, thân vững hơn, tạo năng suất cá thể đồng đều, nâng cao năng suất quần thể vườn cây.

- Tạo tán, khống chế phát triển cây vươn cao, thúc đẩy việc phát triển vanh thân.

Kiến nghị

- Quan tâm thực hiện rộng rãi, theo dõi ghi nhận từ thực tế để có kết quả trong việc tạo tán cho vườn

cây kiến thiết cơ bản.

- Tiếp tục theo dõi việc tạo tán ảnh hưởng đến phát triển vanh thân và sản lượng …

- Từ đó xác định tính đúng đắn của việc tạo tán chủ động cho vườn cây KTCB, bổ sung hồ sơ quản lý

vườn cây.

HỘI NGHỊ CAO SU QUỐC TẾ IRRDB 2015

Địa điểm: Khách sạn Rex, Tp. Hồ Chí Minh

Thời gian: Ngày 2 đến ngày 4 tháng 11 năm 2015

Nội dung: Ủy Ban Nghiên cứu và Phát triển cao su quốc

tế (IRRDB) sẽ phối hợp với Viện Nghiên cứu Cao su Việt

Nam tổ chức Hội nghị thường niên. Hội thảo các chuyên

đề nghiên cứu và phát triển ngành cao su của các nước

thành viên. Các đại biểu sẽ được mời tham quan thực địa.

Giám đốc và lãnh đạo của Uỷ ban sẽ họp để đánh giá kết

quả đã đạt và xem xét kế hoạch hoạt động sắp đến.

SỰ KIỆN THÁNG TỚI VII

Page 21: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 10 –THÁNG …...Xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên trong tháng 9 năm 2015 giảm về lượng và giá trị Theo số liệu thống

21 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

TRIỂN LÃM LỐP XE VÀ CÔNG NGHỆ CAO SU TRUNG QUỐC 2015

Địa điểm: Trung tâm Hội nghị Quốc tế mới Thượng Hải,

Trung Quốc

Thời gian: Ngày 11 đến ngày 13 tháng 11 năm 2015

Nội dung: Triển lãm trưng bày các loại lốp và phụ kiện lốp;

thiết bị, công cụ sản xuất lốp xe hơi; vật liệu sửa chữa. Các

loại máy móc chế biến và thiết bị phân tích sản phẩm cao su.

Vật liệu cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp, cao su tái chế và

bán thành phẩm cao su. Hóa chất cao su như chất độn, chất

chống oxy hóa, carbon đen.

CÔNG NGHỆ CAO SU ẤN ĐỘ 2015

Địa điểm: Trung tâm Triển lãm Bombay, Mumbai, Ấn Độ

Thời gian: Ngày 19 đến ngày 21 tháng 11 năm 2015

Nội dung: RubberTec là một nền tảng lý tưởng cho các nhà sản

xuất máy móc chế biến cao su, hóa chất, phụ gia và nguyên vật

liệu để phục vụ cho sự phát triển của ngành công nghiệp sản

xuất sản phẩm cao su. Chương trình này nhằm mang lại cùng

chuỗi giá trị cho các bên liên quan ngành công nghiệp bao gồm

các nhà sản xuất cao su & trồng rừng, thương nhân, nhà nhập

khẩu và nhà xuất khẩu, nhà sản xuất các sản phẩm cao su, hàng hóa và các nhà phân tích đầu tư,

máy móc cao su & các nhà cung cấp thiết bị và các ngành công nghiệp hỗ trợ của họ.

HỘI NGHỊ CÔNG NGHỆ CAO SU MỸ LATINH LẦN THỨ XIII

Địa điểm: Casa Santo Domingo Khách sạn, Guatemala

Thời gian: Ngày 23 đến ngày 27 tháng 11 năm 2015

Nội dung: Bao gồm nhiều hội nghị, hội thảo, thuyết trình kinh doanh. Đây là sự kiện quan trọng

để phát triển các cơ hội kinh doanh mới cho các ngành công nghiệp cao su. Sự kiện này ra cơ hội

trao đổi thông tin về các xu hướng mới nhất trong ngành công nghiệp cao su với lãnh đạo ngành

công nghiệp , địa điểm liên lạc, gặp gỡ khách hàng tiềm năng và các đối tác, cơ hội giới thiệu và

khẳng định thương hiệu của mình tại các thị trường mới.