sỐ 03 - thÁng 12/2015 -...

18
BSI BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ Năm 2015 Báo cáo kinh tế vĩ mô do Phòng Nghiên cứu và phát trin NHTW và Nhóm nghiên cu kinh tế vĩ mô thuộc Vin Chiến lược Ngân hàng, NHNN thc hiện định khàng tháng và đăng trên Cng thông tin Khoa hc công nghngành Ngân hàng: www.khoahocnganhang.org.vn.

Upload: nguyenthu

Post on 04-Feb-2018

215 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: SỐ 03 - THÁNG 12/2015 - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/01/Bản-tin... · này trong tháng 12 đã đạt mức cao nhất trong năm

BSI

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ

Năm 2015

Báo cáo kinh tế vĩ mô do Phòng Nghiên cứu và phát triển NHTW và Nhóm nghiên cứu kinh

tế vĩ mô thuộc Viện Chiến lược Ngân hàng, NHNN thực hiện định kỳ hàng tháng và đăng

trên Cổng thông tin Khoa học và công nghệ ngành Ngân hàng:

www.khoahocnganhang.org.vn.

Page 2: SỐ 03 - THÁNG 12/2015 - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/01/Bản-tin... · này trong tháng 12 đã đạt mức cao nhất trong năm

SỐ 03 - THÁNG 12/2015 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ NĂM 2015 1

I. Kinh tế thế giới

1. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu thấp hơn kỳ vọng và sự phục hồi chưa đồng đều

giữa các khu vực

Nhìn chung, kinh tế thế giới trong năm 2015 chưa có sự chuyển mình rõ rệt khi tăng

trưởng GDP toàn cầu ước tính chỉ đạt mức khoảng 2,4-2,5%1, thấp hơn tốc độ tăng trưởng của

năm 2014 (2,6%). Việc tăng trưởng kinh tế toàn cầu thấp hơn dự báo do tăng trưởng tại tại hầu

hết các khu vực đều không đạt như kỳ vọng: nhóm các quốc gia phát triển chỉ phục hồi nhẹ2,

nhóm BRICS và các quốc gia đang phát triển đạt tốc độ tăng trưởng trung bình3, trong khi đó

nhóm các nền kinh tế đang chuyển đổi4 lại đang suy giảm5. Do vậy, nhóm các quốc gia phát

triển dù chỉ đạt tốc độ tăng trưởng nhẹ nhưng vẫn tiếp tục là đầu tàu dẫn dắt nền kinh tế trong

năm.

Hình 1. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu

theo từng khu vực

Hình 2. Tỷ trọng đóng góp vào kinh tế toàn cầu

theo từng khu vực

Nguồn: UN/DESA

Trong nhóm các quốc gia phát triển, Mỹ vẫn tiếp tục duy trì vị thế đầu tàu khi tốc độ

tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức tương đối tốt trong suốt cả năm6. Tuy vậy, các động lực

chính của kinh tế Mỹ đang có xu hướng tăng chậm lại vào cuối năm. Cụ thể, chỉ số PMI ngành

sản xuất của Mỹ tháng 12 chỉ đạt mức 51,2 điểm, đây là mức thấp nhất kể từ tháng 10/2012.

Doanh số bán lẻ hàng hóa của Mỹ tháng 11 cũng chỉ tăng 0,2% so với tháng trước và 1,4% so

với cùng kỳ (mức thấp thứ 2 trong năm)

Kinh tế Châu Âu và Nhật Bản vẫn chưa có sự phục hồi mạnh mẽ, thể hiện ở việc tăng

trưởng GDP không ổn định trong các quý của năm7. Tuy vậy, kinh tế Châu Âu đang cho thấy

nhiều dấu hiệu khả quan trong những tháng cuối năm. Chỉ số PMI ngành sản xuất của khu vực

này trong tháng 12 đã đạt mức cao nhất trong năm 2015 (53,2 điểm), trong đó các chỉ số thành

phần quan trọng như sản lượng, số đơn đặt hàng mới và số đơn hàng xuất khẩu đều tăng, trong

1 Thấp hơn mức dự báo từ đầu năm là 2,8% (Theo báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu 2016-2017 của UN/DESA)

2 Các quốc gia phát triển ước tính tăng trưởng 1,9% trong năm 2015, cao hơn một chút so với năm 2014 (1,7%) (Theo UN) 3 Các quốc gia đang phát triển ước tính tăng trưởng 3,8% trong năm 2015, thấp hơn năm 2014 (4,3%) (Theo UN)

4 Nhóm các nền kinh tế đang chuyển đổi (economies in transition) chủ yếu bao gồm cộng đồng các quốc gia độc lập (Commonwealth of

Independent States) như Nga, Armenia, Belarus, Moldova,….. 5 Các quốc gia đang chuyển đổi (economies in transition) ước tính tăng trưởng âm trong năm 2015 (-2,8%), trong khi năm 2014 đạt mức tăng

0,9%

6 Ngoại trừ quý I có mức tăng trưởng thấp (0,2%), trong quý II và quý III, kinh tế Mỹ đều đạt mức tăng trưởng cao hơn kỳ vọng của thị trường (lần lượt ở mức 3,7% và 2,1%). Ước tính tăng trưởng GDP của Mỹ trong năm 2015 sẽ đạt 2,5% (bằng với năm 2014) (theo báo cáo triển vọng

kinh tế thế giới 2016 của Liên Hợp Quốc) 7 Tăng trưởng kinh tế của khu vực Châu Âu có xu hướng chậm dần, lần lượt ở mức 0,5%, 0,4% và 0,3% trong 3 quý của năm 2015. Kinh tế Nhật Bản cũng rất thiếu ổn định, sau khi đạt tốc độ tăng trưởng cao trong quý I (1,1%), kinh tế Nhật Bản ngay lập tức suy giảm trong quý II (-

0,1%), và phục hồi nhẹ trong quý III (0,3%)

Page 3: SỐ 03 - THÁNG 12/2015 - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/01/Bản-tin... · này trong tháng 12 đã đạt mức cao nhất trong năm

SỐ 03 - THÁNG 12/2015 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ NĂM 2015 2

khi giá hàng hóa giảm chậm lại. Tình hình tương tự cũng diễn ra ở Nhật khi chỉ số PMI sản

xuất tháng 12 đạt mức 52,6 điểm, cao nhất kể từ đầu năm.

Trong nhóm các nước đang phát triển và mới nổi, Trung Quốc dù vẫn đang trên đà giảm

tốc nhưng ước tính tăng trưởng GDP cả năm của quốc gia này sẽ đạt mức 6,8%, cao hơn bình

quân toàn khu vực các quốc gia đang phát triển (3,8%)8. Trong những tháng cuối năm, kinh tế

Trung Quốc vẫn chưa cho thấy nhiều dấu hiệu tích cực. Cụ thể, doanh số bán lẻ hàng hóa trong

tháng 12 duy trì đà tăng nhẹ, đạt mức 11,2% so với cùng kỳ, tuy nhiên mức tăng này vẫn thấp

hơn một chút so với con số của tháng 12/2014 (11,9%9). Bên cạnh đó khu vực sản xuất vẫn

đang trên đà suy giảm khi chỉ số PMI sản xuất tháng 12 chỉ ở mức 48,2 điểm.

2. Thị trường lao động-việc làm ghi nhận những tín hiệu cải thiện tại một số nền

kinh tế

Thị trường lao động trên thế

giới nhìn chung không có nhiều biến

động trong năm khi chỉ có một số các

quốc gia đơn lẻ có tỷ lệ thất nghiệp

liên tục giảm trong năm, chẳng hạn

như Mỹ, Anh và Nhật10, trong khi đó

khu vực đồng tiền chung Châu Âu dù

đã có những cải thiện nhẹ trong năm

nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức

cao11. Bên cạnh đó, một điểm đáng

chú ý là là tỷ lệ thất nghiệp dài hạn

tại các quốc gia phát triển đang có xu

hướng tăng lên12, đồng thời lao động

tại khu vực này đang có xu hướng chuyển dịch sang các công việc bán thời gian, xu hướng này

đặc biệt mạnh mẽ tại các nước Châu Âu13. Tương tự, thị trường lao động tại các quốc gia đang

phát triển cũng không có nhiều biến động khi tỷ lệ thất nghiệp của các quốc gia trong khu vực

phần lớn ở mức khoảng 4-6%. Tuy vậy, các quốc gia mới nổi và đang phát triển lại phải đối

mặt với vấn đề tỷ lệ tham gia lực lượng lao động suy giảm, và lao động đang có xu hướng

chuyển từ khu vực chính thức sang khu vực phi chính thức.

3. Xu hướng giảm giá vẫn bao trùm thị trường hàng hóa thế giới

8 Theo báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu 2016 của Liên Hợp Quốc 9 So với cùng kỳ 10 Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 11 của Mỹ ở mức 5%, bằng với tháng 10 (Theo Bộ lao động Mỹ). Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tại Anh là 5,2% Tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật đã liên tục được cải thiện trong năm và tính tới tháng 1/2015 đã xuống mức 3,3%, mức thấp nhất kể từ tháng

7/1995 11 Tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực đồng tiền chung Châu Âu đã liên tục được cải thiện, từ mức 11,3% của tháng 1/2015 xuống mức 10,7% tính đến tháng 10/2015, tuy nhiên vẫn cao hơn nhiều so với mức 7,2% tại thời điểm trước khủng hoảng. 12Tính chung cho các nước thuộc khối OECD, số lao động thất nghiệp trong khoảng thời gian 12 tháng trở lên chiếm tới 1/3 tổng số lao động

thất nghiệp, tăng 77% so với thời điểm trước khủng hoảng 13 Theo số liệu tới quý II/2015, số lao động bán thời gian tại khu vực Châu Âu chiếm tới 21,9% tổng lượng lao động, tăng 3 điểm phần trăm

so với thời điểm trước khủng hoảng

Hình 3. Số lao động thất nghiệp trên thế giới phân theo

từng khu vực

Nguồn: Tổ chức lao động quốc tế

Page 4: SỐ 03 - THÁNG 12/2015 - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/01/Bản-tin... · này trong tháng 12 đã đạt mức cao nhất trong năm

SỐ 03 - THÁNG 12/2015 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ NĂM 2015 3

Xu hướng giảm giá vẫn bao trùm lên thị trường hàng hóa trong năm 201514. Theo ước

tính của Liên Hợp Quốc, giá hàng hóa thế giới bình quân sẽ giảm 13,1% trong năm 2015, trong

đó giá dầu mỏ giảm mạnh nhất (41,7%), theo sau là giá các mặt hàng kim loại, khoáng sản

(giảm 15,8%), tiếp đến là giá lương thực (giảm 12%), và cuối cùng là giá hàng hóa nguyên liệu

phục vụ nông nghiệp (giảm 11,2%).

Hình 4. Chỉ số giá các nhóm hàng hóa

Hình 5. Diễn biến giá dầu thô (USD/thùng)

Nguồn: IMF commodity prices

Việc giá hàng hóa thế giới suy giảm sẽ dẫn tới sự phân phối lại thu nhập giữa các nước

phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa15 và các nước nhập khẩu hàng hóa. Đối với các quốc gia phụ

thuộc xuất khẩu, diễn biến giảm của giá hàng hóa thế giới sẽ tác động tiêu cực tới hoạt động

sản xuất kinh doanh-đầu tư của các doanh nghiệp (đặc biệt trong ngành khai khoáng), ngân sách

Chính phủ cũng bị thâm hụt, người dân phải cắt giảm chi tiêu do những bất an về tình hình việc

làm. Bên cạnh đó, áp lực lên cán cân thanh toán cũng sẽ gia tăng khiến đồng tiền của các quốc

gia này mất giá mạnh và lạm phát leo thang. Trái lại, các quốc gia nhập khẩu hàng hóa lại có

nhiều thuận lợi khi giá hàng hóa thế giới giảm sẽ góp phần kích thích tiêu dùng, lạm phát giảm

cũng giúp NHTW các nước có nhiều dư địa hơn để thực hiện các chính sách hỗ trợ tăng trưởng

kinh tế.

4. Lạm phát toàn cầu nhìn chung vẫn ở mức thấp, ngoại trừ một số nền kinh tế

tại khu vực Mỹ La tinh

Lạm phát toàn cầu trong năm 2015 nhìn chung không có nhiều biến động so với năm

trước. Trong đó, các quốc gia phát triển đang phải đối phó với vấn đề lạm phát thấp còn lạm

phát tại các quốc gia đang phát triển đang ở mức trung bình. Cụ thể, CPI bình quân của khối

các nước phát triển đang ở khoảng 0,3% trong khi CPI bình quân của các nước đang phát trển

ở mức khoảng 5,6%. Trong đó, Mỹ là một trong số ít các quốc gia phát triển có mức lạm phát

gần với mục tiêu khi lạm phát cơ bản tại Mỹ trong tháng 11 đã tăng 1,9% so với cùng kỳ (sát

với mục tiêu 2%). Trong khi đó khu vực Châu Âu và Nhật Bản vẫn phải tiếp tục đối phó với

môi trường lạm phát thấp; lạm phát cơ bản tại khu vực đồng tiền chung Châu Âu và Nhật Bản

tính đến hết tháng 11 đã tăng lần lượt ở mức 0,9% và 0,1% so với cùng kỳ

14 Theo IMF, tính đến hết tháng 11/2015, chỉ số giá hàng hóa thế giới chỉ đạt mức 97,49 điểm (năm gốc là năm 2005 với chỉ số gốc =100),

thấp hơn nhiều so với mức 114,8 điểm của tháng 1/2015. Trong đó, chỉ số giá hàng hóa nhiên liệu-năng lượng giảm từ 96,74 điểm trong tháng

1 xuống mức 83,13 điểm. Chỉ số giá hàng hóa phi năng lượng giảm từ mức 145,68 điểm xuống mức 122,05 điểm 15 Trong đó chủ yếu là nhóm các quốc gia có nền kinh tế đang chuyển đổi, các nước ở khu vực Nam Mỹ và Caribe như Argentina, Brazil,

Venezuela, … cùng một số quốc gia phụ thuộc xuất khẩu hàng hóa ở Châu Á

Phi nhiên liệu Tổng hợp Nhiên liệu

Page 5: SỐ 03 - THÁNG 12/2015 - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/01/Bản-tin... · này trong tháng 12 đã đạt mức cao nhất trong năm

SỐ 03 - THÁNG 12/2015 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ NĂM 2015 4

Với những diễn biến không mấy tích cực của kinh tế thực và thị trường lao động-việc

làm như đã đề cập ở những phần trên, có thể khẳng định rằng môi trường lạm phát tương đối

thấp hiện nay trên toàn cầu có sự đóng góp chủ yếu của việc giá hàng hóa thế giới lao dốc.

Giảm phát vẫn tiếp tục là rủi ro hiện hữu của năm trong bối cảnh tổng cầu cùng giá cả hàng hóa

thế giới khó có thể hồi phục mạnh trong tương lai gần. Trong đó, Châu Âu và Nhật Bản là hai

khu vực chịu rủi ro giảm phát lớn nhất. Theo IMF, Châu Âu có khoảng 22% rơi vào giảm phát,

trong khi xác suất cho Nhật Bản là khoảng 6%. Mỹ cùng các quốc gia đang phát triển gần như

không có xác suất phải đối mặt với giảm phát.

Hình 6. Diễn biến CPI theo từng khu vực

Nguồn: UN/DESA

Hình 7. Xác suất giảm phát theo từng khu vực

Nguồn: IMF

5. Thị trường ngoại hối chứng kiến sự lên giá mạnh của đồng USD và những biến

động khó lường của đồng CNY

Diễn biến của thị trường ngoại hối trong năm 2015 đã chịu sự chi phối chủ yếu của diễn

biến tăng trưởng kinh tế không đồng đều giữa các quốc gia cùng xu hướng chính sách tiền tệ

(CSTT) trái chiều ngày càng rõ nét của các nền kinh tế lớn.

Hình 8. Diễn biến chỉ số USD Index

Hình 9. Diễn biến EUR/USD

EUR/USD

Page 6: SỐ 03 - THÁNG 12/2015 - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/01/Bản-tin... · này trong tháng 12 đã đạt mức cao nhất trong năm

SỐ 03 - THÁNG 12/2015 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ NĂM 2015 5

Hình 10. Diễn biến USD/JPY

Hình 11. Diến biến USD/CNY

Nguồn: investing.com

Cụ thể, đồng USD đã duy trì xu hướng lên giá với hầu hết các đồng tiền khác trong phần

lớn thời gian của năm, tuy vậy, ngay sau khi quyết định điều chỉnh tăng lãi suất thêm 0,25%

được FED công bố, đà tăng của đồng bạc xanh đã dừng lại. Tính đến hết năm 2015, chỉ số USD

index đạt mức 98,75 điểm và đã tăng gần 9% so với đầu năm trước. Trong khi đó, đồng EUR

trong năm 2015 đã giảm giá mạnh khi tính đến hết tháng 12, tỷ giá EUR/USD đã giảm hơn

10% - mức giảm mạnh nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Đồng JPY cũng bị mất giá so với

đồng USD, tuy vậy mức độ mất giá lại thấp hơn nhiều khi tỷ giá USD/JPY cả năm chỉ tăng

0,86%, là mức tăng thấp nhất kể từ năm 201216.

Những diễn biến đáng chú ý của thị trường ngoại hối vào những tháng cuối năm thuộc

về đồng CNY. Sau khi đã giảm giá mạnh vào tháng 8 do sự thay đổi trong cơ chế tỷ giá cùng

với những dấu hiệu đi xuống của kinh tế Trung quốc. Đồng CNY đã tăng mạnh trong tháng 11

và tháng 12, lần lượt ở mức lần lượt 1,27% và 1,49% do ảnh hưởng của sự kiện đồng CNY

chính thức được IMF chấp thuận trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế trong rổ đồng tiền có quyền

rút vốn đặc biệt – SDR vào 01/10/2016.

6. Thị trường chứng khoán có một năm khó khăn

Trong năm 2015, những biến động của thị trường tài chính tiền tệ toàn cầu, giá cả hàng

hóa thế giới sụt giảm và tâm lý của nhà đầu tư có nhiều thay đổi trước định hướng điều hành

CSTT mang tính phân kỳ của các nền kinh tế chủ chốt đã dẫn dắt xu hướng diễn biến của thị

trường chứng khoán. Thị trường có một năm đầy biến động với xu hướng tăng giảm đảo chiều

liên tục giữa các quý cũng như giữa các khu vực.

Cụ thể, nếu như trong 2 quý đầu năm thị trường diễn biến khá ổn định với những tháng

tăng điểm xen kẽ giảm điểm nhưng mức biến động không nhiều thì, bước sang quý III, thị

trường đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh, lên đến 10% tại các thị trường Mỹ, Châu Âu và một

số thị trường Châu Á, gần 30% tại Trung Quốc và gần 15% tại Nhật Bản, đánh dấu quý diễn

biến tồi tệ nhất kể từ năm 2011. Mặc dù thị trường đã có sự hồi phục nhẹ vào quý IV nhưng kết

thúc năm 2015, một số chỉ số chứng khoán quan trọng như DowJones và S&P 500 đều sụt giảm

so với đầu năm, lần lượt ở mức 2,2% và 0,7%. Chỉ số Nasdaq dù tăng nhẹ 5,73% nhưng đà tăng

16 Tỷ giá USD/JPY năm 2012 tăng 12,54%; năm 2013 tăng 19,81%; năm 2014 tăng trên 13%.

USD/JPY USD/CNY

Page 7: SỐ 03 - THÁNG 12/2015 - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/01/Bản-tin... · này trong tháng 12 đã đạt mức cao nhất trong năm

SỐ 03 - THÁNG 12/2015 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ NĂM 2015 6

này cũng thấp hơn nhiều so với mức tăng 2 con số đạt được trong 3 năm trước đó. Với diễn

biến như vậy, đây là năm tồi tệ nhất của thị trường chứng khoán Mỹ kể từ năm 2008 đến nay.

Hình 12. Diễn biến chỉ số DowJones, S&P 500 và

Nasdaq tại Mỹ năm 2015

Hình 13. Diễn biến chỉ số EuroStoxx, FTSE 500 và

DAX tại khu vực EU năm 2015

Nguồn: Bloomberg

II. Kinh tế trong nước năm 2015

1. Tăng trưởng kinh tế tích cực hơn so với kỳ vọng nhờ sự dẫn dắt của khu vực

sản xuất và khởi sắc trong hoạt động tiêu dùng nội địa

Tăng trưởng GDP Việt Nam trong năm 2015 đã có sự cải thiện liên tục qua các quý, với

mức tăng trưởng cả năm ước đạt 6,68%, mức

cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Ngành

công nghiệp xây dựng đang trở thành động lực

dẫn dắt tăng trưởng về phía cung với mức tăng

đạt đến 9,64% trong năm 2015. Tuy nhiên, lĩnh

vực nông lâm nghiệp thủy sản có sự sụt giảm

khi chỉ đạt mức tăng trưởng 2,41% trong năm

2015.

Sự khởi sắc của lĩnh vực công nghiệp

thể hiện qua chỉ số IIP toàn ngành công nghiệp

đã duy trì đà tăng trưởng tốt trong cả năm, với

mức tăng đạt 9,8% so với năm 2014. Trong đó,

đóng góp chủ yếu đến từ hai ngành khai khoáng

và công nghiệp chế biến chế tạo, với mức tăng của cả năm lần lượt ước đạt 6,5% và 10,6%.

Thực trạng diễn biến của chỉ số công nghiệp toàn ngành cũng được phản ánh rõ nét qua sự thay

đổi của Chỉ số quản trị mua hàng PMI với ngưỡng mở rộng (> 50 điểm) được duy trì liên tục

trong hầu hết các tháng của năm 2015.

Hình 15. Chỉ số IIP tích lũy so với cùng kỳ của

ngành công nghiệp chế biến chế tạo (%)

Hình 16. Chỉ số IIP tích lũy so với cùng kỳ ngành

khai khoáng (%)

Hình 14. Diễn biến tăng trưởng kinh tế Việt Nam

giai đoạn 2013 - 2015

Nguồn: TCTK

Page 8: SỐ 03 - THÁNG 12/2015 - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/01/Bản-tin... · này trong tháng 12 đã đạt mức cao nhất trong năm

SỐ 03 - THÁNG 12/2015 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ NĂM 2015 7

Nguồn: TCTK

Hình 17. Chỉ số PMI của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2015

Nguồn: Nikkei Markit

Đối với trụ cột còn lại của tăng trưởng kinh tế trong năm 2015 là tiêu dùng cũng ghi

nhận những cải thiện vượt bậc. Tăng trưởng tích lũy tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu

dùng đã loại trừ yếu tố giá liên tục duy trì mức tăng trưởng hàng tháng cao hơn so với cùng kỳ

năm 2014. Kết thúc năm 2015, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng (đã loại trừ yếu

tố giá) tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ của một

số năm gần đây17. Xu hướng này càng được củng cố qua niềm tin tiêu dùng gia tăng. Niềm tin

tiêu dùng cuối năm 2015 đạt 144,8 điểm, tăng 9,2 điểm so với cuối năm 2014. Đồng thời, theo

khảo sát về điều kiện kinh doanh của Việt Nam và các nước trong khu vực của tổ chức IMA

Asia, Việt Nam nằm trong top các nước có điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ tốt nhất

trong khu vực.

Hình 18. Tăng trưởng doanh số bán lẻ hàng hóa và

dịch vụ tiêu dùng đã loại trừ yếu tố giá (%yoy)

Hình 19. Tăng trưởng doanh số bán lẻ hàng hóa

so với tháng trước và so với cùng kỳ

17 Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tiêu dùng (đã loại trừ yếu tố giá) năm 2011 tăng 4,7%; năm 2012 tăng 6,2%;

năm 2013 tăng 5,5% và năm 2014 tăng 6,3%.

THÁNG

2014 2015

THÁNG

2014 2015

Jan-18 Feb-18 Mar-18 Apr-18 May-18 Jun-18

Jul-18 Aug-18 Sep-18 Oct-18 Nov-18 Dec-18

Jan-19 Feb-19 Mar-19 Apr-19 May-19 Jun-19

Jul-19 Aug-19 Sep-19 Oct-19 Nov-19 Dec-19

2014 2015

%

Tăng trưởng yoy (%)

Page 9: SỐ 03 - THÁNG 12/2015 - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/01/Bản-tin... · này trong tháng 12 đã đạt mức cao nhất trong năm

SỐ 03 - THÁNG 12/2015 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ NĂM 2015 8

Nguồn: TCTK

2. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội có những diễn biến khả quan hơn trong năm 2015

với vai trò dẫn dắt thuộc về khu vực tư nhân và FDI

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện

năm 2015 theo giá hiện hành ước tính đạt 1367,2

nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm

trước và bằng 32,6 % GDP, tăng nhẹ so với mức

tăng 11,5% của cùng kỳ năm 2014. Trong diễn

biến chung của vốn đầu tư toàn xã hội, vốn đầu

tư từ khu vực nước ngoài đạt mức tăng trưởng tốt

nhất lên đến 19,9%, cao gần gấp đôi so với mức

tăng 10,5% của năm 2014. Tiếp đến là khu vực

tư nhân vẫn duy trì mức tăng trưởng tốt 13%,

thấp hơn một chút so với mức 13,6% của năm

2014. Tuy nhiên, trái với diễn biến khả quan của

khu vực tư nhân và nước ngoài, đầu tư của khu

vực Nhà nước có xu hướng chững lại trong năm 2015 với mức giảm khá mạnh, chỉ đạt 6,7%

năm 2015, thấp hơn nhiều so với mức tăng 10,2% của năm 2014.

Thu hút và giải ngân FDI thực sự trở thành một điểm sáng của Việt Nam trong năm qua.

Cụ thể trong năm 2015 đã thu hút số vốn đăng ký đạt 22,76 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng

kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2014 giảm 6,5%); vốn FDI thực hiện đạt 14,5 tỷ USD, tăng 17,4%

so cùng kỳ năm trước (cao hơn nhiều so với mức 7,4% cùng kỳ năm 2014).

Hình 21. Vốn đăng ký FDI các tháng 2013 - 2015

Hình 22. Vốn FDI thực hiện các tháng 2013 - 2015

Nguồn: TCTK

Triệ

u U

SD

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Triệ

u U

SD

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Hình 20. Tốc độ tăng tổng vốn đầu tư toàn xã hội

hàng năm phân theo thành phần kinh tế

Nguồn: TCTK

Vốn đầu tư toàn XH Khu vực Nhà nước

Page 10: SỐ 03 - THÁNG 12/2015 - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/01/Bản-tin... · này trong tháng 12 đã đạt mức cao nhất trong năm

SỐ 03 - THÁNG 12/2015 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ NĂM 2015 9

3. Nhập siêu đã quay trở lại do

xuất khẩu giảm mạnh nhập khẩu

Trong năm 2015, Việt Nam ghi

nhận mức thâm hụt thương mại xấp xỉ 3,2

tỷ USD. Nguyên nhân khiến cho cán cân

thương mại đảo chiều đến từ sự suy giảm

của hoạt động xuất khẩu, do một số mặt

hàng xuất khẩu chủ lực có sự sụt giảm

mạnh về lượng và giá trị18. Như vậy, tổng

kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong

năm 2015 ước đạt 162,4 tỉ USD, chỉ tăng

8,1% so với cùng kì năm ngoái, mức tăng thấp nhất trong 5 năm qua và thấp hơn mức mục tiêu

đề ra của Quốc hội là 10%.

Trong khi đó, tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2015 ước đạt 165,6 tỷ USD, tăng 12% so

với cùng kỳ năm trước (tương đương mức tăng 12,1% của cùng kỳ năm 2015). Trong cơ cấu

nhập khẩu của năm 2015, kim ngạch nhập khẩu một số nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu, tư

liệu phục vụ sản xuất có xu hướng tăng cao so với năm trước19.

Một điểm nhấn đáng chú ý khác đó là nhập siêu trong năm 2015 vẫn tiếp tục thuộc về

khu vực trong nước. Năm 2014, thâm hụt thương mại của khu vực trong nước chỉ khoảng 15 tỷ

USD thì con số này đã tăng lên hơn 20 tỷ USD trong năm nay. Ngược lại, khối FDI là đầu tàu

giữ cho hoạt động xuất khẩu Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm

của khối các doanh nghiệp FDI đạt khoảng115 tỷ USD (chiếm 71% tổng kim ngạch xuất khẩu

và tăng 13,8% so với cùng kỳ). Thặng dư thương mại của khối này hiện ở mức 17,1 tỷ USD,

tương đương với năm 2014.

4. Lạm phát kiểm soát ở mức thấp hơn mục tiêu đề ra

18 Chỉ số giá xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực giảm mạnh so với năm trước, bình quân chung giảm 3,8%, trong đó: Dầu thô giảm 53%, xăng dầu

giảm 49,8%, cao su giảm 24,1%, sản phẩm cao su giảm 14%; than đá giảm 10%, gạo giảm 8,1%, cà phê giảm 6,4%, rau quả giảm 3,4%; thủy sản

giảm 2,5%, quặng và khoáng sản khác giảm 2,4%...; Lượng xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản và nguyên vật liệu giảm mạnh: Cà phê giảm

24,3%; hạt tiêu giảm 14,7%; chè giảm 6%, than đá giảm 76,1%. 19 Theo số liệu của Tổng cục thống kê, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 151,2 tỷ USD, tăng 12,3% so với năm 2014 và chiếm tới 91,3%

tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 0,2 điểm phần trăm so với năm 2014.

Hình 23. Diễn biến XNK và nhập siêu trong năm 2015

Nguồn: TCTK

Triệ

u U

SD

Page 11: SỐ 03 - THÁNG 12/2015 - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/01/Bản-tin... · này trong tháng 12 đã đạt mức cao nhất trong năm

SỐ 03 - THÁNG 12/2015 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ NĂM 2015 10

Chỉ số giá tiêu dùng CPI của năm 2015 chỉ

tăng 0,6%, đây là mức lạm phát thấp nhất trong

vòng 14 năm qua và cũng là năm thứ 2 liên tiếp lạm

phát thấp hơn nhiều so với mục tiêu (năm 2014 lạm

phát ở mức 1,84% trong khi mục tiêu là 7%, năm

2015 lạm phát ở mức 0,6% trong khi mục tiêu là

5%).

CPI tăng thấp trong năm 2015 chủ yếu là do

sự chi phối từ xu hướng giảm giá mạnh của CPI

nhóm giao thông vận tải, là nhóm chiếm quyền số

lớn trong rổ hàng hóa tính CPI của Việt Nam. Cụ

thể, nhóm hàng này đã có mức CPI âm20 trong cả 12

tháng năm 2015. Do vậy, tính đến hết tháng

12/2015, chỉ số CPI của nhóm ngành Giao thông đã giảm tới 8,74% so với năm trước, đóng

góp -0,78 điểm phần trăm vào chỉ số CPI chung. Diễn biến này của CPI nhóm giao thông do

giá xăng dầu trong nước21 liên tục điều chỉnh giảm theo giá dầu thế giới22.

Như vậy, có thể thấy sự chi phối của nhóm hàng giao thông lên lạm phát tổng thể đã

phần nào phản ánh việc lạm phát năm 2015 thấp chủ yếu bắt nguồn từ việc điều chỉnh giá hàng

hóa đầu vào của nền kinh tế. Nhận định trên tiếp tục được củng cố khi xem xét diễn biến lạm

phát cơ bản23 trong năm. Cụ thể, chỉ số lạm phát cơ bản luôn duy trì ở mức cao hơn chỉ số lạm

phát tổng thể; tính đến hết năm 2015, lạm phát cơ bản đã tăng 1,69%, cao hơn nhiều mức tăng

CPI tổng thể (0,6%).

Nguồn: TCTK và tự tính toán

5. Hoạt động Ngân sách nhà nước có khả năng đạt được mục tiêu.

Tính đến 15/12/2015, thu NSNN ước đạt 970 nghìn tỷ đồng, vượt khoảng 60 nghìn tỷ

đồng so với mức dự toán đưa ra từ đầu năm. Mặc dù giá dầu giảm có ảnh hưởng đến nguồn thu,

tuy nhiên thực tế đó đã được bù đắp bởi các nguồn thu nội địa. Tính đến ngày 15/12/2015, thu

20 So với cùng kỳ 21 Giá xăng trong nước đã được điều chỉnh tăng tăng 6 lần, giảm 12 lần, do vậy tính chung cả năm giá xăng đã giảm 6,66%. Giá dầu cũng chỉ

được điều chỉnh tăng 3 lần, nhưng điều chỉnh giảm tới 15 lần, do vậy tính chung cả năm giá dầu đã giảm 35,36% 22 So với năm 2014, giá dầu Brent năm 2015 giảm khoảng 45,6% 23 Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản ở Việt Nam được tính bằng cách loại bỏ giá nhóm hàng lương thực-thực phẩm; giá năng lượng

và giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý, bao gồm giá dịch vụ y tế và giáo dục

Hình 25. Diễn biến lạm phát tổng thể và lạm phát

nhóm LTTP so với tháng trước

CPI so với tháng trước

CPI Hàng ăn và dịch vụ ăn uốngvới tháng trước

Hình 26. Diễn biến lạm phát tổng thể, lạm phát cơ

bản và lạm phát nhóm LTTP so với cùng kỳ

CPI cơ bản so với cùng kỳ

CPI so với cùng kỳ

Hình 24. Diễn biến chỉ số CPI chung giai đoạn

2011 – 2015 (%)

Nguồn: TCTK

So với cùng kỳ

Page 12: SỐ 03 - THÁNG 12/2015 - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/01/Bản-tin... · này trong tháng 12 đã đạt mức cao nhất trong năm

SỐ 03 - THÁNG 12/2015 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ NĂM 2015 11

NSNN ước đạt 970 nghìn tỷ đồng, vượt khoảng 60 nghìn tỷ đồng so với mức dự toán đưa ra từ

đầu năm.

Bên cạnh đó, hoạt động chi NSNN năm 2015 tiếp tục tăng cao, tính đến 15/12 ước thực

hiện đạt 1064,5 nghìn tỷ đồng, bằng 92,8% dự toán năm. Như vậy, bội chi NSNN đến ngày

15/12/2015 ước đạt 179,76 nghìn tỷ đồng, tương đương 79,54% dự toán năm và mục tiêu bội

chi NSNN năm 2015 là 226.000 tỷ đồng nhiều khả năng có thể đạt được

Tuy nhiên, trong cơ cấu chi tiêu NSNN đã nổi lên một số vấn đề đáng chú ý như sau:

- Chi trả nợ viện trợ tăng mạnh, ước thực

hiện đạt 142,29 nghìn tỷ đồng, bằng 98,9% dự toán

và tăng 23,58% so với cùng kỳ 2014, cao hơn

nhiều so với mức tăng 14,29% cùng kỳ năm trước;

- Chi đầu tư phát triển giảm khá mạnh, ước

thực hiện đến 15/12 mới đạt 83,1% dự toán (chỉ

chiếm khoảng 15,22% tổng chi, là mức thấp nhất

trong vòng 20 năm qua) và tiếp tục xu hướng dồn

vào các tháng cuối năm, hạn chế những tác động

tích cực tới nền kinh tế;

- Chi thường xuyên tiếp tục tăng cao đạt

97,1% dự toán năm mặc dù Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 06/CT-TTg về việc cắt giảm 10%

chi thường xuyên của các Bộ, ngành trong 8 tháng cuối năm.

- Các khoản chi ngân sách từ sử dụng vốn vay không chỉ dành để để đáp ứng vốn cho các

dự án và công trình trọng điểm quốc gia, một lượng không nhỏ nợ Chính phủ bảo lãnh được

cho là để phục vụ mục đích “tái cơ cấu các khoản nợ trong nước và nợ nước ngoài của các tập

đoàn, tổng công ty và bảo lãnh phát hành của các ngân hàng chính sách”.

Sự bất cân đối trong cơ cấu chi ngân sách trên đang tạo áp lực khiến nợ công tiếp tục tăng

trong năm 2015. Hiện tại dự nợ công/GDP đã tăng từ mức 51,7% năm 2010 lên 61,3% năm

2015.

III. Diễn biến thị trường tiền tệ

1. Diễn biến tín dụng có nhiều điểm tích cực trong năm 2015

Cùng với những khởi sắc của nền kinh tế trong điều kiện mặt bằng lãi suất ổn định, tăng

trưởng tín dụng năm 2015 đạt ở mức cao, tốc độ tăng trưởng đã thay đổi tích cực qua các Quý,

tính đến 21/12, tín dụng tăng 17,17% so cuối năm 2014 và dự kiến sẽ đạt mức 18% cho cả năm

2015. Đồng thời, trong năm dòng chảy tín dụng đã tập trung cho lĩnh vực sản xuất, tạo động

lực tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế, trong đó, tín dụng cho khu vực nông nghiệp - nông

thôn, công nghiệp ưu tiên phát triển và công nghệ cao có mức tăng trưởng lần lượt là 11%, 10%

và 50%. Ngoài ra, tín dụng phân theo kỳ hạn cũng chuyển biến tích cực với mức tăng trưởng

HÌnh 27. Diễn biến nợ công 2010 - 2015

Nguồn: Bộ Tài chính

Nợ công (Nghìn tỷ đồng, T) Nợ công/GDP (%, P)

Page 13: SỐ 03 - THÁNG 12/2015 - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/01/Bản-tin... · này trong tháng 12 đã đạt mức cao nhất trong năm

SỐ 03 - THÁNG 12/2015 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ NĂM 2015 12

tín dụng trung dài hạn tăng trưởng cao hơn so với tín dụng ngắn hạn. So cuối năm 2014, tốc độ

tăng trưởng tín dụng trung dài hạn xấp xỉ 30% cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín

dụng ngắn hạn (khoảng 7%).

Ngoài ra, trong điều kiện thị trường ngoại hối cả trong nước và quốc tế có những biến

động lớn với chính sách lãi suất nội tệ và ngoại tệ được điều hành đồng bộ, bám sát diễn biến

của kinh tế vĩ mô và các chính sách quản lý ngoại hối theo hướng giảm dần tình trạng đô la hóa

đã tác động tích cực đến tốc độ tăng trưởng tín dụng VND và ngoại tệ theo hướng tạo ra sự dịch

chuyển khá mạnh từ ngoại tệ sang VND, trong đó tín dụng bằng VND tăng cao, trên 21,65%

trong khi tín dụng bằng ngoại tệ giảm 7,3%. Nhờ đó, tình trạng đôla hóa trong nền kinh tế giảm

xuống mức thấp nhất từ trước đến nay, tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán

(FCD/M2) và tỷ lệ tín dụng ngoại tệ/M2 ước mức gần 11% và 8%.

2. Mặt bằng lãi suất trong nền kinh tế có thay đổi nhẹ so với năm 2014

- Lãi suất huy động:

Trong năm 2015, lãi suất huy động có xu hướng giảm rõ rệt trong 4 tháng đầu năm và tăng

nhẹ trong quý IV, so với cuối năm 2014, mặt bằng lãi suất huy động bằng VND giảm khoảng 0,2-

0,5%/năm. Hiện tại, lãi suất huy động VND không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng phổ biến

trong khoảng 0,8 -1,0%/năm; lãi suất huy động VND có kỳ hạn từ 1 đến dưới 12 tháng phổ biến

trong khoảng từ 4,5-6,5%/năm và lãi suất huy động VND có kỳ hạn trên 12 tháng trong khoảng

6,4 – 7,2%.

Bên cạnh sự giảm nhẹ của lãi suất huy động VND, trong năm 2015, lãi suất huy động

USD đã giảm xuống mức thấp nhất, diễn biến bám sát các quy định điều chỉnh giảm lãi suất

USD của NHNN24, hiện tại lãi suất huy động USD của TCTD phổ biến ở mức 0% đối với tiền

gửi của cá nhân và của tổ chức kinh tế.

- Lãi suất cho vay:

Trong năm 2015, mặt bằng lãi suất cho vay ổn định, hiện phổ biến khoảng 6-9%/năm đối

với ngắn hạn, 9-11%/năm đối với trung và dài hạn, trong tháng một số ngân hàng áp dụng các

chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi khoảng 5-6%/năm. Tính chung so với đầu năm, lãi suất

cho vay trung và dài hạn vẫn có xu hướng giảm khoảng 0,3%/năm, lãi suất cho vay ngắn hạn giảm

0,2-0,3%/năm.

Lãi suất cho vay sản xuất ngắn hạn phổ biến trong khoảng 6,8-8,8%/năm đối với khối NHTM

Nhà nước và khoảng 7,8-9,0%/năm đối với khối NHTM cổ phần. Lãi suất cho vay sản xuất trung-

dài hạn phổ biến trong khoảng 9,3-10,5%/năm đối với khối NHTM Nhà nước và khoảng 10-

11%/năm đối với khối NHTM cổ phần.

Lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên thấp hơn cho vay sản xuất từ 1-2%/năm đối với kỳ hạn

ngắn và từ 0,3-0,5%/năm đối với kỳ hạn trung-dài hạn. Lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên ngắn hạn

24 Quyết định 1938/QĐ – NHNN ngày 28/9/2015; Quyết định 2589/QĐ – NHNN ngày 17/12/2015

Page 14: SỐ 03 - THÁNG 12/2015 - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/01/Bản-tin... · này trong tháng 12 đã đạt mức cao nhất trong năm

SỐ 03 - THÁNG 12/2015 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ NĂM 2015 13

là 6-7%/năm đối với khối NHTM Nhà nước và 7%/năm đối với khối NHTM cổ phần. Lãi suất cho

vay lĩnh vực ưu tiên trung-dài hạn là 9-10%/năm đối với khối NHTM Nhà nước và 10-10,5%/năm

đối với khối NHTM cổ phần.

Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 3-6,7%/năm; trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn

phổ biến ở mức 3-5,5%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 5,5-6,7%/năm. Cuối tháng

12, lãi suất cho vay USD dao động trong khoảng 3,0-4,5%/năm đối với kỳ hạn ngắn và 5,5-

6,5%/năm đối với trung-dài hạn.

Bảng 2. Lãi suất cho vay của TCTD trong tháng 12/2015

Đơn vị: %/năm

Nhóm

NHTM Đối tượng Ngắn hạn

Tăng/giảm

tuyệt đối so

tháng trước Trung, dài hạn

Tăng/giảm

tuyệt đối so

tháng trước

Nhà nước1

VND

- Sản xuất, kinh doanh 6,8-8,8

7,0-9,0

0 9,3-10,5

9,5-11,0

0

- 05 lĩnh vực ưu tiên 6,0-7,0 0 9,0-10,0

9,0-10,0

0

USD 3,0-4,5 0 5,5-6,5 0

Cổ phần2

- Sản xuất, kinh doanh 7,8-9,0

8,0-9,0

0 10,0-11,0

10,0-11,0

0

- 05 lĩnh vực ưu tiên 7,0 0 10,0-10,5

10,0-11,0

0

USD 4,5-5,3 0 6,0-6,5 0

Nguồn: NHNN T12/2015.

Ghi chú: (1) bao gồm cả NHTM cổ phần do Nhà nước giữ cổ phần chi phối, (2) không bao gồm các NHTM cổ

phần do Nhà nước giữ cổ phần chi phối.

3. Thị trường ngoại hối bị chi phối mạnh mẽ bởi môi trường quốc tế

Tỷ giá có 2 đợt biến động đáng chú ý trong năm 2015

Page 15: SỐ 03 - THÁNG 12/2015 - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/01/Bản-tin... · này trong tháng 12 đã đạt mức cao nhất trong năm

SỐ 03 - THÁNG 12/2015 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ NĂM 2015 14

Trong năm 2015, thị trường ngoại hối đã trải qua 02 đợt biến động mạnh vào tháng 8 và

từ giữa tháng 11 - 12. Biến động trên thị trường bị chi phối mạnh mẽ bởi môi trường quốc tế,

trong đó đáng chú ý nhất là lộ trình điều chỉnh CSTT của FED và những biến động khó lường

của đồng CNY. Diễn biến tỷ giá có xu hướng đón đầu trước các kỳ vọng chính sách của các

nền kinh tế lớn, lần đầu tiên sau nhiều năm, biến động mạnh của tỷ giá đã xuất hiện trên cả thị

trường giao dịch chính thức và tự

do.

Trong 5 tháng đầu năm,

lường trước những biến động của

thị trường tài chính quốc tế và để

tạo điều kiện cho các doanh nghiệp

trong nền kinh tế ổn định kế hoạch

sản xuất kinh doanh, NHNN đã

quyết định điều chỉnh tỷ giá

BQLNH đi hết cam kết với 2 lần

điều chỉnh, mỗi lần tăng 1%, quy

định tỷ giá BQLNH ở mức 21.673

USD/VND.

Ngày 11/8/2015, trước quyết sách gây sốc thị trường của Trung quốc trong việc thay

đổi kỹ thuật tính toán tỷ giá tham chiếu của đồng CNY, NHNN đã quyết định thực hiện 02 liệu

pháp mạnh chỉ trong vòng 1 tuần (12 – 19/8), đó là điều chỉnh tăng tiếp 1% tỷ giá BQLNH, lên

mức 21.890 USD/VND và nới lỏng biên độ giao dịch từ +- 1% lên +- 3% nhằm tạo ra “khoảng

không linh hoạt” cho tỷ giá trước những tác động bất lợi của thị trường quốc tế, chủ động dẫn

dắt thị trường, xóa bỏ tâm lý đầu cơ, đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.

Tiếp đến, khi thị trường ngoại hối quay trở lại căng thẳng từ giữa tháng 11 và đặc biệt

tăng nhanh kể từ ngày 14/12/2015, lên kịch trần biên độ 22.547 trên thị trường liên ngân hàng

và tăng mạnh lên 22.700/730 trên thị trường tự do (tăng 70 đồng trong vòng 01 tuần), NHNN

đã nhìn nhận rằng sự biến động này chủ yếu là do yếu tố tâm lý và thị trường sẽ tự điều tiết để

quay trở lại trạng thái ổn định, đặc biệt khi diễn biến cung cầu ngoại tệ thực của nền kinh tế

trong Quý IV không có dấu hiệu mất cân đối25. Mặc dù vậy, vào ngày cuối cùng của năm, để

tạo điều kiện cho tỷ giá biến động linh hoạt hàng ngày theo diễn biến cung cầu ngoại tệ trong

nước và những biến động trên thị trường thế giới nhưng vẫn đảm bảo được vai trò quản lý của

NHNN theo định hướng điều hành CSTT, NHNN đã ban hành Quyết định số 2730/QĐ-NHNN

về việc công bố tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ, tỷ giá tính chéo của Đồng

Việt Nam với một số ngoại tệ khác – đây là một bước đi tiếp theo trong các biện pháp đồng bộ

được NHNN thực hiện nhằm thực hiện mục tiêu xuyên suốt là nâng cao vị thế của Đồng Việt

25 Cán cân thương mại trở lại xuất siêu trong tháng 10 (500 triệu USD) và tháng 11 (260 triệu USD). Vốn FDI giải ngân duy trì xu hướng

tăng đều đặn, tính chung cả năm 2015 đạt 14,5 tỷ USD. Nguồn kiều hối về Việt Nam vẫn duy trì mức tăng khá. Trong khi đó, một số khoản

nợ vay ngoại tệ đã được tất toán trước hạn trong tháng 8 – 9 sau khi NHNN điều chỉnh tỷ giá.

Hình 29. Diễn biến tỷ giá USD/VND

Nguồn: NHNN, tự tổng hợp

Tỷ giá BQLNH Tỷ giá bán NHTM Tỷ giá bán tự do

Page 16: SỐ 03 - THÁNG 12/2015 - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/01/Bản-tin... · này trong tháng 12 đã đạt mức cao nhất trong năm

SỐ 03 - THÁNG 12/2015 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ NĂM 2015 15

Nam, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ hoạt động

sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, trong năm 2015, NHNN cũng tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, bán

ngoại tệ can thiệp để ổn định tỷ giá và điều hành chính sách lãi suất hợp lý theo hướng đảm bảo

lợi tức nắm giữ VND, đặc biệt là việc đưa lãi suất huy động USD của cả tổ chức và cá nhân về

mức 0% vào ngày 17/12/2015 nhằm hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ, khuyến khích doanh

nghiệp bảo hiểm rủi ro tỷ giá thông qua việc sử dụng các công cụ phái sinh. Nhờ đó, sau những

lần điều chỉnh của NHNN, thị trường ngoại tệ phản ứng tương đối tốt, tỷ giá tương đối ổn định,

vào thời điểm cuối tháng 12, tỷ giá niêm yết của Vietcombank giao dịch ở mức 22.450 (mua

vào)/22.540 (bán ra) và tỷ giá tự do giao dịch ở mức 22.570 (mua vào)/22.660 (bán ra).

Thị trường vàng trầm lắng, giá

vàng đã giảm mạnh so với năm 2014

Trong năm 2015, thị trường vàng

cũng trải qua 02 đợt biến động đáng chú ý

vào tháng 2 do nhu cầu tâm linh (mua vàng

cầu may vào ngày Thần tài mồng 10 tháng

Giêng âm lịch) và tháng 8 do tác động của

sự lên giá của đồng USD trên thị trường

quốc tế, thời gian còn lại thị trường diễn

biến đi ngang hoặc suy giảm. Tính đến thời điểm cuối năm giá vàng đã giảm 2,4 triệu đồng một

lượng so với đầu năm, chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế còn khoảng 3,79 triệu

đồng/lượng, giảm khoảng 165 nghìn/lượng so với cuối năm 2014, hiện tại giá vàng miếng SJC

giao dịch ở mức 32,38 – 32,73 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra)

5/ Thị trường chứng khoán

Trong năm 2015, thị trường đã trải qua nhiều thăng trầm với các đợt biến động đáng chú

ý trải đều qua hầu hết các quý của năm. Diễn biến của thị trường chịu tác động mạnh từ các yếu

bên ngoài (chứng khoán Trung quốc, điều hành lãi suất của Mỹ, bất ổn giá dầu, dịch chuyển

của dòng vốn,…) bên cạnh những tác động từ các chính sách điều hành của các cơ quan quản

lý Nhà nước như (Nghị định 60; Thông tư 36,…). Kết thúc năm, mặc dù chỉ tăng hơn 6%, thấp

hơn mức tăng của năm 2014 (hơn 8%) nhưng chỉ số VN-Index vẫn giúp Việt Nam trở thành thị

trường chứng khoán hoạt động tốt trong khu vực Đông Nam Á26. Trung bình thanh khoản năm

nay trên cả 2 sàn chỉ đạt khoảng 2.500 tỷ đồng, sụt giảm 19,2% so với năm 2014. Vốn hóa toàn

thị trường ghi nhận ở mức 58 tỷ USD, tăng 14,35% so với cùng kỳ 2014.

Hình 35. Diễn biến chỉ số VN-Index và HNX-Index trong năm 2015 (điểm)

VN Index HNX Index

26 Việt Nam là thị trường hoạt động tốt đứng thứ tư trong năm 2015 sau các thị trường New Zealand (tăng 13,6%), Trung Quốc (tăng 9,3%) và

Nhật Bản (tăng 9,1%).

Hình 30. Diễn biến giá vàng trong nước và quốc tế

Nguồn: NHNN, tự tổng hợp

Tri

ệu đ

ồn

g

Giá vàng trong nước Giá vàng thế giới

Page 17: SỐ 03 - THÁNG 12/2015 - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/01/Bản-tin... · này trong tháng 12 đã đạt mức cao nhất trong năm

SỐ 03 - THÁNG 12/2015 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ NĂM 2015 16

Nguồn: Reuters 12/2015

Page 18: SỐ 03 - THÁNG 12/2015 - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/01/Bản-tin... · này trong tháng 12 đã đạt mức cao nhất trong năm

SỐ 03 - THÁNG 12/2015 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ NĂM 2015 17

Những quy định về công bố thông tin

Chứng nhận của tác giả

Những quan điểm, nhận định, dự báo trong báo cáo này phản ánh ý kiến chủ quan của Phòng

nghiên cứu và phát triển NHTW và Nhóm nghiên cứu kinh tế vĩ mô thuộc Viện CLNH.

Tài liệu này được thực hiện và phân phối bởi Viện Chiến lược Ngân hàng (BSI) – Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam, chỉ nhằm mục đích cung cấp tài liệu tham khảo cho các khách hàng hoặc

đối tác đặc biệt của BSI, không nhằm mục đích thương mại và xuất bản, dù thông qua báo chí

hay các phương tiện truyền thông khác. Các khuyến nghị trong báo cáo mang tính gợi ý và

không nên coi như lời tư vấn cho bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào.

Các thông tin cần chú ý khác

Báo cáo được xuất bản vào ngày 11 tháng 01 năm 2016. Tất cả những thông tin nêu trong báo

cáo phân tích đều đã được thu thập, đánh giá với mức cẩn trọng tối đa có thể. Tuy nhiên, do các

nguyên nhân chủ quan và khách quan từ các nguồn thông tin công bố, các tác giả không đảm

bảo về tính xác thực của các thông tin được đề cập trong báo cáo phân tích cũng như không cập

nhật những thông tin trong báo cáo sau thời điểm báo cáo này được phát hành.

Mọi đóng góp và trao đổi vui lòng gửi về: Viện Chiến lược Ngân hàng, Tầng 7 Tòa nhà NHNN,

25 Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Email: [email protected].