số ra ngày 31/3/2019 · 2019-04-04 · số ra ngày 31/3/2019 2 tÌnh hÌnh chung thị...

36
Số ra ngày 31/3/2019 Đơn vị thực hiện: - Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương Tel: 024.22205440; Email: [email protected]; [email protected]; - Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương Tel: 024.22192875; Email: [email protected] Mọi thông tin phản hồi xin liên hệ theo số điện thoại và email trên. Giấy phép xuất bản số: 56/GP- XBBT ngày 28/08/2018 TÌNH HÌNH CHUNG...................................................................................2 THỊ TRƯỜNG CAO SU .............................................................................3 1. Thị trường thế giới...................................................................................3 2. Thị trường cao su trong nước..................................................................5 3. Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam..............................................5 4. Thị phần cao su của Việt Nam tại Ấn Độ .............................................................. 7 THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ .............................................................................8 1. Thị trường cà phê thế giới......................................................................8 2. Thị trường cà phê trong nước, giá giảm sâu....................................9 3. Xuất khẩu cà phê quý I/2019 giảm so với cùng kỳ năm 2018.................10 4. Dung lượng thị trường nhập khẩu cà phê Nhật Bản năm 2018 và thị phần của Việt Nam...............................................................................10 THỊ TRƯỜNG HẠT ĐIỀU..........................................................................13 1. Thị trường hạt điều thế giới..................................................................13 2 Giá hạt điều trong nước giảm mạnh............................................13 3. Tháng 3/2019, giá xuất khẩu trung bình hạt điều giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2018.....................................................................................13 4. Dung lượng thị trường nhập khẩu hạt điều Hoa Kỳ tháng 1/2019 và thị phần của Việt Nam.....................................................................14 THỊ TRƯỜNG CHÈ...................................................................................16 1. Thị trường thế giới................................................................................16 2. Tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam..............................................16 3. Dung lượng thị trường nhập khẩu chè Pa-ki-xtan và thị phần của Việt Nam ..17 THỊ TRƯỜNG SẮN VÀ SẢN PHẨM TỪ SẮN..........................................20 1. Thị trường thế giới..................................................................................20 2. Thị trường trong nước............................................................................21 3. Tình hình xuất khẩu................................................................................22 THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN.........................................................................24 1. Thị trường thủy sản thế giới....................................................................24 2. Thị trường trong nước..........................................................................25 3. Tình hình xuất khẩu..............................................................................25 4. Dung lượng thị trường tôm EU và thị phần của Việt Nam............26 THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ................................................28 1. Thị trường gỗ và sản phẩm gỗ thế giới.................................................28 2.Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.......................................29 3. Dung lượng thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ Hoa Kỳ và thị phần của Việt Nam.............................................................................30 TIN CHÍNH SÁCH/CHUYÊN ĐỀ.............................................................33 Công bố Danh sách 38 cảng cá được chỉ định để xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác....................................................................................33 In-đô-nê-xi-a và Úc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (CEPA) ....35

Upload: others

Post on 21-Jan-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Số ra ngày 31/3/2019 · 2019-04-04 · Số ra ngày 31/3/2019 2 TÌNH HÌNH CHUNG Thị trường thế giới - Cao su: Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế

Số ra ngày 31/3/2019

Đơn vị thực hiện:

- Cục Xuất nhập khẩu,

Bộ Công Thương

Tel: 024.22205440;

Email:

[email protected];

[email protected];

- Trung tâm Thông tin

Công nghiệp và Thương

mại, Bộ Công Thương

Tel: 024.22192875;

Email: [email protected]

Mọi thông tin phản hồi xin

liên hệ theo số điện thoại

và email trên.

Giấy phép xuất bản số:

56/GP- XBBT

ngày 28/08/2018

TÌNH HÌNH CHUNG...................................................................................2THỊ TRƯỜNG CAO SU .............................................................................31. Thị trường thế giới...................................................................................32. Thị trường cao su trong nước..................................................................53. Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam..............................................54. Thị phần cao su của Việt Nam tại Ấn Độ..............................................................7THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ .............................................................................81. Thị trường cà phê thế giới......................................................................82. Thị trường cà phê trong nước, giá giảm sâu....................................93. Xuất khẩu cà phê quý I/2019 giảm so với cùng kỳ năm 2018.................104. Dung lượng thị trường nhập khẩu cà phê Nhật Bản năm 2018 vàthị phần của Việt Nam...............................................................................10THỊ TRƯỜNG HẠT ĐIỀU..........................................................................131. Thị trường hạt điều thế giới..................................................................132 Giá hạt điều trong nước giảm mạnh............................................133. Tháng 3/2019, giá xuất khẩu trung bình hạt điều giảm mạnh so vớicùng kỳ năm 2018.....................................................................................134. Dung lượng thị trường nhập khẩu hạt điều Hoa Kỳ tháng 1/2019và thị phần của Việt Nam.....................................................................14THỊ TRƯỜNG CHÈ...................................................................................161. Thị trường thế giới................................................................................162. Tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam..............................................163. Dung lượng thị trường nhập khẩu chè Pa-ki-xtan và thị phần của Việt Nam ..17THỊ TRƯỜNG SẮN VÀ SẢN PHẨM TỪ SẮN..........................................201. Thị trường thế giới..................................................................................202. Thị trường trong nước............................................................................213. Tình hình xuất khẩu................................................................................22THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN.........................................................................241. Thị trường thủy sản thế giới....................................................................242. Thị trường trong nước..........................................................................253. Tình hình xuất khẩu..............................................................................254. Dung lượng thị trường tôm EU và thị phần của Việt Nam............26THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ................................................281. Thị trường gỗ và sản phẩm gỗ thế giới.................................................282.Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.......................................293. Dung lượng thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ Hoa Kỳ và thị phần của Việt Nam.............................................................................30TIN CHÍNH SÁCH/CHUYÊN ĐỀ.............................................................33Công bố Danh sách 38 cảng cá được chỉ định để xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác....................................................................................33In-đô-nê-xi-a và Úc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (CEPA)....35

Page 2: Số ra ngày 31/3/2019 · 2019-04-04 · Số ra ngày 31/3/2019 2 TÌNH HÌNH CHUNG Thị trường thế giới - Cao su: Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế

Số ra ngày 31/3/2019 2

TÌNH HÌNH CHUNG

Thị trường thế giới- Cao su: Tháng 3/2019, giá cao su

trên thị trường thế giới giảm do nhu cầu thấp.

- Cà phê: Giá cà phê trên thị trường thế giới tháng 3/2019 giảm so với tháng trước đó.

- Hạt điều: Tháng 3/2019, giá hạt điều tại Ấn Độ ổn định so với tháng 2/2019.

- Chè: Xuất khẩu chè của Xri Lan-ca tăng 10,5% trong 2 tháng đầu năm 2019.

- Sắn và sản phẩm từ sắn: Tháng 3/2019, Thái Lan tăng giá sàn xuất khẩu sắn và giá chào xuất khẩu tinh bột sắn.

- Thủy sản: Năm 2018, ngành nuôi trồng thủy sản của Bra-xin tăng 4,5% so với năm 2017. Nhu cầu hải sản của Trung Quốc tăng do dịch tả lợn châu Phi (ASF) bùng phát.

- Gỗ và sản phẩm gỗ: Thị trường đồ nội thất thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ hàng năm khoảng 8% và đạt gần 347 tỷ USD vào năm 2023.

Thị trường trong nước- Cao su: Giá cao su trong nước giảm

theo giá thế giới. Xuất khẩu cao su tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Ấn Độ tiếp tục đẩy mạnh nhập khẩu cao su tự nhiên từ Việt Nam, thị phần cao su Việt Nam tăng.

- Cà phê: Giá cà phê nhân xô trong nước tháng 3/2019 giảm theo xu hướng giá thế giới. Nhật Bản tăng mạnh nhập khẩu cà phê từ Bra-xin, giảm nhập khẩu từ Việt Nam.

- Hạt điều: Giá hạt điều tươi trong nước tháng 3/2019 tăng nhẹ so với tháng 2/2019; giá hạt điều khô giảm. Tháng 1/2019, thị phần hạt điều Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng.

- Chè: Giá xuất khẩu chè bình quân trong tháng 3/2019 ước đạt 1.778 USD/tấn, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2018. Thị phần chè Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Pa-ki-xtan giảm.

- Sắn và sản phẩm sắn: Giá sắn trong nước cuối tháng 3/2019 tăng nhẹ so với đầu tháng.

- Thủy sản: Giá cá tra nguyên liệu trong nước giảm xuống 22.500 – 24.000 đ/kg. Lượng xuất khẩu cá tra và tôm trong 2 tháng đầu năm 2019 giảm so với cùng kỳ năm 2018. Năm 2018, thị phần tôm Việt Nam trong tổng nhập khẩu của EU tăng.

- Gỗ và sản phẩm gỗ: Thị phần đồ nội thất bằng gỗ Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng mạnh. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 3 tháng đầu năm 2019 ước tăng 17% so với cùng kỳ năm 2018.

Page 3: Số ra ngày 31/3/2019 · 2019-04-04 · Số ra ngày 31/3/2019 2 TÌNH HÌNH CHUNG Thị trường thế giới - Cao su: Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế

Số ra ngày 31/3/20193

THỊ TRƯỜNG CAO SU

- Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế giới giảm.- Giá cao su trong nước giảm theo giá thế giới.- Xuất khẩu cao su tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.- Ấn Độ tiếp tục đẩy mạnh nhập khẩu cao su tự nhiên từ Việt Nam, thị phần cao su Việt Nam tăng.

1. Thị trường thế giớiTrong tháng 3/2019, giá cao su trên

thị trường thế giới biến động theo xu hướng giảm, cụ thể:

+ Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), tháng 3/2019 giá cao su biến

động mạnh. Giá đạt mức cao nhất trong hơn 1 năm qua vào ngày 05/3/2019 đạt 198,3 Yên/kg, sau đó giảm mạnh. Chốt phiên giao dịch ngày 29/3/2019, giá cao su giao kỳ hạn tháng 4/2019 ở mức 172,8 Yên/kg (tương đương 1,56 USD/kg), giảm 9,1% so với cuối tháng 2/2019.

Nguồn: Tocom.or.jp+ Tại Thượng Hải, giá cao su giao

kỳ hạn tháng 4/2019 đạt mức cao nhất vào ngày 04/3/2019 là 12.630 NDT/tấn (tương đương 1,88 USD/kg), sau đó giảm mạnh. Chốt phiên giao dịch ngày

29/3/2019, giá cao su kỳ hạn giao tháng 4/2019 giao dịch ở mức 11.400 NDT/tấn (tương đương 1,69 USD/kg), giảm 6,9% so với cuối tháng 2/2019.

Page 4: Số ra ngày 31/3/2019 · 2019-04-04 · Số ra ngày 31/3/2019 2 TÌNH HÌNH CHUNG Thị trường thế giới - Cao su: Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế

Số ra ngày 31/3/2019 4

THỊ TRƯỜNG CAO SU

Nguồn: shfe.com.cn+ Tại Thái Lan, tháng 3/2019, giá cao

su RSS3 có nhiều biến động, giá tăng giảm liên tục, so với cuối tháng 2/2019 giá tăng nhẹ. Ngày 28/3/2019 giá cao

su RSS 3 chào bán ở mức 53,1 Baht/kg (tương đương 1,67 USD/kg), tăng 2,1% so với cuối tháng 2/2019.

Nguồn: thainr.comGiá cao su giảm do nhu cầu chậm và

nhà đầu tư đẩy mạnh bán ra trước khi Trung Quốc giảm thuế giá trị gia tăng vào ngày 01/4/2019. Doanh số bán ô tô tháng 2/2019 tại Trung Quốc giảm 13,8% so với cùng kỳ năm 2018, đánh dấu tháng giảm thứ 8 liên tiếp. Bên cạnh đó, việc Thái Lan dự kiến sẽ hoãn thực hiện kế hoạch hạn chế xuất khẩu hàng hóa thêm hơn một tháng cũng tác động lên thị trường. Xuất khẩu cao su của Thái Lan tiếp tục tăng. Theo Cơ quan Hải quan Thái Lan, tháng 2/2019, xuất khẩu cao su của Thái Lan đạt 467,69 nghìn tấn, trị giá 18,85 tỷ Baht

(tương đương 592,61 triệu USD), tăng 3,7% về lượng nhưng giảm 7,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu cao su chính của Thái Lan. Trong tháng 2/2019, xuất khẩu cao su của Thái Lan sang Trung Quốc đạt 269,24 nghìn tấn, trị giá 10,69 tỷ Baht (tương đương 336,12 triệu USD), tăng 3,4% về lượng nhưng giảm 8,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 57,6% thị phần xuất khẩu cao su của Thái Lan, giảm nhẹ so với mức 57,7% của cùng kỳ năm 2018. Lũy kế 2 tháng

Page 5: Số ra ngày 31/3/2019 · 2019-04-04 · Số ra ngày 31/3/2019 2 TÌNH HÌNH CHUNG Thị trường thế giới - Cao su: Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế

Số ra ngày 31/3/20195

THỊ TRƯỜNG CAO SU

đầu năm 2019 Thái Lan xuất khẩu được 913,33 nghìn tấn cao su, trị giá 37,04 tỷ Baht (tương đương 1,16 tỷ USD), tăng 0,7% về lượng nhưng giảm 10,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 480,32 nghìn tấn, trị giá 19,25 tỷ Baht (tương đương với 605,36 triệu USD), giảm 1,7% về lượng và giảm 13,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Trong 2 tháng đầu năm 2019, Thái Lan xuất khẩu được 586,08 nghìn tấn cao su tự nhiên (mã HS: 4001) giảm 5,6% so với cùng kỳ năm 2018, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, Ma-lai-xi-a và Nhật Bản, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 199,91 nghìn tấn, chiếm 34,1% lượng cao su tự nhiên xuất khẩu của Thái Lan. Lượng cao su tổng hợp (mã HS: 4002) xuất khẩu của Thái Lan đạt 298,39 nghìn tấn, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm 2018, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, Ma-lai-xi-a và Nhật Bản, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 88,4% lượng cao su tổng hợp xuất khẩu của Thái Lan với 236,76 nghìn tấn, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2018. (Tỷ giá: 1 Baht = 0,03144 USD).

2. Thị trường trong nướcTháng 3/2019, giá mủ cao su nguyên

liệu tại Bình Phước, Bình Dương và Tây Ninh có xu hướng giảm theo thị trường thế giới. Ngày 29/3/2019, tại

Đắk Lắk giá thu mua mủ cao su nước tại vườn và nhà máy đạt lần lượt 233 đ/độ TSC và 238 đ/độ TSC, giảm 27 đ/độ TSC so với cuối tháng 2/2019.

3. Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam

Theo ước tính, xuất khẩu cao su trong tháng 3/2019 đạt 110 nghìn tấn, trị giá 152 triệu USD, tăng 38,3% về lượng và tăng 44,5% về trị giá so với tháng 2/2019, tăng 43,5% về lượng và tăng 32,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; giá xuất khẩu bình quân giảm 7,6% so với cùng kỳ năm 2018 xuống còn 1.318 USD/tấn. Tính chung 3 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su ước đạt 347 nghìn tấn, trị giá 457 triệu USD, tăng 32% về lượng và tăng 17,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 2/2019, xuất khẩu hầu hết các chủng loại cao su đều tăng so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xuất khẩu cao su tổng hợp đạt 42,52 nghìn tấn, trị giá 56,2 triệu USD, tăng 102,3% về lượng và tăng 79,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 53,5% trong tổng khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam trong tháng. Cao su Skim block xuất khẩu tăng 2.366%, cao su SVR 20 xuất khẩu tăng 315,6%, cao su SVR 3L tăng 42,9%... Ngược lại, lượng cao su CVR 5 xuất khẩu giảm 30%, SVR CV 50 xuất khẩu giảm 7,6%…

Chủng loại cao su xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2019

Chủng loại

Tháng 2/2019 So với tháng 2/2018 (%) 2 tháng 2019

So với 2 tháng 2018

(%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá

Cao su tổng hợp 42.524 56.202 102,6 79,3 134.084 173.227 56,3 36,8

SVR 3L 11.335 16.020 42,6 26,4 31.170 42.713 17,9 2,8SVR 10 7.027 9.215 20,5 6,3 20.428 25.976 -14,3 -24,3Latex 5.827 5.270 38,6 17,6 17.138 15.107 36,4 12,7

Page 6: Số ra ngày 31/3/2019 · 2019-04-04 · Số ra ngày 31/3/2019 2 TÌNH HÌNH CHUNG Thị trường thế giới - Cao su: Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế

Số ra ngày 31/3/2019 6

THỊ TRƯỜNG CAO SU

Chủng loại

Tháng 2/2019 So với tháng 2/2018 (%) 2 tháng 2019

So với 2 tháng 2018

(%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá

SVR CV60 4.745 6.948 -7,7 -18,1 12.397 17.632 -11,1 -22,5RSS3 4.181 6.003 27,9 15,6 11.134 15.623 -20,5 -28,5SVR CV50 1.270 1.918 35 22,8 3.113 4.531 -13,7 -23,4SVR 20 942 1.253 315,3 2.975 3.860 271 204Cao su hỗn hợp 770 1.281 37,9 20,1 1.655 3.074 19,2 19,5

RSS1 389 586 34,7 21 1.190 1.788 70,5 56,5SVR 5 141 216 -30,1 -35,6 446 645 121,2 92,3Skim block 31 32 2.3606 1.903 71 69 -83,3 -86,5SVR CV40 20 32 101 150Loại khác 298 155 -37,2 19,1 808 425 -50 -6,1

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quanTháng 2/2019, giá xuất khẩu các

chủng loại cao su đều giảm so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, cao su SVR 20 có giá xuất khẩu bình quân giảm mạnh

nhất, giảm 19,5%, kế đến là cao su Skim block giảm 18,6%, giá cao su hỗn hợp giảm 12,9%, SVR 10 giảm 11,8%, Latex giảm 15,1%...

Giá xuất khẩu bình quân các chủng loại cao su của Việt Nam trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2019

Đơn vị tính: USD/tấn

Chủng loại Tháng 2/2019

So với tháng

1/2019 (%)

So với tháng 2/2018

(%)

2 tháng năm 2019

So với 2 tháng năm 2018 (%)

Cao su tổng hợp 1.322 3,4 -11,5 1.292 -12,4SVR 3L 1.413 5,0 -11,3 1.370 -12,8SVR 10 1.311 4,8 -11,8 1.272 -11,6Latex 904 4,0 -15,1 881 -17,4SVR CV60 1.464 4,9 -11,3 1.422 -12,8RSS3 1.436 3,8 -9,6 1.403 -10,1SVR 20 1.330 3,7 -19,5 1.297 -18,1SVR CV50 1.510 6,6 -9,0 1.455 -11,3Cao su hỗn hợp 1.664 -17,9 -12,9 1.857 0,3RSS1 1.508 0,6 -10,2 1.502 -8,2SVR 5 1.533 8,9 -8,0 1.447 -13,1Skim block 1.026 10,6 -18,6 970 -19,5loại khác 521 -1,6 89,7 526 87,6

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan

Page 7: Số ra ngày 31/3/2019 · 2019-04-04 · Số ra ngày 31/3/2019 2 TÌNH HÌNH CHUNG Thị trường thế giới - Cao su: Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế

Số ra ngày 31/3/20197

THỊ TRƯỜNG CAO SU4. Thị phần cao su của Việt Nam

tại Ấn ĐộTheo Bộ Thương mại Ấn Độ, trong

tháng 01/2019 Ấn Độ nhập khẩu 90,49 nghìn tấn cao su, trị giá 162,28 triệu USD, tăng 2,2% về lượng, nhưng giảm 0,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, chủ yếu nhập khẩu từ In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Hàn Quốc... Trong tháng 01/2019, Ấn Độ tăng cường nhập khẩu cao su từ Ma-lai-xi-a (tăng 308,8%), Xin-ga-po (tăng 277,9%), Bờ Biển Ngà (tăng 118,8%) và Việt Nam (tăng 53,6%). Trong đó, Ấn Độ nhập khẩu cao su từ Việt Nam đạt 12,89 nghìn tấn, trị giá 17,84 triệu USD, tăng 53,6% về lượng và tăng 37,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng nhập khẩu cao su của Ấn Độ cũng tăng từ 9,5% trong tháng 01/2018 lên 14,2% trong tháng 01/2019.

Trong tháng 01/2019, nhập khẩu cao su tự nhiên (mã HS: 4001) của Ấn Độ đạt

43,48 nghìn tấn, trị giá 61,02 triệu USD, tăng 5,1% về lượng, nhưng giảm 6,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Cao su tự nhiên chiếm 48,1% trong lượng cao su nhập khẩu của Ấn Độ. Ấn Độ nhập khẩu cao su tự nhiên chủ yếu từ các thị trường: In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Ma-lai-xi-a... Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp mặt hàng cao su tự nhiên lớn thứ 2 cho Ấn Độ, với thị phần chiếm 29,5% trong tổng lượng nhập khẩu của Ấn Độ. Tháng 1/2019, Ấn Độ tiếp tục đẩy mạnh nhập khẩu cao su tự nhiên từ Việt Nam với tốc độ tăng trưởng đạt 54%, lên 12,85 nghìn tấn.

Tháng 01/2019, Ấn Độ nhập khẩu 40,63 nghìn tấn cao su tổng hợp (mã HS: 4002), trị giá 90,44 triệu USD, giảm 1,9% về lượng, nhưng tăng 4,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, cao su tổng hợp của Việt Nam mới chỉ chiếm một lượng nhỏ, chiếm 0,1% trong nhập khẩu của Ấn Độ.

10 thị trường cung cấp cao su chính cho Ấn Độ trong tháng 01/2019(mã HS: 4001, 4002, 4003, 4005; tỷ trọng tính theo lượng)

Thị trường

Tháng 1/2019 So với tháng 1/2018 (%) Tỷ trọng (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (triệu USD)

Lượng Trị giá Tháng 1/2018

Tháng 1/2019

Tổng 90.486 162,38 2,2 -0,9 100,0 100,0 In-đô-nê-xi-a 17.977 25,61 -15,4 -22,6 24,0 19,9 Việt Nam 12.889 17,84 53,6 37,4 9,5 14,2 Hàn Quốc 12.200 22,12 -9,3 -8,3 15,2 13,5 Xin-ga-po 7.577 16,04 277,9 271,3 2,3 8,4 Nga 5.178 10,35 -41,7 -34,8 10,0 5,7 Ma-lai-xi-a 5.137 7,93 308,8 238,9 1,4 5,7 Thái Lan 4.908 8,25 -49,1 -51,6 10,9 5,4 Hoa Kỳ 4.276 7,15 -21,5 -38,0 6,2 4,7 Bờ Biển Ngà 3.528 4,7 118,8 92,6 1,8 3,9 Nhật Bản 3.158 12,66 -8,9 7,5 3,9 3,5

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Bộ Thương mại Ấn Độ.

Page 8: Số ra ngày 31/3/2019 · 2019-04-04 · Số ra ngày 31/3/2019 2 TÌNH HÌNH CHUNG Thị trường thế giới - Cao su: Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế

Số ra ngày 31/3/2019 8

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ

- Tháng 3/2019, giá cà phê trên thị trường thế giới giảm.

- Giá cà phê nhân xô trong nước tháng 3/2019 giảm theo xu hướng giá thế giới.

- Xuất khẩu cà phê quý I/2019 giảm so với cùng kỳ năm 2018.

- Nhật Bản tăng mạnh nhập khẩu cà phê từ Bra-xin, giảm nhập khẩu từ Việt Nam.

1. Thị trường cà phê thế giớiTháng 3/2019, giá cà phê Robusta

và Arabica giao kỳ hạn giảm so với ngày 28/2/2019. Cụ thể:

+ Trên sàn giao dịch London, ngày 30/3/2019 cà phê Robusta giao kỳ hạn

tháng 5/2019 giảm 5,9% so với ngày 28/2/2019, xuống mức 1.456 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 7/2019 và tháng 9/2019 giảm lần lượt 5,2% và 4,8% so với ngày 28/2/2019, xuống mức 1.471 USD/tấn và 1.488 USD/tấn.

Diễn biến giá cà phê Robusta giao kỳ hạn trong tháng 3/2019(ĐVT: USD/tấn)

1,450

1,500

1,550

1/3 4/3 5/3 6/3 7/3 8/3 9/3 11/3

12/3

13/3

14/3

15/3

18/3

19/3

20/3

21/3

22/3

25/3

26/3

27/3

28/3

3/29

3/30/1

9

Kỳ hạn Tháng 5/2019Kỳ hạn Tháng 7/2019

Nguồn: Sàn giao dịch London+ Trên sàn giao dịch New York, ngày

30/3/2019 cà phê Arabica giao kỳ hạn tháng 5/2019 và tháng 9/2019 giảm 4,5% so với ngày 28/2/2019, xuống còn

94,5 Uscent/lb và 99,75 Uscent/lb; kỳ hạn giao tháng 7/2019 giảm 4,6% xuống còn 97,05 Uscent/lb.

+ Trên sàn BMF của Bra-xin, ngày

Page 9: Số ra ngày 31/3/2019 · 2019-04-04 · Số ra ngày 31/3/2019 2 TÌNH HÌNH CHUNG Thị trường thế giới - Cao su: Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế

Số ra ngày 31/3/20199

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ

30/3/2019 giá cà phê Arabica giao kỳ hạn tháng 5/2019 và tháng 7/2019 giảm 0,4% và 3,4% so với ngày 28/2/2019, xuống còn 115 Uscent/lb và 117,15 Uscent/lb; kỳ hạn giao tháng 9/2019 giảm 2,2%, xuống còn 120,95 Uscent/lb.

+ Tại cảng thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30/3/2019, giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% giao dịch ở mức 1.381 USD/tấn, trừ lùi 75 USD/tấn, giảm 5,6% so với ngày 28/2/2019.

Tháng 3/2019, thị trường cà phê toàn cầu vẫn chịu áp lực dư cung, giá giảm. Theo thống kê của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), trong 4 tháng đầu niên vụ 2018/19, xuất khẩu cà phê của Việt Nam dự kiến tăng 6,1% lên 9,5 triệu bao trong khi xuất khẩu của In-đô-nê-xi-a giảm 27,6%, xuống còn 1,7 triệu bao và Ấn Độ giảm 19% xuống 1,54 triệu bao. Tuy nhiên, sản lượng cà phê Việt Nam trong giai đoạn này ước tính giảm 3,4% xuống còn 29,5 triệu bao do thời tiết xấu.

Sản lượng của Ấn Độ ước tính cũng giảm 10,5% xuống còn 5,2 triệu bao do lũ lụt vào cuối mùa hè năm 2018, trong khi sản lượng của In-đô-nê-xi-a dự báo tăng 5,7%, đạt 11,1 triệu bao.

Xuất khẩu cà phê Robusta trong tháng 2/2019 của In-đô-nê-xi-a tăng 39.154 bao (tương đương mức tăng 41,1%) so với cùng kỳ năm 2018, đạt 134.512 bao. Lũy kế xuất khẩu cà phê Robusta của In-đô-nê-xi-a trong 5 tháng đầu tiên của niên vụ cà phê 2018/19 đạt tổng cộng 889.852 bao, giảm 306.467 bao (tương đương mức giảm 25,6%) so với cùng kỳ niên vụ cà phê 2017/2018.

Về dài hạn, giá cà phê toàn cầu sẽ phục hồi trở lại. Hiện mức giá thấp kéo dài đã khiến nông dân trồng cà phê trên thế giới không mặn mà đầu tư chăm bón vụ tới nên dự kiến xu hướng thặng dư nhẹ trên toàn cầu có thể chuyển sang thiếu hụt.

2. Thị trường cà phê trong nước, giá giảm sâu

Những năm gần đây, diện tích trồng cà phê Robusta đang được mở rộng ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ... Cà phê Arabica cũng phát triển ở tỉnh Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang.

Thị trường cà phê Việt Nam cũng chịu tác động mạnh do áp lực dư cung khiến giá cà phê toàn cầu liên tục giảm. Tháng 3/2019, giá cà phê nhân xô trong nước tiếp tục xu hướng giảm. Chốt phiên giao dịch ngày 30/3/2019, giá cà phê nhân xô giảm từ 2,3 - 4,8% so với ngày 28/2/2019, xuống mức thấp nhất là 31.400 đ/kg ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng; mức cao nhất 32.400 đ/kg tại huyện Cư M’gar tỉnh Đắk Lắk. Trong khi đó, tại các kho quanh khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30/3/2019, giá cà phê Robusta loại R1 giảm 2,3% so với ngày 28/2/2019, xuống mức 33.500 đ/kg.

Giá cà phê tại một số tỉnh/huyện khu vực khảo sát ngày 30/3/2019

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá (đ/kg)

So với ngày 28/2/2019 (%)

Tỉnh Lâm ĐồngBảo Lộc (Robusta) 31.500 -4,0Di Linh (Robusta) 31.700 -3,6Lâm Hà (Robusta) 31.400 -4,3Tỉnh Đắk LắkCư M’gar (Robusta) 32.400 -3,6Ea H’leo (Robusta) 32.300 -3,3Buôn Hồ (Robusta) 32.300 -3,3Tỉnh Gia Laila Grai (Robusta) 32.000 -4,8Tỉnh Đắk NôngGia Nghĩa (Robusta) 32.000 -4,2Tỉnh Kon TumĐắk Hà (Robusta) 32.200 -3,3TP. Hồ Chí MinhR1 33.500 -2,3

Nguồn: Tintaynguyen.com

Page 10: Số ra ngày 31/3/2019 · 2019-04-04 · Số ra ngày 31/3/2019 2 TÌNH HÌNH CHUNG Thị trường thế giới - Cao su: Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế

Số ra ngày 31/3/2019 10

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ

3. Xuất khẩu cà phê quý I/2019 giảm so với cùng kỳ năm 2018

Theo ước tính, xuất khẩu cà phê tháng 3/2019 đạt 160 nghìn tấn, trị giá 278 triệu USD, tăng 39% về lượng và tăng 39,3% về trị giá so với tháng 2/2019, nhưng giảm 24% về lượng và giảm 31,4% về trị giá so với tháng 3/2018. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cà phê đạt 477 nghìn tấn, trị giá 830 triệu USD, giảm 15,3% về lượng và giảm 23,8% về trị giá so với 3 tháng đầu năm 2018.

Giá xuất khẩu bình quân mặt hàng cà phê trong tháng 3/2019 đạt mức 1.738 USD/tấn, tăng 0,2% so với tháng 2/2019, nhưng giảm 9,7% so với tháng 3/2018. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2019, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng cà phê đạt mức 1.739 USD/tấn, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2018.

Về chủng loại: Tháng 2/2019, xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam đạt 100,6 nghìn tấn, trị giá 157 triệu USD, giảm 13,3% về lượng và giảm 24,8% về trị giá so với tháng 2/2018. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cà phê Robusta đạt 260,1 nghìn tấn, trị giá 408,3 triệu USD, giảm 11% về lượng và giảm 22,1% về trị giá so với 2 tháng đầu năm 2018. Trong khi đó, xuất khẩu cà phê chế biến 2 tháng đầu năm 2019 tăng 0,9% về lượng, nhưng giảm 13,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Giá xuất khẩu bình quân cà phê Robusta 2 tháng đầu năm 2019 đạt mức 1.569 USD/tấn, giảm 12,4% so với 2 tháng đầu năm 2018. Giá xuất khẩu bình quân cà phê chế biến đạt mức 4.894 USD/tấn, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Chủng loại cà phê xuất khẩu tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2019

Chủng loại

Tháng 2/2019 So với tháng 2/2018 (%) 2 tháng năm 2019 So với 2 tháng

năm 2018 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Giá TB (USD/tấn) Lượng Trị

giáGiá TB

Robusta 100.687 157.021 -13,3 -24,8 260.161 408.294 1.569 -11,0 -22,1 -12,4Arabica 3.995 8.586 -43,6 -50,1 13.178 27.733 2.104 -24,3 -34,8 -13,9Cà phê chế biến 2.047 11.043 10,1 1,4 5.459 26.714 4.894 0,9 -13,5 -14,2

Cà phê Excelsa 722 1.122 2.298 3.551 1.545

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan4. Dung lượng thị trường nhập

khẩu cà phê Nhật Bản năm 2018 và thị phần của Việt Nam

Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Nhật Bản, nhập khẩu cà phê của Nhật Bản 2 tháng đầu năm 2019 đạt 77,7 nghìn tấn, trị giá 24,11 tỷ Yen (tương đương 217,95 triệu USD), tăng 25,4% về lượng và tăng 10% về trị giá so với 2 tháng đầu năm 2018. Trong đó:

Nhật Bản nhập khẩu chủ yếu cà phê

Robusta nhân xô với lượng đạt 75,8 nghìn tấn, trị giá 21,89 tỷ Yen (tương đương 197,87 triệu USD), tăng 25,5% về lượng và tăng 11,4% về trị giá so với 2 tháng đầu năm 2018. Tính riêng tháng 2/2019, nhập khẩu cà phê Robusta nhân xô Nhật Bản đạt 42,9 nghìn tấn, trị giá 12,41 tỷ Yen (tương đương 112,22 triệu USD), tăng 48,9% về lượng và tăng 33,2% về trị giá so với tháng 2/2018. Trong khi đó, Nhật Bản giảm nhập khẩu các chủng loại cà phê khác.

Page 11: Số ra ngày 31/3/2019 · 2019-04-04 · Số ra ngày 31/3/2019 2 TÌNH HÌNH CHUNG Thị trường thế giới - Cao su: Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế

Số ra ngày 31/3/201911

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ

Chủng loại cà phê nhập khẩu vào Nhật Bản 2 tháng đầu năm 2019(tỷ giá 1 USD = 110,642 Yen)

Mã HS

Tháng 2/2019 So với tháng 2/2018 (%) 2 tháng năm 2019

So với 2 tháng năm 2018 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (triệu Yen)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá

Lượng (tấn)

Trị giá (triệu Yen)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá

0901.11-000 42.949 12.417 112.224 48,9 33,2 75.871 21.894 197.879 25,5 11,40901.12-000 93 51 464 -21,1 -33,8 250 132 1.189 -11,5 -28,00901.21-000 502 789 7.137 -7,0 -15,3 1.199 2.001 18.090 -2,7 -0,30901.22-000 15 25 230 -47,6 -48,3 51 81 734 -4,6 -5,40901.90-100 120 2 19 402 7 65

Nguồn: Cơ quan Hải quan Nhật Bản2 tháng đầu năm 2019, Nhật Bản

đẩy mạnh nhập khẩu cà phê từ Bra-xin, In-đô-nê-xi-a, Ta-da-ni-a, Goa-tê-ma-la, Pê-ru và Hon-đu-rát, trong khi giảm nhập khẩu từ các thị trường như Việt Nam, Cô-lôm-bi-a, E-ti-ô-pi-a.

Bra-xin là nguồn cung cà phê lớn nhất cho Nhật Bản trong 2 tháng đầu năm 2019 với lượng nhập khẩu đạt 32,3 nghìn tấn, trị giá 9,69 tỷ Yen (tương đương 87,62 triệu USD), tăng 84,7% về lượng và tăng 58,4% về trị giá so với 2 tháng đầu năm 2018, nhờ đó mà thị phần cà phê của

Bra-xin trong tổng lượng nhập khẩu Nhật Bản tăng mạnh từ 28,2% trong 2 tháng đầu năm 2018, lên tới 41,6%.

Việt Nam đứng ở vị trí nhà cung cấp cà phê lớn thứ 2 cho Nhật Bản, nhưng lượng nhập khẩu chỉ bằng 1/2 so với lượng nhập khẩu từ Bra-xin và tốc độ nhập khẩu giảm 1,7% về lượng và giảm 18,8% về trị giá, do đó cà phê Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu Nhật Bản giảm từ 26,7% thị phần 2 tháng đầu năm 2018, xuống còn 20,9% thị phần 2 tháng đầu năm 2019.

10 thị trường cung cấp cà phê lớn nhất cho Nhật Bản trong 2 tháng đầu năm 2019(HS 0901; Tỷ giá 1 USD = 110,642 Yen)

Thị trường2 tháng năm 2019 So với 2 tháng

năm 2018 (%)Thị phần tính theo

lượng (%)Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn Yen)

Trị giá (nghìn USD) Lượng Trị giá 2 tháng

năm 20192 tháng

năm 2018Bra-xin 32.322 9.694.940 87.624 84,7 58,4 41,6 28,2Việt Nam 16.293 3.028.878 27.375 -1,7 -18,8 20,9 26,7Cô-lôm-bi-a 8.625 3.116.771 28.170 -22,1 -27,3 11,1 17,8Ê-ti-ô-pi-a 5.467 1.687.329 15.250 -5,9 -10,5 7,0 9,4In-đô-nê-xi-a 4.731 1.448.749 13.094 14,2 4,8 6,1 6,7Ta-da-ni-a 3.146 979.710 8.855 67,1 42,1 4,0 3,0Goa-tê-ma-la 2.586 829.636 7.498 42,6 11,3 3,3 2,9Pê-ru 1.242 445.668 4.028 39,3 20,6 1,6 1,4Hon-đu-rát 1.193 386.033 3.489 324,3 330,1 1,5 0,5Hoa Kỳ 315 496.473 4.487 1,7 -1,2 0,4 0,5

Nguồn: Cơ quan Hải quan Nhật Bản

Page 12: Số ra ngày 31/3/2019 · 2019-04-04 · Số ra ngày 31/3/2019 2 TÌNH HÌNH CHUNG Thị trường thế giới - Cao su: Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế

Số ra ngày 31/3/2019 12

Mặc dù nhập khẩu cà phê Nhật Bản từ Việt Nam giảm trong 2 tháng đầu năm 2019, nhưng đây vẫn là thị trường đầy tiềm năng đối với ngành cà phê nước ta. Dư địa để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản còn rất lớn. Theo Hiệp hội thương mại cà phê Nhật Bản, nhập khẩu cà phê nhân xô Robusta Nhật Bản ngày càng gia tăng là do nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng hương vị cà phê ngon và có giá thành thấp hơn này.

Tại Nhật Bản, cà phê Robusta chủ yếu được sử dụng để sản xuất loại cà phê hòa tan và thường được bán theo

gói nhỏ, phổ biến trong các hộ gia đình có một hoặc hai thành viên, hiện là nhóm tiêu dùng có xu hướng tăng. Theo công ty sản xuất thực phẩm và đồ uống Ajinomoto, cà phê hòa tan phải có đủ vị mạnh, đậm đà và đắng để cân bằng với độ ngọt của bột kem và đường. Đó là lý do loại cà phê Robusta được ưa chuộng.

Bên cạnh đó, cà phê Robusta cũng đang giành được vị trí trong thị trường cà phê tự rang xay do các nhà cung cấp trộn chúng với loại cà phê Arabica để làm giảm giá thành. Cà phê Robusta cũng được sử dụng nhiều hơn ở các quán cà phê và trong sản phẩm của các thương hiệu riêng có giá bình dân cho các nhà

bán lẻ.Khoảng cách địa lý gần cũng tạo lợi

thế cho Việt Nam và cà phê Robusta của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản. Các tuyến tàu biển từ Việt Nam và các nhà sản xuất khác trong khu vực chỉ mất nửa thời gian so với cà phê Arabica từ các nước Mỹ La-tinh tới Nhật Bản. Và trong số các nhà sản xuất cà phê Đông Nam Á, Việt Nam có cơ sở sản xuất lớn hơn nên tạo được nguồn cung ổn định hơn.

Mặc dù cà phê Robusa chắc chắn không thể thay thế được hoàn toàn cà phê Arabica, nhưng trong thời gian tới sẽ

có sự gia tăng nhu cầu đối với các nhãn hiệu cà phê Arabica-Robusta.

Việt Nam đang hướng tới mở rộng thị phần cà phê bằng việc tăng sản lượng hạt trên mỗi cây cà phê. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết, sản xuất cà phê của Việt Nam trong năm tài chính 2018 tăng 4% so với cùng kỳ năm trước, đạt kỷ lục 30,4 triệu bao 60 kg.

Nhu cầu nội địa đang tiếp thêm động lực cho đầu ra cà phê Việt Nam, với việc nhiều cửa hàng cà phê là điểm tụ tập ưa thích của những người trẻ, và kiểu cà phê hòa tan ba trong một, gồm cà phê bột, đường và sữa bột lại là sở thích của người lao động.

Trong khi đó, chuyên gia tư vấn của hãng buôn cà phê đặc sản có trụ sở tại Tokyo Wataru and Co cho rằng, ngay cả khi nhu cầu cà phê Arabica của người tiêu dùng Nhật Bản không đổi, cà phê Việt Nam sẽ có được thuận lợi trong một thị trường đang ngày càng bị phân cực giữa hai xu thế cao cấp và bình dân.

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ

Page 13: Số ra ngày 31/3/2019 · 2019-04-04 · Số ra ngày 31/3/2019 2 TÌNH HÌNH CHUNG Thị trường thế giới - Cao su: Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế

Số ra ngày 31/3/201913

THỊ TRƯỜNG HẠT ĐIỀU

- Tháng 3/2019, giá hạt điều tại Ấn Độ ổn định so với tháng trước đó.- Giá hạt điều tươi trong nước tháng 3/2019 tăng nhẹ so với tháng 2/2019; giá hạt điều khô giảm.- Tháng 1/2019, thị phần hạt điều Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng.

1. Thị trường hạt điều thế giớiTại cảng Delhi của Ấn Độ, tháng

3/2019 giá hạt điều ổn định so với tháng 2/2019. Ngày 29/3/2019, giá hạt điều loại WW180 và WW210 giữ ổn định ở mức 1.060 Rs/kg (tương đương 15,3 USD/kg) và 955 Rs/kg (tương đương 13,8 USD/kg); giá hạt điều loại WW240 và WW320 ổn định ở mức 787,5 Rs/kg (tương đương 11,3 USD/kg) và 715 Rs/kg (tương đương 10,3 USD/kg); giá hạt điều nhân vỡ hai mảnh ổn định ở mức 692,5 Rs/kg (tương đương 10 USD/kg).

2. Giá hạt điều trong nước giảm mạnh

Tại Việt Nam, giá hạt điều giảm mạnh, hiện chỉ bằng 50% so với cùng kỳ năm 2018. Tại Bình Phước, giá hạt điều tươi thu mua tại vườn ở mức 28.500 - 30.000 đồng/kg, giao tại nhà máy có mức giá 30.000 - 32.000 đồng/kg, tăng nhẹ so với mức giá 20.000 - 24.000 đồng/kg thời điểm cuối tháng 2/2019, nhưng giảm mạnh so với mức giá 40.000 - 42.000 đồng/kg năm 2018. Giá hạt điều khô giảm 3.000 đồng/kg so với tháng 2/2019, xuống còn khoảng 36.000 đồng/kg, giảm mạnh so với mức giá 50.000 đồng/kg năm 2018.

Tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, giá hạt điều cao hơn các khu vực khác do chất lượng tốt hơn, giao thông thuận tiện, nhưng giá

thu mua thường xuyên biến động. Tuần giữa tháng 3/2019, hạt điều tươi thu mua tại vườn giá 32.000 - 33.000 đồng/kg, cuối tháng giá chỉ còn 29.500 đồng/kg, giảm 2.500 - 3.500 đồng/kg. Hiện vào mùa thu hoạch rộ, nhiều chủ vườn lo ngại giá càng thấp càng dễ bị thương lái ép giá.

3. Tháng 3/2019, giá xuất khẩu trung bình hạt điều giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2018

Theo ước tính, xuất khẩu hạt điều tháng 3/2019 đạt 30 nghìn tấn, trị giá 234 triệu USD, tăng 103,2% về lượng và tăng 90,3% về trị giá so với tháng 2/2019, so với tháng 3/2018 tăng 5,6% về lượng, nhưng giảm 18% về trị giá. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hạt điều đạt 78 nghìn tấn, trị giá 625 triệu USD, tăng 4,7% về lượng, nhưng giảm 17,2% về trị giá so với 3 tháng đầu năm 2018.

Giá xuất khẩu bình quân hạt điều tháng 3/2019 đạt 7.800 USD/tấn, giảm 6,4% so với tháng 2/2019, so với tháng 3/2018 giảm 22,3%. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2019, giá xuất khẩu bình quân hạt điều đạt mức 8.043 USD/tấn, giảm 20,9% so với 3 tháng đầu năm 2018.

Về chủng loại: Tháng 2/2019, xuất khẩu hạt điều loại W320 của Việt Nam đạt 6,79 nghìn tấn, trị giá 59,69 triệu USD, tăng 18,4% về lượng, nhưng giảm

Page 14: Số ra ngày 31/3/2019 · 2019-04-04 · Số ra ngày 31/3/2019 2 TÌNH HÌNH CHUNG Thị trường thế giới - Cao su: Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế

Số ra ngày 31/3/2019 14

THỊ TRƯỜNG HẠT ĐIỀU

5,7% về trị giá so với tháng 2/2018. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hạt điều loại W320 đạt 22,2 nghìn tấn, trị giá 189,74 triệu USD, giảm 2,3% về lượng và giảm 21,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

2 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu một số chủng loại hạt điều tăng về lượng, nhưng giảm về trị giá so với 2 tháng đầu năm 2018, gồm hạt điều loại W240 và

loại WS/WB. Đáng chú ý, xuất khẩu hạt điều loại SP và W180 tăng rất mạnh.

Giá xuất khẩu bình quân hạt điều loại W180 trong 2 tháng đầu năm 2019 đạt mức cao nhất 10.222 USD/tấn, giảm 26,7%; loại W210 đạt 9.544 USD/tấn, giảm 17%. Trong khi đó, giá xuất khẩu hạt điều loại W320 và W240 đạt lần lượt 8.539 USD/tấn và 9.292 USD/tấn.

Chủng loại hạt điều xuất khẩu tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2019

Chủng loại

Tháng 2/2019So với

tháng 2/2018 (%)

2 tháng đầu năm 2019 So với 2 tháng đầu năm 2018 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Giá XKBQ

(USD/tấn)Lượng Trị

giáGiá

XKBQ

W320 6.794 59.699 18,4 -5,7 22.221 189.743 8.539 -2,3 -21,5 -19,7 W240 1.977 18.351 2,4 -16,4 6.659 61.874 9.292 12,6 -6,1 -16,6WS/WB 1.023 7.984 26,3 -2,2 3.326 24.703 7.428 20,8 -11,1 -26,4 LP 717 4.599 -25,9 -44,0 2.262 14.470 6.398 -9,9 -34,2 -27,0 W450 345 3.046 -24,3 -34,3 1.228 10.335 8.416 3,8 -16,3 -19,4 SP 311 1.963 39,4 36,8 728 4.203 5.772 226,5 192,9 -10,3 W210 156 1.465 69,4 39,5 257 2.454 9.544 61,9 34,4 -17,0 W180 69 701 135,3 87,6 162 1.656 10.222 112,9 69,5 -20,4 DW 66 445 -78,6 -85,1 447 2.992 6.686 -49,6 -63,1 -26,7

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan4. Dung lượng thị trường nhập

khẩu hạt điều Hoa Kỳ tháng 1/2019 và thị phần của Việt Nam

Theo Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, nhập khẩu hạt điều của nước này trong tháng 1/2019 đạt trên 11 nghìn tấn, trị giá 92,23 triệu USD, tăng 10,3% về lượng và tăng 9,2% về trị giá so với tháng 12/2018, nhưng giảm 4,3% về lượng và giảm 24% về trị giá so với tháng 1/2018. Trong đó:

Việt Nam là thị trường cung cấp hạt điều lớn nhất cho Hoa Kỳ. Tháng 1/2019, thị phần hạt điều Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu Hoa Kỳ chiếm 81,6%, tăng so với 79,8% thị phần tháng 12/2018 và 78,9% thị phần tháng 1/2018.

Bra-xin là nguồn cung hạt điều lớn thứ 2 cho Hoa Kỳ, lượng nhập khẩu đạt 632 tấn, thấp hơn nhiều so với 9.053 tấn nhập khẩu từ Việt Nam, trị giá 5,07 triệu USD, giảm 4,6% về lượng và giảm 8,7% về trị giá so với tháng 12/2018, so với tháng 1/2018 tăng 6% về lượng, nhưng giảm 19,3% về trị giá. Thị phần hạt điều Bra-xin chiếm tỷ trọng 5,7% trong tổng lượng nhập khẩu Hoa Kỳ tháng 1/2019, thấp hơn so với 6,6% thị phần tháng 12/2018, nhưng cao hơn so với 5,1% thị phần tháng 1/2018.

Dựa trên số liệu phân tích trên có thể thấy, ngành hạt điều Việt Nam đang giữ vững vị trí số 1 tại Hoa Kỳ, và chiếm lợi thế cạnh tranh cao hơn so với các đối

Page 15: Số ra ngày 31/3/2019 · 2019-04-04 · Số ra ngày 31/3/2019 2 TÌNH HÌNH CHUNG Thị trường thế giới - Cao su: Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế

Số ra ngày 31/3/201915

THỊ TRƯỜNG HẠT ĐIỀU

thủ như Bra-xin, Ấn Độ, Bờ Biển Ngà. Triển vọng xuất khẩu hạt điều sang Hoa Kỳ thời gian tới tương đối khả quan, giá hạt điều toàn cầu được dự báo sẽ phục hồi nhẹ trong quý II/2019.

Để gia tăng giá trị xuất khẩu hạt điều sang Hoa Kỳ, ngành điều Việt Nam cần

khắc phục tình trạng mất cân đối nghiêm trọng giữa năng lực chế biến và sản lượng sản xuất nội địa. Để giữ vững vị thế dẫn đầu thế giới, ngành điều Việt Nam cần phải tập trung cải thiện năng suất và chất lượng hạt điều, từ đó tìm kiếm cơ hội tăng xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

10 nguồn cung hạt điều lớn nhất cho Hoa Kỳ trong tháng 1/2019 (HS080132)

Thị trường

Tháng 1/2019 So với tháng 12/2018 (%)

So với tháng 1/2018

(%)Thị phần tính theo

lượng (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Tháng 1/2019

Tháng 12/2018

Tháng 1/2018

Tổng 11.094 92.230 10,3 9,2 -4,3 -24,0 100,0 100,0 100,0 Việt Nam 9.053 74.603 12,8 11,2 -1,0 -21,8 81,6 79,8 78,9 Bra-xin 632 5.079 -4,6 -8,7 6,0 -19,3 5,7 6,6 5,1 Ấn Độ 332 2.875 -18,7 -17,6 -67,5 -73,3 3,0 4,1 8,8 Bờ biển Ngà 290 2.749 36,2 32,3 502,7 431,1 2,6 2,1 0,4 Mô-dăm-bích 205 1.787 170,5 183,0 31,1 7,9 1,8 0,8 1,3 In-đô-nê-xi-a 205 1.572 -39,3 -40,4 134,7 77,3 1,8 3,3 0,8 Thái Lan 122 1.312 140,9 125,6 0,7 -10,1 1,1 0,5 1,0 Ni-giê-ri-a 87 795 0,0 0,1 37,3 27,5 0,8 0,9 0,5 Bê-nanh 64 532 -36,1 -38,6 -69,9 -76,8 0,6 1,0 1,8 Ga-na 47 343 50,0 54,2 -50,8 -65,1 0,4 0,3 0,8

Nguồn: Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ

Page 16: Số ra ngày 31/3/2019 · 2019-04-04 · Số ra ngày 31/3/2019 2 TÌNH HÌNH CHUNG Thị trường thế giới - Cao su: Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế

Số ra ngày 31/3/2019 16

THỊ TRƯỜNG CHÈ

- Xuất khẩu chè của Xri Lan-ca tăng 10,5% trong 2 tháng đầu năm 2019.- Thị phần chè Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Pa-ki-xtan giảm.- Giá xuất khẩu chè bình quân trong tháng 3/2019 ước đạt 1.778 USD/tấn, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2018.

1. Thị trường thế giớiXri Lan-ca: Theo Hiệp hội xuất khẩu

chè Xri Lan-ca, sản lượng chè của Xri Lan-ca trong tháng 2/2019 đạt 21,5 nghìn tấn, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2018. Trong 2 tháng đầu năm 2019, sản lượng chè của Xri Lan-ca đạt 44,9 nghìn tấn, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, sản lượng chè CTC đạt 3,4 nghìn tấn, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Tháng 2/2019, xuất khẩu chè của Xri Lan-ca đạt 23,5 nghìn tấn, tăng 8,3% so với tháng 2/2018. Trong 2 tháng đầu năm 2019, Xri Lan-ca xuất khẩu 47,2 nghìn tấn chè, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xuất khẩu hầu hết các mặt hàng chè đều tăng. Xri Lan-ca xuất khẩu chè chủ yếu tới I-rắc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, I-ran, Li-bi, Các Tiểu Vương Quốc Ả rập Thống Nhất, Xi-ri, Trung Quốc,

A-déc-bai-gian và Đức. Trong đó, xuất khẩu chè sang hầu hết các thị trường tăng, trừ thị trường I-rắc, Nga và I-ran là có trị giá giảm. Lượng xuất khẩu chè tăng mạnh nhất sang hai thị trường là Li-bi và Đức, trong đó Li-bi đạt 2,7 nghìn tấn, tăng 502,9% và Đức đạt 1,3 nghìn tấn, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2018.

2. Tình hình xuất khẩu chè của Việt NamTheo ước tính, xuất khẩu chè trong

tháng 3/2019 đạt 9 nghìn tấn, trị giá 16 triệu USD, tăng 0,7% về lượng và tăng 18,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 3/2019, xuất khẩu chè đạt 26 nghìn tấn, trị giá 46 triệu USD, tăng 4,1% về lượng và tăng 17,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng chè trong tháng 3/2019 đạt 1.778 USD/tấn, tăng 9% so

Page 17: Số ra ngày 31/3/2019 · 2019-04-04 · Số ra ngày 31/3/2019 2 TÌNH HÌNH CHUNG Thị trường thế giới - Cao su: Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế

Số ra ngày 31/3/201917

THỊ TRƯỜNG CHÈ

với tháng trước, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2018. Giá xuất khẩu bình quân mặt hàng chè trong 3 tháng đầu năm 2019 đạt 1.745 USD/tấn, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2018.

Mặt hàng xuất khẩuTrong 2 tháng đầu năm 2019, chè đen

vẫn là chủng loại chè xuất khẩu chủ yếu, nhưng tỷ trọng trong tổng lượng chè xuất khẩu đã giảm mạnh từ mức 62,1% trong 2 tháng năm 2018, xuống còn 42,7% trong 2 tháng đầu năm 2019. Trong 2 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu chè đen đạt 7,4 nghìn tấn, trị giá 10,3 triệu USD, giảm 27,1% về lượng và giảm 29% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Chè đen được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường: Nga, Đài Loan, I-rắc, Hoa Kỳ. Trong đó, Nga là thị trường lớn nhất

với lượng đạt 1,8 nghìn tấn, trị giá 2,8 triệu USD, giảm 29,8% về lượng và giảm 28,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Xuất khẩu chè xanh trong 2 tháng đầu năm 2019 đạt 6,6 nghìn tấn, trị giá 13,6 triệu USD, tăng 19,7% về lượng và tăng 40,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Giá xuất khẩu bình quân chè xanh trong 2 tháng đầu năm 2019 ở mức 2.076,8 USD/tấn, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2018. Pa-ki-xtan là thị trường xuất khẩu chè xanh lớn nhất trong 2 tháng đầu năm 2019, đạt 4,4 nghìn tấn, trị giá 8,3 triệu USD, tăng 82% về lượng và tăng 64% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Ngoài ra, trong 2 tháng đầu năm 2019 lượng và trị giá xuất khẩu chè ô long và chè ướp hoa cũng tăng rất mạnh.

Mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2019

Mặt hàng

2 tháng năm 2019 So với 2 tháng năm 2018 (%)

Tỷ trọng 2 tháng (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (Nghìn USD)

Đơn giá (USD/tấn) Lượng Trị

giáĐơn giá

Năm 2019

Năm 2018

Tổng 17.378 30.017 1.727,3 5,9 17,5 11,0 100,0 100,0Chè đen 7.425 10.337 1.392,3 -27,1 -29,0 -2,6 42,7 62,1Chè xanh 6.566 13.636 2.076,8 19,7 40,5 17,3 37,8 33,4Chè ướp hoa 116 191 1.640,6 -26,5 -28,9 -3,3 0,7 1,0

Chè ô long 29 107 3.713,3 339,1 135,6 -46,3 0,2 0,0Chè khác 3.243 5.746 1.772,2 468,6 506,0 6,6 18,7 3,5

Nguồn: Tính toán theo số liệu từ Tổng cục Hải quan3. Dung lượng thị trường nhập

khẩu chè Pa-ki-xtan và thị phần của Việt Nam

Theo số liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), năm 2018, nhập khẩu chè của Pa-ki-xtan đạt 204,4 nghìn tấn, trị giá 569,8 triệu USD, tăng 11,3% về lượng và tăng 3,7% về trị giá so với năm 2017. Giá nhập khẩu bình quân mặt hàng chè của Pa-ki-xtan đạt 2787,5 USD/tấn, giảm 6,9% so với năm 2017.

Đáng chú ý, căng thẳng gần đây giữa Ấn Độ và Pa-ki-xtan khiến Ấn Độ thu hồi trạng thái giao dịch Đãi ngộ tối huệ quốc (MNF) đối với hàng hóa của Pa-ki-xtan. Điều này đã khiến Pa-ki-xtan phải tăng mua chè từ các thị trường khác để thay thế chè từ Ấn Độ. Đây được xem như là cơ hội cho các nhà xuất khẩu chè trên thị trường thế giới.

Năm 2018, Pa-ki-xtan nhập khẩu chè từ một số thị trường chính tăng cả về

Page 18: Số ra ngày 31/3/2019 · 2019-04-04 · Số ra ngày 31/3/2019 2 TÌNH HÌNH CHUNG Thị trường thế giới - Cao su: Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế

Số ra ngày 31/3/2019 18

THỊ TRƯỜNG CHÈ

lượng và trị giá. Trong đó, dẫn đầu là thị trường Kê-ni-a đạt 151,1 nghìn tấn, trị giá 439,6 triệu USD, tăng 9,1% về lượng và tăng 1,2% về trị giá so với năm 2017. Lượng chè nhập khẩu từ Kê-ni-a chiếm 73,9% tổng lượng nhập khẩu của Pa-ki-xtan.

Các thị trường cung cấp lớn tiếp theo là: Ru-an-đa, Ấn Độ, U-gan-đa, Ta-da-ni-a. Năm 2018, nhập khẩu chè của Pa-ki-xtan từ các thị trường này tăng mạnh so với

năm 2017.Việt Nam là thị trường cung cấp chè

lớn thứ 7 cho Pa-ki-xtan, năm 2018 nhập khẩu chè của Pa-ki-xtan từ Việt Nam đạt 4,5 nghìn tấn, trị giá 12,3 triệu USD, giảm 14,9% về lượng và giảm 4,5% về trị giá so với năm 2017. Thị phần chè Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Pa-ki-xtan giảm nhẹ so với năm 2017.

Pa-ki-xtan nhập khẩu chè từ các thị trường chính trong năm 2018

Thị trường

Năm 2018 So với năm 2017 (%) Tỷ trọng theo lượng(%)

Lượng (Tấn)

Trị giá (Nghìn USD)

Giá TB (USD/tấn)

Lượng Trị giá

Giá TB

Năm 2018

Năm 2017

Tổng 204.426 569.838 2.787,5 11,3 3,7 -6,9 100,0 100,0Kê-ni-a 151.053 439.575 2.910,1 9,1 1,2 -7,2 73,9 75,4Ru-an-đa 14.626 42.583 2.911,5 29,7 23,6 -4,7 7,2 6,1Ấn Độ 12.065 24.079 1.995,8 27,9 16,5 -8,9 5,9 5,1U-gan-đa 5.352 10.314 1.927,1 104,3 87,0 -8,5 2,6 1,4Ta-da-ni-a 5.064 10.762 2.125,2 33,8 30,4 -2,5 2,5 2,1Bun-run-đi 4.842 13.256 2.737,7 3,3 -1,6 -4,7 2,4 2,6Việt Nam 4.495 12.307 2.737,9 -14,9 -4,5 12,2 2,2 2,9In-đô-nê-xi-a 2.143 5.213 2.432,6 -12,2 -18,3 -7,0 1,0 1,3Trung Quốc 1.724 3.761 2.181,6 16,0 -0,4 -14,2 0,8 0,8Ma-la-uy 1.382 3.158 2.285,1 1005,6 959,7 -4,1 0,7 0,1

Nguồn: ITCVề chủng loại: Pa-ki-xtan nhập khẩu

chủ yếu là chè đen và chè xanh. Năm 2018, nhập khẩu chè đen của Pa-ki-xtan đạt 199,5 nghìn tấn, trị giá 556,6 triệu USD, tăng 11,2% về lượng và tăng 3,5% về trị giá so với năm 2017. Giá nhập khẩu bình quân mặt hàng chè đen đạt 2.789,7 USD/tấn, giảm 6,9% so với năm 2017. Những thị trường chính cung cấp mặt hàng chè đen cho Pa-ki-xtan trong năm 2018 gồm: Kê-ni-a, Ru-an-đa, Ấn Độ, Bun-ru-đi và Ta-da-ni-a. Pa-ki-xtan, nhập khẩu chè đen từ những thị trường này đều tăng mạnh về lượng và trị giá. Là thị trường cung cấp chè đen lớn thứ 10 cho Pa-ki-xtan, nhưng lượng và trị

giá chè đen Pa-ki-xtan nhập khẩu từ Việt Nam giảm rất mạnh; so với các thị trường cung cấp chính giá nhập khẩu bình quân mặt hàng chè đen từ Việt Nam tăng mạnh.

Pa-ki-xtan nhập khẩu chè xanh với khối lượng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong năm 2018. Việt Nam là thị trường cung cấp chính mặt hàng chè xanh cho Pa-ki-xtan, tỷ trọng nhập khẩu chè xanh từ Việt Nam chiếm 74,2% tổng lượng chè xanh Pa-ki-xtan nhập khẩu trong năm 2018. Pa-ki-xtan nhập khẩu chè xanh từ Việt Nam đạt 3,6 nghìn tấn và 10,4 triệu USD, tăng 19,1% về lượng và tăng 17,2% về trị giá so với năm 2017, Ngoài ra,

Page 19: Số ra ngày 31/3/2019 · 2019-04-04 · Số ra ngày 31/3/2019 2 TÌNH HÌNH CHUNG Thị trường thế giới - Cao su: Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế

Số ra ngày 31/3/201919

THỊ TRƯỜNG CHÈ

Pa-ki-xtan còn nhập khẩu chè xanh từ một số thị trường khác như: Trung Quốc,

Băng-la-đét, Các TVQ Ả rập Thống nhất, In-đô-nê-xi-a

Thị trường chính cung cấp chè đen và chè xanh cho Pa-ki-xtan năm 2018

Thị trường

Năm 2018 So với năm 2017 (%) Tỷ trọng theo lượng (%)

Lượng (Tấn)

Trị giá (Nghìn USD)

Giá TB (USD/tấn)

Lượng Trị giá

Giá TB

Năm 2018

Năm 2017

Chè đen 199.526 556.610 2.789,7 11,2 3,5 -6,9 100,0 100,0Kê-ni-a 151.053 439.575 2.910,1 9,2 1,3 -7,2 75,7 77,1Ru-an-đa 14.626 42.583 2.911,5 29,7 23,6 -4,7 7,3 6,3Ấn Độ 12.065 24.079 1.995,8 27,9 16,5 -8,9 6,0 5,3U-gan-đa 5.352 10.314 1.927,1 104,3 87,0 -8,5 2,7 1,5Ta-da-ni-a 5.063 10.763 2.125,8 33,8 30,4 -2,5 2,5 2,1...Việt Nam 861 1.922 2.232,3 -61,4 23,6 0,4 1,2Chè xanh 4.897 13.225 2.700,6 18,3 10,8 -6,3 100,0 100,0Việt Nam 3.634 10.384 2.857,5 19,1 17,2 -1,6 74,2 73,7Trung Quốc 670 1.539 2.297,0 1,7 -15,2 13,7 15,9Băng-la-đét 343 867 2.527,7 54,5 29,0 -16,5 7,0 5,4Các TVQ Ả rập Thống nhất

140 179 1.278,6 2,9 0,0

In-đô-nê-xi-a 103 232 2.252,4 2,0 -23,1 2,1 2,4

Nguồn: ITC

Page 20: Số ra ngày 31/3/2019 · 2019-04-04 · Số ra ngày 31/3/2019 2 TÌNH HÌNH CHUNG Thị trường thế giới - Cao su: Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế

Số ra ngày 31/3/2019 20

THỊ TRƯỜNG SẮN VÀ SẢN PHẨM TỪ SẮN

- Tháng 3/2019, Thái Lan tăng giá sàn xuất khẩu sắn.- Giá sắn nguyên liệu trong nước tháng 3/2019 tăng nhẹ so với tháng 2/2019.- Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn tiếp tục giảm.

1. Thị trường thế giới- Thái Lan: Trong tháng 3/2019, Hiệp

hội Thương mại sắn Thái Lan điều chỉnh giá sàn xuất khẩu sắn thêm 5 USD/tấn so với cuối tháng 2/2019, lên mức 220 USD/tấn FOB Băng Cốc. Trong khi đó, theo báo giá của Hiệp hội tinh bột sắn Thái Lan, chào giá xuất khẩu tinh bột sắn được điều chỉnh tăng 10 USD/tấn so với cuối tháng 2/2019, lên mức 465 USD/tấn FOB Băng Cốc. Giá tinh bột sắn nội địa cũng tăng 0,1 Baht/kg so với cuối tháng 2/2019, lên mức 13,9 Baht/kg, tuy nhiên giá sắn nguyên liệu giữ ổn định so với cuối tháng 2/2019, ở mức 2,30 - 2,50 Baht/kg.

Giá xuất khẩu sắn lát và tinh bột sắn của Thái Lan được điều chỉnh tăng chủ yếu nhờ thông tin Trung Quốc giảm thuế VAT đối với hàng hóa nhập khẩu kể từ ngày 01/4/2019. Theo đó, mặt hàng tinh bột sắn được giảm từ mức 16% còn 13% và mặt hàng sắn lát được giảm từ mức 11% còn 9%. Việc Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu hàng chính ngạch được xem

là hỗ trợ đáng kể cho kênh xuất khẩu đường biển.

Bộ Thương mại Thái Lan sẽ giám sát chặt chẽ giá các mặt hàng thực phẩm trong năm 2019 nếu giá các sản phẩm này giảm xuống dưới mức cho phép. Trong đó, Vụ Nội thương - Bộ Thương mại Thái Lan sẽ tập trung giám sát các sản phẩm chính như xe ô tô, gạo, sắn và ngô.

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Thái Lan, trong tháng 2/2019, xuất khẩu sắn lát và tinh bột sắn của Thái Lan đạt 648,91 nghìn tấn, trị giá 6,72 tỷ Baht (tương đương 211,35 triệu USD), giảm 14,1% về lượng và giảm 3,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 78,5% tổng lượng xuất khẩu, đạt 509,43 nghìn tấn, giảm 18,7% so với cùng kỳ năm 2018; xuất khẩu sang In-đô-nê-xi-a chiếm 7,6% và Đài Loan chiếm 4,1%. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu sắn lát và tinh bột sắn của Thái Lan đạt 1,21 triệu tấn, trị giá 12,7 tỷ Baht (tương

Page 21: Số ra ngày 31/3/2019 · 2019-04-04 · Số ra ngày 31/3/2019 2 TÌNH HÌNH CHUNG Thị trường thế giới - Cao su: Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế

Số ra ngày 31/3/201921

THỊ TRƯỜNG SẮN VÀ SẢN PHẨM TỪ SẮN

đương 399,33 triệu USD), giảm 28,9% về lượng và giảm 15,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

- Trung Quốc: Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 2 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc nhập khẩu 670 nghìn tấn sắn lát, trị giá 148,97 triệu USD, giảm 50,4% về lượng và giảm 51,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Tính riêng tháng 2/2019, Trung Quốc nhập khẩu 300 nghìn tấn sắn lát, trị giá 64,72 triệu USD, giảm 18,9 về lượng và giảm 23,2% về trị giá so với tháng 01/2019, giảm 50% về lượng và giảm 51,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

- Căm-pu-chia: Theo Bộ Nông Lâm nghiệp Căm-pu-chia, nước này đã sản xuất 13,75 triệu tấn sắn trong năm 2018, giảm gần 1% so với năm 2017, trong khi diện tích tăng 6% lên 650.510 ha. Sản lượng sắn của Căm-pu-chia giảm là do bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và thuốc trừ sâu.

2. Thị trường trong nướcTrong tháng 3/2019, giá sắn nguyên

liệu trong nước biến động trong biên độ hẹp, hiện giá sắn tăng nhẹ so với đầu tháng, nhưng vẫn giảm so với cuối tháng 2/2019 do xuất khẩu gặp khó khăn. Tại Tây Ninh, giá sắn thu mua tại nhà máy dao động quanh mức 2.750 – 2.950 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg so với đầu tháng 3/2019, nhưng vẫn giảm nhẹ so với cuối

tháng 2/2019. Tại Kon Tum, giá sắn thu mua tại nhà máy dao động quanh mức 2.200 – 2.400 đồng/kg. Giá sắn lát đưa về cửa khẩu tại Tây Ninh và Bình Phước vẫn ở mức thấp do thiếu đơn hàng xuất khẩu, đồng thời chất lượng sắn đưa về kém hơn, độ ẩm cao.

Nhu cầu mua hàng của các nhà máy phía Trung Quốc chậm, một số nhãn hàng tinh bột sắn của Việt Nam bị sức ép bán hàng luân chuyển vốn phải bán với mức giá khá thấp, tạo đà cho thương nhân Trung Quốc đề xuất giảm giá các nhãn hiệu tinh bột sắn dùng cho ngành thực phẩm. Hiện tại, các đơn vị kinh doanh sắn lát vẫn tiếp tục nhập hàng vào lưu kho chờ cơ hội xuất bán. Thái Lan tăng giá sàn xuất khẩu mặt hàng này thêm 10 USD/tấn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh sắn lát Việt Nam ổn định giá đầu ra.

Nguồn cung sắn lát tại Gia Lai ở mức thấp, nên khả năng sắn lát chỉ còn đưa về rộ trong khoảng 10 đến 15 ngày đầu tháng 4/2019. Tổng khối lượng sắn lát vụ mới về kho Quy Nhơn trong niên vụ 2018 - 2019 ước tính sẽ đạt khoảng 180.000-190.000 tấn, thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm trước.

Do nguồn nguyên liệu cuối vụ giảm nên so với cuối tháng 2/2019, chào giá sắn lát xuất khẩu của các nhà máy Việt Nam trong tháng 3/2019 tăng lên 20 USD/tấn, lên mức 440 - 450 USD/tấn FOB cảng TP. Hồ Chí Minh.

Giá sắn củ tươi thu mua nội địa và giá sắn lát xuất khẩu của Việt NamGiá ngày 28/2/2019

Giá ngày 08/3/2019

Giá ngày 28/3/2019

Sắn nguyên liệu (trữ bột 30%):Tây Ninh (sắn Căm-pu-chia và nội địa)

2.700 - 3.000 đ/kg 2.700 - 2.850 đ/kg 2.750 - 2.950 đ/kg

Kon Tum 2.400- 2.600 đ/kg 2.300- 2.500 đ/kg 2.450- 2.500 đ/kgMiền Bắc (mua xô) 1.600 - 2.000 đ/kg 1.600 - 2.100 đ/kg 1.700 - 2.100 đ/kg

Page 22: Số ra ngày 31/3/2019 · 2019-04-04 · Số ra ngày 31/3/2019 2 TÌNH HÌNH CHUNG Thị trường thế giới - Cao su: Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế

Số ra ngày 31/3/2019 22

THỊ TRƯỜNG SẮN VÀ SẢN PHẨM TỪ SẮN

Giá ngày 28/2/2019

Giá ngày 08/3/2019

Giá ngày 28/3/2019

Sắn lát:FOB Quy Nhơn 230 USD/tấn 230 USD/tấn 230 USD/tấnTinh bột sắn:FOB cảng TP. Hồ Chí Minh

420-430 USD/tấn 440-450 USD/tấn 440-450 USD/tấn

DAF Lạng Sơn 3.150 – 3.250 CNY/tấn

3.150 – 3.250 CNY/tấn

3.150 – 3.250 CNY/tấn

FOB Băng Cốc, Thái Lan

450 USD/tấn 455 USD/tấn 460-465 USD/tấn

Nguồn: Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại tổng hợp3. Tình hình xuất khẩu Theo ước tính, tháng 3/2019 xuất

khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 280 nghìn tấn, trị giá 104 triệu USD, tăng 104,6% về lượng và tăng 97% về trị giá so với tháng 2/2019; so với cùng kỳ năm 2018 giảm 12,5% về lượng và giảm 6,4% về trị giá, giá xuất khẩu bình quân tăng 7% so với cùng kỳ năm 2018, lên 371 USD/tấn. Tính chung 3 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn ước đạt 689 nghìn tấn, trị giá 256 triệu USD, giảm 22,8% về lượng và giảm 10,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Tính riêng mặt hàng sắn, trong tháng 3/2019 xuất khẩu ước đạt 84 nghìn tấn, trị giá 18 triệu USD, tăng 212,4% về lượng và tăng 249,3% về trị giá so với tháng 2/2019, nhưng vẫn giảm 42,5% về lượng và giảm 45,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; giá xuất khẩu bình quân giảm 5,8% so với cùng kỳ năm 2018, xuống còn 214 USD/tấn. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 3/2019, xuất khẩu sắn ước đạt 178 nghìn tấn, trị giá 34 triệu USD, giảm 57,7% về lượng và giảm 60,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2019, lượng tinh bột sắn xuất khẩu đạt 310,72 nghìn tấn,

trị giá 134,59 triệu USD, tăng 2,4% về lượng và tăng 8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, giá xuất khẩu trung bình đạt 433,2 USD/tấn, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 76,1% lượng tinh bột sắn xuất khẩu trong kỳ với 280,94 nghìn tấn, trị giá 121,38 triệu USD, tăng 5,6% về lượng và tăng 11,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Tính riêng tháng 2/2019, xuất khẩu tinh bột sắn đạt 104,15 nghìn tấn, trị giá 45,81 triệu USD, giảm 49,6% về lượng và giảm 48,4% về trị giá so với tháng 01/2019, tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2018 tăng 28,3% về lượng và tăng 33,6% về trị giá; giá xuất khẩu trung bình đạt 439,8 USD/tấn, tăng 2,3% so với tháng 01/2019 và tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 88,7%, với khối lượng đạt 92,33 nghìn tấn, trị giá 40,62 triệu USD, tăng 34,7% về lượng và tăng 41,1% về trị giá so với tháng 2/2018.

Trong 2 tháng đầu năm 2019, lượng sắn lát khô xuất khẩu đạt 63,55 nghìn tấn, trị giá 14,51 triệu USD, giảm 73,9% về lượng và giảm 71,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, giá xuất khẩu trung bình đạt 228,3 USD/tấn, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2018, chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc, chiếm 78,3% tổng lượng sắt lát khô xuất khẩu của Việt Nam. Tính riêng tháng 2/2019, xuất

Page 23: Số ra ngày 31/3/2019 · 2019-04-04 · Số ra ngày 31/3/2019 2 TÌNH HÌNH CHUNG Thị trường thế giới - Cao su: Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế

Số ra ngày 31/3/201923

THỊ TRƯỜNG SẮN VÀ SẢN PHẨM TỪ SẮN

khẩu sắn lát khô đạt 25,94 nghìn tấn, trị giá 6,41 triệu USD, giảm 31% về lượng và giảm 20,8% về trị giá so với tháng 01/2019, so với cùng kỳ năm 2018, giảm 70,9% về lượng và giảm 65,9% về trị

giá, được xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc và Hàn Quốc; giá xuất khẩu trung bình đạt 247,2 USD/tấn, tăng 17,2% so với tháng 2/2018.

Cơ cấu chủng loại sắn xuất khẩu trong 2/2019 (Đvt: % theo khối lượng)

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quanChủng loại sắn xuất khẩu trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2019

Chủng loại

T2/2019 So với T2/2018 (%) 2T/2019 So với

2T/2018 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá

Tinh bột sắn 104.154 45.806 28,3 33,6 310.720 134.590 2,4 8,0

Sắn lát khô 25.940 6.413 -70,9 -65,9 63.554 14.509 -73,9 -71,2

Củ sắn tươi 6.660 532 67,4 101 35.152 2.864 16,1 54,6

Loại khác 98 44 471,8 138,1 378 163 254,2 4,5Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan

Page 24: Số ra ngày 31/3/2019 · 2019-04-04 · Số ra ngày 31/3/2019 2 TÌNH HÌNH CHUNG Thị trường thế giới - Cao su: Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế

Số ra ngày 31/3/2019 24

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN

- Năm 2018, sản lượng nuôi trồng thủy sản của Bra-xin tăng 4,5% so với năm 2017.- Nhu cầu hải sản của Trung Quốc tăng do dịch tả lợn châu Phi (ASF) bùng phát.- Giá cá tra nguyên liệu trong nước giảm xuống 22.500 – 24.000 đ/kg.- Lượng xuất khẩu cá tra và tôm trong 2 tháng đầu năm 2019 giảm so với cùng kỳ năm 2018.- Năm 2018, thị phần tôm Việt Nam trong tổng nhập khẩu của EU tăng.

1. Thị trường thủy sản thế giới- Hoa Kỳ: Theo Tổng thống Hoa

Kỳ Donald Trump, mức thuế 10% Washington áp lên một số mặt hàng nhập khẩu trị giá 250 tỉ USD từ Trung Quốc vào năm 2018, bao gồm cả cá rô phi, tôm, ghẹ dĩa và cá ngừ sẽ không thể gỡ bỏ sớm.

- Bra-xin: Năm 2018, sản lượng nuôi trồng thủy sản của Bra-xin tăng 4,5% so với năm 2017, đạt 722.560 tấn. Trong đó, cá bản địa đạt 287.910 tấn, giảm 4,7% so với năm 2017. Hiện nay, cá bản địa chiếm 39,84% tổng sản lượng (so với 43,7% trong năm 2017). Theo người nuôi trồng thủy sản lý do chính dẫn đến

sự sụt giảm này là do các vấn đề liên quan đến khí hậu.

Sản lượng các loài cá không bản địa khác đạt 34.370 tấn, trong đó cá chép chiếm hơn 80%. Năm 2018, Bra-xin đã phê duyệt việc sản xuất cá tra ở khu vực đông nam và đông bắc của nước này.

Sản lượng cá rô phi của Bra-xin năm 2018 tăng 11,9% so với năm 2017, đạt 400.000 tấn. Theo Hiệp hội Nuôi trồng thủy sản Bra-xin (PeixeBR), cá rô phi hiện chiếm 55,4% tổng sản lượng cá nuôi trong nước (tăng so với 51,7% trong năm 2017). Bra-xin vẫn là nước sản xuất cá rô phi lớn thứ tư thế giới, sau Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a và Ai Cập.

Page 25: Số ra ngày 31/3/2019 · 2019-04-04 · Số ra ngày 31/3/2019 2 TÌNH HÌNH CHUNG Thị trường thế giới - Cao su: Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế

Số ra ngày 31/3/201925

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN

- Trung Quốc: Nhu cầu hải sản đang tăng lên do dịch tả lợn châu Phi (ASF) bùng phát tại các trang trại nuôi lợn của nước này. Nhu cầu về các loại cá, như cá đù vàng và cá tra đang tăng lên.

Theo dự báo mới nhất, Trung Quốc sẽ thiếu protein động vật do dịch ASF. Lượng protein thiếu dao động từ 2 - 10 triệu tấn. Việc giảm 10 triệu tấn protein sẽ ảnh hưởng đến tổng lượng protein ở Trung Quốc, cũng như thị trường châu Á, châu Âu.

2. Thị trường trong nướcTuần cuối tháng 3/2019, giá cá tra

nguyên liệu trên thị trường giảm xuống 22.500 – 24.000 đ/kg, giảm 1.500-2.000 đ/kg so với tuần trước đó, giảm 5.500 – 6.100 đ/kg so với cùng kỳ năm 2018.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2019 sản lượng thu hoạch cá tra dự báo đạt khoảng 1,45 triệu tấn, tăng nhẹ so với năm 2018.

Giá cá tra nguyên liệu tại An Giang đến ngày 28/3/2019

Mặt hàng Trọng lượng

Dạng sản

phẩmĐơn giá (đ/kg)

So sánh giá với tuần trước (đ/kg)

So sánh giá với cùng kỳ

năm trước (đ/kg)

Cá Tra thịt trắng (mua tại hầm, quầng)

0,8-1kg/con Tươi 23.500 -

24.000 (-) 1.500 - 2.000 (-) 5.500 - 6.000

Cá Tra thịt hồng (mua tại hầm, quầng)

0,8-1kg/con Tươi 22.500 -

23.200 (-) 1.500 - 1.700 (-) 5.700 - 6.100

Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại Tổng hợp

3. Tình hình xuất khẩuTheo ước tính, tháng 3/2019 xuất

khẩu thủy sản đạt 148 nghìn tấn, trị giá 630 triệu USD, giảm 10,1% về lượng và giảm 9,76% về trị giá so với tháng 3/2018. Tính chung 3 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu thủy sản ước đạt 411,2 nghìn tấn, trị giá 1,74 tỷ USD, giảm 4,3% về lượng và giảm 1,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Dự báo, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ tăng trở lại trong các tháng của quý II/2019.

Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản tháng 2/2019 đạt 89 nghìn tấn, trị giá 373 triệu USD, giảm 7,3% về lượng và giảm 7,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Tính chung 2 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu thủy

sản đạt 263,2 nghìn tấn, trị giá 1,11 tỷ USD, giảm 0,7% về lượng, nhưng tăng 3,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hai nhóm hàng chủ lực là tôm và cá tra đều có lượng xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm 2018. Trong khi xuất khẩu các nhóm hàng khác như cá đông

Page 26: Số ra ngày 31/3/2019 · 2019-04-04 · Số ra ngày 31/3/2019 2 TÌNH HÌNH CHUNG Thị trường thế giới - Cao su: Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế

Số ra ngày 31/3/2019 26

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN

lạnh, surimi, cá khô, bạch tuộc, cá đóng hộp... lại tăng.

Như vậy, có thể thấy trong các tháng

đầu năm 2019 xuất khẩu tôm vẫn gặp khó khăn do tồn kho tôm trên thị trường vẫn ở mức cao và giá tôm thấp.

Mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tháng 2 và 2 tháng năm 2019

Mặt hàng

Tháng 2/2019 So với tháng 2/2018 (%) 2 tháng năm 2019 So với 2 tháng

năm 2018 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (Nghìn USD)

Lượng Trị giá Lượng (tấn)

Trị giá (Nghìn USD)

Lượng Trị giá

Tổng cộng 89.163 372.828 -7,3 -7,2 263.175 1.110.339 -0,7 3,8Cá tra, basa 37.612 96.149 -5,8 4,6 114.940 306.647 -2,8 16,2

Tôm các loại 14.706 138.314 -23,1 -18,9 41.288 370.242 -10,5 -14,2

Cá đông lạnh 10.494 34.943 3,8 -3,4 31.262 120.614 7,5 15,4

Surimi 5.590 11.550 -13,0 -5,9 21.366 44.073 6,1 13,3Cá ngừ các loại 6.845 38.925 -24,5 2,3 17.618 96.636 -5,7 12,4

Cá khô 5.524 10.082 74,3 11,4 10.833 28.901 5,1 15,6Bạch tuộc các loại 1.772 11.967 -4,6 0,1 6.562 45.320 18,8 28,2

Mực các loại 1.704 11.063 -33,5 -21,7 6.536 43.210 3,3 3,0

Nghêu các loại 1.646 3.052 -3,3 -11,2 4.394 8.300 7,8 11,1

Cá đóng hộp 1.200 5.006 88,3 306,9 2.619 9.580 16,2 129,9

Ghẹ các loại 119 1.154 -65,1 -65,0 688 8.808 -33,3 2,1

Ruốc 426 562 326,4 72,3 599 1.196 107,2 82,6Cua các loại 186 2.383 -9,1 8,5 524 6.044 10,5 16,3

Ốc các loại 259 320 95,7 -15,9 446 818 -11,6 -26,5Trứng cá 157 2.425 71,4 69,3 431 7.182 40,1 62,6Thủy sản làm cảnh 33 385 -75,9 -56,3 108 1.243 -48,9 -16,6

Sò các loại 115 1.307 -23,9 -3,3 272 2.897 1,9 37,3Mặt hàng khác 775 2.238 73,9 -26,5 2.689 7.627 148,4 5,2

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan4. Dung lượng thị trường tôm

EU và thị phần của Việt NamTheo thống kê của Eurostat, năm

2018, nhập khẩu tôm của EU từ các thị

trường ngoài khối đạt 602,3 nghìn tấn, trị giá 4,2 tỷ euro (tương đương 4,7 tỷ USD), tăng 2,5% về lượng, nhưng giảm 3% về trị giá so với năm 2017.

Page 27: Số ra ngày 31/3/2019 · 2019-04-04 · Số ra ngày 31/3/2019 2 TÌNH HÌNH CHUNG Thị trường thế giới - Cao su: Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế

Số ra ngày 31/3/201927

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN

Trong năm 2018, EU tăng nhập khẩu hầu hết các chủng loại tôm từ các thị trường ngoài khối, trừ nhập khẩu tôm có mã HS 160521. 72,8% lượng tôm nhập khẩu là tôm có mã HS 030617. Năm 2018, tôm mã HS 160529 là chủng loại có mức tăng trưởng nhập khẩu lớn nhất, tăng 18,2% về lượng và tăng 24,5% về trị giá so với năm 2017, đạt 47,8 nghìn tấn, trị giá 394 triệu euro (tương đương 442,2 triệu USD).

Trong các thị trường ngoài khối, Việt Nam là thị trường cung cấp tôm các loại lớn thứ 3 cho EU, sau Ắc-hen-ti-na và Ê-cu-a-đo. Năm 2018, EU giảm nhập khẩu tôm từ Ấn Độ, Thái Lan, trong khi tăng nhập khẩu từ Ê-cu-a-đo và Việt Nam, lượng nhập khẩu từ Ắc-hen-ti-na ổn định so với năm 2017. Năm 2018, thị phần tôm Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của EU tăng so với năm 2017.

Nhập khẩu tôm của EU từ thị trường ngoài khối năm 2018 và thị phần của Việt Nam

Mã HS

Nhập khẩu của EU từ thị trường ngoài khối

So với năm 2017 (%)

Thị phần của Việt Nam theo lượng (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn euro)

Trị giá (nghìn USD)

Giá TB (USD/

kg)Lượng Trị

giáGiá TB

Năm 2018

Năm 2017

030616 50.315 167.204 187.603 3,3 5,7 -2,4 -7,6 0,0 0,0030617 438.747 3.039.617 3.410.450 6,9 1,5 -5,7 -7,1 10,0 8,6160521 65.397 612.625 687.365 9,4 -2,5 -3,4 -0,9 32,9 31,2160529 47.819 394.109 442.190 8,2 18,2 24,5 5,3 19,9 18,3Tổng 602.278 4.213.555 4.727.609 7,0 2,5 -3,0 -5,4 12,4 11,2

Nguồn: Eurostat

Tỷ giá: 1euro = 1,12 USD

Cơ cấu thị trường ngoài khối cung cấp tôm các loại cho EU năm 2018(tỷ trọng tính theo lượng)

Nguồn: Eurostat

Page 28: Số ra ngày 31/3/2019 · 2019-04-04 · Số ra ngày 31/3/2019 2 TÌNH HÌNH CHUNG Thị trường thế giới - Cao su: Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế

Số ra ngày 31/3/2019 28

THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

- Thị trường đồ nội thất thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ hàng năm khoảng 8% và đạt gần 347 tỷ USD vào năm 2023.- Giá gỗ tròn ở E-xtô-ni-a đã tăng mạnh hơn trong tháng 01/2019 từ mức cao trong năm 2018.- Thị phần đồ nội thất bằng gỗ Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng mạnh.- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 3 tháng đầu năm 2019 ước tăng 17% so với cùng kỳ năm 2018.

- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 2 tháng đầu năm 2019 tăng trưởng khả quan.

1. Thị trường gỗ và sản phẩm gỗ thế giới

- Thế giới: Theo báo cáo từ The Business Research Company, thị trường đồ nội thất gia đình thế giới dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ hàng năm khoảng 8% và đạt gần 347 tỷ USD vào năm 2023. Các yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng thị trường đồ nội thất gia đình như: Thị trường xây dựng nhà ở tăng, tỉ lệ sử dụng Internet tăng, thay đổi lối sống, nhu cầu sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường ngày càng tăng.

Thị trường đồ nội thất gia đình không tập trung, phân mảnh, với mười đối thủ

cạnh tranh hàng đầu thế giới chiếm khoảng 12% tổng thị trường năm 2017. Các công ty lớn trên thị trường đồ nội thất gia đình là: Inter IKEA Holding B.V., Ashley Furniture Industries, Inc., La-Z-Boy Incorporated, Steelcase Inc., Man Wah Holdings Limited và các công ty khác. Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực lớn nhất trong thị trường nội thất gia đình năm 2018, chiếm khoảng 42% tổng trị giá. Tiếp theo là Tây Âu, Bắc Mỹ và các khu vực khác.

E-xtô-ni-a: Theo ITTO, giá gỗ tròn ở E-xtô-ni-a đã tăng mạnh hơn trong tháng 01/2019 từ mức cao trong năm 2018.

Page 29: Số ra ngày 31/3/2019 · 2019-04-04 · Số ra ngày 31/3/2019 2 TÌNH HÌNH CHUNG Thị trường thế giới - Cao su: Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế

Số ra ngày 31/3/201929

THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

Giá gỗ xẻ thông và vân sam ở mức 78 - 79 euro/m3 (tương đương với 87 - 88 USD/m3), tăng khoảng 2% so với cùng kỳ năm 2018.

Tháng 01/2019, giá gỗ tròn thông và vân sam cỡ nhỏ khoảng 66 - 69 euro/m3 (tương đương với 74 - 77 USD/m3), tăng 10% và 6% so với tháng 12/2018, tăng 8% và 10% so với tháng 01/2018.

Trong các loại gỗ cứng, giá gỗ tăng giảm không đồng đều, trong khi giá gỗ xẻ hoàn diệp liễu tăng nhẹ thì giá bạch dương giảm nhẹ so với tháng 12/2018. Tuy nhiên, so với tháng 01/2018, giá gỗ xẻ hoàn diệp liễu tăng 8% và giá gỗ bạch dương tăng 18%.

(Tỷ giá: 1 Euro =1,12 USD)

2. Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ

Theo số liệu thống kê, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 3/2019 ước đạt 900 triệu USD, tăng 124,4% so với tháng trước, tăng 23,6% so với tháng 3/2018. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 615 triệu USD, tăng 135,1% so với tháng trước, tăng 20,4% so với tháng 3/2018. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 3/2019, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam ước đạt 2,3 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2018. Trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 1,6 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2018.

Mặt hàng xuất khẩu chínhMặt hàng đồ nội thất bằng gỗ là mặt

hàng xuất khẩu chính trong 2 tháng đầu năm 2019, trị giá đạt 895,4 triệu USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm tới 64,6% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Hầu hết các mặt hàng trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu đều có trị giá tăng trong 2 tháng đầu năm 2019, trừ mặt hàng đồ nội thất nhà bếp.

- Trong đó, dẫn đầu về trị giá xuất khẩu là mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn đạt 283,3 triệu USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2018. Mặt hàng này xuất khẩu chủ yếu tới một số thị trường chính như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Ca-na-đa, Hàn Quốc. Trị giá xuất khẩu mặt hàng này tới Mỹ chiếm tới 57% tổng trị giá xuất khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn của Việt Nam.

- Mặt hàng ghế khung gỗ xuất khẩu trị giá tốc độ tăng trưởng cao nhất trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ trong 2 tháng đầu năm 2019, đạt 257,8 triệu USD, tăng 34,8% so với cùng kỳ năm 2018. Ghế khung gỗ xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng lớn nhất với 61,2% tổng trị giá xuất khẩu ghế khung gỗ của Việt Nam, tiếp theo là các thị trường khác như: EU, Nhật Bản, Hàn Quốc , Úc...

- Đồ nội thất phòng ngủ xuất khẩu có trị giá đứng ở vị trí thứ hai trong 2 tháng đầu năm 2019, đạt 263,5 triệu USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2018. Mặt hàng đồ nội thất phòng ngủ chủ yếu xuất khẩu tới thị trường Hoa Kỳ, đạt 198,5 triệu USD, tăng 23,3% so với cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, theo Furniture Today, tại Hoa Kỳ, xu hướng lựa chọn thị trường cung cấp thay thế cho thị trường Trung Quốc ngày càng tăng trong phân khúc thị trường đồ nội thất phòng ngủ, nên nhiều nhà nhập khẩu của Hoa Kỳ đang chuyển nguồn cung từ Trung Quốc sang các thị trường khác như: Việt Nam, Đài Loan, In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a. Các sản phẩm giường tùy chỉnh, giường hộp đang tăng trưởng mạnh tại Hoa Kỳ. Xu hướng và cơ hội tại thị trường Hoa Kỳ là định hướng chính để doanh nghiệp xuất khẩu đồ nội thất của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới, bởi Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu chủ yếu đối với mặt hàng đồ nội thất phòng ngủ của Việt Nam.

Page 30: Số ra ngày 31/3/2019 · 2019-04-04 · Số ra ngày 31/3/2019 2 TÌNH HÌNH CHUNG Thị trường thế giới - Cao su: Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế

Số ra ngày 31/3/2019 30

THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

- Đối với mặt hàng đồ nội thất văn phòng, sau một năm giảm liên tiếp trong xuất khẩu, thì sang tới 2 tháng đầu năm 2019 trị giá xuất khẩu đồ nội thất văn phòng của Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt, đạt 51 triệu USD, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm 2018. Nhu cầu tiêu thụ đồ nội thất văn phòng được CSIL dự báo tiếp tục tăng trong năm 2019 và 2020, là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam mở rộng thị phần xuất khẩu trên thị trường thế giới. Theo CSIL dự báo, nhu cầu đồ nội thất văn phòng trên toàn cầu dự báo tăng trưởng

3% trong năm 2019 và 2020, trong đó khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Đặc biệt tốc độ tăng trưởng mạnh là thị trường Trung Quốc và Ấn Độ, bên cạnh đó thị trường truyền thống như Nhật Bản và Hàn Quốc chỉ tăng nhẹ.

Ngoài các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm 2019, còn một số mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu khác như: Dăm gỗ, gỗ, ván và ván sàn, cửa gỗ, khung gương, đồ gỗ mỹ nghệ...

Chủng loại gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2019

Mặt hàngTháng 2/2019 (Nghìn USD)

So với tháng 1/2019

(%)

So với

tháng

2 tháng năm 2019

(Nghìn USD)

So với 2 tháng 2018

Tỷ trọng 2 tháng (%)

Năm 2019

Năm 2018

Tổng 400.994 -59,1 -8,5 1.387.017 13,1 100,0 100,0Đồ nội thất phòng khách và phòng ăn

73.206 -65,1 -17,2 283.255 10,9 20,4 20,8

Đồ nội thất phòng ngủ 62.631 -68,8 -15,6 263.539 15,5 19,0 18,6

Ghế khung gỗ 73.842 -59,8 8,6 257.758 34,8 18,6 15,6Đồ nội thất văn phòng 14.782 -59,1 22,1 50.964 20,8 3,7 3,4

Đồ nội thất nhà bếp 11.184 -61,1 -19,6 39.915 -0,9 2,9 3,3

Dăm gỗ 87.710 -33,0 10,4 218.623 18,0 15,8 15,1Gỗ, ván và ván sàn 39.744 -66,5 -35,0 158.363 -3,6 11,4 13,4

Cửa gỗ 1.134 -60,2 -6,1 3.984 37,8 0,3 0,2Khung gương 493 -77,0 0,1 2.639 78,5 0,2 0,1Đồ gỗ mỹ nghệ 505 -72,9 -27,2 2.368 -13,7 0,2 0,2

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan3. Dung lượng thị trường nhập

khẩu đồ nội thất bằng gỗ Hoa Kỳ và thị phần của Việt Nam

Theo số liệu từ Ủy ban Thương mại

Quốc tế Hoa Kỳ, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hoa Kỳ trong tháng 01/2019 đạt 1,73 tỷ USD, giảm 10,8% so với tháng trước, tăng 2,8% so với tháng 01/2018.

Page 31: Số ra ngày 31/3/2019 · 2019-04-04 · Số ra ngày 31/3/2019 2 TÌNH HÌNH CHUNG Thị trường thế giới - Cao su: Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế

Số ra ngày 31/3/201931

THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

Nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hoa Kỳ năm 2018 - 2019 (ĐVT: Tỷ USD)

0

0,5

1

1,5

2

T01 T02 T03 T04 T05 T06 T07 T08 T09 T10 T11 T12

Năm 2018 Năm 2019

Nguồn: Ủy Ban Thương mại Quốc tế Hoa KỳThị trường nhập khẩu:Trong tháng 01/2019, Hoa Kỳ nhập

khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ thị trường Trung Quốc trị giá 755,3 triệu USD, giảm 10,8% so với tháng 12/2018, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2018. Tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 5,6% so với tháng 01/2018. Theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ, thâm hụt thương mại của nước này đã giảm gần 15% trong tháng 1/2019 so với tháng 12/2018, do nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm. Trong đó, thâm hụt thương mại giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc lớn nhất đạt 5,5 tỷ USD trong tháng 1/2019. Tổng thống Hoa Kỳ Donal Trump theo đuổi biện pháp bảo hộ thương mại nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Hoa Kỳ và Trung Quốc

vẫn đang “trả đũa” lẫn nhau bằng thuế trong nhiều tháng qua. Như vậy, căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng có những tác động tới hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt là mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ. Trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hoa Kỳ từ Việt Nam trong tháng 01/2019 đạt 437,1 triệu USD, tăng 12% so với tháng 12/2018, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam tăng thêm 5% so với tháng 1/2018.

Ngoài ra, trong tháng 01/2019 Hoa Kỳ còn nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ một số thị trường khác như: Ca-na-đa, Mê-hi-cô, Ma-lai-xi-a, Ý...

10 thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ trong tháng 01/2019

Thị trườngTháng

01/2019 (Nghìn USD)

So với tháng

12/2018 (%)

So với tháng

01/2018 (%)

Thị phần tháng 1 (%)

Năm 2019 Năm 2018

Trung Quốc 755.307 -25,7 -8,8 43,6 49,2Việt Nam 437.147 12,0 28,4 25,2 20,2Ca-na-đa 107.266 -5,2 0,9 6,2 6,3Mê-hi-cô 82.506 -1,8 9,1 4,8 4,5Ma-lai-xi-a 73.050 11,4 14,2 4,2 3,8Ý 65.465 7,3 22,7 3,8 3,2In-đô-nê-xi-a 55.564 1,3 6,9 3,2 3,1Ấn Độ 21.935 -18,8 -17,3 1,3 1,6Ba Lan 18.943 7,2 -11,5 1,1 1,3Bra-xin 17.001 2,5 28,9 1,0 0,8

Nguồn: Ủy Ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ

Page 32: Số ra ngày 31/3/2019 · 2019-04-04 · Số ra ngày 31/3/2019 2 TÌNH HÌNH CHUNG Thị trường thế giới - Cao su: Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế

Số ra ngày 31/3/2019 32

THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

Mặt hàng nhập khẩuHoa Kỳ chủ yếu nhập khẩu mặt hàng

ghế khung gỗ và đồ nội thất phòng khách và phòng ăn trong tháng 01/2019. Trong đó, trị giá nhập khẩu mặt hàng ghế khung gỗ (mã HS 940161+940169) đạt 607,9 triệu USD, giảm 11,1% so với tháng trước, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2018, tỷ trọng chiếm tới 35,1% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hoa Kỳ. Những thị trường chính cung cấp mặt hàng ghế khung gỗ cho Hoa Kỳ trong tháng 01/2019 gồm: Trung Quốc, Việt Nam, Mê-hi-cô, In-đô-nê-xi-a, Ca-na-đa...Trong đó, trị giá nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam chiếm tới 79,6% tổng trị giá nhập khẩu ghế khung gỗ của Hoa Kỳ.

Tiếp theo là mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn (mã HS 940360) Hoa Kỳ nhập khẩu trong tháng 01/2019 trị giá 535,5 triệu USD, giảm 13,0% so với tháng trước, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm tới 30,9% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn của Hoa Kỳ. Trung Quốc và Việt Nam là hai thị trường chính cung cấp mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn cho thị trường Hoa Kỳ trong tháng 01/2019. Trong đó trị giá nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 363,6 triệu USD, giảm 29,3% so với tháng trước, giảm 12,6% so với cùng kỳ năm 2018. Trị giá nhập khẩu từ Việt Nam đạt 135,5 triệu USD, tăng 4% so với tháng 12/2018, tăng 27,6% so với tháng 01/2018.

Chủng loại đồ nội thất bằng gỗ nhập khẩu của Hoa Kỳ trong tháng 01/2019

Mã HSTháng

01/2019 (Nghìn USD)

So với tháng

12/2018 (%)

So với tháng

01/2018 (%)

Tỷ trọng tháng 01 (%)

Năm 2019 Năm 2018

Tổng 1.733.306 -10,8 2,8 100,0 100,0940161 + 940169 607.888 -11,1 6,3 35,1 33,9

940360 535.541 -13,0 1,0 30,9 31,4940350 335.759 1,0 6,4 19,4 18,7940340 176.634 -21,8 -2,1 10,2 10,7940330 77.484 -8,2 -11,2 4,5 5,2

Nguồn: Ủy Ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ

Page 33: Số ra ngày 31/3/2019 · 2019-04-04 · Số ra ngày 31/3/2019 2 TÌNH HÌNH CHUNG Thị trường thế giới - Cao su: Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế

Số ra ngày 31/3/201933

TIN CHÍNH SÁCH/CHUYÊN ĐỀ

Ngày 26/3/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Quyết định 988/QĐ-BNN-TCTS về việc công bố Danh sách 38 cảng cá ở 16 tỉnh thành ven biển được chỉ định để xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác. Trong đó có 18 cảng cá được xếp loại I và 20 cảng cá được xếp loại II. Đây là quyết định

công bố đợt 2, sau khi công bố đợt 1 chỉ định 9 cảng được xác nhận thuỷ sản khai thác, nâng số cảng được chỉ định lên 47 cảng.

Công bố đợt 2 năm 2019 danh sách cảng cá chỉ định để xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác (Danh sách ban hành kèm theo Quyết định này).

DANH SÁCH CẢNG CÁ CHỈ ĐỊNH ĐỂ XÁC NHẬN NGUYÊN LIỆU THỦY SẢN (Kèm theo Quyết định số 988/QĐ-BNN-TCTS ngày 26/3/2019 của Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn)

TT Địa phương Tên cảng cá

Loại cảng

(*)Địa chỉ Điện thoại

1 Thanh Hóa

Lạch Hới I Quảng Tiến, Sầm Sơn, Thanh Hóa 0237 2242 109; 0237 3790 290;0978 542 688

Lạch Bạng I Hải Thanh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa 0237 3612 071; 0237 3616 388; 0972 545 117

Hòa Lộc II Hòa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa 0237 8860 223; 0912 305 718

2 Nghệ An Cửa Hội I Nghi Hải, Cửa Lò, Nghệ An 0913 274 615Lạch Vạn II Diễn Ngọc, Diễn Châu, Nghệ An 0979 339 548

Lạch Quèn I Quỳnh Thuận, Quỳnh Lưu, Nghệ An

0989 965 818

3 Quảng Bình

Sông Gianh I Thanh Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình

0232 3708 379

Nhật Lệ II Phú Hải, Đồng Hới, Quảng Bình 0232 3820 916

4 Đà Nẵng

Thọ Quang I 18-20 Vân Đồn, Thọ Quang, Sơn Trà, Đà Nẵng

0236 392 3066; 0236 392 3362

5 Quảng Ngãi

Sa Kỳ (Tịnh Kỳ)

II Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi, Quảng Ngãi

0255 368 8777

Mỹ Á II Phổ Quang, Đức Phổ, Quảng Ngãi 0255 377 2068

Sa Huỳnh II Phổ Thạnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi 0255 398 1155

6 Bình Định

Quy Nhơn I Số 02 Hàm Tử, Hải Cảng, Quy Nhơn, Bình Định

02563 893 852

Đề Gi II An Quang, Cát Khánh, Phù Cát,Bình Định

02563 654 668

Tam Quan II Tam Quan Bắc, Hoài Nhơn, Bình Định

02563 765 865

Công bố Danh sách 38 cảng cá được chỉ định để xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác

Page 34: Số ra ngày 31/3/2019 · 2019-04-04 · Số ra ngày 31/3/2019 2 TÌNH HÌNH CHUNG Thị trường thế giới - Cao su: Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế

Số ra ngày 31/3/2019 34

TIN CHÍNH SÁCH/CHUYÊN ĐỀ

TT Địa phương Tên cảng cá

Loại cảng

(*)Địa chỉ Điện thoại

7 Phú Yên Đông Tác I Đông Phú, Tuy Hòa, Phú Yên 02573 604 339; 0972 769 291

Tiên Châu II An Ninh Tây, Tuy An, Phú Yên 02573 607 447; 0905 788 991

8 Khánh Hòa

Hòn Rớ I Số 01 Nguyễn Xí, Phước Đồng, Nha Trang, Khánh Hòa

0258 3714 193

Vĩnh Lương II Lương Sơn, Nha Trang, Khánh Hòa

0258 3728 758

Đá Bạc - Cam Ranh

I Đường Nguyễn Trãi, Tổ Linh Phú,Cam Linh, Cam Ranh, Khánh Hòa

0258 3951 986

Đại Lãnh II Đông Bắc, Đại Lãnh, Vạn Ninh,Khánh Hòa

0258 3949 447

9 Ninh Thuận

Đông Hải II Khu phố 5, Đông Hải, Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận

02593 895 401

Ninh Chữ II Tri Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận 02593 874 763

Cà Ná I Cà Ná, Thuận Nam, Ninh Thuận 02593 761 060; 02593 860 556

10 Bình Thuận

Phan Thiết I Phường Đức Thắng, Phan Thiết, Bình Thuận

0252 3820 784

La Gi II P Phước Lộc, La Gi, Bình Thuận 0252 3845 674

Phan Rí Cửa II TT Phan Rí Cửa, Tuy Phong, Bình Thuận

0252 3855 687

11 Tiền Giang

Mỹ Tho II Khu phố 5, Đinh Bộ Lĩnh, Phường 2, Mỹ Tho, Tiền Giang

0273 874 380

Vàm Láng I Khu phố Chợ 2, TT Vàm Láng, Gò Công Đông, Tiền Giang

0273 847 625

12 Bến Tre Ba Tri II Ấp 8, An Thủy, Ba Tri, Bến Tre 0275 385 6626Bình Đại I Ấp 4, Bình Thắng, Bình Đại, Bến Tre 0275 374 0942

Thạnh Phú II Ấp An Hòa, An Nhơn, Thạnh Phú, Bến Tre

0275 373 666

13 Sóc Trăng

Trần Đề I Ấp Cảng, TT Trần Đề, Trần Đề, Sóc Trăng

02993 846 702

14 Bạc Liêu Gành Hào I Ấp 4, TT Gành Hào, Đông Hải, BạcLiêu

0291 3844 797

15 Cà Mau Sông Đốc I TT Sông Đốc, Trần Văn Thời, Cà Mau

0290 6566 320

Rạch Gốc II TT Rạch Gốc, Ngọc Hiển, Cà Mau 0290 6501 010

16 Kiên Giang

Tắc Cậu I Ấp Minh Phong, Bình An, Châu Thành, Kiên Giang

0297 3616 190

An Thới II TT An Thới, Phú Quốc, Kiên Giang 0297 3844 884(*) Theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch hệ thống

cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Page 35: Số ra ngày 31/3/2019 · 2019-04-04 · Số ra ngày 31/3/2019 2 TÌNH HÌNH CHUNG Thị trường thế giới - Cao su: Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế

Số ra ngày 31/3/201935

TIN CHÍNH SÁCH/CHUYÊN ĐỀ

Ngày 04/3/2019, In-đô-nê-xi-a và Úc đã chính thức kí Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (CEPA) tại Jakarta, In-đô-nê-xi-a. Theo Hiệp định IA-CEPA thì In-đô-nê-xi-a cam kết loại bỏ 94% các dòng thuế (tariffs) đối với hàng hóa nhập khẩu từ Úc, sẽ là cơ hội cho các mặt hàng như thịt bò, các sản phẩm gia súc, cừu, đường và các sản phẩm sữa của Úc thâm nhập vào thị trường In-đô-nê-xi-a. Hiệp định cũng cho phép các ngành dịch vụ của Úc như các dịch vụ về giáo dục, khai khoáng, y tế tiếp cận với thị trường đông dân nhất ASEAN. Đổi lại, Úc cam kết sẽ loại bỏ 100% các dòng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ In-đô-nê-xi-a, qua đó sẽ tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm thế mạnh của In-đô-nê-xi-a như các sản phẩm dệt may, len, đồ gỗ, ô tô, đồ điện tử và dược phẩm sang thị trường Úc.

Việc ký kết Hiệp định IA-CEPA là một cột mốc mới trong quan hệ song phương In-đô-nê-xi-a và Úc do Hiệp định IA-CEPA không những chỉ có các thỏa thuận về thương mại, dịch vụ và đầu tư mà còn bao gồm cả về hợp tác kinh tế rộng lớn hơn. Hiện nay, quan hệ thương mại song phương giữa hai quốc gia đã đạt hơn 8,6 tỉ USD năm 2018. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của In-đô-nê-xi-a chiếm 1,2% tổng kim ngạch nhập khẩu của Úc và xuất khẩu hàng hóa của Úc chiếm 3,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của In-đô-nê-xi-a. Tuy nhiên, khi Hiệp định IA-CEPA được kí kết và có hiệu lực, Úc và In-đô-nê-xi-a sẽ có nhiều cơ hội để trở thành những siêu cường quốc về kinh tế trên thế giới. Hiệp định IA-CEPA cũng được dự báo sẽ làm tăng thêm 0,23% tổng GDP cho In-đô-nê-xi-a, đồng thời mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, dịch vụ và các nhà đầu tư của hai bên.

Đáng chú ý, Hiệp định IA-CEPA cũng mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của In-đô-nê-xi-a sang Úc. Tất cả các sản phẩm của In-đô-nê-xi-a xuất khẩu sang thị trường Úc sẽ không phải chịu thuế nhập khẩu. Một trong những mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh và tiềm năng của In-đô-nê-xi-a sang Úc là sản phẩm ô tô, đặc biệt là ô tô điện và xe hybrid. Hiệp định IA-CEPA đã đưa ra các yêu cầu về tiêu chuẩn (QVC) dễ dàng hơn cho xe điện và xe hybrid từ In-đô-nê-xi-a xuất khẩu sang Úc so với các quốc gia khác. Điều này làm cho ngành công nghiệp ô tô của In-đô-nê-xi-a có thêm sức cạnh tranh đối với việc xuất khẩu xe điện và xe hybrid sang Úc. Ngoài ra, các sản phẩm khác của In-đô-nê-xi-a như gỗ, đồ nội thất, hàng dệt may, lốp xe, dược phẩm, máy móc và thiết bị điện tử, giấy, cà phê, dầu cọ,… cũng sẽ có thêm sức cạnh tranh tại thị trường Úc. Ngược lại, Úc cũng có cơ hội tăng xuất khẩu các sản phẩm có thế mạnh như gia súc sống, thịt bò đông lạnh, sản phẩm từ bơ sữa, cà rốt, khoai tây, thép cuộn và dịch vụ sang In-đô-nê-xi-a.

Hiệp định IA-CEPA rõ ràng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả In-đô-nê-xi-a và Úc, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại và xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, Việt Nam cũng như các nước ASEAN khác, chắc chắn ngoài những khó khăn, thách thức do phải cạnh tranh với các sản phẩm của In-đô-nê-xi-a tại thị trường Úc, thì ta cũng có thể tận dụng cơ hội này, thông qua In-đô-nê-xi-a, để đẩy mạnh xuất khẩu gián tiếp sang Úc. Các doanh nghiệp Việt Nam cần: (i) tận dụng tốt các ưu đãi của Hiệp định AANZFTA với Úc và Niu Di-lân đã ký năm 2009 để có thể tăng xuất khẩu hàng hóa sang Úc và Niu Di-lân nhằm cạnh tranh với hàng

In-đô-nê-xi-a và Úc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (CEPA)

Page 36: Số ra ngày 31/3/2019 · 2019-04-04 · Số ra ngày 31/3/2019 2 TÌNH HÌNH CHUNG Thị trường thế giới - Cao su: Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế

Số ra ngày 31/3/2019 36

TIN CHÍNH SÁCH/CHUYÊN ĐỀ

Lưu ý: Thông tin sử dụng trong bản tin được thu thập từ những nguồn mà chúng tôi cho là đáng tin cậy. Thông tin trong bản tin chỉ mang tính tham khảo, các ước tính, dự báo có giá trị đến ngày ra báo cáo và có thể thay đổi bởi những biến động thị trường.

Rất mong nhận được sự phản hồi, trao đổi thông tin và đóng góp ý kiến của độc giả để Bản tin ngày càng chất lượng hơn.

hóa của In-đô-nê-xi-a tại thị trường Úc; (ii) tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Úc thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, các hoạt động giao thương, hội chợ, quảng bá sản phẩm; đồng thời, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tận dụng các quy định cụ thể trong Hiệp định IA-CEPA, nhất là trong chuỗi cung ứng toàn cầu để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang In-đô-nê-xi-a, đặc biệt là có thể tận dụng xuất khẩu những mặt hàng là nguyên liệu, bán sản phẩm, do thời gian tới, hàng xuất khẩu của In-đô-nê-xi-a sang Úc sẽ tăng mạnh, do đó, nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu của In-đô-nê-xi-a từ các nước khác, trong đó

có khu vực ASEAN sẽ tăng cao; (iii) chủ động nắm bắt thông tin thị trường, cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm, giảm giá thành, đặc biệt cần đáp ứng tốt các tiêu chuẩn kĩ thuật về vệ sinh, kiểm dịch và an toàn thực phẩm… để tăng sức cạnh tranh với các quốc gia khác, đặc biệt là với các sản phẩm cùng loại có xuất xứ từ In-đô-nê-xi-a trên thị trường Úc; (iv) tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành và các cơ quan liên quan để xử lý những vấn đề còn tồn tại để tận dụng triệt để những ưu đãi của các FTAs mà Việt Nam đã ký kết nhằm tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường cho hàng hóa của Việt Nam.