bÁo cÁo giÁm sÁt ĐỘc lẬp s 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... ·...

43
TẬP ĐOÀN ĐIỆN LCVIT NAM DÁN THỦY ĐIỆN TRUNG SƠN BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LP S2 CHƢƠNG TRÌNH KHÔI PHC SINH KTHỦY ĐIỆN TRUNG SƠN-RLDP Trình np CÔNG TY TNHH MTV THUĐIỆN TRUNG SƠN Đơn vị thc hin Công ty TNHH Tƣ vấn Quc tế VICA Tháng 4/2014

Upload: others

Post on 11-Jan-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰCVIỆT NAM

DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TRUNG SƠN

BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP SỐ 2

CHƢƠNG TRÌNH KHÔI PHỤC SINH KẾ

THỦY ĐIỆN TRUNG SƠN-RLDP

Trình nộp

CÔNG TY TNHH MTV THUỶ ĐIỆN TRUNG SƠN

Đơn vị thực hiện

Công ty TNHH Tƣ vấn Quốc tế VICA

Tháng 4/2014

Page 2: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 1

MỤC LỤC

I. TÓM TẮT TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐỀN BÙ, TÁI ĐỊNH CƢ, KHÔI PHỤC SINH KẾ VÀ PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ .................................................................................... 4

II. TỔNG QUAN .......................................................................................................................... 5

II.1. Dự án Thuỷ điện Trung Sơn ........................................................................................... 5

II.1.1. Phạm vi và mức độ bị ảnh hưởng ....................................................................... 5

II.1.2. Bối cảnh thực hiện chương trình CLIP ............................................................... 6

II.2. Giám sát độc lập ............................................................................................................. 6

II.2.1. Mục tiêu ............................................................................................................... 6

II.2.2. Các nhiệm vụ giám sát ....................................................................................... 7

II.2.3. Phương pháp luận .............................................................................................. 7

II.2.4. Phương pháp quan sát ....................................................................................... 8

II.2.5. Quy mô mẫu ........................................................................................................ 8

II.2.6. Phân tích dữ liệu và viết báo cáo ....................................................................... 8

II.2.7. Tổ chức thực hiện ............................................................................................... 8

III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CLIP .............................................................................................. 9

III.1. Địa điểm thực hiện các hoạt động sinh kế thí điểm ........................................................ 9

Nguồn : Chương trình CLIP thí điểm, dự án Thủy điện Trung Sơn ....................................... 11

III.2. Các bước triển khai hoạt động sinh kế thí điểm ........................................................... 11

III.2.1. Thành lập các nhóm sở thích ........................................................................... 12

III.2.2. Thành lập ban sinh kế cộng đồng cấp xã ......................................................... 13

III.2.3. Hoạt động sinh kế lựa chọn trước và sau khi tái định cư ................................. 13

IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ........................................................................................................ 13

IV.1. Sự tham gia của người dân vào các hoạt động sinh kế ............................................... 13

IV.1.1. Hoạt động đào tạo ............................................................................................ 13

IV.1.2. Tham gia hoạt động triển khai thực hiện mô hình sinh kế ............................... 16

IV.2. Hiệu quả của các hoạt động sinh kế ............................................................................. 21

IV.2.1. Hiệu quả của tham gia, đào tạo ........................................................................ 21

IV.2.2. Hiệu quả mô hình sinh kế thí điểm ................................................................... 22

IV.2.3. Đánh giá chất lượng cuộc sống của các hộ Bị ảnh hưởng .............................. 25

IV.3. Phối hợp giữa các bên liên quan .................................................................................. 25

IV.3.1. Mức độ hài lòng ................................................................................................ 25

IV.3.2. Vấn đề tồn tại .................................................................................................... 26

IV.3.3. Cơ chế phối hợp................................................................................................ 26

V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ..................................................................................................... 26

VI. ĐỀ XUẤT PHƢƠNG ÁN GIẢI QUYẾT ................................................................................ 27

CÁC PHỤ LỤC ............................................................................................................................... 32

Phụ lục 1: Danh sách cán bộ và các hộ dân tham gia phỏng vấn ......................................... 33

Page 3: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 2

Phụ lục 2: Danh sách nhóm sở thích và các hộ tham gia mô hình sinh kế thí điểm ............. 34

Phụ lục 3: Một số hình ảnh làm việc tại hiện trường .............................................................. 38

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Dự kiến các hộ BAH bởi khu vực dự án chính ................................................................... 5

Bảng 2: Quy mô mẫu điều tra theo các phương pháp luận đối với các hộ BAH ............................ 8

Bảng 3: Tóm tắt kế hoạch phi nông nghiệp và phát triển thị trường ............................................... 9

Bảng 4: Tóm tắt kế hoạch phát triển trồng trọt .............................................................................. 10

Bảng 5: Tóm tắt kế hoạch chăn nuôi ............................................................................................. 11

Bảng 6: Nhóm sở thích Chăn nuôi (8 nhóm) ................................................................................. 14

Bảng 7: Nhóm sở thích Trồng trọt (5 nhóm) .................................................................................. 15

Bảng 8: Nhóm sở thích Phi nông nghiệp (3 nhóm)........................................................................ 16

Bảng 9: Mức độ tham gia đối với hoạt động sinh kế (tỷ lệ %) ....................................................... 16

Bảng 10: Nhóm sở thích chăn nuôi lợn lai tại Co Me .................................................................... 17

Bảng 11: Nhóm sở thích chăn nuôi gà ta tại Tà Bán ..................................................................... 18

Bảng 12: Danh sách Nhóm sở thích trồng ngô lai tại Tổ Chiềng .................................................. 20

Bảng 13: Nhóm sở thích trồng lúa nước tại Tà Bán ...................................................................... 20

Bảng 14: Nhóm sở thích trồng rau Tà Bán .................................................................................... 20

Bảng 15: Nhu cầu tham gia về hỗ trợ phát triển sinh kế ............................................................... 21

Bảng 16: Mức độ tiếp thu và hiệu quả của hoạt động sinh kế (tỷ lệ %) ........................................ 22

Bảng 17: Mức độ hài lòng của người dân đối với các hoạt động sinh kế mang lại (tỷ lệ %) ........ 25

Bảng 18: Những vấn đề tồn tại và hướng giải quyết của hoạt động Sinh kế ................................ 29

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Lễ tổng kết và cấp chứng chỉ cho các học viên tham gia lớp đào tạo thú y ..................... 15

Hình 2: Mô hình nuôi lợn tại Dự án ................................................................................................ 17

Hình 3: Mô hình chăn nuôi gia cầm tại Dự án ............................................................................... 18

Hình 4: Một số hình ảnh về hoạt động sinh kế trồng trọt ............................................................... 19

DANH MỤC HỘP

Hộp 1: Ý kiến về việc đào tạo chăn nuôi của Dự án ...................................................................... 14

Hộp 2: Ý kiến người dân về việc đánh giá chất lượng cuộc sống của hộ BAH ............................ 25

Page 4: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 3

TỪ VIẾT TẮT

WB Ngân hàng Thế giới

IOL Kiểm kê tổn thất

DMS Khảo sát đo đạc chi tiết

RLDP Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số

TVGSĐL Tư vấn Giám sát độc lập (VICA)

NST Nhóm sở thích

MH Mô hình

MBCT Mặt bằng công trường

BAH Bị ảnh hưởng

GPMB Giải phóng mặt bằng

HĐĐB Hội đồng đền bù

TSHPCo Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn

TSHPP Dự án Thủy điện Trung Sơn

Ban QLDA Ban Quản lý Dự án

TĐTS Thủy điện Trung Sơn

DTTS Dân tộc thiểu số

TOR Điều khoản tham chiếu

EMDP Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số

RP Kế hoạch Tái định cư

CLIP Kế hoạch cải thiện sinh kế cộng đồng

UBND Ủy ban nhân dân

MOLISA Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

GOV Chính phủ Việt Nam

VND Việt Nam đồng

LURC Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

DARD Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NGO Tổ chức phi chính phủ

FHH Gia đình có phụ nữ làm chủ hộ

EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam

DONRE Sở Tài nguyên và Môi trường

IBRD Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển

SLA Phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững

RPF Khung chính sách cho Đền bù, Tái định cư và Khôi phục đời sống

Page 5: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 4

I. TÓM TẮT TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐỀN BÙ, TÁI ĐỊNH CƢ, KHÔI

PHỤC SINH KẾ VÀ PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

1. Dự án Thủy điện Trung Sơn được tiến hành khởi công các hạng mục công trình chính

vào ngày 24/11/2012 và sẽ hoàn thành vào tháng 8/2017.

2. Tại BQLDA TĐTS, công tác đền bù/giải phóng mặt bằng và khôi phục, hỗ trợ và phát

triển sinh kế cho các hộ BAH được giao cho phòng chuyên trách( phòng TĐC và giải phóng mặt

bằng).

3. Chương trình Khôi phục sinh kế được thực hiện nhằm khôi phục và phát triển sinh kế cho

các hộ TĐC và những hộ BAH bởi Dự án. Tiến độ thực hiện được dựa trên tiến độ chung của

quá trình di dời TĐC. Hoạt động sinh kế kéo dài trong 4 năm 2012 - 2016) với hai giai đoạn (i)

Giai đoạn thí điểm (8/2012 - 10/2013) diễn ra tại 5 bản; (ii) giai đoạn chuyển tiếp (10/2013-

6/2014) tại 5 bản; (iii) Giai đoạn nhân rộng (7/2014 - 10/2016) triển khai tại 44 bản.

Năm thứ nhất: Tổ chức triển khai mô hình thí điểm ở 5 bản. Kinh nghiệm từ các mô hình

thí điểm sẽ được đúc rút để khiển khai trên toàn dự án.

Năm thứ hai: Tổ chức thực hiện các mô hình nông, lâm nghiệp và đào tạo chuyển đổi

nghề theo kế hoạch được duyệt, chuyển giao dần kỹ năng cho cán bộ địa phương

Năm thứ ba: Tiếp tục tổ chức thực hiện các mô hình nông lâm và đào tạo chuyển đổi

nghề. Một số mô hình giao cho UBND xã. TV sẽ hỗ trợ bên ngoài để đảm bảo mục tiêu

dự án

Năm thứ tƣ: UBND xã tổ chức thực hiện các mô hình nông lâm và các hoạt động còn lại,

riêng đào tạo chuyển đổi nghề do TV thực hiện.

4. Hoạt động của CLIP là đóng góp cho phục hồi sinh kế trên tất cả các phương diện thông

qua nâng cao năng lực chuyển biến trong CLIP gồm cả sản xuất, thương mại và sản xuất tự

cung tự cấp với các hộ và các thôn bản trong vùng dự án. Các hoạt động sinh kế ưu tiên được

triển khai trên 3 lĩnh vực, (1) trồng trọt, (2) chăn nuôi, (3) phi nông nghiệp và Phát triển thị trường

(PTTT). Điều này khuyến khích sự chú ý lựa chọn một cách hài hòa của các hộ gia đình đối với

trồng trọt, chăn nuôi và hoạt động sinh kế thay thế phi nông nghiệp.

5. Dự án TĐTS đã hợp đồng với các tư vấn (TV) sinh kế và cử cán bộ cùng tham gia các

hoạt động tham vấn cộng đồng, giúp các hộ BAH thành lập các nhóm sở thích (NST), tập huấn

kỹ thuật và hỗ trợ đầu vào nhằm giúp các hộ BAH nâng cao trình độ sản xuất nông nghiệp, tăng

thu nhập và phát triển sinh kế.

6. Tại thời điểm giám sát, chương trình Sinh kế thí điểm đang được thực hiện tại 05 bản:

Co Me và Tà Bán (Trung Sơn); Tổ Chiềng-Co Cài trong (Trung Lý); bản Nàng 1 ( Mường Lý) và

bản Đông Tà Lào (Tân Xuân). Chương trình CLIP được thực hiện trên 3 lĩnh vực: trồng trọt; chăn

nuôi và phi nông nghiệp dựa trên cơ sở thành lập các Nhóm sở thích tại mỗi mô hình. Chi tiết về

việc thực hiện xem ở phần phụ lục.

7. Nhìn chung, tiến độ thực hiện CLIP đã được triển khai theo tiến độ thực hiện của Dự án.

Tuy nhiên, do đây là giai đoạn đầu nên cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác triển khai

(đường giao thông khó khăn, cơ sở vật chất không đáp ứng được; trình độ dân trí của hộ BAH

hạn chế…). Ban QLDA đã phối hợp với các bên liên quan từng bước giải quyết những khó khăn

trong thời gian vừa qua. Hiện nay giai đoạn mở rộng đã bị chậm trễ và để đảm bảo tính liên tục

của các hoạt động CLIP ở các thôn bản, cần có giai đoạn chuyển tiếp từ sinh kế thí điểm sang

giai đoạn nhân rộng.

Page 6: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 5

II. TỔNG QUAN

II.1. Dự án Thuỷ điện Trung Sơn

8. Dự án Thuỷ điện Trung Sơn được xây dựng trên Sông Mã bằng nguồn vốn vay của Ngân

hàng thế giới thông qua Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế (IBRD) và nguồn vốn đối ứng

của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Theo kế hoạch, dự án sẽ xây dựng một con đập mới cao 84,5

m trên sông Mã và 01 hồ chứa với tổng diện tích 13,13 km2, dung tích 348 triệu m

3, ứng với mực

nước dâng bình thường 160m. Mục tiêu của dự án là khi hoàn thành sẽ: (i) Phát điện lên lưới

điện quốc gia với công suất 260 MW và đóng góp bình quân 1,019 GWh mỗi năm (ii) Chống lũ

cho vùng hạ du;

9. Tổng chi phí dự tính cho toàn dự án là 411,57 triệu USD, trong đó khoảng 2,9 triệu USD

cho công tác quản lý môi trường (ngoài các yêu cầu khắc phục đã yêu cầu nhà thầu xây dựng

phải tuân thủ) và 35,1 triệu USD cho công tác đền bù, tái định cư và khôi phục sinh kế cho người

dân bị ảnh hưởng. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã nhận được một khoản vay trị giá 330 triệu

USD từ IBRD.

10. Dự án xây dựng thủy điện Trung Sơn bao gồm các hợp phần: (i) Tuyến đường vào công

trường dài hơn 20 km, kết nối khu vực dự án với hệ thống giao thông chính; (ii) Khu vực dự án

chính gồm hồ chứa, công trình đầu mối và các công trình phụ trợ khác; và (iii) Đường dây truyền

tải. Ngoài ra, còn hàng loạt các chương trình về xã hội, môi trường và cộng đồng để giảm thiểu

các tác động lường trước được và không lường trước được của dự án ảnh hưởng đến 10.000

người dân, trong đó có khoảng hơn 7.000 người chịu ảnh hưởng trực tiếp. Báo cáo giám sát

CLIP này được thực hiện cho hợp phần chính của dự án là Khu vực hồ chứa, công trình đầu mối

và các công trình phụ trợ.

II.1.1. Phạm vi và mức độ bị ảnh hưởng

11. Khu vực Dự án chính1 nằm trên địa bàn của hai tỉnh Thanh Hóa thuộc vùng Bắc Trung

Bộ và Sơn La thuộc vùng Tây Bắc, trong đó: (i) Tỉnh Thanh Hóa có 6 xã/thị trấn BAH là: Xã

Trung Sơn ở huyện Quan Hóa, nơi mà đập sẽ được xây dựng; Các xã Mường Lý, Trung Lý, Tam

Chung, Tén Tằn và Thị trấn Mường Lát ở Huyện Mường Lát là những địa phương có một phần

diện tích sẽ bị ngập do hồ chứa trên sông Mã. (ii) Tỉnh Sơn La có 2 xã BAH là Tân Xuân và Xuân

Nha ở Huyện Vân Hồ, nơi sẽ nằm trong khu vực ngập trên một nhánh suối của hồ chứa trên

sông Mã.

Bảng 1: Dự kiến các hộ BAH bởi khu vực dự án chính

Hạng mục/đơn vị

Tổng số hộ

Trong đó

Di

chuyển

Mất đất sản xuất BAH

Kinh

doanh

Hộ

Nhân

khẩu

(ngƣời)

Tổng

số hộ

Chia ra mất đất:

< 10%

trên

10%

I. MBCT, hồ chứa và các

CT phụ trợ 1.159 5.477 533 849 473 376 7

Tỉnh Thanh Hóa 917 4.384 356 572 316 256 7

Huyện Quan Hóa 298 1.110 183 196 69 127 0

Xã Trung Sơn (04 bản) 298 1.110 183 0 0 0 0

Huyện Mƣờng Lát 619 3.274 173 376 247 129 7

Xã Trung Lý (11 bản) 131 751 34 128 64 64 0

Xã Mường Lý (9 bản) 175 853 83 159 104 55 7

Xã Tam Chung (05 bản) 204 1247 52 85 75 10 0

1 Hòa Bình cũng BAH tuy nhiên ảnh hưởng nhiều nhất là đường thi công vận hành

Page 7: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 6

Hạng mục/đơn vị

Tổng số hộ

Trong đó

Di

chuyển

Mất đất sản xuất BAH

Kinh

doanh

Hộ

Nhân

khẩu

(ngƣời)

Tổng

số hộ

Chia ra mất đất:

< 10%

trên

10%

TT Mường Lát (03) 22 76 0 0 0 0 0

Xã Tén Tằn (04 bản) 87 347 2 4 4 0 0

Tỉnh Sơn La 311 1093 177 308 157 151 0

Huyện Vân Hồ 242 1093 177 239 119 120 0

Xã Tân Xuân (02 bản) 177 768 177 177 94 83 0

Xã Xuân Nha (02 bản) 65 325 0 62 25 37 0

II. Khu Tái định cƣ 364* 1560 0 357 - - 0

Tỉnh Thanh Hóa 256 0

Khu 1 (Trung Sơn) 133 0 133

Khu 2 (Mường Lý, ) 91 0

Khu 3 (Trung Lý) 32

Tỉnh Sơn La 108

Khu 4 (Tân Xuân ) 108 0

Tổng 1523 7012 533 1206 ? ? 7

Nguồn: Chương trình TĐC, sinh kế và phát triển dân tộc thiểu số (RLDP) dự án thủy điện Trung Sơn -

15/11/2011

12. Tổng số hộ bị ảnh hưởng (BAH): Số liệu ước tính bước đầu, sẽ có 1.523 hộ bị ảnh

hưởng bởi dự án chính (với tổng nhân khẩu là 7.012 người), cụ thể mỗi tiểu hợp phần bao gồm:

(i) Khu vực lòng hồ, MBCT và khu phụ trợ có 1159 hộ BAH với 5477 nhân khẩu; và (ii) Khu vực

TĐC có 364 hộ với 1560 khẩu. Đến thời điểm tháng 8/2013, công tác kiểm đếm, giải phóng mặt

bằng và tái định cư cho các hộ BAH đã và đang được Ban QLDA thủy điện Trung Sơn và các

Ban bồi thường huyện Quan Hóa và Mường Lát và huyện Vân Hồ thực hiện ở nhiều hạng mục.

II.1.2. Bối cảnh thực hiện chương trình CLIP

13. Chương trình sinh kế thí điểm bắt đầu từ tháng 8 năm 2012 với mục tiêu nhằm tăng

cường khả năng khôi phục, duy trì sử dụng các nguồn lực con người, xã hội, tự nhiên, tài chính

và vật chất của cộng đồng một cách bền vững sau khi chịu tác động bởi dự án.

14. Kế hoạch cải thiện sinh kế cộng đồng là một kế hoạch quan trọng vào mục tiêu chung

của RLDP để cải thiện hoặc ít nhất khôi phục sinh kế và chất lượng sống của các bản bị ảnh

hưởng trong bối cảnh đa dạng văn hóa.

15. Dự án Thủy điện Trung Sơn mang lại cơ hội cho người dân địa phương thu được lợi ích

từ dự án. Kế hoạch cải thiện sinh kế cộng đồng được thiết kế để tạo cơ hội cho người dân địa

phương tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch qua đó tăng quyền làm chủ của

họ thông qua hoạt động phát triển này.

II.2. Giám sát độc lập

II.2.1. Mục tiêu

16. Mục tiêu của CLIP là tăng cường khả năng duy trì và sử dụng các nguồn lực con người,

xã hội, tự nhiên, tài chính và vật chất của cộng đồng một cách bền vững sau khi chịu tác động

bởi dự án. Để thực hiện được mục tiêu này, một chiến lược kép về khôi phục sinh kế đã được

đưa ra : (i) Tăng cường và cải thiện các hệ thống canh tác và (ii) Đào tạo nghề phi nông nghiệp,

phát triển doanh nghiệp nhỏ.

Page 8: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 7

II.2.2. Các nhiệm vụ giám sát

17. Nhiệm vụ của TVGSĐL phát triển sinh kế lần này bao gồm:

Đánh giá sự thích hợp của các gói sinh kế đối với điều kiện kinh tế - xã hội của các hộ bị

ảnh hưởng (BAH) của dự án về cách tiếp cận lập kế hoạch có sự tham gia của người

dân;

Đánh giá thời gian, địa điểm và hiệu quả của các lớp đào tạo phát triển sinh kế cho các

hộ BAH

Đánh giá hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ về số hộ đã được nhận các hỗ trợ sinh kế,

số lượng và chất lượng của cây và con giống, số lượng và chất lượng vật tư nông

nghiệp.

Đánh giá năng suất và sản lượng đạt được của hoạt động sinh kế, hiệu quả của các mô

hình sinh kế và thu nhập của các hộ tham gia mô hình thí điểm

Đánh giá về mức sống và các vấn đề có khả năng xẩy ra về phục hồi mức sống của các

hộ BAH

Đánh giá chất lượng cuộc sống về thu nhập hàng tháng của các hộ gia đình (từ tất cả các

nguồn); tỷ lệ hộ nghèo ở các thôn bản BAH, sự tiếp cận các dịch vụ công cộng trong

cộng đồng;

Đánh giá các thay đổi về mức sống của người BAH trước và sau dự án ở cấp độ hộ gia

đình và cộng đồng; về mức độ hài lòng của người bị ảnh hưởng với các hỗ trợ về kĩ

thuật, cây trồng, con giống và đào tạo.

II.2.3. Phương pháp luận

Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu hồ sơ lƣu trữ và phân tích dữ liệu

18. Trong đợt giám sát đầu tiên này, các tài liệu thu thập được về CLIP bao gồm: (i) Báo cáo

Sinh kế giai đoạn chuyển tiếp; (ii) Các Báo cáo về tình hình thực hiện CLIP; (iv) Dữ liệu ghi chép

về các khiếu nại. Các tài liệu liên quan giúp cho việc kiểm tra, phân tích và đánh giá công tác

thực hiện và hỗ trợ sinh kế của dự án. Ngoài ra, tư vấn cũng xem xét các ghi chép của cán bộ

địa phương về công tác thực hiện chương trình sinh kế.

Phƣơng pháp định lƣợng

19. Nhóm tư vấn đã tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi với 10 hộ BAH chia đều cho 3 bản

bao gồm: bản Đông Tà Lào (xã Tân Xuân); bản Tà Bán, và Co Me ( xã Trung Sơn).

Phƣơng pháp định tính

20. TVGSĐL đã tiến hành 06 cuộc phỏng vấn sâu bao gồm:

01 cuộc phỏng vấn đối với BQLDA là các cán bộ tham gia thực hiện công tác phát triển

sinh kế nhằm thu thập các thông tin chung;

01 cuộc phỏng vấn đối với Trưởng nhóm công tác sinh kế, ông Trần Xuân Ái, trao đổi kết

quả của các mô hình sinh kế thí điểm và một số giải pháp cần thiết từ giai đoạn thí điểm

sang gia đoạn nhân rộng.

01 cuộc phỏng vấn sâu cấp xã là ông Đinh Xuận Diệm – chủ tịch UBND xã Trung Sơn;

3 cuộc phỏng vấn sâu cấp thôn bản bao gồm: ông Phạm Hùng Nguyên – trưởng Bản Co

Me, ông Ngân Văn Phận, trưởng bản Tà Bán xã Trung Sơn; ông Hà Văn Huỳnh- trưởng

bản Đông Tà Lào xã Tân Xuân.

Page 9: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 8

II.2.4. Phương pháp quan sát

21. Trong quá trình thu thập thông tin tại thực địa, TVGSÐL đã trực tiếp phỏng vấn gặp gỡ

các hộ BAH tại nhà riêng, quan sát điều kiện sống và tiện nghi sinh hoạt của họ. Phương pháp

này đã được sử dụng nhằm thu thập thông tin đa chiều cho báo cáo giám sát CLIP để làm rõ

hơn những vấn đề tích cực và hạn chế tại Dự án.

II.2.5. Quy mô mẫu

Bảng 2: Quy mô mẫu điều tra theo các phƣơng pháp luận đối với các hộ BAH

Phƣơng pháp Cỡ mẫu Số lƣợng Địa bàn

Nghiên cứu tài

liệu, hồ sơ lƣu trữ

tài liệu

(i) Báo cáo Sinh kế giai đoạn chuyển tiếp; (ii)

Các Báo cáo về tình hình thực hiện CLIP; (iv)

Dữ liệu ghi chép về các khiếu nại. Các tài liệu

liên quan giúp cho việc kiểm tra, phân tích và

đánh giá công tác thực hiện và hỗ trợ sinh kế

của dự án

Văn phòng

Phƣơng pháp định

lƣợng

10 hộ

8 hộ TĐC và 2 hộ

BAH đất đai tài sản

Bản Co Me; bản Tà Bán;

và bản Đông Tà Lào

Phƣơng pháp định

tính (thảo luận

nhóm và phỏng

vấn sâu)

- 6 cuộc Phỏng vấn sâu

- 6 người

- Mỗi cuộc phỏng

vấn từ 8-10 người

- Ban QLDA, Tư vấn

sinh kế, cán bộ xã

- bản Đông Tà Lào,

bản Co Me, bản Tà

Bán

Phƣơng pháp quan

sát

Quan sát tại 03 bản mà nhóm Tư vấn giám sát độc lập đến làm việc

II.2.6. Phân tích dữ liệu và viết báo cáo

22. Thông tin thu thập được từ bảng hỏi và các cuộc thảo luận nhóm tập trung; phỏng vấn

sâu đã được Tư vấn tiến hành nhập và xử lý trên các phần mềm như: SPSS hoặc NVIVO để

chiết xuất các dữ liệu phục vụ cho báo cáo giám sát Sinh kế định kỳ lần 1.

II.2.7. Tổ chức thực hiện

II.2.7.1. Nhóm giám sát độc lập

23. Công ty tư vấn Quốc tế VICA là đơn vị ký Hợp đồng dịch vụ tư vấn số 47/HĐTV-TĐTS

“Tư vấn giám sát độc lập cho RLDP, dự án Thuỷ điện Trung Sơn”. Để thực hiện hợp đồng nói

trên, VICA đã huy động Tư vấn từ ngày 28/10 đến ngày 1/11/2013 thực hiện đợt Giám sát độc

lập Kế hoạch cải thiện sinh kế cộng động (CLIP) lần 1. VICA đã cử một Đội giám sát gồm 01

chuyên gia và 02 cán bộ trợ giúp để thực hiện các nhiệm vụ giám sát CLIP đợt 1 này.

II.2.7.2. Khung thời gian thực hiện

24. Công tác giám sát hiện trường được bắt đầu từ ngày 29/10/2013. Trong thời gian ở hiện

trường, tư vấn phát triển sinh kế đã khai thác thông tin từ: (i) Ban QLDA Thủy điện Trung Sơn;

(ii) đại diện UBND UBND xã Trung Sơn; (iii) Trao đổi với các trưởng bản Co Me và Tà Bán xã

Trung Sơn; bản Đông Tà Lào xã Tân Xuân để xác nhận kết quả của các mô hình sinh kế và phục

hồi thu nhập đối với các hộ BAH. Tại các bản, Tư vấn phát triển sinh kế đã tiến hành phỏng vấn

bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm đối với các đối tượng liên quan.

II.2.7.3. Địa điểm giám sát

25. Theo tiến độ của Dự án, hoạt động giám sát lần 1 của TVGSĐL CLIP được thực hiện

trên phạm vi địa bàn như sau: bản Co Me và Tà Bán xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa; và bản

Page 10: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 9

Đông Tà Lào xã Tân Xuân huyện Vân Hồ. Hầu hết các thôn/bản nêu trên đã được đền bù hoặc

thuộc diện TĐC và đã triển khai mô hình sinh kế thí điểm.

III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CLIP

26. Chương trình CLIP thí điểm được thực hiện chia làm các giai đoạn: (i) giai đoạn sinh kế

thí điểm; (ii) giai đoạn sinh kế mở rộng. Đối với mỗi giai đoạn, cách thức triển khai không có

nhiều khác biệt và tập trung vào 3 hoạt động sau đây: (1) hoạt động chăn nuôi; (2) hoạt động

trồng trọt và (3) hoạt động phi nông nghiệp.

27. Hiện nay giai đoạn mở rộng đã bị chậm trễ. Để đảm bảo tính liên tục của các hoạt động

CLIP ở các thôn bản, giai đoạn chuyển tiếp của sinh kế thí điểm sẽ được thực hiện từ tháng 11-

2013 đến hết tháng 6-2014 với 8 tháng thực hiện. Giai đoạn chuyên tiếp bao gồm:

Tham vấn cộng đồng và lập kế hoạch (từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2013) để thành lập

các nhóm sở thích, khẳng định các chủ đề trình diễn và hoàn thành lập ngân sách.

Giai đoạn thực hiện từ tháng 11-2013 đến hết tháng 6-2014

28. Mục đích của giai đoạn chuyển tiếp là vừa để đảm bảo tính liên tục của các hoạt động và

kiểm nghiệm các phương pháp hoạt động, nhằm cho phép thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho nhiều

bản trong cùng một thời gian. Giai đoạn chuyển tiếp thực hiện hoạt động ở 10 bản, tăng nhiều so

với 5 bản giai đoạn thí điểm. Đến giai đoạn mở rộng, các hoạt đông sẽ triển khai hết toàn bộ 44

bản bị ảnh hưởng.

29. Do giai đoạn chuyển tiếp đang trong quá trình phê duyệt chính thức kế hoạch thực hiện,

nên Báo cáo GSĐL về sinh kế lần 1 chỉ tập trung đánh giá về quá trình triển khai của giai đoạn

sinh kế thí điểm.

III.1. Địa điểm thực hiện các hoạt động sinh kế thí điểm

30. Tại 5 bản thực hiện CLIP thí điểm:

Bản Co Me; Tà Bán, xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Bản Tổ Chiềng), xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa

Bản Nàng 1, xã Mường Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa

Bản Đông Tà Lào, xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.

31. Các bản này được chọn vì là bản chịu ảnh hưởng nặng bởi công trình chính (Co Me)

hoặc phải di dời hoàn toàn.

Bảng 3: Tóm tắt kế hoạch phi nông nghiệp và phát triển thị trƣờng

Mục đích

kế hoạch

Nhằm xây dựng một số mô hình quy mô nhỏ hộ/nhóm hộ gia đình sản xuất, kinh

doanh phi nông nghiệp trên cơ sở phát huy nguồn lực tại chỗ, có hiệu quả kinh tế

giúp chính quyền địa phương và người dân trong vùng học tập ứng dụng.

Địa điểm

triển khai

Tại 5 bản:

Bản Co Me, Tà Bán (Tà Pục) xã Trung Sơn – Quan Hóa- Thanh Hóa

Bản Co cài (Tổ Chiềng) xã Trung Lý – Mường Lát – Thanh Hóa

Bản Nàng 1 xã Mường Lý – Mường Lát – Thanh Hóa

Bản Đông Tà Lào xã Tân Xuân – Vân Hồ – Sơn La

Thời gian

triển khai 12 tháng: Từ tháng 8/2012 đến tháng 31/7/2013

Các mục

tiêu cụ

thể

Kết thúc giai đoạn thí điểm:

- Có ít nhất 3 nhóm hoạt động cùng sở thích về phi nông nghiệp và phát triển thị

trường được thành lập và đi vào hoạt động ở 5 bản đã lựa chọn. Mỗi nhóm có từ 5

Page 11: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 10

đến 20 thành viện, bao gồm các nhóm hoạt động ;

- Nâng cao năng lực

- Tổ chức sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm

- Hướng nghiệp và hỗ trợ thông tin việc làm cho thanh niên

Kết quả

dự kiến

KQ1 : 5 nhóm gồm 20 hộ ở 5 bản được nâng cao năng lực về kinh doanh buôn bán,

dịch vụ nhỏ tại thôn bản

KQ2 : 5 nhóm thanh niên tại 5 bản được kết nối và hỗ trợ thông tin về việc làm

KQ3 : 1 nhóm hộ với 5 thành viên ở Đông Tà Lào về chế biến dong giềng được hỗ

trợ để đi vào sản xuất chế biến để đưa sản phẩm ra thị trường..

KQ4 : 1 nhóm hộ với 5 thành viên ở Co Me tiếp thu được kỹ thuật trồng nấm để sản

xuất cung cấp cho thị trường trong và ngoài khu vưc

KQ5 : 2 nhóm hộ với 20 thành viên ở Co Me, Tà Bán có thể bất đầu sơ chế từ 1 tới 2

sản phẩm từ cây luồng đê cung cấp cho thị trường huyện Quan Hóa và bên ngoài.

KQ6 : Tổ hợp tác dịch vụ gồm 7 thành viên tại Co Me được hình thành và bất đầu

hoạt động.

Nguồn : Chương trình CLIP thí điểm, dự án Thủy điện Trung Sơn

Bảng 4: Tóm tắt kế hoạch phát triển trồng trọt

Mục đích

kế hoạch

Nhằm xây dựng một số mô hình sản xuất các cây trồng chính cho hộ gia đình/ nhóm

hộ gia đình, có khả năng phục vụ cải thiện đời sống cho cộng đồng bị ảnh hưởng và

sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Địa điểm

triển khai

Tại 5 bản:

Bản Co Me, Tà Bán (Tà Pục) xã Trung Sơn – Quan Hóa- Thanh Hóa

Bản Co cài ( Tổ Chiềng) xã Trung Lý – Mường Lát – Thanh Hóa

Bản Nàng 1 xã Mường Lý – Mường Lát – Thanh Hóa

Bản Đông Tà Lào xã Tân Xuân – Vân Hồ – Sơn La

Thời gian

triển khai 12 tháng: Từ tháng 8/2012 đến tháng 31/7/2013

Các mục

tiêu cụ

thể

Khi kết thúc giai đoạn hoạt động thí điểm :

- Có ít nhất 5 nhóm sở thích về trồng trọt được thành lập và đi vào hoạt động ở 5

bản CLIP.

- Năng lực thực hiện hoạt động của các thành viên các nhóm sở thích tăng cường

thông qua hoạt động nhóm và tập huấn.

- Mỗi nhóm sở thich có từ 3 tới 5 thành viên đã trực tiếp thực hiện mô hình thí điểm

- Các bài học kinh nghiệm được rút ra cho thực hiện chương trình giai đoạn mở

rộng

Kết quả

dự kiến

KQ 1 : Năm (5) loại nhóm sở thích trồng trọt (thâm canh cây lúa nước, trồng ngô lai

trên đất dốc, trồng cây ăn quả, trồng luồng và trồng lát, xoan) hoạt động ở 5 bản

CLIP

KQ 2 : Các hoạt động nâng cao năng lực thực hiện các hoạt động sinh kế về trồng

trọt được thực hiện đối với các hộ thành viên các nhóm sở thích :

Tập huấn kỹ thuật

Tham quan, học tập kinh nghiệm

Sinh hoạt nhóm hàng tháng, Sơ kết nhóm sở thích và hoạt động thí điểm.

KQ 3 : Thực hiện ít nhất 5 hoạt động trồng trọt thí điểm với các hộ được nhóm sở

thich giới thiệu (3-5 hộ cho mỗi hoạt động).

KQ 4 : Các bài học kinh nghiêm đươc rút ra cho thực hiện chương trình sinh kế mở

rộng

Nguồn : Chương trình CLIP thí điểm, dự án Thủy điện Trung Sơn

Page 12: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 11

Bảng 5: Tóm tắt kế hoạch chăn nuôi

Mục đích

kế hoạch

Nhằm xây dựng một số mô hình phát triển chăn nuôi quy mô nhỏ theo hướng hàng

hóa của hộ gia đình và hệ thống phụ trợ đi kèm để phát triển chăn nuôi bền vững

dựa trên những nguồn lực sẵn có của địa phương.

Địa điểm

triển khai

Tại 5 bản:

Bản Co Me, Tà Bán (Tà Pục) xã Trung Sơn – Quan Hóa- Thanh Hóa

Bản Co cài ( Tổ Chiềng) xã Trung Lý – Mường Lát – Thanh Hóa

Bản Nàng 1 xã Mường Lý – Mường Lát – Thanh Hóa

Bản Đông Tà Lào xã Tân Xuân – Vân Hồ – Sơn La

Thời gian 12 tháng: Từ tháng 8/2012 đến tháng 31/7/2013

Các mục

tiêu cụ

thể

Kết thúc giai đoạn thí điểm:

- Xây dựng được 9 nhóm sở thích chăn nuôi trong đó có 2 nhóm sở thích nuôi gà

thả vườn, 2 nhóm sở thích nuôi ngan lai, 4 nhóm sở thích nuôi lợn lai và 1 nhóm sở

thích nuôi trâu bò (ngân hàng bò).

- Có 1 nhóm thú y cộng đồng gồm ít nhất 7 thành viên (mỗi điểm CLIP 1 người,

được đào tạo kiến thức thú y hoạt động trên 4 xã đã lựa chọn.

- Hình thành được ít nhất 45 hộ tham gia hoạt động mô hình chăn nuôi cho đợt 1.

- Xây dựng được từ 5 - 7 tủ thuốc thú y để phục vụ cộng đồng và các mô hình

chăn nuôi.

- Xây dựng bài học kinh nghiệm và giới thiệu được các hoạt động phát triển sinh

kế chăn nuôi cho giai đoạn nhân rộng.

Kết quả

dự kiến

KQ1: Trang bị kiến thức

Trang bị kiến thức chăn nuôi cho các hộ trong và ngoài nhóm sở thích.

Trang bị kiến thức về thú y theo chương trình đào tạo thú y thôn bản cho nhóm thú y

cộng đồng.

KQ2: Hỗ trợ làm mô hình và các dịch vụ phụ trợ

Liên kết được với ít nhất 2 công ty hoặc tổng đại lý cung cấp thuốc thú y, thức ăn

chăn nuôi và chế phẩm sinh học có uy tín.

Hình thành mạng lưới thú y cơ sở (từ 5 - 7 điểm, mỗi điểm 1 người). Mỗi điểm sẽ hỗ

trợ 1 tủ thuốc thú y cho cán bộ thú y

KQ3: Đào tạo, bằng cấp, chứng chỉ

Liên kết với Trung tâm đào tạo nghề của khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng Thủy Sản –

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Hòa Bình

nhằm đào tạo kiến thức và cấp chứng chỉ đào tạo cho lớp đào tạo thú y của nhóm

thú y cộng đồng

KQ4 : Cập nhật, lưu trữ và phân tính số liệu

Quá trình thí điểm được cập nhật, lưu trữ, phân tích và tổng hợp thành tài liệu áp

dụng cho giai đoạn nhân rộng.

Nguồn: Chương trình CLIP thí điểm, dự án Thủy điện Trung Sơn

III.2. Các bƣớc triển khai hoạt động sinh kế thí điểm

32. Bƣớc 1: Thành lập nhóm sở thích, lựa chọn nông dân thực hiện mô hình mẫu

Đội CLIP hướng dẫn giúp các nhóm sở thích nắm bắt được mục tiêu của hoạt động cũng

như tiêu chí lựa chọn thành viên tham gia nhóm sở thích và các hộ nông dân nòng cốt

thực hiện mô hình mẫu.

Thành lập các nhóm sở thích trên tinh thần tự nguyện của người dân.

Mỗi nhóm sở thích sẽ lựa chọn 3 - 6 hộ nông dân thực hiện mô hình mẫu theo các tiêu chí

được các thành viên nhóm sở thích thảo luận và thống nhất. Các hộ nông dân này là hạt

nhân duy trì mô hình.

Page 13: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 12

33. Bƣớc 2: Đào tạo và xây dựng năng lực

Hình thức đào tạo : Phương pháp tập huấn có sự tham gia tích cực của nông dân.

Nội dung tập huấn theo từng loại hình hoạt động và theo từng chủ đề do tư vấn biên tập

và soạn thảo, đảm bảo thành viên các nhóm sở thích được tham gia từ đầu và xuyên

suốt toàn bộ quá trình.

Tư vấn sẽ lựa chọn những mô hình do chính các hộ nông dân tự thực hiện đã thành công trong và

ngoài tỉnh để các nhóm sở thích tham quan, học tập kinh nghiệm.

Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật theo hình thức ‘‘cầm tay chỉ việc’’ để hạn chế tối đa những sai sót

mà người dân gặp phải.

34. Bƣớc 3: Hỗ trợ vật tƣ, đầu vào: Nhóm nông dân thực hiện mô hình đợt 1 sẽ được dự

án hỗ trợ vật tư, đầu vào, giống thông qua Ban sinh kế cộng đồng cấp xã.

35. Bƣớc 4: Đánh giá kết quả hoạt động CLIP thí điểm:

Các nhóm sở thích tổ chức họp định kỳ mỗi tháng 1 lần với nội dung đã được thảo luận,

thống nhất tại cuộc họp các nhóm sở thích lần 1.

Trong quá trình thực hiện các thành viên trong cùng một nhóm sở thích và giữa các

nhóm trao đổi và học tập lẫn nhau. Các nội dung này sẽ được ghi chép đầy đủ trong các

biên bản họp định kỳ hàng tháng.

Kết thúc giai đoạn thí điểm, tổ chức các cuộc họp rút kinh nghiệm với các nhóm sở thích

và cuộc họp tổng kết kỹ thuật, cập nhật menu các hoạt động sinh kế thực hiện trong giai

đoạn mở rộng.

III.2.1. Thành lập các nhóm sở thích

Hình thành nhóm

36. Tại các cuộc họp ở mỗi bản, sau khi được phổ biến thông tin về chương trình sinh kế và

gợi ý các hoạt động sinh kế với 3 nhóm hoạt động sinh kế : trồng trọt, chăn nuôi và phi nông

nghiệp. Sau khi đã thảo luận và thống nhất các hoạt động ưu tiên, các hộ gia đình được tự

nguyện đăng ký tham gia các hoạt động sinh kế khác nhau ở 1 – 3 lĩnh vực hoạt động tùy theo

khả năng và số người trong trong độ tuổi lao động của hộ gia đình. Trong giai đoạn thí điểm mỗi

lao động chỉ đăng ký tham gia một hoạt động sinh kế.

37. Buổi họp bản tiếp theo được tổ chức riêng cho các nhóm hoạt động (3 nhóm), các thành

viên tham gia thảo luận về nhu cầu và các ưu tiên trong nhóm để hình thành nên các nhóm sở

thích về hoat động sinh kế cụ thể (ví dụ : nhóm sở thích chăn nuôi lợn). Các nhóm sở thích này

sẽ thảo luận tiếp để bầu chọn nhóm trưởng, nhóm phó và bầu chọn hộ làm mô hình thí điểm đợt

1.

Xác định số lƣợng các thành viên tham gia nhóm sở thích

38. Dự kiến số lượng các thành viên tham gia nhóm sở thích trung bình có 10 hộ tham gia

(tối thiểu 5 hộ, tối đa 15 hộ). Thực tế, số hộ gia đình đăng ký tham gia không đạt tiêu chí đề ra. Vì

vậy, để thành lập được nhóm sở thích, số lượng hộ tối thiểu đạt được 3 thành viên trở lên. Số

lượng thành viên tham gia tối đa là tất cả các hộ tự nguyện tham gia ở bản.

Lựa chọn hoạt động (mô hình) và số hộ làm mô hình thí điểm đợt 1

39. Đối với hầu hết các hoạt động sinh kế, số lượng các hộ tham gia làm mô hình thí điểm

được xác định là 3-5 hộ cho mỗi hoạt động. Các hộ tham gia làm mô hình thí điểm đợt 1 do

nhóm sở thích bầu chọn theo các tiêu chí được thảo luận và thống nhất.

Page 14: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 13

III.2.2. Thành lập ban sinh kế cộng đồng cấp xã

40. Mục đích thành lập ban sinh kế cộng đồng là để hỗ trợ thưc hiện các hoạt động sinh kế

một cách hiệu quả và để giám sát tài chính một cách minh bạch. Ban sinh kế cộng đồng sẽ là

kênh giải ngân và là chủ tài khoản của các hoạt động sinh kế tại các bản trong xã. Ban Sinh kế

cộng đồng cũng là một thí điểm, nếu hoạt động có hiệu quả sẽ là một công cụ đắc lực cho hoạt

đông của giai đoạn mở rộng. Ban sinh kế sẽ bao gồm các cán bộ xã, bản và đại diện hộ dân

(nhóm sở thích).

III.2.3. Hoạt động sinh kế lựa chọn trước và sau khi tái định cư

41. Thông qua các nhóm sở thích và các tham vấn khác, các lựa chọn khả thi (menu) của

các hoạt động sinh kế được thiết lập cho các cộng đồng ở cả giai đoạn đang di dời và sau khi di

dời đến nơi ở mới. Các lựa chọn này bao gồm danh sách các hoạt động được các nhóm sở thích

lựa chọn, nhưng không giới hạn ở danh sách này.

42. Các Tư vấn sinh kế cũng sẽ thăm các bản CLIP khác trong 4 xã này để xác định các lựa

chọn sinh kế trên phương diện rộng hơn, với sự quan tâm tới các điều kiện khác nhau về môi

trường và sở thích của các cộng đồng thiểu số khác nhau trong khu vực dự án.

43. Trước khi kế thúc giai đoạn thí điểm, một cuộc hội thảo kỹ thuật sẽ được tổ chức để rút

ra bài học kinh nghiệm từ giai đoạn thí điểm và để khẳng định lại menu của các lựa chọn sinh kế.

Menu này sẽ được sử dụng làm tài liệu tham khảo về thông tin, đào tạo và thực hiện hoạt động

trong giai đoạn mở rộng.

IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

IV.1. Sự tham gia của ngƣời dân vào các hoạt động sinh kế

44. Trong Chương trình Tái đinh cư, sinh kế và phát triển dân tộc thiểu số (RLDP), đã xác

định 44 bản bị ảnh hưởng bởi dự án Thủy điện Trung Sơn và sẽ được tham gia chương trình cải

thiện sinh kế (CLIP). CLIP là hoạt động thiết yếu để đảm bảo kết quả ít nhất là phục hồi mức

sống cho tất cả các thôn bản như trước khi chịu ảnh hưởng của dự án.

45. Các hộ thành viên trong các nhóm sở thích đăng ký tham gia hoạt động thí điểm trên tinh

thần tự nguyện. Những hộ tham gia nhiều nhóm sở thích tại 1 bản sẽ phải đảm bảo cung cấp

một lao động chính cho mỗi nhóm. Trong mỗi nhóm khoảng 5 hộ sẽ nhận vật tư đầu vào cho

trình diễn vòng 1. Tiêu chí các hộ tham gia trình diễn được xác định cho mỗi vòng trình diễn. Phụ

nữ được đặc biệt khuyến khích tham gia và ít nhất có 2 hộ trong nhóm thuộc hộ dễ bị tổn

thương.

46. Có sự tham gia rộng rãi của các hộ gia đình trong các hoạt động đề xuất. Có 24 nhóm

sở thích đã được thành lập, với sự cân bằng về số nhóm giữa trồng trọt, chăn nuôi và phi nông

nghiệp.

IV.1.1. Hoạt động đào tạo

IV.1.1.1. Đào tạo về chăn nuôi

47. Một lớp đào tạo Thú y trong vòng 25 ngày đã được tổ chức để trang bị kiến thức và tay

nghề thú y cho 7 thành viên, trong đó bản Tà Bán có 3 thành viên; Đông Tà Lào có 2 thành viên,

bản Co Me có 1 thành viên và Tổ Chiềng (Co Cài) có 1 thành viên tham gia.

48. Đến tháng 10 năm 2013, có 8 NST về chăn nuôi được thành lập tại 5 bản hưởng lợi của

dự án, với 218 thành viên tham gia, trong đó 42 thành viên được chọn để thực hiện hoạt động

sinh kế đợt 1. Đối tượng vật nuôi chủ yếu là lợn lai, ngan lai và gà ta. Các TV chăn nuôi đã kết

hợp với cán bộ sinh kế của Dự án TĐTS tổ chức tập huấn 4 đợt với 4 chủ đề (Kỹ thuật làm

chuồng trại; Chăm sóc, nuôi dưỡng; Phòng bệnh, phòng dịch; Ghi chép số liệu, hạch toán kinh

Page 15: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 14

tế) cho các thành viên nhóm sở thích. Số lượng học viên tham gia khá đông, đợt 1 là 211 người

và đợt 2 là 179 người, đợt 3 là 216 người, đợt 4 là 206 người trong tổng số 218 thành viên NST

của 5 bản.

Bảng 6: Nhóm sở thích Chăn nuôi (8 nhóm)

STT Nhóm sở thích Địa điểm Số lƣợng

thành viên

Thực hiện HĐ đợt

1

1 Chăn nuôi lợn lai Co Me

30 6

2 Chăn nuôi ngan lai 5 5

3 Chăn nuôi lợn lai Tà Bán

34 5

4 Chăn nuôi gà ta 49 6

5 Chăn nuôi lợn lai Đông Tà Lào 30 5

6 Chăn nuôi gà ta Nàng 1

21 5

7 Chăn nuôi lợn lai 32 5

8 Chăn nuôi gà ta Tổ Chiềng (Co Cài) 17 5

Tổng 8 nhóm 5 bản 218 thành viên 42 thành viên

Nguồn: Ban QLDA Thuỷ điện Trung Sơn, tháng 10/2013

49. Kết quả giám sát cho thấy tài liệu tập huấn dài, chưa tập trung đối tượng vật nuôi mà dự

án hỗ trợ cho các mô hình sinh kế (lợn lai, ngan lai và gà ta). Vì không có chương trình tập huấn

lớp thú nên rất khó nhận biết sự cân đối về thời gian giữa lý thuyết và thực hành. Tài liệu tập

huấn cho thấy nội dung tập huấn nặng về lý thuyết, ít thực hành. Số học viên phân bố không đều

giữa các thôn hưởng lợi, trong đó bản Nàng 1 (xã Mường Lý) không có học viên. Điều này có thể

gây rủi ro cho người dân ở bản Nàng 1 trong phát triển chăn nuôi nói chung và triển khai các mô

hình điểm về chăn nuôi lợn lai và chăn nuôi ngan lai của dự án tại bản.

Hộp 1: Ý kiến về việc đào tạo chăn nuôi của Dự án

Lương Văn Ních, bản Co Me, xã Trung Sơn:

“Tôi thì ít chữ, cũng có tuổi rồi, nên khi tập huấn thì tài liệu dài, nhiều khi đọc không hiểu hết được,

tài liệu thì đẹp đấy nhưng chúng tôi ở đây toàn người có tuổi nếu đi tập huấn mà đọc những tài liệu

này thì chúng tôi không hiểu được hết. Chỉ khi mà thực hành bảo tận nơi thì chúng tôi mới nắm

được, nhưng thời gian thực hành thì cũng không kéo dài, nếu không để ý thì cũng sẽ quên sớm

thôi.. ”.

Ngân Thị Miến, bản Tà Bán, xã Trung Sơn:

“Gà ở bản này, mọi nhà nuôi cũng hay bị bệnh dịch lắm, bản có 3 người học về thú y nhưng mà

cũng không chữa được hết bệnh vì nhiều khi họ bận, hoặc ở xa, hoặc có thể không đủ tay nghề để

chữa. Chúng tôi toàn phải ra ngoài chỗ cô Hồng để lấy thuốc về và tự tiêm đấy”.

Nguồn: Tư vấn GSĐL, tháng 10/2013

50. Trong khi đó, thôn Tà Bán, xã Trung Sơn có 3 thành viên tham gia lớp đào tạo thú y. Tuy

nhiên, các cán bộ thú y này hoạt động chưa hiệu quả nên gia súc bị bệnh nhiều và gia cầm chết

nhiều. Sự hỗ trợ của cán bộ thú y thôn bản đối với người dân rất thấp, người dân thường trực

tiếp vào lấy thuốc tại cán bộ sinh kế của ban QLDA TĐTS và sử dụng theo hướng dẫn trên bao

bì. Các cán bộ thú y này cần được tiếp tục bồi dưỡng tay nghề thú y theo phương pháp đào tạo

lại và đào tạo nâng cao; và Ban QLDA nên lập tủ thuốc thú y tại thôn bản để việc xử lý bệnh gia

súc, gia cầm kịp thời hơn.

Page 16: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 15

Hình 1: Lễ tổng kết và cấp chứng chỉ cho các học viên tham gia lớp đào tạo thú y

Nguồn: Ban QLDA Thuỷ điện Trung Sơn, tháng 10/2013

IV.1.1.2. Đào tạo về trồng trọt

51. Có 5 nhóm sở thích về trồng lúa nước, trồng rau và trồng ngô lai trên đất dốc được thành

lập tại 4 bản với 56 thành viên tham gia, trong đó có 38 thành viên được chọn để thực hiện hoạt

động đợt 1. Các hộ tham gia NST trồng trọt tại các thôn đã được tập huấn các nội dung kỹ thuật

tương ứng do các tư vấn trồng trọt kết hợp với chuyên viên sinh kế của Dự án TĐTS tổ chức, với

51/56 thành viên tham gia.

Bảng 7: Nhóm sở thích Trồng trọt (5 nhóm)

STT Nhóm sở thích Địa điểm Số lƣợng thành viên Thực hiện HĐ đợt 1

1 Trồng lúa nước Tà Bán 14 5

2 Trồng rau Tà Bán 10 10

3 Trồng lúa nước Đông Tà Lào 14 5

4 Trồng ngô lai trên đất dốc Nàng 1 9 9

5 Trồng ngô lai trên đất dốc Tổ Chiềng 9 9

Tổng 5 nhóm 4 bản 56 thành viên 38 thành viên

Nguồn: Ban QLDA Thuỷ điện Trung Sơn, tháng 10/2013

52. Theo số liệu khảo sát, có 80% người tham gia là chủ hộ gia đình; 15,3% chồng/vợ chủ hộ

tham gia tập huấn và chỉ có 4,7% số hộ có cả hai vợ chồng cùng tham gia vào mô hình tập huấn

trồng trọt.

IV.1.1.3. Đào tạo về Phi nông nghiệp

53. Hoạt động CLIP về lĩnh vực phi nông nghiệp đã thành lập được 3 nhóm sở thích (NST)

tại các thôn, trong đó NST "Nâng cao năng lực kinh doanh buôn bán nhỏ tại địa phương" và NST

"Hướng nghiệp và hỗ trợ thông tin việc làm cho thanh niên" đã thành lập tại 5 thôn, gồm Co Me,

Tà Bán, Nàng 1, Tổ Chiềng, Đông Tà Lào. Trong khi đó, NST "Tổ hợp tác dịch vụ" thành lập

được tại 2 thôn là Co Me và Tà Bán. Đã có 4 đợt tập huấn về "Hạch toán kinh tế hộ gia đình" cho

2 bản Tà Bán và Đông Tà Lào với 40 hộ thành viên, trong đó bản Tà Bán có 22 hộ và bản Đông

Tà Lào có 18 hộ tham gia và bản Nàng 1 có 25 hộ.

Page 17: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 16

Bảng 8: Nhóm sở thích Phi nông nghiệp (3 nhóm)

STT Nhóm sở thích Địa điểm Số lƣợng thành

viên

1

Nâng cao năng lực kinh doanh buôn

bán nhỏ tại địa phương

Co Me, Tà Bán, Nàng 1, Tổ

Chiềng, Đông Tà Lào 40

Tổ hợp tác dịch vụ Co Me, Tà Bán 7

2 Tổ chức sản xuất, kết nối thị trường,

tiêu thụ sản phẩm

Co Me, Tà Bán, Nàng 1, Tổ

Chiềng, Đông Tà Lào

3 Hướng nghiệp và hỗ trợ thông tin

việc làm cho thanh niên

Co Me, Tà Bán, Nàng 1, Tổ

Chiềng, Đông Tà Lào 40

Tổng 3 nhóm hoạt động 5 bản 87 thành viên

Nguồn: Ban QLDA Thuỷ điện Trung Sơn, tháng 10/2013

54. Hoạt động đào tạo đối với các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và phi nông nghiệp đã được

triển khai tại 5 bản thí điểm. Theo số liệu khảo sát, có 95,7% số người được hỏi có nhu cầu tham

gia vào việc hỗ trợ phát triển sinh kế. Người tham gia các NST chủ yếu là chủ hộ. Tuy nhiên,

mức độ tham gia vào các hoạt động sinh kế lại không giống nhau. Chi tiết thể hiện trong bảng

dưới đây.

Bảng 9: Mức độ tham gia đối với hoạt động sinh kế (tỷ lệ %)

Lựa chọn ngƣời

cung cấp

(cây/con/lớp đào tạo)

Có đƣợc thỏa

thuận giá cả

Có đƣợc lựa chọn

cây/con giống/lớp

đào tạo

Sinh kế trồng trọt 22,4 0 25,6

Sinh kế chăn nuôi 42,6 0 43,8

Hoạt động phi nông nghiệp 35,0 0 30,6

Hoạt động khác 0 0 0

Tổng 100 0 100

Nguồn: Tư vấn GSĐL, tháng 10/2013

55. Nhìn chung, mức độ tham gia của các hộ tương đối đồng đều trong tất cả các mô hình

sinh kế. Tuy nhiên, mức độ lựa chọn người cung cấp thì đối với cây giống, con giống các hộ

không được lựa chọn, mà đã được Ban QLDA chuẩn bị từ trước. Chỉ có lớp đào tạo thì người

dân được lựa chọn theo NST. Tương tự, đối với việc thỏa thuận giá cả, các hộ BAH đều không

tham gia do các nhà cung ứng đã ký hợp đồng trực tiếp với Ban QLDA để cung cấp cây giống,

con giống theo yêu cầu.

IV.1.2. Tham gia hoạt động triển khai thực hiện mô hình sinh kế

IV.1.2.1. Tham gia vào hoạt động chăn nuôi

56. Tại 5 bản hưởng lợi của dự án, các TV đã cùng cán bộ sinh kế của Dự án TDTS họp với

dân để chọn ra 42 hộ thành viên được chọn làm mô hình điểm chăn nuôi đợt 1, trong đó bản ở

Co Me, có 6 hộ tham gia MH điểm chăn nuôi lợn lai, 5 hộ tham gia MH nuôi ngan lai; ở bản Tà

Bán có 5 hộ tham gia mô hình nuôi lợn lai và 6 hộ làm MH nuôi gà ta; ở bản Đông Tà Lào có 5

hộ làm MH nuôi lợn lai; bản Nàng 1 có 5 hộ làm MH nuôi gà ta và 5 hộ làm MH nuôi lợn lai; và ở

Tổ Chiềng (Co Cài) có 5 hộ làm MH nuôi gà ta. Sau khi được lựa chọn để làm mô hình (MH)

điểm trình diễn của chương trình CLIP, các hộ được tập huấn về kỹ thuật theo đối tượng tham

gia. Tiếp theo, các hộ làm MH điểm được cung cấp vật tư đầu vào từ các nhà dịch vụ để triển

khai hoạt động sinh kế đúng thời vụ.

Page 18: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 17

Tham gia thực hiện mô hình nuôi lợn lai

57. Các hộ nuôi lợn lai đều xây dựng chuồng trại theo đúng kích cỡ, tiêu chuẩn đã được tập

huấn để tiến hành nuôi. Hầu hết các hộ đều thực hiện theo quy trình tập huấn của tư vấn sinh kế.

Hình 2: Mô hình nuôi lợn tại Dự án

Nguồn: Ban QLDA Thuỷ điện Trung Sơn, tháng 10/2013

58. Mỗi hộ làm MH nuôi lợn lai được hỗ trợ 4 lợn con giống, 140,4kg bột cám đậm đặc,

439,5kg bột ngô và 146,5kg bột cám gạo. Như vậy, mỗi hộ nhận 726,4kg nguyên liệu thức ăn và

bình quân mỗi lợn lai có 181,6kg thức ăn phối hợp.

59. Mỗi hộ làm MH nuôi ngan lai được hỗ trợ 80 con ngan giống, 128,4kg cám đậm đặc;

288,0kg bột ngô và 80,0kg cám gạo; mỗi hộ nhận 496,4kg nguyên liệu thức ăn và bình quân mỗi

ngan lai được cấp 6,205kg thức ăn phối hợp.

60. Mỗi hộ làm MH nuôi gà ta được hỗ trợ 80 gà con giống, 68,8kg bột đậm đặc, 200,0kg bột

ngô và 80,0kg cám gạo; như vậy, mỗi hộ nhận 348,8kg nguyên liệu thức ăn, bình quân mỗi gà ta

được cấp 4,36kg thức ăn.

Bảng 10: Nhóm sở thích chăn nuôi lợn lai tại Co Me

TT Họ và tên Giống

(con)

Thức ăn chăn nuôi (kg)

Cám đậm đặc Ngô Cám gạo

1 Lương Văn Ních 4 140,4 439,5 146,5

2 Phạm Thanh Ình 4 140,4 439,5 146,5

3 Lương Văn Đoán 4 140,4 439,5 146,5

4 Ngân Thị Tự 4 140,4 439,5 146,5

5 Lương Thị Póm 4 140,4 439,5 146,5

6 Phạm Bá Khang 4 140,4 439,5 146,5

Tổng 24 842 2637 879

Nguồn: Ban QLDA Thuỷ điện Trung Sơn, tháng 10/2013

Tham gia hoạt động mô hình nuôi gia cầm

61. Các hộ nuôi gia cầm theo sự hướng dẫn của tư vấn sinh kế đã tiến hành làm chuồng trại

như: sàn lát xi măng hoặc tre/nứa, có trải trấu hoặc bạt ở dưới…theo kỹ thuật chăn nuôi được

tập huấn. Ngoài ra, các hộ cũng tiếp nhận gia cầm từ Ban QLDA để tiến hành nuôi tại gia đình.

Page 19: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 18

Bảng 11: Nhóm sở thích chăn nuôi gà ta tại Tà Bán

TT Họ và tên Giống (con) Thức ăn chăn nuôi (kg)

Cám đậm đặc Ngô Cám gạo

1 Bùi Văn Hưng 80 68,8 200 80

2 Đinh Thị Dụ 80 68,8 200 80

3 Ngân Thị Miến 80 68,8 200 80

4 Phạm Thị Pán 80 68,8 200 80

5 Phạm Thị Liên 80 68,8 200 80

6 Ngân Thị Ngầm 80 68,8 200 80

Tổng 480 413 1200 480

Nguồn: Ban QLDA Thuỷ điện Trung Sơn, tháng 10/2013

Hình 3: Mô hình chăn nuôi gia cầm tại Dự án

Nguồn: Ban QLDA Thuỷ điện Trung Sơn, tháng 10/2013

62. Nhìn chung, theo đánh giá của Tư vấn GSĐL, có 89% các hộ được hỏi đều mong muốn

được tham gia mô hình chăn nuôi gia cầm trong cả những giai đoạn chuyển tiếp hoặc mở rộng.

Điều này cho thấy, người dân có nhu cầu quan tâm về sinh kế của gia đình mình khi dự án triển

khai tại địa phương. Mặt khác, nhận thức của các hộ được nâng cao khi chính họ có mong muốn

được cải thiện về năng suất thông qua việc thực hiện đúng quy trình chăn nuôi.

Page 20: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 19

IV.1.2.2. Tham gia vào hoạt động trồng trọt

63. Sau khi được tập huấn, hoạt động cung cấp vật tư đầu vào của chương trình CLIP cho

các hộ làm MH điểm đã được triển khai. Tại 4 bản hưởng lợi của dự án có 38 hộ được chọn để

làm MH điểm trồng trọt đợt 1, trong đó ở Tổ Chiềng (Co Cài) có 9 hộ tham gia MH điểm trồng

ngô lai; ở bản Nàng 1 có 7 hộ tham gia MH trồng ngô lai; ở bản Tà Bán có 5 hộ tham gia MH

trồng lúa nước và 10 hộ làm MH trồng rau; ở bản Đông Tà Lào có 5 hộ làm MH trồng lúa nước.

Hình 4: Một số hình ảnh về hoạt động sinh kế trồng trọt

Nguồn: Ban QLDA Thuỷ điện Trung Sơn, tháng 10/2013

Page 21: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 20

Bảng 12: Danh sách Nhóm sở thích trồng ngô lai tại Tổ Chiềng

TT Họ và tên Giống (kg) Phân bón (kg)

Đạm ure Supe lân Kali

1 Hà Văn Ngọc 5 125 150 50

2 Lò Văn Hiếu 5 125 150 50

3 Ngân Văn Mạnh 5 125 150 50

4 Ngân Văn Truyền 5 125 150 50

5 Hà Văn Huỳnh 4 80 120 40

6 Ngân Văn Nhuồn 4 80 120 40

7 Ngân Văn Yểm 4 80 120 40

8 Phạm Bá Lềnh 4 80 120 40

9 Ngân Văn Phúc 4 80 120 40

Tổng 40 900 1200 400

Nguồn: Ban QLDA Thuỷ điện Trung Sơn, tháng 10/2013

64. Trồng lúa nước là một trong những hoạt động sinh kế lâu đời của người dân địa phương.

Dự án đã hỗ trợ để triển khai MH điểm tại 5 hộ của bản Tà Bán và 5 hộ tại thôn Đông Tà Lào.

Theo kế hoạch, lượng vật tư hỗ trợ đầu vào gồm giống, phân vô cơ urea, lân, kali cho mỗi hộ đủ

để trồng trên 1.080 m2/hộ.

Bảng 13: Nhóm sở thích trồng lúa nƣớc tại Tà Bán

TT Họ và tên Giống (kg) Phân bón (kg)

Đạm ure Supe lân Kali

1 Phạm Bá Dân 7 20,2 39,6 10,8

2 Hà Thị Thủy 7 20,2 39,6 10,8

3 Phạm Bá Dù 7 20,2 39,6 10,8

4 Vi Văn Phú 7 20,2 39,6 10,8

5 Lò Văn Toàn 7 20,2 39,6 10,8

Tổng 35 101 198 54

Nguồn: Ban QLDA Thuỷ điện Trung Sơn, tháng 10/2013

65. Các hộ tham gia mô hình trồng lúa nước đã được tư vấn trồng trọt tập huấn, hướng dẫn

kỹ thuật để các hộ làm đúng quy trình, cấy lúa đúng mật độ và đúng quy cách, sử dụng phân bón

hợp lý.

Tham gia vào mô hình trồng rau

66. Trồng rau là MH điểm thứ 3 trong kế hoạch phát triển sinh kế các hộ BAH của dự án. Có

một NST trồng rau tại bản Tà Bán, gồm 10 hộ thành viên và cả 10 hộ đăng ký tham gia hoạt

động đợt 1. Theo kế hoạch, cả 10 hộ đều được hỗ trợ hạt giống rau (dưa chuột, bí đỏ, rau cải) và

vật tư đầu vào (phân vô cơ).

Bảng 14: Nhóm sở thích trồng rau Tà Bán

TT Họ và tên Giống (kg) Phân bón (kg)

Đạm ure Supe lân Kali

1 Phạm Bá Dân Số lượng Dưa chuột

420gram; Bí đỏ 420

gram; Rau cải 360

gram.

39 70,8 35,8

2 Phạm Bá Dù 39 70,8 35,8

3 Lò Thị Vân 39 70,8 35,8

4 Lò Văn Toàn 39 70,8 35,8

Page 22: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 21

TT Họ và tên Giống (kg) Phân bón (kg)

Đạm ure Supe lân Kali

5 Vi Văn Phú 39 70,8 35,8

6 Hà Thị Ìn

số lượng Dưa chuột

420gram; Bí đỏ 420

gram; Rau cải 360

gram.

39 70,8 35,8

7 Bùi Văn Hưng 39 70,8 35,8

8 Phạm Thị Ngụy 39 70,8 35,8

9 Đinh Công Ắng 39 70,8 35,8

10 Hà Đức Tuế 39 70,8 35,8

Tổng

390 708 358

Nguồn: Ban QLDA Thuỷ điện Trung Sơn, tháng 10/2013

IV.1.2.3. Tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp

67. Có 250 lượt người tại các bản được cập nhật thông tin việc làm. Có 1 hội nghị xúc tiến và

giới thiệu việc làm cho thanh niên 5 bản đã được tổ chức ở hội trường bản Co Me với sự tham

gia của nhà thầu, chính quyền xã Trung Sơn, và thành viên các nhóm sở thích phi nông nghiệp

tại 5 bản.

68. Đã tổ chức 1 chuyến thăm quan kéo dài 2 ngày cho nhóm phi nông nghiệp tại 3 bản (Co

Me, Tà Bán, Đông Tà Lào). với số lượng 22 người tham gia đi thăm quan, học tập các mô hình

sơ chế, chế biến luồng tại huyện Quan Hóa và chế biến miến dong tại Cẩm Thủy

69. Hoạt động hỗ trợ thông tin, kết nối thị trường đã được thực hiện bởi 2 khách hàng (từ

huyện Ứng Hòa, Hoài Đức- Hà Nội) đã thăm và trao đổi với mốt người dân quan tâm tại bản Co

Me, Nàng 1 về khả năng hợp tác cung cấp/sơ chế luồng, vầu.

IV.2. Hiệu quả của các hoạt động sinh kế

IV.2.1. Hiệu quả của tham gia, đào tạo

70. Theo khảo sát của Tư vấn GSĐL, hiệu quả của việc các hộ tham gia vào hoạt động đào

tạo, NST và các mô hình sinh kế thí điểm đã có nhiều chuyển biến tích cực. Điều này đã nâng

cao nhận thức của các hộ về việc áp dụng các kỹ thuật nhằm tăng năng suất đối với sinh kế của

hộ. Các hộ đều có mong muốn, nhu cầu được tham gia vào các chương trình sinh kế chuyển tiếp

và sinh kế thí điểm.

Bảng 15: Nhu cầu tham gia về hỗ trợ phát triển sinh kế

Tỷ lệ (%)

Sinh kế thí điểm trồng trọt 22,3

Sinh kế thí điểm chăn nuôi 21,8

Hỗ trợ phi nông nghiệp 20,5

Hỗ trợ các ngành nghề thủ công truyền thống 14,1

Đào tạo hướng nghiệp cho thanh niên 11,2

Tham quan học hỏi mô hình 10,1

Khác 0

Tổng 100

Nguồn: Tư vấn GSĐL, tháng 10/2013

71. Có 22,3% số người được hỏi mong muốn tham gia vào mô hình sinh kế trồng trọt; 21,85

số người được hỏi có nhu cầu tham gia về sinh kế chăn nuôi và 20,5% số hộ được hỏi có nhu

cầu tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp. Có 11,2% số người có nhu cầu được đào tạo

hướng nghiệp cho thanh niên và chỉ có 10,1% số người có nhu cầu được tham quan, học hỏi mô

hình sinh kế.

Page 23: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 22

Bảng 16: Mức độ tiếp thu và hiệu quả của hoạt động sinh kế (tỷ lệ %)

1. Mức độ tiếp thu Sinh kế

trồng trọt

Sinh kế chăn

nuôi

Phi nông

nghiệp

Hiểu và tiếp thu được hết 0,9 2,3 0

Hiểu nhưng tiếp thu một phần 66,9 63,4 45,7

Không hiểu và không tiếp thu được 24,1 21,2 35,6

Hoàn toàn không hiểu và không tiếp thu được 8,1 13,1 18,7

Khác 0 0 0

Tổng 100 100 100

2. Mức độ hiệu quả Sinh kế

trồng trọt

Sinh kế chăn

nuôi

Phi nông

nghiệp

Hoàn toàn hiệu quả 0 0 0

Rất hiệu quả 11,1 26,2 9,1

Hiệu quả 55,4 44,9 39,4

Không hiệu quả 25,3 27,4 37,6

Rất không hiệu quả 8,2 1,5 13,9

Tổng 100 100 100

Nguồn: Tư vấn GSĐL, tháng 10/2013

72. Theo số liệu khảo sát, mức độ tiếp thu của người dân đối với sinh kế trồng trọt, sinh kế

chăn nuôi hay lĩnh vực phi nông nghiệp thì hầu hết người dân đều hiểu, nhưng chỉ tiếp thu được

một phần (trồng trọt chiếm 66,9%; chăn nuôi chiếm 63,4% và phi nông nghiệp chiếm 45,7%). Đối

với mức độ hiệu quả của hoạt động sinh kế, tiêu chí Hiệu quả được người dân đánh giá cao nhất

lần lượt đối với các mô hình như: sinh kế trồng trọt (55,4%); sinh kế chăn nuôi (44,9%) và phi

nông nghiệp (39,4%).

IV.2.2. Hiệu quả mô hình sinh kế thí điểm

IV.2.2.1. Hiệu quả mô hình chăn nuôi

73. Nhìn chung, mô hình sinh kế chăn nuôi đã giúp người dân nâng cao được nhận thức về

việc thực hiện đúng quy trình chăn nuôi để đạt hiệu quả cao nhất. Từ quá trình hỗ trợ đó, người

dân có nguồn vốn để quay vòng, nuôi thêm vật nuôi trong thời gian tới.

74. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều hạn chế như: lượng thức ăn cung cấp cho các hộ quá nhiều,

có thể gây lãng phí. Thứ nhất, lượng thức ăn nhiều các hộ không thể dự trữ lâu và có thể bị mốc,

giảm chất lượng; thứ hai, DA hoàn toàn cho không thức ăn để nuôi gia súc, gia cầm trong 3

tháng mà người dân không có đóng góp gì, họ sẽ không có trách nhiệm cao và trông chờ vào sự

hỗ trợ của dự án và như vậy sẽ không bền vững. Ví dụ, hộ Vi Văn Hạnh ở thôn Tà Bán đã nhận

thức ăn nuôi lợn lai 3 tháng, khi bán lợn lượng thức ăn còn lại là 25kg bột đậm đặc và 10kg ngô;

hộ Lương Văn Uốn ở thôn Co Me đã nhận thức ăn nuôi ngan lai 3 tháng, khi bán ngan rồi vẫn

còn 25kg bột đậm đặc, 30kg ngô và 50kg cám gạo; hộ Lương Văn Ních ở thôn Co Me, bán lợn

rồi vẫn còn thừa bột đậm đặc, cám gạo, ngô. Một số hộ đã sử dụng lượng bột đậm đặc và cám

gạo còn lại để nuôi lợn của gia đình cho dù chưa có sự hướng dẫn cụ thể của tổ tư vấn sinh kế

thuộc DA TĐTS.

75. Trong hoạt động triển khai các MH sinh kế mở rộng sắp tới, các TV chăn nuôi nên lập kế

hoạch cụ thể và chỉ rõ loại nguyên liệu nào trong khẩu phần ăn của gia súc có sẵn tại các hộ mà

họ phải đóng góp, dự án chỉ hỗ trợ những nguyên liệu mà các hộ chăn nuôi không có (bột đậm

đặc, thức ăn bổ sung, thuốc thú y). Lượng thức ăn dự án hỗ trợ đủ và đúng tiêu chuẩn nuôi để

mang lại hiệu quả cao nhất

Page 24: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 23

76. .Sau khi bàn giao giống lợn lai cho các hộ làm mô hình, các tư vấn có hướng dẫn kỹ

thuật cụ thể về cách cho ăn, nuôi dưỡng. trọng trung bình Nhiều hộ ôđã áp dụng đúng quy trình

kỹ thuật nên lợn lớn nhanh và đã nuôi lợn lại vòng 2. Ví dụ ở thôn Co Me, hộ Lương Thị Póm đã

nuôi lại 8 con và hộ Phạm Thanh Ình đã nuôi lại 5 con lợn lai vòng 2. Hay ở thôn Tà Bán, hộ Vi

Văn Hạnh đã bán lợn nuôi vòng 1 và mua lại 5 lợn lai để nuôi vòng 2. Những hộ này cho biết thu

nhập từ bán lợn của MH trình diễn (vòng 1) từ 8,0 - 8,4 triệu đồng. Đàn lợn của các hộ phát triển

khá tốt theo quan sát của Tư vấn giám sát độc lập sinh kế khi đến các hộ này.

77. Tuy nhiên, một số hộ còn hạn chế về khả năng tiếp thu kiến thức nên họ đã không thực

hiện đúng quy trình nên lợn chậm lớn. Thêm vào đó, một số hộ còn cho rằng có thể thức ăn nuôi

lợn bị mốc, chất lượng kém nên làm cho lợn tiêu chảy và còi cọc. Ví dụ, hộ Lương Văn Ních ở

thôn Co Me lợn còi cọc nên chỉ bán sớm được 4,0 triệu đồng và gia đình phụ thêm 2,0 triệu đồng

để mua lại 7 lợn giống khác nuôi tiếp tục.

78. Hầu hết các hộ nuôi lợn không làm hố xử lý phân và chất thải, phân không dọn hàng

ngày mà thường dùng nước để dội rửa. Vì vậy mỗi lần dọn vệ sinh toàn bộ phân và nước thải

chảy ra đất, sau đó theo độ dốc mà chất thải này chảy ra đường hay suối. Ví dụ, hộ Vi Văn Hạnh

làm chuồng lợn sát bờ suối, không có hố xử lý phân, chất thải chảy trực tiếp ra suối, ô nhiễm

nguồn nước.

79. Phát triển chăn nuôi gia cầm là hướng sản xuất đúng nhằm giúp các hộ BAH phát triển

sinh kế vì chu kỳ sản xuất của gia cầm ngắn, mang lại hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, việc chọn

giống, tuổi và sức khỏe gia cầm khi cấp cho dân cần phải quan tâm vì gia cầm rất mẫn cảm khi

thay đổi môi trường sống và vận chuyển. Btrong Theo khảo sát, chỉ có gà cấp đợt 1 đúng tiêu

chuẩn và khỏe mạnh, còn gà cấp đợt 2 yếu và chết nhiều. Có hộ cho rằng có thể gà cấp đợt 2 bị

bệnh nên đã lây sang gà cấp đợt 1 và làm cho đàn gà phát triển chậm. Ví dụ, hộ Phạm Thị Liêm

ở thôn Tà Bán nuôi 80 con, còn sống 54 con, đã bán được 38 con; còn 16 gà chưa bán được vì

bán lẻ, không thị trường tiêu thụ; hộ Phạm Thị Pán nuôi 80 con, chết 44 con, những gà còn lại

nuôi đạt 1,3-1,4kg khi bán thịt.

80. Đã hình thành chuỗi dịnh vụ từ nhà cung cấp giống và thuốc thú y đến người nuôi. Nhà

dịch vụ sẽ cung cấp giống (80 con) và thuốc thú y dùng trong 1 tuần đầu, trong thời gian đó nếu

có ngan chết thì nhà cung cấp dịch vụ sẽ bồi hoàn. Sau tuần đó, người chăn nuôi phải tự quản lý

đàn ngan, có dịch vụ gì thì người dân phải trả cho nhà cung cấp. Có thể nói, người dân đã nhận

thức được cần thay đổi phương thức chăn nuôi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất

chăn nuôi, mang lại thu nhập cho các hộ gia đình.

81. Mặc dù Ban QLDA TĐTS và các tư vấn chăn nuôi đã cấp bù số gà bị chết cho NST, đàn

gia cầm nuôi tại các hộ bị chết nhiều, tỷ lệ nuôi sống chỉ đạt 50-60%. Có nhiều nguyên nhân làm

gia cầm chết, trong đó phải kể đến trình độ của người dân, chất lượng và tuổi gia cầm khi giao,

nguồn giống sạch bệnh, chất lượng thức ăn và hỗ trợ, giám sát của cán bộ chuyên môn. Người

dân thường quen với chăn nuôi truyền thống là thả rông, gia cầm tự kiếm ăn, tự vận động nên

không theo dõi và báo kịp thời mỗi khi gia cầm ốm, không chăm sóc gia cầm cẩn thận mỗi khi

thời tiết thay đổi. Thêm vào đó, năng lực của cán bộ thú y còn yếu nên điều trị không đúng và

không kịp thời. Một số hộ cho rằng thức ăn cung cấp nhiều, để lâu bị vón cục và có mùi mốc, ngô

hạt chất lượng không cao nên làm cho gia cầm chậm lớn.

IV.2.2.2. Hiệu quả mô hình trồng trọt

82. Việc hỗ trợ giống và vật tư đầu vào cho mỗi hộ làm MH điểm trồng trọt khác nhau, tùy

diện tích đất canh tác mà các hộ có để trồng cây trồng đó. Đối với MH canh tác ngô lai trên đất

dốc, mỗi hộ được hỗ trợ giống ngô, phân lân supe và kali ở Tổ Chiềng (Co Cài) có thể trồng trên

2500-3000 m2, tương đương 6,5-8,5 sào/hộ; trong khi đó lượng vật tư hỗ trợ đầu vào cho các hộ

ở bản Nàng 1 rất khác nhau, hộ thấp nhất có thể trồng được 3,0 sào (hộ Vi Văn Lập) và hộ cao

nhất trồng được 15 sào Bắc Bộ. Hiện tại còn 2 hộ ở bản Nàng 1 đã đăng ký tham gia MH điểm

Page 25: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 24

đợt 1 nhưng vẫn chưa được cấp giống và vật tư đầu vào. Hai hộ này cần được ưu tiên tham gia

thực hiện mô hình trồng ngô lai vòng 2. Do giống ngô cung cấp đến các hộ chậm nên chỉ có 50%

diện tích được gieo trồng ngô giống được cấp từ dự án, 50% diện tích còn lại đã được các hộ

tham gia mô hình trồng từ các giống địa phương để kịp thời vụ. Nhìn chung các giống ngô lai

canh tác trên đất dốc tại bản Nàng 1 của xã Mường Lý và Tổ Chiềng (Co Cài) xã Trung Lý đạt

năng suất 70-80 tạ/ha, cao hơn nhiều so với giống ngô địa phương.

83. Theo kế hoạch, lượng vật tư hỗ trợ đầu vào gồm giống, phân vô cơ urea, lân, kali cho

mỗi hộ đủ để trồng trên 1080 m2/hộ. Thực tế, các hộ thực hiện hoạt động mô hình trồng lúa

nước đợt 1 đã cấy xong. Diện tích này quá lớn cho việc trồng lúa nước cho các hộ miền núi, khó

quản lý và chăm sóc và càng khó nhân rộng khi chuyển đến khu tái định cư.

84. Các hộ tham gia mô hình trồng lúa nước đã được tư vấn trồng trọt tập huấn, hướng dẫn

kỹ thuật để các hộ làm đúng quy trình, cấy lúa đúng mật độ và đúng quy cách, sử dụng phân bón

hợp lý. Theo ý kiến của Hội nông dân xã Trung Sơn, người dân đã biết sử dụng phân chuồng để

bón lót và dùng phân dúi để bón thúc nên năng suất lúa tăng lên rõ rệt, hạt thóc chắc hơn so với

phương pháp trồng lúa trước đây. Tuy nhiên, thời gian tập huấn quá ngắn, trong số những người

đi tập huấn có người không biết chữ nên gặp nhiều khó khăn trong tiếp thu kiến thức.

85. Trồng rau là MH điểm thứ 3 trong kế hoạch phát triển sinh kế các hộ BAH của dự án. Có

một NST trồng rau tại bản Tà Bán, gồm 10 hộ thành viên và cả 10 hộ đăng ký tham gia hoạt

động đợt 1. Theo kế hoạch, cả 10 hộ đều được hỗ trợ hạt giống rau (dưa chuột, bí đỏ, rau cải) và

vật tư đầu vào (phân vô cơ). Kết quả phỏng vấn sâu thôn trưởng Tà Bán cho thấy mới có 2 hộ

thực hiện thí điểm trên tổng số 10 hộ đăng ký, 8 hộ còn lại cho đến nay vẫn chưa được triển

khai. Khi hỏi về đầu ra các sản phẩm rau, các hộ dân rất lo lắng về thị trường, nếu như trồng

nhiều rau thì không biết bán cho ai.

86. Lượng hạt giống cây trồng và vật tư đầu vào hỗ trợ cho các hộ như nhau là chưa hợp lý

vì các hộ sẽ có diện tích đất trồng rau và chất đất khác nhau, do đó đối tượng cây trồng sẽ khác

nhau. Các tư vấn trồng trọt cần điều chỉnh theo từng hộ hay nhóm hộ cho phù hợp. Mặt khác,

lượng vật tư hỗ trợ cho mỗi hộ quá lớn. Nếu căn cứ vào tiêu chuẩn bón phân hóa học cho mỗi

sào Bắc Bộ2, hộ trồng dưa chuột và bí đỏ phải có trên 8 sào đất, hộ trồng rau cải phải có trên 8

sào, trong khi hạt giống rau chỉ cho gieo trên 1 sào. Những con số đó nói lên sự bất hợp lý về hỗ

trợ giống và vật tư đầu vào cho các hộ trồng rau.

IV.2.2.3. Hiệu quả mô hình phi nông nghiệp

87. Hoạt động CLIP về lĩnh vực phi nông nghiệp đã thành lập được 3 thích (NST) tại các

thôn, bao gồm: NST "Nâng cao năng lực kinh doanh buôn bán nhỏ tại địa phương"; NST "Hướng

nghiệp và hỗ trợ thông tin việc làm cho thanh niên" ; NST "Tổ hợp tác dịch vụ" bước đầu đã trang

bị kiến thức về thị trường cho người tham gia.

88. Tuy nhiên, thời gian tập huấn quá nhanh, người dân trình độ thấp nên rất khó tiếp thu

kiến thức. Hơn nữa, một số học viên không biết chữ nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình tập

huấn, khi mà bài giảng quá nhiều lý thuyết, ít hình vẽ và thực hành. Người dân địa phương vẫn

quen kiểu sản xuất truyền thống, tự cung tự cấp nên việc học "Hạch toán kinh tế hộ gia đình"

chưa thực sự thiết thực.

89. Bước đầu đã tạo điều kiện cho thanh niên tại 5 bản được tiếp cận thông tin việc làm từ

phía các nhà thầu của Dự án (làm đường, chặt cây…); bên cạnh đó việc tham quan mô hình sơ

chế biến luồng tại Quan Hóa và miến dong tại Cẩm Thủy cũng giúp các NST học hỏi thêm kinh

nghiệm sản xuất. Hoạt động hỗ trợ thông tin, kết nối thị trường đã được thực hiện bởi 2 khách

2 Rau cải ngọt: mỗi sào Bắc Bộ bón 5,5 kg u-rê, 15 kg lân và 2,5 kg kali; lượng hạt giống cần gieo 200-250g. Dưa

chuột: Đạm urê: 5-6 kg/sào; Supe lân: 7 kg/sào; Kali sunfat: 8kg/sào; lượng hạt để gieo là 50g; Bí đỏ: N: 8-9 kg/sào; P2O5: 6-7 kg/sào; K2O: 3,5-4,0 kg/sào; Lượng giống gieo 50-54 g/sào Bắc Bộ).

Page 26: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 25

hàng (từ huyện Ứng Hòa, Hoài Đức- Hà Nội) đã thăm và trao đổi với người dân quan tâm tại bản

Co Me, Nàng 1 về khả năng hợp tác cung cấp/sơ chế luồng, vầu.

IV.2.3. Đánh giá chất lượng cuộc sống của các hộ Bị ảnh hưởng

90. Nhìn chung, người dân ở các thôn BAH đã có sự thay đổi về nhận thức về cải thiện sinh

kế của gia đình. Phần lớn trong số họ cũng đã hiểu được cần nâng cao trình độ khoa học kỹ

thuật để sản xuất các mô hình mang lại hiệu quả cao.

91. Vẫn còn một số hộ chưa thực sự coi trọng việc sử dụng nguồn hỗ trợ của dự án và của

chương trình Chương trình Tái định cư, sinh kế và phát triển dân tộc thiểu số (RLDP) để chủ

động cải thiện sinh kế. Sự ỷ lại còn khá cao ở rất nhiều hộ hưởng lợi. Điển hình ở các thôn Co

Me, Tà Bán và Đông Tà Lào, mặc dù đã có sự hỗ trợ của Nhóm tư vấn sinh kế, cán bộ sinh kế

của Ban QLDA TĐTS nhưng sau khi tiến hành cấp phát, nhiều gà giống và ngan giống đã bị

chết. Ngoài lý do gia cầm bị nhiễm bệnh thì sự quan tâm chưa thỏa đáng của hộ hưởng lợi cũng

được xem là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

92. Không có nhiều (có thể nói là rất hiếm hoi) người bị ảnh hưởng có ý tưởng sử dụng tiền

đền bù/hỗ trợ vào việc đầu tư cho các hoạt động sản xuất, tăng thu nhập. Vẫn còn hiện tượng

đòi hỏi chưa thực sự hợp lý của người dân trong việc nhận tiền đền bù/hỗ trợ ở các thôn bị ảnh

hưởng.

93. Nguyên nhân những thay đổi chưa tích cực đó có thể do hạn chế về nhận thức và trình

độ của người BAH, thay đổi đột ngột về nguồn thu nhập, đặc điểm dân tộc và từ các hoạt động

hỗ trợ, tư vấn chưa thực sự hiệu quả..

Hộp 2: Ý kiến ngƣời dân về việc đánh giá chất lƣợng cuộc sống của hộ BAH

“Gia đình tôi có 6 khẩu (bố mẹ già, 2 vợ chồng và 2 con), hiện tại mỗi năm sản xuất được 2 tấn

lúa, ngô 1 tấn, sắn 20 tấn, luồng 2ha. Thu nhập bình quân mỗi năm của hộ gần 100 triệu đồng.

Nếu chuyển lên khu tái định cư, luồng không còn, diện tích trồng ngô, sắn và lúa nước đều giảm.

Muốn đảm bảo thu nhập như hiện nay thì cần có đất sản xuất và sự hỗ trợ của Nhà nước và các

ban ngành liên quan…” Ngân Văn Phận, Tà Bán, xã Trung Sơn, Quan Hoá

Nguồn: Tư vấn GSĐL VICA, tháng 10/2013

IV.3. Phối hợp giữa các bên liên quan

IV.3.1. Mức độ hài lòng

94. Theo số liệu khảo sát, mức độ hài lòng và hài lòng một phần đối với các hoạt động sinh

kế mang lại được người dân lựa chọn nhiều nhất. Nhìn chung, các hoạt động sinh kế đã

được/dự kiến được tiến hành là khá phù hợp với điều kiện của địa phương và của hộ hưởng lợi..

Rất nhiều mô hình chăn nuôi được triển khai trên địa bàn các thôn bị ảnh hưởng. Việc lựa chọn

này khá phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương. Việc triển khai mô hình

thâm canh lúa nước, trồng ngô trên đất dốc và trồng rau là phù hợp với mong muốn của người

dân và góp phần nâng cao tính bền vững của hoạt động sinh kế.

Bảng 17: Mức độ hài lòng của ngƣời dân đối với các hoạt động sinh kế mang lại (tỷ lệ %)

Rất hài

lòng

Hài

lòng

Hài lòng

một phần

Không hài

lòng

Rất không

hài lòng

Tổng

Cây giống 9,2 48,9 25,6 16,2 0,1 100

Con giống 5,2 51,3 24,3 16,7 2,5 100

Thú y 0,3 21,3 42,4 34,5 1,5 100

Vật tư nông nghiệp 21,3 54,5 19,7 4,5 0,0 100

Đào tạo nghề 0 19,2 20,2 54,1 6,5 100

Page 27: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 26

Nguồn: Tư vấn GSĐL, tháng 10/2013

95. Mô hình trồng lúa nước đã mang lại hiệu quả cao hơn so với phương pháp canh tác

truyền thống lâu nay của người dân. Các hộ tham gia mô hình trồng lúa nước đã áp dụng tốt các

kỹ thuật từ tập huấn như mật độ trồng, quy cách trồng, sử dụng phân chuồng để bón lót và sử

dụng phân dúi để bón thúc nên năng suất lúa tăng rõ rệt.

96. Việc tổ chức các lớp đào tạo nghề là hướng đi phù hợp với điều kiện của các hộ bị ảnh

hưởng do số thanh niên chưa có việc làm ở các địa phương này là khá lớn. Tuy nhiên, tại thời

điểm giám sát, chưa được người dân đánh giá cao nên cần phải tập trung thực hiện trong thời

gian tới(do tập quán của người dân, người dân hiện tại ưu tiên vào việc sẽ phải tái định cư…).

IV.3.2. Vấn đề tồn tại

97. Sự phối hợp giữa Ban QLDA, nhóm tư vấn sinh kế với chính quyền xã trong việc thực

hiện các hoạt động tại bản chưa được chặt chẽ. UBND chưa nắm được kế hoạch triển khai các

hoạt động nên chưa có sự phối hợp hỗ trợ tốt. Thời gian tới, Chính quyền địa phương nên tích

cực hơn trong việc tuyên truyền về các hoạt động cải thiện sinh kế cộng đồng đến người dân,

cần cử một cán bộ phụ trách để phối hợp với Dự án thực hiện các hoạt động cải thiện sinh kế và

lồng ghép hoạt động của các nhóm sở thích vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa

phương.

98. Hiện tại, đại đa số người dân ở các bản có hiểu biết rất hạn chế về thị trường và kiến

thức về tiêu thụ sản phẩm. Điều đó ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm của các mô hình sinh

kế điểm đanh thực hiện tại các hộ. Tại thời điểm giám sát, chưa thấy có lớp tập huấn nào về thị

trường và kiến thức về tiêu thụ sản phẩm được tổ chức cho các nhóm sở thích phi nông nghiệp.

IV.3.3. Cơ chế phối hợp

99. Hoạt động giám sát nội bộ của Ban QLDA TĐTS được tiến hành hàng tháng và hàng quý

theo các báo cáo tháng và quý của EVN gửi WB. Đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện

giám sát là Hội đồng đền bù và GPMB các huyện. Hàng tuần, Hội đồng Đền bù và GPMB các

huyện gửi số liệu về Phòng MT&TĐC để tổng hợp để lập báo cáo tiến độ các hoạt động dự án

trình lãnh đạo Ban QLDA. Ngoài ra, cán bộ Phòng MT&TĐC còn tham mưu và đề xuất hướng

giải quyết các vấn đề tồn tại cho lãnh đạo Ban QLDA TĐTS. Sau khi hoàn chỉnh báo cáo tháng

và báo cáo quý, Ban QLDA TĐTS trình EVN xem xét để gửi WB.

100. Công tác lưu trữ tài liệu, thông tin về Dự án được Ban QLDA TĐTS thực hiện khá tốt. Khi

TVGSĐL yêu cầu tiếp cận một số tài liệu liên quan đến các hoạt động của Dự án, tài liệu giám

sát nội bộ và một số báo cáo khác, Ban QLDA đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp tư vấn nhanh

chóng tiếp cận với các tài liệu nói trên.

V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

101. Phần lớn các hoạt động sinh kế đã đáp ứng được nguyện vọng của các hộ bị ảnh

hưởng. Các MH sinh kế được triển khai tại các bản là khá phù hợp với điều kiện của địa phương

và của hộ hưởng lợi. Việc thành lập các nhóm sở thích, tập huấn nâng cao năng lực sản xuất

cho các thành viên và triển khai mô hình điểm tại 5 bản là hướng đi phù hợp với điều kiện của

các hộ BAH.

102. Tính đến tháng 10/2013 hoạt động cải thiện sinh kế cộng đồng giai đoạn thí điểm đã đạt

được mục tiêu ban đầu của Dự án. Có 5 nhóm trồng trọt/56 thành viên; 8 nhóm chăn nuôi với

218 thành viên; 3 nhóm hoạt động phi nông nghiệp với 87 thành viên; 1 nhóm đào tạo thú y cho 7

thành viên đang được hưởng lợi trực tiếp từ hoạt động của dự án. Trong đó có 38 hộ/trồng trọt

và 42 hộ/chăn nuôi đang thực hiện hoạt động mô hình đợt 1. Nhóm tư vấn sinh kế đã tổ chức

được 47 lớp tập huấn cho 16 nhóm sở thích.

Page 28: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 27

103. Nhận thức về cải thiện sinh kế của các hộ dân ở các bản BAH của dự án là khá rõ ràng.

Phần lớn trong số họ cũng đã hiểu được cần sử dụng có hiệu quả số tiền được đền bù để cải

thiện sinh kế. Bên cạnh đó, các hộ cũng nắm được cách thức thực hiện mô hình phát triển sinh

kế do DATĐTS triển khai tại các hộ BAH.

104. Người dân thường quen với phương pháp sản xuất truyền thống quảng canh. Vì vậy, một

số hộ gia đình sau khi được tập huấn kỹ thuật vẫn không thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, dẫn

đến vật nuôi bị bệnh và chết nhiều. Tại thời điểm giám sát, chưa có lớp tập huấn nào về thị

trường và kiến thức về tiêu thụ sản phẩm được tổ chức cho các nhóm sở thích phi nông nghiệp.

105. Sự phối hợp giữa Ban QLDA, tư vấn sinh kế với chính quyền xã trong việc thực hiện các

hoạt động tại bản chưa được chặt chẽ. UBND chưa nắm được kế hoạch triển khai các hoạt động

nên chưa có sự phối hợp hỗ trợ tốt. Thời gian tới, Chính quyền địa phương nên tích cực hơn

trong việc tuyên truyền về các hoạt động cải thiện sinh kế cộng đồng đến người dân, cần cử một

cán bộ phụ trách để phối hợp với Dự án thực hiện các hoạt động cải thiện sinh kế và lồng ghép

hoạt động của các nhóm sở thích vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

106. Vẫn còn một số hộ chưa thực sự coi trọng việc sử dụng nguồn hỗ trợ của dự án TĐTS

để chủ động cải thiện sinh kế. Sự ỷ lại còn khá cao ở rất nhiều hộ hưởng lợi, ít người bị ảnh

hưởng có ý tưởng sử dụng tiền đền bù/hỗ trợ vào việc đầu tư cho các hoạt động sản xuất, tăng

thu nhập. Nhiều hộ sử dụng tiền đền bù vào các mục đích khác (mua xe máy, đồ dùng hàng

ngày hoặc bia, rượu để uống) nên đã làm giảm hiệu quả của mô hình hỗ trợ và phát triển sinh

kế.

107. Hoạt động phi nông nghiệp chưa mang lại nhiều hiệu quả nguyên nhân do thời gian tập

huấn quá nhanh, người dân trình độ thấp nên rất khó tiếp thu kiến thức. Hơn nữa, một số học

viên không biết chữ nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình tập huấn, khi mà bài giảng quá nhiều

lý thuyết, ít hình vẽ và thực hành.

108. Chương trình hỗ trợ sinh kế mới chỉ tập trung vào việc nâng cao thu nhập cho người dân

mà chưa thực sự chú trọng đến vấn đề môi trường (môi trường đất) và tính bền vững của hoạt

động sinh kế.

VI. ĐỀ XUẤT PHƢƠNG ÁN GIẢI QUYẾT

109. Người dân chưa quen với hoạt động nhóm nên hoạt động của các nhóm sở thích chưa

tốt. Thời gian tới các nhóm sở thích cần được hỗ trợ về tổ chức, vận hành nhóm theo cơ chế các

thành viên tự giám sát lẫn nhau. Cần tổ chức tập huấn một số kỹ năng hoạt động nhóm phù hợp

với người DTTS để tạo thuận lợi cho người dân tham gia đầy đủ hoạt động của NST.

110. Đề nghị Dự án TĐTS tăng lực lượng nhân sự nhóm sinh kế (dự án và tư vấn) để tiếp tục

hỗ trợ, giám sát và thúc đẩy các hoạt động cải thiện sinh kế cộng đồng tại các bản, mở rộng

thêm nhiều hoạt động đa dạng ở giai đoạn nhân rộng và phát triển thêm các hoạt động kỹ thuật

mới nhằm tạo hoạt động sinh kế bền vững cho địa phương bị ảnh hưởng.

111. Cần tăng thời gian các lớp đào tạo kỹ thuật để các hộ BAH nắm được những kiến thức

và kỹ năng từ đó có thể áp dụng được vào quá trình sản xuất. Cần bố trí thời gian đào tạo tập

huấn phù hợp để tạo thuận lợi cho người dân tham gia đầy đủ nhất, bài giảng tập huấn cần

nhiều hình ảnh để người dân dễ hiểu, tăng thời gian tập huấn tại đồng ruộng và theo chu kỳ sản

xuất của cây trồng, vật nuôi. Áp dụng nhiều hơn phương pháp tập huấn cho nông dân tại đồng

ruộng (farmers field school – FFS).

112. Cần giám sát tốt số lượng và chất lượng đầu vào như cây, con giống, các loại thức ăn

chăn nuôi, phân bón cho cây trồng của các nhà dịch vụ để các hộ tham gia mô hình triển khai

hoạt động phát triển sinh kế đúng thời vụ, đúng kế hoạch.

Page 29: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 28

113. Đối với chính quyền địa phương cần tích cực tuyên truyền các hoạt động CLIP cộng

đồng đến người dân, đưa việc thành lập các nhóm hộ sản xuất vào chương trình phát triển kinh

tế - xã hội ở địa phương. Xã nên cử một cán bộ phụ trách để phối hợp với Dự án thực hiện các

hoạt động cải thiện sinh kế cộng đồng và hỗ trợ người dân khi gặp phải những vấn đề về dịch

bệnh, kỹ thuật.

114. Ban QLDA TĐTS tiếp tục hỗ trợ, giám sát và thúc đẩy các hoạt động cải thiện sinh kế

cộng đồng tại các bản. Ở giai đoạn nhân rộng nên mở rộng thêm nhiều hoạt động như trồng cỏ

nuôi bò, chế biến và dự trữ thức ăn cho bò và kỹ thuật nuôi bò bán thâm canh và triển khai tại

nhiều địa phương; hỗ trợ phát triển các hoạt động kỹ thuật mới, hoạt động lồng ghép nhằm tạo

hoạt động sinh kế bền vững và đa nguồn thu nhập.

Page 30: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 29

Bảng 18: Những vấn đề tồn tại và hƣớng giải quyết của hoạt động Sinh kế

Hoạt động

sinh kế Vấn đề tồn tại Đơn vị giải quyết Phƣơng hƣớng giải quyết

Thời gian

giải quyết

Mô hình

chăn nuôi

- Chưa có tủ thuốc thú y, tay nghề cán bộ thú y cơ

sở yếu, không điều trị được bệnh gia súc nên

gia cầm bị chết nhiều;

- Lượng thức ăn gia súc cung cấp cho các hộ MH

quá nhiều và cùng một lúc, chưa khuyến khích

các hộ sử dụng thức ăn sẵn có ở địa phương

- Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi trong thời gian

ngắn trong khi trinh độ người học có hạn

- Hầu hết các hộ nuôi lợn không làm hố xử lý

phân và chất thải, gây ô nhiễm môi trường và

nguồn nước suối.

- Thông tin về hỗ trợ của dự án với các hộ mô

hình vòng 2 và hộ nhân rộng chưa đến với

người dân

- Ban QLDA TĐTS

- Nhóm tư vấn sinh kế

- UBND xã

- Cán bộ thú y cơ sở

- NST và hộ làm MH

- Xây dựng tủ thuốc thú y, nâng cao trình độ

của CBTY cơ sở;

- Lập khẩu phần ăn cho gia súc theo tiêu

chuẩn, DA nên chỉ hỗ trợ nguyên liệu thức

ăn mà dân không có (bột đậm đặc, thức ăn

bổ sung, thuốc thú y).; Hướng dẫn hộ gia

đình phối hợp thức ăn sãn có ở địa

phương;

- Tiếp tục tập huấn, nâng cao trình độ KHKT

về chăn nuôi-thú y cho hộ BAH;

- Hướng dẫn các hộ làm hố xử lý chất thải

chăn nuôi và xây dựng quy chế cộng đồng

về bảo vệ môi trường nông nghiệp

- Tăng cường tuyên truyền thông tin về đến

tận các hộ thông qua họp dân, phát tờ rơi

hay sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể

Từ tháng

10/2013 đến

6/2014 và

đến hết dự

án

Lớp đào tạo

Thú y

- Tài liệu tập huấn thú y dài, không tập trung vào

đối tượng vật nuôi mà dự án hỗ trợ cho các MH

sinh kế.

- Số học viên phân bố không đều giữa các thôn

hưởng lợi, trong đó bản Nàng 1 không có học

viên. Điều này đã gây rủi ro hoạt động chăn nuôi

tại bản Nàng 1.

- Các cán bộ thú y hoạt động chưa hiệu quả nên

lợn bị bệnh và gia cầm chết nhiều.

- Tay nghề của thú y thôn bản còn yếu, chưa thể

chủ động trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh

gia súc, gia cầm

- Ban QLDA TĐTS

- Nhóm tư vấn sinh kế

- Nhóm tư vấn sinh kế

- Cán bộ thú y cơ sở

- NST và hộ làm MH

- Các hộ chăn nuôi trong

cộng đồng

- Tài liệu nên biên soạn ngắn gọn, phù hợp

cho người dân tộc thiểu số ở miền núi

- Tập trung vào những vật nuôi của mô hình

sinh kế và những gia súc đang nuôi tại bản

- Chọn học viên phân bổ đều cho các thôn bị

ảnh hưởng của dự án

- Phân công trách nhiệm cho từng CBTY phụ

trách theo vùng, đề ra quy chế hoạt động và

có chế độ thưởng phạt thích hợp

- Tiếp tục đạo tạo lại và đào tạo nâng cao

cho các thú y viên thôn bản; tăng cường

thực hành về chẩn đoán và điều trị gia súc

bị bệnh

Từ tháng

10/2013 đến

6/2014

Và đến hết

dự án

Page 31: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 30

Hoạt động

sinh kế Vấn đề tồn tại Đơn vị giải quyết Phƣơng hƣớng giải quyết

Thời gian

giải quyết

Mô hình

canh tác

ngô lai trên

đất dốc

- Còn 2 hộ ở bản Nàng 1 (Mường Lý) chưa được

cấp giống và vật tư đầu vào.

- Giống ngô cung cấp đến các hộ chậm nên chỉ có

50% diện tích đất, 50% diện tích còn lại trồng từ

các giống địa phương.

- Thời gian tập huấn kỹ thuật trồng ngô lai ngắn,

trong khi tring độ của người học thấp và có

người không biết chữ;

- Nhóm tư vấn sinh kế

- NST và hộ làm MH

- UBND xã,

- Ban QLDA TĐTS

- Triển khai MH ở 2 hộ còn lại

- MH nhân rộng sắp tới cần chuyển vật tư

đầu vào đúng thời vụ, đủ số lượng, đảm

bảo chất lượng;

- Biên soạn lại tài liệu kỹ thuật phù hợp

người học và tổ chức tập huấn theo

phương pháp Lớp học cho nông dân tại

đồng ruộng (FFS)

Vụ Xuân

2014

Mô hình

trồng lúa

nước:

- Các hộ ở bản Tà Bán cho biết họ mới chỉ nhận

được phân đạm, chưa có phân lân và kali.

- Thời gian tập huấn kỹ thuật trồng lúa nước

nhanh, không tổ chức tập huấn trên đồng ruông,

trong khi trinh độ của người học thấp và có

người không biết chữ

- Nhóm tư vấn sinh kế

- NST và hộ làm MH

- UBND xã,

- Ban QLDA TĐTS

- Kiểm tra lại thông tin cho chính xác, nếu

thiếu cần cung cấp đủ cho các hộ MH ở vụ

sau

- Biên soạn lại tài liệu kỹ thuật phù hợp

người học và tổ chức tập huấn theo

phương pháp Lớp học cho nông dân tại

đồng ruộng (FFS)

Vụ Đông

Xuân 2013-

2014

MH trồng

rau:

- Có một NST trồng rau tại bản Tà Bán, gồm 10

hộ thành viên và cả 10 hộ, mới có 2 hộ thực

hiện thí điểm, còn 8 hộ chưa được triển khai

- Việc cấp phân bón hóa học và hạt giống cho các

hộ còn bất hợp lý (phân bó có thể sử dụng cho 8

sào, trong khi hạt giống chỉ đủ 1 sào).

- Ban QLDA TĐTS

- Nhóm tư vấn sinh kế

- UBND xã, các đoàn thể

- NST và hộ làm MH

- Triển khai MH trồng rau ở 8 hộ còn lại; lấy

MH của 2 hộ trước làm địa điểm tổ chức

tập huấn cho các hộ làm MH đợt 2 theo

phương pháp FFS;

- Cần lập kế hoạch có sự tham gia của

người dân; giúp các hộ làm MH hiểu vật tư

đầu vào và thời gian thực hiện MH

Vụ Đông

2013

Phi nông

nghiệp:

- Thời gian tập huấn ngắn, trong khi người dân

trình độ thấp, một số học viên không biết chữ

nên rất khó tiếp thu kiến thức;

- Người dân địa phương sản xuất tự cung tự cấp

nên việc học "Hạch toán kinh tế hộ gia đình"

chưa thực sự thiết thực

- Nhóm tư vấn sinh kế

- UBND xã, các đoàn thể

- NST và hộ tham gia MH

- Ban QLDA TĐTS

- Thời gian tập huấn cần dài hơn, dành thời

gian làm bài tập và thảo luận nhóm;

- Tổ chức tập huấn các nội dung phù hợp

với từng NST phi nông nghiệp

Từ tháng

10/2013 đến

6/2014 và

đến hết dự

án

Page 32: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 31

Hoạt động

sinh kế Vấn đề tồn tại Đơn vị giải quyết Phƣơng hƣớng giải quyết

Thời gian

giải quyết

Đánh giá

chung

- Các hoạt động sinh kế triển khai theo các mô

hình tại các bản chưa đủ cơ sở để đánh giá hết

tiềm năng phát triển của địa phương. Giai đoạn

nhân rộng chưa thể triển khai ngay được

- Ban QLDA TĐTS

- Nhóm tư vấn sinh kế

- UBND xã, các đoàn thể

- NST và hộ tham gia MH

- Cần thêm thời gian để các hoạt động sinh

kế triển khai thêm các mô hình tại các bản,

mở rộng thêm đối tượng hưởng lợi và đa

dạng nguồn sinh kế phù hợp nhu cầu của

người dân tại các thôn bản

Từ tháng

10/2013 đến

6/2014

Page 33: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 32

VII. CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Danh sách cán bộ và các hộ dân tham gia phỏng vấn

Phụ lục 2: Danh sách các nhóm sở thích của hoạt động sinh kế

Phụ lục 3: Một số hình ảnh làm việc tại hiện trƣờng

Page 34: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 33

Phụ lục 1: Danh sách cán bộ và các hộ dân tham gia phỏng vấn

Danh sách cán bộ tham gia phỏng vấn

STT Họ và tên Chức vụ

1 Nguyễn Trường Chinh Trưởng phòng MT-TĐC, Ban QLDA TĐTS

2 Nguyễn Thị Hồng Cán bộ Phòng MT-TĐC; Ban Ban QLDA TĐTS

3 Nguyễn Văn Nam Cán bộ phòng MT-TĐC; Ban QLDA TĐTS

4 Nguyễn Hồng Kỳ Cán bộ phòng MT-TĐC; Ban QLDA TĐTS

5 Đinh Xuân Diện Chủ tịch UBND xã Trung Sơn – Quan Hóa – Thanh Hóa

6 Hà Công Liêm Chủ tịch hội Nông dân xã Trung Sơn- Quan Hóa- Thanh Hóa

7 Lương Ngọc Thuần Chủ tịch hội Cựu chiến binh xã Trung Sơn- Quan Hóa- Thanh Hóa

8 Lương Thị Hứng Chủ tịch hội Phụ nữ xã Trung Sơn- Quan Hóa- Thanh Hóa

9 Phạm Hùng Nguyên Trưởng thôn Co Me- xã Trung Sơn- Quan Hóa- Thanh Hóa

10 Hà Xuân Quỳnh Trưởng thôn Tổ Chiềng- xã Trung Lý, Mường Lát- Thanh Hóa

11 Ngân Văn Phận Trưởng thôn Tà Bán- xã Trung Sơn-Quan Hóa- Thanh Hóa

12 Lương Thanh Dồng Phó thôn Tà Bán- xã Trung Sơn-Quan Hóa- Thanh Hóa

13 Hà Văn Huỳnh Trưởng bản Đông Tà Lào, Tân Xuân, Vân Hồ Sơn La

Danh sách ngƣời dân tham gia phỏng vấn

STT Họ và tên Chức vụ

1 Phạm Thị Khỏe Bản Co Me-xã Trung Sơn-Quan Hóa- Thanh Hóa

2 Ngân Thị Hoàn Bản Co Me-xã Trung Sơn-Quan Hóa- Thanh Hóa

3 Lương Thị Mơ Bản Co Me-xã Trung Sơn-Quan Hóa- Thanh Hóa

4 Ngân Thị Tự Bản Co Me-xã Trung Sơn-Quan Hóa- Thanh Hóa

5 Vi Thị Yến Bản Co Me-xã Trung Sơn-Quan Hóa- Thanh Hóa

6 Hà văn Thương Bản Co Me-xã Trung Sơn-Quan Hóa- Thanh Hóa

7 Phạm Thị Xoan Bản Co Me-xã Trung Sơn-Quan Hóa- Thanh Hóa

8 Lương Văn Nghiệp Bản Co Me-xã Trung Sơn-Quan Hóa- Thanh Hóa

9 Hà Văn Hình Bản Đông Tà Lào-Tân Xuân-Vân Hồ-Sơn La

10 Định Thị Huyền Bản Đông Tà Lào-Tân Xuân-Vân Hồ-Sơn La

11 Lường Văn Tiệp Bản Đông Tà Lào-Tân Xuân-Vân Hồ-Sơn La

12 Lương Thị Thuê Bản Đông Tà Lào-Tân Xuân-Vân Hồ-Sơn La

13 Hà Văn Minh Bản Đông Tà Lào-Tân Xuân-Vân Hồ-Sơn La

14 Hà Thị Thắng Bản Đông Tà Lào-Tân Xuân-Vân Hồ-Sơn La

15 Đinh Thị Dụ Tà Bán-Trung Sơn-Quan Hóa-Thanh Hóa

16 Vi Văn Đồng Tà Bán-Trung Sơn-Quan Hóa-Thanh Hóa

17 Phạm Thị Pán Tà Bán-Trung Sơn-Quan Hóa-Thanh Hóa

18 Đinh Thị Thiềng Tà Bán-Trung Sơn-Quan Hóa-Thanh Hóa

19 Phạm Ngọc Tới Tà Bán-Trung Sơn-Quan Hóa-Thanh Hóa

20 Lương Văn Thịnh Tà Bán-Trung Sơn-Quan Hóa-Thanh Hóa

21 Lò Thị Nga Tà Bán-Trung Sơn-Quan Hóa-Thanh Hóa

22 Ngân Thị Tiền Tà Bán-Trung Sơn-Quan Hóa-Thanh Hóa

23 Đinh Công Ắng Tà Bán-Trung Sơn-Quan Hóa-Thanh Hóa

Page 35: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 34

Phụ lục 2: Danh sách nhóm sở thích và các hộ tham gia mô hình sinh kế thí điểm

Bảng PL2.1. Nhóm sở thích Trồng trọt (5 nhóm)

STT Nhóm sở thích Địa điểm Số lƣợng thành

viên

Thực hiện HĐ

đợt 1

1 Trồng lúa nước Tà Bán 14 5

2 Trồng rau Tà Bán 10 10

3 Trồng lúa nước Đông Tà Lào 14 5

4 Trồng ngô lai trên đất dốc Nàng 1 9 9

5 Trồng ngô lai trên đất dốc Tổ Chiềng 9 9

Tổng 5 nhóm 4 bản 56 thành viên 38 thành viên

Bảng PL2.2. Nhóm sở thích Phi nông nghiệp (3 nhóm)

STT Nhóm sở thích Địa điểm Số lƣợng thành viên

1

Nâng cao năng lực kinh

doanh buôn bán nhỏ tại địa

phương

Co Me, Tà Bán, Nàng 1,

Tổ Chiềng, Đông Tà Lào 40

Tổ hợp tác dịch vụ Co Me, Tà Bán 7

2 Tổ chức sản xuất, kết nối thị

trường, tiêu thụ sản phẩm

Co Me, Tà Bán, Nàng 1,

Tổ Chiềng, Đông Tà Lào

3

Hướng nghiệp và hỗ trợ

thông tin việc làm cho thanh

niên

Co Me, Tà Bán, Nàng 1,

Tổ Chiềng, Đông Tà Lào 40

Tổng 3 nhóm hoạt động 5 bản 87 thành viên

Bảng PL2.3. Danh sách Nhóm sở thích trồng ngô lai tại Tổ Chiềng

TT Họ và tên Giống

(kg)

Phân bón (kg)

Đạm ure Supe lân Kali

1 Hà Văn Ngọc 5 125 150 50

2 Lò Văn Hiếu 5 125 150 50

3 Ngân Văn Mạnh 5 125 150 50

4 Ngân Văn Truyền 5 80 150 50

5 Hà Văn Huỳnh 4 80 120 40

6 Ngân Văn Nhuồn 4 80 120 40

7 Ngân Văn Yểm 4 80 120 40

8 Phạm Bá Lềnh 4 80 120 40

9 Ngân Văn Phúc 4 80 120 40

Tổng 40 900 1200 400

Bảng PL2.4. Nhóm sở thích trồng ngô lai tại Nàng 1

TT Họ và tên Giống

(kg)

Phân bón (kg)

Đạm ure Supe lân Kali

1 Ngân Văn Hiếu 10 225 300 100

2 Vi Văn Thiện 10 225 300 100

Page 36: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 35

TT Họ và tên Giống

(kg)

Phân bón (kg)

Đạm ure Supe lân Kali

3 Đinh Công Thuật 10 225 300 100

4 Ngân Văn Toán 10 225 300 100

5 Ngân Văn Thu 10 225 300 100

6 Vi Văn Bồng 8 180 240 80

7 Vi Văn Lập 2 45 60 20

Tổng 60 1350 1800 600

Bảng PL2.5. Nhóm sở thích trồng lúa nƣớc tại Tà Bán

TT Họ và tên Giống (kg) Phân bón (kg)

Đạm ure Supe lân Kali

1 Phạm Bá Dân 7 20,2 39,6 10,8

2 Hà Thị Thủy 7 20,2 39,6 10,8

3 Phạm Bá Dù 7 20,2 39,6 10,8

4 Vi Văn Phú 7 20,2 39,6 10,8

5 Lò Văn Toàn 7 20,2 39,6 10,8

Tổng 35 101 198 54

Bảng PL2.6. Nhóm sở thích trồng lúa nƣớc tại Đông Tà Lào

TT Họ và tên Giống

(kg)

Phân bón (kg)

Đạm ure Supe lân Kali

1 Lò Văn Huyền 7 20,2 39,6 10,8

2 Lò Văn Hội 7 20,2 39,6 10,8

3 Hoàng Văn Trường 7 20,2 39,6 10,8

4 Lường Văn Tấm 7 20,2 39,6 10,8

5 Hà Văn Tiệp 7 20,2 39,6 10,8

Tổng 35 101 198 54

Bảng PL2. 7. Nhóm sở thích trồng rau Tà Bán

TT Họ và tên Giống (kg) Phân bón (kg)

Đạm ure Supe lân Kali

1 Phạm Bá Dân số lượng Dưa

chuột 420gram;

Bí đỏ 420 gram;

Rau cải 360

gram.

39 70,8 35,8

2 Phạm Bá Dù 39 70,8 35,8

3 Lò Thị Vân 39 70,8 35,8

4 Lò Văn Toàn 39 70,8 35,8

5 Vi Văn Phú 39 70,8 35,8

6 Hà Thị Ìn số lượng Dưa

chuột 420gram;

Bí đỏ 420 gram;

Rau cải 360

gram.

39 70,8 35,8

7 Bùi Văn Hưng 39 70,8 35,8

8 Phạm Thị Ngụy 39 70,8 35,8

9 Đinh Công Ắng 39 70,8 35,8

10 Hà Đức Tuế 39 70,8 35,8

Tổng

390 708 358

Page 37: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 36

Bảng PL2.8. Nhóm sở thích chăn nuôi lợn lai tại Co Me

TT Họ và tên Giống

(con)

Thức ăn chăn nuôi (kg)

Cám đậm đặc Ngô Cám gạo

1 Lương Văn Ních 4 140,4 439,5 146,5

2 Phạm Thanh Ình 4 140,4 439,5 146,5

3 Lương Văn Đoán 4 140,4 439,5 146,5

4 Ngân Thị Tự 4 140,4 439,5 146,5

5 Lương Thị Póm 4 140,4 439,5 146,5

6 Phạm Bá Khang 4 140,4 439,5 146,5

Tổng 24 842 2637 879

Bảng PL2.9. Nhóm sở thích chăn nuôi ngan lai tại Co Me

TT Họ và tên Giống

(con)

Thức ăn chăn nuôi (kg)

Cám đậm

đặc Ngô Cám gạo

1 Lương Văn Điều 80 128,4 288 80

2 Phạm Bá Họa 80 128,4 288 80

3 Lương Văn Uốn 80 128,4 288 80

4 Phạm Bá Tuế 80 128,4 288 80

5 Lương Văn Đoài 80 128,4 288 80

Tổng 400 642 1440 400

Bảng PL2.10. Nhóm sở thích chăn nuôi gà ta tại Tà Bán

TT Họ và tên Giống (con) Thức ăn chăn nuôi (kg)

Cám đậm đặc Ngô Cám gạo

1 Bùi Văn Hưng 80 68,8 200 80

2 Đinh Thị Dụ 80 68,8 200 80

3 Ngân Thị Miến 80 68,8 200 80

4 Phạm Thị Pán 80 68,8 200 80

5 Phạm Thị Liên 80 68,8 200 80

6 Ngân Thị Ngầm 80 68,8 200 80

Tổng 480 413 1200 480

Bảng PL2.11. Nhóm sở thích chăn nuôi lợn lai tại Tà Bán

TT Họ và tên Giống (con) Thức ăn chăn nuôi (kg)

Cám đậm đặc Ngô Cám gạo

1 Phạm Ngọc Tếu 4 140,6 439,5 146,5

2 Lò Văn Hồng 4 140,6 439,5 146,5

3 Lò Khăm Thánh 4 140,6 439,5 146,5

4 Vi Văn Hạnh 4 140,6 439,5 146,5

5 Phạm Bá Dù 4 140,6 439,5 146,5

Tổng 20 703 2197,5 732,5

Page 38: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 37

Bảng PL2.12. Nhóm sở thích chăn nuôi lợn lai tại Đông Tà Lào

TT Họ và tên Giống

(con)

Thức ăn chăn nuôi (kg)

Cám đậm đặc Ngô Cám gạo

1 Lương Văn Huyên 4 140,6 439,5 146,5

2 Lương Văn Tiệp 4 140,6 439,5 146,5

3 Ngân Văn Hằng 4 140,6 439,5 146,5

4 Hà Văn Huỳnh 4 140,6 439,5 146,5

5 Hà Văn Hiền 4 140,6 439,5 146,5

Tổng 20 703 2197,5 732,5

Page 39: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 38

Phụ lục 3: Một số hình ảnh làm việc tại hiện trƣờng

Page 40: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 39

Page 41: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 40

Page 42: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 41

Page 43: BÁO CÁO GIÁM SÁT ĐỘC LẬP S 2trungsonhp.vn/images/home/files/bao cao giam sat doc lap... · 2015-12-28 · Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục

Báo cáo Giám sát độc lập số 2 Chương trình Khôi phục Sinh kế

Dự án Thủy điện Trung Sơn - WB tài trợ

Trang 42