bÁo cÁo khoa hỌc - tailieuhoinghi.monre.gov.vn

81
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG TRÌNH KH&CN CẤP QUỐC GIA VỀ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, MÃ SỐ BĐKH/16-20 --------------------- BÁO CÁO KHOA HC THUC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HC VÀ THC TIN XÂY DNG VÀ HOÀN THIỆN KHUNG CƠ SỞ DLIU MÔI TRƯỜNG QUC GIA VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DLIU MÔI TRƯỜNG THEO CHUYÊN NGÀNH. THNGHIM NG DNG VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DLIU MÔI TRƯỜNG CHO MT CHUYÊN NGÀNH Mã số: BĐKH.28/16-20 BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HIỆN TRNG THU THP, QUN LÝ, CHIA STHÔNG TIN DLIỆU MÔI TRƯỜNG VÀ NG DNG CÔNG NGHTHÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VMÔI TRƯỜNG HÀ NỘI, NĂM 2020

Upload: others

Post on 20-Oct-2021

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG TRÌNH KH&CN CẤP QUỐC GIA VỀ TÀI NGUYÊN

MÔI TRƯỜNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, MÃ SỐ BĐKH/16-20

---------------------

BÁO CÁO KHOA HỌC

THUỘC ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN KHUNG CƠ SỞ DỮ LIỆU

MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU

MÔI TRƯỜNG THEO CHUYÊN NGÀNH.

THỬ NGHIỆM ỨNG DỤNG VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU

MÔI TRƯỜNG CHO MỘT CHUYÊN NGÀNH

Mã số: BĐKH.28/16-20

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THU THẬP, QUẢN LÝ, CHIA SẺ

THÔNG TIN DỮ LIỆU MÔI TRƯỜNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG

– HÀ NỘI, NĂM 2020 –

1

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG TRÌNH KH&CN CẤP QUỐC GIA VỀ TÀI NGUYÊN

MÔI TRƯỜNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, MÃ SỐ BĐKH/16-20

---------------------

BÁO CÁO KHOA HỌC

THUỘC ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN KHUNG CƠ SỞ DỮ LIỆU

MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU

MÔI TRƯỜNG THEO CHUYÊN NGÀNH.

THỬ NGHIỆM ỨNG DỤNG VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU

MÔI TRƯỜNG CHO MỘT CHUYÊN NGÀNH

Mã số: BĐKH.28/16-20

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THU THẬP, QUẢN LÝ, CHIA SẺ

THÔNG TIN DỮ LIỆU MÔI TRƯỜNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG

Cơ quan thực hiện : Trung tâm Công nghệ phần mềm và GIS

Địa điểm : 28 Phạm Văn Đồng – Cầu Giấy – Hà Nội

Chủ nhiệm đề tài : KS. Nguyễn Bảo Trung

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI CƠ QUAN CHỦ TRÌ

PHÓ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

KS. Nguyễn Bảo Trung Phạm Thanh Tùng

– HÀ NỘI, NĂM 2020 –

2

MỤC LỤC

I. ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................ 6

1.1. Mục tiêu .................................................................................................................................. 6

1.2. Phạm vi và đối tượng ............................................................................................................ 7

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 8

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................. 9

3.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÁC NHÓM THÔNG TIN, DỮ LIỆU MÔI TRƯỜNG..... 9

3.2. HIỆN TRẠNG THU THẬP, QUẢN LÝ VÀ CHIA SẺ THÔNG TIN, DỮ LIỆU

MÔI TRƯỜNG .......................................................................................................................... 23

3.2.1. Hiện trạng thu thập, quản lý và chia sẻ dữ liệu môi trường ........................................ 23

3.2.2. Nhận định chung về tình hình xây dựng CSDL môi trường ...................................... 65

3.3. HIỆN TRẠNG CHUNG VỀ ỨNG DỤNG CNTT LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG .... 66

3.3.1. Hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin tại Tổng cục Môi trường ............................. 67

3.3.2. Hiện trạng cung hạ tầng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quan trắc môi trường . 69

3.3.3. Một số hạn chế trong việc áp dụng CNTT trong lĩnh vực môi trường ...................... 73

3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

KCN Khu công nghiệp

CCN Cụm công nghiệp

KKT Khu kinh tế

KCX Khu chế xuất

KDC Khu dân cư

KKTTH Khu kinh tế tổng hợp

KTTĐ Kinh tế trọng điểm

CSDL Cơ sở dữ liệu

HTTT Hệ thống thông tin

LVS Lưu vực sông

KHCN Khoa học công nghệ

BVMT Bảo vệ môi trường

4

BANG MỤC BẢNG

Bảng 1 Cơ sở pháp lý quản lý dữ liệu môi trường .............................................. 10

Bảng 2 Phân cấp quản lý các thông tin, dữ liệu .................................................. 20

Bảng 3 Tình trạng xây dựng CSDL môi trường cấp Quốc gia ........................... 23

Bảng 4 Đề xuất lớp dữ liệu, phân nhóm dữ liệu môi trường biển và hải đảo .... 38

Bảng 5 Loại dữ liệu và tình trạng quản lý dữ liệu bảo vệ môi trường nước, đất

và không khí ......................................................................................................... 40

Bảng 6 Hiện trạng dữ liệu môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh,

dịch vụ .................................................................................................................. 48

Bảng 7 Hiện trạng dữ liệu xử lý ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường ..... 55

Bảng 8 Đề xuất cấu trúc dữ liệu bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư ............. 58

Bảng 9 Sơ bộ hiện trạng quản lý dữ liệu quan trắc môi trường ......................... 59

Bảng 10 Danh mục thiết bị công nghệ thông tin tại Tổng cục Môi trường ....... 68

Bảng11 Danh mục hệ thống thiết bị tại Trung tâm .............................................. 72

Bảng 12 Các hình thức công bố thông tin ........................................................... 74

5

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1 . Mô hình Kiến trúc và bộ Cơ sở dữ liệu FORMIS .................................. 28

Hình 2. Mô hình tổng thể hệ thống thông tin đất đai .......................................... 32

Hình 3 . Hệ thống CSDL quốc gia về BĐKH ...................................................... 33

Hình 4 . Hệ thống CSDL năng lượng Việt Nam ................................................. 34

Hình 5 . Mô hình CSDL dùng chung cấp tỉnh .................................................... 63

Hình 6 . Các hình thức công bố chất lượng môi trường ....................................... 77

Hình 7 . Lượng người xem video trực tuyến tại khu vực Đông Nam Á .............. 78

Hình 8 . Tỷ lệ các thiết bị được sử dụng để xem thông tin trực tuyến tại Việt Nam

.............................................................................................................................. 78

6

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Mục tiêu

Tài nguyên và môi trường là những yếu tố đầu vào của mọi nền kinh tế,

mọi quá trình phát triển. Các diễn biến bất lợi về môi trường, sự cạn kiệt tài

nguyên tất yếu sẽ dẫn đến sự suy thoái của một nền văn minh, của một quá trình

phát triển. Mối quan hệ hữu cơ này đã được chứng minh trong quá khứ và càng

thể hiện rõ hơn trong thời đại hiện nay, khi phát triển kinh tế đang tiệm cận các

giới hạn của tự nhiên. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và những diễn biến

kinh tế - xã hội mang tính toàn cầu trong những thập kỷ vừa qua đã tăng thêm

một bước ảnh hưởng rộng lớn, sâu sắc, cơ bản tới các điều kiện thiên nhiên và

môi trường.

Công tác quản lý và bảo vệ môi trường được Đảng và Nhà nước vô cùng

quan tâm để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Trong đó, việc nắm rõ các

thông tin, dữ liệu về môi trường quốc gia là cơ sở để quản lý môi trường một

cách hiệu quả.

Thông tin, dữ liệu về môi trường quốc gia bao gồm toàn bộ các nội dung

liên quan đến công tác quản lý và bảo vệ môi trường được đề cập trong Luật Bảo

vệ môi trường năm 2014. Cụ thể là thông tin, dữ liệu liên quan đến nhóm Quy

hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi

trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; nhóm các thông tin, dữ liệu về bảo vệ

môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; nhóm thông tin, dữ

liệu về ứng phó với biến đổi khí hậu; nhóm thông tin, dữ liệu về bảo vệ môi

trường biển và hải đảo; nhóm thông tin, dữ liệu về bảo vệ môi trường nước, đất

và không khí; nhóm thông tin, dữ liệu về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản

xuất, kinh doanh, dịch vụ; nhóm thông tin, dữ liệu về bảo vệ môi trường đô thị,

khu dân cư; nhóm thông tin, dữ liệu về quản lý chất thải; nhóm thông tin, dữ liệu

về xử lý ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường; nhóm thông tin, dữ liệu về

quan trắc môi trường; nhóm thông tin, dữ liệu về ứng dụng KHCN và hợp tác

quốc tế trong bảo vệ môi trường.

Công tác tổng hợp, phân tích các thông tin, dữ liệu về môi trường quốc gia

là việc làm cần thiết để có đủ các cơ sở nhằm đánh giá, nhận định các nguồn

thông tin của hệ cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia để quản lý môi trường một

cách hiệu quả. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện nội dung “Nghiên cứu, phân

tích nội dung thông tin dữ liệu môi trường quốc gia” nhằm nghiên cứu, xác định

7

chi tiết các thông tin, dữ liệu về môi trường của Việt Nam phục vụ nghiên cứu,

thiết kế cơ sở dữ liệu, để đảm bảo tính khoa học và khả thi cho việc xây dựng và

hoàn thiện khung cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia, góp phần cung cấp các

thông tin, số liệu đầy đủ, chính xác và kịp thời, phục vụ tốt công tác quản lý, bảo

vệ môi trường cho mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế - xã hội - môi trường.

1.2. Phạm vi và đối tượng

• Phạm vi

Hiện trạng dữ liệu, hiện trạng quản lý dữ liệu tài nguyên và môi trường tại

các cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương và cấp địa phương.

Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về môi

trường tại cấp Trung ương và cấp địa phương.

• Đối tượng:

Thực hiện đối với 14 nhóm dữ liệu (theo Luật Bảo vệ môi trường năm

2014), cụ thể:

- Nhóm các thông tin dữ liệu về Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá

môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi

trường

- Nhóm các thông tin, dữ liệu về bảo vệ môi trường trong khai thác, sử

dụng tài nguyên thiên nhiên

- Nhóm các thông tin dữ liệu về ứng phó với biến đổi khí hậu

- Nhóm các thông tin, dữ liệu về bảo vệ môi trường biển và hải đảo

- Nhóm thông tin, dữ liệu về bảo vệ môi trường nước, đất và không khí

- Nhóm thông tin, dữ liệu về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất,

kinh doanh, dịch vụ

- Nhóm thông tin, dữ liệu về bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư

- Nhóm thông tin, dữ liệu về quản lý chất thải

- Nhóm thông tin, dữ liệu về xử lý ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường

- Nhóm thông tin, dữ liệu về quan trắc môi trường

- Nhóm thông tin, dữ liệu về ứng dụng KHCN và hợp tác quốc tế trong

bảo vệ môi trường

8

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong khuôn khổ nội dung nghiên cứu, sử dụng một số phương pháp tiếp

cận bao gồm:

- Phương pháp kế thừa: Đây là phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá

các tài liệu từ các nghiên cứu trước, chọn lọc các kết quả có ý nghĩa và kế thừa

những kết quả nghiên cứu trước đây, cả trên thế giới và trong phạm vi vùng

nghiên cứu. Kết quả của phương pháp này là đánh giá được các thành tựu và kết

quả hiện có như phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận, đối tượng và phạm vi

nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng, và các kết quả đã đạt được, ... Trên cơ sở phân tách

các kết quả, nhóm nghiên cứu sẽ lập ra các kế hoạch khảo sát, nghiên cứu bổ

sung hợp lý và sát thực tiễn cho nghiên cứu mới. Phương pháp này được triển

khai để:

+ Thu thập và phân tích tất cả các khung cơ sở dữ liệu môi trường, … đã

có trong các công trình nghiên cứu trước đây thuộc khu vực nghiên cứu.

Thu thập thông tin, dữ liệu thống kê: từ các tài liệu thống kê, điều

trachuyên ngành, các cuộc kiểm kê, điều tra kinh tế - xã hội, các nghiên cứu

chuyên ngành được thu thập và hệ thống hóa vào các bảng biểu thống kê ngành

tài nguyên môi trường và thống kê kinh tế - xã hội.

Thu thập và lưu trữ thông tin, dữ liệu không gian: Dữ liệu không gian

được thu thập từ các hệ thống cơ sở dữ liệu GIS theo chuẩn của một số Bộ

ngành, các dữ liệu GIS riêng lẻ dạng file, các bản đồ, sơ đồ, bảng biểu, báo cáo

Lập cơ sở dữ liệu hoặc file độc lập sau khi đã kiểm tra, phân loại, nắn

chỉnh, số hoá, làm sạch, chuẩn hoá và đưa vào lưu trữ một cách hệ thống.

+ Thu thập và tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận quốc tế

trong nghiên cứu để áp dụng vào đề tài này.

- Phương pháp liệt kê các vấn đề (Checklist); Lập bảng liệt kê mô tả các

vấn đề trong quá trình tổng hợp thông tin, dữ liệu về các dữ liệu môi trường quốc

gia.

- Phương pháp tổng hợp, phân tích: trên cơ sở các thông tin đã thu thập,

tiến hành tổng hợp, phân tích đánh giá.

- Phương pháp điều tra khảo sát: trong ngành tài nguyên môi trường đã

đầu tư xây dựng nhiều cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin nhằm đáp ứng các yêu

9

cầu quản lý nhà nước. Trong lĩnh vực môi trường và các hoạt động bảo vệ môi

trường cũng đã có xây dựng các cơ sở dữ liệu nhưng chỉ trong một phạm vi nhỏ,

trên một vùng, một tỉnh, hoặc một khu vực nên dẫn đến thiếu thống nhất giữa các

cơ sở dữ liệu về kiến trúc, tiêu chí đánh giá và xây dựng, và đặc biệt là các chuẩn

dữ liệu lưu trữ, chuẩn dữ liệu trao đổi,... Do đó quá trình điều tra khảo sát sẽ giúp

làm rõ hơn các nội dung cần thực hiện để xây dựng khung cơ sở dữ liệu quốc gia,

đảm bảo về mặt thực tiễn của sản phẩm. Mặt khác, kết quả khảo sát cũng sẽ giúp

làm rõ phạm vi thực hiện, đánh giá được các điểm được và chưa được của các hệ

thống, cơ sở dữ liệu hiện tại để đưa ra các yêu cầu khi xây dựng khung cơ sở dữ

liệu. Phương thức điều tra, khảo sát được thực hiện thông qua các buổi phỏng

vấn, trao đổi trực tiếp với các đơn vị chuyên môn nghiệp vụ, các nhà lãnh đạo

quản lý và các chuyên gia trong lĩnh vực.

- Phương pháp chuyên gia: do đặc thù của dữ liệu môi trường, của hệ

thống thông tin môi trường với sự tham gia của nhiều tác nhân với nhiều vai trò

khác nhau, quá trình áp dụng các công nghệ và tiêu chuẩn mới có thể cần phải

sửa đổi cho phù hợp với điều kiện hạ tầng, nhân lực, hội nhập quốc tế,...Phương

pháp chuyên gia là một phương pháp quan trọng và hiệu quả do huy động được

kinh nghiệm và hiểu biết liên ngành về lĩnh vực nghiên cứu từ nhiều chuyên gia

trong và ngoài nước khác nhau, từ đó sẽ cho các kết quả có ý nghĩa khoa học và

thực tiễn cao, kế thừa các thành quả nghiên cứu đã đạt được và tránh những trùng

lặp với các nghiên cứu đã có. Phương pháp này được thực hiện thông qua các

tham vấn ý kiến của các chuyên gia trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ thông

tin, môi trường từ các cơ quan khoa học và quản lý để xây dựng nội dung nghiên

cứu, xử lý tài liệu của đề tài thu thập được trong các lĩnh vực liên quan đến các

nội dung nghiên cứu.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÁC NHÓM THÔNG TIN, DỮ LIỆU MÔI

TRƯỜNG

Theo quy định Luật Bảo vệ Môi trường, 2014, các thông tin, dữ liệu môi

trường được tổ chức, quản lý gồm 14 nhóm dữ liệu. Trên cơ sở Luật BVMT, các

văn bản hướng dẫn dưới luật quy định chi tiết các nội dung, dữ liệu môi trường

cần quản lý, đến thời điểm hiện tại các nhóm dữ liệu môi trường được điều chỉnh

các hoạt động bởi các văn bản sau:

10

Bảng 1 Cơ sở pháp lý quản lý dữ liệu môi trường

TT Căn cứ pháp lý Mô tả tóm tắt

I: Quy hoạch bảo vệ môi trường

1

Nghị định 18/2015/NĐ-CP

về hướng dẫn thi hành luật

BVMT

1. Quy hoạch bảo vệ môi trường được lập phù hợp

với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với kỳ đầu

cho giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2040

theo hai (02) cấp độ là quy hoạch bảo vệ môi

trường cấp quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi

trường cấp tỉnh.

2. Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia gồm

những nội dung chính sau đây:

a) Diễn biến, mục tiêu quản lý môi trường rừng,

bảo tồn đa dạng sinh học;

b) Thực trạng môi trường biển, hải đảo, lưu vực

sông; mục tiêu và các giải pháp bảo tồn, bảo vệ tài

nguyên và môi trường biển, hải đảo, lưu vực sông;

c) Thực trạng phát thải khí và chất lượng môi

trường không khí; mục tiêu và giải pháp quy hoạch

đối với các hoạt động phát triển có nguồn phát thải

khí lớn;

d) Thực trạng suy thoái, ô nhiễm môi trường đất;

mục tiêu và các giải pháp phòng ngừa suy thoái, ô

nhiễm môi trường đất, phục hồi các vùng đất đã bị

ô nhiễm, suy thoái;

đ) Thực trạng ô nhiễm môi trường nước; mục tiêu

và các giải pháp quản lý nước thải và bảo vệ môi

trường nước;

e) Thực trạng thu gom, xử lý và các mục tiêu, giải

pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn

công nghiệp, chất thải nguy hại;

g) Thực trạng mạng lưới quan trắc và giám sát môi

trường; mục tiêu, định hướng quy hoạch hệ thống

quan trắc và giám sát môi trường;

h) Phân vùng môi trường theo các mục tiêu phát

triển, bảo vệ, bảo tồn và ứng phó với biến đổi khí

hậu;

i) Các chương trình, dự án bảo vệ môi trường ưu

tiên và chỉ tiêu môi trường;

k) Các bản đồ, sơ đồ liên quan đến vùng quy hoạch;

11

TT Căn cứ pháp lý Mô tả tóm tắt

l) Nguồn lực thực hiện quy hoạch bảo vệ môi

trường; trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra,

giám sát việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi

trường.

3. Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh được lập

dưới hình thức báo cáo riêng hoặc lồng ghép vào

quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội với

nội dung sau đây:

a) Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh

dưới hình thức báo cáo riêng phải thể hiện được các

nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này với yêu

cầu chi tiết hơn gắn với vị trí địa lý, điều kiện môi

trường tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc thù của địa

phương lập quy hoạch;

b) Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường dưới hình

thức lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển

kinh tế - xã hội cấp tỉnh phải thể hiện được các nội

dung quy định tại Khoản 2 Điều này với yêu cầu

chi tiết hơn gắn với vị trí địa lý, điều kiện môi

trường tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc thù của địa

phương lập quy hoạch, trong đó các nội dung về

nguồn lực thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường,

trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát

việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường được

lồng ghép vào các nội dung tương ứng của quy

hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

II. Đánh giá môi trường chiến lược

1 Nghị đinh 18/2015/NĐ-CP

Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá

môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi

trường và kế hoạch bảo vệ môi trường

2 Thông tư 18/2016/TT-

BNNPTNT

Quy định một số nội dung về đánh giá môi trường

chiến lược, đánh giá tác động môi trường do Bộ

Nông Nghiệp và PTNT quản lý

3 Thông tư 27/2015/TT-

BTNMT

Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh

giá tác động môi tườngvaà kế hoạch bảo vệ môi

trường

4 Thông tư 09/2014/TT-

BNNPTTN

Quy định một số nội dung về đánh giá môi trường

chiến lược, đánh giá tác động môi trường do Bộ

Nông Nghiệp và PTNT quản lý

5 Thông tư 01/2011/TT-BXD Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong

12

TT Căn cứ pháp lý Mô tả tóm tắt

đồ án quy hoạch, xây dựng, quy hoạch đô thị

6 Thông tư 13/2009/TT-

BTNMT

Quy đinh về tổ chức và hoạt động của hội đồng

thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược,

hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi

trường

7

Thông tư liên tịch

50/2012/TTLT-BTC-

BTNMT

Hướng dẫn cơ chế tài chính và mức kinh phí lập

báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

8 Quyết định 2386/QĐ.

UBND

Phê duyệt kế hoạch triển khai công tác đánh giá

môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi

trường và cam kết bảo vệ môi trường

9 Quyết định 56/QĐ-UBND

Về việc thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh

giá môi trường chiến lược, Báo cáo đánh giá tác

động môi trường tỉnh Bắc Ninh

III. Đánh giá tác động môi trường

1

Thông tư số 27/2015/TT-

BTNMT của Bộ Tài

nguyên và Môi trường

Về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác

động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường

2 Thông tư số 09/2014/TT-

BNNPTNT

Quy định một số nội dung về đánh giá môi trường

chiến lược, đánh giá tác động môi trường do Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

3 Quyết định 19/2007/QĐ-

BTNMT

Về việc ban hành quy định về điều kiện và hoạt

động dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động

môi trường

4 Nghị định số 18/2015/NĐ-

CP của Chính phủ

Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá

môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi

trường và kế hoạch bảo vệ môi trường

5 Quyết định 13/2005/QĐ-

BTNMT

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ

Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường

6 Thông tư 195/2016/TT-

BTC

Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử

dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi

trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết do cơ quan

trung ương thực hiện thẩm định

7 Thông tư 18/2016/TT-

BNNPTNT

Quy định một số nội dung về đánh giá môi trường

chiến lược, đánh giá tác động môi trường do Bộ

Nông nghiệp và PTNT quản lý

13

TT Căn cứ pháp lý Mô tả tóm tắt

8 Thông tư 13/2009/TT-

BTNMT

Quy định về tổ chức và hoạt động của hội đồng

thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược,

hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi

trường

9 Thông tư 1100/TT-MTg Hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác

động môi trường đối với các dự án đầu tư

10 Thông tư 276/TT-MTg

Hướng dẫn kiểm soát ô nhiễm đối với các cơ sở sản

xuất, kinh doanh sau khi có quyết định phê chuẩn

báo cáo đánh giá tác động môi trường

11 Thông tư 715/MTg

Hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác

động môi trường đối với các dự án đầu tư trực tiếp

của nước ngoài

12 Thông tư 1420/MTg Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường đối với

các cơ sở đang hoạt động

13 Luật 55/2014/QH13 Luật bảo vệ môi trường

IV. Kế hoạch bảo vệ môi trường

1 18/2015/NĐ-CP

Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá

môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi

trường và kế hoạch bảo vệ môi trường

2 140/2006/NĐ-CP

Quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu

lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các

chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và

dự án phát triển

3 27/2015/TT-BTNMT Về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác

động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường

4 22/2012/TT-BTNMT

Quy định việc lập và thực hiện kế hoạch quản lý

tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven

biển

5 45/2015/NQ-HĐND8 Về Kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương

giai đoạn 2016 - 2020

6 515/2015/QĐ-UBND

Ban hành Quy định trình tự, thủ tục đánh giá tác

động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, đề

án bảo vệ môi trường và phương án cải tạo, phục

hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng

sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

14

TT Căn cứ pháp lý Mô tả tóm tắt

7 19/2009/QĐ-UBND Về việc ban hành kế hoạch hành động bảo vệ môi

trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2010

8 2386/QĐ.UBND

Phê duyệt kế hoạch triển khai công tác đánh giá

môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi

trường và cam kết bảo vệ môi trường

9 1125QĐ/UB-TM1 V/v ban hành kê hoạch thu phí bảo vệ môi trường

đối với nước thải trên đia bàn Hà Tĩnh

10 70/2000/QĐ-UB

Ban hành kế hoạch thực hiện Quyết dịnh số

11/2000/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2000 của

Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai Thông báo

số 255/TB-TW về chủ trương đôi với đạo Tin lành

trong tình hình mới

V. Bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên

1

Số: 38/2015/TT-BTNMT

Thông tư về cải tạo, phục

hồi môi trường trong hoạt

động khai thác khoáng sản

Thông tư này hướng dẫn thực hiện quy định về cải

tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục

hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng

sản của Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14

tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết

thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

(sau đây gọi tắt là Nghị định số 19/2015/NĐ-

CP) bao gồm:

1. Trình tự, thủ tục, nội dung thẩm định, phê duyệt,

kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án cải tạo,

phục hồi môi trường (sau đây gọi tắt là phương án)

và phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung

(sau đây gọi tắt là phương án bổ sung) đối với hoạt

động khai thác khoáng sản.

2. Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt

động khai thác khoáng sản.

2

Số: 75/2017/TT-BTNMT

Thông tư quy định về bảo

vệ nước dưới đất trong các

hoạt động khoan, đào, thăm

dò, khai thác nước dưới

1. Thông tư này quy định về bảo vệ nước dưới đất

trong các hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác

nước dưới đất, gồm các hoạt động sau: thăm dò,

khai thác nước dưới đất, khoan khảo sát địa chất

công trình, thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác

khoáng sản, xử lý nền móng công trình, tháo khô

mỏ và các hoạt động khoan, đào khác có liên quan

đến nước dưới đất.

2. Việc khoan thăm dò, khai thác dầu khí không

thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

15

TT Căn cứ pháp lý Mô tả tóm tắt

3

Nghị định số 19/2015/NĐ-

CP nghị định quy định chi

tiết thi hành một số điều

của luật bảo vệ môi trường

1. Cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo,

phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác

khoáng sản.

2. Kiểm soát ô nhiễm môi trường đất.

3. Bảo vệ môi trường làng nghề.

4. Bảo vệ môi trường đối với hoạt động nhập khẩu,

phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.

5. Xác nhận hệ thống quản lý môi trường; bảo hiểm

trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường; xử

lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

6. Ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường.

7. Cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ môi trường.

4

Số: 18/2013/QĐ-TTG

Quyết định về cải tạo, phục

hồi môi trường và ký quỹ

cải tạo, phục hồi môi

trường đối với hoạt động

khai thác khoáng sản

1. Quyết định này quy định chi tiết việc cải tạo,

phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi

môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản

trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam.

2. Quyết định này áp dụng đối với các tổ chức, cá

nhân được phép khai thác khoáng sản và các tổ

chức, cá nhân khác có liên quan trên lãnh thổ nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Cải tạo, phục hồi môi trường trong các hoạt động

thăm dò, khai thác dầu khí, nước khoáng và nước

nóng thiên nhiên không thuộc phạm vi điều chỉnh

của Quyết định này.

5

Số:179/2013/NĐ-CP nghị

định Quy định về xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh

vực bảo vệ môi trường

1. Nghị định này quy định về:

a) Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh

vực bảo vệ môi trường, hình thức xử phạt, mức

phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính,

thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và các biện

pháp khắc phục hậu quả;

b) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng hình thức

xử lý buộc di dời, cấm hoạt động đối với cơ sở sản

xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là cơ

sở) gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;

c) Công bố công khai thông tin về vi phạm hành

chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của cơ sở

và khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu

công nghệ cao, cụm công nghiệp tập trung (sau đây

16

TT Căn cứ pháp lý Mô tả tóm tắt

gọi chung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập

trung);

d) Các biện pháp cưỡng chế, thẩm quyền, thủ tục áp

dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định

đình chỉ hoạt động; quyết định buộc di dời, cấm

hoạt động đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường

nghiêm trọng.

2. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo

vệ môi trường bao gồm:

a) Các hành vi vi phạm các quy định về cam

kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động

môi trường, đề án bảo vệ môi trường;

b) Các hành vi gây ô nhiễm môi trường;

c) Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý

chất thải;

d) Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi

trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết

bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu,

nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học;

đ) Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi

trường trong hoạt động du lịch và khai thác, sử

dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên;

e) Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện

phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố

môi trường;

g) Các hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh

học bao gồm: Bảo tồn và phát triển bền vững hệ

sinh thái tự nhiên; bảo tồn và phát triển bền vững

các loài sinh vật và bảo tồn và phát triển bền vững

tài nguyên di truyền;

h) Các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước,

thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và

các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi

trường.

3. Các hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến

lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại các Nghị

định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan

thì áp dụng các quy định đó để xử phạt.

17

TT Căn cứ pháp lý Mô tả tóm tắt

6

Số:140/2006/NĐ-CP nghị

định

Quy định việc bảo vệ môi

trường trong các khâu lập,

thẩm định, phê duyệt và tổ

chức

thực hiện các chiến lược,

quy hoạch, kế hoạch,

chương trình và dự án phát

triển

1. Nghị định này quy định việc bảo vệ môi

trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và

tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế

hoạch, chương trình và dự án phát triển.

2. Các loại chiến lược phát triển được điều chỉnh

trong Nghị định này bao gồm: chiến lược phát triển

kinh tế - xã hội quốc gia, vùng; chiến lược phát

triển ngành, lĩnh vực trên quy mô cả nước.

3. Các loại quy hoạch phát triển được điều chỉnh

trong Nghị định này bao gồm: quy hoạch tổng thể

phát triển kinh tế - xã hội vùng (bao gồm cả các

lãnh thổ đặc biệt, vùng kinh tế trọng điểm), tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương; quy hoạch phát

triển ngành, lĩnh vực trên quy mô cả nước.

4. Các loại kế hoạch phát triển được điều chỉnh

trong Nghị định này bao gồm: kế hoạch phát triển

kinh tế - xã hội quốc gia, tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương; kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực

trên quy mô cả nước.

5. Các chương trình phát triển được điều chỉnh

trong Nghị định này là các chương trình phát triển

kinh tế - xã hội.

6. Các loại dự án phát triển được điều chỉnh trong

Nghị định này bao gồm các dự án đầu tư trong nước

và các dự án đầu tư nước ngoài, cụ thể như sau:

a) Dự án công trình quan trọng quốc gia;

b) Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có

ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn

quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hoá, di sản tự

nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;

c) Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn

nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinh

thái được bảo vệ;

d) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu

công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm

công nghiệp, cụm làng nghề;

đ) Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập

trung;

e) Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất, tài

nguyên thiên nhiên quy mô lớn;

g) Dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác động

18

TT Căn cứ pháp lý Mô tả tóm tắt

xấu đối với môi trường.

Danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác

động môi trường theo quy định tại Nghị định

số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của

Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn

thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

VI. Ứng phó với biến đổi khí hậu

1 Số 119/2016/NĐ-CP

Nghị định về một số chính sách quản lý, bảo vệ và

phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến

đổi khí hậu.

2 Số 419/QĐ-TTg

Quyết định về việc ban hành quy chế hoạt động của

ban chỉ đạo quốc gia Chương trình mục tiêu quốc

gia ứng phó với biến đổi khí hậu.

3 Số 158/2008/QĐ-TTg Quyết định Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc

gia ứng phó với biến đổi khí hậu

VII. Bảo vệ môi trường biển và hải đảo

1 Số: 55/2014/QH13 Luật bảo vệ Môi trường

2 Số: 25/2009/NĐ-CP Nghị định Chính phủ về quản lý tổng hợp tài

nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo

3 Số: 82/2015/QH13 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

VIII. Bảo vệ môi trường nước, đất và không khí

1 Số: 55/2014/QH13 Luật bảo vệ Môi trường

IX. Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

1 Số: 55/2014/QH13 Luật bảo vệ Môi trường

2 Số 31/2016/TT-BTNMT

Thông tư về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp,

khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ

sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

X. Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư

1 Số: 55/2014/QH13 Luật bảo vệ Môi trường

XI. Quản lý chất thải

19

TT Căn cứ pháp lý Mô tả tóm tắt

1 Số: 55/2014/QH13 Luật bảo vệ Môi trường

2 Số 38/2015/NĐ-CP Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu do chính

phủ ban hành

3 Số 59/2007/NĐ-CP Nghị định về quản lý chất thải rắn do chính phủ ban

hành.

4 Số 80/2014/NĐ-CP Nghị định về thoát nước và xử lý nước thải do

chính phủ ban hành.

5 Số 36/2015/TT-BTNMT Về quản lý chất thải nguy hại do Bộ Tài nguyên và

Môi trường ban hành.

6 số 58/2015-TTLT-BYT-

BTNMT Quy định về quản lý chất thải y tế

XII. Xử lý ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường

1 Số: 55/2014/QH13 Luật bảo vệ Môi trường

2 Số 04/2013/QĐ-TTg Quyết định về thẩm quyền quyết định Danh mục và

biện pháp xử lý do Thủ tướng chính phủ ban hành.

3 Số 19/2003/QĐ-BTNMT

Quyết định Về việc ban hành Quy định về thủ tục

chứng nhận cơ sở gây ô nhiễm môi trường

nghiêmtrọng đã hoàn thành việc thực hiện các biện

pháp xử lý triệt để theo Quyết định số 64/2003/QĐ-

TTG ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng

Chính Phủ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban

hành.

4 Số 64/2003/QĐ-TTG

QĐ số 1788/QĐ-TTG

Quyết định Về việc phê duyệt "Kế hoạch xử lý triệt

để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm

trọng"của Thủ tướng Chính Phủ do Bộ Tài nguyên

và Môi trường ban hành.

5 Số 04/2012/TT-BTNMT

Hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở

gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý do Bộ Tài

nguyên và Môi trường ban hành

XIII. Quan trắc môi trường

1 Số: 55/2014/QH13 Luật bảo vệ Môi trường

2

Thông tư số 24/2017/TT-

BTNMT

Thông tư số 43/2015/TT-

Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường

20

TT Căn cứ pháp lý Mô tả tóm tắt

BTNMT

3 Thông tư số 31/2016/TT-

BTNMT

Bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh

doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản

xuất, kinh doanh, dịch vụ

XIV. Ứng dụng KHCN và hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường

1 Nghị quyết số 24-NQ/TW

Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng

phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài

nguyên và bảo vệ môi trường

2 Số: 55/2014/QH13 Luật bảo vệ Môi trường

Theo phân cấp quản lý, các đối tượng được quản lý, triển khai thực hiện

tại các cơ quan quản lý cấp Trung ương và địa phương. Trong đó, cấp địa

phương cơ quan quản lý dữ liệu tài nguyên và môi trường cao nhất là các Sở Tài

nguyên và Môi trường, kế tiếp là chi cục Bảo vệ Môi trường và các đơn vị sự

nghiệp trực thuộc Sở, chi Cục. Cấp Trung ương, cơ quan quản lý trực tiếp là

Tổng cục Môi trường, kế tiếp là các Vụ, Viện và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc

Tổng cục Môi trường.

Bảng 2 Phân cấp quản lý các thông tin, dữ liệu

TT Nhóm dữ liệu Đơn vị thực hiện

Cấp Trung ương Cấp địa phương

1. Quy hoạch bảo vệ

môi trường

- Vụ Pháp Chế và Thanh Tra

môi trường, Tổng cục Môi

trường

- Sở Tài nguyên và Môi

trường

- Chi cục Bảo vệ Môi trường

2. Đánh giá môi

trường chiến lược

- Vụ Thẩm định và Đánh giá

tác động môi trường, Tổng

cục Môi trường

- Sở Tài nguyên và Môi

trường

- Chi cục Bảo vệ Môi trường

3. Đánh giá tác động

môi trường

- Vụ Thẩm định và Đánh giá

tác động môi trường, Tổng

cục Môi trường

- Sở Tài nguyên và Môi

trường

- Chi cục Bảo vệ Môi trường

4. Kế hoạch bảo vệ

môi trường

- Vụ Thẩm định và Đánh giá

tác động môi trường, Tổng

cục Môi trường

- Sở Tài nguyên và Môi

trường

- Chi cục Bảo vệ Môi trường

5. Bảo vệ môi trường - Vụ Quản lý chất Thải- - Sở Tài nguyên và Môi

21

TT Nhóm dữ liệu Đơn vị thực hiện

Cấp Trung ương Cấp địa phương

trong khai thác, sử

dụng tài nguyên

thiên nhiên

Tổng cục Môi trường

- Vụ Quản lý chất lượng môi

trường- Tổng cục Môi

trường

- Vụ Thẩm định và Đánh giá

tác động môi trường - Tổng

cục Môi trường

- Cục Bảo vệ môi trường

(Bắc, Trung, Nam)- Tổng

cục Môi trường

- Tổng cục Biển và Hải đảo

Việt Nam

- Tổng cục Địa chất và

Khoáng sản Việt Nam

- Cục Quản lý Tài nguyên

Nước

trường

- Chi cục Bảo vệ Môi trường

- Chi cục Bảo vệ môi trường

Biển và Hải đảo

6. Ứng phó với biến

đổi khí hậu

- Cục Biến đổi Khí Hậu

- Tổng cục Khí tượng Thủy

Văn

- Sở Tài nguyên và Môi

trường

- Chi cục Bảo vệ Môi trường

7. Bảo vệ môi trường

biển và hải đảo

Tổng cục Biển và Hải đảo

Việt Nam

- Sở Tài nguyên và Môi

trường

- Chi cục Bảo vệ Môi trường

Biển và Hải Đảo

8. Bảo vệ môi trường

nước, đất và không

khí

Vụ Quản lý chất Thải- Tổng

cục Môi trường

- Vụ Quản lý chất lượng môi

trường- Tổng cục Môi

trường

- Cục Bảo vệ môi trường

(Bắc, Trung, Nam)- Tổng

cục Môi trường

- Sở Tài nguyên và Môi

trường

- Chi cục Bảo vệ Môi trường

9. Bảo vệ môi trường

trong hoạt động

sản xuất, kinh

Vụ Quản lý chất Thải- Tổng

cục Môi trường

- Vụ Quản lý chất lượng môi

- Sở Tài nguyên và Môi

trường

- Chi cục Bảo vệ Môi trường

22

TT Nhóm dữ liệu Đơn vị thực hiện

Cấp Trung ương Cấp địa phương

doanh, dịch vụ trường- Tổng cục Môi

trường

- Cục Bảo vệ môi trường

(Bắc, Trung, Nam)- Tổng

cục Môi trường

10. Bảo vệ môi trường

đô thị, khu dân cư

Vụ Quản lý chất Thải- Tổng

cục Môi trường

- Vụ Quản lý chất lượng môi

trường- Tổng cục Môi

trường

- Cục Bảo vệ môi trường

(Bắc, Trung, Nam)- Tổng

cục Môi trường

- Sở Tài nguyên và Môi

trường

- Sở Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn

- Chi cục Bảo vệ Môi trường

11. Quản lý chất thải - Vụ Quản lý chất Thải- Tổng

cục Môi trường

- Sở Tài nguyên và Môi

trường

- Sở Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn

- Chi cục Bảo vệ Môi trường

12. Xử lý ô nhiễm,

phục hồi và cải

thiện môi trường

Vụ Quản lý chất Thải- Tổng

cục Môi trường

- Vụ Quản lý chất lượng môi

trường- Tổng cục Môi

trường

- Cục Bảo vệ môi trường

(Bắc, Trung, Nam)- Tổng

cục Môi trường

- Sở Tài nguyên và Môi

trường

- Chi cục Bảo vệ Môi trường

13. Quan trắc môi

trường

- Vụ Quản lý chất lượng môi

trường- Tổng cục Môi

trường

- Trung tâm Quan trắc môi

trường (Bắc, Trung, Nam)-

Tổng cục Môi trường

- Sở Tài nguyên và Môi

trường

- Chi cục Bảo vệ Môi trường

- Trung tâm Quan trắc môi

trường

14. Ứng dụng KHCN

và hợp tác quốc tế

- Vụ KH&CN (Bộ),

TN&MT

- Sở Tài nguyên và Môi

trường

23

TT Nhóm dữ liệu Đơn vị thực hiện

Cấp Trung ương Cấp địa phương

trong bảo vệ môi

trường

- Vụ KH&HTQT, Tổng cục

Môi trường

- Chi cục Bảo vệ Môi trường

Trên cơ sở các đơn vị quản lý thông tin, dữ liệu môi trường các cấp, nhóm

triển khai đề tài đã tiến hành khảo sát thông tin, dữ liệu tại các đơn vị.

Cấp Trung ương: Tại Tổng cục Môi trường; Trung tâm Quan trắc môi

trường và một số đơn vị trực thuộc Bộ NN&PTNT, Bộ Xây dựng, Bộ Công

thương, …

Cấp địa phương: tại Sở Tài nguyên và Môi trường

Hình thức khảo sát: Khảo sát trực tiếp và qua phiếu điều tra thông tin

Nội dung khảo sát:

- Khảo sát hiện trạng xây dựng cơ sở dữ liệu

- Khảo sát hiện trạng quản lý, chia sẻ thông tin dữ liệu môi trường

- Khảo sát hạ tầng công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin

trong quản lý nhà nước về môi trường.

3.2. HIỆN TRẠNG THU THẬP, QUẢN LÝ VÀ CHIA SẺ THÔNG TIN,

DỮ LIỆU MÔI TRƯỜNG

3.2.1. Hiện trạng thu thập, quản lý và chia sẻ dữ liệu môi trường

Nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về môi trường, các đơn vị thực

hiện triển khai xây dựng các CSDL chuyên ngành về môi trường. Kết quả khảo

sát tại Tổng cục Môi trường cho thấy, có trung tâm lưu trữ, quản lý độc lập, thực

hiện chức năng nhà nước về lưu trữ (Trung tâm Thông tin và Tư liệu môi

trường). Đến thời điểm hiện tại, Tổng cục Môi trường đã xây dựng, vận hành các

bộ CSDL sau:

Bảng 3 Tình trạng xây dựng CSDL môi trường cấp Quốc gia

STT Tên cơ sở dữ liệu

(CSDL) Hiện trạng quản lý CSDL

1

CSDL báo cáo đánh giá

tác động môi trường

Tính đến năm 2019 đã cập nhập khoảng 1500 báo

cáo đánh giá tác động môi trường.

2 CSDL chất thải rắn thông - Hệ thống xây dựng từ năm 2017, hiện đang được

24

STT Tên cơ sở dữ liệu

(CSDL) Hiện trạng quản lý CSDL

thường

tiếp tục nâng cấp, mở rộng chức năng. Đã cập nhật

số liệu phát sinh, thu gom, tái chế, xử lý CTRSH của

63 tỉnh, thành phố năm 2019, cập nhật 1.157 thông

tin Cơ sở xử lý CTRSH trên phạm vi cả nước.

3 CSDL chất thải nguy hại

Được xây dựng, phát triển năm 2013 (do Hàn Quốc

bàn giao). Quá trình vận hành thường phát sinh lỗi,

chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, khó sử dụng

4

Cơ sở dữ liệu cho các khu

vực ô nhiễm tồn lưu

- Quản lý toán bộ khu vực ô nhiễm tồn lưu trên toàn

quốc, tuy nhiên hệ thống chưa được cập nhật thường

xuyên.

5

CSDL môi trường làng

nghề

- CSDL được xây dựng từ năm 2013, đến nay tiếp

tục được nâng cấp đáp ứng yêu cầu công tác bảo vệ

môi trường

6

CSDL đa dạng sinh học

quốc gia

- NBDS bắt đầu được triển khai xây dựng từ năm

2011 do (JICA) tài trợ, dữ liệu được cập nhật thường

xuyên

7 CSDL nguồn Gen Lào

Cai (ABS)

- ABS được xây dựng năm 2018, Trong khuôn khổ

Dự án Xây dựng năng lực cho việc phê chuẩn và

thực hiện Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn

gen và chia sẻ lợi ích tại Việt Nam, hiện nay vẫn

tiếp tục được cập nhật.

8 CSDL Thanh tra

Xây dựng năm 2017-2018, CSDL được cập nhật

liên tục, thường xuyên kết quả thanh tra của 03 Cục

vùng

9 CSDL nguồn Thải CSDL bắt đầu thực hiện năm 2020, hiện chưa hoàn

thiện

10 CSDL quan trắc môi

trường

Được xây dựng, vận hành từ năm 2010, hiện vẫn

tiếp tục cập nhật, vận hành

11

CSDL LVS Cầu; CSDL

Nhuệ-Đáy; CSDL và

HTTT LVS Đồng Nai

Các CSDL chuyên ngành thực hiện trong nội dung

khôn khổ dự án, nhiệm vụ. Hiện không được cập

nhật

Kết quả xây dựng, vận hành dữ liệu về môi trường cho thấy, hiện nay chưa

có CSDL thống nhất, tương ứng 14 nhóm dữ liệu. Tùy theo tình hình thực tế, nhu

25

cầu quản lý các đơn vị tập trung triển khai CSDL chuyên ngành. Như vậy có một

số dữ liệu đã được quản lý hệ thống song sẽ tồn tại các nhóm dữ liệu hiện chưa

được quản lý hệ thống, cụ thể:

1. Dữ liệu về quy hoạch bảo vệ môi trường

Hiện chưa thiết lập CSDL quy hoạch môi trường quốc gia và địa phương,

theo Luật Quy hoạch 2019, hiện Tổng cục Môi trường mới đang trình dự thảo

Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm

2050. Tuy nhiên để phục vụ xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường, đã hình

thành các CSDL thành phần phục vụ quy hoạch, như CSDL nền địa lý; CSDL

chuyên đề về môi trường nước; không khí; đất đai; đa dạng sinh học; ….

Trên cơ sở Luật BVMT, 2014 và Luật Quy hoạch 2019, các thông tin, dữ

liệu quy hoạch bảo vệ môi trường được quản lý gồm:

- Nguồn lực thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường: là các dữ liệu mô tả về

các nguồn nhân lực, tài chính và sự huy động các bên liên quan cùng tham gia

thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường

- Trách nhiệm tổ chức thực hiện: là các dữ liệu mô tả về phân công các tổ

chức, đơn vị, cá nhân tham gia thực hiện như cơ quan chủ trì, cơ quan phối

hợp...;

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường: là các dữ

liệu mô tả về hoạt động kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất... việc thực hiện các

quy hoạch bảo vệ môi trường.

Về cơ bản, các nội dung của quy hoạch bảo vệ môi trường đã được quy

định khá rõ ràng trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và các văn bản hướng

dẫn dưới Luật tương ứng. Đến nay, ở cấp quốc gia chưa xây dựng Quy hoạch bảo

vệ môi trường quốc gia, ở cấp địa phương mới chỉ có một vài tỉnh xây dựng quy

hoạch bảo vệ môi trường của tỉnh. Tuy nhiên, căn cứ theo các nội dung đã được

quy định, hướng dẫn, có thể thấy rằng, các thông tin, dữ liệu liên quan đến nội

dung của quy hoạch có tính sẵn có và khả thi. Theo yêu cầu, các tổng tin của 01

bản Quy hoạch bảo vệ môi trường sẽ là các thông tin, dữ liệu mang tính tổng

hợp, tổng quát, không có các thông tin dữ liệu mang tính kỹ thuật, chuyên sâu.

Đó là các thông tin, dữ liệu tổng quan về hiện trạng môi trường (đất, nước, không

khí, đa dạng sinh học); thực trạng thu gom, xử lý và quản lý chất thải (chất thải

rắn, nước thải, khí thải); thực trạng mạng lưới quan trắc và giám sát môi trường;

26

mục tiêu, định hướng quy hoạch hệ thống quan trắc và giám sát môi trường; phân

vùng môi trường theo các mục tiêu phát triển, bảo vệ, bảo tồn và ứng phó với

biến đổi khí hậu; các chương trình, dự án bảo vệ môi trường ưu tiên và chỉ tiêu

môi trường; các bản đồ, sơ đồ liên quan đến vùng quy hoạch...

2. Dữ liệu về đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC)

Tại cấp quốc gia, cấp địa phương đã xây dựng, vận hành bộ CSDL quản lý

báo cáo ĐMC. Đối với các báo cáo ĐMC được quản lý có hệ thống từ hồ sơ

thẩm định, thời gian lập, đơn vị tư vấn, đến kiểm tra, xác nhận các công trình bảo

vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án,... Thông thường CSDL báo

cáo ĐMC được quản lý chung cùng với CSDL lập báo cáo ĐTM và Kế hoạch

bảo vệ môi trường (tập trung lưu trữ tên, đầu mục báo cáo), do đó cần tiếp tục

hoàn thiện dữ liệu về ĐMC bao gồm: thông tin về môi trường trước và sau khi

dự án xây dựng, vận hành; dự liệu khu vực triển khai dự án; hoạt động thanh tra,

kiểm tra dự án cũng như giám sát môi trường tại dự án khi đi vào hoạt động.

3. Dữ liệu về đánh giá tác động môi trường

Tương tự như dữ liệu về ĐMC, dữ liệu đánh giá tác động môi trường

(ĐTM) được triển khai xây dựng CSDL báo cáo ĐTM từ năm 2010, đến nay vẫn

tiếp tục được cập nhật bổ sung với hơn 1.500 báo cáo thuộc thẩm quyển cấp quốc

gia phê duyệt

CSDL báo cáo ĐTM lưu trữ toàn bộ các báo cáo được phê duyệt, tên dự

án, số quyết định phê duyệt, cơ quan phê duyệt, ….đến các thông tin bổ trợ như

hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo, trình tự thủ tục thẩm định báo cáo, …

27

Kết quả khảo sát cho thấy, đối với CSDL đánh giá tác động môi trường

cần tiếp tục hoàn thiện các dữ liệu về quản lý các dự án lập ĐTM (chủ dự án; khu

vực lập báo cáo ĐTM và các thông tin về hậu kiểm (thông tin về sự cố; thông tin

về thanh tra, kiểm tra và kết quả xử lý).

4. Dữ liệu về Kế hoạch bảo vệ môi trường

Đối với dữ liệu về kế hoạch bảo vệ môi trường được phân cấp xác nhận

cấp địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã), tùy theo mức độ, quy mô của dự

án. Dữ liệu Kế hoạch bảo vệ môi trường được quản lý có hệ thống, lưu trữ nội bộ

tại các cấp quản lý. Tuy nhiên, hiện nay lưu trữ dữ liệu Kế hoạch bảo vệ môi

trường tập trung trong lưu trữ hồ sơ thẩm định báo cáo và lưu trữ báo cáo Kế

hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận. Do đó, dữ liệu Kế hoạch bảo vệ môi

trường cần tiếp tục đề xuất quản lý các nhóm dữ liệu (nhóm dữ liệu về hồ sơ xác

nhận; chủ dự án; khu vực triển khai dự án; nhóm dữ liệu thực hiện Kế hoạch và

nhóm dữ liệu về giám sát).

5. Dữ liệu BVMT trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên

Đây là dữ liệu quản lý đa ngành, do đó hiện nay chưa có CSDL chung

quản lý dữ liệu đa ngành, tùy từng lĩnh vực đã xây dựng CSDL chuyên ngành.

28

• Dữ liệu Bảo vệ môi trường trong điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử

dụng tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học

Dữ liệu Bảo vệ môi trường trong điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng

tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, theo chức năng, nhiệm vụ được phân

02 mảng. Mảng dữ liệu về phát triển rừng, quản lý tài nguyên rừng do Tổng cục

Lâm Nghiệp thực hiện; mảng dữ liệu về đa dạng sinh học do Tổng cục Môi

trường thực hiện. Bên cạnh đó, trong phạm trù quy hoạch tài nguyên đất, sử dụng

đất do Tổng cục Quản lý Đất đai thực hiện.

Đối với dữ liệu rừng, phát triển rừng hiện Tổng cục Lâm Nghiệp đã xây

dựng, vận hành hệ thống thông tin dữ liệu tài nguyên rừng, hệ thống xây dựng,

tích hợp và khai thác các nguồn dữ liệu, ứng dụng khác nhau về tài nguyên rừng.

Hình 1 . Mô hình Kiến trúc và bộ Cơ sở dữ liệu FORMIS

Hệ thống Thông tin Tài nguyên rừng là công cụ sử dụng để xem thông tin

tài nguyên rừng, cho phép hiển thị nhiều loại bản đồ chuyên đề khác nhau, thực

hiện truy vấn thông tin từ các lô rừng, chồng đè dữ liệu lâm nghiệp trên các lớp

nền bản đồ khác nhau và truy vấn thông tin thống kê của các lô rừng được lựa

chọn. Hiện nay, hệ thống đang cập nhật dữ liệu tài nguyên rừng năm 2019.

29

Đối với dữ liệu đa dạng sinh học: do Cục Bảo tồn và Đa dạng Sinh học,

Tổng cục Môi trường quản lý, tuy nhiên qua đánh giá sơ bộ, hiện chưa có bộ

CSDL hoàn chỉnh. Trong lĩnh vực đa dạng sinh học đã hình thành các bộ CSDL

chuyên ngành như dữ liệu vườn quốc gia, khu bảo tồn; dữ liệu đa dạng loài, dữ

liệu về đa dạng gen và dữ liệu về phân bố đa dạng sinh học.

30

• Dữ liệu Bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng

Dữ liệu phát triển bền vững rừng được Cục Kiểm Lâm, Tổng cục Lâm

Nghiệp xây dựng và cập nhật hàng năm với các dữ liệu về cháy rừng, cảnh báo

cháy; số liệu thống kê điểm nóng cháy rừng,…

31

• Dữ liệu bảo vệ môi trường trong điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, sử

dụng tài nguyên thiên nhiên

Theo kết quả khảo sát, hiện chưa có cơ sở dữ liệu chung về hoạt động điều

tra, thăm dò khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên, các dữ liệu nằm trong báo

cáo ĐMC hay ĐTM, các CSDL hiện mới chỉ lưu trữ các báo cáo ĐMC hay ĐTM

theo từng ngành. Một số ngành đã xây dựng CSDL điều tra cơ bản như trong lĩnh

vực đất đai, trong lĩnh vực tài nguyên nước. Tuy nhiên các CSDL gần như chưa

có sự tích hợp, trao đổi thông tin.

32

Hình 2. Mô hình tổng thể hệ thống thông tin đất đai

6. Dữ liệu ứng phó với biến đổi khí hậu

Đối với dữ liệu ứng phó biến đổi khí hậu, hiện Cục Khí tượng thủy văn và

Biến đổi khí hậu đã xây dựng Hệ CSDL quốc gia về BĐKH, bao gồm các dữ

liệu về dữ liệu chung, các thể chế, chính sách về BĐKH đến các xu thế, kịch bản

BĐKH. Trong đó các nội dung kiểm kê khí nhà kính theo ngành, lĩnh vực.

33

Hình 3 . Hệ thống CSDL quốc gia về BĐKH

Đối với dữ liệu phát triển năng lượng tái tạo; sản xuất và tiêu thụ thân

thiện môi trường; thu hồi năng lượng từ chất thải, hiện Viện Khoa học Năng

Lượng đã xây dựng CSDL năng lượng tái tạo, được cập nhật thường xuyên trên

hệ thống

34

Hình 4 . Hệ thống CSDL năng lượng Việt Nam

7. Dữ liệu Bảo vệ môi trường biển và hải đảo

Hệ thống quản lý nhà nước về Bảo vệ môi trường Biển và hải đạo được

quản lý 02 Cấp. Cấp Trung ương là Tổng cục Biển và Hải Đảo, cấp địa phương là

các Chi cục Bảo vệ môi trường biển và Hải Đảo, một số địa phương trực tiếp Sở

Tài nguyên và Môi trường quản lý.

Kết quả khảo sát tại Tổng cục Biển và Hải đảo cho thấy, hiện nay một số

dữ liệu đã được quản lý có hệ thống, như dữ liệu nền, các dữ liệu điều tra, khảo

sát cơ bản, ...và được quản lý thống nhất tại Trung tâm thông tin và dữ liệu môi

trường Biển và Hải đảo.

Các dữ liệu về biển và Hải đảo hiện nay đang được tổ chức, quản lý theo

các lĩnh vực quản lý nhà nước, gồm các loại dữ liệu (metadata) sau:

- CSDL ảnh vệ tinh phục vụ quan trắc và giám sát tài nguyên môi trường

biển

- Bản đồ số

- CSDL về hệ thống các cửa sông và hệ thống đê biển

- Đa dạng cảnh quan

- CSDL đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy, hải sản vùng biển Việt Nam

- CSDL Các đảo Việt Nam

35

- CSDL dầu khí

- CSDL địa chất khoáng sản biển

- CSDL nền địa hình đáy biển

- CSDL các điều kiện tự nhiên, tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái biển

- Dữ liệu về các văn bản QPPL lĩnh vực TNMT biển, đảo

- CSDL về hệ thống giao thông vận tải biển

- Nhóm metadata Giao khu vực biển

- CSDL khí tượng thuỷ văn biển

- CSDL về các hoạt động Kinh tế xã hội liên quan đến biển

- CSDL Môi Trường Biển

- CSDL về các đề tài , chương trình nghiên cứu về khoa học công nghệ biển

- CSDL phục vụ các nhiệm vụ kinh tế kỹ thuật và quốc phòng an ninh trên

biển và thềm lục địa

- CSDL ranh giới biển Việt Nam

- CSDL tài nguyên đất ven biển và hải đảo

- CSDL tài nguyên nước vùng ven biển và đảo Việt Nam

- CSDL về thiên tai biển Việt Nam

Đối với dữ liệu nền: được quản lý định dạng .dgn theo các phiên mảnh ở

các tỷ lệ khác nhau, phổ biến dãy tỷ lệ 1:1.000.000 | 1:100.000 | 1:25.000 | 1:50.000

36

Đối với các dữ liệu chuyên đề được quản lý trong .gdb, được biên tập bản

đồ dạng bản đồ số .mxd; có rất nhiều loại dữ liệu từ các kết quả điều tra cơ bản

đến các sản phẩm đề tài, dự án, ...

37

38

Do chưa có các cấu trúc dữ liệu chung, dữ liệu Biển và Hải đảo cũng được

xây dựng, phát triển và hướng tiếp cận độc lập các CSDL khác nên dư thừa dữ

liệu là không tránh khỏi. Việc tổ chức dữ liệu trên cơ sở dữ liệu đã có theo hệ

thống nhằm tránh trùng lặp dữ liệu cần được thực hiện như sau:

Bảng 4 Đề xuất lớp dữ liệu, phân nhóm dữ liệu môi trường biển và hải đảo

TT Nhóm dữ liệu Lớp dữ liệu Mô tả dữ liệu

1

Nhóm Dữ liệu về

hiện trạng khai

thác, sử dụng tài

nguyên Biển và

Hải đảo

Hiện trạng khai thác, sử

dụng tài nguyên và nguồn

lợi thủy sản

Lưu trữ tất cả các thông tin về hiện

trạng khai thác, sử dụng tài nguyên

và nguồn lợi thủy sản

Hiện trạng khai thác, sử

dụng tài nguyên khoáng sản

biển, đảo

Lưu trữ tất cả các thông tin về hiện

trạng khai thác, sử dụng tài nguyên

khoáng sản biển đảo

Hiện trạng khai thác, sử

dụng tài nguyên năng lượng

Lưu trữ tất cả các thông tin về hiện

trạng khai thác, sử dụng tài nguyên

39

TT Nhóm dữ liệu Lớp dữ liệu Mô tả dữ liệu

tái tạo năng lượng tái tạo

Hiện trạng khai thác, sử

dụng tài nguyên du lịch

biển

Lưu trữ tất cả các thông tin về hiện

trạng khai thác, sử dụng tài nguyên

du lịch biển

Hiện trạng ô nhiễm môi

trường Biển và Hải đảo

Lưu trữ tất cả các thông tin về hiện

trạng ô nhiễm môi trường Biển.

2

Nhóm Dữ liệu

quan trắc môi

trường Biển và

Hải đảo

Thông tin dữ liệu chung về

chương trình quan trắc

Lưu trữ tất cả các thông tin về

chương trình quan trắc

Dữ liệu về kết quả chương

trình quan trắc

Lưu trữ tất cả các thông tin về kết

quả chương trình quan trắc

3

Dữ liệu về Nguồn

gây ô nhiễm môi

trường Biển và

Hảo đảo

Thông tin, dữ liệu về các

nguồn gây ô nhiễm môi

trường biển

Lưu trữ tất cả các thông tin về

nguồn gây ô nhiễm môi trường biển

và hải đảo

Thông tin, dữ liệu về các

khu vực nhạy cảm ô nhiễm

môi trường biển và hải đảo

Lưu trữ tất cả các thông tin về các

khu vực nhạy cảm có nguy cơ ô

nhiễm môi trường biển và hải đảo

4

Dữ liệu về nhận

chìm ở Biển

Dữ liệu về nhận chìm ở biển Lưu trữ tất cả các thông tin dữ liệu

về nhận chìm ở biển

Vật được nhận chìm Lưu trữ tất cả các thông tin về vật

được nhận chìm

Khu vực biển được sử dụng

để nhận chìm

Lưu trữ tất cả các thông tin khu vực

biển được sử dụng để nhận chìm

Đánh giá các tác động đến

môi trường biển của hoạt

động nhận chìm

Lưu trữ tất cả các thông tin đánh giá

tác động đến môi trường biển

Chương trình giám sát, theo

dõi, đánh giá

Lưu trữ tất cả các chương trình

giám sát, theo dõi, đánh giá

5

Dữ liệu về sự cố

môi trường trên

Biển

Thông tin, dữ liệu chung về

sự cố môi trường biển

Lưu trữ tất cả các thông tin sự cố

môi trường biển

Thông tin, dữ liệu về khối

lượng dầu tràn, phạm vi ảnh

hưởng

Lưu trữ tất cả các thông tin dữ liệu

về khối lượng dầu tràn, phạm vi ảnh

hưởng

Thông tin, dữ liệu về các tác

động đến môi trường, hệ

sinh thái

Lưu trữ tất cả các thông tin về các

tác động đến môi trường, hệ sinh

thái

40

TT Nhóm dữ liệu Lớp dữ liệu Mô tả dữ liệu

Thông tin, dữ liệu về công

tác phòng ngừa, ứng phó,

biện pháp khắc phục sự cố

Lưu trữ tất cả các thông tin về công

tác phòng ngừa, ứng phó, biện pháp

khắc phục sự cố

6

Dữ liệu về công

tác quản lý, bảo

vệ môi trường

Biển và Hải đảo

Thông tin, dữ liệu về hệ

thống chính sách, văn bản

quy phạm pháp luật

Lưu trữ tất cả các thông tin về hệ

thống chính sách, văn bản quy phạm

pháp luật

Thông tin, dữ liệu về các dự

án, chương trình về quản lý,

kiểm soát và bảo vệ môi

trường biển và hải đảo

Lưu trữ tất cả các thông tin về các

dự án, chương trình về quản lý,

kiểm soát và bảo vệ môi trường

biển hải đảo

8. Dữ liệu bảo vệ môi trường nước, đất và không khí

Theo quy định luật Bảo vệ Môi trường năm 2014, bảo vệ môi trường nước,

đất, không khí bao gồm đang dạnh các hoạt động, từ hoạt động bảo vệ môi

trường các lưu vực sông, đến nội dung xử lý vi phạm lưu vực sông, bảo vệ môi

trường nước dưới đất, bảo vệ môi trường đất, không khí, … trong đó có những

hoạt động đã được tổ chức, quản lý có hệ thống, tuy nhiên cũng có hoạt động rời

rạc, chưa mang tính hệ thống, cụ thể:

Bảng 5 Loại dữ liệu và tình trạng quản lý dữ liệu bảo vệ môi trường nước,

đất và không khí

TT Loại dữ liệu Tình trạng quản lý

I Bảo vệ môi trường nước

I.1 Bảo vệ môi trường nước sông

1 Bảo vệ môi trường nước sông

1. Dữ liệu quy hoạch: quy hoạch

môi trường cảnh quan LVS; Quy

hoạch mục đích sử dụng nước;

Quy hoạch tài nguyên nước

Dữ liệu đang được hoàn thiện và được quản

lý có hệ thống tại Tổng cục Môi trường và

Cục Quản lý Tài Nguyên nước.

2 Nội dung kiểm soát và xử lý ô

nhiễm môi trường nước lưu vực

sông

1. Dữ liệu nguồn gây ô nhiễm

sông

- Dữ liệu được quản lý tại các đơn vị trực

thuộc Tổng cục Môi trường, Chưa có hệ

thống dữ liệu thống nhất trên toàn quốc, trừ 2. Dữ liệu tải lượng các chất trên

41

TT Loại dữ liệu Tình trạng quản lý

các sông; dữ liệu về quan trắc môi trường nước và dữ

liệu nguồn thải đang triển khai thực hiện.

- Một số dữ liệu hiện chưa có thông tin phủ

trùm toàn quốc (tải lượng; sức chịu tải, khả

năng tiếp nhận, …), phần lớn được triển khai

trên các LVS lớn ở các thời điểm khác nhau.

- Chưa hình thành các chương trình kiểm soát

và xử lý ô nhiễm môi trường nước LVS

thường xuyên, dẫn đến dữ liệu không được

cập nhật liên tục theo không gian và thời

gian.

2. Dữ liệu quan trắc môi trường

nước các sông

3. Dữ liệu đánh giá sức chịu tải,

khả năng tiếp nhận nước thải các

sông

4. Dữ liệu tình trạng xử lý, cải

thiện môi trường nước các sông

5. Dữ liệu công bố thông tin, dữ

liệu bảo vệ môi trường các sông.

I.2 Bảo vệ môi trường các nguồn

nước khác

1. Dữ liệu môi trường nguồn

nước hồ, ao, kênh, mương, rạch

Hiện chưa có cơ sở dữ liệu

2. Dữ liệu môi trường hồ chứa

nước phục vụ mục đích thủy lợi,

thủy điện

Đã được quản lý hệ thống do Tổng cục Thủy

Lợi quản lý, vận hành.

3. Bảo vệ môi trường nước dưới

đất

Đã được tổ chức hệ thống do Trung tâm Điều

tra quy hoạch Tài nguyên nước quản lý, tuy

nhiên dữ liệu thiên về tài nguyên nước dưới

đất

II BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

1. Dữ liệu bảo vệ chung môi

trường đất

- Đã dần hình thành hệ thống, được quản lý

tại Tổng cục Đất Đai và 03 Trạm Quan trắc

Tài nguyên và Môi trường đất đặt tại 03

vùng.

- Dữ liệu được cập nhật thường xuyên phục

vụ công tác quản lý môi trường.

2. Quản lý chất lượng môi trường

đất

3. Kiểm soát ô nhiễm môi trường

đất

III BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

KHÔNG KHÍ

1. Các nguồn phát thải khí vào

môi trường phải được đánh giá và

kiểm soát.

- Chưa hình thành CSDL nguồn phát thải khí

phải được đánh giá và kiểm soát, chủ yếu các

nguồn thải khí hiện đang được quản lý cùng

42

TT Loại dữ liệu Tình trạng quản lý

2.Quản lý chất lượng môi trường

không khí xung quanh

với các nguồn thải khác.

- Đã hình thành CSDL có hệ thống về chất

lượng môi trường không khí xung quanh,

từng bước quản lý có hệ thống dữ liệu kiểm

soát ô nhiễm môi trường không khí (hiện nay

kiểm soát ô nhiễm không khí được quản lý

chung hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi

trường khác)

- Đã hình thành các chương trình bảo vệ môi

trường không khí, do đó dữ liệu bảo vệ môi

trường không khí được cập nhật thường

xuyên.

3. Kiểm soát ô nhiễm môi trường

không khí

Chi tiết dữ liệu:

Dữ liệu bảo vệ môi trường nước

Lĩnh vực môi trường nước theo chức năng nhiệm vụ được phân 02 đơn vị

chức năng triển khai thực hiện là Tổng cục Môi trường và Cục Quản lý Tài

nguyên nước. Đối với các dữ liệu chung như các dữ liệu về văn bản pháp lý: quy

hoạch, kế hoạch, chiến lược, … hiện được quản lý thống nhất, được lưu trữ trong

CSDL theo quy định Chính phủ điện tử và được liên thông qua trục văn bản liên

thông từ cấp Trung ương đến cấp địa phương.

43

Đối với các dữ liệu chuyên đề về môi trường nước, hình thành các cơ sở dữ

liệu theo vùng, khu vực phụ thuộc vào mục tiêu các dự án, nhiệm vụ. Ví dụ để

quản lý môi trường nước theo lưu vực sông, hình thành các CSDL tổng hợp (từ

nguồn thải, môi trường, giám sát, …) cho từng LVS. Hiện nay Tổng cục Môi

trường đã xây dựng, vận hành 03 hệ thống môi trường lưu vực sông, hệ thống

môi trường LVS Cầu; hệ thống môi trường LVS Nhuệ Đáy và Hệ thống môi

trường LVHTS Đồng Nai. Các hệ thống được xây dựng, vận hành từ năm 2011

và cập nhật dữ liệu đến năm 2017, từ năm 2018 ngừng cập nhật.

44

Các dữ liệu kênh, mương, ao hồ ngoài dữ liệu nền, lưu trữ các thông tin về

hình dạng, vị trí, cấu trúc các kênh, mương, hồ ở các tỷ lệ, hiện chưa hình thành

CSDL môi trường về các kênh, mương, ao hồ. Các dữ liệu này thường được tích

hợp cùng các dữ liệu về môi trường nước của cả vùng hay khu vực.

Với dữ liệu hồ chứa ngoài cơ sở dữ liệu của Cục Quản lý Tài nguyên nước,

tại Tổng cục Thủy Lợi cũng hình thành CSDL về hồ chứa phục vụ cấp nước và

thủy điện. Các dữ liệu về dung tích thiết kế, dữ liệu mực nước, lưu lượng, độ

mặn đo thủ công/tự động SCADA; các Tài liệu QTVH, EPP, CAMERA; Hồ sơ

điện tử công trình… của 754 hồ chứa trên phạm vi toàn quốc.

Cũng theo Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện đã hình thành sở

dữ liệu hồ chứa Việt Nam là tập hợp danh mục các hồ chứa, trạm bơm, đập dâng

và các trạm thủy điện trên toàn lãnh thổ quốc gia. Riêng đối với lớp thông tin

trạm thủy điện, đây là cơ sở dữ liệu của toàn vùng hạ lưu sông Meekong, bao

gồm các quốc gia Lào, Campuchia và Việt Nam.

45

Đối với dữ liệu nước dưới đất, toàn bộ dữ liệu từ tài nguyên nước dưới đất

đến môi trường nước dưới đất đều được quản lý thống nhất tại Trung tâm Quy

hoạch và Điều tra Tài nguyên nước quốc gia. Các dữ liệu hiện đang được lưu trữ

tại Trung tâm gồm 06 loại dữ liệu và được cập nhật thường xuyên trong cơ sở dữ

liệu:

46

Ngoài các dữ liệu không gian, hiện Cục Quản lý tài nguyên nước lưu trữ

Metadata các dữ liệu phi không gian bao gồm các dự án, các đề tài đã triển khai

về tài nguyên và môi trường nước.

Dữ liệu bảo vệ môi trường đất

Với dữ liệu về tài nguyên đất, hệ thống thông tin đất đai đã được xây dựng,

vận hành sớm và có hệ thống từ cấp Trung ương đến địa phương. Ngoài ra, đối

với thông tin về đất đai đã hình thành các chương trình điều tra cơ bản theo định

kỳ hàng năm, do đó các số liệu được cập nhật thường xuyên. Cả nước đã có

47

161/713 đơn vị hành chính cấp huyện trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố đang vận

hành, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu đất đai.

Riêng đối với dữ liệu môi

trường đất, ở cấp Trung ương,

hoạt động quan trắc môi trường

đất được thực hiện trên cả 3

miền: miền Bắc, miền Trung Tây

Nguyên và miền Nam tại 36 tỉnh

thành khắp cả nước. Mạng lưới

điểm quan trắc môi trường đất

được hình thành khá sớm từ năm

1995, đã hình thành CSDL quan

trắc môi trường đất được quản lý

đồng thời tại 04 đơn vị (Trung

tâm Quan trắc môi trường miền

Bắc; Trạm quan trắc môi trường

đất miền Bắc; Trạm quan trắc

môi trường Đất miền Trung và

Tây Nguyên và Trạm quan trắc

môi trường đất miền Nam. Trong

đó Trung tâm Quan trắc môi

trường miền Bắc quản lý tổng

hợp số liệu 03 miền, các Trạm

quản lý dữ liệu quan trắc tại trạm

thực hiện).

48

Dữ liệu kiểm soát ô nhiễm môi trường đất: hiện đã hình thành các chương

trình giám sát ô nhiễm môi trường đất tại các khu vực đất ô nhiễm tồn lưu và đưa

vào chương trình báo cáo công tác bảo vệ môi trường trình quốc hội hàng năm.

Tổng cục Môi trường (2020) bắt đầu triển khai xây dựng CSDL nguồn thải quốc

gia trong đó có các dữ liệu về nguồn thải môi trường đất.

Dữ liệu bảo vệ môi trường không khí:

Dữ liệu bảo vệ môi trường không khí bao gồm dữ liệu về nguồn phát thải

khí vào môi trường; dữ liệu quản lý môi trường không khí xung quanh và dữ liệu

về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

Về dữ liệu nguồn phát thải khí thải: hiện chưa hình thành CSDL về nguồn

phát thải vào môi trường và chưa phân loại, xác định danh mục nguồn thải phải

được kiểm soát và thực hiện đánh giá hàng năm theo quy định tại Nghị Định

40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2020. Các dữ liệu về nguồn phát thải khí thải dự kiến

được quản lý chung trong cơ sở dữ liệu về nguồn thải xây dựng năm 2020. Về

chất lượng môi trường không khí đã hình thành CSDL về quan trắc môi trường

(tự động, định kỳ), cấp Trung ương và địa phương phục vụ công tác báo cáo môi

trường. Đối với CSDL kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí được quản lý

chung trong CSDL về thanh tra môi trường.

9. Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Dữ liệu Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

là dữ liệu đa ngành do nhiều đơn vị quản lý. Hiện chưa có một hệ CSDL thống

nhất chung toàn bộ loại hình dữ liệu này. Kết quả thống kê cho thấy, có ít nhất 04

Bộ ngành quản lý dữ liệu này, cụ thể:

Bảng 6 Hiện trạng dữ liệu môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ

TT Tên loại dữ liệu Tình trạng dữ liệu

1.

Dữ liệu bảo vệ môi trường khu kinh tế;

khu vực công nghiệp, khu chế xuất, khu

công nghệ cao.

- Về mặt tổ chức không gian, dữ

liệu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản

lý, tuy nhiên về mặt dữ liệu môi

trường do Bộ Tài nguyên và Môi

trường quản lý. Hiện nay dữ liệu

được quản lý có hệ thống, hiện đã

xây dựng CSDL môi trường

2. Dữ liệu bảo vệ môi trường cụm công - về mặt tổ chức không gian do Bộ

49

nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung Công thương quản lý, về mặt môi

trường do Bộ Tài nguyên và Môi

trường quản lý. Hiện chưa hình

thành CSDL độc lập cho loại dữ

liệu trên.

3. Dữ liệu bảo vệ môi trường nông nghiệp,

môi trường làng nghề

Do Bộ NN&PTNT quản lý, hiện

nay làng nghề được giao cho Bộ

TN&MT quản lý; hiện đã được

quản lý hệ thống và đã xây dựng

CSDL

4. Dữ liệu bảo vệ môi trường hoạt động nuôi

trồng thủy sản

Đã hình thành hệ CSDL ngành bao

gồm CSDL về cá; CSDL các dự án

đầu tư và CSDL thức ăn, chế biến

phế phẩm, …

5. Các dữ liệu bảo vệ môi trường từ hoạt

động khác (giao thông; xây dựng; …)

Đã hình thành các CSDL chuyên

ngành, được quản lý trực tiếp tại các

đơn vị quản lý của Bộ giao thông;

Bộ xây dựng, …

Đối với dữ liệu khu công nghiệp, cụm công nghiệp: toàn bộ CSDL hiện

được thống nhất quản trị tại Trung tâm Thông tin và tư liệu môi trường, Tổng

cục Môi trường, dữ liệu được quản lý bao gồm: cơ sở sản xuất kinh doanh trong

KCN; tên KCN; Dữ liệu quản lý Rác thải; nước thải; khí thải, …

Đối với dữ liệu môi trường làng nghề: được Tổng cục Môi trường triển

khai xây dựng từ năm 2013, đến nay tiếp tục được nâng cấp đáp ứng yêu cầu

công tác bảo vệ môi trường. CSDL được xây dựng theo 2 nhóm đối tượng chính

là làng nghề và cơ sở sản xuất tại làng nghề.

CSDL được xây dựng bao gồm các thông tin về BVMT làng nghề như số

lượng làng nghề, số lượng làng nghề được công nhận, số lượng làng nghề theo

loại hình sản xuất, số lượng làng nghề theo mức độ ô nhiễm…đã hình thành hệ

thống thông tin môi trường làng nghề phục vụ công tác quản lý môi trường làng

nghề từ trung ương đến địa phương.

50

Dữ liệu bảo vệ môi trường hoạt động nuôi trồng thủy sản: hiện nay Tổng

cục Thủy sản xây dựng, vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản gồm:

1- Cơ sở dữ liệu về nuôi trồng thủy sản gồm các thông tin chủ yếu sau: Dữ

liệu về giống thủy sản; dữ liệu về thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường

nuôi trồng thủy sản; dữ liệu về nuôi trồng thủy sản; dữ liệu về quan trắc, cảnh

báo môi trường, phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản;

2- Cơ sở dữ liệu về khai thác thủy sản gồm các thông tin chủ yếu sau: Dữ

liệu về đăng ký, đăng kiểm tàu cá; dữ liệu về hạn ngạch khai thác thủy sản; dữ

liệu về giấy phép khai thác thủy sản; dữ liệu về cảng cá, khu neo đậu tránh trú

bão; dữ liệu về nhật ký, báo cáo khai thác; dữ liệu về xác nhận nguyên liệu thủy

sản khai thác; dữ liệu về chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác; dữ liệu về

xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ

thủy sản khai thác nhập khẩu; dữ liệu về cấp phép tàu cá nước ngoài hoạt động

thủy sản trên vùng biển Việt Nam; dữ liệu về tàu cá Việt Nam được chấp thuận

hoặc cấp phép hoạt động ngoài vùng biển Việt Nam; dữ liệu về lao động khai

thác thủy sản; dữ liệu về đào tạo, bồi dưỡng lao động khai thác thủy sản; dữ liệu

về tổ chức khai thác thủy sản trên biển; dữ liệu về cơ sở đóng mới, cải hoán tàu

51

cá; dữ liệu về cơ sở đăng kiểm tàu cá, đăng kiểm viên tàu cá; dữ liệu về tàu cá

khai thác thủy sản bất hợp pháp; dữ liệu về dự báo ngư trường khai thác thủy

sản; dữ liệu về chứng nhận an toàn thực phẩm cho tàu cá và cảng cá; dữ liệu về

thiệt hại do thiên tai, bất khả kháng trong khai thác thủy sản;

3- Cơ sở dữ liệu về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản bao gồm các

thông tin chủ yếu sau: Dữ liệu về nguồn lợi thủy sản; dữ liệu về khu bảo tồn

biển; dữ liệu khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; dữ liệu về đồng quản lý trong bảo vệ

nguồn lợi thủy sản; dữ liệu về khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn; dữ

liệu về đường di cư tự nhiên của loài thủy sản; dữ liệu về tái tạo nguồn lợi thủy

sản; dữ liệu về danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản; dữ liệu

về thu mẫu nghề cá thương phẩm;

4- Cơ sở dữ liệu về chế biến và thị trường thủy sản gồm các thông tin chủ

yếu sau: Dữ liệu về cơ sở mua, bán, sơ chế, chế biến thủy sản, sản phẩm thủy

sản; dữ liệu về các thị trường xuất, nhập khẩu sản phẩm thủy sản;

5- Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản bao gồm các

thông tin chủ yếu sau: Dữ liệu về vi phạm hành chính; dữ liệu về thu hồi, đình

chỉ giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện.

Các CSDL đã được tích hợp trên hệ thống thông tin về thủy sản quốc gia

phục vụ công tác quản lý, khai thác và sử dụng thống nhất trong toàn ngành thủy

sản từ Trung ương đến địa phương.

Ngoài ra, các ngành, lĩnh vực khác cũng hình thành CSDL chuyên ngành

phục vụ công tác bảo vệ môi trường theo quy định như hệ thống quản lý thông

tin trực tuyến môi trường ngành xây dựng, trong đó đối tượng sử dụng chính là

các cơ sở sản xuất, các chức năng chính là Đăng nhập/Đăng xuất - Thay đổi

thông tin đơn vị - Tạo báo cáo hiện trạng môi trường cơ sở - Quản lý báo cáo môi

trường hàng năm - Tra cứu văn bản từ Bộ, Sở xây dựng - Thay đổi mật khẩu.

52

Hiện trạng môi trường cơ sở sẽ được cập nhật trên hệ thống liên tục theo

định kỳ năm.

10. Quản lý chất thải

Toàn bộ dữ liệu quản lý chất thải hiện đang được lưu trữ tại Cục Quản lý

Chất thải, Tổng cục Môi trường, hiện nay Tổng cục Môi trường đã xây dựng, vận

hành các hệ CSDL quản lý chất thải, gồm:

CSDL chất thải rắn thông thường: Hệ thống xây dựng từ năm 2017, hiện

đang được tiếp tục nâng cấp, mở rộng chức năng. Đã cập nhật số liệu phát sinh,

thu gom, tái chế, xử lý CTRSH của 63 tỉnh, thành phố năm 2019, cập nhật 1.157

thông tin Cơ sở xử lý CTRSH trên phạm vi cả nước.

53

Hệ thống quản lý thông tin chất thải rắn được xây dựng với 04 phân hệ

chính gồm: phân hệ phát sinh chất thải rắn; phân hệ quản lý; phân hệ tra cứu và

phân hệ chuẩn hóa.

CSDL chất thải nguy hại: Được xây dựng, phát triển năm 2013 (do Hàn

Quốc bàn giao), hiện chưa được cập nhật thường xuyên.

Về mặt dữ liệu, theo quy định, toàn bộ các dữ liệu quản lý chất thải (chất

thải rắn, chất thải nguy hại) đều được lưu trữ và là dữ liệu có hệ thống, thuận tiện

cho việc xây dựng, quản lý thống nhất CSDL theo chính phủ điện tử. Hiện nay,

CSDL về chất thải nguy hại chưa được cập nhật thường xuyên, hiện mới có

CSDL về cấp phép xử lý chất thải nguy hại được xây dựng, công bố trên cổng

dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

54

Ngoài ra, các dữ liệu tổng hợp như dữ liệu danh sách các tổ chức được chỉ

định phế liệu nhập khẩu; Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu làm

nguyên liệu sản xuất; Giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường;

Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải, … được cập

nhật trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Môi trường để quản lý, chia sẻ

thông tin đến cộng đồng.

11. Dữ liệu xử lý ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường

Dữ liệu xử lý ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường bao gồm các loại

dữ liệu: dữ liệu cơ sở gây ô nhiễm môi trường; dữ liệu phục hồi và cải thiện môi

trường; dữ liệu về thanh tra, kiểm tra môi trường, do phạm vi đối tượng khá rộng,

55

trong phạm vi báo cáo tập trung đánh giá hiện trạng dữ liệu nêu trên tại Tổng cục

Môi trường, cụ thể:

Bảng 7 Hiện trạng dữ liệu xử lý ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường

Loại dữ liệu Tình trạng dữ liệu

Dữ liệu về cơ sở gây ô nhiễm môi

trường

CSDL bắt đầu thực hiện năm 2020,

Tổng cục xây dựng CSDL nguồn thải

(nguồn gây ô nhiễm môi trường)

Cơ sở dữ liệu phục hồi và cải thiện

môi trường

Cơ sở dữ liệu cho các khu vực ô nhiễm

tồn lưu; Quản lý toán bộ khu vực ô

nhiễm tồn lưu trên toàn quốc, tuy

nhiên hệ thống chưa được cập nhật

thường xuyên

Dữ liệu thanh tra, kiểm tra môi trường

Đã xây dựng CSDL, xây dựng năm

2017-2018, CSDL được cập nhật liên

tục, thường xuyên kết quả thanh tra

của 03 Cục vùng

Đối với dữ liệu về cơ sở gây ô nhiễm môi trường: dự kiến xây dựng, vận

hành hệ CSDL nguồn thải quốc gia trên phạm vi toàn quốc, trên cơ sở giám sát

đối tượng, công xuất hoạt động, thời gian vận hành và các biện pháp bảo vệ môi

trường tại các nguồn thải nhằm kiểm soát chất lượng môi trường. Dự kiến các

đối tượng nguồn thải được giám sát thường xuyên, liên tục gồm:

Ngoài ra, thực hiện giám sát các điểm nóng về ô nhiễm môi trường như

56

Cơ sở dữ liệu phục hồi và cải thiện môi trường: đã hình thành CSDL các

khu vực ô nhiễm tồn lưu, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại CSDL tạm thời dừng

cập nhật. Tuy nhiên, dữ liệu phục hồi và cải thiện môi trường là một trong những

chỉ tiêu được thực hiện báo cáo hàng năm theo hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành

Tài nguyên Môi trường, đã được xây dựng biểu mẫu báo cáo, CSDL thống kê và

được cập nhật hàng năm theo quy định chế độ báo cáo thống kê quốc gia, chế độ

báo cáo thống kê ngành, …

57

Cơ sở dữ liệu thanh tra môi trường: được Tổng cục Môi trường triển khai,

bắt đầu vận hành từ năm 2018, lưu trữ toàn bộ chương trình thực hiện thanh tra,

kiểm tra hàng năm theo quy định của Tổng cục Môi trường. Gồm các chương

trình thanh tra, kiểm tra đột xuất; chương trình thanh tra, kiểm tra định kỳ và

được quản lý theo đối tượng thanh tra (cơ sở sản xuất kinh doanh) và theo phạm

vi là các lưu vực sông.

58

Bên cạnh CSDL không gian, hiện Tổng cục Môi trường đang dần hoàn

thiện hệ CSDL phi không gian về giám sát, thanh tra, kiểm tra môi trường, bao

gồm các dữ liệu về kế hoạch thanh tra, kết quả xử phạt môi trường, …

12. Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư

Hiện chưa hình thành CSDL môi trường đô thị, dân cư độc lập, các dữ liệu

về đô thị, khu dân cư nói chung được thống kê, cập nhật hàng năm và đã có

CSDL dân cư, CSDL giao thông đô thị; …Tuy nhiên, với lĩnh vực môi trường đô

thị, dân cư hiện nằm rải rác ở các CSDL thành phần. Ví dụ, dữ liệu về phát thải

được quản lý cùng với dữ liệu về chất thải rắn sinh hoạt hoặc nước thải sinh hoạt,

…do đó cần tổ chức, cấu trúc CSDL môi trường đô thị, phù hợp với mục tiêu xây

dựng CSDL dùng chung thống nhất có thể khai thác, sử dụng đa mục tiêu.

Bảng 8 Đề xuất cấu trúc dữ liệu bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư

TT Nhóm lớp Tên lớp Thông tin mô tả

1 Dữ liệu văn bản

pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật Lưu trữ tất cả các thông

tin văn bản quy phạm

pháp luật về bảo vệ môi

trường nơi công cộng và

hộ gia đình được quản lý

trong hệ thống

Văn bản chính sách quy hoạch

Văn bản quy định, hướng dẫn,

kiểm tra công tác bảo vệ môi

trường nơi công cộng và hộ gia

59

đình

2

Dữ liệu bảo vệ

môi trường nơi

công cộng

Hiện trạng môi trường nơi công

cộng

Lưu trữ thông tin về hiện

trạng, đối tượng phát

sinh, thu gom và xử lý

nguồn ô nhiễm môi

trường

Dữ liệu thu gom và xử lý nguồn

gây ô nhiễm môi trường nơi công

cộng

3

Dữ liệu bảo vệ

môi trường hộ

gia đình

Hiện trạng môi trường hộ gia

đình

Dữ liệu thu gom và xử lý nguồn

gây ô nhiễm môi trường tại hộ gia

đình

13. CSDL quan trắc môi trường

Đối tượng của quan trắc môi trường cũng rất đa dạng, có thể kể đến như:

quan trắc không khí (khói bụi, tiếng ồn, lắng đọng axit...), quan trắc nước (nước

mặt lục địa, nước mặt ven bờ và biển khơi, nước dưới đất), quan trắc đất, quan

trắc phóng xạ, chất thải rắn, đa dạng sinh học...

Với thành phần phức tạp, khối lượng thông tin dữ liệu quan trắc đồ sộ qua

các năm, trên thực tế mạng lưới quan trắc hình thành khá sớm và đã hình thành

CSDL căn bản về quan trắc môi trường.

Về mặt CSDL về thông tin, dữ liệu quan trắc, dữ liệu được lưu trữ trong

nhiều phần mềm theo từng loại hình quan trắc và được quản lý phân tán theo

từng đơn vị chủ quản khai thác dữ liệu nguyên bản. Các dữ liệu tổng hợp (ví dụ

dữ liệu trung bình giờ hàng ngày của từng thông số) được gửi về Trung tâm quan

trắc - Tổng cục môi trường theo dạng báo cáo giấy.

Bảng 9 Sơ bộ hiện trạng quản lý dữ liệu quan trắc môi trường

STT Đơn vị Loại hình CSDL Thời gian

1

Trung tâm quan

trắc (TTQT) -

TCMT

Dữ liệu 14 trạm quan trắc thuộc mạng

lưới quan trắc môi trường quốc gia

Từ 2009

Dữ liệu quan trắc hiện trường và phân

tích trong phòng thí nghiệm

Từ 2007

Dữ liệu quan trắc 17 trạm nước thải sông

Nhuệ-Đáy, sông Đồng Nai

Từ 2017

60

STT Đơn vị Loại hình CSDL Thời gian

Dữ liệu các trạm đo chất lượng không khí

(7 trạm)

Từ 2011

2

Trung tâm kiếm

soát chất thải

(KSON)-TCMT

Dữ liệu xả thải được gửi về từ các KCN

theo báo cáo định kỳ và tổng hợp vào

phần mềm

Từ 2013

3 Sở TNMT Đồng

Nai

Tổng số trạm 60 trạm:

- Quan trắc nước thải, khí thải từ các nhà

máy

- Quan trắc chất lượng không khí

Từ 2011

4 Sở TNMT Bình

Dương

32 trạm Quan trắc nước thải, khí thải từ

các nhà máy

Quan trắc chất lượng không khí

Từ 2012

5 Sở TNMT Thừa

Thiên Huế

6 trạm Quan trắc nước thải, khí thải từ

các nhà máy

Từ 2017

6 Sở TNMT Hà Nam

13 trạm Quan trắc nước thải, khí thải từ

các nhà máy

Từ 2017

7 Sở TNMT Nam

Định

4 trạm Quan trắc nước thải, khí thải từ

các nhà máy

Từ 2017

8 Sở TNMT Thái

Bình

2 trạm Quan trắc nước thải, khí thải từ

các nhà máy

Từ 2017

9 Sở TNMT Hải

Phòng

Quan trắc nước thải, khí thải từ các nhà

máy

Từ 2017

10 Sở TNMT Quảng

Ninh

24 trạm Quan trắc nước thải, khí thải từ

các nhà máy

Từ 2017

11 Sở TNMT TP Hồ

Chí Minh

Quan trắc nước thải, khí thải từ các nhà

máy

Quan trắc chất lượng không khí

2015

12 Các địa phương

khác

Dữ liệu quan trắc hiện trường và phòng

thí nghiệm

2007

Đối với CSDL quan trắc môi trường đã hình thành hệ thống quản lý số liệu

quan trắc quốc gia, cập nhật dữ liệu quan trắc các chương trình quan trắc quốc

gia do Tổng cục Môi trường triển khai thực hiện và số liệu quan trắc từ mạng

lưới trạm quan trắc môi trường của 21 trạm quan trắc quốc gia.

61

Ngoài phát triển ứng dụng khai thác CSDL quan trắc môi trường trên Web,

hiện nay Tổng cục Môi trường triển khai phát triển ứng dụng trên nền tảng

Mobile phục vụ khai thác, giám sát dữ liệu môi trường liên tục 24/24h.

62

Các dữ liệu về phi không gian như hồ sơ đủ năng lực quan trắc môi

trường, báo cáo quan trắc môi trường, … cũng đã được quản lý có hệ thống phục

vụ công tác quản lý chuyên ngành.

14. Dữ liệu KHCN và HTQT trong bảo vệ môi trường

Đối với dữ liệu khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi

trường hiện được quản lý đồng thời trên 02 hệ CSDL là CSDL KHCN của Tổng

cục Môi trường và CSDL của Bộ TN&MT.

Tại Tổng cục Môi trường cũng quản lý CSDL về khoa học và hợp tác quốc

tế, lưu trữ toàn bộ nội dung các đề tài Tổng cục Môi trường đã triển khai và các

chương trình hợp tác quốc tế

63

Tại cấp địa phương, xu hướng hình thành các CSDL dùng chung toàn tỉnh,

nhiều địa phương đã xây dựng, vận hành hệ CSDL dùng chung như Bắc Ninh,

Quảng Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội, ….theo mô

hình kiến trúc sau:

Hình 5 . Mô hình CSDL dùng chung cấp tỉnh

64

Một số địa phương đã triển khai vận hành tổ chức CSDL dùng chung

thành công, có khả năng kết nối liên thông hệ thống quản lý môi trường cấp

Trung ương phục vụ công tác quản lý môi trường đa ngành, đa mục tiêu.

65

3.2.2. Nhận định chung về tình hình xây dựng CSDL môi trường

• Về thiết kế hệ thống:

Các kết quả trình bày, thống kê về tình hình xây dựng CSDL môi trường đã

cho thấy tình hình xây dựng CSDL môi trường hiện nay rất phong phú, đa dạng,

khối lượng công việc lớn một phần đáp ứng yêu cầu quản lý, chia sẻ thông tin dữ

liêu tuy nhiên cần thay đổi phù hợp với tình hình và yêu cầu mới, đặc biệt theo

quy định chính phủ điện tử 2.0 của ngành Tài nguyên môi trường được quy định

tại Quyết định số 3196/QĐ-BTNTM, ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử

ngành tài nguyên và môi trường, phiên bản 2.0.

Công nghệ sử dụng không thống nhất, có đơn vị sử dụng mã nguồn mở,

đơn vị sử dụng sản phẩm thương mại hóa khi xây dựng Website/Portal như:

CSDL phục vụ kiểm soát ô nhiễm xuyên biên giới qua hệ thống sông Hồng

(Firebird); Website Thông tin dữ liệu không gian môi trường (PostgresSQL,

Java). Hệ quản trị CSDL sử dụng tùy thuộc nhu cầu, quy mô, không giống nhau.

Các hệ quản trị chủ yếu: SQL Server, Oracle, PostgresSQL.

Chuẩn dữ liệu không gian: dùng nhiều định dạng, chưa thống nhất. Các định

dạng sử dụng như ArcGIS, MapInfo, MicroStation. Việc xây dựng phần lớn chưa

theo chuẩn chung (chuẩn quốc tế) cho nên khả năng tích hợp, trao đổi dữ liệu

giữa các hệ thống là không khả thi. Chưa thống nhất các quy định khi thiết kế

CSDL (form mẫu trình bày, các yêu cầu, đối tượng, ràng buộc giữa các đối

tượng).

• Về nội dung chuyên môn:

- Cho đến thời điểm thực hiện dự án/nhiệm vụ (từ 2011 trở về trước), chưa

có quy định chung về nội dung dữ liệu.

- Các đơn vị thực hiện việc xây dựng dữ liệu chưa theo một định hướng

chung, thống nhất, căn cứ theo từng chương trình, nhiệm vụ. Do đó, có hệ CSDL

đi sâu vào một lĩnh vực (Đăng ký chất thải, Quản lý hồ sơ ĐTM), có hệ CSDL

lĩnh vực rất rộng, bao quát sang lĩnh vực không thuộc trách nhiệm. Do vậy, hiện

đã xảy ra một số chồng chéo về dữ liệu.

- Dữ liệu nền địa lý: Các CSDL GIS đều thực hiện làm dữ liệu nền địa lý:

nguồn dữ liệu không rõ, các lớp dữ liệu nền thực hiện lấy/bỏ (trên cơ sở quy định

về bản đồ nền địa lý) chưa thống nhất

- Dữ liệu về CSSX, KCN,…: một số đơn vị đều làm thể hiện bằng các đối

tượng thực thể dữ liệu: doanh nghiệp, cơ sở, nguồn ô nhiễm, khu công nghiệp,...

66

(CSDL thanh tra, CSDL về kiểm soát ô nhiễm, CSDL nguồn thải của Trung tâm

QTMT, CSDL chất thải nguy hại.

- Dữ liệu về quan trắc, lấy mẫu: nhiều đơn vị cùng làm, chưa thống nhất về

thiết kế cấu trúc dữ liệu quan trắc (Cục KSON, Trung tâm QTMT, Cục QLCT,

Thanh tra).

- Dữ liệu về ĐTM: các CSDL của Thanh tra, Cục ĐTM đều lưu thông tin về

ĐTM của các doanh nghiệp (CSSX, KCN,…).

• Về phạm vi không gian: CSDL được xây dựng phong phú, phục vụ các

nhu cầu riêng của từng đơn vị. Tuy nhiên, nội dung CSDL vừa thiếu, vừa thừa,

dữ liệu phân tán và chưa có sự liên kết giữa các đơn vị.

• Về an toàn, bảo mật cho hệ thống:

- Công nghệ sử dụng cho xây dựng CSDL rất đa dạng, chưa thống nhất, vấn

đề an toàn bảo mật dữ liệu, CSDL chưa được chú trọng và quan tâm. Chỉ một số

đơn vị có trang bị hệ thống quan tâm đến an toàn, bảo mật dữ liệu

- Công tác quản trị CSDL khác nhau, đa phần các đơn vị chưa có cán bộ,

đội ngũ có trình độ và chuyên trách công việc này.

• Về hiệu quả sử dụng:

- Các cơ sở dữ liệu và website hiện chưa được các đơn vị sử dụng chính

trong công tác điều hành tác nghiệp và quản lý của đơn vị.

- Một số CSDL được các đơn vị tư vấn xây dựng chưa đáp ứng được nhu

cầu quản lý.

- Chưa có sự chia sẻ thông tin dữ liệu môi trường một cách thực sự giữa các

đơn vị. Còn nhiều thông tin trùng lặp.

- Việc xây dựng CSDL được thực hiện để đáp ứng các mục tiêu riêng của

từng đơn vị hoặc theo các dự án đã được đặt hàng trước, do đó thiếu cơ chế hoạt

động sau khi dự án kết thúc. Chưa hướng đến việc xây dựng một hệ thống CSDL

chung cho toàn ngành. Nguyên nhân do chưa ban hành kế hoạch xây dựng CSDL

(hàng năm hoặc giai đoạn) để các đơn vị bám sát theo đó thực hiện.

3.3. HIỆN TRẠNG CHUNG VỀ ỨNG DỤNG CNTT LĨNH VỰC MÔI

TRƯỜNG

Để có nhìn nhận chung về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin lĩnh vực

môi trường, đề tài tập trung khảo sát hiện trạng công nghệ thông tin trực tiếp tại

Tổng cục Môi trường và khảo sát ứng dụng công nghệ thông tin tại một số đơn vị

triển khai hoạt động quan trắc môi trường cấp Trung ương và địa phương.

67

3.3.1. Hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin tại Tổng cục Môi trường

Tổng cục Môi trường là đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT, có chức năng giúp

Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, bao gồm:

quan trắc môi trường, phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi

trường; cải thiện chất lượng môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng dụng

công nghệ, xây dựng cơ sở dữ liệu, thống kê, thông tin báo cáo môi trường; giáo

dục nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường.

Các hoạt động của Tổng cục Môi trường tập trung vào xây dựng các

chương trình hành động về bảo vệ môi trường, các hoạt động ngăn ngừa phòng

chống ô nhiễm, kiểm soát và quản lý các chất thải, điều tra đánh giá về đa dạng

sinh học, hệ sinh thái, các khu vực bị ô nhiễm, quan trắc môi trường, xây dựng và

quản lý các cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin môi trường, xã hội hoá bảo vệ

môi trường.

Sau thời gian xây dựng và phát triển (từ năm 1994 đến nay), hiện nay

Tổng cục Môi trường đã có một cơ sở hạ tầng thông tin tương đối tốt và một hệ

thống thông tin dữ liệu môi trường phong phú. Có thể liệt kê như dưới đây:

- Hạ tầng CNTT:

+ Mạng LAN kết nối nội bộ sử dụng các đường truyền Leased Line

chuyên dụng từ nhà mạng

+ Số lượng máy chủ: Được trang bị theo ngân sách và theo dạng dự án với

số 15 máy chủ, hơn 200 máy tính cá nhân và các thiết bị mạng, máy in, máy vẽ

hiện đại.

+ Ứng dụng các công nghệ, biện pháp, chính sách an ninh, an toàn mạng

đã được nghiên cứu và áp dụng nhằm đảm bảo an toàn thông tin cho mạng thông

tin môi trường của Tổng cục Môi trường.

+ Áp dụng các ứng dụng phục vụ quản lý hạ tầng mạng, hạ tầng Internet,

quản lý tài nguyên máy chủ, máy chủ ảo trong toàn hệ thống

+ Ứng dụng thư điện tử trong việc trao đổi thông tin

- Các phần mềm ứng dụng:

+ Tổng cục Môi trường đã xây dựng và phát triển một trang Web với rất

nhiều thông tin phong phú về các hoạt động quản lý môi trường trong Tổng cục

BVMT và trong toàn quốc nói chung.

68

+ Tổng cục cũng đã xây dựng, phát triển hệ cơ sở dữ liệu môi trường, các

CSDL này cũng được tích hợp trên trang web của Tổng cục và chia sẻ cho các

địa phương khai thác, tuy nhiên dữ liệu hiện tại chưa nhiều.

+ Các phần mềm được đầu tư theo dạng dự án hoặc tự phát triển theo các đề

tài hàng năm đang được khai thác và sử dụng như hệ thống thông tin, CSDL môi

trường sông Cầu, sông Đáy, sông Nhuệ - Đáy, sông Đồng Nai.

+ Tổng cục Môi trường đã đầu tư các license ArcGIS (của Esri - Hoa Kỳ) từ

những năm 2010 phục vụ cho việc xây dựng CSDL Đầu mạng, CSDL môi

trường sông Cầu, sông Nhuệ, sông Đáy. Xây dựng các bản đồ quan trắc, lưu vực

sông trên công nghệ ArcGIS. Danh sách các license như:

Bảng 10 Danh mục thiết bị công nghệ thông tin tại Tổng cục Môi trường

TT Thông tin Phiên bản Thời điểm đầu

Thời gian hỗ

trợ đến

1 ArcGIS Desktop Advanced

Concurrent Use License

10.1 01/03/2012 28/02/2013

2

ArcGIS Spatial Analyst for

Desktop Concurrent Use

License

10.1 01/03/2012 28/02/2013

3

ArcGIS 3D Analyst for

Desktop Concurrent Use

License

10.1 01/03/2012 28/02/2013

4

ArcGIS Geostatistical Analyst

for Desktop Concurrent Use

License

10.1 01/03/2012 28/02/2013

5 ArcGIS Publisher for Desktop

Concurrent Use License

10.1 01/03/2012 28/02/2013

6 ArcGIS Engine Single Use

License

10.1 01/03/2012 28/02/2013

7 ArcGIS Data Interoperability

for Desktop

10.1 01/03/2012 28/02/2013

8 ArcGIS for Server Enterprise

Advanced

10.1 01/03/2012 28/02/2013

9 ArcPad License 10.0 01/03/2012 28/02/2013

69

3.3.2. Hiện trạng cung hạ tầng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quan

trắc môi trường

Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quan trắc tài nguyên và

môi trường đã được đánh giá chi tiết tại Chiến lược ứng dụng và phát triển công

nghệ thông tin của Bộ đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt. Dưới đây là một số nội dung trích dẫn:

- Công nghệ điều tra, khảo sát, đo đạc, quan trắc để thu thập dữ liệu:

Tuỳ từng lĩnh vực, khoảng từ 10% tới 80% thiết bị quan trắc, đo đạc được trang

bị mới theo công nghệ số. Chưa xây dựng được hệ thống quan trắc, đo đạc tự

động thu dữ liệu và tự động kết nối với cơ sở dữ liệu. Chỉ một vài hệ thống

chuyên dụng tự động thu dữ liệu nhưng vẫn phải truyền bán tự động.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu: Các cơ sở dữ liệu chuyên đề đã được xây dựng

nhưng chưa theo một chuẩn thống nhất, dữ liệu chưa đầy đủ và chưa được cập

nhật thường xuyên. Chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu của từng lĩnh vực cũng

như của toàn ngành tài nguyên và môi trường.

- Mạng truyền dữ liệu: Hầu hết các cơ sở quản lý và sự nghiệp thuộc Bộ

và hầu hết các Sở Tài nguyên và Môi trường đã được kết nối mạng diện rộng

theo kiểu mạng nội bộ (Intranet) và tham gia mạng Internet.

- Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin: Các cán bộ, công

nhân viên thuộc khu vực điều tra, khảo sát, đo đạc, quan trắc được đào tạo có tay

nghề cao. Còn thiếu các chuyên gia công nghệ thông tin về cơ sở dữ liệu, mạng

truyền dữ liệu. Các cán bộ kỹ thuật xử lý dữ liệu đủ để sử dụng trước mắt, cần

đào tạo thêm cho giai đoạn tiếp theo.

- Cung cấp dữ liệu cho nhu cầu sử dụng: Một số dữ liệu tổng hợp, chỉ

dẫn về dữ liệu đã được cung cấp trên trang tin điện tử (Website). Các dữ liệu điều

tra cơ bản vẫn được cung cấp chủ yếu trên giấy, một số dữ liệu đã được cấp trên

thiết bị lưu trữ trên máy tính.

- Khung pháp lý về quản lý dữ liệu: Chưa có một hệ thống văn bản pháp

quy đầy đủ để quản lý dữ liệu tài nguyên và môi trường.

Từ năm 2015, các công tác quan trắc môi trường được Chính phủ chú

trọng đầu tư nhằm góp phần giám sát các hoạt động gây ô nhiễm môi trường

cũng như xúc tiến các hoạt động đầu tư về hạ tầng trạm, CNTT phục vụ nhu cầu

theo dõi, giám sát và bảo vệ môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban

70

hành một số thông tư và nghị định mới liên quan đến việc giám sát các thông tin

quan trắc môi trường nhằm theo dõi giám sát hoạt động xả thải tại các nhà máy,

khu công nghiệp có mức độ xả thải trên 1000 m3/ngày đêm, các trạm khí đo mức

độ khí thải, tiếng ồn tại đô thị, các trạm quan trắc nước mặt.

Căn cứ trên các thực tế này, một số địa phương đã bắt đầu lựa chọn áp

dụng hệ thống thiết bị, phần mềm và sử dụng đường truyền Internet để có thể

theo dõi và giám sát các thông tin quan trắc từ các trạm tự động. Tuy nhiên hoạt

động của lĩnh vực Quan trắc định kỳ hiện tại vẫn đang thực hiện khá thủ công với

các biên bản giấy và sau đó được quản lý thông tin tập trung thông qua sử dụng

phần mềm Excel.

Một vấn đề nữa là hiện nay các đơn vị địa phương cũng như trung ương

chưa có một hạ tầng tiêu chuẩn và khung giao tiếp để chia sẻ thông tin, nên toàn

bộ thông tin hiện tại đang được quản lý một cách cục bộ.

- Qua quá trình khảo sát đánh giá sự đáp ứng của hệ thống truyền, nhận dữ

liệu của các Sở Tài nguyên và Môi trường tại 9 địa phương trong khuôn khổ nội

dung nhiệm vụ và nhiệm vụ cũng tiến hành khảo sát thêm 21 địa phương trên cả

nước. Tổng số địa phương thực hiện khảo sát là 30/63 địa phương. Qua tiến hành

khảo sát thì có 5 địa phương hiện đang chưa quản lý trạm quan trắc tự động liên

tục nào. (Bắc Kan, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La) do vậy chưa có hệ

thống tiếp nhận và quản lý số liệu quan trắc tự động. Hiện nay đa phần các địa

phương đã có việc đầu tư lắp đặt hệ thống máy chủ tiếp nhận số liệu quan trắc

môi trường tự động liên tục và xây dựng phần mềm quản lý số liệu quan trắc môi

trường tự động, liên tục kết quả tổng hợp đánh giá khảo sát như sau:

Về Hạ tầng CNTT

- Có 28/30 địa phương đã có việc đầu tư hạ tầng CNTT để tiếp nhận số liệu

quan trắc môi trường tự động chiếm 93%

- Có 2/30 địa phương chưa có đầu tư hạ tầng CNTT để tiếp nhận số liệu

quan trắc tự động chiếm: 7%

- Có 24/30 địa phương có hạ tầng CNTT đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật như

trong Thông tư 24 yêu cầu chiếm: 80%

- Có 6/30 địa phương có hạ tầng CNTT nhưng chưa đáp ứng các yêu cầu kỹ

thuật như trong Thông tư 24 yêu cầu chiếm: 20%

71

- Có 28/30 địa phương có địa chỉ IP tĩnh và thông báo cho địa phương để

truyền số liệu quan trắc tự động chiếm: 93%

- Có 2/30 địa phương chưa có địa chỉ IP tĩnh và chưa thông báo cho địa

phương để truyền số liệu quan trắc tự động chiếm: 7%

- Có 28/30 địa phương có 02 màn hình tivi để giám sát hệ thống chiếm: 93

%

- Có 2/30 địa phương chưa có 02 màn hình tivi để giám sát hệ thống chiếm:

7%

Về Phần mềm quản lý số liệu quan trắc tự động.

- Có 4/30 địa phương tiến hành khảo sát vẫn còn tiếp nhận các file chưa

đúng định dạng, hoặc nội dung file truyền về chưa đúng chiếm: 13 %

- Có 01/30 địa phương đang chưa quản lý trạm tự động nào (Bắc Kan)

chiếm: 3%

- Có 28/30 địa phương chưa truyền số liệu trung bình giờ về Bộ (Trung tâm

Quan trắc môi trường miền Bắc là đơn vị được Bộ giao là đầu mối tiếp nhận)

chiếm: 93%

- Có2/30 địa phương đã truyền số liệu trung bình giờ về Bộ chiếm: 7%

- Có 6/30 địa phương chưa có phần mềm để quản lý số liệu quan trắc môi

trường tự động chiếm 20%.

- Có 24/30 địa phương có phần mềm quản lý số liệu quan trắc môi trường

tự động. Tuy nhiên các phần mềm mà các địa phương đang sử dụng kể các một số

Sở tài nguyên ngoài 30 địa phương tiến hành khảo sát vẫn còn một số hạn chế sau:

• Không có tính mở: chỉ quản lý theo 1 thành phần nước hoặc không khí,

không thêm được trạm mới, thông số mới.

• Không quản lý được trạng thái của thiết bị

• Chưa loại bỏ được các dữ liệu không hợp lệ

• Chưa tích hợp được camera và đảm bảo xem online tốt

• Không có tính năng truyền dữ liệu về Bộ

• Không có tính năng quản lý QCVN và áp dụng hệ số vùng, lưu lượng

• Không có khẳ năng thống kê nhật kí trạm mất kết nối,

• Tính toán chỉ số AQI

• Quản lý dữ liệu công bố ra cộng đồng

72

• Xóa dữ liệu gốc trên ftp server (doanh nghiệp không xem được hiện trạng

đã truyền,…)

Tại cấp Trung ương, Trung tâm Quan trắc môi trường miền Bắc là đơn vị

trực thuộc Tổng cục Môi trường, là một trong những đơn vị được đầu tư hạ tâng

công nghệ thông tin khá đồng bộ, tuy nhiên đến nay hạ tầng công nghệ thống tin

của Trung tâm đã khâu hao hết, các phần mềm có bản quyền đã cũ, đặc biệt

firewall và phần mềm diệt virus cũ, không đảm bảo an toàn, an ninh, bảo mật cho

hệ thống.

- Toàn bộ hệ thống đang được quản lý bởi Vcenter.

- Các máy host đã được cấu hình và join vào Cluster “NCEM” và chạy chế

độ HA.

- Khi một host nào đó muốn join vào Cluster và chạy chế độ HA thì phải kết

nối được tới hệ thống SAN, và có card mạng 10G.

- Khi một host nào đó bị lỗi thì các máy chủ ảo sẽ được chuyển qua các host

khác tự động để chạy. Toàn bộ các máy chủ ảo đã được lưu trữ trên SAN.

- Hệ thống backup chạy trên 01 máy chủ ảo và được kết nối qua hệ thống

Switch 10G để tiến hành backup đình kỳ hàng ngày với những máy chủ quan

trọng. Các máy chủ khác không thay đổi thông tin thì được định kỳ 1 tháng 1 lần.

Bảng11 Danh mục hệ thống thiết bị tại Trung tâm

Hệ thống trang thiết bị tại Trung tâm Đơn vị Số lượng

Máy chủ ứng dụng Server IBM x3650 M2 - Kiểu

máy Rack 2U - Hãng sản xuất : IBM-Mỹ Chiếc 1

Máy chủ cơ sở dữ liệu: Server IBM x3650 - Kiểu

máy Rack 2U - Hãng sản xuất: IBM-Mỹ Chiếc 1

Máy tính để bàn Lenovo ThinkCentre A58 Chiếc 3

Máy tính xách tay HP Pavilion DV4-1506TU Chiếc 1

Modem GMS G2403R (+ 01 sim điện thoại di

động được đăng kí (có tài khoản) Chiếc 1

Bộ lưu điện (UPS) 3.0 KVA ONLINE, Hãng

SANTAK Chiếc 1

Màn hình treo tường tại trung tâm điều khiển

Samsung Samsung 40’’ LA B530P7R, Full HD Chiếc 2

Fire Wall Cisco ASA5505-UL-BUN-K9 Chiếc 1

73

Hệ thống trang thiết bị tại Trung tâm Đơn vị Số lượng

Bộ chuyển đổi quang Transitver: Converter quang

3ONEDATA Single-mode 20Km Bộ 1

Phần mềm ArcGIS Server Enterprise Basic 9.3 Bộ 1

3.3.3. Một số hạn chế trong việc áp dụng CNTT trong lĩnh vực môi

trường

Khi thực hiện việc áp dụng CNTT vào việc vận hành và quản lý các nguồn

thông tin môi trường, bên cạnh các hiệu quả đã đem lại, việc triển khai cũng gặp

nhiều hạn chế, có thể liệt kê các hạn chế chính như dưới đây:

- Chưa có quy chế trao đổi thông tin

+ Giữa Trung ương và Địa phương cũng như với các cơ quan, viên nghiện

cứu khác: Để đảm bảo cho công tác quản lý, trao đổi thông tin, dữ liệu môi

trường, cần xây dựng nền tảng công nghệ sẵn sàng cũng như chính sách vsf các

tiêu chuẩn để có thể đảm bảo khả năng chia sẻ thông tin giữa các đơn vị trong

việc quản lý dữ liệu quan trắc môi trường;

+ Quy chế BVMT Khu công nghiệp;

+ Quy chế công bố Thông tin môi trường cho cộng đồng;

+ Quy chế công bố công khai các dự án, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi

trường cho cộng đồng xung quanh.

- Chuẩn thông tin, dữ liệu

+ Chuẩn chia sẻ thông tin, dữ liệu theo dạng điểm (dữ liệu quan trắc định

kỳ), theo dạng chuỗi (dữ liệu quan trắc tự động), dạng thông số (các tiêu chuẩn

đo lường, tiêu chuẩn thiết bị quan trắc)

+ Phương thức chia sẻ và tần suất chia sẻ, trạng thái dữ liệu, các thông tin

đặc tính của dữ liệu…

+ Chuẩn hoá dữ liệu trên bản đồ (GIS) như cấu trúc phân lớp dữ liệu và việc

quản lý các lớp dữ liệu một cách đồng nhất

+ Mô hình CSDL phục vụ lưu trữ, quản lý, khai thác và chia sẻ, dẫn đến khả

năng tích hợp giữa các hệ thống là rất thấp

- Áp dụng CNTT chưa đồng bộ:

+ Việc áp dụng CNTT tại Trung ương, địa phương là rất khác nhau.

+ Các hệ thống, CSDL được xây dựng và phát triển trong mạng lưới không

74

có tính đồng bộ về công nghệ.

+ Các cán bộ chuyên trách về CNTT tại các trạm còn thiếu về số lượng và

yếu về trình độ;

+ Quản lý, chia sẻ thông tin dữ liệu giữa các trạm còn chưa hiệu quả;

+ Nhận thức ứng dụng CNTT trong công tác, điều hành trong toàn mạng

lưới nói chung còn hạn chế

- Áp dụng CNTT với công nghệ tiên tiến: Bigdata, máy học, trí tuệ

nhân tạo, nhận dạng thông minh trong quan trắc qua camera:

+ Việc áp dụng CNTT tại Trung ương, địa phương là rất khác nhau, chưa

tận dụng được công nghệ máy học, trí tuệ nhân tạo, nhận dạng thông minh quan

trắc qua camera.

+ Thế giới đang chuyển dịch sang thời đại công nghệ 4.0, áp dụng các

khoa học công nghệ tiên tiến, đặc biệt bigdata, máy học, nhận dạng thông minh

và trị tuệ nhân tạo vào các lĩnh vực trong quản lý, giám sát, sản xuất …

3.3. CÔNG BỐ THÔNG TIN, DỮ LIỆU MÔI TRƯỜNG

Theo quy định tại Điều 130, Điều 131 Luật Bảo vệ môi trường, 2014, các

thông tin, dữ liệu môi trường phải được công bố, công khai, trong thời gian qua,

thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường, nhiều thông tin, dữ liệu môi trường đã được

công bố qua hình thức khác nhau như trên tạp chí, trên bảng điện tử, trang web,

….

Bảng 12 Các hình thức công bố thông tin

Phương

tiện Platforms Nền tảng Considerations

Internet On computers (and various

mobile devices) Trên máy tính

(và các thiết bị di động khác

nhau)

Considered vital as the service that has

all necessary facts and completeness.

Backs all the other services Quan trọng

sống còn vì là dịch vụ có tất cả các sự

kiện cần thiết và đầy đủ. Hỗ trợ tất cả

các dịch vụ khác

WAP Wireless Application Protocol,

for simplified browsing with

cell phones and other related

devices để duyệt đơn giản với

Probably a solution that will not be

much used in the future. However still

good for some pull uses when people are

the move. Có thể là một giải pháp sẽ

75

Phương

tiện Platforms Nền tảng Considerations

điện thoại di động và các thiết

bị liên quan khác

không được sử dụng nhiều trong tương

lai. Tuy nhiên vẫn còn tốt cho một số

kéo sử dụng khi mọi người đang di

chuyển.

PDA Personal Digital Assistants,

Handheld computer Máy hỗ trợ

số cá nhân, máy tính cầm tay

Difficult to conclude. Probably not

interesting for the general public, might

be interesting for expert users in the

future. Khó khăn để kết luận. Có thể

không phải là thú vị cho cộng đồng, có

thể là thú vị cho người dùng chuyên gia

trong tương lai.

E-mail On computers, cell phones,

PDAs

Trên máy tính, điện thoại di

động, PDA

Positive response from users,

recommended basic service since it is

also cheap to make. Phản hồi tích cực từ

người sử dụng, đề nghị dịch vụ cơ bản vì

nó cũng rẻ để thực hiện.

SMS Short Message Service,

Messages on cell phones Dịch

vụ tin nhắn ngắn, Tin nhắn trên

điện thoại di động

The overall most preferred solutions for

the public.

Các giải pháp được ưa chuộng nhất cho

công chúng.

MMS Multi Media Messaging Service,

audio/video/text on cell phones.

Dịch vụ nhắn tin đa phương

tiện, âm thanh / video / văn bản

trên điện thoại di động

Interesting new service, but can not beat

the easy to use SMS when SMS in fact

can include all necessary facts.

Voice On telephones Trên điện thoại

bàn

Maybe outdated, yet of value for parts of

the population; depend on the culture Có

lẽ đã lỗi thời, nhưng giá trị cho các bộ

phận của dân số; Phụ thuộc vào nền văn

hoá

Street

panels

Outdoor displays Bảng điện tử

ngoài trời

Uncertain effect, depends on local

habits.

Hiệu quả không chắc chắn, phụ thuộc

vào thói quen địa phương.

76

77

Hình 6 . Các hình thức công bố chất lượng môi trường

Như vậy, hiện nay tại Việt Nam đã và đang ứng dụng các hình thức công bố

thông tin trong đó có cả hình thức công bố trực tuyến (cổng thông tin, điện thoại

thông minh, bảng điện tử, …).

Theo Báo cáo về Xu Hướng Đa Nền Tảng tại Việt Nam 2015, tỷ lệ người

Việt Nam xem các video trực tuyến khá cao, cao nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Báo cáo chỉ ra rằng Việt Nam đang dẫn đầu xu hướng xem video trực tuyến mỗi

tuần, với 92% người được hỏi nói rằng họ xem video trực tuyến hàng tuần. Xem

video trực tuyến này bao gồm cả việc xem video trực tuyến lẫn việc tải bất kỳ

một video nào, không nhất thiết là một chương trình TV hay phim ảnh. Các quốc

gia theo sau Việt Nam là Ấn Độ (87%), Philippines (85%), Indonesia (81%),

Thái Lan (76%) và Malaysia (74%).

78

Hình 7 . Lượng người xem video trực tuyến tại khu vực Đông Nam Á

Xu hướng xem video trực tuyến trên điện thoại thông minh đang phát triển

mạnh mẽ. Trong năm 2015, 62% người sử dụng internet ở Việt Nam xem video

trực tuyến trên điện thoại thông minh, so với con số 39% trong năm 2014. Tỉ lệ

sử dụng máy tính bảng để xem video trực tuyến cũng tăng từ 15% trong năm

2014 lên 18% trong năm 2015.

Hình 8 . Tỷ lệ các thiết bị được sử dụng để xem thông tin trực tuyến tại Việt Nam

79

Các thống kê trên cho thấy tiềm năng từ hoạt động phổ biến thông tin trong

đó có thông tin về chất lượng môi trường không khí ở nước ta rất lơn, mặc dù

trong thời gian qua, các thông tin môi trường được công bố chủ yếu là các thông

tin về chất lượng môi trường nước, chất lượng môi trường không khí,… Nguyên

nhân ô nhiễm tiếng ồn chưa thực sự được quan tâm, do đó việc công bố thông tin

về mức độ ô nhiễm tiếng ồn trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa được

thực hiện. Mặt khác, dữ liệu tiếng ồn được quan trắc thủ công, định kỳ (theo các

đợt/năm) nên việc công bố tiếng ồn trực tuyến chưa được thực hiện.

Về công nghệ thu nhận, công bố thông tin:

Hiện tại các trang Web thu nhận, công bố thông tin về môi trường được

xây dựng trên nền tảng DotNetNuke. DotNetNuke là một hệ thống quản lý nội

dung mã nguồn mở viết bằng ngôn ngữ lập trình VB.NET trên nền tảng

ASP.NET. Tuy nhiên, các nhà phát triển đã bắt đầu chuyển DotNetNuke core

trên nền C#. Đây là một hệ thống mở, tùy biến dựa trên skin và module.

DotNetNuke có thể được sử dụng để tạo các trang web cộng đồng một cách dễ

dàng và nhanh chóng. DotNetNuke được phát triển dựa trên cổng điện tử

IBuySpy được Microsoft giới thiệu như là một ứng dụng mẫu dựa trên nền tảng

.NET Framework. Đến thời điểm hiện tại, DotNetNuke không còn được phát

triển. Cộng đồng hỗ trợ DotNetNuke đã không còn tồn tại.

Cơ sở dữ liệu, trước đây được thiết kế, lưu trữ theo phiên bản SQLServer

2008, đây là một phiên bản đã lạc hậu và hiện nay không còn được hỗ trợ bởi

Microsoft. Phiên bản mới nhất là SQLServer2017 với các tính năng nâng cao,

khả năng xử lý hiệu quả trên dữ liệu lớn, khả năng bảo mật và an toàn dữ liệu

được cải tiến.

Như vậy các công nghệ quản lý, thu nhận và công bố thông tin về môi

trường khá lạc hậu và không còn đáp ứng được nhu cầu trong thời điểm hiện tại,

tốc độ xử lý chậm, giao diện không thân thiện, khó khăn trong việc tra cứu số

liệu là một trong những yếu điểm của hệ thống hiện tại. Một số nhược điểm của

hệ thống. Điển hình như lỗi javascript, lỗi không hiển thị hình ảnh, dữ liệu; Giao

diện không thân thiện, không tương thích với các thiết bị di động.

80

KẾT LUẬN

Từ các thông tin hiện trạng quản lý, chia sẻ dữ liệu môi trường, có thể nói

hiện nay các thông tin môi trường được quản lý theo 5 nhóm đối tượng chính bao

gồm Bộ TNMT và các đơn vị trực tiếp thuộc Bộ TNMT; các bộ, ngành; các địa

phương; các doanh nghiệp; các đối tác nước ngoài và cộng đồng. Tuy nhiên trên

thực tế thì hiện nay việc khai thác và chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng và

chính xác đang chưa thực hiện được do việc quản lý thông tin theo các cấp (Bộ

TNMT; Các bộ, ngành; Các địa phương) hiện nay đang được thực hiện theo từng

đơn vị một cách độc lập. Các thông tin này khi được quản lý độc lập và không có

tiêu chuẩn đồng nhất sẽ gây ra rất nhiều khó khăn trong việc tổng hợp, khai thác

và sử dụng dữ liệu một cách có hệ thống, cũng như việc xây dựng các báo cáo đa

chiều, báo cáo chuyên sâu là khó có thể thực hiện được hoặc tốn rất nhiều thời

gian để thực hiện

Bên cạnh đó, một trong các vấn đề hiện tại là việc tích hợp các cơ sở dữ

liệu thành phần trong hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung gập khó khăn, việc giám

sát các dữ liệu, bảo trì, cập nhật thường xuyên cần được quan tâm xây dựng kế

hoạch cho từng giai đoạn.

Việc áp dụng các công nghệ mới, sử dụng nền tảng công nghệ thông tin

trong thu thập, quản lý, phân tích dữ liệu, thông tin đồng nhất góp phần có thể

nhanh chóng phân tích và đưa ra các chính sách, quyết định hợp lý, chủ động

trong các tình huống và thông tin về thiên nhiên và môi trường, giảm thiếu thiệt

hại do thiên tai và biến đổi khí hậu gây ra, khi Việt Nam là một trong các nước sẽ

bị ảnh hưởng lớn bởi biến đổi khí hậu toàn cầu.

Hệ thống CSDL hiện tại không đáp ứng được nhu cầu quản lý về số lượng

dữ liệu khi tích hợp, dùng chung, cũng như cần đáp ứng khả năng đồng bộ dữ

liệu giữa CSDL môi trường và CSDL tài nguyên và môi trường quốc gia, là một

nguồn tài nguyên thông tin có giá trị. Điều này đặt ra yêu cầu phải có một hệ

thống CSLD nhằm phục vụ tập hợp, quản lý một cách thống nhất các thông tin

dữ liệu môi trường, đảm bảo việc giám sát và khai thác đầy đủ, hiệu quả và

nhanh chóng, phát huy tối đa giá trị của thông tin, dữ liệu, góp phần thúc đẩy

kinh tế-xã hội và giảm thiểu rủi ro thông qua các thông tin dự báo có giá trị.