bÁo cÁo kẾt quẢ thỰc hiỆn nĂm...

28
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 11-P04-VIE ----------------- Dự án NGHIÊN CỨU THUỶ TAI DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN NHIỀU BÊN THAM GIA NHẰM GIẢM THIỂU TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG Ở BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM (CPIS) Mã số: 11.P04.VIE (Thuộc Chương trình thí điểm hợp tác nghiên cứu Việt Nam - Đan hạch 2012-2015) BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014 Nội dung 3: Đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh biến đổi khí hậu xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Nhóm nghiên cứu: WP5 Chủ dự án: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Giám đốc dự án: GS. TS. Phan Văn Tân Những người thực hiện: Ths. Dương Thị Thủy

Upload: others

Post on 10-Jan-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP5/WP5_CD18_BC...đất sản xuất của huyện lại có hạn. Thiên tai và biến

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 11-P04-VIE

-----------------

Dự án

NGHIÊN CỨU THUỶ TAI DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN NHIỀU BÊN THAM GIA

NHẰM GIẢM THIỂU TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG

Ở BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM (CPIS) Mã số: 11.P04.VIE

(Thuộc Chương trình thí điểm hợp tác nghiên cứu

Việt Nam - Đan hạch 2012-2015)

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014

Nội dung 3: Đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh biến

đổi khí hậu xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Nhóm nghiên cứu: WP5

Chủ dự án: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Giám đốc dự án: GS. TS. Phan Văn Tân

Những người thực hiện: Ths. Dương Thị Thủy

Page 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP5/WP5_CD18_BC...đất sản xuất của huyện lại có hạn. Thiên tai và biến

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 3

1. Tính cấp thiết ...................................................................................................................... 3

2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................... 4

3. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................................... 4

4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................ 4

5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 4

Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ KHU VỰC NGHIÊN

CỨU ...................................................................................................................... 6

1.1. Tổng quan về xây dựng nông thôn mới ........................................................................... 6

1.1.1. Xây dựng nông thôn mới là gì ................................................................................................ 6

1.1.2. Đặc trưng xây dựng nông thôn mới ....................................................................................... 6

1.1.3. Những nguyên tắc xây dựng nông thôn mới ........................................................................... 6

1.2. Tổng quan về biến đổi khí hậu ......................................................................................... 7

1.2.1. Khái niệm biến đổi khí hậu .................................................................................................... 7

1.2.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ............................................................................................ 7

1.3 Mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và xây dựng nông thôn mới ...................................... 9

1.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ................................................................................... 9

1.4.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................................. 9

1.4.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................................................ 11

Chương 2: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG

BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU XÃ VÕ NINH............................................. 15

2.1. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh BĐKH ............................................ 15

2.2. Các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản .... 16

2.2.1. Trong nông nghiệp ............................................................................................................... 16

2.2.2. Trong nuôi trồng thủy sản .................................................................................................... 17

Page 3: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP5/WP5_CD18_BC...đất sản xuất của huyện lại có hạn. Thiên tai và biến

2

2.3. Giải pháp chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu trong các lĩnh vực ....................... 17

2.3.1. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải ........... 17

2.3.2. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong y tế, sức khỏe cộng đồng ........................................... 18

2.3.3. Giải pháp thích ứng trong tài nguyên nước ......................................................................... 18

2.4. Xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu ......................... 19

2.5. Giải pháp cho những quy hoạch chưa thực hiện được ................................................... 21

2.5.1. Đối với đất nông nghiệp ....................................................................................................... 21

2.5.2. Đất nuôi trồng thủy sản........................................................................................................ 21

2.5.3. Đất phi nông nghiệp ............................................................................................................. 22

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 25

Page 4: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP5/WP5_CD18_BC...đất sản xuất của huyện lại có hạn. Thiên tai và biến

3

1. MỞ ĐẦU

1.1 1. Tính cấp thiết

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân

loại trong thế kỷ 21, đã và đang gây ra những biến đổi mạnh mẽ thông qua các hiện

tượng khí hậu cực đoan như nhiệt độ tăng, bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán và nước

biển dâng cao; trong đó đáng chú ý là những tác động của BĐKH ngày một đáng kể và

gia tăng gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế quốc dân, thậm chí còn tác động

mạnh hơn đến sinh kế của những nhóm dân cư nghèo nhất sinh sống ở khu vực nông

thôn. Việt Nam là một trong số những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất với những

biểu hiện ngày càng gia tăng của những hiện tượng này. Bên cạnh những chính sách do

Chính phủ Việt Nam ban hành nhằm thích ứng với BĐKH và giảm phát thải khí nhà

kính, cộng đồng quốc tế cũng đã và đang tích cực hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong các

hoạt động ứng phó với BĐKH, hướng tới phát triển bền vững ở các địa phương, đặc

biệt là những khu vực kém phát triển và nghèo khó.

Quảng Ninh là huyện sản xuất nông nghiệp là chính, nằm ở phía Nam của t nh

Quảng Bình, trong lưu vực sông Nhật Lệ có lãnh thổ trải dài t biển kéo dài tới biên giới

phía tây, với 25 km đường bờ biển và 35 km đường biên giới với Lào. Địa hình của

huyện được phân hóa rõ nét theo hướng Đông - Tây (t biển lên vùng núi) với các dạng

địa hình chính: dải cát ven biển, đồng bằng, đồi, núi. Đặc biệt là địa hình dải cồn cát ven

biển thuộc khu vực xã Hải Ninh và một phần lãnh thổ xã Võ Ninh là điều kiện thuận lợi

để phát triển kinh tế mô hình sinh thái trên đất cát ven biển, vùng đồng bằng phát triển

nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản), vùng đồi phát triển kinh tế

r ng sản xuất và các loại cây công nghiệp, vùng núi phía tây phát triển r ng phòng hộ và

du lịch.

Xã Võ Ninh nằm ở hạ lưu con sông Nhật Lệ, cách bờ biển Quảng Bình khoảng 7-

10 km. Sản xuất nông nghiệp ở Võ Ninh chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu các ngành

kinh tế, nguồn thu nhập chính của người dân ở Võ Ninh chủ yếu dựa vào sản xuất nông

nghiệp, trồng trọt và nuôi trồng thủy sản là 2 hoạt động sản xuất chính mang lại nguồn

thu cho người dân địa phương.

Võ Ninh thuộc huyện Quảng Ninh trong lưu vực sông Nhật Lệ thuộc khu vực

Bắc Trung bộ là một trong những khu vực điển hình thường xuyên chịu tác động của

các hiện tượng tai biến thiên nhiên cực đoan (ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, bão).

Những tai biến thiên nhiên cực đoan này tác động tới đời sống người dân gây hậu quả

thiệt hại hết sức nặng nề; hàng nghìn hộ dân bị ngập lụt; các công trình bị tàn phá; sản

Page 5: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP5/WP5_CD18_BC...đất sản xuất của huyện lại có hạn. Thiên tai và biến

4

xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề; các hoạt động kinh tế - xã hội bị gián

đoạn...

Với thực trạng phát triển kinh tế xã hội những năm gần đây cũng như dự báo

phát triển trong tương lai thì nhu cầu về sử dụng đất sẽ ngày càng tăng, trong khi quỹ

đất sản xuất của huyện lại có hạn. Thiên tai và biến đổi khí hậu đã và đang gây ra nhiều

tác động tiêu cực đối với sinh hoạt và sản xuất của cư dân trong huyện và dự kiến cả

trong tương lai lâu dài. Xuất phát t những vấn đề thực tiễn, chúng tôi lựa chọn hướng

nghiên cứu “ Đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh biến đổi khí

hậu xã Võ Ninh huyện Quảng Ninh”.

1.2 2. Mục tiêu nghiên cứu

Bước đầu đề xuất được các giải pháp vĩ mô cũng như vi mô trong xây dựng

nông thôn mới nhằm chống chịu lại với sự tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu tại xã

Võ Ninh huyện Quảng Ninh.

1.3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Thu thập và phân tích tài liệu liên quan đến vẫn đề nghiên cứu và khu vực

nghiên cứu

+ Phân tích hiện trạng kinh tế nông thôn của địa phương

+ Đề xuất một số giải pháp xây dựng nông thôn mới nhằm chống chịu lại những

tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu xã Võ Ninh.

1.4 4. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh t nh Quảng Bình

- Phạm vi nội dung: tai biến thiên nhiên gồm nhiều loại khác nhau, trong nghiên

cứu này chúng tôi ch đề cấp đến ngập lụt trong hoạt động sản xuất.

1.5 5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tài liệu

Phương pháp này thực hiện trên cơ sở kế th a, phân tích và tổng hợp các nguồn

tài liệu, tư liệu, số liệu thông tin có liên quan (các tài liệu thu thập được t các cơ quan

cấp t nh, huyện, xã như; Niên giám thống kê của huyện Quảng Ninh; Nghị quyết và đề

án xây dựng nông thôn mới xã Võ Ninh, Quy hoạch sử dụng đất xã Võ Ninh đến năm

2020.

Hệ thống tài liệu thu thập bao gồm: Tài liệu về địa chất, địa hình, khí hậu và

thủy văn, dân số, lao động, các báo báo về tình hình phát triển kinh tế (sản xuất nông

Page 6: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP5/WP5_CD18_BC...đất sản xuất của huyện lại có hạn. Thiên tai và biến

5

nghiệp) xã Võ Ninh, tài liệu thống kê về các đợt tai biến thiên nhiên xảy ra trên địa bàn

xã trong giai đoạn 2008-2013.

- Phương pháp khảo sát thực địa

Trong quá trình nghiên cứu phân tích số liệu, luận văn có sử dụng phương pháp

điều tra thực địa (sử dụng bảng hỏi về kinh tế hộ gia đình, điều tra về tác động của tai

biến thiên nhiên cũng như tiến hành đo đạc các vết lũ).

Mặt khác phương pháp điều tra, thực địa còn giúp cho việc kiểm chứng kết quả

thu được t quá trình suy diễn hoặc tính toán nội nghiệp về những tác động của tai biến

thiên nhiên tới đời sống kinh tế - xã hội người dân.

- Phương pháp điều tra nhanh nông thôn

Phỏng vấn với 2 nhóm đối tượng: cấp chính quyền và cộng đồng địa phương,

nhằm tìm hiểu thực trạng về tai biến thiên nhiên ở khu vực nghiên cứu, phỏng vấn

bằng bảng hỏi với người dân địa phương ở địa bàn nghiên cứu.

Page 7: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP5/WP5_CD18_BC...đất sản xuất của huyện lại có hạn. Thiên tai và biến

6

2. Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ KHU VỰC NGHIÊN

CỨU

2.1 1.1. Tổng quan về xây dựng nông thôn mới

2.1.1 1.1.1. Xây dựng nông thôn mới là gì

Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng

dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch

đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn

hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh

thần của người dân được nâng cao.

Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của

cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không ch là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề

kinh tế - chính trị tổng hợp.

Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm

ch , đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.

2.1.2 1.1.2. Đặc trưng xây dựng nông thôn mới

NTM giai đoạn 2010 - 2020 bao gồm các đặc trưng sau:

1- Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được

nâng cao;

2- Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiện đại,

môi trường sinh thái được bảo vệ;

3- Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy;

4- An ninh tốt, quản lý dân chủ

5- Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao.

2.1.3 1.1.3. Những nguyên tắc xây dựng nông thôn mới

Trong xây dựng NTM, đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng NTM phải hướng tới mục

tiêu thực hiện 1 tiêu chí của Bộ tiêu chí t nh đã ban hành

- Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước

đóng vai trò định hướng, ban hành các chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và

hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở xóm, xã

bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.

- Kế th a và lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có

mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn.

Page 8: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP5/WP5_CD18_BC...đất sản xuất của huyện lại có hạn. Thiên tai và biến

7

- Thực hiện Chương trình xây dựng NTM phải gắn với kế hoạch phát triển kinh

tế - xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các quy hoạch

xây dựng NTM đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường phân

cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự án của

Chương trình xây dựng NTM; phát huy vai trò làm chủ của người dân và cộng đồng,

thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát,

đánh giá.

- Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy

đảng, chính quyền đóng vai trò ch đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề

án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội

vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng NTM.

2.2 1.2. Tổng quan về biến đổi khí hậu

2.2.1 1.2.1. Khái niệm biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu, với các biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước

biển dâng, chủ yếu là do các hoạt động kinh tế- xã hội của con người gây phát thải quá

mức vào khí quyển các khí gây hiệu ứng nhà kính.

BĐKH là do những nguyên nhân khác nhau tác động lên hệ sinh quyển của trái

đất đặc biệt là các chất như: Hơi nước, khí CO2, CH4, N2O, Ozon, CFCs… mà được

gọi một tên chung là KNK, do các hàm lượng KNK tăng lên đã gây nên sự nóng lên

toàn cầu. Đây là một trong những vấn đề đáng được quan tâm nhất về môi trường trên

thế giới. BĐKH v a là vấn đề trước mắt, v a là vấn đề lâu dài có ảnh hưởng tới các

lĩnh vực, địa phương, khu vực và toàn cầu.

2.2.2 1.2.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Ảnh hưởng đến thế giới:

Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong

thế kỷ 21 vì biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, tài nguyên môi

trường và cuộc sống của con người.

- Diện tích của các dòng sông băng trên thế giới đang dần thu hẹp lại, lớp

băng tản chảy làm cho mực nước biển và đại dương trên toàn thế giới tăng theo. Mực

nước biển toàn cầu đã tăng trong thế kỷ 20 với tốc độ rất cao ( khoảng 1,8± 0,5mm/

năm)

Page 9: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP5/WP5_CD18_BC...đất sản xuất của huyện lại có hạn. Thiên tai và biến

8

- Nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 0,74ºC trong giai đoạn

1905- 2003, tốc độ tăng 50 năm gần đây gần gấp đôi so với 50 năm về trước. Tần suất

xảy ra các đợt nắng nóng đã tăng t 2- 4 lần. Nhiều khả năng trong 40 năm tới, số

lượng các đợt nắng nóng sẽ tăng 100 lần.

- Trong vòng 30 năm gần đây, những cơn bão mạnh cấp 4 và cấp 5 đã tăng

lên gấp đôi, đường đi dị thường, khó dự báo hơn. Chính mức nhiệt cao trên đại dương

và trong khí quyển, đẩy tốc độ cơn bão đạt mức kinh hoàng.

- Tình trạng hạn hán sẽ tăng ít nhất 66%. Hạn hán xảy ra thường xuyên sẽ

thu hẹp nguồn cung cấp nước, làm giảm chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, khiến

nguồn cung ứng lương thực toàn cầu trở nên bấp bênh. Hiện nay Ấn Độ, Pakistan và

vùng cận Sahara thuộc châu Phi đang phải hứng chịu các đợt hạn hán nghiêm trọng.

Giới khoa học dự báo lượng mưa tại các khu vực trên sẽ tiếp tục giảm trong những

thập kỷ tới.

Ảnh hưởng đến Việt Nam:

Ở Việt Nam, kết quả phân tích các số liệu khí hậu cho thấy biến đổi của các yếu

tố khí hậu và mực nước biển có những điểm đáng lưu ý sau:

- Nhiệt độ: Trong 50 năm qua (1 58 - 2007), nhiệt độ trung bình năm ở

Việt Nam tăng lên khoảng t 0,5ºC đến 0,7ºC ( Theo kịch bản BĐKH do Bộ TNMT

cung cấp)

- Lượng mưa: tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa ở tất cả các

vùng khí hậu của nước ta đều tăng, trong khi đó lượng mưa mùa khô có xu hướng

giảm.

- Mực nước biển dâng lên trung bình 0,435cm đến 0,635 cm/năm

- Không khí lạnh: Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam giảm đi

rõ rệt trong hai thập kỷ qua.

- Bão: Những năm gần đây, bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn.

Quỹ đạo bão có dấu hiệu dịch chuyển dần về phía nam và mùa bão kết thúc muộn hơn,

nhiều cơn bão có đường đi dị thường hơn (Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho Công

ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, BộTNMT, 2003).

Theo kịch bản BĐKH 2012 của Bộ TN&MT, BĐKH sẽ tác động không nhỏ và

thường xuyên. Cả nước sẽ có khoảng 40 t nh thành bị ảnh hưởng trực tiếp, đặc biệt là

các t nh thuộc ĐBSCL. Nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có: khoảng 3 % diện tích,

35% dân số vùng ĐBSCL; hơn 10% diện tích, % dân số vùng Đồng bằng sông Hồng

và Quảng Ninh; 2,5% diện tích, % dân số các t nh ven biển miền Trung và khoảng 7%

dân số TP.HCM bị ảnh hưởng trực tiếp. Đồng thời, hơn 4% hệ thống đường sắt,

Page 10: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP5/WP5_CD18_BC...đất sản xuất của huyện lại có hạn. Thiên tai và biến

9

khoảng % hệ thống quốc lộ và khoảng 12% hệ thống t nh lộ của Việt Nam cũng sẽ bị

ảnh hưởng.

2.3 1.3 Mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và xây dựng nông thôn mới

Quy hoạch sử dụng đất đã được thực hiện ở Việt Nam trong một thời gian khá

lâu. Tại các khu vực, quy hoạch sử dụng đất chủ yếu là dựa vào việc đánh giá tích hợp

của đất cho sản xuất nông nghiệp cũng như trong các số liệu thống kê. Kinh tế Việt

Nam đang tăng trưởng rất nhanh dẫn đến gia tăng áp lực với các tài nguyên, đặc biệt là

tài nguyên đất. Ảnh hưởng rõ rệt của BĐKH đến hầu khắp các khu vực, lĩnh vực đang

là một trong những mục tiêu không kém phần quan trọng trong, phải quy hoạch sao

cho hợp lý, hạn chế tối đa rủi ro của BĐKH.

Quy hoạch phát triển đô thị cần đáp ứng các điều kiện khí hậu trong tương lai

chứ không phải điều kiện khí hậu trước đây, nhất là trong bối cảnh tốc độ biến đổi khí

hậu đang ngày càng tăng, mức độ ảnh hưởng của nó càng rõ rệt. Thế nhưng, các cơ

quan ban ngành vẫn chưa nhấn mạnh ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong tương lai

trong việc quy hoạch sử dụng đất..phần lớn quy hoạch ch quan tâm đến lợi ích kinh tế;

các yếu tố thích ứng với thời tiết, khí hậu cực đoan vẫn chưa được quan tâm thích đáng

trong quy hoạch và phát triển đô thị. Ví dụ, các con đường, các khu ngh dưỡng ven

biển luôn bị thiệt hại rất lớn sau các trận bão, nhưng hiện nay quy hoạch lấn biển, phát

triển đô thị ven sông, ven biển vẫn là hướng phát triển chủ đạo của các thành phố ven

biển- trong khi chưa có hướng dẫn hay các giải pháp thích ứng cho các các khu vực

này. Việc trồng hệ thống cây xanh với khả năng chống chịu kém với gió mạnh và chưa

có các giải pháp bảo vệ trước mùa mưa bão đã gây những thiệt hại lớn. Do vậy cần tích

cực lồng ghép yếu tố bão lũ trong quy hoạch phát triển cây xanh đô thị.

Hiện nay, Nhà nước đã đề ra ch thị số: 80 /CT-BNN-KHCN về việc lồng ghép

biến đổi khí hậu vào xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương

trình, dự án, đề án phát triển ngành nông nghiệp và nông thôn. Nhiều địa phương đã

tiến hành cải thiện và xây dựng việc quy hoạch sử dụng trong đó có tính đến ảnh

hưởng của biến đổi khí hậu và đang dần mang lại những hiệu quả cụ thể.

2.4 1.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu

2.4.1 1.4.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Xã Võ Ninh nằm về phía nam cầu Quán Hàu, thuộc vùng bắc huyện Quảng

Ninh, phía Đông giáp xã Hải Ninh, phía Nam giáp xã Gia Ninh, phía Tây giáp xã Hàm

Page 11: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP5/WP5_CD18_BC...đất sản xuất của huyện lại có hạn. Thiên tai và biến

10

Ninh, Duy Ninh, và Vĩnh Ninh, phía Bắc giáp thị trấn Quán Hàu và xã Bảo Ninh -

Thành phố Đồng Hới.

Võ Ninh là xã đồng bằng ven biển thuộc vùng hạ lưu sông Nhật Lệ, ngăn cách

với biển bởi những cồn cát chạy dài, cách trung tâm thành phố Đồng Hới 15 km, có

đường quốc lộ 1A chạy qua.

Địa chất, địa hình

Võ Ninh là xã thuộc vùng đồng bằng không có núi, phía Đông có địa hình cao

với những đồi cát, phía Tây của xã có địa hình thấp trũng, diện tích còn lại nằm ở khu

vực trung tâm có địa hình tương đối bằng phẳng. Đây là điều kiện cơ bản để đẩy nhanh

tốc độ phát triển sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Trong phạm vi một xã,

Võ Ninh có thể được chia ra với 2 dạng địa hình chủ yếu là:

+ Bề mặt tích tụ sông - biển tuổi đầu Holocen

+ Bề mặt do gió tích tụ cát biển:

Khí hậu

Võ Ninh luôn chịu tác động của khối không khí phía bắc vào mùa đông, gió mùa

đông nam và gió tây vào mùa hè. Nhiệt độ trung bình năm t 24 - 250C, lượng mưa trung

bình năm khoảng 2.100 – 2.300 mm và được phân thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và

mùa ít mưa. Mùa mưa t tháng đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình t 220

-

230C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 (khoảng 10

0C - 14

0C). Lượng mưa tập trung vào

tháng , 10 và 11 chiếm 70% - 80% tổng lượng mưa năm đạt 2.000 – 2.300 mm, do

chịu ảnh hưởng của của gió mùa đông bắc kết hợp với các nhiễu động gây mưa lớn như

bão, áp thấp nhiệt đới, dải hội tụ nhiệt đới, dẫn đến hiện tượng ngập lụt ở đồng bằng.

Mùa ít mưa t tháng 4 đến tháng 8, nhiệt độ trung bình khoảng 260C -27

0C; tháng nóng

nhất có thể lên đến 3 0C (tháng 6, 7 và 8), lượng mưa trung bình ch chiếm 20% - 30%

tổng lượng mưa năm, ngoài ra còn xuất hiện mưa tiểu mãn vào tháng. Tùy theo t ng

năm lượng mưa có thể gây ra những tác động tới hoạt động nông nghiệp cũng như đời

sống của người dân.

Thủy văn

Mạng lưới sông suối ở Quảng Ninh khá phong phú với mật độ trung bình 1-1,2

km/km2. Do có địa hình thấp dần về phía Tây và Nam tạo nên chế độ thủy văn đặc

trưng riêng biệt ở Võ Ninh với con sông Nhật Lệ và nhánh sông Võ Ninh, chảy theo

hướng Đông bắc – Tây nam.

- Đặc điểm thủy văn mặt: Hệ thống thủy văn nước mặt rất phong phú, tuy nhiên

việc sử dụng phục vụ cho nông nghiệp và sinh hoạt còn bị hạn chế do sự phân hóa khí

Page 12: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP5/WP5_CD18_BC...đất sản xuất của huyện lại có hạn. Thiên tai và biến

11

hậu theo mùa. Phía tây - nam của xã có sông Võ Ninh nối liền với sông Nhật Lệ nằm ở

phía Tây bắc.

- Đặc điểm thủy văn ngầm: Nguồn nước ngầm của Võ Ninh cũng rất phong phú

tuy phân bố không đều và mức độ nông sâu thay đổi phụ thuộc vào địa hình và lượng

mưa trong năm, rất thích hợp với sinh trưởng và phát triển của cây trồng cũng như sinh

hoạt.

Thổ nhưỡng và thực vật

Võ Ninh là một xã có địa hình tương đối bằng phẳng, chế độ khí hậu nhiệt đới

gió mùa, thành phần đất chủ yếu là nhóm đất vùng đồng bằng bao gồm:

- Đất cát biển trung tính ít chua:

- Đất phù sa: do địa hình bằng phẳng, được bao bọc bởi 2 con sông Nhật Lệ và

sông Võ Ninh nên khu vực này có diện tích đất phù sa tương đối lớn.

- Đất mặn: Hình thành do quá trình bồi lắng của phù sa sông, biển hoặc hỗn hợp

sông - biển. Ở Võ Ninh có một phần diện tích nhỏ hẹp ven sông Nhật Lệ địa hình thấp

trũng bị nhiễm mặn ít vào mùa khô (đất bốc mặn t dưới lên bề mặt) gây khó khăn cho

sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và nuôi trồng thủy sản).

- Đất phèn: Đất được hình thành do quá trình bồi tụ của phù sa sông phủ trên

những thực vật giàu lưu huỳnh trong điều kiện ngập nước quanh năm, giàu sét, đất yếm

khí, lưu huỳnh tồn tại dưới dạng H2S, cùng với sắt sẽ hình thành FeS2.

Với tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 2.166 ha, phía Đông là địa hình đồi cát

phía Tây và phần diện tích còn lại có địa hình bằng phẳng nhưng thấp trũng; với đặc

điểm địa hình như vậy, xã Võ Ninh chủ yếu là các thảm thực vật nhân tác gồm có: r ng

trồng, lúa nước, hoa màu, cây trồng khu dân cư (cây ăn quả và rau màu).

+ Lúa nước, rau và hoa màu: có diện tích đáng kể của xã, tập trung phần lớn ở

các khu vực địa hình bằng phẳng ven các con sông;

+ R ng trồng: gồm phi lao trồng trên các đụn cát để chắn cát bay, cát lấp;

+ Cây trồng ở khu dân cư: cây ăn quả, phân bố rải rác ở các điểm quần cư, chủ

yếu là các loại cây như ổi, nhãn, và một số các loại cây ăn quả khác.

2.4.2 1.4.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Võ Ninh với hoạt động nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) là chủ yếu, các

ngành dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp ch là các ngành phục vụ cho phát triển nông

nghiệp. Cơ cấu các ngành kinh tế năm 2013 xã Võ Ninh với doanh thu ngành nông đạt

43,6 tỷ đồng chiếm 42,0%), ngành dịch vụ 37, tỷ đồng (36,0%) và ngành tiểu thủ

công nghiệp đạt 23,6 tỷ đồng (22,0%) (Hình 3.1).

Page 13: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP5/WP5_CD18_BC...đất sản xuất của huyện lại có hạn. Thiên tai và biến

12

Hình 1.1. Cơ cấu ngành xã Võ Ninh năm 2013

Trong giai đoạn 2008 – 2013 cơ cấu ngành kinh tế xã có sự dịch chuyển theo

hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp tăng tỷ trọng các ngành tiểu thủ công nghiệp

và dịch vụ trong tỷ trọng cơ cấu các ngành kinh tế thống kê qua bảng số liệu so sánh

các ngành kinh tế (Bảng 3.3)

Bảng 1.3. Tỷ trọng các ngành kinh tế xã Võ Ninh giai đoạn (2008 – 2013)

Tỷ trọng ngành (tỷ đồng) Năm 2013

Nông nghiệp Dịch vụ Tiểu thủ

công nghiệp

43,6 37,9 23,6

Năm

2008 Nông nghiệp 27,2 +16,4

Dịch vụ 22,1 +15,8

Tiểu thủ công nghiệp 12,9 +10,7

(Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội Võ Ninh năm 2013)

Cơ cấu thu nhập của các ngành kinh tế năm 2013 so với năm 2008 ở Võ Ninh có

xu hướng tăng tỷ trọng: Ngành nông nghiệp tăng 16,4 tỷ đồng; ngành dịch vụ tăng 15,8

tỷ đồng và mức tăng thấp nhất 10,7 tỷ đồng là tiểu thủ công nghiệp.

Cơ cấu sử dụng đất ở Võ Ninh

Theo số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2010, tổng diện tích tự nhiên

của toàn xã là 2.172,7 ha: Bao gồm diện tích nhóm đất nông nghiệp là 327, ha, nhóm

đất lâm nghiệp 1.367,5 ha, nhóm đất phi nông nghiệp là 462,6 ha, nhóm đất chưa sử

dụng là 14,64 ha.

Bảng 1.2.Phân loại diện tích đất xã Võ Ninh năm 2010 [24]

Đơn vị hành chính Tổng diện Diện tích các loại đất (ha)

Page 14: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP5/WP5_CD18_BC...đất sản xuất của huyện lại có hạn. Thiên tai và biến

13

tích đất (ha) Nông

nghiệp

Phi Nông

nghiệp

Lâm

nghiệp

Chưa sử

dụng

Toàn huyện 119.169,2 8.116,36 7.185,31 99.924,03 3.943,5

Võ Ninh 2172,7 327,99 462,57 1367,5 14,64

(Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ninh 2010)

Hình 1.2. Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất xã Võ Ninh, năm 2010

Diện tích đất đang khai thác sử dụng vào các mục đích trên địa bàn xã là

1.871,83 ha, chiếm 88,50% diện tích tự nhiên và được phân theo các nhóm:

* Nhóm đất nông nghiệp: diện tích 327,99 ha bao gồm:

- Đất sản xuất nông nghiệp: 327,99 ha, chiếm 15,1% tổng diện tích đất trong cơ

cấu sử dụng đất.

+ Đất chuyên trồng lúa (189,34 ha chiếm 4 ,56%). Đất trồng cây hàng năm (1 7

ha chiếm 60,1%) chủ yếu là trồng rau xanh, ớt, đậu tương, khoai, sắn, lạc... cung cấp

một lượng nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông

nghiệp.

+ Đất trồng cây lâu năm là 1, ha, chiếm 0,05% diện tích đất sản xuất nông

nghiệp. Phần lớn diện tích đất này được trồng các loại cây ăn quả, cây dược liệu và

dược phẩm được phân bố đều trong các khu dân cư.

- Đất nuôi trồng thủy sản: (107,7 ha), chiếm 26, % (bao gồm cả diện tích nuôi

trồng nước ngọt 62, ha và nước lợ 44,8 ha) diện tích nhóm đất nông nghiệp, chủ yếu

là thả cá, tôm, cua ở các hồ, đầm do các hộ gia đình hoặc nhóm hộ đấu thầu, hoặc nằm

rải rác ở các ao của các hộ gia đình trong xã, bước đầu đem lại kinh tế cao. Tuy nhiên,

trong những năm tới cần t ng bước xóa bỏ phương thức nuôi trồng thủy sản quảng

canh chuyển sang nuôi trồng thâm canh và bán thâm canh.

* Nhóm đất lâm nghiệp: 1292,24 ha, chiếm 5 ,6% trong cơ cấu các nhóm đất.

Đây là diện tích đất r ng trồng phòng hộ và r ng sản xuất ven biển, chủ yếu là các loại

cây như phi lao, bạch đàn, vẹt, bần.

Page 15: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP5/WP5_CD18_BC...đất sản xuất của huyện lại có hạn. Thiên tai và biến

14

* Nhóm đất phi nông nghiệp: Diện tích 476,84 ha, chiếm 22% bao gồm: đất ở,

đất chuyên dùng, đất sông suối, mặt nước chuyên dùng và đất nghĩa trang, nghĩa

địa…vv, phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của người dân khu vực, các loại đất này

ngày càng có xu hướng tăng lên do nhu cầu về phát triển kinh tế.

* Nhóm đất chưa sử dụng: Diện tích là 14,64 ha, chiếm khoảng 1,0% diện tích

tự nhiên trong đó chủ yếu là đất đồi núi và đất bằng chưa sử dụng: Tổ chức khai thác

hợp lý và có hiệu quả loại đất này đang trở thành yêu cầu cấp thiết cho phát triển kinh

tế địa phương trong thời gian tới (phần lớn đất đồi núi chưa sử dụng chuyển thành đất

trồng r ng sản xuất và đất bằng chuyển đổi thành đất nuôi trồng thủy sản).

Bảng 1.3. Biến động sử dụng đất xã Võ Ninh giai đoạn 2006 - 2010

Diện tích (ha)

Năm 2010

Đất nông

nghiệp

Đất

lâm

nghiệp

Đất chuyên

dùng Đất ở

Đất chưa

sử dụng

327,99 1367,5 154,16 308,41 14,64

Năm

2006

Đất nông nghiệp 306,08 + 21,91

Đất lâm nghiệp 1089,50 +278,0

Đất chuyên dùng 99,63 +54,53

Đất ở 291,14 +17,27

Đất chưa sử dụng 323,63 -308,99

(Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ninh 2010)

Như vậy diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chuyên dùng tăng so với

năm 2006. Ngược lại diện tích đất chưa sử dụng có xu hướng giảm mạnh, hiện nay đất

chưa sử dụng ở Võ Ninh ch chiếm 14,64 ha so với 323,63 ha (2006). Đất chuyên

dụng, đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp tăng chủ yếu là do quá trình chuyển đổi đất

chưa sử dụng với mục đích khác nhau.

Page 16: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP5/WP5_CD18_BC...đất sản xuất của huyện lại có hạn. Thiên tai và biến

15

3. Chương 2: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG

BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU XÃ VÕ NINH

3.1 2.1. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh BĐKH

Mục tiêu 1: Đảm bảo đủ nước sinh hoạt cho người dân trong mùa hạn hán và

trong thời gian bị ngập lụt Các nhiệm vụ: Tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức

trong việc bảo vệ nguồn nước tự nhiên, tích cực sử dụng các biện pháp để tẩy trùng

làm sạch môi trường nước ở các xứ đồng trũng, tuyền truyền cho người dân về bảo vệ

nguồn nước và sử dụng nước sạch, sử dụng nước giếng khoan phù hợp, xây dựng công

trình nước sạch, tìm nguồn nước máy về xóm, xin hỗ trợ máy lọc nước.

Mục tiêu 2: Hạn chế các dịch bệnh xảy ra đối với vật nuôi do hạn hán và rét kéo

dài Các nhiệm vụ: vận động người dân xây dựng chuồng trại thoáng mát về mùa hè,

khô,ấm về mùa đông; dự trữ thức ăn; tiêu độc khử trùng. Tiêm phòng định kỳ. Đề nghị

nhà nước có biện pháp quản lý chặt chẽ giá cả và chất lượng thức ăn chăn nuôi. Tuyên

truyền cho người dân nâng cao ý thức xử lý gia súc gia cầm chết theo đúng quy trình,

không vứt b a bãi làm lây nhiễm. Tìm nguồn giống có chất lượng cao, sạch bệnh để tư

vấn cho nhân dân. Phối hợp mở các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, cách phòng trị

bệnh. Đề nghị cấp trên hỗ trợ xây dựng đê quai ngăn nước thải xâm nhập. Quản lý chặt

nguồn nước nuôi trồng thủy sản.

Mục tiêu 3: Đảm bảo việc tưới tiêu cho sản xuất trong mùa hạn hán và mưa lụt

Các nhiệm vụ: Đầu tư xây dựng được 03 km kênh tưới cấp 1,2,3 bằng bê tông, một

trạm bơm điện 1200m3/h phục vụ tưới cho 50 ha (25 % diện tích canh tác). Khoan

giếng lấy nước ngầm phục vụ sản xuất rau màu. Tập trung ch đạo sản xuất các loại cây

trồng như V ng, đậu hè thu với thời vụ thích hợp để tránh hạn và tăng giá trị sản xuất.

Chuyển đổi giống cây trồng ngắn ngày hơn, năng suất cao hơn, chịu hạn để thích ứng

với thời tiết và khí hậu. Trước các vụ sản xuất đều tổ chức tập huấn về khoa học kỹ

thuật các loại cây trồng và các loại giống mới lần đầu vào địa phương cho người dân.

Người dân ngày càng có kinh nghiệm hơn trong phòng chống thiên tai (cú thể tự điều

ch nh lịch thời vụ). UBND xã luôn nắm bắt tình hình diễn biến của thời tiết để cú kế

hoạch ch đạo sản xuất phù hợp. Lập kế hoạch xin kinh phí nâng cấp đập tràn và cống

ngăn mặn. Có kế hoạch điều tiết nước hợp lý.

Mục tiêu 4: Nâng cao ý thức phòng và chữa bệnh cho người dân trong điều kiện

biến đổi khí hậu Các nhiệm vụ: Thực hiện tốt công tác tiêm phòng định kỳ cho trẻ em.

Thường xuyên tuyên truyền phòng chống dịch bệnh bằng các văn bản ch đạo và tuyên

truyền trên hệ thống truyền thanh. Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh sau mựa

mưa bão. Kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm thường xuyên. Phun thuốc tiêu độc khử

Page 17: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP5/WP5_CD18_BC...đất sản xuất của huyện lại có hạn. Thiên tai và biến

16

trùng trong khu dân cư và các chợ. Có kế hoạch mua máy siêu âm trang bị cho trạm y

tế, cử cán bộ đi học thêm. Giao ban công tác y tế xóm định kỳ hàng tháng để nắm bắt

tình hình dịch bệnh trên địa bàn.

Mục tiêu 5: Đảm bảo không còn hiện tượng ngập úng đối với các vùng ruộng

trũng khi có mưa bão diễn ra Các nhiệm vụ: Huy động nhân dân nạo vét kênh mương

tự chảy trước mựa mưa lũ. Chuyển đổi lịch thời vụ và chuyển cơ cấu giống tránh ngập

úng. Có quy hoạch chuyển đổi một số diện tích thấp trũng sang nuôi trồng thủy sản

(tụm nước lợ, và cỏ nước ngọt). Lập kế hoạch đề nghị cấp trên hỗ trợ đầu tư xây dựng

đê quai ngăn lũ.

Mục tiêu 6: Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và xử lý rác thải sau bão lụt

Các nhiệm vụ: Xã đã xây dựng Đề án “ Nâng cao hiệu quả quản lý môi trường thu gom

rác thải trên địa bàn”t năm 2004. Đã bố trí đội vệ sinh môi trường của xã (13 thành

viện). Thu gom rác thải vận chuyển về bãi rác của xã, sau đó chuyển cho công ty vệ

sinh môi trường xử lý rác. Có kế hoạch vận động hộ gia đình tự thu gom và xử lý. Mỗi

năm có hơn 200 triệu để xử lý rác thải (do người dân đóng góp + hỗ trợ của cấp trên).

Lập kế hoạch đề nghị cấp trên hỗ trợ đầu tư xây dựng đê quai ngăn lũ.

3.2 2.2. Các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong nông nghiệp và nuôi

trồng thủy sản

3.2.1 2.2.1. Trong nông nghiệp

1) Điều chỉnh cơ cấu cây trồng và thời vụ phù hợp với hoàn cảnh BĐKH

Đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên thiên nhiên.-

Dự kiến tác động tổn thương đối với cơ cấu cây trồng - trong t ng thời vụ.

Dự kiến các cây trồng có khả năng chống chịu với hoàn - cảnh mới (chống hạn,

chống nắng, chống nóng).

Dự kiến các cây trồng có hiệu quả cao.

Lập kế hoạch điều ch nh cơ cấu cây trồng.

Lập kế hoạch điều ch nh thời vụ.

2) Đa dạng hóa hoạt động xen canh, luân canh

Đánh giá tác động của BĐKH đối với tài nguyên thiên - nhiên.

Dự kiến các công thức luân canh, xen canh trong hoàn - cảnh BĐKH.

Thử nghiệm các công thức luân canh, xen canh mới.

Kiến nghị các giải pháp kỹ thuật liên quan.

3) Cải thiện hiệu quả tưới tiêu nông nghiệp

Dự kiến tác động của BĐKH đến sản xuất lúa và các loại - cây trồng.

Page 18: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP5/WP5_CD18_BC...đất sản xuất của huyện lại có hạn. Thiên tai và biến

17

Dự kiến nhu cầu tưới tiêu theo cơ cấu mùa vụ mới.

Đánh giá khả năng đáp ứng của hệ thống các phương - tiện tưới tiêu.

Điều ch nh hệ thống tưới tiêu và thay thế mới một số - phương tiện tưới tiêu

hiệu suất cao hơn.

4) Tổ chức cảnh báo lũ lụt, hạn hán

Dự kiến tác động của BĐKH đến điều kiện thời tiết và - nguồn nước.

Lập bản đồ hạn hán và bản đồ ngập lụt trong t ng khu - vực tương đối chi tiết.

Xây dựng ch tiêu cảnh báo lũ lụt.

Xây dựng ch tiêu cảnh báo hạn hán.

3.2.2 2.2.2. Trong nuôi trồng thủy sản

1) Thích ứng với BĐKH trên đới bờ biển và trong nghề cá biển

Xây dựng và thực hiện chiến lược quản lý tổng hợp cùng - bờ biển.

T ng bước củng cố và xây dựng mới đê biển.

Quy hoạch lại nghề đánh cá.

Hoàn ch nh kế hoạch đánh bắt trong hoàn cảnh BĐKH .

Bảo vệ môi trường, chăm lo đời sống ngư dân.

2) Thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực kinh tế thủy sản

Tính toán chi phí lợi ích trong các giải pháp thích ứng - với BĐKH

Điều ch nh các hoạt động thích ứng trong t ng thời kỳ - hay giai đoạn.

Phối hợp các ngành quốc phòng, an ninh và kinh tế nâng - cao bảo vệ thế mạnh

của kinh tế thủy sản và kinh tế biển trong toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội.

3) Thích ứng với BĐKH trong nghề cá nước ngọt và nước lợ

Quy hoạch lại vùng cá nước ngọt và nước lợ.

Phối hợp các ngành liên quan hoàn thiện kế hoạch quản - lý tài nguyên nước.

Xây dựng lại các vùng cá nước ngọt và nước lợ trong - hoàn cảnh BĐKH.

Không ng ng hoàn thiện kỹ thuật nuôi trồng thủy sản.

Chăm lo đời sống ngư dân và bảo vệ môi trường.

Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam.

3.3 2.3. Giải pháp chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu trong các lĩnh vực

3.3.1 2.3.1. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong năng lượng, công nghiệp, giao

thông vận tải

1) Điều chỉnh kế hoạch phát triển năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải

phù hợp với tình hình BĐKH

Page 19: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP5/WP5_CD18_BC...đất sản xuất của huyện lại có hạn. Thiên tai và biến

18

Đánh giá tác động của BĐKH đến các lĩnh vực.

Xây dựng các phương án điều ch nh cơ sở hạ tầng và - hoạt động của các lĩnh

vực: Năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải.

Tính toán lợi ích, chi phí của các phương án điều ch nh - nói trên.

Lập kế hoạch điều ch nh t ng phần trong các thời kỳ hay - giai đoạn.

2) Nâng cấp và cải tạo các công trình năng lượng, công nghiệp và giao thông

vận tải trên các địa bàn xung yếu

Đánh giá tác động của BĐKH đến điều kiện tự nhiên trên - các địa bàn xung

yếu.

Đánh giá tác động của BĐKH đến hoạt động của các cơ - sở năng lượng, công

nghiệp và giao thông vận tải trên các địa bàn nói trên.

Thực hiện nâng cấp và cải tạo cơ sở hạ tầng và điều ch nh - hoạt động của các

lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải trên các địa bàn nói trên.

3.3.2 2.3.2. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong y tế, sức khỏe cộng đồng

1) Nâng cấp cơ sở hạ tầng và hoạt động y tế cộng đồng

Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam

Đánh giá tác động tiêu cực của BĐKH đến sức khỏe- cộng đồng.

Xác định những địa bàn xung yếu trong mạng lưới y tế - cộng đồng.

Đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng y tế công cộng và dự - kiến kế hoạch tu bổ,

nâng cấp.

Đánh giá thực trạng hoạt động y tế cộng đồng và xây - dựng chương trình hoạt

động trong bối cảnh BĐKH.

2) Xây dựng chương trình tăng cường sức khỏe cải thiện môi trường kiểm soát

dịch bệnhứng phó với BĐKH

Đánh giá tác động của BĐKH đến phát sinh, phát triển và - lan truyền dịch

bệnh.

Nâng cao nhận thức công chúng về BĐKH.

Nâng cao nhận thức vệ sinh và văn hóa gia đình của - công chúng thông qua các

Chương trình nước sạch, vườn – ao – chuồng, xanh – sạch – đẹp.

Tổ chức hệ thống cảnh báo dịch bệnh.

Đẩy mạnh thực hiện chương trình chống bệnh truyền - nhiễm (tiêm phòng, kiểm

soát véc tơ truyền bệnh,..).

3.3.3 2.3.3. Giải pháp thích ứng trong tài nguyên nước

1) Tái cơ cấu, tu bổ, nâng cấp hệ thống thủy lợi

Page 20: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP5/WP5_CD18_BC...đất sản xuất của huyện lại có hạn. Thiên tai và biến

19

Dự tính tác động của BĐKH đến tài nguyên nước.

Đánh giá công năng và tình trạng hoạt động của công - trình thủy lợi.

Dự kiến điều ch nh cơ cấu hệ thống thủy lợi lớn.

Dự kiến bổ sung công trình thủy lợi v a và nhỏ.

Hoàn thiện quy hoạch thủy lợi trong hoàn cảnh BĐKH.

Tu bổ, nâng cấp và t ng bước xây dựng công trình mới.

2) Bổ sung xây dựng các hồ chứa đa mục đích

Dự kiến tác động của BĐKH đến tài nguyên nước, năng - lượng và cư dân.

Rà soát công năng và hiện trạng mạng lưới hồ chứa.

Dự kiến bổ sung hồ chứa.

Tổ chức thực hiện.

3) Xây dựng và phát triển cơ chế quản lý lưu vực

Dự kiến tác động của BĐKH đến t ng lĩnh vực.

Đánh giá hiện trạng quản lý lưu vực.

Đề xuất tổ chức quản lý lưu vực.

4) Sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm

Cân đối nguồn cung và nhu cầu nước trên địa phương.

Định mức sử dụng nước và giá nước phù hợp với thực tế.

Cân nhắc sử dụng một số biện pháp kỹ thuật trước kia.

Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện.

5) Tăng nguồn thu và giảm thất thoát nước

Rà soát lại nguồn thu và chi nước.

Đề xuất các biện pháp về nước.

Đề xuất các giải pháp giảm thất thoát nước.

6) Từng bước tổ chức chống xâm nhập mặn

Đánh giá tác động của BĐKH đến dòng chảy trong mùa kiệt.

Đề xuất kế hoạch khai thác nước ngầm ven biển.

Đề xuất xây dựng công trình ngăn mặn.

Đề xuất cơ cấu mùa vụ thích hợp.

Lập kế hoạch thực hiện.

3.4 2.4. Xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu

Dựa trên kết quả nghiên cứu về mô hình hệ kinh tế sinh thái đã tổ chức thành

công trong huyện Võ Ninh thì nhóm tác giả cũng đưa vào đề xuất để có thể áp dụng

linh hoạt cho khu vực nghiên cứu. Mô hình hệ kinh tế sinh thái bền vững sẽ là giải

Page 21: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP5/WP5_CD18_BC...đất sản xuất của huyện lại có hạn. Thiên tai và biến

20

pháp hữu hiệu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp chịu sự chi phối của thời tiết liên

tục biến đổi với các hiện tượng cực đoan xảy ra.

Mô hình “Gia trại sinh thái bền vững Cát Ngọc”, có toạ độ địa lý 17o23' vĩ Bắc

và 106o42' kinh Đông, định vị tại thôn Dinh 10, xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, t nh

Quảng Bình. Dựa trên kết quả phân tích cơ cấu tổ chức và vận hành tại mô hình này,

các tác giả cho rằng mô hình đã được xác lập rất gần với khái niệm: “kinh tế sinh thái”.

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức sản xuất mô hình gia trại bền vững Cát Ngọc

- Phân hệ tự nhiên là các dạng tiểu địa hình: đụn cát cao; bề mặt bằng phẳng

hoặc dốc nhẹ cồn cát thấp lượn sóng; bề mặt bằng phẳng trũng thấp, tụ nước vào mùa

mưa và dạng tiểu địa hình bề mặt trũng tụ nước tạo dòng chảy một kiểu mương xói.

- Phân hệ xã hội: sự khắc nghiệt về tính cực đoan của tự nhiên đã dẫn đến thành

phần dân cư trên vùng cát ven biển ở khu vực nghien cứu tập trung theo hướng sản

Page 22: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP5/WP5_CD18_BC...đất sản xuất của huyện lại có hạn. Thiên tai và biến

21

xuất ngư nghiệp kết hợp thương mại và nông nghiệp vườn ở quy mô rất nhỏ của các hộ

gia đình.

- Phân hệ sản xuất và phân phối sản phẩm: Trồng và giữ r ng phi lao; trồng

bạch đàn trắng ở chân các đụn cát; trồng keo lá tràm, keo lai, keo tai tượng và trồng cỏ

Chanh Lương và cỏ VA06.

Chuỗi thức ăn xuất hiện: thổ nhưỡng >> rừng (phi lao, bạch đàn, keo) >> cỏ

>> bò >> phân >> giun quế.

Chúng ta có thể áp dụng linh hoạt mô hình trên cho hoạt động sản xuất nhằm

mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho địa phương. Mô hình sẽ là chuỗi sản xuất bền

vững có tể thực hiện trong phạm vị 1ha nên khả năng thực thi một mô hình cấp hộ gia

đình là rất lớn.

3.5 2.5. Giải pháp cho những quy hoạch chưa thực hiện được

3.5.1 2.5.1. Đối với đất nông nghiệp

- Sử dụng các giống ngắn ngày, chịu ngoại cảnh khắc nghiệt như lạc, khoai lang

để có khả năng ứng chịu với những thay đổi bất thường của những hiện tượng thời tiết

cực đoan sẽ diễn ra.

- Khi mức nước biết dâng cao, nhiều diện tích đất sẽ bị xâm nhập mặn, cần

tiến hành rửa mặn cho đất bằng các phương pháp như bơm nước ngọt vào ruộng, bổ

sung phân bón hữu cơ để tăng chất dinh dưỡng cho đất.

- Lên lịch thời vụ, tính toán thời điểm gieo trồng và thu hoạch, chẳng hạn

như cần thu hoạch trước mùa bão lũ để giảm thiệt hại về sản lượng.

- Xây dựng bản đồ ngập lụt, vùng chịu nhiều thiên tai ở cấp địa phương

- Trong quá trình bị ngập và xâm nhập mặn, nhiều diện tích đất không thế

cải tạo và tiến hành canh tác được nữa nên cần có biện pháp chuyển đổi những khu vực

nhiễm mặn không sử dụng được sang mục đích sử dụng khác nhằm tận dụng hết nguồn

tài nguyên đất.

- Tăng cường hệ thống kiểm soát, phòng chống sâu bệnh dịch bệnh

3.5.2 2.5.2. Đất nuôi trồng thủy sản

- Phát triển những giống, loài thuỷ sản có khả năng thích ứng với nhiệt độ

cao và xâm nhập mặn

- Quy hoạch nuôi trồng thủy sản phù hợp với xu hướng thay đổi ranh giới

nước mặn, lợ và nước ngọt dưới tác động BĐKH

Page 23: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP5/WP5_CD18_BC...đất sản xuất của huyện lại có hạn. Thiên tai và biến

22

- Phân bổ quỹ đất cho các khu bảo tồn sinh thái tự nhiên; tăng cường

nghiên cứu dự báo sự di chuyển của đàn cá, những thay đổi của ngư trường.

- Đầu tư cho một hệ thống cảnh báo và dự báo thời tiết, khí hậu và hải

dương chuyên phục vụ các hoạt động trên biển

- Cần chủ động trước các rủi ro mà biến đổi khí hậu gây nên

3.5.3 2.5.3. Đất phi nông nghiệp

- Tránh hạn chế quy hoạch các công trình lớn, dài hạn ở các khu vực có sạt

lở và dự báo có nguy cơ bị ngập do nước biển dâng. Đặc biệt là bố trí số hộ dân đang

cư trú dọc bờ biển đến nơi cư trú mới an toàn.

- Nghiên cứu phân bổ quy đất cho việc xây dựng các cơ sở cảnh báo cho

các khu vực có thể bị sạt lở để có thể chủ động phòng chống sạt lở vào mùa mưa bão

- Phát triển không gian đô thị, xây mới các công trình lùi sâu vào trong và

trồng nhiều cây xanh dọc bờ biển để ngăn cản ñược gió bão cũng như sóng thần, phát

triển các khu đô thị xanh, đô thị sinh thái

- Để giảm thiểu ô nhiễm do than đá gây ra, một phần cải tạo môi sinh như

bố trí trồng cây xung quanh các nhà máy nhiệt điện.

- Phân bổ nhiều ha cho xây dựng đê chắn sóng để giảm thiểu ảnh hưởng do

sóng leo khi mưa lũ kết hợp bão lớn gây ra.

- Đầu tư các công trình thoát nước đô thị, nông thôn ( VD làm v a hè thoát

nước)

- Hạn chế và chấm dứt hoạt động của các cơ sở sản xuất có lượng phát thải

khí hiệu ứng nhà kính cao, gây ô nhiễm môi trường

Page 24: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP5/WP5_CD18_BC...đất sản xuất của huyện lại có hạn. Thiên tai và biến

23

4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

- Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu của một số nước trên thế

giới và các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước đưa ra các quan

điểm, phương pháp nghiên cứu định hướng sử dụng đất hiệu quả, thích ứng với biến

đổi khí hậu.

- Võ Ninh là một xã thuần nông nằm cạnh quốc lộ 1A rất thuận lợi cho

việc giao thông buôn bán giữa các vùng, các khu vực trong huyện Quảng Ninh là tuyến

kinh tế nối giữa thị trấn Quán Hàu và các xã phía Nam ven biển của huyện, có vị thế

rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp theo kiểu vành đai nông nghiệp.

- Nguồn sinh kế chủ yếu của người dân xã Võ Ninh là trồng trọt và nuôi

trồng thủy sản (với khoảng 63,4% số hộ hoạt động trong ngành nông nghiệp), nguồn

thu nhập chính t sản xuất nông nghiệp.

- Các hiện tượng tai biến thiên nhiên cực đoan (ngập lụt, hạn hán, xâm

nhập mặn, bão) xảy ra gây thiệt hại trực tiếp và ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động sản

xuất nông nghiệp của người dân. Đặc biệt là nuôi trồng thủy sản và trồng trọt các loại

hoa màu (lúa, khoai lang, sắn và các loại rau quả).

- Theo kết quả thống kê thì trong giai đoạn (2008 – 2013), các hiện tượng

tai biến thiên nhiên (ngập lụt, hạn hán) xuất hiện nhiều hơn so với những năm trước đó

bên cạnh đó trong những năm gần đây thì bão lại xuất hiện với cường độ tác động và

sức tàn phá vô cùng lớn, gây thiệt hại nặng nề về người và của cải vật chất.

- Việc nghiên cứu đã ch ra những mặt làm được của việc khai thác và sử

dụng đất. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp tối ưu quy hoạch sử dụng đất phù hợp với

tình hình biến đổi khí hậu hiện nay.

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho

các nhà quản lý cũng như những người làm công tác quy hoạch, định hướng sử dụng

đất một cách khoa học, hiệu quả.

- Bản định hướng không gian lồng ghép các vấn đề định hướng sử dụng

đất, đề xuất giải pháp thích ứng và đề xuất các mô hình thích ứng trong t ng không

gian cụ thể tại xã Võ Ninh: (i) Các không gian sử dụng đất khai thác r ng ngập mặn

trên cồn cát ven biển lồng ghép các giải pháp và mô hình thích ứng biến đổi khí hậu;

(ii) Các không gian trồng lúa và quy hoạch sử dụng đất phát triển nông nghiệp, công

nghiệp và đô thị lồng ghép giải pháp và mô hình thích ứng biến đổi khí hậu khu vực

trong đê (tiểu vùng II); (iii) Các không gian trong đê quy hoạch khu quần cư và phát

triển nông nghiệp lồng ghép giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu (tiểu vùng III).

Page 25: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP5/WP5_CD18_BC...đất sản xuất của huyện lại có hạn. Thiên tai và biến

24

Kiến nghị

- Đây là một hướng tiếp cận mới trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn

ra ngày càng nghiêm trọng trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Kết quả

nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo cho việc hoạch định chính sách và chính

quyền địa phương của huyện cũng như các huyện ven biển khác trong cả nước trong

lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Có thể áp dụng các tiếp cận nghiên cứu này cho định hướng quy hoạch

sử dụng đất lồng ghép tại nhiều lãnh thổ ven biển có điều kiện tương tự.

Page 26: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP5/WP5_CD18_BC...đất sản xuất của huyện lại có hạn. Thiên tai và biến

25

5. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch thích ứng với BĐKH trong

lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2009.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với

BĐKH, 2008.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2011). Chỉ thị số 809/CT-BNN-KHCN

về việc lồng ghép biến đổi khí hậu vào xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch,

kế hoạch, chương trình, dự án, đề án phát triển ngành nông nghiệp và phát triển

nông thôn, giai đoạn 2011-2015. Hà Nội.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng

cho Việt Nam. NXB Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008, “Khung Chương trình hành động

thích ứng với BĐKH của ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2008-2020”.

6. Trần Xuân Bình (2005), Tác động của phát triển nghề nuôi trồng thủy sản đến

giảm đói ngèo ở đầm phá Tam Giang hiện nay, Luận án tiến sĩ xã hội học, Hà Nội.

7. Bộ Khoa học và Công nghệ (2005), Nghiên cứu dự báo hạn hán vùng Nam Trung

bộ và Tây nguyên và xây dựng các giải pháp phòng chống, KC08.22.

8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Dự án nâng cao năng lực thể chế

về quản lý rủi ro thiên tai tại Việt Nam, Hà Nội.

9. Công ty TNHH Uni - President Việt Nam, Sổ tay nuôi tôm sú, Bình Dương.

10. Trương Quang Hải, Nguyễn Thị Hải (2006), Kinh tế môi trường, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

11. Trương Quang Hải (2005), Nghiên cứu và xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái

phục vụ phát triển bền vững cụm xã vùng cao Sa Pả - Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh

Lào Cai, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

12. Nguyễn Cao Huần (2005), Đánh giá cảnh quan (theo tiếp cận kinh tế sinh thái),

NXBĐHQGHN.

13. Trần Đình Lý (2003), Nghiên cứu đánh giá các mô hình phát triển kinh tế - xã hội,

tổ chức thực hiện mô hình trình diễn tại Quảng Bình, Quảng Trị, Đề tài nhà nước

KC.08.07.

14. Phòng Nông nghiệp địa chính huyện Quảng Ninh t nh Quảng Bình (2003), Tài liệu

nuôi cá nước ngọt và thủy đặc sản huyện Quảng Ninh (dùng cho dự án NAPA),

Quảng Bình.

15. Nguyễn Tài Phúc (2005), Nghiên cứu phát triển nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá

ven biển Thừa Thiên Huế, Luận án tiến sỹ kinh tế.

Page 27: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP5/WP5_CD18_BC...đất sản xuất của huyện lại có hạn. Thiên tai và biến

26

16. Đặng Trung Thuận, Trương Quang Hải (2005), Mô hình hệ kinh tế sinh thái phục

vụ phát triển nông thôn bền vững, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

17. Nguyễn Khanh Vân (2003), Nét đặc sắc của điều kiện khí hậu Quảng Bình, Quảng

Trị - một trong những điều kiện hình thành nên sự đa dạng và phong phú của các

hệ sinh thái, Viện Địa Lý, Chương trình KC.08.07.

18. Trần Văn Ý (2005), Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổng thể sử dụng hợp lý các

dải cát ven biển miền trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận, Bộ khoa học và công

nghệ, Chương trình KC - 08, Hà Nội.

19. Trịnh Việt (2010) “Đánh giá rủi ro do lũ cho lưu vực sông Thạch Hãn tỉnh Quảng

Trị”, luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa hoc Tự Nhiên, ĐHQGHN.

20. Vũ Văn Phái (2006) Tai biến thiên nhiên, Tập bài giảng.

21. Ủy ban nhân dân t nh Quảng Bình (2013), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm

2013.

22. Ủy ban nhân dân xã Võ Ninh (2006), Báo cáo tổng hợp “Lập quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất xã Võ Ninh - huyện Quảng Ninh giai đoạn 2006 - 2015 và định hướng

đến 2020”, Võ Ninh.

23. Ủy ban nhân dân xã Võ Ninh (2010), Báo cáo thuyết minh số liệu thống kê đất đai

năm 2010 xã Võ Ninh.

24. Ủy ban nhân dân xã Võ Ninh, Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2008 -

2013 xã Võ Ninh.

25. Ủy ban nhân dân xã Võ Ninh (2010), Báo cáo dân số và nguồn lao động xã Võ

Ninh năm 2010, Võ Ninh.

26. Ủy ban nhân dân huyện Quảng Ninh (2008), Niên giám thống kê năm 2008 huyện

Quảng Ninh, Quảng Ninh.

27. Ủy ban nhân dân huyện Quảng Ninh (2010), Niên giám thống kê năm 2010 huyện

Quảng Ninh, Quảng Ninh.

28. Ủy ban nhân dân huyện Quảng Ninh (2013), Niên giám thống kê năm 2013 huyện

Quảng Ninh, Quảng Ninh.

29. Ủy ban nhân dân xã Võ Ninh (2010), Thống kê, kiểm kê đất từ 1/2006 đến 1/2010

xã Võ Ninh, Võ Ninh.

30. Ủy ban nhân dân xã Võ Ninh (2008), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2008 xã Võ

Ninh, Võ Ninh.

31. Web: http://www.drought.unl.edu/whatis/concept.htm

32. Web: www.quangbinh.gov.vn

33. Web: http://fof.hcmuaf.edu.vn

Page 28: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP5/WP5_CD18_BC...đất sản xuất của huyện lại có hạn. Thiên tai và biến

27