bÁo cÁo ngÀnh thỦy sẢn - Đầu tư phái sinh...sierra club), xu hướng giảm sản...

10
Thực hiện bởi: Đầu tư Phái Sinh https://dautuphaisinh.com BÁO CÁO NGÀNH THAN QUÝ II/2017

Upload: others

Post on 29-Dec-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - Đầu Tư Phái Sinh...Sierra Club), xu hướng giảm sản xuất điện than trên thế giới bắt đầu từ năm 2013. Đáng kể nhất

Thực hiện bởi: Đầu tư Phái Sinh https://dautuphaisinh.com

BÁO CÁO

NGÀNH THAN

QUÝ II/2017

Page 2: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - Đầu Tư Phái Sinh...Sierra Club), xu hướng giảm sản xuất điện than trên thế giới bắt đầu từ năm 2013. Đáng kể nhất

BÁO CÁO NGÀNH THAN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 1

MỤC LỤC

I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THAN THẾ GIỚI..……………………………...……………………………………………………………………………………….…………… 02

1.1 Tổng quan về ngành than thế giới..…………..………..………………………………………………………………………………………………………………… 02

1.2 Diễn biến giá than thế giới………………………………..………………………..………………………………………………………………………………………… 02

1.3 Xu hướng ngành than thế giới………………………………..…………………………………………………………………………………………………………… 03

II. NGÀNH THAN VIỆT NAM…………………….……………………………………………………………………………………………………..……………………………...… 02

2.1 Tổng quan về ngành than Việt Nam…………………..………………………………………………………………………………………………………………… 02

2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh..…………………..…………………………………………………………………………………………………………….………… 03

2.3 Quy hoạch ngành than..…………………..……………………………………………………………………………………………………….…………………………… 05

2.4 Tình hình xuất nhập khẩu than..…………………..……………………………………………………………………………………………………………………… 06

2.5 Các Doanh nghiệp than nổi bật..…………………..……………………………………………………………………………………………………………………… 06

2.6 Kế hoạch năm 2017..…………………..………………………………………………………………………………………..……………………………….……………… 07

Page 3: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - Đầu Tư Phái Sinh...Sierra Club), xu hướng giảm sản xuất điện than trên thế giới bắt đầu từ năm 2013. Đáng kể nhất

BÁO CÁO NGÀNH THAN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 2

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THAN THẾ GIỚI

Than được coi là nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản,

phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng trên thế giới. Trước đây,

than được dùng làm nhiên liệu trong các máy hơi nước, đầu

máy xe lửa; sau đó, than được dùng làm nhiên liệu trong các

nhà máy nhiệt điện, than được cốc hóa để làm nhiên liệu cho

ngành luyện kim.

Công nghiệp khai thác than xuất hiện tương đối sớm và

được phát triển từ nửa sau thế kỉ XIX. Sản lượng than khai

thác được rất khác nhau giữa các thời kì, giữa các khu vực

và các quốc gia, song nhìn chung, có xu hướng tăng lên về số

lượng tuyệt đối. Trong vòng 50 năm qua, tốc độ tăng trung

bình là 5.4%/năm, còn cao nhất vào thời kì 1950 - 1980 đạt

7%/năm. Từ đầu thập kỉ 90 đến nay, mức tăng giảm xuống

chỉ còn 1.5%/năm.

Hàng năm có khoảng trên 4 triệu tấn than được khai thác,

con số này đã tăng 38% trong vòng 20 năm qua. Sản lượng

khai thác tăng nhanh nhất ở Châu Á, trong khi đó Châu Âu

khai thác với tốc độ chậm dần.

Các nước khai thác nhiều nhất gồm: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ,

Úc và Nam Phi. Hầu hết các nước khai thác than cho nhu cầu

tiều dùng nội địa, chỉ có khoảng 18% than cứng dành cho thị

trường xuất khẩu. Lượng than khai thác được dự báo tới

năm 2030 vào khoảng 7 tỷ tấn, với Trung Quốc chiếm

khoảng hơn một nửa sản lượng.

DIỄN BIẾN GIÁ THAN TRÊN THẾ GIỚI

Sau hơn 5 năm khủng hoảng, bắt đầu từ năm 2011, giá than

thế giới liên tục giảm giá và trở thành mặt hàng ít được chú

ý nhất trên thị trường. Tính đến đầu năm 2016, giá than thế

giới đã giảm tới 75%, giao động quanh mốc 50-58 USD/ tấn.

Nguyên nhân được cho là do nguồn cung vẫn dồi dào trong

bối cảnh nhu cầu tiêu thụ than thế giới suy giảm, đặc biệt từ

hai nước tiêu thụ than lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn

Độ.

Tuy nhiên, kể từ giữa năm 2016, dưới tác động của nhiều

yếu tố, giá than thế giới đã ghi nhận sự phục hồi đáng kể. Dữ

liệu từ Trading Economics cho biết, giá than thế giới đã tăng

đột biến trong những tháng cuối năm 2016, giá than cám

tăng từ mức đáy 50 USD/ tấn, có lúc lên đến 110 USD/ tấn,

và hiện tại đang giao động quanh mốc 70-80 USD/ tấn.

Nguồn: Tradingeconomics.com

NGÀNH THAN VIỆT NAM : TỔNG QUAN

Ngành Than là ngành kinh tế chủ lực quan trọng của Việt Nam, bảo đảm nhiên liệu

cho sản xuất công nghiệp quan trọng như sản xuất điện, thép, xi măng, phân bón…;

thu hút lượng lớn lao động và đem lại nguồn lợi nhuận không nhỏ cho đất nước.

Ngành than Việt Nam đã có lịch sử khai thác hơn 175 năm. Trong đó, dấu mốc quan

trọng là khi Tổng Công ty Than Việt Nam được thành lập năm 1994, Thủ tướng

Chính phủ đã chỉ đạo giao vốn, giao tài nguyên, trữ lượng than cho Tổng công ty để

chủ động thăm dò, khai thác và bảo vệ.

Năm 2005, Tổng Công ty Than Việt Nam và Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam được

tổ chức lại dưới hình thức Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), hoạt động

với các đơn vị thành viên theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

Trữ lượng than của nước ta tập trung 67% tại Quảng Ninh. TKV hiện có khoảng 30

mỏ và các điểm khai thác lộ thiên trong đó có 5 mỏ có công suất từ 1 triệu tấn đến

trên 3 triệu tấn/năm, gồm: Cao Sơn, Cọc Sáu, Hà Tu, Đèo Nai, Núi Béo. Có khoảng 20

mỏ khai thác hầm lò trong đó có 7 mỏ có công suât từ 1 triệu tấn trở lên là: Mạo

Khê, Vàng Danh, Nam Mẫu, Hà lầm, Mông Dương, Khe Chàm, Dương Huy.

Tập đoàn TKV giao cho các công ty con quản lý tài nguyên, trữ lượng than. Hàng

năm, các công ty khai thác than cho Tập đoàn theo Hợp đồng giao nhận thầu khai

thác, sàng tuyển than. Lợi nhuận của các công ty khai thác than chịu ảnh hưởng trực

tiếp của định mức lợi nhuận do TKV quy định và gián tiếp bởi những yếu tố khác,

gồm có sản lượng XK, giá XK và giá bán than trong nước (khoảng 3% doanh thu).

Quy trình khai thác và tiêu thụ than tại các công ty than Việt Nam

Thăm dò tài nguyên: Công ty chủ động xây dựng phương án thăm dò khai thác

than và trình Tập đoàn phê duyệt. Sau khi được Tập đoàn phê duyệt và cấp vốn,

Công ty sẽ tiến hành thăm dò, tìm nguồn than mới.

Thiết kế khai thác: Sau khi thăm dò thành công nguồn than, Công ty xây dựng,

thiết kế kế hoạch khai thác trình Tập đoàn phê duyệt.

Xây dựng cơ bản:

Đối với khai thác hầm lò: Thi công đào đường mở vỉa, hình thành các lò chợ

khấu than

Đối với khai thác lộ thiên: Mở vỉa bằng đường hào để tiếp cận các vỉa than,

hình thành các gương xúc than

Khoan nổ mìn: Nguồn than nằm sâu trong lòng đất đòi hỏi công ty phải khoan

nổ bằng mìn để bóc tách lớp đất đá bao phủ.

Bốc xúc đất đá, than nguyên khai: Sau khi công đoạn khoan nổ, lớp đất đá bóc

tách sẽ được bốc xúc để lộ ra nguồn than.

Vận tải than – đất: Than sau đó sẽ được chuyển đến nhà máy sàng để thực hiện

sàng tuyển, chế biến thành từng loại theo yêu cầu của khách hàng.

Tiêu thụ: Than thành phẩm sẽ được đem đi lưu kho hoặc vận chuyển đến tới

khách hàng theo hợp đồng đã ký kết.

Bốc xúc

than

nguyên

khai

Sàng tuyển

tại công ty

Bán cho

công ty

sàng tuyển

của Tập

đoàn

TẬP

ĐOÀN

Thăm

dò tài

nguyên

Thiết kế

khai

thác

Xây

dựng

cơ bản

Khoan

nổ

mìn

Bốc xúc đất

đá ra bãi

thải

Page 4: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - Đầu Tư Phái Sinh...Sierra Club), xu hướng giảm sản xuất điện than trên thế giới bắt đầu từ năm 2013. Đáng kể nhất

BÁO CÁO NGÀNH THAN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 3

Nguyên nhân giá than phục hồi:

Trung Quốc chủ động cắt giảm công suất sản xuất than,

giảm số ngày khai thác từ 330 ngày/ năm xuống còn

270 ngày/ năm, mục tiêu hạ công suất sản xuất than

xuống 1 tỷ tấn/ năm cho tới 2020.

Tình hình thời tiết không ổn định, hiệu ứng Lanina xảy

ra khiến môi trường ẩm ướt và nhiều mưa lũ khiến sản

xuất đình trệ tại các khu mỏ than cám của Indonesia

và than cốc của Úc.

Sản lượng tại Bắc Mỹ (nhà sản xuất thứ 4 thế giới) sụt

giảm gần 50% trong 6 tháng/2016

Giá than tăng mạnh trái ngược hẳn với dự đoán trước đây

của nhiều tổ chức lớn, như Cơ quan Năng lượng Quốc tế

(IEA) và Goldman Sachs - năm ngoái đã từng cho rằng kỷ

nguyên vàng của than ở Trung Quốc dường như đã qua,

đồng thời hạ dự đoán nhu cầu than thế giới từ nay đến

năm 2020 bởi quá trình tái cơ cấu kinh tế ở Trung Quốc,

các chính sách của chính phủ nước này hướng tới ứng phó

với những thách thức về môi trường sẽ tác động tới nhu

cầu sử dụng than ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

Do đó, việc Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu than là một

điều bất ngờ.

XU HƯỚNG NGÀNH THAN THẾ GIỚI

Ngừng phát triển ngành nhiệt điện than

Theo báo cáo khảo sát của Hệ thống giám sát các nhà máy

điện than toàn cầu tháng 3/2017 (từ mạng lưới các nhà

nghiên cứu toàn cầu CoalSwarm và tổ chức môi trường

Sierra Club), xu hướng giảm sản xuất điện than trên thế

giới bắt đầu từ năm 2013. Đáng kể nhất là giai đoạn từ

tháng 1/2016 – 1/2017, trong đó, công suất điện than của

nhóm dự án tiền xây dựng giảm 48%, nhóm dự án đã khởi

công giảm 62%. Đặc biệt, công suất từ nhóm nhà máy bị

tạm dừng hoạt động đã tăng 164%. Nguyên nhân chính

của sự thay đổi này là do chính phủ Trung Quốc và Ấn Độ

- 2 quốc gia có lượng phát thải hàng đầu đã ban hành

những biện pháp mạnh mẽ chưa từng có để hạn chế phát

triển nhiệt điện than.

Tại Trung Quốc, tổng công suất điện than được cấp phép

xây dựng trong năm 2016 đã giảm 85% so với 2015.

Tháng 1/2017, Chính phủ Trung Quốc đã hủy bỏ 85 dự án

nhà máy nhiệt điện than ở các giai đoạn khác nhau, sau

khi ban hành kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016 – 2020)

giới hạn công suất điện than của cả nước. Ngày 18/3 vừa

qua, nhà máy nhiệt điện than cuối cùng ở thủ đô Bắc Kinh

chính thức ngừng hoạt động. Bắc Kinh đã trở thành thành

NGÀNH THAN VIỆT NAM : TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH

Thời gian qua, ngành than liên tục gặp nhiều khó khăn do khai thác hầm lò ngày

càng xuống sâu, chi phí sản xuất và thuế tăng cao, tiêu thụ than chậm dẫn đến tồn

kho lớn,…

Điều kiện khai thác ngày càng khó khăn

Trải qua quá trình khai thác lâu dài, việc khai thác than đang càng ngày càng khó

khăn, bởi điều kiện sản xuất của các mỏ hiện nay đã xuống sâu -300m so với mặt

nước biển và tỷ lệ than lộ thiên so với than hầm lò chiếm 50-60%. Các mỏ than lộ

thiên, hệ số bóc đất đá và cung độ tăng nhanh, phức tạp, cần phải có sự đầu tư lớn

về cơ sở vật chất và trang thiết bị.

Bên cạnh đó, mặc dù năng suất lao động chung đã được cải thiện nhiều, song thực

tế vẫn còn ở mức thấp so với một số nước trong khu vực. Đội ngũ cán bộ, công nhân

viên của ngành Than còn thiếu và yếu. Lực lượng lao động trực tiếp (thợ lò), chưa

được đào tạo một cách toàn diện về kỹ năng và lòng yêu nghề, cùng với đó môi

trường lao động nghề mỏ nặng nhọc độc hại, các chính sách đãi ngộ chưa tương

xứng... dẫn đến thợ lò bỏ việc ngày càng nhiều.

Gánh nặng thuế phí tăng cao

Từ ngày 1/7/2016, thuế tài nguyên môi trường đối với doanh nghiệp than tăng từ

9% lên 12%. Thuế và phí của ngành than tăng đạt mức kỷ lục, chiếm tới 16% giá

thành, trong khi thế giới không quá 12%. Bên cạnh đó, thuế suất thuế nhập khẩu

than lại được ưu ái ở mức 0% khiến than trong nước gặp khó khi cạnh trạnh về giá

với than nhập khẩu.

Với mức phí này, theo ông Nguyễn Ngọc Cơ, Phó tổng giám đốc TKV, chi phí của TKV

sẽ tăng xấp xỉ trên 1,300 tỉ đồng/năm. Chưa kể, tới đây phí môi trường sẽ được tính

cộng thêm lượng đất đá thải ra trên tấn than khai thác, nếu vậy TKV sẽ phải nộp

thêm 70 tỉ đồng/năm cho loại hình đất đá thải này. Theo tính toán của ngành than,

với mức tính thuế này, 6 tháng cuối năm 2016, TKV sẽ phải nộp thuế tài nguyên

tăng thêm 731 tỉ đồng và từ năm 2017 sẽ tăng lên 1,500 tỉ đồng/năm.

Tồn kho giảm nhưng vẫn vượt định mức

Bắt đầu từ 2013, ngành than đã có dấu hiệu mất cân bằng trong sản xuất và tiêu thụ,

tồn kho than liên tục tăng cao. Đặc biệt trong năm 2016, khi TKV đã phải cắt giảm 3

triệu tấn than trong kế hoạch sản xuất, tồn kho cuối năm vẫn xấp xỉ con số 12 triệu

tấn. Nguyên nhân chính khiến TKV tồn than trong thời gian qua là do giá bán than

trong nước cao hơn giá than thế giới và một số loại than chưa đáp ứng được nhu

cầu trong nước.

Từ đầu năm 2017, cùng với sự phục hồi của giá than thế giới, để giảm lượng than

tồn kho, Chính phủ đã cho phép TKV tăng sản lượng xuất khẩu đối với các loại than

chất lượng cao mà hiện tại thị trường nội địa chưa có nhu cầu hoặc có nhu cầu rất

thấp trong giai đoạn 2017-2020. Cùng với sự nỗ lực của ngành than, than tồn kho

cuối quý I/2017 đã giảm hơn 3 triệu tấn, chỉ còn khoảng 9.3 triệu tấn. Tuy nhiên,

đây vẫn là mức tồn kho dư thừa so với mức tồn kho quy định (khoảng 8-9 triệu tấn,

tùy theo thời điểm).

Page 5: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - Đầu Tư Phái Sinh...Sierra Club), xu hướng giảm sản xuất điện than trên thế giới bắt đầu từ năm 2013. Đáng kể nhất

BÁO CÁO NGÀNH THAN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 4

phố đầu tiên của Trung Quốc dựa hoàn toàn vào các

nguồn năng lượng sạch như khí đốt tự nhiên hay gió để

sản xuất điện.

Song song với Chính phủ Trung quốc, Ấn Độ cũng đang

trong giai đoạn giảm phát triển điện than. Ít nhất đến năm

2027, Ấn Độ sẽ không tăng thêm công suất điện than

ngoại trừ những dự án đang xây dựng. Ngoài ra, nước này

cũng đang tham gia cuộc cách mạng năng lượng mặt trời,

với mức đấu giá sản xuất điện thấp kỉ lục là 4,4 US

cent/kWh. Chính phủ cũng đề xuất từ nay đến 2027 sẽ lắp

đặt thêm 215 GW năng lượng tái tạo từ sinh khối, thủy

điện nhỏ, năng lượng gió, hệ thống điện mặt trời phân

tán…

Trung Quốc mạnh tay cắt giảm sản lượng than

Báo chí Trung Quốc cho hay các quan chức thuộc tỉnh

Thiểm Tây- một trong những khu vực khai thác than lớn

nhất Trung Quốc chiếm 1/4 tổng trữ lượng than của toàn

nước, mới đây tuyên bố sẽ đình chỉ hoặc làm chậm tiến độ

khai thác 120 triệu tấn than trong giai đoạn 2016-2020.

Theo kế hoạch phát triển ngành công nghiệp than giai

đoạn 2016-2020, Trung Quốc sẽ cắt giảm sản xuất than

của các nhà máy đã lỗi thời khoảng 800 triệu tấn vào năm

2020 và tăng sử dụng than sạch khoảng 500 triệu tấn.

Diễn biến khó lường của giá than

Mặc dù giá than đang trên đà tăng trở lại, các chuyên gia

vẫn tỏ ra hoài nghi tình trạng thừa cung sẽ tái diễn. Trong

đó, Goldman Sachs là một trong những ngân hàng đầu tiên

dự báo về khả năng tái mở cửa khai thác khi ước tính số

mỏ ngừng hoạt động trong năm 2013 đến 2015 tương

đương khoảng 46 triệu tấn than và khoảng hơn 40% sản

lượng đó sẽ được khai thác trở lại. Do đó, sự vận hành trở

lại của các mỏ than lớn có thể thể đẩy giá than trở lại giảm

giá bất cứ lúc nào.

Lưu ý rằng, giá than tăng trong những giai đoạn tăng

trưởng xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ lớn là Trung Quốc –

đất nước tiêu thụ hơn 4 tỷ tấn than hàng năm, chiếm một

nửa nhu cầu thế giới. Giá than đá thế giới cũng thực sự chỉ

bật dậy trong những giai đoạn kinh tế Trung Quốc tăng

trưởng “nóng”. Nhưng hiện tại, tăng trưởng kinh tế giảm

tốc cộng với việc chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế

Trung Quốc từ chỗ ưu tiên các ngành công nghiệp tiêu thụ

nhiều năng lượng chuyển sang nền kinh tế dịch vụ đang

khiến nhu cầu tiêu thụ than của nước này suy giảm.

Tiêu thụ than có dấu hiệu tích cực

Giai đoạn 2011 - 2016, lượng than tiêu thụ ở Việt Nam tăng rất nhanh, tốc độ tăng

bình quân là 14.74%/năm. Năm 2011 lượng than tiêu thụ đạt 30.5 triệu tấn; năm

2012 tăng lên 31 triệu tấn; năm 2013 tăng lên 31.3 triệu tấn; năm 2014 là 34.5 triệu

tấn; năm 2015 là 40 triệu tấn; năm 2016 đạt 48 triệu tấn.

Trong năm 2017, tình hình tiêu thụ than bắt đầu có tín hiệu tốt từ tháng 3. Tổng số

than tiêu thụ trong quý I đạt 8,6 triệu tấn, bằng 24% kế hoạch, bằng 103% so với

cùng kỳ năm 2016. Trong đó, than tiêu thụ trong nước đạt 8,4 triệu tấn, xuất khẩu

đạt 185 ngàn tấn. Doanh thu từ than đạt gần 13 ngàn tỷ đồng. Trong những ngày

đầu tháng 4, bình quân mỗi ngày Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt

Nam tiêu thụ được từ 100.000 – 120.000 tấn.

Trong quý II/2017 và thời gian tới, Tập đoàn vẫn tập trung chỉ đạo điều hành sản

xuất theo nhu cầu thị trường, đầu tư hợp lý phát triển bền vững các ngành nghề

than, khoáng sản, điện lực; Tiếp tục hoàn thiện tái cơ cấu, trọng tâm là tái cơ cấu kỹ

thuật, đổi mới công nghệ; Hoàn thiện tổ chức, cơ chế quản lý, tinh giản lao động để

tăng năng suất, giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm…

Tình hình tiêu thụ than 6 tháng đầu năm 2017

Năm 2017, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) dự kiến sẽ sản xuất 35.5

triệu tấn than, tiêu thụ 36 triệu tấn. Tập đoàn cũng sẽ sản xuất khoảng 905 nghìn

tấn tinh quặng sắt và 1,050,000 tấn alumina. Sản xuất 9 tỷ kWh điện. Dự kiến, doanh

thu toàn tập đoàn sẽ đạt 105,500 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 12,600 tỷ đồng

và lợi nhuận trên 2,000 tỷ đồng, tăng 1,000 tỷ đồng so với năm 2016.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương, quý 2/2017, TKV đã thực hiện vượt

kế hoạch đề ra với 8.9 triệu tấn than nguyên khai sản xuất (vượt 11.25%) và 9.43

triệu tấn than tiêu thụ (vượt 4.78%). Như vậy, xét riêng 6 tháng đầu năm, TKV đã

sản xuất 18.3 triệu tấn than, đạt 54% kế hoạch năm, tăng 5% so với cùng kỳ năm

2016. Lượng than tiêu thụ là 18.03 triệu tấn, đạt 50% kế hoạch năm và tăng 2% so

với cùng kỳ. Tuy nhiên, TKV hiện có lượng tồn kho than thương phẩm ở ngưỡng cao

9.3 triệu tấn (vượt xa chỉ tiêu 7 – 7.5 triệu tấn tồn kho chiến lược), gây khó khăn cho

ngành đang được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu gấp rút giải quyết.

30.5 31 31.334.5

40

48

2%1%

10%

16%

20%

0

10

20

30

40

50

60

0%

5%

10%

15%

20%

25%

1 2 3 4 5 6

SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ THAN 2011-2016

SL than tiêu thụ Tăng trưởng

Page 6: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - Đầu Tư Phái Sinh...Sierra Club), xu hướng giảm sản xuất điện than trên thế giới bắt đầu từ năm 2013. Đáng kể nhất

BÁO CÁO NGÀNH THAN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 5

Tình hình XNK than đá giai đoạn 2009 đến nay

Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam

NGÀNH THAN VIỆT NAM : TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU THAN

Giai đoạn 2009-2016:Xu hướng giảm xuất khẩu và gia tăng nhập khẩu than đá

Trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2016, xuất nhập khẩu than đá diễn biến ngược

chiều nhau. Trong khi sản lượng xuất khẩu than giảm rõ rệt từ 25 triệu tấn (năm

2009) chỉ còn 1.28 triệu tấn (năm 2016), sản lượng than nhập khẩu bắt đầu tăng từ

0.26 triệu tấn (năm 2013) lên đến 13.33 triệu tấn (năm 2016).

Diễn biến giảm xuất khẩu than đá được cho là phù hợp với định hướng hạn chế xuất

khẩu của Chính phủ để đảm bảo an ninh năng lượng, phục vụ nhu cầu trong nước

ngày càng lớn. Bên cạnh đó, giá bán than của TKV ở mức cao, thiếu cạnh tranh trên

thị trường quốc tế.

Xu hướng nhập khẩu than tăng nhanh trong những năm gần đây do giá than nhập

khẩu thấp hơn giá than trong nước và loại than trong nước chưa đáp ứng được hết

nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Do đó ngành than tồn tại nghịch lý nhập khẩu

than gia tăng trong khi tồn kho sản xuất trong nước lớn.

Từ đầu năm 2017: Xuất khẩu than đá tăng đột biến

Để giảm lượng than tồn kho trong nước, vừa qua, Chính phủ đã chính thức cho phép

TKV tăng sản lượng xuất khẩu đối với các loại than chất lượng cao mà hiện tại thị

trường nội địa chưa có nhu cầu hoặc có nhu cầu rất thấp giai đoạn 2017-2020. Theo

đó lượng than xuất khẩu từ đầu năm đến nay đã tăng đột biến cùng đà tăng với than

nhập khẩu. Những loại than nhập khẩu hầu hết là do Việt Nam chưa tự sản xuất ra

được còn than xuất khẩu vừa dư thừa và sử dụng với hiệu quả thấp.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Xuất khẩu than trong 5 tháng đầu năm 2017

tăng vọt 2.5 lần so với cùng kỳ năm ngoái đạt 877,137 tấn, trị giá 128.09 triệu USD.

Than đá trở thành mặt hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong số các mặt hàng

xuất khẩu của Việt Nam. Về thị trường xuất khẩu, Nhật Bản dẫn đầu thị trường tiêu

thụ than đá của Việt Nam với 477,946 tấn chiếm tới hơn 1 nửa số than đá xuất khẩu

của cả nước với kim ngạch đạt 62.5 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng than

nhập khẩu của Nhật Bản tăng 91.8%. Trong khi Trung Quốc chỉ nhập khẩu 4,923

tấn trị giá 353.3 nghìn USD.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu 5.5 triệu tấn than đá, trị giá 2.6 triệu USD,

giảm 4.7% về lượng nhưng lại tăng 58.3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Thị

trường nhập than chính của Việt Nam vẫn là Indonesia, Australia, Nga, Trung Quốc.

NGÀNH THAN VIỆT NAM : QUY HOẠCH NGÀNH THAN

Ngành than được định hướng ưu tiên đáp ứng nhu cầu trong nước; giảm dần xuất

khẩu và chỉ xuất khẩu các chủng loại than trong nước chưa có nhu cầu sử dụng...

Ngày 31/8/2016, Bộ Công Thương đã công bố điều chỉnh Quy hoạch phát triển

ngành than VN đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 với các nội dung:

Nhu cầu vốn đầu tư cho ngành than bình quân khoảng 17,930 tỷ đồng/năm;

trong đó, giai đoạn đến năm 2020 là khoảng hơn 95,000 tỷ đồng; giai đoạn

2021-2030 hơn 172,000 tỷ đồng. Nguồn vốn này chủ yếu tập trung cho đầu tư

mới và cải tạo mở rộng các khu mỏ, đầu tư công nghệ thăm dò, khai thác, chế

biến, sử dụng than tiên tiến...

Về khai thác than, sản lượng than thương phẩm SX toàn ngành than trong các

giai đoạn của quy hoạch khoảng 41-44 triệu tấn vào năm 2016; 47-50 triệu tấn

vào năm 2020; 51-54 triệu tấn vào năm 2025 và 55-57 triệu tấn vào năm 2030.

Ngành than phải giảm tỷ lệ tổn thất than khai thác bằng phương pháp hầm lò

xuống khoảng 20% vào năm 2020 và dưới 20% sau năm 2020; tỷ lệ tổn thất

than khai thác bằng phương pháp lộ thiên xuống khoảng 5% vào năm 2020 và

dưới 5% sau năm 2020...

25

1.28 0.88

0.26

13.33

5.57

-

5

10

15

20

25

30

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 5 tháng2017

Triệu tấn

Xuất khẩu Nhập khẩu

Page 7: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - Đầu Tư Phái Sinh...Sierra Club), xu hướng giảm sản xuất điện than trên thế giới bắt đầu từ năm 2013. Đáng kể nhất

BÁO CÁO NGÀNH THAN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 6

TÌNH HÌNH XNK THAN ĐÁ GIAI ĐOẠN TỪ 2009 ĐẾN NAY

Than Vàng Danh (TVD)

Vàng Danh là một đơn vị mỏ hầm lò lớn nhất TKV hiện nay

với sản lượng khoảng 2,5 triệu tấn/năm. Hiện tại, Vàng

Danh vẫn là khu vực có chất lượng tài nguyên than tốt nhất.

Về trữ lượng tài nguyên các dự án đã lập, tính từ lộ vỉa xuống

-175, Vàng Danh có khoảng 100 triệu tấn than. Hiện đơn vị

đang thăm dò xuống -350m. Với trữ lượng đã thấy và công

suất mỏ hiện nay có thể tồn tại 20 năm nữa. Các khu vực

khác sẽ tiếp tục thăm dò bổ sung.

Than Núi Béo (NBC)

Núi Béo là một trong những công ty khai thác mỏ hàng đầu

của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Trữ

lượng còn lại của NBC là 80 triệu tấn trong đó 24 triệu tấn

là lộ thiên. Tuy nhiên, trữ lượng than lộ thiên ngày càng cạn

kiệt, nên hiện tại Công ty đang duy trì khai thác lộ thiên với

sản lượng hàng năm từ 500.000 đến 700.000 tấn. Tháng

5/2017, Núi Béo vừa đưa vào khai thác một phần dự án than

hầm lò để khai thác nốt 51 triệu tấn than nguyên khai còn

lại với công suất 2 triệu tấn than/năm. Tuổi đời của mỏ dự

tính là 30 năm.

Than Cọc Sáu (TC6)

Với trên 100 năm khai thác, hiện nay trữ lượng còn lại của

TC6 là không nhiều, chỉ còn khoảng 33 triệu tấn. Thời gian

khai thác còn lại khoảng từ 8 – 10 năm, TC6 không được

đánh giá cao về tiềm năng do trữ lượng các mỏ than đã gần

cạn kiệt.

Than Đèo Nai (TDN)

Than Đèo Nai có mỏ than lộ thiên trữ lượng lớn, còn khoảng

60 triệu tấn, đủ để công ty hoạt động với công suất 2,7-2,8

triệu tấn/ năm trong vòng 20 năm nữa. Đây được cho là lợi

thế giúp TDN có thể giữ vững doanh thu và mức lợi nhuận

trong nhiều năm khi mà các công ty than lộ thiên khác đang

cạn kiệt nguồn than.

Than Cao Sơn (TCS)

Đây là một trong những mỏ than lộ thiên được đánh giá khá

cao về chất lượng than và trữ lượng dồi dào khoảng 170

triệu tấn (đủ khai thác trong 70 năm nữa). Công suất khác

thác của TCS đạt hơn 3 triệu tấn/ năm. Dự kiến sau khi cải

tạo mỏ, TCS sẽ đạt công suất 5 triệu tấn/ năm từ năm 2020.

NGÀNH THAN VIỆT NAM : CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT

Hiện tại, ngành khai thác than có 08 doanh nghiệp niêm yết trên sàn HNX. Do đặc

thù của ngành, các doanh nghiệp này đều do Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam

(TKV) nắm giữ trên 51% vốn cổ phần và chi phối hoạt động kinh doanh.

MÃ TÊN CÔNG TY SỐ LƯỢNG

CỔ PHIẾU SỞ HỮU

NHÀ NƯỚC SỞ HỮU

NƯỚC NGOÀI

TVD CTCP Than Vàng Danh 44,962,864 67% 0%

NBC CTCP Than Núi Béo 36,999,124 53% 5%

TC6 CTCP Than Cọc Sáu 32,496,105 51% 5%

TDN CTCP Than Đèo Nai 29,439,097 51% 1%

TCS CTCP Than Cao Sơn 26,846,773 51% 7%

HLC CTCP Than Hà Lầm 25,415,199 74% 6%

THT CTCP Than Hà Tu 24,569,052 51% 6%

MDC CTCP Than Mông Dương 21,418,346 54% 17%

Đơn vị: tỷ đồng

Các doanh nghiệp ngành than sẽ sản xuất theo kế hoạch được TKV giao và nhận về

lợi nhuận theo định mức (khoảng 3% doanh thu). Do đó rủi ro cũng như lợi nhuận

từ biến động giá than thế giới sẽ dồn về cho công ty mẹ là Tập đoàn TKV.

Lợi nhuận từ các doanh nghiệp than chỉ được kỳ vọng từ việc tăng sản xuất, tiêu thụ

và giảm tồn kho của ngành. Đặc biệt, vừa qua Chính phủ đã chính thức cho phép

TKV tăng sản lượng xuất khẩu đối với các loại than chất lượng cao mà hiện tại thị

trường nội địa chưa có nhu cầu hoặc có nhu cầu rất thấp theo giai đoạn 2017-2020.

Riêng năm 2017, Tập đoàn sẽ thực hiện xuất khẩu 2 triệu tấn than đá có nhiệt lượng

cao tại khu vực Vàng Danh, Nam Mẫu.

CỔ PHIẾU NỔI BẬT

NBC: CTCP Than Núi Béo – Vinacomin (HNX)

Các cổ phiếu ngành than có rủi ro chung là tính thanh khoản thấp. Trong đó NBC,

THT và TC6 có thanh khoản tốt hơn các cổ phiếu khác cùng ngành.

Núi Béo là mỏ than có trữ lượng dồi dào, có tiềm năng mở rộng cao. Hiện tại Núi

Béo đang chuyển dịch từ khai thác lộ thiên sang khai thác hầm lò.

Về tình hình kinh doanh, NBC có nhiều điểm sáng hơn khi lợi nhuận, các chỉ số đánh

giá khả năng sinh lời tốt hơn. Kỳ vọng trong năm 2017, khi Tập đoàn đẩy mạnh sản

xuất, tiêu thụ để giảm lượng hàng tồn kho, NBC sẽ có kết quả kinh doanh tích cực.

-

1,000

2,000

3,000

4,000

5,000

TVD NBC TC6 TDN TCS HLC THT MDC

Doanh thu năm 2015 - 2016

2015 2016

Page 8: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - Đầu Tư Phái Sinh...Sierra Club), xu hướng giảm sản xuất điện than trên thế giới bắt đầu từ năm 2013. Đáng kể nhất

BÁO CÁO NGÀNH THAN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 7

Than Hà Lầm (HLC)

Than Hà Lầm là mỏ than khai thác hầm lò có trữ lượng than

dồi dào (còn khoảng 120 triệu tấn từ độ sâu 50m đến

570m). Công suất khai thác hiện tại của HLC đạt 2,6 triệu

tấn/năm. Than Hà Lầm được đánh giá là có hệ thống khai

thác đồng bộ, áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm năng cao

năng suất lao động.

Than Hà Tu (THT)

Than Hà Tu là mỏ khai thác lộ thiên có các chỉ tiêu sinh lời

khá tốt. Tuy nhiên, THT được đánh giá là không còn nhiều

tiềm năng để tăng trưởng do trữ lượng khai thác không còn

nhiều. Hiện công ty đã khai thác được trên 100 năm, trữ

lượng còn lại chỉ khoảng 25 triệu tấn. Công suất khai thác

của Công ty đạt khoảng hơn 2 triệu tấn/ năm.

Than Mông Dương (MDC)

Mông Dương đang chuyển dần từ khai thác lộ thiên sang

khai thác hầm lò với trữ lượng khoảng 84 triệu tấn. Công

suất khai thác của Công ty khoảng 2 triệu tấn mỗi năm.

Trong năm 2016, MDC khai thác được 1,3 triệu tấn trong đó

1,2 triệu tấn là khai thác hầm lò.

MÃ BIÊN

LN GỘP BIÊN LN

RÒNG ROA ROE EPS

TVD 15% 1% 1% 6% 695

NBC 19% 3% 2% 9% 1,046

TC6 8.9% 0.03% 0.06% 0.28% 29

TDN 9.7% 0.92% 2.05% 5.9% 648

TCS 7.2% 0.03% 0.06% 0.44% 45

HLC 20% 2% 1% 14% 961

THT 8% 1% 4% 9% 993

MDC 15% 1% 2% 9% 726

Doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành than hầu như suy giảm trong

năm 2016 do giá than thế giới giảm sâu, nhập khẩu than gia tăng, khai thác và tiêu

thụ than trong nước đình trệ.

Các doanh nghiệp có doanh thu năm 2016 lớn nhất là TCS (4,253 tỷ đồng), TC6

(3,855 tỷ đồng) và TVD (3,310 tỷ đồng). Tuy nhiên, các doanh nghiệp có lợi nhuận

lớn nhất là HLC (43 tỷ đồng), NBC (51 tỷ đồng), TVD (30 tỷ đồng).

NGÀNH THAN VIỆT NAM : KẾ HOẠCH 2017

CHỈ TIÊU TVD NBC TC6 TDN TCS HLC THT MDC

Thực hiện năm 2016

SL tiêu thụ (tấn) 2,083 1,301 2,572 1,809 3,227 2,199 1,726 1,319

Doanh thu thuần 2,771 1,316 2,900 2,090 3,613 2,405 1,943 1,591

LN trước thuế 38.52 49.2 1.40 24.35 1.89 54.39 30.98 28.78

Lợi nhuận sau thế 29.88 38.7 0.95 19.08 1.21 43.3 24.41 22.07

Cổ tức năm 2016 3% 5.5% - 2% 2% 6% 6% 6%

Kế hoạch năm 2017

SL tiêu thụ (tấn) 2,376 1,248 2,278 1,833 3,140 2,495 N/A 1,519

Doanh thu thuần 3,017 1,519 2,662 2,181 3,996 2,650 2,326 1,707

LN trước thuế 40.25 24.17 20.61 16.52 31.54 33.47 18.33 23.64

Cổ tức năm 2017 3 - 8% >3% 1-3% 2-3% 1-2% 5-7% 5-10% 6%

Đơn vị: tỷ đồng

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THAN

HLC và NBC có biên lợi nhuận gộp cao nhất, tương ứng là 20% và 19% cho thấy quá

trình khai thác tại mỏ Hà Lầm và Núi Béo khá hiệu quả, tiết giảm chi phí tốt nhất.

Sau đó là đến TVD (15%), MDC (15%).

NBC có biên lợi nhuận ròng cao nhất là 3%, sau đó là HLC đạt 2%, còn TVD, THT và

MDC có biên lợi nhuận ròng là 1%.

NBC cũng là doanh nghiệp có EPS năm 2016 là 1,046 đồng, cao nhất trong ngành,

sau đó là THT (993 đồng), HLC (961 đồng).

HLC có tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) khá tốt, đạt 14%, nhưng tỷ lệ sinh

lời trên tài sản (ROA) chỉ đạt mức trung bình là 1%. THT có ROA tốt nhất là 4%, ROE

là 9%. NBC cũng có tỷ lệ sinh lời nằm trong nhóm đầu ngành với ROA là 2% và ROE

là 9%.

56.7

51.3

41.5

18.817.5

30.925.6

0.0

29.9

38.7

0.9

19.1

1.2

43.3

24.422.1

0

10

20

30

40

50

60

TVD NBC TC6 TDN TCS HLC THT MDC

Lợi nhuận năm 2015-2016

2015 2016

Page 9: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - Đầu Tư Phái Sinh...Sierra Club), xu hướng giảm sản xuất điện than trên thế giới bắt đầu từ năm 2013. Đáng kể nhất

BÁO CÁO NGÀNH THAN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 8

MÃ TỔNG TS VỐN CSH NỢ PHẢI TRẢ NỢ/TTS

TVD 3,207 480 2,715 85%

NBC 1,896 422 1,474 78%

TC6 1,530 340 1,190 78%

TDN 931 324 608 65%

TCS 2,065 273 1,792 87%

HLC 4,182 301 3,881 93%

THT 658 285 373 57%

MDC 1,320 245 1,075 81%

MÃ KHẢ NĂNG THANH TOÁN HIỆN HÀNH

KHẢ NĂNG THANH TOÁN NHANH

TVD 0.58 0.3

NBC 0.83 0.37

TC6 0.44 0.22

TDN 0.51 0.23

TCS 0.37 0.18

HLC 0.51 0.17

THT 0.97 0.23

MDC 0.69 0.63

CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THAN

Trong số các doanh nghiệp niêm yết, HLC có quy mô lớn nhất với tổng tài sản là

4,180 tỷ đồng. THT có quy mô tài sản thấp nhất (658 tỷ đồng).

Các doanh nghiệp ngành than đều có tỷ trọng Nợ/ Tổng tài sản cao. Trong đó:

HLC có tỷ trọng nợ cao nhất (93% tổng tài sản)

THT có tỷ trọng nợ thấp nhất (57% tổng tài sản)

KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THAN

Các doanh nghiệp ngành than đều có chỉ số khả năng thanh toán thấp, đều dưới 1

cho thấy các Doanh nghiệp than có thể không đạt được tình hình tài chính tốt.

HÀNG TỒN KHO CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THAN

Tỷ lệ Hàng tồn kho/ Doanh thu thuần giai đoạn 2012-2016

Từ năm 2014, tỷ lệ hàng tồn kho của các doanh nghiệp đều có xu hướng tăng cao.

Trong đó, NBC và TVD có tỷ lệ tăng cao nhất. Tỷ lệ Hàng tồn kho/ Doanh thu của

NBC tăng từ 4.55% (năm 2012) lên tới 22.86% (năm 2016). Tỷ lệ Hàng tồn kho/

Doanh thu của TVD tăng từ 4.15% (năm 2012) lên tới 17.04% (năm 2016).

Trong năm 2017, các doanh nghiệp ngành than kỳ vọng kết quả kinh doanh tốt, đặt

biệt là NBC và TVD đang có tỷ lệ tồn kho cao khi Tập đoàn than chủ trương đẩy

mạnh sản xuất, tiêu thụ hàng tồn kho và việc Chính phủ cho phép tăng xuất khẩu

than.

0%

5%

10%

15%

20%

25%

2012 2013 2014 2015 2016

NBC TVD THT TCS MDC TDN TC6 HLC

Page 10: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - Đầu Tư Phái Sinh...Sierra Club), xu hướng giảm sản xuất điện than trên thế giới bắt đầu từ năm 2013. Đáng kể nhất

BÁO CÁO NGÀNH THAN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 9

KHUYẾN CÁO MIỄN TRÁCH NHIỆM:

Thông tin trình bày trong báo cáo chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư tham khảo. Báo cáo không mang tính chất mời chào

mua hay bán bất kỳ chứng khoán nào được thảo luận trong báo cáo này.

Các nhà đầu tư nên có các nhận định độc lập về thông tin trong báo cáo này, xem xét các mục tiêu đầu tư cá nhân, tình hình tài chính và nhu cầu đầu

tư của mình, tham khảo ý kiến tư vấn từ các chuyên gia về các vấn đề quy phạm pháp luật, tài chính, thuế và các khía cạnh khác trước khi tham gia

vào bất kỳ giao dịch nào với cổ phiếu của (các) công ty được đề cập trong báo cáo này.

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ kết quả nào phát sinh từ việc sử dụng nội dung của báo cáo dưới mọi hình thức. Bản báo cáo này là sản

phẩm thuộc sở hữu của Đầu tư phái sinh, người sử dụng không được phép sao chép, chuyển giao, sửa đổi, đăng tải lên các phương tiện truyền thông

mà không có sự đồng ý bằng văn bản của Đầu tư phái sinh.

--------------------------------------------------------------------------

ĐẦU TƯ PHÁI SINH

Địa chỉ : Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Điện thoại : 0933 000 222

Email : [email protected]

Website : https://dautuphaisinh.com