bài 5 kẾ toÁn tÀi sẢn cỐ ĐỊnh vÀ bẤt ĐỘng sẢn ĐẦu tƯ

45
Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư ACC301_v2.0017112218 151 Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ Nội dung Mục tiêu Bài học này hướng đến các mục tiêu sau: Nắm chắc khái niệm, đặc điểm, phân loại TSCĐ trong doanh nghiệp; Hiểu được các loại chứng từ sử dụng trong kế toán TSCĐ tại doanh nghiệp; Biết các xác định các chỉ tiêu liên quan đến TSCĐ; Nắm được nguyên tắc và phương pháp kế toán các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ trong doanh nghiệp, bao gồm: tăng, giảm, khấu hao, sửa chữa và thuê ngoài; Hiểu được khái niệm, phân loại BĐSĐT, nguyên tắc kế toán và phương pháp kế toán các nghiệp vụ liên quan đến BĐSĐT trong doanh nghiệp. Hướng dẫn học Bài học này nhằm trang bị cho người học các nội dung sau: Những vấn đề chung về tài sản cố định (TSCĐ) trong doanh nghiệp (khái niệm, đặc điểm, phân loại và tính giá TSCĐ); Chứng từ kế toán, tài khoản sử dụng và nguyên tắc kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp; Phương pháp kế toán các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ trong doanh nghiệp: các nghiệp vụ tăng, giảm, nghiệp vụ khấu hao, nghiệp vụ sửa chữa và thuê ngoài TSCĐ; Những vấn đề chung về bất động sản đầu tư (BĐSĐT) trong doanh nghiệp (khái niệm, phân loại và tính giá BĐSĐT); Tài khoản sử dụng, nguyên tắc kế toán và phương pháp kế toán BĐSĐT trong doanh nghiệp (kế toán tăng, giảm BĐSĐT, kế toán khấu hao BĐSĐT, kế toán cho thuê BĐSĐT và kế toán nhượng bán BĐSĐT). Để học tập thuận lợi và đạt kết quả tốt, người học cần: Đọc bài giảng trước khi nghe giảng; Sau khi nghe giảng, nghiên cứu và thực hành các ví dụ, câu hỏi đúng sai, câu hỏi trắc nghiệm và bài tập thực hành.

Upload: others

Post on 04-Oct-2021

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

151

Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ

BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Nội dung Mục tiêu

Bài học này hướng đến các mục tiêu sau:

Nắm chắc khái niệm, đặc điểm, phân loại

TSCĐ trong doanh nghiệp;

Hiểu được các loại chứng từ sử dụng trong kế

toán TSCĐ tại doanh nghiệp;

Biết các xác định các chỉ tiêu liên quan

đến TSCĐ;

Nắm được nguyên tắc và phương pháp kế

toán các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ trong

doanh nghiệp, bao gồm: tăng, giảm, khấu hao,

sửa chữa và thuê ngoài;

Hiểu được khái niệm, phân loại BĐSĐT,

nguyên tắc kế toán và phương pháp kế toán

các nghiệp vụ liên quan đến BĐSĐT trong

doanh nghiệp.

Hướng dẫn học

Bài học này nhằm trang bị cho người học

các nội dung sau:

Những vấn đề chung về tài sản cố định

(TSCĐ) trong doanh nghiệp (khái

niệm, đặc điểm, phân loại và tính

giá TSCĐ);

Chứng từ kế toán, tài khoản sử dụng

và nguyên tắc kế toán TSCĐ trong

doanh nghiệp;

Phương pháp kế toán các nghiệp vụ

liên quan đến TSCĐ trong doanh

nghiệp: các nghiệp vụ tăng, giảm,

nghiệp vụ khấu hao, nghiệp vụ sửa

chữa và thuê ngoài TSCĐ;

Những vấn đề chung về bất động sản

đầu tư (BĐSĐT) trong doanh nghiệp

(khái niệm, phân loại và tính giá

BĐSĐT);

Tài khoản sử dụng, nguyên tắc kế toán

và phương pháp kế toán BĐSĐT trong

doanh nghiệp (kế toán tăng, giảm

BĐSĐT, kế toán khấu hao BĐSĐT, kế

toán cho thuê BĐSĐT và kế toán

nhượng bán BĐSĐT).

Để học tập thuận lợi và đạt kết quả tốt, người học cần:

Đọc bài giảng trước khi nghe giảng;

Sau khi nghe giảng, nghiên cứu và thực hành

các ví dụ, câu hỏi đúng sai, câu hỏi trắc

nghiệm và bài tập thực hành.

Page 2: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

152

Tình huống dẫn nhập

Công ty TNHH An Phú mua một ô tô 5 chỗ ngồi sử dụng cho văn phòng Công ty. Giá hóa đơn

chưa có thuế GTGT 10% là 780.000.000 đồng, Lệ phí trước bạ 12%, Bảo hiểm trách nhiệm dân

sự 01 năm 437.000 đồng, Phí đăng ký biển số 20.000.000 đồng, Phí đăng kiểm 340.000 đồng,

Phí cấp giấy đăng ký 50.000 đồng. Kế toán Công ty An Phú băn khoăn trong việc lựa chọn các

chính sách liên quan đến ô tô này và xử lý các vấn đề tài chính, kế toán xoay quanh xe ô tô.

1. Xác định nguyên giá của TSCĐ nói chung, ô tô này nói riêng?

2. Lựa chọn phương pháp tính khấu hao và thời gian sử dụng đối với ô tô?

3. Ghi nhận nghiệp vụ mua, đưa vào sử dụng ô tô?

4. Xử lý các nghiệp vụ phát sinh có thể xảy ra trong quá trình sử dụng ô tô?

Page 3: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

153

ài sản cố định là cơ sở vật chất hay nguồn lực kinh tế không thể thiếu của bất kỳ tổ chức,

doanh nghiệp nào. TSCĐ là yếu tố ảnh hưởng quyết định đến khả năng hoạt động, cạnh

tranh và phát triển của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là quản lý TSCĐ như thế nào để đáp

ứng nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với điều kiện, khả

năng và chiến lược phát triển của doanh nghiệp, tuân thủ chính sách tài chính, kế toán của Nhà

nước. Bài học này nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về TSCĐ trong doanh

nghiệp, từ khái niệm, đặc điểm, phân loại, tính giá đến kế toán biến động, khấu hao, sửa chữa và

thuê ngoài TSCĐ. Ngoài ra, Bài học này cũng trình bày những nội dung cơ bản về BĐSĐT và

phương pháp kế toán BĐSĐT trong doanh nghiệp.

5.1. Kế toán tài sản cố định

5.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại TSCĐ

a. Khái niệm TSCĐ

TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài. TSCĐ trong doanh

nghiệp có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau và được sử dụng phục vụ hoạt

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hình thành cở sở vật chất chủ yếu của

doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.

Theo quy định hiện hành, tài sản được ghi nhận là TSCĐ phải hội đủ các điều kiện sau:

Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;

Có đủ giá trị theo quy định (hiện này giá trị ghi nhận TSCĐ là từ 30.000.000 đồng trở lên -

được quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính);

Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách đáng tin cậy (các nghiệp vụ hình

thành nên nguyên giá TSCĐ phải trong khuôn khổ pháp luật và phải có đầy đủ chứng

từ kế toán hợp pháp, hợp lệ chứng minh nguyên giá TSCĐ);

Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế từ việc đầu tư và sử dụng TSCĐ.

b. Đặc điểm TSCĐ

TSCĐ là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động của bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào.

Việc nắm vững đặc điểm của TSCĐ giúp kế toán xử lý tốt các vấn đề tài chính, kế toán

liên quan đến TSCĐ và làm tốt chức năng tham mưu cho quản lý trong việc ra quyết

định liên quan đến đầu tư, sử dụng, thay thế, sửa chữa, nhượng bán TSCĐ. TSCĐ trong

doanh nghiệp có những đặc điểm chủ yếu sau:

TSCĐ được sử dụng cho nhiều năm hoạt động hoặc nhiều chu kỳ kinh doanh. TSCĐ

được đầu tư, sử dụng lâu dài tại doanh nghiệp, hình thành cơ sở vật chất kỹ thuật của

doanh nghiệp. Đặc điểm này dẫn đến trong quản lý, sử dụng TSCĐ doanh nghiệp

phải giao trách nhiệm theo dõi, quản lý cho bộ phận sử dụng và có phương án sửa

chữa, thay thế TSCĐ.

Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh cho đến khi bị hư hỏng,

xét một cách tương đối, TSCĐ giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu.

Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, TSCĐ

bị giảm dần về mặt giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị TSCĐ bị giảm đi do hao mòn được

ghi nhận dần vào chi phí sản xuất kinh doanh dưới hình thức khấu hao TSCĐ.

T

Page 4: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

154

c. Phân loại TSCĐ

Phân loại TSCĐ là căn cứ vào các tiêu thức cụ thể để phân TSCĐ thành những nhóm và

loại cụ thể. Tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu quản lý, phân loại TSCĐ có thể thực

hiện theo nhiều tiêu thức khác nhau.

Theo hình thái biểu hiện, TSCĐ bao gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.

TSCĐ hữu hình: Là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn

các tiêu chuẩn của TSCĐ hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng

vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Thuộc TSCĐ hữu hình bao gồm:

o Nhà cửa, vật kiến trúc: Là TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình

thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các

công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt, đường băng sân

bay, cầu tầu, cầu cảng.

o Máy móc, thiết bị: Là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, giàn

khoan trong lĩnh vực dầu khí, cần cẩu, dây truyền công nghệ, những máy móc

đơn lẻ.

o Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: Là các loại phương tiện vận tải gồm

phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống

và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước,

băng tải.

o Thiết bị, dụng cụ quản lý: Là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị

điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi,

chống mối mọt.

o Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm: Là các vườn cây lâu

năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm

cây xanh...; Súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa, đàn

trâu, đàn bò,…

o Các loại tài sản cố định khác: Là toàn bộ các TSCĐ khác chưa liệt kê vào năm

loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật.

TSCĐ vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá

trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ vô hình, tham gia vào nhiều

chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; Chi phí về

quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa

học, sản phẩm, kết quả của cuộc biểu diễn nghệ thuật, bản ghi âm, ghi hình, chương

trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá, kiểu dáng công

nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên

thương mại và chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng và vật liệu nhân giống.

Theo quyền sở hữu, TSCĐ bao gồm TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài.

TSCĐ tự có: Là TSCĐ do doanh nghiệp đầu tư bằng vốn kinh doanh, vốn liên doanh,

liên kết, được cấp, được biếu, tặng, viện trợ và đầu tư bằng vốn vay, nợ.

Page 5: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

155

TSCĐ thuê ngoài: Là TSCĐ được doanh nghiệp thuê của tổ chức, cá nhân khác để sử

dụng. Theo phương thức thuê, thuê TSCĐ bao gồm thuê tài chính và thuê hoạt động.

o TSCĐ thuê tài chính: Là những TSCĐ doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài

chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản

thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài

chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít

nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.

o TSCĐ thuê hoạt động: Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thoả mãn các quy định đối

với TSCĐ thuê tài chính được coi là TSCĐ thuê hoạt động.

Theo mục đích sử dụng, TSCĐ bao gồm:

TSCĐ sử dụng cho mục đích kinh doanh: Là những TSCĐ do doanh nghiệp quản lý,

sử dụng cho các mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.

TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng: Là những TSCĐ

do doanh nghiệp quản lý sử dụng cho các mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh,

quốc phòng trong doanh nghiệp.

TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ: Là những TSCĐ doanh nghiệp bảo quản hộ,

giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cất giữ hộ Nhà nước theo quy định của cơ quan nhà

nước có thẩm quyền.

Theo nguồn hình thành, TSCĐ có thể được hình thành từ các nguồn sau:

TSCĐ mua trong nước;

TSCĐ nhập khẩu;

TSCĐ được cấp;

TSCĐ nhận vốn góp;

TSCĐ được biếu, tặng, viện trợ;

TSCĐ tự sản xuất hoặc hình thành qua hoạt động xây dựng cơ bản.

5.1.2. Tính giá TSCĐ

Tính giá TSCĐ là sử dụng thước đo tiền tệ để xác định các chỉ tiêu giá trị liên quan đến

TSCĐ. Bất kể TSCĐ nào cũng được xác định và theo dõi, quản lý theo 3 chỉ tiêu:

Nguyên giá, Giá trị hao mòn và Giá trị còn lại.

a. Nguyên giá TSCĐ

Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ số tiền cần thiết và hợp lý doanh nghiệp đã chi ra có liên

quan đến việc hình thành và đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Do khác nhau

về hình thái biểu hiện nên việc xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình

cũng không giống nhau.

Nguyên giá TSCĐ hữu hình khác nhau tùy thuộc vào trường hợp hình thành TSCĐ hữu

hình cụ thể.

Đối với TSCĐ hữu hình mua sắm: Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm là giá mua

thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn

lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào

trạng thái sẵn sàng sử dụng như: Lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua

Page 6: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

156

sắm TSCĐ; Chi phí vận chuyển, bốc dỡ; Chi phí nâng cấp; Chi phí lắp đặt, chạy thử;

Lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.

Đối với TSCĐ hữu hình mua trả góp: Nguyên giá TSCĐ là giá mua trả tiền ngay tại

thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn

lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào

trạng thái sẵn sàng sử dụng như: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ; Chi phí nâng cấp; Chi

phí lắp đặt, chạy thử; Lệ phí trước bạ (nếu có).

Đối với TSCĐ hữu hình mua là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất

thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu

đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định, còn TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc

thì nguyên giá là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản chi phí liên quan trực

tiếp đến việc đưa TSCĐ hữu hình vào sử dụng.

Đối với TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐ mua theo

hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị

hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ đem trao đổi (sau

khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+)

các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan

trực tiếp phải chi ra đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như:

Chi phí vận chuyển, bốc dỡ; Chi phí nâng cấp; Chi phí lắp đặt, Chạy thử; Lệ phí

trước bạ (nếu có).

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương

tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự là

giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đem trao đổi.

Đối với TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất: Nguyên giá TSCĐ hữu hình

tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ

đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán

nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.

Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ hữu hình cộng

(+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan tính đến thời

điểm đưa TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ,

giá trị sản phẩm thu hồi được trong quá trình chạy thử, sản xuất thử, các chi phí

không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá

định mức quy định trong xây dựng hoặc sản xuất).

Đối với TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng: Nguyên giá TSCĐ do đầu tư XDCB

hình thành theo phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo

quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trước bạ,

các chi phí liên quan trực tiếp khác. Trường hợp TSCĐ do đầu tư xây dựng đã đưa

vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá

theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành. Đối với

TSCĐ là con súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, vườn cây lâu năm thì nguyên

giá là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho con súc vật, vườn cây đó từ lúc hình

thành tính đến thời điểm đưa vào khai thác, sử dụng.

Page 7: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

157

Đối với TSCĐ hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa: Nguyên

giá TSCĐ hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa là giá trị theo

đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp.

Đối với TSCĐ hữu hình được cấp; được điều chuyển đến: Nguyên giá TSCĐ hữu hình

được cấp, được điều chuyển đến bao gồm giá trị còn lại của TSCĐ trên số kế toán ở đơn

vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của tổ chức định giá chuyên

nghiệp theo quy định của pháp luật, cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp mà bên nhận

tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi

phí thuê tổ chức định giá; chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử…

Đối với TSCĐ hữu hình nhận góp vốn, nhận lại vốn góp: Nguyên giá TSCĐ nhận góp

vốn, nhận lại vốn góp là giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhất trí;

hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận; hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định

giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Nguyên giá TSCĐ vô hình trong các trường hợp cụ thể được xác định như sau:

Đối với TSCĐ vô hình mua sắm: Nguyên giá TSCĐ vô hình mua sắm là giá mua thực tế

phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các

chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng.

Đối với TSCĐ vô hình mua sắm theo hình thức trả góp: Nguyên giá TSCĐ là giá mua

tài sản theo phương thức trả tiền ngay tại thời điểm mua (không bao gồm lãi trả góp).

Đối với TSCĐ vô hình mua theo hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐ vô hình mua

theo hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình không tương tự hoặc tài sản khác là

giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi

(sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng

(+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên

quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.

Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình tương

tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự

là giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem trao đổi.

Đối với TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng, được điều chuyển đến:

Nguyên giá TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng là giá trị hợp lý ban đầu

cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến việc đưa tài sản vào sử

dụng. Nguyên giá TSCĐ được điều chuyển đến là nguyên giá ghi trên sổ sách kế toán

của doanh nghiệp có tài sản điều chuyển. Doanh nghiệp tiếp nhận tài sản điều chuyển

có trách nhiệm hạch toán nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của tài sản.

Đối với TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp: Nguyên giá TSCĐ vô

hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp là các chi phí liên quan trực tiếp đến khâu

xây dựng, sản xuất thử nghiệm phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào sử

dụng theo dự tính. Riêng các chi phí phát sinh trong nội bộ để doanh nghiệp có nhãn

hiệu hàng hoá, quyền phát hành, danh sách khách hàng, chi phí phát sinh trong giai

đoạn nghiên cứu và các khoản mục tương tự không đáp ứng được tiêu chuẩn và nhận

biết TSCĐ vô hình được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

Đối với TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất: TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất

bao gồm: (1) Quyền sử dụng đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc

Page 8: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

158

nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp (bao gồm quyền sử dụng đất có

thời hạn, quyền sử dụng đất không thời hạn), (2) Quyền sử dụng đất thuê trước ngày

có hiệu lực của Luật Đất đai năm 2003 mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê

hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn

lại ít nhất là năm năm và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất. Nguyên giá TSCĐ là quyền sử dụng đất được xác định là toàn bộ khoản

tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng (+) các chi phí cho đền bù giải

phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (không bao gồm các chi phí chi ra

để xây dựng các công trình trên đất); Hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn.

Đối với TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với

giống cây trồng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ: Nguyên giá là toàn bộ các chi

phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để có được quyền tác giả, quyền sở hữu công

nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Đối với TSCĐ vô hình là các chương trình phần mềm: Nguyên giá của các chương

trình phần mềm được xác định là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ

ra để có các chương trình phần mềm trong trường hợp chương trình phần mềm là

một bộ phận có thể tách rời với phần cứng có liên quan, thiết kế bố trí mạch tích hợp

bán dẫn theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Nguyên giá TSCĐ của doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau:

Đánh giá lại giá trị TSCĐ trong các trường hợp: Theo quyết định của cơ quan nhà

nước có thẩm quyền; Thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu doanh

nghiệp, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp: Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần

hoá, bán, khoán, cho thuê, chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ

phần, chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn; Dùng tài sản

để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.

Đầu tư nâng cấp TSCĐ.

Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ mà các bộ phận này được quản lý theo

tiêu chuẩn của 1 TSCĐ hữu hình.

b. Giá trị hao mòn

Giá trị hao mòn của TSCĐ là giá trị hao mòn cộng dồn (lũy kế) của TSCĐ tính đến thời

điểm báo cáo. Giá trị hao mòn là con số mang tính thời điểm, phụ thuộc vào chính sách khấu

hao theo quy định của Nhà nước và sự lựa chọn, vận dụng cụ thể của doanh nghiệp.

c. Giá trị còn lại

Giá trị còn lại là giá trị thực của TSCĐ trên sổ kế toán và được xác định bằng hiệu số

giữa Nguyên giá TSCĐ và Giá trị hao mòn của TSCĐ. Giá trị còn lại của TSCĐ là số

tiền chưa thu hồi, còn tiếp tục phải tính khấu hao để phân bổ vào chi phí sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp.

5.1.3. Chứng từ kế toán

Trong quá trình kế toán TSCĐ, kế toán sử dụng các loại chứng từ chủ yếu sau:

Page 9: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

159

Biên bản giao nhận TSCĐ: Là chứng từ nhằm xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau khi

hoàn thành xây dựng, mua sắm, được cấp trên cấp, được tặng, biếu, viện trợ, nhận

góp vốn, TSCĐ thuê ngoài... đưa vào sử dụng tại đơn vị hoặc tài sản của đơn vị bàn

giao cho đơn vị khác theo lệnh của cấp trên, theo hợp đồng góp vốn, ... Biên bản giao

nhận TSCĐ không sử dụng trong trường hợp nhượng bán, thanh lý hoặc TSCĐ phát

hiện thừa, thiếu khi kiểm kê. Biên bản giao nhận TSCĐ là căn cứ để giao nhận

TSCĐ và kế toán ghi sổ (thẻ) TSCĐ, sổ kế toán có liên quan. Khi có TSCĐ mới đưa

vào sử dụng hoặc điều chuyển TSCĐ cho đơn vị khác, đơn vị phải lập hội đồng bàn

giao gồm: Đại diện bên giao, đại diện bên nhận và 1 số uỷ viên. Biên bản giao nhận

TSCĐ lập cho từng TSCĐ. Đối với trường hợp giao nhận cùng một lúc nhiều tài sản

cùng loại, cùng giá trị và do cùng 1 đơn vị giao có thể lập chung 1 biên bản giao

nhận TSCĐ. Biên bản giao nhận TSCĐ được lập thành 2 bản, mỗi bên (giao, nhận)

giữ 1 bản chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán và lưu.

Biên bản thanh lý TSCĐ: Là chứng từ xác nhận việc thanh lý TSCĐ và làm căn cứ

để ghi giảm TSCĐ trên sổ kế toán. Khi có quyết định về việc thanh lý TSCĐ doanh

nghiệp phải thành lập Ban thanh lý TSCĐ. Biên bản thanh lý TSCĐ phải do Ban

thanh lý TSCĐ lập và có đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ tên của trưởng Ban thanh lý, kế

toán trưởng và giám đốc doanh nghiệp.

Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành: Là chứng từ xác nhận việc bàn

giao TSCĐ sau khi hoàn thành việc sửa chữa lớn giữa bên có TSCĐ sửa chữa và bên

thực hiện việc sửa chữa. Biên bản bàn giao TSCĐ sau sửa chữa lớn hoàn thành là căn

cứ ghi sổ kế toán và thanh toán chi phí sửa chữa TSCĐ. Khi có TSCĐ sửa chữa lớn

hoàn thành phải tiến hành lập Ban giao nhận gồm đại diện bên thực hiện việc sửa

chữa và đại diện bên có TSCĐ sửa chữa. Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn

hoàn thành lập thành 2 bản, đại diện đơn vị hai bên giao, nhận cùng ký và mỗi bên

giữ một bản, sau đó chuyển cho kế toán trưởng của đơn vị có TSCĐ sửa chữa, soát

xét xong lưu tại phòng kế toán.

Biên bản đánh giá lại TSCĐ: Là chứng từ xác nhận việc đánh giá lại TSCĐ và làm

căn cứ để ghi sổ kế toán và các tài liệu liên quan đến số chênh lệch do đánh giá lại

TSCĐ. Khi có quyết định đánh giá lại TSCĐ, đơn vị phải thành lập Hội đồng đánh

giá TSCĐ. Sau khi đánh giá xong, Hội đồng có trách nhiệm lập biên bản ghi đầy đủ

các nội dung và các thành viên trong Hội đồng ký, ghi rõ họ tên vào Biên bản đánh

giá lại TSCĐ. Biên bản đánh giá lại TSCĐ được lập thành 2 bản, 1 bản lưu tại phòng

kế toán để ghi sổ kế toán và 1 bản lưu cùng với hồ sơ kỹ thuật của TSCĐ.

Biên bản kiểm kê TSCĐ: Là chứng từ xác nhận số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, thừa

thiếu so với sổ kế toán trên cơ sở đó tăng cường quản lý TSCĐ và làm cơ sở quy

trách nhiệm vật chất, ghi sổ kế toán số chênh lệch. Việc kiểm kê TSCĐ được thực

hiện theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của đơn vị. Khi tiến hành kiểm kê

phải lập Ban kiểm kê, trong đó kế toán theo dõi TSCĐ là thành viên. Khi tiến hành

kiểm kê phải tiến hành kiểm kê theo từng đối tượng ghi TSCĐ. Trên Biên bản kiểm

kê TSCĐ cần phải xác định và ghi rõ nguyên nhân dẫn đến thừa hoặc thiếu TSCĐ, có

ý kiến nhận xét và kiến nghị của Ban kiểm kê. Biên bản kiểm kê TSCĐ phải có tên,

chữ ký của Trưởng ban kiểm kê, chữ ký soát xét của kế toán trưởng và giám đốc

doanh nghiệp duyệt.

Page 10: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

160

Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ: Là chứng từ dùng để phản ánh số khấu hao

TSCĐ phải trích và phân bổ số khấu hao đó cho các đối tượng sử dụng TSCĐ hàng

tháng. Số liệu trên Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ được sử dụng để ghi vào

các Bảng kê, Nhật ký - Chứng từ và sổ kế toán có liên quan (cột ghi Có TK 214),

đồng thời được sử dụng để tính giá thành thực tế sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.

Ngoài các chứng từ chủ yếu ở trên, trong quá trình kế toán TSCĐ, kế toán còn sử dụng

một số loại chứng từ khác như: Quyết định đầu tư TSCĐ, Quyết định thanh lý, nhượng

bán TSCĐ, Hóa đơn GTGT, Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy báo Nợ, Giấy báo Có, ...

5.1.4. Tài khoản kế toán

Để theo dõi số hiện có, tình hình biến động TSCĐ cũng như phản ánh các nghiệp vụ

khác liên quan đến TSCĐ, kế toán sử dụng các tài khoản sau:

TK 211 “TSCĐ hữu hình”: Tài khoản này được sử dụng để phản ánh số hiện có và tình

hình biến động của TSCĐ hữu hình theo chỉ tiêu nguyên giá với kết cấu như sau:

Bên Nợ:

Nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao đưa

vào sử dụng, do mua sắm, do nhận vốn góp, do được cấp, do được tặng biếu, tài trợ,

phát hiện thừa;

Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm hoặc do cải tạo nâng cấp;

Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại.

Bên Có:

Nguyên giá của TSCĐ hữu hình giảm do điều chuyển cho doanh nghiệp khác, do

nhượng bán, thanh lý hoặc đem đi góp vốn liên doanh, ...

Nguyên giá của TSCĐ giảm do tháo bớt một hoặc một số bộ phận;

Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại.

Số dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở doanh nghiệp.

TK 211 được chi tiết thành 6 tài khoản cấp 2:

o TK 2111 “Nhà cửa, vật kiến trúc”: Phản ánh giá trị các công trình xây dựng cơ

bản như nhà cửa, vật kiến trúc, hàng rào, bể, tháp nước, sân bãi, các công trình

trang trí thiết kế cho nhà cửa, các công trình cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu

cống, đường sắt, cầu tàu, cầu cảng...

o TK 2112 “Máy móc thiết bị”: Phản ánh giá trị các loại máy móc, thiết bị dùng trong

sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm những máy móc chuyên dùng, máy

móc, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ và những máy móc đơn lẻ.

o TK 2113 “Phương tiện vận tải, truyền dẫn”: Phản ánh giá trị các loại phương tiện

vận tải, gồm phương tiện vận tải đường bộ, sắt, thuỷ, sông, hàng không, đường ống

và các thiết bị truyền dẫn.

o TK 2114 “Thiết bị, dụng cụ quản lý”: Phản ánh giá trị các loại thiết bị, dụng cụ

sử dụng trong quản lý, kinh doanh, quản lý hành chính.

o TK 2115 “Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm”: Phản ánh giá trị các

loại TSCĐ là các loại cây lâu năm, súc vật làm việc, súc vật nuôi để lấy sản phẩm.

Page 11: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

161

o TK 2118 “TSCĐ khác”: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ khác chưa phản ánh ở các tài

khoản trên.

Tài khoản 212 “TSCĐ thuê tài chính: Tài khoản này được sử dụng để phản ánh số

hiện có và tình hình biến động của TSCĐ thuê tài chính theo chỉ tiêu nguyên giá với

kết cấu như sau:

Bên Nợ: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tăng.

Bên Có: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính giảm do chuyển trả lại cho bên cho

thuê khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của doanh nghiệp.

Số dư bên Nợ: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính hiện có.

TK 212 được chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2:

o TK 2121 “TSCĐ hữu hình thuê tài chính”: Dùng để phản ánh giá trị hiện có và

tình hình biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ hữu hình thuê tài chính của

doanh nghiệp.

o TK 2122 “TSCĐ vô hình thuê tài chính”: Dùng để phản ánh giá trị hiện có và

tình hình biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ vô hình thuê tài chính của

doanh nghiệp.

TK 213 “TSCĐ vô hình”: Tài khoản này được sử dụng để phản ánh số hiện có và

tình hình biến động của TSCĐ vô hình theo chỉ tiêu nguyên giá với kết cấu như sau:

Bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng.

Bên Có: Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm.

Số dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có ở doanh nghiệp.

TK 213 được chi tiết thành 7 tài khoản cấp 2:

o TK 2131 “Quyền sử dụng đất”: Chỉ phản ánh vào tài khoản này quyền sử dụng

đất được coi là TSCĐ vô hình theo quy định của pháp luật.

o TK 2132 “Quyền phát hành”: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi

phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có quyền phát hành.

o TK 2133 “Bản quyền, bằng sáng chế”: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các chi

phí thực tế chi ra để có bản quyền tác giả, bằng sáng chế.

o TK 2134 “Nhãn hiệu, tên thương mại”: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các chi

phí thực tế liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hoá.

o TK 2135 “Chương trình phần mềm”: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ

các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có chương trình phần mềm.

o TK 2136 “Giấy phép và giấy phép nhượng quyền”: Phản ánh giá trị TSCĐ vô

hình là các khoản chi ra để doanh nghiệp có được giấy phép hoặc giấy phép

nhượng quyền thực hiện công việc đó, như: Giấy phép khai thác, giấy phép sản

xuất loại sản phẩm mới,...

o TK 2138 “TSCĐ vô hình khác”: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ vô hình khác

chưa quy định phản ánh ở các tài khoản trên.

Tài khoản 214 “Hao mòn TSCĐ”: Tài khoản này được sử dụng để phản ánh số hiện có và

tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn TSCĐ của doanh nghiệp với kết cấu như sau:

Bên Nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ, bất động sản đầu tư giảm do TSCĐ, bất động sản đầu tư

thanh lý, nhượng bán, điều động cho doanh nghiệp khác, góp vốn đầu tư vào đơn vị khác.

Page 12: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

162

Bên Có: Giá trị hao mòn TSCĐ, BĐSĐT tăng do trích khấu hao TSCĐ, BĐS đầu tư.

Số dư bên Có: Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ, BĐS đầu tư hiện có ở doanh nghiệp.

TK 214 được chi tiết thành 4 tài khoản cấp 2:

o TK 2141 “Hao mòn TSCĐ hữu hình”: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ hữu

hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những khoản tăng, giảm

hao mòn khác của TSCĐ hữu hình.

o TK 2142 “Hao mòn TSCĐ thuê tài chính”: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ

thuê tài chính trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính và

những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ thuê tài chính.

o TK 2143 “Hao mòn TSCĐ vô hình”: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ vô hình

trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ vô hình và những khoản làm

tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ vô hình.

o TK 2147 “Hao mòn BĐSĐT”: Tài khoản này phản ánh giá trị hao mòn BĐSĐT

dùng để cho thuê hoạt động của doanh nghiệp.

Tài khoản 241 “Xây dựng cơ bản dở dang”: Tài khoản này dùng ở đơn vị không thành

lập ban quản lý dự án để phản ánh chi phí thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản

(bao gồm chi phí mua sắm mới TSCĐ, xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng

hay trang bị lại kỹ thuật công trình) và tình hình quyết toán dự án đầu tư xây dựng cơ

bản ở các doanh nghiệp có tiến hành công tác mua sắm TSCĐ, đầu tư xây dựng cơ bản,

sửa chữa lớn TSCĐ. TK 241 có kết cấu như sau:

Bên Nợ:

Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh;

Chi phí cải tạo, nâng cấp TSCĐ;

Chi phí mua sắm bất động sản đầu tư (trường hợp cần có giai đoạn đầu tư xây dựng);

Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản bất động sản đầu tư;

Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ, bất động sản đầu tư.

Bên Có:

Giá trị TSCĐ hình thành qua đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm đã hoàn thành đưa vào

sử dụng;

Giá trị công trình bị loại bỏ và các khoản chi phí duyệt bỏ khác kết chuyển khi quyết

toán được duyệt;

Giá trị công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, kết chuyển khi quyết toán được duyệt;

Giá trị bất động sản đầu tư hình thành qua đầu tư XDCB đã hoàn thành;

Kết chuyển chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ, bất động sản đầu tư vào

các tài khoản có liên quan.

Số dư Nợ:

Chi phí dự án đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn TSCĐ dở dang;

Giá trị công trình xây dựng và sửa chữa lớn TSCĐ đã hoàn thành nhưng chưa bàn

giao đưa vào sử dụng hoặc quyết toán chưa được duyệt;

Giá trị bất động sản đầu tư đang đầu tư xây dựng dở dang.

TK 241 được chi tiết thành 3 tài khoản cấp 2:

Page 13: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

163

o Tài khoản 2411 “Mua sắm TSCĐ”: Phản ánh chi phí mua sắm TSCĐ và tình hình

quyết toán chi phí mua sắm TSCĐ trong trường hợp phải qua lắp đặt, chạy thử

trước khi đưa vào sử dụng (kể cả mua TSCĐ mới hoặc đã qua sử dụng). Nếu mua

sắm TSCĐ về phải đầu tư, trang bị thêm mới sử dụng được thì mọi chi phí mua

sắm, trang bị thêm cũng được phản ánh vào TK này.

o TK 2412 “Xây dựng cơ bản”: Phản ánh chi phí đầu tư xây dựng cơ bản và tình

hình quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. TK này được mở chi tiết cho từng

công trình, hạng mục công trình (theo từng đối tượng tài sản hình thành qua đầu

tư) và ở mỗi đối tượng tài sản phải theo dõi chi tiết từng nội dung chi phí đầu tư

xây dựng cơ bản.

o TK 2413 “Sửa chữa lớn TSCĐ”: Phản ánh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và tình

hình quyết toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Trường hợp sửa chữa thường xuyên

TSCĐ thì không hạch toán vào tài khoản này mà tính thẳng vào chi phí sản xuất,

kinh doanh trong kỳ.

Ngoài các tài khoản trên, trong quá trình kế toán TSCĐ, kế toán còn sử dụng các tài

khoản khác như: 111, 112, 133, 152, 331, 411, 441, 627, 641, 642, 711, 811, ...

5.1.5. Kế toán tăng, giảm TSCĐ

a. Kế toán tăng TSCĐ

TSCĐ trong doanh nghiệp tăng có thể do mua, nhập khẩu, xây dựng cơ bản hoàn thành, nhận

vốn góp, được biếu, tặng, viện trợ, nhận lại vốn góp, tự sản xuất, được cấp. Mỗi trường hợp

tăng TSCĐ kế toán cần tập hợp, phân loại chứng từ kế toán liên quan để ghi sổ tương ứng.

Trường hợp nhận vốn góp của chủ sở hữu hoặc nhận vốn cấp bằng TSCĐ, ghi:

Nợ TK 211, 213: Giá thỏa thuận

Có TK 411

Trường hợp TSCĐ được mua sắm:

Trường hợp mua sắm TSCĐ, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, căn cứ các

chứng từ có liên quan đến việc mua TSCĐ, kế toán xác định nguyên giá của TSCĐ,

lập hồ sơ kế toán, lập Biên bản giao nhận TSCĐ, ghi:

Nợ TK 211, 213: Giá mua chưa có thuế GTGT

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331, 3411: Giá có thuế GTGT

Trường hợp mua sắm TSCĐ hữu hình được nhận kèm thiết bị phụ tùng thay thế, ghi:

Nợ TK 211: Giá mua không thuế GTGT - Giá trị hợp lý của thiết bị, phụ tùng thay thế

Nợ TK 153 (1534): Giá trị hợp lý của thiết bị, phụ tùng thay thế

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331, 3411: Giá có thuế GTGT

Nếu TSCĐ được mua sắm bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của doanh nghiệp

dùng vào sản xuất kinh doanh, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền phải ghi

tăng nguồn vốn kinh doanh và giảm nguồn vốn xây dựng cơ bản, khi quyết toán

được duyệt, ghi:

Page 14: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

164

Nợ TK 441

Có TK 411

Nếu TSCĐ được đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển hoặc quỹ phúc lợi, sử dụng cho

hoạt động SXKD, kế toán kết chuyển nguồn vốn đầu tư TSCĐ:

Nợ TK 414: Ghi giảm Quỹ đầu tư phát triển

Nợ TK 353 (3532: Ghi giảm Quỹ phúc lợi

Có TK 411: Ghi tăng vốn kinh doanh

Trường hợp mua TSCĐ theo phương thức trả góp:

Khi mua TSCĐ theo phương thức trả góp và đưa về sử dụng ngay cho sản xuất

kinh doanh:

Nợ TK 211, 213: Giá mua trả tiền ngay

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Nợ TK 242: Tổng tiền lãi trả góp

Có TK 331: Tổng số tiền thanh toán theo hợp đồng

Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán:

Nợ TK 331

Có TK 111, 112

Định kỳ, tính vào chi phí số lãi trả góp phải trả của từng kỳ:

Nợ TK 635

Có TK 242

Trường hợp doanh nghiệp được tài trợ, biếu, tặng TSCĐ đưa vào sử dụng ngay cho sản

xuất kinh doanh:

Nợ TK 211, 213

Có TK 711

Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến TSCĐ được tài trợ, biếu, tặng tính vào

nguyên giá:

Nợ TK 211, 213

Nợ TK 133

Có TK 111, 112, 331

Trường hợp TSCĐ hữu hình tự sản xuất:

Khi sử dụng sản phẩm do doanh nghiệp tự sản xuất để chuyển thành TSCĐ hữu hình:

Nợ TK 211

Có TK 155: Giá xuất kho

Có TK 154: Giá thành sản xuất

Trường hợp TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi:

TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ hữu hình tương tự: Khi nhận

TSCĐ hữu hình tương tự do trao đổi và đưa vào sử dụng ngay cho SXKD, ghi:

Nợ TK 211: Giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi

Nợ TK 214: GTHM của TSCĐ đưa đi trao đổi

Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ đưa đi trao đổi

Page 15: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

165

TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ hữu hình không tương tự:

o Khi giao TSCĐ hữu hình cho bên trao đổi, ghi:

Nợ TK 811: Giá trị còn lại của TSCĐ mang đi trao đổi

Nợ TK 214: Giá trị hao mòn của TSCĐ mang đi trao đổi

Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ mang đi trao đổi

o Đồng thời ghi tăng thu nhập do trao đổi TSCĐ:

Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán

Có TK 711: Giá trị hợp lý của TSCĐ mang đi trao đổi

Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp

o Khi nhận được TSCĐ hữu hình do trao đổi, ghi:

Nợ TK 211: Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 131: Tổng giá thanh toán

o Trường hợp phải thu thêm tiền do giá trị của TSCĐ mang đi trao đổi lớn hơn giá

trị của TSCĐ nhận được do trao đổi, khi nhận được tiền của bên trao đổi, ghi:

Nợ TK 111, 112

Có TK 131

o Trường hợp phải trả thêm tiền do giá trị hợp lý của TSCĐ mang đi trao đổi nhỏ hơn

giá trị hợp lý của TSCĐ nhận được do trao đổi, khi trả tiền cho bên trao đổi, ghi:

Nợ TK 131

Có TK 111, 112

Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng

đất, đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ghi:

Nợ TK 211: Giá trị nhà cửa, vật kiến trúc

Nợ TK 213: Giá trị quyền sử dụng đất

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán

Trường hợp TSCĐ tăng do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành: Trường hợp công trình

hoặc hạng mục công trình xây dựng cơ bản hoàn thành đã bàn giao đưa vào sử dụng,

nhưng chưa được duyệt quyết toán vốn đầu tư, thì doanh nghiệp căn cứ vào chi phí đầu

tư XDCB thực tế, tạm tính nguyên giá để hạch toán tăng TSCĐ (để có cơ sở tính và trích

khấu hao TSCĐ đưa vào sử dụng). Sau khi quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản được

duyệt, nếu có chênh lệch so với giá trị TSCĐ đã tạm tính thì kế toán thực hiện điều chỉnh

tăng, giảm số chênh lệch.

Trường hợp quá trình đầu tư xây dựng cơ bản được hạch toán trên cùng hệ thống sổ

kế toán của doanh nghiệp:

o Khi công tác XDCB hoàn thành nghiệm thu, bàn giao đưa TSCĐ vào sử dụng

cho sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi nhận TSCĐ:

Nợ TK 211, 213

Có TK 241 (2412)

Page 16: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

166

o Nếu tài sản hình thành qua đầu tư không thoả mãn các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ

hữu hình theo quy định của chuẩn mực kế toán TSCĐ hữu hình:

Nợ TK 152, 153

Có TK 241 (2412)

Trường hợp quá trình đầu tư xây dựng cơ bản không hạch toán trên cùng hệ thống sổ

kế toán của doanh nghiệp (doanh nghiệp chủ đầu tư có Ban quản lý dự án tổ chức kế

toán riêng để theo dõi quá trình đầu tư xây dựng cơ bản): Khi nhận bàn giao công

trình, chủ đầu tư, ghi:

Nợ TK 111, 112, 152, 153, 211, 213

Có TK 136: Ghi giảm khoản phải thu nội bộ

Có TK 331: Nhận nợ phải trả

Nếu TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, khi quyết toán

được duyệt có quyết định của cơ quan có thẩm quyền phải ghi tăng vốn đầu tư của

chủ sở hữu:

Nợ TK 441

Có TK 411

Trường hợp sau khi quyết toán, nếu có chênh lệch giữa giá quyết toán và giá tạm

tính, kế toán điều chỉnh nguyên giá TSCĐ, ghi:

o Trường hợp điều chỉnh giảm nguyên giá:

Nợ TK 138: Số phải thu hồi không được quyết toán

Có TK 211, 213, 217, 1557

o Trường hợp điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ:

Nợ TK 211, 213, 217, 1557

Có TK liên quan

TSCĐ nhận được do điều động nội bộ Tổng công ty (không phải thanh toán tiền), ghi:

Nợ TK 211, 213: Nguyên giá

Có TK 214: Giá trị hao mòn

Có TK 336, 411: Giá trị còn lại

Trường hợp dùng kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án để đầu tư, mua sắm TSCĐ, khi TSCĐ

mua sắm, đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, ghi:

Nợ TK 211, 213

Có TK 111, 112, 331, 461

Đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ:

Nợ TK 161 (1612)

Có TK 466

Trường hợp đầu tư, mua sắm TSCĐ bằng quỹ phúc lợi, khi hoàn thành đưa vào sử dụng

cho hoạt động văn hóa, phúc lợi, ghi:

Nợ TK 211, 213: Tổng giá thanh toán

Có TK 111, 112, 331, 3411

Đồng thời, ghi:

Page 17: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

167

Nợ TK 3532: Ghi giảm Quỹ phúc lợi

Có TK 3533: Ghi tăng Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ

TSCĐ phát hiện thừa:

Nếu TSCĐ phát hiện thừa do để ngoài sổ sách (chưa ghi sổ), kế toán phải căn cứ vào

hồ sơ TSCĐ để ghi tăng TSCĐ theo từng trường hợp cụ thể, ghi:

Nợ TK 211, 213

Có TK 241, 331, 338, 411

Nếu TSCĐ thừa đang sử dụng thì ngoài nghiệp vụ ghi tăng TSCĐ, phải căn cứ vào

nguyên giá và tỷ lệ khấu hao để xác định giá trị hao mòn làm căn cứ tính, trích bổ

sung khấu hao TSCĐ hoặc trích bổ sung hao mòn đối với TSCĐ dùng cho hoạt động

phúc lợi, sự nghiệp, dự án, ghi:

Nợ TK 627, 641, 642: TSCĐ dùng cho Sản xuất kinh doanh

Nợ TK 3533: TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi

Nợ TK 466: TSCĐ dùng cho sự nghiệp, dự án

Có TK 214: Tăng Giá trị hao mòn TSCĐ

Nếu TSCĐ phát hiện thừa được xác định là TSCĐ của doanh nghiệp khác thì phải báo

ngay cho doanh nghiệp chủ tài sản đó biết. Nếu không xác định được doanh nghiệp

chủ tài sản thì phải báo ngay cho cơ quan cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp (nếu

là doanh nghiệp nhà nước) biết để xử lý. Trong thời gian chờ xử lý, kế toán phải căn

cứ vào tài liệu kiểm kê, tạm thời theo dõi và giữ hộ.

Nợ TK 211, 213

Có TK 338 (3381)

b. Kế toán giảm TSCĐ

TSCĐ của doanh nghiệp giảm có thể do nhượng bán, thanh lý, mất mát, phát hiện thiếu

khi kiểm kê, đem góp vốn liên doanh, điều chuyển cho doanh nghiệp khác, tháo dỡ một

hoặc một số bộ phận... Trong mọi trường hợp giảm TSCĐ, kế toán phải làm đầy đủ thủ

tục, xác định đúng những khoản thiệt hại và thu nhập. Căn cứ các chứng từ liên quan, kế

toán ghi sổ theo từng trường hợp giảm tương ứng.

Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh, dùng cho hoạt động sự

nghiệp, dự án: TSCĐ nhượng bán thường là những TSCĐ không cần dùng hoặc xét thấy

sử dụng không có hiệu quả. Khi nhượng bán TSCĐ phải làm đầy đủ các thủ tục cần thiết

theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ và các chứng từ liên

quan đến nhượng bán TSCĐ:

Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131: Giá có thuế GTGT

Có TK 711: Giá bán chưa có thuế GTGT

Có TK 3331: Thuế giá trị gia tăng phải nộp

Nếu không tách ngay được thuế GTGT thì thu nhập khác bao gồm cả thuế GTGT.

Khi xác định được thuế GTGT phải nộp, kế toán ghi giảm thu nhập khác.

Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán:

Nợ TK 214: Giá trị hao mòn

Page 18: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

168

Nợ TK 811: Giá trị còn lại

Có TK 211, 213: Nguyên giá

Các chi phí phát sinh liên quan đến nhượng bán TSCĐ như: Giao dịch, đàm phán,

sửa chữa trước khi bán:

Nợ TK 811: Giá không thuế GTGT

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào

Có TK 111, 112, 152, 331: Giá có thuế GTGT

Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án:

Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán:

Nợ TK 466: Giá trị còn lại

Nợ TK 214: Giá trị đã hao mòn

Có TK 211, 213: Nguyên giá

Số tiền thu, chi liên quan đến nhượng bán TSCĐ ghi vào các tài khoản liên quan theo

quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi:

Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ nhượng bán, ghi:

Nợ TK 353 (3533): Giá trị còn lại

Nợ TK 214: Giá trị hao mòn

Có TK 211, 213: Nguyên giá

Đồng thời phản ánh số thu về nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131: Giá có thuê GTGT

Có TK 353 (3532): Giá không thuế GTGT

Có TK 333: Thuế GTGT phải nộp

Phản ánh số chi về nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ TK 353 (3532)

Có TK 111, 112, 331

Trường hợp thanh lý TSCĐ: TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục

sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản

xuất kinh doanh. Khi có TSCĐ thanh lý, doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành

lập Hội đồng thanh lý TSCĐ. Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện

việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và

lập “Biên bản thanh lý TSCĐ". Biên bản được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng

kế toán để theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ. Căn cứ vào

Biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu, chi thanh lý TSCĐ,...

kế toán ghi sổ như trường hợp nhượng bán TSCĐ.

Khi góp vốn vào công ty con, liên doanh, liên kết bằng TSCĐ, ghi:

Nợ TK 221, 222: Giá thỏa thuận

Nợ TK 214: Giá trị hao mòn

Nợ TK 811: Giá trị còn lại > Giá thỏa thuận

Có TK 211, 213: Nguyên giá

Có TK 711: Giá thỏa thuận > Giá trị còn lại

Page 19: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

169

TSCĐ phát hiện thiếu khi kiểm kê phải được truy cứu nguyên nhân, xác định người chịu

trách nhiệm và xử lý theo chế độ tài chính hiện hành.

Trường hợp có quyết định xử lý ngay: Căn cứ "Biên bản xử lý TSCĐ thiếu" đã được

duyệt và hồ sơ TSCĐ, kế toán xác định chính xác nguyên giá, giá trị hao mòn của

TSCĐ để làm căn cứ ghi giảm TSCĐ và xử lý vật chất phần giá trị còn lại của

TSCĐ. Tuỳ thuộc vào quyết định xử lý, ghi:

o Đối với TSCĐ thiếu dùng vào sản xuất kinh doanh, ghi:

Nợ TK 214: Giá trị hao mòn

Nợ TK 111, 112, 334, 138 (1388): Khoản bồi thường trách nhiệm vật chất

Nợ TK 411: Ghi giảm vốn

Nợ TK 811: Ghi tăng chi phí khác

Có TK 211, 213: Nguyên giá

o Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án:

Phản ánh giảm TSCĐ, ghi:

Nợ TK 214: Giá trị hao mòn

Nợ TK 466: Giá trị còn lại

Có TK 211, 213: Nguyên giá

Đối với phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu phải thu hồi theo quyết định xử lý, ghi:

Nợ TK 111, 112: Số tiền đã thu

Nợ TK 334: Trừ vào lương của người lao động

Có các TK liên quan (tuỳ theo quyết định xử lý)

o Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi:

Phản ánh giảm TSCĐ, ghi:

Nợ TK 214: Giá trị hao mòn

Nợ TK 3533: Giá trị còn lại

Có TK 211, 213: Nguyên giá

Đối với phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu phải thu hồi theo quyết định xử lý, ghi:

Nợ TK 111, 112: Số tiền đã thu

Nợ TK 334: Trừ vào lương của người lao động

Có TK 3532: Ghi tăng Quỹ phúc lợi

Trường hợp TSCĐ thiếu chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý:

o Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh:

Phản ánh giảm TSCĐ đối với phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:

Nợ TK 214: Giá trị hao mòn

Nợ TK 138 (1381): Giá trị còn lại

Có TK 211, 213: Nguyên giá

Khi có quyết định xử lý giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:

Nợ TK 111, 112: Số tiền đã thu

Nợ TK 138 (1388): Phải thu về khoản bồi thường

Nợ TK 334: Trừ vào lương của người lao động

Page 20: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

170

Nợ TK 411: Ghi giảm vốn

Nợ TK 811: Ghi tăng chi phí khác

Có TK 138 (1381)

o Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án:

Phản ánh giảm TSCĐ, ghi:

Nợ TK 214: Giá trị hao mòn

Nợ TK 466: Giá trị còn lại

Có TK 211, 213: Nguyên giá

Đồng thời phản ánh phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:

Nợ TK 1381

Có TK 338

Khi có quyết định xử lý thu bồi thường phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:

Nợ TK 111, 334

Có TK 1381

Đồng thời phản ánh số thu bồi thường phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu vào

các tài khoản liên quan theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền:

Nợ TK 338

Có TK liên quan (TK 333, 461)

o Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi:

Phản ánh giảm TSCĐ, ghi:

Nợ TK 214: Giá trị hao mòn

Nợ TK 3533: Giá trị còn lại

Có TK 211, 213: Nguyên giá

Đồng thời phản ánh phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:

Nợ TK 1381

Có TK 3532

Khi có quyết định xử lý thu bồi thường phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:

Nợ TK 111, 334

Có TK 1381

Đối với TSCĐ hữu hình dùng cho sản xuất kinh doanh, nếu không đủ tiêu chuẩn ghi

nhận theo quy định phải chuyển thành CCDC ghi:

Nợ TK 623, 627, 641, 642: Nếu giá trị còn lại nhỏ

Nợ TK 242: Nếu giá trị còn lại lớn phải phân bổ

Nợ TK 214: Giá trị hao mòn

Có TK 211: Nguyên giá

5.1.6. Kế toán khấu hao TSCĐ

Hao mòn TSCĐ là hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ.

Hao mòn TSCĐ bao gồm hao mòn hữu hình (do tác động của các quá trình cơ, lý, do

Page 21: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

171

ảnh hưởng của thời tiết, điều kiện tự nhiên) và hao mòn vô hình (do tiến bộ của khoa học

công nghệ).

Khấu hao TSCĐ là biện pháp chủ quan nhằm xác định giá trị hao mòn của TSCĐ. Khấu

hao TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá TSCĐ vào chi phí sản xuất

kinh doanh trong thời gian trích khấu hao TSCĐ.

a. Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ

Các doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm TSCĐ, đặc điểm hoạt động SXKD, năng lực tài

chính, chiến lược phát triển để lựa chọn phương pháp tính khấu hao TSCĐ phù hợp.

Phương pháp tính khấu hao doanh nghiệp đã lựa chọn và đăng ký phải áp dụng nhất

quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Doanh nghiệp có thể thay đổi phương pháp

khấu hao TSCĐ khi có sự thay đổi trong cách thức sử dụng để thu được lợi ích kinh tế.

Hiện nay, các doanh nghiệp có thể lựa chọn tính khấu hao TSCĐ theo 3 phương pháp sau:

Phương pháp khấu hao đường thẳng (khấu hao tuyến tính, khấu hao bình quân đều

theo thời gian);

Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm sản xuất (khấu hao theo sản lượng);

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh (khấu hao nhanh).

Phương pháp khấu hao đường thẳng: Phương pháp này tính khấu hao TSCĐ trên cơ sở

giả định rằng TSCĐ giàm dần đều giá trị theo thời gian. TSCĐ áp dụng phương pháp

này là những TSCĐ không sử dụng trực tiếp cho việc tạo ra sản phẩm, cung cấp dịch vụ

như: nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị dùng cho quản lý, … Phương pháp này

tính toán đơn giản nhưng kết quả tính khấu hao không sát với mức độ hao mòn thực tế

của TSCĐ. Theo phương pháp này, khấu hao TSCĐ được tính theo các công thức sau:

Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ/Số năm sử dụng dự kiến

Hoặc:

Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ × Tỷ lệ khấu hao năm

Trong đó:

Tỷ lệ khấu hao năm = 1/Số năm sử dụng dự kiến × 100

Mức khấu hao tháng = Mức khấu hao năm/12

Mức khấu hao ngày = Mức khấu hao tháng/Số ngày trong tháng

Do khấu hao đều theo thời gian nên mức khấu hao TSCĐ giữa các tháng sẽ là như nhau.

Mức khấu hao TSCĐ bị ảnh hưởng khi doanh nghiệp có các nghiệp vụ tăng, giảm

TSCĐ. Do đó, mức khấu hao TSCĐ trong 1 tháng được xác định theo công thức:

Mức khấu hao tháng n = Mức khấu hao tháng (n-1) + Mức khấu hao tăng tháng n - Mức

khấu hao giảm tháng n

Trong quá trình tính khấu hao TSCĐ, kế toán cần quán triệt các nguyên tắc sau:

Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:

o TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất

kinh doanh;

o TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất;

o TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh

nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính);

Page 22: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

172

o TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của

doanh nghiệp.

o TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh

nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp

như: Nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa

nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón

người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh

nghiệp đầu tư xây dựng);

o TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn

giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học;

o TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận

chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.

Việc xác định thời gian sử dụng dự kiến doanh nghiệp phải căn cứ vào quy định hiện

hành của Nhà nước (Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính).

Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê.

Doanh nghiệp thuê TSCĐ theo hình thức thuê tài chính (gọi tắt là TSCĐ thuê tài

chính) phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp

theo quy định hiện hành. Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh

nghiệp thuê TSCĐ thuê tài chính cam kết không mua lại tài sản thuê trong hợp đồng

thuê tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính

theo thời hạn thuê trong hợp đồng.

Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số

ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm.

Đối với các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng, doanh nghiệp

đã hạch toán tăng TSCĐ theo giá tạm tính do chưa thực hiện quyết toán. Khi quyết

toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành có sự chênh lệch giữa giá trị tạm tính và

giá trị quyết toán, doanh nghiệp phải điều chỉnh lại nguyên giá TSCĐ theo giá trị

quyết toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Doanh nghiệp không phải điều

chỉnh lại mức chi phí khấu hao đã trích kể từ thời điểm TSCĐ hoàn thành, bàn giao

đưa vào sử dụng đến thời điểm quyết toán được phê duyệt. Chi phí khấu hao sau thời

điểm quyết toán được xác định trên cơ sở lấy giá trị quyết toán TSCĐ được phê

duyệt trừ (-) số đã trích khấu hao đến thời điểm phê duyệt quyết toán TSCĐ chia (:)

thời gian trích khấu hao còn lại của TSCĐ theo quy định.

Phương pháp khấu hao theo sản lượng: Phương pháp này tính khấu hao trên cơ sở sản

lượng thực tế đạt được và mức khấu hao đơn vị sản lượng. Phương pháp này có ưu điểm

là mức khấu hao sát với kết quả sử dụng TSCĐ, vấn đề là xác định được sản lượng theo

công suất thiết kế. TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh được trích khấu

hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều

kiện sau:

Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;

Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế

của TSCĐ;

Page 23: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

173

Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn

100% công suất thiết kế.

Các công thức tính khấu hao của phương pháp khấu hao theo sản lượng như sau:

Mức khấu hao kỳ n = Sản lượng thực tế kỳ n × Mức khấu hao đơn vị sản lượng

Mức khấu hao đơn vị sản lượng = Nguyên giá TSCĐ/Sản lượng theo công suất thiết kế

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: Bản chất của phương pháp

này là khấu hao nhanh, nó thích hợp với những loại TSCĐ chịu ảnh hưởng lớn của hao

mòn vô hình nhưng đòi hỏi doanh nghiệp phải có điều kiện tài chính tốt vì chi phí khấu

hao những năm đầu sử dụng lớn.

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các

doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.

TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư

giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

Là TSCĐ đầu tư mới (chưa qua sử dụng);

Là các loại máy móc, thiết bị; Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.

Các công thức tính khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh như sau:

Mức khấu hao năm N = GTCL của TSCĐ năm N × Tỷ lệ khấu hao đường thẳng ×

Hệ số điều chỉnh

Trong đó:

Tỷ lệ khấu hao đường thẳng = 100/Số năm sử dụng dự kiến

Hệ số điều chỉnh = 1,5 lần nếu thời gian sử dụng đến 4 năm; 2 lần nếu thời gian sử

dụng trên 4 đến 6 năm và 2,5 lần nếu thời gian sử dụng trên 6 năm

Ở một năm nào đó trong quá trình sử dụng TSCĐ, nếu mức khấu hao tính theo số dư

giảm dần lớn hơn thương số giữa giá trị còn lại của TSCĐ với thời gian sử dụng còn

lại thì năm đó vẫn tính khấu hao theo số dư giảm dần, ngược lại nếu mức khấu hao

tính theo số dư giảm dần nhỏ hơn hoặc bằng thương số giữa giá trị còn lại của TSCĐ

với thời gian sử dụng còn lại thì kể từ năm đó đến hết thời gian sử dụng, mức khấu

hao năm nào cũng được tính theo kết quả của thương số đó.

b. Phương pháp kế toán

Định kỳ tính, trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh:

Nợ TK 623, 627, 641, 642

Có TK 214

Đối với TSCĐ đã sử dụng, nhận được do điều chuyển trong nội bộ doanh nghiệp

giữa các đơn vị không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, ghi:

Nợ TK 211: Nguyên giá

Có TK 336, 411: Giá trị còn lại

Có TK 214 (2141): Giá trị hao mòn

Định kỳ tính, trích khấu hao BĐSĐT đang cho thuê hoạt động:

Nợ TK 632

Có TK 214 (2147)

Page 24: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

174

Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, khi tính hao mòn vào thời điểm

cuối năm tài chính, ghi:

Nợ TK 466: Ghi giảm Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

Có TK 214: Ghi tăng Giá trị hao mòn TSCĐ

Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động văn hoá, phúc lợi, khi tính hao mòn vào thời

điểm cuối năm tài chính, ghi:

Nợ TK 353 (3533): Ghi giảm Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ

Có TK 214: Ghi tăng Giá trị hao mòn TSCĐ

Trường hợp vào cuối năm tài chính doanh nghiệp xem xét lại thời gian trích khấu

hao và phương pháp khấu hao TSCĐ, nếu có sự thay đổi mức khấu hao cần phải điều

chỉnh số khấu hao ghi trên sổ kế toán:

o Nếu do thay đổi phương pháp khấu hao và thời gian trích khấu hao TSCĐ, mà

mức khấu hao TSCĐ tăng lên so với số đã trích trong năm, số chênh lệch khấu

hao tăng, ghi:

Nợ TK 623, 627, 641, 642

Có TK 214

o Nếu do thay đổi phương pháp khấu hao và thời gian trích khấu hao TSCĐ, mà

mức khấu hao TSCĐ giảm so với số đã trích trong năm, số chênh lệch khấu hao

giảm, ghi:

Nợ TK 214

Có TK 623, 627, 641, 642

Kế toán giá trị TSCĐ hữu hình được đánh giá lại khi xác định giá trị doanh nghiệp:

Căn cứ vào hồ sơ xác định lại giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp điều chỉnh lại giá

trị TSCĐ hữu hình theo nguyên tắc sau: Chênh lệch tăng giá trị còn lại của TSCĐ

được ghi nhận vào bên Có TK 412 “Chênh lệch đánh giá lại tài sản”; Chênh lệch

giảm giá trị còn lại của TSCĐ được ghi nhận vào bên Nợ của TK 412. Cụ thể cho

từng trường hợp ghi sổ như sau:

o Trường hợp TSCĐ đánh giá lại có giá trị cao hơn giá trị ghi sổ kế toán và nguyên

giá TSCĐ, hao mòn luỹ kế đánh giá tăng so với giá trị ghi sổ, kế toán ghi:

Nợ TK 211: Phần đánh giá nguyên giá tăng

Có TK 412: Phần đánh giá giá trị còn lại tăng

Có TK 214: Phần đánh giá giá trị hao mòn tăng

o Trường hợp TSCĐ đánh giá lại có giá trị thấp hơn giá trị ghi sổ kế toán và nguyên

giá TSCĐ, hao mòn luỹ kế đánh giá lại giảm so với giá trị ghi sổ, kế toán ghi:

Nợ TK 214: Phần đánh giá giá trị hao mòn giảm

Nợ TK 412: Phần đánh giá giá trị còn lại giảm

Có TK 211: Phần đánh giá nguyên giá giảm

Doanh nghiệp trích khấu hao TSCĐ theo nguyên giá mới sau khi đã điều chỉnh giá trị do

đánh giá lại. Thời điểm trích khấu hao của TSCĐ được đánh giá lại khi xác định giá trị

doanh nghiệp của công ty cổ phần là thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp giấy

chứng nhận đăng ký kinh doanh thành công ty cổ phần.

Page 25: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

175

Trường hợp cổ phần hóa đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty nhà nước độc lập,

tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng

công ty: Khi bàn giao TSCĐ cho công ty cổ phần, căn cứ vào biên bản bàn giao tài

sản, các phụ lục chi tiết về tài sản bàn giao cho công ty cổ phần và các chứng từ, sổ

kế toán có liên quan, kế toán phản ánh giảm giá trị tài sản bàn giao cho công ty cổ

phần, ghi:

Nợ TK 411: Giá trị còn lại

Nợ TK 214: Giá trị hao mòn

Có TK 211, 213: Nguyên giá

5.1.7. Kế toán sửa chữa TSCĐ

Trong quá trình sử dụng TSCĐ, TSCĐ có thể bị hư hỏng, gặp sự cố ảnh hưởng đến khả

năng hoạt động của TSCĐ. Để đảm bảo năng lực hoạt động của TSCĐ cũng như hoạt

động sản xuất kinh doanh SXKD của doanh nghiệp không bị gián đoạn đòi hỏi doanh

nghiệp phải khắc phục sự cố hư hỏng TSCĐ. Tùy vào thời gian sửa chữa, chi phí sửa

chữa và khả năng sử dụng của TSCĐ được sửa chữa cũng như quy mô của doanh nghiệp

để kế toán xử lý hợp lý về mặt tài chính và kế toán các nghiệp vụ phát sinh trong quá

trình sửa chữa TSCĐ.

a. Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ

Sửa chữa thường xuyên (sửa chữa nhỏ) TSCĐ là công việc thay thế những chi tiết, bộ

phận nhỏ của TSCĐ nhằm đảm bảo cho TSCĐ hoạt động theo đúng tiêu chuẩn thiết kế

ban đầu. Do đặc điểm là thời gian sửa chữa ngắn và quy mô chi phí sửa chữa không lớn

nên toàn bộ chi phí sửa chữa phát sinh được ghi nhận trực tiếp vào chi phí của bộ phận

có TSCĐ được sửa chữa.

Căn cứ vào các chứng từ kế toán ghi nhận chi phí sửa chữa phát sinh, kế toán ghi:

Nợ TK 627, 641, 642: Giá không thuế GTGT

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào

Có TK 111, 112, 141, 152, 331, 334, 3411: Giá có thuế GTGT

b. Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ

Sửa chữa lớn TSCĐ là công việc thay thế những chi tiết, bộ phận quan trọng của TSCĐ

nhằm đảm bảo khả năng hoạt động của TSCĐ. Do đặc điểm là thời gian sửa chữa dài và

chi phí sửa chữa lớn nên trong quan hệ với công tác kế toán, sửa chữa lớn TSCĐ bao

gồm sửa chữa lớn theo kế hoạch và sửa chữa lớn ngoài kế hoạch. Sửa chữa lớn TSCĐ

theo kế hoạch là loại hình sửa chữa trên cơ sở kế hoạch công việc và dự toán sửa chữa

của doanh nghiệp (doanh nghiệp tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trên cơ

sở dự toán sửa chữa). Sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch là công việc sửa chữa lớn đột

xuất, ngoài kế hoạch của doanh nghiệp (doanh nghiệp thực hiện phân bổ dần chi phí sửa

chữa lớn TSCĐ).

Kế toán sửa chữa TSCĐ theo kế hoạch:

Khi thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trên cơ sở dự toán được phê duyệt:

Nợ TK 627, 641, 642

Có TK 352 (3524)

Page 26: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

176

Khi công việc sửa chữa được tiến hành, các chi phí sửa chữa thực tế phát sinh, căn cứ

vào chứng từ kế toán:

Nợ TK 241 (2413): Giá không thuế GTGT

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào

Có TK 111, 112, 141, 152, 331, 334, 3411: Giá có thuế GTGT

Khi hoàn thành công việc sửa chữa, căn cứ vào chi phí sửa chữa thực tế:

Nợ TK 352 (3524)

Có TK 241 (2413)

Nếu chi phí sửa chữa thực tế lớn hơn chi phí sửa chữa trích trước, kế toán ghi bổ

sung vào chi phí số dự toán thiếu:

Nợ TK 627, 641, 642

Có TK 352 (3524)

Nếu chi phí sửa chữa thực tế nhỏ hơn chi phí sửa chữa trích trước, kế toán ghi giảm

chi phí số dự toán thừa:

Nợ TK 352 (3524)

Có TK 627, 641, 642

Kế toán sửa chữa TSCĐ ngoài kế hoạch:

Phản ánh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh trên cơ sở chứng từ kế toán:

Nợ TK 241 (2413): Giá không thuế GTGT

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào

Có TK 111, 112, 141, 152, 331, 334, 3411: Giá có thuế GTGT

Khi công việc sửa chữa lớn ngoài kế hoạch hoàn thành, xác định tổng chi phí sửa

chữa và ghi:

Nợ TK 242

Có TK 241 (2413)

Căn cứ vào số kỳ phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch, kế toán tính ra

số phân bổ trong 1 kỳ và ghi:

Nợ TK 627, 641, 642

Có TK 242

c. Kế toán nâng cấp TSCĐ

Nâng cấp TSCĐ là công việc đầu tư bổ sung cho TSCĐ nhằm đạt được một trong các

mục đích sau: (1) Kéo dài thời gian sử dụng so với thời gian sử dụng còn lại theo dự

kiến bao đầu; (2) Hiện đại hóa tính năng, tác dụng của TSCĐ; (3) Nâng cao chất lượng

sản phẩm, dịch vụ do sử dụng TSCĐ được nâng cấp tạo ra; (4) Giảm chi phí hoạt động

cho TSCĐ. Về phương diện kế toán, chi phí sửa chữa nâng cấp TSCĐ được ghi tăng

nguyên giá TSCĐ.

Phản ánh chi phí nâng cấp TSCĐ trên cơ sở chứng từ kế toán:

Nợ TK 241 (2413): Giá không thuế GTGT

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào

Page 27: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

177

Có TK 111, 112, 141, 152, 331, 334, 3411: Giá có thuế GTGT

Khi công việc nâng cấp hoàn thành, xác định chi phí nâng cấp thực tế và ghi tăng

nguyên giá TSCĐ:

Nợ TK 211

Có TK 241 (2413)

Căn cứ vào nguồn vốn dùng để nâng cấp TSCĐ, kế toán kết chuyển nguồn:

Nợ TK 414: Nếu nâng cấp TSCĐ bằng Quỹ đầu tư phát triển

Nợ TK 441: Nếu nâng cấp TSCĐ bằng Nguồn vốn đầu tư XDCB

Nợ TK 353 (3532): Nếu nâng cấp TSCĐ bằng Quỹ phúc lợi

Có TK 411: Ghi tăng vốn kinh doanh

TSCĐ sau nâng cấp, bàn giao đưa vào sử dụng kế toán phải tính lại mức khấu hao

trên cơ sở giá trị TSCĐ và thời gian sử dụng sau nâng cấp. Giá trị TSCĐ sau nâng

cấp được xác định theo công thức sau:

Giá trị TSCĐ sau nâng cấp = Giá trị còn lại của TSCĐ được nâng cấp + Chi phí nâng

cấp thực tế

5.1.8. Kế toán TSCĐ thuê ngoài

a. Kế toán TSCĐ thuê hoạt động

Kế toán tại bên đi thuê:

Khi nhận và trả TSCĐ cho bên cho thuê, kế toán không ghi nhận về mặt kế toán mà

chỉ theo dõi thông tin về TSCĐ thuê hoạt động trong Thuyết minh Báo cáo tài chính.

Khi nhận được hóa đơn GTGT từ bên cho thuê:

Nợ TK 623, 627, 641, 642: Tiền thuê trả định kỳ

Nợ TK 242: Tiền thuê trả trước

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 141, 331: Giá có thuế GTGT

Khi phân bổ tiền thuê hoạt động TSCĐ:

Nợ TK 623, 627, 641, 642

Có TK 242

Kế toán tại bên cho thuê:

Khi bàn giao TSCĐ cho bên đi thuê và khi nhận lại TSCĐ từ bên đi thuê, kế toán

không ghi giảm và ghi tăng TSCĐ, TSCĐ vẫn được trình bày trên Báo cáo tài chính

của bên cho thuê.

Định kỳ, trích khấu hao TSCĐ cho thuê hoạt động:

Nợ TK 627

Có TK 214

Khi phát hành hóa đơn GTGT cho bên đi thuê:

Nợ TK 111, 112, 131: Giá có thuế GTGT

Có TK 511: Tiền cho thuê thu định kỳ

Có TK 3387: Tiền cho thuê nhận trước

Page 28: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

178

Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra

Khi phân bổ tiền cho thuê hoạt động TSCĐ:

Nợ TK 3387

Có TK 511

b. Kế toán TSCĐ thuê tài chính

Nguyên tắc kế toán:

Trong quá trình kế toán TSCĐ thuê tài chính, kế toán cần quán triệt các nguyên tắc sau:

TSCĐ thuê tài chính là những TSCĐ chưa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp

nhưng doanh nghiệp có nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý quản lý và sử dụng như tài

sản của doanh nghiệp.

Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính được ghi nhận bằng giá trị hợp lý của tài sản

thuê hoặc là giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu (trường hợp giá

trị hợp lý cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu) cộng với

các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính. Nếu

thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối

thiểu không bao gồm số thuế GTGT phải trả cho bên cho thuê. Khi tính giá trị hiện

tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản, doanh nghiệp có thể

sử dụng tỷ lệ lãi suất ngầm định, tỷ lệ lãi suất được ghi trong hợp đồng thuê hoặc tỷ

lệ lãi suất biên đi vay của bên thuê.

Số thuế GTGT đầu vào của tài sản thuê tài chính không được khấu trừ bên đi thuê

phải trả cho bên cho thuê được hạch toán như sau:

o Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được thanh toán một lần ngay tại thời

điểm ghi nhận tài sản thuê thì nguyên giá tài sản thuê bao gồm cả thuế GTGT;

o Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được thanh toán từng kỳ thì được

ghi vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phù hợp với khoản mục chi phí khấu

hao của tài sản thuê tài chính.

Bên thuê có trách nhiệm tính, trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh

theo định kỳ trên cơ sở áp dụng chính sách khấu hao nhất quán với chính sách khấu

hao của tài sản cùng loại thuộc sở hữu của mình. Nếu không chắc chắn là bên thuê sẽ

có quyền sở hữu tài sản thuê khi hết hạn hợp đồng thuê thì tài sản thuê sẽ được khấu

hao theo thời hạn thuê nếu thời hạn thuê ngắn hơn thời gian sử dụng hữu ích của tài

sản thuê.

Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 212 “TSCĐ thuê tài chính”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện

có và tình hình biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ thuê tài chính của doanh

nghiệp, dùng cho doanh nghiệp là bên đi thuê hạch toán nguyên giá của TSCĐ thuê

tài chính với kết cấu như sau:

Bên Nợ: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tăng.

Bên Có: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính giảm do chuyển trả lại cho bên cho

thuê khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của doanh nghiệp.

Số dư bên Nợ: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính hiện có.

Page 29: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

179

Tài khoản 212 - TSCĐ thuê tài chính có 2 tài khoản cấp 2:

o TK 2121 - TSCĐ hữu hình thuê tài chính: Dùng để phản ánh giá trị hiện có và

tình hình biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ hữu hình thuê tài chính của

doanh nghiệp.

o TK 2122 - TSCĐ vô hình thuê tài chính: Dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình

biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ vô hình thuê tài chính của doanh nghiệp.

Phương pháp kế toán:

Khi phát sinh chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến tài sản thuê tài chính trước khi

nhận tài sản thuê như: Chi phí đàm phán, ký kết hợp đồng..., ghi:

Nợ TK 242

Có TK 111, 112, 141

Khi chi tiền ứng trước khoản tiền thuê tài chính hoặc ký quỹ đảm bảo việc thuê tài

sản, ghi:

Nợ TK 341 (3412): Số tiền thuê trả trước

Nợ TK 244: Số ký quỹ

Có TK 111, 112

Khi nhận TSCĐ thuê tài chính, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản và các

chứng từ có liên quan phản ánh giá trị TSCĐ thuê tài chính theo giá chưa có thuế

GTGT đầu vào, ghi:

Nợ TK 212: Giá chưa có thuế GTGT

Có TK 341 (3412): Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá

trị hợp lý của tài sản thuê không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại

Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính được ghi nhận vào

nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, ghi:

Nợ TK 212

Có TK 242: Chi phí phát sinh trước khi nhận tài sản

Có TK 111, 112: Chi phí phát sinh khi nhận tài sản thuê tài chính

Định kỳ, nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính, trả nợ gốc, trả tiền lãi

thuê cho bên cho thuê, ghi:

Nợ TK 635: Tiền lãi thuê trả kỳ này

Nợ TK 341 (3412): Nợ gốc trả kỳ này

Có TK 111, 112: Số tiền thanh toán

Khi nhận được hóa đơn của bên cho thuê yêu cầu thanh toán khoản thuế GTGT đầu vào:

o Nếu thuế GTGT được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133 (1332)

Có TK 112: Nếu trả tiền ngay

Có TK 338: Thuế GTGT đầu vào phải trả bên cho thuê

o Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 212: Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và việc thanh toán thuế

GTGT được thực hiện một lần ngay tại thời điểm ghi nhận TSCĐ thuê tài chính

Page 30: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

180

Nợ TK 623, 627, 641, 642: Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và

thanh toán theo định kỳ nhận hóa đơn

Có TK 112: Nếu trả tiền ngay

Có TK 338: Thuế GTGT đầu vào phải trả bên cho thuê

Khi trả phí cam kết sử dụng vốn phải trả cho bên cho thuê tài sản, ghi:

Nợ TK 635

Có TK 111, 112

Định kỳ, trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính:

Nợ TK 623, 627, 641, 642

Có TK 214 (2142)

Khi trả lại TSCĐ thuê tài chính theo quy định của hợp đồng thuê cho bên cho thuê,

kế toán ghi giảm giá trị TSCĐ thuê tài chính, ghi:

Nợ TK 214 (2142)

Có TK 212

Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê chỉ thuê hết một phần

giá trị tài sản, sau đó mua lại thì khi nhận chuyển giao quyền sở hữu tài sản, kế toán

ghi giảm TSCĐ thuê tài chính và ghi tăng TSCĐ hữu hình thuộc sở hữu của doanh

nghiệp. Khi chuyển từ tài sản thuê tài chính sang tài sản thuộc sở hữu của doanh

nghiệp, ghi:

Nợ TK 211

Có TK 212

Có TK 111, 112: Số tiền phải trả thêm

Đồng thời chuyển giá trị hao mòn, ghi:

Nợ TK 2142: Ghi giảm hao mòn TSCĐ thuê tài chính

Có TK 2141: Ghi tăng hao mòn TSCĐ hữu hình

5.2. Kế toán bất động sản đầu tư

5.2.1. Khái niệm, phân loại và tính giá bất động sản đầu tư

Bất động sản đầu tư (BĐSĐT) bao gồm: Quyền sử dụng đất, nhà, hoặc một phần của nhà

hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo

hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng

giá trong tương lai mà không phải để: (1). Sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa,

dịch vụ hoặc sử dụng cho các mục đích quản lý; Hoặc (2) Bán trong kỳ sản xuất, kinh

doanh thông thường.

Bất động sản bao gồm 4 loại:

BĐSĐT: Bất động sản doanh nghiệp đầu tư sở hữu hoặc thuê tài chính để kinh doanh

cho thuê hoặc chờ tăng giá trong tương lai.

BĐS chủ sở hữu: Bất động sản doanh nghiệp sử dụng phục vụ hoạt động sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp (nhà kho, trụ sở, cửa hàng, ...).

Page 31: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

181

Thành phẩm bất động sản: Bất động sản doanh nghiệp xây dựng để bán trong kỳ sản

xuất, kinh doanh thông thường.

Hàng hóa bất động sản: Bất động sản doanh nghiệp mua để bán trong kỳ sản xuất,

kinh doanh thông thường.

BĐSĐT được quản lý và kế toán theo 3 chỉ tiêu tương tự như TSCĐ là nguyên giá,

giá trị hao mòn và giá trị còn lại, trong đó khấu hao BĐSĐT được tính theo phương

pháp đường thẳng trên cơ sở nguyên giá và thời gian sử dụng dự kiến. Nguyên giá

của BĐSĐT là toàn bộ các chi phí (tiền hoặc tương đương tiền) mà doanh nghiệp bỏ

ra hoặc giá trị hợp lý của các khoản khác đưa ra trao đổi để có được BĐSĐT tính đến

thời điểm mua hoặc xây dựng hoàn thành BĐSĐT đó. Tuỳ thuộc vào từng trường

hợp, nguyên giá của BĐSĐT được xác định như sau:

o Nguyên giá của BĐSĐT được mua bao gồm giá mua và các chi phí liên quan trực

tiếp đến việc mua, như: Phí dịch vụ tư vấn, lệ phí trước bạ và chi phí giao dịch

liên quan khác, ...

o Trường hợp mua BĐSĐT thanh toán theo phương thức trả chậm, nguyên giá của

BĐS đầu tư được phản ánh theo giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua.

o Nguyên giá của BĐSĐT tự xây dựng là giá thành thực tế và các chi phí liên quan

trực tiếp của BĐSĐT tính đến ngày hoàn thành công việc xây dựng.

o Trường hợp bất động sản thuê tài chính với mục đích để cho thuê hoạt động thoả

mãn tiêu chuẩn ghi nhận là BĐSĐT thì nguyên giá của BĐSĐT đó tại thời điểm khởi

đầu thuê được thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Thuê tài sản”.

Các chi phí sau không được tính vào nguyên giá của BĐSĐT:

o Chi phí phát sinh ban đầu (trừ trường hợp các chi phí này là cần thiết để đưa

BĐSĐT vào trạng thái sẵn sàng sử dụng);

o Các chi phí khi mới đưa BĐSĐT vào hoạt động lần đầu trước khi BĐSĐT đạt tới

trạng thái hoạt động bình thường theo dự kiến;

o Các chi phí không bình thường về nguyên liệu, vật liệu, lao động hoặc các nguồn

lực khác trong quá trình xây dựng BĐSĐT.

5.2.2. Tài khoản kế toán

Trong quá trình kế toán BĐSĐT, kế toán sử dụng Tài khoản 217 “BĐSĐT”. Tài khoản

này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm BĐSĐT của doanh

nghiệp theo nguyên giá, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng tương tự như TSCĐ

với kết cấu như sau:

Bên Nợ: Nguyên giá BĐSĐT tăng trong kỳ.

Bên Có: Nguyên giá BĐSĐT giảm trong kỳ.

Số dư bên Nợ: Nguyên giá BĐSĐT hiện có.

Ngoài TK 217, kế toán còn sử dụng các TK khác như: 5117, 632, 2147, 1557, 1567, ...

Khi hạch toán BĐSĐT, kế toán cần quán triệt các nguyên tắc sau:

BĐSĐT được ghi nhận trên tài khoản 217 theo nguyên giá.

Các chi phí liên quan đến BĐSĐT phát sinh sau ghi nhận ban đầu phải được ghi

nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi chi phí này có khả năng chắc

Page 32: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

182

chắn làm cho BĐSĐT tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai nhiều hơn mức hoạt động

được đánh giá ban đầu thì được ghi tăng nguyên giá BĐSĐT.

Trong quá trình cho thuê hoạt động phải tiến hành trích khấu hao BĐSĐT và ghi

nhận vào chi phí kinh doanh trong kỳ (kể cả trong thời gian ngừng cho thuê). Doanh

nghiệp có thể dựa vào các bất động sản chủ sở hữu sử dụng cùng loại để ước tính

thời gian trích khấu hao và xác định phương pháp khấu hao của BĐSĐT.

Trường hợp doanh nghiệp ghi nhận doanh thu đối với toàn bộ số tiền nhận trước từ

việc cho thuê BĐSĐT, kế toán phải ước tính đầy đủ giá vốn tương ứng với doanh thu

được ghi nhận (bao gồm cả số khấu hao được tính trước).

Giá vốn của BĐSĐT cho thuê bao gồm: Chi phí khấu hao BĐSĐT và các chi phí liên

quan trực tiếp khác tới việc cho thuê, như: Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí tiền

lương nhân viên trực tiếp quản lý bất động sản cho thuê, chi phí khấu hao các công

trình phụ trợ phục vụ việc cho thuê BĐSĐT.

Doanh nghiệp không trích khấu hao đối với BĐSĐT nắm giữ chờ tăng giá. Trường

hợp có bằng chứng chắc chắn cho thấy BĐSĐT bị giảm giá so với giá trị thị trường

và khoản giảm giá được xác định một cách đáng tin cậy thì doanh nghiệp được đánh

giá giảm nguyên giá BĐSĐT và ghi nhận khoản tổn thất vào giá vốn hàng bán

(tương tự như việc lập dự phòng đối với hàng hóa bất động sản).

Đối với những BĐSĐT được mua vào nhưng phải tiến hành xây dựng, cải tạo, nâng

cấp trước khi sử dụng cho mục đích đầu tư thì giá trị bất động sản, chi phí mua sắm

và chi phí cho quá trình xây dựng, cải tạo, nâng cấp BĐSĐT được phản ánh trên TK

241 “Xây dựng cơ bản dở dang”. Khi quá trình xây dựng, cải tạo, nâng cấp hoàn

thành phải xác định nguyên giá BĐSĐT hoàn thành để kết chuyển vào TK 217 “Bất

động sản đầu tư”.

Việc chuyển từ bất động sản chủ sở hữu sử dụng thành BĐSĐT hoặc từ BĐSĐT

sang bất động sản chủ sở hữu sử dụng hay hàng tồn kho chỉ khi có sự thay đổi về

mục đích sử dụng như các trường hợp sau:

o BĐSĐT chuyển thành bất động sản chủ sở hữu sử dụng khi chủ sở hữu bắt đầu sử

dụng tài sản này;

o BĐSĐT chuyển thành hàng tồn kho khi chủ sở hữu bắt đầu triển khai cho mục

đích bán;

o Bất động sản chủ sở hữu sử dụng chuyển thành BĐSĐT khi chủ sở hữu kết thúc

sử dụng tài sản đó và khi bên khác thuê hoạt động;

o Hàng tồn kho chuyển thành BĐSĐT khi chủ sở hữu bắt đầu cho bên khác thuê

hoạt động;

o Bất động sản xây dựng chuyển thành BĐSĐT khi kết thúc giai đoạn xây dựng,

bàn giao đưa vào đầu tư.

Việc chuyển đổi mục đích sử dụng giữa BĐSĐT với bất động sản chủ sở hữu sử

dụng hoặc hàng tồn kho không làm thay đổi giá trị ghi sổ của tài sản được chuyển

đổi và không làm thay đổi nguyên giá của bất động sản trong việc xác định giá trị

hay để lập Báo cáo tài chính.

Page 33: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

183

Khi doanh nghiệp quyết định bán một BĐSĐT mà không có giai đoạn sửa chữa, cải

tạo nâng cấp thì doanh nghiệp vẫn tiếp tục ghi nhận là BĐSĐT trên TK 217 "Bất động

sản đầu tư" cho đến khi BĐSĐT đó được bán mà không chuyển thành hàng tồn kho.

Doanh thu từ việc bán BĐSĐT được ghi nhận là toàn bộ giá bán (giá bán chưa có

thuế GTGT đối với trường hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp

khấu trừ thuế). Trường hợp bán theo phương thức trả chậm, thì doanh thu được xác

định ban đầu theo giá bán trả tiền ngay (giá bán chưa có thuế GTGT đối với doanh

nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế). Khoản chênh lệch

giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá bán trả tiền ngay được ghi nhận là doanh thu

tiền lãi chưa thực hiện.

Ghi giảm BĐSĐT trong các trường hợp:

o Chuyển đổi mục đích sử dụng từ BĐSĐT sang hàng tồn kho hoặc bất động sản

chủ sở hữu sử dụng;

o Bán, thanh lý BĐSĐT;

o Hết thời hạn thuê tài chính trả lại BĐSĐT cho người cho thuê.

5.2.3. Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến bất động sản đầu tư

Khi mua BĐSĐT, căn cứ vào hóa đơn và các chứng từ thanh toán:

Nợ TK 217

Nợ TK 133 (1332)

Có TK 111, 112, 331, 3411

Trường hợp thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì nguyên giá BĐSĐT bao gồm

cả thuế GTGT.

Khi mua BĐSĐT theo phương thức trả góp:

o + Ghi nhận BĐSĐT được mua:

Nợ TK 217: Giá mua trả tiền ngay chưa có thuế GTGT

Nợ TK 242: Lãi trả góp

Nợ TK 133 (1332): Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331: Tổng số tiền thanh toán

o Hàng kỳ, tính và phân bổ số lãi phải trả về việc mua BĐSĐT theo phương thức

trả góp:

Nợ TK 635

Có TK 242

o Khi thanh toán tiền cho người bán, ghi:

Nợ TK 331

Có TK 111, 112

Trường hợp BĐSĐT hình thành do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao:

o Khi phát sinh chi phí xây dựng BĐSĐT, căn cứ vào các tài liệu và chứng từ có

liên quan, kế toán tập hợp chi phí vào bên Nợ TK 241 “XDCB dở dang”.

o Khi giai đoạn đầu tư XDCB hoàn thành bàn giao chuyển tài sản đầu tư thành

BĐSĐT, kế toán căn cứ vào hồ sơ bàn giao, ghi:

Page 34: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

184

Nợ TK 217

Có TK 241 (2412)

Khi chuyển từ bất động sản chủ sở hữu sử dụng hoặc hàng tồn kho thành BĐSĐT,

căn cứ vào hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng, ghi:

o Trường hợp chuyển đổi TSCĐ thành BĐSĐT:

Nợ TK 217

Có TK 211, 213

Đồng thời kết chuyển số hao mòn luỹ kế, ghi:

Nợ TK 2141, 2143

Có TK 2147: Nếu BĐSĐT để cho thuê

Có TK 217: Nếu BĐSĐT nắm giữ chờ tăng giá

o Khi chuyển từ hàng tồn kho thành BĐSĐT, căn cứ vào hồ sơ chuyển đổi mục

đích sử dụng, ghi:

Nợ TK 217

Có TK 1557, 1567

Nếu BĐSĐT dùng để cho thuê, kế toán tiến hành trích khấu hao theo quy định. Nếu nắm

giữ chờ tăng giá, kế toán không trích khấu hao mà xác định số giảm giá trị của BĐSĐT.

Nếu số tổn thất do giảm giá trị được xác định tin cậy, kế toán ghi nhận khoản tổn thất

vào giá vốn hàng bán và ghi giảm nguyên giá BĐSĐT.

Khi đi thuê tài chính với mục đích để cho thuê theo một hoặc nhiều hợp đồng thuê

hoạt động, nếu tài sản thuê đó thoả mãn tiêu chuẩn là BĐSĐT:

o Căn cứ vào hợp đồng thuê tài chính và các chứng từ liên quan, ghi:

Nợ TK 217

Có TK 111, 112, 3412

o Khi hết hạn thuê tài sản tài chính

Nếu trả lại BĐSĐT thuê tài chính đang phân loại là BĐSĐT, ghi:

Nợ TK 2147: Hao mòn BĐSĐT

Nợ TK 632: Giá trị còn lại

Có TK 217: Nguyên giá

o Nếu mua lại BĐSĐT thuê tài chính đang phân loại là BĐSĐT để tiếp tục đầu tư,

ghi tăng nguyên giá BĐSĐT số tiền phải trả thêm:

Nợ TK 217

Có TK 111, 112

o Nếu mua lại bất động sản thuê tài chính đang phân loại là BĐSĐT để sử dụng cho

hoạt động sản xuất, kinh doanh thì phải phân loại lại thành bất động sản chủ sở

hữu sử dụng:

Nợ TK 211, 213

Có TK 217

Có TK 111, 112: Số tiền trả thêm

Đồng thời kết chuyển số hao mòn luỹ kế, ghi:

Page 35: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

185

Nợ TK 2147

Có TK 2141, 2143

Khi phát sinh chi phí sau ghi nhận ban đầu của BĐSĐT, nếu thoả mãn các điều kiện

được vốn hoá hoặc bao gồm trong nghĩa vụ của doanh nghiệp phải chịu các chi phí

cần thiết sẽ phát sinh để đưa BĐSĐT tới trạng thái sẵn sàng hoạt động thì được ghi

tăng nguyên giá BĐSĐT:

o Tập hợp chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu (nâng cấp, cải tạo BĐSĐT) thực

tế phát sinh, ghi:

Nợ TK 241

Nợ TK 133 (1332)

Có TK 111, 112, 152, 331, ...

o Khi kết thúc hoạt động nâng cấp, cải tạo, bàn giao ghi tăng nguyên giá BĐSĐT:

Nợ TK 217

Có TK 241

Kế toán bán, thanh lý BĐSĐT:

o Ghi nhận doanh thu bán, thanh lý BĐSĐT, nếu tách ngay được thuế GTGT đầu ra

phải nộp tại thời điểm bán, thanh lý BĐSĐT, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán

Có TK 5117: Giá bán, thanh lý chưa có thuế GTGT

Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp

Nếu không tách ngay được thuế GTGT đầu ra phải nộp tại thời điểm bán, thanh lý

BĐSĐT, doanh thu bao gồm cả thuế GTGT đầu ra phải nộp. Định kỳ, kế toán xác định

số thuế GTGT phải nộp và ghi giảm doanh thu:

Nợ TK 5117

Có TK 3331

o Kế toán ghi giảm nguyên giá và giá trị còn lại của BĐSĐT đã được bán, thanh lý:

Nợ TK 214 (2147): Giá trị hao mòn

Nợ TK 632: Giá trị còn lại

Có TK 217: Nguyên giá

Kế toán cho thuê BĐSĐT:

o Ghi nhận doanh thu từ việc cho thuê BĐSĐT:

Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 511 (5117)

Có TK 3331

o Ghi nhận giá vốn BĐSĐT cho thuê:

Nợ TK 632

Có TK 214 (2147): Khấu hao BĐSĐT cho thuê

Có TK 111, 112, 331: Chi phí cho thuê phát sinh

Trường hợp chưa tập hợp đủ giá vốn của BĐSĐT do một phần dự án chưa hoàn

thành (cho thuê cuốn chiếu), kế toán phải ước tính giá vốn cho thuê để ghi nhận.

Page 36: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

186

Kế toán chuyển BĐSĐT thành hàng tồn kho hoặc thành bất động sản chủ sở hữu sử dụng:

o Trường hợp BĐSĐT chuyển thành hàng tồn kho khi chủ sở hữu có quyết định sửa

chữa, cải tạo nâng cấp để bán:

Khi có quyết định sửa chữa, cải tạo, nâng cấp BĐSĐT để bán, kế toán tiến

hành kết chuyển giá trị còn lại của BĐSĐT vào TK 156 “Hàng hoá”:

Nợ TK 156 (TK 1567): Giá trị còn lại của BĐSĐT

Nợ TK 214 (2147): Hao mòn luỹ kế

Có TK 217: Nguyên giá

Khi phát sinh các chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp triển khai cho mục đích

bán:

Nợ TK 154

Nợ TK 133

Có TK 111, 112, 152, 334, 331, …

Khi kết thúc giai đoạn sửa chữa, cải tạo, nâng cấp triển khai cho mục đích bán,

kết chuyển toàn bộ chi phí ghi tăng giá gốc hàng hoá bất động sản chờ bán:

Nợ TK 156 (1567)

Có TK 154

o Trường hợp chuyển BĐSĐT thành bất động sản chủ sở hữu sử dụng, ghi:

Nợ TK 211, 213

Có TK 217

Đồng thời chuyển giá trị hao mòn:

Nợ TK 2147

Có TK 2141, 2143

Đối với BĐSĐT nắm giữ chờ tăng giá, kế toán không trích khấu hao mà thực hiện

xác định tổn thất do giảm giá trị (tương tự như việc xác định dự phòng giảm giá của

hàng hóa bất động sản). Nếu khoản tổn thất được xác định đáng tin cậy, ghi:

Nợ TK 632

Có TK 217

Page 37: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

187

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Bài “Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư” đã trình bày và cung cấp cho người học những

kiến thức cơ bản sau:

Khái niệm, đặc điểm, phân loại và tính giá TSCĐ trong doanh nghiệp;

Chứng từ, tài khoản sử dụng, nguyên tắc và phương pháp kế toán tăng, giảm TSCĐ trong

doanh nghiệp;

Các phương pháp tính khấu hao và kế toán khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp;

Các trường hợp sửa chữa và phương pháp kế toán sửa chữa TSCĐ trong doanh nghiệp;

Kế toán TSCĐ thuê hoạt động và thuê tài chính trong doanh nghiệp;

Khái niệm, phân loại, tính giá BĐSĐT cũng như nguyên tắc, phương pháp kế toán BĐSĐT

trong doanh nghiệp.

Page 38: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

188

BÀI TẬP THỰC HÀNH

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày các trường hợp hình thành TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp và cách xác định

nguyên giá tương ứng với từng trường hợp?

2. Trình bày nội dung, điều kiện vận dụng và ưu nhược điểm của từng phương pháp tính khấu

hao TSCĐ trong doanh nghiệp?

3. Trình bày phương pháp kế toán biến động TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp?

4. Trình bày phương pháp kế toán sửa chữa TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp?

5. Phân biệt 4 loại bất động sản trong doanh nghiệp? Trình bày nội dung doanh thu, chi phí và

phương pháp kế toán doanh thu, chi phí liên quan đến BĐSĐT trong doanh nghiệp?

CÂU HỎI ĐÚNG/SAI

1. Chi phí vận chuyển TSCĐ hữu hình thuê ngoài được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình.

2. Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ không ảnh hưởng đến khấu hao TSCĐ.

3. Khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh thực chất là khấu hao nhanh.

4. Kế toán tại bên đi thuê hoạt động TSCĐ có tính khấu hao TSCĐ thuê để trả tiền cho bên cho

thuê.

5. BĐSĐT được tính khấu hao để ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Lãi trả góp khi mua TSCĐ theo phương thức trả góp được:

a. tính vào Nguyên giá TSCĐ.

b. phân bổ vào chi phí tài chính.

c. tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

d. tính vào chi phí khác.

2. Khấu hao TSCĐ đi thuê tài chính sử dụng cho quản lý doanh nghiệp được tính vào:

a. chi phí tài chính.

b. chi phí sản xuất chung.

c. chi phí quản lý doanh nghiệp.

d. chi phí bán hàng.

3. Chi phí nâng cấp TSCĐ hữu hình được:

a. ghi tăng chi phí tài chính.

b. ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp.

c. ghi tăng chi phí khác.

d. ghi tăng nguyên giá TSCĐ.

4. Loại bất động sản nào được tính khấu hao ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp:

Page 39: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

189

a. bất động sản đầu tư cho thuê hoạt động.

b. bất động sản đầu tư chờ tăng giá.

c. thành phẩm bất động sản.

d. hàng hóa bất động sản.

5. Tiền bán, tiền thanh lý BĐSĐT được:

a. tính vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

b. tính vào doanh thu hoạt động tài chính.

c. tính vào thu nhập khác.

d. tính vào doanh thu kinh doanh BĐSĐT.

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài tập 1

Công ty May mặc Sông Hồng (tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) mua thiết bị may

theo giá hóa đơn có thuế GTGT 10% là 330.000.000 đồng, thanh toán bằng chuyển khoản. Chi

phí vận chuyển 6.600.000 đồng, trong đó thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt. Thiết bị

may được đầu tư bằng vốn kinh doanh và có thời gian sử dụng dự kiến 6 năm, phương pháp

khấu hao đường thẳng.

Yêu cầu:

1. Xác định nguyên giá của thiết bị may?

2. Tính mức khấu hao năm, mức khấu hao tháng của thiết bị may?

3. Định khoản nghiệp vụ mua thiết bị may?

Bài tập 2

Ngày 1/2/N, Công ty Công nghệ cao Phát Đạt mua đưa vào sử dụng một thiết bị quản lý có

nguyên giá 180.000.000 đồng, thời gian sử dụng dự kiến 5 năm, phương pháp khấu hao theo số

dư giảm dần có điều chỉnh.

Yêu cầu: Tính khấu hao cho thiết bị quản lý trong thời gian sử dụng dự kiến?

Bài tập 3

Công ty Cơ khí Hùng Vương tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có các nghiệp vụ kinh

tế phát sinh như sau:

1. Ngày 12/10/N, mua thiết bị chuyển cho bộ phận lắp đặt, giá mua theo hóa đơn chưa có

thuế GTGT 10% là 260.000.000 đồng, đã thanh toán cho người bán bằng chuyển khoản.

2. Ngày 25/10/N, thanh toán chi phí lắp đặt theo bảng kê chứng từ gồm: chi phí nhiên liệu

bằng tiền mặt 2.200.000, trong đó thuế GTGT 10%; tiền công lắp đặt thuê ngoài 3.300.000,

trong đó thuế GTGT 10%.

3. Ngày 1/11/N, bàn giao đưa thiết bị vào sử dụng chính thức.

Yêu cầu:

1. Xác định nguyên giá của thiết bị?

2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?

Bài tập 4

Page 40: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

190

Cho tài liệu tại Công ty cổ phần Toàn Xuân (tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)

như sau:

1. Ngày 1/4/N, Công ty thuê hoạt động 1 thiết bị sản xuất của Công ty Đông Tâm trong thời

gian 3 quý, bắt đầu từ 1/4/N - 31/12/N, hợp đồng thuê được ký và hai bên giao nhận thiết bị.

Tổng số tiền thuê theo hợp đồng là 66.000.000, trong đó thuế GTGT 10%.

2. Ngày 15/4/N, Công ty nhận được hóa đơn do Đông Tâm phát hành và thanh toán toàn bộ

tiền cho Đông Tâm bằng chuyển khoản.

3. Ngày 1/1/(N+1), hai bên thanh lý hợp đồng và giao trả thiết bị.

Yêu cầu:

1. Ghi các định khoản cần thiết tại Công ty Toàn Xuân trong quá trình thuê thiết bị? Biết kỳ

kế toán của Công ty theo quý.

2. Ghi các định khoản cần thiết tại Công ty Đông Tâm trong quá trình cho thuê thiết bị? Biết

kỳ kế toán của Công ty theo quý.

Bài tập 5

Công ty Kinh doanh tổng hợp Hòa Phát tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có các

nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau (Đơn vị tính: 1.000 đồng):

1. Mua bất động sản để cho thuê hoạt động theo giá hóa đơn có thuế GTGT 10% là

5.500.000, Công ty đã nhận bất động sản và thanh toán bằng chuyển khoản. Chiết khấu thanh

toán 0,6% nhận bằng tiền mặt.

2. Nhận bàn giao từ bộ phận xây dựng cơ bản văn phòng để cho thuê hoạt động, giá quyết

toán của công trình là 3.600.000.

3. Chuyển đổi mục đích sử dụng bất động sản chủ sở hữu thành bất động sản cho thuê hoạt

động, biết nguyên giá và giá trị hao mòn của bất động sản chủ sở hữu (TSCĐ hữu hình) lần

lượt là 4.200.000 và 840.000.

4. Doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư trong kỳ bằng chuyển khoản 1.650.000, trong đó

thuế GTGT 10%.

5. Khấu hao BĐSĐT trích trong kỳ là 365.000.

6. Nhượng bán BĐSĐT có nguyên giá 2.560.000, hao mòn lũy kế 532.000. Tiền bán thu bằng

chuyển khoản 2.420.000, trong đó thuế GTGT 10%.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty Hòa Phát?

Page 41: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

191

ĐÁP ÁN

CÂU HỎI ĐÚNG SAI

1. Đáp án đúng là: Đúng

Vì: Chi phí vận chuyển là một trong các khoản chi phí phát sinh trước khi đưa TSCĐ vào

trạng thái sẵn sàng sử dụng, được tính vào nguyên giá TSCĐ.

2. Đáp án đúng là: Đúng

Vì: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh, không ghi

nhận vào giá trị TSCĐ, không ảnh hưởng đến khấu hao TSCĐ.

3. Đáp án đúng là: Đúng

Vì: Khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh cho kết quả là khấu hao TSCĐ trong những

năm đầu sử dụng lớn, những năm sử dụng sau giảm dần nên bản chất là phương pháp khấu

hao nhanh.

4. Đáp án đúng là: Sai

Vì: TSCĐ thuê hoạt động khi kết thúc thời gian thuê theo hợp đồng, bên đi thuê trả lại cho

bên cho thuê, kế toán không tính khấu hao, chi phí sử dụng TSCĐ thuê là số tiền thanh toán

cho bên cho thuê theo hợp đồng và hóa đơn.

5. Đáp án đúng là: Sai

Vì: Bất động sản đầu tư sử dụng để cho thuê hoạt động được tính khấu hao để ghi nhận vào

chi phí, bất động sản đầu tư chờ tăng giá trong tương lai không được tính khấu hao.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Đáp án đúng là: B. phân bổ vào chi phí tài chính.

Vì lãi trả góp khi mua TSCĐ không tính vào nguyên giá, được ghi nhận là chi phí trả trước,

định kỳ phân bổ vào chi phí tài chính.

2. Đáp án đúng là: C. chi phí quản lý doanh nghiệp.

Vì khấu hao TSCĐ nói chung, TSCĐ thuê tài chính nói riêng được tính vào chi phí theo

nguyên tắc tương ứng - TSCĐ sử dụng cho hoạt động nào thì khấu hao được tính vào chi phí

của hoạt động đó.

3. Đáp án đúng là: D. ghi tăng nguyên giá TSCĐ.

Vì nâng cấp TSCĐ là công việc đầu tư bổ sung cho TSCĐ, chi phí nâng cấp được quyết toán

ghi tăng nguyên giá TSCĐ.

4. Đáp án đúng là: A. bất động sản đầu tư cho thuê hoạt động.

Vì trong các trường hợp: BĐSĐT cho thuê hoạt động, BĐSĐT chờ tăng giá, bất động sản chủ

sở hữu, thành phẩm bất động sản và hàng hóa bất động sản chỉ có BĐSĐT cho thuê hoạt

động và bất động sản chủ sở hữu được tính khấu hao để ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp.

5. Đáp án đúng là: D. tính vào doanh thu kinh doanh BĐSĐT.

Vì doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư bao gồm: tiền cho thuê bất động sản đầu tư, tiền

bán bất động sản đầu tư và tiền thanh lý bất động sản đầu tư.

Page 42: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

192

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài tập 1

Công ty May mặc Sông Hồng (tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) mua thiết bị may

theo giá hóa đơn có thuế GTGT 10% là 330.000.000 đồng, thanh toán bằng chuyển khoản. Chi

phí vận chuyển 6.600.000 đồng, trong đó thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt. Thiết bị

may được đầu tư bằng vốn kinh doanh và có thời gian sử dụng dự kiến 6 năm, phương pháp

khấu hao đường thẳng.

Yêu cầu:

1. Xác định nguyên giá của thiết bị may?

2. Tính mức khấu hao năm, mức khấu hao tháng của thiết bị may?

3. Định khoản nghiệp vụ mua thiết bị may?

Hướng dẫn:

Yêu cầu 1:

Nguyên giá của thiết bị may = 300.000.000 + 6.000.000 = 306.000.000

Yêu cầu 2:

Mức khấu hao năm = 306.000.000/6 = 51.000.000

Mức khấu hao tháng = 51.000.000/12 = 4.250.000

Yêu cầu 3:

1. Nợ TK 211 300.000.000

Nợ TK 1332 30.000.000

Có TK 112 330.000.000

2. Nợ TK 211 6.000.000

Nợ TK 1332 600.000

Có TK 111 6.600.000

Bài tập 2

Ngày 1/2/N, Công ty Công nghệ cao Phát Đạt mua đưa vào sử dụng một thiết bị quản lý có

nguyên giá 180.000.000 đồng, thời gian sử dụng dự kiến 5 năm, phương pháp khấu hao theo số

dư giảm dần có điều chỉnh.

Yêu cầu: Tính khấu hao cho thiết bị quản lý trong thời gian sử dụng dự kiến?

Hướng dẫn:

Thời gian sử dụng dự kiến 5 năm nên tỷ lệ khấu hao đường thẳng là 20% và hệ số điều chỉnh

là 2 lần.

Bảng tính khấu hao thiết bị quản lý

Năm Giá trị còn lại Chi phí khấu hao Hao mòn lũy kế

1 180.000.000 180.000.000×20%×2 = 72.000.000 72.000.000

2 108.000.000 108.000.000×20%×2 = 43.200.000 115.200.000

3 64.800.000 64.800.000×20%×2 = 25.920.000 141.120.000

4 38.880.000 38.880.000/2 = 19.440.000 160.560.000

5 19.440.000 38.880.000/2 = 19.440.000 180.000.000

Page 43: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

193

Bài tập 3

Công ty Cơ khí Hùng Vương tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có các nghiệp vụ kinh

tế phát sinh như sau:

1. Ngày 12/10/N, mua thiết bị chuyển cho bộ phận lắp đặt, giá mua theo hóa đơn chưa có

thuế GTGT 10% là 260.000.000 đồng, đã thanh toán cho người bán bằng chuyển khoản.

2. Ngày 25/10/N, thanh toán chi phí lắp đặt theo bảng kê chứng từ gồm: chi phí nhiên liệu

bằng tiền mặt 2.200.000, trong đó thuế GTGT 10%; tiền công lắp đặt thuê ngoài

3.300.000, trong đó thuế GTGT 10%.

3. Ngày 1/11/N, bàn giao đưa thiết bị vào sử dụng chính thức.

Yêu cầu:

1. Xác định nguyên giá của thiết bị?

2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?

Hướng dẫn:

Yêu cầu 1:

Nguyên giá của thiết bị = 260.000.000 + 2.000.000 + 3.000.000 = 265.000.000

Yêu cầu 2:

1. Nợ TK 2411 260.000.000

Nợ TK 133 26.000.000

Có TK 112 286.000.000

2a. Nợ TK 2411 2.000.000

Nợ TK 1332 200.000

Có TK 111 2.200.000

2b. Nợ TK 2411 3.000.000

Nợ TK 1332 300.000

Có TK 331 3.300.000

3. Nợ TK 211 265.000.000

Có TK 2411 265.000.000

Bài tập 4

Cho tài liệu tại Công ty cổ phần Toàn Xuân (tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)

như sau:

1. Ngày 1/4/N, Công ty thuê hoạt động 1 thiết bị sản xuất của Công ty Đông Tâm trong thời

gian 3 quý, bắt đầu từ 1/4/N - 31/12/N, hợp đồng thuê được ký và hai bên giao nhận thiết

bị. Tổng số tiền thuê theo hợp đồng là 66.000.000, trong đó thuế GTGT 10%.

2. Ngày 15/4/N, Công ty nhận được hóa đơn do Đông Tâm phát hành và thanh toán toàn bộ

tiền cho Đông Tâm bằng chuyển khoản.

3. Ngày 1/1/(N+1), hai bên thanh lý hợp đồng và giao trả thiết bị.

Yêu cầu:

1. Ghi các định khoản cần thiết tại Công ty Toàn Xuân trong quá trình thuê thiết bị? Biết kỳ

kế toán của Công ty theo quý.

2. Ghi các định khoản cần thiết tại Công ty Đông Tâm trong quá trình cho thuê thiết bị? Biết

kỳ kế toán của Công ty theo quý.

Page 44: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

194

Hướng dẫn:

Yêu cầu 1:

1. Tháng 4/N:

Nợ TK 242 40.000.000

Nợ TK 627 20.000.000

Nợ TK 133 6.000.000

Có TK 112 66.000.000

2. Quý 3 và 4 năm N, mỗi quý:

Nợ TK 627 20.000.000

Có TK 242 20.000.000

Yêu cầu 2:

1. Tháng 4/N:

Nợ TK 112 66.000.000

Có TK 3387 40.000.000

Có TK 511 20.000.000

Có TK 3331 6.000.000

2. Quý 3 và 4 năm N, mỗi quý:

Nợ TK 3387 20.000.000

Có TK 511 20.000.000

Bài tập 5

Công ty Kinh doanh tổng hợp Hòa Phát tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có các

nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau (Đơn vị tính: 1.000 đồng):

1. Mua bất động sản để cho thuê hoạt động theo giá hóa đơn có thuế GTGT 10% là

5.500.000, Công ty đã nhận bất động sản và thanh toán bằng chuyển khoản. Chiết khấu

thanh toán 0,6% nhận bằng tiền mặt.

2. Nhận bàn giao từ bộ phận xây dựng cơ bản văn phòng để cho thuê hoạt động, giá quyết

toán của công trình là 3.600.000.

3. Chuyển đổi mục đích sử dụng bất động sản chủ sở hữu thành bất động sản cho thuê hoạt

động, biết nguyên giá và giá trị hao mòn của bất động sản chủ sở hữu (TSCĐ hữu hình)

lần lượt là 4.200.000 và 840.000.

4. Doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư trong kỳ bằng chuyển khoản 1.650.000, trong đó

thuế GTGT 10%.

5. Khấu hao BĐSĐT trích trong kỳ là 365.000.

6. Nhượng bán BĐSĐT có nguyên giá 2.560.000, hao mòn lũy kế 532.000. Tiền bán thu

bằng chuyển khoản 2.420.000, trong đó thuế GTGT 10%.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty Hòa Phát?

Hướng dẫn:

1a. Nợ TK 217 5.000.000

Nợ TK 1332 500.000

Có TK 112 5.500.000

Page 45: Bài 5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư

ACC301_v2.0017112218

195

1b. Nợ TK 111 33.000

Có TK 515 33.000

2. Nợ TK 217 3.600.000

Có TK 2412 3.600.000

3a. Nợ TK 217 4.200.000

Có TK 211 4.200.000

3b. Nợ TK 2141 840.000

Có TK 2147 840.000

4. Nợ TK 112 1.650.000

Có TK 5117 1.500.000

Có TK 3331 150.000

5. Nợ TK 632 365.000

Có TK 2147 365.000

6a. Nợ TK 2147 532.000

Nợ TK 632 2.028.000

Có TK 217 2.560.000

6b. Nợ TK 112 2.420.000

Có TK 5117 2.200.000

Có TK 3331 220.000