· báo cáo quan hệ Đối tác việt nam 2008: Ổn ĐỊnh kinh tẾ vĨ mÔ, duy trÌ...

101
Báo cáo Quan hĐối tác Vit nam 2008: N ĐỊNH KINH TVĨ MÔ, DUY TRÌ TIM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thc Hi NghNhóm Tư vn Các Nhà Tài TrCho Vit Nam Hà ni, 4-5/12/2008 50222 Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized

Upload: others

Post on 24-Feb-2020

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008:

ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG

Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn Các Nhà Tài Trợ Cho Việt Nam

Hà nội, 4-5/12/2008

50222P

ublic

Dis

clos

ure

Aut

horiz

edP

ublic

Dis

clos

ure

Aut

horiz

edP

ublic

Dis

clos

ure

Aut

horiz

edP

ublic

Dis

clos

ure

Aut

horiz

edP

ublic

Dis

clos

ure

Aut

horiz

edP

ublic

Dis

clos

ure

Aut

horiz

edP

ublic

Dis

clos

ure

Aut

horiz

edP

ublic

Dis

clos

ure

Aut

horiz

ed

Page 2:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

LỜI CẢM ƠN Tài liệu này là sản phẩm của nỗ lực tập thể và quan hệ đối tác ở Việt Nam với sự đóng

góp của nhiều nhóm đối tác giữa Chính phủ – Nhà tài trợ – Tổ chức phi Chính phủ (TCPCP). Tất cả các nhóm đối tác đã hợp tác nhằm giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển và cải thiện công tác điều phối và cung cấp Viện trợ Phát triển Chính thức (ODA). Tài liệu này không thể hoàn thành nếu không có sự hợp tác, đóng góp và hỗ trợ tích cực của rất nhiều các đối tác phát triển, bao gồm các cán bộ chính phủ, các nhà tài trợ và các TCPCP. Danh sách các đầu mối liên lạc chính (mặc dù không nhất thiết họ là trưởng nhóm) của các Nhóm được nêu lên trong báo cáo này được trình bày chi tiết dưới đây. Trường hợp các cơ quan, tổ chức không được nêu tên sau đây không có nghĩa là họ không đóng góp hoạt động gì trong nhóm đối tác. Nhóm Công tác Xoá nghèo/Tổ công Cao Viết Sinh (BKHĐT) Martin Rama/Đoàn tác chống nghèo đói Hồng Quang (WB);Nguyễn Tiến Phong (UNDP) Nhóm đối tác chương trình mục tiêu Nguyễn Hải Hữu/ Trần Phi Tước (Bộ quốc gia Lao động) Nhóm đối tác Hành động Giới Trần Mai Hương (UB Vì sự PT của phụ nữ) Nhóm Môi trường Trần thị Minh Hà (Bộ Tài nguyên Môi trường) Nhóm Sự tham gia của người dân Trine Glue Đoàn (TT Nguồn NGO) Nhóm Cải cách DNNN và Martin Rama (WB); Nguyễn Danh Hào (IMF) Cổ phần hoá Nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa Nguyễn Văn Trung (ASMED); Rie Vejs và khu vưc tư nhân Kjeldgaard (ILO); Trang Nguyễn (IFC) Nhóm Khu vực tài chính Đặng Anh Mai (Ngân hàng Nhà nước) Nhóm Cải cách Thương mại Martin Rama/Nguyễn Minh Đức (WB) Nhóm Diễn đàn Doanh nghiệp Sin Foong Wong (IFC) Nhóm Giáo dục Trần Bá Việt Dũng (Bộ GD-ĐT); Noala Skinner

(UNICEF); Anouk Van-Neck (EC) Nhóm Y tế Bộ Y tế; WHO Nhóm HIV/AIDS UNAIDS Đối Tác Hỗ Trợ Ngành Lâm Nghiệp Nguyễn Tường Vân/Nguyễn Bích Hằng/Nguyễn

Thanh Phương (FSSP) Nhóm Giảm nhẹ Thiên tai Nguyễn Sỹ Nuôi (Bộ NNTPNT)/Trần Văn Tuấn

(NDMP-P) MARD-ISG Lê Văn Minh (ISG-Bộ NNPTNT) Nhóm QHĐT về Cấp nước và Nguyễn Thị Tuyết Hoa (Bộ NNPTNT)/Nguyễn Vệ sinh Nông thôn Danh Soạn (RWSSP) Nhóm Giao thông Trương Tấn Viên (Bộ GTVT); Motonori

Tsuno(JICA) Diễn đàn Đô thị Nguyễn Khánh Toàn (Bộ Xây dựng) Nhóm Luật pháp Nguyễn Minh Phương (Bộ Tư pháp) Nhóm Quản lý Tài chính công Nguyễn Bá Toàn (Bộ Tài chính) Nhóm Cải cách hành chính Bộ Nội Vụ Nhóm đối tác nâng cao hiệu quả tài trợ Hồ Quang Minh (Bộ KHĐT), Kerry Groves

(AusAid)

Bồ Thị Hồng Mai (Ngân hàng Thế giới) phụ trách quá trình xây dựng tài liệu này và điều phối việc thu thập các báo cáo theo chủ đề từ các Nhóm Đối tác Phát triển. Các phiên bản báo cáo này có thể được cung cấp tại Trung tâm Thông tin Phát triển Việt Nam, Tầng trệt, 63 Lý Thái Tổ,và tại trang www.worldbank.org.vn và www.vdic.org.vn

Page 3:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

MỤC LỤC

NHÓM LÀM VIỆC VỀ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN……………………………7 NHÓM ĐỐI TÁC NGÀNH Y TẾ…………………………………………………………12 NHÓM HỖ TRỢ MÔI TRƯỜNG…………………………………………………………15 NHÓM HỖ TRỢ QUỐC TẾ - NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN………..24 ĐỐI TÁC HỖ TRỢ NGÀNH LÂM NGHIỆP (FSSP)……………………………..............29 NHÓM GIẢM NHẸ THIÊN TAI (NDM-P).........................................................................36 NHÓM QHĐT VỀ CẤP NƯỚC VÀ VỆ SINH NÔNG THÔN (RSSWP)………………...42 NHÓM KHU VỰC TÀI CHÍNH……………………………………………………………49 NHÓM ĐỐI TÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA……………………………………..55 NHÓM GIAO THÔNG ……………………………………………………………………..61 NHÓM ĐỐI TÁC LUẬT……………………………………………………………………72 NHÓM QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG ……………………………………………………98

Page 4:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

1

TỪ VIẾT TẮT

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ADB Ngân hàng phát triển Châu Á AFD Cơ quan Phát triển Pháp BCĐQG Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phát triển và Cải cách Doanh nghiệp BTP Bộ Tư pháp BTM Bộ Thương mại CEPT Thuế ưu đãi có hiệu lực chung CIDA Tổ chức Phát triển quốc tế Canada CIE Trung tâm Kinh tế Quốc tế CPNET Mạng lưới thông tin chính phủ CLTT&GN Chiến lược tăng trưởng và Giảm nghèo toàn diện CPLAR Chương trình Hợp tác về Cải cách công tác Quản lý Đất đai DANIDA Cơ quan phát triển Quốc tế Đan Mạch ĐHQG Trường Đại học quốc gia Việt Nam EU Liên minh Châu âu GDP Tổng sản phẩm quốc nội JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật bản JBIC Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật bản KfW Ngân hàng Tái thiết Đức LPTS Trường Đào tạo Ngành luật MDG Mục tiêu Phát triển Thiên nhiên kỷ NGO Tổ chức Phi chính phủ NORAD Cơ quan phát triển Na-uy NHCP Ngân hàng cổ phần NHNN Ngân hàng nhà nước Việt Nam NHTMNN Ngân hàng Thương mại Nhà nước NHT Nhóm Hỗ trợ quốc tế (ISG) ODA Viện trợ Phát triển Chính thức OSS Chế độ một cửa PPA Đánh giá nghèo có sự tham gia của người dân RPA Đánh giá nghèo cấp Vùng SDC Hợp tác Phát triển Thụy sỹ SIDA Cơ quan Phát triển Quốc tế Thuỵ sỹ TNT Toà án Nhân dân tối cao UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNODC Văn phòng Kiểm soát ma tuý Liên hợp quốc VDG Mục tiêu phát triển Việt Nam VHLSS Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam

VQLKTTW Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) VPQH Văn phòng Quốc hội VKSNT Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao WB Ngân hàng Thế giới WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

Page 5:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

2

NHÓM CÔNG TÁC VÌ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN

Báo cáo Quan hệ đối tác Hà Nội, tháng 11 năm 2008

Nhóm công tác về sự tham gia của người dân (PPWG) được thành lập năm 1999 và là một bộ phận của mạng lưới các nhóm quan hệ đối tác phát triển chuyên đề. Với tư cách là một nhóm quan hệ đối tác, PPWG cung cấp những thông tin, số liệu cho các cuộc họp của Nhóm các nhà tài trợ (CG) được tổ chức 6 tháng một lần giữa Chính phủ và cộng đồng tài trợ. PPWG là một mạng lưới và diễn đàn không chính thức của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ, các cơ quan chính phủ, các nhà tài trợ, các cán bộ quản lý dự án, các tư vấn, và các nhà nghiên cứu v.v gặp gỡ để luận bàn và trao đổi thông tin về các vấn đề liên quan đến sự tham gia của người dân, tính dân chủ ở cấp cơ sở và xã hội dân sự. Những ai quan tâm đến việc tham gia và đóng góp vào chia sẻ thông tin và tiến hành những mục tiêu chung đều có thể tham gia nhóm. Nhóm PPWG bao gồm một Ban điều hành tự nguyện và đông đảo các nhóm thành viên đại diện cho các nhóm chủ thể khác nhau. Hiện tại có 279 tổ chức và cá nhân đã đăng ký vào danh mục nhận và gửi thư của PPWG, trong đó có nhiều thành viên đã tham gia vào các hoạt động do Ban điều hành PPWG tổ chức. Nhóm được điều phối bởi một Chủ tịch được bổ nhiệm với sự hỗ trợ của các thành viên Ban điều hành. Ban điều hành hiện bao gồm 20 thành viên là đại diện của UNDP, Ngân hàng Thế giới, Đại sứ quán Phần Lan, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế họp thường kỳ và tổ chức những hội thảo chuyên đề và các sự kiện khác. Hiện nay, Chủ tịch nhóm là Trung tâm Nguồn lực VUFO-NGO – do bà Trine Glue Đoàn, đồng giám đốc trung tâm đại diện. Nhiệm vụ của PPWG Nhiệm vụ của PPWG là thực hiện vai trò làm diễn đàn để tạo cho người dân và các tổ chức xã hội dân sự những cơ hội trao đổi thông tin, tham gia và đóng góp vào các quá trình xóa đói giảm nghèo và phát triển của Việt Nam.

1. Cập nhật những hoạt động chính của PPWG trong năm 2008

1.1.Các sự kiện của PPWG trong năm 2008

Tham gia vào quá trình xây dựng Nghị định 151 Trong năm 2008, Nhóm công tác PPWG về Nghị định số 151/2007/ND-CP về việc tổ chức và vận hành các tổ hợp tác đã tiếp tục công việc liên quan đến Nghị định 151. Mục tiêu chính của công việc này là PPWG hỗ trợ Chính phủ Việt Nam (Bộ KH&ĐT) soạn thảo nội dung và xây dựng hướng dẫn thực hiện cũng như quảng bá và nâng cao nhận thức và đào tạo các Tổ chức cộng đồng (CBO) và đơn vị chính quyền liên quan. Tháng 3 năm 2008, hội thảo tham vấn đã được tổ chức với sự tham gia của các CBO, NGO, và đại diện chính quyền các cấp. Mục tiêu chính của hội thảo này là xây dựng thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 151. Đại biểu tham gia hội thảo có được cái nhìn tổng quát về Nghị định, thấy được những khó khăn, trở ngại trong việc thực hiện nghị định, và từ đó, đưa ra những ý kiến, ý tưởng đóng góp cho thông tư hướng dẫn. Tháng 8/2008, nhóm công tác với sự phối hợp của Bộ KH&ĐT cũng đã tổ chức 2 hội thảo đào tạo về Nghị định (một hội thảo ở miền Nam và một hội thảo ở miền Bắc), để

Page 6:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

3

PPWG có thể đưa ra kế hoạch về cách thức tiến hành đào tạo về nghị định 151 (thông qua việc đưa ra một tiêu chuẩn chất lượng) và thứ hai là để đảm bảo việc tập trung vào cấp cơ sở. Những mục tiêu của hội thảo bao gồm: giúp các tổ hợp tác và các tổ chức cộng đồng hiểu về Nghị định 151 và những hướng dẫn thực hiện; trao đổi về một số trường hợp nghiên cứu để đưa hướng dẫn thực hiện vào thực tiễn; và thu thập thông tin cho việc chuẩn bị xây dựng cuốn sổ tay hướng dẫn. Mỗi hội thảo có khoảng 60 - 70 đại biểu từ các tổ chức khác nhau (ví dụ: các chính quyền cơ sở, Sở KH&ĐT, Hội phụ nữ v.v) tham gia. Thông tin chi tiết có tại địa chỉ: http://www.ngocentre.org.vn/node/6652 Hội thảo về vận động chính sách Hội thảo VASS & PPWG về: Nghiên cứu khoa học phục vụ cho phát triển chính sách Do hoạt động xây dựng chính sách dựa trên những căn cứ nghiên cứu ngày càng trở nên thích hợp đối với các nhà nghiên cứu và các nhà xây dựng chính sách nên Viện khoa học Xã hội Việt nam (VASS) và PPWG đã phối hợp tổ chức một hội thảo về phát triển chính sách dựa trên căn cứ nghiên cứu vào tháng 5/2008. Mục tiêu của hội thảo nhằm cung cấp cho các nhà nghiên cứu VASS, các NGO, và CSO tiếp cận những nguyên tắc cơ bản trong việc xúc tiến và thúc đẩy hoạt động xây dựng chính sách dựa trên những căn cứ nghiên cứu, cũng như cung cấp những ví dụ thực tế từ các nước đang phát triển khác về mối liên hệ giữa các căn cứ nghiên cứu và xây dựng chính sách. Khoảng 50 đại biểu đã tham dự hội thảo này. Hội thảo được tổ chức tại VASS. Hội thảo PPWG & CODE về: Sự tham gia của NGO & CBO trong vận động chính sách Với sự gia tăng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động vận động hành lang và vận động chính sách trong xã hội Việt Nam đương đại và do thực tế về vốn hiểu biết và kinh nghiệm hạn chế của xã hội dân sự đối với phổ biến chính sách, PPWG và CODE đã đồng tổ chức một cuộc hội thảo “Sự tham gia của NGO & CBO vào phổ biến chính sách: kinh nghiệm thực tế & khung pháp lý” vào ngày 16 tháng 9. Mục đích của hội thảo là để cho NGO và CBO nhận thức tốt hơn về khái niệm, thực tiễn và khung pháp lý cho hoạt động phổ biến chính sách và để chia sẻ những kinh nghiệm và các thông lệ tốt. Một mục đích khác của hội thảo là thiết lập mạng lưới giữa các chủ thể và CSO về vận động và phổ biến chính sách đối với thay đổi xã hội và chính sách xóa đói giảm nghèo vì sự phát triển bền vững. Khoảng 90 đại biểu đã tham dự hội thảo. Để biết thông tin chi tiết, xem tại http://www.ngocentre.org.vn/node/6652

1.2. Những hoạt động khác trong năm 2008

Trong nửa đầu của năm 2008, Ban điều hành PPWG đã hoàn thành quá trình rà soát lại các mục tiêu và chiến lược của Nhóm và xây dựng một Chiến lược cho giai đoạn 2008-2010. Chiến lược bao gồm các định hướng chiến lược và những lĩnh vực chuyên đề và được kết hợp với một kế hoạch hành động. Cả hai tài liệu này có thể xem tại: http://www.ngocenter.org.vn/node/119.

Page 7:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

4

1.3. Tính phù hợp đối với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2006-2010

Hoạt động của PPWG chủ yếu hướng đến các cấp địa phương và cấp cơ sở và đây là hoạt động xuyên suốt của nhóm, vì thế nhóm không đề cập đến một chủ đề cụ thể đơn lẻ nào. Chính vì đặc điểm này nên hơi khó so sánh những thành quả của PPWG với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (SEDP) 2006-2010 vì SEDP chỉ tập trung phát triển những lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên, có thể nêu ra một số khía cạnh trong hoạt động của PPWG có liên quan với SEDP trên cơ sở tổng quát hơn. SEDP đề cập đến “hầu hết người dân, đặc biệt những người ở vùng sâu, vùng xa, vùng kém phát triển vẫn có nhận thức hạn chế về luật và nền kinh tế thị trường cũng như thiếu tuân thủ luật pháp”. Hoạt động của PPWG về Nghị định 151 rõ ràng là phù hợp với khía cạnh này vì Nhóm đã tìm cách phổ biến nghị định và thông báo cho người dân ở cấp cơ sở về những nội dung chính của nghị định. SEDP cũng nêu ra một thực tế là: “việc xây dựng và thực thi các chính sách cũng như phổ biến chính sách không tương ứng với thực tế, phong tục tập quán và thông lệ của người dân ở vùng núi và vùng sâu vùng xa” (SEDP: 51). Ở đây, công việc phổ biến chính sách, hoạt động này cũng hướng tới cấp cộng đồng (nhưng không nhất thiết phải là vùng núi), là phù hợp vì hoạt động này cũng hướng đến việc nâng cao nhận thức cho các CBO và NGO về những động lực và về việc sử dụng phổ biến chính sách. Như đã nói ở trên, “nỗ lực 151” tập trung vào đảm bảo sự hiểu biết rõ hơn về nghị định. Mục đích tiếp theo cũng là đảm bảo cải tiến quản lý nhà nước đối với những giới hạn và qui định trong Nghị định 151. Hoạt động này rất phù hợp với công tác Cải cách Hành chính Công (PAR) đã được tóm tắt trong SEDP.

2. Hoạt động của PPWG trong năm 2009

2.1.Tập trung chuyên đề PPWG

PPWG đã xác định được một số chuyên đề và những vấn đề then chốt đối với sự tham gia của người dân và phát triển xã hội dân sự ở Việt Nam. Những chuyên đề và vấn đề này sẽ là trọng tâm cho các đầu ra và các hoạt động của PPWG đến năm 2010. Những chuyên đề và vấn đề bao gồm:

� Thay đổi khung chính sách và pháp chế về sự tham gia của người dân và xã hội dân sự. Trong một vài năm vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện quyết tâm thúc đẩy sự tăng trưởng và nâng cao vai trò của các Tổ chức Xã hội Dân sự (CSO) và sự tham gia tích cực của người dân ở tất cả các cấp trong thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên toàn quốc. Một số văn bản pháp qui đã hoặc đang trong quá trình soạn thảo và điều này sẽ đem lại những cơ hội mới cho các CSO và sự tham gia của người dân. Do khung pháp lý này liên tục thay đổi nên điều quan trọng là chớp lấy cơ hội và ý nghĩa của chúng trong những thay đổi đó.

� Quản trị cấp cơ sở. Sự tham gia của người dân và vai trò của CSO là rất quan

trọng trong mối liên hệ với những vấn đề quản trị cơ sở, ví dụ như qui trình lập kế hoạch và lập ngân sách, các cơ quan pháp quyền địa phương, đại diện chính trị ở cấp địa phương, hệ thống bầu cử v.v. Do khung pháp chế không ngừng thay đổi nên điều quan trọng hơn cả là tập trung vào việc áp dụng và tóm lấy cơ hội và giải quyết những trở ngại trong mối tương quan này.

Page 8:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

5

� Xã hội dân sự và phòng chống tham nhũng. Vai trò của xã hội dân sự ngày càng

được nâng cao trong việc hỗ trợ những nỗ lực chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Hiện tại, Chính phủ Việt Nam đang trong quá trình soạn thảo chiến lược chống tham nhũng dài hạn cho giai đoạn 2010-2020. Tăng cường vai trò và những đóng góp của xã hội dân sự là một trong ba vấn đề chính cần giải quyết trong chiến lược này.

� Xã hội hóa. Khái niệm này được đưa vào chính sách của chính phủ qua nghị

quyết số 90/CP (21.8.1997) về “chỉ đạo và hướng dẫn xã hội hóa các hoạt động và điều hành trong lĩnh vực giáo dục, y tế và văn hóa” và sau đó là Nghị định số 73/1999/ND-CP (19.8.1999) về “chính sách khuyến khích xã hội hóa các hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao”. Nhưng ý tưởng – về việc khuyến khích người dân tham gia dịch vụ công, dưới hình thức các nhóm hợp tác hay hình thức các thực thể tư nhân – là rộng hơn và bao quát hơn và nó cũng xuất hiện cả trong các lĩnh vực khác.

Ngoài bốn vấn đề trên, PPWG cũng có thể thảo luận các vấn đề khác dựa trên những sự phát triển mới và theo mức độ quan tâm của các thành viên của PPWG.

2.2.Những hoạt động cụ thể được lập kế hoạch cho năm 2009

Kế hoạch hoạt động chi tiết của PPWG năm 2009 sẽ được xây dựng và hoàn thiện tại cuộc họp cuối năm của PPWG trong tháng 12 năm 2008. Tuy nhiên, tại thời điểm này các hoạt động sau đã được xác định. Tiếp tục thực hiện Nghị định 151 Tiếp theo các công việc liên quan đến Nghị định 151 năm 2007 và 2008, nhóm công tác 151 đã lên kế hoạch cho các hoạt động sau cho các giai đoạn cuối cùng trong năm 2008 và 2009:

� PPWG sẽ tổ chức một hội thảo tại Hà Nội để báo cáo về các kết quả của hai hội thảo đào tạo, những khuyến nghị và các điểm hành động cho các hoạt động tiếp theo sau này.

� PPWG tiếp tục hỗ trợ phổ biến Nghị định 151 để các nhóm mục tiêu (đặc biệt CBO và chính quyền địa phương) hiểu biết hơn về Nghị định này.

� PPWG sẽ tài liệu hóa toàn bộ qui trình Nghị định 151 như một đóng góp cho quá trình phát triển chính sách.

Hội thảo về Xã hội hóa Một nhóm công tác PPWG mới về Xã hội hóa sẽ bắt đầu các công việc về Xã hội hóa thông qua tổ chức một Hội thảo về chủ đề tập trung vào những nghiên cứu và báo cáo hiện có. Hội thảo này sẽ xác định những lĩnh vực mới cũng như điểm yếu trong các sáng kiến xã hội hóa đang được nghiên cứu. Hoạt động này cần được triển khai hoặc điều phối bởi PPWG. Hỗ trợ xây dựng Luật về Tiếp cận Thông tin.

Dự án Luật này về danh mục các văn bản pháp quy sẽ được xây dựng trong năm 2009. Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụ là cơ quan đầu mối trong quá trình xây dựng Luật và dự kiến trình Quốc hội vào phiên họp tháng 11/2009 và dự kiến được thông qua vào phiên

Page 9:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

6

họp tháng 5/2010. Dự kiến Luật sẽ góp phần cải thiện tính minh bạch và cởi mở trong quản lý nhà nước về thông tin để thúc đẩy và hỗ trợ quá trình tham gia của người dân. PPWG có kế hoạch hỗ trợ khâu chuẩn bị Luật này thông qua một số hoạt động sau, bao gồm:

� Điều phối các tổ chức thành viên trong tiến hành khảo sát tình hình tiếp cận thông tin ở cấp cơ sở (trong khu vực hoạt động dự án) để cung cấp thông tin cho nhóm soạn thảo.

� Tổ chức hội thảo tham vấn với các chủ thể khác nhau và các thành viên PPWG về Dự thảo Luật.

� Hỗ trợ kỹ thuật cho nhóm soạn thảo trong quá trình xây dựng Luật

Page 10:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

7

NHÓM ĐỐI TÁC Y TẾ

BÁO CÁO ĐỐI TÁC CHO HỘI NGHỊ TƯ VẤN CÁC NHÀ TÀI TRỢ

Tháng 12 năm 2008

1. Lời giới thiệu

Nhóm Đối tác Y tế (HPG) được thành lập vào năm 2004 với mục tiêu nhằm tăng cường quyền lãnh đạo và làm chủ đối với các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức trong lĩnh vực y tế và tăng cường hơn nữa vai trò của Bộ Y tế trong việc phối hợp với các đối tác phát triển cho ngành Y tế. Bộ Y tế và các đối tác phát triển là Đồng chủ tịch của HPG, cùng với sự tham gia của các tổ chức quốc tế của Liên Hiệp Quốc, các đối tác phát triển song phương và đa phương, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, các viện nghiên cứu và các cơ quan của Chính phủ.

HPG nhóm họp định kỳ hàng quí, được sự hỗ trợ, tham gia nhiệt tình của các đối tác phát triển. Theo nhận định của Bộ Y tế, HPG là một Diễn đàn quan trọng để thảo luận về định hướng chiến lược hỗ trợ của đối tác cho lĩnh vực y tế; trao đổi, đối thoại về các chính sách mới của ngành và những vấn đề y tế mới nảy sinh, và đề xuất các cơ chế nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả viện trợ trong lĩnh vực y tế.

2. Tiến trình hoạt động 12 tháng qua của HPG

Trong 12 tháng qua, Nhóm đối tác Y tế đã hoạt động hết sức hiệu quả và năng động, các nội dung đối thoại giữa Bộ Y tế và các đối tác phát triển ngày càng mở rộng hơn.

Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị đồng kiểm điểm đánh giá hàng năm về y tế (JAHR) lần thứ 2. Tại Hội nghị JAHR, Bộ Y tế và các Đối tác đã đánh giá những thành tựu trong năm của ngành y tế trong thời gian qua và và xác định những lĩnh vực ưu tiên trong thời gian tới. Nhóm đối tác Y tế và những vấn đề ưu tiên cần can thiệp hỗ trợ là cơ chế chính cho các cuộc đối thoại vì sự phát triển ngành y tế. Trong năm 2008, JAHR tập trung thảo luận chủ yếu về lĩnh vực tài chính y tế. Một quá trình tư vấn đánh giá chuyên sâu đã được triển khai nhằm thu thập ý kiến phản hồi của các đối tác phát triển, của các cơ quan Chính phủ và các bên liên quan, để xây dựng dự thảo cho Hội nghị của JAHR. Có 4 cuôc hội thảo đã được tổ chức với sự tham gia và hỗ trợ tích cực của HPG.

Ngoài ra, Bộ Y tế và các đối tác phát triển đã xây dựng Tuyên bố chung nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức cho ngành y tế. Tuyên bố đã chỉ ra những nguyên tắc và hành động nhằm tăng cường hiệu quả viện trợ và tác động của viện trợ cho ngành y tế bằng cách cụ thể hóa việc áp dụng và thực thi Tuyên bố Hà Nội về hài hoà thủ tục viện trợ. Tuyên bố đã xác định cụ thể và rõ ràng 10 hoạt động chủ yếu và thời hạn hoàn thành làm căn cứ cho các đối tác và chính phủ có cơ sở đánh giá khi triển khai hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả của viện trợ y tế.

Trong quá trỉnh xây dựng Tuyên bố trên, HPG đã thành lập một Ban dự thảo gồm các thành viên từ 5 tổ chức liên quan: Liên Hiệp Quốc, Các ngân hàng phát triển, Liên minh/Cộng đồng châu Âu, các nhà tài trợ song phương lớn (Nhật Bản, Australia, Mỹ) và các tổ chức Xã hội dân sự. Ba cuộc tư vấn độc lập đã được tổ chức với sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, và các hiệp hội nghề nghiệp. Bản thảo cuối cùng của Tuyên bố chung đã được nhất trí tại Cuộc họp

Page 11:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

8

đặc biệt của HPG tổ chức vào cuối tháng 11, và đã sẵn sàng đệ trình lên Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ năm 2008.

Ngoài Hội nghị nêu trên, ba cuộc họp của HPG đã được tổ chức theo thông lệ trong năm. Các cuộc họp này tập trung vào chuỗi chủ đề từ An toàn thực phẩm đến xây dựng Khung chi tiêu trung hạn về y tế đến các chính sách nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ y tế cấp huyện và tại cộng đồng.

Các thành tựu khác của HPG bao gồm:

- Xây dựng ma trận chi tiết về các hoạt động của đối tác trong lĩnh vực y tế, trong đó chỉ rõ hỗ trợ của từng nhà tài trợ, lĩnh vực can thiệp và kế hoạch chi tiêu trung hạn. Đây là lần đầu tiên những thông tin toàn diện về viện trợ của các nhà tài trợ cho ngành y tế đã được tập hợp trong một khung riêng biệt.

- Xem xét khả năng hỗ trợ của nhà tài trợ về y tế và HIV trong bối cảnh Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình.

3. Hỗ trợ triển khai thực hiện các chương trình và chiến lược ngành

- Hội nghị hàng năm đồng kiểm điểm đánh giá về y tế đã cung cấp thông tin về tiến độ thực hiện kế hoạch và giải ngân hàng năm của ngành y tế, cũng như kế hoạch 5 năm tiếp theo 2010 – 2015, đây là những tài liệu cơ sở cho các chương trình và hoạt động của ngành y tế. Ngoài ra, JAHR còn hỗ trợ cho các vấn đề từ các nguồn lực đầu vào, quy chuẩn cơ sở cho đến các kết quả đầu ra, đánh giá kế hoạch và ngân sách dựa theo kết quả.

4. Những hoạt động chủ yếu trong năm 2009

- Cuộc họp Đối tác ngành y tế hàng năm đã đưa ra được ma trận để giám sát và đánh giá tiến độ trong lĩnh vực y tế trong đó có các thành tựu y tế (các chỉ số sức khoẻ chủ yếu), đồng thời kiểm điểm đánh giá về các cam kết thực hiện chính sách của Chính phủ và các nhà tài trợ. Trong năm 2009, với sự hỗ trợ của các đối tác phát triển, HPG và các đơn vị liên quan của Bộ Y tế sẽ xem xét việc lồng ghép ma trận giám sát vào khuôn khổ đánh giá chung tiến tới xây dựng chương trình theo cách tiếp cận theo ngành trong lĩnh vực y tế.

Dưới đây là 10 hoạt động chủ yếu đã được thống nhất trong Tuyên bố chung. Trong đó các hoạt động từ 3 đến 6 dự kiến hoàn thành trong năm 2009.

Các hoạt động chủ yếu

Thời hạn hoàn

thành 1 Ma trận các hoạt động của nhà tài trợ được xây dựng hàng năm

theo mẫu thống nhất. Ma trận đầu tiên do WHO soạn thảo. Tháng 10/2008, và hàng năm tiếp theo

2 Điểm lại các điều khoản tư vấn của HPG đã được Bộ Y tế và các đối tác phát triển chấp nhận.

Tháng 12/ 2008

3 Triển khai nghiên cứu để đánh giá mức độ hỗ trợ kỹ thuật cho ngành y tế cần được đơn giản và hài hòa thủ tục.

Tháng 6/ 2009

Page 12:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

9

4 Ban hành hướng dẫn về quản lý tài chính viện trợ cho ngành y tế.

Tháng 9/ 2009

5 Kiểm điểm, đánh giá việc phê chuẩn, mua sắm và giải ngân trong việc sử dụng viện trợ y tế do DPF/MOH thực hiện với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ phát triển.

Tháng 10/ 2009

6 Báo cáo đánh giá sự minh bạch, mức độ chính xác và thời hạn các báo cáo tài chính từ các đối tác.

Tháng 12/ 2009

7 Hoàn thành khung chi tiêu gắn với Kế hoạch 5 năm trong đó chỉ rỗ các nguồn lực trong và ngoài nước cho lĩnh vực y tế.

Tháng 8/ 2010

8 Hoàn thành Kế hoạch ngân sách khả thi cho kế hoạch 5 năm, kèm theo khung giám sát, đánh giá.

Tháng 12/yt2010

9 Đánh giá mức độ hài hòa trong tài trợ của đối tác phát triển trong Kế hoạch 5 năm và các Kế hoạch hàng năm.

Đánh giá độc lập, hoặc là một phần của JAHR 2010

10 Tổ chức cuộc Họp đồng kiểm điểm đánh giá hàng năm Đang triển khai, thực hiện

Page 13:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

10

ISGEISGEISGEISGE NHÓM HỖ TRỢ QUỐC TẾ VỀ TÀI

NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Báo cáo quan hệ đối tác Tháng 12/2008

A. Bối cảnh Nhóm hỗ trợ quốc tế về Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường (ISGE) trực thuộc Vụ Hợp tác quốc tế của Bộ Tài Nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) được xem như một cơ chế để thiết lập và tăng cường tính hiệu quả của hoạt động hợp tác giữa Bộ TN&MT và các nhà tài trợ quốc tế và các tổ chức phi Chính phủ. Từ khi tái hoạt động (năm 2003) đến năm 2007, ISGE đã có những đóng góp tích cực trong việc điều phối hoạt động hỗ trợ chương trình quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Từ năm 2008, ISGE bước vào một kỷ nguyên mới và cơ cấu tổ chức đã được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu thay đổi không ngừng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam nói chung và trong ngành tài nguyên và môi trường nói riêng. Mục tiêu chung của ISGE trong giai đoạn 2008 – 2010 là nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển và các nguồn tài trợ khác đối với ngành tài nguyên và môi trường tuân theo những chính sách và ưu tiên của chính phủ thông qua phương pháp tiếp cận quan hệ đối tác và tích cực đóng góp vào quá trình triển khai những hoạt động ưu tiên trong ngành, và phù hợp với những nguyên tắc và phương pháp trong Tuyên tố Hà Nội về Hiệu quả viện trợ. Ngoài mục tiêu tổng thể, ISGE còn hỗ trợ Bộ TN&MT, các bộ ngành khác và các cấp chính quyền địa phương để đạt được những kế hoạch, ưu tiên và chiến lược của Bộ TN&MT và của Chính phủ Việt Nam hướng tới quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên và môi trường Những mục tiêu cụ thể bao gồm: • Hỗ trợ Bộ TN&MT thông qua hỗ trợ đối thoại chính sách về quản lý tài nguyên

thiên nhiên và bảo vệ môi trường của các bộ, sở, các đơn vị kinh doanh, các tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự;

• Hỗ trợ lồng ghép các vấn đề tài nguyên thiên nhiên và môi trường vào các kế hoạch và chương trình của tất cả các cánh tay của Chính phủ ở cấp trung ương và địa phương; và hướng đến phân bổ nguồn lực cho các chương trình và kế hoạch ngành để triển khai các hoạt động môi trường phù hợp;

• Tư vấn Bộ TN&MT về các vấn đề liên quan đến xây dựng các chính sách, chương trình phát triển ngắn hạn và dài hạn và các vấn đề môi trường cụ thể khác liên quan đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường;

• Góp phần phân kênh nguồn lực đến những vấn đề ưu tiên cao trong khi giảm thiểu lỗ hổng. Nỗ lực nhằm tăng cường các cấp độ và đa dạng nguồn lực tài chính cho môi trường;

• Hỗ trợ góp phần hài hòa hóa những thông lệ và qui trình của Chính phủ và của nhà tài trợ bao gồm những thông lệ và qui trình liên quan đến những yêu cầu báo cáo và kiểm toán;

• Tăng cường toàn diện năng lực quản lý của Bộ TN&MT để đảm bảo thúc đẩy mối liên kết sâu rộng trong công tác môi trường giữa các ngành và giữa các cấp;

Page 14:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

11

• Thúc đẩy sự tham gia tích cực của các tổ chức phi chính phủ, các nhóm cộng đồng và khu vực tư nhân trong các chương trình môi trường; và

• Thiết lập diễn đàn cho tất cả các đối tác để chia sẻ và trao đổi thông tin với mong muốn liên kết và tăng cường các hoạt động môi trường thông qua hỗ trợ, điều phối và phổ biến thông tin và bài học kinh nghiệm đến tất cả các đối tác trực thuộc và không trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

B. Những hoạt động đã triển khai trong năm 2008 1. Họp toàn thể ISGE Cuộc họp toàn thể của ISGE được tổ chức ngày 5 tháng 3 năm 2008. Qua cuộc họp này, các nhà tài trợ, và các bộ đã được thông báo về những chương trình quan trọng của Bộ tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) trong giai đoạn 2008-2010: (1) Chương trình hành động của Bộ TN&MT trong việc thực thi những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO; (2) Chương trình Xây dựng thể chế về Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường (3) Chương trình mục tiêu Quốc gia về biến đổi khí hậu. 2. Trao đổi thông tin Các bản tin của ISGE được phát hành và phân phối tới các tổ chức và cá nhân liên quan. Những thông tin về quá trình đối thoại và các hoạt động liên quan đến ODA được cập nhật liên tục trên trang tin điện tử của ISGE. 3. Củng cố công tác tổ chức hỗ trợ Thỏa thuận khung của Nhóm hỗ trợ quốc tế cho hoạt động Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường được hoàn tất và ký duyệt vào ngày 1 tháng 7 năm 2008 giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và các nhà tài trợ (Đại sứ quán Đan Mạch, Đại sứ quán Thụy Điển (đại diện là SIDA) và Đại sứ quán Canada (do CIDA làm đại diện)). Vì thế, trong giai đoạn 2008-2010, ISGE sẽ vẫn là phương tiện để hỗ trợ Bộ TN&MT và quá trình xây dựng chính sách ngành. Tiếp theo Thỏa thuận khung), Kế hoạch tổng thể của ISGE giai đoạn 2008-2010 đã được xây dựng và phê duyệt. Hồ sơ công việc cho từng vị trí trong Ban thư ký ISGE đã được rà soát và cập nhật với những yêu cầu về năng lực cần thiết cho từng vị trí. Kế hoạch nhân sự của Ban thư ký ISGE đã được hoàn tất. 4. Giám sát và đánh giá Kiểm toán tài chính của ISGE cho năm 2007 đã được tiến hành vào ngày 7 tháng 4 năm 2008. Kết quả kiểm toán đã được báo cáo lên các nhà tài trợ chính của ISGE và đã được công nhận. 5. Đối thoại chính sách về biến đổi khí hậu Thích nghi với biến đổi khí hậu đang nhận được sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ Việt Nam và các chủ thể khác. ISGE thiết lập Sân đối thoại chính sách riêng cho vấn đề Biến đổi khí hậu để thiết lập một điễn đàn đối thoại chính sách lâu dài về những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Đối thoại Chính sách về Biến đổi khí hậu (CCPDP) của ISGE chính thức được thiết lập vào ngày 23 tháng 1 năm 2008. Trong chương trình Đối thoại chính sách này, nhiều cuộc họp/hội thảo đã được tổ chức để hỗ trợ quá trình xây dựng Chương trình Mục tiêu quốc

Page 15:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

12

gia để đương đầu với vấn đề biến đổi khí hậu. Phiên bản cuối cùng của Chương trình này đã được hoàn tất và đệ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 6. Đối thoại chính sách về bảo vệ môi trường Trong những năm vừa qua, sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam đã có những tác động xấu đến điều kiện môi trường và sức khỏe con người ở một khía cạnh nào đó. ISGE quyết định hỗ trợ xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia có tính khả thi cao và hướng tới giải quyết những vấn đề môi trường cấp bách thực tại. Với mục tiêu như vậy, một hội thảo về xây dựng “Chương trình mục tiêu quốc gia về bảo vệ môi trường vì sức khỏe của cộng đồng” đã được tổ chức vào ngày 17 tháng 9 năm 2008. Hội thảo này đã tạo cơ hội tốt cho nhóm xây dựng Chương trình tiếp nhận những ý kiến đóng góp và tư vấn cũng như những hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ các đối tác của ISGE và các nhà tài trợ. 7. Đối thoại chính sách về tài nguyên nước Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Tài nguyên nước đến năm 2020, và Bộ TNMT là đơn vị được giao thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên nước, tuy nhiên Việt Nam đang phái đối mặt với nhiều thách thức về cách thức để có được cách thức quản lý tổng hợp về tài nguyên nước và để đảm bảo cung cấp nước cho các hoạt động phát triển kinh tế và xã hội. Trong bối cảnh đó, ISGE đề xuất thiết lập Chương trình Đối thoại Chính sách về tài nguyên nước (PPDW) do Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ TNMT chủ trì để hỗ trợ quá t rình trao đổi thông tin và để đảm bảo một cách tiếp cận được điều phối tốt về tài nguyên nước ở Việt Nam. PPDW sẽ bắt đầu được triển khai vào giữa tháng 12 năm 2008 C. Hỗ trợ các hoạt động quan hệ đối tác - ISGE đã hỗ trợ Vụ Quan hệ Quốc tế của Bộ TNMT trong việc điều phối các

chương trình/dự án hợp tác quốc tế: thu thập và cập nhất thông tin về các chương trình/dự án ODA của Bộ TNMT, và tổ chức các cuộc hội thảo/hội nghị.

- Một ma trận về những Sáng kiến về biến đổi khí hậu ở Việt Nam (do WB xây dựng, tháng 10 năm 2008) đã được cập nhật trên trang tin điện tử của ISGE.

- Trưởng Ban thư ký ISGE đã phân bổ cho các nhóm chuyên đề và các Ban của Chính phủ (ví dụ: Ban chỉ đạo Chương trình hỗ trợ kỹ thuật “Duy trì tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo thông qua thực hiện những cam kết gia nhập WTO” (hay trên cơ sở Chương trình WTO) trực thuộc Bộ Công thương; Nhóm công tác về Hỗ trợ Phát triển chính thức thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Nhóm công tác về cung cấp thông tin liên quan đến tình hình kinh tế thị trường của Việt Nam trực thuộc Bộ công thương v.v)

D. Dự kiến các hoạt động năm 2009 Kế hoạch chi tiết của ISGE cho năm 2009 chưa được phê duyệt. Tuy nhiên, Kế hoạch Tổng thể của ISGE giai đoạn 2008-2010 đưa ra những hoạt động chung cho năm 2009 như trong bảng sau:

Page 16:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

13

Mục tiêu Đầu ra Hoạt động Chỉ số thẩm định Phương thức hợp tác/Trách nhiệm

1.1.1. Phối hợp và hỗ trợ thiết lập và xác định những cấu phần và các bên tham gia các Nhóm đối thoại chính sách về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên nước và thể chế về tài nguyên thiên nhiên và môi trường

- Quyết định thành lập các PDP, danh sách các đại diện của PDP

1.1.2. Hỗ trợ và tổ chức với sự phối hợp của các Cục, vụ của Bộ TNMT/ các viện để chủ trì các cuộc họp về đối thoại chính sách để lựa chọn ưu tiên cho mỗi Bộ phận đối thoại chính sách

- TOR, kế hoạch hoạt động của PDP, các báo cáo và các tài liệu liên quan.

- Các Cục,vụ/Viện của Bộ TNMT chủ trì việc thất lập và vận hành PDP, chuẩn bị các kế hoạch, báo cáo, điều khoản tham chiếu, với sự phối hợp của Ban thư ký ISGE

1.1.3. Tổ chức các cuộc họp, hội thảo và các cuộc nghiên cứu

- Biên bản cuộc họp/ghi chép, báo cáo về những vấn đề ưu tiên của PDP đã được xác định và thống nhất

1.1.4. Chuẩn bị và hoàn thành các điều khoản tham chiếu, các tài liệu và các kế hoạch của PDP

- Các báo cáo tư vấn, hội thảo và đánh giá PDP.

1.1.5. Chuẩn bị và trình bày các bản dự thảo kế hoạch để trình Ban chỉ đạo ISGE phê duyệt và tổ chức cuộc họp toàn thể hàng năm của ISGE

Các bản kế hoạch của các PDP

- ISGE/S chủ trì và/hoặc hỗ trợ điều phối quá trình xác định các PDP và tổ chức các hội thảo và cuộc họp để tham luận với cộng đồng nhà tài trợ và các c hủ thể; ISGE/S ký hợp đồng với các tư vấn trong và ngoài nước

1.1.6. Tổ chức các cuộc họp toàn thể hàng năm của ISGE

- Các biên bản/báo cáo về các cuộc họp toàn thể và các cuộc họp Chỉ đạo của ISGE

- ISGE/S chịu trách nhiệm về các cuộc họp toàn thể và họp chỉ đạo

1.1.7. Tổ chức và/hoặc hỗ trợ tổ chức các cuộc họp và hội nghị cho PDP

- Biên bản, báo cáo

1. Hỗ trợ Bộ TNMT thông qua hỗ trợ đối thoại chính sách về quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường thuộc các bộ, các sở, các đơn vị kinh doanh, các tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự

1.1 Các nhóm đối thoại chính sách (PDP) về các vấn đề tài nguyên và môi trường được thiết lập và hoạt động để hỗ trợ Bộ TNMT xây dựng những chính sách về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

1.1.8. Hợp đồng tư vấn để xây dựng qui trình tiến hành các PDP

- các hợp đồng tư vấn

Page 17:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

14

1.1.9. Tổ chức các hội thảo về thiết lập các PDP về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên nước, và pháp chế về tài nguyên thiên nhiên và môi trường

- Những đề xuất về các PDP mới và các đề xuất hỗ trợ

- ISGE/S và các cục, vụ/cơ quan thích hợp

1.1.10. Duy trì các hoạt động của PDP về biến đổi khí hậu

- Các hội thảo, nghiên cứu, báo cáo

- ISGE/S và các cục, vụ/cơ quan thích hợp

1.2.1. Hợp đồng với tư vấn để đánh giá các văn bản pháp quy và các chính sách hiện tai để xác định những ưu tiên của các PDP

- Các hợp đồng và báo cáo của tư vấn về những ưu tiên do PDP xác định

- ISGE/S chủ trì tổ chức và điều phối

1.2.2. Tổ chức các cuộc họp và thảo luận; và chuẩn bị báo cáo

- Báo cáo về công tác tư vấn, các hội nghị, hội thảo và các nghiên cứu

- ISGE/S chủ trì tổ chức và điều phối

1.2. Báo cáo về những ưu tiên cao nhất được xác định bởi PDP chuẩn bị để hỗ trợ định hướng và tăng cường hiệu quả và phối hợp giữa các chương trình và dự án về tài nguyên thiên nhiên và mội trường 1.2.3. Tham vấn các chủ

thể, hoàn thiện và công bố các báo cáo và kết quả

- Đánh giá và nhận xét các báo cáo/văn bản.

- ISGE/S chủ trì tổ chức và điều phối

2.1.1. Đánh giá và xác định lại các ưu tiên chính yếu trong ngành tài nguyên thiên nhiên và môi trường trong giai đoạn 2008-2010

- Đánh giá lại báo cáo về những ưu tiên cho ngành tài nguyên và môi trường đến 2010

- ISGE/S chịu trách nhiệm tổ chức các hội thảo và hội nghị

2.1.2. Xác định phương pháp/thủ tục để lồng ghép những ưu tiên môi trường vào các chương trình và kế hoạch ở cấp trụng ương và địa phương, tham khảo những đầu ra/qui trình lồng ghép các vấn đề môi trường vào công tác lập kế hoạch và đầu tư do UNDP tài trợ

- Dự thảo các qui trình/phương pháp để lồng ghép những ưu tiên về môi trường trong các chương trình/dự án

- Các cục, vụ/viện tham gia chịu trách nhiệm đối với các hoạt động của PDP với sự phối hợp của ISGE để đệ trình những ưu tiên của Bộ TN&MT đã được xác định trong các PDP để lồng ghép vào các kế hoạch và chương trình

2. Hỗ trợ lồng ghép các vấn đề về tài nguyên thiên nhiên vào các kế hoạch và chương trình toàn diện của chính phủ ở cấp trung ương và địa phương; vàhướng đến phân bổ nguồn lực cho các chương trình và kế hoạch ngành để triển khai các hoạt động môi trường phù hợp

2.1. Những ưu tiên hàng đầu được xác định và lồng ghép vào các kế hoạch và chương trình của ngành tài nguyên và môi trường, ở cả cấp trung ương và địa phương

2.1.4. Đánh giá và tiên lượng những ưu tiên trong 5 năm tới

- Đề xuất về những ưu tiên về tài nguyên và môi trường cho giai đoạn 5 năm tiếp theo

- ISGE/S sẽ điều phối

Page 18:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

15

3.1.1. Hỗ trợ xây dựng 07 luật về tài nguyên và môi trường chủ trì bởi Bộ TNMT

- 07 dự án dự thảo luật

3.1.2. Hỗ trợ Bộ TNMT xây dựng và thực hiện dự án “Xây dựng năng lực về Quản lý nhà nước đối với hệ thống tài nguyên biển’ và các dự án khác theo Quyết định số. 80/2008/QD-TTg của Thủ tướng chính phủ

- Các cuộc họp/hội thảo tham luận

3.1.3. Những kết quả của PDP được phản ánh trong các kế hoạch ngành tài nguyên và môi trường

- Những ưu tiên được xác định bởi PDP để đưa vào những chính sách về tài nguyên và môi trường

3.1 Những kết quả của PDP được lồng ghép vào dự thảo chính sách và những chương trình phát triển ngắn hạn và dài hạn

3.1.4. Hỗ trợ xây dựng các phần nội dung pháp quy về ngành tài nguyên thiên nhiên và môi trường

- Dự thảo các phần nội dung về ngành tài nguyên và môi trường

- ISGE & và các Cục, vụ của Bộ TNMT chịu trách nhiệm điều phối với sự phối hợp của các bộ và các nhà tài trợ

3.2.1. Xây dựng những đề xuất dự án cụ thể và hỗ trợ triển khai các NTP về CC

- Các đề xuất dự án và NTP về CC

- Các Cục/vụ/Viện của Bộ TNMT với sự phối hợp của ISGE chịu trách nhiệm hoàn thành các đề xuất dự án và dự thảo CC và EP NTP

3.2.2. Hỗ trợ xây dựng các đề xuất và thực hiện các NTP về bảo vệ môi trường

- Dự thảo NTP về Bảo vệ Môi trường

- VEPA của Bộ TNMT chịu trách nhiệm xây dựng đề xuất và trình Bộ TNMT và sau đó Bộ TNMT sẽ trình Chính phủ VN phê duyệt

3.2.3. Hoàn thành kế hoạch tăng cường năng lực cho ngành Tài nguyên môi trường và hỗ trợ triển khai kế hoạch này

- Triển khai kế hoạch xây dựng năng lực cho ngành tài nguyên và môi trường

3. Tư vấn Bộ TNMT về những vấn đề liên quan đến xây dựng những chính sách, chương trình phát triển ngắn hạn và dài hạn, và các vấn đề môi trường cụ thể khác liên quan đến tài nguyên thiên nhiên

3.2 Các chương trình và kế hoạch hành động được xây dựng dựa trên những chính sách ngắn hạn và dài hạn với việc kết hợp những ưu tiên được xác định trong các PDP

3.2.4. Hỗ trợ xây dựng và triển khai các NTPs

- Dự thảo NTPs và triển khai các kế hoạch

- ISGE/S điều phối thực hiện chương trình xây dựng năng lực và các chương trình khác

Page 19:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

16

4.1.1. Thường xuyên cập nhật trong tin trên trang website của ISGE

- Cập nhật thường xuyên trênISGE website

- ISGE/S chịu trách nhiệm thực hiện

4.1 Cơ sở dữ liệu (danh mục) các chương trình dự án ODA về môi trường được cập nhật và phổ biến trong các Cục,Vụ của Bộ TNMT, trong cộng đồng nhà tài trợ và các chủ thể

4.1.2. Phát hành các bản tin ISGE thường kỳ

- các bản tin của ISGE

- ISGE/S chịu trách nhiệm thực hiện

4.2.1. Thảo luận và thống nhất với PGAE về dự thảo nội dung bản thỏa thuận (EIA/SIA)

- Bản thỏa thuận được ký giữa ISGE & PGAE về EIA/SIA

- ISGE/S điều phối và thực hiện

4.2 Thỏa thuận hợp tác giữa ISGE và PGAE được soạn thảo và ký kết

4.2.2. Lồng ghép những ý kiến đóng góp và hoàn thiện bản thỏa thuận để ký

4.3 Những ưu tiên về tài nguyên và môi trường được xác định và thông báo tới các chủ thể

4.3.1. Hỗ trợ tổ chức các cuộc họp và thảo luận và chuẩn bị báo cáo về những vấn đề ưu tiên thông qua các PDP

- Báo cáo về những ưu tiên được lựa chọn thông qua các cuộc họp của PDP

- Các cục/vụ của Bộ TNMT chịu trách nhiệm phối hợp với ISGE

4. Hỗ trợ phân bổ nguồn lực cho những vấn đề ưu tiên cao nhất, trong khi giảm thiểu khoảng cách. Nỗ lực tập trung vào nâng cao các cấp độ và đa dạng hóa nguồn tài trợ cho môi trường

4.4 các cuộc họp toàn thể của ISGE, các cuộc họp điều hành và các diễn đàn để trao đổi thông tin của các chương trình dự án để hỗ trợ ngành môi trường được tổ chức với sự tham gia của các đối tác, các nhà tài trợ và các chủ thể

4.4.1. Tổ chức các cuộc họp thường niên của ISGE và các diễn đàn để trao đổi thông tin và chia sẻ bài học

- Các biên bản cuộc họp chỉ đạo và toàn thể, báo cáo và kế hoạch được ký

- ISGE/S điều phối và thực hiện

5. Tăng cường một cách toàn diện năng lực quản lý của Bộ TNMT để đảm bảo thúc đẩy các mối liên kết sâu rộng về môi trường giữa các ngành, giữa các cấp

5.1 Năng lực các cán bộ của Bộ TNMT được tăng cường trong mối liên kết cả về chiều rộng và chiều sâu về môi trường giữa và xuyên suốt các cấp, các ngành thông qua hoạt

5.1.1. Xây dựng một kế hoạch đánh giá nhu cầu đào tạo và một kế hoạch nâng cao năng lực chi tiết cho các cán bộ của Bộ TNMT dựa trên TNA và trên cơ sở tham khảo “pháp chế và nâng cao năng lực về tài nguyên và môi trường” do ISGE xây dựng năm 2005

- Báo cáo và đề xuất TNA về kế hoạch đào tạo

- ISGE/S điều phối sự phối hợp với Vụ tổ chức cán bộ của Bộ TNMT

Page 20:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

17

5.1.2. Đánh giá nhu cầu xây dựng năng lực để thực hiện NTP về EP và CC và những ưu tiên khác; xây dựng các kế hoạch đào tạo để đáp ứng nhu cầu

- ISGE/S điều phối sự phối hợp với Vụ tổ chức cán bộ của Bộ TNMT

động đào tạo

5.1.3. Tiến hành các khóa đào tạo

- Các khóa đào tạo cho cán bộ của Bộ TNMT được tiến hành

5.1.4. Giám sát và đánh giá kết quả đào tạo

5.2.1. Tổ chức các hội thảo và hội nghị để xây dựng các văn bản pháp qui, các kế hoạch, chính sách và các chiến lược

- Các văn bản pháp qui, các chiến lược và các kế hoạch

- ISGE/S điều phối sự phối kết hợp với các Cục/vụ liên quan của Bộ TNMT

5.2 Năng lực của các cán bộ của Bộ TNMT được tăng cường thông qua quá trình xây dựng các văn bản pháp luật, các chính sách và các chiến lược và kế hoạch

5.2.2. Thử nghiệm trình diễn việc kết hợp văn bản pháp qui của ngành tài nguyên và môi trường

- Một văn bản pháp qui được ban hành (Nghị định hoặc thông tư) bởi Bộ TNMT

6.1.1. Tổ chức các cuộc họp và hội và hội thảo với sự tham gia của các chủ thể trong việc xây dựng qui trình này

- Các báo cáo 6.1 Một qui trình hỗ trợ sự tham gia của các NGOs, các nhóm cộng đồng và khu vực tư nhân trong các chương trình về môi trường được xây dựng

6.1.2. Thống nhất về qui trình tham gia và xúc tiến quá trình tham gia

- Dự thảo qui trình/Hướng dẫn về sự tham gia của các nhóm cộng đồng, khu vực tư nhân và NGO vào các chương trình môi trường

- ISGE/S điều phối sự phối hợp cùng với các Cục/vụ của Bộ TNMT, cộng đồng nhà tài trợ và các chủ thể

6. Thúc đẩy sự tham gia tích cực của các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các nhóm cộng đồng và khu vực tư nhân vào các chương trình về môi trường

6.2 NGOs, các nhóm cộng đồng và khu vực tư nhân được hỗ trợ tham gia vào các chương trình môi trường

6.2.1. NGOs, nhóm cộng đồng và khu vực tư nhân xây dựng các đề xuất tham gia vào và đưa ra các ý kiến nhận xét cho các chương trình môi trường

- Những đề xuất cho việc tham gia vào các chương trình tài nguyên và môi trường

- ISGE/S điều phối sự phối hợp cùng với các Cục/vụ của Bộ TNMT, cộng đồng nhà tài trợ và các chủ thể

7. Tạo diễn đàn cho tất cả các đối tác có thể chia sẻ và trao đổi thông tin với đích lợi là sự lồng ghép và tăng cường các

7.1 Các hội thảo và diễn đàn trao đổi thông tin và bài học kinh nghiệm được tổ chức

7.1.1. Tổ chức các hội thảo và diễn đàn để trao đổi thông tin và bài học kinh nghiệm về các hoạt động môi trường với sự tham gia của các chủ thể trực thuộc và không trực thuộc Bộ TNMT

- Hội thảo, hội nghị và các báo cáo nghiên cứu

- ISGE/S điều phối và thực hiện

Page 21:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

18

7.2 Website của ISGE được cập nhật thường xuyên với các hoạt động và các tin tức về các chương trình và dự án

7.2.1. Duy trì và cập nhật thông tin và cơ sở dữ liệu về các chương trình và dự án

- ISGE website - ISGE/S điều phối và thực hiện

hoạt động môi trường thông qua hỗ trợ, điều phối và phổ biến thông tin và bài học kinh nghiệm tới tất cả các đối tác tham gia 7.3 Những văn

bản pháp quy, các báo cáo, kết quả nghiên cứu được thực hiện theo khung hoạt động của ISGE được xây dựng như một cơ sở dữ liệu cho các chủ thể truy nhập

7.3.1. In và sắp xếp hệ thống lưu trữ các văn bản pháp quy, các bóa cáo và các kết quả nghiên cứu được triển khai trong khuôn khổ ISGE để các chủ thể tham khảo và truy nhập

- Hệ thống lưu trữ văn bản, tài liệu được đặt tại ISGE

ISGE và ICD/Bộ TN&MT điều phối hoạt động này

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT: EIA: Đánh giá Tác động Môi trường GOV: Chính phủ Việt Nam ICD: Vụ Hợp tác Quốc tế ISGE/S: Ban thư ký ISGE MONRE: Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) NGOs: Các tổ chức phi chính phủ NRE: Tài nguyên và Môi trường NTP: Chương trình mục tiêu quốc gia PDP: Nhóm đối thoại chính sách PGAE: Nhóm quan hệ đối tác về Hiệu quả viện trợ SEA Đánh giá chiến lược Môi trường TNA: Phân tích nhu cầu đào tạo VEPA: Cục bảo vệ Môi trường Việt Nam

Nhóm Hỗ trợ quốc tế về Tài Nguyên và Môi trường Phòng 215, 83 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội

Tel: 04-37735510; Fax: 04-37735509 Email: [email protected]; Website: www.isge.monre.gov.vn

Page 22:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

19

Cập nhật tiến độ ISG năm 2008 Các hoạt động của ISG giai đoạn 2006-2010 tập trung vào 5 Lĩnh vực chính

1. Thúc đẩy đối thoại chính sách 2. Hỗ trợ điều phối các chương trình/dự án tài trợ nước ngoài 3. Thu thập và phổ biến thông tin 4. Các quá trình xây dựng năng lực và quản lý 5. Theo dõi và đánh giá

CCáácc hhooạạtt đđộộnngg đđãã tthhựựcc hhiiệệnn ttrroonngg nnăămm 22000088 Hoạt động 1: Xúc tiến đối thoại chính sách 1. Hội nghị Ban điều hành ISG lần thứ 14: tổ chức ngày 26 tháng 2 năm 2008 phê duyệt báo cáo công tác ISG năm 2007 và Kế hoạch công tác năm 2008, cập nhật tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển nông nghiệp nông thôn. 2. An toàn thực phẩm

� Thu thập thông tin liên quan đến các hoạt động đã thực hiện của Bộ trong lĩnh vực an toàn thực phẩm thông qua bản câu hỏi để xây dựng một ma trận về an toàn thực phẩm nhằm (i) giúp Bộ xây dựng một cơ sở để tăng cường phối hợp và chia sẻ thông tin giữa các chủ thể liên quan (ii) xác định khoảng trống trong lĩnh vực an toàn thực phẩm để các nhà tài trợ và các nhà đầu tư có định hướng hỗ trợ, đầu tư hiệu quả.

� Phối hợp với FAO và WHO thúc đẩy việc thành lập nhóm công tác liên ngành về An toàn thực phẩm. Mục tiêu của Nhóm để điều phối các hoạt động về an toàn thực phẩm giữa Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT và cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế.

� Song song với việc chuẩn bị nhóm công tác liên ngành về An toàn thực phẩm. ISG cũng giúp Bộ thúc đẩy việc thành lập một nhóm công tác về an toàn thực phẩm trong khuôn khổ Mạng lưới HTQT của Bộ. Mục tiêu của Nhóm này để hỗ trợ Bộ thực hiện kế hoạch hành động về năm an toàn thực phẩm 2008.

4. Đối thoại tỉnh

� ISG đã xúc tiến trao đổi và tham vấn 4 nhà tài trợ nòng cốt và các đối tác như IFAD, WB, FAO, INGOs, Đối tác Lâm nghiệp, Dự án phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế,… để thúc đẩy đối thoại về các vấn đề chính sách cấp tỉnh.

� Đã xây dựng bản dự thảo mạng lưới đối thoại chính sách tỉnh. 5. Hỗ trợ xây dựng Chiến lược Phát triển Nông thôn

� Thúc đẩy chuyến công tác của Giáo sư Joachim- Viện trưởng viện IFFRI sang Việt Nam để hỗ trợ Việt Nam xây dựng Chiến lược Phát triển Nông thôn vào

Page 23:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

20

tháng 7. Chuyến công tác này trong khuôn khổ sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc (AusAID). Chuyến công tác và làm việc của giáo sư Joachim là một cơ hội tốt để chia sẻ với Việt nam những bài học về phát triển nông nghiệp, nông thôn trên thế giới. Đây là dịp để Bộ và Viện chính sách Chiến lược trao đổi thảo luận với IFPRI các phương án mà Việt Nam có thể xem xét để có tầm nhìn lâu dài cho ngành nông nghiệp và PTNT. Các buổi làm việc với Giáo sư giúp phía Việt Nam xác định được những công việc cần chuẩn bị để thực hiện chiến lược Phát triển nông thôn mới.

� Tổ chức các buổi họp tham vấn về khung Chiến lược Phát triển nông thôn và lộ trình xây dựng Chiến lược.

� Tổ chức nhiều buổi họp giữa nhóm chuyên gia của Viện CSCL với các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế để huy động sự hỗ trợ thực hiện các nghiên cứu.

� Tổ chức cuộc họp nhóm công tác về hỗ trợ xây dựng Chiến lược PTNT vào tháng 6 để cập nhật: (i) tiến độ xây dựng đề án “Nông nghiệp - Nông dân – Nông thôn”, (ii) tình hình hoạt động của nhóm công tác. Thành phần tham dự bao gồm đại diện các cục, vụ phía Bộ (Cục Kinh tế Hợp tác và PTNT, Vụ HTQT, Vụ Kế hoạch, Cục Chăn nuôi, Cục Trồng trọt, Cục Chế biến Thương mại Nông lâm sản và Nghề muối, Viện Chính sách, và cộng đồng các nhà tài trợ (Úc, Thuỵ điển, Thuỵ sĩ, Ngân hàng Thế giới, IFAD, Oxfam Hồng Kông, Oxfam Anh, Helvetas, và SNV,…);

� Phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội thảo về Kịch bản Chiến lược phát triển Nông thôn vào ngày 28-29 tháng 6 năm 2008 và buổi họp báo cáo và tham vấn nhóm công tác xây dựng chiến lược PTNT về các kịch bản phát triển Nông thôn.

� Tổ chức Hội thảo tham vấn cộng đồng quốc tế cho đề án “Nông nghiệp – Nông dân – Nông thôn” vào ngày 12 tháng 6 năm 2008. Hội thảo do Bộ Nông nghiệp và Ngân hàng Thế giới chủ trì.

5. Đối thoại với các nhà tài trợ nòng cốt ISG

� Tổ chức cuộc họp các nhà tài trợ nòng cốt vào ngày 13 tháng 3 năm 2008 để tham vấn và hoàn thiện kế hoạch công tác của ISG năm 2008, tập trung vào các nội dung về ngân sách (Kế hoạch ngân sách 2008, định mức chi tiêu), để ISG hoạt động hiệu quả hơn trong năm 2008.

� Tổ chức buổi họp tham vấn các nhà tài trợ nòng cốt của ISG để chuẩn bị cho Hội nghị toàn thể ISG 2008 vào ngày 29 tháng 8 năm 2008.

� Thường xuyên thảo luận, trao đổi với các nhà tài trợ nòng cốt ISG để tham vấn về các vấn đề chính sách, khả năng hợp tác, và các nội dung khác trong quá trình thực hiện Kế hoạch công tác 2008.

6. Các chương trình trọng điểm của ngành

� Cập nhật thông tin về các chương trình trọng điểm của ngành thông qua phiếu điều tra. Một ma trận về các chương trình trọng điểm của ngành trong năm 2008 được xây dựng và chia sẻ rộng rãi giữa các đơn vị trong Bộ và với cộng đồng quốc tế.

7. Hội nghị toàn thể ISG 2008

� Hội nghị toàn thể ISG được tổ chức vào ngày 18 tháng 11 năm 2008 với chủ đề “Hành động vì sự Phát triển Nông nghiệp, Nông dân và nông thôn bền vững và toàn diện”. Mục tiêu của Hội nghị là tăng cường hài hoá và phù hợp các chính

Page 24:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

21

sách hợp tác hỗ trợ của cộng đồng tài trợ, đầu tư nước ngoài cho phát triển nông nghiệp nông thôn toàn diện và bền vững của Việt Nam.

8. Hỗ trợ Bộ xây dựng Kế hoạch REDD � Gặp gỡ và trao đổi với các nhà tài trợ có quan tâm để giúp điều phối sự hỗ trợ của

các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ trong lĩnh vực này và hỗ trợ Bộ xây dựng Kế hoạch thực thi về giảm khí phát thải giảm phát thải khí nhà kính gây ra do mất rừng và suy thoái rừng.

� Tổ chức Buổi hội thảo kỹ thuật vào ngày 7 tháng 10 năm 2008. Mục tiêu của buổi hội thảo : (1) Trình bày ý tưởng xây dựng Chương trình quốc gia giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính gây ra do mất rừng và suy thái rừng (REDD-Plan), (2) Cập nhật các chương trình mới của các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực Lâm nghiệp, (3) Báo cáo kết quả sơ bộ của chuyên gia xây dựng khung dự thảo cho việc thành lập Nhóm Công tác hỗ trợ Kế hoạch REDD.

9. Thực hiện nghiên cứu về vai trò của các tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGOs) đối với ngành nông nghiệp và PTNT Việt nam. 10. Hỗ trợ Vụ HTQT chuẩn bị và tổ chức Hội nghị AMAF và hội nghị AMAF + 3 .

Lĩnh vực 2 – Hỗ trợ phối hợp các chương trình và dự án nước ngoài tài trợ 1. Hỗ trợ thực hiện Cam kết Hà nội

� Thúc đẩy và tham gia vào quá trình thực hiện nghiên cứu “Tài liệu hoá các kinh nghiệm liên quan đến khả năng áp dụng phương pháp tiếp cận ngành trong ngành nông nghiệp và PTNT ở Việt Nam: Liệu các đối tác của ngành có đang đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả viện trợ?”. Hoạt động chung này giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT/ Diễn đàn toàn cầu về phát triển nông thôn sẽ đóng góp một cách có chiến lược đối với nỗ lực của Bộ Nông nghiệp và các đối tác quốc tế để tăng cường hơn nữa hiệu quả viện trợ và đầu tư trong nước cho ngành nông nghiệp và PTNT ở Việt Nam. Bản dự thảo cuối cùng đang được hoàn thiện.

� Hỗ trợ đoàn công tác cho nghiên cứu “Trách nhiệm giải trình lẫn nhau”. Nghiên cứu này là một phần của tiến trình chuẩn bị cho Diễn đàn cấp cao Accra về viện trợ, do Bộ Hợp tác và Phát triển kinh tế Đức (BMZ) tài trợ.

� Thường xuyên chia sẻ và cập nhật thông tin, các ấn phẩm liên quan đến Cam kết Hà nội cho các thành viên mạng lưới HTQT của ngành.

� Xây dựng poster giới thiệu những sáng kiến và nỗ lực của ISG trong việc hỗ trợ thực hiện Cam kết Hà nội về Hiệu quả viện trợ, cho trang thông tin chung của Việt nam trưng bày tại Diễn đàn cấp cao về hiệu quả viện trợ tại ACCRA.

� Tham gia tích cực việc giám sát và đánh giá độc lập thực hiện Cam kết Hà nội; � Tham gia tích cực các hoạt động của nhóm PGAE.

2. Hỗ trợ các đối tác ngành

� ISG tích cực làm việc với các đối tác khác như đối tác Nước sạch và VSMTNT, đối tác Giảm nhẹ thiên tai, đối tác Lâm nghiệp, đối tác Cúm gia cầm và cúm ở người để tìm cách hỗ trợ và hợp tác ở khía cạnh thông tin và các khía cạnh tiềm năng khác. Thường xuyên tăng cường chia sẻ thông tin giữa ISG và các đối tác .

� Hoạt động chung giữa Bộ Nông nghiệp và Diễn đàn toàn cầu về phát triển nông thôn trong nghiên cứu trên sẽ góp phần nâng cao hoạt động của các đối tác và tăng cường sự phối hợp giữa ISG và các đối tác.

� Cùng với 3 đối tác khác (Giảm nhẹ thiên tai, Lâm nghiệp, Cúm gia cầm) tổ chức hội thảo về quản lý thiên tai ngoài thuỷ tai vào ngày 27 tháng 5 năm 2008.

Page 25:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

22

3. Phối hợp với các dự án/chương trình của ngành do nước ngoài tài trợ � ISG tích cực trao đổi, thảo luận với các dự án/chương trình khác như dự án

POSMA, dự án STOFA, dự án cải cách hành chính, các dự án về phát triển nông thôn, … để tìm kiếm cơ hội hợp tác tổ chức các hoạt động chung và chia sẻ thông tin.

LĨNH VỰC 3- Chia sẻ và Phổ biến thông tin 1. Hệ thống thông tin, xuất bản bản tin

� Bản tin Quý ISG: đã phát hành 1 số vào tháng 5 năm 2008 � Bản tin tháng: đã phát hành 4 số � Trang web ISG: thường xuyên được cập nhật, nhiều báo cáo và các tài liệu được

đăng tải để chia sẻ với các tất cả đối tượng quan tâm. � Tờ rơi giới thiệu về ISG được phổ biến rộng rãi.

Trang web ISG

� Trang web ISG (thường xuyên được cập nhật): nhiều báo cáo và bài trình bày được đăng tải trên trang web để chia sẻ rộng rãi cho các đối tượng quan tâm. Danh mục văn bản pháp quy bằng tiếng Anh được Bộ và các nhà tài trợ đánh giá cao.

2. Hỗ trợ hệ thống thông tin của ngành.

� Hỗ trợ Vụ Hợp tác quốc tế vận hành trang web của vụ http://icd.mard.gov.vn � Cơ sở dữ liệu ODA của Bộ (thường xuyên cập nhật thông tin về các dự án mới) � Cơ sở dữ liệu tích hợp (bao gồm 5 phần: các dự án ODA, FDI, văn bản pháp quy,

cơ cấu tổ chức của Bộ, dịch vụ tư vấn): thường xuyên cập nhật. � Phối hợp với Văn phòng Bộ xuất bản sách giới thiệu các chuyên gia, cán bộ quốc

tế đã có đóng góp cho sự phát triển của ngành nông nghiệp và PTNT. � Tư vấn cho Vụ Pháp chế xây dựng trang web. � Phối hợp với Vụ HTQT soạn thảo và xuất bản cuốn sách giới thiệu chức năng,

nhiệm vụ, và cơ cấu tổ chức của Vụ và các văn bản pháp quy khác có liên quan. � Thu thập và tổng hợp nội dung các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương

trình của Bộ. Lĩnh vực 4- Các quá trình xây dựng năng lực và quản lý 1. Phát triển nguồn nhân lực cho Bộ và Văn phòng ISG

� Tiếp tục phối hợp với CECI để tuyển tình nguyện viên về thông tin, hỗ trợ ISG cải thiện các công cụ thông tin và thúc đẩy đối thoại chính sách cấp tỉnh.

� Tuyển cán bộ chương trình và điều phối viên cho mạng lưới HTQT để nâng cao năng lực cho ISG.

� Tổ chức Khoá tập huấn về Nghiệp vụ lễ tân ngoại giao cho Mạng lưới HTQT. Đã có 68 thành viên tham dự khoá tập huấn này.

� Tổ chức chuyến đi tham quan Trung Quốc cho một số cán bộ của Vụ HTQT, văn phòng ISG và các cục, vụ khác để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về điều phối ODA và đối thoại chính sách vào tháng 12 năm 2008.

� Điều phối viên mạng lưới HTQT được tham dự khoá đào tạo về “Quản lý các dự án Nông nghiệp” từ ngày 15-19 tháng 9 tại Trung Quốc.

� Cán bộ chương trình tham dự Hội thảo về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm từ ngày 26- 27 tháng 6, tại Thái lan.

Page 26:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

23

2. Mạng lưới Hợp tác Quốc tế

� Ngày 16 tháng 1 năm 2008, tổ chức Hội thảo tổng kết hoạt động của Mạng lưới HTQT năm 2007 và xây dựng kế hoạch công tác năm 2008.

� Ngày 3-4 tháng 4 năm 2008, tổ chức khoá tập huấn về nghiệp vụ Lễ tân cho các thành viên Mạng lưới. Khoá tập huấn được giảng dạy bởi các chuyên gia của Bộ Ngoại giao và ông Nguyễn Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng. 68 thành viên đã tham dự khoá tập huấn này.

� Hoàn tất công tác tuyển Điều phối viên cho Mạng lưới. � Ngoài ra, Mạng lưới cũng đã tiến hành rất nhiều các hoạt động như chia sẻ thông

tin về các hoạt động của ngành và của các nhà tài trợ thông qua Bản tin tháng và Bản tin quý. Các hoạt động chia sẻ thông tin qua hệ thống email cũng duy trì thường xuyên. Các thành viên mạng lưới được cập nhật các thông tin, báo cáo hữu ích về các chủ đề khác nhau.

� Tổ chức khoá đào tạo về “Nông nghiệp Việt nam trong quá trình Hội nhập” được tổ chức ngày 21-22 tháng 11, tại Sapa.

Lĩnh vực 5- Kiểm soát và đánh giá

� Tham gia Hệ thống Giám sát đánh giá hỗ trợ quản lý trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc dự án của Thuỵ sĩ tài trợ.

� Báo cáo 6 tháng đầu năm (+ báo cáo tài chính) và báo cáo năm 2008. � Tiến hành kiểm toán tài chính ISG năm 2007 vào tháng 6.

Page 27:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

24

ĐỐI TÁC HỖ TRỢ NGÀNH LÂM NGHIỆP (FSSP)

Báo cáo 6 tháng cuối năm 2008

Đối tác Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp (FSSP) là diễn đàn hợp tác giữa Chính phủ Việt

Nam và tất cả các bên tham gia quan tâm đến ngành lâm nghiệp Việt Nam. Văn bản Thỏa thuận Chương trình Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp và Đối tác được ký kết từ tháng 11 năm 2001 và có hiệu lực đến năm 2010. Đến năm 2006, Đối tác Lâm nghiệp đã nhất trí hỗ trợ cho Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020, chiến lược này đã được Thủ tướng phê duyệt vào tháng 2 năm 2007.

Đối tác Lâm nghiệp là một phương tiện hữu hiệu để Chính phủ, các đối tác trong

nước và quốc tế có thể trao đổi thông tin và quan điểm của mình về các vấn đề mang tính chiến lược của ngành. Đối tác Lâm nghiệp là kênh điều phối đối thoại và kỹ thuật về các vấn đề quan trọng như: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi 2004, các văn bản pháp quy của ngành, kế hoạch 5 năm ngành lâm nghiệp (2006 – 2010), và Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam. Đối tác Lâm nghiệp thực hiện đối thoại thông qua các cuộc họp Diễn đàn Đối tác, Ban điều hành đối tác (PSC) và Ban điều hành chuyên môn (TEC), và có nhiều hơn các hoạt động trao đổi không chính thức bao gồm đối thoại “trực tiếp” hoặc qua thiết bị điện tử, ví dụ như phản hồi về chính sách hoặc ý kiến đánh giá về mặt kỹ thuật từ phía các đối tác quốc tế thông qua thư điện tử.

Báo cáo này do Văn Phòng Điều Phối FSSP (FSSP CO), là Ban thư ký của Đối

tác Lâm nghiệp và cũng là đơn vị quản lý hoạt động của Quỹ ủy thác Ngành lâm nghiệp (TFF) chuẩn bị. Quỹ ủy thác này được sự hỗ trợ của rất nhiều đối tác FSSP. Báo cáo cập nhật các hoạt động chính của Đối tác Lâm nghiệp trong 6 tháng cuối năm 2008 và một số hoạt động chính dự định trong 6 tháng đầu năm 2009. Thực hiện Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp. Đối tác Lâm nghiệp cam kết hỗ trợ thực hiện Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam thông qua hỗ trợ thực hiện 5 chương trình chính của Chiến lược:

• Chương trình 1: Quản lý và phát triển rừng bền vững • Chương trình 2: Bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và các dịch vụ môi trường • Chương trình 3: Chế biến và thương mại gỗ và lâm sản • Chương trình 4: Nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và khuyến lâm (RETE) • Chương trình 5: Đổi mới chính sách, thể chế, lập kế hoạch và giám sát ngành

Việc thực hiện Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2008 Các nội dung dưới đây sẽ nêu một số tiến triển quan trọng của ngành lâm nghiệp trong thời gian gần đây của từng chương trình, đặc biệt nhấn mạnh những hoạt động có sự hỗ trợ của Đối tác lâm nghiệp. Chương trình 1: Quản lý và phát triển rừng bền vững

Page 28:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

25

Chương trình này tập trung vào hỗ trợ hoạt động quản lý và phát triển rừng bền vững, bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng, với trọng tâm là rừng sản xuất và giống cây trồng. Chương trình cũng hỗ trợ hoạt động giao đất giao rừng, rừng cộng đồng và lâm sản ngoài gỗ. Cục Lâm nghiệp thuộc Bộ NN&PTNT là đơn vị đầu mối thực hiện chương trình này. Cục Lâm nghiệp đang xây dựng kế hoạch hành động và danh mục các dự án ưu tiên thực hiện chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa. Hiện tại, Cục Lâm nghiệp đã xây dựng trên 50 đề xuất, hiện tại đã có 11 nhà tài trợ thể hiện sự quan tâm tài trợ cho chương trình. Nhiều đối tác của FSSP, bao gồm cả CARE, Tổ chức bảo tồn quốc tế (IUCN), Tổ chức Động – Thực vật quốc tế (FFI) và chính phủ Hà Lan rất quan tâm đến việc hỗ trợ cho chương trình này. Với sự tài trợ của TFF, FSSP phối hợp với Viện Khoa học và Lâm nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo về “Khôi phục và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam nhằm giảm thiểu và thích ứng với Biến đổi khí hậu” vào ngày 5,6 tháng 11 năm 2008. Hội nghị trình bày tổng quan các vấn đề về phục hồi và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Việt Nam, chia sẻ thông tin và bài học kinh nghiệm có liên quan. Nhưng quan trọng nhất, tại hội thảo, các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến về các giải pháp thực hiện Đề án phục hồi và phát triển rừng ngập mặn trong giai đoạn 2008-2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) trong bối cảnh thay đổi khí hậu toàn cầu và nâng cao nhận thức về phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Ngày 23/6/2008 Bộ NN&PTNT, Bộ Khoa học công nghệ và Bộ Tài chính đã ra thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-BKH-NN-TC hướng dẫn thực hiện Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất. Chương trình Trồng mới 5 triệu ha rừng (5MHRP) được thực hiện theo Quyết định 661, là chương trình lâm nghiệp quan trọng cấp quốc gia với vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách Chính phủ. Chương trình này hỗ trợ thúc đẩy trồng rừng sản xuất và nâng cao quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng. Do thấy rõ tầm quan trọng của việc thực hiện Dự án cũng như vai trò, trách nhiệm của các Bộ, Ngành vừa qua trong Thông báo số 192/TB-VPCP ngày 4/8/2008 về kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về rà soát quy hoạch 3 loại rừng và thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã đề cập đến sự cần thiết tổ chức lại Ban Chỉ đạo Nhà nước dự án trồng mới 5 triệu ha rừng nhằm tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành ở Trung ương để chỉ đạo điều hành Dự án nhằm hoàn thành các mục tiêu Dự án đề ra. Do có lạm phát và trượt giá từ đầu năm 2008 đến nay, qua kiểm tra thực tế và đề nghị của các địa phương, Bộ NN&PTNT đang làm thủ tục đề nghị Thủ tướng Chính phủ tăng suất đầu tư cho trồng rừng phòng hộ, đặc dụng. Đề xuất này đang được các Bộ, ngành liên quan ủng hộ. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Thông báo số 200/TB-VPCP ngày 8/8/2008, số 266/TB-VPCP ngày 23/9//2008 và công văn số 6791/VPCP-KTN ngày 10/10/2008 của Văn phòng Chính phủ, Bộ NN&PTNT sẽ hoàn chỉnh báo cáo trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội về kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ. Ước thực hiện dự án năm 2008:

- Khoán bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ: 2.330.202 ha.

Page 29:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

26

- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh: 650.386 ha. - Trồng mới: 201.000 ha (trong đó trồng rừng phòng hộ, đặc dụng: 39.000 ha,

trồng rừng sản xuất: 162.000 ha). - Tổng vốn ước thực hiện năm 2008 là: 1.820 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách:

820 tỷ đồng. Chương trình 2: Bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và các dịch vụ môi trường Chương trình này tập trung hỗ trợ công tác bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, tập trung vào đối tượng chính là rừng phòng hộ và đặc dụng. Chương trình này cũng hỗ trợ các hoạt động đang triển khai liên quan đến việc chi trả các dịch vụ môi trường (PES). Cục Kiểm lâm thuộc Bộ NN&PTNT là đơn vị đầu mối thực hiện chương trình này. Ngày 20/6/2008 Bộ NN&PTNT đã ra quyết định số 74/2008/QĐ-BNN ban hành Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, thay thế Quyết định số 54/2006/QĐ-BNN ngày 05/7/2006 của Bộ. Ngày 5/8/2008, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ra quyết định số 2370 QĐ/BNN-KL phê duyệt Đề án về chương trình đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam giai đoạn 2008 – 2020. Mục tiêu của Đề án là đến năm 2020, hoàn thành cơ bản việc xây dựng cơ sở hạ tầng và thiết lập hệ thống quản lý bảo vệ có hiệu quả diện tích 2,2 triệu ha rừng và đất rừng được quy hoạch cho hệ thống rừng đặc dụng trên phạm vi cả nước; đảm bảo quản lý và sử dụng bền vững diện tích rừng đặc dụng hiện có, góp phần nâng tỷ lệ đất có rừng của cả nước lên 42 - 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020. Tiếp tục việc thí điểm cơ chế chi trả dịch vụ môi trường (PES) tại lưu vực sông Đồng Nai và sông Đà. Dự kiến, hoạt động này sẽ góp phần hoàn thiện các chính sách liên quan tới cơ chế chi trả dịch vụ môi trường. Thực hiện Quyết định 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 1574/QĐ-UB ngày 11/6/2008 về Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh. Tỉm Lâm Đồng áp dụng hình thức chi trả tiền sử dụng dịch vụ thực hiện theo hình thức chi trả gián tiếp. Mức chi trả áp dụng cho dịch vụ điều tiết và cung ứng nguồn nước cho các nhà máy thuỷ điện là 20 đ/kwh điện thương phẩm, cho Công ty cấp nước thành phố Hồ Chí Minh và Công ty cấp nước thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai với mức thu 40 đ/m3 nước thương phẩm. Chương trình 3: Chế biến và thương mại gỗ và lâm sản Chương trình 3 tập trung vào việc thúc đẩy công tác chế biến và tiếp thị thị trường gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Do đó, chương trình này hỗ trợ nhiều sáng kiến của khu vực tư nhân, từ doanh nghiệp quy mô nhỏ đến doanh nghiệp quy mô lớn. Cục Chế biến Nông Lâm sản và Nghề muối thuộc Bộ NN&PTNT là đơn vị đầu mối thực hiện chương trình này. FSSP đã phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và IUCN trong việc chuẩn bị tổ chức hội thảo về “Sự thay đổi của thị trường gỗ và các sản phẩm gỗ quốc tế và hành động của ngành công nghiệp chế biến lâm sản Việt Nam” vào tháng 10 năm 2008. Hội thảo đã thu hút nhiều tổ chức phi chính phủ quốc tế và đông đảo các doanh nghiệp chế biến gỗ tham dự. Tại hội thảo, khối doanh nghiệp chế biến gỗ được nghe những thông tin về tình hình thay đổi trên thị trường quốc tế, những thách thức và cơ hội được trình bày qua các sáng kiến như Kế hoạch hành động FLEGT của EU. Các doanh nghiệp cũng có cơ hội phát biểu và chia sẻ kinh nghiệm thích ứng với những thay đổi đó.

Page 30:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

27

Chương trình 4: Nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và khuyến lâm (RETE) Chương trình này tập trung vào các hoạt động nghiên cứu, giáo dục và đào tạo về lâm nghiệp cho các cán bộ trong ngành lâm nghiệp và khuyến lâm. Cùng với việc xem xét từng yếu tố, chương trình này cố gắng cải thiện những mối liên kết giữa nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và khuyến lâm để cung cấp hỗ trợ trên cơ sở nhu cầu cho các đơn vị quản lý rừng và đất rừng tại Việt Nam. Vụ Khoa học và Công nghệ thuộc Bộ NN&PTNT là cơ quan đầu mối thực hiện chương trình này. Về công tác nghiên cứu, Vụ Khoa học, công nghệ và môi trường đã phối hợp với các đơn vị liên quan đã tiến hành xác định và triển khai lựa chọn các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ cho năm 2009 theo hướng ưu tiên của Chiến lược Phát triển lâm nghiệp. Theo đó, ưu tiên các nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng lâm nghiệp, nghiên cứu bảo tồn, phát triển và sử dụng các giá trị môi trường của rừng và lâm sản ngoài gỗ. Công tác nghiên cứu công nghệ chế biến và thương mại lâm sản cũng được đưa vào kế hoạch nghiên cứu năm 2009. Ngoài ra việc tăng cường năng lực cho các đơn vị nghiên cứu cũng đang được triển khai. Về công tác khuyến lâm, tiến hành triển khai các dự án theo chương trình trọng điểm. Triển khai Quy chế kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và ứng dụng. Trung tâm khuyến nông quốc gia đang tiến hành xây dựng kế hoạch phát triển khuyến nông đến 2015. Chương trình 5: Đổi mới chính sách, thể chế, lập kế hoạch và giám sát ngành Chương trình này tập trung vào hoạt động cải cách toàn diện và hiện đại hóa các thể chế lâm nghiệp, cập nhật khung chính sách và pháp lý, đồng thời cải thiện công tác lập kế hoạch và giám sát. Cục Lâm nghiệp thuộc Bộ NN&PTNT là đơn vị đầu mối thực hiện chương trình này. Ngành lâm nghiệp hiện đang xây dựng hệ thống thông tin toàn diện cho ngành lâm nghiệp và một cổng thông tin (IT) tích hợp. Đây là hoạt động được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT giao nhiệm vụ thông qua Quyết định số 3427 ban hành tháng 11 năm 2006. Đối tác Lâm nghiệp hỗ trợ ban đầu, chủ yếu thông qua xây dựng các môđun được lựa chọn cho Hệ thống Thông tin và Giám sát Ngành Lâm nghiệp (FOMIS), như các chỉ số và cơ sở dữ liệu giám sát ngành, và cơ sở dữ liệu các dự án ODA về lâm nghiệp (xem phân tích ở đoạn sau). Ban thư ký đối tác (Văn phòng Điều phối FSSP). Công việc của Ban thư ký Đối tác, hay Văn phòng Điều phối FSSP, được tổ chức theo 4 phạm vi kết quả chính: (1) các hoạt động điều phối; (2) Thông tin và truyền thông; (3) Hoạt động quản lý Quỹ TFF; và (4) Quản lý Văn phòng Điều phối FSSP. Các hoạt động chính do Đối tác và Văn phòng Điều phối FSSP thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2008 Các hoạt động điều phối

• Ban điều hành chuyên môn. Ban điều hành chuyên môn FSSP (TEC) đã tổ chức cuộc họp thứ thứ 37 vào ngày 27 tháng 8 năm 2008. Cuộc họp này tập trung vào xem xét các hoạt động của FSSP trong 6 tháng đầu năm 2008, và kế hoạch hoạt

Page 31:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

28

động trong 6 tháng cuối năm. Vấn đề lâm nghiệp và biến đổi khí hậu, đặc biệt là vấn đề về “giảm phát thải do phá rừng và suy thái rừng – REDD” đã được nêu lên tại cuộc họp này. Cuộc họp tiếp theo dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 12 năm 2008 nhằm thông qua Kế hoạch hoạt động và Ngân sách cho năm 2009.

• Sáu Mạng lưới Lâm nghiệp vùng:

o Các cuộc họp mạng lưới trong 6 tháng cuối năm: Với sự hỗ trợ của Văn phòng Điều phối FSSP, 6 cuộc họp mạng lưới vùng (Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ) đã được tổ chức trong tháng 8 năm 2008. Tại các cuộc họp này, thay vì lập kế hoạch hàng năm, lần này các mạng lưới tiến hành xây dựng kế hoạch 2008 – 2010 để có thể có những hoạt động có chiều sâu hơn về lâm nghiệp trong vùng, đóng góp nhiều hơn vào việc thực thi Chiến lược. Ngoài ra, các mạng lưới tiến hành chia sẻ thông tin về các vấn đề trong ngành mà các thành viên đều quan tâm.

o Văn phòng điều phối FSSP tập trung hỗ trợ cho 2 mạng lưới Tây Nguyên và Bắc Trung bộ với sự tham gia của 2 dự án FLITCH (Phát triển Lâm nghiệp để cải thiện sinh kế người dân Tây Nguyên – Forests for Livelyhood Improvement in the Central Highlands) và PPFP (Lâm nghiệp hướng tới người nghèo vùng sinh thái Bắc Trung bộ - Pro-poor Forestry project in North Central Agro-Ecological Zone). 2 dự án này được kỳ vọng sẽ giữ vai trò dần đầu trong hỗ trợ các hoạt động của 2 mạng lưới vùng này.

• Hỗ trợ 5 Tiểu ban điều phối Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam. Với

sự hỗ trợ từ Văn phòng Điều phối FSSP, các Tiểu ban điều phối đã tổ chức các cuộc họp giữa năm vào cuối tháng 7/2008 nhằm cập nhật, đánh giá và rà soát các hoạt động ưu tiên của từng chương trình. Trong lần họp thứ hai này, thành phần tham gia được mở rộng tới cả các Đối tác quan tâm nhằm tăng cường sự hợp tác và huy động nguồn lực cho việc thực hiện các hoạt động. Với sự tham gia tích cực của các đối tác, nhiều hoạt động đã được thống nhất giữa các bên, qua đó tăng cường sự hợp tác và chia sẽ giữa các bên tham gia.

• Điều phối các hoạt động khác. Đối tác Lâm nghiệp đã nỗ lực triển khai nhiều

hoạt động điều phối và chia sẻ thông tin với các chương trình, các Bộ, ngành, tổ chức đối tác và chuyên gia khác nhau. o Hỗ trợ các các tổ chức phi chính phủ Việt Nam trong việc tiếp cận với các

khoản hỗ trợ của Chương trình Lâm nghiệp Quốc gia (NFP) thông qua tổ chức FAO. Cho tới nay, đã có 3 đề xuất nhận được hỗ trợ từ NFP với tổng kinh phí là 118.000 đô-la Mỹ. Đối với kêu gọi đề xuất năm 2008 (sẽ thực hiện năm 2009) đã có 5 tổ chức nộp hồ sơ xin tài trợ. Hiện các đề xuất này đang được Ban điều hành Quỹ hỗ trợ Lâm nghiệp quốc gia NFP và FAO xem xét quyết định phê duyệt hỗ trợ.

o Cung cấp đầu vào cho Đoàn đánh giá lập kế hoạch của Đại sứ quán Phần Lan và Cục Lâm nghiệp về việc xây dựng đề án mới về Công nghệ truyền thông và thông tin trong ngành lâm nghiệp (CIT).

Các hoạt động truyền thông và thông tin. • Hệ thống Thông tin và Giám sát Ngành Lâm nghiệp (FOMIS).

Page 32:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

29

o Cơ sở dữ liệu mở đang được xây dựng để quản lý bộ chỉ số và phân tích số liệu. Phần mềm ứng dụng web-GIS cũng đang được xây dựng để đưa toàn bộ số liệu, báo cáo và bản đồ lên web.

o Số liệu năm 2006 và 2007 đang được thu thập và cập nhật cho bộ chỉ số giám sát ngành.

o Cơ sở dữ liệu văn bản pháp quy ngành lâm nghiệp hiện đang được xây dựng với giao diện web. Đó sẽ là nơi lưu trữ và chia sẻ các văn bản pháp quy của ngành lâm nghiệp với giao diện và văn bản song ngữ.

o Văn phòng Điều phối FSSP hiện đang tiếp tục phối hợp với Cục Lâm nghiệp thực hiện đề án “Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ngành lâm nghiệp đến năm 2010” do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt.

• Truyền thông. Văn phòng Điều phối FSSP tiếp tục hỗ trợ chia sẻ thông tin qua

các hoạt động thường nhật, như vận hành trang web, và cụng cấp thông tin tóm lược cho các đoàn, khách tới thăm văn phòng về các hoạt động của ngành và Đối tác. o Bản tin FSSP số 20-21 tập trung vào chủ đề “Rừng và Biến đổi khí hậu” đã

được xây dựng và phân phát cho các đối tác và các bên liên quan tại các Cục, Vụ, Viện và các tỉnh. Số tiếp theo của Bản tin sẽ được phát hành trong tháng 12 năm 2008 sẽ tập trung vào chủ đề đang rất được quan tâm “Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng”.

o Thông tin về các hoạt động của ngành lâm nghiệp và FSSP được phổ biến thông qua việc hợp tác với các đối tác và các cơ quan thông tin đại chúng như Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và báo chí.

o Trang web FSSP vẫn được duy trì với các hoạt động của FSSP và Quỹ uỷ thác Ngành lâm nghiệp (TFF). Việc nâng cấp trang web đã được hoàn tất. Phiên bản mới của trang web FSSP đã được vận hành.

Quỹ ủy thác ngành lâm nghiệp (TFF)

o Hội đồng quản lý quỹ. Cuộc họp thứ 6 của Hội đồng quản lý quỹ và cuộc họp rà soát các dự án TFF được tổ chức vào tháng 9 để thảo luận và phê duyệt kế hoạch hoạt động và ngân sách sửa đổi của TFF, cũng như rà soát lại hoạt động các dự án được TFF tài trợ.

o Đánh giá hiện trường các dự án. TFF đã tiến hành các cuộc đánh giá hiện trường 6 dự án do TFF tài trợ.

o Đề xuất về tổ chức hội thảo Rừng ngập mặn của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã được TFF xem xét phê duyệt.

o Tập huấn về Giám sát và Đánh giá đã được tổ chức cho các dự án Các hoạt động chính sẽ được Đối tác Lâm nghiệp và Văn phòng Điều phối FSSP thực hiện trong năm 2009 Các hoạt động điều phối.

• Các cuộc họp đối tác o Cuộc họp thường niên của Đối tác lâm nghiệp sẽ được tổ chức vào tháng

1/2009 o Diễn đàn FSSP sẽ được tổ chức tháng 5/2008; và o Các cuộc họp TEC sẽ được tổ chức định kỳ nhằm thảo luận về các vấn đề

của ngành và đối tác.

Page 33:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

30

• Tiếp tục hỗ trợ 5 Tiểu ban điều phối các chương trình Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam tổ chức các cuộc họp xem xét các ưu tiên và nguồn lực, bao gồm cả ngân sách chính phủ và hỗ trợ ODA hiện tại cho mỗi chương trình.

• Hỗ trợ các cuộc họp Mạng lưới lâm nghiệp vùng tập trung vào đánh giá tiến trình thực hiện Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt Nam 2006 – 2020

• Thành lập và hỗ trợ hoạt động của 2 tổ công tác chuyên đề. Các hoạt động truyền thông và thông tin. Việc phát triển Hệ thống Thông tin và Giám sát Ngành lâm nghiệp (FOMIS) trong năm 2009 sẽ có một số điều chỉnh cho phù hợp với tình hình ứng dụng công nghệ thông tin chung của Ngành. FOMIS sẽ tiếp tục được phát triển và hoàn toàn không trùng lặp với Dự án CNTT của Ngành. Các chức năng nâng cao về tích hợp dữ liệu, khai thác và phân tích số liệu bằng các công cụ như biểu đồ và đặc biệt là bản đồ sẽ được xây dựng. Cơ sở dữ liệu ODA ngành Lâm nghiệp sẽ tiếp tục được cập nhật và chia sẻ. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu về FDI trong Lâm nghiệp cũng sẽ được xây dựng và thu thập số liệu. VPĐP sẽ tiếp tục hỗ trợ và tham gia trong việc triển khai Dự án CNTT Ngành Lâm nghiệp. Ngoài ra, Đối tác Lâm nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động chia sẻ thông tin thường nhật thông qua trang web và bản tin của Đối tác..v..v. Quỹ ủy thác Ngành Lâm nghiệp (TFF)

• Từ năm 2009, TFF sẽ tổ chức hoạt động trên 5 lĩnh vực: (1) Lập kế hoạch chiến lược, (2) Tài chính và tài trợ, (3) Xây dựng năng lực và công cụ, (4) Quản lý vận hành Quỹ/ chu kỳ dự án, (5) Lập kế hoạch dài hạn.

• Năm 2009, dự kiến Bộ NN&PTNT và các nhà tài trợ sẽ tiến hành đánh giá TFF và xây dựng lộ trình để chuyển giao TFF sang Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng thành lập theo Quyết định số 05/2008/NĐ-CP.

Những chỉ số dự kiến đạt được trong 6 tháng đầu năm 2009

• Tiếp tục thực thi Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam (2006-2020). • Tổ chức thành công Hội nghị thường niên của Đối tác lâm nghiệp. • Một diễn đàn FSSP sẽ được tổ chức thành công. • Hỗ trợ mạnh mẽ của FSSP đối với việc phân cấp các hoạt động • Hai tổ công tác chuyên đề được thành lập và hoạt động. • Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng với nhiều bài học kinh nghiệm và các

thông tin cập nhật sẽ được phổ biến tới các độc giả. • Cơ sở dữ liệu về hỗ trợ ODA và FDI cho ngành lâm nghiệp được xây dựng và

hoàn thiện và đưa lên trang web của FSSP. • Phổ biến thông tin về các hoạt động chính của Đối tác và ngành. • Việc quản lý Quỹ Uỷ thác Ngành Lâm nghiệp được củng cố và gắn kết với hệ

thống hành chính của Bộ NN&PTNT. Quỹ Uỷ thác Ngành Lâm nghiệp sẽ hỗ trợ những ưu tiên chiến lược (được xác định rõ trong Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam, Kế hoạch 5 năm của ngành và kế hoạch hoạt động 2008)

• Tiếp tục phát triển Hệ thống Thông tin Giám sát Ngành (FOMIS) ở cấp quốc gia để giám sát việc thực hiện Chiến lược Lâm nghiệp và kế hoạch 5 năm, đồng thời cung cấp thông tin cho việc chuẩn bị báo cáo về các cam kết quốc tế về môi trường..v..v.

Để biết thêm thông tin chi tiết về Đối tác Lâm nghiệp xin hãy liên lạc với Văn

phòng Điều phối FSSP theo địa chỉ: Tầng 3, nhà A8, số 10 Nguyễn Công Hoan, Hà

Page 34:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

31

Nội. Điện thoại: (84-4) 37629412; Email: [email protected]. Website: www.vietnamforestry.org.vn

Quan hệ Đối tác Giảm nhẹ Thiên tai Suite 407, Building A9, MARD, No.2 Ngoc Ha, Ba Dinh, Hanoi, Vietnam

Tel: (84-4) 733 6658, Fax: (84-4) 733 6641, Email: [email protected], Website: www.ccfsc.org.vn/ndm-p

Báo cáo tiến độ hoạt động Cuộc họp Nhóm các Nhà tài trợ

Tháng 12 năm 2008

A. BỐI CẢNH

Đối tác giảm nhẹ thiên tai được thành lập sau trận lũ lịch sử tại 7 tỉnh miền Trung Việt Nam năm 1999. Trận lũ lớn chưa từng có xẩy ra trùng với thời điểm diễn ra cuộc họp Nhóm tư vấn các nhà tài trợ. Điều này đã thúc đẩy Chính phủ Việt nam, các nhà tài trợ và các tổ chức phi chính phủ quan tâm nhiều hơn tới vấn đề giảm rủi ro thiên tai thay vì chỉ chú trọng tới đối phó với thiên tai.

Giai đoạn trù bị của NDMP (hay Giai đoạn I) bao gồm các hoạt động tại khu vực miền trung và được triển khai từ 2002 đến 2003. Trong giai đoạn II với thời gian triển khai 2,5 năm được khởi động vào tháng 6 năm 2006, NDMP, với vai trò là một diễn đàn giữa Chính phủ - nhà tài trợ, với mục đích xác định mục tiêu tổng thể, đó là:

“Hỗ trợ góp phần đạt được mục tiêu tổng thể và các mục tiêu cụ thể quốc gia thông qua phương pháp tiếp cận liên ngành, chiến lược và tổng thể để giảm nhẹ thiên tại ở Việt Nam.”

Cụ thể hơn, NDMP có bốn mục tiêu cụ thể chính như sau:

1. Quản lý và chia sẻ thông tin để tăng cường điều phối và nâng cao nhận thức trong quản trị thiên tai,

2. Tư vấn cho Chính phủ và hỗ trợ đối thoại về thể chế, chính sách và chiến lược về quản lý thiên tai,

3. Hỗ trợ xây dựng năng lực và tăng cường áp dựng các phương pháp tiếp cận tổng hợp trong quản trị thiên tai và để triển khai NDMP, và

4. Hỗ trợ điều phối việc phân bổ nguồn lực để sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong quản trị thiên tai (bao gồm hỗ trợ xây dựng và tài trợ các dự án quản trị thiên tại ưu tiên).

Thành phần chính của Dự án NDMP gồm có Ban Chỉ đạo (SC) và Ban thư ký cùng với một số nhóm công tác và các bộ phận khác. Ban chỉ đạo hướng dẫn quản lý Dự án NDMP với các thành viên được lựa chọn trên cơ sở Bản thỏa thuận Quan hệ đối tác và bao gồm đại diện từ các cơ quan trung ương (MARD, MOF, MONRE, MPI, MOT, MOC, MOLISA), và địa phương (Nam Định, Quảng Ngãi, và An Giang) và các nhà tài trợ.

Ngân sách của Dự án NDMP được tài trợ bởi 5 Nhà tài trợ sau: UNDP, AusAID, SIDA, Đại sứ quán Hà Lan và Đại sứ quán Luxembourg. Chính phủ Việt Nam còn hỗ trợ Quan hệ đối tác thông qua cung cấp văn phòng làm việc, các nguồn lực và điều động cán bộ tham gia Ban thư ký.

Page 35:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

32

B. NHỮNG TIẾN TRIỂN CHÍNH

Từ khi triển khai Dự án tháng 10 năm 2006, đã có nhiều tiến triển chính trong lĩnh vực Giảm rủi ro thiên tai (DRR) và Thích ứng với Thay đổi Khí hậu (CCA) mà có ảnh hưởng trực tiếp đến NDMP, bao gồm:

• Áp dụng Luật Đê điều do Quốc hội khóa 11 ban hành tháng 11 năm 2006 và chính thức thực thi ngày 1 tháng 7 năm 2007.

• Phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Phòng chống giảm nhẹ thiên tai đến năm 2010 vào tháng 11 năm 2007.

• Xây dựng và hoàn thiện các kế hoạch hành động cấp bộ và cấp tỉnh để thực hiện Chiến lược Quốc gia về Phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai đến năm 2010 vào tháng 11 năm 2008.

• Các hình thức thiên tai như bão và lụt lội xảy ra từ năm 2006 đến 2008 (Bão Xangsane, Durian, Kammuri, Hagupit ....).

C. KẾT QUẢ ĐẾN NAY

Tới nay đã có nhiều kết quả quan trọng trong Quan hệ Đối tác về Giảm nhẹ Thiên tai góp phần đạt được 4 mục tiêu cụ thể của NDMP như sau:

1. Quản lý và chia sẻ thông tin về tăng cường điều phối và nâng cao nhận thức về quản lý thiên tai

• Trang thông tin điện tử của NDMP Website được xây dựng và thường xuyên cập nhật thông tin về quản lý giảm nhẹ thiên tai (www.ccfsc.org.vn/ndp-p). Trong đợt đánh giá Giữa kỳ dự án NDMP vào tháng 7 năm 2008, Website của NDMP được đánh giá là công cụ chia sẻ thông tin hiệu quả nhất và được đề xuất tăng cường làm “cơ chế một cửa” trong chia sẻ thông tin về giảm nhẹ thiên tai ở Việt Nam. Từ tháng 6 năm 2007, đã có hơn 1.200.000 lượt người truy cập Website của NDMP để xem thông tin về giảm nhẹ thiên tai.

• Trong tháng 8, các tỉnh miền núi phía Bắc bị lũ quét và lụt lội tàn phá nặng nề bởi Cơn bão Kammuri (Bão số 4) với 133 người chết, 34 người mất tích và 91 người bị thương và tổng số thiệt hại xấp xỉ 115 triệu đô la. Với nhiệm vụ chia sẻ thông tin giảm thiểu thiên tai, NDMP đóng vai trò tích cực trong điều phối các hoạt động ứng phó bởi Chính phủ và các cơ quan chính phủ. Tình bão lụt được cập nhật hàng ngày trên website NDMP với số liệu và thông tin chính thức về thiệt hại và ứng phó do văn phòng thường trực CCFSC cung cấp. Để hỗ trợ điều phối các hoạt động ứng phó ở các tỉnh bị ảnh hưởng, một ma trận được sử dụng với những thông tin cập nhật thường ngày về các hoạt động ứng phó do tất cả các đối tác NDMP cung cấp. Dựa vào những thông tin cung cấp trong ma trận, các nhà tài trợ và các cơ quan thi hành có thể đưa ra những quyết định chính xác để hỗ trợ những người dân bị ảnh hưởng một cách kịp thời và đồng bộ. Ngoài ra, NDMP còn tham gia các cuộc họp tiến độ theo các báo cáo đánh giá nha về Cơn bão số 4 và tình hình lụt lội ở 3 tỉnh Lào Cai, Yên Bái, và Phú thọ do DMWG tiến hành. NDMP còn cung cấp thông tin về tình hình ngập lụt nghiêm trọng tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc trong tháng 11 năm 2008.

Page 36:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

33

• Các tờ tin hàng tháng với những thông tin về các hoạt đông giảm nhẹ thiên tai được viết, xuất bản và phân phối hàng tháng tới 64 tỉnh thành và khoảng 100 đơn vị. Bản tin điện tử cũng được xây dựng và gửi tới các chủ thể trong danh mục địa chỉ thư điện tử.

• Trên cơ sở những khuyến nghị từ báo cáo đánh giá giữa kỳ và khảo sát hệ thống thông tin, kế hoạch cập nhật hệ thống thông tin NDMP được dự thảo để tăng cường chia sẻ thông tin thông qua NDMP.

• Xây dựng các bài trình bày để hỗ trợ chiến dịch truyền thông về giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ trẻ em do Bộ LĐTB&XH tiến hành. Chiến dịch bắt đầu trong tháng 10 năm 2008 với nhiều hoạt động được tổ chức dọc bờ biển Việt Nam từ Quảng Ninh đến Kiên Giang để nâng cao nhận thwucs về giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường tập trung với đối tượng là trẻ em. NDMP ký thỏa thuận với các đơn vị tổ chức chiến dịch này để tài trợ cho các hoạt động tổ chức một cuộc họp tại tỉnh Phú Yên và xây dựng một trang website cho chiến dịch này.

• Trong khi hỗ trợ ĐMFSC chia sẻ thông tin, NDMP đã tham gia vào một số cuộc họp do ĐMFSC/DMC tổ chức với sự tham gia của các đối tác như các đoàn đại biểu đến từ My an ma, và Thái Lan và các nhóm công tác dự án của JICA, ADB và APDC v.v.

• Hỗ trợ DMWG và tăng cường vai trò của NDMP trong cơ chế này, NDMP đã rà soát lại Điều khoản tham chiếu (TOR) của nhóm công tác này trong đó NDMP đóng vai trò tích cực hơn trong tương lai. Hơn nữa, NDMP còn tham gia hỗ trợ tham quan học tập về áp dụng một số biện pháp tiến cận ở Việt Nam.

• Sau trận báo số 6 và số 7, ma trận cứu trợ và nhu cầu ở 4 tỉnh bị ảnh hưởng là Bắc Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn và Sơn La đã được cập nhật và đăng tải trên trang website của NDMP với mục đích điều phối nguồn lực và chia sẻ thông tin.

• NDMP đã tuyển 02 cán bộ hỗ trợ JANI để tăng cường cho hệ thống chia sẻ thông tin và đặc biệt tăng cường phản hồi trực tuyến về quản lý rủi do thiên tai dựa vào cộng đồng.

• Hỗ trợ CCFSC tổ chức thành công Ngày quốc tế giảm nhẹ thiên tai vào ngày 8/10/2008 với chủ đề “Bệnh viện an toàn từ thiên tai”. Các vị khách mời là đại diện của các Bộ (Bộ Y tế, Bộ xây dựng v.v) các tổ chức quốc tế và các nhà tài trợ, NGOs, PCFSC từ Thừa Thiên Huế và các nhà báo đã tham gia sự kiện này. Sau lễ khai mạc, các đại diện từ các tỉnh đã tham gia thảo luận về kế hoạch hành động cho các tỉnh và các Bộ và các ngành công nghiệp để thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 (báo cáo đơn lập).

• Tham gia các cuộc họp thường kỳ và bất thường của DMWG, JANI, CCWG và DDMFSC, WB, UNDP v.v. Đặc biệt, chuyên gia quốc tế (do UNDP tài trợ) của NDMP tham gia các hội thảo quốc tế và trong nước để chia sẻ những kinh nghiệp của NDMP về giảm nhẹ thiên tai và thay đổi khí hậu.

2. Hỗ trợ các cuộc đối thoại chính sách, chiến lược và thể chế về giảm nhẹ thiên tai

• Do cường độ và tần suất thiên tai có thể ngày càng tăng do những tác động trái chiều do thay đổ khí hậu, điều cần làm là xác định những cơ chế thích hợp để lồng ghép và điều phối những vấn đề thích ứng với thay đổi khí hậu và quản lý rủi ro thiên tai. Nghiên cứu này đang trong quá trình thu thập thông tin từ các cấp Chính quyền đến

Page 37:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

34

các tỉnh để lập danh mục các đề xuất cần thiết ở Việt Nam. Ngoài ra còn tiến hành một số trao đổi thảo luận với các chủ thể để thu nhập những ý kiến, gợi ý để báo cáo.

• Qua việc hỗ trợ ĐMFSC thu thập các kế hoạch hành động cấp bộ và tỉnh để triển khai Chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến 2010, NDMP đã cùng phối hợp với DMC để liên hệ với các đầu mối ở các tỉnh và các bộ. Tới thời điểm hiện tại (thời điểm báo cáo), đã có 28 tỉnh thành và 3 bộ nộp các kế hoạch hành động trong khi các đơn vị khác chưa thực hiện.

• Hỗ trợ CCFSC tổ chức thành công hai diễn đàn (diễn đàn ở phía Bắc vào ngày 8 tháng 10 tại Hà Nội và diễn đàn phía Nam vào ngày 28 tháng 10 tại Bình Thuận), tạo cơ hội cho các cán bộ trực tiếp chịu trách nhiệm xây dựng các kế hoạch hành động cấp tỉnh để triển khai Chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến 2010 được trao đổi, thảo luận về những thuận lợi và khó khăn cũng như các bài học kinh nghiệm trong xây dựng kế hoạch hành động.

• Trong tháng 6 năm 2008, Nhóm công tác liên ngành (IAWG) đã tổ chức cuộc họp tại Bộ NNPTNT để trao đổi cơ chế chia sẻ thông tin của NDMP và những hành động cần thiết để cải thiện hệ thống thông tin. Một cuộc họp IAWG khác được tổ chức vào tháng 10 năm 2008 để thảo luận về khả năng thiết lập Nhóm công tác Chính sách để hỗ trợ xây dựng Luật quản lý thiên tai tại Việt Nam. Trong cuộc họp này, nghiên cứu về tương lai của NDMP (không thuộc Giai đoạn II) cũng được trình bày và đạt được sự đồng thuận từ tất cả các đại biểu tham dự.

3. Hỗ trợ xây dựng năng lực áp dụng các biện pháp tiếp cận tổng hợp trong quản lý thiên tai và để triển khai NDMP

• NDMP với sự hợp tác của ADPC tổ chức hội thảo tại Thành phố Đà Nẵng từ ngày 15 đến 17 tháng 7 năm 2008. Hội thảo tập trung chia sẻ bài học kinh nghiệm từ “Chương trình giảm nhẹ thảm họa khí tượng thủy văn ở các thành phố cấp hai tại Châu Á (PROMISE)” do USAID tài trợ. Các đại biểu tham dự từ các nước bao gồm In đô nê xi a, Sri-lanka, Pakistan và Việt Nam và phát biểu tại hội thảo.

• NDMP đã xác định vai trò của mình là hỗ trợ nghiên cứu đê biển của Bộ NNPTNT thông qua hai hội thảo vùng và một Đánh giá tác động môi trường. Điều khoản tham chiếu xác định sự tham gia của NDMP trong nghiên cứu này đã được xây dựng. Một phần nghiên cứu đê biển (tập trung vào tác động môi trường và các hội thảo tham vấn) đã được triển khai.

• NDMP đã tham gia hỗ trợ một số cuộc họp giữa ĐMFSC và các bộ,UNDP, NGOs và tư vấn kỹ thuật của Ban thư ký ASEAN v.v

• Với hỗ trợ tài chính từ NDMP, DDMFSC, các cán bộ đã phối hợp chặt chẽ với WB NDRMP để xây dựng các kế hoạch IDRM ở các tỉnh thí điểm như Hà Tĩnh, Quảng Trị và Quảng Nam trong tháng 8 năm 2008.

• Một hội thảo tại Quảng Ngãi từ ngày 16 đến 17 tháng 9 năm 2008 do NDMP và Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi phối hợp tổ chức. Mục đích của hội thảo là chia sẻ các kết quả và bài học kinh nghiệm từ dự án NDM Quảng Ngãi do AusAid tài trợ. Thành phần tham gia là các đại biểu từ PCFSC của 12 tỉnh (từ Nghệ An đến Bình Thuận) đã tham dự hội thảo.

Page 38:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

35

• Giám đốc Quốc gia và Quản lý NDMP của NDMP tham dự hội thảo về “ứng phó lụt cho các hộ gia đình nghèo khó ở đồng bằng sông Mê Kông” tại An Giang (UNDP tài trợ). Báo cáo tóm tắt hội thảo được chia sẻ thông qua bản tin của NDMP.

• NDMP tham gia các cuộc họp giữa DDMFSC và DIPECHO cũng như các đoàn đánh giá WB NDRMP.

• Góp ý cho báo cáo về Đề xuất sáng kiến Úc – In đô nê xi –a về Trung tâm Vùng về giảm nhẹ thiên tai và báo cáo về Đánh giá triển khai khuôn khổ Hyogo do tư vấn kỹ thuật ASEAN.

• Tiếp tục quá trình hỗ trợ xây dựng kế hoạch hành động cấp tỉnh để thực hiện chiến lược quốc gia về giảm nhẹ thiên tai bởi dự án IDRM của WB.

4. Điều phối phân bổ nguồn lực và sử dụng hiệu quả nguồn lực phục vụ công tác quản lý thiên tai.

• Ma trận các dự án/chương trình hành động giảm nhẹ thiên tai đang trong quá trình cập nhật. Thiết kế phần mềm đã được chạy thử nghiệm để cán bộ NDMP góp ý và đồng thuận. Tới thời điểm hiện tại, ma trận ma trận được thiết kế trên nền web và ứng dụng tích hợp GIS đã hoàn thành và cài đặt trên website của NDMP vào giữa tháng 9 năm 2008. Thông tin dự án DM đang được thu thập và cập nhật trong ma trận để điều phối nguồn lực tốt hơn tại Việt Nam.

• Cung cấp thông tin về điều phối nguồn lực cứu trợ cho các nạn nhân cơn bão số 4, số 6 tại các tỉnh phía bắc và cơn bão số 7 tại các tỉnh phía Nam.

• Phối hợp chặt chẽ với PACCOM, WB, ADB, UNDP để điều phối nguồn lực.

Các vấn đề quản lý

• Cuộc họp thứ 4 của Ban chỉ đạo NDMP được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 30 tháng 7 năm 2008. Trong cuộc họp, các thành viên Ban chỉ đạo và các nhà tài trợ NDMP đã phê duyệt báo cáo tiến độ NDMP cho giai đoạn 6 tháng đầu năm 2008 và dự kiến kế hoạch giai đoạn còn lại của dự án NDMP. Bổ sung ngân sách 6 tháng cho NDMP (tháng 1-9/2009) cũng được phê duyệt tại cuộc họp. Biên bản cuộc họp đã được lập và gửi đi. Các hoạt động tiếp theo đã được xác định dựa trên những thống nhất và quyết định trong cuộc họp.

• Khung logic chi tiết dự án NDMP đến tháng 6/2009 đã được soạn thảo với những kết quả mong đợi chi tiết với các chỉ số và công cụ thẩm định.

• Cán bộ thông tin mới được NDMP tuyển trong tháng 7/2008 để tăng cường công tác quản lý và chia sẻ thông tin thông qua website và tờ tin cũng như các công cụ khác.

• Một chuyên gia quốc tế do UNDP hỗ trợ được tuyển chọn và bắt đầu làm việc trong tháng 8/2008.

• Khung M&E cho dự án NDMP và ban thư ký đã được hoàn thành và đang triển khai.

• Kế hoạch kéo dài dự án NDMP thêm 6 tháng đã được Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ NDMP phê duyệt.

Page 39:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

36

D. KẾ HOẠCH CHO TƯƠNG LAI

Đợt đánh giá giữa kỳ dự án NDMP được tiến hành vào tháng 7/2008 trong đó đưa ra một số khuyến nghị cụ thể về cách thức cải thiện thực hiện dự án NDMP trong tương lai cũng như cách thức mà NDMP cần tập trung. Với kế hoạch hoạt động cho giai đoạn còn lại của dự án NDMP (đến tháng 6/2009) đã được Ban chỉ đạo phê duyệt, hy vọng rằng những tháng tới đây, dự án NDMP sẽ tiếp tục hỗ trợ Ban phòng chống lụt bão Trung ương (CCFSC) và Bộ NNPTNT, bao gồm các nội dung sau:

• Tiếp tục và tăng cường chia sẻ thông tin về DM như “cơ chế 1 cửa” thông qua hai công cụ chính là Website và Bản tin.

• Hỗ trợ điều phối phân bổ nguồn lực thông qua quá trình tham vấn và hài hòa hóa, đặc biệt với hỗ trợ tích cực từ ma trận các hoạt động chương trình/dự án DM mới được thiết kế.

• Tiếp tục hỗ trợ xây dựng kế hoạch hành động cấp tỉnh để thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống giảm thiểu thiên tai đến năm 2020.

• Hỗ trợ Bộ NNPTNT và các cơ quan khác về vấn đề thay đổi khí hậu. Tập trung vào lồng ghép Thích nghi với thay đổi khí hậu và giảm rủi ro thiên tai vào Phát triển Quốc gia.

• Hỗ trợ quá trình xây dựng Luật quản lý thiên tai, đặc biệt hỗ trợ thiết lập Nhóm công tác Chính sách.

• Đóng góp vào quá trình xây dựng năng lực thể chế và hỗ trợ các đối thoại chính sách khác về DM thông qua hỗ trợ Bộ NNPTNT và các CCFSC đánh giá nhu cầu.

Page 40:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

37

NHÓM QHĐT VỀ CẤP NƯỚC VÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHO CG THÁNG 12 NĂM 2008 Bà Nguyễn Thị Tuyết Hoa – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trưởng ban Điều phối Nhóm Quan hệ Đối tác Nước sạch và Vệ sinh Nông thôn (RWSSP) Ông Nguyễn Danh Soạn, Điều phối viên, Bà Phạm Bích Ngọc, Cán bộ Giám sát, Thông tin và Lập kế hoạch của Nhóm RWSSP A. Bối cảnh Theo Quyết định Số 519 – TTg – HTQT của Chủ tịch nước ngày 3 tháng 4 năm 2006, Bản ghi nhớ về RWSSP được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 14 đối tác quốc tế khác ký ngày 15 tháng 5. Sau đó, theo Quyết định số 1423, Bộ trưởng Bộ NNPTNT đã thiết lập Ban điều phối RWSSP vào ngày 16 tháng 5 như một đơn vị độc lập thuộc Bộ, phối hợp với Vụ Hợp tác Quốc tế. Mục đích của RWSSP là tạo ra các cơ chế hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của RWSS thông qua điều phối và hài hoà hoá những hỗ trợ đối với các chính sách của Chính phủ Việt Nam, Chương trình mục tiêu Quốc gia về Nước sạch Vệ sinh nông thôn (NTP) và các chương trình khác. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy áp dụng rộng rãi trên toàn quốc Chiến lược quốc gia về Nước sạch Vệ sinh nông thôn và mục tiêu hợp tác đối tác về “giảm nghèo ở nông thôn và cải thiện điều kiện sống cho người dân nông thôn thông qua tiếp cận toàn diện, bền vững và phù hợp đối với các dịch vụ nước sạch và vệ sinh nông thôn”. Khung Chương trình Hợp tác giai đoạn 5 năm ban đầu tập trung vào những lĩnh vực ưu tiên sau: a) tăng cường lập kế hoạch, giám sát và nâng cao năng lực thể chế cấp ngành, b) tập trung vào an toàn vệ sinh, c) năng lực cấp tỉnh và các quá trình tham gia, d) thúc đẩy sáng kiến và e) tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân. Tuy nhiên, trong 2 năm đầu tiên, RWSSP đã tập trung vào xây dựng bộ chỉ số đánh giá và giám sát ngành, cập nhật thông tin và chia sẻ kinh nghiệm về PPP…. và tăng cường an toàn vệ sinh. B. Tiến độ từ khi đệ trình Báo cáo Quan hệ Đối tác lần trước (cho CG tháng

12/2007) Kể từ khi thiết lập Ban điều phối RWSSP, những kết quả chính đạt được trong năm 2007 và 2008 bao gồm: B1. Bộ chỉ số giám sát đánh giá ngành RWSS • Dựa vào kết quả của Chương trình thử nghiệm Đánh giá và giám sát ngành ở 14 tỉnh

với bộ 39 chỉ số ban đầu do Cerwass tiến hành với sự hỗ trợ của Unicef, Ban điều phối RWSSP với sự phối hợp của Ban chỉ đạo CTMTQG/Cục Thủy lợi và với sự hỗ

Page 41:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

38

trợ của chuyên gia quốc tế đã hoàn thành Điều khoản tham chiếu (ToR) và lộ trình (được Bộ NNPTNT phê duyệt) cho việc xây dựng hệ thống Giám sát và đánh giá cho ngành nước sạch vệ sinh nông thôn.

• Để tiến hành xây dựng hệ thống Giám sát và đánh giá ngành, sau khi ban hành Quyết định số 182/QD-BNN-TL của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ngày 21 tháng 1 năm 2007 về việc thành lập Nhóm công tác kỹ thuật liên ngành (TWG) đặt tại Cục Thủy lợi, với các thành viên là đại diện của Bộ Y Tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, và Tổng cục Thống kê, Nhóm TWG đã triển khai công việc ngay sau khi thành lập với sự hỗ trợ của Ban điều phối RWSSP. Sau 2 chuyến đi thực địa của các tư vấn trong nước và các hội thảo cấp quốc gia và tỉnh, Ban điều phối RWSSP và Ban chỉ đạo CTMTQG/Cục Thủy lợi với sự hỗ trợ của TWG đã hoàn tất phiên bản thứ 6 của bộ chỉ số cấp nước và vệ sinh nông thôn với 14 chỉ số (8 chỉ số cấp ngành và 6 chỉ số cấp chương trình) và đã được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt tại Quyết định số 51/2008/QĐ-BNN ngày 14 tháng 4 năm 2008 về việc ban hành hệ thống Giám sát và đánh giá ngành cấp nước và vệ sinh nông thôn được áp dụng rộng rãi trên toàn quốc và tiếp theo đó là Quyết định số 1775/QĐ-BNN-TL ngày 12 tháng 6 năm 2008 về việc giao nhiệm vụ thực hiện cho Trung tâm quốc gia Nước sạch và Vệ sinh nông thôn (Ncerwass).

• Ban điều phối RWSSP đã hỗ trợ tổ chức 03 hội thảo khởi động cấp quốc gia, in ấn và quảng bá bộ chỉ số M&E tới các đối tác trong và ngoài nước (bằng tiếng Việt và tiếng Anh)

• Và hiện nay, NCERWASS đang trong quá trình hoàn thiện các văn bản hướng dẫn các tỉnh thực hiện Giám sát đánh giá với sự hỗ trợ của RWSSP, Ban chỉ đạo CTMTQG và các nhà tài trợ liên quan.

B2. Bắt đầu xây dựng TOR cho các ưu tiên nghiên cứu ngành và đánh giá & cập nhật Chiến lược quốc gia về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn Những ưu tiên nghiên cứu Ngành • Trong quá trình thực hiện kế hoạch hoạt động năm 2007, với sự hỗ trợ từ Chương

trình hỗ trợ ngành nước (WSP) và tư vấn quốc tế của Danida, Ban điều phối RWSSP đã hoàn thành ToR cho “Dịch vụ tư vấn để hỗ trợ xác định những ưu tiên nghiên cứu ngành cấp nước và vệ sinh nông thôn và Hướng dẫn thành lập Ban nghiên cứu khoa học”.

• WB/WSP đã gửi thư cam kết hỗ trợ Ban chỉ đạo CTMTQG II/Cục Thủy lợi để triển khai hoạt động này thông qua Công ty Tư vấn do WSP tuyển chọn. Cán bộ lãnh đạo của Cục Thủy lợi đã gửi thư xác nhận về việc đã tiếp nhận hỗ trợ từ WSP và chấp thuận ToR do Ban điều phối soạn thảo.

• Gần đây, Ban chỉ đạo CTMTQG II đã xây dựng khung sử dụng Quỹ nghiên cứu của nhà tài trợ cho CTMTQG II với tên gọi “Triển khai các Quỹ nghiên cứu cho CTMTQG II về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn” (dựa trên ngân sách của Nhà tài trợ phân bổ cho hoạt động nghiên cứu) với đề xuất về Ban Nghiên cứu CTMTQG II về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn và xác định một số hoạt động nghiên cứu với trọng tâm hẹp. Tài liệu này đã được Ban điều phối gửi tới những chủ thể liên quan để xin ý kiến. Nếu Ban Nghiên cứu được thành lập, Ban Điều phối RWSSP sẽ hỗ trợ quá trình hoạt động của Ban và đóng vai trò chia sẻ thông tin về những nghiên cứu được triển khai.

Đánh giá và cập nhật Chiến lược Cấp nước và Vệ sinh nông thôn • Để hỗ trợ CPO/NCerwass thực hiện “Đánh giá và cập nhật Chiến lược quốc gia về

Cấp nước và Vệ sinh nông thôn” do Bộ NNPTNT giao, Ban Điều phối RWSSP với sự phối hợp của Ngân hàng Thế giới và WB/WSP đã hoàn thành ToR về “Dịch vụ tự

Page 42:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

39

vấn về đánh giá và cập nhật Chiến lược quốc gia về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn đến năm 2020” trong đó lồng ghép tất cả những ý kiến của các chủ thể hoạt động trong ngành Cấp nước và Vệ sinh nông thôn. Bản dự thảo lần cuối ToR đã được WB chấp thuận và gửi tới CPO triển khai thực hiện vào tháng 10 năm 2007 theo yêu cầu của WB.

• Nhiệm vụ chính của Ban Điều phối trong Kế hoạch RWSSP năm 2008 là tiếp tục hỗ trợ CPO thông qua phối hợp với Nhóm tư vấn do CPO tuyển chọn để hỗ trợ tổ chức các hội thảo/cuộc họp để củng cố lại các ý kiến đóng góp và thông tin chia sẻ. Hy vọng đến cuối quí II năm 2008, sau khi WB chấp thuận danh sách các công ty tiềm năng, thì sẽ tuyển được Công ty Tư vấn và Ban điều phối sẽ tiếp tục các vai trò của mình.

B3. Đối thoại chính sách • Theo Kế hoạch hoạt động của Ban điều phối năm 2008, với hỗ trợ của các tư vấn

trong nước, Ban điều phối RWSSP đã triển khai hoạt động “Tập hợp những tài liệu, văn bản pháp qui mới nhất liên quan đến ngành cấp nước và vệ sinh nông thôn”. Những tài liệu, văn bản này bằng tiếng Việt đã được in và đăng tải trên trang web của RWSSP để làm tài liệu tham khảo cho cộng đồng cấp nước và vệ sinh nông thôn tại Việt Nam. Phiên bản tiếng Anh sẽ được đăng tải trong năm 2009.

• Hai “vấn đề nóng bỏng” trong cấp nước và vệ sinh nông thôn được các chủ thể quan tâm nhất sẽ được xác định và trao đổi tại diễn đàn/hội thảo sẽ được Ban điều phối RWSSP tổ chức để chia sẻ thông tin.

• Hoạt động này theo kế hoạch sẽ được hoàn thành vào cuối tháng 11/đầu tháng 12 năm 2008 để chia sẻ thông tin trong cộng đồng cấp nước và vệ sinh nông thôn.

B4. Thúc đẩy hoạt động vệ sinh U3SAP • Đề xuất xây dựng Kế hoạch hành động và Chiến lược Vệ sinh hợp nhất (U3SAP) đã

được Văn phòng Chính phủ chấp thuận theo công văn số 7695/VPCP-KTN ngày 10 tháng 11 năm 2008. Bộ Xây dựng được giao làm cơ quan đầu mối xây dựng U3SAP và chịu trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ để được xem xét và phê duyệt. Vai trò chính của Ban Điều phối RWSSP trong hoạt động này là cập nhật và chia sẻ thông tin trong cộng đồng cấp nước và vệ sinh nông thôn.

“Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh trường học” • Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định Số1486 / QĐ-BGDĐT ngày

31 tháng 3 năm 2008 về việc “Thiết kế quy chuẩn cho nhà vệ sinh ở các trường mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở” được áp dụng trên toàn quốc. Để đưa “Thiết kế quy chuẩn” vào áp dụng thực tiễn, Ban Điều phối RWSSP với sự phối hợp của Vụ Sinh viên thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, và Chương trình Vệ sinh, Môi trường và tài nguyên nước (WES) của Unicef tổ chức “Hội thảo khởi động” ở cấp trung ương nhằm giới thiệu “thiết kế qui chuẩn nhà vệ sinh” và chia sẻ thông tin về các thông lệ phổ biến được thực hiện bởi Trung tâm y tế dự phòng Thừa Thiên Huế và Sơn La về nước sạch và vệ sinh môi trường vào ngày 22 tháng 7 năm 2008 tại Hà Nội. Khoảng 60 đại biểu là đại diện của các Bộ, ngành và các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ quốc tế đã tham dự hội thảo. Trong tháng 8 và 9, NCERWASS và WES/UNICEF tổ chức 2 hội thảo ở Tuyên Quang và TP Hồ Chí Minh để giới thiệu những mẫu thiết kế nhà vệ sinh tiêu chuẩn cho 64 PCERWASS. Vai trò chính của Ban Điều phối RWSSP trong hoạt động này là cập nhật và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và bài học trong cộng đồng cấp nước và vệ sinh nông thôn về việc áp dụng các mẫu thiết kế nhà

Page 43:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

40

vệ sinh tiêu chuẩn mới của WES với mục đích đạt được những mục tiêu đề ra của CTMTQG về cấp nước và vệ sinh nông thôn về qui mô áp dụng WES ở trường học và nhà trẻ ở Việt Nam.

Thực hiện Năm quốc tế về an toàn Vệ sinh năm 2008 Để xúc tiến các hoạt động về Năm quốc tế về an toàn Vệ sinh 2008, Ban Điều phối RWSSP đã tham gia tích cực vào các hoạt động được đề cập dưới đây:

• Phối hợp với Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Diễn đàn Đô thị Việt Nam của Bộ Xây dựng và WB/WSP tổ chức 02 ngày hội thảo về “Cuộc họp Lập kế hoạch hành động cho Năm Quốc tế về an toàn Vệ sinh 2008 tại Việt Nam” tại thành phố Hạ Long sau khi Hội nghị Bộ Trưởng Đông Nam Á về Vệ sinh (EASAN) diễn ra tại Beppu - Nhật Bản. Hơn 50 đại biểu là đại diện của các Bộ, các tổ chức Chính phủ đã tham dự hội thảo.

• Báo cáo về “Cuộc họp Lập kế hoạch hành động cho Năm Quốc tế về an toàn Vệ sinh 2008 tại Việt Nam” đã được hoàn thành và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã gửi báo cáo này tới các chủ thể liên quan vào tháng 5, 2008.

• RWSSP tham gia tích cực vào SAWAP (Vệ sinh và cung cấp nước khu vực sông Mê Kông) do WB/WSP điều hành với các thành viên là Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia và hai tỉnh thành của Trung Quốc là Diên An và Quảng Tây. Ban Điều phối RWSSP cũng đã cử cán bộ tham gia Cuộc họp Lập kế hoạch và Đánh giá xuyên biên giới SAWAP được tổ chức tại Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào từ ngày 22 đến 24 tháng 4 năm 2008.

• Ban Điều phối RWSSP tham gia vào các hội thảo do các đối tác RWSSP tổ chức như “Giới thiệu Báo cáo về Số liệu điều tra về hiện trạng vệ sinh nông thôn và tác động của Năm vệ sinh quốc tế 2008” do Bộ Y tế tổ chức vào tháng 3 năm 2008 và những hoạt động liên quan đến Tuần lễ quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường do Unicef và Cerwass, hội thảo khu vực cho khu vực Đông Bắc của SNV, Hệ thống xử lý nước phân cấp (DEWATS) Borda v.v...

Những giải pháp kỹ thuật hiệu quả về mặt chi phí cho cấp nước và vệ sinh • Theo kế hoạch hoạt động 2008 của Ban Điều phối, với sự hỗ trợ của các tư vấn trong

nước, Ban Điều phối RWSSP đã triển khai hoạt động “Chuẩn bị và phân phối danh mục về những giải pháp kỹ thuật hiệu quả chi phí đối với cung cấp nước sạch và vệ sinh”. Hoạt động này sẽ được hoàn thành và trình bày tại hội thảo về “các giải pháp hiệu quả chi phí về cung cấp nước sạch và vệ sinh” để được thảo luận và chia sẻ thông tin trong cộng đồng cấp nước và vệ sinh nông thôn vào đầu tháng 12 năm 2008. Và đến cuối năm, cuốn sách/sổ tay “Các giải pháp hiệu quả chi phí đối với cung cấp nước và vệ sinh” sẽ được hoàn chỉnh để in ấn và phân phối trên toàn quốc.

B5. Khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân • Ban Điều phối RWSSP, cùng với sự hỗ trợ của tư vấn trong nước, đã triển khai hoạt

động “Tập hợp và xác định một số mô hình/doanh nghiệp tốt nhất từ khu vực tư nhân đã tham gia vào ngành cấp nước và vệ sinh nông thôn” vào tháng 8 và 9 năm 2008. Một hội thảo về “sự tham gia của khu vực tư nhân trong ngành cấp nước và vệ sinh nông thôn” đã được tổ chức vào cuối tháng 10 để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm. Kỷ yếu hội thảo sẽ được hoàn thiện và in ấn để phát hành rộng rãi vào cuối năm. Mô hình hợp tác công tư là mô hình mới nhưng đầy hứa hẹn và được cộng đồng cấp nước và vệ sinh nông thôn quan tâm, vì vậy RWSSP sẽ mở ra nhiều diễn đàn hơn về chủ đề này trong những năm tiếp theo.

Page 44:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

41

• Vấn đề duy tu bảo dưỡng (O&M) sau đầu tư cho các công trình cấp nước và vệ sinh nông thôn là vấn đề quan tâm nhất của Ban chỉ đạo CTMTQG II và cũng như của Pcerwass. Bản chất của vấn đề là nếu thiếu sự quan tâm tới O&M hoặc ít ưu tiên cho vấn đề DUY TU BảO DƯỡNG sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả khi sử dụng hệ thống và tính bền vững của hệ thống, dẫn đến lãng phí đầu tư. Ban Điều phối RWSSP, với sự phối hợp của Ban chỉ đạo CTMTQG II, sẽ tổ chức hội thảo về DUY TU BảO DƯỡNG để chia sẻ thông tin và bài học kinh nghiệm. Tại hội thảo, một số Pcerwass sẽ được mời trình bày về một số thông lệ tốt về DUY TU BảO DƯỡNG trong kế hoạch hoạt động 2009.

B6. Những hoạt động điều hành thường ngày của Ban Điều phối RWSSP • Nhìn chung, các hoạt động điều hành thường ngày của Ban điều phối được tiến hành

kịp thời và hiệu quả, bao gồm việc xây dựng kế hoạch hoạt động năm, huy động nguồn tài trợ, hỗ trợ Ban Điều hành Hợp tác trong các cuộc họp/hội thảo thường kỳ, phối hợp với các đối tác hợp tác thuộc Bộ NN&PTNT (ISG, NDMP, FSSP, MSCP, Ban chỉ đạo CTMTQG II), duy trì sự hợp tác và phối hợp của các đối tác trong nước và quốc tế để cập nhật các bản tin hàng tháng và cập nhật website của RWSSP....

• Bản tin hàng tháng với dung lượng 4-5 trang khổ A4 được duy trì thường xuyên với một bản tin hàng tháng và với số lượng 600 cuốn (Tiếng Anh 300 cuốn và tiếng Việt 300 cuốn). Từ khi thành lập, 26 số bản tin đã được xuất bản (tháng 10 năm 2008). Về cơ bản, nội dung bản tin rất phong phú, ngắn gọn và được các đối tác của RWSSP đánh giá cao do đây là nguồn thông tin hữu ích, liên tục cập nhật các thông tin và sự kiện đang diễn ra của tất cả các đối tác trong và ngoài nước như các sự kiện về hội nghị, hội thảo, đầu tư v.v.

• Trang website của RWSSP là một kênh thông tin tốt và hiệu quả để cập nhật và chia sẻ thông tin cho tất cả các đối tác trong và ngoài nước.

C. Hỗ trợ thực hiện SEDP 2006 - 2010 và các chương trình và chiến lược ngành

• Bộ chỉ số Giám sát và đánh giá ngành cấp nước và vệ sinh nông thôn: Tài liệu này đã được phê duyệt và in ấn để phổ biến trên toàn quốc.

• Tài liệu tham khảo ngành cấp nước và vệ sinh nông thôn (Danh bạ): Nhóm công tác của UNICEF, Plan International và VUFO-INGO WES với sự phối hợp của Nhóm Đối tác đã xây dựng tài liệu này và phân phát rộng rãi trong cộng đồng cấp nước và vệ sinh nông thôn ở Việt Nam và được đánh giá là một tài liệu rất hữu ích.

• Tập hợp những tài liệu pháp qui mới nhất về ngành cấp nước và vệ sinh nông thôn”: Việc tập hợp tài liệu bằng tiếng Việt đã được tiến hành và in ấn để phân phát và cập nhật trên trang web của RWSSP để làm tài liệu tham khảo cho cộng đồng cấp nước và vệ sinh nông thôn ở Việt Nam.

• Kế hoạch hành động và Chiến lược Vệ sinh hợp nhất (U3SAP): đề xuất xây dựng Kế hoạch hành động và chiến lược vệ sinh hợp nhất được Văn phòng Chính phủ phê chuẩn theo công văn số: 7695/VPCP-KTN ngày 10 tháng 11 năm 2008. RWSSP sẽ tham vấn Bộ Xây dựng – đơn vị được Chính phủ giao phó chuẩn bị chiến lược vệ sinh, Chương trình vệ sinh và nước sạch (WSP) và nhóm chịu trách nhiệm chuẩn bị quá trình này để xác định vai trò của RWSSP trong việc chuẩn bị chiến lược (ngoài vai trò thường nhật là chia sẻ thông tin).

Page 45:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

42

• Xác định nhu cầu nghiên cứu ngành và thiết lập Ban khoa học cấp nước và vệ sinh nông thôn: Ban chỉ đạo CTMTQG II đã xây dựng khung sử dụng Quỹ nghiên cứu của nhà tài trợ cho CTMTQG II với tên gọi “Triển khai các Quỹ nghiên cứu cho CTMTQG II về Cấp nước và vệ sinh nông thôn” (dựa trên ngân sách tài trợ phân bổ cho hoạt động nghiên cứu) với đề xuất về Ban Nghiên cứu CTMTQG II và xác định một số hoạt động nghiên cứu với trọng tâm hẹp. Tài liệu này đã được Ban điều phối gửi tới những chủ thể liên quan để xin ý kiến. Nếu Ban Nghiên cứu được thành lập, Ban Điều phối RWSSP sẽ hỗ trợ quá trình hoạt động của Ban nghiên cứu và đóng vai trò chia sẻ thông tin về những nghiên cứu được triển khai.

• Bản tin hàng tháng và website: 26 bản tin của RWSSP đã được ban hành và cập nhật website để thông tin cho các đối tác về tiến độ thiết lập hợp tác cũng như những phát triển gần đây trong ngành.

D. Lập kế hoạch hỗ trợ cùng với sự hỗ trợ của nhà tài trợ đối với các chiến lược

ngành và SEDP Kế hoạch hàng năm cho năm 2009-2010 sẽ được RWSSP tiếp tục đến tháng 12 năm 2010 (tùy thuộc vào sự phê chuẩn của PSC): 1. Hỗ trợ hài hoà hoá và liên kết Giám sát và đánh giá ngành 2. Xác định ưu tiên và điều phối nghiên cứu ngành 3. Hỗ trợ/nhận xét công tác chuẩn bị hướng dẫn thực hiện cho Chương trình mục tiêu

quốc gia mới về cấp nước và vệ sinh nông thôn và liên kết với những qui định của nhà tài trợ với những hướng dẫn này.

4. Đánh giá Chiến lược Quốc gia Cấp nước và vệ sinh nông thôn và hỗ trợ thiết lập khung lập kế hoạch hành động chiến lược cấp quốc gia để thực hiện Chiến lược

5. Hỗ trợ xây dựng Kế hoạch hành động và Chiến lược vệ sinh hợp nhất 6. Điều phối công tác chuẩn bị danh mục các giải pháp kỹ thuật hiệu quả chi phí cho an

toàn vệ sinh 7. Thiết lập nhóm công tác quốc gia (không chính thức) về an toàn vệ sinh để thúc đẩy

các hoạt động an toàn vệ sinh 8. Thiết lập diễn đàn về tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân và DUY TU BảO

DƯỡNG trong cấp nước và vệ sinh nông thôn 9. Xây dựng các bản tin hàng tháng và cập nhật website để chia sẻ những tài liệu, số liệu

và thông tin mới nhất của ngành cấp nước và vệ sinh nông thôn. Ban Hợp tác sẽ hỗ trợ hơn nữa các hoạt động tham vấn của các đối tác về các vấn đề chính được các chủ thể ngành quan tâm rộng rãi, bao gồm vấn đề ứng dụng rộng rãi các cơ chế hỗ trợ ngân sách trong cấp nước và vệ sinh nông thôn (dựa trên những bài học ban đầu có được từ Chương trình Hỗ trợ ngân sách mới cho CTMTQG II với sự hỗ trợ của Ausaid, Danida và Hà Lan). E. Một số điểm mốc và các vấn đề chính trong năm 2009-1020 Nhóm Quan hệ Đối tác trong giai đoạn khởi động đã cho thấy sự vận hành hiệu quả trong bối cảnh hiện tại (Biên bản ghi nhớ và các nguồn lực) và đóng vai trò chính trong chia sẻ thông tin và cơ chế điều phối cho “các hoạt động phối hợp” như hoạt động xây dựng bộ chỉ số M&E ngành cấp nước và vệ sinh nông thôn. Tuy nhiên, để thoả mãn những mong đợi của các đối tác về việc hoạt động hiệu quả hơn thì những yếu tố sau có tính quyết định đến việc đạt được tính hiệu quả và giá trị gia tăng cần thiết:

Page 46:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

43

• Cam kết đối tác: Nhóm Quan hệ Đối tác là một cơ chế điều phối; nó phụ thuộc vào các đối tác trong nước và quốc tế hỗ trợ tài chính và thực hiện các hoạt động được thống nhất theo phương thức phối kết hợp.

• Các nguồn lực hoạt động: Điều phối hiệu quả đòi hỏi phải có năng lực và nguồn lực để điều hành, điều phối và hướng dẫn các hoạt động và các quá trình đối thoại chính sách. Hiện nay, một kết quả quan trọng đã đạt được là ngân sách hoạt động (tương đối khiêm tốn) cho giai đoạn khởi động 2 năm đã được tài trợ. Tuy nhiên, hơn 60% ngân sách được tài trợ bởi một đối tác quốc tế mà đây lại là một phần trong nỗ lực hỗ trợ chung của đơn vị này nhằm nâng cao năng lực cho Bộ NN&PTNT để giới thiệu và quản lý các phương pháp tiếp cận ngành, bao gồm các cơ chế hợp tác tiểu ngành. Điều kiện để RWSSP hoạt động lâu dài là phải có được sự đóng góp từ nhiều đối tác khác nhau, đặc biệt các đối tác quốc tế có liên kết trực tiếp với cấp nước và vệ sinh nông thôn.

• Năng lực hỗ trợ các quá trình phối hợp: tạo dựng sự thống nhất về hành động hợp tác giữa các chủ thể trong nước cũng như các chủ thể quốc tế đòi hỏi phải chú ý đến “quá trình” và nuôi dưỡng dần dần hành vi hợp tác. Trong khi Ban điều phối RWSSP, bao gồm 4 cán bộ hợp đồng, được bố trí hợp lý để cung cấp sự hỗ trợ này thì Bộ NN&PTNT thừa nhận rằng cần có hỗ trợ tư vấn quốc tế trung hạn trong giai đoạn khởi động để xây dựng năng lực “qui trình” vận hành cần thiết của Ban điều phối. Điều này rất quan trọng để Nhóm Quan hệ Đối tác có thể thể hiện được giá trị gia tăng là đảm bảo hỗ trợ cho việc cung cấp những đầu vào này trong năm 2009-2010.

• Đảm bảo sự cam kết của các chủ thể tiểu ngành cấp nước và vệ sinh nông thôn: Quyết định ban đầu là RWSSP sẽ được đặt tại Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ NNPTNT trong 2 năm khởi động với quan điểm là chuyển giao Nhóm Quan hệ Đối tác cho Vụ trong Bộ NN&PTNT do họ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về cấp nước và vệ sinh nông thôn và CTMTQG Cấp nước và vệ sinh nông thôn sau này. Đợt đánh giá giai đoạn khởi động cho thấy để đảm bảo tính làm chủ của ngành đối với RWSSP như là một cơ chế hợp tác và cam kết cấp độ ngành trong các hoạt động RWSSP thì trong giai đoạn cuối của năm tới, RWSS cần xây dựng các mối liên kết hoạt động với các đơn vị cấp nước và vệ sinh nông thôn ở trung ương chứ không chuyển giao cho một vụ nào đó thuộc Bộ NN&PTNT có chức năng quản lý nhà nước đối với cấp nước và vệ sinh nông thôn và CTMTQG Cấp nước và vệ sinh nông thôn

Để có thêm thông tin xin liên hệ với Ban Điều phối Đối tác Nước sạch và Vệ sinh nông thôn, tầng 3rd, Nhà A8, 10 Nguyễn Công Hoan Street, Hanoi, Vietnam. Telephone: (84-4) 37711420 Email:

[email protected] Website: www.rwssp.org.vn

Page 47:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

44

NHÓM QUAN HỆ ĐỐI TÁC KHU VỰC TÀI CHÍNH Ngày 28/11/2008

Nhóm công tác khu vực tài chính gồm các nhà tài trợ và các cơ quan chính phủ được thành lập từ cuối năm 1999 để thảo luận chương trình cải cách ngân hàng dự kiến do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNNVN) xây dựng, nhằm hỗ trợ việc thực hiện chương trình đó và điều phối các chương trình hỗ trợ cải cách ngân hàng của nhà tài trợ. Từ đó đến nay, nhóm công tác đã mở rộng hoạt động ngoài phạm vi cải cách ngân hàng và hiện đang giải quyết rất nhiều vấn đề của ngành tài chính, bao gồm cả những vấn đề trong phát triển thị trường vốn, cải cách ngân hàng chính sách và các định chế tài chính phi ngân hàng, bảo hiểm tiền gửi, .v..v…Trong số các cơ quan có các đại diện của Bộ Tài Chính (BTC), Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước (UBCKNN) và các cơ quan có liên quan và NHNNVN được mời tham dự các cuộc họp.

Nhóm quan hệ đối tác về cải cách khu vực tài chính hoạt động không chính thức nhưng đóng vai trò là một diễn đàn hiệu quả trong đó chính phủ và các đối tác có thể chia sẻ thông tin theo định kỳ về chương trình cải cách khu vực tài chính, cung cấp các thông tin cập nhật về quá trình phát triển khu vực tài chính, hỗ trợ kỹ thuật và các dự án và điều phối các hoạt động hỗ trợ khác nhau của nhà tài trợ. Ngoài ra, nhóm công tác còn đóng vai trò là một diễn đàn nhằm xác định nhu cầu hỗ trợ và tìm kiếm trợ giúp của các nhà tài trợ.

Tính làm chủ mạnh mẽ của Chính phủ Việc thực thi chương trình cải cách của Chính phủ trong khu vực tài chính tiếp tục được sự ủng hộ mạnh mẽ của các nhà tài trợ, minh chứng bởi số lượng các dự án hỗ trợ cũng như mức độ hỗ trợ tài chính mà Nhóm Các nhà tài trợ đem lại. Nhóm công tác tiến hành gặp gỡ thường xuyên và kỳ họp gần đây nhất được tổ chức vào ngày 28/11/2008. Tại cuộc họp này, NHNNVN cập nhật cho các nhà tài trợ về các vấn đề kinh tế chủ yếu mà đất nước đang đối mặt như là lạm phát, bất ổn tài chính toàn cầu và kinh tế suy thoái và những biện pháp mà NHNNVN đã và sẽ thực hiện để xử lý các vấn đề này. Những vấn đề khác được thảo luận bao gồm việc tái cơ cấu tổ chức của NHNNVN và những đóng góp của các nhà tài trợ trong lĩnh vực này và việc điều phối giữa các nhà tài trợ. Cuộc họp do NHNNVN và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức với sự tham gia của khoảng 15 nhà tài trợ tích cực nhất trong lĩnh vực này NHNNVN cập nhật về chính sách tiền tệ để bình ổn kinh tế năm 2008

Đại diện Vụ chính sách tiền tệ của NHNNVN cập nhật về điều kiện kinh tế vĩ mô và các chính sách tiền tệ trong 2008 cũng như triển vọng kinh tế và định hướng chính sách. 2008 là năm đầu tiên Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế dưới 7,5% trong 5 năm trở lại đây, và Việt Nam dường như chỉ đứng sau Trung Quốc trong khu vực Đông Á. Tuy nhiên, lạm phát lại ở mức độ đáng lo ngại (đạt đỉnh điểm là 28% vào tháng Tám 2008 so với cùng kỳ năm trước). Lạm phát tăng vọt trong nửa đầu 2008 do một số nhân tố gây ra. Thứ nhất là Việt Nam phải đối mặt với tình trạng “nhập khẩu lạm phát” khi giá cả các nguyên liệu chủ chốt trên thế giới gia tăng, ví dụ như dầu: 10,7% (2007: 46%), gạo: 5,2% (2007: 145%), thép: 27% (2007: 60%), phân bón: 7,2% (2007: 64%) đã dẫn đến mức nhập khẩu kỷ lục là 137% GDP (2007: 80%) trong 6 tháng đầu năm này. Chính phủ bắt buộc phải tăng giá những nguyên liệu chủ chốt mà vẫn do chính phủ kiểm soát,

Page 48:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

45

ví dụ xăng: 11,5% (2007: 23,8%), than: 20-70% (2007: 20%), thép: 38% (2007: 74%) trong khi đó giá điện được giữ nguyên (2007: 7,6%). Thứ hai là các tác động trễ của việc gia tăng cung tiền do tác động của các luồng vốn nước ngoài đổ vào đã khiến cho lạm phát càng gia tăng. Thứ ba là chính sách tài khóa nới lỏng trong những năm qua cũng là một nguyên nhân, đồng thời với việc gia tăng mạnh mẽ nhập khẩu. Các dự án đầu tư công quá nhiều đã khiến cho hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực này giảm sút, thể hiện qua hệ số ICOR ngày càng gia tăng (1996-2000: 3,7; 2000-2005: 4,6; 2006: 4,95 và 2007: 5,52) và ở mức cao so với các nước trong khu vực. Cuối cùng là cú sốc phía cung do diễn biến bất thường của thời tiết, kỳ vọng lạm phát cao và tình trạng đầu cơ khiến cho tình hình càng xầu hơn.

Tình hình bình ổn trở lại kể từ quý III khi giá cả các nguyên liệu chính trên thế

giới sụt giảm, ví dụ giá dầu giảm 161%, phân bón 62%, chủ yếu do kinh tế suy thoái. Giá cả trong nước cũng thuận theo xu hướng đó, đồng thời với việc cầu trong nước chậm lại. Chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt đã bắt đầu phát huy tác dụng khi tăng trưởng tín dụng được kiềm chế ở mức 18,63% trong 9 tháng đầu năm (tăng trưởng tín dụng trong cùng thời kỳ của 2007 là 30,91%) và thâm hụt ngân sách chỉ là 1,7% so với mức 4,5% của năm 2007. Tám biện pháp trong gói bình ổn kinh tế của chính phủ được coi là có tác dụng trong việc giảm lạm phát hàng tháng xuống mức gần bằng 0% trong những tháng cuối năm, khiến mức lạm phát kỳ vọng của cả năm ở mức 22%.

Các chính sách tiền tệ của NHNNVN cũng được đề cập đến. Trong nửa cuối của

năm 2008, lãi suất cơ bản được liên tục điều chỉnh xuống (từ 14%, xuống 13%, 12% và hiện tại là 11%); lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn cũng được điều chỉnh xuống. Các ngân hàng thương mại được phép sử dụng tín phiếu NHNNVN bắt buộc trong giao dịch tái cấp vốn với NHNNVN và được rút trước hạn. Đồng thời NHNNVN cũng tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc (từ 1,2%, lên 3,6%, 5% và hiện tại là 10%) cùng với việc giảm dự trữ bắt buộc từ 11% xuống 10% và hiện tại là 8%). Tất cả những biện pháp này là nhằm giúp các ngân hàng giảm chi phí vốn để giảm gánh nặng lãi suất cho vay mà các doanh nghiệp phải gánh chịu. NHNNVN cũng chỉ đạo các ngân hàng thương mại tập trung vốn tín dụng cho các lĩnh vực sản suất, nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu; gia hạn nợ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu theo Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN. Biên độ tỷ giá cũng được nới rộng từ 2% lên 3% để các ngân hàng có thêm sự linh hoạt trong việc ấn định tỷ giá giao dịch.

Trong tương lai chính phủ và NHNNVN tiếp tục giành ưu tiên cho việc hạn chế

lạm phát thông qua việc áp dụng một cách linh hoạt chính sác tiền tệ thắt chặt và ngăn ngừa tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu. Chính phủ hướng tới ổn định kinh tế vĩ mô và đạt tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý. NHNNVN được yêu cầu:

(1) Điều hành linh hoạt thị trường mở, lãi suất và công cụ khác để tiếp tục

hỗ trợ các NHTM đảm bảo khả năng thanh khoản; (2) Chỉ đạo các TCTD tập trung vốn cho sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu

các mặt hàng thiết yếu, nông nghiệp và nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhhỏ, các dự án đầu tư khả thi;

(3) Giám sát chặt chẽ cán cân thanh toán quốc tế, điều hành linh hoạt tỷ giá, phù hợp với cung-cầu ngoại tệ trên thị trường, khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu;

Page 49:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

46

(4) Tiếp tục chỉ đạo các NHTM thực hiện Chỉ thị 05/2008/CT-NHNN về một số biện pháp bảo đảm an toàn, hiệu quả hoạt động kinh doanh của TCTD nhằm chủ động hạn chế tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và nguy cơ suy thoái kinh tế; và

(5) Phối hợp với các Bộ, Ngành khác tăng cường công tác thông tin tuyên truyền.

Tái cơ cấu tổ chức NHNNVN theo Nghị định 96

NHNNVN trình bày về việc tái cơ cấu tổ chức đang diễn ra theo Nghị định 96 vừa được ban hành, theo đó NHNNVN có 24 Vụ và các đơn vị trực thuộc (trong đó có 19 đơn vị ở trung ương với vai trò hỗ trợ cho Thống đốc trong việc điều hành chính sách tiền tệ, và 5 đơn vị còn lại là các cơ quan hành chính). So với Nghị định 52 cũ thì Nghị định này có những điểm mới sau:

(1) Quyền đại diện sở hữu nhà nước tại các ngân hàng thương mại quốc doanh; (2) Quyền đề xuất và quyết định cơ chế lương cho các cán bộ, nhân viên của

NHNNVN; (3) Phân chia các Vụ, ban của NHNNVN thành bốn khối và thành lập ra cơ quan

giám sát ngân hàng trực thuộc NHNNVN (thông qua việc sáp nhập Vụ thanh tra, Vụ các ngân hàng, Vụ các tổ chức tín dụng hợp tác và Trung tâm phòng chống rửa tiền). Cơ quan giám sát này sẽ bắt đầu hoạt động sau khi Bộ nội vụ thông qua cơ cấu nhân sự và được chính phủ phê duyệt.

Ngoài ra còn có hai Vụ mới được thành lập là Vụ thống kê và dự báo và Vụ thi

đua khen thưởng. Hỗ trợ của các nhà tài trợ cho chương trình cải cách Các nhà tài trợ chia sẻ các thông tin liên quan đến các hỗ trợ trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Các thông tin tổng hợp về hoạt động của các nhà tài trợ được nêu trong Bảng ma trận về hỗ trợ cho khu vực tài chính (đính kèm). Bảng này được cập nhật thường kỳ bởi CIDA Canađa với các thông tin từ các nhà tài trợ và được công bố trên trang web của WB để mỗi nhà tài trợ có thể biết được các nhà tài trợ khác đang làm gì. Đồng thời ma trận này cũng giúp các nhà tài trợ tránh được sự trùng lắp trong hoạt động hỗ trợ và tăng cường phối hợp. Sau đây là thông tin từ các nhà tài trợ có phần trình bày trong các cuộc họp gần đây:

Ban lãnh đạo Ngân hàng Thế giới (WB) mới phê duyệt dự án Hiện đại hóa lĩnh vực tài chính và các hệ thống quản lý thông tin (FSMIMS) hỗ trợ việc tái cơ cấu và tăng cường năng lực cho NHNNVN trong việc quản lý thông tin. Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn II cũng sắp kết thúc và hệ thống thanh toán liên ngân hàng (IBPS) hiện đã được triển khai mở rộng cho tất cả các ngân hàng và những chi nhánh chính. Dự án tài chính nông thôn cung cấp hạn mức tín dụng cho các ngân hàng để hỗ trợ phát triển ở những vùng nông thôn và đồng thời để tăng cường năng lực của những ngân hàng này. Hiện WB đang chuẩn bị 2 dự án mới. Một là dự án phát triển hạ tầng thị trường tài chính (FMID) nhằm hỗ trợ Ủy ban chứng khoán và SCIC. Dự án thứ hai là đổi mới các ngân hàng chính sách nhăm hỗ trợ các hoạt động cho vay chính sách của Việt Nam. Đồng thời, WB cũng đang triển khai một loạt những dự án hỗ trợ kỹ thuật khác dự trên nguồn IDF và của quỹ FIRST cho công tác soạn thảo luật của NHNNVN, của Bảo

Page 50:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

47

hiểm tiền gửi Việt Nam, đổi mới Trung tâm thông tin tín dụng, áp dụng các chuẩn mực kế toán tại các ngân hàng thương mại, đổi mới Trung tâm lưu ký chứng khoán, công tác giám sát và chiến lược cho thị trường bảo hiểm, hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân, v.v.

Công ty Tài chính quốc tế (IFC) đang phối hợp với NHNNVN và ngành ngân hàng để xây dựng một trung tâm thông tin tín dụng tư nhân và một hệ thống bù trừ cho thanh toán bán lẻ và một trung tâm chuyển mạch thẻ. IFC cũng đang hỗ trợ cho Diễn đàn trái phiếu Việt Nam trong việc phát triển thị trường trái phiếu và giúp đỡ cho Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội tổ chức tốt hơn cho thị trường OTC. IFC cũng hỗ trợ cho Trung tâm đào tạo ngân hàng (BTC) trong việc cung cấp dịch vụ đào tạo cho các ngân hàng thương mại.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hiện đang giải ngân tiểu chương trình 1 trong Khoản vay chương trình cho lĩnh vực tài chính III để hỗ trợ cho thị trường trái phiếu, tiền tệ và tín dụng. Tiểu chương trình 2 sẽ được giải ngân cho việc hỗ trợ các định chế phi ngân hàng. Hiện tại ADB cũng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho những định chế này trong công tác quản lý rủi ro và hoạt động. ADB đã giúp một số tổ chức tài chính vi mô chính thức hóa hoạt động. Gần đây cung cấp khoản vay 25 triệu USD cho Sacombank để thực hiện cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như họat động cho thuê. Trong tương lai, ADB sẽ cũng cấp các hỗ trợ cho việc xây dựng khuôn khổ tiền tệ và xây dựng năng lực. Phòng chống rửa tiền cũng là lĩnh vực mà ADB quan tâm trợ giúp trong tương lai. .

Cơ quan GTZ của Đức (GTZ) giúp đỡ NHNNVN trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý (hỗ trợ soạn thảo Luật ngân hàng nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng) và đào tạo. GTZ hỗ trợ việc tăng cường năng lực cho NHNNVN trong quản lý nguồn nhân lực và giám sát an toàn ngân hàng. GTZ cũng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật đối với những vấn đề như dự báo kinh tế vĩ mô và kiểm soát/kiểm toán nội bộ ngân hàng và quản lý rủi ro, đang tiến hành thử nghiệm với Eximbank, Vietcombank và Quỹ tín dụng nhân dân trung ương. GTZ đang hỗ trợ SSC. KfW cung cấp một hạn mức tín dụng cho việc tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và đồng tài trợ Khoản vay chương trình cho lĩnh vực tài chính III cùng với AFD của Pháp. KfW cũng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho lĩnh vực cho thuê cùng với ADB và AFD với mục tiêu là đa dạng hóa các nguồn tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật bản (JICA) thông báo việc nước của tư vân thường trú cho NHNNVN và mới có thêm 2 tư vấn thường trú khác tập trung vào hiện đại hóa ngân hàng trung ương, phát hành và kho quỹ, và giám sát từ xa của NHNNVN. JBIC, hiện đang sáp nhập với JICA cung cập một hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cơ quan này cũng hỗ trợ xây dựng năng lực cho Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB). Mặt khác Bộ tài chính Nhật Bản cũng đang hỗ trợ nghiên cứu khả thi cho việc cải cách của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (VBSP)..

Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) và chương trình Star tập trung hỗ trợ cho xây dựng khuôn khổ và cải cách pháp lý liên quan đến Luật ngân hàng nhà nước và luật các tổ chức tín dụng. Chương trình Star cũng có kế hoạch trợ giúp cho Vụ thống kê và dự báo mới được thành lập.

Page 51:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

48

Cơ quan phát triển Luxembourg (Lux Development) cung cấp một hỗ trợ toàn diện cho (SSC) để hỗ trợ cho việc phát triển thị trường chứng khoán. Liên quan hỗ trợ này, SECO cũng đang giúp thực hiện nghiên cứu khả thi cho việc nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin giám sát như hệ thống giám sát, công bố thông tin điện tử, v.v. cùng với dự án FMID của WB nhằm thực hiện triển khai các hệ thống này.

CIDA của Canađa đang hỗ trợ trên diện rộng, bao gồm tăng cường năng lực giám

sát của NHNNVN và quản lý nguồn nhân lực để phối hợp với dự án FSMIMS của WB. Trong mảng tăng cường năng lực giám sát, CIDA hỗ trợ NHNNVN xây dựng phương pháp luận cho công tác giám sát dựa trên rủi ro và xây dựng sổ tay giám sát. Cơ quan này cũng hỗ trợ NHNNVN về mảng trung tâm đào tạo, đặc biệt là về mảng kiểm soát và kiểm toán nội bộ. CIDA cũng tham gia vào các hoạt động hỗ trợ việc soạn thảo luật cho NHNNVN đối với Luật ngân hàng nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, Luật bảo hiểm tiền gửi, và Luật thanh tra giám sát.

AFD của Pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và mảng tài chính. Một

trong những chương trình này là đồng tài trợ với ADB và KfW thông qua đối thoại chính sách và hỗ trợ ngân sách với chính phủ. Cơ quan này cũng hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng. AFD cũng cung cấp tài chính trục tiếp cho các ngân hàng và các định chế tài chính hoặc thông qua việc rót tiền vào ngân sách (cải cách lĩnh vực tài chính, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ). Mục đích là để mở mang hơn nữa tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc tài trợ cũng sẽ giúp các ngân hàng và các định chế tài chính, bao gồm cả các tổ chức tài chính vi mô, hiện đại hóa kỹ năng quản lý và áp dụng các chuẩn quốc tế, ví dụ như việc tuân thủ các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường và xã hội, chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố. Các dự án hiện tại của AFD trong lĩnh vực tài chính bao gồm hỗ trợ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (VBARD), Ngân hàng nhà đồng bàng sông Cửu Long (MHB), các Quỹ tín dụng nhân dân (PCF), Quỹ đầu tư thành phố Hồ Chí Minh (HIFU). Trong tất cả các trường hợp thì các hạn mức tín dụng đều đi kèm với viện trợ không hoàn lại, chủ yếu là để hỗ trợ kỹ thuật hoặc tăng cường năng lực.

SECO của Thụy Sỹ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho NHNNVN và tư vấn cho cải

cách tài chsinh và chính sách nguồn nhân lực của NHNNVN. Cơ quan này đã thực hiện một loạt những hội thảo về cơ cấu lại ngân hàng cùng với NHNNVN. SECO cũng đang tiến hành hỗ trợ cho trung tâm đào tạo của SSC để cung cấp đào tạo cho không chỉ những nhân viên của SSC mà còn dành cho cả các chuyên viên của ngành chứng khoán. SECO cũng hỗ trợ BTC, Đại học và Học viện ngân hàng trong việc đào tạo cho các ngân hàng thương mại. Đặc biệt là SECO đang xây dựng một chương trình đào tạo cho các giám đốc của các ngân hàng thương mại (SOCBs) cùng với Hiệp hội ngân hàng. Cơ quan này cũng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường năng lực cho Ngân hàng nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB). Các bước tiếp theo của Nhóm công tác

NHNNVN tiếp tục đề nghị các nhà tài trợ tiếp tục phối hợp trợ giúp để có được hỗ trợ đồng bộ hơn bởi vì NHNNVN (đặc biệt là Vụ hợp tác quốc tế) tiếp tục gặp khó khăn trong việc quản lý các hỗ trợ do các nhà tài trợ riêng rẽ cung cấp. Các nhà tài trợ tích cực trong lĩnh vực tài chính thường là những nhà tài trợ lớn và hay lo ngại về việc mất sự hiện diện và phải thông báo về cơ quan quản lý ở nước mình về việc cùng góp vốn để cung cấp hỗ trợ đồng bộ. Nhóm công tác sẽ họp lại vào Quý II năm 2009 để bàn bạc những chủ đề của khu vực tài chính. Từ nay cho đến thời điểm đó, các nhà tài trợ sẽ được

Page 52:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

49

tham vấn về những quan ngại hoặc các thắc mắc cụ thể để có thể đưa vào lịch trình cuộc họp sắp tới.

Bảng ma trận tổng thể đối với các hỗ trợ kỹ thuật và các khoản vay mà các nhà tài trợ đã thực hiện cho chương trình cải cách của Chính phủ trong khu vực tài chính đã được cập nhật và các dự án đã kết thúc thì được chuyển sang một phần riêng của bảng ma trận. Bảng ma trận sẽ tiếp tục được xây dựng theo các định chế và khu vực hỗ trợ để tiện theo dõi với những thông tin liên hệ và được đăng tải trên trang web của WB tại Việt Nam (www.worldbank.org.vn)

Page 53:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

50

NHÓM QUAN HỆ ĐỐI TÁC VỀ XÚC TIẾN DNNVV VÀ PHÁT TRIỂN KHU VỰC TƯ NHÂN (SMEPG)

Cập nhật các hoạt động năm 2008

1. Tiến độ các hoạt động xúc tiến Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME/PSD) của Chính

Phủ

ASMED đang dự thảo một Nghị định mới để thay thế Nghị định 90 về phát triển DNNVV và đang trong giai đoạn xin ý kiến đóng góp từ các Bộ, ngành, địa phương và các hiệp hội kinh doanh. Ngoài ra, ASMED đa dự thảo báo cáo đánh giá thực hiện Hướng dẫn của Thủ tướng Chính phủ số No. 22/2007/CT-TTg về Phát triển doanh nhgiệp tư nhân. Đồng thời, Nhóm đang xây dựng một báo cáo đánh giá thực hiện Chương trình Hỗ trợ tổng thể về Đào tạo nguồn nhân lực sử dụng nguồn hỗ trợ của Chính phủ. Hai báo cáo này sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2008. Ngày 29 tháng 7 năm 2008, ASMED đã hoàn tất và trình phê duyệt bản dự thảo Thông tư liên tịch Số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA trong đó đưa ra cơ chế điều phối cho các văn phòng đăng ký kinh doanh, cấp mã thuế, và khắc dấu cho các doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp. Nhờ có thông tư mới này, việc tiếp cận thị trường đã được đơn giản hoá nhiều và thời gian cần thiết cho tất cả ba thủ tục trên đã được thuyên giảm nhiều. ASMED đang xây dựng thông tư mới về hướng dẫn đăng ký tên kinh doanh và thông tư mới khác về rà soát và bổ sung Nghị định số. 03/2006/TT-BKH ngày 19 tháng 10 năm 2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư với nội dung hướng dẫn hồ sơ đăng ký, yêu cầu và qui trình đăng ký kinh doanh. ASMED cũng đang xây dựng báo cáo đánh giá thực hiện Hướng dẫn số. 59/2007/NQ-CP về các giải pháp vượt qua những rào cản và một số cải cách hành chính đối với các doanh nghiệp. ASMED đã tiến hành các khoá đào tạo thường kỳ cho các DNNVV về khởi xướng kinh doanh, quản trị kinh doanh, quản lý kỹ thuật và marketing. Nhóm còn tiến hành các đợt công tác thực địa để phối hợp các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài v.v. ASMED đã tham gia ở APEC (tại Peru) và các cuộc họp Nhóm công tác ASEAN SME (tại Xing ga po và Lào). Các nhà lãnh đạo ASMED và MPI đã tham gia Cuộc họp cấp Bộ Trưởng APEC SME tổ chức tại Peru và Hội Nghị tập đoàn Asian tại Trung Quốc. ASMED đã hoàn thành và trình đề xuất dự thảo Báo cáo hàng năm của Bộ KHĐT về Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam năm 2008 để trình Thủ tướng Chính phủ. Hai dự án tài trợ đã được phê duyệt: Hỗ trợ kỹ thuật cho Chương trình phát triển DNNVV - Khoản vay 2 do ADB tài trợ, và Hỗ trợ kỹ thuật về Cải cách đăng ký kinh doanh do Na Uy tài trợ.

2. Tiến độ các hoạt động xúc tiến SME/PSD bởi nhà tài trợ Sáu tháng vừa qua không có cuộc họp nào của SMEPG, tuy nhiên, phần này được kết hợp với những ý kiến phản hồi bằng văn bản từ một số dự án/tổ chức liên quan. Hiện nay là năm thứ 4, Chương trình hỗ trợ khu vực kinh doanh của Danida đã có động lực. Một số các hoạt động cải thiện môi trường kinh doanh (hợp phần 1) được triển khai ở 4 tỉnh BSPS là Hà Tây, Lâm Đồng, Khánh Hoà và Nghệ An, bao gồm các cuộc đối thoại khu vực tư nhân về các vấn đề nóng bỏng và công việc nhằm giảm thiểu những rào cản hành chính, bao gồm việc áp dụng Giao dịch hành chính 1 cửa. Về vấn đề cải thiện điều kiện lao động (hợp phần 2), chương trình tiếp tục hỗ trợ Bộ LĐTB-XH, VGCL và VCCI với nỗ lực của họ nhằm cải thiện

Page 54:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

51

sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp ở các doanh nghiệp nhỏ. Hơn nữa, chương trình về HIV/AIDS tại công sở đã cấp độ hoạt động cao, bao gồm nhiều các giáo dục viên chủ chốt hiện nay rất năng động, ví dụ hoạt động chống tái nghiện. Thuộc Quỹ Cạnh tranh toàn cầu (hợp phần 3), rất nhiều dự án mới đã được khởi xướng tập trung vào các dịch vụ phát triển kinh doanh, như các dịch vụ nâng cao chất lượng, chứng nhận và xuất khẩu. Về lĩnh vực giải quyết tranh chấp thương mại (hợp phần 4), công việc tiếp tục với xây dựng năng lực cho Toà án Nhân dân Tối cao và Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (thuộc VCCI). Đối với những hỗ trợ cho Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (hợp phần 5), Cuộc khảo sát hộ gia đình năm 2008 đang được triển khai. GTZ đang phối hợp với các đối tác trong nước về Môi trường Kinh doanh và Chính sách về DNNVV. Năm nay, GTZ đã đóng góp tích cực vào triển khai Kế hoạch Phát triển SME 5 năm (2006-2010) thuộc sự điều phối của ASMED và Hướng dẫn của Thủ tướng Chính phủ Số. 22/2007/CT-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2007 về Phát triển khu vực tư nhân. Tổ chức này cũng hỗ trợ các đối tác khác trong nước về Luật phá sản, Nghị định về hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp và thực hiện Luật Doanh nghiệp và Luật đầu tư, và thúc đẩy áp dụng Đánh giá tác động pháp lý. GTZ còn xây dựng cuốn sổ tay về đối thoại trong khu vực tư (PPD) và hỗ trợ VCCI nâng cao các điều kiện khung về hoạt động của các hiệp hội kinh doanh. Với khung Phát triển kinh tế địa phương, GTZ đã triển khai nhiều hoạt động hướng đến tăng cuờng môi trường kinh doanh địa phương, bao gồm: thiết lập Cổng thông tin doanh nghiệp và đầu tư (Business Portal), một sản phẩm hệ thống máy tính phục vụ đăng ký kinh doanh trực tuyến ở 6 tỉnh thành và nỗ lực mở rộng Cổng thông tin doanh nghiệp và đầu tư (Business Portal) được mở rộng ra hơn 10 tỉnh thành vào cuối năm 2008 (xem thông tin tại www.businessportal.com.vn); tăng cường đối thoại chính sách ở 4 tỉnh; và hỗ trợ các hoạt động xúc tiến đầu tư. GTZ đã thúc đẩy việc chính thức hoá các hoạt động kinh doanh hộ gia đình thành các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh chính thức, triển khai các khoá đào tạo cho các doanh nghiệp, và góp phần tăng cường năng lực các hiệp hội kinh doanh cấp tỉnh.

GTZ xúc tiến phương pháp và khái niệm chuỗi giá trị trên toàn quốc thông qua hỗ trợ các khoá đào tạo về chuỗi giá trịnh với sự hợp tác của Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội. Hiện tại, GTZ đang phối hợp với một số chuỗi giá trị về lê tàu, cà phê, mây, cá tra, nhãn và rau quả. Tổ chức này còn hỗ trợ và triển khai các Dự án Quan hệ đối tác khu vực Công với các công ty quốc tế có liên kết với chuỗi giá trị. Lĩnh vực cuối cùng mà GTZ tham gia là hỗ trợ thị trường về các dịch vụ kỹ thuật cao như phân tích thất bại và duy trì phòng ngừa. Hoạt động này bao gồm tăng cường năng lực các nhà cung cấp dịch vụ về dịch vụ kỹ thuật cao (COMFA, SITES II) thông qua đào tạo, dịch vụ tư vấn, xây dựng các kế hoạch kinh doanh và marketing. Ở Việt Nam, Dịch vụ Tư vấn IFC được triển khai với sự phối hợp với và được MPDF tài trợ, sáng kiến phát triển khu vực tư nhân với sự tài trợ của Úc, Ca-na-đa, Phần Lan, Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), Ai-xơ-len, Nhật Bản, Niu Di-lân, Hà Lan, Na Uy, Thuỵ Điển, và Thuỵ Sĩ. Trong những năm vừa qua, tại cấp tỉnh, IFC tiếp tục hỗ trợ các tỉnh Bắc Ninh, Bình Định và Hải Phòng triển khai hình thức một cửa (Điểm Tiếp cận Duy nhất - Single Access Point) trong công tác đăng ký kinh doanh. Chiến dịch đăng ký kinh doanh thử nghiệm ở Bắc Ninh hiện nay đang lan rộng ra thành chiến dịch quy mô toàn quốc góp phần khích lệ các hộ gia đình đăng ký và hoạt động kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp. Chiến dịch truyền thông về các lợi ích của việc chính thức hoá và các quy trình thủ tục khởi xướng kinh doanh giản đơn và mới mẻ. Chiến dịch bao gồm các tài liệu xúc tiến trên đài và truyền hình, phân phát sổ tay “Hướng dẫn cách làm” huớng mục tiêu đến nhóm hộ gia đình và một số bài báo trên các phương tiện thông tin. IFC còn hỗ trợ chính quyền địa phương ở Bắc Ninh và Thừa Thiên Huế (sau đó cùng với EU VPSSP) về cải cách địa chính. Biểu đồ qui trình về các thủ tục phải tiến hành mà mỗi nhà đầu tư phải hoàn thiện được trang bị ở mỗi tỉnh. Hoạt động này bao gồm phỏng vấn với các cơ quan chính quyền địa phương và một đại diện mẫu các nhà đầu tư. Các hội thảo cho các chủ thể tham gia được tổ chức

Page 55:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

52

ở 2 tỉnh vào tháng 8 để phổ biến những phát hiện trong biểu đồ qui trình và thu thập những ý kiến đóng góp để chỉnh sửa và hoàn thiện. Theo yêu cầu của Tổng Cục Thuế (GDT) IFC đang có kế hoạch triển khai dự án đơn giản hoá thủ tục thuế với mục đích giảm thiểu thời gian và chi phí các thủ tục thuế mà đối tượng nộp thuế đang phải đối mặt (đặc biệt các hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ), và giảm thiểu các chi phí hành chính mà cơ quan thuế đang đối mặt. Hoạt động này còn giúp giáo dục đối tượng nộp thuế thông qua các hoạt động xây dựng năng lực và một chiến lược truyền thông tổng hợp góp phần khuyến khích tự nguyện tuân thủ các quy định về thuế của các đối tượng nộp thuế là các cá thể kinh doanh nhỏ lẻ. Ở cấp trung ương, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) tiếp tục đóng vai trò lớn trong việc hỗ trợ phát triển khu vực tư nhân ở Việt Nam thông qua những đầu vào và những khuyến nghị cho các điều luật và qui định có tầm quan trọng. Đáng chú ý là những nỗ lực về Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế giá trị gia tăng, Luật sửa đổi đối với các tổ chức tín dụng và thông tư hướng dẫn triển khai các dự án hạ tầng BOT. Hơn nữa, có nhiều tiến triển đáng ghi nhận về sự thuận lợi trong hoạt động kinh doanh thương mại và việc loại bỏ những qui định không thực tiễn về VAT, cấp giấy phép trong hoạt động ngân hàng và giáo dục, và tính linh hoạt trong quản lý cơ chêế trao đổi với nước ngoài. Tất cả những lĩnh vực này có những tác động trực tiếp từ các nhóm công tác VBF và các nhóm liên quan đến VBF. IFC/ILO trong chương trình Làm việc tốt hơn (Better Work): IFC và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) mới triển khai chương trình Better Work Vietnam – một dự án tự nguyện dựa theo ngành công nghiệp trong đó kết hợp đánh giá độc lập các thông lệ lao động với các dịch vụ tư vấn và đào tạo. Mục đích của dự án là hỗ trợ hợp tác giữa lao động và quản lý để cải thiện điều kiện làm việc, năng suất lao động và phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Những lợi ích của các nhà sản xuất có được từ việc cải thiện giao tiếp với người mua thông qua các tiêu chuẩn lao động, giảm chi phí từ việc giảm thiểu các đợt kiểm toán khác nhau và các chương trình cải tiến khác nhau, và tiếp cận các dịch vụ đào tạo và tư vấn phù hợp với địa phương. Dự án còn mong đợi cải thiện hoạt động công nghiệp thông qua xúc tiến sự tham gia và phối hợp giữa các nhóm chủ thể thông qua Diễn đàn khách hàng và Ban cố vấn dự án. Trong năm cuối của Chương trình hỗ trợ khu vực tư nhân tại Việt Nam của MPI/EU (VPSSP), sẽ tập trung vào triển khai các hoạt động giải quyết những vướng mắc được xác định trong hoạt động khảo sát trước đó. Các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo để hỗ trợ cải thiện môi trường kinh doanh cấp tỉnh và cung ứng các dịch vụ phát triển doanh nghiệp sẽ tiếp tục được triển khai ở ba tỉnh thí điểm (Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ) và mở rộng hoạt động ra ba tỉnh khác (Hoà Bình, Huế và Long An). Các cơ sở kinh doanh được VPSSP hỗ trợ ở Hà Nội và TP.HCM hiện đang vận hành. Các bài học kinh nghiệm từ các hoạt động dự án đã được tài liệu hoá. Đoàn đánh giá kết thúc dự án đã tiến hành công việc vào tháng 11 năm 2008. Hầu hết các hoạt động VPSSP hiện nay đã hoàn thành và Chương trình sẽ chính thức kết thúc từ 31 tháng 12 năm 2008. SNV cùng tham gia với các tổ chức phát triển khác để cập nhật sổ tay công cụ về phân tích giá trị thuộc khung hoạt động của Dự án Xây dựng Thị trường cho người nghèo - Making Markets Work for the Poor (M4P) với sự hỗ trợ của ADB-DFID. Trong Chương trình hỗ trợ các hộ trồng hoa màu quy mô nhỏ (Small Holder Cash Crop Sector program) của SNV Việt Nam, SNV đang hỗ trợ các chủ thể địa phương góp phần tăng cường tính cạnh tranh của chuỗi giá trị chè và bạch đậu khấu ở vùng Tây Bắc và sắn ở khu vực Bắc Trung Bộ. Dựa trên những cơ hội và trở ngại chính được xác định ở mỗi chuỗi giá trị, SNV hướng tới hỗ trợ cải thiện môi trường đối với một số chuỗi giá trị trong khi tăng cường năng lực các nhóm sản xuất để cung cấp nguyên liệu và sản phẩm chế biến tốt hơn, tăng cường tiếp cận thị trường đối với nhóm nhà sản xuất và các doanh nghiệp địa phương, và liên kết các công ty thương mại với các nhóm nhà sản xuất.

Page 56:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

53

Trong 6 tháng cuối năm 2008, SNV bắt đầu giới thiệu khái niệm kinh doanh toàn diện được sử dụng như một cách tiếp cận để khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân cam kết với nhóm dân số thu nhập thấp để tạo lợi nhuận và thu nhập bền vững hơn cho người nghèo. Phương pháp này được xây dựng và có được sự thành công ở Mỹ La Tinh do SNV thực hiện và Hội Đồng Kinh tế Thế giới vì Sự phát triển bền vững. Ở Việt Nam, SNV sẽ thúc đẩy kinh doanh toàn diện với sự hợp tác của VCCI và IUCN. SNV đang tiến hành lập bản đồ khu vực tư nhân với 559 doanh nghiệp tư nhân để xác định các doanh nghiệp đang hoặc có tiềm năng hoạt động ở các thị trường chính. Trong khuôn khổ chương trình phổ biến chính sách, UNDP sẽ sớm triển khai dự án với mục đích xúc tác cộng đồng doanh nghiệp trong vai trò Việt Nam hướng tới trách nhiệm xã hội tập đoàn thông qua các Nguyên tắc Thoả thuận Toàn cầu. Dự án này sẽ khởi động vào tháng 12 năm 2008 với thời gian thực hiện là 3 năm. Ngân sách dự án là USD2,500,000, và sẽ được triển khai bởi Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI). Mục tiêu cụ thể của Dự án là khuyến khích áp dụng các hành vi kinh doanh có trách nhiệm về môi trường và xã hội của các doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam. Bên canh đó, UNDP đang hỗ trợ Nhóm công tác về thực hiện Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư, với mục tiêu nâng cao hiệu quả thực hiện và giám sát 2 luật này thông qua xây dựng năng lực trong đánh giá kỹ thuật các tài liệu pháp lý khu vực tư nhân, các chiến dịch về nhận thức của cộng đồng và xây dựng các kỹ năng quản lý/tổ chức. Dự án đã hỗ trợ xây dựng sổ tay đào tạo về hai điều luật này và các hướng dẫn thực hiện, và tiến hành các khoá đào tạo thí điểm cho các doanh nghiệp chịu thiệt thòi (được hiểu là các hoạt nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động ở những vùng nghèo khó/đặc biệt khó khăn, khu vực nông thôn, và/hoặc do phụ nữ/người dân tộc làm chủ). Sổ tay đào tạo hiện đã hoàn thành và đang được thử nghiệm thông qua các khoá đào tạo thí điểm. UNDP hỗ trợ Nhóm công tác đến năm 2010. Trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ thiết lập hạ tầng cơ sở hỗ trợ DNNVV cấp trung ương và cấp tỉnh" UNIDO và ASMED đã tổ chức hội thảo đánh giá tiến độ thực hiện Kế hoạch Phát triển 5 năm. Với sự hỗ trợ của một số tư vấn trong nước và quốc tế, hoạt động nghiên cứu về tiến độ đạt được trong quá trình triển khai Kế hoạch Phát triển SME và về sửa đổi Nghị định 90. Một nghiên cứu về tiếp cận của DNNVV đối với nguồn tài chính đã được các tư vấn trong và ngoài nước tiến hành và kết quả nghiên cứu đã được trình bày tại hội thảo quốc gia tổ chức vào tháng 5 năm 2008. Bên cạnh đó hoạt động xây dựng năng lực cho các cán bộ ASMED, bao gồm các chuyến tham quan học tập ở Ma-lai-xia, Áo và Ý. Các chức năng và dữ liệu của Cổng thông tin Doanh nghiệp và đầu tư của ASMED đã được cập nhật (bao gồm các số liệu về giấy phép kinh doanh). Ở cấp tỉnh, 04 điểm giao dịch một cửa - First-Stop-Shop (FSS) đang hoạt động tốt ở các tỉnh Thái Nguyên, Lào Cai, Bình Thuận và Quảng Ninh. Cuối cùng, dự án “Hỗ trợ kỹ thuật Cải cách đăng ký kinh doanh”, do Chính phủ Na Uy và UNIDO tài trợ được khởi động vào ngày 2 tháng 11 năm 2008, trong khi một dự án mới về Phát triển Cụm (Cluster Development) sẽ được bắt đầu vào đầu năm 2009, khi nhận được ngân sách từ Chính phủ Ý. Dự án USAID/VNCI đang triển khai đúng tiến độ và hoàn thành các hoạt động trong năm thứ 5 hoạt động vào ngày 30 tháng 12 năm và sẽ bắt đầu Giai đoạn II, một dự án với thời gian hoạt động 4,5 năm do Chính phủ Việt Nam phê duyệt. VNCI đang phố hợp chặt chẽ Văn phòng Chính phủ để hỗ trợ Kế hoạch Tổng thể do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước từ 2007 đến 2010 ở 21 bộ và 63 tỉnh thành. USAID/VNCI cũng đang điều phối sự tham gia của các nhà tài trợ khác trong hoạt động cải cách này theo đề nghị của Văn phòng Chính phủ. Ngoài ra, VNCI đang làm việc với Bộ KH&ĐT và các cơ quan khác để nâng cao hiệu quả tài chính và phát triển hạ tầng cơ sở. PCI 2008 sẽ được khởi xướng vào ngày 11 tháng 12 năm 2008 tại Hà Nội và ngày 12 tháng 12 năm 2008 tại TP.HCM để trình bày bảng xếp hạng mới nhất và ý nghĩa về chính sách và pháp lý cho môi trường kinh doanh ở 64 tỉnh thành. VNCI đã hoàn thành các hoạt động ở 03 tỉnh thành là Hải Dương, Tiền Giang và Tây Ninh – đây là các hoạt động thử nghiệm để cải thiện môi trường kinh doanh.

Page 57:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

54

Dự án VCCI/ILO PRISED đang được triển khai ở cấp trung ương với hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO). VCCI vẫn đang tiếp tục các hoạt động đã triển khai ở Giai đoạn I, với các hoạt động đào tạo BDS được triển khai. Sổ tay đào tạo chính sách đã được xây dựng và Bản thoả thuận với Học viện Chính trị TP.HCM đã được ký để đào tạo không chỉ cho các cấp chính quyền ở các tỉnh thuộc dự án mà còn tiến hành đào tạo cho các cấp chính quyền ở các tỉnh khác. Sổ tay đào tạo về quản lý các hiệp hội doanh nghiệp nhỏ đã hoàn thành và đang được sử dụng trong hoạt động đào tạo ở các tỉnh thuộc dự án. Một chiến dịch marketing xã hội đã được thiết kế và triển khai ở một tỉnh. Mục đích của chiến dịch là thúc đẩy hoạt động sản xuất an toàn tại các Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). PRISED hiện đang xây dựng một chương trình truyền hình thông tin-giải trí (thông tin qua hoạt động giải trí) hướng mục tiêu tới các DNVVN ở cấp tỉnh. Sổ tay đào tạo về Quan hệ Đối tác khu vực công sẽ được hoàn thành vào đầu năm tới. ILO triển khai nhiều hoạt động khác liên quan đến phát triển DNVVN, Phụ nữ làm chủ doanh nghiệp và các hoạt động tạo thu nhập khác cho các nhóm chịu rủi ro (thanh niên, người tàn tật, hộ gia đình nghèo) với sự hợp tác của các đối tác như VCCI, VCA, VGCL và Bộ LĐ, TB&XH.

3. Những sáng kiến chung của các nhà tài trợ Trong những tháng vừa qua, một số tiểu nhóm của SMEPG chưa đi vào hoạt động, nhưng các nhà tài trợ đã có các hoạt động đồng tổ chức và điều phối. Danh mục dưới đây là một số sáng kiến của các nhà tài trợ: Cải cách Chính sách Quốc gia

• Điều phối VNCI giữa DANIDA và IFC về các hoạt động cải cách hành chính với Văn phòng Chính phủ và các tỉnh.

• Hội nghị VNCI về Dự thảo Chiến lược Quốc gia về Đấu tranh và Phòng chống tham nhũng, với sự tham gia của nhiều nhà tài trợ.

• GTZ, VCCI và Sáng kiến đánh giá Khả năng Cạnh tranh Việt Nam (VNCI): triển khai chuẩn đoán chiều sâu Chỉ số Cạnh tranh cấp Tỉnh (PCI) ở 04 tỉnh, sau đó tổ chức hội thảo chuẩn đoán và xây dựng kế hoạch hành động.

• Hợp tác VNCI và GTZ về PCI đối với các bài học kinh nghiệm và những ứng dụng nhằm cải thiện môi trường kinh doanh.

• Hợp tác GTZ với DANIDA trong việc giới thiệu Cổng thông tin doanh nghiệp-BusinessPortal ở các tỉnh DANIDA và với EU VPSSP để giới thiệu BusinessPortal ở Hải Phòng.

• GTZ và IFC hợp tác đối tác với Nhóm công tác Thực hiện Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư và Hiệp hội Tư vấn Thuế Việt Nam đang triển khai chiến dịch thông tin trên toàn quốc về việc chính thức hoá các cơ sở kinh doanh hộ thành các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.

• EU VPSSP và IFC đang hỗ trợ chính quyền địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế về cải cách quản lý đất đai.

• Hội thảo quốc gia về cải cách các quy định bị trì hoãn cho tới khi OOG hoàn thành công việc tại các tỉnh và các bộ để giải quyết các vấn đề thuộc Kế hoạch Tổng thể của Thủ tướng Chính phủ hoặc Dự án 30.

LED

• GTZ tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm về LED vào tháng 9, với sự tham gia của UNIDO, VNCI và ASMED. Sự kiện nhằm mục đích hỗ trợ trao đổi giữa các tỉnh tham gia dự án của GTZ về tiến độ LED. Các chủ đề khác của hội thảo bao gồm Đối thoại khu vực công tư cấp tỉnh, tăng cương năng lực chủ thể tại địa phương và đăng ký kinh doanh.

Phương pháp tiếp cận ngành/BDS

Page 58:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

55

• Hội nghị quốc gia về “Kinh nghiệm cấp tỉnh trong thúc đẩy các DNVVN trong chuỗi cung ứng và giá trị” được tổ chức vào tháng 3 bởi GTZ EU VPSSP, với khách mời gồm có các nhà tài trợ khác.

• Hoạt động mạng lưới giữa GTZ, EU VPSSP, Cơ sở Cạnh tranh toàn cầu DANIDA cho các doanh nghiệp Việt Nam, SNV, Helvetas, FAO, ADB/M4P, Oxfam và các nhà tài trợ khác để trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong quá trình phát triển các chuỗi giá trị.

Thông lệ kinh doanh bền vững Xem IFC/ILO Better Work

4. Tuần lễ quốc gia về DNVVN Tuần lễ quốc gia về DNVVN đầu tiên được VCCI tổ chức vào tháng 11. SMEPG tham gia vào tuần lễ này gồm: (i) Phó chủ tịch Thường trực ASMED có bài phát biểu đầu chương trình; (ii) ASMED-UNIDO, ILO, GTZ, SNV và PRISED tài trợ sự kiện này; (iii) các đại diện của ASMED-UNIDO, ILO và SNV có các tài trình bày tổng thể; (iv) ILO chủ tạo phần Phát triển Kinh tế địa phương, trong đó các đối tác cấp tỉnh của Dưựán ASMED-GTZ và dự án PRISED đã có các bài phát biểu; và (v) ILO, PRISED có gian trưng bày tại đây. ASMED-UNIDO cũng có một gian trưng bày để trưng bày các ấn phẩm của ASMED, UNIDO, GTZ và VNCI.

Page 59:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

56

NHÓM ĐỐI TÁC GIAO THÔNG VẬN TẢI Tháng 12/ 2008

1. Đánh giá Nhóm đối tác giao thông 1.1. Hiện trạng của Nhóm đối tác giao thông Được thành lập vào tháng 7 năm 2000, Nhóm đối tác đã kết hợp thông tin và kinh nghiệm về các dự án và chương trình của ngành giao thông nhằm củng cố và tăng cường tính hiệu quả của hoạt động hỗ trợ. Hiện nay Nhóm đối tác đang chuẩn sang diễn đàn thảo luận về các vấn đề của ngành và tham gia vào xây dựng chính sách. Bên cạnh việc tiếp tục thảo luận về các vấn đề: “Cơ cấu lại Bộ Giao thông và Cục Đường Bộ Việt Nam”, “Quản lý, duy tu, bảo dưỡng cầu đường”, “An toàn giao thông”, và “Chiến lược phát triển đường cao tốc”, “Điều chỉnh giá”, và một số thông tin khác về tiến độ của “VITRANSS2”, “Qui hoạch tổng thể trạm nghỉ dọc đường” và “Nghiên cứu về Tiêu chuẩn chất lượng đường bộ” đã được chia sẻ tại cuộc họp nhóm đối tác giao thông lần thứ 17. 1.2. Cơ cấu của Nhóm đối tác Trong những năm qua, JBIC và Bộ Giao thông Vận tải đã cùng nhau chủ trì cuộc họp nhóm đối tác giao thông với sự tham gia của các đơn vị trực thuộc Bộ GTVT và các nhà tài trợ như ADB, AusAID, DfID, JICA and WB. Sau khi JICA và JBIC sát nhập, tổ chức JICA mới bắt đầu vai trò đồng chủ trì cuộc họp nhóm đối tác. Cuộc họp nhóm đối tác được tổ chức nửa năm 1 lần. Bên cạnh các cuộc họp định kỳ, nhóm đối tác còn tổ chức các nhóm làm việc chuyên đề, nhằm khuyến khích thảo luận và điều phối tích cực hơn. 2. Kết quả của Nhóm đối tác trong sáu tháng đầu năm 2008 2.1. Cuộc họp Nhóm đối tác giao thông lần thứ 17 Cuộc họp nhóm đối tác giao thông lần thứ 17 tổ chức vào ngày 25 tháng 11 năm 2008. Cuộc họp tập trung chủ yếu vào 5 vấn đề chính sau (i) “Cơ cấu lại Bộ Giao thông Vận tải” tiếp tục theo hướng cải cách hành chính Bộ GTVT, (ii) “Tăng cường năng lực Cục Đường bộ Việt Nam” tiếp theo vấn đề tổ chức lại bộ máy của Cục đường bộ Việt Nam bao gồm việc sát nhập các ban quản lý dự án, tiến độ tổng quát của việc thiết lập hệ thống quản lý, duy tu, bảo dưỡng cầu đường bền vững và nghiên cứu về hệ thống duy tu, bảo dưỡng đường bộ do JICA hỗ trợ, (iii) “An toàn giao thông”: báo cáo tiến độ chuẩn bị Qui hoạch tổng thể và hoạt động của các dự án do nhà tài trợ hỗ trợ, và (v) “Chiến lược phát triển đường cao tốc”: qui hoạch phát triển đường cao tốc của Bộ GTVT. Ngoài ra JICA còn chia sẻ kinh nghiệm về một số vấn đề như: điều chỉnh giá, tiến độ của VITRANSS2, tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt, và Qui hoạch tổng thể trạm nghỉ dọc đường. 2.2. Tiến trình thảo luận của Nhóm đối tác và hỗ trợ thực hiện Kế hoạch Phát triển

Kinh tế Xã hội mới (1) Tổ chức sắp xếp lại Bộ Giao thông Vận tải Trong cuộc họp Nhóm đối tác giao thông lần thứ 17, Bộ Giao thông Vận tải đã thông báo tiến trình cải cách thể chế của Bộ và những cơ quan trực thuộc. Căn cứ vào Nghị định số 51/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GTVT được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 22 tháng 4 năm 2008, Bộ GTVT đã thành lập 3 vụ chức năng mới là 1) Vụ Kết cấu Hạ tầng giao thông, 2) Vụ Môi trường, 3) Vụ An toàn giao thông, và Cục đường bộ Việt Nam sẽ được nâng cấp thành Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ của Vụ Kết cấu Hạ tầng giao thông đã được Bộ trưởng Giao thông vận tải ký trong tháng 9 năm 2008. Các quyết định qui định chức năng, nhiệm vụ của các vụ và cục mới khác sẽ được ban hành trong

Page 60:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

57

tháng 12 năm 2008. Trong khung tổ chức mới này, 10 vụ chức năng giữ vai trò tham mưu giúp việc Bộ trưởng trong từng lĩnh vực. Liên quan tới quản lý chất lượng, Vụ Kết cấu Hạ tầng giao thông sẽ chịu trách nhiệm quản lý chất lượng các công trình đang khai thác sử dụng, còn Cục quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông sẽ giám sát chất lượng các công trình đang xây dựng. Ban QLDA 85 và Ban QLDA Thăng Long vẫn trực thuộc Bộ GTVT để hoàn thành các dự án đang xây dựng mà Bộ GTVT là chủ đầu tư. Ban QLDA Mỹ Thuận và Ban QLDA 1 sẽ được thí điểm chuyển đổi thành Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên. Tiếp sau sự kiện Quốc hội thông qua việc lập Quỹ bảo trì đường bộ vào tháng 11 năm 2008, Bộ GTVT và các cơ quan trực thuộc sẽ thảo luận chi tiết nội dung và kế hoạch triển khai Quỹ đường bộ này. Nhóm đối tác khẳng định lại sự cần thiết phải chia sẻ thông tin và tăng cường năng lực cho các Vụ mới thành lập và Tổng cục đường bộ Việt Nam. Các nhà tài trợ cũng bày tỏ thiện chí tiếp tục ủng hộ thúc đẩy quá trình cải cách của Bộ GTVT.

(2) Tăng cường năng lực cho Cục đường bộ Việt Nam Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP, Cục đường bộ Việt Nam được nâng cấp thành Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Ngày 6 tháng 5 năm 2008 Bộ GTVT ban hành Quyết định chuyển các Ban QLDA 18, 5, 9 và Biển Đông về Tổng cục đường bộ Việt Nam. Thực hiện quyết định này Ban QLDA 2 mới đã được thành lập trên cơ sở sát nhập Ban QLDA 2 trước đây của Cục đường bộ và Ban QLDA 18. Ban QLDA 5 và Ban QLDA Biển Đông sát nhập lại thành Ban QLDA 6. Ban QLDA 7 được thành lập trên cơ sở sát nhập Ban QLDA 7 trước đây của Cục đường bộ và Ban QLDA 9. Dự thảo Quyết định quy định chức năng nhiệm vụ của Tổng cục đường bộ đã đươc xây dựng và đang xin ý kiến tham gia của các cơ quan chính phủ có liên quan, Bộ GTVT dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12 năm 2008. ADB bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ tiến trình tổ chức sắp xếp lại trong Tổng cục đường bộ.

Trong cuộc họp lần thứ 17 này Cục đường bộ Việt Nam cũng trình bày tiến độ xây dựng hệ thống bảo trì cầu đường bền vững thông qua sử dụng các phần mềm HDM4, ROSY và VBMS. JICA trình bày sơ bộ các kết quả nghiên cứu như 1) khuyến nghị sử dụng các phần mềm thích hợp cho bảo trì đường ở cấp trung ương và vùng, 2) lộ trình thiết lập hệ thống bảo trì cầu đường bền vững tại Việt Nam. Tại cuộc họp Cục đường bộ nêu lên sự thiếu nhất quán trong các phần mềm dữ liệu bảo trì đường bộ hiện nay, và nhấn mạnh sự cần thiết phải thống nhất hệ thống hiện có với khuyến nghị của JICA trong nghiên cứu SAPI-2. Tiếp thu khuyến nghị này của SAPI-2, Cục đường bộ sẽ nỗ lực để chuyển giao sử dụng các phần mềm quản lý cầu đường đã lựa chọn và củng cố sự liên kết giữa kế hoạch bảo trì và nhu cầu vốn đảm bảo đủ vốn bảo trì. Thêm vào đó Cục đường bộ nhấn mạnh tầm quan trọng của một khung pháp lý cụ thể để nâng cao mức độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Cục đường bộ Việt Nam với tư cách là chủ dự án.

Các thành viên Nhóm đối tác lưu ý Bộ GTVT và Cục đường bộ cần đảm bảo hiệu quả thực hiện các dự án ODA, tránh các hoạt động trùng lắp và không cần thiết. Hơn nữa Bộ GTVT và Cục đường bộ sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Bộ Tài chính để bố trí hợp lý ngân sách bảo trì và đầu tư mới.

(3) An toàn giao thông Trong hội nghị lần thứ 17, JICA đã báo cáo với hội nghị về Dự thảo báo cáo cuối cùng của “Nghiên cứu qui hoạch tổng thể an toàn giao thông toàn quốc” vốn được thực hiện từ tháng 8 năm 2007. Đoàn nghiên cứu JICA đã đề xuất nhiều ý tưởng như: 1) nhanh chóng phê duyệt Qui hoạch tổng thể an toàn giao thông, 2) tăng cường vai trò tổ chức của Ủy

Page 61:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

58

ban an toàn giao thông quốc gia (NTSC), ví dụ như nâng Ủy ban lên đặt dưới sự chỉ đạo của Phó thủ tướng chính phủ, 3) thu hút các thành phần tư nhân cũng như thành phần công cộng vào công cuộc xây dựng một văn hóa an toàn giao thông. Ban QLDA An toàn giao thông (TSPMU) đã báo cáo tiến trình thực hiện các dự án an toàn giao thông do Ngân hàng thế giới và JICA tài trợ. Trong hội nghị, Ban QLDA An toàn giao thông đã nhắc lại tầm quan trọng của các vấn đề sau: 1) tăng cường năng lực thể chế cho Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, 2) tuyển dụng những nhân viên cơ hữu vào Ủy ban an toàn giao thông quốc gia để thực hiện các dự án thuận lợi hơn, và 3) nâng cao năng cho Vụ An toàn giao thông mới được thành lập trong Bộ GTVT. Các thành viên nhóm đối tác GTVT đều thống nhất về việc cần nhanh chóng phê duyệt Qui hoạch tổng thể an toàn giao thông quốc gia dựa trên nội dung do nghiên cứu của JICA đề xuất. (4) Chiến lược Phát triển Đường Cao tốc Trong cuộc họp Nhóm đối tác Giao thông lần thứ 17, Bộ Giao thông Vận tải đã trình bày vắn tắt kế hoạch phát triển toàn diện mạng lưới đường cao tốc quốc gia. Bộ GTVT dự kiến sẽ triển khai 18 dự án xây dựng đường cao tốc cần gấp rút hoàn thành trước năm 2015 (miền bắc: 7 dự án, miền Trung: 3 dự án, miền Nam: 8 dự án). Bộ GTVT đang tìm kiếm huy động vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau, không chỉ nguồn vốn ODA mà còn cả các nguồn vốn tư nhân trong nước, đặc biệt là cho các dự án đường cao tốc đoạn Ninh Bình – Thanh Hóa, Dầu Giây – Phan Thiết, Bến Lức – Long Thành và một phần vốn của đoạn Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Qui hoạch Tổng thể Phát triển Đường Cao tốc đã được trình Thủ tướng Chính phủ từ tháng 4/2008. Bản Qui hoạch này đã xác định chiến lược phát triển mạng lưới đường cao tốc quốc gia dài 5.753 km, trong đó đến năm 2020 sẽ có 2.639 km đường cao tốc. AusAID đưa ra dự định tài trợ việc xây dựng cầu Vàm Cống. Về việc phân chia chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn giữa các cơ quan có liên quan đến việc phát triển đường cao tốc, tức là giữa Tổng công ty Xây dựng Đường cao tốc (VEC) và Cục Đường bộ Việt nam (VRA), Bộ GTVT đưa ra dự kiến sẽ xây dựng một cơ chế duy phát triển và duy tu đường cao tốc thích hợp trên cơ sở kinh nghiệm của các nước láng giêng, trong đó sẽ quan tâm đặc biệt đến quyền sở hữu và quản lý tài sản đường cao tốc. Bộ GTVT và các nhà tài trợ tái xác nhận tầm quan trọng của các phản hồi từ nghiên cứu VITRANSS 2 để sắp xếp lại thứ tự ưu tiên của các dự án. Nhóm đối tác cũng khẳng định sự cần thiết phải có sự đồng bộ giữa các hỗ trợ của các nhà tài trợ với qui hoạch phát triển đường cao tốc của Bộ GTVT nhằm tránh sự hỗ trợ trùng lắp và thiếu nhất quán vì sự phát triển toàn diện đường cao tốc ở Việt Nam. Các hoạt động dự kiến cho 6 tháng tới dựa vào các mốc năm 2008 (1) Tổ chức sắp xếp lại Bộ Giao thông Vận tải � Bộ GTVT tiếp tục nỗ lực thực hiện cải cách hành chính một cách thích hợp và bền

vững đề Bộ GTVT và các đơn vị liên quan có thể cải tiến hệ thống quản lý ODA/quản lý đầu tư công, bao gồm các nội dung đấu thầu, kiểm soát chất lượng, quản lý tài chính và quản lý tài sản một cách cân đối và hài hòa. Các thành viên của Nhóm đối tác sẽ tiếp tục hợp tác với nhau để cụ thể hóa các hoạt động cần thiết, đóng góp cho cải cách hành chính.

(2) Tăng cường năng lực cho Cục đường bộ Việt Nam � Cục Đường bộ sẽ tiếp tục nỗ lực để xây dựng các thủ tục cần thiết nhằm đảm bảo

ngân sách phù hợp cho duy tu bảo dưỡng và hợp tác chặt chẽ với Bộ Tài chính để

Page 62:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

59

cân đối giữa chi phí đầu tư mới với chi phí duy tu bảo dưỡng trong Khung Chi tiêu trung hạn. Các nhà tài trợ sẽ hỗ trợ những nỗ lực này của Bộ GTVT và Cục Đường bộ

� Cục Đường bộ sẽ nỗ lực thúc đẩy qua trình phê duyệt của phần mềm dữ liệu được chọn lựa để thực hiện và duy trì cơ sở dữ liệu về quản lý duy tu cầu đường, và củng cố mối liện hệ giữa lập kế hoạch duy tu bảo dưỡng với hệ thống lập kế hoạch ngân sách nhằm đảm bảo có đủ ngân sách thích hợp cho duy tu bảo dưỡng. Các nhà tài trợ sẽ tiếp tục hỗ trợ Cục Đường bộ trong những hoạt động xây dựng năng lực cần thiết.

(3) An toàn Giao thông � NTSC và TSPMU sẽ nỗ lực thúc đẩy qua trình Qui hoạch Tổng thể An toàn Giao

thông Quốc gia dựa trên đề xuất của Nghiên cứu Phát triển của JICA. � NTSC và TSPMU sẽ tiếp tục nỗ lực đóng vai trò điều phối để lồng ghép và huy động

sự hỗ trợ của các nhà tài trợ trong lĩnh vực an toàn giao thông. Các nhà tài trợ sẽ hỗ trợ nỗ lực này và phối hợp chặt chẽ với nhau.

(4) Chiến lược Phát triển Đường Cao tốc � Bộ GTVT sẽ chịu trách nhiệm điều phối các nguồn lực giữa các hỗ trợ của các nhà

tài trợ với qui hoạch phát triển đường cao tốc của Bộ GTVT nhằm tránh sự hỗ trợ trùng lắp và thiếu nhất quán vì sự phát triển toàn diện đường cao tốc ở Việt Nam.

� Bộ GTVT và các nhà tài trợ sẽ tiếp tục đối thoại với nhau để có thể đưa ra một "kế hoạch tổng hợp về phát triển đường cao tốc". Các thành viên của nhóm đối tác GTVT sẽ tiếp tục cập nhật các thông tin từ nghiên cứu VITRANSS2.

Page 63:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

60

CÁC DỰ ÁN TRỢ GIÚP NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI TẠI VIỆT NAM

NHÓM ĐỐI TÁC GIAO THÔNG VẬN TẢI

PROJECT DONOR STATUS DURATION CONTACT Nâng cấp đường bộ ADB Đã hoàn thành 1993-2001 Cảng Sài Gòn ADB Đã hoàn thành 1994-2001 Dự án cải tạo nâng cấp đường giai đoạn 2 ADB Đã hoàn thành 1997-2003 Dự án cải tạo nâng cấp đường giai đoạn 3 (bao gồm thực hiện chính sách phát triển ngành – cấu phần ISDP )

ADB Đã hoàn thành 1998-2005 [email protected] [email protected]

GMS: Đường cao tốc TP HCM-Phnom Penh ADB Đã hoàn thành 1998-2005 [email protected]; [email protected]

GMS: Hành lang Đông - Tây ADB Đã hoàn thành 2000-2006 [email protected]; [email protected]

Dự án Nâng cấp tỉnh lộ ADB Đang thực hiện 2001-2008 [email protected]; [email protected]

Mạng lưới giao thông trung bộ ADB Đang thực hiện 2005-2010 [email protected]; [email protected]

GMS: Đường sắt Hà Nội – Lào Cai ADB+ Pháp (AFD/MoF)

Đang thực hiện 2006-2010 [email protected]; [email protected] [email protected]; [email protected] [email protected], [email protected]

GMS: Đường cao tốc Kunming-Haiphong: Đường cao tốc Nội Bai – Lào Cai (Vốn vay cho tư vấn) Đường cao tốc Nội Bai – Lào Cai (Vốn vay đầu tư)

ADB Đang thực hiện Đang thực hiện

2007-2008 2008-2012

[email protected]; [email protected] [email protected]

GMS: Hành lang vùng duyên hải phía Nam ADB/EDCF (Hàn Quốc)/ AusAid

Đang thực hiện 2007-2011 [email protected] [email protected]

Đưòng cao tốc TPHCM-Long Thành- Dầu Giây (Vốn vay cho tư vấn) (Vốn vay đầu tư)

ADB/JICA Đang thực hiện Giai đoạn hình thành

Dự kiến 2008

[email protected] [email protected]

Đường tàu điện ngầm TPHCM (Vốn vay cho tư vấn) Đường tàu điện ngầm TPHCM (Vốn vay đầu tư)

ADB Giai đoạn hình thành Giai đoạn hình thành

Dự kiến 2008 Dự kiến 2009

[email protected] [email protected] [email protected]

Page 64:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

61

Đường vành đai 2 TPHCM ADB Giai đoạn hình thành Dự kiến 2009 [email protected]; [email protected]

Liên kết khu vực song Mêkông (hai cầu trên song Tiền và song Hậu)

ADB Giai đoạn hình thành Dự kiến 2009 [email protected] [email protected]; [email protected]

Đưòng cao tốc Bến Lức - Long Thành ADB/JICA Giai đoạn hình thành Dự kiến 2009 [email protected] [email protected] ; [email protected]

Cơ sở hạ tầng giao thông các tỉnh miền núi phía bắc ADB Giai đoạn hình thành Dự kiến 2010 [email protected]; [email protected]

Mạng lưới giao thông GMS khu vực phía bắc, giai đoạn 2 ADB Giai đoạn hình thành Dự kiến 2009 [email protected]; [email protected]

GMS: Đưòng cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn ADB Giai đoạn hình thành Dự kiến 2010 [email protected] [email protected]; [email protected]

Đưòng cao tốc Hạ Long – Móng Cái ADB Giai đoạn hình thành Dự kiến 2011 [email protected] [email protected] ; [email protected]

Đường vành đai ngoại TPHCM ADB Giai đoạn khái niệm 2011 [email protected]; [email protected]

GMS: Hành lang Đông – Tây 2 ADB Giai đoạn khái niệm [email protected]; [email protected]

Phát triển giao thông tỉnh ADB Giai đoạn khái niệm [email protected]; [email protected]

Dự án khôi phục Đường sắt II ADB Giai đoạn khái niệm [email protected]; [email protected]

Giao thông đô thị Hà Nội ADB/ Giai đoạn khái niệm [email protected]; [email protected]

GMS: Hành lang vùng duyên hải phía Nam, Giai Đoạn 2 ADB Giai đoạn khái niệm [email protected] ; [email protected]

Đường tàu điện ngầm Hà Nội ADB/AFD Giai đoạn khái niệm [email protected] [email protected]; [email protected]

Đánh giá Chiến lược đường giao thông nông thôn

DFID Đã hoàn thành 2005 –2006 Simon Lucas [email protected]

Điều phối ngành giao thông (đầu vào từ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và các hỗ trợ điều phối khác)

DFID/JICA Đã hoàn thành 2004 - 2006 Yoshifumi Omura, JICA:[email protected] Simon Lucas: [email protected]

Dự án sửa chữa và kiểm định cầu Phần lan/ FINNVERA

Đang thực hiện

2003-2006 [email protected] [email protected]

Báo cáo nghiên cứu khả thi (F/S) về khôi phục cầu Long Biên

Pháp (MoF) Đã hoàn thành 2004 [email protected]

Báo cáo nghiên cứu khả thi (F/S) về xây dựng tuyến tầu điện

Pháp (MoF) Đã hoàn thành 2004 [email protected]

Page 65:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

62

Báo cáo nghiên cứu khả thi (F/S) về tuyến đường sắt đô thi thí điểm

Pháp (MoF) Đã hoàn thành 2005 [email protected]

Hiện đai hóa hệ thống tín hiệu và thông tin liên lạc trên tuyến đường sắt Hà nội - Vinh (giai đoạn 1)

Pháp (MoF) Đã hoàn thành [email protected]

Hiện đai hóa hệ thống tín hiệu và thông tin liên lạc trên tuyến đường sắt Hà nội - Vinh (giai đoạn 2)

Pháp (MoF) Đang thực hiện

[email protected]

Cung cấp thiết bị sửa chữa đầu máy Pháp (MoF) Đã hoàn thành [email protected]

Nâng cấp 4 hầm đường sắt trên đèo Hải Vân Pháp (MoF) Đã hoàn thành [email protected]

Cung cấp thiết bị bảo trì đường ray trên tuyến đường sắt Hà nội - Vinh

France (MoF) Đang thực hiện [email protected]

Nghiên cứu về Kế hoạch phát triển giao thông công cộng dài hạn tổng hợp tại Hà Nội

France (MoF/AFD/ FFEM)

Đang thực hiện 2007-2010

[email protected] [email protected] [email protected]

Dự án đường sắt Việt Nam GTZ Đang thực hiện 2001- 2006 Nguyen Van Tau [email protected]

Dự án cải tạo nâng cấp các cầu đường sắt tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh

JICA Đã hoàn thành 1994 - 2005 Yoshifumi Omura [email protected]

Dự án khôi phục các cầu trên quốc lộ 1 JICA Đã hoàn thành 1994 - 1999 Ai Miura [email protected]

Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 5 JICA Đã hoàn thành 1994 - 2004 Ai Miura [email protected]

Dự án khôi phục các cầu trên quốc lộ 1 (II) JICA Đã hoàn thành 1996 - 2005 Ai Miura [email protected]

Dự án xây dựng đường hầm Hải Vân JICA Đã hoàn thành 1997 - 2007 Ai Miura [email protected]

Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 10 JICA Đã hoàn thành 1998 - 2007 Ai Miura [email protected]

Dự án khôi phục các cầu trên quốc lộ 1 giai đoạn 2 JICA Đã hoàn thành 1999 - 2006 Ai Miura [email protected]

Dự án nâng cấp cảng Đà Nẵng JICA Đã hoàn thành 1999 - 2006 Yoshifumi Omura [email protected]

Dự án đầu tư hệ thống thông tin liên lạc miền duyên hải miền Nam Việt Nam

JICA Đã hoàn thành 2000 - 2007 Mamoru Sakai [email protected]

Dự án xây dựng cầu Bính JICA Đã hoàn thành 2000 - 2007 Ai Miura [email protected]

Dự án xây dựng cầu Bãi Cháy JICA Đã hoàn thành 2001 - 2008 Ai Miura [email protected]

Dự án mở rộng cảng Cái Lân JICA Đang thực hiện 1996 - 2008 Yoshifumi Omura

Page 66:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

63

[email protected]

Dự án phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Hà Nội JICA Đang thực hiện 1997 - 2008 Taro Katsurai [email protected]

Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 18 JICA Đang thực hiện 1998 - 2008 Ai Miura [email protected]

Dự án Nâng cao mức sống và phát triển nông thôn III (đường nông thôn)

JICA Đang thực hiện 1999 - 2006 Nguyen Thi Van Anh [email protected]

Dự án phát triển hạ tầng giao thông Hà Nội JICA Đang thực hiện 1999 - 2009 Taro Katsurai [email protected]

Dự án cải tạo cảng Hải Phòng (Giai đoạn II) JICA Đang thực hiện 2000 – 2008 Yoshifumi Omura [email protected]

Dự án xây dựng đường cao tốc đông - tây Sài Gòn JICA Đang thực hiện 2000 - 2010 Yoshifumi Omura [email protected]

Dự án xây dựng cầu Thanh Trì sông Hồng JICA Đang thực hiện 2000 - 2010 Ai Miura [email protected]

Dự án xây dựng cầu Cần Thơ JICA Đang thực hiện 2001 - 2009 Ai Miura [email protected]

Dự án xây dựng đường tránh quốc lộ 1 JICA Đang thực hiện 2001 - 2009 Ai Miura [email protected]

Dự án xây dựng nhà ga cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất

JICA Đang thực hiện 2002 - 2008 Yoshifumi Omura [email protected]

Dự án phát triển hạ tầng cơ sở phục vụ xoá đối giảm nghèo quy mô nhỏ (đường nông thôn)

JICA Đang thực hiện 2003 - 2009 Nguyen Thi Van Anh [email protected]

Dự án khôi phục các cầu trên quốc lộ 1 giai đoạn 3 JICA Đang thực hiện 2003 - 2009 Ai Miura [email protected]

Tín dụng chuyên ngành giao thông nhằm cải thiện mạng lưới đường quốc gia

JICA Đang thực hiện 2004 - 2010 Ai Miura [email protected]

Dự án phục hồi cầu đường sắt Hanoi – TP Hồ Chí Minh JICA Đang thực hiện 2004 - 2009 Yoshifumi Omura [email protected]

Dự án Phát triển cảng quốc tế Cái Mép-Thị Vải JICA Đang thực hiện 2004 - 2012 Yoshifumi Omura [email protected]

Dự án nâng cấp Quốc lộ 3 JICA Đang thực hiện 2005 - 2011 Ai Miura [email protected]

Dự án xây dựng cầu Nhật Tan JICA Đang thực hiện 2006 - 2010 Ai Miura, JICA [email protected]

Dự án phát triển hạ tầng cơ sở phục vụ xoá đối giảm nghèo quy mô nhỏ II (đường nông thôn)

JICA Đang thực hiện 2006 - 2010 Nguyen Thi Van Anh, JICA [email protected]

Dự án tăng cường an toàn giao thông đường bộ miền bắc Việt Nam

JICA Đang thực hiện 2007 - 2012 Ai Miura, JICA [email protected]

Page 67:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

64

Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc Nam (Đoạn TPHCM – Dầu Giây)

JICA Đang thực hiện 2007 - 2017 Yoshifumi Omura, JICA [email protected]

Dự án xây dựng đường vành đai 3 Hà Nội JICA Đang thực hiện 2008 - 2013 Ai Miura, JICA [email protected]

Quy hoạch tổng thể giao thông đô thị và Nghiên cứu khả thi (F/S) cho Vùng đô thị TPHCM (HOUTRANS)

JICA Đã hoàn thành 2002-2004 [email protected] [email protected]

Nghiên cứu thiết kế chi tiết cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải JICA Đã hoàn thành 2004-2006 [email protected] [email protected]

Dự án cải thiện quản lý cảng JICA Đang thực hiện 2005-2009 [email protected] [email protected]

Dự án phát triển nhân lực cho an toàn giao thông tại Hà Nội (TRAHUD)

JICA Đang thực hiện 2006-2009 [email protected] [email protected]

Nghiên cứu quy hoạch tổng thể an toàn giao thông JICA Đang thực hiện 2007-2008 [email protected] [email protected]

Nghiên cứu quy hoạch tổng thể các trạm ven đường JICA Đang thực hiện 2006-2008 [email protected] [email protected]

Chương trình phát triển đô thị toàn diện tại thủ đô Hà Nội (HAIDEP)

JICA Đã hoàn thành 2004-2007 [email protected] [email protected]

Nghiên cứu Chiến lược phát triển giao thông quốc gia (VITRANSS2)

JICA Giai đoạn hình thành 2007-2008 [email protected] [email protected]

Dự án xây dựng lại các cầu tại các huyện miền Trung – Giai Đoạn 2

GOJ/JICA Đang chờ 2003-2006 [email protected] [email protected]

Dự án xây dựng lại các cầu tại các huyện miền núi phía Bắc GOJ/JICA Đang chờ 2005-2008 [email protected] [email protected]

Dự án tăng cường năng lực đào tạo cho các công nhân làm đường tại Trường Kỹ thuật dạy nghề giao thông số 1

JICA Đã hoàn thành 2001-2006 [email protected] [email protected]

Xây dựng Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt JICA Đang thực hiện 2007-? [email protected] [email protected]

Tư vấn về quản lý và lập kế hoạch cho ngành đường sắt JICA Giai đoạn hình thành 2007-2008 [email protected] [email protected]

Nghiên cứu khả thi hệ thống đường sắt nội đô Hà Nội KfW Đã hoàn thành 1999-2000 Mr. Richter, Mr. Nguyen Van Minh [email protected]

Báo cáo nghiên cứu khả thi về Hệ thống Đường sắt nội đô tại Hà Nội

KfW Đang thực hiện 2000-2003 Mr. Richter, Mr. Nguyen Van Minh [email protected]

Page 68:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

65

Cung cấp cần trục đường sắt hiện đại KfW Đang thực hiện 1999 - 2005 Mr. Richter, Mr. Nguyen Van Minh [email protected]

Chương trình hội thảo tại Đà Nẵng KfW Đang thực hiện 2001-2007 Mr. Richter, Mr. Nguyen Van Minh [email protected]

Đầu máy các tuyến đường sắt chính KfW Đang thực hiện 2000-2005 Mr. Richter, Mr. Nguyen Van Minh [email protected]

Tàu hút bùn KfW Đang thực hiện 2007-2010 Mr. Richter, Mr. Nguyen Van Minh [email protected]

Dự án cải tạo giao thông đô thị

WB Đã hoàn thành 11/1998-6/2005 Shomik Mehndiratta [email protected]

Dự án sửa chữa nâng cấp cảng và giao thông thủy nội địa WB Đã hoàn thành 03/1998-04/2006 Simon Ellis [email protected]

Dự án giao thông nông thôn

WB Đã hoàn thành 1996 – 2000 Phuong Thi Minh Tran [email protected]

Dự án giao thông nông thôn giai đoạn 2

WB Đã hoàn thành 2000 – 06/2006 Phuong Thi Minh Tran [email protected]

Dự án cải tạo đường bộ WB Đã hoàn thành 1993 – 2001 Dung Anh Hoang [email protected]

Dự án cải tạo đường bộ 2 WB Đã hoàn thành 1997 - 2005 Dung Anh Hoang [email protected]

Đánh giá các quy định về giao thông vận tải đa phương thức (PPIAF)

WB Đã hoàn thành 5/2005-1/2006 Baher El-Hifnawi [email protected]

Nguyên cứu củng cố và phát triển hệ thống xe buýt tại TP. HCM (PPIAF)

WB Đã hoàn thành 6/2005-1/2006 Shomik Mehndiratta [email protected]

Nghiên cứu mặt đường giao thông nông thôn WB/DFID/ SEACAP

Đã hoàn thành 05/2003 – 03/2009 Jasper Cook [email protected]

Phát triển đường cao tốc (Đa Nãng – Quang Ngãi) WB Giai đoạn hình thành 04/2010 – 04/2016 Simon Ellis [email protected] Phuong Thi Minh Tran [email protected]

Dự án phát triển giao thông đô thị Hải Phòng WB Giai đoạn hình thành 2010 - 2015 Reindert Westra [email protected] Cuong Duc Dang [email protected] Van Anh Thi Tran [email protected]

Dự án giao thông và phòng chống lũ đồng bằng song Cửu Long

WB Đang thực hiện 10/2001-12/2010 Maria Margarita Nunez [email protected] Dung Anh Hoang [email protected]

Dự án giao thông và phòng chống lũ đồng bằng song Cửu WB Đang thực hiện 11/2007-12/2010 Dung Anh Hoang [email protected]

Page 69:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

66

Long (Tăng vốn) Dự án cải tạo mạng lưới đường giao thông

WB Đang thực hiện 10/2004- 12/2009 Phuong Thi Minh Tran [email protected]

Dự án cải tạo mạng lưới đường giao thông

WB Giai đoạn hình thành 2009 - 2012 Phuong Thi Minh Tran [email protected]

Dự án an toàn đường bộ WB Đang thực hiện 03/2006-12/2009 Van Anh Thi Tran [email protected]

Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội (Tăng vốn)

WB Đang thực hiện 03/2008-12/2013 Reindert Westra [email protected] Cuong Duc Dang [email protected] Van Anh Thi Tran [email protected]

GEF – Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội WB Đang thực hiện 03/2008-12/2013 Reindert Westra [email protected] Cuong Duc Dang [email protected] Van Anh Thi Tran [email protected]

Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ĐBSCL WB Đang thực hiện 05/2007-12/2013 Simon Ellis [email protected] Dung Anh Hoang [email protected]

Dự án phát triển giao thông đồng bằng Bắc Bộ WB Đang thực hiện 06/2008-06/2014 Baher El-Hifnawi [email protected] Dung Anh Hoang [email protected]

Dự án giao thông nông thôn giai đoạn 3

WB/DFID Đang thực hiện 09/2007 – 12/2011 Phuong Thi Minh Tran [email protected] Simon Ellis [email protected] Ngo Thi Quynh Hoa [email protected]

Dự án giao thông nông thôn giai đoạn 3 (Tăng vốn)

WB/DFID Giai đoạn hình thành 07/2009 – 07/2012 Phuong Thi Minh Tran [email protected] Simon Ellis [email protected]

Page 70:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

67

NHÓM CẢI CÁCH LUẬT PHÁP

MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG NGHỊ ĐỊNH SỐ 78/2008/NĐ-CP

VỀ QUẢN LÝ HỢP TÁC VỚI NƯỚC NGOÀI VỀ PHÁP LUẬT1

Ngày 17/7/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2008/NĐ-CP về quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật (Nghị định 78/CP). Văn bản này đã thay thế Nghị định số 103/1998/NĐ-CP ngày 26/12/1998 về quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật. Nghị định 78/CP ra đời đã góp phần thiết lập khung pháp luật đồng bộ và chặt chẽ đối với hoạt động quản lý nhà nước về hợp tác pháp luật.

Bài viết dưới đây giới thiệu tóm tắt những nội dung chính của Nghị định 78/CP, trong đó đặc biệt nhấn mạnh những điểm mới cơ bản của Nghị định này so với Nghị định 103 trước đây. Mục đích của bài viết là nhằm giúp các cơ quan hữu quan nắm vững các quy định pháp luật về quản lý và thực hiện các hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật, mộ bước đưa công tác này vào nề nếp, quy củ và hiệu quả hơn, góp phần hoàn thiện quản lý các nguồn lực công - một trong những trọng trách của Chính phủ.

Ngoài phần giới thiệu chung về bố cục và nội dung chính của Nghị định, bài viết gồm 7 phần, giới thiệu và phân tích nội hàm 7 nội dung chính của Nghị định 1) Phạm vi điều chỉnh của Nghị định, nguyên tắc, nội dung và hình thức hợp tác với nước ngoài về pháp luật; 2) Vận động, điều phối Chương trình, dự án hợp tác pháp luật; 3) Thẩm định các chương trình, dự án hợp tác pháp luật; 4) Thủ tục trình và thực hiện chương trình, dự án hợp tác; 5) Theo dõi, đánh giá chương trình, dự án hợp tác; 6) Chế độ báo cáo tình hình thực hiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật và; 7) Quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật.

1. Giới thiệu chung

Nghị định số 78/2008/ NĐ-CP được xây dựng trên cơ sở kế thừa các quy định về quản lý hợp tác pháp luật với nước ngoài tại Nghị định 103/CP trước đây và Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 11 năm 2006 thay thế Nghị định 17/2001/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2001 về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (Nghị định 131/CP). Sự tiến bộ của Nghị định 78/CP thể hiện ở việc khắc phục những điểm yếu của Nghị định 103/CP và bổ sung thêm các quy định mới thể hiện nguyên tắc, quan điểm hiện đại trong quản lý và tiếp nhận nguồn viện trợ của nước ngoài, đặc biệt là viện trợ phát triển chính thức (ODA) như: tập trung, dân chủ; công khai, minh bạch; phân công, phân cấp; gắn quyền hạn với trách nhiệm; phát huy tính chủ động đi đôi với kiểm tra, giám sát chặt chẽ; hài hoà thủ tục...... Nghị định đã đánh dấu sự phát triển về chất so với các văn bản khung trước đây về thu hút, quản lý và thực hiện hoạt động hợp tác pháp luật với nước ngoài. Nghị định này đã giải quyết khá toàn diện và đồng bộ công tác quản lý nhà nước đối với tất cả các khâu của quy trình sử dụng nguồn hỗ trợ quốc tế trong hợp tác pháp luật, từ vận động đến thực hiện, theo dõi và đánh giá chương trình, dự án hợp tác cũng như phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan tham gia quản lý và thực hiện chương trình,

1 Bài do ông Nguyễn Huy Ngát, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và bà Đặng Hoàng Oanh, Chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Tư pháp chuẩn bị.

Page 71:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

68

dự án hợp tác pháp luật gồm cơ quan đầu mối, các cơ quan tổng hợp, các đơn vị chủ quản và thụ hưởng hợp tác pháp luật.... Một ưu điểm khác của Nghị định 78/CP là tính đồng bộ với các văn bản pháp quy khác có liên quan về quản lý và sử dụng nguồn viện trợ quốc tế, đặc biệt là Nghị định 131 về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.

Về bố cục, Nghị định gồm 5 Chương, 28 Điều, trên cơ sở tách Chương II của Nghị định cũ (Hình thành, xin phép và thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật) thành 03 Chương mới, đó là Chương II (Vận động, điều phối chương trình, dự án hợp tác); Chương III (Thẩm định các chương trình, dự án hợp tác) và Chương IV (Thủ tục trình và thực hiện các chương trình, dự án hợp tác). Việc thay đổi bố cục này nhằm cụ thể hoá các quy định về vận động, tìm kiếm đối tác; quy trình và nội dung thẩm định; thẩm quyền phê duyệt chương trình, dự án, tạo thuận lợi cho các cơ quan chủ quản trong việc hình thành và xin phép phê duyệt các chương trình, dự án. Ngoài ra, dự thảo Nghị định còn bổ sung thêm Chương V (Theo dõi, đánh giá chương trình, dự án hợp tác) nhằm cụ thể hoá các quy định về trách nhiệm theo dõi, đánh giá; chế độ báo cáo; thanh tra, kiểm tra; hệ thống hoá các quy định về quản lý Nhà nước tại Chương I và Chương IV Nghị định 103/CP trước đây.

2. Phạm vi điều chỉnh của Nghị định, nguyên tắc, nội dung và hình thức hợp tác với nước ngoài về pháp luật Chương 1 “Những quy định chung” nêu rõ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Nghị định; nguyên tắc hợp tác với nước ngoài về pháp luật; nội dung hợp tác; hình thức hợp tác. Một trong những điểm mới của Nghị định78/CP so với Nghị định 103/CP trước đây là việc mở rộng phạm vi áp dụng của Nghị định. Nghị định trước đây chỉ điều chỉnh hoạt động hợp tác pháp luật của các cơ quan trung ương mà chưa quy định hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật của chính quyền cấp tỉnh. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, các cơ quan chính quyền cấp tỉnh cũng có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật. Trong điều kiện nguồn lực tại chỗ còn hạn chế thì sự hỗ trợ của các đối tác nước ngoài là rất cần thiết để thực hiện tốt các nhiệm vụ này. Mặt khác, ngay trong các cơ quan Trung ương thì Nghị định 103/CP trước đây cũng chưa quy định phạm vi áp dụng đối với các cơ quan ngoài Chính phủ (như các cơ quan của Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao). Trên thực tế từ trước tới nay Bộ Tư pháp vẫn đang phải làm nhiệm vụ điều phối, tổng hợp các Dự án, Chương trình hợp tác quốc tế về pháp luật do các cơ quan này thực hiện. Do vậy, việc quy về một đầu mối (Bộ Tư pháp) quản lý thống nhất các hoạt động hợp tác pháp luật là cần thiết, tương tự như việc Nghị định Nghị định 131/CP đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất quản lý tất cả các chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, Nghị định 78/CP đã quy định mở rộng phạm vi áp dụng đối với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan của Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Cụ thể, Nghị định mới áp dụng đối với các hoạt động hợp tác về pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là “cơ quan chủ quản")2với cơ quan chính phủ, tổ chức quốc tế liên chính phủ và tổ chức

2 Tại Nghị định 103/1998/NĐ-CP trước đây, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được gọi tên là "Cơ quan, Tổ chức Việt Nam". Tại Nghị định 78/CP mới, tên gọi này được thay bằng "Cơ quan chủ quản" do đây là cách gọi đã được sử dụng thống nhất trong Nghị định 131/2006/NĐ-CP; mặt khác,

Page 72:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

69

phi chính phủ nước ngoài. Đơn vị trực thuộc cơ quan chủ quản nói trên muốn tiến hành các hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật phải thông qua cơ quan chủ quản của mình để thực hiện.3

Các nguyên tắc hợp tác với nước ngoài về pháp luật nêu tại Nghị định 103/CP trước đây cũng được kế thừa và phát triển thêm tại Chương 1 của Nghị định mới, theo đó hợp tác với nước ngoài về pháp luật phải được tiến hành trên cơ sở đảm bảo độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, phong tục, tập quán của dân tộc, bảo đảm tính hiệu quả, thiết thực và tránh trùng lặp; nội dung, chương trình, dự án hợp tác phải căn cứ vào đường lối chính sách, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Đảng và Nhà nước, chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; chiến lược cải cách tư pháp, chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội, mức độ ưu tiên của vấn đề hợp tác và khả năng hợp tác của cơ quan chủ quản cũng như của cơ quan, tổ chức nước ngoài. Ngoài ra, việc hình thành, cho phép ký kết và thực hiện chương trình, dự án hợp tác, bên cạnh yêu cầu tuân theo các quy định của Nghị định về quản lý hợp tác pháp luật với nước ngoài, còn phải chấp hành các quy định hiện hành về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức về quản lý và sử dụng nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Nội dung hợp tác về pháp luật cũng được liệt kê rõ tại Điều 2 của Nghị định, bao gồm các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật trong các lĩnh vực 1) soạn thảo, thẩm định, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; 2) tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; giám sát việc thi hành pháp luật; 3) tăng cường năng lực của các cơ quan xây dựng pháp luật, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp; 4) đào tạo luật ở bậc đại học và sau đại học, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao trình độ của cán bộ công chức soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, thẩm phán, thẩm tra viên toà án, thư ký toà án, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên, thẩm tra viên thi hành án, trợ giúp viên trợ giúp pháp lý, cán bộ thi hành án hình sự; trọng tài viên, công chứng viên, đăng ký viên, luật sư và các chức danh tư pháp khác; 5) thông tin pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cũng như các hoạt động hợp tác khác theo quy định của pháp luật.

Cũng tại Chương “Những quy định chung”, hình thức hợp tác về pháp luật đã được quy định khá đa dạng và linh hoạt, trong đó bao gồm việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế, các chương trình, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật; tổ chức các hội nghị, hội thảo, toạ đàm khoa học, tập huấn chuyên sâu về pháp luật có sự tham gia hoặc tài trợ của cơ quan, tổ chức nước ngoài; tổ chức các đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật; trao đổi tài liệu pháp luật, bao gồm giáo trình, sách giáo khoa, bài giảng, văn bản pháp luật và các sách chuyên khảo về pháp luật; cung cấp chuyên gia tư vấn về các nội dung hợp tác pháp luật...

3.Vận động, điều phối chương trình, dự án hợp tác pháp luật

gọi là "Cơ quan chủ quản" sẽ xác định được rõ các chủ thể có trách nhiệm trong quản lý các chương trình, dự án (Cơ quan chủ quản, chủ dự án, Ban quản lý dự án...). 3 Nghị định không điều chỉnh hoạt động hợp tác pháp luật với các doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài . Hoạt động hợp tác pháp luật giữa các cơ quan chủ quản của ta với các doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài không phải là những hoạt động mang tính nhà nước mà chỉ mang tính riêng lẻ. Nếu những hoạt động này gắn với hoạt động viện trợ bằng tiền hoặc hiện vật sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ngày 26/4/2001 về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài.

Page 73:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

70

Vai trò của Bộ Tư pháp trong việc điều phối hoạt động hợp tác pháp luật được nhấn mạnh rõ nét trong Nghị định mới, đặc biệt thông qua việc chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị điều phối hỗ trợ quốc tế về pháp luật hàng năm. Ngoài ra, trách nhiệm điều phối của Bộ Tư pháp còn được thể hiện qua việc phối hợp với cơ quan chủ quản tổ chức đàm phán với đối tác nước ngoài để chuyển cam kết tài trợ sang lĩnh vực khác phù hợp hơn, nếu lĩnh vực đối tác cam kết tài trợ đã có nhiều đối tác khác hỗ trợ hoặc không phù hợp với mức độ ưu tiên hợp tác. Các quy định mới này xuất phát từ Nghị định 131/2006/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (Điều 6) về việc tổ chức Hội nghị điều phối theo ngành. Hội nghị này sẽ được tổ chức sau các Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam hàng năm với nội dung chuyên sâu về điều phối hợp tác pháp luật và tư pháp, nhằm tránh chồng chéo, trùng lặp trong các hoạt động hợp tác và tận dụng tối đa hiệu quả viện trợ.

Việc điều phối hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật do Bộ Tư pháp tiến hành trên cơ sở các chương trình, dự án ODA về pháp luật thuộc danh mục yêu cầu tài trợ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và danh mục chương trình, dự án đề nghị vận động viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, cam kết hỗ trợ của các đối tác nước ngoài, dựa trên các tiêu chí về 1) mức độ ưu tiên của vấn đề hợp tác; 2) kinh nghiệm quản lý, năng lực tiếp nhận và sử dụng nguồn hỗ trợ; và 3) không trùng lặp về nội dung hợp tác.

Cũng tại Chương 2, Nghị định mới đã bổ sung thêm, so với các quy định tại Nghị định 103/CP cũ, các nội dung về vận động chương trình, dự án hợp tác, theo đó các cơ sở để vận động chương trình, dự án hợp tác về pháp luật là chiến lược phát triển kinh tế-xã hội; định hướng thu hút và sử dụng ODA; chiến lược xây dựng pháp luật; chiến lược cải cách tư pháp; chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội; các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng ODA và quản lý, sử dụng nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài. Cơ quan chủ quản có nhu cầu hợp tác với nước ngoài về pháp luật và đã có đối tác hợp tác phải phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan để hình thành nội dung hợp tác dưới hình thức chương trình, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật. Ngoài ra, trong trường hợp cơ quan chủ quản có nhu cầu hợp tác về pháp luật, nhưng chưa có đối tác nước ngoài, thì có thể đề nghị Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc Uỷ ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hỗ trợ trong việc tìm kiếm đối tác.

4. Thẩm định các chương trình, dự án hợp tác pháp luật

Chương II của Nghị định 87/CP cụ thể hoá nguyên tắc, trách nhiệm, thẩm quyền, nội dung, thủ tục thẩm định chương trình, dự án hợp tác pháp luật. Về cơ bản, nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục, trình tự thẩm định chương trình, dự án hợp tác pháp luật là phù hợp với các quy định có liên quan về thẩm định văn bản quy phạm pháp luật và thẩm định điều ước quốc tế, được quy định tại Quy chế thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ban hành kèm theo Quyết định số 280/1999/QĐ-BTP ngày 27/09/1999 và Quy chế thẩm định điều ước quốc tế ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BTP ngày 24/07/2006 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, nội dung thẩm định chương trình, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật là điểm có những đặc thù khác với nội dung thẩm định văn bản quy phạm pháp luật và thẩm định điều ước quốc tế. Điều 7 Nghị định 78/CP quy định các nội dung cần thẩm định cho một

Page 74:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

71

chương trình, dự án hợp tác pháp luật là 1) sự cần thiết của chương trình, dự án; 2) sự phù hợp của mục tiêu, nội dung, hình thức hợp tác và kết quả dự kiến của chương trình, dự án với các nội dung về hợp tác pháp luật mà Nghị định đã quy định và với mức độ ưu tiên hợp tác, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản; 3) tính hợp hiến, hợp pháp và mức độ tương thích của chương trình, dự án với các quy định của pháp luật Việt Nam; sự phù hợp của chương trình, dự án với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; 4) tính không trùng lặp với các chương trình, dự án khác; 5) tính khả thi của chương trình, dự án; tư cách, khả năng chuyên môn, kinh nghiệm hợp tác của cơ quan, tổ chức nước ngoài; 6) hiệu quả kinh tế - xã hội của việc thực hiện chương trình, dự án; nhân tố bất lợi có thể có của chương trình, dự án và 7) ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản.

Các quy định khác về thủ tục, trình tự thẩm định chương trình, dự án hợp tác pháp luật như hồ sơ thẩm định, việc tiếp nhận hồ sơ thẩm định, việc thành lập Hội đồng thẩm định... được quy định khá rõ tại Nghị định, ở các điều 11, 12 và 13.

5. Thủ tục trình và thực hiện chương trình, dự án hợp tác

Thủ tục trình và thực hiện chương trình, dự án hợp tác” được quy định chặt chẽ tại các điều 14 – 17 của Chương IV Nghị định. Về nguyên tắc, việc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chương trình, dự án phải tuân theo thủ tục, trình tự quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài. Tại Điều 14 về thủ tục trình chương trình, dự án hợp tác pháp luật, vai trò thẩm định của Bộ Tư pháp được một lần nữa nhấn mạnh thông qua việc quy định trách nhiệm của cơ quan chủ quản trong việc tổ chức lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp về các chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Ngoài ra, đối với các chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của cơ quan chủ quản, cơ quan chủ quản phải tổ chức lấy ý kiến góp ý của Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan trước khi xem xét, phê duyệt.

Các quy định về việc thực hiện chương trình, dự án hợp tác tại Nghị định mới về cơ bản không thay đổi so với Nghị định 103 trước đây. Một trong những yêu cầu nhằm đảm bảo tính chặt chẽ, thống nhất về quản lý hoạt động hợp tác pháp luật là quy định “trong quá trình thực hiện, cơ quan chủ quản phải thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Uỷ ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài về các vấn đề thuộc thẩm quyền quản lý chuyên ngành của mỗi cơ quan”. Cơ quan chủ quản chỉ được triển khai thực hiện hoặc cho phép thực hiện chương trình, dự án sau khi văn bản ký kết có hiệu lực pháp luật.

Việc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh chương trình, dự án hợp tác pháp luật phải tuân theo các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và quản lý và sử dụng nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài. Việc thẩm định và trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt là bắt buộc đối với các chương trình, dự án bị thay đổi về mục tiêu hoặc đối với các dự án mà việc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh nó dẫn tới việc làm thay đối nội dung điều ước quốc tế đã ký kết.

Việc đình chỉ, tạm đình chỉ, huỷ bỏ chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật của cơ quan chủ quản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, quy định

Page 75:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

72

của pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài.

6.Theo dõi, đánh giá chương trình, dự án hợp tác

Các quy định về trách nhiệm theo dõi, đánh giá; chế độ báo cáo; thanh tra, kiểm tra; hệ thống hoá các quy định về quản lý Nhà nước tại Chương I và Chương IV Nghị định 103/CP trước đây đã được hệ thống và thiết kế lại đầy đủ và chặt chẽ hơn tại Chương V của Nghị định 78/CP. Trách nhiệm theo dõi, đánh giá chương trình, dự án hợp tác pháp luật, trước hết là thuộc về Ban Quản lý chương trình, dự án; Chủ chương trình, dự án và Cơ quan chủ quản. Cụ thể, Ban Quản lý chương trình, dự án có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đánh giá chương trình, dự án; Chủ chương trình, dự án có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ Ban Quản lý chương trình, dự án trong việc theo dõi, đánh giá chương trình, dự án; Cơ quan chủ quản chủ trì lập kế hoạch, phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành hoặc thuê tư vấn tiến hành đánh giá tác động của chương trình, dự án. Đây là các quy định mới so với nghị định 103/CP trước đây. Các quy định này là hoàn toàn phù hợp với Nghị định 131/CP về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.

Bên cạnh trách nhiệm của Ban Quản lý chương trình, dự án; Chủ chương trình, dự án và Cơ quan chủ quản, vai trò quản lý Nhà nước về hợp tác pháp luật của Bộ Tư pháp còn được nhấn mạnh rõ hơn, thông qua trách nhiệm 1) chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện việc giám sát đánh giá năng lực quản lý thực hiện các chương trình, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật; 2) chủ trì xây dựng các chỉ tiêu thống kê định kỳ về tình hình tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật; phối hợp với các cơ quan có liên quan thiết lập và vận hành hệ thống thông tin theo dõi và đánh giá chương trình, dự án, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ thông tin và khai thác hệ thống này.

7. Chế độ báo cáo tình hình thực hiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật

Chế độ báo cáo tình hình thực hiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật tại Nghị định 103/CP được quy định mềm dẻo hơn các quy định về báo cáo thực hiện chương trình, dự án ODA nói chung tại Nghị định 131/2006/NĐ-CP. Với các chương trình, Dự án ODA nói chung, chế độ báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan cần phải tiến hành chặt chẽ theo tháng, quý, năm, giữa kỳ, kết thúc dự án...(Điều 36) . Tuy nhiên, trong lĩnh vực hợp tác pháp luật, chế độ báo cáo cho Bộ Tư pháp chỉ là định kỳ 6 tháng và hàng năm. Cụ thể, cơ quan chủ quản có trách nhiệm định kỳ 6 tháng và hàng năm gửi Bộ Tư pháp báo cáo về tình hình thực hiện hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật và dự kiến thực hiện chương trình, dự án hợp tác cho thời kỳ tiếp theo theo biểu mẫu thống nhất do Bộ Tư pháp ban hành; Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp tình hình, phân tích, đánh giá hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật và định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Một trong những điểm mới của Nghị định 78/CP so với Nghị định 103/CP trước đây còn được thể hiện thông qua các quy định về thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật. Nghị định 78/CP quy định trách nhiệm của Bộ Tư pháp trước Chính phủ về việc kiểm tra việc thực hiện chương trình, dự án hợp tác về pháp luật của cơ quan chủ quản. Nghị định mới cũng cho phép Bộ Tư pháp, trong trường hợp cần thiết, thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra việc thực hiện

Page 76:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

73

chương trình, dự án. Khi kiểm tra, Bộ Tư pháp và Đoàn kiểm tra liên ngành được quyền yêu cầu cơ quan chủ quản thực hiện chương trình, dự án chấn chỉnh hoạt động hợp tác; nếu thấy có hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác thì Bộ Tư pháp và Đoàn kiểm tra liên ngành kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

8. Quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật

Các nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật được quy định cụ thể tại Chương cuối của Nghị định 78/CP, theo đó Chính phủ thống nhất quản lý hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật; Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc quản lý thống nhất các hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước đối với chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác theo quy định của pháp luật, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật theo quy định của Nghị định 78/CP. Cụ thể, trong việc quản lý thống nhất các hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật, Bô Tư pháp có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Soạn thảo trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về hợp tác pháp luật với nước ngoài.

2. Xây dựng và trình Chính phủ chủ trương, phương hướng hợp tác pháp luật với nước ngoài.

3. Tổng hợp và điều phối về nội dung các chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác về pháp luật với nước ngoài.

4. Thẩm định về nội dung các chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác, kể cả việc sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn các chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác đó.

5. Ban hành biểu mẫu báo cáo tình hình thực hiện hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật.

6. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Uỷ ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các Bộ, ngành hữu quan theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện nội dung các chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác về pháp luật với nước ngoài.

7. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra cơ quan chủ quản quy định tại Điều 1 của Nghị định này thực hiện hoạt động hợp tác theo đúng các quy định của Nghị định này; trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hình thức xử lý thích hợp.

8. Sơ kết, tổng kết, thống kê, đánh giá, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác về pháp luật với nước ngoài.

Để thực hiện Nghị định 78/CP và làm tốt chức năng quản lý Nhà nước về pháp luật, trong thời gian tới, Bộ Tư pháp cần phải ban hành một loạt văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó có Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định, Quy chế về thẩm định chương trình, dự án hợp tác pháp luật, các biểu mẫu báo cáo tình hình thực hiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật v.v... Ngoài ra, công tác xây dựng và tăng cường năng lực, trong đó có việc tổ chức tập huấn về các văn bản quy phạm pháp luật nói trên, hay việc cung cấp kiến thức thông tin và kỹ năng xây dựng, quản lý dự án trên cơ sở thường xuyên và chuyên nghiệp cho một đội ngũ đông đảo cán bộ ở trung ương và cơ sở tham gia quản lý và thực hiện hợp tác pháp luật là rất cần thiết.

Page 77:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

74

Một hệ thống thể chế quản lý hợp tác pháp luật với nước ngoài được phát triển đồng bộ, song hành với đội ngũ cán bộ đối ngoại được đào tạo bài bản sẽ là cơ sở vững chắc bảo đảm việc quản lý và thực hiện các chương trình, dự án hợp tác pháp luật với nước ngoài có hiệu quả, góp phần hoàn thiện quản lý các nguồn lực công - một trong những trọng trách của Chính phủ hiện nay.

TỔNG HỢP TÌNH HÌNH HỖ TRỢ QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP VÀ PHÁP LUẬT

PHÂN TÍCH4

Giới thiệu

Đề cương Báo cáo này đã chỉ ra rằng "trong thập kỷ trước, cộng đồng quốc tế đã có những hỗ trợ trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả của những hỗ trợ này còn bị hạn chế do chưa có một khuôn khổ điều phối chung các hỗ trợ quốc tế và do chiến lược tổng thể về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng mới được thông qua gần đây."

Việt Nam đã có những hoạt động từng bước giải quyết vấn đề này, trong đó có việc đánh giá tổng thể nhu cầu phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam do Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với Toà án NDTC, Viện Kiểm sát NDTC, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Nội chính Trung ương thực hiện từ năm 2001 – 2002. Hoạt động đánh giá này đã được một nhóm gồm chín nhà tài trợ song phương và đa phương hỗ trợ thực hiện.5 Một trong những kết quả của hoạt động này là đưa ra được một “khuôn khổ các nhu cầu về hợp tác quốc tế về pháp luật.”

Trong những năm gần đây, sự kiện quan trọng nhất là việc Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 về Chiến lược Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 (LSDS) và ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020. Tiếp theo các văn kiện này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Chỉ thị số 900/UBTVQH11 ngày 21 tháng 3 năm 2007 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 48-NQ/TW của Bộ Chính trị. Những văn kiện này là kết quả quan trọng của cả hoạt động đánh giá như cầu cũng như của Dự án VIE/02/015 “Hỗ trợ thực thi Chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010”, các kết quả này đã có những tác động tích cực tới việc xác định các phương hướng xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam và hỗ trợ xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân”. Nghị quyết 48, Nghị quyết 49 và Chỉ thị 900 là những văn bản then chốt cho việc phát triển một cách chiến lược hệ thống pháp luật và tư pháp ở Việt Nam và là cơ sở cho hoạt động điều phối các hỗ trợ nước ngoài trong lĩnh vực này.

4 Bài phân tích này do ông Mark Sidel, Giáo sư luật, Đại học Tổng hợp Iowa Chuyên gia Dự án VIE/02/015 "Hỗ trợ thực thi Chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010" chuẩn bị. 5 Các Nhà tài trợ này bao gồm Ngân hàng Phát triển châu Á (WB), Cơ quan phát triển quốc tế Ôxtrâylia (Aus-Aid), Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch (DANIDA), Chính phủ Pháp, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan phát triển quốc tế Canada (CIDA), ), Cơ quan phát triển quốc tế Thuỵ Điển (SIDA), UNDP, Ngân hàng Thế giới.

Page 78:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

75

Bộ Tư pháp có vai trò điều phối và quản lý tất cả các hoạt động hỗ trợ quốc tế trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp nhằm hỗ trợ các nội lực thực hiện việc cải cách pháp luật và tư pháp. Việc điều phối này được thực hiện liên tục, hàng năm Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ một báo cáo về tình hình thực hiện các hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật. Tuy nhiên, thông tin cập nhật về tình hình hợp tác với nước ngoài còn hạn chế, chưa đầy đủ và chưa được cập nhật liên tục, các thông tin này chủ yếu được cập nhật qua một con đường là thông qua các cơ quan chính phủ. Hơn nữa, đôi khi các thông tin thu thập được còn chưa được thống nhất và chính xác.

Cả Bộ Tư pháp và các nhà tài trợ đều mong muốn tăng cường việc điều phối và xác định các ưu tiên trong lĩnh vực pháp luật/tư pháp, và việc tăng cường chức năng điều phối của Bộ Tư pháp sẽ là một cơ chế hiệu quả để cập nhật thông tin và hỗ trợ dự báo các nhu cầu và ưu tiên về hỗ trợ quốc tế cho việc thực hiện hai Chiến lược như nêu trên.

Nhiệm vụ của Báo cáo

Nhiệm vụ của Báo cáo này là rà soát và hoàn thiện việc tổng hợp (lập sơ đồ - mapping) các chương trình, dự án, hoạt động hỗ trợ nước ngoài trước đây và hiện nay cho lĩnh vực pháp luật và tư pháp, đánh giá hoạt động điều phối và hài hoà hoá các hỗ trợ quốc tế trong lĩnh vực này và xác định các lĩnh vực cần hoàn thiện, các thách thức còn tồn tại và đưa ra các khuyến nghị cần thiết; tạo cơ chế về kỹ thuật để cập nhật và duy trì việc tổng hợp (lập sơ đồ) thường xuyên với sự tham gia tích cực không chỉ của các cơ quan chính phủ mà còn tạo điều kiện để các nhà tài trợ có thể xác định được các ưu tiên hỗ trợ trong lĩnh vực pháp luật/tư pháp.6

Với các nhiệm vụ đã đề ra, mục tiêu của Báo cáo là cập nhật các hoạt động hỗ trợ đã thực hiện để xác định các nhà tài trợ song phương và đa phương nào đã hỗ trợ các cơ quan và tổ chức Việt Nam. Một nhiệm vụ khác là đưa ra được một bản tổng hợp cập nhật tất cả các hỗ trợ quốc tế trong lĩnh vực tư pháp và pháp luật cho tới ngày báo cáo này được thực hiện, đề xuất một cơ chế cập nhật thông tin, và khi có thể, cập nhật cả các thông tin về dự kiến kế hoạch hợp tác của các cơ quan và tổ chức. Dự kiến báo cáo cuối cùng của hoạt động này sẽ được trình bày tại Diễn đàn đối tác pháp luật do Dự án VIE/02/015 tổ chức vào mùa thu năm 2008.

Một yêu cầu đề ra đối với chuyên gia thực hiện việc tổng hợp đánh giá này là xây dựng một báo cáo tóm tắt (khoảng 5 trang) về các hoạt động đã thực hiện cùng với một bảng tổng hợp bao gồm: (a) cập nhật/ tổng hợp các hỗ trợ quốc tế hiện nay, trong đó có việc điều phối, từng hoạt động gắn với các nhiệm vụ đề ra trong hai Chiến lược và trong Chỉ thị 900. Nếu có thể, xác định các dự kiến kế hoạch hợp tác của từng cơ quan/tổ chức. (b) Mô tả phạm vi công việc đã thực hiện. (c) Đánh giá những hoạt động Bộ Tư pháp đã thực hiện (cả kết quả và các thách thức). (d) Đề xuất một kế hoạch khả thi hoạt động điều phối hoạt động hỗ trợ hiệu quả.

Phương pháp thực hiện gồm (a) nghiên cứu tài liệu và tham vấn với UNDP, Bộ Tư pháp; (b) gặp gỡ Bộ Tư pháp, các cơ quan Việt Nam, một số nhà tài trợ; (c) Phân tích các thông tin thu thập được và chuẩn bị sơ thảo báo cáo đánh gia; (d) Tóm tắt, đánh

6 Đề cương báo cáo.

Page 79:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

76

giá thông tin và hoàn thiện báo cáo; (e) Trình bày báo cáo tại Diễn đàn đối tác pháp luật.7

Phân tích: Hỗ trợ của các nhà tài trợ trong lĩnh vực pháp luật cho Việt Nam

Phần này được chia thành hai mục: mục thứ nhất nhằm rà soát các hỗ trợ của các nhà tài trợ cho lĩnh vực pháp luật và tư pháp ở Việt Nam từ đầu các năm 1990 cho tới khoảng năm 2005. Mục thứ nhất này không phải là việc phân tích mới mà chỉ cập nhật các phân tích và đánh giá đã được xuất bản trước đây trong một cuốn sách của tôi Pháp luật và Xã hội ở Việt Nam (Cambridge University Press, 2007), tuy nhiên cuốn sách này chưa được phát hành rộng rãi trong cộng đồng các nhà tài trợ do vậy có thể phù hợp để sử dụng.

Mục thứ hai và là mục quan trọng hơn, mục này điểm ra các hoạt động hỗ trợ quốc tế trong lĩnh vực pháp luật ở Việt Nam, bao gồm cả việc phân tích lẫn đưa ra một bảng tổng hợp các hoạt động hỗ trợ theo yêu cầu của đề cương (Bảng tổng hợp này đính kèm theo Báo cáo phân tích).

Các hỗ trợ quốc tế trong lĩnh vực pháp luật tại Việt Nam: 1990 - 20058

Từ đầu những năm 1990, nguồn hỗ trợ quốc tế lên tới hàng chục triệu đô la đã đổ vào việc hỗ trợ cải cách pháp luật ở Việt Nam. Điều này có thể gây ra đôi chút nghi ngờ về tính chất của việc hỗ trợ: các nhà tài trợ, cả chính thức và phi chính phủ, đều chào mừng cam kết của Việt Nam về tăng cường hệ thống pháp luật với sự hỗ trợ nhiệt tình và rộng lượng nhằm mục tiêu tăng cường năng lực của các thiết chế pháp luật và hệ thống các văn bản pháp luật. Và hỗ trợ này được đã tiếp tục trong giai đoạn tăng trưởng các hỗ trợ cho hoạt động cải cách pháp luật ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi, nhưng sau đó thì thái độ hoài nghi về tính hiệu quả và hiệu lực của hỗ trợ trong lĩnh vực pháp luật đã xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới.

Có lẽ chỉ có việc thay đổi tại các nước XHCN mới có thể thật sự mang lại một sức sống mới cho chương trình “pháp luật và phát triển” những năm 1950 và 1960, dẫn tới một thời đại mới các hoạt động hỗ trợ trong lĩnh vực pháp luật và phát triển và các hỗ trợ của các nhà tài trợ cho lĩnh vực pháp luật đã phát triển nhanh như nấm kể từ những năm 1990. Quá trình này bắt đầu diễn ra ở Trung Quốc vào những năm 1980 với sự hỗ trợ sâu rộng cho lĩnh vực pháp luật và tư pháp ở đất nước này.

Tất nhiên, vào những năm 1990, thời đại mới các hoạt động hỗ trợ trong lĩnh vực cải cách pháp luật đã lan rộng vượt khỏi biên giới Trung Quốc và thực tế là vượt khỏi thế giới các nước XHCN trước đây. Những chỉ trích trước đây về chương trình “pháp luật

7 Đề cương Báo cáo. 8 Phần này được soạn lại từ cuốn sách Pháp luật của Xã hội tại Việt Nam của Mark Sidel (Cambridge University Press, 2007). Phân tích về hỗ trợ của nước ngoài trong lĩnh vực pháp luật tại Việt Nam giai đoạn 1990 – 2005, có thể xem thêm (trong số các nguồn có thể được trích dẫn), Per Bergling, Lý thuyết và thực tiễn hợp tác pháp luật - trường hợp Việt Nam, trong Per Sevastik (ed.), Hỗ trợ pháp luật cho các nước đang phát triển: Triển vọng của Thuỵ Điển về pháp quyền (Kluwer Law International, 1997); Nguyễn Hồng Năng, Xây dựng xã hội dân sự từ bên ngoài: can thiệp và hỗ trợ của các nhà tai trợ - trường hợp Việt Nam (Viện Nghiên cứu Xã hội ISS (Amsterdam), 1994); Carol Rose, Pháp luật và phong trào phát triển mới trong thời kỳ hậu chiến tranh lanh: trường hợp nghiên cứu về Việt Nam, 32 Tạp chí Pháp luật và Xã hội, trang 93-136 (1998).

Page 80:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

77

và phát triển” đã phai nhạt đi, vấn đề cải cách và đổi mới tại các nước XHCN được xem là một dự án hoàn toàn hợp lý của các nhà tài trợ trong những năm 1990.

Hỗ trợ của các nhà tài trợ trong lĩnh vực phát triển pháp luật và tư pháp, 1990 – 1995

Các hỗ trợ của các nhà tài trợ trong lĩnh vực pháp luật ở Việt Nam được mở đầu với một quy mô khiêm tốn vào đầu những năm 1980. Vào đầu những năm 1990, các hỗ trợ cho Việt Nam tập trung vào lĩnh vực pháp luật kinh tế và thiết chế pháp luật chủ yếu có liên quan trực tiếp đến kinh tế thị trường. Các nhà tài trợ đa phương đã đi đầu trong lĩnh vực này, trong đó phải kể tới UNDP, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á, tiếp theo là một số ít nhà tài trợ song phương như Thuỵ Điển và Ôxtrâylia.

Những cố gắng ban đầu này tập trung vào việc sắp xếp cơ cấu tổ chức phục vụ nền kinh tế thị trường - soạn thảo lại luật ngân hàng, luật đầu tư, lao động và các văn bản pháp luật kinh tế khác, đào tạo lại các luật gia của chính phủ và các cán bộ trẻ, cán bộ trung niên về các nội dung chính yếu của nền kinh tế thị trường và các lĩnh vực có liên quan đến hội nhập quốc tế. Ngân hàng Phát triển châu Á đào tạo lại luật gia của Việt Nam; Ngân hàng Thế giới cung cấp các tư vấn cho việc soạn thảo lại các văn bản pháp luật kinh tế và đào tạo tại nước ngoài; Cơ quan phát triển Ôxtrâylia (AusAid) hỗ trợ đào tạo các cán bộ pháp luật của Chính phủ tại Melbourne và tại Việt Nam, và các nhà tài trợ khác cũng hỗ trợ một loạt các hoạt động tương tự.9

Trong giai đoạn đầu này, các hỗ trợ tập trung vào pháp luật kinh tế và ít hoạt động có liên quan đến tăng cường thiết chế cho những lĩnh vực ngoài phạm vi pháp luật kinh tế, tuy nhiên ngoại lệ là có một vài hoạt động hỗ trợ tăng cường năng lực cho Bộ Tư pháp. Điều này phản ánh các ưu tiên của Việt Nam và phản ánh sự đồng lòng của các nhà tài trợ trong suốt một thời kỳ từ cuối những năm 1980 tới gần hết những năm 1990 không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các quốc gia khác, bởi lẽ việc tập trung hỗ trợ tăng cường thiết chế pháp luật và xây dựng pháp luật kinh tế này giúp cho tăng trưởng kinh tế, tạo sự bình đằng hơn nữa và xoá đói giảm nghèo.

Chiều hướng hỗ trợ đã bắt đầu vượt ra khỏi lĩnh vực pháp luật kinh tế bằng việc hình thành một loạt các hoạt động do UNDP và một số nhà tài trợ có ý định hỗ trợ tăng cường năng lực cho Bộ Tư pháp, với tư cách là cơ quan đầu mối của Chính phủ trong việc soạn thảo các văn bản pháp luật, xây dựng kế hoạch lập pháp và cải cách pháp luật. Việc chuyển đổi sâu rộng từ những hỗ trợ trong lĩnh vực hẹp là cải cách pháp luật kinh tế sang hỗ trợ ban đầu cho tăng cường thiết chế mà nhịp cầu đầu tiên chính là tăng cường thiết chế cho Bộ Tư pháp. Các hoạt động hỗ trợ trong lĩnh vực pháp luật kinh tế vẫn tiếp tục đối với nhiều cơ quan bộ ngành trong chính phủ. Các hoạt động đầu tiên của UNDP với Bộ Tư pháp từ năm 1992. Các hoạt động tăng dần và có sự tham gia của một cố vấn pháp luật chuyên nghiệp làm việc chuyên trách từ năm 1995. Các hoạt động bao gồm tăng cường năng lực cho Bộ Tư pháp, soạn thảo pháp luật, và đào tạo – hai hoạt động sau chủ yếu vẫn tập trung vào lĩnh vực pháp luật kinh tế.

Trong giai đoạn này Thụy Điển cũng khởi đầu khá sớm các hoạt động hỗ trợ với quy mô rộng hơn nhằm “cải thiện cơ chế làm luật và đào tạo pháp luật; đề xuất xây dựng 9 Xem, trong số các nguồn khác, Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) 2000. Bảng tổng hợp các hỗ trợ quốc tế trong lĩnh vực pháp luật 2000. Hanoi: UNDP (http://www.undp.org.vn).

Page 81:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

78

mới cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế và phá sản được coi là tốt hơn; …. Tăng cường năng lực cho Bộ Tư pháp [và]… hỗ trợ soạn thảo một số văn bản pháp luật cụ thể hoặc tạo điều kiện cho việc Việt Nam hội nhập với các tổ chức trong khu vực và quốc tế.”10

Cũng trong giai đoạn này, một loạt các hoạt động hỗ trợ với quy mô khiêm tốn hơn đã tập trung vào việc tăng cường hai cơ sở đào tạo pháp luật tại Hà Nội và tiếp theo là tại thành phố Hồ Chí Minh do một số nhà tài trợ khởi xướng, trong đó đặc biệt phải kể tới Pháp, Thuỵ Điển và Nhật Bản. Một số ví dụ cụ thể minh chứng cho hoạt động mới này là việc Thuỵ Điển đã mở rộng chương trình hỗ trợ cho một số khoa luật ở Việt Nam thông qua ĐHTH Umea, Chính phủ Pháp hỗ trợ thiết lập Nhà pháp luật Việt Pháp đặt trụ sở tại Đại học Luật Hà Nội và xây dựng các chương trình đào tạo tại Việt Nam và tại Pháp, cũng như cung cấp các tài liệu pháp luật bằng tiếng Pháp và hỗ trợ một số hoạt động khác; Nhật Bản và Quỹ châu Á hỗ trợ riêng lẻ việc tổ chức các hội nghị chuyên đề nghiên cứu cho Viện Nhà nước và Pháp luật và tiếp theo là Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia.11

Có thể thấy rằng, trong năm hoặc sáu năm đầu tiên, các nhà tài trợ hỗ trợ cho Việt Nam trong lĩnh vực pháp luật đã tập trung trước tiên vào một số vấn đề cụ thể về pháp luật kinh tế và chương trình xây dựng pháp luật kinh tế, sau đó thì mở rộng dần sang tăng cường năng lực cho Bộ Tư pháp với tư cách là cơ quan xây dựng chiến lược phát triển thiết chế pháp luật mà đây là những lĩnh vực cả phía Việt Nam và các nhà tài trợ có thể sẵn sàng đồng ý, cũng như tập trung vào một số lĩnh vực mở màn cho việc tăng cường năng lực về giảng dạy pháp luật và nghiên cứu pháp luật tại một số cơ sở đào tạo pháp luật và cơ sở nghiên cứu pháp luật chính.

Hỗ trợ của các nhà tài trợ trong lĩnh vực phát triển pháp luật và tư pháp, 1995 – 2001

Giai đoạn thứ hai của hoạt động hỗ trợ bắt đầu từ năm 1995 và năm 1996, khi UNDP, Đan Mạch và một số nhà tài trợ khác bắt đầu các nỗ lực về tăng cường năng lực các thiết chế cho ba cơ quan pháp luật và tư pháp khác. Đó là Văn phòng Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Các nỗ lực hỗ trợ xây dựng năng lực và tăng cường thiết chế của các nhà tài trợ (đặc biệt là của UNDP) đối với Bộ Tư pháp đã chứng tỏ hướng đi thành công và các hỗ trợ này cũng phù hợp với các đường lối chính sách của Đảng. Với kinh nghiệm đã có, Đảng và nhà nước đã đồng ý để ba cơ quan - lập pháp, toà án và kiểm sát – nhận hỗ trợ về tăng cường thiết chế của các nhà tài trợ vào thời điểm mà việc tăng cường hoạt động lập pháp, tư pháp và kiểm sát còn là vấn đề rất mang tính chính trị.12

10 Tóm tắt Dự án Umea (2000) (http://www.jus.umu.se/Vietnam/frame.htm). 11 Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) 2000. Bảng tổng hợp các hỗ trợ quốc tế trong lĩnh vực pháp luật 2000. (UNDP (Hanoi), 2000) (http://www.undp.org.vn); Tóm tắt Dự án Umea (2000) (http://www.jus.umu.se/Vietnam/ frame.htm). 12 Ba Dự án tại Văn phòng Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Dự án VIE/95/016 (Hỗ trợ kỹ thuật cho Văn phòng Quốc hội); Dự án VIE/95/017 (Tăng cường năng lực xét xử tại Việt Nam); và Dự án VIE/95/018 (Tăng cường năng lực kiểm sát tại Việt Nam). Tôi vinh dự được làm trưởng nhóm và là người chủ trì soạn thảo các văn kiện dự án này, mà đây là một trong các dự án xây dựng năng lực thiết chế có quy mô lớn đầu tiên do các nhà tài trợ hỗ trợ tại Việt Nam.

Page 82:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

79

Tới giữa những năm 1990, mặc du các các nhà tài trợ đã mở rộng phạm vi hỗ trợ nhưng vẫn tiếp tục các hoạt động có liên quan tới vấn đề pháp luật kinh tế với hàng chục cơ quan nhà nước ở cấp trung ương, tiếp tục nỗ lực tăng cường cho Bộ Tư pháp với tư cách là cơ quan đầu mối của Chính phủ trong việc soạn thảo pháp luật và thực hiện cải cách pháp luật, và các hoạt động mới nhằm tăng cường năng lực cho ba cơ quan chủ chốt - Quốc hội, tư pháp và kiểm sát bắt đầu được tiến hành.

Trong giai đoạn này, UNDP là nhà hoạt động điều hành chính. Một số nhà tài trợ song phương đã cùng UNDP hỗ trợ Bộ Tư pháp, Quốc hội, Toà án NDTC và Viện Kiểm sát NDTC trong khi đó một số nhà tài trợ khác bắt đầu tiến hành hỗ trợ riêng. Nhưng hoạt động của UNDP với các cơ quan nói trên có thể coi là các hoạt động nặng ký nhất trong số các hỗ trợ quốc tế trong giai đoạn này. Các dự án này được thực hiện thông qua rất nhiều hình thức khác nhau: đào tạo và xây dựng năng lực, cả ở Việt Nam và nước ngoài, cung cấp trang thiết bị, tư vấn soạn thảo luật và nghiên cứu so sánh pháp luật, kết nối quan hệ giữa các cơ quan ở Việt Nam và ở Đông Nam Á, Đông Á và nhiều nước khác; và hàng loạt các hoạt động khác. Với những thành công đan xen này, Các dự án cũng tìm cách kết nối hoạt động hiệu quả hơn giữa các cơ quan trung ương và các cơ quan ở địa phương, và giữa các cơ quan trung ương với nhau.

Các nhà tài trợ song phương khác cũng đã hỗ trợ tăng cường thiết chế theo các kênh riêng của mình, trong đó có AusAid, Canadian CIDA, DANIDA và Sida hỗ trợ Quốc hội, DANIDA, JICA và Pháp hỗ trợ Toà án NDTC trong hoạt động đào tạo, JICA hỗ trợ đào tạo cán bộ VIện Kiểm sát NDTC, và các nhà tài trợ khác, trong đó có GTZ của Đức, JICA, Sida, UNDP. Một số hoạt động tăng cường thể chế dần chuyển xuống cấp địa phương: NOVIB của Na Uy và các nhà tài trợ khác đã hỗ trợ đào tạo thẩm phán tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, và các nhà tài trợ khác cũng hoạt động tại các địa phương khác.13 Ngoài các cơ quan nói trên, còn phải kể tới một cơ quan đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc xây dựng chính sách luật pháp - đó là Ban Nội chính Trung ương Đảng. Cho tới năm 2002 và 2003, chưa có một nhà tài trợ nào đặt quan hệ hợp tác chính thức với Ban Nội chính.

Mặc dù hoạt động hỗ trợ của UNDP đối với Bộ Tư pháp, Quốc hội, Toà án và Viện Kiểm sát chiếm đa số các hoạt động hỗ trợ trong lĩnh vực pháp luật từ giữa tới cuối những năm 1990 thì vẫn có nhiều những hoạt động nhỏ lẻ khác được hỗ trợ. Các dự án của Thuỵ Điển hoạt động ở tầm khá rộng, mở rộng dần phạm vi từ việc hỗ trợ việc soạn thảo các văn bản pháp luật kinh tế cụ thể sang tăng cướng thiết chế. Tuy nhiên soạn thảo pháp luật vẫn là một cấu phần quan trọng trong chương trình hợp tác. Pháp, JICA và UNDP cùng hợp tác xây dựng Bộ luật dân sự, cả ba nhà tài trợ này cũng hỗ trợ việc xây dựng Bộ luật Tố tụng dân sự và Bộ luật Tố tụng hình sự cùng với DANIDA. Một số nhà tài trợ khác phối hợp với các cơ quan VIệt Nam trong việc xây dựng Luật Doanh nghiệp và các văn bản thi hành. Danh mục các nhà tài trợ tham gia vào hỗ trợ soạn luật khá dài, nhìn trung là các hỗ trợ này tập trung vào các cơ quan trung ương hoặc một bộ, ngành chịu trách nhiệm chủ trì soạn thảo luật cụ thể nào đó, và hoạt động này tuy rất quan trọng song thường là một cấu phần mờ nhạt trong chương trình hỗ trợ pháp luật vào giai đoạn giữa và cuối nhữngnhăm 1990.14

13 Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) 2000. Bảng tổng hợp các hỗ trợ quốc tế trong lĩnh vực pháp luật 2000. (UNDP (Hanoi), 2000) (http://www.undp.org.vn). 14 Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) 2000. Bảng tổng hợp các hỗ trợ quốc tế trong lĩnh vực pháp luật 2000. (UNDP (Hanoi), 2000) (http://www.undp.org.vn).

Page 83:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

80

Các hoạt động song phương khác vào giai đoạn này thường là các hoạt động có quy mô nhỏ, được thực hiện ở cấp trung ương vì các hoạt động nhỏ có thể quản lý và giám sát một cách hiệu quả. Vì vậy, thông qua Trung tâm Pháp luật châu Á Thái Bình dương của Đại học tổng hợp Sydney, AusAid hợp tác với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong lĩnh vực luật quốc tế và quyền con người; Ha Lan hỗ trợ đào tạo lại các giảng viên ĐHTH Cần Thơ, trong đó có các giảng viên Luật; Quỹ Ford hỗ trợ đào tạo pháp luật quốc tế tại Học viện quan hệ quốc tế Bộ Ngoại giao và một số hoạt động nghiên cứu và dịch tài liệu về nhân quyền với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Bộ Ngoại giao; Canada đã hỗ trợ Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp thực hiện nghiên cứu pháp luật so sánh; Pháp mở rộng hoạt động đào tạo vào chương trình hợp tác đào tạo cao học 3 năm cho cán bộ Trường Đại học Luật Hà Nội; JICA hỗ trợ đào tạo lại luật gia của Chính phủ; và Thuỵ ĐIển hỗ trợ chương trình đào tạo và khảo sát về nhân quyền thông qua Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.15

Tóm lại, các hình thức hỗ trợ ban đầu cho VIệt Nam tập trung vào lĩnh vực pháp luật kinh tế, và về xây dựng thiết chế cho các cơ quan lập pháp, tư pháp, kiểm sát và các cơ sở đào tạo pháp luật ở cấp trung ương. Hình thức hỗ trợ thông thường của các nhà tài trợ là hỗ trợ các laọi hình pháp luật mà cả quốc gia nhận tài trợ và nhà tài trợ mong muốn. Tại Việt Nam, một nước nhận tài trợ và các nhà tài trợ đã đóng góp cho việc hoàn thiện pháp luật kinh tế và hoạt động này đã giúp cho công cuộc xoá đói giảm nghèo.

Chuyển hướng sang thực hiện, thi hành, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công lý và quyền

Vào giữa những năm 1990, nhiều nhà tài trợ đã thấy rõ rằng Việt Nam đã có những hoạt động dày đặc và có những tiến bộ quan trọng trong việc soạn thảo văn bản pháp luật mà việc thực hiện và thi hành các văn bản đó tại từng cấp chính quyền chưa thể theo kịp. Vấn đề mà các nhà tài trợ đặt ra là làm thể nào đề tiếp cận được với lĩnh vực cực kỳ quan trọng là "thực hiện", "thi hành" và "tiếp cận công lý". Một số cơ quan chủ chốt hiếm có hoạt động hỗ trợ, trong đó có Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), các lực lượng cảnh sát và an ninh, mặc dù một vài tổ chức, trong đó có Quỹ Ford, đã có thể tiến hành một vài hoạt động đào tạo và hợp tác làm quen với Bộ Nội vụ trong những năm giữa thập kỳ 90. Vài nước cũng hợp tác với Bộ Nội vụ về vấn đề phòng chống ma tuý và các vấn đề liên quan đến cảnh sát.

Chiến lược của các nhà tài trợ muốn hợp tác trong lĩnh vực "thực hiện", "thi hành" và "tiếp cận công lý" đã sử dụng một số hình thức: Một số hoạt động trước đây tập trung vào xây dựng thiết chế và tăng cường năng lực tại Bộ Tư pháp, Quốc hội, các cơ quan toà án và kiểm sát nay chuyển sang hỗ trợ các cơ quan này thực hiện và thi hành pháp luật. Các cơ quan chủ quản khác cũng được quan tâm hỗ trợ trong lĩnh vực thực hiện và thi hành pháp luật. Giai đoạn này bắt đầu xuất hiện một hướng tập trung mới vào hệ thống thông tin pháp luật, đây có thể coi là một lĩnh vực quan trọng cho không chỉ hoạt động thực hiện và thi hành mà còn quan trọng cho cả vấn đề tiếp cận công lý.

15 Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) 2000. Bảng tổng hợp các hỗ trợ quốc tế trong lĩnh vực pháp luật 2000. (UNDP (Hanoi), 2000) (http://www.undp.org.vn).

Page 84:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

81

Vì vậy, một số nhà tài trợ bắt đầu hỗ trợ đào tạo và soạn thảo văn bản pháp luật liên quan đến công tác thi hành án dân sự của Bộ Tư pháp và một số cơ quan khác; DANIDA bắt đầu dự án điểm về thuế và hải quan với các cơ quan thuế của Việt Nam; GTZ của Đức bắt đầu hợp tác thực hiện và thi hành luật doanh nghiệp, luật hợp tác xã, luật đầu tư, ngân sách, kiểm toán và ngân hàng với các cơ quan hữu quan của Chính phủ. Chính trong giai đoạn này các nhà tài trợ lần đầu tiên chuyển hướng xây dựng quan hệ hợp tác sang lĩnh vực chống tham nhũng, trong đó có các nghiên cứu và một số hoạt động khác giữa Sida với Bộ Tư pháp và Thanh tra Chính phủ, giữa Thụy Sĩ với Thanh tra Chính phủ.

Các chương trình thực hiện và thi hành khác cũng được hình thành. Ngân hàng phát triển châu Á trong giai đoạn dài đã tập trung ưu tiên cho lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, bắt đầu bằng hoạt động hợp tác với Bộ Tư pháp để xây dựng cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm. Canada, Nhật Bản, Thuỵ Sĩ và UNDP bắt đầu các chương trình hợp tác có chiều sâu trong các lĩnh vực đăng ký đất đai và nhà ở và thực hiện các văn bản pháp luật về đất đai. UNDP hợp tác trong lĩnh vực thực hiện pháp luật công ty. Trong bối cảnh kinh tế chính trị khá rõ ràng, các nhà tài trợ cho Việt Nam được khuyến khích hợp tác trong lĩnh vực thực hiện và thi hành pháp luật bởi lẽ tới giai đoạn này thì vấn đề thực hiện và thực thi pháp luật cũng đã trở thành vấn đề ưu tiên đối với các cơ quan pháp luật của Việt Nam nhưng các nhà tài trợ hợp tác trong lĩnh vực này chủ yếu thông qua các cơ quan pháp luật ở trung ương, chính các cơ quan này thấy cần phải tập trung vào các nhu cầu quốc gia quan trọng và thấy cần thu hút một cách hiệu quả các nguồn tài trợ quan trọng vào công tác "thực hiện" và "thi hành".16

Trong giai đoạn này, một chương trình hợp tác khá bận rộn về thông tin pháp luật xuất hiện, có sự tham gia của rất nhiều nhà tài trợ, đôi khi là các nỗ lực trùng lặp nhau như của ADB, DANIDA, JICA, SIDA, và UNDP. Những nỗ lực này liên quan tới việc cung cấp máy tính và các thiết bị khác cho các cơ quan tư pháp ở cấp trung ương, nối mạng giữa các cơ quan pháp luật ở trung ương và địa phương; tập hợp tài liệu pháp luật và mở rộng việc tiếp cận thông tin pháp luật qua xây dựng các CD-Rom và cơ sở dữ liệu pháp luật.

Nhưng tới cuối những năm 1990, các nhà tài trợ bắt đầu có những bất đồng về hỗ trợ trong lĩnh vực pháp luật tại Việt Nam. Các nhà tài trợ đã dồn cả một thập kỷ để hỗ trợ trước tiên vào lĩnh vực pháp luật kinh tế, tiếp đó tới tăng cường thiết chế, phân vân giữa việc mở rộng hỗ trợ và lo lắng về sự bất bình đẳng bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, nông dân nghèo, dân nghèo thành thị, các lao động trong nước và nước ngoài khó tiếp cận công lý và khó khẳng định các quyền của mình. Vào cuối những năm 1990, cộng đồng các nhà tài trợ và các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam bắt đầu nghĩ tới việc tiếp cận công lý, tiếp cận quyền và công bằng xã hội một cách rõ ràng cụ thể hơn. Các vấn đề về quyền đã bắt đầu xuất hiện thường xuyên hơn tại các cuộc họp hàng năm của các nhà tài trò và còn thường xuyên hơn nữa giữa các tổ chức phi chính phủ tại Hà Nội. Những vấn đề đặt ra trên đây vượt ra khỏi phạm vi các thảo luận về thực hiện và thi hành.

Ngân hàng Thế giới, dưới thời của Chủ tịch James Wolfensohn, đã tập trung vào xoá đói giảm nghèo và tham vấn các tổ chức nhân dân trong nước và các tổ chức phi chính phủ quốc tế về việc đưa các vấn đề về quyền ra thảo luận nhiều hơn đối với các

16 Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) 2000. Bảng tổng hợp các hỗ trợ quốc tế trong lĩnh vực pháp luật 2000. (UNDP (Hanoi), 2000) (http://www.undp.org.vn).

Page 85:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

82

dự án của Việt Nam, việc này cũng tác động tới Ngân hàng phát triển châu Á và các tổ chức khác. Các tổ chức PCP nước ngoài bắt đầu hợp tác trực tiếp hơn với người lao động ở thành phố Hồ Chí Minh. Thay mặt một số các tổ chức PCP nước ngoài, Oxfam được ủy nhiệm xây dựng một báo cáo vào năm 1999 về bối cảnh pháp luật dựa trên các quyền có thể được lồng ghép thế nào vào các hoạt động của các tổ chức PCP ở Việt Nam.17 Và rõ ràng là Chính phủ Việt Nam đã xây dựng hệ thống trợ giúp pháp luật để cung cấp các tư vấn pháp luật cho những người không có khả năng thuê luật sư hoặc những người có hoàn cảnh khó khăn, và hành động này của Chính phủ đã nhanh chóng nhận được sự hỗ trợ của rất nhiều nhà tài trợ song phương và phi chính phủ.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi trợ giúp pháp lý đã dẫn tới một phương hướng tập trung mới là "tiếp cận công lý". Đảng và Chính phủ Việt Nam có thể giải quyết vấn đề "tiếp cận công lý" mà các nhà tài trợ đặt ra thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý do nhà nước tiến hành một cách dễ dàng hơn là tập trung trực tiếp vào vấn đề quyền; với uy tín của mình Việt Nam đã công nhận rằng, trong một xã hội phát triển theo định định thị trường một cách nhanh chóng thì người dân cần phải được tư vấn pháp luật và rằng hàng triệu người Việt Nam chưa nhận được các hỗ trợ pháp lý. Trợ giúp pháp lý cũng đưa ra một giải pháp liên quan tới tiếp cận pháp luật và các biện pháp giải quyết bằng pháp luật hơn là cứ nhất quyết phải đưa vấn đề quyền ra. Và trợ giúp pháp lý đã có cơ sở chính trị và pháp lý trong một cơ quan pháp luật chủ chốt có đầy đủ thẩm quyền để nhận và điều phối các hỗ trợ của các nhà tài trợ - đó là Bộ Tư pháp.

Những băn khoăn đã chuyển từ tăng cường thiết chế sang "tiếp cận công lý" từ cuối những năm 1990. Đối với các nhà tài trợ song phương và PCP, trợ giúp pháp lý là một cửa ngõ cho tiếp cận công lý và các vấn đề về quyền. DANIDA, NOVIB, Sida, UNDP và các nhà tài trợ khác đã nhanh chóng trở thành các cổ động viên quan trọng cho các chương trình trợ giúp pháp lý do Bộ Tư pháp xây dựng thông qua Cục Trợ giúp pháp lý.18

Một lĩnh vực quan trọng thứ hai trong khuôn khổ "tiếp cận công lý" - cũng được chính phủ chấp nhận và được thực hiện rộng rãi tại các cơ quan trung ương - đó là công tác phổ biến giáo dục pháp luật. ADB, CIDA, DANIDA, Sida và các nhà tài trợ khác cùng tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, thực hiện các dự án thí điểm, xuất bản và hàng loạt các hình thức hoạt động khác nhằm đưa pháp luật tới người dân.19

Sự yếu kém của Hội luật gia Việt Nam và tính phức tạp của đoàn luật sư Việt Nam làm cho các cơ quan này khó có khả năng thu hút sự quan tâm của các nhà tài trợ vào đầu những năm 1990. Nhưng tới giữa và cuối những năm 1990, với sự quan tâm hơn tới vấn đề thực hiện và thi hành pháp luật, và tiếp cận công lý, vai trò của luật sư đã được thừa nhận và vai trò của họ ngày càng tăng lên trong xã hội Việt Nam dẫn tới việc một số nhà tài trợ đã tăng cường các hoạt động hỗ trợ xây dựng năng lực cho đoàn luật sư của VIệt Nam. ADB đã đưa luật sư vào các chương trình hỗ trợ đào tạo lại cán bộ pháp luật cho Việt Nam, CIDA hỗ trợ tổ chức đào tạo và hội thảo với sự tham gia của Đoàn luật sư Canada và Hội Luật gia Việt Nam; DANIDA cũng bắt đầu

17 Mark Sidel, Tư pháp xã hội và chương trình giảm nghèo tại Việt Nam (Hanoi: Oxfam Hong Kong, 1999). 18 Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) 2000. Bảng tổng hợp các hỗ trợ quốc tế trong lĩnh vực pháp luật 2000. (UNDP (Hanoi), 2000) (http://www.undp.org.vn). 19 Như trên.

Page 86:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

83

một số hoạt động nhỏ với Hội luật gia Việt Nam; JICA đưa vào danh sách hoạt động của mình chương trình đào tạo luật sư và hỗ trợ sửa đổi Luật luật sư...20

Hỗ trợ của các nhà tài trợ cho lĩnh vực pháp luật và tư pháp, 2001 - 2005: Đa dạng hoá hoạt động, trong đó có hoạt động đánh giá nhu cầu phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam (2001 - 2002), Hài hoà hoá pháp luật, tăng cường năng lực thiết chế và một số lĩnh vực khác.

Việc hỗ trợ của các nhà tài trợ lại một lần nữa được mở rộng trong giai đoạn 2001 - 2003, khi Chính phủ Việt Nam đề nghị UNDP và một số nhà tài trợ khác hỗ trợ Chính phủ xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển trong thời kỳ đổi mới, hoạt động này do Bộ Tư pháp và một số cơ quan trong và ngoài Chính phủ cùng tham gia thực hiện. Các thể chế và thiết chế pháp luật phát triển nhanh chóng kể từ cuối những năm 1980, điều này thực sự có ý nghĩa khi việc xây dựng kế hoạch ở tầm chiến lược do Đảng, nhà nước và các cơ quan luật pháp xác định nhu cầu cần hoàn thiện hơn nữa các thiết chế luật pháp ngắn hạn và trung hạn (đến năm 2010). Nếu trong giai đoạn đầu các nhà tài trợ hỗ trợ thiên về pháp luật kinh tế và hỗ trợ một số cơ quan bộ ngành cụ thể, và nếu trong giai đoạn hai và giai đoạn ba thì hoạt động hỗ trợ này tập trung vào xây dựng thiết chế thì tới giai đoạn tiếp theo kể từ năm 2000, Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện các hoạt động có giá trị này và bổ sung thêm một mảng hoạt động mới - đó là hỗ trợ xây dựng chiến lược phát triển hệ thống pháp luật.

Kết quả là một dự án quy mô về đánh giá nhu cầu phát triển toàn diện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 do Bộ Tư pháp chủ trì điều phối thực hiện với sự hỗ trợ của một số các nhà tài trợ song phương, trong đó có UNDP, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á, Nhật Bản, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Pháp và một số nhà tài trợ khác. Hoạt động nghiên cứu và hội nghị được tổ chức từ đầu tháng Ba năm 2001 và báo cáo Đánh giá nhu cầu phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đã hoàn thành vào năm 2003, trong đó đã đề ra một kế hoạch dài hạn cho việc tăng cường thể chế và thiết chế pháp luật Việt Nam ít nhất là tới năm 2010.21

Điểm mạnh của hoạt động này là thu hút sự tham gia của các nhà tài trợ trực tiếp vào quá trình xây dựng chiến lược hoàn thiện hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, điểm hạn chế của hoạt động này lại chính là do có sự tham gia của các nhà tài trợ và chuyên gia quốc tế nên dường như những vấn đề quan trọng đang được thảo luận trong Đảng và Chính phủ, thảo luận giữa các cơ quan pháp luật, các học giả và các chính trị gia bị né tránh không đề cập tới trong báo cáo đánh giá nhu cầu: Chẳng hạn như vấn đề thiết lập Toà án Hiến pháp hoặc hình thành một cơ chế nào đó để xem xét các hành vi vi phạm hiến pháp và vi phạm các quyền hiến định; tính độc lập của luật sư Việt Nam được xác định như thế nào; và cuối cùng là vấn đề thẩm quyền của Viện kiểm sát, trước đây Viện Kiểm sát là cơ quan có quyền lực chỉ sau côn an nhưng từ đầu những năm 1990 trở lại đây thì thẩm quyền và tổ chức của Viện Kiểm sát là vấn đề tiếp tục đuợc bàn luận. Những vấn đề nêu trên không phải là các vấn đề trung tâm của Báo cáo đánh giá nhu cầu phát triển hệ thống pháp luật. Điều này không có gì phải ngạc nhiên bởi lẽ đây không phải là những vấn đề phù hợp để kêu gọi sự tham gia của các nhà tài trợ nước ngoài.

20 Như trên. 21 Bộ Tư pháp, Báo cáo đánh giá nhu cầu phát triển toàn diện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 (2002) (http://www.jus.umu.se/ Vietnam/pdf/LNA_FINAL.pdf; http://www.vnforum.org/docs/gov/law/en/ Exsum_5_8_English.doc).

Page 87:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

84

Một nội dung khác bắt đầu thu hút sự chú ý tham gia của các nhà tài trợ từ năm 2000, đó là giúp Việt Nam hài hoà hoá pháp luật và thực thi pháp luật với các thông lệ quốc tế. Những nỗ lực trước đây tập trung vào tăng cường thể chế, pháp luật kinh tế và trong chừng mực nào đó hỗ trợ chiến lược cải cách pháp luật. Nhưng kể từ năm 2000 trở đi, một khoản tài trợ đáng kể chuyển sang hỗ trợ cho lĩnh vực hài hoà hoá pháp luật. Hoạt động này xuất phát từ việc Việt Nam ký kết Thoả thuận thương mại song phương với hoa Kỳ và Việt Nam quyết tâm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới vào cuối những năm 1990. Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (U.S. AID) và một số nhà tài trợ khác bắt đầu tham gia sâu vào việc hỗ trợ Việt Nam cải cách môi trường pháp lý "đối với gần toàn bộ lĩnh vực kinh tế và thương mại cũng như cải tiến các thủ tục tố tụng và năng lực của toà án để giải quyết các tranh chấp thương mại, sở hữu trí tuệ và đầu tư."22

Dự án này được U.S. AID khởi xướng hỗ trợ và sau đó được các nhà tài trợ khác cùng tham gia, dự án được thực hiện với hơn 30 cơ quan VIệt Nam ở cấp trung ương và hơn 10 cơ quan ở cấp địa phương thụ hưởng. Các hoạt động bao gồm sửa đổi bổ sung một số lượng lớn văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, đào tạo cán bộ chính phủ, dịch tài liệu tiếng Anh, sửa đổi bổ sung các thủ tục tố tụng của toà án và của các thiết chế khác, xuất bản các văn bản của cơ quan tư pháp, lập chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội liên quan đến vấn đề hội nhập WTO và một loạt các vấn đề có liên quan khác.23

Một đối tác chính trong lĩnh vực hài hoà hoá pháp luật là chương trình/dự án "STAR" do US. AID hỗ trợ, dự án này thực hiện các hoạt động phối hợp với các cơ quan bộ, ngành của Việt Nam và một số tổ chức nhà nước khác. Dự án này hoạt động trôi chảy bởi lẽ kế hoạch của dự án STAR được xây dựng căn cứ vào lộ trình thực hiện BTA và hội nhập WTO, dự án nhận được sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách Việt Nam, các cơ quan trung ương và địa phương vì dự án bổ sung được những hoạt động mà các chương trình khác còn thiếu. Kết quả là dự án này được coi là một chương trình thành công dựa trên các mục tiêu về hài hoà hoá.24

Tiếp theo hoạt động đánh giá nhu cầu phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam hoàn thành vào cuối năm 2002, đầu năm 2003, Bộ Tư pháp chuyển sang soạn thảo Chiến lược Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam do Bộ Chính trị phê duyệt, và Bộ Tư pháp và các cơ quan khác thực hiện. UNDP, Sida, DANIDA, Ngân hàng Thế giới, và ADB đã hỗ trợ soạn thảo Chiến lược cũng như hỗ trợ việc thực thi Chiến lược này. Tuy nhiên, trong cùng thời điểm này, cán bộ ban Đảng cũng bắt đầu soạn thảo chiến lược cải cách tư pháp, trong đó tập trung vào vấn đề cải cách toà án và chiến lược này cũng được mở rộng khỏi phạm vi của hệ thống cơ quan xét xử.

Vào tháng 5 và tháng 6 năm 2005, hai chiến lược cùng được thông qua, một chiến lược tập trung vào xây dựng thiết chế và thể chế và chiến lược còn lại tập trung vào

22 Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) 2005. Ma trận các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực pháp luật 2005. Hà Nội: UNDP (http://www.undp.org.vn). 23 Như trên. 24 Xem, VD., Dự án STAR Vietnam, Kế hoạch năm 2003 và báo cáo hoạt động dự án năm 2002 (Dự án STAR Vietnam, 2003); Kế hoạch năm 2004 và báo cáo hoạt động dự án năm 2003 STAR Vietnam, 2004); Kế hoạch năm 2005 và báo cáo hoạt động dự án năm 2004 (STAR Vietnam, 2005). Kết quả đáng chú ý của dự án này là xuất bản bốn tập bản án đầu tiên của Toà án NDTC, một sản phẩm quan trọng dành cho các thẩm phán, luật sư và sinh viên luật Việt Nam và các học giả, sinh viên học luật Việt Nam ở nước ngoài (Toà án NDTC 2005, 2008).

Page 88:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

85

cải cách hệ thống cơ quan tư pháp do Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp do Chủ tịch nước Trần Đức Lương làm trưởng ban soạn thảo.25

Sẽ là một khiếm khuyết nếu nói rằng giai đoạn 2000 -2005 chỉ tập trung vào lĩnh vực hài hoà hoá pháp luật, đánh giá nhu cầu (được thực hiện trong những năm trước đây) hay chỉ tập trung vào những nhiệm vụ lớn khác tương tự. Một loạt các hoạt động hỗ trợ của các nhà tài trợ cũng được triển khai trong giai đoạn này - các hỗ trợ mới hoặc tiếp tục các hỗ trợ đã có trước đây cho Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, các cơ quan bộ, ngành của Chính phủ, Toà án Nhân dân tối cao, một số hoạt động hỗ trợ cho viện kiểm sát, một vài dự án chuyên sâu tiếp tục hỗ trợ cho lĩnh vực trợ giúp pháp lý và một số lĩnh vực khác. Trên thực tế, có thể nói rằng giai đoạn 2000 - 2005 là một giai đoạn đa dạng hoá các loại hình và lĩnh vực hỗ trợ cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và tư pháp ở Việt Nam nhiều hơn bất kỳ một giai đoạn nào khác từ khi bắt đầu thực hiện công cuộc Đổi mới.

Đánh giá sự hỗ trợ của các nhà tài trợ đối với Cải cách pháp luật tại Việt Nam trong mười lăm năm từ 1990 đến 2005

Các nhà tài trợ quan tâm đến việc pháp luật đã được thực thi thế nào trên thực tế, đánh giá việc người dân, các cơ quan và doanh nghiệp đã nỗ lực như thế nào trong giai đoạn đầu của thập kỷ này, và đánh giá các chính sách của Nhà nước Việt Nam được phản ánh như thế nào trên thực tế. Các nhà tài trợ tiếp tục hỗ trợ tăng cường năng lực của các cơ quan trung ương như Bộ Tư pháp, Quốc hội, hệ thống toà án và viện kiểm sát và hiện nay bổ sung thêm nhiều hoạt động nhằm tăng cường việc thực hiện và thi hành pháp luật và “tiếp cận công lý.”

Hoạt động tài trợ của Thuỵ Điển đã minh chứng cho nhận định này. Vào đầu những năm 1990, Dự án của Thuỵ Điển chủ yếu do Đại học tổng hợp Umea thực hiện nhằm mục tiêu “tăng cường cơ chế xây dựng pháp luật và đào tạo luật; xây dựng thủ tục giải quyết tranh chấp và phá sản mới tốt hơn; … hỗ trợ soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hoặc thúc đẩy sự hội nhập của Việt Nam vào các thiết chế khu vực và quốc tế.” Bắt đầu từ năm 2001, trọng tâm được chuyển sang “tăng cường năng lực xây dựng và thực hiện pháp luật…; …tăng cường bảo vệ quyền con người; và … tăng cường năng lực quản lý hành chính của Bộ Tư pháp.”26 Đó là một thời kỳ thay đổi đối với hầu hết các nhà tài trợ và dự án do Thuỵ Điển tài trợ đã nắm bắt tốt sự thay đổi này.

Trong giai đoạn này, với sự nhất trí của các cơ quan pháp luật ở trung ương, các nhà tài trợ vẫn tiếp tục hỗ trợ tăng cường năng lực cho các cơ quan này nhưng tập trung hơn vào vấn đề thực thi pháp luật và tiếp cận công lý. Điểm nổi bật trong giai đoạn đầu những năm 2000 ở Việt Nam là định hướng mới tập trung vào vấn đề “thực hiện”, “tiếp cận công lý,” và “sự tham gia” và ở một mức độ nào đó cố gắng liên kết giữa pháp luật với xoá đói giảm nghèo. Các nỗ lực mới này được phản ánh trong các chương trình mới, trong đó có nhiều chương trình hợp tác song phương về pháp luật và giới, trợ giúp pháp lý, chống tham nhũng, các vấn đề kinh tế nông thôn, dân chủ

3.1. 25 Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 48 về ban hành Chiến lược Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt

Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020) (Bộ Chính trị, tháng 5.2005); Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 48 về ban hành Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm (Bộ Chính trị, tháng 5.2005).

26 Tóm tắt về hoạt động của Dự án do ĐHTH Umea thực hiện (2000) (http://www.jus.umu.se/Vietnam/frame.htm).

Page 89:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

86

hoá. Nhiều nhà tài trợ tiếp tục tập trung hỗ trợ các cơ quan chính phủ ở cấp trung ương hơn là cho các cơ quan ở cấp địa phương và xã hội dân sự, mặc dù một số nhà tài trợ - đáng chú ý trong số đó là một số nhà tài trợ song phương - đã hỗ trợ các tổ chức xã hội dân dự trong nước - các tổ chức đang tìm kiếm sử dụng pháp luật như một phương thức đại diện các nhóm người chịu thiệt thòi như phụ nữ, nông dân nghèo hoặc các khu vực khác.

Hỗ trợ của các nhà tài trợ cho phát triển pháp luật và tư pháp ở Việt Nam từ 2005:

Hỗ trợ của các nhà tài trợ cho các Nội dung ưu tiên của Việt Nam đề ra trong hai Nghị quyết 48 và 49 về Cải cách pháp luật và tư pháp

Mục đích chủ yếu của Báo cáo này là xác định và phân tích các hỗ trợ hiện nay của các nhà tài trợ cho cải cách pháp luật và tư pháp ở Việt Nam. Cách tiếp cận chủ yếu là tập hợp và phân tích sự hỗ trợ của các nhà tài trợ so sánh với các nội dung ưu tiên của Việt Nam nêu trong Nghị quyết 48, 49 và Chỉ thị 900 bởi vì đó là những tiêu chí quan trọng đối với các ưu tiên của Đảng và Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực này ở thời điểm hiện tại.

Trong phần tiếp theo, các ví dụ về các chương trình tài trợ, theo yêu cầu của UNDP, tập trung vào các chương trình và dự án hiện có đáp ứng các nội dung ưu tiên của Việt Nam nêu trong Nghị quyết 48, Nghị quyết 49, Chỉ thị 900 và các văn bản chính sách khác của Việt Nam.

Các nội dung chính Nghị quyết 48 và 49 như sau:

Các nội dung chính Nghị quyết 48 (Chiến lược Phát triển hệ thống pháp luật (LSDS))

Định hướng

• Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị

• Tăng cường vai trò và hoạt động lập pháp của Quốc hội • Tăng cường các cơ quan hành chính nhà nước và cải cách hành chính công bao

gồm khiếu nại và tố cáo, thanh tra và kiểm tra, dịch vụ công, chống tham nhũng • Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư

pháp phù hợp với mục tiêu và định hướng của Chiến lược cải cách Tư pháp, bao gồm toà án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra, bộ luật thi hành án, bổ trợ tư pháp

• Xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền con người và các quyền tự do dân chủ của công dân, bao gồm các công việc liên quan đến công ước quốc tế, bảo vệ quyền, các vụ án oan sai, bồi thường nhà nước, tổ chức đại chúng, biểu tình, trưng cầu dân ý và các chủ đề liên quan

• Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dân sự và kinh tế chú trọng vào tăng cường chế định pháp luật về kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bao gồm hoạt động kinh doanh, cạnh tranh, pháp luật hợp đồng, phá sản, thị trường, bất động sản, thị trường lao động, khoa học và công nghệ, chứng khoán, tài chính

Page 90:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

87

công, các lĩnh vực kinh tế kỹ thuật quan trọng, tài nguyên và môi trường, và các chủ đề liên quan

• Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, ý tế công, văn hoá và thông tin, thể thao, dân tộc, tôn giáo, dân số, gia đình, trẻ em và chính sách xã hội, bao gồm báo chí và xuất bản, công bằng xã hội và các chủ đề liên quan

• Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quốc phòng và an ninh cũng như trật tự và an toàn xã hội

• Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hội nhập quốc tế, bao gồm các điều ước quốc tế, WTO, ASEAN, AFTA, tranh chấp kinh tế, khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, rửa tiền, và tham nhũng, các hiệp định tương trợ tư pháp quốc tế, và các chủ đề liên quan

Giải pháp

• ưu tiên các giải pháp về lập pháp • Hoàn thiện quy trình làm luật • Nâng cao kiến thức và năng lực làm việc của Quốc Hội • Nâng cao vai trò và trách nhiệm của các cơ quan nghiên cứu trong các hoạt động

soạn thảo pháp luật • Hiện đại hoá các phương thức và trang thiết bị kỹ thuật cho hoạt động lập pháp • Hoàn thiện pháp luật về Công Báo • Nghiên cứu khả năng khai thác và sử dụng án lệ, tập quán (bao gồm cả các án lệ

và tập quán trong thương mại quốc tế), và các quy tắc/quy định của các hiệp hội nghề nghiệp làm giàu thêm và hoàn thiện nguồn của pháp luật.

• Tăng cường hệ thống thông tin, phổ biến và giáo dục pháp luật; và xây dựng và thực hiện Chương trình quốc gia dài hạn về phổ biến và giáo dục pháp luật

• Cải cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, phù hợp với Chiến lược cải cách tư pháp, đặc biệt chú ý đến hoạt động tranh tụng tại toà án

• Tăng cường tính nguyên tắc và hợp pháp trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, đặc biệt tính quan liêu, tham nhũng và lãng phí

• Đảm bảo nguồn nhân lực cán bộ pháp lý về cả chất lượng và số lượng, bao gồm giáo dục và đào tạo luật, và đào tạo nghề luật cho luật sư

• Huy động và quản lý có hiệu quả mọi nguồn lực trong nước và quốc tế có thể có cho cải cách

Các nội dung chính của Nghị quyết 49 (Chiến lược cải cách tư pháp (JRS))

• Hoàn thiện chính sách, pháp luật và tố tụng dân sự và hình sự cũng như tố tụng tư pháp, bao gồm khiếu nại hành chính và các chủ đề liên quan

• Xây dựng và phát triểu tổ chức của các cơ quan tư pháp chú trọng vào tổ chức và hoạt động của toà án nhân dân, bao gồm cải cách về thẩm quyền, vai trò và tổ chức của Toà án nhân dân tối cao, quy trình xét xử, vai trò của các cơ quan kiểm sát, điều tra, Bộ Tư pháp và chính quyền địa phương và các chủ đề liên quan

• Tăng cường thiết chế bổ trợ tư pháp bao gồm luật sư, các tổ chức luật sư, quy trình xét xử, giám định tư pháp, cảnh sát tư pháp, công chứng, chấp hành viên, và các chủ đề liên quan

Page 91:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

88

• Xây dựng đội ngũ nhân viên hỗ trợ và nhân viên tư pháp mạnh, lành mạnh và có đạo đức, bao gồm giáo dục pháp luật và đào tạo tư pháp, các trường luật, học viện tư pháp, tuyển dụng, lương và các chủ đề liên quan

• Tăng cường cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử và nâng cao quyền làm chủ của nhân dân đối với hệ thống tư pháp, bao gồm vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Uỷ ban tư pháp quốc hội, luật sư, phổ biến, giáo dục và các chủ đề liên quan

• Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp, bao gồm các điều ước quốc tế, hiệp định tương trợ tư pháp, các chương trình hành động chung, ngoại ngữ và các chủ đề liên quan

• Đảm bảo cơ sở hạ tầng sẵn có cho các hoạt động tư pháp, bao gồm ngân sách cho hệ thống tư pháp, trang thiết bị tại trụ sở, công nghệ thông tin, và các chủ đề liên quan

• Phát triển hơn nữa cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư pháp

Hỗ trợ của nhà tài trợ và Nội dung ưu tiên của Việt Nam

Đánh giá chi tiết sự hỗ trợ của nhà tài trợ cho cải cách pháp luật và tư pháp tại thời điểm hiện tại đã rút ra được kết luận như sau:

• Về cả số lượng dự án và giá trị tài trợ, kể từ năm 2005, phần lớn hỗ trợ của các nhà tài trợ tập trung vào các nội dung ưu tiên nêu trong Nghị quyết 48, Chiến lược phát triển hệ thống pháp (LSDS), hơn là Nghị quyết 49, Chiến lược cải cách Tư pháp (JRS).

Điều này được thể hiện khá rõ trong Bảng tổng hợp các hỗ trợ quốc tế cho các lĩnh vực pháp luật và tư pháp ở Việt Nam kèm theo Báo cáo này. Hầu hết các dự án tài trợ lớn trình bày trong Bảng tổng hợp này đều toàn bộ hoặc một phần hỗ trợ cho các nội dung ưu tiên của Nghị quyết 48 hơn là Nghị quyết 49. Đối với rất nhiều dự án tài trợ lớn, nếu có hỗ trợ cho các nội dung thuộc Nghị quyết 49 thì cũng về các lĩnh vực có trong Nghị quyết 48. (Có một số ngoại lệ, các hỗ trợ trực tiếp cho nội dung của Nghị quyết 49, các hoạt động này sẽ được thảo luận ở phần dưới.)

Các dự án tài trợ lớn phần lớn hoặc gần như hoàn toàn hỗ trợ cho các nội dung ưu tiên của Nghị quyết 48 bao gồm dự án lớn đa nhà tài trợ về phát triển hệ thống pháp luật (VIE/02/015, do Đan Mạch, Thuỵ Điển, Na Uy, Ireland và UNDP tài trợ); và tăng cường năng lực của các cơ quan dân cử (VIE/02/007, do UNDP, Thuỵ Sỹ, và Canada tài trợ). Mỗi dự án lớn, đồ sộ với nhiều cấu thành này hầu hết đều tập trung vào các nội dung ưu tiên chính của Nghị quyết 48.

Các Dự án đáp ứng các nội dung của Nghị quyết 48 còn có các dự án khác do ADB, Úc, Đan Mạch, Uỷ ban Châu Âu, Liên minh Châu Âu, Pháp, Đức tài trợ (bao gồm cả các quỹ chính trị của Đức), Ireland, Nhật Bản, Hà Lan, Plan International, Thuỵ Điển, UNDP, UNIDO, UNODC, Vương quốc Anh (gồm cả DFID và FCO), Hoa Kỳ, Ngân hàng thế giới và các nhà tài trợ khác. Các dự án này được trình bày chi tiết trong Bảng tổng hợp các hỗ trợ quốc tế cho các lĩnh vực pháp luật và tư pháp ở Việt Nam.

Các lĩnh vực ưu tiên cao và được tài trợ nhiều

Page 92:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

89

• Trong số các nội dung ưu tiên nêu trong Nghị quyết 48 (LSDS), Bảng tổng hợp các hỗ trợ quốc tế cho các lĩnh vực pháp luật và tư pháp ở Việt Nam thể hiện rõ rằng hầu hết hỗ trợ của các nhà tài trợ tập trung vào bốn lĩnh vực như sau:

o Tăng cường vai trò và công tác lập pháp của Quốc hội và các cơ quan dân cử o Tăng cường các cơ quan hành chính nhà nước và cải cách hành chính công,

bao gồm khiếu nại và tố cáo, thanh tra và kiểm tra, dịch vụ công, chống tham nhũng

o Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dân sự và kinh tế chú trọng vào tăng cường chế định pháp luật về kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bao gồm hoạt động kinh doanh, cạnh tranh, pháp luật hợp đồng, phá sản, thị trường, bất động sản, thị trường lao động, khoa học và công nghệ, chứng khoán, tài chính công, các lĩnh vực kinh tế kỹ thuật quan trọng, tài nguyên và môi trường, và các chủ đề liên quan

o Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hội nhập quốc tế, bao gồm các điều ước quốc tế, WTO, ASEAN, AFTA, tranh chấp kinh tế, khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, rửa tiền, và tham nhũng, các hiệp định tương trợ tư pháp quốc tế, và các chủ đề liên quan.

• Hầu như tất cả các hoạt động đó đều tập trung vào, và thông qua các bộ và cơ quan ngang bộ thuộc chính quyền trung ương. Về cả số lượng dự án và vốn tài trợ cam kết, rất ít trong số các hoạt động đó chú trọng đến các tổ chức xã hội dân sự và chính quyền tỉnh.

Bảng tổng hợp các hỗ trợ quốc tế cho các lĩnh vực pháp luật và tư pháp ở Việt Nam thể hiện rõ tầm quan trọng của các lĩnh vực này trong Nghị quyết 48 đối với hầu hết các chương trình tài trợ cải cách pháp luật ở Việt Nam. Bốn lĩnh vực này là các yếu tố cơ bản trong các dự án lớn đa nhà tài trợ về phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam (VIE/02/015, do Đan Mạch, Thuỵ Điển, Na Uy, Ireland và UNDP tài trợ); và tăng cường năng lực của các cơ quan dân cử (VIE/02/007, do UNDP, Thuỵ Sỹ, và Canada tài trợ) cùng với các sự án khác.

Đây cũng là các lĩnh vực trọng tâm của các các dự án nêu trong Bảng tổng hợp do các nhà tài trợ hỗ trợ bao gồm ADB (đào tạo luật kinh tế cho các cán bộ pháp lý; cổ phần hoá, pháp luật năng lượng và môi trường); Úc (Pháp luật và hội nhập WTO); Canada (trợ giúp pháp lý và các công việc liên quan); Đan Mạch (tăng cường hệ thống lập pháp; tăng cường pháp luật và hội nhập quốc tế; pháp luật chống bán phá giá; các dự án về kinh doanh, phát triển thương mại, thuế, hải quan, thủ tục hành chính, ngân sách nhà nước, pháp luật đất đai, thủ tục xuất khẩu và nhập khẩu, và các lĩnh vực liên quan ở Hà Tây, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Nghệ An).

Trong số các nhà tài trợ còn có Liên minh Châu Âu (về tăng cường năng lực của Quốc hội và các cơ quan dân cử cấp tỉnh, đặc biệt là về hội nhập kinh tế và cải cách; và về thương mại và chính sách kinh tế đối ngoại); Pháp (cổ phần hoá, đào tạo luật); Nhật Bản (đào tạo luật, pháp luật ngân hàng; các vấn đề về hội nhập quốc tế trong bối cảnh pháp luật về nuôi con nuôi và gia đình); Na Uy (một vài dự án về pháp luật và chính sách về nguồn nước); Thuỵ Sỹ (chính sách và pháp luật về cạnh tranh); Vương quốc Anh (pháp luật và hội nhập WTO); UNIDO (quy định về kinh doanh); Hoa Kỳ (Dự án STAR tập trung vào cải cách pháp luật và hội nhập quốc tế); Ngân hàng Thế giới (chính sách và pháp luật về nguồn tài nguyên).

Page 93:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

90

• Trong số các giải pháp cụ thể nêu trong Nghị quyết 48, hầu hết hỗ trợ của các nhà tài trợ tập trung vào các giải pháp sau đây:

o Hoàn thiện quy trình làm luật o Nâng cao kiến thức và năng lực công tác của Quốc hội o Hiện đại hóa các phương thức và trang thiết bị kỹ thuật cho hoạt động lập

pháp o Hoàn thiện pháp luật về Công Báo o Tăng cường tính nguyên tắc và hợp pháp trong hoạt động của các cơ quan nhà

nước, đặc biệt chú trọng tới xoá bỏ quan liêu, tham nhũng và lãng phí o Đảm bảo nguồn nhân lực cán bộ pháp lý về cả chất lượng và số lượng, bao

gồm giáo dục và đào tạo luật, và đào tạo nghề luật cho luật sư Nhiều dự án cũng thể hiện các ưu tiên này, bao gồm tài trợ của ADB về đào

tạo cán bộ pháp luật; Đan Mạch, Nhật Bản và Thuỵ Điển về nâng cao chất lượng và số lượng luật sư và nguồn nhân lực cán bộ pháp luật và đào tạo luật

• Cần phải chú ý rằng điều này không có nghĩa là các nhà tài trợ không hề tài trợ cho các nội dung ưu tiên và các giải pháp khác của Nghị quyết 48 (LSDS). Ví dụ, có một số hoạt động tài trợ cho các lĩnh vực khác của Nghị quyết 48 nhưng khá ít. Và cũng phải lưu ý rằng trong số các nội dung ưu tiên và giải pháp (các bước) nêu trong Nghị quyết 48, việc hoạt động tài trợ chú trọng vào các lĩnh vực nêu trên là phù hợp với các ưu tiên của Việt Nam trong Nghị quyết 48.

Trong số các nội dung ưu tiên nêu trong Nghị quyết 49 (JRS), có ít hoạt động hỗ trợ sâu tập trung trực tiếp vào cải cách tư pháp và toà án. Hầu hết hoạt động tài trợ đã được thực hiện đến nay liên quan đến Nghị quyết 49 (JRS) là nhằm vào các vấn đề liên quan hoặc có bản chất tương tự của Nghị quyết 49 được đề cập đến trong nghị quyết 48 và các ưu tiên khác, bao gồm:

o Hoàn thiện chính sách, pháp luật và tố tụng dân sự và hình sự cũng như tố tụng tư pháp, bao gồm khiếu nại hành chính và các chủ đề liên quan

o Tăng cường thiết chế bổ trợ tư pháp bao gồm luật sư, các tổ chức luật sư, quy trình xét xử, giám định tư pháp, cảnh sát tư pháp, công chứng, chấp hành viên, và các chủ đề liên quan

o Xây dựng đội ngũ nhân viên hỗ trợ và nhân viên tư pháp mạnh, lành mạnh và có đạo đức, bao gồm giáo dục pháp luật và đào tạo tư pháp, các trường luật, học viện tư pháp, tuyển dụng, lương và các chủ đề liên quan

o Tăng cường cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử và nâng cao quyền làm chủ của nhân dân đối với hệ thống tư pháp, bao gồm vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Uỷ ban tư pháp quốc hội, luật sư, phổ biến, giáo dục và các chủ đề liên quan

• Trong các lĩnh vực này, sự hỗ trợ của các nhà tài trợ tập trung vào các vấn đề cụ thể như: các tổ chức luật sư (bao gồm cả Hội Luật gia và hỗ trợ cho tổ chức luật sư toàn quốc mới); giáo dục pháp luật; đào tạo tư pháp và vai trò và tăng cường Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Một số nhà tài trợ đã đi đầu trong việc tài trợ cho các nội dung của Nghị quyết 49 (trong một số trường hợp các nội dung đó có quy định trong Nghị quyết 48), bao gồm các hoạt động về cải cách tư pháp và kiểm sát và tăng cường toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm nhân dân sát tối cao.

Page 94:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

91

Trong số các nhà tài trợ đó có Đan mạch, tài trợ cho các hoạt động có phạm vi khá rộng về nâng cao năng lực viện kiểm sát; Uỷ ban Châu Âu tài trợ cho việc tăng cường năng lực và thiết chế cho toà án và viện kiểm sát ở cấp quốc gia (Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) và cấp tỉnh và các nội dung ưu tiên có sự liên kết giữa Nghị quyết 48 và 49 về luật sư, tổ chức luật sư và các lĩnh vực liên quan; Nhật Bản (JICA) hiện đã tài trợ cho đào tạo tư pháp và các khía cạnh khác của cải cách tư pháp được một số năm; Thuỵ Điển và các nhà tài trợ khác tài trợ cho hoạt động trợ giúp pháp lý; UNDP cũng tài trợ cho tăng cường năng lực Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Hoa Kỳ hiện đang tài trợ cho viện kiểm sát thông qua Dự án STAR Việt Nam.

Các lĩnh vực ưu tiên thấp và ít nhận được tài trợ

• Trong số các nội dung ưu tiên nêu trong Nghị quyết 48 (LSDS), có một số nội dung nhận được tương đối ít sự hỗ trợ của các nhà tài trợ bao gồm: Tuy nhiên, đây là các lĩnh vực nhận được tương đối ít tài trợ không có nghĩa là không có nhà tài trợ nào hỗ trợ cho các lĩnh vực này mà chỉ là nhận được sự hỗ trợ ít hơn các lĩnh vực nêu trên – và một số trong các hỗ trợ đó trùng với các lĩnh vực quy định trong Nghị quyết 49:

o Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị

o Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp phù hợp với mục tiêu và định hướng của Chiến lược cải cách Tư pháp, bao gồm toà án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra, bộ luật thi hành án, bổ trợ tư pháp

o Xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền con người và các quyền tự do dân chủ của công dân, bao gồm các công việc liên quan đến công ước quốc tế, bảo vệ quyền, các vụ án oan sai, bồi thường nhà nước, tổ chức đại chúng, biểu tình, trưng cầu dân ý và các chủ đề liên quan

o Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, ý tế công, văn hoá và thông tin, thể thao, dân tộc, tôn giáo, dân số, gia đình, trẻ em và chính sách xã hội, bao gồm báo chí và xuất bản, công bằng xã hội và các chủ đề liên quan

o Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quốc phòng và an ninh cũng như trật tự và an toàn xã hội

o Ưu tiên cho các giải pháp về lập pháp o Nâng cao vai trò và trách nhiệm của các cơ quan nghiên cứu trong các hoạt

động soạn thảo pháp luật o Nghiên cứu khả năng khai thác và sử dụng án lệ, tập quán (bao gồm cả các án

lệ và tập quán trong thương mại quốc tế), và các quy tắc/quy định của các hiệp hội nghề nghiệp làm giàu thêm và hoàn thiện nguồn của pháp luật

o Tăng cường hệ thống thông tin, phổ biến và giáo dục pháp luật; và xây dựng và thực hiện Chương trình quốc gia dài hạn về phổ biến và giáo dục pháp luật

o Cải cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, phù hợp với Chiến lược cải cách tư pháp, đặc biệt chú ý đến hoạt động tranh tụng tại toà án

o Huy động và quản lý có hiệu quả mọi nguồn lực trong nước và quốc tế có thể có cho cải cách

Mặc dù vậy, hoạt động hỗ trợ của các nhà tài trợ đối với cải cách pháp luật và tư pháp Việt Nam vẫn rất đa dạng.

Page 95:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

92

Ví dụ, Úc, Đan Mạch, Nhật Bản và một số nhà tài trợ khác đã tài trợ cho đào tạo về quyền con người; Konrad Adenauer Stiftung (Đức) đã hỗ trợ cho hoạt động đối thoại về quyền của người tiêu dùng và bảo vệ người tiêu dùng; một số nhà tài trợ hỗ trợ cho lĩnh vực pháp luật đất đai và quyền về đất đai; Friedrich Ebert Stiftung (Đức) và một số nhà tài trợ khác tài trợ cho các liên đoàn lao động và về quyền lao động; Thuỵ điển, Hà Lan và các nhà tài trợ khác đã hỗ trợ khá rộng cho hoạt động trợ giúp pháp lý; và một số ví dụ khác được liệt kê trong Bảng tổng hợp các hỗ trợ quốc tế cho các lĩnh vực pháp luật và tư pháp ở Việt Nam.

• Trong số các nội dung ưu tiên nêu trong Nghị quyết 49 (JRS) là các nội dung nhận được ít hỗ trợ trực tiếp từ các nhà tài trợ hơn so với các hoạt động liên quan đến LSDS, các lĩnh vực sau thậm chí nhận được ít hơn sự hỗ trợ của các nhà tài trợ:

o Xây dựng và phát triểu cơ cấu tổ chức của các cơ quan tư pháp chú trọng vào tổ chức và hoạt động của toà án nhân dân, bao gồm cải cách về thẩm quyền, vai trò và tổ chức của Toà án nhân dân tối cao, quy trình xét xử, vai trò của cơ quan kiểm sát, điều tra, Bộ Tư pháp và chính quyền địa phương và các chủ đề liên quan

o Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp, bao gồm các điều ước quốc tế, hiệp định tương trợ tư pháp, các chương trình hành động chung, ngoại ngữ và các chủ đề liên quan

o Đảm bảo cơ sở hạ tầng sẵn có cho các hoạt động tư pháp, bao gồm ngân sách cho hệ thống tư pháp, trang thiết bị tại trụ sở, công nghệ thông tin, và các chủ đề liên quan

o Phát triển hơn nữa cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư pháp

Kết luận về các phương thức và khoảng trống trong hỗ trợ của các nhà tài trợ

Việc rà soát chi tiết hoạt động hỗ trợ của các nhà tài trợ cho lĩnh vực pháp luật và tư pháp từ 2005 đến nay đưa đến các kết luận sau:

• Hầu hết tất cả hỗ trợ của các nhà tài trợ song phương và đa phương cho phát triển pháp luật và tư pháp ở Việt Nam (về vốn tài trợ và số lượng dự án) đều tập trung vào hoặc đổ qua các bộ ngành và cơ quan chính phủ.

• Hầu hết các tài trợ đó tập trung vào hoặc thông qua các bộ và cơ quan ngang bộ. Về cả số lượng dự án và vốn cam kết, rất ít hoạt động hỗ trợ tập trung vào hoặc thông qua các tố chức xã hội dân sự hoặc chính quyền địa phương hoặc cập cơ sở, hoặc tổ chức.

• Hoạt động tài trợ trực tiếp cho các tổ chức Đảng, cơ quan cấp tỉnh và các tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp còn thiếu hoặc không tiêu biểu. Đây không nhất thiết là “lỗi” của các nhà tài trợ; sự ưu tiên này phản ánh các nội dung ưu tiên của Đảng và Chính phủ Việt Nam.

o Ngoài một số ngoại lệ như hoạt động với Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về Hành chính công và quyền con người, và một số rất ít nỗ lực của Thuỵ Điển và một số nhà tài trợ khác, hầu như không có hoạt động hỗ trợ trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp nào đang thực hiện với các cơ quan của Đảng tập trung vào phát triển pháp luật và đặc biệt là phát triển tư pháp.

Page 96:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

93

o Có ít nhà tài trợ hiện đang hỗ trợ cho các cơ quan chính quyền địa phương, toà án, và các thiết chế địa phương khác về phát triển pháp luật và tư pháp.

o Ngoài một số ngoại lệ (cơ sở ban đầu và một sỗ hỗ trợ song phương), có rất ít hoạt động hỗ trợ trong phát triển pháp luật và tư pháp với các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam.

• Mặc dù vấn đề “tiếp cận công lý” là rất quan trọng, hầu hết hoạt động hỗ trợ liên quan đến lĩnh vực này đều tập trung vào tăng cường năng lực thiết chế của các bộ, thiết chế pháp luật và tư pháp ở trung ương hơn là hỗ trợ tiếp cận công lý từ dưới lên và ở cấp cơ sở. Đúng như vậy, có hoạt động hỗ trợ cho các trung tâm trợ giúp pháp lý do Bộ Tư pháp quản lý, các tổ chức đại chúng và các tổ chức khác và các hình thức hỗ trợ khác cho tiếp cận công lý, và có một số tài trợ nhỏ không thường xuyên về quyền, nhưng vốn tài trợ cho các hoạt động đó và số lượng các dự án là mờ nhạt nếu so sánh với các nội dung ưu tiên khác.

• Hầu như không có hoạt động tài trợ nào đang được thực hiện trong các lĩnh vực quan trọng nhưng nhạy cảm và đang còn nhiều tranh luận ở Việt Nam – như tính thống nhất của hệ thống pháp luật; sự độc lập của cơ quan tư pháp; tự do lập hội; “bảo hiến”; lần sửa đổi hiến pháp tiếp theo; và các lĩnh vực khác. Ngoại lệ có hoạt động hỗ trợ của Konrad Adenauer Foundation và một số hoạt động không thường xuyên của UNDP. Một điều quan trọng là trong vài năm tới cần mở rộng hoạt động tài trợ trong các lĩnh vực này.

Việc tập hợp này không thể nói hết được nỗ lực của các nhà tài trợ trong việc hỗ trợ cho các hoạt động cải cách pháp luật và tư pháp ở Việt Nam. Nhưng Báo cáo này và các phân tích nhằm vạch ra các cách thức cơ bản mà các hoạt động tài trợ cho cải cách pháp luật và tư pháp ở Việt Nam đã hỗ trợ cho các nội dung ưu tiên nêu trong Nghị quyết 48, 49 và Chỉ thị 900 trong đó cũng tập trung nhiều vào các nội dung ưu tiên của Nghị quyết 48, và có hỗ trợ nhưng ít hơn các nội dưng ưu tiên của Nghị quyết 49 thông qua các hoạt động tập trung chủ yếu vào tăng cường năng lực cho nhà nước và chủ yếu được thực hiện với và thông qua các bộ, cơ quan ngang bộ ở trung ương và tương đối ít các hoạt động và dự án ở cấp tỉnh và địa phương và thông quan các tổ chức xã hội dân sự và cơ sở.

NHÓM ĐỐI TÁC VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG

BÁO CÁO TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI QUAN HỆ ĐỐI TÁC

(Tài liệu phục vụ Hội nghị Nhóm Tư vấn - CG, 4-5 tháng 12 năm 2008)

I. Bối cảnh:

Sau hai năm Việt Nam gia nhập WTO đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra từ nửa cúôi năm 2008, đã có những tác động nhiều chiều đối với toàn bộ nền kinh tế, qua đó đã bộc lộ một số bất cập về cơ chế chính sách cần được tiếp tục bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với các cam kết chung trong WTO. Bên cạnh đó việc thực thi các cam kết của WTO và các thoả thuận kinh tế quốc tế khác đã góp phần làm tăng độ mở của nền kinh tế Việt Nam. Nhờ có sự ổn định về chính trị và có điều chỉnh thích hợp trong chính sách để ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát nên mọi nguồn lực trong và ngoài nước đều được huy động cho sự phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Trong bối cảnh đó các chính sách tài chính phù hợp và tiến

Page 97:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

94

trình cải cách quản lý tài chính công tiếp tục được đẩy nhanh hơn nữa với sự nỗ lực của Chính phủ và sự hỗ trợ quý giá của cộng đồng tài trợ quốc tế.

II. Quá trình triển khai và kết quả quan hệ hợp tác trong năm 2008:

1. Các cuộc trao đổi thông tin trong nhóm công tác do Chính phủ chủ trì vẫn được duy trì thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động cải cách trong lĩnh vực quản lý tài chính công. Phương pháp tiếp cận chuyên sâu theo nhóm đã được áp dụng từ các năm trước và tiếp tục phát huy kết quả. Các cấu phần của Chương trình Tổng thể hiện đại hoá ngành tài chính (PFMMP) đều nhận được sự quan tâm của các nhà tài trợ tuy mức độ có khác nhau.

2. Bản Tài liệu Duy nhất đã được Bộ Tài chính phê duyệt trong năm 2007 là căn cứ để huy động các nguồn lực trong và ngoài nước nhằm tiếp tục thực hiện các hoạt động cải cách trong lĩnh vực Quản lý tài chính công. Trong năm 2008 các hoạt động hỗ trợ của các tổ chức song phương và đa phương trong lĩnh vực quản lý tài chính công đã được tham chiếu các nội dung của Tài liệu duy nhất nhằm đảm bảo các hoạt động cải cách được thực hiện theo một khuôn khổ đồng bộ và nhất quán.

3. Hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức song phương và đa phương trong lĩnh vực quản lý tài chính công trong năm 2008 tập trung chủ yếu vào các công việc sau:

• Với vai trò điều tiết linh hoạt các hỗ trợ cho các lĩnh vực của chương trình cải cách quản lý tài chính công (PFMMP), Quỹ MDTF đã thực hiện thành công giai đoạn I và và kết thúc vào tháng 31/12/2007. Sau thời gian chuẩn bị, Quỹ MDTF giai đoạn II với một số thay đổi nhằm nâng cao quyền tự chủ của Chính phủ và hiệu quả của Quỹ đã được xây dựng và dự kiến triển khai vào đầu năm 2009.

• Lĩnh vực quản lý chi: Dự án Cải cách Quản lý tài chính công (vay vốn của WB) tiếp tục được thực hiện đúng tiến độ. Cấu phần I đã cơ bản hoàn thành giai đoạn phân tích và xây dựng quy trình nghiệp vụ, chế độ kế toán ngân sách và hoạt động kho bạc và thiết kế hệ thống TABMIS. Cấu phần II đã hoàn thành việc thí điểm lập kế hoạch tài chính trung hạn và chi tiêu trung hạn (MTFF và MTEF) ở các đơn vị thí điểm và bước đầu đã cho kết quả khả quan trong công tác dự báo nguồn lực tài chính công trong trung hạn và trong công tác quản lý tài chính – ngân sách. Hợp phần II - Nền tài chính công thuộc Chương trình cải cách kinh tế vĩ mô do GTZ - Đức và Dự án Chia Sẻ của Sida - Thụy Điển tài trợ tiếp tục hỗ trợ việc sửa đổi, bổ sung Luật NSNN.

• Lĩnh vực quản lý thu: Kế hoạch thực hiện chi tiết cho các chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 đã được Chính phủ phê duyệt và đã triển khai thực hiện từ năm 2005. Sau thời gian chuẩn bị Dự án Hiện đại hoá quản lý thuế (vay vốn của WB) đã bắt đầu đi vào thực hiện. Bên cạnh đó, dự án cải cách quản lý hành chính thuế của JICA - Nhật Bản đã thực hiện thành công Giai đoạn I và bước đầu triển khai Giai đoạn II. Dự án Quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan khu vực sông Mê Kông của JICA- Nhật Bản và dự án Xây dựng mô hình kinh tế lượng, phân tích đánh giá tác động của Luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam do Đan Mạch tài trợ đã triển khai và đang trong giai đoạn hoàn tất. Dự án Hiện đại hoá hải quan (vay vốn WB) bước sang năm thứ 3 thực hiện tuy còn một số khó khăn nhất định trong triển khai nhưng bước đầu đã đạt được kết quả khả quan. Ngoài ra, 02 dự án của HTKT của Nhật

Page 98:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

95

Bản – JICA là “Tăng cường kiểm tra hải quan tại các cảng biển chính của Việt Nam” và dự án “Tăng cường hệ thống đào tạo nhằm nâng cao năng lực cán bộ hải quan cửa khẩu của Hải quan Việt Nam” đang được Bộ Tài chính gấp rút hoàn tất thủ tục phê duyệt và đi vào hoạt động. IMF tiếp tục có các hỗ trợ về chuyên gia tư vấn trong việc xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân và thành lập Cơ quan quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp lớn.

• Quản lý nợ Chính phủ: Với mục tiêu quản lý nợ thống nhất, hiệu quả, bảo đảm an toàn nợ và an ninh tài chính quốc gia. Dự án Cải cách Quản lý tài chính công - Cấu phần III đã hỗ trợ Bộ Tài chính xây dựng đề án quản lý nợ công và dự thảo Luật quản lý nợ công. Ngoài ra, khoản HTKT của ADB đang được triển khai cho lĩnh vực này nhằm thực hiện mục tiêu phân cấp quản lý tài chính đối với nguồn vốn ODA.

• Lĩnh vực quản lý doanh nghiệp: tiếp tục nhận được HTKT của ADB về cải cách doanh nghiệp nhà nước và chính sách trợ cấp theo cam kết WTO thông qua dự án “HTKT chuẩn bị cho dự án cải cách doanh nghiệp nhà nước và hỗ trợ quản trị công ty“ và dự án “Hậu WTO“.

• Lĩnh vực quản lý công sản: Đã được hỗ trợ từ Chính phủ Australia thông qua dự án Hỗ trợ xây dựng xây dựng và ban hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Hoàn thiện hệ thống pháp lý về quản lý tài sản nhà nước đang là trọng tâm của các HTKT. Kết quả chủ yếu đạt được trong lĩnh vực này được thể hiện qua việc Quốc hội thông qua Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ngày 03/6/2008; Chính phủ ban hành qui định về công khai việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ngày 27/8/2008 và hệ thống các văn bản quy định chi tiết Luật đang được hoàn thiện để ban hành.

• Quản lý giá: Với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ thông qua Quỹ MDTF, hệ thống chính sách về thẩm định giá ở Việt Nam đã dần được hoàn thiện và đi vào áp dụng, việc đào tạo nhân sự thẩm định giá đặc biệt được chú trọng. Khoản HTKT của các nhà tài trợ (AusAID, Bộ Ngoại giao Đan Mạch và Bộ Hợp tác phát triển Hà Lan) đang hỗ trợ Bộ Tài chính trong việc xây dựng và ban hành khung giá nước sạch nông thôn.

• Tiếp tục thực hiện các khuyến nghị của Đánh giá chi tiêu công 2004: Chất lượng và hiệu quả các khuyến nghị ngày càng được nâng cao nhờ có sự điều phối hiệu quả của Tổ công tác thực hiện khuyến nghị và được cập nhật thường xuyên cho các bên liên quan.

• Xây dựng chính sách: Tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của UNDP thông qua dự án VIE/03/010 và trên cơ sở kết quả đạt được của án của dự án này, UNDP đã tiếp tục hỗ trợ Bộ Tài chính dự án Hỗ trợ phân tích chính sách tài chính. Nhóm tư vấn chính sách của Bộ Tài chính vẫn tiếp tục hoạt động một cách hiệu quả.

• Các lĩnh vực khác (đào tạo, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, thị trường chứng khoán, chính sách tài chính, nâng cao năng lực về quản lý tài khoá...): tiếp tục triển khai các HTKT của các nhà tài trợ như Luxembourg, Thuỵ Sĩ, AFD, Quĩ FIRST của WB và các hợp tác về lĩnh vực thuế và bảo hiểm với Bộ Tài chính Mỹ: nhằm nâng cao năng lực cán bộ thông qua các hình thức hỗ trợ tư vấn, đào tạo, hội thảo, tập huấn và nghiên cứu theo chuyên đề. Đặc biệt Dự án ETV2 do EC tài trợ vẫn đang được tích cực triển khai và đã mang lại các kết quả khả quan.

Page 99:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

96

• Một số dự án, chương trình hợp tác song phương mới được ký kết và đi vào hoạt động: Chương trình hợp tác giữa Tổng cục Thuế và Công ty Tài chính quốc tế (IFC) về đơn giản hoá các thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế; Chương trình hợp tác giữa Bộ Tài chính và ADETEF về 04 lĩnh vực Hải quan, Thuế, Kho Bạc và Thanh tra tài chính...

III. Những kết quả của quan hệ đối tác trong lĩnh vực tài chính công:

1. Quản lý chi ngân sách: tiếp tục triển khai xây dựng sửa đổi, bổ sung Luật NSNN theo hướng: cải cách hệ thống ngân sách vẫn đảm bảo tính thống nhất, tăng cường phân cấp quản lý ngân sách, mức bội chi và phương pháp tính bội chi, quy định về nợ của Chính phủ, trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị trong việc thực hiện khuôn khổ chi tiêu và tài chính trung hạn, lập và chấp hành ngân sách chú trong tới kết quả đầu ra, tăng cường công khai ngân sách, đổi mới công tác giám sát, kiểm tra và đánh giá kết quả quản lý và thực hiện ngân sách. Các khuyến nghị của Báo cáo đánh giá chi tiêu công 2004 tiếp tục được triển khai thực hiện. Báo cáo đánh giá trách nhiệm tài chính quốc gia của Việt Nam 2007 đã được Bộ Tài chính, WB và các nhà tài trợ hoàn tất.

2. Quản lý thu ngân sách: tập trung triển khai Kế hoạch cải cách và hiện đại hóa hệ thống Thuế giai đoạn 2005-2010 và đã đạt kết quả tốt và đúng tiến độ đặt ra, tạo tiền đề để triển khai các hoạt động cải cách và hiện đại hoá trong các năm tiếp theo. Các kết quả đạt được trong công tác thí điểm thực hiện cơ sở sản xuất kinh doanh tự kê khai, tự nộp thuế và kết quả đạt được theo từng Chương trình cải cách. Đối với lĩnh vực hải quan đã đạt được một số mục tiêu ban đầu đề ra trong 5 chương trình của “Kế hoạch cải cách phát triển và hiện đại hóa Hải quan giai đoạn 2004-2006”, bao gồm: cải cách thể chế; bộ máy; công tác đào tạo; hiện đại hóa Công nghệ thông tin và trang thiết bị nghiệp vụ; hiện đại hóa cơ sở vật chất. Tổ chức triển khai “Kế hoạch cải cách phát triển Hiện đại hoá Hải quan giai đoạn 2008-2010”, bao gồm: cải cách thủ tục hải quan; nâng cao hiệu quả công tác quản lý hải quan; hiện đại hoá cơ sở vật chất và ứng dụng Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan; cải cách tổ chức bộ máy quản lý và phát triển nguồn nhân lực.

3. Quản lý nợ: Đã có các quy định pháp lý cấp Nghị định Chính phủ và các thông tư cấp Bộ cần thiết quy định về công khai tài chính, ngân sách và nợ công, từng bước cải thiện tính công khai minh bạch thông tin về nợ công (xuất bản bản tin về nợ nước ngoài). Đặc biệt dự thảo Luật quản lý nợ công đã được Bộ Tài chính trình Chính phủ và Quốc hội cho ý kiến trong Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XII năm 2008 và sẽ được thông qua vào Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XII năm 2009. Đề án quản lý nợ công mới được xây dựng là một bước tiến quan trọng trong cải cách quản lý nợ, nhằm thống nhất công tác quản lý nợ công (bao gồm cả nợ trong nước, nợ ngoài nước và các khoản bảo lãnh Chính phủ) và hoàn thiện khung pháp lý các hoạt động liên quan.

4. Giám sát thị trường tài chính và phát triển thị trường trái phiếu: tập trung xây dựng đề án Giám sát thị trường tài chính thống nhất thông qua một cơ quan giám sát của Chính phủ (Uỷ ban Chứng khoán nhà nước), đẩy mạnh thị trường trái phiếu thông qua phát hành trái phiếu lô lớn, triển khai thị trường trái phiếu chuyên biệt, theo đó Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội được giao nhiệm vụ tổ chức giao dịch.

Page 100:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

97

5. Đổi mới quản lý tài chính doanh nghiệp: Cơ chế tài chính doanh nghiệp đã từng bước hoàn thiện phù hợp với kinh tế thị trường, phương thức quản lý tài chính của Nhà nước đối với phần vốn và tài sản của Nhà nước tại DNNN đã được đổi mới, hệ thống chính sách tài chính về sắp xếp doanh nghiệp đã được hình thành tương đối đồng bộ. Dự thảo thảo Nghị định mới về quản lý tài chính đối với công ty nhà nước và phần vốn nhà nước đầu tưvào doanh nghiệp khác đã được Bộ Tài chính đệ trình Chính phủ.

6. Quản lý tài sản công: Đã hệ thống hóa, rà soát, phân loại, quản lý được tài sản công tại khu vực hành chính, sự nghiệp trên toàn quốc, bước đầu hình thành được một cách có hệ thống các chính sách và khuôn khổ pháp lý cần thiết để quản lý tài sản công. Một số bộ luật đã được ban hành và áp dụng như Luật Đất đai, Luật Đấu thầu... các chế độ, định mức và các văn bản hướng dẫn quản lý, sử dụng tài sản công tại các khu vực hành chính và sự nghiệp đã được cải thiện một bước.

7. Quản lý giá: Đã hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, phát triển hệ thống thẩm định giá tài sản phù hợp với hệ thống chuẩn mực ASEAN và quốc tế; đã xây dựng và dự kiến trong tháng 12/2008 ban hành thêm 06 tiêu chuẩn thẩm định giá tài sản. Đã dự thảo thông tư bổ sung sửa đổi về thẩm quyền và phương pháp xác định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp, cụm dân cư, nông thôn. Thực hiện cơ chế giá thị trường có sự quản lý của nhà nước đối với giá các sản phẩm xăng dầu.

IV. Một số nội dung chủ yếu sẽ tập trung triển khai trong thời gian tới trong lĩnh vực quản lý tài chính công:

Các hoạt động cải cách trong lĩnh vực quản lý quản lý tài chính công sẽ tập trung thực hiện theo từng cấu phần đã được nêu trong Tài liệu Duy Nhất:

1. Quản lý chi ngân sách: Thông qua sửa đổi, bổ sung Luật NSNN và ban hành các văn bản hướng dẫn dưới Luật có bổ sung những quy định về kế hoạch tài chính trung hạn, tăng cường phân cấp quản lý tài khoá và những bước đầu tiên thực hiện chính sách ngân sách định hướng kết quả, xác định thâm hụt ngân sách phù hợp thông lệ quốc tế và quy định giới hạn vay đối với cấp tỉnh. Tiếp tục triển khai các khuyến nghị của Báo cáo chi tiêu công. Nghiên cứu triển khai thí điểm đánh giá PEFA...

2. Quản lý thu ngân sách: Triển khai đồng bộ 2 dự án Hiện đại hoá Thuế và Hải quản (vay vốn WB) nhằm xây dựng hệ thống quản lý thuế đồng bộ, quy trình thủ tục hải quan được đơn giản, hài hoà và thống nhất theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tiên tiến. Đồng thời tiến hành nâng cấp hệ thống thu thuế và quản lý hải quan tiên tiến, hiện đại, nâng cao trình độ cán bộ để đáp ứng kịp tiến trình cải cách quản lý thu NSNN.

3. Quản lý nợ: triển khai thực hiện đề án quản lý nợ nhằm thống nhất đầu mối quản lý nợ công, đạt mục tiêu duy trì tài khóa bền vững, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia. Xây dựng phương pháp hiện đại về quản lý nợ công, bao gồm: (i) phương pháp ghi chép nợ tổng hợp; và (ii) phương pháp xác định, phân tích, xử lý và quản lý rủi ro tài khoá. Khi Luật quản lý nợ công được ban hành (trong năm 2009) sẽ triển khai ban hành các văn bản dưới Luật và tổ chức thực hiện Luật. Tiếp tục chuyển sang phương thức quản lý nợ chủ động, xây dựng chương trình quản lý nợ trung và dài hạn.

Page 101:  · Báo cáo Quan hệ Đối tác Việt nam 2008: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, DUY TRÌ TIỀM NĂN TĂNG TRƯỞNG Báo cáo không chính thức Hội Nghị Nhóm Tư vấn

98

4. Giám sát thị trường tài chính và phát triển thị trường trái phiếu: thực hiện việc Thống nhất việc quản lý, giám sát đối với thị trường tài chính ở Việt Nam, tạo ra cơ chế quản lý, giám sát và phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan trong quản lý, giám sát thị trường tài chính; nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý và giám sát thị trường tài chính; đảm bảo an toàn thị trường, bảo vệ nhà đầu tư, đảm bảo an ninh tài chính - tiền tệ quốc gia. Xây dựng lộ trình phát triển trái phiếu đến năm 2010, nâng cao Năng lực các định chế tài chính trung gian, đa dạng hoá các sản phẩm của thị trường trái phiếu, cải thiện việc phối hợp giữa thị trường trái phiếu với thị trường tiền tệ trong điều hành chính sách và kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả hơn, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

5. Đổi mới quản lý tài chính doanh nghiệp: xây dựng mô hình tối ưu về Quản lý vốn nhà nước tại DN kèm theo bộ cơ chế đồng bộ, hoàn chỉnh, phù hợp với thông lệ quốc tế trong điều kiện hội nhập WTO, thực hiện chung Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư (2005); Ban hành Luật sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào kinh doanh, đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN, cùng cố vai trò của SCIC trong việc thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn.

6. Quản lý tài sản công: Rà soát, hoàn thiện và hướng dẫn thực hiện khuôn khổ pháp lý cho quản lý tài sản công, thực hiện chế độ thẩm định kế hoạch đầu tư, mua sắm công, kể cả kế hoạch sửa chữa, nâng cấp tài sản công trong khu vực hành chính, sự nghiệp. Áp dụng cơ chế thị trường trong quan hệ, mua, bán, thuê, cho thuê liên doanh liên kết, thanh lý tài sản hoặc trong các giao dịch khác. Hiện đại hóa công nghệ, trang thiết bị, áp dụng công nghệ thông tin, xây dựng “kho” dữ liệu chung và thống nhất toàn quốc về tài sản công để cung cấp cho các cơ quan quản lý và công chúng; xây dựng phần mềm quản lý tài sản công.

7. Quản lý giá: Xây dựng Luật Quản lý giá (khởi động đầu năm 2009); Xây dựng các tiêu chuẩn thẩm định giá của Việt Nam phù hợp thông lệ quốc tế và tình hình thực tế của Việt Nam; Tiếp tục lộ trình thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước đối với một số sản phẩm và dịch vụ.

V. Các biện pháp tăng cường mối quan hệ đối tác:

Nhóm công tác của Bộ Tài chính chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động hợp tác quốc tế và triển khai quan hệ với cộng đồng các nhà tài trợ trong lĩnh vực quản lý tài chính công tiếp tục thực hiện nhiệm vụ và phát huy cơ chế hoạt động đã được áp dụng trong năm 2008, gồm có:

- Tăng cường trao đổi thông tin và đối thoại chính sách;

- Tăng cường điều phối các nguồn tài trợ nhằm nâng cao hiệu quả trong huy động và sử dụng các nguồn tài trợ.

- Đẩy mạnh sự tham gia của các đơn vị vụ cục liên quan trong Bộ Tài chính và các cơ quan của Chính phủ để nâng cao tính hiệu quả của diễn đàn.

- Duy trì thường xuyên 6 tháng/ lần họp nhóm.

Tiếp tục thúc đẩy và tạo điều kiện để triển khai việc trao đổi thông tin, đối thoại chính sách và xây dựng các chương trình, dự án hỗ trợ trong lĩnh vực quản lý tài chính công.