báo cáo tóm tắt - iseeisee.org.vn/content/home/library/civil-society/vai... · có sự hợp...

27
Vin nghiên cu xã hi kinh tế môi trường (iSEE) VUSTA-CARE Dán ENABLE Báo cáo tóm tt VÀI NÉT VCÁC TCHC VNGO HOT ĐỘNG TRONG LĨNH VC PHÁT TRIN NÔNG THÔN Hà Ni tháng 10 năm 2008

Upload: others

Post on 16-Feb-2020

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Viện nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường (iSEE)

VUSTA-CARE Dự án ENABLE

Báo cáo tóm tắt

VÀI NÉT VỀ CÁC TỔ CHỨC VNGO HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Hà Nội tháng 10 năm 2008

MỤC LỤC

Trang

Mục lục 2

Danh mục bảng 3

Danh mục biểu đồ 4

Lời nói đầu 5

1. Giới thiệu chung 6

2. Phương pháp nghiên cứu 6

3. Kết quả nghiên cứu 6

3.1 Nhân lực của VNGO 6

3.2 Giám đốc của VNGO 9

3.3 Lĩnh vực hoạt động chuyên môn của các VNGO 10

3.4 Hình thức hoạt động của VNGO 11

3.5 Các phương pháp triển khai dự án 13

3.6 Nguồn tài chính 13

3.7 Hoạt động thông tin 14

3.8 Tập huấn 16

3.9 Hoạt động mạng lưới 17

3.10 Hoạt động chính sách 20

3.11 Các khó khăn gặp phải của VNGO 21

4. Kết luận và kiến nghị 23

Phụ lục 1: danh sách các tổ chức tham gia nghiên cứu 25

2

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 1: Giới của nhân viên các tổ chức phi chính phủ, tính theo

tuổi tổ chức 7

Bảng 2: Trình độ nhân viên VNGO tách theo tuổi tổ chức 8

Bảng 3: lĩnh vực hoạt động của các tổ chức VNGO 11

Bảng 4: Hình thức hoạt động của VNGO 12

Bảng 5: Tỉ lệ áp dụng các phương pháp khác nhau 13

Bảng 6: Nguồn thu của các tổ chức VNGO tách theo địa bàn 13

Bảng 7: Mục đích ẩn phẩm thông tin tách theo địa bàn 14

Bảng 8: Đối tượng chia sẻ thông tin của các tổ chức VNGO 15

Bảng 9: Loại thông tin cho là cần thiết được chia sẻ 15

Bảng 10: Ưu tiên tập huấn của các năm 2007, 2008 và 2009 17

Bảng 11: Hình thức hoạt động mạng lưới được cho là hiệu quả 19

Bảng 12: Nhu cầu tập huấn của các tổ chức tham gia trả lời phỏng

vấn. 21

Bảng 13: Các khó khăn VNGO gặp phải 22

3

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 1: Trình độ của nhân viên VNGO 7

Biểu đồ 2: Trình độ của nhân viên VNGO tách theo giới 8

Biểu đồ 3: Tuổi của nhân viên VNGO 9

Biểu đồ 4: Tuổi của nhân viên VNGO tách theo giới 9

Biểu đồ 5: Tuổi của giám đốc 10

Biểu đồ 6: Số hình thức hoạt động của VNGO 12

Biểu đồ 7: Số nguồn thu khác nhau của các tổ chức tham gia nghiên cứu 14

Biểu đồ 8: Đánh giá hiệu quả hoạt động mạng lưới 18

4

Lời nói đầu Báo cáo này dựa trên kết quả phỏng vấn 51 tổ chức phi chính phủ Việt Nam (VNGO) hoạt động trong lĩnh vực phát triển nông thôn. Việc thu thập thông tin do nhóm cán bộ của dự án ENABLE thuộc tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp tiến hành. Phần phân tích thông tin và viết báo cáo do Viện nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường (iSEE) thực hiện. Tuy nhiên, mọi phân tích và ý kiến trong báo cáo này phản ánh quan điểm cá nhân của nhóm tác giả chứ không phải của tổ chức CARE quốc tế, VUSTA hoặc iSEE.

Chúng tôi xin chân thành cám ơn nhóm cán bộ của dự án ENABLE đã cung cấp thông tin và hỗ trợ cho chúng tôi trong suốt quá trình phân tích và viết báo cáo. Nếu không có sự hợp tác của họ chắc chắn báo cáo này sẽ không được thực hiện. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp đã góp ý để chúng tôi có thể hoàn thành báo cáo này.

Vì báo cáo chỉ dựa trên kết quả phỏng vấn một nhóm các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực phát triển nông thôn nên không thể đại diện cho toàn bộ cộng đồng VNGO ở Việt Nam. Bên cạnh đó, do còn nhiều hạn chế trong suốt quá trình nghiên cứu nên báo cáo chắc chắn còn nhiều thiếu xót. Mọi góp ý và nhận xét xin được gửi về cho nhóm tác giả theo địa chỉ [email protected]. Xin chân thành cảm ơn.

Nhóm tác giả:

Lê Quang Bình

Lê Nguyễn Thu Thuỷ

Nguyễn Văn Tùng

5

1. Giới thiệu chung

Dự án Nâng cao Hiệu quả Hợp tác và Học hỏi của các Tổ chức Phi Chính phủ Việt Nam (ENABLE) được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam (VNGO) về nâng cao năng lực phát triển và quản lý dự án thông qua việc tạo cơ hội cho các tổ chức này tiếp cận tốt hơn với các nguồn thông tin, tham gia các khóa đào tạo nâng cao năng lực phù hợp, cải thiện cơ chế hoạt động phối hợp giữa các tổ chức cũng như tham gia đóng góp ý kiến về chính sách. Dự án ENABLE được tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp thực hiện.

Để tiến hành thu thập các thông tin cơ bản phục vụ cho việc xác định các nhu cầu và ưu tiên của các VNGO, ban quản lý Dự án đã tiến hành khảo sát, đánh giá nhu cầu nâng cao năng lực của 51 VNGO vào tháng Bảy và tháng Tám năm 2007. VNGO được chọn thuộc hai nhóm đối tượng là Liên hiệp hội các tỉnh/thành phố và các tổ chức phi chính phủ Việt Nam thuộc và không thuộc VUSTA.

Mục đích của ENABLE khi tiến hành nghiên cứu là để tìm hiểu nhu cầu nâng cao năng lực, nhu cầu hợp tác giữa các tổ chức VNGO thông qua các hình thức chia sẻ thông tin, hoạt động nhóm/ mạng lưới. Tuy nhiên, trong bảng hỏi có nhiều thông tin hữu ích vì vậy Viện nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường (iSEE) đã hợp tác với dự án ENABLE phân tích nhằm cung cấp thêm một số hiểu biết về các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam. Cần lưu ý rằng mẫu nghiên cứu chỉ bao gồm các tổ chức hoạt động về phát triển nông thôn, sinh kế, nông lâm nghiệp và an toàn lương thực. Vì vậy kết quả nghiên cứu chỉ đại diện cho một nhóm các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam.

2. Phương pháp nghiên cứu Bảng hỏi được sử dụng để thu thập thông tin từ các tổ chức. Các giám đốc được phỏng vấn trực tiếp bởi nhân viên dự án ENABLE hoặc gián tiếp thông qua việc tự điền vào bảng hỏi rồi gửi về dự án qua đường email. Cụ thể nghiên cứu đã phỏng vấn 16 VNGO trong hệ thống VUSTA và 35 VNGO ngoài hệ thống VUSTA. Nếu phân theo địa bàn thì có 38 tổ chức ở Hà Nội và 13 tổ chức có trụ sở đặt tại 5 tỉnh Yên Bái, Hòa Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Thanh Hóa. Danh mục các tổ chức tham gia nghiên cứu được đính kèm trong phụ lục 1.

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Nhân lực của VNGO

Các VNGO tham gia nghiên cứu nhìn chung có quy mô nhỏ, trung bình mỗi tổ chức có 8,35 nhân viên. Tổ chức có số nhân viên nhiều nhất là 22 (Trung tâm công nghệ sinh học Thanh Hoá) và có ba tổ chức chỉ có 3 người là Trung tâm tư vấn pháp luật, Trung tâm thông tin KHCN và dịch thuật Thanh Hoá, và PUSTA Thái Nguyên. Tuy số nhân viên ít nhưng không phải tất cả họ đều làm toàn thời gian. Theo kết quả điều tra, chỉ có khoảng 76% nhân viên làm toàn thời gian, còn lại 24% là làm bán thời gian. Tỉ lệ nhân viên làm toàn thời gian của các tổ chức ở Hà Nội cao hơn ( 85%) so với các tổ chức không có văn phòng ở Hà Nội (57%).

6

Trung bình, số nhân viên nam chiếm 55% và nữ là 45%. Các tổ chức đóng văn phòng ở Hà Nội có số nhân viên nữ nhiều hơn nhân viên nam, tương ứng là 53% và 47%. Ngược lại, các tổ chức không phải ở Hà Nội có số nhân viên nam cao hơn nhiều và chiếm tới 64% tổng số nhân viên. Nếu tính theo tuổi của tổ chức thì những tổ chức còn trẻ (1-5 tuổi) có tỉ lệ nhân viên nữ cao hơn hẳn nhân viên nam. Ngược lại, những tổ chức có tuổi đời cao hơn thì tỉ lệ nhân viên nữ lại ít hơn như trình bày ở bảng dưới đây.

Bảng 1: Giới của nhân viên các tổ chức phi chính phủ, tính theo tuổi tổ chức

Tuổi đời tổ chức Từ 1 đến 5 Từ 6 đến 10 Từ 11 đến 15 Từ 16 trở lên

Giới tính

Tần suất

Phần trăm

Tần suất

Phần trăm

Tần suất

Phần trăm

Tần suất

Phần trăm

Nam 40 44% 40 57% 22 61% 25 71%

Nữ 50 56% 30 43% 14 39% 10 29%

Tổng số 90 100% 70 100% 36 100% 35 100%

Nhân viên của các VNGO có chuyên môn rất đa dạng. Theo nghiên cứu, họ có 40 chuyên ngành khác nhau từ ngành bảo tàng đến cơ khí, y học đến tài chính, triết học đến xây dựng. Tuy nhiên, các ngành chiếm tỉ lệ cao nhất là nông nghiệp (28%), Kinh tế (10%), luật (10%) và xã hội học (7%). Có lẽ do đây là các tổ chức làm về vấn đề nông nghiệp, phát triển cộng đồng và an ninh lương thực nên số nhân viên học về nông nghiệp khá lớn. Nhân viên của VNGO có trình độ khá cao như được trình bày trong biểu đồ dưới đây.

Biểu đồ 1: trình độ của nhân viên VNGO

33%

62%

5%

Trung cấp, cao đẳng

Có bằng đại học

Có bằng sau đại học

7

Theo kết quả nghiên cứu, 62% nhân viên có bằng đại học và 33% nhân viên có trình độ sau đại học. Hầu như không có sự khác biệt về trình độ của nhân viên giữa các tổ chức ở Hà Nội và tổ chức ở các tỉnh nghiên cứu. Nếu tách theo giới, tỉ lệ nhân viên nam có trình độ sau đại học cao hơn hẳn nhân viên nữ như biểu đồ dưới đây.

Biểu đồ 2: Trình độ của nhân viên VNGO tách theo giới

4%5%

40%

55%

72%

24%

0.00%

10.00%

20.00%

30.00%

40.00%

50.00%

60.00%

70.00%

80.00%

Trung cấp, cao đẳng Có bằng đại học Có bằng sau đại học

NamNữ

Điều này cũng tương tự cho độ tuổi của tổ chức. Khi tổ chức càng tồn tại lâu thì tỉ lệ nhân viên có bằng sau đại học càng cao như được trình bày ở bảng 2 dưới đây.

Bảng 2: Trình độ nhân viên VNGO tách theo tuổi tổ chức

Tuổi của tổ chức Tuổi từ 1 đến

5 Tuổi từ 6 đến 10

Tuổi từ 11 đến 15 Tuổi trên 16 Trình độ

Tần suất

Phần trăm

Tần suất

Phần trăm

Tần suất

Phần trăm

Tần suất

Phần trăm

Trung cấp và cao đẳng 4 6% - - 3 12% 2 6%

Có bằng đại học 50 68% 34 69% 11 42% 15 44%

Có bằng sau đại học 19 26% 15 31% 12 46% 17 50%

Tổng số 73 100% 49 100

% 26 100% 34 100%

Tuổi của nhân viên VNGO tương đối trẻ như được trình bày trong biểu đồ 3 dưới đây. Theo kết quả nghiên cứu, khoảng 1/3 nhân viên có tuổi đời dưới 30, 1/3 có tuổi đời từ 30 đến 45. Chỉ có khoảng 8.5% nhân viên có tuổi đời lớn hơn 60. Như vậy, một số quan niệm là VNGO thường là tổ chức của các cán bộ về hưu lập lên để vui tuổi già là không đúng. Kết quả điều tra cho thấy đại đa số nhân viên của các VNGO nằm trong độ tuổi lao động sung sức hoặc còn rất trẻ. Một điều đáng lưu ý là độ tuổi trung bình

8

của nhân viên nữ thấp hơn độ tuổi trung bình của nhân viên nam như trình bày ở biều đồ 4. Có thể yếu tố tuổi cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ có trình độ sau đại học của nhân viên nữ. Tuy nhiên, điều này không kiểm chứng được mà chỉ là một suy đoán của nhóm nghiên cứu.

Biểu đồ 3: Tuổi của nhân viên VNGO

34%

32%

25%

9%

Dưới 30

Từ 30 đến 45

Từ 45 đến 60

Trên 60

Biểu đồ 4: Tuổi của nhân viên VNGO tách theo giới

29% 29% 30%

12%

43%

35%

18%

4%

0.00%

5.00%

10.00%

15.00%

20.00%

25.00%

30.00%

35.00%

40.00%

45.00%

50.00%

Dưới 30 Từ 30 đến 45 Từ 45 đến 60 Trên 60

NamNữ

3.2 Giám đốc của VNGO Trong 30 mẫu trả lời, 60% giám đốc là nam và 40% là nữ. Tỉ lệ giám đốc là nam và nữ là bằng nhau cho các tổ chức ở Hà Nội trong khi đó chỉ có 25% giám đốc của các tổ chức không ở Hà Nội là nữ. Chuyên môn của 30 giám đốc trả lời bảng hỏi cũng rất

9

đa dạng và có tổng cộng 14 chuyên ngành, trong đó nông nghiệp và kinh tế chiếm nhiều nhất, tương ứng là 27% và 14%. Không có giám đốc nào có bằng quản trị, quản lý hoặc tương đương. Theo nghiên cứu, 59% giám đốc có bằng sau đại học, 37% có bằng đại học và 4% có bằng trung cấp. Không có sự khác biệt về tuổi giữa giám đốc là nam và giám đốc là nữ. Tuy nhiên các giám đốc trẻ thường làm cho tổ chức có tuổi đời trẻ hơn.

Biểu đồ 5: Tuổi của giám đốc

4%

14%

61%

21%

Dưới 30

Từ 30 đến 45

Từ 45 đến 60

Trên 60

Như trình bày ở biều đồ 5, chỉ có 21% giám đốc có độ tuổi lớn hơn 60. Điều này một lần nữa khẳng định VNGO không phải là do cán bộ về hưu thành lập lên. 3.3 Lĩnh vực hoạt động chuyên môn của các VNGO Trung bình một tổ chức hoạt động trong 5,7 lĩnh vực khác nhau. Theo kết quả điều tra, 37 tổ chức có từ 1 đến 5 lĩnh vực hoạt động, 8 tổ chức tham gia vào 6 đến 10 lĩnh vực hoạt động và 6 tổ chức có từ 11 lĩnh vực hoạt động trở lên. 100% các tổ chức không ở Hà nội có số lĩnh vực hoạt động từ 1 đến 5 – rõ ràng là tập trung hơn so với các tổ chức ở Hà Nội. Khi xem xét quy mô của các tổ chức, trong tổng số 19 tổ chức có số nhân viên từ 3 đến 9 người, số lĩnh vực hoạt động trung bình là 5,7. Điều này chứng tỏ các tổ chức này tuy nhỏ về quy mô nhưng đang dàn trải vào quá nhiều hoạt động chuyên môn khác nhau. Rõ ràng, một tổ chức mà hoạt động từ sáu lĩnh vực trở lên có thể gặp khá nhiều khó khăn về năng lực kỹ thuật cũng như quản lý, đặc biệt khi họ chỉ có quy mô nhỏ. Có lẽ, chính việc không ổn định về kinh phí phải chạy theo các nguồn tài trợ khác nhau là một trong các nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng dàn trải về lĩnh vực hoạt động. Bên cạnh đó, việc thiếu một chiến lược rõ ràng để định hướng hoạt động cũng như tìm kiếm đối tác và các nhà tài trợ đã góp phần vào việc phân tán này.

10

Bảng 3: lĩnh vực hoạt động của các tổ chức VNGO

Lĩnh vực hoạt động Tần suất Phần trăm

Nông lâm nghiệp 25 49%

Nghiên cứu và áp dụng cộng nghệ 20 39%

Nâng cao năng lực 25 49%

Phát triển cộng đồng 31 61%

Phòng ngừa thiên tai 2 4%

Môi trường và bảo tồn 31 61%

Dân tộc và kiến thức bản địa 21 41%

HIV 15 29%

Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng 15 29%

Giáo dục và đào tạo 11 22%

Nước sạch và vệ sinh dịch tễ 10 20%

Dân chủ cơ sở và quản trị công 14 27%

Giới và gia đình 14 27%

Pháp luật 7 14%

Theo kết quả nghiên cứu trình bày ở bảng 3, lĩnh vực có nhiều tổ chức VNGO tham gia nhất là bảo vệ môi truờng, phát triển cộng đồng, nông lâm nghiệp và nâng cao năng lực. Tiếp đến là các hoạt động liên quan đến dân chủ cơ sở và quản trị công, hay giới và gia đình. Rất ít tổ chức tham gia vào các hoạt động liên quan đến pháp luật và phòng chống thiên tai. 3.4 Hình thức hoạt động của VNGO Các tổ chức VNGO cũng khá đa dạng trong hình thức hoạt động, từ nghiên cứu đến tư vấn, đào tạo đến thực hiện dự án phát triển cộng đồng. Các hình thức hoạt động và số hình thức hoạt động được trình bày ở bảng 4 và biểu đồ 6 dưới đây.

11

Bảng 4: Hình thức hoạt động của VNGO

Hình thức Số tổ chức Tỉ lệ

Nghiên cứu 40 82%

Tư vấn 39 80%

Đào tạo 37 76%

Thực hiện dự án PTCĐ, XĐNG 38 78%

Hình thức khác 15 31%

Biểu đồ 6: Số hình thức hoạt động của VNGO

6%

12%

29%37%

16%

12345

Theo kết quả nghiên cứu, khá nhiều VNGO đi làm nghiên cứu và tư vấn cho các tổ chức INGO và các nhà tài trợ quốc tế. Đây cũng là một trong các hoạt động tạo nguồn thu cho các VNGO. Nguồn thu này giúp họ có thêm kinh phí cho hoạt động của dự án cũng như chi trả các chi phí của văn phòng, thường là không đủ từ các nguồn tài trợ khác. Nếu các hoạt động tư vấn này phù hợp với chuyên môn và chiến lược của tổ chức thì bên cạnh việc tạo nguồn tài chính chủ động nó còn có ích cho hoạt động của tổ chức. Ngược lại, nếu không được quản lý tốt các hợp đồng tư vấn rất có thể làm ảnh hưởng đển công việc chính của họ do nguồn lực bị phân tán.

12

3.5 Các phương pháp triển khai dự án Các tổ chức VNGO áp dụng các phương pháp triển khai dự án khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là phương pháp PRA. Điều thú vị là có tới 52% tổ chức trả lời là có áp dụng phương pháp tiếp cận theo quyền và 64% tổ chức có lồng ghép giới trong hoạt động của họ. Nếu tách theo địa bàn tổ chức thì có 56% và 76% tổ chức ở Hà Nội áp dụng phương pháp tiếp cận theo quyền và lồng ghép giới; trong khi đó tỉ lệ này ở các tổ chức không ở Hà Nội chỉ là 40% và 20%.

Bảng 5: Tỉ lệ áp dụng các phương pháp khác nhau

Phương pháp Số tổ chức Tỉ lệ

Đánh giá nông thôn có sự tham gia 33 75%

Lập kế hoạch và phát triển thôn bản 23 52%

Phương pháp tiếp cận theo quyền 23 52%

Lồng ghép giới 28 64%

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu không đánh giá được mức độ áp dụng các phương pháp này đến đâu trong công việc của các VNGO. Mức độ có thể giao động từ việc giới thiệu các khái niệm trong tài liệu dự án đến lồng ghép vào hoạt động trên thực địa. Bên cạnh đó, các khái niệm có thể được hiểu khác nhau giữa các tổ chức khác nhau nên cần cẩn trọng khi xem xét kết quả này. 3.6 Nguồn tài chính Tài chính là một trong những vấn đề hay được nhắc đến nhất trong các trở ngại mà VNGO gặp phải. Theo kết quả nghiên cứu, 79% tổ chức được hỏi có nguồn tài trợ từ các dự án và tổ chức nước ngoài. Tiếp đến là từ các chương trình của nhà nước (36%) và dịch vụ nghiên cứu và đào tạo (31% và 27%). Tuy nhiên, tỉ lệ này là khác nhau giữa các tổ chức ở Hà Nội và các tổ chức không ở Hà Nội như được trình bày ở bảng 6 dưới đây.

Bảng 6: Nguồn thu của các tổ chức VNGO tách theo địa bàn

Địa bàn Nguồn thu Hà Nội Không ở HN Từ các chương trình, dự án của nhà nước 32% 45%

Từ các nhà tài trợ nước ngoài 90% 45%

Từ các dịch vụ nghiên cứu 35% 18%

Từ các dịch vụ đào tạo 27% 27%

Nguồn khác 9% 36%

13

Điều đáng lưu ý là sự đa dạng trong nguồn thu của các tổ chức tương đối thấp. Ví dụ có đến 45% tổ chức chỉ có một loại nguồn thu duy nhất, 26% có hai loại nguồn thu, 21% có ba loại nguồn thu và 7% còn lại có 4 loại nguồn thu như trình bày ở biểu đồ 7 dưới đây.

Biểu đồ 7: Số nguồn thu khác nhau của các tổ chức tham gia nghiên cứu

45%

26%

22%

7%

1234

Đáng tiếc là cuộc điều tra này không có được thông tin về tổng ngân sách và thu nhập từ từng nguồn cụ thể. Chính vì vậy không đánh giá được mức độ bền vững và độc lập về tài chính của các VNGO tham gia nghiên cứu này. 3.7 Hoạt động thông tin Thông tin được các tổ chức VNGO khá chú trọng và khoảng 50% tổ chức có cán bộ thông tin hoặc cán bộ làm công tác lưu trữ thư viện. Trong số 49 tổ chức trả lời thì có 39 tổ chức (71%) có ấn phẩm in và điện tử. Tỉ lệ này cao hơn ở các tổ chức ở Hà Nội (79%) so với các tổ chức không ở Hà Nội (54%). Các hoạt động thông tin nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau và được trình bày trong bảng 7 dưới đây.

Bảng 7: Mục đích ẩn phẩm thông tin tách theo địa bàn Hà Nội Ngoài Hà Nội Mục đích ấn phẩm Số tổ chức Tỉ lệ Số tổ chức Tỉ lệ

Phục vụ công việc nội bộ 16 57% 6 86%

Chia sẻ thông tin với bên ngoài 20 71% 2 29%

Vì nằm trong nội dung dự án 22 79% 2 29%

Quảng bá hình ảnh của tổ chức 15 54% 2 29%

28 tổ chức ở HN và 7 không ở HN

Trung bình có 88% số tổ chức chia sẻ thông tin với các tổ chức khác và đa phần các tổ chức đều cho rằng việc chia sẻ thông tin là cần thiết. Tuy nhiên, đối tượng chia sẻ

14

thông tin là khác nhau. Ví dụ, việc chia sẻ thông tin với các tổ chức VNGO và INGO là nhiều nhất, trong khi đó việc chia sẻ thông tin với chính phủ là ít nhất như được trình bày trong bảng 8 dưới đây.

Bảng 8: Đối tượng chia sẻ thông tin của các tổ chức VNGO

Địa bàn Tổ chức chia sẻ thông tin Hà Nội Không ở Hà Nội Tổ chức PCP Việt Nam khác 80% 70%

VUSTA 76% 50%

Cơ quan của chính phủ 59% 30%

Tổ chức cộng đồng 65% 50%

Tổ chức phi chính phủ quốc tế 82% 30%

Các nhà tài trợ quốc tế 74% 20%

Chính quyền địa phương 76% 60%

Khác 15% 60%

Trong các loại thông tin khác nhau, các chương trình tài trợ và các nguồn tài trợ được quan tâm nhất. Bên cạnh đó tập huấn, hội thảo và các chương trình dự án của nhà nước cũng là loại thông tin được chú ý như trình bày ở bảng 9.

Bảng 9: Loại thông tin cho là cần thiết được chia sẻ

Loại thông tin Tần suất Các chương trình dự án của nhà nước 15

Thông tin pháp lý liên quan đến hoạt động của NGOs/CBOs 10

Các chương trình hội thảo 15

Các chương trình tập huấn trong phát triển 16

Chuyên gia tư vấn 10

Các chương trình tài trợ và các nhà tài trợ 23

Tin về hoạt động của VNGOs 3

Thông tin về các tổ chức INGOs 5

Hình thức đưa tin được ưu chuộng nhất là internet và bản tin (95%), sau đó là đĩa CD_ROM (89%). Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa các tổ chức ở Hà Nội và không ở Hà Nội về hình thức đưa tin dùng internet – 100% tổ chức ở HN cho là phù hợp trong khi đó chỉ có 75% tổ chức không ở HN cho là phù hợp. Hình thức nhận tin ưa chuộng nhất là email (87%), sau đó là bưu điện (72%) và cuối cùng là fax (28%).

15

Đa số các tổ chức đều sẵn sàng cung cấp thông tin miễn phí hoặc trao đổi (88%) và điều này không có sự khác biệt do địa bàn tổ chức đóng. Trong 42 tổ chức trả lời có 27 tổ chức có kinh phí cho hoạt động thông tin, chiếm 64%. Ngân sách trung bình cho hoạt động thông tin của một tổ chức là 20.500.000 đồng/năm. Tổ chức có kinh phí lớn nhất cho hoạt động thông tin phân bổ 100.000.000 đồng, tổ chức có ngân sách ít nhất là 3.500.000 đồng. 3.8 Tập huấn Các tổ chức VNGO nhìn chung rất quan tâm đến việc nâng cao năng lực cho nhân viên, đặc biệt kiến thức về phát triển cũng như các kỹ năng triển khai dự án. Theo kết quả phân tích, 59% VNGO trả lời đã từng cử cán bộ tham gia các khóa tập huấn do các cơ quan khác hoặc các dự án phát triển khác tổ chức. Các nội dung tập huấn được nhiều VNGO đề cập nhất là “Thiết kế và viết đề xuất dự án” và “Quản lý chu trình dự án”. Đồng thời, các nội dung liên quan đến quản lý và phát triển tổ chức, các kỹ năng mềm và vấn đề giới cũng được một số VNGO nêu ra. Điều này cũng phù hợp với công việc chủ yếu của cán bộ VNGO là quản lý dự án phát triển cộng đồng. Tuy nhu cầu tập huấn cho nhân viên của các VNGO rất cao nhưng nguồn ngân sách phục vụ cho việc nâng cao năng lực của nhân viên còn nhiều eo hẹp. Theo kết quả điều tra, đa số các tổ chức được hỏi chỉ có khả năng đóng góp từ 50.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Điều này hiện tại chưa ảnh hưởng đến cơ hội đi học của nhân viên VNGO vì đa số các khoá học về phát triển và các chương trình nâng cao năng lực cho khu vực xã hội dân sự đều miễn phí do được tài trợ bởi các dự án. Tuy nhiên, việc thiếu một chiến lược phát triển năng lực tổ chức và kế hoạch đào tạo cụ thể cho từng nhân viên có thể làm giảm tính hiệu quả của việc cử nhân viên đi học các khóa đào tạo (miễn phí). Về cách thức thiết kế khoá học, nhìn chung, các hình thức tập huấn được ưa chuộng là tập huấn tại hiện trường, chia sẻ kinh nghiệm hoặc thăm quan chéo. Đa số muốn tập huấn ngắn ngày, trung bình từ 3 đến 7 ngày một khoá. Rất ít người muốn học dài hơn vì công việc thường không cho phép. Khi tìm hiểu về nhu cầu tập huấn trong thời gian tới thì ưu tiên lớn nhất của các VNGO vẫn là Kỹ năng quản lý dự án (theo chu kỳ dự án) và Phương pháp làm việc và nghiên cứu. Mức độ ưu tiên theo năm ở đây được hiểu là tính thời sự/cấp thiết của nội dung đề nghị vào thời điểm được hỏi.

16

Bảng 10: Ưu tiên tập huấn của các năm 2007, 2008 và 2009

Số lượt yêu cầu ở các năm Nội dung tập huấn ưu tiên 2007 2008 2009 Tổng

Phân tích và vận động chính sách 5 4 4 13

Vận động tài trợ 3 0 0 3

Liên kết mạng lưới và làm việc theo nhóm 2 1 1 4

Viết đề xuất dự án 7 6 5 18

Kỹ năng quản lý dự án (theo chu kỳ dự án) 17 14 8 39

Phương pháp làm việc và nghiên cứu (PRA, etc.) 11 15 11 37

Giới 3 1 2 6

Kỹ năng viết báo cáo 5 2 3 10

Truyền thông và kỹ năng trình bày 6 5 0 11

Quản lý và phát triển tổ chức 2 7 1 10

Khác 10 19 13 42

Tổng 71 74 48 193

3.9 Hoạt động mạng lưới Hoạt động mạng lưới rất được đề cao. Theo kết quả điều tra có tới 96% tổ chức trả lời quan tâm đến hoạt động mạng lưới. Kết quả nghiên cứu này có thể bị ảnh hưởng bởi các tổ chức tham gia nghiên cứu đều là thành viên của mạng lưới CIFPEN. Khi được hỏi tại sao lại quan tâm đến hoạt động mạng lưới thì đa số cho rằng nó cần thiết cho công việc cũng như do nhu cầu học hỏi chia sẻ. Khi tham gia mạng lưới, mọi người muốn xây dựng được mối quan hệ với các tổ chức khác, chia sẻ thông tin và nâng cao năng lực cho nhân viên và cán bộ. Đây chính là các nhu cầu tự nhiên và nội tại của các tổ chức phục vụ cho các hoạt động dự án cũng như nhu cầu phát triển của mình. Mặc dù vậy, việc tham gia mạng lưới cũng có những khó khăn nhất định. Các cản trở hay được nhắc đến là không có thời gian và nhân lực, không có kinh phí hoặc thiếu cơ chế chia sẻ thông tin. Có sự khác biệt giữa các tổ chức ở Hà Nội và không ở Hà Nội. Có 46% tổ chức ở Hà nội cho việc không có thời gian và nhân lực là khó khăn khi tham gia mạng lưới, trong khi đó chỉ có 25% tổ chức không ở Hà Nội “tích” điểm này. Ngược lại, kinh phí và cơ chế hoạt động thì lại là khó khăn lớn của các tổ chức không ở Hà Nội (50% và 75%). Theo kết quả nghiên cứu có 48 nhóm và mạng lưới được liệt kê, trung bình một tổ chức tham gia 3,4 nhóm hoặc mạng lưới. Tổ chức tham gia ít nhất là 1 và nhiều nhất là 10 mạng lưới. Nhóm/mạng lưới có số tổ chức tham gia nhiều nhất là CIFPEN – Nhóm các tổ chức xã hội dân sự vì an ninh lương thực và giảm nghèo (12), Gencomnet - Mạng bình đẳng giới và phát triển cộng đồng (10), CDG –nhóm hợp tác phát triển (10), PPWG – nhóm công tác về sự tham gia của người dân (6).

17

Một điều đáng lưu ý là hoạt động của các mạng lưới này chưa được nhiều các tổ chức khác biết tới. Khi được hỏi về mong muốn có các mạng lưới nào để tham gia, nhiều tổ chức nêu các nhóm hoặc mạng lưới chuyên về nông nghiệp bền vững và quản lý tài nguyên thiên nhiên; nhóm làm việc về nghèo đói; bảo tồn đa dạng sinh học; dân chủ cơ sở hoặc dân tộc thiểu số và tri thức bản địa. Trên thực tế, các nhóm này đã tồn tại nhưng họ không biết. Chính vì vậy các mạng lưới nên khuyếch trương hoạt động của mình. Bên cạnh đó, việc thống kê và quảng bá những nhóm/mạng lưới đã tồn tại cần được thực hiện để giúp cho việc tham gia và mở rộng hoạt động mạng lưới của các tổ chức VNGO được tốt hơn. Tuy các tổ chức đều đề cao tầm quan trọng của hoạt động mạng lưới nhưng hiệu quả mang lại thì không phải tổ chức nào cũng hài lòng. Theo kết quả điều tra chỉ có 28% tổ chức được hỏi đánh giá hoạt động mạng lưới là hiệu quả như trình bày ở biểu đồ 8 dưới đây.

Biểu đồ 8: Đánh giá hiệu quả hoạt động mạng lưới

28%

52%

20%

Hiệu quả

Bình thường

Không hiệu quả

Có nhiều cách lý giải cho kết quả này. Cách thứ nhất là do hạn chế về nhân lực, kinh phí và thời gian nên các tổ chức không tham gia được thường xuyên và tích cực vào hoạt động mạng lưới. Bên cạnh đó, các mạng và nhóm vẫn chưa có cơ chế chia sẻ thông tin hiệu quả dẫn đến mục tiêu trao đổi và học hỏi kinh nghiệm bị hạn chế. Cách giải thích thứ hai là do hoạt động mạng lưới nằm trong yêu cầu của nhà tài trợ nên các VNGO phải tham gia. Chính vì vậy dù không có nhu cầu và mất thời gian nhưng VNGO vẫn tham gia một cách hình thức để báo cáo cho nhà tài trợ hoặc chỉ để cử nhân viên đi học. Cách lý giải thứ ba là VNGO thực sự có nhu cầu tham gia mạng lưới và các nhà tài trợ cũng muốn hỗ trợ họ liên kết với nhau. Tuy nhiên, do cách tổ chức và nội dung hoạt động chưa thực sự phù hợp, chưa xuất phát từ nhu cầu chiến lược của họ nên hoạt động mạng lưới chưa mang lại kết quả.

18

Để nâng cao hiệu quả hoạt động mạng lưới, các hình thức hoạt động đóng một vai trò quan trọng. Theo kết quả điều tra, các hoạt động có tính thực tiễn cao như tập huấn chung cho nhân viên về nội dung cùng quan tâm, họp chia sẻ kinh nghiệm, và thăm quan học hỏi được đánh giá cao nhất. Các hội họp thông thường, diễn đàn email hoặc internet và chia sẻ tài liệu được coi là kém hiệu quả nhất.

Bảng 11: Hình thức hoạt động mạng lưới được cho là hiệu quả

Hình thức Tần suất Phần trăm

Hội họp 14 39%

Diễn đàn qua email 11 31%

Nói chuyện chuyên đề 13 36%

Tham quan học hỏi 18 50%

Cùng viết và cùng làm dự án 16 44%

Diễn đàn trên mạng internet 9 25%

Họp chia sẻ kinh nghiệm 24 67%

Gửi tài liệu lên trang web chung của mạng 14 39%

Tập huấn về nội dung cùng quan tâm 23 64%

Kết quả nghiên cứu này nên được suy xét để định hướng cho họat động mạng ở Việt Nam. Rõ ràng các hoạt động cụ thể, mang lại lợi ích cho tổ chức thì được đánh giá rất cao và các tổ chức tham gia nhiệt tình. Do đó, hoạt động mạng lưới không nên bắt nguồn từ những ý tưởng cao xa, nhiều khi viển vông xa rời với lợi ích của các tổ chức. Ngược lại, nó nên bắt đầu từ những hoạt động cụ thể, xuất phát từ nhu cầu chung của các tổ chức. Chính quá trình cùng tham gia, cùng triển khai một vài hoạt động sẽ mang lại những ảnh hưởng và tính chất của mạng lưới mà một tổ chức hoạt động đơn lẻ không thể có được.

19

3.10 Hoạt động chính sách Số tổ chức đã từng tham gia vào hoạt động chính sách tương đối cao, chiếm 64% tổ chức trả lời. Các thành viên tham gia trong các vai trò khác nhau như trực tiếp vận động hoặc là thành viên của một liên minh vận động; tham gia nghiên cứu hoặc thu thập bằng chứng cho việc vận động. Theo kết quả nghiên cứu, 92% tổ chức đã từng tham gia vào hoạt động chính sách với vai trò là thành viên của một liên minh vận động. Bên cạnh đó khoảng 79% tổ chức tham gia vận động chính sách với vai trò nghiên cứu thu thập bằng chứng. Số tổ chức trực tiếp tổ chức hoạt động vận động chính sách thấp hơn nhiều, và chiếm khoảng 67%. Trên thực tế, khái niệm vận động chính sách được hiểu nhiều cách khác nhau. Có tổ chức coi việc góp bài viết gửi Quốc hội, hỗ trợ người dân các thủ tục cần thiết để gửi lên chính quyền, viết báo cáo, vận động từ mô hình thực tiễn, đóng góp ý kiến thông qua các hội thảo cũng là hoạt động vận động chính sách. Các tổ chức tham gia với tư cách là các tư vấn chuyên môn vấn đề vận động hoặc là giảng viên tập huấn kỹ năng vận động cũng coi là đã tham gia hoạt động vận động chính sách. Chủ đề vận động chính sách được các tổ chức quan tâm nhiều nhất là giới và bảo vệ môi trường, tương ứng là 68% và 60% số tổ chức trả lời. Tiếp đến là các chủ để về giáo dục, dân chủ và quản trị công, và tri thức bản địa đều có 48% tổ chức được hỏi quan tâm. Rõ ràng, đa số các chủ đều được quan tâm đều xoay quanh lĩnh vực phát triển cộng đồng. Có một sự đồng thuận tương đối cao là hoạt động vận động chính sách không hề dễ dàng. Theo kết quả điều tra, khó khăn được nhiều VNGO nhắc đến nhất là thiếu kinh phí (36%). Để vận động làm thay đổi một chính sách hay một quy định nào đó thì cần phải có những chương trình khá dài về mặt thời gian đồng nghĩa với việc tiêu tốn nhiều kinh phí. Do hạn hẹp về tài chính và nhiều khi không có dòng ngân sách riêng nên tham gia vào việc vận động chính sách không phải đơn giản đối với nhiều tổ chức. Khó khăn thứ hai hay được nhắc đến là thiếu kiến thức chuyên môn về vận động chính sách (29%). Bên cạnh đó, các VNGO thường thiếu kiến thức và uy tín, thiếu thời gian, không được các cơ quan liên quan ủng hộ. Điều đặc biệt là chính quyền và người dân coi VNGO như là cơ quan cung cấp dịch vụ nhiều hơn là vận động thay đổi chính sách. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng những hỗ trợ để các VNGO làm vận động chính sách không có nhiều. Theo kết quả điều tra, chỉ có 53% tổ chức đã từng tham gia tập huấn về vận động chính sách. Các khoá học về VĐCS chủ yếu do CARE, VUSTA, AAV, CDG cung cấp. Bên cạnh đó, có một số cơ hội tham gia vào đánh giá chính sách, xây dựng mạng lưới, vận động chính sách với chủ đề chuyên môn cụ thể và phản biện chính sách/xã hội. Các thông tin về vận động chính sách chủ yếu lấy qua các cuộc họp và hội thảo (65%), hoạt động mạng lưới (52%), và qua đồng nghiệp bạn bè (52%). Vì hoạt động vận động chính sách còn mới ở Việt Nam cũng như với các tổ chức VNGO nên nhu cầu tìm hiểu và học hỏi còn rất lớn. Nhu cầu tập huấn cụ thể được thể hiện trong bảng 12 dưới đây.

20

Bảng 12: Nhu cầu tập huấn của các tổ chức tham gia trả lời phỏng vấn.

Chủ đề Tần suất Phần trăm

Phương pháp nghiên cứu đánh giá 16 62%

Phân tích chính sách 18 69%

Kiến thức về vận động chính sách 20 77%

Xây dựng liên minh vận động 19 73%

Lập kế hoạch vận động chính sách 10 38%

Kỹ năng truyền thông 20 77%

Kỹ năng vận động hành lang 17 65%

Thư thỉnh cầu khuyến nghị 20 77%

Kỹ năng thương thuyết đàm phán 16 62%

Bên cạnh các khoá tập huận, các tổ chức cũng muốn được hỗ trợ khi họ tiến hành vận động chính sách. Hỗ trợ được đề cập nhiều nhất là chuyên môn liên quan đến vấn đề vận động (85%), sau đó là kinh phí (65%), kỹ thuật vận động và xây dựng liên minh vận động (62%). Trên thực tế, hoạt động chính sách rất đa dạng, phức tạp và đòi hỏi những kiến thức và kỹ năng đặc thù. Vì vậy, việc nâng cao năng lực cho một tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ để làm công việc vận động hành lang thường không hiệu quả. Điều này là do tôn chỉ mục đích, năng lực tổ chức và kỹ năng nhân viên đã được xây dựng phục vụ cho hoạt động ở cộng đồng. Do vậy, hoạt động mạng lưới rất quan trọng để tạo ra sự bổ trợ giữa các tổ chức khác nhau, đặc biệt trong bối cảnh các VNGO nhìn chung còn nhỏ về quy mô và trẻ về kinh nghiệm. Tuy nhiên, cần phải phân loại được các tổ chức theo tôn chỉ mục đích của họ. Từ đó, hỗ trợ cho các tổ chức muốn làm công tác phân tích và vận động chính sách kỹ năng phân tích và vận động chính sách, các tổ chức làm việc với cộng đồng các kỹ năng thu thập bằng chứng trên hiện trường. Mục đích chung sẽ kết nối họ với nhau trong chuỗi mạng lưới với sự chuyên biệt hoá và hợp tác hoá từ thực địa lên cấp hoạch định chính sách. 3.11 Các khó khăn gặp phải của VNGO VNGO là một phần của xã hội dân sự Việt Nam phát triển cùng với sự mở cửa của đất nước. Trong quá trình phát triển của mình, VNGO gặp rất nhiều khó khăn như trình bày trong bảng 13 dưới đây.

21

Bảng 13: các khó khăn VNGO gặp phải

Khó khăn Tần suất

Biến động về cán bộ 4

Năng lực của cán bộ yếu, đặc biệt về phát triển 21

Khó khăn về cơ sở vật chất trang thiết bị 9

Khó khăn về kinh phí và nguồn lực tài chính 28

Khó khăn về thủ tục hành chính với NGOs 6

Khó khăn trong quan hệ với đối tác chính quyền 7

Chia sẻ thông tin và hợp tác với VNGOs 3

Khác 7

Tổng 85

Theo kết quả nghiên cứu, khó khăn nổi trội nhất và được đề cập nhiều nhất là kinh phí hoạt động và nguồn lực tài chính. Các VNGO hiện tại hoạt động chủ yếu dựa vào tiền tài trợ của các tổ chức quốc tế cũng như nguồn tài trợ của nhà nước. Hầu như không có tổ chức VNGO nào độc lập về tài chính. Nhiều VNGO hoạt động cầm chừng, không xác định được chiến lược lâu dài của mình và hoạt động phụ thuộc vào chiến lược của nhà tài trợ. Hơn nữa, hệ thống luật pháp của Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh đặc biệt là việc miễn thuế cho tiền tài trợ của doanh nghiệp và cá nhân trong nước cho hoạt động phát triển và cơ chế quyên góp tiền (fundraise) cho VNGO. Chính điều này đã cản trở khả năng của các VNGO có các nguồn tài chính độc lập và bền vững. Khó khăn thứ hai cũng không kém phần quan trọng là nhân lực. Tuy nhân lực của VNGO có trình độ khá cao nhưng nhiều khi chưa đáp ứng được đòi hỏi của công việc phát triển. Các công việc VNGO đang làm thường không có nguồn đào tạo ở Việt Nam. Bên cạnh đó, do phải cạnh tranh với các tổ chức INGO và các nhà tài trợ quốc tế cũng như khối doanh nghiệp, nên VNGO rất khó tuyển hoặc giữ được người giỏi và phù hợp. Nhiều nhà tài trợ coi VNGO như là một nhà thầu phụ chi phí thấp nên đưa ra những quy định tài chính không cho phép VNGO trả lương cạnh tranh cho nhân viên để họ có thể thu hút và giữ chân được nhiều người tài. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc của VNGO, đặc biệt là việc nghiên cứu, vận động chính sách và truyền thông thay đổi hành vi. Đây chính là một trong những cản trở lớn nhất cho việc thực thi sứ mệnh của VNGO. Bên cạnh đó, do nhận thức của xã hội và quan chức chính quyền các cấp về vai trò và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ còn hạn chế nên VNGO gặp rất nhiều khó khăn trong quan hệ với chính quyền địa phương. Một số đối tác đã từng làm việc với các INGO và các nhà tài trợ quốc tế có hiểu biết về các tổ chức phi chính phủ nhưng vẫn không muốn hợp tác với VNGO vì biết họ hạn hẹp về kinh phí. Bên cạnh đó, do xã hội chưa có nhiều hiểu biết về xã hội dân sự nên VNGO có thể có những khó khăn

22

trong việc tuyển người, truyền thông cũng như quyên góp nguồn lực trong xã hội. Thiếu sự hiểu biết và ủng hộ rộng rãi của người dân cũng có thể là nguyên nhân làm VNGO chưa có nhiều trọng lượng khi làm việc với chính quyền cũng như trong việc vận động thay đổi chính sách. Cuối cùng, do khung pháp lý chưa hoàn chỉnh và hiểu biết của chính quyền thấp nên các VNGO gặp vô vàn khó khăn về hành chính từ khi bắt đầu thành lập đến khi hoạt động. Việc đăng ký thường mất nhiều tháng hoặc cả năm mới hoàn thành. Hơn nữa, VNGO thường không được đăng ký độc lập nên thường phải đi qua một cơ quan “chủ quản” nào đó như hội khuyến học, VUSTA hoặc một cơ quan chuyên môn của nhà nước. Điều này càng làm cho VNGO có thêm phiền toái về thủ tục hành chính, khả năng làm việc độc lập dẫn đến hoạt động kém hiệu quả.

4. Kết luận và kiến nghị 4.1 Các tổ chức VNGO thường nhỏ về quy mô và có số nhân viên trung bình là 8,35. Tuy nhiên, một số tổ chức lại tham gia vào nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Chính điều này có thể gây ra những trở ngại về chuyên môn cũng như chất lượng công việc. Trong thời gian tới, các VNGO nên xây dựng cho mình những chiến lược phát triển tổ chức rõ ràng và tập trung vào một số lĩnh vực để có thể xây dựng năng lực tổ chức và kỹ năng chuyên môn cho nhân viên. Điều này có thể giúp họ làm tốt hơn công việc của mình, tạo uy tín trong cộng đồng, xã hội và chính quyền. 4.2 Nhân viên của VNGO trẻ và 95% trong số họ có bằng đại học và sau đại học. Điều này khẳng định VNGO không phải là do các cán bộ nhà nước nghỉ hưu lập lên và không phải là nơi cho các cán bộ hưu vui tuổi già và tăng thu nhập

4.3 Về tổng thể VNGO có số nhân viên nữ nhiều hơn số nhân viên nam, cụ thể là 10 điểm phần trăm. Tuy nhiên, nếu tách theo địa bàn thì các tổ chức ở Hà Nội có tỉ lệ nhân viên nữ cao hơn. Một điều cần lưu ý là tỉ lệ nhân viên nữ có xu hướng giảm khi tuổi của tổ chức tăng. Tỉ lệ nhân viên nữ có bằng sau đại học thấp hơn 16 điểm phần trăm so với nhân viên nam và tỉ lệ giám đốc là nam cao hơn 20 điểm phần trăm so với giám đốc nữ. Không có thông tin để đánh giá vấn đề giới trong các vị trí chủ chốt của VNGO. 4.4 Các VNGO chủ yếu dựa vào nguồn tài trợ của các tổ chức nước ngoài hoặc các dự án của nhà nước. Gần một nửa số tổ chức chỉ dựa vào duy nhất một loại thu nhập. Sự đơn điệu về loại thu nhập và phụ thuộc vào nguồn tài trợ bên ngoài làm VNGO rất khó đóng vai trò độc lập và gặp nhiều rủi ro trong hoạt động. 4.5 Hoạt động thông tin của VNGO rất phong phú tuy nhiên chưa tạo ra ảnh hưởng rõ ràng đặc biệt trong việc trao đổi kinh nghiệm, vận động chính sách và tạo dựng hình ảnh trong xã hội và các cơ quan chính phủ. Có lẽ, các tổ chức VNGO cần chú trọng hơn đến việc dùng thông tin và truyền thông phục vụ cho mục đích thay đổi của mình. 4.6 Hoạt động tập huấn cho nhân viên tuy được quan tâm nhưng chưa thực sự trở thành ưu tiên và có chiến lược phát triển tổ chức và cán bộ rõ ràng. Các VNGO nên xây dựng chiến lược này để định hướng tốt hơn việc tuyển dụng và đào tạo cán bộ.

23

4.7 Hoạt động mạng lưới tương đối nhiều về số lượng, trung bình mỗi tổ chức là thành viên của 3,4 nhóm/mạng lưới. Tuy nhiên, chỉ 28% tổ chức cho rằng hoạt động mạng lưới hiệu quả. Các khó khăn chính được đề cập là thiếu kinh phí và thời gian để tham gia cũng như một cơ chế để chia sẻ thông tin hiệu quả. Tuy nhiên, cũng có một số cách giải thích khác cho rằng hình thức và nội dung hoạt động mạng lưới chưa phù hợp với nhu cầu chiến lược và bản chất của các tổ chức thành viên.

4.8 Tỉ lệ các tổ chức đã từng tham gia hoạt động chính sách tương đối cao, 64% tổ chức được hỏi nói đã từng đóng các vai trò khác nhau trong vận động chính sách. Tuy nhiên, VNGO có nhiều khó khăn do thiếu chuyên môn, kỹ năng vận động, uy tín và đặc biệt là chưa được chính quyền và xã hội nhìn nhận đúng về vai trò của mình. Bên cạnh đó có một số tổ chức đang tham gia vào hoạt động vận động chính sách theo trào lưu vì có sự hỗ trợ của các nhà tài trợ. Chính vì vậy các hoạt động mạng lưới nên phân biệt rõ ràng bản chất và nhu cầu của các tổ chức để có những hỗ trợ hiệu quả và phù hợp.

4.9 Các VNGO gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, đặc biệt là nguồn tài chính, nhân sự, quan hệ với chính quyền và các thủ tục hành chính. Những khó khăn này yêu cầu cần phải có chính sách thuế rõ ràng để khuyến khích các nguồn tài trợ cho VNGO, cơ chế quyên góp (fundraise) tài chính từ xã hội, và khung pháp lý cho hoạt động của VNGO. Các khó khăn này cũng đòi hỏi các nhà tài trợ quốc tế có cái nhìn khác với VNGO đặc biệt trong những chính sách liên quan đến tài chính và chính sách hỗ trợ. Tạo điều kiện để VNGO có thể thu hút được người giỏi, độc lập và chủ động trong công việc của mình.

24

Phụ lục 1: danh sách các tổ chức tham gia nghiên cứu

STT

Tên tổ chức Địa chỉ Điện thoại Email Cơ quan ra quyết định thành lập

1 Trung tâm hỗ trợ nông dân tỉnh Hoà Bình

Số 1, đường Hai Bà Trưng, thành phố Hòa Binh

018 894 887 UBND tỉnh

2 Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Thanh Hoá

Số 17, đường Hạc Thành 037 385 3656 UBND tỉnh

3 Trung tâm nghiên cứu phát triển cộng đồng nông thôn

28 Phạm Tuấn Tài 04 793 0380 [email protected] Hội làm vườn Việt Nam

4 Trung tâm phát triển nông thôn bền vững

Số 6 ngõ 1, Lê Văn Hưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội

04 943 6678/6676 [email protected] Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam - VUSTA

5 Trung tâm đa dạng và an toàn sinh học

Nhà 76, hẻm 26/15, ngõ Thái Thịnh II, phường Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội

04 853 6908 [email protected] Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam - VUSTA

6 Trung tâm lâm nghiệp cộng đồng

28 phố Doãn Kế Thiện, phường Mại Dịch, Hà Nội

04 8348910 [email protected] CISDOMA

7 Trung tâm dịch vụ phát triển nông thôn

218, Đội cấn, Ba Đình, Hà Nội

04 7627 890 [email protected] Sở khoa học, công nghệ và Môi trường Hà Nội

8 Trung tâm Hỗ trợ các chương trình phát triển xã hội

Số 2, ngõ 45, Hào Nam, Hà Nội

04 512 1704 [email protected] Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam - VUSTA

9 Trung tâm dân số, môi trường và phát triển

Số 58, ngõ 162, Nguyễn Văn Cừ, Long Biên,Hà Nội

04 872 4509 [email protected] Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam - VUSTA

10 Lêin hiệp các hội khoa học kỹ thuật tỉnh Hoà Bình

107 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình

018 895 902 [email protected] UBND tỉnh

11 Trung tâm con người và thiên nhiên

Số 3,ngách 55,Trần Duy Hưng, Hà Nội

04 556 4001 [email protected] Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam - VUSTA

12 Trung tâm tư vấn pháp luật

60 Điện Biên, thành phố Hoà Bình

018 852 756 Hội Luật gia Hoà Bình

13 Trung tâm nghiên cứu hỗ trợ pháp lý

Phòng 209, nhà E1, 144 Xuân Thuỷ, Cầu giấy, Hà Nội

04 745 9229/9274 [email protected]

14 Trung tâm thông tin KHCN và dịch thuật Thanh Hoá

33 Lê Chân, phường Đông Thọ, Thanh Hoá

0373 710 093 Liên hiệp các hội KHKT Thanh Hoá

15 Hội Đông y Yên Bái 486 đường Yên Ninh, thành phố Yên Bái

029 866 898 [email protected] UBND tỉnh

16 Liên hiệp các hôi khoa học kỹ thuật tỉnh Yên Bái

Phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái

029 854 747 [email protected] UBND tỉnh

17 Trung tâm PTBV cộng đồng các dân tộc miền núi

Số 381 đường Đinh Tiên Hoàng,phường Yên Thịn, thành phố Yên Bái

029 851 198 [email protected] UBND tỉnh

25

18 Trung tâm môi trường tài nguyên miền núi

Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên

028 085 2893 [email protected] Bộ giáo dục và đào tạo

19 Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông lâm nghiệp miền núi phía bắc

Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên

028 085 1822 [email protected] Bộ giáo dục và đào tạo

20 Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Thái Nguyên

Số 513, đường Lường Ngọc Quyến, thành phố Thái Nguyên

0280 753 720 [email protected] UBND tỉnh

21 Trung tâm ứngg dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ Bắc Kạn

Số 3, đường Trường Chinh - Thị xã Bắc Kạn - Tỉnh Bắc Kạn

0281 870 351 [email protected] UBND tỉnh

22 Trung tâm công nghệ sinh học Thanh Hoá

Số 219, đường Bà Triệu, phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá

037 3960 805 Hội công nghệ sinh học

23 Trung tâm phát triển xã hội và môi trường bền vững

Phòng 610 - 611, số 59 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội

04 514 7686 [email protected] Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam - VUSTA

24 Trung tâm nghiên cứu và phát triển vùng cao

Số 803 toà nhà 11 tầng, nhõ 130 Đốc Ngữ, Ba Đình, Hà Nội

04 762 8316 / 04 762 8317

[email protected]

25 Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ

Phòng 609, B3, làng quốc tế Thăng Long, đường Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy, Hà Nội

04 756 9869 [email protected] Sở khoa học, công nghệ và Môi trường Hà Nội

26 Trung tâm nghiên cứu và phát triển dân số,xã hội và môi trường

Số 9,phố Nguyễn Đình Chiểu,Quận Hà Bà Trưng, Hà Nội

04 943 9852 [email protected] Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam - VUSTA

27 Trung tâm trợ giúp pháp lý - Hội luật gia Việt nam

Số 4 Nguyễn Thượng Hiền, Hai Bà Trưng, Hà Nội

04 942 7071 [email protected] Hội luật gia Việt Nam

28 Trung tâm vì sự phát triển bền vững miền núi

Số 4, ô chợ dừa, đống đa, Hà Nội

04 513 0487 [email protected] Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam - VUSTA

29 Trung tâm phát triển kinh tế-xã hội và môi trường cộng đồng

65D Tô Hiến Thành - Hà Nội

04 974 6356 [email protected] Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam - VUSTA

30 Trung tâm hỗ trợ Phát triển vì phụ nữ và trẻ em

Phòng 0610, toà nhà MOMOTA, 151A Nguyễn Đức Cảnh, Hà Nội

04 662 1132 [email protected] Hội khuyến học Việt Nam

31 Trung tâm phát triển cộng đồng bền vững

Phòng 103 và 204, nhà J, khách sạn La Thành - 218 Đội Cấn - Hà Nội

04 832 5229 [email protected] Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam - VUSTA

32 Trung tâm hỗ trợ trẻ em nghèo khuyết tật

69/3 Vạn bảo, Ba Đình, Hà Nội

04 278 113 Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam - VUSTA

33 Trung tâm thúc đẩy tiến bộ xã hội

40 Nguyễn Khánh Toàn, Hà Nội

093 573 5635 [email protected] Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam - VUSTA

34 Trung tâm hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững

Phòng 522, Nhà A1, NgọcKhánh, Ba Đình, Hà Nội

04 240 4141 [email protected] [email protected]

Bộ khoa học và công nghệ

35 Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền

Số 9 Vũ Hữu Lợi, Hà Nội 04 942 3043 [email protected] Hội công nghệ sinh học

36 Trung tâm ứng dụng công nghệ phát triển nông thôn

Số 46, ngõ 508 đường Láng, Đống Đa, Hà Nội

04 562 1297 [email protected] Viện nghiên cứu hỗ trợ phát triển nông thôn thuộc Hội Khoa học Đông nam á, Việt nam

26

37 Viện nghiên cứu phát triển xã hội

Phòng 192 VIMECO, đường Phạm Hùng, Hà Nội

04 782 0058 [email protected] Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam - VUSTA

38 Viện kinh tế sinh thái 51 Lạc trung, Hà nội 04 636 5619 [email protected] Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam - VUSTA

39 Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường

19 Lê Thánh Tông, Hà Nội

04 825 3526 [email protected] Đại học quốc gia Hà Nội

40 Trung tâm sức khoẻ công cộng và phát triển cộng đồng

Số 4, ngõ 33,Tân ấp, Phúc Xá,Ba Đình,Hà Nội

04 716 8808 Hội khoa học Tâm Lý Việt Nam

41 Viện tư vấn phát triển kinh tế xã hội nông thôn và miền núi

58 Nguyễn Khang,Cầu giấy, Hà Nội

04 784 3681 [email protected] Hội khoa học Đông Nam á Việt Nam

42 Trung tâm tư vấn hỗ trợ dự án phát triển nông thôn

512E3 Lê Thanh Nghị, Hà Nội

04 868 2440 [email protected]

43 Trung tâm tư vấn môi trường tài nguyên và giảm nghèo nông thôn

4A Yecxanh, Hà Nội 04 821 8451 [email protected] Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt nam

44 Trung tâm hỗ trợ giáo dục không chính qui và PTGĐ

187, Giảng Võ, Hà Nội 04 514 2366 [email protected] Hiệp hội UNESCO Việt Nam

45 Trung tâm hỗ trợ giáo dục và nâng cao năng lực cho phụ nữ

113D1 Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội

04 572 6789 [email protected] Hội khuyến học Việt Nam

46 Trung tâm phòng chống các bênh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS

90B, Ngõ Núi Trúc, Giang Văn Minh, Đống Đa, Hà Nội

05 736 5474 [email protected] Sở khoa học, công nghệ và Môi trường Hà Nội

47 Trung tâm phát triển cộng đồng bền vững

Số 321 phố Vọng,Hà Nội 04 628 1768 [email protected]

48 Trung tâm nghiên cứu sức khhoẻ cộng đồng và phát triển

100 Lò Đúc, Hà Nội 04 972 1452 [email protected] Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam - VUSTA

49 Trung tâm khoa học công nghệ môi trường và phát triển

33b An Trạch, quốc tử giám, đống đa, Hà Nội

04 7366 317 [email protected]

50 Trung tâm cơ điện nông nghiệp và ngành nghề nông thôn

Phòng 101, nhà D6, phường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

04 868 9889 [email protected]

51 Trung tâm hỗ trợ phát triển

Phòng 801, toà nhà Hacisco,15 ngõ 107, Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội

04 7730802 [email protected] Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam - VUSTA

27