bÁo cÁo tỰ ĐÁnh giÁ theo tiÊu chuẨn aun-qa

78
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG CHƯƠNG TRÌNH: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA BỘ MÔN PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Địa chỉ: Khoa Nông nghiệp – Tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học An Giang Số 18, Ung Văn Khiêm, phường Đông Xuyên, TP. Long Xuyên, An Giang Website: http://www.agu.edu.vn/?q=vi/homepage Năm học 2014 - 2015

Upload: others

Post on 09-Apr-2022

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

CHƯƠNG TRÌNH: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

BỘ MÔN PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Địa chỉ: Khoa Nông nghiệp – Tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học An Giang

Số 18, Ung Văn Khiêm, phường Đông Xuyên, TP. Long Xuyên, An Giang

Website: http://www.agu.edu.vn/?q=vi/homepage

Năm học 2014 - 2015

Page 2: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

MỤC LỤC

PHẦN 1. GIỚI THIỆU..................................................................................... 1

1. Trường Đại học An Giang .................................................................................. 1

2. Khoa Nông Nghiệp - Tài nguyên Thiên nhiên ..................................................... 2

3. Tổ Tự đánh giá CTĐT theo bộ tiêu chuẩn AUN ngành Phát triển Nông thôn ...... 4

PHẦN 2. MÔ TẢ .............................................................................................. 6

2.1 Tiêu chuẩn 1. Các kết quả học tập mong đợi ..................................................... 6

2.2 Tiêu chuẩn 2. Quy cách chương trình đào tạo.................................................. 10

2.3 Tiêu chuẩn 3. Nội dung và cấu trúc chương trình đào tạo ................................ 12

2.4 Tiêu chuẩn 4. Chiến lược giảng dạy và học tập ............................................... 19

2.5 Tiêu chuẩn 5. Kiểm tra đánh giá sinh viên ...................................................... 23

2.6 Tiêu chuẩn 6. Chất lượng đội ngũ giảng viên .................................................. 26

2.7 Tiêu chuẩn 7. Chất lượng đội ngũ hỗ trợ ......................................................... 30

2.8 Tiêu chuẩn 8. Chất lượng sinh viên ................................................................. 33

2.9 Tiêu chuẩn 9. Hỗ trợ và tư vấn sinh viên ......................................................... 35

2.10 Tiêu chuẩn 10. Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng ............................................. 37

2.11 Tiêu chuẩn 11. Đảm bảo chất lượng quá trình giảng dạy và học tập .............. 40

2.12 Tiêu chuẩn 12. Hoạt động phát triển cán bộ .................................................. 44

2.13 Tiêu chuẩn 13. Ý kiến phản hồi của các bên liên quan .................................. 46

2.14 Tiêu chuẩn 14. Đầu ra ................................................................................... 49

2.15 Tiêu chuẩn 15. Sự hài lòng của các bên liên quan.......................................... 51

PHẦN 3. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU ..................................... 56

3.1 Phân tích điểm mạnh....................................................................................... 56

3.2 Phân tích điểm yếu ......................................................................................... 60

3.3 Kết quả tự đánh giá ......................................................................................... 62

3.4 Kế hoạch hành động ....................................................................................... 65

PHẦN 4. PHỤ LỤC ........................................................................................ 68

1. Danh mục từ viết tắt – Từ chuyên môn ............................................................. 68

2. Danh mục minh chứng ...................................................................................... 69

Page 3: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Danh sách thành viên tham gia vào tổ kiểm định .............................................. 4

Bảng 2. Danh sách các Viện, Trường tham vấn ý kiến về xây dựng chương trình đào tạo

ngành PTNT ............................................................................................................... 12

Bảng 3. Ma trận kỹ năng các môn học trong CTĐT ngành PTNT ............................... 14

Bảng 4. Phản hồi từ sinh viên năm cuối ngành PTNT ................................................. 21

Bảng 5. Bảng thống kê cán bộ, giảng viên dạy ngành PTNT. ...................................... 28

Bảng 6. Tỷ lệ giảng viên/sinh viên chính quy (năm 2014 - 2015) ............................... 28

Bảng 7. Số lượng sinh viên trúng tuyển ngành PTNT qua các năm .............................. 33

Bảng 8. Phản hồi từ sinh viên năm cuối ngành PTNT về chương trình đào tạo ........... 42

Bảng 9. Danh sách cán bộ tham gia giảng dạy các môn chuyên ngành PTNT ............. 45

Bảng 10. Giải pháp hỗ trợ sinh viên ngành PTNT tìm việc làm .................................. 48

Bảng 11. Tỷ lệ tốt nghiệp và bỏ học của sinh viên ĐH ngành PTNT .......................... 49

Bảng 12. Số lượng phiếu khảo sát sinh viên ngành PTNT .......................................... 51

Bảng 13. Phản hồi từ sinh viên năm cuối ngành PTNT về CTĐT ............................... 52

Bảng 14. Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình đào tạo PTNT ......................... 52

Bảng 15. Kiến thức, kỹ năng và năng lực nghiệp vụ của cựu SV khoa NN- TNTN ..... 54

Bảng 16. Kỹ năng mềm của cựu SV khoa Nông nghiệp- TNTN ................................. 55

Page 4: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Kênh cung cấp thông tin về ngành PTNT ......................................................... 6

Hình 2. Nguyện vọng bổ sung kiến thức của cựu SV ngành PTNT ............................... 8

Hình 3. Số tín chỉ bắt buộc và tự chọn trong CTĐT ngành PTNT ............................... 13

Hình 4. Phân bổ các khối kiến thức trong CTĐT ngành PTNT ................................... 13

Hình 5. Tỷ lệ đóng góp kết quả học tập mong đợi trong CTĐT ngành PTNT .............. 16

Hình 6. Bảng phân bố KQHTMĐ ở từng khối kiến thức ngành PTNT ........................ 17

Hình 7. Kiến thức, kỹ năng và năng lực nghiệp vụ của cựu SV Khoa NN – TNTN .... 47

Hình 8. Phẩm chất cá nhân của cựu SV Khoa NN- TNTN .......................................... 47

Hình 9. Kỹ năng mềm của cựu SV Khoa NN- TNTN .................................................. 47

Hình 10. Các khóa học nâng cao của cựu SV PTNT ................................................... 53

Hình 11. Sự phù hợp giữa việc làm cựu SV ngành PTNT và kiến thức được ĐT ........ 54

Page 5: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

1

PHẦN 1. GIỚI THIỆU

1. Trường Đại học An Giang

Trường Đại học An Giang (ĐHAG) được thành lập theo Quyết định số

241/1999/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ và khai giảng

năm học đầu tiên ngày 09 tháng 9 năm 2000. Xây dựng trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư

phạm An Giang, Trường ĐHAG là cơ sở đào tạo công lập trong hệ thống các trường đại

học của Việt Nam. Đáp ứng nhu cầu công tác đào tạo, đội ngũ cán bộ, giảng viên, công

nhân viên của Trường đã không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Những

ngày đầu thành lập, Trường chỉ có 190 cán bộ, công chức, gần 40 người có trình độ Thạc

sỹ, Tiến sỹ. Tính đến thời điểm 20/8/2014, Trường có 858 cán bộ, viên chức, trong đó

trình độ Tiến sỹ 25 người, Thạc sỹ 342 người. Hiện nay, tỷ lệ GV có trình độ sau đại học

đạt 66,1% trên tổng số GV. Trường có nhiệm vụ đào tạo trình độ đại học, phục vụ nhu

cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

(ĐBSCL). Ngoài ra, Trường còn có nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công

nghệ trong vùng.

Quy mô đào tạo đại học, cao đẳng chính quy của Trường không ngừng phát triển cả

về quy mô và chất lượng. Nếu như năm học 2000 – 2001, Trường tuyển 1.174 sinh viên

thì đến năm 2014-2015 quy mô tuyển sinh tăng gần 3 lần với 3.325 sinh viên. Trong 15

năm qua, Trường đã cung cấp một nguồn lao động lớn có trình độ cao cho xã hội, đặc

biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh thành miền Đông Nam bộ. Tổng số

sinh viên Trường tốt nghiệp là 18.963 sinh viên.

Từ năm học 2005-2006 đến nay, Trường bắt đầu đào tạo hệ vừa làm vừa học ở 22

ngành trình độ đại học và cao đẳng mà địa phương có nhu cầu. Tổng số sinh viên đã và

đang được đào tạo là 5.291 và số sinh viên đã tốt nghiệp là 2.039.

Năm học 2011-2012, Trường chính thức tự tổ chức và liên kết với Viện Nông

nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Huế, Đại học Sư phạm Thể dục Thể

thao Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế – Luật thuộc Đại học Quốc gia Thành phố

Hồ Chí Minh, đào tạo 17 ngành sau đại học (Quản trị Kinh doanh, Tài chính Ngân hàng,

Luật Kinh tế, Khoa học Máy tính, Giáo dục Thể chất, Khoa học Cây trồng, Quản lý công,

LL&PPDH Toán, LL&PPDH Ngữ văn, LL&PPDH Vật lý, Triết học, Lịch sử Việt Nam,

Giáo dục Chính trị). Phấn đấu đến năm 2018, Trường sẽ tự đào tạo ít nhất 10 ngành trình

độ thạc sĩ, làm tiền đề cho việc đào tạo trình độ tiến sĩ vào năm 2020.

1.1 Tầm nhìn

Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng ở trình độ cao, chuyên nghiệp, tâm

huyết, đủ bản lĩnh và năng lực hội nhập, đủ năng lực lao động, cống hiến, quản trị và vận

hành xã hội theo hướng tiệm cận và đạt chuẩn quốc tế góp phần quan trọng trong sự

nghiệp giáo dục đại học Việt Nam và hội nhập quốc tế.

Trung tâm nghiên cứu khoa học để sáng tạo tri thức mới và chuyển giao công nghệ

nhằm cung ứng cho xã hội những sản phẩm vô giá từ những kỹ thuật, góp phần vào việc

Page 6: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

2

kiến tạo sự thịnh vượng của một cộng đồng, một quốc gia trong tiến trình toàn cầu hóa

đang diễn ra sâu rộng, tất cả vì tương lai sự phát triển của đất nước.

Trung tâm xây dựng và phát triển môi trường học thuật nhân văn, văn hóa trung

thực; bình đẳng về giáo dục đào tạo những con người có khả năng thích nghi, học tập

suốt đời và có năng lực để cạnh tranh lâu dài trong môi trường toàn cầu luôn biến đổi;

góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững và tính nhân bản của kinh tế xã hội Việt Nam

và khu vực.

1.2 Sứ mệnh

Trở thành nơi hội tụ những tinh hoa để mang đến cộng đồng những sản phẩm đào

tạo với chất lượng tốt nhất, từng bước khẳng định vai trò và thế mạnh của một trường đại

học có chất lượng ngang tầm quốc tế trên cơ sở phát huy các giá trị, thu hút và phát triển

nguồn nhân lực nghiên cứu, giảng dạy, quản lý trong và ngoài nước.

Trở thành trung tâm đào tạo trình độ đại học và sau đại học đa ngành, đa lĩnh vực

với chất lượng cao đạt chuẩn quốc tế, có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển

nền kinh tế tri thức toàn cầu; trở thành một trong những trường nằm trong nhóm các

trường mạnh về nghiên cứu và chuyển giao công nghệ phục vụ cộng đồng được quốc tế

công nhận.

2. Khoa Nông Nghiệp - Tài nguyên Thiên nhiên

Khoa Nông nghiệp -Tài nguyên thiên nhiên (NN - TNTN) được thành lập theo

Quyết định số 241/QĐ-UB-TC của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang, ký ngày

21/02/2001. Đây là đơn vị trực thuộc Trường Đại học An Giang.

Khoa NN-TNTN có nhiệm vụ đào tạo trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học,

nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm giải quyết các vấn

đề liên quan đến nông nghiệp của tỉnh An Giang và khu vực Đồng bằng sông Cửu

Long.

Khoa hiện có 98 cán bộ giảng viên; trình độ chuyên môn trên đại học là 87

(88,8%), trong đó có 13 Tiến sĩ (13,3,%), 27 cán bộ đang học cao học và nghiên cứu

sinh trong nước và ngoài nước. Khoa có 6 bộ môn trực thuộc: Khoa học Cây trồng,

Nuôi trồng Thủy sản, Chăn nuôi Thú y, Phát triển Nông thôn - Quản lý Tài nguyên

Thiên nhiên, Công nghệ Thực phẩm và Công nghệ Sinh học.

Khoa đã thực hiện và đăng báo ở các tạp chí khoa học trên 200 đề tài, dự án với

nguồn kinh phí trong nước và ngoài nước, 2 đề tài cấp bộ, 8 đề tài cấp tỉnh, 12 đề tài cấp

cơ sở, 84 đề tài cấp trường, 16 đề tài dự án TRIG, 42 đề tài dự án MEKARN (Mekong

Basin Animal Research Network) và các đề tài từ các dự án khác hợp tác với nước

ngoài.

Trong những năm tới, Khoa sẽ mở thêm 6 chương trình đào tạo Thạc sĩ ở các

ngành: Chăn nuôi, Công nghệ Sinh học, Công nghệ Thực phẩm, Nuôi trồng Thủy sản,

Bảo vệ Thực vật, Phát triển Nông thôn và chương trình đào tạo nghiên cứu sinh ngành

Khoa học cây trồng.

Page 7: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

3

2.1 Bộ môn Phát triển nông thôn - Quản lý Tài nguyên thiên nhiên

Bộ môn Phát triển nông thôn - Quản lý Tài nguyên thiên nhiên (PTNT-

QLTNTN) là một trong những Bộ môn được thành lập cùng với sự hình thành của Khoa

NN - TNTN vào năm 2001. Trước đây, Bộ môn có tên là Bộ môn Khoa học Đất - Quản

lý Tài nguyên Thiên nhiên. Đến tháng 09 năm 2012, do yêu cầu thực tiễn của giảng dạy

và nghiên cứu, Bộ môn được đổi tên thành Bộ môn PTNT - QLTNTN. Hiện tại, Bộ

môn có 09 cán bộ tham gia giảng dạy và nghiên cứu, trong đó có 1 tiến sỹ, 07 thạc sỹ và

01 kỹ sư (trong đó có 02 nghiên cứu sinh và 01 học viên cao học).

2.2 Chương trình đạo tạo ngành Phát triển nông thôn

Bắt đầu từ năm học 2001- 2002, niên khóa đầu tiên của ngành PTNT (Rural

Development) tại Trường Đại học An Giang được tuyển sinh, tính đến thời điểm hiện

nay có 15 khóa đã vào học tại Trường. Ngành PTNT là một trong những ngành được

hình thành trong những năm cuối của thế kỷ 21, với sự hợp tác của các chuyên gia nước

ngoài trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo (CTĐT) để đáp ứng với những đòi

hỏi của nguồn nhân lực trong thời kỳ mới. Đào tạo lực lượng kỹ sư ngành PTNT có tính

năng động và sáng tạo. Có khả năng tự đào tạo để tham gia vào các lĩnh vực hoạch định

chiến lược, kế hoạch phát triển nhất là ở vùng nông thôn và chuyển giao khoa học kỹ

thuật trong sản xuất nông nghiệp, đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa

của đất nước.

Chương trình đào tạo ngành PTNT gồm 131 tín chỉ (TC) bao gồm 03 khối kiến

thức: Khối kiến thức giáo dục đại cương (51 TC), khối kiến thức cơ sở ngành (26 TC)

và khối kiến thức chuyên ngành (33 TC). Đào tạo theo hình thức chính quy tập trung.

CTĐT theo học chế tín chỉ, mỗi học kỳ chính SV đăng ký không ít hơn 14 TC và không

vượt quá 30 TC. Đối với SV mới trúng tuyển, trong học kỳ đầu tiên không phải đăng ký

mà học theo lịch bố trí các học phần của Trường (Exh.01.06). Bằng cấp được công nhận

là Kỹ sư Phát triển nông thôn.

Các môn học cơ sở ngành và chuyên ngành mà Bộ môn PTNT - QLTNTN phụ

trách giảng dạy cho ngành Phát triển nông thôn gồm có hai phần chính: môn học hỗ trợ

ngành: trồng trọt đại cương, sinh thái học và quản lý TNTN, phì nhiêu quy hoạch và sử

dụng đất, nông nghiệp bền vững và phần chuyên ngành chính: phát triển nông thôn,

Tên Trường cấp bằng: Đại học An Giang

Đơn vị quản lý Khoa Nông nghiệp - TNTN

Tên chương trình đào tạo Phát triển nông thôn

Năm mở ngành: 2001

Khối tuyển sinh: A, B

Hình thức đào tạo: Chính quy

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 131 tín chỉ

Chức danh tốt nghiệp: Kỹ sư

Page 8: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

4

phát triển cộng đồng, chính sách phát triển nông thôn, đánh giá nông thôn, khuyến

nông, phân tích về giới, khung sinh kế, phân hóa giàu nghèo, thống kê kinh tế xã hội, tín

dụng nông thôn, du lịch nông thôn, kinh tế môi trường,…Cán bộ giảng dạy áp dụng

phương pháp giảng dạy tiên tiến, học tập tích cực, SV chủ động trong quá trình học tập,

phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm (Learning center method) được áp

dụng xuyên suốt trong quá trình giảng dạy, sao cho người học tiếp thu được kiến thức

tốt nhất. Ngoài việc giảng dạy cho SV ngành, Bộ môn còn tham gia giảng dạy cho các

doanh nghiệp và Trung tâm Phát triển cộng đồng về kỹ năng làm việc tập thể, kỹ năng

giao tiếp và truyền thông.

3. Tổ Tự đánh giá CTĐT theo bộ tiêu chuẩn AUN ngành Phát triển Nông thôn

Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám Hiệu, Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng

(KĐCL) và sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Khoa NN - TNTN, Bộ môn PTNT-

QLTNTN bắt đầu tiến hành đánh giá chương trình đào tạo từ tháng 8/2014 đến tháng

8/2015. Với kế hoạch làm việc cụ thể, các buổi họp định kỳ với Hội đồng tự đánh giá và

Ban thư ký để Bộ môn hoàn thành báo cáo tự đánh giá hoàn chỉnh về chương trình

ngành PTNT.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn về việc nhìn nhận và đánh giá lại tính hiệu quả và

chất lượng đào tạo của các ngành học trực thuộc các Khoa của Trường ĐHAG theo tiêu

chuẩn AUN (ASEAN University Network). Được sự hỗ trợ của các phòng ban chức

năng, Bộ môn tiến hành đánh giá CTĐT ngành Phát triển nông thôn theo quy trình và

hướng dẫn của Trường. Các thành viên tham gia trong tổ kiểm định do Khoa và Trường

phân công như sau (Bảng 1):

Bảng 1. Danh sách thành viên tham gia vào tổ kiểm định TT Họ tên cán bộ Chức vụ Nhiệm vụ

1 TS. Hồ Thanh Bình P. Trưởng Khoa Phụ Trách chung

2 ThS. Vũ Ngọc Hoài Trợ lý đào tạo Hỗ trợ các phần thủ tục hoàn chỉnh báo cáo

3 ThS. Phạm Huỳnh Thanh Vân

Trưởng Bộ môn Thư ký Thực hiện tiêu chí 1, 2, 3 Thực hiện tiêu chí 4, 5

4 TS. Dương Văn Nhã Phó Trưởng Khoa Hỗ trợ phần thu thập minh chứng; hoàn chỉnh báo cáo

6 ThS. Phạm Xuân Phú Giảng viên BM Thực hiện tiêu chí 6, 7, 8

7 ThS. Phạm Duy Tiễn Giảng viên BM Thực hiện tiêu chí 9, 10, 13

8 TS. Phạm Văn Quang Giảng viên BM Thực hiện tiêu chí 11, 12

9 ThS. Trần Văn Hiếu Giảng viên BM Thực hiện tiêu chí 14, 15

Báo cáo tự đánh giá bao gồm:

- Phần Giới thiệu

- Phần mô tả 15 tiêu chuẩn đánh giá AUN của chương trình đào tạo ngành PTNT

- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu

- Phần minh chứng: bao gồm danh mục minh chứng được sử dụng trong báo cáo

Page 9: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

5

Phương pháp thực hiện đánh giá

Nhóm công tác chuyên trách đã tổ chức họp để thảo luận về phương pháp, sắp xếp kế hoạch và phân công thực hiện việc đánh giá CTĐT ngành PTNT như sau:

- Phân công nhiệm vụ từng thành viên trong tổ đảm nhiệm các tiêu chuẩn phù hợp với nhiệm vụ công tác của từng người.

- Tổ chức thu thập thông tin thông qua các phòng ban, GV, SV đang học tại Trường, cựu SV ngành PTNT, các nhà tuyển dụng lao động.

- Các thành viên được phân công viết báo cáo dựa trên việc thu thập minh chứng của từng tiêu chuẩn, căn cứ vào các số liệu được phân tích và xử lý từ các biểu mẫu

điều tra.

- Thư ký có nhiệm vụ tổng hợp báo cáo và tổ trưởng có nhiệm tổ chức đánh giá,

phân tích điểm mạnh, điểm yếu và kết luận về kết quả kiểm định.

Page 10: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

6

PHẦN 2. MÔ TẢ

2.1 Tiêu chuẩn 1. Các kết quả học tập mong đợi

Chương trình đào tạo ngành PTNT được xây dựng nhằm đào tạo đội ngũ nguồn

nhân lực có trình độ cao, có kiến thức tổng hợp. Bên cạnh đó, chương trình còn có khả năng thúc đẩy hoạt động học tập suốt đời. Người học có thói quen tìm hiểu và tự cập

nhật, tự đào tạo nhiều kiến thức mới để đáp ứng với những nhu cầu khác nhau của công việc.

Chương trình đào tạo có các kết quả học tập mong đợi bao gồm cả kiến thức và kỹ năng đại cương lẫn kiến thức và kỹ năng chuyên ngành được trình bày rõ ràng,

phản ánh rõ yêu cầu của các bên liên quan.

2.1.1 Chương trình có kết quả học tập mong đợi được trình bày rõ ràng và

thể hiện trong chương trình đào tạo

Chương trình có kết quả học tập mong đợi (KQHTMĐ) được trình bày rõ ràng

trong chuẩn đầu ra của chương trình ngành PTNT (Exh.01.01), kỹ sư tốt nghiệp ngành PTNT phải đảm bảo có đầy đủ kiến thức về những nội dung sau đây:

- Kiến thức tổng hợp liên quan đến lĩnh vực PTNT;

- Kỹ năng trong nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp và kỹ năng

truyền thông;

- Có tinh thần hướng nghiệp, tâm quyết với nghề và có tinh thần trách nhiệm

trong nghề nghiệp;

KQHTMĐ của ngành PTNT được phổ biến rộng rãi cho người học vào đầu năm

học trong tuần lễ Sinh hoạt công dân và cho nhiều đối tượng khác nhau thông qua nhiều loại phương tiện như tài liệu in ấn (Exh.01.01) trên trang web của Trường

(Exh.01.05).

Ngoài ra, theo Nguyễn Tri Khiêm (2011), kênh cung cấp thông tin về ngành

PTNT rất đa dạng. Tư vấn tuyển sinh là kênh cung cấp thông tin quan trọng về ngành PTNT (Hình 1). Với SV năm 1 và năm 2 nguồn cung cấp chủ yếu từ bạn bè, Internet,

trong đó thông tin mà SV tiếp nhận được từ bạn bè chiếm tỉ lệ cao hơn ở năm 1, 2 so với năm 3, 4, điều này cho thấy cộng đồng SV ngành PTNT ngày càng đông hơn và

đây được xem là nguồn cung cấp thông tin quan trọng trong tương lai.

Hình 1. Kênh cung cấp thông tin về ngành PTNT (Nguồn: Nguyễn Tri Khiêm, 2011)

Page 11: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

7

Trong quá trình biên soạn nguyên tắc Bloom được áp dụng vào xây dựng

chương trình chi tiết các môn học. Thang đo Bloom về các cấp độ tư duy được

Benjamin Bloom, một giáo sư của Trường Đại học Chicago đưa ra vào năm 1956.

Trong đó, Bloom có nêu ra sáu cấp độ nhận thức (gọi là thang đo Bloom). Thang đo

này được sử dụng nhằm khuyến khích và phát triển các kỹ năng tư duy của SV ở các

mức độ từ thấp đến cao. Các mức độ bao gồm: nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng

hợp và đánh giá. Các mục tiêu môn học được thể hiện cụ thể qua các mức của thang

đo và giảng viên sẽ dựa vào chương trình này để thực hiện và kiểm tra mức độ tiếp

nhận kiến thức của SV thông qua quá trình học tập và giảng dạy (Exh.01.10). Ngoài

ra, việc đánh giá môn học cũng yêu cầu SV thể hiện kiến thức thông qua thang đo này

(Exh.02.09).

KQHTMĐ đã phản ánh sứ mạng của Trường là đào tạo nhân lực đa ngành, đa

trình độ, đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng dân cư tỉnh An Giang và vùng

ĐBSCL. CTĐT ngành PTNT với mong đợi SV sau khi ra trường có kiến thức tổng

hợp về nhiều lĩnh vực liên quan đến PTNT. Có đầy đủ kiến thức về quy hoạch và

chính sách phát triển, về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, có khả năng tự học, tự đào tạo

bản thân trong suốt quá trình làm việc (Exh.01.01). Ngoài ra, CTĐT lực lượng kỹ sư

sau khi tốt nghiệp có khả năng để thực hiện các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu,

phát triển nhân cách và hoàn thiện bản thân theo điều kiện của từng hoàn cảnh nhất

định. Lực lượng kỹ sư ngành PTNT có khả năng tham gia trực tiếp sản xuất nông

nghiệp, tham gia nghiên cứu và công tác tốt trong môi trường nông thôn nhằm đáp ứng

nhu cầu phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt kỹ năng truyền

thông là một trong những lĩnh vực mà ngành quan tâm vì thực tế đã chứng minh tầm

quan trọng của việc áp dụng các kỹ năng, góp phần trong hiệu quả công việc

(Exh.01.06).

2.1.2 Chương trình đẩy mạnh việc học cách học và học tập suốt đời

Chương trình đào tạo ngành PTNT đào tạo lực lượng kỹ sư sau khi tốt nghiệp

nắm vững kiến thức tổng hợp để hội nhập tốt vào môi trường xã hội ngay sau khi tốt

nghiệp. Một cách chung nhất, chương trình đào tạo ngành PTNT có đầy đủ kiến thức

giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành về PTNT, kiến thức về kỹ

thuật sản xuất nông nghiệp và phương pháp nghiên cứu về phát triển bền vững ở nông

thôn để có khả năng tham gia trực tiếp sản xuất nông nghiệp, tham gia nghiên cứu và

công tác tốt trong điều kiện phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước

(Exh.01.01).

Chương trình đào tạo ngành PTNT được xây dựng nhằm thúc đẩy hoạt động học

tập, xây dựng khả năng tự học. Vì kiến thức được trang bị rất tổng hợp, nên để đáp

ứng tốt công việc hiện tại cựu SV phải trang bị thêm kiến thức. Cựu SV ngành PTNT

làm việc trong rất nhiều lĩnh vực vì vậy nguyện vọng nâng cao kiến thức cũng rất đa

dạng. Kiến thức về kinh tế (điều hành, quảng bá sản phẩm, …) và những kỹ năng giao

tiếp trong công việc là những lĩnh vực quan trọng mà cựu SV ngành PTNT mong

muốn được học thêm (Hình 2). Quan trọng hơn là tinh thần học tập, cựu SV luôn chủ

động học hỏi kiến thức để ngày càng đáp ứng tốt hơn với công việc. Chương trình đào

Page 12: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

8

tạo kỹ sư PTNT tạo cho người học luôn có ý thức tự giác học tập và nâng cao, tự phát

triển phương pháp học phù hợp với từng cá nhân và nhận biết học tập suốt đời như là

một nhu cầu tất yếu. Kiến thức rộng được trang bị trong môi trường đại học là nền

tảng để SV sau khi tốt nghiệp tự có khả năng tự đào tạo để SV vận dụng các kiến thức

và kỹ năng có được vào thực tế công tác cũng như khả năng tổ chức hoạt động học tập

ở bậc cao hơn (Exh.01.02).

Hình 2. Nguyện vọng bổ sung kiến thức của cựu SV ngành PTNT (Nguồn Nguyễn Tri Khiêm, 2011)

Một minh chứng cho khả năng tự học của SV ngành PTNT là trong cuộc khảo

sát ngành vào năm 2011 để đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội của kỹ sư ngành

PTNT, kết quả thu được là tỷ lệ áp dụng những kiến thức được học vào công việc hiện

tại chiếm tỷ lệ cao nằm trong khoảng 25 - 75%. Vì khung CTĐT ngành PTNT cung

cấp kiến thức tổng hợp bao gồm các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, kỹ thuật

nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, chế biến nông sản) (Exh.02.03). Vì mục

tiêu đào tạo của ngành là đào tạo kỹ sư ngành PTNT có kiến thức tổng hợp về nhiều

lĩnh vực liên quan đến PTNT, có khả năng tự học để tiếp tục nâng cao trình độ, mở

rộng kiến thức nhằm thích nghi tốt với nhu cầu đổi mới của đất nước (Exh.01.02).

2.1.3 Kết quả học tập mong đợi bao gồm cả kiến thức và kỹ năng đại cương

lẫn kiến thức và kỹ năng chuyên ngành

Về phương pháp giảng dạy, chương trình được thiết kế về kiến thức và kỹ năng

(Exh.02.03). Phần lớn các môn học đều có thực hành nhằm giúp SV hiểu sâu sắc về

các kiến thức được truyền đạt và giúp các em tiếp cận với thực tế. Bên cạnh thực tập

tại phòng thí nghiệm, ngành PTNT đã xây dựng chương trình thực hành bên ngoài

Trường để tận dụng lợi thế SV có quê quán ở nông thôn. Việc thực hành bên ngoài

giúp SV tìm hiểu thực tế và thích nghi nhanh với nhu cầu làm việc ngoài xã hội sau

khi tốt nghiệp (Exh.01.03). Ngoài ra, trong chương trình học, trong năm học cuối, SV

còn có cơ hội đi học tập thực địa, nghiên cứu những mô hình sản xuất tiên tiến điển

hình tại vùng ĐBSCL, để có kiến thức thực tế chuẩn bị cho bước chuyển tiếp khi đảm

Page 13: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

9

nhận vai trò cán bộ tư vấn về các phương pháp phát triển và các giải pháp kỹ thuật

trong công tác PTNT nơi công tác sau khi tốt nghiệp (Exh.01.04).

Trường đã ban hành Quyết định số 262/VBHN-ĐHAG, ngày 18/8/2014 quy

định về việc đánh giá học phần (Exh.01.06), áp dụng quyết định này, trong chương

trình học ngành PTNT, phần lớn các môn học chuyên ngành và cơ sở ngành được

đánh giá thông qua hai cột điểm: điểm thường xuyên và điểm thi, SV không có điểm

thường xuyên xem như không hoàn thành nhiệm vụ học tập (Exh.01.07).

2.1.4 Kết quả học tập mong đợi phản ánh rõ yêu cầu của các bên liên quan.

Kế hoạch xây dựng KQHTMĐ được sự quan tâm của Ban Giám hiệu Trường và

các phòng ban chức năng trong việc hỗ trợ thành lập Ban chỉ đạo và các tiểu ban xây

dựng và công bố chuẩn đầu ra. Tiểu ban xây dựng chuẩn đầu ra bao gồm những thành

viên trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng chương trình đào tạo, có hiểu biết sâu

về ngành PTNT (Exh.01.08). Hơn nữa, trong quá trình xây dựng có tham khảo ý kiến

của các bên liên quan, những đơn vị có sử dụng lực lượng đã tốt nghiệp ngành PTNT

(Exh.01.02). Trong lần xây dựng chuẩn đầu ra năm 2013 có hai đơn vị được mời vào

quá trình xây dựng là Công ty giám định khử trùng VFC và công ty Bảo vệ Thực vật

An Giang (Exh.01.08).

Chương trình ngành PTNT được cập nhật trên cơ sở tham vấn nhu cầu của các

bên liên quan (Exh.01.02); (Exh.01.08). Ngành PTNT là một ngành mới xuất hiện do

nhu cầu phát triển kinh tế xã hội cho các vùng đặc biệt là vùng nông thôn. Tuy nhiên,

Trường Đại học An Giang là một trong những trường có thời gian đào tạo ngành

PTNT sớm trong khu vực ĐBSCL. Hơn nữa, Trường đã chuyển đổi từ hình thức đào

tạo từ niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Do vậy, đã đảm bảo chất lượng việc

điều chỉnh KQHTMĐ được thực hiện thường xuyên qua các năm 2010 (Exh.01.09);

2013 (Exh.01.08).

KQHTMĐ của CTĐT ngành PTNT được cập nhật thường xuyên, đáp ứng yêu

cầu của các bên liên quan, các nhà tuyển dụng. Đội ngũ kỹ sư PTNT với những kiến

thức và kỹ năng tổng hợp có chuyên ngành PTNT, thích hợp với nhu cầu nhiều cơ

quan nhà nước liên quan đến lĩnh vực PTNT, các công ty hoạt động trong lĩnh vực

nông nghiệp cũng như chính bản thân SV tốt nghiệp muốn tự mở cơ sở kinh doanh

riêng (Exh.01.01) (Exh.01.02).

Các điểm mạnh của chương trình

- Chương trình được thay đổi thường xuyên đáp ứng yêu cầu đa dạng của nhà

tuyển dụng.

- Kỹ sư ngành PTNT sau khi tốt nghiệp rất năng động có khả năng tự học, tự đào

tạo rất cao.

- Sau 15 năm đào tạo, ngành PTNT tại Trường ĐHAG đã chứng minh được chất

lượng và tạo được uy tín trong xã hội thông qua những thành công nhất định của lực

lượng cựu SV.

Page 14: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

10

Các điểm yếu của chương trình

- Trong quá trình thực hiện chưa xác định rõ nguyên tắc giáo dục nào được áp

dụng trong xây dựng chương trình.

- Các kiến thức và kỹ năng có thể bị trùng lắp giữa nội dung các môn học do

chưa có bản phân bố chi tiết mức độ đóng góp của các môn học.

Kế hoạch hành động

- Năm học 2015 - 2016, đề cương chi tiết (ĐCCT) các môn thuộc chuyên ngành

PTNT sẽ được viết lại theo mẫu mới.

- Năm học 2015 - 2016, Trường tiến hành xây dựng ĐCCT theo tiêu chuẩn

CDIO trong đó ma trận kiến thức và kỹ năng cho chương trình đào tạo ngành PTNT sẽ

được xây dựng lại.

2.2 Tiêu chuẩn 2. Quy cách chương trình đào tạo

Để một chương trình đào tạo hoạt động, các trường đại học xuất bản tài liệu giới

thiệu các chương trình chi tiết cho tất cả các khóa học do trường mình đào tạo. Trong

đó bao gồm: những kiến thức và sự hiểu biết mà SV sẽ đạt được sau khi kết thúc khóa

học, các kỹ năng then chốt trong giao tiếp và quá trình học tập. Khung chương trình

mô tả chính xác những kết quả học tập dự kiến của một CTĐT bậc đại học. Ngoài ra,

bản mô tả chương trình cung cấp rõ những kết quả học tập dự kiến về kiến thức, sự

hiểu biết, kỹ năng và các thái độ. Những tài liệu này giúp cho SV hiểu được phương

pháp giảng dạy và học tập cần thiết để đạt được kết quả dự kiến; phương pháp kiểm tra

đánh giá phù hợp để chứng minh được kết quả học tập.

2.2.1 Trường đại học có sử dụng quy cách chương trình đào tạo

Từ cuối năm học 1999 - 2000, CTĐT ngành PTNT được biên soạn bởi sự hợp

tác của cán bộ của các Khoa NN - TNTN, Khoa Kinh tế và Khoa Kỹ thuật Công nghệ

Môi trường với sự trợ giúp của ông Charles Howie - cán bộ Trường Đại học Nông

nghiệp Hoàng gia Anh dưới sự hướng dẫn của Ban Giám Hiệu Trường ĐHAG. Phiên

bản lần I được hoàn thành vào tháng 7 năm 2001. Chương trình này được áp dụng cho

2 khóa đào tạo đầu tiên của ngành PTNT- niên khóa DH2PN (2001- 2005) và DH3PN

(2002-2006). Sau đó, phiên bản lần I được hoàn chỉnh và phiên bản lần II được phê

duyệt vào tháng 1 năm 2003 và chương trình này được áp dụng trong đào tạo ngành

PTNT đến khi Trường ĐHAG chuyển sang hệ thống tín chỉ vào năm 2010. Đã có 3

khóa SV tốt nghiệp bằng phiên bản lần II - niên khóa DH4PN (2003 - 2007), DH5PN

(2004 - 2008) và DH6PN (2005 - 2009).

Từ năm học 2009 - 2010, CTĐT ngành PTNT đã được xây dựng theo hệ thống

học chế tín chỉ. Các học phần đều được Bộ môn thiết kế một cách hệ thống theo

chương trình khung và những định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT)

(Exh.02.01). CTĐT được xây dựng với sự tham gia của GV, cán bộ quản lý, hội đồng

khoa học của Bộ môn và Trường (Exh.02.02). Chương trình chi tiết và mô tả học phần

đều được in trong quyển niên lịch đào tạo năm 2014 - 2015 (từ trang 167 - 170) và

phần mô tả tóm tắt các nội dung học phần từ trang 307 (các môn được sắp xếp theo

Page 15: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

11

thứ tự A, B, C của mã học phần) (Exh.02.03). Bên cạnh đó, website của Trường công

bố đầy đủ CTĐT, chương trình chi tiết của các khóa học (Exh.02.04).

2.2.2 Quy cách chương trình đào tạo nêu rõ kết quả học tập mong đợi và

cách thức đạt được kết quả học tập mong đợi

Các học phần được xây dựng theo Quyết định số 06/2013/QĐ - ĐHAG về việc

ban hành mẫu đề cương chi tiết học phần (Exh.02.05). Đề cương chi tiết có nêu rõ

mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của môn học, phương pháp giảng dạy của GV,

phương pháp đánh giá, nội dung chính từng chương và tài liệu của môn học để SV

thuận tiện trong học tập nhằm đạt kết quả học tập như mong đợi (Exh.01.10).

Việc đánh giá học phần được thực hiện theo điều 19 (Đánh giá học phần) của

quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hình thức chính quy theo học chế tín chỉ (ban

hành kèm theo Quyết định số 262/VBHN - ĐHAG ngày 18/8/2014 của hiệu trưởng

trường Đại học An Giang. Điều kiện để cấp bằng tốt nghiệp: SV đã tích lũy đủ các học

phần và số tín chỉ quy định trong CTĐT; điểm trung bình chung tích lũy của các học

phần đạt từ 2,00 trở lên; Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không bị kỷ luật ở

mức đình chỉ học tập trong năm học cuối sẽ được Hiệu trưởng cấp bằng Kỹ sư

(Exh.01.06).

Khung CTĐT ngành PTNT khi biên soạn được đặt trong bối cảnh phát triển kinh

tế xã hội của địa phương, có tính đến cơ hội việc làm sau khi SV ra trường. Trong quá

trình đào tạo chú ý đến khả năng tự học, tự đào tạo năng lực chuyên môn nhằm phù

hợp với những công việc khác nhau để đáp ứng được với những nhu cầu khác nhau

trong xã hội (Exh.01.05); (Exh.02.01).

2.2.3 Quy cách chương trình đào tạo cung cấp nhiều thông tin, được phổ

biến và có sẵn cho các bên liên quan.

Chương trình được thực hiện là sự phối hợp nhịp nhàng giữa Khoa Nông Nghiệp

- TNTN và các phòng ban chức năng trong Trường. Thông tin tuyển sinh được Phòng

Đào tạo phổ biến, trong đó đối tượng tuyển sinh của từng ngành học được thông báo,

khối thi và cả những gương mặt cựu SV tiêu biểu của ngành được công bố SV có

những định hướng ban đầu trong chọn ngành (Exh.02.06). Ngoài ra, Trường còn ban

hành những quy định về quá trình đào tạo được đăng tải trên trang web của Phòng Đào

tạo để người học tiện tham khảo (Exh.02.07). Thêm vào đó sự hỗ trợ của thư viện,

phòng thí nghiệm là những điều kiện quan trọng để chương trình được hoạt động có

hiệu quả (Exh.02.08). Tuy nhiên, hiện nay CTĐT chưa được dịch sang tiếng Anh.

Các điểm mạnh của chương trình - Chương trình hoạt động có sự phối hợp giữa các khoa có liên quan trong việc

hợp tác để biên soạn bao gồm cả phần nội dung và những hoạt động hỗ trợ để chương

trình được hoạt động tốt.

- Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban chức năng trong toàn Trường

để toàn bộ những yêu cầu của quá trình đào tạo được thực hiện tốt.

Các điểm yếu của chương trình

Biên soạn ĐCCT các học phần chuyên ngành PTNT chưa được tiến hành đồng bộ.

Page 16: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

12

Kế hoạch hành động

Năm học 2016 - 2017, Bộ môn tiến hành biên soạn đề cương chi tiết các môn

học chuyên ngành và Khoa tiến hành nghiệm thu.

2.3 Tiêu chuẩn 3. Nội dung và cấu trúc chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo ngành PTNT được thiết kế có sự cân bằng giữa nội dung

chuyên môn, kiến thức tổng quát và các kỹ năng cần thiết. Chương trình được thiết kế

nhằm tạo hứng thú cho SV trong quá trình học tập. Cấu trúc chương trình được thiết kế

với các môn học có liên quan được tích hợp với nhau và củng cố các môn học khác trong

chương trình, chú trọng cả bề rộng lẫn chiều sâu và thể hiện rõ các môn cơ bản, các môn

học liên quan tới ngành, chuyên ngành và khóa luận tốt nghiệp.

2.3.1 Nội dung chương trình có sự cân đối tốt giữa kiến thức, kỹ năng đại

cương và chuyên ngành

Chương trình đào tạo ngành PTNT được áp dụng để đào tạo kỹ sư hệ chính quy

chuyên ngành PTNT (Ban hành tại Quyết định số 210/QĐ-ĐHAG ngày 02/8/2011 của

Hiệu trưởng Trường ĐHAG) được biên soạn bởi sự hợp tác của cán bộ các Khoa, sự

trợ giúp của ông Charles Howie - cán bộ Trường Đại học Nông nghiệp Hoàng gia Anh

và sự hướng dẫn của Ban Giám Hiệu Trường ĐHAG. CTĐT kỹ sư chuyên ngành

PTNT, sau khi tốt nghiệp có kiến thức tổng hợp về nhiều lĩnh vực liên quan đến lĩnh

vực nông nghiệp và PTNT. Chương trình được chỉnh sửa bốn lần từ khi được biên

soạn dựa vào văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT), Trường

Đại học An Giang và những thông tin phản hồi từ các bên liên quan (Exh.03.01).

Trong quá trình xây dựng nội dung chương trình đào tạo bám sát vào thông tư

số: 09/2011/TT-BGDĐT, ngày 24/02/2011 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT về chương

trình khung ngành PTNT (Exh.02.01). Ngoài ra, Khoa và Bộ môn còn tham khảo

CTĐT của các Trường có đào tạo ngành PTNT trong cả nước như CTĐT ngành

PTNT và Khuyến nông, Đại học Huế ban hành năm 2010 (Exh.01.02). Tham vấn ý

kiến các chuyên gia làm công tác quản lý và cải tiến CTĐT ngành PTNT ở các Viện,

Trường trong nước (Bảng 2).

Bảng 2. Danh sách các Viện, Trường tham vấn ý kiến về xây dựng chương trình đào tạo ngành PTNT (Nguồn: Nguyễn Tri Khiêm 2011)

STT Viện/Trường Nội dung tham vấn

1 Viện nghiên cứu Phát triển ĐBSCL. Trường Đại học Cần Thơ

- Hiện trạng đào tạo ngành PTNT - Các nội dung đã điều chỉnh, trong các lần cải tiến chương trình khung ngành PTNT - Triển vọng và định hướng phát triển của ngành trong tương lai

2 Khoa Khuyến nông và Phát triển nông thôn (KN & PTNT). Trường Đại học Nông Lâm Huế

3 Khoa Khuyến Nông, Trường Đại học Thái Nguyên

4 Khoa Kinh tế. Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

Page 17: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

13

Tổng chương trình là 131 tín chỉ và hai học phần bắt buộc là giáo dục thể chất

và Giáo dục quốc phòng - An ninh, trong đó số tín chỉ bắt buộc là 102 (chiếm 77,9%) và 29 tự chọn (chiếm 22,1%) được thể hiện ở Hình 3.

Hình 4 chỉ rõ các khối kiến thức bao gồm Khối kiến thức giáo dục đại cương

51 tín chỉ chiếm (38,9%), cơ sở ngành 26 tín chỉ chiếm (19,8% ) và khối kiến thức

chuyên ngành 54 tín chỉ chiếm (41,2% ).

Hình 4. Phân bổ các khối kiến thức trong CTĐT ngành PTNT (Nguồn: Nguyễn Tri Khiêm 2011)

2.3.2 Nội dung chương trình phản ánh tầm nhìn và sứ mạng của Trường

Chương trình được xây dựng nhằm phản ánh được tầm nhìn, sứ mạng, mục đích

và mục tiêu của Trường. Chương trình góp phần hoàn thành sứ mạng chung của Trường. Là một trong những ngành được hình thành trong những năm cuối của thế kỷ

XXI, để đáp ứng với những đòi hỏi của nguồn nhân lực trong thời kỳ mới. Đào tạo lực lượng kỹ sư ngành PTNT có tính năng động và sáng tạo. Có khả năng tự đào tạo để

tham gia vào các lĩnh vực hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển nhất là ở vùng

Bắt buộc 77,9%

Tự chọn 22,1%

Đại cương 38,9%

Cơ sở ngành 19,8%

Chuyên ngành41,2%

Đại cương

Cơ sở ngành

Chuyên ngành

Hình 3. Số tín chỉ bắt buộc và tự chọn trong CTĐT ngành PTNT(Nguồn: Nguyễn Tri Khiêm 2011)

Page 18: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

14

nông thôn và chuyển giao Khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, đáp ứng

được nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước và góp phần đạt được sứ mạng của Trường.

2.3.3 Sự góp phần đạt được kết quả học tập mong đợi của từng học phần được thể hiện rõ.

Chương trình đào tạo ngành PTNT được thiết kế có mối quan hệ giữa các môn học và kỹ năng nghề nghiệp được tăng dần theo thời gian học và biểu hiện cao nhất

trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp và chuyên đề tốt nghiệp. Những mối quan hệ này được thể hiện rõ trong CTĐT ngành PTNT được in từ trang 167 đến 173

niên lịch đào tạo năm học 2014 - 2015 (Exh.02.03). Ngoài thời gian lên lớp học lý thuyết, SV cần sắp xếp thời gian tự học, làm bài tập nhóm, bài tập thực hành môn

học. SV đã học đủ khối lượng kiến thức ghi trong CTĐT và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp sẽ được Hiệu trưởng cấp bằng kỹ sư chuyên ngành PTNT (Exh.03.02). Các

môn học trong CTĐT có đóng góp vào việc đạt KQHTMĐ thể hiện trong (Bảng 3).

Bảng 3. Ma trận kỹ năng các môn học trong CTĐT ngành PTNT

STT Mã HP Tên HP Kết quả học tập mong đợi

KQHTMĐ 1

KQHTMĐ 2

KQHTMĐ 3

Khối kiến thức giáo dục đại cương 51 TC

1 MAX101 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 1

1 1

2 MAX102 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 2

1 1

3 HCM101 Tư tưởng Hồ Chí Minh 1 1

4 VRP101 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

1 1

5 ENG101 Tiếng Anh 1 2 1 6 ENG102 Tiếng Anh 2 2 1 7 COS101 Tin học đại cương 2 2 8 PHT101 Giáo dục thể chất (*)

9 MIS102 Giáo dục quốc phòng - an ninh (*)

10 MAT103 Toán C 1 11 CHE103 Hóa đại cương B 1 12 LAW101 Pháp luật đại cương 1 1 1 13 AGR103 Sinh học đại cương 1 1 14 POL102 Logic học đại cương 1 2 1 15 AGR105 Kỹ thuật soạn thảo văn bản 1 2 1 16 PRS101 Xác suất thống kê A 1 1 17 FST101 Hóa phân tích 1 1 18 SOC101 Xã hội học đại cương 2 1 1 19 ECO501 Kinh tế học 2 1 1 20 BIO103 Hóa sinh đại cương 1 1 21 BIT101 Vi sinh vật học đại cương 1 1 22 BAS101 Cơ sở văn hóa Việt Nam 1 1 1 23 CUL301 Địa chất 1 24 CUL303 Cơ khí nông nghiệp 1 25 POL101 Con người và môi Trường 1 1 1

Page 19: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

15

STT Mã HP Tên HP Kết quả học tập mong đợi

KQHTMĐ 1

KQHTMĐ 2

KQHTMĐ 3

Khối kiến thức cơ sở ngành 26 TC 26 RUD309 Trồng trọt đại cương 1 1 1 27 FIS508 Thủy sản đại cương 1 1 1 28 ANI301 Chăn nuôi đại cương 1 1 1

29 FST514 Chế biến thực phẩm đại cương

1 1 1

30 RUD301 Xã hội học nông thôn 2 2 1 31 RUD302 Phát triển cộng đồng 2 2 1 32 CUL517 Nông lâm kết hợp 1 1 1

33 CUL524 Thực hành nông nghiệp tốt (GAP)

1 1 1

34 ANI506 Dinh dưỡng động vật 1 1 1

35 RUD303 Phát triển nông thôn 2 2 1

36 RUD304 Chính sách Phát triển nông thôn

2 2 2

37 RUD305 Thống kê kinh tế - xã hội 2 2 1 38 RUD306 Công tác xã hội trong PTNT 2 2 2 39 RUD508 Kinh tế nông thôn 2 2 2 40 RUD509 Đánh giá nông thôn 2 2 3

Khối kiến thức chuyên ngành 33 TC

41 PPR516 Ứng dụng GIS & Viễn thám nông nghiệp

1 1 1

42 ESP518 Tiếng Anh chuyên ngành PTNT

2 1 1

43 GEO501 Khí tượng nông nghiệp 1 1

44 RUD504 Sức khỏe, dinh dưỡng và dân số

2 2 2

45 ANI507 Thức ăn chăn nuôi 1 1

46 ECL501 Sinh thái học và quản lý môi Trường tài nguyên thiên nhiên

1 2 2

47 SOI502 Phì nhiêu, qui hoạch và đánh giá sử dụng đất nông nghiệp

2 2 2

48 AGR512 Nông nghiệp bền vững 2 1 1

49 RUD510 Nghiên cứu Phát triển nông thôn

3 2 3

50 RUD512 Quản lý dự án Phát triển nông thôn

3 2 3

51 RUD505 Phân tích khung sinh kế 3 2 3

52 RUD511 Quản lý nông trại và kinh doanh nông nghiệp

2 3 3

53 CUL507 Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

1 1 1

54 ANI517 Chăn nuôi dê, thỏ 1 1 1 55 FIS515 Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt 1 1 1 56 ANI510 Chăn nuôi trâu, bò 1 1 1 57 ANI508 Chăn nuôi gia cầm 1 1 1

Page 20: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

16

STT Mã HP Tên HP Kết quả học tập mong đợi

KQHTMĐ 1

KQHTMĐ 2

KQHTMĐ 3

58 ANI509 Chăn nuôi heo 1 1 1 59 CUL544 Cây lương thực 1 1 1 60 RUD913 Phân tích về giới 3 3 3

61 RUD513 Chiến lược và kế hoạch phát triển

3 3 3

62 RUD517 Phương pháp khuyến nông 3 3 2 63 CUL512 Cây ăn trái 1 1 1 64 CUL509 Cây rau 1 1 1 65 CUL533 Cây công nghiệp 1 1 1 66 CUL520 Công nghệ sau thu hoạch 1 1 1 67 FST517 Công nghệ chế biến nông sản 1 1 1

68 FST516 Bảo quản sản phẩm thủy sản sau thu hoạch

1 1 1

69 RUD514 Thực tập nghề nghiệp - PTNT

3 3 3

70 AGR917 Khóa luận tốt nghiệp - PTNT 3 3 3 71 RUD904 Chuyên đề tốt nghiệp 3 3 3 72 TOU535 Du lịch nông thôn 2 1 1 73 RUD914 Phân hóa giàu nghèo 2 1 1 74 RUD915 Kinh tế môi Trường - PTNT 2 1 1 75 RUD507 Tín dụng nông thôn 2 1 1

76 RUD916 Phương pháp phát triển cộng đồng dựa vào nguồn nội lực

1 1 1

Tổng 114 97 87

Ghi chú: (KQHTMĐ 1): Kiến thức tổng hợp; (KQHTMĐ 2): Kỹ năng trong nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp; (KQHTMĐ 3): Có tinh thần hướng nghiệp, trách

nhiệm, tâm quyết với nghề. 1: đóng góp ít; 2: đóng góp trung bình; 3: đóng góp chính

Kết quả mong đợi có tỷ lệ đóng góp khác nhau (Hình 5), từ 29,2 % đến 38,3%

tùy theo từng KQHTMĐ sau khi SV hoàn thành chương trình học.

Tuy nhiên phân bổ kết quả mong đợi có khác nhau tùy theo từng khối kiến thức

(Hình 6). Giai đoạn đại cương tập trung vào KQHTMĐ 1, KQHTMĐ 2 và 3 sẽ được hoàn thiện trong giai đoạn kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành.

KQMĐ 138,3%

KQMĐ 232,6%

KQMĐ 329,2%

Hình 5. Tỷ lệ đóng góp kết quả học tập mong đợi trong CTĐT ngành PTNT

Page 21: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

17

Hình 6. Bảng phân bố KQHTMĐ ở từng khối kiến thức ngành PTNT

2.3.4 Cấu trúc chương trình đào tạo được thiết kế sao cho nội dung các học

phần có sự kết hợp và củng cố lẫn nhau

Dựa trên chương trình khung do Bộ GD và ĐT ban hành (Exh.02.01), chương

trình đào tạo được thiết kế sao cho các môn học có nội dung kết hợp và củng cố lẫn

nhau. Nhóm môn học đại cương là cơ sở cho môn học cơ sở ngành, và tất cả là nền

tảng cho việc tiếp thu kiến thức môn học chuyên ngành. Các điều kiện, tiên quyết, học

trước và môn học song hành là những điều kiện ràng buộc để thực hiện CTĐT

(Exh.02.03). Những môn học trong chương trình khung mang tính bắt buộc và những

môn mang tính chất cung cấp kiến thức rộng, thời sự sẽ là các môn mang tính lựa

chọn. Mặc dù, các môn học được dự kiến phân trong từng học kỳ làm cơ sở cho việc

phân công giảng dạy và SV có cơ sở lên kế hoạch học tập trong thời gian hợp lý

(Exh.03.03).

Sơ đồ tuyến môn học trong từng học kỳ thể hiện được sự liên kết và củng cố lẫn

nhau giữa các học phần (Exh.03.03). Cố vấn học tập có vai trò quan trọng trong việc

tư vấn cho SV hiểu và có kế hoạch trong việc hoạch định kế hoạch học tập. SV chủ

động trong việc học, lựa chọn các khối kiến thức mang tính tự chọn để từng bước hình

thành khối kiến thức hoàn thiện của riêng từng SV (bên cạnh khối kiến thức chủ đạo

cùa ngành PTNT). Ngoài ra, những kiến thức này đóng vai trò quan trọng trong quá

trình tìm việc làm sau khi tốt nghiệp, nhất là đối với ngành PTNT, một ngành học đòi

hỏi sự hợp tác và tính chủ động rất lớn từ SV trong quá trình học tập.

2.3.5 Chương trình thể hiện chiều rộng và chiều sâu

Mục tiêu đào tạo của ngành PTNT là đào tạo lực lượng kỹ sư ngành PTNT có

kiến thức tổng hợp liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và PTNT. Chương trình của

ngành có tính tổng hợp, nội dung đào tạo liên quan đến nhiều mảng kiến thức khác

nhau, những nội dung chủ yếu trong chương trình bao gồm: khối kiến thức về khoa

học tự nhiên và nông nghiệp (các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và công nghệ

thực phẩm); khối kiến thức kinh tế nông thôn, khối kiến thức xã hội (Exh.02.03). Tùy

theo từng giai đoạn của chương trình mà những khối kiến thức được hoàn thiện dần -

thể hiện được tính chuyên sâu của chương trình (Exh.02.03).

Page 22: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

18

Sự đa dạng của các khối kiến thức nhằm đào tạo lực lượng kỹ sư ngành PTNT

có kiến thức tổng hợp, có khả năng hoạt động và phát triển nghề nghiệp trong nhiều

lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội, góp phần vào xu thế phát triển toàn diện

hiện nay. Để đạt được mục tiêu này, các học phần trong CTĐT được thiết kế sao cho

tính khó được tăng dần theo thời gian. Khối kiến thức đại cương, cơ sở ngành và

chuyên ngành được thể hiện có trình tự, hệ thống trong CTĐT nhằm hỗ trợ người học

trong quá trình tiếp thu kiến thức mới để dần hoàn thiện bản thân.

2.3.6 Chương trình thể hiện rõ học phần cơ bản, học phần cơ sở ngành, học

phần chuyên ngành và tiểu luận hoặc luận văn tốt nghiệp

Chương trình đào tạo thể hiện rất rõ các học phần cơ bản, học phần cơ sở ngành,

học phần chuyên ngành, chuyên đề và khóa luận tốt nghiệp (Exh.02.03). Các học phần

cơ bản được thiết kế chủ yếu vào giai đoạn đại cương và các học phần cơ sở ngành,

chuyên ngành được học sau giai đoạn này (Exh.03.03). Vì tính đặc thù của ngành

PTNT nên các nhóm môn học thuộc các lĩnh vực tự nhiên, kinh tế, xã hội được phân

bố một cách hài hòa và bổ sung cho nhau trong chương trình học, sao cho việc tiếp thu

kiến thức của SV đạt hiệu quả tốt nhất. Trong cùng một nhóm môn học các nhóm môn

cơ sở được phân bố trước làm tiền đề cho việc tiếp thu kiến thức ở những học kỳ sau

(Exh.02.03).

2.3.7 Nội dung chương trình được cập nhật

Trong 14 năm đào tạo, chương trình khung, nội dung các môn học và phương

pháp giảng dạy được thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của xã hội và nhu cầu việc làm

của SV khi tốt nghiệp. Từ khi được biên soạn đến nay, CTĐT ngành PTNT đã trải qua

bốn lần chỉnh sửa, mức độ chỉnh sửa các lần khác nhau tùy thuộc vào số lượng các

thông tin phản hồi thu thập được và những văn bản chỉ đạo, những hướng dẫn của các

cấp quản lý. Sơ lược quá trình chỉnh sửa như sau (Exh.03.01):

Phiên bản lần I và II: Phiên bản đầu tiên (lần I) được hoàn thành vào tháng 7

năm 2001. CTĐT hệ đại học chính quy ngành PTNT tại Trường ĐHAG kéo dài 4 năm

với tổng khối lượng kiến thức là 222 đơn vị học trình (ĐVHT). Chương trình này được

áp dụng cho 2 khóa đào tạo đầu tiên của ngành PTNT- niên khóa DH2PN (2001 - 2005)

và DH3PN (2002 - 2006).

Sau hai năm giảng dạy, Bộ môn đã rút kinh nghiệm và chỉnh sửa bổ sung lại

CTĐT để tạo thành phiên bản lần II, chương trình này được phê duyệt vào tháng 1

năm 2003 và được áp dụng trong đào tạo ngành PTNT đến khi Trường ĐHAG chuyển

sang hệ thống tín chỉ vào năm 2009 - 2010. Trong lần chỉnh sửa này, nội dung chủ yếu

là tách, ghép các môn và sắp xếp trình tự các môn học cho hợp lý với thực tế giảng

dạy và học tập tại Trường. Đã có 3 khóa SV tốt nghiệp bằng phiên bản lần II- niên

khóa DH4PN (2003 - 2007), DH5PN (2004 - 2008) và DH6PN (2005 - 2009).

Phiên bản lần III: Từ năm 2009 - 2010, Trường ĐHAG bắt đầu chuyển sang hệ

thống tín chỉ, việc chuyển này được thực hiện một cách đồng bộ từ nội dung, cách bố

trí chương trình đến phương pháp giảng dạy. Do vậy, chương trình ngành PTNT đã

được chuyển sang hệ thống tín chỉ hoàn thiện từ niên khóa DH10PN (2009-2013),

Page 23: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

19

theo Quyết định số 799, ngày 05/06/2009, ĐHAG. Tuy nhiên trong giai đoạn thực

hiện, có sự chuyển tiếp từ việc học theo niên chế (đơn vị học trình) sang tín chỉ nên có

3 khóa từ DH7PN, DH8PN và DH9PN tốt nghiệp bằng chương trình riêng cho từng

khóa. Việc quy đổi chương trình từ đơn vị học trình sang tín chỉ được thực hiện một

cách công khai và khoa học. Những môn học SV đã tích lũy bằng đơn vị học trình

được xem xét và quy đổi sang tín chỉ, SV chỉ bổ sung các môn học chưa tích lũy. Hai

khóa DH10PN (2009 - 2013), DH11PN (2010 - 2014) tốt nghiệp bằng phiên bản lần III.

Phiên bản lần IV: Với sự hỗ trợ của Dự án Giáo dục Đại học II, nghiên cứu nâng

cao chất lượng đào tạo cho ngành PTNT được thực hiện năm năm 2011. Thông qua việc

khảo sát nhằm tìm hiểu mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của SV ngành PTNT sau khi

tốt nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn thực hiện việc đánh giá toàn diện CTĐT nhằm

đề xuất giải pháp khả thi để cải tiến CTĐT phù hợp với nhu cầu của xã hội. Phiên bản

lần IV được hình thành từ kết quả của nghiên cứu này (Exh.01.02).

Hàng năm, Phòng Đào tạo đều có yêu cầu cập nhập CTĐT (Exh.03.04), trong quá

trình thu thập ý kiến SV, nhà tuyển dụng và giảng viên tham gia giảng dạy. Việc điều

chỉnh được thực hiện thông qua cấp Bộ môn, cấp Khoa và cấp Trường.

Các điểm mạnh của chương trình

- Chương trình đào tạo ngành PTNT được biên soạn dựa trên chương trình khung

do Bộ GD và ĐT ban hành.

- Ngành đào tạo lực lượng kỹ sư có kiến thức tổng hợp, là cơ hội cho việc tìm việc

làm sau khi tốt nghiệp.

Các điểm yếu của chương trình

Các môn học tự chọn trong CTĐT của ngành PTNT còn ít.

Kế hoạch hành động

Trong thời gian 5 năm, Bộ môn chủ động đưa thêm các môn tự chọn phù hợp với

chuyên ngành bổ sung vào CTĐT.

2.4 Tiêu chuẩn 4. Chiến lược giảng dạy và học tập

Chiến lược giảng dạy phù hợp giúp nâng cao hiệu quả của quá trình học tập. Một

CTĐT có hiệu quả là khi hỗ trợ thông qua hoạt động hướng tới việc cải thiện việc học

tập cũng như môi trường học tập của SV. Học tập có chất lượng phụ thuộc phần lớn vào

phương pháp học tập của SV, phụ thuộc vào các quan niệm của người học và học tập có

chất lượng là khi SV chủ động xây dựng kiến thức và việc giảng dạy có vai trò hỗ trợ và

tạo điều kiện cho việc học tập. Để thúc đẩy tinh thần trách nhiệm trong học tập tốt cần

tạo ra một môi trường giảng dạy - học tập sao cho mỗi người học đều tham gia vào quá

trình học tập một cách có trách nhiệm với cảm hứng cao nhất.

Page 24: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

20

2.4.1 Khoa có chiến lược giảng dạy và học tập rõ ràng

Giảng viên Khoa NN - TNTN sử dụng chủ yếu phương pháp lấy người học làm

trung tâm trong quá trình giảng dạy. Trong phương pháp này người học chủ động trong

quá trình học tập. GV thường sử dụng đa dạng các phương pháp sư phạm như: kết hợp

học lý thuyết, thực tập, thực hành ngoài thực địa, quan sát thực tế thông qua đó yêu cầu

SV giải quyết các vấn đề trong thực tế thông qua việc áp dụng lý thuyết. SV phải chủ

động trong quá trình học tập, tích cực từ vấn đề tìm kiếm và giải quyết vấn đề

(Exh.04.04). Hình thức này thể hiện tính trao đổi thông tin hai chiều từ GV đến SV và

từ SV đến GV, kích thích được tính tự tìm hiểu và tự học của SV trong các lĩnh vực

khoa học (Exh.01.04).

Đối với phương pháp này việc đánh giá bao gồm cả quá trình học tập. Điểm cuối

cùng là kết quả của cả quá trình học tập và điểm thi cuối khóa. Đối với các môn không

thi, SV phải làm bài báo cáo cuối kỳ để thay thế bài thi. Trường đã ban hành Quyết định

số 262/VBHN-ĐHAG, ngày 18/8/2014 quy định về việc đánh giá học phần trong đó

quy định rõ các yêu cầu về đánh giá học phần (Exh.01.06).

Áp dụng quyết định này, trong chương trình học ngành PTNT, phần lớn các môn

học chuyên ngành và cơ sở ngành được đánh giá thông qua hai cột điểm: điểm thường

xuyên và điểm thi (phần điểm này không nhỏ hơn 50%). Việc đánh giá điểm thường

xuyên để đảm bảo cả quá trình học của SV được xem xét, SV không có điểm thường

xuyên xem như không hoàn thành nhiệm vụ học tập (Exh.01.07). Ý kiến của SV về việc

kết quả đánh giá phản ánh đúng năng lực của người học thể hiện ở mức 4,0/5 (Phòng

Khảo thí và KĐCL, 2015).

Đối với ngành PTNT, tận dụng lợi thế đa phần SV của ngành có xuất thân từ vùng

nông thôn cho nên các môn học có tiết thực hành các giảng viên thường tạo cơ hội cho

SV trở về các địa phương. SV có cơ hội thực hành trên những vấn đề xảy ra trong thực

tế. Việc giảng dạy như vậy sẽ giúp SV có cái nhìn hiểu và áp dụng những kiến thức đã

học một cách thiết thực hơn. Ví dụ trong năm học 2014 - 2015 có 17 môn học của

ngành PTNT giảng viên cho SV đi thực tập bên ngoài (Exh.01.03). Tuy nhiên, để quản

lý quá trình học tập giảng viên có nhiệm vụ trình bày rõ trong mẫu 4 quá trình thực

hành và đánh giá diễn ra trong thực tế ra sao để Khoa và Phòng Đào tạo quản lý nhằm

đáp ứng được mục tiêu giảng dạy (Exh.04.01).

Các giảng viên được tập huấn về phương pháp giảng dạy, giảng viên đều được

tham dự các lớp tập huấn về phương pháp mới (Exh.04.07) và được Trường hỗ trợ tập

huấn dụng cụ trong giảng dạy, phòng học được trang bị máy chiếu, dãy bàn có thể thiết

kế một cách linh động phù hợp cho các yêu cầu khác nhau của quá trình dạy và học

(Exh.04.02).

Ngoài ra, giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai hoạt động quan trọng của GV.

Các GV tham gia giảng dạy các môn chuyên ngành PTNT đều có nghiên cứu khoa học

(Exh.04.07), hợp tác với địa phương nhằm giải quyết khó khăn trong thực tế, tạo điều

kiện cho SV tham gia nghiên cứu và sử dụng kết quả nghiên cứu để cập nhật giáo trình

giảng dạy (Exh.04.03).

Page 25: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

21

Khoa NN - TNTN đã sử dụng phương pháp lấy người học làm trung tâm trong

quá trình giảng dạy. Việc đánh giá tính hiệu quả của phương pháp đã được thực hiện

thông qua các kênh phản hồi của giáo viên và SV trực tiếp trong quá trình giảng dạy và

học tập, qua hội thảo khoa học của Khoa, hội nghị học tốt của ngành (Exh.11.06);

(Exh.11.07).

2.4.2 Chiến lược giảng dạy và học tập giúp sinh viên có khả năng hiểu được

và vận dụng được kiến thức

Thông qua chiến lược giảng dạy và học tập giúp SV hiểu và vận dụng được kiến

thức vào thực tế đạt kết quả khá tốt. Thông qua nghiên cứu do Phòng Khảo thí và

Kiểm định chất lượng thực hiện năm học 2014 - 2015 đối với lớp DH12PN, thời gian

khảo sát ở học kỳ 2 năm học 2014 - 2015. Kết quả về các vấn đề hiệu quả của phương

pháp học tập được SV đánh giá (Bảng 4). Phương pháp đào tạo liên hệ giữa các vấn đề

trong lý thuyết với thực tiễn được đánh giá mức điểm 3,9. Nhìn chung SV năm cuối

ngành PTNT hài lòng về phương pháp giảng dạy đã được áp dụng trong CTĐT.

Bảng 4. Phản hồi từ sinh viên năm cuối ngành PTNT về phương pháp giảng dạy (Nguồn: Phòng Khảo thí và KĐCL, 2015)

TT Nội dung lấy ý kiến phản hồi Điểm đánh giá

trung bình Độ lệch chuẩn

1 Người học được đào tạo các phương pháp liên hệ giữa các vấn đề trong lý thuyết với thực tiễn

3,9 0,9

2 Các đợt thực tập/thực tế trang bị thiết thực kinh nghiệm nghề nghiệp cho người học

4,0 0,9

3 Các trang thiết bị giảng dạy phù hợp được sử dụng hiệu quả

4,0 0,9

Ghi chú: Thang đánh giá 1 = Hoàn toàn không đồng ý; 2 = Cơ bản không đồng ý; 3 = Phân vân;

4 = Cơ bản đồng ý; 5 = Hoàn toàn đồng ý

Công nghệ được hỗ trợ tích cực trong quá trình dạy và học, giảng viên sử dụng máy tính xách tay, máy chiếu và những thiết bị khác trong quá trình giảng dạy

(Exh.04.02). Bên cạnh việc học tập và thực tập kiến thức tại các phòng thí nghiệm của

Trường, SV ngành PTNT còn có cơ hội học tập từ môi trường thực tế bên ngoài rất

nhiều. Các môn học chuyên ngành chủ yếu là tạo điều kiện cho SV đi thực tế (Exh.01.03) giúp cho SV có cơ hội kiểm chứng và áp dụng những kiến thức đã học

trong điều kiện thực tế. Ngoài ra, việc học từ tình huống thực tế hỗ trợ SV chủ động

hơn trong quá trình trao đổi trong học tập, tránh học tập những kiến thức thuần túy có

thể bị lạc hậu và xa rời thực tế.

Page 26: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

22

2.4.3 Chiến lược giảng dạy và học tập hướng về sinh viên và kích thích việc

học có chất lượng

Bảng 4 cho thấy vấn đề thực tập thực tế trang bị thiết thực kinh nghiệm nghề

nghiệp cho người học, được người học đánh giá ở mức 4/5- mức đồng ý (Phòng Khảo

thí và KĐCL, 2015). Trong CTĐT ngành PTNT, môn học thực tập thực tế gồm 5 tín

chỉ. Trong quá trình lập kế hoạch cho chuyến đi thực tế, Bộ môn tạo điều kiện cho SV

tham gia vào quá trình quyết định. Tập thể thảo luận và quyết định các địa điểm mà

SV mong muốn được nghiên cứu, nhằm tránh sự trùng lặp có thể gây lãng phí và sẽ

hữu ích hơn thông qua quá trình học tập. Vì mục tiêu đào tạo của ngành PTNT, nên

các điểm học tập của ngành chủ yếu là khu vực ĐBSCL. Trong kế hoạch đi thực tế có

ghi rõ các khoản mục về địa điểm nghiên cứu và những yêu cầu SV phải thực hiện

(yêu cầu cho chuyến đi, cách viết bài phúc trình và báo cáo). Việc thông báo trước để

SV có thể chủ động và từng cá nhân lên kế hoạch cụ thể trong quá trình học tập

(Exh.04.05). Ngoài ra, sau mỗi chuyến đi, Bộ môn có phiếu lấy ý kiến người học để

làm sao cho quá trình đi thực tế có hiệu quả, đóng góp tích cực hơn cho quá trình học

tập của SV (Exh.04.06).

2.4.4 Chương trình giảng dạy kích thích sinh viên học tập chủ động và hỗ

trợ cho việc học cách học

Trong chương trình giảng dạy, bên cạnh việc tiếp thu kiến thức tại lớp thì SV

ngành PTNT được thực hành tại chính địa phương nơi mình sinh sống hoặc thực hành

trên một vấn đề nào đó đang xảy ra trong xã hội mà SV quan tâm (Exh.01.03). Việc

học từ thực tế giúp tăng tính chủ động của SV từ việc xác định đến giải quyết vấn đề.

Từ sự hứng thú, SV đầu tư cho việc học tốt hơn.

Trong vấn đề nghiên cứu khoa học, phần nhiều SV của ngành tham gia nghiên

cứu với các giảng viên trong Bộ môn và Khoa, ít SV thực hiện nghiên cứu độc lập vì

những hạn chế về vấn đề quyết toán kinh phí.

Các điểm mạnh của chương trình

- Chương trình đào tạo đạt được các kết quả mong đợi;

- Có sự hợp lý trong việc bố trí khối kiến thức từ cơ sở đến chuyên ngành;

- Phương pháp giảng dạy hợp lý, kích thích việc học chủ động, sáng tạo của SV;

- Sinh viên tích cực tham gia vào quá trình nghiên cứu khoa học cùng giảng viên.

Các điểm yếu của chương trình

Sinh viên tự đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học chưa nhiều.

Kế hoạch hành động

Từ năm học 2015 - 2016, GV bộ môn tích cực làm việc và tăng cường hỗ trợ trong

việc nâng cao nghiên cứu của SV.

Page 27: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

23

2.5 Tiêu chuẩn 5. Kiểm tra đánh giá sinh viên

Đánh giá SV là yếu tố quan trọng, cần thiết được thực hiện xuyên suốt quá trình

đào tạo. Việc đánh giá SV không những thể hiện kết quả đào tạo mà còn thể hiện sự

phù hợp của CTĐT, tính hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ dạy học.

2.5.1 Đánh giá sinh viên bao gồm kiểm tra đầu vào, kiểm tra quá trình học

tập của sinh viên và kiểm tra cuối khoá.

Để được học tập tại Trường ĐHAG, SV phải đạt yêu cầu kiểm tra đầu vào qua

việc trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh đại học, đáp ứng yêu cầu điểm sàn của Bộ GD và

ĐT, đáp ứng điểm trúng tuyển của Trường (Exh.05.01). Ở tuần đầu tiên của mỗi năm

học, Trường tổ chức tuần lễ Sinh hoạt công dân (Exh.05.02), qua đó phổ biến cho

người học về CTĐT của ngành (Exh.02.03), cách đánh giá kết quả học tập, kiểm tra và

thi học phần, xét công nhận tốt nghiệp (Exh.01.06). Trường đã ban hành Quyết định số

262/VBHN-ĐHAG, ngày 18/8/2014 quy định về việc đánh giá học phần (Exh.01.06),

trong đó quy định rõ:

Đối với các học phần chỉ có lý thuyết hoặc có cả lý thuyết và thực hành: Tùy

môn học, điểm tổng hợp đánh giá học phần được tính căn cứ vào một phần hoặc tất cả

các điểm đánh giá bộ phận, bao gồm: điểm kiểm tra thường xuyên trong quá trình học

tập; điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận; điểm đánh giá phần thực

hành; điểm chuyên cần; điểm thi giữa học phần; điểm tiểu luận và điểm thi kết thúc học

phần, trong đó điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc cho mọi trường hợp và có trọng số

không dưới 50% (Exh.01.06). Việc lựa chọn các hình thức đánh giá bộ phận và trọng số

của các điểm đánh giá bộ phận, cũng như cách tính điểm tổng hợp đánh giá học phần do

GV đề xuất với trưởng Khoa, được Hiệu trưởng phê duyệt và phải được quy định trong

đề cương chi tiết của học phần (Exh.01.06).

Đối với các học phần thực hành: SV phải tham dự đầy đủ các bài thực hành.

Điểm trung bình cộng của điểm các bài thực hành trong học kỳ được làm tròn đến 01

chữ số thập phân là điểm của học phần thực hành (Exh.01.06).

Đối với ngành PTNT, ở tiết học đầu tiên của mỗi học phần, GV phổ biến công

khai về phương pháp đánh giá học phần, hầu hết các học phần được đánh giá qua điểm

trung bình cộng với trọng số 50% điểm quá trình trên lớp và 50% điểm thi kết thúc

học phần. Đối với điểm quá trình trên lớp, GV kết hợp đa dạng các phương pháp đánh

giá với trọng số của mỗi phương pháp là khác nhau, tất cả đều công bố cho SV trước

khi tiếp cận học phần, thể hiện qua đề cương chi tiết các học phần (Exh.01.10). Thi kết

thúc học phần do Phòng Khảo thí và KĐCL tổ chức 1 lần ở cuối mỗi học kỳ

(Exh.01.06). Với những kết quả không như mong muốn, SV có thể áp dụng quy trình

phúc khảo điểm và được thi cải thiện một lần trong mỗi học kỳ (Exh.05.03).

Sinh viên năm cuối sẽ thực hiện khóa luận tốt nghiệp hoặc chuyên đề tốt nghiệp

và học các học phần thay thế tốt nghiệp. Điều kiện để SV làm khóa luận tốt nghiệp

hay làm chuyên đề và những vấn đề liên quan được Trường quy định cụ thể

(Exh.01.06). Dựa vào những công văn do trường quy định, Bộ môn quản lý ngành lên

kế hoạch và thực hiện kế hoạch tốt nghiệp cho SV của ngành, trong đó quy định cụ thể

Page 28: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

24

danh sách từng nhóm SV (thực hiện khóa luận hoặc chuyên đề), những vấn đề liên

quan và thời gian thực hiện. Kế hoạch này được công bố cho SV trong từ đầu học kỳ

để SV chủ động trong quá trình học tập (Exh.05.04).

Kết quả thi của SV được phòng Khảo thí và KĐCL nhập vào phần mềm Edusoft,

sau đó phòng Đào tạo sẽ thông báo kết quả thi cho SV. SV có thể xem điểm bằng cách

đăng nhập bằng tài khoản cá nhân hoặc xem bảng giấy tại văn phòng Khoa. Nếu như

SV chưa hài lòng với kết quả thì có thể thực hiện quy trình phúc khảo điểm bắt đầu

bằng việc viết đơn chấm phúc khảo (Exh.05.09), hoạt động này do phòng Khảo thí và

KĐCL thực hiện.

2.5.2 Đánh giá dựa trên các tiêu chí

Đối với ngành PTNT, các tiêu chí đánh giá đa dạng tùy theo tính chất khác nhau

của từng môn học, các tiêu chí này phụ thuộc vào đặc điểm của từng học phần và

phương pháp riêng của mỗi GV, GV đánh giá SV qua việc kết hợp nhiều phương pháp

như: đánh giá mức độ chuyên cần của SV; mức độ nắm bắt kiến thức và diễn giải kiến

thức qua các bài thảo luận nhóm, bài kiểm tra cá nhân giữa và cuối kỳ nhằm đánh giá

độc lập mỗi cá nhân (Exh.01.10). GV đánh giá theo thang điểm 10 với điểm lẻ là 1.

Điểm quá trình có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nếu SV không có cột điểm này thì

xem như không hoàn thành môn học (Exh.01. 06).

Sinh viên đạt từ điểm D (tương đương 4/10) trở lên. Nếu không đạt SV phải học

lại hoặc trong trường hợp SV đã đạt nhưng muốn đạt điểm cao hơn thì có thể thi cải

thiện. Phòng Khảo thí và KĐCL sẽ chuyển đổi sang thang điểm A, B, C, D với mức

phân loại như sau: A (8,5- 10: Giỏi), B (7,0 - 8,4: Khá), C (5,5 - 6,9: Trung bình), D

(4, 0- 5, 4: Trung bình yếu), F (dưới 4 : Không đạt), tất cả đều được phổ biến rộng rãi

ở tuần lễ sinh hoạt công dân (Exh.05.02) và Sổ tay SV nhà Trường cung cấp vào đầu

mỗi năm học (Exh.05.06).

Bên cạnh điểm kết quả học tập, SV còn điểm rèn luyện để đánh giá về quá trình

học tập và hạnh kiểm của SV. Việc đánh giá SV được tiến hành dựa trên các tiêu chí:

tự đánh giá, bạn cùng học đánh giá và GV đánh giá. Cuối mỗi học kỳ, SV thực hiện

quy trình đánh giá kết quả rèn luyện thông qua phản hồi từ chính bản thân SV, bạn

cùng học và GV chủ nhiệm. Quy trình này được hướng dẫn cụ thể trong những quy

định của Trường (Exh.05.05).

Đối với từng hình thức đánh giá có các quy định cụ thể khác nhau, mức độ

chuyên cần được đánh giá thông qua việc SV có mặt trên lớp và mức độ đóng góp

trong quá trình học tập. Đối với các bài báo cáo, phúc trình GV sẽ đánh giá dựa vào

mục tiêu của bài học. Đối với các môn học đi thực tế thì những yêu cầu được quy định

rõ trong kế hoạch (Exh.01.04).

2.5.3 Đánh giá SV sử dụng nhiều phương pháp

Đối với chuyên ngành PTNT, phương pháp để đánh giá các học phần đa dạng

tùy thuộc vào nội dung và phương pháp giảng dạy của từng môn học. Việc đề xuất

cách đánh giá do GV dạy môn đề xuất, nội dung này được thể hiện thông qua mẫu 4

Page 29: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

25

(Exh.01.10). Các phương pháp đánh giá bao gồm: bài tập cuối môn học (đối với

những môn không thi, trắc nghiệm khách quan, tự luận. Trong đó, tự luận hoặc trắc

nghiệm là 2 phương pháp được GV sử dụng chủ yếu (Exh.05.07).

Quy trình đánh giá khác nhau tùy hình thức, hình thức thi kết thức học phần có

thể là trắc nghiệm hay tự luận. Hiệu trưởng duyệt các hình thức thi thích hợp cho từng

học phần dựa trên đề xuất của Khoa. Việc chấm thi phải do hai GV thực hiện

(Exh.05.06).

2.5.4 Đánh giá phản ánh được kết quả học tập mong đợi và nội dung

chương trình

Đánh giá SV của GV thể hiện rõ việc đánh giá kết quả học tập mong đợi của

CTĐT ngành PTNT. Một cách tổng quát nhất, KQHTMĐ thứ nhất về kiến thức tổng

hợp, KQHTMĐ thứ hai về kỹ năng trong hoạt động và KQHTMĐ thứ ba về rèn luyện

tinh thần và trách nhiệm trong công việc. Qua nghiên cứu do phòng Khảo thí và Kiểm

định Chất lượng thực hiện năm học 2014 - 2015 đối với lớp DH12PN, thời gian khảo

sát ở học kỳ 2 năm học 2014 - 2015, kết quả về các vấn đề đánh giá kết quả học tập

đánh giá đúng năng lực của SV được SV đánh giá ở mức điểm 4,0/5 (mức đồng ý).

Ngành PTNT có các phương pháp đánh giá bao gồm: bài tập cuối môn học đối

với những môn không thi, trắc nghiệm khách quan, tự luận. Với những môn học cần rèn

luyện kiến thức và kỹ năng thông qua quá trình thực hiện thực tế, GV có thể không cho

SV thi cuối khóa nhưng năng lực và kiến thức sẽ được kiểm nghiệm thông qua buổi học

trong thực tế (Exh.04.01).

2.5.5 Các tiêu chí để đánh giá chính xác và được phổ biến rộng rãi

Các phương pháp đánh giá, tiêu chí đánh giá và trọng số của mỗi tiêu chí được

GV công bố công khai ở đề cương chi tiết học phần và phổ biến rộng rãi cho người

học trong buổi học đầu tiên của mỗi học phần. Tính công bằng và minh bạch thể hiện

trong quá trình học, ra đề và chấm thi cuối học kỳ. Trưởng Bộ môn đề nghị danh sách

giảng viên ra đề, duyệt đề và chấm thi. Có hai giảng viên tham gia vào quá trình chấm

bài thi để đảm bảo tính công bằng.

Kết quả tổng hợp đánh giá quá trình học tập được GV công bố trước khi thi kết

thúc học phần và SV được kiến nghị về kết quả điểm quá trình học tập trong 10 đến 15

ngày kể từ ngày GV công bố điểm quá trình học tập. Đối với kết quả thi kết thúc học

phần, SV có thể khiếu nại về điểm môn thi của mình (Exh.05.03).

2.5.6 Việc sắp xếp đánh giá bao phủ mục tiêu chương trình giảng dạy.

Ở ngành PTNT, các phương pháp đánh giá đa dạng phù hợp với phương pháp

lấy người học là trung tâm. Tuy nhiên, việc đánh giá là do GV dạy môn đề xuất, việc

đánh giá trong một môn học bao trùm được toàn bộ quá trình học của mỗi môn học.

Mức độ chuyên cần được đánh giá thông qua thái độ tích cực xây dựng bài trong tiết

học và việc dự lớp đầy đủ suốt thời lượng của học phần. Bài thảo luận nhóm thường

được thực hiện ở giữa học phần khi SV đã được trang bị kiến thức cơ bản. Bài kiểm

tra cá nhân được thực hiện cuối học phần (HP) nhằm đo lường kiến thức có được của

Page 30: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

26

SV sau khi tiếp cận HP. Như vậy, GV thực hiện đánh giá SV xuyên suốt quá trình

giảng dạy học phần nhằm đánh giá bao phủ chương trình giảng dạy học phần

(Exh.04.01).

Nhưng ở mức độ ngành qua quan sát thực tế khách quan các phương pháp này

có tiếp cận được việc đánh giá các KQHTMĐ trong CTĐT, nhưng bộ môn quản lý

ngành chưa thực hiện một khảo sát cụ thể, các phương pháp đánh giá này đã đánh giá

được các KQHTMĐ ở mức độ nào, ở từng KQHTMĐ các phương pháp đánh giá được

thực hiện như thế nào? Tỷ lệ các phương pháp đánh giá có phù hợp với tỷ lệ từng

KQHTMĐ của chương trình không?

2.5.7 Tiêu chuẩn được áp dụng trong đánh giá phải rõ ràng và phù hợp

Những tiêu chí đánh giá được công bố ngay từ tiết đầu tiên của mỗi môn học để

SV biết và thực hiện. Bộ môn quản lý các tiêu chí đánh giá thông qua đề cương chi tiết

của từng môn học. Trong đề cương chi tiết GV phải làm rõ môn học được đánh giá

bằng những cách nào và tỷ lệ của từng phương pháp (Exh.04.01).

Tuy nhiên nhằm đo lường sự phù hợp của các phương pháp đánh giá mà GV áp

dụng, cuối mỗi học phần GV đều nhận được ý kiến phản hồi từ SV thông qua phiếu

đánh giá học phần giảng dạy. Quy trình đánh giá được thực hiện trên mạng do Phòng

Khảo thí và KĐCL thực hiện (Exh.05.09). Qua các ý kiến phản hồi của SV, GV sẽ

điều chỉnh phương pháp và tiêu chí đánh giá phù hợp hơn cho các nhóm học tiếp theo

nhằm đáp ứng ngày càng cao mong đợi của SV về đánh giá.

Các điểm mạnh của chương trình

- Phương pháp đánh giá đa dạng, công khai, minh bạch, đánh giá xuyên suốt và

bao phủ CTĐT, đáp ứng được kết quả học tập mong đợi của ngành.

- Phương pháp đánh giá SV đã kết hợp được sự đánh giá qua nhiều kênh: tự đánh

giá, bạn bè đánh giá và đánh giá của GV phụ trách học phần.

- Phương pháp đánh giá và trọng số các tiêu chí đánh giá khác nhau ở các học

phần thể hiện tính linh động của CTĐT trong việc đạt các KQHTMĐ.

Các điểm yếu của chương trình

Bộ môn chưa nắm rõ các tiêu chí đánh giá KQHTMĐ của từng học phần.

Kế hoạch hành động

Năm học 2017 - 2018, Bộ môn thực hiện khảo sát về mức độ đáp ứng của các

phương pháp đánh giá đối với từng KQHTMĐ của từng học phần.

2.6 Tiêu chuẩn 6. Chất lượng đội ngũ giảng viên

Chất lượng đội ngũ GV là một trong những yếu tố cơ bản quyết định đến chất

lượng đào tạo. Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng dạy tại các trường đại học luôn

là mục tiêu quan trọng mà các trường cần đạt được trong quá trình nâng cao chất lượng

đào tạo.

Page 31: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

27

2.6.1 Giảng viên phải có khả năng đáp ứng nhiệm vụ của họ

Tính đến tháng 06 năm 2015, Bộ môn PTNT - QLTNTN đảm nhận giảng dạy 26

môn học chuyên ngành/khóa học, Bộ môn coi đó là một trong những tiêu chí để đánh giá

kết quả giảng dạy. Để nâng cao chất lượng giảng dạy, Bộ môn luôn quan tâm đến đội

ngũ GV trong đơn vị: (1) Thường xuyên khuyến khích đội ngũ GV tham gia công tác

nghiên cứu khoa học (NCKH) (Exh.06.01); (2) Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho GV nâng

cao trình độ chuyên môn, cụ thể: 1 nghiên cứu sinh nước ngoài (Úc); 1 nghiên cứu sinh

trong nước, 1 học cao học nước ngoài và nâng cao trình độ ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu

giảng dạy trong tình hình mới (Exh.06.02); (3) Tất cả các GV đều được đào tạo cơ bản,

trình độ ngoại ngữ và tin học ngày càng được nâng cao, nhất là đối với đội ngũ GV trẻ.

(4) Tất cả các GV đều xây dựng được ĐCCT của học phần được phân công.

Ngoài ra, GV còn áp dụng nhiều phương pháp dạy và học, kết hợp phương pháp

truyền thống, phương pháp tình huống,…phù hợp theo từng nhóm đối tượng SV (chuyên

ngành PTNT, hay SV thuộc các ngành khác) và chọn lựa phương pháp thích hợp (kết

hợp giữa lý thuyết và thực hành và đi thực tế ngoài đồng ruộng) để giúp SV đạt được kết

quả học tập tốt nhất (Exh.01.04); (Exh.04.01). Bên cạnh đó, GV còn sử dụng nhiều loại

phương tiện hỗ trợ trong giảng dạy như máy chiếu LCD, film ảnh, mạng internet. Việc

đánh giá kết quả học tập của SV được dựa trên nhiều hình thức, xuyên suốt quá trình học

nhằm biết khả năng tiếp thu của SV cả về lý thuyết lẫn kỹ năng thực hành, nhận biết qua

thực tế.

Tự giám sát và đánh giá việc giảng dạy cũng như kế hoạch giảng dạy của chính

mình: Đa số cán bộ GV tham gia đào tạo ngành PTNT là những cán bộ đã tham gia công

tác giảng dạy từ nhiều năm (Exh.06.03), nên cũng có thể tự giám sát và đánh giá việc

giảng dạy cũng như chương trình giảng dạy của chính mình; có suy nghĩ, cân nhắc kỹ về

việc thực hành giảng dạy của chính mình.

Giảng viên tập sự được hướng dẫn bởi các GV có kinh nghiệm (Exh.06.04); để tự

lập kế hoạch thực hành giảng dạy và có suy nghĩ, cân nhắc về việc thực hành giảng dạy

của chính họ. Ngoài ra, Bộ môn và Khoa có lập kế hoạch phát triển ngành học và dự kiến

kế hoạch nhân sự cho việc mở rộng và nâng cao chất lượng dạy và học (Exh.06.05).

2.6.2 Giảng viên có đủ số lượng và khả năng để thực hiện chương trình GD

Tính đến 6/ 2015 ngành PTNT có tổng số cán bộ tham gia giảng dạy là 51, trong đó

1 phó giáo sư, 4 tiến sỹ, 42 thạc sỹ, 1 kỹ sư, 3 cử nhân, với 21 nữ và 30 nam (Bảng 5).

Qua bảng số liệu bảng 5 và bảng 6 cho thấy số lượng GV để thực hiện CTĐT phù

hợp với yêu cầu cả về số lượng, chất lượng, và kinh nghiệm. Tuy nhiên, về bằng cấp thì

chưa đạt yêu cầu so với tiêu chuẩn đạt ra của Bộ GD và ĐT. Hiện nay, tỷ lệ SV/GV của

ngành còn phù hợp với yêu cầu của Bộ GD và ĐT. Tuy nhiên, trong tương lai tỷ lệ này

không còn phù hợp do lực lượng tuyển sinh của ngành ngày càng nhiều.

Page 32: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

28

Bảng 5. Bảng thống kê cán bộ, giảng viên dạy ngành PTNT (tháng 6/2015).

Cán bộ giảng dạy Nam Nữ

Tổng số Tỷ lệ có bằng

tiến sỹ Số

lượng (FTEs)*

Giáo sư 0 0 0 0

Phó giáo sư 1 0 1 1 1,9

Giảng viên toàn thời gian 28 21 49 49 7,8

Giảng viên bán thời gian 0 0 0 0 0

Giảng viên/giáo sư thỉnh giảng 1 1 1 1

Tổng cộng 30 21 51 51 7,8 (*) FTE là viết tắt của Full Time Equivalent: số lượng CB giảng viên quy đổi thành giảng viên toàn thời gian. Đây là một đơn vị tính mức đầu tư thời gian vào công việc. 1 FTE tuơng đương với 40 giờ làm việc một tuần (tương đương thời gian làm việc toàn thời gian). Một cán bộ giảng viên làm việc 8 giờ/tuần sẽ tương đương với 0.2 FTE.

Tỷ lệ GV/SV chính quy được trình bày ở Bảng 6

Bảng 6. Tỷ lệ giảng viên/sinh viên chính quy (năm 2014 - 2015) Năm học Tổng số FTE của

giảng viên (*) Tổng số sinh

viên Tổng số sinh viên tính trên một FTE

của giảng viên 2014- 2015 51 302 5,9

(*) Ước lượng thực tế số FTE của giảng viên Số SV: lấy số liệu đăng ký theo chương trình vào đầu năm học. Số SV đăng ký theo chương trình vào đầu năm 2014 - 2015 gồm các khóa DH12, DH13, DH14 và DH15 (47+43+88+124) =302

Tổng số giờ dạy của bộ môn 1817,7. Số tiết dạy bình quân của GV trong năm

2014 là 306,8 giờ chuẩn tổng số giờ nghiên cứu của Bộ môn là 1292,5. Số tiết nghiên

cứu bình quân của giảng viên là 208,4 tiết (Exh.06.06).

2.6.3 Tuyển dụng và thăng tiến dựa trên công lao học thuật

Việc tuyển chọn GV dựa trên các tiêu chuẩn về năng lực giảng dạy và nghiên cứu

thể hiện thông qua bằng cấp và trả lời các câu hỏi trong buổi phỏng vấn tuyển dụng ở

đơn vị và kỳ thi tuyển viên chức của Trường. GV được lựa chọn phải đáp ứng các yêu

cầu sau: về trình độ chuyên môn (có bằng thạc sỹ trở lên); đã qua thời gian tập sự theo

quy định hiện hành; đạt trình độ ngoại ngữ (B) và tin học (A); có chứng chỉ triết học và

giáo dục học (Exh.06.07).

2.6.4 Vai trò và mối quan hệ của các thành viên trong đội ngũ cán bộ được xác định rõ và được hiểu rõ

Hoạt động chuyên môn của đội ngũ cán bộ được xếp theo tổ chuyên ngành. Bộ

môn có 3 chuyên ngành: Phát triển nông thôn, Khoa học Đất và GIS - viễn thám. Ba

chuyên ngành này được Bộ môn phân công về mặt chuyên môn (Exh.06.08). Tùy theo

chuyên ngành nghiên cứu các thành viên trong đội ngũ cán bộ được phân công là thành

viên của tổ chuyên ngành và các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy phù hợp tương ứng,

phân công giảng dạy được thực hiện vào mỗi đầu học kỳ, có cân đối số tiết giữa các GV

phụ trách (Exh.05.04); (Exh.06.08).

Page 33: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

29

Vào cuối năm, có họp và bình bầu để GV có thể giúp nhau tự đánh giá và đánh

giá hiệu quả hơn trong hoạt động chuyên môn (Exh.06.09).

2.6.5 Các nhiệm vụ được xác định phù hợp với bằng cấp, kinh nghiệm và kỹ

năng

GV được phân công giảng dạy và hướng dẫn nhiều SV thực hiện khóa luận tốt

nghiệp dựa trên số giờ chuẩn theo quy định chung của Trường. Mỗi GV đều phải hoàn

thành nhiệm vụ giảng dạy theo quy định về giờ chuẩn nên hạn chế tình trạng một GV

dạy quá nhiều môn và quá nhiều giờ trong khi có GV dạy quá ít (Exh.05.04). Trường có

những hướng luân chuyển và chuyển đổi cán bộ để hoạt động có hiệu quả, giảng viên

được làm việc phù hợp với chuyên môn để nâng cao hiệu quả giảng dạy và nghiên cứu

khoa học (Exh.06.15).

2.6.6 Khối lượng công việc và cơ chế khen thưởng nhằm hỗ trợ cho chất

lượng dạy và học

GV phải thực hiện giờ chuẩn trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học theo quy

định. Do đó, việc quản lý thời gian cán bộ thực hiện theo lịch phân công giảng dạy, kết

quả các đề tài, các công trình và các bài báo nghiên cứu khoa học (Exh.06.09);

(Exh.06.08).

Việc nâng bậc cho GV thông thường dựa trên thâm niên công tác. Cứ mỗi 3 năm

làm việc sẽ được nâng 1 bậc lương và trường hợp có thành tích xuất sắc thì sẽ được

nâng bậc lương trước thời hạn từ 6, 9, 12 tháng (Exh.06.11).

2.6.7 Trách nhiệm của cán bộ được quy định hợp lý

Trường ban hành quy chế công tác làm việc dành cho GV trong đó quy định rõ

chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của từng chức danh. Trong đó, công tác cố vấn học

tập (CVHT) được quy định rõ vì có liên quan trực tiếp đến trách nhiệm và quyền hạn

của GV (Exh.11.01). Lãnh đạo Khoa NN - TNTN có văn bản cụ thể quy định phân công

trách nhiệm của từng thành viên trong Khoa ((Exh.07.03). Tóm lại, mọi cán bộ GV đều

được quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn để hoạt động trong phạm vi chuyên môn.

2.6.8 Có dự liệu cho việc thẩm định, tư vấn, và sắp xếp lại

Đơn vị có chuẩn bị dự phòng sắp xếp lại nhân sự thông qua việc lập kế hoạch phát

triển đội ngũ cán bộ GV về nhu cầu đào tạo và cán bộ kế thừa giai đoạn 2015 - 2020 đã

được Hiệu trưởng phê duyệt năm 2014 trong đó có các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

nâng cao trình độ chuyên môn, tuyển mới cán bộ thay thế cán bộ nghỉ hưu (Exh.06.05);

(Exh.06.12).

2.6.9 Thôi việc, nghỉ hưu và các phúc lợi xã hội được lập kế hoạch và thực

hiện tốt.

Các chế độ về thôi việc, nghỉ hưu và các phúc lợi xã hội đều được lên kế hoạch

sẵn và thực hiện tốt. Cụ thể Phòng tổ chức chính trị hàng năm đều có rà soát và thông

báo các danh sách cho cán bộ GV thuộc diện thôi việc, nghỉ hưu và các phúc lợi xã hội

khác đến cán bộ GV để biết và đưa ra các lý do cụ thể trong thông báo (Exh. 06.13).

Page 34: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

30

2.6.10 Có hệ thống đánh giá, khen thưởng hợp lý.

Việc đánh giá cán bộ được thực hiện thường xuyên dựa trên một kế hoạch xây

dựng từ trước và sử dụng những biện pháp công bằng và khách quan trên tinh thần

hướng đến sự cải thiện. GV phải thực hiện giờ chuẩn trong giảng dạy và nghiên cứu

khoa học theo quy định. Do đó, việc quản lý thời gian cán bộ thực hiện theo lịch phân

công giảng dạy, kết quả các đề tài, các công trình và các bài báo nghiên cứu khoa

học,… Cơ chế khen thưởng dựa trên phiếu đăng ký thi đua của mỗi cá nhân và phiếu

đánh giá viên chức hàng năm. Quy định khen thưởng nghiên cứu khoa học (NCKH) đối

với cán bộ GV trong 1 năm học là 150 tiết, có 2 mức thưởng: mức 1 vượt 100% số tiết

trong nghiên cứu khoa học (NCKH) mức thưởng không vượt quá 5 lần mức lương tối

thiểu và mức 2 vượt 50% số tiết quy định trong NCKH với mức thưởng là không quá

2,5 lần số lương tổi thiểu của lương cơ bản (Exh. 06.16).

Công tác đánh giá cán bộ được thực hiện cuối mỗi năm và do cá nhân tự đánh giá

cùng với sự đánh giá của tập thể Bộ môn và của Khoa quản lý (Exh.06.09).

Các điểm mạnh của chương trình

- Đội ngũ cán bộ giảng dạy năng động, nhiệt tình và có trình độ, kinh nghiệm, giải

quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả, đáp ứng được công tác giảng dạy.

- Đội ngũ GV thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn

tại các cơ sở trong và nước ngoài.

- Đội ngũ GV có trách nhiệm và tâm huyết trong GD cũng như trong nghiên cứu.

Các điểm yếu của chương trình

- Bộ môn có nhiều cán bộ đang đi học, nên các cán bộ còn lại phải đảm trách nhiều

môn học. Khi cán bộ đi học về thì lại được sự phân công điều động làm công việc khác

nên ảnh hưởng đến kế hoạch chung của Bộ môn.

- Chưa có tiến sỹ đầu ngành nên chưa đảm bảo quy định mở ngành theo quy định

của Bộ GD và ĐT.

Kế hoạch hành động

Năm 2018 - 2019, ngành có một tiến sỹ đúng chuyên ngành để đảm bảo đúng quy

định của Bộ GD và ĐT về việc mở ngành đào tạo ngành PTNT.

2.7 Tiêu chuẩn 7. Chất lượng đội ngũ hỗ trợ

Một CTĐT muốn hoạt động hiệu quả thì bên cạnh đội ngũ GV cần có đủ đội ngũ

cán bộ phục vụ giảng dạy như nhân viên thư viện, nhân viên phòng thí nghiệm, nhân

viên hành chính và công tác SV.

2.7.1 Cán bộ thư viện có đủ số lượng và năng lực

Thư viện đóng vai trò quan trọng hỗ trợ cho GV và SV trong việc giảng dạy và

học tập, chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức, tự học, tự nghiên cứu. Cán bộ thư

viện Trường đã được bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ với kinh nghiệm đảm trách đã

phục vụ tốt GV, SV tham khảo tài liệu, hỗ trợ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu

Page 35: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

31

khoa học. Hiện tại, thư viện của trường có 28 cán bộ chuyên trách phục vụ toàn thời

gian (Exh.07.01). Hệ thống thư viện của Trường cũng góp phần rất lớn trong việc hỗ trợ

SV tiếp cận các nguồn tư liệu trong và ngoài nước.

Mỗi tháng Thư viện phục vụ trên 4.000 lượt mượn trả tài liệu và trên 10.000 lượt

truy cập vào các nguồn tài nguyên điện tử. Để nâng cao chất lượng phục vụ, Thư viện

ứng dụng triệt để công nghệ thông tin vào công tác quản lý và phát triển nhiều dịch vụ

hỗ trợ bạn đọc như: đào tạo kỹ năng thông tin, tìm kiếm thông tin theo yêu cầu, hỗ trợ

kỹ thuật, tư vấn trực tuyến,… Ngoài ra, thư viện tổ chức các ca trực thông tầm nhằm hỗ

trợ, hướng dẫn cho bạn đọc khai thác, tìm kiếm, sử dụng hiệu quả nguồn tài liệu và các

sản phẩm dịch vụ thông tin - thư viện thông qua các hình thức phục vụ của thư viện.

Bên cạnh đó, SV được tham khảo tài liệu trong dịp ôn thi học kỳ, làm luận văn tốt

nghiệp. Hiện nay, thư viện Trường có 559 chủ đề có liên quan để phục vụ công tác

nghiên cứu ngành PTNT (Exh.07.02).

2.7.2 Cán bộ phòng thí nghiệm có đủ số lượng và năng lực

Khu Thí nghiệm - Thực hành còn là nơi nghiên cứu, triển khai, ứng dụng khoa

học và chuyển giao công nghệ của các cán bộ, GV và SV trong và ngoài Trường nhằm

góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của Trường cũng như phát triển kinh

tế của địa phương và các vùng lân cận. Do đó, đặc điểm của ngành đào tạo mang kiến

thức tổng hợp và kiến thức rộng nên khu thí nghiệm thực hành của Bộ môn tham gia

vào hầu hết các phòng thí nghiệm và cán bộ hỗ trợ giảng dạy thường xuyên được tập

huấn nâng cao chuyên môn, đào tạo nghiệp vụ (Exh.07.04).

2.7.3 Cán bộ phòng máy tính có đủ số lượng và năng lực

Phòng máy tính của thư viện có 4 cán bộ đủ chuyên môn và năng lực phẩm chất

phục vụ cho GV, SV và bạn đọc. Ngoài ra, phòng máy còn được trang bị đầy đủ các

phương tiện hỗ trợ cho công tác học tập và nghiên cứu của GV, SV và bạn đọc. GV và

SV có thể sử dụng máy để thực hành, soạn bài giảng, làm đề tài nghiên cứu, truy xuất

các tài nguyên điện tử của thư viện hoặc tìm kiếm thông tin trên internet (Exh.07.05).

Số phòng máy tính phục vụ thực hành các khoa hiện nay của trường là 09 và số lượng

máy tính phục vụ thực hành 320 máy (Phòng Quản trị thiết bị, 2015).

Ở cấp Khoa do chưa có phòng máy tính nên cán bộ văn phòng khoa (VPK) chủ

yếu thực hiện các công việc sau: hỗ trợ quản lý SV, hỗ trợ các hoạt động cho giảng dạy

và nghiên cứu khoa học của GV. Cán bộ VPK không có chuyên môn cao về tin học nên

hạn chế trong việc quản lý các hoạt động liên quan đến quảng bá thương hiệu của Khoa

về các ngành đào tạo và cập nhật kiến thức thông tin từ Khoa. Trang web của Khoa

chưa có người chuyên ngành tin học để quản lý tài liệu số và chưa cập nhật đổi mới

thông tin (Exh. 07.03).

2.7.4 Cán bộ hỗ trợ (công tác) sinh viên có đủ số lượng và năng lực

Lực lượng cán bộ Phòng Công tác SV gồm 12 thành viên (Exh.07.05) được phân

công công việc rõ ràng, phù hợp. Phòng Công tác SV là nơi nắm bắt kịp thời tình hình

SV như: tư tưởng, đạo đức, lối sống,… Đồng thời, phối hợp với các Khoa trong việc

Page 36: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

32

đánh giá điểm rèn luyện, thực hiện các chế độ, chính sách (học bổng, vay tín dụng…)

cho SV; tổ chức tuần sinh hoạt công dân vào đầu mỗi năm học; tổ chức các hoạt động

văn nghệ, thể thao, các hoạt động từ thiện, tổ chức các dịch vụ giới thiệu việc làm cho

SV sau khi tốt nghiệp….

Phòng Đào tạo có nhiệm vụ cùng với các Khoa và trung tâm tham mưu với Ban

Giám Hiệu tổ chức thực hiện và quản lý công tác chuyên môn của nhà trường, bao gồm

đào tạo chính quy, không chính quy, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn. Nghiên cứu đề xuất

với Ban Giám Hiệu phương hướng phát triển nhà trường về quy mô, ngành nghề và

phương thức đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội và điều kiện của nhà trường. Phối hợp

với các phòng chức năng và khoa trong trường thực hiện công tác tuyển sinh hàng năm;

cùng với các khoa tham mưu với Ban Giám Hiệu thực hiện liên kết đào tạo với các cơ

sở giáo dục trong và ngoài nước. Xây dựng kế hoạch đào tạo toàn khóa, năm học và học

kỳ đối với từng ngành học; kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện CTĐT của các đơn vị

chuyên môn. Triển khai thực hiện các quy định có liên quan đến công tác đào tạo do Bộ

GD và ĐT ban hành áp dụng cho các cơ sở đào tạo. Tổ chức và chỉ đạo các đơn vị đẩy

mạnh phong trào thi đua "dạy tốt-học tốt" trong nhà trường; phối hợp với các đơn vị

chuyên môn tuyển chọn và bồi dưỡng SV năng khiếu dự các kỳ thi Olympic Quốc gia

(Exh. 07.06).

Ngoài ra, Phòng Đào tạo còn phối hợp với Phòng Khảo thí và KĐCL tổ chức các

kỳ thi diễn ra trong năm học. Quản lý, lưu trữ hồ sơ học sinh - SV theo qui định của

ngành. Thực hiện cấp phát các loại ấn chỉ có liên quan đến công tác đào tạo, theo đúng

trình tự thủ tục và quy định của Trường cho từng loại ấn chỉ. Lực lượng cán bộ Phòng

Đào tạo có đủ số lượng năng lực để hỗ trợ cho cán bộ GV và cán cán bộ hỗ trợ khác

(Exh.07.07).

VPK là bộ phận tham mưu và giúp việc cho lãnh đạo Khoa trong công tác quản lý

và điều hành hoạt động của đơn vị. Các trợ lý chuyên trách đa số đều tốt nghiệp đại học,

đã được bồi dưỡng thêm về kiến thức chuyên môn, kiến thức quản lý nhà nước, ngoại

ngữ và tin học. Cán bộ VPK có đủ năng lực và khả năng làm việc tốt, đảm bảo cho các

công tác văn thư, giáo vụ và quản lý SV. Số lượng cán bộ hành chính chuyên trách ở

Văn phòng Khoa hiện nay là 7 người (Exh. 07.03).

Đoàn thanh niên Trường có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo

dục, rèn luyện, đoàn viên nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ: chính trị, kinh tế, văn

hoá - xã hội, quốc phòng, an ninh của đơn vị. Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể và

các tổ chức kinh tế - xã hội làm tốt công tác thanh niên, chăm lo xây dựng Đoàn, tích

cực xây dựng cơ sở Đoàn, Hội ở đơn vị, tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính

quyền. Lực lượng cán bộ Đoàn thanh niên Trường, Khoa có đủ số lượng năng lực để hỗ

trợ cho cán bộ GV, SV và cán cán bộ hỗ trợ khác (Exh.07.08).

Tỷ lệ giữa cán bộ giảng dạy và cán bộ hỗ trợ đủ về mặt số lượng và chất lượng.

Bên cạnh đó, cán bộ hỗ trợ đủ năng lực và phẩm chất đạo đức để phục vụ cho công tác

Đoàn, Hội của Khoa, Trường cho cán bộ hoạt động ngoài chuyên môn giảng dạy và

hoạt động khác của SV.

Page 37: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

33

Các điểm mạnh của chương trình

- Cán bộ hỗ trợ quá trình đào tạo có số lượng đông đảo, năng động, nhiệt tình, có

nhiều kinh nghiệm, giao tiếp rất lịch sự, tận tình và có tâm huyết.

- Cán bộ hỗ trợ được đào tạo chính quy tại các các cơ sở uy tín trong và ngoài nước

đáp ứng được nhu cầu của các dịch vụ cho cán bộ giảng dạy, nghiên cứu và SV trong

toàn Trường.

Các điểm yếu của chương trình

- Hệ thống mạng không dây phục vụ SV, GV được phủ khắp Trường nhưng đôi khi

kết nối còn chậm.

- Đối với phòng Công tác SV: nên bố trí và tạo sân chơi cho SV ngành PTNT

thường xuyên như chiếu phim, tập huấn các kỹ năng mềm để SV có đủ năng lực cạnh

tranh với các SV khác sau khi ra trường.

Kế hoạch hành động

- Năm học 2017 - 2018, Phòng Công tác SV cần tổ chức nhiều hơn các hoạt động

vui chơi, giải trí và tăng cường kỹ năng mềm cho SV để đáp ứng với nhu cầu của XH.

- Năm học 2017 - 2018, Trường cần tăng cường hơn hệ thống mạng không dây phủ

kín khu phòng học để phục vụ SV, GV trong học tập và nghiên cứu khoa học.

2.8 Tiêu chuẩn 8. Chất lượng sinh viên

2.8.1 Chính sách cho sinh viên đầu vào rõ ràng

Ngành PTNT tuyển sinh theo kế hoạch tuyển sinh cụ thể hàng năm, đảm bảo theo

quy định của Bộ GD và ĐT về điểm chuẩn đầu vào của thí sinh (Exh. 08.01).

Số lượng SV ngành phát triển nông thôn được tuyển vào Khoa hàng năm có khác

nhau, số lượng SV biến động từ 45 - 126 SV, nguồn tuyển từ thí sinh chính quy dự thi

đại học khối A, A1 và B. Nhìn chung, chất lượng SV đầu vào là đạt yêu cầu, điểm trúng

tuyển hàng năm dao động từ 13 đến 14.5 điểm đạt với những yêu cầu theo qui định của

Bộ GD và ĐT về điểm chuẩn đầu vào của thí sinh thi vào khối A, B (Exh.05.01).

Sau khi thí sinh trúng tuyển, Trường sẽ gởi giấy báo trúng tuyển và những hồ sơ

cần thiết cho thí sinh về địa phương để thí sinh chuẩn bị hồ sơ nhập học. Số lượng tuyển

sinh ngành PTNT nhìn chung tương đối ổn định, phù hợp năng lực giảng dạy, số lượng

GV, cán bộ quản lý và trang thiết bị hiện có của Bộ môn.

Bảng 7. Số lượng sinh viên trúng tuyển ngành PTNT qua các năm (Nguồn: Phòng Đào tạo tháng 7/2015)

Năm tuyển sinh Tổng số sinh viên

nhập học Nam Nữ

2010 51 39 12 2011 50 36 14 2012 45 32 13 2013 91 52 39 2014 126 64 62

Page 38: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

34

Việc tuyển chọn SV vào học ngành PTNT theo định hướng phát triển chung của

Trường là đa dạng ngành nghề đào tạo và đảm bảo chất lượng đầu ra đáp ứng nhu cầu

của xã hội. Chủ trương tuyển sinh ngành PTNT của Trường là đảm bảo số lượng ổn

định đầu vào để nâng cao chất lượng đào tạo ngành nghề (Exh.08.02).

2.8.2 Quy trình thu nhận sinh viên hợp lý

Quá trình thu nhận SV dựa trên kết quả trúng tuyển đầu vào của Trường. SV phải

đảm bảo đạt điểm tối thiểu (điểm sàn) do Trường công bố (Exh.05.01). Các thủ tục thu

nhận SV phải nộp đầy đủ thủ tục ghi nhận trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng

hình thức chính quy hiện hành (Exh.03.02); (Exh.05.06).

2.8.3 Khối lượng học tập thật sự khớp với khối lượng được tính toán

Thực hiện chủ trương của Bộ GD và ĐT, Trường ĐHAG là một trong số 40

Trường đại học, cao đẳng đầu tiên trong cả nước thực hiện chuyển đổi phương thức đào

tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ tính từ năm học 2009 - 2010. Trường cũng đã ban

hành các văn bản chỉ đạo về việc quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ (Exh.03.02).

Khối lượng thực tế trùng với khối lượng học tập theo yêu cầu của chương trình vì mỗi

năm học đều có kế hoạch năm học kèm theo.

Kế hoạch giảng dạy và học tập được quy định cho cán bộ GV giảng dạy phải có

kế hoạch giảng dạy chi tiết và phương pháp giảng dạy học tập của SV kèm theo tài liệu

giảng dạy hoặc giáo trình giảng dạy. Để đảm bảo khối lượng học tập của SV được bảo

đảm trong quá trình học tập, SV được học với số tín chỉ ít nhất là 14 tín chỉ và không

quá 30 tín chỉ trong một học kỳ chính. Đối với học kỳ phụ (hè) thì không quy định khối

lượng học tập tối thiểu nhưng không được đăng ký vượt quá 10 tín chỉ (Exh.03.02).

Một số SV có học lực trung bình có thể hoàn thành CTĐT trong khoảng thời gian

dự kiến vì Trường có mở các học kỳ hè để SV có thể học cải thiện hoàn thành CTĐT.

Các điểm mạnh của chương trình

- Chính sách thu hút SV đầu vào rõ ràng và có định kỳ xem xét, phù hợp với SV;

- Bộ môn đã tổ chức nhiều buổi hoạt hoạt động seminar, học thuật, hoạt động ngoại

khóa để phát huy những kỹ năng mềm cho SV;

- Sinh viên ra trường đáp ứng được nhu cầu xã hội.

Các điểm yếu của chương trình

Sinh viên nữ sau khi ra trường xin việc làm còn gặp nhiều khó khăn.

Kế hoạch hành động

Trong giai đoạn 2015 đến 2020, các doanh nghiệp, Khoa, Trường cần tạo điều kiện

cho SV nữ có nhiều cơ hội tiếp cận việc làm.

Page 39: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

35

2.9 Tiêu chuẩn 9. Hỗ trợ và tư vấn sinh viên

Trường, Khoa và Bộ môn luôn quan tâm hỗ trợ SV điều kiện thuận lợi trong quá

trình học tập. Những thông tin về tình hình học tập của SV luôn được thông báo kịp

thời thường xuyên. Do đó, SV hoàn toàn chủ động trong việc học tập của mình. Các

hình thức đánh giá kết quả học tập của SV được thực hiện đa dạng với nhiều hình thức

đánh giá kết quả học tập của SV. Bên cạnh đó, đội ngũ CVHT thực hiện tốt vai trò hỗ

trợ tư vấn cho SV về học tập và đời sống.

SV không những được quan tâm về chất lượng học tập mà môi trường sống, sinh

hoạt, học tập chung quanh cũng được đảm bảo. SV luôn có sân chơi lành mạnh thông

qua các cuộc thi văn nghệ và thể thao được tổ chức thường kỳ nhằm tạo sự thư giãn,

nâng cao sức khỏe và tạo môi trường học tập năng động.

2.9.1 Hệ thống ghi nhận quá trình học tập của sinh viên thích hợp.

Quá trình học tập của SV luôn được giám sát và ghi nhận một cách có hệ thống,

thông tin đánh giá được phản hồi trở lại cho SV và những giải pháp cải thiện được đưa

ra ngay khi cần thiết. Ở mỗi học phần, SV được đánh giá xuyên suốt quá trình học tập

qua các cột điểm thường xuyên (bài tập cá nhân, bài tập nhóm, seminar, thực hành,

kiểm tra giữa kỳ,...) bảng điểm này được gởi đến SV kiểm tra và ký tên xác nhận trước

khi nộp cho Phòng Khảo thí và KĐCL (Exh.01.07).

Sau mỗi học kỳ, các SV có kết quả học tập kém sẽ được Trường thông báo đến

Khoa, Bộ môn và các cố vấn học tập để tìm biện pháp giúp đỡ (Exh.11.04).

2.9.2 Sinh viên nhận được sự tư vấn học tập, hỗ trợ và phản hồi đầy đủ về

việc học của họ.

Đầu mỗi năm học, Trường đều tổ chức tuần lễ Sinh hoạt Công dân (SHCD) cho

SV (Exh.11.04), qua đó cung cấp cho SV các thông tin cần thiết cho quá trình học tập

như: quy định về công tác đào tạo, quy chế học vụ, các văn bản chính sách, các quyền

lợi và nghĩa vụ của SV trong suốt thời gian học tập tại trường (Exh.02.03). Bên cạnh

đó, các thông tin này cũng được Trường in trong quyển sổ tay SV và phát cho mỗi SV

để các em có thể tra cứu khi cần thiết (Exh.05.06).

Đối với các tân SV, Khoa có tổ chức buổi gặp mặt đầu tiên để giới thiệu về

Khoa, Bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và cố vấn học tập nhằm giúp SV thuận tiện trong

việc liên lạc, qua đó cũng giới thiệu với SV CTĐT ngành học để SV có kế hoạch học

tập phù hợp (Exh.09.01). Ngoài ra, CTĐT cũng được Trường in trong quyển Niên lịch

đào tạo để SV tiện theo dõi trong suốt quá trình học tập (Exh.02.03), mỗi khóa học sẽ

có một CTĐT riêng, thể hiện được tính linh động trong việc đào tạo ngành đáp ứng

yêu cầu xã hội (Exh.09.02). Song song đó, CTĐT, chuẩn đầu ra, danh sách xử lý học

vụ, thông báo đóng học phí, danh sách nhận học bổng, thông báo cấp phát bằng tốt

nghiệp,... cũng được đưa lên trang web của Phòng Đào tạo (Exh.01.05).

Việc áp dụng đào tạo theo hệ thống tín chỉ của Trường ngày càng hoàn thiện.

Quy trình đào tạo theo tín chỉ giúp cho SV chủ động trong việc quyết định quá trình

học tập của mình. Trường đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý việc học tập

Page 40: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

36

của SV qua phần mềm đăng ký học phần trực tuyến. SV có thể đăng ký môn học, xem

thời khóa biểu, xem lịch thi, xem học phí, xem điểm và đánh giá học phần một cách dễ

dàng (Exh.09.03).

Đồng thời, hàng năm, Bộ môn cũng tổ chức Hội nghị học tốt nhằm giúp cho SV

các lớp có điều kiện họp mặt, giao lưu với nhau, qua đó các bạn tân SV có thể học hỏi

kinh nghiệm từ các anh chị khóa trước về một số vấn đề trong học tập và cuộc sống

giúp các em sớm thích nghi với môi trường đại học còn nhiều bỡ ngỡ, đồng thời đây

cũng là diễn đàn để các anh chị cựu SV truyền đạt một số kinh nghiệm về việc phỏng

vấn xin việc cũng như kỹ năng làm việc ở các công ty, xí nghiệp cho các bạn SV

chuẩn bị tốt nghiệp (Exh.11.05, Exh.11.06).

2.9.3 Hoạt động cố vấn cho sinh viên là thỏa đáng.

Vai trò của giáo viên chủ nhiệm và cố vấn học tập rất quan trọng, đội ngũ này

chịu trách nhiệm quản lý SV, tư vấn SV thực hiện quá trình đào tạo theo đúng quy

định chung của Bộ và những quy định riêng của Trường giúp SV giải đáp các thắc

mắc, khó khăn trong học tập và đời sống. Cụ thể, CVHT hướng dẫn SV xây dựng kế

hoạch học tập toàn khóa học; đăng ký học và hoàn thành các học phần trong từng học

kỳ. CVHT tư vấn cho SV sử dụng website đăng ký học phần của Trường, để SV tự

theo dõi quá trình học tập của bản thân. Ngoài ra, CVHT chịu trách nhiệm ký xác nhận

các đơn đăng ký học tập, đăng ký rút bớt học phần của SV được phân công cố vấn

(Exh.11.03). Những nội dung này được nhà trường ban hành theo Quyết định số

262/VBHN-ĐHAG, ngày 18/8/2014 của Hiệu trưởng Trường ĐHAG.

2.9.4 Môi trường tâm lý, vật chất và xã hội cho sinh viên là thoả đáng.

Để giúp việc học tập của SV được tốt thì hoạt động ngoại khóa cũng được

Trường, Khoa và Bộ môn quan tâm. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, hội

trại,… được Trường tổ chức như tổ chức Hội thi văn nghệ mừng ngày 20/11

(Exh.09.04), tổ chức hội trại truyền thống 26/3 (Exh.09.05),… Bên cạnh đó, hàng năm

Bộ môn còn tổ chức giải bóng đá truyền thống ngành nhằm tạo sự giao lưu, họp mặt

giữa các bạn SV và các anh chị cựu SV (Exh.09.06). Ngoài ra, Phòng Công tác SV

cũng thường xuyên tìm nguồn học bổng từ các đơn vị tài trợ bên ngoài nhằm giúp SV

nghèo vượt khó học tốt (Exh.09.07).

Nhằm đảm bảo sức khỏe cho SV, Trường có Phòng Y tế hoạt động xuyên suốt

(Exh.09.08); (Exh.09.09). Đồng thời, để đảm bảo quyền lợi của SV, Trường cũng luôn

khuyến khích và thông qua giáo viên chủ nhiệm sinh hoạt để các em SV hiểu rõ và

tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc (Exh.09.10).

Công tác tư vấn hướng nghiệp, hỗ trợ việc làm cho SV cũng được thực hiện

thường xuyên. Hàng năm, Trường đều phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức hội chợ

việc làm (Exh.09.11). Đồng thời, thông báo kịp thời cho SV khi doanh nghiệp có nhu

cầu tuyển dụng (Exh.09.12).

Ngoài ra, vai trò của Đoàn thanh niên và Chi hội SV cũng hết sức quan trọng đối

với SV, đặc biệt là SV mới nhập học vào Trường bằng cách tận tình hướng dẫn, hỗ trợ

Page 41: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

37

các em khi gặp vấn đề khó khăn trong học tập. Đoàn thanh niên Khoa cũng thường

xuyên tổ chức các hoạt động nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho SV như tổ chức cuộc

thi “Thủ lĩnh thanh niên” (Exh.09.13), tổ chức “Trò chơi lớn” (Exh.09.14), trao tặng

“Mái ấm Agri” (Exh.09.15).

Trường có khu Ký túc xá dành cho SV của Trường, ngoài ra còn có các khu Ký

túc xá được các huyện xây dựng trong khuôn viên ký túc Trường như: Châu Đốc, Tịnh

Biên, Tân Châu, Thoại Sơn, Châu Phú, An Phú (Exh.09.19).

SV được hưởng mọi chế độ chính sách xã hội theo quy định của Nhà nước. Nhà

trường thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ SV về chế độ chính sách xã hội như miễn

giảm học phí, trợ cấp xã hội, trợ cấp dân tộc, vay vốn tín dụng (Exh.09.16). Sau mỗi

học kỳ, Trường đều xét duyệt cấp học bổng khuyến khích học tập cho SV (Exh.09.17).

Ngoài ra, các SV có kết quả học tập đạt loại giỏi, xuất sắc cũng được khen thưởng

theo quy định của tỉnh (Exh.09.18) (Exh.05.06). Trường cũng thường xuyên phối hợp

với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương để thực hiện đầy đủ, kịp thời

các chế độ chính sách đối với SV về vay vốn, miễn giảm học phí, trợ cấp xã hội, hỗ trợ

chi phí học tập và học bổng chính sách (Exh.03.02).

Các điểm mạnh của chương trình

- SV nhận được sự hỗ trợ, theo dõi trong suốt quá trình học tập từ GVCN và CVHT.

- Nhiều hoạt động được tổ chức để tăng kỹ năng cho SV, giúp SV mạnh dạn tham gia

vào quá trình giao tiếp của xã hội.

Các điểm yếu của chương trình

CVHT mất nhiều thời gian khi ký xác nhận các đơn đăng ký rút bớt học phần của SV

được phân công cố vấn.

Kế hoạch hành động

Từ năm học 2016 - 2017, đề nghị Phòng Đào tạo nghiên cứu để bỏ đi chữ ký của

CVHT trong mẫu đơn rút bớt học phần của SV.

2.10 Tiêu chuẩn 10. Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng

Các trang thiết bị trong Khoa và Bộ môn đảm bảo về chất lượng và đa dạng,

phong phú, được sử dụng vào các hoạt động dạy học và nghiên cứu khoa học, đáp

ứng các yêu cầu của ngành đào tạo. Khu nhà lưới thực hành, thí nghiệm của Khoa

được đầu tư tốt giúp SV có điều kiện thuận lợi học tập thực tiễn và nghiên cứu khoa

học, thực hiện luận văn tốt nghiệp

2.10.1 Thiết bị giảng dạy (hội trường, phòng học) thích hợp

Trường có nhiều phòng học phục vụ tốt các hoạt động liên quan tới việc học tập

của SV. Ngoài ra, còn có các hội trường (gồm 01 hội trường 600 chỗ, 02 hội trường

300 chỗ và 04 hội trường 150 chỗ) phục vụ cho các buổi hội thảo, hội nghị, tập huấn

(Exh.02.09) của Trường, SV ngành PTNT tham gia vào trong những hoạt động chung

của Trường.

Page 42: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

38

Trường cũng trang bị đầy đủ máy chiếu (LCD) để phục vụ công tác giảng dạy

đạt chất lượng cao (Exh.02.09); (Exh.04.02). Đây cũng là phương pháp giảng dạy

bằng trực quan với những hình ảnh minh họa cụ thể hay xem những đoạn video clip

rất sinh động giúp cho SV ngành PTNT dễ tiếp thu bài giảng hơn (Exh.10.01).

Chương trình đào tạo hiện hành được thiết kế có tính đến việc tận dụng tối đa

điều kiện cơ sở vật chất có sẵn và liên tục được bổ sung thông qua các chương trình

hợp tác quốc tế hỗ trợ cho hoạt động đào tạo. Hàng năm, Khoa và Bộ môn đều cố

gắng tìm kiếm hợp tác với nhiều chương trình viện trợ hoặc đề nghị Trường trang bị

bổ sung mới các thiết bị. Vừa qua, Bộ môn có hợp tác với dự án TRIG nên được trang

bị một số thiết bị hiện đại phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy ngành PTNT

(Exh.10.02). Các SV thực hiện khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp hay tham

gia nghiên cứu khoa học cũng được Trường bố trí các phòng riêng và trang bị đầy đủ

hệ thống điện, nước, bàn ghế cũng như những dụng cụ cần thiết nhằm tạo điều kiện

thuận lợi cho SV trong nghiên cứu (Exh.10.03).

Cơ sở vật chất và phòng thí nghiệm hiện nay đã đáp ứng được công tác đào tạo

của ngành PTNT.

2.10.2 Tài nguyên thư viện đầy đủ và cập nhật.

Thư viện có cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại với trên 370 máy tính nối

mạng, hệ thống wifi miễn phí giúp bạn đọc khai thác tốt các nguồn tài nguyên và dịch

vụ. Nguồn tài nguyên của Thư viện có trên 100.000 quyển sách (khoảng 25.000 nhan

đề); 200 loại báo/tạp chí, 1.000 tài liệu nghe nhìn, gần 5.000 tài liệu điện tử (trong đó

có trên 2.300 tài liệu nội sinh) và nhiều CSDL điện tử đa ngành, đa lĩnh vực. Đặc biệt,

thư viện có nguồn tài nguyên điện tử rất đa dạng gồm tài nguyên nội sinh (bài giảng

điện tử, đề thi tham khảo, giáo trình, hội thảo - chuyên đề - kỷ yếu, khóa luận tốt

nghiệp, luận văn - luận án, nghiên cứu khoa học, tạp chí khoa học, thông tin khoa

học), cơ sở dữ liệu điện tử, bộ sưu tập số, bộ sưu tập tài nguyên tham khảo (video,

ebook). Các nguồn tài liệu này được cập nhật, bổ sung thường xuyên phục vụ SV tham

khảo đã đáp ứng tốt nhu cầu học tập và giảng dạy.

Thư viện gồm 3 tầng được phân thành những phòng chuyên biệt như kho sách

mượn đọc, phòng học nhóm, phòng máy giáo viên, phòng máy SV, phòng chuyên đề,

quầy hỗ trợ kỹ thuật,… Các phòng này được thiết kế khang trang, thoáng mát, sạch sẽ,

đầy đủ ánh sáng, là môi trường học tập rất tốt cho SV (Exh.10.04).. Bên trong thư viện

có phục vụ photocopy nên SV rất thuận tiện trong việc copy tài liệu học tập. SV và

GV có thể mượn tài liệu để đọc tại chỗ hoặc mượn về nhà tham khảo nên cũng thuận

lợi cho GV trong việc soạn bài giảng cũng như SV thực hiện bài tập môn học hoặc

thực hiện chuyên đề, khóa luận (Exh.10.05). Các nguồn tài nguyên được sắp xếp theo

danh mục nên dễ dàng trong việc tra cứu. SV có thể tra cứu tài liệu qua hệ thống máy

vi tính nên rất thuận tiện, nhanh chóng. Cán bộ phục vụ hỗ trợ người đọc tìm thông tin

tra cứu kịp thời và hiệu quả. Trang web thư viện cũng thường xuyên lấy ý kiến bạn

đọc để cải thiện chất lượng quá trình phục vụ nhu cầu của SV Trường và ngành PTNT

nói riêng (Exh.10.06).

Page 43: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

39

Khoa có tủ sách nhưng tài liệu tham khảo về chuyên ngành chưa đa dạng do của

các GV thỉnh giảng, GV quốc tế đến làm việc tại Trường trao tặng hoặc do các thầy cô

khi đi hội thảo, hội nghị,... đưa về. Đây là nguồn tài liệu tham khảo rất có giá trị để cán

bộ, GV và SV tham khảo khi cần thiết (Exh.10.07).

Trong những năm qua, hàng tháng Trường đều xuất bản Tờ Thông tin Khoa học.

Đến năm 2013, Trường đã cho ra đời quyển Tạp chí khoa học số đầu tiên. Tạp chí

Khoa học Trường ĐHAG giới thiệu và công bố kết quả nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực

thuộc khoa học lý thuyết và ứng dụng. Hàng năm, Tạp chí xuất bản 4 số thường kỳ

bằng ngôn ngữ tiếng Việt, và 2 số đặc biệt bằng ngôn ngữ tiếng Anh, bao gồm:

1. Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục (tiếng Việt, tháng 3)

2. Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật (tiếng Việt, tháng 6)

3. Khoa học Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học (tiếng Việt, tháng 9)

4. Khoa học Tự nhiên, Công nghệ và Môi trường (tiếng Việt, tháng 12)

5. Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục (tiếng Anh, tháng 6)

6. Khoa học Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học (tiếng Anh, tháng 12)

Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, GV của Trường và đặc biệt

ngành PTNT trong việc đăng tải các bài luận, các công trình nghiên cứu khoa học

(Exh.10.08). Nguồn tài liệu này cũng như các giáo trình giảng dạy, bài giảng điện tử,

đề thi tham khảo, luận văn,... được thư viện quản lý có hệ thống bằng công nghệ thông

tin trên website của Thư viện (Exh.10.09).

2.10.3 Thiết bị phòng thí nghiệm đầy đủ và cập nhật.

Các phòng thí nghiệm dành riêng cho các Bộ môn gồm có phòng chế biến thực

phẩm, phòng bảo quản thực phẩm, phòng cảm quan thực phẩm, phòng kỹ thuật thực

phẩm 1, phòng kỹ thuật thực phẩm 2, phòng phát triển sản phẩm, phòng phân tích thực

phẩm được trang bị bàn ghế, hệ thống điện, nước và các trang thiết bị tương ứng cần

thiết để phục vụ cho công tác giảng dạy thực tập môn học và nghiên cứu khoa học

(Exh.10.10).

2.10.4 Máy tính đầy đủ và được cập nhật, nâng cấp.

Trường rất quan tâm đến việc hoàn thiện thư viện điện tử phục vụ công tác đào

tạo trong nhiều năm qua. Nơi đây được trang bị rất nhiều máy tính hòa mạng internet

phục vụ thường xuyên cả ngày nên đã hỗ trợ tích cực cho việc học tập của SV cũng

như việc đăng ký các học phần trực tuyến (Exh.10.11). Ngoài ra, Trường cũng đã triển

khai nối mạng wifi toàn Trường, qua đó việc quản lý đào tạo, phục vụ đào tạo qua

mạng đã phát huy tác dụng rất tốt trong thời gian qua vì tính tiện ích nhiều mặt của nó.

Qua mạng nội bộ của Trường, mỗi cán bộ, GV và SV đều được cấp một tài khoản để

thuận tiện trong việc quản lý (Exh.10.12). Hệ thống mạng này đã giúp ích rất nhiều cho

GV và SV trong việc giảng dạy, học tập, thông tin được phổ biến nhanh chóng, rộng

rãi. Đồng thời, một số SV cũng tự trang bị thêm máy tính xách tay nên cũng chủ động

Page 44: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

40

hơn trong việc học tập cá nhân, nhóm, làm và nộp bài báo cáo chuyên đề, seminar môn

học cho GV.

2.10.5 Tiêu chuẩn về an toàn và vệ sinh môi trường đạt yêu cầu của địa

phương về tất cả các mặt

Công tác an toàn vệ sinh môi trường được thực hiện thường xuyên và đạt kết quả

tốt. SV có tổ chức lao động vệ sinh, trồng cây xanh trong khuôn viên trường mỗi học

kỳ, luôn giữ cho môi trường xanh, sạch, đẹp (Exh.10.13). Trường cũng có bố trí các sọt

đựng rác dọc theo các hành lang dãy phòng học cho SV bỏ rác đúng nơi quy định

(Exh.10.14). Các cây kiểng và các khu trồng cỏ trong khoa được cắt tỉa thường xuyên

giúp cho phong cảnh luôn sạch đẹp. Việc phòng chống cháy nổ cũng được quan tâm

tích cực, các bình chữa cháy được trang bị đầy đủ ở các dãy phòng làm việc trong khoa

(Exh.10.15). Bên cạnh đó, cán bộ, GV và SV cũng được trang bị kiến thức về PCCC

thông qua các buổi tập huấn (Exh.10.16).

Các điểm mạnh của chương trình

- Phòng học mới và hệ thống máy chiếu được trang bị cho các phòng;

- Thư viện trang bị nhiều sách và máy tính mới.

Các điểm yếu của chương trình

- Sân chơi SV còn hạn chế (chỉ có khu đất, chưa có phòng thi đấu);

- Khu thực nghiệm chưa đáp ứng đủ nguồn nước tưới.

Kế hoạch hành động

Năm học 2016 - 2017, Trường xây nhà thi đấu và sân bóng để tạo sân chơi cho

SV và xây bồn chứa nước cung cấp đủ lượng ở khu thực nghiệm.

2.11 Tiêu chuẩn 11. Đảm bảo chất lượng quá trình giảng dạy và học tập

Chương trình đào tạo ngành PTNT được thiết kế bởi một tập thể các thành viên có

chuyên môn và thông qua hội đồng khoa học cấp Khoa và cấp Trường, đội ngũ làm

chương trình, SV và các đối tượng sử dụng lực lượng kỹ sư ngành PTNT sau khi tốt

nghiệp (các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp). Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng

CTĐT được thẩm định và đánh giá tính hiệu quả định kỳ sau khi đã được sử dụng trong

một thời gian hợp lý. Trong quá trình đánh giá để hiệu chỉnh chương trình, SV ngành

PTNT được tham gia vào hoạt động này nhằm giúp quá trình đào tạo có chất lượng tốt.

2.11.1 Chương trình đào tạo được thiết kế dựa trên sự tổng hợp của tất cả

các giảng viên có liên quan

Chương trình đào tạo ngành PTNT từ khi đào tạo theo hệ thống tín chỉ có 131 tín

chỉ chưa kể Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh, là do nhóm cán bộ

có giàu kinh nghiệm và chuyên môn xây dựng và được Hội đồng khoa học và Đào tạo

của Bộ môn và Khoa thông qua (Exh.01.02).

Chương trình đào tạo ngành PTNT được điều chỉnh, cập nhật theo kế hoạch chung

của Trường. Cán bộ của Bộ môn chịu trách nhiệm tổ chức và thực hiện việc xây dựng,

Page 45: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

41

điều chỉnh CTĐT dựa trên năng lực giảng dạy của đội ngũ GV của Bộ môn và nhu cầu

của xã hội (Exh.03.04). Nội dung các học phần cũng được cải tiến, bổ sung định kỳ. Bộ

môn tiếp nhận các thông tin từ các đơn vị sử dụng lao động thông qua việc lấy ý kiến

phản hồi từ nhà tuyển dụng có mối liên hệ thường xuyên với Bộ môn, và các cựu SV

hiện đang làm việc ở các công ty, xí nghiệp để điều chỉnh CTĐT và nội dung học phần

cho phù hợp thực tiễn. Nghiên cứu đánh giá chương trình đào tạo ngành PTNT thực

hiện năm 2012 được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn nhóm và bản câu hỏi

đối với năm nhóm đối tượng liên quan bao gồm: Chuyên gia đang tham gia quản lý

ngành PTNT ở các viện trường; GV đang tham gia giảng dạy ngành PTNT tại Trường;

Nhà tuyển dụng; Cựu SV ngành PTNT; Các SV ngành PTNT đang theo học tại trường

(Exh.01.02).

Chương trình đào tạo ngành PTNT đã được thiết kế dựa trên: (1) Tỷ lệ các khối

kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên ngành, thực tập

nghề và khóa luận tốt nghiệp; (2) Số lượng tín chỉ của các học phần điều kiện (Giáo dục

Quốc phòng - An ninh, Giáo dục Thể chất, Ngoại ngữ) (Exh.02.01). Chương trình đào

tạo được dựa trên cơ sở hướng dẫn của Trường, Khoa, Bộ môn thiết kế và đưa ra lấy ý

kiến đóng góp trong toàn thể cán bộ GV của Bộ môn, trình Hội đồng Khoa NN - TNTN

thông qua, sau đó trình Hội đồng Trường xét duyệt và đã đồng ý thông qua CTĐT

ngành PTNT tại Quyết định số 69/QĐ- ĐHAG, 05/04/2012 ban hành chương trình đào

tạo hệ chính quy các ngành Chăn nuôi, Khoa học Cây Trồng và Nuôi trồng Thủy sản,

Phát triển Nông thôn áp dụng từ khóa tuyển sinh năm 2012 (Exh.02.02).

2.11.2 Sinh viên có tham gia vào việc thiết kế và điều chỉnh chương trình

Sinh viên được quyền xây dựng chương trình học tập toàn khóa học cho riêng

mình. Cố vấn học tập sẽ hướng dẫn SV lập kế hoạch toàn khóa học và từng học kỳ, tư

vấn cho SV đăng ký học phần phù hợp (Exh.11.01). Để cân đối kế hoạch giảng dạy,

Trường đã ra hướng dẫn cho Bộ môn thiết kế CTĐT cố định cho năm thứ nhất (Quyết

định 262/VBHC ngày 18/8/2014) (Exh.01.06). Trên cơ sở hướng dẫn này, Bộ môn đã

xây dựng CTĐT cố định cho 2 học kỳ đầu tiên (Exh.02.03).

Trường, Khoa và Bộ môn luôn quan tâm đến công tác đảm bảo chất lượng dạy và

học. Vào mỗi đầu học kỳ, SV đều được Trường, Khoa, Bộ môn và CVHT thông báo và

tư vấn về các quy định, kế hoạch và phương pháp đăng ký học phần để tạo điều kiện

cho các em phát huy tốt tính chủ động và có thông tin đầy đủ để thiết lập kế hoạch học

tập trong từng học kỳ đạt được kết quả tốt. Ngoài ra, các CVHT còn tư vấn cho SV điều

chỉnh khối lượng học tập trong mỗi học kỳ tùy theo khả năng của SV (Exh.11.02).

Để giám sát sự tiến bộ và thành tựu của SV trong học tập, rèn luyện trong suốt

quá trình học tập tại Trường, hàng năm Phòng Đào tạo, Phòng Công tác SV, đều có

thống kê, tổng hợp số liệu về các SV học tập có kết quả tốt. Bên cạnh đó, thông tin cảnh

báo học vụ đối với các SV học tập kém cũng được thông báo đến Khoa, Bộ môn và các

CVHT để tìm biện pháp giúp đỡ (Exh.11.05).

Việc đánh giá môn học và CTĐT được thực hiện trong suốt quá trình đào tạo.

Thông qua kết quả đánh giá học phần, GV và Bộ môn sẽ thực hiện các điều chỉnh cần

Page 46: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

42

thiết về nội dung và phương pháp giảng dạy (Exh.01.06). Trong quá trình giảng dạy, các

phương pháp dạy học tích cực theo đặc thù của từng môn học của ngành được cán bộ sử

dụng. Việc đánh giá kết quả học tập cũng được thực hiện theo nhiều hình thức khác

nhau, tùy theo đặc điểm từng môn học (Exh.01.03). SV đã tiến hành đánh giá CTĐT ở

mức độ học phần tại cuối mỗi học kỳ (Exh.01.06). Kết hợp với nỗ lực của Trung tâm,

các phòng ban chức năng, Khoa và Bộ môn đều nhận thức rõ trách nhiệm của mình

trong công tác giám sát và đảm bảo chất lượng đào tạo của Trường (Exh.11.06;

Exh.11.07).

Ngoài ra, công tác tổ chức thi cử cũng được đảm bảo nghiêm túc, khách quan,

thông qua các quy định cụ thể của Trường, được thực hiện và giám sát thường xuyên.

Bên cạnh đó, việc thực hiện đánh giá SV đã được tổ chức có hệ thống hơn (Exh.01.06).

Qua nghiên cứu do phòng Khảo Thí và KĐCL thực hiện năm học 2014-2015 đối với

lớp DH12PN, thời gian khảo sát ở học kỳ 2 năm học 2014 - 2015, kết quả sự hài lòng

khi được đào tạo được SV đánh giá (Bảng 8).

Bảng 8. Phản hồi từ sinh viên năm cuối ngành PTNT về chương trình đào tạo (Nguồn: Phòng Khảo Thí và KĐCL, 2015)

STT Vấn đề Điểm đánh giá

trung bình Ðộ lệch chuẩn

1 Trường Đại học An Giang là Trường đại học tin cậy về uy tín đào tạo

4,0 0,9

2 Sinh viên tốt nghiệp tự tin về “hành trang nghề nghiệp” được trang bị

3,9 0,8

3 Anh/Chị hài lòng với ngành đào tạo này của Trường

4,3 0,9

2.11.3 Thị trường lao động có ảnh hưởng đến việc thiết kế chương trình

Hầu hết các SV tốt nghiệp ngành PTNT đều tìm được công việc làm ổn định.

Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều SV tốt nghiệp của ngành làm việc trong

ngành kinh doanh, bảo hiểm và ngân hàng.

Phản hồi từ các công ty có một vai trò quan trọng trong thiết kế và phát triển

khung chương trình bởi SV tốt nghiệp cần phải đáp ứng các yêu cầu của thị trường lao

động và xã hội. Các câu hỏi đánh giá về các môn học cũng như kỹ năng mềm mà SV

cần có (Exh.11.08). Một cuộc khảo sát được tiến hành bằng cách phỏng vấn cá nhân

với người đứng đầu bộ phận nhân lực tại các công ty có SV tốt nghiệp của ngành làm

việc nhằm đánh giá nền tảng kiến thức và kỹ luật làm việc, kỹ năng giao tiếp và kỹ

năng làm việc theo nhóm của cựu SV. Dựa trên những phản hồi này, khung chương

trình đã được tinh chỉnh và cải thiện.

2.11.4 Chương trình giảng dạy được đánh giá thường xuyên

Chương trình giảng dạy đã được xem xét định kỳ và hiệu chỉnh thường xuyên

dựa trên phản hồi của các bên liên quan và kết quả học tập (Exh.03.01). Sự cải tiến

khung chương trình được thực hiện theo các tiêu chuẩn của Bộ GD và ĐT và các ý

Page 47: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

43

kiến phản hồi của các bên liên quan với mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học đạt

tiêu chuẩn đề ra và đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động (Exh.01.02); (Exh.02.01).

2.11.5 Các học phần và chương trình đào tạo nhận được sự đánh giá có hệ

thống của sinh viên

Khung chương trình và các học phần được phát triển và đánh giá một cách hệ

thống. Một trong những tiêu chí quan trọng là đánh giá của SV. SV có thể đóng góp

nhận xét, đánh giá và nêu ra các ý tưởng thông qua đối thoại với nhà trường

(Exh.11.09); (Exh.01.02). Việc đánh giá môn học gồm có những vấn đề về nội dung

giảng dạy, phương pháp giảng dạy, thái độ GV, cơ sở vật chất của Trường. Dựa trên

những phản hồi này, khung chương trình, nội dung môn học, số lượng tín chỉ được

chỉnh sửa, cập nhật và cân bằng lại (Exh.01.02).

2.11.6 Phản hồi của sinh viên được sử dụng cho việc cải tiến chương trình

đào tạo

Đến nay, chương trình nhận được phản hồi của các bên liên quan như GV và SV

của Khoa (Exh.01.02). Đánh giá cung cấp các thông tin hữu ích để GV có thể nâng cao

phương pháp và kĩ năng sư phạm cũng như chất lượng của bài giảng. Phản hồi của các

bên liên quan đóng một vai trò rất quan trọng trong cải tiến khung chương trình, nâng

cao chất lượng giảng dạy và chuẩn đầu ra.

2.11.7 Đảm bảo chất lượng và liên tục cải tiến hoạt động giảng dạy và học

tập, phương pháp đánh giá và hoạt động đánh giá

Để đảm bảo cho công tác đảm bảo chất lượng, Phòng Khảo thí và KĐCL được

thành lập theo Quyết định số 2186/QĐ-UB-NV của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang,

ngày 19/10/2004. Phòng có hai chức năng chính: (1) Tham mưu cho Hiệu trưởng xây

dựng kế hoạch và tổ chức mọi công tác liên quan đến thi và đánh giá kết quả học tập

trong nhà trường; (2) Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác kiểm định chất lượng đào

tạo, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo. Một trong những

nhiệm vụ quan trọng của Phòng là phối hợp với các phòng ban, khoa tổ chức thực hiện

thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập tất cả các học phần, môn học, thi cuối khóa, thi tốt

nghiệp của SV, học viên và giáo sinh đang theo học tại trường theo đúng Qui chế kiểm

tra, thi của Bộ giáo dục & Đào tạo và các quy định của Hiệu trưởng (Exh. 07.07).

Ngoài ra, việc đảm bảo chất lượng dạy và học, đổi mới và nâng cao phương pháp

giảng dạy cần phải được tiến hành thường xuyên. Nhận thức được vai trò quan trọng

của phương pháp giảng dạy, Trường và Khoa đã tổ chức nhiều lớp học và hội thảo để

giúp các GV, đặc biệt là GV trẻ, nâng cao kỹ năng và phương pháp giảng dạy

(Exh.11.06); (Exh.11.07).

Các điểm mạnh của chương trình

Khung chương trình ngành PTNT được các bên liên quan đánh giá để làm cơ sở

cho quá cập nhật và điều chỉnh chương trình.

Page 48: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

44

Các điểm yếu của chương trình

- Các bên liên quan rất đa dạng nên quá trình lấy kiến chưa hoàn thiện.

- Quá trình lấy ý kiến chưa được tiến hành thường xuyên theo chu kỳ.

Kế hoạch hành động

Từ năm học 2015 - 2016, Bộ môn có kế hoạch lấy ý kiến phản hồi từ các bên liên

quan theo chu kỳ bốn năm một lần.

2.12 Tiêu chuẩn 12. Hoạt động phát triển cán bộ

Hoạt động phát triển cán bộ có tầm quan trọng lớn trong việc đảm bảo chất lượng

đào tạo. Nhu cầu phát triển đội ngũ được ghi nhận trong mối tương quan đến nguyện

vọng cá nhân, CTĐT và yêu cầu của đơn vị.

2.12.1 Có kế hoạch rõ ràng về nhu cầu đào tạo và phát triển cán bộ, đối với

cả cán bộ hỗ trợ và cán bộ giảng dạy.

Các văn bản quy định và hướng dẫn của ĐHAG đã chỉ ra rõ ràng trách nhiệm của

Hiệu trưởng và các Trưởng Khoa trong việc phát triển nguồn nhân lực (Exh.06.05).

Phòng Tổ chức chính trị của Trường là nơi giải quyết toàn bộ các vấn đề liên quan đến

việc phát triển nguồn nhân lực (Exh.12.01).

Theo kế hoạch, nhu cầu phát triển nhân lực được xác định và thực hiện dưới nhiều

hình thức khác nhau. Theo đó, việc xem xét các hồ sơ ghi nhận của GV trong quá trình

giảng dạy và các hoạt động nghiên cứu được thực hiện hàng năm phục vụ cho việc đánh

giá cán bộ, tăng lương, luân chuyển/phân công cán bộ, điều này giúp nâng cao hiệu quả

giảng dạy của cán bộ (Exh.06.09).

Ở cấp Khoa, chủ nhiệm khoa phối hợp với các trưởng Bộ môn chịu trách nhiệm

lên kế hoạch về đào tạo và phát triển nhân lực. Khi GV mới được nhận vào Khoa, người

đó sẽ được yêu cầu tham gia một khoá học về giáo dục bậc đại học, chứng chỉ là điều

kiện để xem xét đánh giá về sau. (Exh.12.02).

2.12.2 Hoạt động phát triển cán bộ tương xứng với nhu cầu.

Giảng viên tham gia giảng dạy phần chuyên môn ngành PTNT đều có trình độ từ

Thạc sỹ trở lên và hiểu biết đầy đủ về môn học mình đang giảng dạy, có các kỹ năng

cần thiết, kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu về lĩnh vực được phân công nhằm

truyền đạt, trao đổi những kiến thức và hiểu biết đó cho SV một cách có hiệu quả, giúp

SV nắm được kiến thức vững vàng giữa lý thuyết và thực hành (Bảng 9). Ngoài ra, cuối

mỗi học kỳ, trường cũng thực hiện lấy ý kiến phản hồi từ SV về việc giảng dạy của GV

phụ trách nhằm góp ý kiến khách quan giúp Thầy Cô hiệu chỉnh phương pháp và nội

dung để đạt tốt hơn theo sự phát triển của thực tiễn (Exh.12.03).

Page 49: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

45

Bảng 9. Danh sách cán bộ tham gia giảng dạy các môn chuyên ngành PTNT

TT Họ và tên Học vị

1 Phạm Huỳnh Thanh Vân Thạc sỹ

2 Phạm Xuân Phú Thạc sỹ

3 Trần Văn Hiếu Thạc sỹ

4 Phạm Duy Tiễn Thạc sỹ

5 Huỳnh Ngọc Đức Thạc sỹ

6 Phạm Văn Quang Tiến sỹ

7 Nguyễn Văn Thái * Kỹ sư

8 Thái Huỳnh Phương Lan ** Thạc sỹ

9 Đường Huyền Trang Thạc sỹ

(*): Đang học thạc sĩ tại Úc (**): Đang học tiến sĩ tại Úc

Trong công tác tuyển dụng nhân sự được Khoa và Bộ môn thực hiện theo đúng

quy trình, có các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn chi tiết về việc tuyển dụng GV và nhân

viên. Công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý được thực hiện đúng theo qui định của Trường

đề ra và phù hợp với vị trí công việc. Việc phát triển nguồn nhân lực của Bộ môn luôn

gắn liền với kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của Trường (Exh.06.05).

Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng nghiên cứu của

đội ngũ cán bộ giảng dạy được Bộ môn quan tâm hàng đầu (Exh.06.07). Tập thể GV

tham gia đóng góp ý kiến xuyên suốt quá trình xây dựng CTĐT.

Bộ môn cũng đã mời được những người có kinh nghiệm trong các doanh nghiệp

bên ngoài, các cựu SV thực hiện các buổi nói chuyện, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và

chuyên môn cho SV.

Chiến lược đầu tư phát triển và chính sách đào tạo cán bộ của Bộ môn được thực

hiện liên tục và thường xuyên. Sử dụng hợp lý năng lực chuyên môn để tạo sự chuyển

biến mạnh về chất của đội ngũ GV, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Hiểu được tầm

quan trọng đó Bộ môn đã tạo điều kiện cho cán bộ đi học tập, nghiên cứu khoa học,

tham quan học hỏi trong và ngoài nước từ nhiều nguồn học bổng khác nhau để nâng cao

trình độ và khả năng hội nhập (Exh.06.01). Đội ngũ GV và nhân viên phục vụ trong Bộ

môn được tham gia các chương trình phát triển đội ngũ theo các nhu cầu thiết thực

(Exh.06.05).

Các điểm mạnh của chương trình

Quá trình đào tạo nguồn nhân lực của Bộ môn được quan tâm và sự hỗ trợ của các

cấp lãnh đạo, tạo điều kiện để cán bộ đi học khi nhận được học bổng.

Các điểm yếu của chương trình

Đôi khi việc GV nhận học bổng không trùng với năm trong quy hoạch, nên gây

khó khăn trong trong quản lý nhân lực Bộ môn trong việc phân công giảng dạy.

Page 50: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

46

Kế hoạch hành động

Từ năm học 2015 - 2016, Bộ môn quản lý nhân sự theo quy hoạch đi học cụ thể

cho từng năm học.

2.13 Tiêu chuẩn 13. Ý kiến phản hồi của các bên liên quan

Nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, Trường đã xây dựng hệ thống tự đánh giá

CTĐT. Khoa NN - TNTN tiến hành đánh giá định kỳ CTĐT để từ đó rút ra các hạn chế

nhằm ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo. Cụ thể, từ khi thực hiện chuyển đổi

CTĐT từ niên chế sang tín chỉ năm 2009 đến nay. Hàng năm, ngành PTNT đều có xem

xét và cập nhật CTĐT cho từng khóa tuyển sinh. Tháng 9 hàng năm, Bộ môn đều tổ

chức “Hội nghị học tốt” nhằm giúp SV mới định hướng, SV sắp ra trường được gặp gỡ

cựu SV để chia sẻ kinh nghiệm và nhận được ý kiến phản hồi từ các thành viên này

(Exh.11.07).

2.13.1 Thị trường lao động (nhà tuyển dụng) có phản hồi cho nhà trường.

Nhà tuyển dụng phản hồi thông tin cho Trường thông qua nhiều kênh khác nhau

như: Hội thảo ngành PTNT về nguồn nhân lực PTNT phục vụ cho ĐBSCL (Exh.11.06).

Năm học 2014, Phòng Khảo thí và KĐCL tiến hành cuộc khảo sát trên đối tượng là nhà

tuyển dụng có sử dụng cựu SV thuộc Khoa NN - TNTN. Số lượng phiếu khảo sát là 160

phiếu. Thời gian khảo sát vào học kỳ 2 năm học 2014 - 2015. Với hình thức khảo sát

bằng phiếu giấy hoặc trả lời bằng phiếu online.

Khi khảo sát về mức độ quan trọng về các tiêu chí liên quan đến năng lực của SV

tốt nghiệp ngành PTNT do Trường ĐHAG đào tạo. Thang đánh giá bao gồm năm mức

độ: 1 = Hoàn toàn không quan trọng; 2 = Không quan trọng; 3 = Phân vân; 4 = Quan

trọng; 5 = Hoàn toàn quan trọng

Kết quả nhận được như sau: về mặt kiến thức, kỹ năng và năng lực nghiệp vụ của

SV Khoa NN - TNTN được nhà tuyển dụng chú trọng và đánh giá khá cao. Trong đó,

năng lực vận dụng kiến thức chuyên môn vào thực tiễn công việc là cao nhất (Hình 8).

Kết quả đánh giá phẩm chất cá nhân cho thấy đạo đức nghề nghiệp và tránh nhiệm

đối với công việc được các nhà sử dụng lao động đánh giá khá cao, bên cạnh quan hệ

với đồng nghiệp cũng được đánh giá tốt (Hình 7).

Page 51: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

47

Hình 7. Kiến thức, kỹ năng và năng lực nghiệp vụ của cựu SV Khoa NN – TNTN (Nguồn: Phòng Khảo thí và KĐCL, 2015)

Hình 8. Phẩm chất cá nhân của cựu SV Khoa NN- TNTN (Nguồn: Phòng Khảo thí và KĐCL, 2015)

Kết quả khảo sát đánh giá cao kỹ năng giao tiếp và kỹ năng quản lý của SV tốt

nghiệp Khoa NN - TNTN của Trường. Đây là những kỹ năng quan trọng trong CTĐT

của Khoa (Hình 9).

Hình 9. Kỹ năng mềm của cựu SV Khoa NN- TNTN (Nguồn: Phòng Khảo thí và KĐCL, 2015)

Page 52: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

48

2.13.2 Cựu sinh viên và sinh viên có phản hồi cho nhà trường

Cựu SV phản hồi cho Trường thông qua các kênh thông tin khác nhau như: trong

hội nghị học tốt ngành PTNT (Exh.11.07), Hội thảo nâng cao chất lượng ngành

(Exh.11.06), Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo SV các ngành Khoa Nông nghiệp -

TNTN. Ngoài ra, ngành PTNT đã thực hiện một số nghiên cứu để thu thập thông tin từ cựu SV. Cụ thể, năm học 2011, đề tài khảo sát ngành PTNT được thực hiện để đánh giá

toàn diện về CTĐT và tìm giải pháp cho việc cải tiến chương trình. Năm học 2014 -

2015, khảo sát của Phòng Khảo thí và KĐCL cũng được thực hiện đối với cựu SV

ngành PTNT thuộc Khoa NN - TNTN nhằm tìm hiểu về cơ hội việc làm và các cơ quan làm việc. Hơn nữa những vấn đề về giải pháp cho cải tiến CTĐT cũng được SV đề xuất,

là nguồn thông tin quý cho việc cải tiến CTĐT. Trong đó, cần tăng cường các khóa bổ

trợ các kỹ năng mềm để đáp ứng nhu cầu xã hội hay cần cập nhập thông tin của nhà

tuyển dụng và tăng cường thời lượng thực tập (Bảng 10).

Bảng 10. Giải pháp hỗ trợ sinh viên ngành PTNT tìm việc làm (Nguồn: Phòng Khảo thí và KĐCL, 2015)

TT Giải pháp

Tỷ lệ (%)

1 Sinh viên được học các khóa bổ trợ các kỹ năng mềm đáp ứng nhu cầu xã hội

32,6

2 Trường đại học và nhà sử dụng lao động cập nhật thông tin về nhu cầu sử dụng lao động

27,9

3 Thời lượng thực tập của sinh viên được tăng thêm 19,8

4 Sinh viên được rèn luyện các phẩm chất cá nhân đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động

19,8

2.13.3 Cán bộ, giảng viên có phản hồi cho nhà trường.

Hàng năm, Khoa đều tiến hành tổng kết hoạt động đào tạo và nghiên cứu trong

năm học và định hướng hoạt động cho năm sau (Exh.13.02). Ngoài ra, nhằm nắm bắt

được tâm tư nguyện vọng của SV, hỗ trợ và giúp đỡ SV trong các hoạt động Trường

cũng đã tiến hành xếp lịch sinh hoạt chủ nhiệm cho các lớp 2 lần/tháng (Exh.11.03).

Năm học 2010- 2011, dưới sự hỗ trợ kinh phí từ dự án TRIG Bộ môn đã thực hiện

“Khảo sát ảnh hưởng của ngành PTNT”. Qua nghiên cứu này, GV phản hồi ý kiến cho

Trường (Exh.01.02).

Các điểm mạnh của chương trình

- Có tổ chức đánh giá góp ý SV tốt nghiệp và nhà tuyển dụng qua hội nghị học tốt do Bộ môn tổ chức, qua hội thảo khoa học cấp Khoa.

- Khoa và Bộ môn có tổ chức đi đến cơ quan có SV thực tập để trao đổi tình hình.

Các điểm yếu của chương trình

- Nhà sử dụng lao động sinh viên ngành PTNT đa dạng nên gây khó khăn trong quá

trình khảo sát để lấy ý kiến phản hồi nhằm cải tiến CTĐT.

- Khoa và Bộ môn chưa tạo được cầu nối với SV tốt nghiệp.

Page 53: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

49

Kế hoạch hành động

- Từ năm học 2015 - 2016, trong các lần khảo sát theo chu kỳ 4 năm, cần tăng số

lượng các nhà tuyển dụng để ý kiến thu nhận được chính xác.

- Từ năm học 2016 - 2017, đề nghị Khoa thành lập hội Cựu SV Khoa NN - TNTN.

2.14 Tiêu chuẩn 14. Đầu ra

Tiêu chuẩn này nhằm đánh giá SV tốt nghiệp đạt được các kết quả học tập mong

đợi và phù hợp với nhu cầu của các bên liên quan. Để đánh giá tiêu chuẩn này cần

phải dựa vào các tiêu chí cụ thể như sau: (1) Tỷ lệ tốt nghiệp hợp lý và tỷ lệ thôi học ở

mức chấp nhận được; (2) Thời gian tốt nghiệp trung bình ở mức phù hợp; (3) Khả

năng có việc làm của SV tốt nghiệp ở mức phù hợp;(4) Cấp độ của các hoạt động

nghiên cứu của cán bộ giảng dạy và SV là thỏa đáng. Đồng thời kiểm tra SV tốt

nghiệp đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan.

2.14.1 Tỉ lệ thi đậu là thoả đáng và tỉ lệ thôi học là chấp nhận được.

Ngành PTNT được tuyển sinh lần đầu tiên vào năm 2001, đến nay đã tuyển sinh

được 15 khóa. Theo kết quả thống kê của các khóa 7-11 cho thấy tỷ lệ SV tốt nghiệp

đúng tiến độ ở các khóa học đạt khá cao so với các ngành khác như ngành Công nghệ

thực phẩm, Công nghệ thông tin và Tài chính ngân hàng (Exh.14.01), (Exh.14.02),

(Exh.14.03), (Exh.14.04). Tỷ lệ bỏ học hiện nay giảm dần do các CVHT tích cực

hướng nghiệp giúp SV an tâm trong ngành nghề. Hơn nữa SV có kế hoạch học tập cụ

thể nên GV giúp đỡ các SV hiệu quả hơn. Nhà tuyển dụng hài lòng về trình độ chuyên

môn của SV đầu ra. Các nhà tuyển dụng nhân viên cho rằng kiến thức và mức độ am

hiểu chuyên môn của kỹ sư chuyên ngành PTNT đạt mức thành thạo (Exh.01.02).

Bảng 11. Tỷ lệ tốt nghiệp và bỏ học của sinh viên ĐH ngành PTNT (Nguồn: Phòng Đào Tạo, 2015)

Năm học

Tổng số SV trong khóa*

Tỷ lệ tốt nghiệp văn bằng thứ nhất sau thời gian (%)

Tỷ lệ bỏ học sau thời gian (%)

3 năm 4

năm** >4 năm 1 năm

2 năm*

* 3 năm >3 năm

2006-2010 17 94,1 5,9 2007-2011 45 88,9 4.4 2008-2012 60 90,0 5,0 2009-2013 52 98,1 0,0 2010-2014 51 92,2 3,9

* Tính theo số lượng SV tuyển mới ** Tỷ lệ này là tỷ lệ tính gộp

2.14.2 Thời gian tốt nghiệp trung bình là thỏa đáng.

Thời gian bình quân SV ngành PTNT cần để tốt nghiệp là 4 năm (8 học kỳ) là phù

hợp. Trong những năm gần đây, Trường mở học kỳ hè nên SV có điều kiện trả nợ các

học phần còn thiếu và hoàn thành đúng thời gian tốt nghiệp. CTĐT theo hệ thống tín chỉ

cho phép SV rút ngắn hoặc kéo dài thời gian học tập (tối thiểu là 3 năm và tối đa là 8

năm) trung bình là 4 năm (Exh.01.06). Hiện nay, SV có khuynh hướng học vượt để rút

ngắn thời gian học tại Trường nhưng vẫn đảm bảo CTĐT.

Page 54: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

50

2.14.3 Tình hình có việc làm của sinh viên tốt nghiệp là thỏa đáng.

Mục tiêu của ngành PTNT là đào tạo SV có đủ năng lực để tổ chức và quản lý các

loại hình sản xuất trong cộng đồng; có khả năng quản lý cơ quan nhà nước; có khả năng

để truyền đạt thông tin, chuyển giao các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất; có đủ

năng lực tự học để nâng cao trình độ và nghiên cứu tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao

đời sống và phát triển năng lực của cộng đồng ở nông thôn. Kết quả khảo sát cho thấy

thời gian xin việc trong khoảng 1-3 tháng chiếm tỷ lệ cao (80,6%), từ 6 tháng đến 1 năm

chiếm tỉ lệ ít hơn (19,4%). Điều này cho thấy SV đã không phải tìm được việc quá lâu

(Exh.01.02). Khảo sát năm 2015 do Phòng Khảo Thí và KĐCL thực hiện cũng cho kết

quả tương tự, cựu SV ngành PTNT cần thời gian không đến 3 tháng để tìm việc làm

chiếm tỷ lệ khá cao (60%) và trên 20% có việc làm trong thời gian 3-6 tháng (Nguồn:

Phòng Khảo thí và KĐCL, 2015).

Đa số, SV có việc làm ngay sau khi ra trường do công ty có nhu cầu sử dụng SV

ngành PTNT cao, Khoa và Bộ môn có mối quan hệ tốt với các công ty Bảo vệ thực vật

An Giang thông qua cầu nối của các cựu SV khóa trước. Ngành PTNT đã cung cấp số

lượng SV có đủ năng lực theo yêu cầu của công ty. SV ngành PTNT được trang bị kiến

thức tổng hợp, kỹ năng mềm, không ngại khó khi phục vụ ở các địa bàn xa, do đó, gần

như 100% SV có việc làm sau khi tốt nghiệp. So với SV nam thì SV nữ sau khi tốt

nghiệp tìm được việc làm chậm hơn, do không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển

dụng là công tác ở nông thôn, địa bàn phục vụ ở vùng sâu.

2.14.4 Cấp độ của các hoạt động nghiên cứu của cán bộ giảng dạy và sinh

viên là thỏa đáng

Về cấp độ của các hoạt động nghiên cứu của cán bộ giảng dạy và SV ngành PTNT

cao và đa dạng so với các ngành khác (Exh.14.05), thông qua các minh chứng cho thấy

cán bộ giảng dạy tập trung nghiên cứu về các lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường, quy

hoạch và sử dụng đất, biến đổi khí hậu, sinh kế, xóa đói giảm nghèo, du lịch nông thôn,

dịch vụ hệ sinh thái. Hợp tác và nghiên cứu các đề tài, dự án trong và ngoài nước đã và

đang thực hiện: Dự án RDViet, Dự án VRN, Dự án SIDA, Dự án DANIDA, Dự án Bắc

Vàm Nao, Dự án SEARCA, Dự án OXFAM, Dự án VNRP, Dự án MPOWER. Thông

qua các dự án hợp tác này tạo cơ hội cho SV ngành PTNT tham gia nghiên cứu khoa

học.

Ngoài viêc học tập chuyên môn, SV ngành PTNT có cơ hội tham gia nghiên cứu

khoa học ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, cụ thể SV có thể tham gia nghiên

cứu cùng GV hoặc tận dụng nguồn kinh phí của Trường có thể thực hiện nghiên cứu

độc lập đề tài cấp Khoa. Thông qua hoạt động này, SV sẽ tích lũy nhiều kinh nghiệm và

có thành tích lý lịch khoa học tốt là điều kiện tốt để xin việc làm hoặc tham gia học tập

trình độ cao hơn, cơ hội và việc làm sau khi tốt nghiệp (Exh.04.03).

Các điểm mạnh của chương trình

- Ngành PTNT đào tạo SV có kiến thức tổng hợp, nên cơ hội việc làm cho SV đa dạng;

- Sinh viên có khả năng tự học, tự đào tạo để phù hợp với nghề nghiệp.

Page 55: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

51

Các điểm yếu của chương trình

- Sinh viên phải tự trang bị thêm kiến thức chuyên sâu.

- Chưa có sự đối sánh được với các ngành khác vì trong khu vực ĐBSCL hiện nay

Trường ĐHAG đào tạo chủ đạo ngành PTNT.

Kế hoạch hành động

Từ năm học 2015 - 2016, lực lượng CVHT tư vấn cho SV cần tăng tính chủ động

trong việc lập kế hoạch học tập, tích lũy những kiến thức trong quá trình học tập trường.

2.15 Tiêu chuẩn 15. Sự hài lòng của các bên liên quan

Nội dung của tiêu chuẩn 15 đánh giá mức độ hài lòng của các bên liên quan

(BLQ) về CTĐT và kết quả đào tạo. Xác định các bên liên quan trong CTĐT và vai trò

của họ thông qua việc khảo sát sự hài lòng của các BLQ. Nhằm xây dựng quan hệ trên

tinh thần tương trợ giữa CTĐT và các BLQ, thông qua đó cải tiến CTĐT có tham khảo

ý kiến góp ý của BLQ. Bên cạnh đó, thông tin tới BLQ về việc sử dụng góp ý của họ

vào cải tiến CTĐT, xây dựng cơ sở dữ liệu về các BLQ và về kết quả khảo sát. Việc

khảo sát và đánh giá cần có kế hoạch, quy trình lấy ý kiến các bên liên quan về chương

trình và chất lượng SV tốt nghiệp. Các bên liên quan có phản hồi tốt, rà soát, đánh giá

hiệu quả của các công cụ, quy trình lấy ý kiến các bên liên quan. Cuối cùng sử dụng ý

kiến phản hồi vào việc cải tiến chương trình.

2.15.1 Phản hồi từ sinh viên

Đối với SV đang theo học tại Trường, việc lấy ý kiến phản hồi thông qua nhiều

kênh khác nhau. Thông qua Hội nghị học tốt do ngành PTNT tổ chức hàng năm, thông

qua đó, SV có quyền ý kiến, trình bày những vấn đề quan tâm đến lực lượng CVHT và

Ban chủ nhiệm Khoa (Exh.11.07); Hội thảo nâng cao chất lượng của Khoa NN - TNTN

(Exh.11.06).

Ngoài ra, năm học 2010-2011 ngành PTNT có thực hiện nghiên cứu toàn diện về

CTĐT của ngành trong đó có phỏng vấn SV PTNT đang theo học tại Trường. Phiếu

khảo sát được gởi đến tất cả SV ngành PTNT đang theo học tại Trường. Với số phiếu cụ

thể như sau:

Bảng 12. Số lượng phiếu khảo sát sinh viên ngành PTNT (Nguồn: Nguyễn Tri Khiêm, 2011)

STT Phiếu câu hỏi Số phiếu

Tỉ lệ (%) Phát ra Thu vào

1 Sinh viên năm 1 và 2 82* 75 91,5 2 Sinh viên năm 3 và 4 66 55 83,3

Nội dung khảo sát bao gồm các vấn đề sau:

Sinh viên năm 1, 2: về các vấn đề mang tính tổng quan như lý do chọn ngành,

kênh thông tin để nhận biết về ngành, phương pháp học. Nội dung chưa hợp lý trong

CTĐT ở giai đoạn đại cương.

Sinh viên năm 3, 4: ngoài các vấn đề mang tính tổng quan như đã nêu bên trên.

Nội dung chưa hợp lý, nội dung trùng lắp, nội dung cần điều chỉnh trong CTĐT đối với

từng môn học được chi tiết hóa trong bản câu hỏi.

Page 56: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

52

2.15.2 Phản hồi từ sinh viên tốt nghiệp

Khảo sát do Phòng Khảo thí và KĐCL lượng thực hiện năm học 2014-2015 đối

với lớp DH12PN, thời gian khảo sát ở học kỳ 2 năm học 2014 - 2015, kết quả về đánh

giá chất lượng chương trình đào tạo của SV (Bảng 13). Nhìn chung, CTĐT được đánh

giá ở mức cơ bản đồng ý về các vấn đề liên quan đến việc cân đối giữa lý thuyết và thực

hành (3,9/5), chương trình có nhiều môn học đáp ứng được nhu cầu của người học và

kiến thức được cập nhật kịp thời nhằm đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Bảng 13. Phản hồi từ sinh viên năm cuối ngành PTNT về CTĐT

(Nguồn: Phòng Khảo thí và KĐCL, 2015)

STT Vấn đề Ðiểm đánh giá

trung bình Ðộ lệch chuẩn

1 Tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành hợp lý 3,9 0,9

2 Chương trình có nhiều môn học tự chọn đáp ứng nhu cầu của người học

4,1 0,9

3 Chương trình có các khóa phát triển kỹ năng mềm cho người học

4,1 0,9

4 Người học được cập nhật các kiến thức chuyên ngành kịp thời

3,9 0,8

5 Sinh viên tốt nghiệp tự tin về “hành trang nghề nghiệp” được trang bị

3,9

0,8

6 Người học được trang bị kiến thức và kỹ năng hữu ích cho nghề nghiệp

4,0

0,9

Ghi chú: Thang đánh giá 1 = Hoàn toàn không đồng ý; 2 = Cơ bản không đồng ý; 3 = Phân vân 4 = Cơ bản đồng ý; 5 = Hoàn toàn đồng ý

Ngoài ra, SV còn đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng CTĐT của ngành PTNT bao gồm các nội dung sau:

Bảng 14. Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình đào tạo PTNT (Nguồn: Phòng Khảo thí và KĐCL, 2015)

STT Nội dung giải pháp Tỉ lệ (%)

1 Sinh viên được học các khóa bổ trợ các kỹ năng mềm đáp ứng yêu cầu xã hội

77,8

2 Chương trình đào tạo được điều chỉnh và cập nhật theo nhu cầu của thị trường lao động

73,3

3 Thời lượng lý thuyết giảm đi 68,9

4 Sinh viên được rèn luyện các phẩm chất cá nhân đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động

64,4

5 Trường đại học cập nhật cho người học thông tin về nhu cầu sử dụng lao động

57,8

6 Thời lượng thực tập của sinh viên cần được tăng thêm 55,6

2.15.3 Phản hồi từ cựu sinh viên

Khảo sát của Phòng Khảo thí và KĐCL năm học 2014- 2015 đối với cựu SV

ngành PTNT Khoa NN - TNTN cho thấy thời gian tìm việc làm của cựu SV ngành khá

nhanh, cựu SV cần thời gian không đến 3 tháng chiếm tỷ lệ khá cao (60%) và trên 20%

có việc làm trong thời gian 3-6 tháng. Phần lớn cựu SV có việc làm ở các công ty cổ

phần chiếm tỷ lệ cao (gần 70%) số còn lại xin việc ở các cơ quan nhà nước.

Page 57: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

53

Nguồn thông tin việc làm của cựu SV đến từ nhiều nguồn khác nhau, thông qua

bạn bè (53,7 %) hay người quen giới thiệu (11,1%) là chủ yếu. Bên cạnh số lượng tự

tìm là 20,4 %, 11,1 % là từ gia đình giới thiệu. Cựu SV ngành PTNT có mức thu nhập

khá (trên 6 triệu) chiếm 60,9% và mức trung bình từ 2.1 - 4 triệu là 28,3%. Khoảng

5% có mức thu nhập dưới 2 triệu/tháng (Phòng Khảo thí và KĐCL, 2015).

Có đến 45,7% cựu SV cho rằng kiến thức và kỹ năng học tại Trường thì hữu ích

cho vị trí công việc thực tại; 34,8% cho rằng khá hữu ích và hơn 15, 2% đánh giá rất

hữu ích và gần. Tỷ lệ không hữu ích là được đánh giá ở mức 0, 0% (Phòng Khảo thí và

KĐCL, 2015).

Sinh viên sau khi tốt nghiệp, một tỷ lệ nhỏ có tham dự một số khóa học để nâng

cao nghiệp vụ, chủ đề các khóa học liên quan đến các vấn đề về ngoại ngữ, kỹ năng

mềm, nghiệp vụ chuyên môn… Tuy nhiên, có đến 57,1 % không có tham dự khóa học

nào (Phòng Khảo thí và KĐCL, 2015). Tuy nhiên, để làm tốt hơn công việc hiện tại,

cựu SV đã được bồi dưỡng các khóa học, chủ yếu là nâng cao kiến thức chuyên môn

(50,6%), công nghệ thông tin (29 9%)… (Hình 10).

Hình 10. Các khóa học nâng cao của cựu SV PTNT (Nguồn: Phòng Khảo thí và KĐCL, 2015)

Xét đến sự phù hợp giữa việc làm của cựu SV ngành PTNT đang đảm nhận với ngành được đào tạo có trên 40% ý kiến cho rằng kiến thức đào tạo là phù hợp với việc

làm và hơn 20% đánh giá rất phù hợp, chỉ có số ít cho rằng không phù hợp (Hình 11).

Page 58: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

54

Hình 11. Sự phù hợp giữa việc làm cựu SV ngành PTNT và kiến thức được ĐT

(Nguồn: Phòng Khảo thí và KĐCL, 2015)

2.15.4 Phản hồi từ thị trường lao động

Năm học 2014 - 2015, Phòng Khảo thí và KĐCL tiến hành cuộc khảo sát trên đối

tượng là nhà tuyển dụng có sử dụng cựu SV thuộc Khoa NN - TNTN. Số lượng phiếu

khảo sát là 160 phiếu. Thời gian khảo sát vào học kỳ 2 năm học 2014 - 2015. Với hình

thức khảo sát bằng phiếu giấy hoặc trả lời bằng phiếu online. Khi khảo sát về mức độ

mức độ hài lòng của nhà sử dụng lao động về các tiêu chí liên quan đến năng lực của

SV tốt nghiệp do Trường ĐHAG đào tạo.

Kết quả đã phản ánh mức độ hài lòng tương đối đồng đều ở các kỹ năng mà SV

Khoa Nông nghiệp- TNTN đạt được khi công tác tại cơ quan của nhà tuyển dụng lao

động. Kiến thức chuyên ngành được đánh giá ở mức độ hài lòng, và khả năng sử dụng

tin học cũng được đánh giá cao (Bảng 15).

Bảng 15. Kiến thức, kỹ năng và năng lực nghiệp vụ của cựu SV khoa NN- TNTN (Nguồn: Phòng Khảo thí và KĐCL, 2015)

STT Kiến thức, kỹ năng và năng lực nghiệp vụ Đánh giá 1 Kiến thức ngành/chuyên ngành được đào tạo 4,0 2 Năng lực vận dụng kiến thức chuyên môn vào thực tiễn công việc 4,0 3 Năng lực sử dụng ngoại ngữ 3,2 4 Kỹ năng nghiệp vụ 3,9 5 Kỹ năng sử dụng tin học 4,1 6 Năng lực tư duy logic 3,8

Thang đánh giá

1 = Hoàn toàn không hài lòng; 2 = Không hài lòng; 3 = Phân vân

4 = Hài lòng;5 = Hoàn toàn hài lòng

Ngoài ra, nhà sử dụng lao động rất hài lòng về các mặt có liên quan đến phẩm chất

đạo đức của cựu SV như đạo đức nghề nghiệp (4,3), tránh nhiệm công việc (4,3) và quan hệ với đồng nghiệp (4,3) (Phòng Khảo thí và KĐCL, 2015).

Thêm vào đó, các kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tổ chức thực hiện, lập kế hoạch SV đã đáp ứng tốt và nhận được sự hài lòng cao từ nhà sử dụng lao động. Tuy nhiên, kỹ năng giải quyết xung đột chưa được đánh giá cao hơn so với các kỹ năng khác (Bảng 16).

Page 59: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

55

Bảng 16. Kỹ năng mềm của cựu SV khoa Nông nghiệp- TNTN (Nguồn: Phòng Khảo thí và KĐCL, 2015)

STT Kỹ năng mềm Đánh giá 1 Kỹ năng giao tiếp 4,0 2 Kỹ năng thuyết trình 3,9 3 Kỹ năng lập kế hoạch công việc hiệu quả 3,9 4 Kỹ năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch 3,9 5 Kỹ năng quản lý và giải quyết xung đột 3,7 6 Kỹ năng làm việc nhóm 3,9

Thang đánh giá 1 = Hoàn toàn không hài lòng;2 = Không hài lòng;3 = Phân vân

4 = Hài lòng;5 = Hoàn toàn hài lòng

Qua kết quả khảo sát lấy ý kiến của các nhà tuyển dụng về kiến thức, kỹ năng và

năng lực nghiệp vụ, phẩm chất cá nhân và kỹ năng mềm của SV ngành PTNT sau khi

tốt nghiệp ra trường và hoàn toàn quan trọng đối với công việc mà họ đảm nhiệm. Tất

các các thang điểm đánh giá đều đạt trên thang điểm 4. Kết quả này chứng minh các nhà

tuyển dụng rất hài lòng về CTĐT và kết quả đào tạo của ngành PTNT.

Các điểm mạnh của chương trình

- Chương trình đào tạo ngành PTNT đã được cập nhật và cải tiến nội dung qua

nhiều năm qua, thông qua góp ý của các chuyên gia nước ngoài, của GV dạy ngành

PTNT và các bên liên quan, đặc biệt nhà tuyển dụng lao động.

- SV ra trường đều có năng lực làm việc tại các cơ quan, công ty tuyển dụng,

có khả năng giải quyết các vấn đề liên quan tới chuyên môn, thích nghi tốt với các

điều kiện làm việc thực tế và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. SV tốt

nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu cơ bản của thực tiển sản xuất, góp phần phát triển

xã hội một cách vững chắc và ổn định.

Các điểm yếu của chương trình

Công tác tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ cựu SV chưa được thực hiện đầy đủ

theo chu kỳ. Khảo sát chính quy được thực hiện một lần và sau đó là thông qua hội

nghị học tốt và nắm thông tin từ giao tiếp bên ngoài.

Kế hoạch hành động

- Từ năm học 2016 – 2017, Khoa tổ chức các hội thảo định kỳ hai năm về đổi

mới phương pháp giáo dục (PPGD) cho GV và SV có cơ hội gặp gỡ, trao đổi kinh

nghiệm. Đồng thời, tiếp tục tiến hành khảo sát lấy ý kiến về hiệu quả của công tác đổi

mới PPGD của cả người dạy và người học.

- Từ năm học 2016 – 2017, định kỳ bốn năm tiến hành khảo sát lấy ý kiến về

hiệu quả của công tác đổi mới PPGD của cả người dạy và người học. Liên hệ với các

cựu SV, nhà tuyển dụng để nắm bắt kịp thời tình hình SV làm việc sau khi ra trường,

cũng như năng lực của SV, chất lượng đào tạo.

- Từ năm học 2015 - 2016, Trường và Khoa cần kết hợp với các cơ quan nhà

nước như Hội nông dân, Ủy ban nhân dân ở các địa phương để tạo nhiều điều kiện

thuận lợi cho SV mới ra trường có địa bàn phục vụ rộng rãi hơn.

Page 60: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

56

PHẦN 3. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU

3.1 Phân tích điểm mạnh

3.1.1 Tiêu chuẩn 1

Đứng trước yêu cầu của xã hội cần một nguồn nhân lực có chất lượng và năng

động, đáp ứng được nhu cầu của quá trình phát triển của đất nước trước sự nghiệp công

nghiệp hóa và hiện đại hóa, chương trình đào tạo ngành PTNT được xây dựng nhằm đào

tạo đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ cao, có kiến thức tổng hợp để đáp ứng những

yêu cầu này. Thêm vào đó, chương trình còn có khả năng thúc đẩy hoạt động học tập

suốt đời của người học, người học có thói quen tìm hiểu, tự đào tạo để đáp ứng những

nhu cầu khác nhau của công việc. Để thực hiện mục tiêu này, chương trình ngành PTNT

được thay đổi thường xuyên đáp ứng yêu cầu của xã hội, các yêu cầu đa dạng của các

nhà tuyển dụng. Quan trọng hơn là lực lượng kỹ sư ngành PTNT sau khi tốt nghiệp rất

năng động có khả năng tự học, tự đào tạo sau khi tốt nghiệp. Đây là những kết quả

mong đợi trong việc thực hiện chương trình đào tạo. Những điều này đã tạo nên điểm

đặc trưng, nổi bật về lực lượng kỹ sư ngành PTNT.

3.1.2 Tiêu chuẩn 2

Chương trình được hình thành là do sự phối hợp giữa các Khoa có liên quan trong

việc hợp tác để biên soạn chương trình đào tạo. Kiến thức tổng hợp của ngành PTNT

bao gồm khối kiến thức khoa học tự nhiên và khoa học xã hội xã hội. Những mãng kiến

thức khác nhau, nhưng bổ sung cho nhau trong quá trình hình thành kiến thức toàn diện

của nguồn nhân lực được liệt kê và đưa một cách có hệ thống vào CTĐT. Bên cạnh kiến

thức, những hoạt động hỗ trợ để chương trình được hoạt động tốt được thực hiện một

cách có hệ thống bởi các phòng ban trong toàn Trường. Mỗi phòng có chức năng và

nhiệm vụ riêng nhưng có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban chức năng trong

toàn Trường để toàn bộ những yêu cầu của quá trình đào tạo được thực hiện hiệu quả.

Trong toàn bộ quá trình học, SV được hỗ trợ một cách chặt chẽ từ quá trình học tập,

sinh hoạt trong nhà trường và với cộng đồng bên ngoài. Tất cả đã cùng nhau xây dựng

nên chất lượng của lực lượng kỹ sư ngành PTNT.

3.1.3 Tiêu chuẩn 3

Chương trình khung ngành PTNT, ban hành theo thông tư số: số 09/2011/TT-

BGDĐT, ngày 24/02/2011 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT là cơ sở pháp lý cho việc biên

soạn và chỉnh lý lại CTĐT cho phù hợp với những yêu cầu giáo dục chung của đất

nước. Nội dung thông tư ghi rõ những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và năng lực của kỹ

sư ngành PTNT sau khi tốt nghiệp: có kiến thức cơ bản về xã hội học và PTNT, kinh tế

nông thôn, phát triển cộng đồng, quản lý và PTNT; có kỹ năng lập chiến lược và kế

hoạch phát triển, kỹ năng quản lý, tổ chức thực hiện, quản lý, giám sát và đánh giá các

chương trình, dự án PTNT, tư vấn các vấn đề phát triển trong nông thôn; có năng lực

nghiên cứu, PTNT theo hướng hiện đại và phát triển bền vững. Bám sát vào những yêu

cầu này, CTĐT ngành PTNT đã được xây dựng đảm bảo những kiến thức chủ lực do Bộ

GD và ĐT yêu cầu, nhưng đồng thời bổ sung những khối kiến thức có liên quan đến quá

Page 61: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

57

trình phát triển kinh tế xã hội của vùng, đặc biệt là phù hợp với vấn đề phát triển nông

nghiệp của vùng ĐBSCL.

Thêm vào đó thông tư quy định rõ khối kiến thức trong chương trình, bao gồm

các khối kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (cơ sở ngành,

chuyên ngành, bổ trợ, thực tập nghề nghiệp, và khoá luận tốt nghiệp). Những quy định

này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình biên soạn, bố trí các môn học trong CTĐT.

Ngoài ra, trong việc áp dụng CTĐT, người học dễ dàng áp dụng vì tính rõ ràng, hệ

thống được thể hiện rõ trong chương trình.

3.1.4 Tiêu chuẩn 4

Chiến lược giảng dạy phù hợp giúp nâng cao hiệu quả của quá trình học tập.

Phương pháp giảng dạy hợp lý, kích thích việc học chủ động, sáng tạo của SV. Chương

trình đào tạo ngành PTNT chủ động thiết lập một môi trường hoạt động có hiệu quả,

trong đó SV đóng vai trò chủ đạo trong quá trình học tập. Trong quá trình học, SV có

thể trao đổi cùng giảng viên để lựa chọn phương pháp học có hiệu quả nhất. Thông qua

kiến thức từ bài giảng trên lớp của giảng viên, SV chủ động thâm nhập vào thực tế cuộc

sống, chủ động giải quyết các vấn đề còn tồn tại. Thông qua quá trình học tập, tranh

luận, trao đổi với giảng viên, bạn bè kiến thức, kỹ năng của người học dần dần được

hình thành và hoàn thiện. Quá trình này diễn ra khác nhau ở từng SV vì nội lực của

người học có thể không hoàn toàn giống nhau trong tập thể, nhưng chắc rằng quá trình

hình thành và hoàn thiện kiến thức sẽ diễn ra trong mỗi SV. Tóm lại, một CTĐT có hiệu

quả là hướng tới việc cải thiện việc học tập cũng như môi trường học tập của SV.

3.1.5 Tiêu chuẩn 5

Đánh giá là yếu tố quan trọng, cần thiết và được thực hiện xuyên suốt quá trình

đào tạo. Phương pháp đánh giá phù hợp sẽ giúp phản ánh thực chất hiệu quả của quá

trình đào tạo. Việc đánh giá SV không những thể hiện kết quả đào tạo mà còn thể hiện

sự phù hợp của CTĐT, tính hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ dạy học. Quá trình đánh

giá giúp phát hiện những phần chưa hoàn thiện trong quá trình đào tạo, giúp cho cả

người dạy và người học có những hiệu chỉnh hợp lý làm tăng hiệu quả của quá trình

giảng dạy và học tập. Phương pháp đánh giá hiện nay đang được giảng viên ngành

PTNT sử dụng khá đa dạng, công khai, minh bạch, và việc đánh giá xuyên suốt, bao

phủ CTĐT vì vậy đáp ứng được kết quả học tập mong đợi của ngành. SV hài lòng về

quá trình đánh giá vì nó rõ ràng và cụ thể. Kết quả đánh giá thể hiện được năng lực của

người học cũng như phản ánh rõ những vấn đề mà người học cần hoàn thiện để năng

cao năng lực và hoàn thiện kiến thức của chính bản thân.

3.1.6 Tiêu chuẩn 6

Một trong những mục tiêu hàng đầu của các trường đại học trẻ là đào tạo và đảm

bảo số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên. Đây là một trong những yếu tố cơ bản

quyết định đến chất lượng sản phẩm đào tạo. Đối với trường Đại học An Giang nói

chung, Khoa NN - TNTN và ngành PTNT nói riêng, đội ngũ GV thường xuyên được

đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn tại các cơ sở trong và nước ngoài

thông qua các chương trình, dự án hợp tác với các trường tại các nước tiên tiến trên thế

Page 62: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

58

giới. Cán bộ giảng viên luôn coi việc học tập (nâng cao trình độ hay tập huấn ngắn hạn)

là điều kiện để giảng viên được tiếp nhận kiến thức và rèn luyện bản thân nên bản thân

từng giảng viên luôn phấn đấu và tìm kiếm cơ hội học tập. Thông qua quá trình tự đào

tạo, GV sẽ có cơ hội truyền đạt lại những kiến thức mới cho SV. Thông qua quá trình

này, như một con đường xoắn ốc, giúp cho GV, SV ngày càng hoàn thiện hơn. Thêm

vào đó, NCKH cũng tăng cường kinh nghiệm thực tế cho GV. Vì vậy, việc nâng cao

chất lượng đội ngũ giảng dạy tại các trường đại học luôn là mục tiêu quan trọng mà các

trường cần đạt được trong quá trình nâng cao chất lượng đào tạo.

3.1.7 Tiêu chuẩn 7

Bên cạnh lực lượng giảng dạy thì đội ngũ cán bộ hỗ trợ đóng vai trò quan trọng.

Đội ngũ này đến từ các Phòng ban chức năng trong Trường và Khoa. Mỗi Phòng có

nhiệm vụ và chức năng riêng nhưng sự phối hợp hoạt động là điều cần thiết cho một

chương trình đào tạo được hoàn thành có hiệu quả. Bắt đầu từ khi SV đăng ký thi tuyển

vào trường đến khi tốt nghiệp đều được sự hướng dẫn của đội ngũ cán bộ hỗ trợ. Đối

với ngành PTNT, cán bộ hỗ trợ với số lượng đông đảo, năng động, nhiệt tình và có

nhiều kinh nghiệm, giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả được tuyển chọn đúng

theo tiêu chuẩn quy định của Trường lịch sự trong giao tiếp, thái độ phục vụ tận tâm,

tận tình và có tâm huyết. Từ sự hợp tác của cán bộ ở các phòng ban trong Trường, Thư

viện, Khu Thí nghiệm đến cán bộ Văn phòng Khoa Nông nghiệp - TNTN đã góp phần

tạo nên hiệu quả trong quá trình đào tạo.

3.1.8 Tiêu chuẩn 8

Trong quá trình đào tạo, ngành PTNT có kết quả học tập mong đợi được trình bày

rõ ràng trong chuẩn đầu ra, kỹ sư tốt nghiệp ngành PTNT phải đảm bảo có đầy đủ kiến

thức về những nội dung về: kiến thức tổng hợp liên quan đến lĩnh vực phát triển nông

thôn, kỹ năng trong nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp và kỹ năng truyền

thông, tinh thần hướng nghiệp, tâm quyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm trong nghề

nghiệp. Lực lượng kỹ sư ngành PTNT sau khi ra trường được đào tạo tốt về mặt kỹ

năng, đây là một trong những điểm mạnh nổi bật của SV ngành PTNT. SV năng động

nhạy bén trong công việc và chủ động trong quá trình tự đào tạo, tiếp thu kiến thức cho

phù hợp với công việc hiện tại. Nhằm đảm bảo và duy trì những thành quả mà quá trình

đào tạo đã đạt được Bộ môn đã tổ chức nhiều buổi hoạt hoạt động seminar, học thuật,

hoạt động ngoại khóa để phát huy những kỹ năng mềm cho SV (hội nghị học tốt, sinh

hoạt chuyên đề…). Bộ môn chủ động mời giảng viên, cựu SV của ngành về trao đổi và

rèn luyện kỹ năng, hỗ trợ SV trong quá trình học tập. Thường xuyên thực hiện như vậy

sẽ giúp nâng cao chất lượng đào tạo của lực lượng kỹ sư ngành PTNT, SV ra trường đáp

ứng được với nhu cầu của xã hội.

3.1.9 Tiêu chuẩn 9

Nhiều hoạt động được Trường và Khoa tổ chức để tăng kỹ năng cho SV, tạo điều

kiện cho SV có cơ hội tham gia vào cuộc sống thực tế, có cơ hội trải nghiệm. Điều đó

làm cho SV mạnh dạn tham gia vào quá trình giao tiếp của xã hội.

Page 63: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

59

3.1.10 Tiêu chuẩn 10

Trong khu vực phòng học, hầu hết các phòng được trang bị trang thiết bị đầy đủ

(hệ thống máy chiếu, đèn, quạt…) hơn nữa là hệ thống các dãy bàn riêng lẻ, hỗ trợ SV

rất nhiều trong quá trình hoạt động nhóm, tham gia tích cực vào quá trình học tập chủ

động.

3.1.11 Tiêu chuẩn 11

PTNT là ngành học trẻ so với các ngành có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và

PTNT tại vùng ĐBSCL. Để đảm bảo chất lượng đào tạo, CTĐT ngành PTNT được cập

nhật theo những thông tin thu thập được từ các bên liên quan. Ngoài ra, trong quá trình

thực hiện chương trình, vấn đề đảm bảo chất lượng luôn được coi trọng, thông qua hoạt

động của Phòng Khảo thí và KĐCL thể hiện trong các hoạt động thi tuyển đầu vào, thi

hết học phần,… Ngoài ra, công tác lấy ý kiến phản hồi từ người học cũng được thực

hiện hàng năm, cung cấp thông tin cho GV trong việc cải tiến việc dạy và học để ngày

càng có chất lượng hơn.

3.1.12 Tiêu chuẩn 12

Đào tạo nguồn nhân lực là mối quan tâm hàng đầu, do vậy trong quá trình lãnh

đạo Ban Giám hiệu luôn tạo mọi điều kiện hỗ trợ cho giảng viên đi học nâng cao trình

độ. Quy hoạch nhân sự được thực hiện theo các giai đoạn để cán bộ giảng viên chủ

động trong công tác giảng dạy và học tập để nâng cao trình độ. Hiện nay, đi học có hai

dạng chủ yếu là có học bổng và học bằng ngân sách. Nếu đi bằng ngân sách thì có kế

hoạch cụ thể, nhưng trong trường hợp giảng viên, cán bộ có được học bổng thì Trường

luôn tạo điều kiện cho việc thực hiện các thủ tục đi học được dễ dàng.

3.1.13 Tiêu chuẩn 13

Trong quá trình học tập tại Trường, thông tin giao tiếp giữa SV và Trường luôn

được liên tục. Đặc biệt, trong các trường hợp SV học yếu (cảnh báo học vụ) hay các

trường hợp buộc thôi học đều được thông báo trước để SV chủ động trong quá trình học

tập.

3.1.14 Tiêu chuẩn 14

Chương trình đào tạo ngành PTNT nhằm đào tạo các kỹ sư sau khi ra trường sẽ có

khả năng làm việc trong nhiều môi trường khác nhau như cơ quan nhà nước trong các

lĩnh vực nông nghiệp và PTNT, cơ quan khuyến nông, hợp tác xã; trong các tổ chức phi

chính phủ, công ty kinh doanh, ngân hàng. Diễn biến về nơi làm việc của SV ngành

PTNT không có nhiều khác biệt giữa các năm. Cơ quan nhà nước ở các cấp tỉnh, huyện

xã cũng đã tiếp nhận SV ngành PTNT. Tuy nhiên, chiếm tỉ lệ cao nhất là số lượng cựu

SV làm việc tại các công ty với nhiều lĩnh vực như thuốc bảo vệ thực vật, giống, thuỷ

sản… công việc chính là ở các lĩnh vực nghiên cứu thị trường và quảng bá sản phẩm. Vì

ngành PTNT đào tạo SV có kiến thức tổng hợp, nên cơ hội việc làm cho SV đa dạng.

Thêm vào đó, kỹ sư ngành PTNT có khả năng tự học, tự đào tạo để phù hợp với nghề

nghiệp. Đây là những nguyên nhân chính tạo nên tính đa dạng trong môi trường làm

việc của kỹ sư ngành PTNT.

Page 64: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

60

3.1.15 Tiêu chuẩn 15

Chương trình đào tạo ngành PTNT đã được cập nhật và cải tiến nội dung liên tục

qua nhiều năm, thông qua góp ý của các chuyên gia nước ngoài, của GV dạy ngành

PTNT và các bên liên quan, đặc biệt nhà tuyển dụng lao động. Trong quá trình cải tiến

chương trình, ngành đặc biệt quan tâm đến đối tượng sử dụng lao động vì đây là lực

lượng quan trọng, góp những ý thiết thực cho quá trình đào tạo, đáp ứng được nhu cầu

của xã hội.

3.2 Phân tích điểm yếu

3.2.1 Tiêu chuẩn 1

Ngành PTNT có nhiều lĩnh vực kiến thức khác nhau nên các kiến thức và kỹ năng

mong đợi có thể bị trùng lắp giữa nội dung các môn học. Trong lĩnh vực kinh tế, một số

nội dung có thể bị trùng lắp giữa các môn kinh tế cơ bản và các môn kinh tế chuyên

ngành. Trong lĩnh vực nông nghiệp, ở một số nhóm môn học có cùng chuyên ngành

(công nghệ thực phẩm, trồng trọt, chăn nuôi quản lý môi trường) cũng có sự trùng lắp

kiến thức.

3.2.2 Tiêu chuẩn 2

Mặc dù Trường Đại học An Giang đã ban hành Quyết định số 06/2013/ QĐ -

ĐHAG về việc ban hành mẫu ĐCCT học phần, nhưng việc tiến hành chưa đồng bộ, việc

biên soạn đang được tiến hành nhưng tiến độ rất chậm. Đối với những môn học đang

trong giai đoạn biên soạn tài liệu hay giáo trình thì việc biên soạn ĐCCT được tiến hành

song song.

3.2.3 Tiêu chuẩn 3

Do ngành PTNT đào tạo lực lượng kỹ sư sau khi tốt nghiệp có kiến thức tổng hợp

nên nhiều môn học của các ngành khác trong Khoa được đưa vào CTĐT ngành PTNT.

Do phụ thuộc vào các điều kiện của các ngành khác (điều kiện tiên quyết, điều kiện học

trước), nên quá trình xây dựng CTĐT gặp khó khăn trong việc đưa thêm các môn học

khác vào chương trình nhằm tạo tính đa dạng cho các môn học tự chọn.

3.2.4 Tiêu chuẩn 4

Sinh viên ngành PTNT có nhiều cơ hội tham gia nghiên cứu với giảng viên của bộ

môn PTNT hay Trung tâm PTNT. Công việc chính của các em là tham vấn cộng đồng,

thu thập số liệu và một số SV giỏi có thể tham gia vào viết bài cùng giảng viên. Tuy

nhiên, số sinh viên đăng ký NCKH độc lập như những ngành khác trong Khoa còn rất ít

vì những trở ngại trong thanh toán tài chính làm nản lòng SV. Do vậy, để thúc đẩy

phong trào nghiên cứu độc lập của SV ngành PTNT là một thách thức lớn cho Bộ môn

quản lý và GV tham gia công tác chủ nhiệm, cố vấn học tập và giảng dạy.

3.2.5 Tiêu chuẩn 5

Chương trình ngành PTNT được thực hiện với kết quả mong đợi rõ ràng và cụ

thể. Quá trình đánh giá sử dụng phương pháp đánh giá đa dạng, rõ ràng và công khai.

Kết quả đánh giá thể hiện được mục tiêu và thực trạng quá trình học tập. Tuy nhiên,

Page 65: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

61

chưa có một khảo sát thực tế để đánh giá cụ thể các phương pháp đánh giá đáp ứng các

KQHTMĐ như thế nào. Từng kết quả mong đợi cần được thể hiện chi tiết qua các

phương pháp đánh giá nào và thể hiện ở những môn học nào là rất cần thiết để hạn chế

việc trùng lắp và thiếu sót trong quá trình thực hiện từng kết quả mong đợi của CTĐT.

3.2.6 Tiêu chuẩn 6

Theo quy định của Bộ GD và ĐT, muốn đào tạo ngành kỹ sư phải có 01 tiến sĩ và

03 thạc sỹ có cùng chuyên ngành trong lực lượng giảng viên cơ hữu. Ngành PTNT hiện

nay chưa đạt quy định này, chưa có tiến sỹ đầu ngành về PTNT nên chưa đảm bảo quy

định mở ngành. Hiện nay có hai giảng viên bộ môn đang theo học nghiên cứu sinh về

lĩnh vực PTNT, do vậy năm 2018 Bộ môn sẽ đạt các yêu cầu này.

3.2.7 Tiêu chuẩn 7

Hệ thống wifi phục vụ SV, GV được phủ khắp Trường nhưng đôi khi kết nối còn

chậm. Đặc biệt, hệ thống wifi ở các phòng học rất yếu gây khó khăn cho giảng viên

trong việc truy cập internet liên hệ tài liệu trong bài giảng trên lớp.

3.2.8 Tiêu chuẩn 8

Sinh viên nữ ra trường gặp nhiều khó khăn trong xin việc làm vì hầu hết các

doanh nghiệp ưa chuộng lao động nam do công việc thường yêu cầu lao động di chuyển

nhiều.

3.2.9 Tiêu chuẩn 9

Theo qui định của nhà trường về việc đăng ký học phần, sinh viên đăng ký trực

tuyến trong trang web của trường nhưng khi SV muốn rút bớt học phần thì cần làm đơn

có xác nhận của CVHT nên CVHT mất nhiều thời gian khi ký xác nhận các đơn đăng

ký rút bớt học phần của SV được phân công cố vấn.

3.2.10 Tiêu chuẩn 10

Khuôn viên của trường rất rộng có thể đáp ứng nhu cầu vui chơi các môn thể thao

ngoài trời cho sinh viên, tuy nhiên Trường hiện chưa có nhà thi đấu đa năng giúp đa

dạng hoá các loại hình hoạt động thể thao của sinh viên.

3.2.11 Tiêu chuẩn 11

Ngành PTNT có thực hiện khảo sát đánh giá chất lượng CTĐT tương đối hoàn

thiện vào năm 2011, tuy nhiên quá trình này chưa được thực hiện thường xuyên. Thêm

vào đó, các bên liên quan của ngành PTNT rất đa dạng, nên quá trình này tốn nhiều thời

gian và sức lực vì tùy thuộc nhiều vào sự phản hồi của các cơ quan tiếp nhận cựu SV

ngành PTNT. Tuy nhiên, việc lấy ý kiến nên được tiến hành thường xuyên theo chu kỳ

vì nó góp phần rất lớn trong việc cải tiến CTĐT, đóng góp cho quá trình đảm bảo chất

lượng của ngành.

3.2.12 Tiêu chuẩn 12

Lực lượng nhân sự ngành PTNT hiện nay rất ít, do cán bộ đi học và đôi khi cán bộ

nhận học bổng không trùng với năm trong quy hoạch, nên gây khó khăn trong việc quản

lý nhân lực bộ môn. Hiện nay, lực lượng giảng viên còn lại đang cố sức gánh vác công

Page 66: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

62

việc của những thành viên đi học và quá trình này sẽ còn diễn ra lâu dài vì nhiều giảng

viên đang trong giai đoạn đi học nâng cao trình độ.

3.2.13 Tiêu chuẩn 13

Hệ thống mạng thường quá tải trong giai đoạn SV đăng kí môn học vì vậy gây

khó khăn cho SV.

3.2.14 Tiêu chuẩn 14

Ngành PTNT cung cấp kiến thức nền và tổng quát cho nhiều lĩnh vực. Đây là

điểm mạnh cho quá trình SV tìm việc, tuy nhiên SV đang theo học ngành PTNT cần

phải chủ động trong việc định hướng tìm việc làm sau khi tốt nghiệp và tự trang bị thêm

kiến thức về lĩnh vực này, nhất là các kỹ năng về truy cập internet và tin học. Do kiến

thức được trang bị rất rộng, vì vậy để đáp ứng tốt công việc SV phải tự trang bị thêm

kiến thức chuyên sâu.

3.2.15 Tiêu chuẩn 15

Công tác tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ cựu SV chưa được thực hiện đầy đủ theo

chu kỳ. Khảo sát chính quy được thực hiện một lần và sau đó là thông qua hội nghị học

tốt và nắm thông tin từ giao tiếp bên ngoài. Tuy nhiên, việc mời đầy đủ và đại diện các

nhóm nhà tuyển dụng đối với ngành PTNT là một khó khăn vì cơ quan tuyển dụng của

ngành rất đa dạng và đại diện các cơ quan phân bố ở các địa bàn khác nhau.

3.3 Kết quả tự đánh giá

CÁC NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1 2 3 4 5 6 7 Tiêu chuẩn 1. Các kết quả học tập mong đợi - Chương trình có kết quả học tập mong đợi được trình bày rõ ràng.

x

- Chương trình đẩy mạnh việc học cách học và học tập suốt đời.

x

- Kết quả học tập mong đợi bao gồm cả kiến thức và kỹ năng đại cương lẫn kiến thức và kỹ năng chuyên ngành.

x

- Kết quả học tập mong đợi phản ánh rõ yêu cầu của các bên liên quan.

x

Ý kiến chung 4,75 Tiêu chuẩn 2. Quy cách chương trình đào tạo - Trường đại học có sử dụng Quy cách chương trình đào tạo. x - Quy cách chương trình đào tạo nêu rõ kết quả học tập mong đợi và cách thức đạt được kết quả học tập mong đợi.

x

- Quy cách chương trình đào tạo cung cấp nhiều thông tin, được phổ biến và có sẵn cho các bên liên quan.

x

Ý kiến chung 4,33 Tiêu chuẩn 3. Nội dung và cấu trúc chương trình đào tạo - Nội dung chương trình có sự cân đối tốt giữa kiến thức, kỹ năng đại cương và chuyên ngành.

x

- Nội dung chương trình phản ánh tầm nhìn và sứ mạng của Trường

x

- Sự góp phần đạt được kết quả học tập mong đợi của từng học phần được thể hiện rõ.

x

Page 67: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

63

CÁC NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1 2 3 4 5 6 7 - Cấu trúc chương trình đào tạo được thiết kế sao cho nội dung các học phần có sự kết hợp và củng cố lẫn nhau.

x

- Chương trình thể hiện chiều rộng và chiều sâu. x - Chương trình thể hiện rõ học phần cơ bản, học phần cơ sở ngành, học phần chuyên ngành và tiểu luận hoặc luận văn tốt nghiệp.

x

- Nội dung chương trình được cập nhật. x Ý kiến chung 4,57

Tiêu chuẩn 4. Chiến lược giảng dạy và học tập - Khoa có chiến lược giảng dạy và học tập rõ ràng. x - Chiến lược giảng dạy và học tập giúp sinh viên hiểu được và vận dụng được kiến thức.

x

- Chiến lược giảng dạy và học tập hướng về sinh viên và kích thích việc học có chất lượng.

x

- Chương trình giảng dạy kích thích sinh viên học tập chủ động và hỗ trợ cho việc học cách học.

x

Ý kiến chung 4,50 Tiêu chuẩn 5. Kiểm tra đánh giá sinh viên - Đánh giá sinh viên bao gồm kiểm tra đầu vào, kiểm tra quá trình học tập của sinh viên và kiểm tra cuối khoá.

x

- Đánh giá dựa trên các tiêu chí. x - Đánh giá sinh viên sử dụng nhiều phương pháp. x - Đánh giá phản ánh kết quả học tập mong đợi và nội dung chương trình.

x

- Các tiêu chí để đánh giá chính xác và được phổ biến rộng rãi.

x

- Việc sắp xếp đánh giá bao phủ mục tiêu chương trình giảng dạy.

x

- Tiêu chuẩn được áp dụng trong đánh giá phải rõ ràng và phù hợp.

x

Ý kiến chung 4,28 Tiêu chuẩn 6. Chất lượng đội ngũ giảng viên - Giảng viên phải có khả năng đáp ứng nhiệm vụ của họ. x - Giảng viên có đủ số lượng và khả năng để thực hiện chương trình giảng dạy.

x

- Tuyển dụng và thăng tiến dựa trên công lao học thuật. x - Vai trò và mối quan hệ giữa các cán bộ được xác định rõ và được hiểu rõ.

x

- Các nhiệm vụ được xác định phù hợp với bằng cấp, kinh nghiệm và kỹ năng.

x

- Khối lượng công việc và cơ chế khen thưởng được thiết kế nhằm hỗ trợ cho chất lượng dạy và học.

x

- Trách nhiệm của cán bộ được quy định hợp lý. x - Có dự liệu cho việc thẩm định, tư vấn và bố trí lại. x - Thôi việc, nghỉ hưu và phúc lợi xã hội được lập kế hoạch và thực hiện tốt.

x

- Có hệ thống đánh giá, khen thưởng hợp lý. x Ý kiến chung 4,40

Tiêu chuẩn 7. Chất lượng đội ngũ hỗ trợ - Cán bộ thư viện có đủ số lượng và năng lực. x

Page 68: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

64

CÁC NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1 2 3 4 5 6 7 - Cán bộ phòng thí nghiệm có đủ số lượng và năng lực. x - Cán bộ phòng máy tính có đủ số lượng và năng lực. x - Cán bộ hỗ trợ (công tác) sinh viên có đủ số lượng và năng lực.

x

Ý kiến chung 4,00 Tiêu chuẩn 8. Chất lượng sinh viên - Chính sách cho sinh viên đầu vào rõ ràng. x - Quy trình thu nhận sinh viên hợp lý. x - Khối lượng học tập thật sự khớp với khối lượng được tính toán.

x

Ý kiến chung 4,00 Tiêu chuẩn 9. Hỗ trợ và tư vấn sinh viên - Hệ thống ghi nhận quá trình học tập của sinh viên thích hợp.

x

- Sinh viên nhận được sự tư vấn học tập, hỗ trợ và phản hồi đầy đủ về việc học của họ.

x

- Hoạt động cố vấn cho sinh viên là thỏa đáng. x - Môi Trường tâm lý, vật chất và xã hội cho sinh viên là thoả đáng.

x

Ý kiến chung 4,25 Tiêu chuẩn 10. Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng - Thiết bị giảng dạy (hội Trường, phòng học) thích hợp. x - Tài nguyên thư viên đầy đủ và cập nhật. x - Thiết bị phòng thí nghiệm đầy đủ và cập nhật. x - Máy vi tính đầy đủ và được cập nhật, nâng cấp. x - Tiêu chuẩn về an toàn và vệ sinh môi Trường đạt yêu cầu của địa phương về tất cả các mặt.

x

Ý kiến chung 4,00 Tiêu chuẩn 11. Đảm bảo chất lượng quá trình giảng dạy và học tập - Chương trình đào tạo được thiết kế dựa trên sự tổng hợp của tất cả các cán bộ có liên quan.

x

- Sinh viên có tham gia vào việc thiết kế chương trình. x - Thị Trường lao động có ảnh hưởng đến việc thiết kết chương trình.

x

- Chương trình giảng dạy được đánh giá thường xuyên. x - Các học phần và chương trình đào tạo nhận được sự đánh giá có hệ thống của sinh viên.

x

- Phản hồi của sinh viên được sử dụng cho việc cải tiến chương trình đào tạo.

x

- Đảm bảo chất lượng và liên tục cải tiến hoạt động giảng dạy và học tập, phương pháp đánh giá và hoạt động đánh giá..

x

Ý kiến chung 4,43 Tiêu chuẩn 12. Hoạt động phát triển cán bộ - Có kế hoạch rõ ràng về nhu cầu đào tạo và phát triển cán bộ, đối với cả cán bộ hỗ trợ và cán bộ giảng dạy.

x

- Hoạt động phát triển cán bộ tương xứng với nhu cầu. x Ý kiến chung 4,50

Tiêu chuẩn 13. Ý kiến phản hồi từ các bên liên quan - Thị Trường lao động (nhà tuyển dụng) có phản hồi cho nhà x

Page 69: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

65

CÁC NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1 2 3 4 5 6 7 Trường. - Cựu sinh viên có phản hồi cho nhà Trường. x - Cán bộ có phản hồi cho nhà Trường. x

Ý kiến chung 4,67 Tiêu chuẩn 14. Đầu ra - Tỉ lệ thi đậu là thoả đáng và tỉ lệ rớt là chấp nhận được. x - Thời gian tốt nghiệp trung bình là thỏa đáng. x - Tình hình có việc làm của sinh viên tốt nghiệp là thỏa đáng. x - Cấp độ của các hoạt động nghiên cứu của cán bộ giảng dạy và sinh viên là thỏa đáng.

x

Ý kiến chung 4,00 Tiêu chuẩn 15. Sự hài lòng của các bên liên quan - Phản hồi từ các bên liên quan là thỏa đáng. x

Ý kiến chung 4,00

Nhận định chung 4,31

Ghi chú: Thang điểm đánh giá chương trình đào tạo theo Tiêu chuẩn AUN-QA

Điểm Phân loại Chất lượng

1 Không có chất lượng

2 Trong giai đoạn lập kế hoạch

3 Có kế hoạch, nhưng chưa minh chứng được việc triển khai, áp dụng

4 Có kế hoạch và có minh chứng cho thấy việc triển khai, áp dụng

5 Có minh chứng cho thấy hiệu quả trong việc triển khai, áp dụng

6 Điển hình cho các hoạt động hảo hạng

7 Chất lượng ngoại hạng (đạt tầm quốc tế hay dẫn đầu khu vực)

3.4 Kế hoạch hành động

3.4.1 Tiêu chuẩn 1

Năm học 2015 - 2016, Trường tiến hành xây dựng CTĐT theo chuẩn CDIO,

chương trình đào tạo ngành PTNT sẽ được xây dựng lại trong đó kiến thức và kỹ năng

của từng kết quả mong đợi được thể hiện rõ ràng.

3.4.2 Tiêu chuẩn 2

Năm học 2015 - 2016, Khoa tiến hành xây dựng đề cương chi tiết theo mẫu mới.

3.4.3 Tiêu chuẩn 3

Trong giai đoạn 2015 - 2020, Bộ môn chủ động đưa thêm các môn tự chọn phù

hợp với chuyên ngành vào CTĐT ngành PTNT.

3.4.4 Tiêu chuẩn 4

Từ năm học 2015 - 2016, GV bộ môn sẽ tích cực khuyến khích và tạo hứng thú

cho sinh viên đăng ký đề tài nghiên cứu độc lập.

Page 70: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

66

3.4.5 Tiêu chuẩn 5

Năm học 2016 - 2017, Bộ môn tiến hành thực hiện một khảo sát về mức độ đáp

ứng của các phương pháp đánh giá đối với từng KQHTMĐ của môn học trong CTĐT

ngành PTNT.

3.4.6 Tiêu chuẩn 6

Năm học 2018 - 2019, Bộ môn có tiến sỹ chuyên ngành PTNT.

3.4.7 Tiêu chuẩn 7

Từ năm học 2015 - 2016, Khoa cần phát huy và mở rộng hoạt động của tủ sách

chuyên ngành.

3.4.8 Tiêu chuẩn 8

- Trong giai đoạn 2015 - 2020, các doanh nghiệp, Khoa, Trường cần tạo điều kiện

cho SV nữ có nhiều hội tiếp cận việc làm cho nữ.

- Trong giai đoạn 2015 - 2020, Khoa chủ động liên kết hợp tác với các trường

nước ngoài nhằm trao đổi, học tập kinh nghiệm cho cán bộ và SV.

3.4.9 Tiêu chuẩn 9

Năm học 2016-2017, đề nghị Trường có những hoạt động tạo việc làm (ngay khu

vực trường như rửa xe, liên hệ giới thiệu việc làm bán thời gian…) cho SV có hoàn

cảnh khó khăn để hỗ trợ chi phí học tập.

3.4.10 Tiêu chuẩn 10

Năm học 2016-2017, đề nghị Trường đầu tư sân thi đấu thể thao, để có nhiều sân

chơi hơn cho SV.

3.4.11 Tiêu chuẩn 11

Từ năm học 2015 - 2016, Bộ môn có kế hoạch lấy ý kiến phản hồi từ các bên liên

quan theo chu kỳ bốn năm một lần.

3.4.12 Tiêu chuẩn 12

Từ năm học 2015 - 2016, Bộ môn quản lý nhân sự theo quy hoạch đi học cụ thể

cho từng năm học.

3.4.13 Tiêu chuẩn 13

Năm học 2016-2017, Đề nghị Trường nâng cấp đường truyền và thiết bị Công

nghệ để hạn chế tắc nghẽn khi SV đăng ký môn học.

3.4.14 Tiêu chuẩn 14

Từ năm học 2015 - 2016, lực lượng CVHT ngành PTNT cần tư vấn cho SV tăng

tính chủ động trong việc lập kế hoạch học tập, tích lũy những kiến thức trong quá trình

học tập trường.

Page 71: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA
Page 72: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

68

PHẦN 4. PHỤ LỤC

1. Danh mục từ viết tắt – Từ chuyên môn

STT Chữ viết tắt –Từ

chuyên môn Viết đầy đủ – Giải thích

1. BLQ Bên liên quan

2. Bộ GD và ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo

3. CDIO Conceiving – Designing – Implementing – Operating – CDIO (Hình thành Ý tưởng - Thiết kế - Triển khai - Vận hành)

4. CTĐT Chương trình đào tạo

5. ĐBCL Đảm bảo chất lượng

6. ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long

7. ĐCCT Đề cương chi tiết

8. ĐHAG Đại học An Giang

9. ĐVHT Đơn vị học trình

10. HP Học phần

11. GV Giảng viên

12. GVCN Giáo viên chủ nhiệm

13. Khoa NN - TNTN Khoa Nông nghiệp - TNTN

14. KQHTMĐ Kết quả học tập mong đợi

15. NCKH Nghiên cứu khoa học

16. KĐCL Kiểm định Chất lượng

17. PPGD Phương pháp giảng dạy

18. PTNT Phát triển nông thôn

19. PTNT- QLTNTN Phát triển nông thôn - QLTNTN

20. SHCD Sinh hoạt công dân

21. SV Sinh viên

Page 73: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

69

2. Danh mục minh chứng

STT MÃ Tên minh chứng Ngày Nơi cấp

1 Exh.01.01

Đại học An Giang, Chuẩn đầu ra các ngành đào tạo đại học và trung cấp chuyên nghiệp, giấy phép số 08/GP – STTTT do sở Thông Tin Truyền Thông An Giang cấp ngày 13/01/2011.

13/01/2011 Sở Thông Tin Truyền Thông An Giang

2 Exh.01.02 Nguyễn Tri Khiêm (2011). Khảo sát ngành PTNT, đề tài nghiên cứu Khoa học cấp trường.

2011 Đại học An Giang

4 Exh.01.03 Danh sách các môn thực tập ngoài trường năm 2015 ngành PTNT

2015 Khoa NN - TNTN

5 Exh.01.04 Kế hoạch thực tập thực tế DL7PN 2015 BM PTNT - QLTNTN

6 Exh.01.05 Công bố chuẩn đầu ra trên website http://aao.agu.edu.vn/?oid=view&section=55:cq_chuandaura

7 Exh.01.06

QUYẾT ĐỊNH Ban hành Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hình thức giáo dục chính quy theo hệ thống tín chỉ

18/8/2014 ĐHAG (Ban hành kèm theo Quyết định số 262/VBHN-ĐHAG, ngày 18/8/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang)

8 Exh.01.07 Bảng điểm thường xuyên môn phát triển cộng đồng

2015 BM PTNT - QLTNTN

9 Exh.01.08

Quyết định số 131/QĐ-ĐHAG ngày 22 tháng 5 năm 2013 về việc thành lập ban chỉ đạo và các tiểu ban xây dựng và công bố chuẩn đầu ra.

22/05/2013 ĐHAG

10 Exh.01.09

Quyết định số 313/QĐ-ĐHAG ngày 17tháng 12 năm 2010 về việc ban hành chuẩn đầu ra các ngành đào tạo chính quy hệ đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

17/12 / 2010 ĐHAG

11 Exh.01.10 ĐCCT học phần khuyến nông 2015 Khoa NN - TNTN

12 Exh.02.01

Chương trình khung ngành PTNT, ban hành theo thông tư số: 09/2011/TT-BGDĐT, ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

24/02/2014 Bộ GD và ĐT

13 Exh.02.02

Quyết định số 69/QĐ- ĐHAG, 05/04/2012 ban hành chương trình đào tạo hệ chính quy các ngành Chăn nuôi, Khoa học Cây Trồng và Nuôi trồng thủy sản, phát triển nông thôn áp dụng từ khóa TS năm 2012.

5/4/2012 ĐHAG

14 Exh.02.03 Niên lịch đào tạo năm 2014 – 2015 ĐHAG

Page 74: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

70

STT MÃ Tên minh chứng Ngày Nơi cấp

15 Exh.02.04

Website của Trường công bố đầy đủ CTĐT http://aao.agu.edu.vn/?oid=view&section=37:ct--dao-tao

16 Exh.02.05 Quyết định số 06/2013/ QĐ – ĐHAG về việc ban hành mẫu đề cương chi tiết học phần

2013 ĐHAG

17 Exh.02.06 Cẩm nang tuyển sinh 2015 ĐHAG

18 Exh.02.07 http://aao.agu.edu.vn/?oid=view&section=31:quy-che-dao-tao&cat=94:van-ban-truong

19 Exh.02.08 Danh sách cơ sở vật chất 2015 Phòng QTTB

20 Exh.03.01

Tham luận Ngành Phát triển nông thôn-quá trình nâng cao chất lượng đào tạo, Đại Học An Giang tại Hội thảo “Nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên các ngành thuộc Khoa Nông nghiệp_TNTN. Kế hoạch Số: 02/ KH – KNN_TNTN (ngày 8 tháng 4 năm 2014).

2014 Khoa NN - TNTN

21 Exh.03.02

Quyết định số 139/QĐ- ĐHAG; 25/05/2013 của hiệu trưởng trường Đại học An Giang về sửa đổi, bồ sung một số điều trong “Quy chế đào tạo, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”

25/05/2013 ĐHAG

22 Exh.03.03 Sơ đồ tuyến các học phần ngành PTNT hệ đại học chính quy

2015 Khoa NN - TNTN

23 Exh.03.04 Thông báo số 72/TB- ĐHAG ngày 17/03/2015 về việc đề xuất thay đổi CTĐT năm 2015.

17/03/2015 ĐHAG

24 Exh.04.01 ĐCCT học phần thực tập bên ngoài môn học phương pháp NCKH MOR502

2015 BM PTNT - QLTNTN

25 Exh.04.02 Hình phòng học được trang bị máy chiếu, dãy bàn có thể thiết kế

26 Exh.04.03 Hình Sinh viên tham gia nghiên cứu Khoa học

27 Exh.04.04 Hình SV học chủ động học tập

28 Exh.04.05 Kế hoạch thực tế 12 PN 2014 BM PTNT - QLTNTN

29 Exh.04.06 Phiếu lấy ý kiến thực tế 12 PN 2014 BM PTNT - QLTNTN

30 Exh.04.07 Lý lịch NCKH Thầy Phú và Cô Vân

31 Exh.05.01 Điểm trúng tuyển đầu vào các năm ngành PTNT

2015 P. Đào Tạo

32 Exh.05.02 Kế hoạch tuần lễ SHCD http://agri.agu.edu.vn/?q=node/770

33 Exh.05.03 Quy trình phúc khảo PKT KĐCL

Phòng KT-

Page 75: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

71

STT MÃ Tên minh chứng Ngày Nơi cấp KĐCL

34 Exh.05.04 Kế hoạch thực hiện khóa luận TN và Chuyên đề TN ngành PTNT năm 2014 – 2015

2014 BM PTNT - QLTNTN

35 Exh.05.05 HD tính điểm rèn luyện. Phòng CT SV

36 Exh.05.06 Sổ tay sinh viên Phòng CT SV

37 Exh.05.07 Kế hoạch ra và duyệt đề HK II năm học 2014 - 2015

Phòng CT SV

38 Exh. 06.01 Kỷ yếu 15 năm thành lập trường 2015 ĐHAG

39 Exh. 06.02 Các quyết định cử đi hoặc trong và nước ngoài (học ngoại ngữ và học chuyên môn)

40 Exh. 06.03 Danh sách cán bộ tham gia giảng dạy cho Bộ môn phát môn PTNT

2015 BM PTNT - QLTNTN

41 Exh. 06.04 Biên bản nhận xét tập sự và nhận xét của người hướng dẫn tập sự của BM (Thái)

2012 BM PTNT - QLTNTN

42 Exh.06.05 Kế hoạch dự kiến phát triển nhân sự cho để nâng cao chất lượng dạy và học của BM 2015 - 2020

2015 BM PTNT - QLTNTN

43 Exh. 06.06 Bảng tổng kết thừa giờ và nghiên cứu Khoa học năm học 2013 - 2014 của BM

2014 BM PTNT - QLTNTN

44 Exh. 06.07 Thông báo tuyển dụng nhân sự ngành PTNT của Trường ĐHAG

2015 ĐHAG

45 Exh. 06.08 Biên bản thành lập các tổ chuyên môn của BM

2014 BM PTNT - QLTNTN

46 Exh. 06.09 Biên bản họp xét thi đua năm 2013 – 2014

2014 BM PTNT - QLTNTN

47 Exh. 06.10 Quyết định số 431/QĐ-ĐHAG, ngày 01/11/2013 của Hiệu trưởng Trường ĐHAG

1/11/2013 ĐHAG

48 Exh.06.11

Quyết định số 54A/QĐ-ĐHAG ngày 25/02/2014 của Trường Đại học An Giang về việc ban hành Quy định nâng bậc lương thường xuyên, nâng phụ cấp thâm niên vượt khung và nâng bậc lương trước hạn đối với công chức, viên chức và người lao động

25/02/2014 ĐHAG

49 Exh. 06.12 TB 69-TB-DHAG V-v tuyen dung vien chuc 2014-2015

2014-2015 ĐHAG

50 Exh. 06.13 Công văn /quy định của về thôi việc, nghỉ hưu, các phúc lợi xã hội

51 Exh. 06.14 Văn bản hướng dẫn thi đua năm học 2014 2015

2014-2015 ĐHAG

52 Exh. 06.15 Thông báo ngày 7/08/2015 về rà soát nhân dự

2015 ĐHAG

Page 76: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

72

STT MÃ Tên minh chứng Ngày Nơi cấp

53 Exh. 06.16 QĐ 77/QĐ- ĐHAG về khen thưởng NCKH

2014 - 2015 ĐHAG

54 Exh: 07.01 Danh sách cán bộ thư viện 2015 Thư viện ĐHAG

55 Exh: 07.02 Thông tin về cơ sở sách ngành PTNT 2015 Thư viện ĐHAG

56 Exh 07.03 Thông tin nhân sự và phân công nhiệm vụ văn phòng Khoa.

2014 Khoa NN - TNTN

57 Exh. 07.04 Nhân sự phòng TN http://epa.agu.edu.vn/?q=node/45

58 Exh. 07.05 http://sao.agu.edu.vn/?q=vi/nhansu

59 Exh. 07.06 Kế hoạch thi Olympic các môn Mac Lenin va tư tưởng

60 Exh. 07.07 Phòng Đào tạo http://aao.agu.edu.vn/?oid=view&section=26:intro&cat=90:to-chuc

61 Exh. 07.08 Đoàn trường http://youth.agu.edu.vn/?q=node/521

62 Exh.08.01 Số lượng sinh viên ngành PTNT trúng tuyển các năm học

63 Exh.08.02 Bản tin tuyển sinh 2014 ĐHAG

64 Exh.09.01 Danh sách khách mời đón tân sinh viên Khoa Nông nghiệp - TNTN

2014 Khoa NN - TNTN

65 Exh.09.02 Các quyển Niên lịch đào tạo (2010 - 2015)

66 Exh.09.03 Đăng ký học phần trực tuyến http://regis.agu.edu.vn/

67 Exh.09.04 Hội thi văn nghệ mừng ngày 20/11 năm 2015 Khoa Nông Nghiệp

2015 Khoa NN - TNTN

68 Exh.09.05 Hội trại truyền thống 2015 Khoa NN - TNTN

69 Exh.09.06 Giải bóng đá truyền thống 2015 Khoa NN - TNTN

70 Exh.09.07 Học bổng từ PCT sinh viên http://sao.agu.edu.vn/?q=vi/node/396

71 Exh.09.08 Nhân sự phòng Y tế http://po.agu.edu.vn/?q=nhan_su.agu

72 Exh.09.09 Hình hoạt động phòng y tế

73 Exh.09.10 Thông báo tham gia bảo hiểm y tế ĐHAG

74 Exh.09.11 Thông tin về ngày hội việc làm Đại học An Giang năm 2015;

2/3/2015 ĐHAG

75 Exh.09.12 Thông báo tuyển dung của phòng công tác sinh viên http://sao.agu.edu.vn/?q=vi/thong-bao

76 Exh.09.13 Kế hoạch tổ chức phong trào “Thủ lĩnh thanh niên”

2015 Khoa NN - TNTN

Page 77: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

73

STT MÃ Tên minh chứng Ngày Nơi cấp

77 Exh.09.14 Kế hoạch tổ chức “Trò chơi lớn” 2015 Khoa NN - TNTN

78 Exh.09.15 Kế hoạch tổ chức “Mái ấm agri” 2015 Khoa NN - TNTN

79 Exh.09.16 Quy định miễn giảm học phí ĐHAG

80 Exh.09.17 Quy định tính cấp học bổng của trường

ĐHAG

81 Exh.09.18 Quy định khen thưởng của UBND Tỉnh

2011 UBND An Giang

82 Exh.09.19 Ký túc xá đại học An Giang http://enews.agu.edu.vn/?act=VIEW&a=1342

ĐHAG

83 Exh.10.01 Bài giảng có clip (Duy Tiễn)

84 Exh.10.02 Thiết bị dự án TRIG hỗ trợ có liên quan đào tạo ngành PTNT

85 Exh.10.03 Hình ảnh sinh viên ngành PTNT tham gia nghiên cứu tại PTN

86 Exh.10.04 Hình ảnh sinh viên ngành PTNT học bài tại thư viện

87 Exh.10.05 Nội quy mượn sách thư viện

88 Exh.10.06

Lấy ý kiến người đọc tại thư viện https://docs.google.com/forms/d/1OcZFNiFfa6E5KCbKFMYQq0sv2B86dAELnH8utT23PdU/viewform

89 Exh.10.07 Hình tủ sách chuyên khảo Khoa Nông nghiệp - TNTN

90 Exh.10.08 Tap chí Khoa học trường

91 Exh.10.09 Trang web tra cứu sách của thư viện

92 Exh.10.10 Trang web giới thiệu phòng TN

93 Exh.10.11 Trang web sinh viên sử dụng đăng ký học phần trực tuyến

94 Exh.10.12 Trang web cá nhân của giảng viên và sinh viên

95 Exh.10.13 Trang web về buổi lao động hưởng ứng ngày chủ nhật xanh

2015 Khoa NN - TNTN

96 Exh.10.14 Hình Bố trí thùng rác

97 Exh.10.15 Hình Trang bị thiết bị phòng cháy

98 Exh.10.16 Kế hoạch tập huấn PCCC

99 Exh.11.01

Hướng dẫn số 545/ĐH- ĐHAG ngày 15/04/2009 của Hiệu trường trường ĐHAG về tiêu chuẩn, quy trình bổ nhiệm và trách nhiệm, quyền lợi và nguyên tắc làm việc cố vấn học tập (NLDT 14 - 15 trg 51)

15/04/2009 ĐHAG

100 Exh.11.02 Phân công cố vấn HT và GV chủ nhiệm ngành PTNT 2014 - 2015

2014 BM PTNT - QLTNTN

101 Exh.11.03 Lịch sinh hoạt của GVCN và CVHT năm 2014 – 2015.

Phòng CTSV

Page 78: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

74

STT MÃ Tên minh chứng Ngày Nơi cấp

102 Exh.11.04 Danh sách cảnh báo học vụ và xóa tên 2015

P. Đào Tạo

103 Exh.11.05 Kỷ yếu hội thảo nhu cầu phát triển nhân lực ngành PTNT vùng ĐBSCL, năm 2011. Trường Đại học An Giang

2014 Khoa NN- TNTN

104 Exh.11.06

Kỷ yếu hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên các ngành Khoa Nông nghiệp – TNTN. Đại học An Giang. 2014

2014 Khoa NN- TNTN

105 Exh.11.07 Kỷ yếu hội nghị học tốt ngành PTNT năm 2014. Đại học An Giang.

2014 Khoa NN- TNTN

106 Exh.11.08 Câu hỏi PV nhả tuyển dụng – PKT CC/ bảng câu hỏi PV nhà TD ngành

2015 Phòng KT và KĐCL

107 Exh.11.09 Phỏng vấn SV

108 Exh.12.01

Thông báo chủ trương đào tạo sau đại học đối với cán bộ, công chức, viên chức của PTC http://peo.agu.edu.vn/?q=node/178

109 EExh.12.02 Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

110 Exh.12.03 Báo cáo tổng kết lấy ý kiến phản hồi từ người học

111 Exh. 13.01 Phiếu cộng điểm rèn luyện

112 Exh. 13.02 Kế hoạch tổng kết năm học Khoa

113 Exh.14.01 Tỷ lệ tốt nghiệp, bỏ học của sinh viên ĐH ngành phát triển NT từ năm 2010-2014

2015 P. Đào Tạo

114 Exh.14.02 Tỷ lệ tốt nghiệp, bỏ học của sinh viên ngành ĐH Công Nghệ TP từ năm 2010-2014

2015 P. Đào Tạo

115 Exh.14.03 Tỷ lệ tốt nghiệp, bỏ học của sinh viên ngành ĐH Công nghệ thông tin từ năm 2010-2014

2015 P. Đào Tạo

116 Exh.14.04 Tỷ lệ tốt nghiệp, bỏ học của sinh viên ngành ĐH Tài chính ngân hàng từ năm 2010-2014

2015 P. Đào Tạo

117 Exh.14.05 Danh mục các đề tài dự án thực hiện của Bộ môn PTNT 2001-2014

2014 BM- PTNT