bộ công cụ kiểm toán xã hội cho kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

102
Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội Bộ Kế hoạCh và Đầu tư

Upload: nguyenmien

Post on 29-Jan-2017

229 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

Bộ Kế hoạCh và Đầu tư

Page 2: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội
Page 3: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

3Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

mụC lụC

Bảng các từ viết tắt ...................................................................................................................4lời cảm ơn .................................................................................................................................5Đối tượng của Bộ Công cụ .......................................................................................................6Bối cảnh chung cho Phương thức tiếp cận về Kiểm toán Xã hội ở việt nam ................... 6Bố cục của Bộ Công cụ Kiểm toán Xã hội ..............................................................................10Phần 1: tổng quan về Phương thức tiếp cận Kiểm toán Xã hội .......................................... 11

1.1 Phương thức tiếp cận Kiểm toán Xã hội với Phương thức tiếp cận Dựa trên Quyền Con người .............................................................................................. 171.2 những Đặc điểm chung của các Công cụ Kiểm toán Xã hội ................................... 201.3 tổng quan về các Công cụ được đề xuất cho việt nam .......................................... 24

Thẻ báo cáo công dân (CRC) ....................................................................................... 25Thẻ cho điểm Cộng đồng (CSC) .................................................................................. 27Kiểm toán Giới ..............................................................................................................29Kiểm toán Xã hội dựa trên Quyền của Trẻ em (CRBSA) ............................................. 31Khảo sát Theo dõi Chi tiêu công (PETS) ...................................................................... 33

1.4 Sử dụng các Công cụ Kiểm toán Xã hội (ví dụ từ các hoạt động thí điểm ở việt nam và ở các nước khác) ......................................................................................... 34

Phần 2: theo dõi và Đánh giá các Khía cạnh Xã hội của Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội (Kh PtKt-Xh) giai đoạn 2006-2010 và giai đoạn 2011-2015....................... 43

2.1 Các khía cạnh xã hội của Kh PtKt-Xh ...................................................................... 442.2 Các vấn đề về giám sát lĩnh vực Xã hội của Kh PtKt-Xh giai đoạn 2006-2010 ........................................................................................................... 452.3 Cải thiện việc theo dõi lĩnh vực Xã hội trong Kh PtKt-Xh giai đoạn 2011-2015 .......................................................................................................... 48

Các Chỉ số Phổ biến cho phép Sử dụng các Công cụ Kiểm toán Xã hội để theo dõi tiến độ thực hiện KH PTKT-XH ....................................................................... 51Các Vấn đề Xã hội chủ yếu trong KH PTKT-XH giai đoạn 2011-2015 ......................... 52Y tế ...............................................................................................................................56Bảo trợ Xã hội...............................................................................................................58Các Vấn đề Dân tộc Thiểu số ....................................................................................... 62Giới và Thanh niên .......................................................................................................64

Phần 3:thể chế hóa Cách tiếp cận Kiểm toán Xã hội cho công tác theo dõi và Đánh giá trong bối cảnh việt nam ......................................................................................65

Phụ lục A: Các định nghĩa và khái niệm liên quan tới Công cụ Kiểm toán xã hội và các phương pháp có sự tham gia phục vụ cho công tác lập kế hoạch, theo dõi và đánh giá .......................................................................................................... 86Phụ lục B: Các nguồn thông tin tham khảo thêm ........................................................... 94Phụ lục C: tài liệu tham khảo ........................................................................................... 98

Page 4: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

4 Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á

CEDAW Công ước Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ

CRBSA Kiểm toán Xã hội dựa trên Quyền Trẻ em

CRC Thẻ báo cáo dân

CSC Thẻ cho điểm Cộng đồng

CSO Tổ chức xã hội dân sự

FGD Thảo luận nhóm trọng tâm

GA Kiểm toán giới

INGO Tổ chức phi chính phủ quốc tế

KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư

KH PTKTXH Kế hoạch Phát triển Kinh tế-xã hội

LĐ, TB&XH Lao động, Thương binh và Xã hội

MDGs Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ

NGO Tổ chức phi chính phủ

ODI Viện Phát triển Hải ngoại

QLKTTW Quản lý kinh tế trung ương

PETS Khảo sát Theo dõi Chi tiêu công

TD-ĐG Theo dõi - Đánh giá

Tp HCM Thành phố Hồ Chí Minh

UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc

Bảng CáC từ viết tắt

Page 5: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

5Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

Bộ công cụ này được xây dựng trong một giai đoạn gần ba năm (2010-2012) theo khuôn khổ của Dự án về Xây dựng Năng lực Kiểm toán xã hội cho Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giữa UNICEF và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tiến trình xây dựng Bộ công cụ này đã đón nhận được rất nhiều sự trợ giúp trực tiếp và gián tiếp của rất nhiều cá nhân.

UNICEF và Bộ Kế hoạch và Đầu tư chân thành cảm ơn các chuyên gia tư vấn và nhân viên của Viện Phát triển Hải ngoại đã xây dựng Bộ công cụ này với sự tham vấn và nhận xét của rất nhiều cán bộ kỹ thuật và cố vấn từ phía UNICEF và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Chúng tôi đặc biệt cảm ơn những đóng góp của các cá nhân sau đây đã tham gia xây dựng Bộ công cụ:

Từ phía Viện Phát triển Hải ngoại: bà Helen Banos-Smith, ông Bernard Gauthier, bà Katie Heller, bà Louise Mailloux, bà Sue Newport, ông Lance Roberson, ông Gopakumar Thampi, bà Carol Watson, bà Caroline Harper, bà Nicola Jones, bà Paola Pereznieto, bà Evie Browne, bà Sylvia Nwamaraihe, ông Thomas Trafalgar Aston.

Từ phía Bộ KH&ĐT: ông Nguyễn Quang Thắng, ông Nguyễn Tường Sơn, ông Hồ Minh Chiến, ông Lê Quang Hùng và ông Đặng Văn Nghị.

Từ phía UNICEF: ông Paul Quarles Van Ufford, ông Samman J. Thapa, ông Vũ Mạnh Hồng, ông Ewout Erik Stoefs, bà Phạm Thị Lan, bà Nguyễn Thị Thanh An và ông Nguyễn Ngọc Triệu.

lời Cảm ơn

Page 6: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

6 Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

Đối tượng chính của bộ công cụ Kiểm toán xã hội là các nhà ra quyết định và những người làm việc trực tiếp trong lĩnh vực này. Khi nói tới các nhà ra quyết định, chúng tôi muốn đề cập đến các cán bộ lãnh đạo ở cấp trung ương và địa phương (đặc biệt là cấp tỉnh) có liên quan tới công tác lập kế hoạch, theo dõi và đánh giá các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và kế hoạch ngành. Những người làm việc trực tiếp ở đây được hiểu là các cán bộ công chức chịu trách nhiệm về công tác theo dõi và đánh giá kế hoạch cũng như những cán bộ thuộc các viện nghiên cứu của Việt Nam mà họ có thể được chính phủ huy động để hỗ trợ triển khai các công cụ kiểm toán xã hội nhằm đánh giá tiến bộ thực hiện các khía cạnh xã hội trong công tác giảm nghèo cũng như giảm mức độ dễ bị tổn thương và chênh lệch ở Việt Nam. Tài liệu này cũng có thể dành cho các cơ quan của Liên hợp quốc, các Định chế Tài chính Quốc tế (như là Ngân hàng Phát triển Châu Á), các tổ chức song phương và các tổ chức phi chính phủ đang hỗ trợ và đóng góp cho những nỗ lực về phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.

Trong 15 năm qua, sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đã giúp cải thiện đời sống của hàng triệu người dân Việt Nam và góp phần đưa đất nước đạt được tốc độ giảm nghèo với những kết quả ấn tượng. Mặc dù Việt Nam đã đạt được tiến bộ vững chắc hướng tới các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG), nhưng sự tăng trưởng kinh tế và tiến bộ về các mặt của đời sống xã hội cũng vẫn chưa mang lại lợi ích bình đẳng cho toàn bộ người dân trong xã hội. Trên thực tế, những khoảng cách chênh lệch về mức sống và một số chỉ số về mặt xã hội có liên quan vẫn còn tồn tại và thậm chí còn gia tăng ở rất nhiều khía cạnh khác nhau: chênh lệch giữa nhóm ngũ vị phân giàu nhất và nhóm ngũ vị phân nghèo nhất; chênh lệch giữa dân tộc đa số và dân tộc thiểu số; chênh lệch giữa khu vực thành thị và nông thôn; miền đồng bằng và miền núi; và chênh lệch giữa các nhóm tuổi khác nhau – đồng thời tỉ lệ nghèo ở trẻ em cao hơn so với tỉ lệ nghèo tính theo cấp độ hộ gia đình.1

Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội (KH PTKT-XH) là lộ trình của Chính phủ Việt Nam nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng, giảm nghèo và công bằng xã hội. Các bản KH PTKT-XH 5 năm vạch ra các mục tiêu và hoạt động nhằm thực hiện xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, bồi dưỡng thế hệ trẻ, xây dựng hệ thống an sinh xã hội, đảm bảo công bằng và bình đẳng xã hội. Trong cả hai giai đoạn 2006-2010 và 2011-2015, các vấn đề xã hội đã đóng vai trò then chốt trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội tổng thể của Việt Nam và do vậy Chính phủ đã đưa ra một khung chính sách bao trùm nhằm đo lường tiến bộ đạt được trong việc giảm nghèo và tăng cường công bằng xã hội.

Phương thức Tiếp cận Kiểm toán Xã hội đặc biệt phù hợp trong bối cảnh chính sách ở Việt Nam, nơi đang diễn ra công cuộc “Đổi Mới” 2 nhằm tạo ra một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều cơ hội nhưng cũng lắm những thách thức về chính sách xã hội. Các cuộc thảo luận chính sách đã nêu bật sự cần thiết phải nâng cao trách nhiệm giải trình và tính minh bạch đồng thời chính phủ cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường sự tham gia của người dân trong công tác Theo dõi và Đánh giá (TD&ĐG) nhằm đạt được mục tiêu này. Những quyết định gần đây về đổi mới công tác Lập Kế hoạch, TD&ĐG Kế hoạch trong giai đoạn 2011-2015 đã phản ánh những ưu tiên này.3

1 UNICEF, Phân tích về hoàn cảnh của trẻ em Việt Nam năm 2010.2 Cải cách3 Liên hợp quốc tại Việt Nam (2010) Phân tích Tổng hợp của Liên hợp quốc về Tình hình Phát

triển của Việt Nam và các Thách thức trong Trung hạn trong quá trình Lập Kế hoạch Một Liên hợp quốc cho giai đoạn 2012-2016), Phiên bản Dự thảo đề ngày 25 tháng 8 năm 2012. Ở giai đoạn này thì hầu hết những quyết định này là ở cấp tỉnh.

Đối tượng CủA Bộ

Công Cụ

Bối Cảnh Chung Cho

Phương thứC tiếP

Cận về Kiểm toán Xã hội

ở việt nAm

Page 7: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

7Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

Việc chú trọng nhiều hơn tới những kết quả về mặt xã hội trong khung TD&ĐG Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội giai đoạn 2006-2010 đã đặt ra thách thức trong việc xây dựng các chỉ số mới nhằm đo lường tiến bộ thực hiện các kết quả đó. Nếu không cân nhắc một cách kỹ lưỡng, thì việc theo dõi hiện nay và trong tương lai có thể chỉ tập trung vào các chỉ tiêu kinh tế và chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng trong KH PTKT-XH chứ không chú trọng tới tác động của việc thực hiện Kế hoạch đối với đời sống của người dân Việt Nam, kể cả nam giới và phụ nữ, trẻ em gái và trẻ em trai – đây là một yếu tố có thể dễ bị bỏ qua nếu chỉ sử dụng các chỉ số mang tính định lượng và được định nghĩa một cách hạn hẹp. Cuối cùng, có một vấn đề lớn vượt ra ngoài phạm vi của KH PTKT-XH, đó là sự thiếu hiệu quả trong công tác điều phối cũng như trong việc sử dụng các dữ liệu và thông tin được tạo ra bởi các hệ thống TD&ĐG.4

Đồng thời, những công cụ và phương pháp thích hợp để thu thập dữ liệu nhằm đảm bảo việc cung cấp thông tin cho những chỉ số này còn rất hạn chế. Một vấn đề quan ngại nữa là chưa có sự quan tâm thích đáng của các bên liên quan tới việc đánh giá tác động cũng như thu thập và sử dụng dữ liệu/thông tin do nhận thức và quan điểm của các bên khác nhau – chủ yếu thông qua các cuộc khảo sát hoặc là các phương pháp nghiên cứu định tính. Ngoài ra, chưa có cơ chế thích hợp cho sự tham gia của nhiều thành phần khác nhau trong công tác TD&ĐG. Tuy nhiên, kinh nghiệm rút ra từ công tác xây dựng chương trình, kế hoạch và quá trình đánh giá đã chỉ ra rằng, việc khắc phục được những hạn chế này có thể sẽ giúp nâng cao chất lượng cũng như tính phù hợp của kế hoạch, đồng thời tăng cường hiệu quả thực hiện kế hoạch.5 Rõ ràng là những vấn đề này đặc biệt liên quan tới việc theo dõi và đánh giá các khía cạnh về mặt xã hội của KH PTKT-XH.

Nhìn chung, các bên đều thừa nhận rằng cần phải tăng cường nỗ lực nhằm làm cho công tác TD&ĐG KH PTKT-XH giai đoạn 2011-2015 trở nên toàn diện hơn, có sự tham gia của cộng đồng nhiều hơn và phù hợp hơn với chính sách. Một vấn đề then chốt hiện nay là làm sao để tạo ra được thông tin bổ sung cho những thông tin hiện theo hướng hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng, với mục tiêu cải thiện kết quả cho tất cả các thành phần dân chúng trong xã hội, cùng với việc kế thừa những nỗ lực đã thực hiện trong quá trình xây dựng các kết quả và chỉ số về kinh tế-xã hội trong giai đoạn 2006-2010.

Phương thức Tiếp cận Kiểm toán Xã hội đưa ra các công cụ, chỉ số và phương pháp mang tính bổ sung cho khung TD&ĐG hiệu quả thực hiện KH PTKT-XH hiện có, từ đó cải thiện chất lượng và các cách làm có liên quan. Phương thức tiếp cận này sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu định lượng và định tính có sự tham gia và dựa trên bằng chứng. Phương pháp có thể đáp ứng tốt hơn những nhu cầu và nguyện vọng thực tế của người dân Việt Nam, bởi vì nó giúp thu hút sự tham gia của người dân trong việc đánh giá chất lượng của các chương trình và dịch vụ cũng như đánh giá xem các chương trình và dịch vụ đó có hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu của chính bản thân họ hay không. Đồng thời, nó cũng có thể giúp xác định các phương thức tiếp cận trong xây dựng chương trình và phân bổ ngân sách nhằm giảm bớt những chênh lệch, thu hẹp khoảng cách cho những người dân đang phải đương đầu với những thách thức liên quan tới nguồn gốc dân tộc, địa lý, khả năng về thể chất, độ tuổi và giới.

4 Bộ KH&ĐT và UNICEF (2009).Dự án Xây dựng Năng lực Kiểm toán Xã hội phục vụ KH PTKT-XH, Bản Dự thảo Ý tưởng cho Hội thảo Khởi động Dự án Kiểm toán Xã hội.

5 Hành động vì Sự Tiến bộ Xã hội, 2005: Chamber và các tác giả khác 2003; Paul, 2002;Estrella và các tác giả khác, 2000; Thực hiện Sự Giám sát của Người dân (Citizen Monitoring in Action), IIED, 1998; Toledano và các tác giả khác, 2002. Ngân hàng Thế giới xuất bản tài liệu kĩ thuật đầu tiên về TD&ĐG Kế hoạch vào năm 1993 (Narayan, 1993).

Page 8: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

8 Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

Phương thức này cũng có thể làm tăng cường sự minh bạch của Chính phủ, tăng cường sự tham gia và trách nhiệm giải trình.

Bộ Công cụ Kiểm toán Xã hội phục vụ KH PTKT-XH đưa ra những hướng dẫn kĩ thuật nhằm đạt được mục tiêu đồng thời đề xuất các bước có thể thực hiện giúp thể chế hóa việc sử dụng rộng rãi bộ công cụ này ở Việt Nam. Bộ công cụ này là một trong những sản phẩm của sự nỗ lực do Bộ KH&ĐT đề xướng và chủ trì thực hiện với sự hỗ trợ của UNICEF bắt đầu năm 2009 và hiện đang tiếp tục thực hiện ở giai đoạn 2. Sáng kiến này được thiết kế nhằm trình diễn tiềm năng của Phương thức Tiếp cận Kiểm toán Xã hội, với mục tiêu bổ sung cho những cơ chế hiện có cho công tác lập, thực hiện, theo dõi và đánh giá KH PTKT-XH ở Việt Nam. Bộ công cụ này tập trung vào các khía cạnh xã hội của KH PTKT-XH, chẳng hạn như giáo dục, y tế và an sinh xã hội.

Trong giai đoạn đầu tiên của sáng kiến này, Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (Viện QLKTTW) thuộc Bộ KH&ĐT đã triển khai thí điểm 4 công cụ kiểm toán xã hội6 với sự hỗ trợ kĩ thuật của ODI, đồng thời xây dựng một cuốn cẩm nang hướng dẫn thực hiện cho mỗi công cụ phù hợp với bối cảnh của Việt Nam. Do các vấn đề xã hội trong KH PTKT-XH có tầm ảnh hưởng rộng và các mục tiêu tổng thể cũng như mục tiêu cụ thể trong mỗi vấn đề xã hội lại khác nhau, nên các hoạt động thí điểm ban đầu tập trung vào 3 khía cạnh chính: một vấn đề chuyên môn – sức khỏe bà mẹ và trẻ em; một vấn đề liên ngành– bình đẳng giới, và một vấn đề đa chiều – nghèo đói. Từ lựa chọn tổng thể này, các tỉnh đã được tham vấn để xác định các chính sách, chương trình phù hợp và cụ thể để thí điểm các công cụ kiểm toán xã hội. Bốn tỉnh đã được lựa chọn, gồm Điện Biên, Quảng Nam, Trà Vinh và Thành phố Hồ Chí Minh (Tp HCM). Viện QLKTTW đã hoàn thiện báo cáo về kết quả thực hiện của mỗi hoạt động kiểm toán xã hội thí điểm này, sau đó gộp lại thành một báo cáo tổng hợp chung.

Cùng với việc thí điểm bốn công cụ kiểm toán xã hội nhằm thúc đẩy việc điều chỉnh các công cụ đó cho phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, Viện QLKTTW cũng đã thực hiện một đánh giá về năng lực sử dụng các phương pháp có sự tham gia của chính quyền ở cấp trung ương và địa phương trong toàn bộ chu trình chính sách, từ giai đoạn lập kế hoạch cho tới giai đoạn TD&ĐG. Những phát hiện của đánh giá năng lực này được sử dụng để xác định các bước cần thực hiện, nhằm thể chế hóa Phương thức tiếp cận Kiểm toán Xã hội với mục tiêu cải thiện công tác TD&ĐG KH PTKT-XH.

Trong giai đoạn hai của sáng kiến này, Bộ KH&ĐT và UNICEF đã tổ chức tập huấn cho cán bộ thuộc các Bộ và Sở ban ngành khác nhau, nội dung tập trung vào các vấn đề về phát triển xã hội, đồng thời cũng tập huấn cho chuyên gia của các viện nghiên cứu được lựa chọn của Việt Nam về cách thức triển khai các công cụ kiểm toán xã hội thông qua một chuỗi các hội thảo tập huấn do các chuyên gia của ODI giảng vào năm 2011 và 2012. Những đợt tập huấn này đã tạo ra cơ hội hiếm thấy cho các cán bộ chính quyền và các cán bộ thuộc các viện nghiên cứu cùng nhau chia sẻ và cùng nhau học cách sử dụng những công cụ này. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để các cán bộ chính quyền cấp trung ương và cấp tỉnh làm quen với các chuyên gia thuộc các viện nghiên cứu chủ chốt mà họ có thể được huy động để thay mặt Chính phủ triển khai các công cụ kiểm toán xã hội. Ngoài những đợt tập huấn này, đã có hai cuộc Khảo sát Theo dõi Chi tiêu công (PETS) được thí điểm: một ở tỉnh Điện Biên trong lĩnh vực giáo dục và một ở Tp HCM về một chương trình trợ giúp xã hội.

6 Khảo sát Ý kiến Người dân (CRC), Thẻ điểm Cộng đồng (CSC), Kiểm toán Giới và Khảo sát Theo dõi Chi tiêu công (PETS).

Page 9: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

9Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

Bởi vì các công cụ kiểm toán xã hội được thí điểm ở Việt Nam trong giai đoạn 1 chưa lấy trẻ em làm trọng tâm cũng như chưa đề cập đến các quan điểm của trẻ em về các vấn đề then chốt, bao gồm dịch vụ y tế, giáo dục và bình đẳng giới đã không được khai thác trong quá trình áp dụng các công cụ này, nên một công cụ kiểm toán xã hội đặc biệt đã được xây dựng nhằm khắc phục thiếu hụt trên trong khuôn khổ hỗ trợ giai đoạn hai. Các cán bộ chính quyền và đại diện của các viện nghiên cứu đã có cơ hội đóng góp ý kiến về Công cụ Kiểm toán Xã hội dựa trên Quyền Trẻ em mới được xây dựng, thông qua các cuộc hội thảo tham vấn ở cấp quốc gia và cấp địa phương.

Một trong những phát hiện và các bài học kinh nghiệm chính rút ra từ giai đoạn 1 là tất cả các công cụ đã thí điểm đều cho thấy tiềm năng rất lớn để có thể sử dụng chúng làm phương tiện bổ sung cho việc đánh giá hiệu quả về mặt xã hội của KH PTKT-XH dựa trên quan điểm của các đối tượng mục tiêu mà các chương trình hướng tới, cũng như quan điểm của các cán bộ chính quyền chịu trách nhiệm lập kế hoạch và đánh giá hiệu quả của chương trình. Mặt tích cực của việc áp dụng các công cụ đã được khẳng định bởi các lãnh đạo chủ chốt cấp trung ương và cấp tỉnh tại một hội thảo gần đây về các cơ hội và thách thức trong quá trình cải cách công tác TD&ĐG KH PTKT-XH. Các nhà lãnh đạo đã kết luận rằng các công cụ kiểm toán xã hội là những công cụ hữu hiệu giúp thu thập ý kiến phản hồi của người dân cũng như đánh giá của họ về hiệu quả hoạt động của các cơ quan cung cấp dịch vụ, và như vậy chúng có thể đóng vai trò là một phương pháp hiệu quả giúp đo lường tác động của KH PTKT-XH có sự tham gia một cách toàn diện hơn. Việc đưa vào áp dụng Phương thức tiếp cận Kiểm toán Xã hội đã được coi là một quy trình nhằm tìm hiểu quan điểm của nhóm người nghèo, dễ bị tổn thương và nhóm người yếu thế nhằm giúp xây dựng các chính sách và chương trình phù hợp hơn.

Page 10: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

10 Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

● Bộ công cụ này được bố cục như sau: Bối cảnh chung và Khung Phân tích Phương thức tiếp cận Kiểm toán Xã hội: Phần 1 nêu tổng quan về khung phân tích và các khái niệm chính có liên quan tới Phương thức tiếp cận Kiểm toán Xã hội, đặc biệt là phương thức tiếp cận dựa trên quyền con người (HRBA). Phần này cũng bao gồm các ví dụ về cách thức mà 5 công cụ kiểm toán xã hội được sử dụng ở Việt Nam và các nước khác.

● Các Lĩnh vực Xã hội có thể được theo dõi và đánh giá trong KH PTKT-XH: Phần 2 mô tả 5 công cụ kiểm toán xã hội, trong đó nêu cụ thể về cách thức mà mỗi công cụ này có thể tạo giá trị bổ sung cho công tác TD&ĐG KH PTKT-XH – đặc biệt là thông qua khung TD&ĐG - ở các chỉ số xã hội chính, bao gồm y tế, giáo dục và an sinh xã hội, trong đó chú trọng tới các nhóm xã hội như là người dân tộc thiểu số, trẻ em và phụ nữ. Phần này cũng đưa ra những chỉ số có thể sử dụng đo lường cho mỗi lĩnh vực xã hội và cách thức mà các công cụ kiểm toán xã hội có thể được sử dụng hỗ trợ cho công tác TD&ĐG.

● Thể chế hóa: Phần 3 đưa ra những vấn đề chính cần cân nhắc nhằm thể chế hóa Phương thức tiếp cận Kiểm toán Xã hội trong bối cảnh của Việt Nam, trên cơ sở sử dụng đánh giá thể chế được thực hiện trong giai đoạn 1 để làm cơ sở xác định cách thức tốt nhất để lồng ghép các công cụ kiểm toán xã hội vào khung TD&ĐG KH PTKT-XH.

● Tài liệu tham khảo: Phụ lục A Bảng chú giải về các công cụ kiểm toán và các phương pháp có sự tham gia cho công tác TD&ĐG KH PTKT-XH: Một bảng chú giải về các công cụ và phương pháp có sự tham gia mà các cơ quan chính quyền có thể lựa chọn nhằm thu hút sự tham gia của người dân, trên cơ sở tính đến bối cảnh cụ thể, nhu cầu thông tin, chính sách, khả năng ngân sách và giai đoạn thực hiện chính sách.

● Các Nguồn tư liệu hữu ích khác: Phụ lục B đưa ra một danh sách gồm các nguồn tư liệu khác cho những cán bộ trực tiếp thực hành các phương pháp kiểm toán xã hội, cũng như trình bày các nghiên cứu điển hình từ ngoài nước .

● Phụ lục C: là một danh sách các tài liệu tham khảo sử dụng để xây dựng bộ công cụ này.

Bố cục của Bộ Công cụ

Kiểm toán Xã hội

Page 11: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

11Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

tổng QuAn về Phương thứC tiếP Cận Kiểm toán Xã hội

Phần 1

Page 12: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

12

Tổng quan về Phương Thức TiếP cận Kiểm Toán Xã hộiPhần 1

Bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế Xã hội

Phương thức tiếp cận Kiểm toán Xã hội là “một loạt các công cụ và kĩ thuật được sử dụng nhằm đánh giá, tìm hiểu, báo cáo nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động về lĩnh vực xã hội của một tổ chức, kế hoạch hoặc chính sách”. Nói cách khác, Phương thức tiếp cận Kiểm toán Xã hội giúp các tổ chức và chính phủ “giải trình một cách đầy đủ về những tác động lên lĩnh vực xã hội, môi trường và kinh tế và báo cáo về hiệu quả hoạt động, thu thập những thông tin cần thiết để lên kế hoạch thực hiện các hành động trong tương lai nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động, đồng thời thiết lập các kênh để thực hiện trách nhiệm giải trình trước các bên liên quan chính”.7 Các công cụ của Phương thức tiếp cận Kiểm toán Xã hội có sự khác biệt so với các phương pháp thu thập thông tin truyền thống, chẳng hạn như điều tra hộ gia đình, bởi vì những công cụ kiểm toán xã hội này đưa ra đánh giá định tính về các dịch vụ và chương trình bắt nguồn từ quan điểm của nhiều bên liên quan khác nhau, bao gồm những người sử dụng và các đối tượng hưởng lợi trực tiếp. Các công cụ này tạo cơ hội để người dân đóng góp ý kiến về mức độ hiệu quả trong cung cấp dịch vụ, nêu những yếu tố làm hạn chế mức độ sử dụng dịch vụ, sự thỏa mãn của người sử dụng, các vấn đề về tham nhũng, mức độ nhạy bén cũng như mức độ sẵn sàng tiếp thu ý kiến của cơ quan cung cấp dịch vụ và cán bộ chính quyền – vốn là các khía cạnh thường bị bỏ sót trong khung TD&ĐG KH PTKT-XH hiện hành. Các công cụ này cũng được thiết kế nhằm tăng cường đối thoại giữa người sử dụng với các cơ quan cung cấp dịch vụ và chính quyền; chúng bao hàm những cơ chế để lấy ý kiến phản hồi tức thời và chế độ báo cáo, tạo điều kiện để người dân ở tất cả các cấp và cộng đồng có thể vận động để thực hiện thay đổi và theo dõi sự tiến bộ theo thời gian.

Trong bối cảnh KH PTKT-XH của Việt Nam, các công cụ kiểm toán xã hội có thể tạo ra những dữ liệu bổ trợ cho dữ liệu hành chính được thu thập một cách thường kỳ và dữ liệu từ khảo sát hộ gia đình bằng những đánh giá định tính của cơ quan cung cấp dịch vụ và của người sử dụng về chất lượng dịch vụ, về mức độ mà các chính sách được thực hiện – hoặc không được thực hiện, hoặc được thực hiện hiệu quả đến mức nào – và đánh giá mức độ tác động của chúng . Với những dữ liệu định tính và định lượng được tạo ra có thể giúp tăng cường công tác TD&ĐG kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dẫn tới cải thiện công tác lập ngân sách và thực hiện KH PTKT-XH, từ đó giúp cho các KH PTKT-XH (cấp quốc gia và cấp tỉnh) trở nên nhạy bén hơn trong việc đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của người dân.

Hiện nay Việt Nam đang trong quá trình đổi mới quy trình kế hoạch hóa (tức quy trình xây dựng, TD&ĐG kế hoạch) với mục tiêu hướng tới thực hiện phát triển bền vững hơn và dựa vào kết quả hơn trong bối cảnh đất nước đang quá độ sang nền kinh tế thị trường và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Điều này đặt ra những cơ hội và thách thức trong khuôn khổ các nỗ lực nhằm bảo vệ, thúc đẩy và nâng cao các quyền của trẻ em, phụ nữ và của người dân tộc thiểu số với mục tiêu đảm bảo rằng tất cả mọi công dân Việt Nam đều có cơ hội được sống, phát triển và phát huy tối đa tiềm năng của mình và đóng góp cho công cuộc phát triển của cả nước. Cũng như ở các nước khác, việc chuyển dịch sang nền kinh tế toàn cầu hóa bên cạnh những thuận lợi cũng đã đưa lại những hậu quả và khó khăn không lường trước được, bao gồm việc gia tăng chênh lệch và rủi ro cao hơn cho một số nhóm dân cư bị tụt hậu. Trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp hiện nay cũng như trong bối cảnh của các cuộc cải cách cơ cấu tổng thể nhằm kích thích và thúc đẩy nền kinh tế thị trường, cần tăng cường các nỗ lực nhằm đảm bảo rằng những người dân có hoàn cảnh đặc biệt dễ bị tổn thương hoặc tiềm ẩn khả năng bị tổn thương được nói lên tiếng nói của mình, hoàn cảnh của họ cần được nhận biết và khắc phục thông qua các biện pháp cụ thể được

7 Tổ chức Phát triển của Hà Lan (Netherlands Development Organisation (2004), Kiểm toán Xã hội – công cụ kiểm soát thông tin phản hồi cho các tổ chức: http://www.caledonia.org.uk/social2.htm

tổng quan về Phương

thức tiếp cận Kiểm toán Xã

hội

Một loạt các công cụ và kĩ thuật được

sử dụng nhằm đánh giá, tìm hiểu, báo

cáo nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động

về lĩnh vực xã hội của một tổ chức, kế

hoạch hoặc chính sách

Page 13: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

13Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

tổng quan về Phương thứC tiếP Cận Kiểm toán Xã hội Phần 1

đề ra trong các kế hoạch và chính sách, và đảm bảo rằng những biện pháp đó được thực hiện một cách hiệu quả cả ở cấp vĩ mô lẫn ở cấp cộng đồng.

Với tư cách là một công cụ quản lý hữu dụng phù hợp với các nguyên tắc về quản trị tốt, Phương thức tiếp cận Kiểm toán Xã hội không chỉ nhằm mục tiêu làm rõ quy chuẩn về cách làm “tốt” (tức là nên làm mọi thứ như thế nào) mà còn nhằm cung cấp những thông tin cần thiết và ý kiến phản hồi về “tình hình thực hiện thực tế” để cải thiện việc ra quyết định về quản lý, cải thiện việc phân bổ ngân sách và cung cấp dịch vụ nói chung. Hiệu quả thực hiện về mặt xã hội có thể được đo lường và cải thiện thông qua một số cách thức như sau:

● Phân tích mức độ chú trọng tới các vấn đề về xã hội trong các kế hoạch và chính sách (các vấn đề về xã hội có được nhận biết không?);

● Phân tích mức độ mà sự chú trọng đó được chuyển thành hành động, bao gồm phạm vi và chất lượng của các chỉ số nhằm đo lường tiến bộ trong những lĩnh vực ưu tiên đã được tuyên bố (các vấn đề về mặt xã hội có được giải quyết không?);

● Đánh giá tác động về mặt xã hội của các kế hoạch và chính sách (chúng ta có đang làm giảm bất bình đẳng về xã hội không?); và

● Tạo ra thông tin thông qua các phương pháp có sự tham gia mà có khả năng bổ sung cho những thông tin hiện có (quan điểm của người sử dụng và các đối tượng hưởng lợi về vấn đề này là gì?

Như đã đề cập trong phần giới thiệu, các công cụ kiểm toán xã hội có thể tìm hiểu ba giai đoạn then chốt của KH PTKT-XH nhằm đưa ra một đánh giá toàn diện về hiệu quả thực hiện khía cạnh xã hội: đó là giai đoạn lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, TD&ĐG kế hoạch. Tuy nhiên, về bản chất thì các công cụ này được thiết kế cho giai đoạn TD&ĐG. Chẳng hạn như, những phát hiện từ những công cụ này có thể cung cấp thông tin phục vụ công tác hoạch định chính sách cho tương lai, đưa ra những cải thiện trong quá trình thực hiện hoặc đưa ra đánh giá tóm tắt về tiến bộ đạt được vào cuối kỳ KH PTKT-XH.

Page 14: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

14

Tổng quan về Phương Thức TiếP cận Kiểm Toán Xã hộiPhần 1

Bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế Xã hội

hình 1: việc sử dụng Phương thức tiếp cận Kiểm toán Xã hội ở các giai đoạn then chốt của Kh PtKt-Xh 8

Thiết kế và xây dựng chính sách trong KH PTKT-XH:

Các công cụ kiểm toán xã hội có thể giúp tăng cường thiết kế chính sách: KH PTKT-XH hiểu rõ và giải quyết các vấn đề về xã hội hiệu quả tới mức nào, xét về mặt chính sách và các ưu tiên ngân sách, và các ưu tiên đó được chuyển từ KH PTKT-XH 5 năm sang kế hoạch hàng năm như thế nào. Chẳng hạn, các công cụ kiểm toán xã hội có thể xem xét vấn đề công bằng trong quá trình phân bổ nguồn lực và dịch vụ theo địa bàn và bình đẳng giữa các nhóm thu nhập, cũng như xem xét mức độ biến thiên giữa các vùng địa lý, các tỉnh và các huyện.

Công cụ Kiểm toán Giới và Kiểm toán Xã hội dựa vào Quyền Trẻ em (CRBSA) đặc biệt phù hợp cho mục đích này. Cả hai công cụ này đều tìm hiểu mức độ mà các quyền, nhu cầu và mối quan tâm được cân nhắc trong các chính sách, chương trình và trong chi tiêu của chính phủ xét từ góc độ quyền của trẻ em hoặc từ lăng kính về giới; xác định những lỗ hổng tiềm ẩn trong các kế hoạch; và nhận thức được các ưu tiên hành động nhằm cải thiện hiệu quả thực hiện. Chẳng hạn như, một cuộc kiểm toán giới có thể xác định xem các chính sách và chương trình về “đào tạo nhằm tăng nguồn cung ứng lao động có kĩ năng cho các ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao” đã sử dụng lăng kính về giới (và quyền8) hay chưa nhằm đánh giá khả năng mà các chương trình này sẽ thúc đẩy bình đẳng giới giữa phụ nữ và nam giới ở mức độ cao hơn nữa. Trong số các câu hỏi thường được đưa ra trong một cuộc kiểm toán giới, ta có thể thấy các câu sau:

• Dữ liệu cho các lĩnh vực kinh tế khác nhau có được bóc tách/phân tổ theo giới hay không? Có sự mất cân đối về số lượng nam giới và nữ giới ở những lĩnh vực này không, trong đó có tách theo độ tuổi, dân tộc và địa bàn địa lý?

• Có cần quy định gì đặc biệt không nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận (cơ hội đào tạo và việc làm) một cách công bằng cũng như đảm bảo lợi ích cho nữ giới và nam giới ở tất cả các loại công việc (không chỉ những công việc mà vẫn do nữ giới và nam giới đảm nhận theo truyền thống, mà cả các công việc ở tất cả các cấp độ, kể các các vị trí quản lý – chứ không phải chỉ những công việc có mức lương thấp)?

• Chính phủ đã dành ngân sách để khắc phục những vấn đề bất bình đẳng giới một cách cụ thể hay chưa?

Xem các ví dụ cụ thể về kiểm toán giới ở cuối Phần 1.

8 Quyền được bình đẳng với nam giới và quyền không phải chịu bất cứ hình thức phân biệt đối xử nào, theo Công ước về Xóa bỏ mọi Hình thức Phân biệt đối xử với Phụ nữ (CEDAW) và Chiến lược Quốc gia của Việt Nam vì sự Tiến bộ của Phụ nữ.

Page 15: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

15Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

tổng quan về Phương thứC tiếP Cận Kiểm toán Xã hội Phần 1

• Kiểm toán Xã hội dựa trên Quyền trẻ em về chất lượng giáo dục cho trẻ em có thể xem xét nhiều vấn đề khác nhau theo phương thức tiếp cận dựa trên quyền con người, trong đó bao gồm các vấn đề sau:

• Trẻ em trai và trẻ em gái được trường học và giáo viên tiếp nhận như thế nào và được chuẩn bị tốt đến mức nào để đáp ứng nhu cầu cũng như thực hiện các quyền của bản thân;

• Các trường học an toàn đến mức nào với vai trò là nơi để học tập, và các trường tạo ra một môi trường tổng thể mang tính nhạy cảm giới đến mức nào để có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập;

• Mức độ mà các phương pháp giảng dạy lấy trẻ em làm trung tâm được coi trọng như một chuẩn mực và phương pháp thực hành tốt;

• Mức độ mà sự tham gia của trẻ em được khuyến khích như một phương pháp thực hành chuẩn mực về cách tương tác trong lớp học cũng như trong hoạt động tổng thể và quản lý trường học;

• Việc sử dụng phương pháp sư phạm mang tính thách thức đối với và phá vỡ sự kỳ thị về giới tính, dân tộc hoặc hoàn cảnh xã hội.

Nguồn: UNICEF (2009) Cẩm nang hướng dẫn: Trường học Thân thiện với Trẻ em

Thực hiện KH PTKT-XH: Các công cụ về kiểm toán xã hội có thể được sử dụng riêng hoặc kết hợp với các công cụ khác nhằm theo dõi xem các chính sách và dịch vụ được thực hiện tốt đến mức nào. Thẻ cho điểm Cộng đồng, Thẻ Báo cáo công dân và Khảo sát Theo dõi chi tiêu công tạo cơ hội để người dân có thể đóng góp ý kiến về mức độ hiệu quả trong cung cấp dịch vụ, nêu những yếu tố làm hạn chế mức độ sử dụng dịch vụ, sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ, các vấn đề về tham nhũng, mức độ nhạy bén cũng như mức độ sẵn sàng tiếp thu ý kiến của cơ quan cung cấp dịch vụ và cán bộ chính quyền – vốn là các khía cạnh thường bị bỏ sót trong khung TD&ĐG KH PTKT-XH hiện hành. Thẻ Báo cáo Công dân (CRC) và Thẻ cho điểm Cộng đồng (CSC) là những công cụ được sử dụng một cách đặc biệt phổ biến nhằm theo dõi tình hình cung cấp dịch vụ.

Chẳng hạn, Thẻ Báo cáo Công dân hoặc Thẻ cho điểm Cộng đồng để đánh giá chất lượng của các dịch vụ được cung cấp tại cộng đồng có thể tìm hiểu mức độ thích đáng của dịch vụ xét từ quan điểm của người sử dụng (và của các cơ quan cung cấp dịch vụ như trong công cụ Thẻ cho điểm Cộng đồng) 9:

• Cơ sở hạ tầng, điều kiện vệ sinh, địa điểm (khả năng tiếp cận), giờ mở cửa, trang thiết bị, thời gian chờ đợi v.v..

• Số lượng bác sĩ và y tá tại trạm y tế

• Thái độ của các bác sĩ, y tá và các cán bộ hành chính đối với bệnh nhân và những thông tin được cung cấp (về phí dịch vụ, hồ sơ giấy tờ theo yêu cầu, hình thức điều trị cần thực hiện, và loại thuốc cần uống)

Xem ví dụ về Thẻ Báo cáo Công dân và Thẻ cho điểm cộng đồng ở cuối Phần 1

Page 16: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

16

Tổng quan về Phương Thức TiếP cận Kiểm Toán Xã hộiPhần 1

Bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế Xã hội

Khảo sát Theo dõi Chi tiêu công (PETS) tìm hiểu mức độ mà kinh phí của chương trình và các nguồn lực khác được phân bổ cho các nhóm dân số nhất định (ví dụ kinh phí giáo dục cho người dân tộc thiểu số, cho trẻ em, cho những người không biết chữ v.v..) hoặc xem xét mức độ mà các hoạt động (như là cung cấp nước sạch và đảm bảo vệ sinh môi trường, chăm sóc thai sản) đến được với các đối tượng hưởng lợi mục tiêu theo như kế hoạch, và xem xét xem liệu các chương trình có được thực hiện với hiệu suất cao hay không nhằm đảm bảo rằng các kết quả dự kiến được tối đa hóa.

Chẳng hạn, PETS về Chương trình 167, một chương trình về hỗ trợ nhà ở cho người nghèo, đã tìm hiểu xem liệu rằng:

• Các hộ gia đình cần giúp đỡ nhất có nhận được tiền hỗ trợ để làm nhà hay không?

• Kinh phí có được chuyển một cách kịp thời, quản lý một cách hiệu quả và phù hợp (nghĩa là chỉ sử dụng cho các mục đích đã nêu) ở tất cả các cấp từ trung ương tới cấp xã hay không? Những đối tượng hưởng lợi đủ điều kiện có nhận được trợ cấp không và tiền có được sử dụng đúng mục đích không (tức dùng xây dựng cải tạo nhà ở và mua nguyên vật liệu).

Xem ví dụ về PETS ở cuối Phần 1

TD&ĐG KH PTKT-XH: Về mặt này, các công cụ kiểm toán xã hội có thể giúp đánh giá xem các chính sách trong lĩnh vực xã hội đã ảnh hưởng tích cực tới các cộng đồng-là nhóm đối tượng đích đến mức độ nào trong toàn bộ giai đoạn của kế hoạch 5 năm, ví dụ có thể tập trung đánh giá xem những thách thức đối với cộng đồng đã thay đổi và được giảm thiểu như thế nào.

Các công cụ kiểm toán xã hội cũng có thể làm rõ những sự khác biệt về lợi ích đạt được giữa các địa bàn địa lý và các nhóm xã hội. Chẳng hạn, chúng có thể cho thấy rõ rằng một huyện nhất định hoặc một tiểu nhóm dân số nào đó, chẳng hạn như phụ nữ hoặc trẻ em của một dân tộc thiểu số cụ thể nào đó có thể không được hưởng lợi từ chương trình theo như dự kiến. Kiểm toán Giới và Kiểm toán xã hội dựa vào quyền của Trẻ em có thể đưa ra lăng kính để từ đó ta có thể đánh giá các chương trình.

Thẻ Báo cáo Công dân và Thẻ cho điểm cộng đồngcó thể được lặp lại với các khoảng cách thời gian khác nhau trong chu kỳ KH PTKT-XH nhằm đánh giá xem liệu rằng dịch vụ đã được cải thiện chưa hoặc có cần điều chỉnh gì không.

Kiểm toán Giới có thể giúp đánh giá tiến bộ đạt được trong các chương trình nhằm giải quyết các vấn đề về bạo lực gia đình, buôn lậu phụ nữ và trẻ em gái, mại dâm, rồi vấn đề gia tăng HIV/AIDS ở phụ nữ, và vấn đề xâm phạm quyền sinh sản chẳng hạn.

Page 17: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

17Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

tổng quan về Phương thứC tiếP Cận Kiểm toán Xã hội Phần 1

91.1 Phương thức tiếp cận Kiểm toán Xã hội với Phương thức tiếp cận Dựa trên Quyền Con người

Với tư cách là một quy trình, các công cụ kiểm toán xã hội được xây dựng chắc chắn từ khuôn khổ gồm các giá trị, đạo đức và sự chú trọng tới cộng đồng.10 Nói cách khác, sự chú trọng tới quyền con người được thể hiện rất rõ nét trong các công cụ kiểm toán xã hội. Chúng không chỉ là những công cụ nhằm thực hiện đánh giá mang tính kĩ thuật do các cơ quan trong khu vực công hoặc các cơ quan kiểm toán tiến hành. Thay vào đó, các công cụ này có mối liên kết nội tại với phương thức tiếp cận dựa trên quyền con người. Các công cụ kiểm toán xã hội không chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả hoạt động (đầu ra) mà còn có thể được sử dụng nhằm xác định tính toàn vẹn của quy trình đã dẫn tới hiệu quả hoạt động đó, cũng như tác động của hiệu quả hoạt động đó (tức là kết quả). Về mặt này, các công cụ kiểm toán xã hội có thể được nhìn nhận thông qua lăng kính về quyền con người và được áp dụng nhằm kiểm nghiệm tính toàn vẹn của một quy trình nào đó, đặc biệt là thông qua lăng kính của các chủ thể quyền trong mối tương quan với nghĩa vụ của các chủ thể thực hiện quyền . Dưới đây là phần mô tả về các chủ thể quyền và chủ thể thực hiện quyền trong bối cảnh của các công cụ kiểm toán xã hội:

● Các chủ thể có quyền (phía cầu) – chủ yếu là người dân/khách hàng sử dụng dịch vụ (bao gồm các thành viên trong xã hội dân sự, kể cả các cộng đồng).

● Các chủ thể thực hiện quyền (phía cung) – chủ yếu là Nhà nước và các cơ quan cung cấp dịch vụ, nhưng cũng có thể bao gồm các tổ chức xã hội dân sự (CSO), các tổ chức phi chính phủ (NGO), các tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGO), các nhà tài trợ và các tổ chức đa phương. Các chủ thể nghĩa vụ chính (cấp I), chẳng hạn như các cơ quan cung cấp dịch vụ trong đó có các tổ chức thuộc khu vực công và các tổ chứctrực tiếp cung cấp dịch vụ tại địa phương, gồm có các sở ban ngành, các hội đồng thành phố/địa phương, các cơ quan nửa chính phủ như là các Cơ quan Kiểm toán Tối cao hoặc Tổng Kiểm toán và các ủy ban nhân quyền.11 Chẳng hạn, một Chính phủ mà đã phê chuẩn Công ước về Quyền Trẻ em và đã ban hành luật pháp quốc gia nhằm bảo vệ quyền của trẻ em phải chịu trách nhiệm hỗ trợ và thúc đẩy quyền của trẻ em cũng như loại bỏ các rào cản khiến trẻ em không thực hiện được đầy đủ nghĩa vụ của mình. Tương tự, các cơ quan mà nhận được kinh phí hoặc được Chính phủ giao quyền cũng có nghĩa vụ đảm bảo rằng trẻ em có khả năng hưởng các quyền của mình một cách đầy đủ.

Xét từ quan điểm quyền con người, việc gây ảnh hưởng tới công tác hoạch định và thực hiện chính sách thông qua các công cụ kiểm toán xã hội có liên quan chủ yếu tới việc thực hiện các nghĩa vụ như đảm bảo phân bổ ngân sách thích hợp, đảm bảo thực hiện các khoản giải ngân có liên quan cũng như đảm bảo sử dụng ngân sách một cách phù hợp, bởi vì cách thức lập kế hoạch ngân sách và thực

9 Từ hoạt động thí điểm ở Việt Nam vào năm 2010, trong khuôn khổ của sáng kiến này, về chất lượng dịch vụ y tế ở các trạm y tế dành cho người dân di cư so với nhóm dân số không di cư/nhóm người nghèo so với nhóm người không nghèo ở 4 địa bàn.

10 Phỏng theo CIET inCapacity.org, Cửa ngõ về Phát triển năng lực (A gateway on capacity development), Đẩy mạnh chính sách và thực tiễn về xây dựng năng lực trong hợp tác phát triển quốc tế (Advancing the policy and practice of capacity building in international development cooperation), Năng lực để thực hiện cơ chế “Lên tiếng” (Capacity for ‘Voice’). Số 15, tháng 10 năm 2002, tr 2-3

11 Cùng một tài liệu, tr.3.

Sự chú trọng tới quyền con người được thể hiện rất rõ nét trong các công cụ kiểm toán xã hội. Chúng không chỉ là những công cụ nhằm thực hiện đánh giá mang tính kĩ thuật do các cơ quan trong khu vực công hoặc các cơ quan kiểm toán tiến hành. Thay vào đó, các công cụ này có mối liên kết nội tại với phương thức tiếp cận dựa trên quyền con người

Page 18: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

18

Tổng quan về Phương Thức TiếP cận Kiểm Toán Xã hộiPhần 1

Bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế Xã hội

hiện ngân sách có tác động tới người nghèo trong một xã hội, vốn là những đối tượng mà dịch vụ công được thiết kế ra để phục vụ. Lý do là chỉ có chính những người sử dụng mới có thể đánh giá xem liệu rằng dịch vụ đó có thực sự tạo sự khác biệt đối với đời sống của họ hay không.

Các chủ thể nghĩa vụ chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ cung cấp dịch vụ công, phân bổ tài chính, đưa ra các biện pháp khắc phục nhanh chóng, công bằng cho tất cả mọi người dân mà không có sự phân biệt đối xử và tuân theo các khung được quy định trong các hiệp ước và công ước quốc tế mà quốc gia đã ký kết và phê chuẩn. Các chủ thể có quyền cũng chịu trách nhiệm đảm bảo rằng có những chuẩn mực phổ quát trên toàn cầu về quyền cơ bản của con người mà họ thực hiện, đồng thời nhận thức được các quyền riêng mà Chính phủ của nước đó đưa ra. Do đó, “cần phải xây dựng và tăng cường các cơ chế “lên tiếng” mà thông qua đó các đơn vị cử tri yêu cầu các cơ quan công quyền phải giải trình”.12

Như được thể hiện ở Hình 2, khung trách nhiệm giải trình đối với người dân đòi hỏi Nhà nước và các cơ quan cung cấp dịch vụ phải giải trình thông qua cả kênh A và kênh B. Sơ đồ khép kín này sẽ có thêm một khía cạnh bổ sung khi mà Nhà nước phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài để cung cấp các dịch vụ cho người dân/khách hàng của mình. Tuy nhiên, các công cụ kiểm toán xã hội không phải đơn thuần là những chuỗi tuyến tính và vô định hướng gồm các cuộc kiểm toán của người dân/khách hàng về hiệu quả hoạt động và việc thực hiện nghĩa vụ của Nhà nước. Các công cụ kiểm toán xã hội cũng có thể do chính quyền hoặc các tổ chức xã hội dân sự khởi xướng, mặc dù chúng được thực hiện bởi xã hội dân sự hoặc các bên thứ ba đại diện cho chính quyền.

hình 2: Phương thức tiếp cận Kiểm toán Xã hội và các mối liên kết về trách nhiệm giải trình 13

Nhà nước(các nhà hoạch định chính sách/các chính khách)

Người dân/Khách hàng

Các cơ quan cung cấp DV (khu vực công hoặc các

cơ quan trực tiếp cung cấp dịch vụ khác)

Các bên liên quan bên ngoài (các nhà tài trợ)

Các cơ quan lập pháp

Những người nộp thuế

A

B

C

D

Một hệ thống phân loại các nghĩa vụ của Nhà nước theo ba cấp độ đã trở thành một khung được chấp nhận rộng rãi giúp phân tích các nghĩa vụ của Nhà nước về nhân quyền nói chung”

• Nghĩa vụ tôn trọng: đòi hỏi Nhà nước, tất cả các cơ quan và những người đại diện cho Nhà nước phải tránh làm bất cứ chuyện gì xâm

12 Cùng một cuốn sách,tr1.13 Phỏng theo: Social Audits for Strengthening Accountability: Building blocks for human

rights-based programming – Practice note (Kiểm toán Xã hội nhằm Tăng cường Trách nhiệm giải trình: Nền tảng cho việc lập chương trình dựa trên quyền con người. Hướng dẫn thực hành). Bangkok: UNESCO Bangkok, 2007, tr 5.

Page 19: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

19Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

tổng quan về Phương thứC tiếP Cận Kiểm toán Xã hội Phần 1

phạm tới sự toàn vẹn thân thể của cá nhân, hoặc xâm phạm tới quyền tự do của họ, trong đó bao gồm quyền được sử dụng nguồn lực vật chất mà cá nhân đó có được theo cách mà họ cho là tốt nhất để có thể thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của họ.

• Nghĩa vụ bảo vệ: đòi hỏi Nhà nước và những người đại diện cho Nhà nước phải thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ngăn cản các cá nhân hoặc nhóm người khác xâm phạm tới sự toàn vẹn thân thể của cá nhân, xâm phạm quyền tự do hành động hoặc những quyền con người khác của cá nhân, bao gồm quyền ngăn cản những người khác xâm phạm tới nguồn lực của họ.

• Nghĩa vụ đáp ứng: đòi hỏi Nhà nước phải thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm giúp mỗi cá nhân, trong thẩm quyền của Nhà nước, có được các cơ hội nhằm thỏa mãn những nhu cầu của họ -như được công nhận bởi các công cụ đảm bảo nhân quyền khác – tức là những cơ hội mà không thể có được nếu chỉ nhờ nỗ lực của cá nhân. 14

Trong khuôn khổ của khung phân tích này, “các quyền kinh tế-xã hội” không còn được xem là “những nhu cầu cần được thỏa mãn theo chủ ý của các Chính phủ thông qua hệ thống phúc lợi, phân bổ nguồn lực và lập kế hoạch hành chính cũng như hoạch định chính sách” nữa, mà đã trở thành các quyền mà các chủ thể có quyền “đòi hỏi”. Theo phương thức tiếp cận dựa trên quyền con người, các nỗ lực TD&ĐG cần phải tập trung tìm hiểu các trường hợp phủ nhận quyền con người cũng như không chú trọng tới quyền con người; tập trung xem xét về luật pháp và việc thực thi luật pháp, các quy trình giải quyết khiếu nại về việc xâm phạm quyền con người, đồng thời theo dõi các quy trình chính sách.

Xét từ giác độ thực tế, phương thức tiếp cận dựa trên quyền con người là phương thức tiếp cận phù hợp ở Việt Nam ở tất cả các cấp chính quyền, từ cấp trung ương tới cấp xã, bởi vì chính phủ có nghĩa vụ phải tôn trọng quyền của tất cả mọi công dân, theo các công ước khác nhau về quyền con người mà Việt Nam đã phê chuẩn cũng như các quyền con người được đưa vào Hiến pháp của Việt Nam năm 1992. Trong Hiến pháp có quy định, đảm bảo rằng mọi công dân đều được hưởng các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội một cách bình đẳng và mọi công dân đều được bình đẳng trước pháp luật;15 đồng thời đảm bảo các quyền đó thông qua những luật cụ thể tập trung vào các quyền và nhu cầu của các nhóm dân số dễ bị tổn thương như trẻ em, phụ nữ, người dân tộc thiểu số, những người khuyết tật, và khả năng tiếp cận với các dịch vụ nước sạch, vệ sinh và dịch vụ y tế.

Chính phủ Việt Nam hiện đang tích cực thực hiện các cam kết và nghĩa vụ theo các hiệp định quốc tế như Công ước của Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em, các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam. Những cam kết đó đã và đang được lồng ghép vào các chiến lược phát triển bao trùm (bao gồm việc lồng ghép một số chỉ tiêu cụ thể về trẻ em và các chỉ tiêu phát triển có liên quan vào các KH PTKT-XH ở các cấp khác nhau; xác định rằng trẻ em là những đối tượng hưởng lợi chính của các biện pháp bảo trợ xã hội), ví dụ như cung cấp dịch vụ y tế miễn phí cho tất cả trẻ em dưới 6 tuổi. Các cam kết

14 Trong tác phẩm được viết dưới hợp tác giữa Giáo sư Savitri Goonesekere và Ban Vì Sự Tiến bộ của Phụ nữ của Liên hợp quốc, với tiêu đề “A Rights-Based Approach To Realizing Gender Equality” (Phương thức Tiếp cận Dựa trên Quyền Con người trong việc Thực hiện Bình đẳng Giới), www.un.org/womenwatch/daw/news/rights.htm.

15 Chính phủ Việt Nam (2007), Báo cáo Quốc gia trong khuôn khổ Đánh giá Định kỳ trên Toàn cầu của Ủy ban Nhân quyền của Liên hợp quốc.

Page 20: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

20

Tổng quan về Phương Thức TiếP cận Kiểm Toán Xã hộiPhần 1

Bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế Xã hội

đó cũng đang được chuyển thành những kế hoạch và chương trình cụ thể (bao gồm Kế hoạch Hành động Quốc gia về Trẻ em giai đoạn 2001-2010, Chiến lược Bảo trợ Trẻ em giai đoạn 2011-2020 cũng như Chương trình Quốc gia về Bảo trợ Trẻ em giai đoạn 2011-2015 và nhiều chiến lược, chính sách ngành khác nhau, bao gồm chính sách chăm sóc y tế miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi và chính sách miễn học phí cho trẻ em nghèo vùng sâu vùng xa, miền núi và hải đảo).

Cụ thể đối với trẻ em, trong số các nhiệm vụ và biện pháp được đưa ra cho 9 lĩnh vực mục tiêu Kế hoạch 5 năm của Bộ LĐ, TB&XH giai đoạn 2011-2015 có các biện pháp cụ thể và các biện pháp liên ngành vì trẻ em. Các cam kết đối với trẻ em cũng đã được chuyển thành các văn bản pháp lý (chẳng hạn như Luật về Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em được ban hành vào năm 2004, qua đó thể chế hóa 5 nhóm quyền của trẻ em). Nhằm đảm bảo những cam kết quốc gia như vậy được áp dụng ở cấp địa phương, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 37/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2010 quy định các chuẩn mực để xác định các xã/phường thân thiện với trẻ em.

Các nguyên tắc đó cũng áp dụng cho lĩnh vực bình đẳng giới. Chính phủ Việt Nam hiện đang thực hiện cam kết và nghĩa vụ của mình trong khuôn khổ các hiệp định quốc tế như Công ước về Xóa bỏ mọi Hình thức Phân biệt Đối xử với Phụ nữ (CEDAW) mà Việt Nam đã ký vào năm 1982. CEDAW đã pháp điển hóa quyền không bị phân biệt đối xử do giới tính và quyền được bình đẳng của phụ nữ như những chuẩn mực độc lập trong các luật. CEDAW cũng xác lập các quy định rằng nam giới và nữ giới, trên cơ sở bình đẳng, được hưởng và thực hiện các quyền của con người và các quyền tự do căn bản về chính trị, xã hội, văn hóa, dân sự hoặc bất cứ lĩnh vực nào khác. Kết quả của những nỗ lực này được thể hiện rõ nét nhất ở khía cạnh giáo dục tiểu học và sự tham chính ở cấp trung ương. Tuy nhiên, mặc dù có rất nhiều tiến bộ tích cực trong việc hướng tới mục tiêu bình đẳng giới, nhưng sự phân biệt đối xử với phụ nữ vẫn còn tồn tại ở Việt Nam. Phụ nữ và trẻ em gái vẫn phải chịu thiệt thòi trong việc tiếp cận cơ hội giáo dục và đào tạo, quyền sử dụng đất và việc làm trong các lĩnh vực chính thống của nền kinh tế, đặc biệt là các hoạt động kinh tế có giá trị gia tăng cao.

1.2 những Đặc điểm chung của các Công cụ Kiểm toán Xã hội

Các công cụ kiểm toán xã hội thường bao gồm một loạt các phương pháp nhằm thu thập dữ liệu định tính và định lượng như khảo sát, thảo luận nhóm trọng tâm, nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn v.v.. Những công cụ này có thể được sử dụng một cách độc lập hoặc được kết hợp với một số lượng bất kỳ (không giới hạn số lượng các công cụ được kết hợp với nhau) trong một cuộc kiểm toán toàn diện, gồm các lĩnh vực – từ thu gom rác thải tới đường giao thông, rồi đến các dịch vụ xã hội, cũng như các lĩnh vực phi xã hội khác như là cơ sở hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên, thuế v.v..

Page 21: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

21Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

tổng quan về Phương thứC tiếP Cận Kiểm toán Xã hội Phần 1

Ba giai đoạn của một cuộc kiểm toán xã hội

giai đoạn 1: thiết kế và thu thập dữ liệu

• Làm rõ trọng tâm mang tính chiến lược của cuộc kiểm toán và các công cụ kiểm toán sẽ được sử dụng

• Thiết kế các công cụ và thực hiện kiểm tra thí điểm công cụ (đối với tất cả các công cụ )

• Thu thập thông tin từ những người sử dụng, các hộ gia đình, đại diện cộng đồng trong một mẫu điều tra lặp lại gồm đại diện của những người sử dụng và cộng đồng.

giai đoạn 2: Đối thoại dựa trên bằng chứng và phân tích

• Phân tích các phát hiện theo hướng giúp chỉ ra hành động cần thực hiện

• Trình bày các phát hiện cho các cộng đồng để lấy ý kiến của họ về cách thức cải thiện tình hình – thu hút các thành viên của cộng đồng tham gia vào cuộc thảo luận về bằng chứng cùng với các cơ quan cung cấp dịch vụ/các cán bộ kế hoạch (cách làm này đặc biệt hiệu quả đối với công cụ kiểm toán như Thẻ cho điểm Cộng đồng. Lưu ý rằng đối với công cụ PETS và công cụ Thẻ Báo cáo Công dân thì không thể làm như thế này trước khi các phát hiện được công bố.)

giai đoạn 3: Phổ biến bằng chứng để đảm bảo trách nhiệm giải trình của khu vực công

• Tổ chức các cuộc hội thảo với chính quyền, với các cơ quan cung cấp dịch vụ và cộng đồng nhằm trình bày các phát hiện, khuyến nghị và đưa ra kế hoạch hành động

• Phổ biến các phát hiện, các khuyến nghị và kế hoạch hành động cho công chúng thông qua các phương tiện truyền thông.

• Thường xuyên cập nhật cho công chúng biết về tiến bộ đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch hành động.

Các kĩ thuật được sử dụng trong các công cụ kiểm toán xã hội có đặc điểm chung là đều có sự tham gia của người dân, nhằm đưa ra những dữ liệu chính xác và cụ thể theo từng bối cảnh về những cảm nhận và ưu tiên của người dân và cộng đồng. Các kĩ thuật đó cũng tạo điều kiện để các thành viên cộng đồng được đối thoại trực tiếp với chính quyền và yêu cầu các cơ quan cung cấp dịch vụ ở địa phương và trung ương cũng như chính quyền trung ương và địa phương giải trình về các mục tiêu chính sách cũng như về việc cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ. Các kĩ thuật kiểm toán xã hội giúp các nhà hoạch định chính sách đảm bảo rằng các chính sách được đưa ra là thiết thực và các chỉ số được sử dụng là chính xác và phù hợp.

Các công cụ kiểm toán xã hội có cấu phần về phổ biến kết quả cho công chúng và lấy ý kiến phản hồi, với chức năng vừa là phương tiện để kiểm chứng lại cảm nhận của nhóm dân số được đưa vào mẫu nghiên cứu, vừa là phương tiện để tạo ra một môi trường đảm bảo việc thực thi trách nhiệm giải trình trước công chúng. Việc xuất bản/công bố các phát hiện về TD&ĐG có sự tham gia thể hiện sự sẵn lòng của chính quyền trong việc đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng và sự sẵn lòng thực hiện trách nhiệm giải trình, từ đó có thể giúp khẳng định lại tính hợp pháp của chính quyền cũng như giúp chính quyền giành được sự ủng hộ rộng rãi. Mặc dù các công cụ kiểm toán xã hội tạo điều kiện cho sự tham gia của các bên liên quan và thu thập thông tin về cảm nhận của người sử dụng, nhưng cần phải triển khai các công cụ đó một cách chặt chẽ và khoa học. Chẳng hạn, cần đảm bảo rằng các công cụ đó mang tính khách quan, minh bạch và độc lập ở mức tối đa có thể.

Page 22: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

22

Tổng quan về Phương Thức TiếP cận Kiểm Toán Xã hộiPhần 1

Bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế Xã hội

Hình 3 nêu các đặc điểm chính của một cuộc kiểm toán xã hội.16

hình 3: Bảy đặc điểm của một cuộc kiểm toán xã hội

1. Lấy được bằng chứng: Dữ liệu do các hộ gia đình và cộng đồng cũng như do các cơ quan cung cấp dịch vụ cung cấp được thu thập một cách có hệ thống, nhằm định hướng cho công tác lập kế hoạch và định hướng cho các biện pháp hành động.

2. Sự tham gia của cộng đồng: Các cộng đồng không chỉ cùng tạo ra dữ liệu, mà thông qua các cuộc thảo luận nhóm trọng tâm và hội thảo có sự tham gia của các đại diện cộng đồng, họ còn giúp xác định các giải pháp ở cấp địa phương và cấp quốc gia.

3. Tính vô tư không thiên vị: Một cuộc kiểm toán dựa vào cộng đồng do một bên thứ ba độc lập thực hiện có thể giúp nuôi dưỡng văn hóa thực hiện minh bạch và tăng cường uy tín của dịch vụ.

4. Sự ủng hộ của các bên liên quan: Tất cả những người có lợi ích quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ đều được tham gia tích cực trong suốt quá trình kiểm toán, từ giai đoạn thiết kế ban đầu cho tới giai đoạn thực hiện các giải pháp do cộng đồng chủ trì.

5. Không quy kết lỗi lầm: Một cuộc kiểm toán xã hội được thực hiện với chủ đích tập trung tìm hiểu các lỗi hệ thống và nội dung của chương trình chứ không phải tập trung vào các cá nhân hoặc cơ quan. Kể cả các phát hiện tiêu cực cũng có thể được hiểu theo nghĩa là điểm xuất phát để cải thiện.

6. Thực hiện lặp lại: Thường thì cần có vài vòng kiểm toán để đo lường được tác động và tiến bộ qua thời gian và để tập trung các nỗ lực lập kế hoạch vào những khía cạnh mà có thể đạt hiệu quả cao nhất.

7. Phổ biến các kết quả: Trong thiết kế của tất cả các cuộc kiểm toán đều bao gồm một chiến lược truyền thông, trong đó bao gồm việc thông tin phản hồi cho cộng đồng, sơ đồ hóa và phổ biến qua các phương tiện truyền thông.

Các đặc điểm chính của các công cụ kiểm toán xã hội bao gồm:

● Sự chú trọng tới người sử dụng và các khía cạnh mang tính định tính trong chính sách và trong cung cấp dịch vụ, chẳng hạn như mức độ hài lòng của người sử dụng (đặc biệt là với các công cụ kiểm toán xã hội như là Thẻ cho điểm Cộng đồng và Thẻ Báo cáo công dân). Ở mức có thể, các chỉ số và các cuộc khảo sát có liên quan trong các công cụ kiểm toán xã hội được thiết kế với ý kiến đóng góp của người dân, nhằm nắm bắt được các khía cạnh quan trọng nhất đối với những người sử dụng cuối cùng. Như vậy cũng có thể cung cấp đầu vào cho việc xây dựng các tiêu chí về sự tham gia và trách nhiệm giải trình.

● Việc sử dụng Phương thức tiếp cận có sự tham gia, đặc biệt là khi có sự tham gia của người dân, nhóm người dân, các cộng đồng và sự tham gia đó không chỉ dừng ở các cuộc khảo sát hộ gia đình. Các công cụ kiểm toán xã hội giúp bộc lộ nhận thức của những người sử dụng mà có thể họ không được hỏi hoặc ngại không muốn bày tỏ trong một cuộc điều tra chính thức kể cả là qua một cuộc khảo sát hộ gia đình thông thường,. Với việc tạo cơ hội để người dân cùng nhau tập hợp lại và đánh giá các dịch vụ hoặc tác động của chương trình – hoặc là thông qua các nhóm trọng tâm hay thông qua các cuộc họp nhằm phổ biến chia sẻ kết quả và lấy ý kiến phản hồi giữa các nhóm và với một nhóm đối tượng lớn hơn Ở đó những người tham gia có thể bày tỏ một cách rõ ràng hơn về cảm nhận của họ, hoặc các vấn đề nếu họ có sự ủng hộ từ phía các thành viên trong nhóm, hoặc họ có thể nhận ra rằng mối quan tâm lo ngại của họ cũng là mối lo ngại chung. Phương thức

16 Capacity.org, Social Audits: Fostering Accoutability to Local Constituencies (Kiểm toán Xã hội: Thúc đẩy Trách nhiệm Giải trình với Người dân Địa phương), Số 15, tháng 10 năm 2002, tr2-3.

Page 23: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

23Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

tổng quan về Phương thứC tiếP Cận Kiểm toán Xã hội Phần 1

tiếp cận có sự tham gia cũng giúp tăng sự ủng hộ và tăng cường trách nhiệm giải trình.

● Thúc đẩy trách nhiệm giải trình một cách năng động, thông qua các cơ chế tích cực về phổ biến thông tin và lấy ý kiến phản hồi, đặc biệt là thông qua việc công bố về mức độ thỏa mãn của người sử dụng trên các phương tiện truyền thông. Từ đó tạo ra cuộc thảo luận trong công chúng về sự hài lòng của người sử dụng thông qua việc tập hợp những người ra quyết định, các cơ quan cung cấp dịch vụ và cộng đồng ngồi lại cùng nhau.

Thông thường, khi mà các chính phủ - hoặc kể cả các cơ quan tài trợ - thu thập thông tin thì các thành viên trong cộng đồng thường được hỏi thông tin, nhưng rồi thông tin đó biến mất vào trong một nghiên cứu hoặc là báo cáo và chủ yếu chỉ được chia sẻ ở cấp trung ương. Nhưng nếu thông tin được chia sẻ ngay lập tức với cộng đồng thì người dân có thể sử dụng những thông tin này nhằm thúc đẩy trách nhiệm giải trình của các cơ quan cung cấp dịch vụ ở địa phương, để tổ chức thảo luận xem tại sao một số dịch vụ lại đáp ứng hoặc không đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của cộng đồng, từ đó tạo điều kiện để họ có thể tiến hành các biện pháp hành động nhằm thực hiện những thay đổi ở cấp địa phương.

● Các công cụ kiểm toán xã hội có thể tạo ra cả dữ liệu định lượng lẫn dữ liệu định tính về sự hài lòng, cảm nhận và mong đợi của người sử dụng, hoặc là về tính hiệu quả của các chính sách và chương trình trong việc thúc đẩy và thực hiện quyền con người (chẳng hạn trong các lĩnh vực về giới, quyền của trẻ em và quyền của người dân tộc thiểu số). Ví dụ:

○ Thẻ báo cáo công dân có thể bao gồm một cuộc khảo sát hộ gia đình – với các chỉ số thường được xác định thông qua các nhóm trọng tâm – có thể tập trung vào các vấn đề xã hội, nhưng cũng có thể lượng hóa mức độ hài lòng và cảm nhận của người sử dụng.

○ Tương tự, công cụ Thẻ cho điểm cộng đồng sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trọng tâm để giúp những người sử dụng xác định và cho điểm theo các chỉ số về sự hài lòng đối với dịch vụ được cung cấp (với kết quả là điểm số theo phần trăm) thể hiện được mức độ hài lòng của người dân địa phương đối với các khía cạnh khác nhau của dịch vụ đó.

○ Khảo sát Theo dõi Chi tiêu công (PETS) có chức năng theo dõi các dòng kinh phí hoặc nguồn lực từ cấp trung ương tới đối tượng thụ hưởng mục tiêu. PETS đưa ra một đánh giá về cách thức mà nguồn lực công được sử dụng, dựa trên các dữ liệu định lượng sẵn có của chính phủ và dựa trên các dữ liệu định lượng thu được thông qua khảo sát người sử dụng hoặc đối tượng thụ hưởng .

○ Kiểm toán giới và kiểm toán dựa trên Quyền Trẻ em chủ yếu tạo ra các dữ liệu định tính về chất lượng của các chính sách và của công tác xây dựng, thực hiện chương trình, dựa trên phân tích sâu về các tài liệu, về nội dung từ các cuộc thảo luận nhóm trọng tâm và các cuộc phỏng vấn với các đối tượng liên quan chính. Tuy nhiên, một số dữ liệu có thể được lượng hóa nhằm tạo thuận lợi cho việc so sánh.

Page 24: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

24

Tổng quan về Phương Thức TiếP cận Kiểm Toán Xã hộiPhần 1

Bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế Xã hội

So với các cuộc khảo sát hộ gia đình thông thường thì các công cụ này có thể cho thấy nhiều sắc thái tinh tế hơn rất nhiều về những ưu tiên và sự hài lòng của người sử dụng, những rào cản và những động cơ khuyến khích sử dụng dịch vụ. Từ đó có thể giúp cải thiện việc cung cấp dịch vụ ở cấp địa phương, đồng thời giúp các nhà hoạch định chính sách ở cấp tỉnh và cấp trung ương có được những thông tin phản hồi then chốt, giúp đề ra các ưu tiên cũng như hỗ trợ phân bổ kinh phí cho các địa bàn địa lý hoặc các nhóm dân số cụ thể (ví dụ như trẻ em gái, trẻ em trai, người dân tộc thiểu số)

Tùy vào cấu trúc, chẳng hạn như về cách thức lựa chọn đối tượng trả lời, các công cụ kiểm toán xã hội cũng có thể giúp tìm hiểu các khía cạnh khác nhau liên quan tới mức độ sử dụng dịch vụ và mức độ hài lòng người dân được bóc tách theo độ tuổi và nhóm dân tộc. Các ví dụ đưa ra ở dưới đây cho thấy những cách thức mà công cụ kiểm toán xã hội đã được thí điểm sử dụng để đánh giá các chính sách và chương trình ở Việt Nam (2010) và ở các nước khác, cho thấy rất nhiều những thông tin đã được tạo ra từ những công cụ này.

1.3 tổng quan về các Công cụ được đề xuất cho việt nam

Phần này đưa ra một cách nhìn tổng quan về mỗi công cụ được đề xuất, trong đó bao gồm một phần mô tả chung về những thông tin mà công cụ đó tạo ra, chỉ ra đâu là những lĩnh vực và những chủ đề liên ngành mà có thể sử dụng mỗi công cụ phù hợp để theo dõi. Những vấn đề được nêu dưới đây không phải là toàn bộ mà mục đích chính là đưa ra một phần mô tả chung và chỉ ra sự khác nhau giữa các công cụ xét về phương thức tiếp cận, phương pháp luận và những loại dữ liệu được tạo ra từ mỗi công cụ.

Page 25: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

25Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

tổng quan về Phương thứC tiếP Cận Kiểm toán Xã hội Phần 1

Thẻ báo cáo công dân (CRC)

thẻ báo cáo công dân (CrC)

mô tả

Thẻ báo cáo công dân (CRC) là một công cụ đơn giản nhưng hữu hiệu nhằm cung cấp cho các cơ quan công quyền những ý kiến phản hồi có hệ thống từ những người sử dụng dịch vụ công. Một cuộc khảo sát được thiết kế, trong đó bao gồm các chỉ số do các cộng đồng lựa chọn và ý kiến phản hồi được thu thập từ một mẫu nghiên cứu gồm những người sử dụng dịch vụ. Sau đó các kết quả này được tổng hợp lại để đưa ra một cái nhìn tổng quan về (các) dịch vụ.

Bằng việc thu thập ý kiến phản hồi của những người sử dụng thực tế về chất lượng và mức độ thích đáng của dịch vụ, Thẻ báo cáo công dân đưa ra những bằng chứng xác đáng và một chương trình nghị sự mang tính chủ động để tạo điều kiện cho các cộng đồng, các tổ chức xã hội dân sự và chính quyền địa phương cùng đối thoại với các cơ quan cung cấp dịch vụ, nhằm cải thiện tình hình cung cấp dịch vụ công. Công cụ này cũng đo lường mức độ nhận thức của công chúng về quyền và nghĩa vụ của người dân.

CRC đo lường cảm nhận của những người sử dụng dịch vụ về chất lượng và mức độ hài lòng về các dịch vụ, cũng như những thách thức hoặc vấn đề về cung cấp dịch vụ.

thông tin được tạo ra

Thẻ báo cáo công dân có thể cung cấp cho người dân và chính quyền những thông tin mang tính định lượng và định tính về những chuẩn mực hiện hành và những lỗ hổng hiện nay trong cung cấp dịch vụ, ở cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp địa phương nhằm so sánh giữa các tỉnh, huyện, vùng thành thị và nông thôn v.v.. CRC cũng có thể cung cấp thông tin về những lỗ hổng trong cung cấp dịch vụ đối với toàn thể dân chúng nói chung cũng như đối với các nhóm dân số khác nhau như là lao động di cư, người dân tộc thiểu số, nữ giới, nghèo so với không nghèo, trẻ em v.v..

Dữ liệu này được cung cấp dưới cả hai hình thức, định lượng và định tính

• Dữ liệu định lượng bao gồm những số liệu mang tính đại diện thống kê về mức độ hài lòng của người sử dụng theo những chỉ số chính

• Dữ liệu định tính bao gồm các bằng chứng bằng lời kể cho biết tại sao các thành viên trong cộng đồng lại cho điểm các chỉ số như vậy.

Các kết quả có thể được chính quyền sử dụng nhằm cân nhắc những vấn đề mang tính xã hội, chính trị và những vấn đề “thuộc phần mềm” khi lập kế hoạch và phân bổ ngân sách, khiến cho quy trình trở nên minh bạch và đảm bảo trách nhiệm giải trình hơn. Các kết quả cũng có thể được người dân sử dụng nhằm nêu lên quan điểm của họ, từ đó nâng cao nhận thức về tình hình cung cấp dịch vụ và yêu cầu chính quyền phải giải trình.

CrC phục vụ cho giai đoạn nào của của chính sách hoặc chương trình?

Thẻ báo cáo công dân có thể được sử dụng nhằm theo dõi tình hình thực hiện và đánh giá hiệu quả thực hiện. CRC có thể đo lường mức độ mà các dịch vụ đáp ứng được các nhu cầu của cộng đồng xét về tình hình thực hiện và kết quả. Nếu được thực hiện một cách định kỳ thì Thẻ báo cáo công dân có thể giúp theo dõi những thay đổi về chất lượng dịch vụ qua thời gian. Với những chính sách hoặc chương trình mới thì CRC có thể được tiến hành trước khi thực hiện và sau khi thực hiện nhằm đo lường tác động của chính sách hoặc chương trình đó.

Được sử dụng ở cấp nào? (trung ương, tỉnh)

CRC có thể được thực hiện theo yêu cầu của cấp trung ương, cấp tỉnh hoặc cấp địa phương thấp hơn. Cách thức sử dụng thông tin sẽ còn tùy thuộc các vấn đề được xem xét là gì và dữ liệu được thu thập từ các nhóm đối tượng mục tiêu nào. Nếu như lĩnh vực được nghiên cứu là y tế, thì CRC có thể được thực hiện về một bệnh viện hoặc về các dịch vụ y tế do một cơ sở y tế ở địa phương cung cấp, hoặc là dịch vụ y tế do các cơ sở y tế trên toàn tỉnh cung cấp. Dữ liệu được sử dụng bởi những người có liên quan ở cấp y tế đó (nghĩa là bệnh viện, các cơ sở y tế địa phương hoặc các cơ sở y tế trên toàn tỉnh, cũng như những người dân sử dụng bệnh viện đó, hoặc nằm trong phạm vi phục vụ của cơ sở y tế địa phương hoặc các cơ sở y tế trong tỉnh). Điều quan trọng nhất là phải làm rõ ngay từ đầu xem là thông tin sẽ được sử dụng như thế nào và bởi những ai.

Page 26: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

26

Tổng quan về Phương Thức TiếP cận Kiểm Toán Xã hộiPhần 1

Bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế Xã hội

thẻ báo cáo công dân (CrC)

giá trị bổ sung cho Khung tD&Đg Kh PtKt-Xh

Có thể đưa vào các CRC những chỉ số chuẩn tùy theo từng lĩnh vực đang xem xét. Những chỉ số này có thể được đưa trực tiếp vào khung TD&ĐG KH PTKT-XH, ví dụ như “mức độ hài lòng tổng thể của người sử dụng đối với dịch vụ” hoặc là “mức độ hài lòng đối với khả năng cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ”. Có thể đề ra các chỉ tiêu về cải thiện mức độ hài lòng đối với các chỉ số này. Điều hết sức quan trọng là các chỉ số này sẽ phản ánh những yếu tố mà những người sử dụng dịch vụ cho là quan trọng, và do đó chúng là những thước đo hữu hiệu về sự phát triển xã hội.

những lĩnh vực và chủ đề liên ngành có thể theo dõi thông qua công cụ này:

Các lĩnh vực: Y tế, Giáo dục, Nước sạch và Vệ sinh Môi trường, Giao thông, An toàn Thực phẩm, Quản trị Nhà nước v.v.. CRC có thể theo dõi một cách hiệu quả bất cứ dịch vụ hay chương trình riêng rẽ nào, chẳng hạn như các dịch vụ y tế và giáo dục và các dự án về an toàn thực phẩm, khi có một cơ quan cung cấp dịch vụ cụ thể và xác định được đối tượng sử dụng hoặc đối tượng mục tiêu rõ ràng.

Các Chủ đề liên ngành: CRC có thể được thực hiện với các nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể (ví dụ so sánh dân số nói chung với nhóm phụ nữ, thanh niên, người dân tộc thiểu số, rồi so sánh hộ nghèo với hộ không nghèo) hoặc là được thực hiện trên toàn bộ dân số. Nếu sử dụng đúng phương pháp lấy mẫu thì có thể thực hiện được một cuộc khảo sát bao quát toàn bộ dân số nhưng vẫn có thể bóc tách dữ liệu theo các nhóm đối tượng mục tiêu trong quá trình phân tích.

Có thể truy cập tài liệu hướng dẫn về thực hiện thẻ báo cáo công dân được xây dựng trong khuôn khổ sáng kiến này tại địa chỉ https://sites.google.com/site/socialauditproject/home

Page 27: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

27Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

tổng quan về Phương thứC tiếP Cận Kiểm toán Xã hội Phần 1

Thẻ cho điểm Cộng đồng (CSC)

Thẻ cho điểm Cộng đồng (CSCs)

mô tả

Thẻ cho điểm cộng đồng (CSCs) là một công cụ theo dõi có sự tham gia, trong đó những người sử dụng dịch vụ và các cơ quan cung cấp dịch vụ đưa ra đánh giá của họ về một dịch vụ nhất định dựa trên các chỉ số được chuẩn hóa và cả các chỉ số do chính họ lựa chọn. Sau khi mỗi bên đã đánh giá về dịch vụ một cách độc lập thì cả hai bên ngồi lại với nhau để thảo luận xem tại sao họ lại lựa chọn các chỉ số khác nhau và/hoặc thảo luận về bất cứ sự khác biệt nào về điểm số cho cùng một chỉ số (tức là như sau: có thể khi đánh giá về dịch vụ y tế, cả những người sử dụng và các bác sĩ đều lựa chọn chỉ số “Mức độ có mặt của các bác sĩ tại trung tâm y tế” nhưng mỗi bên lại có thể cho điểm tương đối khác nhau cho trung tâm y tế đang được đánh giá).

Việc cho điểm đánh giá và thảo luận như vậy tạo thuận lợi để các bên hiểu rõ hơn xem các dịch vụ đó đáp ứng nhu cầu của những người sử dụng như thế nào, nhưng cũng có thể giúp đưa ra các giải pháp do cộng đồng khởi xướng về cách thức cải thiện tình hình cung cấp dịch vụ tại địa phương. CSC là một công cụ quan trọng giúp thúc đẩy trách nhiệm giải trình và thực sự gây tác động tạo ra thay đổi tại địa phương cũng như tác động tới việc thực hiện các giải pháp.

CSC đo lường mức độ mà các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, mặc dù CSC không đưa ra một thước đo tốt về những tác động tạo thay đổi trong cung cấp dịch vụ. CSC cung cấp dữ liệu cho biết người dân có cảm thấy rằng các dịch vụ (dù tốt dù xấu) có đáp ứng được nhu cầu của họ hay không, và cho biết họ đánh giá như vậy là theo những khía cạnh cụ thể nào.

thông tin được tạo ra

Các kết quả đầu ra của Thẻ cho điểm cộng đồng bao gồm chỉ số do cộng đồng đưa ra, cộng đồng và nhà cung cấp dịch vụ cùng đưa ra thông tin về những chỉ số này. Các chỉ số này bao gồm cả việc định lượng sự hài lòng của người dân và cơ quan cung cấp dịch vụ cũng như các thông tin định tính về sự hài lòng và chất lượng dịch vụ cùng các khuyến nghị và kế hoạch hành động. Thẻ cho điểm cộng đồng có thể được sử dụng để đánh giá trang thiết bị, nguồn lực và xác định mức độ rò rỉ nguồn lực hay tham nhũng.

Thẻ cho điểm cộng đồng đưa ra các cách thức đo lường mang tính định lượng và định tính để đánh giá thông tin định tính một cách hiệu quả. Thông tin này được cung cấp dưới cả hai hình thức định lượng và định tính:

• Các thông tin định lượng bao gồm cả việc thống kê đại diện về mức độ hài lòng của người sử dụng theo các chỉ số chính.

• Các thông tin định tính bao gồm cả bằng chứng cụ thể về cách mà các thành viên cộng đồng cho điểm theo các chỉ số mà họ đã đưa ra.

CSC phục vụ cho giai đoạn nào của chính sách?

Thẻ cho điểm cộng đồng là công cụ rất hiệu quả để theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện chương trình – Thẻ cho điểm cộng đồng đo lường mức độ mà các dịch vụ đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng, cả về thiết kế lẫn quá trình thực hiện

Được sử dụng ở cấp nào? (trung ương, tỉnh)

CSC được thực hiện ở cấp địa phương (xã, huyện). Tuy nhiên, chúng có thể được sử dụng ở nhiều địa bàn khác nhau, cho phép so sánh giữa các xã, các huyện hoặc có thể trên toàn tỉnh.

Page 28: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

28

Tổng quan về Phương Thức TiếP cận Kiểm Toán Xã hộiPhần 1

Bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế Xã hội

Thẻ cho điểm Cộng đồng (CSCs)

giá trị bổ sung cho công tác tD&Đg Kh PtKt-Xh

Các chỉ số chuẩn có thể được sử dụng trong CSC tùy theo lĩnh vực được xem xét, và các chỉ số đó có thể được đưa trực tiếp vào khung TD&ĐG KH PTKT-XH, chẳng hạn như “mức độ hài lòng tổng thể của người sử dụng đối với các dịch vụ” hoặc “mức độ hài lòng về khả năng cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ”. Có thể đề ra các mục tiêu về cải thiện mức độ hài lòng ở những chỉ số này.

những lĩnh vực và chủ đề liên ngành có thể theo dõi thông qua công cụ này:

Các lĩnh vực: Y tế, Giáo dục. Thẻ cho điểm cộng đồng có thể được sử dụng một cách hiệu quả nhằm theo dõi các dịch vụ mà có thể dễ dàng xác định cộng đồng sử dụng dịch vụ, ví dụ như y tế và giáo dục, với cơ quan cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ rất rõ ràng. Tuy nhiên, CSC cũng có thể được sử dụng cho bất cứ lĩnh vực nào khác mà ta có thể xác định một cách rõ ràng cộng đồng những người sử dụng dịch vụ và các cơ quan cung cấp dịch vụ, chẳng hạn như các dịch vụ nhắm tới người dân tộc thiểu số số một cách cụ thể.

Các chủ đề liên ngành: CSC có thể được sử dụng với các nhóm trọng tâm nhằm nêu bật những mối lo ngại theo nhóm chủ đề, chẳng hạn như thanh niên hoặc phụ nữ và trẻ em gái. Việc xác định các nhóm đối tượng, chẳng hạn như các nhóm dân tộc cụ thể, có thể sẽ nhạy cảm nếu như có sự ngần ngại hoặc kỳ thị liên quan tới việc nhận diện một nhóm cụ thể nào đó, hoặc nếu như đặt ra câu hỏi là ai sẽ đủ điều kiện tham gia.

Có thể truy cập hướng dẫn thực hiện thẻ cho điểm cộng đồng được xây dựng trong khuôn khổ của sáng kiến này tại địa chỉ https://sites.google.com/site/socialauditproject/home

Mặc dù có sự tương đồng giữa Thẻ báo cáo công dân và Thẻ cho điểm cộng đồng (ví dụ cả hai đều có sự tham gia của người sử dụng, đều đánh giá mức độ hài lòng) nhưng có một số điểm khác biệt chính giữa hai công cụ này như được tóm tắt dưới đây. 17

thẻ báo cáo công dân thẻ cho điểm cộng đồng

• Đơn vị phân tích:hộ gia đình/cá nhân

• Nhằm để sử dụng ở cấp vĩ mô

• Đầu ra chính là dữ liệu từ phía cầu liên quan tới hiệu quả hoạt động và điểm số thực tế

• Thời gian thực hiện dài hơn (3-6 tháng)

• Thông tin được thu thập qua các bảng câu hỏi

• Cơ chế phản hồi: thực hiện sau, thông qua các phương tiện truyền thông

• Đơn vị phân tích: Cộng đồng

• Nhằm để sử dụng ở cấp địa phương

• Chú trọng tới thông tin phản hồi tức thời và trách nhiệm giải trình, ít chú trọng tới các dữ liệu thực tế

• Thời gian thực hiện ngắn hơn

• Thông tin được thu thập thông qua các cuộc thảo luận nhóm trọng tâm

• Cơ chế phản hồi: thực hiện ngay lập tức, tại cấp cộng đồng

17 Trang Web của Ngân hàng Thế giới về Sự Tham gia và Thu hút Sự Tham gia của Người dân (World Bank Participation & Civic Engagement), tháng 12 năm 2009

Page 29: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

29Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

tổng quan về Phương thứC tiếP Cận Kiểm toán Xã hội Phần 1

Kiểm toán Giới

Kiểm toán giới (gA)

mô tả

Mục tiêu của Kiểm toán Giới (GA) là nhằm xác định mức độ mà những nhu cầu, quyền và hoàn cảnh thực tế của nam giới và nữ giới, trẻ em trai và trẻ em gái được lồng ghép cả về mặt lý thuyết và trên thực tế vào trong thiết kế và quá trình thực hiện chính sách. Các cuộc kiểm toán giới thông thường có sự kết hợp giữa việc nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm trọng tâm, các cuộc phỏng vấn và các bảng câu hỏi tự đánh giá. Các cuộc kiểm toán giới thường là có sự tham gia, chú trọng tới sự tự đánh giá để thúc đẩy thay đổi từ bên trong.

Mục tiêu tổng thể của kiểm toán giới là nhằm thúc đẩy tinh thần học tập của tổ chức về cách thức thực hiện lồng ghép giới một cách hiệu quả vào các chính sách, chương trình và cơ cấu, cũng như nhằm đánh giá xem các chính sách đó đã được thể chế hóa ở cấp độ tổ chức, đơn vị làm việc hay cá nhân hay chưa.

loại thông tin được tạo ra

Kiểm toán Giới là công cụ đánh giá mang tính định tính, nhưng cũng giống như các công cụ kiểm toán xã hội khác, có thể đưa vào một khía cạnh mang tính định lượng nhằm tạo ra những dữ liệu có thể so sánh được và dễ đọc.

Kết quả chính của kiểm toán giới là một báo cáo trong đó có các khuyến nghị về cách thức nâng cao hiệu quả hoạt động và những hành động cụ thể mà đơn vị/cơ quan được kiểm toán cần thực hiện thông qua một kế hoạch hành động.

Cách tiếp cận dựa trên sự tham gia đảm bảo rằng những người tham gia học được cách thức đánh giá một cách có phản biện về thái độ và cách làm thông thường của họ và nhằm xây dựng các ý tưởng về cách thức nâng cao hiệu quả đảm bảo bình đẳng giới.

Kiểm toán giới phục vụ cho giai đoạn nào của chính sách/

Kiểm toán Giới chủ yếu phục vụ cho giai đoạn lập kế hoạch. Có thể sử dụng các cuộc Kiểm toán Giới nhằm tìm hiểu mức độ mà vấn đề giới được lồng ghép vào các chính sách và chương trình.

Kiểm toán giới cũng có thể được sử dụng nhằm hỗ trợ cho công tác TD&ĐG – tìm hiểu mức độ mà vấn đề giới được lồng ghép một cách thực tế vào việc thực hiện chương trình.

Tuy nhiên, hầu hết các cuộc kiểm toán giới đều giống như một công cụ phân tích hơn là một công cụ theo dõi có tính chặt chẽ, do vậy nó có tính chất giống như là một đánh giá về mức độ mà vấn đề giới được lồng ghép ở giai đoạn lập kế hoạch.

Được sử dụng ở cấp nào? (trung ương, tỉnh)

Tùy vào chương trình được khảo sát mà có thể thực hiện kiểm toán giới ở cấp trung ương hay là cấp tỉnh. Kiểm toán Giới được thực hiện một cách thường xuyên nhằm tìm hiểu về công tác xây dựng và thực hiện chương trình theo chiều dọc nhằm xác định xem vấn đề giới được lồng ghép một cách hiệu quả tới mức nào trong các mục tiêu ở cấp độ cao cũng như trong giai đoạn thực hiện.

giá trị bổ sung cho khung tD&Đg Kh PtKt-Xh

Các cuộc kiểm toán giới có thể có nhiều đầu ra xét về khía cạnh TD&ĐG. Kiểm toán Giới đánh giá mức độ mà vấn đề giới được lồng ghép một cách có hệ thống vào các chính sách và chương trình ở giai đoạn thiết kế cũng như mức độ mà vấn đề giới được lồng ghép trong chính sách ở bất cứ giai đoạn thực hiện nào.

những lĩnh vực và chủ đề liên ngành có thể theo dõi thông qua công cụ này:

Có thể thực hiện Kiểm toán Giới ở bất cứ lĩnh vực nào. Các mục tiêu cần theo dõi càng cụ thể bao nhiêu thì Kiểm toán Giới càng đơn giản rõ ràng bấy nhiêu.

Page 30: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

30

Tổng quan về Phương Thức TiếP cận Kiểm Toán Xã hộiPhần 1

Bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế Xã hội

Kiểm toán giới (gA)

Các lĩnh vực: Các lĩnh vực chính được xác định trong khuôn khổ KH PTKT-XH có thể trở thành đối tượng của Kiểm toán Giới nhằm đánh giá mức độ thực hiện bình đẳng giới (ví dụ trong các ngành công nghiệp chế biến nhẹ, trong các doanh nghiệp tư nhân, và trong các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động; trong đào tạo trung cấp, đào tạo đại học và sau đại học; trong lĩnh vực đào tạo nghề; trong hoạt động hỗ trợ phát triển kinh doanh cho người dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa; trong công tác hỗ trợ cho người dân tộc thiểu số (về phát triển cơ sở hạ tầng, các dịch vụ xã hội v.v.. ); trong công tác đào tạo tập huấn về nông lâm ngư nghiệp, đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số; trong lĩnh vực y tế, bao gồm chăm sóc sức khỏe sinh sản và HIV/AIDS, các dịch vụ kế hoạch hóa dân số và trong việc đào tạo cho các cán bộ y tế và bác sĩ; trong công tác bảo trợ xã hội, bao gồm công tác phòng chống bạo lực liên quan đến giới, đảm bảo khả năng tiếp cận hệ thống an sinh xã hội và các phúc lợi cũng như trợ cấp của chính phủ; trong công tác xác định vai trò và thực hiện sự tham gia của nam giới và nữ giới trong các vấn đề về dân số, kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Các chủ đề liên ngành: phân bổ ngân sách nhằm giải quyết các vấn đề về giới, vấn đề của thanh niên và của người dân tộc thiểu số.

Có thể truy cập hướng dẫn thực hiện Kiểm toán giới được xây dựng trong khuôn khổ của sáng kiến này tại địa chỉ https://sites.google.com/site/socialauditproject/home

Page 31: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

31Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

tổng quan về Phương thứC tiếP Cận Kiểm toán Xã hội Phần 1

Kiểm toán Xã hội dựa trên Quyền của Trẻ em (CRBSA)

Kiểm toán Xã hội dựa trên Quyền của trẻ em (CrBSA)

mô tả

Kiểm toán Xã hội dựa trên Quyền của Trẻ em (CRBSA) là một công cụ kiểm toán xã hội nhằm tối đa hóa các cơ hội và kết quả phát triển cho trẻ em thông qua việc hỗ trợ cho chính phủ và các đối tác trong việc:

• Thực hiện thống kê có sự tham gia về mức độ mà các quyền, nhu cầu và lợi ích của trẻ em được cân nhắc trong các chính sách và chương trình của quốc gia ở các cấp độ khác nhau;

• Xác định những khoảng trống tiềm ẩn trong các kế hoạch cũng như trong thực hiện các kế hoạch, và;

• Nhận thức về các ưu tiên hành động để cải thiện hiệu quả hoạt động.

loại thông tin được tạo ra

Kiểm toán dựa trên Quyền của Trẻ em là công cụ đánh giá định tính, nhưng cũng giống như các công cụ kiểm toán xã hội khác, có thể bao gồm một khía cạnh định lượng nhằm đưa ra dữ liệu có thể so sánh và dễ đọc.

Kết quả chính của cuộc kiểm toán là một báo cáo, trong đó bao gồm những khuyến nghị về nâng cao hiệu quả hoạt động và những hành động cụ thể chính cần được thực hiện thông qua một bản kế hoạch hành động, nhằm mục đích đảm bảo rằng các quyền của trẻ em được thúc đẩy, tôn trọng và thực hiện.

CrBSA phục vụ cho giai đoạn nào của chính sách?

Các công cụ Kiểm toán Xã hội dựa trên Quyền của Trẻ em có thể đóng góp một cách hiệu quả ở mỗi giai đoạn của chu trình kế hoạch, trong đó mỗi giai đoạn lại giúp củng cố và đóng góp cho giai đoạn sau. Trong quá trình xây dựng chương trình làm việc, hoạt động tổng thuật tài liệu và đánh giá chính sách được thực hiện trong khuôn khổ của CRBSA có thể giúp phát hiện những lỗ hổng trong các chính sách hiện hành và xác định các ưu tiên cần chú trọng. Phương pháp CRBSA bao gồm một quy trình tham vấn rộng rãi với các bên liên quan chính bao gồm cả trẻ em, từ đó củng cố các quy trình lập kế hoạch có sự tham gia để giải quyết các vấn đề của trẻ em.

Trong giai đoạn thực hiện, việc kiểm toán các chính sách then chốt có thể giúp phát hiện khoảng cách giữa những nội dung được ghi trên giấy tờ văn bản với những gì diễn ra trong thực tế.

Như vậy, phương pháp kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em góp phần mang lại những hiểu biết quan trọng về nỗ lực tổng thể trong công tác TD&ĐG, bao gồm việc giúp xác định các lĩnh vực chính cần tập trung phân tích và đánh giá.

Được sử dụng ở cấp nào? (trung ương, tỉnh)

CRBA có thể được áp dụng cho một chính sách, kế hoạch hoặc chương trình ở một số cấp khác nhau, cả ở cấp trung ương lẫn cấp địa phương.

Nó có thể được thực hiện nhằm đánh giá về: (i) khung pháp lý và chính sách bao trùm, các cơ cấu thể chế và năng lực thể chế, nguồn lực và các quy trình lập kế hoạch, cũng như (ii) nội dung cụ thể của các chính sách và chương trình.

Thông qua các quy trình có sự tham gia, công cụ này cũng có thể được sử dụng nhằm đánh giá mức độ mà (iii) các mục tiêu tổng thể và cụ thể của các chương trình và chính sách dành cho trẻ em như đã tuyên bố được thực hiện ở cơ sở. Tất nhiên, trong mỗi trường hợp, phương pháp luận cần phải được điều chỉnh nhằm bao gồm những câu hỏi cụ thể có liên quan tới trọng tâm của đánh giá.

Page 32: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

32

Tổng quan về Phương Thức TiếP cận Kiểm Toán Xã hộiPhần 1

Bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế Xã hội

Kiểm toán Xã hội dựa trên Quyền của trẻ em (CrBSA)

giá trị tăng thêm cho khung tD&Đg Kh PtKt-Xh

Công cụ này đảm bảo rằng các chỉ số TD&ĐG mang tính nhạy bén đối với quyền trẻ em (thông qua các biện pháp, bao gồm biện pháp đưa ra các dữ liệu bóc tách liên quan tới các lĩnh vực quan trọng về quyền của trẻ em), đồng thời đảm bảo rằng các chỉ số đó dựa trên các kết quả hơn là các kết quả đầu ra; cung cấp bằng chứng được tạo ra làm đầu vào cho các quy trình lập kế hoạch tiếp theo; hài hòa hóa giữa những bằng chứng do các cơ quan phi chính phủ thu thập được; thu hút sự tham gia của trẻ em vào các hoạt động TD&ĐG.

những lĩnh vực và chủ đề liên ngành có thể theo dõi thông qua công cụ này:

Các lĩnh vực: Các kế hoạch đa ngành; bảo trợ trẻ em; chăm sóc và bảo vệ trẻ em (Nghị định 67); nông lâm ngư nghiệp hướng tới công nghiệp hóa và hiện đại hóa; chất lượng giáo dục và đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và nền kinh tế tri thức; phát triển văn hóa; tiến bộ trong lĩnh vực đảm bảo bình đẳng xã hội và cải thiện xã hội; phúc lợi xã hội.

Các chủ đề liên ngành: CRBSA có thể được sử dụng nhằm đánh giá xem liệu rằng trẻ em dân tộc thiểu số có bị thiệt thòi/yếu thế hơn không, hoặc quyền của trẻ em gái và trẻ em trai có được thực hiện một cách bình đẳng hay không.

Có thể truy cập hướng dẫn thực hiện Kiểm toán Xã hội dựa trên Quyền của trẻ em được xây dựng trong khuôn khổ của sáng kiến này tại địa chỉ https://sites.google.com/site/socialauditproject/home

Page 33: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

33Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

tổng quan về Phương thứC tiếP Cận Kiểm toán Xã hội Phần 1

Khảo sát Theo dõi Chi tiêu công (PETS)

Khảo sát theo dõi Chi tiêu công (PEtS)

mô tả

Khảo sát Theo dõi Chi tiêu công (PETS) là các kĩ thuật nhằm đánh giá tính hiệu quả trong chi tiêu công và chất lượng cũng như số lượng trong cung cấp dịch vụ. Cũng giống như các công cụ kiểm toán xã hội khác, PETS thúc đẩy trách nhiệm giải trình về chi tiêu công. PETS có thể cho biết liệu rằng đồng tiền mà đã được lên kế hoạch để đạt được một kết quả cụ thể nào đó có thực sự mang lại kết quả đó hay không và liệu rằng nó có mang lại lợi ích cho nhóm dân số mục tiêu như dự kiến hay không.

PETS theo dõi dòng tiền khi nguồn lực đó đi qua nhiều tầng quản lý hành chính khác nhau của chính phủ cho tới khi đến tay các cơ sở cung cấp dịch vụ nhằm xác định xem bao nhiêu nguồn lực trong tổng nguồn lực được phân bổ ban đầu đến được từng cấp và phải mất bao nhiêu thời gian để nguồn lực tới được cấp đó. Công cụ này có thể giúp xác định vị trí và mức độ của những yếu tố gây trở ngại cho dòng nguồn lực (ví dụ về tài chính, con người, thiết bị). Do vậy nó có thể đánh giá được các cơ chế và động cơ tạo ra những rò rỉ trong chi tiêu công và nắm bắt được những trở ngại trong quá trình triển khai nguồn lực. PETS tập trung vào nghiên cứu hành vi của cơ quan cung cấp dịch vụ, những động cơ của họ cũng như mối quan hệ giữa các cơ quan cung cấp dịch vụ với các nhà hoạch định chính sách và những người sử dụng.

loại thông tin được tạo ra

Mặc dù chủ yếu là công cụ định lượng nhưng PETS đưa ra các kết quả đo lường vừa mang tính định tính vừa mang tính định lượng nhằm đánh giá hiệu quả và hiệu suất trong chi tiêu công, bao gồm việc xác định những nguyên nhân có thể gây ra những ách tắc và vấn đề trong quá trình chuyển giao nguồn lực. Loại dữ liệu này đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần đánh giá hệ thống quản lý tài chính công cũng như cung cấp thông tin cho cộng đồng để họ có thể yêu cầu các cơ quan cung cấp dịch vụ và các cán bộ địa phương giải trình.

• Dữ liệu định lượng về dòng chảy chi tiêu, mức độ rò rỉ.

• Dữ liệu định tính bao gồm thông tin về các vấn đề trong hệ thống có liên quan tới việc chuyển giao và đảm bảo sử dụng kinh phí một cách hiệu quả.

PEtS phục vụ cho giai đoạn nào của chính sách?

PETS được sử dụng một cách hiệu quả nhất nhằm theo dõi tình hình thực hiện chương trình – PETS theo dõi xem nguồn lực được phân bổ cho các chương trình cụ thể được triển khai hiệu quả tới mức nào, bởi điều này có tác động rất quan trọng đối với tình hình thực hiện chương trình.

Được sử dụng ở cấp nào? (Trung ương, Tỉnh)

PETS được sử dụng nhằm xem xét tình hình xây dựng và thực hiện chương trình theo chiều dọc trong đó xem xét cụ thể dòng tài chính từ cấp trung ương cho tới cấp của người thụ hưởng (cấp xã) nhằm xác định xem có những rò rỉ ở cấp độ nào đó hay không hoặc ở giai đoạn nào hay không trong quá trình xây dựng và thực hiện chương trình.

Page 34: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

34

Tổng quan về Phương Thức TiếP cận Kiểm Toán Xã hộiPhần 1

Bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế Xã hội

Khảo sát theo dõi Chi tiêu công (PEtS)

giá trị bổ sung cho Khung tD&Đg Kh PtKt-Xh

Khảo sát Theo dõi Chi tiêu công có thể xác định những điểm yếu kém, phát hiện ra vấn đề quản lý kinh phí không phù hợp và các vấn đề về động cơ trong chuỗi cung ứng dịch vụ, đồng thời có thể đánh giá xem nguồn lực có đến được tay của đối tượng thụ hưởng mục tiêu hay không (thông qua việc so sánh giữa ngân sách đã được bỏ phiếu tán thành với những khoản chi thực tế cho ngành y tế và giáo dục chẳng hạn).

Những lĩnh vực và chủ đề liên ngành có thể theo dõi thông qua công cụ này:

Các lĩnh vực: PETS thường được sử dụng nhằm theo dõi nguồn lực trong y tế và giáo dục. PETS là các cuộc khảo sát theo dõi, với mục tiêu quan trọng nhất là cung cấp cho các cộng đồng địa phương, các cơ quan cung cấp dịch vụ và chính quyền/chính phủ thông tin về mức độ nguồn lực được phân bổ cho các dịch vụ cụ thể tại địa bàn; do vậy nó thường nghiên cứu trường học hoặc cơ sở y tế tại địa phương. PETS chỉ dừng ở việc đánh giá hiệu suất trong chi tiêu công ở một “đơn vị” chi tiêu riêng rẽ, đặc biệt là ở cấp độ của các cơ quan cung cấp dịch vụ tiền tuyến; vì vậy nên hai lĩnh vực nói trên trở thành “những ứng viên lý tưởng” cho công cụ này. Tuy nhiên, PETS ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong lĩnh vực bảo trợ xã hội nhằm xác minh xem các khoản hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật có đến được với nhóm dân số mục tiêu hay không.

Các chủ đề liên ngành: Có thể sử dụng công cụ này nhằm đánh giá việc sử dụng nguồn lực nhằm giải quyết vấn đề chênh lệch giữa các địa bàn và lĩnh vực theo chủ điểm khác nhau, chẳng hạn thông qua việc xác minh xem liệu rằng nguồn lực chi cho địa bàn/lĩnh vực nào đó có mang tính lũy tiến hay không, với những khoản chi cao hơn cho các chương trình nhắm tới các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương; có thể có đánh giá về chất lượng chi tiêu ở các vùng dân tộc thiểu số so với các vùng khác.

Có thể truy cập hướng dẫn thực hiện Khảo sát theo dõi Chi tiêu công được xây dựng trong khuôn khổ của sáng kiến này tại địa chỉ https://sites.google.com/site/socialauditproject/home

1.4 Sử dụng các Công cụ Kiểm toán Xã hội (ví dụ từ các hoạt động thí điểm ở việt nam và ở các nước khác)

Mặc dù trong bộ công cụ này các cách thức sử dụng các công cụ được mô tả một cách chi tiết nhằm theo dõi các khía cạnh cụ thể của KH PTKT-XH, nhưng phần dưới đây đưa ra cách nhìn tổng quan về cách thức mà các công cụ này có thể được sử dụng như một phần của Phương thức Tiếp cận Kiểm toán Xã hội. Như đã được lưu ý, các công cụ kiểm toán xã hội có thể được sử dụng một cách riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau. Trong những nghiên cứu trường hợp được trình bày dưới đây, Thẻ cho điểm cộng đồng (CSC) và Thẻ báo cáo công dân(CRC) được thực hiện trên cùng một địa bàn ở Việt Nam với bản chất là những đợt khảo sát thí điểm độc lập về chất lượng của dịch vụ y tế dành cho trẻ em dưới 6 tuổi do hai

Page 35: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

35Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

tổng quan về Phương thứC tiếP Cận Kiểm toán Xã hội Phần 1

nhóm nghiên cứu khác nhau thực hiện. Các phát hiện trong CRC và CSC về mức độ hài lòng của người sử dụng đối với các dịch vụ y tế dành cho các gia đình là tương tự như nhau (xét về điểm số đánh giá) nhưng cũng mang tính bổ sung cho nhau (CSC cho phép tổ chức đối thoại giữa những người sử dụng dịch vụ với các cơ quan cung cấp dịch vụ nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ tại địa phương).

Ví dụ về Thẻ báo cáo công dân được thực hiện tại Ấn Độ để khảo sát chất lượng dịch vụ công cho thấy CRC có thể giúp cải thiện dịch vụ công một cách đáng kể như thế nào khi những khảo sát này được thực hiện lặp lại định kỳ trong giai đoạn 10 năm và với kết quả được trình bày cho công chúng và cho các cơ quan chức trách.

Thông tin định tính do các công cụ này tạo ra có thể được sử dụng nhằm định hướng cho chính phủ trong việc tái phân bổ lại nguồn lực, hoặc điều chỉnh các chương trình nhằm khắc phục sự chênh lệch, hoặc giải quyết tình trạng dễ bị tổn thương của phụ nữ. Chẳng hạn, đợt thí điểm kiểm toán giới ở Việt Nam vào năm 2010 đã xác định được những lỗ hổng trong KH PTKT-XH của hai tỉnh (Tp HCM và Quảng Nam) trong các lĩnh vực mang tính chủ điểm, trong đó những bất bình đẳng về giới và những vấn đề gây nên tình trạng dễ bị tổn thương của phụ nữ không được giải quyết (chẳng hạn như vấn đề bạo lực liên quan tới giới tính, tình trạng buôn lậu trẻ em gái và nạn mại dâm, tình trạng không tiếp cận được với các phúc lợi xã hội và việc làm trong các khu vực chính thống của nền kinh tế v.v..) và những khoảng trống về dữ liệu (chẳng hạn không có đầy đủ dữ liệu được bóc tách theo giới). Một ví dụ nữa từ Ấn Độ cho thấy kết quả triển khai kiểm toán giới về các chính sách và chương trình năng lượng đã giúp xây dựng các chiến lược hành động để đáp ứng tốt hơn mối quan tâm và nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái với tư cách là những người sử dụng năng lượng chính trong gia đình (ví dụ năng lượng để nấu nướng, sưởi ấm và thắp sáng) nhưng những nhu cầu của họ lại không được tính đến trong các khoản chi tiêu của chính phủ cho lĩnh vực năng lượng. Kết quả của cuộc kiểm toán giới là chính sách quốc gia về năng lượng đã được xem xét lại và tình hình thực hiện chính sách sau đó được theo dõi chặt chẽ hơn.

Đợt thí điểm PETS năm 2010 ở Việt Nam về Chương trình 167, một chương trình được thiết kế để trợ cấp cho các hộ nghèo, đã được thực hiện tại 3 huyện với những đặc điểm cụ thể khác nhau ở tỉnh Trà Vinh. Mục tiêu chính là đánh giá xem chương trình có tuân thủ các quy định hay không và kinh phí có đến được tay của các đối tượng thụ hưởng và có được sử dụng theo như kế hoạch của các cán bộ chính quyền và người thụ hưởng mong đợi hay không, thông qua việc theo dõi dòng chảy nguồn lực từ cấp trung ương cho tới các cấp địa phương. Một cuộc khảo sát các đối tượng hưởng lợi, các nhà thầu xây dựng và các đơn vị cung cấp vật tư đã được thực hiện nhằm xem xét xem là các chi phí có bị thổi phồng một cách phi lý hay không, và các đối tượng thụ hưởng có bị đề nghị nộp lệ phí để được nhận trợ cấp kinh phí hay không, bởi theo quy định thì tiền trợ cấp kinh phí đó phải được cấp cho người thụ hưởng một cách miễn phí.

Page 36: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

36

Tổng quan về Phương Thức TiếP cận Kiểm Toán Xã hộiPhần 1

Bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế Xã hội

thẻ điểm Cộng đồng (CSC) – ví dụ từ đợt thí điểm về các dịch vụ chăm sóc y tế cho cộng đồng ở thành phố hồ Chí minh và tỉnh Quảng nam, việt nam 2010.

CSC được thí điểm tại quận Tân Phú, Tp HCM và huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam nhằm đánh giá chất lượng của các dịch vụ y tế do các trạm y tế cung cấp cho trẻ em dưới 6 tuổi trong hai bối cảnh khác nhau. Một cuộc thí điểm tập trung vào so sánh mức độ hài lòng của các gia đình nhập cư và các gia đình là dân địa phương về chất lượng của các dịch vụ mà họ nhận được; còn cuộc thí điểm kia thì tập trung vào so sánh giữa các hộ nghèo và không nghèo. Đối tượng tham gia gồm có những người sử dụng dịch vụ và những người cung cấp dịch vụ. Các phương pháp chính được sử dụng là tổng quan tài liệu và thảo luận nhóm trọng tâm.Ở mỗi tỉnh, có khoảng 45 người sử dụng dịch vụ tham gia cùng với 24 người cung cấp dịch vụ.Các đối tượng tham gia được lựa chọn một cách ngẫu nhiên dựa trên danh sách của UBND xã và danh sách những người sử dụng dịch vụ của trạm y tế.CSC tạo ra cả dữ liệu định lượng lẫn dữ liệu định tính.

Các phát hiện chính cho 3 trạm y tế ở Tân Phú cho thấy rằng các trạm đạt 90% các tiêu chuẩn và định mức của chính phủ. Mức điểm tổng thể về chất lượng dịch vụ do những người sử dụng đánh giá theo 8 chỉ số là ở mức trung bình khá, hay nói cách khác tỉ lệ hài lòng là 76,4%. Tiêu chí địa điểm và truyền thông là đạt điểm cao nhất, còn tiêu chí về điều kiện vệ sinh, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng là đạt điểm thấp nhất. Những người sử dụng cũng nói rằng họ muốn được các bác sĩ đối xử một cách nhẹ nhàng hơn và nhận được nhiều thông tin về điều trị hơn. Nhà cung cấp dịch vụ đưa ra đánh giá tương tự như vậy về chất lượng dịch vụ nhưng cho điểm cao hơn một chút. Những người sử dụng dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ ở mỗi trạm cùng thống nhất về một số khuyến nghị mà trạm có thể thực hiện và cùng đưa ra một kế hoạch hành động mà có thể thực hiện ở cấp địa phương.

Các phát hiện chính cho huyện Tiên Phước cho thấy rằng 3 trạm y tế chỉ đạt hoặc vượt từ 66% đến 70% các tiêu chuẩn/định mức của chính phủ. Mức điểm đánh giá chất lượng dịch vụ theo các chỉ số do những người sử dụng lựa chọn là trung bình, hay nói cách khác thì tỉ lệ hài lòng là 63,8%. Các tiêu chí đạt điểm cao nhất là địa điểm, giờ giấc làm việc và năng lực quản lý. Tuy nhiên, đối với gần một nửa các tiêu chí thì điểm đánh giá là ở mức từ kém đến trung bình, trừ tiêu chí địa điểm tại thị trấn Tiên Kỳ là đạt tốt.

Đánh giá của nhà cung cấp dịch vụ về chất lượng dịch vụ nhìn chung là giống với đánh giá của những người sử dụng nhưng điểm đánh giá tổng thể của nhà cung cấp dịch vụ cao hơn. Những người sử dụng dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ cùng thống nhất về những khuyến nghị chung và kế hoạch hành động nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ ở cấp địa phương.

Nhìn chung, đợt thí điểm sử dụng CSC không thấy có những khác biệt đáng kể về mức độ hài lòng của các gia đình nhập cư và các gia đình là dân địa phương, các hộ nghèo và không nghèo đối với chất lượng dịch vụ y tế tại các trạm y tế. Mặc dù mục đích của nghiên cứu này không phải là để so sánh chất lượng dịch vụ giữa các tỉnh khác nhau nhưng Thẻ điểm Cộng đồng đã cho thấy rằng điểm số về mức độ đạt các tiêu chuẩn tối thiểu của chính phủ ở Tiên Phước thấp hơn ở mức đáng kể so với mức điểm 90% của quận Tân Phú. Do vậy, các phát hiện của CSC không chỉ hỗ trợ các nhà ra quyết định và các cán bộ quản lý trong việc cải thiện các dịch vụ ở mức chi phí tối thiểu mà còn giúp Bộ KH&ĐT và Bộ Y tế cũng như chính quyền các tỉnh xem xét lại các khoản phân bổ ngân sách cho các trạm y tế nhằm thu hẹp khoảng cách về cung cấp dịch vụ y tế giữa các huyện và các tỉnh.

Page 37: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

37Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

tổng quan về Phương thứC tiếP Cận Kiểm toán Xã hội Phần 1

thẻ báo cáo công dân (CrC) – ví dụ từ Ấn Độ: Dịch vụ công

Vào năm 1993, một nhóm công dân ở Bangalore, Ấn Độ đã thực hiện một khảo sát ý kiến người dân nhằm thu thập những ý kiến phản hồi về dịch vụ công. CRC đầu tiên được thực hiện vào năm 1994 đã cho thấy những xu hướng đáng chú ý: trong số 7 đơn vị cung cấp dịch vụ thì không có đơn vị nào vượt mức 25% xét về mức độ hài lòng của những người trả lời thuộc tầng lớp trung lưu. Mức độ hài lòng của người dân về thái độ ứng xử của các cán bộ chỉ đạt 25%, và trên ¼ người dân phải đến các cơ quan ít nhất là 3 lần để được giải quyết. Trung bình có 14% những người trả lời đã phải hối lộ cho các cán bộ của các đơn vị cung cấp dịch vụ và một nửa trong tổng số những người trả lời nói rằng các cán bộ vòi tiền hối lộ. Rất nhiều hộ gia đình đã phải chi trả cho những chi phí phụ thêm do những khoản mà họ bắt buộc phải đầu tư vì dịch vụ không đáng tin cậy (ví dụ chi để mua máy phát điện khi bị cắt điện).

Các phát hiện của cuộc Thẻ báo cáo công dân đã được công bố một cách rộng rãi trên báo chí của Bangalore. Chính quyền và các đơn vị cung cấp dịch vụ cũng được thông tin về toàn bộ cuộc khảo sát. Các nhóm công dân đã được mời đến để tranh luận về các phát hiện và đề xuất các cách thức và biện pháp nhằm giải quyết những vấn đề mà cuộc Khảo sát Ý kiến Người dân đã đưa ra.

Thẻ báo cáo công dân thứ hai (1999), với mẫu nghiên cứu gồm khoảng 2.000 hộ gia đình, cho thấy đã có cải thiện phần nào về mức độ hài lòng của người dân đối với hầu hết các đơn vị cung cấp dịch vụ, nhưng mức độ hài lòng còn ở mức thấp, tức là dưới 50%, kể cả đối với các cơ quan hoạt động hiệu quả hơn. Có một điều lạ là mức độ tham nhũng ở một số cơ quan thì lại tăng lên. Những người dân có thu nhập thấp tiếp tục phải đến các cơ quan nhiều lần hơn so với những người dân có thu nhập trung bình để được giải quyết. Thẻ báo cáo công dân đã cho thấy có một mối liên kết rõ ràng giữa tham nhũng vặt với hiệu quả kém trong cung cấp dịch vụ, và cho thấy mức độ khó khăn trong việc xóa bỏ những quy trình thủ tục không minh bạch và mang tính tùy ý cũng như khó khăn trong việc đổi tư duy của rất nhiều cơ quan.

Thẻ báo cáo công dân thứ ba (2003) cho thấy sự cải thiện rõ rệt về mức độ hài lòng của người dân cũng như đưa ra một so sánh về hiệu quả hoạt động của các đơn vị cung cấp dịch vụ sau 10 năm nỗ lực đạt được những cải thiện quan trọng về mức độ hài lòng của những người sử dụng cuối cùng. Trong số 9 cơ quan được người dân Bangalore đánh giá thì tất cả đều đạt mức điểm trên 70% vào năm 2003, trong khi đó thì mức đánh giá năm 1999 chỉ đạt 40%, còn năm 1993 thì mức đánh giá thấp hơn nhiều.

http://www.sasanet.org/documents/Case%20Studies/Bangalore%20Citizen%20report%20card.pdf

Page 38: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

38

Tổng quan về Phương Thức TiếP cận Kiểm Toán Xã hộiPhần 1

Bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế Xã hội

Kiểm toán giới – ví dụ về các đợt kiểm toán giới thí điểm được thực hiện ở tp hCm và tỉnh Quảng nam, việt nam, 2010

Mục tiêu của các đợt kiểm toán giới được thực hiện tại cấp tỉnh là nhằm đánh giá xem vấn đề giới có được lồng ghép (một cách có hệ thống) vào KH PTKT-XH giai đoạn 2006-2010 của Tp HCM và Quảng Nam hay không. Các đợt kiểm toán giới này đã hỏi các cán bộ cấp trung ương, tỉnh, huyện và xã thông qua việc thực hiện tổng quan tài liệu, khảo sát tự đánh giá, phỏng vấn với những đối tượng cung cấp thông tin chính và thảo luận nhóm trọng tâm. Tổng số có 64 đại diện các Sở tham gia (trong đó phỏng vấn:8 cán bộ cấp cao; thảo luận nhóm trọng tâm: 31; khảo sát tự đánh giá: 25 cán bộ lập kế hoạch và cán bộ TD&ĐG). Hoạt động thí điểm này đã tạo ra các dữ liệu định tính, mặc dù đã có nỗ lực nhằm lượng hóa một số ý kiến trả lời từ cuộc khảo sát.

Kết quả của cuộc kiểm toán giới ở Tp HCM và ở Quảng Nam là tương tự như nhau. Mặc dù một số vấn đề về giới được giải quyết trong các chương trình, dự án và hoạt động của Ban Vì Sự Tiến bộ của Phụ nữ, của Hội Phụ nữ tỉnh/thành phố, và trong hoạt động của một số Sở (như Sở Giáo dục, Sở Y tế, Sở LĐ, TB&XH) nhưng không được phản ánh trong các chỉ tiêu, nhiệm vụ, định hướng và chiến lược trong KH PTKT-XH 5 năm. Vấn đề giới được giải quyết tốt hơn một chút trong Kế hoạch 5 năm của Tp HCM nhưng chỉ được đưa vào một mục riêng và chiếm tỉ trọng rất nhỏ. Cuộc Kiểm toán giới đã phát hiện ra rằng các cán bộ được phỏng vấn và khảo sát trong khuôn khổ của cuộc kiểm toán giới đó cho rằng họ có trách nhiệm cải thiện các kết quả liên quan đến giới. Tuy nhiên, ở Tp HCM, mặc dù các trách nhiệm giải trình liên quan đến giới được đưa ra trong các cơ quan đơn vị nhưng không đạt mức độ cao. Các vấn đề về giới được đề cập trong các báo cáo và hội thảo chuyên đề nhưng không được đề cập trong báo cáo của các Sở.

Trong nội bộ các cơ quan ban ngành ở Quảng Nam, trách nhiệm giải trình về lồng ghép giới không được rõ ràng, theo như ý kiến phản ánh qua đợt kiểm toán, và các bên liên quan nói rằng không có tiêu chí rõ ràng cho việc đánh giá cán bộ nhân viên về mức độ mà họ lồng ghép (hoặc là không lồng ghép) các khía cạnh về giới vào các chương trình và chính sách. Kết quả từ các cuộc thảo luận nhóm trọng tâm, phỏng vấn sâu và từ khảo sát tự đánh giá cho thấy rằng vai trò của các lãnh đạo ở cả Tp HCM và tỉnh Quảng Nam được đánh giá là rất quan trọng và được coi là điều kiện tiên quyết và nhân tố quyết định chính nhằm đảm bảo việc thực hiện lồng ghép giới vào các chương trình và chính sách. Ở cả hai địa bàn này, các đối tượng trả lời đều nói rằng lãnh đạo và cấp trên của họ chưa quan tâm đầy đủ tới các vấn đề về giới, và đó là một trong những lý do chính khiến cho việc lồng ghép giới chưa được thực hiện.

Đợt kiểm toán giới thí điểm cũng đưa ra lưu ý rằng việc phân tích về giới không được thực hiện một cách có hệ thống ở tất cả mọi khía cạnh của KH PTKT-XH mà lại được phân tích trong một phần/mục riêng và chỉ phân tích chung chung, khẳng định lại các mục tiêu chung về bình đẳng giới. Đợt kiểm toán giới cũng đã xác định được những lĩnh vực cụ thể trong đó các vấn đề giới không được đề cập một cách đầy đủ trong KH PTKT-XH của tỉnh. Cụ thể như sau:

• Vẫn còn bất bình đẳng giới trong việc tiếp cận và hoàn thành các cấp học khác nhau, đặc biệt là đối với trẻ em gái dân tộc thiểu số;

• Còn những tồn tại về dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và chăm sóc sức khỏe sinh sản, bao gồm chăm sóc trước sinh, dinh dưỡng cho bà mẹ và các chương trình lấy thanh niên làm trọng tâm trong và ngoài trường học;

• Phụ nữ không được tiếp cận một cách bình đẳng tới các nguồn lực đất đai, tín dụng và hoạt động đào tạo tập huấn trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp;

• Phụ nữ không có đủ đại diện ở tất cả các cấp chính quyền và các cấp trong hệ thống quản lý chương trình;

• Phụ nữ không được tiếp cận một cách bình đẳng tới các cơ hội về giáo dục và việc làm trong khu vực lao động chính thức; và,

• Vẫn còn vấn đề về lồng ghép mục tiêu nhạy cảm giới vào các hệ thống bảo trợ xã hội, ví dụ như đảm bảo rằng các nạn nhân của nạn bạo lực được tiếp cận với các dịch vụ pháp lý, y tế và các dịch vụ hỗ trợ

Page 39: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

39Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

tổng quan về Phương thứC tiếP Cận Kiểm toán Xã hội Phần 1

Kiểm toán giới – ví dụ từ Ấn Độ: Các chính sách về năng lượng

Một cuộc kiểm toán giới của Bộ Năng lượng Mới và Tái tạo của Ấn Độ (MNRE) năm 2008 đã nghiên cứu những khoảng trống thiếu hụt về giới trong các chính sách năng lượng và đã làm việc với các bên liên quan, nhằm xây dựng các chiến lược với mục tiêu giải quyết những thiếu hụt này và làm cho các vấn đề giới và năng lượng trở nên rõ ràng hơn với nhóm đối tượng truyền thông lớn hơn.

Cuộc kiểm toán giới đã phát hiện ra rằng trong thực tế giới không được coi là một vấn đề cần xem xét trong chính sách năng lượng, và năng lượng chủ yếu được coi là một lĩnh vực chuyên môn. Đồng thời nó cũng đã cho thấy rằng khối lượng nhiên liệu mà chị em phụ nữ vẫn thu lượm và chủ yếu sử dụng cho mục đích nấu nướng chiếm 28% tổng lượng năng lượng tiêu thụ của Ấn Độ. Tỉ lệ này vẫn sẽ tiếp tục ở mức cao, mặc dù mức đầu tư của quốc gia về quản lý và đầu tư cho công nghệ chuyển đổi sinh khối truyền thống còn rất là hạn chế. Phân tích về ngân sách của Kế hoạch 5 năm lần thứ 10 của MNRE đã đưa ra tính toán rằng chỉ có 12,67% ngân sách được dành cho mục tiêu giải quyết nhu cầu năng lượng cụ thể của phụ nữ. Cuộc kiểm toán giới cũng phát hiện ra rằng phụ nữ không được hưởng lợi từ các dự án năng lượng tái tạo hiện đại; và không có chương trình nào trong số các chương trình hiện đang được thực hiện là thu thập thông tin bóc tách theo giới.

Một đầu ra chính của cuộc kiểm toán giới là MNRE đã phê duyệt báo cáo Kiểm toán Giới về Chính sách Năng lượng Quốc gia của Ấn Độ: Hiện trạng, các Vấn đề, Phương thức Tiếp cận và Những Sáng kiến mới về Năng lượng Tái tạo. Một cuộc họp với các bên liên quan do Ủy ban Kế hoạch hóa của Ấn Độ đã ghi nhận rằng việc thiếu sự điều phối giữa các Bộ ngành đã có tác động xấu tới sự phát triển và đời sống của phụ nữ. Các nhà hoạch định chính sách và các cán bộ quản lý đã hiểu rõ hơn về mối liên kết giữa các chính sách năng lượng và nhu cầu của phụ nữ. Họ đã được cung cấp thông tin về chiến lược trao quyền cho phụ nữ và những ưu tiên hành động. Các vòng tham vấn và các cuộc họp với các tổ chức của phụ nữ, các nhóm xã hội dân sự và giới truyền thông đã giúp phổ biến các kết quả và vận động lồng ghép giới trong các lĩnh vực năng lượng.

http://www.energia.org/fileadmin/files/media/en-092008_parikh_sangeeta.pdf

Page 40: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

40

Tổng quan về Phương Thức TiếP cận Kiểm Toán Xã hộiPhần 1

Bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế Xã hội

PEtS – thí điểm về Chương trình 167, một chương trình về hỗ trợ nhà ở cho người nghèo, được thực hiện tại tỉnh trà vinh, việt nam, năm 2010

Việc lựa chọn các đối tượng thụ hưởngPETS đã phát hiện ra rằng, mặc dù Chương trình 167 đã được thực hiện theo như dự kiến, nhưng về tổng thể thì chương trình này không phải lúc nào cũng tuân thủ một cách đầy đủ các quy định trong các giai đoạn thực hiện khác nhau. Chẳng hạn như việc rà soát và lựa chọn đối tượng thụ hưởngrong mỗi giai đoạn đã bị phức tạp hóa bởi nhiều tiêu chí (ví dụ như tiêu chí đối tượng hưởng lợi phải là gia đình có công với cách mạng, là người dân tộc thiểu số, là hộ nghèo, và đặc biệt là ở các địa bàn khó khăn) và sau đó có những thay đổi về tiêu chí trong quá trình thực hiện. Kết quả là, các hộ cần hỗ trợ nhất (xét về tình trạng nhà cửa) không phải lúc nào cũng được ưu tiên, và một số hộ lẽ ra không đủ điều kiện thì lại được lựa chọn để nhận hỗ trợ.

Phân bổ ngân sách

Phân tích về dòng tiền từ trung ương tới hộ gia đình đã cho thấy rằng kinh phí không bị thất thoát hoặc rò rỉ.Tuy nhiên, ở một số xã, danh sách các ứng viên dự kiến được nhận hỗ trợ về nhà ở bao gồm rất nhiều hộ cận nghèo và ngân sách được phân bổ cao hơn so với nhu cầu thực tế trong năm kế hoạch của xã. Các xã được phân bổ ngân sách nhiều nhất và có số lượng đối tượng hưởng lợi nhiều nhất lại không có năng lực hành chính để quản lý dòng kinh phí lớn. Có sự lúng túng trong phương thức phân bổ ở cấp huyện, dẫn tới việc chỉ có một huyện đạt 50% chỉ tiêu vào năm 2009. Ngân sách được phân bổ dàn trải, rồi bị cắt giảm và điều chỉnh trong một số giai đoạn khiến cho việc so sánh giữa ngân sách mà huyện phân bổ xuống xã và ngân sách mà huyện nhận được trong Pha 1 trở nên khó khăn. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2 và 3, huyện có thể giải ngân kinh phí qua một đợt chuyển tiền, có lẽ là do số tiền giải ngân ở mức thấp hơn.

PETS cũng phát hiện ra rằng “yếu tố giá cả gia tăng” đã không được cân nhắc một cách đầy đủ trong quá trình thiết kế chương trình. Các cuộc khảo sát đã cho thấy rằng việc thực hiện đồng đều ở tất cả các xã và huyện ở tỉnh Trà Vinh làm tăng nhu cầu về vật liệu xây dựng và nhân công, dẫn tới chi phí cao hơn so với kế hoạch, gây ảnh hưởng không nhỏ tới chi phí xây dựng, tiến độ và chất lượng nhà ở.

Mức độ đúng mục đích và kịp thời của dòng kinh phí

Về tổng thể, dòng kinh phí được thực hiện theo đúng quy định và chỉ được phân bổ cho các hoạt động của Chương trình 167. Tuy nhiên, trong giai đoạn phân bổ thứ hai, tỉnh đã dự định sử dụng một phần kinh phí phân bổ từ trung ương cho các hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình, mặc dù các hoạt động đó không được dự toán ngân sách ngay từ ban đầu. Mặc dù việc Ban Chỉ đạo cần ngân sách để hoạt động là cần thiết, đặc biệt là các Ban Chỉ đạo cấp xã và huyện vì các Ban này phải đi đến các hộ rất nhiều, rồi đi kiểm tra và làm báo cáo, nhưng việc sử dụng một phần ngân sách phân bổ cho mục đích hỗ trợ nhà ở để chi cho các hoạt động của các Ban làm giảm số tiền dùng để hỗ trợ cho các đối tượng hưởng lợi. Theo phát hiện của PETS thì nhìn chung việc chuyển kinh phí giữa các cấp chính quyền là kịp thời. Tuy nhiên, ở cấp huyện, quy trình rất là khác nhau tùy theo số tiền được chuyển và năng lực quản lý hành chính của địa phương.

Ở cấp hộ gia đình, kinh phí hỗ trợ của chương trình chủ yếu được sử dụng để xây dựng hoặc cải tạo nhà ở theo đúng mục đích dự kiến, bởi vì các hộ chỉ có thể rút tiền khi có sản phẩm đã được kiểm tra. Các xã có cơ chế để cung cấp thông tin cho các nhà cung cấp vật tư và các nhà thầu về thời gian và địa điểm thực hiện giải ngân để họ có thể đến trực tiếp yêu cầu các hộ chi trả chi phí vật liệu và chi phí nhân công ngay sau khi các hộ nhận được kinh phí hỗ trợ. Như vậy khiến các hộ khó có thể sử dụng kinh phí cho các nhu cầu khác. Cuộc khảo sát hộ gia đình cũng đã khẳng định lại điều này. Chẳng hạn, chi phí của các căn nhà mới xây thường là cao hơn so với tổng kinh phí hỗ trợ của chương trình mà các hộ nhận được chứ không phải là thấp hơn.

PETS không tìm thấy bằng chứng về các chi phí phát sinh khác ngoài chi phí vật liệu và nhân công – các chi phí tăng trong giai đoạn thực hiện chương trình do lạm phát. Tuy nhiên, tại một xã, 16% các đối tượng trả lời đã bỏ trống phần trả lời cho câu hỏi khảo sát về việc hộ có phải bỏ thêm chi phí hay không.

Page 41: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

41Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

tổng quan về Phương thứC tiếP Cận Kiểm toán Xã hội Phần 1

PEtS – ví dụ từ uganda: giáo dục (Education)

PETS đầu tiên ở Uganda tập trung vào việc theo dõi mức độ rò rỉ và sử dụng sai mục đích đối với các khoản kinh phí dành cho các trường tiểu học. Trong giai đoạn 1991-1995, theo phát hiện của PETS, bình quân chỉ có 13% số kinh phí hỗ trợ hàng năm theo suất học sinh là xuống đến các trường tiểu học. Điều đó có nghĩa là 87% kinh phí đã bị biển thủ hoặc bị các cán bộ cấp huyện sử dụng cho các mục đích không liên quan trực tiếp tới giáo dục. PETS chỉ ra rằng trong khi các trường lớn và các trường có học sinh là con nhà khá giả hơn được hưởng lợi một cách bất cân xứng từ các kinh phí hỗ trợ theo suất học sinh thì các trường nhỏ hơn và nghèo hơn không được nhận chút kinh phí nào. Dưới một nửa số trường không nhận được một chút kinh phí nào cả. Các phát hiện đã khiến cho chính quyền thực hiện một số các sáng kiến nhằm tăng cường minh bạch và tăng tỉ lệ kinh phí hỗ trợ mà các trường nhận được. Trong thực tế, một cuộc khảo sát tiếp theo đã cho thấy rằng các trường đã nhận được hơn 90% số kinh phí hỗ trợ theo định suất.

http://unesdoc.unesco.org/images/0015/001570/157021e.pdf

PEtS – ví dụ từ ghana: giáo dục

Trung tâm Phát triển Dân chủ của Ghana (CDD-Ghana) đã thực hiện một cuộc Khảo sát Theo dõi Chi tiêu công (PETS) về tác động của chính sách bãi bỏ học phí và thực hiện hỗ trợ theo định suất ở châu Phi, và các vấn đề liên quan tới việc thực hiện chính sách bãi bỏ học phí này; đồng thời theo dõi mức độ rò rỉ nguồn lực công trong lĩnh vực Giáo dục, trong đó đặc biệt chú trọng tới nguồn lực dành cho việc hỗ trợ theo định suất. Cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2008-2009 ở 8 trường tiểu học của Nhà nước ở Khu vực phía Tây đại diện cho vùng ven biển, với 12 trường ở Vùng Ashanti đại diện cho khu vực vành đai rừng và 10 trường của Vùng phía Bắc đại diện cho khu vực vành đai Savannah. Kết quả cho thấy việc lưu hồ sơ không đạt yêu cầu, thường xuyên có những chậm trễ trong việc chuyển kinh phí hỗ trợ, và thiếu minh bạch trong quy trình giải ngân. Nghiên cứu này đã đưa ra những bằng chứng thực nghiệm về những rò rỉ trong quá trình kinh phí được chuyển từ Bộ Giáo dục của Ghana (GES) qua các Phòng Giáo dục Huyện tới các đơn vị cung cấp dịch vụ. Những trường hợp rò rỉ đó có vẻ phổ biến hơn trong quá trình chuyển kinh phí từ cấp huyện xuống các trường. Khảo sát PETS cũng đã xác định được rằng các trường mà có các Hội Phụ huynh/Giáo viên và Ban Quản lý Trường hoạt động hiệu quả thì sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ theo định suất hiệu quả hơn và đúng mục đích hơn so với các trường mà hệ thống này yếu kém.

http://www.cddghana.org/documents/Briefing%20P.%20Vol.%2010%20No.1.pdf

Page 42: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

42

Tổng quan về Phương Thức TiếP cận Kiểm Toán Xã hộiPhần 1

Bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế Xã hội

Page 43: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

43Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

tổng quan về Phương thứC tiếP Cận Kiểm toán Xã hội Phần 1

thEo Dõi và Đánh giá CáC KhíA Cạnh Xã hội CủA Kế hoạCh Phát triển Kinh tế - Xã hội (Kh PtKt-Xh) giAi Đoạn 2006-2010 và giAi Đoạn 2011-2015

Phần 2

Page 44: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

44

Theo dõi và Đánh giá các Khía cạnh Xã hội của Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế - Xã hội (Kh PTKT-Xh) giai Đoạn 2006-2010 và giai Đoạn 2011-2015Phần 2

Bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế Xã hội

Phần này sẽ xem xét chi tiết việc làm thế nào để có thể tăng cường giám sát các khía cạnh xã hội của KH PTKT-XH giai đoạn 2011-2015 thông qua việc sử dụng Phương thức tiếp cận Kiểm toán Xã hội và các công cụ đã được nêu trong Phần 1. Với mục đích đó, tài liệu sẽ giới thiệu một vài chiến lược theo dõi trong đó sử dụng các chỉ số và công cụ kiểm toán xã hội.

2.1 Các khía cạnh xã hội của Kh PtKt-Xh

Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội của Việt Nam (KHPTKT-XH) là khung kế hoạch về phát triển kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng và quốc phòng - an ninh. KH PTKT-XH quốc gia 5 năm hiện tại (giai đoạn 2011-2015) là kế hoạch thứ 10 của Việt Nam. KH PTKT-XH 5 năm được xây dựng dựa trên Chiến lược 10 năm mang tính tổng quan hơn (Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020) và là định hướng chung để phát triển kinh tế và xã hội, nguồn nhân, tài, vật lực của quốc gia, đồng thời thiết lập một khung tổng thể cho việc xây dựng KH PTKT-XH 5 năm chi tiết hơn. KH PTKT-XH 5 năm được xây dựng tại cấp trung ương, cấp tỉnh và bao gồm cả cấp huyện. Quy trình lập KH PTKT-XH và các đề xuất về chương trình tại cấp tỉnh bao gồm việc tham vấn với nhiều đại diện của chính quyền và xã hội dân sự, trong đó có đội ngũ cán bộ cơ sở, giới học thuật, cộng đồng doanh nghiệp, cơ quan Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế và các tổ chức tài trợ. Bộ KH&ĐT cũng đã khởi xướng các hoạt động nghiên cứu có sự tham gia tại 17 điểm trên toàn quốc.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 thể hiện một cam kết mạnh mẽ về thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, giảm nghèo và công bằng xã hội, nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước theo mô hình chủ nghĩa xã hội, đặt nền móng để đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp hóa vào năm 2020. Kế hoạch PT KTXH 5 năm được bố cục theo các trụ cột về kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời xác định các thách thức cụ thể về phát triển của Việt Nam liên quan đến môi trường kinh doanh, tăng cường hòa nhập xã hội, tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường, và cải thiện quản trị Nhà nước. Để đối phó với những thách thức này, KH PTKT-XH đã đưa ra các chỉ tiêu và các hoạt động hướng tới mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, bình đẳng giới, bồi dưỡng thanh niên, phát triển hệ thống bảo trợ xã hội, đảm bảo công bằng và bình đẳng xã hội, đồng thời cũng đề cập cả các chỉ số theo từng lĩnh vực cụ thể.

Cả hai bản KH PTKT-XH Việt Nam giai đoạn 2006-2010 và giai đoạn 2011-2015 đều đã chú trọng hơn đến các vấn đề xã hội và nhờ vậy, đây chính là một chi tiết quan trọng của phần mô tả về các mục tiêu và chỉ tiêu của KH PTKT-XH. Theo nghĩa rộng, các vấn đề xã hội có thể được hiểu là những vấn đề liên quan đến các cá nhân, gia đình, đời sống của cộng đồng, tình hình đói nghèo, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng giới và quyền trẻ em - so với với những ưu tiên của quốc gia ở tầm vĩ mô hơn như an ninh, môi trường kinh doanh và các vấn đề về tài chính.

Mảng xã hội của cả hai bản KH PTKT-XH 5 năm không chỉ đơn thuần là chú trọng đến kết quả mà còn hướng tới cải thiện chất lượng của các dịch vụ, các chính sách và chương trình. Chẳng hạn, Phát triển Dịch vụ là một lĩnh vực riêng biệt được liệt kê trong phần Định hướng Phát triển tất cả các Ngành và Lĩnh vực trong KH PTKT-XH giai đoạn 2011-2015.Nhưng đồng thời, phần này cũng đề cập đến việc cải thiện quản lý dịch vụ công với tư cách là một mục tiêu cụ thể và ghi nhận rằng việc cung cấp dịch vụ công đóng vai trò quan trọng đối với sự ổn định xã hội. Trong phần Lĩnh vực Xã hội, có các mục tiêu về cải thiện điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, bao gồm cán bộ giảng dạy, người quản lý và nhân viên; sách giáo khoa, giáo trình và sách tham khảo, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng thí nghiệm, thư viện, sân chơi và sân tập luyện.

theo dõi và Đánh giá các Khía cạnh Xã

hội của Kế hoạch Phát

triển Kinh tế - Xã hội (Kh

PtKt-Xh) giai đoạn 2006-

2010 và giai đoạn 2011-

2015

Page 45: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

45

Theo dõi và Đánh giá các Khía cạnh Xã hội của Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế - Xã hội (Kh PTKT-Xh) giai Đoạn 2006-2010 và giai Đoạn 2011-2015 Phần 2

Bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế Xã hội

Mặc dù hai bản KH PTKT-XH cố gắng gắn kết tăng trưởng kinh tế, công nghiệp hóa và hiện đại hóa với tiến bộ xã hội, nhưng trong văn kiện vẫn còn có sự tách biệt rõ nét giữa lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực xã hội. Các vấn đề xã hội chưa được lồng ghép đầy đủ trong các chỉ tiêu và giải pháp kinh tế và nhìn chung các bản kế hoạch vẫn còn thiên về các vấn đề kinh tế, đặc biệt là công nghiệp hóa đô thị và nông thôn. Nỗ lực gắn kết tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội chủ yếu tập trung vào công tác giảm nghèo (xét theo khía cạnh tiền tệ) thông qua biện pháp tạo việc làm, gắn với hệ thống bảo hiểm xã hội cho “người nghèo”, thay vì xem xét các tác động mang tính không công bằng của tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa để điều chỉnh chúng theo hướng mục tiêu tăng trưởng toàn diện.

Việc chú trọng đến khía cạnh tiền tệ của đói nghèo có thể dẫn đến bỏ sót các nhóm quan trọng mà họ có thể được xác định là nhóm nghèo nếu sử dụng phương thức tiếp cận nghèo đói đa chiều. Các vấn đề xã hội - như đã được nêu trong phần xã hội - cũng xuất hiện trong các lĩnh vực khác của KH PTKT-XH: thất nghiệp làm gia tăng các vấn đề kinh tế và xã hội; suy dinh dưỡng cũng là một vấn đề về y tế, đồng thời cũng liên quan đến nghèo đói, thất nghiệp và năng suất nông nghiệp; vấn đề giới, thanh niên và dân tộc thiểu số cũng xuyên suốt hầu như tất cả các khía cạnh xã hội.

Tính đa chiều của các chủ đề xã hội là một nguyên nhân lý giải tại sao các kĩ thuật thu thập thông tin tĩnh thường không nắm bắt đủ các dữ liệu cơ sở về xã hội. Vì vậy, các kĩ thuật kiểm toán xã hội, tức là các kĩ thuật mà cho phép các thành viên cộng đồng tự xác định các chỉ số và mô tả về các dự án và các dịch vụ, thường cung cấp cho các cấp chính quyền một cái nhìn toàn diện hơn về các vấn đề.

2.2 Các vấn đề về giám sát lĩnh vực Xã hội của Kh PtKt-Xh giai đoạn 2006-2010

Ngoài những vấn đề đã nêu ở trên, có một số nhân tố khác cũng góp phần ảnh hưởng đến việc theo dõi lĩnh vực xã hội của KH PTKT-XH giai đoạn 2006-2010:

● Trước hết, KH PTKT-XH giai đoạn 2006-2010 có một vài khung theo dõi và đánh giá khác nhau. Mặc dù các khung này có sự bổ sung cho nhau, nhưng vẫn có sự trùng lặp và khác biệt, gây nhầm lẫn khi đọc các khung này:

• Phụ lục 1: Các chỉ tiêu giảm nghèo và Phát triển Xã hội của việt nam đến năm 2010 là một bản tóm tắt 3 trang về cam kết của Chủ tịch nước tại Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỉ của Liên hợp quốc về các mục tiêu xã hội và giảm nghèo. Bản tóm tắt này nêu chưa rõ lắm về việc các chỉ tiêu này có quan hệ như thế nào với những vấn đề nêu ở các phụ lục tiếp theo - trong khi đó lại có sự trùng lặp lớn, một số mục tiêu xuất hiện ở một phụ lục nhưng lại không xuất hiện ở những phụ lục khác, điều này có thể gây lúng túng cho việc xác định các chỉ số cần được chú trọng và báo cáo.

• Phụ lục 2: những chính sách và biện pháp chính nhằm đạt được các chỉ tiêu và mục tiêu là phần cốt lõi của khung theo dõi và đánh giá, bao gồm một ma trận phác họa các Mục tiêu tổng quát, Mục tiêu cụ thể, Chính sách, Kết quả và Cơ quan thực hiện.

Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội của Việt Nam (KHPTKT-XH) là khung kế hoạch về phát triển kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng và quốc phòng - an ninh

Page 46: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

46

Theo dõi và Đánh giá các Khía cạnh Xã hội của Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế - Xã hội (Kh PTKT-Xh) giai Đoạn 2006-2010 và giai Đoạn 2011-2015Phần 2

Bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế Xã hội

• Phụ lục 4: Các Chỉ tiêu định hướng trong Kh PtKt-Xh cung cấp dữ liệu đầu kì của giai đoạn 2001-2005 và các chỉ tiêu dự kiến đối với một số chỉ số được lựa chọn cho giai đoạn 2006-2010.

• Phụ lục 5, Báo cáo Đánh giá giữa kì dựa trên kết quả về tình hình thực hiện Kh PtKt-Xh 5 năm giai đoạn 2006-2010: Tài liệu này đánh giá tiến độ đạt được các mục tiêu của KH PTKT-XH giai đoạn 2006-2010, mặc dù đó mới là thời điểm 2 năm sau khi bắt đầu thực hiện.

● Khung theo dõi và đánh giá không mang tính toàn diện và không đề cập đến tất cả các vấn đề được nêu trong văn kiện KH PTKT-XH. Mặc dù KH PTKT-XH chú trọng đến những vấn đề xã hội, nhưng khung theo dõi và đánh giá lại chỉ đề cập ở một phạm vi hạn chế, chỉ đánh giá một vài vấn đề và những vấn đề đó cũng không được coi là công cụ để chính quyền cấp tỉnh đo lường tiến độ đạt được so với các chỉ tiêu cấp quốc gia.

● Mối quan hệ giữa KH PTKT-XH và các chương trình, chính sách cụ thể không được làm rõ, đặc biệt là cách thức làm thế nào để đưa các ưu tiên cấp quốc gia vào KH PTKT-XH cấp tỉnh. Mối quan hệ không rõ ràng này góp phần tạo nên sự yếu kém của công tác theo dõi và đánh giá, đặc biệt là theo dõi và đánh giá các khía cạnh xã hội mang tính định tính hơn của KH PTKT-XH giai đoạn 2006-2010 - như xóa đói, giảm nghèo, y tế, giáo dục và lồng ghép giới. Một số phần đề cập đến các kế hoạch và chính sách cấp quốc gia (như Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng Giới, Kế hoạch Hành động Quốc gia về Trẻ em), nhưng chỉ về mặt xây dựng và thực hiện, chứ không có hướng dẫn rõ ràng về các ưu tiên và trình tự thực hiện. Chẳng hạn, văn kiện thường không đề cập đến trẻ em, đồng thời các vấn đề liên quan đến trẻ em cũng không được lồng ghép một cách thỏa đáng.

● Các vấn đề liên quan đến trẻ em thường chỉ được đề cập đến trong các phần về giáo dục, y tế, chăm sóc và bảo vệ trẻ em, văn hóa, thông tin, thể thao và phát triển thanh niên. Trẻ em thường được đưa vào với tư cách là đối tượng của chương trình chứ không phải với tư cách là các chủ thể quyền và sự tham gia của trẻ em không hề được đề cập. Tương tự như vậy, bình đẳng giới không hề được lồng ghép vào KH PTKT-XH - ở tất cả các phần đều rất ít đề cập đến các chỉ tiêu hoặc các cân nhắc liên quan cụ thể đến giới, còn phần viết riêng về bình đẳng giới thì quá chung chung và lẽ ra có thể được củng cố thông qua việc phân tích giới ở tất cả các lĩnh vực.

● Nếu các chương trình ở địa phương do đặc điểm thiết kế không hướng tới các mục tiêu chính hoặc các ưu tiên cấp quốc gia thì rất khó có thể sử dụng khung theo dõi và đánh giá hiện tại để đo lường tiến độ đạt được các mục tiêu này. Việc theo dõi không đầy đủ tiến độ đạt được các mục tiêu sẽ khiến cho việc yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ và chính quyền giải trình trở nên khó khăn, đồng thời rất khó cải thiện các chương trình và chính sách nhằm đạt được các kết quả mong muốn.

● Kĩ thuật thu thập dữ liệu còn hạn chế và các chỉ số được sử dụng để theo dõi các khía cạnh xã hội của KH PTKT-XH lại chú trọng nhiều đến yếu tố định lượng. KH PTKT-XH chủ yếu được theo dõi thông qua sử dụng các dữ liệu hành chính sẵn có và các đợt điều tra hộ gia đình.18

18 Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam, Điều tra Lực lượng Lao động.

Page 47: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

47

Theo dõi và Đánh giá các Khía cạnh Xã hội của Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế - Xã hội (Kh PTKT-Xh) giai Đoạn 2006-2010 và giai Đoạn 2011-2015 Phần 2

Bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế Xã hội

Mặc dù những kĩ thuật thu thập dữ liệu này là phù hợp nhất để thu thập dữ liệu định lượng, nhưng những kỹ thuật này lại ít chú trọng đến các khía cạnh mang tính định tính, như quan niệm của người sử dụng về chất lượng dịch vụ, mức độ hài lòng, hoặc các khía cạnh mang nhiều sắc thái hơn về sử dụng dịch vụ, những rào cản đối với việc tiếp cận và kiểm soát nguồn lực, chưa kể đến quyền quyết định trong phạm vi hộ gia đình.

● Các chỉ số bao gồm năng lực chuẩn của giáo viên hoặc nhà cung cấp dịch vụ y tế, cơ sở hạ tầng liên quan và các thước đo định lượng khác tuy dễ đo lường, nhưng những chỉ số này chỉ mới chạm đến bề ngoài của chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của người sử dụng và các vấn đề khác gây trở ngại cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Chẳng hạn, các chỉ số liên quan đến mục tiêu cải thiện chất lượng giáo dục chỉ đề cập đến năng lực chuẩn của đội ngũ giáo viên và tỷ lệ hoàn thành bậc học hơn là việc đo lường xem liệu có sự khác biệt về chất lượng của phương pháp giảng dạy giữa các giáo viên hoặc liệu chương trình giảng dạy có tái tạo lại các quan niệm dập khuôn liên quan đến giới, dân tộc hoặc các đặc điểm dẫn tới tình trạng bị loại trừ hay không.

● Những chỉ số và công cụ thu thập dữ liệu mang tính định lượng như vậy làm hạn chế mức độ sử dụng dữ liệu để cải thiện hơn nữa chất lượng cung cấp dịch vụ cũng như ít cho phép công dân tham gia một cách tích cực vào công tác theo dõi và đánh giá. Những công cụ như vậy cũng không cân nhắc đến phản hồi của người thụ hưởng về việc thực thi chính sách và cũng không có nhiều tác dụng trong việc phân tích các mối liên kết trong phạm vi và giữa các khâu của chu trình chính sách cũng như của các chính sách khác nhau. Sự tham gia tích cực hơn của người sử dụng có thể cung cấp các thông tin phản hồi mang tính định lượng sâu sắc hơn, đồng thời có thể tăng cường trách nhiệm giải trình, giảm tham nhũng và cải thiện chính chất lượng cung cấp dịch vụ.

● Có rất nhiều các yếu tố khác nhau có thể góp phần tạo nên chất lượng giáo dục - như chất lượng của chính công tác giảng dạy hoặc mức độ thỏa đáng về nguồn lực, hoặc mức độ phù hợp của tài liệu giảng dạy. Hơn nữa, phía cầu của vấn đề chất lượng giáo dục cũng hoàn toàn không được chú ý - chẳng hạn không hề có một thước đo nào để đo lường mức độ hài lòng của học sinh hoặc phụ huynh. Các thước đo định lượng như vậy có thể cung cấp những thông tin quan trọng cho cấp quốc gia cũng như khởi xướng một chu trình về thực hiện trách nhiệm giải trình tại địa phương để có thể dẫn đến cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ. Lỗ hổng trong công tác theo dõi như vậy không phải chỉ liên quan riêng đến lĩnh vực xã hội, mà việc cải thiện trong lĩnh vực này có thể mở đường để cải thiện các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, nếu không làm được như vậy thì sẽ khó khăn hơn rất nhiều trong việc thực hiện quyết tâm đạt được tiến bộ hoặc giải quyết những thách thức gây trở ngại cho việc đạt được tiến bộ.

● Thiếu sự phối kết hợp giữa các công cụ theo dõi xã hội hiện tại: Nhiều chương trình và công cụ theo dõi, từ cả phía Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ và các đối tác khác, đều thiếu vắng một khung theo dõi chặt chẽ để kết quả của công tác theo dõi và đánh giá có thể giúp điều chỉnh chính sách mang tính xây dựng.

Page 48: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

48

Theo dõi và Đánh giá các Khía cạnh Xã hội của Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế - Xã hội (Kh PTKT-Xh) giai Đoạn 2006-2010 và giai Đoạn 2011-2015Phần 2

Bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế Xã hội

2.3 Cải thiện việc theo dõi lĩnh vực Xã hội trong Kh PtKt-Xh giai đoạn 2011-2015

Một mục tiêu chính của việc giới thiệu Phương thức tiếp cận Kiểm toán Xã hội là khắc phục những khoảng trống trong công tác theo dõi lĩnh vực xã hội được nêu bật trong KH PTKT-XH giai đoạn 2006-2010, qua đó tăng cường công tác thực hiện và theo dõi KH PTKT-XH giai đoạn 2011-2015 và các giai đoạn tiếp theo. Để cải thiện việc theo dõi công tác thiết kế, xây dựng, thực hiện chính sách và đánh giá hiệu quả thực hiện về mặt xã hội đòi hỏi phải có sự cải thiện trong công tác thu thập dữ liệu định lượng. Cần xem xét các nguồn dữ liệu định lượng hiện tại và xác định xem có thể thu thập thêm thông tin ở đâu từ những nguồn dữ liệu hiện có, hoặc có thể đưa các chỉ số mới vào chỗ nào để thu thập thêm dữ liệu trong tương lai - cũng như giới thiệu các thước đo dữ liệu mang tính định hướng quá trình và định tính hơn. Các dữ liệu định tính đã được cải thiện có thể ở dạng dữ liệu tường thuật hoặc lượng hóa các dữ liệu định tính, tức là thể hiện mức độ hài lòng dưới dạng tỷ lệ phần trăm, hoặc các chỉ số bổ sung để đo lường các đầu ra liên quan đến phát triển.

Các kĩ thuật theo dõi cải tiến có thể bao gồm việc làm sao để công tác thu thập dữ liệu có nhiều sự tham gia hơn và chú trọng nhiều hơn đến các vấn đề liên quan đến nhu cầu (chủ thể quyền), chẳng hạn như sự hài lòng hoặc mức độ phù hợp của các dịch vụ nào đó, nhằm nắm bắt được tất cả các khía cạnh của các mục tiêu xã hội trong KH PTKT-XH. Thông qua việc cảnh báo cho chính phủ về những thành công hoặc thách thức trong những lĩnh vực cụ thể, những kĩ thuật này cũng sẽ giúp cải thiện các dịch vụ và điều kiện xã hội tại cấp cơ sở cũng như các cấp cao hơn thông qua tăng cường thông tin liên lạc và trách nhiệm giải trình. Ví dụ, Thẻ báo cáo công dân và Thẻ cho điểm cộng đồng có thể được sử dụng để đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng của các dịch vụ y tế được cung cấp tại cơ sở. Kiểm toán giới đối với các dịch vụ y tế có thể giúp đánh giá xem liệu có tồn tại các rào cản cụ thể đối với phụ nữ và trẻ em gái không và nếu có thì ở đâu, dựa trên các chuẩn mực về văn hóa hoặc kinh tế - xã hội mà có thể xóa bỏ những rào cản đó, nhằm đảm bảo rằng trẻ em gái và phụ nữ có quyền bình đẳng như nam giới và trẻ em trai trong lĩnh vực y tế. Khảo sát Theo dõi Chi tiêu công có thể được sử dụng để đánh giá xem liệu các nguồn lực về vật chất, tài chính và nhân lực có được phân bổ một cách công bằng giữa các trạm y tế trong phạm vi, hoặc giữa các huyện, hoặc các nhóm dân số khác nhau hay không.

Như đã nêu ở trên, việc phân tích KH PTKT-XH giai đoạn 2006-2010 đã bộc lộ những khoảng cách chênh lệch giữa mức độ chú trọng đến những vấn đề xã hội trong phần lời của KH PTKT-XH và mức độ quan tâm tới những vấn đề này trong khung theo dõi và đánh giá. Rõ ràng rằng khung theo dõi và đánh giá về các vấn đề xã hội không cho phép đo lường một cách đầy đủ theo phạm vi và các mục tiêu đã đề ra với các loại hình và chất lượng của các chỉ số hiện đang được sử dụng, cũng như xét về bản thân các kĩ thuật thu thập dữ liệu hiện đang còn thiếu vắng sự tham gia của những người dân bị ảnh hưởng.

Lấy ví dụ ở Hình 4 dưới đây, các dịch vụ chăm sóc y tế “có chất lượng” trong cột chỉ tiêu không thấy xuất hiện trong cột chỉ số/kết quả. Mặc dù có thể biết về tổng thể là có bao nhiêu người được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc y tế thông qua các phương pháp định lượng, nhưng lại không thể biết được liệu các dịch vụ chăm sóc y tế này có phải là dịch vụ “có chất lượng” hay không nếu không sử dụng các phương pháp bổ sung.

Một mục tiêu chính của việc giới thiệu Phương thức tiếp

cận Kiểm toán Xã hội là khắc phục những khoảng trống trong

công tác theo dõi lĩnh vực xã hội được nêu

bật trong KH PTKT-XH giai đoạn 2006-2010,

qua đó tăng cường công tác thực hiện và theo dõi KH PTKT-XH

giai đoạn 2011-2015 và các giai đoạn tiếp

theo.

Page 49: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

49

Theo dõi và Đánh giá các Khía cạnh Xã hội của Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế - Xã hội (Kh PTKT-Xh) giai Đoạn 2006-2010 và giai Đoạn 2011-2015 Phần 2

Bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế Xã hội

hình 4: ví dụ về Khung theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả tình hình thực hiện Kh PtKt-Xh

mục tiêu hoạt động, đầu vào

Chỉ số/Chỉ tiêu Cơ quan thực hiện theo dõi, đánh giá và báo cáo đối với:

Đầu ra Kết quả/tác động

Đầu ra Kết quả/tác động

Chuẩn quốc tế

Mục tiêu 2.2. Cải thiện công tác bảo vệ sức khỏe và chăm sóc y tế

Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ của nhân dân thông qua cung cấp các dịch vụ y tế có chất lượng.

- Khuyến khích ‘xã hội hóa’ y tế và tăng cường hệ thống y tế cơ sở

Tỷ lệ chi ngân sách cho y tế trong tổng chi Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2006 - 2010: 8 - 10%.

Số giường bệnh trên 1 vạn dân năm 2010: 27,5.

Số giường bệnh trong các bệnh viện tư/số giường bệnh trong các bệnh viện công.

Tỷ lệ dân số được tiếp cận với dịch vụ y tế.

Tuổi thọ bình quân năm 2010 đạt 72 tuổi.

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng năm 2010<20%

Tỷ suất chết mẹ liên quan đến thai sản/100.000 trẻ đẻ sống năm 2010: 60 người

...

Bộ Y tế, UBND tỉnh, thành phố

Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê, UBND tỉnh, thành phố

Xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch phát triển dịch vụ chăm sóc y tế

... ...

Lấy mục tiêu cải thiện công tác bảo vệ sức khỏe và chăm sóc y tế làm ví dụ (Hình 4), Hình 5 cung cấp một ví dụ về cách thức sử dụng các công cụ kiểm toán xã hội khác nhau phù hợp với từng mục đích.

Page 50: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

50

Theo dõi và Đánh giá các Khía cạnh Xã hội của Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế - Xã hội (Kh PTKT-Xh) giai Đoạn 2006-2010 và giai Đoạn 2011-2015Phần 2

Bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế Xã hội

hình 5: Khả năng sử dụng các công cụ kiểm toán xã hội để đo lường các kết quả về y tế

Khung theo dõi và đánh giá giai đoạn 2006-2010: mục tiêu 2.2. Cải thiện công tác bảo vệ sức khỏe và chăm sóc y tế

Công cụ kiểm toán xã hội

trọng tâm có thể hoặc việc áp dụng

thẻ cho điểm cộng đồng (CSC)

Đánh giá mức độ hài lòng của công dân về các dịch vụ và cải thiện các dịch vụ tại cấp cơ sở (xã/huyện) thông qua thu hút sự tham gia của người sử dụng và nhà cung cấp dịch vụ vào quá trình xác định các chỉ số của chính họ về chất lượng (có thể sử dụng một vài chỉ số chuẩn mực, dựa vào các chuẩn trong nước hoặc quốc tế). Các giải pháp do địa phương tự thiết kế có thể được thực thi một cách nhanh chóng. Có thể so sánh trong cùng huyện hoặc giữa các huyện.

Sau khi lặp lại quy trình tại các địa điểm và thời gian khác nhau, sẽ xuất hiện các chỉ số đo lường chất lượng từ quan điểm của người sử dụng. Những khác biệt về những yếu tố tạo nên chất lượng có thể được xác định cho các cộng đồng khác nhau hoặc các nhóm người sử dụng khác nhau (dân tộc thiểu số, trẻ em, người cao tuổi). Điều này sẽ cho phép cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu của các cộng đồng hoặc các nhóm cụ thể, do đó có thể có tác động tích cực tới các kết quả đối với các nhóm.

thẻ báo cáo công dân (CrC)

Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về các dịch vụ chăm sóc y tế, như đã được thực hiện thí điểm trong năm 2010 tại TP Hồ Chí Minh và Điện Biên để đánh giá các dịch vụ y tế cộng đồng cho người nghèo, người khá giả, người dân nhập cư và người dân địa phương trên một phạm vi rộng (huyện, tỉnh). Có thể so sánh giữa các nhóm người sử dụng khác nhau.

Kiểm toán Giới Tiến hành tại các cấp, từ cấp huyện đến cấp Bộ ngành, nhằm kiểm tra xem liệu các chương trình/các biện pháp giảm tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS có cân nhắc đến các rủi ro và các mối nguy hiểm mà nam giới và phụ nữ phải đối mặt, dựa trên các điều kiện kinh tế - xã hội trong cộng đồng (trẻ em, thanh niên, người lớn, theo nghề nghiệp… cũng như các nhân tố như văn hóa, tính lưu động, trình độ học vấn, kiểm soát đối với vấn đề sinh hoạt tình dục, sử dụng thuốc…).

Kiểm toán xã hội có thể không chỉ kiểm tra riêng chương trình về HIV/AIDS mà còn kiểm tra cả năng lực thể chế và năng lực của cán bộ để giải quyết các vấn đề này thông qua sử dụng lăng kính về giới và quyền lợi.

Kiểm toán giới về chất lượng dịch vụ y tế có thể giúp xác định các nhóm phụ nữ hoặc nam giới có các nhu cầu cụ thể bị lãng quên tại cấp cơ sở, cấp tỉnh và cấp quốc gia, cũng như xác định phương thức tiếp cận tốt nhất để giải quyết các nhu cầu này theo địa bàn cư trú (thành thị/nông thôn/ven biển/miền núi), độ tuổi, thành phần dân tộc, thu nhập…

Kiểm toán Xã hội dựa vào Quyền Trẻ em (CRBSA)

Tương tự như công cụ kiểm toán giới, có thể kiểm tra chương trình HIV/AIDS từ quan điểm của trẻ em (bé trai hoặc bé gái) về hoàn cảnh kinh tế - xã hội, thành phần dân tộc, địa bàn cư trú… Các nhu cầu và mối nguy cơ cụ thể không được giải quyết có thể được xác định thông qua kiểm toán dựa vào quyền trẻ em.

Khảo sát Theo dõi Chi tiêu công (PETS)

Khảo sát Theo dõi Chi tiêu công có thể xác định xem liệu kinh phí cho các dịch vụ cho người bị nhiễm HIV, chẳng hạn ngân sách cho phòng tránh lây truyền HIV từ cha mẹ sang con, có thực sự được giải ngân cho đúng đối tượng mục tiêu không, hoặc liệu một chương trình nâng cao nhận thức cho thanh niên có đến được với đối tượng thụ hưởng ở các nhóm thanh niên hoặc theo địa bàn cư trú không.

Page 51: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

51

Theo dõi và Đánh giá các Khía cạnh Xã hội của Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế - Xã hội (Kh PTKT-Xh) giai Đoạn 2006-2010 và giai Đoạn 2011-2015 Phần 2

Bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế Xã hội

Các Chỉ số Phổ biến cho phép Sử dụng các Công cụ Kiểm toán Xã hội để theo dõi tiến độ thực hiện KH PTKT-XH

Các chỉ số phổ biến được liệt kê dưới đây có thể áp dụng cho hầu hết các mục tiêu/hoạt động của KH PTKT-XH giai đoạn 2011-2015 với các công cụ tương ứng. Tiểu mục 2.3.5 trình bày một phương thức tiếp cận có trọng tâm hơn trong việc sử dụng các kết quả, chỉ số và công cụ để bổ sung cho khung theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện KH PTKT-XH hiện tại, với những gợi ý cụ thể để có thể giải quyết được những khác biệt và các vấn đề chính. Bất luận sử dụng công cụ kiểm toán nào, tất cả các dữ liệu liên quan đến người dân đều cần được bóc tách theo giới, độ tuổi và thành phần dân tộc để theo dõi xem đối tượng nào bị bỏ rơi hoặc bị tụt lại sau so với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Việc bóc tách số liệu theo các yếu tố khác như địa bàn cư trú (VD: thành thị/nông thôn/vùng sâu vùng xa/miền núi) và nhóm thu nhập, cũng rất cần thiết vì đây là những thông tin quan trọng luôn đi liền với các khía cạnh xã hội. 1920

ví dụ về các Chỉ số Phổ biến Công cụ Kiểm toán Xã hội

Mức độ phù hợp về giới của chính sách/chương trình/hoạt động/dịch vụ19

Thay đổi về tiếp cận với đào tạo nghề cho nam giới và phụ nữ trong ngành có sự tăng trưởng cao

Mức độ cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại các bệnh viện huyện và bệnh viện tỉnh.

Thay đổi chất lượng của các dịch vụ giải quyết bạo lực dựa trên giới tính Kiểm toán Giới

Mức độ phù hợp của chính sách/chương trình/hoạt động/dịch vụ20 đối với trẻ em CRBSA

Tỷ lệ trường học có chương trình học tập lấy trẻ em làm trung tâm

Tỷ lệ trẻ em dân tộc thiểu số được sử dụng nước sạch

Tỷ lệ thiếu niên được giáo dục về phòng chống HIV/AIDS có chất lượng

Mức độ hài lòng của công dân về cơ chế giải quyết khiếu nại trong các dịch vụ xã hội

CRC, CSC

Mức độ tham gia của công dân trong việc thiết kế, thực thi, theo dõi và đánh giá các chính sách, chương trình và ngân sách

CRC, Kiểm toán Giới, CRBA

Mức độ sẵn có, khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ CRC,CSC, Kiểm toán Giới, CRBA

Mức độ hài lòng về các dịch vụ (y tế, giáo dục…) CRC, CSC

Tỷ lệ nguồn lực/lợi ích của chương trình đến được đúng đối tượng thụ hưởng PETS, CRC

19 Phù hợp ở đây có nghĩa là thúc đẩy, tôn trọng và tích cực hoạt động để thực hiện các quyền được xác định trong Công ước về Xóa bỏ Mọi Hình thức Phân biệt Đối xử với Phụ nữ và theo luật pháp Việt Nam.

20 Phù hợp ở đây có nghĩa là thúc đẩy, tôn trọng và tích cực hoạt động để thực hiện các quyền được xác định trong Công ước về Xóa bỏ Mọi Hình thức Phân biệt Đối xử với Phụ nữ và theo luật pháp Việt Nam.

Page 52: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

52

Theo dõi và Đánh giá các Khía cạnh Xã hội của Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế - Xã hội (Kh PTKT-Xh) giai Đoạn 2006-2010 và giai Đoạn 2011-2015Phần 2

Bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế Xã hội

ví dụ về các Chỉ số Phổ biến Công cụ Kiểm toán Xã hội

Tỷ lệ nguồn lực đến được các cấp được phân cấp quản lý PETS

lặp lại “chỉ số” dưới đây. lại một lần nữa không có nhiều thông tin so với những gì mà phần lời đã cho chúng ta biết về những gì mà PEtS có thể đo lường?

Mức độ rò rỉ nguồn lực bình quân ở cấp độ đơn vị cung cấp dịch vụ:

• Mức độ rò rỉ ở cấp đơn vị cung cấp dịch vụ theo vùng (tỷ lệ nguồn lực không nhận được trong số các nguồn lực được cung cấp theo vùng)

PETS

Số ngày từ lúc giải ngân ngân sách (cấp ngân sách) tại cấp vùng đến lúc nhận được ngân sách tại cấp người cung cấp dịch vụ.

PETS

Mức độ minh bạch trong cung cấp dịch vụ (VD: công khai tiêu chuẩn và quy phạm về chất lượng dịch vụ)

PETS

Sự khác biệt giữa ngân sách kế hoạch đề nghị và chi tiêu thực tế PETS

Mức độ vắng mặt của người cung cấp dịch vụ (bác sĩ, y tá, giáo viên, người giám sát …)

PETS

Tỷ lệ tiền và hiện vật trợ cấp không đến đúng đích (bằng giá trị) PETS

% người sử dụng dịch vụ (VD: bệnh nhân, hộ gia đình, người xin việc, sinh viện…) cho biết phải “trả thêm chi phí” để nhận được dịch vụ.

PETS, CRC

Các Vấn đề Xã hội chủ yếu trong KH PTKT-XH giai đoạn 2011-2015

Phần này sẽ xem xét cụ thể các mục tiêu, chỉ tiêu và chỉ số theo dõi đối với các vấn đề xã hội khác nhau trong KH PTKT-XH giai đoạn 2011-2015. Sau đó, sẽ phác thảo những điểm bắt đầu để cải thiện hiệu quả xã hội, cả về mặt lập kế hoạch, thực thi, theo dõi và đánh giá đối với những lĩnh vực này; đề xuất các chỉ số và công cụ kiểm toán xã hội.

KH PTKT-XH nêu những mục tiêu chủ yếu về phát triển xã hội như sau:

● Phát triển mạnh khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực vì sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước; tăng cường phát triển kinh tế tri thức.

● Tạo một bước tiến mạnh mẽ trong xây dựng nền tảng văn hóa, tri thức, đạo đức và lối sống, kiểm soát tốc độ tăng dân số; cải thiện đáng kể sức khỏe và thể trạng của người dân; bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.

● Thực hiện tiến bộ xã hội, công bằng và bình đẳng giới, tạo việc làm, khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp; xóa đói và giảm nghèo; phát triển hệ thống an sinh xã hội; ngăn chặn các vấn đề xã hội.

Những vấn đề này được đề cập đến một cách cụ thể hơn - ở các lĩnh vực cụ thể, các mục tiêu và chiến lược chính sách liên quan - trong các Phần I (B) (II) (III) và Phần II (B) (II) (III), và bao gồm những chủ đề sau:

Page 53: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

53

Theo dõi và Đánh giá các Khía cạnh Xã hội của Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế - Xã hội (Kh PTKT-Xh) giai Đoạn 2006-2010 và giai Đoạn 2011-2015 Phần 2

Bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế Xã hội

Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ

● Giáo dục và đào tạo

● Khoa học và công nghệ

Các lĩnh vực Xã hội

● Tạo việc làm

● Xóa đói, giảm nghèo và hệ thống an sinh xã hội

● Công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, và bảo vệ, chăm sóc sức khỏe công dân

● Hoạt động văn hóa, thông tin và các vấn đề thể thao

● Bình đẳng giới và bảo vệ trẻ em

Các chủ đề khác được liệt kê dưới đây không được đề cập đến với tư cách là các lĩnh vực xã hội nhưng được nhóm cùng với các chủ đề trên với tư cách là các mảng xã hội:

● Thực hiện chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng

● Phát triển thanh niên

● Thực hiện bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ và bảo vệ quyền trẻ em 21

● Ngăn chặn các vấn đề xã hội

Do các vấn đề xã hội được đề cập một cách đa dạng như vậy nên các mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể trong từng vấn đề này cũng rất đa dạng, việc phân tích ở đây chỉ chú trọng đến 3 vấn đề chính, đó là: y tế, giáo dục và bảo trợ xã hội và 3 chủ đề cơ bản xuyên suốt - đó là thanh niên/trẻ em, giới và dân tộc thiểu số. Các chủ đề xuyên suốt phù hợp với tất cả các vấn đề này, đó là y tế (sức khỏe bà mẹ và trẻ em), giáo dục (công bằng trong tiếp cận với giáo dục từ quan điểm giới), bảo trợ xã hội (đảm bảo quyền bình đẳng và bảo trợ cho cả nam giới và phụ nữ, bé trai và bé gái), và dân tộc thiểu số (đảm bảo đạt được tất cả sự công bằng nêu trên cho nam giới và phụ nữ người dân tộc thiểu số). Việc phân tích cũng đưa ra những gợi ý về các kết quả/chỉ số mà có thể được giải quyết thông qua một hoặc nhiều công cụ kiểm toán xã hội.

Giáo dục và Đào tạo

Giáo dục và đào tạo được đề cập đến trong một phần riêng, nhưng đồng thời cũng được đề cập đến trong các phần khác thuộc lĩnh vực xã hội, như phát triển thanh niên, các vấn đề về dân tộc thiểu số, và giới. Dựa trên phần lời và các bảng biểu liên quan đến giáo dục, có thể thấy các mục tiêu chính liên quan đến giáo dục bao gồm tăng cường phát triển hệ thống trường mầm non, phổ cập và cải thiện giáo dục trung học cơ sở, tăng số người tham gia học nghề và học đại học, cao đẳng. Các mục tiêu cũng bao gồm việc tạo lập các hệ thống được chuẩn hóa về nội dung, đẩy mạnh giáo dục cho người dân tộc thiểu số, trẻ em gái và các nhóm dễ bị tổn thương khác, cũng như cải thiện chất lượng của giáo dục.

21 Hiện được đề cập trong phần về Giới.

Page 54: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

54

Theo dõi và Đánh giá các Khía cạnh Xã hội của Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế - Xã hội (Kh PTKT-Xh) giai Đoạn 2006-2010 và giai Đoạn 2011-2015Phần 2

Bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế Xã hội

Dựa trên các bảng biểu và phần lời trong KH PTKT-XH, các hoạt động liên quan đến giáo dục và đào tạo nhằm đạt được các mục tiêu này bao gồm:

● Thực hiện giáo dục toàn diện và hiện đại hóa chương trình giảng dạy;

● Đổi mới chế độ học phí và tăng cường các chương trình học bổng;

● Cải thiện chất lượng trường học tại tất cả các cấp, kể cả trường đại học và chương trình dạy nghề, bắt đầu xây dựng nhóm các trường đại học và hoàn thành xây dựng bốn trường đại học đạt tiêu chuẩn quốc tế vào năm 2015;

● Chú trọng đến chính sách đảm bảo chất lượng, bao gồm phát triển và cải thiện chất lượng của đội ngũ giáo viên để đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế; khuyến khích thành lập cơ sở giáo dục tư nhân, tăng cường giáo dục từ xa; tăng tỷ lệ trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia tại tất cả các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.

Các mục tiêu của lĩnh vực giáo dục chủ yếu chú trọng đến việc tăng số người nhận được dịch vụ giáo dục có chất lượng tốt hơn. Những nội dung trên phù hợp với các mục tiêu này - chú trọng đáng kể đến cải thiện và đảm bảo chất lượng - liên quan đến việc cải thiện các mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng, tăng số trường hoạt động có hiệu quả, khuyến khích phân cấp quản lý. Tuy nhiên, có rất ít thông tin chi tiết về đặc điểm của những hoạt động này. Các hoạt động cũng cần phù hợp với chỉ tiêu tăng số người được giáo dục, với việc chú trọng đến xây dựng trường học, tăng cường giáo dục tư nhân và giáo dục từ xa.

Các chỉ số đánh giá kết quả thực hiện KH PTKT-XH giai đoạn 2006-2010 cho thấy có sự cải thiện rõ ràng về tỷ lệ nhập học, nhưng cũng có nhiều chỉ tiêu chỉ được nêu là “có sự cải thiện”. Tương tự như vậy, có những chỉ số cũng mờ nhạt mặc dù mục tiêu chung là cải thiện chất lượng giáo dục, nhưng chỉ số lại chỉ nêu đơn thuần là “Hoàn thành cải thiện chất lượng giáo dục tiểu học...”. Những nội dung này phần nào cũng đề cập đến các các chỉ tiêu và các hoạt động đã nêu ở trên, nhưng vẫn cần phải được cải thiện về mặt theo dõi tiến độ đạt được các mục tiêu và các hoạt động đang triển khai.

Các công cụ kiểm toán xã hội có thể giúp cải thiện đáng kể tình hình thực hiện, theo dõi và đánh giá đối với công tác giáo dục trong KH PTKT-XH. Đối với việc cải thiện cách thức thực thi các chương trình giáo dục, các công cụ kiểm toán xã hội như Thẻ báo cáo công dân, có thể giúp cải thiện tình hình thực hiện, đưa ra các ý tưởng cụ thể về các hoạt động nhằm cải thiện mức độ hài lòng về giáo dục và chất lượng giáo dục. Thẻ cho điểm cộng đồng và Thẻ báo cáo công dân có thể giúp thu hút sự tham gia của gia đình trong hoạt động của nhà trường; cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và các nhà quản lý về những việc nào có thể thực hiện được hoặc không thể thực hiện được; và có thể giúp nhanh chóng nảy sinh những ý tưởng mới để củng cố các trường học tốt hơn. Các công cụ kiểm toán xã hội cũng có thể giúp xác định và giảm bớt các rào cản đối với việc tăng tỷ lệ nhập học. Đặc biệt, Thẻ cho điểm cộng đồng có thể củng cố công tác theo dõi và đánh giá bằng cách xác định các chỉ số mới để đo lường mức độ hài lòng của người sử dụng và gia đình về các dịch vụ giáo dục, đồng thời cũng đưa ra các đề xuất cụ thể về phát triển chương trình giảng dạy. Khảo sát Theo dõi Chi tiêu công cũng có thể được sử dụng để đo lường việc thực hiện nhằm xác định xem liệu các nguồn lực có được sử dụng đúng mục đích dự kiến hay không.

Chẳng hạn, có thể tiến hành một đợt kiểm toán giới về các chương trình và kế hoạch giáo dục và đào tạo cấp quốc gia và cấp địa phương, chương trình đào

Page 55: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

55

Theo dõi và Đánh giá các Khía cạnh Xã hội của Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế - Xã hội (Kh PTKT-Xh) giai Đoạn 2006-2010 và giai Đoạn 2011-2015 Phần 2

Bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế Xã hội

tạo nghề cho phụ nữ và nam giới để đương đầu với những thách thức về tăng trưởng kinh tế, nhằm đảm bảo các chương trình này cung cấp cơ hội thực sự cho phụ nữ để tiếp cận với các lĩnh vực có nhu cầu lao động cao và không mang tính truyền thống, cũng như các cơ hội việc làm có thu nhập tốt hơn. Kiểm toán giới cũng có thể xác định xem cần có các các biện pháp đi kèm hoặc điều chỉnh nào để cung cấp cơ hội cho cả phụ nữ và nam giới, ví dụ: thay đổi thái độ và cách cư xử nhằm giảm bớt gánh nặng trên vai người phụ nữ về các công việc lặt vặt trong gia đình và các nhiệm vụ khác liên quan đến gia đình, nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động, khuyến khích thuê hợp đồng lao động với phụ nữ làm các công việc phi truyền thống và hàng loạt các vấn đề khác. Kiểm toán giới cũng bao gồm việc xem xét xem liệu có các khoản cung cấp tài chính và khuyến khích về tài chính để hỗ trợ phụ nữ tham gia vào các lĩnh vực mà họ thường không chiếm ưu thế không. Kiểm toán giới sẽ đưa ra các vấn đề như tiếp cận với tín dụng và quyền về đất đai cho phụ nữ ở nông thôn, những người có thể có mong muốn thử sức ở các ngành mới đòi hỏi vốn và tiếp cận vốn vay.

Kiểm toán Xã hội Dựa trên Quyền Trẻ em (CRBSA) trong lĩnh vực giáo dục có thể chú trọng đến việc liệu giáo dục có cung cấp một môi trường thân thiện có lợi cho việc học tập cho các bé trai và bé gái không. Chẳng hạn CRBSA có thể đánh giá việc thực hiện xây dựng trường học thân thiện với trẻ em tại cấp tỉnh nhờ sử dụng công cụ phân tích do UNICEF xây dựng.22 Công cụ này sẽ bao gồm trao tiếng nói cho trẻ để trẻ chia sẻ quan điểm của mình về chất lượng giáo dục mà chúng nhận được ở nhà trường. Các kĩ thuật về cách thức thu hút sự tham gia của trẻ em vào các công cụ kiểm toán xã hội được nêu trong Hướng dẫn CRBSA. Công cụ này có thể được bổ sung bởi Thẻ cho điểm cộng đồng để đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn về trường học thân thiện với trẻ tại cấp xã, huyện và tỉnh. Các đánh giá cụ thể của cộng đồng có thể được tiến hành thông qua Thẻ cho điểm cộng đồng, nơi mà cha mẹ, Ban giám hiệu nhà trường và giáo viên sẽ thảo luận về cách thức làm thế nào để trường học trở nên thân thiện với trẻ hơn.

Khảo sát Theo dõi Chi tiêu công (PETS) có thể xem xét xem liệu các nguồn lực và cơ sở vật chất có được sử dụng có hiệu quả và đúng mục đích không. PETS có thể đánh giá xem liệu có xảy ra tình trạng rò rỉ về nguồn vốn tại các cấp cung cấp dịch vụ không, nhất là ở những nơi có tỷ lệ theo học thấp hơn dự kiến.

Các chỉ số có thể bổ sung về giáo dục Công cụ kiểm toán xã hội

• Mức độ phù hợp về giới của chương trình đào tạo (bao gồm cả đào tạo nghề) Kiểm toán giới, CRC

• Số trường học thân thiện với trẻ em CRBSA, CRC

• Mức độ vắng mặt của giáo viên, giám thị nhà trường... PETS

• Tỷ lệ tiền và hiện vật trợ cấp không đến đúng đích (bằng giá trị) PETS

• Tỷ lệ học sinh, phụ huynh... cho biết phải “trả thêm chi phí” PETS

22 UNICEF (2009) Cẩm nang: Trường học Thân thiện với Trẻ. Xem Hướng dẫn CRBA.

Page 56: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

56

Theo dõi và Đánh giá các Khía cạnh Xã hội của Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế - Xã hội (Kh PTKT-Xh) giai Đoạn 2006-2010 và giai Đoạn 2011-2015Phần 2

Bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế Xã hội

Y tế

Vấn đề y tế được nêu ở nhiều mục, bao gồm trao quyền cho phụ nữ, môi trường, củng cố chính quyền địa phương, các vấn đề dân tộc thiểu số, thể thao và giáo dục thể chất. Các mục tiêu tổng thể, hoạt động và chỉ số được lấy từ phần lời và phần Phụ lục của KH PTKT-XH, nhưng các mục tiêu tổng thể và chỉ số liên quan đến y tế lại phân tán rải rác ở nhiều mục tiêu chính, gây khó khăn cho việc xác định các chỉ tiêu và mục tiêu cụ thể.

Các mục tiêu tổng thể của lĩnh vực y tế trong KH PTKT-XH gồm:

● Giảm tỷ lệ mắc bệnh (đặc biệt là ở bà mẹ và trẻ em), tăng tuổi thọ và thể chất, kiềm chế tốc độ tăng dân số ở mức từ 1,14% trở xuống.

● Đảm bảo rằng tất cả mọi người đều có thể tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản.

● Kiểm soát tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS.

● Phòng ngừa tai nạn.

● Tăng số trạm y tế xã có bác sĩ từ 65% trong năm 2005 lên 80% trong năm 2010 và tăng lên 50-60% ở các xã miền núi. Duy trì tỷ lệ 100% trạm y tế xã được trang bị đầy đủ phương tiện.

Tuy chú trọng nhiều đến việc tăng cường khả năng tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế và duy trì sức khỏe của người dân, nhưng những mục tiêu tổng thể này lại chú trọng rất ít đến việc liệu có đảm bảo cung cấp đủ dịch vụ không, người bệnh có hài lòng về chất lượng chăm sóc y tế không, các dịch vụ có được cung cấp một cách thỏa đáng không, hoặc các dịch vụ có được cung cấp dựa trên vấn đề giới và quyền trẻ em không.

Các hoạt động được đề ra để cố gắng thực hiện các mục tiêu tổng thể này bao gồm:

● Nâng cao năng lực theo dõi, phát hiện và kiểm soát dịch bệnh và bệnh tật.

● Nhà nước trợ cấp cho các đối tượng chính sách, người nghèo, người dân tộc thiểu số và trẻ em dưới 6 tuổi (thay vì trợ cấp không phân biệt đặc điểm nhân khẩu)

● Phát triển mạnh ngành dược.

● Đổi mới và cải thiện các chính sách tài chính cho y tế để tăng nguồn tài chính công.

● Thường xuyên tiến hành theo dõi và đánh giá các chương trình y tế và các chỉ tiêu chính của lĩnh vực y tế nhằm kịp thời điều chỉnh các chính sách.

● Phát triển đội ngũ cán bộ y tế dựa trên nhu cầu nâng cao kĩ năng, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.

Các hoạt động chủ yếu chú trọng đến việc đảm bảo tăng cường tiếp cận và tiếp nhận dịch vụ chăm sóc y tế, nhưng có rất ít hoạt động về nghiên cứu hoặc giảm thiểu những trở ngại ngăn cản việc tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế ngoài những nỗ lực cải thiện “nguồn tài chính công” và thay đổi phương pháp thu viện

Page 57: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

57

Theo dõi và Đánh giá các Khía cạnh Xã hội của Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế - Xã hội (Kh PTKT-Xh) giai Đoạn 2006-2010 và giai Đoạn 2011-2015 Phần 2

Bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế Xã hội

phí. Chỉ có một vài hoạt động về cải thiện chất lượng chăm sóc y tế, hoặc đo lường chất lượng hoặc mức độ hài lòng.

Các chỉ số đo lường tiến độ đạt được so với các mục tiêu tổng thể bao gồm:

● Giảm tỷ lệ sinh 0,2% mỗi năm.

● Đạt tỷ lệ mức sinh thay thế.

● Tăng sức khỏe và tuổi thọ.

● 90% trẻ dưới 1 tuổi được tiêm phòng 7 loại vaccine.

● Giảm tỷ suất chết ở trẻ dưới 1 tuổi dưới 16%.

● Bình quân có 8 bác sĩ trên 1 vạn dân.

● 70% trạm y tế xã có bác sĩ.

Các chỉ số không đề cập đến các vấn đề như các cơ sở chăm sóc y tế có thân thiện với gia đình không (bao gồm cho cả phụ nữ và trẻ em, những người sử dụng chính của dịch vụ chăm sóc y tế) và các vấn đề về dân tộc thiểu số; hoặc có cung cấp các dịch vụ có chất lượng hay không; hoặc việc sử dụng các nguồn lực có đúng mục đích không (VD: các vấn đề y tế cụ thể, các nhóm đối tượng hoặc địa phương cụ thể).

Các công cụ kiểm toán xã hội có thể hỗ trợ các hoạt động và hỗ trợ giám sát trong lĩnh vực y tế thông qua một số kĩ thuật khác nhau. Những hoạt động này có thể bao gồm cải thiện chất lượng dịch vụ, xác định các vấn đề y tế và các trở ngại ngăn cản tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế. Thẻ báo cáo công dân và đặc biệt là các đối tác cộng đồng có thể cung cấp thông tin định lượng và định tính phản ánh các vấn đề cơ bản về y tế và xác định các vấn đề chính đối với các nhóm mục tiêu quan trọng như phụ nữ, thanh niên và người dân tộc thiểu số. Đồng thời, đối với trường hợp Thẻ cho điểm cộng đồng sẽ có thể đưa đến những chiến lược ở cấp cơ sở về cải thiện tình hình thực hiện trong nhiệm kì trước mắt. Thẻ cho điểm Cộng đồng, với trọng tâm mang tính định tính, một loại hình “Kiểm toán Y tế”, cũng có thể làm sáng tỏ thêm công tác theo dõi và đánh giá lĩnh vực y tế và cải thiện cách thức đo lường sự tiến bộ. Khảo sát Theo dõi Chi tiêu công có thể đánh giá xem các cơ sở chăm sóc y tế có nhận được đủ ngân sách, trang thiết bị, thuốc men... không; đánh giá mức độ vắng mặt của cán bộ y tế và xác định xem liệu đối tượng được sử dụng dịch vụ miễn phí có nhận được dịch vụ một cách miễn phí không. Khảo sát Theo dõi Chi tiêu công cũng khẳng định xem liệu ngân sách phân bổ cho các dịch vụ y tế cụ thể (VD: dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản) có được chuyển cho các hoạt động chăm sóc y tế khác không.

Kiểm toán giới và CRBSA cũng giúp đánh giá xem liệu các chương trình và dịch vụ y tế có thúc đẩy, tôn trọng và cố gắng thực hiện tất cả các quyền được chăm sóc sức khỏe của nhân dân hay không. Chăm sóc y tế phù hợp về giới bao gồm việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản có chất lượng, dinh dưỡng bà mẹ và chăm sóc tiền thai sản; nhận ra các mối nguy cơ và rủi ro của phụ nữ và nam giới về lây nhiễm HIV/AIDS, bao gồm cả cả nam nữ thanh niên; cung cấp phương thức tiếp cận giáo dục phòng chống HIV/AIDS phù hợp với mỗi nhóm xã hội... Thẻ cho điểm cộng đồng cũng bổ sung cho kiểm toán giới bằng cách đánh giá mức độ hài lòng về các dịch vụ này trong các nhóm xã hội khác nhau, trong đó có nhóm dân tộc thiểu số. Thẻ cho điểm cộng đồng có thể xem xét những vấn đề như vậy tại cấp cơ sở và dẫn đến một kế hoạch hành động.

Page 58: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

58

Theo dõi và Đánh giá các Khía cạnh Xã hội của Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế - Xã hội (Kh PTKT-Xh) giai Đoạn 2006-2010 và giai Đoạn 2011-2015Phần 2

Bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế Xã hội

Như đã nêu rõ trong Phần 1, Thẻ cho điểm cộng đồng và Thẻ báo cáo công dân về chất lượng của các dịch vụ chăm sóc y tế tại các trạm y tế đã được triển khai thành công ở một vài địa phương, so sánh việc đạt chuẩn quốc gia tại các trạm y tế với mức độ hài lòng về các cơ sở và dịch vụ y tế cho trẻ dưới 6 tuổi. Thẻ báo cáo công dân so sánh mức độ hài lòng giữa những người sử dụng là người dân sở tại và người dân nhập cư, cũng như giữa người nghèo và người khá giả. Những công cụ này có thể dễ dàng nhân rộng ra thực hiện ở những nơi có tình trạng bất bình đẳng về kinh tế - xã hội giữa các nhóm xã hội hoặc theo địa bàn cư trú để xem tình trạng bất bình đẳng có giảm theo thời gian không.

Các chỉ số có thể bổ sung đối với lĩnh vực y tế: “Cải thiện công tác bảo vệ sức khỏe và chăm sóc y tế”

Công cụ Kiểm toán Xã hội

• Mức độ tiếp cận với các cơ sở chăm sóc y tế của người dân tộc thiểu số và ở khu vực vùng sâu, vùng xa

PETS (đánh giá xem liệu khoản ngân sách phân bổ cho người dân tộc thiểu số có thực sự đến được với cộng đồng/đối tượng hưởng lợi mục tiêu không)

• Mức độ cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản

CRC, CSC, kiểm toán giới

• Mức độ cải thiện chất lượng giáo dục sức khỏe về HIV/AIDS

CRC, CSC, kiểm toán giới và/hoặc CRBSA

• Mức độ hài lòng của người sử dụng về các dịch vụ chăm sóc y tế và các cơ sở chăm sóc y tế (nam giới, phụ nữ, bé trai, bé gái)

CRC

• Mức độ thích đáng của ngân sách được phân bổ cho mục tiêu giải quyết các vấn đề y tế liên quan đến giới/trẻ em/người dân tộc thiểu số (VD: khả năng tài chính về chăm sóc y tế)

Kiểm toán giới, CRBSA

• Mức độ sử dụng ngân sách để giải quyết các vấn đề y tế liên quan đến giới/trẻ em/người dân tộc thiểu số

PETS

Bảo trợ Xã hội

Các vấn đề bảo trợ xã hội trong Khung theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện KH PTKT-XH giai đoạn 2006-2010 được đề cập trong phần Thực hiện bình đẳng giới, cải thiện vị thế của phụ nữ và bảo vệ quyền lợi của trẻ em.

Các chỉ tiêu trong Khung theo dõi và đánh giá gồm:

● Thực hiện bình đẳng giới và cải thiện vị thế của phụ nữ

● Tạo môi trường an toàn, thân thiện cho trẻ em để xây dựng nguồn nhân lực tương lai của đất nước

Các hoạt động được đưa ra để đạt được các mục tiêu này là:

Page 59: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

59

Theo dõi và Đánh giá các Khía cạnh Xã hội của Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế - Xã hội (Kh PTKT-Xh) giai Đoạn 2006-2010 và giai Đoạn 2011-2015 Phần 2

Bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế Xã hội

● Thực hiện Chiến lược Quốc gia về Phụ nữ

● Nâng cao nhận thức về giới của các ngành, các cấp

● Hoàn thiện các chính sách, các quy định đối với nữ giới

● Triển khai Chương trình Hành động Quốc gia vì Trẻ em

● Thực hiện các biện pháp khuyến khích nhằm phòng chống các tệ nạn xã hội

● Đầu tư để hình thành hệ thống giáo dục, chữa bệnh cho người nghiện ma túy, mại dâm.

Các chỉ số bao gồm:

(Cấp đầu ra)

Phụ nữ:

● Tỷ lệ nữ tham gia các cơ quan bầu cử các cấp năm 2010 tăng

● Tỷ lệ phụ nữ bị bạo hành trong gia đình

● Tỷ lệ phụ nữ trong số người được đào tạo nghề và vay tín dụng

Trẻ em:

● Số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em đến năm 2010: 70%;

● Số trường học được cung cấp nước an toàn và có đủ nhà vệ sinh đến năm 2010: 85%;

● Số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được bảo vệ, chăm sóc năm 2010: 90%;

● Tỷ lệ các phường xã có tổ chức định kỳ các hoạt động tuyên truyền giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội;

● Số người nghiện ma túy, mại dâm có hồ sơ quản lý cai nghiện, chữa trị

(Kết quả/Tác động)

Phụ nữ:

● Chỉ số tổng hợp GEM

● Chỉ số tổng hợp GDI

● Tỷ lệ lao động nữ trong tổng số việc làm mới trong giai đoạn 2006-2010: 50%

Page 60: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

60

Theo dõi và Đánh giá các Khía cạnh Xã hội của Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế - Xã hội (Kh PTKT-Xh) giai Đoạn 2006-2010 và giai Đoạn 2011-2015Phần 2

Bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế Xã hội

Trẻ em:

● Tỷ lệ trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em trong các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, trẻ em lang thang cơ nhỡ, trẻ em khuyết tật được tiếp xúc với các dịch vụ cơ bản: học tập, chăm sóc sức khỏe, hoạt động xã hội: tăng

● Tỷ lệ trẻ em bị lạm dụng, xâm hại tình dục, lao động nặng nhọc: giảm

● Tỷ lệ lao động trẻ em dưới 16 tuổi: giảm

● Tỷ lệ trẻ em lang thang, cơ nhỡ, khuyết tật được nhận các trợ giúp xã hội

Phụ nữ và trẻ em:

● Số vụ buôn bán phụ nữ và trẻ em

● Số vụ buôn bán và sử dụng ma túy được xử lý

● Giảm tỷ lệ tái nghiện, tái phạm.

Mặc dù các vấn đề về bảo trợ xã hội xuất phát từ “bất bình đẳng giới”, nhưng những vấn đề như bạo hành phụ nữ, tỷ lệ phụ nữ được bầu trong các cơ quan bầu cử các cấp là một vấn đề về quản lý Nhà nước. Xét từ quan điểm giới, sẽ hữu ích hơn nếu đặt vấn đề đó dưới mục tiêu “Tăng cường quản lý Nhà nước...”. Tương tự như vậy, “tỷ lệ phụ nữ trong số người được đào tạo nghề và vay tín dụng” và “tỷ lệ lao động nữ trong tổng số việc làm mới…” phải được đặt dưới mục tiêu “Cải thiện chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa” hoặc “Cải thiện chất lượng và năng suất lao động”, hoặc thậm chí là “Giảm nghèo”.

Ngoài ra, có nhiều vấn đề giới bị bỏ sót trong mục tiêu tổng thể “Đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao và bền vững...” mà có thể sẽ đem lại lợi ích từ góc độ kiểm toán giới. Điều này đặc biệt quan trọng với phụ nữ, những người có xu hướng đảm nhận những công việc đòi hỏi nhiều lao động và kĩ năng thấp ở thị trường lao động không chính thức và ở các ngành nghề dễ bị tổn thương khi thực hiện tự do hóa thương mại như ngành dệt may.

Từ quan điểm giới (và quyền lợi), các câu hỏi được đặt ra về vấn đề tăng trưởng kinh tế bao gồm:

● Những chiến lược nào được xây dựng cho phụ nữ, những người chiếm một tỷ trọng lớn trong số những người lao động trong lĩnh vực kinh tế không chính thức, trong các doanh nghiệp nhỏ, lao động tại gia đình, lao động không được trả lương trong gia đình và lao động nhập cư?

● Đâu sẽ là những thách thức cụ thể đối với phụ nữ so với nam giới trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gia tăng trên thị trường lao động, đặc biệt là khi Việt Nam thực hiện các cam kết WTO về giảm thuế nhập khẩu và mở cửa thị trường đối với các loại dịch vụ và sản xuất hàng tiêu dùng?

● Các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ có gặp phải những thách thức riêng không (VD: tiếp cận với nguồn vốn, tín dụng, thông

Page 61: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

61

Theo dõi và Đánh giá các Khía cạnh Xã hội của Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế - Xã hội (Kh PTKT-Xh) giai Đoạn 2006-2010 và giai Đoạn 2011-2015 Phần 2

Bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế Xã hội

tin thị trường, thông tin pháp luật...) và những chiến lược nào được xây dựng để giải quyết những thách thức này, đặc biệt là tại khu vực nông thôn?

● Có các biện pháp tăng cường đào tạo và dịch vụ khuyến nông về nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản cho phụ nữ (kể cả phụ nữ làm chủ hộ), thanh niên nam và nữ đang tìm kiếm việc làm nông thôn không?

● Các biện pháp tái cấu trúc ngân hàng thương mại và thể chế tài chính có chú trọng đến các dịch vụ tài chính vi mô cho các cá nhân và các nhóm nghèo không?23

Từ quan điểm quyền trẻ em,24 các câu hỏi liên quan đến tăng trưởng kinh tế (bao gồm cả một số vấn đề về bảo vệ trẻ em) mà Kiểm toán Dựa trên Quyền Trẻ em có thể xem xét bao gồm:

● Kế hoạch phát triển công nghiệp đã bao gồm các biện pháp bảo hộ lao động trẻ em đồng thời tăng cường đào tạo nghề phù hợp cho thanh niên đang tìm việc làm không?

● Các kế hoạch và chương trình nhằm phát triển các lĩnh vực dịch vụ có bao gồm các biện pháp bảo hộ lao động trẻ em và bóc lột trẻ em (VD: trong ngành du lịch) đồng thời cung cấp các chương trình đào tạo nghề và phát triển kĩ năng cho thanh niên đang tìm kiếm việc làm trong các lĩnh vực này không?

● Có thông tin và có theo dõi thông tin về vai trò của trẻ em trong hệ thống sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và thủy sản không?

Quay trở lại vấn đề bảo trợ xã hội (cho phụ nữ) hoặc bình đẳng giới, có một vài chỉ tiêu, hoạt động, đầu ra, kết quả và chỉ số không phù hợp và những vấn đề khác thì bị lãng quên như tiếp cận với an sinh xã hội và trợ cấp của chính phủ, cho dù chúng được đưa vào Chiến lược Quốc gia về Phụ nữ. Một phương thức tiếp cận tốt hơn đó là giải quyết từng vấn đề có liên quan được hàm chứa trong lĩnh vực kinh tế và xã hội thay vì chỉ đưa chúng vào Chiến lược Quốc gia về Phụ nữ.

Các vấn đề về nghiện hút, mại dâm và buôn bán người có ảnh hưởng khác nhau đến nam giới, phụ nữ, thanh niên và trẻ em với những tác động về mặt kinh tế và xã hội nhưng lại không giống nhau đối với từng nhóm dân số, trong đó có một số nhóm bị kỳ thị. Cũng có những tác động khác nhau về mặt y tế và giáo dục đối với từng nhóm này. Những biện pháp như “thực hiện các biện pháp khuyến khích phòng chống các tệ nạn xã hội” và “đầu tư để hình thành hệ thống giáo dục, chữa bệnh cho người nghiện ma túy, mại dâm” có thể mang lại lợi ích xét từ góc độ Kiểm toán Giới và Kiểm toán Dựa trên Quyền Trẻ em để đánh giá xem các biện pháp đó có giải quyết được các nguyên nhân mang tính đa chiều và hậu quả của những vấn đề này đối với nam giới, phụ nữ, thanh niên và trẻ em không.

Những nhận xét tương tự như trên về “Thực hiện Chiến lược Quốc gia về Phụ nữ” cũng đúng với các vấn đề bảo trợ xã hội cho trẻ em được gộp vào trong hoạt động “Thực hiện Chiến lược Quốc gia về Trẻ em”. Sẽ hữu ích hơn nếu phác họa ra những vấn đề bảo trợ chính được bao hàm trong Chiến lược Quốc gia về Trẻ

23 Nguồn: Hướng dẫn Kiểm toán Giới và Hướng dẫn Kiểm toán Dựa trên Quyền Trẻ em24 Nguồn: Hướng dẫn Kiểm toán Dựa trên Quyền Trẻ em

Page 62: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

62

Theo dõi và Đánh giá các Khía cạnh Xã hội của Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế - Xã hội (Kh PTKT-Xh) giai Đoạn 2006-2010 và giai Đoạn 2011-2015Phần 2

Bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế Xã hội

em và các hoạt động tương ứng, đồng thời giải quyết các vấn đề khác trong lĩnh vực mà hàm chứa các vấn đề đó nhằm tránh bỏ sót những vấn đề quan trọng. Điều này rất quan trọng vì mỗi một lĩnh vực đều có các chiến lược để xem xét các quyền lợi và thực tế về trẻ em. Đương nhiên, cách tiếp cận tương tự cũng sẽ được áp dụng đối với các vấn đề giới hoặc dân tộc thiểu số.

Ngoài kiểm toán xã hội và kiểm toán dựa trên quyền trẻ em, các công cụ kiểm toán và công cụ phân tích khác như bộ công cụ về cách thiết kế và thực thi các chương trình bảo trợ xã hội mang tính nhạy cảm giới25 cũng giúp cải thiện việc thiết kế, thực hiện và theo dõi công tác bảo trợ xã hội. Thẻ báo cáo công dân và Thẻ cho điểm cộng đồng có thể được sử dụng để trao tiếng nói cho công dân, kể cả trẻ em, về loại chương trình/hoạt động/dịch vụ cần thiết nhất hoặc hiệu quả nhất. Mặc dù Thẻ báo cáo công dân và Thẻ cho điểm cộng đồng có thể được sử dụng ở cấp độ kết quả và tại thời điểm kết thúc chu kì của chương trình nhằm mang lại những cải thiện cho giai đoạn tiếp theo, nhưng chúng cũng giúp đánh giá cả những vấn đề trong quá trình thực hiện và cho phép có biện pháp khắc phục/điều chỉnh tức thì, chứ không đợi đến khi kết thúc. 2627

Các chỉ số có thể bổ sung đối với lĩnh vực Bảo trợ Xã hội trong Kh PtKt-Xh

Công cụ Kiểm toán Xã hội

• Mức độ phù hợp (và toàn diện) về giới/trẻ em của chiến lược bảo trợ xã hội

Kiểm toán Giới, Kiểm toán Xã hội Dựa trên Quyền Trẻ em26

• Mức độ đáp ứng nhu cầu của phụ nữ và trẻ em của các chương trình/dịch vụ giải quyết vấn đề bạo lực dựa vào giới

CRC, CSC (phù hợp với đồng bào dân tộc thiếu số, VD: để đánh giá mức độ phù hợp về văn hóa)

• Mức độ hài lòng về các xã/phường thân thiện với trẻ em 27

CRC, CSC (cũng phù hợp với trẻ em dân tộc thiểu số, VD: để đánh giá tính phù hợp về văn hóa)

• Mức độ đáp ứng nhu cầu của các đối tượng của các chương trình và dịch vụ phòng ngừa nghiện hút, buôn bán người và mại dâm

CRC, CSC (cũng có thể được thực hiện dựa trên cơ sở giới tính, độ tuổi, thành phần dân tộc, VD: các nhóm nam giới, nhóm phụ nữ, nhóm nam, nữ thanh niên, trẻ em).

• Tỷ lệ nguồn lực dành cho các dịch vụ thân thiện với trẻ em đến được với cộng đồng/đối tượng hưởng lợi

PETS

Các Vấn đề Dân tộc Thiểu số

Cải thiện “đời sống của người dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách về đời sống vật chất và tinh thần giữa các nhóm dân tộc” là một trong số những mục tiêu phát triển xã hội chính của KH PTKT-XH, với một phạm vi rộng nhất bao gồm cả các

25 R. Holmes và N. Jones, Làm thế nào để thiết kế và thực hiện các chương trình bảo trợ xã hội mang tính nhạy cảm giới, ODI.

Xem Phụ lục A để tham khảo đầy đủ và xem đường link đến trang web. 26 Xem Hướng dẫn Kiểm toán Dựa trên Quyền Trẻ em về cách đánh giá về bảo trợ xã hội từ giác

độ quyền trẻ em.27 Hướng dẫn Kiểm toán Dựa trên Quyền Trẻ em cung cấp thông tin về cách làm thế nào để đánh

giá các môi trường thân thiện với trẻ.

Page 63: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

63

Theo dõi và Đánh giá các Khía cạnh Xã hội của Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế - Xã hội (Kh PTKT-Xh) giai Đoạn 2006-2010 và giai Đoạn 2011-2015 Phần 2

Bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế Xã hội

lĩnh vực khác cũng được bao hàm trong mục tiêu này. Đó là giáo dục, phát triển văn hóa, nông nghiệp, bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, y tế, giới và thanh niên. Tuy nhiên, các mục tiêu cụ thể liên quan tới các vấn đề dân tộc lại khá hạn chế (từ phần lời và phần phụ lục):

● Hoàn thiện phần lớn cơ sở hạ tầng thiết yếu tại khu vực đồng bào dân tộc thiểu số (tiếp tục thực hiện Chương trình 135 nhằm đảm bảo rằng tất cả các xã đều có công trình công cộng thiết yếu)

● Tạo điều kiện cho người dân tộc thiểu số tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản.

● Tạo điều kiện cho người dân tộc thiểu số tiếp cận với nguồn lực, hỗ trợ họ phát triển sản xuất và tăng thu nhập.

● Phát triển thông tin và văn hóa nhằm nâng cao đời sống tinh thần; bảo tồn văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.

Tương tự như vậy, các chính sách và hành động gắn liền với các mục tiêu này cũng rất hạn chế:

● Ưu tiên hỗ trợ vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục…

● Thực hiện có hiệu quả chương trình ổn định sản xuất; giao đất và rừng để ổn định dân cư, phát triển trang trại với quy mô tương xứng và phù hợp với năng lực quản lý

● Hỗ trợ công tác đào tạo khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, đào tạo nghề

● Đào tạo và sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số

● Bảo tồn và phát triển văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số

Cải thiện “đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số” chỉ được đo lường thông qua một vài chỉ số:

● Giảm tỷ lệ hộ nghèo

● 100% xã nghèo được trang bị cơ sở hạ tầng thiết yếu

● Văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số được bảo tồn và phát triển

● Tăng tỷ lệ người dân tộc thiểu số nắm giữ các vị trí cán bộ và lãnh đạo

Những chỉ số này cung cấp rất ít chỉ tiêu cụ thể và không đưa ra các biện pháp đo lường việc đạt được các mục tiêu đã đề ra. Chẳng hạn, các mục tiêu và hoạt động nhằm mục đích bảo tồn văn hóa có một khía cạnh mang tính định lượng cao mà chiến lược theo dõi và đánh giá không đề cập một cách thỏa đáng.

Vì các mục tiêu về giảm nghèo, tăng cơ hội và bảo tồn văn hóa xuyên suốt ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nên việc kết hợp một vài kĩ thuật kiểm toán xã hội có

Page 64: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

64

Theo dõi và Đánh giá các Khía cạnh Xã hội của Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế - Xã hội (Kh PTKT-Xh) giai Đoạn 2006-2010 và giai Đoạn 2011-2015Phần 2

Bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế Xã hội

thể góp phần cải thiện công tác theo dõi, xem những vấn đề này được lồng ghép như thế nào trong quá trình lập kế hoạch, thực thi cũng như theo dõi và đánh giá dự án. Các đợt kiểm toán, tương tự như kiểm toán giới, nhưng chú trọng đặc biệt tới các chính sách và chương trình cải thiện đời sống của người dân tộc thiểu số có thể tạo điều kiện để chỉ ra những ưu tiên này thông qua một số chương trình hoặc nhiệm vụ khác.Tiến hành một đợt kiểm toán về chương trình tăng cường giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số chẳng hạn, sẽ tạo điều kiện cho việc theo dõi cách thức mà mục tiêu này được lồng ghép vào quá trình thiết kế, thực thi và cuối cùng là theo dõi dự án.

Thẻ báo cáo công dân cũng điều tra trong phạm vi một cộng đồng nhỏ để xác định cách thức mà các dịch vụ công hoặc cơ sở hạ tầng thiết yếu được cung cấp trong các lĩnh vực. Thẻ cho điểm cộng đồng ở một cộng đồng dân tộc thiểu số sẽ cho phép cộng đồng xem xét một dịch vụ cụ thể. Những công cụ này tạo điều kiện để xem xét vấn đề dân tộc thiểu số với tư cách là một vấn đề thường được lồng ghép trong các vấn đề khác, hoặc với tư cách là một khung của cộng đồng để đánh giá một mẫu các dịch vụ công.

Giới và Thanh niên

Giới và thanh niên là hai vấn đề được đề cập đến trong những mục riêng trong phần lĩnh vực xã hội của KH PTKT-XH, nhưng cũng là những vấn đề xuyên suốt hầu như tất cả các khía cạnh. Các kĩ thuật kiểm toán xã hội sẽ cho phép xem xét các vấn đề này với tư cách là những chủ đề riêng biệt hoặc với tư cách là các khía cạnh của các chủ đề khác. Chẳng hạn, kiểm toán giới và thanh niên có thể được tiến hành đối với các chương trình hoặc các nhiệm vụ liên quan đến KH PTKT-XH, nhằm xác định mức độ xuất hiện các chủ đề này từ mục tiêu chương trình đến thực thi và theo dõi và đánh giá. Các công cụ khác, như Thẻ cho điểm cộng đồng và Thẻ báo cáo công dân, có thể bao gồm các câu hỏi và các nhóm trọng tâm liên quan đến khía cạnh giới và thanh niên đối với các vấn đề nhằm đảm bảo việc đo lường đầy đủ.

Như đã nêu ở trên, vấn đề giới sẽ được xử lý một cách hiệu quả nhất thông qua các lĩnh vực thay vì với tư cách là một mục riêng. Như trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế và bảo trợ xã hội, kiểm toán giới được tiến hành ở bất cứ một lĩnh vực cụ thể nào đều có thể xem xét xem giới đã được lồng ghép vào phương thức tiếp cận tổng thể, chiến lược, chương trình và hệ thống theo dõi & đánh giá chưa, có được cung cấp đủ ngân sách không, có đủ năng lực không… Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng để tiến hành phân tích giới đúng cách, có thể với tư cách là một phần của kiểm toán giới hoặc không, đó là phải có số liệu được bóc tách theo giới.

Các chỉ số có thể bổ sung về giới Công cụ Kiểm toán Xã hội

• Mức độ bóc tách số liệu (KH PTKT-XH) theo giới Tất cả các công cụ thu thập số liệu kể cả các công cụ kiểm toán xã hội phải cung cấp số liệu được phân tổ theo giới

• Mức độ lồng ghép giới Kiểm toán Giới

Các chỉ số có thể bổ sung về thanh niên Công cụ Kiểm toán Xã hội

• Mức độ lồng ghép thanh niên Kết hợp Kiểm toán Giới và CRBSA

Page 65: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

65

Theo dõi và Đánh giá các Khía cạnh Xã hội của Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế - Xã hội (Kh PTKT-Xh) giai Đoạn 2006-2010 và giai Đoạn 2011-2015 Phần 2

Bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch PháT Triển Kinh Tế Xã hội

Phần 3

thể Chế hóA CáCh tiếP Cận Kiểm toán Xã hội Cho Công táC thEo Dõi và Đánh giá trong Bối Cảnh việt nAm

Page 66: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

66

Thể chế hóa cách Tiếp cận Kiểm Toán Xã hội cho công Tác Theo dõi và Đánh giá Trong bối cảnh việT namPhần 3

bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch pháT Triển Kinh Tế Xã hội

thể chế hóa Cách tiếp cận Kiểm toán Xã hội cho công tác theo dõi và Đánh giá

trong bối cảnh việt nam

Phần này tìm hiểu cách thức thể chế hóa Phương thức Tiếp cận Kiểm toán Xã hội và những công cụ được trình bày trong bộ công cụ này ở Việt Nam; đề cập đến một số gợi ý và vấn đề quan trọng cần lưu ý gắn liền với việc kết hợp Phương thức Tiếp cận Kiểm toán Xã hội vào Khung Theo dõi và Đánh giá (TD&ĐG) của KH PTKT-XH, trong đó một số hàm ý và vấn đề mang tính ngắn hạn trước mắt hơn so với những vấn đề khác.

Việc thể chế hóa Phương thức Tiếp cận Kiểm toán Xã hội không những đòi hỏi phải tăng cường khung KH PTKT-XH mà còn phải hỗ trợ cho hệ thống và quy trình TD&ĐG. Có thể áp dụng một số nguyên tắc/nhân tố ảnh hưởng đến cách thức mà một thông lệ/cách làm sẽ được sử dụng hoặc là không được sử dụng. Vì Chính phủ Việt Nam đã có Khung TD&ĐG cũng như quy trình để theo dõi tiến độ thực hiện KH PTKT-XH nên mục tiêu ở đây không phải là thay thế những gì đang tồn tại mà là bổ sung vào Khung này, nhằm tăng cường việc thực hiện quyền công dân, bao gồm quyền của các nhóm yếu thế như phụ nữ, trẻ em, người già, người dân tộc thiểu số, người nghèo, người tàn tật, v.v.

Quy trình được đề xuất nhằm thể chế hóa Các tiếp cận Kiểm toán Xã hội được dựa trên một số nhân tố đảm bảo thành công đã được công nhận, hay nói cách khác là dựa trên những điều kiện và những thông lệ tốt nhất đã được các tài liệu về TD&ĐG chứng minh là quan trọng, với mục tiêu đảm bảo rằng TD&ĐG được thể chế hóa trong hệ thống của chính phủ và đảm bảo trách nhiệm giải trình trước công dân.28 Thông qua việc sử dụng các nhân tố đảm bảo thành công có liên hệ qua lại với nhau và có tác động tăng cường lẫn nhau, các tác giả đã rà soát lại tình hình hiện tại ở Việt Nam và đề xuất các bước tiếp theo trong tương lai như những giải pháp lựa chọn để hướng tới thể chế hóa Phương thức Tiếp cận Kiểm toán Xã hội vào khung TD&ĐG KH PTKT-XH.

‘Thành công’ được nhìn nhận ở đây là có bốn khía cạnh:

1. Có được dữ liệu/thông tin đáng tin cậy về TD&ĐG dựa trên kết quả và các kết quả phát hiện từ hoạt động đánh giá;

2. Các kết quả phát hiện về TD&ĐG được sử dụng ở mức độ cao, bao gồm cơ chế nội bộ và yêu cầu từ phía người dân;

3. Đảm bảo tính bền vững theo thời gian, bao gồm yêu cầu phải có ý chí chính trị, có những người đóng vai trò tiên phong về chính trị, năng lực chuyên môn, nguồn lực ngân sách, sự lãnh đạo và môi trường thuận lợi (ví dụ: luật, nghị định, hướng dẫn) cho phép sự tham gia của cộng đồng; và

4. Đảm bảo sự tự chủ của các bên liên quan: giám sát (Quốc hội và Hội đồng Nhân dân), thực hiện và báo cáo (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ ngành có liên quan đến các đơn vị cung cấp dịch vụ ở cấp phường xã). Sự tham gia và tương tác giữa chính phủ, người dân và các tổ chức xã hội dân sự.

28 Bao gồm: Jody Zall Kusek, Ray C. Rist, Ten Steps to a Results-Based Monitoring and Evaluation System (Mười bước để Xây dựng một Hệ thống Theo dõi và Đánh giá Dựa vào Kết quả), Ngân hàng Thế giới, 2006: http://www.oecd.org/dataoecd/23/27/35281194.pdf; Mackay, Keith Institutionalization of Monitoring and Evaluation Systems to Improve Public Sector Management (Thể chế hóa các Hệ thống Theo dõi và Đánh giá nhằm Cải thiện Tình hình Quản lý Khu vực công), Ngân hàng Thế giới, 2006; UNICEF, Bridging the gap: The role of monitoring and evaluation in evidence-based policy making (Thu hẹp khoảng cách: Vai trò của Theo dõi và Đánh giá trong công tác hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng chttp://www.unicef.org/ceecis/evidence_based_policy_making.pdf; MPI, Sri Lanka, Monitoring and Evaluation System in Sri Lanka: Experiences, Challenges and the Way Forward (Hệ thống Theo dõi và Đánh giá ở Sri Lanka: Bài học kinh nghiệm, Những Thách thức và Định hướng tiếp theo: http://siteresources.worldbank.org/INTLACREGTOPPOVANA/Resources/Paper_Velayuthan_Sivagnanasothy.pdf.

Page 67: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

67

Thể chế hóa cách Tiếp cận Kiểm Toán Xã hội cho công Tác Theo dõi và Đánh giá Trong bối cảnh việT nam Phần 3

bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch pháT Triển Kinh Tế Xã hội

nhân tố đảm bảo thành công # 1: tD&Đg dựa trên kết quả đáng tin cậy

Khung TD&ĐG và các phương pháp thu thập dữ liệu phải thu thập đúng dữ liệu nhằm mang lại thông tin dựa trên bằng chứng đáng tin cậy mà những người ra quyết định có thể dựa vào đó để đưa ra những thay đổi trong công tác xây dựng chương trình và chính sách, hay để điều chỉnh các khoản phân bổ ngân sách nếu cần thiết.

Việc tạo ra tri thức và quản lý tri thức là những cấu phần quan trọng trong việc sử dụng các kết quả phát hiện về hiệu quả hoạt động. Quản lý tri thức đòi hỏi phải nắm bắt được các kết quả phát hiện, thể chế hóa việc rút kinh nghiệm và tổ chức kho thông tin mà hệ thống TD&ĐG liên tục tạo ra. Tri thức mới có thể được tạo ra thông qua sử dụng các kết quả phát hiện một cách liên tục. Các hệ thống và đơn vị TD&ĐG dựa trên kết quả có một năng lực đặc biệt để bổ sung cho quá trình rút kinh nghiệm và tạo ra tri thức. Khi được sử dụng hiệu quả, hệ thống TD&ĐG có thể trở thành một hình thức học tập rút kinh nghiệm và tri thức được thể chế hóa, nếu việc rút kinh nghiệm được lồng ghép vào chu trình lập chương trình toàn diện thông qua một hệ thống phản hồi thông tin hiệu quả.

Hình 6 minh họa các giai đoạn khác nhau của chu trình chính sách. Chức năng TD&ĐG có mặt ở tất cả các giai đoạn. Nó giúp thiết lập đúng các chỉ số, giúp thu thập dữ liệu và có được một hệ thống báo cáo ngay từ giai đoạn lập kế hoạch, rồi giúp theo dõi việc thu thập dữ liệu trong quá trình thực hiện, và có thể thu thập dữ liệu bổ sung trong suốt hoặc vào giai đoạn cuối của chu kỳ (ví dụ: nghiên cứu chuyên đề, đánh giá, v.v.), báo cáo về kết quả và rút ra bài học kinh nghiệm.

hình 6: Chức năng tD&Đg trong chu trình ra quyết định

Chức năng Lập kế hoạch

Kết quả

Thu thập và Phân tích Dữ liệu

Thực hiệnBáo cáo/Rút kinh nghiệm

Công cụ kiểm toán xã hội có thể mang lại thông tin đáng tin cậy nếu được hỗ trợ thực hiện bởi các nghiên cứu viên trung lập, có kỹ năng và hiểu biết. Một phần của giá trị gia tăng là ở chỗ hệ thống TD&ĐG được củng cố thông qua việc tạo điều kiện để người dân đóng góp ý kiến và thực hiện đánh giá có sự tham gia.29 Có thể sử dụng lăng kính kiểm toán xã hội trong khung TD&ĐG KH PTKT-XH

29 Alatas, và các tác giả khác, 2003; Arroyo, 2004; Cabannes, 2004; Dedu và Kajubi, 2005; Woodhill và Robins, 1998;Shah và các tác giả khác, 1993.

Page 68: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

68

Thể chế hóa cách Tiếp cận Kiểm Toán Xã hội cho công Tác Theo dõi và Đánh giá Trong bối cảnh việT namPhần 3

bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch pháT Triển Kinh Tế Xã hội

hiện tại, như trong các ví dụ được đưa ra trong bộ công cụ này, nhằm rà soát và bổ sung các kết quả và các chỉ số mà khuyến khích việc sử dụng công cụ kiểm toán xã hội.

Như đã đề cập ở trên, quản lý tri thức cũng là một yếu tố then chốt trong quản lý hiệu quả hoạt động. Có thể thực hiện quản lý tri thức thông qua chu trình KH PTKT-XH và vào cuối mỗi chu trình 5 năm, trên cơ sở sử dụng thông tin đã được tạo ra thông qua hệ thống hiện tại và thông qua công cụ kiểm toán xã hội. Ví dụ, công cụ kiểm toán xã hội sẽ mang lại tri thức mới về những vấn đề then chốt mà có thể được kiểm nghiệm ở các địa điểm khác nhau để đưa ra bằng chứng cho lãnh đạo các Bộ, ngành về hiệu quả và hiệu suất của các chương trình và dịch vụ. Tri thức mới dựa trên bằng chứng này có thể đóng vai trò làm lực bẩy tạo ra sự thay đổi trong việc cung cấp và quản lý dịch vụ, cũng như trong thực hiện và quản lý các chương trình ở cấp tỉnh hoặc quốc gia.

Các bước thực hiện thể chế hóa

Bước đầu tiên là Bộ KH&ĐT và các bên liên quan chính sẽ phải cùng rà soát khung TD&ĐG KH PTKT-XH; xem xét cả các kết quả và các chỉ số bổ sung. Các chỉ số đó cho phép thu thập được thông tin bổ sung thông qua các phương tiện khác ngoài những phương tiện đang được sử dụng. Như vậy sẽ làm phong phú thêm nguồn dữ liệu sẵn có để chính phủ đưa ra các quyết định phù hợp về Phương thức Tiếp cận trong công tác xây dựng chương trình và về các khoản đầu tư (hay các khoản phân bổ ngân sách) nhằm đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đã đề ra trong KH PTKT-XH một cách hiệu quả và với hiệu suất cao hơn. Việc tạo điều kiện để tăng cường mức độ tham gia và tăng cường việc lấy ý kiến phản hồi của người dân thông qua Phương thức Tiếp cận Kiểm toán Xã hội sẽ không chỉ giúp chính phủ xác định được những lĩnh vực mà chính phủ có thể đạt được kết quả cao hơn hoặc đẩy nhanh tốc độ đạt tiến bộ, mà còn giúp chính phủ hoàn thành được nghĩa vụ tài chính của mình, dựa trên các Công ước về quyền con người và luật pháp quốc gia.

Ban đầu, có thể xác định một vài kết quả/và chỉ số bổ sung then chốt, đặc biệt trong những lĩnh vực mà có vẻ đạt tiến bộ chậm hơn so với dự kiến. Tốt hơn là ban đầu nên tập trung vào những kết quả và sử dụng công cụ kiểm toán xã hội mà chúng có thể tạo ra tác động lớn nhất với một nỗ lực nhỏ nhất trong ngắn hạn và với ít nguồn lực hơn nhằm giúp tăng cường mức độ quan tâm, lòng tin và mức độ yên tâm đối với các công cụ/phương pháp kiểm toán xã hội của các bên liên quan trong chính quyền ở tất cả các cấp. Phân tích về KH PTKT-XH sẽ là một cách làm lô-gic để chọn ra các kết quả và chỉ số bổ sung phục vụ cho công tác theo dõi thông qua công cụ kiểm toán xã hội, xác định các lĩnh vực có nhu cầu lớn nhất, cũng như năng lực hiện tại trong việc sử dụng công cụ kiểm toán xã hội đã được thí điểm cho đến nay ở Việt Nam.

Nhằm thu thập dữ liệu nhất quán ở tất cả các cấp một cách tốt nhất, nên hài hòa hóa khung TD&ĐG KH PTKT-XH ở cấp trung ương và cấp tỉnh. Các kết quả và chỉ số ưu tiên để theo dõi thông qua công cụ kiểm toán xã hội có thể được Bộ KH&ĐT xác định, có tham vấn với các bên liên quan trong chính phủ, bao gồm các Sở KH&ĐT và đại diện từ các Bộ ngành chịu trách nhiệm về các khía cạnh xã hội của KH PTKT-XH (ví dụ: Y tế, Bộ LĐ-TB-XH/Sở LĐ-TB-XH, v.v.).

Khung TD&ĐG KH PTKT-XH cấp tỉnh sẽ là điểm khởi đầu lô-gic cho việc lồng ghép Phương thức Tiếp cận Kiểm toán Xã hội trong bối cảnh có phân cấp, phân quyền. Có nhiều phương án lựa chọn về điểm khởi đầu như đã được xác định trong Phần 2 của bộ công cụ. Tuy nhiên, trước khi nhân rộng việc áp dụng những công cụ này nên bắt đầu với một số công cụ mà có thể dễ dàng nắm vững hơn

Việc thể chế hóa Phương thức Tiếp cận Kiểm toán Xã

hội không những đòi hỏi phải tăng cường khung KH PTKT-XH

mà còn phải hỗ trợ cho hệ thống và quy trình

TD&ĐG.

Page 69: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

69

Thể chế hóa cách Tiếp cận Kiểm Toán Xã hội cho công Tác Theo dõi và Đánh giá Trong bối cảnh việT nam Phần 3

bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch pháT Triển Kinh Tế Xã hội

và để đảm bảo rằng mức độ đầu tư nguồn lực tài chính, con người ban đầu chỉ ở mức khiêm tốn (như Thẻ cho điểm cộng đồng và Thẻ báo cáo công dân) và đảm bảo rằng dữ liệu thu thập là đáng tin cậy.

nhân tố đảm bảo thành công # 2: quyền hạn, vai trò và trách nhiệm rõ ràng

Để đảm bảo hiệu quả, nên xác định nhiệm vụ pháp lý một cách rõ ràng (thông qua khuôn khổ pháp luật, chính sách và hành chính), cũng như xác định vai trò và trách nhiệm, ranh giới quyền lực chính thức về mặt tổ chức và chính trị, và phổ biến những thông tin này cho các bên liên quan. Sẽ là hữu ích khi nêu rõ vai trò và trách nhiệm của tất cả các bên liên quan, bao gồm cả các viện nghiên cứu, trong các nghị định, quy định và hướng dẫn, vì kiểm toán xã hội bao gồm cả bên thứ ba trong việc thu thập, phân tích và báo cáo thông tin TD&ĐG.

Ví dụ, ở Nê-pan, Vụ Đổi mới Công tác Chăm sóc Sức khỏe Ban đầu của Bộ Y tế và Dân số đưa ra một bộ chuẩn Hướng dẫn Tác nghiệp Kiểm toán Xã hội nhằm đảm bảo thực hành áp dụng một cách thống nhất ở các chương trình khác nhau và ở các huyện khác nhau. Người chủ trì thực hiện quy trình này là một cán bộ kiểm toán xã hội công tâm, được chỉ định bởi tổ chức về kiểm toán xã hội, một cơ quan phi chính phủ địa phương được huyện yêu cầu thực hiện kiểm toán. Để giám sát quá trình, một Ủy ban cấp Huyện về Kiểm toán Xã hội đối với Dịch vụ Y tế được thành lập dưới sự chỉ đạo của Cán bộ Phát triển địa phương. Mỗi cơ sở y tế tham gia thành lập một Nhóm Hỗ trợ về Kiểm toán Xã hội ở Địa phương, do một thành viên của Ủy ban Quản lý Cơ sở Y tế chỉ đạo. Cán bộ kiểm toán xã hội làm việc với các ủy ban này để đảm bảo có sự tham gia tích cực của cán bộ y tế, cán bộ quản lý, người sử dụng dịch vụ và công chúng nói chung, bao gồm các đại diện của cơ quan truyền thông đại chúng. Các hoạt động bao gồm phỏng vấn với cán bộ và khách hàng y tế, thảo luận nhóm trọng tâm và quan sát dịch vụ. 30

30 Chương trình Hỗ trợ ngành Y tế Nêpan (2012). http://www.nhssp.org.np/pulse/Social%20Auditing%20Pulse%20Update%202.pdf

Page 70: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

70

Thể chế hóa cách Tiếp cận Kiểm Toán Xã hội cho công Tác Theo dõi và Đánh giá Trong bối cảnh việT namPhần 3

bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch pháT Triển Kinh Tế Xã hội

Các bước thực hiện thể chế hóa

Hình 7 thể hiện giao diện giữa Phương thức Tiếp cận Kiểm toán Xã hội và KH PTKT-XH và cho thấy cách thức mà Phương thức Tiếp cận Kiểm toán Xã hội có thể đóng góp cho KH PTKT-XH.

hình 7 – giao diện giữa tiếp cận Kiểm toán Xã hội và Khung tD&Đg Kh PtKt-Xh31

Thực hiện KHPTKT-XH Đánh giá KHPTKT-XHXây dựng KHPTKT-XH

Phương pháp định lượng: Báo cáo KSMSDC, báo cáo hành chính của các bộ và nhà cung cấp dịch vụ

Lập ngân sách cho lĩnh vực xã hội; Đánh giá trước tác động;Phân tích các mối liên kết; Lồng ghép giới và quyền trẻ em

Thẻ báo cáo công dân; Lập ngân sách cho lĩnh vực xã hội, v.v..

TIẾP CẬN KIỂM TOÁN XÃ HỘI

SỰ THAM GIA TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH

Đánh giá Tác động Xã hội; Theo dõi Chi tiêu công; Đánh giá đối tượng hưởng lợi

Khung TD&ĐG KHPTKTXH

Phương pháp định tính nghiên cứu tài liệu, đánh giá của chuyên gia, nghiên cứu trường hợp

Nếu chính phủ lựa chọn Phương thức Tiếp cận này, điều quan trọng là phải hợp pháp hóa việc sử dụng Phương thức Tiếp cận Kiểm toán Xã hội, bao gồm việc sử dụng phương pháp có sự tham gia, như một phương pháp bổ sung cho khung TD&ĐG hiện tại ở cấp trung ương và tỉnh. Ví dụ, có thể hợp pháp hóa thông qua các văn bản pháp luật như sửa đổi Nghị định về TD&ĐG đối với KH PTKT-XH. Cần nêu rõ đóng góp của Phương thức Tiếp cận Kiểm toán Xã hội đối với KH PTKT-XH và cơ chế thực hiện cho các công cụ, cũng như vai trò của các bên liên quan khác nhau tham gia vào công tác thu thập, phân tích và báo cáo dữ liệu. Điều cần thiết là làm rõ vai trò của các viện nghiên cứu (hay có thể là các Tổ chức phi chính phủ-NGO) và chính thức hợp pháp hóa Phương thức Tiếp cận Kiểm toán Xã hội, thông qua công tác truyền thông và nâng cao nhận thức của cán bộ chính phủ và cơ quan có liên quan khác ở tất cả các cấp.

31 Bộ KH&ĐT, UNICEF, Dự án Xây dựng Năng lực cho Kiểm toán Xã hội của Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội, Dự thảo Đề cương cho Hội thảo Khởi động Dự án Kiểm toán Xã hội, tháng 6/2009.

Page 71: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

71

Thể chế hóa cách Tiếp cận Kiểm Toán Xã hội cho công Tác Theo dõi và Đánh giá Trong bối cảnh việT nam Phần 3

bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch pháT Triển Kinh Tế Xã hội

nhân tố đảm bảo thành công # 3: chức năng tD&Đg hiệu quả

Theo những thực hành tốt nhất thì công tác TD&ĐG bao gồm một chức năng/đơn vị TD&ĐG tách riêng khỏi các chức năng khác trong chu trình chính sách hoặc trong công tác xây dựng chương trình, để trách nhiệm giải trình nội bộ được lồng ghép vào chu trình chính sách/lập chương trình. Điều này cho phép báo cáo khách quan/hiệu quả hơn về các vấn đề, chẳng hạn như chương trình (hay các hoạt động trong chương trình) có còn phù hợp hay không, các kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm là gì.

Mặc dù đây không chỉ là đặc quyền của chức năng TD&ĐG (ví dụ, những người thực hiện và quản lý chương trình và dịch vụ cũng cần theo dõi hiệu quả thực hiện một cách liên tục và đưa ra những thay đổi thích hợp khi cần thiết), việc phân tích các kết quả dựa trên bằng chứng từ hệ thống TD&ĐG hay các nguồn khác, như các nghiên cứu chuyên đề hay công cụ kiểm toán xã hội, việc cung cấp thông tin sẵn có theo cách hữu ích đối với những người ra quyết định đòi hỏi phải có chuyên môn và kỹ năng cụ thể. Vì thế, các đơn vị (chức năng) TD&ĐG dựa trên kết quả có một vai trò đặc biệt trong việc tạo ra tri thức và quy trình rút kinh nghiệm nếu chúng được sử dụng hiệu quả và có một mức độ độc lập nhất định từ các chức năng khác.

Hiện tại, do không có chức năng TD&ĐG riêng biệt trong các Bộ và UBND tỉnh/thành phố, công việc này được hỗ trợ bởi cơ quan thống kê trung ương và tỉnh. Việc thiếu một chức năng riêng rẽ cho công tác TD&ĐG và số lượng công việc cần ưu tiên cạnh tranh nhau mà cán bộ kế hoạch phải đối mặt trong công việc hàng ngày. Đó chính là lời giải thích tại sao ở Việt Nam lại có sự chú trọng quá mức tới các dữ liệu định lượng trong công tác báo cáo về hiệu quả hoạt động ở tất cả các ngành, bởi vì cơ quan thống kê có thể có dữ liệu định lượng tương đối dễ dàng thông qua điều tra hộ gia đình và quản lý dữ liệu thường quy.

Ngoài ra, công tác quản lý các công cụ thu thập dữ liệu bổ sung, như công cụ kiểm toán xã hội được đề xuất cho KH PTKT-XH cũng đòi hỏi phải có chức năng/đơn vị TD&ĐG hoạt động một cách hiệu quả và có nguồn lực đầy đủ với cán bộ TD&ĐG chuyên nghiệp, cả ở cấp trung ương và tỉnh. Tuy nhiên, nhu cầu lớn nhất cho nguồn lực này rất có thể là ở cấp tỉnh, ngoại trừ các chương trình và dịch vụ được quản lý và theo dõi ở cấp trung ương.

Các bước thực hiện thể chế hóa

Hình 8 dưới đây minh họa cơ chế/dòng thông tin báo cáo theo đề xuất giữa các chức năng lập kế hoạch và TD&ĐG ở các cấp chính quyền khác nhau dựa trên chức năng quyền hạn chính của họ. Vì chức năng lập kế hoạch và TD&ĐG cùng ở trong một Bộ hoặc UBND tỉnh/thành phố nên đã hỗ trợ để có được sự hợp tác chặt chẽ trong việc xác định các mục tiêu, hoạt động và kết quả dự kiến (mô hình lô-gic dựa trên kết quả đối với KH PTKT-XH) thông qua quy trình tham vấn với các bên liên quan chủ chốt.

Page 72: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

72

Thể chế hóa cách Tiếp cận Kiểm Toán Xã hội cho công Tác Theo dõi và Đánh giá Trong bối cảnh việT namPhần 3

bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch pháT Triển Kinh Tế Xã hội

hình 8: Dòng thông tin giữa các chức năng

Quốc hội Chính phủ

Hội đồng nhân dân tỉnh/thành phố

Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố

Bộ KH-ĐT

Bộ LĐ-TB-XH

Bộ….

Sở KH-ĐT

Sở LĐ-TB-XH

Sở ….

Chức năng TD&ĐG sẽ chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược đánh giá hiệu quả hoạt động hay khung TD&ĐG, định ra chỉ số, phương pháp thu thập dữ liệu, xác định nguồn thông tin, định ra khung thời gian cũng như ranh giới trách nhiệm trong công tác thu thập dữ liệu và báo cáo cho cán bộ quản lý cấp cao của bộ và sở. Chức năng này cũng chịu trách nhiệm đối chiếu, phân tích dữ liệu định lượng và định tính được tạo ra từ các hệ thống thu thập dữ liệu của chính phủ, bao gồm cả công cụ kiểm toán xã hội. Thông tin mà các hệ thống này tạo ra cần được tích hợp vào hệ thống TD&ĐG để phục vụ cho quy trình khép kín gồm công tác báo cáo, rút kinh nghiệm và lập kế hoạch.

Công tác thu thập dữ liệu không nhất thiết phải được thực hiện bởi Đơn vị TD&ĐG. Ví dụ, dữ liệu thường quy thường được đơn vị cung cấp dịch vụ thu thập ở cấp xã và huyện. Tuy nhiên, chức năng/đơn vị TD&ĐG chịu trách nhiệm đảm bảo rằng dữ liệu được thu thập một cách đầy đủ và thống nhất bởi hệ thống TD&ĐG ở các cơ quan chính phủ ở tất cả các cấp, đồng thời chịu trách nhiệm phân tích và báo cáo (mặc dù phần lớn công việc này có thể cũng được thực hiện bởi các chương trình), bao gồm cả việc rút ra bài học kinh nghiệm cho cán bộ quản lý. Cần có một phân tích hoặc chẩn đoán chi tiết kịp thời về nguồn lực hiện có để có thể hiện thực hóa việc này.

Việc rà soát các cơ chế đảm bảo hiệu quả và hiệu suất hiện hữu nhằm thu thập, phân tích, báo cáo về kết quả và tạo ra tri thức, bài học mới cho các nhà làm kế hoạch để họ có thể đưa ra các quyết định hợp lý cũng có thể là một phần trong quy trình.

Page 73: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

73

Thể chế hóa cách Tiếp cận Kiểm Toán Xã hội cho công Tác Theo dõi và Đánh giá Trong bối cảnh việT nam Phần 3

bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch pháT Triển Kinh Tế Xã hội

nhân tố đảm bảo thành công # 5: duy trì sự lãnh đạo

Một hệ thống TD&ĐG dựa trên kết quả thành công sẽ hoạt động tốt nhất nếu có thể duy trì sự lãnh đạo của một người tiên phong có quyền lực (có khả năng lãnh đạo quá trình thể chế hóa Phương thức Tiếp cận Kiểm toán xã hội, thuyết phục đồng nghiệp về sự cần thiết phải dành nguồn lực để tạo ra một hệ thống xuyên suốt trong chính phủ). “Mặc dù rất cần có các cán bộ chương trình tận tâm theo dõi việc thực hiện các chương trình và dự án của chính phủ nhưng cũng phải có sự hỗ trợ của chính phủ.”32 Phương thức Tiếp cận Kiểm toán Xã hội sẽ phát huy hiệu quả cao nhất khi cơ quan quản lý Nhà nước sẵn sàng hợp tác và cho phép xã hội dân sự được nêu ý kiến phản hồi và thông tin về hoạt động của họ. Nó tạo điều kiện để các cơ quan trong khu vực công và công chức Nhà nước hình dung được bức tranh rõ ràng hơn về cách nhìn nhận của các bên liên quan về họ và xây dựng được nhiều mối quan hệ đôi bên cùng có lợi hơn với các bên liên quan.33

Kinh nghiệm từ Đạo luật Quốc gia về Bảo đảm Việc làm Nông thôn của Ấn Độ đã cung cấp nhiều bài học về thể chế hóa Phương thức Tiếp cận Kiểm toán Xã hội, nêu bật tầm quan trọng của xã hội dân sự. Những bước đầu tiên hướng tới thể chế hóa Phương thức Tiếp cận Kiểm toán Xã hội ở Ấn Độ phần lớn là nhờ vào nỗ lực của một tổ chức xã hội dân sự địa phương có trụ sở tại Rajasthan, có tên là Mazdoor Kisan Shakti Sangathan (MKSS). MKSS tổ chức “các cuộc điều trần công cộng”, trong đó khuyến khích những người dân bình thường nói về những trường hợp lạm dụng trong các chương trình và công trình công cộng mà họ được hưởng lợi dưới khẩu hiệu “Tiền của chúng tôi-Tài khoản của chúng tôi”. Ban đầu, các cuộc điều trần này được sử dụng để vận động các cơ quan quản lý địa phương và sau đó là chính quyền bang, để lấy được các hồ sơ lưu trữ về việc làm, tiền thanh toán và thông tin khác. Thông tin này được kiểm tra chéo với lời khai thực tế của công nhân, từ đó thu hút sự chú ý vào cách thức mà quan chức rút những khoản tiền lớn từ ngân sách của các công trình công cộng (Centre for Good Governance, 2005). Kết quả của cuộc vận động kiên trì là chính phủ đã ra một thông báo theo Đạo luật Panchayats (Panchayats = một cấp chính quyền địa phương, tương đương cấp xã) quy định rằng người dân có thể kiểm tra các hồ sơ lưu trữ về tất cả các khoản chi tiêu của Panchayat. Tiếp theo đó, phong trào này đã giành được quyền copy các tài liệu lưu trữ. Năm 2000, một phần do những nỗ lực này mà Rajasthan đã thông qua Đạo luật về Quyền thông tin (như trên).

Trường hợp này cũng nêu bật lên tầm quan trọng của sự cam kết của chính quyền cấp cao nhất trong việc hợp tác với xã hội dân sự. Tháng 8/2005, chính phủ thông qua Đạo luật Quốc gia về Bảo đảm Việc làm Nông thôn, đảm bảo 100 ngày lao động (chân tay không có kỹ năng). Phần 17 của Đạo luật quy định rằng các công cụ kiểm toán xã hội phải được sử dụng ít nhất 6 tháng mỗi lần. Điều quan trọng là, khi sử dụng chúng, chính phủ đã khai thác được chuyên môn của MKSS trong giai đoạn lập kế hoạch. Cụ thể, chính phủ đã mời cơ quan này đóng vai trò chủ trì trong công tác xây dựng năng lực về Phương thức Tiếp cận Kiểm toán Xã hội. Từ tháng 3/2006 đến tháng 7/2006, MKSS thực hiện một loạt các khóa đào tạo tập huấn ở nhiều cấp. Mục đích là xây dựng đội ngũ nhân lực và công tác đào tạo tập huấn đã mang lại kết quả quan trọng nhất, đó là sự thành lập một nhóm cán bộ nguồn đến từ 25 bang thành viên, với 260 cán bộ nguồn cấp huyện (20 người mỗi huyện) (Aiyar và Samji, 2009).

32 Jody Zall Kusek, Ray C. Rist, Ten Steps to a Results-Based Monitoring and Evaluation System (Mười bước để có được Một Hệ thống Theo dõi và Đánh giá, Ngân hàng Thế giới, trang 53.

33 Berthin, Gerardo (2011).

Thành công của việc thể chế hóa Phương thức tiếp cận Kiểm toán Xã hội bao gồm bốn khía cạnh: (1) Có được dữ liệu/thông tin đáng tin cậy về TD&ĐG dựa trên kết quả, (2) Các kết quả phát hiện về TD&ĐG được sử dụng ở mức độ cao, (3) Đảm bảo tính bền vững theo thời gian, và (4) Đảm bảo sự tự chủ của các bên liên quan

Page 74: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

74

Thể chế hóa cách Tiếp cận Kiểm Toán Xã hội cho công Tác Theo dõi và Đánh giá Trong bối cảnh việT namPhần 3

bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch pháT Triển Kinh Tế Xã hội

Tuy nhiên, không giống trường hợp của Rajasthan, những bước đầu tiên hướng tới thể chế hóa Phương thức Tiếp cận Kiểm toán Xã hội ở huyện Nalgonda và sau đó ở huyện Ananthapur liên quan đến Chương trình Lương thực vì Công việc được thực hiện dưới hình thức một chiến dịch, thì những nỗ lực đó được thực hiện theo giai đoạn. Chính quyền bang Andhra Pradesh đã chỉ đạo thực hiện các nỗ lực thông qua Sở Phát triển Nông thôn của mình với sự hỗ trợ của hơn 100 tổ chức tình nguyện. Như Aiyar và Samji (2009) đã chỉ ra, việc yêu cầu thực hiện trách nhiệm giải trình không chỉ là vai trò của xã hội dân sự. Trường hợp này cho thấy bang có thể và có vai trò trong việc huy động và thúc đẩy sự tham gia của người dân, và thực tế có thể mang lại cơ hội để những người thiệt thòi và yếu thế nhất thực hiện quyền của họ trong khía cạnh này (như trên).

Chính quyền đã thành lập một cơ quan chuyên trách về triển khai Phương thức Tiếp cận Kiểm toán Xã hội, có tên là Cơ quan Đảm bảo Trách nhiệm Giải trình Xã hội và Minh bạch bang Andhra Pradesh (APSSAT). Cơ quan này bao gồm các chuyên gia và các nhà hoạt động từ các tổ chức xã hội dân sự được chọn để chỉ đạo thực hiện sáng kiến này trên toàn bang và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật.

Các Nguyên tắc/Hướng dẫn Kiểm toán Xã hội đã được nội các Andhra Pradesh thông qua. Những nguyên tắc này dựa trên kinh nghiệm từ hai năm đầu tiên thực hiện kiểm toán ở bang. Những đề nghị về thực hiện Quyền thông tin gắn liền với NREGS phải được phản hồi trong vòng 7 ngày sau khi nhận được đề nghị.

Chìa khóa cho việc thể chế hóa Phương thức Tiếp cận Kiểm toán Xã hội ở bang là quá trình nhân rộng được triển khai nhanh chóng theo từng giai đoạn. Tầng lớp chính trị phản đối phương thức tiếp cận này, tuy nhiên tốc độ nhân rộng trong thực tế đồng nghĩa với việc khó có thể tạo ra một lực lượng chống đối đủ mạnh. Công cụ được thí điểm lần đầu ở ba huyện; trong vòng 4 tháng, nó được mở rộng ra 13 huyện trong giai đoạn 1; năm 2009, trong giai đoạn 2 được mở rộng ra 19 huyện; và giai đoạn 3 được mở rộng ra tất cả 22 huyện. Chương trình đào tạo tập huấn cũng được mở rộng ra cho các tổ chức xã hội dân sự, các nhóm công dân và đại diện chính trị. Thẩm định kiểm toán xã hội được thực hiện hàng tháng.

Bộ máy hành chính lúc ban đầu có phản kháng lại Phương thức Tiếp cận Kiểm toán Xã hội. Tuy nhiên sự phản kháng này đã bị đánh bại thông qua chỉ thị từ cấp cao nhất xuống, và thông qua việc nâng cao nhận thức và tập huấn cho hơn 400 cán bộ chương trình. Việc ban hành Lệnh và Biên bản ghi nhớ của Chính phủ trong đó xác định công cụ kiểm toán xã hội là hoạt động thường xuyên hàng ngày của cán bộ làm việc cho NREGS cũng đã có tác động biến quy trình đó thành quy trình thường quy.

Không có sẵn thông tin về các công trình mà ta có thể thoải mái truy cập, song vấn đề này được khắc phục bằng các yêu cầu thông tin theo luật về Quyền được Thông tin. Thực ra, mục tiêu thể chế hóa đã được thực hiện thông qua việc vi tính hóa tài liệu lưu trữ NREGS. Việc tạo lập trang web đã giúp tăng cường mức độ minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện. Có ý kiến lập luận rằng điều này đã có tác động trực tiếp tới việc giảm tham nhũng.

Tương tự như vậy, việc ra đời của hệ thống ngân hàng chính thức (tài khoản ngân hàng và bưu điện chính thức) đã giúp kiềm chế tham nhũng và hướng tới thể chế hóa việc thực hiện minh bạch. Hơn nữa, những nỗ lực đáng kể đã được thực hiện để thu hẹp khoảng cách giữa cộng đồng, chính phủ và xã hội dân sự.34

34 Trung tâm Quản lý Điều hành tốt, 2009.

Page 75: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

75

Thể chế hóa cách Tiếp cận Kiểm Toán Xã hội cho công Tác Theo dõi và Đánh giá Trong bối cảnh việT nam Phần 3

bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch pháT Triển Kinh Tế Xã hội

Các bước thực hiện thể chế hóa

Một số cán bộ chủ chốt, cả trước đây và hiện tại của Bộ KH&ĐT đã đóng vai trò vô cùng quan trọng của người tiên phong; họ sẽ hưởng lợi từ hỗ trợ của chính phủ và các đồng minh của chính phủ (các ngân hàng, LHQ, các tổ chức song phương) trong nỗ lực hiện đại hóa công tác TD&ĐG nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong việc đo lường tiến bộ đạt được thông qua quá trình thực hiện KH PTKT-XH. Nhằm xây dựng được lực lượng các lãnh đạo quan tâm đến việc sử dụng công cụ kiểm toán xã hội với số lượng đủ lớn, điều quan trọng là phải xác định được người tiên phong trong mỗi Bộ, ngành chủ chốt có liên quan phụ trách về mảng xã hội của KH PTKT-XH, cũng như trong số các địa biểu dân cử.

nhân tố đảm bảo thành công # 6: sử dụng dữ liệu tD&Đg

Việc sử dụng dữ liệu TD&ĐG, bao gồm dữ liệu do công cụ kiểm toán xã hội tạo ra, là xuất phát từ nhu cầu thực tế. Mục tiêu của hệ thống TD&ĐG của chính phủ là sử dụng chuyên sâu các kết quả phát hiện của TD&ĐG nhằm đảm bảo rằng hệ thống TD&ĐG đạt hiệu quả chi phí và hỗ trợ cho các chức năng cốt lõi của chính phủ. Mức độ sử dụng chính là thước đo về “mức độ thành công” của một hệ thống TD&ĐG.35

Giả sử chính quyền ở tất cả các cấp có thể thu thập được thông tin TD&ĐG và kết quả đánh giá là đáng tin cậy, thì nhu cầu thực sự xuất phát từ phía các nhà ra quyết định chính là một nhân tố quan trọng để đảm bảo thể chế hóa thành công; nghĩa là các bên liên quan chính phải coi thông tin này là có giá trị và kết quả TD&ĐG được sử dụng nhằm thực hiện mục tiêu quản lý điều hành tốt.36 “Chính phủ không xây dựng hệ thống TD&ĐG bởi chúng có những ưu điểm nội tại, mà bởi vì chúng trực tiếp hỗ trợ cho các hoạt động cốt lõi của chính phủ, như quy trình ngân sách, lập kế hoạch quốc gia, công tác quản lý của các bộ, cơ quan và chương trình, hay cung cấp thông tin hỗ trợ cho các mối quan hệ về trách nhiệm giải trình.”37

Ví dụ, PETS (Công cụ Theo dõi chi tiêu công) đầu tiên được thực hiện ở Uganda tập trung vào theo dõi mức độ rò rỉ kinh phí hoặc sử dụng kinh phí dành cho trường tiểu học một cách sai mục đích. Trong giai đoạn 1991-1995, theo phát hiện của PETS, bình quân chỉ có 13% số kinh phí hỗ trợ hàng năm theo suất học sinh là xuống đến các trường tiểu học. Điều đó có nghĩa là 87% kinh phí đã bị biển thủ hoặc bị các cán bộ cấp huyện sử dụng cho các mục đích không liên quan trực tiếp tới giáo dục. PETS chỉ ra rằng trong khi các trường lớn và các trường có học sinh là con nhà khá giả hơn được hưởng lợi một cách bất cân xứng từ các kinh phí hỗ trợ theo suất học sinh, thì các trường nhỏ hơn và nghèo hơn không được nhận chút kinh phí nào. Dưới một nửa số trường không nhận được một chút kinh phí nào cả. Các phát hiện đã thúc đẩy chính quyền thực hiện một số các sáng kiến nhằm tăng cường minh bạch và tăng tỉ lệ kinh phí hỗ trợ mà các trường nhận được. Chính phủ bắt đầu công bố hàng tháng việc chuyển giao các nguồn vốn công giữa các cấp chính quyền trên các tờ báo chính, phát thông tin về chúng trên ra-đi-ô; sau đó, chính phủ yêu cầu các trường tiểu học đăng thông tin về kinh phí nhận được để tất cả mọi người có thể xem.

35 Keith Mackay (2006), Institutionalization of Monitoring and Evaluation Systems to Improve Public Sector Management (Thể chế hóa các Hệ thống Theo dõi và Đánh giá nhằm Cải thiện công tác Quản lý Khu vực công), Tài liệu Nghiên cứu ECD Series # 15, Nhóm Đánh giá độc lập & Nhóm Công tác Chuyên đề về Phân tích Nghèo đói, Theo dõi và Đánh giá tác động, Ngân hàng Thế giới.

36 Như trên.37 Như trên.

Page 76: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

76

Thể chế hóa cách Tiếp cận Kiểm Toán Xã hội cho công Tác Theo dõi và Đánh giá Trong bối cảnh việT namPhần 3

bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch pháT Triển Kinh Tế Xã hội

Trong thực tế, một cuộc khảo sát tiếp theo đã cho thấy rằng các trường đã nhận được hơn 90% số kinh phí hỗ trợ theo định suất.38

Hình 9 minh họa sự tương tác lẫn nhau giữa cung và cầu đối với thông tin TD&ĐG. 39 Chính phủ cung cấp thông tin TD&ĐG, còn nhu cầu xuất phát từ cấp độ thể chế (các Bộ/Sở có nhiệm vụ báo cáo cho Quốc hội và Hội đồng Nhân dân), cũng như xuất phát từ các cá nhân ở các cấp ra quyết định khác nhau trong chính phủ (vai trò chức năng và trách nhiệm đối với TD&ĐG) và từ phía người dân. Nhu cầu xuất phát từ phía người dân/xã hội dân sự thường làm tăng nhu cầu đối với thông tin về hiệu quả hoạt động của chính quyền từ những người ra quyết định (ví dụ các cán bộ dân cử ở cấp trung ương và tỉnh, các vị Bộ trưởng, người đứng đầu các cơ quan, v.v.). Ngoài ra nhu cầu cũng xuất phát từ phía các tổ chức quần chúng như Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ủy ban Quốc gia vì sự Tiến bộ của Phụ nữ, các tổ chức phi chính phủ (ví dụ: Nhóm Công tác về Quyền Trẻ em), các tổ chức phát triển và các phương tiện truyền thông đại chúng, v.v.

hình 9: Cung và cầu đối với thông tin tD&Đg

Cấp độ cá nhân

CẦU CUNG

Cấp độ thể chế

Môi trường thuận lợi

Được điều chỉnh cho phù với bối cảnh cụ thể của từng nướcĐòi hỏi sự lãnh đạo và tinh thần làm chủ của quốc gia

Một môi trường thuận lợi bao gồm khung pháp lý và chính sách thuận lợi để hỗ trợ cho TD&ĐG, một văn hóa về thực hiện trách nhiệm giải trình và cơ hội để người dân và các tổ chức của người dân được tham gia vào các cuộc thảo luận về chính sách công. Cung cấp dịch vụ công, theo dõi và đóng góp vào quản lý hàng hóa công là một nhân tố quyết định khiến cho công tác hoạch định chính sách phát triển và hành động trở nên nhạy bén hơn trong việc đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân và của người nghèo.40

38 Kanungo, 2004.39 Bộ KH&ĐT và UNICEF: Hướng dẫn về thể chế hóa hỗ trợ PME của KHPTKTXH trong dự án

Năng lực PCFP và TD&ĐG và dự án Tăng cường Năng lực PSP cho Kiểm toán Xã hội, [Bản dự thảo – Tháng 9/2010]

40 Môi trường thuận lợi cho Sự tham gia và Trách nhiệm Giải trình và Vai trò của Ban Thông tin về Phát triển Xã hội, Ngân hàng Thế giới.

Page 77: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

77

Thể chế hóa cách Tiếp cận Kiểm Toán Xã hội cho công Tác Theo dõi và Đánh giá Trong bối cảnh việT nam Phần 3

bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch pháT Triển Kinh Tế Xã hội

Các bước thực hiện thể chế hóa

Một việc rất đáng làm là dựa trên sự quan tâm và năng lực hiện tại của các cán bộ chính quyền nhằm thể chế hóa việc sử dụng công cụ kiểm toán xã hội ở các Bộ, ngành và tỉnh mục tiêu. Đánh giá Năng lực đã được thực hiện trong Giai đoạn 1 cho thấy mức độ cam kết cao cũng như sự chấp nhận dữ liệu định tính của các cán bộ chính quyền, coi dữ liệu định tính như một phần không thể tách rời trong công tác TD&ĐG KH PTKT-XH, và các cuộc phỏng vấn với đối tượng cung cấp thông tin chính cho thấy mức độ cao trong việc sẵn sàng sử dụng Phương thức Tiếp cận có sự tham gia trong công tác TD&ĐG.

Cuộc hội thảo tổ chức tháng 11/2011 của Bộ KH&ĐT về bài học kinh nghiệm từ thực hiện thí điểm Thẻ báo cáo công dân, Thẻ cho điểm cộng đồng, Kiểm toán giới và PETS cũng đã đưa ra những kết luận tương tự. Như đã lưu ý ở trên, từ các phát hiện và bài học kinh nghiệm ở Giai đoạn 1 thì tất cả các công cụ đã thí điểm cho thấy tiềm năng to lớn để có thể trở thành những phương tiện bổ sung trong công tác đánh giá hiệu quả thực hiện về khía cạnh xã hội của KH PTKT-XH, theo như quan điểm của những người chỉ đạo chương trình và các cán bộ chính quyền chịu trách nhiệm lập kế hoạch và đánh giá hiệu quả chương trình. Các đại biểu tham gia đã xác nhận tính chất xây dựng của hoạt động này. Họ kết luận rằng, công cụ kiểm toán xã hội là một công cụ hiệu quả trong việc thu thập ý kiến phản hồi từ người dân và đánh giá hiệu quả của các đơn vị cung cấp dịch vụ. Thông tin này có thể đưa ra một phương pháp hiệu quả phục vụ công tác đánh giá tác động của KH PTKT-XH theo cách có sự tham gia và toàn diện. Việc đưa ra Phương thức Tiếp cận Kiểm toán Xã hội được xem là một quá trình quan trọng nhằm trao quyền cho người nghèo và đặc biệt là các nhóm yếu thế.41

Nhu cầu từ phía người dân có khả năng sẽ đạt mức rất cao, song việc phổ biến kết quả phát hiện từ các công cụ kiểm toán xã hội thí điểm cho các đối tượng ngoài các cán bộ chính quyền còn rất hạn chế. Việc phổ biến thông tin về hiệu quả hoạt động của chính quyền là việc không thể thiếu đối với Phương thức Tiếp cận Kiểm toán Xã hội: sự tham gia và phản hồi của người dân (đòi hỏi quyền của họ) sẽ hỗ trợ trách nhiệm của chính phủ trong việc thúc đẩy, bảo vệ và thực hiện quyền của phụ nữ, nam giới, trẻ em gái và trai.

Cam kết phổ biến các phát hiện của các công cụ kiểm toán xã hội cho các cộng đồng và tổ chức quần chúng nơi tiến hành thí điểm cũng như cho công chúng nói chung sẽ được thí điểm tiếp theo trong thời gian tới ở Việt Nam sẽ giúp tạo nhu cầu. Về cơ bản, các cán bộ Nhà nước (gồm các cán bộ dân cử và cán bộ quản lý) sẽ quan tâm hơn đến kết quả TD&ĐG nếu người dân yêu cầu thực hiện thay đổi trong cung cấp dịch vụ, trong các chương trình và buộc họ phải chịu trách nhiệm cải tiến. Trong các hoạt động kiểm toán xã hội sắp tới, việc thiết lập mối liên kết với cán bộ dân cử và tổ chức quần chúng sẽ giúp khởi động cho quy trình này, đặc biệt trong giai đoạn lấy ý kiến phản hồi.

Ví dụ, chính phủ Ê-ti-ô-pia cam kết tăng cường mức độ minh bạch và trách nhiệm giải trình trước người dân của mình, song Ê-ti-ô-pia chưa có tiền lệ tham gia vào một quy trình thực hiện trách nhiệm giải trình xã hội như Thẻ cho điểm cộng đồng, vì người dân còn thiếu hiểu biết về quyền hưởng dịch vụ của họ và không có văn hóa đòi hỏi quyền. Do vậy, các thành viên cộng đồng lúc ban đầu còn hoài nghi. Ngoài ra còn có lo ngại về khả năng chính quyền hiểu sai ý đồ của công cụ và có thể gây hại tới mối quan hệ với chính phủ. Để vượt qua được rủi ro này, đã có những nỗ lực nhằm đảm bảo rằng các đối tác của chính phủ hiểu rõ sự phù hợp của quy trình Thẻ cho điểm cộng đồng với các sáng kiến về đảm bảo thực

41 Bộ KH&ĐT/UNICEF (2011) “Tóm tắt Biên bản Hội thảo: Cải cách Lập kế hoạch, Theo dõi và Đánh giá Kế hoạch Phát triển Kinh tế-xã hội – Cơ hội và Thách thức” 2-3 tháng 11/2011.

Page 78: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

78

Thể chế hóa cách Tiếp cận Kiểm Toán Xã hội cho công Tác Theo dõi và Đánh giá Trong bối cảnh việT namPhần 3

bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch pháT Triển Kinh Tế Xã hội

hiện trách nhiệm giải trình của chính phủ. Tổ chức phi chính phủ CARE nhấn mạnh vai trò của Thẻ cho điểm cộng đồng trong việc hỗ trợ tăng cường năng lực của các đơn vị cung cấp dịch vụ của chính phủ. Hoạt động nâng cao nhận thức này đã dẫn đến mức quan tâm cao bất ngờ của chính quyền địa phương và chính phủ đã có đề nghị yêu cầu mở rộng việc triển khai Thẻ cho điểm cộng đồng cho tất cả các kebele (đơn vị hành chính thấp nhất của chính phủ).

Trong vòng đầu tiên, hơn 85 cán bộ cấp kebele, cán bộ của cơ quan Phát triển Doanh nghiệp Siêu nhỏ và Nhỏ và hơn 1.050 người sử dụng dịch vụ và lãnh đạo cộng đồng đã tham gia. Thẻ điểm đã giúp cộng đồng sắp xếp những ý tưởng suy nghĩ của họ, trình bày và bảo vệ những suy nghĩ này. Tương tự, đơn vị cung cấp dịch vụ tiếp nhận những ý kiến phê bình về dịch vụ họ cung cấp và đề xuất cải tiến, và vui mừng có được cơ hội để chia sẻ những hạn chế khó khăn của họ với cộng đồng.

Do mức độ tin tưởng tăng lên từ sau các cuộc gặp mặt đối chất giữa hai bên, những người sử dụng dịch vụ đến gặp trực tiếp các đơn vị cung cấp dịch vụ để nêu vấn đề ngày càng nhiều hơn. Họ nói rằng việc trao đổi thông tin đã cải thiện rất nhiều, với thực tế là người cung cấp dịch vụ ít bảo thủ hơn và minh bạch hơn về hoạt động của họ, còn những người sử dụng dịch vụ thì tự tin hơn trong việc nêu vấn đề hay lo ngại của mình và hai bên đã trao đổi thông tin một cách thường xuyên hơn, bài bản hơn và tích cực hơn. Hệ quả của sự thành công này là công cụ Thẻ cho điểm cộng đồng đã được nhân rộng ở nhiều cộng đồng, đơn vị cung cấp dịch vụ và chính quyền địa phương. Điều này cho thấy sức mạnh của công cụ trong việc tạo ra văn hóa tham gia và trách nhiệm giải trình.

nhân tố đảm bảo thành công # 6: đầy đủ nguồn lực

Nguồn lực con người, vật chất và tài chính kịp thời và đầy đủ là cần thiết để tiến hành TD&ĐG, bao gồm cả việc sử dụng các công cụ kiểm toán xã hội, vốn thường được thực hiện bởi một bên thứ 3. Do chức năng TD&ĐG là chức năng của chính phủ, nên các cần xác định các cơ chế huy động các viện nghiên cứu hoặc là các cơ quan khác mà họ sẽ hỗ trợ chính phủ triển khai các công cụ kiểm toán xã hội. Tất cả các bên này cần có công cụ và năng lực (nguồn lực con người và tài chính) để phân tích, xử lý dữ liệu thu được từ hoạt động kiểm toán và để trao đổi kết quả với các bên liên quan trong nội bộ chính phủ và các bên liên quan bên ngoài.

Ở Nê-pan, Vụ Đổi mới Công tác Chăm sóc Sức khỏe Ban đầu (CSSKBĐ) của Bộ Y tế và Dân số đã phân bổ ngân sách cho việc thí điểm các công cụ kiểm toán ở 20 huyện, trong đó 6 huyện cho đến nay đã hoàn thành và 14 huyện mới chỉ bắt đầu. Ví dụ, kinh nghiệm thực hiện hợp phần về Đảm bảo Công bằng và Khả năng Tiếp cận thuộc Chương trình Hỗ trợ làm mẹ an toàn (2005-10) cho thấy công cụ kiểm toán xã hội có thể tăng cường sự hiểu biết giữa đơn vị cung cấp dịch vụ y tế và khách hàng, dẫn đến sự cải thiện trực tiếp trong dịch vụ. Các ví dụ về sự cải thiện bao gồm giờ giấc làm việc dài hơn và thường xuyên hơn; đối xử với khách hàng một cách lịch sự và quan tâm hơn; đặc biệt những người từ tầng lớp và nhóm kinh tế thấp; ban quản lý cơ sở CSSKBĐ tuyển thêm cán bộ; độ trong sạch và cơ sở hạ tầng được cải thiện (như cơ sở hạ tầng cấp nước và phòng đợi). Khi Phương thức Tiếp cận Kiểm toán Xã hội trở thành chuẩn mực, cộng đồng sẽ ngày càng đánh giá cao và sử dụng cơ sở y tế của họ; cán bộ y tế sẽ cảm thấy tự hào hơn trong công việc của mình, từ đó tạo ra một chu trình phản hồi thông tin tích cực. Các cơ sở đã lồng ghép các hành động mà kiểm toán xã hội đề xuất vào kế hoạch hoạt động và kế hoạch ngân sách hàng năm của họ - dự thảo báo cáo Khảo sát Theo dõi Dịch vụ phát hiện ra gần 2/3 các cơ sở đã làm như vậy.

Page 79: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

79

Thể chế hóa cách Tiếp cận Kiểm Toán Xã hội cho công Tác Theo dõi và Đánh giá Trong bối cảnh việT nam Phần 3

bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch pháT Triển Kinh Tế Xã hội

Các bước thực hiện thể chế hóa

Cần rà soát lại nguồn lực con người, tài chính và vật chất sẵn có cho hoạt động TD&ĐG KH PTKT-XH (ví dụ: không gian làm việc, máy tính, internet, thiết bị văn phòng) từ các cơ quan trung ương và cấp tỉnh. Xem xét nâng cao nguồn lực hiện có ở cấp huyện và xã nếu cần thiết.

Cần có một dòng ngân sách riêng cho TD&ĐG. Cân nhắc việc thành lập đơn vị chuyên trách về TD&ĐG trong Bộ KH&ĐT/Sở KH&ĐT và các đơn vị lập kế hoạch khác ở các Bộ ngành chủ chốt để xử lý các chức năng TD&ĐG thông thường và quản lý công cụ kiểm toán xã hội cũng như các công việc TD&ĐG khác.

Nỗ lực thí điểm là hữu ích để cho thấy hiệu quả của công cụ kiểm toán xã hội trong việc mang lại thông tin dựa trên kết quả, và có thể giúp hỗ trợ cho một chiến lược nổi trội (nghĩa là, tạo ra các hòn đảo đổi mới ở các tỉnh và huyện quan trọng) đối nghịch với Phương thức Tiếp cận toàn hệ thống chính phủ. Thông lệ này có thể được nhân rộng dần khi nhu cầu tăng lên.

nhân tố đảm bảo thành công # 7: năng lực và tinh thần làm chủ

Như đã nhắc đi nhắc lại trong bộ công cụ, điều vô cùng quan trọng là phải xây dựng năng lực trong đội ngũ cán bộ Nhà nước về TD&ĐG có sự tham gia và để họ có sự hiểu biết tốt về công cụ kiểm toán xã hội. Mặc dù họ có thể ủy thác cho một bên thứ ba thực hiện nghiên cứu, nhưng quy trình này cũng phải được sự hỗ trợ rất lớn từ nhiều cán bộ chính quyền và các cán bộ quản lý của chính phủ (những người có sự hiểu biết rõ ràng về trọng tâm của các công cụ, các phương pháp được sử dụng và thông tin do các công cụ đó tạo ra) để đưa ra quyết định về việc sẽ sử dụng công cụ nào, thông tin nào sẽ được cung cấp và nó sẽ được sử dụng như thế nào để cải thiện công tác lập chương trình và cung cấp dịch vụ. Các viện nghiên cứu phải có kỹ năng cần thiết để thay mặt cho chính phủ thực hiện các công cụ kiểm toán xã hội.

Tinh thần làm chủ xuất phát từ tính hữu dụng của thông tin được tạo ra và khả năng sử dụng thông tin một cách hiệu quả để giúp các tổ chức (ví dụ: cơ quan chính phủ) thực hiện chức năng của họ, là những nhân tố đảm bảo tinh thần làm chủ. Theo nghĩa này, điều quan trọng là những người sử dụng thông tin chính (tức các cán bộ Nhà nước) chịu trách nhiệm quyết định thông tin nào là cần thiết và nó sẽ được sử dụng như thế nào để cải thiện công tác lập chương trình và dịch vụ. Điều quan trọng khác nữa là người dân cảm thấy được trao quyền để tham gia vào đối thoại mang tính xây dựng với các cán bộ Nhà nước.

Chìa khóa dẫn đến thành công của Phương thức Tiếp cận Kiểm toán Xã hội ở Andhra Pradesh ở Ấn Độ là chiến lược tăng cường năng lực mang tính khoa học ở tất cả các cấp, từ cấp quản lý chính phủ cao nhất đến cấp cơ sở.42 Ở cấp bang, Sở Phát triển Nông nghiệp thành lập Đơn vị Kiểm toán Xã hội. Khoảng 25 cán bộ nguồn ở cấp bang, với ít nhất 10 năm kinh nghiệm ở cơ sở, được đào tạo thông qua chương trình Đào tạo giảng viên (TOT) về phương pháp kiểm toán xã hội. Ở cấp huyện, khoảng 260 cán bộ nguồn cấp huyện được đào tạo để điều phối các khóa tập huấn ở cấp mandal và cấp thôn. Các cán bộ kiểm toán xã hội cấp thôn (cán bộ trẻ có học thuộc các gia đình làm công ăn lương) được đào tạo để có thể sử dụng công cụ kiểm toán xã hội thực tế ở cấp thôn và giúp cộng đồng nhận thức được lợi ích của công cụ. Hoạt động đào tạo tập huấn cũng nhắm tới

42 Trung tâm về Quản trị tốt 2009.

Page 80: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

80

Thể chế hóa cách Tiếp cận Kiểm Toán Xã hội cho công Tác Theo dõi và Đánh giá Trong bối cảnh việT namPhần 3

bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch pháT Triển Kinh Tế Xã hội

các cán bộ và chính khách để khuyến khích sự hợp tác và tham gia tích cực của họ trong việc sử dụng công cụ kiểm toán xã hội. Để phục vụ cho mục đích này, ba sổ tay đào tạo, hướng dẫn và các cuốn phim, bao gồm quy trình từng bước để thực hiện kiểm toán xã hội đối với các công trình trong khuôn khổ của NREGS và bản câu hỏi kiểm toán xã hội, đã được xây dựng. Và, quan trọng là, các chương trình đào tạo thường xuyên vẫn được thực hiện hàng tháng cho 20 đến 40 người ở cấp nhóm cộng đồng.

Trong năm 2004, ở Ê-ti-ô-pia, một cuộc Thẻ báo cáo công dân đã được thực hiện bởi Mạng lưới Hành động Chống Nghèo đói của Xã hội Dân sự ở Ê-ti-ô-pia (PANE), một mạng lưới địa phương gồm 40 tổ chức xã hội dân sự. Đây được coi là sáng kiến về thí điểm công tác theo dõi và đánh giá PRSP của Ê-ti-ô-pia.43 PANE nhận được sự hỗ trợ từ Public Affairs Foundation (PAF – Quỹ Các Vấn đề Công cộng) ở Ấn Độ và Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP). Khung phân tích cho Thẻ báo cáo công dân tập trung vào khía cạnh tiếp cận, sử dụng và sự hài lòng với dịch vụ. Khảo sát được tiến hành trên 2.633 hộ gia đình thuộc 3 khu vực nông thôn và 1 khu vực thành thị. Kết quả đã được trao đổi với đại diện chính quyền vùng, được trình bày cho các nhà tài trợ, xã hội dân sự và được đệ trình cho Kế hoạch Phát triển nhanh và bền vững nhằm chấm dứt đói nghèo ở Ê-ti-ô-pia (PASDEP), một phần trong PRSP. UNDP cho rằng khảo sát đã thành công trong việc cung cấp các chỉ số định tính khác nữa cho công tác theo dõi thực hiện PRSP nhằm bổ sung cho các chỉ số được sử dụng bởi hệ thống TD&ĐG của Chính phủ. Điều này cho phép các đơn vị cung cấp dịch vụ nhận thông tin phản hồi về việc sử dụng dịch vụ và tiềm năng cho công tác cải thiện dịch vụ.

Do phương pháp này còn mới đối với cán bộ, nên ban đầu nó đã tạo ra sự phản kháng ở một số vùng, bởi vì mọi người cảm thấy kết quả phát hiện sẽ để lộ những yếu kém mà có thể dẫn đến việc họ bị buộc thôi việc. vì vậy, cần thiết phải đầu tư thời gian để giúp cán bộ hiểu được mục đích của nghiên cứu: không phải buộc tội họ mà giúp họ ra quyết định dẫn đến cải thiện hiệu quả cung cấp dịch vụ và trở nên thực sự hiệu quả hơn.

Có những yêu cầu về năng lực chung cho tất cả các công cụ được coi là quan trọng để các công cụ hoạt động hiệu quả:

● cam kết thực hiện thay đổi trong dài hạn

● hệ thống TD&ĐG cần được điều chỉnh để bao gồm thông tin định tính và thông tin có tính chất giai thoại

● lặp lại quy trình theo định kỳ thời gian (đặc biệt đối với Thẻ cho điểm cộng đồng và Thẻ báo cáo công dân) trong chu trình KH PTKT-XH

● tiếp tục theo dõi việc thực hiện các khuyến nghị và thực hiện hành động thích hợp (ví dụ: thay đổi trong cách lập chương trình hoặc phân bổ ngân sách)

Các bước thực hiện thể chế hóa

Dưới đây là những năng lực quan trọng cần xây dựng ở cấp độ cá nhân và tổ chức cho từng công cụ kiểm toán xã hội sẽ được sử dụng trong khung TD&ĐG. Quy trình này đã bắt đầu thông qua sáng kiến này, cũng như qua các tổ chức thể chế với các bên liên quan khác nhau, ví dụ: UNDP đã hỗ trợ đào tạo về Thẻ báo cáo công dân và ILO đã hỗ trợ đào tạo về kiểm toán giới.

43 Bekele Eschetu (2006)

Page 81: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

81

Thể chế hóa cách Tiếp cận Kiểm Toán Xã hội cho công Tác Theo dõi và Đánh giá Trong bối cảnh việT nam Phần 3

bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch pháT Triển Kinh Tế Xã hội

thẻ báo cáo công dân

Các yêu cầu về năng lực cá nhân:

● kiến thức về cung cấp dịch vụ công tại địa phương (hay bất cứ vấn đề gì của Thẻ báo cáo công dân)

● quen thuộc với các bên liên quan chính

● kinh nghiệm về phương pháp điều tra khoa học xã hội và trong lập kế hoạch và hỗ trợ thảo luận nhóm trọng tâm (FGD)

Trưởng nhóm cũng cần thể hiện khả năng quản lý chất lượng trong công việc liên quan đến điều tra, cụ thể là:

Nhập dữ liệu

• làm sạch dữ liệu

• nhập dữ liệu

Sử dụng dữ liệu

• khả năng phổ biến và trao đổi hiệu quả thông tin theo cách sáng tạo và thân thiện với người sử dụng cho các đối tượng nhận khác nhau, bao gồm phương tiện thông tin đại chúng, người dân, tổ chức xã hội dân sự, đơn vị cung cấp dịch vụ công và chính quyền các cấp

• kỹ năng hỗ trợ và đàm phán

• có kinh nghiệm trong việc hình dung, thiết kế và thực hiện cải tiến trong cung cấp dịch vụ

Các yêu cầu về năng lực tổ chức:

● hiểu được bối cảnh chính trị xã hội

● thái độ trung lập

● có kinh nghiệm trong quản lý công tác thực địa

● hiểu về kỹ thuật điều tra, phân tích dữ liệu định tính và định lượng

● có kinh nghiệm trong truyền đạt về kết quả nghiên cứu dưới dạng mục tiêu và thân thiện với người sử dụng và trong việc thực hiện truyền thông.

● kinh nghiệm tiến hành các hoạt động vận động và cải cách hoặc hỗ trợ những người khác thực hiện các hoạt động đó

● có kinh nghiệm làm việc với nhiều nhóm cử tri, bao gồm cộng đồng, các nhóm dễ bị tổn thương và/hoặc yếu thế, tổ chức xã hội dân sự, tổ chức phi chính phủ/quốc tế, cơ quan Nhà nước ở các cấp khác nhau và phương tiện thông tin đại chúng

Page 82: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

82

Thể chế hóa cách Tiếp cận Kiểm Toán Xã hội cho công Tác Theo dõi và Đánh giá Trong bối cảnh việT namPhần 3

bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch pháT Triển Kinh Tế Xã hội

● xây dựng mạng lưới và tạo ra sự ủng hộ giữa các bên liên quan đến Thẻ báo cáo công dân – ví dụ: tổ chức xã hội dân sự, chính phủ, đơn vị cung cấp dịch vụ và các tổ chức khác có quan tâm đến cung cấp dịch vụ công

● đàm phán/thương lượng sự thay đổi

● hỗ trợ trao đổi thông tin nhằm đảm bảo rằng các bên liên quan phù hợp nhận được những thông tin cần thiết (ví dụ: chính quyền trung ương cần nhận được thông tin về chính quyền tỉnh; tổ chức xã hội dân sự cần nhận được thông tin về cam kết của chính quyền trung ương, v.v.)

thẻ cho điểm cộng đồng

Các yêu cầu năng lực cá nhân:

Hỗ trợ viên cho Thẻ cho điểm cộng đồng cần có kinh nghiệm về hỗ trợ thảo luận nhóm trọng tâm, có kỹ năng tính toán và đọc viết tốt, được đào tạo toàn diện về phương pháp Thẻ cho điểm cộng đồng. Kinh nghiệm trong lĩnh vực đang nhắm tới cũng là hữu ích, đặc biệt về sự hiểu biết các chương trình của chính phủ đang được thực hiện tại cộng đồng liên quan đến dịch vụ mục tiêu (nghĩa là trong lĩnh vực y tế, nơi người sử dụng trao đổi về giá cả dịch vụ, nếu hỗ trợ viên quen thuộc với các chương trình bảo hiểm y tế địa phương thì có thể cung cấp đầu vào hữu ích).

Các yêu cầu năng lực tổ chức/thể chế của chính phủ:

● Trách nhiệm giải trình từ trung ương đến địa phương: Thẻ cho điểm cộng đồng đòi hỏi phải có sự ủng hộ ở cấp trung ương để buộc các sở, ngành cấp tỉnh và đơn vị cung cấp dịch vụ tại địa phương chịu trách nhiệm đối với công tác thu thập dữ liệu này. Chúng đòi hỏi cơ quan chức trách cấp tỉnh phải có khả năng buộc đơn vị cung cấp dịch vụ chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu này cũng như có kênh thông tin đầy đủ để chuyển thông tin lên trên.

● Chính quyền cấp tỉnh cần có khả năng tuyển dụng và giám sát các viện nghiên cứu hoặc hỗ trợ viên.

● Hệ thống TD&ĐG cần được điều chỉnh để bao gồm thông tin định tính và thông tin mang tính giai thoại.

Thể chế hóa quy trình Thẻ cho điểm cộng đồng:

● Lặp lại quy trình Thẻ cho điểm cộng đồng theo định kỳ thời gian.

● Đảm bảo kiểm soát chất lượng. Điều này có thể liên quan đến việc có một tổ chức, ví dụ một viện nghiên cứu hay ai đó trong tổ chức đó, thực hiện “kiểm toán” quy trình, và áp dụng lại một số công cụ ở một số ít hơn các địa phương để thẩm tra lại kết quả.

● Kết nối quy trình Thẻ cho điểm cộng đồng với hệ thống của chính phủ, như Kế hoạch ngành hàng năm, để:

• thiết lập hệ thống xếp hạng về công tác quản trị điều hành trong bối cảnh phân cấp phân quyền.

Page 83: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

83

Thể chế hóa cách Tiếp cận Kiểm Toán Xã hội cho công Tác Theo dõi và Đánh giá Trong bối cảnh việT nam Phần 3

bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch pháT Triển Kinh Tế Xã hội

• thông tin về lập ngân sách dựa trên hiệu quả hoạt động.

• hướng đóng góp của công chúng vào hoạt động lập ngân sách.

Kiểm toán giới và Kiểm toán Xã hội dựa trên quyền của trẻ em

Các yêu cầu năng lực cá nhân:

Kiểm toán giới và Kiểm toán dựa trên Quyền trẻ em đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải có năng lực chuyên môn vững. Tùy thuộc vào phạm vi của kiểm toán, hai loại kiểm toán trên cần có một nhóm nhỏ có kinh nghiệm trong phân tích Giới hoặc Quyền Trẻ em, kỹ năng hỗ trợ trong phỏng vấn và thảo luận nhóm trọng tâm. Viết báo cáo là một kỹ năng căn bản khác cho Kiểm toán Giới/Xã hội Dựa trên Quyền Trẻ em. Thí điểm kiểm toán giới tiến hành năm 2010 cho thấy, phân tích giới và phân tích dựa trên quyền trẻ em là những lĩnh vực đặc biệt thách thức và có thể đòi hỏi sự hỗ trợ, hướng dẫn nhiều hơn nữa từ bên ngoài trong giai đoạn ngắn hạn và trung hạn. Xem Phụ lục B về nguồn lực bổ sung để hỗ trợ phân tích dựa trên giới cho các lĩnh vực khác nhau.

Các yêu cầu năng lực tổ chức:

Về mặt năng lực thể chế, Kiểm toán giới/Kiểm toán dựa trên quyền trẻ em được tiến hành thông qua các nhóm trọng tâm và thảo luận nhóm trọng tâm – nhận thức về giới/quyền trẻ em của tổ chức và cá nhân càng lớn thì kiểm toán càng dễ dàng (và, có thể đoán trước được, kết quả càng thuận lợi). Kiểm toán giới/quyền trẻ em cũng được thực hiện tốt nhất trong bối cảnh nơi có khung khổ hiệu quả đảm bảo thực hiện trách nhiệm giải trình - nơi kết quả của kiểm toán có thể được truyền đạt cho các cán bộ quản lý và được truyền đạt một cách hiệu quả trong toàn bộ tổ chức.

Nếu một Bộ/Sở (ví dụ: Y tế, Giáo dục) sử dụng các viện nghiên cứu để tiến hành kiểm toán Giới hoặc Kiểm toán Dựa trên Quyền Trẻ em thì Bộ/Sở phải đảm bảo rằng viện nghiên cứu đó có đủ kinh nghiệm cần thiết để tiến hành kiểm toán.

Page 84: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

84

Thể chế hóa cách Tiếp cận Kiểm Toán Xã hội cho công Tác Theo dõi và Đánh giá Trong bối cảnh việT namPhần 3

bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch pháT Triển Kinh Tế Xã hội

hệ thống theo dõi Chi tiêu Công

Các yêu cầu năng lực cá nhân:

Nhóm điều tra viên sẽ thay đổi về quy mô tùy theo phạm vi của chương trình. Nhóm cần có chuyên môn nghiệp vụ về thực hiện ngân sách, kiến thức ngành cụ thể (ví dụ, về giáo dục hay y tế) và sự hiểu biết sâu về bối cảnh thể chế có liên quan. Nhóm cũng cần phải có kinh nghiệm trước đó về điều tra khảo sát, cụ thể một số thành viên có kinh nghiệm về phỏng vấn định tính, khảo sát quy mô nhỏ và phần mềm thống kê để xử lý dữ liệu. Công việc này không phải lúc nào cũng đòi hỏi phải có phần mềm tinh vi, ví dụ: phân tích quan trọng có thể được thực hiện bằng cách sử dụng phần mềm như Microsoft Excel. Kinh tế học vi mô về hành vi người cung cấp (lý thuyết về khuyến khích và tổ chức) là một kỹ năng bổ sung hữu ích. Điều tra viên và giám sát viên sẽ được đào tạo cụ thể về thu thập dữ liệu PETS và kỹ thuật phân tích.

Các yêu cầu năng lực thể chế:

● Trách nhiệm giải trình từ trung ương đến địa phương: PETS đòi hỏi có sự ủng hộ từ cấp trung ương đến cấp địa phương; vì thông tin có thể có được từ công tác phân tích có thể tiết lộ những vấn đề trong việc chuyển giao và thực hiện nguồn lực ngân sách ở các cấp khác nhau, quan trọng là cần có một thỏa thuận chung về kết quả phát hiện và mở ra các kênh thông tin để trao đổi kết quả phát hiện giữa các cấp khác nhau.

● Những người điều phối công tác thu thập dữ liệu (ví dụ: các cơ quan chức trách cấp tỉnh) cần có khả năng tuyển dụng điều tra viên, giám sát viên; cung cấp phương tiện đi lại và ăn ở cho họ nếu cần thiết.

● Hệ thống TD&ĐG cần được điều chỉnh để bao gồm thông tin định tính, cũng như bằng chứng về quản lý và sử dụng nguồn lực.

nhân tố đảm bảo thành công # 8: một chiến lược truyền thông hợp lý

Một chiến lược truyền thông hiệu quả là hết sức cần thiết để phổ biến thông tin TD&ĐG, bao gồm thông tin được tạo ra bởi công cụ kiểm toán xã hội và chia sẻ thông tin với các bên liên quan chính. Thông tin cần được chia sẻ với tất cả các bên liên quan bên trong, bên ngoài và các bên có quan tâm. Sau đó cần có hoạt động tiếp nối tích cực để thực hiện các khuyến nghị và đưa bài học kinh nghiệm vào trong quá trình ra quyết định trong tương lai. Bởi vì Phương thức Tiếp cận Kiểm toán Xã hội liên quan đến việc chia sẻ với người sử dụng, nên các công cụ trong đó vốn đã có chức năng phổ biến, và do đó có thể khuyến khích người dân, tổ chức quần chúng hoặc cộng đồng đưa ra yêu cầu đòi hỏi các đơn vị cung cấp dịch vụ và chính phủ phải cải thiện việc cung câp dịch vụ (Xem Nhân tố đảm bảo thành công # 2 – Nhu cầu).

Chiến lược truyền thông cần được điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng mục tiêu cụ thể - Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, các Bộ trưởng, phương tiện truyền thông đại chúng, khu vực tư nhân, tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội dân sự và công chúng nói chung. Việc công bố các kết quả phát hiện tiêu cực hoặc các kết quả còn gây tranh cãi rõ ràng có thể tạo ra khó khăn thách thức cho cơ quan chính phủ trong giai đoạn trước mắt, song lợi ích của việc công bố trong dài hạn

Page 85: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

85

Thể chế hóa cách Tiếp cận Kiểm Toán Xã hội cho công Tác Theo dõi và Đánh giá Trong bối cảnh việT nam Phần 3

bộ công cụ Kiểm Toán Xã hội cho Kế hoạch pháT Triển Kinh Tế Xã hội

sẽ thực sự đáng giá. Việc tăng cường công khai thông tin cũng có thể tăng áp lực đòi hỏi phải có hoạt động tiếp nối mang tính hệ thống hơn trong việc thực hiện khuyến nghị, từ đó làm tăng trách nhiệm giải trình, đồng thời tạo động lực thúc đẩy những người thực hiện công tác TD&ĐG tạo ra kết quả tốt hơn, bởi vì họ biết rằng báo cáo sẽ được công bố công khai thay vì bị vứt lẫn trong đống tài liệu trên bàn của ai đó.

Các bước thực hiện thể chế hóa

Có thể cũng hữu ích cho chính phủ khi cân nhắc về cách thức phổ biến kết quả của công cụ kiểm toán xã hội cho các đối tượng nhận khác nhau và các bên liên quan, từ cộng đồng cho tới chính quyền, hội đồng nhân dân và Quốc hội cũng như công chúng nói chung, tùy thuộc vào nhu cầu thông tin khác nhau của họ. Ví dụ, các bên liên quan cấp cộng đồng sẽ quan tâm đến việc nghe kết quả phát hiện về công cụ kiểm toán xã hội mà họ đã tham gia và nghe về những cải thiện liên quan tới những vấn đề trực tiếp ảnh hưởng đến họ. Cán bộ Nhà nước (cũng như Quốc hội và Hội đồng Nhân dân) sẽ quan tâm đến việc nghe những khuyến nghị về cách cải thiện dịch vụ và chương trình. Công chúng nói chung sẽ quan tâm đến các vấn đề trên quy mô rộng hơn.

Page 86: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

86 Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

phụ lục aBên cạnh năm công cụ được trình bày trong Bộ Công cụ này và được trình bày ở phần dưới đây cong có một số các công cụ có sự tham gia để huy động sự tham gia của công đồng và người dân vào tiến trình thiết kế, thực hiện, theo dõi và đánh giá các chính sách và chương trình có liên quan. Một số khái niệm và định nghĩa này được trình bày ngắn gọn trong phần dưới đây.

ủy ban cộng đồng

Đây là một ủy ban bao gồm 12-15 thành viên được lựa chọn từ cộng đồng để đưa ra các khuyến nghị hoặc đề xuất các giải pháp hành động đối với các nhà hoạch định chính sách về các vấn đề phức tạp sau khi đã tìm hiểu kỹ lưỡng. Mục tiêu của Ủy ban là nhằm cải thiện chất lượng của việc ra quyết định và giúp cho việc hoạch định và thực hiện chính sách được hiệu quả và bền vững hơn. Tiến trình này còn đặc biệt hữu ích cho việc giải quyết vấn đề liên quan tới việc thiếu sự tham gia của người dân trong một số ngữ cảnh chính trị đặc biệt nhằm giúp người dân tham gia đóng góp ý kiến cho tiến trình ra quyết định của các cơ quan chính phủ. Ủy bản này giúp đảm bảo các tiến trình hoạch định và thực hiện chính sách phù hợp hơn với thực tế địa phương và các khái niệm về phúc lợi và tiến bộ xã hội

Trang thông tin điện tử:

World Bank: http://www.worldbank.org/socialaccountability_sourcebook/Tools/Other/cj.html

Sách hướng dẫn về Ủy ban cộng đồng, Trung tâm Jefferson:

http://www.jefferson-centre.org/vertical/Sites/%7BC73573A1-16DF-4030-99A5-8FCCA2F0BFED%7D/uploads/%7B7D486ED8-96D8-4AB1-92D8-BFA69AB937D2%7D.PDF

Ủy ban cộng đồng về tương laic ho lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm cho Andhra Pradesh, Ấn Độ: http://pubs.iied.org/pdfs/9135IIED.pdf

Đối thoại với cộng đồng

Đối thoại với cộng đồng là các cuộc họp chính thức mà ở đó các cán bộ địa phương tìm cách để lấy ý kiên và quan điểm của người dân về một quyết định hay hành động mà họ cần phải thực hiện thay mặt cho chính quyền địa phương. Các cuộc họp này được mở ra cho công chúng và bởi vậy đây là một công cụ quan trọng để người dân chia sẻ các mối quan tâm trước các đại biểu dân cử và các cán bộ địa phương và mặt khác đây làm một cơ chế phản hồi quan trọng để các cán bộ địa phương hiểu hơn về các trải nghiệm và quan điểm cảu người dân. Đối thoại với cộng đồng về ngân sách cộng đồng chính là một ví dụ cụ thể cho khái niệm này.

Trang thông tin điện tử:

World Bank: http://www.worldbank.org/socialaccountability_sourcebook/Tools/Other/ph.html

Sách hướng dẫn về sự tham gia của người dân: http://siteresources.worldbank.org/INTBELARUS/Resources/eng.pdf

Đối thoại với cộng đồng về chi tiêu công, Ấn Độ: http://www.sasanet.org/documents/Case%20Studies/MKSS%20Case%20Study.pdf

Các định nghĩa và

khái niệm liên quan

tới Công cụ Kiểm toán xã hội và

các phương pháp có sự

tham gia phục vụ cho công tác lập

kế hoạch, theo dõi và

đánh giá

Page 87: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

87Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

phụ lục aĐài phát thanh cộng đồng

Đài phát thanh công đồng do một cộng đồng làm chủ và quản lý để giải quyết các vấn đề địa phương bằng ngôn ngữ địa phương và trong ngữ cảnh địa phương liên quan tới các vấn đề và mối quan tâm của địa phương. Chương trình của Đài phát thanh cộng đồng được dựa trên sự tiếp cận và tham gia của thính giả và phản ánh các mối quan tâm và nhu cầu đặc biệt của cộng đồng. Đài phát thanh cộng đồng đặc biệt phù hợp cho việc giúp các cộng đồng nghèo và mù chữ để họ có thể chia sẻ ý kiến, có thông tin, được học hỏi và tham gia trong một cuộc đàm thoại nhất định. Đài phát thanh cộng đồng không phải là một công cụ để nâng cao trách nhiệm giải trình. Tuy nhiên tính dễ tiếp cận, linh hoạt với chi phí phải chăng giúp Đài phát thanh cộng đồng trở thành một công cụ hữu hiệu để đạt được các kết quả liên quan tới trách nhiệm giải trình xã hội.

Trang thông tin điện tử:

World Bank: http://www.worldbank.org/socialaccountability_sourcebook/Tools/Other/cr.html

UNESCO: http://unesdoc.unesco.org/images/0013/001342/134208e.pdf

Đài phát thanh cộng đồng Tambuli, Philippines: http://www.unesco.org/webworld/publications/community_radio_handbook.pdf

Cổng thông tin điện tử

Đây là những trang điện tử công bố các thông tin tài chính công như luật ngân sách, tài liệu hướng dẫn lập ngân sách, và các định nghĩa liên quan tới các khái niệm kỹ thuật về ngân sách. Các cổng điện tử này được kết nói trực tiếp với hệ thông thông tin quản lý cho phép người sử dụng tìm thông tin trong một khoảng thời gian nhất định để xem ngân sách đã được thực thi như thế nào và nguồn thu từ thuế được sử dụng như thế nào. Nếu được cập nhật thường xuyên, những trang thông tin điện tử này có thể giúp tăng cường tính minh bạch thông qua chuyển tải một lượng thông tin lớn tới người dân có thể tiếp cận internet.

Trang thông tin điện tử:

World Bank: http://www.worldbank.org/socialaccountability_sourcebook/Tools/Other/tp.html

Nghiên cứu trường hợp ở Châu Mỹ La tinh: http://www-wds.worldbank.org/servlet/WDSContentServer/WDSP/IB/2004/11/03/000160016_20041103103505/Rendered/PDF/303320ENGLISH0Thinking0out0loud0V.pdf

Đặc quyền của người dân

Đặc quyền của người dân là một tài liệu nhằm thông tin cho người dân về quyền được hưởng dịch vụ công và các tiêu chuẩn mà họ có thể mong đợi cho một dịch vụ (thời gian và chất lượng), các biện pháp để giải quyết trong trường hợp những dịch vụ này không tuân thủ các quy định, quy trình, chi phí và phí dịch vụ. Đặc quyền này cung cấp cho người sử dụng dịch vụ các lý giải (và trong một số trường hợp chính là giải pháp đền bù) nếu các tiêu chuẩn này không được đáp ứng.

Nếu người dân có được thông tin về quyền của mình với tư cách là khách hàng của dịch vụ công, hay cơ chế khiếu nại hiện có để chia sẻ các khúc mắc thì họ có

Page 88: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

88 Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

phụ lục athể gây áp lực với đơn vị cung cấp dịch vụ nhằm thực hiện tốt hơn công việc của mình. Các đặc quyền này cũng có thể đóng vai trò quan trọng cho các cơ chế giải trình xã hội khác. Các tiêu chuẩn mà các nhà cung cấp dịch vụ phải cam kết là những công cụ hữu hiệu cho việc theo dõi và đánh giá việc cung cấp dịch vụ công.

Trang thông tin điện tử:

World Bank: http://www.worldbank.org/socialaccountability_sourcebook/Tools/Other/cc.html

Mạng lưới nâng cao trách nhiệm giải trình xã hội Nam Á : http://www.sasanet.org/documents/Tools/Citizen’s%20Charters.pdf

Trung tâp quản trị địa phương tốt: http://www.cgg.gov.in/publicationdownloads/Citizens’%20Charter.pdf

Đặc quyền công dân – khách hành ở Malaysia: http://unpan1.un.org/intradoc/groups/public/documents/un/unpan000762.pdf

Cơ quan thanh tra độc lập

Vai trò của cơ quan thanh tra độc lập là bảo vệ người dân tránh khỏi tình trạng vi phạm quyền công dân, lạm dụng quyền lực, sai sót, sao nhãng hay các quyết định không công bằng hoặc quản trị yếu kém nhằm nâng cao hành chính công và giúp cho các hành động của Chính phủ cởi mở hơn và để chính quyền và cán bộ chính quyền nâng cao trách nhiệm giải trình với công chúng. Một cơ quan thanh tra độc lập sẽ tách biệt khỏi các đơn vị hành pháp và tư pháp. Cơ quan này thường được các cơ quan lập pháp tài trợ để vận hành. Văn phòng của cơ quan thanh tra độc lập được thiết lập dưới nhiều hình thức. Có thể là công cụ chung hay là một cơ quan đặc biệt đón nhận và tìm hiểu các khiếu nại của người dân về các hành động của cơ quan chính quyền, cơ quan chịu trách nhiệm bảo vệ quyền con người hay môt cơ quan bảo vệ quyền và quyền lợi khác (ví dụ như bảo vệ môi trường)

Trang thông tin điện tử:

World Bank: http://www.worldbank.org/socialaccountability_sourcebook/Tools/Other/om.html

International Ombudsman Institute: http://www.law.ualberta.ca/centres/ioi/index.php

Nghiên cứu trường hợp ở Châu Á: http://asianombudsman.com/ORC/MemberResearchStudies/Research%20Study..Comparative%20Study%20of%20Ombudsman%20Systems%20in%20Asia,Future%20path%20for%20Macaos%20Ombudsman%20Systems%20by%20CCAC,%20Macao,%20Nov,%202009.pdf

lập bản đồ kết quả

Lập bản đồ kết quả (OM) là một hệ thống lồng ghép về theo dõi và đánh giá tìm hiểu cả những kết quả tiến trình cũng như việc thực hiện một chương trình hay dự án. Công việc này nhằm cân đối giữa trách nhiệm giải trình với việc học hỏi. OM tập trung vào các thay đổi về hành vì của đối tác trực tiếp (như là kết quả); đánh giá những đóng góp vào việc đạt được kết quả; và thiết kế liên quan tới các ngữ cảnh phát triển lớn hơn. Tập trung vào các thay đổi trong hành vi, mối quan hệ và hành động của đối tác cho phép một chương trình:

Page 89: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

89Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

phụ lục a• Đo lường kết quả trong phạm vi ảnh hưởng

• Đón nhận ý kiển phản hồi của người dân về các nỗ lực nhằm cải thiện việc thực hiện chương trình

• Ghi nhận những đóng góp của chương trình nhằm đạt được các kết quả

• Thể hiện tiến bộ tiến tới kết quả

Lập bản đồ kết quả có thể được sự dụng trong việc lập kế hoạch, theo dõi và/hay đánh giá các hoạt động hiện tại hoặc hoạt động đã hoàn thành bao gồm cả các dự án nhỏ, các chương trình có quy mô lớn hay thậm chí là toàn bộ tổ chức.

Trang thông tin điện tử:

IDRC: http://www.idrc.ca/en/ev-26586-201-1-DO_TOPIC.html

Cộng đồng chia se thông tin về Lập bản đồ kết quả: http://www.outcomemapping.ca/download.php?file=/resource/files/OM_English_final.pdf

Lập bản đồ kết quả ở Nagaland, Ấn Độ: http://www.idrc.ca/en/ev-41463-201-1-DO_TOPIC.html

lập ngân sách có sự tham gia

Việc lập ngân sách có sự tham gia là một tiến trình mà ở đó các bên có liên quan cùng nhau bàn thảo, phân tích, ưu tiên và theo dõi các quyết định về chi tiêu và đầu tư công. Các bên có liên quan có thể là công chúng, người nghèo, các nhóm yếu thế bao gồm cả phụ nữ, các tổ chức xã hội dân sự, doanh nghiệp tư nhân, các đại biểu dân cử, Quốc hội và nhà tài trợ.

Việc lập ngân sách có sự tham gia có thể diễn ra trong nhiều giai đoạn khác nhau của tiến trình chi tiêu công:

• Lập và phân tích ngân sách. Người dân có thể tham gia vào việc phân bổ ngân sách theo ưu tiên và họ có thể xác định các chuẩn đoán về nguyên nhân của nghèo đói; Lập ngân sách; hoạch đánh giả các phân bổ ngân sách liên quan tới cam kết chính sách của chính phủ và các mục tiêu hoăc mối quan tâm đã được chia sẻ.

• Theo dõi chi tiêu công. Người dân có thể theo dõi xem chi tiêu công có nhất quán với các đầu mục phân bổ trong ngân sách không và tìm hiểu xem nguồn ngân sách tới các cơ quan chịu trách nhiệm cung cấp hàng hóa và dịch vụ thế nào.

• Theo dõi chi tiêu công. Người dân theo dõi chất lượng hàng hóa và dịch vụ mà chính phủ cung cấp liên quan tới chi tiêu công dành cho những hàng hóa và dịch vụ này, đây là một tiến trình tương tự như thẻ báo cáo công dân và thẻ cho điểm cộng đồng.

Trang thông tin điện tử:

World Bank: http://siteresources.worldbank.org/PSGLP/Resources/ParticipatoryBudgeting.pdf

Page 90: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

90 Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

phụ lục aLập ngân sách có sự tham gia ở Châu Á: http://siteresources.worldbank.org/PSGLP/Resources/ParticipatoryBudgeting.pdf

Lập ngân sách có sự tham gia ở Porto Alegre, Brazil: http://www.unesco.org/most/southa13.htm

học hỏi tích cực

Học hỏi tích cực là một phương pháp tiếp cận để lập kế hoạch và thay đổi tổ chức. Phương thức này giúp chúng ta hỏi “những phần nào đang vận hành tốt và chúng ta có thể tiếp nối từ những điểm tích cực đó như thế nào?”. Phương thức tiếp cận này được xây dựng trên giả định cho rằng trong bất cứ nhóm nào, tổ chức nào đều có một phần nào đó đang vận hành tốt. Các chuyên gia của kỹ thuật này cho rằng phương thức tiếp cận dựa theo vấn đề thường có xu thế tâp trung vào tính tiêu cực – thường chỉ tập trung hay làm trầm trọng các nét tiêu cực của công việc trong khi phương pháp học hỏi tích cực lại tập trung vào các đặc điểm tích cực và tìm cách giải quyết và vượt qua các điểm tiê cực. Khung Học hỏi tích cự có thể được áp dụng trong một số can thiệp như: lập kế hoạch chiến lược, thiết kế hệ thống giao trách nhiệm, thúc đẩy sự đa dạng, thiết kế lại tổ chức, liên kết và đánh giá.

Trang thông tin điện tử:

Sách mỏng (referred by the World Bank): http://www.thinbook.com/docs/doc-whatisai.pdf

Asian Development Bank: http://www.adb.org/Documents/Information/Knowledge-Solutions/Appreciative-Inquiry.pdf

Học hỏi tích cực trong Đánh giá về giới cho Chương trình Pan – Mạng lưới châu Á http://idl-bnc.idrc.ca/dspace/bitstream/10625/45401/1/131870.pdf

theo dõi theo thời gian thực

Hệ thống theo dõi truyền thống khá hiệu quả trong việc theo dõi các xu hướng phát triển trung và dài hạn. Tuy nhiên các hệ thống này không được thiết kế để tao ta các thông tin theo thời gian thực để giúp các nhà hoạch định chính sách trong việc xây dựng các hành động kịp thời để giúp các nhóm yếu thế đối phó với các cuộc khủng hoảng diễn ra nhanh chóng và tái diễn. Tận dụng các công nghệ tiến bộ, sáng kiên theo dõi theo thời gian thực có mục đích thu nhận những số liệu có tần xuất xảy ra cao về an ninh sinh kế và tính ổn định trong trong tiếp cận dịch vụ giữa các nhóm yếu thế. Mục đích của công cụ này nhằm cải theienj việc ra quyết định dựa vào bằng chứng và thu hẹp khoảng cách giữa giai đoạn ban đầu của khủng hoảng toàn cầu và tính sẵn có của các thông tin trợ giúp hành động để bảo vệ nhóm yếu thế. Các công cụ theo dõi theo thời gian thực bao gồm ứng dụng SMS để đẩy nhanh và thúc đây thông tin cần trong tiến trình can thiệp, theo dõi dựa vào cộng đồng, khảo sát nhanh đa tầng và giám sát điểm.

Trang thông tin điện tử:

UNICEF: http://www.unglobalpulse.org/about

hệ thống theo dõi dựa vào cộng đồng

Hệ thống theo dõi dựa vào cộng đồng là một hình thưc thu thập thông tin có tổ chức ở cấp cộng đồng để sử dụng các phòng ban, cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự cho việc lập kế hoạch, thực hiện và theo dõi chương

Page 91: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

91Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

phụ lục atrình. Đây là một công cụ nhằm nâng cao công tác quản trị, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong việc phân bổ nguồn lực. Hệ thống này nhìn chung có mục tiêu cung cấp thông tin cập nhật cho chính quyền quốc gia và địa phương cho việc hoạch định chính sách và thực hiện chương trình. Cụ thể hơn, hệ thống này còn có mục đích thu hẹp khoảng cách thông tin trong việc dự đoán mức độ nghèo đói ở cấp địa phương, xác định các nguyên nhân nghèo đói, hình thành các chính sách và chương trình, xác định các đối tượng hưởng lợi và đánh giá tác động của các chính sách và chương trình.

Trang thông tin điện tử:

Học viện nghiên cứu phát triển Philippine: http://econdb.pids.gov.ph/index.php?option=com_content&task=view&id=25&Itemid=40

Mạng lưới nghiên cứu: http://www.pep-net.org/programs/cbms/country-project-profiles/cbms-philippines/cbms-philippines-handbook-for-practi-tioners-version-06-2009-01/

Hệ thông theo dõi dựa vào cộng đồng tại Philippines: http://www.pep-net.org/fileadmin/medias/pdf/CBMS_country_proj_profiles/Philippines/CBMS_forms/Technical_Paper.pdf

Học hỏi và hành động có sự tham gia – xác định nhu cầu, lập kế hoạch, theo dõi và đánh giá (PLA)

PLA là phương pháp liên ngành (cho phép chia sẻ các quan điểm kỹ thuật khác nhau, tạo ra diễn đàn chung cho các cán bộ phát triển, chuyên gia kế hoạch và thành viên cộng đồng). Bước tiếp cận này được thiết kế để sử dụng trực tiếp tại thực địa với cộng đồng và khuyến khích việc học hỏi và chia sẻ giữa các nhóm, tập trung nhiều vào kiến thức, thực hành và kinh nghiệm địa phương. Phương thức này cho phép xử lý các nguồn thông tin cũng như sử dụng các nguồn thông tin các phương pháp khác nhau với các nhóm đối tượng khác nhau để kiểm chứng kết quả. Các phương thức này cung cấp số liệu về điều kiện thực địa và từ cả quan điểm định tính và định lượng. Hai lợi ích chính của những công cụ này từ quan điểm của cộng đồng và cơ quan phát triển là họ tập trung vào sự tham gia của cộng đồng, trao quyền cho họ và giúp để củng cố vai trò của tổ chức.

Trang thông tin điện tử:

Việ hợp tác tại châu Mỹ về nông nghiệp: http://www.iica.int/Esp/regiones/central/cr/Publicaciones%20Oficina%20Costa%20Rica/80tools.pdf

Lập bản đồ có sự tham gia

Lập bản đồ có sự tham gia là một tiến trình lập bản đồ nhằm cụ thể hóa sự gắn kết của cộng đồng địa phương với đất đai thông qua việc sự dụng ngôn ngữ chung được mọi người công nhận trong việc lập bản đồ. Giống như các loại bản đông khác, bản đồ có sự tham gia cũng thể hiện các thông tin về không gian ở các tỷ lệ khác khác nhau. Các bản đồ có sự tham gia không những chỉ giới hạn trong việc trình bày các thông tin về địa lý mà còn thể hiện các kiến thức quan trọng về văn hóa, xã hội và lịch sử, ví dụ những thông tin liên quan tới việc sở hữu đất đai, dân số học, ngôn ngữ, sức khỏe và việc phân bố giàu nghèo. Một khía cạnh quan trọng trong việc xây dựng bản đồ có sự tham gia là đưa ra các thông tin có liên quan và quan trọng với nhu cầu của người dân.

Trang thông tin điện tử:

Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế: http://www.ifad.org/pub/map/PM_web.pdf

Page 92: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

92 Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

phụ lục aĐánh gia nông thôn có sự tham gia của người dân

Đánh giá nhanh nông thôn liên hệ tới một hệ các phương thức và phương pháp có sự tham gia và nhấn mạnh vào kiến thức địa phương và giúp cho người địa phương đánh giá, phân tích và lập kế hoạch riêng cho mình. Đánh gia nông thôn có sự tham gia của người dân sử dụng các hoạt động nhóm để thúc đẩy việc chia sẻ thông tin, phân tích và hành động giữa các bên có liên quan. Mặc dù được xây dựng để sử dụng trong các khu vực nông thôn, PRA được sử dụng thành công trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Mục đích của PRA là nhằm giúp cho các cán bộ phát triển, cán bộ chính phủ và người dân địa phương làm việc cùng nhau để lập các chương trình phù hợp với điều kiện địa phương. Các công cụ phổ biến trong PRA là phỏng vấn bán cấu trúc, thảo luận, ưu tiên sự lựa chọn, lập bản đồ và mô hình, xây dựng biểu đồ lịch sử và thời vụ.

Trang thông tin điện tử:

World Bank: http://www-wds.worldbank.org/external/default/WDSContentServer/WDSP/IB/1996/02/01/000009265_3961214175537/Rendered/PDF/multi_page.pdf

World Bank: http://www4.worldbank.org/afr/ssatp/Resources/HTML/rural_transport/knowledge_base/English/Module%205%5C5_6a%20Participatory%20Rural%20Appraisal.pdf

Participatory Rural Appraisal in the Philippines: http://www.searca.org/brp/pdfs/monographs/PRA_Upland.pdf

Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân

Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân là một công cụ nghiên cứu được các nhà nghiên cứu xây dựng trong công tác hỗ trợ phát triển quốc tế và được coi như là một biên pháp thay thế và bổ sung cho các cuộc khảo sát chọn mẫu. PRA là một hình thức học từ và học với thành viê cộng đồng để tìm hiểu, phân tích và đánh giá các hạn chế và cơ hội để thông tin cho tiến trình ra quyết định liên quan tới các dự án phát triển. Đây là một phương thức mà các nhóm nghiên cứu có thể nhanh chóng thu thập thông tin một cách có hệ thông cho việc phân tích một chủ đề, vấn đề hay câu hỏi cụ thể; phục vụ cho việc đánh giá nhu cầu, nghiên cứu khả thi, xác định và ưu tiên dự án; và đánh giá chương trình/dự án.

Trang thông tin điện tử:

Viên nghiên cứu phát triển và môi trường: http://pubs.iied.org/pdfs/8282IIED.pdf

Đánh giá nhanh nông thôn với sự tham gia của người dân ở Thai lan: http://www.crc.uri.edu/download/PRA_Report.pdf

Hệ thống phân tích xã hội2 (SAS2)

Mục tiêu chính của SAS là nhằm giúp người ta phát triển kỹ năng mà họ cần có để tìm hiểu các tình huống để dễ dàng hiểu được các giải pháp mà các chuyên gia tư vấn. Xây dựng và huy động kiến thức chung không chỉ đơn giản là chia sẻ đúng không tin, có khái niệm đúng hay sử dụng đúng kỹ thuật mà việc này còn phụ thuộc nhiều vào kỹ năng và sự thông thái mà người ta mang tới trong các tình huống thường là lộn xộn và khó dự đoán. SAS chứng minh làm thế nào để thiết kễ được các phần tìm hiểu thông tin/học hỏi dựa vào bằng chứng và dựa vào người dân để trả lời các câu hỏi mà người ta thường hỏi vào đúng thời điểm và với công

Page 93: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

93Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

phụ lục acụ phù hợp. Các câu hỏi này có thể là một phần của vấn đề hay đánh giá nhu cầu, một bài tập lập kế hoạch chiến lược, đánh giá nguy cơ hay nghiên cứu tiền khả thi. Các câu hỏi theo dõi và đánh giá cũng có thể được giải đáp nếu sử dụng các khái niệm và công cụ SAS.

SAS là các công cụ phân tích xã hội bao gồm các kỹ thuật phân tích xã hội và các kỹ thuật cho mọi mục đích. Kỹ thuật phân tích xã hội được tổ chức thành các phần phản ánh ba câu hỏi chính có thể áp dụng được trong bất cứ tình huống nào” vấn đề mà mọi người đang phải đối mặt (ví dụ Cây vấn đề), các bên liên quan ảnh hưởng bởi tình huốn này và có khả năng can thiệp) bao gồm những bên nào (ví dụ xác định các bên có liên quan, đàm thoại về vai trò của các bên) và các phương án hành động chính là gì (ví dụ Kết quả và Nguy cơ). Các kỹ thuật có thể sự dịnh cho mọi mục địch (ví dụ lập bản đồ hình cây, các phương án giải quyết) là nhưng xky thuật chung về bản chất và có thể áp dụng cho bất cứ chủ đề nào để thu thập, tổ chức, phân tích và truyền thông về kiến thức của người dân và các quan điểm thực tế. Các công cụ này cũng giúp để lựa chọn diễn đàn phù hợp nhất và các chiến lược tham gia để đáp ứng nhu cầu của một hoàn cảnh cụ thể.

Trang thông tin điện tử:

Hệ thống phân tích xã hội: http://www.sas2.net/

Đánh giá tác động xã hội

Đánh giá tác động xã hội (SIA) có thể được xác định về mặt nỗ lực để đánh giá hay ước tính trước các hậu quả xã hội có thể cho phép thực hiện các chính sách cụ thể (bao gồm các chương trình hay việc thông qua chính sách mới), và các hành động cụ thể của chính phủ. Các tác động xã hội như vậy không những chỉ cần được xác định và đo lường mà còn cần được quản lý theo một cách mà các yếu tố ngoại lai tích cực được phát huy và các yếu tố tiêu cực được giảm thiểu. SIA là một tiến trình đưa ra khung ưu tiên, thu thập, phân tích và tổng hượp các thông tin xã hội và sự tham gia vào việc thiết kế và thực hiện các can thiệp phát triên. Phương pháp này đảm vào các can thiệp phát triển: (i) được thông tin tới người dân và lưu tâm tới các vấn đề xã hội phù hợp chính: và (ii) kết hợp một chiến lược để có được sự tham gia rộng rãi của các bên có liên quan.

Trang thông tin điện tử:

SAS: http://www.sasanet.org/documents/Tools/Social%20Impact%20Assessment%20Methodology.pdf

Hướng dẫn với các ví dụ cụ thể tại châu Á: http://unpan1.un.org/intradoc/groups/public/documents/cgg/unpan026197.pdf

Page 94: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

94 Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

phụ lục bthẻ báo cáo công dân – trình bày về Phương pháp luận

http://info.worldbank.org/etools/docs/library/94360/Tanz_0603/CitizenReport-CardPresentation.pdf

Cải thiện quản trị địa phương và thực hiện cung cấp dịch vụ cho người nghèo: Bộ công cụ học về CRC

http://www.citizenreportcard.com/crc/pdf/manual.pdf

Khảo sát CRC- Khái niệm và phương pháp luận

http://www.sasanet.org/documents/Tools/Citizen%20report%20card.pdf

Bộ công cụ học trên mạng về phương pháp luận CRC http://www.adb.org/Projects/e-toolkit/e-learning1.asp

Mạng lưới về trách nhiệm xã hội (ANSA), funded by the World Bank Institute (WBI), là một sáng kiến để thúc đẩy, củng cố và duy trì các khái niệm và thực hành về trách nhiệm xã hội toàn cầu

http://ansa-sar.org/2012/?q=node/63

Đánh giá tác động ở Bangalore, Ấn Độ và Thẻ Báo cáo công dân về việc thực hiện cung cấp dịch vụ của các cơ quan chính phủ http://lnweb90.worldbank.org/oed/oeddoclib.nsf/b57456d58aba40e585256ad400736404/d241684df81fce2785256ead0062de10/$FILE/ecd_wp_12.pdf

Chương trình tiến nói của người dân ở Ukraine: Thẻ Báo cáo công dân

http://www.undp.org/oslocentre/docs08/sofia/Case%20Study%201-%20Citizens%20Report%20Cards%20Ukraine%20FINAL.pdf

CRC ở Ethiopia

http://www.capabilityapproach.com/pubs/4_5_Bekele.pdf

thẻ cho điểm cộng đồng

Akasoba, Clement A. and Lance W. Robinson (2007). Yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ chịu thực hiện trách nhiệm giải trình: Thẻ cho điểm cộng đồng và các diễn đàn cấp huyện. no 56: 21-27. http://pubs.iied.org/pdfs/G02905.pdf

CARE. Bộ công cụ về thẻ cho điểm cộng đồng: Hướng dẫn chung về tiến trình thực hiện CSC để cải thiện chất lượng dịch vụ công. http://www.sasanet.org/documents/SM/Books%20&%20Articles/SM%20Ar4.pdf

The World Bank. “Tiến trình CSC” http://siteresources.worldbank.org/INTPCENG/1143333-1116505690049/20509286/comscorecardsnote.pdf

The World Bank. “Tài liệu hướng dẫn để thực hiện giám sát dựa vào cộng đồng” http://siteresources.worldbank.org/INTPCENG/1143333-1116505690049/20509292/CSCmanual.pdf:

The World Bank. “Tài liệu phát triển xã hội: Tiến trình CSC tại Gambia.” http://siteresources.worldbank.org/INTPCENG/Resources/CSC+Gambia.pdf

Các nguồn thông tin

tham khảo thêm

Page 95: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

95Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

phụ lục bKiểm toán giới

Holmes, Rebecca, Jones, Nicola (2010) Làm thế nào để thiết kế và thực hiện các chương trình bảo trợ xã hội nhạy cảm giới, Viện Nghiên cứu phát triển.

http://www.odi.org.uk/resources/details.asp?id=5093&title=design-implement-gender-sensitive-social-protection-programmes

Sarojini Ganju Thakur (Commonwealth Secretariat), Catherine Arnold (DFID) and Tina Johnson (DFID), Bảo trợ xã hội và giới, OECD, 2009.

http://www.oecd.org/dataoecd/26/34/43280899.pdf

ILO (2002) ‘Tài liệu của ILO dành cho các chuyên gia thực hiện Kiểm toán giới” http://www.ilo.org/dyn/gender/docs/RES/536/F932374742/web%20gender%20manual.pdf

ODI (2005) “Giới thiệu về Kiểm toán giới: phương pháp luận, thiết kế và thực hiện ở Malawi” http://www.brookings.edu/views/Papers/200505moser.pdf

CIDA, Bình đẳng giới và trợ giúp cho thương mại - Hướn dẫn cho các chuyên gia thực địa http://www.acdi-cida.gc.ca/acdi-cida/ACDI-CIDA.nsf/eng/NAT-92774815-FUR

Quỹ hành động khẩn cấp và Ủy ban phụ nữ cho phụ nữ và trẻ em tị nạn.“Kiểm toán giới cho các chương trình tái cấu trúc ở Đông Đông Nam Âu.”http://www.urgentactionfund.org/assets/files/uaf-pubs/BG_Audit_Final.pdf

Kiểm toán giới: Bộ công cụ cho các tổ chức xã hội dân sự Trung Quốc. http://www.genderaction.org/images/Gender%20Action-ChinaToolkitweb.pdf

Tài liệu về giới của USAID tại Tanzania Audit.http://www.devtechsys.com/publications/documents/FinalGenderAuditTanzania.pdf

GTZ (1997) Đào tạo và giáo dục hướng nghiệp nhạy cảm giới.

http://www.tzonline.org/pdf/gendersensitivevocational.pdf

Kiểm toán xã hội dựa vào quyền trẻ em

Castro Guevara, M.C., A.M. Felisa Galang Mayor, and M. Racelis (2009) “Nghiên cứu thí điểm tại Philippine về các công cụ khảo sát có sự tham gia của cộng đồng và thân thiện với trẻ em”

http://www.childwatch.uio.no/publications/research-reports/philippines-pilotstudy.html

UNICEF (2009): Trường học thân thiện với trẻ em http://www.unicef.org/lac/Child_Friendly_Schools_Manual_EN_040809(2).pdf

UNICEF (2011) “Bộ công cụ cho thành phố thân thiện với trẻ em 2011”. http://www.childfriendlycities.org/en/research/final-toolkit

Page 96: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

96 Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

phụ lục bUNICEF 2010 “Bộ Công cụ đánh giá và lập bản đồ hệ thống bảo trợ xã hội” (tháng 5 năm 2010) http://www.unicef.org/protection/57929_58020.html

UNICEF and World Bank (2011) “Tài liệu hướng dẫn cách thực lồng ghép trẻ em vào Phân tích tác động xã hội và Nghèo đói ( PSIA) “(tháng 9 năm 2011) http://www.childimpact.unicef-irc.org/documents/view/id/130/lang/en

Khảo sát theo dõi chi tiêu công (PEtS)

Gauthier, Bernard (2006) “PETS ở Sub-Saharan Africa”, HEC Montréal and World Bank, Washington DC.

http://www-wds.worldbank.org/external/default/main?pagePK=64193027&piPK=64187937&theSitePK=523679&menuPK=64187510&searchMenuPK=64187283&theSitePK=523679&entityID=000333037_20080822011716&searchMenuPK=64187283&theSitePK=523679

Gauthier, Bernard and Ritva Reinikka (2007) “Các bước tiếp cận về phương pháp luận với Nghiên cứu tổ chức và cung cấp dịch vụ: Rà soát tài liệu về PETS”, The World Bank, mimeo. http://aercafrica.org/documents/isd_workingpapers/GauthierReinikkaMethodologicalApproachestotheStudyofISD.pdf

Ablo, E. and Reinikka, R., 1998, Tại sao Ngân sách lại quan trọng? Bằng chứng về việc chi tiêu công cho giáo dục và y tế tại Uganda, World Bank Policy Research Working Paper No.1926, World Bank, Washington D.C. http://wbln0018.worldbank.org/research/workpapers.nsf/(allworkingpapers)/7B711DD282486EA6852567E0004B3BF1?OpenDocument

Dehn, J., Reinikka, R. & Svensson, J. (2003) ‘Các công cụ khảo sát để đánh giá việc cung cấp dịch vụ công’, Public Services Research Group, World Bank, Washington D.C.

http://www.worldbank.org/research/projects/publicspending/tools/pswebsite.survey.toolkit.march3.2003.pdf

Lindelöw, M., 2002, ‘Khảo sát về Y tế”, Tài liệu nghiên cứu chính sách Số. 2953, World Bank, Washington D.C.

http://www-wds.worldbank.org/servlet/WDSContentServer/WDSP/IB/2003/02/07/000094946_03012511205070/Rendered/PDF/multi0page.pdf

Lindelöw, M., 2003, ‘Khảo sát theo dõi chi tiêu công ’, ICGFM-WBI Workshop, Washington D.C. Tháng 11 năm 2003

http://www.icgfm.org/downloads/MagnusLindelow.ppt

PREM, 1999, ‘Sử dụng công cụ khảo sát để cải cách lĩnh vực công’, PREM Notes Number 23, May 1999, World Bank, Washington D.C.

Bộ tài liệu trọn vẹn sẵn có ở: http://www1.worldbank.org/prem/PREMNotes/premnote23.pdf

Page 97: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

97Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

phụ lục bTrung tâm tư liệu chống tham nhũng về PETS http://www.u4.no/themes/pets/petstool.cfm

Các nghiên cứu trao quyền cho cộng đồng: Khảo sát PETS - ứng dụng ở Uganda, Tanzania, Ghana và Honduras

http://siteresources.worldbank.org/INTEMPOWERMENT/Resources/15109_PETS_Case_Study.pdf

Page 98: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

98 99Bộ CôNG Cụ KIểM TOÁN Xã HộI CHO Kế HOạCH PHÁT TRIểN KINH Tế Xã HộI Bộ CôNG Cụ KIểM TOÁN Xã HộI CHO Kế HOạCH PHÁT TRIểN KINH Tế Xã HộI

phụ lục cAiyar, Yamini and Salimah Samji (2009). Transparency and Accountability in NREGA: A Case Study of Andhra Pradesh. Accessed at: http://knowledge.nrega.net/193/1/transparency-accountability_Andhra.pdf

Akasoba, Clement A. and Lance W. Robinson (2007).Holding service providers to account: Community scorecards and district-level forums. Participatory Learning and Action Notes, no 56: 21-27. http://pubs.iied.org/pdfs/G02905.pdf

Bekele Eschetu (2006). Enhancing Social Accountability through community empowerment to facilitate PASDEP/PRSP implementation: The Case of Citizen Report Cards in Ethiopia.: http://www.capabilityapproach.com/pubs/4_5_Bekele.pdf

Berthin, Gerardo (2011). A Practical Guide to Social Audit as a Participatory Tool to Strengthen Democratic Governance, Transparency, and Accountability, UNDP.

Alatas,V, L Pritchett, A Wetterberg. 2003. Voice Lessons: Evidence on Organizations, government mandated groups and governance from Indonesia’s local level institutions study. World Bank.

Arroyo,D. 2004. Summary paper on the stocktaking of social accountability initiatives in Asia and the Pacific. World bank, Washington, D.C., Community Empowerment and Social Inclusion (CESO) learning program.

Cabannes,Y. 2004. Participatory budgeting: a significant contribution to participatory democracy. Environment & Urbanization 16[1], 27-46. London, IIED.

Capacity.org, A gateway on capacity development, Advancing the policy and practice of capacity building in international development cooperation, Capacity for ‘Voice’.Issue 15October 2002. http://www.ciet.org/_documents/200794114231.pdf

Chambers,R, R Singh, A Shankland. 2003. The rise of rights, Rights-based approaches to international development. Institute of Development Studies with the Development Research Centre on Citizenship, participation and accountability.IDS Policy briefing.

CARE Ethiopia (2010). The Community Scorecard in Ethiopia Process, successes, challenges and lessons. Accessed at: www.care.org.et/documents/ShowFile.aspx?id=49

Centre for Good Governance (2005). Social Audit: A Toolkit A Guide for Performance Improvement and Outcome Measurement. Accessed at: http://unpan1.un.org/intradoc/groups/public/documents/cgg/unpan023752.pdf

Centre for Good Governance (2009). Social Audit of NREGS (AP) in Andhra Pradesh Best Practice Notes on Social Accountability Initiatives in South Asia. Accessed at: http://www.sasanet.org/curriculum_final/downlaods/CB/Case%20Studies%20and%20Working%20Papers/03%20Social%20Audit%20of%20NREGS%20in%20Andhra%20Pradesh%20-%20Best%20Practice%20Notes%20on%20Social%20Accountability%20-%20Centre%20for%20Good%20Governance.pdf

Dedu,G, G Kajubi. 2005. The community score card process in Gambia. SD note no. 100. Washington D.C., World Bank.Social development notes- participation & civic engagement.

tài liệu tham khảo

Page 99: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

98 99Bộ CôNG Cụ KIểM TOÁN Xã HộI CHO Kế HOạCH PHÁT TRIểN KINH Tế Xã HộI Bộ CôNG Cụ KIểM TOÁN Xã HộI CHO Kế HOạCH PHÁT TRIểN KINH Tế Xã HộI

phụ lục cDouglas Addison (WB), Renato Villela (IMF).2004. Sierra Leone Hipc Expenditure TrackingAssessment And Action Plan (Aap), Prepared By The World Bank And The IMF In Collaboration With The Authorities of Sierra Leone.

Estrella,M, J with Blauert, D Campilan, J Gaventa, J Gonsalves, I Guijt, D Johnson, R Ricafort, 2000, Learning from Change: Issues and experiences in participatory monitoring and evaluation, London, Intermediate Technology Publishers and International Development Research Centre.

Goonesekere, Savitri (in Co-Operation with the UN Division for the Advancement of Women), A Rights-Based Approach to Realizing Gender Equality www.un.org/womenwatch/daw/news/rights.htm

Government of Viet Nam (2007) National report of Vietnam under the universal periodic review of UN human rights council.

Government of Viet Nam (2007) Annex 4: Monitoring and Evaluating Framework Based on Result of The Implementation of 5 Year Social- Economic Development Plan 2006-2010(Issued With Decision No 555/2007/Qđ-Bkh. Dated 30 May 2007).

Holmes, Rebecca, Jones, Nicola (2010) How to design and implement gender-sensitive social protection programmes, Overseas Development Institute.

http://www.odi.org.uk/resources/details.asp?id=5093&title=design-implement-gender-sensitive-social-protection-programmes

IIED. 2004. Reshaping local democracy through participatory governance. London, IIED. Environment and urbanization brief, no. 9.

IIED. 1998. Special Issue on Participatory Monitoring and Evaluation. Participatory Learning and Action (PLA) notes 31.

Kanungo, Parameeta (2004). Empowerment Case Studies: Public Expenditure Tracking Surveys public expenditure tracking surveys – application in Uganda, Tanzania, Ghana and Honduras. Accessed at: http://siteresources.worldbank.org/INTEMPOWERMENT/Resources/15109_PETS_Case_Study.pdfAction for Social Advancement. 2005. Integrating learning in the monitoring and evaluation of CDD projects in the World Bank: a guidebook (draft). Washington D.C., World Bank.

MPI/UNICEF (2011) “Summary of Workshop Proceedings: Reforming the Socio-Economic Development Plan’s Planning, Monitoring and Evaluation – Opportunities and Challenges, November 2011.

Netherlands Development Organisation (2004), Social Auditing – feedback control for organisations: http://www.caledonia.org.uk/social2.htm

ODI (2012) Draft Community Score Card Guide to Assess Viet Nam’s Social and Economic Plan.

ODI (2012) Draft Citizen Report Card Guide to Assess Viet Nam’s Social and Economic Plan.

ODI (2012) Draft Gender Audit Guide to Assess Viet Nam’s Social and Economic Plan.

ODI (2012) Draft Child rights-Based Guide to Assess Viet Nam’s Social and

Page 100: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

phụ lục c

100 Bộ CôNG Cụ KIểM TOÁN Xã HộI CHO Kế HOạCH PHÁT TRIểN KINH Tế Xã HộI

Economic Plan.

ODI (2012) Draft Public Expenditure Tracking Survey Guide to Assess Viet Nam’s Social and Economic Plan.

Narayan,D. 1993. Participatory evaluation: Tools for managing change in water and sanitation. Washington, World Bank. World Bank technical paper no. 207.

Nepal Health Sector Support Programme. 2012. Social Auditing:Promoting transparency: Assessing citizen satisfaction with health services http://www.nhssp.org.np/pulse/Social%20Auditing%20Pulse%20Update%202.pdf

Paul, Samuel (2002). Holding the State to Account: Citizen Monitoring in Action. Bangalore: PublicAffairs Center.

Shah,P, G Hardway, R Ambastha. 1993. Gujarat, India: Participatory Monitoring. How Farmers, Extension Volunteers, and NGO Staff Work Together in Village-level Soil and Water Conservation Program.Rural Extension Bulletin 1[April].

Toldano,J, W Sajous, A B Mayor, W Tarou, M Bakuzakundi, H Neighbor, B Ryan, M A Sani.Sleeping on our mats; an introductory guide to community-based monitoring and evaluation. 2002. Washington, Community-Based Monitoring and Evaluation Team, Africa region, The World bank.

Thindwa, Jeff, Enabling Environment for Participation and Accountability and the Role of Information, Social Development Department, World Bank. http://www.sasanet.org/documents/Curriculum/EnablingEnvironment/Enabling%20Environment%20for%20Participation_ppt.pdf

UNESCO (2007) Social audit tools for Strengthening Accountability: Building blocks for human rights-based programming – Practice note. Bangkok.

Woodhill,J, L Robins. 1998. Participatory Evaluation for Landcare and Catchment Groups: A Guide for Facilitators. Australia, Greening Australia.

Zall Kusek, Jody, Rist, Ray C. (2004) Ten Steps to a Results-Based Monitoring and Evaluation System, World Bank.

Page 101: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội
Page 102: Bộ Công Cụ Kiểm toán Xã hội Cho Kế hoạCh Phát triển Kinh tế Xã hội

uniCEF việt nAm81A Trần Quốc Toản, Hà Nội, Việt Namtel: (+84.4) 3.942.5706 - 11 / Fax: (+84.4) 3.942.5705Email: [email protected] us: www.unicef.org/vietnam

www.facebook.com/unicefvietnamwww.youtube.com/unicefvietnamwww.flickr.com/photos/unicefvietnam

Bộ Kế hoạCh và Đầu tư6B Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nộitel: (84-4) 38455298; 08044404Fax: (84-4) 3823445Web: www.mpi.gov.vn

thông tin liên hệ