bỘ giáo dỤc và Đào tẠo · pdf filevà tài...

30
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI QUY ĐỊNH THỜI GIAN LÀM VIỆC VÀ GIỜ CHUẨN GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN Ban hành theo quyết định số: /QĐ-ĐHSPHN, ngày tháng năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội HÀ NỘI, 2015 DỰ THẢO

Upload: dinhliem

Post on 04-Feb-2018

219 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · PDF filevà tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

QUY ĐỊNH

THỜI GIAN LÀM VIỆC

VÀ GIỜ CHUẨN GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN

Ban hành theo quyết định số: /QĐ-ĐHSPHN,

ngày tháng năm 2015 của Hiệu trưởng

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

HÀ NỘI, 2015

DỰ THẢO

Page 2: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · PDF filevà tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Số: /QĐ-ĐHSPHN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Quy định thời gian làm việc và giờ chuẩn giảng dạy

của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Căn cứ Nghị định số 276/NĐ ngày 11/10/1951 của Bộ Quốc gia Giáo dục về

việc thành lập Trường Sư phạm Cao cấp (nay là trường Đại học Sư phạm Hà Nội);

Căn cứ Quyết số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ

về việc ban hành “Điều lệ trường đại học”;

Căn cứ Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/11/2008 của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục & Đào tạo về việc ban hành Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên;

Căn cứ Thông tư số 36/2010/TT-BGDĐT ngày 15/12/2010 của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chế độ làm

việc đối với đối với giảng viên ban hành theo Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT

ngày 28/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định chế độ

làm việc đối với giảng viên;

Căn cứ Thông tư số 18/2012/TT-BGDĐT ngày 31/05/2012 của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo Quy định chế độ làm việc với giảng viên ngành nghệ thuật, sư

phạm âm nhạc, sư phạm mỹ thuật;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày

08/03/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính Hướng dẫn thực

hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập;

Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ về Quy

định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế

và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

Xét đề nghị của Trưởng phòng Tổ chức cán bộ và Trưởng phòng Kế hoạch -

Tài chính.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định thời gian làm việc và

giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên”.

Điều 2. Quy định này có hiệu lực kể từ học kỳ …, năm học ………

Điều 3. Trưởng các phòng, khoa, bộ môn trực thuộc và các đơn vị có liên

quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Đảng ủy, BGH;

- Như điều 3 (để thực hiện);

- Lưu VT, TCCB, KH-TC.

HIỆU TRƯỞNG

PGS.TS. NGUYỄN VĂN MINH

Page 3: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · PDF filevà tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

MỤC LỤC

QUY ĐỊNH THỜI GIAN LÀM VIỆC VÀ GIỜ CHUẨN GIẢNG DẠY

CỦA GIẢNG VIÊN

Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG ......................................................................................... 1

Điều 1. Đối tượng áp dụng ...................................................................................... 1

Điều 2. Mục đích ..................................................................................................... 1

Chương II: NHIỆM VỤ CỦA GIẢNG VIÊN .................................................................. 1

Điều 3. Nhiệm vụ giảng dạy ................................................................................... 1

Điều 4. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ....................... 2

Điều 5. Nhiệm vụ tham gia công tác quản lý đào tạo, quản lý

hoạt động khoa học và công nghệ ........................................................................... 3

Điều 6. Nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ ........................................ 3

Điều 7. Xác định nhiệm vụ cụ thể cho các chức danh giảng viên .......................... 4

Chương III: ĐỊNH MỨC THỜI GIAN LÀM VIỆC VÀ GIỜ CHUẨN

GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN ...................................................................................... 6

Điều 8. Quy định thời gian làm việc và giờ chuẩn định mức ................................. 6

Điều 9. Giờ chuẩn giảng dạy .................................................................................. 6

Điều 10. Định mức nghĩa vụ của giảng viên ........................................................... 7

Điều 11. Quy đổi giờ chuẩn giảng dạy.................................................................... 7

Điều 12. Quy đổi giờ chuẩn nghiên cứu khoa học .................................................. 8

Điều 13. Quy đổi giờ chuẩn hoạt động chuyên môn và các nhiệm vụ khác ........... 8

Điều 14. Định mức giờ chuẩn giảng dạy đối với giảng viên

được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm các công tác

quản lý, Đảng, đoàn thể (gọi tắt là giảng viên kiêm nhiệm) ................................... 8

Điều 15. Tổng số giờ và cơ cấu giờ chuẩn đã thực hiện của giảng viên ................. 9

Điều 16. Phương pháp tính số giờ và xác định số tiền thanh toán

giờ chuẩn giảng dạy vượt định mức ........................................................................ 9

Chương IV: TỔ CHỨC THỰC HIỆN ............................................................................. 11

Điều 17. Nguồn kinh phí ....................................................................................... 11

Điều 18. Thời điểm thanh quyết toán .................................................................... 11

Điều 19. Tổ chức thực hiện ................................................................................... 11

Chương V: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH .......................................................................... 13

Điều 20. Điều chỉnh thực hiện .............................................................................. 13

Điều 21. Điều khoản thi hành ............................................................................... 13

PHỤ LỤC 01: QUY ĐỊNH QUY ĐỔI GIỜ CHUẨN GIẢNG DẠY ......................... 14

PHỤ LỤC 02: QUY ĐỊNH QUY ĐỔI GIỜ CHUẨN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ............................................................................................. 15

PHỤ LỤC 03: QUY ĐỊNH QUY ĐỔI GIỜ CHUẨN HOẠT ĐỘNG KHÁC ......... 22

PHỤ LỤC 04: ĐỊNH MỨC KIÊM NHIỆM ................................................................... 25

Page 4: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · PDF filevà tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY ĐỊNH

THỜI GIAN LÀM VIỆC VÀ GIỜ CHUẨN GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN

(Ban hành theo Quyết định số: /QĐ-ĐHSPHN ngày / /2015

của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng áp dụng

1. Văn bản này áp dụng đối với giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giảng

viên cao cấp và giáo sư; giảng viên là sĩ quan biệt phái đang giảng dạy tại Trường Đại

học Sư phạm Hà Nội (sau đây gọi chung là các chức danh giảng viên).

2. Văn bản này không áp dụng đối với giảng viên trong và ngoài nước được

mời thỉnh giảng.

Điều 2. Mục đích

1. Làm căn cứ để Hiệu trưởng phân công, bố trí, sử dụng, tăng cường hiệu lực

công tác quản lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động đối với giảng viên.

2. Giúp nhà trường có căn cứ để kiểm tra, thẩm định, đánh giá và xây dựng

chính sách, chương trình đào tạo, bồi dưỡng giảng viên.

3. Làm cơ sở để các khoa (bộ môn trực thuộc) và giảng viên xây dựng kế

hoạch giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ.

4. Làm cơ sở để đánh giá, xếp loại giảng viên hằng năm và đảm bảo tính công

khai, công bằng, dân chủ trong việc thực hiện chế độ, chính sách, quyền và nghĩa vụ

của giảng viên.

Chương II

NHIỆM VỤ CỦA GIẢNG VIÊN

Điều 3. Nhiệm vụ giảng dạy

1. Nghiên cứu và nắm vững mục tiêu giáo dục, nội dung, chương trình, phương

pháp giáo dục đại học, quy chế thi, kiểm tra, đánh giá, vị trí và yêu cầu của môn học,

ngành học được phân công đảm nhiệm; nắm bắt trình độ, năng lực của người học.

2. Xây dựng kế hoạch dạy học, đề cương môn học, bài giảng và thiết kế học

liệu cần thiết phục vụ cho giảng dạy; giảng bài, phụ đạo và hướng dẫn người học kỹ

Page 5: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · PDF filevà tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

2

năng học tập, nghiên cứu, làm thí nghiệm, thực hành, thảo luận khoa học, thực tập

nghề nghiệp, tham gia các hoạt động thực tế phục vụ sản xuất và đời sống.

3. Hướng dẫn sinh viên thực tập tốt nghiệp, xây dựng đề cương và làm đồ án,

khóa luận tốt nghiệp đại học.

4. Hướng dẫn học viên thực hiện luận văn thạc sĩ; hướng dẫn nghiên cứu sinh

thực hiện chuyên đề và luận án tiến sĩ (đối với giảng viên có bằng tiến sĩ).

5. Thực hiện quá trình đánh giá kết quả học tập của người học.

6. Tham gia giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho sinh viên, giúp sinh viên

phát huy vai trò chủ động trong học tập và rèn luyện; hướng dẫn sinh viên thực hiện

mục tiêu đào tạo, nhiệm vụ chính trị của cơ sở giáo dục đại học.

7. Hướng dẫn người học tham gia đánh giá hoạt động dạy học, thường xuyên

cập nhật thông tin từ người học để xử lý, bổ sung, hoàn chỉnh phương pháp, nội

dung, kế hoạch giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, đáp ứng yêu

cầu của xã hội.

8. Dự giờ và tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên khác.

9. Tham gia xây dựng và phát triển ngành học, chương trình đào tạo, cải tiến

nội dung, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu và thực hành môn học.

10. Biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo và tài liệu tham khảo phục vụ công

tác đào tạo, bồi dưỡng.

11. Tham gia xây dựng các bài thí nghiệm và thực hành.

Điều 4. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

1. Chủ trì hoặc tham gia tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các chương trình, đề án,

dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.

2. Nghiên cứu khoa học và công nghệ để phục vụ xây dựng chương trình đào

tạo, bồi dưỡng, biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo, tài liệu tham khảo, đổi mới

phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá môn học.

3. Công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước

theo quy định.

4. Viết chuyên đề, tham luận tại các hội nghị, hội thảo khoa học ở trong và

ngoài nước.

5. Tổ chức và tham gia các hội thảo khoa học của khoa, bộ môn; hướng dẫn

người học nghiên cứu khoa học.

6. Thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật và công

nghệ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

Page 6: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · PDF filevà tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

3

7. Tư vấn về chuyển giao công nghệ, tư vấn kỹ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội

thuộc lĩnh vực chuyên môn của giảng viên.

8. Tổ chức và tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học

và công nghệ.

9. Tham gia các cuộc thi sáng tạo và các hoạt động chuyên môn và các nhiệm vụ

khácvề khoa học và công nghệ.

10. Thâm nhập thực tiễn, phổ biến kiến thức khoa học phục vụ đời sống.

* Đối với giảng viên ngành sư phạm âm nhạc và sư phạm mỹ thuật có thêm

nhiệm vụ: Sáng tác, thiết kế, biểu diễn, dàn dựng, chuyển thể các tác phẩm cùng

ngành đào tạo của giảng viên.

Điều 5. Nhiệm vụ tham gia công tác quản lý đào tạo, quản lý hoạt động

khoa học và công nghệ

1. Tham gia công tác tuyển sinh sau đại học, đại học và cao đẳng... của

Trường và của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Tham gia xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện kế hoạch giảng

dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và công nghệ.

3. Đánh giá kết quả học tập, nghiên cứu khoa học và chất lượng chính trị tư

tưởng của người học; tham gia quá trình đánh giá và kiểm định chất lượng chương

trình đào tạo; cải tiến và đề xuất những biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

dưỡng của Trường.

4. Tham gia các công tác kiêm nhiệm: Chỉ đạo thực tập, cố vấn học tập, phụ

trách phòng thí nghiệm, lãnh đạo chuyên môn và đào tạo, công tác đảng, đoàn thể,

công tác quản lý ở bộ môn, khoa, phòng, ban,… thuộc Trường.

5. Tham gia các công tác quản lý khoa học và công nghệ, công tác quản lý đào

tạo khác khi được cấp có thẩm quyền giao.

Điều 6. Nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ

1. Học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuẩn đã được đào tạo theo quy

định đối với giảng viên, phù hợp với ngành đào tạo và trình độ đào tạo được phân

công đảm nhiệm.

2. Học tập, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn nghiệp vụ của giảng viên và theo

chương trình quy định cho từng đối tượng khi nâng ngạch, chuyển ngạch, bổ nhiệm

vào các chức danh của giảng viên.

3. Học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ ngoại

ngữ và tin học.

Page 7: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · PDF filevà tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

4

4. Học tập, bồi dưỡng, cập nhật thường xuyên kiến thức chuyên môn, nghiệp

vụ, phương pháp giảng dạy và nâng cao hiểu biết.

Điều 7. Xác định nhiệm vụ cụ thể cho các chức danh giảng viên

1. Đối với giảng viên: Đảm nhiệm việc giảng dạy trình độ cao đẳng, đại học

thuộc một ngành đào tạo; tham gia giảng dạy một hoặc một số môn học, chuyên đề

đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, với

nhiệm vụ cụ thể là:

a) Giảng dạy đáp ứng yêu cầu phần chương trình, nội dung môn học theo kế

hoạch đã được duyệt; chấm thi tốt nghiệp đại học, cao đẳng; hướng dẫn và đánh giá,

chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp đại học, cao đẳng;

b) Giảng viên có bằng tiến sĩ tham gia giảng dạy một hoặc một số môn học,

chuyên đề đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; tham gia hướng dẫn học viên thực hiện

luận văn thạc sĩ, hướng dẫn nghiên cứu sinh thực hiện chuyên đề, luận án tiến sĩ,

phản biện và chấm luận văn thạc sĩ, chuyên đề và luận án tiến sĩ;

c) Biên soạn tài liệu tham khảo môn học được phân công đảm nhiệm;

d) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các đề tài, dự án và các nhiệm vụ khoa học

và công nghệ khác. Giảng viên có bằng tiến sĩ có trách nhiệm định hướng nghiên

cứu, tổ chức tập hợp các giảng viên và người học tham gia nghiên cứu khoa học,

chuyển giao công nghệ;

đ) Làm cố vấn học tập; chỉ đạo, hướng dẫn thực hành, thực tập và tham gia các

công tác quản lý đào tạo khác;

e) Thực hiện đầy đủ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường

về chuyên môn và nghiệp vụ.

2. Đối với phó giáo sư và giảng viên chính: Đảm nhiệm vai trò chủ chốt trong

giảng dạy các trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; chuyên trách giảng dạy về

một chuyên ngành đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, với

nhiệm vụ cụ thể là:

a) Giảng dạy có chất lượng cao phần nội dung, chương trình chính của ngành

đào tạo cao đẳng, đại học theo kế hoạch đã được duyệt; chủ trì hướng dẫn, chấm đồ

án, khóa luận tốt nghiệp đại học, chấm thi tốt nghiệp cao đẳng, đại học;

b) Giảng dạy một hoặc một số môn học, chuyên đề đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến

sĩ; chủ trì hoặc tham gia hướng dẫn học viên viết luận văn thạc sĩ, hướng dẫn nghiên

cứu sinh viết chuyên đề, luận án tiến sĩ; phản biện và chấm luận văn thạc sĩ, chuyên đề

và luận án tiến sĩ (đối với giảng viên chính khi thực hiện nhiệm vụ này phải có bằng

tiến sĩ);

Page 8: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · PDF filevà tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

5

c) Tham gia bồi dưỡng giảng viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp

vụ của bộ môn hoặc chuyên ngành;

d) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình

đào tạo, bồi dưỡng; đề xuất định hướng phát triển chuyên ngành và bộ môn;

đ) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình môn học, sách chuyên khảo, tài

liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập;

e) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các đề tài, dự án và các nhiệm vụ khoa học

và công nghệ khác; định hướng nghiên cứu, tổ chức tập hợp các thành viên khác và

người học tham gia nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; tham gia và trình

bày các báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học trong và ngoài nước;

g) Làm cố vấn học tập, phụ trách phòng thí nghiệm, tham gia lãnh đạo chuyên

môn và đào tạo, tham gia công tác quản lý ở bộ môn, khoa, phòng, ban thuộc cơ sở

giáo dục đại học; tham gia công tác quản lý khoa học và công nghệ, công tác quản

lý đào tạo khác;

h) Xây dựng, tham gia nghiệm thu và công bố các báo cáo khoa học, các công

trình nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm đóng góp vào sự phát triển của bộ môn, của

chuyên ngành ở trong và ngoài nước;

i) Tham gia lãnh đạo chuyên môn và đào tạo, tham gia công tác quản lý ở bộ

môn, khoa, phòng, ban… thuộc cơ sở giáo dục đại học; tham gia công tác quản lý

khoa học và công nghệ, công tác quản lý đào tạo khác;

k) Thực hiện đầy đủ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường

về chuyên môn và nghiệp vụ.

3. Đối với giáo sư và giảng viên cao cấp: Đảm nhiệm vai trò chủ trì, chỉ đạo và

tổ chức thực hiện công tác giảng dạy các trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ;

chuyên trách giảng dạy về một chuyên ngành đào tạo, nghiên cứu khoa học và

chuyển giao công nghệ, với nhiệm vụ cụ thể là:

a) Giảng dạy có chất lượng cao phần nội dung, chương trình chính của ngành

đào tạo cao đẳng, đại học theo đúng kế hoạch đã được duyệt ở bộ môn; giảng dạy

một số môn học, chuyên đề chính của chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ

và giáo trình mới;

b) Chủ trì hướng dẫn học viên viết luận văn thạc sĩ, hướng dẫn nghiên cứu

sinh viết chuyên đề, luận án tiến sĩ; phản biện và chấm luận văn thạc sĩ, chuyên

đề và luận án tiến sĩ;

c) Chủ trì hoặc tham gia thiết kế, xây dựng, hoàn thiện mục tiêu, kế hoạch,

chương trình đào tạo ở các trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và đề xuất các

chủ trương, phương hướng và biện pháp phát triển của ngành, chuyên ngành;

Page 9: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · PDF filevà tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

6

d) Bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, giảng viên chính và phó giáo sư theo yêu

cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bộ môn hoặc chuyên ngành;

đ) Chủ trì biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo và tài liệu tham khảo của bộ

môn và ngành học phục vụ giảng dạy, học tập;

e) Tổng kết, đánh giá kết quả giảng dạy, đào tạo theo ngành, chuyên ngành;

chủ động đề xuất cải tiến mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo phù hợp với yêu

cầu thực tế;

g) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức thực hiện, đánh giá các chương trình, đề tài,

dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ các cấp;

h) Định hướng nghiên cứu, tập hợp tổ chức các thành viên khác và người học

cùng tham gia nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ;

i) Xây dựng, tham gia nghiệm thu và công bố các báo cáo khoa học, các công

trình nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm đóng góp vào sự phát triển của bộ môn, của

chuyên ngành ở trong và ngoài nước;

k) Tham gia lãnh đạo chuyên môn và đào tạo, tham gia công tác quản lý ở bộ

môn, khoa, phòng, ban… thuộc cơ sở giáo dục đại học; tham gia công tác quản lý

khoa học và công nghệ, công tác quản lý đào tạo khác;

l) Thực hiện đầy đủ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường

về chuyên môn nghiệp vụ.

Chương III

ĐỊNH MỨC THỜI GIAN LÀM VIỆC VÀ GIỜ CHUẨN GIẢNG DẠY

CỦA GIẢNG VIÊN

Điều 8. Quy định thời gian làm việc và giờ chuẩn định mức

1. Thời gian làm việc của giảng viên được áp dụng tính theo chế độ tuần làm

việc 40 giờ và được xác định theo năm học.

2. Tổng quỹ thời gian làm việc của giảng viên bình quân trong 1 năm học là

1760 giờ (44 tuần x 40 giờ/tuần) sau khi trừ số ngày nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ

học kỳ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy

định của pháp luật.

Điều 9. Giờ chuẩn giảng dạy

Giờ chuẩn giảng dạy là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết để

hoàn thành một khối lượng công việc nhất định thuộc nhiệm vụ giảng dạy của giảng

viên tương đương với việc thực hiện một tiết giảng lý thuyết trực tiếp trên lớp, bao

gồm thời gian lao động cần thiết trước, trong và sau tiết giảng.

Page 10: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · PDF filevà tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

7

Điều 10. Định mức nghĩa vụ của giảng viên

Định mức nghĩa vụ của giảng viên được tính theo chức danh giảng dạy. Tổng

giờ chuẩn của giảng viên được xác định trên 3 loại nhiệm vụ: Giảng dạy, nghiên cứu

khoa học (NCKH), hoạt động chuyên môn và các nhiệm vụ khác. Cụ thể như sau:

1. Đối với giảng viên các khoa chuyên ngành

TT Chức danh

Tổng quỹ thời gian làm việc Định mức giờ chuẩn

Giảng

dạy

Nghiên

cứu

khoa

học

Hoạt

động

chuyên

môn

và các

nhiệm

khác

Cộng Giảng

dạy

Nghiên

cứu

khoa

học

Hoạt

động

chuyên

môn

và các

nhiệm

khác

Cộng

1 2 3 4 5 6=3+4+5 7 8 9 10=7+8+9

1 Giáo sư và giảng

viên cao cấp 900 700 160 1,760 360 280 64 704

2 Phó giáo sư và

giảng viên chính 900 600 260 1,760 320 213 92 625

3 Giảng viên 900 500 360 1,760 280 156 112 548

4* Giảng viên tập sự 900 500 360 1,760 140 78 56 274

2. Đối với giảng viên ngành Giáo dục thể chất

TT Chức danh

Tổng quỹ thời gian làm việc Định mức giờ chuẩn

Giảng

dạy

Nghiên

cứu

khoa

học

Hoạt

động

chuyên

môn

và các

nhiệm

khác

Cộng Giảng

dạy

Nghiên

cứu

khoa

học

Hoạt

động

chuyên

môn

và các

nhiệm

khác

Cộng

1 2 3 4 5 6=3+4+5 7 8 9 10=7+8+9

1 Giáo sư và giảng

viên cao cấp 1,250 415 95 1,760 500 166 38 704

2 Phó giáo sư và

giảng viên chính 1,250 355 155 1,760 460 115 50 625

3 Giảng viên 1,250 295 215 1,760 420 74 54 548

4* Giảng viên tập sự 1,250 295 215 1,760 210 37 27 274

Điều 11. Quy đổi giờ chuẩn giảng dạy

1. Các hoạt động được quy đổi

a) Giảng dạy lý thuyết;

b) Hướng dẫn thực hành, thí nghiệm, bài tập;

c) Hướng dẫn thực tế, thực địa, nghiệp vụ sư phạm.

Page 11: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · PDF filevà tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

8

2. Quy định quy đổi giờ chuẩn (phụ lục 01)

Điều 12. Quy đổi giờ chuẩn nghiên cứu khoa học

1. Các hoạt động được quy đổi

a) Chủ trì, tham gia đề tài, dự án khoa học và công nghệ các cấp;

b) Công bố bài báo, báo cáo khoa học trên các tạp chí, hội thảo, hội nghị,

xêmina khoa học;

c) Biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo, tài liệu tham khảo được xuất bản;

d) Hoạt động sáng tác, công bố tác phẩm của ngành âm nhạc - mỹ thuật;

e) Tham gia hội đồng khoa học các cấp;

g) Các hoạt động khoa học khác.

2. Quy định quy đổi giờ chuẩn (phụ lục 02)

Điều 13. Quy đổi giờ chuẩn hoạt động chuyên môn và các nhiệm vụ khác

1. Các hoạt động được quy đổi

a) Đánh giá kết quả học phần, tốt nghiệp các bậc hệ đào tạo: ra đề, chấm bài,

coi thi;

b) Hướng dẫn khóa luận, luận văn, luận án;

c) Tham gia hội đồng bảo vệ khóa luận, luận văn, luận án.

2. Quy định quy đổi giờ chuẩn (phụ lục 03).

Điều 14. Định mức giờ chuẩn giảng dạy đối với giảng viên được bổ nhiệm

giữ chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm các công tác quản lý, Đảng, đoàn thể

(gọi tắt là giảng viên kiêm nhiệm)

1. Các chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm được tính giảm định mức giờ

giảng dạy

a) Công tác quản lý;

b) Công tác Đảng;

c) Công tác Công đoàn;

d) Công tác Đoàn Thanh niên;

e) Thanh tra nhân dân;

g) Thanh tra giáo dục;

h) Hội thể thao;

Page 12: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · PDF filevà tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

9

i) Ban Nữ công;

k) Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ.

2. Định mức thực hiện (phụ lục 04).

Điều 15. Tổng số giờ và cơ cấu giờ chuẩn đã thực hiện của giảng viên

1. Cách xác định tổng số giờ và cơ cấu giờ chuẩn đã thực hiện

Trong năm học tổng số giờ và cơ cấu giờ của giảng viên được xác định:

Tổng số

giờ chuẩn

đã thực

hiện

=

Số giờ

chuẩn

giảng dạy

đã thực

hiện

+

Số giờ

chuẩn

NCKH

đã thực

hiện

+

Số giờ chuẩn

các hoạt động

chuyên môn và các

hoạt động khác

đã thực hiện

2. Chuyển đổi giờ chuẩn giảng dạy, NCKH và hoạt động khác

Giảng viên nếu thiếu định mức giờ chuẩn giảng dạy được lấy từ giờ chuẩn

NCKH bù sang giờ chuẩn giảng dạy.

Giảng viên nếu thiếu định mức giờ chuẩn NCKH được lấy giờ chuẩn giảng

dạy bù sang giờ chuẩn NCKH.

Giảng viên nếu thiếu định mức giờ chuẩn hoạt động chuyên môn và các

nhiệm vụ khác, được lấy giờ chuẩn giảng dạy bù sang và nếu vẫn còn thiếu được

lấy giờ chuẩn NCKH bù sang giờ chuẩn hoạt động khác.

Giảng viên được bảo lưu trong 01 năm học tiếp theo số giờ chuẩn NCKH, giờ

chuẩn hoạt động chuyên môn và các nhiệm vụ khác vượt định mức nếu giảng viên

đạt hoặc vượt mức giờ giảng dạy.

3. Hệ số chuyển đổi: 1 giờ giảng dạy = 2 giờ NCKH = 2 giờ hoạt động khác

Điều 16. Phương pháp tính số giờ và xác định số tiền thanh toán giờ

chuẩn giảng dạy vượt định mức

1. Phương pháp tính số giờ chuẩn giảng dạy vượt định mức

Số giờ chuẩn

giảng dạy

vượt định mức

= Số giờ chuẩn

giảng dạy

đã thực hiện

- Số giờ chuẩn

giảng dạy

định mức

2. Quy định về tính giờ chuẩn giảng dạy vượt định mức

a) Việc xác định tổng số giờ chuẩn giảng dạy vượt định mức được tính chung

cho tất cả giảng viên của khoa.

Tổng số giờ chuẩn giảng dạy thực giảng của khoa/năm = Tổng số giờ chuẩn

Page 13: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · PDF filevà tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

10

giảng dạy tính theo kế hoạch đào tạo năm học - Tổng số giờ chuẩn mời giảng.

Tổng số giờ chuẩn giảng dạy vượt định mức của khoa/năm = Tổng số giờ

chuẩn giảng dạy thực giảng - Tổng số giờ chuẩn giảng dạy định mức của tất cả

giảng viên (sau khi trừ miễn giảm).

b) Giảng viên được trả tiền giờ chuẩn giảng dạy vượt định mức nếu khoa có

giờ chuẩn giảng dạy vượt định mức và đảm bảo các điều kiện sau đây:

- Có số giờ chuẩn giảng dạy vượt định mức;

- Có số giờ chuẩn NCKH đạt hoặc vượt định mức;

- Có số giờ chuẩn hoạt động chuyên môn và các nhiệm vụ khác đạt hoặc vượt

định mức.

3. Hệ số giờ chuẩn giảng dạy vượt định mức theo chức danh giảng dạy (H)

TT Chức danh Hệ số

1 GS.TSKH. 1,6

2 Giáo sư 1,5

3 Giảng viên cao cấp; PGS.TSKH. 1,4

4 Phó giáo sư; TSKH 1,3

5 Giảng viên chính là tiến sĩ 1,2

6 Giảng viên là tiến sĩ; Giảng viên chính 1,1

7 Giảng viên 1,0

8 Giảng viên tập sự 0,8

4. Hệ số và các mức vượt định mức giờ chuẩn giảng dạy

TT Mức vượt giờ giảng Hệ số

1 Mức 1 (V1): Số giờ chuẩn giảng dạy vượt định mức từ 1 giờ

đến 200 giờ

1,0

2 Mức 2 (V2): Số giờ chuẩn giảng vượt định mức từ 201 giờ

trở lên

0,8

* Đối với các khoa đặc thù Hiệu trưởng xem xét quyết định hệ số riêng trên cơ sở

đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của khoa và quyền lợi của giảng viên.

5. Phương pháp xác định số tiền thanh toán giờ chuẩn giảng dạy vượt định

mức

Công thức tính: T = [(V1 x 1,0) + (V2 x 0,8)] x H x Đ

Trong đó:

Page 14: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · PDF filevà tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

11

- T: Tổng số tiền thanh toán giờ chuẩn giảng dạy vượt định mức

- V1: Số giờ chuẩn giảng dạy vượt định mức ở mức 1 (từ 1 giờ đến 200 giờ)

- V2: Số giờ chuẩn giảng dạy vượt định mức ở mức 2 (từ 201 giờ trở lên)

- H: Hệ số giờ chuẩn giảng dạy vượt định mức theo chức danh giảng dạy

- Đ: Đơn giá giờ chuẩn giảng dạy vượt định mức

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 17. Nguồn kinh phí

Sử dụng nguồn kinh phí chi trả tiền giờ chuẩn giảng dạy vượt định mức từ các

nguồn thu hợp pháp và trong phạm vi nguồn kinh phí được giao tự chủ.

Điều 18. Thời điểm thanh quyết toán

Giờ giảng dạy, giờ NCKH, giờ hoạt động chuyên môn và các nhiệm vụ khác tính

theo năm học.

Thanh quyết toán tiền giờ chuẩn giảng dạy vượt giờ định mức vào thời điểm

kết thúc năm học, khi đã xác định được khối lượng công việc đã hoàn thành của mỗi

khoa (bộ môn trực thuộc) và từng giảng viên.

Năm học được tính từ 01/07 năm trước đến 30/06 năm sau. Học kỳ 1 được

tính từ 01/07 đến 31/12, học kỳ 2 được tính từ 01/01 đến 30/06.

Nhà trường căn cứ kế hoạch khối lượng công việc mỗi học kỳ và cả năm học

để ứng trước tiền giờ chuẩn giảng dạy vượt định mức cho giảng viên sau khi kết

thúc học kỳ 1 (tháng 1 hàng năm) và hoàn tất thanh quyết toán sau khi kết thúc năm

học (tháng 8 hàng năm).

Điều 19. Tổ chức thực hiện

1. Lập kế hoạch

Hàng năm các khoa (bộ môn trực thuộc) phối hợp với các phòng ban chức

năng, Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng thường xuyên lập kế hoạch khối lượng công

việc về các hoạt động giảng dạy, NCKH, hoạt động chuyên môn và các nhiệm vụ

khác trong mỗi học kỳ và cả năm học của khoa (bộ môn trực thuộc) và từng giảng

viên (trừ miễm giảm); chuyển về phòng Tổ chức Cán bộ (trước ngày 15/6).

2. Trách nhiệm của các đơn vị

Các khoa (bộ môn trực thuộc), phòng ban chức năng, Trung tâm Đào tạo và

Bồi dưỡng thường xuyên, Thanh tra Giáo dục của Trường có trách nhiệm theo dõi,

kiểm tra toàn bộ việc thực hiện kế hoạch của các khoa (bộ môn trực thuộc) và từng

giảng viên trong mỗi học kỳ và cả năm học, cụ thể như sau:

- Các khoa (bộ môn trực thuộc) chịu trách nhiệm theo dõi kiểm tra đánh giá

Page 15: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · PDF filevà tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

12

toàn bộ việc thực hiện kế hoạch khối lượng công việc về: giảng dạy các bậc, hệ đào

tạo trong và ngoài trường; NCKH; các hoạt động chuyên môn và nhiệm vụ khác.

- Phòng Đào tạo chịu trách nhiệm phối hợp với các khoa theo dõi, xác nhận

giờ giảng dạy, hoạt động chuyên môn và các nhiệm vụ khác đối với đào tạo cao

đẳng, đại học tại Trường.

- Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng thường xuyên phối hợp với các khoa và các

địa phương theo dõi, xác nhận giờ giảng dạy, hoạt động chuyên môn và các nhiệm

vụ khác đối với đào tạo ngoài trường (từ xa, vừa học vừa làm, bồi dưỡng chứng

chỉ).

- Phòng Sau Đại học chịu trách nhiệm phối hợp với các khoa theo dõi, xác

nhận giờ giảng dạy, hoạt động chuyên môn và các nhiệm vụ khác đối với đào tạo

cao học và nghiên cứu sinh.

- Phòng Khoa học Công nghệ chịu trách nhiệm phối hợp với các khoa theo

dõi, xác nhận giờ NCKH.

- Thanh tra Giáo dục chịu trách nhiệm theo dõi việc thực hiện quy định hoạt

động giảng dạy.

- Phòng Kế hoạch - Tài chính chịu trách nhiệm theo dõi, xác nhận việc thực

hiện các nhiệm vụ về tài chính (thanh toán tạm ứng, đóng thuế thu nhập cá nhân,

đóng nộp nghĩa vụ tài chính của các đơn vị…) của từng giảng viên và của các đơn

vị trong toàn trường.

- Phòng Tổ chức Cán bộ chịu trách nhiệm tính các hệ số khấu trừ, thẩm định

số giờ miễm giảm và định mức thực hiện .

- Phòng Công tác chính trị tổ chức hướng dẫn các đơn vị đánh giá công chức

viên chức.

3. Thời gian thực hiện

Từ 01/07 đến 10/07

- Các khoa (bộ môn trực thuộc) báo cáo thực hiện kế hoạch khối lượng công

việc về giảng dạy, NCKH, các hoạt động chuyên môn và các nhiệm vụ khác của

khoa và của từng giảng viên (có xác nhận của các đơn vị chịu trách nhiệm theo dõi,

kiểm tra).

- Thanh tra Giáo dục báo cáo về các vi phạm trong giảng dạy của giảng viên.

- Phòng Kế hoạch - Tài chính lập báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ về

tài chính.

- Phòng Công tác chính trị báo cáo đánh giá công chức viên chức.

Các báo cáo trên nộp về phòng Tổ chức Cán bộ.

Từ 11/07 đến 25/07

- Phòng Tổ chức Cán bộ tính hệ số khấu trừ, thẩm định số giờ miễm giảm,

Page 16: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · PDF filevà tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

13

định mức thực hiện để tổng hợp số giờ và cơ cấu giờ của các khoa (bộ môn trực

thuộc) và từng giảng viên gửi về các khoa (bộ môn trực thuộc) đối chiếu kiểm tra

(trước ngày 21/07).

- Các khoa có ý kiến phản hồi (trước ngày 26/7), quá thời hạn này nhà trường

không nhận giải quyết.

Từ 26/07 đến 15/08

- Phòng Tổ chức Cán bộ chịu trách nhiệm cuối cùng về số liệu tổng hợp khối

lượng giờ chuẩn giảng dạy vượt định mức của giảng viên trình Hiệu trưởng phê

duyệt (trước ngày 05/08).

- Phòng Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm tính toán và chuyển tiền giờ

chuẩn giảng dạy vượt định mức vào tài khoản của giảng viên (trước ngày 15/08).

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20. Điều chỉnh thực hiện

Đối với các trường hợp đặc biệt Hiệu trưởng điều chỉnh và phê duyệt mức quy

định riêng.

Điều 21. Điều khoản thi hành

Quy định thời gian làm việc và giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên Trường

Đại học Sư phạm Hà Nội có thể được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn

của Nhà trường dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.

Quy định này có hiệu lực từ học kỳ…, năm học…….

HIỆU TRƯỞNG

PGS.TS. NGUYỄN VĂN MINH

Page 17: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · PDF filevà tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

14

PHỤ LỤC 01: QUY ĐỊNH QUY ĐỔI GIỜ CHUẨN GIẢNG DẠY

(Ban hành theo Quyết định số: /QĐ-ĐHSPHN ngày / /2015

của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội)

TT Nội dung Giờ quy đổi/

Hệ số quy đổi Ghi chú

(1) (2) (3) (4)

I Giảng dạy lý thuyết

1 Một tiết giảng lý thuyết trên lớp theo hệ thống tín chỉ cho

bậc đào tạo đại học 1,1 Giờ

2 Một tiết giảng lý thuyết trên lớp theo hệ thống niên chế cho

bậc đào tạo đại học 1,0 Giờ

3 Một tiết giảng lý thuyết trên lớp cho bậc đào tạo cao đẳng 0,8 Giờ

4 Một tiết giảng lý thuyết trên lớp cho đào tạo bồi dưỡng

chứng chỉ 1,0 Giờ

5 Một tiết giảng lý thuyết trên lớp cho bậc đào tạo đại học chất

lượng cao 1,5 Giờ

6 Một tiết giảng lý thuyết trên lớp cho bậc đào tạo cao học 1,5 Giờ

7 Một tiết giảng lý thuyết trên lớp cho bậc đào tạo NCS 2,0 Giờ

8 Một tiết giảng Tiếng Anh chuyên ngành cho bậc đào tạo đại

học 1,5 Hệ số

9

Một tiết giảng môn chuyên môn bằng Tiếng Anh cho bậc

đào tạo đại học và bồi dưỡng chứng chỉ (không kể môn

chuyên môn của khoa Tiếng Anh)

2,0 Hệ số

10

Hệ số lớp đông: lớp có từ 50 sinh viên trở xuống hệ số 1,0;

lớp có từ 51 sinh viên trở lên hệ số n x 0,02 (n là số sinh

viên trong 1 lớp)

1,0 và (n x 0,02)

Hệ số cho

tất cả các

bậc đào

tạo

II Hướng dẫn thực hành thí nghiệm, bài tập

11

Một tiết hướng dẫn thực hành thí nghiệm, bài tập thảo luận

trên lớp được tính bằng 1,0 giờ chuẩn/nhóm (15 SV/nhóm

thực hành, 30SV/nhóm bài tập)

1,0 Hệ số

12

Một tiết giảng dạy thực hành trên sân bãi của ngành thể dục

thể thao, giáo dục quốc phòng cho sinh viên không chuyên

được tính bằng 0,75 giờ chuẩn

0,75 Hệ số

III Hướng dẫn thực tế, thực địa, thực tập NVSP

13 Một ngày hướng dẫn thực tế, thực địa 2,5 giờ

chuẩn/ngày Giờ

14 Một ngày hướng dẫn thực tế của ngành sư phạm âm nhạc,

mỹ thuật

3,0 giờ

chuẩn/ngày Giờ

15 Một ngày hướng dẫn thực tập sư phạm 5,0 giờ

chuẩn/ngày Giờ

Page 18: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · PDF filevà tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

15

PHỤ LỤC 02: QUY ĐỊNH QUY ĐỔI GIỜ CHUẨN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

(Ban hành theo Quyết định số: /QĐ-ĐHSPHN ngày / /2015

của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội)

* Hệ số 1 tương đương với 140 giờ

TT Loại hoạt động khoa học

của giảng viên

Loại tính,

đơn vị

tính

Hệ số

Số

giờ

chuẩn

tối đa

Cách quy đổi

giờ chuẩn Mã loại

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

I Chủ trì, tham gia đề tài, dự

án KH&CN các cấp

1

- Đề tài NCKH cấp Trường

(thời gian thực hiện tối đa 18

tháng)

- Đề tài, hợp đồng KH&CN

với tổ chức, cá nhân trong và

ngoài nước khác có kinh phí

< 200 tr.đ

(*. n là số thành viên đề tài kể

cả CNĐT.

Các thành viên tham gia đề

tài được chia đều số giờ sau

khi trừ giờ của CNĐT. Nếu có

ý kiến của CNĐT, sẽ chia giờ

theo mức độ đóng góp của

từng cá nhân)

Tổng giờ/

1 đề tài 1,15 161 161 giờ/ 1 đề tài

GKH1-1

CNĐT 0,55 77 77

(n=1, CNĐT hệ số

0.9= 126 giờ)

Thành

viên 0,6 84

84/n-1 (giờ tối đa bằng

90% giờ CNĐT, giờ

còn lại cộng vào

giờ của CNĐT)

2

- Đề tài trọng điểm cấp

Trường

- Nhiệm vụ cấp Trường

- Đề tài, hợp đồng KH&CN

với tổ chức, cá nhân trong và

ngoài nước khác có

200 tr.đ ≤ kinh phí ≤ 600 tr.đ

(*. n là số thành viên đề tài kể

cả CNĐT. Các thành viên

tham gia đề tài được chia đều

số giờ sau khi trừ giờ của

CNĐT, thư ký.

Nếu có ý kiến của CNĐT và

50% thành viên, sẽ chia giờ

theo mức độ đóng góp của

từng thành viên kể cả CNĐT

và thư ký đề tài)

Tổng giờ

/đề tài 3,0 420 420

GKH1-2

CNĐT 1,0 140 140

Thư ký 0,5 70 70

Thành

viên 1,5 210

210/n-2 (giờ tối đa của 1 ủy

viên bằng 90% giờ

thư ký, giờ còn lại

cộng vào giờ của

CNĐT và thư ký

theo tỷ lệ 2:1)

Page 19: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · PDF filevà tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

16

TT Loại hoạt động khoa học

của giảng viên

Loại tính,

đơn vị

tính

Hệ số

Số

giờ

chuẩn

tối đa

Cách quy đổi

giờ chuẩn Mã loại

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

3

-Đề tài NCCB cấp Nhà nước

- ĐT,DA nhánh cấp Nhà nước

- Đề tài NCKH cấp Bộ

- Chương trình KH&CN cấp

Bộ

- Đề tài hợp tác song phương

- Dự án SXTN cấp Bộ

- ĐT, DA cấp Tỉnh và tương

đương

- Đề tài, hợp đồng KH&CN

với tổ chức, cá nhân trong và

ngoài nước khác có kinh phí

> 600 tr.đ

(* ... như phần trên)

Tổng giờ/

1 đề tài 4,5 630 630

GKH1-3

CNĐT 1,5 210 210

Thư ký 0,8 112 112

Thành

viên 2,2 308

308/n-2 (giờ tối đa của 1 ủy

viên bằng 90% giờ

thư ký, giờ còn lại

cộng vào giờ của

CNĐT và thư ký

theo tỷ lệ 2:1)

4

- Đề tài thuộc Chương trình

NCKH cấp Nhà nước

- Đề tài độc lập cấp Nhà nước

- Đề tài hợp tác nghị định thư

- Đề tài NCCB định hướng

ứng dụng cấp Nhà nước

- Dự án sản xuất thử cấp Nhà

nước

(* ... như phần trên)

Tổng giờ/

1 đề tài 7,0 980 980

GKH1-4

CNĐT 2,35 329 329

Thư ký 1,15 161 161

Thành

viên 3,5 490

490/n-2 (giờ tối đa của 1 ủy

viên bằng 90% giờ

thư ký, giờ còn lại

cộng vào giờ của

CNĐT và thư ký

theo tỷ lệ 2:1)

5

Sở hữu trí tuệ: Bằng độc

quyền sáng chế (* n số tác giả của sản phẩm

sở hữu trí tuệ, Các loại SHTT

khác: Giải pháp hữu ích, quy

trình công nghệ, tiến bộ kỹ

thuật, bộ học liệu được công

nhận mẫu... tính bằng 60%

giờ của Bằng độc quyền sáng

chế)

Tính giờ

cho năm

được công

nhận

SHTT

3,0 420 420/n GKH1-5

II

Công bố bài báo, báo cáo

khoa học trên các tạp chí,

hội thảo, hội nghị, xêmina

khoa học

Page 20: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · PDF filevà tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

17

TT Loại hoạt động khoa học

của giảng viên

Loại tính,

đơn vị

tính

Hệ số

Số

giờ

chuẩn

tối đa

Cách quy đổi

giờ chuẩn Mã loại

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

1

Bài báo khoa học đăng tạp chí

quốc tế có trong danh mục

SCI (* )

Tính giờ

cho năm

công bố

bài

2,5 350

350 (n=1)

(350 x 1,2)/n =

420/n ( n>1)

GKH2-1

2

Bài báo khoa học đăng tạp chí

quốc tế có trong danh mục

SCIE (*)

Tính giờ

cho năm

công bố

bài

2,0 280 280 (n=1)

336/n (n>1) GKH2-2

3

Bài báo khoa học đăng tạp chí

quốc tế có trong danh mục ISI

(*)

Tính giờ

cho năm

công bố

bài

1,5 210 210 (n=1)

252/n (n>1) GKH2-3

4

Bài báo khoa học đăng tạp chí

khác ở nước ngoài

Sách xuất bản nước ngoài có

phản biện (1 chương tương

đương 1 bài báo) (*)

Tính giờ

cho năm

công bố

bài

1,0 140 140 (n=1)

168/n ( n>1) GKH2-4

(* )

- n là số tác giả. Khuyến khích sản phẩm khoa học từ nhóm nghiên cứu, nên đối với

n>1 được tính : hệ số x 1,2

- Khuyến khích công bố trong lĩnh vực khoa học giáo dục, khoa học xã hội và nhân

văn trên tạp chí nước ngoài có chỉ số ISSN được tính hệ số x 2,0.

5

Bài báo đăng tạp chí khoa học

chuyên ngành; Bài báo đăng

toàn văn kỷ yếu hội thảo, hội

nghị khoa học Quốc gia, quốc

tế có phản biện, có chỉ số

xuất bản (được tính điểm theo

quy định của Hội đồng Chức

danh Giáo sư Nhà nước, hệ

số: 0,25-1)

(* Riêng bài đăng tạp chí

khoa học ĐHSPHN hệ số: 1,0

n là số tác giả, đối với n>1

được tính : hệ số * 1,2)

Tính giờ

cho năm

công bố

bài

1,0 140 140 (n=1)

168/n ( n>1)

GKH2-5

0,75 105 105 (n=1)

126/n ( n>1)

0,5 70 70 (n=1)

84/n ( n>1)

0,25 35 35 (n=1)

42/n ( n>1)

Page 21: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · PDF filevà tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

18

TT Loại hoạt động khoa học

của giảng viên

Loại tính,

đơn vị

tính

Hệ số

Số

giờ

chuẩn

tối đa

Cách quy đổi

giờ chuẩn Mã loại

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

6

Bài đăng trên tạp chí khác,

hội thảo, hội nghị, xêmina

chuyên ngành; bài viết cho

hoạt động học thuật khác phù

hợp chuyên ngành khoa học

của giảng viên (* n là số tác

giả, đối với n>1 được tính: hệ

số * 1,2)

0,2 28 28 (n=1)

33,6/n ( n>1) GKH2-6

III

Biên soạn giáo trình, sách

chuyên khảo, tài liệu tham

khảo được xuất bản

1

Sách chuyên khảo (* - Chủ biên được tính 20%

tổng số giờ, tài liệu không có

chủ biên, số giờ được chia

đều trên số tác giả. Nếu có ý

kiến của chủ biên và đại diện

2/3 tác giả, số giờ sẽ chia

theo mức độ đóng góp của

từng tác giả

- Tài liệu tái bản có sửa chữa

tính 10-20% giờ của tài liệu

mới, phần bổ sung nội dung

tính theo tài liệu mới (có xác

nhận của nhà xuất bản))

Tổng giờ/

1 sách 3,0 420

420

(Giờ tối đa tính:

Sách về khoa học tự

nhiên >=100 trang,

<100 tính 80% giờ

tối đa

Sách Khoa học xã

hội và nhân văn

>=150 trang, <150

tính 80% giờ tối đa)

GKH3-1

Chủ biên 0,6 84 84

Tác giả 2,4 336

336/n

(n là số tác giả viết

tài liệu, chủ biên

cũng có thể là tác

giả)

2

Biên soạn giáo trình ( * như trên…)

(Giờ tối đa tính: Sách về khoa

học tự nhiên >=100 trang,

<100 tính 80% giờ tối đa

Sách Khoa học xã hội và

nhân văn >=150 trang, <150

tính 80% giờ tối đa )

Tổng giờ/

1 giáo

trình

2,0 280 280

GKH3-2 Chủ biên 0,4 56 56

Tác giả 1,6 224 224/n (n … như

trên)

3

Sách tham khảo dùng cho

giáo dục ĐH và SĐH. Sách

giáo khoa cho phổ thông

( * như trên…)

(Giờ tối đa tính: Sách về khoa

học tự nhiên >=100 trang,

Tổng giờ/

1 sách 1,5 210 210

GKH3-3

Chủ biên 0,3 42 42

Page 22: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · PDF filevà tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

19

TT Loại hoạt động khoa học

của giảng viên

Loại tính,

đơn vị

tính

Hệ số

Số

giờ

chuẩn

tối đa

Cách quy đổi

giờ chuẩn Mã loại

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

<100 tính 80% giờ tối đa

Sách Khoa học xã hội và

nhân văn >=150 trang, <150

tính 80% giờ tối đa ) Tác giả 1,2 168

168/n (n … như

trên)

4

Sách hướng dẫn cho người

học ở ĐH và SĐH.

Sách tham khảo cho phổ

thông (Khuyến khích phát

triển học liệu cho phổ thông)

( * như trên…)

(Giờ tối đa tính: Sách về khoa

học tự nhiên >=100 trang,

<100 tính 80% giờ tối đa

Sách Khoa học xã hội và

nhân văn >=150 trang, <150

tính 80% giờ tối đa )

Tổng giờ/

1 sách 1,0 140 140

GKH3-4 Chủ biên 0,2 28 28

Tác giả 0,8 112 112/n (n … như

trên)

5

Dịch tài liệu chuyên môn theo

chuyên ngành của giảng viên

(có đăng ký và thẩm định)

(Giờ được tính theo tỉ lệ đóng

góp của tác giả có xác nhận

2/3 số tác giả) (Hiệu đính tài

liệu dịch chuyên môn tính

bằng 40% giờ tài liệu dịch

(xác nhận nhà xuất bản))

100 trang

tác giả (500 từ

/trang)

0,4 56 56/n (n là số tác

giả) GKH3-5

IV

Hoạt động sáng tác, công bố

tác phẩm của ngành âm

nhạc - mỹ thuật

1

Tác phẩm được công bố ngoài

nước

(* n là số tác giả. Khuyến

khích sản phẩm khoa học từ

nhóm nghiên cứu, nên đối với

n>1 được tính : hệ số x 1,2)

Tính giờ

cho năm

công bố

tác phẩm

2,0 280

280 (n=1)

(280 x 1,2)/n

=336/n (n>1)

GKH4-1

2 Tác phẩm được công bố trong

nước (* n ... như trên)

Tính giờ

cho năm

công bố

tác phẩm

1,0 140 140 (n=1)

168/n (n>1) GKH4-2

Page 23: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · PDF filevà tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

20

TT Loại hoạt động khoa học

của giảng viên

Loại tính,

đơn vị

tính

Hệ số

Số

giờ

chuẩn

tối đa

Cách quy đổi

giờ chuẩn Mã loại

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

3 Tác phẩm được công bố trong

trường (* n ... như trên)

Tính giờ

cho năm

công bố

tác phẩm

0,5 70 70 (n=1)

84/n (n>1) GKH4-3

4 Tác phẩm được công bố tại

khoa (* n ... như trên)

Tính giờ

cho năm

công bố

tác phẩm

0,2 28 28 (n=1)

33,6/n (n>1) GKH4-4

5

Các hoạt động sáng tác, công

bố tác phẩm khác tính tối đa

theo quy định của hội đồng

học hàm (1điểm tương đương

hệ số1). Đối với tác phẩm đã

được tính giờ của những năm

trước, số giờ tính = giờ tối đa

- giờ đã tính

(giờ chia đều cho

các tác giả n>1

được tính:

hệ số x 1,2)

GKH4-5

V Tham gia hội đồng khoa học

các cấp

1

*. Hội đồng nghiệm thu các

cấp

- Cấp nhà nước tính 100%

giờ tối đa

- Cấp Bộ và tương đương tính

80% giờ tối đa

- Cấp Trường và tương

đương: đề tài >=200 tr.đ tính

60% giờ tối đa; <200 tr.đ và

>=100 tr.đ tính 50% giờ tối

đa; <100 tr.đ tính 40% giờ tối

đa

*. Hội đồng thẩm định sách,

giáo trình: tính 40% giờ tối đa

Chủ tịch 3 3

GKH5-1 Phản biện 6 6

Thư ký,

ủy viên 2 2

2

Hội đồng tư vấn xét chọn

danh mục đề tài, nhiệm vụ

các cấp

lượt họp

hội đồng 3 3 GKH5-2

3

Hội đồng tư vấn tuyển chọn,

xét chọn thuyết minh đề tài,

nhiệm vụ các cấp: Phản biện

tính 100% giờ tối đa; Chủ

tịch, ủy viên tính 2/3 giờ tối

đa

giờ/1buổi 3 Phản biện: 3

Chủ tịch, ủy viên: 2 GKH5-3

Page 24: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · PDF filevà tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

21

TT Loại hoạt động khoa học

của giảng viên

Loại tính,

đơn vị

tính

Hệ số

Số

giờ

chuẩn

tối đa

Cách quy đổi

giờ chuẩn Mã loại

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

4

Thành viên Hội đồng khoa

học và đào tạo Trường, Hội

đồng Tư vấn khoa học của

Trường

giờ/năm 10-20

Ủy viên: 10

Thư ký, ủy viên

thường trực: 15

Chủ tịch, phó chủ

tịch: 20

GKH5-4

5 Thành viên Hội đồng khoa

học và đào tạo khoa giờ/năm 8-12

Ủy viên: 8

Thư ký, ủy viên

thường trực: 10

Chủ tịch, phó chủ

tịch: 12

GKH5-5

VI Các hoạt động khoa học

khác

1 Chuyên gia khoa học của

nhiệm vụ cấp Trường giờ/năm 0,15 21 21 GKH6-1

2

Hướng dẫn đề tài sinh viên

nghiên cứu khoa học

(chỉ có 1 giáo viên hướng

dẫn/ 1 đề tài)

giờ/năm 0,2 28

Đề tài SV cấp Bộ

đạt giải nhất: 28

Đề tài SV cấp Bộ

khác: 21

Đề tài SV cấp

Trường: 14

Đề tài SV cấp

Khoa: 10

GKH6-2

3

Đề cương TMĐT, NV tham

gia đấu thầu cấp được Trường

thông qua

(Chỉ tính cho chủ nhiệm đề

tài, nhiệm vụ)

giờ/đề tài 0,2 28

Cấp Nhà nước: 28

Cấp Bộ, tương

đương: 21

Cấp Trường: 14

GKH6-3

4 Chỉ đạo, hướng dẫn các đội

thi sáng tạo khoa học giờ/ đội

Theo phê duyệt của

Hiệu trưởng GKH6-4

5 Các hoạt động Khoa học khác

Tính giờ hoạt động

khoa học theo kế

hoạch và đề xuất đã

được Hiệu trưởng

phê duyệt trước khi

thực hiện

GKH6-6

Page 25: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · PDF filevà tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

22

PHỤ LỤC 03: QUY ĐỊNH QUY ĐỔI GIỜ CHUẨN HOẠT ĐỘNG KHÁC

(Ban hành theo Quyết định số: /QĐ-ĐHSPHN ngày / /2015

của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội)

TT Nội dung Giờ quy đổi Ghi chú

(1) (2) (3) (4)

I Đánh giá kết quả học phần, tốt nghiệp

1 Ra đề

1.1 Ra đề và đáp án kiểm tra 0,5 giờ chuẩn/tín chỉ

1.2 Ra đề và đáp án thi hết học phần 1,0 giờ chuẩn/tín chỉ

1.3 Ra đề và đáp án thi tốt nghiệp (180 phút) 6,0 giờ chuẩn/đề

2 Chấm bài

2.1 Chấm bài kiểm tra

1,0 giờ

chuẩn/20bài/1giảng

viên

2.2 Chấm bài thi hết học phần

1,5 giờ

chuẩn/10bài/2giảng

viên

2.3 Chấm bài tập NVSP

1,5 giờ

chuẩn/10bài/2giảng

viên

2.4 Chấm bài thi tốt nghiệp

2,0 giờ

chuẩn/10bài/2giảng

viên

* Đánh giá kết quả học phần đào tạo đại học chất lượng cao, cao học được tính hệ số 1,5

* Đánh giá kết quả học phần đào tạo đại học Tiếng Anh chuyên ngành và NCS được tính hệ số 2,0

3 Coi thi

3.1 Điểm trưởng 0,7 giờ chuẩn/1giờ coi

thi thực tế

3.2 Thư ký, giám sát 0,6 giờ chuẩn/1giờ coi

thi thực tế

3.3 Giám thị 0,5 giờ chuẩn/1giờ coi

thi thực tế

4 Thi vấn đáp (soạn câu hỏi, hỏi thi, lên điểm) 2,0 giờ

chuẩn/5SV/2giảng viên

II Hướng dẫn khóa luận, luận văn, luận án

1 Hướng dẫn khóa luận 15 giờ chuẩn/ khóa

luận

2 Hướng dẫn khóa luận cho sinh viên hệ đại học chất

lượng cao, luận văn 25 giờ chuẩn/ luận văn

3 Hướng dẫn luận án 50 giờ chuẩn/ luận án/

năm học

* Hướng dẫn khóa luận, khóa luận cho sinh viên hệ đại học chất lượng cao, luận văn, luận án

bằng tiếng nước ngoàiđược tính hệ số 2,0

Page 26: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · PDF filevà tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

23

TT Nội dung Giờ quy đổi Ghi chú

(1) (2) (3) (4)

III Bảo vệ khóa luận, luận văn, luận án

1 Hội đồng đánh giá khóa luận

1.1 Chủ tịch Hội đồng 1,0 giờ chuẩn/khóa

luận

1.2 Thư ký 1,0 giờ chuẩn/khóa

luận

1.3 Phản biện 2,0 giờ chuẩn/khóa

luận

1.4 Ủy viên 0,8 giờ chuẩn/khóa

luận

* Hội đồng đánh giá khóa luận tốt nghiệp bậc đại học chất lượng cao được tính hệ số 1,5

* Hội đồng đánh giá khóa luận tốt nghiệp bậc đại học Tiếng Anh chuyên ngành được tính hệ số 2,0

2 Hội đồng đánh giá đề cương luận văn thạc sỹ

2.1 Chủ tịch Hội đồng 0,5 giờ chuẩn/đề cương

2.2 Thư ký 0,5 giờ chuẩn/đề cương

2.3 Ủy viên 0,4 giờ chuẩn/đề

cương/1 ủy viên

3 Hội đồng đánh giá luận văn thạc sỹ

3.1 Chủ tịch Hội đồng 2,0 giờ chuẩn/luận văn

3.2 Thư ký 2,0 giờ chuẩn/luận văn

3.3 Phản biện 4,0 giờ chuẩn/luận

văn/1 phản biện

3.4 Ủy viên 1,6 giờ chuẩn/luận

văn/1 ủy viên

4 Hội đồng đánh giá bài luận tổng quan đề tài nghiên cứu

của NCS

4.1 Trưởng tiểu ban 1,5 giờ chuẩn/bài luận

4.2 Các thành viên khác 1,0 giờ chuẩn/bài

luận/1 thành viên

5 Hội đồng đánh giá chuyên đề tiến sỹ

5.1 Trưởng tiểu ban 2,0 giờ chuẩn/chuyên

đề

5.2 Các thành viên khác 1,5 giờ chuẩn/chuyên

đề/1 thành viên

6 Hội đồng đánh giá luận án tiến sỹ cấp cơ sở

6.1 Chủ tịch Hội đồng 6,0 giờ chuẩn/luận án

6.2 Thư ký 6,0 giờ chuẩn/luận án

6.3 Giới thiệu luận án 12,0 giờ chuẩn/luận

án/1 giới thiệu luận án

6.4 Ủy viên 5,0 giờ chuẩn/luận án/1

ủy viên

Page 27: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · PDF filevà tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

24

TT Nội dung Giờ quy đổi Ghi chú

(1) (2) (3) (4)

7 Hội đồng đánh giá luận án tiến sỹ cấp Trường

7.1 Chủ tịch Hội đồng 6,0 giờ chuẩn/luận án

7.2 Thư ký 6,0 giờ chuẩn/luận án

7.3 Phản biện 12,0 giờ chuẩn/luận

án/1 phản biện

7.4 Ủy viên 5,0 giờ chuẩn/luận án/1

ủy viên

Page 28: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · PDF filevà tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

25

PHỤ LỤC 04: ĐỊNH MỨC KIÊM NHIỆM

(Ban hành theo Quyết định số: /QĐ-ĐHSPHN ngày / /2015

của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội)

* Giảng viên đảm nhiệm nhiều chức danh thì được tính định mức của chức danh cao nhất

cộng với 50% của chức danh kiêm nhiệm cao thứ hai.

* Giảng viên kiêm nhiệm được áp dụng định mức này ở hai định mức giờ chuẩn giảng dạy

và nghiên cứu khoa học.

TT Chức vụ Định mức (%)

(1) (2) (3)

I Công tác quản lý

1 Hiệu trưởng 15

2 Phó Hiệu trưởng 20

3 Trưởng phòng 25

4 Phó Trưởng phòng 30

5 Trưởng khoa

5.1 Đối với khoa có biên chế từ 40 giảng viên trở lên hoặc có quy mô từ 250

sinh viên trở lên 70

5.2 Đối với khoa có biên chế dưới 40 giảng viên hoặc có quy mô từ 249 sinh

viên trở xuống 75

6 Phó Trưởng khoa

6.1 Đối với khoa có biên chế từ 40 giảng viên trở lên hoặc có quy mô từ 250

sinh viên trở lên 75

6.2 Đối với khoa có biên chế dưới 40 giảng viên hoặc có quy mô từ 249 sinh

viên trở xuống 80

7 Trưởng bộ môn 80

8 Phó Trưởng bộ môn 85

9

Các trợ lý: NCKH, đào tạo SĐH, giảng dạy, nghiệp vụ sư phạm, chính trị -

văn thể, học tập và thi học phần, thiết bị; Chuyên trách quân sự (khoa

QPAN); Giám sát phòng tham vấn học đường; Giáo vụ khoa có môn

chung.

85

10 Các chức danh khác: Trưởng phòng thí nghiệm chuyên ngành, cố vấn học

tập 90

II Công tác Đảng

1 Đảng bộ Trường

1.1 Bí thư đảng ủy 70

1.2 Phó bí thư đảng ủy; Ủy viên thường vụ đảng ủy 75

Page 29: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · PDF filevà tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

26

TT Chức vụ Định mức (%)

(1) (2) (3)

1.3 Đảng ủy viên 80

1.4 Ủy viên Ban kiểm tra đảng ủy (không phảii đảng ủy viên) 85

2 Đảng bộ bộ phận

2.1 Bí thư đảng ủy 80

2.2 Phó bí thư đảng ủy 85

2.3 Đảng ủy viên, Bí thư chi bộ 90

2.4 Phó bí thư, Chi ủy viên 95

3 Chi bộ trực thuộc Đảng bộ Trường

3.1 Bí thư 85

3.2 Phó bí thư, chi ủy viên 90

III Công tác Công đoàn

1 Công đoàn Trường

1.1 Chủ tịch 70

1.2 Phó chủ tịch; Ủy viên thường vụ BCH công đoàn 75

1.3 Ủy viên BCH công đoàn 80

1.4 Ủy viên Ban Kiểm tra công đoàn 85

2 Công đoàn bộ phận

2.1 Chủ tịch 80

2.2 Phó chủ tịch 85

2.3 Ủy viên BCH công đoàn 90

2.4 Tổ trưởng 95

3 Tổ công đoàn trực thuộc Công đoàn Trường

3.1 Tổ trưởng 85

3.2 Tổ phó; Ủy viên BCH 90

IV Công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

1 Bí thư 70

2 Phó bí thư; Ủy viên thường vụ Ban chấp hành Đoàn 75

3 Ủy viên Ban chấp hành Đoàn Trường; Bí thư Liên chi đoàn 80

4 Bí thư chi đoàn cán bộ 85

V Thanh tra nhân dân

1 Trưởng ban 80

2 Phó Trưởng ban 85

Page 30: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · PDF filevà tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

27

TT Chức vụ Định mức (%)

(1) (2) (3)

3 Ủy viên 90

VI Thanh tra giáo dục

1 Trưởng ban 80

2 Phó Trưởng ban 85

3 Ủy viên 90

VII Hội thể thao

1 Trưởng ban 80

2 Phó Trưởng ban 85

3 Ủy viên 90

VIII Nữ công

1 Trưởng ban 80

2 Phó Trưởng ban 85

3 Ủy viên 90

IX Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ

1 Trưởng ban 80

2 Phó Trưởng ban 85

3 Ủy viên 90