cƠ chẾ quẢn lÝ tÀi chÍnh Ở trƢỜng ĐẠi hỌc y dƢỢc …hcma.vn/uploads/2018/5/6/la...

177
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH CAO THÀNH VĂN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI - 2018

Upload: others

Post on 10-Oct-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

CAO THÀNH VĂN

CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2018

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

CAO THÀNH VĂN

CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 62 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGÔ QUANG MINH

HÀ NỘI - 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ

ràng và được trích dẫn đầy đủ

Tác giả luận án

Cao Thành Văn

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ

TÀI CHÍNH Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP ........................................... 10 1.1. Nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp

công lập ..................................................................................................... 11 1.2. Các nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính ở các trường đại học

công lập ..................................................................................................... 18 1.3. Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu trong luận án ............................... 27

Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI

CHÍNH Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP .................................................. 31 2.1. Khái quát về hệ thống trường đại học công lập và cơ chế quản lý

tài chính ở trường đại học công lập .......................................................... 31 2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng tới cơ chế

quản lý tài chính ở các trường đại học công lập ....................................... 40 2.3. Kinh nghiệm xây dựng và vận dụng cơ chế quản lý tài chính của

một số trường đại học công lập ................................................................. 60 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TRƢỜNG ĐẠI

HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ ...................................................................................... 70 3.1. Khái quát về Trường đại học Y Dược Cần Thơ ................................ 70 3.2. Thực trạng cơ chế quản lý tài chính ở Trường đại học Y Dược

Cần Thơ ..................................................................................................... 77 3.3. Đánh giá chung về cơ chế quản lý tài chính của Trường đại học Y

Dược Cần Thơ ......................................................................................... 104 Chƣơng 4. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN

LÝ TÀI CHÍNH Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ ............................... 111 4.1. Xu hướng đổi mới giáo dục đại học, tăng cường tự chủ tài chính

đối với cơ chế quản lý tài chính của các trường đại học công lập .......... 111 4.2. Mục tiêu phát triển, đổi mới cơ chế hoạt động và phương hướng hoàn

thiện cơ chế quản lý tài chính của Trường đại học Y Dược Cần Thơ ........ 117 4.3. Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Trường đại

học Y Dược Cần Thơ .............................................................................. 127 4.4. Kiến nghị .......................................................................................... 150

KẾT LUẬN ......................................................................................................... 153 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................... 155 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 156 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 167

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN

ĐHCL : Đại học công lập

ĐVSN : Đơn vị sự nghiệp

GD & ĐT : Giáo dục và đào tạo

GD ĐH : Giáo dục đại học

KHCN : Khoa học công nghệ

NCKH : Nghiên cứu khoa học

NSNN : Ngân sách nhà nước

QLTC : Quản lý tài chính

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Mức trần học phí tại các trường đại học công lập theo Nghị

định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ .................................................. 49 Bảng 3.1: Số lượng sinh viên đào tạo đại học ở Trường đại học Y dược

Cần Thơ từ năm học 2009-2010 đến năm học 2015-2016 ................. 75 Bảng 3.2: Số lượng học viên sau đại học ở Trường đại học Y dược Cần

Thơ từ năm học 2009-2010 đến năm học 2015-2016 ......................... 76 Bảng 3.3: Nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho Trường Đại học Y Dược

Cần Thơ giai đoạn 2009-2016 ............................................................ 79 Bảng 3.4: Nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nước của Trường Đại học Y

Dược Cần Thơ giai đoạn 2009 - 2016 ................................................ 81 Bảng 3.5: So sánh tỷ lệ tăng trưởng tổng thu của trường từ năm học 2009-

2010 đến năm học 2015-2016 ............................................................. 84 Bảng 3.6: Dự toán và quyết toán thu ở trường đại học Y dược Cần Thơ ......... 86 Bảng 3.7: Tiềm năng tăng thu từ các nguồn ngoài ngân sách nhà nước của

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ ...................................................... 87 Bảng 3.8: Nguyên nhân chính hạn chế việc khai thác, mở rộng nguồn thu

ngoài ngân sách nhà nước của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ ..... 88 Bảng 3.9: Chi tiêu của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ năm học

2009-2010 đến năm học 2015-2016 ................................................... 91 Bảng 3.10: Đánh giá thu nhập từ chi lương và thu nhập tăng thêm của cán

bộ, viên chức Trường Đại học Y Dược Cần Thơ ............................... 94 Bảng 3.11: Kết quả đánh giá về cơ chế quản lý chi nghiệp vụ chuyên môn

tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ ................................................. 97 Bảng 3.12: Hạn chế lớn nhất trong cơ chế quản lý chi nghiệp vụ chuyên

môn tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ ......................................... 98 Bảng 3.13: Đánh giá chất lượng mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định tại

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ ...................................................... 99 Bảng 3.14: Dự toán và quyết toán chi ở Trường đại học Y dược Cần Thơ. ... 101 Bảng 3.15: Cân đối thu-chi của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ năm

học 2009-2010 đến năm học 2015-2016........................................... 103 Bảng 4.1: Mục tiêu phát triển số lượng cán bộ, viên chức của Trường

Đại học Y Dược Cần Thơ cho đến năm 2020................................... 118 Bảng 4.2: Mục tiêu phát triển giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ tại

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ .................................................... 119 Bảng 4.3: Chỉ tiêu tuyển sinh và qui mô đào tạo theo các hệ, bậc ................. 121 Bảng 4.4: Dự ước tổng mức đầu tư ................................................................. 122

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH

Trang

Sơ đồ 2.1: Sơ lược tài chính của các trường đại học công lập ở Việt Nam .... 42

Sơ đồ 2.2: Quy trình lập và phân bổ dự toán ngân sách nhà nước cho

giáo dục đại học công lập .................................................................. 45

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Trường đại học Y dược Cần Thơ .............. 71

Hình 3.2: Cơ cấu chi của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ năm học

2009-2010 đến năm học 2015-2016 ................................................. 91

Hình 3.3: Tốc độ tăng chi thanh toán cá nhân từ năm học 2010-2011 đến

năm học 2015-2016. .......................................................................... 93

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Giáo dục đại học có vai trò quan trọng trong chuẩn bị nguồn nhân lực

chất lượng cao phục vụ cho tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước. Mặc dù

đã có sự phát triển nhất định trong những năm qua xong hệ thống giáo dục đại

học đang tỏ ra lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Trong

bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với quá

trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ dựa chủ yếu vào đầu tư và tài

nguyên sang dựa vào nguồn lao động chất lượng cao và khoa học công nghệ,

việc đổi mới giáo dục đại học là yêu cầu đặt ra cấp bách.

Một trong những nguyên nhân khiến cho hệ thống giáo dục đại học ở

nước ta phát triển trì trệ, chậm đổi mới, không hội nhập và bắt kịp với sự phát

triển của giáo dục đại học thế giới là cơ chế quản lý của các trường đại học

công lập chậm thay đổi. Các trường đại học công lập vẫn đang vận hành trong

một cơ chế gò bó, mang nặng tính bao cấp, kế hoạch hóa tập trung. Điều này

dẫn đến tình trạng trông chờ, ỷ lại, thiếu sự chủ động, sáng tạo trong hoạt động

của các trường. Vì thế, đổi mới giáo dục đại học phải gắn với cởi trói cho các

trường đại học công lập, tăng cường tự chủ của các trường gắn với việc đổi mới

cơ chế tài chính của các trường.

Để nâng cao sự tự chủ hoạt động của các trường đại học công lập nói

chung, tự chủ quản lý tài chính nói riêng, Chính phủ đã ban hành cơ chế tự chủ

tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó bao gồm các trường đại

học công lập. Từ năm 2006, các trường đại học công lập được phép tự chủ

quản lý tài chính theo cơ chế qui định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính

phủ. Theo đó, ngoài nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp, các trường đại

học công lập có quyền chủ động huy động các nguồn thu ngoài ngân sách nhà

nước và tự chủ chi tiêu từ nguồn tài chính huy động được. Nghị định 43 đã mở

ra cơ hội tự chủ cho các trường đại học. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy hoạt

2

động của các trường đại học công lập cũng như cơ chế quản lý tài chính của

các trường sau khi áp dụng Nghị định 43 vẫn còn nhiều vấn đề cả từ nội dung

của Nghị định cũng như từ việc vận dụng Nghị định 43 vào thực tiễn cơ chế tài

chính của các trường khiến cho việc tự chủ còn nửa vời và hầu hết các trường

đại học vẫn còn ỷ lại vào bao cấp từ ngân sách nhà nước. Hơn nữa, ngoài

những hạn chế của Nghị định 43, bản thân các trường đại học công lập vẫn

chưa chủ động đổi mới hoạt động, xây dựng cơ chế quản lý tài chính phù hợp

nhằm huy động tối đa nguồn thu, kiểm soát chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả. Nhiều

nghiên cứu đã phân tích những hạn chế trong cơ chế quản lý tài chính của các

trường đại học công lập hiện nay.

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ là một trong những trường đại học

trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trường nằm trong hệ

thống các trường đại học công lập của cả nước, trực thuộc sự quản lý của Bộ

Y tế và chịu sự quản lý theo hệ thống giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong những năm qua, nhà trường đã có nhiều cố gắng trong hoạt động đào

tạo, nghiên cứu khoa học và cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, góp phần đào

tạo nhân lực và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khẻo nhân dân ở đồng

bằng sông Cửu Long.

Trường đã xây dựng quy chế quản lý tài chính trên cơ sở các qui định

pháp luật, phục vụ cho sự phát triển của Nhà trường. Trên cơ sở Nghị định 43

về tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản pháp luật

khác, Trường đã có nhiều nỗ lực trong huy động các nguồn lực ngoài ngân

sách nhà nước, bao gồm các nguồn từ học phí, nghiên cứu khoa học,...và sử

dụng chủ động, có hiệu quả các nguồn lực tài chính nhằm thúc đẩy quá trình

Giáo dục và Đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực y tế cho các tỉnh khu vực

Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cho sự phát triển kinh tế - xã hội của

đất nước nói chung. Tuy nhiên, cũng như nhiều trường đại học công lập khác,

cơ chế quản lý tài chính của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ còn nhiều hạn

chế. Những hạn chế này bao gồm cả những hạn chế khách quan do qui định

3

pháp luật gắn với Nghị định 43 và các qui định khác có liên quan đến quản lý

tài chính các trường đại học công lập và những hạn chế chủ quan của Nhà

trường trong việc thực hiện tự chủ huy động nguồn thu và quản lý chi. Nguồn

thu của nhà trường còn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, các nguồn ngoài

ngân sách còn hạn chế. Trong khi đó, quy chế quản lý tài chính của trường

còn nhiều bất cập, thể hiện tính bình quân. Nhiều định mức chi không còn

phù hợp, không có tính khuyến khích cá nhân, đơn vị làm tốt,... Những hạn

chế này cản trở hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động

khác của trường.

Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ ra đời nhằm khắc phục

những hạn chế của Nghị định 43/2006/NĐ-CP, khuyến khích và tạo cơ chế

cho các trường đại học công lập nói riêng, các đơn vị sự nghiệp công lập nói

chung nâng cao tự chủ hoạt động gắn với tự chủ về quản lý tài chính. Đây là

cơ hội mới cho các trường đại học công lập vươn lên tự chủ. Hơn nữa,

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ vừa được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho

thí điểm đổi mới hoạt động của trường theo hướng tự chủ. Do đó, việc đổi

mới cơ chế quản lý tài chính của Trương Đại học Y Dược Cần Thơ, đáp ứng

những yêu cầu mới đặt ra khi áp dụng Nghị định 16/2015/NĐ-CP, khi đổi

mới hoạt động theo hướng tự chủ và yêu cầu đổi mới giáo dục đại học trở

thành yêu cầu bức thiết. Đây là yêu cầu bắt buộc của việc thực hiện Nghị định

16 và cũng là yêu cầu bắt buộc nếu Nhà trường thực hiện thí điểm đổi mới cơ

chế hoạt động vì cơ chế quản lý tài chính hiện hành không còn phù hợp. Xuất

phát từ những yêu cầu khoa học và thực tiễn như vậy, tác giả lựa chọn đề tài:

"Cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ" làm luận án

Tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế, với mong muốn góp phần đổi

mới cơ chế quản lý tài chính của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận

4

về cơ chế quản lý tài chính ở các trường đại học công lập; phân tích thực trạng

cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ; đề xuất phương

hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y

Dược Cần Thơ trong thời gian tới.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu trên, luận án có nhiệm vụ:

- Tổng thuật tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án nhằm

xác định những nội dung đã được nghiên cứu và có thể kế thừa, những nội

dung còn chưa giải quyết và những khoảng trống nghiên cứu, từ đó xác định

câu hỏi nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của luận án.

- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản, xây dựng khung

phân tích cơ chế quản lý tài chính ở các trường đại học công lập làm cơ sở khoa

học để phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Trường Đại học Y Dược

Cần Thơ.

- Khảo sát và nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm về xây dựng và hoàn thiện

cơ chế quản lý tài chính ở một số trường đại học công lập trong và ngoài nước.

Từ đó, rút ra những bài học có giá trị tham khảo trong hoàn thiện cơ chế quản lý

tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

- Trên cơ sở khung phân tích đã xây dựng, phân tích và đánh giá thực

trạng cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, xác định

những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong cơ chế

quản lý tài chính, làm cơ sở để đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện.

- Dự báo bối cảnh có liên quan, xác định những yêu cầu mới đặt ra đối

với cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ trong giai

đoạn tới năm 2020, tầm nhìn 2025. Trên cơ sở những yêu cầu mới đặt ra,

những bài học kinh nghiệm đã rút ra, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế

trong cơ chế quản lý tài chính hiện tại, luận án đề xuất phương hướng và hệ

thống giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Trường

Đại học Y Dược Cần Thơ.

5

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ chế quản lý tài chính ở nội bộ

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Những mối quan hệ tài chính giữa Trường

Đại học Y Dược Cần Thơ với cấp trên và với các đối tác khác có thể được đề

cập nhằm làm rõ hơn cơ chế quản lý tài chính nội bộ.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi chủ thể quản lý: Cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học

Y Dược Cần Thơ được nghiên cứu dưới góc độ quản lý kinh tế với chủ thể

quản lý là Ban giám hiệu nhà trường đối với các hoạt động tài chính trong

trường. Cơ chế quản lý tài chính của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với

các hoạt động tài chính Trường Đại học Y Dược Cần Thơ được đề cập ở mức

độ nhất định nhưng không phải là trọng tâm nghiên cứu của luận án.

- Phạm vi nội dung cơ chế quản lý tài chính: Có nhiều cách tiếp cận

nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính. Trong luận án, cơ chế quản lý tài chính

được tiếp cận nghiên cứu trên các nội dung chính sau: 1) Cơ chế huy động

nguồn thu; 2) Cơ chế quản lý chi; 3) Cơ chế quản lý cân đối thu chi. Trong

phạm vi thời gian nghiên cứu, cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y

Dược Cần Thơ được xây dựng dựa trên Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính

phủ về quyền tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, các quy định của

Chính phủ về thu học phí, lệ phí và các qui định pháp luật khác có liên quan.

Mặc dù, Nghị định 16/2015/NĐ-CP ra đời năm 2015 nhưng do chưa có Nghị

định và thông tư hướng dẫn thực hiện nên trong thời gian nghiên cứu đánh giá

thực trạng của luận án, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ vẫn áp dụng cơ chế

quản lý tài chính theo tinh thần Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Nghị định

16/2015/NĐ-CP được xem xét chủ yếu trong phân tích bối cảnh, yêu cầu mới

và đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y

Dược Cần Thơ trong thời gian tới.

- Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính giới

6

hạn trong phạm vi quản lý ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

- Phạm vi thời gian: Luận án phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài

chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ trong giai đoạn thực hiện cơ chế tự

chủ tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ từ năm 2009 đến

2016. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ được đề xuất cho giai đoạn tới năm 2020,

tầm nhìn 2025.

4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luật duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử. Luận án tiếp cận cơ chế tài chính trên các mặt cơ

chế huy động nguồn thu, cơ chế quản lý chi và cơ chế quản lý cân đối thu chi

gắn với các qui định của pháp luật về quản lý tài chính đối với các trường đại

học công lập ở nước ta trong bối cảnh mở rộng tự chủ tài chính. Cách tiếp cận

này phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của

luận án gắn với bối cảnh tự chủ tài chính của các trường đại học công lập.

Tiếp cận cơ chế quản lý tài chính theo quy trình quản lý từ lập dự toán, chấp

hành dự toán, quyết toán và kiểm tra được đề tập nhưng không phải là tiếp

cận nghiên cứu của luận án.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận án tiếp cận nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính ở Trường đại học

Y dược Cần Thơ dưới góc độ quản lý kinh tế, dựa trên cơ sở chính sách pháp

luật về quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập. Cơ chế

quản lý tài chính được tiếp cận theo nội dung quản lý bao gồm: cơ chế quản

lý thu (huy động nguồn tài chính), cơ chế quản lý chi (sử dụng nguồn tài

chính) và cơ chế quản lý cân đối thu – chi. Để đạt mục đích nghiên cứu đề ra,

luận án sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu phổ biến trong

chuyên ngành quản lý kinh tế như các phương pháp phân tích, tổng hợp, so

sánh, điều tra xã hội học. Cụ thể:

7

- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp tổng hợp được sử dụng xuyên

suốt trong luận án để tổng thuật các nghiên cứu liên quan tới đề tài; tổng hợp,

hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài, tổng hợp đánh giá thực

trạng cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và đề xuất

giải pháp. Phương pháp tổng hợp cũng được sử dụng khi tác giả tổng hợp các

kết quả điều tra khảo sát.

- Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích được sử dụng để

phân tích các nghiên cứu có liên quan tới đề tài, phân tích thực trạng cơ chế

quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, phân tích bối cảnh mới,

yêu cầu đặt ra cũng như phân tích hệ thống giải pháp hoàn thiện cơ chế quản

lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Phương pháp phân tích được

sử dụng kết hợp với phương pháp tổng hợp.

- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu

trong phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược

Cần Thơ nhằm làm rõ sự thay đổi qua thời gian về cơ chế quản lý tài chính,

tình hình tài chính và hoạt động ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ trong

giai đoạn 2009-2016.

- Phương pháp điều tra xã hội học: Để đảm bảo độ tin cậy, khoa học

của kết quả nghiên cứu, tính mới của luận án, luận án sử dụng phương pháp

điều tra xã hội học. Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng nhằm thu

thập thông tin sơ cấp về đánh giá của cán bộ, viên chức Trường Đại học Y

Dược Cần Thơ đối với cơ chế quản lý tài chính của Trường. Những thông tin

này sẽ giúp cho luận án có đánh giá đa chiều về cơ chế quản lý tài chính từ

phía những người chịu sự tác động, bổ sung cho những phân tích, đánh giá

dựa trên nguồn thông tin, số liệu thứ cấp.

Cụ thể, luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học với Bảng hỏi

bán cấu trúc với 3 đối tượng là Cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên ở

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kích thước mẫu điều tra là 200 phiếu được

kết cấu như sau:

8

+ Cán bộ quản lý: 30 phiếu.

+ Giảng viên: 100 phiếu.

+ Nhân viên: 70 phiếu.

Mẫu điều tra được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên

phân tầng (stratified random sampling). Dựa trên danh sách cán bộ, giảng

viên và nhân viên của Trường có được từ Phòng Tổ chức - Cán bộ, tác giả

luận án lựa chọn ngẫu nhiên các đối tượng sẽ phỏng vấn bằng bảng hỏi theo

số lượng đã nêu trên. Tác giả trực tiếp thực hiện phỏng vấn và ghi bảng hỏi.

Kết quả điều tra được nhập liệu bằng Cspro và sau đó làm sạch và xử lý thống

kê bằng phần mềm phân tích thống kê chuyên dụng SPSS 20 và STATA 12.

Chi tiết bảng hỏi điều tra được trình bày trong phần Phụ lục.

- Phương pháp tổng hợp kết quả khảo sát: Để tổng hợp kết quả khảo

sát, NCS sử dụng phần mềm thống kê SPSS 20 để kết xuất các chỉ tiêu thống

kê tổng hợp, trên cơ sở các số liệu điều tra đã được nhập liệu và làm sạch.

5. Đóng góp mới của luận án

Luận án có những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn sau:

- Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về cơ chế quản lý tài

chính ở trường đại học công lập, xây dựng khung phân tích cơ chế quản lý tài

chính ở trường đại học công lập trong bối cảnh đẩy mạnh tự chủ tài chính ở

nước ta.

- Luận án đã thực hiện phân tích, đánh giá mới về thực trạng cơ chế

quản lý tài chính của một trường đại học công lập cụ thể là Trường Đại học Y

Dược Cần Thơ, từ đó xác định rõ những hạn chế và nguyên nhân hạn chế

trong cơ chế quản lý tài chính ở trường.

- Luận án đã đóng góp nguồn cơ sở dữ liệu sơ cấp mới, thu thập từ quá

trình thực hiện điều tra xã hội học với 200 cán bộ, giảng viên, nhân viên

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Trên cơ sở số liệu mới, luận án đã có phân

tích, đánh giá về cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

Các kết quả điều tra có ý nghĩa không chỉ với Trường Đại học Y Dược Cần

9

Thơ mà còn có đóng góp vào quá trình tổng hợp thực tiễn về cơ chế quản lý

tài chính ở các trường đại học công lập nói riêng và các đơn vị sự nghiệp công

lập nói chung.

- Luận án đã đề xuất hệ thống giải pháp chưa được áp dụng ở Trường

Đại học Y Dược Cần Thơ nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của

Trường trong bối cảnh Trường Đại học Y Dược Cần Thơ thực hiện đề án thí

điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo

Quyết định 455/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/4/2017.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung và

làm phong phú thêm lý luận về quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công

lập; đóng góp nhất định cho nghiên cứu khoa học về quản lý tài chính nói

chung và quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công nói riêng.

- Ý nghĩa thực tiễn: Những giải pháp được đề xuất trong đề tài luận án

được áp dụng vào thực tiễn sẽ có tác dụng góp phần nâng cao hiệu quả quản

lý tài chính tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu có thể là

tài liệu tham khảo có giá trị cho một số cơ quan sự nghiệp ở các trường đại

học công lập ở Việt Nam.

7. Kết cấu và nội dung của luận án

Luận án được kết cấu gồm 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính

ở các trường đại học công lập.

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ chế quản lý tài chính ở các

trường đại học công lập.

Chương 3: Thực trạng cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y

Dược Cần Thơ.

Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài

chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

10

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ

TÀI CHÍNH Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

Trường đại học công lập là tổ chức sự nghiệp công lập có thu. Với chủ

trương của Chính phủ về nâng cao tính tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công

lập, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân

sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, các trường đại

học công lập nói riêng, những năm qua đã có khá nhiều nghiên cứu trong

nước có liên quan tới cơ chế quản lý tài chính và đổi mới cơ chế quản lý tài

chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các trường đại học công lập. Các

nghiên cứu về đề tài này khá tập trung, chủ yếu xoay quanh những nội dung

về tự chủ tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ nhưng với

các cơ quan, đơn vị sự nghiệp khác nhau. Theo phạm vi đối tượng, có thể chia

các nghiên cứu này làm 2 nhóm chính. Nhóm thứ nhất là các nghiên cứu về

cơ chế quản lý tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và

nghiên cứu về các loại hình hoặc đơn vị sự nghiệp công lập cụ thể, như các

đơn vị sự nghiệp y tế, khoa học công nghệ và các đơn vị sự nghiệp khác, trừ

các trường đại học công lập. Các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong

khuôn khổ pháp lý chung về cơ chế quản lý tài chính gắn gắn với Luật ngân

sách 2002 (sau được thay bằng Luật ngân sách 2015), cơ chế tự chủ tài chính

theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP (sau được thay thế bằng Nghị định

16/2015/NĐ-CP) của Chính phủ.

Là đơn vị sự nghiệp công lập, các trường đại học công lập cũng vận

hành và chịu sự chi phối của các cơ chế quản lý tài chính chung cho các đơn

vị sự nghiệp. Nhóm thứ hai các nghiên cứu tập trung vào cơ chế quản lý tài

chính của các trường đại học công lập, bao gồm các nghiên cứu về cơ chế

quản lý tài chính của các trường đại học công lập nói chung, nghiên cứu về

11

một nội dung cụ thể của cơ chế quản lý tài chính và nghiên cứu cơ chế tài

chính ở một trường đại học công lập cụ thể.

1.1. NGHIÊN CỨU VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở CÁC ĐƠN VỊ SỰ

NGHIỆP CÔNG LẬP

Cơ chế quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập là chủ đề

nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý tài chính công

do đơn vị sự nghiệp là một bộ phận của khu vực hành chính sự nghiệp, hưởng

kinh phí từ ngân sách nhà nước. Hiện nay, chi cho các đơn vị sự nghiệp chiếm

tỷ trọng lớn trong chi tiêu ngân sách nhà nước và là một trong những nhân tố

khiến chi thường xuyên tăng cao. Trong bối cảnh ngân sách nhà nước đang

chịu sức ép lớn, nợ công sắp chạm trần, Nhà nước đã có chủ trương tăng

cường tự chủ, trong đó có tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp nhằm

giảm gánh nặng ngân sách, đồng thời kích thích sự chủ động, năng động, sáng

tạo của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Các nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công

lập ở nước ta đã xuất bản từ khá lâu, chẳng hạn như công trình của Phan Thị

Cúc, Đổi mới quản lý tài chính ở đơn vị hành chính, sự nghiệp có thu [14].

tác giả đề cập đến các nguồn đảm bảo các khoản chi cho đơn vị hành chính

sự nghiệp, khoán chi hành chính, cơ chế quản lí tài chính đơn vị sự nghiệp

có thu công lập, ngoài công lập và vấn đề đổi mới cơ chế quản lý tài chính..

Tuy nhiên, trong phạm vi thời gian nghiên cứu, luận án chỉ tập trung phân

tích các nghiên cứu liên quan tới cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự

nghiệp công lập hoạt động theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ ra

đời năm 2006, mặc dù trước khi Nghị định ra đời đã có các nghiên cứu liên

quan đến chủ đề này. Các nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính ở đơn vị sự

nghiệp công lập thường tiếp cận chung về cơ chế quản lý tài chính tại đơn vị

sự nghiệp công lập, hoặc chỉ tiếp một nội dung, một bộ phận trong cơ chế

quản lý tài chính, hoặc cơ chế quản lý tài chính tại một đơn vị sự nghiệp

12

công lập cụ thể. Một số tác giả đi vào nghiên cứu một loại hình đơn vị sự

nghiệp như đơn vị sự nghiệp khoa học, đơn vị sự nghiệp y tế hoặc đơn vị sự

nghiệp giáo dục.

Trong số các nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự

nghiệp công lập, một công trình cung cấp khá đầy đủ cơ sở lý luận và pháp lý

về cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập do hai tác giả Phạm

Văn Khoan và Nguyễn Trọng Thản đồng chủ biên, Giáo trình quản lý tài

chính các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công [50]. Trong cuốn sách

này, các tác giả đã làm rõ khái niệm đơn vị sự nghiệp công, các nguồn tài

chính cho các đơn vị sự nghiệp công và cơ chế chung về quản lý tài chính của

các đơn vị sự nghiệp công ở nước ta. Cuốn sách cung cấp, hệ thống hóa cơ sở

lý luận, cơ sở pháp lý về cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công

lập. Bên cạnh phân tích cơ chế chung, các tác giả tập trung phân tích sâu hai

nội dung trong cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập là

cơ chế quản lý quỹ tiền lương và cơ chế quản lý tài sản nhà nước. Phần lớn

các nghiên cứu khác, đặc biệt là các bài báo, luận án tiến sĩ kinh tế, thường

tập trung vào phân tích thực trạng áp dụng cơ chế quản lý tài chính, cơ chế tự

chủ tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập. Chẳng hạn, tác giả Đỗ Đức

Kiên, Đánh giá thực trạng tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập

[48], tác giả đã phân tích công tác giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về

tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công. Tác giả chỉ ra những tồn tại vướng

mắc và đề xuất giải pháp khắc phục. Ở một công trình nghiên cứu khác,

Nguyễn Thị Mai Hương, Thực trạng và đề xuất giải pháp để đổi mới hiệu quả

cơ chế quản lý hoạt động sự nghiệp công lập [43]. Tác giả làm rõ những vấn

đề đặt ra đối với cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập

như chính sách hai giá trong cung cấp dịch vụ sự nghiệp công kéo theo sự quá

tải đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ; trình độ, tư duy quản lý của lãnh đạo

các đơn vị sự nghiệp còn hạn chế, chậm đổi mới, nặng tư tưởng bao cấp; các

13

định mức kinh tế - kỹ thuật về thu chi tài chính không sát với thực tiễn; qui

chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị vẫn mang tính bình quân, chưa khuyến

khích những người làm tốt,... Từ việc phân tích thực trạng và chỉ rõ nguyên

nhân, tác giả cho rằng cần phải tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế quản

lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp với cơ chế thị trường,

đảm bảo công bằng xã hội; nâng cao tính tự chủ của các đơn vị sự nghiệp

công; hoàn thiện cơ chế đặt hàng, mua hàng, giao nhiệm vụ sự nghiệp công,

cơ chế phân bổ ngân sách cho đơn vị sự nghiệp công,... Bàn về cơ chế tính giá

dịch vụ sự nghiệp công, trích lập các quỹ, xử lý lao động dôi dư...các tác giả

Vũ Như Thăng và Nghiêm Thị Thúy Hằng [79], đã phân tích những vấn đề

này và đề xuất giải pháp xử lý các vấn đề liên quan đến tự chủ quản lý tài

chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Một nội dung quan trọng trong cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự

nghiệp công lập là cơ chế quản lý chi thường xuyên. Về vấn đề này, Nguyễn

Văn Trung, Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi thường

xuyên [91]. Tác giả cho rằng chi thường xuyên có vai trò quan trọng đối với hoạt

động của đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, cơ chế quản lý chi thường xuyên

hiện nay còn nhiều hạn chế, các định mức chi bất cập, không sát với thực tiễn,

chi thường xuyên còn cào bằng, chưa khuyến khích được người lao động, chưa

phân bổ hợp lý vào những hoạt động có hiệu quả, quan trọng với đơn vị sự

nghiệp. Từ đó, tác giả kiến nghị một số giải pháp khắc phục.

Quản lý tài sản công cũng là chủ đề được nghiên cứu khi phân tích cơ

chế quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập. Các tác giả Trần Đức

Thắng và Nguyễn Tân Thịnh, Cơ chế quản lý tài sản công [80], tác giả Phân

tích việc thực hiện quản lý, sử dụng tài sản nhà nước bao gồm cơ chế quản lý,

qui trình đầu tư và mua sắm tài sản, chỉ ra những hạn chế như hệ thống văn

bản pháp luật chưa đầy đủ, đồng bộ; hệ thống tiêu chuẩn, định mức chưa có

phân loại giữa cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

14

phương thức giao tài sản chưa phù hợp; việc xã hội hóa đầu tư chưa được

khuyến khích đúng mức,...Nghiên cứu cũng chỉ ra yêu cầu phải đổi mới mạnh

mẽ cơ chế quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp cần phải giải

quyết. Tác giả Nguyễn Tân Thịnh, Giải pháp để khai thác hiệu quả tài sản

công tại các đơn vị sự nghiệp công lập [83]. Theo tác giả tài sản công trong

đơn vị sự nghiệp công lập có tỷ trọng lớn, chiếm tới 65% về số lượng và 69%

về giá trị tài sản trong khu vực hành chính – sự nghiệp. Đây là nguồn lực

quan trọng mà nếu khai thác hiệu quả sẽ góp phần nâng cao mức độ tự chủ

của đơn vị sự nghiệp. Từ đó, tác giả đã đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử

dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập với 10 giải pháp, tập trung

vào xây dựng, hoàn thiện pháp luật, đẩy mạnh hợp tác công tư, xã hội hóa

trong đầu tư tài sản công của các đơn vị sự nghiệp công lập; nâng cao hiệu

quả quản lý, sử dụng tài sản công.

Các nghiên cứu cũng đi vào phân tích cơ chế quản lý tài chính ở một số

loại hình đơn vị sự nghiệp công lập, điển hình là đơn vị sự nghiệp công lập

khoa học, đơn vị sự nghiệp công lập y tế và đơn vị sự nghiệp công lập giáo

dục. Trong đó, có khá nhiều nghiên cứu tập trung vào các đơn vị sự nghiệp

khoa học công nghệ. Chẳng hạn, Bùi Tiến Dũng, Những vấn đề đặt ra khi đổi

mới cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp khoa học [25]. Tác giả

chỉ ra rằng ngân sách nhà nước dành cho nghiên cứu khoa học và công nghệ

nói chung còn khiêm tốn so với các lĩnh vực khác, mặc dù gần đây nhiều quy

định đang được đổi mới song vẫn chưa tạo nên sự thay đổi rõ rệt. Bài viết đề

cập một số đổi mới cơ chế quản lý tài chính hiện hành của các đơn vị sự

nghiệp khoa học và công nghệ công lập và đề xuất một số gợi ý nhằm góp

phần hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính hiện nay.

Tiếp cận theo hướng khác, Nguyễn Thị Lê Thu, Chính sách để chuyển

đổi các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ [87], tác giả phân tích để

chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ sang mô hình doanh

15

nghiệp khoa học công nghệ, hoạt động tự chủ và quản trị như một doanh

nghiệp kinh doanh. Đây là hướng giúp các đơn vị sự nghiệp khoa học tiến tới

tự chủ hoàn toàn, không sử dụng nguồn ngân sách nhà nước. Tác giả Lê Xuân

Trường, Cơ chế quản lý tài chính đối với khoa học và công nghệ, từ thông lệ

quốc tế đến thực tiễn Việt Nam [100]. Nội dung công trình nêu rõ, muốn đẩy

nhanh tăng trưởng kinh tế không thể không thúc đẩy khoa học công nghệ phát

triển. Bàn về đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với khoa học và công nghệ

không thể không đề cập đến các nội dung cơ bản của cơ chế quản lý tài chính

là: Nguồn tài chính, đối tượng sử dụng nguồn tài chính, cách thức phân bổ và

kiểm soát nguồn tài chính cho khoa học và công nghệ. Tìm hiểu kinh nghiệm

từ những nước tiên tiến là việc làm cần thiết đối với những nước đang phát

triển như Việt Nam. Sau khi phân tích kinh nghiệm quốc tế, tác giả đã rút ra

một số bài học kinh nghiệm về xây dựng cơ chế quản lý tài chính cho đơn vị

sự nghiệp khoa học và công nghệ ở Việt Nam. Tạ Đức Thịnh (2014) có bài

Quản lý tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ đăng trên Tạp chí

Tài chính. Bài viết đã đề cập đến hoạt động khoa học và công nghệ nói chung,

trong các trường đại học nói riêng đã đạt được những thành tích đáng khích lệ

nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém mà một trong những nguyên nhân

chính là do cơ chế quản lý tài chính còn nhiều bất cập. Đổi mới cơ bản cơ chế

quản lý tài chính đối với hoạt động khoa học công nghệ sẽ là "chìa khóa" mở

nút thắt, tháo gỡ những vướng mắc trong hoạt động khoa học và công nghệ

của đất nước.

Trong lĩnh vực y tế, đề tài cấp bộ của Bộ Tài chính, Cơ chế hoạt động và

cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp y tế công lập [10]. Đề tài đã phân tích

quá trình đổi mới, thực trạng và đề xuất giải pháp đổi mới cơ chế hoạt động và

cơ chế quản lý tài chính, trong đó có cơ chế tiền lương, giá dịch vụ y tế của các

đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Tiếp đó, đề tài cấp bộ của Bộ Tài chính đi sâu

vào phân tích những hạn chế của chính sách giá viện phí và xây dựng lộ trình

16

giá thị trường đối với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2013 – 2018.

Một số nghiên cứu đi vào phân tích cơ chế quản lý tài chính của các

đơn vị sự nghiệp cụ thể. Tác giả Trần Mạnh Hà, Cơ chế quản lý tài chính tại

các đơn vị sự nghiệp [36]. Bài viết chỉ ra rằng Nghị định 43/2006/NĐ-CP của

Chính phủ đã tạo ra những thay đổi đáng kể tại Trung tâm khuyến nông tỉnh

Nghệ An, cho phép trung tâm thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm,

quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài chính, tài sản, nhân lực để phát triển và

nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông. Tuy nhiên, để phát huy tốt tính

tự chủ của các đơn vị sự nghiệp, theo tác giả cơ chế quản lý tài chính cần phải

có những thay đổi phù hợp. Tác giả Trần Thị Thêm, Quản lý tài chính của

các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Tổng cục địa chất và khoáng sản [84].

Tác giả đã làm rõ cơ chế quản lý tài chính hiện hành tại các đơn vị sự nghiệp

thuộc Tổng cục, phân tích quản lý tài chính theo chu trình ngân sách từ lập dự

toán, phân bổ, giao dự toán, quyết toán. Bài viết đã xác định những kết quả và

hạn chế trong cơ chế tài chính tại các đơn vị sự nghiệp trong Tổng cục và đề

xuất hệ thống giải pháp.

Nhìn chung, các nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị

sự nghiệp đã làm rõ được ưu điểm và hạn chế của Nghị định 43/2006/NĐ-CP

cũng như việc vận dụng nghị định này vào xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản

lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập. Các công trình nghiên cứu

thường tập trung vào các đơn vị sự nghiệp có thu với nhiều cách tiếp cận khác

nhau, nhưng chủ yếu hướng tới phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính,

qua đó chỉ rõ những bất cập của hệ thống chính sách hiện hành cũng như hạn

chế chủ quan của các đơn vị sự nghiệp và đề xuất những giải pháp khắc phục.

Phân tích kinh nghiệm quốc tế, tác giả Nguyễn Xuân Thắng, Quá trình

cải cách cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công của Trung Quốc [81]. Tác

giả đã phân tích 4 giai đoạn cải cách đơn vị sự nghiệp công lập ở Trung Quốc

từ 1978-1992, 1992-2002, 2002-2011 và 2011 đến nay. Trải qua các giai đoạn

17

này, cơ chế quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập của Trung Quốc

đã thay đổi mạnh. Trung Quốc tăng cường hoàn thiện hệ thống chế độ tài

chính, các định mức chi thường xuyên, đổi mới phương pháp quản lý và xây

dựng cơ sở dữ liệu. Các bước lập dự toán ngân sách thường xuyên bao gồm lập

tiêu chuẩn định mức, thẩm định số liệu, tính toán số tham chiếu và đưa ra số

tham chiếu. Việc quản lý ngân sách được chuyển sang quản lý theo đầu ra gắn

với kết quả thực hiện của các đơn vị sự nghiệp công lập. Trên cơ sở kinh

nghiệm Trung Quốc, bài báo đã rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam, bao

gồm các kinh nghiệm về phân loại đơn vị sự nghiệp, xác định vị trí, chức danh

việc làm; chế độ đánh gía, kiểm tra tài chính,...

Sau khi Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ ra đời thay thế cho

Nghị định 43/2006/NĐ-CP, các công trình nghiên cứu đã tập trung vào bàn về

việc triển khai nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Tác giả Nguyễn

Trường Giang, Những cải tiến mới trong Nghị định 16 so với Nghị định 43

trước đây [33], tác giả đã làm rõ những trở ngại trong việc triển khai Nghị

định 16, tập trung vào 4 vấn đề:

- Sự đa dạng của các đơn vị sự nghiệp công ở nhiều ngành, lĩnh vực,

qui mô khác nhau nên để triển khai trong thực tiễn thì các bộ, ngành cần phải

nhanh chóng xây dựng các qui định, hướng dẫn thực hiện cụ thể. Nếu không,

khó có thể đảm bảo thực thi Nghị định 16 đúng kế hoạch.

- Nhiều đơn vị sự nghiệp công có thói quen ỷ lại vào Nhà nước nên

chưa sẵn sàng thực hiện lộ trình tự chủ, nhất là tự chủ tài chính.

Từ đó, tác giả đề xuất giải pháp nhanh chóng triển khai hiệu quả Nghị

định 16 thông qua việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hệ thống thể chế có liên

quan. Nghiêm Thị Thúy Hằng, Thực trạng và đề xuất giải pháp đổi mới cơ chế

tự chủ tài chính đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập [40]. Sau khi

khái quát lại các cơ chế, chính sách về tự chủ trong lĩnh vực sự nghiệp khoa

học công nghệ, tác giả đã phân tích những điểm mới trong Nghị định

18

16/2015/NĐ-CP trên các mặt: 1) phương thức bố trí dự toán ngân sách; 2) trích

lập các quĩ; 3) huy động vốn và vay vốn tín dụng; 4) Hỗ trợ lao động dôi dư.

Do Nghị định 16 mới đang được triển khai trên thực tế, nên các nghiên

cứu chủ yếu nêu những điểm mới, những thách thức đặt ra và đề xuất hướng

triển khai. Tuy nhiên, giải pháp triển khai Nghị định 16 vẫn đang là thách

thức với nhiều đơn vị sự nghiệp công lập.

1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở CÁC

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

Ngoài các nghiên cứu về quản lý tài chính và cơ chế quản lý tài chính

của đơn vị sự nghiệp công lập, một số công trình nghiên cứu tập trung vào

quản lý tài chính và cơ chế quản lý tài chính của một loại hình đơn vị sự nghiệp

công lập là các trường đại học công lập. Theo tiếp cận nghiên cứu của luận án,

có thể chia các nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính của các trường đại học

công lập thành 3 nhóm: 1) Nhóm các nghiên cứu chung về đến cơ chế tài chính

và quản lý tài chính của các trường đại học công lập; 2) Nhóm các nghiên cứu

liên quan đến huy động nguồn thu cho các trường đại học công lập; và 3)

Nhóm các nghiên cứu về quản lý chi của các trường đại học công lập.

Nghiên cứu chung về cơ chế quản lý tài chính của các trường đại

học công lập

Các nghiên cứu về quản lý tài chính và cơ chế quản lý tài chính của các

trường đại học công lập thường tập trung vào cơ chế tự chủ tài chính của các

trường theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP và Nghị định 16/2015/NĐ-CP của

Chính phủ. Một trong những nghiên cứu sớm về tự chủ tài chính là công trình

của nhóm tác giả Mai Ngọc Cường và cộng sự [16]. Trong khuôn khổ một đề

tài cấp Bộ của Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, nhóm tác giả đã điều

tra thực trạng và từ đó khuyến nghị giải pháp thực hiện tự chủ tài chính ở các

trường đại học Việt Nam. Tác giả Trần Đức Cân, Nghiên cứu và đề xuất giải

pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính các trường đại học công lập ở Việt

19

Nam [13]. Tác giả tập trung làm rõ cơ chế quản lý tài chính và tự chủ tài

chính tại các trường đại học công lập. Các tác giả đã chỉ rõ thực trạng hiện

nay là các trường đại học công lập chưa tích cực thực hiện tự chủ, trong đó có

tự chủ tài chính. Về nguồn thu, hầu hết các trường đại học công lập đều dựa

vào nguồn ngân sách nhà nước và nguồn thu học phí, lệ phí theo qui định; các

nguồn thu khác không đáng kể. Các trường chưa thực sự chủ động sử dụng

quyền tự chủ, mở rộng hoạt động, để tìm kiếm nguồn thu. Tuy nhiên, một

nguyên nhân khách quan khiến các trường đại học công lập chưa muốn tự chủ

tài chính hay chưa thể tự chủ tài chính là do những hạn chế về pháp lý, cụ thể

là Nghị định 43/2006/NĐ-CP đã hạn chế quyền tự chủ của các trường đại học

công lập. Tác giả Phạm Ngọc Trường, Những vấn đề cần tháo gỡ để thực hiện

tự chủ tài chính hiệu quả đối với giáo dục đại học công lập [102]. Đó là các

vấn đề: 1) Mức thu học phí thấp và bị khống chế theo qui định; 2) Để có

nguồn thu đủ lớn khi học phí thấp, các trường phải mở nhiều lớp, nhiều

chương trình đào tạo, dẫn đến giảng viên bị quá tải giảng dạy, không có thời

gian bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ và tập trung nghiên cứu khoa học;

3) Nguồn tăng thu chủ yếu của các trường đại học công lập vẫn là thông qua

nguồn thu học phí, lệ phí chứ chưa khai thác được các nguồn thu khác như thu

từ cung cấp dịch vụ, thu từ nghiên cứu, chuyển giao khoa học,...; 4) Quyền tự

chủ của các trường đại học công lập chưa đồng bộ, nghĩa là chưa được quyền

tự chủ thực sự, nên các trường khó tự chủ tài chính.

Một nghiên cứu đáng chú ý về cơ chế quản lý tài chính ở các trường đại

học là nghiên cứu của Nguyễn Anh Thái [78]. Trong luận án tiến sĩ tại Học

viện Tài chính, tác giả đã tập trung phân tích cơ chế tài chính ở các trường đại

học trên các nội dung: 1) Huy động nguồn tài chính đa dạng cho đào tạo và

nghiên cứu khoa học; 2) Xác lập chính sách học phí, học bổng; 3) Hoàn thiện

cơ chế kiểm soát tài chính của các trường đại học; 4) Hoàn thiện mô hình tổ

chức bộ máy quản lý tài chính của các trường đại học. Đây là những nội dung

20

rất quan trọng đối với các trường đại học công lập. Tuy nhiên, mặc dù là một

nghiên cứu công phu, nhiều nội dung phân tích trong nghiên cứu vẫn còn

chưa đủ sâu và chi tiết. Hơn nữa, nghiên cứu này thực hiện ở thời kỳ đầu áp

dụng Nghị định 43/2006/NĐ-CP nên chưa cập nhật những thay đổi trong

quản lý tài chính ở các trường đại học công lập những năm gần đây.

Nhận thấy những hạn chế trong cơ chế tài chính của các trường đại học

công lập, một số nghiên cứu tập trung vào những định hướng và giải pháp đổi

mới cơ chế tài chính gắn với đổi mới hoạt động, nâng cao chất lượng của các

trường đại học. Nguyễn Trường Giang, Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài

chính nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở các trường đại học công

lập [32]. Tác giả chỉ ra rằng cơ chế tài chính hiện tại khiến cho các trường đại

học công lập không có đủ nguồn tài chính để bù đắp chi phí đào tạo, đảm bảo

chất lượng đào tạo và tái đầu tư phát triển. Do đó, các trường không đáp ứng

được các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, điều kiện học tập, nghiên cứu để đảm

bảo chất lượng đào tạo. Các trường cũng không có đủ nguồn để nâng cao thu

nhập cho cán bộ, giảng viên; thu hút và giữ chân những giảng viên giỏi. Để có

nguồn thu các trường phải tăng qui mô đào tạo, tăng số lượng sinh viên/giảng

viên từ đó ảnh hưởng chất lượng đào tạo. Từ đó, tác giả đề xuất giải pháp: 1)

Tính đủ chi phí đào tạo trong học phí; 2) Đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực

từ ngân sách nhà nước cho các trường đại học, từ phân bổ theo đầu vào sang

phân bổ theo đầu ra, phân bổ khác nhau giữa các ngành; 3) Đổi mới cơ chế tự

chủ tài chính của các trường đại học công lập; 4) Đổi mới cơ chế hỗ trợ tài

chính đối với người học, ưu đãi sinh viên gia đình nghèo, sinh viên giỏi,...

Tác giả Nguyễn Thu Hương, Cơ chế tài chính đối với đào tạo chất lượng cao

với các ngành khoa học cơ bản [41]. Đây là những ngành đào tạo có vị trí

quan trọng, nhưng đòi hỏi chi phí cao, trong khi không phải là ngành “hot”.

Đào tạo chất lượng cao cũng đòi hỏi đầu tư lớn hơn. Nếu không có cơ chế tài

chính phù hợp thì sẽ khó có thể duy trì và phát triển các chương trình đào tạo

21

chất lượng cao. Vì thế, tác giả tập trung phân tích các giải pháp về cơ chế tài

chính như: 1) Nhà nước đặt hàng đào tạo chất lượng cao và hỗ trợ tài chính;

2) Xác định chính xác định mức chi phí cho đào tạo chất lượng cao, đảm bảo

đủ bù đắp chi phí đào tạo thực tế. Ở một khía cạnh khác, tác giả Nguyễn

Trường Giang có bài, Đổi mới cơ chế tài chính các trường đại học công lập

trên góc độ hiệu quả và công bằng xã hội [31]. Bài viết đã phân tích những

hạn chế của cơ chế quản lý tài chính hiện hành ở các trường đại học công lập

vừa thiếu hiệu quả, vừa thiếu công bằng. Cơ chế quản lý tài chính hiện hành

có tính chất nửa vời, vừa có tính bao cấp nhưng không hoàn toàn bao cấp; vừa

có tính tự chủ nhưng không thực sự tự chủ. Do đó, nó không đảm bảo hiệu

quả tài chính, không phát huy được sự năng động của các trường. Đồng thời,

do thiếu cơ chế tài chính hỗ trợ người học nên cũng không đảm bảo công

bằng, đặc biệt với học sinh gia đình nghèo, gia đình chính sách,.. Vì thế, tác

giả đề xuất các giải pháp đảm bảo vừa tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo, đảm

bảo nguồn thu cho giáo dục đại học, vừa có cơ chế hỗ trợ tài chính cho sinh

viên khó khăn, đảm bảo công bằng xã hội.

Ngoài tiếp cận phân tích quản lý thu - chi quản lý tài chính, một số

nghiên cứu đi vào kỹ thuật quản lý tài chính ở các trường đại học công lập. Ví

dụ, Nguyễn Hữu Quý [66], đã đề xuất giải pháp quản lý tài chính ở các trường

đại học theo mô hình Bảng đánh giá cân đối (Balanced Scorecard Model). Đây

là giải pháp hay được áp dụng ở các công ty kinh doanh ở một số nước. Tuy

nhiên, việc áp dụng cho trường đại học, nhất là ở Việt Nam còn gặp rất nhiều

cản trở. Hoặc Lê Đình Sơn [70], đề xuất áp dụng phương pháp phân tích "hiệu

quả trong" (Efficiency) - hiệu suất sử dụng nguồn lực - để đánh giá các trường

trong sử dụng nguồn lực nói chung và nguồn lực tài chính nói riêng. Tác giả

cũng đã thử phân tích hiệu suất sử dụng nguồn lực của Đại học Đà Nẵng, từ đó

đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu suất đào tạo.

Tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tác giả Đào Thị Thu Giang và

22

Nguyễn Thu Thủy [34], đã phân tích kinh nghiệm xây dựng chính sách tài

chính cho giáo dục đại học tại Đài Loan và rút ra bài học kinh nghiệm cho

Việt Nam. Tiếp đó, tác giả Đào Thị Thu Giang và Bùi Thu Hiền [35], đã tiếp

tục khảo sát kinh nghiệm quản lý tài chính tại các trường đại học công lập của

Australia, các nghiên cứu này tập trung phân tích sâu vào quyền tự chủ trong

các trường đại học Australia, cung cấp các kinh nghiệm quốc tế về quản lý tài

chính cho giáo dục đại học công lập. Tuy nhiên, việc tiếp thu các kinh nghiệm

này cần thận trọng bởi các quốc gia này có bối cảnh và điều kiện khác với

Việt Nam. Estelle James, Elizabeth M. King and Ace Suryadi [47] (1999) so

sánh cơ chế quản lý tài chính giữa các trường đại học công lập và dân lập ở

Indonesia để chỉ ra những hạn chế trong cơ chế quản lý tài chính của các

trường công lập. Từ đó, các tác giả đề xuất các giải pháp đổi mới cơ chế quản

lý tài chính các trường đại học công lập ở Indonesia theo hướng tự chủ, tăng

nguồn thu và sử dụng hiệu quả các khoản chi. Những kinh nghiệm này cũng

có thể tham khảo áp dụng đối với cơ chế quản lý tài chính các trường đại học

công lập ở nước ta. Một công trình nghiên cứu đáng chú ý về quản lý và kiểm

soát tài chính đối với giáo dục đại học là công trình của Malcolm Prowle và

Eric Morgan [63] (2005). Cuốn sách này của hai ông được coi là cẩm nang

nghề nghiệp của những người quản lý tài chính trong các trường đại học ở

Mỹ. Tsang (1997) tiếp cận theo cách phân tích chi phí lợi nhuận để đưa ra

chính sách hoặc đánh giá chính sách trong lĩnh vực giáo dục. Nhìn chung, các

công trình theo hướng này mang tính ứng dụng, tác nghiệp, đôi chỗ có lồng

ghép lý thuyết tài chính công.

Bên cạnh các nghiên cứu chung cho các trường đại học công lập, một

số nghiên cứu đi sâu vào phân tích cơ chế quản lý tài chính của các trường đại

học cụ thể như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Y Hà Nội,...Chẳng hạn,

luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Hương, Quản lý tài chính tại Đại học Quốc

gia Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học [42]. Trên cơ sở hệ thống

23

hóa các vấn đề lý thuyết cơ bản về khái niệm, mô hình, các hình thức, công cụ

quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các trường

đại học công lập nói riêng, luận án phân tích đánh giá thực trạng quản lý tài

chính của Đại học Quốc gia Hà Nội và đề xuất các định hướng và giải pháp

chủ yếu nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Đại học Quốc gia Hà Nội

trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tương tự, tác giả Phan Thanh Vụ [106]

(2004) đánh giá tổng quan thực trạng để từ đó đề suất một số giải pháp nhằm

hoàn thiện quản lý tài chính ở Đại học Thái Nguyên.

Trong một nghiên cứu công phu, J. Fieldes [111] đã tổng kết xu hướng

trong cơ chế quản lý tài chính các trường đại học công trên thế giới theo bảng

như sau:

Nội dung giám sát Mô hình giám sát

tập trung

Mô hình tự trị đầy đủ

(giám sát phân tán)

Ngân sách hàng năm Phê duyệt bởi Bộ

Giáo dục hoặc cơ

quan tài chính công

Phê duyệt bởi Hội đồng trường (sau

đó có báo cáo cho Bộ Giáo dục hoặc

cơ quan tài chính công)

Chi phí Giám sát theo mục

lục ngân sách

Các trường tự do trong bảo đảm kinh

phí cho các hoạt động của trường (có

thể phải tuân theo định mức hoặc

hướng dẫn của Bộ Giáo dục)

Kinh phí chưa sử dụng

hết trong năm tài chính

Giao nộp cho Bộ

Tài chính

Toàn quyền trong kết chuyển sang kỳ

tài chính sau

Thu nhập từ các nguồn

ngoài chính phủ

Giao nộp toàn bộ

cho Bộ Tài chính

Toàn quyền trong quyết định chỉ tiêu

từ nguồn này cho các hoạt động

Học phí Nếu được thu học

phí, phải thu theo

mức Nhà nước quy

định

Toàn quyền xác định mức học phí

trong phạm vi không ảnh hưởng đến

kinh phí cấp từ chính phủ

Nguồn: [111].

Ngoài các nghiên cứu chung về cơ chế quản lý tài chính cho đơn vị sự

nghiệp công lập, một số nghiên cứu đi sâu vào nội dung huy động nguồn thu.

24

Các nghiên cứu về huy động nguồn thu cho các trường đại học công lập chủ

yếu tập trung vào chủ đề huy động nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước,

trong đó, nguồn thu quan trọng của các trường đại học công lập là nguồn từ

học phí và lệ phí đào tạo. Thu từ học phí, lệ phí hiện chiếm tới khoảng 90%

nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước của các trường đại học công lập. Theo

Nghị định 43/2006 NĐ-CP thì mức học phí của các trường đại học công lập

do Chính phủ qui định. Tuy nhiên, để tự chủ tài chính, đảm bảo học phí bù

đắp được chi phí đào tạo, Chính phủ cần điều chỉnh nâng học phí hoặc cho

phép các trường đại học công lập tự chủ quyết định mức học phí. Tác giả Bùi

Đức Nam (2014) đã chỉ rõ nhu cầu về tài chính cho giáo dục đại học đang

ngày càng cao, tạo áp lực lên ngân sách nhà nước. Từ góc độ một cơ sở giáo

dục đại học, tác giả đưa ra một số ý kiến xoay quanh vấn đề huy động nguồn

lực tài chính đại học đối với cơ sở giáo dục đại học công lập. Tác giả Vũ

Minh Đức (2013) đã bàn về chủ đề học phí hay giá dịch vụ giáo dục đại học

trong tiến trình thực hiện tự chủ tài chính của các trường đại học công lập trên

Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 195. Tác giả đã phân tích rõ rằng học phí ở

mức thấp sẽ khiến quá trình tự chủ tài chính gặp khó khăn và các trường đại

học khó có khả năng tự chủ hoàn toàn. Cũng bàn về mức học phí, đặc biệt là

học phí cho các chương trình chất lượng cao, tác giả Nguyễn Thu Hương [41]

cho rằng thu học phí tương xứng với chi phí đào tạo của các chương trình đào

tạo chất lượng cao sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn tài chính cho các trường đại

học công lập khi thực hiện cung cấp dịch vụ đào tạo chất lượng cao cho xã

hội. Bài báo đề xuất Chính phủ cho phép tăng cường tự chủ thu học phí của

đại học công lập gắn với trách nhiệm xã hội, giám sát hoạt động của các

trường đại học và ưu tiên đầu tư cho các ngành khoa học cơ bản.

Tác giả Trần Quang Hùng [45], dành toàn bộ nội dung luận án tiến sĩ

kinh tế của mình để nghiên cứu chính sách học phí các đại học công lập tại

Việt Nam. Tác giả chỉ ra rằng chính sách học phí hiện nay dựa trên nguyên

25

tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa nhà nước và người học và do đó, học phí chưa

đủ bù đắp chi phí đào tạo. Việc chia học phí theo 3 nhóm ngành như hiện nay

là chưa hợp lý do trên thực tế có rất nhiều ngành khác nhau và sự khác biệt

chi phí đào tạo giữa các ngành rất lớn. Nhà nước cũng chưa có chính sách hỗ

trợ phù hợp với các đối tượng người học có điều kiện khó khăn. Nghiên cứu

khảo sát thực tiễn của tác giả cho thấy kỳ vọng học phí của sinh viên phụ

thuộc vào các đặc điểm của nhà trường, do đó, với các trường khác nhau, sinh

viên kỳ vọng và sẵn sàng chi trả mức học phí khác nhau. Từ đó, tác giả đề

xuất rằng cần có chính sách học phí linh hoạt gắn với đặc điểm từng trường,

từng chương trình đào tạo trên nguyên tắc thu học phí tương xứng với chi phí

đào tạo và chất lượng giáo dục, công khai và minh bạch.

Nguyễn Thùy Linh [52], sau khi phân tích thực trạng cơ chế tài chính

của các trường đại học công lập, kiến nghị hàng loạt giải pháp để đảm bảo

huy động nguồn thu cho các trường đại học công lập:

- Nếu các trường đáp ứng đủ các tiêu chí đảm bảo chất lượng giảng dạy

thì được trao quyền tự chủ chương trình đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, hợp tác

quốc tế theo khung học phí qui định;

- Với hoạt động dịch vụ đào tào cho nhu cầu xã hội, trường được thu

giá dịch vụ trên cơ sở tính đủ chi phí cần thiết, được tự quyết định chế độ trả

lương cho giảng viên,cán bộ;

- Đổi mới cơ chế tính giá đặt hàng dịch vụ đào tạo của Nhà nước theo

hướng tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo. Có lộ trình xóa bỏ bao cấp qua giá

và dịch vụ đào tạo. Với những ngành, nghề ít có khả năng thu hút nguồn thu

ngoài ngân sách, thay vì phân bổ ngân sách nhà nước theo kiểu bình quân,

nhà nước đặt hàng gắn với cơ chế sử dụng để đảm bảo hiệu quả sử dụng ngân

sách nhà nước

Phân tích kinh nghiệm quốc tế huy động nguồn tài chính ngoài ngân

sách nhà nước, các tác giả Lê Hồng Việt và Phạm Vũ Thắng [104], chi ra

26

rằng các trường đại học công lập ở nước ta dựa chủ yếu vào nguồn tài chính

từ ngân sách nhà nước, cũng tương tự như các trường đại học công lập ở

nhiều nước trên thế giới. Trong bối cảnh nguồn tài chính từ nhà nước bị cắt

giảm, nhiều nước đã ban hành những chính sách khuyến khích các trường đại

học thu hút nguồn tài chính ngoài ngân sách. Các tác giả đã phân tích những

chính sách của các nước về thu hút nguồn tài chính ngoài ngân sách cho các

trường đại học công lập và đề xuất giải pháp cho Việt Nam.

Các nghiên cứu ngoài nước ít quan tâm đến cơ chế quản lý tài chính nói

chung mà thường tập trung vào nghiên cứu huy động nguồn thu cho trường

đại học nói chung, đại học công lập nói riêng. Michael, và Kretovics [](2005)

đã phân tích các tài trợ cho giáo dục bậc cao của các trường đại học trên toàn

cầu. Cuốn sách tập trung làm rõ các hình thức huy động nguồn thu cho các

trường đại học trên thế giới. Hauptman (2006) phân tích các xu hướng trong

huy động nguồn thu cho giáo dục đại học. Nghiên cứu này tập trung làm rõ

phân bổ ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học, vấn đề thiếu hụt ngân sách

đầu tư cho giáo dục cũng như việc cân đối giữa nguồn thu từ ngân sách với

nguồn thu từ học phí.

Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu khác liên quan đến cơ chế tài chính của

đơn vị sự nghiệp công lập như:

Lê Thị Thanh Hương, Cơ chế tự chủ và tổ chức bộ máy kế toán trong

đơn vị sự nghiệp có thu [44].

Nguyễn Thị Yến Nam, Bước đầu tìm hiểu về quản lý tài chính trong

giáo dục Đại học theo hướng tự chủ [56].

Nguyễn Thùy Linh, Gỡ "nút thắt" về tài chính giáo dục đại học [51].

Phạm Thị Vân Anh, Để phát huy cơ chế tự chủ tài chính tại các

trƣờng đại học công lập [3].

Phạm Văn Trường, Cơ chế quản lý tài chính giáo dục đại học công

lập [101].

27

Phùng Xuân Nhạ và các cộng sự, Đổi mới cơ chế tài chính hướng

tới nền giáo dục đại học tiên tiến, tự chủ [57].

Trần Mạnh Hà, Quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp: Một số kiến

nghị [36].

Việt Anh, Tự chủ Tài chính trong các trường đại học công lập là xu

hướng tất yếu [2].

1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN

Trên cơ sở những đánh giá tổng quan những công trình nghiên cứu có

liên quan đến đề tài, có thể thấy rằng đã có khá nhiều nghiên cứu về cơ chế

quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó, một số nghiên

cứu tập trung vào cơ chế quản lý tài chính của các trường đại học công lập.

Các nghiên cứu đã tập trung vào nhiều nội dung khác nhau của cơ chế tài

chính, bao gồm huy động nguồn thu, quản lý chi, tự chủ tài chính của các

trường đại học công lập trên cơ sở Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

Mặc dù các nghiên cứu khá đa dạng, tiếp cận dưới góc độ khác nhau với đối

tượng và phạm vi nghiên cứu không giống nhau, tựu chung lại, có nhiều nội

dung liên quan đã có sự thống nhất:

Một là, Nghị định 43/2006/NĐ-CP mặc dù đã mở ra cơ chế tự chủ tài

chính, phát huy tự chủ của các trường đại học công lập trong huy động

nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước và chủ động hơn trong sử dụng nguồn

thu cho các khoản chi nhưng đã bộc lộ nhiều hạn chế, chưa khuyến khích

các trường đại học công lập nâng cao mức độ tự chủ, tiến tới tự chủ hoàn

toàn. Điều này gây khó khăn cho các trường đại học công lập trong việc đảm

bảo tài chính cho hoạt động và phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo và

nghiên cứu khoa học.

Hai là, hầu hết các trường đại học công lập vẫn dựa vào nguồn thu chủ

yếu từ ngân sách nhà nước và thu học phí, các nguồn thu khác không đáng kể.

Sự kém đa dạng nguồn thu trong bối cảnh học phí được ấn định thấp hơn chi

28

phí đào tạo khiến các trường thiếu nguồn tài chính cần thiết cho hoạt động và

phát triển, khó nâng cao chất lượng đào tạo, khó thu hút và đãi ngộ cán bộ,

giảng viên. Cơ chế tài chính chưa khuyến khích các trường chủ động và sáng

tạo trong tìm kiếm nguồn thu.

Ba là, ở nhiều trường đại học công lập, cơ chế quản lý chi vẫn còn

nhiều bất hợp lý, chưa đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn tài chính. Các định

mức chi còn bất cập, phân bổ ngân sách cho các khoản chi chưa hợp lý, chưa

có cơ chế đảm bảo và đánh giá hiệu quả chi phù hợp.

Các nghiên cứu cũng đã đề xuất nhiều giải pháp khắc phục những hạn

chế này theo hướng tăng cường tự chủ tài chính, khuyến khích các trường đại

học công lập nâng cao tự chủ tài chính gắn với tự chủ các hoạt động của

trường theo hướng các trường được tự chủ huy động nguồn thu, đảm bảo

nguyên tắc thu đủ bù đắp chi phí, bao gồm cả thu học phí, đồng thời tự chủ

quản lý chi gắn với tự chủ hoạt động, tự chủ bộ máy tổ chức và nhân sự. Tuy

nhiên, các giải pháp này hầu như chưa được áp dụng ở các trường đại học

công lập do những hạn chế về qui định pháp luật theo Nghị định 43/2006/NĐ-

CP, cũng như do các nguyên nhân chủ quan của các trường.

Mặc dù các nghiên cứu liên quan đến cơ chế tài chính của các trường

đại học đề cập khá toàn diện các nội dung, tuy nhiên, cơ chế quản lý tài chính

của các trường đại học công lập vẫn là chủ đề nóng hổi và đặt ra nhiều vấn đề

mới cần được nghiên cứu giải quyết. Trong những năm tới, nhiều vấn đề mới

đặt ra, đòi hỏi phải đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của các

trường đại học công lập.

Một là, cùng với Luật ngân sách 2015, Nghị định 16/2015/NĐ-CP của

Chính phủ đã ra đời thay thế cho Nghị định 43/2006/NĐ-CP về tự chủ của các

đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có các trường đại học công lập. Nghị định

16 khắc phục nhiều hạn chế của Nghị định 43 theo hướng khuyến khích các

đơn vị sự nghiệp công lập nâng cao tự chủ và tùy mức độ tự chủ, các đơn vị

được phép tự chủ hoạt động cũng như tự chủ thu và chi. Mức độ tự chủ được

29

nâng cao hơn so với qui định trong Nghị định 43. Nghị định 16 ra đời đặt ra

những cơ hội và những thách thức mới trong quản lý tài chính các đơn vị sự

nghiệp công lập nói chung, các trường đại học công lập nói riêng, cần thiết

phải có những nghiên cứu, vận dụng Nghị định 16 vào quản lý tài chính và

xây dựng cơ chế quản lý tài chính tại các trường đại học công lập.

Hai là, quá trình hội nhập quốc tế, cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt

ra những yêu cầu mới đối với giáo dục đại học ở Việt nam nói chung, các

trường đại học công lập nói riêng phải đổi mới để nâng cao chất lượng đào tạo

và nghiên cứu khoa học, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng

cao và gắn đào tạo với nghiên cứu, gắn nghiên cứu với ứng dụng, chuyển giao

khoa học công nghệ, phục vụ cho sự phát triển đất nước. Việc tự chủ giáo dục

đại học, trong đó có tự chủ tài chính, cũng đang đặt ra cấp bách không chỉ vì

sức ép cân đối ngân sách cần phải cơ cấu lại phân bổ ngân sách cho giáo dục

đại học mà còn bởi yêu cầu thay đổi mô hình quản trị của các trường đại học

công lập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học.

Với sự ra đời của Nghị định 16/2015/NĐ-CP và những bối cảnh, yêu

cầu mới đặt ra, những công trình nghiên cứu đã xuất bản chưa cập nhật và

giải quyết được. Đây là khoảng trống cần phải được tập trung nghiên cứu

giải quyết trong thời gian tới. Mặt khác, với trường hợp cụ thể của Trường

Đại học Y Dược Cần Thơ, theo hiểu biết của tác giả, cho đến nay chưa có

công trình nghiên cứu nào tập trung phân tích cơ chế quản lý tài chính của

trường với những đặc điểm đặc thù của một trường đại học ngành y dược và

nằm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long - một khu vực được xem như

"vùng trũng" của giáo dục đại học. Hơn nữa, đầu năm 2017, trường đã được

Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện Đề án thí điểm đổi mới hoạt động

theo cơ chế tự chủ. Để thực hiện đề án, rõ ràng, Trường Đại học Y Dược

Cần Thơ, cần phải xây đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính theo

hướng tự chủ.

Với những lý do trên, có thể thấy cả lý luận và thực tiễn đặt ra yêu cầu

30

cần có một công trình nghiên cứu có tính hệ thống, phân tích sâu sắc về cơ

chế quản lý tài chính ở trường công lập nói chung và trường hợp cụ thể là

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý tài

chính của nhà trường, phù hợp với những qui định mới trong Nghị định

16/2015/NĐ-CP của Chính phủ và bối cảnh mới đặt ra đối với giáo dục đại

học công lập ở nước ta cùng như yêu cầu đổi mới hoạt động của nhà trường.

Cụ thể, luận án hướng tới trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Cơ chế quản lý tài chính là gì? Nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu

tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính ở đơn vị sự nghiệp giáo dục công

lập như thế nào, đặc biệt trong bối cảnh đẩy mạnh tự chủ tài chính?

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở đơn vị sự nghiệp

giáo dục công lập cần tham khảo những bài học kinh nghiệm trong và ngoài

nước nào?

- Cơ chế quản lý tài chính ở Trường đại học Y dược Cần Thơ những

năm qua có những ưu điểm và hạn chế nào cần khắc phục?

- Trong điều kiện đẩy mạnh tự chủ nói chung, tự chủ tài chính nói

riêng, cơ chế quản lý tài chính ở Trường đại học Y dược Cần Thơ phải hoàn

thiện như thế nào?

Để trả lời các câu hỏi này, NCS thực hiện qui trình nghiên cứu với 4

nhiệm vụ chủ yếu:

- Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của một

số trường đại học để rút ra bài học kinh nghiệm

- Phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính ở Trường đại học Y

dược Cần Thơ để rút ra hạn chế và nguyên nhân

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Trường

đại học Y dược Cần Thơ trong những năm tới.

31

Chƣơng 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ

TÀI CHÍNH Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

2.1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VÀ CƠ

CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

2.1.1. Hệ thống trƣờng đại học công lập ở Việt Nam

Trường đại học công lập là các trường do Nhà nước thành lập, cấp kinh

phí hoạt động và quản lý. Theo Luật giáo dục 2012, “cơ sở giáo dục đại học

công lập” là cơ sở “do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và

bảo đảm chi thường xuyên”. Như vậy, có thể hiểu trường đại học công lập là

trường đại học do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất ban đầu và đảm

bảo tài chính tùy theo mức độ tự chủ và xã hội hóa nguồn lực của trường.

Các trường đại học công lập ở nước ta đã trải qua quá trình hình thành

và phát triển từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 đến nay. Trường đại học

đầu tiên ở nước ta là Trường đại học quốc gia Việt Nam, hình thành trên cơ

sở kế thừa mô hình đào tạo của Trường đại học Đông Dương thời Pháp thuộc,

với giảng viên là các giáo sư, nhân sĩ, trí thức nổi tiếng của Đại học Đông

Dương và một số cơ sở đào tạo khác như các giáo sư Nguyễn Văn Huyên,

Ngụy Như Kon Tum, Tôn Thất Tùng, luật sư Vũ Đình Hòe, các học giả Đặng

Thai Mai, Đào Duy Anh, Cao Xuân Huy,…các nhà cách mạng như Phạm Văn

Đồng, Võ Nguyên Giáp,…Trải qua quá trình phát triển, đến nay, hệ thống các

trường đại học nói chung, các trường đại học công lập nói riêng đã có phát

triển thành một hệ thống gồm nhiều trường với qui mô khác nhau. Tính đến

tháng 7/2014, cả nước đã có 472 trường đại học, cao đẳng, vượt cả chỉ tiêu

qui hoạch mạng lưới trường đại học tới năm 2020. Chỉ tính trong giai đoạn

2007-2013, đã có tới 133 trường đại học, cao đẳng mới được thành lập, trong

số đó có 108 trường được nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng hoặc cao đẳng

32

lên đại học [12]. Trong số này, chỉ có một số là đại học dân lập, tư thục còn

phần lớn là các trường đại học công lập trung ương và địa phương. Tuy nhiên,

hiện nay phân bổ các trường đại học, các ngành đào tạo, các vùng chưa hợp

lý. Phần lớn các trường tập trung vào các thành phố, trung tâm kinh tế lớn,

chủ yếu là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều trường tập trung đào

tạo các ngành kinh tế, kinh doanh, tin học, trong khi đó các ngành kỹ thuật,

văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc lại được ít trường đào tạo

Cho đến nay, sự phát triển của các trường đại học Việt Nam nói chung

và các trường đại học công lập nói riêng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, cả về

số lượng và chất lượng đào tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển

đất nước, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều

rộng sang chiều sâu, hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0. Cụ thể:

Qui mô đào tạo của các trường đại học công lập mặc dù tăng nhanh

nhưng tỷ lệ người dân qua đào tạo đại học vẫn còn thấp. Tỷ lệ sinh viên vào

đại học, cao đẳng của nước ta chỉ khoảng khoảng 25% trong khi của Trung

Quốc là 30%, Hàn Quốc là 97%, Úc là 86%, Malaysia 37% [58].

Chất lượng giáo dục đại học chưa đáp ứng được so với yêu cầu phát

triển kinh tế xã hội. Tình trạng sinh viên rỗng kiến thức, ra trường không làm

được việc còn phổ biến. Hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới,

cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra những cơ hội và thách thức rất

lớn, đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực phải được nâng lên. Hầu hết sinh viên

kiến thức được đào tạo còn lạc hậu, nặng về lý thuyết, kém kỹ năng ngoại

ngữ, kỹ năng mềm, còn thụ động trong công việc, chưa hòa nhập được với

các chuẩn mực, môi trường làm việc quốc tế.

Các trường đại học công lập đang thể hiện sự mất cân đối về nhiều mặt:

Một là, mất cân đối giữa đào tạo của nhà trường và nhu cầu xã hội. Đào

tạo đại học chưa gắn với nhu cầu xã hội, chưa đào tạo cái xã hội cần mà mới

tập trung đào tạo cái trường đại học có và có thể tuyển sinh. Đào tạo xong

33

sinh viên ra trường không có các kiến thức, kỹ năng làm việc cần thiết dẫn

đến vừa thiếu cử nhân, kỹ sư làm được việc nhưng thừa hàng trăm ngàn cử

nhân không làm được việc, thất nghiệp, phải đào tạo lại.

Hai là, mất cân đối giữa các ngành đào tạo. Một số ngành được mở

rộng đào tạo vượt quá nhu cầu của nền kinh tế, trong khi nhiều ngành quan

trọng lại khó tuyển sinh. Các ngành đào tạo được ưa chuộng, số lượng lớn là

các ngành kinh tế, tài chính, luật,...trong khi các ngành kỹ thuật, công nghệ

làm nền tảng cho công nghiệp hóa – hiện đại hóa lại chiếm tỷ trọng thấp, khó

thu hút sinh viên giỏi.

Ba là, mất cân đối về phân bố các cơ sở đào tạo đại học theo vùng –

miền. Các trường đại học, cao đẳng chủ yếu tập trung tại hai trung tâm kinh tế

lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, trong khi các địa phương khác thiếu

các trường đại học. Một số trường đại học địa phương mới hình thành hoặc

mới nâng cấp từ các trường cao đẳng chất lượng chênh lệch lớn với các

trường đại học ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Bốn là, mất cân đối giữa đào tạo lý thuyết và thực hành, giữa đào tạo

trên giảng đường và cọ sát thực tiễn. Sinh viên và giảng viên ít có môi trường

thực hành, ít được cọ sát thực tiễn dẫn đến hiểu biết về thực tiễn, các kỹ năng

thực tiễn yếu. Đào tạo mới chú trọng trang bị lý luận cơ bản nhưng thiếu quan

tâm đào tạo kỹ năng mềm cần thiết trong thực tiễn như thuyết trình, đàm

phán, giao tiếp, làm việc nhóm, tin học,...thậm chí cả các kỹ năng cần thiết

khi xin việc như viết CV, đơn xin việc, trả lời phỏng vấn...

Năm là, mất cân đối giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học, cung cấp các

dịch vụ khác. Hệ thống giáo dục đạo học chủ yếu tập trung vào đào tạo, năng

lực và kết quả nghiên cứu còn hạn chế. Nhiều giảng viên không hoặc ít

nghiên cứu khoa học. Các nghiên cứu khoa học còn mang tính tự phát, thiếu

định hướng, thiếu bài bản, ít gắn kết với doanh nghiệp, với nhu cầu xã hội.

Các trường đại học chưa trở thành cái nôi của nghiên cứu và triển khai khoa

34

học - công nghệ, chưa nuôi dưỡng hình thành các startups- khởi nghiệp công

nghệ. Các trường cũng chưa vận hành như doanh nghiệp, cung cấp các dịch

vụ dựa trên năng lực của mình như tư vấn, nghiên cứu theo hợp đồng,...

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của các trường đại học

công lập, chẳng hạn như thiếu triết lý giáo dục hiện đại, hội nhập; thiếu nguồn

lực đầu tư, các trường đại học còn ỷ lại vào bao cấp của nhà nước, tư duy

quản lý lạc hậu chậm đổi mới, cơ sở vật chất cho đào tạo, nghiên cứu còn hạn

chế... Xuyên suốt trong những nguyên nhân này chính là việc các trường đại

học thiếu tự chủ trong hoạt động, được bao cấp tài chính, không có sự năng

động, sáng tạo để đổi mới, vươn lên. Nói cách khác, cơ chế quản lý nói

chung, cơ chế quản lý tài chính nói riêng đối với các trường đại học công lập

không phù hợp đã không khuyến khích, thậm chí cản trở các trường đại học

công lập tự đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học và

hội nhập quốc tế.

2.1.2. Khái quát về cơ chế quản lý tài chính của các trƣờng đại học

công lập

2.1.2.1. Khái niệm cơ chế quản lý tài chính

Thuật ngữ cơ chế đã xuất hiện từ lâu ở nước ta và được sử dụng khá

phổ biến. Tuy nhiên, trong thực tế, khái niệm “cơ chế” thường được sử dụng

không rõ nghĩa, đôi khi sử dụng không đúng.

Theo từ điển McMilan, cơ chế (tiếng Anh là mechanism), được định

nghĩa là "một phương pháp hay quá trình nhằm hoàn thành công việc ở trong

một hệ thống hoặc tổ chức". Từ điển Cambridge online định nghĩa “cơ chế” là

cách thức để thực hiện một việc gì đó trong một hệ thống. Từ điển Merriam

Webber online định nghĩa “cơ chế” là một quá trình hoặc một hệ thống nhằm

đạt được một kết quả nào đó. Từ điển tiếng Pháp Le Petit Larousse (1999)

giải nghĩa cơ chế (mescanisme) là “cách thức hoạt động của một tập hợp các

yếu tố phụ thuộc lẫn nhau”.

35

Ở Việt Nam, thuật ngữ “cơ chế” được dùng phổ biến, đặc biệt đi cùng

với các từ khác tạo thành cụm thuật ngữ, ví dụ như “cơ chế thị trường”, “cơ

chế kinh tế”, “cơ chế xin cho”, “cơ chế một cửa”,... Từ điển Tiếng Việt của

Viện ngôn ngữ học [105], định nghĩa cơ chế là “cách thức theo đó một quá

trình thực hiện”. Các tác giả Nguyễn Thanh Tuyền và Nguyễn Lê Anh [77]

định nghĩa cơ chế hiểu một cách khái quát là cấu trúc kinh tế xã hội hoặc cơ

cấu tổ chức kinh tế xã hội. Cơ chế cũng thường được định nghĩa gắn với các

cụm thuật ngữ cụ thể. Chẳng hạn, Từ điển Kinh tế chính trị học định nghĩa

“cơ chế kinh doanh” của xã hội XHCN là "phương thức tổ chức có kế hoạch

nền sản xuất xã hội; toàn bộ các hình thức và phương pháp kinh doanh, bao

gồm trước hết các kế hoạch nhà nước về phát triển kinh tế xã hội, hạch toán

kinh tế, các đòn bẩy và kích thích kinh tế, cơ cấu tổ chức quản lý, các hình

thức tham gia của quần chúng vào việc quản lý sản xuất". Nhà kinh tế người

Mỹ, Paul A. Samueson cho rằng "cơ chế thị trường" là một cơ chế trong đó

các chủ thể tham gia tự đưa ra các quyết định về sản xuất và tiêu dùng dựa

trên những tính toán của họ về nguồn lực mà mình đang nắm giữ.

Như vậy, khái niệm "cơ chế" được hiểu và sử dụng khá đa dạng cả ở

trong và ngoài nước. Điểm chung trong các quan niệm về cơ chế là gắn với

một hệ thống, một tổ chức. Trong hệ thống đó, cơ chế là các qui tắc, quá trình

vận hành để gắn kết các bộ phận trong hệ thống và làm cho chúng vận hành

nhằm đạt tới mục tiêu của hệ thống.

Theo đó, cơ chế quản lý là những qui tắc, biện pháp mà chủ thể quản lý

tác động lên đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu quản lý đặt ra.

Các cơ chế sử dụng trong quản lý tài chính được gọi là cơ chế quản lý tài

chính. Trong hoạt động của bất cứ tổ chức nào, tài chính luôn đóng vai trò

quan trọng, đảm bảo cho hệ thống tồn tại và phát triển. Hệ thống tài chính vận

hành và được quản lý trong tổ chức theo một cơ chế nhất định.

Như vậy, cơ chế quản lý tài chính của một tổ chức có thể được hiểu

36

đơn giản như sau: Cơ chế quản lý tài chính là một tập hợp các qui tắc, cách

thức vận hành theo qui định nội bộ và qui định của pháp luật nhằm quản lý

hoạt động tài chính, góp phần thực hiện chức năng, nhiệm vụ và đạt được

mục tiêu của tổ chức.

2.1.2. Khái niệm, vai trò của cơ chế quản lý tài chính của các trường

đại học công lập

2.1.2.1. Khái niệm cơ chế quản lý tài chính của các trường đại học

công lập

Đại học công lập là trường đại học do Nhà nước (trung ương hoặc địa

phương) đầu tư về kinh phí và cơ sở vật chất, được nhà nước cấp toàn bộ hoặc

một phần kinh phí chi thường xuyên. Hoạt động của các trường đại học công

lập không vì mục tiêu lợi nhuận mà nhằm mục đích đào tạo nhân lực, nâng

cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu khoa học và công nghệ, tạo sản

phẩm mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Để phục vụ cho hoạt động và phát triển của các trường đại học công

lập, các trường phải tuân thủ các qui định của pháp luật về tài chính và xây

dựng cơ chế quản lý tài chính nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả, đúng

pháp luật nguồn tài chính cho hoạt động của trường. Nếu như các đại học tư

nhân được tự chủ hoàn toàn cả về hoạt động và tài chính, thì các trường đại

học công lập phải chịu sự quản lý về hoạt động và tài chính theo các qui định

pháp luật đối với các tổ chức sự nghiệp công lập giáo dục. Nói cách khác, các

trường đại học công lập có cơ chế quản lý tài chính khác với các trường đại

học khác. Dưới góc độ quản lý nội bộ của các trường đại học công lập, theo

tác giả, cơ chế quản lý tài chính của các trường đại học công lập là tập hợp

các qui tắc, cách thức vận hành theo qui định nội bộ các trường và qui định

của pháp luật nhằm giúp Ban lãnh đạo nhà trường quản lý tài chính, góp

phần thực hiện chức năng, nhiệm vụ và đạt được mục tiêu của nhà trường.

Quản lý tài chính của các trường đại học công lập chính là quá trình lập

37

kế hoạch quản lý, huy động và sử dụng các nguồn tài chính, quản lý thu, chi

các quỹ tài chính, nhằm đảm bảo nguồn kinh phí cho việc thực hiện các

nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và các nhiệm vụ khác của trường.

Khác với mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là lợi nhuận, trường đại học

công lập hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận với nguồn kinh phí cấp toàn

bộ hoặc một phần từ ngân sách. Do đó, cơ chế quản lý tài chính của các

trường đại học công lập có những đặc thù riêng.

Để có bức tranh khái quát về cơ chế quản lý tài chính của các trường đại

học công lập, trước hết cần nắm được các nội dung của tài chính trong các

trường đại học công lập.

Khái niệm tài chính được hiểu là có biểu hiện thu chi bằng tiền; có nội

dung vật chất là các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ; có nội dung kinh tế bên

trong là các quan hệ kinh tế, quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị phát

sinh trong quá trình tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ [24, tr. 7]. Tài chính

trong các trường đại học công lập phản ánh các khoản thu, chi bằng tiền của

các quỹ tiền tệ trong các trường. Xét về hình thức nó phản ánh sự vận động và

chuyển hóa của các nguồn lực tài chính trong quá trình sử dụng các quỹ bằng

tiền. Xét về bản chất nó là những mối quan hệ tài chính biểu hiện dưới hình

thức giá trị phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ bằng tiền

nhằm phục vụ cho sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.

Nội dung tài chính trong các trường đại học gồm thu, chi và cân đối

thu-chi, do đó, quản lý tài chính bao gồm quản lý nguồn thu, quản lý chi và

quản lý cân đối thu - chi.

Nội dung thu

Các trường đại học công lập có 2 loại nguồn thu: nguồn được cấp kinh

phí từ ngân sách nhà nước và nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước. Tùy theo

mức độ tự chủ của các trường đại học công lập, nguồn kinh phí Nhà nước cấp

đảm bảo toàn bộ hoặc một phần chi, bao gồm: chi thường xuyên, chi sự

nghiệp khoa học công nghệ, chi chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục

38

đào tạo, chi đầu tư phát triển, chi nhiệm vụ đột xuất do Nhà nước giao cho các

trường. Các trường phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước (như

nộp thuế theo quy định của Nhà nước).

Bên cạnh nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước, các trường đại học

công lập có thể khai thác các nguồn tài chính từ xã hội, bao gồm:

+ Nguồn từ học phí, lệ phí thu từ sinh viên

+ Các khoản thu từ nghiên cứu khoa học, sản xuất và cung ứng dịch vụ,

hợp tác liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

+ Ngoài ra, các trường còn có thể có các nguồn thu khác từ viện trợ,

biếu tặng. Một số trường đại học công lập cũng có thể huy động nguồn tài

chính từ vay ngân hàng.

Nội dung chi

Các trường đại học công lập có nhiều khoản chi khác nhau phục vụ cho

việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và nhiệm vụ khác như

chi cá nhân, chi cho hoạt động nghiệp vụ, chi hoạt động nghiên cứu khoa học,

chi đầu tư cơ sở vật chất, chi khác... Tùy nguồn tài chính được sử dụng để chi,

tùy nội dung và tính chất khoản chi mà các trường đại học công lập có cơ chế

quản lý chi khác nhau.

2.1.2.2. Vai trò của cơ chế quản lý tài chính ở các trường đại học

công lập

Cơ chế quản lý tài chính có vai trò quan trọng đối với hoạt động của bất

cứ tổ chức nào vì nó đảm bảo huy động và sử dụng hiệu quả nguồn tài chính

để phát triển tổ chức. Đối với các trường đại học công lập, cơ chế quản lý tài

chính có những vai trò chủ yếu sau:

Một là, cơ chế quản lý tài chính giúp các trường đại học công lập phân

bổ và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước. Các trường đại học công lập

được nhà nước đầu tư cơ sở vật chất và tùy theo mức độ tự chủ được ngân

sách nhà nước đảm bảo toàn bộ hay một phần (trừ các đơn vị tự chủ tài chính

hoàn toàn) chi thường xuyên. Do đó, cơ chế quản lý tài chính có vai trò quan

39

trọng nhằm đảm bảo cho ngân sách nhà nước được phân bổ, sử dụng hiệu

quả, góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân

lực đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong thực tế, ở một số

đơn vị, nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước bị sử dụng lãng phí, sai mục

đích, kém hiệu quả, thậm chí thất thoát do tham ô, tham nhũng. Cơ chế quản

lý tài chính sẽ giúp cho việc phân bổ, sử dụng nguồn ngân sách cấp đúng mục

đích, đúng qui định, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro thất thoát, lãng phí.

Hai là, cơ chế quản lý tài chính tạo hành lang pháp lý cho các hoạt

động huy động các nguồn lực xã hội phục vụ cho sự phát triển của các trường

đại học công lập. Khác với các doanh nghiệp, các trường đại học công lập là

đơn vị sự nghiệp công, cung cấp dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học cho xã

hội. Do đó, nguồn thu của các trường đại học công lập thường hạn chế và chịu

sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền theo các qui định pháp luật. Việc xác

lập cơ chế quản lý tài chính phù hợp sẽ tác động đến việc xác định nguồn thu,

mức thu ngoài ngân sách của các trường, chẳng hạn thu học phí, thu từ hoạt

động sự nghiệp khác,...

Ba là, cơ chế quản lý tài chính quyết định việc phân bổ, sử dụng các

nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước cho các hoạt động của trường đại

học công lập. Với nguồn tài chính ngoài ngân sách, các trường đại học công

lập được phép chủ động chi tiêu theo các qui định của pháp luật và các qui

chế nội bộ do các trường xây dựng, trên cơ sở dân chủ và minh bạch. Nếu cơ

chế quản lý tài chính phù hợp, các trường có thể nâng cao hiệu quả sử dụng

nguồn tài chính, thu nhập của giảng viên, nhân viên, cải thiện môi trường đào

tạo, kích thích giảng viên và sinh viên nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên

cứu khoa học và các hoạt động khác của nhà trường. Ngược lại, nếu cơ chế

quản lý tài chính không phù hợp có thể làm thất thoát nguồn lực, hoặc nguồn

lực được phân bổ, sử dụng kém hiệu quả, không tạo đông lực cho sự phát

triển của nhà trường.

Lưu ý rằng, khi bàn về cơ chế quản lý tài chính của đại học công lập,

40

không nên chỉ dừng ở việc quản lý thu – chi đúng qui định mà sâu xa hơn là cơ

chế quản lý tài chính đó sẽ tác động, thúc đẩy thế nào đến hoạt động và sự phát

triển của các trường đại học công lập. Theo Brancato [108] thì giá trị tài chính

của đại học không chỉ nằm trong bản tổng hợp thu chi của cơ sở đào tạo mà

còn được nhìn nhận dưới góc độ: (i) quy mô đào tạo; (ii) sự hài lòng của sinh

viên đối với nhà trường; (iii) sự tận tụy của giảng viên đối với nhà trường; (iv)

khả năng thích ứng với tình hình mới và sáng tạo của giảng viên; (v) số lượng

bài báo và công trình nghiên cứu khoa học; (vi) chuyển giao công nghệ; (vii)

các mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường với các trường đại học trong và ngoài

nước với các tổ chức quốc tế; và đặc biệt là, (viii) uy tín và hình ảnh của trường

đối với các doanh nghiệp. Theo quan điểm của Brancato cơ chế quản lý tài

chính của giáo dục đại học cần được nhìn rộng hơn. Nó có vai trò rất quan

trọng và cốt tử của đại học nói chung và đại học công lập nói riêng.

Cơ chế quản lý tài chính sẽ chi phối các hoạt động huy động, phân bổ

và sử dụng các nguồn lực tài chính bằng. Nó đòi hỏi các chủ thể quản lý phải

lựa chọn, đưa ra các quyết định tài chính và tổ chức thực hiện các quyết định

đó phù hợp với những qui định, qui tắc nhất định nhằm đạt được mục tiêu

hoạt động quản lý tài chính của đơn vị.

2.2. NỘI DUNG, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG

TỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

2.2.1. Nội dung cơ chế quản lý tài chính ở các trường đại học công lập

Cơ chế quản lý tài chính của một đơn vị, tổ chức là tập hợp những quy

định điều tiết hoạt động tài chính của đơn vị, tổ chức đó. Tùy theo tiếp cận nội

dung quản lý tài chính, có thể tiếp cận cơ chế quản lý tài chính của các trường

đại học công lập theo các lát cắt khác nhau. Trong luận án này, tác giả tiếp

cận cơ chế quản lý tài chính gồm các nội dung: cơ chế quản lý thu (cơ chế

huy động nguồn tài chính); cơ chế chi (cơ chế sử dụng nguồn tài chính) và cơ

chế quản lý cân đối thu – chi tài chính.

Với các trường đại học công lập, quản lý tài chính được điều chỉnh theo

41

các qui định của pháp luật về quản lý ngân sách và tự chủ tài chính. Trong

phạm vi thời gian nghiên cứu của luận án, cơ chế quản lý tài chính của các

trường đại học công lập chủ yếu dựa trên nền tảng Luật ngân sách 2002 và

Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ về tự chủ tài chính của các đơn vị

sự nghiệp công lập và một số văn bản pháp luật khác có liên quan. Nghị định

43/2006/NĐ-CP phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó bao gồm

các trường đại học công lập, thành 3 nhóm căn cứ vào mức độ tự chủ tài

chính của đơn vị:

- Nhóm 1 là các đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu sự nghiệp tự

đảm bảo được toàn bộ chi phí hoạt động, gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự đảm

bảo chi phí hoạt động.

- Nhóm 2 là các đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu sự nghiệp tự

đảm bảo được một phần chi phí hoạt động, phần còn lại được ngân sách nhà

nước cấp, gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động.

- Nhóm 3 là các đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp hoặc không có

nguồn thu, do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động, gọi tắt

là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động.

Tương ứng với 3 nhóm này, các trường đại học công lập cũng bao gồm

các trường tự đảm bảo chi phí hoạt động, các trường đảm bảo một phần chi

phí hoạt động và các trường do ngân sách ngân sách nhà nước đảm bảo toàn

bộ chi phí hoạt động.

Cơ chế quản lý tài chính của các nhóm trường này khác nhau chủ yếu

từ sự khác biệt trong cơ chế quản lý tài chính đối với nguồn do ngân sách

nhà nước cấp và nguồn do các trường đại học công lập tự đảm bảo. Sơ lược

tài chính của các trường đại học công lập được minh họa bằng Sơ đồ 2.1

dưới đây.

42

Sơ đồ 2.1: Sơ lƣợc tài chính của các trƣờng đại học công lập ở Việt Nam

Nguồn: Tác giả xây dựng

2.2.1.1. Cơ chế quản lý thu ở trường đại học công lập

Cơ chế quản lý thu hay cơ chế huy động tài chính là một bộ phận của

cơ chế quản lý tài chính điều tiết các hoạt động tạo nguồn thu tài chính cho

các trường đại học công lập. Căn cứ vào Nghị định 43/2006/NĐ-CP của

Chính Phủ, nguồn tài chính của các trường đại học công lập gồm các nguồn

chính như sau: Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp cho các trường đại

học công lập, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của nhà trường, nguồn viện

trợ, quà biếu, tặng và nguồn khác.

* Cơ chế quản lý nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp:

Theo qui định Pháp luật về ngân sách nhà nước và Nghị định

43/2006/NĐ-CP, nhà nước cấp ngân sách cho các trường đại học công lập với

những khoản mục kinh phí sau :

- Kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên, thực hiện chức năng,

nhiệm vụ của trường đại học công lập (sau khi đã cân đối nguồn thu sự

nghiệp, nếu có), được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao;

TÀI CHÍNH CỦA ĐẠI

HỌC CÔNG LẬP

- Hoạt động đào tạo: Chính

qui, tại chức, hợp đồng,…

- Hoạt động ngoài đào tạo:

nghiên cứu khoa học, cung

ứng dịch vụ, sản xuất sản

phẩm,…

Thu Chi

- Ngân sách nhà nước

- Thu từ hoạt động đào

tạo: Học phí, lệ phí, thu

dịch vụ đào tạo theo hợp

đồng.

- Thu từ hoạt động ngoài

đào tạo: nghiên cứu khoa

học, tư vấn, sản xuất sản

phẩm, dịch vụ khác,…

- Thu từ viện trợ, biếu,

tặng

- Thu khác

- Chi thanh toán cá nhân

- Chi nghiệp vụ chuyên môn

- Chi mua sắm tài sản cố

định, sửa chữa lớn, xây

dựng cơ bản.

- Chi khác.

43

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ của trường đại học;

- Kinh phí thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức;

- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, nếu có;

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền

đặt hàng, ví dụ: nghiên cứu, khảo sát, đào tạo theo nhiệm vụ đặt hàng, nếu có;

- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất do cấp có thẩm quyền giao;

kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước qui

định, nếu có;

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa

chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học

của trường theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự

toán ngân sách giao;

- Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp

có thẩm quyền phê duyệt, nếu có;

- Kinh phí khác, nếu có.

Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp là nguồn tài chính quan trọng của

các trường đại học công lập. Nhà nước cấp kinh phí đề thành lập, xây dựng cơ

sở vật chất ban đầu và toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động của các

trường đại học công lập. Ở các nước phát triển, mặc dù các trường đại học có

tính tự chủ rất cao và có nhiều nguồn thu khác ngoài nguồn từ ngân sách cấp

nhưng ngân sách nhà nước vẫn có vai trò lớn. Chẳng hạn, theo thống kê, khu

vực tư nhân chỉ đóng góp bình quân 30% kinh phí giáo dục đại học của các

nước trong khối tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vào năm 2013,

nghĩa là 70% vẫn do Nhà nước phân bổ ngân sách. Khoảng 20% chi phí là

đóng góp từ gia đình phụ huynh học sinh và 10% là từ các nguồn tư nhân

khác. Thậm chí, ngân sách cho giáo dục đại học ở các nước Bắc Âu do nhà

nước đài thọ hoàn toàn hoặc phần lớn [74]. Tuy nhiên, tỷ trọng kinh phí từ

ngân sách nhà nước cũng khác nhau lớn giữa các nước. Chẳng hạn, ở các

44

nước như Columbia, Chile, Australia, Anh,… phần lớn ngân sách đào tạo là

từ học phí và các nguồn kinh phí từ khu vực tư nhân khác (theo OECD,

2016). Ở nhiều nước, tỷ trọng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho các

trường đại học công lập giảm dần. Ở Trung Quốc, tỷ lệ ngân sách nhà nước

trong tổng chi tiêu của giáo dục đại học đã giảm mạnh từ khoảng 92% vào

năm 1993, xuống 61% năm 1999 và 43% năm 2005. Trong khi đó, đóng góp

từ học phí, lệ phí tăng từ khoảng 6% năm 1993 lên 32% năm. Tuy nhiên, theo

thống kê của OECD (2016), tính trung bình trong các nước OECD, nguồn

kinh phí từ ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục đại học tăng bình quân

22% trong giai đoạn 2008-2013, trong khi nguồn từ khu vực tư nhân chỉ tăng

15%. Điều này khiến cho tỷ trọng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước của

các trường đại học tăng nhẹ trong giai đoạn này [74].

Đối với hầu hết các trường đại học công lập ở nước ta, kinh phí do

ngân sách nhà nước cấp là nguồn tài chính chủ yếu cho hoạt động của các

trường, đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao. Trước Đổi

mới, ngân sách nhà nước (NSNN) dành cho giáo dục đại học (GDĐH) được

quản lý tập trung, do Bộ Tài chính trực tiếp quản lý. Từ sau Đổi mới kinh tế

năm 1986 đến nay, do GDĐH có quy mô ngày càng mở rộng, tổ chức GDĐH

đa dạng, cơ cấu quản lý của các trường phân tán, có trường trực thuộc trực

tiếp Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) quản lý, có trường do các bộ chuyên

ngành quản lý nên việc quản lý và phân bổ ngân sách nhà nước cho các

trường đại học cũng đa dạng, theo những mô hình khác nhau. Đối với những

trường đại học công lập do Bộ GD-ĐT trực tiếp quản lý, phân bổ NSNN dành

cho các trường này do Bộ GD-ĐT thực hiện. Đối với các trường đại học công

lập do các Bộ chuyên ngành quản lý, NSNN dành cho các trường này do Bộ

chuyên ngành phân bổ. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT vẫn là cơ quan quản lý nhà

nước về giáo dục – đào tạo, do đó, cũng là cơ quan quản lý và trình dự toán

kinh phí từ NSNN cho các trường đại học công lập. Các trường đại học công

45

lập trực thuộc các bộ chuyên ngành, sau khi dự toán được trình lên các bộ

chuyên ngành, các bộ chuyên ngành sẽ tổng hợp để chuyển qua Bộ Giáo dục

và Đào tạo để tổng hợp trình Chính phủ.

Ch a t ng

nh v k ch

t tri n kinh t - h i

B i n ra ông

h ng d n s ki m tra

B o c Đ o o

(ki m tra t ng h p

c d n)

c B chuyên ng nh

tr ng đ i c

c tr ng đ i c

c tr ng đ i c do

B n

nh

Qu c h i

o lu n,

Quy t

Thông o

Thông o

o o

d n

r nhT ng h p d n, g i d n

Giao ê đ o o, xây d ng d n

Giao tiêu đ o

xây d ng d n

o o d n đ ki m tra t ng h p

r nh

d

n

đ o

xây d ng

d n

r nh

d

n

Sơ đồ 2.2: Quy tr nh lập và ph n ổ dự toán ng n sách nhà nƣớc

cho giáo dục đại học công lập

Nguồn: Tác giả xây dựng

Qui trình lập và phân bổ dự toán NSNN cho các trường đại học công

lập được thực hiện như sau: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được cấp có

thẩm quyền giao, nhiệm vụ của năm, các qui định tài chính hiện hành; căn cứ

kết quả hoạt động của trường đại học, tình hình thu – chi tài chính của năm

trước liền kề, các trường đại học lập dự toán thu (và chi) năm kế hoạch, xác

định số kinh phí đề nghị ngân sách nhà nước đảm bảo cho hoạt động thường

xuyên (với các trường đại học do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh

phí hoạt động và trường đại học do ngân sách nhà nước đảm bảo một phần chi

phí hoạt động) và kinh phí không thường xuyên theo qui định hiện hành. Sau

46

khi xây dựng dự toán, các trường đại học gửi bộ chủ quản cấp trên (Bộ Giáo

dục và Đào tạo hoặc bộ quản lý chuyên ngành) theo qui trình trên Sơ đồ 2.2.

Chẳng hạn, với các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Y tế, các

trường lập dự toán ngân sách hàng năm như sau :

Căn cứ lập dự toán :

- Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách

và các văn bản hướng dẫn của Bộ y tế ;

- Kế hoạch phát triển tổng thể và nhiệm vụ cụ thể của năm kế

hoạch của trường đại học;

- Các luật, pháp lệnh, chế độ thu liên quan đến trường đại học công lập

do cấp có thẩm quyền qui định;

- Các qui trình, qui định, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ

thuật, đơn giá theo từng ngành, lĩnh vực được cấp có thẩm quyền ban hành.

Trên cơ sở đó, các trường lập dự toán thu trên cơ sở tính đúng, tính đủ

các khoản thu theo qui định của Pháp luật. Phòng tài chính - kế toán của các

trường chịu trách nhiệm lập dự toán thu của trường. Hồ sơ dự toán ngân sách

sẽ được lập và gửi Bộ Y tế. Bộ Y tế sẽ tổng hợp dự toán từ các trường đại học

công lập do mình quản lý và chuyển cho Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ Giáo

dục và Đào tạo kiểm tra và tổng hợp dự toán từ các trường, báo cáo dự toán

đã kiểm tra gửi Bộ Tài chính để Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ, trên cơ sở

đó Chính phủ trình Quốc Hội thông qua.

Quốc hội thảo luận và quyết định dự toán NSNN nói chung trong đó có

dự toán ngân sách cho GDĐH và phân bổ NSNN cho Bộ GD-ĐT trong đó có

ngân sách của GDĐH. Căn cứ vào mức phân bổ ngân sách cho GDĐH, Bộ

GD-ĐT trực tiếp giao mức kinh phí ngân sách cho các trường đại học do Bộ

quản lý và giao kinh phí ngân sách cho các Bộ chuyên ngành có trường đại

học căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh và nội dung hoạt động đào tạo, NCKH của

47

các trường.

Như vậy, quy trình lập dự toán ngân sách và phân bổ dự toán cho thấy

việc phân cấp quản lý ngân sách cho các trường đại học công lập được thực

hiện bởi Bộ GD-ĐT và các Bộ chuyên ngành. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT vẫn là

cơ quan có trách nhiệm chính. Cơ chế phân cấp quản lý ngân sách GDĐH

như vậy là thích hợp với mô hình quản lý các trường đại học công lập hiện

nay ở nước ta, với nhiều cơ quan chủ quản các trường đại học công lập.

Song về lâu dài để thống nhất quản lý GDĐH về một mối, phù hợp với yêu

cầu cải cách hành chính, nhằm nâng cao chất lượng GDĐH của đất nước thì

nên chuyển toàn bộ các trường đại học thuộc các Bộ chuyên ngành về Bộ

GD-ĐT quản lý.

*Cơ chế huy động nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp

Bên cạnh nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước đảm bảo, các trường

đại học công lập còn có nguồn thu đáng kể từ hoạt động sự nghiệp. Theo chủ

trương đẩy mạnh tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị

định 43/2006/NĐ-CP, các trường đại học công lập được khuyến khích tìm

kiếm, huy động các nguồn thu ngoài ngân sách, trên cơ sở chức năng, nhiệm

vụ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài sản, nguồn nhân lực và các nguồn

lực khác trong khả năng đáp ứng của các trường, trên cơ sở đảm bảo không

ảnh hưởng đến việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao.

Với các trường đại học công lập ở nước ta hiện nay, nguồn thu ngoài

ngân sách chủ yếu là thu từ học phí và lệ phí gắn với hoạt động đào tạo.

Ngoài ra, còn có các khoản thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học, cung cấp

dịch vụ, các khoản thu sự nghiệp khác, thu từ hoạt động liên doanh, liên kết,

lãi tiền gửi ngân hàng...

Cơ chế quản lý thu học phí và lệ phí

Học phí và lệ phí tuyển sinh là khoản tiền mà sinh viên phải nộp cho

48

các trường đại học để bù đắp toàn bộ hay một phần chi phí đào tạo. Học phí

được thu hàng tháng. Nếu sinh viên tự nguyện, các trường có thể thu học phí

cho cả học kỳ hoặc năm học. Đối với các trường đại học, học phí được thu

tính trên 10 tháng/năm.

Theo Luật giáo dục đại học ban hành năm 2012, Chính phủ có thẩm

quyền qui định nội dung, phương pháp xây dựng mức học phí, lệ phí tuyển

sinh, khung học phí, lệ phí tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục đại học công

lập. Trên cơ sở khung học phí, lệ phí tuyển sinh do chính phủ qui định, các

trường đại học công lập chủ động xây dựng và quyết định mức thu học phí, lệ

phí tuyển sinh của trường mình. Mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh phải công

bố công khai vào thời điểm thông báo tuyển sinh. Cụ thể, cơ chế thu học phí,

miễn giảm học phí với các trường đại học công lập được đã được Chính phủ

qui định trong các quyết định, nghị định sau:

- Quyết định 70/1998/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/3/1998

về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc

hệ thống giáo dục quốc dân, có hiệu lực từ năm học 1998-1999.

- Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ có hiệu lực

đối với việc thu học phí của các trường đại học công lập trong giai đoạn từ

năm học 2010-2011 tới năm học 2014-2015.

- Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ có hiệu lực

đối với việc thu học phí của các trường đại học công lập giai đoạn từ năm học

2015-2016 tới năm học 2020-2021.

Các nghị định của Chính phủ qui định mức trần học phí đối với đào tạo

đại học tại các trường đại học công lập theo các nhóm ngành và cụ thể theo

từng năm học. Ví dụ, mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại

trà trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí

chi thường xuyên và chi đầu tư áp dụng theo các khối ngành, chuyên ngành

49

đào tạo từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 như sau:

Bảng 2.1: Mức trần học phí tại các trƣờng đại học công lập theo Nghị

định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ

Đơn vị: Nghìn đồng/ tháng / sinh viên

Khối ngành, chuyên

ngành đào tạo

Năm học

2015-2016

Năm học

2016-2017

Năm học

2017-2018

Năm học

2018-2019

Năm học

2019-2020

Năm học

2020-2021

1. Khoa học xã hội,

kinh tế, luật; nông,

lâm, thủy sản

610 670 740 810 890 980

2. Khoa học tự nhiên;

kỹ thuật, công nghệ;

thể dục thể thao, nghệ

thuật; khách sạn, du

lịch

720 790 870 960 1.060 1.170

3. Y dược 880 970 1.070 1.180 1.300 1.430

Nguồn: Nghị định 86/2015/NĐ-CP

Với các trình độ đào tạo khác như thạc sĩ, tiến sĩ, cao đẳng, trung cấp

chuyên nghiệp do các trường đại học công lập đào tạo, mức học phí được

tính trên cơ sở trần học phí cho giáo dục đại học nhân với hệ số điều chỉnh.

Ví dụ, Nghị định 49/2010/NĐ-CP qui định học phí đào tạo thạc sĩ có hệ số

điều chỉnh là 1,5; nghĩa là học phí cho đào tạo thạc sĩ sẽ có mức tối đa gấp

1,5 lần học phí đào tạo đại học. Tương tự, học phí đào tạo tiến sĩ có hệ số

điều chỉnh là 2,5.

Căn cứ vào quy định chế độ học phí tương ứng với từng năm học trong

nghị định của Chính phủ; căn cứ vào đặc điểm, tính chất của nhà trường, căn

cứ vào yêu cầu phát triển ngành nghề đào tạo, hình thức đào tạo và điều kiện

thực tiễn, hiệu trưởng các trường đại học công lập cấp Trung ương quản lý

chủ động quy định chế độ thu học phí cụ thể đối với các đơn vị đào tạo trực

thuộc, các chương trình đào tạo thuộc thẩm quyền quản lý và thực hiện chế độ

công khai, minh bạch mức thu học phí cho toàn khóa học. Ủy ban nhân dân

cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định về mức

học phí cụ thể đối với các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp

50

thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của địa phương.

Với các trường đại học có thực hiện chương trình đào tạo chất lượng

cao, trường được phép thu học phí cao hơn qui định trong nghị định của

Chính phủ, tương xứng với chất lượng đào tạo. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và

Đào tạo qui định tiêu chí xác định chương trình đào tạo chất lượng cao và

quản lý, giám sát việc thu học phí tương xứng với chất lượng đào tạo.

Cơ chế huy động tài chính từ hoạt động đào tạo khác, hoạt động

nghiên cứu khoa học, cung cấp dịch vụ

Bên cạnh nguồn từ ngân sách nhà nước và nguồn thu học phí, các

trường đại học công lập có thể khai thác các nguồn thu từ hoạt động đào tạo,

bồi dưỡng theo đặt hàng, theo hợp đồng, ngoài chương trình đào tạo chính;

các khoản thu từ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tư vấn chuyên

môn, liên kết hợp tác với các doanh nghiệp, đơn vị nghiên cứu khác, sản xuất

các sản phẩm trên cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học,…Trước đây,

các trường đại học chủ yếu dựa vào nguồn thu từ ngân sách nhà nước và một

phần là từ học phí, lệ phí. Tuy nhiên, trong xu thế tự chủ tài chính của các

trường đại học công lập, gắn trường đại học với hoạt động nghiên cứu, phát

triển, liên kết với doanh nghiệp để khai thác tiềm năng của các trường đại

học, tạo nguồn thu bổ sung thì nguồn thu từ các hoạt động đào tạo khác, từ

nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và cung cấp dịch vụ,... ngày

càng có qui mô và tỷ trọng lớn hơn trong ngân sách của các trường. Khác với

các nguồn thu tương đối ổn định từ ngân sách và học phí, nguồn thu từ nghiên

cứu khoa học, cung cấp dịch vụ của trường đại học đòi hỏi các trường phải

năng động, sáng tạo, chủ động tìm kiếm các cơ hội nghiên cứu, cung cấp dịch

vụ cho xã hội nhằm tạo nguồn thu.

Nguồn thu từ nghiên cứu khoa học có 2 loại: thu từ các đề tài, đề án,

chương trình khoa học do Nhà nước đầu tư và thu từ các nghiên cứu khoa

học cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước. Theo Nghị định

51

43/2006/NĐ-CP, đối với các hoạt động được cơ quan nhà nước đặt hàng thì

mức thu theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường

hợp sản phẩm chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá, thì

mức thu được xác định trên cơ sở dự toán chi phí được cơ quan tài chính

cùng cấp thẩm định chấp thuận. Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp

đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên

doanh, liên kết, trường đại học công lập được quyết định các khoản thu, mức

thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ. Các

trường phải xây dựng quy chế nội bộ qui định về những khoản thu ngoài

ngân sách nhà nước.

Các nguồn thu khác

Ngoài các nguồn thu trên, các nguồn thu khác của các trường đại học

công lập bao gồm viện trợ, tài trợ của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước,

các khoản thu khác. Ở các trường đại học công lập tại Việt Nam hiện nay, các

khoản thu này không ổn định và không phải là nguồn thu đáng kể trong ngân

sách của các trường đại học.

2.2.1.2. Cơ chế quản lý chi của các trường đại học công lập

Để duy trì hoạt động, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, các

trường đại học công lập phải thực hiện nhiều khoản chi. Các khoản chi của

trường đại học công lập có thể phân loại thành chi thường xuyên và chi không

thường xuyên

* Chi thường xuyên

Chi thường xuyên của các trường đại học công lập bao gồm :

- Chi cho nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học của trường do cấp có

thẩm quyền giao ;

- Chi cho hoạt động phục vụ thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí ;

- Chi cho các hoạt động dịch vụ, kể cả các khoản chi thực hiện nghĩa vụ

với ngân sách nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định theo qui định, chi trả

52

vốn, trả lãi vay theo qui định của pháp luật.

Nội dung chủ yếu trong chi thường xuyên là chi cho người lao động: đó

là các khoản chi lương, tiền công, phụ cấp, các khoản bảo hiểm y tế, bảo hiểm

xã hội và kinh phí công đoàn theo qui định. Theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP,

đối với những hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao, chi

phí tiền lương, tiền công cho cán bộ, viên chức và người lao động được tính

theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định, Đối với những hoạt động

do nhà nước đặt hàng có đơn giá tiền lương được cơ quan có thẩm quyền phê

duyệt, trường tính theo đơn giá tiền lương quy định. Trường hợp chưa được

cơ quan có thẩm quyền quy định đơn giá tiền lương, các trường tính theo

lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định. Đối với những hoạt động có

hạch toán chi phí riêng, thì chi phí tiền lương, tiền công cho người lao động

được áp dụng theo chế độ tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước. Trường

hợp không hạch toán riêng chi phí, đơn vị tính theo lương cấp bậc, chức vụ do

nhà nước quy định. Khi nhà nước điều chỉnh các quy định về tiền lương, nâng

mức lương tối thiểu; khoản tiền lương cấp bậc, chức vụ tăng thêm theo chế độ

nhà nước quy định (gọi tắt là tiền lương tăng thêm theo chế độ nhà nước quy

định) do đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm từ các khoản thu sự nghiệp và các

khoản khác theo quy định của Chính phủ. Trường hợp sau khi đã sử dụng các

nguồn trên nhưng vẫn không bảo đảm đủ tiền lương tăng thêm theo chế độ

nhà nước quy định, phần còn thiếu sẽ được ngân sách nhà nước xem xét, bổ

sung để bảo đảm mức lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ

Ngoài ra, chi thường xuyên bao gồm chi hành chính, chi mua vật tư văn

phòng, cước viễn thông, công tác phí, hội nghị phí,... ; Chi hoạt động nghiệp

vụ, chi hoạt động tổ chức thu phí, chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ

(kể cả chi nộp thuế, trích khâu hao tài sản cố định);

Theo qui định trong Nghị định 43/2006/NĐ-CP, căn cứ vào nhiệm vụ

được giao và khả năng huy động nguồn tài chính, giám đốc/hiệu trưởng các

53

trường đại học công lập được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt

động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm

quyền qui định. Lãnh đạo các trường, tùy theo tính chất công việc có thể

quyết định phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc

* Chi không thường xuyên

Chi không thường xuyên tại các trường đại học công lập bao gồm:

- Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ

- Chi thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên, nhân viên

- Chi thực hiện các chương trình quốc gia, các nhiệm vụ do nhà nước

đặt hàng.

- Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài theo qui định;

- Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;

- Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước qui định

(nếu có);

- Chi thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa

lớn tài sản cố định, thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài;

- Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết;

- Các khoản chi khác theo qui định (nếu có).

Theo cách khác, các khoản chi của các trường đại học công lập có thể

chia thành 4 loại như sau:

Chi thanh toán cá nhân

Chi thanh toán cá nhân bao gồm chi tiền lương, tiền công, các khoản phụ

cấp chức vụ, trợ cấp khác tính theo lương, tiền thưởng và các khoản thanh toán

bảo hiểm.

Chi nghiệp vụ chuyên môn

Chi nghiệp vụ chuyên môn gồm các khoản chi thanh toán dịch vụ công

cộng; chi vật tư văn phòng; chi phục vụ thông tin, liên lạc; chi hội nghị, hội thảo;

54

công tác phí; chi sửa chữa, bảo dưỡng tài sản, thiết bị; chi nghiệp vụ giảng dạy,

học tập; chi cho hoạt động khoa học, công nghệ; và các khoản chi khác.

Chi mua sắm tài sản cố định, sửa chữa lớn, đầu tư cơ sở vật chất

Đây là các khoản chi lớn, không phải chi thường xuyên, chủ yếu từ

nguồn ngân sách nhà nước và quỹ hoạt động sự nghiệp đã trích lập.

Chi khác

Chi khác bao gồm nhiều khoản như chi hỗ trợ giải quyết việc làm khi

cho thôi việc, chi tiếp khách, chi bảo hiểm phương tiện, chi thường xuyên khác

Trên cơ sở các qui định của pháp luật liên quan đến cơ chế quản lý tài

chính đối với các trường đại học công lập, lãnh đạo các trường xây dựng quy

chế quản lý tài chính nội bộ của đơn vị, trong đó qui định rõ các nội dung về

cơ chế quản lý tài chính, chẳng hạn như:

- Nguyên tắc quản lý tài chính

- Nguyên tắc, quy trình ban hành và quản lý nội dung mức thu, chi

- Quy trình lập dự toán thu chi hàng năm của trường;

- Qui định, cơ chế về chấp hành dự toán, quyết toán;

- Quy chế chi tiêu nội bộ;

- Quy chế tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm.

2.2.1.3. Cơ chế quản lý cân đối thu – chi

Thu và chi của các đơn vị, trong đó có các trường đại học công lập

thường không cân bằng. Hàng năm, do đó, các trường phải thực hiện cân đối

thu – chi hàng năm. Cơ chế quản lý cân đối thu chi gồm 2 nội dung chính:

trích lập và sử dụng các quỹ tài chính. Ngoài ra, các trường đại học công lập

có thể vay vốn tín dụng để đáp ứng các nhu cầu tài chính, chẳng hạn như mua

sắm tài sản, thực hiện các hoạt động sản xuất, dịch vụ,...

Hàng năm, căn cứ vào tổng số thu và tổng chi, nếu có chênh lệch thu

lớn hơn chi, các trường đại học công lập thực hiện trích lập các quỹ tài chính.

Theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP, việc trích lập các quĩ tài chính thực hiện

55

như sau:

- Đối với các trường đại học công lập tự đảm bảo chi phí hoạt động,

trích tối thiểu 25% vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; sử dụng một phần

để tăng thu nhập cho người lao động, phần còn lại trích lập các quỹ khen

thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng ổn thu nhập. Mức trích lập cho quỹ khen

thưởng, quỹ phúc lợi tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu

nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm. Mức trích quỹ và trả thu nhập

tăng thêm cụ thể do hiệu trưởng các trường quyết định trên cơ sở quy chế chi

tiêu nội bộ của các trường.

- Đối với các trường đại học công lập tự đảm bảo một phần chi phí hoạt

động, trích tối thiểu 25% để lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; trả thu

nhập tăng thêm cho người lao động nhưng tổng mức thhu nhập trong năm cho

người lao động không quá 3 lần quỹ lương cấp bậc, chức vụ do Nhà nước quy

định. Phần còn lại trích các quỹ như trường hợp các trường tự đảm bảo kinh

phí hoạt động.

Hàng năm, các trường đại học công lập được sử dụng các quỹ đã trích

lập theo Nghị định 43 như sau:

- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp dùng để đầu tư, phát triển nâng

cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua

sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ

thuật công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng

lực công tác cho cán bộ, viên chức đơn vị; được sử dụng góp vốn liên doanh,

liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tổ chức hoạt động

dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và khả năng của đơn vị

và theo quy định của pháp luật. Cụ thể sử dụng quỹ do hiệu trưởng quyết định

theo quy chế chi tiêu nội bộ.

- Quỹ khen thưởng dùng để khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất. Mức

thưởng do hiệu trưởng quy định theo quy chế chi tiêu nội bộ.

56

- Quỹ phúc lợi dùng để xây dựng, sửa chữa công trình phúc lợi; chi cho

hoạt động phúc lợi tập thể, trợ cấp khó khăn cho người lao động. Hiệu trưởng

quyết định việc sử dụng quỹ theo qui chế chi tiêu nội bộ.

- Quỹ dự phòng ổn định thu nhập dùng để bảo đảm thu nhập cho người

lao động.

2.2.2. Các tiêu chí đánh giá cơ chế quản lý tài chính của các trƣờng

đại học công lập

Cơ chế quản lý tài chính có thể được đánh giá theo các tiêu chí khác

nhau, theo các tiếp cận khác nhau. Một mặt cơ chế tài chính được đánh giá

dưới góc độ trực tiếp, nghĩa là đánh giá cơ chế đó thực hiện quản lý tài chính

như thế nào, tác động tới huy động nguồn thu và quản lý chi như ra sao, có

đúng qui định, có chặt chẽ, có giúp tăng thu, kiểm soát chi hay không,.... Mặt

khác, tài chính là một hoạt động quan trọng của các trường đại học và nhằm

phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, cho việc phát triển các

trường. Do đó, cơ chế quản lý tài chính phải được xác lập sao cho nó tạo điều

kiện tốt nhất cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, cho việc đạt được

các mục tiêu phát triển mà nhà trường đặt ra. Vì thế, đánh giá cơ chế quản lý

tài chính còn được nhìn dưới góc độ hiệu quả tác động của nó đối với hoạt

động và sự phát triển của nhà trường.

Nhóm tiêu chí đánh giá trực tiếp cơ chế quản lý tài chính:

Các tiêu chí đánh giá cơ chế quản lý tài chính tập trung đánh giá cơ chế

huy động nguồn thu, cơ chế quản lý chi và quản lý cân đối thu - chi tài chính,

trích lập các quỹ trên các khía cạnh khác nhau như mức độ tuân thủ các qui

định pháp luật, chuẩn mực về quản lý tài chính, hiệu quả tài chính... Cụ thể,

có thể sử dụng các tiêu chí sau để đánh giá cơ chế quản lý tài chính của các

trường đại học công lập:

- Sự tuân thủ, đáp ứng các qui định pháp luật và các chuẩn mực về

quản lý tài chính. Cơ chế quản lý tài chính của các trường đại học công lập

57

phải đảm bảo tuân thủ các qui định pháp luật có liên quan về quản lý tài chính

ở các trường đại học công lập hiện hành, đồng thời phù hợp với các chuẩn

mực phổ biến trong quản lý tài chính, kế toán.

- Tốc độ tăng trưởng và đa dạng hóa nguồn thu. Cơ chế quản lý tài

chính phù hợp, bên cạnh các yếu tố khác, có thể giúp thúc đẩy tăng thu, mở

rộng các nguồn thu để tạo nguồn tài chính cho các trường đại học công lập.

Các trường đại học công lập cần xây dựng cơ chế tài chính khuyến khích tăng

các nguồn thu hợp pháp, khai thác và phát huy được nguồn nhân lực, tài sản,

khoa học công nghệ và các nguồn lực, lợi thế khác của trường để tạo và tăng

nguồn thu hợp lý, đảm bảo thu đúng, thu đủ và bồi dưỡng nguồn thu. Các tiêu

chí cụ thể có thể sử dụng đánh giá tốc độ trưởng và đa dạng hóa nguồn thu

như: tốc độ tăng trưởng doanh thu/năm; chuyển dịch cơ cấu các nguồn thu, tỷ

trọng thu từ NSNN, thu từ học phí, thu từ các hoạt động khác; mức độ ổn định

của nguồn thu và tốc độ tăng thu; tỷ lệ doanh thu/giảng viên, tỷ lệ doanh

thu/tài sản,...

- Hiệu quả quản lý chi. Mục tiêu của quản lý chi là đảm bảo chi tiêu

đúng qui định, phù hợp với các định mức kinh tế - kỹ thuật, hợp lý, tiết kiệm,

phân bổ tài chính đúng chỗ, hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí, khuyến khích

được cán bộ, giảng viên, người lao động làm việc tốt, ưu tiên tài chính cho

những lĩnh vực, bộ phận quan trọng, chiến lược, có hiệu quả. Các tiêu chí cụ

thể đánh giá cơ chế quản lý chi như: Mức độ chặt chẽ trong các thủ tục quản

lý chi; Mức độ phù hợp của các định mức chi; Sự phù hợp của cơ chế phân bổ

nguồn tài chính; mức độ tiết kiệm, hiệu quả trong chi tiêu (chi phí/ học viên;

suất đầu tư cho tài sản, thiết bị,...)...

Nhóm tiêu chí đánh giá gián tiếp cơ chế quản lý tài chính

Các trường đại học công lập là các đơn vị sự nghiệp công lập phi lợi

nhuận. Chính vì vậy, đánh giá cơ chế quản lý tài chính của trường đại học

công lập, bên cạnh đánh giá thuần túy tài chính, cần có đánh giá hiệu quả hoạt

58

động của các trường với cơ chế quản lý tài chính đó: Cơ chế quản lý tài chính

có giúp các trường đạt được mục tiêu hoạt động ngắn hạn hay không? Cơ chế

quản lý tài chính có giúp các trường phát triển bền vững, hội nhập, nâng cao

vị thế trong dài hạn hay không? Cụ thể:

- Tác động của cơ chế quản lý tài chính đối với hoạt động đào tạo của

trường: Cơ chế tài chính có tạo điều kiện cho hoạt động đào tạo diễn ra suôn

sẻ hay không? Cơ chế tài chính có thúc đẩy, hỗ trợ mở rộng qui mô đào tạo,

thu hút sinh viên hay không? Cơ chế tài chính có hỗ trợ, thúc đẩy nâng cao

chất lượng đào tạo hay không?

- Tác động của cơ chế quản lý tài chính đối với các hoạt động khác

của các trường đại học công lập: Tác động của cơ chế quản lý tài chính tới

hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ? Tác động của cơ

chế quản lý tài chính tới hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ; Tác động của

cơ chế quản lý tài chính tới hoạt động hợp tác với cá nhân, tổ chức trong và

ngoài nước?...

Như vậy, có thể thấy đánh giá cơ chế quản lý tài chính nói chung và cơ

chế quản lý tài chính của trường đại học công lập nói riêng không đơn giản,

phải đánh giá từ nhiều góc độ, với nhiều tiêu chí khác nhau.

Trong phạm vi luận án, NCS chủ yếu sử dụng nhóm tiêu chí đánh giá

trực tiếp vì đánh giá gián tiếp, để có sự khoa học, khách quan thì rất phức tạp,

cần có nghiên cứu điều tra kỹ lưỡng, công phu hơn.

2.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới cơ chế quản lý tài chính của các

trƣờng đại học công lập

Cơ chế quản lý tài chính của các trường đại học công lập chịu sự tác

động của một số yếu tố sau:

- Qui định của pháp luật liên quan đến quản lý tài chính của các trường

đại học công lập

Các hoạt động tài chính của các trường đại học công lập, dù là từ nguồn

59

kinh phí do ngân sách nhà nước cấp hay nguồn ngoài ngân sách nhà nước đều

chịu sự chi phối của các quy định pháp luật có liên quan như Luật ngân sách,

các qui định của pháp luật về quyền hạn, trách nhiệm tài chính của các trường

đại học, về tự chủ tài chính, mức thu học phí, các quy định về định mức thu,

chi,... Do đó, cơ chế quản lý tài chính của các trường đại học công phải được

xây dựng trên cơ sở các quy định pháp luật và chịu sự tác động của các quy

định này.

- Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, đặc điểm hoạt động của các

trường đại học công lập

Hoạt động tài chính của các trường đại học công lập phụ thuộc vào chức

năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức cũng như đặc điểm hoạt động của trường. Các

trường đại học sẽ có chức năng, nhiệm vụ riêng, cơ cấu tổ chức riêng, có các

ngành đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, địa bàn hoạt động,...khác

nhau, do đó, có nguồn thu, khả năng phát triển nguồn thu, nhiệm vụ chi và nhu

cầu chi khác nhau. Chính vì thế, việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý tài

chính của mỗi trường đều phải căn cứ và phụ thuộc vào đặc điểm riêng của mỗi

trường nhằm đáp ứng tốt nhất việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà

trường và phục vụ sự phát triển theo định hướng của mỗi trường.

- Năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính của các

trường đại học công lập

Việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính cũng như thực hiện

cơ chế đó trong thực tiễn phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ quản lý tài chính của

các trường đại học công lập, trước hết là Ban giám hiệu và phòng tài chính –

kế toán. Nếu đội ngũ cán bộ quản lý tài chính có năng lực chuyên môn, có

kinh nghiệm, có phẩm chất đạo đức trong sáng thì cơ chế quản lý tài chính sẽ

được xây dựng, hoàn thiện, vận dụng đúng pháp luật, theo hướng thúc đẩy

tăng cường huy động nguồn thu, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các khoản chi,

nhằm duy trì và phát triển nhà trường, tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức.

60

- Cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ phục vụ cho quản lý tài chính

Quản lý tài chính là hoạt động phức tạp, đòi hỏi năng lực lưu trữ, truy

xuất và xử lý thông tin chính xác, nhanh gọn, tránh được sai sót. Hiện nay,

các hoạt động quản lý tài chính thường được sự hỗ trợ của máy tính, máy chủ,

phần mềm kế toán, tài chính và các thiết bị công nghệ khác. Việc xây dựng và

vận dụng cơ chế quản lý tài chính, do đó, cần gắn với các điều kiện cơ sở vật

chất, thiết bị công nghệ mà các trường đại học công lập đang sử dụng, góp

phần quản lý hiệu quả các hoạt động tài chính của trường.

2.3. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ VẬN DỤNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI

CHÍNH CỦA MỘT SỐ TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

2.3.1. Kinh nghiệm x y dựng và vận dụng cơ chế quản lý tài chính

của một số trƣờng đại học công lập trong nƣớc

2.3.1.1. Kinh nghiệm của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc

gia Hà Nội

Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội trước đây là

trường Đại học Sư phạm ngoại ngữ. Trường được thành lập năm 1955 trên cơ

sở 4 khoa ngoại ngữ của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Năm 1993,

Chính phủ quyết định thành lập Trường Đại học Quốc gia Hà Nội trên cơ sở

sáp nhập 3 trường đại học lớn ở Hà Nội là Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội,

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 và Trường Đại học Sư phạm ngoại ngữ.

Trường Đại học Sư phạm ngoại ngữ, do đó, được đổi tên thành Trường Đại

học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nhận thực được vai trò của việc xác lập cơ chế quản lý tài chính đối với

hoạt động của nhà trường, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà

Nội đã quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính [71].

* Cơ chế huy động nguồn thu

Cũng như các trường đại học công lập khác, ngân sách nhà nước là một

nguồn tài chính quan trọng của trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia

61

Hà Nội. Nguồn ngân sách nhà nước cấp gồm kinh phí đảm bảo hoạt động

thường xuyên, sau khi đã cân đối với nguồn thu sự nghiệp, được cơ quan quản

lý cấp trên trực tiếp giao; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công

nghệ; kinh phí thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức;...

Bên cạnh nguồn từ ngân sách, trường cũng tích cực tìm kiếm và huy

động các nguồn thu khác. Quan trọng nhất là nguồn thu từ học phí. Số thu

học phí tăng đều qua các năm, từ 9,8 tỷ đồng năm 2011 tăng lên 17 tỷ đồng

năm 2013 và tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo. Vì thế, nguồn thu để lại

cũng tăng, tạo điều kiện cho trường có nguồn chi cho giảng dạy, nghiên cứu

và bổ sung thu nhập cho cán bộ, giảng viên, nhân viên [71].

Ngoài nguồn thu học phí, trường cũng có các khoản thu khác từ hoạt

động nghiên cứu khoa học, cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, trường cũng thường

xuyên nhận được nguồn viện trợ từ bên ngoài. Năm 2012 được viện trợ 592 tỷ

đồng. Năm 2013 được viện trợ 2,2 tỷ đồng [71].

Nhà trường đã sử dụng các nguồn lực có sẵn như điều kiện vật chất, đội

ngũ giảng viên để thực hiện da dạng hóa loại hình đào tạo, tổ chức nhiều hình

thức đào tạo gồm chính quy, vừa học vừa làm, đào tạo từ xa, liên kết đào tạo

với nước ngoài. Nhờ đó, qui mô và chất lượng đào tạo tăng lên, đồng thời tạo

thêm được nguồn thu cho trường.

* Cơ chế quản lý chi:

Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội rất quan tâm đến

việc xác lập cơ chế quản lý chi để đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn

lực tài chính. Là đơn vị tài chính cấp 2 hạch toán độc lập, trường được giao

quyền tự chủ tài chính theo cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp

có thu, tự đảm bảo một phần kinh phí chi thường xuyên theo Luật ngân sách

2002, Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, thông tư số 71/2006 của Bộ

Tài chính, thông tư số 81/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát

chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

62

Với nguồn tài chính được ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự

nghiệp ngày càng tăng, nhà trường có cơ chế phân bổ tài chính tập trung

tăng tỷ trọng chi cho hoạt động giảng dạy và học tập, đầu tư mua sắm trang

thiết bị phục vụ đào tạo, cải thiện cơ sở vật chất đáp ứng qui mô đào tạo

ngày càng tăng và đòi hỏi chất lượng đào tạo ngày càng cao. Nhờ thực hiện

tự chủ tài chính, tiết kiệm chi, trường có nguồn quỹ để bổ sung thu nhập cho

cán bộ, viên chức theo nguyên tắc cá nhân, đơn vị có thành tích, có nhiều

đóng góp cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thì sẽ được phân bổ thu nhập tăng

thêm cao hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, cơ chế quản lý tài chính của Trường Đại học

Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng bộc lộ những hạn chế.

Thứ nhất, mặc dù nguồn thu tăng lên nhưng còn chưa nhiều và chưa đa

dạng. Nguồn thu chủ yếu vẫn là dựa vào ngân sách nhà nước cấp và thu học

phí, lệ phí. Các khoản thu khác từ nghiên cứu khoa học, sản xuất và cung ứng

dịch vụ, viện trợ,...rất thấp. Việc không chế trần học phí ở mức thấp khiến cho

học phí chưa thể bù đắp được chi phí giảng dạy, gây khó khăn về nguồn thu

để đầu tư cho giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Thứ hai, cơ chế quản lý chi phân bổ tài chính cho các hoạt động nghiên

cứu khoa học còn thấp, dẫn đến hoạt động nghiên cứu khoa học chưa được

đẩy mạnh.

Thứ ba, chưa có cơ chế thực hiện kiểm soát nội bộ thường xuyên nên

quá trình kiểm soát thu, chi, phân phối các quỹ còn chưa thật hiệu quả.

2.3.1.2. Kinh nghiệm của Trường Đại học Thương mại

Trường Đại học Thương mại là trường đại học công lập trực thuộc Bộ

Giáo dục và Đào tạo. Trường được thành lập từ năm 1960, giai đoạn đầu có

tên là Trường thương nghiệp trung ương (1960-1979), sau đó đổi tên thành

trường đại học thương nghiệp (1979-1994) và từ năm 1994 có tên là Trường

Đại học Thương mại. Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, Trường Đại

63

học Thương mại trở thành một trong những trường đại học hàng đầu trong

đào tạo đại học và sau đại học khối ngành Kinh tế - Quản lý – Kinh doanh.

Trường có trên 700 cán bộ, giảng viên, nhân viên và hơn 20 nghìn sinh viên,

học viên các hệ.

Đóng góp vào quá trình phát triển của Trường là hoạt động tài chính

và quản lý tài chính. Tại trường Đại học Thương mại, công việc này được

thực hiện tập trung tại Phòng Kế hoạch - Tài chính. Đây là bộ phận tham mưu

cho hiệu trưởng nhà trường trong xây dựng cơ chế quản lý tài chính và thực

hiện kế hoạch tài chính của đơn vị. Trường đã ban hành qui chế về chức năng,

nhiệm vụ của Phòng Kế hoạch - Tài chính như sau:

- Xây dựng, trình duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính đáp

ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học, các dự án, chương

trình mục tiêu và các hoạt động khác phục vụ nhiệm vụ chính trị và chuyên

môn của Trường. Phòng có nhiệm vụ xây dựng, tổng hợp trình Hiệu trưởng

phê duyệt kế hoạch tài chính hàng năm và phân bổ theo thời gian của năm các

dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm của Trường.

- Nghiên cứu, xây dựng trình Hiệu trưởng phê duyệt lộ trình thực hiện

quy chế tự chủ tài chính của Nhà trường;

- Tham mưu và thẩm định những giải pháp phát triển và quản lý

nguồn thu từ trong và ngoài ngân sách nhà nước; phối hợp với đơn vị hữu

quan thực hiện việc thu đúng, thu đủ, kịp thời học phí; chi học bổng và trợ

cấp xã hội cho sinh viên, chi bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

- Quản lý, phân bổ các nguồn kinh phí của Trường theo đúng qui định,

thực hiện đầy đủ các qui định tài chính của Nhà nước và của Trường.

Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ tài chính của Nhà

trường và của Trường ban hành nhằm đảm bảo mọi hoạt động tài chính của

Nhà trường theo đúng mục tiêu.

- Căn cứ vào kế hoạch, nhiệm vụ và các hoạt động của Trường để thực

64

hiện các nhiệm vụ chi kịp thời, đầy đủ và tiết kiệm đáp ứng yêu cầu đào tạo,

nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của Trường theo Quy chế chi tiêu

nội bộ;

- Hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thu - chi tài chính của các đơn

vị nhằm đảm bảo sự chỉ đạo tập trung, thống nhất công tác quản lý tài chính.

Ghi chép, lập sổ sách kế toán các hoạt động, lập các báo cáo tài chính định

kỳ; bảo quản, lưu trữ các chứng từ, sổ sách và báo cáo tài chính theo đúng

quy định. Làm đầu mối báo cáo tài chính kế toán với kiểm toán nội bộ của

Trường, với Thanh tra tài chính, Kiểm toán nhà nước, cấp trên theo yêu cầu;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Hiệu trưởng giao.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, lãnh đạo nhà trường đã cùng với

Phòng Kế hoạch - Tài chínhxây dựng cơ chế quản lý tài chính của trường, đặc

biệt tập trung vào cơ chế tự chủ tài chính. Hiện nay, trường Đại học Thương

mại là thực hiện tự chủ một phần tài chính theo Quyết định số 1364/QĐ/ĐTC

ngày 26/3/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cũng như các trường đại học

công lập khác, nguồn thu của Trường Đại học Thương mại bao gồm:

+ Nguồn kinh phí Nhà nước cấp cho sự nghiệp đào tạo và KHCN.

+ Nguồn thu từ học phí, lệ phí theo quy định hiện hành.

+ Nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, nghiên cứu

khoa học,..

+ Các nguồn thu hợp pháp khác.

Với trường Đại học Thương mại, kinh phí nhà nước cấp trong những

năm gần đây đều chiếm dưới 20% tổng nguồn thu và có xu hướng giảm dần.

Trong khi đó, nguồn thu chủ yếu là thu sự nghiệp từ học phí, lệ phí và nghiên

cứu khoa học, chiếm khoảng trên 80%. Nguồn thu khác chỉ chiếm khoảng

5%. Với việc nhà trường tích cực, chủ động tăng thu qua đa dạng hóa các

chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học nguồn thu ngoài ngân sách chiếm

tỷ trọng ngày càng lớn, giảm sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Thu từ

65

học phí, lệ phí chiếm tỷ trọng khoảng 40% thu ngoài ngân sách. Khoảng 50%

thu ngoài ngân sách đến từ hoạt động sự nghiệp và nghiên cứu khoa học.

Trường Đại học Thương mại đã chủ động mở rộng đào tạo qua các hình thức

liên kết đào tạo, đào tại tại chức, liên thông, đào tạo cấp hai bằng,...để tạo

nguồn thu [99].

Với nguồn thu tăng lên, cùng với mức độ tự chủ tài chính tăng lên,

Trường Đại học Thương mại được tự chủ cao hơn trong phân bổ nguồn tài

chính. Để quản lý chi, trường đã ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ theo Quyết

định số 68/QĐ-ĐHTM ngày 22/2/2012 của Hiệu trưởng trường Đại học

Thương mại.

Cơ chế quản lý chi thường xuyên:

Chi thường xuyên là những khoản chi hoạt động theo chức năng,

nhiệm vụ được giao; chi thu phí, lệ phí; chi hoạt động dịch vụ (kể cả thực hiện

nghĩa vụ với NS, trích khấu hao, trả vốn, trả lãi vay). Với chi thường xuyên,

cơ chế quản lý chi như sau:

- Chi thanh toán lương và các khoản phụ cấp lương được chi trả hàng

tháng theo hệ số lương (ngạch bậc, mức phụ cấp,...) do Nhà nước qui định.

Nguồn chi được lấy từ kinh phí ngân sách nhà nước cấp, phần còn thiếu được

đảm bảo từ nguồn thu học phí theo qui định.

- Chi quản lý hành chính: các khoản công tác phí, phí hội nghị, hội

thảo, cước viễn thông, văn phòng phẩm,...theo định mức chi quản lý hành

chính ban hành cụ thể trong Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2012.

- Chi chuyên môn, nghiệp vụ: chi hỗ trợ quản lý điều hành, tuyển sinh,

biên soạn giáo trình, thanh toán vượt giờ,...đều được qui định chi tiết trong

qui chế chi tiêu nội bộ

- Chi trích lập các quỹ. Cuối năm, căn cứ vào chênh lệch thu chi,

trường trích theo qui định tối thiểu 25% vào Quỹ phát triển hoạt động sự

nghiệp, Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi.

66

+ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp được sử dụng để chi đầu tư xây

dựng cơ bản, mua sắm thiết bị, máy móc; bồi dưỡng, đào tạo lại cán bộ, viên

chức, phục vụ đầu tư các công trình sự nghiệp của trường.

+ Quỹ khen thưởng: được sử dụng chi khen thưởng tập thể, cá nhân có

thành tích trong công tác.

+ Quỹ phúc lợi sử dụng để chi phúc lợi vào dịp tết, các ngành lễ, chi

hiếu hỉ, trợ cấp khó khăn, thăm quan nghỉ mát,...

+ Quỹ dự phòng ổn định thu nhập: trích tối đa một tháng lương.

Chi không thường xuyên

Chi không thường xuyên là những khoản chi thực hiện nhiệm vụ khoa

học và công nghệ, đào tạo lại, nhiệm vụ Nhà nước đặt hàng, nhiệm vụ đột

xuất do cấp có thẩm quyền giao, vốn đối ứng dự án nước ngoài, chi tinh giản

biên chế, đầu tư xây dựng cơ bản, chi chương trình mục tiêu quốc gia... Phần

lớn kinh phí chi không thường xuyên được phân bổ cho đào tạo lại cán bộ,

viên chức; cho nghiên cứu khoa học và mua sắm, đầu tư xây dựng cơ bản.

Để đảm bảo thực hiện tốt cơ chế quản lý tài chính, Ban giám hiệu,

Phòng Kế hoạch - Tài chính và các bộ phận có liên quan đã tích cực huy động

nguồn thu, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi theo đúng qui định của pháp luật

và quy chế quản lý tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Kết quả, nhà

trường chủ động được nguồn tài chính để nâng cấp cơ sở vật chất, tăng thu

nhập cho cán bộ, viên chức với tốc độ trung bình 15%/năm. Tuy nhiên, cơ chế

quản lý tài chính của trường vẫn bộc lộ một số hạn chế:

- Thứ nhất, cơ chế quản lý tài chính vẫn dựa vào tăng thu từ nguồn học

phí, lệ phí hệ chính qui và các hệ đào tạo khác, chưa khuyến khích được đa

dạng hóa nguồn thu từ các nguồn ngoài đào tạo như nghiên cứu khoa học, tư

vấn, cung cấp dịch vụ, sản xuất kinh doanh,...

- Thứ hai, việc lập và thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm vẫn có sự

chênh lệch giữa dự toán và chấp hành dự toán. Do thiếu hướng dẫn nên việc

67

tự chủ các nguồn tài chính trong góp vốn, đầu tư, liên kết gặp nhiều lúng túng.

Nguồn tham khảo: Báo cáo về kết quả thực hiện chế độ tự chủ tài

chính của Trường đại học Thương mại (2014).

2.3.2. Kinh nghiệm x y dựng và vận dụng cơ chế quản lý tài

chính của các trƣờng đại học công lập Trung Quốc

Kể từ khi cải cách kinh tế, cùng với thành công kinh tế, các trường đại

học công lập của Trung Quốc cũng vươn lên mạnh mẽ, tạo ra bước nhảy vọt

về chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trong thành công đó có đóng

góp của việc xây dựng và vận hành cơ chế quản lý tài chính phù hợp, thúc đẩy

sự phát triển của các trường.

Các trường đại học công lập của Trung Quốc có nhiều điểm tương

đồng với các trường đại học công lập ở Việt Nam. Tại các trường đại học

công lập ở Trung Quốc, kinh phí từ ngân sách nhà nước vẫn đóng vai trò quan

trọng. Chính phủ Trung quốc xác định Nhà nước phải đi đầu và là nhà đầu tư

lớn nhất cho giáo dục. Chi cho giáo dục đại học của Trung Quốc không

ngừng tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong chi ngân sách cho giáo dục.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đã xây dựng cơ chế để thu hút các nguồn tài chính

ngoài ngân sách cho các trường đại học công lập.

Trước hết, nhiều trường đại học công lập của Trung Quốc mạnh dạn

áp dụng mô hình trường liên danh, trong đó có sự liên kết giữa bộ, ngành

trung ương và chính quyền địa phương hoặc tổ chức nước ngoài là chủ sở hữu

trường. Việc quản lý các trường đại học liên danh sẽ do hội đồng quản trị với

đại diện từ các bên tham gia quyết định. Do đó, các trường đại học công lập

vận hành như mô hình doanh nghiệp cổ phần. Đây là cách vừa giúp thu hút

nguồn tài chính từ bên ngoài, vừa giúp cải thiện quản trị của các trường đại

học công lập.

Thứ hai, một số trường đại học công lập Trung Quốc đã liên kết với

nhau trong hoạt động đào tạo, cung ứng dịch vụ, nghiên cứu khoa học nhờ

68

khai thác tốt nguồn lực của các bên. Bằng cách này, các trường tiết kiệm

được chi phí đầu tư, có thể dùng chung nguồn lực, khai thác tốt tiềm năng

để phát triển.

Thứ ba, phân bổ tài chính của các trường được sử dụng ưu tiên tăng

lương cho giảng viên, giảm chi hành chính. Căn cứ vào tình hình thực tiễn,

các trường chủ động phân bổ kinh phí cho các hoạt động, các đối tượng ưu

tiên, đảm bảo hiệu quả.

Cũng giống Việt Nam, các trường đại học công lập Trung Quốc được

khuyến khích tự chủ tài chính. Ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách, các trường

được chủ động tìm kiếm và huy động các nguồn tài chính và được chủ động

chi tiêu với các nguồn tài chính huy động được. Do có cơ chế quản lý tài

chính phù hợp, các trường đại học ở Trung Quốc đã phát triển nhanh, và trên

một số mặt đã bắt kịp với trình độ của các nước tiên tiến trên thế giới.

2.3.3. Bài học rút ra đối với Trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần Thơ

Từ kinh nghiệm của các trường đại học công lập trong và ngoài nước ở

trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong xây dựng và vận dụng cơ

chế quản lý tài chính cho Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

Thứ nhất, các trường đại học công lập phải tích cực, chủ động xây

dựng và vận dụng cơ chế quản lý tài chính phục vụ cho sự phát triển của

trường trong khuôn khổ pháp luật về quản lý tài chính và tự chủ tài chính và

các qui định có liên quan. Nếu trường nào lãnh đạo quan tâm đến xây dựng cơ

chế quản lý tài chính, có sự năng động, sáng tạo trong vận dụng thì trường đó

sẽ có sự phát triển lành mạnh, không chỉ về tài chính mà về cả hoạt động, vị

thế của trường.

Thứ hai, các trường phải tìm cách tăng thu, đa dạng hóa nguồn thu. Một

cơ chế quản lý tài chính khuyến khích phát triển các nhiều kênh huy động

nguồn lực tài chính sẽ đảm bảo khai thác được tiềm năng, lợi thế của trường

để tạo nguồn thu, từ đó có nguồn để đầu tư phát triển trường đại học hoạt

69

động tốt hơn. Đặc biệt với trường đại học Y là trường đòi hỏi chi phí cho thực

hành, cho nghiên cứu khoa học rất lớn, nếu không có cơ chế quản lý tài chính

phù hợp sẽ khó đảm bảo chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Thứ ba, trong cơ chế quản lý tài chính phải đặc biệt chú ý đến vấn đề

tiền lương và đãi ngộ cho lực lượng giảng viên, nghiên cứu viên. Chức năng,

nhiệm vụ chính của các trường đại học là đào tạo sinh viên, do đó, cần phải

phân bổ nguồn tài chính thích đáng cho đào tạo, đặc biệt là có cơ chế nâng

cao thu nhập cho giảng viên, nghiên cứu viên, khuyến khích giảng viên giảng

dạy tốt, nâng cao trình độ và thực hiện nghiên cứu khoa học. Từ việc nâng

cao chất lượng giảng viên, khuyến khích giảng viên cống hiến cho trường,

chất lượng đào tạo được nâng cao, uy tín và vị thế nhà trường tăng lên, lại có

cơ sở để mở rộng qui mô, thu hút nguồn tài chính, tạo vòng xoáy đưa nhà

trường phát triển.

Thứ tư, xây dựng và hoàn thiện qui chế chi tiêu nội bộ của các trường

đại học làm cơ sở để quản lý chi nội bộ của trường, đặc biệt là chi từ nguồn tài

chính huy động ngoài ngân sách, phân bổ và sử dụng các quỹ tài chính.

70

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ

3.1. KHÁI QUÁT VỀ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ

3.1.1. Sự h nh thành, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của

Trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần Thơ

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ (CTUMP) được thành lập theo quyết

định số 184/2002/QĐ-TTg ngày 25/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ

sở Khoa Y-Nha-Dược của Trường Đại học Cần Thơ (thành lập từ năm 1979).

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ là đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, có tư cách

pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có trụ sở đặt tại thành phố Cần Thơ,

trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học Y Dược

Cần Thơ là cơ sở đào tạo công lập có chức năng đào tạo cán bộ y tế có trình

độ đại học và sau đại học, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về y tế phục vụ

nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân khu vực ĐBSCL; thực hiện nghiên cứu

khoa học trong lĩnh vực y - dược và các lĩnh vực khác có liên quan; kết hợp

đào tạo - nghiên cứu khoa học với sản xuất và dịch vụ khoa học công nghệ.

Ngoài đào tạo và nghiên cứu khoa học, trường còn được giao nhiệm vụ khám

chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của nhân dân, thực hiện các chương trình, dự

án chăm sóc sức khỏe nhân dân theo sự phân công của Bộ Y Tế hoặc các Bộ

ngành có liên quan.

Cơ cấu tổ chức của trường gồm có:

- Đảng ủy

- Ban giám hiệu (hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng);

- Hội đồng khoa học đào tạo trường;

- Các phòng ban chức năng: Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Đào tạo đại

71

học, Phòng Đào tạo sau đại học, Phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc

tế, Phòng Hành chính tổng hợp, Phòng Tài chính kế toán, Phòng Quản trị thiết

bị, Phòng Công tác sinh viên), Phòng khảo thí, Phòng công nghệ thông tin...;

- Các khoa chuyên môn: Khoa Y, Khoa Răng hàm mặt (RHM), Khoa

Dược, Khoa Điều dưỡng và Kỹ thuật y học, Khoa Y tế công cộng (YTCC),

Khoa Khoa học cơ bản (KHCB), Đơn vị Huấn luyện kỹ năng;

- Các đơn vị, trung tâm trực thuộc: Trung tâm đào tạo theo nhu cầu xã

hội, Trung tâm dịch vụ và hỗ trợ sinh viên. Chi tiết cơ cấu tổ chức bộ máy của

Trường được minh họa trong hình 3.1

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức ộ máy Trƣờng đại học Y dƣợc Cần Thơ

Nguồn: [97].

72

Theo báo cáo năm 2015 của phòng Tổ chức cán bộ, tổng số cán bộ,

viên chức của trường, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 là 434 cán bộ cơ hữu

trong đó có 1 giáo sư và 9 phó giáo sư, số giảng viên sau khi qui đổi là 335.

Ngoài số cán bộ cơ hữu, trường còn hợp đồng, mời các cán bộ, bác sĩ có trình độ

chuyên môn cao đang làm việc tại các Sở y tế và các bệnh viện làm công tác

kiêm nhiệm và thỉnh giảng, đưa số cán bộ giảng dạy cơ hữu, cán bộ hợp đồng

giảng dạy, cán bộ kiêm nhiệm và thỉnh giảng sau khi qui đổi là 492 người.

Nhằm đảm bảo các điều kiện đào tạo đại học, không ngừng đổi mới nâng cao

chất lượng dạy và học, bằng các nguồn kinh phí khác nhau và với chính sách

ưu đãi, trường đã tạo điều kiện cho cán bộ học tập và nâng cao trình độ. Tính

đến tháng 8 năm 2017, trường có 74 cán bộ đang học chương trình cao học và

43 cán bộ đang học chương trình tiến sĩ [97].

Từ năm 2005-2009 trường chưa có cơ sở chính, diện tích văn phòng sử

dụng vẫn là tại khoa Y của trường Đại học Cần Thơ. Các hội trường, giảng

đường, phòng thí nghiệm, thư viện chủ yếu thuê mướn từ các đơn vị bên

ngoài, điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học cũng như làm phát

sinh các khoản chi phí thuê mướn cao trong tổng chi phí của trường [92].

Theo báo cáo của Ban quản lý dự án xây dựng trường, đến 31/12/2016

diện tích phòng học và giảng đường đã xây dựng là: 7.578 m2, diện tích hội

trường 265 m2, diện tích các phòng thí nghiệm, thực hành 7.785 m

2, diện

tích thư viện 550 m2.

Tính đến hết năm 2016, trường Đại học Cần Thơ đã xây dựng xong cơ

sở vật chất làm việc cho sáu khoa gồm y, dược, điều dưỡng và kỹ thuật y học,

răng hàm mặt, khoa học cơ bản; 15 phòng ban và một bệnh viện [97].

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Phòng tài chính – kế

toán của Trƣờng đại học Y dƣợc Cần Thơ

Phòng Tài chính – Kế toán của Trường đại học Y dược Cần Thơ có

chức năng tham mưu cho Ban giám hiệu nhà trường trong các vấn đề liên

73

quan đến quản lý tài chính của đơn vị, bao gồm phương hướng, biện pháp, qui

chế quản lý tài chính; thực hiện các quyết định liên quan đến tài chính của

Hiệu trưởng và thực hiện công tác kế toán đúng qui định hiện hành, có hiệu

quả, tiết kiệm, tránh lãng phí.

Phòng có nhiệm vụ cụ thể sau:

- Xây dựng dự toán thu hàng năm từ nguồn kinh phí được cấp, nguồn

tài trợ và các nguồn tự chủ khác.

- Xây dựng dự toán chi thường xuyên hàng năm

- Đề xuất phương hướng, giải pháp cải tiến quản lý tài chính hằng năm,

đề xuất xây dựng, bổ sung, hoàn thiện qui chế chi tiêu nội bộ, qui chế quản lý

tài chính, tự kiểm tra tài chính và công khai tài chính.

- Tổ chức thực hiện dự toán thu, chi, cân đối hàng năm.

- Thực hiện quyết toán tài chính hàng năm, thực hiện đầy đủ công tác

kế toán tài chính theo qui định.

- Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về các vấn đề tài chính, kế toán.

- Phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm về tài chính, kế toán.

Phòng được tổ chức với một trưởng phòng, một phó phòng và các bộ

phận kế toán như sau:

- Kế toán tiền lương, học bổng sinh viên

- Kế toán thanh toán

- Kế toán các khoản thu

- Kế toán kho bạc, ngân hàng

- Kế toán tài sản, vật tư

- Kế toán vốn, thủ quỹ

- Kế toán tổng hợp

- Kế toán trưởng.

74

3.1.3. Hoạt động đào tạo ở Trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần Thơ

Cũng như các trường đại học công lập khác, hoạt động đào tạo tại

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ được tổ chức theo năm học, kéo dài 10

tháng, bắt đầu từ tháng 9 năm trước tới tháng 6 năm sau. Ngoài phân bổ tài

chính từ ngân sách Nhà nước cấp theo năm tài chính, các hoạt động khác ở

trường đều được tổ chức, quản lý và thống kê theo năm học.

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ thực hiện đào tạo theo chương trình

khung đã được Bộ GDĐT ban hành qua Thông tư số 01/2012/TT-BGDĐT

ngày 13 tháng 01 năm 2012. Dựa trên chương trình khung của Bộ GDĐT qui

định, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ xây dựng chương trình giảng dạy,

đào tạo chi tiết cho mỗi chuyên ngành. Chương trình chi tiết là căn cứ để hiệu

trưởng nhà trường đơn vị phê duyệt giờ giảng kế hoạch hàng năm cho từng

khoa chuyên môn và mỗi cán bộ trong khoa thực hiện.

Thời gian đào tạo được tính từ khi sinh viên nhập học đến khi sinh viên

tốt nghiệp. Thời gian đào tạo tùy thuộc vào ngành đào tạo và bậc đào tạo. Bậc

sau đại học thời gian đào tạo là 2 năm để đào tạo thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa

cấp I (BSCK I) và bác sĩ chuyên khoa cấp II (BSCK II); riêng đào tạo bác sĩ

nội trú mất 3 năm. Thời gian đào tạo là 6 năm đối với sinh viên ngành Y,

Răng Hàm Mặt (RHM); 5 năm đối với ngành Dược và 4 năm cho các ngành

cử nhân. Riêng hệ trung cấp, thời gian đào tạo là 2 năm; thời gian đào tạo

nghề là 10 tháng.

Qui mô đào tạo

Đào tạo đại học: Tính đến năm 2017, Trường Đại học Y Dược Cần

Thơ đang được phép đào tạo 5 chuyên ngành là Y, Răng hàm mặt, Dược, Y tế

công cộng, Điều dưỡng và kỹ thuật y học. Trường thực hiện đào tạo đại học

cho cả hệ chính qui và hệ liên thông từ trung cấp lên đại học. Bảng 3.1 thống

kê số lượng sinh viên đào tạo đại học ở trường từ năm học 2009-2010 tới năm

học 2015-2016. Nó cho thấy số lượng sinh viên được đào tạo tăng nhanh, từ

75

khoảng 1400 sinh viên năm học 2009-2010 lên 6.188 sinh viên năm học

2015-2016, tăng hơn 4 lần; trong đó, số sinh viên đào tạo chính qui tăng

khoảng 2 lần (từ 1.154 lên 2.156 sinh viên). Đặc biệt, có thể thấy số sinh viên

đào tạo liên thông và số sinh viên đào tạo chính qui theo địa chỉ sử dụng tăng

rất nhanh trong vài năm gần đây.

Bảng 3.1: Số lƣợng sinh viên đào tạo đại học ở Trƣờng đại học Y dƣợc

Cần Thơ từ năm học 2009-2010 đến năm học 2015-2016

Đơn vị: Người

Diện

đào tạo Hệ đào tạo

Năm học

2009- 2010- 2011- 2012- 2013- 2014- 2015-

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Chính qui Trong ngân sách nhà nước 1.154 1.593 1.730 1.913 2.161 2.029 2.156

Ngoài ngân sách nhà nước - 100 100 100 100 - 113

Theo địa chỉ sử dụng - - - 123 423 951 1.317

Liên thông Trong ngân sách nhà nước 330 480 587 737 1.017 1.146 1.402

Ngoài ngân sách nhà nước - 50 150 150 150 100 -

Theo địa chỉ sử dụng - - - - 350 750 1.200

Tổng cộng 1.484 2.223 2.567 3.023 4.201 4.976 6.188

Nguồn: [92]; [93]; [94]; [95]; [96]; [97].

Những năm đầu mới thành lập trường từ khoa Y-Nha-Dược của trường

Đại học Cần Thơ, trường chỉ tập trung đào tạo bậc đại học với hai hệ chính

qui và liên thông trong chỉ tiêu ngân sách nhà nước giao và một số ít chỉ tiêu

ngoài ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển nguồn nhân lực y

tế, qui mô đào tạo của trường từ năm 2010 đến năm 2016 có sự gia tăng về số

lượng sinh viên ở các bậc đào tạo, hệ đào tạo của từng ngành đào tạo. Ngoài

hệ đào tạo đại học, trường đào tạo cả hệ sau đại học và trung cấp.

76

Bảng 3.2: Số lƣợng học viên sau đại học ở Trƣờng đại học Y dƣợc Cần

Thơ từ năm học 2009-2010 đến năm học 2015-2016

Đơn vị: Người

Diện

đào tạo Hệ đào tạo

Năm học

2009-

2010

2010-

2011

2011-

2012

2012-

2013

2013-

2014

2014-

2015

2015-

2016

Trong ngân

sách nhà

nước

Bác sĩ chuyên khoa I 70 115 30 130 130 260 260

Bác sĩ chuyên khoa II - - - - - 49 49

Cao học - - - - 43 103 100

Bác sĩ nội trú - - - - - 20 40

Theo địa chỉ Bác sĩ chuyên khoa I 30 40 10 - 100 300 500

sử dụng Bác sĩ chuyên khoa II - - - - 49 149 224

Tổng cộng 100 155 40 130 322 881 1.173

Nguồn: [92]; [93]; [94]; [95]; [96]; [97].

Đào tạo sau đại học:

Hiện nay Trường Đại học Y Dược Cần Thơ thực hiện đào tạo bậc sau

đại học hệ chính qui cho cả diện đào tạo trong ngân sách và diện đào tạo theo

nhu cầu của địa phương với 13 mã ngành BSCK I và 4 mã ngành BSCK II

cho các chuyên ngành Y, Y Tế Công Cộng (YTCC), Răng hàm mặt và Dược.

Bảng 3.2 trình bày số lượng học viên sau đại học của trường đến năm học

2015-2016. Bảng 3.2 cho thấy số đào tạo sau đại học chủ yếu tập trung vào

giai đoạn từ năm học 2013-2014 trở về đây. Số lượng đào tạo trình độ cao học

chưa nhiều, chỉ khoảng 100 học viên. Đào tạo sau đại học chủ yếu là đào tạo

bác sĩ chuyên khoa cấp I và chuyên khoa cấp II cả theo ngân sách nhà nước

và theo địa chỉ sử dụng (hơn 1000 học viên vào năm học 2015-2016).

Đào tạo trung cấp:

Trường đào tạo trung cấp cho cả hệ chính qui và vừa làm vừa học theo

diện ngoài chỉ tiêu ngân sách nhà nước. Hiện tại, Bộ Y Tế giao nhiệm vụ đào

tại trung cấp và đào tạo nghề cho trường theo chỉ tiêu hàng năm là 300 cho

77

đào tạo nghề và 150 chỉ tiêu cho các mã ngành trung cấp - riêng năm 2014 chỉ

tiêu đào tạo trung cấp là 400.

Đào tạo nghề, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn:

Ngoài các hoạt động đào cấp bằng, trường còn mở các loại hình đào

tạo, bồi dưỡng ngắn hạn với thời gian từ 3 đến 9 tháng nhằm mục đích nâng

cao tay nghề hoặc chuẩn hóa kiến thức để học viên có thể học các chuyên

ngành sau đại học. Loại hình dịch vụ đào tạo theo nhu cầu này không phải xin

phép chỉ tiêu từ Bộ GDĐT, tuyển sinh dựa trên nhu cầu thực tế của xã hội, thí

sinh không thi đầu vào và được gọi nhập học theo hình thức xét tuyển. Nguồn

thu từ các khóa đào tạo ngắn hạn theo nhu cầu của người học là khoản thu

khác, không được tính vào khoản thu học phí hay kinh phí đào tạo của trường.

3.2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TRƢỜNG ĐẠI

HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ là đơn vị sự nghiệp công lập có thu.

Từ năm 2007 đến nay, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ thực hiện cơ chế tự

chủ về tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006

của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2198/QĐ-BYT ngày 19/6/2007 của

Bộ Y tế về thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo Nghị

định 43/2006/NĐ-CP và Thông tư số 1/2006/TT-BTC ngày 9 tháng 8 năm

2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43 của Chính phủ.

Trường là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động

theo phân loại tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Do đó, cơ chế quản lý tài chính

của trường được xây dựng dựa trên các qui định pháp luật có liên quan cho

đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động.

3.2.1. Thực trạng cơ chế quản lý thu

3.2.2.1. Cơ chế quản lý thu từ ngân sách nhà nước

Cũng nhiều các trường đại học công lập khác, Trường Đại học Y Dược

Cần Thơ vẫn phải dựa chủ yếu vào nguồn thu từ ngân sách nhà nước. Bên

78

cạnh đó, trường cũng đã bước đầu nỗ lực thu hút nguồn thu ngoài ngân sách

qua hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và hoạt động sự nghiệp khác.

Trước khi có Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, cơ chế quản lý

tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu được thực hiện theo Nghị định

10/2002/NĐ-CP của Chính phủ. Trong lĩnh vực đào tạo, Nghị định 10 đã tạo

điều kiện cho các cơ sở đào tạo công lập có quyền chủ động khai thác các

nguồn thu theo đúng quy định của pháp luật, tận dụng các tiềm năng sẵn có

như cơ sở vật chất, đội ngũ khoa học, cán bộ giảng dạy để mở rộng quy mô và

nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, sau 4 năm thực hiện, Nghị định

10/2002/ND-CP bộc lộ nhiều hạn chế và được thay thế bằng Nghị định

43/2006/NĐ-CP. Nghị định 43 đã quy định khá chi tiết và cụ thể hơn quyền

tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế

và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, đồng thời mở rộng quyền tự

chủ hơn so với trước. Trong phạm vi thời gian nghiên cứu thực trạng của luận

án, cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ vận hành dựa

trên cơ sở Nghị định 43/2006/NĐ-CP.

Theo Luật Ngân sách Nhà nước 2002, Nghị định 43/2006/NĐ-CP và

các quy định khác của Chính phủ, cơ chế cấp ngân sách nhà nước cho Trường

Đại học Y Dược Cần Thơ cũng giống như các trường đại học khác có bộ chủ

quản không phải là Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nguồn kinh phí Nhà nước cấp

cho hoạt động của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ được cấp qua Bộ Y tế là

cơ quan chủ quản của trường, bao gồm:

- Kinh phí thường xuyên: đây là khoản kinh phí cấp thường xuyên cho

trường phục vụ chi lương và một số khoản chi thường xuyên khác. Việc quản

lý nội dung chi của trường dựa trên nguồn kinh phí này phải tuân thủ chặt chẽ

theo Luật Ngân sách Nhà nước và cơ chế quản lý tài chính hiện hành.

- Kinh phí cho chi đầu tư phát triển nhằm đầu tư xây dựng cơ sở vật

chất, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc phục vụ trực tiếp cho giảng dạy và

79

học tập, đầu tư cho các phòng thí nghiệm…

- Kinh phí cho chi chương trình mục tiêu: Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào

tạo phối hợp với Bộ Tài chính giao chỉ tiêu kinh phí, nhằm tăng cường trang

thiết bị giảng dạy, học tập, chi biên soạn chương trình, giáo trình…

Bộ Y tế là bộ chủ quản của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và là đơn

vị tài chính cấp trên, cấp nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước cho Trường

Đại học Y Dược Cần Thơ. Kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp và ngoài ngân

sách nhà nước của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ được thống kê trong

Bảng 3.3. Bảng 3.3 cho thấy, nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho Đại học Y

Dược Cần Thơ tăng dần qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng

nguồn thu của trường. Trong 7 năm (từ 2009-2016) nguồn kinh phí từ ngân

sách Nhà nước cấp cho trường tăng từ 22,4 tỷ đồng năm 2012, năm 2013 là

27,1 tỷ đồng, đến năm 2016 là 86 tỷ đồng. Nguồn tài chính từ ngân sách Nhà

nước đặc biệt tăng nhanh sau năm 2013 (Bảng 3.3).

Bảng 3.3: Nguồn ng n sách Nhà nƣớc cấp cho

Trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần Thơ giai đoạn 2009-2016

Đơn vị: Tỷ đồng

Nội dung

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Số

tiền %

Số

tiền %

Số

tiền %

Số

tiền %

Số

tiền %

Số

tiền %

Số

tiền % Số tiền %

Thu từ

NSNN 15,9 78,3 19,7 79,4 21,2 76,3 22,4 66,7 27,1 67,4 40 61,4 71,3 74,5 86 79,4

Thu

ngoài

NSNN

4,4 21,7 5,1 20,6 6,6 23,7 11,2 33,3 13,1 32,6 25,1 38,6 24,4 25,5 22,3 20,6

Tổng NS 20,3 100 24,8 100 27,8 100 33,6 100 40,2 100 65,1 100 95,1 100 108,3 100

Nguồn: [92]; [93]; [94]; [95]; [96]; [97].

Tỷ trọng thu từ ngân sách Nhà nước trong tổng thu của Trường Đại học

Y Dược Cần Thơ có sự thay đổi qua các năm. Ban đầu, tỷ trọng thu từ ngân

sách giảm dần từ mức 78% xuống thấp nhất là 61% trong năm 2014. Tuy

nhiên, từ năm 2015 đến nay, tỷ trọng thu từ ngân sách nhà nước lại tăng trở

80

lại, chiếm tới gần 80% vào năm 2016 (Bảng 3.3). Nguyên nhân là do trong 2

năm 2015, 2016 thu ngoài ngân sách nhà nước không tăng, thậm chí giảm

nhẹ, trong khi đó, nguồn thu từ ngân sách nhà nước lại tăng mạnh. Điều đó

cho thấy ngân sách nhà nước vẫn là nguồn tài chính chủ yếu của Trường Đại

học Y Dược Cần Thơ hiện tại và trong vài năm tới.

Nguồn thu từ NSNN cấp cho trường chủ yếu phục vụ chi thường xuyên

và chi không thường xuyên như chi cho xây dựng cơ bản, chi cho mua sắm

trang thiết bị dạy học. Trong đó, nguồn ngân sách Nhà nước cấp chi lương

chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là chi cho nghiệp vụ chuyên môn đào tạo.

Nguồn ngân sách tăng đã phần nào đáp ứng nhu cầu của nhà trường, phục vụ

chi thường xuyên và một phần đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, góp phần nâng

cao chất lượng đào tạo và NCKH.

3.2.2.2. Cơ chế quản lý nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nước

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ là đơn vị sự nghiệp có thu. Do đó,

bên cạnh nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp, trường đã xây dựng cơ chế

quản lý tài chính nhằm tìm kiếm, khai thác, huy động các nguồn thu ngoài

ngân sách. Trường đã ban hành và thực hiện định mức thu sự nghiệp phù hợp

với thực tế trên nguyên tắc lấy thu bù chi và có tích luỹ.

Trong bối cảnh đẩy mạnh tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp có

thu hiện nay, đặc biệt là đối với các cơ sở Giáo dục và Đào tạo, việc da dạng

hoá nguồn thu là một hướng đi quan trọng trong đổi mới cơ chế quản lý tài

chính ở các đơn vị, nhằm tăng nguồn thu và đảm bảo tính bền vững trong tài

chính của các trường đại học công lập, trong đó có Trường Đại học Y Dược

Cần Thơ. Việc Nhà nước cho phép thu học phí, mở rộng các loại hình đào tạo,

thực hiện một số chức năng ngoài đào tạo như ứng dụng và chuyển giao khoa

học kỹ thuật, cung cấp dịch vụ …đã tạo điều kiện cho các trường đại học

công lập tăng nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nước. Trong xu thế mở rộng tự

chủ tài chính, đây sẽ ngày càng đóng vai trò là nguồn tài chính quan trọng đối

81

với sự phát triển của các trường đại học công lập.

Đối với Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, ngay khi Nghị định

43/2006/NĐ-CP ra đời, nhà trường đã chủ động xây dựng cơ chế triển khai

các hoạt động đào tạo ngoài chỉ tiêu, chẳng hạn như đào tạo, bồi dưỡng

nghiệp vụ y dược cho các học viên có nhu cầu tại các địa phương trong vùng

Đồng bằng sông Cửu Long. Hàng năm, trường đào tạo hàng trăm dược tá, bồi

dưỡng các y tá, bác sĩ cho các địa phương nhằm vừa mở rộng hoạt động, vừa

tạo nguồn thu bổ sung cho trường. Bên cạnh đó, Trường Đại học Y Dược Cần

Thơ còn có các nguồn thu từ dịch vụ khám, chữa bệnh và các dịch vụ khác.

Nhờ đó, nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nước của trường không ngừng tăng

lên. Giống như phần lớn các trường đại học công lập ở nước ta hiện nay, Các

khoản thu ngoài ngân sách Nhà nước ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ chủ

yếu là từ thu phí và lệ phí, thu từ các hoạt động dịch vụ và thu từ các hoạt

động sự nghiệp khác (xem Bảng 3.4).

Bảng 3.4: Nguồn thu ngoài ng n sách Nhà nƣớc của

Trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần Thơ giai đoạn 2009 - 2016

Đơn vị tính số thu: Tỷ đồng

Tên nguồn

thu

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Số

thu %

Số

thu %

Số

thu %

Số

thu %

Số

thu %

Số

thu %

Số

thu %

Số

thu %

Tổng số thu

ngoài NSNN 4,4 100 5,1 100 6,6 100 11,2 100 13,1 100 25,1 100 24,4 100 22,3 100

Thu học phí,

lệ phí 3,8 86,36 4,2 82,35 5,5 83,33 10,2 91,07 11,4 87,02 14 56 13,4 55 13 58

Thu từ hoạt

động dịch vụ 0,4 9,09 0,5 9,80 0,7 10,60 0,8 7,14 1,2 9,16 9 36 8,5 35 7 31

Thu sự

nghiệp khác 0,2 4,55 0,4 7,85 0,4 6,07 0,2 1,79 0,5 3,82 2,1 8 2,5 10 2,3 11

Nguồn: [92]; [93]; [94]; [95]; [96]; [97].

Đối với các khoản thu học phí và lệ phí, nhà trường thực hiện thu học

phí theo Thông tư số 54/1998/TTLT-BGD-BTC ngày 31/8/1998 và Thông tư

82

số 46/2001/TTLT BTC-BGD ngày 20/6/2001 của Bộ Giáo dục v& đào tạo và

Bộ Tài chính, Nghị định 49/2010/NĐ-CP và Nghị định 86/2015/NĐ-CP của

Chính phủ. Đây là các văn bản pháp lý qui định về mức thu học phí của các

trường đại học công lập. Căn cứ vào qui định này, Hiệu trưởng Trường Đại

học Y Dược Cần Thơ qui định mức thu cụ thể hàng năm, thường là mức tối

đa pháp luật cho phép.

Các khoản thu lệ phí tuyển sinh của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

được thu theo Quyết định số 1310/2009/QĐ-TTg ngày 21/8/2009 của Thủ

tướng Chính phủ về việc điều chỉnh khu thu học phí các cơ sở giáo dục năm

2009-2010, Thông tư liên tịch số 21/2010/TTLT-BTC-BGDDT, Thông tư

liên tịch số 40/2015/TTLT-BTC-BGDDT của Liên bộ Tài chính và Giáo dục

và đào tạo về chế độ thu và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) và

các văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn thực hiện. Trên cơ sở các qui định

pháp luật, hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ qui định mức thu lệ

phí tuyển sinh của trường.

Bảng 3.4 cho thấy, nguồn thu ngoài ngân sách của trường, trong đó có

thu từ học phí, lệ phí tăng nhanh hàng năm và có triển vọng sẽ tiếp tục tăng

cao do nhu cầu ngày càng tăng về đào tạo y, dược cũng như nhu cầu khám

chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Khoản thu từ học phí và lệ phí hàng năm chiếm phần lớn các khoản thu ngoài

ngân sách. Trong đó, giai đoạn trước năm 2014, thu từ học phí, lệ phí chiếm

tới hơn 80% nguồn thu ngoài ngân sách của Trường Đại học Y Dược Cần

Thơ, thậm chí như năm 2012, chiếm tới 91% nguồn thu ngoài ngân sách. Giai

đoạn từ 2014 tới nay, tỷ trọng nguồn thu từ học phí, lệ phí giảm, chỉ còn

chiếm từ 54-58% tổng thu ngoài ngân sách do tỷ trọng thu từ hoạt động dịch

vụ và thu sự nghiệp khác tăng lên. Điều này thể hiện nỗ lực của nhà trường

trong việc tìm kiếm và mở rộng nguồn thu, đa dạng hóa các nguồn thu ngoài

học phí, lệ phí.

83

Thu từ hoạt động dịch vụ là nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước lớn

thứ 2 sau thu từ học phí, lệ phí. Thu dịch vụ của Trường Đại học Y Dược Cần

Thơ chủ yếu là từ hoạt động khám, chữa bệnh, khám sức khoẻ, giữ xe và một

số dịch vụ khác, trong đó, tổng thu và tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ tăng

nhanh những năm gần đây chủ yếu là từ do tăng thu từ dịch vụ khám, chữa

bệnh. Các khoản thu sự nghiệp khác phần lớn là thu từ hợp đồng liên kết đào

tạo với các địa phương mở các lớp đào tạo cử nhân Y, dược, cử nhân điều

dưỡng, bồi dưỡng chứng chỉ chuyên khoa cấp 1 cho cán bộ ngành y tế của các

tỉnh đồng bằng sông Cửu Long…Ngoài ra, hàng năm, Trường Đại học Y

Dược Cần Thơ mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn như đào tạo dược tá,

đào tạo kỹ thuật siêu âm, tổ chức ôn tập thi đầu vào cho học viên nộp hồ sơ

thi vào trường… Nhờ có cơ chế mở rộng hoạt động và cơ chế quản lý tài

chính thu ngoài ngân sách tương đối hợp lý nên các khoản thu sự nghiệp khác

cũng tăng nhanh và có tỷ trọng ngày càng cao, đặc biệt từ năm 2014 trở lại

đây (Bảng 3.4).

Thu ngoài ngân sách cải thiện trong những năm gần đây cho thấy bên

cạnh việc thực hiện tốt chức năng đào tạo theo chỉ tiêu mà Bộ Y tế quy định,

Trường đã có cơ chế quản lý tài chính tương đối phù hợp để phát huy nội lực,

sử dụng năng lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên, trang thiết bị, cơ sở vật chất

của trường để tăng thu. Bên cạnh lợi ích tài chính là tăng nguồn thu, cải thiện

thu nhập cho cán bộ, viên chức và đầu tư trở lại cho đào tạo và nghiên cứu

khoa học, cho xây dựng cơ sở vật chất thì việc mở rộng đào tạo, cung cấp các

dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người dân còn góp phần nâng cao trình độ

chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm của giảng viên và học viên của trường,

đồng thời góp phần chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong vùng đồng bằng

sông Cửu Long.

Nhìn chung, tổng thu của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ tăng đều

qua các năm học với tốc độ tăng cao. Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp vẫn

84

tăng bình quân 10% qua các năm, phù hợp với chỉ tiêu tuyển sinh được giao

tăng bình quân 10% /năm. Số lượng sinh viên đào tạo theo địa chỉ sử dụng tăng

từng năm, chủ yếu ở ngành Y và ngành Dược, các ngành có thời gian đào tạo

từ 5 đến 6 năm nên thời điểm năm 2011 số lượng sinh viên này chưa ra trường

nên kinh phí thu được tăng (không phải trừ đi số sinh viên tốt nghiệp). Từ năm

2009 đến năm 2011 nguồn thu theo địa chỉ và thu học phí tăng vọt, cụ thể

chiếm 61% trong tổng số thu. Tuy nhiên đến thời điểm từ năm 2014 trở đi, nếu

chỉ tiêu đào tạo theo ĐCSD được giao không có sự biến đổi nhảy vọt thì tỷ lệ

nguồn thu này sẽ giảm trong cơ cấu tổng nguồn thu [92]; [96].

Bảng 3.5: So sánh tỷ lệ tăng trƣởng tổng thu của trƣờng từ năm học

2009-2010 đến năm học 2015-2016

Năm học Chênh lệch

Năm 2010/2009 +52%

Năm 2011/2010 +11%

Năm 2012/2011 +22%

Năm 2013/2012 +71%

Năm 2014/2013 +68%

Năm 2015/2014 +35%

Nguồn: [92]; [93]; [94]; [95]; [96]; [97].

Thu từ học phí của sinh viên chiếm khoảng 20% tổng thu. Nguồn thu

này phụ thuộc vào số lượng sinh viên nhập học - giống như nguồn từ NSNN

cấp - nhưng định mức thu thay đổi tùy theo qui định của Chính phủ qua từng

giai đoạn. Nếu xét về mức độ đóng góp của từng ngành đào tạo trong tổng thu

của trường, có thể thấy đào tạo ngành Y luôn giữ vai trò quan trọng trong hoạt

động của trường với số lượng sinh viên hệ đại học và sau đại học đông nhất.

Do đó, nếu xét cơ cấu thu theo ngành đào tạo, thu do ngành Y đóng góp vào

ngân sách trường chiếm khoảng 50%. Với ngành Dược, trường đào tạo cả hệ

chính qui và liên thông ở bậc đại học. Đến năm 2011, ngành Dược mở thêm

85

các mã ngành đào tạo sau đại học nên mức thu chiếm khoảng 23,1% cơ cấu

thu của toàn trường. Riêng ngành răng-hàm-mặt (RHM), nhà trường chỉ đào

tạo hệ chính qui, chưa mở rộng đào tạo liên thông nên số lượng sinh viên ít,

dẫn đến các khoản thu còn hạn chế. Các ngành đào tạo mới thành lập từ năm

2010 như ngành y tế công cộng (YTCC), ngành Điều Dưỡng và Kỹ Thuật Y

Học, số lượng sinh viên còn ít nên chưa thể tăng nguồn thu.

Tuy nhiên, nhìn vào các số liệu huy động nguồn thu trong những năm

qua của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, ta thấy có những bất cập:

- Một là, thu từ nguồn ngân sách nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ cao trong

tổng thu của nhà trường (từ 61-80%) và chưa thể hiện rõ xu hướng giảm.

Trong bối cảnh ngân sách nhà nước đang căng thẳng, bội chi ngân sách và nợ

công cao, việc Nhà nước vẫn cấp ngân sách tăng liên tục cho trường, một mặt,

thể hiện sự quan tâm lớn của Nhà nước đối với việc đào tạo bác sĩ, cán bộ y

dược cho đồng bằng sông Cửu Long, nhưng mặt khác, nó cho thấy cơ chế

quản lý thu của trường vẫn còn hạn chế, phụ thuộc nhiều vào ngân sách nhà

nước và chưa khai thác được nhiều nguồn thu ngoài ngân sách. Nếu so sánh

với nhiều trường đại học khác thì tỷ trọng thu từ ngân sách của Trường Đại

học Y Dược Cần Thơ vào loại cao. Ví dụ, thu từ ngân sách chỉ chiếm khoảng

20-30% tổng thu của Trường đại học Xây dựng, 24-33% của Trường đại học

giao thông vận tải, 25-47% của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong giai

đoạn 2011 – 2013 và tỷ lệ này còn giảm trong những năm gần đây [41]. Nhà

trường chưa có cơ chế thích hợp để đẩy mạnh hơn nữa tự chủ hoạt động và tự

chủ tài chính, chủ động khai thác mạnh mẽ nguồn thu bổ sung ngoài ngân

sách nhà nước. Số liệu cho thấy thu ngoài ngân sách nhà nước có dấu hiệu

chững lại, thậm chí giảm nhẹ trong 2 năm gần đây, chứng tỏ nhà trường đang

gặp khó khăn trong tăng thu, chưa tìm ra được cơ chế, biện pháp thích hợp để

tăng thu ngoài ngân sách.

- Hai là, thu từ học phí đóng góp của người học vẫn là nguồn thu sự

86

nghiệp chủ yếu của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Mặc dù những năm

gần đây, tỷ trọng các nguồn thu sự nghiệp khác đã tăng lên trong tổng thu

ngoài ngân sách, nhưng thu từ học phí, lệ phí vẫn chiếm hơn 50%. Tuy nhiên,

nguồn thu từ học phí, lệ phí bị hạn chế, khó có thể tăng nhanh khi qui mô đào

tạo do bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm soát và những năm tới nhiều khả

năng sẽ không tăng nhiều. Mặt khác, năng lực đào tạo, đội ngũ giảng viên

cũng giới hạn qui mô đào tạo của nhà trường. Trong khi đó, mức học phí vẫn

phải thực hiện theo khung định mức do Chính phủ quy định hàng năm. Do đó,

trường khó có thể dựa vào thu học phí đào tạo để mở rộng nguồn thu.

- Ba là, các nguồn thu sự nghiệp khác, dù tăng khá vào năm 2014,

nhưng chững lại hai năm gần đây, chứng tỏ việc tăng thu từ nguồn sự nghiệp

khác cũng rất khó khăn. Các nguồn thu sự nghiệp khác và thu khác của

Trường mới chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn thu. Nguồn viện trợ, biếu

tặng không đáng kể, cũng chưa được theo dõi, quản lý chặt chẽ theo yêu cầu

của công tác quản lý tài chính.

Bảng 3.6: Dự toán và quyết toán thu ở trƣờng đại học Y dƣợc Cần Thơ

Đơn vị tính: %

Năm Dự toán Quyết toán Chênh lệch %

2009 19.5 20.3 4.1

2010 22.6 24.8 9.7

2011 25.9 27.8 7.3

2012 32.1 33.6 4.7

2013 38.8 40.2 3.6

2014 64.3 65.1 1.2

2015 97.2 95.1 (2.2)

2016 110.5 108.3 (2.0)

Nguồn: [92]; [93]; [94]; [95]; [96]; [97].

Chính vì những bất cập này cũng thể hiện ở năng lực lập dự toán thu.

Do không dự báo được khả năng thu từ các nguồn ngoài ngân sách chính xác

nên giữa dự toán và thực hiện dự toán thu có sự chênh lệch, từ đó làm ảnh

87

hưởng tới việc thực hiện dự toán chi ở Trường đại học Y dược Cần Thơ.

Những điểm này phản ánh cơ chế quản lý tài chính nói riêng, cơ chế

hoạt động nói chung của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ còn nhiều hạn

chế, còn mang nặng tính bao cấp của Nhà nước, chưa phát huy được sự chủ

động, sáng tạo trong tìm kiếm, khai thác nguồn thu của nhà trường.

Bảng 3.7: Tiềm năng tăng thu từ các nguồn ngoài ng n sách nhà nƣớc

của Trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần Thơ

Đơn vị tính: %

Nguồn thu Tỷ lệ nh chọn

Học phí, lệ phí 11,2

Dịch vụ đào tạo, liên kết đào tạo, tư

vấn theo hợp đồng

27,4

Dịch vụ khám, chữa bệnh 56,9

Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ 3,8

Khác 0,7

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra xã hội học với cán bộ, viên chức của Đại

học Y Dược Cần Thơ của tác giả.

Qua khảo sát các cán bộ, viên chức của Trường Đại học Y Dược Cần

Thơ, đa số người được hỏi cho rằng tốc độ phát triển nguồn thu nhìn chung

khá tốt (62,6% người được hỏi), trong khi chỉ có 9,3% cho rằng kết quả huy

động nguồn thu không tốt lắm. Số cán bộ, viên chức đánh giá rất tốt hoặc rất

kém không đáng kể. Về những nguồn thu ngoài ngân sách mà nhà trường có

tiềm năng tăng thu, tác giả nhận thấy đa số người được hỏi chọn thu dịch vụ

khám, chữa bệnh là nguồn tăng thu tiềm năng nhất (56,9%), tiếp theo là thu từ

dịch vụ đào tạo, liên kết đào tạo, tư vấn theo hợp đồng. Tăng thu từ học phí, lệ

phí chỉ 11,2% cán bộ, viên chức bình chọn (Bảng 3.6). Điều đó cũng có nghĩa

là theo cán bộ, viên chức nhà trường trong những năm qua, mặc dù nguồn thu

tăng trưởng khá, trường chưa có cơ chế quản lý tài chính phù hợp để khai thác

88

tốt các nguồn thu có tiềm năng tăng thu.

Lý giải nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong khai thác và mở rộng

nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ,

cán bộ, viên chức được hỏi cho rằng nguyên nhân lớn nhất là cơ chế quản lý tài

chính của Nhà nước đã hạn chế khả năng của Trường. Bên cạnh đó, việc nhà

trường có phần ỷ lại vào ngân sách, chưa có sự chủ động, sáng tạo; và việc

trường mới được thành lập, có những khó khăn nhất định trong mở rộng nguồn

thu cũng là các nguyên nhân quan trọng, có nhiều cán bộ, viên chức lựa chọn.

Bảng 3.8: Nguyên nh n chính hạn chế việc khai thác, mở rộng nguồn thu

ngoài ng n sách nhà nƣớc của Trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần Thơ

Đơn vị tính: %

Nguyên nhân Tỷ lệ nh chọn

Do cơ chế, chính sách của Nhà nước 44,8

Do trường mới thành lập 22,3

Do trường còn ỷ lại vào ngân sách, chưa năng động 29,1

Nguyên nhân khác 3,8

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra xã hội học với cán bộ, viên chức của Đại

học Y Dược Cần Thơ của tác giả

3.2.3. Thực trạng cơ chế quản lý chi

So với quản lý thu, quản lý chi phức tạp hơn vì có nhiều khoản mục chi

khác nhau. Ngay từ khi thành lập, nhà trường đã chủ động xây dựng cơ chế

quản lý chi để đảm bảo tuân thủ các qui định pháp luật, quản lý chi hiệu quả,

tiết kiệm. Để quản lý chi trong đơn vị, căn cứ vào các qui định của pháp luật

và cụ thể hóa việc thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, từ

tháng 1 năm 2011, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã ban hành qui chế chi

tiêu nội bộ. Qui chế này bao gồm các qui định, chế độ, tiêu chuẩn, định mức

chi của Trường đối với các nguồn tài chính được tự chủ, tự chịu trách nhiệm

theo qui định của Nghị định 43/2006/NĐ-CP đối với đơn vị sự nghiệp đảm

89

bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên. Mục tiêu của quy chế chi tiêu

nội bộ là nhằm đảm bảo cho Trường Đại học Y Dược Cần Thơ hoạt động và

hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, chi tiêu hợp lý, hiệu quả, phù hợp với

chức năng, nhiệm vụ của trường, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tiêu

cực, thực hiện công khai, dân chủ trong quản lý chi tiêu, góp phần tăng thu

nhập cho cán bộ, viên chức, người lao động và thúc đẩy sự phát triển toàn

diện của trường.

Quy chế chi tiêu nội bộ được áp dụng đối với các khoản chi được lấy từ

nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp và nguồn kinh phí huy động ngoài

ngân sách theo qui định:

- Kinh phí ngân sách Nhà nước cấp cho các hoạt động thường xuyên;

- Học phí của sinh viên, học viên thuộc các chương trình đào tạo chính

quy và không chính quy do Nhà nước quy định mức học phí;

- Lệ phí tuyển sinh theo quy định của Pháp lệnh phí và lệ phí;

- Khấu hao tài sản công dùng cho hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ;

- Chênh lệch thu - chi thanh lý tài sản công;

- Các khoản thu được để lại theo quy định của Nhà nước;

- Các khoản thu sự nghiệp từ dịch vụ đào tạo theo hợp đồng ngoài ngân

sách, bồi dưỡng ngắn hạn, dịch vụ khám chữa bệnh, liên kết đào tạo trong và

ngoài nước, cung ứng dịch vụ nghiên cứu, thí nghiệm, ...

Đối với các khoản chi từ nguồn thu sự nghiệp khác, được quản lý theo

quy chế riêng, phù hợp với tính chất của loại hình hoạt động.

Từ năm 2007 đến nay, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã nghiên cứu

xây dựng các quy định, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo tinh thần của

Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, tổ chức lấy ý kiến đóng góp rộng

rãi trong toàn thể cán bộ viên chức. Quy chế chi tiêu nội bộ được ban hành

thực hiện từ tháng 1 năm 2008. Sau đó, năm 2011, Quy chế chi tiêu nội bộ

mới được ban hành theo Quyết định 11/QĐ-ĐHYDCT ngày 11/1/2011 của

90

Hiệu trưởng nhà trường. Quy chế này tiếp tục được sửa đổi theo Quyết định

số 1274/ ngày 27/10/2011.

Theo quy chế chi tiêu nội bộ của Trường, các nội dung chi sau đây phải

thực hiện đúng các qui định, định mức chi của Nhà nước hiện hành:

- Chi theo tiêu chuẩn, định mức về trang bị, sử dụng xe ô tô; chi theo

tiêu chuẩn về nhà ở làm việc; chi chế độ công tác nước ngoài; chế độ tiếp

khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam; chi mua sắm theo tiêu

chuẩn, định mức trang thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan; chi cho tiêu

chuẩn, định mức trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động;

- Chi từ các nguồn kinh phí của chương trình mục tiêu quốc gia, kinh

phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức, kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột

xuất cấp có thẩm quyền giao, kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa

học cấp Nhà nước, cấp bộ, ngành, kinh phí thực hiện tinh giản biên chế, chi

vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đối ứng các dự án, vốn viện trợ thuộc ngân

sách Nhà nước, kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt

động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Để quản lý chi tiêu chặt chẽ, hiệu quả, Trường Đại học Y Dược Cần

Thơ đã xây dựng cơ chế quản lý chi tiêu theo 4 nhóm chi: 1) Chi thanh toán

cho cá nhân; 2) Chi nghiệp vụ chuyên môn, 3) Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài

sản cố định; và 4) Chi thường xuyên khác theo quy định của Thông tư số

79/2003/BTC ngày 13/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý,

cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước và các qui

định pháp luật khác có liên quan.

Bảng 3.8 thống kê chi tiêu của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ

năm học 2009-2010 tới năm học 2015-2016 theo 4 nhóm mục chi. Có thể thấy

qui mô và tỷ trọng chi của 4 nhóm có sự biến động lớn qua các năm, ngoại trừ

chi thanh toán cá nhân tăng đều. Đặc biệt, chi mua sắm tài sản cố định tăng

mạnh từ 2014 đến nay và chi khác tăng mạnh trong năm học 2014-2015.

91

Bảng 3.9: Chi tiêu của Trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần Thơ từ năm học

2009-2010 đến năm học 2015-2016

Đơn vị tính: nghìn đồng

Nhóm mục chi

Năm học

2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 2014-2015 2015-2016

I. Chi thanh

toán cá nhân 5.431.764 6.878.420 8.514.457 11.481.960 14.174.071 16.214.632 18.542.312

II. Chi nghiệp

vụ chuyên môn 5.455.167 8.364.443 8.135.993 9.383.383 15.878.562 16.568.324 37.228.648

III. Chi mua

sắm, sửa chữa

lớn TSCĐ

148.781 2.071.096 2.031.371 938.620 291.126 7.580.336 7.753.905

IV. Chi khác 782.645 556.957 817.427 2.017.539 10.263.206 22.053.545 9.511.171

Tổng cộng 11.818.357 17.870.916 19.499.248 23.821.502 40.606.965 62.416.837 73.036.036

Nguồn: [92]; [93]; [94]; [95]; [96]; [97].

Hình 3.2 thống kê tỷ trọng các khoản chi của Trường Đại học Y Dược

Cần Thơ theo 4 nhóm. Nhìn chung, các nhóm chi có tỷ trọng không ổn định

trong tổng chi. Chi thanh toán cá nhân và chi nghiệp vụ chuyên môn là 2 nhóm

chi lớn nhất và cũng là các khoản chi thực hiện thường xuyên. Mỗi nhóm chi

đều được Trường Đại học Y Dược Cần Thơ xây dựng qui chế quản lý riêng.

Hình 3.2: Cơ cấu chi của Trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần Thơ từ năm học

2009-2010 đến năm học 2015-2016

Nguồn: [92]; [93]; [94]; [95]; [96]; [97].

92

Quản lý chi thanh toán cá nhân

Chi thanh toán cá nhân bao gồm chi tiền lương, các khoản phụ cấp tính

theo lương, tiền thưởng và các khoản thanh toán bảo hiểm ... Theo quy chế

quản lý tài chính nội bộ ban hành năm 2011 của Trường Đại học Y Dược Cần

Thơ, mức chi lương hàng tháng cho cán bộ, viên chức của trường được thực

hiện theo quy định của Nhà nước. Mức chi lương cụ thể phụ thuộc vào ngạch

bậc của cán bộ, viên chức. Nguồn kinh phí để trả lương là từ ngân sách nhà

nước cấp hàng năm và tối thiểu 40% khoản thu sự nghiệp được để lại theo

quy định. Đối với lao động hợp đồng thuê công nhật, thuê theo công việc,

mức chi tiền công là 90 nghìn đồng/ngày, đã bao gồm các loại bảo hiểm xã

hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo qui định.

Với cán bộ, viên chức có chức vụ, Trường thực hiện cấp phụ cấp chức

vụ theo quy định của Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo về đối tượng, hệ

số phụ cấp và cách thanh toán. Phụ cấp chức vụ được thanh toán hàng tháng

cùng với lương. Các phụ cấp khác như phụ cấp độc hại, phụ cấp nhà giáo, phụ

cấp thâm niên được thực hiện theo quy định của Nhà nước.

Bên cạnh đó, theo chủ trương tự chủ tài chính, Trương Đại học Y Dược

Cần Thơ còn tăng thêm thu nhập cho cán bộ, viên chức từ nguồn huy động

ngoài ngân sách và tiết kiệm chi tiêu. Theo đó, cán bộ hợp đồng dưới 1 năm

được hưởng 40% mức thu nhập tăng thêm theo quy chế chi tiêu nội bộ; cán

bộ hợp đồng từ một năm trở lên được hưởng 70% mức thu nhập tăng thêm

theo quy chế chi tiêu nội bộ; cán bộ biên chế và hợp đồng không thời hạn (kể

cả tập sự) được hưởng 100% định mức thu nhập tăng thêm theo quy chế chi

tiêu nội bộ [97].

Cụ thể, định mức thu nhập tăng thêm hàng tháng được tính như sau:

Thu nhập tăng thêm hàng tháng = 1.500.000 đồng + 50% tiền lương

Trong đó, tiền lương được tính như sau:

Tiền lương = Mức lương tối thiểu theo qui định của Nhà nước x (hệ số

93

lương + hệ số chức vụ + hệ số vượt khung).

Ngoài ra, sau khi kết thúc năm tài chính, trên cơ sở cân đối thu – chi

trong năm, nếu có dư Trường sẽ trích bổ sung thu nhập tăng thêm cho cán bộ,

viên chức làm việc từ 6 tháng/năm trở lên một tháng lương cơ bản (tháng thứ

13 theo hệ số ngạch, bậc, chức vụ). Với cán bộ, viên chức làm việc dưới 6

tháng/năm, thu nhập tăng thêm bằng ½ tháng lương cơ bản. Các ngày lễ, tết

như Tết nguyên đán, tết dương lịch, ngày thầy thuốc Việt Nam, ngày quốc tế

phụ nữ, ngày 30/4 và 1/5, ngày thương binh liệt sỹ, ngày quốc khánh, ngày

thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10), ngày Nhà giáo Việt Nam,

nhà trường đều có hỗ trợ cho toàn thể cán bộ, viên chức hoặc các đối tượng phù

hợp theo các mức khác nhau được quy định rõ trong quy chế chi tiêu nội bộ.

H nh 3.3: Tốc độ tăng chi thanh toán cá nh n từ năm học 2010-2011 đến

năm học 2015-2016.

Nguồn: [92]; [93]; [94]; [95]; [96]; [97].

Vận dụng cơ chế này, trong những năm qua, Trường Đại học Y Dược

Cần Thơ đã thực hiện thanh toán chi cá nhân theo đúng qui định cho đội ngủ

cán bộ, viên chức. Hình 3.2 cho thấy tốc độ tăng chi thanh toán cá nhân tại

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ năm học 2010-2011 đến năm học 2015-

2016 đã tăng rất nhanh, tốc độ tăng hàng năm đều trên 10%, có năm trên 30%.

94

Tổng chi cho thanh toán cá nhân của trường đã tăng từ mức 5,4 tỷ đồng năm

học 2009-2010 tăng lên 18,5 tỷ đồng năm học 2015-2016 [92]; [97]. Nguyên

nhân chủ yếu là do số lượng cán bộ, viên chức của nhà trường gia tăng cùng

với quá trình phát triển, mở rộng nhà trường. Mặt khác, trong những năm qua,

mức lương tối thiểu theo qui định tăng khiến cho quĩ lương tăng.

Theo khảo sát của tác giả với các cán bộ, viên chức đang công tác tại

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ về cơ chế quản lý chi và cân đối thu chi của

trường cho thấy, cơ chế quản lý chi và cân đối thu chi đã đáp ứng được các

yêu cầu cơ bản. Cụ thể, phần lớn cán bộ, viên chức cho rằng thu nhập (bao

gồm lương và thu nhập tăng thêm phân phối từ chênh lệch thu chi đã đảm bảo

cơ bản (55,3%) hoặc đảm bảo tốt (19,1%) cuộc sống của gia đình, 23,7% cho

rằng thu nhập chỉ đảm bảo nhu cầu tối thiểu, cần phải có thêm thu nhập từ

nguồn khác. Một số nhỏ cán bộ, viên chức gặp khó khăn, chật vật với cuộc

sống (1,9%) (Bảng 3.10).

Bảng 3.10: Đánh giá thu nhập từ chi lƣơng và thu nhập tăng thêm của

cán ộ, viên chức Trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần Thơ

Đơn vị tính: %

Mức độ đảm ảo thu nhập Tỷ lệ nh chọn

Thu nhập tốt 19,1

Thu nhập cơ bản đảm bảo cuộc sống 55,3

Thu nhập chỉ đảm bảo tối thiểu, phải bổ sung thu

nhập từ nguồn khác

23,7

Thu nhập thấp, cuộc sống rất khó khăn 1,9

Nguồn: Kết quả điều tra với cán bộ, viện chức Đại học Y Dược Cần Thơ của tác giả

Tuy nhiên, người được hỏi cũng cho rằng cách trả lương và thu nhập

tăng thêm của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ chưa hợp lý, chưa có tính

khuyến khích (76,7%), có lẽ vì vẫn mang tính bình quân, dựa theo bậc lương

chứ chưa dựa trên đóng góp và hiệu quả công nghiệp thực tế.

95

Quản lý chi nghiệp vụ chuyên môn.

Chi nghiệp vụ chuyên môn bao gồm nhiều khoản chi khác nhau phục

vụ hoạt động của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, bao gồm:

- Chi thanh toán dịch vụ công cộng

- Chi vật tư văn phòng: chi mua vật liệu, dụng cụ, chi phí in ấn, photo

tài liệu, không bao gồm các khoản chi phục vụ trực tiếp cho giảng dạy, học

tập, thí nghiệm, thực hành, thi cử đã được hạch toán vào chi phí nghiệp vụ

chuyên môn; chi mua sắm văn phòng phẩm theo mức khoán cho các bộ môn

thuộc khoa; chi văn phòng phẩm cho các phòng, ban, trung tâm do Ban giám

hiệu duyệt chi theo tháng, quý; chi mua dụng cụ vệ sinh;

- Chi phí thông tin, tuyên truyền, liên lạc: chủ yếu là chi phí điện thoại

cố định, di động được khoán đối với từng đối tượng theo các mức khác nhau;

- Chi hội nghị, hội thảo: các khoản chi được lập dự toán kinh phí và

lãnh đạo nhà trường phê duyệt, có chứng từ hợp pháp, thanh toán, quyết toán

theo quy định;

- Chi công tác phí trong nước: thực hiện theo Thông tư 97/2010/TT-

BTC ngày 6/7/2010 của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí cho cán bộ, công

chức Nhà nước đi công tác trong nước;

- Chi thuê mướn để phục vụ nhiệm vụ đào tạo được Hiệu trưởng quyết

định xét duyệt dự toán và thành lập hợp đồng cụ thể trước khi thực hiện;

- Chi công tác phí nước ngoài được thực hiện theo Thông tư

91/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính qui định về chế độ công tác phí cho cán

bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do NSNN đảm

bảo kinh phí;

- Chi tiếp khách nước ngoài được thực hiện theo Thông tư số

01/2010/TT-BTC ngày 6/1/2010 của Bộ Tài chính về chế độ chi tiêu tiếp

khách nước ngoài vào Việt Nam làm việc;

- Chi sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, duy tu, bảo dưỡng công

trình kết cấu hạ tầng được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và

96

hướng dẫn của Bộ Y tế;

- Chi nghiệp vụ giảng dạy, học tập với hệ chính quy bao gồm:

+ Chi mua sách báo, tạp chí, sách giáo khoa, giáo trình, sách tham

khảo cho thư viện theo đề xuất và được hiệu trưởng duyệt;

+ Chi mua thiết bị, dụng cụ, vật liệu thí nghiệm, thực hành theo định

mức kỹ thuật qui định;

+ Chi cho việc đi thực tập ngoài trường của sinh viên; chi tổ chức thi học

kỳ, tốt nghiệp theo mức quy định cụ thể tại Quy chế chi tiêu nội bộ của trường;

+ Chi mời giảng viên ngoài trường giảng dạy được áp dụng theo hệ

thống định mức chi tiền giảng dạy vượt giờ của giảng viên. Với trường hợp

chi cao hơn, Hiệu trưởng sẽ quyết định cụ thể. Với các giảng viên từ xa, được

hỗ trợ tiền ăn ở, trường chịu trách nhiệm đưa đón.

+ Chi hỗ trợ hoạt động khoa học, công nghệ: ngoài kinh phí ngân

sách, nhà trường hỗ trợ một khoản kinh phí để thúc đẩy nghiên cứu khoa học.

Mức hỗ trợ được Hiệu trưởng quyết định hàng năm tùy theo nhu cầu và khả

năng tài chính của Trường.

- Chi nghiệp vụ giảng dạy, học tập các lớp không chính quy:

+ Với các lớp không chính quy, mức thu và sử dụng học phí được áp

dụng theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ về quy định miễn, giảm

học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở

giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2011-2015 và Nghị

định 86/2015/NĐ-CP cho năm học 2015-2016 đến năm học 2021-2022. Trên

cơ sở mức thu, các đơn vị lập dự toán chi đảm bảo thấp hơn mức thu, có tích

lũy cho nhà trường.

+ Với các lớp đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng theo địa chỉ và các lớp đào

tạo khác, mức thu được thỏa thuận theo hợp đồng trên cơ sở đảm bảo bù đắp

chi phí và có tích lũy. Các đơn vị lập dự toán chi trên cơ sở chi phí hợp lý.

+ Mức chi cho các lớp này được thực hiện theo dự toán từng lớp và

trình Hiệu trưởng phê duyệt.

97

- Chi nghiệp vụ giảng dạy, học tập sau đại học: Mức thu được áp

dụng tương tự mức thu cho hệ đại học nhân với hệ số theo qui định tại Nghị

định 49/2010/NĐ-CP và Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Trên cơ

sở mức thu theo qui định, các đơn vị lập dự toán chi hợp lý để hiệu trưởng

phê duyệt.

Thực tiễn áp dụng cơ chế quản lý chi đối với chi nghiệp vụ chuyên môn

tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ cho thấy, chi nghiệp vụ chuyên môn

luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi của đơn vị. Những năm đầu chưa có cơ

sở vật chất nên trường phải thuê mướn các hội trường bên ngoài và mời lượng

giảng viên thỉnh giảng rất đông, các phòng thí nghiệm cần đầu tư số lượng lớn

dụng cụ thí nghiệm (không phải là tài sản cố định) nên chi phí nghiệp vụ

chuyên môn chiếm tỷ trọng khá cao. Những năm gần đây, mặc dù đã giảm

được chi phí thuê mướn và chi phí mời giảng viên nhưng chi phí nghiệp vụ

chuyên môn vẫn khá cao, chiếm khoảng 51% trong tổng số chi do việc đào

tạo sinh viên cho khối ngành y dược cần chi phí rất lớn cho hóa chất, vật tư

thí nghiệm, thực hành cũng như các chi phí liên quan đến chuyên ngành khác.

Để đánh giá về cơ chế quản lý chi nghiệp vụ chuyên môn, tác giả đã

hỏi cán bộ, viên chức, đặc biệt là giảng viên ở Trường Đại học Y Dược Cần

Thơ về những hạn chế trong cơ chế quản lý chi nghiệp vụ chuyên môn như

mức chi, thủ tục thanh toán,..liên quan. Phần lớn các ý kiến cho rằng cơ chế

quản lý chi nghiệp vụ chuyên môn còn hạn chế (57% cho rằng còn một số hạn

chế, 16% cho rằng còn nhiều hạn chế).

Bảng 3.11: Kết quả đánh giá về cơ chế quản lý chi nghiệp vụ chuyên môn

tại Trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần Thơ

Đơn vị tính: %

Đánh giá Tỷ lệ chọn

Đáp ứng tốt yêu cầu 4,6

Đáp ứng khá tốt yêu cầu 22,1

Còn một số hạn chế 57,4

Còn nhiều hạn chế 15,9 Nguồn: Kết quả điều tra với cán bộ, viện chức Đại học Y Dược Cần Thơ của tác giả

98

Cụ thể, người được hỏi cho rằng định mức chi thấp, không phù hợp

thực tế là bất cập lớn nhất. Các định mức chi thường lạc hậu, thấp hơn chi phí

thực tế gây khó khăn cho việc thanh toán và ảnh hưởng tới quyền lợi của cán

bộ, viên chức (Bảng 3.11). Nhiều cán bộ, nhân viên gặp số vấn đề về thủ tục

thanh toán rườm rà (21%). Một số cán bộ, nhân viên đánh giá phân bổ chi

chưa hợp lý, đặc biệt là chưa đầu tư thích đáng cho đào tạo và nghiên cứu

khoa học (9%). Kinh phí cho mời ngoài giảng viên còn thấp so với mặt bằng

chung (82%), chi cho mua sắm vật tư, thiết bị phục vụ giảng dạy còn chưa

đáp ứng được yêu cầu (77%).

Bảng 3.12: Hạn chế lớn nhất trong cơ chế quản lý chi nghiệp vụ chuyên

môn tại Trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần Thơ

Đơn vị tính: %

Hạn chế Tỷ lệ nh chọn

Thủ tục thanh toán rườm rà 20,9

Định mức chi thấp, không phù hợp thực tế 68,2

Phân bổ giữa các mục chi chưa phù hợp 9,5

Khác 1,4

Nguồn: Kết quả điều tra với cán bộ, viện chức Đại học Y Dược Cần Thơ

của tác giả

Quản lý chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định.

Mua sắm và sửa chữa lớn tài sản cố định được thực hiện chủ yếu từ

nguồn kinh phí từ Ngân sách nhà nước do Bộ Y tế cấp. Ngoài ra, trường còn

sử dụng kinh phí từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp đã trích lập và nguồn

khác (nếu có). Trên cơ sở tham mưu của các bộ phận chức năng, Ban giám

hiệu nhà trường quyết định dự toán sử dụng kinh phí này hằng năm và thực

hiện theo các quy định hiện hành của Pháp luật.

Về cơ chế quản lý chi mua sắm tài sản cố định, đa số người được hỏi

cho rằng chất lượng tài sản cố định, cơ sở vật chất ở mức trung bình (48,4%)

99

hoặc kém (18,3%). Đặc biệt, có tới hơn 20% người được hỏi trả lời không

biết với câu hỏi này (Bảng 3.12).

Bảng 3.13: Đánh giá chất lƣợng mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định tại

Trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần Thơ

Đơn vị tính: %

Đánh giá Tỷ lệ chọn

Chất lượng tốt 11,7

Chất lượng trung bình 48,4

Chất lượng kém 18,3

Không biết 21,6

Nguồn: Kết quả điều tra với cán bộ, viện chức Đại học Y Dược Cần Thơ

của tác giả

Tuy nhiên, phần lớn người được hỏi không biết rõ về cơ chế quản lý tài

chính trong mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định (86,2%).

Quản lý các khoản chi khác

Ngoài 3 nhóm chi trên, các khoản chi còn lại bao gồm:

- Chi hỗ trợ và giải quyết việc làm khi cho thôi việc người lao động

thực hiện theo quy định của pháp luật;

- Chi kỷ niệm ngày lễ, khai giảng, phát bằng tốt nghiệp do Hiệu trưởng

quyết định, căn cứ vào điều kiện, mức chi tiêu các năm trước;

- Chi thưởng và xử lý vi phạm, chi kiểm tra các hoạt động theo mức do

Hiệu trưởng quyết định;

- Chi các khoản phí, lệ phí theo quy định;

- Chi bảo hiểm tài sản. Hiệu trưởng quyết định danh mục tài sản phải

mua bảo hiểm hàng năm;

- Chi tiếp khách theo định mức chi tiêu tại Thông tư 01/2010/TT-BTC

của Bộ Tài chính. Trường hợp đặc biệt do Hiệu trưởng quyết định;

- Chi hỗ trợ thu hút cán bộ, giảng viên: Để thu hút giảng viên giảng dạy

100

một số bộ môn, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ có cơ chế tài chính hỗ trợ

với mức hỗ trợ từ 0,5 lần đến 1,5 lần mức lương tối thiểu tháng/người.

- Chi hỗ trợ giảng viên trẻ: giảng viên trẻ chưa có chỗ ở, phải thuê chỗ

ở được hỗ trợ 200 nghìn/người/tháng. Tùy theo nguồn thu và điều kiện tài

chính, mức chi có thể thay đổi hàng năm do Hiệu trưởng quyết định.

- Chi hỗ trợ hoạt động Đảng, đoàn thể dựa trên các qui định của Nhà

nước. Hiệu trưởng quyết định mức chi cụ thể theo yêu cầu thực tế trên cơ sở

dự toán của các đơn vị trình duyệt;

Như vậy, về cơ bản, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã xây dựng

được cơ chế quản lý với các khoản chi. Ngoài những khoản chi, định mức chi

áp dụng hoàn toàn theo các qui định của pháp luật, một số khoản chi trường

đã xây dựng qui chế quản lý chi riêng, theo tinh thần tự chủ tài chính, tương

đối phù hợp với qui định và điều kiện thực tiễn của trường.

Để đảm bảo thực hiện tốt cơ chế quản lý chi, nhà trường công khai các

qui định liên quan cho cán bộ, nhân viên trong trường được biết qua các đầu

mối đơn vị trực thuộc. Đồng thời, công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ cũng được

thực hiện thường xuyên để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các sai sót, sai phạm

liên quan đến chi tài chính, đảm bảo chi đúng qui định của pháp luật, đúng chế

độ, tiết kiệm và hiệu quả. Ngoài kiểm soát, thanh tra tài chính nội bộ, trường

còn chịu sự kiểm tra tài chính của kho bạc, kiểm toán nhà nước và thanh tra cấp

trên. Hàng năm, nhà trường đều công khai báo cáo thu chi đến mọi cán bộ, viên

chức. Cho đến nay, nhà trường chưa phát hiện những sai phạm lớn gây thất

thoát tài chính của trường, trừ một số sai sót nghiệp vụ, thủ tục nhỏ.

Tuy nhiên, so với dự toán, thực hiện chi thường có sự chênh lệch, mặc

dù không lớn. Nguyên nhân là do công tác lập dự toán còn chưa dựa trên cơ

sở dự báo nhu cầu chi, đồng thời, trong thực tiễn thường có nhiều yếu tố phát

sinh. Một số năm như 2010, 2011, 2013 thực chi lớn hơn dự toán. Tuy nhiên,

ở một số năm thực chi thấp hơn dự toán, chủ yếu là do giải ngân vốn đầu tư

101

xây dựng cơ bản bị chậm. Đây cũng là một hạn chế trong quản lý chi ở

Trường đại học Y dược Cần Thơ.

Bảng 3.14: Dự toán và quyết toán chi ở Trƣờng đại học Y dƣợc Cần Thơ

Đơn vị tính: %

Năm Dự toán Quyết toán Chênh lệch

2010 11.7 11.8 0.9

2011 17.5 17.9 2.3

2012 19.9 19.5 -2.0

2013 23.6 23.8 0.8

2014 41 40.6 -1.0

2015 65 62.4 -4.0

2016 75 73 -2.7

Nguồn: [92]; [93]; [94]; [95]; [96]; [97].

3.2.3. Cơ chế quản lý cân đối thu - chi

Hàng năm, căn cứ vào tình hình thu - chi trong năm của Trường Đại học

Y Dược Cần Thơ, nếu thu lớn hơn chi thì trường được trích lập các quỹ. Kinh

phí chi trích lập quỹ là hiệu số của tổng kinh phí thường xuyên trừ đi tổng chi

(chên lệch giữa thu và chi của hoạt động thường xuyên). Theo quy chế chi tiêu

nội bộ của Nhà trường, việc trích lập các quỹ được thực hiện như sau:

- Trích 60% chênh lệch thu chi để tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức.

Nếu phần trích này lớn hơn phần thu nhập tăng thêm chi trả theo quy định của

Nhà trường thì phần dư sẽ được chuyển tiếp sang năm sau. Nếu phần trích

này nhỏ hơn phần thu nhập tăng thêm chi trả theo quy định trong năm thì

phần thiếu được bù đắp từ phần trích của năm sau.

- Trích 40% phần chênh lệch thu chi còn lại để lập các quỹ: quỹ phát

triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng ổn

định thu nhập. Mức trích cụ thể cho các quỹ này tùy theo mức chênh lệch thu

chi và nhu cầu sử dụng các quỹ hàng năm được Hiệu trưởng nhà trường quyết

102

định. Cụ thể:

Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp được dùng để đầu tư phát triển,

tăng cường hoạt động đào tạo. Quỹ được sử dụng chủ yếu nhằm đầu tư xây

dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị; nghiên cứu áp dụng tiến bộ kỹ thuật,

công nghệ hỗ trợ đào tạo; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên, nhân viên

trong trường. Với các khoản chi xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị, trường

thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước. Các khoản chi còn lại thực

hiện theo qui định nội bộ của Nhà trường. Cụ thể nhà trường sẽ hỗ trợ kinh

phí đào tạo bồi dưỡng cho:

- Cán bộ, viên chức đi học sau đại học (cao học, nghiên cứu sinh,

chuyên khoa cấp II). Yêu cầu là phải đào tạo đúng chuyên môn, nghiệp vụ và

đào tạo bậc cao hơn trình độ đào tạo hiện có, trừ trường hợp đặc biệt do Hiệu

trưởng cử đi đào tạo. Nhà trường sẽ hỗ trợ kinh phí ôn thi, dự thi; học phí,

tiền đi lại, ăn ở; bảo vệ luận văn, luận án, chuyên khoa cấp II. Mức hỗ trợ cụ

thể được qui định trong quy chế chi tiêu nội bộ.

- Cán bộ, viên chức học tập, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, lý luận

chính trị, có quyết định cử đi học của Hiệu trưởng nhà trường. Nội dung được

hỗ trợ gồm học phí, tiền đi lại, ăn ở. Mức cụ thể được quy định trong quy chế

chi tiêu nội bộ.

Quỹ phúc lợi: Quỹ phúc lợi của nhà trường dùng để đầu tư, sửa chữa

các công trình phúc lợi, chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của cán bộ,

viên chức, trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, chi thêm cho người

lao động khi giảm biên chế, chi hoạt động xã hội và hỗ trợ hoạt động các đoàn

thể trong trường. Mức hỗ trợ, trợ cấp cụ thể được quy định trong quy chế chi

tiêu nội bộ. Các khoản chi khác do hiệu trưởng quyết định.

Quỹ dự phòng ổn định thu nhập: được dùng để đảm bảo thu nhập cho

cán bộ, viên chức trong trường hợp nguồn thu trong năm giảm. Mức trích quỹ

tùy thuộc vào tình hình tài chính của năm và do hiệu trưởng quyết định.

103

Bảng 3.13 thống kê cân đối thu chi của Trường Đại học Y Dược Cần

Thơ qua các năm học từ 2009-2010 đến 2015-2016. Qua đó, ta thấy chênh

lệch thu chi tăng đều qua các năm. Đặc biệt năm học 2015-2016, chênh lệch

thu chi tăng cao đột biến, lên tới 22,75 tỷ đồng

Bảng 3.15: C n đối thu-chi của Trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần Thơ từ năm

học 2009-2010 đến năm học 2015-2016

Đơn vị tính: nghìn đồng

Năm học Tổng thu Tổng chi Chênh lệch

2009-2010 12.030.200 11.818.357 211.843

2010-2011 18.281.900 17.870.916 410.984

2011-2012 20.210.600 19.499.248 711.352

2012-2013 24.695.000 23.821.502 873.498

2013-2014 42.264.900 40.606.965 1.657.935

2014-2015 70.914.200 62.416.837 8.497.363

2015-2016 95.786.525 73.036.036 22.750.489

Nguồn: [92]; [93]; [94]; [95]; [96]; [97].

Lý do của việc gia tăng thặng dư hàng năm có thể dễ dàng nhận thấy

qua phân tích tốc độ tăng trưởng nguồn thu và chi. Trong bảy năm qua, mức

tăng trưởng bình quân của nguồn thu là 45,6% trong khi tăng trưởng chi chỉ là

34,6%. Từ nguồn chênh lệch thu chi, trường đã có điều kiện chi lương tháng

13 cho cán bộ, viên chức; chi các khoản hỗ trợ cho cán bộ, viên chức, chi quỹ

khen thưởng, phúc lợi. Một phần nguồn trích quỹ phát triển sự nghiệp được

dùng đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, nghiên cứu.

Do thu lớn hơn chi, trường chưa cần phải thực hiện vay để chi. Các khoản

chi lớn như chi đầu tư cơ sở vật chất chủ yếu lấy từ ngân sách nhà nước cấp.

Đánh giá về cơ chế quản lý cân đối thu – chi, trong khảo sát của tác giả,

đa số người được hỏi đều đồng tình với các qui định trích quỹ hiện hành. Hơn

70% ý kiến được hỏi đánh giá trường đã có quy chế chi tiêu nội bộ cơ bản đáp

104

ứng được yêu cầu, dù còn một số hạn chế. 87,4 % người được hỏi cũng cho

rằng cơ chế này cũng được tuân thủ tốt.

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ

3.3.1. Những kết quả đạt đƣợc

Qua phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y

Dược Cần Thơ, ta thấy rằng việc xây dựng và vận dụng cơ chế quản lý tài

chính ở trường trong giai đoạn 2009-2016 đã đạt được những kết quả đáng kể:

Một là, trường đã xây dựng và sửa đổi bổ sung được quy chế chi tiêu

nội bộ theo Quyết định số 11/QĐ-ĐHYDCT ngày 11/1/2011 và Quyết định

số 1274/ QĐ-ĐHYDCT ngày 27/11/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Y

Dược Cần Thơ. Những quy định này đã xác lập cơ chế quản lý tài chính quan

trọng để Nhà trường quản lý các hoạt động tài chính từ thu, chi, cân đối thu –

chi của Nhà trường. Nội dung quy chế đã bao quát được hầu hết các hoạt

động liên quan tới tài chính của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, đảm bảo

mọi hoạt động tài chính đều dựa trên các qui định cụ thể, rõ ràng.

Bên cạnh quy chế chi tiêu nội bộ, Trường đã tổ chức tốt công tác tuyên

truyền, tập huấn, hướng dẫn quy định của Chính phủ và các bộ, ngành liên

quan về chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu như Nghị

định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị định 16/NĐ-CP của Chính phủ,

Nghị định 49/2010/NĐ-CP, Nghị định 86/2015/NĐ-CP cũng như các thông tư

của Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo... đến tất cả các đơn vị

trực thuộc, các cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác tài chính, kế toán và toàn

thể cán bộ, viên chức của trường. Ngoài các quy định của Nhà nước, trường

có văn bản hướng dẫn các đơn vị thành viên thực hiện cơ chế tự chủ tài chính

phù hợp quy định của Nhà nước và mô hình hoạt động. Trường đã chủ động

tổ chức phổ biến, tập huấn thực hiện chế độ tài chính mới, đặc biệt trong việc

xác định số lượng lao động, số giờ giảng…để xác định tổng quỹ lương.

105

Hai là, qui chế chi tiêu nội bộ của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

cũng như các cơ chế quản lý tài chính khác của trường đều tuân thủ các quy

định pháp luật của Nhà nước về quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu,

của trường đại học công lập như Luật ngân sách 2002, Nghị định

43/2006/NĐ-CP, thông tư 71/2006/TT-BTC và các văn bản pháp luật khác có

liên quan. Trong quá trình thực hiện quản lý tài chính, Nhà trường triệt để

tuân thủ các quy định pháp luật cũng như quy định nội bộ đã đề ra trong quy

chế chi tiêu nội bộ.

Ba là, cơ chế quản lý tài chính đã góp phần mở rộng nguồn thu cho Nhà

trường, bên cạnh các nguồn từ ngân sách nhà nước và nguồn học phí, lệ phí

đào tạo hệ chính quy. Nhờ cơ chế tự chủ tài chính, trong những năm qua trường

đã phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh, tận dụng nguồn nhân lực, vật lực để mở

rộng quy mô đào tạo, đa dạng hoá loại hình đào tạo nên nguồn thu ngoài ngân

sách của trường không ngừng tăng lên. Nguồn thu ngoài ngân sách chủ yếu là

học phí, lệ phí và các hoạt động dịch vụ khác. Mức thu này ngày càng tăng,

hàng năm đều hoàn thành dự toán thu mà các cơ quan chức năng giao. Nguồn

thu sự nghiệp tăng đã góp phần tăng đầu tư cho các hoạt động giảng dạy, học

tập và tăng cường cơ sở vật chất, tăng nguồn thu nhập cho cán bộ nhân viên,

góp phần nâng cao chất lượng học tập và NCKH của Trường.

Bốn là, Trường đã xây dựng các tiêu chuẩn, định mức và quản lý chi

tiêu để đáp ứng yêu cầu đào tạo và nghiên cứu. Chi tiêu trong đơn vị được

quản lý theo các qui định của pháp luật và qui chế chi tiêu nội bộ với ưu tiên

tài chính cho chi lương, tiền công, chi nghiệp vụ chuyên môn, đảm bảo cho

hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và sự phát triển của Nhà trường.

Trường đã xây dựng tốt kế hoạch và phương án chi tiền lương, tiền

công cho người lao động tương đối phù hợp. Trường đã phát huy quyền tự

chủ của các đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc, đồng thời kiểm tra và giám sát

chặt chẽ hoạt động quản lý tài chính của các đơn vị. Đa số các đơn vị đều

106

thực hiện tốt tiết kiệm chi phí quản lý hành chính để tăng chi phí nghiệp vụ

chuyên môn, vì vậy việc quản lý tài chính của trường đã góp phần không nhỏ

cải thiện điều kiện học tập và giảng dạy của trường.

Mặc dù là trường mới được thành lập, qui mô còn nhỏ, chưa có lịch sử,

truyền thống và uy tín lâu dài như nhiều trường đại học khác nhưng nhờ biết

khai thác nguồn thu, chi tiêu tương đối hợp lý nên Trường Đại học Y Dược

Cần Thơ đã đảm bảo được thu lớn hơn chi, có chênh lệch thu chi để tăng thu

nhập và trích lập, bổ sung các quỹ tài chính.

Năm là, cơ chế quản lý tài chính đã có tác động tích cực tới mọi mặt

hoạt động của Trường. Là một trường mới thành lập và phát triển, nhu cầu tài

chính cho sự phát triển rất lớn trong khi uy tín, đội ngũ còn có hạn chế. Nhà

trường đã đảm bảo cân đối được tài chính cho phát triển, có cơ chế phân phối

thu nhập đảm bảo tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức, động viên khuyến

khích đội ngũ cán bộ, viên chức tận tâm làm việc. Nhà trường cũng đang từng

bước mở rộng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ học tập đáp ứng

yêu cầu mở rộng đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, khám chữa bệnh cho

đồng bằng sông Cửu Long.

3.3.2. Những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu thì việc xây dựng, hoàn thiện và vận dụng

cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ còn bộc lộ

những hạn chế nhất định:

Một là, cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

chưa khuyến khích được sự chủ động, sáng tạo, tự chủ trong hoạt động tài

chính nói riêng và các hoạt động của Nhà trường nói chung. Mặc dù nhà

trường cũng có cố gắng chủ động tạo nguồn thu nhưng về cơ bản hoạt động

tài chính vẫn mang tính bao cấp, dựa nhiều vào ngân sách nhà nước và bị

quản lý chặt chẽ theo các qui định của Nhà nước.

Hai là, cơ chế quản lý tài chính chưa thúc đẩy mở rộng và đa dạng hóa

107

nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước. Ngoài ngân sách nhà nước, trường vẫn

dựa chủ yếu vào học phí, lệ phí. Trong khi đó, mức học phí, lệ phí lại được

Chính phủ quy định cứng, chưa có sự phân biệt theo từng trường, từng ngành,

từng điều kiện và chất lượng đào tạo cụ thể. Đặc biệt, ngành y là ngành có chi

phí đào tạo lớn, phải thực hành, thực tập, thí nghiệm nhiều, đòi hỏi nhiều thiết bị,

máy móc, học cụ phức tạp. Do đó, học phí chưa đủ bù đắp chi phí đào tạo. Qui

định giá phí y tế cũng gây khó khăn cho việc mở rộng dịch vụ khám chữa bệnh.

Mặc dù trong những năm qua, nguồn thu từ ngân sách và nguồn thu

ngoài ngân sách của Trường tăng dần qua các năm, góp phần cải thiện cơ sở

vật chất, trang thiết bị máy móc, tuy nhiên so với yêu cầu thực tế thì cơ sở vật

chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học còn rất thiếu, chưa đáp ứng được

yêu cầu dạy và học của Trường. Trong bối cảnh ngân sách Nhà nước cấp cho

đầu tư xây dựng cơ bản còn quá ít, trong khi đó nhu cầu đầu tư của Trường là

rất lớn, thì nguồn ngoài ngân sách còn hạn chế gây khó khăn cho việc hoàn

thiện được cơ sở vật chất, ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào tạo và nghiên

cứu của Trường. Nguồn ngân sách cấp cho sửa chữa, bảo dưỡng các trang

thiết bị hầu như không có, trong khi đó việc thu ngoài ngân sách có tăng, song

số lượng không nhiều. Do đó, việc cân đối sử dụng kinh phí của Trường gặp

rất nhiều khó khăn

Ba là, cơ chế quản lý chi, đặc biệt chi cá nhân vẫn chưa có tính khuyến

khích những cán bộ, viên chức làm việc tốt, hiệu quả cao, chưa có cơ chế đặc

biệt cho những cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc hoặc góp phần tạo ra

nguồn thu lớn cho nhà trường. Chi thu nhập tăng thêm hàng tháng và cuối

năm vẫn có tính cào bằng theo lương, không phân biệt đóng góp và hiệu quả

làm việc.

Bốn là, chưa có cơ chế ưu tiên chi, đầu tư cho những đơn vị, chuyên

ngành quan trọng,có ý nghĩa then chốt với nhà trường, những bộ phận hoạt

động hiệu quả, có thể làm đầu tàu phát triển nhà trường.

108

Năm là, cơ chế quản lý tài chính chưa đồng bộ với cơ chế quản lý các

hoạt động khác của Nhà trường từ đào tạo, nghiên cứu khoa học, khám chữa

bệnh, bồi dưỡng cán bộ, viên chức,...nên trong nhiều trường hợp chưa thúc

đẩy được sự phát triển các hoạt động của Nhà trường.

Sáu là, cơ chế chi ngân sách nhà nước còn nhiều bấp cập, chưa phù

hợp với điều kiện thực tế

Thực tế hoạt động cho thấy, đối với những khoản NSNN cấp theo định

mức thì các đơn vị lập rất chuẩn theo định mức. Những khoản cấp phát cho

chương trình mục tiêu, mua sắm trang thiết bị dạy học… thuộc khoản kinh

phí không thường xuyên thường không có sự thống nhất giữa cơ quan phê

duyệt và Trường. Việc chi ngân sách và kiểm tra chi còn thiếu thống nhất,

đồng bộ giữa cơ quan tài chính, kiểm toàn và kho bạc. Đây không phải là vấn

đề riềng ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ mà là vấn đề mang tính phổ biến

trong dự toán và cấp phát ngân sách Nhà nước nói chung.

Bảy là, hệ thống định mức chi theo qui định của nhà nước và trong quy

chế chi tiêu nội bộ có nhiều bất cập. Rất nhiều định mức chi thấp hơn thực tế chi

tiêu, chậm được sửa đổi, bổ sung. Quy chế chi tiêu nội bộ của trường ban hành

và sửa đổi từ năm 2011 đến nay chưa có cập nhật mới. Chẳng hạn, định mức chi

mời giảng viên ngoài quá thấp nên hầu như rất khó mời giảng viên giỏi.

Tám là, Nhà trường chưa có cơ chế kiểm tra, kiểm soát thu chi để đảm

bảo tránh thất thoát, lãng phí. Mặc dù những năm qua chưa phát hiện những

vụ thất thoát, sai sót lớn nhưng không có cơ chế đảm bảo điều đó không xảy

ra. Thực tế một số đơn vị sự nghiệp khác đã để xảy ra những vụ việc liên

quan tới quản lý tài chính do thiếu cơ chế giảm sát, kiểm tra, kiểm soát.

Cuối cùng, Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ đã thay thế Nghị

định 43/2006/NĐ-CP với nhiều đổi mới theo hướng tăng tính tự chủ cho các

đơn vị sự nghiệp công lập. Mặc khác, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định

cho phép Trường Đại học Y Dược Cần Thơ thí điểm tự chủ hoạt động. Những

109

điều này đặt ra những yêu cầu mới mà cơ chế quản lý tài chính hiện tại của

trường tỏ ra không còn phù hợp. Do đó, đòi hỏi trường phải điều chỉnh, bổ

sung cơ chế quản lý tài chính đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra theo hướng

mở rộng tự chủ tài chính gắn với tự chủ các hoạt động của Nhà trường.

3.3.3. Nguyên nh n của những hạn chế

Những hạn chế nên trên trong cơ chế tài chính của Nhà trường xuất

phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có cả những nguyên nhân khách quan

nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước vẫn chưa thực

sự tạo điều kiện, khuyến khích tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công

lập nói chung và các trường đại học công lập nói riêng. Nghị định

43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, các Nghị định qui định về học phí, lệ phí và

các qui định khác vẫn gây khó khăn cho việc tự chủ tài chính nói riêng, tự chủ

hoạt động nói chung của các trường đại học công lập. Cơ chế tự chủ tài chính

chưa gắn với tự chủ tổ chức, nhân sự, tự chủ đào tạo, nghiên cứu khoa học

của các trường. Hệ thống văn bản quản lý Nhà nước thiếu thống nhất và đồng

bộ đã gây không ít khó khăn cho đơn vị thực hiện tốt công tác quản lý tài

chính. Chẳng hạn, Nghị định số 10/2002/NĐ - CP trước đây đã quy định một

cách khái quát quyền chủ động sắp xếp lao động của các đơn vị sự nghiệp có

thu; chưa có căn cứ làm cơ sở phân loại mức độ đảm bảo chi phí thường

xuyên của các đơn vị sự nghiệp có thu từ đó xác định quyền tự chủ tương

ứng. Nghi định 43/2006/NĐ-CP đã có những điều chỉnh hợp lý hơn, song vấn

bộc lộ những bất cập như tỷ lệ sử dụng quỹ học phí đã được sửa đổi, nhưng

các trường vẫn phải dành khoản kinh phí có tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu nguồn

tài chính để chi tiền lương, tiền công của đơn vị.

Hai là, hướng dẫn thực hiện quản lý tài chính và tự chủ tài chính còn

chưa rõ ràng, thiếu thống nhất, nhất quán của các cơ quan tài chính, cơ quan

kho bac và các đơn vị được giao quyền tự chủ tài chính.

110

Thực tế thực hiện cho thấy, còn có sự thiếu thống nhất, nhất quán giữa

cơ quan tài chính và cơ quan kho bạc trong việc cấp phát ngân sách và kiểm

soát chi. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho các đơn vị có tâm lý

e ngại khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, làm giảm hiệu quả đổi mới cơ

chế quản lý tài chính.

Ba là, năng lực đội ngũ cán bộ kế toán, tài chính của Trường Đại học Y

Dược Cần Thơ còn hạn chế, chưa chủ động trong công việc. Cán bộ kế toán,

tài chính chưa chủ động tham mưu cho Hiệu trưởng nhà trường cập nhật, bổ

sung thường xuyên cơ chế quản lý tài chính, các văn bản, quy trình quản lý

cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Công tác kế hoạch tài chính còn chưa

được chuẩn hoá, hiện đại hoá để đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý tài

chính ở trường. Hệ thống văn bản quản lý tài chính còn mang tính đơn lẻ,

chưa thành một hệ thống hoàn thiện, thống nhất tạo hành lang pháp lý an toàn

cho hoạt động quản lý tài chính.

Bốn là, phân bổ ngân sách Nhà nước cho Nhà trường còn chưa hợp lý.

Mặc dù trong những năm qua, ngân sách Nhà nước đầu tư cho trường

không ngừng tăng song việc cấp kinh phí còn mang nặng tính xin – cho, bao

cấp và bình quân, chưa gắn với kết quả đầu ra, với chất lượng đào tạo, do đó,

chưa có tác dụng khuyến khích các trường, trong đó có Trường Đại học Y

Dược Cần Thơ nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, tiết kiệm kinh phí,

quản lý chặt chẽ nguồn tài chính được cấp.

Năm là, lãnh đạo Nhà trường còn chưa mạnh dạn đẩy mạnh tự chủ tài

chính, mở rộng hoạt động của Nhà trường để tạo nguồn thu. Vẫn còn tâm lý

muốn dựa vào Nhà nước, ngại thay đổi. Kiến thức về quản lý tài chính của

một số lãnh đạo còn hạn chế, nên chưa chủ động trong công tác quản lý, điều

hành, trong hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở trường.

111

Chƣơng 4

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP

HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ

4.1. XU HƢỚNG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC, TĂNG CƢỜNG TỰ CHỦ

TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TRƢỜNG ĐẠI

HỌC CÔNG LẬP

4.1.1. Xu hƣớng đổi mới giáo dục đại học Việt Nam

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới

căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại

hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế

quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là

khâu then chốt". Trong những năm qua, hệ thống các trường đại học ở Việt

Nam có sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng, mạng lưới mở rộng, nhiều

trường đại học mới hình thành và phát triển, trong đó có Trường Đại học Y

Dược Cần Thơ. Chất lượng đào tạo đại học cũng có những cải thiện bước đầu

theo hướng hội nhập quốc tế, cập nhật kiến thức mới, phương pháp giảng dạy

mới. Cơ sở vật chất cho đào tạo đại học được cải thiện. Để đảm bảo chất

lượng đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 24/2015/TT-

BGDĐT ban hành quy chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học, trong

đó quy định chi tiết nhiều chỉ tiêu, tiêu chuẩn cụ thể về điều kiện cơ sở vật

chất, số lượng, chất lượng giảng viên, chương trình đào tạo...

Quy chuẩn quốc gia là cơ sở để đánh giá, công nhận cơ sở giáo dục đại

học đạt chuẩn quốc gia và xây dựng các chính sách phù hợp với các tiêu

chuẩn này. Đây là các tiêu chuẩn tối thiểu mà các cơ sở giáo dục đại học phải

đạt được nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo. Nếu so với tiêu chuẩn, rất nhiều

trường đại học ở Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu về diện tích

112

phòng học, diện tích khuôn viên, tỷ lệ giảng viên/sinh viên,... Hệ thống giáo

dục đại học thể hiện sự mất cân đối về nhiều mặt: mất cân đối giữa qui mô

tăng nhanh nhưng tỷ lệ sinh viên/dân số vẫn thấp; giữa chất lượng đào tạo với

yêu cầu ngày càng cao của xã hội; mất cân đối giữa đào tạo đại học với các

trình độ khác; mất cân đối giữa các ngành đào tạo, có ngành thừa nhưng vẫn

đào tạo nhiều trong khi ngành thiếu thì lại ít đào tạo; giữa các vùng miền, khi

các trường đại học tập trung ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, các vùng

miền núi, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long còn ít trường đại học; mất

cân đối giữa đào tạo lý thuyết và thực hành, giữa giảng dạy và nghiên cứu

khoa học.

Để khắc phục những hạn chế của giáo dục đại học, chủ trương của

Đảng và Nhà nước ta là phải thực hiện đổi mới mạnh mẽ giáo dục. Nghị quyết

Trung ương 8 khóa XI của Đảng đã chỉ rõ phải đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo. Đối với giáo dục đại học, phải đẩy mạnh xã hội hóa,

khuyến khích cạnh tranh trong giáo dục. Xu hướng trong đổi mới giáo dục đại

học là:

- Tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tính năng động, sáng tạo

của các trường, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các trường. Tạo ra môi

trường năng động, cạnh tranh lành mạnh và hợp tác giữa các trường trong thu

hút sinh viên, đào tạo và nghiên cứu khoa học, liên kết và hợp tác quốc tế, mở

rộng các hoạt động ngoài đào tạo,...

- Tăng cường hội nhập quốc tế, cập nhật nội dung chương trình,

phương pháp đào tạo theo chuẩn mực thế giới. Các trường phải chủ động đổi

mới giáo trình, chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo. Đào tạo lại đội

ngũ giảng viên, cập nhật kiến thức, kỹ năng, thay đổi thái độ làm việc,...

- Gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, trong đó phân biệt rõ các

trường đại học có định hướng nghiên cứu và các trường có định hướng thực

hành, gắn kết các trường đại học với các doanh nghiệp và cộng đồng.

113

Những yêu cầu đổi mới giáo dục đại học cũng đặt ra những yêu cầu

mới đối với cơ chế quản lý tài chính ở các trường, đòi hỏi phải có sự điều

chỉnh cho phù hợp.

4.1.2. Xu hƣớng tăng cƣờng tự chủ tài chính đối với các trƣờng đại

học công lập ở Việt Nam

Tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, trong đó có tự chủ tài

chính là xu hướng trong quản lý các trường đại học công lập ở nước ta. Nếu

như Nghị định 43/2006/NĐ-CP về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn

vị sự nghiệp công lập đã bước đầu trao quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp,

bao gồm các trường đại học công lập, thì Nghị định 16/2015/NĐ-CP đẩy

mạnh quyền tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, khuyến khích các đơn

vị vươn lên tự chủ hoàn toàn. So với Nghị định 43/2006/NĐ-CP, Nghị định

16/2015/NĐ-CP có một số điểm mới, khắc phục những hạn chế của Nghị

định 43 như sau:

Thứ nhất, Nghị định 16 phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập thành 4

loại theo mức độ tự chủ tài chính của các đơn vị cả về chi thường xuyên và

chi mua đầu tư so với 3 loại tự chủ về chi thường xuyên như Nghị định 43.

Theo đó, các đơn vị sự nghiệp công lập được khuyến khích tự chủ cả chi

thường xuyên và chi đầu tư thay vì chỉ tự chủ chi thường xuyên, có nghĩa là

mức độ tự chủ hoàn toàn.

Thứ hai, tùy theo mức độ tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp mà

đơn vị có mức độ tự chủ tương ứng trông thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ

máy, nhân sự theo nguyên tắc đơn vị tự đảm bảo kinh phí càng nhiều thì được

quyền tự chủ càng cao. Các đơn vị đảm bảo được chi thường xuyên và chi

đauà tư được giao quyền tự chủ rộng nhất, được quyết định số lượng nhân sự,

được vay vốn ưu đãi của Nhà nước, được hỗ trợ lãi suất cho dự án đầu tư sử

dụng vốn vay của tổ chức tín dụng theo quy định, được tự quyết mức trích

quỹ bổ sung thu nhập mà không bị khống chế mức trích như các đơn vị sự

114

nghiệp khác.

Thứ ba, các dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí ngân sách

Nhà nước sẽ được áp dụng giá dịch vụ, phí dịch vụ theo cơ chế thị trường; các

dịch vụ sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được xác định theo định mức quy

định. Nghị định 16 cũng quy định cụ thể lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp

công theo hướng tạo điều kiện từng bước tính đủ giá dịch vụ vào chi phí.

Với sự ra đời của Nghị định 16/2015/NĐ-CP, hướng tăng cường tự chủ

các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có các trường đại học trở nên rõ ràng

hơn. Cùng với tình hình căng thẳng ngân sách và nợ công mấy năm gần đây

và những năm tiếp theo, yêu cầu tái cơ cấu ngân sách Nhà nước, áp dụng Luật

ngân sách mới 2015 thay cho Luật ngân sách 2002, Chính phủ sẽ mạnh mẽ

thúc đẩy xã hội hóa, tăng tự chủ tài chính và điều chỉnh cơ chế quản lý tài

chính ở các trường đại học công lập theo từng bước.

Những định hướng của Nhà nước về tình hình thực hiện tự chủ tài

chính đối với các trường đại học công lập là:

-Tăng cường sử dụng hiệu quả nguồn tài chính; chuyển đổi mô hình

hoạt động bằng cách mở rộng phân cấp quản lý cho các đơn vị cơ sở về thực

hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế; giao nhiệm vụ rõ ràng cụ thể cho

đơn vị để đơn vị ý thức được công việc và trách nhiệm của mình.

- Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra nhằm nâng cao trách nhiệm và

hiệu quả sử dụng kinh phí từ NSNN nói riêng và nguồn tài chính nói chung;

thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch về tài chính.

- Hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ ngân sách và định mức chế độ

tiêu chuẩn chi tiêu NSNN áp dụng cho các trường đại học công lập, phù hợp

với phương thức lập dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách cho các trường

đại học công lập theo kết quả đầu ra.

- Nghiên cứu xây dựng kế hoạch chi tiêu trung hạn, làm cơ sở để xác

định kế hoạch về tổng dự toán chi ngân sách trung hạn.

115

-Tiếp tục ban hành những chính sách mới khuyến khích các trường đại

học công lập tăng thêm nguồn thu từ HĐSN và nguồn thu khác. Mức thu học

phí cũng sẽ thay đổi theo hướng đủ bù đắp chi phí đào tạo, có phương án hỗ

trợ với học sinh, sinh viên khó khăn. Một thời gian dài Việt Nam cung cấp

dịch vụ GDĐH theo mô hình miễn học phí hoặc áp dụng học phí thấp. Tuy

nhiên việc áp dụng mô hình này chỉ thích hợp ở giai đoạn đầu khi nền kinh tế

chưa phát triển, người dân có thu nhập thấp và khu vực tư nhân chưa tham gia

nhiều vào việc cung cấp dịch vụ GDĐH. Hiện nay,việc áp dụng mức học phí

thấp đã bộc lộ nhiều khuyết điểm: Những người có thu nhập cao vẫn hưởng

dịch vụ GDĐH với mức học phí thấp, nguồn tài chính thu được từ học phí

thấp làm hạn chế việc nâng cao chất lượng đào tạo và quan trọng hơn là chính

phủ có chủ trương cắt giảm tài trợ NSNN trao cho các trường quyền tự chủ

trong chi hoạt động thương xuyên nhưng chưa trao quyền tự chủ cho các

trường đại học công lập về quyết định mức thu học phí. Mức học phí thấp

được Nhà nước duy trì trong thời gian dài và gần đây có tăng nhưng mức tăng

rất ít, chưa theo kịp mức tăng của lạm phát, điều này gây khó khăn cho các

trường đại học công lập. Để định hướng phát triển bền vững và tăng cường tự

chủ về tài chính cho các trường ĐHCL nhưng vẫn đảm bảo công bằng xã hội,

đảm bảo thực hiện được những mục tiêu của Nhà nước (như ưu tiên phát triển

những ngành nông, ngư nghiệp, những ngành mũi nhọn...), tạo điều kiện cho

những sinh viên nghèo vẫn có thể tiếp cận được những dịch vụ giáo dục đại

học, đòi hỏi phải kết hợp hài hòa các nhân tố chủ yếu sau:

- Nguồn NSNN: Trong giai đoạn tới vẫn cần nguồn NSNN đầu tư cho

các trường đại học công lập nhưng theo một cơ chế mới :

+ Ngân sách ưu tiên đầu tư cho những ngành mà xã hội thực sự cần

những người học ít quan tâm do lợi ích mang lại từ thị trường lao động thấp.

+ Việc phân bổ ngân sách cho các trường ĐHCL không nên chỉ căn cứ

vào quy mô đào tạo mà nên căn cứ vào cả khối ngành đào tạo, lực lượng

116

giảng viên, diện tích giảng đường, phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện...

và khả năng huy động tài chính của các trường đối với các nguồn tài trợ khác

từ bên ngoài.

+ Mức tài chính tài trợ từ NSNN cho các trường đại học phải dựa trên

kết quả kiểm định chất lượng và theo chất lượng đào tạo của các trường đại

học công lập.

- Nguồn tài chính từ phía người thụ hưởng dịch vụ GDĐH: Thực hiện

chính sách chia sẻ chi phí đào tạo với NSNN, người học chấp nhận điều chỉnh

tăng học phí trong mức độ cho phép. Đồng thời với chính sách tăng học phí,

các trường thành lập quỹ hỗ trợ học bổng cho các sinh viên học khá giỏi, những

sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và chính phủ thực hiện chính sách miễn giảm

học phí cho sinh viên diện chính sách, thành lập quỹ cho sinh viên vay tín dụng

để trang trải chi phí học tập nhằm đảm bảo tính công bằng xã hội.

- Nguồn tài chính từ cộng đồng: Để mở rộng và phát triển nguồn tài

chính theo hướng bền vững, ngoài các nguồn tài chính trên, các trường đại học

công lập cần thu hút đóng góp của các cựu sinh viên, các doanh nghiệp cũng

như các nhà hảo tâm nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực của đất nước.

-Nguồn tài chính từ bản thân các hoạt động của nhà trường: Các trường

đại học công lập phải tăng cường đa dạng hóa, mở rộng các hình thức đào tạo,

liên kết đào tạo, phát triển các hoạt động dịch vụ như thành lập các trung tâm

nghiên cứu và cung cấp hoạt động dịch vụ cho xã hộin như một doanh nghiệp.

Ngoài hoạt động giảng dạy thuần túy, các trường phải tiếp cận xã hội thông

qua thực hiện các dự án nghiên cứu và cung cấp dịch vụ. Các trường thực

hiện trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các trung tâm nghiên cứu và cung cấp

dịch vụ trực thuộc trường nhằm khuyến khích các trung tâm chủ động hơn

trong việc tăng nguồn thu.

117

4.2. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN, ĐỔI MỚI CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG VÀ

PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ

4.2.1. Mục tiêu phát triển của Trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần Thơ

- Mục tiêu chung:

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ phấn đấu trở thành một trung tâm

đào tạo cán bộ y - dược đa ngành, đa lĩnh vực, có chất lượng cao. Đào tạo cán

bộ y - dược có trình độ đại học, sau đại học và cấp thấp hơn cho các tỉnh đồng

bằng sông Cửu Long, miền Đông, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và người ở

nước ngoài. Thực hiện NCKH trong lĩnh vực y - dược và các lĩnh vực khác có

liên quan. Hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực và trên thế giới trong

lĩnh vực đào tạo, NCKH, khám chữa bệnh và phục vụ sức khỏe cộng đồng.

Khám chữa bệnh và tham gia chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Từng bước hoàn chỉnh quy mô tổ chức của một trường đào tạo đa

ngành, đa lĩnh vực. Xây dựng Trường hoàn chỉnh là một trường đại học y

khoa 3 cấp và có đủ các khoa trong nhóm ngành khoa học sức khỏe. Quy

hoạch, sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy và cán bộ phục vụ đủ

về số lượng theo qui mô đào tạo, mạnh về chất lượng đáp ứng yêu cầu đào tạo

đại học và sau đại học của Trường.

Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư cơ sở vật chất máy móc, trang thiết bị

phù hợp với sự phát triển chung của nhà trường thành một trường hiện đại

theo Quyết định số 930/ QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng

Chính phủ. Phát huy có hiệu quả nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước, đồng

thời chú ý phát triển, khai thác hoạt động dịch vụ y tế theo chuyên môn của

Trường để tăng thêm nguồn thu phục vụ cho các hoạt động của Trường.

Thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đổi mới chương trình đào

tạo, đổi mới phương pháp đánh giá. Mở rộng các loại hình đào tạo dại học và

sau đại học. Tăng qui mô đào tạo hợp lý trên cơ sở đảm bảo tốt nhất các điều

kiện đảm bảo chất lượng đào tạo.

118

Phát triển NCKH trên tất cả các lĩnh vực về y tế. Đầu tư cho các tiến

bộ khoa học vào công tác đào tạo và khám chữa bệnh. Xây dựng các dự án

lớn trong nước và nước ngoài để đầu tư nguồn nhân lực cho các hoạt động

của Trường. Xây dựng và phát triển bệnh viện thực hành của Trường cả về

qui mô và chất lượng. Trong 5 năm tới, xây dựng bệnh viện của Trường có

đội ngũ cán bộ giỏi, mở rộng cơ sở hạ tầng, đầu tư các trang thiết bị hiện đại

theo hướng bệnh viện chất lượng cao đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho

nhân dân trong khu vực. Tăng cường hợp tác với các Bệnh viện Đa khoa

Trung ương Cần Thơ, mở rộng đến các bệnh viện khác đáp ứng yêu cầu giảng

dạy và thực tập lâm sàng của cán bộ và sinh viên.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Hoàn chỉnh bộ máy tổ chức của Trường theo 3 cấp gọn nhẹ, đạt hiệu

quả cao trong công tác, vận hành bệnh viện của Trường với qui mô 300

giường bệnh. Thành lập một số khoa theo yêu cầu của xã hội.

+ Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý, sử dụng có

hiệu quả đội ngũ cán bộ, viên chức hiện có và tuyển dụng cán bộ, viên chức

mới có đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Trường. Mỗi năm tăng

thêm 30 chỉ tiêu biên chế, bổ sung cán bộ, viên chức cho bệnh viện thực hành,

các khoa, các đơn vị mới thành lập. Đến năm 2020 có 800 cán bộ, viên chức

trong đó có trên 70% là cán bộ giảng dạy, bảng 4.1.

Bảng 4.1: Mục tiêu phát triển số lƣợng cán ộ, viên chức

của Trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần Thơ cho đến năm 2020

Đơn vị tính: Người

Năm

Quy mô

sinh viên

Cán ộ - viên chức

Cán

ộ gảng

dạy

Cán ộ

giảng dạy

cơ hữu

Cán ộ giảng

dạy kiêm

nhiệm và

thỉnh giảng

Phục vụ

và giảng

dạy

Hành

chính -

quản lý

Tổng cộng

cán ộ cơ

hữu

2015 9.750 700 450 250 110 70 630

2020 14.625 950 640 310 150 80 870

Nguồn: [98].

119

Bên cạnh tăng cường số lượng cán bộ, viên chức, Trường phấn đấu

không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên và nghiên cứu

viên. Cụ thể, đến năm 2020 có trên 80% cán bộ giảng dạy có trình độ sau đại

học, trong đó: 12% là giáo sư, phó giáo sư; 23% là tiến sĩ; trên 50% thạc sĩ và

chuyên khoa II (Bảng 4.2).

Bảng 4.2: Mục tiêu phát triển giảng viên có tr nh độ thạc sĩ, tiến sĩ tại

Trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần Thơ

Đơn vị tính: Người

Năm Tổng số giảng

viên Tỉ lệ % tiến sĩ, thạc sĩ

Số lƣợng giảng viên có học

vị tiến sĩ, thạc sĩ

2015 700 50% Thạc sĩ 350

23% Tiến sĩ 161

2020 950 50% Thạc sĩ 475

32% Tiến sĩ 304

Nguồn: [98].

* Ghi chú: - Số giảng viên trên chưa qui đổi;

- Số lượng tiến sĩ bao gồm cả những người có học hàm giáo

sư, phó giáo sư.

Từng bước xây dựng đội ngũ và điều kiện đảm bảo chất lượng cho đào

tạo sau đại học bao gồm: Chuyên khoa I, chuyên khoa II, bác sĩ nội trú bệnh

viện, cao học.

+ Tiếp tục hoàn thiện phương pháp đào tạo, quản lý hiện đại, tiên tiến,

đó là, thực hiện việc quản lý đào tạo các hệ theo học chế độ tín chỉ. Đẩy mạnh

việc đưa tin học ứng dụng vào trong công tác đào tạo của nhà trường. Cải tiến

cấu trúc chương trình đào tạo theo hướng mô đun hóa nhằm thích nghi tốt hơn

với sự phát triển và thay đổi nhanh chóng của thị trường lao động. Tăng cường

việc chuyển đổi các chương trình đang đào tạo theo hướng chương trình tiên

tiến. Đảm bảo đầy đủ giáo trình, sách và tài liệu tham khảo. Tăng cường

NCKH cho cán bộ trong diện rộng, chú trọng các đề tài trong lĩnh vực giáo

120

dục, đảm bảo cơ sở vật chất, máy móc thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo.

+ Mở rộng, xây dựng mối liên kết với cộng đồng chặt chẽ, trước hết là

các cơ quan giáo dục địa phương, các sở y tế trong khu vực đồng bằng sông

Cửu Long, miền Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thông qua

việc chủ động giải quyết nguồn nhân lực y tế cho địa phương. Tăng cường

đào tạo ngắn hạn, đào tạo liên tục và đào tạo lại cho cán bộ y - dược. Tiếp tục

thực hiện đào tạo hệ không chính qui, trọng tâm phát triển đào tạo hình thức

vừa học vừa làm.

+ Tăng qui mô đào tạo đại học và sau đại học bình quân 10%. Tới năm

2020, qui mô là 14.625 sinh viên, bảng 4.3.

+ Tiếp tục phát triển NCKH trên tất cả các lĩnh vực về y tế. Đầu tư

cho việc nghiên cứu các đề tài sinh - y học, y tế cộng đồng. Ứng dụng các kỹ

thuật, các tiến bộ khoa học vào công tác đào tạo, khám chữa bệnh. Xây dựng

các dự án nghiên cứu trong nước và hợp tác quốc tế để đầu tư nguồn nhân lực

cho các hoạt động của Trường. Ưu tiên cho các nghiên cứu chuyển giao công

nghệ, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào đời sống thực tế phục vụ việc chăm

sóc sức khỏe người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Nâng cao chất lượng

chăm sóc y tế cho nhân dân trong vùng: Ứng dụng công nghệ sinh học (sinh

học phân tử, miễn dịch học, di truyền học) và công nghệ tin học trong chuẩn

đoán và điều trị các bệnh phổ biến vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên

cứu các dược liệu, cây non, thuốc phổ biến vùng Nam bộ, kết hợp đông - tây

y trong điều trị bệnh. Ứng dụng tin học trong quản lý đào tạo và giảng dạy

ngành y tế.

Tăng số lượng đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, cấp Tỉnh, cấp Bộ hàng năm,

mở rộng hợp tác nghiên cứu với các cơ quan, tổ chức và các cá nhân trong và

ngoài nước. Xây dựng các đề tài nghiên cứu trọng điểm, các dự án lớn, có

chất lượng, tập trung đội ngũ các nhà khoa học vào nghiên cứu. Kết hợp có

hiệu quả các đề tài nghiên cứu cấp Bộ, các dự án, các đề tài hợp tác quốc tế.

121

Đầu tư kinh phí từ nhiều nguồn vốn cho NCKH, đồng thời đầu tư trang thiết

bị, máy móc phù hợp đáp ứng với nhu cầu NCKH, nhất là nghiên cứu chuyên

sâu. Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý trong NCKH.

Bảng 4.3: Chỉ tiêu tuyển sinh và qui mô đào tạo theo các hệ, ậc

Đơn vị tính: Người

Hệ, ậc đào tạo

Năm 2015 Năm 2020

Tuyển sinh Qui mô đào

tạo

Tuyển sinh Qui mô đào

tạo

Trung cấp 200 400 240 480

Đại học chính quy 1.210 5.860 2.050 8.835

Đại học không chính quy 1.140 3.890 1700 5.790

Tổng cộng hệ đại học 2.350 9.750 3.750 14.645

Hệ sau đại học 822 1.400 1.201 2.100

Nguồn: [98].

+ Đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế với các cá nhân, tổ chức chính

phủ và phi chính phủ ở các nước trong khu vực và trên thế giới. Phát triển hợp

tác quốc tế trong lĩnh vực và đào tạo, NCKH, khám chữa bệnh và chăm sóc

sức khỏe cộng đồng. Qua hợp tác có nhiều cán bộ được cử đi học dài hạn và

ngắn hạn ở ngoài nước, tăng cường máy móc thiết bị y tế và tài chính cho các

hoạt động của Trường.

Mục tiêu đầu tƣ cơ sở vật chất

Để thực hiện mục tiêu phát triển Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, nhà

trường đặt mục tiêu xây dựng cơ sở vật chất như sau:

- Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường Đại học Y Dược

Cần Thơ quy mô lớn, hiện đại trong nước và trong khu vực. Trường Đại học

Y Dược Cần Thơ cần được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đại chuẩn

mực trong khu vực và quốc tế, được đáp ứng đầy đủ về tài chính cho hoạt

động và phát triển. Phát triển cơ sở vật chất để trở thành đơn vị có đủ điều

kiện phục vụ cho công tác đào tạo, NCKH, chăm sóc sức khoẻ.

122

- Tiếp tục hoàn chỉnh dự án xây dựng Trường từ nguồn vốn trái phiếu

Chính phủ theo Quyết định số 930/QĐ-TTg ngày 30/6/2009 của Thủ Tướng

Chính phủ. Hoàn thành các hạng mục xây dựng đã được phê duyệt bao gồm:

+ Giải phóng đề bù, san lắp mặt bằng trên diện tích 34 ha.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng của các đơn vị.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm đường nội bộ, tường rào, sân

vườn, hệ thống điện, nước sinh hoạt, nước thải, hệ thống vệ sinh môi trường…

Bảng 4.4: Dự ƣớc tổng mức đầu tƣ

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Tên công trình Giai đoạn Tổng mức

đầu tƣ 2010 2011-2020

1 Công trình các khoa

1.1 Khoa Y 40.000 70.000

1.2 Khoa Điều dưỡng 13.000 21.000

1.3 Khoa khoa học cơ bản 7.500 9.000

1.4 Khoa răng hàm mặt và khoa Dược 36.000 48.000 84.000

1.5 Khoa YTCC và Khoa Kỹ thuật y học 12.000 24.000 36.000

2 Trung tâm NCKH (Labo thí nghiêm) 54.000 54.000

3 Khu dịch vụ tổng hợp 7.600 25.000 32.000

4 Thư viện 45.000 45.000

5 Bệnh viện thực hành 30.000 170.000 200.000

6 Khu ký túc xá 130.000 130.000

7 Khu hiệu bộ- hành chính và các giảng

đường lớn

96.000 96.000

8 Khu thể dục thể thao 25.000 25.000

9 Nhà công vụ, nhà chuyên gia 6.000 6.000

10 Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật 200.000 200.000

11 Đền bù giải phóng 68.000 180.000

12 San lấp mặt bằng 20.000 10.600 34.000

13 Máy móc, trang thiết bị 50.000 258.000 308.000

14 Các chi phí khác 28.000 64.000 92.000

Tổng cộng 312.100 1.025.600 1.492.600

Nguồn: [98].

+ Mua sắm, đầu tư các máy móc, trang thiết bị phục vụ cho đào tạo,

NCKH, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, đủ các điều kiện

123

để triển khai các hệ đào tạo của nhà trường.

- Phối hợp cùng với Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, Sở Y tế

Thành phố Cần Thơ, Bệnh viện 121 Quân khu 9 triển khai xây dựng dự án

Trung tâm y tế chuyên sâu vùng đồng bằng sông Cửu Long tại Thành phố

Cần Thơ giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày

30/6/2006 của Thủ Tướng Chính phủ. Dự ước tổng mức đầu tư các hạng mục

công trình, dự án của Trường Đại học Cần Thơ được thể hiện bảng 4.4.

Bên cạnh đầu tư xây dựng các công trình, tiếp tục nâng cấp bổ sung và

trang bị mới các phòng thực hành, thí nghiệm đã quá lạc hậu để phục vụ giảng

dạy thực hành, thí nghiệm ở bậc đại học.

4.2.2. Phƣơng hƣớng đổi mới cơ chế hoạt động của Trƣờng Đại học

Y Dƣợc Cần Thơ

Để thực hiện các mục tiêu phát triển của trường, trên cơ sở đề nghị của

Nhà trường, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phê duyệt Đề án thí điểm đổi

mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Mục tiêu là phát

triển Trường Đại học Y Dược Cần Thơ thành trường đại học khoa học sức

khỏe định hướng ứng dụng với các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn các

nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, hoạt động tự chủ gắn với trách

nhiệm giải trình, trách nhiệm đảm bảo các đối tượng chính sách, đối tượng

thuộc hộ nghèo có cơ hội học tập, nghiên cứu tại Trường.

Mục tiêu cụ thể:

a) Đổi mới hệ thống tổ chức và nhân sự của Trường theo mô hình

trượng đại học định hướng ứng dụng hiện đại; thực hiện quản lý đại học theo

các tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng và ứng dụng công nghệ thông tin

toàn diện; bảo đảm năng lực quản trị, lãnh đạo và quản lý hiệu quả, phát huy

tối đa những tiềm năng và thế mạnh của Trường;

b) Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học theo

hướng hội nhập quốc tế; bảo đảm người học được trang bị kiến thức chuyên

124

môn cùng với kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp theo cam kết mà Trường đã

công bố; thực hiện kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo quy định

và hướng tới được các tổ chức kiểm định quốc tế công nhận;

c) Phát triển, hoàn thiện các ngành và chuyên ngành đào tạo, các

chương trình đào tạo ở các trình độ đào tạo trên cơ sở chương trình đào tạo

của các trường đại học y dược có uy tín trên thế giới; xây dựng hệ thống giáo

trình bảo đảm tính cơ bản, hiện đại theo mô hình bệnh tật và yêu cầu bảo vệ,

chăm sóc nâng cao sức khỏe của nhân dân;

d) Tăng cường hợp tác quốc tế, phát triển, hoàn thiện các ngành và

chuyên ngành đào tạo, hướng tới các chương trình đào tạo đạt chuẩn mực

quốc tế;

đ) Sử dụng có hiệu quả kinh phí đầu tư của Nhà nước, đồng thời huy

động tối đa các nguồn lực của xã hội, xây dựng cơ chế quản lý tài chính minh

bạch, bảo đảm năng lực tài chính vũng mạnh;

e) Thực hiện trách nhiệm xã hội của trường đại học công lập, thông qua

các chính sách cấp học bổng, tạo điều kiện thuận lợi để các sinh viên là đối

tượng chính sách, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội được học tập.

Theo đó, cơ chế hoạt động của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ được

đổi mới theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm:

- Tự chủ về mở ngành, chuyên ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh,

chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo, thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học

tập, giáo trình, học liệu, quản lý và cấp phát văn bằng chứng chỉ theo chuẩn

đầu ra trường đã cam kết;

- Tự chủ quyết định liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo trong và

ngoài nước, quyết định hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công

nghệ, dịch vụ khoa học công nghệ, dịch vụ y tế, dịch vụ đào tạo theo yêu cầu

đặt hàng và nhu cầu xã hội.

- Tự chủ về tổ chức, thành lập, chia tách, sáp nhập các đơn vị trực

125

thuộc, quyết định tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm, quyết

định ký kết, chấm dứng hợp đồng lao động, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo,

quản lý,...

- Tự chủ về mức thu nhập tăng thêm, sử dụng kinh phí từ các nguồn

hợp pháp để đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực, bảo đảm chất lượng đào

tạo và nghiên cứu khoa học; chủ động trong đầu tư dự án đầu tư, mua sắm,

sửa chữa tài sản cố định, sử dụng tài sản trong liên doanh, liên kết, cho thuê.

Với mục tiêu của đề án trên cũng như mục tiêu phát triển của Trường

Đại học Y Dược Cần Thơ, cơ chế quản lý tài chính ở Nhà trường cần phải

được hoàn thiện theo những phương hướng sau:

Một là, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược

Cần Thơ cho phù hợp với những đổi mới trong đường lối của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước, trước hết là những thay đổi trong Luật ngân

sách 2015, Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ, chủ trương cơ cấu lại

ngân sách nhà nước và tăng cường tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập cũng

như các chính sách, qui định pháp luật khác có liên quan. Do đó, cơ chế quản

lý tài chính ở nhà trường phải được điều chỉnh, cập nhật những điểm mới, vận

dụng vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của trường.

Hai là, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược

Cần Thơ đáp ứng yêu cầu thực hiện Đề án đổi mới cơ chế hoạt động của

trường theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Quyết định của Thủ tướng

Chính phủ. Rõ ràng là để thực hiện quyết định của Thủ tướng, Trường Đại

học Y Dược Cần Thơ phải có những thay đổi mạnh mẽ về cơ chế hoạt động,

nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng,

nhiệm vụ của nhà trường. Điều đó đòi hỏi phải có những thay đổi trong cơ

chế quản lý tài chính, mở rộng tự chủ tài chính gắn với tự chủ hoạt động.

Ba là, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính hướng tới gia tăng, mở rộng

và đa dạng hoá các nguồn thu trên cơ sở khai thác tối đa nguồn nhân lực, tài

126

sản, vị thế của nhà trường, phù hợp với các qui định pháp luật và giải quyết

hài hoà lợi ích giữa người học, nhà trường và xã hội. Cơ chế quản lý tài

chính phải khuyến khích được sự năng động, sáng tạo, chủ động trong tìm

kiếm, gia tăng và mở rộng nguồn thu thông qua đa dạng hóa, nâng cao chất

lượng các hoạt động sự nghiệp và các hoạt động khác của nhà trường, chủ

động tìm kiếm, thu hút sinh viên, đối tác, khách hàng.

Do nguồn ngân sách nhà nước đang căng thẳng, nợ công tăng cao,

trong khi đó Nhà nước còn phải phân bổ tài chính vào nhiều lĩnh vực khác,

việc các trường đại học phải huy động từ nguồn tài chính khác, đặc biệt là các

nguồn đóng góp từ phía người học, và các nguồn hợp tác, tài trợ khác để bù

đắp chi phí và nâng cao chất lượng đào tại và NCKH là tất yếu.

Quan điểm đa dạng hoá các nguồn tài chính của Trường Đại học Y

Dược Cần Thơ là phù hợp với quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà

nước. Nghị quyết Trung ương 2 (Khoá VIII) chỉ rõ: "Đầu tư cho giáo dục-

đào tạo lấy từ nguồn chi thường xuyên và nguồn chi phát triển trong ngân

sách Nhà nước. Tích cực huy động các nguồn ngoài ngân sách như học phí,

nghiên cứu ban hành các chính sách đóng góp phí đào tạo từ các cơ sở lao

động" [4].

Xuất phát từ các quan diểm, chính sách của Đảng, Nhà nước và điều

kiện tài chính thực tế cũng như mục tiêu phát triển của Trường Đại học Y

Dược Cần Thơ, trong thời gian tới cần phải đa dạng hoá các nguồn thu. Tuy

nhiên, việc đa dạng hoá các nguồn thu phải phù hợp với các yêu cầu của pháp

luật, đặc biệt là phải giải quyết hài hoà mỗi quan hệ giữa người học, nhà

trường và xã hội.

Bốn là, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính theo hướng sử dụng tiết

kiệm, hiệu quả, quản lý chặt chẽ các khoản chi.

Mục đích quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ cũng

giống như các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung, đó là phải đảm bảo tính tiết

127

kiệm, hiệu quả. Các tổ chức kinh tế dù vì mục đích lợi nhuận hay phi lợi

nhuận đều phải hướng tới tính hiệu quả. Do đó đổi mới cơ chế quản lý tài

chính ở Trường Đại học Y Dươc Cần Thơ phải thực hiện nguyên tắc hiệu quả,

tiết kiệm, sử dụng nguồn tài chính sao cho thu được lợi ích cao nhất, tốn ít chi

phí nhất. Muốn vậy, cơ chế quản lý chi của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

phải hướng tới hoàn thiện những mặt sau:

+ Phân bổ nguồn thu tài chính hợp lý cho giảng dạy và nghiên cứu

khoa học và đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý. Mục tiêu là ưu tiên tài chính

cho những ngành, lĩnh vực, khoa quan trọng, có thể tạo sự thay đổi lớn cho

nhà trường và có tác động lan tỏa; có chính sách tăng thu nhập cho những

giảng viên, cán bộ quản lý có năng lực, có thành tích tốt, khuyến khích giảng

dạy tốt và nghiên cứu khoa học; có cơ chế bồi dưỡng xứng đáng cho những

cán bộ, giảng viên góp phần tăng nguồn thu, mở rộng nguồn thu, góp phần

nâng cao danh tiếng, vị thế của nhà trường, có sáng kiến làm lợi cho nhà

trường. Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho một số phòng, ban, khoa được lựa

chọn ưu tiên, làm điểm đột phá,...

+ Quản lý chặt chẽ chi thường xuyên và chi đầu tư đảm bảo tiết kiệm, đúng

thực tế, tránh lãng phí, tham ô hoặc chi tiêu không gắn với hiệu quả sử dụng

+ Có cơ chế giám sát, kiểm tra chi đúng pháp luật, đúng qui chế quản lý

tài chính nội bộ của trường.

4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ

4.3.1. Điều chỉnh, sửa đổi quy chế quản lý tài chính nội ộ

Với việc Luật ngân sách 2015 ra đời thay thế của Luật ngân sách 2002,

Nghị định 16/2015/NĐ-CP ra đời thay thế cho Nghị định 43/2006/NĐ-CP và

các qui định pháp luật mới có liên quan, quy chế quản lý tài chính nội bộ

trước đây, bao gồm cả quy chế chi tiêu nội bộ cần phải được thay thế bằng

quy chế quản lý tài chính nội bộ mới, phản ánh những thay đổi pháp luật. Mặt

128

khác, quy chế quản lý tài chính mới phải gắn với mức độ tự chủ, hướng đổi

mới hoạt động mà đề án thí điểm đổi mới hoạt động mà Trường Đại học Y

Dược Cần Thơ bắt đầu thực hiện từ năm học 2017 – 2018. Để thực hiện điều

này, trong thời gian tới Trường Đại học Y Dược Cần Thơ phải nhanh chóng

thực hiện các bước để điều chỉnh, ban hành quy chế quản lý tài chính mới:

Một là, khẩn trương nghiên cứu, rà soát Luật ngân sách 2015, Nghị

định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn thực hiện của

Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, xác định những điểm mới, những thay đổi

gắn với đặc thù hoạt động và quản lý tài chính của Trường Đại học Y Dược

Cần Thơ. Từ việc thống kê các thay đổi so với các qui định pháp luật trước

đây, trường sẽ xác định được những nội dung liên quan cần phải xem xét điều

chỉnh, sửa đổi, bổ sung.

Hai là, rà soát lại quy chế chi tiêu nội bộ và các qui định về quản lý tài

chính khác của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, xác định những nôi dung

cần điều chỉnh.

Ba là, căn cứ vào định hướng phát triển, mục tiêu, nội dung, lộ trình đổi

mới hoạt động của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ theo đề án thí điểm đổi

mới hoạt động, căn cứ vào kết quả rà soát ở trên để thực hiện việc điều chỉnh,

bổ sung, sửa đổi quy chế quản lý tài chính.

Nguyên tắc của việc điều chỉnh là đảm bảo đúng theo tinh thần và nội

dung đổi mới của Luật ngân sách mới 2015, Nghị định 16/2015/NĐ-CP và

các văn bản hướng dẫn; đảm bảo hướng đổi mới quản lý tài chính gắn với

hướng tăng cường tự chủ hoạt động và tự chủ tài chính, gắn liền với kế hoạch

đổi mới hoạt động của Trường theo Quyết định về Đề án thí điểm đổi mới

hoạt động của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ theo hướng tự chủ.

Qui trình thực hiện:

- Ban giám hiệu nhà trường giao nhiệm vụ cho phòng Kế hoạch - Tài

chínhnghiên cứu, chuẩn bị dự thảo quy chế quản lý tài chính mới để trình Ban

giám hiệu.

129

- Ban giám hiệu cho ý kiến góp ý, điều chỉnh, bổ sung

- Trên cơ sở các ý kiến góp ý, phòng Kế hoạch - Tài chínhđiều chỉnh,

bổ sung.

- Ban giám hiệu lấy ý kiến rộng rãi của các đơn vị trong Trường về quy

chế quản lý tài chính mới.

- Trên cơ sở góp ý rộng rãi, phong tài chính – kế hoạch điều chỉnh,

trình Ban giám hiệu ký ban hành.

Việc xây dựng, hoàn thiện quy chế quản lý tài chính mới sẽ tạo cơ sở

để Trường Đại học Y Dược Cần Thơ thực hiện tốt quản lý tài chính, phù hợp

với điều kiện mới.

4.3.2. Hoàn thiện cơ chế huy động nguồn thu, đặc iệt là nguồn thu

ngoài ng n sách nhà nƣớc

Theo đề án đổi mới hoạt động của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

theo hướng tự chủ, trong những năm tới nhu cầu tài chính của nhà trường là

rất lớn, trong đó phần từ ngân sách Nhà nước sẽ hạn chế và Nhà trường phải

tự chủ, năng động tìm kiếm các nguồn thu ngoài ngân sách. Trong những năm

qua, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã quan tâm đến việc xây dựng chiến

lược phát triển nguồn tài chính từ các nguồn ngoài ngân sách nhằm có thêm

nguồn thu để thực hiện bổ sung thu nhập cho cán bộ, viên chức, mục tiêu bồi

dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý, xây dựng

cơ sở hạ tầng, hiện đại hoá cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị mới, công nghệ

mới hiện đại đồng bộ. Thực tế ngày từ các năm trước, nguồn NSNN cấp, mặc

dù tăng nhanh và đóng góp phần quan trọng trong ngân sách của trường,

nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của Đại học Y Dược Cần Thơ do hiện

nay cơ sở vật chất của trường còn rất thiếu thốn, lạc hậu, chưa đổi mới về

trang thiết bị. Là một trường đại học non trẻ, lại được giao thí điểm tự chủ

hoạt động, Đại học Y Dược Cần Thơ cần phải có cơ chế quản lý tài chính và

cơ chế hoạt động thích hợp nhằm tăng các nguồn thu hiện có, đa dạng hoá

nguồn thu, khai thác triệt để lợi thế là trường đại học về y dược hàng đầu ở

130

đồng bằng sông Cửu Long.

Một số giải pháp Trường Đại học Y Dược Cần Thơ cần thực hiện thể

khai thácgồm:

Thứ nhất, tiếp tục tranh thủ nguồn thu từ NSNN

Mặc dù trường đang thí điểm thực hiện cơ chế tự chủ hoạt động, gắn

với đó là nâng cao tự chủ tài chính, ngân sách Nhà nước vẫn là nguồn tài

chính quan trọng trong nhiều năm tới. Nhà nước tăng cường nguồn kinh phí

cho Đại học Y Dược Cần Thơ thông qua chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm tỷ lệ

sinh viên được cấp kinh phí. Trong vài năm sắp tới, đây vẫn sẽ là nguồn thu

chủ yếu trong tổng nguồn thu hằng năm của Đại học Y Dược Cần Thơ.

Trường cần tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của Bộ giáo dục đào tạo, Bộ y tế và

lãnh đạo thành phố Cần Thơ tạo điều kiện để trường khai thác tối đa nguồn tài

chính cho đào tạo, trong bối cảnh Trường là đại học mới, đào tạo ngành y có

chi phí lớn, đòi hỏi đầu tư máy móc, thiết bị nhiều.

Thứ hai, tiếp tục có cơ chế tăng nguồn thu từ học phí, lệ phí.

Học phí, lệ phí là nguồn thu quan trọng ngoài ngân sách. Nguồn thu

này được huy động từ người học, bao gồm cả các hệ chính quy, tại chức, liên

thông, sau đại học... Nhà trường cần phải thể chế hoá quy chế về các khoản

thu và sử dụng các khoản đóng góp khác ngoài học phí. Công khai hoá các

mức thu học phí và các đóng góp khác vào đầu năm học và điều chỉnh có tính

đến yếu tố trượt giá, yếu tố chất lượng, chi phí đơn vị, khả năng đảm bảo

ngân sách so với chi phí và các yếu tố khác, phù hợp với qui định học phí của

Chính phủ.

Muốn tăng nguồn thu học phí, cần phải mở rộng được quy mô đào tạo

các hệ. Muốn vậy, trường phải có các biện pháp như sau:

- Chuẩn bị tốt nguồn giảng viên phục vụ đào tạo. Để chuẩn bị nguồn

giảng viên, có nhiều công việc phải làm. Tuy nhiên, xét về góc độ cơ chế tài

chính, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ cần có cơ chế tài chính để thu hút

giảng viên giỏi về trường, tăng thu nhập cho giảng viên, có cơ chế khuyến

131

khích tài chính với giảng viên giỏi, giảng viên có trình độ cao (sẽ trình bày rõ

hơn trong giải pháp quản lý chi). Có cơ chế quản lý tài chính thích hợp để

dành kinh phí cho đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ giảng viên.

- Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo và cơ

sở vật chất phục vụ đào tạo. Theo đề án đổi mới hoạt động của trường, nhà

trường được chủ động trong việc lựa chọn, xây dựng nội dung, chương trình

đào tạo, phương pháp đào tạo, ngôn ngữ đào tạo... Để thu hút sinh viên,

trường cần tổ chức rà soát nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo hiện

hành; sửa đổi, bổ sung, cập nhật các kiến thức mới, hiện đại. Đặc biệt, cần

nâng cao chất lượng thí nghiệm, thực hành vì với ngành y dược, đây là những

nội dung rất quan trọng, đảm bảo cho sinh viên ra trường có thể làm việc tốt.

- Làm tốt khâu marketing, quảng bá về hình ảnh nhà trường, các

chuyên ngành đào tạo, các bậc đào tạo, các hình thức đào tạo. Quảng bá có ý

nghĩa quan trọng, giúp nhà trường tiếp cận người học và các đối tác. Trường

Đại học Y Dược Cần Thơ cần tổ chức một bộ phận chuyên tập trung vào thu

hút học sinh, tìm cơ hội đào tạo, ký kết hợp đồng đào tạo với nhân sự chuyên

nghiệp, được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm.

- Đa dạng hóa hình thức và thời gian đào tạo để đáp ứng nhu cầu học

tập đa dạng của người học. Với các chương trình đào tạo theo hợp đồng,

trường cần có chính sách tính toán chi phí phù hợp, đảm bảo thu bù chi và có

tích lũy.

Bên cạnh việc tăng mức thu học phí, cần gắn liền với chương trình cho

vay và quỹ học bổng. Ngân sách tập trung đầu tư chiều sâu, đảm bảo thiết bị,

giáo trình tương đối hiện đại cho một số cơ sở để tăng nhanh khả năng đào tạo

chất lượng cao, nhằm hướng tới mục đích là tỷ lệ thu nhập của trường từ các

khoản thu ngoài NSNN trong tổng thu của trường tăng dần lên.

Đại học Y Dược Cần Thơ cũng có thể tăng nguồn thu từ sự đóng góp

của các cơ sở trực tiếp sử dụng nhân lực do trường đào tạo, các tổ chức cá

nhân tuyển dụng lao động đóng góp một phần kinh phí đào tạo, quan hệ phối

132

hợp với trường qua việc tuyển dụng hoặc thông qua đơn đặt hàng về số lượng

lao động đã được đào tạo. Tính toán chi phí tại cơ sở đào tạo, gắn khâu tuyển

sinh và việc sử dụng sinh viên tốt nghiệp, giảm chi phí việc đào tạo không

phù hợp yêu cầu và tạo khả năng sử dụng hợp lý hơn sinh viên đã qua đào tạo.

Thứ ba, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nhằm đẩy mạnh hoạt động

và nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học.

Nghiên cứu và đào tạo là hai nhiệm vụ cơ bản của các trường đại học.

Nghiên cứu giúp nâng cao trình độ giảng viên và nâng cao chất lượng đào tạo

đại học và sau đại học. Mặt khác, nghiên cứu khoa học cũng giúp tận dụng

năng lực của đội ngũ giảng viên ở trường đại học nhằm tạo nguồn tài chính bổ

sung cho nhà trường. Các kết quả nghiên cứu, nếu được chuyển giao sẽ có

những đóng góp lớn cho khoa học, cho kinh tế - xã hội. Do đó, bên cạnh đào

tạo, các trường đại học đều phải chú trọng nghiên cứu khoa học. Với đại học

y dược, nghiên cứu càng có ý nghĩa bởi hơn bất kỳ ngành nào, các kết quả

nghiên cứu sẽ có tác động lớn đến chất lượng sinh viên, chất lượng khám

chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

là một hướng đi bền vững trong việc huy động nguồn thu cho ĐH Y dược

Cần Thơ. Một mặt, nghiên cứu giúp nâng cao trình độ cán bộ, giảng viên, từ

đó nâng cao chất lượng giảng dạy, giúp nhà trường thu hút sinh viên các hệ

khác nhau, tạo nguồn thu từ đào tạo. Mặt khác, nghiên cứu khoa học giúp

nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược

Cần Thơ, từ đó, phục vụ chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho nhân

dân đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở chất lượng chữa bệnh tăng lên,

nguồn thu từ bệnh viện cũng sẽ được cải thiện. Hơn nữa, nghiên cứu khoa học

cũng góp phần tạo nguồn thu từ cung cấp dịch vụ nghiên cứu, từ chuyển giao

kết quả nghiên cứu hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu trong sản xuất, kinh

doanh sản phẩm y dược.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ cơ chế

133

quản lý tài chính mà hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học

nói chung, Đại học Y Dược Cần Thơ nói riêng còn nhiều hạn chế. Hoạt động

nghiên cứu khoa học chủ yếu mới dừng lại ở việc thực hiện một số đề tài cấp

cơ sở hoặc cấp bộ bên cạnh các nghiên cứu mang tính cá nhân của các cán bộ,

giảng viên đăng trên các tạp chí. Hoạt động nghiên cứu khoa học chưa được

coi là hoạt động thường xuyên, hoạt động theo hướng tạo ra thêm thu nhập

cho đơn vị. Nhiều giảng viên, cán bộ chưa hoặc ít nghiên cứu khoa học. Một

phần nguyên nhân là do cơ chế quản lý tài chính chưa khuyến khích nghiên

cứu khoa học. Các nghiên cứu mang tính cá nhân của cán bộ, giảng viên đăng

tải trên tạp chí chủ yếu theo đam mê, sở thích cá nhân, hoặc để tích lũy công

trình nghiên cứu phong học hàm. Các nghiên cứu đề tài cấp bộ, cấp cơ sở

không có nhiều nên chỉ có một số cán bộ, giảng viên được tham gia. Cơ chế

quản lý với các nghiên cứu này rất rườm rà, nhiều thủ tục dự toán, thanh toán

trong khi thù lao cho chủ nhiệm để tài không nhiều nên nhiều cán bộ, giảng

viên không mặn mà. Chính vì vậy, cán bộ, giảng viên không có động lực

nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cũng nhiều khi được đánh giá một cách hình

thức, nên tính ứng dụng thực tế, tính mới chưa cao. Kết quả là nghiên cứu

khoa học tại trường vừa ít, vừa không hiệu quả. Do đó, nghiên cứu khoa học

chưa trở thành nguồn thu quan trọng của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

Định hướng phát triển nghiên cứu khoa học sắp tới của Trường Đại học

Y Dược Cần Thơ là:

+ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học phục vụ trực tiếp cho giảng dạy,

khám chữa bệnh và phục vụ nhu cầu chăm sóc, sức khỏe của nhân dân đồng

bằng sông Cửu Long nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Nội dung

nghiên cứu sẽ bao gồm cả các nghiên cứu cơ bản về y khoa, nghiên cứu khoa

học về khám, chữa bệnh, các nghiên cứu dược học. Trong đó, tập trung

nghiên cứu các đề tài có ứng dụng trực tiếp trong khám, chữa bệnh và các đề

tài dược học có khả năng chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất các loại thuốc

chữa bệnh, thực phẩm chức năng...

134

+ Mở rộng liên kết trong nghiên cứu và phát triển với các cơ sở nghiên

cứu, viện, trường đại học trong và ngoài nước. Phối hợp chặt chẽ với Sở Khoa

học và công nghệ Cần Thơ và các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu

Long để thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao công

nghệ phục vụ các địa phương trong vùng. Đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa

học trong sinh viên, phát triển việc hợp tác khu vực Asean và hợp tác quốc tế

trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ đào tạo và chăm

sóc sức khỏe. Tổ chức các hoạt động hội thảo, hội nghị khoa học với các quy

mô khác nhau, nhằm trao đổi, khai thác thông tin và hợp tác trong nghiên cứu,

chuyển giao và ứng dụng khoa học- công nghệ. Kết hợp đẩy mạnh công tác

đào tạo và nghiên cứu khoa học với việc biên soạn, in ấn, phát hành các giáo

trình, tài liệu tham khảo, thông báo khoa học, tạp chí khoa học cho từng

chuyên ngành hẹp và thông báo, tạp chí khoa học của Trường phát hành trong

phạm vi cả nước. Khai thác, cập nhật thông tin khoa học của thế giới bằng các

hình thức khác nhau. Triển khai việc liên kết, liên thông đào tạo, nghiên cứu

khoa học với các trường Đại học lớn trên thế giới.

+ Liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong

nghiên cứu khoa học. Doanh nghiệp là người đặt hàng nghiên cứu, là người

tài trợ nghiên cứu và là người ứng dụng các kết quả nghiên cứu. Hiện nay,

nghiên cứu dược học, đặc biệt là thực phẩm chức năng dựa trên y học cổ

truyền là hướng nghiên cứu rất có triển vọng do có thị trường rộng mở, nhu

cầu sản phẩm rất cao. Trường cần chủ động tìm kiếm các đối tác doanh

nghiệp tài trợ cho các nghiên cứu khoa học, chủ động tìm đầu ra cho các sản

phẩm nghiên cứu khoa học, nhanh chóng ứng dụng vào thực tiễn.

Để thực hiện được định hướng này, trong thời gian tới, Trường Đại học

Y Dược Cần Thơ cần phải hoàn thiện cơ chế quản lý nghiên cứu khoa học,

trong đó có cơ chế tài chính đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học.

Một là, với nghiên cứu khoa học có nguồn từ ngân sách nhà nước, cần

vận dụng cơ chế để đơn giản hóa các thủ tục tài chính, thanh toán. Có hướng

135

dẫn và có đội ngũ cán bộ hỗ trợ, tư vấn về tài chính cho các chủ nhiệm đề tài

khoa học để các chủ nhiệm hoàn thành đúng, đủ các yêu cầu về tài chính nhưng

không mất quá nhiều công sức, dành tâm huyết vào nghiên cứu khoa học.

Hai là, với các nghiên cứu khoa học có nguồn tài chính từ nguồn thu

ngoài ngân sách của Trường, cần xây dựng cơ chế quản lý tài chính linh hoạt,

giảm thiểu các thủ tục rườm rà, tạo điều kiện cho nghiên cứu, đảm bảo nhà

nghiên cứu có thu nhập xứng đáng với kết quả nghiên cứu.

Ba là, cần thành lập trung tâm nghiên cứu phát triển y dược và có cơ

chế tài chính riêng, tiến tới tự chủ tài chính cho trung tâm. Trung tâm sẽ là nơi

tổ chức thực hiện các nghiên cứu, liên kết với các doanh nghiệp, tìm kiếm

nguồn tài trợ cho nghiên cứu và thị trường đầu ra cho kết quả nghiên cứu.

Bốn là, khuyến khích, tạo điều kiện các nhà khoa học tự tìm đề tài và

nguồn tài trợ cho nghiên cứu và hưởng thu nhập từ nghiên cứu. Nhà trường

đóng vai trò hỗ trợ các điều kiện cho nghiên cứu, bao gồm nhân lực, cơ sở vật

chất, thí nghiệm và kể cả một phần tài chính khi cần.

Thứ tư, đổi mới cơ chế quản lý tài chính nhằm tăng nguồn thu từ dịch vụ

Nguồn thu từ dịch vụ bao gồm dịch vụ đào tạo, các hợp đồng nghiên

cứu khoa học từ các dự án sản xuất thử nghiệm, các hoạt động hợp tác quốc

tế, chuyển giao công nghệ, cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, các dịch vụ

cung cấp thuốc… các hình thức liên kết, liên doanh với các tổ chức trong

nước và quốc tế, thông qua hệ thống các quy chế cùng đào tạo, nghiên cứu

khoa học, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chăm sóc sức

khỏe, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đồng thời có nguồn vốn đầu tư bổ

sung cho đào tạo đại học của trường, phát triển các doanh nghiệp trong

trường, tăng nguồn thu nội bộ cho cơ sở đào tạo. Tăng cường sử dụng một bộ

phận tri thức khoa học cơ bản, khoa học y học, dược học và trang bị hiện có,

liên kết với các ngành, các doanh nghiệp, các tổ chức trong nghiên cứu sản

xuất dưới nhiều hình thức, phù hợp với khả năng và điều kiện cụ thể của

trường, tạo nguồn thu để đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ

136

thuật của trường.

Thứ năm: Tăng cường các nguồn thu khác

* Nguồn vốn vay từ các tổ chức quốc tế và từ quỹ nâng cao chất lượng

GDĐH: thông qua sự bảo lãnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, bằng

các dự án khả thi, mang lại hiệu quả tốt, có sức thuyết phục cao, đây là nguồn

vốn quan trọng cho tiến trình nâng cao chất lượng đào tạo, với các dự án này

có thể đào tạo được cán bộ bằng cách gửi đi đào tạo ở nước ngoài, tăng cường

nguồn tài liệu trang bị thư viện, đầu tư trang thiết bị mới một số phòng thí

nghiệm phục vụ một số lượng lớn sinh viên, học sinh như phòng thí nghiệm

lý, hoá, sinh, môi trường, …

* Nguồn hợp tác phát triển với các nước: Bằng sự hợp tác với các tổ

chức, các trường đại học trên thế giới, lập các dự án tranh thủ nguồn viện trợ

không hoàn lại của các nước, các tổ chức nhằm hoàn thiện các dự án đang

được triển khai và xây dựng mới một số công trình phục vụ cho giảng dạy và

nghiên cứu khoa học

* Nguồn thu hoạt động nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ, tư

vấn dịch vụ: tích cực mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi đôi bên cùng có lợi

với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, các trường đại học, viện nghiên cứu

trong và ngoài nước thông qua hợp tác nghiên cứu, ứng dụng và triển khai các

đề tài, các dự án để đào tạo cán bộ, tạo nguồn thu, Đại học Y Dược Cần Thơ

cần phải chú ý đến sự hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam á.

* Nguồn tài trợ và các nguồn thu khác: tranh thủ các nguồn tài trợ của

các doanh nghiệp, của các nhà hảo tâm trong nước và nước ngoài, để có thêm

nguồn kinh phí đầu tư tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng ngày một tốt hơn

cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của Đại học Y Dược Cần Thơ.

4.3.3. Nhóm giải pháp đổi mới cơ chế quản lý chi

Bên cạnh huy động nguồn thu, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ phải

đổi mới cơ chế quản lý chi để đảm bảo chi đúng pháp luật, tiết kiệm, hiệu quả.

Chi hiệu quả không chỉ giúp phát triển các hoạt động của Nhà trường mà còn

137

góp phần mở rộng nguồn thu và tăng thu.

4.3.3.1. Chi thanh toán cá nhân

Đối với chi thanh toán cá nhân, theo quy chế hiện hành của Trường Đại

học Y Dược Cần Thơ, cán bộ, giảng viên, nhân viên của nhà trường được

thanh toán tiền lương theo quy định của Nhà nước, dựa trên cơ sở ngạch, bậc

lương được hưởng. Các chế độ phụ cấp như phụ cấp chức vujl thâm nhiên,

phụ cấp ưu đãi giáo viên trực tiếp giảng dạy,...được chi trả theo qui định của

Nhà nước. Ngoài ra, nhà trường chi phụ cấp trách nhiệm cho một số vị trí cán

bộ quản lý, cán bộ Đảng, đoàn thể theo mức hệ số nhân với mức chi cơ bản là

150 nghìn đồng/tháng (cao nhất là hệ số 3,5). Bên cạnh tiền lương, hàng

tháng, cán bộ, viên chức nhà trường được hưởng thu nhập tăng thêm, cũng

dựa trên cơ sở mức tiền lương. Cuối năm, căn cứ vào tình hình tài chính, cán

bộ, viên chức có thể được nhận thu nhập tăng thêm là tháng lương thứ 13.

Cơ chế chi thanh toán cá nhân hiện hành như vậy tuân thủ đúng pháp

luật hiện hành có liên quan đến tiền lương. Tuy nhiên, việc chi trả thu nhập

tăng thêm và phụ cấp vẫn dựa vào ngạch bậc lương, vị trí việc làm, chức vụ,

chưa căn cứ vào hiệu quả làm việc. Nói cách khác, cơ chế chi lương mặc dù

có sự phân biệt giữa các cá nhân, nhưng nhìn chung vẫn mang tính hình thức,

cào bằng, chưa khuyến khích được người làm việc tốt. Người làm lâu năm, hệ

số bậc lương cao, người có chức vụ, bất kể làm tốt hay không đều được

hưởng lương cao và thu nhập tăng thêm cao.

Để khuyến khích cán bộ, giảng viên nỗ lực làm việc, cần đổi mới cơ chế

trả thu nhập tăng thêm dựa trên thành tích, kết quả công việc, đóng góp cho nhà

trường. Cụ thể, cần thay đổi phương pháp tính thu nhập tăng thêm như sau:

Thu nhập tăng thêm hàng tháng = Mức thu nhập tối thiểu tăng thêm

x Hệ số ngạch bậc + chức vụ x Hệ số đánh giá hoàn thành công việc.

Điểm khác biệt trong công thức tính thu nhập tăng thêm ở trên là đã

đưa vào hệ số ngạch bậc và hệ số đánh giá kết quả công việc. Hệ số ngạch bậc

138

được xếp theo vị trí công việc của cán bộ, viên chức, độc lập với hệ số lương.

Điều đó có nghĩa là tùy theo tầm quan trọng của vị trí, công việc, trình độ của

cán bộ, viên chức và từ đó là mức độ đóng góp cho công việc chung để tính

thu nhập tăng thêm. Hệ số ngạch bậc và chức vụ của cán bộ, viên chức

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ có thể tính như sau:

Hệ số ngạch ậc Hệ số

Viên chức tập sự, viên chức hợp đồng 1,0

Kỹ thuật viên, điều dưỡng cao đẳng và tương đương 1,2

Giảng viên, chuyên viên và tương đương 1,4

PGS-Giảng viên chính, chuyên viên chính và tương đương 1,6

Giáo sư-Giảng viên cao cấp, chuyên viên cao cấp và tương đương 1,8

Hệ số chức vụ Hệ số

Hiệu trưởng 3,0

Phó Hiệu trưởng 2,5

Trưởng Khoa, Trưởng phòng hoặc tương đương 2,0

Phó Trưởng Khoa, Phó Trưởng phòng hoặc tương đương 1,6

Trưởng Bộ môn thuộc Khoa, Viện 1,4

Phó Trưởng bộ môn thuộc Khoa, Viện 1,2

Với cán bộ, viên chức làm công tác Đảng, đoàn thể được quy tương

đương để tính hệ số.

Bên cạnh hệ số ngạch bậc và chức vụ, thu nhập tăng thêm còn phụ

thuộc vào kết quả hoàn thành công việc của cán bộ, viên chức. Hệ số đánh giá

hoàn thành công việc được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá, bình bầu cán

bộ, viên chức hàng tháng của từng đơn vị. Cụ thể:

- Cán bộ, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ (tỷ lệ không quá 30%

cán bộ, viên chức): Hệ số 1,5.

- Cán bộ, viên chức hoàn thành nhiệm vụ: hệ số 1,0

139

- Cán bộ, viên chức hoàn thành chưa tốt nhiệm vụ: Hệ số 0,5

- Cán bộ viên chức không hoàn thành nhiện vụ: không được hưởng

Hàng tháng, các đơn vị tổ chức đánh giá, bình bầu cán bộ, viên chức

vào 1 trong 4 nhóm trên. Ngoài các tiêu chí chung do Nhà trường đề ra, mỗi

đơn vị có thể đưa ra các tiêu chí riêng, trên cơ sở đặc điểm, chức năng, nhiệm

vụ của đơn vị và được sự thống nhất toàn đơn vị.

Bên cạnh phụ cấp giảng dạy, để phát triển đội ngũ giảng viên có năng

lực, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ phải có cơ chế hỗ trợ tài chính cho

giảng viên. Ngoài ra, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ cần xây dựng cơ chế

tài chính riêng đối với các cá nhân, đơn vị có thành tích đặc biệt; các cá nhân,

đơn vị có thành tích trong tăng thu, mở rộng nguồn thu để khuyến khích, động

viên các cá nhân, đơn vị xuất sắc.

Cuối năm, căn cứ vào tình hình tài chính, nhà trường hiện chi thêm

tháng lương thứ 13 cho cán bộ, viên chức. Tuy nhiên, cách chi hiện nay cũng

cào bằng, chưa căn cứ vào đóng góp của cá nhân, đơn vị. Do đó, trường cần

điều chỉnh cơ chế tài chính theo hướng thu nhập tăng thêm cuối năm cũng

phải dựa trên ngạch bậc, chức vụ và kết quả làm việc như thu nhập tăng thêm

hàng tháng. Ngoài ra, cần nghiên cứu tính toán đưa đánh giá về kết quả công

tác của các đơn vị vào hệ số thu nhập tăng thêm cuối năm. Chẳng hạn, nếu

trong năm khoa dược có nhiều thành tích, hoàn thành tốt công việc, tạo ra

nhiều nguồn thu cho nhà trường, thì thu nhập tăng thêm cuối năm của cán bộ,

viên chức của khoa sẽ cao hơn các đơn vị khác. Cách làm cũng tương tự như

đánh giá cán bộ, viên chức hàng tháng của các đơn vị, nhưng ở đây là đánh

giá kết quả năm của cả đơn vị. Để làm việc này, cần thành lập hội đồng đánh

giá và xây dựng tiêu chí rõ ràng, do Hiệu trưởng làm chủ tịch Hội đồng.

4.3.3.2. Chi nghiệp vụ chuyên môn

Đối với chi nghiệp vụ chuyên môn, cần cập nhật các qui định mới nhất

về mức chi để điều chỉnh quy chế quản lý tài chính và chi tiêu nội bộ. Đối

với những khoản chi nằm trong quyền tự chủ của trường, Nhà trường cần xây

140

dựng lại các định mức chi cho phù hợp với thực tiễn và đảm bảo tính khuyến

khích, động viên cán bộ, viên chức làm việc. Trước hết, cần điều chỉnh các

định mức chi sau:

Định mức chi mời giảng dạy

Định mức chi theo quy chế hiện tại của Trường Đại học Y Dược Cần

Thơ là từ 50-60 nghìn/tiết chuẩn cho giảng viên trong thành phố Cần Thơ. Mức

chi này quá thấp, không đủ để mời giảng viên ngoài. Do đó, trường cần điều

chỉnh lên mức từ 70 - 80 nghìn/ tiết. Đi kèm với đó là kiểm soát kỹ tiêu chuẩn

giảng viên mời ngoài. Với giảng viên ngoài Cần Thơ (tp Hồ Chí Minh, Hà

Nội,...) ngoài chi phí ăn ở, đi lại, mức tiền mời giảng viên nên tăng lên 100 –

120 nghìn/tiết giảng. Mức mời giảng cho giảng viên thuộc các bệnh viện thực

hành cũng phải được nâng lên bằng mức giảng viên trong thành phố Cần Thơ.

Định mức chi nghiệp vụ giảng dạy, học tập, chi hỗ trợ giờ giảng

Cần tính toán nâng định mức chi để đảm bảo bù đắp sức lao động và có

tính khuyến khích đối với giảng viên, nhân viên. Các định mức hiện đang áp

dụng hầu hết là rất thấp và chưa thay đổi từ năm 2011 đến nay, trong bối cảnh

giá cả đã có nhiều thay đổi.

4.3.3.3. Các giải pháp quản lý chi khác

- Trong thời gian tới Đại học Y Dược Cần Thơ cần phải kiểm tra đối

chiếu các định mức, xây dựng hoàn thiện định mức chi cho phù hợp, nhằm tiết

kiệm khoản chi. Mặt khác hạn chế những khoản chi phí phát sinh không nằm

trong kế hoạch đầu năm, muốn vậy công tác lập dự toán đầu năm cần sát với

nhiệm vụ và kế hoạch được giao. Nhà trường cần phải có kế hoạch trung và dài

hạn về đào tạo, nghiên cứu khoa học để làm cơ sở xây dựng cơ cấu chi hợp lý.

- Tính chi phí trung bình cho mỗi người học, làm cơ sở cho việc định

mức đầu tư từ ngân sách và mức đóng góp của người học, xác định cơ chế

chi, các khoản mục đầu tư phù hợp đảm bảo yêu cầu pháp lý, cân đối nguồn

thu. Phân bổ NSNN cho những mục tiêu ưu tiên được xác định trong chính

sách phát triển Giáo dục và Đào tạo và mục tiêu cụ thể của Đại học Y Dược

141

Cần Thơ, kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí qua xác định các mục chi, tính

mục chi ưu tiên và các khoản dự phòng.

- Tăng chi cho công tác giảng dạy, học tập. Đây là một trong những yếu

tố quan trọng đảm bảo chất lượng đào tạo của Nhà trường. Cần có chính sách

ưu đãi xứng đáng, đảm bảo thu nhập tương xứng với sức lao động của giảng

viên, đồng thời cần khuyến khích, có chính sách hỗ trợ thích hợp cho việc đào

tạo thường xuyên, đào tạo lại đội ngũ giảng viên, khuyến khích nâng cao trình

độ và cập nhật thông tin trong nước cũng như quốc tế.

- Nghiên cứu chế độ bồi dưỡng phù hợp cho những người có trách

nhiệm hướng dẫn sinh viên thực tập tại cơ sở, thông qua cơ chế hợp đồng

trách nhiệm giữa các bên, cần có chế độ ưu đãi cho những giáo viên giảng

thực hành, có cơ chế khuyến khích giảng viên tham gia giảng dạy ở các phòng

và xưởng thực hành nhiều hơn, từ đó tạo thuận lợi cho việc thiết lập và củng

cố mối quan hệ giữa nhà trường với cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Hoàn thiện nghiệp vụ quản lý chi

Hoàn thiện nghiệp vụ quản lý chi đảm bảo chi đúng, chi đủ, đáp ứng

yêu cầu đề ra. Trong các nội dung mang tính nghiệp vụ quản lý chi, công tác

quyết toán là nội dung chính. Quyết toán là khâu cuối cùng của chu trình quản

lý kinh phí trong mỗi đơn vị. Nó nhằm kiểm tra, đánh giá, rà soát, chỉnh lý lại

toàn bộ số liệu đã được kế toán phản ánh sau một chu kỳ hoạt động tài chính,

đồng thời tìm ra các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến kết quả của quá trình

chấp hành dự toán để phục vụ cho việc thuyết minh quyết toán. Để đổi mới

công tác kế toán, quyết toán, trong thời gian tới, ĐH Y dược Cần Thơ tập

trung vào một số nội dung sau:

- Thực hiện công tác lập báo cáo quyết toán kinh phí và tình hình sử

dụng kinh phí đầy đủ, chi tiết theo quy định. Thực tế thời gian qua cho thấy

phần lớn các đơn vị chưa tuân thủ đầy đủ, nhất là tính chi tiết của các tài liệu

quyết toán, thiếu thuyết minh, bảng biểu, xác nhận của Kho bạc về tổng số,

công tác hạch toán cũng chưa thống nhất dẫn đến khó khăn trong khâu duỵêt

142

và tổng hợp quyết toán, do vậy các đơn vị trong quá trình lập báo cáo quyết

toán phải đảm bảo đầy đủ, chi tiết.

- Thực hiện tốt công tác chỉnh lý quyết toán để phán ánh đúng số thực thu,

chi kinh phí ở mỗi đơn vị: Chỉnh lý quyết toán là thao tác nghiệp vụ được tiến

hành trong thời gian lập báo cáo quyết toán để đảm bảo tính phù hợp với các

nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các đơn vị cần chú ý trong hạch toán kế toán của

đơn vị mình theo đúng các nghiệp vụ thu, chi phát sinh thực tế tại đơn vị trong

thời gian chỉnh lý quyết toán. Thông qua đó, góp phần nâng cao tính chính xác

của số liệu thu, chi phản ánh trong báo cáo quyết toán của từng đơn vị.

4.3.4. Hoàn thiện cơ chế giám sát, thanh tra tài chính

Để quản lý tài chính ở ĐH Y dược đạt mục tiêu đề ra, cần phải đảm bảo

các hoạt động tài chính được giám sát chặt chẽ và thanh tra thường xuyên.

Việc thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện những sai phạm, đảm bảo

cho công tác quản lý tài chính của đơn vị đi vào nề nếp, thực hiện đúng chế

độ tài chính quy định nhằm phát hiện, ngăn ngừa, chấn chỉnh kịp thời những

sai phạm, những hành vi tiêu cực trong quản lý tài chính. Với cơ chế quản lý

tài chính tự chủ, bên cạnh những yếu tố tích cực tác động đến sự phát triển

của đơn vị, còn không ít yếu tố tiêu cực tác động đến quá trình hoạt động sự

nghiệp, đến việc quản lý tài sản và tình hình sử dụng kinh phí. Mặt khác, các

nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày xảy ra thường xuyên, liên tục, chứng từ

phát sinh ở nhiều địa điểm phản ánh các hoạt động ở các bộ phận, nhiều nhân

viên thực hiện với tinh thần trách nhiệm và trình độ chuyên môn khác nhau,

việc hạch toán nhầm lẫn, sai sót các nghiệp vụ kinh tế phát sinh là khó tránh

khỏi. Do đó, thông qua công tác kiểm tra có thể phát hiện và chấn chỉnh kịp

thời các sai phạm để có biện pháp xử lý theo đúng thẩm quyền đã được phân

cấp. Vì vậy, công tác kiểm tra kế toán trong nội bộ đơn vị càng trở nên quan

trọng và cấp thiết. Tổ chức tự kiểm tra tài chính hay cụ thể đó là tổ chức công

tác kiểm tra nội bộ.

Gắn liền với đổi mới cơ chế hoạt động và cơ chế quản lý tài chính ở

143

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ theo hướng tự chủ, việc giám sát và thanh

tra tài chính càng phải được coi trọng, để đảm bảo tự chủ nhưng vẫn trong

vòng kiểm soát, đúng pháp luật và qui chế. Cụ thể, trường cần thực hiện các

giải pháp sau:

- Nhà trường có trách nhiệm xây dựng và công khai phương án tổ chức

thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động trong toàn trường; sửa đổi, bổ

sung, hoàn thiện các quy chế giám sát, thanh tra, đảm bảo minh bạch;

- Kiện toàn Hội đồng trường, đảm bảo hội đồng trường hoạt động hiệu

quả, hiểu lực, phát huy dân chủ. Hội đồng trường quyết định chiến luwocj và

phương hướng hoạt động, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội

đồng, việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.

- Công khai các quy chế tổ chức hoạt động, quy chế quản lý tài chính, quy

chế chi tiêu nội bộ,... Các quy chế được lấy ý kiến rộng rãi trong toàn trường và

thông qua tại hội nghị cán bộ, viên chức và người lao động của trường.

- Công khai quy chế giám sát của cán bộ, viên chức, người lao động,

người học đối với mọi hoạt động của trường, trong đó có hoạt động tài chính.

- Cơ cấu lại bộ máy và điều chỉnh quy trình quản lý tài chính và thanh

tra tài chính của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ theo hướng chặt chẽ, rõ

ràng, rõ trách nhiệm và quyền hạn.

- Nâng cao hiệu lực kiểm tra nội bộ độc lập tương đối. Để công tác

kiểm tra nội bộ các đơn vị trong hệ thống ĐH Y dược Cần Thơ được phát huy

hiệu quả cần phải thực hiện một số nội dung sau:

+ Thành lập bộ phận làm công tác kiểm tra nội bộ, trong đó bao gồm

các cán bộ kiêm nhiệm nhưng ít nhất phải có một cán bộ chuyên trách có trình

độ, năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

+ Xây dựng quy chế kiểm tra cụ thể và phổ biến đến toàn bộ các cán

bộ, công chức của trường. Trong quy chế ngoài việc quy định cụ thể vai trò

trách nhiệm của bộ phận kiểm tra nội bộ, mối quan hệ giữa các bộ phận đối

với hoạt động kiểm tra nội bộ cần phải có quy định cụ thể lĩnh vực hoạt động

144

của đơn vị, cơ cấu bộ máy quản lý, thời gian làm việc của các bộ phận chức

năng, quy chế và quản lý tài chính,...

+ Bộ phận kiểm tra nội bộ phải xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể, rõ

ràng và đưa ra ngay từ đầu năm đồng thời phổ biến cho toàn bộ cán bộ công

chức của đơn vị được biết. Trong kế hoạch phải xác định rõ những người chịu

trách nhiệm kiểm tra từng khâu công việc, đối tượng kiểm tra, nội dung và

thời gian kiểm tra. Kế hoạch kiểm tra tài chính, kế toán phải xây dựng phù

hợp với điều kiện, đặc điểm tổ chức công tác tài chính, kế toán của đơn vị và

có tính khả thi cao.

Bên cạnh việc thiết lập và vận hành hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội

bộ, ĐH Y dược cũng cần tiến hành thuê kiểm toán độc lập và hợp tác chặt chẽ

với kiểm toán nhà nước nhằm kịp thời phát hiện những sai phạm, đồng thời

đảm bảo kết quả và hiệu quả trong quản lý thu và chi tiêu.

4.3.5. Giải pháp đổi mới tổ chức, cán ộ và cơ sở vật chất

Để quản lý tài chính ở ĐH Y dược Cần Thơ có hiệu quả, tổ chức bộ

máy và cán bộ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nâng cao năng lực quản lý tài

chính cần đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp cho

đội ngũ cán bộ kế hoạch tài chính và quản lý cơ sở vật chất; sắp xếp, hoàn

thiện bộ máy, tổ chức công tác kế hoạch tài chính khoa học, hợp lý, khả thi

phù hợp với qui mô, đặc thù của đơn vị và yêu cầu phát triển của ĐH Y dược.

Một số giải pháp trước mắt cần thực hiện bao gồm:

Thứ nhất, sắp xếp và hoàn thiện bộ máy quản lý tài chính của ĐH Y

dược Cần Thơ

- Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý tài chính phù hợp với điều

kiện phát triển, lớn mạnh của nhà trường trong xu thế đổi mới giáo dục đại

học trên toàn quốc. Điều chỉnh bộ máy tổ chức liên quan đến công tác tài

chính theo hướng tinh giản, gọn nhẹ và hiệu quả.

Cụ thể, trong phòng tài chính – kế toán, lập bộ phận chuyên trách về tài

chính. Hiện nay, cơ cấu cán bộ của phòng chủ yếu tập trung vào nghiệp vụ kế

145

toán, khả năng tham mưu xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính, cơ

chế thu hút nguồn thu, phân bổ chi còn hạn chế. Vì vậy, cần phát triển bộ

phận chuyên về tài chính, với chức năng tham mưu, xây dựng cơ chế, quản lý

và huy động nguồn thu và phân bổ chi. Đặc biệt, cần có cán bộ chuyên trách

về thu và chi ngoài ngân sách nhà nước. Bộ phận kế toán hiện nay cần tinh

gọn lại theo hướng gộp kế toán thanh toán và kế toán kho bạc, ngân hàng; kế

toán tiền lương và kế toán vốn.

- Bổ sung cơ sở vật chất và các điều kiện làm việc của bộ phận làm

công tác kế hoạch tài chính nói riêng, của bộ máy quản lý tài chính trong toàn

ĐH Y dược Cần Thơ nói chung. Ứng dụng quản lý tài chính dựa trên các

phần mềm chuyên dụng, do đó, bên cạnh việc đổi mới trang thiết bị, cần phải

quan tâm đúng mức tới đào tạo nguồn nhân lực về ứng dụng công nghệ thông

tin cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính tại hệ thống ĐH Y dược

Cần Thơ. Tổ chức các lớp về đào tạo tin học để cập nhật kiến thức tin học cơ

bản cho đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính của đơn vị.

Tập trung đầu tư cơ sở vật chất về thiết bị công nghệ thông tin: tùy

thuộc vào quy mô, chức năng và nhiệm vụ của từng đơn vị mà trang bị máy

tính (bao gồm máy chủ, máy con) và kết nối cơ sở dữ liệu sao cho phát huy

được tốt công suất và khả năng của máy, tránh lãng phí khi mua sắm thiết bị.

Xây dựng và hoàn thiện việc ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng hiện

đại hóa, tích hợp các phần mềm kế toán vào một phần mềm kế toán tổng hợp

thống nhất tại tất cả đơn vị trực thuộc.

Thứ hai, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý tài chính

Đội ngũ cán bộ quyết định đến hiệu quả quản lý tài chính ở ĐH Y dược

Cần Thơ. Nếu thiếu đội ngũ quản lý tài chính có năng lực thì dù hệ thống và

cơ chế vận hành hoàn hảo thì cũng không thể đạt mục tiêu đề ra. Để có đội

ngũ cán bộ quản lý tài chính có năng lực, chuyên nghiệp, đáp ứng được yêu

cầu đổi mới quản lý tài chính ở ĐH Y dược Cần Thơ, một số giải pháp cần

thực hiện bao gồm:

146

- Tiếp tục kiện toàn đội ngũ làm công tác quản lý tài chính tại ĐH Y

dược và các đơn vị dự toán. Tổ chức công tác rà soát, sắp xếp và bố trí lại đội

ngũ cán bộ hiện có nhằm đảm bảo phù hợp với trình độ chuyên môn của từng

người để nâng cao hiệu quả công tác. Bên cạnh đó căn cứ vào yêu cầu, nhiệm

vụ và thực trạng của đội ngũ cán bộ hiện nay, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

thường xuyên và nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu thực hiện

các nhiệm vụ mới.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính phải được xây dựng

trên nguyên tắc chuẩn hoá về năng lực, nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức nghề

nghiệp. Muốn làm tốt việc này phải thực hiện tốt từ khâu tuyển dụng, sắp xếp

bố trí công việc, đến khâu đào tạo bồi dưỡng theo hướng chuẩn hoá. Trong đó

thực hiện cơ chế tuyển dụng một cách nghiêm túc, công khai, minh bạch,

khách quan dựa trên các tiêu chí chất lượng, năng lực chuyên môn, phẩm chất

ý thức đạo đức lên hàng đầu.

- Sắp xếp phân công cán bộ phù hợp với khả năng trình độ chuyên môn

của từng người theo đúng vị trí chức năng, nhiệm vụ khi thực thi công việc. Phát

huy thế mạnh của từng cán bộ trong phân công công tác nhằm đạt hiệu quả cao.

- Thường xuyên có sự kiểm tra đánh giá chất lượng công tác của từng

cán bộ để một mặt vừa đảm bảo thực thi công việc tốt nhất đối với nhiệm vụ

được giao, vừa có phương án xây dựng củng cố đội ngũ cán bộ kế cận. Thực

hiện công tác quản lý tài chính, đáp ứng yêu cầu ở nhiều vị trí khác nhau.

- Thường xuyên có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm

công tác tài chính được bổ sung, cập nhập kiến thức mới. Đồng thời khuyến

khích cán bộ tự chủ động học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn

thông qua chính sách tạo điều kiện về mặt thời gian, kinh phí.

- Khẩn trương xây dựng chế độ trách nhiệm, chế độ kỷ luật lao động,

nâng cao tinh thần đạo đức nghề nghiệp đối với các cán bộ, công chức làm

công tác tài chính, kế toán. Mỗi vị trí công tác phải được xác định trách nhiệm

147

cụ thể để từ đó có cơ sở đánh giá, kiểm soát quá trình thực hiện nhiệm vụ của

cán bộ, công chức.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ có cơ cấu hợp lý về chuyên môn, về độ tuổi,

về số lượng nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và

hợp tác quốc tế của ĐH Y dược Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh

đó tại các đơn vị phát huy tinh thần đoàn kết tập thể, chú trọng thực hiện dân

chủ, công khai trong công tác chuyên môn, tăng quyền chủ động, sáng tạo,

đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm trong công việc của cán bộ.

- Bên cạnh đó, ĐH Y dược Cần Thơ cần xây dựng kế hoạch đào tạo,

bồi dưỡng nguồn nhân lực cho mình theo hướng tăng cường tuyển dụng nhân

viên mới từ nguồn sinh viên của trường. Những sinh viên ở các trình độ xuất

sắc, giỏi và khá chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán sẽ được tham gia

những khóa đào tạo nhằm làm quen với công tác quản lý tài chính tại trường.

Điều đó không chỉ giúp cho các sinh viên này nâng cao vốn hiểu biết, kinh

nghiệm mà còn giúp cho các sinh viên đó hiểu được nhu cầu của nhà trường.

Mặt khác, ĐH Y dược Cần Thơ sẽ tiếp cận được nguồn nhân lực hùng hậu và

hiểu biết thấu đáo lẫn nhau giữa trường, nhà tuyển dụng, và sinh viên, những

nhân viên tương lai. Song song với chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,

trường cũng cần có chính sách đãi ngộ thỏa đáng để thu hút nhân tài.

Thứ ba, hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá

- Xây dựng và hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá dựa trên các phần mềm

chuyên dụng. Bộ phận Kế hoạch tài chính sẽ nắm rõ nguồn gốc và hiện trạng

các nguồn kinh phí, hiệu quả sử dụng gắn với mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ

chi tiêu. Xây dựng cơ sở dữ liệu công tác kế hoạch tài chính đối với ĐH Y

dược và các đơn vị trực thuộc kết hợp công tác kiểm tra, giám sát công tác kế

hoạch tài chính trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa các Ban chức năng của ĐH Y

dược Cần Thơ và theo ngành dọc giữa hệ thống kho bạc, kiểm toán, tài chính.

- Thường kỳ thu thập thông tin, phân tích thông tin về thu nhập, chi phí,

148

sinh viên, giáo viên, cơ sở vật chất của các trường đại học trực thuộc, thu

nhập gia đình sinh viên.

- Đổi mới báo cáo tài chính, kế toán theo hướng cung cấp thông tin

quản lý chủ yếu, đảm bảo tính trách nhiệm.

- Xây dựng hệ thống chỉ số thực hiện trong GDĐH và tài chính nhằm:

khuyến khích nâng cao chất lượng, hiệu quả; cải tiến phân bổ nguồn NSNN;

đánh giá năng lực các cơ sở đại học trên hai lĩnh vực tài chính và giáo dục.

Thứ tư, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ quản lý tài chính

Đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật, mục tiêu nhằm: Đảm bảo 100% môn

học có nhu cầu thí nghiệm, thực tập theo quy định.

- Xây dựng thêm nhiều phòng học mới, đúng tiêu chuẩn để đáp ứng

quy mô đào tạo ngày một tăng. Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các thư

viện, bổ sung thêm nhiều đầu sách mới, xây dựng thêm nhiều sân tập TDTT

đa chức năng.

- Xây dựng và phát triển trung tâm thí nghiệm tổng hợp.

- Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật đảm bảo điều kiện học tập, sinh

hoạt cho sinh viên

- Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật quy mô, hiện đại, đồng bộ, ngang

tầm với các nước trong khu vực cho một số ngành mũi nhọn.

4.3.6. N ng cao chất lƣợng thực hiện quy tr nh quản lý tài chính

Kế hoạch tài chính là nền tảng trong công tác quản lý tài chính của

Trường. Lập dự toán thu chi là nền tảng của kế hoạch tài chính của Trường.

Lập kế hoạch tài chính chi tiết giúp cho công tác tổ chức thực hiện được thuận

lợi, chủ động trong hoạt động tài chính, hạn chế được những thay đổi bất

thường xảy ra… Thời gian trước đây, do nguồn NSNN là nguồn thu chi chủ

yếu, việc lập kế hoạch tài chính của Trường chỉ tập trung vào các yêu cầu của

nguồn NSNN, chưa chú ý đến các nguồn thu, chi khác. Trong thời gian tới,

hoạt động tài chính của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ không chỉ có nguồn

ngân sách Nhà nước, mà còn có nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nước, hơn

149

thế nữa nguồn thu này có xu hướng ngày càng tăng trong tổng nguồn thu của

Trường, do vậy cần phải đổi mới công tác lập kế hoạch tài chính. Hoàn thiện

công tác xây dựng kế hoạch chỉ có được khi xác định rõ, đúng và đủ các căn

cứ để lập kế hoạch tài chính. Lập kế hoạch tài chính cần dựa vào các căn cứ

chủ yếu sau:

- Định hướng phát triển đào tạo của Đảng và Nhà nước.

Định hướng phát triến đào tạo của Đảng va Nhà nước là định hướng cơ

bản cho tất cả các trường đại học công lập. Những chỉ tiêu phát triển GD - ĐT

thường được xây dựng trên cơ sở tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ tăng dân số,

tốc độ phát triển ngành, kế hoạch và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Xây

dựng kế hoạch tài chính ở các trường đại học công lập phải xuất phát từ yêu

cầu, mục tiêu đầu tư và nhiệm vụ phát triển GD - ĐT ở từng giai đoạn nhất

định. Thực tế cho thấy cơ cấu đầu tư trong ngành GD - ĐT mà đặc biệt là

khối trường công lập chưa hợp lý thể hiện mạng lưới còn phân tán, nhiều

danh mục được đầu tư không phát huy được hiệu quả giáo dục, đặc biệt là

giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa bị suy giảm. Ở Trường Đại học Y Dược

Cần Thơ việc xây dựng kế hoạch tài chính nhiều khi thiếu chính xác do những

nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trước tình hình đó đòi hỏi việc lập kế

hoạch tài chính phải được đổi mới, phù hợp hơn với yêu cầu hiện tại.

- Căn cứ vào hệ thống định mức chỉ đào tạo thường xuyên cho mỗi đầu

học sinh - sinh viên và chỉ tiêu đào tạo của Trường.

Chỉ tiêu đào tạo là cơ sở pháp lý để nhà trường lập dự toán thu - chi tài

chính năm, đặc biệt là chỉ tiêu chi NSNN cho từng cấp học, loại hình đào tạo

trong trường. Căn cứ định mức chi là cơ sở pháp lý để lập kế hoạch tài chính

nhưng để kế hoạch này mang ý nghĩa thực tiễn, ngoài định mức pháp lý cần

thiết phải gắn kết đặc điểm cụ thể của Trường. Có như vậy, xây dựng kế

hoạch tài chính mới phù hợp, không cứng nhắc bình quân. Việc linh hoạt áp

dụng định mức xuất phát từ thực tiễn cơ sở làm căn cứ lập kế hoạch tài chính

sẽ gắn kết kế hoạch sát với thực tế, đem lại hiệu quả kinh tế của tài chính.

- Căn cứ vào các chính sách, chế độ hiện hành, đặc biệt là chính sách,

150

chế độ đối với sinh viên, với giáo viên.

Đây là một căn cứ quan trọng và là một trong những điều kiện để

Trường nâng cao chất lượng dạy và học.

Ngoài việc thực hiện đúng, đủ các văn bản quy định, công tác lập kế

hoạch tài chính cần có sự phối hợp giữa lãnh đạo cơ quan với tổ chức nghiệp

vụ các cấp, bàn bạc dân chủ và dự đoán những khả năng xảy ra. Có như vậy,

những vấn đề tài chính phát sinh trong thực tế không bị động, tránh tình trạng

cơ quan tài chính chỉ đơn thuần là nhiệm vụ cấp phát.

Kết quả thực hiện tài chính mỗi năm được phản ánh ở các chỉ tiêu cụ

thể cũng như kế quả chung của đơn vị đào tạo, làm cho cơ sở lập kế hoạch tài

chính cần thiết, phải rút kinh nghiệm những năm trước, thông qua bổ sung,

hoàn chỉnh kế hoạch.

Như vậy, nếu thực hiện tốt các căn cứ và tiền đề ở trên, công tác lập kế

hoạch tài chính sẽ đi sát thực tế, xuất phát từ thực tế và quá trình triển khai sẽ

thu được kết quả.

4.4. KIẾN NGHỊ

4.4.1. Kiến nghị với Chính phủ

- Hiện nay, mặc dù các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, các

trường đại học công lập nói riêng đã được nâng cao mức độ tự chủ trong Nghị

định 16/2015/NĐ-CP, tuy nhiên, trên thực tế, mức độ tự chủ bị hạn chế bởi

nhiều qui định pháp luật khác. Chẳng hạn, hiện nay mức thu học phí do Chính

phủ qui định trần trong Nghị định 86/2015/NĐ-CP, cho giai đoạn từ năm học

2015-2016 đến năm học 2020-2021. Mức học phí này chưa tính đủ các chi phí

đào tạo nên các trường sẽ khó tự chủ tài chính. Đặc biệt các trường đại học Y

dược có chi phí đào tạo lớn do chi phí cho máy móc, thiết bị, vật tư thí

nghiệm, thực hành cao. Do đó, kiến nghị Chính phủ xây dựng lộ trình cho

phép các trường đại học tự xây dựng mức học phí theo hướng công khai và ổn

định cho người học trong suốt khóa học, kết hợp với cơ chế học bổng, trợ cấp,

giảm học phí phù hợp cho đối tượng chính sách, khó khăn.

- Kiến nghị với Chính phủ nhanh chóng ban hành quy chế tự chủ của

151

đơn vị y tế công lập để tạo điều kiện cho việc thực hiện cơ chế tự chủ tại

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

4.4.2. Kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét lại việc quy định về giờ

giảng nghĩa vụ của giảng viên theo Thông tư 47/2014/TT-BGDĐT của Bộ.

Hiện nay mức giờ giảng một năm quy định cho giảng viên và giáo viên trong

các trường đại học công lập còn quá cao (280 giờ đối với giảng viên và 360

giờ đối với giáo sư và giảng viên cao cấp). Với mức giờ giảng như vậy làm

cho các giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ không có thời gian dành cho

nghiên cứu khoa học, không có thời gian để tái sản xuất sức lao động nên

không đảm bảo được yêu cầu đề ra.

- Kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường được chủ

động trong việc xây dựng và cân đối quỹ học bổng cho sinh viên. Hiện nay

học bổng dành cho sinh viên của các trường không chỉ từ nguồn NSNN cấp

và nguồn học phí của đơn vị, mà còn có một lượng lớn huy động từ nguồn

đóng góp của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã

hội. Việc quy định quỹ học bổng khuyến khích học tập được bố trí tối thiểu

bằng 15% nguồn thu học phí hệ giáo dục chính quy đối với các trường đại học

công lập theo quyết định số 44/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007

của Bộ GD & ĐT như hiện nay được cho là không còn phù hợp, và là một

khó khăn rất lớn cho các trường vì tỷ lệ này quá cao, vì số thu từ nguồn tự có

của các trường chủ yếu từ nguồn thu học phí hệ chính quy, đặc biệt trong

trường hợp nếu trường đã huy động được nhiều sự đóng góp của xã hội cho

quỹ học bổng của sinh viên thì tỷ lệ này sẽ không phù hợp và gây mất cân đối

trong tổng chi của các trường.

4.4.3. Kiến nghị với Bộ Tài chính

- Kiến nghị với Bộ Tài chính sửa đổi quy định thủ tục ghi thu, ghi chi

hiện nay đối với vốn do các tổ chức, cá nhân, từ các trường đại học nước ngoài

viện trợ cho các trường đại học trong nước. Thủ tục hiện nay quá phức tạp, gây

152

khó khăn trong khâu tiếp nhận và sử dụng, quyết toán do phải được phê duyệt,

chấp thuận của cả Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính. Thậm chí một số

trường đã từ chối khoản kinh phí này do vướng thủ tục giấy tờ. Theo ý kiến tác

giả, các ban ngành liên quan và đặc biệt là Bộ Tài chính cần kịp thời điều chỉnh

các quy định này vì trên thực tế việc trao đổi và hỗ trợ giữa các tổ chức, cá

nhân và đại học ở nước ngoài với các trường đại học trong nước là rất cần thiết,

không chỉ xét về mặt kinh phí mà liên quan đến cả vấn đề trao đổi tài liệu, kinh

nghiệm và giảng viên. Nếu Bộ Tài chính muốn quản lý nguồn vốn này có thể

thông qua thông tin từ Hải quan, từ các cơ quan thuế...

- Kiến nghị Bộ Tài chính rà soát sửa đổi các định mức chi liên quan đến

giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chi nghiệp vụ chuyên môn vì nhiều định

mức chi quá thấp so với thực tế.

- Kiến nghị Bộ Tài chính ra thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định

16/2015/NĐ-CP đối với trường đại học công lập để Trường Đại học Y Dược

Cần Thơ có căn cứ thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP.

- Kiến nghị Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính

theo Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Y Dược Cần

Thơ mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt để tạo điều kiện cho trường thực

hiện đổi mới cơ chế hoạt động và cơ chế quản lý tài chính theo hướng tự chủ.

4.4.4. Kiến nghị Bộ Y tế

Trong lúc chờ Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế tự chủ đối với

đơn vị sự nghiệp y tế, kiến nghị Bộ Y tế, phối hợp với Bộ Tài chính hướng

dẫn thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo tinh thần Nghị định 16/2015/NĐ-

CP thay cho việc thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP đã hết hiệu lực.

153

KẾT LUẬN

Các trường đại học công lập đang đứng trước những yêu cầu mới do yêu

cầu đổi mới giáo dục đại học, hội nhập quốc tế, xu thế tăng cường tự chủ các

đơn vị sự nghiệp công lập, đòi hỏi phải hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính.

Là một trường đại học công lập mới được thành lập chưa lâu, trong

những năm qua, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã có những cố gắng để

xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nhằm huy động và sử dụng

hiệu quả các nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động và sự phát triển của nhà

trường. Tuy nhiên, bên cạnh những hạn chế hiện tại và trước những đòi hỏi

mới, trường cần phải có sự nghiên cứu, đánh giá và hoàn thiện cơ chế quản lý

tài chính cho phù hợp. Trong luận án này, nghiên cứu sinh đã lựa chọn phân

tích, đánh giá cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính, đáp ứng yêu

cầu mới đặt ra và phục vụ sự phát triển của nhà trường trong giai đoạn tới

năm 2020, tầm nhìn 2025.

Luận án được trình bày trong 4 chương và đạt được những kết quả chủ

yếu như sau:

Một là, hệ thống hoá và làm rõ được những vấn đề cơ bản về lý luận cơ

chế quản lý tài chính ở các trường đại học công lập theo tinh thần của Nghị

định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ về tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp

công lập và các qui định pháp luật khác có liên quan đến hoạt động tài chính

của các trường đại học công lập. Luận án đã làm rõ các nội dung, nguyên tắc,

mục tiêu, tiêu chí đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính ở các

trường đại học công lập

Hai là, trên cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu thích hợp,

luận án đã thực hiện việc phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài

chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Qua đó, chỉ ra được những thành

154

tựu, hạn chế trong cơ chế quản lý tài chính ở Trường.

Ba là, từ phân tích thực trạng, đánh giá các yêu cầu mới đặt ra, luận án

đã đề xuất một số quan điểm, phương hướng và một số giải pháp chủ yếu để

hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ thời

gian tới. Trong hệ thống các giải pháp mà luận án đưa ra ở chương 4 phải

được thực hiện một cách đồng bộ để tạo được sự chuyển biến toàn diện trong

công tác quản lý tài chính của Trường.

Để hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần

Thơ theo hướng vừa đa dạng hoá, vừa nâng cao tính hiệu quả, vừa đảm bảo

yêu cầu dào tạo, nghiên cứu của Trường thì việc đưa ra các quan điểm,

phương hướng và các giải pháp là một việc làm hết sức cấp thiết nhằm huy

động và sử dụng các nguồn tài chính một cách có hiệu quả để phát triển

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

155

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Cao Thành Văn (2015), "Quản lý và sử dụng nguồn thu ở trường Đại học Y

dược Cần Thơ" Tạp chí trường Đại học Y dược Cần Thơ, (8), tr. 25-28.

2. Cao Thành Văn (2015), "Quan điểm và giải pháp hoàn thiện cơ chế quản

lý tài chính ở trường Đại học Y dược Cần Thơ" Tạp chí trường Đại

học Y dược Cần Thơ, (11), tr. 12-15.

156

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Vũ Thị Phương Anh (2011), "Bàn về tự chủ đại học", Tạp chí Tia sáng, (8)

tr. 22-25.

2. Việt Anh (2011), Tự chủ Tài chính trong các trường đại học công lập là xu

hướng tất yếu, tại trang http://dangcongsan.vn/khoa-giao/tu-chu-taichinh-

trong-cac-truong-dai-hoc-cong-lap-la-xu-huong-tat-yeu-102319. html, [truy

cập ngày 25/7/2015].

3. Phạm Thị Vân Anh (2016), "Để phát huy cơ chế tự chủ tài chính tại các

trường đại học công lập", Tạp chí Tài chính, (3), tr.25-28.

4. Ban Chấp hành trung ương Đảng (1996), Nghị quyết trung ướng II khóa VIII về

Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, khoa học công nghệ, Hà Nội.

5. Nguyễn Duy Bắc (2002), "Phát triển giáo dục và Đào tạo theo tinh thần xã

hội hóa", Tạp chí Lý luận chính trị, (8), tr. 23-26.

6. Phan Thanh Bình (2010), Hoàn thiện Quản lý tài chính của trường Đại học

Vinh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

7. Bộ Chính trị (2003), Nghị quyết 38/NQ-TW Ban Chấp hành Trung ương về

xây dựng và phát triển Thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp

hóa, hiện đại hóa, Hà Nội.

8. Bộ Tài chính (1998), Thông tư số93; 94; 98/1998/TT-BTC ngày

14/07/1998 quy định chế độ chi tiêu hội nghị, công tác phí cho cán bộ

công chức nhà nước đi công tác trong nước, trang bị, quản lý và sử

dụng các phương tiện thông tin, điện thoại, fax, internet,... trong các

cơ quan, đơn vị nhà nước, Hà Nội.

9. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 về

việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày

25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm

157

về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với

đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.

10. Bộ Tài chính (2012), Cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính của đơn vị sự

nghiệp y tế công lập, Đề tài khoa học công nghệ cấp bộ, Bộ Tài chính,

Hà Nội.

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2004), Giáo dục đại học Việt Nam, Nxb Giáo

dục Việt Nam, Hà Nội.

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Báo cáo số 760 sự phát triển của hệ

thống giáo dục đại học, các giải pháp đảm bảo và nâng cao chất

lượng đào tạo, Hà Nội.

13. Trần Đức Cân (2012), Nghiên cứu và đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế

tự chủ tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam, Luận án tiến

sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

14. Phan Thị Cúc (2002) "Đổi mới quản lý tài chính ở đơn vị hành chính, sự

nghiệp có thu", Tạp chí Tài chính, (6), tr.9-12.

15. Quang Công (2014), Số lượng trường đại học: Vượt quy hoạch nhưng

chỗ thiếu chỗ thừa, tại trang: http/giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/So-

luong-truong-dai-hoc-Vuot-quy-hoach-nhung-cho-thieu-cho-thua

post1483 72.gd, [truy cập ngày 26/8/2016].

16. Mai Ngọc Cường và cộng sự (2007), Thực trạng và từ đó khuyến nghị

giải pháp thực hiện tự chủ tài chính ở các trường đại học Việt Nam,

Đề tài khoa học cấp Bộ, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

17. Chính phủ (1999), Quyết định số 122/1999/QĐ-TTg ngày 18/05/1999 về

tiêu chuẩn, định mức sử dụng ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự

nghiệp và doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội.

18. Chính phủ (1999), Quyết định số147/1999/QĐ-TTg ngày 05/07/1999 về

tiêu chuẩn định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan nhà

nước, đơn vị sự nghiệp, Hà Nội.

158

19. Chính phủ (2001), Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16/5/2001 về tiêu

chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện

thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong đơn vị sự nghiệp, Hà Nội.

20. Chính phủ (2009), Đề án Đổi mới tài chính giáo dục giai đoạn 2009-

2014, Hà Nội.

21. Chính phủ (2010), Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính

phủ Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế

thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục

quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015, Hà Nội.

22. Chính phủ (2010), Nghị quyết số 14/2010/NQ-CP ngày 02/11/2010 về đổi

mới cơ bản và toàn diện giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006 -

2010, Hà Nội.

23. Ngô Thế Chi, Nguyễn Duy Liễu (2002), Kế toán - Kiểm toán trong

trường học, Nxb Thống kê, Hà Nội.

24. Dự án giáo dục đại học 2 (2000), Tài liệu hội thảo: Quản trị và quản lý hệ

thống giáo dục đại học Việt Nam, Hà Nội.

25. Bùi Tiến Dũng (2014), "Những vấn đề đặt ra khi đổi mới cơ chế quản lý

tài chính đối với đơn vị sự nghiệp khoa học", Tạp chí Tài chính, (9),

tr.12-15.

26. S.Director, Ph.Doughity và các tác giả (2006), Những quan sát về giáo

dục đại học tại một số trường đại học Việt Nam, Báo cáo của Viện

Hàn Lâm quốc gia Hoa Kỳ cho Quỹ Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

27. Phạm Văn Đăng, Phan Thị Cúc, Trần Phước, Nguyễn Thị Tuyết Nga,

Nguyễn Thị Thúy Hạnh (2007), Giáo trình kế toán Nhà nước, Nxb

Thống kê, Hà Nội.

28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ X, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Vũ Minh Đức (2013), "Học phí hay giá dịch vụ giáo dục đại học trong

159

tiến trình thực hiện tự chủ tài chính của các trường đại học công lập

trên", Tạp chí Kinh tế & Phát triển, (95), tr. 38-40.

30. D.Faust (2009), "Đại học Harvard trong thế kỷ XXI", Tạp chí Tia sáng,

(10), tr. 18-21.

31. Nguyễn Trường Giang (2011), "Đổi mới cơ chế tài chính các trường đại

học công lập trên góc độ hiệu quả và công bằng xã hội", Tạp chí Xã

hội, (7), tr.10-12.

32. Nguyễn Trường Giang (2012), Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính

nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở các trường đại học

công lập, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

33. Nguyễn Trường Giang (2016), "Những cải tiến mới trong Nghị định 16 so

với Nghị định 43 trước đây", Tạp chí Tài chính, (9), tr. 15-17.

34. Đào Thị Thu Giang, Nguyễn Thu Thủy (2012), "Kinh nghiệm xây dựng

chính sách tài chính cho giáo dục đại học tại Đài Loan và rút ra bài học

kinh nghiệm cho Việt Nam", Tạp chí Kinh tế đối ngoại, (52), tr. 42-46.

35. Đào Thị Thu Giang, Bùi Thu Hiền (2013), "Khảo sát kinh nghiệm quản lý

tài chính tại các trường đại học công lập của Australia", Tạp chí Kinh

tế đối ngoại, (5), tr. 46-49.

36. Trần Mạnh Hà (2014), "Cơ chế quản lý tài chính tại các đơn vị sự

nghiệp", Tạp chí Tài chính, (10), tr. 22-25.

37. Trần Thị Thu Hà (1993), Đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách

hệ thống giáo dục quốc dân, Luận án Phó Tiến sĩ, Trường Đại học

Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

38. Trần Xuân Hải (2000), Giải pháp vốn Đầu tư phát triển sự nghiệp đào tạo

trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường

Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

39. Nguyễn Minh Hằng (2011), Giáo trình pháp luật tài chính công, Nxb

Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

160

40. Nghiêm Thị Thúy Hằng (2015), "Thực trạng và đề xuất giải pháp đổi mới

cơ chế tự chủ tài chính đối với tổ chức khoa học và công nghệ công

lập", Tạp chí Tài chính, (9), tr. 27-29.

41. Nguyễn Thu Hương (2013), Cơ chế tài chính đối với đào tạo chất lượng

cao với các ngành khoa học cơ bản, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường

Đại học kinh tế, Đại học quốc gia, Hà Nội.

42. Nguyễn Thị Hương (2014), Phân tích quản lý tài chính tại Đại học Quốc

gia Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

43. Nguyễn Thị Mai Hương (2014), "Thực trạng và đề xuất giải pháp để đổi

mới hiệu quả cơ chế quản lý hoạt động sự nghiệp công lập", Tạp chí

Quản lý kinh tế, (9), tr. 33-35.

44. Lê Thị Thanh Hương (2011), Cơ chế tự chủ và tổ chức bộ máy kế toán

trong đơn vị sự nghiệp có thu, tại trang: http://www. sav.gov.vn/941-

1-ndt/co-che-tu-chu-va-viec-to-chuc-bo-may-ke-toan-trong-don-vi-su-

nghiepcong-lap-co-thu.sav, [truy cập ngày 6/7/2015].

45. Trần Quang Hùng (2016), Chính sách học phí các đại học công lập tại

Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân,

Hà Nội.

46. Hauptman (2006), Các xu hướng trong huy động nguồn thu cho giáo dục

đại học, Nxb Tài chính, Hà Nội.

47. Estelle James, Elizabeth M. King and Ace Suryadi (1999), So sánh cơ chế

quản lý tài chính giữa các trường đại học công lập và dân lập ở

Indonesia, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

48. Đỗ Đức Kiên (2014), "Đánh giá thực trạng tự chủ tài chính của các đơn vị

sự nghiệp công lập", Tạp chí Tài chính (6), tr 25-28.

49. Đào Văn Khanh (2011), "Đại học Việt Nam - vừa đội nói, vừa che ô?"

Tuần Việt Nam, (5), tr. 26-29.

50. Phạm Văn Khoan, Nguyễn Trọng Thản (2010), Giáo trình quản lý tài

161

chính các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công. Nxb Tài chính,

Hà Nội.

51. Nguyễn Thùy Linh (2014), "Gỡ "nút thắt" về tài chính giáo dục đại học",

Tạp chí Tài chính, (2), tr. 6-9.

52. Nguyễn Thùy Linh (2014), Thực trạng cơ chế tài chính của các trường

đại học công lập, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc

dân, Hà Nội.

53. Michael, và Kretovics (2005), Các tài trợ cho giáo dục bậc cao của các

trường đại học trên toàn cầu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

54. Lê Phước Minh (2001), "Vấn đề thu chi trong giáo dục Đại học và một số

ý kiến về tạo nguồn", Tạp chí Giáo dục (7), tr. 6-9.

55. Bùi Đức Nam (2014), "Giáo dục đại học đang ngày càng cao, tạo áp lực

lên ngân sách nhà nước", Tạp chí quản lý kinh tế, (5), tr.11-13.

56. Nguyễn Thị Yến Nam (2013), "Bước đầu tìm hiểu về quản lý tài chính

trong giáo dục Đại học theo hướng tự chủ", Tạp chí Khoa học Đại học

Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh, (43), tr. 54 - 57.

57. Phùng Xuân Nhạ và các cộng sự (2012), Đổi mới cơ chế tài chính hướng

tới nền giáo dục đại học tiên tiến, tự chủ, Kỷ yếu hội thảo Đổi mới cơ

chế tài chính đối với giáo dục đại học, Ủy Ban Tài chính – Ngân sách

của Quốc hội, Bộ Tài chính và UNDP đồng tổ chức tại Hà Nội.

58. Ngân hàng Thế giới (2009), Nghiên cứu tài chính cho giáo dục Việt Nam,

Hà Nội.

59. D.Nyborg (2009), "Tự chủ trong giáo dục đại học", Tạp chí Giáo dục (6),

tr. 21-24.

60. Phạm Văn Ngọc (2007), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Đại học

quốc gia trong tiến trình đổi mới quản lý tài chính công ở nước ta

hiện nay, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí

Minh, Hà Nội.

162

61. Nguyễn Công Nghiệp (1996), Xây dựng quy trình lập kế hoạch và cơ chế

điều hành ngân sách Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Nxb Tài

chính, Hà Nội.

62. Nhiều tác giả (2007), Giáo dục đại học Việt Nam thời hội nhập, Nxb Lao

động, Hà Nội.

63. Malcolm Prowle và Eric Morgan (2005). Cẩm nang nghề nghiệp của

những người quản lý tài chính trong các trường đại học ở Mỹ, Nxb

Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

64. Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị quyết về chủ

trương, định hướng đổi mới một số cơ chế quản lý tài chính trong giáo

dục và đào tạo từ năm 2010-2011 đến năm học 2011-2015, Hà Nội.

65. Phạm Thái Quốc (2010), "Đổi mới mô hình đào tạo đại học và xây dựng

các trường đại học đẳng cấp quốc tế ở Trung Quốc", Kinh tế và chính

trị thế giới, (7), tr. 18-21.

66. Nguyễn Hữu Quý (2010), "Quản lý trường đại học theo mô hình Balanced

Scorecard", Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, (2),

tr. 21-25.

67. Nguyễn Hữu Quý (2010), "Kỹ thuật quản lý tài chính ở các trường đại học

công lập", Tạp chí Kinh tế, (10), tr.9-11.

68. Nguyễn Văn Sáu (2001), Giáo trình Quản lý kinh tế, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

69. Đinh Văn Sơn (2002), Giáo trình tài chính Doanh nghiệp thương mại,

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

70. Lê Đình Sơn (2008), "Kỹ thuật quản lý tài chính ở các trường đại học

công lập", Tạp chí Tài chính, (9), tr. 9-12.

71. Nguyễn Văn Sơn (2015), Quản lý tài chính tại trường đại học ngoại ngữ,

Đại học quốc gia Hà Nội, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học

kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội.

163

72. Tsang (1997), Tiếp cận theo cách phân tích chi phí lợi nhuận để đưa ra

chính sách hoặc đánh giá chính sách trong lĩnh vực giáo dục, Nxb

Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

73. Nguyễn Duy Tạo (2000), Hoàn thiện quản lý tài chính các trường Đào

tạo công lập ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện

Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

74. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (2016), Báo cáo tài chính giai đoạn

2012 - 2016, Hà Nội.

75. Hà Dương Tường (2008), "Không gian đại học châu Âu", Tạp chí Thời

đại mới,(6), tr. 16-19.

76. Phạm Đỗ Nhật Tiến (2010), Phát triển giáo dục đại học Việt Nam trong

bối cảnh gia nhập WTO, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

77. Nguyễn Thanh Tuyền và Nguyễn Lê Anh (2015) “Mối quan hệ hữu cơ

giữa thể chế, cơ chế, chính sách, cơ chế điều hành và hành vi ứng xử,

Tạp chí Phát triển và hội nhập, (6), tr. 22-25.

78. Nguyễn Anh Thái (2008), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các

trường đại học ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài

chính, Hà Nội.

79. Vũ Như Thăng và Nghiêm Thị Thúy Hằng (2015), "Đề xuất giải pháp xử

lý các vấn đề liên quan đến tự chủ quản lý tài chính của đơn vị sự

nghiệp công lập", Tạp chí Quản lý kinh tế, (9), tr.6-9.

80. Trần Đức Thắng và Nguyễn Tân Thịnh (2016), "Cơ chế quản lý tài sản

công", Tạp chí Tài chính, (9), tr. 6-9.

81. Nguyễn Xuân Thắng (2016), "Quá trình cải cách cơ chế tự chủ đối với đơn

vị sự nghiệp công của Trung Quốc", Tạp chí Tài chính, (9), tr.25-28.

82. Tạ Đức Thịnh (2014), "Quản lý tài chính đối với hoạt động khoa học và

công nghệ", Tạp chí Tài chính, (5), tr. 18-21.

83. Nguyễn Tân Thịnh (2016), "Giải pháp để khai thác hiệu quả tài sản công tại

164

các đơn vị sự nghiệp công lập", Tạp chí Quản lý kinh tế, (9), tr.12-15.

84. Trần Thị Thêm (2013), "Quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp công

lập thuộc Tổng cục địa chất và khoáng sản", Tạp chí Tài chính, (12),

tr. 15-18.

85. Lâm Quang Thiệp (2010), Phát triển giáo dục đại học Việt Nam trên cơ

sở tham khảo kinh nghiệm Hoa Kỳ, tại trang: www.Edtech.com.vn,

[truy cập ngày 26/6/2017].

86. Lâm Quang Thiệp (2010), Quản lý trường đại học trong nền kinh tế thị

trường, tại trang: www.edtech.com.vn, [truy cập ngày 15/7/2017].

87. Nguyễn Thị Lê Thu (2014), "Chính sách để chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp

khoa học công nghệ", Tạp chí Khoa học công nghệ, (9), tr.25-28.

88. Cao Huy Thuần (2008), "Trách nhiệm xã hội của đại học", Tạp chí Thời

đại mới, (12), tr. 6-9.

89. Cao Huy Thuần (2010), "Đại học đi về đâu", Tạp chí Thời đại mới, (3), tr.

25-28.

90. Dương Đăng Trinh (2003), Giáo trình lý thuyết tài chính, Nxb Tài chính,

Hà Nội.

91. Nguyễn Văn Trung (2011), "Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả

quản lý chi thường xuyên", Tạp chí Xây dựng, (5), tr. 22-25.

92. Trường đại học Y dược Cần Thơ (2011), Báo cáo Quyết toán năm học

2010 - 2011, Cần Thơ.

93. Trường đại học Y dược Cần Thơ (2012), Báo cáo Quyết toán năm học

2011 - 2012, Cần Thơ.

94. Trường đại học Y dược Cần Thơ (2013), Báo cáo Quyết toán năm học

2012 - 2013, Cần Thơ.

95. Trường đại học Y dược Cần Thơ (2014), Báo cáo Quyết toán năm học

2013 - 2014, Cần Thơ.

96. Trường đại học Y dược Cần Thơ (2015), Báo cáo Quyết toán năm học

165

2014 - 2015, Cần Thơ.

97. Trường đại học Y dược Cần Thơ (2016), Báo cáo Quyết toán năm học

2015 - 2016, Cần Thơ.

98. Trường đại học Y dược Cần Thơ (2016), Báo cáo tổng kết năm học 2015 -

2016, phương hướng, nhiệm vụ các năm tiếp theo, Cần Thơ.

99. Trường Đại học Thương mại (2016), Báo cáo thu, chi tài chính năm

2016, Hà Nội.

100. Lê Xuân Trường (2014), "Cơ chế quản lý tài chính đối với khoa học và

công nghệ, từ thông lệ quốc tế đến thực tiễn Việt Nam", Tạp chí Tài

chính, (12), tr. 28-31.

101. Phạm Văn Trường (2013), "Cơ chế quản lý tài chính giáo dục đại học

công lập", Tạp chí Tài chính, (7), tr. 25-28.

102. Phạm Ngọc Trường (2016), "Những vấn đề cần tháo gỡ để thực hiện tự

chủ tài chính hiệu quả đối với giáo dục đại học công lập", Tạp chí Tài

chính, (8), tr. 5-7.

103. Vũ Quang Việt (2008), "Giáo dục Việt Nam: Nguyên nhân của sự xuống

cấp và cải cách cần thiết", Thời báo Kinh tế Sài gòn, (10), tr. 9-12.

104. Lê Hồng Việt và Phạm Vũ Thắng (2013), "Kinh nghiệm quốc tế huy

động nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước", Tạp chí Tài chính,

(8), tr. 33-35.

105. Viện ngôn ngữ học (1996), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội,

Hà Nội.

106. Phan Thanh Vụ (2004), Tổng quan thực trạng để từ đó đề suất một số

giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính ở Đại học Thái Nguyên,

Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

B. Danh mục tài liệu tiếng Anh

107. M.Barr (2011), Budgets and Financial Management in Higher

Education, Mc Clellan Publisher.

166

108. Brancato (1998), Entrepreneurial University. Oxfort, IAU Press, B.

109. Carnegic Commission on Higher Education (2007), Governance of

Higher Education: Six Priority Problems, McGraw Hill.

110. E.Gould (2003), The University in a Corporate Culture, Yale University

Press.

111. J.Fieldes (2008), Global Trends in University Governance Report of WB.

112. K.Huffner (2003) "Higher Education as a public goods", Higher

Education in Europe, Vol. XXVIII, N03.

113. B.Johnstone (2010), Higher Education in a Global Society, Edward

Elgar Publisher.

114. G.Keller (2005), Adademic Strategic: The Management Revolution in

American Higher Education. Carnege - Mellon University.

115. G.Keller (2008), Higher Education and the New Society, JHH Press.

116. A.Kezar, Innovative Strategy Making in Higher Education (2010),

Review of Higher Education, N03

117. J.T.Zietlow (2007), A.Hankin, G.Seidner, Financial Management for

Nonprofit Organizations: Policies and Practices, Wiley Publisher.

118. J.Zietlow, A.Seidner (2008), Cash and Investment Management for

Nonprofit Organizations.

167

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA

CÁN BỘ, VIÊN CHỨC VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ

Phần 1: Thông tin cá nh n (Vui lòng đánh dấu “x” vào ô tƣơng ứng)

1. Giới tính:

Nam Nữ

2. Độ tuổi:

Dưới 30 Từ 30–40 Từ 41 –50 Trên 50

3. Vị trí công tác:

Cán bộ quản lý Giảng viên

Chuyên viên Lao động hợp đồng

4. Thời gian công tác tại Trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần Thơ

Dưới 5 năm Từ 6–10 năm Trên 10 năm

Phần 2: Đánh giá cơ chế quản lý tài chính

5. Theo ông/bà, sự phát triển nguồn thu ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

như thế nào?

a) Rất tốt b) Khá tốt c) Trung bình d) không tốt lắm e) Rất kém

6. Ngoài nguồn ngân sách nhà nước, theo ông/bà Trường Đại học Y Dược

Cần Thơ có tiềm năng tăng thu từ nguồn thu nào? Ông bà hãy xếp hạng thứ tự

ưu tiên (1 là cao nhất, 4 là thấp nhất).

Nguồn thu Thứ hạng

Học phí, lệ phí

Dịch vụ đào tạo, liên kết đào tạotư vấn theo hợp đồng

Dịch vụ khám, chữa bệnh

Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ

Khác

168

7. Đâu là nguyên nhân lớn nhất hạn chế khả năng huy động nguồn thu của

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ?

a) Do cơ chế chính sách; b) Do trường còn ỷ lại vào ngân sách nhà nước; c)

Do trường mới thành lập nên chưa đủ năng lực, uy tín; d) Do nguyên nhân

khác

8. Theo ông/bà, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ nên chuyển sang tự chủ tài

chính hoàn toàn trong 5 năm tới hay không?

a) Có b) Không c) Không biết

9. Ông bà có biết Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại

học Y Dược Cần Thơ được Thủ tướng Chính phủ ban hành vào tháng 4/2017?

a) Có b) Không

10. Nếu câu trả lời ở câu 9 là có, theo ông bà, đề án thí điểm có thay đổi gì đối

với khả năng huy động nguồn thu của trường?

a) Giúp nâng cao tính tự chủ hoạt động, nhờ đó giúp tăng khả năng huy động

nguồn thu.

b) Về cơ bản không có thay đổi nhiều vì học phí và phí dịch vụ y tế vẫn theo

quy định của Chính phủ;

c) Không biết

11) Mức tiền lương, tiền công thực nhận (bao gồm khoản hỗ trợ của trường)

hàng tháng có đảm bảo cuộc sống gia đình ông/bà hay không?

a) Đảm bảo b) Đảm bảo cơ bản c) Đảm bảo mức tối thiểu và phải bổ sung

thêm thu nhập từ nguồn khác; d) Rất khó khăn, chật vật

12) Theo ông bà, việc phân bổ thu nhập tăng thêm hiện tại có hợp lý, có tính

khuyến khích dựa trên đóng góp và hiệu quả làm việc?

a) Rất hợp lý b) Tương đối hợp lý c) chưa hợp lý

a) Cao b) Khá cao c) Trung bình d) Trung bình thấp e) Thấp

13) Xin ông bà đánh giá chung về cơ chế quản lý chi nghiệp vụ chuyên môn

a) Đáp ứng tốt yêu cầu; b) Đáp ứng khá tốt yêu cầu; c) Còn một số hạn chế; d)

169

Còn nhiều hạn chế.

14) Theo ông bà, vấn đề lớn nhất đối với cơ chế quản lý chi nghiệp vụ chuyên

môn là gì?

a) Thủ tục thanh toán rườm rà; b) Định mức thanh toán thấp, không phù hợp

thực tế; c) Phân bổ ngân sách giữa các khoản mục chưa hợp lý; d) Khác

15) Ông/bà có gặp vấn đề gì về các thủ tục thanh toán không?

a) Chưa gặp vấn đề gì bao giờ; b) Thi thoảng cũng có vấn đề; c) Thường

xuyên có vấn đề

16. Theo ông/bà, mức khoán chi vật tư văn phòng theo định mức hiện hành

như thế nào?

a) Không đủ đáp ứng yêu cầu; b) Cơ bản đáp ứng yêu cầu; c) Thừa so với nhu

cầu

17. Đơn vị của ông/bà có đủ kinh phí để mua sách, báo, tài liệu cho thư viện

hay không?

a) Không đủ đáp ứng yêu cầu; b) Cơ bản đáp ứng yêu cầu; c) Thừa so với nhu

cầu

18. Đơn vị của ông/bà có đủ kinh phí để mua thiết bị, dụng cụ, vật tư thí

nghiệm hay không?

a) Không đủ đáp ứng yêu cầu; b) Cơ bản đáp ứng yêu cầu; c) Thừa so với nhu

cầu.

19. Ông bà đánh giá mức thanh toán chi mời giảng viên bên ngoài trường như

thế nào?

a) Quá thấp khó mời giảng viên; b) Chấp nhận được c) Hợp lý với mặt bằng

chung d) Cao so với mặt bằng chung.

20. Ông bà đánh giá thế nào về chất lượng tài sản cố định mua sắm, chất

lượng sửa chữa lớn và xây dựng cơ sở vật chất?

a) Chất lượng tốt b) Chất lượng trung bình c) Nhìn chung, chất lượng chưa

tốt; d) Không biết

170

21. Ông, bà có nắm được cơ chế quản lý tài chính đối với mua sắm, sửa chữa

lớn tài sản cố định không?

a) Có ; b) Không

22. Ông/bà đánh giá thế nào về mức trích 60% chênh lệch thu chi để thanh

toán thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức?

a) Quá cao, không còn nguồn trích lập các quỹ; b) Hợp lý; c) Quá thấp,

không đủ khuyến khích người lao động.

23. Ông bà đánh giá thế nào về việc sử dụng quỹ phát triển hoạt động sự

nghiệp?

a) Rất hiệu quả b) Hiệu quả c) Cơ bản đạt yêu cầu d0 Kém hiệu quả

24. Ông bà đánh giá thế nào về chế độ phúc lợi của Nhà trường từ nguồn quỹ

phúc lợi

a) Rất tốt b) Trung bình so với mặt bằng chung c) Thấp hơn mặt bằng

chung.

25. Ông bà đánh giá thế nào về quy chế chi tiêu nội bộ của Trường

a) Đáp ứng tốt yêu cầu b) Có một số hạn chế nhưng cơ bản đáp ứng được

yêu cầu; c) Còn nhiều hạn chế

26. Ông bà đánh giá thế nào về việc tuân thủ các quy định của pháp luật và

quy chế chi tiêu nội bộ của trường?

a) Tuân thủ tốt b) Cơ bản tuân thủ tốt nhưng có 1 số sai sót nhỏ c) Tuân thủ

kém, lỏng lẻo

27. Nếu tuân thủ chưa tốt, nguyên nhân theo ông bà là gì?

a) Do kiểm tra, kiểm soát chưa chặt chẽ; b) Do nhận thức, trình độ c) Do lỗi

kỹ thuật, sơ sót.

Xin chân thành cám ơn Thầy/Cô đã hoàn thành phiếu điều tra này.