c tr xuất giả ển d cấu kinh t ng s n xu t hàng hoá ph c v...

79
1 Đánh giá thực trạng và đề xut gii pháp chuyn dịch cơ cu kinh tế nông lâm nghiệp theo hướng sn xut hàng hoá phc vcông nghip hóa hiện đại hóa (CNH HĐH) tnh Bc Kn 1. Tên đề tài: Đánh giá thực trạng và đề xut gii pháp chuyn dịch cơ cu kinh tế nông lâm nghiệp theo hướng sn xut hàng hoá phc vCNH - HĐH ở tnh Bc Kn. 2. Tchc chtrì đề tài: Đại hc Kinh tế và Qun trkinh doanh - Đại hc Thái Nguyên. 3. Chnhiệm đề tài: TS. Trần Đình Tuấn. 4. Mc tiêu của đề tài: - Tng quan tài liu nghiên cu vchuyn dịch cơ cấu nông lâm nghip theo hướng sn xuất hàng hóa trong điều kin CNH-HĐH... - Đánh giá thực trng chuyn dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghip trên địa bàn tnh Bc Kn. - Đề xuất định hướng và gii pháp chuyn dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo hướng sn xut hàng hóa phc vcông nghip hóa, hiện đại hóa tnh Bc Kn. 5. Kết quthc hin: 5.1. Đặc điểm tnhiên, kinh tế - xã hi: 5.1.1. Đặc điểm tnhiên: a. Vtrí địa lý: Bắ c Kn là mt tnh nm vtrí trung tâm vùng Đông Bắc Vit Nam, tiếp giáp vi 4 tnh: Phía Bc giáp tnh Cao Bng; Phía Đông giáp tỉnh Lng Sơn; Phía Nam giáp tnh Thái Nguyên; Phía Tây giáp tnh Tuyên Quang. Ttrung tâm ca tnh Bc Kn la ̀ Thxã Bc Kn cách thđô Hà Nội 170 km vphía Nam, cách biên gii Vit Nam - Trung Quc 200 km theo Quc l3 ra các ca khu ca tnh Cao Bng tiếp giáp vi Trung Quc. Ngoài ra tnh Bc Kn còn nằm trên vành đai 2 với quc l279 tThành phHLong (Qung Ninh) qua Lạng Sơn đến chRã (Bc Kạn) và điểm cui cùng là ca khu Tây Trang (Điện Biên). Vi vtrí địa lý nêu trên, tnh Bc Kn có li thế là trung tâm ca vùng Đông Bắc, có điều kiện giao lưu với nhiu tỉnh trong vùng, đặc bit là các tnh biên gii Cao Bng và Lạng Sơn, giáp cho việc trao đổi hàng hóa được thun lợi, trong đó hàng hóa nông sản ngày càng có điều kin tham gia càng sâu vào thtrường nội địa và quc tế. Tuy nhiên, vi vtrí đó, Bắc Kn gặp khó khăn hơn so với các tnh trong vùng, đó là địa bàn nm vùng sâu, vùng xa các trung tâm kinh tế ln

Upload: others

Post on 01-Sep-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh

tế nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá phục vụ công nghiệp

hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) ở tỉnh Bắc Kạn

1. Tên đề tài: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp chuyển dịch cơ

cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá phục vụ CNH -

HĐH ở tỉnh Bắc Kạn.

2. Tổ chức chủ trì đề tài: Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh -

Đại học Thái Nguyên.

3. Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Đình Tuấn.

4. Mục tiêu của đề tài:

- Tổng quan tài liệu nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu nông lâm nghiệp

theo hướng sản xuất hàng hóa trong điều kiện CNH-HĐH...

- Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp trên

địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

- Đề xuất định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm

nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

tỉnh Bắc Kạn.

5. Kết quả thực hiện:

5.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội:

5.1.1. Đặc điểm tự nhiên:

a. Vị trí địa lý:

Băc Kạn là một tỉnh nằm ở vị trí trung tâm vùng Đông Bắc Việt Nam,

tiếp giáp với 4 tỉnh: Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng; Phía Đông giáp tỉnh Lạng

Sơn; Phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên; Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang.

Từ trung tâm của tỉnh Bắc Kạn la Thị xã Bắc Kạn cách thủ đô Hà Nội

170 km về phía Nam, cách biên giới Việt Nam - Trung Quốc 200 km theo

Quốc lộ 3 ra các cửa khẩu của tỉnh Cao Bằng tiếp giáp với Trung Quốc.

Ngoài ra tỉnh Bắc Kạn còn nằm trên vành đai 2 với quốc lộ 279 từ Thành phố

Hạ Long (Quảng Ninh) qua Lạng Sơn đến chợ Rã (Bắc Kạn) và điểm cuối

cùng là cửa khẩu Tây Trang (Điện Biên).

Với vị trí địa lý nêu trên, tỉnh Bắc Kạn có lợi thế là trung tâm của vùng

Đông Bắc, có điều kiện giao lưu với nhiều tỉnh trong vùng, đặc biệt là các

tỉnh biên giới Cao Bằng và Lạng Sơn, giáp cho việc trao đổi hàng hóa được

thuận lợi, trong đó hàng hóa nông sản ngày càng có điều kiện tham gia càng

sâu vào thị trường nội địa và quốc tế.

Tuy nhiên, với vị trí đó, Bắc Kạn gặp khó khăn hơn so với các tỉnh

trong vùng, đó là địa bàn nằm ở vùng sâu, vùng xa các trung tâm kinh tế lớn

2

của vùng, lại không có cửa khẩu biên giới nên việc giao lưu, buôn bán hạn

chế, đặc biệt thu hút nguồn lực đầu tư từ bên ngoài gặp khó khăn.

b. Đặc điểm địa hình:

Bắc Kạn có địa hình phân dị lớn, đa dạng, phức tạp, chia cắt mạnh do

có sự kiến tạo bởi cánh cung Ngân Sơn - Yên Lạc ở phía Đông Bắc và cánh

cung Sông Gâm ở phía Tây Nam. Do đặc điểm đó đã hình thành nên các tiểu

vùng sinh thái khác nhau.

Địa hình tỉnh Bắc Kạn có độ cao trung bình 500 - 600 m so với mặt

nước biển, với sự chia cắt bởi nhiều dạng địa hình: đồi núi đất, núi đá, triền

bãi, thung lũng nằm xen kẽ nhau. Độ cao địa hình có độ chênh lệnh lớn giữa

các vùng do địa hình có sự giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có nơi cao

nhất khoảng 1.640m (dãy nam Khiếu Thượng), có nơi thấp nhất là 40m

(Quảng Chu - Chợ Mới). Một đặc điểm nữa là đồi núi ở đây không dốc cao,

trung bình từ 26 -30% (trừ núi đá) là điều kiện thuận lợi cho canh tác cây

trồng, vật nuôi.

Địa hình tỉnh Bắc Kạn về cơ bản là thuận lợi cho sản xuất nông lâm

nghiệp, có nhiều yếu tố thuận lợi cho việc hình thành các vùng sản xuất hàng

hóa tập trung, đa dạng về sản phẩm, phong phú về tính đặc thù của tiểu vùng

sinh thái. Tuy nhiên với đặc điểm địa hình đó dẫn đến hạn chế về bố trí hệ

thống cây trồng, vật nuôi cũng như tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản.

c. Đặc điểm khí hậu:

Bắc Kạn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt:

Mùa đông lạnh khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa hè nóng ẩm

kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9. Do điều kiện địa hình đa dạng, phức tạp và vị

trí địa lý cho nên khí hậu ở Bắc Kạn mang tính chất lục địa, chịu ảnh hưởng

của địa hình đó.

Nhin chung, khí hậu, thời tiết ở tỉnh Bắc Kạn về cơ bản là thuận lợi

cho sản xuất nông lâm nghiệp, cho phép cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và

phát triển thuận lợi cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên tác hại

của nó đến đời sống dân cư và cây trồng, vật nuôi không ít. Nhận thức được

qui luật tự nhiên của nó, đặc biệt là sự biến đổi khí hậu trong những năm gần

đây giúp cho chúng ta bố trí cây trồng, vật nuôi thích hợp cho từng vùng trên

địa bàn tỉnh đạt hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

d. Tài nguyên đất:

Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn là: 485.941 ha, trong đó diện

tích đất nông lâm nghiệp là 413.044 ha, chiếm 85% tổng diện tích tự nhiên,

đất phi nông nghiệp là 21.159 ha, chiếm 4,35% và đất chưa sử dụng là:

51.738 ha, chiếm 10,65%. Trong đất nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp

36.650 ha, chiếm 8,88%, diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 375.337 ha,

3

chiếm 90,87%, đất nuôi trồng thủy sản có 1.043 ha, chiếm 0,25% và đất nông

nghiệp khác là 14 ha.

Đất sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bắc Kạn không nhiều, chỉ chiếm có

8,88% tổng diện tích, trong đó đất trồng cây hàng năm 31.338 ha chiếm

85,51%, diện tích đất trồng cây lâu năm có 5.312 ha chiếm 14,49%. Đất trồng

cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa nước có 18.563 ha, đất đồng cỏ dùng vào

chăn nuôi có 1.027 ha, còn lại là cây hàng năm khác với 11.748 ha (ngô

khoai, cây công nghiệp ngắn ngày…). Đất cây lâu năm có 5.312 ha, chủ yếu

trồng chè, hồi, cây ăn quả, quế,… Điều đáng quan tâm ở đây là diện tích trồng

lúa nước bình quân đầu người ở tỉnh Bắc Kạn khá cao đạt 746,52 m2 trên một

nhân khẩu nông thôn, so với các tỉnh miền núi phía Bắc thì mức bình quân

diện tích lúa nước trên là cao nhất. Đất lâm nghiệp có rừng của Bắc Kạn khá

lớn, lớn nhất so với các tỉnh miền núi Trung du phía Bắc. Trong đất lâm

nghiệp có rừng, đất rừng sản xuất có 245.836 ha, chiếm 65,5% tổng diện tích,

rừng phòng hộ có 107.513 ha, chiếm 28,64% tổng diện tích và rừng đặc dụng

21.988 ha chiếm 5,86%. Đây là thế mạnh và lợi thế của tỉnh Bắc Kạn trong

việc phát triển kinh tế rừng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế lâm nghiệp theo

hướng sản xuất hàng hóa trong thời gian sắp tới.

Diên tich đất chưa sử dụng có khả năng đưa vào sản xuất nông lâm

nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao, trong đó đất bằng chưa sử dụng có tới 3.366

ha, chiếm 6,50% đất chưa sử dụng và đất đồi núi chưa sử dụng 45.120 ha,

chiếm 87,21% đất chưa sử dụng. Trong tương lai có thể lưa chon đê cải tạo

phân diên tich nay đưa vào sử dụng cho trồng rừng, trông cây ăn quả, cây

công nghiệp dài ngày.

Về thổ nhưỡng, tỉnh Bắc Kạn co những loại đất chính như sau:

- Đất phù sa sông: có diện tích khoảng 761 ha được phân bố ở ven sông

Cầu, sông Năng, sông Bằc Giang và tại các huyện Chợ Mới, Na Rì, Ba Bể, thị

xã Bắc Kạn. Loại đất này giàu hàm lượng các chất dinh dưỡng, rất thuận lợi

trong phát triển thâm canh cac loai cây trông nông nghiệp.

- Đất phù sa ngòi suối: loại đất này có 10.067 ha phân bố dọc theo các

triền suối thuộc khu vực sông Năng, sông Cầu và sông Bắc Giang. Đất có

thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạn lớn, tỷ lệ mùn trung bình, hàm lượng lân dễ

tiêu khá. Tuy nhiên loại đất này chua, tỷ lệ các nguyên tố vi lượng nghèo và

sắt nhôm di động cao.

- Độ dốc tụ trồng lúa nước: với diện tích 2,249 ha, phân bổ xen kẽ với

các loại đất khác và có mặt ở hầu hết các huyện. Loại đất này có địa hình

phức tạp do nằm xen kẽ giưa cac thung lung, khe suôi. Đất nay lân nhiều sỏi

đá, thành phần dinh dưỡng nghèo, đô chua cao, thiếu lân.

- Đất Ferelit biến đổi: có diện tích khoảng 2.342 ha phân bố rải rác ở

các huyện, thị nhưng tập trung lớn ở huyện Bạch Thông. Đặc điểm loại đất

4

này do thường xuyên bị ngập nước nên có độ chua cao, hàm lượng dinh

dưỡng ở mức trung bình. Tầng đất dày khoảng 50 cm và loại đất này có kết

cấu kém, dẽ bị rửa trôi.

- Đất Ferelit nâu vàng phát triển trên phù sa cổ: với diện tích trên 400

ha phân bố ở huyện Chợ Mới, Bach Thông và thị xã Bắc Kạn. Đất có tầng dày

trên 1 m và nằm trên sườn đồi có độ dốc nhỏ dưới 120. Đất chua, nghèo lân,

co lượng nhôm di động cao.

- Đất Ferelit phát triển trên đá phiến thạch sét: Loại đất này có diện

tích lớn vơi 82.152 ha, phân bố ở tất cả các huyện thị trong tỉnh. Loại đất này

có thành phần cơ giới nặng, tầng đất dày tuy nhiên cũng hay bị sụt lở. Hàm

lượng dinh dương trung binh, phu hơp cho trông rừng.

- Đất Ferelit vàng đỏ phát triển trên đá granit: với diên tich 48.977 ha,

phân bố tập trung ở Bach Thông, Ba Bể, Chợ Mới và Thị xã Bắc Kạn. Thành

phần cơ giới trung bình và tầng đất từ trung bình đến dày. Hàm lượng mùn

cao, đất có phản ứng trung tính.

- Đất Ferelit đỏ vàng phát triển trên đá biến chất: loại đất này có diện

tích lớn nhất là 162.255 ha, phân bố chủ yếu ở Ngân Sơn, Chợ Đồn, Ba Bể,

Chợ Mới. Tầng đất dày có kết cấu đất tơi xốp nên rất dễ bị sụt lở, rửa trôi.

Đạm và mùn có hàm lượng khá giàu nhưng lân dễ tiêu lại nghèo, có độ chua.

- Đất Ferelit nâu đỏ phát triển trên đá vôi: có diện tích 59.728 ha, phân

bố ở hầu hết các huyện, tâp trung nhiều nhất ở Na Rì, Ba Bể, Bạch Thông.

Tầng đất mỏng nhưng cấu tạo của đất tốt. Hàm lượng các nguyên tố vi lượng

trong loại đất này như Ca và Mg rất lớn.

- Đất Fereli vàng nhạt phát triển trên sa thạc: với diện tích 14.632 ha,

loại đất này phân bố chủ yếu ở Na Rì, Ba Bể, Ngân Sơn. Tầng đất trung bình,

thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng mùn và chất hữu cơ nghèo. Đất có độ chua

rất cao, dễ bị xói mòn và bị bạc màu.

- Đất Ferelit trên núi cao trên 700 m: loại đất này có diện tích 64.200

ha, phân bố ở các huyện Ngân Sơn, Ba Bể, Chợ Đồn, Bạch Thông và Na Rì.

Tầng đất mỏng nhưng hàm lượng mùn khá cao do chất hữu cơ phân giải. Loại

đất này rất thích nghi với một số loại cây trồng ôn đới.

e. Tài nguyên nước:

Bắc Kạn là đầu nguồn của 5 con sông lớn, với tổng chiều dài là 313

km, lưu lượng lớn 105,3 m3/s và có nước quanh năm. Ngoài các con sông

chính, trong tỉnh còn có hệ thống suối lớn, nhỏ khá nhiều, song đa phần là

suối nhỏ, phần lớn nằm ở thượng nguồn nên nhiều thác nghềnh. Mùa khô có

các con suối thường cạn nước, nhưng mùa mưa nước lại dồn về rất nhanh nên

thường gây nên lũ quét ở miền núi. Nguồn nước của tỉnh Bắc Kạn tương đối

phong phú nhất là nước mặt (khoảng 3,7 tỷ m3), hàng năm tiếp nhận tư 2-2,5

tỷ m3 nước mưa.

5

f. Tài nguyên rừng:

Theo niên giám thống kê năm 2012, Bắc Kạn có 375.337ha đất co

rưng, chiêm 77,24% tông diên tich đât tư nhiên. Rừng Bắc Kạn rất đa dạng về

địa hình, địa chất và dạng sinh cảnh. Theo tài liệu Quy hoạch tổng thể phát

triển kinh tế xã hội Bắc Kạn đến 2020, rừng Bắc Kạn có hệ động thực vật

phong phú với nhiều nguồn gien quý hiếm, hiện có khoảng 34 bộ, 110 họ và

336 loài chim, thú, bò sát, lưỡng cư đang sinh sống, trong đó có 64 loài đã

được đưa vào sách đỏ Vệt Nam, đặc biệt là có 10 loài đặc hữu của Việt Nam.

Về thực vật có 148 họ, 537 loài chi và 826 loài đang sinh sống và phát triển,

trong đó có 52 loài được xếp vào sách đỏ Việt Nam.

g. Tài nguyên khoáng sản:

Do đặc điểm lãnh thổ của tỉnh Bắc Kạn nằm trong hai kiểu kiến trúc địa

chất có chế độ địa động khác nhau đã tạo cho Bắc Kạn có tài nguyên khoáng

sản tương đối đa dạng, phong phú rất đặc trưng. Trong các loai khoáng sản

của Bắc Kạn thì vàng, chì, kẽm, quặng sắt là khoáng sản có tiềm năng lớn

nhất.

(1) Vàng là khoáng sản có tiềm năng của Bắc Kạn có hai loại vàng gốc

và vàng sa khoáng được phân bố chủ yếu ở phía Đông của tỉnh thành một dải

theo dọc Bằng Giang từ Ngân Sơn đến Na Rì.

(2) Chì-kẽm là khoáng sản quan trọng và thế mạnh của Bắc Kạn. Quặng

chì kẽm gồm 70 điểm mỏ với tổng trữ lượng ước đạt trên 4 triệu triệu tấn

trong đó trữ lượng cấp B là 108.858 tấn, cấp C1 và cấp C2 là 1,7 triệu tấn.

Quặng chì kẽm chủ yếu phân bố trên địa bàn huyện chợ đồn.

(3) Antimon có tại Bắc Kạn chủ yếu là các điểm quặng, trữ lượng

không lớn, tập trung chủ yếu tại huyện Chợ Mới và Na Rì.

(4) Thiếc dự báo cấp P2 khoảng 2.385 tấn. Thiếc gốc kiểu thiêc-đa kim

chỉ gặp ở Nà Đeng huyện Ngân Sơn, có thân quặng dạng mạch chiều dài 30-

50-100-200 m. Thiếc sa khoáng gặp ở Lũng Cháy, huyện Chợ Đồn.

(5) Sắt và sắt mangan phần lớn có nguồn gốc phong hóa, phân bố ở 15

điểm thuộc các huyện Ngân Sơn, Chợ Đồn, Ba Bể.

(6) Các khoáng sản phi kim loại: Tiềm năng khoáng sản phi kim loại

của Bắc Kạn khá lớn bao gồm sét gạch ngói ở Nà Tư (Thị trấn Chợ Rã), sét xi

măng ở Yên Minh (huyện Chợ Mới), đá vôi trắng, đá vôi ở Bàn Cát, Bàn

Luộc, Phiên Liên (huyện Chợ Đồn), Nam Cao (huyện Bạch Thông), Bàn

Cám, Nà Hen, Pou Man, Chợ Rã (huyện Ba Bể) và graphit ở Cao Kỳ (Chợ

Mới), Phiên Giề (huyện Bạch Thông), Na Lang (huyện Ba Bể). Tài nguyên

khoáng sản phi kim loại dồi dào đem đến cho tỉnh tiềm năng về vật liệu xây

dựng, đá hoa cương, đá granit, đá xẻ xây dựng.

6

(7) Đá quý và nửa quý có ở vùng Ba Bể, Chợ Đồn. Hiện chỉ mới phát

hiện có các hạt đá quý Rubi và saphia sa khoáng hoặc gốc. Sa khoáng rubi và

saphia có tại Bàn Lồm, Kéo Mỏ, Bàn Quá, Bàn Đuống, Bàn Vàng, rubi và

saphia có tại Bắc Bàn Lồm và Tây Bắc Bàn Đuống. Đá nửa quý có corindon,

thạch anh tinh thể Cao Bay và Đông Nà Cọ. Tất cả các điểm phát hiện đá quý

và nửa đá quý đều thuộc Ba Bể.

Tóm lại, tài nguyên khoáng sản tại Bắc Kạn tương đối phong phú, đa

dạng và giàu tiềm năng, trong đó quặng chì-kẽm, quặng vàng, quặng sắt và

khoáng sản làm vật liệu xây dựng có trữ lượng công nghiệp. Song để khai

thác và sử dụng có hiệu quả góp phần làm giàu cho tỉnh đòi hỏi phải có sự

đầu tư lớn về điều tra sảo sát, xây dựng cơ sở hạ tầng,...

h. Tài nguyên du lịch:

Bắc Kạn là tỉnh miền núi được thiên nhiên ưu ái, ban tặng khá nhiều

danh lam, thắng cảnh đẹp để phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch

sinh thái. Tài nguyên du lịch tự nhiên, Bắc Kạn còn có tài nguyên du lịch

nhân văn rất đa dạng và phong phú.

i. Tài nguyên du lịch tự nhiên:

Là một tỉnh miền núi, co đồi núi châp trùng, các dãy núi đá vôi có cấu

tạo địa chất phức tạp, tạo nên nhiều hang động, thác ghềnh, như Động Puông,

Động Hua Mạ, Động Nà Phoòng, thác Đầu Đăng, thác Bàn Vàng, thác Nà

Khoang, thác Bạc Áng Toòng. Vươn Quốc Gia Ba Bể với diện tích hơn

23.340 ha, hệ động, thực vật đa dạng và phong phú, là nơi bảo tồn và lưu giữ

các loại gien quý hiếm. Hồ Ba Bể nằm ở trung tâm vươn Quốc gia Ba Bể

được bao bọc xung quanh bở các dãy núi đá vôi hùng vĩ. Hồ Ba Bể với chiều

dài tới 8 km và chiều rộng 800 m, nằm trên độ cao 178 m, diên tich măt nươc

500ha. Năm 1995, Vườn quốc gia Ba Bể đã được công nhận là 1/20 hồ nước

ngọt tự nhiên lớn nhất thế giới. Năm 2004, Ba Bể được công nhận Vườn di

sản Asean. Năm 2011, Ba Bể được Ban thư ký Công ước Ramsar công nhận

là khu Ramsar (vùng đất ngập nước) thứ 1.938 của thế giới và là 1 trong 3

khu đất ngập nước đã được thế giới công nhận có tại Việt Nam. Nươc hô

quanh năm trong xanh, là điểm nhấn về du lịch sinh thái, hấp dẫn du khách

với nhiều loại hình du lịch phong phú như du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du

lịch leo núi, bơi thuyền, nghiên cứu khoa học… Vườn Quốc gia Ba Bể là một

trong những khu du lịch chuyên đề cấp Quốc gia đã được Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt và là khu du lịch trọng điểm của tỉnh Bắc Kạn.

k. Tài nguyên du lịch nhân văn:

Bắc Kạn là tỉnh có nhiêu dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi dân tộc

có nét văn hóa, phong tục tập quán riêng mang đậm nét bản sắc văn hóa của

đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc tạo nên sức hấp dẫn đối với khách du

lịch. Bắc Kạn la quê hương cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp

7

và đế quốc Mỹ xâm lược. Lịch sử đã ghi lại những trang hào hùng của nhân

dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, các di tích lịch sử cách mạng thuộc khu ATK

Chợ Đồng, di tích chiến thắng Phủ Thông, Đèo Giàng, di tích lịch sử Nà Tu,

Cẩm Giàng,… là những di tích mang dấu ấn cuộc đời hoạt động cách mạng

của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính quyền cách mạng trong thời kỳ kháng

chiến, là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng để phát triển tài nguyên du lịch

của tỉnh.

Bắc Kạn có một số Đền, Chùa ngoài kiến trúc nghệ thuật còn có cảnh

quan đẹp, tạo thành những điểm du lịch văn hóa tâm linh, hàng năm thu hút

rất đông rất du khách thập phương.

Ngoài ra, Bắc Kạn còn có các lễ hội truyền thống có ý nghĩa rất lớn về

lịch sử văn hóa, có tác dụng tích cực trong giáo dục truyền thống yêu nước và

góp phần khôi phục những nét tinh hoa trong sinh hoạt văn hóa cổ truyền

mang đậm nét bản sắc dân tộc, tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách, nhất là

khách du lịch quốc tế mong muốn tìm hiểu nét đẹp văn hóa dân tộc Việt Nam

như: Lễ hội lồng tông, hội xuân, lễ hội mang tính chất tín ngưỡng, các làn

điệu dân ca (như hát sli, hát lượn), múa kèn, tung còn, đua thuyền độc mộc,

chọi bò, đánh võ dân tộc,...

5.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội:

a. Dân số, nguồn lực lao động và đời sống dân cư:

* Về dân số: Theo niên giám thống kê năm 2012, dân số tỉnh Bắc Kạn

có 302.500 người, trong đó dân số nông thôn chiếm 83,80%,dân số thành thị

chiếm 16,20%, mật độ dân số bình quân 62,25 người /km2 và tỷ lệ tăng tự

nhiên là 11,76%. So với các tỉnh trong vùng thì Bắc Kạn là tỉnh có tốc độ tăng

dân số trung bình.

Bắc Kạn có 7 dân tộc đang sinh sống trên địa bàn, trong đó dân tộc Tày

chiếm 60,4%, dân tộc Kinh chiếm 19,3%, dân tộc Dao chiếm 9,5% và dân tộc

Nùng chiếm 7,4%, con lai la cac dân tôc khac. Các dân tộc sống quần cư, có

bản sắc văn hóa, tập quán, kinh nghiệm sản xuất riêng, nhưng luôn đoàn kết

giúp đỡ nhau cùng phát triển.

* Về nguồn lực lao động: Theo niên giám thống kê, lao động từ 15 tuổi

trở lên năm 2012 có 201.666 người, chiếm 66,66% trên tổng dân số, trong đó

lao động nam chiếm 51,26%, lao động nữ chiếm 48,74%, lao động nông thôn

chiếm 84,81%, lao động thành thị chiếm 15,19%. Nguồn lao động được phân

bô vào các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, trong đó nông lâm

nghiệp là chủ yếu, chiếm tới 78,3%, tiếp theo là khu vực dịch vụ khoảng

15,4%, còn lại là khu vực công nghiệp - xây dựng khoang 6,3%.

Về số lượng có thể khăng định nguồn lao động của tỉnh Bắc Kạn khá

dồi dào, có thể cung cấp đủ nhu cầu về lao động cho san xuât nông lâm

nghiêp, cho các doanh nghiệp, dự án trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn và tham gia

8

xuất khẩu. Tuy nhiên chất lượng nguồn lao động của tỉnh Bắc Kạn trình độ

vẫn còn thấp.

* Về đời sống dân cư: Tỉnh Bắc Kạn hiện nay có khoảng 60 nghìn hộ,

trong đó có khoảng trên 50 nghìn hộ nông dân đang sinh sống trong hơn

1.000 bản làng với thu nhập và đời sống thấp. Trong những năm gần đây tỉnh

Bắc Kạn đã tiến hành nhiều biện pháp khuyến khích, hỗ trợ xóa đói giảm

ngheo theo “chương trình Quốc gia xóa đói giảm nghèo”,... bước đầu đã đạt

được một số kết quả nhất định, cụ thể năm 2005 tỷ lệ số hộ nghèo còn chiếm

30,87% đã giảm xuống còn 20,39% vào năm 2012. Thu nhập bình quân đầu

người từ 0,669 triệu đồng/tháng năm 2008 đã tăng lên 1,248 triệu đồng/tháng

2012. Chênh lệnh thu nhập giàu nghèo tăng từ 5 lần năm 2008 lên 9 lần năm

2012. Trong các bản, làng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội có nhiều tiến bộ:

100% số xã có đường ô tô, có điện lưới Quốc gia va có hệ thống điện thoại

phủ sóng.

b. Cơ sở hạ tầng:

* Về cơ sở hạ tầng giao thông:

Hệ thống giao thông liên tỉnh, giao thông từ tỉnh đến huyện, xã đã có

đường ô tô. Ngoài hệ thống giao thông liên tỉnh bao gồm Quốc lộ 3 nối từ Hà

Nội đến cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng) và đường quốc lộ 3B nối từ Na Rì

đến cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) đang được nâng cấp. Như vậy về

cơ bản hệ thống đường quốc lộ từ Bắc Kạn đi Hà Nội, Hải Phòng, Cao Bằng,

Lạng Sơn là khá thuận lợi, đáp ứng được yêu cầu vận chuyển hàng hóa đi và

về của tỉnh.

Ngoài hệ thống đường quốc lộ, hệ thống đường tỉnh lộ đều được bê

tông hóa, nhựa hóa để đáp ứng yêu cầu đi lại của nhân dân và vận chuyển

hàng hóa. Cả tỉnh có khoảng 650 km đường liên huyện, 519 km đường liên xã

và khoảng 100 km đường nông thôn được bê tông hóa, nhựa hóa, cải tạo,

nâng cấp 29 tuyến đường cấp V, cấp VI miền núi với tổng chiều dài 367 km

đã giải quyết được tình trạng khó khăn đi lại trong mùa mưa của nhân dân

miền núi.

* Hệ thống thủy lợi:

Hệ thống thủy lợi tỉnh Bắc Kạn trong năm đầu mới tái lập tỉnh mới chỉ

có 24 hồ chứa nước nhỏ, 157 đập dâng, 12 trạm bơm và 2.243 công trình phai

đập và hàng trăm km kênh cấp II, III, chỉ đủ năng lực tưới 400 ha lúa xuân và

8.500 ha lúa vụ mùa. Đến nay hệ thống thủy lợi đã được cải tạo, nâng cấp và

đầu tư mới hàng trăm công trình lớn nhỏ có thể đáp ứng tưới tiêu cho hơn

16.000 ha hai vụ. Nhờ đó mà trong nhiều năm, sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc

Kạn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng như diện tích gieo trồng, năng suất

và sản lượng cây trồng tăng nhanh, đặc biệt là sản lượng lương thực tăng từ

450 kg năm 2006 lên gần 600 kg năm 2010.

9

Tuy nhiên, hệ thống thủy lợi tỉnh Bắc Kạn hiệu quả sử dụng còn thấp,

các công trình đã và đang xuống cấp nghiêm trọng, thủy lợi chỉ giải quyết

tưới cho cây lúa, còn các cây trồng khác chủ yếu dựa vào nước trời.

* Hệ thống điện:

Cho đến nay hệ thống điện của tỉnh Bắc Kạn phát triển tương đối rộng

khắp, nguồn điện và hệ thống lưới điện về cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển

kinh tế xã hội của tỉnh. Đến năm 2010 có 100% số xã, phường trong tỉnh có

điện lưới quốc gia, 95,7% số hộ được cung cấp điện.

* Thông tin - viễn thông:

Công tác thông tin liên lạc ở tỉnh Bắc Kạn trong nghiều năm qua được

quan tâm phát triển. Hiện nay kết cấu hạ tầng ngành bưu chính viễn thông đã

tương đối phát triển, đảm bảo thông tin liên lạc trong nước và quốc tế, bao

gồm: Dịch vụ viễn thông, dịch vụ Iternet, dịch vụ bưu chính,... Mạng lưới bưu

chính được mở rộng với 27 Bưu cục, 98 Bưu điện văn hóa xã, 48 đại lý, đạt

100% số xã có điểm dịch vụ phục vụ nhân dân, rút ngắn được phạm vi và bán

kinh phục vụ. Hiện nay có 100% số huyện có tổng dài vệ tinh, có đường dẫn

bằng cáp quang, có mạng di động, điện thoại cố định đạt trên 17.000 máy,

bình quân 5,8 máy/100 dân..

Tuy nhiên thông tin - viễn thông vẫn còn một số hạn chế như: dịch vụ

báo chí, sách khoa học kỹ thuật chưa liên tục, nhất là dịch vụ cho những vùng

sâu, vùng xa, cược dịch vụ interet còn cao hạn chế đến việc tiếp cận kiến thức

khoa học kỹ thuật của người dân.

c. Doanh nghiệp và cơ sở kinh tế cá thể:

Theo niên giám thống kê năm 2012, tỉnh Bắc Kạn có tổng số 525 doanh

nghiệp và 12.439 cơ sở kinh tế cá thể phi nông lâm nghiệp và thủy sản. Trong

số doanh nghiệp có 12 doanh nghiệp Nhà nước (chiếm 2,29%), có 512 doanh

nghiệp ngoài Nhà nước (chiếm 97,52%) và 01 doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài (chiếm 0,19%). Trong số 525 doanh nghiệp chỉ có 8 doanh nghiệp

trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, 90 doanh nghiệp tham gia chế biến các sản

phẩm có liên quan đến nông lâm nghiệp, còn lại là các doanh nghiệp hoạt

động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông và thương mại dịch

vụ,... Trong tổng số các cơ sở kinh tế cá thể thì các cơ sở thương mại, dịch vụ

chiếm tỷ trọng lớn nhất với 72%, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, xây

dựng chiếm 17,12% và còn lại là các ngành khác chiếm 10,88%.

Nhìn chung, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế

biến và tiêu thụ nông sản trong thời gian qua đã thực hiện quá trình đổi mới,

sắp xếp lại để tiến hành cổ phần hóa nên đã phần nào tránh được tình trạng

thua lỗ kéo dài, tiếp tục duy trì hoạt động và phát triển.

Kinh tế tâp thể giai đoạn nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung có hơn

1.000 Hợp tác xã mua bán, HTX tín dụng, HTX nông nghiêp, HTX tiêu thu

10

công nghiêp, nhưng đến năm 2012 chỉ còn 33 HTX chu yêu hoat đông dịch

vụ sản xuất nông lâm nghiệp. Về kinh tế trang trại ở tỉnh Bắc Kạn chậm phát

triển, cả tỉnh hiện nay chỉ có 8 trang trại, trong đó có 4 trang trại chăn nuôi và

4 trang trại trồng cây lâu năm. Nhìn chung, bước đầu các trang trại hoạt động

sản xuất kinh doanh khá, giải quyết việc làm cho người lao động, thu nhập và

đời sống của chủ trang trại và người lao động ngày càng được cải thiện.

* Về tổ chức khoa học: Cả tỉnh hiện nay có 1 Trung tâm giống cây

trồng và Trung tâm giống thủy sản. Hệ thống khuyến nông, Thú y hình thành

từ tỉnh xuống huyện, đến xã, hệ thống bảo vệ thực vật từ tỉnh đến huyện. Trên

địa hình một số doanh nghiệp sản xuất giống cây con cũng tham gia vào

chuyển giao kỹ thuật.

5.1.3. Đánh giá chung về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế -

xã hội đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo hướng sản

xuất hàng hóa”

a. Những thuận lợi và tiềm năng:

- Điều kiện khí hậu, thời tiết tỉnh Bắc Kạn về cơ bản là thuận lợi cho sự

sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng, vật nuôi cho phép đa dạng

hóa hệ thống canh tác theo hướng luân canh, xen canh, gối vụ và tăng hệ số

sử dụng ruộng đất từ 2 - 3 lần/năm.

- Đất sản xuất nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao, với gần 80% là cơ

sở quan trọng để phát triển nền kinh tế nông lâm nghiệp hàng hóa lớn. Đặc

biệt đất ở Bắc Kạn có thể cho phép phát triển nhiều loại cây có giá trị kinh tế

cao như cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả, hình thành những vùng sản

xuất hàng hóa tập trung trong tương lai.

- Bắc Kạn là tỉnh có tài nguyên rừng phong phú, đất giành cho sản xuất

lâm nghiệp tương đối lớn. Đây là lợi thế to lớn của tỉnh Bắc Kạn trong phát

triển ngành lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, cũng như bảo vệ nuôi

trồng sinh thái.

- Điều kiện tự nhiên đã tạo hóa cho tỉnh Bắc Kạn những danh lam

thắng cảnh đẹp như: Hồ Ba Bể, Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ và Nam

Xuân Lạc với hệ sinh thái đa dạng và nhiều động vật quý hiếm là một lợi thế

tiềm năng du lịch sinh thái trong tương lai.

- Bắc Kạn có vị trí địa lý thuận lợi, trong tương lai không xa sẽ trở

thành điểm trung chuyển các vùng, giữa miền xuôi và biên giới Việt Nam -

Trung Quốc phát triển toàn diện. Đó là một lợi thế giúp cho việc giao lưu

hàng hóa được thuận lợi, đặc biệt là tăng khả năng xuất khẩu nông sản hàng

hóa.

- Nguồn lực lao động tỉnh Bắc Kạn dồi dào, dân số bước vào thời kỳ

dân số “vang”, với tỷ lệ lao động trong độ tuổi chiếm tới 62%. Đây là một cơ

11

hội tốt cho tỉnh về nguồn lao động trẻ và nếu phát huy tốt sẽ là một yếu tố

quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Bắc Kạn trong tương lai.

b. Những hạn chế và thách thức:

- Địa hình đa dạng, phức tạp, chia cắt mạnh, cộng với đất đai luôn bị

xói mòn, thoái hóa, cũng như đồng ruộng manh mún là những yếu tố ảnh

hưởng, hạn chế đến đầu tư thâm canh tăng năng suất và hiệu quả kinh tế thu

được trên 1 đơn vị diện tích. Đặc biệt hạn chế đến việc hình thành vùng sản

xuất nông sản tập trung qui mô lớn.

- Khí hậu, thời tiết về cơ bản thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi, song

vẫn còn có những yếu tố bất lợi, đó là hạn hán gây thiếu nước cho cây trồng,

vật nuôi và con người hàng năm, lũ lụt gây tác hại đến sản xuất, rét đậm, rét

hại hàng năm gây thiệt hại cho sản xuất ngành chăn nuôi.

- Tuy có nguồn lực lao động trẻ chiếm tỷ trọng cao, song chất lượng

nhìn chung còn thấp, đặc biệt là nguồn lực lao động trong nông nghiệp, nông

thôn. Hệ thống đào tạo nghề phát triển chậm, hiện mới đáp ứng một phần cho

các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp, còn lại lao động trong nông nghiệp

nông thôn hầu như chưa qua đào tạo. Đây là một thách thức lớn đối với sự

phát triển sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Cơ sở hạ tầng tuy đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần

đây, song vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là cơ sở hạ tầng giao thông chưa tạo

thuận lợi cho giao lưu hàng hóa và đi lại của nhân dân, đặc biệt ở khu vực

vùng sâu, vùng xa và một số vùng có nông sản hàng hóa tập trung trên qui mô

lớn.

- Trong những năm gần đây môi trường kinh doanh ở tỉnh Bắc Kạn đã

được cải thiện, song về cơ bản vẫn chưa thuận lợi cho phát triển nông lâm

nghiệp hàng hóa.

5.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp tỉnh

Bắc Kạn:

5.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu chung toàn tỉnh:

a. Tốc độ tăng trưởng:

Đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP của tỉnh Bắc Kạn trong 10

năm qua, có thể chia thành 2 thời kỳ: Thời kỳ 2001-2005 và thời kỳ 2006-

2010 va từ năm 2011-2012.

- Thời kỳ 2001-2005: Tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 11,85%, trong

đó nông lâm nghiệp tăng 5,89%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng

27,8%, và khu vực dịch vụ tăng 16,13%. Năm 2005, tổng GDP toàn tỉnh (theo

giá trị so sánh) đạt 733,4 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người (giá hiện hành)

đạt 3,53 triệu đồng, bằng 34% mức bình quân chung cả nước.

12

- Thời kỳ 2006-2010: Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại chỉ đạt bình

quân 10,57%, trong đó lĩnh vực nông lâm nghiệp tăng 7,64%, lĩnh vực công

nghiệp - xây dựng tăng 3,73%, khu vực dịch vụ tăng 18,41%. Năm 2010 tổng

GDP toàn tỉnh (theo giá so sánh) 1.300 tỷ, bình quân GDP cho đầu người đạt

10,72 triệu đồng/năm, bằng 45% so với mức bình quân cả nước.

- Từ năm 2011- 2012: Tốc độ tăng trưởng đạt 13,5%, trong đó khu vực

nông lâm nghiệp tăng 11,36%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 2,64%,

khu vực dịch vụ tăng 20,29%. Trong tốc độ 13% tăng trưởng (tương đương

tăng 169.714 triệu đồng) của năm 2011 thì khu vực kinh tế nông lâm nghiệp

đóng góp 4,31 % (tương đương 56.303 triệu đồng), khu vực công nghiệp -

xây dựng đóng góp 0,59% (tương đương 7.606 triệu đồng), khu vực dịch vụ

đóng góp 8,09% (tương đương 104.734 triệu đồng). Điều đáng quan tâm nhất

là khu vực nông lâm nghiệp tiếp tục tăng trưởng cao và đạt mức cao nhất

11,36% vào năm 2011, trong đó ngành sản xuất nông nghiệp tăng 7,14%,

ngành lâm nghiệp có tốc độ tăng 17,69%, ngành thủy sản có mức tăng ổn

định như những năm trước.

Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Bắc Kạn hơn 10 năm qua đạt mức

cao và liên tục tăng, với mức bình quân trên dưới 11%. Nếu như thời kỳ

1995-2000 tốc độ tăng trưởng mới chỉ đạt bình quân 7,84% thì thời kỳ 2001-

2005 đã tăng lên 11,85%, thời kỳ 2006-2010 tuy có giảm chút ít, song vẫn đạt

mức cao 10,57%, đặc biệt năm 2011 -2012 đạt mức tăng trưởng khá cao là

13%.

Tuy nhiên, nhìn vào tốc độ được tăng trưởng GDP của tỉnh Bắc Kạn

trong hơn 10 năm qua tuy đạt tốc độ cao, nhưng thiếu tính bền vững, chất

lượng tăng trưởng không cao. Điều đó có thể nhận thấy là tốc độ tăng trưởng

không ổn định, năm cao, năm thấp, mặt khác đóng góp vào tăng trưởng trong

thời kỳ 2001-2005 chủ yếu là khai khoáng, xây dựng, những năm sau này,

trong thời kỳ 2006-2010 và 2 năm 2011-2012 chủ yếu nông nghiệp được mùa

do thời tiết thuận lợi, cũng như mở rộng qui mô trồng rừng sản xuất và phát

triển các hoạt động du lịch, khách sạn, nhà hàng mà chưa xuất hiện nhiều

những mô hình kinh tế, đem lại hiệu quả kinh tế lớn với giá trị gia tăng cao,

đặc biệt là các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp.

b. Chuyển dịch cơ cấu chung toàn tỉnh:

Nhìn chung xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Kạn trong

thời gian qua là đúng hướng, phù hợp với mục tiêu của Tỉnh đặt ra. Tuy

nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm và mất cân đối giữa 3 khu vực, khu vực

nông lâm nghiệp tỷ trọng còn cao, công nghiệp và xây dựng dịch chuyển còn

chậm và tỷ trọng còn thấp, khu vực dịch vụ chuyển dịch tương đối nhanh. So

với kinh tế cả nước cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Kạn đang ở giai đoạn thấp, trong

khi tỷ trọng nông lâm nghiệp của khu vực miền núi phía Bắc là từ 27% - 40%

thì ở Bắc Kạn bình quân 5 năm qua la 42%, ty trong công nghiêp-xây dưng

13

cũng tương tự cả nước chỉ chiếm 20%. Mặt khác cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Kạn

dịch chuyển chưa bền vững, cụ thể như sự tăng lên tỷ trọng công nghiệp và

xây dựng trong những năm gần đây chủ yếu do vốn đầu tư từ bên ngoài (đầu

tư xây dưng cơ sơ ha tâng giao thông, doanh nghiêp đâu tư xây dưng mơi,…)

mà chưa xuất phát từ nội bộ nền kinh tế cua tỉnh. Trong khu vực dịch vụ chủ

yếu là dịch vụ công (quản lý Nhà nước, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học công

nghệ, an ninh quốc phòng...) chiếm tới 60% - 65%, mà các dịch vụ này gần

như do Trung ương cân đối, còn các dịch vụ sản xuất kinh doanh của địa

phương vân chiêm ty trong thâp.

5.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ câu kinh tế chung nông lâm thủy

sản:

Cơ cấu kinh tế nông lâm thủy sản trong 7 năm qua nhin chung chuyển

dịch chậm chạp, biên đông thât thương, không bền vững. Cơ câu ngành nông

nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) chiếm tỷ trọng cao nhất, từ 83, 85% đến

86,16%, bình quân 7 năm (2006-2012) chiếm khoảng 84,40%, tiếp theo là

ngành lâm nghiệp chiếm tỷ trọng từ 12,25% đến 15,17%, bình quân 14,13%,

ngành thủy sản chiếm tỷ trọng từ 1,19% dến 2,17%, bình quân vào khoảng

1,39%.

Như vậy về cơ bản, cơ cấu kinh tế nông lâm thủy sản trong 7 năm qua

của tỉnh Bắc Kạn vẫn chưa có sự chuyển dịch đáng kể, ngành lâm nghiệp

chuyển dịch châm, tỷ trọng còn thấp, chưa khai thác một cách có hiệu quả

tiềm năng đất rừng để cải thiện cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa. Ngành

thủy sản có xu hướng tăng tỷ trọng, nhưng không đang kê va chưa vững chắc.

Tỷ trọng ngành nông nghiệp còn cao, thể hiện cơ cấu còn lạc hậu, thu nhập

của hô nông dân còn thấp.

5.2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp:

a. Cơ cấu kinh tế chung toàn ngành nông nghiệp:

Ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp bao gồm các tiểu ngành là trồng

trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Trong quá trình phát triển hai ngành

này có mối quan hệ khăng khít với nhau, tác động qua lại cùng phát triển.

Trong những năm qua sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn đã có bước

phát triển đáng kể, bước đầu thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu sản

xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, nổi bật là chuyển đổi cơ cấu cây trồng,

vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, xác định được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực,

từng bước hình thành vùng cây công nghiệp tập trung, cây ăn quả tập trung

gắn với cây chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong những gần đây

chưa mạnh và chưa theo chiêu hương tích cực, tỷ trọng ngành trồng trọt còn

cao, tỷ trọng ngành chăn nuôi trong những năm gần đây có xu hướng giảm

xuống, tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp còn thấp. Điều đó thể hiện cơ cấu kinh tế

14

ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn vẫn còn lạc hậu, mất cân đối, chưa đáp ứng

được yêu cầu cua chuyển dịch cơ cấu kinh tế la giam ty nông nghiêp va tăng

ty trong nganh chăn nuôi va dich vu, đây manh chuyên dich cơ câu kinh tê

theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa

nông nghiệp của tỉnh.

Đi sâu vào nghiên cứu cụ thể ngành trồng trọt, chăn nuôi có thể cho

thấy rõ hơn thực trạng chuyển dịch cơ cấu từng ngành trong thời gian qua.

b. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt:

(1) Về cơ cấu diện tích gieo trồng:

Cây trồng ngành trồng trọt gồm 2 nhóm cây trồng chính la cây hàng

năm và cây lâu năm. Cây hàng năm gồm có cây lương thực (lúa nước, lúa

nương, ngô, khoai, sắn) và cây công nghiệp hàng năm (dong giêng, lạc, đậu

tương, thuốc lá, mía,...). Cây lâu năm gồm có cây công nghiệp lâu năm (chè,

hôi quê) và cây ăn quả (cam, quýt, hông, vải, nhãn, mận, mơ, xoài và cây ăn

quả khác). Tổng diện tích gieo trồng hàng năm biến động không ổn định năm

cao, năm thấp, giao động trên dưới 60.000 ha.

Cây hàng năm có xu hướng tăng lên từ 45.630 ha năm 2006 tăng lên

47.712 ha vào năm 2010 và đạt cao nhất 54.287 ha vào năm 2011, năm 2012

giảm chút ít nhưng vẫn đạt 51.840 ha.

Diện tích cây lâu năm có xu hướng tăng lên, nhưng không ổn định, từ

12.427 ha năm 2006, tăng lên 12.864 ha năm 2008, sau đó giảm xuống còn

11.062 ha năm 2009 và đạt cao nhất 13.299 ha vào năm 2011-2012.

Cây ăn quả trong 7 năm qua (2006- 2012) diện tích có xu hướng tăng

lên từ 3.253 ha năm 2006 đã tăng lên 3.873 ha năm 2008 và đạt cao nhất

4.323 ha năm 2012, trong tổng diện tích cây ăn quả thì cam quýt chiếm tỷ

trọng cao nhất với 26,39%, ngoài ra còn có các cây ăn quả khác (hông, vải,

nhãn, mận, mơ, xoài..vv.) diện tích mỗi loại từ 250 ha đến 400 ha.

(2) Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu giá trị sản xuất:

Xét về mặt diện tích gieo trồng và về mặt giá trị sản xuất cho thấy cơ

cấu ngành trồng trọt chuyển dịch trong thời gian qua là tích cực. Tỷ trọng

diện tích gieo trồng và giá trị sản xuất nhóm cây lương thực có xu hướng

giảm xuống, trong khi đó tỷ trọng diện tích gieo trồng và giá trị sản xuất

nhóm cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả có

xu hướng tăng lên. Điều đó thể hiện cơ cấu ngành trồng trọt đang dần từng

bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa.

(3) Về kết quả và hiệu quả sản xuất ngành trồng trọt:

Năng suất các loại cây trồng có xu hướng tăng lên trong những năm

gần đây. Năng suất cây công nghiệp hàng năm cũng đã tăng lên đáng kể,

15

trong đó đáng kể nhất là cây mía, cây thuốc lá là hai cây công nghiệp hàng

năm có diện tích lớn nhất.

Sản lượng các loại cây trồng năm sau cao hơn năm trước. Sản lượng

lương thực tính riêng các cây có hạt (lúa, ngô) năm 2012 đạt 166.138 tấn, tăng

so với năm 2000 là: 33,4%.

Lương thực bình quân trên đầu người tăng lên đáng kể, đã đảm bảo an

ninh lương thực trên địa bàn tỉnh. Sản lượng cây công nghiệp hàng năm, cây

công nghiệp lâu năm cũng tăng nhanh, chủ yếu do năng suất tăng nhanh.

Trong nhiều năm gần đây, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện đề án chuyển dịch

cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác giai

đoạn 2006-2010: Mục tiêu là phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh để phát triển

các cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Đến

nay trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã hình thành nhanh chóng các vùng sản xuất

hàng hóa tập trung có giá trị kinh tế cao như vùng cam, quýt, vùng cây ăn quả

Hồng không hạt, vùng chè Shan Tuyết, vùng thuốc lá, vùng khoai môn. Diện

tích đạt giá trị từ 50 triệu đồng/ha chiếm 70% diện tích của mỗi vùng.

(4) Đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt:

- Những kết quả đạt được:

+ Trong 5 năm qua (2006-2010) và 2 năm 2011-2012 diện tích gieo

trồng đã có sự tăng lên đáng kể, đưa tổng diện tích gieo trồng đến năm 2012

đạt hơn 61.700 ha. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt đã làm cho

năng suất các loại cây trồng tăng lên, sản lượng các loại cây trồng cũng tăng

lên.

+ Đã hình thành được 1 số vùng hàng hóa tập trung một số loại cây

trồng có giá trị kinh tế cao như: cam, quýt, hồng không hạt, chè Shan tuyết,

thuốc lá, dong riềng, khoai môn... Bước đầu các vùng sản xuất hàng hóa phát

triển ổn định và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

+ Quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt đi liền với ứng dụng

khoa học công nghệ vào sản xuất.

Cụ thể đã ứng dụng thành công các thành tựu về giống cây trồng ưu thế

lai vào sản xuất với các giống lúa lai (Nhị ưu 63, Bắc ưu 64.vv.), ngô lai

(VN2, VN4, LVN10, Bioseed 9681), chè (Kim Tuyên, Bát Tiên) và các giống

cây ăn quả có năng suất và chất lượng cao.

+ Quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trồng trọt cũng là quá trình

thay đổi tập quán canh tác của người nông dân. Từ chỗ hộ nông dân chỉ canh

tác theo kiểu truyền thống đã dần ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất,

nhờ đó mà trình độ kỹ thuật canh tác của nông dân được tăng lên, góp phần

tăng năng suất và sản lượng cây trồng trong những năm qua.

16

+ Một số loại sản phẩm trồng trọt đã được cấp Nhãn hiệu hàng hóa, tạo

điều kiện đẩy mạnh tiêu thụ trên thị trường, góp phần thúc đẩy sản xuất phát

triển.

- Những hạn chế:

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt theo hướng sản xuất

hàng hóa vẫn còn chậm, tỷ suất giá trị hàng hóa nhìn chung vẫn còn thấp, về

cơ bản vẫn là sản xuất tự cung, tự cấp, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả

kinh tế thấp.

+ Năng suất lao động và thu nhập của các hộ nông dân còn thấp. Cơ

cấu lao động chuyển dịch chậm, lao động trong ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ

trọng cao nên năng suất lao động thấp.

+ Tuy đã đạt được một số kết quả trong chuyển giao khoa học công

nghệ vào sản xuất ngành trồng trọt, song nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế về

tổ chức chỉ đạo chuyển giao, về lựa chọn mô hình chuyển giao và đào tạo tập

huấn cho người dân tiếp cận tiến bộ khoa học công nghệ mới nên hầu hết

nông sản hàng hóa sản xuất ra chất lượng còn thấp, khả năng cạnh tranh kém.

(5) Đánh giá về kết quả chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt qua sô

liêu điêu tra:

Quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt thời gian qua đã đem lại

kết quả tích cực, không chỉ tăng cường mở rộng diện tích gieo trồng, nâng cao

năng suất sản lượng các loại cây trồng mà còn mở rộng tăng vụ, đưa hệ số sử

dụng ruộng đất từ 1,5 lần lên 2,5 lần trong những năm gần đây. Bước đầu đã

hình thành một số vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung ở một số loại

cây trồng như: vùng cam quýt, vùng thuốc lá, vùng trồng mía, vùng trồng

khoai môn. Các vùng sản xuất hàng hóa nông sản tập trung bước đầu đã đem

lại hiệu quả kinh tế, doanh thu trên 1 ha cao hơn so với cây trồng cũ, thu nhập

của người lao động được nâng cao, sản phẩm có thị trường tiêu thụ ổn định.

Có thể nói đây là những nhân tố quan trọng giúp cho quá trình chuyển đổi cơ

cấu kinh tế trong thời gian tới của tỉnh Bắc Kạn đạt hiệu quả cao hơn.

c. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi:

(1) Hình thức tổ chức sản xuất và phương thức chăn nuôi:

Hình thức tổ chức sản xuất của ngành chăn nuôi tỉnh Bắc Kạn chủ yếu

là chăn nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình, ngoài ra còn có chăn nuôi theo hình

thức trang trại, song số lượng còn ít, với qui mô nhỏ và vừa, toàn tỉnh hiện có

4 trang trại chăn nuôi đang hoạt động chủ yếu chăn nuôi trâu bò, lợn, tập

trung ở hai huyện là: Bạch Thông 3 trang trại, Chợ Đồn có 1 trang trại.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi ở tỉnh Bắc Kạn bắt đầu

từ sự chuyển dịch hình thức tổ chức sản xuất và phương thức chăn nuôi. Đó là

một quá trình chuyển từ đầu tư chăn nuôi quảng canh, qui mô nhỏ, manh

17

mún, sang phương thức chăn nuôi bán công nghiệp, tiến lên phương thức nuôi

công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

(2) Qui mô và sản lượng sản phẩm chăn nuôi:

+ Qui mô đàn gia súc, gia cầm:

Ngành chăn nuôi Bắc Kạn về cơ bản vẫn theo tập quán truyền thống

với các nhóm gia súc, giá cầm truyền thống như: trâu, bò, lợn, gà, vịt gia

cầm…và các loại gia súc khác (ngựa, dê, mật ong…), trong đó trâu, bò, lợn là

những vật nuôi đại trà trong các hộ gia đình. Qui mô chăn nuôi trong giai

đoạn 2006-2012 có nhiều biến động do ảnh hưởng của các yếu tố về dịch

bệnh, thị trường tiêu thụ và hiệu quả kinh tế của từng loại gia súc. Diễn biến

qui mô đàn gia súc, gia cầm trong giai đoạn 2006-2012 thể hiện qua bang

3.12.

(3) Sản lượng sản phẩm ngành chăn nuôi:

Tổng sản lượng các loại thịt gia súc, gia cầm năm 2005 đạt 12.416 tấn,

đến năm 2010 đạt 14.625 tấn, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 là:

5,0%/năm.

- Sản lượng thịt trâu có xu hướng tăng, đến năm 2012 đạt 2.305 tấn,

tăng so với năm 2006 là 49,09%, tăng bình quân 9,26%/năm, tăng chủ yếu ở

các huyện Ba Bể, Pác Nặm, Chợ Đồn.

- Sản lượng thịt bò xuất chuồng tăng, giảm không ổn định, năm cao,

năm thấp, đến năm 2012 ước đạt 1.185 tấn, tăng so với năm 2006 là 6,77%,

trong đó các huyện có sản lượng thịt bò tăng là Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ

Mới, Na Rì.

- Sản lượng thịt lợn có xu hướng tăng nhanh trong 7 năm qua, từ 8.570

tấn năm 2006, tăng lên 9.558 tấn (2007), 9.592 tấn (2008), 9.603 tấn (2009)

và đạt cao nhất 9.792 tấn năm 2012, tăng so với năm 2006 là 14,25%, tăng

bình quân 2,4%/năm. Sản lượng thịt lợn tăng nhanh trong thời gian qua là do

tăng về qui mô đàn và trọng lượng xuất chuồng bình quân trên 1 đầu lợn,

song do tăng qui mô đàn là chủ yếu.

- Quy mô đàn gia cầm diễn biến thất thường nên sản lượng thịt gia cầm

cũng biến động. năm 2006 sản lượng thịt gia cầm đạt 1.081 tấn tăng lên 1.148

tấn năm 2007, tiếp tục tăng lên 1.152 tấn năm (2008), 1.156 tấn (2009) và

1.161 tấn vào năm 2010, đạt cao nhất vào năm 2012 là 1.348 tấn, tăng so với

năm 2006 là 5,2%.

Trong cơ cấu sản lượng thịt gia cầm, sản lượng thịt gà chiếm tỷ trọng

75%, các loai thịt gia cầm khác (thịt ngan, ngỗng) chiếm tỷ trọng 25%. Mặc

dù đàn gia cầm có những biến động, song sản lượng trứng các loại có xu

hướng tăng khá, năm 2006 đạt 5.700 nghìn quả, đến năm 2012 đạt 16.789,4

nghìn quả, đạt tốc độ tăng bình quân 7 năm qua là 25,6%.

18

(4) Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp:

Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (theo giá thực tế), tỷ

trọng ngành chăn nuôi chiếm từ 28,98% - 35,66% trong tổng giá trị sản xuất

ngành nông nghiệp. Tuy nhiên tỷ trọng ngành chăn nuôi có xu hướng giảm

xuống trong 5 năm qua (2006-2010), từ 35,66% năm 2006 giảm xuống còn

33,53% (2008), 29,61% (2009) và đạt thấp 28,28% vào năm 2010, từ năm

2011-2012 tỷ trọng có nhích lên song vẫn còn thấp.

(5) Cơ cấu kinh tế nội bộ ngành chăn nuôi:

Trong giai đoan 2006-2012, cơ cấu ngành chăn nuôi đang có sự chuyển

dịch theo hướng giảm tỷ trọng nhóm gia súc, tăng tỷ trọng nhóm gia cầm, đó

là xu hướng tích cực của ngành chăn nuôi tỉnh Bắc Kạn trong việc đa dạng

hóa sản phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa.

(6) Đánh giá kết quả và hiệu quả chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi:

* Những kết quả đạt được:

+ Kết quả chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi:

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi tỉnh Bắc Kạn đã từng bước

chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa bằng việc đa dạng hóa sản

phẩm chăn nuôi, đầu tư theo chiều sâu, nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia

cầm, tổ chức lại sản xuất và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người sản xuất.

Sự chuyển biến tích cực đó thể hiện ở việc Bắc Kạn đã ban hành hàng loạt

chính sách khuyến khích hỗ trợ và triển khai các mô hình ứng dụng khoa học

công nghệ vào sản xuất.

+ Về cơ chế chính sách:

Tỉnh Bắc Kạn đã ban hành và đưa vào triển khai thực hiện các chính

sách chủ yếu sau:

- Quyết định số 3423/QĐ-UBND ngày 30/12/2005 của UBND tỉnh Bắc

Kạn về việc phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi trâu bò tỉnh Bắc Kạn giai

đoạn 2006-2010. Đến nay qua 5 năm thực hiện đề án.

- Quyết định số 1317/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2006 của

UBND tỉnh Bắc Kạn về việc sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách hỗ trợ khâu

sản xuất vụ Đông xuân và chăn nuôi trâu bò bị thiệt hại do ảnh hưởng rét

đậm, rét hại năm 2008 tỉnh Bắc Kạn.

- Quyết định số 2364/QĐ-UBND ngày 17/11/2008 của UBND tỉnh Bắc

Kạn về việc phê duyệt Dự án hỗ trợ mua giống gia súc cho hộ đặc biệt khó

khăn phát triển sản xuất thuộc huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn năm 2008.

- Quyết định 126/QĐ-UNBD ngày 16/01/2009 của UBND tỉnh Bắc

Kạn về việc phê duyệt và cho phép triển khai thực hiện Dự án: Xây dựng mô

19

hình chăn nuôi lợn nái ngoại tập trung qui mô vừa để hỗ trợ phát triển kinh tế

hộ ở thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

- Quyết định số 1140/QĐ-UBND ngày 29/05/2009 của UBND tỉnh Bắc

Kạn về việc phê duyệt chính sách áp dụng thí điểm tại 8 xã thực hiện đề án

phát triển chăn nuôi trâu bò tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2006-2010.

Những cơ chế chính sách chủ yếu trên đã tác động đến sản xuất chăn

nuôi trong thời gian qua và bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực trong chăn

nuôi của các hộ nông dân. So sanh vơi cac tinh Lang Sơn va Cao Băng thi

tinh Băc Kan đa co sư quan tâm hơn trong viêc hô trơ cac hô nông dân khăc

phuc kho khăn ban đâu đê thưc hiên cac chương trinh, dư an co hiêu qua.

+ Về mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất:

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt, song trong thời gian qua

trung tâm khuyến nông, khuyến lâm tỉnh đã có những thành công trong

chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho hộ nông dân thông qua xây dựng các mô

hình trình diễn như: Mô hình vỗ béo bò, mô hình chăn nuôi lợn sinh sản

hướng nạc, mô hình chăn nuôi gà sinh học, mô hình cải tạo giống bò theo

hướng chuyên thịt, mô hình chăn nuôi lợn Móng Cái.

Ngoài ra các hình thức khuyến nông khác (tổ chức khuyến nông tự

nguyện, các trường, các viện, doanh nghiệp) cũng đã tổ chức tập huấn chuyển

giao cho hộ chăn nuôi những kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi mới, những mô

hình chăn nuôi có hiệu quả ở các địa phương khác vận dụng phù hợp với điều

kiện của tỉnh Bắc Kạn.

Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ và các mô hình ứng dụng tiến

bộ khoa học kỹ thuật đến phát triển chăn nuôi qua phỏng vấn 300 cán bộ tỉnh,

huyện, xã và về hai vấn đề trên cho thấy như sau:

- Đánh giá của cán bộ tỉnh, huyện, xã về tác động của cơ chế chính sách

đến phát triển chăn nuôi cho thấy có 71,85% số cán bộ được phỏng vấn trả lời

chính sách có tác động tích cực và có 28,15% số các bộ trả lời tác động còn

hạn chế, không có cán bộ nào trả lời có tác động tiêu cực. Điều đó cho thấy

các chính sách hỗ trợ phát triển ngành chăn nuôi trong thời gian qua đã mang

lại kết quả thiết thực và có hiệu quả cho hộ chăn nuôi. 26,3% số cán bộ cho là

tác động còn hạn chế, không có hộ chăn nuôi, cán bộ nào trả lời có tác động

tiêu cực.

Các ý kiến đánh giá là tác động tích cực đều cho rằng các mô hình ứng

dụng khoa học kỹ thuật chuyển giao xuống hộ nông dân đã nâng cao được

kiến thức, trình độ cho nông dân bước đầu thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách

làm cũ, tiếp cận kiến thức mới nên đã nâng cao được năng suất vật nuôi. Tuy

nhiên một số ý kiến (khoảng 25%) cho rằng các mô hình chuyển giao trong

thời gian qua còn hạn chế ở chỗ là một số mô hình đưa vào chưa phù hợp với

20

nguồn lực kinh tế hộ, tổ chức thực hiện chưa sâu sát, thiếu sự hướng dẫn tận

tình đến từng hộ nên hiệu quả đạt chưa cao.

* Những khó khăn hạn chế:

- Chăn nuôi vẫn trong tình trạng tự phát, phân tán, manh mún với qui

mô nhỏ là chủ yếu. Phương thức chăn nuôi về cơ bản vẫn là theo kiểu truyền

thống lạc hậu, chăn thả tự nhiện, chưa quan tâm đến ứng dụng khoa học kỹ

thuật nên hiệu quả còn thấp, sản xuất hàng hóa nhỏ lẻ, chưa có hàng hóa qui

mô lớn.

- Dịch bệnh vẫn là mối đe dọa tiềm ẩn đối với ngành chăn nuôi tỉnh

Bắc Kạn. Tuy đã có nhiều cố gắng hạn chế đến mức tối đa dịch bệnh sẩy ra,

song rủi ro còn cao. Trong những năm gần đây, màng lưới thú y từ tỉnh đến

huyện, xã đã được củng cố một bước, nên đã hạn chế đáng kể thiệt hại dịch

bệnh phát sinh. Tuy nhiên màng lưới thú y còn nhiều bất cập do thiếu và yếu

về nhân lực, vật lực, do đó ảnh hưởng đến công tác vệ sinh, phòng ngừa dịch

bệnh, kiểm tra, kiểm dịch triển khai rộng trên địa bàn nông thôn toàn tỉnh.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi vẫn còn gặp khó khăn, chưa

có sự liên kết giữa người sản xuất, người giết mổ và chế biến, người chăn

nuôi thiếu thông tin thị trường, trong khi hệ thống thương mại, lưu thông phân

phối sản phẩm chăn nuôi yếu kém, cộng với giá cả không ổn định đã ảnh

hưởng đến thu nhập của nông dân dẫn đến hạn chế đầu tư vào phát triển chăn

nuôi.

- Vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ trong ngành chăn

nuôi ở Bắc Kạn còn thấp, đặc biệt là vốn dành cho hoạt động khuyến nông,

thú y không đáng kể. Trong những năm qua thông qua các chương trình, dự

án Nhà nước đã hỗ trợ cho ngành chăn nuôi tỉnh Bắc Kạn một số vốn để

chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho hộ nông dân, song chưa đáp ứng

được yêu cầu thực tế đặt ra

* Nguyên nhân hạn chế:

Qua khảo sát, Kêt qua cho thấy: hầu hết ý kiến đều đánh giá 7 yếu tố

trên có ảnh hưởng quan trọng đến rất quan trọng đến phát triển ngành chăn

nuôi trong thời gian qua. Cụ thể như sau:

- Về yếu tố điều kiện tự nhiên: Có tới 90% số cán bộ đánh giá ảnh

hưởng yếu tố này từ mức quan trọng đến rất quan trọng. Điều đó cho thấy các

yếu tố thời tiết, khí hậu không thuận lợi có ảnh hưởng không nhỏ đến việc

phát triển chăn nuôi, như gây nên dịch bệnh, rét đậm, rét hại làm giảm đàn gia

súc, gia cầm, và giảm năng suất chăn nuôi.

- Về nguồn lực lao động: Có tới 95% số cán bộ đánh giá yếu tố này có

ảnh hưởng từ mức quan trọng đến rất quan trọng, trong đó 25% số cán bộ cho

là có ảnh hưởng rất quan trọng đến ản xuất chăn nuôi. Điều đó cho thấy sản

xuất ngành chăn nuôi rất cần đến nguồn lực lao động có chất lượng để chuyển

21

nền chăn nuôi phân tán, manh mún dần trở thành nền chăn nuôi tập trung theo

hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây cũng là nguyên nhân đã hạn chế

đến phát triển ngành chăn nuôi trong thời gian qua.

- Về vốn sản xuất: Có tới 100% số cán bộ đều đánh giá từ mức quan

trọng đến rất quan trọng ảnh hưởng của yếu tố này đến chuyển dịch cơ cấu

ngành chăn nuôi trong thời gian qua, trong đó có 70% số cán bộ đánh giá là

rất quan trọng. Điều đó cho thấy vấn đề vốn cho sản xuất hiện nay là là vấn đề

rất bức xúc, thiếu vốn đã cản trở người nông dân đầu tư vào sản xuất, trong

khi người dân khó tiếp cận được các nguồn vốn từ các ngân hàng, do thời

gian vay ngắn, lãi suất cao, mức vay thấp nhiều ngân hàng còn yêu cầu thế

chấp tài sản, trong khi nông dân không có hoặc không đủ tài sản để thế chấp.

- Về khoa học công nghệ: Có tới 90% số hộ cán bộ đánh giá khoa học

công nghệ đã ảnh hưởng từ quan trọng đến rất quan trọng đến sản xuất ngành

chăn nuôi, trong đó 70% số cán bộ đánh giá là rất quan trọng. Điều đó cho

thấy trong thời gian qua người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của

khoa học công nghệ. Tuy nhiên việc ứng dụng khoa học công nghệ trong

những năm gần đây còn nhiều hạn chế. Đầu tư còn phân tán, nhiều mô hình

ứng dụng KHCN chưa phù hợp trình độ của người dân dấn đến hiệu quả

không cao.

- Thị trường tiêu thụ nông sản: Có 100% số cán bộ đánh giá đều đánh

giá thị trường tiêu thụ có vị trí quan trọng và rất quan trọng đối với việc

chuyển đổi ngành chăn nuôi, trong đó 70% số cán bộ đánh giá là rất quan

trọng. Điều đó cho thấy đầu ra của ngành chăn nuôi rất bức xúc do thiếu

thông tin thị trường, giá cả không ổn định, thiếu sự liên kết giữa sản xuất, chế

biến và tiêu thụ.

- Về cơ chế chính sách: Có tới 100% số cán bộ đánh giá cơ chế chính

sách có ảnh hưởng từ quan trọng đến rất quan trọng đối với chuyển dịch

ngành chăn nuôi, trong đó có 30% số cán bộ đánh gía yếu tố này là rất quan

trọng. Điều đó cho thấy cơ chế chính sách, đặc biệt là chính sách hỗ trợ có ý

nghĩa quyết định đến phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi.

Trong những năm gần đây chúng ta đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ chăn

nuôi, song chưa đồng bộ, chỉ đạo chưa tích cực nên hiệu quả đem lại còn thấp.

5.2.4. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành lâm nghiệp:

5.2.4.1. Quy mô diên tich và tôc đô tăng trưởng nganh lâm nghiêp:

(1) Về qui mô diện tích:

Bắc Kạn có tổng diện tích tự nhiên đến năm 2010 là 485.941ha, trong

đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp có 36.650 ha, chiếm 7,5%, đất lâm

nghiệp có rừng là: 375.337 ha, chiếm 77,2%, còn lại là đất khác (đất phi nông

nghiệp, đất chưa sử dụng) chiếm khoảng 15,3%. Như vậy trong cơ cấu đất

của tỉnh Bắc Kạn đất lâm nghiệp là chủ yếu, so với các tỉnh trong vùng Đông

22

Bắc thì Bắc Kạn là một tỉnh có diện tích rừng lớn nhất. Tính đến năm 2010

Bắc Kạn có 375.337 ha rừng trong đó diện tích rừng tự nhiên chiếm 50%, so

với năm 1997 (sau 10 năm) diện tích có rừng đã tăng lên 15% song tỷ lệ rừng

tự nhiên vẫn giữ vững.

Trong tổng diện tích các loại rừng nêu trên thì rừng tự nhiện chiếm

khoảng 50%, trong đó chủ yếu là rừng đặc dụng ở vườn Quốc gia Ba Bể, 2

khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ và Nam Xuân Lạc, rừng phòng hộ thuộc đầu

nguồn hệ thống sông suối.

Qua bang 3.19 cho thấy: trong cơ cấu diện tích đất có rừng thì rừng sản

xuất chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm từ 59,6% - 67,8%, sau đó đến rừng phòng

hộ, chiếm từ 26,73% - 33,4% và thấp nhất là rừng đặc dụng, khoảng từ 5,47%

- 7%. Sự biến động trên là tín hiệu tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu

lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên loại rừng phòng hộ và

rừng đặc dụng đang có xu hướng giảm xuống trong những năm gần đây và

đây là điều không tốt, có ảnh hưởng lớn đến bảo vệ môi trường sinh thái,

cũng như bảo vệ nguồn nước, chống lũ quét ở Bắc kạn. Về lâu dài cần có kế

hoạch quản lý, xây dựng và bảo vệ rừng đầu nguồn để giảm bớt, hạn chế tác

hại đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Đặc biệt là ở tỉnh Bắc

Kạn có Vườn quốc gia Ba Bể, Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ và Nam Xuân

Lạc nổi tiếng, song rừng đặc dụng ở đây phát triển còn thiếu tính bền vững.

Trong nhiều năm qua, công tác quản lý bảo vệ và phát triển vốn rừng ở

tỉnh Bắc Kạn đã được quan tâm chú ý. Thông qua các chương trình, dự án

như: 327; 747; 1382; chương trình trồng 5 triệu ha rừng (661), chương trình

gieo hạt bằng máy bay và nhất là thực hiện các mô hình nông lâm kết hợp

theo quan điểm sản xuất hàng hóa nên đã ngăn chặn có hiệu quả tình trạng

phá rừng làm nương rẫy. Kết quả là diện tích rừng đã tăng dần sau 10 năm.

Theo niên giám thống kê, diện tích rừng sản xuất từ 163.500 ha năm 2000 đã

tăng 245.836 ha năm 2012, rừng phòng hộ từ 94.130 ha năm 2000 đã tăng lên

107.513 ha năm 2012 đạt tốc độ tăng bình quân 12,69% về diện tích so với

năm 2000. Độ che phủ rừng tăng dần qua các năm từ 35,5% năm 2000 lên

55,18% năm 2011 và 70,6% năm 2013.

Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng đã được đặt ra ngay từ

những năm đầu của thập kỷ 90 một cách rất cấp bách. Trong chỉ đạo tỉnh Bắc

Kạn đã triển khai nhiều biện pháp nhằm thực hiện tốt Luật Bảo vệ và phát

triển rừng theo các dự án 219; 327; 661 (chương trình trồng 5 triệu ha rừng).

Đã có sự chuyển biến rõ rệt từ lâm nghiệp Nhà nước với các lâm trường quốc

doanh độc quyền quản lý kinh doanh rừng sang lâm nghiệp xã hội, đã giao

khoán rừng đến từng hộ gia đình, các lâm trường đã chuyển từ hoạt động khai

thác lợi dụng rừng là chính sang bảo vệ, xây dựng vốn rừng và dịch vụ đầu

vào và đầu ra cho các hộ gia đình nên hệ thống rừng trồng, rừng khoanh nuôi

tái sinh được xây dựng, củng cố. Đối với công tác khai thác lâm sản, trong

những năm gần đây do tăng cường quản lý, bảo vệ và thực hiện đóng cửa

23

rừng nên khối lượng khai thác lâm sản tự nhiên có xu hướng giảm xuống. Đối

với rừng tự nhiên nghèo kiệt và rừng trồng kém chất lượng đã được cải tạo để

nâng cao năng suất, đối với rừng đặc dụng kết hợp bảo tồn tài nguyên với việc

tiến hành nghiên cứu khoa học gắn với du lịch sinh thái, đối với rừng phòng

hộ đảm bảo yêu cầu phòng hộ kết hợp với phát triển lâm sản ngoài gỗ để có

nguồn thu từ rừng gắn với phát triển du lịch sinh thái.

(2) Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngành lâm nghiệp:

Sô liêu thu thâp đươc cho thấy: Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp (theo

giá so sánh), trong 7 năm qua (2006-2012) có xu hướng tăng lên, từ 139.230

triệu đồng năm 2006 lên 140.924 triệu đồng năm 2007 tăng 15,23% so với

năm 2006, năm 2008 lại tiếp tục tăng lên đạt 153.600 triệu đồng, tăng so với

năm 2007 là 8,99%, năm 2009 đạt 168.634 triệu đồng, tăng so với năm 2008

là 9,79% và đạt cao nhất vào năm 2012 là 231.535 triệu đồng, tăng so với

năm 2009 là 37,32%. Tốc độ tăng bình quân 17,42%/năm.

Sản xuất ngành lâm nghiệp của tỉnh Bắc Kạn có 3 hoạt động chính là:

Trồng và nuôi rừng, khai thác lâm sản và dịch vụ lâm nghiệp cùng các hoạt

động khác. Trong ba hoạt động đó đó thì hoạt động trồng và nuôi rừng có xu

hướng tăng trưởng nhanh nhất trong 7 năm gần đây, hoạt động khai thác có

xu hướng chậm lại, dịch vụ lâm nghiệp tiếp tục phát triển. Theo đó tốc độ

tăng trưởng bình quân của hoạt động trồng và nuôi rừng đạt 25,71%/năm,

trong khi đó tốc độ tăng trưởng bình quân của hoạt động khai thác lâm sản chỉ

đạt 1.77% và dịch vụ lâm nghiệp đạt 18%.

Tóm lại, trong 7 năm qua (2006-2012) sản xuất ngành lâm nghiệp tỉnh

Bắc Kạn đã có bước tăng trưởng tích cực, cả về qui mô diện tích rừng, độ che

phủ rừng và giá trị sản xuất. Đó là kết quả của sự cố gắng tích cực của người

dân, cộng với việc ban hành hàng loạt cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ

và sự chỉ đạo sát sao có hiệu quả của chính quyền, ban ngành của tỉnh Bắc

Kạn.

5.2.4.2. Cơ cấu ngành lâm nghiệp:

Nganh lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn có 3 hoạt động chính: trồng và nuôi

rừng, khai thác lâm sản và các hoạt động dịch vụ lâm nghiệp khác… Trong cơ

cấu kinh tế ngành lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn hoạt động khai thác lâm sản là

chủ yếu, trồng và nuôi rừng chiếm tỷ trọng thấp.

Tỷ trọng hoạt động trồng và nuôi rừng thấp chỉ chiếm từ 11,6% -

25,45%, trong khi đó hoạt động khai thác lâm sản lại chiếm tỷ lệ khá cao từ

71,72% - 84,9%, tỷ trọng dịch vụ ngành lâm sản chiếm trên dưới 4%. Tuy

nhiên đang có xu hướng tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành lâm

nghiệp, đó là: Tỷ trọng hoạt động trồng và nuôi rừng, có xu hướng tăng lên từ

11,6% năm 2006 lên 12,59% (2008); 16,69% (2009) và 25,45% năm 2012,

trong khi tỷ trọng khai thác lâm sản giảm dần từ 84,9% năm 2006, giảm

24

xuống còn 83,25% (2008), 78,97% (2009) và 69,90% năm 2012, hoạt động

dịch vụ vẫn ổn định ở mức trên dưới 4% Trong hoạt động trồng và nuôi rừng

chủ yếu trồng rừng mới và trông coi bảo vệ rừng, trong đó trông coi bảo vệ

rừng là chủ yếu nên nguồn thu của hoạt động này rất thấp, chủ yếu từ tiền hỗ

trợ 1 ha rừng vào khoảng trên dưới 100.000 đồng. Trong hoạt động khai thác

lâm sản chủ yếu là khai thác gỗ, củi, khai thác lâm sản ngoài gỗ (dược liệu,

mây tre) và tận thu các lâm đặc sản khác.

5.2.4.3. Đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành lâm

nghiệp:

* Những kết quả đạt được:

- Trong những năm qua công tác phát triển rừng đã có bước phát triển

khá. Diện tích rừng năm 2012 đạt 402.200 ha, tăng so với năm 2006 là

20,07%. Trồng rừng đạt được kết quả đáng khích lệ trong giai đoạn từ 2004-

2010 toàn tỉnh trồng 30.661 ha, riêng năm 2012 trồng được 73.900 ha. Thông

qua các dự án, chương trình phát triển lâm nghiệp hàng năm diện tích rừng

khoanh nuôi, bảo vệ đạt trên 60.000 ha. Kết quả là độ che phủ rừng đã tăng

nhanh từ 33,5% năm 2000 lên 70,06% năm 2013.

- Trong những năm qua cơ cấu ngành lâm nghiệp chuyển dịch theo

hướng tích cực.Trong cơ cấu rừng tỷ trọng diện tích rừng sản xuất tăng nhanh

từ 59,62% năm 2006 lên 67,8% năm 2012, điều đó thể hiện xu hướng sản

xuất hàng hóa trong sản xuất ngành lâm nghiệp.

Trong cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp tỷ trọng hoạt động trồng và

nuôi rừng có xu hướng tăng lên, tỷ trọng hoạt động khai thác lâm sản có xu

hướng giảm xuống, thể hiện xu hướng phát triển rừng bền vững trong tương

lai.

- Một trong những kết quả đạt được trong thời gian qua là công tác

quản lý, bảo vệ vốn rừng. Cho đến nay toàn tỉnh đã thực hiện giao khoán rừng

đến từng tổ chức kinh tế, từng hộ gia đình trên 70% diện tích, đảm bảo cho

rừng có chủ thực sự. Điểm nổi bật là nhân dân đã có ý thức từ lợi ích trồng

rừng nên đã chủ động phát triển vốn rừng, thực hiện nông lâm kết hợp, xây

dựng mô hình quản lý rừng cộng đồng thôn bản nhằm quản lý bảo vệ rừng tốt

hơn.

* Đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành lâm nghiệp qua

phong vấn 300 cán bộ, tỉnh, huyện, xã.

Kết quả điêu tra cho thấy: Trong 300 phiêu phỏng vấn có 18,69% số

phiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành lâm nghiệp trong thời gian

qua là tốt (Biến động từ 16,22% - 25%), trong khi đó có tới 43,69% đánh giá

là khá. (Biến động từ từ 43,24% đến 50%), 29,8% đánh giá là được (biến

động từ 27,03% -25%) và 7,82% đánh giá là chưa được (biến động từ 5,41% -

10,81%), không có ý kiến nào đánh giá là kém. Tổng hợp chung lại tỷ lệ số ý

25

kiến đánh giá từ mức độ khá trở lên chiếm 62,38%, còn lại là mức độ chuyển

dịch được và tạm được chiếm 37,62%.

Các ý kiến đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành lâm nghiệp tập

trung nêu lên mặt những đạt được sau:

- Về cơ bản công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển vốn rừng ở tỉnh

Bắc Kạn trong thời gian qua là tích cực, diện tích có rừng tăng nhanh, tỷ lệ

che phủ rừng được nâng cao và giá trị sản xuất ngày càng tăng.

- Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyến khích hộ gia đình,

doanh nghiệp đầu tư vào trồng rừng nên rừng sản xuất đã phát triển rất nhanh

trong những năm qua.

- Xuất hiện nhiều mô hình trồng rừng sản xuất đạt hiệu đạt hiệu quả

kinh tế cao (như trồng keo, mỡ), thực hiện nông lâm kết hợp và quản lý rừng

cộng đồng nên sản xuất hàng hóa từ lâm nghiệp đã có tín hiệu tích cực.

Các ý kiến đánh giá ở mức được và tạm được cho là chuyển dịch cơ

cấu ngành lâm nghiệp trong thời gian qua tuy đã đạt những kết quả nhất định

song vẫn còn chậm và không đem lại hiệu quả như mong muốn.

* Những hạn chế tồn tại:

- Về cơ bản sản xuất lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn vẫn theo kiểu truyền

thống, chủ yếu vẫn dựa vào khai thác tự nhiên những sản phẩm có tính chất

dân dụng (gỗ, tre, nứa, măng tự nhiên) mà chưa chú trọng đến phát triển vùng

sản xuất nguyên liệu tập trung qui mô lớn. Những năm gần đây một số doanh

nghiệp đã đăng ký đầu tư vào trồng rừng nguyên liệu để chế biến và xuất

khẩu, song số lượng không đáng kể do môi trường kinh doanh vẫn còn hạn

chế, cơ chế chính sách, chưa thực sự khuyến khích tổ chức, cá nhà đầu tư.

- Là một tỉnh có địa hình phức tạp, đa dạng, chia cắt mạnh nên việc

quản lý bảo vệ rừng còn nhiều bất cập. Tình trạng cháy rừng vẫn còn diễn ra

hàng năm, lâm tặc phá hoại rừng còn nghiêm trọng diễn biến phức tạp trong

khi hệ thống kiểm lâm còn mỏng, yếu và thiếu, năng lực quản lý bất cập đang

là những vấn đề bức xúc trong công tác quản lý, bảo vệ rừng hiện nay.

- Cơ chế chính sách Nhà nước cho phát triển lâm nghiệp của tỉnh Bắc

Kạn còn thiếu chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập đã hạn chế đến việc quản lý

bảo vệ rừng, phát triển vốn rừng và khuyến khích đưa khoa học công nghệ

ứng dụng vào sản xuất thâm canh lâm nghiệp dẫn tới hiệu quả kinh tế chưa

cao. Chính sách hỗ trợ tín dụng chưa đủ lớn, chưa đủ dài để đảm bảo sản xuất

rừng theo chu kỳ ổn định.

- Thu nhập dân cư làm nghề rừng còn thấp, lợi ích thu từ sản phẩm

rừng không đáng kể, chủ yếu thu từ kiếm củi, tiền công khoán bảo vệ rừng

không bù đắp đủ công sức người lao động bỏ ra trông coi, đi lại bảo vệ rừng.

26

Để làm rõ những tồn tại, khó khăn, hạn chế trong phát triển rừng, quản

lý bảo vệ rừng, nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn 300 cán bộ tỉnh, huyện, xã về

những yếu tố ảnh hưởng. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng về khoa học công

nghệ trong thời gian qua còn nhiều hạn chế, đặc biệt là việc nghiên cứu tìm ra

giống cây rừng phù hợp với chất đất Bắc Kạn nên hiệu quả rừng sản xuất còn

rất thấp.

- Về vốn sản xuất: Có tới 100% số ý kiến được hỏi đều cho rằng vốn tín

dụng cho sản xuất có ảnh hưởng quan trọng và rất quan trọng đến việc phát

triển rùng trong thời gian qua. Thực tế cho thấy chính sách tín dụng đang cản

trở đến phát triển rừng ở Bắc Kạn, nhất là chính sách hỗ trợ lãi suất tiền vay

chưa thực sự khuyến khích, thời gian vay còn ngắn, chưa đủ dàu để đảm bảo

chu kỳ cây rừng, khối lượng vay thấp không đảm bảo đủ vốn đầu tư mang lại

hiệu quả kinh tế cao.

- Về nguồn nhân lực: Có tới 83,34% số ý kiến được hỏi cho rằng là

nguồn nhân lực là yếu tố có ảnh hưởng quan trong và rất quan trọng đến phát

triển rừng và quản lý bảo vệ rừng. Thực tế cho thấy trong thời gian qua chính

các yếu tố này đã hạn chế đến nâng cao năng suất và chất lượng rừng, điều đó

thể hiện người lao động tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật lâm sinh và ứng dụng

vào sản xuất còn thấp. Trong công tác quản lý bảo vệ rừng thiếu đội ngũ cán

bộ có trình độ cuyên môn cao, nên bất cập trong việc sử lý tình hình diễn biến

phức tạp hàng ngày xẩy ra.

- Về cơ chế chính sách: Có tới 100% số ý kiến cho rằng cơ chế chính

sách là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến rất quan trọng đến phát triển rừng

quản lý và bảo vệ rừng trong thời gian qua. Các ý kiến cho rằng tuy Nhà nước

đã ban hành hàng loạt chính sách hỗ trợ khuyến khích người dân đầu tư, quản

lý bảo vệ rừng, nhưng vẫn còn hạn chế.

* Nguyên nhân hạn chế, tồn tại:

- Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của rừng đối với đời sống xã

hội và bảo vệ môi trường sinh thái ở một bộ phận nhân dân, các cấp chính

quyền chưa được sâu sắc. Vì vậy nhiều nới nhân dân và chính quyền chưa coi

nhiệm vụ bảo vệ phát triển rừng là nhiệm vụ quan trọng của địa phương dẫn

đến tình trạng vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng chưa được chấm dứt.

- Cơ chế chính sách về lâm nghiệp chưa phù hợp với thực tiễn, chậm

được đổi mới, tính ổn định không cao, cụ thể là định mức đầu tư cho đơn vị

diện tích lâm nghiệp thấp, không đảm bảo đời sống cho người dân tham gia

chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp.

- Cơ chế phối hợp qua các cấp, các nhành và chính quyền địa phương

trong việc quản lý rừng và đất rừng chưa có sự thống nhất về nhận thức và

hành động dẫn đến chỉ đạo không đem lại hiệu quả như mong muốn.

27

- Cơ sở vật chất phục vụ phục vụ cho nghiên cứu khoa học, trang thiết

bị cho công tác bảo vệ chống cháy rừng, đấu tranh trong các tổ chức, cá nhân

phá hoại rừng chưa được quan tâm đúng mức.

- Chất lượng rừng trong những năm gần đây co sư suy giảm là do đơi

sống của một bộ phận dân cư vi qua kho khăn đa thiêu chăm soc rưng va khai

thac rưng qua mưc.

5.2.5. Chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế tỉnh Bắc Kạn:

5.2.5.1. Tình hình chung toàn tỉnh:

Đây là bước chuyển mang tính chất đột phá trong quá trình chuyển dịch

cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc cạn theo hướng sản xuất hàng hóa, có tác động giải

phóng sức sản xuất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế có thể chia hai

thời kỳ là:

- Trong thời kỳ cơ chế kế hoạch hóa tập trung: la thơi ky bao cấp, kinh

tế tập thể, kinh tế quốc doanh là chủ yếu, chiếm tới từ 70% - 80% giá trị sản

xuất xã hội, kinh tế tư nhân, cá thể và các thành phần kinh tế ngoài quốc

doanh khác chỉ chiếm khoảng từ 20% - 30%.

- Thời kỳ đổi mới cơ chế quản lý: Cơ cấu các thành phần kinh tế chuyển

dịch ngược lại kinh tế tư nhân, cá thể, kinh tế hỗn hợp đã phát triển nhanh

chóng, kinh tế tập thể từ chỗ chiếm tỷ trọng chủ yếu đã giảm dần còn lại

không đáng kể, kinh tế Nhà nước tuy có giảm so với trước, nhưng đã được

củng cố đổi mới, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp dịch vụ công và các

doanh nghiệp Nhà nước phần lớn đã được cổ phần hóa. Tình hình trên được

thể hiện qua số liêu bang 3.24 dưới đây:

Bước vào thời kỳ đổi mới, nhất là từ khi cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà

nước, cũng như sáp nhập, giải thể sắp xếp lại một số doanh nghiệp làm ăn

kém hiệu quả thì các doanh nghiệp Nhà nước giảm đi nhanh chóng, đến nay

chỉ còn 12 doanh nghiệp, trong đó chủ yếu trong lĩnh vực chế biến và dịch vụ

công. Đồng thời với quá trình cơ cấu lại các doanh nghiệp Nhà nước, các

doanh nghiệp dân doanh đã tăng nhanh về số lượng dưới các hình thức công

ty TNHH, DNTN, công ty cổ phần, công ty hợp danh và các HTX.

Đến năm 2012 cả tỉnh có 525 doanh nghiệp, trong đó có 12 doanh

nghiệp Nhà nước, 190 doanh nghiệp của tư nhân. Các loại hình công ty có

289, trong đó có 165 công ty TNHH, 7 công ty cổ phần có vốn Nhà nước và

117 công ty cổ phần không có vốn Nhà nước. Các doanh nghiệp tập thể có xu

hướng giảm dần từ chỗ là thành phần kinh tế chủ yếu đến năm 2006 chỉ còn

77 HTX và tiếp tục giảm đến năm 2012 chỉ còn 33 HTX, trong đó có 15 HTX

dịch vụ nông nghiệp. Cùng với việc khuyến khích phát triển các loại hình

doanh nghiệp ngoài Nhà nước trong và ngoài tỉnh, Bắc Kạn còn khuyến khích

thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng kết quả còn rất thấp, năm 2012

28

chỉ còn có 01 doanh nghiệp liên doanh có vốn nước ngoài đầu tư vào địa bàn

tỉnh Bắc Kạn.

Cùng với xu hướng phát triển các loại hình doanh nghiệp dân doanh,

các cơ sở kinh tế cá thể phi nông lâm nghiệp và thủy sản phát triển nhanh

chóng, trở thành một thành phần kinh tế quan trọng trong quá trình chuyển

dịch cơ cấu kinh tế đa thành phần. Tính đến năm 2012 cả tỉnh đã có 12.439 cơ

sở, trong đó có 1.973 cơ sở công nghiệp chế biến, chế tạo; có 6.466 cơ sở bán

buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy; có 2.031 cơ sở dịch vụ lưu trú và ăn

uống; còn lại các cơ sở thuộc nhiều ngành nghề kinh doanh khác. Các cơ sở

kinh tế các thể đã và đang đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP chung của

tỉnh, phù hợp với điều kiện của tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, giải quyết

việc làm và tăng thu nhập của người lao động, góp phần vào chuyển dịch cơ

cấu chung của tỉnh Bắc Kạn.

5.2.5.2. Chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế trong khu vực nông

lâm nghiệp:

Các thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất kinh doanh lĩnh vực công

nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và phát triển nông thôn bao gồm: các doanh

nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài Nhà nước, các hợp tác xã, tổ hợp tác.

Trước đổi mới thành phần kinh tế chủ đạo là các nông lâm trường, các hợp tác

xã nông nghiệp, các hợp tác xã mua bán, tín dụng. Sau đổi mới cơ cấu các

thành phần kinh tế đã có sự chuyển dịch đáng kể, đối với nông lâm trường

một số bị sát nhập, giải thể, một số thực hiện cổ phần hóa thay đổi phương

thức hoạt động. Đối với các hợp tác xã nông nghiệp đã từng bước chuyển đổi

từ mô hình hợp tác xã cũ sang mô hình hợp tác xã mới hoạt động theo Luật

HTX, hình thành các hợp tác xã mới hoàn toàn tự nguyện của người lao động.

Đồng thời với việc tái cơ cấu lại các doanh nghiệp Nhà nước, chuyển đổi và

phát triển loại hình hợp tác xã mới, trong phát triển kinh tế nông lâm nghiệp

đã hình thành các hình thức kinh tế hợp tác khác như: tổ hợp tác, hội nghề

nghiệp và các nhóm sở thích hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có

lợi.

* Về chuyển đổi mô hình HTX trong nông nghiệp, nông thôn:

Trong 7 năm gần đây (2006-2012) phong trào xây dựng hợp tác xã

trong nông nghiệp, nông thôn của tỉnh đã có bước phát triển tích cực, từ năm

2006 đã có 37 hợp tác xã trong nông nghiệp, trong đó chủ yếu là hợp tác xã

xây dựng mới. Tuy nhiên đến năm 2012 số lượng HTX giảm xuống chỉ còn

33 hợp tác xã. Nhìn chung các hợp tác xã lấy nội dung hoạt động dịch vụ đầu

vào và đầu ra cho sản xuất của kinh tế hộ xã viên làm phương thức hoạt động

kinh doanh chủ yếu như: dịch vụ tưới tiêu, dịch vụ cung ứng vật tư, dịch vụ

tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên các hoạt động dịch vụ này còn đơn giản, thậm

chí một số hợp tác xã chỉ tồn tại trên hình thức.

* Về phát triển các hình thức kinh tế hợp tác:

29

Đến nay, toàn tỉnh đã có 152 tổ hợp tác, trong đó lĩnh vực nông lâm

nghiệp có 50 tổ. Toàn tỉnh có 17 câu lạc bộ khuyến nông cấp xã, thị trấn với

850 hội viên tham gia, 98 tổ thủy nông với 586 hội viên, 16 tổ sản xuất Thanh

long an toàn theo tiêu chuẩn Viet GAP với 161 hộ tham gia, 19 tổ sản xuất

giống lúa với 95 thành viên, 4 tổ sản xuất rau sạch với 24 hộ thành viên, 1 tổ

hợp tác bảo vệ rừng với 24 hộ tham gia, 5 tổ nuôi trồng thủy sản với 38 thành

viên tham gia. Ngoài ra cả tỉnh còn có 298 tổ nhóm liên kết vay vốn với hơn

1.192 thành viên tham gia, nhóm tiết kiệm, tương trợ 182 tổ, với hơn 1197

thành viên hàng chục tổ nhóm hoạt động tiểu thủ công nghiệp khác.

Nguyên tắc hoạt động của các loại hình tổ, nhóm, hợp tác này là hợp

tác, tự nguyện và cùng có lợi. Phương thức hoạt động là trao đổi học hỏi kinh

nghiệm sản xuất, thông tin tiến bộ khoa học kỹ thuật, cung cấp thông tin thị

trường, tổ chức dịch vụ đầu vào và đầu ra cho sản xuất của hộ thành viên.

* Về hình thức liên doanh liên kết:

Quá trình đa dạng hóa các hình thức kinh tế hợp tác cũng là quá trình

phát triển hình thức liên doanh, liên kết nhằm hỗ trợ nhau, bù đắp cho nhau

giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế đa thành phần.

Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã xuất hiện mô hình

liên kết giữa hộ nông dân với các cơ sở chế biến, các doanh nghiệp tiêu thụ

trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chủ yếu là các sản phẩm cây công

nghiệp (chè) và cây ăn quả (cam, quýt, Thanh long), ngoài ra hình thức liên

doanh, liên kết còn được thực hiện giữa các hợp tác xã với các doanh nghiệp

cung ứng vật tư (vật tư nông lâm nghiệp, thuốc thú y, bảo vệ thực vật), giữa

hợp tác xã với các cơ quan nghiên cứu khoa học trong việc giúp đỡ các hợp

tác xã, hộ xã viên, hộ nông dân trong áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào

sản xuất, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng khi sử dụng nông dược bảo

vệ cây trồng, vật nuôi.

5.2.5.3. Đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế:

* Kết quả đạt được:

- Từ sau khi tách để tái thành lập tỉnh năm 1997 đến nay, Bắc Kạn đã

có bước chuyển dịch tích cực, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tự

cung, tự cấp là chủ yếu, thu ngân sách thuộc tốp thấp nhất cả nước, tỷ lệ hộ

nghèo đói cao, đời sông nhân dân gặp nhiều khó khăn. Thành phần kinh tế

quốc doanh hoạt động cầm chừng, trông chờ vào Nhà nước. Các hợp tác xã

gần như đã tan rã và chỉ còn là hình thức,... Vì vậy, không có sự liên kết giữa

các thành phần kinh tế để hỗ trợ nhau trong phát triển kinh tế, đặc biệt là

trong lĩnh vực nông lâm nghiệp. Trước tình hình đó tỉnh đã từng bước xác lập

nền kinh tế đa thành phần, tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc

doanh, khuyến khích kêu gọi đầu tư và thành lập các doanh nghiệp ngoài

quốc doanh. Tổ chức xây dựng mới các Hợp tác xã, đồng thời khuyến khích

30

các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể cùng tồn tại phát triển. Tăng cường sự

hợp tác, liên kết trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Trong lĩnh vực nông lâm nghiệp kinh tế hợp tác theo mô hình cũ đã

được thay thế mô hình hợp tác xã kiểu mới hoạt động theo Luật HTX, đồng

thời các hình thức kinh tế hợp tác khác (tổ, nhóm hợp tác, hội nghề nghiệp…)

được khuyến khích phát triển, cùng với quá trình đó doanh nghiệp Nhà nước

trong nông nghiệp từng bước đổi mới theo hướng cổ phần hóa để nâng cao

hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Nhìn chung các thành phần kinh tế trong nông lâm nghiệp, nông thôn

đặc biệt đã có sự liên kết với nhau giữa các doanh nghiệp, các Hợp tác xã và

người sản xuất trong hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối ổn định, tăng

cường đóng góp vào ngân sách địa phương, giải quyết việc làm cho người lao

động, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông

thôn theo hướng tích cực.

* Những tồn tại hạn chế:

- Hầu hết các doanh nghiệp, hợp tác xã trong lĩnh vực nông lâm nghiệp,

nông thôn hoạt động còn khó khăn, lúng túng. Hoạt động chủ yếu của hợp tác

xã hiện nay mới đảm nhận được các dịch vụ đầu vào, còn đầu ra hầu như

chưa thực hiện được. Hầu hết các hợp tác xã thiếu vốn kinh doanh, nên chưa

tạo được sự liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư.

- Đội ngũ cốt cán của hợp tác xã hiện nay chưa qua đào tạo cơ bản, chủ

yếu là các bộ trưởng thành từ thực tiễn, thiếu năng động trong sản xuất kinh

doanh và điều hành phương án sản xuất kinh doanh nên bất cập trước sự thay

đổi của nền kinh tế thị trường đầy biến động.

- Các tổ hợp tác phát triển mạnh, nhưng thiếu tính bền vững, nhiều nơi

chỉ tồn tại trên hình thức, thiếu sự chỉ đạo hướng dẫn của cơ quan quản lý

Nhà nước nên hoạt động chưa đi đúng hướng. Nguyên nhân chủ yếu trước hết

do nhận thức của cán bộ.

5.3. Đánh giá chung kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh

tế nông lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn:

5.3.1. Những kết quả đạt được:

- Trong giai đoạn vừa qua, khu vực kinh tế nông lâm nghiệp, đạt tốc độ

tăng trưởng ở mức cao và cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực.

Tốc độ tăng trưởng nông lâm nghiệp giai đoạn 2008-2012 đạt bình

quân 7,17%/năm. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản năm 2008 theo

giá so sánh 2010 đạt 1.840,105 tỷ đồng, tăng lên 2.403,783 tỷ đồng năm

2012.

31

Trong cơ cấu GDP toàn tỉnh Bắc Kạn thì cơ cấu giá trị sản xuất nông

lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất và có xu

hướng giảm rất chậm. Từ 37,64% năm 2008, giảm xuống 37,55% năm 2012

Trong cơ cấu nội bộ nganh nông lâm, thủy sản thì tỷ trọng ngành nông

nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) giảm xuống, trong khi đó tỷ trọng ngành lâm

nghiệp có xu hướng tăng lên, tỷ trọng ngành thủy sản ổn định ở mức thấp.

Trong cơ cấu ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) tỷ trọng ngành trồng

trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao, nhưng có xu hướng giảm xuống, tỷ trọng ngành

chăn nuôi chiếm tỷ trọng thấp, nhưng có xu hướng giảm xuống, nhưng có xu

hướng tăng lên. Trong cơ cấu ngành lâm nghiệp có sự chuyển dịch từ 3 loại

rừng, tỷ trọng rừng sản xuất có xu hướng tăng lên, tỷ trọng rừng phòng hộ,

rừng đặc dụng có xu hướng giảm xuống nhưng vẫn ổn định diện tích.

- Quá trình chuyển dịch cơ cấu nông lâm nghiệp ở tỉnh Bắc Kạn là quá

trình chuyển từ một nền nông nghiệp thuần nông, tự túc, tự cấp sang nền nông

lâm nghiệp hàng hóa. Bước đầu đã hình thành được một số vùng sản xuất

hàng hóa tập trung qui mô đối với cây công nghiệp hàng năm, cây công

nghiệp dài ngày, cây ăn quả như: Vùng cam, quýt (ở huyện Bạch Thông, Chợ

Đồn, Chợ Mới), vùng chè (huyện Chợ Mới, Chợ Đồn, Ba Bể), vùng trồng hồi

ở (huyện Chợ Mới, Na Rì), vùng trồng quế (huyện Chợ Mới, Chợ Đồn),...

Trong chăn nuôi đã hình thành những con gia súc, gia cầm chủ lực tạo ra sản

phẩm hàng hóa lớn như: nuôi trâu, bò thịt, nuôi lợn thịt hướng nạc, gia cầm

siêu thịt, siêu trứng theo hình thức trang trại tập trung với phương thức nuôi

bán công nghiệp và công nghiệp, Trong lâm nghiệp công tác phát triển vốn

rừng đã có bước phát triển khá, trong đó đáng kể nhất là tỷ lệ diện tích rừng

kinh tế đã tăng lên nhanh chóng, tạo điều kiện để có sản phẩm hàng hóa, nâng

cao độ che phủ rừng và đem lại thu nhập cao cho người trồng rừng. Thực tế

qua khảo sát điều tra cho thấy tỷ suất hàng hóa bình quân trong các hộ gia

đình đã tăng lên nhanh chóng từ 40 - 45% năm 2005 lên 65% - 70% năm

2010. Có tới 50 - 60% số hộ nông dân đã tự cân đối được lương thực tại chỗ,

có sản phẩm hàng hóa để trao đổi.

- Cơ cấu các thành phần kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch sâu sắc.

Kinh tế hộ tự chủ ngày càng được khăng định, kinh tế trang trại, gia trại và

doanh nghiệp tư nhân trong nông nghiệp, nông thôn ngày càng có vị trí xứng

đáng, kinh tế Nhà nước trong nông nghiệp, nông thôn đang được cơ cấu lại

theo hình thức doanh nghiệp cổ phần hóa và đang hoạt động có hiệu quả.

- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn

đã xuất hiện nhiều mô hình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đạt

hiệu quả cao. Trong ngành trồng trọt đã ứng dụng thành công tiến bộ kỹ thuật

ưu thế lai vào công tác giống như: giống lúa lai, ngô lai, chè lai, cũng như vậy

đối với ngành chăn nuôi đã thành công trong việc sinb hóa đàn bò, nuôi lợn

lai kinh tế hướng nạc, siêu nạc, các loại gà lai có giá trị thương phẩm cao.

Thực hiện đa dạng hóa phương thức chăn nuôi, kết hợp nuôi qui mô gia đình

32

với phương thức nuôi bán công nghiệp và công nghiệp, phát triển nhanh

phương thức nuôi gà thả vườn, nuôi lợn rừng chăn thả tự nhiên. Trong sản

xuất lâm nghiệp đã ứng dụng thành công tiến bộ khoa học kỹ thuật về ươm

giống bằng hạt tạo điều kiện giải quyết giống tại chỗ, trong việc trồng và phát

triển vốn rừng đạt hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, trong thời gian qua Bắc Kạn còn

ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học công nghệ trong, chế biến nông sản, trong

chuyển đổi mùa vụ cây trồng, trong bảo vệ cây trồng (IPM), kiểm soát dịch

bệnh chăn nuôi bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm…

- Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo hướng sản

xuất hàng hóa đã làm cho người nông dân từng bước thay đổi nhận thức và tư

duy kinh tế cũng như trình độ tiếp cận tiến bộ khoa học công nghệ. Từ chỗ

người nông dân chỉ biết sản xuất để tự cung, tự cấp đến nay mọi quyết định về

sản xuất đều gắn với thị trường tiêu thụ, họ xem thị trường ngày nay là nhân

tố bên trong của quá trình sản xuất, đòi hỏi người nông dân phải tính toán

trồng cây gì, nuôi con gì, sản xuất bao nhiêu, sản xuất cho ai và sử dụng công

nghệ nào. Đó là những vấn đề mà trước kia nông dân chưa thể có được.

Đánh giá về kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành lâm nghiệp qua

phỏng vấn 300 cán bộ quản lý cấp tỉnh, huyện và xã với 5 mức đánh giá như

Bảng 3.25:

Số liệu tổng hợp được từ kết quả khảo sát cho thấy: Trong tổng số 300

phiêu điêu tra kết quả có 12,34% số ý kiến cho rằng chuyển dịch cơ cấu nông

lâm nghiệp thời gian qua đat kết quả tốt, tỷ lệ này có sự khác nhau giữa các

huyện, song không nhiều. Trong khi đó hầu hết ý kiến, chiếm tới 65,12% số ý

kiến đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp trong thời gian qua

là khá, trong đó huyện có tỷ lệ cao nhất là 69,44% (Pac Năm, Na Rì), huyện

có tỷ lệ thấp nhất là 55,56% (Bạch Thông, Chợ Mới). Cung còn 18,20% số ý

kiến đánh giá chuyển dịch cơ cấu nông lâm nghiệp của tỉnh trong thời gian ở

mức được và 4,34% số ý kiến cho là chưa được.

Qua tỷ lệ các mức độ đánh giá trên cho thấy hầu hết ý kiến cán bộ đều

khăng định chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành lâm nghiệp trong thời gia qua là

tích cực, bước đầu đã có chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hóa.

5.3.2. Những hạn chế, tồn tại:

Những kết quả đạt được trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông lâm nghiệp thời gian qua là hết sức to lớn. Tuy nhiên vẫn còn những hạn

chế và tồn tại là:

- Tăng trưởng khu vực nông lâm nghiệp thủy sản đạt tốc độ khá cao,

nhưng chưa thật bền vững. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp còn

chậm, chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của tỉnh Bắc Kạn. Năng suất

cây trồng, vật nuôi còn thấp, chỉ chiếm 50 - 60% so với bình quân chung cả

33

nước. Sản lượng hàng hóa thấp, chất lượng hàng hóa chưa cao và sức cạnh

tranh còn thấp.

- Cơ cấu kinh tế chung của Bắc Kạn có sự chuyển dịch, nhưng còn

chậm. Tỷ trọng nông lâm nghiệp của tỉnh còn cao (chiếm 40% GDP), cao

nhất so với bình quân chung các tỉnh miền núi phía Bắc, cao gấp đôi tỷ trọng

nông nghiệp cả nước.

- Tuy cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch, nhưng cơ cấu lao động

chuyển dịch chậm, vẫn còn khoảng trên 85% lực lượng lao động nông thôn

làm nông nghiệp mà chủ yếu là sản xuất lương thực. Cơ cấu lao động nông

thôn mới chuyển dịch trong nội bộ ngành nông lâm nghiệp chưa thoát ra để

làm công nghiệp và dịch vụ dẫn đến năng suất lao động trong nông nghiệp

thấp, bình quân 2 lao động chính cộng với 1,5 lao động phụ trên 1 ha đất canh

tác. Thu nhập của hộ nông dân chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp dẫn đến đời

sống của nông dân còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đồng bào ở vùng sâu,

vùng xa. Khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn (vùng sâu,

vùng xa) ngày càng lớn, tuy có giảm xuống trong những năm gần đây nhưng

còn ở mức cao (năm 2009 còn 25,8%) và chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo

còn lớn.

- Quan hệ sản xuất nông thôn chưa được đổi mới, chưa đáp ứng được

yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa. Nông thôn chủ yếu là kinh tế hộ

nhỏ, lẻ, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác chưa phát triển, qui mô còn nhỏ, sản

lượng hàng hóa thấp. Số lượng làng nghề thủ công truyền thống và cơ sở chế

biến nông lâm sản chưa phát triển.

- Tình trạng đồng bào di dân tự do còn xẩy ra phổ biến. Số hộ đồng bào

chưa ổn định, định canh, định cư còn lớn, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đã giảm,

nhưng còn ở mức cao (năm 2012 còn 20,39%) và chưa bền vững.

5.3.3. Nguyên nhân của nhưng hạn chế, tôn tai:

- Trước hết do điều kiện tự nhiên như: Địa hình phức tạp, khí hậu, thời

tiết diễn biến bất thường đã ảnh hưởng đến sản xuất, đã gây nên hạn hán, lũ

lụt, mưa đá, sương muối và dịch bệnh cây trồng, vật nuôi thường xuyên sẩy

ra, làm cho năng suất cây trồng, vật nuôi còn thấp, thậm chí nhiều vùng mất

mùa.

- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội còn yếu kém như: Điện, đường,

trường, trạm, đầu tư thấp, không đồng bộ, nơi đã đầu tư thì chưa phát huy hết

tác dụng.

- Đất đai manh mún, sản xuất nhỏ lẻ phân tán, kinh tế còn mang nặng

tính chất tự nhiên đã hạn chế đến việc hình thành vùng sản xuất hàng hóa qui

mô lớn.

- Tuy đã đạt đạt được một số kết quả trong việc ứng dụng khoa học kỹ

thuật vào sản xuất nông lâm nghiệp. Nhưng về cơ bản vẫn chưa có một số

34

chiến lược mang tính hệ thống và toàn diện từ nghiên cứu, thử nghiệm, chính

sách và chuyển giao xuống dân để nhân ra diện rộng và vì vậy công tác

chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ còn hạn chế, nhiều mô hình chỉ tồn

tại trên hình thức, thiếu thực chất, thậm chí nhiều mô hình chuyển giao không

thành công. Điều đó làm hạn chế đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

sản xuất hàng hóa.

- Khó khăn về vốn đầu tư cũng đã làm hạn chế đến kết quả và chất

lượng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa.

Thực tế trong những năm qua vốn đầu tư của dân không đáng kể, vốn ngoài

Nhà nước thiếu đối tác đầu tư, chưa có nhà đầu tư đủ mạnh để làm đầu tầu

kéo các thành phần kinh tế định hướng dài hạn phát triển kinh tế một cách

hiệu quả và bền vững.

5.4. Quan điểm định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Bắc Kạn:

Cùng với quá trình đổi mới đất nước, sản xuất nông lâm nghiệp cả

nước ta nói chung và tỉnh Bắc Kạn nói riêng đã đạt được những thành tựu hết

sức quan trọng, nhất là trong sản xuất lương thực. Đời sống vật chất trong

nông thôn từng bước được cải thiện và nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo đói từng bước

giảm dần, đời sống tinh thần của người dân nói chung và người dân ở khu vực

nông thôn ngày càng được cải thiện.

Tuy nhiên sản xuất nông lâm nghiệp trong những năm qua vẫn còn

nhiều tồn tại, hạn chế, đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn về sự

cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh tế, trước yêu cầu công cuộc công nghiệp

hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Do vậy cần phải tiếp tục thực hiện

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp. Để làm được việc đó cần giải

quyết nhiều vấn đề mà trước hết phải làm rõ quan điểm, mục tiêu, định hướng

va cac giải pháp, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp

trong thời gian tới.

5.4.1. Quan điểm và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm

nghiệp tỉnh Bắc Kạn:

5.4.1.1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp:

Từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, san xuât nông lâm

nghiệp Bắc Kạn vẫn là bô phân kinh tế quan trọng, thu hút nhiều lao động,

tiền vốn và mọi nguồn lực khác. Vấn đề đặt ra là phải nhanh chóng thúc đẩy

quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp lên một tầm cao mới.

Căn cứ vào chiến lược phát triển nông lâm nghiệp cả nước; của vùng miền núi

trung du phía Bắc và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc

Kạn giai đoạn 2010-2020, quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm

nghiệp trong thời gian sắp tới ở tỉnh Bắc Kạn là:

35

Một là: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp tỉnh Bắc phải căn

cứ vào định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cụ thể phải

căn cứ vào “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Bắc Kạn giai

đoạn 2010-2020".

Mục tiêu phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn đã

được khăng định qua nhiều Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn, trong đó nội dung

chủ yếu là: Tập trung đầu tư khai thác và sử dụng hợp lý đất đồi núi dốc, thúc

đẩy sản xuất hàng hóa trên cơ sở củng cố và mở rộng các vùng chuyên canh

cây nghiệp xuất khẩu, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, từng bước ứng dụng các

tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và chế biến nông lâm sản, sử dụng có hiệu quả

đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái theo hướng phát triển bền vững. Tóm lại,

căn cứ trên vừa là cơ sở lý luận vừa là cơ sở thực tiễn, là cương lĩnh thứ hai

đã được tổng kết, đánh giá một cách khoa học từ thực tiễn phát triển kinh tế -

xã hội trong nhiều năm qua cần được quán triệt một cách đầy đủ và sâu sắc.

Hai là: chuyển dịch cơ câu kinh tế nông lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo

hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ, khai thác tối ưu các

tiềm năng lợi thế từng tiểu vùng trong tỉnh, lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo

quan trọng để đánh giá chất lượng của sự chuyển dịch.

Sản xuất hàng hóa là qui luật khách quan của mọi hình thái kinh tế- xã

hội. Nó phản ánh trình độ phát triển sâu của xã hội đó. Vì vậy chuyển dịch cơ

cấu kinh tế nông lâm nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sản xuất và hệ thống canh tác

phải trên quan điểm sản xuất hàng hóa mới làm cho nền kinh tế phát triển bền

vững và có hiệu quả. Sản xuất hàng hóa càng phát triển đòi hỏi phải có thị

trường tiêu thụ, không có thị trường tiêu thụ sẽ không có sản xuất hàng hóa.

Sản xuất hàng hóa trước hết phải xác định tiềm năng, lợi thế từng vùng,

từng tiểu vùng về: tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, thời tiết), vốn, lao động,

đất đai và các nguồn lực khác. Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm

nghiệp cần phải trả lời ba vấn đề cơ bản: sản xuất cái gì (cây, con gì)?, sản

xuất bao nhiêu?, sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai?. Chỉ có xuất phát

từ vấn đề cơ bản đó thì mới đảm bảo cho sự chuyển dịch cơ cấu nông lâm

nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chất lượng sản phẩm ngày càng cao,

khối lượng ngày càng lớn, đáp ứng mọi nhu cầu thị trường.

Thực tế trong những năm vừa qua ở tỉnh Bắc Kạn đã hình thành được

nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung, bước đầu thiết lập được thị trường

tiêu thụ, nhiều sản phẩm nông lâm nghiệp đã có thương hiệu uy tín trên thị

trường trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên đang xuất hiện những mâu thuẩn

giữa sản xuất hàng hóa với nội lực có hạn, thị trường hạn hẹp, không ổn định,

cũng như những cản trở của các yếu tố kinh tế - xã hội còn lạc hậu, môi

trường thiếu sự ổn định.

Ba là: Chuyển dịch cơ cấu nông lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn phải lấy

khoa học công nghệ làm khâu then chốt để nâng cao hàm lượng khoa học

36

trong các sản phẩm, gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

nông nghiệp, nông thôn.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp phụ thuộc vào nhiều

nhân tố như: điều kiện tự nhiên (khí hậu), thời tiết, đất đai, các nguồn lực

(vốn, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật), kinh nghiệm tập quán của từng dân

tộc, về trình độ khoa học công nghệ,... Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nhanh hay chậm phụ thuộc vào tác động tích cực hay tiêu cực của từng yếu tố,

trong đó yếu tố, khoa học công nghệ chủ yếu tác động đến khía cạnh hiệu quả

kinh tế và chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

nông nghiệp, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm… Một khi có sự tác

động của yếu tố khoa học công nghệ sẽ làm cho sản phẩm có chất lượng cao

hơn, tạo điều kiện tốt để cạnh tranh trên thị trường và một khi sản phẩm đã có

thị trường thì lại quay lại thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo

hướng tích cực. Phai xac đinh, yếu tố khoa học công nghệ tác động làm dịch

chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, sẽ là nhân tố thúc đẩy công

nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Bốn là: Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp là quá

trình gắn kết giữa phát triển sản xuất với đổi mới quan hệ sản xuất trong

nông nghiệp nông thôn, tạo môi trường thuận lợi để ứng dụng có hiệu quả

khoa học công nghệ.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình phát triển sức sản xuất, là quá

trình đưa nền sản xuất nhỏ, manh mún, tự cung, tự cấp lên nền sản xuất hàng

hóa gắn liền với ứng dụng khoa học công nghệ để tăng chất lượng của lực

lượng sản xuất. Tuy nhiên quá trình phát triển của lực lượng sản xuất chỉ có

thể bền vững khi gắn liền với quan hệ sản xuất phù hợp, quan hệ sản xuất phải

phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Vì vậy đổi mới quan

hệ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và

ứng dụng khoa học công nghệ là một đòi hỏi khách quan.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng là quá trình chuyển dịch cơ

cấu các thành phần kinh tế, trong đó phát triển kinh tế hộ tự chủ, kinh tế trang

trại, các loại hình hợp tác xã và kinh tế hợp tác, hình thành các quan hệ liên

kết, hợp tác giữa các hộ với nhau, giữa nông dân với doanh nghiệp và giữa

các tổ chức kinh tế với nhau nhằm gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ nông

sản.

5.4.1.2. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu nông lâm nghiệp:

a. Mục tiêu tổng quát:

Mục tiêu tổng quát chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp của

tỉnh Bắc Kạn là: Xây dựng một nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp,

thủy sản), hàng hóa mạnh, đa dạng và bền vững, dựa trên cơ sở phát huy lợi

thế so sánh, áp dụng khoa học công nghệ, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao,

37

đáp ứng nhu cầu đa dạng, tăng sức cạnh tranh chiếm lĩnh tự trường trong và

ngoài nước, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, lao động và nguồn vốn, tăng

thu nhập và đời sống nông dân. Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông

lâm thủy sản - công nghiệp - dịch vụ hiện nay sang: công nghiệp - dịch vụ -

nông lâm nghiệp thủy sản vào năm 2020. Phấn đấu từ năm 2020 trở thành

một tỉnh có nền nông lâm nghiệp phát triển mạnh trong khu vực các tỉnh miền

núi phía Bắc.

b. Một số mục tiêu cụ thể:

Báo cáo qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn thời

kỳ 2011-2020 cho thấy các chỉ tiêu chủ yếu sau:

- Về tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm GDP bình quân toàn tỉnh hàng

năm giai đoạn 2011-2015 đạt trên 13%, giai đoạn 2016-2020 đạt trên 13,5%.

Tốc độ tăng trưởng của khu vực nông lâm thủy sản thời kỳ 2011-2020 đạt ở

mức trên dưới 6,7%, trong đó giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng 7,0% và giai

đoạn 2016-2020 là 6,5%. So với cả nước thì tốc độ tăng trưởng trên nằm ở

mức cao, cần có sự phấn đấu cao mới thực hiện được (tốc độ tăng trưởng bình

quân đến năm 2010 trong nông nghiệp cả nước là 4 - 4,5%).

- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế (GDP) toàn tỉnh Bắc

Kạn trong giai đoạn 2011-2020 chuyển dịch theo hướng từng bước giảm tỷ

trọng khu vực nông lâm thủy sản, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp (bao gồm

cả xây dựng) và thương mại dịch vụ. Cụ thể khu vực nông lâm thủy sản từ

chỗ chiếm tỷ trọng 45% (2006) xuống còn 42% (2010), phấn đấu giảm xuống

26,1% (2015) và 19,2% (2020). Về cơ cấu nội bộ nông lâm thủy sản là:

Hướng chuyển dịch từng bước giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng

ngành chăn nuôi (bao gồm cả thủy sản ) và dịch vụ trong nông nghiệp nông

thôn. Phấn đấu đưa tỷ trọng ngành trồng trọt từ 75% năm 2010, xuống còn

55% năm 2020, đưa tỷ trọng ngành chăn nuôi từ 27% năm 2010 lên 35% vào

năm 2020, phấn đấu ngành lâm nghiệp chiếm tỷ trọng khoảng 6-7%.

- Đảm bảo phủ xanh hết đất trống đồi núi trọc, đưa độ che phủ rừng đến

năm 2015 đat 71% và đến năm 2020 đạt 73,98%.

5.4.2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp tỉnh

Bắc Kạn đến năm 2020:

5.4.2.1. Đinh hướng chung:

Chuyển đổi nhanh cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn

theo hướng sản xuất hàng hóa. Hình thành sự liên kết nông - công nghiệp dịch

vụ và thị trường, đảm bảo phát triển bền vững và đem lại hiệu quả kinh tế

ngày càng cao.

Xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung phù hợp với từng tiểu

vùng sinh thái và công nghệ sinh học, thực hiện đa dạng hóa sản phẩm hàng

38

hóa, áp dụng công nghệ cao, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo

phát triển bền vững.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp trên cơ sở

phát triển hài hòa mối quan hệ giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm

nghiệp thủy sản và dịch vụ, đảm bảo chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng

ngành chăn nuôi, tỷ trọng ngành lâm nghiệp, giảm dần tỷ trọng ngành trồng

trọt. Trên cơ sở khai thác tiềm năng, điều kiện sinh thái của mỗi vùng để

nhanh chóng hình thành vùng sản xuất hàng hóa cao sản đạt giá trị sản xuất

cao từ 50-100 triệu đồng/ha vào năm 2015 nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng,

đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và tăng nông lâm sản xuất

khẩu.

Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, ứng

dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất và chế biến nông lâm sản, đầu

tư nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch,

tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu

quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất

hàng hóa.

- Thực hiện tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh

tế trang trại, lấy kinh tế hộ làm đơn vị tự chủ, phát triển các loại hình doanh

nghiệp, hợp tác xã nông lâm nghiệp làm dịch vụ đầu vào và đầu ra cho kinh tế

hộ phát triển.

5.4.2.2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nganh trông trot:

a. Một số quan điểm chuyển dịch cơ cấu sản xuất nganh trồng trọt:

Một là: Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt phải căn cứ

vào định hướng, mục tiêu chung và qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã

hội của tỉnh Bắc Kạn đến năm 2015 và năm 2020.

Hai là: Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng sản xuất hàng

hóa phải đảm bảo khai thác tối đa tiềm năng đất đai, sử dụng hợp lý và đầy

đủ nguồn lợi đất đai, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái nhằm đem lại giá

trị kinh tế cao trên 1 đơn vị diện tích.

Ba là: Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt tỉnh Bắc Kạn theo hướng

sản xuất hàng hóa phải gắn với thị trường tiêu thụ nông sản, khai thác tối đa

lợi thế so sánh từng tiểu vùng kinh tế để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa với

giá thành rẻ, cạnh tranh được ở thị trường trong nước và quốc tế.

Bốn là: Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng sản xuất hàng

hóa phải lấy khoa học công nghệ làm khâu then chốt, từ đó nâng cao hàm

lượng khoa học trong sản phẩm hàng hóa, từ đó nâng cao giá trị hàng hóa.

Năm là: Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt phải gắn với quá trình

củng cố quan hệ sản xuất nông nghiệp, nông thôn và phát triển xã hội, thực

39

hiện xóa đói giảm nghèo bền vững, nhằm tạo môi trường thuận lợi để chuyển

dịch theo hướng sản xuất hàng hóa có hiệu quả.

b. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt:

* Mục tiêu tổng quát:

Mục tiêu tổng quát chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt trong thời gian

tới là: xây dựng và phát triển ngành trồng trọt thành ngành sản xuất hàng hóa

hiệu quả và bền vững, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, ứng dụng khoa học

công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, lao động và nguồn vốn, nhằm

tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường

trong nước và xuất khẩu.

Để thực hiện điều đó cần nhanh chóng hình thành các vùng sản xuất

hàng hóa tập trung, có cơ cấu cây trồng hợp lý, có tỷ suất hàng hóa lớn và

chất lượng sản phẩm được nâng cao, đáp ứng nhu cầu trên địa bàn về lương

thực, nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu.

* Mục tiêu cụ thể:

+ Đảm bảo tốc độ tăng trưởng bình quân 6,5% vào năm 2015 và

7%/năm vào năm 2020.

+ Tổng sản lượng cây có hạt đạt: 208.000 tấn (năm 2010 là 150.975

tấn) đảm bảo lương thực bình quân trên người 525-550 kg/người/năm vào

năm 2015 và 550-600 kg/ người/ năm vào năm 2020, trong đó sản lượng hàng

hóa đạt trên 80.000 tấn.

+ Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (theo giá thực tế năm 2010) đạt trên:

1.445 tỷ đồng vào năm 2015 và trên 1.927 ty đồng vào năm 2020.

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt chuyển dịch theo hướng tích

cực, đến năm 2020 tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực chỉ còn chiếm

66,6% (năm 2010 chiếm 68,63%), tỷ trọng cây rau đậu tăng lên 6,82% (năm

2010 là 6,62%), cây công nghiệp hàng năm đạt tỷ trọng 13,56% (năm 2010 là

13,28%) và cây ăn quả chiếm tỷ trọng 9,49% (năm 2010 là 9,3%).

+ Duy trì diện tích gieo trồng lúa nước hiện nay là 20.605 ha đến năm

2020, tăng diện tích bằng thâm canh tăng vụ với những diện tích chủ động

nước. Quy hoạch diện tích gieo trồng giống lúa chất lượng cao làm hàng hoá

khoảng 8.000 ha, sản lượng ước đạt 48.000 tấn. Tăng nhanh diện tích các loại

cây trồng khác có hiệu quả kinh tế để đưa diện tích gieo trồng lên trên 87.000

ha, đạt hệ số sử dụng ruộng đất từ 2,5 - 2,7 lần.

+ Thúc đẩy nhanh hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung:

Vùng cây ăn quả (cam quýt, hông không hạt), vùng sản xuất các cây công

nghiệp ngắn ngày (cây thuốc lá, đậu tương) vùng sản xuất cây thực phẩm

(khoai môn, dong riềng), phấn đấu đạt 1.000 ha cam, quýt, 500 ha hồng

không hạt và 2.500 ha chè Shan tuyết vào năm 2015 từng bước nâng cao giá

40

trị sản xuất trên 1 ha, đảm bảo đến năm 2015 giá trị sản xuất 80 triệu đồng/ha

và 100 triệu đồng/ha vào năm 2020.

+ Từng bước nâng cao thu nhập và đời sống hộ nông dân, thực hiện xóa

đói giảm nghèo có hiệu quả, phấn đấu giảm số hộ nghèo từ 20,39% như hiện

nay xuống còn 16% năm 2015.

c. Định hướng cụ thể chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt:

* Định hướng qui hoạch đất nông nghiệp:

Căn cứ vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn nói

chung, mục tiêu sản xuất nông nghiệp nói riêng và phương án qui hoạch đất

sản xuất nông nghiệp, phương hướng chung chuyển đổi cơ cấu đất đai đến

năm 2015 như sau:

+ Mở rộng diện tích gieo trồng cả về chiều rộng, lẫn chiều sâu thông

qua khuyến khích khai hoang diện tích đất còn hoang hóa, đồng thời chuyển

đổi mùa vụ, tăng vụ, tăng hệ số sử dụng ruộng đất từ 2,2 lần năm 2012 lên 2,5

lần vào năm 2015 và 2,7 lần vào năm 2020.

+ Ổn định diện tích chuyên trồng lúa nước trên cơ sở ổn định diện tích

lúa nước là 20.000 ha. Thâm canh tăng vụ để tăng năng suất và sản lượng lúa.

Lựa chọn để điều chuyển một số đất 1 vụ lúa không chủ động nước sang trồng

các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa để tăng thu nhập cho

người nông dân.

+ Ổn định diện tích đất cây công nghiệp hàng năm, tăng diện tích cây

công nghiệp lâu năm, mở rộng diện tích cây ăn quả. Tăng cường công tác

quản lý nhằm sử dụng hợp lý để khai thác có hiệu quả các loại đất này, phấn

đấu đạt giá trị sản xuất đạt 100 triệu đồng /ha vào năm 2020.

+ Dành 15.000-20.000 ha để trồng cỏ phục vụ cho phát triển chăn nuôi

trâu, bò.

* Định hướng chung phát triển cây trồng chính:

- Định hướng chung chuyển dịch cây lương thực:

Cây lương thực ở Bắc Kạn chủ yếu là cây lúa, tiếp theo là cây ngô,

ngoài ra còn có sắn, khoai lang. Định hướng phát triển cây lương thực trước

mắt và trong tương lai là đảm bảo an toàn lương thực trên địa bàn tỉnh, khi

điều kiện cho phép dư thừa lương thực, sản phẩm ngô, sắn có thể tiêu thụ tại

thị trường trong và ngoài nước. Chuyển các diện tích không phù hợp với cây

lúa sang trồng các cây công nghiệp ngắn ngày hoặc cây thực phẩm cho giá trị

kinh tế cao. Phấn đấu sản lượng lương thực có hạt đến năm 2020 đạt 200 ngàn

tấn, bình quân lương thực trên đầu người đạt 550-600 kg/người/năm. Định

hướng cho từng cây lương thực như sau:

+ Đối với cây lúa nước: Mục tiêu là thâm canh tăng vụ. Đảm bảo giữ

vững 8.386,9 ha diện tích canh tác chuyên trồng lúa nước, đồng thời tận dụng

41

đất đai nơi có điều kiện về thủy lợi để tăng diện tích gieo trồng bằng thâm

canh tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất. Đảm bảo giữ ổn định diện tích cấy lúa

nước là 20.000 ha từ nay đến năm 2020. Chuyển khoảng 2.300 ha không chủ

động nước 1 vụ lúa sang trồng ngô, đậu tương và các cây trồng khác có hiệu

quả kinh tế cao. Thực hiện thâm canh tăng vụ, đa dạng hóa hệ thống canh tác

trên chân lúa nước như: nuôi cá ruộng, nuôi vịt, luân canh với cây trồng khác

theo mô hình hệ thống cây trồng 2 -3 vụ, cụ thể như sau:

- Bố trí đến 2020 đạt diện tích trồng cây lương thực là 40.000 ha, trong

đó có 20.000 ha đất trồng lúa, còn lại là đất trồng ngô và các cây lương thực

khác.

- Năng suất lúa hai vụ (vụ xuân, vụ mùa) hiện nay mới đạt 44,5 ta/ha,

phấn đấu đến năm 2015 đạt năng suất 54,5 tạ/ha và 60 tạ/ha vào năm 2020.

- Về cơ cấu giống lúa: Căn cứ vào điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết

mà lựa chọn cơ cấu giống lúa thích hợp. Hướng trong thời gian sắp tới là

khuyến khích hộ nông dân gieo cấy các giống lúa thuần, có năng suất cao,

chất lượng tốt, từng bước thay thế giống lúa lai để giảm cho chi phí sản xuất

và giảm giá thành sản xuất lúa để nông dân có lợi nhuận cao hơn. Quy hoạch

100 ha chuyên sản xuất lúa giống trên địa bàn tỉnh, góp phần chủ động cung

ứng trên 50% nhu cầu hạt giống sản xuất trong năm. Diện tích sản xuất giống

tập trung ở các xã: Huyền Tụng (TX Bắc Kạn); Phương Linh, Tân Tiến, Quân

Bình, Vi Hương, Lục Bình, Cẩm Giàng (Bạch Thông); Cao Kỳ, Nông Hạ,

Nông Thịnh, Thanh Bình (Chợ Mới); Phương Viên, Đông Viên, Rã Bản,

Ngọc Phái (Chợ Đồn).

+ Đối với cây lúa nương: Chuyển đổi hơn 1.400 ha diện tích lúa nương

hiện nay sang trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả tiến tới bỏ hăn lúa

nương. Trước mắt ở những vùng sâu, vùng xa hoặc vùng có điều kiện thủy lợi

khó khăn, thiếu nước tưới vẫn có thể trồng lúa nương, nhưng phải đảm bảo

qui trình chống xói mòn, đưa vào các giống lúa cạn năng suất cao thay thế

giống địa phương, thực hiện thâm canh cao để đưa năng suất lên 20 ta/ha.

+ Đối với cây ngô: Cây ngô là cây trồng phù hợp với đồng đất tỉnh Bắc

Kạn, là cây trồng quan trọng đứng ở vị trí thứ hai sau cây lúa, đặc biệt đối với

vùng đồng bào dân tộc, vùng cao, vùng sâu không có điều kiện thủy lợi để

trồng lúa nước.

Cây ngô ở tỉnh Bắc Kạn ngoài vai trò là cây lương thực nuôi sống dân

cư tại chỗ còn có vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm phục vụ

cho chế biến thức ăn gia súc làm thức ăn chăn nuôi tại chỗ và là sản phẩm

hàng hóa có nhu cầu tiêu thụ rất lớn. Vì vậy hướng chuyển dịch trong thời

gian tới đối với cây ngô là tăng diện tích trồng ngô lên 16.000 ha vào năm

2015 và ổn định đến năm 2020, mặt khác tập trung vào thâm canh để đưa

năng suất từ 36,08 tạ/ha năm 2010 lên 45 tạ/ha vào năm 2015 và 50 tạ/ha vào

năm 2020, theo đó sản lượng ngô sẽ đạt 72 nghìn tấn vào năm 2015 và 80

42

nghìn tấn vào năm 2020, trong đó sản lượng ngô hạt hàng hoá chiếm 70%

tổng sản lượng.

Hướng bố trí trồng ngô ở cả 8 huyện thị của tỉnh Bắc Kạn.

+ Đối với cây sắn: Cây sắn là cây lương thực, cũng là cây làm nguyên

liệu cho công nghiệp chế biến tinh bột sắn. Vì vậy, cây sắn ở tỉnh Bắc Kạn

cũng có vị trí nhất định trong cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt. Hướng bố trí

diện tích từ 2.500-3.000 ha trồng sắn, tận dụng đất đồi, đất bãi, đất thiếu

nước.

Tóm lại, đến năm 2020 tổng diện tích gieo trồng cây lương thực đạt

40.000 ha, trong đó có 20.000 ha lúa nước, 16.000 ha ngô, còn lại là sắn và

cây lương thực khác. Sản lượng cây có hạt ước đạt 200.000 tấn, trong đó là

khoảng 120.000 tấn là sản lượng lúa. Theo Quy hoạch phát triển KT-XH Bắc

Kạn tới năm 2020, với tốc độ tăng dân số 1%/năm thì đến năm 2020 dân số ở

Bắc Kạn đạt khoảng 327.800 người, bình quân lương thực trên đầu người đạt

mức 600 kg/người/năm. Giữ ổn định diện tích trồng cây lương thực (lúa,

ngô), dành đất để trồng cây có giá trị kinh tế cao như cây công nghiệp ngắn

ngày, cây thực phẩm, cây công nghiệp và cây ăn quả.

- Đối với cây thực phẩm:

+ Đối với cây khoai môn: Cây khoai môn là cây thực phẩm có giá trị

kinh tế cao, là cây trồng đang được các hộ nông dân quan tâm phát triển, và

được gọi là cây đặc sản riêng có của tỉnh Bắc Kạn, bởi đặc trưng riêng có của

nó mà các vùng khác thuộc miền núi phía Bắc không có được. Đây là loại

nông sản có vị thơm ngon, được thị trường ưa chuộng, trong đó có nhu cầu từ

các nhà hàng,, khách sạn, và các cơ sở chế biến thực phẩm…

Hướng phát triển cây khoai môn trong thời gian sắp tới là mở rộng

nhanh diện tích đi liền nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm từ 400 ha năm

2010 lên 1.000 ha vào năm 2015 và 1.500 ha đến năm 2020. Trước mắt tập

trung phát triển khoảng 1.000 ha, trong đó tại thị xã Bắc Kạn khoảng 320 ha,

huyện Bạch Thông khoảng 680 ha.

Bố trí trồng khoai môn tập trung trên đất ruộng 1 vụ lúa không chủ

động nước, đặc biệt là trên đất soi bãi và đất đồi. Trồng khoai môn và cây

lương thực luân canh để đem lại thu nhập cao. Đầu tư nghiên cứu các biện

pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất để đưa năng suất từ 80 tạ /ha năm

2010 lên 85 tạ/ha vào năm 2015 đạt sản lượng 8.500 tấn, trong đó sản lượng

hàng hoá đạt khoảng 7.000 tấn. Đầu tư dây chuyền chế biến sản phẩm để tăng

thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm và người sản xuất.

Tăng cường công tác tập huấn. chuyển giao KHCN cho hộ nông dân.

Mặt khác cần thúc đẩy và tăng cường xúc tiến thương mại, quảng cáo,

giới thiệu sản phẩm với các khu vực trong và ngoài nước để sản phẩm có chỗ

43

đứng trên thị trường ổn định, tạo điều kiện để cây khoai môn phát triển ổn

định và bền vững.

+ Đối với cây dong riềng: Hiện các huyện đang quan tâm phát triển cây

dong diềng với diện tích năm 2012 là 1.848 ha với năng xuất bình quân đạt

683 tạ/ha, sản lượng 126.218 tấn, giá trị ước đạt 214,57 tỷ đồng. Đây là cây

dễ trồng chi phí thấp, có thị trường tiêu thụ, đặc biệt có huyện đã có cơ sở chế

biến bột dong riềng. Hướng bố trí cây dong riềng trên chân đất soi bãi, đồi núi

thấp thay thế cây lúa nương, cây sắn. Quy hoạch lại để đến năm 2015 diện

tích trồng dong riềng cả tỉnh đạt khoảng 2.000 ha, với năng suất 70 tạ/ha, đạt

sản lượng khoảng 140.000 tấn. Tuy nhiên đây là cây trồng hại đất và thị

trường đầu ra có thể khó khăn nếu phát triển nhiều, do đó duy trì đến năm

2020 chỉ phát triển ở mức diện tích 2.000 ha và thâm canh tăng năng suất

khoảng 750 tạ/ha, sản lượng 150.000 tấn. Biện pháp chủ yếu là thúc đẩy tìm

kiếm, thị trường, đầu tư vào công tác chế biến, chuyển giao khoa học công

nghệ... để có thể xuất khẩu sang nước ngoài.

+ Định hướng phát triển cây công nghiệp hàng năm:

Cây công nghiệp hàng năm ở tỉnh Bắc Kạn bao gồm: Đậu tương, thuốc

lá, lạc, mía, đậu xanh, trong đó cây đậu tương có diện tích lớn nhất (trên

2.500 ha), tiếp đến là cây thuốc lá (1.472 ha), tiếp theo là cây lạc, cây đậu

xanh và cây mía. Định hướng cho từng cây trồng như sau:

+ Đối với cây đậu tương:

Cây đậu tương là cây công nghiệp ngắn ngày, sinh trưởng và phát triển

tốt trên đồng đất tỉnh Bắc Kạn và có khả năng cho năng suất cao trên mọi

vùng sinh thái. Là cây trồng có giá trị kinh tế cao, có thể sử dụng làm thức ăn

cho người và gia súc, tiêu thụ rất thuận lợi trên thị trường.

Diện tích cây đậu tương của tỉnh Bắc Kạn năm 2010 đạt 2.003 ha, sản

lượng trên 3.000 tấn. Hướng phát triển cây đậu trong thời gian sắp tới là mở

rộng diện tích và nâng cao năng suất bằng biện pháp bố trí lại đất đai, thực

hiện đầu tư thâm canh cao. Theo đó bố trí đến năm 2015 diện tích đậu tương

đạt khoảng 4.000 ha, năng suất từ 15,33 tạ/ha năm 2010 lên 24 tạ/ha vào năm

2015, đạt sản lượng trên 9.600 tấn. Đến năm 2020 tăng diện tích lên 5.000 ha,

sản lượng đạt 12.000 tấn, trong đó sản lượng hàng hoá đạt trên 80%. Để thực

hiện định hướng trên cần có giải pháp sau:

- Hướng bố trí cây đậu tương trên đất 2 vụ lúa theo công thức luân

canh: Lúa xuân + lúa mùa + đậu tương đông và trên chân đất 1 vụ lúa mùa

theo công thức: Đậu tương xuân - lúa mùa.

- Để thực hiện được mục tiêu trên phải tiến hành các giải pháp đồng bộ,

trong đó chủ yếu là: Tập huấn kỹ thuật nâng cao kiến thức cho hộ nông dân,

khuyến khích hộ nông dân đầu tư thâm canh tăng năng suất.

44

- Có chính sách hỗ trợ, nghiên cứu chọn những giống đậu tương có

năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với sinh thái đồng đất Bắc Kạn để phổ

biến nhân rộng và tìm đầu ra ổn định cho cây đậu tương.

- Hướng bố trí địa bàn sản xuất đậu tương hàng hóa tập trung vào 6

huyện gồm có: huyện Pac Năm ở 4 xã (Cổ Linh, Nghiên Loan, Cao Tân, An

Thắng), huyện Ba Bể ở 7 xã (Địa Linh, Bành Trach, Thượng Giáo, Thị Trấn

Chơ Ra, Cao Trĩ, Yến Dương, Khang Ninh), huyện Ngân Sơn ở 6 xã (Cốc

Đán, Thương Ân, Bằng Vân, Đức Vân, Vân Tùng, Thượng Quan), huyện

Bạch Thông ở 5 xã (Sĩ Bình, Vũ Muôn, Nguyên Phúc, Tu Trĩ, Lục Bình) và

huyện Na Rì tâp trung vao 6 xã (Đông Xá, Côn Minh, Xuân Dương, Kim Hỷ,

Lương Thành).

- Đối với cây thuốc lá:

Thuốc lá là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao, phù hợp

với đồng đất tỉnh Bắc Kạn. Mặc dù là cây trồng thuộc diện không khuyến

khích, nhưng trước mắt trong những năm tới vẫn phải duy trì phát triển.

Trong những năm gần đây cây thuốc lá được nông dân quan tâm phát triển do

được các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá thu mua ổn định và là cây trồng đem

lại thu nhập cao cho người sản xuất. Diện tích trồng thuốc lá đến năm 2010 là

1.472 ha, bố trí đến năm 2015 đạt trên 1.500 ha, với năng suất 20 tạ/ha, đạt

sản lượng 3.000 tấn và tăng thêm diện tích và năng suất để đến năm 2020 đạt

trên 3.750 tấn, đem lại doanh thu hàng năm cho người sản xuất trên 60.000

triệu đồng.

Giải pháp chủ yếu cho phát triển cây thuốc lá là:

- Hướng phát triển cây thuốc lá trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong thời

gian sắp tới chủ yếu tập trung trên chân 1 vụ lúa mùa theo công thức luân

canh: Thuốc lá - lúa mùa, ngoài ra chuyển đổi một số diện tích trồng các cây

trồng khác không có hiệu quả, đem lại thu nhập thấp sang trồng thuốc lá.

Khuyến khích các nhà khoa học vào đầu tư nghiên cứu tuyển chọn

giống mới phù hợp với sinh thái tỉnh Bắc Kạn và thực hiện chuyển giao tiến

bộ kỹ thuật mới cho nông dân để nâng cao năng suất, chất lượng thuốc lá

trong thời gian sắp tới.

- Mặt khác cần nhanh chóng xây dựng thương hiệu thuốc lá để quảng

bá, xúc tiến thương mại, đồng thời thực hiện liên kết giưa nông dân và doanh

nghiệp một cách chặt chẽ, trên tinh thần Quyết định 80/CP của Chính phủ.

- Đầu tư hỗ trợ cho nông dân xây dựng lò sấy tiết kiệm, nâng cao chất

lượng nguyên liệu sấy để tạo ra sản phẩm hàng hoá có chất lượng tốt.

Phân vùng bố trí sản xuất thuốc lá tập trung vào cac huyện là: Ngân

Sơn ở 4 xã (Bằng Vân, Cốc Đán, Đức Vân và Thượng Ân); huyện Bạch

Thông ở 7 xã (Vũ Muộn, Sỹ Bình, Tân Tiến, Tu Trĩ, Quân Bình, Lạc Bình,

Cao Sơn); huyện Chợ Đồn ở 5 xã (Bằng Phúc, Yên Nhuận, Đông Viên, Đại

45

Sảo và Bình Trung); huyện Na Rì ở 6 xã (Quang Phong, Hảo Nghĩa, Dương

Sơn, Hữu Thác, Cương Lơi); huyện Chợ Mới ở 9 xã (Bình Văn, Yên Hân,

Yên Cư, Như Cố, Nông Hạ, Nông Thịnh, Thanh Bình, Yên Đinh và Quảng

Chu).

+ Định hướng phát triển cây lâu năm:

Cây lâu năm ở tỉnh Bắc Kạn bao gồm: Cây công nghiệp lâu năm (chè,

hồi) và cây ăn quả. Hướng phát triển cây lâu năm trong thời gian sắp tới là

hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, để trên cơ sở đó thực hiện

đầu tư lâu dài, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất và

thực hiện liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ tạo ra điều kiện để vùng phát triển

bền vững

+ Đối với cây chè: Hướng phát triển cây chè trong thời gian sắp tới là

ổn định các vùng chè truyền thống, để trên cơ sở đó thực hiện đầu tư lâu dài,

thông qua ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất, thực

hiện thâm canh cao bằng việc đầu tư giống mới thay thế dần giống cũ, như

các giống mới: ô Long, Kim Tuyên, Bát Tiên hoặc cải tạo nâng cao năng suất

và chất lượng giống chè bản địa như chè Shan nổi tiếng trong và ngoài tỉnh.

Mặt khác cần nhanh chóng xây dựng thương hiệu chè Bắc Kạn cũng như thực

hiện liên kết 4 nhà trong đầu tư và tiêu thụ chè nhằm đưa cây chè Bắc Kạn có

chỗ đứng ổn định trên thị trường trong và ngoài nước.

Hướng bố trí sản xuất chè trong thời gian sắp tới hướng vào các địa bàn

truyền thống như: huyện Pác Năm, huyện Ba Bể, huyện Chợ Đồn, huyện Chợ

Mới. Phấn đấu đến năm 2015 đưa diện tích chè từ 2.700 ha (trong đó 1.700 ha

chè cho thu hoạch) năm 2010 lên 3.000 ha vào năm 2015, đưa năng suất chè

từ 3 tấn/ha năm 2010 lên 10 tấn/ha vào năm 2015. Để thực hiện định hướng

trên cần tập trung giải quyết tốt 4 vấn đề sau:

- Nghiên cứu giống mới thay thế giống chè cũ;

- Thực hiện đầu tư thâm canh cao;

- Tổ chức công tác chế biến tại chỗ và đầu tư công nghệ chế biến;

- Thực hiện liên kết giữa người sản xuất chè và người chế biến, tiêu

thụ.

+ Đối với cây ăn quả:

Hướng phát triển cây ăn quả trong thời gian sắp tới là mở rộng các

vùng cây ăn quả đã có, đưa diện tích từ 3.172 ha năm 2010 lên 5.000 ha vào

năm 2015 và 5.800 ha vào năm 2020, đồng thời chú trọng đến việc cải thiện

vườn tạp để nâng cao năng suất và chất lượng vườn quả hiện có, để trên cơ sở

đó hình thành vùng sản xuất cây ăn quả tập trung qui mô lớn như: vùng trồng

cam quýt tập trung ở huyện Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Ba Bể; vùng

trồng nhãn, tập trung ở Chợ Mới; hồng không hạt theo chỉ dẫn địa lý tập trung

46

tại 3 huyện: Chợ Đôn (Nam Cường, Đồng Lạc, Xuân Lạc, Quảng Bạch, Tân

Lập, Ngọc Phái); Ba Bể (Đồng Phúc, Quảng Khê, Hoàng Trĩ, Khang Ninh,

Thượng Giáo, Địa Linh, Cao Trĩ); Ngân Sơn (Trung Hòa, Lãng Ngâm,

Hương Nê và Thị trấn Nà Phặc).

Để phát triển vùng cây ăn quả theo hướng hiệu quả và bền vững cần

giải quyết 3 vấn đề chủ yếu sau đây:

+ Nghiên cứu tuyển chọn giống có năng suất cao, ổn định, sạch bệnh.

+ Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào các khâu cải tạo giống,

chăm sóc, bảo quản, bảo vệ thực vật.

+ Phục hóa và trồng mới thay thế các vườn cây đã cho thu hoạch lâu

năm, có nhiều bệnh, năng suất và chất lượng thấp bằng các giống mới, thực

hiện chăm sóc theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

+ Hình thành mối liên kết hợp giữa các hộ với nhau theo mô hình hợp

tác xã, tổ hợp tác, hội nghề nghiệp,… để giup đơ, hỗ trợ nhau đưa tiến bộ kỹ

thuật vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Định hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu sản xuất cây lâu năm

sắp tới là hình thành nhanh các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo hướng

hiệu quả và bền vững. Điều đó cần có sự chính sách hỗ trợ của Nhà nước để

đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, tổ chức tốt công tác chế biến và

tiêu thụ sản phẩm, hình thành mối liên kết hợp tác giữa nông dân với nhau và

giữa hộ nông dân với doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ, tạo thành chuỗi giá

trị từ sản xuất đến chế biến và lưu thông tiêu thụ.

+ Khuyến khích chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng, nhất là mạnh

dạn chuyển đổi một số diện tích đất lúa hiệu quả thấp sang trồng các loại cây

trồng đạt hiệu quả cao hơn. Thực hiện đa dạng hóa hệ thống cây trồng theo

hướng tăng vụ, xen canh, gối vụ để tăng hệ số sử dụng đất.

+ Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, chuyển đổi sang mô hình

sản xuất nông nghiệp với qui mô lớn trên cơ sở tạo điều kiện cho các hộ gia

đình thực hiện dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất để hình thành các cánh

đồng mẫu lớn.

+ Tích cực sử dụng các giống cây trồng ưu thế lai, giống thuân, giống

nhập ngoài nhằm tạo đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm cho cây

trồng. Từng bước thay đổi tập quán canh tác truyền thống, trên cơ sở chuyển

giao các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và nâng cao kiến thức cho

hộ nông dân.

5.4.2.3. Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi:

a. Một số quan điểm chuyên dich cơ câu nganh chăn nuôi:

Một là: Chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi phải căn cứ vào qui hoạch

tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 và chiến lược

47

phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam, cũng như xu hướng phát triển thị

trường về nhu cầu sản phẩm chăn nuôi trong nước và thế giới trong những

năm trước mắt và tương lai.

Hai là: Chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng

hóa phải trên cơ sở tận dụng tối đa các lợi thế của vùng và tiểu vùng để bố trí

sản xuất hợp lý gắn với thị trường tiêu thụ, phải trả lời cho được sản xuất con

gì, số lượng bao nhiêu, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai nhằm đem lại

hiệu quả kinh tế cao nhất.

Ba là: Chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hành

hóa phải lấy khoa học công nghệ làm khâu then chốt, tăng cường đầu tư ứng

dụng khoa học công nghệ gắn với bảo vệ môi trường nhằm nâng cao, năng

suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế sản phẩm chăn nuôi sản xuất ra.

Bốn là: Chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng

hóa trên cơ sở củng cố quan hệ sản xuất phù hợp, trong đó lấy hộ làm đơn vị

kinh tế tự chủ, phát triển nhanh trang trại chăn nuôi tập trung và các loại hình

doanh nghiệp làm nhiệm vụ dich vụ “đầu vào và đầu ra”, trên cơ sở đó hình

thành mối liên kết giữa sản xuất - chế biến và tiêu thụ sản phẩm để ngành

chăn nuôi Bắc Kạn phát triển bền vững.

* Các quan điểm nêu trên xuất phát từ những vấn đề sau:

Chiến lược phát triển chăn nuôi Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày

16/01/2008 đã chỉ rõ những nội dung cơ bản là: Chương trình giống vật nuôi,

chương trình thức ăn, chương trình kỹ thuật chăn nuôi, chương trình vệ sinh

an toàn thực phẩm, môi trường chăn nuôi, chương trình đào tạo, tập huấn,

thông tin tuyên truyền. Trong chiến lược đó đã định hướng rõ những nội dung

cơ bản là:

- Mở rộng và khai thác triệt để thị trường trong nước, từng bước tham

gia xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi.

- Chuyển đổi phương thức chăn nuôi theo hướng trang trại và công

nghiệp gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và an toàn sinh học.

- Áp dụng qui trình quản lý chăn nuôi tiên tiến và công nghệ hiện đại từ

sản xuất, đến giết mổ và chế biến công nghiệp, từng bước nâng cao giá trị

hàng hóa và an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Hình thành hệ thống dịch vụ chăn nuôi thú y gắn với quản lý thị

trường tiêu thụ sản phẩm.

- Củng cố và tăng cường năng lực hệ thống quản lý Nhà nước về chăn

nuôi từ Trung ương đến các địa phương.

* Tác động tích cực và tiêu cực gia nhập WTO: Việt Nam đã gia nhập

WTO là cơ hội lớn và cũng là thách thức lớn đối với ngành chăn nuôi cả nước

48

nói chung và chăn nuôi ở Bắc Kạn nói riêng, nó vừa tác động tích cực lại vừa

tác động tiêu cực đến ngành chăn nuôi. Trong đo:

+ Tác động tích cực: Bắt buộc ngành chăn nuôi phải tự vươn lên, từng

bước chuyển từ chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi qui mô lớn, tạo điều

kiện thuận lợi tiếp cận ứng dụng khoa học công nghệ mới để nâng cao năng

suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi từ đó đáp ứng được nhu cầu thị trường

trong nước và quốc tế. Mặt khác việc gia nhập WTO giúp cho người chăn

nuôi cả nước nói chung và tỉnh Bắc Kạn nói riêng nâng cao được năng lực

quản lý dịch bệnh, phòng chống có hiệu quả dịch bệnh động vật, cũng như

các dịch bệnh động vật lây sang người ở nước ta.

+ Những tác động tiêu cực: Gia nhập WTO ngành chăn nuôi nước ta

phải chịu sực ép cạnh tranh hàng hóa trên thế giới, trong đó có sản phẩm chăn

nuôi ở nước ta hiện nay có năng suất thấp, giá thành cao, lợi thế cạnh tranh

thấp hơn 30% so với thế giới. Khi Việt Nam mở cửa thị trường thì các sản

phẩm chăn nuôi nhập khẩu có thể tác động đến giá cả các mặt hàng chăn nuôi

trong nước biến động, khó cạnh tranh được với sản phẩm nhập khẩu, trong

khi đó trình độ sản xuất ngành chăn nuôi ở nước ta còn thấp, phải có thời gian

mới khắc phục được.

Mặt khác khi cam kết hội nhập yêu cầu Nhà nước ta phải cắt giảm thuế

nhập khẩu nông sản, trong đó có việc cắt giảm thuế nhập khẩu các sản phẩm

chăn nuôi, điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất chăn nuôi trong

nước. Một tác động tiêu cực nữa là do sự quản lý của Nhà nước chưa chặt chẽ

thị trường trong nước đã dẫn đến một số doanh nghiệp, tư thương nhập vào

những sản phẩm kém chất lượng, giá bán rẻ, gây khó khăn cho chăn nuôi

trong nước. Ngoài ra gia nhập WTO, mở cửa thị trường còn tác động tiêu cực

đến việc quản lý và kiểm soát dịch bệnh, kiểm soát an toàn vệ sinh thực

phẩm.

b. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi:

Phát triển ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa với một cơ

cấu hợp lý, tập trung qui mô lớn, tạo ra bước đột phá về phương thức và kỹ

thuật chăn nuôi, cũng như trong khâu giết mổ và tiêu thụ sản phẩm. Nâng cao

năng suất và hiệu quả kinh tế, tạo ra sản phẩm chăn nuôi có chất lượng cao,

đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, với đầu tư chi phí giá thành hạ, đó là

những điều kiện để sản phẩm chăn nuôi của tỉnh Bắc Kạn có khả năng cạnh

tranh được trên thị trường trong nước và quốc tế.

Khai thác đầy đủ và hợp lý các nguồn lực về đất đai, lao động, cơ sở

vật chất - kỹ thuật các tiểu vùng sinh thái để đẩy nhanh tốc độ phát triển chăn

nuôi, đưa tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm từ 35-45% trong

tổng giá trị sản xuất nông nghiệp vào năm 2015 và đạt khoảng 53% vào năm

2020.

49

Chủ động kiểm soát và khống chế được các bệnh dịch nguy hiểm, giảm

đến mức thấp nhất thiệt hại do bệnh dịch gây ra, khắc phục tình trạng ô nhiễm

môi trường từ các hoạt động sản xuất chăn nuôi vì lợi ích sức khỏe của cộng

đồng và sức khỏe đàn gia súc, gia cầm.

c. Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi:

(1) Định hướng chuyên dich cơ câu đàn gia súc, gia cầm:

- Về qui mô đàn trâu: Phát triển đàn trâu ở tỉnh Bắc Kạn được xem là

thế mạnh, vì so với vật nuôi khác con trâu không chỉ giải quyết sức kéo và

phân bón cho trồng trọt, mà còn đáp ứng thị trường tiêu thụ rộng lớn hiện nay,

đặc biệt là ở các đô thị lớn. Trâu ở Bắc Kạn dễ nuôi, thức ăn cho trâu đa dạng

dễ kiếm, dễ thích nghi với ngoại cảnh, chịu rét và chống được bệnh tật cao. Vì

vậy phát triển đàn trâu là lợi thế so sánh của tỉnh trong chuyển dịch cơ cấu

nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, không chỉ tạo việc làm mà còn

đem lại lợi ích trong việc tăng thu nhập cho nông dân, đặc biệt đối với đồng

bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa.

Đàn trâu của tỉnh Bắc Kạn tính đến năm 2010 đạt 73.925 con so với

năm 2008 chỉ đạt 95,18% (giảm 4,8%), và so với năm 2009 chỉ đạt 98,28%

(giảm 1,72%). Sự giảm nhanh của đàn trâu có nhiều nguyên nhân, nhưng

nguyên nhân chủ yếu thiếu đồng cỏ, chăn thả do đất đồi núi đã được trồng

rừng. Vì vậy hướng phát triển đàn trâu trong những năm sắp tới là khôi phục

lại qui mô đàn bằng với qui mô đàn năm 2008, phấn đấu đạt tốc độ tăng

trưởng 2,0%/năm giai đoạn 2011-2015 và 2,5%/năm giai đoạn 2016-2020.

Theo đó qui mô đàn phấn đấu đạt 96,3 nghìn con vào năm 2015 và 102 nghìn

con vào năm 2020.

Tập trung phát triển đàn trâu ở các huyện như sau:

Đến năm 2015: Huyện Na Rì có 17,5 nghìn con, chiếm 18,17% tổng

đàn; Huyện Ba Bể có 16,5 nghìn con, chiếm 17,13%, Huyện Chợ Đồn có

15,40 nghìn con, chiếm 15,99%; Huyện Pác Nặm có 13,6 nghìn con, chiếm

14,12%; 34,58% tổng đàn được bố trí tại các huyện còn lại (Ngân Sơn, Chợ

Mới, Bạch Thông, thị xã Bắc Kạn) với tổng số 33,6 nghìn con.

Đến năm 2020: Huyện Na Rì có 18 nghìn con, chiếm 17,65% tổng đàn;

Huyện Ba Bể 18 nghìn con, chiếm 17,65%; Huyện Chợ Đồn 16,5 nghìn con,

chiếm 16,18%; Huyện Pác Nặm khoảng 14,0 nghìn con, chiếm 13,73%;

Huyện Ngân Sơn có 11,7 nghìn con, chiếm 11,47%; huyện Chợ Mới có 11,6

nghìn con, chiếm 11,37%; Huyện Bạch Thông và thị xã Bắc Kạn có 12,2

nghìn con chiếm 11,96% tổng đàn.

Các biện pháp chủ yếu để đảm bảo định hướng trên:

- Giành một phần diện tích đất đai trồng cây lâm nghiệp kém hiệu quả

để phát triển diện tích chăn thả, giải quyết nguồn thức ăn cho trâu bò.

50

- Nghiên cứu dựa vào giống cỏ có năng suất cao, chất lượng tốt để

chuyển giao TBKT cho nông dân trồng cỏ, nhằm tạo nguồn thức ăn ổn định

và bền vững.

- Chăn nuôi trâu theo mô hình nông hộ là chủ yếu. Cần chuyển giao

kiến thức thú y cho hộ kết hợp với tổ chức tốt màng lưới thú y thôn bản.

- Du nhập giống trâu có năng suất thịt cao để nâng cao hiệu quả chăn

nuôi trâu.

- Về qui mô đàn bò: Đàn bò của tỉnh Bắc Kạn trong những năm gần đây

có sự giảm sút mạnh, song nguyên nhân chủ yếu do thời tiết đem lại, trong đó

rét đậm, rét hại là nguyên nhân chủ yếu ngoài ra trong nững năm gần đây diện

tích chăn thả bị thu hẹp do phát triển rừng sản xuất và trồng cây công nghiệp,

cây ăn quả. Tuy nhiên xét về góc độ kinh tế thì chăn nuôi bò hiệu quả hơn

chăn nuôi trâu, do khả năng tái sinh đàn nhanh hơn. Mặt khác nhu cầu thị

trường về thịt bò ngày ngày càng tăng, không chỉ cho tiêu dùng trong nước

mà còn tham gia xuất khẩu.

Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu đàn bò theo hướng sản xuất hàng hóa là yêu

cầu khách quan xét từ góc độ lợi thế và hiệu quả kinh tế con bò của tỉnh Bắc

Kạn.

Tính đến năm 2010 đàn bò của tỉnh đạt 27.110 con, phấn đấu đạt tốc độ

tăng trưởng 6,5% năm giai đoạn 2011-2015 và 3,5% giai đoạn 2016-2020,

theo đó qui mô đàn bò sẽ đạt 53,7 nghìn con vào năm 2015 và 67,7 nghìn con

vào năm 2020. Sản lượng thịt hơi đạt 2.448 tấn năm 2015 và 3.763 tấn năm

2020. Tốc độ phát triển đàn bò theo dự báo trên là phù hợp vì đất đồng cỏ, đồi

núi bị thu hẹp do phát triển rừng, cần phải giành khoảng từ 10.000 - 20.000 ha

diện tích đất đồng cỏ đã có và đất lâm nghiệp kém hiệu quả quy hoạch đồng

cỏ cho chăn nuôi đại gia súc.

Để đạt được qui mô đàn bò như trên cần đẩy mạnh sind hóa đàn bò thịt

đưa đàn bò lai chiếm từ 20 - 25% tổng đàn. Song song với việc phát triển

chăn nuôi bò trong các hộ gia đình cần thiết phải đổi mới hình thái và phương

thức chăn nuôi theo hướng tập trung trang trại, gia trại qui mô vừa và nhỏ,

phấn đấu đến năm 2015 chăn nuôi tập trung chiếm khoảng 5% và 10% vào

năm 2020.

Các biện pháp kỹ thuật:

- Ứng dụng KHCN trong việc cải tạo giống bò địa phương theo hướng

lấy thịt.

- Du nhập và chuyển giao các giống cỏ có năng suất và chất lượng cao

nhằm giải quyết thức ăn ổn định lâu dài và bền vững.

- Tăng cường công thác thú y bằng việc củng cố hệ thống thú y cơ sở,

đảm bảo chủ động phòng, chống có hiệu quả dịch bệnh.

51

- Về qui mô đàn lợn: Qui mô đàn lợn của tỉnh Bắc Kạn tính đến năm

2010 đạt hơn 190 nghìn con, phấn đấu phát triển đàn lợn đạt tốc độ tăng

trưởng bình quân 2,23%/năm giai đoạn 2011-2015 và 3,25%/năm trong giai

đoạn 2016-2020, theo đó tổng đàn đạt 212,29 nghìn con vào năm 2015 và

249,5 nghìn con vào năm 2020. Sản lượng thịt lợn hơi đạt 13,9 nghìn tấn vào

năm 2015 và 18,6 nghìn tấn vào năm 2020.

Đẩy mạnh nạc hóa đàn lợn, đưa đàn lợn hướng nạc chiếm 85% tổng

đàn. Thực hiện chuyển đổi hình thức và phương thức chăn nuôi từ nuôi phân

tán, manh mún trong các hộ lên chăn nuôi tập trung trong các trang trại, gia

trại qui mô vừa và nhỏ với phương thức nuôi bán công nghiệp và công

nghiệp. Phấn đấu đến năm 2015 chăn nuôi tập trung chiếm khoảng 15% tổng

đàn và 20% vào năm 2020.

- Qui mô đàn gia cầm: Qui mô đàn gia cầm năm 2010 hiện đạt hơn 1,2

triệu con, phấn đấu đến năm 2015 đạt 1,627 triệu con, đạt tốc độ tăng trưởng

là: 2,34%/năm và 2,07 triệu con vào năm 2020, đạt tốc độ tăng trưởng bình

quân 2,53%/ năm. Theo đó sản lượng thịt gia cầm đạt khoảng 3,42 nghìn tấn

vào năm 2015 và 5,38 nghìn tấn vào năm 2020, sản lượng trứng đạt 26,95

triệu quả vào năm 2015 và đạt 34,28 triệu quả vào năm 2020.

Trong tổng đàn gia cầm, thì đàn gà được chú trọng phát triển vì điều

kiện đất đai rộng, phù hợp với tập quán chăn nuôi của hộ nông dân và vì vậy,

dự kiến đến năm 2015 tổng đàn gà đạt 1,422 triệu con và 2,83 triệu con vào

năm 2020, chiếm từ 87% - 88% tổng đàn gia cầm.

Thực hiện đa dạng hóa hình thức và phương thức chăn nuôi gia cầm,

theo đó phát triển nhanh chăn nuôi gia cầm theo hình thức tập trung trong các

trang trại qui mô vừa và nhỏ với phương thức chăn nuôi bán công nghiệp và

công nghiệp. Theo hướng đó phấn đấu đến năm 2015 có khoảng 45% tổng

đàn gia cầm và 60% đến năm 2020 sẽ được nuôi theo hình thức bán công

nghiệp và công nghiệp.

- Qui mô đàn dê: Dê là gia súc đặc sản do sản phẩm hàng hóa có thị

trường tiêu thụ trong nước khá ổn định. Phát triển chăn nuôi dê ở Bắc Kạn

góp phần mở rộng cơ cấu vật nuôi, tăng thu nhập cho nông dân, giải quyết

việc làm ở nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản

xuất hàng hóa.

Tính đến năm 2010 tổng đàn dê của tỉnh Bắc Kạn đạt gần 9.000 con,

trong thời gian tới phấn đấu phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 4,38%/năm giai

đoạn 2011-2015 và 1,96%/năm giai đoạn 2016-2020. Theo đó quy mô đan dê

đạt 10.890 con vào 2015 và 12.000 con vào 2020. Sản lượng thịt dê đạt 381

tấn vào năm 2015 và 420 tấn vào năm 2020.

52

Để phát triển đàn dê cần tổng kết kinh nghiệm các mô hình nuôi dê từ

sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm để chăn nuôi dê trở thành ngành

sản xuất hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

- Qui mô đàn ngựa: Ngựa là gia súc dễ nuôi hơn trâu bò, phù hợp với

khí hậu miền núi của tỉnh Bắc Kạn. Thịt ngưa có nhiều công dụng trong dược

phẩm, trong chế tạo hàng tiêu dùng, đặc biệt nuôi ngựa để giải quyết sức kéo,

vận chuyển hàng hóa trên vùng cao, vùng sâu, vùng xa nơi mà đường giao

thông đi lại còn khó khăn. Thị trường tiêu thụ cũng rất thuận lợi, lượng cầu

rất lớn.

Hiện đàn ngựa của tỉnh Bắc Kạn tính đến năm 2010 có khoảng gần

3.000 con, phấn đấu phát triển đàn ngựa đạt tốc độ tăng trưởng bình quân

5,09%/năm giai đoạn 2011-2015 và 2,3%/năm vào năm 2020, theo đó qui mô

đàn ngựa sẽ đạt 3,66 nghìn con vào năm 2015 và 4,1 nghìn con vào năm

2020. Sản lượng thịt đạt 134 tấn vào năm 2015 và 150 tấn vào năm 2020.

Ngoài các loại gia súc, gia cầm chủ yếu đã được định hướng phát triển

ở trên, trong thời gian sắp tới cần đa dạng hóa chăn nuôi với những vật nuôi

đặc sản có giá trị kinh tế cao như: hươu, nhím, ong mật và các vật nuôi khác.

d. Định hướng phát triển khu chăn nuôi tập trung trang trại, gia trại:

Chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Bắc Kạn hiện nay về cơ bản là hình thức

chăn nuôi phân tán trong các hộ gia đình, chăn nuôi tập trung theo hình thức

trang trại còn hạn chế. Qua khảo sát tại các huyện cho thấy hiện tỉnh Bắc Kạn

có 8 trang trại, trong đó có 4 trang trại chăn nuôi với qui mô nhỏ. Hiện nay về

cơ bản đã hình thành một số khu chăn nuôi tập trung như: Huyện Pác Năm có

khu chăn nuôi tập trung diện tích rộng 70,66 ha, tương tự có huyện Ngân Sơn

diện tích 342 ha, các huyện khác cũng đã hình thành được khu chăn nuôi tập

trung với qui mô vừa và nhỏ. Hướng bố trí khu chăn nuôi tập trung trang trại,

gia trại chăn nuôi trong thời gian sắp tới như sau:

- Đối với khu chăn nuôi tập trung công nghiệp: Với đặc thù của tỉnh

Bắc Kạn, việc phát triển quy mô tập trung rất khó khăn về cả điều kiện sản

xuất và khó khăn về cả thị trường tiêu thụ. Do đó, hình thức chăn nuôi này

cũng được khuyến khích phát triển đối với những cá nhân và doanh nghiệp có

vốn và phương hướng kinh doanh. Để có hướng phát triển lâu dài, dự kiến

tổng diện tích giành cho xây dựng và chăn nuôi tập trung vào khoảng 2.000

ha vào năm 2020, tập trung ở 4 tiểu vùng: Tiểu vùng dọc theo hành lang kinh

tế quốc lộ 3, tiểu vùng phía Đông, tiểu vùng phía Tây, tiểu vùng phía Bắc và

Tây Bắc của tỉnh Bắc Kạn.

- Đối với chăn nuôi trang trai, gia trại: Từng bước giảm dần hình thức

chăn nuôi phân tán, tận dụng chuyển sang chăn nuôi thâm canh bán công

nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản

xuất. Theo đó qui mô trang trại, gia trại được xác định cho từng loại gia súc,

53

gia cầm (đối với trâu bò từ 10 con trở lên, lợn từ 50 đến 500 con, gia cầm

1.000 - 3.000 con. Dự kiến đến năm 2015 toàn tỉnh có hơn 200 trang trại, gia

trại và hơn 400 trang trại, gia trại vào năm 2020. Diện tích giành cho phát

triển trang trại, gia trại vào khoảng 600 ha vào năm 2015 và 1.000 ha vào năm

2020.

Cơ cấu trang trại, gia trại đến năm 2020, được dự kiến là 66 trang trại,

gia trại nuôi trâu (chiếm 16,14%), 50 trang trại, gia trại bò, (chiếm 12,2%), có

62 trang trại, gia trại lợn thịt (chiếm 16,14%), 33 trang trại, gia trại lợn nái,

152 trang trại, gia trại gà (chiếm 37,16%).

e. Định hướng hệ thống giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi:

Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến phát triển ngành chăn nuôi

của tỉnh Bắc Kạn là hệ thống giết mổ và chế biến sản phẩm chăn nuôi. Giải

quyết tốt hoạt động giết mổ và chế biến là cơ sở để quản lý chặt chẽ và

thường xuyên dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần nâng

cao chất lượng từ đó đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Hệ thống giết mổ và chế biến sản phẩm chăn nuôi trong thời gian sắp

tới phải tuân thủ những qui định của Nhà nước cụ thể là: Quyết định số

87/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn về “Qui trình kiểm soát giết mổ động vật” và các Thông tư

hướng dẫn khác. Trong đó qui định rõ về địa điểm xây dựng, phương thức

giết mổ, qui trình giết mổ vv.

Theo dự báo đến năm 2020 mỗi ngày tỉnh Bắc Kạn tiêu thụ khoảng 30 -

40 tấn thịt và các thực phẩm khác có nguồn gốc động vật, đó là chưa tính đến

các nhu cầu trong những ngày lễ tết nhu cầu thịt có thể tăng thêm 20% - 30%,

đạt tới khoảng 60 - 90 tấn thịt trong ngày. Do đó hệ thống giết mổ, chế biến

sản phẩm trong những năm sắp tới phải theo hướng công nghiệp tiến tiến, qui

trình giết mổ phải hoàn thiện từ khâu thu mua, giết mổ, bảo quản, chế biến và

tiêu thụ.

Dự kiến đến năm 2015 có 8 cơ sở (mỗi huyện có 1 cơ sở giết mổ, chế

biến). Sô lương gia súc giêt mô bình quân 800 gia súc/ngày và 400 con gia

cầm/giờ. Đến năm 2020 sẽ xây dựng khoảng 25 cơ sở mới đáp ứng nhu cầu

chế biến do qui mô chăn nuôi ngày càng cao.

f. Định hướng hệ thống tiêu thụ sản phẩm:

Để phát triển ngành chăn nuôi không chỉ quan tâm đến yếu tố đầu vào

giống thức ăn, thú y mà phải quan tâm đến yếu tố đầu ra đó là thị trường tiêu

thụ, vì nó tác động đến sản xuất trong việc mở rộng qui mô, thúc đẩy đầu tư,

tăng năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

Trong thời gian tới hệ thống tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi phải đảm bảo

các tiêu chuẩn về vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm. Hệ thống đó

phải bao gồm: chủ đầu mối bán buôn thịt gia súc, gia cầm, chợ bán lẻ ở thị xã,

54

thị trấn, ở Trung tâm huyện. Phát triển các loại hình khác như: Trung tâm

thương mại, siêu thị và hệ thống chợ nông thôn. Tất cả đều được kết nối theo

hình thức liên kết, liên doanh từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ nhằm thúc

đẩy lưu thông hàng hóa và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Để hệ thống đó được tồn tại lâu dài và phát triển có hiệu quả cần thiết

phải có cơ chế chính sách, chế tài đủ mạnh để không chỉ quản lý chặt chẽ thú

y, vệ sinh an toàn thực phẩm, mà còn khuyến khích thu hút các tổ chức, doanh

nghiệp, tư thương tham gia vào hệ thống chấm dứt buôn bán tự do, tự phát,

thiếu sự kiểm soát của cơ quan chức năng.

5.4.2.4. Chuyển dịch cơ cấu ngành lâm nghiệp:

a. Bối cảnh trong nước và quốc tế:

* Bối cảnh quốc tế:

Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực là yêu cầu khách quan, các quốc

gia trên thế giới đều có chính sách mở cửa, thị trường ngày càng trở nên thống

nhất, hàng hóa, dịch vụ, luân chuyển vốn, lao động, kỹ thuật giữa các quốc

gia ngày càng tự do. Vì vậy các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển

như ở nước ta cần chủ động lựa chọn phát triển những ngành, lĩnh vực có lợi

thế cạnh tranh, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và tham gia có hiệu quả

vào phân công lao động quốc tế.

Cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt khoa học công nghệ trong

sinh học sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và làm biến đổi

sâu sắc các lĩnh vực đời sống xã hội. Sự phát triển ngành lâm nghiệp tỉnh Bắc

Kạn không thể không bị ảnh hưởng bởi sự tác động của xu hướng vận động

này.

Các vấn đề về môi trường và sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang là vấn

đề bức xúc hiện nay trên thế giới. Trong bối cảnh đó phát triển vốn rừng, bảo

vệ và quản lý rừng, cũng như từng bước nâng cao độ che phủ rừng là góp

phần giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu. Vì vậy, phát triển lâm nghiệp ở

tỉnh Bắc Kạn theo hướng bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái là

định hướng có tính chất chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội trong

những năm sắp tới.

Trước mắt và trong tương lai có thể dự đoán nhu cầu thị trường thế giới

về các mặt hàng chủ lực của tỉnh Bắc Kạn, vì vậy việc dự đoán xu thế thị

trường về một số sản phẩm lâm nghiệp sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc

định hướng phát triển ngành lâm nghiệp. Có thể nêu ra đây một số xu hướng

thị trường trên thế giới và một số sản phẩm do lâm nghiêp mang lại:

- Xu hướng du lịch sinh thái, thăm quan thắng cảnh rừng nguyên sinh,

các hang động đẹp.

55

- Xu hương sử dụng đồ gỗ từ rừng trồng thông qua công nghệ chế biến

gỗ chất lượng cao.

Để phát triển thị trường đối với sản phẩm lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn

phải xây dựng được chiến lược xâm nhập thị trường các sản phẩm lâm nghiệp

chủ lực. Để làm được việc đó phải ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ,

đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất chế biến lâm nghiệp, nhằm

tạo ra hàng hóa có thể cạnh tranh được trên thị trường thế giới.

* Bối cảnh trong nước:

Nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa trong đó công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông

thôn có một vị trí quan trọng. Để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa nông nghiệp, nông thôn phải thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế

trong nông lâm nghiệp theo hướng tăng trưởng cao, bền vững và sản xuất

hàng hóa có hiệu quả. Trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô, kìm chế lạm phát,

thực hiện an sinh xã hội, đồng thời chuẩn bị tiền đề cho bước phát triển cao

hơn vào năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, trong đó chủ yếu là phát triển

nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng và hoàn thiện thể

chế.

Bắc Kạn là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc có mối quan

hệ chặt chẽ với vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội,

gắn với khai thác trực tiếp hành lang đường 3, các đường vành đai 2. Bộ

Chính trị đã có Quyết định 37/QĐ/TW ngày 1 tháng 7 năm 2004 về phương

hướng phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Trung

du miền núi phía Bắc, đồng thời đã có chương trình hành động để thực hiện

Nghị quyết của Bộ Chính trị. Mục tiêu định hướng chủ yếu phát triển vùng là:

Tập trung đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế so sánh

của từng địa phương trong vùng, cải thiện cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng

kinh tế xã hội, phát triển mạnh kinh tế cửa khẩu, mở rộng giao lưu qua biên

giới với trung Quốc, hình thành tuyến hành lang Côn Minh - Lào Cai - Hà

Nội - Hải Phòng.

Để thực hiện chương trình hành động trên, tỉnh Bắc Kạn đã và đang

xây dựng, thực hiện hàng loạt dự án, bao gồm: các dự án phát triển hệ thống

điện, phát triển các sản phẩm chủ lực, Công nghiệp, các dự án thủy điện, thủy

lợi, du lịch thương mại, dự án giao thông đường bộ, đường thủy, đặc biệt các

dự án phát triển nông lâm nghiệp.

Các dự án phát triển nông lâm nghiệp bao gồm: Dự án khuyến nông,

khuyến lâm, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, dự án thuộc chương trình

mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, các dự án xây dựng nông thôn mới,…

trong đó các dự án phát triển lâm nghiệp tập trung vào chương trình 5 triệu ha

rừng (thay Dự án 661 bằng Dự án 147), các dự án nông lâm kết hợp, các dự

56

án đa dạng sinh học và bảo tồn các nguồn gien quý và các dự án đảm bảo an

sinh cho người làm nghề rừng.

c. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu ngành lâm nghiệp Bắc Kạn:

Trong vòng 10-20 năm nữa kinh tế nông lâm nghiệp vẫn là ngành kinh

tế chủ yếu ở tỉnh Bắc Kạn, trong đó lâm nghiệp có vị trí, vai trò quan trọng

trong việc đảm bảo cung cấp các sản phẩm phục vụ cho đời sống, sức khỏe

của người dân, là địa bàn phát triển chăn nuôi đại gia súc, cung cấp nguyên

liệu cho công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao thu nhập

cho nông dân, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, góp phần vào phát triển kinh

tế - xã hội. Vì vậy để thúc đẩy phát triển ngành lâm nghiệp theo hướng sản

xuất hàng hóa phải xuất phát trên những quan điểm sau đây:

Một là: Phát triển ngành lâm nghiệp nhằm bảo vệ môi trường sinh

thái, góp phần giảm thiểu tác hại đến sản xuất và cuộc sống dân cư do thiên

tai mang lại.

Hai là: Phát triển sản xuất ngành lâm nghiệp theo hướng sản xuất

hàng hóa trở thành ngành kinh tế chủ lực, góp phần đóng góp GDP trong cơ

cấu kinh tế quốc dân của tỉnh Bắc Kạn.

Ba là: Phát triển sản xuất lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn phải đảm bảo được

thu nhập và đời sống người làm nghề rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo và

ổn định xã hội.

Tóm lại, để phát triển nhanh vốn rừng, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa,

bảo vệ được rừng, tạo môi trường sinh thái bền vững là phải làm cho người

lao động có thu nhập và đời sống ổn định. Vấn đề có tính quyết định đến sự

phát triển bền vững của ngành lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn trong tương lai là

chuyển dịch ngành lâm nghiệp truyền thống sang ngành lâm nghiệp phát triển

theo hướng sản xuất hàng hóa.

d. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành lâm nghiệp của tỉnh Bắc Kạn:

* Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành lâm nghiệp trong những năm sắp

tới, tức là từ năm 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020, phải đạt được các

mục tiêu chủ yếu sau:

- Đảm bảo tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 8%/ năm về giá trị sản

xuất ngành lâm nghiệp, tốc độ tăng trưởng về diện tích phải đạt 10%/năm,

tăng trưởng về công nghiệp chế biến khoảng trên dưới 15%/năm.

- Khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước thuộc mọi thành

phần kinh tế, bao gồm các tổ chức, cá nhân đầu tư vào phát triển lâm nghiệp,

trong đó chủ yếu là đầu tư vào rừng kinh tế và chế biến và tiêu thụ gỗ.

- Tiếp tục giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp lâu dài và cho thuê đất

rừng cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, hộ nông dân và cộng đồng dân

57

cư để trồng rừng tập trung, trông coi bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng

theo qui hoạch và kế hoạch hàng năm.

- Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, cải tạo, tích cực trồng rừng

nhằm tăng nhanh vốn rừng, để đưa độ che phủ rừng từ 58% năm 2010 lên 73-

75% vào năm 2020.

e. Định hướng cụ thể phát triển lâm nghiệp đến năm 2020:

* Định hướng sử dụng đất lâm nghiệp đến năm 2020:

Căn cứ vào hiện trạng đất nông nghiệp 2010. Định hướng sử dụng đất

lâm nghiệp đến năm 2020 được thể hiện dưới đây:

Bang. Định hướng đất sử dụng đât lâm nghiêp đến năm 2020

TT Loại đất, loại rừng Các giai đoạn (ha)

2010 2015 2020

Tổng số 388.049,0 388.049,0 388.049,0

1 Đất có rừng 282.347,8 334.037,0 359.537,0

a Rừng tự nhiên 219.655,8 289.039,0 216.174,0

b Rừng trồng 62.692,0 44.998,0 133.363,0

2 Đất chưa có rừng 105.701,2 54.012,0 28.512,0

Tỷ lệ che phủ rừng (%) 58,0 70,5 73,98

Nguồn: Qui hoạch tỉnh Bắc Kạn và Quy hoạch lâm nghiệp tỉnh Bắc

Kạn

Về cơ cấu lâm nghiệp theo 3 loại rừng:

Rừng ở tỉnh Bắc Kạn phân theo 3 loại rừng: Rừng sản xuất (rừng kinh

tế), rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Theo định hướng Qui hoạch phát triển

KT-XH tỉnh Bắc Kạn và Quy hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn đến

năm 2020, 3 loại rừng trên được định hướng phát triển như sau:

Bang. Định hướng qui hoạch đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng đến

năm 2020

TT Huyện, thị Tổng số

(ha)

Loại rừng (ha)

Sản xuất Phòng hộ Đặc dụng

Tổng cộng 388.049,0 268.339,3 94.127,7 25.582,0

58

1 Thị Xã Bắc Kạn 10.901,0 7.714,4 3.186,6 -

2 Bạch Thông 42.900.0 19.799,6 19.401,0 3.700,0

3 Chợ Đồn 62.263,6 38.690,3 21.785,3 1.788,0

4 Ba Bể 54.875,8 34.402,8 11.451,0 9.022,0

5 Chợ Mới 51.693,5 42.438,0 9.255,4 -

6 Na Rì 74.760,6 55.512,3 7.776,3 11.072,0

7 Ngân Sơn 55.439,5 43.126,4 12.313,1 -

8 Pác Nặm 35.214,4 26.255.5 8958,9 -

Tỷ lệ (%) 100 69,15 24,26 6,59

Nguồn: Số liệu qui hoạch lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn

* Đối với rừng phòng hộ:

- Nhiệm vụ hàng đầu là tập trung xây dựng hệ thống rừng phòng hộ,

đảm bảo yêu cầu phòng hộ ở mức cao, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học,

đảm bảo duy trì sự cân bằng ổn định về môi trường đất, môi trường nước và

khí hậu, chống thiên tai hữu hiệu, đồng thời với quá trình đó phải không

ngừng khai thác tiềm năng đất đai và sinh thái của rừng phòng hộ để phát

triển các loại lâm sản ngoài gỗ như: tre, luồng, các loại cây lâm sản dưới tán

rừng như: dược liệu, lâm đặc sản quý khác. Bên cạnh chức năng là rừng

phòng hộ cần phải tận dụng điều kiện sinh thái và cảnh đẹp của rừng để phát

triển du lịch sinh thái nhằm nâng cao thu nhập cho người cho người nghề

rừng.

- Trong thời gian tới cần phải rà soát, đánh giá lại rừng phòng hộ về các

mặt: Tính thích nghi với điều kiện tự nhiên, đất đai của từng loại cây hiện có,

các loại cây bản địa có năng suất gỗ cao và độ che phủ tốt. Trước mắt và lâu

dài nghiên cứu đưa vào trồng các loại cây như: cây phòng hộ bao gồm sâu,

trám, lát, sao, thông; cây phù trợ như: mỡ, keo; rừng thuần như: chè Shan

tuyết, hồi, trúc,...

- Trong những năm tới tập trung ưu tiên xây dựng phòng hộ sông Gâm,

sông Cầu theo phương thức đầu tư trọng tâm, trọng điểm và lấy việc phục hồi

tái sinh rừng tự nhiên là chính. Phát triển hệ thống rừng phòng hộ kết hợp với

các rừng sản xuất trên các công trình thủy lợi, thủy điện để bảo vệ các công

trình đó. Đẩy mạnh xây dựng hệ thống rừng phòng hộ môi trường - rừng cảnh

đối với các khu đô thị, khu du lịch, thị trấn, thị tứ và các khu công nghiệp.

59

Từ những định hướng chủ yếu trên, theo quy hoạch của tỉnh Bắc Kạn

trong giai đoạn từ năm 2015-2020 diện tích rừng phòng hộ có thể đạt

94.127,7 ha, trong đó đất có rừng hiện có là 81.593 ha và đất chưa có rừng là

12.534,7 ha.

* Đối với rừng đặc dụng:

Rừng đặc dụng tỉnh Bắc Kạn là một vùng sinh thái đặc thù, mà tập

trung chủ yếu ở Vườn Quốc gia Ba Bể, Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Khu

bảo tồn thiên nhiên loài và sinh vật cảnh Nam Xuân Lạc. Định hướng phát

triển loại rừng này trong thời gian sắp tới là:

- Thông qua bảo tồn nguyên trạng, tạo môi trường tốt nhất để bảo tồn

và phát triển các loài động, thực vật sinh thái đặc thù, nhằm bảo tồn nguồn

gien, bảo tồn đa dạng sinh học phục vụ nghiên cứu khoa học và gắn với phát

triển du lịch sinh thái, tạo ra môi trường tốt để nghỉ dưỡng nâng cao sức khỏe

cho nhân dân.

- Tập trung ưu tiên xây dựng hoàn thiện vườn quốc gia Ba Bể để trở

thành trung tâm nghiên cứu khoa học và danh lam thắng cảnh có tầm cỡ khu

vực và thế giới, tiến tới đề nghị UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế

giới, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

- Tiếp tục nâng cao tính đa dạng sinh học của rừng đặc dụng bằng việc

phát triển các loại đặc sản rừng, trước mắt tập trung trồng các loại cây ăn quả,

cây công nghiệp, cây dược liệu có giá trị kinh tế cao như: hồi, thảo quả, sa

nhân,... Tuy nhiên cần phải tiến hành từng bước, với phương châm vừa làm

vừa rút kinh nghiệm, có kết quả mới nhân ra diện rộng.

Theo định hướng nêu trên, trong những năm sắp tới rừng đặc dụng theo

qui hoạch của tỉnh Bắc Kạn là: 25.582 ha, trong đó đất đã có rừng la 22.817

ha, đất chưa có rừng là 2.765 ha. Tổng số diện tích rừng đặc dụng sẽ được bố

trí ở Vườn Quốc gia Ba Bể la 9.022 ha, Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ co

diên tich 14.722 ha, Khu bảo tồn loài và sinh vật cảnh Nam Xuân Lạc co diên

tich 1.788 ha.

* Đối với rừng sản xuất:

- Định hướng qui hoạch phát triển rừng sản xuất đến năm 2020 như

sau:

Bang. Định hướng qui hoạch rừng sản xuất đến năm 2020

TT Loại đất, loại rừng Các giai đoạn (ha)

2010 2015 2020

Tổng số 268.339,3 268.339,4 268.339,4

60

1 Đất có rừng 186.460,4 229.628,0 235.628,4

a Rừng tự nhiên 129.505,0 118.005,0 102.265,0

b Rừng trồng 56.955,4 111.623,0 133.363,4

2 Đất chưa có rừng 81.878,9 38.711,4 32.711,0

Nguồn: Quy hoạch phát triển KT-XH và Qui hoạch lâm nghiệp tỉnh

Bắc Kạn

Hướng phát triển trong thời gian sắp tới là:

- Khuyến khích các nhà đầu tư phát triển rừng kinh tế gắn với chế biến

tiêu thụ sản phẩm, phù hợp với điều kiện đất đai và điều kiện sinh thái của

Bắc Kạn. Hệ thống rừng sản xuất tỉnh Bắc Kạn là hệ thống rừng nguyên liệu

giấy và gỗ xây dựng, măng tre xuất khẩu kết hợp với sinh thái du lịch. Hướng

bố trí hệ thống cây trồng theo hướng tập trung theo vùng, thâm canh sâu gắn

với công nghiệp chế biến trên địa bàn. Các loại lâm sản cần ưu tiên phát triển

là: keo, bạch đàn, cao săn, cây lâm sản ngoài gỗ (tre, nứa, luồng), cây mỡ, cây

trúc và các cây lâm sản khác.

- Giao cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, trang trại, trồng rừng tập

trung, liền lô, liền khoảnh theo qui hoạch vùng nguyên liệu đúng với chủng

loại cây trồng và áp dung theo kỹ thuật lâm sinh của các tổ chức khuyến lâm.

Khuyến khích phát triển trang trại nông lâm kết hợp để khai thác có hiệu quả

tiềm năng đất đai, thực hiện đa dạng hóa sản phẩm với mô hình để lấy ngắn

nuôi dài, tạo điều kiện nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, để

từng bước nâng cao thu nhập và đời sống người làm nghề rừng.

- Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, cải tạo, tu bổ vốn rừng hiện có

và tích cực phủ xanh đất trống đồi búi trọc, nhằm tăng cường vốn rừng để

nhanh chóng đưa độ che phủ rừng từ hiện nay là 70,06% lên 73,98% vào năm

2020.

Trên cơ sở định hướng nêu trên, theo quy hoạch của tỉnh Bắc Kạn, diện

tích rừng sản xuất đến năm 2020 phải đạt được là 268.339,4 ha, trong đó diện

tích có rừng là 235.628,4 ha (hiện tại là 229.628 ha). Qui mô diện tích rừng

sản xuất đó sẽ tập trung vào trồng rừng nguyên liệu khoảng 40.000 ha, tập

trung ở huyện Chợ Mới, Chợ Đồn, Ba Bể. Hướng bố trí cây trồng cây lâm

nghiệp khoảng 10.000 ha trúc sào tại thị xã Bắc Kạn, Pác Nặm để có thể sản

xuất 4-5 triệu trúc đoạn/năm và trồng rừng theo cơ chế sạch (COM) trên diện

tích đất trống, đồi núi trọc ở các huyện Pác Nặm, Ngân Sơn, Ba Bể, Na Rì,

Chợ Đồn, Chợ Mới, Bạch Thông.

Như vậy, định hướng phát triển tỉnh Bắc Kạn chủ yếu tập trung phát

triển rừng sản xuất (rừng kinh tế). Rừng phòng hộ và rừng đặc dụng chỉ bố trí

61

thêm một phần diện tích để tạo vùng khép kín thuận lợi cho việc bảo vệ chăm

sóc rừng và phát triển du lịch sinh thái.

f. Kết quả sản xuất lâm nghiệp đến năm 2020:

Theo dư kiên, gia tri san xuât nganh năm nghiêp co chiêu hương tăng

cao, tư 238.667 triêu đông năm 2010 tăng lên 375.384,7 triêu đông năm 2015

va 497.293 năm 2020. Trong đo cơ câu gia tri trông va nuôi trông rưng chiêm

tư 24-27%; Khai thac lâm san chiêm khoang 70%, sô con lai la gia tri cua

dich vu trong hoat đông lâm nghiêp.Gia tri san xuât nganh lâm nghiêp đên

năm 2020 tinh theo gia so sanh (xem Phu luc 4.3).

Phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành lâm nghiệp theo hướng sản xuất

hàng hóa là yêu cầu khách quan của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

nông nghiệp nông thôn tỉnh Bắc Kạn. Trong quá trình đó đòi hỏi ngành lâm

nghiệp phải gia tăng tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất, về diện tích rừng

và về chất lượng rừng, trên cơ sở phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh

thái và đảm bảo thu nhập, đời sống và an sinh cho người làm nghề rừng.

- Định hướng lâu dài phát triển ngành lâm nghiệp ở tỉnh Bắc Kạn là coi

trọng phát triển cả 3 loại rừng là: rừng kinh tế, rừng phòng hộ và rừng đặc

dụng, trong đó chú trọng phát triển nhanh rừng kinh tế nhằm phủ xanh đất

trống đồi núi trọc, thúc đẩy nhanh lâm nghiệp hàng hóa, tạo việc làm và tăng

thu nhập cho người làm nghề rừng.

- Đến năm 2020 phấn đấu đưa diện tích lâm nghiệp có rừng lên

388.049 ha, trong đó rừng kinh tế (rừng sản xuất) đạt 268.339,3 ha, chiếm

69,2%, rừng phòng hộ đạt 94.127,7 ha, chiếm 24,2% và rừng đặc dụng cố

gắng giữ vững 25.582,0 ha, chiếm 5,6%. Hàng năm phấn đấu đạt 5.000 ha

rừng trồng, gắn với xây dựng các cơ sở chế biến sản phẩm lâm nghiệp.

- Để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành lâm nghiệp

theo hướng sản xuất hàng hóa phải đồng thời thực hiện các giải pháp về: tổ

chức thực hiện dự án, đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa

học và công nghệ, xúc tiến thương mại và tiếp cận thị trường, hoàn thiện cơ

chế chính sách, trong đó các chính sách hỗ trợ cho người làm nghề rừng là

quan trọng nhất.

5.4.3. Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp

tỉnh Bắc Kạn:

5.4.3.1. Giải pháp về khoa học, công nghệ:

Nhằm đưa nhanh các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông

lâm nghiệp, các giải pháp về khoa học, công nghê được đề xuất như sau:

a. Lựa chọn tiến bộ khoa học, công nghệ để ứng dụng vào sản xuất

nhằm đẩy nhanh tốc độ dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp:

* Nguyên tắc lựa chọn tiến bộ khoa học công nghệ để chuyển giao:

62

Lựa chọn tiến bộ khoa học, công nghệ để chuyển giao vào sản xuất

nông nghiệp phải dựa trên 3 nguyên tắc quan trọng:

+ Các tiến bộ khoa học, công nghệ được lựa chọn để chuyển giao vào

sản xuất phải bám sát chiến lược phát triển ngành nông nghiệp trong từng thời

kỳ.

+ Các tiến bộ khoa học, công nghệ lựa chọn để chuyển giao phải phù

hợp với điều kiện cụ thể về tự nhiên và kinh tế - xã hội của từng tiểu vùng

nhằm khai thác tối ưu các tiềm năng thế mạnh của từng vùng sinh thái.

+ Gắn trách nhiệm và quyền lợi của bên chuyển giao với bên nhận

chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ.

* Phương pháp lựa chọn tiến bộ khoa học, công nghệ:

(1) Cách tiếp cận trong lựa chọn tiến bộ khoa học, công nghệ:

Cách tiếp cận trong việc lựa chọn tiến bộ khoa học, công nghệ là sự

tiếp cận theo cách kết hợp giữa tiếp cận từ dưới lên (tiếp cận có sự tham gia

của cộng đồng) và từ trên xuống (theo các chương trình mục tiêu của Quốc

gia). Theo cách tiếp cận kết hợp từ dưới lên với từ trên xuống, các tiến bộ

khoa học, công nghệ được trao đổi bàn bạc kỹ lưỡng giữa các bên nhận

chuyển giao với bên chuyển giao để xây dựng kế hoạch chuyển giao. Bằng

cách này, các tiến bộ khoa học, công nghệ lựa chọn sẽ phù hợp hơn với nhu

cầu sản xuất, với nguyện vọng của nông dân.

Phương thức chuyển giao được xác định bởi các nhân tố là: Cách tiếp

cận trong việc lựa chọn tiến bộ khoa học, công nghệ; Hệ thống (kênh) chuyển

giao, phương pháp chuyển giao, chính sách chuyển giao, về quyền lợi, nghĩa

vụ của bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao.

(2) Hệ thống (kênh) chuyển giao:

Căn cứ vào điều kiện sinh thái, căn cứ vào mục tiêu phát triển, căn cứ

vào khả năng và tiềm lực áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ ở từng vùng và

tiểu vùng để lựa chọn các tiến bộ khoa học, công nghệ phù hợp với từng vùng

và tiểu vùng nhằm thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp chung

toàn tỉnh và ở từng vùng, tiểu vùng trong thời kỳ từ năm 2010 đến năm 2015

và từ năm 2016 đến năm 2020.

(3) Xác định các mũi nhọn về khoa học công nghệ:

Việc xác định mũi nhọn về khoa học, công nghệ có ý nghĩa rất quan

trọng nhằm đưa nhanh các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông lâm

nghiệp để đẩy nhanh tốc độ dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp. Tuy

nhiên đối với mỗi vùng khác nhau, với từng loại đối tượng ứng dụng khác

nhau thì mũi nhọn về khoa học, công nghệ cũng khác nhau.

b. Xac đinh mũi nhọn về khoa học, công nghệ cho các thành phần kinh

tế:

63

* Đối với kinh tế trang trại:

Mục tiêu sản xuất của loại hình kinh tế trang trại là phát triển sản xuất

hàng hoá qui mô vừa và lớn. Do vậy, mũi nhọn về khoa học, công nghệ cho

hình thức kinh tế trang trại được xác định như sau:

+ Ứng dụng khoa học, công nghệ trong phát triển sản xuất cây, con

giống, sản xuất nông sản hàng hoá qui mô vừa và lớn.

+ Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, bò thịt, kỹ thuật nuôi

trồng thủy sản và chăn nuôi gia cầm.

+ Tăng cường đào tạo kiến thức kỹ thuật, kiến thức quản lý và kiến

thức tiếp cận thị trường cho chủ trang trại.

* Đối với kinh tế HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Trong sản xuất hàng hoá tất yếu cần có sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực

như: Dịch vụ vật tư, kỹ thuật đầu vào cho sản xuất, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm,

HTX sản xuất nông nghiệp,... Như vậy, mũi nhọn về khoa học, công nghệ

được xác định cho loại hình kinh tế HTX, DNVVN trong nông nghiệp là:

- Tăng cường năng lực hoạt động khuyến nông và chuyển giao tiến bộ

khoa học, công nghệ trong nông nghiệp.

- Ứng dụng công nghệ Bảo quản và chế biến nông sản.

- Tăng cường trang thiết bị để thực hiện các khâu dịch vụ kỹ thuật đầu

vào cho sản xuất như: Dịch vụ cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, dịch vụ

vật tư nông nghiệp, dịch vụ làm đất, dịch vụ thú y, dịch vụ bảo vệ thực vật.

* Đối với kinh tế hộ nông dân:

Trong giai đoạn tới, kinh tế hộ nông dân vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong

cơ cấu các thành phần kinh tế trong nông lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn. Hộ nông

dân là đơn vị tiếp nhận các hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học, công

nghệ trong nông nghiệp. Mũi nhọn về khoa học, công nghệ đối với loại hình

kinh tế hộ nông dân chính là việc đào tạo, nâng cao kiến thức khoa học - kỹ

thuật để họ có đủ năng lực tiếp thu các tiến bộ khoa học, công nghệ mới và

ứng dụng vào sản xuất để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

c. Mũi nhọn về khoa học, công nghệ theo phân cực tác động:

* Phía cực mạnh:

Phía cực mạnh được hiểu là các cơ sở sản xuất (hộ gia đình, trang trại)

đang giữ vai trò tiên phong về ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong

sản xuất nông nghiệp để tạo động lực thúc đẩy tốc độ dịch chuyển cơ cấu kinh

tế nông nghiệp. Phía cực mạnh được coi là những nhân tố mới trong sản xuất

nông nghiệp. Đối với đối tượng này, mũi nhọn về khoa học, công nghệ là hỗ

trợ đầu tư đưa công nghệ mới vào sản xuất nhưng sản phẩm có hàm lượng

khoa học cao như:

64

- Sản xuất cây, con giống,

- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò sữa, lợn siêu nạc, gà

siêu thịt, siêu trứng.

- Chế biến nông, lâm, thuỷ sản.

- Chuyển giao cho họ kỹ thuật sản xuất rau an toàn, rau sạch.

- Hoạt động dịch vụ (dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ vật tư...) và khuyến

nông.

* Phía cực yếu:

Phía cực yếu được hiểu là các chủ thể sản xuất đang còn gặp khó khăn

nhiều mặt, thường là các hộ nghèo, cần hỗ trợ về khoa học, công nghệ để tạo

tiền đề dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Với đối tượng này, mũi nhọn

về khoa học, công nghệ là:

- Chuyển giao cho họ những tiến bộ về giống cây trồng và kỹ thuật

thâm canh, tăng vụ.

- Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi theo phương pháp bán công nghiệp.

- Đào tạo kỹ thuật sản xuất nông, lâm nghiệp.

d. Mũi nhọn khoa học công nghệ đối với từng ngành nông lâm nghiệp

Mũi nhọn khoa học công nghệ đối với ngành trồng trọt:

* Đôi vơi giông cac loai cây trông:

- Về giống cây trồng: Trong thời gian sắp tới đẩy nhanh việc ứng dụng

các thành tự khoa học công nghệ về giống cây trồng, đưa vào ứng dụng các

giống có tiềm năng năng suất, chất lượng sản phẩm cao và đáp ứng thị hiếu

tiêu dùng. Vì vậy hướng ứng dụng khoa học công nghệ về giống là các giống

lai, giống thuần, có năng suất chất lượng cao, phù hợp với đồng đất tỉnh Bắc

Kạn. Cụ thể:

- Đối với giống lúa: Hướng vào gieo trồng các giống lúa lai Trung

Quốc, các giống lúa thuần nguyên trũng, đối với giống lúa cạn cần nhanh

chóng thay thế giống lúa nương năng suất thấp bằng các giống lúa cạn nang

suất cao.

- Đối với giống ngô: Ứng dụng các giống ngô lai dòng BioSeed, giống

ngô lai LVN 10, LVN 12 và các giống ngô lai khác đưa vào sản xuất. Phấn

đấu đến năm 2015 toàn bộ diện tích trồng ngô được gieo trồng ngô lai, năng

suất, chất lượng cao.

- Đối với cây thực phẩm: Từng bước cải tạo các giống khoai môn về

năng suất và chất lượng để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng mở rộng.

65

- Đối với cây công nghiệp dài và cây ăn quả: Là từng bước nâng cao

năng suất và chất lượng các giống đã có tiếp tục du nhập ứng dụng các giống

mới phù hợp với đồng đất của tỉnh Bắc Kạn.

* Thực hiện ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi mùa vụ và

thực hiện luân canh cây trồng theo từng chân đất.

- Chân đất đồi núi: Thực hiện xen canh, đa canh, nông lâm kết hợp ở

rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

- Trên chân đất bãi: Thực hiện luân canh cây trồng cạn, có khả năng

chịu hạn, đặc biệt luân canh với cây họ đậu để tăng độ mầu mỡ và bảo vệ đất

đai.

- Trên chân đất hai vụ lúa: Thực hiện luân canh 2-3 vụ/năm. Đối với

chân ruộng lúa nước có thể kết hợp với thả cá thời vụ.

Mũi nhọn khoa học công nghệ đối với ngành chăn nuôi:

* Về giống gia súc, gia cầm: Trong thời gian sắp tới tiếp tục chọn lọc,

cải tạo nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm theo hướng:

- Tăng cường công tác bình tuyển giống trâu bò tại địa phương và trong

nước, từ đó nghiên cứu thực nghiệm chọn ra giống trâu bò chất lượng cao phù

hợp với điều kiện sinh thái và tập quán chăn nuôi của dân để đưa vào sản xuất

đại trà. Thực hiện sinb hóa đàn bò bằng hai phương thức lai cải tạo đàn bò và

lai kinh tế. Trong đó từ nay đến 2015 chủ yếu là lai cải tạo để cung cấp giống

bò nền để phục vụ cho lai tạo bò thịt có chất lượng cao, giai đoạn 2016-2020

thực hiện lai cải tạo để gia tăng tầm vóc và tiết kiệm thời gian nuôi.

- Về giống lợn: Áp dụng công nghệ chọn lọc và nhân giống lợn từ 3, 4

và 5 máu ngoại, với năng suất có thể tăng từ 1,5 - 2 lần, tiến tới nạc hóa đàn

lợn và chương trình xã hội hóa công tác giống lợn. Trên cơ sở củng cố hệ

thống quản lý giống để ổn định cơ cấu di truyền, tăng cường quản lý các

nguồn tinh ở các trại giống tư nhân và nhập ngoại, quản lý và giũ gìn đàn lợn

nái địa phương lợn Móng Cái, lợn Ỉ để sản xuất lợn nái nền sinh sản lai tạo

với lợn ngoại, chỉ đạo tập trung khuyến cáo các trại chăn nuôi sản xuất lợn

ngoại thương phẩm và nhập lợn đực ngoại có 2 máu (Yorrkshire, Pietrain) để

sản xuất ra lợn thịt thương phẩm 2,3/4 máu ngoại.

- Về giống gia cầm: Một mặt chọn lọc bồi dưỡng và nâng cao chất

lượng giống gia cầm địa phương, mặt khác tình hình nhập và nuôi dưỡng một

số giống nhập ngoại, xây dựng các đàn thuần để giữ giống gốc, đồng thời

nghiên cứu sản xuất con lai thương phẩm có năng suất và chất lượng sản

phẩm cao.

Để thực hiện được giải pháp khoa học công nghệ nêu trên sắp tới tỉnh

Bắc Kạn cần thiết điều tra, đánh giá lại giống địa phương như: gà ri, gà mía,

gà chọi, gà lai giữa gà ri và gà chọi.vv. Đồng thời cũng đánh giá lại một số

66

giống gà nhập nội như giống gà thịt: ISA-30 MPK, AA, ISA, BroWn,

babcock,… giống gà thả vườn: gà Tam Hoàng, Lương Phượng LV1, LV2,

LV3…

* Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất thức ăn gia súc,

gia cầm:

Để nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm trong thời gian sắp tới cần

cải tạo và du nhập các giống cỏ có chất lượng cao cho đàn trâu bò, trước hết

cần đánh giá lại tập đoàn giống cỏ như: Guatemala, VA 06, Paspalum, cỏ

Ghinê, cỏ Stylo, cỏ voi,… để xác định chất lượng và tính thích nghi đối với

đàn gia súc trong tỉnh, đồng thời tăng cường đầu tư áp dụng công nghệ mới

chế biến cỏ khô, cỏ đóng bánh, cỏ nghiền tạo viên,…

Tăng cường quản lý chất lượng thức ăn tinh, tăng cường kiểm tra các

cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi đảm bảo đạt tiêu chuẩn GMP, đồng thời xử

lý những trường hợp thức ăn chăn nuôi không đủ tiêu chuẩn, thức ăn giả, thức

ăn có thành phần kích thích gây hại (chất tạo nạc) cho người chăn nuôi và

người tiêu dùng thịt.

Mũi nhọn khoa học công nghệ đối với ngành lâm nghiệp:

- Về công tác giống: tập trung chỉ đạo nghiên cứu tuyển chọn giống cây

lâm nghiệp, chú ý các giống cây bản địa, giống gốc, đồng thời nhập giống

ngoại phù hợp điều kiện đất đai, sinh thái cua tinh Bắc Kạn để đa dạng tập

đoàn giống và nâng cao chất lượng rừng.

Tăng cường quản lý chất lượng giống trong các trại ươm giống, đồng

thời nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ để tạo ra giống mới, sinh

trưởng nhanh, đáp ứng đủ và chất lượng cao công tác trồng rừng.

- Chuyển đổi cơ cấu cây lâm nghiệp và thực hiện thâm canh cao bằng

việc xây dựng các mô hình canh tác trên đất dốc, phát triển các mô hình nông

lâm kết hợp gắn với xây dựng hệ thống rừng bền vững. Từng bước áp dụng

công nghệ sinh học, chủ yếu là công nghệ nuôi cấy mô để tạo giống cây trồng

có năng suất và chất lượng cao.

5.4.3.2. Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng:

a. Cải tạo và xây dựng hệ thống thủy lợi:

Hệ thống thủy lợi của tỉnh Bắc Kạn bao gồm: hệ thống kênh tưới, kênh

tiêu cấp I, cấp II, các hồ chứa nước, phai đập và trạm bơm. Hiện các công

trình đó đã và đang xuống cấp nghiêm trọng, đã ảnh hưởng đến năng suất và

sản lượng cây trồng. Do vậy cần được cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới

đáp ứng được yêu cầu thâm canh tăng năng suất cây trồng, thực hiện chuyển

đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ.

b. Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống giao thông:

67

Để đảm bảo cho sản xuất phát triển và tiêu thụ nông sản hàng hóa đỏi

hỏi phải hoàn thiện hệ thống giao thông, không chỉ các đường liên tuyến, liên

xã mà còn cả giao thông liên thôn, giao thông nội đồng, đặc biệt quan tâm đối

với các vùng sản xuất hàng hóa nông sản tập trung. Trong những năm qua,

Bắc Kạn đã đầu tư đáng kể vào phát triển giao thông thông qua các dự án,

chương trình do Nhà nước hỗ trợ, tuy nhiên vẫn còn một số vùng đường xá đi

lại còn khó khăn, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa của tỉnh và vì vậy cần sớm

đưa vào kế hoạch xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo trong thời gian sắp tới.

c. Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống điện quốc gia:

Trong những năm qua nhà nước và nhân dân đã đầu tư khá lớn vào hệ

thống điện, nên cả tỉnh đến nay đã có 95% số xã có điện, 97,5% số hộ nông

thôn đã dùng điện lưới quốc gia. Tuy nhiện hệ thống điện đã và đang xuống

cấp, giá điện cao có ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của nhân dân và phục vụ

cho sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt là khó khăn trong chế biến, bảo quản

nông sản. Vì vậy trong thời gian sắp tới hệ thống điện phải đưa nâng cấp để

đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông lâm nghiệp, tạo chủ động an toàn trong

sản xuất.

d. Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật sản xuất giống cây trồng, vật

nuôi:

Để chủ động sản xuất, có giống tốt đáp ứng phát triển ngành trồng trọt,

chăn nuôi trong thời gia sắp tới cần thiết phải ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất kỹ

thuật cho sản xuất giống cây trồng và giống gia súc, gia cầm.

+ Đối với ngành trồng trọt: cần tập trung xây dựng các vùng sản xuất

giống nguyên chủng, siêu nguyên chủng, trong đó tập trung vào các hạng mục

như khu thử nghiệm, nhà kho, sân phơi, lò sấy và các thiết bị kỹ thuật sản

xuất giống khác.

+ Đối với ngành chăn nuôi: xây dựng các trạm, trại sản xuất giống lợn

nái nền, lợn đực giống, trạm sản xuất tinh và phối giống bò, cơ sở thú y, cơ sở

thí nghiệm phục vụ cho chăn nuôi.

5.4.3.3. Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa:

Thị trường là yếu tố quan trọng trong sản xuất hàng hóa, nó tác động

thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển và vì vậy giải pháp cho thị trường tiêu

thụ hàng hóa tập trung vào những vấn đề dưới đây:

- Phát triển hệ thống thông tin thị trường, hệ thống thương mại điện tử

để thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất về thị trường tiêu thụ nông sản

để cung cấp cho người sản xuất, tiến tới lắp đặt hệ thống vi tính và nối mạng

đến các xã để người sản xuất cập nhật thông tin hàng ngày.

- Tổ chức tuyên truyền quảng bá giới thiệu sản phẩm, xây dựng thương

hiệu hàng hóa có uy tín, chất lượng trên thị trường, tiến tới có chứng chỉ chất

68

lượng sản phẩm. Đồng thời xây dựng hệ thống kiểm tra đăng ký chất lượng

sản phẩm, để thường xuyên kiểm tra một cách nghiêm ngặt các sản phẩm

hàng hóa và dịch vụ.

- Đầu tư nâng cấp các tuyến đường giao thông giữa Bắc Kạn với các

tỉnh biên giới (Lạng Sơn, Cao Bằng) tạo điều kiện để vận chuyển sản phẩm

nông lâm nghiệp đến cửa khẩu để xuất khẩu.

- Đẩy mạnh đa dạng hóa các hình thái tiêu thụ sản phẩm phù hợp như:

bán lẻ, bán buôn, hợp đồng tiêu thụ, sản phẩm, liên kết giữa sản phẩm và tiêu

thụ, trong đó hình thức tiêu thụ nông lâm sản thông qua hợp đồng là hình thức

liên kết có tính bền vững nhất. Đó là hình thức gắn lợi ích giữa người sản xuất

và doanh nghiệp chế biến tiêu thụ sản phẩm, có vai trò của Nhà nước và nhà

khoa học trong việc hỗ trợ trong sự liên kết đó, cụ thể đã được thể chế hóa

trong Quyết định 80/TTg ngày 24/06/2002 của Thủ tướng Chính phủ về

“khuyến khích sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng”.

- Tăng cường đầu tư vào khâu xúc tiến thương mại, trong đó có các

hoạt động: Mở và tham gia các hoạt động triển lãm, quảng cáo, tham gia trong

và ngoài nước để mở mang thêm các thị trường tiêu thụ.

5.4.3.4. Giải pháp về cơ chế chính sách:

Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo hướng

sản xuất hàng hóa, trong thời gian tới cần thiết phải tiến hành đồng bộ các

chính sách sau:

a. Chính sách đất đai:

Trên cơ sở qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, thực hiện các dự án qui

hoạch sử dụng đất đai cụ thể cho các ngành sản xuất nông lâm nghiệp, cho

từng loại cây trồng, gia súc, thủy sản,... đáp ứng cho yêu cầu chuyển dịch cơ

cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Bắc Kạn.

Tập trung vào những vấn đề sau:

- Khuyến khích các huyện, xã thực hiện qui hoạch đất đai, đồn điền,

dồn thửa theo đúng tinh thần “dân chủ, tự nguyện, thỏa thuận”, tạo điều kiện

để chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung hoặc

cánh đồng mẫu lớn. Để thực hiện được việc “dồn điền, đổi thửa” tỉnh Bắc

Kạn cần có chính sách khuyến khích hỗ trợ kinh phí cho các huyện, xã thực

hiện theo phương châm Nhà nước và dân cùng làm.

- Để khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại,

gia trại qui mô lớn, tỉnh Bắc Kạn cần có chính sách cho phép các hộ chuyển

đổi mục đích sử dụng đất để hình thành các khu chăn nuôi tập trung xa khu

dân cư, tạo điều kiện giảm thiểu ô nhiễm môi trường và thuận lợi cho việc

phòng chống dịch bệnh, bảo vệ gia súc, gia cầm. Để thực hiện được vấn này

tỉnh Bắc Kạn cần ban hành qui định các loại đất được phép chuyển đổi sang

sử dụng vào mục đích chăn nuôi, cụ thể như đất nông lâm nghiệp sản xuất

69

kém hiệu quả, đất công ích theo tinh thần của Nghị quyết 03/2000/NQ-CP

ngày 2/2/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại, Nghị quyết 09/2000/ NQ-

CP của Chính phủ và Nghị định số 167/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính

phủ.

b. Chính sách tín dụng:

Trong thời gian tới cần tập trung vào những vấn đề sau:

- Trong những năm qua Nhà nước đã ban hành hàng loạt chính sách

đầu tư tín dụng phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trong đó quan

trọng nhất là Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Chính phủ về

chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (thay thế

Quyết định 67/1994/QĐ-TTg). Tỉnh Bắc Kạn cần cụ thể hóa, triển khai thực

hiện phù hợp với điều kiện từng vùng, từng ngành, từng loại sản phẩm hàng

hóa.

- Qua khảo sát thực tế tại một số xã cho thấy có tới 100% số hộ được

hỏi cho rằng phương thức cho vay tín dụng hiện nay chưa phù hợp với thực tế

sản xuất nông lâm nghiệp do thời gian vay quá ngắn, mức vay thấp, lãi suất

vay còn cao. Điều đó đã hạn chế đến những dự án đầu tư lớn, thời gian thu

hồi vốn dài, tính rủi ro trong sản xuất nông lâm nghiệp còn cao, cụ thể như

đầu tư vào chăn nuôi trang trại theo hướng tập trung, đầu tư vào phát triển

vùng chuyên canh cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày. Trong thời gian sắp

tới tỉnh Bắc Kạn chính sách tháo gỡ những khó khăn nêu trên bằng việc mở

rộng hình thức vay trung và dài hạn, mức vay lớn, lãi suất tiền vay ưu đãi với

mức thấp để người sản xuất yên tâm đầu tư lâu dài.

- Thế chấp tài sản khi vay vốn tín dụng của các tổ chức, cá nhân, hộ gia

đình vào phát triển nông nghiệp đang là khó khăn, cản trở lớn nhất hiện nay.

Qua khảo sát có tới 65,9% số người được hỏi nói rằng họ không có hoặc

không được tài sản thế chấp nên không được vay vốn ngân hàng. Vấn đề là

làm sao để người sản xuất có nhu cầu vay vốn được vay vốn thuận lợi, trong

khi ngân hàng vẫn bảo tồn được đồng vốn, nợ xấu không xẩy ra. Để giải

quyết vấn đề trên, đề nghị ngân hàng cho phép các đơn vị, cá nhân sản xuất

được thế chấp tài sản hình thành sau đầu tư để được vay vốn, mặt khác ngân

hàng có quyền yêu cầu các đơn vị, các nhân có dự án khả thi, chứng minh

được hiệu quả đem lại của dự án, đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục

đích.

Tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân vay vốn với lượng vay nhiều hơn

để đầu tư cho sản xuất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhất là đối với các hộ

phát triển chăn nuôi, trồng trọt quy mô lớn, hoặc đầu tư chế biến, tiêu thụ sản

phẩm sau thu hoạch.

70

Đối với những hộ có nhu cầu vốn lớn nhưng không đủ điều kiện thế

chấp cần có sự bảo lãnh của Chính quyền cấp xã để họ vay vốn đầu tư phát

triển sản xuất được dễ dàng, thuận tiện.

Tạo điều kiện để phát triển đa dạng các loại hình tín dụng trong nông

thôn nhằm huy động vốn nhàn rỗi trong dân đưa vào sản xuất.

c. Chính sách tài chính:

- Về thuế:

Tiếp tục thực hiện sự ưu đãi về thuế đối với các cơ sở, đơn vị đầu tư

vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp theo chính sách hiện hành. Đối với các cơ sở

sản xuất, chế biến và kinh doanh nông sản mới thành lập ngoài việc được ưu

đãi về thuế còn được ưu tiên về vay vốn tín dụng nhằm nhanh chóng hình

thành và ổn định sản xuất.

- Về cơ chế đầu tư hỗ trợ:

Tiếp tục thực hiện việc trợ giúp giá giống và vật tư đối với các hộ tham

gia làm mô hình thử nghiệm, hỗ trợ giá đối với các giống cây trồng, vật nuôi

mới chuyển giao cho hộ nông dân để khuyến khích nông dân ứng dụng.

d. Chính sách hỗ trợ sản xuất:

Trong thời gian tới đề nghị tỉnh Bắc Kạn cần cụ thể hơn các chính sách

hỗ trợ, ưu đãi đầu tư với những vấn đề chủ yếu sau đây:

Chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất:

* Mục tiêu hỗ trợ:

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổ chức kinh tế doanh nghiệp

trang trại để tồn tại và phát triển trong môi trường hội nhập, góp phần thúc

đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Bắc Kạn.

Cụ thể là: Xây dựng phong trào tăng năng suất, chất lượng sản phẩm

trong toàn tỉnh, mỗi năm thu hút ít nhất 10-15 doanh nghiệp tham gia trên tất

cả các mặt như nghiên cứu khoa học, đổi mới và chuyển giao công nghệ dưới

hình thức đề tài, dự án khoa học; xây dựng và áp dụng các Hệ thống quản lý

chất lượng tiên tiến theo tiêu chuẩn Quốc tế như ISO 9000, ISO 14000,

HACCP, GMP,ISO/IEC 17020, ISO/IEC 17025; tham gia các giải thưởng

chất lượng Việt Nam, Quốc tế và các Hội chợ triển lãm trong và ngoài nước;

Công bố sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu

chuẩn Quốc tế. Xác lập, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ. Tăng

cường được tiềm lực khoa học công nghệ của các doanh nghiệp và của tỉnh.

Phấn đấu đến hết năm 2015, hầu hết các sản phẩm chủ lực, các sản phẩm xuất

khẩu, các sản phẩm đặc thù của tính tạo lập được uy tín thương hiệu. Cộng

đồng các doanh nghiệp tồn tại và phát triển được trong môi trường hội nhập.

* Nội dung hỗ trợ:

71

- Hỗ trợ các tổ chức kinh tế doanh nghiệp cá nhân ứng dụng tiến bộ

khoa học công nghệ, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới để nâng cao năng

lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế

trong toàn tỉnh. Trong đó ưu tiên các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, trang trại,

hộ nông dân doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ lực, các mặt hàng

truyền thống của địa phương nhằm tạo ra sản phẩm mới, các sản phẩm thiết

yếu phục vụ đời sống nhân dân và tăng cường năng lực cạnh tranh của sản

phẩm trên thị trường. Hướng dẫn và ưu tiên để lựa chọn đầu tư bằng nguồn

vốn sự nghiệp khoa học các đề tài, dự án của doanh nghiệp hoặc của các tổ

chức khoa học triển khai tại doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm mới, hoặc cải

tiến sản phẩm, cải tiến qui trình công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ

giá thành sản phẩm nông nghiệp.

- Hỗ trợ các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng các

hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; các doanh nghiệp có sản phẩm được

chứng nhận phù hợp với Tiêu chuẩn Quốc tế, Tiêu chuẩn Việt Nam; Các

doanh nghiệp đã đạt giải thưởng chất lượng Việt Nam, Giải thưởng chất

lượng Châu Á - Thái Bình Dương, Giải thưởng chất lượng Quốc tế… nhằm

tạo dựng thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông

lâm nghiệp trên thị trường.

- Hỗ trợ các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

hàng hóa tại cục sở hữu trí tuệ Việt Nam; Xây dựng xuất xứ cho hàng hóa

xuất khẩu; Đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công

nghiệp,… nhằm xác lập và bảo hộ quyền sở công nghiệp đối với nhãn hiệu,

chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp cho các sản phẩm sản xuất trên địa bàn

tỉnh.

- Hỗ trợ các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp khai thác thông tin Khoa học

và Công nghệ, Thông tin về TC-ĐL-CL; tham gia các khóa đào tạo, tập huấn

do Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức; quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và

sản phẩm hàng hóa trên mạng của Sở Khoa học và Công nghệ, Chi Cục TC-

ĐL-CL tỉnh Bắc Kạn. Tổ chức các hội thi như: Hội thi thắp sáng thương hiệu

Bắc Kạn, Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật Bắc Kạn.

- Hỗ trợ các tổ chức kinh tế Bắc Kạn tăng cường tiềm lực khoa học

công nghệ xây dựng hoặc nâng cấp trạm trại nghiên cứu, nhà xưởng sản xuất

thử nghiệm, phòng phân tích, kiêm nghiệm, kiểm định… Mỗi năm thu hút

(nguồn đầu tư phát triển của Trung ương) khoảng 7-10 tỷ đồng để đầu tư các

dự án của doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp công lập.

* Để thực hiện được các nội dung hỗ trợ trên cần có giải pháp:

- Cơ cấu lại đầu tư lại nguồn vốn sự nghiệp khoa học theo hướng: Tăng

cường đầu tư cho các đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học

công nghệ tạo ra sản phẩm mới hoặc đổi mới công nghệ của các tổ chức kinh

tế và doanh nghiệp. Hỗ trợ các đơn vị đó, phát triển tài sản trí truệ, áp dụng hệ

72

thống quản lý chất lượng, tham gia các giải thưởng chất lượng. Tăng cường

các dự án xây dựng, nâng cấp tiềm lực khoa học công nghệ cho các tổ chức

kinh tế đó.

- Tăng cường tư vấn, hướng dẫn các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế

xây dựng các dự án để thu hút các nguồn vốn của Trung ương (Chương trình

khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp và nông thôn miền núi; Chương

trình phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp; Chương trình hỗ trợ các

doanh nghiệp nghiên cứu khoa học công nghệ theo Nghị định 119/1999 của

Chính phủ. Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ Quốc gia…).

- Bảo đảm thực hiện chính sách ưu đãi đối với hoạt động ứng dụng tiến

bộ khoa học công nghệ của doanh nghiệp.

Trong phạm vi chức trách quyền hạn, các ngành chức năng và các cấp

chính quyền ở địa phương phối hợp tạo điều kiện thuận lợi nhất để các dự án

ứng dụng công nghệ mới hoặc cải tiến. đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm,

nhất là sản phẩm công nghệ cao nông sản hàng xuất khẩu hoặc thay thế hàng

nhập khẩu được hưởng ưu đãi theo qui định của Nhà nước.

Chế độ ưu đãi bao gồm: Miễn, giảm tiền thuế đất, miễn giảm thuế thu

nhập doanh nghiệp, ưu đãi tín dụng. Đặc biệt là ưu đãi miễn, giảm thuế thu

nhập doanh nghiệp đối với hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ, sản phẩm

sản xuất thử nghiệm và phần thu nhập tăng thêm do ứng dụng tiến bộ khoa

học công nghệ mang lại.

Các cơ quan Nhà nước phối hợp có biện pháp kiểm soát chặt chẽ, bảo

đảm thực hiện nghiêm Luật Sở hữu trí tuệ, các quy định về tiêu chuẩn, qui

chuẩn kỹ thuật, chống gian lận về chất lượng, mẫu mã, nhãn hiệu, bản quyền,

tạo môi trường lành mạnh cho việc ứng dũng tiến bộ khoa học công nghệ.

Chính sách hỗ trợ cho sản xuất:

Trong những năm qua, tỉnh Bắc Kạn đã luôn quan tâm đến chính sách

hỗ trợ nông dân trong phát triển sản xuất, các chính sách đó một mặt góp phần

thực hiện thành công chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mặt khác

giải quyết vấn đề khó khăn của người sản xuất. Có nhiều chính sách đã tác

động có hiệu quả sản xuất của người nông dân, đặc biệt là các hộ nghèo như

Quyết định số: 22/2011/NQ-HĐND ngày 07 tháng 10 năm 2011 về Phê duyệt

chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất một số cây trồng nông nghiệp chính và

trồng rừng sản xuất tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2012-2015; Quyết định số:

1028/QĐ-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2013 về Phê duyệt Mô hình giảm

nghèo bền vững thông qua việc phát triển chăn nuôi lợn nái Móng cái năm

2013; Quyết định số 08/2012/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2012 về Phê

duyệt Đề án phát triển đàn lợn giống Móng Cái thuần tỉnh Bắc Kạn giai đoạn

2012-2015,... Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của tỉnh còn cao, nông

dân thiếu vốn và điều kiện cho phát triển sản xuất nên rất cần sự hỗ trợ của

73

Nhà nước và của tỉnh, do đó tỉnh Bắc Kạn cần tiếp tục ban hành các chính

sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ cho người sản xuất. Đặc biệt, tăng cường

đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn như: miễn giảm tiền

thuế đất, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hộ gia đình,

trang trại chăn nuôi sản xuất hàng hóa trong những năm đầu.

- Cùng với chính sách huy động sức dân, tỉnh Bắc Kạn cần tăng vốn

ngân sách đầu tư vào vùng qui hoạch chăn nuôi tập vùng, vùng chuyên canh

cây ăn quả, vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày. Theo đó các tổ chức,

cá nhân được hưởng các chính sách hỗ trợ cho giải phóng mặt bằng, xây dựng

cơ sở hạ tầng; cho vay vốn hỗ trợ lãi suất ưu đãi trong trong 2-3 năm đầu sản

xuất; trợ giá giống (đối với giống ông bà, bố mẹ) gia súc, gia cầm,...; ngoài ra

tỉnh cần có chính sách hỗ trợ để xúc tiến thành lập Quỹ bảo hiểm chăn nuôi,

đặc biệt đối với phương thức chăn nuôi công nghiệp.

Tỉnh Bắc Kạn cần sớm tổng kết chính sách hỗ trợ đã đưa vào áp dụng

cho ngành chăn nuôi trong thời gia qua như chính sách hỗ trợ giống trâu đực

(4-6 triệu đồng/con), hỗ trợ thụ tinh nhân tạo cho trâu (100.000 đồng/con), hỗ

trợ chăn nuôi trâu cái, hỗ trợ vốn tín dụng để xây dựng chuồng trại chăn

nuôi,… từ đó rút ra những mặt đã đạt được những tồn tại, hạn chế của từng

chính sách cũng như trong quá trình chỉ đạo để hoàn thiện, bổ sung chính

sách, tiếp tục hỗ trợ cho sản xuất.

- Trong những năm qua tỉnh đã thực hiện chính sách hỗ trợ giá cước

vận chuyển phân bón giống lúa lai, lúa thuần, một số giống cây trồng khác,

cũng như hỗ trợ lãi suất tiền vay của hộ nông dân khi thực hiện mô hình ứng

dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Trong thời gian tới tỉnh cần tổng kết rút

kinh nghiệm, hoàn thiện bổ sung chính sách để tiếp tục hỗ trợ cho nông dân

đạt hiệu quả cao hơn nữa.

5.4.3.5. Các giải pháp huy động vốn đầu tư:

Các giải pháp quan trọng để huy động vốn đầu tư cho quá trình dịch

chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn tới là:

- Huy động nội lực đầu tư của nông dân bằng việc lựa chọn các tiến bộ

khoa học, công nghệ phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của nông dân trong

quá trình phát triển sản xuất và dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

- Tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn để tận dụng

vốn đầu tư có trọng điểm cho việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ

trong nông lâm nghiệp như Chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa; Chương

trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp ở các vùng; Chương trình phát triển

trồng rau an toàn, rau sạch; Chương trình khuyến nông; sinb hóa đàn bò;

Chương trình nạc hóa đàn lợn; Chương trình phát triển chăn nuôi lợn Móng

Cái thuần; gà thả đồi,... Chương trình giảm nghèo bền vững; Chương trình

phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện,...

74

- Gắn sản xuất với chế biến và khuyến khích các bên thực hiện Quyết

định 80/TTg ngày 24/06/2002 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích tiêu

thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng.

- Tiếp cận và thực hiện tốt chương trình liên kết 4 nhà: Nhà nước, nhà

nông, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học để thu hút vốn đầu tư cho chuyển

giao tiến bộ khoa học, công nghệ trong nông nghiệp.

- Khuyến khích và kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tư

vào lĩnh vực nông lâm nghiệp.

5.4.3.6. Các giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực:

Đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là việc làm

rất quan trọng để phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn lên một tầm

cao mới, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp

nông thôn cả trong giai đoạn trước mắt và sự nghiệp lâu dài. Các giải pháp đề

xuất cho việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là:

+ Tăng cường đầu tư cho công tác tập huấn kỹ thuật sản xuất và kiến

thức quản lý, kiến thức kinh tế thị trường cho nông dân. Đối với việc tập huấn

kỹ thuật nên lựa chọn phương pháp "đào tạo nông dân trên đồng ruộng" là

chủ yếu. Ngoài ra còn có thể áp dụng nhiều phương thức đào tạo khác như

xây dựng mô hình trình diễn, tham quan học hỏi kinh nghiệm...

+ Xây dựng hệ thống cán bộ khuyến nông cơ sở (cấp xã, cấp thôn) có

trình độ kỹ thuật cao. Đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ

thuật chăn nuôi, cán bộ thú y và cán bộ kỹ thuật bảo vệ thực vật.

+ Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật của các HTX dịch vụ

nông nghiệp và sử dụng lực lượng này làm lực lượng nòng cốt trong chuyển

giao tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

+ Xây dựng và nâng cấp các trung tâm đào tạo nghề cho nông dân. Đẩy

mạnh liên kết với các trường, các viện thuộc ngành nông nghiệp và phát triển

nông thôn tham gia đào tạo nghề cho nông dân trong nông thôn theo Quyết

định 1956 của Chính phủ nhằm tăng cường huy động sức lao động và nguồn

vốn trong dân đưa vào sản xuất nông lâm nghiệp.

5.4.3.7. Các giải pháp về tổ chức thực hiện:

Nhằm đưa nhanh các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông

nghiệp, các giải pháp tổ chức thực hiện cần được hoàn thiện ở một số điểm:

a. Giải pháp về tuyên truyền vận động:

Tăng cường công tác tuyên truyền vận động nông dân tích cực tham gia

ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất để dịch chuyển cơ cấu

kinh tế và nâng cao thu nhập thông qua hoạt động tuyên truyền của các tổ

chức Đoàn, Hội như: Hội nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Cựu

chiến binh,...

75

Khuyến khích bà con nông dân thành lập các nhóm sở thích, các làng

khuyến nông tự quản để qua đó phổ biến các tiến bộ tiến bộ khoa học, công

nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp.

Biện pháp tổ chức tuyên truyền vận động: Thông qua các hoạt động tập

huấn, chuyển giao, xây dựng mô hình trình diễn; Thông qua hệ thống thông

tin đại chúng (báo chí, truyền thanh, truyền hình); Thông qua các hoạt động

khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư...

b. Phân cấp chức năng quản lý nhà nước liên quan đến chuyển dịch cơ

cấu kinh tế nông nghiệp:

Cần có sự phân định và phân cấp rõ ràng về chức năng quản lý Nhà

nước với chức năng quản lý kinh tế của từng cấp quản lý của địa phương có

liên quan đến dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp.

c. Các giải pháp phối hợp giữa các cơ quan nghiên cứu, chuyển giao

với chính quyền địa phương và các chủ thể sản xuất:

Phát huy nội lực và tính năng động, sáng tạo của các chủ thể sản xuất

trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất và

dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Xây dựng đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở với lực lượng đủ mạnh cả

về trình độ và lực lượng cán bộ để nhanh chóng đưa các tiến bộ khoa học,

công nghệ vào sản xuất.

Thực hiện việc gắn quyền lợi của bên chuyển giao với bên nhận chuyển

giao tiến bộ khoa học, công nghệ trong nông nghiệp.

d. Xác định các giải pháp chủ lực để ứng dụng nhanh tiến bộ khoa

học, công nghệ để dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn

trong giai đoạn tới:

Để ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản

xuất và dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn

tới đòi hỏi phải có một hệ thống các giải pháp đồng bộ. Tuy nhiên cũng cần

lựa chọn các giải pháp chủ lực mang tính đột phá. Các giải pháp chủ lực phải

được lựa chọn phù hợp cho từng tiểu vùng, từng ngành sản xuất.

e. Giải pháp chủ lực đối với các tiểu ngành san xuât:

* Ngành trồng trọt:

Định hướng chung trong phát triển sản xuất và dịch chuyển cơ cấu kinh

tế nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn tới là sẽ giảm tỷ trọng ngành

trồng trọt, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp.

Ngành trồng trọt sẽ phát triển theo hướng hàng hoá và nâng cao chất lượng

sản phẩm. Như vậy, các giải pháp chủ lực để thúc đẩy ứng dụng khoa học,

công nghệ trong ngành trồng trọt là:

76

+ Khuyến khích nông dân dồn điền đổi thửa để hạn chế manh mún

trong sản xuất, từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung để

nâng cao lợi thế cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm thuận lợi.

+ Tiếp tục đầu tư xây dựng các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật

giống. Tập huấn kỹ thuật thâm canh đối với các cây trồng có tỷ suất hàng hoá

cao như: Kỹ thuật trồng lạc che phủ ni lông; kỹ thuật thâm canh ngô, rau, hoa,

kỹ thuật trồng chè chất lượng cao, chè sạch, kỹ thuật tưới ẩm cà phê, kỹ thuật

trồng và khai thác cao su.

+ Nghiên cứu, xây dựng hệ thống canh tác hợp lý, hiệu quả và bền

vững để chuyển giao cho nông dân.

* Ngành chăn nuôi:

Chăn nuôi từng bước trở thành ngành sản xuất chính và chiếm tỷ trọng

ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn. Nhằm tăng

cường ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất và dịch

chuyển cơ cấu kinh tế ngành chăn nuôi nói riêng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp

nói chung, các giải pháp chủ lực được đề xuất như sau:

+ Qui hoạch một số khu chăn nuôi lợn tập trung, xa khu dân cư, chuyển

các hộ chăn nuôi nhiều lợn ra khu vực này để tiện cho việc phát triển mở rộng

sản xuất và xử lý ô nhiễm môi trường.

+ Xây dựng các cơ sở sản xuất giống đảm bảo cung ứng đầy đủ giống

tốt cho sản xuất. Nhân rộng mô hình trình diễn thành công về chăn nuôi lợn

nái ngoại chuồng lồng và hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật để hình thành các cơ

sở sản xuất giống đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời các giống lợn nạc và

siêu nạc cho sản xuất.

+ Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ-thuật phục vụ chăn

nuôi mà trọng tâm là xây dựng hệ thống giao thông, hệ thống điện phục vụ

sản xuất và hệ thống xử lý chất thải.

+ Giải quyết tốt vấn đề vốn tín dụng cho nông dân, đặc biệt là các hộ

chăn nuôi lợn, chăn nuôi gà qui mô lớn, các hộ phát triển chăn nuôi bò sữa và

các trang trại chăn nuôi mới hình thành.

+ Tăng cường hơn nữa công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, công

tác vệ sinh thú y và kịp thời khống chế các đợt dịch bệnh phát sinh để nông

dân yên tâm sản xuất.

+ Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn siêu thịt theo phương pháp công

nghiệp, chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi bò sữa thâm canh cho nông dân.

+ Nghiên cứu, xây dựng khu giết mổ gia súc để thu mua nguyên liệu ổn

định cho nông dân trong vùng.

+ Tổ chức và quản lý tốt các dịch vụ cung ứng thức ăn gia súc để nông

dân mua được các loại thức ăn gia súc đảm bảo chất lượng.

77

* Ngành lâm nghiệp:

Trên cơ sở định hướng phát triển lâm nghiệp và tiếp tục thúc đẩy

chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng sản

xuất hàng hóa. Một số giải pháp mũi nhọn trong thời gian sắp tới như sau:

- Nâng cao chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện qui hoạch và kế

hoạch quản lý, bảo vệ rừng ở các cấp tỉnh, huyện, xã. Trước mắt cần tiến hành

rà soát lại và điều chỉnh qui hoạch 3 loại rừng (rừng sản xuất, rừng đặc dụng,

rừng phòng hộ) để làm cơ sở giao khoán hoặc cho thuê đất rừng và rừng cho

các tổ chức kinh tế, cá nhân quản lý bảo vệ rừng, đảm bảo rừng có chủ thực

sự.

- Tiếp tục thực hiện Đề án cắm mốc ranh giới rừng trên thực địa, thực

hiện có hiệu quả Đề án giao rừng, khoán rừng, cho thuê rừng, xúc tiến tổng

kết Đề án. Tổ chức canh tác lâm nghiệp bền vững trên đất nương rẫy để làm

cơ sở nhân rộng mô hình, đánh giá hiệu quả của Đề án giống cây lâm nghiệp

từ thực tế để làm cơ sở khuyến cáo người dân lựa chọn giống phù hợp với

đồng đất đem lại năng suất gỗ và hiệu quả kinh tế cao, mặt khác để các cơ sở

sản xuất giống cây lâm nghiệp đáp ứng nhu cầu cho việc phát triển rừng sản

xuất trong thời gian sắp tới.

- Tăng cường phân cấp quản lý về rừng cho chính quyền cấp huyện, xã.

Xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của chủ rừng, của chính quyền các cấp

và các cơ quan thừa hành pháp Luật trong việc quản lý bảo vệ rừng. Tiến

hành tổng kết các mô hình quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng, để trên cơ

sở đó rút ra bài học kinh nghiệm nhân rộng mô hình để rừng được quản lý bảo

vệ và phát triển bền vững.

- Để khuyến khích trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, trong

thời gian sắp tới tỉnh Bắc Kạn cần ban hành chính sách khuyến khích các

thành phần kinh tế đầu tư vào trồng rừng sản xuất, đầu tư vào chế biến lâm

sản trên cơ sở gắn kết và chia sẻ lợi ích với cộng đồng, thực hiện mô hình lâm

nghiệp xã hội.

- Nâng cao nguồn nhân lực cho ngành lâm nghiệp của tỉnh Bắc Kạn,

bao gồm: nguồn nhân lực cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, đặc biệt cán bộ

quản lý cấp xã, bản, các bộ kiểm lâm cấp huyện, xã, mặt khác phải có kế

hoạch đào tạo cán bộ kỹ thuật lâm sinh, cán bộ quản lý, chế biến lâm sản.

* Dịch vụ trong nông nghiệp:

Cần phải đẩy mạnh công tác dịch vụ để thúc đẩy ứng dụng khoa học,

công nghệ vào sản xuất. Các giải pháp chủ lực để ứng dụng khoa học, công

nghệ trong các hoạt động dịch vụ nông nghiệp là:

+ Tăng cường hệ thống thông tin khoa học, công nghệ và thông tin thị

trường nhằm cung cấp kịp thời các thông tin mới về khoa học, công nghệ và

thị trường cho người sản xuất.

78

+ Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và

trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại như các tụ điểm giao lưu hàng

hoá, các chợ thương mại, các cơ sở bảo quản nông sản.

+ Phát triển hệ thống thương mại điện tử phục vụ sản xuất.

f. Giải phát phát triển hợp tác xã và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp:

Để thức đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo hướng

sản xuất hàng hóa thì một trong những giải pháp là phát triển quan hệ sản xuất

trong nông ngiệp, nông thôn, trong đó có việc phát triển Hợp tác xã và các

loại hình kinh tế hợp tác nông lâm nghiệp. Các giải pháp phát triển Hợp tác xã

và kinh tế hợp tác trong thời gian tới tập trung vào những vấn đề dưới đây:

- Tiếp tục triển khai và quán triệt các Nghị quyết, Nghị định và các văn

bản pháp qui về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển

kinh tế hợp tác, nhất là Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp,

nông dân, nông thôn, Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của

Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, cùng các Nghị

quyết các khóa của tỉnh Đảng bộ Bắc Kạn trong nhiều khóa gần đây. Đồng

thời với việc quán triệt đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà

nước phải không ngừng tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu về

Luật Hợp tác xã cho người dân để nâng cao nhận thức và có ý thức khi tham

gia xây dựng mới hợp tác xã, cũng như củng cố phát triển và nâng cao hiệu

quả hoạt động của các hình thức kinh tế hợp tác nói chung và Hợp tác xã nói

riêng

- Đẩy mạnh phát triển và hình thành các loại hình kinh tế hợp tác mới

trong nông nghiệp, nông thôn, nhất là thành lập nhanh các tổ hợp tác hoặc các

Hợp tác xã dịch vụ cho các vùng hàng hóa tập trung qui mô lớn như: Tổ hợp

tác hoặc Hợp tác xã ở các vùng sản xuất cây ăn quả (cam, quýt, thanh long),

vùng sản xuất cây công nghiệp lâu năm (chè, hồi), vùng sản xuất cây công

nghiệp hàng năm (mía, đậu tương) và các vùng sản xuất cây thực phẩm hàng

hóa khác (khoai môn, dong riềng). Nội dung hoạt động của các tổ hợp tác,

Hợp tác xã tập trung vào dịch vụ “ đầu vào” và dịch vụ “đầu ra” cho sản xuất,

trong đó dịch vụ cung ứng vật tư, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ và

tiêu thụ sản phẩm là ba hoạt động cấp thiết hiện nay, cần quan tâm thúc đẩy

phát triển.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội

ngũ cán bộ quản lý các Hợp tác xã nhằm đáp ứng yêu cầu điều hành sản xuất

kinh doanh dịch vụ đầu vào và đầu ra, nhất là bồi dưỡng chuyên môn nghiệp

vụ hạch toán kinh tế về tổ chức quản lý vốn, tài sản và tiếp cận tiến bộ KHCN

ứng dụng vào sản xuất, khuyến khích các Hợp tác xã thu hút (thuê) cán bộ

giỏi không phải là xã viên làm chủ nhiệm công tác quản lý khác.

79

- Căn cứ vào Nghị định 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính

phủ, tỉnh Bắc Kạn cần cụ thể hóa chính sách khuyến khích phát triển Hợp tác

xã để vận dụng phù hợp với thực tế của địa phương, cụ thể là chính sách đào

tạo nguồn nhân lực, chính sách ưu đãi về đất đai, cơ sở hạ tầng, tài chính tín

dụng, khoa học kỹ thuật, và các chính sách hỗ trợ khác. Vận dụng các chính

sách đó vào điều kiện cụ thể ở Bắc Kạn phải đảm bảo phát triển Hợp tác xã

bền vững, tăng cường năng lực qui mô vốn tài sản và tăng sức cạnh tranh trên

thị trường của các hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Tiến hành tổng kết các mô hình hoạt động của các Hợp tác xã, nhất là

mô hình Hợp tác xã dịch vụ tại các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Từ việc

tổng kết chỉ ra các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, những mặt đạt

được, những tồn tại, hạn chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong kiện

toàn bộ máy quản lý, tác động của chính sách đến phát triển Hợp tác xã, cũng

như thu nhập đời sống xã viên và kết quả sản xuất kinh doanh của Hợp tác xã

trong thời gian qua.

6. Thời gian bắt đầu và kết thúc: 01/2011 đến tháng 5/2012.

7. Kinh phí thực hiện: 460.000.000,00đ (Bốn trăm sáu mươi triệu

đồng)./.