cac thay doi tam ly co the co o nguoi nhiem hiv/aids

7
CÁC THAY ĐỔI TÂM LÝ CÓ THNGƯỜI NHIM HIV/AIDS Nếu người nhim HIV/AIDS có thxác định được gii pháp cho riêng mình và có ai đó hiu h, hcó thchp nhn được stht và tiếp tc sng bình thường vi nhng hy vng. Khi hbt đầu có nhng biu hin ca nhim trùng cơ hi, nhng thay đổi vtâm lý chc chn stái xut hin. Các cm xúc sc, lo lng, chi bthường xuyên xut hin khi mt cá nhân biết rng mình nhim HIV. Mt sngười có thcm thy gin d, khó chu, lo lng hay lo svnhng bt n có thxy ra. Sau đó, hscm thy nhc nhã, cô đơn và rút lui vi cm giác thường xuyên mc li. Nếu các triu chng trm trng, hcó thrơi vào tình trng trm cm, hay có thcgng tìm cách tt. Mt cách rt tnhiên các đáp ng vtình cm khác bit mi cá nhân cvtính ddi hoc mc độ ca điu kin tình cm. Có 2 yếu tquan trng gây tác động đó là: - Sc mnh tâm lý ca mi cá nhân, kccách hsuy nghĩ và cách hthường đương đầu vi nhng cm xúc ca mình. - Hoàn cnh, có nghĩa là có mt gia đình đầm m, thông cm và không có các vn đề tài chính thì mt cá nhân có thkim soát tt hơn nhng điu kin tâm lý ca mình. Có 3 phương pháp để đánh giá hin tượng tâm lý ca người nhim HIV/AIDS: - Quan sát: bng cách nhn biết các biu hin trên nét mt và ánh mt cùng vi các cđộng ca cơ th. - Đặt câu hi vi người nhim HIV/AIDS, ví dcâu hi "Do này anh cm thy như thế nào?!" - Đặt câu hi cho gia đình và bn bè người nhim HIV/AIDS. Các din biến tình cm ca người nhim HIV/AIDS: biu hin và cách gii quyết mi giai đon. SC Cho dù mt người có được chun btt đến đâu thì cũng không tránh khi sbsc khi biết mình nhim HIV. Người nhim có thcm thy lúng túng và không biết làm gì. Người trong trng thái sc có thcó nét mt hong ht, dường như mun ngt, im lng, nói nhng điu vô nghĩa, thm chí không thnói được hoc chcó ththt lên: "Ti sao điu này li xy ra vi tôi?!". Khi mt người trng thái sc, mi vt đối vi hdường như không thc và kd. Mt điu quan trng cn nhn biết là khi con người đang trong tình trng sc, khnăng tiếp thu thông tin ca hrt thp, do vy chbên h, to cho hcm giác bình an là hình thc htrtt nht cho nhng người trng thái tình cm này. Hãy để cho hbên mt người hcm thy tin cy. 1

Upload: foreman

Post on 29-Nov-2014

5.864 views

Category:

Health & Medicine


0 download

DESCRIPTION

Các thay đổi tâm lý có thể có ở người nhiễm HIV/AIDS

TRANSCRIPT

Page 1: Cac thay doi tam ly co the co o nguoi nhiem HIV/AIDS

CÁC THAY ĐỔI TÂM LÝ CÓ THỂ CÓ Ở NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS

Nếu người nhiễm HIV/AIDS có thể xác định được giải pháp cho riêng mình và có ai đó hiểu họ, họ có thể chấp nhận được sự thật và tiếp tục sống bình thường với những hy vọng. Khi họ bắt đầu có những biểu hiện của nhiễm trùng cơ hội, những thay đổi về tâm lý chắc chắn sẽ tái xuất hiện.

Các cảm xúc sốc, lo lắng, chối bỏ thường xuyên xuất hiện khi một cá nhân biết rằng mình nhiễm HIV. Một số người có thể cảm thấy giận dữ, khó chịu, lo lắng hay lo sợ về những bất ổn có thể xảy ra. Sau đó, họ sẽ cảm thấy nhục nhã, cô đơn và rút lui với cảm giác thường xuyên mắc lỗi. Nếu các triệu chứng trầm trọng, họ có thể rơi vào tình trạng trầm cảm, hay có thể cố gắng tìm cách tự tử.

Một cách rất tự nhiên các đáp ứng về tình cảm khác biệt ở mỗi cá nhân cả về tính dữ dội hoặc mức độ của điều kiện tình cảm. Có 2 yếu tố quan trọng gây tác động đó là:

- Sức mạnh tâm lý của mỗi cá nhân, kể cả cách họ suy nghĩ và cách họ thường đương đầu với những cảm xúc của mình.

- Hoàn cảnh, có nghĩa là có một gia đình đầm ấm, thông cảm và không có các vấn đề tài chính thì một cá nhân có thể kiểm soát tốt hơn những điều kiện tâm lý của mình.

Có 3 phương pháp để đánh giá hiện tượng tâm lý của người nhiễm HIV/AIDS:

- Quan sát: bằng cách nhận biết các biểu hiện trên nét mặt và ánh mắt cùng với các cử động của cơ thể.

- Đặt câu hỏi với người nhiễm HIV/AIDS, ví dụ câu hỏi "Dạo này anh cảm thấy như thế nào?!"

- Đặt câu hỏi cho gia đình và bạn bè người nhiễm HIV/AIDS.

Các diễn biến tình cảm của người nhiễm HIV/AIDS: biểu hiện và cách giải quyết ở mỗi giai đoạn.

SỐC Cho dù một người có được chuẩn bị tốt đến đâu thì cũng không tránh khỏi sẽ bị sốc khi

biết mình nhiễm HIV. Người nhiễm có thể cảm thấy lúng túng và không biết làm gì. Người trong trạng thái sốc có thể có nét mặt hoảng hốt, dường như muốn ngất, im lặng, nói những điều vô nghĩa, thậm chí không thể nói được hoặc chỉ có thể thốt lên: "Tại sao điều này lại xảy ra với tôi?!". Khi một người ở trạng thái sốc, mọi vật đối với họ dường như không thực và kỳ dị. Một điều quan trọng cần nhận biết là khi con người đang trong tình trạng sốc, khả năng tiếp thu thông tin của họ rất thấp, do vậy chỉ ở bên họ, tạo cho họ cảm giác bình an là hình thức hỗ trợ tốt nhất cho những người ở trạng thái tình cảm này. Hãy để cho họ ở bên một người họ cảm thấy tin cậy.

1

Page 2: Cac thay doi tam ly co the co o nguoi nhiem HIV/AIDS

CHỐI BỎ Lúc đầu, người nhiễm HIV thường không thể tin là mình nhiễm HIV, họ có thể nghĩ

rằng "Chắc bác sĩ đã nhầm" hay "Điều đó không thể xảy ra được, tôi cảm thấy rất khoẻ mạnh cơ mà". Không muốn tin một điều là một điều mà nhiều người đã sử dụng một cách vô thức để bảo vệ bản thân khỏi những đe doạ do HIV/AIDS tạo ra. Cảm giác chối bỏ có thể được tạo ra bởi nỗi sợ hãi bị những người thân yêu rời bỏ. Trong giai đoạn này, con người thường không muốn nói về điều mất mát hay điều vừa mới xảy ra bởi vì nếu nói về điều này có nghĩa họ đã thừa nhận sự mất mát. Một tình nguyện viên hỗ trợ về tinh thần cần phải biết nhạy cảm với thân phận của thân chủ. Sẽ là vô ích nếu như tình nguyện viên cố gắng thách thức lại sự chối bỏ của thân chủ nhưng cũng không cần biết là phải bỏ qua cảm giác này. Điều cần làm là nhận biết sự tồn tại của cảm giác này và giữ cho đầu óc hiểu rằng chối bỏ có thể là một cách hữu hiệu để đương đầu với sự mất mát hay một cú sốc về tâm lý. Nếu bạn cố gắng giúp đỡ những người không muốn đối đầu với sự thật, hãy cố gắng nhớ rằng là một tình nguyện viên hỗ trợ về tinh thần bạn có thể giúp họ hiểu cách họ đã nhiễm, nhiễm HIV/AIDS có nghĩa là gì và đó chính là cách tốt nhất để giúp họ vượt qua sự chối bỏ của mình.

BỰC TỨC, CÁU GIẬN

Con người có thể rất tức giận khi họ biết rằng họ bị nhiễm HIV/AIDS. Đây là một cảm giác hết sức bình thường và có thể bắt gặp khi người ta tự trách móc bản thân hay người đã truyền HIV/AIDS cho họ. Một số người thậm chí còn đỗ lỗi cho Chúa Trời. Bực tức là bình thường nhưng nó có thể không tốt bởi vì nó có thể tập trung vào việc đổ lỗi cho người khác (tức tối với người khác) hay đổ lỗi cho bản thân (tự cảm thấy tội lỗi) hơn là thực hiện những hành động tích cực. Những bất ổn do HIV/AIDS gây ra cho con người cũng dễ lý giải về cảm giác thất vọng và bực bội của con người. Cần phải nhận thấy rằng một người đang ở trạng thái mất mát có thể thể hiện sự bực tức của mình tới những người họ cảm thấy rất gần gũi. Mặc dù bực tức là một cảm giác rất khó chịu, cũng cần phải để cho thân chủ cảm thấy rằng họ có thể được thể hiện cả những cảm giác tích cực lẫn tiêu cực, nếu những cảm giác đó đến với họ. Nói chuyện

với một người trong trạng thái bực bội có thể giúp họ vượt qua cảm giác này và chấp nhận tình trạng hiện tại. Nếu bạn đang cố giúp một người đang bị nhiễm HIV/AIDS thì bực bội là một phản ứng rất khó đương đầu, đặc biệt khi sự đương đầu này lại hướng đến bạn. Bạn cũng cần phải cố gắng thông cảm và không lấy làm buồn về sự bực bội này, tất nhiên cũng rất khó để chấp nhận sự bực bội của người khác mà không có phản ứng gì.

Dấu hiệu của sự bực bội bao gồm: đỏ mặt, cau có, bĩu môi, cao giọng, quát mắng người nhà hoặc bạn bè, bồn chồn, im lặng bất thường, tránh tiếp xúc ánh mắt, bạo lực với người khác và có những hành vi thiếu hợp tác.

Những điều nên làm:

- Cho phép người nhiễm thảo luận về sự bực bội của mình, điều này có thể giúp phân tán bớt nỗi bực dọc. Thể hiện sự thông cảm của mình với tình huống của người nhiễm bằng cách làm rõ tình huống, Ví dụ nói với họ rằng "chị đang cáu vì chồng mình lây bệnh cho mình đúng không?!".

- Khi người nhiễm đã dịu xuống, hãy giúp họ nhận ra hậu quả của việc cáu giận, ví dụ nói rằng "chuyện gì sẽ xảy ra nếu chị cứ tiếp tục cáu giận?!"

- Hãy cố gắng xác định các nguyên nhân khác làm họ cáu giận và cùng với họ giải quyết các nguyên nhân đó.

2

Page 3: Cac thay doi tam ly co the co o nguoi nhiem HIV/AIDS

3

Những điều không nên làm: - Bỏ qua các cảm giác của người nhiễm, có những câu nhận xét như "tức giận chỉ là vô

ích, quên nó đi!", hay "đành cam chịu thôi".

- Tranh luận với người nhiễm hay thể hiện sự không hài lòng của mình thông qua những câu nhận xét như "tôi chẳng thể giúp gì được anh đâu nếu anh cứ cáu giận như vậy!".

- Ép buộc người nhiễm giải thích những xúc cảm của họ.

- Dùng kinh nghiệm của mình hay cuộc đời mình làm hình mẫu để người khác neo theo.

MẶC CẢM Một người bị nhiễm HIV có thể rơi vào trạng thái mặc cảm và nghĩ rằng "Chúa Trời sẽ chữa khỏi bệnh cho mình nếu như mình thôi không quan hệ tình dục nữa", "mình sẽ trở nên một người tốt và AIDS sẽ phải bỏ đi". Vai trò của người hỗ trợ tinh thần là cần giúp đỡ người nhiễm HIV chấp nhận sự thật, không nên đồng loã cũng không nên thách thức những cảm xúc này.

SỢ HÃI Người bị nhiễm HIV có thể bị sợ hãi vì nhiều thứ:

- Sợ đau đớn. - Sợ mất việc. - Sợ người khác biết được mình nhiễm. - Sợ sự xua đuổi của mọi người. - Sợ con cái không ai chăm sóc. - Lo sợ về tương lai của gia đình. - Lo sợ về cái chết.

Nỗi sợ hãi sẽ vơi bớt khi họ nói chuyện với một ai đó thông hiểu họ. Người nhiễm HIV sau đó có thể nhận thấy rằng họ đã lo lắng về những điều mà không phải đáng lo.

Các dấu hiệu của sự lo lắng bao gồm: đánh trống ngực, đau ngực, thở hụt hơi, chóng mặt, toát mồ hôi, bồn chồn, áy náy và mất ngủ. Một số người có thể nói rằng họ sợ chết hay mất khả năng tự điều khiển. Họ có thể nói rằng họ đang buồn hay đang lo lắng. Một dấu hiệu đáng nhận biết khác là họ có nét mặt lo lắng, không thể tập trung, khả năng làm việc giảm sút.

Những điều nên làm với người nhiễm khi họ lo sợ:

- Quan tâm đến tình cảm của người nhiễm.

- Khuyến khích người nhiễm nói lên hoặc thể hiện nỗi lo sợ của mình bằng một cách bình tĩnh và vững vàng.

- Xác định các nguyên nhân làm họ lo sợ bằng cách hỏi như "Anh đang sợ điều gì?!".

- Xác định các cách để giải quyết nỗi lo sợ một cách hiệu quả, ví dụ nếu người nhiễm sợ chết vì có các bệnh nhiễm trùng cơ hội bắt đầu xuất hiện thì cần giới thiệu người bệnh đến gặp các bác sĩ.

- Đề xuất các hoạt động có thể giúp người nhiễm tạm quên nỗi lo sợ hay lo lắng của mình như làm các công việc nhà, tập thể dục hay đi chơi.

- Đưa ra các hỗ trợ tinh thần, ví dụ "những người nhiễm HIV khác cũng có cùng chung nỗi lo với anh hoặc chị" hoặc "bố mẹ vẫn sẽ luôn chấp nhận những đứa con bị nhiễm HIV" hoặc "anh/chị vẫn khoẻ mạnh nếu anh/chị chăm sóc sức khoẻ tốt, anh/chị vẫn có thể sống bình thường trong một thời gian dài".

Page 4: Cac thay doi tam ly co the co o nguoi nhiem HIV/AIDS

Những điều không nên làm: - Bỏ qua hoặc lờ đi cảm giác sợ hãi của người bệnh. Xem thường nỗi lo sợ của người

nhiễm bằng câu nói "điều này đơn giản thôi mà, đừng lo lắng".

- Lo lắng hoặc cảm thấy căng thẳng vì mình không giúp được người nhiễm.

CÔ ĐƠN / TỰ ÁM THỊ Một người nhiễm HIV có thể cảm thấy cô đơn. Cảm giác này có thể đến rồi mất đi trong một thời gian dài tuỳ thuộc vào sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè. Mỗi người bị nhiễm HIV cần phải được hỗ trợ để họ hiểu rằng họ không cô đơn, có rất nhiều người khác cũng bị nhiễm HIV.

Các dấu hiệu của sự cô đơn bao gồm: tránh tiếp xúc mắt với người khác, rút lui khỏi các hoạt động xã hội, nói ít, cảm thấy cô đơn, lẻ loi. Họ có thể nói "tôi không muốn gặp ai" hay "tôi muốn ở một mình" hay "tôi không muốn nói chuyện với ai nữa".

Cảm giác tự ám thị xuất phát từ nỗi lo sợ bị phân biệt đối xử của xã hội hay nghi ngờ bị theo dõi hay nói xấu. Thái độ này thường xuất hiện khi người bệnh đã có những dấu hiệu bệnh rõ ràng hay bạn tình của nguời bệnh đã chết vì AIDS. Cô đơn có thể xuất hiện khi người nhiễm HIV cảm thấy không còn ai để chia sẽ những khó khăn hay hiểu họ. Những lúc đó, họ cảm thấy cô đơn và vô giá trị.

Bạn có thể giúp đỡ người nhiễm không tự che giấu bản thân hay có cảm giác chán nản bằng cách khuyến khích họ tham gia tích cực vào các hoạt động cộng đồng. Điều này sẽ làm tăng sự chấp nhận đối với người nhiễm HIV bằng cách cho thế giới thấy rằng họ cũng là thành viên của xã hội như những người khác. Hãy làm cho họ thấy rằng nếu họ áp dụng các biện pháp bảo vệ, họ sẽ không làm lây HIV cho những người xung quanh.

Những điều nên làm:

- Gặp gỡ, thảo luận và dành nhiều thời gian với người nhiễm thường xuyên.

- Chú ý hay ở, dành thời gian với người nhiễm ngay cả khi họ không muốn nói chuyện.

- Lắng nghe, đồng cảm, bảo đảm giữ bí mật cho những thông tin cá nhân của họ.

- Xác định nguyên nhân làm cho họ tự đánh giá thấp bản thân, khuyến khích họ suy nghĩ tích cực về bản thân, ví dụ nêu nguyên nhân là họ nghi ngờ người khác biết về tình trạng nhiễm HIV của họ, hãy chỉ ra các điểm mạnh làm cho người khác phải chấp nhận họ.

- Hãy thảo luận cùng gia đình họ và khuyến khích họ chấp nhận và hỗ trợ người nhiễm.

- Hỗ trợ tinh thần cho họ bằng cách cho họ biết các thông tin về các nhóm hỗ trợ trong cộng đồng.

Những điều không nên làm:

- Lờ đi hay xem thường cảm giác cô đơn của người nhiễm.

- Làm phức tạp vấn đề của người nhiễm bằng những câu như "đừng lo lắng quá mức, nếu không các triệu chứng của anh/chị sẽ còn tồi tệ hơn".

- Hỗ trợ quá nhiều hoặc quá sớm bở vì người nhiễm có thể cảm thấy không thoải mái và trở nên trầm uất hơn.

4

Page 5: Cac thay doi tam ly co the co o nguoi nhiem HIV/AIDS

5

TRẦM UẤT / CÓ HÀNH VI TỰ TỬ Có người khi biết mình bị nhiễm HIV thì cảm thấy không còn lý do gì để sống nữa. Họ

có thể cảm thấy mình vô dụng, chỉ muốn ở nhà, không muốn ăn và nói chuyện với ai.

Trạng thái trầm uất có thể làm con người yếu đi, cả về thể chất lẫn tinh thần. Cần phải giúp đỡ họ vượt qua trạng thái này và không được bỏ cuộc. Khuyến khích họ tiếp tục cuộc sống hằng ngày, cũng như mặc quần áo đẹp, thăm hỏi bạn bè, giữ cho bản thân luôn bận rộn, giúp đỡ người khác, suy nghĩ về con cái hay bạn bè những người cần họ.

Các dấu hiệu của trầm uất/có hành vi tự tử bao gồm: buồn bã, rút lui, im lặng bất thường, ăn không ngon miệng, mất ngủ, dáng vẻ mệt mỏi, mất trí nhớ, mất khả năng tập trung và cử động chậm. Nhiều người trong trạng thái trầm cảm có ý muốn chết hay cảm thấy mình không có giá trị, họ có thể trở nên thờ ơ, lạnh đạm hay không quan tâm đến vệ sinh cá nhân.

Thái độ cảm thấy tội lỗi, vô giá trị và vô vọng thường xuất hiện ở những người có các triệu chứng bệnh mãn tính, đặc biệt đối với những người mà các đợt điều trị không mang lại hiệu quả. Nỗi sợ mất mát có thể là nguyên nhân chính của sự trầm cảm. Một số người còn tìm cách tự tử bởi vì họ cáu giận với gia đình, tự tử là một cách báo thù hay một cách trừng phạt gia đình.

Các dấu hiệu về tình trạng trầm uất: - Luôn nhắc lại những câu nói về ý muốn chết.

- Các dấu hiệu lập kế hoạch cho cái chết. Ví dụ như viết thư từ biệt hay tặng các vật quý cho người khác.

- Các câu nói có ý nói đến cái chết. Ví dụ "hãy chăm sóc con cái tôi" hay "đây là lần cuối chúng ta gặp nhau".

- Trong một số trường hợp, phục hồi bất ngờ sau một đợt trầm cảm kéo dài có thể là dấu hiệu rằng người nhiễm cuối cùng đã ra quyết định tự tử.

Những điều không nên làm: - Tảng lờ hoặc gạt sang bên trạng thái tình cảm của người nhiễm bằng những câu nói

như "đừng lo mọi chuyện rồi sẽ ổn".

- Vội vàng làm yên ổn mọi chuyện, khuyên hay dạy dỗ mà không chú ý đến tình cảm của người nhiễm, ví dụ "tại sao anh hoặc chị lại không tham gia các nhóm hỗ trợ?!" hay "ngồi thiền có khi tốt cho anh hoặc chị đó".

- Giả thuyết rằng người nhiễm HIV nói đùa rằng họ không có đủ can đảm để tự tử.

- Sử dụng những giáo lý, ví dụ "tự tử là một việc làm tội lỗi".

- Cười nhạo những ý định tự tử không thành công bằng cách nói "Anh/chị chẳng có can đảm đâu" hay "nếu lần sau có làm lại thì làm tốt hơn nhé".

- Cố gắng tư vấn ở mức độ quá sức mình mà không chịu nhờ những người có chuyên môn.

Những việc nên làm: - Thể hiện mối quan tâm thân thiện với người nhiễm, thậm chí khi cả họ không muốn

chia sẽ những suy nghĩ và tình cảm riêng tư.

- Quan tâm và thuyết phục người nhiễm thảo luận về những tình cảm cá nhân của họ, hỗ trợ về tinh thần khi họ có thể giải quyết được vấn đề của họ. Hỏi "đã bao giờ anh/chị gặp phải những vấn đề khó khăn chưa?! khi đó anh/chị đã giải quyết vấn đề đó thế nào?!"

- Lắng nghe đồng cảm và ghi nhận với thái độ nghiêm túc những lời nói của họ.

Page 6: Cac thay doi tam ly co the co o nguoi nhiem HIV/AIDS

6

- Xác định nguyên nhân gây trầm cảm và hỗ trợ chính xác để giải quyết những trầm cảm đó, ví dụ nếu người nhiễm cảm thấy mình vô giá trị thì phải giúp họ nhìn thấy những điểm mạnh của mình.

Trong trường hợp người nhiễm HIV có ý định tự tử: Giám sát mức độ trầm cảm của người nhiễm bằng cách hỏi về ý nghĩ của họ: "Anh/chị

cảm thấy thế nào về bản thân" hay "đã bao giờ anh/chị cảm thấy không muốn sống nữa chưa?!" hay "đã bao giờ anh/chị có ý định làm đau bản thân chưa?! Nếu có thì anh/chị định làm gì?!

- Nếu những suy nghĩ không rõ ràng hay cụ thể hoặc người nhiễm không có một kế hoạch rõ ràng thì nguy cơ tự tử là thấp. Người chăm sóc cần tiếp tục lắng nghe và hỗ trợ.

- Nếu như người nhiễm có kế hoạch nhưng họ vẫn chưa chuẩn bị dụng cụ để tự tử thì nguy cơ tự tử cao hơn. Người chăm sóc nên giúp đỡ người nhiễm xác định các giải pháp và giám sát họ chặt chẽ.

- Trong trường hợp người nhiễm có kế hoạch rõ ràng, chi tiết và đã chuẩn bị các dụng cụ tức là nguy cơ tự tử cao nhất. Người chăm sóc cần theo dõi kỹ lưỡng người nhhiễm và tìm sự trợ giúp của những người có chuyên môn.

- Xác định nguyên nhân của người muốn tự tử để có thể giải quyết vấn đề.

- Đối với gia đình và người thân: cần giám sát người nhiễm chặt chẽ, để mắt tới họ nếu họ còn có hành động tự huỷ hoại, cẩn thận và cất những vật có thể dùng cho việc tự tử như các vật sắc, dây thừng, các thuốc độc.

Hệ thống chuyển giao: Nếu như bạn đã cố gắng mà không cải thiện được tình hình thì bạn cần ngay lập tức giới thiệu người nhiễm đến một chuyên gia có thể giám sát được tình hình hoặc kê đơn thuốc cho bệnh nhân.

Đối với người tình nguyện: sau khi người nhiễm được trở về nhà, bạn vẫn nên tiếp tục đến thăm họ tại nhà, giám sát những tiến bộ và chú ý đến những dấu hiệu quay trở lại tình trạng cũ. Nếu như người nhiễm bắt đầu cho thấy những dấu hiệu dự định tự tử, tiếp tục hỗ trợ họ và giới thiệu họ đến những người chuyên môn. Hãy nhớ rằng họ vẫn cần sự giúp đỡ của bạn, họ không tự tử để thu hút sự quan tâm của bạn.

CHẤP NHẬN

Sau một thời gian, người nhiễm HIV sẽ bắt đầu chấp nhận tình thế. Điều này sẽ giúp họ cảm thấy tốt hơn. Những người đến giai đoạn này sẽ cảm thấy bình an và bắt đầu suy nghĩ về cách tốt nhất để sống.

Họ có thể nghĩ:

- Mình sẽ phải làm gì để phần còn lại của mình thật sự có ý nghĩa?

- Mình cần ăn thức ăn gì để mình có thể khoẻ mạnh?

- Mình cần lập kế hoạch gì cho con cái mình trong tương lai?

- Hãy để tôi thấy biết ơn cuộc đời cho mỗi ngày tôi sống trên đời này, hãy cho tôi biết ơn gia đình và bạn bè tôi và cho họ biết là tôi quan tâm đến họ.

Page 7: Cac thay doi tam ly co the co o nguoi nhiem HIV/AIDS

HY VỌNG Bạn cũng có thể giúp người nhiễm HIV có hy vọng về nhiều điều trong cuộc sống.

Ví dụ:

Hy vọng rằng họ sẽ còn sống lâu.

Hy vọng rằng con cái họ sẽ khoẻ mạnh.

Hy vọng rằng bệnh tật sẽ được chữa khỏi.

Hy vọng rằng họ sẽ được yêu mến và chấp nhận.

Hy vọng rằng các nhà khoa học sẽ tìm được cách chữa trị cho căn bệnh của họ.

Điều quan trọng là phải có hy vọng cho cuộc sống. Hãy nhớ rằng người có hy vọng hôm nay sẽ có thể rơi vào tình trạng cáu giận hoặc trầm cảm vào ngày mai. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Ngay cả người không bị nhiễm HIV cũng có thể rơi vào tình trạng tình cảm lên xuống hằng ngày.

Người bị nhiễm HIV hay người có liên hệ với người nhiễm thường sợ rằng những cảm xúc tiêu cực nêu trên có thể trở nên quá mạnh… Đó là phản ứng bình thường đối với một khủng hoảng. Gia đình, bạn bè, hàng xóm hay những nhân viên y tế hay bất kỳ ai chăm sóc cần phải giúp đỡ người khác đối diện với những tình cảm này bằng cách lắng nghe, nói chuyện với họ về những tình cảm này.

Phỏng theo cuốn "Giữ cho khoẻ mạnh và cảm thấy vui vẻ", tài liệu hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ và tinh thần cho người nhiễm HIV tại cộng đồng (PATH) và cuốn "Tài liệu chăm sóc người nhiễm HIV tại nhà" (Tổ chức Y tế Thế giới).

7