cẨm nang lÀm vƯỜn rau tẠi nhÀ cho người mới b u l uº©m-nang-làm-vườn-rau... ·...

32
CẨM NANG LÀM VƯỜN RAU TI NHÀ Cho người mi bắt đầu Li mđầu Vấn đề vsinh an toàn thc phẩm đang trở thành mi quan tâm, lo ngi hàng đầu ca mọi gia đình, đặc bit là các bà ni tr. Chc hn mi lần đi chợ, bạn đều đắn đo, suy nghĩ, không biết la chn loại rau nào cho gia đình bạn. Bn không khỏi băn khoăn khi trên phương tiện thông tin đại chúng, báo, đài, ti vi hay báo mạng hàng ngày đều phn ánh hiện tượng rau “ăn kích thích” hay “tắm thuc trsâu” trước khi đến với gia đình thân yêu của bn. Hay không đâu xa, ngay trong gia đình bạn đã có thành viên “yếu bụng” bị tiêu chy, ngđộc vì ăn rau không rõ ngun gốc, không đảm bo vsinh an toàn thc phm ngoài ch. Làm vườn không chcung cấp rau xanh cho gia đình bạn, mà còn có nhiu lợi ích đối vi sc khe và tinh thn. Vì vy, làm vườn rau tại nhà đang dần trthành xu hướng sng xanh và thu hút rt nhiu bà ni trtham gia. Tuy nhiên, bạn chưa biết bắt đầu tđâu, chưa có kinh nghim, trong khi lượng kiến thc bn tham kho trên các trang mng li quá nhiu. Cun sách vi mục đích cung cp nhng bí quyết và các bước làm vườn rau tại nhà cho người mi bắt đầu một cách đầy đủ nhất để vic shữu vườn rau an toàn ngay ti nhà trnên nhnhàng và đơn giản hơn. Thông qua vic tìm hiu và trli các câu hi: KHI NÀO? ĐÂU? và NHƯ THẾ NÀO? Ảnh: Sưu tầm

Upload: hoangthuy

Post on 29-Aug-2019

216 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

CẨM NANG LÀM VƯỜN RAU TẠI NHÀ

Cho người mới bắt đầu

Lời mở đầu

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành mối quan tâm, lo ngại hàng

đầu của mọi gia đình, đặc biệt là các bà nội trợ. Chắc hẳn mỗi lần đi chợ, bạn đều

đắn đo, suy nghĩ, không biết lựa chọn loại rau nào cho gia đình bạn. Bạn không

khỏi băn khoăn khi trên phương tiện thông tin đại chúng, báo, đài, ti vi hay báo

mạng hàng ngày đều phản ánh hiện tượng rau “ăn kích thích” hay “tắm thuốc trừ

sâu” trước khi đến với gia đình thân yêu của bạn. Hay không đâu xa, ngay trong gia

đình bạn đã có thành viên “yếu bụng” bị tiêu chảy, ngộ độc vì ăn rau không rõ

nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ngoài chợ.

Làm vườn không chỉ cung cấp rau xanh cho gia đình bạn, mà còn có nhiều

lợi ích đối với sức khỏe và tinh thần. Vì vậy, làm vườn rau tại nhà đang dần trở

thành xu hướng sống xanh và thu hút rất nhiều bà nội trợ tham gia.

Tuy nhiên, bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, chưa có kinh nghiệm, trong khi

lượng kiến thức bạn tham khảo trên các trang mạng lại quá nhiều.

Cuốn sách với mục đích cung cấp những bí quyết và các bước làm vườn rau

tại nhà cho người mới bắt đầu một cách đầy đủ nhất để việc sở hữu vườn rau an

toàn ngay tại nhà trở nên nhẹ nhàng và đơn giản hơn. Thông qua việc tìm hiểu và

trả lời các câu hỏi: KHI NÀO? Ở ĐÂU? và NHƯ THẾ NÀO?

Ảnh: Sưu tầm

Nhưng trước hết, chúng ta hãy đi tìm câu trả lời TẠI SAO? Tại sao nên làm

vườn? và Tại sao làm vườn lại tốt cho bạn?

TẠI SAO?

Làm vườn không chỉ là thú vui tao nhã, tạo không gian xanh cho gia đình

bạn mà còn có nhiều lợi ích sức khỏe.

Có một câu nói của John Burroughs mà tôi thấy rất hay và chính xác, đó là

“Tôi đi đến thiên nhiên để được xoa dịu và chữa lành, và để các giác quan của tôi

được điều chỉnh lại một lần nữa”.

Khi đọc câu nói này, tôi đã hiểu vì sao tôi thực sự thích làm vườn đến vậy,

tôi thích cái cảm giác mà tôi có khi trải nghiệm làm vườn: rất thư thái, thoải mái và

hạnh phúc.

Làm vườn tốt cho tinh thần.

Làm vườn có ảnh hưởng trực tiếp với stress. Cảnh tượng yên bình, mùi thơm

của hoa cỏ cũng như những âm thanh gần gũi từ thiên nhiên sẽ đánh tan mọi căng

thẳng, cho bạn một giấc ngủ ngon.

Theo khoa học, việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong khi làm vườn sẽ

tăng tiết serotonin (hormone chống stress tự nhiên) và melatonin (hormon duy trì

giấc ngủ), điều này giúp bạn lấy lại cân bằng cuộc sống bằng cách phục hồi nhịp

sinh học của cơ thể.

Nghiên cứu được công bố năm 2011 trên tạp chí Tâm Lý Học Y Khoa Mỹ

khẳng định rằng, làm vườn đã giảm thiểu sự xuất hiện của nhiều hormone gây

stress trong máu, điển hình là cortisol.

Ảnh: Sưu tầm

Một lợi ích tuyệt vời của làm vườn nữa đó là cải thiện trí nhớ, giảm nguy cơ

mất trí nhớ. Nhiều nghiên cứu y khoa đã cho thấy việc thường xuyên tiếp xúc với

cây xanh có hiệu quả tốt đối với chứng hay quên.

Trong một nghiên cứu năm 2006 được công bố trên tạp chí Y Học Australia,

các nhà nghiên cứu đã phân tích 115 trường hợp mất trí ở 1.233 đàn ông (9,3%) và

170 trường hợp trong 1.572 pụ nữ (10,8%). Sau nhiều phân tích đã đưa ra kết luận

rằng, làm vườn giúp cải thiện trí nhớ tới 36%.

Ảnh: Sưu tầm

Làm vườn, khiến bạn cảm thấy mình không già nua và vô dụng, thấy cuộc

sống ý nghĩa hơn. Điều này rất tốt cho những người già. Người già thường cảm

thấy chán nản vì ngày càng phụ thuộc vào người khác. Việc chờ đợi cho hạt giống

nảy mầm, cây cối đâm chồi, hé nụ, nở hoa sẽ giúp họ vui khi nghĩ đến những ngày

sắp đến. Tiến Sĩ Brigid Boardman thuộc Hội Hoàng Gia Nghệ Nhân Cây Cảnh cho

biết: “Công việc làm vườn là phương thuốc chống nỗi đau buồn và thất vọng” của

tuổi già. Ngoài ra, việc làm vườn giúp thỏa mãn nhu cầu “làm chủ” của mỗi người,

như Tiến Sĩ Boardman nhận xét: “Khi ta có thể làm chủ quyết định trồng gì, bố trí

và chăm nom vườn như thế nào thì ta được thỏa mãn nhu cầu làm chủ. Đồng thời,

điều đó cũng đáp ứng nhu cầu được trở lại vai trò người chăm nom”.

Làm vườn rất tốt cho sức khỏe.

Mọi người đều biết rằng tập thể dục rất tốt cho sức khỏe. Hầu hết các môn

thể thao đều yêu cầu có sự phối hợp nhịp nhàng giữa vận động và hít thở. Tuy

nhiên, với bầu không khí bị ô nhiễm ở thành thị thì việc tập thể dục của bạn chưa

hẳn là điều tốt. Trong khi làm vườn được xem như là một hoạt động thể chất vừa

phải, cơ thể luôn trong trạng thái vận động với các đông tác đa dạng như khom

lưng, nâng, kéo, đứng, đi bộ, quỳ và ngồi. Quan trong hơn là biện pháp thể dục này

được thực hiện trong môi trường trong lành với nhiều cây xanh ít có khói bụi ô

nhiễm. Tùy thuộc vào cường độ làm vườn, giúp cho bạn có bài tập thể dục phù

hợp, bạn sẽ dẻo dai và năng động hơn. Nghiên cứu khoa học đã cho thấy, 3 giờ làm

vườn vừa sức bằng một giờ tập thể dục. Bạn sẽ khỏe mạnh hơn những người nhàn

rỗi, có thể giảm 27% nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ, giảm 30% nguy cơ tử

vong.

Làm vườn giúp bạn giảm khả năng béo phì và chỉ số BMI. Bằng cách làm

vườn, khả năng béo phì sẽ giảm 46% ở nữ và 62% ở nam giới; đồng thời có chỉ số

BMI thấp hơn so với những người không làm việc này. (Chỉ số BMI (Body Mass

Index) chính là chỉ số cơ thể được các bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe sử dụng

để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị béo phì, thừa cân hay quá

gầy hay không. Thông thường, người ta dùng để tính toán mức độ béo phì).

Ảnh: Sưu tầm

Trong khi làm vườn, các vi khuẩn trong đất có thể khiến bạn hạnh phúc hơn,

giúp tăng nồng độ setoronin trong máu để cải thiện tâm trạng và có sức khỏe ổn

định.

Làm vườn giúp khuyến khích hơn trong việc tiêu thụ hoa quả và rau xanh,

bởi bạn có xu hướng tận hưởng triệt để thành quả lao động ngọt ngào của bạn, cảm

giác ăn những thứ bạn làm ra sẽ yên tâm và rất ngon. Và đương nghiên là chúng

thực sự rất ngon.

Ảnh: Sưu tầm

Ngoài ra, làm vườn còn hữu ích trong điều trị bệnh

Từ thời Ai Cập cổ đại, việc đưa bệnh nhân ra làm vườn như một phương

pháp trị liệu đã được biết đến nhưng cho tới nay phương pháp này chưa được áp

dụng rộng rãi.

Năm 2014, Chính phủ Ba Lan đã theo bước Thụy Sĩ tiên phong triển khai

thực hiện ý tưởng xây dựng một khu vườn làm nơi trị liệu thần kinh tại làng Ruskie

Piaski, miền Đông nước này.

Theo nhà sinh vật học Bozena Szewczyk-Taranek, tác giả của khóa huấn

luyện phương pháp trị liệu làm vườn tại Đại học Nông nghiệp Krakow, môi trường

thiên nhiên tại các khu vườn kích thích rất nhiều giác quan của con người.

Việc bệnh nhân hít thở mùi thơm của các loại hoa lá, cỏ cây, chạm vào

chúng và thậm chí có thể bị đau nếu bị gai cắm đều có những tác dụng trị liệu nhất

định. Chỉ bằng việc đưa bệnh nhân ra khỏi phòng để hít thở không khí tự nhiên

cũng đã mang lại những cải thiện đáng kể về mặt thể chất.

Các chuyên gia cũng cho rằng liệu pháp trị liệu này có thể kích thích hoạt

động trí tuệ và các hoạt động xã hội của bệnh nhân, khiến họ trở nên tự tin hơn và

cảm thấy có ích hơn.

Vậy là, có động lực mạnh mẽ rồi nhé, hãy trải nghiệm ngay thôi!

KHI NÀO có thể bắt đầu?

Câu trả lời là ngay bây giờ. Không có lý do gì có thể ngăn cản bạn bắt đầu.

Và bất kỳ ai cũng có thể làm vườn, không phân biệt người già, trẻ nhỏ hay giới

tính. Việc của bạn là lựa chọn phương thức làm vườn phù hợp với tình trạng sức

khỏe của mình.

Ảnh: Sưu tầm

Luôn sẵn có các loại giống cây trồng để bạn bắt đầu. Có những loại có thể

trồng quanh năm, và có những loại chỉ có thể trồng theo mùa hoặc nên trồng theo

mùa để đảm bảo sự phát triển thuận lợi của cây.

Hãy tìm hiểu mùa trồng các loại cây để lựa chọn nhé.

Ở ĐÂU?

Hãy quan sát thật kỹ, lựa chọn khu vực phù hợp để trồng các loại cây.

Quan sát khu vực muốn làm vườn rau

Trước khi làm vườn rau tại nhà, bạn phải quan sát cẩn thận, xem có thể trồng

rau ở những khu vực nào và quyết định sẽ sử dụng mảnh đất đó như thế nào? Gợi ý

các khu vực có thể trồng rau như: cạnh hàng rào; lối cổng vào; trên ban công, sân

thượng; hay mảnh đất trống, ...

Các yếu tố bạn cần quan tâm ngoài đất trồng, đó là: Ánh sáng và nước. Vì

ánh sáng và nước là 2 yếu tố cần thiết, không thể thiếu và quyết định sự thành công

của bạn. Khu vực bạn dự định trồng cây có ánh nắng mặt trời chiếu vào không? Có

thuận tiện tưới tiêu không? Tưới tiêu như thế nào?

Nếu tất cả câu trả lời đều là ok (có) thì bạn có thể bắt đầu trở thành “người

làm vườn” rồi đó.

Ngoài các vấn đề trên, bạn có thể quan tâm đến các yếu tố sau để có thể

trồng rau hiệu quả và nâng cao năng suất cây trồng: Khoảng đất đó to hay nhỏ?

Diện tích là bao nhiêu? Thời gian chiếu bao lâu? Khu vực nào nhận được nhiều ánh

nắng mặt trời nhất? Hướng gió như thế nào? Sử dụng nước mưa như thế nào? Độ

pH của đất ra sao? Nhiệt độ trung bình ở khu vực đó là bao nhiêu?

Trả lời được những câu hỏi ở trên thì cơ hội thành công của việc làm vườn

rau tại nhà cho người mới bắt đầu như bạn đã tăng lên rất nhiều.

Ảnh: Sưu tầm

Lựa chọn khu vực trồng

Sau khi quan sát, chắc hẳn bạn đã lựa chọn được khu vực lý tưởng để bắt đầu

khởi động tạo khu vườn trong mơ của mình. Hãy định hình trong đầu hoặc viết ra

giấy tất cả các ý tưởng của bạn. Và chỉ cần một ít thời gian, bạn hãy sắp xếp lại

chúng cho phù hợp hơn với khu vườn của bạn. Gọi một các “sang” hơn, đó là khâu

thiết kế và lập kế hoạch.

Thiết kế và lập kế hoạch là khâu quan trọng, quyết định sự thành công hay sự

thất bại của bất kỳ công việc gì. Kế hoạch là xác định mục tiêu và cách tốt nhất để

đạt được mục tiêu đó. Nếu lập kế hoạch tốt, bạn sẽ thành công ngay từ lần trồng

đầu tiên, bạn sẽ tạo ra khu vườn vừa đẹp nên thơ, vừa cung cấp một lượng lớn rau

sạch cho gia đình; hoặc chí ít bạn cũng cung cấp một lượng lớn rau sạch cho gia

đình. Nếu kế hoạch không tốt, bạn sẽ lúng túng trong quá trình thực hiện và kết quả

có khi bạn không thu được cọng rau nào cả.

Bạn cần phân tích, xác định nhu cầu rau xanh của gia đình. Liệt kê các loại

rau, nghiên cứu, tìm hiểu đặc tính của chúng để sắp xếp, phân khu cho phù hợp và

trồng xen kẽ để có thể tận dụng tối đa không gian vườn rau nhà bạn và nâng cao

năng suất, hiệu suất làm vườn.

Ví dụ: Một số loại rau thân leo như dưa chuột, đậu đỗ, … thì ưu tiên trồng

sát vào khu hàng rào. Các loại leo giàn như bầu, bí xanh, su su, mướp, … thì bắc

giàn cho leo bên trên, phía dưới tận dụng trồng cây ưa bóng mát như gừng, ….

Hoặc cho leo giàn nghiêng ra phía bờ ao, hồ hặc lối đi để tận dụng không gian. Và

nhớ nguyên tắc “mùa trồng rau ấy”, vì mỗi loại rau đều phù hợp với mùa nhất định,

không nên trồng rau trái mùa, dễ bị sâu bệnh và khó phát triển.

Ảnh: Sưu tầm

Hiện nay, ngoài phương pháp trồng rau trên đất truyền thống, có rất nhiều

phương pháp, mô hình trồng rau mới không cần sử dụng đất, bạn có thể tìm hiểu

như: trồng rau thủy canh, khí canh, …

Căn cứ vào các quan sát ở phần 1, bạn có thể đã có nhiều phương án cho việc

thiết kế khu vườn rau của gia đình, tận dụng tối đa các khu vực có thể trồng rau. Ví

dụ trên ban công, sân thượng: có thể trồng vào các thùng xốp hoặc trong chậu, hoặc

hiện đại hơn có thể lắp đặt hệ thống trồng rau thủy canh, khí canh; khu vực có đất

trống thì có thể trồng rau theo phương pháp truyền thống trực tiếp xuống khu đất

hoặc sử dụng giải pháp vườn nâng.

Thiết lập, lựa chọn phương án tưới tiêu. Hiện nay có nhiều phương pháp tưới

tiêu hiện đại, tiết kiệm công sức và nguồn nước. Bạn có thể tìm hiểu phương pháp

tưới nhỏ giọt, phun tia, phun mưa,….

Gợi ý một số ý tưởng xây dựng khu vườn:

Nếu bạn sở hữu một mảnh vườn rộng, bạn có thể thỏa sức trồng các loại cây,

loại rau theo ý muốn. Điều bạn cần lưu ý đó là cách trồng và chăm sóc cây để sở

hữu khu vườn trong mơ thôi.

Ảnh: Sưu tầm

Đối với khu vườn có diện tích nhỏ; bạn phải tính toán, sắp xếp cho hợp lý,

tận dụng tối đa không gian khu vườn.

Ảnh: Sưu tầm

Nếu gia đình bạn không có khu đất nào trống, bạn có thể trồng rau vào thùng

xốp, chậu hoặc các dụng cụ làm vườn được thiết kế, bán sẵn trên thị trường. Việc

của bạn là chọn mẫu phù hợp với từng vị trí bạn muốn trồng cây.

Ảnh: Sưu tầm

Nếu gia đình bạn quá chật, có thể sử dụng giải pháp vườn treo, tận dụng các

vật liệu nhẹ, có sẵn như vỏ chai coca, các vật liệu khác.

Ảnh: Sưu tầm

Vậy là đã sắp xếp, bố trí xong. Hãy bắt tay làm vườn ngay thôi.

LÀM NHƯ THẾ NÀO?

Ảnh: Sưu tầm

Với trải nghiệm trong quá trình làm vườn của mình, tôi sẽ chia sẻ với các bạn.

Hãy bắt đầu nhé!

Như bạn đã thấy, có nhiều phương pháp làm vườn. Tuy nhiên, ở cuốn sách

này, tôi sẽ hướng dẫn phương pháp trồng đơn giản nhất: trồng trên giá thể bằng đất,

sử dụng phương pháp tưới thủ công (vừa tiết kiệm vừa có thể thư giãn, kết hợp vận

động, tập thể dục nâng cao sức dẻo dai của cơ thể).

Chuẩn bị đất

Điều quan trọng khi làm vườn rau tại nhà là có một vùng đất an toàn và giàu

chất dinh dưỡng. Bởi đất tốt giúp hệ thống rễ phát triển mạnh, cây ít bị dịch bệnh

và cung cấp cho câu nhiều chất vi sinh có lợi cũng như nước và các chất khoáng.

Vì vậy vườn rau cũng sẽ đạt năng suất cao hơn.

Tất cả các loại đất đều có thể trồng cây. Tuy nhiên các loại đất giàu dinh

dưỡng, tơi xốp như: đất thịt, đất phù sa, đất pha cát có thể trồng cây mà không cần

phải cải tạo nhiều. Các loại đất khác như: đất nhiễm phèn, đất chua, … bạn phải cải

tạo nhiều để cây có thể phát triển tốt.

Ảnh: Sưu tầm

Nếu bạn sở hữu một mảnh đất giàu dinh dưỡng thì tuyệt vời, bạn có thể bắt

tay ngay vào công việc làm vườn để tạo vườn rau mơ ước.

Nếu mảnh đất đó không được phì nhiêu, giàu dinh dưỡng, thì một trong

những cách nhanh nhất để tạo ra lớp đất màu mỡ khi làm vườn rau tại nhà cho

người mới bắt đầu như bạn chính là làm vườn nâng. Vườn nâng giàu chất hữu cơ

kết hợp với phân chuồng, phân hữu cơ, các chất vi sinh hoặc cát. Việc đầu tư vào

vườn nâng có rất nhiều lợi ích về mặt kinh tế: cách định hình khu vườn cho phép

trồng nhiều cây hơn trong một không gian (ước tính sản lượng tăng gấp 4 lần so với

vườn thông thường).

Nói một cách đơn giản, vườn nâng là: tạo một khuôn bao có kích thước tùy

thuộc vào diện tích, khu vực bạn muốn trồng cây, sau đó lấp đầy đất dinh dưỡng

vào khuôn bao đó. Bạn có thể mua đất tại các cửa hàng bán đất trồng cây hoặc có

thể mua đất tại các khu vực trồng lúa, trồng hoa mầu ở các vùng nông thôn. Đối với

đất có độ sét hoặc cát cao, bạn có thể trộn thêm các chất dinh dưỡng như các loại

phân: phân hữu cơ, phân vi sinh, ...

Phân hữu cơ là hợp chất hữu cơ hình thành từ phân người, phân động vật, lá

và cành cây, than bùn, hay các chất hữu cơ khác thải loại từ nhà bếp. Nên tận dụng

những loại rác thải hữu cơ hàng ngày để làm phân bón vì nó giúp đất hấp thụ nhiều

chất dinh dưỡng hơn và cải thiện cấu trúc của đất. Bạn có thể tạo ra phân hữu cơ

bằng cách ủ hoặc để hoai mục tự nhiên lá cây, vỏ trái cây. Hoặc có thể mua sản

phẩm phân chuồng (lợn, gà, trâu bò) đã ủ hoai mục, đảm bảo độ tơi xốp.

Đất cần phải được làm tơi, nhặt sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng từ vụ trước, nếu

có điều kiện nên đảo đất và phơi ải (phơi nắng) 8-10 ngày để đất thông thoáng,

giúp cây sinh trưởng tốt, đồng thời hạn chế sâu bệnh cư trú trong đất.

Cách ủ và tận dụng phân hữu cơ

Ảnh: Sưu tầm

Chuẩn bị dụng cụ, giống cây trồng

Dụng cụ:

- Chậu trồng: Thùng xốp, thùng gỗ, các loại vật liệu thiết kế chuyên trồng

rau khác bán trên thị trường.

Ảnh: Sưu tầm

- Hoặc các loại vật liệu tự thiết kế vườn nâng như: gạch, đá, bê tông, gỗ,

nhựa, hoặc bất kỳ vật liệu nào bạn cảm thấy phù hợp, có thể tận dụng như vỏ tôn,

sắt, ….

Vật liệu pro-xi măng Vật liệu tôn Vật liệu gạch xây

Ảnh: Sưu tầm

Gạch, đá, bê tông hoặc các tấm ngói pro xi măng có giá thành rẻ và bền, tính

thẩm mỹ không bị thay đổi nhiều qua thời gian. Gỗ nhẹ và dễ sử dụng, có tính thẩm

mỹ rất cao trong thời gian đầu sử dụng; tuy nhiên về lâu dài dễ bị mục, hư hỏng và

giảm tính thẩm mỹ do gỗ dễ bị ẩm mốc, mối mọt.

Kích thước vườn nâng tùy thuộc vào diện tích, khu vực bạn muốn trồng cây.

Kích thước lý tưởng là có thể với tay tới trung tâm vườn từ cả hai bên. Kích

thước khuyến cáo: chiều dài tối thiểu 180cm (1,8 mét), chiều rộng tối đa 120cm

(1,2 mét), chiều cao từ 60 - 90 cm (0,6 - 0,9 mét).

Ảnh: Sưu tầm

- Các dụng cụ khác: cuốc, xẻng, bình tưới, ….

Ảnh: Sưu tầm

Giống cây trồng:

Bạn đã xác định được các loại cây trồng có thể trồng trong khu vườn của bạn

(ở bước thiết kế và lập kế hoạch), hãy tìm đến các cửa hàng bán cây, hạt giống để

lựa chọn loại cây trồng thích hợp hoặc có thể đặt mua online.

Những loài thực vật địa phương nên luôn là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu khi

bạn làm vườn rau tại nhà vì đó là những loài dễ trồng nhất và năng suất nhất đặc

biệt là đối với những người mới bắt đầu. Nhìn chung, những loài thực vật địa

phương có khả năng chống chịu sâu bệnh và thời tiết địa phương tốt hơn.

Ảnh: Sưu tầm

Cách trồng

Sau khi đã lựa chọn được ví trí trồng, chuẩn bị đất, dụng cụ và giống cây

trồng, còn chần chừ gì nữa, hãy bắt tay ngay thôi.

Cho đất giàu dinh dưỡng (đã chuẩn bị ở phần trên) vào các thùng xốp hoặc

chậu, khuôn trồng rau. Làm sạch một lần nữa để loại bỏ các dị vật còn sót lại trông

đất (nếu có).

Gieo hạt:

Cần xử lý, ngâm ẩm hạt trước khi gieo để khởi động, kích thích hạt nảy

mầm. Thường ngâm với nước theo công thức 2 sôi 3 lạnh. Thời gian ngâm tùy

thuộc vào từng loại hạt giống. Hạt cải: 2-3 giờ, hạt mùng tơi: …., hạt cần tây: 6-8

giờ. Hạt mùi cần làm vỡ trước khi ngâm, …. Nếu không ngâm trước khi gieo thì tỷ

lệ nảy mầm không đều và kém hơn, có khi không nảy mầm được.

Lưu ý khoảng cách trồng và gieo hạt không quá dày hoặc quá thưa. Dày quá

cây sẽ kém phát triển, dễ bị sâu bệnh, thưa quá thì lãng phí diện tích.

Tưới đẫm đất trồng trước khi gieo. Sau khi gieo hạt, phủ một lớp đất mỏng

hoặc cát, phân chuồng đã ủ hoai mục lên trên; vừa che lấp hạt giống, vừa giữ độ ẩm

cho đất, giữ ấm cho vây vào mùa lạnh và ngược lại, đồng thời cung cấp dinh dưỡng

cho cây phát triển sau này. Ngoài ra bạn có thể sử dụng các loại khác như rơm, rạ,

mùn cưa, tro, trấu, ….

Và xong, hãy chờ đợi hạt giống nảy mầm. Mỗi loại có thời gian nảy mầm

khác nhau, vì vậy đừng sốt ruột nếu chưa thấy mầm nào nhú lên. Tuy nhiên, nếu

quá thời gian mà chưa thấy hạt nảy mầm thì bạn cần phải kiểm tra lại, có thể hạt

giống của bạn bị hư hỏng không nảy mầm được, hoặc chúng đã bị kiến tha, …

Ảnh: Sưu tầm

Lưu ý: Độ dày của đất trồng phải đạt tối thiểu 10 cm. Sau khi gieo hạt, có thể

dùng lưới che chắn, giảm bớt ánh nắng mặt trời để hạt dễ nảy mầm hơn, tuy nhiên

không được che kín, tránh nấm mốc dễ phát triển.

Khi cây con được 10-15 ngày (có 3 - 4 lá thât), bạn có thể tỉa bớt cây để tạo

điều kiện cho cây phát triển thêm, chừa khoảng cách 10-15 cm. Trước khi tỉa, phun

tưới nhẹ nhàng để ổn định bộ rễ cho cây. Các cây tỉa ra, bạn có thể tiếp tục đem

trồng.

Trồng cây giống:

Cây giống có thể được gieo từ hạt (ở bước trên) hoặc mua tại các cơ sở cung

cấp cây giống, tại chợ, …

Trồng nhẹ nhàng, tránh gãy cây giống. Trồng xong tưới ướt đẫm đất để cây

dễ bám rễ và phát triển.

Lưu ý, phải sử dụng đất vụn nhỏ để lấp xung quanh gốc cây, không sử dụng

đất có kích thước lớn. Nên trồng vào buổi chiều mát để cây có thể hồi tỉnh qua

đêm; tránh trồng vào lúc thời tiết nắng, nóng gay gắt, dễ chết cây.

Sau khi trồng cây, nên phủ một lớp rơm mỏng lên bề mặt đất giúp giữ độ ẩm

cho đất. Việc phủ rơm giúp giữ ấm cho cây vào những ngày lạnh và ngược lại. Nó

đồng thời bảo vệ rễ cây khỏi ánh nắng mặt trời mạnh và lâu dẫn rơm sẽ mục dần và

trở thành chất dinh dưỡng cho đất. Việc làm này không tốn quá nhiều sức nhưng lại

mang đến hiệu quả rất tốt cả cho cây và đất.

Ảnh: Sưu tầm

Tưới nước

Tưới nước cho cây đúng cách là một trong những điều cơ bản cần làm đúng

trong việc làm vườn rau tại nhà cho người mới bắt đầu nhưng lại rất nhiều người

làm sai. Tưới nước nghe đơn giản nhưng tưới nước đúng cách để tăng sản lượng

cho vườn rau đồng thời giảm sâu bệnh là không hề dễ vì điều đó còn phụ thuộc vào

loại đất, thời tiết và loại cây.

Ảnh: Sưu tầm

Khi cây mới trồng hoặc mới gieo hạt thì tưới nước phải nhẹ nhàng, tránh tạo

lực lớn xô đẩy cây và hạt giống ra khỏi vị trí trồng ban đầu, ảnh hưởng đến sự bám

của rễ cây. Nên xử dụng dụng cụ tưới có đầu tưới với nhiều lỗ nhỏ để chia nhỏ

dòng chảy của nước tưới như ô doa hoặc các vòi tưới cây chuyên dụng.

Ảnh: Sưu tầm

Một ngày tưới 2 lần vào buổi sáng và chiều mát. Mùa mưa, ẩm có thể tưới 1

lần/ngày hoặc lâu hơn. Mùa nắng nóng, phải tưới 2-3 lần/ngày hoặc nhiều hơn để

đảm bảo giữ độ ẩm cho đất, tránh bị khô làm héo, chết cây. Đối với mùa mưa,

lượng mưa nhiều, cần phải làm rãnh để thoát nước mưa hoặc che chắn, giảm lượng

mưa hoặc mang cây vào khu vực có mái che, không cho mưa vào chậu cây (đối với

cây trồng trong chậu).

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu, sử dụng hệ thống nước nhỏ giọt. Đây là

phương pháp tưới hiện đại, vừa cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho sự phát triển

của cây, để cho rễ cây thấm từ từ, vừa tiết kiệm nguồn nước.

Bón phân

Sau khi hạt giống nảy mầm và ra lá hoặc cây trồng đã bén rễ, bạn có thể bắt

đầu bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây.

Có thể sử dụng phân bón hữu cơ như đạm cá, phân chuồng, phân trùn quế,

… hoặc phân hóa học như đạm (ure), lân (NPK), phân bón qua lá, ...

Đối với phân hữu cơ, bạn có thể bón bất kỳ lúc nào. Phân chuồng, trùn quế,

sản phẩm hữu cơ tận dụng từ nhà bếp bón vào xung quanh gốc cây. Đạm cá, bạn

nên bón phân 2 lần/tuần, nên phun đều lên cả lá và gốc rau.

Đối với phân vô cơ, kết hợp với việc tưới nước: Liều lượng phân sử dụng: để

bón nhử (khi cây trồng bén rễ hoặc hạt giống nảy mầm có từ 3-4 lá thật): sử dụng

một lượng nhỏ, tránh quá liều gây “sót” cây dẫn đến chết cây; để bón thúc (cây đã

phát triển mạnh): sử dụng gấp 2-3 lần liều bón nhử.

Có nhiều cách bón như sau:

Cách 1: bón phân lân với liều lượng 2 thìa cà phê hòa tan trong 10 lít nước,

tưới đều cho cây. 3 ngày sau bón phâm đạm với liều lượng 1 thìa cà phê cho 10 lít

nước. 1 tuần sau bón lân với liều lượng 1 thìa cà phê cho 10 lít nước.

Cách 2: đơn giản hơn, chỉ sử dụng phân đạm. Bón nhử với liều 1 thìa cà phê

cho 10 lít nước. 1 tuần sau bón thúc với liều gấp 2-3 lần bón nhử.

Thêm vào đó, bạn có thể thêm vào khẩu phần ăn của cây bằng cách kết hợp

bón phân bón lá một lần một tuần để bổ sung các vi chất khác cho cây rau phát

triển tốt, lưu ý bạn nên bón phân vào lúc chiều mát khi nắng đã tắt, thời điểm 5-6h

chiều là tốt nhất.

Thường xuyên kiểm tra đất và bổ sung lượng dinh dưỡng vừa đủ cho đất.

Cây thiếu dinh dưỡng sẽ còi cọc, chậm lớn, vàng lá, ăn sẽ cứng và không ngon.

Việc sử dụng phân bón trong quá trình làm vườn là hết sức cần thiết. Dân

gian thường có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” hay “Người đẹp vì

lụa, lúa tốt vì phân” - là kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình lao động, sản

xuất. Quan niệm rau sạch là không sử dụng phân bón, đặc biệt là phân vô cơ (phân

hóa học) là không đúng. Quan trọng là sử dụng đúng cách và đảm bảo thời gian

cách ly sau khi sử dụng.

Tuyệt đối lưu ý:

Không làm cho đất quá phì nhiêu. Đấy chính là sai lầm mà nhiều người mới

bắt đầu làm vườn rau tại nhà mắc phải. Họ nghĩ rằng càng làm cho đất phì nhiêu thì

sẽ càng có lợi cho cây. Tuy nhiên việc cung cấp quá nhiều chất dinh dưỡng cho đất

có thể làm chết gốc cây, gây mất cân bằng cho đất và thậm chí là giết chết những

sinh vật sống trong đất…

Đảm bảo thời gian ngừng sử dụng phân bón vô cơ trước khi thu hoạch: từ 10

- 15 ngày.

Sử dụng thuốc trừ sâu

Sâu bệnh chính là yếu tố gây nhiều lo lắng nhất trong việc làm vườn rau tại

nhà cho người mới bắt đầu và cả người có kinh nghiệm. Cách nhanh nhất chính là

sử dụng thuốc trừ sâu hóa học. Tuy nhiên điều này không hề được khuyến khích vì

khả năng gây hại cho sức khỏe về lâu dài. Việc sử dụng thiên địch được xem là

cách khá hiệu quả và an toàn cho cây như sử dụng nghệ, tỏi, ớt, hành hay những

loài địch thủ của chúng. Cách này cần sự kiên nhẫn và thống nhất để đạt hiệu quả

cao nhất.

Bạn có thể sử dụng các cách sau:

Trồng các loại cây có hoa màu sắc sặc sỡ (bẫy cây trồng) hoặc đặt chế phẩm

feromol (bẫy sinh học) để thu hút bướm và côn trùng gây hại.

Ảnh: Sưu tầm

Trồng các loại rau có thể hỗ trợ nhau trong việc trừ sâu (trồng xen canh), như

sau:

Ảnh: Sưu tầm

Khi có sâu xuất hiện thì sử dụng biện pháp bắt sâu thủ công, hoặc sử dụng

chế phẩm sinh học chế biến từ nghệ, tỏi, ớt, hành nghiền lấy mước phun trừ sâu

hoặc các chế phẩm thảo mộc bán trên thị trường.

Ảnh: Sưu tầm

Thu hoạch

Thông thường, cây trồng có thể thu hoạch sau 25 - 35 ngày gieo trồng, tùy

từng loại cây. Có 4 cách thu hoạch như sau:

Cách 1: thu hoạch 1 lần toàn bộ loại cây có thể thu hoạch, để tiếp tục cho vụ

mới (phương thức “cùng vào - cùng ra”). Lượng rau thu hoạch không sử dụng hết

có thể cất giữ trong tủ lạnh hoặc cho người thân, hàng xóm. Với cách này, bạn có

thể để đất “nghỉ ngơi”, phơi nắng trong khoảng một thời gian nhất định (8-10 ngày)

trước khi vào vụ kế tiếp.

Cách 2: Bạn có thể thu hoạch theo mảng, tức là thu hoạch toàn bộ cây trong

1 vị trí, kể cả cây to và cây nhỏ. Với cách này, bạn có thể thu hoạch dần theo nhu

cầu rau sạch của gia đình; đồng thời có thể trồng xen canh cây mới vào vị trí đất đã

thu hoạch.

Cách 3: thu hoạch theo phương thức “tỉa dần”, “ tỉa to, chăm nhỏ”, tức là tỉa

những cây to ăn trước, cây nhỏ tiếp tục chăm sóc và thu hoạch vào lần sau đó.

Cách 4: tỉa lá, hái quả: áp dụng đối với các loại cây hái lá, thu quả như rau

ngót, chùm ngây, bí ăn ngọn, đậu đỗ, mướp, bầu, bí, cà chua, …

Ảnh: Sưu tầm

Trong trường hợp, phát hiện cây trồng có dấu hiệu bệnh, không chữa được

hoặc bạn không muốn chữa trị, cần tiến hành thu hoạch ngay. Tùy vào tình trạng bị

bệnh mà có thể sử dụng hoặc đem tiêu hủy để tránh lây lan sang cây trồng chưa bị

bệnh.

Lưu ý:

Chỉ thu hoạch cây khi đảm bảo thời gian cách ly sau khi sử dụng phân vô cơ:

từ 10-15 ngày.

Sau khi tỉa cây, cần tưới nước để ổn định bộ rễ, tránh ánh hưởng đến rễ của

các cây chưa thu hoạch.

Các lá già, lá úa sau thu hoạch, bạn cần gom lại và chôn lấp để tạo phân hữu

cơ, cung cấp dinh dưỡng cho đất trồng.

MỘT SỐ LOẠI RAU VÀ MÙA TRỒNG

1. Rau cải ngọt

Cải ngọt( Brassica sp; Họ: Crusiferea) là

một trong những cây rau dễ trồng, nhanh

cho thu hoạch, chỉ từ 25 đến 30 ngày.

Cải ngọt có thể trồng quanh năm, nhưng

để cải ngọt cho năng suất cao bạn nên

trồng vào mùa khô. Còn nếu trồng vào

mùa mưa thì bạn phải làm giàn che chắn

và thường xuyên theo dõi sâu hại cho cây.

2. Rau cải canh

Cải xanh là loại rau rất tốt cho sức khỏe,

chứa rất nhiều vitamin A, B, C, D, chất

caroten, anbumin, a-xit nicotic…

Rau cải xanh là một trong những loại rau

rất dễ trồng trong thùng xốp tại nhà vì có

bộ rễ nông, mọc so le nhau; tuy nhiên cần

chú ý chăm sóc kỹ vì khả năng chịu hạn

kém và dễ bị sâu bệnh phá hoại.

Thường trồng rau cải xanh vào tháng 8

đến tháng 11 để có khí hậu mát mẻ.

3. Rau đay

Rau đay không chỉ là món thực phẩm bổ

dưỡng, mà còn có những công dụng hết

sức quý báu đối với sức khỏe.

Rau đay phát triển trên mọi mọi đất, dễ

trồng, ít sâu bệnh; có thể trồng

quanh năm nhưng cho năng suất cao và

phát triển tốt nhất vào mùa hè, từ tháng 3

đến tháng 9 âm lịch.

4. Mùng tơi

Mồng tơi là loại cây dây leo quấn, mập và

nhớt, sống hàng năm hay hai năm. Ở các

tỉnh phí Nam thì rau mồng tơi có thể

trồng quanh năm. Nhưng đối với thời tiết

miền Bắc thì thời gian thích hợp nhất chủ

yếu trong vụ xuân sau khi ăn Tết xong và

thu hoạch suốt vụ hè thu.

Gieo trồng từ đầu tháng 3 đến tháng 5.

5. Rau dền

Có 2 loại giống rau dền có thể trồng làm

rau ăn là dền trắng và dền đỏ.

Rau dền có thể trồng quanh năm nhưng từ

tháng 2 đến tháng 7 âm lịch là thời gian

thích hợp nhất.

Rau dền sinh trưởng phát triển tốt nhất ở

nhiệt độ từ 25°-30°C, độ ẩm càng cao thì

cây phát triển càng tốt.

6. Rau muống

Rau muống thích hợp cho ngày hè vì

chứa nhiều vitamin và khoáng chất có tác

dụng thanh nhiệt giải độc, nhuận tràng,

kích thích tiêu hóa, chữa rôm sảy, mụn

nhọt…

Thân quen mà lại dễ trồng nên vì thế rất

nhiều gia đình khi tự trồng rau sạch tại

nhà đều không quên dành vài thùng xốp

trồng rau muống. Các bạn hoàn toàn có

thể tự trồng rau muống bằng hạt hoặc

giâm cành.

7. Mướp

Mướp có tính mát, là loại cây leo giàn, dễ

trồng.

Thời điểm gieo trồng cây mướp thích hợp

nhất vào khoảng từ tháng 2 cho đến tháng

6.

Vào vụ Đông Xuân nhiệt độ thấp cây sinh

trưởng kém, ít đậu trái.

8. Bầu, bí xanh

Bầu, bí xanh là cây thân thảo, dạng leo,

quấn tua, dễ trồng, ít sâu bệnh.

Bầu ưa ánh sáng mạnh, thích hợp trồng

mùa hè.

Bí có thể trồng 2 vụ: vụ mùa thu rơi vào

khoảng thời gian 20/8 – 5/10; vụ đông

xuân diễn ra vào 1/12 – 15/2.

9. Đậu đỗ (đậu cove)

Đậu cove còn được gọi là đậu que, kích

thước mỗi trái đậu que dài từ 7 – 10cm.

Cây đậu que có 2 giống là cây đậu cove

leo và cây đậu cove lùn. Hạt giống có đậu

cove xanh, đậu cove tím, đậu cove vàng,

đậu cove đen.

Cây đậu que thuộc dạng thân leo thích

hợp với khí hậu nhiệt đới. Cây có thể

trồng quanh năm vào các thời vụ gieo từ

tháng 1 - 3, và tháng 9 - 10.

10. Dưa chuột

Dưa chuột là loại thực vật họ Bầu Bí,

cùng họ với dưa hấu, bí đao, bầu, bí ngô,

mướp, mướp đắng.

Có nhiều giống dưa chuột khác nhau,

thích ứng với các điều kiện thời tiết khác

nhau.

Dưa chuột có thể trồng hầu như quanh

năm. Riêng ở miền Bắc chỉ có thể ngừng

sản xuất dưa chuột trong 1-2 tháng rét

lạnh.

Thời vụ gieo trồng dưa chuột ở miền

Bắc như sau: Vụ Xuân: Gieo trồng từ

15/2 đến 15/4. Sử dụng các nhóm giống

ưa mát và chịu nóng. Vụ Hè: Gieo trồng

từ 15/5 đến 15/7. Sử dụng các nhóm chịu

nóng. Vụ Thu: Gieo trồng từ đầu tháng 9

đến 15/10. Sử dụng các giống thuộc

nhóm chịu nóng và ưa mát. Vụ

Đông: Gieo trồng từ 15/12 đến 30/1. Chủ

yếu sử dụng các giống dưa chịu rét.

11. Cà chua

Cà chua là cây thân mềm, hằng năm, có

một số ít giống lâu năm. Có nhiều giống,

và có nhiều màu sắc khác nhau: đỏ, vàng,

đen, … Trong quá trình trồng cần hỗ trợ

giàn leo hoặc giá đỡ cho cây phát triển;

cần tỉa bớt mầm nhánh và lá.

Có ba thời vụ trồng cà chua phổ biến

trong năm là vụ sớm (Gieo vào tháng 7 -

8, trồng tháng 8 - 9, thu hoạch vào cuối

tháng 10 - 12), vụ chính (Gieo từ giữa

tháng 9 sang cuối tháng 10, trồng tháng

11 để thu hoạch vào tháng 2 - 3), và vụ

muộn (gieo tháng 11, trồng tháng 12 và

thu hoạch tháng 3 - 4).

12. Khoai tây

Khoai tây là cây vụ đông ưa lạnh, thời vụ

gieo trồng từ 15/10 đến 10/11.

Có nhiều giống khoai tây có năng suất

cao phẩm chất ngon như các giống khoai

tây Đức (giống Mariela, Solara), Khoai

tây Hà Lan (giống Diamant), giống khoai

tây KT3, Giống VT2, khoai tây hạt lai đời

G1 (giống khoai tây lai Hồng hà 2 và

Hồng hà 7) ...

Khoai tây có thể trồng nguyên cả củ hoặc

trồng bằng miếng bổ, nhiều nơi bà con

nông dân trồng khoai tây bằng miếng bổ

để tiết kiệm củ giống.

Với những bí quyết và các bước làm vườn cụ thể được trình bày ở trên, hi

vọng bạn sẽ sớm có được vườn rau sạch và an toàn cho cả gia đình.