capital insight chuyÊn ĐỀ client innovations - tvs.vn dinh thi truong/2014... · 3 | bóng ma...

13
1 | Page CHUYÊN ĐỀ Capital Insight Client Innovations BÓNG MA KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG - BÀI HỌC TỪ QUÁ KHỨ 11/11/2014 Nợ công sắp chạm ngưỡng báo động trở thành chủ đề nóng và nhận được nhiều sự quan tâm nhất trong thời gian qua. Nợ công ước tính đến 31/12/2015 chiếm khoảng 64% GDP, gần chạm mức trần 65% GDP mà Quốc Hội đã phê duyệt. Đáng lưu ý, nghĩa vụ trả nợ có xu hướng tăng lên trên mức 25% tổng thu ngân sách (dự kiến 26.7% năm 2014 và 31% năm 2015). Đây là dấu hiện cho thấy diễn biến nợ công đã trở nên rất phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro mang tính hệ thống và đòi hỏi Chính phủ cần phải hành động ngay từ bây giờ… Tăng trưởng kinh tế hơn một thập kỷ qua phụ thuộc nhiều vào vốn vay. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao (đặc biệt khu vực DNNN) khiến nguồn thu không đủ bù chi, dẫn đến các khoản vay về sau phần lớn dùng để bù đắp cho bội chi ngân sách và để trả nợ, chỉ có một phần nhỏ được đưa vào sản xuất kinh doanh. Thực trạng này khiến nợ công vẫn trên đà tăng, ảnh hưởng xấu khả năng chi trả nợ. Nhìn lại quá khứ, các cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực Mỹ Latin thập niên 1980 với nợ nước ngoài/GNI trung bình ~50% hay mới đây nhất tại khu vực Châu Âu điển hình là Hy Lạp, Italia (nợ công/GDP trên 100%) đều có nguyên nhân chung là do (1) Chính sách tài khoá lỏng lẻo, (2) Quản trị tài chính công kém hiệu quả, tham nhũng và (3) phụ thuộc quá nhiều vào khoản vay nước ngoài để bù đắp bội chi. Khủng hoảng nợ công trong lịch sử đã tàn phá nền kinh tế các nước, kéo theo các hệ lụy xã hội khó lường. Sau khủng hoảng, các nước Mỹ latin cũng như Hy Lạp đều rơi vào “thập kỉ mất mát” với (1) tăng trưởng GDP thấp trong dài hạn, (2) bị lệ thuộc vào chính trị, thất nghiệp gia tăng, và (3) buộc phải phá giá nội tệ, chịu lấn át trên thị trường vốn … Các yếu tố này tất yếu kích hoạt làn sóng thoái vốn ào ạt ra khỏi các nước này, càng khiến cho nỗ lực phục hồi kinh tế càng trở nên thách thức hơn. 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 Chứng khoán Hy Lạp Khủng hoảng toàn cầu nổ ra, Nợ chính phủ/GDP 126% , thâm hụt 6.7% Khủng hoảng nợ Nợ chính phủ/GDP 137%, thâm hụt 15.6% 5.334 điểm 476 điểm NỘI DUNG Nhìn lại quá khứ Hậu quả của khủng hoảng nợ công Nợ công việt nam đang “tăng tốc” Góc nhìn đa chiều “Bên cạnh nợ công tăng cao, khả năng chi trả nghĩa vụ nợ cũng là vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay…”

Upload: nguyenanh

Post on 09-Sep-2018

213 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1 | P a g e

CHUYÊN ĐỀ Capital Insight

Client Innovations

BÓNG MA KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG - BÀI HỌC TỪ QUÁ KHỨ 11/11/2014

Nợ công sắp chạm ngưỡng báo động trở thành chủ đề nóng và nhận được nhiều

sự quan tâm nhất trong thời gian qua. Nợ công ước tính đến 31/12/2015 chiếm

khoảng 64% GDP, gần chạm mức trần 65% GDP mà Quốc Hội đã phê duyệt. Đáng

lưu ý, nghĩa vụ trả nợ có xu hướng tăng lên trên mức 25% tổng thu ngân sách (dự

kiến 26.7% năm 2014 và 31% năm 2015). Đây là dấu hiện cho thấy diễn biến nợ

công đã trở nên rất phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro mang tính hệ thống và đòi hỏi

Chính phủ cần phải hành động ngay từ bây giờ…

Tăng trưởng kinh tế hơn một thập kỷ qua phụ thuộc nhiều vào vốn vay. Tuy nhiên,

hiệu quả sử dụng vốn chưa cao (đặc biệt khu vực DNNN) khiến nguồn thu không

đủ bù chi, dẫn đến các khoản vay về sau phần lớn dùng để bù đắp cho bội chi

ngân sách và để trả nợ, chỉ có một phần nhỏ được đưa vào sản xuất kinh doanh.

Thực trạng này khiến nợ công vẫn trên đà tăng, ảnh hưởng xấu khả năng chi trả nợ.

Nhìn lại quá khứ, các cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực Mỹ Latin thập niên 1980 với

nợ nước ngoài/GNI trung bình ~50% hay mới đây nhất tại khu vực Châu Âu điển

hình là Hy Lạp, Italia (nợ công/GDP trên 100%) đều có nguyên nhân chung là do

(1) Chính sách tài khoá lỏng lẻo, (2) Quản trị tài chính công kém hiệu quả, tham

nhũng và (3) phụ thuộc quá nhiều vào khoản vay nước ngoài để bù đắp bội chi.

Khủng hoảng nợ công trong lịch sử đã tàn phá nền kinh tế các nước, kéo theo các

hệ lụy xã hội khó lường. Sau khủng hoảng, các nước Mỹ latin cũng như Hy Lạp đều

rơi vào “thập kỉ mất mát” với (1) tăng trưởng GDP thấp trong dài hạn, (2) bị lệ

thuộc vào chính trị, thất nghiệp gia tăng, và (3) buộc phải phá giá nội tệ, chịu lấn át

trên thị trường vốn … Các yếu tố này tất yếu kích hoạt làn sóng thoái vốn ào ạt ra

khỏi các nước này, càng khiến cho nỗ lực phục hồi kinh tế càng trở nên thách thức

hơn.

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000 Chứng khoán Hy Lạp

Khủng hoảng toàn cầu

nổ ra, Nợ chính

phủ/GDP 126% , thâm hụt 6.7%

Khủng hoảng nợ

Nợ chính phủ/GDP 137%,

thâm hụt 15.6%

5.334 điểm

476 điểm

NỘI DUNG

� Nhìn lại quá khứ

� Hậu quả của khủng hoảng

nợ công

� Nợ công việt nam đang

“tăng tốc”

� Góc nhìn đa chiều

“Bên cạnh nợ

công tăng cao,

khả năng chi trả

nghĩa vụ nợ cũng

là vấn đề rất

đáng quan tâm

hiện nay…”

2 |

Bóng ma khủng hoảng nợ công – Bài học từ quá khứ

NHÌN LẠI QUÁ KHỨ

Các cuộc khủng hoảng nợ ở các nước khu vực Mỹ Latin thập niên 1980 như Brazil, Mexico,

Venezuela, Bolivia, Argentina hay trường hợp mới đây nhất là khu vực Châu Âu điển hình là

Hy Lạp, Italia đều có nguyên nhân chung là do

- Chính sách tài khoá lỏng lẻo

- Khả năng quản trị tài chính công kém hiệu quả, tham nhũng

- Phụ thuộc quá nhiều vào khoản vay nước ngoài để bù đắp bội chi

Đối với trường hợp các nước Mỹ Latin, trong thập niên 1970, các nước Mỹ latin đã đầu tư quá nhiều vào phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa dẫn đến đến việc chính phủ bội chi một cách trầm trọng. Bên cạnh đó, để thực hiện được mục tiêu công nghiệp hóa (nhằm thay thế nhập khẩu) của mình, các quốc gia này phải nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu cũng như công nghệ sản xuất từ nước ngoài, làm cho tỉ lệ nhập siêu ngày càng tăng. Hai điều này dẫn đến một nhu cầu lớn về nguồn vốn của chính phủ, phải đi vay từ các quốc gia phát triển khác và các tổ chức tài chính quốc tế. Tăng trưởng kinh tế khu vực Mỹ Latin trong giai đoạn 1950-1980 cũng phụ thuộc nhiều vào đầu tư . Cụ thể, tỉ lệ đầu tư dao động khoảng 20% GDP (1950-1957) đã tăng lên xấp xỉ 25% trong giai đoạn 1975-1980. Suy thoái kinh tế thế giới đầu thập niên 80 kéo tỉ lệ đầu tư giảm mạnh xuống còn gần 19% trong thập niên 90. Điều này giải thích cho sự nhảy vọt của vốn vay nước ngoài để vực dậy kinh tế trong khoảng thời gian này.

2119

22

25

19 18 1820

21

0

5

10

15

20

25

30

1950-57 1958-67 1968-74 1975-80 1981-90 1991-97 1998-03 2004-08 2008-10

Tổng vốn đầu tư (% GDP) tại các nước Mỹ Latin

Trước khủng hoảng Trong và sau khủng hoảng

Nguồn: Bertola & Ocampo (2012)

3 |

Bóng ma khủng hoảng nợ công – Bài học từ quá khứ

Kinh tế thế giới suy thoái 1979-1980 đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng và xuất khẩu trong khi áp lực nợ công lớn đã dần dần đẩy các nước Mỹ Latin rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả. Cụ thể, nợ nước ngoài các nước Mỹ Latin tăng từ 75 tỷ USD lên 315 tỷ USD giai đoạn 1975-1983, bằng 50% GDP các nước này, kéo theo nợ gốc và lãi vay phải trả tăng từ 12 tỷ USD lên 66 tỷ USD trong cùng giai đoạn.

Cuối cùng, 8/1982 Mexico là nước đầu tiên tuyên bố không trả được khoảng nợ hơn 85 tỷ USD và yêu cầu đàm phán lại thời hạn trả nợ với các chủ nợ. Sau sự kiện này, các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính quốc tế siết chặt và trì hoãn vô thời hạn đối với các khoản vay đến khu vực Mỹ Latin. Do phần lớn các khoản nợ đều trong ngắn hạn, việc không được bơm tiếp tín dụng làm cho các quốc gia này nhanh chóng rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả.

Đối với cuộc khủng hoảng nợ công EU năm 2009, trước khủng hoảng xảy ra, các quốc gia Tây Ban Nha, Hy Lạp, Ailen, Italy, Bồ Đào Nha luôn trong tình trạng thâm hụt ngân sách và phải vay nợ để bù đắp bội chi. Đáng lưu ý, nợ công của Hy Lạp, Italia thường xuyên ở mức trên 100% GDP, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Khi khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra năm 2008, để cứu vãn nền kinh tế, các quốc gia đều

phải vay nợ để tăng chi tiêu công. Hệ quả là sau thời điểm này, nợ công của EU đều có xu

hướng tăng vọt, điển hình là Hy Lạp và Italia đều ở mức trên 115% GDP vào năm 2009.

Hy Lạp là quốc gia đầu tiên bước vào vòng xoáy nợ công, với mức thâm hụt ngân sách đạt

tới 13,6% GDP và nợ công tăng vọt lên tới 236 tỉ Euro. Điều này khiến giới đầu tư đánh giá rủi

ro vỡ nợ của Hy Lạp lên mức rất cao (thể hiện qua chỉ số CDS**), kéo theo mức chênh lệch lợi

tức trái phiếu Chính phủ (so với lợi tức Trái phiếu của Đức) liên tục tăng (xem đồ thị trang 4).

**Credit Default Swap (CDS) là công cụ tài chính có nguyên tắc giống như một hợp đồng bảo hiểm. Sovereign

CDS bảo hiểm cho trái phiếu của các chính phủ phát hành. CDS spread cho một nước càng lớn thì trái phiếu do

chính phủ nước đó phát hành càng có rủi ro cao, ít nhất theo quan điểm của thị trường CDS.

0

20

40

60

80

100

120

140

160

180

1972 1974 1976 1978 1980 1982 1984 1986 1988 1990 1992 1994 1996 1998 2000

%

Argentina

Bolivia

Brazil

Colombia

Mexico

Venezuela

Nguồn: WorldBank

Tỷ lệ nợ nước ngoài / tổng thu nhập quốc gia (GNI)

Trước khủng hoảng Trong & sau khủng hoảng

4 |

Bóng ma khủng hoảng nợ công – Bài học từ quá khứ

Đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng nợ công là Hy Lạp (2010), Ai-len (2010), Bồ Đào Nha, Italia

và Tây Ban Nha (2011) đã phải xin cứu trợ quốc tế để tránh vỡ nợ. Tại thời điểm chính thức

vỡ nợ, thâm hụt ngân sách các nước đều rớt xuống mức thấp kỉ lục Hy Lạp (-15.6%), Ailen

(-0.7%), Tây Ban Nha (-8.5%). Cuộc khủng hoảng tài chính đã khiến đồng Euro liên tục mất

giá, làm tổn thất hàng nghìn tỷ USD thu nhập tài chính của các nước thành viên EU.

-40

-30

-20

-10

0

10

1999 2001 2003 2005 2007 2009 2011

% Thặng dư/thâm hụt ngân sách (% GDP)

Tây Ban Nha Hy Lạp Ai len Italy Bồ Đào Nha

Khủng hoảng nợ

25

45

65

85

105

125

145

165

185

1999 2001 2003 2005 2007 2009 2011

%

Tây Ban Nha Hy Lạp Ai-len Italy Bồ Đào Nha

Nguồn: Worldbank

Tỷ lệ nợ chính phủ/GDP (%)

Khủng hoảng nợ

CDS

Chênh lệch lợi tức trái

phiếu Chính phủ so với lợi tức Trái phiếu Đức

5 |

Bóng ma khủng hoảng nợ công – Bài học từ quá khứ

HẬU QUẢ CỦA KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG

Tàn phá kinh tế và TTCK, ảnh hưởng đến an sinh xã hội

Khủng hoảng nợ công đã tàn phá nền kinh tế các nước, kéo theo các hệ lụy xã hội khó lường.

Sau khủng hoảng nợ, các nước Mỹ latin rơi vào “thập kỉ mất mát” những năm 1980

- Tăng trưởng GDP thấp khoảng 2%/năm, thu nhập bình quân đầu người giảm

- Chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng

- Giảm khả năng vay nước ngoài hay hạn mức vay thấp,

- Khó khăn trong việc huy động vốn

- Phải chấp nhận thắt lưng buộc bụng, phá giá nội tệ hay tự do hóa thương mại để

cải thiện nền tài chính.

Ở Hy Lạp, khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 và khủng hoảng nợ công 2010 đã tàn phá

khủng khiếp nền kinh tế nước này, kéo giảm đà tăng trường GDP từ 5.5% năm 2006 xuống -

7% năm 2012 và hiện chưa có dấu hiệu vượt qua ngưỡng 0%. Đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp gia

tăng từ dưới 10% lên gần 30% trong giai đoạn 2007 đến nay. Ngoài ra, để đối phó với khủng

khoảng, chính phủ nước này phải rất nhiều lần đưa ra chính sách “thắt lưng buộc bụng”:

giảm bội chi ngân sách và lương cơ bản, giảm trợ cấp, và các chi tiêu khác trong khu vực

công. Những điều này càng gây ra sự phản đối rất lớn từ người dân.

Bóng ma khủng khoảng kinh tế và khủng hoảng nợ công cũng bao trùm thị trường chứng

khoán Hy Lạp và các nước EU, kích hoạt làn sóng bán tháo ồ ạt. Theo đó, chứng khoán Hy

Lạp trong vòng hơn 1 năm tuột dốc không phanh từ mức đỉnh 5.334 điểm (11/2007) về 1.700

điểm (12/2008), khiến vốn hóa thị trường bốc hơi 105 tỷ EUR (từ 153 tỷ EUR còn 49 tỷ EUR).

Làn sóng bán tháo vẫn không có dấu hiệu dừng lại khiến chứng khoán Hy Lạp rơi tiếp về

vùng đáy 476 điểm (6/2012) tương ứng với mức vốn hóa 15.63 tỷ EUR.

-8

-6

-4

-2

0

2

4

6

8

2004 2006 2008 2010 2012

Tăng trưởng GDP và lạm phát Hy Lạp

(%)

Tăng trưởng GDP

Lạm phát

5

10

15

20

25

30Tỷ lệ thất nghiệp Hy Lạp (%)

Khủng hoảng

kinh tế

Khủng hoảng nợ cng

Nguồn: World Bank

6 |

Bóng ma khủng hoảng nợ công – Bài học từ quá khứ

NỢ CÔNG VIỆT NAM ĐANG “TĂNG TỐC”

Nợ công Việt Nam tăng từ 1,1 triệu tỉ VND lên 2,39 triệu tỷ VND giai đoạn 2010-2014 và dự

kiến 2,8 triệu tỉ VND năm 2015, tăng trưởng trung bình 20%/năm, bội chi NSNN cũng tăng

tương ứng trung bình 14%/năm giai đoạn 2009-2014, cả hai đều cao hơn tốc độ tăng GDP

hàng năm.

Nợ công theo luật Việt Nam bao gồm nợ của Chính phủ, nợ được CP bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương

Hai nguyên nhân chính là dẫn đến nợ công Việt Nam tăng trong những năm gần đây là do

bội chi ngân sách và hiệu quả sử dụng vốn thấp. Hai yếu tố này có tác động qua lại với nhau,

theo đó bội chi được bù đắp bằng các khoản vay, nhưng hiệu quả sử dụng vốn vay kém,

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000 Chứng khoán Hy Lạp

Nguồn: Reuters

Khủng hoảng toàn cầu

Khủng hoảng nợ

5.334 điểm

476 điểm

28,317

81,716

167,589

194,801 202,379

2010 2011 2012 2013 10T2014

Nguồn: Bộ Tài Chính

Giá trị trái phiếu phát hành 2010-2014 (Tỷ VND)

40%

45%

50%

55%

60%

65%

70%

2009 2010 2011 2012 2013 2014

(dự

toán)

2015

(dự

toán)

Tỷ lệ Nợ công/GDP

Nguồn: Bộ Tài Chính

Trần nợ công 65% GDP

7 |

Bóng ma khủng hoảng nợ công – Bài học từ quá khứ

không tạo ra được thặng dư nên vẫn tiếp tục bội chi. Do đó, nếu không kiểm soát bội chi và

cải thiện hiệu quả sử dụng vốn, sẽ khiến tỷ lệ vay để đảo nợ gia tăng trong tổng dư nợ trong

khi khả năng chi trả nghĩa vụ nợ đến hạn ngày càng đi xuống. Khi ấy, rủi ro mỗi lúc một lớn

và vượt khỏi tầm kiểm soát.

• Bội chi ngân sách

Mức độ bội chi ngân sách năm 2012 vào khoảng 5.4%, năm 2013 là 5.5%, năm 2014 và

2015 mục tiêu bội chi lần lượt vào khoảng 5.3% và 5%.

Theo dự toán ngân sách nhà nước 2014:

- Tổng thu: 780 ngàn tỷ VND (70% từ thu nội địa, 20% từ cân đối xuất nhập khẩu),

- Tổng chi: 1 triệu tỷ VND (70% chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an

ninh, quản lý hành chính; 16% cho đầu tư, 12% trả nợ)

- Bội chi: 220 ngàn tỷ VND cần phải vay nợ để bù đắp.

Có thể thấy rằng ngân sách dành cho chi tiêu thường xuyên quá lớn. Đã đến lúc Việt Nam

phải rà soát lại hiệu quả các khoản chi này. Chính phủ cần đẩy nhanh tốc độ cải cách thủ

tục hành chính, tinh giản biên chế ở những cơ quan hành chính quá cồng kềnh, phát huy

năng suất lao động... Nếu làm được điều này gánh nặng ngân sách cho khu vực công sẽ

giảm bớt đáng kể.

• Hiệu quả sử dụng nguồn vốn thấp, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp nhà nước

Theo báo cáo của Chính Phủ, chỉ số đầu tư tăng trưởng ICOR của nước ta trong giai đoạn

2011-2013 khoảng 5.5, có giảm so với 6.7 giai đoạn 2008-2010 nhưng vẫn rất cao so với

các nước trong khu vực càng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kém. Đáng lưu ý, Việt Nam

ngày càng giảm hiệu quả trong việc sử dụng vốn trong giai đoạn 2009-2011 so với chính

mình trong những năm trước (1991-2008).

0%

1%

2%

3%

4%

5%

6%

7%

8%

-

50,000

100,000

150,000

200,000

250,000

2009 2010 2011 2012 2013 2014 (dự

toán)

Bội chi NSNN Bội chi/ GDP

Nguồn: Bộ Tài Chính

Bội chi ngân sách

8 |

Bóng ma khủng hoảng nợ công – Bài học từ quá khứ

Hệ số đầu tư tăng trưởng (ICOR)

1991-1996

2000-2006

2007 2008 2009 2010 2011

Việt Nam 2.7 4.5 5.1 6.3 7.2 5.7 5.9

Trung Quốc 3.5 4.0 2.9 4.6 5.2 4.6 5.2 Ấn Độ 6.7 4.7 3.9 9.1 4.3 3.5 5.6 Indonesia 4.0 4.9 3.9 4.6 6.7 5.3 5.1

Nguồn: World Bank

*ICOR là một chỉ số cho biết muốn có thêm một đơn vị sản lượng trong một thời kỳ nhất định cần

phải bỏ ra thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư trong kỳ đó. Do đó, ICOR càng cao thì đầu tư càng

kém hiệu quả.

Theo công bố kết quả Kiểm toán nhà nước 2013, đối với báo cáo tài chính năm 2012 của 242

DN thuộc 27 tập đoàn, tổng công ty (TĐ, TCT) cho thấy nhóm DNNN Quản lý nợ chưa chặt

chẽ dẫn đến số nợ quá hạn lớn (nợ quá hạn tại Tổng Công ty Điện lực dầu khí lên tới 9.650 tỷ

VND, Công ty mẹ VNPT: 2.314,2 tỷ VND); hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn chiếm

dụng, vốn vay khiến hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao (từ 3 đến 10 lần); hiệu quả

đầu tư kém dẫn đến kinh doanh thua lỗ, không bảo toàn được vốn (điển hình như các trường

hợp Vinashin, Vinalines…)

GÓC NHÌN ĐA CHIỀU

Khả năng chi trả quyết định đến việc vỡ nợ hay không

Thực tế cho thấy nhiều nước trên thế giới có tỷ lệ nợ công/GDP cao nhưng vẫn không rơi vào

tình trạng mất khả năng thanh toán. Điển hình như Nhật Bản nợ công là 227% GDP,

Singapore 105%, Mỹ 101% nhưng những nước như Argentina nợ công chỉ 45% nhưng lại vỡ

nợ.

Nhật Bản là trường hợp điển hình về tỷ lệ nợ công/GDP cao những vẫn trong ngưỡng an

toàn do:

- Cán cân thanh toán quốc tế mạnh và dự trữ ngoại hối hơn 1000 tỷ USD, và là nước chủ nợ

lớn nhất thế giới (tính đến 5/2011), khi sở hữu 3.300 tỷ USD tài sản nước ngoài.

- Hệ số sử dụng vốn đầu tư ICOR của Nhật Bản rất hiệu quả (3.0)

- Đa phần trái phiếu chính phủ Nhật Bản được các nhà đầu tư trong nước nắm giữ (95%)

trong khi 70% nợ chính phủ Hy Lạp do người nước ngoài nắm giữ. Do đó, Nhật Bản ít phụ

thuộc vào giới đầu tư trái phiếu quốc tế. Những thế mạnh này đã giúp Nhật Bản giữ được

thị trường trái phiếu bình ổn.

9 |

Bóng ma khủng hoảng nợ công – Bài học từ quá khứ

Vì vậy, cơ sở đánh giá nợ công an toàn không phản ánh toàn diện qua tỷ lệ Nợ công/GDP mà

còn thể hiện qua nhiều yếu tố khác trong đó, quan trọng nhất là khả năng chi trả của Chính

phủ đối với các khoản nợ đến hạn.

Thứ nhất, nghĩa vụ phải trả nợ/tồn thu NSNN của Chính Phủ Việt Nam cũng tăng qua

các năm: 2013 là 183.000 tỷ VND, 2014 tăng lên 208.000 tỷ VND (+14%) và dự kiến năm

2015 lên mức 282.000 tỷ VND (+36%) và chiếm khoảng 31% tổng thu ngân sách. Đây là mức

đáng lo ngại trong tình hình mức dự kiến bội chi năm 2015 là 5%, cao hơn so với mục tiêu

bội chi đặt ra 4.5%.

Thứ hai là hiện tượng đảo nợ xuất hiện từ năm 2012 với 20.000 tỷ VND, 2013 là 40,000 tỷ

VND, 2014 là 77.000 tỷ VND và dự toán năm 2015 là 130.000 tỷ VND cho thấy Chính phủ và

các tập đoàn Nhà nước vay lại nợ đang có vấn đề về mặt tài chính.

Hiện tượng đảo nợ với mục đích giảm gánh nặng lãi vay trong điều kiện mặt bằng lãi suất

vay nợ quốc tế đang có xu hướng giảm là điều nên làm. Tuy nhiên, Chính phủ cũng cần xem

xét kĩ lưỡng lợi ích thực tế thu về khi thực hiện động thái này do có thể tiềm ẩn rủi ro phát

sinh thêm nợ mới song song với một phần nợ cũ trong điều kiện khoản nợ mới phát hành

không đủ chi trả cho khoản nợ cũ (lãi suất giảm khiến giá trị các khoản nợ cũ tăng, khi đó

Chính phủ phải chi nhiều tiền hơn để mua lại khoản nợ cũ).

Thứ ba là cơ cấu nợ trong nước và nước ngoài trong tổng nợ công điều chỉnh theo hướng

giảm tỷ trọng nợ nước ngoài, theo đó là giảm áp lực lên tỷ giá khi đến kì thanh toán và tạo

điều kiện thuận lợi hơn cho Chính phủ trong điều kiện muốn đảo nợ các khoản nợ trong

nước. Nếu năm 2010, trong cơ cấu nợ công thì nợ nước ngoài gần 60%, nợ trong nước

khoảng 40%; đến năm 2013, nợ nước ngoài 50%, nợ trong nước 50%.

22.3%26.7%

31.0%

183,000

208,000

282,000

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

-

50,000

100,000

150,000

200,000

250,000

300,000

2013 2014 2015

Tỷ VND Tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ trên tổng thu NSNN

Nguồn: Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia

10 |

Bóng ma khủng hoảng nợ công – Bài học từ quá khứ

Thứ tư là một số khoản khác mà chưa đưa vào nợ công, đặc biệt là các khoản nợ trong và

ngoài nước của DNNN do nhà nước vẫn phải chịu trách nhiệm với khu vực này. Yếu tố trên

tiềm ẩn nhiều rủi ro trong trường hợp DNNN hoạt động kém hiệu quả, ảnh hưởng tiêu cực

đến khả năng trả nợ.

Mặc dù chưa bộc lộ hết các biểu hiện tương tự nhưng các nước Mỹ Latin hay Hy Lạp trước đây,

việc bội chi nước ta tăng nhanh (trung bình 14%/năm trong giai đoạn 2009-2014 và cao hơn

tăng trưởng GDP) cùng với nợ công/GDP gần chạm ngưỡng cảnh báo 65%, cho thấy tình hình

nợ công của Việt Nam rất đáng lo ngại. Đáng lưu ý, tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ có xu hướng tăng lên

trên mức 25% tổng thu ngân sách (dự kiến 26.7% năm 2014 và 31% năm 2015) càng dấy lên

nhiều mối quan ngại sâu sắc, đòi hỏi Chính phủ cần phải hành động ngay từ bây giờ…

Tình hình hiện tại đang hối thúc chúng ta nghiêm túc nhìn lại cân đối thu chi ngân sách hợp lí,

nâng cao chất lượng đầu tư công và tăng năng suất nền kinh tế. Đặc biệt, cần tránh rơi vào

tình trạng đối phó thụ động, tăng thu - giảm chi đột ngột vì có thể dẫn tới hậu quả khó lường,

làm bào mòn sức chịu đựng của doanh nghiệp và khiến sức mua kiệt quệ.

Nếu kịch bản này xảy ra, nhiều khả năng nguồn vốn FDI và FII sẽ sụt giảm. Khi đó, thị trường

tài chính-chứng khoán sụp đổ với các đợt bán tháo kéo dài do tâm lý e ngại tình hình kinh tế

xấu đi khi nợ công vượt quá ngưỡng cảnh báo và nghĩa vụ trả nợ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng

nguồn thu. Các hệ lụy tiếp theo rất có thể là hạ bậc tín nhiệm quốc tế, lãi suất-tỷ giá biến động

mạnh và xã hội bất ổn...

60% 61% 57% 50%

40% 39% 43% 50%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

120%

2010 2011 2012 2013

Nợ trong nước % Nợ nước ngoài %Nguồn: Bộ Tài Chính

Cơ cấu nợ Chính phủ

11 |

Bóng ma khủng hoảng nợ công – Bài học từ quá khứ

Báo cáo xu hướng thị trường TVS

Ngày Chủ đề Cổ phiếu liên quan

18/09/2014 Xuất nhập khẩu việt nam - triển vọng tươi sáng phía

trước

12/09/2014 Chúng ta đang ở đâu?

10/09/2014 Bán lẻ thiết bị di động – miếng bánh thơm dành cho ai? FPT, MWG

05/09/2014 Triển vọng khả quan cho ngành thủy sản HVG, AGF, MPC

29/08/2014 Cổ phiếu cổ tức - hấp dẫn trong thị trường giá cao Cổ phiếu trả cổ tức

28/08/2014 Hạt giống chờ ngày nảy mầm NSC, SSC

22/08/2014 Hiệp định TPP - ngành dệt may TCM, Sợi Thế Kỷ

15/08/2014 Ngành ô tô – triển vọng khả quan HHS

13/08/2014 Doanh nghiệp bánh kẹo và mùa thu KDC, BBC

12/08/2014 BĐS công nghiệp đón đầu xu thế mới KBC

08/08/2014 Cổ phiếu chu kỳ - ngành sách

06/08/2014 Cổ phiếu rủi ro VIS, LCG

Báo cáo đầu tư TVS

Ngày Chủ đề Khuyến nghị

30/09/2014 Chiến lược đầu tư phòng vệ: GDT – DMC – DNM Mua

17/09/2014 LCG: Năm bản lề cho tăng trưởng Mua

21/08/2014 TLG: Kết quả kinh doanh khả quan Mua

12/08/2014 DNM: DN dẫn đầu thị trường Mua

06/08/2014 VIS, LCG: Chiến lược đầu tư cho cổ phiếu rủi ro Mua

12 |

Bóng ma khủng hoảng nợ công – Bài học từ quá khứ

03/07/2014 TLG: Tập trung vào năng lực cốt lõi Mua

02/07/2014 HT1: năm lột xác Mua

30/06/2014 PNC: Đại hội cổ đông

25/06/2014 DMC: Định giá thấp Mua

17/06/2014 TTC: Khó khăn trong thị trường dư cung Bán

10/06/2014 VGP: Tăng trưởng thu nhập giảm, giá cổ phiếu không hấp

dẫn

Bán

09/05/2014 HPG : DN thép dẫn đầu mới nổi Mua

Nếu quý khách muốn đăng ký vào danh sách nhận email của TVS, vui lòng email đến

[email protected] với chủ đề: "Đăng ký". Xin cảm ơn.

13 |

XÁC NHẬN ĐỘC LẬP

Chúng tôi, bộ phận phân tích và nghiên cứu thị trường của Công ty chứng khoán Thiên Việt

(TVS), cam kết rằng các thông tin trong báo cáo phản ánh chính xác quan điểm cá nhân về bất

kỳ cổ phiếu hoặc tổ chức phát hành. Chúng tôi sẽ không có bất kỳ sự bồi thường trực tiếp hoặc

gián tiếp liên quan đến những khuyến nghị hoặc quan điểm trình bày trong báo cáo này.

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THIÊN VIỆT

HỒ CHÍ MINH

63A Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3,

Lầu 9, Tòa nhà Bitexco Nam Long

Đt: +84 (8) 6299 2099

Fax: +84 (8) 6299 2088

HÀ NỘI

22 Láng Hạ, Quận Đống Đa

Tòa nhà TĐL

Đt: +84 (4) 220 3228

Fax: +84 (4) 220 3227

BỘ PHẬN PHÂN TÍCH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ BỘ PHẬN MÔI GIỚI

[email protected]

[email protected] [email protected]

KHUYẾN CÁO

@Bản quyền thuộc về Công ty cổ phần Chứng khoán Thiên Việt. Mọi quyền lợi được bảo vệ. Toàn bộ

hay một phần của báo cáo này không được phép phân phối lại hay tiết lộ dưới bất kỳ hình thức nào mà

không được sự đồng ý bằng văn bản trước đó của Công ty cổ phần Chứng khoán Thiên Việt (TVS). Các

thông tin trong báo cáo này được thu thập từ các nguồn khác nhau và TVS không đảm bảo độ chính xác

của chúng. Các thông tin cũng như ý kiến được nêu trong báo cáo này không phải là lời đề nghị mua

hoặc bán bất kỳ chứng khoán hoặc khoản đầu tư nào. Vì vậy, TVS không chịu trách nhiệm về các quyết

định mua/bán của nhà đầu tư.