các dấu hiệu ct não ở bệnh nhân hôn mê do ngộ độc cấp...

14
1 Các dấu hiệu CT não ở bệnh nhân hôn mê do ngộ độc cấp tính. Lược dịch từ: (Features of Neurotoxicity on Brain CT of Acutely Intoxicated Unconscious Patients) MortezaSaneiTaheri, *,1 Maryam Noori, 2 Vahideh Nahvi, 3 and Yashar Moharamzad 4 The Open Neuroimaging Journal 2010; 4: 157–163. Published online 2010 Sep 23 Bs. Trương Thị Anh Thư Bs. Nguyễn Việt Quang (Khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh – BV. Tim Mạch An Giang).

Upload: others

Post on 13-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

Các dấu hiệu CT não ở bệnh nhân

hôn mê do ngộ độc cấp tính.

Lược dịch từ:

(Features of Neurotoxicity on Brain CT of Acutely

Intoxicated Unconscious Patients)

MortezaSaneiTaheri,*,1 Maryam Noori,2 Vahideh

Nahvi,3 and Yashar Moharamzad4

The Open Neuroimaging Journal 2010; 4: 157–163. Published online 2010 Sep 23 Bs. Trương Thị Anh Thư

Bs. Nguyễn Việt Quang

(Khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh – BV. Tim Mạch An Giang).

2

1. Giới thiệu: - Ngộ độc thuốc trong y khoa, thuốc trong nông nghiệp, hóa chất, các

chất gây nghiện …có thể gây tổn thương hệ thần kinh trung ương. - Việc sử dụng rộng rải CT não trong thực hành lâm sàng ở các bệnh

nhân hôn mê do ngộ độc, người ta ghi nhận có những dấu hiệu có thể

gặp ở các bệnh nhân này: nhồi máu não, xuất huyết não, phù não…

- Sau đây, chúng tôi xin trình bày các dấu hiệu CT não ở 10 bệnh nhân

bị ngộ độc cấp tính tại bệnh viện trường đại học của chúng

tôi Loghman-Hakim Poison Hospital in Tehran, Iran từ tháng 3 đến

tháng 8 năm 2006.

- Các bệnh nhân này nhập viện trong tình trạng hôn mê, được chụp CT

trong 3 – 4 giờ đầu sau khi nhập viện, không có tiền sử bị các bệnh có

ảnh hưởng đến cấu trúc hệ thần kinh trung ương, các tổn thương được

ghi nhận trong lúc nằm viện và được xác định bằng khám nghiệm tử

thi..

3

2. Các case lâm sàng được trình bày: 1. Ngộ độc methamphetamin (ma túy tổng hợp)

2. Ngộ độc propranolol

3. Ngộ độc Carbon monoxide

4. Ngộ độc chlordiazepoxide (nhóm benzodiazepine / điều

trị lo âu)

5. Ngộ độc methanol

6. Ngộ độc amitriptyline (thuốc chống trầm cảm)

7. Ngộ độc crack (purer form of heroin – ma túy bán tổng

hợp)

8. Ngộ độc phospho hữu cơ

9. Ngộ độc heroin (ma túy bán tổng hợp)

10.Ngộ độc insulin

4

Trường hợp 1:

- Bệnh nhân nam, 20 tuổi, được đưa vào cấp cứu

trong trạng thái hôn mê sau khi lạm dụng

methamphetamin (tinh thể).Anh ta trải qua 3 giai

đoạn lên cơn nghiện là vã mồ hôi, hồi hộp đánh

trống ngực và thay đổi hành vi.

- Thăm khám lâm sàng: huyết áp tâm thu

60mmHg, nhịp tim 120 lần/phút, nhịp thở 30

lần/phút. Các xét nghiệm biểu hiện tình trạng toan

chuyển hóa.

- Trên CT scan sọ não, cho thấy: nhồi máu não

diện rộng vùng thái dương- đỉnh- chẩm trái.

Hình 1: Nhồi máu não diện rộng vùng thái dương- đỉnh- chẩm trái ở bệnh nhân ngộ độc methamphetamin (tinh thể).

5

Trường hợp 2:

- Bệnh nhân nam, 19 tuổi, không có tiền sử bệnh lý nội

khoa, nhập viện trong tình trạng hôn mê sau khoảng 2

giờ uống 1200mg propranolol để tự tử. Bệnh nhân đã

ngưng tim ở bệnh viện khác, được hồi sinh tim phổi

thành công.

- Dấu hiệu sinh tồn: huyết áp tâm thu 50 mmHg, nhịp

thở 30 lần/phút, mạch nhanh nhẹ khó bắt. Đồng tử 2

bên mất phản xạ ánh sáng.

- Ct scan sọ não: giảm đậm độ vùng hạch nền đối xứng

2 bên và phù độc tế bào với dấu hiệu giả xuất huyết

dưới nhện. Sau 8 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã

tử vong.

Hình 2: Giảm đậm độ vùng hạch nền đối xứng 2 bên

(mt đỏ) và phù độc tế bào với dấu hiệu giả xuất huyết

dưới nhện (mt vàng) ở bệnh nhân ngộ độc propranolol. (Dấu giả xuất huyết dưới nhện: khi nhu mô não xung quanh

bị giảm đậm độ, làm cho các mạch máu, liềm não và lều tiểu

não thấy rõ hơn, trắng hơn giống như xuất huyết )

6

Trường hợp 3: (trích từ LearningRadiology)

Ngộ độc CO (Carbon monoxide). Chụp CT không cản quang 16 giờ

sau khi nhập viện cho thấy hình ảnh giảm đậm độ đối xứng 2 bên

vùng tiểu não (mũi tên xanh), cầu nhạt (mũi tên đỏ) và đầu nhân

đuôi (mũi tên trắng).

7

Trường hợp 4:

- Bệnh nhân nam, 54 tuổi, được đưa đến bệnh

viện khoảng 3 giờ sau khi uống 900mg

chlordiazepoxide để tự tử.

- Cận lâm sàng cho thấy tình trạng nhiễm toan

nhưng đường huyết và điện giải bình thường.

- Ct scan: phù độc tế bào lan tỏa, diện rộng

vùng trên lều, còn lại vùng dưới lều bình

thường.

Hình 4: Phù độc tế bào lan tỏa, diện rộng

vùng trên lều (mt đỏ) với vùng dưới lều (mt

vàng) bình thường ở bệnh nhân sử dụng quá

liều chlordiazepoxide.

8

Trường hợp 5:

- BN nam, 19 tuổi, được đưa vào nhập viện sau 30

giờ uống rượu có chứa methanol. Bệnh đã hôn mê

nhưng có triệu chứng nhìn mờ trước khi mất ý

thức.

- Xét nghiệm: toan chuyển hóa nặng với đường

huyết bình thường.

- Khám mắt: phù gai thị và sung huyết đĩa thị.

- Ct scan: được thực hiện trước khi lọc máu cho

thấy: giảm đậm độ vùng hạch nền và vùng bao

ngoài hai bên với một điểm xuất huyết phía bên

trái, giảm đậm độ cạnh đường giữa.

Hình 5: giảm đậm độ vùng hạch nền và vùng vỏ

phía ngoài hai bên với một điểm xuất huyết phía

bên trái, giảm đậm độ cạnh đường giữa ở bệnh

nhân ngộ độc methanol.

9

Trường hợp 6:

- BN nữ, 27 tuổi, chẩn đoán trầm cảm, được đưa

vào bệnh viện sau khoảng 3 giờ uống 750 mg

amitriptyline để tự tử.

- Khám lâm sàng: huyết áp 150/90mmHg, mạch

110 lần/phút, nhịp thở 12 lần/phút.

- Xét nghiệm: toan chuyển hóa với đường huyết

và điện giải bình thường. ECG rối loạn nhịp tim.

- CT scan sọ não: phù độc tế bào lan tỏa vùng

trên lều với vùng dưới lều còn lại bình thường.

Hình 6: phù độc tế bào lan tỏa vùng trên lều (mt

đỏ) với vùng dưới lều còn lại bình thường (mt

vàng) do ngộ độc amitriptyline.

10

Trường hợp 7:

- BN nam, 27 tuổi, nghiện ma túy.

- Khám lâm sàng: huyết áp 110/70 mmHg, mạch

90 lần/phút, nhịp thở 16 lần/phút.

- CT scan sọ não: phù độc tế bào diện rộng vùng

trên lều, dấu hiệu giả xuất huyết dưới nhện, mất

phân biệt chất trắng và chất xám, với vùng dưới lều

còn lại bình thường. Còn nhận thấy điểm giảm đậm

độ vùng hạch nền bên trái.

Hình 7: phù độc tế bào diện rộng vùng trên lều (mt

đỏ), dấu hiệu giả xuất huyết dưới nhện (mt xanh),

mất phân biệt chất trắng và chất xám, với vùng

dưới lều còn lại bình thường (mt vàng). Còn nhận

thấy điểm giảm đậm độ vùng hạch nền bên trái ở

bệnh nhân ngộ độc heroin.

11

Trường hợp 8:

- BN nam, 21 tuổi, nông dân, tự tử bằng

cách uống chất độc phospho hữu cơ.

- Triệu chứng: vã mồ hôi, đau đầu, buồn nôn

và nôn, yếu cơ, chóng mặt.

- Tình trạng nhập viện: đồng tử hai bên co

nhỏ như đinh ghim, mất phản xạ ánh sáng,

tiểu không tự chủ và động kinh.

- Dấu hiệu sinh tồn: huyết áp 90/60mmHg,

mạch 50 lần/phút, nhịp thở 12 lần/phút.

- CT scan sọ não: giảm đậm độ vùng hạch

nền hai bên, biểu hiện của nhồi máu não.

Hình 8: giảm đậm độ vùng hạch nền hai bên,

biểu hiện của nhồi máu não ở bệnh nhân ngộ

độc phospho hữu cơ.

12

Trường hợp 9:

- BN nam, 32 tuổi, nghiện heroin, nhập viện vì

phù phổi không do tim và yếu nửa người (P),

hậu quả của ngộ độc heroin.

- Khám lâm sàng: huyết áp 90/60mmHg, mạch

90 lần/phút, nhịp thở 12 lần/phút, yếu nửa

người (P).

- CT scan sọ não: Nhồi máu não vùng thùy trán

bên trái.

Hình 9: Nhồi máu não vùng thùy trán (T) ở

bệnh nhân ngộ độc heroin.

13

Trường hợp 10:

- BN nam, 20 tuổi, tự tử bằng cách tiêm insulin,

nhập viện trong tình trạng hôn mê và đường huyết

là 15mg/dl. Bệnh nhập viện và xử trí glucose

truyền tĩnh mạch.

- CT scan sọ não: phù độc tế bào lan tỏa hai bên

vùng trên lều và dấu hiệu giả xuất huyết dưới

nhện.

Hình 10: phù độc tế bào lan tỏa hai bên vùng trên

lều (mt đỏ) và dấu hiệu giả xuất huyết dưới nhện

(mt xanh) ở bệnh nhân có giảm đường huyết nặng

sau tiêm insulin.

3. Kết luận: - Mặc dù các dấu hiệu này không đặc hiệu cho bệnh lý

nào, nhưng khi thấy các dấu hiệu như:

. Giảm đậm độ hạch nền đối xứng 2 bên

. Nhồi máu não hay xuất huyết não ở người trẻ

không do huyết áp cao…

. Phù não lan tỏa

nên chú ý đến khả năng ngộ độc hóa chất hay dùng thuốc

quá liều.