chấn thương nặng là gì?

44

Upload: vanthuan

Post on 07-Feb-2017

239 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chấn thương nặng là gì?
Page 2: Chấn thương nặng là gì?
Page 3: Chấn thương nặng là gì?

2

Mô hình những việc cần thực hiện Phát triển các dịch vụ đột quỵ và chấn thương nặng mới chất lượng cao tại Luân Đôn Trong cuốn Healthcare for London: A Framework for Action (Dịch Vụ Y Tế Cho Luân Đôn: Khuôn Khổ Hoạt Động), Giáo sư Lord Darzi đã đặt ra tầm nhìn đầy tham vọng về việc biến đổi dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe ở Luân Đôn. Tài liệu tham khảo ý kiến này đề xuất một vài biện pháp sơ bộ mà chúng tôi muốn thực hiện trong quá trình biến tầm nhìn này thành hiện thực: cung cấp các dịch vụ chấn thương và đột quỵ với tiêu chuẩn cao nhất trên khắp thủ đô. Nhu cầu thay đổi để có thể cứu 500 mạng sống mỗi năm Mỗi năm có hàng ngàn người ở Luân Đôn bị đột quỵ hoặc là nạn nhân của tình trạng chấn thương nặng. Các bệnh nhân này cần dịch vụ điều trị chuyên khoa đẳng cấp thế giới để giúp họ nâng cao cơ hội sống sót và nhanh bình phục. Nhưng tiêu chuẩn chăm sóc y tế hiện đang rất khác nhau ở Luân Đôn. Trong khi một số người đang được chăm sóc tốt, rất nhiều người lại không được hưởng điều đó. Bằng chứng y khoa đằng sau các kế hoạch cho dịch vụ chấn thương nặng và đột quỵ mới của chúng tôi là rất rõ. Chúng tôi tin rằng các đề xuất này có thể cứu 500 mạng sống mỗi năm và giảm đáng kể tình trạng tàn tật cho hàng ngàn người khác. Chúng tôi muốn triển khai các mạng lưới chấn thương đẳng cấp thế giới mới cùng các dịch vụ đột quỵ chuyên khoa với tiêu chuẩn cao hơn nhiều so với các tiêu chuẩn hiện có ở Luân Đôn. “Luân Đôn là một trong những thành phố vĩ đại nhất thế giới. Chúng tôi tin người Luân Đôn xứng đáng được hưởng hệ thống chăm sóc y tế tốt nhất thế giới và chúng tôi muốn phát triển một dịch vụ đáp ứng được các nhu cầu cùng sự mong đợi của các bạn.” Consulting the Capital (Tư Vấn Thủ Đô), tháng 11 năm 2007

Page 4: Chấn thương nặng là gì?

3

Về tài liệu tham khảo ý kiến này Các cơ sở điều trị cơ bản (PCT hoặc các tổ chức thuộc Sở Y Tế Quốc Gia (NHS) địa phương) hỗ trợ bởi Sở Y Tế Luân Đôn đang cân nhắc các đề xuất nhằm cung cấp các dịch vụ chấn thương nặng và đột quỵ chuyên khoa mới ở các bệnh viện cụ thể trên toàn thủ đô Luân Đôn. Chúng tôi muốn thăm dò ý kiến của bạn về việc triển khai: • các mạng lưới chấn thương mới trên cơ sở khoảng ba hoặc bốn trung tâm chấn thương nặng mới • các cơ sở đột quỵ cấp mới, cơ sở đột quỵ địa phương và các dịch vụ điều trị cơn thiếu máu tạm thời (đôi khi còn gọi là đột quỵ nhẹ). Tháng 7/2009, một ủy ban gồm mọi PCT ở Luân Đôn và NHS vùng Tây Nam Essex sẽ đưa ra quyết định về các dịch vụ chuyên khoa mới này. Nhằm đảm bảo các lựa chọn đẳng cấp thế giới cho việc cung cấp các dịch vụ mới được bao gồm trong tài liệu tham khảo ý kiến này, ủy ban đã phát triển các tiêu chí sau: • chất lượng – nhằm đảm bảo các bệnh viện có thể cung cấp dịch vụ theo các tiêu chuẩn cao nhất • phạm vi áp dụng – nhằm đảm bảo mọi người dân Luân Đôn đều được tiếp cận dịch vụ vào những thời điểm chấp nhận được • liên kết chiến lược hoặc 'phù hợp nhất’ – nhằm đảm bảo các dịch vụ đột quỵ và chấn thương nặng được cung cấp tại cùng một bệnh viện áp dụng phúc lợi. Chúng tôi đề nghị các tiêu chí này cũng sẽ được sử dụng để đưa ra các quyết định ở cuối tài liệu tham khảo. Ủy ban sẽ cân nhắc các nhận xét và ý kiến của bạn để giúp đảm bảo rằng chúng tôi mua, phát triển và cung cấp các dịch vụ: • với chất lượng đẳng cấp thế giới • đảm bảo sự chăm sóc bình đẳng cho mọi người dân Luân Đôn • bền vững và khuyến khích sự hợp tác và cộng tác chiến lược.

“Dịch vụ y tế chuyên khoa sẽ giúp thúc đẩy nhanh hơn quá trình điều trị và các tiêu chuẩn dịch vụ cao hơn cho bệnh nhân.” The London Health Forum (Diễn Đàn Y Tế Luân Đôn)

Page 5: Chấn thương nặng là gì?

4

Các lợi ích của việc liên kết chiến lược hoặc phù hợp nhất Trong Consulting the Capital (Tư Vấn Thủ Đô), tài liệu tham khảo về khung hoạt động 10 năm nhằm cải thiện các dịch vụ y tế của Luân Đôn, chúng tôi đã mô tả các kế hoạch của mình để xây dựng một số bệnh viện cấp cứu lớn nhằm cung cấp dịch vụ y tế chuyên khoa đẳng cấp thế giới. Một vài trong số các bệnh viện này sẽ tiếp nhận bệnh nhân đột quỵ 24/7. Số khác sẽ tiếp nhận các bệnh nhân bị chấn thương nặng nhất. Việc cung cấp dịch vụ điều trị chấn thương nặng và đột quỵ cấp tại cùng một bệnh viện cấp cứu lớn có thể tối đa hóa việc sử dụng đội ngũ nhân viên y tế chuyên khoa cũng như trang thiết bị thăm khám. Điều này là bởi vì việc điều trị cho các bệnh nhân đột quỵ và chấn thương nặng sử dụng chung các trang thiết bị và dịch vụ cần được cung cấp ngay hoặc khẩn cấp suốt 24 giờ hàng ngày. Khi xem xét các đề xuất của chúng tôi, Nhóm Cố Vấn Y Khoa Quốc Gia (NCAT) độc lập đã nói rằng nên có một cơ sở đột quỵ cấp tại mỗi trung tâm chấn thương nặng được đề nghị. Cách bạn đóng góp ý kiến Tập sách nhỏ này mô tả tóm tắt các đề xuất của chúng tôi về các dịch vụ chấn thương nặng và đột quỵ mới. Ai cũng có thể tham gia vào quá trình tham khảo ý kiến này. Nhưng nếu bạn đến thăm, sống hoặc làm việc tại Luân Đôn, chúng tôi rất muốn nghe ý kiến của bạn. Bạn có thể hoàn tất bản câu hỏi khảo sát ở mặt sau tập sách này hoặc trên mạng, gọi cho chúng tôi, đến thăm hội chợ tư vấn y tế địa phương hoặc đơn giản là gửi cho chúng tôi các nhận xét và ý kiến của bạn. Chúng tôi có thể cung cấp thông tin trong tập sách này ở nhiều định dạng. Lật sang bìa sau để biết mọi chi tiết về cách tham gia, tìm thêm thông tin và đóng góp ý kiến của bạn. Bạn có thể nhận tài liệu tham khảo chi tiết hơn từ trang web của chúng tôi tại địa chỉ www.healthcareforlondon.nhs.uk hoặc gọi miễn phí cho chúng tôi ở số 0808 238 5481. Trang web của chúng tôi cũng cung cấp thêm thông tin chung, chương trình nghiên cứu cùng các tài liệu khác về chấn thương nặng và đột quỵ. Mọi ý kiến phải được gửi trước 5 giờ chiều ngày 8/5/2009.

Page 6: Chấn thương nặng là gì?

5

Chấn thương nặng Tại sao chúng ta cần có hệ thống mới để đối phó với tình trạng chấn thương nặng? Mỗi năm ở Luân Đôn có khoảng 1.600 ca chấn thương nặng – hoặc khoảng một bệnh nhân nhập mỗi bệnh viện mỗi tuần (chiếm 0,1% tổng số ca A&E (tai nạn và cấp cứu)). Hầu hết các ca này đều xảy ra ở trung tâm Luân Đôn. Các bệnh nhân bị chấn thương nặng thường gặp những tổn thương phức tạp và cần được chăm sóc chuyên khoa để có cơ hội sống sót và bình phục cao nhất. Rất ít bệnh viện ở Luân Đôn đã được xây dựng nhằm cung cấp dịch vụ điều trị chuyên khoa cao cho các bệnh nhân bị chấn thương nặng và các dịch vụ này thường không được điều phối tốt. Bằng chứng rõ nhất cho thấy các trung tâm chuyên về chấn thương nặng với đội ngũ nhân viên chuyên môn có thể cứu sống thêm nhiều người bệnh. Hiện hầu hết các bệnh nhân bị chấn thương ở Luân Đôn và trên toàn nước Anh đều nhận được dịch vụ chăm sóc chất lượng thấp. Cuốn National Confidential Enquiry into Patient Outcome and Death (Điều tra mật của quốc gia về kết quả điều trị và tử vong của bệnh nhân) năm 2007 cho thấy hơn 50% bệnh nhân được chăm sóc dưới mức tiêu chuẩn. Số liệu so sánh quốc tế cho thấy Luân Đôn xếp sau các thành phố lớn khác về việc điều trị các bệnh nhân bị chấn thương. Tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân bị chấn thương nặng còn sống khi nhập viện ở Anh cao hơn 40% so với ở một số vùng của Mỹ, nơi đã triển khai các hệ thống điều trị chấn thương hiệu quả. Chấn thương là gì? Chấn thương gồm các tổn thương như gãy xương hông hoặc mắt cá chân hay tổn thương nhẹ ở đầu. Chấn thương nặng là gì? Thuật ngữ 'chấn thương nặng’ dùng để mô tả các tổn thương nặng nhất đe dọa đến tính mạng hoặc đa chấn thương. Điều này có thể bao gồm thủ thuật cắt bỏ tay hoặc chân, các vết thương nặng do dao súng và các tổn thương nghiêm trọng ở đầu hoặc cột sống.

Page 7: Chấn thương nặng là gì?

6

Mô hình mới về điều trị chấn thương Chúng tôi đang đề xuất xây dựng ba hoặc bốn mạng lưới chấn thương ở Luân Đôn nhằm giúp các bệnh nhân bị chấn thương được điều trị trực tiếp bởi đội ngũ y tế chuyên khoa. Mỗi mạng lưới sẽ gồm: • một trung tâm chấn thương nặng cung cấp dịch vụ điều trị khẩn cấp cho các bệnh nhân bị chấn thương nặng nhất 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần. Các trung tâm này sẽ có trang thiết bị cùng đội ngũ chuyên khoa về chấn thương nhằm chẩn đoán hiệu quả và điều trị sớm các bệnh nhân bị chấn thương nặng. Bệnh nhân ở các trung tâm chấn thương nặng sau đó sẽ được chuyển đến các bệnh viện địa phương để tiếp tục điều trị • trung tâm chấn thương cao cấp ở địa phương đặt tại các cơ sở A&E (tai nạn & cấp cứu). Các trung tâm này sẽ điều trị các bệnh nhân bị tổn thương nhẹ hơn, đồng thời cung cấp dịch vụ điều trị theo dõi chất lượng cao và phục hồi chức năng cho mọi bệnh nhân. Đến đúng bệnh viện Đến bệnh viện với đội ngũ chuyên gia phù hợp, ngay cả khi phải đi xa hơn vài phút, còn quan trọng hơn đến bệnh viện gần nhất. Nghiên cứu cho thấy việc điều trị chuyên khoa tại một trung tâm chấn thương nặng có hiệu quả hơn so với thời gian di chuyển theo các kết quả y tế. Bệnh viện Royal London ở Whitechapel đã giảm số bệnh nhân chết vì các chấn thương nặng nhất xuống còn 28% so với mức trung bình trên toàn quốc. Theo các đề xuất của chúng tôi, mọi người dân Luân Đôn sẽ chỉ ở cách một trung tâm chấn thương nặng 45 phút đi xe cấp cứu.

Page 8: Chấn thương nặng là gì?

7

Các đề xuất của chúng tôi Các bác sĩ, y tá cùng các chuyên gia y tế khác trên toàn Luân Đôn đã giúp đỡ chúng tôi phát triển các đề xuất này. Họ đã phối hợp chặt chẽ với các hội từ thiện như Headway và Spinal Injuries Association (Hội Chấn Thương Cột Sống) cùng người dân để phát triển các ý tưởng về cách cải thiện dịch vụ cho mỗi người dân Luân Đôn. Các bệnh viện ở Luân Đôn đã được mời đưa ra đề xuất về mạng lưới chấn thương có thể cung cấp các dịch vụ chất lượng cao trong tương lai. Các đề xuất này đã được đánh giá bởi một hội đồng chuyên môn độc lập gồm các chuyên gia về chấn thương và các chuyên gia y tế khác. Dựa trên sự đánh giá đó, chúng tôi cho rằng có ba lựa chọn nhằm xây dựng các mạng lưới chấn thương ở Luân Đôn:

Bao nhiêu mạng lưới chấn thương là phù hợp cho Luân Đôn? Chúng tôi cho rằng ba hoặc bốn trung tâm chấn thương nặng sẽ đáp ứng tốt nhất cho người dân Luân Đôn vì một số lý do sau: • các trung tâm tiếp nhận nhiều bệnh nhân hơn có kết quả điều trị tốt hơn vì đội ngũ y khoa luôn phát huy và duy trì chuyên môn của họ. Năm trung tâm trở lên sẽ tiếp nhận quá ít bệnh nhân để đạt kết quả tối đa. • khả năng tiếp nhận – chúng tôi cho rằng chỉ hai trung tâm sẽ khiến chúng ta không có đủ khả năng tiếp nhận số lượng bệnh nhân dự kiến. • khả năng tiếp nhận các ca nặng – Phòng Sẵn Sàng Cấp Cứu Luân Đôn thuộc Sở Y Tế Quốc Gia nhận thấy hai mạng lưới là quá ít để có thể xử lý tốt trong trường hợp khẩn cấp. • sự phối hợp giữa các mạng lưới – các trung tâm chấn thương nặng sẽ nâng cao hiệu quả điều trị chấn thương trên toàn Luân Đôn thông qua việc hướng dẫn và quản lý toàn bộ các trung tâm chấn thương A&E. Mỗi mạng lưới gồm ít bệnh viện sẽ dễ dàng xây dựng và quản lý so với các mạng lưới lớn hơn. Hai trung tâm chấn thương nặng có thể khó mang lại các thay đổi như mong muốn.

Page 9: Chấn thương nặng là gì?

8

Lựa chọn ưu tiên của chúng tôi Lựa chọn 1: Bốn mạng lưới chấn thương – với các trung tâm chấn thương nặng tại: • Bệnh viện Royal London • Bệnh viện King’s College • Bệnh viện St George's tất cả sẽ hoạt động vào tháng tư năm 2010 và • một trung tâm khác tại Bệnh viện St Mary’s hoạt động vào tháng tư năm 2012.

Trauma centres outside London Các trung tâm chấn thương ngoài Luân Đôn

Major trauma centre Trung tâm chấn thương nặng

Trauma centre Trung tâm chấn thương

Page 10: Chấn thương nặng là gì?

9

Các trung tâm chấn thương nặng và các mạng lưới chấn thương liên kết (như được xác định qua các bệnh viện quản lý mạng lưới chấn thương) được thể hiện trên các bản đồ sau. Các bệnh viện cung cấp dịch vụ A&E nhưng không có trang thiết bị điều trị chấn thương không được thể hiện. Các trung tâm chấn thương khác có thể được thêm vào mạng lưới chấn thương đề nghị trong tương lai. Cuộc tham khảo ý kiến này không đề xuất việc đóng cửa bất kỳ trung tâm A&E nào. Nếu các cuộc thảo luận hiện tại hoặc trong tương lai ở địa phương mang lại những thay đổi đối với các dịch vụ chấn thương được cung cấp tại bệnh viện, các mạng lưới chấn thương đề nghị sẽ được điều chỉnh.

Page 11: Chấn thương nặng là gì?

10

Lựa chọn 2: Bốn mạng lưới chấn thương – với các trung tâm chấn thương nặng tại: • Bệnh viện Royal London • Bệnh viện King’s College • Bệnh viện St George's tất cả sẽ hoạt động vào tháng tư năm 2010 và • một trung tâm khác tại Bệnh viện Royal Free hoạt động vào tháng tư năm 2012.

Trauma centres outside London Các trung tâm chấn thương ngoài Luân Đôn

Major trauma centre Trung tâm chấn thương nặng

Trauma centre Trung tâm chấn thương

Page 12: Chấn thương nặng là gì?

11

Lựa chọn 3: Ba mạng lưới chấn thương – với các trung tâm chấn thương nặng tại: • Bệnh viện Royal London • Bệnh viện King’s College • Bệnh viện St George's sẽ hoạt động vào tháng tư năm 2010.

Trauma centres outside London Các trung tâm chấn thương ngoài Luân Đôn

Major trauma centre Trung tâm chấn thương nặng

Trauma centre Trung tâm chấn thương

Page 13: Chấn thương nặng là gì?

12

Lựa chọn 1 Lựa chọn ưu tiên của chúng tôi Bốn mạng lưới chấn thương Các trung tâm chấn thương nặng tại: • Bệnh viện Royal London • Bệnh viện King’s College • Bệnh viện St George’s • Bệnh viện St Mary’s

Lựa chọn 2 Bốn mạng lưới chấn thương Các trung tâm chấn thương nặng tại: • Bệnh viện Royal London • Bệnh viện King’s College • Bệnh viện St George’s • Bệnh viện Royal Free

Lựa chọn 3 Ba mạng lưới chấn thương Các trung tâm chấn thương nặng tại: • Bệnh viện Royal London • Bệnh viện King’s College • Bệnh viện St George’s

Tại sao tất cả mọi lựa chọn đều có Bệnh viện Royal London, Bệnh viện King’s College và Bệnh viện St George’s? Bệnh viện Royal London, Bệnh viện King’s College và Bệnh viện St George's đều có thể bắt đầu cung cấp dịch vụ cho người dân Luân Đôn vào tháng tư năm 2010 trong khi Bệnh viện St Mary's hoặc Bệnh viện Royal Free cần được hỗ trợ thêm cũng như cần nhiều thời gian hơn – đến tháng tư năm 2012 – mới đáp ứng được các tiêu chuẩn điều trị theo quy định.

Page 14: Chấn thương nặng là gì?

13

Ba so với bốn – so sánh lợi ích Ba mạng lưới chấn thương: + • mỗi trung tâm chấn thương nặng sẽ phải điều trị nhiều bệnh nhân hơn

thời • gian xây dựng nhanh hơn so với bốn trung tâm (sẽ phục vụ toàn bộ

Luân Đôn vào tháng tư năm 2010). Bốn mạng lưới chấn thương: • có thể xử lý tốt hơn nhiều bệnh nhân • có thể xử lý tốt hơn trong sự cố lớn • quản lý các mạng lưới nhỏ hơn sẽ đạt hiệu quả cao hơn tại mọi trung

tâm chấn thương A&E ở địa phương chứ không chỉ ở các trung tâm chấn thương nặng.

Page 15: Chấn thương nặng là gì?

14

Lựa chọn đề nghị Chúng tôi đề nghị nên xây dựng bốn mạng lưới chấn thương. Điều này sẽ giúp mỗi trung tâm chấn thương nặng có đủ số bệnh nhân để trở nên thực sự có đẳng cấp thế giới – trong khi vẫn có thể xử lý tốt nhiều bệnh nhân đột xuất (đặc biệt là trong sự cố lớn) cũng như có thể quản lý các trung tâm chấn thương liên kết trên toàn thủ đô Luân Đôn. Bệnh viện Royal Free và Bệnh viện St Mary’s đã gửi hồ sơ đấu thầu với chất lượng dịch vụ hoàn toàn như nhau và cho thấy họ có thể đáp ứng các tiêu chuẩn điều trị theo quy định vào năm 2012 (muộn hơn đến hai năm so với ba mạng lưới quản lý bởi Bệnh viện King’s College, Bệnh viện St George’s và Bệnh viện Royal London). Bệnh viện St Mary’s (lựa chọn 1) là lựa chọn ưu tiên của chúng tôi so với Bệnh viện Royal Free (lựa chọn 2) để trở thành trung tâm chấn thương nặng thứ tư vì những lý do sau. • Lựa chọn Bệnh viện St Mary’s sẽ cho phép phục vụ nhiều người dân Luân Đôn hơn vào năm 2010 – nhiều người Luân Đôn có thể tiếp cận hệ thống điều trị chấn thương ổn định. Điều này là bởi vì với lựa chọn này, Bệnh viện Royal London có thể mở rộng mạng lưới liên kết ra phía Bắc và Tây Bắc thủ đô Luân Đôn. Điều này giúp củng cố thêm sức mạnh của trung tâm chấn thương nặng duy nhất hiện có tại Luân Đôn. • Bệnh viện St Mary’s sẽ quản lý ít trung tâm chấn thương hơn, vốn đã được liên kết thông qua các mối quan hệ và mạng lưới y tế hiện có. Điều này giúp giảm bớt áp lực cho bệnh viện St Mary’s trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ ở các trung tâm chấn thương liên kết trong mạng lưới của mình và giảm thách thức về việc cung cấp dịch vụ vào năm 2012. • Bệnh viện St Mary’s có vị trí thuận lợi hơn để xử lý các ca nặng theo tuyên bố của Phòng Sẵn Sàng Cấp Cứu Luân Đôn thuộc Sở Y Tế Quốc Gia. Điều này là do các vấn đề giao thông và đi lại cũng như vì bệnh viện nằm gần các khu vực có nguy cơ cao như trung tâm Luân Đôn và Heathrow.

Page 16: Chấn thương nặng là gì?

15

Biến dịch vụ chấn thương mới thành hiện thực Các bệnh viện cung cấp dịch vụ điều trị chấn thương nặng trong tương lai sẽ cần được hỗ trợ để phát triển các dịch vụ chất lượng cao và ổn định. Sẽ mất khoảng 9–12 triệu bảng mỗi năm để cải thiện chất lượng dịch vụ cho những bệnh nhân bị chấn thương. Nếu Ủy Ban Liên Hiệp PCT quyết định rằng bốn mạng lưới chấn thương sẽ triển khai hiệu quả các dịch vụ cho Luân Đôn, một kế hoạch chuyển giao sẽ được phát triển để xử lý các ca chấn thương nặng ở Tây Bắc Luân Đôn từ tháng tư năm 2010 cho đến khi trung tâm chấn thương nặng được xây dựng tại Bệnh viện St Mary’s hoặc Bệnh viện Royal Free. Các dịch vụ mới sẽ được giám sát chặt chẽ để đảm bảo chúng sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ cho mọi người dân Luân Đôn. Các đề xuất của chúng tôi sẽ giúp đội ngũ nhân viên có cơ hội học hỏi thêm các kỹ năng và trải nghiệm. Sẽ có sự thay đổi trong vai trò của các nhân viên, vì thế chúng tôi sẽ phải đánh giá tổng thể và hoạch định các thay đổi về nhân lực để sẵn sàng đón nhận hiệu quả của các đề xuất.

“Đến đúng bệnh viện để nhận được dịch vụ điều trị hiệu quả nhất có thể là vấn đề quan trọng nhất khi xử lý các bệnh nhân bị chấn thương nặng." Thành viên nhóm bệnh nhân bị chấn thương nặng

Page 17: Chấn thương nặng là gì?

16

“Chúng tôi tin mình có thể đáp ứng các mục tiêu chuyển bệnh nhân đến các trung tâm chấn thương nặng trong vòng 45 phút. Thêm vào đó, do hầu hết các ca chấn thương nặng xảy ra ở trung tâm Luân Đôn, thời gian trung bình để chuyển bệnh nhân cũng sẽ nhanh hơn đáng kể.” Peter Bradley, Giám đốc điều hành, Dịch Vụ Cứu Thương Luân Đôn

Page 18: Chấn thương nặng là gì?

17

Đột quỵ Tại sao chúng ta cần một hệ thống điều trị đột quỵ mới? Nước Anh có tỉ lệ tử vong do đột quỵ cao nhất so với Australia, Đức, Thuỵ Điển, Mỹ – và cao gần gấp đôi số ca tử vong tại Pháp. Hồ sơ bệnh án cho thấy các bệnh nhân lẽ ra có thêm 25% khả năng sống sót hoặc hồi phục sau cơn đột quỵ nếu như họ được điều trị tại các trung tâm chuyên khoa. Tại Luân Đôn có sự cách biệt lớn về chất lượng điều trị đột quỵ. Tỷ lệ tử vong giữa các bệnh viện khác nhau đáng kể – và người ở ngoại ô Luân Đôn ít được tiếp cận nhất với các dịch vụ điều trị đột quỵ chất lượng cao. Với một số loại đột quỵ, thuốc làm tan máu đông (thrombolysis) có thể chấm dứt và đẩy lui thiệt hại do đột quỵ gây ra. Nhưng chỉ có thể phát hiện một bệnh nhân là phù hợp với những loại thuốc này thông qua chụp cắt lớp cao cấp, vì vậy bệnh nhân đột quỵ cần được tiếp cận nhanh chóng với thiết bị chụp cắt lớp để có thể có cơ hội hồi phục cao nhất. Hiện chỉ có dưới 10% số bệnh nhân phù hợp được điều trị thrombolysis.

Tại Luân Đôn, đột quỵ là nguyên nhân thứ hai gây ra tử vong và là nguyên nhân phổ biến nhất gây tàn tật cho người trưởng thành. Hơn 11.000 người bị đột quỵ được nhập viện tại Luân Đôn mỗi năm – mỗi giờ có một người – và cứ mỗi sáu người thì có một người tử vong.

Page 19: Chấn thương nặng là gì?

18

Đột quỵ là gì? Đột quỵ là một dạng tổn thương não. Có hai dạng đột quỵ: • đột quỵ do thiếu máu cục bộ: khi máu chảy vào não bị tắc nghẽn. • đột quỵ do xuất huyết: khi mạch máu bị vỡ. Gần 75% các ca đột quỵ ở Luân Đôn là do thiếu máu cục bộ. ‘Đột quỵ nhẹ’ hay TIA là gì? Một cơn thiếu máu tạm thời (TIA) xảy ra khi có sự thiếu máu tạm thời tới một phần của não, gây ra những vấn đề ngắn hạn. Một TIA đôi khi được gọi là 'đột quỵ nhẹ', nhưng, không như đột quỵ, các triệu chứng không kéo dài và bệnh nhân hồi phục chỉ sau vài giờ. Tuy nhiên 10% số bệnh nhân tiếp tục bị cơn đột quỵ toàn bộ trong vòng một tuần kể từ khi bị TIA.

Page 20: Chấn thương nặng là gì?

19

Mô hình điều trị đột quỵ mới Chúng tôi đang kiến nghị ba dịch vụ điều trị đột quỵ mới: • Các cơ sở đột quỵ cấp sẽ cung cấp dịch vụ ngay trong vòng 72 giờ đầu tiên, hay cho tới khi bệnh nhân ổn định trở lại. Các cơ sở này sẽ hoạt động 24 giờ trong ngày, bảy ngày trong tuần (24/7). Bất kỳ ai bị đột quỵ ở Luân Đôn sẽ được đưa đến một trong tám cơ sở này để được chụp cắt lớp não và nếu phù hợp, được uống thuốc làm tan máu đông trong vòng 30 phút kể từ khi tới bệnh viện. • Hơn 20 cơ sở đột quỵ sẽ cung cấp dịch vụ chăm sóc tiếp theo khi một bệnh nhân đã ổn định, bao gồm cả phục hồi đa liệu pháp. Việc chăm sóc này có thể diễn ra tại cùng bệnh viện nơi có cơ sở điều trị cấp, hoặc tại một bệnh viện gần nhà bệnh nhân. • Các dịch vụ điều trị cơn thiếu máu tạm thời (TIA hoặc đột quỵ nhẹ) sẽ đánh giá nhanh và giúp bệnh nhân tiếp cận bác sĩ chuyên khoa trong vòng 24 giờ với bệnh nhân có rủi ro cao, hoặc trong vòng 7 ngày với bệnh nhân rủi ro thấp. Tiếp cận nhanh với bác sĩ chuyên khoa Theo kiến nghị của chúng tôi, tất cả người dân Luân Đôn sẽ ở cách dịch vụ điều trị đột quỵ chất lượng quốc tế trong vòng 30 phút lái xe cấp cứu. Chúng tôi tin rằng mọi người dân Luân Đôn cần được khám, chẩn đoán và điều trị trong vòng 30 phút kể từ khi tới bệnh viện và trong vòng 3 giờ đồng hồ kể từ khi bị đột quỵ. 'Tiêu chuẩn vàng' này được các thầy thuốc và tổ chức bệnh nhân như Hiệp Hội Đột quỵ ủng hộ. “Khung ba giờ đồng hồ' dành cho việc: • phát hiện một người vừa bị đột quỵ • xe cấp cứu tới và khám bệnh nhân, sử dụng phương pháp kiểm tra FAST • chuyển bệnh nhân vào một trung tâm chuyên khoa • một bệnh viện chụp cắt lớp não (CT) và nếu phù hợp, kê thuốc làm tan máu đông (thrombolysis). Thời gian di chuyển bệnh nhân bị đột quỵ đã được kiểm nghiệm với Dịch vụ Cứu thương Luân Đôn (LAS). LAS ủng hộ kiến nghị của chúng tôi và tin chắc mọi người dân Luân Đôn đều có thể được di chuyển tới một cơ sở đột quỵ cấp trong vòng 30 phút.

“Tôi được nhập viện vào ban đêm – bộ phận chụp cắt lớp đã đóng cửa. Người bạn gọi xe cấp cứu cho tôi được thông báo là ngày hôm sau tôi mới được chụp cắt lớp”. Bệnh nhân đột quỵ

Page 21: Chấn thương nặng là gì?

20

Tôi có thể tránh đột quỵ như thế nào? Các bước đơn giản có thể giúp giảm rủi ro của bạn: • ngừng hút thuốc – hút thuốc có thể nhân đôi rủi ro mắc đột quỵ của bạn. • ăn lành mạnh – ăn năm phần trái cây và rau mỗi ngày và giảm lượng

tiêu thụ muối. • uống rượu có chừng mực uống quá nhiều rượu làm tăng huyết áp

của bạn. • tập luyện nhiều hơn – tập luyện giúp giảm huyết áp của bạn. • kiểm tra huyết áp của bạn.

Nhận diện một cơn đột quỵ – FAST Thời gian là yếu tố rất quan trọng đối với việc ngăn chặn các tế bào não chết sau một cơn đột quỵ. Một bài kiểm tra 'FAST’ sẽ giúp bạn quyết định xem một người có phải vừa bị đột quỵ: (F) Yếu cơ mặt – người đó có thể cười không? Miệng hay mắt của người đó có chảy/ cụp xuống không? (A) Yếu cơ tay – người đó có thể nhấc cả hai tay lên được không? (S) Vấn đề giọng nói – người đó có thể nói rõ ràng và hiểu những gì bạn nói không? (T) Thời điểm gọi 999. Nếu người đó không qua được những bài kiểm tra này, bạn cần gọi xe cấp cứu.

Page 22: Chấn thương nặng là gì?

21

Những nơi có thể cung cấp dịch vụ điều trị đột quỵ chuyên khoa Các bác sĩ ở khắp Luân Đôn đã làm việc với các tổ chức từ thiện như Hiệp hội Đột quỵ, Connect và hàng trăm người dân để phát triển các ý tưởng cải thiện dịch vụ cho người dân Luân Đôn. Các cơ sở đột quỵ cấp Chúng tôi tin dịch vụ điều trị đột quỵ cấp cần được thực hiện tại không quá tám địa điểm tại Luân Đôn. Việc này tối ưu hóa số bệnh nhân được điều trị tại mỗi địa điểm, đảm bảo các đội chuyên gia sẵn sàng 24 giờ trong ngày – cải thiện khả năng sống sót và giảm tỉ lệ tàn tật, và có nghĩa là tất cả người dân Luân Đôn sẽ chỉ cách một cơ sở đột quỵ cấp trong tầm 30 phút đi xe cấp cứu. Chúng tôi khuyến nghị thành lập tám cơ sở đột quỵ cấp tại:

1 Bệnh viện Charing Cross, Hammersmith*

2 Bệnh viện King’s College, Denmark Hill

3 Bệnh viện Northwick Park, Harrow

4 Bệnh viện Queen, Romford

5 Bệnh viện St George's, Tooting

6 Bệnh viện Princess Royal University, Orpington

7 Bệnh viện Royal London, Whitechapel

8 Bệnh viện University College, Luân Đôn**

Tất cả mọi bệnh viện đều được đánh giá độc lập về khả năng cung cấp các dịch vụ điều trị đột quỵ cấp trong tương lai. Các bệnh viện này sẽ cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn mới, và sẽ được hỗ trợ trong việc hoạch định và cung cấp các dịch vụ mới. Bên cạnh những hỗ trợ mạnh và tập trung, các Bệnh viện Princess Royal University, Bệnh viện Royal London và Bệnh viện Queen cũng sẽ cần phải cải thiện nhiều. Tuy nhiên chúng tôi tin dịch vụ tại các địa điểm này là cần thiết – nhất là để đảm bảo cư dân tại phía đông Luân Đôn có thể được chăm sóc khẩn cấp trong vòng 30 phút đi xe cấp cứu. * Nếu Bệnh viện Charing Cross được chỉ định làm cơ sở điều trị đột quỵ cấp và Bệnh viện St Mary’s được chỉ định làm trung tâm chấn thương nặng, sẽ có một kế hoạch được triển khai để hiện thực hóa lợi ích của việc phối hợp trong tương lai tại địa điểm của St Mary’s. Đây sẽ là trách nhiệm của các ủy viên hội đồng có liên quan và của Imperial Healthcare NHS Trust là tổ chức điều hành cả bệnh viện St Mary’s và Charing Cross. Các tiêu chuẩn y tế của cả hai dịch vụ này cần ít nhất tương đương với cấu hình đề xuất hiện tại, nếu không cao hơn. Tất cả mọi quy trình hoạch định và ra quyết định đều sẽ được các bên có quyền lợi liên quan phù hợp tham gia đóng góp thông tin. ** Xem cột ba, trang 24

Page 23: Chấn thương nặng là gì?

22

Lựa chọn ưu tiên về cơ sở đột quỵ cấp

Hyper-acute stroke unit Cơ sở đột quỵ cấp

Page 24: Chấn thương nặng là gì?

23

Các lựa chọn thay thế lựa chọn mà chúng tôi đề xuất Chúng tôi đã mô tả phương án đề xuất của mình, tuy nhiên có một số bệnh viện khác cho thấy họ cũng có thể đáp ứng tiêu chuẩn cơ sở đột quỵ cấp trong tương lai. Chúng tôi đã phác thảo các phương án thay thế dưới đây cho các bệnh viện mà có thể phục vụ số dân tương tự như phương án đề xuất của chúng tôi. Chúng tôi hoan nghênh ý kiến của các bạn về những phương án này. Xin lưu ý rằng việc này liên quan tới điều trị đột quỵ cấp. Cho dù quyết định về các cơ sở điều trị đột quỵ cấp như thế nào, chúng tôi đề xuất rằng tất cả những bệnh viện nêu tên dưới đây đều cung cấp các cơ sở chuyên điều trị đột quỵ tại địa phương và cung cấp dịch vụ cho các cơn thiếu máu tạm thời (TIA). Bệnh viện Royal London hoặc Bệnh viện St Thomas Bệnh viện St Thomas cho thấy có thể đáp ứng tiêu chuẩn trong tương lai và có thể cung cấp dịch vụ cho người dân ở khu vực đông bắc Luân Đôn. Bệnh viện Royal London sẽ cần nhiều hỗ trợ hơn để đáp ứng tiêu chuẩn điều trị đột quỵ trong tương lai. Tuy nhiên địa điểm của nó có ưu thế về di chuyển bệnh nhân đột quỵ và chúng tôi đề xuất đây là trung tâm chấn thương nặng có các dịch vụ giải phẫu thần kinh. Bệnh viện Royal London là địa điểm chúng tôi muốn lựa chọn để trở thành cơ sở đột quỵ cấp. Bệnh viện Charing Cross hoặc Bệnh viện Chelsea & Westminster Cả hai bệnh viện đều cho thấy có thể đáp ứng các tiêu chuẩn trong tương lai như nhau. Tuy nhiên, Bệnh viện Charing Cross là địa điểm chúng tôi muốn lựa chọn để trở thành cơ sở điều trị đột quỵ cấp vì nó có thể phối hợp tại chỗ với các dịch vụ về thần kinh học và có thời gian di chuyển nhanh hơn. Nếu Bệnh viện Charing Cross được chỉ định làm cơ sở điều trị đột quỵ cấp và Bệnh viện St Mary’s được chỉ định làm trung tâm chấn thương nặng, sẽ có một kế hoạch triển khai nhằm hiện thực hoá lợi ích của việc phối hợp trong tương lai tại địa điểm (nêu tại trang 4) của Bệnh viện St Mary’s. Đây sẽ là trách nhiệm của các ủy viên hội đồng và Imperial Healthcare NHS Trust (là tổ chức điều hành cả bệnh viện St Mary’s và Charing Cross). Các tiêu chuẩn y tế ở cả hai cơ sở này cần ít nhất là như đề xuất hiện tại, nếu không cao hơn. Tất cả mọi quy trình hoạch định và ra quyết định đều sẽ được các bên có quyền lợi liên quan phù hợp tham gia đóng góp thông tin.

Page 25: Chấn thương nặng là gì?

24

Bệnh viện King’s College hoặc Bệnh viện St Thomas Cả hai bệnh viện này hiện đều cung cấp dịch vụ điều trị đột quỵ chất lượng hàng đầu và chứng tỏ họ có thể đáp ứng các tiêu chuẩn tương lai như nhau. Bệnh viện King’s College là địa điểm ưu tiên của chúng tôi để trở thành cơ sở điều trị đột quỵ cấp vì nó cung cấp khả năng tiếp cận tốt hơn cho người dân khu vực đông nam Luân Đôn. Nó cũng đáp ứng các tiêu chuẩn chiến lược một cách sát sao hơn và có các thiết bị não khoa tại chỗ. Chúng tôi rất tin tưởng rằng Bệnh viện King’s College và Bệnh viện St Thomas sẽ phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc tạo ra chuẩn mực và cung cấp dịch vụ đột quỵ cho dân cư nơi họ hoạt động. Điều này đặc biệt khả thi khi mới đây họ đã cùng tham gia vào liên danh Trung tâm Khoa học Y tế Hàn lâm. Bệnh viện Northwick Park hoặc Bệnh viện Barnet Cả hai bệnh viện này đều cho thấy họ có thể đáp ứng các tiêu chuẩn tương lai như nhau. Bệnh viện Northwick Park là địa điểm chúng tôi ưu tiên hơn cho việc trở thành cơ sở điều trị đột quỵ cấp vì nó cho phép thời gian di chuyển nhanh hơn và địa điểm của nó đáp ứng luồng bệnh nhân hiện tại tốt hơn. Bệnh viện St George’s hoặc Bệnh viện Mayday University Không có lợi thế toàn diện về thời gian di chuyển giữa hai bệnh viện này. Tuy nhiên Bệnh viện St George's đạt điểm cao hơn Bệnh viện Mayday University về khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn trong tương lai, và chúng tôi kiến nghị đây sẽ là địa điểm thành lập trung tâm chấn thương nặng với các thiết bị thần kinh học. St George's là địa điểm chúng tôi muốn lựa chọn để làm cơ sở điều trị đột quỵ cấp. Bệnh viện University College hoặc Bệnh viện Royal Free Bệnh viện University College đạt điểm cao hơn Bệnh viện Royal Free về khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn trong tương lai. Mặc dù Bệnh viện Royal Free có thời gian di chuyển tốt hơn, Bệnh viện University College lại được chúng tôi ưu tiên hơn làm địa điểm đặt cơ sở điều trị đột quỵ cấp. Chúng tôi rất tin tưởng rằng Bệnh viện University College và Bệnh viện Royal Free sẽ phối hợp chặt chẽ để thành lập cơ sở điều trị đột quỵ cấp, thể hiện thỏa thuận đề xuất liên danh Trung tâm Khoa học Y tế Hàn lâm của họ. Bệnh viện Royal Free có thể trở thành một trung tâm chấn thương nặng. JCPCT sẽ xem xét đến lợi ích của việc tập trung các cơ sở tại một địa điểm khi ra quyết định. Khi xem xét các phương án cho người dân Bắc Luân Đôn, chúng tôi cũng cân nhắc tới Bệnh viện Barnet. Cả Bệnh viện University College và Bệnh viện Royal Free đều đạt điểm cao hơn Bệnh viện Barnet về khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn trong tương lai. Mặc dù Barnet có một chút lợi thế về thời gian di chuyển, bệnh viện này không phải địa điểm chúng tôi muốn lựa chọn.

Page 26: Chấn thương nặng là gì?

25

“Các dịch vụ đột quỵ của Luân Đôn cần được cải thiện khẩn cấp… nếu được triển khai, các đề xuất này có thể cải thiện rõ rệt chất lượng cuộc sống của hàng ngàn người đã bị tan nát vì đột quỵ mỗi năm tại Luân Đôn.” Hiệp hội Đột quỵ

Page 27: Chấn thương nặng là gì?

26

Tình huống tham khảo quốc tế: Ontario Năm 2000, các dịch vụ đột quỵ tại Ontario, Canada đã được thiết kế lại để hình thành các trung tâm chuyên khoa, đảm bảo bệnh nhân được khám và điều trị nhanh chóng với thuốc tan máu đông nếu phù hợp. Nhân viên cấp cứu đưa bệnh nhân tới thẳng trung tâm chuyên khoa thay vì tới một bệnh viện gần nhất. Hàng trăm người Canada hiện đang hồi phục khỏi đột quỵ mà lẽ ra họ sẽ phải điều trị rất lâu. Sự thay đổi trên toàn hệ thống đã đạt được những kết quả thực tế:

• số người tử vong vì đột quỵ tại bệnh viện giảm 7,6%;

• số bệnh nhân phù hợp được nhận thuốc tan máu đông trong vòng hai tiếng rưỡi tăng lên gần 30%;

• bệnh nhân đột quỵ ra viện sớm hơn khoảng hai ngày;

• có ít bệnh nhân đột quỵ và đột quỵ nhẹ nhập viện hơn.

Page 28: Chấn thương nặng là gì?

27

Các cơ sở điều trị đột quỵ địa phương và các dịch vụ cơn thiếu máu tạm thời Các cơ sở điều trị đột quỵ cấp sẽ điều trị bệnh nhân trong giai đoạn quan trọng ngay sau khi bị đột quỵ – thường khoảng 72 giờ. Nhưng các cơ sở điều trị đột quỵ địa phương lại là những nơi mà bệnh nhân dành hầu hết thời gian tại viện của họ. Phát triển các cơ sở điều trị đột quỵ chuyên nghiệp sẽ giúp bệnh nhân có cơ hội tốt hơn để hồi phục khỏi đột quỵ. Dịch vụ cơn thiếu máu tạm thời (TIA) dành cho những người bị đột quỵ nhẹ sẽ được cung cấp bởi các bệnh viện có các cơ sở điều trị đột quỵ cấp hay các cơ sở đột quỵ. Những dịch vụ khám này có thể làm giảm 80% khả năng bị đột quỵ toàn bộ của một người. Chúng tôi khuyến nghị phát triển các cơ sở điều trị đột quỵ và các dịch vụ TIA tại:

• Bệnh viện Barnet, Barnet

• Bệnh viện Charing Cross, Hammersmith

• Bệnh viện Chelsea & Westminster, Fulham

• Bệnh viện King’s College, Denmark Hill

• Bệnh viện Kingston, Kingston upon Thames

• Bệnh viện Mayday University, Croydon

• Bệnh viện Bắc Middlesex, Edmonton

• Bệnh viện Northwick Park, Harrow

• Bệnh viện Queen Elizabeth, Woolwich

• Bệnh viện Queen, Romford

• Bệnh viện St George's, Tooting

• Bệnh viện St Helier, Carshalton

• Bệnh viện St Mary’s, Paddington

• Bệnh viện St Thomas, Waterloo

• Bệnh viện Hillingdon, Uxbridge

• Bệnh viện Princess Royal University, Orpington

• Bệnh viện Royal Free, Hampstead

• Bệnh viện Royal London, Whitechapel

• Bệnh viện University College, (dịch vụ TIA) Euston / Bệnh viện thần kinh & giải phẫu thần kinh quốc gia (cơ sở điều trị đột quỵ)

• Bệnh viện University Lewisham, Lewisham

• Bệnh viện West Middlesex, Isleworth

Page 29: Chấn thương nặng là gì?

28

Các cơ sở điều trị đột quỵ địa phương và các dịch vụ TIA

Hospital Bệnh viện

Stroke unit Cơ sở điều trị đột quỵ

Transient ischaemic attack services Các dịch vụ cơn thiếu máu tạm thời

Services do not change whilst review is undertaken

Các dịch vụ không thay đổi trong khi việc rà soát được tiến hành

Page 30: Chấn thương nặng là gì?

29

Tất cả các bệnh viện đều được đánh giá độc lập về khả năng cung cấp các dịch vụ đột quỵ và các bệnh nhân TIA trong tương lai – và tất cả sẽ cần sự hỗ trợ để đáp ứng các chuẩn mực mới nghiêm ngặt. Bệnh viện St Helier, Bệnh viện Queen Elizabeth, Bệnh viện Queen, Bệnh viện Royal London và Bệnh viện Princess Royal University đều cần cải thiện nhiều và hỗ trợ nhiều hơn để triển khai các dịch vụ cơ sở điều trị đột quỵ địa phương. Nhưng chúng tôi tin các cơ sở điều trị đột quỵ tại những địa điểm này là cần thiết để đáp ứng những yêu cầu về giường bệnh đột quỵ tại tây nam và đông Luân Đôn và cung cấp các dịch vụ địa phương. Bệnh viện Queen, Bệnh viện Princess Royal University, Bệnh viện Queen Elizabeth và Bệnh viện West Middlesex sẽ cần nhiều hỗ trợ hơn để phát triển các dịch vụ TIA.

Các cơ sở đột quỵ và các dịch vụ TIA tại đông bắc Luân Đôn Các PCT tại đông bắc Luân Đôn đang tiến hành một cuộc tổng rà soát lại các dịch vụ cấp cứu của họ cho tới tháng tư, 2009. Các kiến nghị về địa điểm các cơ sở điều trị đột quỵ và các dịch vụ TIA tại đông bắc Luân Đôn (trừ những nơi đặt cạnh các cơ sở điều trị đột quỵ cấp) sẽ nằm trong nội dung của cuộc tổng rà soát. Trong cuộc rà soát này, các dịch vụ đột quỵ tại Bệnh viện Whipps Cross University, Bệnh viện Homerton University, Bệnh viện đa khoa Newham và Bệnh viện King George sẽ vẫn tiếp tục hoạt động. Sau khi cuộc rà soát hoàn tất, các PCT liên quan sẽ đưa ra những kiến nghị cụ thể cho các dịch vụ điều trị đột quỵ cao cấp tại đông bắc Luân Đôn lên Đồng Ủy ban PCT để cân nhắc và nếu phù hợp, phê duyệt trong tháng 7/2009P. * Những địa điểm này sẽ cần hỗ trợ nhiều để đáp ứng các chuẩn mực trong tương lai, và không cần thiết bổ sung thêm năng lực tại khu vực này. ** Không dự thầu cung cấp dịch vụ đột quỵ.

Chúng tôi đề xuất rằng các bệnh viện sau, vốn đang cung cấp các dịch vụ điều trị đột quỵ cấp, không nên cung cấp các dịch vụ này trong tương lai:

• Bệnh viện Ealing, Southall*

• Bệnh viện Whittington, Luân Đôn*

• Bệnh viện Queen Mary, Sidcup*

• Bệnh viện Central Middlesex, Park Royal**

• Bệnh viện Chase Farm, Enfield**.

Phục hồi chức năng và các dịch vụ đột quỵ khác có thể được cung cấp tại những địa điểm này và các địa điểm khác.

Page 31: Chấn thương nặng là gì?

30

Đưa dịch vụ đột quỵ mới vào hoạt động Tuỳ thuộc vào kết quả của lần tham khảo ý kiến này, chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các bệnh viện cung cấp dịch vụ đột quỵ mới để phát triển dịch vụ điều trị chất lượng cao và bền vững cho Luân Đôn. Các tổ chức NHS (Sở Y Tế Quốc Gia) tại địa phương có kế hoạch đầu tư trên 23 triệu Bảng Anh mỗi năm cho các dịch vụ đột quỵ mới. Sẽ cần có thêm nhiều các bác sĩ, y tá và trị liệu viên được đào tạo tốt hơn để cung cấp các dịch vụ mới này. Không phải mọi bệnh viện tại Luân Đôn hiện đang cung cấp các dịch vụ đột quỵ cấp đều sẽ duy trì việc này trong tương lai. Chúng tôi sẽ cần phải đảm bảo có các hệ thống, năng lực và dịch vụ điều trị chất lượng cho tất cả người dân Luân Đôn và vận hành tốt trước khi chấm dứt hoạt động những cơ sở điều trị đột quỵ hiện tại. Chúng tôi biết việc này sẽ khó khăn. Chúng tôi sẽ cần quản lý tốt việc chuyển đổi và tận dụng tối đa những cơ sở kỹ thuật chất lượng cao hiện tại – bao gồm một số tại những bệnh viện mà sẽ không trở thành các cơ sở điều trị đột quỵ cấp mới.

Page 32: Chấn thương nặng là gì?

31

Các bước tiếp theo Kết quả của lần tham khảo ý kiến này sẽ được đệ trình lên Đồng Ủy ban PCT. Theo chức năng ra quyết định của mình, ủy ban sẽ cân nhắc các báo cáo khác nhau, bao gồm: • phân tích độc lập của Ipsos MORI về cuộc tham khảo ý kiến này và những phản hồi và nhận xét chúng tôi nhận được • một báo cáo Đồng Ủy ban về Khái quát và Khảo sát sử dụng chứng cứ mà ủy ban được nghe từ một loạt các bên liên quan • một báo cáo đánh giá ảnh hưởng của bình đẳng và bất bình đẳng về y tế. Khi ủy ban đã cân nhắc mọi phản hồi, họ sẽ quyết định các dịch vụ chính về chấn thương và đột quỵ sẽ được cung cấp trong tương lai như thế nào. Chúng tôi hy vọng việc này sẽ diễn ra vào một cuộc họp công khai trong tháng 7. Chúng tôi sẽ công bố tất cả các báo cáo cùng với tin tức về quyết định của ủy ban, và các kế hoạch triển khai các dịch vụ mới trên website của chúng tôi.

Cách bạn đóng góp ý kiến Chúng tôi muốn được biết ý kiến của bạn vào trước ngày 8/5/2009 về các phương án lựa chọn nêu trong tài liệu này cho việc tổ chức những dịch vụ mới bổ sung này. Để đưa ra quan điểm của mình bạn có thể: • Hoàn tất bản câu hỏi khảo sát ở cuối tập sách này và gửi đến: Freepost RSAE-RCET-ATJY Healthcare for London Harrow, HA1 2QG • Vào trang web của chúng tôi tại www.healthcareforlondon.nhs.uk. • Viết thư và gửi miễn phí cho chúng tôi tại địa chỉ nêu trên hoặc • fax cho chúng tôi ở số 0808 238 5480. • Gọi miễn phí cho chúng tôi ở số: 0808 238 5481. • Email: [email protected]. Ý kiến của bạn sẽ được chuyển trực tiếp cho chuyên gia đánh giá độc lập của chúng tôi, Ipsos MORI. Xin vui lòng trả lời bất kỳ hay tất cả các câu hỏi. Chúng tôi cũng sẵn lòng nhận bất kỳ ý kiến nhận xét nào của các bạn. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, bạn cũng có thể tới nói chuyện với các bác sĩ địa phương và nhân viên NHS quản lý một hội chợ y tế hay hội thảo tư vấn nơi bạn sinh sống hay làm việc.

Page 33: Chấn thương nặng là gì?

32

Những sự kiện này sẽ diễn ra tại mọi khu vực tại thủ đô từ tháng Hai tới tháng Tư. Bạn có thể tìm thấy chi tiết về thời gian và địa điểm tại trang web của chúng tôi www.healthcareforlondon.nhs.uk – hoặc gọi miễn phí cho chúng tôi ở số 0808 238 5481. Tất cả mọi nhận xét và bảng câu hỏi phải được nhận trước 5 giờ chiều ngày 8/5/2009.

Page 34: Chấn thương nặng là gì?

33

Bản câu hỏi Sở Y Tế Luân Đôn rất mong nhận được ý kiến phản hồi của bạn về các đề xuất và mời bạn hoàn tất các câu hỏi sau – bạn có thể trả lời một số hoặc bao nhiêu câu hỏi tùy thích. Bảo mật thông tin Phúc đáp từ các cá nhân sẽ được tiết lộ cho Sở Y Tế Luân Đôn và các PCT cố vấn để giúp họ xem xét triệt để các ý kiến của những người phúc đáp nhưng sẽ được bảo mật theo cách khác. Tên bạn sẽ được bảo mật và sẽ không được tiết lộ trừ khi được yêu cầu bởi luật pháp. Thông tin cá nhân Chúng tôi rất biết ơn nếu bạn có thể cung cấp thông tin cá nhân vì điều này sẽ giúp chúng tôi kiểm tra xem mình có nhận được các phúc đáp cá nhân từ một nhóm người có tính chất đại diện và nhận biết các xu hướng. Mọi ý kiến thảo luận sẽ được xem xét triệt để khi đưa ra các quyết định dù bạn có cung cấp thông tin cá nhân của bạn hay không. A Hãy cho biết tên bạn: HÃY VIẾT BÊN DƯỚI B Bạn: HÃY ĐÁNH DẤU CHỌN [√] CHỈ MỘT Ô

Trả lời cho bản thân

Nộp phúc đáp thay mặt cho tổ chức (CHUYỂN SANG CÂU I) C Bạn bao nhiêu tuổi? HÃY ĐÁNH DẤU CHỌN [√] CHỈ MỘT Ô

Dưới 25

25-34

35-44

45-54

55-64

65 trở lên

Không muốn tiết lộ A B C Hãy cẩn thận xé các trang phúc đáp và gửi về địa chỉ bưu điện miễn phí ở cuối bản câu hỏi khảo sát.

Page 35: Chấn thương nặng là gì?

34

D Bạn là HÃY ĐÁNH DẤU CHỌN [√] CHỈ MỘT Ô Nam

Nữ

Không muốn tiết lộ E Bạn nghĩ mình thuộc nhóm chủng tộc nào? HÃY ĐÁNH DẤU CHỌN [√] CHỈ MỘT Ô

Da trắng

Lai

Châu Á hoặc Anh gốc Á

Da đen hoặc Anh gốc da đen

Người Hoa

Khác (hãy nêu rõ)

Không muốn tiết lộ F Bạn nghĩ mình có khuyết tật hay không? Từ khuyết tật này có nghĩa là “Mọi khuyết tật về thể chất hoặc tinh thần có ảnh hưởng bất lợi lâu dài và đáng kể đến khả năng của bạn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày” (Luật chống phân biệt đối xử vì khuyết tật năm 2005). HÃY ĐÁNH DẤU CHỌN [√] CHỈ MỘT Ô

Không

Không muốn tiết lộ G Vui lòng cho biết mã bưu điện đầy đủ của bạn bên dưới. Mã này sẽ được dùng để đánh giá xem liệu chúng tôi có nhận được phúc đáp từ khắp Luân Đôn hay không. HÃY VIẾT BÊN DƯỚI H Bạn làm việc cho NHS? HÃY ĐÁNH DẤU CHỌN [√] CHỈ MỘT Ô

Không

Page 36: Chấn thương nặng là gì?

35

Chi tiết về tổ chức của bạn Hãy hoàn tất mục sau nếu bạn phúc đáp thay mặt cho tổ chức. Nếu bạn nộp phúc đáp cho bản thân, hãy chuyển sang CH1. I Tên tổ chức mà bạn thay mặt để nộp phúc đáp này? HÃY VIẾT BÊN DƯỚI J Hãy cho biết tổ chức đại diện cho ai, và nếu có áp dụng, cách bạn thu thập ý kiến của các thành viên trong tổ chức: HÃY VIẾT BÊN DƯỚI I Chấn thương nặng CH1 Bạn nghĩ lựa chọn nào sẽ cung cấp dịch vụ chấn thương tốt nhất cho người dân Luân Đôn? (trang 7-14) HÃY ĐÁNH DẤU CHỌN [√] CHỈ MỘT Ô

Bốn mạng lưới chấn thương với các trung tâm chấn thương nặng tại Bệnh viện Royal London, Bệnh viện King’s College, Bệnh viện St George’s và Bệnh viện St Mary’s (lựa chọn ưu tiên của chúng tôi) HOẶC

Bốn mạng lưới chấn thương với các trung tâm chấn thương nặng tại Bệnh viện Royal London, Bệnh viện King’s College, Bệnh viện St George’s và Bệnh viện Royal Free HOẶC

Ba mạng lưới chấn thương với các trung tâm chấn thương nặng tại Bệnh viện Royal London, Bệnh viện King’s College và Bệnh viện St George’s.

CH1 Hãy cẩn thận xé các trang phúc đáp và gửi về địa chỉ bưu điện miễn phí ở cuối bản câu hỏi khảo sát.

Page 37: Chấn thương nặng là gì?

36

CH2 Tại sao bạn nghĩ đây là lựa chọn tốt nhất? Hoặc dùng khoảng trống này để nhận xét thêm. HÃY VIẾT BÊN DƯỚI Đột quỵ CH3 Bạn đồng ý hay không đồng ý với đề xuất của chúng tôi về cách (không phải về địa điểm) cung cấp dịch vụ đột quỵ trong tương lai? (trang 19) HÃY ĐÁNH DẤU CHỌN [√] CHỈ MỘT Ô

Đồng ý

Không đồng ý

Không biết CH4 Nếu bạn không đồng ý với đề xuất của chúng tôi về cách cung cấp dịch vụ đột quỵ trong tương lai, hãy cho biết lý do. (trang 19) CH5 Để cấp cứu tốt bệnh nhân bị đột quỵ, điều quan trọng là phải tới được nơi điều trị có chất lượng tốt nhất một cách nhanh chóng. Bạn đồng ý rằng tám cơ sở đột quỵ cấp sẽ cung cấp dịch vụ cấp cứu tốt nhất cho bệnh nhân đột quỵ ở Luân Đôn? (trang 21-24) HÃY ĐÁNH DẤU CHỌN [√] CHỈ MỘT Ô

Không (CHUYỂN SANG CH7)

Không biết

Page 38: Chấn thương nặng là gì?

37

CH6 Bạn đồng ý hay không đồng ý rằng lựa chọn ưu tiên của chúng tôi về các cơ sở đột quỵ cấp tại các bệnh viện sau sẽ cung cấp dịch vụ chuyên khoa chất lượng cao cho người dân Luân Đôn? (trang 21-22) • Bệnh viện Charing Cross, Hammersmith • Bệnh viện King’s College, Denmark Hill • Bệnh viện Northwick Park, Harrow • Bệnh viện Queen, Romford • Bệnh viện St George’s, Tooting • Bệnh viện Princess Royal University, Orpington • Bệnh viện Royal London, Whitechapel • Bệnh viện University College, Euston HÃY ĐÁNH DẤU CHỌN [√] CHỈ MỘT Ô

Đồng ý (CHUYỂN SANG CH8)

Không đồng ý

Không biết

CH7 Chúng tôi muốn bạn cho biết cách bố trí mà bạn muốn lựa chọn. Khi phúc đáp, bạn có thể muốn cân nhắc các lựa chọn sau: Lựa chọn ưu tiên Các địa điểm khác Bệnh viện Queen ………. Bệnh viện Princess Royal University ………. Bệnh viện Royal London HOẶC Bệnh viện St Thomas Bệnh viện Charing Cross HOẶC Bệnh viện Chelsea và Westminster Bệnh viện King’s College HOẶC Bệnh viện St Thomas Bệnh viện Northwick Park HOẶC Bệnh viện Barnet Bệnh viện St George’s HOẶC Bệnh viện Mayday University Bệnh viện University College HOẶC Bệnh viện Royal Free Hãy mô tả cách bố trí mà bạn lựa chọn và giải thích lý do. (trang 21-24) CH6 CH7 Hãy cẩn thận xé các trang phúc đáp và gửi về địa chỉ bưu điện miễn phí ở cuối bản câu hỏi khảo sát.

Page 39: Chấn thương nặng là gì?

38

CH8 Bạn đồng ý hay không đồng ý với cách bố trí các cơ sở đột quỵ đề nghị (bên dưới) sẽ cung cấp dịch vụ tốt nhất có thể cho người dân Luân Đôn? (trang 27-29)

HÃY ĐÁNH DẤU CHỌN [√] CHỈ MỘT Ô Đồng ý (CHUYỂN SANG CH10)

Không đồng ý

Không biết CH9 Nếu không đồng ý với cách bố trí các cơ sở đột quỵ đề nghị (xem CH8), hãy cho biết (các) lựa chọn ưu tiên của bạn và giải thích lý do. (trang 27-29) CH8 CH9

• Bệnh viện Barnet, Barnet • Bệnh viện Charing Cross, Hammersmith • Bệnh viện Chelsea và Westminster, Fulham • Bệnh viện King’s College, Denmark Hill • Bệnh viện Kingston, Kingston upon Thames • Bệnh viện Mayday University, Croydon • Bệnh viện thần kinh & giải phẫu thần kinh quốc gia (một bộ phận của Bệnh viện

University College), Bloomsbury • Bệnh viện North Middlesex, Edmonton • Bệnh viện Northwick Park, Harrow • Bệnh viện Queen Elizabeth, Woolwich • Bệnh viện Queen, Romford • Bệnh viện St George’s, Tooting • Bệnh viện St Helier, Carshalton • Bệnh viện St Mary’s, Paddington • Bệnh viện St Thomas, Waterloo • Bệnh viện Hillingdon, Uxbridge • Bệnh viện Princess Royal University,Orpington • Bệnh viện Royal Free, Hampstead • Bệnh viện Royal London, Whitechapel • Bệnh viện University Lewisham, Lewisham • Bệnh viện West Middlesex, Isleworth

Page 40: Chấn thương nặng là gì?

39

CH10 Bạn đồng ý hay không đồng ý rằng cách bố trí các dịch vụ thiếu máu tạm thời (TIA hay đột quỵ nhẹ) được đề nghị (bên dưới) sẽ cung cấp dịch vụ tốt nhất có thể cho người dân Luân Đôn? (trang 27-29)

HÃY ĐÁNH DẤU CHỌN [√] CHỈ MỘT Ô

Đồng ý (CHUYỂN SANG CH12)

Không đồng ý

Không biết CH11 Nếu không đồng ý với cách bố trí các dịch vụ thiếu máu tạm thời (TIA hoặc đột quỵ nhẹ) được đề nghị (ở trên), hãy cho biết (các) lựa chọn ưu tiên của bạn và giải thích lý do. (trang 27-29) CH10 CH11 Hãy cẩn thận xé các trang phúc đáp và gửi về địa chỉ bưu điện miễn phí ở cuối bản câu hỏi khảo sát.

• Bệnh viện Barnet, Barnet • Bệnh viện Charing Cross, Hammersmith • Bệnh viện Chelsea và Westminster, Fulham • Bệnh viện King’s College, Denmark Hill • Bệnh viện Kingston, Kingston upon Thames • Bệnh viện Mayday University, Croydon • Bệnh viện North Middlesex, Edmonton • Bệnh viện Northwick Park, Harrow • Bệnh viện Queen Elizabeth, Woolwich • Bệnh viện Queen, Romford • Bệnh viện St George’s, Tooting • Bệnh viện St Helier, Carshalton • Bệnh viện St Mary’s, Paddington • Bệnh viện St Thomas, Waterloo • Bệnh viện Hillingdon, Uxbridge • Bệnh viện Princess Royal University, Orpington • Bệnh viện Royal Free, Hampstead • Bệnh viện Royal London, Whitechapel • Bệnh viện University College, Euston • Bệnh viện University Lewisham, Lewisham • Bệnh viện West Middlesex, Isleworth

Page 41: Chấn thương nặng là gì?

40

Các bước tiếp theo CH12 Kết quả của lần tham khảo ý kiến này sẽ được trình lên Đồng ủy ban PCTs và họ sẽ ra quyết định về cách thức cung cấp những dịch vụ này trong tương lai. Chúng tôi tin rằng cùng với quan điểm của những người được tham khảo ý kiến, ủy ban cũng sẽ cân nhắc: • Phương án nào có khả năng mang lại chất lượng y tế tốt nhất cho mọi

người dân Luân Đôn, kể cả khi mới thành lập và trong nhiều năm tới; • Phương án nào có khả năng bao quát về địa lý tốt nhất- đặc biệt đảm bảo

cho không có người dân Luân Đôn nào mất quá 30 phút để di chuyển tới một cơ sở điều trị đột quỵ cấp;

• Phương án nào phù hợp nhất khi cân nhắc kết hợp hai dịch vụ (chúng tôi tin có những lợi ích trong việc kết hợp địa điểm dịch vụ đột quỵ cấp với các

dịch vụ chấn thương lớn ở những nơi có thể) hoặc khi cân nhắc các dịch vụ khác hoặc các mục tiêu chiến lược.

Bạn đồng ý hay không đồng ý với những tiêu chí này? (trang 3)

Đồng ý

Không đồng ý

Không biết Hãy cho biết (các) lý do về câu trả lời của bạn. Hãy gửi bản câu hỏi đã được hoàn tất đến địa chỉ dưới đây. Không cần tem thư Freepost RSAE-RCET-ATJY Healthcare for London Harrow HA1 2QG

Page 42: Chấn thương nặng là gì?

41

Sở Y Tế Luân Đôn xin cảm ơn Dịch vụ Cứu thương Luân Đôn, Bệnh viện University College cùng các nhân viên y tế và bệnh nhân trong tài liệu này vì đã cho phép chúng tôi sử dụng các ảnh chụp thực.

Page 43: Chấn thương nặng là gì?
Page 44: Chấn thương nặng là gì?

Tài liệu này có ở các định dạng và những ngôn ngữ khác, bao gồm những ngôn ngữ dưới đây:

Nếu bạn hoặc người nào mà bạn biết muốn nhận một bản sao bằng một trong các ngôn ngữ trên, hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ hoặc số điện thoại dưới đây www.healthcareforlondon.nhs.uk Freepost RSAE-RCET-ATJY Healthcare for London Harrow HA1 2QG ĐT miễn phí: 0808 238 5481 Fax: 0808 238 5480 Email: [email protected]