chapter 5

20
Chương V: Cu trúc thtrường hàng hóa và dch v79 Chương V CU TRÚC THTRƯỜNG HÀNG HÓA VÀ DCH VKhi đề cp đến thtrường, chúng ta thường đề cp đến stương tác ca hai lc lượng trên thtrường là người mua và người bán. Nhng quyết định ca hlà cơ scho shình thành giá ctrên thtrường. Tuy nhiên, đối vi mt hàng hóa hay dch vcththì vai trò ca nhng người mua và nhng người bán trên mi thtrường li có nhiu khác bit. Skhác bit vvai trò ca người mua và người bán xut phát tnhng yếu tnhư: Slượng người mua và người bán có trên thtrường Đặc đim ca sn phm được mua bán trên thtrường Sc mnh thtrường ca người mua và người bán Thông tin vsn phm và giá ctrên thtrường Các trngi trong vic gia nhp vào thtrường Skhác bit ca nhng yếu tnày cũng to nên skhác bit ca thtrường các loi hàng hóa hay dch vvà người ta thường căn cvào nhng yếu tnày để phân loi thtrường hàng hóa và dch v. Các loi thtrường bao gm: thtrường cnh tranh hoàn ho, thtrường độc quyn hoàn toàn, thtrường cnh tranh độc quyn và thtrường độc quyn nhóm. I. THTRƯỜNG CNH TRANH HOÀN HO 1. Đặc đim ca thtrường cnh tranh hoàn ho Mt thtrường được gi là thtrường cnh tranh hoàn ho nếu nó hi tnhng đặc đim sau: Có rt nhiu người mua và người bán trên thtrường: vì thtrường có rt nhiu người mua và người bán nên slượng hàng hóa hay dch vtrong nhng giao dch bình thường ca mt người mua hay ca mt người bán là rt nhso vi slượng hàng hóa hay dch vcó trên thtrường. Do đó, không mt người mua hay mt người bán riêng lnào có thtác động làm thay đổi giá ctrên thtrường. Nói cách khác, người mua và người bán phi chp nhn giá cca thtrường. Sn phm được mua bán trên thtrường là nhng sn phm đồng nht: đặc đim này có nghĩa là hàng hóa hay dch vsn xut ra phi ging nhau vmi mt như hình thc, cht lượng,… Sdĩ như vy là vì chcó nhng sn phm ging nhau hoàn toàn mi cnh tranh vi nhau vgiá c. Thông tin trên thtrường là hoàn ho: nghĩa là tt cngười mua và người bán đều có hiu biết đầy đủ vthông tin liên quan đến vic trao đổi hàng hóa và dch v, mi người có

Upload: kakuna271

Post on 31-Oct-2014

16 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chapter 5

Chương V: Cấu trúc thị trường hàng hóa và dịch vụ

79

Chương V

CCẤẤUU TTRRÚÚCC TTHHỊỊ TTRRƯƯỜỜNNGG HHÀÀNNGG HHÓÓAA VVÀÀ DDỊỊCCHH VVỤỤ

Khi đề cập đến thị trường, chúng ta thường đề cập đến sự tương tác của hai lực lượng trên thị trường là người mua và người bán. Những quyết định của họ là cơ sở cho sự hình thành giá cả trên thị trường. Tuy nhiên, đối với một hàng hóa hay dịch vụ cụ thể thì vai trò của những người mua và những người bán trên mỗi thị trường lại có nhiều khác biệt. Sự khác biệt về vai trò của người mua và người bán xuất phát từ những yếu tố như:

− Số lượng người mua và người bán có trên thị trường

− Đặc điểm của sản phẩm được mua bán trên thị trường

− Sức mạnh thị trường của người mua và người bán

− Thông tin về sản phẩm và giá cả trên thị trường

− Các trở ngại trong việc gia nhập vào thị trường

Sự khác biệt của những yếu tố này cũng tạo nên sự khác biệt của thị trường các loại hàng hóa hay dịch vụ và người ta thường căn cứ vào những yếu tố này để phân loại thị trường hàng hóa và dịch vụ. Các loại thị trường bao gồm: thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường độc quyền hoàn toàn, thị trường cạnh tranh độc quyền và thị trường độc quyền nhóm.

I. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO

1. Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Một thị trường được gọi là thị trường cạnh tranh hoàn hảo nếu nó hội tụ những đặc điểm sau:

− Có rất nhiều người mua và người bán trên thị trường: vì thị trường có rất nhiều người mua và người bán nên số lượng hàng hóa hay dịch vụ trong những giao dịch bình thường của một người mua hay của một người bán là rất nhỏ so với số lượng hàng hóa hay dịch vụ có trên thị trường. Do đó, không một người mua hay một người bán riêng lẻ nào có thể tác động làm thay đổi giá cả trên thị trường. Nói cách khác, người mua và người bán phải chấp nhận giá cả của thị trường.

− Sản phẩm được mua bán trên thị trường là những sản phẩm đồng nhất: đặc điểm này có nghĩa là hàng hóa hay dịch vụ sản xuất ra phải giống nhau về mọi mặt như hình thức, chất lượng,… Sở dĩ như vậy là vì chỉ có những sản phẩm giống nhau hoàn toàn mới cạnh tranh với nhau về giá cả.

− Thông tin trên thị trường là hoàn hảo: nghĩa là tất cả người mua và người bán đều có hiểu biết đầy đủ về thông tin liên quan đến việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ, mọi người có

Page 2: Chapter 5

Kinh tế học vi mô

80

liên hệ mật thiết với nhau và sự thông tin giữa họ là liên tục.

− Tự do trong việc tham gia hay rút lui khỏi thị trường: nghĩa là khả năng của các doanh nghiệp và các yếu tố sản xuất có thể di chuyển dể dàng và tự do từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác để thực hiện sự lựa chọn có lợi nhất.

Trên thực tế, không tồn tại một loại thị trường hàng hóa hay dịch vụ nào thỏa mãn đầy đủ tất cả các điều kiện để được xem là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, mà chỉ có những thị trường gần với loại thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Bởi lẽ, thông tin trên thị trường cho dù nhanh nhạy mấy đi chăng nữa cũng khó có thể đạt tới trình độ hoàn hảo để tất cả những người mua và người bán biết ngay lập tức. Ngoài ra, việc tham gia hay rút lui khỏi thị trường cũng có những trở ngại nhất định như: hàng rào cản trở về pháp luật, tài chính yếu kém, tiền vốn không dễ gì rút ra nhanh chóng và dễ dàng do tính chất đặc thù của máy móc thiết bị.

2. Doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo

2.1 Đường cầu của doanh nghiệp:

Đối với mỗi doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, mức sản lượng của họ rất nhỏ bé so với toàn bộ thị trường nên cho dù doanh nghiệp có tăng nhiều sản lượng bao nhiêu đi nữa thì doanh nghiệp cũng không thể tác động làm thay đổi giá cả trên thị trường. Các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo riêng lẻ có thể bán hết sản lượng của mình ở mức giá cân bằng trên thị trường, nên đường cầu của doanh nghiệp là một đường nằm ngang song song với trục hoành.

Hình 5.1: Đường cầu thị trường và đường cầu doanh nghiệp

Tất nhiên, đối với thị trường thì đường cầu vẫn tuân theo luật cầu nghĩa là dốc xuống, còn đường cầu của doanh nghiệp chỉ là một bộ phận rất nhỏ của đường cầu thị trường.

2.2 Đường doanh thu biên (MR) của doanh nghiệp:

Vì các doanh nghiệp phải chấp nhận giá cả của thị trường nên tổng doanh thu của doanh nghiệp là: TR = Pe.Q và vì vậy MR = TR’ = Pe

Như vậy, đường doanh thu biên của doanh nghiệp cũng trùng với đường cầu của doanh nghiệp ngay tại mức giá Pe của thị trường. Ta có: D = MR = Pe

Đường cầu thị trường

Pe

QD

P

QD

P

S

D

Qe

PeMR = D = Pe

Đường cầu của doanh nghiệp

Page 3: Chapter 5

Chương V: Cấu trúc thị trường hàng hóa và dịch vụ

81

3. Sản lượng và quyết định cung ứng của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo

Các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có đường doanh thu biên MR nằm ngang nên đường tổng doanh thu TR luôn dốc lên trên, nghĩa là doanh nghiệp có mức doanh thu càng cao nếu bán càng nhiều sản phẩm, do vậy doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo không có mục tiêu tối đa hóa doanh thu.

Doanh nghiệp chỉ có một mục tiêu duy nhất là tối đa hóa lợi nhuận. Khi theo đuổi mục tiêu này, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo phải sản xuất ở mức sản lượng Q* sao cho: MC = MR = Pe

Ở mức sản lượng này nếu doanh nghiệp bị rơi vào tình trạng lỗ lã thì doanh nghiệp cũng có mức lỗ thấp nhất.

Cũng như mọi doanh nghiệp, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ quyết định cung ứng hàng hóa và dịch vụ ra thị trường nếu nó mang lại lợi ích nhiều nhất cho doanh nghiệp.

Trong ngắn hạn, nếu:

− Pe > ACmin: doanh nghiệp có lãi và hẳn nhiên doanh nghiệp sẽ sản xuất với mức sản lượng mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.

− ACmin > Pe > AVCmin: doanh nghiệp bị lỗ, tuy nhiên nếu ngừng sản xuất doanh nghiệp sẽ lỗ toàn bộ chi phí cố định, còn nếu tiếp tục sản xuất doanh nghiệp có thể bù đắp được một phần chi phí cố định. Tất nhiên, tiếp tục sản xuất có lợi hơn cho doanh nghiệp.

− Pe < AVCmin: tiền thu được do bán hàng không đủ để bù đắp chi phí biến đổi, nên nếu ngừng sản xuất doanh nghiệp chỉ bị lỗ toàn bộ chi phí cố định. Quyết định của doanh nghiệp trong trường hợp này là đóng cửa ngừng sản xuất.

Trong dài hạn doanh nghiệp sẽ ngừng sản xuất nếu bị lỗ, nghĩa là doanh nghiệp sẽ đóng

AVC

MC

AC

Tiền

Q

ACmin

AVCmin

Nếu Pe > ACmin doanh nghiệp có lãi

và sản xuất

Nếu ACmin > Pe > AVCmin doanh nghiệp bị lỗ

nhưng vẫn sản xuất

Nếu Pe < AVCmin doanh nghiệp bị lỗ và ngừng sản xuất

Hình 5.2: Sản lượng của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo Tiền

MR = D

AVC

MC

AC

QQ*

Lợi nhuận (π) của doanh nghiệp

Pe

Hình 5.3: Quyết định của doanh nghiệp

cạnh tranh hoàn hảo

trong ngắn hạn

Page 4: Chapter 5

Kinh tế học vi mô

82

cửa nếu Pe < LACmin.

4. Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo

Đường cung của doanh nghiệp cho biết rằng doanh nghiệp sẽ cung ứng với số lượng bao nhiêu hàng hóa và dịch vụ cho thị trường với những mức giá có thể có.

Vì doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo luôn chọn mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận ở điểm có mức giá cả thị trường bằng với chi phí biên (MC = Pe), nên nếu giá cả thị trường là P1 thì doanh nghiệp sẽ cung ứng mức sản lượng Q1 và nếu giá cả là P2 doanh nghiệp sẽ cung ứng ở mức sản lượng là Q2.

Do đó, đường chi phí biên MC cũng chính là đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo. Tuy nhiên, nếu mức giá cả thấp hơn AVCmin thì doanh nghiệp sẽ ngừng sản xuất, ngoài ra vì đường chi phí biên MC cắt đường chi phí biến đổi trung bình AVC tại điểm cực tiểu của nó, nên đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo chỉ là một đoạn của đường chi phí biên MC tính từ điểm AVCmin trở lên.

Đường cung ngắn hạn của các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo luôn dốc lên, nó biểu thị cho một khả năng sinh lợi giảm dần.

Nếu cộng các đường cung của tất cả các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo lại với nhau theo chiều ngang ta có đường cung ngắn hạn của toàn bộ thị trường.

5. Thặng dư sản xuất (Producer Surplus)

Với mức giá cân bằng trên thị trường là Pe, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ sản xuất ở mức sản lượng Q*. Ở mức sản lượng này, mỗi đơn vị sản phẩm được sản xuất ra trước đó đều có chi phí biên nhỏ hơn chi phí biên của đơn vị sản phẩm cuối cùng, nghĩa là mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất trước đó doanh nghiệp có được một phần thặng dư tương ứng là (Pe – MC) và bởi vì doanh nghiệp sản xuất Q* đơn vị sản phẩm nên toàn bộ thặng dư mà doanh nghiệp có được là phần diện tích nằm bên dưới mức giá thị trường Pe và phía trên đường chi phí biên MC (diện tích được gạch chéo như trong hình 5.5).

Đứng ở góc độ của toàn bộ thị trường, đường cung S của thị trường là tổng hợp theo chiều ngang các đường cung của doanh nghiệp có trên thị trường, mà nó cũng chính là đường chi phí biên của các doanh nghiệp, cho nên thặng dư sản xuất của ngành chính là phần diện tích nằm dưới mức giá cả và nằm trên đường cung (như hình 5.5).

Nói chung, có thể khái quát thặng dư sản xuất như sau:

Thặng dư sản xuất là tổng số lợi ích hay giá trị mà nhà sản xuất nhận được ngoài số tiền mà họ thực sự chi ra để sản xuất ra hàng hóa hay dịch vụ.

AVCmin

MR1 = D1

MC

AC

Tiền

QQ1

P1

Q2

P2

AVC

MR2 = D2

Hình 5.4: Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo

Page 5: Chapter 5

Chương V: Cấu trúc thị trường hàng hóa và dịch vụ

83

Dễ nhận thấy rằng tổng chi phí biên MC của tất cả các mức sản lượng là chi phí biến đổi VC của doanh nghiệp, bởi lẽ chi phí biên MC phản ánh mức chi phí tăng thêm khi gia tăng số lượng sản phẩm được sản xuất. Chính vì vậy, thặng dư sản xuất được tính bằng mức chênh lệch giữa tổng doanh thu TR và chi phí biến đổi VC hay bằng lợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp cộng với chi phí cố định FC.

Nếu gọi PS là thặng dư sản xuất thì ta có: PS = TR – VC = Π + FC Hình 5.5: Thặng dư sản xuất của doanh nghiệp và ngành cạnh tranh hoàn hảo

6. Cân bằng của ngành cạnh tranh hoàn hảo

6.1 Cân bằng ngắn hạn:

Trong ngắn hạn, các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ sản xuất ở mức sản lượng Q* sao cho: Pe = MR = MC. Sản lượng tổng cộng của tất cả các doanh nghiệp có trong ngành chính là mức sản lượng cân bằng Qe của thị trường. Nếu các nhân tố khác không thay đổi thì mức giá cân bằng Pe trên thị trường cũng không thay đổi, nghĩa là ngành ở trong tình trạng cân bằng ngắn hạn.

Khi có một sự gia tăng trong cầu từ D thành D’ thì ở mức giá Pe thị trường sẽ bị thiếu hụt hàng hóa. Giá trên thị trường được đẩy lên từ Pe thành Pe’ và mức sản lượng cân bằng của thị trường bây giờ là Qe’.

Hình 5.6: Cân bằng ngắn hạn của ngành cạnh tranh hoàn hảo

Q Q

P P S

D

MC = S

Q*

Pe’

Qe

Pe’

Pe Pe D’

Q’ Qe’

Tiền Tiền

DAVC

MC

QQ*

Pe

QQe

Pe

Thặng dư sản xuất của DN Thặng dư sản xuất của ngành

MC = S

Page 6: Chapter 5

Kinh tế học vi mô

84

Đường cầu và đường doanh thu biên của mỗi doanh nghiệp cũng vì vây mà dịch chuyển lên mức giá mới Pe’. Để tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp cũng sẽ gia tăng sản lượng từ Q* lên Q’ và do đó ngành lại đạt trạng thái cân bằng ngắn hạn mới.

6.2 Cân bằng dài hạn:

Ở một mức giá cân bằng Pe nào đó của thị trường, nếu các doanh nghiệp cạnh tranh thu được lợi nhuận kinh tế thì lợi nhuận này tạo động lực cho các doanh nghiệp mở rộng qui mô sản xuất và đồng thời thu hút các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường. Nhiều nhà sản xuất hơn cũng đồng nghĩa với cung trên thị trường tăng lên. Kết quả của việc tăng cung là làm cho giá cân bằng trên thị trường giảm xuống và lợi nhuận của các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo vì vậy cũng giảm theo. Quá trình này diển ra cho đến khi các doanh nghiệp không còn thu được lợi nhuận kinh tế nữa (tức là π = 0). Đến đây, không còn động cơ nào để các doanh nghiệp mới tham gia vào ngành và những doanh nghiệp đang hoạt động cũng không bị lỗ lã nên cũng không rời bỏ ngành. Ngành cạnh tranh hoàn hảo đạt trạng thái cân bằng trong dài hạn.

Tóm lại, có thể tổng kết về trạng thái cân bằng của ngành cạnh tranh hoàn hảo như sau:

− Cân bằng ngắn hạn của ngành cạnh tranh hoàn hảo đạt được khi tất cả các doanh nghiệp trong ngành đều có mức lợi nhuận kinh tế cực đại.

− Cân bằng dài hạn của ngành cạnh tranh hoàn hảo đạt được khi tất cả các doanh nghiệp trong ngành đều có mức lợi nhuận kinh tế bằng 0.

II. THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN HOÀN TOÀN

1. Đặc điểm của thị trường độc quyền hoàn toàn

Một thị trường được gọi là thị trường độc quyền hoàn toàn nếu nó hội tụ những đặc điểm sau:

− Trên thị trường chỉ có một người bán duy nhất: người bán duy nhất này là nhà độc quyền hoàn toàn trên thị trường, do đó nhà độc quyền có thể kiểm soát toàn bộ số lượng hàng hóa hay dịch vụ được đưa ra bán cũng như mức giá cả trên thị trường. Điều này không có nghĩa là nhà độc quyền có thể tùy thích ấn định một mức giá quá cao nào đó.

− Sản phẩm được mua bán trên thị trường là sản phẩm duy nhất không có sản phẩm thay thế gần gũi: rõ ràng việc xác định một loại hàng hóa có sản phẩm thay thề gần gũi hay không là một vấn đề hết sức khó khăn. Do đó, độc quyền là vấn đề thuộc về cấp độ, nghĩa là khả năng và quyền lực độc quyền tới mức nào.

− Có rào cản rất lớn trong việc gia nhập ngành: nghĩa là khả năng gia nhập ngành của các doanh nghiệp khác là rất thấp hoặc thậm chí không thể. Chính những rào cản này mà độc quyền hoàn toàn mới có cơ hội tồn tại. Rào cản này thông thường do những nhà độc quyền tạo ra bằng nhiều cách, cũng có thể hình thành một cách tự nhiên thông qua cạnh tranh hoặc do sự tác động của Chính phủ.

Trên thực tế khó có thể hình thành một thị trường độc quyền hoàn toàn theo đúng nghĩa của nó, trừ khi có sự can thiệp của Chính phủ.

Page 7: Chapter 5

Chương V: Cấu trúc thị trường hàng hóa và dịch vụ

85

2. Nguyên nhân dẫn đến độc quyền hoàn toàn

Sự tồn tại của thị trường độc quyền hoàn toàn xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu như sau:

− Do qui mô kinh tế (còn gọi là độc quyền tự nhiên):

Như chúng ta đã xem xét trong chương IV, một số ngành trong nền kinh tế có đường chi phí trung bình dài hạn LAC luôn dốc xuống, nó thể hiện hiệu suất tăng dần theo qui mô trong những ngành này. Doanh nghiệp có qui mô sản xuất càng lớn sẽ có chi phí trung bình dài hạn càng nhỏ và ngược lại. Như vậy, doanh nghiệp nào có tốc độ mở rộng qui mô sản xuất càng nhanh sẽ có chi phí trung bình dài hạn càng thấp. Chi phí trung bình thấp cho phép doanh nghiệp hạ giá bán thấp hơn mức chi phí trung bình của các doanh nghiệp khác nhưng vẫn đảm bảo cho mình có lợi nhuận. Các doanh nghiệp bị lỗ sẽ lần lượt rời bỏ ngành và doanh nghiệp có chi phí trung bình thấp nhất càng có thêm điều kiện để tăng qui mô sản xuất do chiếm được cả thị phần của doanh nghiệp khác. Cứ như thế, cuối cùng còn lại một doanh nghiệp duy nhất (có qui mô sản xuất lớn nhất với chi phí trung bình dài hạn thấp nhất) tồn tại trên thị trường và trở thành nhà độc quyền hoàn toàn. Qui mô sản xuất này lại trở thành rào cản ngăn các doanh nghiệp khác tham gia vào ngành.

− Do sở hữu các bằng phát minh, sáng chế, bản quyền:

Chính phủ đều có những chính sách bảo hộ quyền phát minh, sáng chế nhằm khuyến khích các cá nhân và tập thể phát minh, sáng chế. Đây là điều cần thiết, nhưng lại gây hậu quả xấu là làm phát sinh độc quyền do khai thác độc quyền kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Vì vậy, để dung hòa giữa mục tiêu khuyến khích phát minh, sáng chế và các hậu quả xấu do bảo hộ thì thông thường Chính phủ đưa ra một thời gian bảo hộ thích hợp cho từng phát minh, sáng chế tùy vào việc đánh giá sự đóng góp của phát minh, sáng chế đó cho xã hội. Thời gian bảo hộ có thể là 5 năm, 10 năm, 20 năm,…

− Do chi phí cố định cao ở một số ngành:

Một số ngành sản xuất đòi hỏi phải có vốn đầu tư và chi phi cố định rất lớn mới có thể tiến hành quá trình sản xuất, yêu cầu này tạo nên rào cản gia nhập ngành vì hiếm có doanh nghiệp nào có đủ vốn để đầu tư.

− Do quy định của Chính phủ:

Nhằm đảm bảo cho vai trò quản lý kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh,… Chính phủ tạo ra các doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn để sản xuất và cung ứng một số hàng hóa và dịch vụ như: chất nổ, vũ khí, hóa chất độc hại,… đồng thời ngăn cản bất cứ doanh nghiệp nào khác tham gia vào ngành thông qua các qui định, luật lệ.

Giá bán P của DN 2làm DN 1 bị lỗ

Q

Tiền

Q2

LAC1

LAC

Hình 5.7: Độc quyền tự nhiên

LAC2

Q1

P

Page 8: Chapter 5

Kinh tế học vi mô

86

3. Doanh nghiệp trong thị trường độc quyền hoàn toàn

− Doanh nghiệp độc quyền là người định giá cả sản phẩm:

Vì là người bán duy nhất trên thị trường nên doanh nghiệp độc quyền có khả năng rất lớn trong việc tác động vào mức giá bán và số lượng cung ứng của hàng hóa hay dịch vụ trên thị trường. Tuy nhiên, khả năng này có những hạn chế nhất định do số lượng hàng hóa hay dịch vụ bán được còn lệ thuộc vào mức giá đó được bao nhiêu người tiêu dùng chấp nhận nó và hơn thế nữa nhà độc quyền còn phải tính toán đến khả năng tối đa hóa nhuận và những mục tiêu khác.

Nói cách khác, nếu nhà độc quyền định mức giá bán của hàng hóa hay dịch vụ thì người tiêu dùng sẽ quyết định bao nhiêu hàng hóa hay dịch vụ được mua bán trên thị trường và ngược lại nếu nhà độc quyền quyết định mức sản lượng được cung ứng thì người tiêu dùng bằng các quyết định về sự lựa chọn của mình sẽ ấn định mức giá cho nó, nghĩa là nhà độc quyền quyết định mức giá cả và sản lượng theo đường cầu của thị trường.

− Đường cầu D của doanh nghiệp độc quyền:

Cũng bởi vì là người bán duy nhất trên thị trường nên đường cầu D của thị trường cũng là đường cầu của doanh nghiệp độc quyền. Đường cầu này dốc xuống theo luật cầu.

− Đường doanh thu biên MR của doanh nghiệp độc quyền:

Nếu đường cầu của doanh nghiệp độc quyền là một đường thẳng có dạng: P = b – a.Q thì doanh thu biên MR của doanh nghiệp độc quyền được xác định như sau:

MR = TR’ = [(b – a.Q)Q]’ = b – 2a.Q

Đường doanh thu biên MR này có cùng điểm cắt với đường cầu D trên trục tung và có độ dốc gấp 2 lần độ dốc đường cầu. Nghĩa là, đường doanh thu biên MR luôn luôn nằm bên dưới đường cầu D (MR < P).

− Đường cung S của doanh nghiệp độc quyền:

Trong thị trường độc quyền hoàn toàn không hình thành đường cung sản phẩm theo luật cung (như đã nghiên cứu ở chương II) vì doanh nghiệp độc quyền toàn quyền quyết định mức sản lượng cung ứng theo các mục tiêu của mình và xác định mức giá bán thông qua đường cầu sản phẩm trên thị trường.

Tuy nhiên, doanh nghiệp độc quyền lại có cung ứng hàng hóa và dịch vụ ra thị trường theo những mục tiêu định trước nên cũng có thể cho rằng trên thị trường tồn tại một đường cung sản phẩm theo dạng nào đó. Nếu chấp nhận một dạng đặc biệt của đường cung thì có thể nói rằng: đường cung thị trường đồng thời là đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp có dạng thẳng đứng phản ánh mức sản lượng mà doanh nghiệp độc quyền muốn cung ứng.

Hình 5.8: Đường cầu D và đường doanh thu biên MR của doanh nghiệp độc quyền

Q

Tiền

D MR

b

Page 9: Chapter 5

Chương V: Cấu trúc thị trường hàng hóa và dịch vụ

87

4. Quyết định của doanh nghiệp độc quyền

Như đã đề cập trong chương IV, nếu mức giá cả hàng hóa và dịch vụ trên thị trường nhỏ hơn mức chi phí biến đổi trung bình AVC thì doanh nghiệp sẽ ngừng sản xuất. Tuy nhiên, không giống như những doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn thường không tính đến vấn đề ngừng sản xuất cho dù có rơi vào tình trạng lỗ lã. Nếu bị lỗ, thông thường doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sẽ tổ chức lại cơ cấu nhân sự, cắt giảm chi phí,… để có lợi nhuận.

Do vậy, vấn đề mà doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn phải đối mặt là sản xuất ở mức sản lượng là bao nhiêu và định giá bán sản phẩm như thế nào?

4.1 Quyết định về mức sản lượng

Doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sẽ sản xuất và cung ứng sản phẩm theo những mục tiêu đã định trước. Những mục tiêu này có thể là:

− Tối đa hóa lợi nhuận: đây là mục tiêu được ưu tiên hàng đầu và nếu chọn mục tiêu này doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn phải sản xuất ở mức sản lượng Q* sao cho: MR = MC.

Ở mức sản lượng này, lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền chính là diện tích của phần được gạch chéo như trên hình 5.9, nó cũng được xác định từ công thức:

Π = TR – TC = Q*(P* - AC*)

Dĩ nhiên, nếu mức giá cả P* nhỏ hơn chi phí trung bình AC* (đường cầu D nằm dưới đường chi phí trung bình AC) thì doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sẽ bị lỗ.

− Tối đa hóa doanh thu: nếu chọn mục tiêu này doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sẽ sản xuất ở mức sản lượng Q sao cho: MR = 0.

Ngoài ra, doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn cũng có thể lựa chọn những mục tiêu khác và sản xuất với những mức sản lượng khác nhau.

4.2 Quyết định về giá

Khi chọn mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền phải xác định mức giá ở P* mới bán hết số lượng sản phẩm đã sản xuất. Vấn đề là mức giá P* bằng bao nhiêu?

Rõ ràng, nếu doanh nghiệp biết được hàm cầu của thị trường thì việc xem xét và tính toán mức giá P* sẽ không thành vấn đề. Tuy nhiên, doanh nghiệp luôn có sự hiểu biết hạn chế về đường cầu sản phẩm trên thị trường.

Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể xác định mức giá P* như sau:

Π

Q TRmax

D

MR

Hình 5.9: Quyết định mức sản lượng của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn

Q

Tiền

MC

P*

AC*

Q* πmax

AC

Page 10: Chapter 5

Kinh tế học vi mô

88

Ta có: )E11(P)

QP.

PQ1(P

QP.QQ.P

Q)PQ(

QTRMR

P+=

ΔΔ

+=Δ

Δ+Δ=

ΔΔ

=ΔΔ

=

Vì MR = MC nên )E11(PMCP

+= hay PMCP

E1

P

−=− . Suy ra:

PE/11MCP+

=

Như vậy, doanh nghiệp chỉ cần ước lượng độ co dãn của cầu theo giá EP (việc này dể hơn nhiều so với việc xác định đường cầu thị trường) và xác định MC (MC doanh nghiệp có thể xác định được) thì doanh nghiệp có thể tính được mức giá P* cần bán theo công thức:

PE/11MC*P+

=

Ngoài ra, PE

1PMCP

−=− được gọi là dấu hiệu định giá của doanh nghiệp độc quyền.

Nếu sản xuất ở mức sản lượng Q* và bán với mức giá P* thì doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn có được lợi nhuận kinh tế là phần diện tích gạch chéo như trong đồ thị ở hình 5.9. Tuy nhiên, khoảng lợi nhuận này thường không làm hài lòng doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn. Doanh nghiệp độc quyền muốn có nhiều lợi nhuận hơn vì họ biết rằng trên thị trường luôn có những người chấp nhận trả giá cao cho hàng hóa hay dịch vụ của họ và họ là người có quyền định giá cả trên thị trường.

Dựa trên cơ sở này, doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sử dụng các kỹ thuật phân biệt giá để chiếm dụng thặng dư tiêu dùng của người tiêu dùng. Một số kỹ thuật phân biệt giá cơ bản mà doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn thường áp dụng là:

− Phân biệt giá theo số lượng sản phẩm:

Phân biệt giá theo số lượng sản phẩm thường được thực hiện đối với các ngành có hiệu suất tăng theo qui mô, nghĩa là những ngành có chi phí trung bình AC và chi phí biên MC giảm dần. Trên thị trường của những ngành này, mỗi người tiêu dùng mua nhiều đơn vị sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định (như thị trường dịch vụ điện thoại, dịch vụ Internet, điện, nước,…) và cầu của người tiêu dùng giảm dần theo số lượng sản phẩm đã mua vì người tiêu dùng không muốn trả giá như cũ khi số lượng tiêu dùng tăng lên. Trong trường hợp này doanh nghiệp có thể định ra các mức giá khác nhau cho những khối lượng sản phẩm được tiêu dùng khác nhau của cùng một loại hàng hóa hay dịch vụ.

Nếu chỉ ấn định một mức giá duy nhất doanh nghiệp sẽ định mức giá ở P*. Nhưng nếu phân biệt giá thì với khối lượng sản phẩm đầu tiên (khối 1) doanh nghiệp định giá cao ở P1 (như trong hình 5.10), với khối lượng sản phẩm kế tiếp (khối 2) doanh nghiệp định mức giá thấp hơn là P2 và lần lượt ở khối lượng sản phẩm tiếp theo (khối 3) doanh nghiệp định mức giá thấp hơn P3.

MC

AC

DMR

Hình 5.10: Phân biệt giá theo số lượng

Q

Tiền

Q*

P1

P3

P*P2

Q1 Q2 Q3 Khối 1 Khối 2 Khối 3

Page 11: Chapter 5

Chương V: Cấu trúc thị trường hàng hóa và dịch vụ

89

Với cách phân biệt giá này, doanh nghiệp độc quyền thu được lợi nhuận nhiều hơn so với định giá duy nhất ở P*. Đồng thời người tiêu dùng cũng có lợi do sản lượng được mở rộng đến Q3.

− Phân biệt giá theo nhóm thị trường:

Khi phân biệt giá theo nhóm thị trường, doanh nghiệp độc quyền chia thị trường thành hai hay nhiều nhóm thị trường nhỏ hơn và ấn định những mức giá khác nhau cho từng thị trường nhỏ này. Cách phân biệt giá này rất thường được doanh nghiệp độc quyền áp dụng, như trong việc phân biệt giá vé máy bay, giá rượu,…

Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền phải cung ứng số lượng sản phẩm trên mỗi thị trường theo nguyên tắc: MR1 = MR2 = … = MRn = MC.

Vì MR = P.(1 + 1/EP) với EP là độ co dãn của cầu theo giá trên thị trường đó, nên nếu thị trường nào có độ co dãn của cầu theo giá EP càng nhỏ thì doanh nghiệp độc quyền sẽ định giá càng cao.

Tuy nhiên, nếu có hai thị trường mà một trong hai thị trường có nhu cầu quá nhỏ so với thị trường còn lại thì bán với một giá duy nhất có lợi hơn cho doanh nghiệp độc quyền.

Ngoài hai cách phân biệt giá như trên, doanh nghiệp độc quyền trong những trường hợp cụ thể còn có nhiều kỹ thuật định giá khác nhằm thu lợi nhuận độc quyền như: phân biệt giá theo thời kỳ (như giá vé máy bay đi vào ban đêm thấp hơn đi vào ban ngày, cước điện thoại lúc nửa đêm thấp hơn,…) hoặc định giá hai phần (phí thuê bao và cước theo thời gian sử dụng của dịch vụ điện thoại, vé vào cổng khu vui chơi và vé cho mỗi trò chơi,…)

5. Đo lường sức mạnh độc quyền

Dấu hiệu định giá như nghiên cứu trong mục 4 ở trên cho thấy sức mạnh của doanh nghiệp độc quyền trong thị trường. Nếu doanh nghiệp có khả năng định giá càng cao so với chi phí biên MC mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm đó thì doanh nghiệp có sức mạnh càng lớn trên thị trường và ngược lại. Chính vì vậy, dấu hiệu định giá ở trên được sử dụng như là một chỉ số để đo lường sức mạnh của doanh nghiệp độc quyền trên thị trường.

Chỉ số này gọi là chỉ số Lerner (ký hiệu là L) và được xác định theo công thức:

PMCPL −

=

Dễ nhận thấy rằng: 1 > L > 0. Nếu L càng gần 1 sức mạnh thị trường của doanh nghiệp độc quyền càng lớn và L càng gần 0 thì sức mạnh thị trường của doanh nghiệp độc quyền càng nhỏ và thị trường càng gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

Tuy nhiên, vì chi phí biên MC khó xác định hơn chi phí trung bình AC nên người ta thường sử dụng chi phí trung bình AC thay cho chi phí biên MC trong công thức trên. Khi đó chỉ số này trở thành chỉ số Bsin (ký hiệu là B).

Chỉ số Bsin được xác định theo công thức: PACPB −

=

Page 12: Chapter 5

Kinh tế học vi mô

90

Mỗi chỉ số có những nhược điểm nhất định nên trên thực tế được sử dụng rất hạn chế.

6. Điều tiết độc quyền

Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo giá cả trên thị trường được xác định theo chi phí biên MC (Pe = MC), còn trong thị trường độc quyền hoàn toàn giá cả được định cao hơn chi phí biên MC (P* > MC). Nghĩa là người tiêu dùng phải trả giá cao hơn nếu có độc quyền và kết quả là người tiêu dùng phải tiêu dùng một số lượng sản phẩm ít hơn so với cạnh tranh hoàn hảo.

Đứng trên góc độ của toàn xã hội, liệu như vậy có làm cho xã hội tốt hơn không?

Để trả lời câu hỏi này chúng ta xem xét và so sánh thặng dư của người tiêu dùng và của nhà sản xuất trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền hoàn toàn.

Nếu cho rằng: Thặng dư kinh tế = Thặng dư sản xuất + Thặng dư tiêu dùng, thì:

− Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo: thặng dư kinh tế là diện tích hình BCE (SBCE), thặng dư sản xuất là diện tích hình PeCE (SPeCE) và thặng dư tiêu dùng là diện tích hình PeBE (SPeBE). Hay: SBCE = SPeCE + SPeBE.

− Trong điều kiện độc quyền hoàn toàn: thặng dư kinh tế là diện tích hình BCFA (SBCFA), thặng dư sản xuất là diện tích hình BP*FA (SBP*FA) và thặng dư tiêu dùng là diện tích hình P*CF (SP*CF). Hay: SBCFA = SBP*FA + SP*CF.

Như vậy: SBCE – SBCFA = SAFE

SAFE là phần thặng dư kinh tế mất đi do độc quyền. Nói cách khác, nó chính là tổn thất kinh tế của xã hội do có độc quyền.

Rõ ràng, độc quyền làm xã hội bị tổn thất một phần lợi ích. Ngoài ra, khi có độc quyền hầu hết người tiêu dùng đều cảm thấy không hài lòng do thái độ không thân thiện của người bán hàng (thậm chí có khi người tiêu dùng phải xin phép trước và chờ đợi mới mua được hàng), tạo ra sự bất bình đẳng về thu nhập trong xã hội,… Do vậy, Chính phủ luôn có những biện pháp hành chính hoặc kinh tế nhằm hạn chế độc quyền như: luật chống sát nhập, luật chống bán phá giá (nhằm hạn chế độc quyền tự nhiên), qui định mức giá tối đa, chính sách thuế,…

6.1 Chính sách giá tối đa:

Nhằm hạn chế và ngăn chặn sự tích tụ một thế lực độc quyền quá đáng, Chính phủ có thể áp dụng một mức giá tối đa đối với doanh nghiệp độc quyền.

Mức giá tối đa phải được qui định thấp hơn mức giá tối đa hóa lợi nhuận P* của doanh nghiệp độc quyền (như trong hình 5.12).

Hình 5.11: Tổn thất xã hội do độc quyền

F

A

E

MR

Tiền

D

QQe

Pe

MC

B

C

P*

Page 13: Chapter 5

Chương V: Cấu trúc thị trường hàng hóa và dịch vụ

91

Khi không có qui định mức giá tối đa, doanh nghiệp độc quyền sản xuất ở mức sản lượng Q* và bán với mức giá P*.

Khi có qui định mức giá tối đa Pc (thấp hơn P*) doanh nghiệp độc quyền mở rộng sản lượng đến Qc người tiêu dùng được hưởng một mức giá thấp hơn và sản lượng nhiều hơn.

Tuy nhiên, nếu mức giá qui định Pc thấp hơn P1, trên thị trường lại xuất hiện tình trạng khan hiếm hàng hóa và dịch vụ do doanh nghiệp độc quyền cung ứng hàng hóa và dịch vụ theo chi phí biên MC. Và khi mức giá qui định thấp hơn chi phí trung bình cực tiếu ACmin thì doanh nghiệp độc quyền bị lỗ và buộc phải rời bỏ thị trường.

Tóm lại, mức giá tối đa phải được qui định sao cho: P* < Pc < P1 mới mang lại hiệu quả cho chính sách này.

6.2 Chính sách thuế:

− Thuế không theo sản lượng:

Khi áp dụng chính sách thuế này, Chính phủ qui định một mức thuế cố định cho doanh nghiệp độc quyền. Mức thuế cố định này tương ứng với một khoảng chi phí cố định FC tăng thêm nên không làm thay đổi chi phí biên MC. Vì vậy, doanh nghiệp độc quyền không thay đổi mức sản lượng và giá bán. Tuy nhiên, vì mức thuế không theo sản lượng lại làm chi phí trung bình AC tăng thêm nên lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền bị giảm xuống.

− Thuế theo sản lượng:

Khi áp dụng chính sách thuế theo sản lượng, Chính phủ qui định một mức thuế t đơn vị tiền cho mỗi đơn vị sản phẩm bán ra. Với mức thuế này, tổng chi phí sau khi có thuế TCt là:

TCt = TC + t.Q ⇔ MCt = MC + t và ACt = AC + t

Như vậy, sau khi có thuế đường chi phí biên bị dịch chuyển lên trên một khoảng đúng bằng t, nghĩa là doanh nghiệp độc quyền sẽ giảm mức sản lượng và tăng giá bán (như hình 5.13).

Dĩ nhiên, sau khi có thuế lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sẽ bị thay đổi, lợi nhuận này được xác định theo công thức: Πt = TRt – TCt = Pt.Qt – TCt. Nó có thể ít hơn và cũng có thể nhiều hơn so với trước khi Chính phủ đánh thuế.

Nếu cầu co dãn nhiều theo giá thì mức giá tăng thêm nhỏ hơn nhiều so với mức thuế

Hình 5.12: Chính sách giá tối đa

D

MR

Q

Tiền

MC

P*

ACmin

Q*

ACPc

P1

Qc Q1

Hình 5.13: Chính sách thuế theo sản lượng

ACt

MCt

D

MR

Q

Tiền

MC

P*

Q*

AC

Pt

Qt

Page 14: Chapter 5

Kinh tế học vi mô

92

nên phần lớn tiền thuế do doanh nghiệp độc quyền chịu. Ngược lại, nếu cầu ít co dãn thì người tiêu dùng chịu thuế nhiều hơn doanh nghiệp độc quyền.

III. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH KHÔNG HOÀN HẢO

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường độc quyền hoàn toàn như đã nghiên cứu ở trên không tồn tại trong thực tế, mà chỉ có những loại thị trường gần với hai loại thị trường đó. Phổ biến là những loại trung gian giữa hai loại trên, đó là thị trường cạnh tranh không hoàn hảo và tùy theo mức độ cạnh tranh nhiều hay ít mà chúng được phân thành: thị trường cạnh tranh độc quyền và thị trường độc quyền nhóm.

1. Thị trường cạnh tranh độc quyền

1.1 Đặc điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền:

Thị trường cạnh tranh độc quyền có những đặc điểm gần giống với loại thị trường cạnh tranh hoàn hảo:

− Số lượng người tham gia trên thị trường tương đối lớn nên quyết định của doanh nghiệp này không gây ra những ảnh hưởng lớn đến quyết định của doanh nghiệp khác.

− Điểm khác biệt rõ nét của loại thị trường này với thị trường cạnh tranh hoàn hảo là là sản phẩm được mua bán trên thị trường có sự khác biệt nhất định mà người tiêu dùng có thể phân biệt được. Sự khác biệt của các sản phẩm thông thường thể hiện qua nhãn hiệu sản phẩm, kiểu dáng, bao bì,… tuy nhiên chúng có thể thay thế tốt cho nhau. Do có sự khác biệt giữa các sản phẩm của những doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh độc quyền nên trên thị trường không hình thành một mức giá chung cho các sản phẩm này.

− Sự gia nhập hay rút lui khỏi thị trường này tương đối dể dàng.

1.2 Doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh độc quyền:

Vì có sự khác biệt giữa sản phẩm của các doanh nghiệp nên doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền có chút ít quyền điều khiển giá cả sản phẩm, nghĩa là đường cầu đối với sản phẩm của mỗi doanh nghiệp dốc xuống. Tuy nhiên, sản phẩm của các doanh nghiệp lại dể dàng thay thế cho nhau nên cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp co dãn nhiều theo giá.

Mỗi doanh nghiệp trong thị trường này cũng luôn ưu tiên cho mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và vì vậy họ phải sản xuất ở mức sản lượng có MR = MC.

1.3 Cân bằng trong thị trường cạnh tranh độc quyền:

− Cân bằng ngắn hạn:

Trong ngắn hạn, các doanh nghiệp không đủ thời gian để thay đổi qui mô sản xuất và để các doanh nghiệp mới tham gia vào ngành. Những

π D

MR

Hình 5.14: Cân bằng ngắn hạn mỗi DN cạnh tranh độc quyền thu lợi nhuận tối đa

Q

Tiền

MC

P*

AC*

Q* πmax

AC

Page 15: Chapter 5

Chương V: Cấu trúc thị trường hàng hóa và dịch vụ

93

doanh nghiệp riêng lẻ có thể thực hiện những thay đổi nhỏ trong giá cả và mức sản lượng trên đường cầu của mỗi doanh nghiệp thông qua việc quảng cáo, chất lượng và kiểu dáng sản phẩm. Tuy nhiên, những thay đổi về giá cả và sản lượng của mỗi doanh nghiệp phải tuân theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận. Nghĩa là, mỗi doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận cực đại khi thị trường đạt cân bằng ngắn hạn. Ngoài ra, cũng vì có sự khác biệt về sản phẩm nên mức giá và sản lượng tối ưu trong ngắn hạn của mỗi doanh nghiệp là hoàn toàn khác nhau và do đó không tồn tại một mức giá cân bằng trên thị trường, mà giá cả cân bằng lập thành một nhóm không có nhiều cách biệt.

− Cân bằng dài hạn:

Trong dài hạn, các doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền có thể thiết lập bất cứ qui mô sản xuất nào mà họ mong muốn và nếu họ thu được lợi nhuận kinh tế thì sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp khác tham gia vào ngành. Sự gia nhập của các doanh nghiệp mới làm đường cầu về sản phẩm của mỗi doanh nghiệp bị dịch chuyển lại về phía tay trái do thị phần của mỗi doanh nghiệp bị thu hẹp lại. Quá trình này diển ra cho đến khi đường cầu của mỗi doanh nghiệp tiếp xúc với đường chi phí trung bình AC. Ở mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận, giá cả bằng chi phí trung bình AC nên các doanh nghiệp đều có lợi nhuận kinh tế bằng 0 (như hình 5.15).

Tuy nhiên, vì mỗi doanh nghiệp có đường cầu dốc xuống một ít và chi phí sản xuất khác nhau nên có một số doanh nghiệp có sản phẩm nổi trội hơn. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể đặt mức giá hơi khác biệt và thu được một lợi nhuận kinh tế nhỏ.

2. Thị trường độc quyền nhóm

2.1 Đặc điểm của thị trường độc quyền nhóm:

− Trên thị trường độc quyền nhóm chỉ có một vài doanh nghiệp sản xuất và cung ứng phần lớn hàng hóa và dịch vụ cho thị trường.

− Các sản phẩm của những doanh nghiệp độc quyền nhóm có thể giống nhau cũng có thể có nhiều khác biệt. Sự khác biệt trong các sản phẩm của doanh nghiệp độc quyền nhóm được chính các doanh nghiệp này tạo ra nhằm mục đích áp đặt mức giá khác biệt cho sản phẩm của mình.

− Rào cản cho việc gia nhập ngành rất lớn. Các rào cản này có thể xuất phát từ những nguyên nhân tự nhiên, khách quan như: do nắm giữ bằng phát minh hoặc do qui mô kinh tế trong một số ngành có thể làm cho sự tồn tại của nhiều nhà sản xuất trên thị trường là không có lợi; hay các rào cản này là do những nguyên nhân chủ quan từ những hành động chiến lược để ngăn chặn sự gia nhập của các doanh nghiệp mới.

D

MR

Hình 5.15: Cân bằng dài hạn mỗi DN cạnh tranh độc quyền thu lợi nhuận kinh tế = 0

Q

Tiền

MC

P*

Q*

AC

Page 16: Chapter 5

Kinh tế học vi mô

94

− Các doanh nghiệp độc quyền nhóm phụ thuộc lẫn nhau về việc định giá cho sản phẩm, bởi vì họ biết rằng bất cứ sự điều chỉnh giá cả nào về sản phẩm của họ cũng gây nên những phản ứng trong chính sách giá của các doanh nghiệp còn lại.

2.2 Mô hình truyền thống về độc quyền nhóm:

Cũng giống như bất kỳ một doanh nghiệp nào, doanh nghiệp độc quyền nhóm ưu tiên cho mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tức sản xuất ở mức sản lượng có MR = MC.

Trong thị trường độc quyền nhóm, các doanh nghiệp tin tưởng rằng khi họ thực hiện chiến lược giảm giá để tăng thị phần thì lập tức các doanh nghiệp khác cũng sẽ thực hiện chiến lược giảm giá theo vì các doanh nghiệp khác biết rằng nếu không làm như vậy họ sẽ bị mất thị phần trên thị trường. Đồng thời, họ cũng tin rằng nếu họ thực hiện một chiến lược tăng giá thì các doanh nghiệp khác sẽ không tăng giá theo vì những doanh nghiệp này biết rằng tăng giá là dại dột và thị phần sẽ rơi vào tay của doanh nghiệp khác.

Như vậy, đối với các doanh nghiệp trong thị trường độc quyền nhóm, họ phải đối diện với một đường cầu gãy khúc. Đường cầu gãy khúc của doanh nghiệp làm cho đường doanh thu biên MR bị đứt đoạn ngay tại điểm gãy khúc này. (Như hình 5.16)

Điều này giải thích tại sao trong độc quyền nhóm giá cả lại mang tính cứng nhắc.

Nếu chi phí biên của một doanh nghiệp nào đó tăng từ MC lên MC’ thì doanh nghiệp vẫn sản xuất ở mức sản lượng Q* và bán với mức giá P*.

Mô hình truyền thống này chỉ đúng khi các doanh nghiệp trong thị trường có qui mô và khả năng như nhau.

D

MR

Hình 5.16: Đường cầu gãy khúc và mức giá cứng nhắc trong độc quyền nhóm

Q

Tiền

MC’

P*

Q*

MC

Page 17: Chapter 5

Chương V: Cấu trúc thị trường hàng hóa và dịch vụ

95

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG V

A. Trắc nghiệm:

1. Trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo: a. Tất cả các doanh nghiệp đều là người định giá. b. Không có trở ngại nào cho việc gia nhập hay rời bỏ thị trường. c. Các doanh nghiệp bán các sản phẩm không đồng nhất. d. Người mua và người bán không có đầy đủ thông tin về sản phẩm và giá cả.

2. Đặc điểm của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo là:

a. Đường doanh thu biên dốc xuống. b. Đường cầu trùng với đường MR và nằm ngang. c. Đường cầu dốc xuống. d. Tất cả đều sai.

3. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo: a. Doanh nghiệp có vốn lớn sẽ quyết định giá. b. Người bán và người mua chấp nhận giá thị trường. c. Người bán sẽ quyết định giá. d. Tất cả đều sai.

4. Quyết định nào mà doanh nghiệp không phải đương đầu trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo:

a. Sản xuất bao nhiêu sản phẩm. b. Giá bán sản phẩm. c. Công nghệ sản xuất. d. Sử dụng các yếu tố sản xuất.

5. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo doanh nghiệp sẽ sản xuất ở:

a. P = MC. b. MR = MC. c. D = MC. d. Tất cả đều đúng.

6. Trong những ngành sản xuất sau đây, ngành nào gần giống với thị trường cạnh tranh hoàn hảo:

a. Xe hơi.

b. Thuốc lá điếu. c. Báo chí. d. Lúa gạo

7. Đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn là:

a. Phần đường chi phí biên MC nằm trên điểm cực tiểu của đường AVC. b. Phần đường chi phí biên MC nằm trên điểm cực tiểu của chính nó. c. Phần đường chi phí biên MC nằm trên điểm cực tiểu của đường AC. d. Phần đường chi phí trung bình AC nằm trên điểm cực tiểu của đường MC.

8. Trong ngắn hạn, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ đóng cửa nếu:

a. P < AVCmin. b. ACmin > P > AVCmin. c. P < ACmin. d. Tất cả đều sai.

9. Khi giá thị trường cao hơn chi phí biên MC, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo cần:

a. Tăng sản lượng bán. b. Ngừng sản xuất. c. Giảm sản lượng bán. d. Tăng chi phí biên.

10. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, khi doanh nghiệp và ngành đều đạt cân bằng dài hạn thì mỗi doanh nghiệp:

a. Có lợi nhuận kế toán. b. Không có lợi nhuận kinh tế. c. Sản xuất ở mức sản lượng mà LAC là thấp nhất. d. a, b, c đều đúng.

11. Độc quyền hoàn toàn là cơ cấu thị trường trong đó:

a. Có một vài doanh nghiệp bán những sản phẩm khác biệt. b. Có một vài doanh nghiệp bán những sản phẩm đồng nhất. c. Một DN bán một loại sản phẩm duy nhất và trở ngại đối với việc gia nhập ngành là rất lớn.

Page 18: Chapter 5

Kinh tế học vi mô

96

d. Một DN bán một loại sản phẩm duy nhất và trở ngại đối với việc gia nhập ngành là không đáng kể.

12. Nhà độc quyền là người: a. Chấp nhận giá thị trường. b. Không quan tâm đến giá cả thị trường. c. Quyết định giá cả trên thị trường. d. Tất cả đều sai.

13. Trong thị trường độc quyền hoàn toàn thì đường cung của doanh nghiệp là:

a. Đường AC. b. Đường MC. c. Đường AVC. d. Tất cả đều sai.

14. Trong thị trường độc quyền, doanh nghiệp sẽ sản xuất ở:

a. Bất cứ mức sản lượng nào. b. Tại mức sản lượng có P = MC. c. Tại mức sản lượng có MR = MC d. Tất cả đều đúng.

15. Để điều tiết toàn bộ lợi nhuận độc quyền (lợi nhuận bằng không), Chính phủ nên qui định mức giá P sao cho:

a. P = MC. b. P = AVC. c. P = AC. d. P = MR.

16. Khi tổng doanh thu của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn đạt mức tối đa thì:

a. MR = MC. b. MR = 0. c. MR = P. d. MR = AC.

17. Doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn: a. Luôn luôn có lợi nhuận nhờ ưu thế độc quyền. b. Luôn luôn có mức giá bằng chi phí sản xuất. c. Luôn sản xuất ở qui mô tối ưu. d. Không phải là luôn luôn có lợi nhuận.

18. Khi nhà nước áp dụng thuế không theo sản lượng, doanh nghiệp độc quyền sẽ:

a. Thay đổi giá bán và sản lượng. b. Không bị ảnh hưởng gì.

c. Bị giảm lợi nhuận. d. a, b, c đều sai.

19. Một chính sách thuế theo sản lượng đối với một doanh nghiệp độc quyền sẽ làm cho:

a. Đường AC dịch chuyển lên trên và đường MC không đổi. b. Đường AC và MC dịch chuyển lên trên vì thuế được xem như một khoản chi phí cố định. c. Đường AC và MC dịch chuyển lên trên vì thuế được xem như một khoản chi phí biến đổi. d. a, b,c đều sai.

20. Trong thị trường mang tính độc quyền thì: a. Đường cầu của doanh nghiệp độc quyền cũng là đường doanh thu biên. b. Đường cầu của doanh nghiệp độc quyền nằm dưới đường doanh thu biên. c. Đường cầu của doanh nghiệp độc quyền nằm trên và có độ dốc bằng 2 lần độ dốc đường doanh thu biên. d. a, b,c đều sai.

B. Các câu phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích.

1. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các doanh nghiệp không thể tác động đến giá bán sản phẩm để tăng lợi nhuận.

2. Đường cầu đối với sản phẩm của một ngành cạnh tranh hoàn hảo là một đường thẳng song song với trục hoành.

3. Nếu mức doanh thu biên MR lớn hơn mức chi phí biên MC thì doanh nghiệp nên giảm sản lượng để tăng lợi nhuận.

4. Một doanh nghiệp đạt mức hoà vốn khi lợi nhuận kinh tế bằng 0.

5. Nếu giá bán sản phẩm thấp hơn chi phí biến đổi trung bình cực tiểu AVCmin thì doanh nghiệp nên ngừng sản xuất.

6. Tất cả các doanh nghiệp đều thu được lợi nhuận kinh tế cực đại khi thị trường cạnh tranh hoàn hảo cân bằng trong ngắn hạn.

Page 19: Chapter 5

Chương V: Cấu trúc thị trường hàng hóa và dịch vụ

97

7. Sự gia nhập thị trường cạnh tranh hoàn hảo của các doanh nghiệp mới sẽ làm tăng giá bán sản phẩm và tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp hiện tại đang hoạt động.

8. Các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường cạnh tranh hoàn hảo thường phải bán với giá thấp hơn giá thị trường.

9. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ tối đa hóa doanh thu nếu sản xuất ở mức sản lượng Q sao cho MR = 0.

10. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đạt lợi nhuận cực đại khi doanh thu đạt cực đại.

11. Doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn có thể thay đổi giá bán.

12. Đối với doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn thì mức doanh thu biên luôn nhỏ hơn mức giá.

13. Do khả năng ấn định giá bán nên doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn không bao giờ thua lỗ.

14. Nếu đường cầu của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn là một đường thẳng thì đường doanh thu biên cũng là một đường thẳng và có độ dốc gấp 2 lần độ dốc của đường cầu.

15. Đối với doanh nghiệp độc quyền, đường cung ngắn hạn không thể xác định được.

16. Trong dài hạn, doanh nghiệp độc quyền hoà vốn nếu P = ACmin.

17. Doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sẽ ngừng sản xuất nếu P < AVCmin.

18. Để tăng sản lượng bán doanh nghiệp độc quyền phải giảm giá bán.

19. Chính sách thuế tính trên đơn vị sản lượng không làm cho doanh nghiệp độc quyền thay đổi giá bán.

20. Các doanh nghiệp độc quyền nhóm sẽ đồng loạt tăng giá bán nếu trong các doanh nghiệp này tăng giá.

C. Bài tập:

1. Giả sử chi phí biên MC của một doanh

nghiệp cạnh tranh hoàn hảo được cho bởi: MC = 3 +2Q (đơn vị 1.000đ). Nếu giá thị trường sản phẩm của hãng là 9.000đ.

a. Mức sản lượng nào doanh nghiệp sẽ sản xuất ? b. Thặng dư sản xuất của doanh nghiệp sẽ là bao nhiêu?

2. Giả sử một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có đường tổng chi phí là: TC = Q2 + Q + 100.

a. Hãy xác định các hàm: FC, AC, AVC và MC. b. Nếu giá bán trên thị trường là 27 đ/sp thì doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức sản lượng nào để tối đa hóa lợi nhuận? Lợi nhuận thu được là bao nhiêu? c. Tại mức giá nào thì doanh nghiệp hòa vốn trong ngắn hạn? Lượng cung của doanh nghiệp là bao nhiêu? d. Khi giá thị trường giảm xuống còn 9 đ/sp thì doanh nghiệp có nên ngừng sản xuất hay không? Tại sao? a- Xác định đường cung ngắn hạn của

doanh nghiệp.

3. Giả sử trên thị trường một loại sản phẩm có 3 nhóm người mua với hàm số cầu lần lượt là:

P = 20 – 1/1.000QA QB = 40.000 – 2.000P

P = 5 – 1/2.000QC Và thị trường có 250 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm này có hàm tổng chi phí giống hệt nhau là: TC = 1/20Q2 – 16Q + 1.800 a. Hãy xác định hàm số cầu và hàm số cung của thị trường? b. Tìm giá cả và sản lượng cân bằng trên thị trường? c. Tính lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp thu được khi chấp nhận mức giá cân bằng này? d. Lợi nhuận thu được là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp bên ngoài tham gia vào thị trường, vì vậy cung thị trường tăng lên 20% ở mỗi mức giá. Hãy xác định giá cả và sản lượng cân bằng mới trên thị trường.

4. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo của ngành công nghiệp X, cung cầu được cho như

Page 20: Chapter 5

Kinh tế học vi mô

98

sau: Q = 15.000 – 400P và Q = 5.000 + 600P. a. Xác định giá và lượng cân bằng trên thị trường? b. Một doanh nghiệp có hàm tổng phí: TC = 2Q2 – 10Q + 50 muốn gia nhập thị trường. Xác định hàm MC của doanh nghiệp? c. Nếu gia nhập ngành thì mức sản lượng để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận là bao nhiêu? Tính lợi nhuận của doanh nghiệp? Doanh nghiệp có nên gia nhập thị trường này hay không? Vì sao?

5. Một doanh nghiệp độc quyền có hàm số cầu thị trường về sản phẩm là: P = 186 – Q. Tổng phí cố định của doanh nghiệp FC = 2.400, chi phí biến đổi trung bình AVC = 1/10Q + 10.

a. Xác định mức sản lượng và giá bán để tối đa hóa lợi nhuận? Tính lợi nhuận đạt được? b. Giả sử Chính phủ đánh thuế môn bài (thuế gộp) 1.000 thì giá cả, sản lượng bán và lợi nhuận sẽ thay đổi thế nào?

6. Một doanh nghiệp độc quyền đối diện với đường cầu: Q = 3.000 – 10P và hàm tổng chi phí: TC = 1/10Q2 + 180Q + 6.000. Hãy:

a. Xác định hàm MR và hàm MC của doanh nghiệp? b. Xác định giá và sản lượng để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận? Lợi nhuận là bao nhiêu? c. Xác định giá để doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu? Doanh thu tối đa là bao nhiêu? d. Xác định giá và sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận khi doanh nghiệp phải chịu thuế theo sản lượng là 20đ/sp? Tính lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp? Tiền thuế trên đơn vị sản phẩm mà mỗi bên doanh nghiệp

và người mua phải chịu?

7. Một doanh nghiệp hoạt động trên thị trường độc quyền với hàm số cầu và hàm tổng phí như sau: P = 1.000 – 1/10Q và TC = 1/20Q2 + 400Q +20.000

a. Xác định giá, sản lượng và lợi nhuận khi doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu? b. Xác định giá và sản lượng để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận? Tính lợi nhuận tối đa? c. Nếu Chính phủ đánh thuế theo sản lượng: 150 đ/sp. Tính lại giá, sản lượng và lợi nhuận? d. Nếu doanh nghiệp phải chịu thêm một khoảng thuế khóan (thuế gộp) là 10.000đ. Xác định lại giá, sản lượng và lợi nhuận?

8. Có 70 người tiêu dùng sản phẩm X trên thị trường. Giả định hàm số cầu cá nhân của họ là giống nhau và có dạng P = 280 – 70/4Q. Chỉ có một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm X và hàm chi phí sản xuất có dạng: VC = 1/6Q2 + 30Q và FC = 15.000

a. Xác định hàm số cầu thị trường? b. Để tối đa hóa lợi nhuận, xí nghiệp cần sản xuất ở mức sản lượng nào và định giá bán bao nhiêu ? Tính tổng lợi nhuận đạt được? c. Nếu Chính phủ đánh thuế mỗi sản phẩm là 20 thì doanh nghiệp có thay đổi giá cả và sản lượng bán không? Xác định lợi nhuận trong trường hợp này? d. Nếu Chính phủ quy định giá tối đa P = 172 để làm triệt tiêu sức mạnh độc quyền thì doanh nghiệp sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận? Xác định tổng lợi nhuận đạt được?

Hết chương V