chế phẩm bt

25
CHẾ PHẨM Bt TRONG PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI Lớp: K57- CLC Khoa Học Môi Trường Nhóm số 2: Vũ Thị Quỳnh Hương Nguyễn Thị Thắm (26/4)

Upload: huong-vu

Post on 20-Jun-2015

1.835 views

Category:

Education


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chế phẩm bt

CHẾ PHẨM Bt TRONG PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI

Lớp: K57- CLC Khoa Học Môi TrườngNhóm số 2: Vũ Thị Quỳnh Hương Nguyễn Thị Thắm (26/4)

Page 2: Chế phẩm bt

Đặc điểm vi khuẩn B. thurigiensis. Cơ chế tác động của chế phẩm Bt lên sâu hại. Công nghệ sản xuất chế phẩm Bt. Ưu- nhược điểm của chế phẩm Bt. Hiện trạng sử dụng chế phẩm Bt.

NỘI DUNG :

Page 3: Chế phẩm bt

• Trực khuẩn, sinh bào tử, hiếu khí hoặc hiếu khí tùy tiện. Gram dương, kích thước tế bào: (0,8-1,3)-> (3-6)μm, xung quanh tế bào các tiêm mao.

• Tế bào đứng riêng rẽ hoặc xếp thành chuỗi.• Sinh trưởng trong nhiệt độ từ 15-45oC.• Khi trưởng thành, tế bào sinh bào tử hình trứng và tinh thể độc hình

quả trám có bản chất protein.• Vi khuẩn Bt là vi sinh vật dị dưỡng hoại sinh.

I. Đặc điểm vi khuẩn B. thurigiensis

Page 4: Chế phẩm bt

I. Đặc điểm vi khuẩn B. thurigiensis

Bacillus thuringiensis bacteria Khuẩn Thuring (Bacillus thuringiensis)

Page 5: Chế phẩm bt

Tinh thể độc:• Bản chất hóa học của tinh thể độc: tinh thể độc có bản chất là protein,

trong đó 2 loại axit amin chiếm tỷ lệ cao: glutamic và axit asparaginic.• Hoạt tính của tinh thể độc: có thể coi tinh thể độc như là tiền độc tố, nó

được hoạt hóa trong ruột một số loại côn trùng với pH thích hợp và hình thành những phân tử độc có phân tử lượng lớn.

II. Cơ chế tác động của chế phẩm Bt

Page 6: Chế phẩm bt

4 loại độc tố khác nhau:

• Nội độc tố δ – tinh thể độc• Ngoại độc tố β- ngoại độc tố bền nhiệt.• Ngoại độc tố α- Lơxitinaza• Độc tố tan trong nước.

II. Cơ chế tác động của chế phẩm Bt

Page 7: Chế phẩm bt

Cơ chế tác động chung: Côn trùng ăn phải tinh thể độc trong vòng từ 1-7 giờ, pH của máu- của bạch huyết của sâu sẽ tăng làm tê liệt đường ruột, khoang miệng và có khi toàn thân của sâu, làm thay đổi tính thấm của thành ruột, gây tổn thương hệ thống điều hòa trao đổi chất của sâu và sâu bị chết.

2 yếu tố chính thúc đẩy tinh thể độc gây độc là: pH đường ruột côn trùng và khả năng sinh ra enzym phân giải protein trong đường ruột của sâu.

Đa số các loài vi khuẩn Bt thành tế bào vi khuẩn bị phân giải khi hình thành bào tử và tinh thể độc trong tế bào. Khi đó, bào tử và tinh thể độc sẽ phóng thích vào môi trường riêng rẽ.

II. Cơ chế tác động của chế phẩm Bt

Page 8: Chế phẩm bt
Page 9: Chế phẩm bt

Tùy theo mỗi loại côn trùng mà xuất hiện 3 cơ chế tác động của tinh thể độc:

• Sau khi ăn phải tinh thể độc từ 3-20p, ruột giữa của côn trùng bị liệt, pH trong máu và của tế bào bạch huyết tăng, pH của ruột giữa giảm do chất kiềm của máu thấm vào máu. Các tế bào biểu mô ruột bị phá hủy. Sau 1 giờ, toàn bộ cơ thể sâu bị tê liệt.

• Sau khi ăn phải tinh thể độc, sâu ngừng ăn vì ruột bị tê liệt nhưng pH trong máu và của tế bào bạch huyết không tăng. Sau 2-4 ngày, sâu chết mặc dù sâu non không bị tê liệt hoàn toàn.

• Côn trùng ăn phải tinh thể độc kèm theo bào tử sau 2-4 ngày sẽ chết, mặc dù không thấy hiện tượng tê liệt.

II. Cơ chế tác động của chế phẩm Bt

Page 10: Chế phẩm bt

Hình ảnh một số loài sâu bị diệt bởi Bt

Page 11: Chế phẩm bt

Quá trình sản xuất chế phẩm Bt:

Chọn giống sản xuất và chuẩn bị môi trường nuôi cấy--> nhân giống cấp 1--> nhân giống cấp 2--> lên men--> hoàn thành chế phẩm.

III. Công nghệ sản xuất chế phẩm Bt

Page 12: Chế phẩm bt
Page 13: Chế phẩm bt

Chọn giống sản xuất:

Chọn giống thuần chủng Bt có hoạt tính diệt sâu: phân lập và tuyển chọn các khuẩn lạc riêng biệt từ mẫu xác loại sâu bệnh bị chết. Căn cứ vào các type huyết thanh protein độc tố để lựa chọn giống thuần chủng phù hợp. Nguyên liệu và môi trường nuôi cấy vi khuẩn:

Do vi khuẩn Bt có thể tiết ra enzym amylaza, proteaza ngoại bào nên sử dụng các sản phẩm thủy phân cơ chất là tinh bột và protein trong các sản phẩm nông nghiệp hoặc phế thải khi chế biến nông sản để xây dựng tế bào, sinh trưởng, phát triển, đồng thời tạo thành bào tử và tinh thể độc.

III. Công nghệ sản xuất chế phẩm Bt

Page 14: Chế phẩm bt

Lên men (nuôi cấy mở rộng thu sinh khối):• PP nuôi cấy bề mặt:

- Trên bề mặt rắn có độ ẩm là 50-65% và môi trường cần có độ xốp đáng kể không khí dễ khuếch tán vào các khe hở thông thoáng, CO2 dễ ra ngoài.

- Vi khuẩn sẽ mọc lên trên bề mặt cơ chất là các là các hạt hoặc sợi, mảng nguyên liệu và tiếp nhận oxy của không khí để sinh trưởng.

-Các khay đã được phun dịch nhân giống đặt trong các phòng nuôi cấy có các điều kiện thích hợp sau 4-5 ngày, vi khuẩn phát triển và sinh bào tử cũng như hình thành tinh thể độc.

- Sau khi kết thúc nuôi cấy, thu gom môi trường ở các khay và sấy ở không khí nóng 40-45oC cho đến độ ẩm hoặc lọ kín và lưu hành trên thị trường.

III. Công nghệ sản xuất chế phẩm Bt

Page 15: Chế phẩm bt

Lên men (nuôi cấy mở rộng thu sinh khối):• PP nuôi cấy chìm: - Vi khuẩn được nuôi cấy trong các nồi lên men có thể tích lớn, được

thổi khí qua hệ máy nén trong điều kiện vô trùng. - Thiết bị có thể được trang bị hệ điều khiển tự động hóa việc cấp khí ,

nhiệt độ, điều chỉnh pH, phá bọt.

- Thời gian nuôi cấy ngắn, lượng tế bào tạo ra nhiều.

III. Công nghệ sản xuất chế phẩm Bt

Page 16: Chế phẩm bt

Hoàn thành chế phẩm:

Từ dịch lên men chìm, có thể tạo ra 3 dạng chế phẩm:• Chế phẩm dạng lỏng: dịch lên men sau khi kết thúc được bổ sung các

chất phụ gia, chất bảo quản chống thối, chất bám dính rồi đóng chai. • Chế phẩm dạng nhão: Sau khi ly tâm dịch lên men ta thu được sinh

khối ướt có độ ẩm khoảng 85%, không cần sấy khô mà trộn với dầu thành dạng nhũ tương.

• Chế phẩm dạng bột: ly tâm thu được dạng dịch đặc nhão như trên trộn với các chất phụ gia như tinh bột, xenlulozo,... Rồi đem sấy bằng các thiết bị sấy phun hoặc sấy thăng hoa. Bột khô đóng gói trong bao PE hoặc giấy thiếc hoặc trong bọc kín.

III. Công nghệ sản xuất chế phẩm Bt

Page 17: Chế phẩm bt

Ưu điểm:

Có tính đặc hiệu, nên tương đối an toàn với con người và động vật Không gây ô nhiễm môi trường. Chưa tạo nên tính kháng thuốc của sâu hại. Không ảnh hưởng đến chất lượng nông sản. Không làm mất đi những nguồn tài nguyên sinh vật có ích như các loại ký

sinh thiên địch và VSV có lợi với con người. Hiệu quả thuốc vi sinh thường kéo dài. Mang lại hiệu quả kinh tế cao nếu sử dụng hợp lý, đúng phương pháp,

đúng kỹ thuật trong điều kiện nhiệt độ thích hợp .

IV. Ưu nhược điểm của chế phẩm Bt

Page 18: Chế phẩm bt

Với con người: Tính đặc hiệu của độc tố Bt đối với côn trùng sâu hại là một trong những tính trạng khiến Bt trở thành thuốc trừ sâu sinh học lý tưởng.

Với môi trường: Protein Bt hoàn toàn không ảnh hưởng tới môi trường.

Với động vật: Protein Bt không gây hại cho động vật, cũng như các loài côn trùng có ích.

• Khía cạnh an toàn của công nghệ Bt

Page 19: Chế phẩm bt

Nhược điểm:

Tác động của thuốc trừ sâu chậm nên hiệu quả chậm. Hiệu quả của thuốc ban đầu không cao. Phổ tác dụng của thuốc hẹp. Một số loại thuốc bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết nên trong điều kiện

thời tiết không thích hợp thì hiệu quả khôg đạt hiệu quả. Do công nghệ sản xuất phức tạp nên giá thành cao ở Việt Nam.

IV. Ưu nhược điểm của chế phẩm Bt

Page 20: Chế phẩm bt

V/ Hiện trạng sử dụng chế phẩm Bt.

• Hiện nay, ở Việt Nam chế phẩm Bt đã được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp và diệt trừ được nhiều loại sâu bệnh hại như:

Page 21: Chế phẩm bt

{ {Bọ nhảy sọc cong Rệp xám

Page 22: Chế phẩm bt

{ {Sâu xám. Sâu khoang.

Page 23: Chế phẩm bt

Hiện các chế phẩm đang được sử dụng tại các vùng trồng rau sạch ở Vĩnh Phúc, Thanh Trì, Hải Dương, Hà Tây, Đông Anh...(hình ảnh)

Ở nước ta, chế phẩm Bt vẫn chưa được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp do:

• Do thói quen sử dụng thuốc trừ sâu hóa học đã ăn sâu vào tiềm thức người nông dân nước ta.

• Việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học vừa tiết kiệm hơn về chi phí, vừa đạt hiệu quả nhanh.

• Chế phẩm Bt có giá thành cao.• Đặc trưng khí hậu VN là nước nhiệt đới gió mùa, đa dạng về

loại đất, khí hậu, sinh vật….

Do đó, để góp phần đưa chế phẩm trừ sâu Bt đến với người nông dân cần phổ biến nâng cao nhận thức cho người dân kết hợp với việc nghiên cứu để sản xuất ra được sản phẩm có giá thành hợp lý.

V. Hiện trạng sử dụng chế phẩm Bt

Page 24: Chế phẩm bt

Giáo trình: Sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học trong nông nghiệp – Lương Đức Phẩm - Nxb Giáo Dục Việt Nam.

Giáo trình vi sinh trong cân bằng sinh thái – Trần Cẩm Vân- Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tài liệu tham khảo:

Page 25: Chế phẩm bt