chiẾn trƯỜng kontum 1972 - thietgiapbinhvnch.com · trong suốt tuần lễ cuối cùng...

17
CHIN TRƯỜNG KONTUM 1972 1.) QUÂN BC VIT TĂNG CƯỜNG LC LƯỢNG Quân Đoàn II là Vùng Chiến Thut rng ln nht ca VNCH, chiếm 47% phn trăm din tích lãnh th(xem hình tr. 2 ). Tuy nhiên nó ch3 triu dân cư tc 1 phn 5 dân scnước. lý do ny , vi dân cư sng co cm , ri rác trên Cao Nguyên Trung Phn , không bên nào nlc để dành chiến thng. Chai phía CSBV gm cVC và VNCH đều xdng rt tiết kim vai trò ca lc lượng. Mi năm trong sut mùa khô, nhng dãy núi trong tnh Kontum trthành vùng gia tăng hot động ca địch quân. Năm 1972 cũng không là ngoi l. Vic rút bt các tiu đoàn cơ động Mvà chuyn 60.000 nhân viên quân sHK còn li sang vai trò cvn để người VN chu trách nhim tác chiến trong vùng. Stht bi ca Chương-Trình-Vit-Nam-Hóa-Chiến-Tranh ca Mslà mt tai ha làm sp đổ chính sách ngoi giao ca Mvà stng cho địch quân li thế quyết định trên bàn hi ngh. Ngay tgia tháng 12 năm 1971, lc lung Đồng-minh cao nguyên trung phn ca Quân Đoàn II bt đầu nhn được các báo cáo vschun bca địch quân cho mt cuc tn công ln vào mùa Đông/Xuân 1972. Tình báo QLVNCH báo cáo và thm vn mt stù binh và hi – chánh- viên tiết lnhng cuc chuyn quân vi qui mô ln tVùng Căn-Ctrong phn đất Kampuchia và Lào vào khu vc phía bc ca tnh Kontum. Nhng ngun tin ny cũng cho biết là chiến dch sgm 3 giai đon tn công , vi giai đon 1 t27 tháng giêng đến 7 tháng 2; giai đon 2 t7 tháng 2 đến 14 tháng 2; giai đon 3 t14 tháng 2 đến 29 tháng 2. Cao đim ca cuc tn công được nêu bt trn đánh chiếm TÂN CNH/ ĐAKTO II, các CCHL (căn cha lc) nm trên dãy núi Rocket Ridge, và trung tâm dân cư chính ca thxã Kontum và TX Pleiku Thêm vào đó, lc lượng địa phương VC phía nam ca Vùng II và các tnh duyên hi cũng gia tăng hot động nhm làm phân tán rng lc lượng VNCH và điu ny làm suy yếu Cao Nguyên trước sc tn công ca nhiu sư đoàn địch vào tnh KONTUM. Vi shtrca nhng đơn vVC tinh Bình Định, nơi có truyn thng do cng quân chế ng, mt sthành công chiến trường Kontum có khã năng khiến VNCH bct làm hai và điu đó làm mt tín nhim vào Chương Trình VN Hóa Chiến Tranh. Các ngun tin tình báo cũng xác định đươc BCH ca nhng cuc tn công sp ti vào Cao Nguyên Trung Phn chính là MT TRN B3. Nhng đơn vtác chiến chính ca nó gm sư-đoàn 320 CS Bc-Vit, sư đoàn 2 CSBV và các đơn vtác chiến cơ hu ca Mt-Trn B3 tương đương mt sư đoàn. Các đơn vCSBV ny được htrbi các đơn vchlc VC và các đơn vdu kích địa Phương và Trung-Đoàn 203 Thiết giáp tBCH cao cp Hà Ni . Do sgia tăng nhng du hiu ca cuc tn công sp ti , các C-vn Mca Quân-Đoàn II đã làm vic sát cánh vi các đồng sngười Vit Nam để sdng các phương tin quân sca Hoa-Kcòn để li VN. Nhng phương tin ny là KHÔNG-THÁM, KHÔNG-YM CHIN – THUT và MÁY BAY NÉM BOM B-52. Đon vKhông-thám được xdng để trinh sát vùng Căn-C-Địa đã biết nm dc theo vùng ba -biên-gii ca Lào, Cambodia và VN cho ti thung lũng Plei-Trap Valley phía tây-bc ca thi-xã Kontum. Đơn vKhông Thám và các sĩ quan Điu –Không Tin-Tuyến ca không lc HK có khnăng dò tìm các khu vc hun luyn ca địch có cha mô-hình xe tăng, các vtrí súng ci và các cm công schiến đấu rng ln .

Upload: others

Post on 05-Sep-2019

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

CHIẾN TRƯỜNG KONTUM 1972

1.) QUÂN BẮC VIỆT TĂNG CƯỜNG LỰC LƯỢNG Quân Đoàn II là Vùng Chiến Thuật rộng lớn nhứt của VNCH, chiếm 47% phần trăm diện tích lãnh thổ (xem hình tr. 2 ). Tuy nhiên nó chỉ có 3 triệu dân cư tức 1 phần 5 dân số cả nước. Vì lý do nầy , với dân cư sống co cụm , rải rác trên Cao Nguyên Trung Phần , không bên nào nỗ lực để dành chiến thắng. Cả hai phía CSBV gồm cả VC và VNCH đều xữ dụng rất tiết kiệm vai trò của lực lượng. Mỗi năm trong suốt mùa khô, những dãy núi trong tỉnh Kontum trở thành vùng gia tăng hoạt động của địch quân. Năm 1972 cũng không là ngoại lệ. Việc rút bớt các tiểu đoàn cơ động Mỹ và chuyển 60.000 nhân viên quân sự HK còn lại sang vai trò cố vấn để người VN chịu trách nhiệm tác chiến trong vùng. Sự thất bại của Chương-Trình-Việt-Nam-Hóa-Chiến-Tranh của Mỹ sẽ là một tai họa làm sụp đổ chính sách ngoại giao của Mỹ và sẽ tặng cho địch quân lợi thế quyết định trên bàn hội nghị. Ngay từ giữa tháng 12 năm 1971, lực luợng Đồng-minh ở cao nguyên trung phần của Quân Đoàn II bắt đầu nhận được các báo cáo về sự chuẩn bị của địch quân cho một cuộc tấn công lớn vào mùa Đông/Xuân 1972. Tình báo QLVNCH báo cáo và thẫm vấn một số tù binh và hồi –chánh- viên tiết lộ những cuộc chuyển quân với qui mô lớn từ Vùng Căn-Cứ trong phần đất Kampuchia và Lào vào khu vực phía bắc của tỉnh Kontum. Những nguồn tin nầy cũng cho biết là chiến dịch sẽ gồm 3 giai đoạn tấn công , với giai đoạn 1 từ 27 tháng giêng đến 7 tháng 2; giai đoạn 2 từ 7 tháng 2 đến 14 tháng 2; giai đoạn 3 từ 14 tháng 2 đến 29 tháng 2. Cao điểm của cuộc tấn công được nêu bật ở trận đánh chiếm TÂN CẢNH/ ĐAKTO II, các CCHL (căn cứ hỏa lực) nằm trên dãy núi Rocket Ridge, và trung tâm dân cư chính của thị xã Kontum và TX Pleiku Thêm vào đó, lực lượng địa phương VC ở phía nam của Vùng II và các tỉnh duyên hải cũng gia tăng hoạt động nhằm làm phân tán rộng lực lượng VNCH và điều nầy làm suy yếu Cao Nguyên trước sức tấn công của nhiều sư đoàn địch vào tỉnh KONTUM. Với sự hỗ trợ của những đơn vị VC ở tinh Bình Định, nơi có truyền thống do cộng quân chế ngự, một sự thành công ở chiến trường Kontum có khã năng khiến VNCH bị cắt làm hai và điều đó làm mất tín nhiệm vào Chương Trình VN Hóa Chiến Tranh. Các nguồn tin tình báo cũng xác định đươc BCH của những cuộc tấn công sắp tới vào Cao Nguyên Trung Phần chính là MẶT TRẬN B3. Những đơn vị tác chiến chính của nó gồm sư-đoàn 320 CS Bắc-Việt, sư –đoàn 2 CSBV và các đơn vị tác chiến cơ hữu của Mặt-Trận B3 tương đương một sư đoàn. Các đơn vị CSBV nầy được hỗ trợ bởi các đơn vị chủ lực VC và các đơn vị du kích địa Phương và Trung-Đoàn 203 Thiết giáp từ BCH cao cấp ở Hà Nội . Do sự gia tăng những dấu hiệu của cuộc tấn công sắp tới , các Cố-vấn Mỹ của Quân-Đoàn II đã làm việc sát cánh với các đồng sự người Việt Nam để sử dụng các phương tiện quân sự của Hoa-Kỳ còn để lại ở VN. Những phương tiện nầy là KHÔNG-THÁM, KHÔNG-YỄM CHIẾN –THUẬT và MÁY BAY NÉM BOM B-52. Đon vị Không-thám được xữ dụng để trinh sát vùng Căn-Cứ-Địa đã biết nằm dọc theo vùng ba -biên-giới của Lào, Cambodia và VN cho tới thung lũng Plei-Trap Valley ở phía tây-bắc của thi-xã Kontum. Đơn vị Không Thám và các sĩ quan Điều –Không Tiền-Tuyến của không lực HK có khả năng dò tìm các khu vực huấn luyện của địch có chứa mô-hình xe tăng, các vị trí súng cối và các cụm công sự chiến đấu rộng lớn .

Sơ đồ VỊ TRÍ Tỉnh KONTUM trong VÙNG II CT

Bản đồ khu vực Đakto II / Tân Cảnh Trong suốt tuần lễ cuối cùng của tháng giêng, lần đầu tiên tìm thấy hoạt động của chiến xa địch ở vùng Căn-Cứ-Địa 609 (xem hinh tr. 4 ) . Vào ngày 25 tháng giêng , 2 trực thăng võ trang Cobra từ Đại-Đội Vũ Khí 361 báo cáo đã tham chiến với 2 xe tăng ở thung lũng Plei Trap valley ( không có trong bản đồ ) ngay phía tây của dãy núi Rocket Ridge. Phi công cũng nhìn thấy 4 xe tăng khác nằm dưới tàng cây và cũng cùng khu vực nầy toán trực thăng Cobra khác báo cáo 6 dấu xich xe thiết giáp. Các chuyến bay thám sát tiếp theo không tìm thấy xe tăng, nhưng những dấu xích chứng tỏ rằng địch quân có ít nhứt 1 đại đội xe tăng trong vùng nầy. Thêm nữa trực thăng võ trang của không-quân HK cũng tìm thấy xe tăng vào ngày 30 tháng giêng và thỉnh thoảng sau đó . Bởi vì những báo cáo nầy không được xác minh bởi toán trinh sát dưới đất nên các nhân viên cố vấn của SRAG (?) không mấy tin tưởng vào chúng . Qua kết quả của các nổ lực dò tìm nầy và các cuộc tuần thám của Biệt-Động-Quân/Biên phòng (BĐQ/BP) từ các CCHL ở Dak Pek, Dak Seang, Ben Het ,Ban Cố Vấn Mỹ đã tiến hành 60 phi vụ ném bom của B-52 trong suốt tháng giêng . Các lực lượng diện địa Địa-Phương-Quân và Nghĩa-Quân (ĐPQ/NQ) tăng cường hoạt động trong suốt tháng giêng bằng các cuộc hành quân dưới đất và không kỵ cấp tiểu đoàn, trong lúc đó các đơn vị chính qui của QLVNCH tập trung sức mạnh vào việc phòng thủ trong tinh Kontum và Bình Định. Ngay sau khi lượng giá tất cả tin tức tình báo có được, Bộ Tham-Mưu (BTM) Quân Đoàn II do Trung tướng Ngô Dzu làm tư-lệnh, đã đặt ra kế hoạch phòng thủ cho Cao Nguyên Trung Phần. Trong lúc đó các Cố Vấn HK vẫn tiếp tục nhận thêm các diễn biến của tình hình, phía VN đã hình thành một kế hoạch phòng thủ. Một khuôn mặt nổi bật trong tiến trình nầy là một người Mỹ, ông John Paul Vann, một nhân viên dân sự duy nhất đầu tiên được bổ nhiệm đứng đầu công tác cố vấn cho một quân-đoàn của VNCH , Ông VANN đã có hơn 11 năm phục vụ ở VN, khởi đầu trong vai trò của một sĩ quan quân đội, sau đó là một viên chức dân sự và đã được sự ngưỡng mộ cao độ trong số những người VN .

Trong tuần lễ đầu của tháng hai, Không-Quân VN và đơn vị Không Thám HK tiếp tục báo cáo tìm thấy chiến xa địch, làm gia tăng cường độ. Các tài liệu tịch thu được trong tuần lể từ 4 tháng hai đến 10 tháng hai xác nhận sự hiện diện của SĐ 320 CSBV trong vùng Mặt-Trận B-3 Một tài liệu cũng nói SĐ 320 gồm có các Trung-đoàn 48 , 52 và 64 Bộ -Binh và Trung-đoàn 54 Pháo-Binh . Tổng cộng quân số của SĐ và các tiểu đoàn đặc biệt của nó được ghi nhận là 10.400 người. Một tài liệu kèm theo tiết lộ là đại bác 130 ly và 122 ly do Nga Sô chế tạo có tầm bắn 17 miles (28 cs) cũng đang xâm nhập vào vùng ba biên-giới. Với những tin tức nầy Trung tướng Ngô Dzu ra lệnh cho Đ/Tá Lê Đức Đạt, tân tư lệnh SĐ 22 BB, di chuyển BCH Tiền-phương, cùng với Trung-đoàn 47 BB và các đơn vị tiếp liệu đến trú đóng tại vùng TÂN CẢNH/ DAKTO II, nơi đây hiện có Trung-đoàn 42 BB đang đóng quân Cuộc chuyển quân của bộ phận tiếp liệu và các thành phần chính của SĐ từ hậu –cứ ở BA GI

trong tỉnh Bình Định, hoàn tất trong ngày 7 và 8 tháng hai. Thêm vào đó, những thành phần của Thiết-đoàn 19 Kỵ-Binh cũng được lệnh di chuyển đến vùng TÂN CẢNH để tăng cuờng cho Thiết-đoàn 14 Kỵ-Binh đơn vị cơ hữu của SĐ. Đại tá Đạt bố trí bộ phận thiết giáp mới đến nầy đến phòng thủ cho BEN HÉT. Bởi vì Ông nhận định rằng bất cứ cuộc tấn công nào của chiến xa địch cũng xuất phát từ hướng đó. Trung tá Tường, một SQ cao cấp thiết giáp của QĐ II, khuyến cáo chống lại việc xữ dụng thiết giáp như thế bởi vì nó cột chặt thiết giáp vào một vị trí cố định, theo ông đơn vị nầy phải để cho tự do cho việc phòng thủ lưu động. Lữ-Đoàn 2 Nhảy Dù từ lực-lượng dự trữ chiến lược của Chính Phủ VNCH cũng được đưa đến các CCHL nằm trên rặng núi Rocket Ridge. Tiếp theo Trung tướng Ngô Dzu chỉ định quyền chỉ huy cho các lực lượng của ông. Đại tá (Lê Đức) Đạt được giao chỉ huy khu vực DAKTO bao gồm luôn các trại Biên-Phòng ở BEN HÉT, ĐAK MỐT, ĐAK PEK , ĐAK SEANG và hai CCHL 5 và 6. Đai tá Long (Nguyễn Bá Thìn tự Long) tỉnh trưởng Kontum, chịu trách nhiệm TX KONTUM và Đại tá (Lê Trung) Tường ,tư-lệnh phó Hành-quân QĐ II được giao chỉ huy PLEIKU . Tuy nhiên những ngày Tết đã trôi qua mà không có cuộc tấn công nào, thế nhưng dấu hiệu của việc chuẩn bị chiến trường của địch quân vẫn tiếp tục gia tăng. Trong một nổ lực nhằm phá vở thời-khóa-biểu của địch Không lực HK đã bay hơn 80 phi vụ ném bom B-52 trong khu vực TÂN CẢNH trong suốt 3 tuần đầu của tháng hai. Cuộc viếng thăm Cộng Sản Trung Hoa của TT Nixon từ 21 đến 28 tháng hai đưa đến sự tin tưởng của nhiều người rằng địch quân sẽ tăng cường hoạt động để làm mất thể diện của cuộc gặp gỡ quan trọng nầy giữa hai khối quyền lực. Một lần nữa địch quân lại có hành động trái ngược với những ước tính tình báo. Địch quân tiếp tục tránh né giao tranh trực tiếp nhưng gia tăng hoạt động quấy rối hệ thống truyền tin và các đồn bót nhỏ. Số lượng tù binh và hồi chánh giãm sút trở thành nhỏ giọt. Trong những năm trước, sự kiện nầy báo hiệu một cuộc tấn công sắp sửa diễn ra. Việc dò tìm tiếp tục phát hiện một khối lượng tiếp liệu lớn chưa từng có đang di chuyển về phía đông vào tỉnh Kontum. Tuy nhiên cuộc tấn công bị làm chậm lại vì quân đội Bắc Việt và VC gặp khó khăn trong việc đưa tiếp liệu vào vị trí tấn công do các cuộc ném bom nặng nề của B-52 và KQ Chiến Thuật theo giải thích của đơn vị Không Thám HK và tình báo QLVNCH. Do đó thời gian Tết trôi qua yên lăng. Tuy nhiên những hoạt động chuẩn bị chiến trường của địch quân bao gồm xây dựng đường sá và công-sự chiến đấu, hoạt động do thám và sự xâm nhập vào vị trí tấn công, tất cả những cái đó dự báo một cuộc tấn công hàng loạt của địch quân. Cuộc tấn công chỉ còn chờ đợi đầy đủ quân số, tình hình tiếp liệu , và thời tiết thuận lợi . Để tăng cường thêm nữa việc phòng thủ cho Cao Nguyên, Bộ Tư-Lệnh (BTL) Sư-Đoàn NHẢY DÙ và thêm một Lữ Đoàn nữa di chuyển lên Kontum vào tuần lể đầu của tháng ba để lãnh trách nhiệm phòng thủ TX Kontum và phần phía nam của tỉnh Kontum. Qua trung tuần tháng 3 những cuộc chạm súng với các đơn vị lớn hơn của địch quân bắt đầu gia tăng một cách đáng kễ. Một sự kiện chính khởi đầu do các hoạt động của Lữ-Đoàn 2 ND dọc theo dãy Rocket Ridge kết quả là bắt được một số tù binh và một hồi chánh. Các cuộc chạm súng với lực lượng CSBV ở cấp tiểu đoàn và đánh dấu sự chấm dứt của giai đoạn địch quân miễn cưởng tham dự vào trận đánh lớn. Tù binh khai rằng SĐ 320 CSBV sẽ hỗ trợ cho Mặt Trận B-3 và sẽ tham gia vào cuộc tấn công trong khoảng thời gian từ tháng tư đến tháng 9. Những nguồn tin nầy cũng báo cáo trông thấy nhiều xe tăng di chuyển qua trong vùng Căn-Cứ-Địa và nghe nói rằng đơn vị xe tăng của BV

sẽ đi cùng các đơn vị BB của Mặt Trận B-3 trong cuộc tấn công sắp tới. Chúng cũng kễ lại những cuộc ném bom B-52 đã khiến họ phải chịu những thương vong lớn lao và làm tiêu hủy tiếp liệu . Có 3 cuộc chạm súng đáng kễ khác với quân địch. Một trong số đó xãy ra ở phía bắc TX Kontum 30 km , nơi Tiểu Đoàn 23 BĐQ bị bao vây trong lúc xin B-52 đến ném bom, pháo binh và không quân chiến thuật oanh kich dữ dội, B-52 được gọi đến yễm trợ để BĐQ phá vòng dây. Một cuộc chạm súng nhỏ hơn diễn ra giữa TĐ 95 BĐQ/BP với Tr/Đ 141 của SĐ 2 CSBV ở phía bắc Ben Hét. Vào cuối tháng, một thành phần của Tr/Đ 47 BB và LĐ 2 ND một lần nữa chạm địch dữ dội dọc theo rặng núi Rocket Ridge. Lực lượng bạn đã làm cho các cuộc tấn công của quân CSBV phải chịu tổn thất nặng nề với sự yễm trợ B-52, Không Lực HK và VNCH. Sự thành công trong các hoạt động tấn công nầy của QLVNCH và sự thất bại của địch quân không tung ra được cuộc tấn công đúng kế hoạch như đã tuyên bố đã làm ảnh hưởng quá đáng đến Bộ Tham Mưu QĐ II ; họ bắt đầu nghi ngờ rằng không biết địch quân có đủ khã năng để tiến đánh các mục tiêu như đã nói hay không. Họ cảm thấy rằng áp lực tiếp tục đè lên địch quân qua các hoạt động tuần tra, sự xông xáo của LĐ 2 ND và việc sử dụng tiềm năng không lực vô tận đủ để làm khó khăn cho địch quân trong việc chuẩn bị chiến trường. Do đó QLVNCH tiếp tục các hoạt động xông xáo với sự yễm trợ ồ ạt của Không Quân có thể khiến địch quân từ bỏ ý định ban đầu và làm giãm bớt qui mô, thời gian, và tính hiệu quả của cuộc tấn công đã dự trù . Trong tuần lễ đầu của tháng tư các phỏng đoán nêu trên có vẻ chính xác khi các Tr/Đ 48 và Tr/ 52 thuộc SD- 320 CSBV chịu đựng tổn thất nặng nề khi tấn công vào các CCHL nằm trên dãy núi Rocket Ridge. Máy bay B-52 và Không quân chiến thuật tiếp tục dội lên các lực lượng đông đảo của địch quân trong vùng nầy khiến cho có đến từ 4 đến 5 tiểu đoàn địch quân không còn khã năng tham chiến. Một tù binh bắt được trong một trận đánh trong số những trận đánh ở đây xác nhận tin tức trên. Tuy nhiên hắn khai rằng lực lượng tăng cường vẫn tiếp tục xâm nhập hàng ngày và các đơn vị của chúng lại phục hồi quân số như lúc ban đầu. Cùng thời gian đó Tr/Đ 42 BB và Tr/Đ 47 BB của VNCH chạm địch dữ dội ở phía bắc và phía đông DAK-TÔ với các thành phần của SĐ 2 CSBV và Tr/Đ 66 của Mặt-Trận B-3. Những tù binh bắt được trong các trận đánh nầy chứng tỏ rằng nhiệm vụ của SĐ 2 CSBV là đánh chiếm Phi-trường DAKTO II Và BCH của Tr/Đ 42 BB ở TÂN CẢNH cũng như tiêu diệt các đơn vị Pháo Binh bạn dọc theo Tỉnh-lộ 512. Tr/Đ 66 cộng quân đã điều nghiên xong Căn-Cứ TÂN CẢNH và đang ở giai đoạn cuối cùng của kế hoạch tấn công. Các tù binh không biết thời điểm tấn công nhưng chắc chắn là sắp xãy ra. Nghe những báo cáo nầy Tr/Tướng Ngô Dzu cảm thấy rằng ông không có đủ lực lượng ở khu vực Đak-tô để chống lại cuộc tấn công của nhiều sư đoàn chính quy Bắc Việt. Ông muốn tăng cường lực lượng ở ĐAK-TÔ với 9 tiểu đoàn BB từ tỉnh BÌNH ĐỊNH và như thế tức là lấy đi hết lực lượng chủ lực của tỉnh đó và để việc phòng thủ chỉ còn do các lực lượng địa phương. Tuy nhiên, Ông John P. Vann thuyết phục Tr/Tướng Dzu rằng một cuộc điều quân như thế có thể sẽ là một thãm họa. Ông VANN đề nghị vùng hoạt động của SĐ 23 BB có thể điều chỉnh lại để cho Sư Đoàn nầy nhận một phần trách nhiệm ở KONTUM và như thế loại bỏ được nhu cầu phải điều động các Tiểu Đoàn ở BÌNH ĐỊNH . Với kế hoạch nầy , lực lượng bạn tham chiến là SĐ 22BB với tổng số 13 Tiểu Đoàn bao gồm 3 Tiểu-Đoàn BĐQ/BP, 8 Tiểu Đoàn BB và các Đai Đội Trinh-Sát, Thiết Giáp, lực lượng Tiểu Khu , và 50 khầu Pháo Binh ; SĐ /NHẢY DÙ với 6 Tiểu Đoàn

Nhảy Dù , 1 Tiểu Đoàn BĐQ/BP, và 16 khẩu Pháo Binh ; Tiều Khu KON –TUM với 1 Liên Đoàn BĐQ/BP có 2 Tiều Đoàn và lực lượng Địa-Phương-Quân/Nghĩa-Quân ;và 50 chiến xa thuộc Trung-Doàn 19 và 14 Kỵ Binh trải dài giữa PLEIKU và BEN HÉT . Sự tái điều chỉnh nầy làm kéo căng việc yễm trợ tiếp liệu cho lực lượng VNCH ở phía bắc VÕ ĐỊNH vì khả năng giới hạn của con đường duy nhứt đi vào trong vùng . Trong bối cảnh nầy lực lượng VNCH trở nên cực kỳ nguy hiễm đối với một cuộc bao vây sẽ cô lập các đơn vị phía bắc VÕ ĐỊNH. Tuy nhiên Tr/Tướng Dzu không đếm xỉa gì đến vấn đề tiếp liệu nầy, có lẽ bởi vì TT THIỆU đã ra lệnh cho ông là phải giữ vùng đất nầy bằng bất cứ giá nào. Tuy nhiên áp lực tiếp tục gia tăng trong khi địch quân tiếp tục tăng cường lực lượng. Vấn đề của ông ta được cộng thêm vào bởi sự chỉ huy không hiệu quả của Đ/TÁ Đạt, Tư-Lệnh SĐ 22 BB, đã điều khiển một cách không thích hợp trong trận tấn công của TĐ 9 NHẢY DÙ làm thiệt hại 2 Trực thăng , thất bại trong việc khai thác 2 cuộc ném bom của máy bay B-52, và gây chia rẻ giữa SĐ 22 BB và SĐ NHẢY DÙ .

2) TRẬN TẤN CÔNG VÀO TÂN CẢNH Ngày 14 tháng tư CCHL Charlie (xem hình tr. 4) nằm ở đầu phía bắc của dảy núi Rocket Ridge bị pháo hơn 300 quả 105 ly và 75 ly không giật hổn hợp tiếp theo sau một cuộc tấn công của Tr/Đ 48 CSBV. Mặc dù trực thăng Cobra và Không Quân Chiến Thuật của HK có thể làm chậm lại lợi thế ban đầu của địch, lúc 22g 30 TĐ 11 NHẢY DÙ bị buộc phải rút lui . Th/Tá John Duffy, cố vấn trưởng của Tiểu-đoàn là người cuối cùng rời vị trí. Ông nhận thấy 5 trong số 9 khẩu súng phòng không của địch đã bị phá hủy và khoảng chừng 1.000 xác của lực lượng tấn công nằm chết xung quanh hàng rào phòng thủ . Trung Đoàn 42 BB và 47 BB của QLVNCH tiếp tục cố gắng để kiểm soát dãy đồi xung quanh TÂN CẢNH và ĐAK-TÔ II. Nhưng dần dần bị đẩy lui trở về Căn Cứ phòng thủ chính. Vào ngày 19, một Tiểu Đoàn của Tr/Đ 42 bị cô lập bởi một lực lượng ước chừng 2 tiểu đoàn địch làm cho việc tái tiếp tế không thể thực hiện được. Đ/Tá Đạt chỉ tiến hành những nỗ lực yếu ớt để giải cứu đơn vị đơn vị nầy . Vào ngày 21, sau khi không còn đạn dược 63 người trong số 360 người của tiểu đoàn lọt về được căn cứ của Trung Đoàn Ngày 20 tháng 4 Bộ Tổng Tham Mưu QL/VNCH yêu cầu xuất phái một Lữ Đoàn có 3 tiểu đoàn Nhảy Dù và Bộ Chỉ Huy nhẹ của SĐ/ NHẢY DÙ ra khỏi VÙNG II CHIẾN THUẬT. Để lấp vào chỗ trống nầy, LIÊN ĐOÀN 6 BĐQ được đưa vào từ HUÊ, và Tr/Đ 53 của SĐ23BB được giao đãm đương khu vực hành quân cũ của SĐ/NHẢY DÙ. Lúc 17g30 ngày 21 tháng 4, sau vài ngày bị pháo kích nặng nề, lực lượng VNCH ở CCHL Delta (xem hình tr. 15) nằm trên dãy Rocket Ridge bị tràn ngập. Lực lượng trú phòng gồm có một đại-đội Nhảy Dù và một đại-đội của Liên-Đoàn 2 BĐQ đã giữ vững vị trí cho đến khi cuộc tấn công của địch quân được hổ trợ bằng 3 xe tăng buộc họ phải rút lui. Vào ngày 22 tháng 4, nhằm mục đích bổ sung lực lượng để tái chiếm trên dãy Rocket Ridge, và để yễm trợ sâu vào chiến

trường, Tr/Tướng Dzu chuyển một số Pháo Binh tới DIÊN BÌNH nằm trong Quận ĐAK TÔ. Cố Vấn Vann đã đưa ra đề nghị chuyển pháo binh vài tuần trước nhưng đã không thể thuyết phục được Tướng Dzu về giá trị của nó . Vào ngày 23 tháng 4 lực lượng trú phòng tại khu vực TÂN CẢNH có vẻ đầy đủ .Lữ Đoàn Nhảy Dù và Biệt Động Quân trên các Căn-Cứ Hỏa-Lực trên dãy núi Rocket Ridge được tiếp tế dồi dào. Các Cố-Vấn Mỹ coi họ như là những đơn vị thiện chiến. Trung Đoàn 47 BB VNCH đóng ở DAKTO II có một Chi Đội Chiến xa và một tiểu đoàn Nhảy Dù hổ trợ. Họ cũng có 2 khẩu súng 106 ly Không Giật và một số lượng lớn vũ khí chống tăng hạng nhẹ M-72 . Sư-Đoàn 22 ở TÂN CẢNH có Trung-Đoàn 42 BB và một tiểu đoàn của Tr/Đ 41 BB đóng gần căn cứ . Lực lượng đồn trú gồm có 1.200 quân, trong số đó bao gồm 900 từ thành phần yễm trợ không được tổ chức vào kế hoạch phòng thủ căn cứ . Về việc phòng thủ chống xe tăng căn cứ có 2 súng 106 ly Không giật, trên một trăm súng M-72 và một Chi-Doàn chiến xa M-41. Được yễm trợ bởi hơn 50 khẩu đại bác 105ly và 155ly Pháo Binh. Khu vực có vẻ như được chuẩn bị sẳn sàng cho một cuộc tấn công bởi nhiều sư đoàn đang đe dọa . Vào ngày 23 tháng 4, mặc dù những dấu hiệu của một cuộc tấn công sắp diễn ra đã hiển hiện từ đầu tháng giêng, cái chiến dịch đang được chờ đợi lâu dài đó vẫn chưa bắt đầu. Những cuộc chạm súng với các đơn vị lớn của lực lượng chính quy CSBV đã gia tăng một cách đáng kễ trong 2 tuần lễ trước khiến cho khu vực TÂN CẢNH/ĐAKTO II trở thành gần như bị bao vây bởi lực lượng địch quân. Đạn Pháo đã gia tăng từ 20 đến 50 quả mỗi ngày trong những ngày cuối tháng 3 và đầu tháng 4 cho tới khoảng 1.000 quả một ngày trong 2 tuần trước đây. Địch quân đã chiếm xong các địa thế trọng điểm ở về phía bắc và phía đông của Căn Cứ TÂN CẢNH và có thể đặt tiền-sát-viên để điều chỉnh hỏa lực chính xác lên lực lượng bên trong căn cứ . Đang nằm dài trên nóc một hầm công-sự ở về hướng tây-bắc trong chu vi phòng thủ TÂN CẢNH vào ngày 23 tháng 4 , Đại-Úy Raymond H. Dobbins, Quyền SQ Cố Vấn Trưỡng cho Tr/Đoàn 42 BB/ VNCH, không chú ý gì mấy tới những quả đạn pháo kích và hỏa tiển liên tục câu vào rơi như mưa lên Bộ Tư-Lệnh Tiền Phương của Sư Đoàn 22 đang bị bao vây. Mặc dù hoàn toàn lộ liễu trước hỏa lực chính xác một cách chết người, Ông hướng dẫn một cách bài bản và điềm tỉnh cho máy bay oanh kích HK lên các mục tiêu mà người đồng sự Việt Nam gọi chuyển đến cho ông. Ông biết rằng một Tiểu Đoàn của Tr/Đoàn 42, được yễm trợ bởi 4 chiến xa M-41, đang trong một cuộc hành quân gần đó cũng đang bị pháo kích dữ dội gồm đủ thứ đạn từ hỏa tiển 122ly, pháo 130 ly tới súng cối 82ly và đang cần Không Lực HK yễm trợ , ông đang phối hợp để tránh nguy hiểm vì quá gần với chu vi phòng thủ của họ. Sự chú ý của ông chóc chóc lại hướng về khu vực ở cổng chính, nơi đó một chiến xa M-41 vừa rời khỏi vị trí để đưa một nhân viên xa-đội bị thương vì đạn nhỏ xuống. Ngay lúc đó, một ánh chớp chói lòa kèm theo sau là tiếng nổ rầm chứng tỏ là chiếc chiến xa đã bị vũ khí chống chiến xa của địch bắn trúng và bị tiêu hũy. Do thường xuyên với việc địch quân xữ dụng hỏa tiển B-40, bên Thiết giáp VN lập tức báo cáo cho Đ/Úy Dobbins là tiếng nổ gây ra do loại vũ khí đó, Đ/Úy Dobbins liền gọi máy tường thuật tại chỗ về cho Trung Tâm Hành Quân Chiến Thuật Sư Đoàn (DTOC) nơi đây người nghe máy là Th/Tá Jon Wise, SQ Cố Vấn Phòng 3 , Ông mang bản báo cáo đến trình cho Đ/Tá Philip Kaplan, Cố Vấn Trưởng của SĐ 22, và Tr/Tá Terrence McClain Phó Cố Vấn cho TTHQ Chiến Thuật SĐ (DTOC). Sau một cuộc thảo luận ngắn cả ba đồng ý rằng địa thế không phù hợp cho hỏa tiển B-40 vì tầm bắn hiệu quả của nó chỉ trong khoảng 200 mét và quân địch thì ở cách chỗ chiếc chiến xa trúng đạn hơn 500 mét. Đ/Tá Kaplan, Tr/Tá McClain và Th/Tá George Carter, Cố Vấn

Trưởng của Thiết-Đoàn 14 KB, đi tới chỗ chiếc chiến xa bị phá hũy. Ngay lúc đó một hỏa tiển điều khiển bằng dây vút qua đầu họ và trúng ngay vào một chiến xa khác đang nằm cách chỗ họ về phía bắc ở cổng chính độ 150 mét. Tr/Tá McClain chạy đến chỗ chiếc xe lượm lên được khoảng từ 30 tới 40 mét dây điện bằng đồng mỏng mảnh. Ông chú ý thấy một lổ nhỏ kích thước cở một đồng dollar bằng bạc ở phía trước chiến xa. Nằm bên dưới chiếc xe là phần đuôi của thân hỏa tiển . Cuộc khám nghiệm cho thấy là phần thân nầy có đường kính chừng 3 in. với hai cuộn dây điện và hai mũi phản lực ghép vào phần thân. Ba người Cố Vấn nhanh chóng trở vào TTHQ Sư Đoàn trong khi Dobbins tiếp tục hướng dẩn máy bay xạ kích. Trước khi Kaplan, McClain và Carter vào tới TTHQ /SĐ hai hỏa tiển điều khiển nữa được bắn lên từ vùng đất cao ở phía đông bắc nằm lân cận một ngôi chùa Phật giáo .

Tất cả mọi người đồng ý rằng việc đưa ra loại trang bị tinh vi nầy có thể là tín hiệu khởi

đầu của một trận tấn công được chờ đợi từ lâu. Thời gian lúc nầy là 10g31. Ngay thời điểm đó, một tiếng nổ lớn trúng ngay vào TTHQ/SĐ xô mọi người và trang bị ngả nhào ; rồi tất cả im lặng ngoại trừ tiếng đạn pháo binh không ngừng và mặt dất tiếp tục rung lên phía trên. Trung Tâm Hành Quân của Sư Đoàn (TTHQ/SĐ) là một căn hầm có kích thước 45 X 30 foot ( 15 X 10 m) được gia cố với những cây đà và tấm thép có lót 2 lớp bao cát và nằm sâu dưới mặt đất 8 feet . Chấn động của vụ nổ làm tung mọi nguời lên như những que diêm và thổi bay một vài bức vách. Phòng Truyền Tin của TTHQ/SĐ với những trang thiết bị và khu vực phòng ngủ của sĩ quan đã bị phá hủy. Khi Tr/Tá Mc Clain đứng dậy được cảm giác ù tai do tiếng nỗ gây ra vẫn còn tiếp tục, ông nhận ra ngay Đ/Tá Kaplan và Th/Tá Wise đã bị thương nặng ở đầu, có vẻ như không có người Mỹ nào khác bị thương, nhưng có vào khoảng 20 quân nhân Việt Nam vùa chết vừa bị thương nặng nằm la liệt trên sàn vung vải những mảnh vụn của TTHQ bị hư hại. Tr/Úy John Jones, một sĩ quan HQ và Đ/Úy David Stewart, sĩ quan Cố vấn Truyền Tin sư đoàn, bắt đàu băng bó vết thương cho Wise và Kaplan, còn Mc Clain săn sóc những quân nhân Việt Nam bị thương . Trong lúc đang được băng bó Đại Tá Kaplan phát giác ra khói đang tràn ngập TTHQ. Gỗ có tẫm chất chống mối mọt để gia cố cho căn hầm trong phòng Truyền Tin của TTHQ đã bén lửa và bắt đầu cháy dữ dội. Không có bình chữa lửa ở đây, sau một vài cố gắng vô ích nhằm làm tắt đám cháy bằng nước, căn hầm được sơ tán . Sau khi mọi người đã được chuyển đi hết Đ/Tá Kaplan và Tr/Tá McClain bắt đầu ra đi. Trong lúc đó Stewart và Th/Tá Julius Warmath bắt đàu thiết lập một TTHQ/SĐ mới nằm trong TTHQ của Trung Đoàn 42BB, xữ dụng máy móc truyền tin của Mỹ . Sư Đoàn dần dần lấy lai tinh thần, nhưng mầm móng nghi ngờ đã bắt đầu mọc lên trong ý nghĩ của người lãnh đạo của họ, Đại Tá Đạt . Hỏa tiển điều khiển dây (AT-3) đã phá hủy căn hầm chỉ huy, hơn thế nữa nó còn làm tan rã niềm tin của chính SĐ22. Cái cảm tưởng Quân Đội Miền Bắc là những người lính trội hơn nên sẽ chiến thắng dường như đã ảnh hưởng lên hầu hết các cấp chỉ huy. Vào khoảng giữa trưa địch quân đã gây tổn thất nặng nề cho quân VNCH bằng cách xữ dụng hỏa tiển điều khiển (AT-3). Tất cả 5 chiến xa M-41 trong căn cứ đều bị phá hủy hoàn toàn bởi hỏa tiển . Thêm vào hầm TTHQ/SĐ, một vài hầm chiến đấu khác cũng bị trúng hỏa tiển . Nhưng sự phá hủy quan trọng nhất là về mặt tâm lý . Vào lúc 11g00 Ông Vann, mặc dù địch quân pháo kích dữ dội, đã đáp xuống TÂN CẢNH để thẫm tra về tình hình đang suy sụp . Ông nhận ra rằng không có hỏa lực phản pháo nào của Quân VNCH và công tác tản thương những binh sỉ VN bị thương đều hoàn toàn do người Mỹ cố gắng thực hiện . Sau khi thảo luận tình hình với các Cố Vấn Ông Vann đã

chỉ cho họ bổ sung thêm vào kế hoach di tản và mưu sinh thoát hiểm. Xong ông bay đi mang theo vài nhân viên dân sự người VN làm việc với toán Cố vấn. Tr/Tá McClain và Th/Tá Warmath làm việc liên tục suốt buổi xế trưa để bảo đảm là tất cả những người bị thương đều được di tản hết . Thêm vào việc hướng dẩn trực thăng bay xuyên qua hoả lực pháo binh dầy đặc, toán cố vấn còn đảm trách công tác đưa bệnh nhân lên máy bay. Các Cố Vấn còn lại tham gia vào việc hướng dẩn Không Quân Chiến Thuật oanh tạc lên các mục tiêu gần căn cứ. Ngoai trừ Pháo Binh tăng cường tác xạ và những toán nhỏ dưới đất bắn thăm dò, thời gian còn lại của buổi chiều trôi qua mà không có biến cố nào đáng kễ . Địch quân nằm im cho đến 19g00 chúng dàn hàng ngang mười ống phóng hỏa tiển B-40 và B-41 trên thế đất cao gần đường băng L-19. Nhờ vào hỏa lực pháo binh bắn chận dữ dội phủ đầu lính VNCH chúng phóng những loat B-40 vào kho đạn. Một vài quả đạn bắn thẳng phát hỏa gây ra một dám cháy lớn biến thành những vụ nổ dây chuyền và thiêu hủy kho đan dự trữ. Lúc 21g00 Đ/Úy Richard Cassidy, Cố Vấn của Quận DAK TÔ nghe được từ người đồng sự (thông dịch viên) của ông là xe tăng dang di chuyển ngang qua ấp DAK BRUNG (nằm về hướng bắc BCH/Q.Dakto khoảng 7 km) hướng về phía BCH Quận DAK TÔ (phía bắc TT/ Tân Cảnh 2km). Cassidy chuyển tiếp báo cáo nầy đến TTHQ của SĐ 22BB và yêu cầu phi cơ Hỏa Long C-130 sẳn sàng để chống lại mối đe dọa nầy .(ở Vùng II CT các phi cơ AC-47 và AC-130 thả hỏa châu và yễm trợ hỏa lực ban đêm có ám danh là Hỏa Long –chú thích của người dịch). Lúc 23g00 Phi cơ Hỏa Long (Spectre) đến khu vực TÂN CẢNH và ngay tức khắc dò tìm khu vực Ấp DAK BRUNG bằng tia hồng ngoại và màn hình dò tìm cơ khí. 15 phút sau Hỏa Long xác định được vị trí một đội hình gồm 18 xe tăng đang di chuyển từ tây sang đông hướng về BCH Quận DAK TÔ. Hỏa Long báo cáo phát hiện nầy cho các Cố Vấn của SĐ 22BB và bắt đầu tác xạ vào đoàn xe tăng bằng đại bác 105ly gắn trên máy bay (AC-130). Phát hiện nầy gây ra những hoạt động xôn xao bên trong TAN CẢNH. Tr/Tá Thông, Chỉ Huy Trưởng của Tr/Đ 42 BB ra lệnh cho người phụ tá của ông (Th/tá Như – chú thích của người dịch ) leo lên tháp nước nằm ở phía tây-bắc của hàng rào phòng thủ để hướng dẫn máy bay oanh kích vào địch quân đang trên đường tiến đến. Đ/Úy Ken Yonan Phó Cố Vấn Tr/Đoàn, cũng tháp tùng lên tháp nước và sẳn sàng để hướng dẩn Hỏa Long (SPECTRE) tác xạ vào xe tăng nếu chúng quay về hướng TAN CẢNH. Bởi vì cuộc tấn công chính có vẻ như đang tiến triển và Quân VNCH không toan tính bất cứ một biện pháp đối phó nào, Đ/Tá Kaplan tập hợp toán Cố Vấn của ông lại để chắc rằng mọi người biết rõ kế hoạch di tãn và mưu sinh thóat hiễm. Rồi ông và các Cố Vấn vào hầm để chờ kết quả của trận giao chiến khởi đầu . Trong khi đó Hỏa Long báo cáo 3 xe tăng bị bắn hạ xung quanh Ấp ĐAK BRUNG và lực lượng Đia-Phương-Quân bắt được một xe trong số nầy và không thấy bị hư hại gì. Khi một toán Đặc Công CSBV xuống tới đường, toán ĐPQ bỏ chạy và quân địch lái chiếc xe tăng đi mất. Rõ ràng là súng 105ly gắn trên máy bay AC-130 (Hỏa Long) không mấy thành công trong việc phá hủy xe tăng địch. Bởi vì xe tăng là T-54 (hay của Trung Cộng T-59) chỉ có một chỗ yếu khi bắn từ độ cao bằng đạn nổ mạnh là ở phía sau chỗ thùng nhiên liệu và buồng máy. Bắn trúng bất cứ chỗ nào khác chỉ làm thương vong nhân viên xa đội mà thường không làm hư hại được xe .

CCHL Tân Cảnh ở giữa – Góc trên bên trái là 1 phần CCHL Dakto II ( Cpt. Stephen E. James) Vào lúc nửa đêm đội hình xe tăng địch quay xuống phía nam tiến về hướng TÂN CẢNH và SĐ 22 . Đ/Tá Kaplan yêu cầu người chỉ huy Pháo Binh cho nhân viên tác xạ vào xe tăng trước khi chúng tràn tới. Yêu cầu của ông được đáp ứng bằng bốn tràng pháo binh, phi cơ Hỏa Long quan sát thấy trúng vào một xe chở đồ tiếp liệu (dầu mỡ) và lật cách một trong số nhũng chiến xa T-54 đi đầu khoảng 5 feet . Kaplan tán thưởng những nổ lực của các Pháo Thủ VN, nhưng một đợt pháo kích dữ dội của địch quân khiến các Pháo Thủ VN phải chạy vội vào hầm núp và chấm dứt toan tính ngăn chận quân địch đang tiến tới bằng hỏa lực gián-xạ . Để tới được vị trí phòng thủ của SĐ/22BB, đội hình xe tăng địch phải vượt qua 2 chiếc cầu, cả hai chiếc cầu đều được bảo vệ bởi một Trung Đội Địa Phương Quân. Bởi vì không có khả năng chống lại xe tăng nên toán Đia phương Quân nầy đã di tãn khỏi vị trí cầu khi đối mặt với xe thiết giáp đang tiến tới. Biến cố nầy thể hiện rõ sự thiếu phối hợp giữa lực lượng chính quy và địa phương. Cà 2 chiếc cầu nằm dài như một xa lộ để tiến quân được bắt qua con suối không lội qua được . Tuy nhiên BTL/SĐ 22 VNCH tin tưởng là Tiểu Khu đã có sắp xếp cho việc phá hủy chiếc cầu; điều nầy đã không xãy ra, và khi biết được thì đã quá trễ. Xe tăng tiếp tục tiến vào vòng ngoài của Thị Trấn TÂN CẢNH. Một số chiếc dừng lại ở đó trong lúc những chiếc khác trở ngược lại hướng DAK TÔ. Phi cơ Hỏa Long xin phép để bắn vào đoàn xe tăng lúc đó đã vào đến TÂN CẢNH, nhưng bị từ chối vì trong làng còn gia đình vợ con của họ. Bobbins thuyết phục Tr/Tá Thông xữ dụng một Đại Đội của Tr/Đoàn 42BB làm toán săn và diệt chiến xa để tìm xe tăng địch. Nổ lực của họ thật đáng khen thưởng với báo cáo tiêu diệt được 2 xe tăng địch ở rìa phía tây của Thị Trấn. Lúc 03g26 ngày 24 tháng 4 Phi cơ Hỏa Long báo cáo có 10 chiến chiến xa địch tách ra khỏi TÂN CẢNH và leo lên chỗ thế đất cao nằm về phía bắc của Căn Cứ gần đường băng L-19. Số chiến xa còn lại đi về phía nam làng TÂN CẢNH rồi đổi

qua phía tây đi về hướng Căn Cứ. Phi cơ Hỏa Long bay trở về PLEIKU để lấy nhiên liệu và tái trang bị và được thay thế bằng chiếc Hỏa Long khác trang bị với 2 khẩu 20ly và 2 khẩu đại bác 40ly không có khả năng phá hủy xe tăng T-54 . Tuy nhiên từ lợi điểm trên tháp nước cao Đ/Úy Yonan có thể chỉ cho phi cơ Hỏa Long tác xạ lên toán quân xâm nhập đang tiến càng lúc càng gần Căn Cứ . Ngay từ lúc nhận được báo cáo đầu tiên về sự xuất hiện của chiến xa địch, Dobbins đang ở phía đông của vòng rào phòng thủ gần cỗng chính với Tr/Tá Thông. Một khoảng thời gian ngắn trước 06g00 chiến xa địch bắt đầu tấn công xuyên qua làn sương mù buổi sáng sớm. Khi tấn công chúng quạt những tràng đạn đại liên lên các hầm phòng thủ ở vòng ngoài cùng gần cỗng chính. Cùng lúc những chiếc xe tăng khác đã tiến lên chỗ đất cao gần đường băng L-19 bắn yễm trợ cho bộ binh xung phong vào mặt bắc của vòng rào. Trong khi đó toán Bộ Binh thứ hai xung phong vào mặt nam do Đại Đội Trinh Sát của Tr/Đoàn 42 phòng thủ. Dobbins thông báo cho TTHQ về sự tiến quân của Thiết Giáp địch và sự rút lui hàng loạt của quân lính VNCH xuyên qua hàng rào phòng thủ. Trông thấy và nghe âm thanh của xe tăng đang tiến tới đã là một thử thách quá mức đối với 900 quân nhân thuộc thành phần yễm trợ thiếu kỹ luật và không được tổ chức trong Căn cứ và bỏ trốn trong sự hoảng sợ. Đoàn xe tăng vượt qua cầu dàn đội hình và tiến về phía cổng chính. Dobbins và Tr/Tá Thông vẫn ở lại vị trí gần cổng chính trong một cố gắng nhằm tạo niềm tin cho binh sĩ chiến đấu, những người vừa nhìn thấy đám lính yễm trợ tan rã và bỏ trốn trong nỗi kinh sợ. Sau khi nhận được báo cáo đám lính yễm trợ đã bỏ trốn , Đ/Tá Kaplan nhận định tình hình là rất nguy ngập. Ông báo động cho các Cố Vấn SĐ sửa soạn rút đi nếu quân trú phòng VNCH không giữ vững được. Năm phút sau Dobbins báo cáo là những chiếc xe tăng đi đầu đã ở ngay cổng chính và Quân VNCH không thể nào chận chúng lại được. Cuộc nói chuyện qua máy vô tuyến của ông bị cắt ngang bởi ba quả đạn pháo 105ly trúng vào TTHQ làm ngã sập antenna. Báo cáo nầy khiến cho các Cố Vấn SĐ nhận ra rằng sự tiếp tục có mặt của họ ở đây cũng chẳng còn làm thay đổi được tình hình. Họ rời TTHQ, kiễm soát lại vũ khí, máy truyền tin, lấy theo 2 ống phóng hỏa tiển M-72 và đi về phía tháp nước . Đ/Úy Yonan vẫn còn đang ở trên cao với niềm hy vọng ngăn chận được cuộc tấn công nếu Không Quân Chiến Thuật đến. Thật không may, sương mù buổi sáng làm vô hiệu hóa việc thể hiện tính năng của máy bay ở trên cao và Trực Thăng Võ Trang thì còn ở cách xa 30 phút bay . Đ/Úy Stewart mang máy truyền tin, gọi cho Yonan và bảo hắn xuống để cùng đi về hướng tây, nơi sẽ được trực thăng tới bốc đi. Yonan nói anh ta không thể đi lúc nầy, nhưng sẽ nhập chung với họ sau. Câu trả lời của hắn bị tắt ngũm bởi hai quả đạn đại bác chiến xa nổ ngay trên tháp nước. Stewart vội vàng gọi tiếp cho Yonan hãy rời khỏi tháp nước , câu trả lời nhận được là hắn không bị thương nhưng không thể ra đi lúc nầy . Vừa chạy tránh pháo kích, nhóm Cố Vấn chạy đến vòng rào phía tây. Nơi đây họ trông thấy một chiến xa T-54 với nòng đại bác nóng bỏng hướng xuống phía đường từ hướng bắc gần sát hàng rào. Chiếc xe tăng vượt qua chỗ họ trước khi họ có thể nhắm bắn bằng M-72 (LAW) . Thế nhưng khi chiếc T-54 thứ hai tiến đến trong tầm Tr/Tá McClain vá Tr/Úy Jones chuẩn bị vũ khí để bắn nhưng thất bại vì cả hai bị trở ngại tác xạ khi chiếc thứ hai vượt nhanh qua. Thật may mắn không có bộ binh đi theo yễm trợ cho 2 chiếc chiến xa . Lợi dụng cơ hội nầy để vượt thoát, toán Cố Vấn băng nhanh qua đường. Phía trước họ là một bãi mìn 200 mét của lực lượng bạn. Một người lính VNCH bị thương nằm cạnh đó. Trong lúc được băng bó vết thương người lính nầy nói

với các Cố Vấn hắn biết đường đi qua bãi mìn. Hắn dẩn mọi người băng qua bải mìn tới phía bên kia chỗ đất trống. Ở đây họ củng cố lại đội hình và cân nhắc hướng di chuyển tiếp theo . Ông Cố Vấn Vann bị đánh thức gần như suốt đêm khi những báo cáo lọt về tới BTL/QĐ II ở PLEIKU. Ngay lúc trời vừa sáng ngày 24 tháng 4 , ông và người phi công của ông, Đ/Úy Richard Todd, đã trên đường bay tới TÂN CẢNH. Ông không bắt được liên lạc với các cố vấn vì chiến xa địch đang tấn công Căn Cứ . Khi đến vùng trời bên trên TÂN CẢNH, ông Vann đã bắt được liên lạc với Stewart ở dưới đất. Vann quan sát tình hình và hỏi có cách nào tốt nhứt để ông đáp xuống bốc toán Cố Vấn. Đ/Tá Kaplan trả lời là họ sẽ di chuyễn xa hơn về phía tây 200 mét để tránh tầm súng nhỏ . Sáu người di chuyển, phần còn lại 3 người bắn yễm trợ cho họ. Rồi 3 người nầy nhập chung với toán trước. Cuối cùng họ quyết định là ông Vann có thể đáp chiếc Trực thăng OH-58 của ông xuống để bốc toán Cố Vấn đi đầu. Trong toán nầy gồm có Th/Tá Carter, Th/tá Warmath, Đ/Úy Kellar, Tr/Úy Jones, Tr/Sĩ Ward và Hạ Sĩ Zollenkopher. Khi Ông Vann cất lên với toán thứ nhứt, một nhóm binh sĩ VNCH sợ hãi bám theo càng trực thăng Lo sợ là đám binh sĩ đang đong đưa sẽ bị rơi trước khi có thể đến được BEN HÉT, Vann đáp xuống Căn Cứ DAK TÔ II, nơi đây có Tr/Tá Robert Brownlee và Đ/Úy Charles Carden, Cố Vấn của Tr/Đoàn 47BB đang đợi họ. Rồi Vann trở lại Căn Cứ TÂN CẢNH để bốc các Cố Vấn còn lại. Khi ông đáp xuống đất, chiếc trực thăng bị tràn ngập bởi từ 15 đến 20 lính VNCH thình lình hoãng sợ. Khi cố cất cánh, chiếc trực thăng bị rơi , Vann và Đ/Úy Todd thoát ra được .Một lúc sau một chiếc trưc thăng khác đến bốc họ và rồi tìm ra chỗ của những Cố Vấn còn lại, Kaplan, McClain và Stewart. Những người lính VNCH hoãng loạn một lần nữa tràn lên nhưng không thành công, máy bay trực thăng cất lên mà không có bọn họ. Ba mươi phút sau, những người cùng đi đáp xuống PLEIKU.

3) TRẬN TẤN CÔNG VÀO CĂN CỨ ĐAK – TÔ II Trong lúc đó, ở DAK TÔ II cũng đang bị pháo kích gia tăng và hỏa lực dưới đất bắn thăm dò gần một tiếng đồng hồ sau khi TÂN CẢNH bắt đầu bị tấn công. Máy bay trực thăng theo lịch trình ban đầu được dùng cho SĐ 22BB bay kiểm-soát và chỉ-huy (CnC) đã được chuyển qua Căn Cứ DAKTO II để di tản 6 Cố Vấn của SĐ/22 . Đ/Úy Carden đã ghi những vị trí súng phòng không của quân Bắc Việt lên bản đồ cúa mình và báo cho viên phi công qua máy truyền tin. Chiếc trực thăng len lỏi bay vào từ phía tây nam và đáp xuống bãi đáp trong căn cứ, nơi đây đang có 6 Cố Vấn đang đợi. Trực thăng bị trúng vài phát đạn nhỏ bắn từ các bụi rậm xung quanh hàng rào, nhưng đáp xuống và rồi cất lên một cách an toàn. Tuy nhiên, viên phi công đã làm ngược lại với những điều chỉ dẩn, bay ra theo hướng tây bắc và lọt vào hai đường bắn chéo nhau của 2 khẩu phòng không. Chiếc trực thăng nổ bùng thành đám lửa và rơi xuống phía tây nam của hàng rào. Carden kết luận không có ai sống sót.

Trở lại Căn Cứ của Tr/Đoàn 42, Dobbins đã chọn ở lại cho đến giây phút cay đắng cuối cùng. Ông ta và Tr/Tá Thông cùng làm việc một cách cuồng nhiệt để mong tái lập lại việc phòng thủ cho đoàn quân tan nát của Tr/Đoàn 42. Vào khoảng 06g30 chiến xa địch với bộ binh theo sát phía sau đã choc thủng được tuyến phòng thủ phía đông bắc. Sau khi đẩy lui được đợt xung phong ban đầu của một tiểu đoàn địch quân ở tuyến phòng thủ phía nam, đại đội Trinh Sát đã bị tràn ngập bởi địch quân đông hơn, mặc dù có hơn 100 địch quân bị giết . Chu vi phòng thủ phía tây bắc cũng bị xâm nhập bởi một tiểu đoàn địch quân tấn công và một trung đội xe tăng T-54. Pháo binh địch tiếp tục pháo kích suốt thời gian tấn công. Khi thời tiết sau cùng trở nên quang đảng để có thể xữ dụng được máy bay , Dobbins chuyển những mục tiêu cho viên sĩ quan tiền –sát Không Quân để người nầy đánh dấu bằng trái khói. Các chiếc xe tăng địch nằm lại tại chỗ và không có ý định lẩn tránh, chúng làm mồi nhử máy bay cho các xạ thủ súng phòng không. Tuy nhiên khi các khẩu cao xạ 37ly của quân Bắc Việt bắn lên, chúng lại trở thành là mục tiêu cho sĩ quan tiền-sát không quân. Dobbins di chuyển từ hầm nầy đến hầm khác, trốn duới ống cống và bất cứ chỗ nào có thể ẫn núp được. Lúc 10g00 Tr/Tá Thông mất liên lạc với tất cả các đơn vị của ông, và cả hai quyết định là không còn cách nào để có thể làm thay đổi tình thế. Dobbins vừa rồi cố gọi cho Yonan nhưng vô ích . Không có vẻ gì là Yonan còn sống trong khung cảnh chỗ căn cứ phía đó bị bắn thư thế. ( Chú thích của người viết : Đ/Úy Yonan có tên trong danh sách tù binh và được HANOI phóng thích tháng giêng năm 1973). Tr/Tá Thông dẩn Dobbins đi theo khi ông trở lại hầm chỉ huy bên trong căn cứ . Đi theo họ có khoảng 19 quân nhân. Khi đến một túp lều, Tr/tá Thông mỡ một cánh cửa dưới sàn để lộ ra một căn hầm bí mật. Chui vào bên trong xong họ đóng cửa lại và trong lúc chờ cho quen với bóng tối , cuộc chiến đấu phía trên đầu dần dần nhỏ lại thành một vài ổ kháng cự biệt lập. Sau khi báo cáo chiếc trực thăng UH-1 bị nồ ỏ DAKTO II. Đ/Úy Carden và Tr/Tá Brown -lee cố hết sức để tìm các Thông Dịch Viên của mình và nhóm sĩ quan chỉ huy của Tr/Đoàn 47. Trung Tâm Hành Quân Tr/Đoàn đã bị bỏ trống và dường như nhóm chỉ huy quyết định đã đến lúc phải rời khỏi vùng nguy hiểm. Trong lúc tìm kiếm xem có ai là người chỉ huy, Carden trông thấy 2 chiến xa T-54 tiến vào phi đạo của sân bay. Một chiếc T-54 tiến về cuối phi đạo ở hướng tây nằm dọc theo con đường ở hướng bắc chế ngự đoạn xa lộ dẩn tới DAKTO II từ BEN HET nơi Đ/Tá Đạt đã sai lầm để một đống xe thiết giáp ở đó. Chiếc T-54 kia từ hướng bắc lăn bánh vào giữa sân bay và tấn công một cách bài bản vào các hầm công sự phòng thủ của BCH Tr/Đ 47. Hai chiến xa M-41 còn hoạt động được di chuyển qua bên sườn phía tây của chiếc T-54 và bắn vào nó ba phát đạn. Carden ở cách chiếc xe tăng của quân Bắc Việt chỉ 100 mét và quan sát thấy nó bị trúng đạn và bốc khói, nhưng chiếc T-54 không bị hạ gục. Chiếc T-54 nhanh chóng phục hồi và phá hủy chiếc M-41 với quả đạn thứ hai, liền sau đó xe tăng địch phá hủy chiếc M-41 còn lại chỉ với một phát đạn. Các nhân viên xa đội bị thương bỏ các chiếc xe bị cháy của họ lại. Vào lúc nầy một đội hình gồm 2 chi-đội chiến xa M-41 cộng thêm 1 trung đội bộ binh tùng thiết từ BEN HÉT về tiếp viện để phản công quân Bắc việt xung quanh DAKTO II. Đoàn xe vượt qua cầu DAK MỐT và bị phục kích bởi một lực lượng đông đảo quân Bắc Việt đang chiếm các cao địa ngay phía đông đầu cầu. Địch quân dùng súng B-40 và súng không giật phá hũy tất cả chiến xa M-41 và làm tan rã bộ binh.

Đây là trận phản công cuối cùng của quân VNCH trong ngày 24. Sau trận đánh chiếnxa Carden tìm được Tr/Tá Brownlee . Cả hai quyết định là Căn Cứ sắp sửa nguy hiễm vì sẽ bị tràn

ngập, cả Tr/Đoàn 47 và T/Đoàn 9 Dù đều không còn kiễm soát được và cũng chẳng còn ai ở lại Căn Cứ. Lúc 10g00 Carden chứng kiến lực lượng bạn rút về phía nam . Sự ra đi của quân Nhảy

Dù, các Cố Vấn được trực thăng bốc đi, và việc rời bỏ Căn Cứ của nhóm chỉ huy đã thổi bùng lên sự tan vỡ niềm tin của Tr/Đoàn 47. Không có ai kiểm soát, họ bắt đầu rời khỏi vị trí chiến đấu và rút ra ngoài căn cứ. Brownlee và Carden thấy rằng mình không còn có thể ở lại đây được nữa, sẽ

. Căn Cứ Hỏa Lực DELTA (Photograph courtesy of the members of the 361st AWC-PINK PANTHERS. (from The Battle in Kontum-Jack Heslin) chẳng cỏn chiến đấu gì ở đây nữa cả . Họ gom góp máy truyền tin và tiếp liệu, đốt một số tài liệu và rời khỏi căn cứ theo hướng đông nam . Hai Cố Vấn với người Thông-Dịch-Viên và người tài xế tìm cách băng qua chiếc cầu nhỏ bắt qua sông DAK POCO chảy dọc theo ranh giới phía nam của Căn Cứ. Tuy nhiên T/Đoàn Nhảy Dù và các thành phần của Tr/Đoàn 47 BB đi theo họ bị kềm chân bởi một hỏa lực rộng lớn. Số người chết và bị thương khi tìm cách cố vượt qua chiếc cầu bị rơi xuống sông làm con sông bị tắc nghẽn . Nhận thấy không thể vượt qua sông ở địa điểm nầy , Brownlee và Carden đi dọc theo bờ sông về hướng tây đến một chỗ có lẽ lội qua được nằm về phía thượng nguồn cách chiếc cầu độ 700 mét. Họ cố vượt qua sông dưới tầm đạn bắn thẳng và vòng cầu dày đặt. Cả nhóm sau cùng cũng qua được sông và khi tìm cách leo lên bờ bên kia ,Carden thấy Tr/Tá Brownlee gặp trở ngại lúc trèo lên bờ. Ngay lúc đó địch lại tăng cường hỏa lực . Carden buộc phải rời bỏ vị trí phía trên bờ sông vội vàng chạy núp trong các bụi rậm cách đó 100 mét. Vài phút sau khi tiếng súng giãm bớt, Carden dò dẫm trở lại bờ sông để cố tìm Tr/Tá Brownlee. Hắn đi lên đi xuống theo bờ sông vài trăm mét nhưng không tìm thấy Brownlee. Từ đó về sau không còn nghe tin tức về Tr/Tá Brownlee nữa. Carden và hai người Việt Nam bắt đầu đi về phía nam hướng về CCHL VIDA (Võ Định ?) , nơi đây hai ngày sau họ được bốc đi.

Suốt ngày Không Quân Chiến Thuật HK oanh kích lên địch quân xung quanh Căn Cứ TÂN CẢNH làm căn hầm chỗ Dobbins và 20 người lính VN trú ẩn rung lên. Lúc 20g00 Dobbins chia những người lính VN thành từng tổ 3 người và sữa soạn trốn đi. Đêm trăng tròn nên khi đến gần vòng rào phòng thủ phía tây nam họ bị phát hiện. Có 4 người chết trước khi bọn họ tìm được chỗ ẩn núp trong cái chuồng heo ở dãy hầm phía đông. Lúc nửa đêm bọn họ lại tìm cách trốn đi một lần nữa. Lần nầy họ lại bị trông thấy vì ánh sáng của hỏa châu do phi cơ Hỏa Long thả trên vùng mục tiêu . Một lần nữa họ bị phát hiện, bị mất thêm vài người bởi súng nhỏ.Họ trở lại chuồng heo và chờ cho đến khoảng 04g30 khi trăng vừa lặn. Lần nầy họ thành công nhờ sương mù thấp trên mặt đất che dấu cho họ vượt qua hàng rào phòng thủ . Họ đi về hướng nam vài cây số và được tìm thấy và được bốc đi ngày hôm sau.

Các đơn vị của địch quân tấn công vào Tân Cảnh và Dakto II thuộc thành phần của SĐ /2 CSBV. Các tiểu đoàn của Tr/Đoàn 1 và 141/ CSBV thành lập đội hình xung phong bằng bộ binh cùng với tiểu đoàn Đặc Công D-10. Những chiến xa T-54 yễm trợ cuộc xung phong là của một tiểu đoàn thuộc Tr/Đoàn Xe Tăng 203 của địch quân. Cuộc tấn công đã được phối hợp rất kỹ mặc dù có một vài sơ xuất về thời gian, và việc địch quân áp dụng chiến thuật của chiến tranh qui ước không có gì mới lạ trong Chiến Tranh Đông Dương . Tuy nhiên những gì nổi bật ở đây là sự quyết tâm mạnh mẽ của các đơn vị địch ở tuyến đầu với một sự cố gắng đến tận lực. Trong những cuộc tấn công trước kia như trận Tết 1968 , dẫn dắt những cuộc tấn công là do các đơn vị VC , nhưng trong trận tấn công vào TÂN CẢNH thì quân CSBV cố gắng làm thử lần đầu . Trong suốt ngày 24 và 25 tháng 4 quân BV củng cố những thắng lợi của họ và mở rộng tầm kiễm soát về phía tây phi trường Dakto II và về phía nam đến DIÊN BÌNH (phía nam TT/Tân Cảnh khoảng 7 km). Tịch thu chiến cụ của VNCH gồm 23 khẩu pháo 105ly, 7 khẩu pháo 155ly, 14.000 viên đạn pháo binh và những quân dụng khác . Trong số những quân nhân mất tích có Đ/Tá Đạt và toàn thể Bộ Tham Mưu của ông. Trong suốt thời gian diễn ra các trận tấn công vào TÂN CẢNH và DAKTO II, SĐ 320 CSBV tiếp tục duy trì áp lực lên các CCHL còn lại trên dãy núi Rocket Ridge . Vào ngày 25 tháng 4 , Tr/Tướng Dzu quyết định triệt thoái các CCHL 5 và 6 đang trong tình thế hiễm nghèo, quyết định nầy tạo điều kiện cho quân CSBV kiễm soát cuộc chuyển quân xuống đường 14, tiến tới Thị xã KON TUM . Thêm vào đó, địch quân nay có thể buộc quân VNCH phải rút bỏ các vị trí phòng thủ nằm dọc theo quốc lộ bằng cách dội lên các vị trí nầy một khối lượng hỏa lực nặng nề. Cùng thời gian địch quân gây sức ép lên tỉnh KON TUM , SĐ/3 CSBV và các đơn vị chủ lực của VC tấn công vào 3 quận xa nhứt về phía bắc trong tỉnh BÌNH ĐỊNH . Mặc dù Tr/Đoàn 40 và 41 của SĐ/22BB của VNCH đã từng hoàn toàn thắng lợi trong các trận đánh trước đây với các đơn vị VC, nay quân chính quy CSBV đã buộc họ phải rút chạy từ Bãi Đáp LZ English (cách quận lỵ Bồng Sơn khoảng 5km về phía bắc trên QL. 1) và các CCHL khác trong vùng . Sự kiện nầy khiến cho sự chú ý của đồng minh tập trung vào mối đe dọa ở Thị Xã KONTUM, khi mục tiêu nhằm cắt miền Nam VN ra làm đôi , đang trong tầm tay với của quân CSBV. Bộ TTM/QLVNCH và Bộ Tư Lệnh HK bắt đầu đặt thêm tin tưởng vào luận điểm của John Paul VANN , những chiến dịch của địch quân ở Quảng Trị và An Lộc là chỉ nhằm đánh lạc hướng , và mục tiêu thực sự của quân CSBV là chiếm lấy các tỉnh KONTUM, PLEIKU, và BÌNH ĐỊNH bằng những cuộc tấn công với nhiều sư đoàn cắt ngang Cao Nguyên. (còn nữa) Huỳnh Văn Mỹ - Th/Đ 3 KB

(lược dịch theo tài liệu MACV)