chƯƠng chÍn: phÁt triỂn kinh tẾ - xà hỘi vÀ thỰc hiỆn … · của ban thường...

24

Upload: others

Post on 01-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN … · của Ban Thường vụ Thành ủy về Tăng cường công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật
Page 2: CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN … · của Ban Thường vụ Thành ủy về Tăng cường công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật

xã viên trừ sâu, cứu lúa. Năm 1978, diện tíchgieo trồng 19.446 ha, riêng lúa 17.012 ha, lànăm đạt diện tích cao nhưng năng suất thấp,chỉ đạt 43,48 tạ/ha, tổng sản lượng 36.906tấn. Diện tích màu, lương thực 986,4 ha,năng suất thấp. Đàn lợn giảm, tổng đàn chỉcó 35.313 con. Nguyên nhân của sự giảm sútđó là do thời tiết diễn biến phức tạp, sâu bệnhphá hoại nặng.

Ngày 18-12-1977, triển khai mục tiêu vềphát triển nông nghiệp, Uỷ ban nhân dânhuyện tổ chức Lễ ra quân khai thác vùng đấtGia Minh, quyết tâm biến vùng đất rộng gần1.000 ha đang hoang hóa thành những khuvực nuôi trồng thủy sản. Đến cuối năm 1978,bên cạnh đầm cá quốc doanh thuộc Sở Thủysản Hải Phòng quản lý, các đầm cá của hợp tácxã Phục Lễ, Phả Lễ, Thủy Đường... đã cho thuhoạch hàng trăm tấn tôm cá mỗi năm. Côngviệc ban đầu này đã tạo ra cơ sở để xây dựngthành vùng kinh tế mới Gia Minh sau này.

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, vật liệuxây dựng, khai thác cá biển gặp nhiều khókhăn do nguyên vật liệu khan hiếm, điện,lương thực… thiếu nghiêm trọng. Do vậy, tiểuthủ công nghiệp chỉ đạt 92% kế hoạch. Nhiềucơ sở sản xuất vật liệu xây dựng do hợp tác xãnông nghiệp đứng ra tổ chức được hình thành.Các xã Lại Xuân, Kỳ Sơn, An Sơn, Minh Đức…xây dựng hệ thống lò vôi chuyền có công suất50 đến 100 tấn vôi mỗi ngày. Các xã Phục Lễ,Lưu Kiếm, Minh Tân, Kênh Giang, Trung Hà,Đông Sơn… xây dựng những cụm lò gạch, ngóicó công suất từ 5 đến chục triệu viên một năm.Nhiều hợp tác xã thủ công chuyên nghiệp cũngtổ chức sản xuất vật liệu xây dựng, như HồngTâm (Mỹ Đồng), Minh Khai (Minh Tân)...

Sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, thểdục thể thao vẫn được giữ vững. Ngành Vănhóa - Thông tin đẩy mạnh phong trào vănnghệ quần chúng, củng cố thư viện huyện, xã;thông tin, cổ động, tuyên truyền có nhiều đổimới. Ngành giáo dục, tuy cơ sở vật chất xuống

cấp, đời sống của thày cô giáo rất chật vật,vẫn quyết tâm giữ vững phong trào “Dạy tốt,

Học tốt”. Ngành y tế vẫn phát huy thành tíchtrong những năm chiến tranh, đã có nhiềuhoạt động hiệu quả trong công tác bảo vệ sứckhỏe nhân dân, kế hoạch hóa gia đình. Phongtrào thể dục thể thao, nhất là bơi lội, bóng đá,vẫn tiếp tục phát huy truyền thống, giànhnhiều thành tích cao cấp thành phố, quốc gia.Huyện cũng đã đóng góp những vận độngviên cho đội tuyển bơi lội quốc gia đi thi đấuquốc tế.

Về lĩnh vực an ninh - quốc phòng: Thựchiện Chỉ thị số 14-CT/TU, ngày 31-7-1975,của Ban Thường vụ Thành ủy về Tăng cường

công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an

toàn xã hội trước tình hình mới, Nghị quyếtsố 66-NQ/HU của Ban Thường vụ Huyện ủyvà Kế hoạch hướng dẫn của Sở Công an, Côngan huyện đã tăng cường 12 cán bộ, chiến sĩcho các địa phương.

Ngày 29-9-1975, Hội nghị Trung ươnglần thứ 24 ra nghị quyết về nhiệm vụ cáchmạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Nộidung nghị quyết nhấn mạnh: “Các lực lượng

vũ trang, kể cả các đơn vị thường trực, phải

tích cực tham gia sản xuất, góp phần xây

dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa

xã hội… Ra sức xây dựng lực lượng vũ trang

cách mạng hùng hậu, có lực lượng thường

trực mạnh, lực lượng hậu bị to lớn được huấn

luyện tốt, có quân đội nhân dân chính quy

hiện đại, có lực lượng dân quân tự vệ rộng

khắp và vững chắc”. Ban Chỉ huy Quân sựhuyện Thủy Nguyên tập trung nghiên cứu vàtrình Thường trực Huyện ủy, Thường trực Hộiđồng nhân dân huyện kế hoạch công tác quânsự địa phương trong 5 năm 1976-1980. Nộidung chính là giữ quân số thích hợp, triểnkhai lực lượng làm hai nhiệm vụ sẵn sàngchiến đấu và xây dựng kinh tế, tăng cườngviệc bố trí phòng thủ, xây dựng dân quân tựvệ và lực lượng dự bị động viên…

379

CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1975 - 2014)

I. THÁO GỠ KHÓ KHĂN, THỰCHIỆN KHOÁN SẢN PHẨM TRONG NÔNGNGHIỆP (1975 - 1986)

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã kếtthúc cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ và vĩđại trong lịch sử chống ngoại xâm, đưa đấtnước ta bước vào kỷ nguyên độc lập, thốngnhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

Nhân dân Thủy Nguyên cùng nhân dâncả nước tổ chức nhiều hoạt động chào mừngthắng lợi kháng chiến chống Mỹ, thống nhấtđất nước và sự kiện đại hội Đảng lần thứ 4,bầu cử đại biểu Quốc hội chung và đại hộiĐảng bộ huyện…

Tháng 10-1975, Đại hội Đảng bộ huyệnlần thứ 3 đã dành nhiều thời gian thảo luận,đóng góp vào dự thảo Báo cáo chính trị trìnhđại hội Đảng bộ thành phố lần thứ V và quyếtđịnh phương hướng, nhiệm vụ 2 năm 1976-1977: “… ra sức khai thác thế mạnh của nền

kinh tế địa phương: Nông nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp, ngư nghiệp, lấy nông nghiệp làm

trọng tâm, xây dựng Đảng vững mạnh về

chính trị, tư tưởng và tổ chức, củng cố chính

quyền các cấp và tổ chức quần chúng để kịp

thời đáp ứng yêu cầu cách mạng”. Đại hộiđánh dấu sự chuyển thời kỳ thực hiện hainhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ Tổquốc; khẳng định quyết tâm khai thác 3 thếmạnh kinh tế của địa phương, xây dựnghuyện mạnh về kinh tế, vững vàng an ninh -quốc phòng và tiên tiến về văn hóa.

Thực hiện chủ trương của Trung ươngvề xây dựng cấp huyện, từ năm 1976, ThủyNguyên tập trung tổ chức lại sản xuất, cảitiến quản lý nông nghiệp từ cơ sở theo hướngtiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. ThủyNguyên là huyện có phong trào hợp tác hóathiếu ổn định kéo dài. Hằng năm, nhất là vụsản xuất Đông - Xuân thường có hàng nghìnhộ xã viên xin ra hợp tác xã, nhất là các xãgần nội thành, xã có nhiều ngành nghề, tổchức cơ sở đảng yếu, công tác quản lý của Ban

quản trị hợp tác xã có nhiều thiếu sót. Các cấpủy, chính quyền, đoàn thể tập trung vận độngnhững hộ đã xin ra, trở lại hợp tác xã, đồngthời thực hiện tổ chức lại sản xuất, cải tiếnquản lý hợp tác xã nông nghiệp, quy hoạch lạiđồng ruộng, tăng năng suất, tăng thu nhậpcho xã viên.

Phương châm chỉ đạo của Huyện ủy:“Tập trung, dứt điểm, có trọng điểm, kết hợpđồng bộ, trên dưới cùng làm” mang lại kếtquả rõ rệt: 5.400 hộ nông dân đã ra nay trởlại hợp tác xã. Nhiều hộ nông dân cá thể từtrước cũng xin vào hợp tác xã. Tỷ lệ số hộnông dân tập thể tăng từ 83,5% lên 97,8%.Nhiều xã có số hộ nông dân làm ăn riêng lẻnhiều, nay cũng đạt hơn 90% số hộ vào làmăn tập thể. Cùng với việc vận động nông dânvào làm ăn tập thể, các hợp tác xã nôngnghiệp được nâng lên quy mô xã. Toàn huyệnchỉ còn xã Minh Đức có 2 hợp tác xã quy môthôn (Tràng Kênh và Gia Đước); xã DươngQuan đã tách hợp tác xã quy mô thôn thànhlập 13 hợp tác xã quy mô xóm (năm 1977cũng lên qui mô toàn xã). Các hợp tác xã quimô toàn xã tiến hành sắp xếp lao động, tổchức các đội chuyên: chuyên lúa, rau màu,chăn nuôi lợn, nuôi cá, gạch ngói, vôi, vận tải,cơ khí, mộc, nề, may mặc, thêu đan... Nhiềungành dịch vụ sản xuất cũng tổ chức tổ độichuyên như thủy lợi, thủy nông, bảo vệ thựcvật, chế biến, phân bón v.v. Diện tích, năngsuất lúa tăng hằng năm. Năm 1976, diện tíchgieo trồng đạt 17.465 ha, cấy lúa 15.339 ha;năng suất hai vụ đạt 55,57 tạ/ha; tổng sảnlượng 41.592 tấn, là năm có năng suất cao,tổng sản lượng tăng hơn các năm trước đó.Chăn nuôi tập thể và gia đình phát triển.Đàn lợn từ 2 tháng tuổi trở lên có 50.476 con,hoàn thành kế hoạch bán nghĩa vụ cho Nhànước. Vụ sản xuất Đông - Xuân 1977-1978,sâu bệnh phá hoại tới 70% diện tích lúa.Huyện phải điều động nhiều cán bộ khoa họckỹ thuật và cả cán bộ hành chính sự nghiệp,bộ đội về các hợp tác xã tham gia cùng bà con

378

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG

Page 3: CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN … · của Ban Thường vụ Thành ủy về Tăng cường công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật

cụm trọng điểm, 7 tiểu đoàn dân quân tự vệcơ động với quân số 2.437 người.

Ngày 17-2-1979, Trung Quốc cho 60vạn quân và gần 600 xe tăng, xe bọc thép tiếncông nước ta trên toàn tuyến biên giới phíaBắc. Độc lập của dân tộc bị đe dọa, ngày 3-3-1979, Ban Chấp hành Trung ương Đảng raLời kêu gọi và ngày 5-3-1979, Chủ tịch nướccông bố Lệnh Tổng động viên trong cả nước.Đảng bộ, quân và dân Thủy Nguyên huy độnglực lượng đào công sự, hầm hào, rào làngchiến đấu. Tiểu đoàn Bạch Đằng 4 đượcthành lập, gồm các quân nhân dự bị, có kinhnghiệm chiến đấu, đã qua rèn luyện, thửthách ở chiến trường đánh Mỹ, tập trungluyện tập quân sự, sẵn sàng lên đường làmnhiệm vụ. Hàng trăm thanh niên, kể cảnhững quân nhân đã phục viên, xuất ngũ,xung phong nhập ngũ. Trong cuộc chiến đấubảo vệ biên cương Tổ quốc và làm nghĩa vụQuốc tế ở Campuchia, Thủy Nguyên đã có216 con em hy sinh.

Tháng 1-1982, Luật nghĩa vụ quân sựđược triển khai học tập tới toàn dân. Tuynhiên, việc thực hiện nghĩa vụ quân sự trongthời kỳ này gặp nhiều khó khăn hơn. Sốquân đào ngũ và thanh niên trốn tránh thựchiện nghĩa vụ quân sự ngày càng nhiều. BanChỉ huy quân sự kết hợp với Huyện đoàn mởcác đợt giáo dục Luật nghĩa vụ quân sự chothanh niên và nhân dân; phát động quầnchúng đấu tranh phê phán, chống tiêu cực,bảo đảm công bằng trong thực hiện nghĩa vụ.Ban Chỉ huy quân sự huyện đã xét gọi 396trường hợp trốn tránh nghĩa vụ, đào ngũ đểphân loại giáo dục, trong đó 55 anh em đủtiêu chuẩn trở lại quân đội, số còn lại phải đilao động bắt buộc xây dựng kinh tế. Việc làmđó đã được quần chúng đồng tình, có tácdụng giáo dục, động viên thanh niên thựchiện nghĩa vụ quân sự. Nhờ vậy, công táctuyển quân 1982 đạt 102% kế hoạch, năm1983 đạt 100% kế hoạch.

Cùng với việc tổ chức lực lượng, côngtác huấn luyện thường xuyên, nâng cao sứcmạnh chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, giữ gìntrật tự trị an là một trong những nhiệm vụquan trọng của lực lượng vũ trang huyệnThủy Nguyên. Do đặc điểm về thành phầndân quân tự vệ nên Ban Chỉ huy quân sựhuyện đã nghiên cứu phương pháp huấnluyện phù hợp, hiệu quả. Công tác nắmnguồn xây dựng lực lượng dự bị động viênđược thực hiện tốt. Năm 1985, công tác đăngký nguồn của huyện đạt 96%.

Để tăng cường sức mạnh quân sự địaphương, phục vụ yêu cầu cảnh giác, sẵn sàngchiến đấu và giữ gìn trật tự trị an, kết hợpvới thực hiện Điều lệnh quân đồn trú, Huyệnủy, Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo thànhlập Ban Chỉ huy an ninh - quốc phòng thốngnhất cấp huyện và khu vực, thành phần gồmđại diện tổ chức đảng, chính quyền, quân sự,công an và thủ trưởng quân đồn trú. Mọi lựclượng đóng trên địa bàn chịu sự chỉ huy, điềuhành, phối hợp hành động của Ban Chỉ huythống nhất, đã tăng thêm sức mạnh, tăngthêm tinh thần đoàn kết quân dân, giảiquyết tốt nhiều vụ việc, bảo đảm an ninh trậttự có hiệu quả.

Chỉ vài năm sau cuộc kháng chiếnchống Mỹ thắng lợi, đất nước ta lại phảiđương đầu với 2 cuộc chiến tranh biên giới vàchính sách bao vây, cấm vận của các thế lựcthù địch. Với bản lĩnh vững vàng, Đảng,chính quyền và nhân dân huyện ThủyNguyên đã vận dụng sáng tạo chủ trương củaĐảng, từng bước tháo gỡ khó khăn, giữ vữngsản xuất, ổn định đời sống nhân dân, mạnhdạn tìm hướng đi mới trong phát triển kinhtế - xã hội.

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn tại địaphương, ngày 27-6-1980, Ban Thường vụThành ủy Hải Phòng ra Nghị quyết số 24-NQ/TU về “Củng cố hợp tác xã nông nghiệp

381

CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1975 - 2014)

Từ đầu năm 1978, người Hoa ồ ạt bỏ vềnước và đi các nước khác. Thành phố chỉ đạobố trí các điểm đón tiếp người Hoa ở các nơivề Hải Phòng để ra đi và lập một số trạm ởThủy Nguyên, An Hải… để dự phòng đónnhững người Hoa quay trở lại. Huyện ThủyNguyên được thành phố giao trách nhiệmđiều động nhân dân ra vùng Quảng Hà, CẩmPhả (Quảng Ninh) để đảm bảo ổn định và bảovệ biên giới, giữ vững và phát triển kinh tế.Từ tháng 6-1978 đến tháng 3-1979, huyện đãđiều động trên 5.000 hộ, với hơn 20.000 nhânkhẩu, trên 7.000 lao động; hàng trăm cán bộ,đảng viên, nhiều lãnh đạo các đoàn thể,phòng, ban của huyện, Bí thư Đảng ủy, Chủtịch Uỷ ban nhân dân xã và Chủ nhiệm hợptác xã nông nghiệp ra Quảng Ninh. Thànhphố lập Đoàn 371, trong đó có một đội gồm400 anh chị em Thủy Nguyên, ra tiếp quảncác nông trường ở Quảng Ninh. Cũng trongthời gian này, thành phố đã tuyển chọn 2.000thanh niên nam, nữ huyện Thủy Nguyênthành lập tiểu đoàn Bạch Đằng 3 (1) đi lâmtrường Sơn Khu (Quảng Ninh) để lao độngsản xuất và tham gia xây dựng tuyến phòngthủ. Công an huyện đã tiến hành đồng bộ cácmặt công tác để nắm đối tượng, tình hình diễnbiến của từng khu vực dân cư người Hoa.Toàn huyện có 34 hộ, 216 người Hoa, chỉ có 6hộ 24 người bỏ về nước. Khi huyện được thànhphố giao nhiệm vụ đưa dân và thành lập tiểuđoàn tự vệ ra Quảng Ninh, đồng chí Phó Côngan huyện được tăng cường cho Công an huyệnQuảng Hà.

Thủy Nguyên được chỉ đạo xây dựnghuyện thành “pháo đài quân sự” theo các nộidung: Xây dựng kế hoạch tác chiến phòng thủcơ bản dựa vào địa hình và các công trìnhquân sự đã được xây dựng trước đây; Xâydựng hệ thống làng xã, nhà máy, xí nghiệpthành cụm chiến đấu liên hoàn, hệ thống

điểm tựa, cụm điểm tựa, hình thành thế trậnnhân dân vững chắc; Thực hiện vũ trang toàndân; Phát triển dân quân tự vệ đáp ứng yêucầu thời chiến; Kết hợp kinh tế với quốcphòng; Kiện toàn tổ chức lãnh đạo và chỉ huy.Lực lượng dân quân tự vệ phát triển từ 7,74%so với tổng số dân năm 1975 lên 9,7% năm1976 và 9,9% năm 1977. Năm 1979, khi chiếntranh biên giới nổ ra, dân quân tự vệ pháttriển tới 37.000 cán bộ, chiến sĩ, chiếm 15,3%,trong đó lực lượng chiến đấu chiếm 62%, phụcvụ chiến đấu 22%, dự bị động viên 16%. Trênđịa bàn hình thành 7 cụm chiến đấu: MinhĐức, Đá Bạc, sông Cấm, cụm Bắc, đường 200,Núi Đèo và cụm Bạch Đằng, trong đó có 3

380

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG

(1) Thời chống Mỹ đã có tiểu đoàn Bạch Đằng 1 và2 vào Nam chiến đấu.

Bộ đội hành quân (khắc gỗ) -Cửu Long Giang

Page 4: CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN … · của Ban Thường vụ Thành ủy về Tăng cường công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật

rộng trên diện tích vụ đông ở các xã dọc đường10 xuống Phục Lễ, Phả Lễ, Lập Lễ; từ ThủySơn, Đông Sơn, Thiên Hương lên các xã đường200 (352): Mỹ Đồng, Quảng Thanh, PhùNinh... Tổng sản lượng rau xanh trong đầunhững năm tám mươi đạt 13.000 tấn. Riêngrau xuất khẩu: Năm 1981 là 721 tấn, 1983tăng lên 1.570 tấn, 1984 xuất 2.370 tấn, 1985xuất 2.800 tấn.

Thực hiện chủ trương xây dựng huyệnthành cấp có kế hoạch, ngân sách, thành phốđã bàn giao hầu hết các cửa hàng, xí nghiệp,trạm trại trực thuộc các ngành của thành phốtrên địa bàn huyện cho huyện quản lý và điềuhành. Căn cứ vào tình hình thực tế ở địaphương, huyện đã củng cố, tổ chức thành 23xí nghiệp, công ty, trạm trại, cơ sở kinh doanhdịch vụ. Những đơn vị này đều thực hiện chứcnăng hạch toán độc lập, chịu trách nhiệmtrước kết quả sản xuất kinh doanh, làm nghĩavụ nộp ngân sách cho huyện và tự trang trảimọi chi phí của đơn vị. Thực hiện Quyết địnhsố 25, 26/QĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng,các công ty, xí nghiệp của huyện đã mạnh dạnvươn ra trong sản xuất kinh doanh. Nhiềuđơn vị thực hiện kế hoạch đạt kết quả khá,hạch toán có lãi, hoàn thành nhiệm vụ nộpngân sách cho huyện, cải thiện một bước đờisống của cán bộ, công nhân viên.

Các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế,thể dục thể thao cũng giữ vững, có mặt vươnlên trở thành lá cờ đầu của thành phố và miềnBắc. Uỷ ban nhân dân huyện cho cải tạo hộitrường Trịnh Xá thành rạp chiếu phim 25-10.Hầu hết các xã đều củng cố và xây dựng thưviện. Một số xã đã có nhà văn hóa, đáp ứngnhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Phong tràobơi lội phát triển. Thủy Nguyên là huyện cóphong trào thể dục thể thao tiên tiến đầu tiêncủa miền Bắc, được tặng thưởng Huân chươngLao động hạng Ba. Phong trào bổ túc văn hóa,với mô hình “Trường vừa làm vừa học” có hiệuquả thiết thực trong việc bồi dưỡng, nâng cao

trình độ văn hóa cho cán bộ và đoàn viênthanh niên. Tiêu biểu là Trường vừa học vừalàm xã Lại Xuân, được Bộ trưởng Bộ Giáo dụcNguyễn Thị Bình về thăm và một số đoànnước ngoài, nhiều tỉnh bạn, huyện bạn về traođổi kinh nghiệm. Cuối những năm bảy mươiđầu những năm tám mươi, Thủy Nguyênthiếu giáo viên nghiêm trọng, phải nhận từcác huyện bạn về. Ngành đã phối hợp vớithành phố mở các lớp đào tạo tại chỗ, được hơn200 giáo viên. Đến năm học 1985 - 1986, ThủyNguyên cơ bản giải quyết dứt điểm tình trạngthiếu thày, cô giáo. Ngành y tế cũng đượchuyện đầu tư cho bệnh viện huyện, các phòngkhám đa khoa khu vực, dẫn đầu thành phố vềthành tích thanh toán bệnh phong.

Thực hiện chủ trương “ngói hóa” nôngthôn của Thành ủy, Thủy Nguyên, vốn có thếmạnh về vật liệu xây dựng, có phong tràoquần chúng làm nhà xây mái ngói từ sớm, đãtiếp thu nhanh và làm khá mạnh. Chỉ trong2 năm 1983 - 1984, trên 97% nhà ở của nhân

383

CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1975 - 2014)

nhằm đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực

phẩm”. Nội dung chủ yếu của nghị quyết làcải tiến quản lý trong hợp tác xã nông nghiệp,thực hiện khoán sản phẩm cuối cùng đếnnhóm và người lao động.

Nghị quyết số 24-NQ/TU như luồng giómới, tạo khí thế mới trong lao động sản xuấtcủa nông dân và là bước chuyển biến tích cựctrên lĩnh vực quản lý trong nông nghiệp. Từvụ Đông - Xuân 1980 - 1981, hầu hết các hợptác xã trong huyện đều thực hiện khoán sảnphẩm đến nhóm và người lao động, chỉ còn 4xã Phục Lễ, Minh Tân, Đông Sơn, Mỹ Đồnglà nơi thực hiện tổ chức lại sản xuất, cải tiếnquản lý theo tinh thần Nghị quyết số 61/NQ-CP đạt kết quả tốt, sẽ thực hiện sau. Nghịquyết số 24-NQ/TU hợp lòng dân, tạo thànhphong trào rộng lớn, tận dụng, khai thác khảnăng lao động, vật tư, tiền vốn trong nhândân để đẩy mạnh sản xuất. Các hộ nhậnkhoán đã phấn đấu cấy hết diện tích, kịp thờivụ, bảo đảm kỹ thuật, cho năng suất khángay vụ đầu tiên. Khoán sản phẩm đến nhómvà người lao động đã tháo gỡ nhiều khó khănmà cách khoán cũ đang bế tắc.

Tháng 3-1981, Uỷ ban nhân dân huyệntổ chức hội nghị sơ kết khoán mới trong nôngnghiệp, khẳng định những mặt tích cực, pháthiện những điểm còn yếu, kịp thời giải quyếtnhững mâu thuẫn mới nảy sinh: Vấn đề phân

phối lương thực giữa lao động làm lúa, lao

động sản xuất thủ công và vật liệu xây dựng

trong hợp tác xã nông nghiệp. Vai trò điều

hành của Ban quản trị trong giải quyết 5

khâu (đất, nước, bảo vệ thực vật, giống, phân

bón), 3 khâu xã viên tự làm (cấy, chăm sóc,

thu hoạch)... Hội nghị còn quyết định khoáncố định mức lương thực đối với lao độngngành nghề tiểu thủ công và sản xuất vật liệuxây dựng trong hợp tác xã nông nghiệp, đểbảo đảm sự công bằng trong phân phối. Cáchphân phối này đã góp phần khuyến khích,động viên người làm lúa và đảm bảo nhu cầu

lương thực cho người lao động sản xuất thủcông và vật liệu xây dựng. Đối với các xínghiệp, công ty quốc doanh trên địa bànhuyện, thực hiện Quyết định 25 và 26/QĐ-CPcủa Hội đồng Chính phủ, đã từng bước tháogỡ khó khăn trong sản xuất và đời sống. Ngày24-9-1982, Đảng bộ và nhân dân huyện ThủyNguyên vinh dự đón Tổng Bí thư Ban Chấphành Trung ương Đảng Lê Duẩn về thăm,động viên phong trào sản xuất và tổ chức đờisống. Đồng chí cũng đã về thăm Đảng bộ vànhân dân xã Mỹ Đồng, một xã thâm canh lúavà sản xuất thủ công giỏi.

Từ cuối năm 1982, huyện tập trung vàonhững nhiệm vụ trọng tâm là giải quyết nguồnnước ngọt cho sản xuất nông nghiệp; xây dựngcống An Sơn II và mở rộng kênh Núi Nấm, tiếpnguồn nước ngọt cho hồ sông Giá. Cống tiếpnguồn nước ngọt được mở rộng 6 mét cửa. Hồsông Giá và kênh Hàn Ngọc trở thành 2 kênhtrục chính, giải quyết nguồn nước ngọt cho cácxã, đồng thời chủ động tiêu úng, giải quyếttình trạng úng cục bộ cho nhiều vùng đấttrũng trong huyện. Vấn đề thâm canh trongnông nghiệp đã đưa năng suất tăng cao. Năngsuất trên chân ruộng 2 vụ, năm 1981 đạt 45tạ/ha đến năm 1982 - 1983 tăng lên 60 tạ/ha.Tổng sản lượng năm 1981 là 37.807 tấn, năm1982 đạt 49.568 tấn và 1983 tăng lên 50.000tấn. Vấn đề lương thực cho nông dân cơ bảnđược giải quyết. Nạn chạy bữa hằng ngày, việctổ chức lên miền núi mua sắn, ngô về chốngđói và thiếu đói kỳ giáp hạt đã cơ bản đượcthanh toán. Nghĩa vụ lương thực với Nhà nướctrước đây chỉ 3.000 - 4.000 tấn, năm 1983,Thuỷ Nguyên đã nhập kho Nhà nước 13.683tấn, vượt 189 tấn so với kế hoạch thành phốgiao, dẫn đầu về tốc độ nhập kho trong thànhphố nhiều vụ liền.

Các mặt hàng xuất khẩu: Rau trồngtrên chân ruộng vụ đông, thủy hải sản và cácnông sản khác tạo hướng phát triển quantrọng. Từ Thủy Đường, cây rau đã được mở

382

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG

Quê tôi đó (khắc gỗ) - Trần Nguyên Đán

Page 5: CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN … · của Ban Thường vụ Thành ủy về Tăng cường công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật

tập trung cải tạo 1 tên đội ngụy quân và làđối tượng T.110, bắt khẩn cấp 1 tên cầm đầuổ nhóm lưu manh, gọi giáo dục, cảnh cáo 5 tênđồng bọn. Toàn huyện có 1.296 tổ an ninh,gồm 12.519 tổ viên, trong đó có 600 đảng viên,209 cán bộ hưu trí làm tổ trưởng.

Cũng vào những năm này, xuất hiệnnhiều tụ điểm phức tạp, gồm những đối tượngthanh thiếu niên hư hỏng. Công an huyện đãphối hợp với các ngành giao thông, thủy sản,các huyện Yên Hưng, Đông Triều, An Hải mởđợt tuyên truyền, tập trung vào các đoànthuyền vận tải, hợp tác xã đánh cá và nhândân 16 xã ven sông nâng cao cảnh giác, đấutranh chống phản cách mạng, bảo vệ tài sảnnhà nước, chống đầu cơ, móc ngoặc, trộm cắp.Công an huyện đã truy tố 33 vụ, gồm 113 bịcáo; lập hồ sơ đưa đi tập trung cải tạo 31 tên,đưa vào diện cải tạo tại chỗ 9 tên, đưa đitrường phổ thông công nông nghiệp 13 cháu,cảnh cáo 380 đối tượng; cùng cơ quan quân sựđưa 316 đối tượng đào ngũ đi lao động bắtbuộc; lập thẻ “xâu lỗ” để quản lý số tù, tậptrung người cải tạo được tha về và số người viphạm pháp luật bị tạm giữ, tạm giam; chuyểngiao 153 đối tượng hình sự về thôn xã quản lý;thu hồi hàng chục tấn lương thực, xăng dầu,than và hàng hóa.

Trên các trục đường giao thông, bọn tộiphạm hình sự hình thành các ổ nhóm lưumanh côn đồ lôi kéo một số thanh thiếu niênphạm pháp và bộ đội đào ngũ gây rối trật tựcông cộng, trật tự giao thông, cướp giật. Côngan huyện cùng các xã tổ chức lực lượng côngan, dân quân, thanh niên cờ đỏ tuần tra, kiểmsoát xóa 5 ổ nhóm phạm pháp trên đường 10,200, bắt giữ 3 vụ, đưa truy tố 11 tên, cảnh cáo12 tên. Một số trọng án, trong đó có vụ giếtngười, được phá kịp thời.

Ngày 10-5-1983, Huyện ủy triển khaiNghị quyết chống chiến tranh phá hoạinhiều mặt. Đợt học tập này, các xã Cao

Nhân, Lập Lễ, An Lư, Hoàng Động, ThủyTriều, Phả Lễ, Dương Quan được chọn làmnơi chỉ đạo đi trước một bước. Những thủđoạn chiến tranh tâm lí, mê tín dị đoan, nhưlan truyền Kinh Mạt Kiếp, Đạo Di Lặc... đềuđược phát hiện, xử lý, ngăn ngừa kịp thời.Những tên trộm cướp nguy hiểm đã bịnghiêm trị. Những tụ điểm gây rối từng bướcđược xóa bỏ. Do đánh giá đúng vị trí, tầmquan trọng, chọn phương hướng, biện phápgiải quyết đúng, lấy phát động quần chúnglà biện pháp cơ bản, thái độ chỉ đạo kiênquyết, công tác trật tự an ninh những năm1981 - 1985 đã có chuyển biến tích cực.Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện lấy ngày25 hằng tháng là Ngày an ninh - quốc phòng

để đưa lực lượng cán bộ huyện xuống cùngcán bộ các xã kiểm tra, đôn đốc cơ sở, đưaphong trào vào nền nếp, thường xuyên.

Từ cuối những năm bảy mươi, ThủyNguyên là một trong những “điểm nóng” vềsố người và tổ chức người vượt biên trái phéptrốn đi nước ngoài. Dọc tuyến từ bến Rừngđến cửa sông Rừng đến khu vực bến Bính vàcác phương tiện vận tải thủy, tàu thuyềnđánh cá đều hình thành các tụ điểm, phươngtiện tổ chức người trốn. Cuối năm 1979, có 5vụ, lực lượng chức năng bắt giữ 3 vụ, 25 ngườitừ các nơi về tập kết tại bến Rừng. Năm 1981bắt giữ 14 vụ, 113 người, gồm 26 người ở ThủyNguyên, 67 người ở Hà Nội, Thái Bình, NamĐịnh. Năm 1982, bắt giữ 12 vụ, 65 người.Trước tình hình đó, Huyện ủy ban hành nghịquyết về công tác quản lý phương tiện và laođộng làm nghề trên sông biển. Các tổ công tácvề bám địa bàn các xã trọng điểm An Lư, LậpLễ. Tổ công tác ở Lập Lễ có 8 cán bộ chiến sĩcông an, 2 cán bộ thủy sản và nông nghiệp, dođồng chí Bí thư Huyện ủy chỉ đạo. Tổ công táctại An Lư có 8 cán bộ, chiến sĩ công an và 2cán bộ Phòng Giao thông vận tải, do đồng chíChủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo.

385

CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1975 - 2014)

dân được “Ngói hóa”. Cùng với phong trào“Ngói hóa”, huyện đã chỉ đạo dành ưu tiênxây dựng Nhà tình nghĩa cho các gia đình liệtsĩ cô đơn và thương binh nặng, xây dựng Bia

ghi tên liệt sĩ ở 30 xã trong huyện; triển khaiquy hoạch và hình thành các thị tứ ở các xã;mở rộng, nâng cấp các tuyến giao thông liênxã Tân Dương - Dương Quan; Ngũ Lão đi Phả-Lập Lễ; Lưu Kiếm - Liên Khê; Phù Ninh - AnSơn... theo phương châm Nhà nước công trợ,

huyện, xã cùng làm. Một số công trình củahuyện: Trụ sở Uỷ ban nhân dân huyện, Nhàtrẻ Liên cơ, Công ty Vật liệu xây dựng, Côngty Vật tư nông nghiệp, Xưởng cơ khí huyện,Phòng khám đa khoa Minh Đức, Bưu điện,Ngân hàng... được xây dựng.

Công tác an ninh chính trị, trật tự antoàn xã hội, chống hữu khuynh, tiêu cực, trongnhững năm 1981 - 1985, được coi là nhiệm vụnóng bỏng, cấp bách. Để khắc phục tình trạngbuông lỏng quản lý xã hội, trước mắt là chốngtệ trộm cướp tài sản của Nhà nước và của côngdân, gây mất trật tự, nhân dân Thủy Nguyêntích cực hưởng ứng phong trào “Ngọn đèn,

chiếc gậy và tiếng kẻng an ninh”. Xã Kênh

Giang được chọn làm thí điểm. Tháng 10-1981, Uỷ ban nhân dân huyện tổ chức Hộinghị sơ kết tại chỗ ở Kênh Giang và phát độngchung trong toàn huyện. Phong trào phát triển

sâu rộng, mạnh mẽ,mang lại hiệu quả thiếtthực. Cũng vào nhữngnăm này, tệ móc ngoặc,trộm cắp tài sản củaNhà nước, của công dânở vùng ven sông, biểnphát triển mạnh, trọngđiểm là các xã ven CảngHải Phòng. Nạn cắt dâyneo tàu đã làm ảnhhưởng tới quan hệ đốingoại, mà xã DươngQuan được coi là tụđiểm nghiêm trọngnhất. Tranh thủ sự hỗtrợ của Công an thànhphố, các cấp, các ngành,

Công an huyện là lực lượng nòng cốt, trực tiếpsử dụng biện pháp tổng hợp, trong đó lấy phátđộng quần chúng là cơ bản, để xóa tụ điểm này.

Công an huyện đã tổ chức đợt “Tấn công

chính trị” đối tượng ở một số xã phức tạp vềchính trị. Kết quả, 4 tên là đảng viên ĐảngĐại Việt ở Câu Tử, 6 tên do thám chỉ điểm ởTrung Hà, Phả Lễ, Phục Lễ, Hòa Bình đãkhai báo về chức vụ, hành động mà chúng chegiấu trong 20 năm; 196 đối tượng tập trungcải tạo tha về đã được khảo sát để chủ độnggiáo dục. Cùng đó, Công an huyện còn bắt 54người làm nghề bói toán cam kết bỏ nghề;thẩm tra xác minh 192 đối tượng đào lạc ngũcó biểu hiện nghi vấn; kiểm tra việc quản lývật liệu nổ, vũ khí, thu 12 súng, 6 lựu đạn vàmột số sách báo đồi trụy; đề xuất với thànhphố cấp giấy phép vào Nam thăm thân cho200 đối tượng, cấp căn cước cho 7.800 người...

Công an huyện đã nhận được hơn 30nguồn tin, tiến hành xác minh, lập hồ sơ bắt

384

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG

Vùng kinh tế mới Gia Minh

Page 6: CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN … · của Ban Thường vụ Thành ủy về Tăng cường công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật

chuyển biến ý thức lao động, khắc phục dầntình trạng nợ đọng sản phẩm, nông dân yêntâm, phấn khởi sản xuất thâm canh trên chânruộng nhận khoán. Vai trò tự chủ của hộ nôngdân được phát huy. Sản xuất nông, ngư, lâmnghiệp có chiều hướng tăng khá, năm sau caohơn năm trước. Diện tích gieo trồng năm 1990đạt 17.419 ha. Năng suất lúa 2 vụ đạt 60tạ/ha. Diện tích rau màu đạt 1.600 ha, cây đậutương phát triển, cây ăn quả, cây lấy gỗ tăngnhanh. Bước đầu đã xuất hiện những vườn đồicó giá trị kinh tế ở Đông Sơn, An Sơn, LưuKiếm, Liên Khê... Trâu bò và tư liệu sản xuấtgiao cho hộ xã viên quản lý sử dụng có hiệuquả. Năm 1990, đàn trâu có 7.000 con, lợn50.000 con (trong đó 12% là nái sinh sản).Chăn nuôi gia cầm và dê phát triển. Diện tíchnuôi tôm cá nước lợ và tôm cá nước ngọt pháttriển nhanh. Gần 200 ha đất sâu trũng đượccải tạo để nuôi cá hoặc kết hợp vừa cấy lúa vừanuôi cá. Khai thác cá biển phát triển mạnh.Nhiều gia đình đã tích cực đầu tư mua sắmphương tiện, ngư lưới cụ để đánh bắt. Đếnnăm 1990, toàn huyện có 237 thuyền gắn máyđánh cá, sản lượng khai thác cá biển tăngnhanh, nhất là hải sản xuất khẩu, có giá trịkinh tế cao. Trong huyện đã xuất hiện nhiềuhộ có kỹ thuật đánh bắt giỏi. Mức thu nhậphằng năm đạt từ 10 đến 20 triệu đồng trở lên.

Đối với công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp, vật liệu xây dựng, thực hiện Quyếtđịnh 217/QĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởngtrao quyền tự chủ sản xuất kinh doanhnhưng do quen được bao cấp nay chuyển sangtự trang trải, nhiều đơn vị lúng túng, một sốsản xuất cầm chừng hoặc tồn tại về danhnghĩa. Nghĩa vụ nộp ngân sách không hoànthành, đời sống cán bộ công nhân viên gặpkhó khăn. Cũng từ trong những khó khăn,trăn trở này, đã gợi mở, tìm tòi những phươnghướng, biện pháp tháo gỡ bế tắc để tổ chức lạisản xuất, cải tiến quản lý, làm quen dần vớicơ chế thị trường.

Về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật,bằng nhiều nguồn vốn Nhà nước công trợ, địaphương đầu tư, nhân dân đóng góp công sứcvà tiền của, huyện đã tập trung xây dựng, mởrộng và nâng cấp hệ thống lưới điện phục vụsản xuất và đời sống. Đến cuối năm 1990,100% số xã có điện phục vụ sản xuất và thắpsáng, hơn 80% số hộ dân trong huyện có điệnsử dụng cho nhu cầu sinh hoạt. Các côngtrình lớn như chợ Núi Đèo, Nhà Văn hóaTrung tâm, Đài Liệt sỹ, đường vườn hoa,Bệnh viện huyện, Trạm xá, Đài truyền thanhhuyện, trường học... được xây mới và nângcấp. Nhiều tuyến đường liên xã, liên thôn,đường ra đồng được tu sửa, làm mới, bảo đảmgiao thông nông thôn.

Các hoạt động văn hóa - xã hội chuyểnsang cơ chế mới gặp nhiều khó khăn do khảnăng cung cấp của ngân sách có hạn. Huyệnđã có nhiều cố gắng tạo mọi điều kiện cho cácngành từng bước thích ứng với cơ chế mới.Ngành giáo dục phấn đấu đạt mục tiêu phổ

387

CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1975 - 2014)

Tháng 4-1986, Uỷ ban nhân dân huyện ra chỉthị số 06/CT-UB về “Tăng cường công tác

kiểm tra, quản lý phương tiện, con người

hành nghề trên biển”. Triển khai nghị quyếtcủa Huyện ủy, chỉ thị của Uỷ ban nhân dânhuyện, tình hình dần ổn định. Số vụ tổ chứcngười trốn đi nước ngoài và trộm cắp trênsông, trên các tàu nước ngoài tại cảng giảmhẳn: Năm 1983 bắt giữ 10 vụ; năm 1984 bắtgiữ 2 vụ; năm 1985 xảy ra 6 vụ, 5 vụ đã bị bắtgiữ, trong đó có 29 người Thủy Nguyên.

II. NHỮNG THÀNH TỰU QUANTRỌNG TRONG THỜI KỲ ĐẦU ĐỔI MỚI(1986 - 2000)

Tháng 9-1986, Đại hội Đảng bộ huyệnlần thứ XVII, tiếp thu tinh thần đổi mới củacác dự thảo văn kiện trình đại hội Đảng toànquốc lần thứ VI, đã xác định mục tiêu,phương hướng, nhiệm vụ của huyện trongnhững năm 1986 - 1990: “Từng bước hình

thành, hoàn chỉnh và phát triển cơ cấu kinh

tế nông, công, ngư nghiệp, hoàn thành các

nghĩa vụ đối với Nhà nước, thực hiện tốt công

tác quân sự, an ninh, không ngừng ổn định

và cải thiện đời sống nhân dân trong huyện”. Tinh thần đổi mới của Đại hội Đảng bộ

huyện lần thứ XVII và Đại hội lần thứ VI củaĐảng đã tạo khí thế mới cho toàn Đảng, toàndân trong huyện đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền và cácđoàn thể nhân dân; bảo đảm an ninh - quốcphòng. Tuy nhiên, thực hiện đổi mới trong bốicảnh khó khăn gay gắt: Hậu quả của việc cảicách giá - lương - tiền (9-1985); trong sảnxuất nông nghiệp, việc điều hành còn yếu,nhiều nơi khoán trắng cho xã viên; bộ máyquản lý cồng kềnh, kém hiệu lực; chi phí hànhchính và chi phí không sản xuất còn lớn; lợiích người lao động thấp, nên một bộ phận xãviên đã trả bớt ruộng khoán, dây dưa khôngnộp sản phẩm; sản xuất tiểu thủ công nghiệpvà công nghiệp trì trệ, sa sút vì vật tư, nguyên

liệu, nhiên liệu thiếu, giá cả tăng nhanh; côngnhân thiếu việc làm hoặc làm ra sản phẩmgiá thành cao, không nơi tiêu thụ; thu nhậpđời sống công nhân khó khăn…

Nhằm tháo gỡ khó khăn trong nôngnghiệp, ngày 20-10-1987, Ban Thường vụThành ủy ra Quyết định số 10-QĐ/TU chỉ đạothực hiện khoán ruộng tới hộ xã viên, kiênquyết loại bỏ các khoản chi phí bất hợp lý, tinhgiảm bộ máy quản lý hợp tác xã nông nghiệp,bảo đảm các hộ nhận khoán được hưởng 60%trở lên giá trị sản phẩm thu được trên diệntích nhận khoán, khuyến khích phát triểnkinh tế tư nhân, kinh tế gia đình ở nông thôn.Tiếp đó, tháng 4-1988, Bộ Chính trị ra Nghịquyết 10-NQ/TW về Đổi mới quản lý nông

nghiệp (quen gọi là Khoán 10). Ủy ban nhândân thành phố ra Quyết định số 618/QĐ-UBhướng dẫn cụ thể để thi hành các nghị quyếttrên. Các xã tiến hành điều tra lại diện tíchcanh tác để lập phương án giao ruộng. BanQuản lý hợp tác xã nông nghiệp chuyển sanglàm dịch vụ cho sản xuất. Từ vụ mùa năm1988, các địa phương tiến hành giao ruộngkhoán (2 vòng) đến người lao động và hộ xãviên, đảm bảo nhu cầu lương thực và tạo điềukiện phát triển kinh tế hàng hóa. Nhữngruộng đất sâu trũng, đầm hồ, ao mặt nước lớn,bãi ngoài đê, đất đồi núi còn để hoang hóa, cáccơ sở sản xuất thủ công, vật liệu xây dựng...đều thực hiện đấu thầu cho hộ xã viên. Đấtđồi núi, bãi ngoài đê khoán dài hạn hơn để kịpthâm canh quay vòng sản xuất. Trâu bò vànông cụ sản xuất đều được hóa giá bán lại choxã viên. Hợp tác xã tổ chức những cơ sở dịchvụ nhu cầu thiết yếu của nông nghiệp, nhưthủy nông, phân bón, thuốc trừ sâu... bán vớigiá thỏa thuận. Bộ máy Ban quản trị hợp tácxã được bố trí gọn nhẹ, thiết thực để giảm chiphí hành chính. Qua sắp xếp lại tổ chức, cảitiến quản lý mà điều chỉnh tỷ lệ phân phối,người trực tiếp sản xuất đã được hưởng từ 60đến 70% sản lượng khoán. “Khoán 10” đã tạo

386

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG

Hứng dừa (Tranh Đông Hồ)

Page 7: CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN … · của Ban Thường vụ Thành ủy về Tăng cường công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật

phát triển kinh tế, củng cố tiềm lực quốcphòng - an ninh trong khu vực phòng thủhuyện. Ban Chỉ huy quân sự huyện làm tốtcông tác tuyên truyền vận động nhân dân vàlực lượng vũ trang chấp hành nghiêm chủtrương của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước, chủ động phòng chống, đấu tranh,ngăn chặn có hiệu quả hoạt động âm mưu“Diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn, lật đổ củacác thế lực thù địch. Triển khai có hiệu quảNghị định số 77/NĐ-CP của Chính phủ vềthực hiện nhiệm vụ an ninh quốc gia, giữ gìntrật tự, an toàn xã hội và nhiệm vụ quốcphòng trong tình hình mới.

Quán triệt tư tưởng đổi mới, triển khaitinh thần hội nghị công an toàn quốc và hộinghị cán bộ chủ chốt của Công an thành phố,đầu năm 1987, Công an huyện xây dựngphương hướng nhiệm vụ, mục tiêu công tác 5năm, với nội dung chính: Xây dựng thế trậnan ninh chính trị vững chắc. Làm tốt chứcnăng tham mưu cho cấp ủy và chính quyềnđịa phương trong việc hướng dẫn, kiểm tra,đôn đốc các cấp, các ngành, đơn vị, đoàn thểquần chúng tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụbảo vệ an ninh, trật tự. Gắn với nội dung cáccuộc vận động chính trị của Đảng, đẩy mạnhhành động phong trào cách mạng theo 6 điềuBác Hồ dạy, xây dựng đơn vị vững mạnh.Thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu, đáp ứngcho công tác an ninh nội vụ Lào và Cam-puchia, các yêu cầu quốc tế khác. Công tácbảo vệ an ninh chính trị trong thời kỳ này nổibật là ngăn chặn người trốn đi nước ngoài vànắm chắc diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảngviên, nhân dân trước những tác động của sựchệch hướng trong cải tổ của các nước xã hộichủ nghĩa ở các nước Đông Âu, Liên Xô vàtrào lưu đòi “Đa nguyên đa đảng”... Nhữngnăm 1986 - 1987, số người trốn đi nước ngoàilại gia tăng, nhiều nhất là những xã Lập Lễ,Phả Lễ, An Lư, Dương Quan... Công an huyệnđã kịp thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân

huyện ra Chỉ thị số 06/CT-UB, ngày 8-7-1987, về Đẩy mạnh phong trào an ninh chống

người trốn đi nước ngoài, xác định trọng điểmđể chống trốn, tăng cường từ 2 đến 3 cán bộ,chiến sĩ nắm tình hình, tuyên truyền giác ngộquần chúng, phát động quần chúng tố giác,đấu tranh với bọn dụ dỗ, lôi kéo tổ chức ngườitrốn đi nước ngoài, phối hợp chặt chẽ vớichính quyền các địa phương rà soát, nắm chắccác đối tượng. Do đó, công an đã kịp thời pháthiện, bắt giữ, xử lý số vụ trốn đi nước ngoàitrên địa bàn. Năm 1987, bắt 17 vụ gồm 97người, năm 1988 bắt 19 vụ gồm 90 người,năm 1989 bắt 13 vụ gồm 192 người, truy bắt23 đối tượng tổ chức người trốn. Năm 1990,tình trạng người trốn đi nước ngoài giảm hẳn,không xảy ra vụ nào.

Đầu những năm chín mươi, tình hìnhan ninh, trật tự diễn biến phức tạp. ThuỷNguyên được xếp là một trọng điểm về trật tựtrị an. Khu vực dọc sông Rừng, sông RuộtLợn, cửa sông Cấm... thường xuyên xảy ra vụviệc nghiêm trọng. Công an huyện tham mưu,giúp các cấp uỷ đảng, chính quyền cơ sở chủđộng xây dựng kế hoạch bảo vệ, phòng ngừavà có đối sách kịp thời nhằm quyết tâm lậplại trật tự, an ninh ở các khu kinh tế tại thịtrấn Minh Đức, các điểm xung yếu. Năm1991, huyện tiến hành tổng kết 2 năm thựchiện Chỉ thị 135/CT-HĐBT của Hội đồng Bộtrưởng về an ninh trật tự. Kết quả 100% cơ sởcó tổ an ninh, các xã, thị trấn có Quỹ an ninhdo nhân dân đóng góp và Hội đồng bảo vệ trậttự, an toàn xã hội. Phong trào quần chúngbảo vệ an ninh Tổ quốc phát triển mạnh, gópphần phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh vớicác loại tội phạm. Trong năm 1991, xảy ra198 vụ phạm pháp, 44 trọng án. Các vụ xâmphạm tài sản xã hội chủ nghĩa là 55 vụ, tăng11,5% so với năm 1990. Công an đã điều tra146 vụ gồm 182 đối tượng, truy bắt 59 đốitượng, triệt phá 13 băng nhóm tội phạm. Quađấu tranh đã thu hồi hàng trăm triệu đồng

389

CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1975 - 2014)

cập tiểu học, thực hiện xóa nạn mù chữ. Tuyđã có cố gắng nhưng số học sinh trung học cơsở, trung học phổ thông, các cháu đến nhà trẻ,mẫu giáo vẫn tiếp tục giảm sút, nhất là ởnhững xã vùng sâu, vùng xa. Việc chăm sócsức khỏe cho nhân dân được quan tâm. Tiêmchủng mở rộng đạt 90 đến 92% số cháu trongđộ tuổi. Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đìnhđược chỉ đạo tích cực hơn, nhưng tỷ lệ tăng dânsố vẫn còn 2,3%. Các hoạt động văn hóa, thôngtin, truyền thanh đã bám sát phục vụ nhiệmvụ chính trị, tuyên truyền cổ vũ thực hiện cácchủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.Phương tiện thông tin tăng nhanh. 100% số xãcó Trạm truyền thanh. Nhân dân mua sắm ti-vi và đầu video khá nhiều, góp phần nângcao đời sống tinh thần. Nạn cờ bạc, nghiện hút,tiêm chích, mê tín dị đoan diễn biến phức tạp.Các đối tượng chính sách được quan tâm chămsóc. Phong trào toàn dân góp công sức, tiền củaxây nhà tình nghĩa, mua sổ tiết kiệm tặngthương binh nặng và gia đình liệt sỹ khó khănđã trở thành việc làm có ý nghĩa tốt đẹp ở hầuhết các xã và cơ quan, xí nghiệp.

Tuy tình hình diễn biến phức tạp, anninh chính trị được giữ vững, trật tự an toànxã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Phongtrào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốcphát triển sâu rộng, có tác dụng phòng ngừa,cảm hóa, giáo dục tội phạm. Tuy nhiên, địabàn huyện Thủy Nguyên vẫn là nơi các nạntrộm cắp, buôn lậu, làm ăn phi pháp diễnbiến phức tạp. Những năm 1986 - 1987, sốngười trốn đi nước ngoài lại gia tăng, nhiềunhất là những xã Lập Lễ, Phả Lễ, An Lư,Dương Quan... Công an và các đơn vị chứcnăng đã có nhiều biện pháp ngăn ngừa, đấutranh có hiệu quả tình hình người vượt biêntrái phép và cư trú không đúng quy địnhtrên địa bàn huyện.

Ngày 30-7-1987, Bộ Chính trị ban hànhNghị quyết số 02/NQ-TW về củng cố nền quốcphòng toàn dân trong tình hình mới, xây

dựng các tỉnh, thành phố thành khu vựcphòng thủ vững chắc. Các Tỉnh ủy, Thành ủyđược giao nhiệm vụ xây dựng tỉnh, thành phốthành khu vực phòng thủ vững chắc. Tiếp đó,Ban Bí thư Trung ương ra chỉ thị nêu rõ cơchế “Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành

và sự chỉ huy thống nhất của người chỉ huy

quân sự - chỉ huy trưởng tỉnh, thành phố,

quận, huyện, thị”. Khi có chiến sự, cấp ủyđảng địa phương, trực tiếp là đồng chí Bí thư,cùng người chỉ huy quân sự phải lãnh đạo chỉhuy quân dân chiến đấu bảo vệ địa bàn, dướisự lãnh đạo của Đảng ủy quân sự cấp trên.Ban Bí thư cũng giao nhiệm vụ cho các cấpủy, chính quyền địa phương và các đoàn thểquần chúng tích cực góp phần xây dựng bộ độichủ lực, làm tốt công tác tuyển quân, xâydựng lực lượng dự bị động viên và thực hiệntốt chính sách hậu phương quân đội.

Thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị,chỉ thị của Ban Bí thư, của Thành ủy, Đảngủy Quân sự huyện được thành lập do đồng chíBí thư Huyện ủy làm Bí thư, đồng chí Chỉ huytrưởng làm Phó Bí thư. Từ đó, Huyện ủy banhành nhiều nghị quyết, chỉ thị về công tácquân sự và được Ủy ban nhân dân, Đảng ủyQuân sự huyện, các cấp, ngành và đoàn thểtổ chức thực hiện. Theo cơ chế này, vai tròtham mưu của cơ quan quân sự là hết sứcquan trọng.

Ban Chỉ huy quân sự huyện luôn xácđịnh thực hiện chức năng tham mưu cho lãnhđạo chỉ đạo và chỉ huy, tổ chức điều hành toànbộ hoạt động chính trị, tinh thần, kinh tế,quân sự, văn hóa và xã hội, nhằm xây dựnghuyện thành một địa bàn được chuẩn bị, sẵnsàng chiến đấu rộng khắp.

Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc,trước hết là xây dựng cơ sở vững mạnh toàndiện. Huyện uỷ đã tập trung xây dựng tổ chứcđảng và hệ thống chính trị vững mạnh, xóabỏ yếu kém. Chính quyền địa phương thựchiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh gắn với

388

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG

Page 8: CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN … · của Ban Thường vụ Thành ủy về Tăng cường công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật

mới có năng suất cao vào sản xuất, đầu tưphân bón, tiếp thu tiến bộ kỹ thuật, tích cựcthâm canh tăng vụ, quay vòng hệ số sử dụngđất, khắc phục khó khăn để phát triển sảnxuất. Trong những năm 1991-1995, kinh tếnông nghiệp ở Thuỷ Nguyên có những bướctiến rõ rệt. Huyện tranh thủ các nguồn vốnđể mở rộng, xây dựng khu kinh tế Vũ Yên,đưa thêm diện tích vào nuôi trồng thủy sảnvà cấy lúa.

Sản xuất rau màu và cây vụ đông củaThuỷ Nguyên có chuyển dịch tích cực, pháttriển theo hướng sản xuất hàng hoá. Diệntích rau, thực phẩm chuyên canh tập trungvà diện tích rau phân tán, trồng xen, tăng vụtrong mọi gia đình, bảo đảm có khối lượngrau xanh hàng hoá đáng kể, cung cấp chothành phố, khu công nghiệp và tiêu dùngcủa nhân dân trong huyện, tăng từ 8.000 tấnnăm 1991, lên 12.700 tấn năm 1995. Diệntích trồng màu tăng hằng năm: Năm 1991,khoai lang là 560 ha, sắn là 379 ha, rau là638,3 ha, sản lượng đạt 11.109 tấn. Năm1992, khoai lang là 651,9 ha, sắn là 346,3 ha,rau các loại là 583,9 ha. Năm 1993, khoailang là 812 ha, sản lượng đạt 7.980 tấn, sắnlà 491 ha, sản lượng đạt 4.173,84 tấn, rau là892 ha...

Chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tụcphát triển. Trung tâm truyền tinh nhân tạo

của huyện đã giúp nông dân nâng cao tỷ lệlợn lai ngoại và trọng lượng lợn xuất chuồng.Trong huyện đã xuất hiện nhiều gia đìnhđầu tư vốn lớn để nuôi dê, vịt… cho thu nhậpcao. Thủy sản là một trong những thế mạnhđược huyện tập trung chỉ đạo và phát triểnkhá. Tổng số vốn đầu tư cho ngành thủy sảntăng hằng năm. Nhiều hộ đã mạnh dạn đầutư vốn khá lớn để đắp đầm mở rộng diện tíchnuôi trồng thuỷ sản và mua sắm phươngtiện, ngư cụ, vươn khơi. Sản lượng đánh bắttăng nhanh. Diện tích nuôi trồng tăng bìnhquân mỗi năm 10,1%, sản lượng nuôi trồngtăng bình quân mỗi năm 6,2%. Việc nuôitrồng được chủ động hơn, áp dụng nhiềugiống mới có năng suất cao... Giá trị sảnlượng thuỷ hải sản hằng năm vẫn tăng khá:Năm 1991 là 24,4 tỷ đồng, năm 1995 đạt 46tỷ đồng (tính theo giá cố định 1995), tăngbình quân 11,48%/năm.

Thuỷ Nguyên có 1.535 ha đất đồi núi, làtiềm năng đáng kể và cũng là một lợi thế sosánh so với nhiều địa phương bạn trong thànhphố. Nhằm khai thác, phát triển kinh tế vườnđồi, năm 1995, các xã đưa đất đồi núi vào sửdụng để trồng cây lấy gỗ, cây ăn quả, với diệntích 615 ha. Tuy mới khai thác được 40,1%tổng diện tích nhưng đã bắt đầu phát huyhiệu quả trong cung cấp gỗ, củi, hoa quả vàgóp phần làm đẹp cảnh quan, môi trường vàcung cấp nguyên liệu phát triển nghề mộc,đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Công tác quản lý, sử dụng đất đai luôndiễn biến rất phức tạp, nhất là việc sử dụngruộng đất sai mục đích, tranh chấp, lấnchiếm... Năm 1991, Thuỷ Nguyên triển khaiđo đạc và chỉnh lý biến động đất ở 36 xã, thịtrấn, chỉ đạo điểm 2 xã Chính Mỹ, Mỹ Đồnglập bản đồ địa chính phục vụ cho cấp Giấychứng nhận quyền sử dụng đất. Kiểm tra quỹđất nông nghiệp ở các xã, qua kiểm tra đã đưa1.501 ha đất hoang và giao 100 ha đất bãi bồivào sản xuất nông nghiệp, 13 ha cho xây dựng

391

CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1975 - 2014)

cho Nhà nước, được thành phố công nhận làlá cờ đầu của toàn ngành. Năm 1992, xảy ra196 vụ phạm pháp, 33 vụ trọng án, đã triệtphá 30 băng nhóm tội phạm. Toàn huyện có1.151 tổ an ninh nhân dân (tăng gần mộtnghìn tổ so với năm 1991) với 8.064 công anviên. Xã Phù Ninh là đơn vị lá cờ đầu trongphong trào Vì an ninh Tổ quốc. Năm 1993,tình hình trật tự, an toàn xã hội vẫn tiếp tụcdiễn biến phức tạp. Công an đã triệt phá 17băng nhóm tội phạm. Trong năm có tới 180 vụphạm pháp hình sự, đã khám phá 158 vụ với247 tên. Các xã, thị trấn (34) xây dựng Quỹan ninh, với số tiền là 206,516 triệu đồng, giảiquyết 620 vụ việc tại cơ sở. Huyện còn phốihợp với thành phố tiến hành cưỡng chế nhữngđối tượng lấn chiếm đất đai ở Minh Đức; tậptrung đấu tranh triệt phá các ổ nhóm tộiphạm; chặn đứng các loại tội phạm đục pháđường ống trộm cắp xăng dầu của K131 và tộiphạm dùng vũ khí nóng cướp tài sản.

Mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụtrong những năm 1991-1995 được đại hộiĐảng bộ xác định: “Triệt để khai thác mọi

tiềm năng, thế mạnh, mở rộng sản xuất, tập

trung sức phát triển kinh tế, giải quyết việc

làm, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân,

từng bước xây dựng nông thôn mới, con

người mới; giữ vững an ninh chính trị, đảm

bảo trật tự an toàn xã hội; đẩy lùi các hiện

tượng tiêu cực, thực hiện công bằng và kỷ

cương xã hội; xây dựng Đảng bộ huyện và hệ

thống chính trị vững mạnh”. Tư tưởng chỉđạo: Quán triệt và vận dụng sáng tạo các chỉthị, nghị quyết của Đảng, các cơ chế chínhsách, pháp luật của Nhà nước để phát triểnkinh tế - xã hội, lấy đổi mới kinh tế làmtrọng tâm. Đề cao ý chí tự lực, tự chủ, tựcường, tập trung khai thác tới mức cao nhấttiềm năng, thế mạnh, nguồn lực phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo hàihoà lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội trongphân phối, điều tiết thu nhập... Phát động

tinh thần trách nhiệm của các đơn vị kinh tếTrung ương và thành phố đóng trên địa bàn,góp sức xây dựng địa phương.

Thời kỳ này, tình hình kinh tế - xã hộicủa đất nước và thành phố tiếp tục gặp khókhăn, khủng hoảng nghiêm trọng. Ở ThủyNguyên, các nhà máy, xí nghiệp của Trungương, thành phố đóng trên địa bàn, các cơ sởsản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệpcủa huyện gặp nhiều khó khăn trong sảnxuất và tiêu thụ sản phẩm, lúng túng, chưathích ứng với kinh tế thị trường, người laođộng thiếu việc làm. Nông nghiệp năng suấtthấp, bấp bênh, chuyển đổi cơ cấu chậm. Giácả hàng hoá, vật tư tiếp tục tăng vọt, bìnhquân cả năm tăng 85%. Đời sống nhân dânsa sút... Sau hội nghị Ban Chấp hành Trungương Đảng lần thứ 6, khoá VI, ngày 29-3-1989, hợp tác xã nông nghiệp được đổi mới,hộ xã viên được xác định là đơn vị kinh tế tựchủ. Các cấp ủy Đảng, chính quyền chỉ đạochặt chẽ nhằm đẩy mạnh việc hoàn thiện vàđổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp.Trong năm 1991, toàn huyện có 16 hợp tácxã triển khai giao đất vòng 2, với tổng số 643ha, 34 hợp tác xã cho đấu thầu đồi núi, vớidiện tích là 550 ha. Năm 1992, Uỷ ban nhândân huyện tập trung chỉ đạo, hướng dẫntriển khai Quyết định số 816/QĐ-UB của Uỷban nhân dân thành phố về việc điều chỉnhruộng đất. Công tác quản lý và sử dụng đất,quy hoạch khu dân cư, quy hoạch phát triểnsản xuất được chấn chỉnh. Các xã tiến hànhthống kê diện tích đầm, hồ ao, bãi bồi, mặtnước để lập kế hoạch đưa vào sử dụng. Năm1992, các hợp tác xã nông nghiệp hoàn thànhviệc điều chỉnh ruộng đất (vòng 2) và ổn địnhsản xuất cho các hộ nông dân. Sự chuyển đổivề cơ chế trong sản xuất nông nghiệp hộnông dân được xác định là đơn vị kinh tế tựchủ. Việc đó làm cho chủ hộ nông dân chuyểnbiến về nhận thức, từng bước làm thay đổitập quán canh tác, đẩy mạnh việc đưa giống

390

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG

Thôn quê (Tranh Đông Hồ)

Page 9: CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN … · của Ban Thường vụ Thành ủy về Tăng cường công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật

Nguyên là huyện có nhiều trường học cao tầngnhất so với các huyện trong thành phố. Nhàvăn hoá, trụ sở làm việc, bệnh viện huyện, mộtsố trạm xá xã... được nâng cấp và xây mới. Xâydựng cơ bản tập trung vào các công trình thuỷlợi giao thông, văn hoá, giáo dục, trụ sở làmviệc, vùng kinh tế mới Vũ Yên...

Hai năm sau khi ra khỏi tình trạngkhủng hoảng (1993-1995), kinh tế ThuỷNguyên đã có những chuyển dịch theo khuvực đô thị và nông thôn. Năm 1995, khu vựcđô thị chiếm 5% dân số, 2% đất đai, nhưng lạiđóng góp vào tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tếcủa huyện. Khu vực này, công nghiệp, dịch vụchiếm 1% và 12% là nông nghiệp. Khu vựcnông thôn, 24% là công nghiệp - dịch vụ và46% là nông nghiệp. Mặt khác, cơ cấu kinh tếcòn chuyển mạnh theo lãnh thổ (các tiểuvùng) do vị trí địa lý, tiềm năng thế mạnh củamỗi vùng. Huyện Thủy Nguyên đã xây dựngvà hình thành 4 tiểu vùng kinh tế sinh tháitổng hợp:

- Tiểu vùng 1 (tiểu vùng Bắc và Đông -Bắc huyện) diện tích là 6.642 ha, dân số là45.611 người, tập trung công nghiệp sản xuấtvật liệu xây dựng, với một số nhà máy lớnnhư Xi măng Chinfon, Đất đèn Tràng Kênh,Bột nhẹ... Khu công nghiệp hình thành, tậptrung ở xã Minh Đức, sản phẩm mang tínhcả nước như xi măng, đất đèn, bột nhẹ. Tỷtrọng chiếm 23,6% GDP. Nông nghiệp ở tiểuvùng này chủ yếu là cung cấp cho thị trườngtại chỗ.

- Tiểu vùng 2 (tiểu vùng phía Tây củahuyện) phân bố theo trục đường 352 và dọctheo sông Cấm, có diện tích tự nhiên là 490ha, dân số là 48.478 người. Nhìn chung điềukiện giao thông thuận tiện, kinh tế tương đốiphát triển. Tập trung vào các lĩnh vực sảnxuất lương thực, thực phẩm, cây ăn quả vàsản xuất vật liệu xây dựng, nhưng các ngànhcông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triểncòn yếu. Tỷ trọng chiếm 18,2% GDP.

- Tiểu vùng 3 (vùng trung tâm huyện)phân bổ theo hành lang 2 bên trục quốc lộ số10, diện tích là 7.276 ha, dân số là 109.666người, giao thông thuận tiện, kinh tế pháttriển toàn diện, tỷ trọng công nghiệp - dịch vụchiếm đáng kể trong nền kinh tế huyện. Đâylà tiểu vùng có các ngành nghề thủ côngnghiệp - thương mại - dịch vụ phát triển nhấtcủa huyện, đồng thời còn là tiểu vùng trọngđiểm lương thực, thực phẩm; vùng rau chuyêncanh để cung cấp cho thành phố và các khucông nghiệp. Tỷ trọng chiếm 41,1% GDP.

- Tiểu vùng 4 (vùng đồng bằng ven cửasông Cấm, Bạch Đằng) diện tích là 5.863 ha,dân số là 62.518 người. Nông nghiệp ở đâycũng phát triển, nhất là nuôi trồng và đánhbắt thuỷ hải sản. Còn công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp, thương mại - dịch vụ kém pháttriển hơn so với ba tiểu vùng trên. Tỷ trọngchiếm 17,1% GDP.

Phong trào văn hoá - văn nghệ, thôngtin, thể dục thể thao vẫn phát huy truyềnthống là một trong những đơn vị dẫn đầu củathành phố. Hệ thống đài truyền thanh từhuyện đến cơ sở hoạt động tốt. Nhân dân tíchcực hưởng ứng cuộc vận động xây dựng nếpsống văn minh, gia đình, thôn làng văn hoá.Hoạt động lễ hội, văn nghệ quần chúng pháttriển sôi nổi, đáp ứng yêu cầu đời sống tinhthần của nhân dân. Huyện tổ chức nhiều hoạtđộng thể thao: Hội khoẻ Phù Đổng, giải việtdã báo Tiền Phong, giải cầu lông thanh niên,bóng chuyền, bóng đá cho thanh thiếu niên,võ dân tộc, bơi, cắm trại hè. Các môn mũinhọn và truyền thống của huyện vẫn được giữvững và đạt thành tích cao ở các giải củathành phố. Đối với sự nghiệp giáo dục - đàotạo, hằng năm, huyện đều đầu tư ngân sáchvà nhân dân đóng góp tăng cường cơ sở vậtchất cho trường học. Thuỷ Nguyên đã xoá xãtrắng về mầm non, tiếp tục giữ vững chỉ tiêuphổ cập tiểu học, phấn đấu phổ cập trung họccơ sở. Chất lượng dạy và học tiến bộ nhiều.

393

CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1975 - 2014)

cơ bản, 39 ha để khảo sát địa chất. Năm 1993,huyện và thị trấn Minh Đức thực hiện nhanhgiải phóng mặt bằng để bàn giao đất choCông ty liên doanh Xi măng Chinfon - HảiPhòng. Tuy vậy, công tác quản lý và sử dụngđất đai trên địa bàn Thuỷ Nguyên còn nhiềutồn tại: Còn hiện tượng tuỳ tiện trong quản lývà cấp đất; thanh tra, kiểm tra chưa toàndiện; kết luận và xử lý các vụ vi phạm chưadứt điểm, có một số vụ còn kéo dài...

Các ngành kinh tế công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng cơbản, điện... đầu những năm 90 gặp nhiều khókhăn. Tuy nhiên, theo cơ chế mới, sản xuấtcông nghiệp của khối quốc doanh, tập thể vàtư nhân đã có nhiều biến động. Thực hiệnNghị định 388 của Hội đồng Bộ trưởng, nhiềudoanh nghiệp Nhà nước phải giải thể hoặcsáp nhập nên sản xuất bị đình đốn, sản lượngthấp, sản phẩm tồn đọng; vốn quay vòngthiếu, công nhân thất nghiệp. Các đơn vị củaTrung ương đóng trên địa bàn: Nhà máy sửachữa tàu biển Phà Rừng, Nam Triệu... sảnxuất gặp khó khăn. Các công ty, xí nghiệp,hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp của huyện

thiếu vốn, nguyên liệu, thị trường, trong khiđó, thiết bị cũ nát, lạc hậu, trình độ quản lýyếu kém dẫn đến tình trạng hàng trăm côngnhân không có việc làm, sản xuất đình trệ.Huyện đã chỉ đạo hoàn chỉnh mọi thủ tục bàngiao các đơn vị này cho các Sở quản lý. Từnăm 1993, sản xuất công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp tư nhân và cá thể đã từng bướcthích ứng với cơ chế thị trường, có nhữngphát triển mới. Các ngành nghề truyền thống

như mộc, đúc, rèn, sản xuấtvật liệu xây dựng, cơ khí, vậntải... tăng trưởng nhanh.Nhiều xí nghiệp tư nhân đãđầu tư hàng trăm triệu đồngđể mở rộng sản xuất, gia cônghàng xuất khẩu. Toàn huyệncó 4 công ty trách nhiệm hữuhạn, 3 xí nghiệp tư nhân,nhiều hợp tác xã tiểu thủ côngnghiệp và hàng trăm tổ sảnxuất tư nhân, với nhiều ngànhnghề khác nhau. Tuy vậy,trong thời kỳ đầu, sản xuấtcủa các đơn vị, tổ hợp tư nhân

vẫn gặp nhiều khó khăn về vốn, lao động kỹthuật, kinh nghiệm trong quản lý và tiêu thụsản phẩm... Tuy còn khó khăn, song sựchuyển biến tích cực của công nghiệp, tiểuthủ công nghiệp hứa hẹn sức bật mới trongthời kỳ tiếp theo.

Thuỷ Nguyên là huyện có hệ thống giaothông và phương tiện vận tải phát triển kháđa dạng. Vận tải thuỷ được hình thành mạnhở các xã An Lư, Trung Hà, Hoàng Động... Cácphương tiện giao thông thủy bộ đóng góp rấtlớn cho việc phát triển tiểu thủ công nghiệp,ngành nghề phụ. Giao thông nông thôn pháttriển mạnh. Nhiều xã chủ động tạo nguồn vốnđể đầu tư nâng cấp các trục đường liên thôn,liên xã và một số đường trục chính tronghuyện. Hệ thống giao thông nông thôn củaThủy Nguyên phát triển khá mạnh. Thủy

392

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG

Bơm bùn mở rộng mặt bằng

(xã Dương Quan)

Page 10: CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN … · của Ban Thường vụ Thành ủy về Tăng cường công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật

Những năm này, cơ sở hạ tầng nôngthôn được xây dựng với tốc độ nhanh. Vớiphương châm “Nhà nước và nhân dân cùng

làm”, các nguồn vốn của Nhà nước, của huyện,của các tổ chức quốc tế, phi chính phủ, củanhân dân đóng góp với hàng nghìn tỉ đồngđược đầu tư cho chương trình:Điện - Đường - Trường - Trạm.Đến năm 2000, các xã và thịtrấn đều xây dựng trường họccao tầng, nhiều xã có từ 2trường trở lên. Trung tâm Y tếhuyện, phòng khám và trạm xácác xã được xây dựng, sửa chữakhang trang, 100% số xã có bácsĩ, trụ sở nhiều xã được xâymới, các Nhà văn hóa], điểmBưu điện - Văn hóa xã bướcđầu được khôi phục, xây dựngmới. Các trạm biến áp, đườngdây cao thế được xây dựng vàtới tất cả các xã, 100% số xã cóđiện lưới quốc gia và 99, 7% số hộ sử dụngđiện. Đường giao thông liên thôn, liên xã đượccứng hóa, rải nhựa, bê tông; thị trấn huyện lỵMinh Đức, trung tâm các xã... được xây dựngkhang trang, đang dần trở thành trung tâmkinh tế - văn hóa quan trọng.

Thủy Nguyên là một trong nhữnghuyện trong tốp đầu của thành phố về pháttriển văn hóa, thể dục - thể thao, tập trunghướng vào xây dựng và phát triển nền vănhóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, kế thừavà phát huy các giá trị đạo đức, các di sản vănhóa dân tộc đi đôi với tiếp thu những yếu tốvăn hóa hiện đại. Hoạt động văn hóa - vănnghệ phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị củađịa phương và đời sống tinh thần của nhândân. Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây

dựng nếp sống văn hóa, thực hiện tốt Chỉ thị15-CT/TU của Thành ủy về Thực hành tiết

kiệm trong việc cưới, việc tang, bài trừ mê tín

dị đoan, hoạt động lễ hội được triển khai sâu

rộng trong các làng xã, các di tích lịch sử, vănhóa, bảo đảm nền nếp, lành mạnh. Năm2000, toàn huyện có 27 làng văn hóa, 28 nhàvăn hóa. Những nét đẹp trong sinh hoạt vănhóa cổ truyền, thuần phong mỹ tục được phụchồi và có mặt phát triển phù hợp với đạo lý,

tư tưởng nhân văn, gắn bó với cộng đồng, dântộc, góp phần quan trọng trong việc xây dựngnếp sống mới, con người mới.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2(Khóa VIII) và Nghị quyết Thành ủy 4 về Định

hướng chiến lược phát triển giáo dục- đào tạo

và khoa học công nghệ trong thời kỳ công

nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm

2000, huyện Thủy Nguyên tập trung giữ vữngvà nâng cao chất lượng phổ cập tiểu học, hoànthành phổ cập trung học cơ sở; thanh toánchương trình phổ thông trung học cho cán bộchủ chốt cơ sở trong diện quy hoạch; căn bảnxóa mù chữ; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục ởcác cấp học, ngành học, với nhiều loại hìnhquốc lập, dân lập, tư thục. Huyện đã tranh thủcác nguồn vốn, tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sởvật chất, trang thiết bị cho dạy và học; xâydựng trường chuyên ở trung tâm huyện, mở

395

CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1975 - 2014)

Ngành y tế được tăng cường cơ sở vật chất,từng bước đổi mới tổ chức, quản lý, chấnchỉnh công tác khám chữa bệnh. Các chươngtrình y tế quốc gia được thực hiện tốt. ThủyNguyên là đơn vị đầu tiên của thành phố thíđiểm mua Bảo hiểm y tế. Công tác dân số, kếhoạch hoá gia đình còn nhiều hạn chế. Tỷ lệphát triển dân số tự nhiên còn cao.

Đại hội Đảng bộ lần thứ XX đề ra phươnghướng nhiệm vụ: “Năm năm 1996 - 2000 là

những năm cuối cùng của thế kỷ XX, chuẩn bị

hành trang bước vào thế kỷ XXI, Đảng bộ và

nhân dân Thủy Nguyên phát huy truyền thống

đoàn kết, năng động, sáng tạo, quyết tâm phấn

đấu trở thành huyện giàu về kinh tế, vững về

quốc phòng và an ninh, có cuộc sống văn hóa

tinh thần phong phú, góp phần vào sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Những năm cuối của thế kỷ XX, tìnhhình chung có những thuận lợi và sự chỉ đạoquyết liệt của cấp ủy, chính quyền, nỗ lựcphấn đấu của cán bộ, đảng viên, nhân dân,kinh tế - xã hội của Thủy Nguyên đã có bướcphát triển mới. Tốc độ tăng trưởng kinh tếbình quân đạt 8,8%/năm.

Nông nghiệp và thủy sản phát triểntương đối ổn định. Chuyển dịch cơ cấu nôngnghiệp, cải biến cơ cấu kinh tế nông thônđược đẩy mạnh theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa. Tăng trưởng bình quân toànngành trong 5 năm là 5,0%/năm. Tỷ trọngnông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế củahuyện giảm dần. Tỷ trọng công nghiệp - dịchvụ tăng. Tiểu thủ công nghiệp thuộc lĩnh vựcchế biến nông - thủy sản loại vừa và nhỏphát triển đa dạng. Mô hình kinh tế trangtrại xuất hiện và tốc độ đô thị hóa diễn ranhanh ở các thị trấn, quanh khu côngnghiệp. Huyện ủy đã tập trung chỉ đạo đẩymạnh và cơ bản hoàn thành việc chuyển đổimô hình hợp tác xã nông nghiệp theo Luật.Công tác quản lý đất đai được chấn chỉnh,

từng bước đi vào nền nếp. Công tác thủy lợitiếp tục được xác định tầm quan trọng trongsản xuất. Thủy Nguyên là địa phương đứngđầu trong thành phố về hệ thống tưới tiêu.Liên tục 5 năm (1996 - 2000), nông nghiệpđược mùa. Ngành chăn nuôi phát triển khámạnh, từng bước đáp ứng nhu cầu của thịtrường. Đàn lợn tăng bình quân 5%/năm.Nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản pháttriển khá. Trong huyện đã xuất hiện nhiềuhộ, tập đoàn đánh cá xa bờ, đạt hiệu quảkinh tế cao, là điển hình của cả nước.

Thủy Nguyên là huyện đi đầu trongthành phố về phát triển công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp - dịch vụ. Bên cạnh các nhà máy,xí nghiệp của Trung ương, thành phố đóngtrên địa bàn, các cấp, nhân dân mạnh dạn bỏvốn, vay vốn đầu tư phát triển công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, mở mang cáclàng nghề truyền thống; khai thác và quản lýtốt tiềm năng, thế mạnh về sản xuất vật liệuxây dựng, phát triển giao thông vận tải thủybộ, phấn đấu có nhiều sản phẩm có giá trị đểxuất khẩu. Thủy Nguyên hình thành khu côngnghiệp Minh Đức, một trong những khu côngnghiệp trọng điểm phía Bắc thành phố, gồmcác nhà máy lớn: Xi măng Chinfon, Đóng tàuPhà Rừng, Nam Triệu, Đất Đèn… Các làngnghề phát triển mạnh: đúc, khai thác đá, sảnxuất vật liệu xây dựng, vận tải thủy, mộc dândụng... Hầu hết các xã, thị trấn đều hìnhthành những xí nghiệp, hợp tác xã cơ khí vừavà nhỏ. Các cơ sở này sản xuất nhiều mặt hàngđáp ứng yêu cầu tiêu dùng, sản xuất của nhândân và xuất khẩu. Những năm 1996 - 2000,nhịp độ tăng trưởng của công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp trên địa bàn đạt 15,7%/ năm. Lĩnhvực này đã thu hút một lực lượng lao động khálớn, giải quyết được nhiều việc làm, tăng thunhập, tạo điều kiện quan trọng trong việcchuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy tới một bướccông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,nông thôn.

394

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG

Thị trấn Minh Đức đổi mới

Page 11: CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN … · của Ban Thường vụ Thành ủy về Tăng cường công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật

397

CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1975 - 2014)

rộng hoạt động của Trung tâm Giáo dụcthường xuyên, Trung tâm dạy nghề, dạy ngoạingữ, bổ túc văn hóa; tạo điều kiện thuận lợicho mở Trường phổ thông trung học dân lập,đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh.

Ngành Y tế đã chủ động triển khai côngtác y tế dự phòng, chăm lo bảo vệ sức khỏe chongười già, trẻ em, bà mẹ và các gia đình chínhsách. Các chương trình y tế quốc gia, y tếcộng đồng được thực hiện tốt. Tỷ lệ tiêmchủng cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt 99%. Cơ sởvật chất, trang thiết bị phục vụ cho y tế đượctăng cường. Từ năm 1999, các trạm y tế xã,thị trấn được bố trí bác sĩ. Tỷ lệ trẻ em suydinh dưỡng giảm còn 30%. Tỷ lệ phát triểndân số tự nhiên đạt 0,95% (chỉ tiêu đề ra làdưới 1,35%).

Thực hiện các chính sách xã hội là mộtchương trình quan trọng gắn với phát triểnkinh tế - văn hóa. Huyện tranh thủ nhiềunguồn vốn hỗ trợ nông dân phát triển sảnxuất để xóa đói, giảm nghèo. Các hoạt độngđền ơn đáp nghĩa đã trở thành nét đẹp truyềnthống trong đời sống văn hóa và hoạt độngnhân đạo, từ thiện được triển khai tích cực,có tính xã hội hóa cao. Năm 1993, toàn huyệncó tỷ lệ hộ đói, nghèo là 24,6%, đến năm 1998còn 9,9% và năm 2000 còn 6,27%. Số hộ khávà giàu tăng đáng kể.

Thủy Nguyên là một huyện trọng điểmcủa thành phố về công tác quốc phòng - anninh. Các cấp ủy đảng, chính quyền thườngxuyên coi trọng công tác xây dựng và củng cốnền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận anninh nhân dân vững mạnh, nâng cao cảnhgiác, ngăn chặn và đấu tranh làm thất bại âmmưu hoạt động phá hoại của các thế lực thùđịch, bảo vệ an ninh quốc gia. Phong trào quầnchúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, đấu tranhphòng ngừa, trấn áp tội phạm, bảo đảm anninh trật tự, an toàn xã hội được toàn dânhưởng ứng. Những vấn đề phức tạp mới nảy

sinh được giải quyết ngay tại cơ sở. Ban chỉhuy quân sự huyện tham mưu cho các cấp ủyđẩy mạnh việc xây dựng nền quốc phòng vàthế trận quốc phòng nhân dân. Hằng năm,Thủy Nguyên đều hoàn thành chỉ tiêu tuyểnchọn gọi thanh niên nhập ngũ. Chủ động xâydựng và phát triển kế hoạch sẵn sàng đối phóvới mọi tình huống. Thực hiện và hoàn thànhphương án diễn tập A1, A2 (1997-1998), huấnluyện dân quân, tự vệ, bảo vệ công trình và độcao quốc phòng. Công tác hậu cần nhân dân vàhậu cần địa phương được hoàn thành tốt.

Năm 1996 xảy ra 247 vụ, giảm 3,9% sovới năm 1995. Năm 1997 xảy ra 180 vụ, giảm27,13% so với năm 1996. Triển khai Quyết/định 138/QĐCP về Chương trình Quốc giaphòng chống tội phạm (thay thế Chỉ thị 135),năm 1999, Công an huyện đã xác lập triệtphá nhiều ổ nhóm tội phạm, bắt xử lý 131 đốitượng. Qua các đợt thực hiện kế hoạch tấncông truy quét tội phạm (1998 - 1999) đã bắt532 đối tượng các loại, vận động 68 đối tượngphạm tội đang lẩn trốn ra đầu thú; điều tralàm rõ 356 vụ phạm tội hình sự, tỷ lệ điều traphá án đạt 87,90%. Số vụ phạm tội hình sựgiảm 5,16% so với năm 1996 - 1997.

Những năm 1991 - 1994, Thủy Nguyêncó 3.695 người trốn đi nước ngoài hồi hương.Nhiều người trở về không còn nơi ở, việc làm,việc tái hòa nhập cộng đồng khó khăn. Huyệnủy đã chỉ đạo triển khai tổ chức tốt việc tiếpnhận và thực hiện đúng chính sách đối vớingười hồi hương. Công an huyện đã tập trungphân loại, bắt những đối tượng trước đây đãtừng gây án rồi trốn đi, phát hiện những đốitượng tham gia các tổ chức phản động, quảnlý những đối tượng có nghi vấn chính trị…Tháng 5-1997, tổ chức HCR tổ chức tiếp kiến700 người hồi hương và theo danh sách phíaMỹ tiếp kiến 126 hộ với 329 khẩu để tổ chứccho xuất cảnh theo diện ROP, thực chất là ýđồ của Mỹ nhằm gây tâm lý chờ đợi, gây bất

396

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG

ổn trong một bộ phận nhân dân. Nhiều giađình đã bán hết tài sản để chờ xuất cảnh. Donắm chắc, chủ động được tình hình, Công anhuyện đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyềnđịa phương làm tốt công tác tư tưởng, vậnđộng nhân dân, sớm ổn định.

Công tác chống buôn bán, tàng trữ, sửdụng trái phép ma túy ngày càng quyết liệt.Công an huyện đã tham mưu cho Ủy ban nhândân huyện ra Chỉ thị số 09/CT-UB, ngày 4-8-1997, về Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác

phòng chống và kiểm soát ma túy trên địa bàn

huyện Thủy Nguyên và Huyện ủy ra Thông trisố 26-TT/HU, ngày 16-2-1998, về Tăng cường

sự lãnh đạo và chỉ đạo đối với việc phòng chống

và kiểm soát ma túy. Công an huyện cùng vớicác địa phương tập trung lực lượng triệt phá14 vụ, bắt xử lý 20 đối tượng buôn bán, tàngtrữ, vận chuyển, tổ chức sử dụng trái phépchất ma túy, bắt 30 đối tượng đi tập trung cainghiện. Chỉ trong vòng 12 ngày, từ 16 đến 26-2-1998, đợt tổng rà soát đối tượng nghiện hút,tội phạm ma túy trên địa bàn, toàn huyện đãlập được 233 đối tượng nghiện hút, 15 đốitượng phạm tội ma túy (bắt tiếp 5 vụ 8 đốitượng buôn bán, tổ chức sử dụng ma túy),

Đầu những năm 1990, trật tự giaothông diễn biến phức tạp. Lực lượng công anđã đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát, xửlý các vụ vi phạm. Năm 1991 xảy ra 38 vụ, 10người chết, 37 người bị thương. Năm 1995 xảyra 29 vụ, 14 người chết, 31 người bị thương.Thực hiện Nghị định 36/NĐ-CP, 40/NĐ-CPcủa Chính phủ, Công an huyện phối hợp vớicác ngành liên quan tập trung giải quyết dứtđiểm các tụ điểm phức tạp về trật tự an toàngiao thông, trật tự công cộng trên các tuyếnđường 10, 351, 352, góp phần giảm đáng kểtai nạn giao thông đường bộ. Năm 1997, trênđịa bàn huyện xảy ra 17 vụ giảm 37,06% sốvụ, 47,06% số người chết và 35% số người bịthương so với năm 1996.

Ngày 24-10-1998, huyện Thủy Nguyênlong trọng tổ chức lễ Kỷ niệm 50 năm Ngàytruyền thống Thủy Nguyên quật khởi và đónnhận danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũtrang nhân dân. Đến năm 2000, Thủy Nguyêncó 81 mẹ được truy tặng và phong tặng danhhiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Nhiều xã, thịtrấn được phong tặng danh hiệu đơn vị Anhhùng lực lượng vũ trang nhân dân.

III. NHỮNG PHÁT TRIỂN ĐỘT PHÁVỀ KINH TẾ - XÃ HỘI (2001 - 2014)

1. Thời kỳ 2001 - 2005Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI đề

ra phương hướng, nhiệm vụ những năm2001-2005: “Phấn đấu xây dựng huyện phát

triển nhanh, bền vững, đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu

kinh tế, tăng tỷ trọng công nghiệp-tiểu thủ

công nghiệp, dịch vụ, nâng cao đời sống vật

chất, tinh thần của nhân dân, văn hóa - xã

hội phát triển lành mạnh, quốc phòng-an

ninh vững chắc, hệ thống chính trị vững

mạnh”. Đây là sự đánh dấu bước phát triểnmới về tư duy phát triển kinh tế là tiếp tụcxác định nông nghiệp, thuỷ sản và dịch vụlàm mũi nhọn, đồng thời coi trọng hơn pháttriển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, vớimục tiêu phấn đấu đến năm 2005, chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọngsản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụvà công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Huyện Thuỷ Nguyên được thành phốxác định là địa bàn phát triển công nghiệp,với các công trình xây dựng nhà máy ximăng Hải Phòng mới, xi măng Chinfon, cácnhà máy đóng và sửa chữa tàu biển, làhướng chính phát triển đô thị Hải Phòng -đô thị Bắc sông Cấm. Các công trình đường10 mới, cầu Kiền, cầu Bính, cầu Giá, cầu ĐáBạc được Nhà nước đầu tư xây dựng, phá thếThuỷ Nguyên như một hòn đảo, sẽ trở thành

Page 12: CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN … · của Ban Thường vụ Thành ủy về Tăng cường công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật

triển đa dạng, phong phú, đáp ứng yêu cầusản xuất kinh doanh, tiêu dùng, xuất khẩuvà hoạt động của các khu, cụm công nghiệptrên địa bàn. Huyện đầu tư xây dựng khuTrung tâm thương mại Núi Đèo, khu du lịchven sông Giá.

Những năm 2001- 2005, huyện ThủyNguyên tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạtầng nông thôn. Thực hiện tốt công tác đềnbù, giải phóng mặt bằng triển khai các dự ángiao thông, sản xuất công nghiệp trên địabàn. Với mục tiêu kết nối đồng bộ hệ thốnggiao thông, huyện đã tập trung đầu tư nângcấp đường giao thông nông thôn, nhất là cácxã miền núi, vùng kinh tế mới. Các biện phápquản lý các phương tiện giao thông, nhất làxe công nông, giải tỏa hành lang giao thôngđược tăng cường. Thực hiện phương châmNhà nước và nhân dân cùng làm, hệ thốngĐiện - Đường - Trường - Trạm được đầu tưxây dựng đồng bộ.

Huyện phối hợp với các ngành thànhphố thực hiện quy hoạch chung xây dựngThuỷ Nguyên đến năm 2020: Xây dựng quyhoạch chi tiết thị trấn Núi Đèo và thị trấnMinh Đức, các thị tứ và một số vùng kinh tế.Quy hoạch xây dựng khu du lịch sinh tháiTân Quang Minh, hồ sông Giá… Tốc độ đô thịhóa ở các thị trấn Núi Đèo, Minh Đức, khuvực quốc lộ 10 đi qua và một số thị tứ MỹĐồng, Quảng Thanh, Lập Lễ, Tân Dương khánhanh, tạo ra diện mạo mới của huyện. Năm2005, huyện đã thông qua lần 1 hội thảo điềuchỉnh rà soát quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội của huyện đến năm 2020; thông quaquy hoạch chi tiết các thị tứ Ngũ Lão, QuảngThanh, Lưu Kiếm; du lịch Hồ Sông Giá; lậpquy hoạch khu nhà ở tái định cư Ngũ Lão;quy hoạch nghĩa trang nhân dân ở TânDương, Hoà Bình, Thuỷ Sơn; quy hoạch hạtầng làng nghề. Hoàn thành quy hoạch thịtrấn Minh Đức, khu công nghiệp Nam Cầu

399

CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1975 - 2014)

đầu mối giao thông quan trọng phía Bắcthành phố. Ngày 25-10-2004, Ban Thườngvụ Thành uỷ ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TU về Xây dựng và phát triển huyện

Thuỷ Nguyên đến năm 2010, định hướng

đến năm 2020. Nghị quyết đã xác định rõ vịtrí, tiềm năng của huyện Thuỷ Nguyên vàđịnh hướng phát triển Thuỷ Nguyên đếnnăm 2020 là: “Xây dựng huyện Thuỷ Nguyên

trở thành một vùng kinh tế động lực, đi đầu

trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại

hóa nông nghiệp, nông thôn, là một hướng

phát triển đô thị rất quan trọng của Hải

Phòng; có công nghiệp, dịch vụ, thuỷ sản và

hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phát

triển, là một trong những trung tâm công

nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển, khai

thác, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện,

trung tâm văn hóa, thể thao, du lịch sinh

thái quan trọng của thành phố; có hệ thống

chính trị, quốc phòng- an ninh vững mạnh;

đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

không ngừng được nâng cao”(1).

Trong 5 năm 2001-2005, việc thực hiệnNghị quyết Đại hội XXI và Nghị quyết số 19-NQ/TU, phát triển kinh tế đã đạt kết quả khácao: Những năm 2001 - 2003, tốc độ tăngtrưởng kinh tế đạt 14%/năm. Đến năm 2005,tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 15,9%/năm(vượt gần gấp đôi chỉ tiêu Đại hội XXI:8,5%/năm). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúnghướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là côngnghiệp, xây dựng - nông nghiệp, dịch vụ.Trong đó, tỷ trọng giá trị sản xuất nôngnghiệp giảm từ 56,1% năm 2000 xuống còn37,9% năm 2005; giá trị sản xuất côngnghiệp, xây dựng tăng từ 19,8% năm 2000 lên35,5% năm 2005; dịch vụ tăng từ 24,1% năm

2000 lên 26,5% năm 2005. Năm 2005, tổnggiá trị sản xuất các ngành đạt 1.102,4 tỷđồng, đạt 107,1% kế hoạch thành phố, bằng102,2% kế hoạch huyện, tăng 16,1% so vớicùng kỳ. Trong đó: ngành nông nghiệp - thuỷsản tăng 7,3% (trong đó, nông nghiệp tăng4,4%, thuỷ sản tăng 16,9%); ngành côngnghiệp xây dựng tăng 24,1%; ngành dịch vụtăng 19,9%. Tỷ trọng giá trị sản xuất cácngành: nông nghiệp - thuỷ sản 37,8%; côngnghiệp - xây dựng 35,8%; dịch vụ 26,4%.Nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh và nhântố mới được hình thành, tạo cơ sở cho pháttriển trong những năm tiếp theo.

Sản xuất nông nghiệp chuyển mạnhhơn sang sản xuất hàng hóa; chuyển dịch cơcấu cây trồng, con vật nuôi, đẩy mạnh thâmcanh, tăng vụ, ứng dụng tiến bộ khoa học,nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.Giá trị sản xuất tăng bình quân 7,2%/ năm.Chăn nuôi phát triển theo phương thức côngnghiệp, hình thành các trang trại, gia trại.Lĩnh vực thủy sản có bước phát triển khánhanh, trên cả 4 mặt: khai thác, nuôi trồng,chế biến và dịch vụ, nhất là từ khi triển khaiNghị quyết chuyên đề của Huyện uỷ về pháttriển kinh tế thuỷ sản. Sản xuất công nghiệpvà tiểu thủ công nghiệp phát triển khá. Cácngành khai thác vật liệu xây dựng, đúc kimloại và mộc dân dụng, đóng mới và sửa chữaphương tiện vận tải, chế biến lương thực, thựcphẩm, các làng nghề truyền thống phát triểnmạnh, tạo ra sản phẩm mới, chiếm lĩnh thịtrường nội địa và xuất khẩu; giải quyết việclàm cho từ 7.500 đến 9.000 lao động/năm. Cácmô hình làng nghề đúc Mỹ Đồng, vận tải AnLư, đánh cá Lập Lễ trở thành điểm sáng, gópphần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế trênđịa bàn huyện. Trong 5 năm 2001 - 2005, sảnxuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăngtrưởng 24%/năm. Hoạt động dịch vụ - thươngmại, vận tải, dịch vụ hậu cần nghề cá phát

398

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG

Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày Thủy Nguyên quật khởi (25/10/1948 - 25/10/2003)

(1) Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 25-10-2004 củaBan Thường vụ Thành uỷ; lưu trữ tại Văn phòngThành uỷ.

Page 13: CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN … · của Ban Thường vụ Thành ủy về Tăng cường công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật

là tội phạm về ma túy, đã có những chuyểnbiến tích cực. Tổ chức đảng, chính quyền vàcả hệ thống chính trị, góp phần ổn định, bảođảm cho phát triển kinh tế - xã hội.

Công tác quân sự địa phương được triểnkhai thực hiện có hiệu quả. Chỉ tiêu tuyểnquân hằng năm đều hoàn thành. Chươngtrình giáo dục kiến thức quốc phòng đượctriển khai nghiêm túc. Công tác huấn luyệndân quân tự vệ đảm bảo kế hoạch và chấtlượng. Từ năm 2000, lực lượng vũ trang ThủyNguyên đều tổ chức các cuộc diễn tập phòngchống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn. Mỗi cuộchuy động lực lượng hàng trăm cán bộ, chiếnsĩ lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ, hàngchục phương tiện tàu thuyền, xe vận tải vànhiều phương tiện, trang thiết bị khác.

Công tác xây dựng Đảng, chính quyền,mặt trận và các đoàn thể quần chúng đạt hiệuquả rõ nét. Tổ chức đảng, bộ máy chính quyềncác cấp được kiện toàn, nâng cao năng lựclãnh đạo, chỉ đạo. Công tác quản lý điều hànhcủa chính quyền có chuyển biến tích cực, tổchức triển khai thực hiện có kết quả nhiềuchương trình, đề án phát triển kinh tế- xãhội. Quan tâm thực hiện cải cách thủ tụchành chính gắn với thực hiện Qui chế dân chủở cơ sở. Sau đợt tổng kết Nghị quyết Trungương 8b (khóa VIII) về đổi mới công tác vậnđộng quần chúng, hoạt động của Mặt trận Tổquốc và các đoàn thể nhân dân có nhiều đổimới về nội dung và phương thức hoạt động,hướng về cơ sở, sát thực tế, có các chươngtrình mục tiêu, địa chỉ vận động cụ thể.

2. Thời kỳ 2005 - 2010Tháng 10 năm 2005, Đại hội Đảng bộ

huyện lần thứ XXII, với chủ đề “Phát huy

truyền thống cách mạng Thuỷ Nguyên quật

khởi, anh hùng, nâng cao năng lực lãnh đạo và

sức chiến đấu của Đảng bộ, tiếp tục đổi mới,

đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

hóa, xây dựng và phát triển huyện nhanh, bền

vững”, xác định các quan điểm, mục tiêu pháttriển huyện đến năm 2010: “Phát huy mạnh

mẽ tiềm năng, lợi thế hiện có để phát triển

huyện nhanh, bền vững, thực sự là một vùng

kinh tế động lực của thành phố. Tạo điều kiện

để thành phố mở rộng khu công nghiệp phía

Bắc, triển khai xây dựng khu đô thị mới Bắc

sông Cấm; đồng thời huyện tiến hành xây

dựng: các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ,

cụm công nghiệp làng nghề, một số thị trấn,

thị tứ. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông nghiệp, nông thôn theo hướng công

nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tăng cường đầu tư

xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng nông

thôn, nhất là khu vực các xã miền núi, vùng

sâu, vùng xa để từng bước nâng độ đồng đều

chung trên địa bàn huyện”.

Sau 5 năm nỗ lực phấn đấu, huyệnThủy Nguyên đã có những phát triển đột phátrên tất cả các lĩnh vực, theo tinh thần Nghịquyết số 19 của Ban Thường vụ Thành ủy. Vềphát triển kinh tế, huyện đã thực hiện đẩymạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo địnhhướng công nghiệp, xây dựng - dịch vụ vànông nghiệp; tập trung cao công tác đền bù,giải phóng mặt bằng, phục vụ việc triển khaicác dự án sản xuất công nghiệp lớn trên địabàn; chú trọng các giải pháp thu hút cácnguồn lực đầu tư phát triển; ban hành cơ chếkhuyến khích hỗ trợ về đất đai, giống, vốn,tạo điều kiện cho các mô hình kinh tế trangtrại, gia trại phát triển, tiếp tục đẩy mạnhsản xuất nông nghiệp hàng hóa; tập trungphát triển kinh tế tư nhân và hộ gia đình.

Những năm 2006 - 2010, kinh tế củaThủy Nguyên có những chuyển biến tích cực,phát huy tốt hơn các nguồn lực và lợi thế, đẩynhanh tốc độ tăng trưởng. Cơ cấu kinh tếchuyển dịch đúng hướng. Tốc độ tăng trưởngkinh tế bình quân đạt 16,7%/ năm. Tỷ trọngcác ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 45,6%,dịch vụ chiếm 31,6%, nông nghiệp, thủy sản

401

CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1975 - 2014)

Kiền. Tổ chức lấy ý kiến tham gia vào quyhoạch cụm công nghiệp ven Quốc lộ 10. Cáccông trình dự án trọng điểm: Khu tưởng niệmTrạng nguyên Lê Ích Mộc, đường đập MinhĐức, hệ thống thoát nước cuối nguồn thị trấnNùi Đèo; cơ sở hạ tầng dự án làng nghề đúcMỹ Đồng giai đoạn I, khu dân cư Đồng Cau;bến Cá Mắt Rồng, đường bao phía Bắc thịtrấn Núi Đèo, nạo vét kênh Hòn Ngọc, Trungtâm Văn hoá huyện; động thổ xây dựng nhàmáy Nhiệt điện Hải Phòng; đường giao thôngnông thôn, xã, liên xã…

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5(khóa VIII) về Xây dựng và phát triển nền văn

hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân

tộc, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng

đời sống văn hóa”, xây dựng Làng văn hóa…phát triển sôi nổi. Công tác bảo tồn, phát huygiá trị của các di tích lịch sử, di tích văn hóađược thực hiện tốt. Công tác thông tin cổ động,các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thểthao quần chúng được duy trì và phát triển.Hệ thống phát thanh - truyền hình phát triểnnhanh cả về số lượng và chất lượng.

Thủy Nguyên là một trong những địaphương thực hiện tốt chính sách xã hội.Chương trình xóa đói giảm nghèo đã trởthành phong trào sâu rộng trong nhân dân.Hằng năm giải quyết việc làm cho từ 7.500đến 9.000 lao động từ các chương trình vayvốn, tạo việc làm mới tại các doanh nghiệp.Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14% xuống còn 3,5%.Chương trình xóa nhà tranh, vách đất cho cáchộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đạtkết quả tốt, xóa 100% hộ nhà tranh tre. Côngtác chăm sóc người có công, gia đình liệt sỹ,thương binh được quan tâm thường xuyên.

Lĩnh vực giáo dục - đào tạo của huyện cónhững chuyển biến tiến bộ theo hướng “Chuẩn

hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa”. Cơsở vật chất các trường học được tăng cườngđáng kể. Toàn huyện có 33 trường đạt chuẩn

quốc gia. Kết quả phổ cập giáo dục tiểu họcđược duy trì, đẩy mạnh phổ cập trung học cơsở. Đội ngũ giáo viên cơ bản đạt chuẩn. Chấtlượng dạy và học được nâng lên. Hệ thốngTrung tâm dạy nghề, Giáo dục thường xuyênhuyện được đầu tư, bước đầu đáp ứng yêu cầuđào tạo nguồn nhân lực. Hằng năm, số họcsinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng đạt tỷlệ cao, luôn đứng ở tốp đầu thành phố.

Triển khai nghị quyết chuyên đề củaHuyện ủy về chăm sóc sức khỏe nhân dân, lĩnhvực y tế, công tác dân số, kế hoạch hóa gia đìnhđược đẩy mạnh. Mạng lưới y tế cơ sở được củngcố, kiện toàn. 100% trạm y tế xã có từ 1 đến 2bác sỹ, 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.Công tác vệ sinh phòng bệnh, các chương trìnhy tế quốc gia, dân số, gia đình và trẻ em đượctriển khai đồng bộ, có hiệu quả. Đội ngũ y bácsỹ được đào tạo nâng cao về chuyên môn,nghiệp vụ. Chất lượng khám, chữa bệnh cóchuyển biến tiến bộ. Năm 2005, số người sinhcon thứ ba trở lên giảm nhiều, trên 20% dânsố trong huyện mua bảo hiểm y tế.

Do những đặc điểm về vị trí địa lý, giaothông, kinh tế nên Thủy Nguyên luôn tiềm ẩndiễn biến phức tạp của tình hình an ninh trậttự. Hoạt động của bọn tội phạm hình sự, có sửdụng cả vũ khí nóng, câu kết thành băng ổnhóm hoạt động, tội phạm có yếu tố nướcngoài, loại tội phạm mới về kinh tế, tội phạmma túy, tệ nạn xã hội, buôn lậu, trốn thuế…Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổquốc, trật tự an toàn xã hội phát triển sâurộng trong các địa bàn dân cư, làng xóm, gópphần tích cực vào việc phát hiện, ngăn chặn,xử lý kịp thời những hành vi vi phạm phápluật ở cơ sở. Chú trọng công tác xây dựng địabàn an toàn, chủ động xử lý, giải quyết tốtnhững vấn đề phát sinh, nhạy cảm về an ninhchính trị, an ninh văn hóa, đối ngoại. Côngtác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toànxã hội, phòng chống các loại tội phạm, nhất

400

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG

Page 14: CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN … · của Ban Thường vụ Thành ủy về Tăng cường công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật

Trong 5 năm, tổng đầu tư xã hội trênđịa bàn huyện đạt 26.971 tỷ đồng, trong đóđầu tư do huyện quản lý đạt 3.000 tỷ đồng.Thu ngân sách hằng năm vượt 15,7%, tạothêm nguồn lực đầu tư cho công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Công tác quản lý, khai thác, sử dụng tàinguyên và bảo vệ môi trường vốn là khâu yếucủa những năm trước được tập trung chỉ đạobằng các giải pháp đồng bộ. Huyện uỷ đã banhành Nghị quyết số 09-NQ/HU ngày 14-10-2009 về tăng cường sự lãnh đạo trong công tác

quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng

sản trên địa bàn, bước đầu triển khai đạt kếtquả tốt. Các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấtđược xây dựng và thực hiện đảm bảo yêu cầuvề quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triểnkinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh. Công tácquản lý sử dụng đất đai có tiến bộ, tình trạnglấn chiếm và sử dụng đất sai mục đích giảm.Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, nhấtlà các dự án trọng điểm đạt kết quả tốt. Quanđiểm phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môitrường được quan tâm thực hiện, đạt kết quảbước đầu. Tình trạng ô nhiễm môi trường đất,khói bụi do sản xuất công nghiệp, làng nghề,nước thải, rác thải được cải thiện đáng kể.

Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục cónhững chuyển biến rõ nét. Môi trường vănhóa phát triển lành mạnh. Các giá trị văn hóatruyền thống tốt đẹp của dân tộc, lòng nhânái, nghĩa tình, giúp đỡ người nghèo, tính năngđộng, sáng tạo được phát huy. Cuộc vận động“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn

hóa” tiếp tục phát triển sâu rộng. Phong tràoxây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa pháttriển, đạt kết quả tích cực. Hoạt động thểdục- thể thao phát triển theo hướng xã hộihóa. Phong trào thể dục thể thao quần chúngđược duy trì, phát triển. Cơ sở vật chất phụcvụ luyện tập và thi đấu thể dục thể thao đượctăng cường.

Giáo dục - đào tạo, khoa học và côngnghệ có nhiều tiến bộ. Quy mô đào tạo ở cáccấp học tăng hằng năm. Chất lượng giáo dụcđược giữ vững, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào cáctrường cao đẳng, đại học tăng đều qua từngnăm. Giáo dục thường xuyên, dạy nghề cóbước phát triển mới. Huyện cơ bản hoànthành chương trình phổ cập giáo dục bậctrung học phổ thông và nghề. Kết quả xã hộihóa giáo dục rõ nét. Toàn huyện có 47 trườnghọc đạt chuẩn quốc gia, 37/37 xã, thị trấn đãthành lập và mở rộng hoạt động của các trungtâm học tập cộng đồng, Hội khuyến học gópphần tích cực hình thành xã hội học tập.

Hệ thống y tế cơ sở tiếp tục được đầu tư,nâng cấp, củng cố và phát triển, thực hiện tốtchức năng chăm sóc sức khoẻ ban đầu chonhân dân. Các chương trình mục tiêu quốcgia về y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình,bảo vệ, chăm sóc trẻ em tiếp tục thực hiện cóhiệu quả trên diện rộng. Cơ sở vật chất ngànhy tế, các thiết bị y tế hiện đại được đầu tư theohướng xã hội hóa đạt kết quả bước đầu, phụcvụ tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của nhândân. Công tác dân số, gia đình, trẻ em đạt kếtquả khá tốt, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảmcòn 1,02%, tỷ lệ người sinh con thứ ba giảmcòn dưới 8,2%. Chương trình nước sạch và vệsinh môi trường được triển khai thực hiện đạtkết quả tốt, đã xây dựng 55 hệ thống cấp nướctập trung, đảm bảo 91% số hộ dân được sửdụng nước hợp vệ sinh.

Lĩnh vực an sinh xã hội được toàn dântham gia. Các phong trào đền ơn, đáp nghĩa,xây nhà tình nghĩa, nhà tình thương pháttriển sâu rộng. Chính sách đối với người cócông được triển khai thực hiện nghiêm túc,hiệu quả. Giải quyết việc làm cho người laođộng bình quân đạt 11.888 lượt người/năm.Thông qua chương trình xóa đói, giảm nghèo,xóa nhà tạm, đã phát huy cao nguồn lực củacộng đồng, hỗ trợ 856 hộ thoát nghèo và xóa980 nhà tranh, nhà tạm.

403

CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1975 - 2014)

402

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG

giảm còn 22,8%. Thu nhập bình quân đầungười đạt 26,6 triệu đồng một năm. Cụ thể:

- Sản xuất công nghiệp - xây dựng, tiểuthủ công nghiệp tăng trưởng bình quân22,2%/năm. Trên địa bàn huyện, một số dự án,công trình sản xuất công nghiệp lớn của Trungương, thành phố đã hoàn thành và đi vào hoạtđộng như: Nhà máy Xi măng Hải Phòng, dâychuyền 2 Nhà máy Xi măng Chinfon, Nhiệtđiện Hải Phòng 1, Nhà máy Thép Sông Đà, mởrộng sản xuất của Tổng công ty Đóng tàu PhàRừng, Công ty Công nghiệp tàu thủy NamTriệu... Công nghiệp địa phương đạt nhiều kếtquả quan trọng. Các làng nghề truyền thốngđúc kim loại Mỹ Đồng, làng cau Cao Nhân,làng mây tre đan Chính Mỹ, vận tải thuỷ AnLư, làng đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản xãLập Lễ… tiếp tục được đầu tư phát triển.

- Kinh tế dịch vụ phát triển nhanh, đadạng, đạt mức tăng trưởng bình quân22,3%/năm. Huyện tập trung đầu tư xây dựng,nâng cấp một số chợ trên địa bàn; thu hút đầutư, cơ bản hoàn thành dự án Resort sông Giá.Dịch vụ vận tải thuỷ, bộ tiếp tục phát triển vớinhiều thành phần kinh tế tham gia. Các hoạtđộng dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,bưu chính viễn thông, nhà hàng, khách sạnphát triển khá, đáp ứng yêu cầu phục vụ sảnxuất và tiêu dùng trên địa bàn.

- Nông nghiệp phát triển ổn định theohướng sản xuất hàng hóa. Huyện tập trung chỉđạo ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa các giốngmới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.Trong năm 5, diện tích đất nông nghiệp giảmmạnh, song năng suất lúa tăng cao, bình quânđạt 104,1 tạ/ha/năm. Chăn nuôi phát triểntheo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quymô lớn, hiệu quả kinh tế cao. Đến năm 2010,toàn huyện đã có 134 gia trại, trang trại, sảnlượng thịt hơi bình quân đạt 21.083 tấn/năm.Kinh tế thủy sản phát triển ổn định, chuyểnnhanh sang thâm canh, nuôi bán công nghiệp

và nuôi công nghiệp, đa dạng hóa đối tượngnuôi. Các phương tiện tầu thuyền được đầu tưcải hoán, đóng tầu thuyền công suất lớn, trangbị thiết bị thăm dò cá hiện đại. Sản lượng đánhbắt tăng đều qua các năm, bình quân đạt22.138 tấn/năm. Dự án bến cá Mắt Rồng đượcđưa vào sử dụng. Huyện đã tranh thủ nguồnvốn của Trung ương, thành phố thực hiện hoànthành dự án nạo vét kênh Hòn Ngọc dài 28km, để tưới tiêu cho 15 xã phía Tây, với tổngkinh phí 130 tỷ đồng. Giá trị sản xuất nôngnghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 4,9%/năm.

Triển khai thực hiện các mục tiêu,nhiệm vụ phát triển đô thị và đầu tư kết cấuhạ tầng nông thôn, huyện đã tập trung caocông tác quy hoạch và thu hút các nguồn lựccho đầu tư phát triển. Huyện đã hoàn thànhviệc rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thểphát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020; tiếnhành xây dựng quy hoạch sử dụng đất11.853,64 ha, trong đó quy hoạch xây dựng đôthị là 6.072,15 ha; quy hoạch khu công nghiệp,dịch vụ, du lịch là 5.696,19 ha; phối hợp vớicác sở, ngành trình thành phố phê duyệt quyhoạch thị trấn Minh Đức, các thị tứ Lưu Kiếm,Quảng Thanh, Ngũ Lão; cụm công nghiệpKênh Giang - Đông Sơn - Hòa Bình; cụm côngnghiệp Gia Minh; khu công nghiệp tổng hợpNam cầu Kiền; khu đô thị Bắc sông Cấm; khuđô thị và công nghiệp Bến Rừng; khu đô thị,công nghiệp VSIP - Hải Phòng; khu du lịchdịch vụ tổng hợp sông Giá. Hoàn thành mộtsố quy hoạch dịch vụ thương mại chợ ThuỷĐường giai đoạn I, khu dịch vụ thương mạitổng hợp xã Đông Sơn, Kiền Bái, nâng cấp mởrộng giai đoạn II Trung tâm thương mại.

Huyện đã tranh thủ được nhiều nguồnvốn để đầu tư, nâng cấp và cải tạo nhiềutuyến đường giao thông: Tuyến liên tỉnh ThuỷNguyên đi Kinh Môn (Hải Dương); Ngũ Lãođi cảng cá Mắt Rồng; đường 351, 359, 352;đường Lưu Kiếm - Minh Tân, Minh Đức vànhiều tuyến liên thôn, xã.

Page 15: CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN … · của Ban Thường vụ Thành ủy về Tăng cường công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật

Tổ quốc triển khai thựchiện Qui chế dân chủ cơsở, hoạt động giám sátcộng đồng…

Uỷ ban nhân dânhuyện được kiện toàntheo Nghị định14/2008/NĐ-CP củaChính phủ. Cải cáchhành chính được triểnkhai đồng bộ về cải cáchthể chế, thủ tục hànhchính, hiện đại hóa nềnhành chính, nâng caonăng lực công chức, cảicách tài chính công.Thực hiện Đề án 30 củaChính phủ, Uỷ bannhân dân huyện tiếnhành rà soát và đề xuất cắt bỏ những thủ tụckhông cần thiết nhằm đơn giản hóa các thủ tụchành chính. Từ huyện đến các xã, thị trấntriển khai thực hiện bộ phận “một cửa” và “một

cửa liên thông hiện đại” theo hướng độc lập,chuyên trách; xây dựng và triển khai việc ápdụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng TCVN ISO9001:2000 trong hoạt động quản lý nhà nước.

3. Thời kỳ 2010 - 2015Tháng 6 năm 2010, Đại hội Đảng bộ

huyện Thủy Nguyên lần thứ XXIII đề ra mụctiêu, phương hướng, nhiệm vụ của nhiệm kỳ2010-2015: Tiếp tục xây dựng và phát triển

huyện nhanh, bền vững, phù hợp Nghị quyết

số 19-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy,

đồng thời phát triển kinh tế - xã hội của huyện

phải gắn với phát triển vùng kinh tế động lực

của thành phố. Đẩy mạnh phát triển văn hoá-

xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, đi đôi với tăng

cường tiềm lực quốc phòng- an ninh, giữ vững

ổn định chính trị. Xây dựng Đảng và hệ thống

chính trị trong sạch vững mạnh.

Nhiệm vụ và giải pháp phát triển trênmột số lĩnh vực chủ yếu: Tập trung tháo gỡ khókhăn, huy động và sử dụng có hiệu quả cácnguồn lực để ổn định sản xuất kinh doanh,phát triển kinh tế. Tập trung phát triển nôngnghiệp - thủy sản và xây dựng nông thôn mới.Xây dựng, điều chỉnh quy hoạch kinh tế - xãhội, phát triển đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầngkỹ thuật, quản lý sử dụng đất đai, tài nguyênvà môi trường… Các khâu đột phá: Huy độngcác nguồn lực để phát triển các hạ tầng kỹthuật, hạ tầng kinh tế - xã hội. Phát triểnnguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầusự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trênđịa bàn. Nâng cao chất lượng quy hoạch vàquản lý quy hoạch; nâng cao năng lực quản lýnhà nước về tài nguyên khoáng sản, đất đai,môi trường, đồng thời khai thác, sử dụng cóhiệu quả các nguồn tài nguyên. Giữ vững anninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tạo môitrường thuận lợi cho đầu tư phát triển. Đẩymạnh sản xuất công nghiệp - xây dựng;thương mại - dịch vụ và du lịch.

405

CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1975 - 2014)

Các cấp ủy chỉ đạo thực hiện nền nếpcông tác giáo dục quốc phòng toàn dân vàchính sách hậu phương quân đội. Quán triệt,triển khai thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW,ngày 22-9-2008, của Bộ Chính trị về tiếp tụcxây dựng các tỉnh, thành phố thành khu vựcphòng thủ vững chắc trong tình hình mới vàNghị định 152/2007/NĐ-CP, ngày 10-10-2007,của Chính phủ về xây dựng khu vực phòngthủ. Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ

an ninh quốc gia, Nghị quyết số 09-NQ/CP củaChính phủ về Chương trình quốc gia phòng

chống tội phạm, Chương trình phòng chống

ma tuý trong giai đoạn 2006 - 2010; Nghị

quyết số 13-NQ/CP của Chính phủ về Bảo

đảm trật tự an toàn giao thông. Phong tràotoàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, công tác xâydựng cơ sở vững mạnh, đấu tranh với âm mưuDiễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thếlực thù địch được đẩy mạnh.

Những năm 2006 - 2010, công tác xâydựng Đảng tiếp tục được xác định là nhiệm vụthen chốt. Cuộc vận động “Học tập và làm

theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đi vào

chiều sâu, chú trọng việc “làm theo” tấmgương đạo đức của Bác. Trong 3 năm (2008 -2010), 83 tập thể và cá nhân được biểu dương,khen thưởng cấp huyện. Cuộc vận động đã đạtđược những kết quả bước đầu có ý nghĩa quantrọng, tạo được chuyển biến tiến bộ về đạo đức,lối sống của cán bộ, đảng viên và nhân dântheo chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh, gópphần quan trọng vào thực hiện thắng lợi cácnhiệm vụ kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng bộhuyện trong sạch, vững mạnh. Công tác dânvận đã góp phần làm tốt công tác tuyêntruyền, vận động nhân dân, giải quyết kịpthời nhiều vướng mắc, tồn tại, bức xúc trongnội bộ nhân dân, nhất là công tác đền bù, giảiphóng mặt bằng. Tổ chức tốt việc triển khaivà sơ kết, tổng kết thực hiện các chỉ thị, nghịquyết của Đảng về công tác dân vận. Mặt trậnTổ quốc các cấp phát huy vai trò qui tụ, tậphợp đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân;phát huy hiệu quả Cuộc vận động Toàn dân

đoàn kết, xây dựng đời sống văn hoá ở khu

dân cư; các hoạt động từ thiện xã hội, xâydựng quỹ “Vì người nghèo”, quỹ “Đền ơn đáp

nghĩa”, “Tặng áo ấm người nghèo”.

Từ tháng 5-2009, HảiPhòng là một trong 10 tỉnh,thành phố trực thuộc Trungương thực hiện thí điểmkhông tổ chức Hội đồngnhân dân quận, huyện,phường. Huyện tiến hànhtổng kết hoạt động của Hộiđồng nhân dân nhiệm kỳ2004 - 2009. Khi cấp huyệnkhông còn tổ chức và hoạtđộng giám sát của Hội đồngnhân dân thì những nhiệmvụ này là trách nhiệm củacấp ủy đảng, Mặt trận Tổquốc. Vai trò lãnh đạo củacác cấp ủy đảng và Mặt trận

404

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG

Công an huyện Thủy Nguyên biểu dương lực lượng

trong Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Thủy Nguyên quật khởi

(25/10/1948 - 25/10/2008)

Lễ trao tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước

“Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”

Page 16: CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN … · của Ban Thường vụ Thành ủy về Tăng cường công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật

và nâng cao chất lượng kinh tế dịch vụ; banhành cơ chế khuyến khích hỗ trợ về đất đai,giống, vốn, tạo điều kiện cho các mô hình kinhtế trang trại, gia trại phát triển, tiếp tục đẩymạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Tậptrung phát triển kinh tế tư nhân và kinh tế giađình. Với những chủ trương, biện pháp phùhợp, kinh tế của huyện có những chuyển biếntích cực, phát huy tốt hơn các nguồn lực và lợithế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Nhiều môhình sản xuất, kinh doanh và nhân tố mớiđược hình thành, tạo cơ sở cho những pháttriển của nền kinh tế địa phương. Tốc độ tăngtrưởng kinh tế bình quân đạt 14%/năm; năm2012, tỷ trọng các ngành: công nghiệp, xâydựng chiếm 45,6%, dịch vụ chiếm 31,6%, nôngnghiệp, thủy sản 22,8%. Thu nhập bình quânđầu người đạt 26,6 triệu đồng/năm.

Thực hiện đẩy nhanh quá trình côngnghiệp hóa, cả hệ thống chính trị tập trunglàm tốt công tác giải phóng mặt bằng để phụcvụ các dự án đầu tư đúng tiến độ. Do vậy, sảnxuất công nghiệp - xây dựng, tiểu thủ côngnghiệp ngày càng được mở rộng qui mô vànguồn lực sản xuất, tăng trưởng bình quân22,2%/năm. Hoạt động dịch vụ - thương mại,vận tải, dịch vụ hậu cần nghề cá bước đầuphát triển đa dạng, phong phú, đáp ứng yêucầu sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, xuấtkhẩu và hoạt động của các khu, cụm côngnghiệp trên địa bàn. Nông nghiệp chuyểnmạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, từ trồnglúa là chính chuyển sang nuôi trồng thủy sảnvà chăn nuôi với qui mô lớn. Diện tích đấtnông nghiệp giảm mạnh, nhưng tổng sảnlượng vẫn tăng. Năng suất lúa bình quân đạt104,1 tạ/ha/năm. Các mô hình sản xuất theophương thức công nghiệp, hình thành cáctrang trại, gia trại phát triển mạnh. Lĩnh vựcthủy sản có bước phát triển khá nhanh. Cáctrọng điểm dịch vụ hậu cần nghề cá được đầutư xây dựng. Diện tích nuôi trồng và sảnlượng thuỷ sản hằng năm tăng khá.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây

dựng đời sống văn hóa”, xây dựng Làng văn

hóa, Khu dân cư văn hóa được toàn dânhưởng ứng. Công tác thông tin cổ động, cácphong trào văn hóa, văn nghệ phát triển.Quản lý nhà nước đối với các hoạt động thôngtin tuyên truyền, lễ hội, dịch vụ văn hóa trênđịa bàn được tăng cường. Lĩnh vực giáo dụccó nhiều tiến bộ. Cơ sở vật chất các trườnghọc được tăng cường. Chất lượng dạy và họcđược nâng lên. Năm 2014, Huyện ủy chỉ đạothực hiện thành công đề tài nghiên cứu khoahọc cấp thành phố: “Nghiên cứu luận cứ khoa

học phục vụ tổ chức lễ hội kỷ niệm chiến

thắng Bạch Đằng năm 1288 trên địa bàn

huyện Thuỷ Nguyên”. Công tác chăm sóc sứckhoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ, mạng lưới ytế cơ sở tiếp tục được đầu tư, nâng cấp. Cácchương trình mục tiêu quốc gia về y tế, dânsố-kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ, chăm sóctrẻ em tiếp tục được thực hiện có hiệu quảtrên diện rộng. Chương trình nước sạch và vệsinh môi trường tiếp tục được thực hiện đạtkết quả tốt.

Tăng cường công tác quân sự địaphương, củng cố lực lượng vũ trang (2001 -2014); tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ,diễn tập phòng chống bão lụt - tìm kiếm cứunạn đạt kết quả tốt, cụ thể: Diễn tập khu vựcphòng thủ 02 đợt, diễn tập phòng chống bãolụt - tìm kiếm cứu nạn 11 lần với 6.170 lượtcán bộ cấp uỷ, chính quyền địa phương và lựclượng vũ trang huyện tham gia; tổ chức diễntập chiến đấu trị an cho 88 xã, thị trấn.

Công tác giáo dục quốc phòng - an ninh,thường xuyên đào tạo cán bộ Ban Chỉ huyquân sự xã, thị trấn; tổ chức bồi dưỡng kiếnthức quốc phòng - an ninh cho 9.755 lượt cácđối tượng; cử 79 đồng chí đi đào tạo cán bộtrình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyênnghiệp ngành quân sự cơ sở; tổ chức huấnluyện cho 33.390 lượt cán bộ dân quân tự vệ.

407

CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1975 - 2014)

Những năm 2011 - 2014, thực hiện nghịquyết Đại hội, với tinh thần đoàn kết, chủđộng, quyết tâm cao, huyện Thủy Nguyên đãtập trung triển khai, tổ chức thực hiện cácnhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh-quốc phòng, xây dựng Đảng, xây dựng chínhquyền. Thực hiện chủ đề năm gắn với chươngtrình xây dựng nông thôn mới và đẩy mạnhthực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TU của Thànhuỷ “Về xây dựng và phát triển huyện Thủy

Nguyên đến năm 2010, định hướng đến năm

2020 ”. Tổ chức học tập, quán triệt, triển khaithực hiện các kết luận, nghị quyết Hội nghịTrung ương 4, 5, 6 (khoá XI). Tập trung caochỉ đạo thực hiện kiểm điểm tự phê bình, phêbình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4(khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng

Đảng hiện nay”. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiệncuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương

đạo đức Hồ Chí Minh gắn với nâng cao hiệuquả, chất lượng hoạt động của các tổ chứcđảng, chính quyền và hệ thống chính trị.

Những năm này, nhiệm vụ trọng tâmphát triển kinh tế của Thủy Nguyên đã đạt kếtquả khá cao. Nền kinh tế đã được chuyển dịchcơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạihóa là công nghiệp, xây dựng - dịch vụ và nôngnghiệp. Từ một nền kinh tế nông nghiệp nhỏlẻ đã chuyển mạnh sang cơ cấu công nghiệp -dịch vụ - nông nghiệp. Trong từng lĩnh vựccũng được chuyển đổi nhanh. Cơ sở hạ tầngkinh tế - xã hội được đầu tư lớn, tranh thủ tốiđa các nguồn vốn, các dự án. Trên địa bànhuyện hình thành 3 khu công nghiệp: BếnRừng, VSIP, Nam cầu Kiền. Đây là khu côngnghiệp lớn của thành phố và của cả khu vựctrọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.Huyện đã tập trung chỉ đạo phát triển nhanh

406

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG

Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ huyện - công trình kỷ niệm 65 năm Ngày Thủy Nguyên quật khởi

(25/10/1948 - 25/10/2013)

Page 17: CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN … · của Ban Thường vụ Thành ủy về Tăng cường công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật

tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững.Tổ chức đảng, chính quyền và cả hệ thốngchính trị, do lực lượng công an làm nòng cốt,góp phần ổn định, bảo đảm cho phát triểnkinh tế - xã hội.

4. Một số nội dung về an ninh trật tựnhững năm 2001 - 2014

Trong những năm 2001 - 2014, Côngan huyện vừa tham mưu cho cấp ủy, chínhquyền vừa trực tiếp triển khai các lĩnh vựcnhiệm vụ của ngành.

+ Năm 2001, điều tra làmrõ 105 vụ phạm pháp hình sựvới 136 đối tượng, truy bắt 166đối tượng các loại, xác lập triệtxoá 4 ổ nhóm tội phạm (1 ổnhóm cướp, 2 ổ nhóm cướp giật,1 ổ nhóm trộm cắp tài sản); pháthiện, triệt phá 23 vụ buôn bán,tàng trữ, sử dụng trái phép chấtma tuý, bắt 27 đối tượng, thuhàng trăm liều heroin.

+ Năm 2005, xảy ra 143vụ phạm tội hình sự, so với năm2004 tăng 7 vụ. Điều tra làm rõ132 vụ phạm tội hình sự với 154đối tượng, truy bắt 137 đốitượng các loại. Phát hiện triệtphá 23 vụ, bắt xử lý 26 đốitượng buôn bán, tàng trữ, tổchức sử dụng trái phép chất matuý, thu 27,84g heroin. Pháthiện, bắt giữ 81 vụ với 90 đốitượng buôn lậu, trốn thuế, lậphồ sơ xử lý, thu 860.143.000đồng. Bắt giữ 1 vụ vận chuyểntrái phép hàng hoá qua biêngiới, thu 107,3kg pháo nhập lậu,truy tố 1 đối tượng.

+ Năm 2010, xảy ra 153 vụphạm tội hình sự với 237 đối

tượng, truy bắt 289 đối tượng các loại. Pháthiện, triệt phá 29 vụ với 69 đối tượng, tàngtrữ, mua bán trái phép chất ma tuý, tang vậtthu giữ gồm 81,1344g heroin, 88,3188g matuý. Công tác đấu tranh chống buôn lậu, gianlận thương mại, trốn thuế, buôn bán hànggiả, khai thác tài nguyên trái phép được thựchiện nghiêm.

+ Năm 2014, điều tra làm rõ 49 vụ với121 đối tượng, truy bắt 111 đối tượng phạmtội và có các loại Lệnh; xác lập 05 chuyên án

409

CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1975 - 2014)

Tiến hành tốt công tác tuyên truyền vàthực hiện Luật nghĩa vụ quân sự 10 năm(1994 - 2014), đã tuyển chọn 9.958 công dânnhập ngũ, hoàn thành 100% chỉ tiêu.

Lực lượng vũ trang huyện tích cực thamgia làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, thựchiện chính sách hậu phương quân đội: Thămtặng quà, xây nhà tình nghĩa, tặng sổ tiếtkiệm... cho các hội viên Hội Cựu chiến binhnghèo, gia đình chính sách, với tổng số tiềntrên 5 tỷ đồng.

Phối hợp với các ngành chức năng thammưu cho thành phố, huyện xây dựng phươngán phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cốquốc phòng - an ninh đạt hiệu quả thiết thực,sát với tình hình kinh tế của địa phương. Cácquy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội của huyện đều được thực hiện khoa học,phù hợp với các nhiệm vụ tác chiến phòng thủcủa huyện và thành phố.

Công tác quân sự địa phương được triểnkhai thực hiện có hiệu quả. Chỉ tiêu tuyển quânhằng năm đều hoàn thành. Chương trình giáodục kiến thức quốc phòng được triển khainghiêm túc. Công tác huấn luyện dân quân tự

vệ đảm bảo kế hoạch và chấtlượng. Công tác dân vận của cáclực lượng vũ trang trên địa bànhuyện được quan tâm, đạt hiệuquả rõ rệt. Thực hiện sự lãnhđạo của Huyện ủy và Uỷ banPhòng chống bão lụt thành phố,hằng năm, bắt đầu từ năm 2000,lực lượng vũ trang Thủy Nguyênđều tổ chức các cuộc diễn tậpphòng chống bão lụt và tìm kiếmcứu nạn. Mỗi cuộc huy động lựclượng hàng trăm cán bộ, chiến sĩlực lượng vũ trang, dân quân tựvệ, hàng chục phương tiện tàu

thuyền, xe vận tải và nhiều phương tiện, trangthiết bị khác.

Huyện Thủy Nguyên đã thực hiện tốtchủ trương củng cố, xây dựng nền quốcphòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũtrang nhân dân theo hướng cách mạng,chính quy, tinh nhuệ, từng bước đáp ứng yêucầu nhiệm vụ. Huyện đã tổ chức và bố trícán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thứcquốc phòng. Lực lượng dự bị động viên, dânquân tự vệ được xây dựng theo pháp lệnh,chất lượng ngày càng cao và rộng khắp.Công tác tuyển quân luôn đạt và vượt chỉtiêu, bảo đảm chất lượng.

Thực hiện các Nghị quyết số 08-NQ/TWcủa Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ an ninh

quốc gia, Nghị quyết số 09-NQ/CP của Chínhphủ về Chương trình quốc gia phòng chống tội

phạm, Chương trình phòng chống ma tuý

trong giai đoạn 2006 - 2010; Nghị quyết số13-NQ/CP của Chính phủ về Bảo đảm trật tự

an toàn giao thông. Phong trào toàn dân bảovệ an ninh Tổ quốc, công tác xây dựng cơ sởvững mạnh, đấu tranh với âm mưu Diễn biến

hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thùđịch được đẩy mạnh. An ninh chính trị, trật

408

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG

Diễn tập phòng cháy, chữa cháy tại xã Lưu Kiếm

Diễn tập phòng chống bão lụt - tìm kiếm cứu nạn

Thanh niên lên đường nhập ngũ

Page 18: CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN … · của Ban Thường vụ Thành ủy về Tăng cường công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật

411

CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1975 - 2014)

hình sự, 06 chuyên án tội phạm ma tuý, triệtxoá 17 ổ nhóm các loại. Bắt 22 vụ 50 đối tượngmua bán, tàng trữ trái phép chất ma tuý, thu33,4066g heroin; 89,9373g Methampheta-mine; 3,4424g cần sa. Bắt 64 vụ 68 đối tượngcó hành vi vi phạm về lĩnh vực kinh tế, tàinguyên, môi trường, thu giữ nộp ngân sáchnhà nước hàng trăm triệu đồng.

Công tác quản lý người nước ngoài vềthăm thân, du lịch và lao động trên địa bànđược triển khai chặt chẽ, góp phần quan trọngvào bảo đảm an ninh trật tự, phát triển kinhtế - xã hội. Do sự phát triển nhanh về kinhtế, du lịch - dịch vụ và các dự án đầu tư có vốnnước ngoài trên địa bàn nên số người nướcngoài đến làm việc, Việt kiều về thăm thân,hồi hương tăng hằng năm. Công an huyện đãphối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan đãlàm tốt công tác quản lý:

- Năm 2001 có 258 lượt Việt kiều vềthăm thân, 129 lượt người nước ngoài gồmnhiều quốc gia đến địa bàn du lịch, sửa chữatàu biển, làm việc trong các liên doanh, đángchú ý là 12 thành viên đoàn MIA quốc tịchMỹ về tìm hài cốt phi công ở xã Lại Xuân, tiếpnhận 65 người hồi hương.

+ Năm 2002, địa bàn có 220 Việt kiều vềthăm thân, 102 người nước ngoài đến làmviệc, tiếp nhận 20 người hồi hương.

+ Năm 2004, số Việt kiều về thăm thânlà 551 người.

+ Năm 2005, có 279 lượt người nướcngoài đến địa bàn, 25 người hồi hương, 286Việt kiều về thăm thân.

+ Năm 2006, có 595 người nước ngoàiđến địa bàn, 241 Việt kiều về thăm thân.

+ Năm 2007, có 1.928 lượt người nướcngoài đến địa bàn, tiếp nhận 15 người hồi hương.

+ Năm 2008, có 4.864 lượt người nướcngoài đến địa bàn; 430 Việt kiều về thăm thân.

+ Năm 2009, có 3.664 lượt người nướcngoài đến địa bàn, 230 Việt kiều về thăm thân.

+ Năm 2010, có 2.352 lượt người nướcngoài đến địa bàn, 229 Việt kiều về nướcthăm thân.

+ Năm 2011, có 3.130 lượt người nướcngoài đến địa bàn, 305 Việt kiều về thăm thân.

+ Năm 2012, có 1.995 lượt người nướcngoài đến địa bàn, 152 Việt kiều về thăm thân.

+ Năm 2013, có 1.899 lượt người nướcngoài đến địa bàn, 434 Việt kiều về thăm thân.

+ Năm 2014, có 1.756 lượt người nướcngoài đến địa bàn, 152 Việt kiều về thăm thân.

Suốt chặng đường lịch sử công tác,chiến đấu và xây dựng lực lượng, Công anhuyện Thủy Nguyên luôn đặt dưới sự lãnhđạo của Đảng, trực tiếp là Huyện ủy, Ủy bannhân dân huyện, Công an thành phố; triểnkhai sáng tạo và hiệu quả các chủ trương,chỉ thị, nắm vững tình hình thực tiễn, chủđộng giải quyết các vấn đề an ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội, kết hợp phát độngphong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổquốc với các biện pháp công tác nghiệp vụ;luôn nêu cao vai trò trách nhiệm trong thựchiện nhiệm vụ, vì nhân dân phục vụ; giữnghiêm kỷ luật, thường xuyên chăm lo xâydựng lực lượng mạnh về tổ chức, giỏi vềnghiệp vụ, sẵn sàng đáp ứng mọi nhiệm vụchính trị.

Hơn thập kỷ đầu tiên (2001 - 2014) củathế kỷ XXI, huyện Thủy Nguyên đã khắcphục những khó khăn, yếu kém, tập trungphát triển kinh tế - xã hội, tăng cường sứcchiến đấu và năng lực lãnh đạo của tổ chứcĐảng; nâng cao năng lực quản lý nhà nước, tổchức thực hiện của chính quyền và vai trò tậphợp, đoàn kết, tạo sự đồng thuận trong nhândân của hệ thống chính trị. Một trong nhữngđiểm nhấn lớn nhất là tốc độ công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

410

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG

Phụ lục 1. Những phần thưởng cao quý

- Năm 1998, Đảng bộ quân và dân huyện Thuỷ Nguyên được Nhà nước tặng danh hiệu“Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”.

- Tính đến năm 2014, quân và dân Thủy Nguyên được tặng thưởng:+ Bằng có công với nước: 20+ Huân chương Độc lập: 25+ Huân chương Quân công: 14+ Huân chương Chiến công: 9.459+ Huân chương Kháng chiến chống Pháp: 7.549+ Huân chương Kháng chiến chống Mỹ: 18.289+ Bảng vàng danh dự: 2.224.+ Bảng gia đình vẻ vang: 12.305

Phụ lục 2. Bà mẹ Việt Nam Anh hùng

Page 19: CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN … · của Ban Thường vụ Thành ủy về Tăng cường công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật

413

CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1975 - 2014)

412

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG

Page 20: CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN … · của Ban Thường vụ Thành ủy về Tăng cường công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật

415

CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1975 - 2014)

414

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG

Page 21: CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN … · của Ban Thường vụ Thành ủy về Tăng cường công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật

417

CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1975 - 2014)

416

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG

Page 22: CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN … · của Ban Thường vụ Thành ủy về Tăng cường công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật

419

CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1975 - 2014)

418

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG

Page 23: CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN … · của Ban Thường vụ Thành ủy về Tăng cường công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật

421

CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1975 - 2014)

420

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG

STT Đơn vị Thời kỳ

1 Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân huyện Thuỷ Nguyên Chống Pháp

2 Dân quân du kích xã Phục Lễ Chống Mỹ

3 Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Minh Tân Chống Pháp

4 Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Liên Khê Chống Pháp

5 Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Thuỷ Đường Chống Pháp

6 Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Tân Dương Chống Pháp

7 Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Lưu Kiếm Chống Pháp

8 Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Dương Quan Chống Pháp

9 Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã An Sơn Chống Pháp

10 Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Lâm Động Chống Pháp

11 Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Hoa Động Chống Mỹ

12 Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã An Lư Chống Pháp

13 Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Lại Xuân Chống Pháp

14 Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Trung Hà Chống Mỹ

15 Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Kênh Giang Chống Pháp

16 Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Kiền Bái Chống Pháp

17 Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Thiên Hương Chống Pháp

Phụ lục 3. Danh sách tập thể được phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

Ghi chú: Đến tháng 7-2015, 23 mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống.

* Đơn vị đóng trên địa bàn được phong tặng: + Đoàn 126/ĐC Hải quân, 2 lần trong kháng chiến chống Mỹ và thời kỳ đổi mới.

+ Trung đoàn 238 phòng không, 2 lần trong kháng chiến chống Mỹ và thời kỳ đổi mới(Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 4. Danh sách cá nhân được truy tặng, phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trangnhân dân

* Cán bộ tiền khởi nghĩa: 47 người; lão thành cách mạng: 24 người; người có công giúpđỡ cách mạng: 22 người.

Phụ lục 5. Những con số cần ghi nhớ1. Thành tích chiến đấu- Những năm chống chiến tranh phá hoại và phong tỏa của đế quốc Mỹ, quân dân Thủy

Nguyên đã chiến đấu 380 trận, phối hợp với bộ đội chủ lực chiến đấu 714 trận, đào đắp 127 vạnmét khối đất đá xây dựng trận địa cho các đơn vị phòng không chủ lực, độc lập bắn rơi 05 máybay, bắt sống 3 giặc lái Mỹ.

- Tổ chức 22 phân đội thường trực, gồm 571 người, sẵn sàng thay thế vị trí của các pháo thủ.

Page 24: CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN … · của Ban Thường vụ Thành ủy về Tăng cường công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật

423

CHƯƠNG CHÍN: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1975 - 2014)

- Tổ chức 36 tổ công binh nhân dân, 20 tổ quan sát bom. Quân dân trong huyện đã trựctiếp rà phá, tháo gỡ 331 quả bom, mìn, thủy lôi.

2. Tội ác của giặc Mỹ:- Trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, giặc Mỹ đánh phá vào địa bàn 203 trận, ném

1.946 quả bom, bắn 2.420 quả tên lửa, giết hại 186 người, làm bị thương 356 người.- Trong chiến tranh phá hoại lần thứ hai, giặc Mỹ ném xuống địa bàn 7.781 quả bom, bắn

hàng nghìn quả tên lửa, rốc-két, giết hại 81 người, làm bị thương 283 người, phá hủy 300 ngôi nhà.3. Số liệt sỹ, thương binh, bệnh binh (tính đến năm 2014) - Liệt sĩ: 5.002- Số gia đình liệt sĩ: 4.433.- Thương binh: 1.950.- Bệnh binh: 610.- Người nhiễm chất độc hoá học: 1.0164. Phục vụ chiến đấu- Đóng góp hàng chục triệu ngày công, riêng trong “Tuần lễ đoàn kết quân dân”, tháng 7-

1965, đã góp 400 nghìn ngày công, 105 bó rào tre, 120.000 cây tre, gỗ xây dựng trận địa và lótđường đưa pháo, tên lửa vào vị trí.

- Toàn huyện đã xây dựng 622.403 hầm phòng tránh, 29.174m hào giao thông.- Tổ chức tiếp nhận 6 vạn học sinh, đồng bào nội thành và hàng trăm nhà máy, cơ quan,

xí nghiệp sơ tán về địa phương.5. Thành tích tuyển quân:- Những năm 1945 - 1993: 42.098 thanh niên nhập ngũ, trong đó:+ Kháng chiến chống Pháp: 2.479 người+ Kháng chiến chống Mỹ: 16.242 người - Những năm 1994 - đến đợt 1 năm 2014: 9.958 người

422

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG