chòu traùch nhieäm xuaát baûn: voÕ ÑoÂng ÑieÀn duy...

32
Toøa soaïn: 52 Baïch Ñaèng - Tp.Thuû Daàu Moät tænh Bình Döông Ñieän thoaïi: 0274.3822663 - 0168 7929274 Website: www.vannghebinhduong.org.vn Fax: 0274.3859519 Email: [email protected] Ban bieân taäp NGUYEÃN HIEÁU HOÏC LEÂ MINH VUÕ PHAN HÖÕU LYÙ PHAÏM ÑC HIẾN Minh hoïa: TRÖÔNG BÖÛU SINH Trình baøy: PHẠM ĐÌNH THANH Thö kyù toaø soaïn: DUY THANH Chòu traùch nhieäm xuaát baûn: VOÕ ÑOÂNG ÑIEÀN GP HÑBC soá: 655/GP.BVHTT caáp ngaøy 14-12-2001 In taïi Coâng ty TNHH Taân Vónh Lôïi Soá 10 Thaùng 10/2017 - Đình Bưng Cù (07) Bùi Thị Phương Lan - Truyện kể cây Dầu Đôi (10) Truyện ngắn Lê Sỹ Đồng - Ky Ky (15) Truyện thiếu nhi Phan Đức Nam - Ca sĩ Trần Thanh Thảo và… giây phút chạnh lòng! (21) Ghi chép Quỳnh Như - Quê ngoại (22) Tản văn Thanh Minh - Tình (23) Truyện ngắn Đào Thu Thảo - Dân ca người Việt ở Bình Dương (25) Biên khảo Phạm Đắc Vy Thảo - Tự hào Sân khấu Bình Dương (28) Hà Nguyên - Thơ Huỳnh Văn Nghệ, những đóa hoa đồng hương, dị sắc (30) Biên khảo Trần Thị Mỹ Hiền VAÊN - Sáng mãi Cách Mạng Tháng 10 Nga (04) CHÍNH TRÒ XAÕ HOÄI TRONG SOÁ NAØY Taùc phaåm: Nhöõng ngaøy vaên hoùa Nga taïi Bình Döông Taùc giaû: Ngoâ Coâng Hoaøng NHAÏC - Anh viết tên em (32) Thơ Lê Minh Quốc - Nhạc Lại Hồng Xứng - Thương người con gái Thuận An (33) Thơ Đỗ Mỹ Loan - Nhạc Thành Triệu CA COÅ - Tri ân Tổ Sư (21) Cổ nhạc Phạm Ngọc Phú THƠ Các tác giả: KIÊN BÌNH (06), QUANG THÁM (12), TRĂNG KHUYẾT (13), LƯƠNG TRUNG NGHĨA (13), PHAN HOÀI THƯƠNG (14), KAI HOÀNG (17), LÊ THỊ BẠCH HUỆ (17), NGUYỄN QUANG HUỲNH (18), PHAN LƯƠNG (18), PHÙNG HIẾU (18), TỪ TÂN ĐỊNH (19), THÁI GIANG (19), VĂN TRẠCH (19), PHAN THÀNH MINH (20), MAI TUYẾT (20), SƠN TRẦN (25),

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

� Toøa soaïn: 52 Baïch Ñaèng - Tp.Thuû Daàu Moät tænh Bình Döông

Ñieän thoaïi: 0274.3822663 - 0168 7929274Website: www.vannghebinhduong.org.vn

� Fax: 0274.3859519 Email: [email protected]

° GPXB soá: 655/GP.BVHTT caáp ngaøy 14-12-2001In taïi Coâng ty TNHH In Taân Vónh Lôïi°

Ban bieân taäp

NGUYEÃN HIEÁU HOÏC

LEÂ MINH VUÕ

PHAN HÖÕU LYÙ

PHAÏM ÑẮC HIẾN

Minh hoïa:

TRÖÔNG BÖÛU SINH

Trình baøy:

PHẠM ĐÌNH THANH

Thö kyù toaø soaïn:

DUY THANH

Chòu traùch nhieäm xuaát baûn:

VOÕ ÑOÂNG ÑIEÀN

GP HÑBC soá: 655/GP.BVHTT caáp ngaøy 14-12-2001In taïi Coâng ty TNHH Taân Vónh Lôïi

� Toøa soaïn: 52 Baïch Ñaèng - Tp.Thuû Daàu Moät tænh Bình DöôngÑieän thoaïi: 0650.3822663 - 0983 880 944Website: www.vannghebinhduong.org.vn

� Fax: 0650.3859519 Email: [email protected]

° GPXB soá: 655/GP.BVHTT caáp ngaøy 14-12-2001° In taïi: Coâng ty TNHH In & Giaáy Nhaät Taâm.

Ban bieân taäp

NGUYEÃN COÂNG DINH

NGUYEÃN HIEÁU HOÏC

LEÂ MINH VUÕ

PHAN HÖÕU LYÙ

PHAN ÑÖÙC NAM

Minh hoïa:

TRÖÔNG BÖÛU SINH

Trình baøy:

NGUYEÃN COÂNG DINH

Thö kyù toaø soaïn:

KYØ NAM

Chòu traùch nhieäm xuaát baûn:

VOÕ ÑOÂNG ÑIEÀN

Soá 10Thaùng 10/2017

- Đình Bưng Cù (07) Ký Bùi Thị Phương Lan- Truyện kể cây Dầu Đôi (10) Truyện ngắn Lê Sỹ Đồng- Ky Ky (15) Truyện thiếu nhi Phan Đức Nam- Ca sĩ Trần Thanh Thảo và… giây phút chạnh lòng! (21) Ghi chép Quỳnh Như- Quê ngoại (22) Tản văn Thanh Minh- Tình (23) Truyện ngắn Đào Thu Thảo- Dân ca người Việt ở Bình Dương (25) Biên khảo Phạm Đắc Vy Thảo- Tự hào Sân khấu Bình Dương (28)

Hà Nguyên- Thơ Huỳnh Văn Nghệ, những đóa hoa đồng hương, dị sắc (30) Biên khảo Trần Thị Mỹ Hiền

VAÊN

- Sáng mãi Cách Mạng Tháng 10 Nga (04) CHÍNH TRÒ XAÕ HOÄI

TRONG SOÁ NAØY

Taùc phaåm: Nhöõng ngaøy vaên hoùa Nga taïi Bình Döông

Taùc giaû: Ngoâ Coâng Hoaøng

NHAÏC- Anh viết tên em (32)

Thơ Lê Minh Quốc - Nhạc Lại Hồng Xứng- Thương người con gái Thuận An (33)

Thơ Đỗ Mỹ Loan - Nhạc Thành Triệu

CA COÅ- Tri ân Tổ Sư (21) Cổ nhạc Phạm Ngọc Phú

THƠ

Các tác giả: KIÊN BÌNH (06), QUANG THÁM (12), TRĂNG KHUYẾT (13), LƯƠNG TRUNG NGHĨA (13), PHAN HOÀI THƯƠNG (14), KAI HOÀNG (17), LÊ THỊ BẠCH HUỆ (17), NGUYỄN QUANG HUỲNH (18), PHAN LƯƠNG (18), PHÙNG HIẾU (18), TỪ TÂN ĐỊNH (19), THÁI GIANG (19), VĂN TRẠCH (19), PHAN THÀNH MINH (20), MAI TUYẾT (20), SƠN TRẦN (25),

4 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Sáng mãiCÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA

I. KHÁI QUÁT HOÀN CẢNH, DIỄN BIẾN VÀ Ý NGHĨA CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA

Sau cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai 1917, ở Nga tồn tại tình trạng hai chính quyền song song, một bên là Chính phủ lâm thời tư sản và một bên là Xô-viết các đại biểu công nhân và binh sĩ, đứng đầu là Xô-viết Pê-tơ-rô-grát. Trước tình hình đó,V.I. Lênin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Tháng 4-1917, V.I. Lênin về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Nga.

Đêm 24-10-1917 theo lịch cũ nước Nga (tức đêm 6-11-1917), khởi nghĩa vũ trang nổ ra ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grat.

Ngày 25-10-1917 theo lịch cũ nước Nga (tức ngày 7-11-1917), các lực lượng khởi nghĩa đã làm chủ tình hình ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grát, trừ Cung điện Mùa Đông và một vài nơi. Tới 2 giờ 10 phút, rạng sáng 26-10-1917, Cung điện Mùa Đông được giải phóng, các bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời bị bắt giữ. Cuộc khởi nghĩa vũ trang tại Pê-tơ-rô-grát kết thúc thắng lợi.

Ngày 25-10-1917 theo lịch cũ nước Nga (tức ngày 7-11-1917), đã được ghi vào lịch sử là ngày thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại.

II. CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA VÀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Cách mạng Tháng Mười Nga đã chỉ ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam

Đầu thế kỷ XX, các phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam đều bị thất bại vì không có đường lối cứu nước đúng đắn. Giữa lúc đó, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, sau gần 10 năm bôn ba tìm con đường cứu nước đã tiếp thu được ánh sáng của cách mạng Tháng Mười.

Tháng 7-1920, khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin, Nguyễn Ái Quốc sớm nắm bắt được cốt lõi trong tư tưởng của V.I.Lênin: vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại. Luận cương đã giải đáp cho Người về con đường giành độc lập dân tộc và tự do cho đồng bào Việt Nam mà Người đang kỳ công tìm kiếm. Từ đó, Nguyễn Ái Quốc đi đến nhận thức rõ ràng về con đường giải phóng dân tộc của Việt Nam. Người khẳng định rằng, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Đó là con đường gắn mục tiêu độc lập dân tộc với mục tiêu chủ nghĩa xã hội, gắn cách mạng Việt Nam với xu thế thời đại.

Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

KỶ NIỆM 100 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA (7/11/1917 – 7/11/2017)

VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG ° 5

(1930), Đảng đã khẳng định đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, coi đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam.

Dưới ánh sáng soi đường của Cách mạng Tháng Mười Nga, với đường lối đúng đắn, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại: Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; thắng lợi trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc của Tổ quốc; làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả; tiến hành công cuộc đổi mới đất nước đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử.

Sau sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu, các thế lực thù địch đã và đang chống phá quyết liệt, mưu toan phủ nhận mọi thành quả Cách mạng Tháng Mười Nga và nền tảng tư tưởng của cuộc cách mạng vĩ đại, đó là chủ nghĩa Mác - Lênin. Những âm mưu, thủ đoạn chống phá chủ nghĩa xã hội của các thế lực thù địch trong nhiều thập kỷ qua càng làm nổi bật tầm vóc và ý nghĩa thời đại của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại.

2- Cách mạng Tháng Mười Nga khởi đầu sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn và toàn diện của Đảng, Nhà nước và nhân dân Liên Xô đối với cách mạng Việt Nam

Cách mạng Tháng Mười Nga đã cổ vũ nhân dân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam). Cũng từ đó, tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Liên Xô nảy nở, không ngừng được củng cố và phát triển.

Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhân dân Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ to lớn và hiệu quả của Đảng, Chính phủ và nhân dân Liên Xô, đó là một nhân tố quốc tế không thể thiếu trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhân dân ta đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiều mặt của Liên Xô, nhất là trong lĩnh vực củng cố quốc phòng – an ninh.

Những bài học kinh nghiệm chủ yếu của Cách mạng Tháng Mười Nga về vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản; về xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp

công nhân; về thiết lập và củng cố khối liên minh công nông; về phương pháp bạo lực cách mạng; về xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản… đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng một cách sáng tạo trong thực tiễn cách mạng Việt Nam.

III. KẾ THỪA NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA, VIỆT NAM KIÊN ĐỊNH MỤC TIÊU, LÝ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH TOÀN DIỆN, ĐỒNG BỘ CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI, ĐƯA ĐẤT NƯỚC PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG

Trong giai đoạn hiện nay, cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội diễn ra rất phức tạp. Chủ nghĩa xã hội đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Nhận thức sâu sắc những nguyên nhân và bài học sau các sự kiện chính trị xảy ra ở Liên Xô và các nước Đông Âu, Đảng ta đã kiên quyết khắc phục những sai lầm, thiếu sót trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đại hội lần VI của Đảng (1986) đã khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Nguyên tắc chỉ đạo sự nghiệp đổi mới được Đảng ta luôn quán triệt là: Đổi mới trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội. Trong bất kỳ điều kiện, hoàn cành nào cũng không dao động, bi quan, đổi hướng, thay đổi mục tiêu, con đường đã chọn. Đó vừa là tư tưởng, vừa là sự lựa chọn cách thức, bước đi phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng để từng bước hiện thực hóa con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn - con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử.

Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Lãnh tụ Hồ Chí Minh, sự nghiệp Cách mạng Việt Nam gần 90 năm qua đã giành được những thắng lợi

6 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

to lớn mang tính bước ngoặt lịch sử. Nhân dân ta kiên định sự nghiệp đổi mới, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tiếp tục con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Để đạt tới mục tiêu cao cả đó, tất yếu phải trải qua nhiều chặng đường khó khăn, gian khổ với những bước đi, hình thức phù hợp trong suốt thời kỳ quá độ. Trước mắt cần thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ trọng tâm sau:

Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) gắn với thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, không ngừng học tập, nâng cao nhận thức và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn công tác xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược, cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng;đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công gắn với việc triển khai thực hiện có hiệu quả ba nghị quyết Trung ương 5 (Khóa XII) về: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; Phát triển kinh tế tư nhân.

Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Mở rộng và đưa vào chiều sâu các quan hệ đối ngoại; tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế.

Thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức

sáng tạo của nhân dân.Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải

quyết tốt những vấn đề bức thiết; tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại kết toàn dân tộc.

Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.

Đề cương tuyên truyềnTháng 10/2017

Kieân Bình

Cuoái thu…

Cuoái thu laøn gioù mong manhÑeâm rôi nheï baãng moät vaønh traêng thonToâi ngoài vaù maûnh tình conCaâu thô saáp ngöûa vuoâng troøn nhôù thöông...

Cuoái thu se saét gioït söôngNoãi buoàn thaám öôùt tô vöông phieán saàuLuïc bình troâi daït veà ñaâuGiöõa chieàu ñôn leû ngoài caâu boùng mình

Cuoái thu möa naéng chuøng chìnhÑong traøn gioït nhôù xuoáng bình öu töTheânh thang ñôøi boãng hoang vuBöôùc chaân laïc giöõa mòt muø thaùng naêm

Cuoái thu loøng chôït xa xaêmVeà mieàn kí öùc hoûi thaêm duyeân mìnhMoät hình moät boùng laëng thinhMôùi hay mình ñaõ treã phieân chôï tình...

K.B

VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG ° 7

Ký BÙI THỊ PHƯƠNG LAN(Tác phẩm đạt Giải Khuyến khích)

Đình Bưng Cù

Với lời hẹn cùng chú Nguyễn Văn Hoàng, Phó ban thường trực Đình thần Bưng Cù, tôi chạy từ trung tâm thành phố Thủ Dầu

Một (ngã tư Chợ Đình) theo đường ĐT743 hướng về Biên Hòa đi khoảng 9 km rẽ trái vào đường ĐH402. Chạy khoảng 500m nữa thì đình thần Bưng Cù hiện ra tước mắt tôi: Cổng đình màu tím, những cánh cửa màu vàng đậm, trên cổng là bảng làm bằng bê tông phía trên là dòng chữ “Đình Thần Bưng Cù” đắp nổi màu vàng trên nền những ô vuông màu đỏ kiểu tiếng Việt cách tân theo lối viết thư pháp. Phía dưới là bảng chữ Hán 亭 神 新 福 慶: Đình thần Tân Phước Khánh. Trên đỉnh mái cổng đình trang trí hình tượng lưỡng long chầu nhật bằng gốm màu xanh ngọc thật đẹp.

Đón tôi với nụ cười rạng rỡ, chú Hoàng dẫn tôi đi một vòng cùng tham quan ngôi đình. Tôi thắc mắc với chú: “Chữ Cù trong từ “Bưng Cù”, “Ông Cù” là ám chỉ ai vậy chú?”. Chú nói:

“Theo lời kể của các bậc cao niên trong làng truyền miệng lại rằng vào tiết xuân, không nhớ rõ năm nào, cách đây khoảng trên 200 năm, tại vùng Tân Khánh – Bà Trà có ông Phạm Văn Thuận ra suối vỡ đất làm ruộng cấy lúa, trưa nắng ông lên nghỉ mát ở dưới gốc cây Sến. Lúc bấy giờ có một người gốc Huế từ ngã ba chợ Tân Ba đi ngang và ghé vô ngồi nghỉ cùng ông. Người này nói: Trước đây, tại nơi này có

con Cù tu, dậy lên thành con suối nước chảy ra sông Đồng Nai; ngọn vô tới mạch Nhà Thơ, có đặt bộng tre cho nước chảy ra. Làng Phước Lộc đến lệ Kỳ Yên xuống gánh nước về dùng. Tục truyền rằng: Cả làng đều uống dòng nước này. Sau khi nghe vậy, ông Phạm Văn Thuận rủ bà con xóm làng, phát quang một mảng rừng cất lên Miếu Ông Cù để thờ cúng. Sau một thời gian, ông quan cai tổng tên Nguyễn Văn Thu (người vùng chợ Tân Khánh) có gặp ông Thuận và bà con hai làng để bàn việc dỡ miếu, xây lại một ngôi đình rộng rãi, khang trang hơn để thờ thần, thánh, tổ tiên và các bậc tiền bối…Tên gọi Đình Thần Bưng Cù mới bắt đầu xuất hiện từ đó”.

“Còn tên Đình Tân Phước Khánh có được từ lúc nào vậy chú?”- Tôi hỏi tiếp. Cắm nốt cây nhang lên bát nhang thứ năm trong gian Tổ quốc ghi công, chú chậm rãi giải thích:

“Tên gọi Đình Tân Phước Khánh đặt theo tên địa danh Tân Phước Khánh. Đình này xưa thuộc làng Tân Khánh - Bà Trà, tổng Bình Thiện, huyện Bình An, tỉnh Thủ Dầu Một (nay là phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương). Năm 1926, làng Tân Khánh và làng Phước Lộc sát nhập thành một và lấy tên là Tân Phước Khánh”.

Thì ra là vậy, tôi nhìn vào ảnh của Bác Hồ được đặt trang trọng ở giữa, trên vách là bảng in ghi tên các liệt

CUỘC THI SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUẬT – BÌNH DƯƠNG 2017

Đình Thần Bưng Cù (Tân Phước Khánh - Tân Uyên)

8 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

sĩ của Tân Phước Khánh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ … Trong lòng dâng lên bao nỗi xúc động khó tả. Có 54 anh hùng liệt sĩ thời chống Pháp, 206 anh hùng liệt sĩ thời chống Mỹ và 7 liệt sĩ bảo vệ Tổ quốc (1979-1987). Tôi nhìn tên các liệt sĩ… Đây rồi! Các liệt sĩ Trần Văn Lòng, Trần Văn Mọi, Huỳnh Văn Xệ, Huỳnh Văn Hòa, Nguyễn Văn Nây, Nguyễn Văn Mấy, Huỳnh Văn Bé, Huỳnh Văn Sơn, Hồ Văn Luận, Hồ Văn Mấy, Đỗ Văn Kiệt, Đỗ Văn Quan… tất cả các liệt sĩ trong đợt tôi viết sách về các bà mẹ Việt Nam anh hùng năm 2017 đều có tên trong bảng ghi công. Chú Hoàng cho tôi biết “Năm nào vào dịp 27/7 dương lịch phường Tân Phước Khánh cũng tổ chức cúng lớn để ghi nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ đã gìn giữ mảnh đất yêu thương này”.

Tôi thầm nghĩ: “Đình thần Bưng Cù đã trải qua biết bao thử thách, nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Và, cũng chính tại nơi này tinh thần yêu nước của dân làng Tân Phước Khánh luôn được thể hiện một cách mạnh mẽ, thống nhất”. Tôi nhớ trong tài liệu lý lịch của đình có ghi: “Lễ Kỳ Yên năm 1945 diễn ra khi thực dân Pháp trở mặt chiếm lại Miền Nam, ông Nguyễn Văn Ngang – Tổng ủy viên quân sự đã lên sân khấu xin dừng chương trình hát cúng đình, kêu gọi nhân dân không đi lính, không tiếp tế, không dẫn đường cho Pháp. Sau đó, ông cùng Ban quý tế thắp hương xin thần đốt đình để đình không rơi vào tay thực dân Pháp, quyết tâm hưởng ứng lệnh “tiêu thổ kháng chiến” của chính phủ. Năm 1954, đình thần Bưng Cù được cất lại bằng cây, lợp tôn. Tuy vậy, những năm sau đó chế độ Mỹ Ngụy gom dân lập ấp chiến lược, khiến người dân ít dám ra đình. Lúc này, khu vực đình Bưng Cù được du kích ba xã Tân Phước Khánh, Thái Hòa, Bình Chuẩn đào hầm trú ẩn và hoạt động. Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, một thời gian dài đình Bưng Cù vẫn nằm trong tình trạng hoang tàn vì dân còn đi sơ tán, đời sống dân làng còn nhiều khổ cực. Mãi tới năm 1995, ông Lương Văn Gọn, ông Phan Văn Đồi đứng ra kêu gọi bà con cùng chung tay xây lại đình xưa và cho đến nay mới có được một ngôi đình khang trang, tươm tất như hôm nay”…

Rời khu Đền thờ liệt sĩ, tôi cùng chú Hoàng bước vào khu Đền thờ. Vừa lúc đó, chị Thúy, người phụ trông coi, quét dọn, nhang khói cho Đình thần cũng bước vào. Ngày nào cũng thế, chị lau dọn tỉ mỉ từng chỗ, từ bàn thờ Tiền Hiền, Thiên Hậu, Bà Chúa Xứ, Ngũ Hành Nương Nương đến bàn thờ Tổ Mẫu Âu Cơ, Hậu Thiên. Tôi bước lại gần bàn thờ Tổ võ Tân Khánh – Bà Trà, một môn phái võ mà khi nhắc đến mọi người dân Nam bộ đều biết đến, vị tổ của môn phái với sắc mặt uy nghiêm, dáng đứng dũng mãnh.

Võ Tân Khánh – Bà Trà góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và bảo vệ mảnh đất Tân Phước Khánh từ lúc khai hoang lập ấp cho đến giai đoạn chống Pháp, chống Mỹ. Hiện nay võ Tân Khánh – Bà Trà đang được phát triển khá mạnh dưới sự dẫn dắt của Võ sư Hồ Văn Tường, con trai của Võ sư Hồ Văn Lành (đã mất) người đã lưu giữ và truyền lại môn võ cổ truyền này bằng tập sách quý về các thế võ và các bí kíp được lưu giữ tại Trung tâm văn hóa Phường Tân Phước Khánh.

- Chú Hoàng đang đợi em ở khu Chánh điện kìa – giọng nói đậm chất Phú Yên của chị Thúy vang bên tai tôi. Mải lan man với suy nghĩ của mình, tôi không để ý đến chú Hoàng đã đi vào Chánh điện, tôi cười và cảm ơn chị rồi bước nhanh theo chú. Sắc thần được Vua Tự Đức sắc phong cho đình vào năm 1852 được ghi bằng chữ Hán của vua Tự Đức (bản chụp) được treo bên trái (bản gốc được lưu giữ tại UBND phường Tân Phước Khánh, đến lễ Kỳ Yên 18/8 âm lịch, lúc 4 giờ sáng thì mới làm Lễ rước (thỉnh) sắc thần từ phường Tân Phước Khánh ra đình). Sắc phong có nội dung như sau:

敕 新 慶 城皇 之 神 原 贈 保 安 正 直 侑 善 之 神 護 國 庇 民 稔 著 靈 應 肆 令 丕 膺 耿 曼 纆 念 神 庥 可 加 贈 保 安 正 直 侑 善 敦 凝 之

神 乃 準 平安 縣 新 慶 村 依 寠 本 事 神 其 相 侑 保 我 黎 民.

欽 哉 嗣 德 五 年十 一月卄九 日

Phiên âm:Sắc Tân Khánh Bổn cảnh Thành hoàng chi thần

nguyên tặng Bảo an chánh trực hữu thiện chi thần, hộ quốc tý dân, nẫm trứ linh ứng tứ kim phi ưng. Cảnh mệnh miễn niệm thần hưu khả gia tặng Bảo an chánh trực, hữu thiện đôn ngưng. Chi thần nhưng chuẩn Bình An huyện Tân Khánh thôn y cựu bổn sự. Thần kì tương hữu bảo ngã lê dân.

Khâm taiTự Đức ngũ niên, Thập nhất nguyệt, chấp cửu nhật

(29/11/ Tự Đức V)Tạm dịch: Sắc cho Thần thành hoàng của thôn Tân Khánh

trước đây tặng là Thần Bảo an chánh trực Hữu thiện, bảo vệ đất nước che chở cho dân, linh ứng đã lâu. Nay trẫm nhận mệnh lớn của trời, nghĩ tới công lao to lớn của Thần tặng thêm cho mĩ hiệu “Bảo an chánh trực

VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG ° 9

hữu thiện đôn ngưng”. Chuẩn cho thôn Tân Khánh huyện Bình An phụng sự thờ thần như cũ. Thần hãy bảo vệ cho dân của ta.

Hãy thành khẩn thi hành sắc này.Ngày hai mươi chín, tháng mười một, năm Tự Đức

thứ năm.Đọc bản sắc phong mới thấy tấm lòng yêu nước

thương dân của vị vua anh minh Tự Đức “Thần kì tương hữu bảo ngã lê dân” tức là “Thần hãy bảo vệ cho dân của ta”... Lời của vua Tự Đức mà tôi nghe có một cái gì đó thật trìu mến, thật thân thương. Ngắm sắc phong, tôi tựa hồ như thấy cả một quãng thời gian 200 năm dài của đình, tự nhiên tôi nghe lòng mình ấm áp lạ…Đứng trước Chánh điện, tôi nhận ra Đình không có kiến trúc bằng gỗ như hầu hết các đình làng khác ở Bình Dương, các cột tròn, vì kèo được đúc bằng bê tông cốt thép kiên cố kết hợp với rui mè bằng gỗ. Các bàn thờ được xây bằng xi măng, bài vị được trang trí sơn màu, tuy không có gì đặc sắc song toát lên vẻ cẩn thận, chu đáo và rất gọn gàng, sạch sẽ. Giữa gian chánh điện là 4 trụ cột tròn bằng bê tông cốt thép được sơn đỏ, nâng đỡ toàn bộ mái đình. Trên bốn cột được trang trì hình tượng rồng sơn vàng đắp nổi uốn lượn quanh trụ từ trên xuống. Chánh điện thờ Thần hoàng được xây bằng xi măng, trên phần tường sơn màu đỏ, chữ Thần (神) được đắp nổi bằng xi măng sơn màu vàng. Phía dưới bài vị Thần có đặt bộ binh khí bằng kim loại. Phía trước điện thờ thần được trang trí các họa tiết hoa văn, bao lam và hình tượng rồng đắp nổi, sơn phết màu. Phía trước điện thờ là bàn thờ và nơi đặt lễ vật cúng Thần. Hai bên có cặp hạc chầu, hai hàng binh khí và bộ lọng bằng vải đỏ thêu rồng phượng.

Chú Hoàng thắp nhang, mùi nhang trầm thơm lan tỏa khắp không gian. Ánh sáng trong Chánh điện mờ mờ. Cái nôi của cách mạng là đây. Nơi đây đã che chở cho bao chiến sĩ cách mạng hoạt động bí mật, nơi đây đã chứng kiến bao liệt sĩ đã ngã xuống để có được độc lập tự do như hôm nay.

Chú chỉ cho tôi một hầm bí mật được đào thông từ Chánh điện ra rừng, để cho các du kích của Tân Phước Khánh và các anh bộ đội khi hoạt động cách mạng có thể trốn tránh sự truy lùng gắt gao của kẻ thù. Tôi cảm nhận được sâu sắc tình yêu nước, sự kiên cường của người dân nơi đây trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ qua một loạt đợt đi thực tế vừa qua khi viết về Mẹ Việt Nam anh hùng và các liệt sĩ, nhà nào cũng đào hầm nuôi giấu cán bộ. Thế nhưng một ngôi đình như Đình thần Bưng Cù đã cho tôi mở rộng tầm hiểu biết hơn về đất và người của địa phương này. Chắc hẳn Thành hoàng đã không quở

trách khi vào ngày Lễ Kỳ Yên năm 1945 thì đình lại bị đốt do chính bởi người dân nơi đây, lệnh “tiêu thổ kháng chiến” của cách mạng ta không chỉ được người dân ủng hộ mà cả thần thánh, trời Phật cũng thuận theo. Những gì chính nghĩa thì luôn chiến thắng, thế nên dù cho cấu trúc của đình không mang nhiều nét cổ kính và độc đáo như các đình làng khác nhưng Đình Bưng Cù là tình yêu, là niềm tự hào của nhân dân Tân Phước Khánh bởi sự hình thành và phát triển của nó trên vùng đất Bình Dương qua 300 năm.

Chia tay chú Nguyễn Văn Hoàng, khi tôi còn chìm trong những cảm xúc về ngôi Đình, một di tích có giá trị lịch sử - văn hóa mang đậm phong cách của một ngôi đình Nam Bộ thì vẫn giọng nói của chị Thúy nho nhỏ bên tai: “Lễ Kỳ Yên năm nay 17, 18/8 em về chơi nhé”. Tôi thầm biết ơn chị, không phải vì chị nhắc cho tôi nhớ về ngày Lễ Kỳ Yên mà chị đã cho tôi vỡ lẽ ra một điều “Không chỉ người dân bản địa mới tỏ lòng kính trọng đối với thần linh, Thành hoàng và cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an…của địa phương mình mà ai đã là con dân đất Việt đều hướng về nếp sinh hoạt, nghi thức thờ cúng truyền thống của đình làng Việt Nam, đều hướng về Chân - Thiện - Mỹ”.

B.T.P.L

10 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Ngày nay, ai ở xa đến Bình Dương, nếu đi qua ngã

ba Nguyễn Tri Phương - Bùi Quốc Khánh, phường Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một đều muốn dừng chân, ngắm nhìn cây Dầu Đôi cổ mộc như một sự ngưỡng vọng chứng nhân từ thưở khai thiên kiến địa. Còn người dân nơi đây, không biết từ bao giờ, đã xem Dầu Đôi cổ mộc là trưởng bối trong gia đình mình. Thế nhưng, ít ai biết chắc Cây Dầu Đôi ấy có tự bao giờ. Vì sao thân dầu lại phân đôi như thế? Tôi hi vọng rằng khi đọc xong câu chuyện dưới đây, bạn sẽ biết được câu trả lời. Song, bạn nhớ nhé, đừng hỏi: cơ duyên nào tôi biết được câu chuyện ấy. Tại sao ư? Tại vì:

Ngày ấy, trong câu chuyện về Núi Vọng phu, người xưa chỉ nhớ mà kể lại rằng, ở Đồng Đăng thuộc tỉnh Lạng Sơn, có người vợ họ Tô ôm con, chờ chồng, hóa thành Vọng phu thạch. Mà họ không biết rằng, Vọng phu thạch ấy là tạo tác của bà Âu Cơ. Bà muốn nhắc người chồng không được quên người vợ. Còn người vợ họ Tô kia đã không hóa đá, mà tha hương dong đường vào Nam.

Đọc tới đây, có lẽ bạn nghĩ rằng tôi đang lạc đề và dài dòng quá đáng. Hoặc giả là do trí tưởng tượng của tôi bịa ra như thế. Xin thưa, không đâu ạ! Bạn hãy bình tĩnh! Bạn sẽ thấy rõ đâu là sự thật. Sự thật là:

Người vợ khăn áo, dắt díu đứa con thơ dại ra đi. Người phụ nữ ấy cứ đi như thế về phía Nam. Qua trăm sông, ngàn núi, cho đến một ngày sức cùng lực kiệt, người mẹ cố rướn hơi thở cuối cùng đẩy bước chân

non nớt của cậu con trai:- Con hãy tiếp tục đi đi.

Cha con đang chờ con trong đấy !

Chiều tà, cỏ cây giăng lối, núi sững rừng sâu, cậu bé ấy vừa đi vừa khóc cho đến khi sao trời sa xuống vui đùa với những giọt sương. Mệt nhoài, thả lưng trên phản đá, đứa trẻ đếm sao.

Mặt trời ló rạng, chàng thiếu niên nghe tiếng hò lơ. Trước mặt cậu là một vùng sông nước mênh mông, bình lặng. Xa xa, những đàn cò, đàn diệc không ngại người, mấp mỏn bên trong lạch ruộng. Trong vọng tưởng của mình, cậu biết đã đến nơi cần đến. Cha cậu chắc ở đâu đây. Nhưng làm sao mà tìm? Cậu chặt cây, làm bè

thả theo con nước. Bè trôi tới đâu, bần bầu mở lối tới đó. Rồi, cậu gặp một người con gái ở tuổi trăng non, khăn rằn ôm tóc, áo lãnh bà ba, thả thuyền ba lá xuôi về rạch Thủ Ngữ. Tức thì cậu ới liền mấy tiếng, rồi bắt chuyện làm quen mà theo, thả bè đến bến. Bến ấy ở đâu? Xưa kia làm gì có bến!

Đúng vậy, đấy không là bến, chỉ là bờ sông dưới chân cù lao - đất của ông Hai Cả. Thế ông Hai Cả là ai? Không ai biết, cũng không ai hỏi. Chỉ biết rằng ông là lái thuốc nam, có nhiều tiền của. Ông lập bến để tiện làm ăn. Chà! Có thể ông Hai Cả là chồng của nàng Tô Thị chăng? Ai mà biết được? Làm sao chắc được, bởi vì:

Ai cũng biết ông rất yêu thương gia đình. Khi vợ mất, ông chỉ ở vậy nuôi con. Mối mai nhiều chỗ tốt, ông từ chối cả. Chà, thế thì thật khó, chàng trai kia biết tìm cha mình ở đâu? Nhưng bạn yên tâm, lái buôn thường biết nhiều chuyện, lại giao thiệp rộng, có thể

Chuyện kể Cây Dầu ĐôiTruyện ngắn LÊ SỸ ĐỒNG (Giải Khuyến khích)

CUỘC THI SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUẬT - BÌNH DƯƠNG 2017

VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG ° 11

nhờ họ chỉ giúp. Chàng trai cũng biết vậy, nên xin vào tá túc tại tư dinh ông Hai Cả. Đến đây, câu chuyện mới bắt đầu. Chuyện là:

Ông Hai Cả có người con gái đang độ tuổi trăng tròn. Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén. Chàng trai và cô gái bắt đầu yêu nhau. Họ yêu nhau say đắm. Say đến nổi chàng trai tưởng đã quên mất việc tìm cha; cô gái tưởng đã già thêm mấy tuổi. Trước tình cảnh ấy, ông Hai Cả vô cùng lo lắng:

- Biết làm sao đây! Chàng trai kia gốc gác thế nào, hương tích nơi nao. Ông thấy mình thật là sơ sót. Cả đời buôn bắc bán nam, vậy mà khi để cậu ta tá túc ở nhà mình, rồi nhận cậu ta làm con nuôi lại chẳng hề quan tâm thân thế. Cơ sự đến nước này, biết làm sao. Lẽ nào ? Thật là oan nghiệt. Tại sao lại oan nghiệt chứ? Oan nghiệt là:

Như đã trình bày trên, ông Hai Cả không phải là người xứ này. Nghe đâu, ông là người phương Bắc, nhưng cụ thể thế nào thì không ai biết. Chỉ biết phương Bắc quê ông có nhiều tích lạ. Lạ là kể ra không ai tin. Ví như chuyện nàng Tô thị ấy. Làm gì có chuyện anh em ruột lấy nhau lại không biết nhau. Làm gì có chuyện người hóa đá. Lạ không chỉ có thế! Lạ còn ở chỗ nhiều người nơi ấy bỏ đi mà không thấy trở về. Thi thoảng có người trở về lại không nhận mình là người nơi ấy. Căn nguyên không biết làm sao. Ôi thôi, làm sao phân giải. Nhưng chuyện của ông Hai Cả thì phân giải được. Được là vì:

Ông muốn kiến tạo một miền quê hương khác. Cái tham vọng của ông to lớn lắm. Vì cái tham vọng ấy, ông đã từ bỏ tổ nghiệp mà vào Nam lập làng xây ấp. Chẳng phải ông đã bỏ tất cả gia sản để xây dựng nên cái bến cù lao này sao! Chẳng phải trong rất nhiều năm, ông dốc công bỏ của thuê người đào kênh đắp rạch đó sao! Chẳng phải không những một nắng hai sương mà hơn nửa đời người, ông chịu sống trong cô quạnh cũng chỉ để tạo nên một nét rất riêng cho một vùng sông nước đó sao! Ôi thôi, công lao của ông nhiều không thể kể. Cái riêng mà ông đã cố lòng tạo mới phải nói rất nhiều. Thế thì, làm sao có thể hủy hoại trong tay chàng trai kia. Chàng trai ấy, rồi đây sẽ làm lu mờ những gì ông tạo tác. Con gái ông rồi thì như thuyền theo lái mà bỏ mất nếp gia phong. Và, chúng nó sẽ sinh con đẻ cái, cả vùng cù lao này lại trở thành nơi có đầy chuyện lạ. Không! Không thể chấp nhận được! Song cũng phải chấp nhận thôi. Phải chấp nhận bởi:

Ông thấy rằng mình không thể mãi chối bỏ mình được. Mà mình ở đây là nguồn cội của ông. Ông bỗng nhớ tổ tông, giòng giống. Ông nhớ quê hương da diết. Dường như sóng biển đang khúc khích bên tai ông. Dường như món nem chua đang khiêu khích đầu lưỡi

ông. Ôi! Cái quá khứ xa xôi mà sao kề cận. Kề cận mà lại vời xa. Ông bỗng muốn tìm nguồn cội. Nhưng ông lại chợt hiểu rằng, đã từ lâu mảnh đất cù lao này đã là nguồn cội của ông. Tiếng khúc khích kia, sự khiêu khích nọ chỉ là ảo giác. Ông làm sao nhớ nổi quê hương mình ở đâu. Ông làm sao nhớ khi biết bao lớp ba đào lãng mạn. Thế thì việc chối bỏ kia cũng không là chuyện lớn. Chuyện lớn là, con gái ông đã phải lòng chàng trai. Ông không thể sống mãi để mà ngăn trở. Chúng nó yêu nhau mà! Thôi thì … dù sao chàng trai kia chỉ là con nuôi! Và sẽ không bao giờ trở thành chuyện lạ. Nhưng không! Tại sao không?

Chàng trai kia đã là con nuôi chứ! Ông thấy rằng, mối quan hệ trong nội hàm từ “nuôi” mới thú vị làm sao. Ông mãn nguyện, mỉm cười. Rồi đây, cháu ngoại sẽ thành cháu nội cả. Và chúng sẽ không phải băn khoăn về những câu chuyện lạ. Như thế, những di sản mà ông để lại chẳng phải còn nguyên vẹn cả sao. Song làm sao mà dễ dàng thế được! Trên đời này có gì là dễ dàng! Cuộc đời này có mấy khi là toàn vẹn. Bởi vì:

Con người vốn tò mò. Con người luôn muốn biết và thích biết những gì không nên biết. Ông Hai Cả cũng không là ngoài lệ. Ông kêu chàng trai lên và tra vấn. Trong tích tắc, ông chột dạ nhận ra, cái nguồn cội không là Nam mà cũng không là Bắc. Thân sinh chàng trai ấy đã chuyển hẳn vào Nam. Cậu ta vào Nam là để tìm nguồn cội. Ít năm nữa đây, cậu ta lại chẳng như ông giờ sao. Nhưng mà không thể. Chắc là chàng trai nói dối. Làm sao một đứa trẻ có thể vượt ngàn dặm xa xôi đến thế! Thật không tin nổi. Nhưng mà phải tin. Phải tin là ở:

Trong lúc nguy nan, tổ tiên giúp sức. Cậu bé ấy, chạy, chạy và chạy. Lá quấn chân, cành níu tay, cậu vùng vẫy. Hoảng loạn, hoảng loạn bủa vậy, cậu thét khóc. Sức cạn cùng, lực khô kiệt, lết kéo chân, cậu lê qua khe cạn. Nước mắt không còn, cơn đói dần qua, cỏ rừng cho thuốc, quả rừng cho cơm, suối rừng cho nước, cây rừng chở che. Qua năm, qua tháng, hết núi đến đồi, sông chảy về xuôi, đồng bằng trước mặt, thế là đến nơi. Đó là nơi nào? Ở trên tảng đá, trong buổi bình minh, tiếng hò gọi dậy. Hóa ra là vậy! Nhưng vẫn khó tin, người vợ thương chồng mà còn bỏ mạng. Vì sao bỏ mạng? Sự thể thế này, khó hiểu gì đâu:

Bạn thử nghĩ xem, một người vợ thương yêu chồng phải sống trong nỗi nhớ mong chồng thì sẽ ra sao! Nàng héo mòn, héo mỏi. Bạn thử hình dung xem, một người mẹ dắt díu đứa con bé bỏng bạt rừng băng rú thì sẽ thế nào! Nàng ốm gầy yếu gò. Bạn thử đoán xem, một người đàn bà mòn mỏi, gầy gò phải hứng đỡ rừng thiêng nước độc để chở che sinh thần cho đứa trẻ thì có hư hao! Nàng dành sinh giật tử. Nàng phải để

12 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

cho con mình được sống. Nàng phải nguyện cho con mình gặp cha. Có gì là lạ. Lạ lắm chứ. Lạ trong tiếng vi vu tên họ. Họ gì?

Đó là họ Tô. Người đàn bà họ Tô là mẹ của chàng trai. Họ Tô nghe quen mà lạ. Họ Tô nghe gần mà xa. Họ Tô là họ của ông Hai Cả. Ông nhớ như in, ở quê ông, khi người con gái lấy chồng đều lấy họ chồng mà gọi. Có lẽ nào? Lẽ nào là sao? Là lẽ làm con:

Chàng trai từ biệt ông Hai Cả trở ra Bắc tìm di hài của mẹ. Tại sao phải tìm? Chàng không muốn mình trong tổ ấm mà đấng sanh thành ở ngoài hoang vu cô lẻ. Chàng dứt tình ra đi. Cô gái cảm tấm lòng người yêu nên cùng tòng bước. Bạn thử đặt mình trong tình cảnh của ông Hai Cả xem sao? Hoặc là ông chia loan rẽ thúy. Hoặc là ông hối mã thúc xa. Không! Ông không nói gì. Ổng trở vô nhà không lời li biệt. Đêm đêm chong đèn, ông đối bóng, bóng đối ông. Không! Không ai nói gì. Chỉ có bóng đèn xao động. Ông thấy những hòn vọng phu trải dài từ Nam về Bắc. Ông thấy chàng trai đẽo đá trên núi cao. Ông thấy cô gái nặn vôi trong khe núi. Còn kia nữa, đám trẻ con hát bài ca của chúng về miền đất mới. Miền đất mới nào?

Đó là cù lao bên dòng Thủ Ngữ. Bài hát có nhắc tên ông. Bài hát nhớ về người có công khai mương lập miệt, với tiếng nước gầm, với âm gió hú. Trong bài hát, bọn trẻ còn kể về mối tình của chàng trai cô gái. Mối tình như chiếc thuyền trăng. Bất chợt, gió hắt ngọn đèn, tiếng hát bay đi. Bay đi đâu? Bay đi tìm đôi trẻ. Để làm gì? Để:

Đôi trẻ quay trở về….Bạn biết không, đến đây, chuyện kể Cây Dầu Đôi

bỗng nhiên chững lại. Tôi cũng không hiểu cơ sự thế

nào. Tôi gặng hỏi nhưng khoảng lặng cứ trôi đi, trôi đi. Rồi câu chuyện đến hồi kết thúc. Và sự tò mò được đáp trả như sau:

Ông Hai Cả đã qua đời. Cô gái thất thần bên mộ cha. Chàng trai chôn chân nơi bến vắng. Họ đi tìm kí ức. Kí ức gì? Kí ức của người cha. Họ lục tìm trong quá khứ. Quá khứ chỉ là những câu chuyện kể. Chuyện kể rằng, trước khi tạ thế, người cha chỉ để lại bốn câu lục bát:

“Hai thân một cội tiên rồng Bắc Nam chung giọt máu hồng mẹ cha.Cái con sum họp một nhàAnh chồng em vợ đều là tình thân”. Xót thương người cha, hiểu rõ chuyện nhà, đôi trẻ

ôm mộ cha mà khóc. Họ khóc cho mưa giông. Họ khóc cho bão giật. Họ khóc cho nước trào sóng nổi. Suốt ba ngày ba đêm như thế, cù lao nổi đất cồn vùi chôn tất cả. Có người nói, chàng trai và cô gái đã dời đi nơi khác. Có người lại nói, họ đã được đất mẹ dẫn về với cha. Sự thể thế nào, còn lao xao trong gió. Nhưng chắc một điều rằng, nơi đất cồn ấy mọc lên hai cây dầu nước. Hai cây dầu nước càng lớn càng xoắn lấy nhau cho đến khi hai thân chung thành một cội. Người dân thấy thế mới đặt là Cây Dầu Đôi. Ông già bà cả hiểu chuyện thì bảo đấy là cây đoàn kết. Trẻ nhỏ dại khờ thì xem đấy là cây tình bạn. Còn con trai con gái yêu nhau thì chỉ đấy là cây tình nhân.

Vậy đấy, Cây Dầu - ừ thì thế nào cũng được! - Còn bạn nghĩ thế nào? - Ừ thì - thế ấy! L.S.Đ

Quang Thaùm

Beán traêng naâuThöa em!Anh nhaët noãi buoànCuûa em ñaùnh rôùtBeân nguoàn suoái môNaøy ñaâyCaû noãi ñôïi chôøNgaây thô em ñeå

Beân bôø thaùng naêmMoäng loøngMuoân höôùng xa xaêmÑöôøng traàn moät neûo...Choã naèm buoàn teânhThuyeàn ñiNgöôïc soùng leânh ñeânh

Thuyeàn veà xuoâi gioùBoàng beành söông phaiVöôøn meâHoa traùi bi haøiHaân hoan haùi löôïmNhöõng vaøi...taëng nhauMôøi emXuoáng beán traêng naâuCuøng ta taém goäiCho saàu troâi ñi!

Q.T

VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG ° 13

Traêng Khuyeát

Ta yeâu ngöôøi Bình Döông ñi môû ñaát

Ta yeâu ngöôøi Bình DöôngYeâu böôùc chaân ñi khai hoang maøu ñaát môùiMaëcÑaát khoâ caènRaùt boûng tuoåi hoang sô.

Yeâu baøn tayChai saïm böôùc vaøo ñôøiMöaNaéng GioùRuõ phong traàn phôi leân maøu aùo baïc.

Yeâu maét ngöôøiChaùy böøng giöõa buïi môø hay möa nhoøe canh vaéngÑeåÖôm maàm xanhCaây Laù Laïi theâm xanh.

Bao nhieâu gioït moà hoâi Maëm ñaéngBao nhieâu ñieàu khaùt voïngTheânh thangCho hoa kia nôû nhuïy... cho traùi ngoït tróu caønhCho moät ñôøi ngöôøi... moät röøng caây thaúng taépLaëng thaàm sayDoøng nhöïa traéngNhoû gioït... nhoû gioït... giöõa meânh moâng.

Ta yeâu ngöôøiYeâu nieàm tin cuoäc soángYeâu ñong ñaày haïnh phuùc moät töông laiÔÛ ñoù... coù taCoù ngöôøiCoù caû ñaát Bình Döông ñang traûi maøu naéng aám.

T.K

Löông Trung Nghóa

Tình xöa khuùc haùt lôõ laøngLaù rôi traêng ruïng gioù taøn thu phai

Daùng xöa môø aûo hình haøi Rong reâu kyû nieäm beân ñaøi töông tö

Xoùt xa tình baïc thieân thuCaâu thô laïc vaän thi töø ngu ngô

Röôïu say ñaéng cheùn mô hoàNguyeät caàm thoån thöùc söông môø traêng rôi

Caùnh moâi baïc pheách taû tôiChìm trong maét leä ru hôøi tình ñau

Soâng buoàn ñoø vaéng nhôù nhauNgoån ngang vaïn neûo ñöôøng saàu khoùi maây

Cheùn quyønh say khöôùt men cayHöông xöa rôùt laïi toùc mai baïc maøu

L.T.N

Gioù taøn thu phai

14 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Phan Hoaøi Thöông

Ñeâm chôï Thuû

Anh ñeán queâ em Thaønh phoá Thuû Daàu MoätÑi döôùi thaùp Ñoàng Hoà nghe kim thôøi gian ñaùnh thöùc töøng saùt-na tòch laëngÑaùnh thöùc traàm maëc boùng ñeâm buûa loøng Chôï ThuûAÙnh ñieän saùng choang ñöùng gaùc keà nhöõng vì sao guïc nguûTieáng xe ngöïa nhö coøn loác coác... loác coác... ñeàu,Vang vang... trong töøng laùt caét dóù vaõng ngöôøi moät thôøi buoân gaùnh baùn böng.

Ñeâm Thuû Daàu Moät nhoän nhaïo nhöõng chuyeán haøng boác dôõ, taát taû ngöôïc xuoâiCaáp taäp veà oàn aõ nhöõng linh hoàn vaát vöôûngThaønh phoá baän bòu chìm trong giaác nguû vay möôïnNhieàu cuïm thanh nieân tuï taäp haøng quaùn giaûi haïn coå hoïngTieáng cöôøi ñuøa xao ñoäng Ngaõ Saùu veà ñeâm.

Boùng toái luõ löôït chaúng caêng truøm noåi goùc phoá muø söôngTieáng coøi taûi haøng inh oûi xeù tan hoang maûng maây trôøi thai ngheùnHôïp aâm muoân ñôøi hoøa nhòp soáng ñaát Thuû yeâu thöông.

Anh ñeán queâ em (ñaát ñoû mieàn Ñoâng) möa cuõng thaät hieàn löôngNeùp vaøo khoâng gian ñeâm nhöõng côn möa toùc mai sôïi daøi sôïi ngaén

Chôï hoïp giöõa khuya möa, xanh non ngoïn moàng tôi ngöûa coå,Ngöûa coå ngoïn rau ñaéng...Ngöôøi cuõng ngöûa maët caàu trôøi xoùt phaän rau raêm...

Em coù nghe?Hoàn cha oâng ñoùng khoá ñaàu traàn coøn laãn quaát di daânVeà ngang chôï traàn gian nhoùm hoïp ngaøy khoâng bieát cô man laø maáy baän.Thaùp Ñoàng Hoà boán maët chieàu khoâng gian, chöùng nhaân buoåi thôøi laän ñaänChung thuûy giöõ traéng trinh caùnh daàu xoay troøn theo doøng lòch söû bieán thieân.

Baõi hoang ñoù ñaây giôø moïc leân toøa chung cö an nhieânVaãn coøn ñoù con ñoø ngang noái ngaøy vôùi ñeâm, noái öôùc nguyeàn chuùng mình maõi chaúng neân duyeân choàng vôïAnh ñi döôùi loøng chôï, cha oâng nhaäp vaøo hoàn lô ngô laån ngaån...Thôû ñeàu theo töøng voác laù daàu vaøng voïtSaáp ngöûa cheùm daøi maët ñöôøng chaïy tít taáp veà hai phía bao dung.

Anh ñi döôùi haøng daàu ngöôõng voïng daùng coå thuï uyeân thaâmHoàn caây hay hoàn nöôùc thôøi ly loaïn?Anh gôõ töøng lôùp maøy thôøi gian vôõ vuïnNgôõ chaïm vaøo da thòt ñoài moài Gia Ñònh Thaønh traêm naêm!

9.2017 - P.H.T

VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG ° 15

KykyTruyện thiếu nhi PHAN ĐỨC NAM

(Tặng cháu TÚ LÂM)

Hai mẹ con chị Nga đều yêu quý thú cưng. Chị Nga mở điện thoại thông minh tìm mua một chú chó con về nuôi.

Bé Na mới lên lớp 1, cô bé ngồi sát bên mẹ, thích thú nhìn những chú chó con xinh xắn lướt qua, lướt qua…

Na chợt reo lên: “A mẹ ơi! Con này xinh quá!...”Một chú chó con có bộ lông trắng khoang đen

chừng hơn tháng tuổi mủm mỉm trong màn hình điện thoại, nó tròn mắt vẫy đuôi như chào Na.

Hai mẹ con tức tốc tìm đến địa chỉ trên mạng. Đến nơi, trong ổ chó xinh 6 con, bé Na chỉ chọn chú chó trắng khoang đen có hai đốm vàng phía trên lông mày. Lạ thay, chú chó “bốn mắt” dễ

thương ấy cũng chạy ngay vào vòng tay Na.

Na đặt tên cho thú cưng của mình là Akiko - tên của một chú chó nổi tiếng trên truyền hình. Ba Na cười nói: “Được thôi! Nhưng sao cứ phải là Akiko? Ba đề nghị gọi tắt là Kyky, nghe thân mật dễ gọi hơn. Biết đâu Kyky của con còn khôn giỏi hơn chó Akiko đấy chứ?”

Từ đấy chó Akiko của Na còn có tên Kyky. Bạn Na cũng thích gọi tên Kyky hơn. Kyky trở thành em Na, là con của mẹ Nga.

Chị Nga dạy con gái cách chăm sóc vệ sinh cho cún con. Ky còn bé nghịch ngợm và hay quậy phá. Một hôm chú Phúc đến chơi, Kyky ngứa mõm tha chiếc giày của chú vào gầm giường. Chú Phúc lôi Kyky ra đánh vài roi, Ky ẳng ẳng kêu khóc. Na chạy ra ôm em Ky, cũng rơm rớm nước mắt, rồi alô mách mẹ: “Mẹ ơi! Kyky nghịch, bị chú Phúc đánh đau lắm!” Nga đang ngồi trước máy vi tính ở cơ quan cũng bật cười, chị nói trong máy: “Nghịch bị đòn là phải. Kyky đâu?” - “Dạ em đang sợ rúc vào lòng con đây nè.” - “Cho mẹ alô với Ky?” - “Dạ…”

Na mở to volum rồi áp điện thoại vào tai cún con, Ky lắng nghe tiếng mẹ Nga: “Sao Ky dám tha giầy của chú Phúc? Không được vậy nữa nghe chưa?” Kyky rít lên, ư ử như phân trần. Mẹ Nga là thông dịch viên nghe hiểu hơi bị siêu. Nga bảo con gái bế Kyky đến khoanh tay xin lỗi chú Phúc. Chú Phúc tha.

Từ đó Kyky không dám cắn phá những vật dụng trong nhà nữa.

Mẹ Nga ra quy định cho hai đứa: Trước khi vào phòng, Kyky phải tắm rửa sạch sẽ, lau khô rồi xịt chút dầu thơm. Chị Na không được bế Kyky lên giường.

Những lúc Na học bài, Kyky ngoan ngoãn nằm khoanh bên

chân bàn. Thỉnh thoảng chị Na cạ cạ bàn chân vuốt ve đầu chó cưng, thương lắm! Kyky sung sướng oằn người, thè lưỡi liếm chân chị Na.

Chị Nga rất nhạy cảm với thời tiết thay đổi và các mùi vị lạ. Bà nội Na cũng là chiếc hàn thứ biểu, trời chưa lạnh bà đã lạnh, ho túc tắc phải mặc áo ấm. Bà bảo con dâu là chị Nga: “Mẹ con mình hay bị dị ứng, mà con hết nuôi mèo đến nuôi chó. Sạch đến mấy thì cũng sót vài sợi lông thú bay trong nhà…” Chị Nga vuốt ve mẹ chồng: “Không sao đâu mẹ. Con sẽ vệ sinh nhà cửa thường xuyên. Có Miu, có Kyky, để bé Na nuôi dưỡng và làm bạn, cháu sẽ thêm yêu thương loài vật.”

Miu chắc nghe bà nội nói nên cứ thấy bóng bà nó là tót lên kệ sách, nằm im, mắt lim dim. Còn Kyky thì ngoe nguẩy đuôi, không dám lại gần bà mà chỉ rảo quanh, ăng ẳng phân bua: “Gâu gâu - Bà ơi. Gâu gâu gâu - Con mới tắm. Gâu gâu gâu - Con sạch lắm!” Mẹ Nga “thông dịch” vậy. Bà nội nghe rồi cười, đe Kyky: “Ừ phải sạch! Bẩn là tao mách chú Phúc.” Ky le lưỡi nằm im, nó hơi sợ bà nội. Mỗi khi bà nội cho ăn, Kyky lấm lét không dám lại gần. Bà nội đi rồi Ky mới rón rén lại ăn.

Ba mẹ Na trước khi đi làm đều dặn con gái: “Con ở nhà nhớ đóng cửa trước lại, kẻo Kyky chạy ra đường cao tốc, xe cộ nguy hiểm lắm!” Nga “Dạ”. Mẹ Nga xoa đầu Ky, dặn tiếp: “Ky ở nhà với chị. Không được ra đường nhé?” Kyky vểnh tai lắng nghe, đôi mắt hạt nhãn chơm chớp, hai đốm vàng trên lông mày cũng nhấp nháy. Nó rít lên khe khẽ, gục gặc đầu “Gâu gâu gâu”. Lần này thì Na bắt chước mẹ thông ngôn: “Ky nói: Vâng mẹ ạ.” Chị Nga cười.

Mẹ Nga chỉ dặn vài lần là Kyky nhớ. Nó không hề bước chân ra khỏi cổng trước. Ky đã thấy vài bạn chó chết thảm vì

16 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

xe tông. Sợ lắm! Cần đi vệ sinh thì nó xuống bếp rồi luồn ra vườn sau.

Một sáng, bạn Na đến chơi, thấy hoa tường vi nở hồng trước ngõ nên thích quá dừng lại ngắm và nâng niu. Na chạy ra kéo bạn vào nhà. Thế là Kyky cắn áo chị kéo lại: “Ư ư ư - Chị Na ơi! Gâu gâu gâu - Không được ra - Gâu gâu gâu - Mẹ dặn mà.”

Na cười và quay lại. Kyky vẫn ngậm áo không thả. Na phải dỗ: “Chị không ra đường đâu. Chị ra ngõ mời bạn vào nhà thôi.”

Lúc ấy Kyky mới chịu nhả, nhưng lẽo đẽo theo sát: “Gâu gâu gâu - Chị đi xa - Gâu gâu gâu gâu - Em không cho đâu.”

Bạn Na thấy “hai chị em” giằng co và “đối thoại”, không hiểu gì hết. Sau khi vào nhà, được Na “thông ngôn”, bạn mới tấm tắc cười.

Khi Kyky lên một tuổi, đã ra dáng thanh niên rồi, ba mẹ giao cho Ky việc trông nhà, nhất là lúc ban đêm. Giọng Ky sủa rất to và vang, Ky đã sủa là có chuyện.

Những lúc gia đình đi chơi đâu xa đều cho Kyky theo. Ky vừa là thành viên du lịch vừa là cảnh sát bảo vệ, nó thích thú hãnh diện lắm.

Tuổi trẻ ham bay nhảy, ba cứ phải dặn chừng: “Kyky không được đi đâu xa, kẻo người xấu bắt đấy.” Ky ưỡn ngực: “Gâu gâu - Dạ dạ.”

Thế mà một hôm, Na đi học về không thấy Kyky đâu?

Na hốt hoảng chạy tìm, hết gọi Akiko rồi gọi Kyky, vẫn không thấy bóng dáng chó cưng? Chỉ có con Miu lượn quanh dụi dụi đầu vào tay Na.

Na lo lắng bước ra sau vườn nhà tìm, chỉ sợ Kyky cuồng chân chạy ra đường cao tốc.

Chị Nga về, hai mẹ con dẫn nhau tìm Kyky ở những chỗ xa xa. Chị Nga vừa đi vừa gọi, còn Na thì tấm tức khóc.

Gần đến một nhà mãi cuối xóm, hai mẹ con mới nghe tiếng gâu gâu cuống quít. Na mừng quá chạy nhanh đến…

Cửa nhà đó đóng kín. Chị Nga gọi mãi vẫn không nghe tiếng trả lời. Tiếng

gâu gâu và tiếng rít mừng rỡ của Kyky càng làm Na chảy nước mắt.

Chị Nga bảo con gái: “Chắc họ đi vắng cả? Kyky đang bị nhốt trong đó. Thôi để tối, ba mẹ sẽ lại xin Kyky về cho con.”

Hai mẹ con vừa về đến sân nhà sau thì nghe có tiếng gâu gâu đuổi theo, rồi tiếng chân chạy ràn rạt trên cỏ…

Kyky lướt vào, đầu cổ và bộ lông ướt rượt vì mới lội tắt qua suối, nó hấp tấp trượt ngã một đoạn dài trên sân gạch rồi mới trụ lại được. Lưỡi Kyky thè ra, thở hổn hển, cuống quít vừa khóc vừa kể lể: “Gâu gâu - Mẹ ơi! Gâu gâu - Chị ơi!...”

Na ôm chặt cổ Ky. Mẹ Nga vỗ vỗ cái đầu xù: “Ai bảo mày đi xa? Sợ chưa con? Sợ chưa?” Rồi gật gù bảo Na: “Vậy là có người trong nhà. Họ biết chó có chủ, chờ mẹ con mình về rồi mới mở cửa thả Ky.”

Kyky dụi đầu vào lòng mẹ Nga, ngước bốn mắt nhìn chị Na, rối rít gâu gâu kể đủ thứ chuyện, vẻ phân trần hối lỗi lắm.

Từ đấy Kyky không dám đi rông xa nhà nữa, chỉ quanh quẩn trong nhà, trong vườn.

Những lúc Na ở nhà, Kyky luôn túc trực bên cạnh, nó trở thành vệ sĩ đắc lực cho chị Na. Hai chị em rất hiểu nhau. Na chỉ cần đưa mắt hay giơ tay ra hiệu là Ky đã đoán hiểu. Hai tai nó vểnh lên, sẵn sàng phục vụ.

Na tập cho Kyky nhiều thói quan tốt. Ky học rất nhanh, thông minh láu lĩnh nhưng cũng rất tinh nghịch. Hai chị em Na - Ky trở thành đôi bạn thân, có những quãng thời gian rất đẹp ở bên nhau.

Thời gian thấm thoát, thoắt cái Na đã học lên cấp ba. Mười năm trôi qua cô bé Na thành thiếu nữ, thì Kyky cũng đã già, tai nó ù điếc và không còn tinh nhanh. Na vẫn thương Kyky dù thấy Ky không còn dễ thương như trước nữa. Thời gian mà! Già xấu là phải rồi. Hơn nữa càng lớn Na càng bận đủ thứ, như phụ mẹ nấu bếp, bài vở ngày thêm nhiều, không còn thì giờ chơi đùa với Kyky. Na vẫn tắm rửa cho Ky, nhưng bớt đi vẻ âu yếm mà chỉ còn là bổn phận. Còn tình cảm của

Kyky đối với chị Na thì vẫn tràn đầy. Giờ chị Na đi học xa bằng xe đạp, Ky không đưa chị đến trường nữa, nhưng nó nằm bên cửa trông nhà, chờ chị Na về là cuống quít chạy ra đón.

Gần Tết vừa rồi Kyky bệnh cả tuần. Mẹ và Na phải nhờ bác sĩ thú y đến khám và chích thuốc cho Ky.

Ba mẹ bàn với nhau là Kyky đã già, nhà mình có vườn cần nuôi thêm một chú chó con mới. Dĩ nhiên Na rất thích. Cả gia đình đều không lường được rằng quyết định đó đã làm Kyky buồn.

Khi Na ôm chó con tên Bi mới xin về khoe với Kyky: “Em mày đó. Mày thương và trông nó nhé?” Kyky chỉ ngửi ngửi Bi rồi chơm chớp mắt, lẳng lặng lùi vào góc nhà, giương mắt nhìn chú chó con chạy lăng quăng. Chó Bi làm Na nhớ lại hình ảnh Kyky bé nhỏ ngày xưa.

Kyky già nua giờ nằm ở góc nhà im lặng nhìn ra, có vẻ như cũng muốn được Na ôm ấp vuốt ve. Nhưng nó biết giờ đây tình cảm của chị Na đã chuyển qua cho Bi dễ thương xinh xắn rồi. Buồn chứ!

Ky nằm chán thì đứng lên, đi qua đi lại nhìn chị Na bế cưng chó Bi. Không lẽ già rồi lại ganh với trẻ con?

Qua hè năm ấy, gần Tết Trung Thu, Na bế chó Bi mới được bốn tháng tuổi đi chơi rước đèn. Khi quay về, ngang qua vườn nhà chú Tư, bên kia hàng rào thưa cũ, trời sáng trăng rằm, thêm ánh đèn ngôi sao cầm trên tay, Na thấy vài trái ổi vàng chín trên cây. Ôi sao nhanh thế? Hôm trước chú Tư gọi Na vào hái ổi, Na cười: “Chưa chín mà chú. Mai mốt cháu kéo bạn tới hái cả rổ ổi đó nghe.” Chú Bảy cười gật đầu.

Ổi chín rồi! Thế là Na ôm chó Bi vừa len vừa trèo qua hàng rào sơ sài. Cô định bụng hái vài trái chín thôi, để mai trời sáng rủ bạn đến hái vui hơn.

Bỗng có tiếng chó sủa, tiếp theo là hai con chó to hung dữ hùng hổ chạy ra, chúng gầm gừ nhe nanh như chó sói xông lại phía Na…

Na sợ quá muốn phát khóc, lính quính hoảng hốt! Không biết phải đối phó cách nào?

Na thả chó Bi xuống rồi quơ nhặt

VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG ° 17

Moät buoåi thu nghe möa naèm treân toùctoâi troâi veà nhöõng kí öùc muøa xacon ñöôøng vaéng boùng em thaønh hoaøi nieämñoå theânh thang sau naêm thaùng chôït nhoøa

ñoùa quyønh traéng ruïng töø ñeâm baõo toátoâi tìm gì khi coøn nhöõng taøn phaicaâu chuyeän cuõ moät hoâm nghe nhaéc laïilaø tuoåi xöa thuôû möôøi taùm traêng caøi

töø loái möa toâi theøm nghe gioïng noùikhi dö aâm chæ voïng nhöõng lôøi buoànem coù nhaët treân loái veà hoa traéngchaân dung muøa ñaõ khaùnh kieät moâi hoân

ngoaøi oâ cöûa boùng ñeâm veà giaêng phoánôi saân möa ñaõ kheùp nhöõng cuoäc chôøtoâi löu giöõ moät muøi höông quaù vaõngkhi thu taøn uû laïi nhöõng côn mô.

K.H

Gioïng thu Kai Hoaøng Leâ Thò Baïch Hueä

Nhöõng traùi cau rôi

Thuôû xöa meï thích aên traàuKhoâng tieàn mua noåi mieáng cau cho daøyDoïc ñöôøng moãi buoåi sôùm maiXe cau chôû ruïng nhaët ñaày tuùi conVeà nhaø taëng meï traùi troønTeâm traàu meï noùi... cau non... tình ñaày!

Saùng nay thaáy treû thô ngaâyLaáy cau mang neùm vaêng ñaày saân chôiMaét nhoøe thöông quaù cau ôiSuoái loøng tuoân chaûy... nhö khôi öu phieàn!

Tìm ñaâu hình boùng meï hieànVì con taàn taûo saàu rieâng caû ñôøiCau laên nhö gioït leä rôiLoøng con nhôù meï chöa vôi noãi nieàm!

L.T.B.H

được hòn đá quăng đại về phía hai con chó dữ, nhưng chỉ làm chúng sợ chựng lại, sau đó sấn sổ xông tới hung tợn hơn.

Chó Bi sợ quá chui tọt qua hàng rào chạy về nhà. May quá Na vớ được thanh củi dài, cô chỉa chỉa về phía hai con chó khiến chúng rụt lại không dám lao thẳng đến. Na từ từ lùi sát hàng rào nhưng không dám quay mình leo qua vì phải lo chống đỡ. Cô hét lên: “Cứu con! Chú Tư ơi!...”

Thời gian ngắn Na đang rối trí thì bỗng nghe “Grừ” một tiếng lớn sau lưng, rồi bóng Kyky quen thuộc nhảy vụt qua hàng rào, hùng dũng chắn ngay trước mặt Na, sẵn sàng che chở bảo vệ Na như ngày nào. Bộ lông trắng khoang đen của Ky xù ra, bốn chân rùn xuống, tư thế sẵn sàng chiến đấu.

Kyky già nua của Na dũng cảm không ngờ, nó liều lĩnh lăn xả vào hai con chó dữ đang lao tới mà cắn ngoạm tới tấp. Nhưng cuộc chiến không cân

sức làm Ky bị dính những đòn nặng. Hai con chó dữ trẻ khỏe ỷ đông hiếp yếu đã cắn Ky nhiều phát vào cổ, vào bụng, vào tai… Kyky rất đau đớn nhưng vẫn không chịu lùi, nhất quyết cản đường cho Na trèo thoát qua hàng rào.

Na nghe tiếng gào đau đớn của Ky cùng những tiếng rên ư ử như thúc giục: “Chị Na chạy đi, chạy mau đi!...”

Na quay lại, dưới ánh trăng, Na thấy bờm cổ Kyky loang máu, nhưng nó vẫn cố gắng chống cự hai con chó hung bạo. Nhìn Ky chiến đấu tuyệt vọng, lòng Na đau thắt! Na quăng mạnh thanh củi vào lưng một con chó dữ rồi chạy nhanh về nhà gọi ba mẹ ra cứu Ky.

Sau trận chiến kinh khủng đó, Kyky bị thương rất nặng, nó ngước đôi mắt lờ đờ nhìn Na như hỏi: “Chị có sao không?...” Rồi gục xuống dưới chân Na.

Na cùng ba mẹ vội đưa Kyky đến

bác sĩ thú y. Nhưng Ky đã già yếu, lại bị nhiều vết thương nặng, sức nó kiệt dần.

Sau mấy ngày, Ky bỏ ăn, rồi chết.Na đau đớn ôm xác Kyky mà khóc

nức nở.Cho đến bây giờ, Na mới thấm

hiểu được thái độ của Kyky khi thấy cô ôm ấp chó Bi, nó chỉ im lặng buồn buồn mà không biểu hiện gì thêm. Bởi Ky tự biết mình đã già, đã xấu, không còn sánh được với chó con xinh xắn mới xin về. Nó đã co mình nằm tủi phận.

Càng nghĩ Na càng ân hận, càng nhớ Kyky với những kỷ niệm tràn đầy. Ngay cả lúc già yếu Kyky vẫn hết lòng hết sức bảo vệ Na, vô cùng chung thủy, dũng cảm. Kyky là em, là bạn, là anh hùng của Na.

Na nói thầm trong lòng: “Kyky ơi! Chị nhớ thương Ky lắm!”

P.Đ.N

18 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Phan Löông

Laù thö göûi anh

Em vieát cho anh vaøo moät ngaøy naéng aámBình Döông noàng naøn vôùi naéng, gioù vaø anhChôï Phuù Myõ em vôùi haøng coå thuï bieác xanh Traàm ngaâm ñoù nhöng yeân laønh quaù ñoãi...

Em laø keû coù tính hay hôøn doãiNhöng yeâu anh nhieàu nhö goùc nhoû cuûa Bình Döông Em chaúng roõ vì sao em laïi thöôngChuøa Long Khaùnh, mieãu OÂng Cuø, Khaùnh Hoäi...(*)

Anh ñöøng hoûi em: Vì sao hay boái roáimoãi luùc gaëp anh, luùc chaïm phaûi aùnh nhìn...Em muoán chuùng mình coù chöõ nôï, chöõ duyeân,nhö ñaát Thuû noái lieàn Taân Phöôùc Khaùnh. Naéng Bình Döông luoân noàng say vaø saùnh,

Muøi goám queâ anh, muøi cuûa ñaát, cuûa tình yeâuGioù Bình Döông nhö hôi thôû ña chieàuEm yeâu anh laém... yeâu nhieàu queâ höông tha thieát...

P.L(*) Caùc ñòa danh thuoäc thò xaõ Taân Uyeân

Phuøng Hieáu

Xin loãi con!Chaúng bieát laøm gì ñeå traû nôï cho conKhi chính tay ba laøm con khoâng coøn maùi aámCoù nhöõng noãi ñau, rieâng moät mình ba caâm laëngRoài thaùng ngaøy con seõ hieåu cho ba

Ñaõ laø con, ai maø chaúng xoùt xaBa khoâng so, raèng ba thöông con hôn meïKhi chia bieät khoâng ñuû lôøi cho lyù leõBa ñau, chaéc gì ñau hôn con!

Môùi tuoåi ñaàu maø soùng gioù nhieàu cônBa khoâng theå laáy baát cöù gì buø ñaépCon lôùn nhanh, hôn naêm roài ba khoâng gaëpGaëp laïi con maø nöôùc maét chöïc traøo

Phaûi laøm sao, ba phaûi laøm sao?Con khoâng coù moät gia ñình troïn veïnMoïi ngoân töø laøm sao ba vun veùnÑeå cho con moät beán ñaäu yeân bình?

P.H

Nguyeãn Quang Huyønh

Vieát tieáp baøi ca …Veà thaønh phoá môùi Bình Döông Doøng ngöôøi taáp naäp treân ñöôøng vaøo ca Veà nôi thaém thòt töôi da Chaân tình môøi traûi thaûm hoa ñoùn vaøo

Xaây leân thaønh phoá taàm cao...Lung linh aùnh ñieän hôn sao treân trôøi Nguy nga caûnh ñep tuyeät vôøi Nôi ñaây no aám, tình ñôøi thieát tha

Ngöôøi daân chaân chaát hieàn hoaø Phoá phöôøng hieän ñaïi, nhö laø trong mô Ñi vaøo trang saùch vaàn thô... Con ñöôøng ñoåi môùi aám no ñoùn chôø

Thaät roài, ñaâu phaûi coøn môMoät thaønh phoá treû töøng giôø hieän ra Nieàm vui traøn ñeán moïi nhaø Chung tay vieát tieáp baøi ca ñeïp giaøu.

N.Q.H

VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG ° 19

Töø Taân Ñònh

Kyù öùc thaùng möôøiEm khoâng veà trieàn ñeâ chieàu nhaït naéngThaùng möôøi hun huùt aùng maây buoànTa cuùi gôõ vaït coû may roái raémNghe trong loøng nheï haãng leõ voâ thöôøng.

Em khoâng veà maûnh vöôøn xöa laù uûBaày deá giun thoâi khoâng haùt giao muøaTa tìm nhaët chuùt höông tình ngaøy cuõGheùp laïi thaønh göông maët daáu yeâu xöa!

Thoâi em aï, thôøi gian khoâng trôû laïiXin veïn nguyeân töôi maõi maõi nuï cöôøiDaãu xa khuaát bôûi doøng ñôøi xuoâi chaûyVaãn coøn nhau ñeïp kyù öùc thaùng möôøi!

02/10/2017 - T.T.Ñ

Chieàu treân saân thöôïng

Saân thöôïng lung lung chieàuNaéng vaøng vaøng gioù hiu hiuTrôøi xanh khoâng theå xanh hôn theá Nöôùc trong khoâng theå naøo trong hôn röôïu ñeáTa uoáng vaøo noãi loøng trong veoChieác laù rôøi caønh xeù maûnh chieàu rôùt theo.

7/2017 - V.T

Vaên Traïch

Em gaùnh nöôùc

Hoa gaïo ñoû thaùng baEm maëc boä baø ba ñen gaùnh nöôùcTieáng chim vang leân baát chôïtNghieâng thuøng nöôùc tieáng chim chaûy vaøoThuøng nöôùc ñaày tieáng chim lao chao

Hai luùm ñoàng tieàn muùc ñaày naéng sôùmDaáu chaân em giaãm luùn bình minhTieáng deá cong laù coû non treân baõiGiöõa böôùc chaân em laø khoaûng höông meàm.

9/2017 - V.T

Thaùi Giang

Choán xöa

Toâi veà thaêm laïi choán xöaMaáy möôi naêm, ñoäi naéng möa xöù ngöôøiVun ñaày moät gaùnh khoùc, cöôøiBuoàn, vui neám traûi ñaày vôi ngaøy veà

Xa hoùa gaàn, thuaän taàu xeChæ trong vaøi “tieáng” ñaõ queâ cuûa mìnhQua nôi beán nöôùc saân ñìnhChæ coøn thaáp thoaùng boùng hình trong xöa.

Goác cau, vaãn vaïi nöôùc möaToâi “tu” caïn moät gaùo döøa nöôùc queâNghe gaø cuïc taùc sau heøMuøa vaøng saân thoùc boän beà caû tröa

Toâi veà trong neáp nhaø xöaChaùu con ñoâng ñuû, toâi thöøa chính toâiMeï, cha “ñi” heát caû roàiThöøa toâi nôi thieáu hai Ngöôøi sinh toâi.

28/8/2017 - T.G

20 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Mai Tuyeát

Caùnh ñoàng con gaùi

Ngaøy naéng haïem ñi qua caùnh ñoàng cheânh veânh luùaMöa ngaäp nguïagoùt chaân moøn tìm rôm raï buøn nonChieàu heùo honphieán moà hoâi rôi ñaày treân ñoâi moâi ngöôøi thieáu nöõ

Nhöõng haït thoùc troøn caêng nhö caát giöõGioït aáu thô chöa kòp ruïng ôû treân ñoàngBaày seû naâu ñöôïc muøa neân caùnh ñaäp thong dongTroøn xoe maét vaø tha veà bao sôïi coû

Caùnh dieàu chao nghieâng duøng daèng bay khoâng kòp thôûCaâu ca dao xöa ai vòn phía trieàn ñeâMaây haønh khaátlaõng du ñi khoâng bieát ñeán ñöôøng veàNeân ñaâu nhôùcoù moät thôøi thaû baõo gioâng treân caùnh ñoàng ngaøy aáy

Haõy traû laïi cho emnhöõng gioït naéng maät ong vaø caùnh ñoàng con gaùiGoùc an nhieân cuûa naêm thaùng laëng ngoân töøGioù noàng naøn thoåi qua cho bay ñi nhöõng phuø höXa tít taép coù moät thôøi em ôû ñoù

Caùi khoaûng caùch aáy ñaâu chæ ño baèng chieàu daøi cuûa gioùKhi chieác laù khoâ ñang dan díu nhau giöõa

löng chöøng chieàuMöa töø caùnh ñoàng môùi gaët - möa lieâu xieâuCon coø nhoû giuõ caùnh nhö em xöa daïi doät ñeå bao laàn suõng nöôùc

M.T

Phan Thaønh Minh

Meï ôi

Luùa qua tay meï thaønh cômMuøa qua tay meï neân thôm ngaùt ñoàngÑuïc qua tay meï thaønh trongXaáu qua tay meï thaønh loøng bao dung

Ñoâng taây nam baéc vaãy vuøngSuùng qua tay meï thuø chung khoù toaønTöø qua traêm cuoäc gian nanMoà hoâi hoaù luùa tróu vaøng ñoàng chieâm

Ruoäng saâu ñaát cuõng noãi nieàmChaân möa ñaàu naéng moûi tìm tö phong Taûo taàn keát nuï keát boângBaõo buøng haïn haùn beû cong maát muøa

Nhaët töø ñaát maën buøn chuaLöng coøng toùc baïc vaãn thua thieät ñôøiQuaån quanh cho heát kieáp ngöôøiDaùm ñaâu ñuõa moác maø choøi maâm son

P.T.M

VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG ° 21

5 năm trước tôi đã từng gặp và viết bài cho em. Bẵng đi chừng đó thời gian, em lo việc

của em, tôi lo việc của tôi với không biết bao nhân vật, bài viết nên cả hai cùng… quên nhau. Mới đây tình cờ hội ngộ ở nhà riêng của Nhạc sĩ Võ Đông Điền, chúng tôi mới nhận ra “người quen cũ”.

Để rồi sau đó khi quen thân hơn, em kể tôi nghe chìm nổi cuộc đời của em tôi mới tự hỏi: cô gái nhỏ nhắn này lấy sức đâu để vượt qua những bất hạnh đó? Hỏi em sao không…sửa soạn gì khi ra đường thế, không sợ gặp fan họ…thất vọng à? Em cười hiền cho biết: “Mấy khi được chất phác, sống hồn nhiên như một người mẹ đơn thân nuôi con bình thường, em thích được thật là chính mình như vậy hơn”…

Đúng là em phờ phạc sau cả tuần chăm con gái bị sốt xuất huyết ở bệnh viện Nhi Tp. HCM. Ca sĩ Trần Thanh Thảo không mấy khi kể chuyện về đời

Ca sĩ Trần Thanh Thảovà … giây phút chạnh lòng!

Như nhiều nghệ sĩ khác, họ thường muốn xuất hiện trước nhà báo cũng như công chúng phải thật đẹp đẽ, rạng ngời. Thanh Thảo cũng vậy. Nhưng lần này em hẹn tôi đến một quán cà phê nhỏ với mặt mộc không cần trang điểm. Chắc em mệt mỏi lắm rồi…

tư của mình. Em chỉ cho biết rằng, em lập gia đình sớm, vợ chồng em có một bé gái và đã chia tay nhau đã 4 năm nay. Hỏi lý do, em chỉ nói chắc em làm nghề này ít ai cảm thông, chia sẻ được…

Ca sĩ - diễn viên Trần Thanh Thảo sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Ông ngoại của em là soạn giả Đào Việt Anh, người rất nổi tiếng với vở cải lương Trọng Thủy- Mỵ Châu. Ba của em là nghệ sĩ Tấn Dương, cậu ruột của Thanh Thảo cũng là một nhạc sĩ đánh đàn cho các đoàn cải lương trước đây. Em may mắn tiếp cận rất sớm với nghệ thuật cải lương từ nhỏ qua những người thân trong gia đình nên năng khiếu của em cũng sớm được phát hiện, bồi dưỡng. Và giờ thì em chỉ mong mình có sức khỏe thật tốt, niềm đam mê luôn cháy bỏng để cống hiện cho nghệ thuật.

Dù là người Bình Dương, nhưng Trần Thanh Thảo công tác tại Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Đồng Nai. Năng khiếu nghệ thuật của Trần Thanh Thảo rất đa dạng, Thanh Thảo vừa là một ca sĩ hát nhạc trẻ, nhạc dân ca, vừa là diễn viên của sân khấu cải lương. Ngoài ra, Thanh Thảo còn tham gia đóng phim. Khán giả quen mặt em từ thành công của phim truyện “Chân ngắn và đại gia”, “Lời nguyền trên bến sông”… Cả 2 phim này, như một cái duyên, Thanh Thảo vào vai cô gái cũng tên Thảo với nhiều cảnh éo le của số phận. Thanh Thảo kể, từ nhỏ em đã có niềm đam mê ca hát và may mắn được mẹ ủng hộ. Mẹ xin cho em học cải lương với người thầy nổi tiếng là Nghệ sĩ Ưu tú Tư Còn, một danh cầm đờn nguyệt của đất Thủ, Bình Dương. Em là một trong những học trò nhỏ, có năng khiếu bộc lộ sớm được thầy Tư Còn khen ngợi và không lấy tiền học phí. Em

đã miệt mài học và quyết định theo nghiệp cầm ca, trở thành một ca sĩ, một diễn viên chuyên nghiệp như hiện nay.

Trong sự nghiệp, Trần Thanh Thảo thành công bao nhiêu thì phía sau ánh đèn sân khấu rực rỡ sắc màu lại là những chuỗi ngày dài buồn bã bấy nhiêu. Thanh Thảo kể: Em lập gia đình năm 20 tuổi và cuộc hôn nhân đó đã đổ vỡ khi hai người đã không tìm được tiếng nói chung. Từ đó em lao vào công việc và lấy công việc làm niềm vui và dành thời gian cho con khi đứa con gái nhỏ cần mẹ nhất. Như lần mới đây con gái bị sốt xuất huyết, Thanh Thảo xin phép lãnh đạo nhà hát cho nghỉ để chăm sóc con gái cho đến khi xuất viện.

Quan niệm về nghề của Thanh Thảo là “ Đã làm nghệ thuật thì không đợi ai cho bất cứ thứ gì ngoài tài năng của mình”. Em đã tự đi lên bằng chính năng lực của mình. Em cũng không ngừng học hỏi và cố gắng. Tôi không nghĩ một cô bé nhỏ nhắn, xinh xắn mà lại có đầy đủ bản lĩnh và nghị lực đến như vậy.

Ca sĩ Thanh Thảo cũng hay tổ chức và làm những chương trình từ thiện. Cô gái nhỏ nhắn với rất nhiều hoài bão trong tương lai sẽ không ngừng phấn đấu, tôi tin thế. Đó là 6 Album ca nhạc và 3 phim truyện mà em đã tự sản xuất độc lập bằng kinh phí của mình. Nó như một món quà dành tặng cho bản thân Thanh Thảo, cũng như tặng cho tất cả quý vị khán giả đã luôn yêu mến và ủng hộ Thanh Thảo trong suốt 20 năm qua.

Hiện nay, ngày ngày ca sĩ Thanh Thảo vẫn miệt mài từ Bình Dương sang Biên Hòa, Đồng Nai để tập tuồng, bài hát mới. Ngoài ra em còn nhận thêm các show ca nhạc, đóng phim để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống cho 2 mẹ con. Các vai diễn cải lương thành công

Ca sĩ Trần Thanh Thảo

Ghi chép QUỲNH NHƯ

22 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

của Thanh Thảo có thể kể đến như: Tú Lan trong “Bản án từ trái tim”, vai Nhân - người vợ trong “Trả giá”, vai Trinh trong “Lời thề giữa biển khơi”… Khán giả cũng thấy một Trần Thanh Thảo trẻ trung, sôi động qua các bài nhạc trẻ. Và hiện nay, liên khúc Về quê song ca cùng diễn viên điện ảnh Văn Tiến Luật là liên khúc đang được ăn khách trên Youtube.

Chúc em ngày càng thành công trên con đường nghệ thuật!

Một số giải thưởng mà ca sĩ Trần Thanh Thảo gặt hái được:

- Giải nhì thể loại ca cổ tại Hội diễn văn nghệ quần chúng tỉnh Bình Dương lần thứ nhất (1997)

- Giải khuyến khích Giọng ca cải lương Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương (1998)

- Giải nhất đơn ca cổ tại Hội diễn văn nghệ quần chúng TX.TDM (1998).

- Giải diễn viên xuất sắc nhất hội thi Thông tin lưu động tỉnh Bình Dương (2009)…

- Vào vòng chung kết Chuông vàng vọng cổ Khu vực miền Đông năm 2014 do Đài PT-TH Tp.CM tổ chức.

- Vào vòng Chung kết giải Bông lúa vàng năm 2000 do Đài Tiếng nói Nhân dân Tp.HCM tổ chức.

- Huy chương Bạc Giọng ca cải lương năm 2011 của Đài Tiếng nói Nhân dân Tp.HCM.

Q.N

Nội mất rồi con chỉ còn có ngoại. Nắng hắt hiu rơi xuống phía chân trời. Biết bao giờ thời gian quay trở lại. Ngoại ơi, lòng con

chợt ngậm ngùi!Quê ngoại nghèo nhà vách đất mái tranh. Hạt cơm

trắng thơm mồ hôi của ngoại. Cả một đời gian nan dầu dãi, ngoại sống vì con cháu thương yêu.

Tuổi thơ con là ngày tháng bình yên. Tắm cổ tích từ tình thương của ngoại. Những giấc mơ đẹp như huyền thoại. Có ánh trăng vàng soi xuống tuổi thơ trong. Hai tiếng quê hương đã thấm đẫm trong hồn. Con lớn khôn từ cội nguồn đất Mẹ.

Tuổi thơ xa… tuổi thơ hoài vọng mãi. Khoảng sân nhà rắc trắng những hoa cau. Ngoại lom khom chăm lại mấy nọc trầu, tóc bạc trắng như thời gian gội trắng. Đã bao mùa mưa qua rồi lại nắng, con lớn lên - ngoại bóng xế tuổi già. Có những chiều nhìn mây trắng bay qua, con lo sợ, ngoại ơi, chiều tắt nắng…

Giữa dòng đời bon chen tất bật. Cội nguồn xưa mấy ai nhớ trong lòng mình. “Con chim se sẻ nó đẻ cột đình. Bà ngoại đẻ má, má đẻ mình chứ ai”.

Chiều đi để hết một ngày,Ngoại không còn nữa ai thay bây giờ?!

QUÊ NGOẠITản văn THANH MINH

NỖI NHỚ ĐỒNG BẰNGTháng mười. Nước lên tràn đồng. Hoa điên điển lại nở vàng cả

nhánh sông quê. Màu hoa gợi nhớ mỗi khi đi xa bất chợt nghe ai hát câu dân ca về vùng đồng bằng sông nước.

Kỷ niệm một thời ấu thơ bao giờ cũng đẹp và đáng yêu như tâm hồn trong sáng của những đứa trẻ quê. Bến sông quê, nơi in dấu bao vui buồn, giận hờn vu vơ của bọn trẻ chúng tôi. Nơi ấy, những buổi trưa hè đám trẻ tha hồ lặn ngụp thoả thích dưới làn nước mát lạnh. Những đêm sáng trăng, ngồi vắt vẻo bên bờ cầu ao nghe sóng nước vỗ bờ róc rách, thỉnh thoảng bỗng giật mình bởi một trái bần rơi xuống nước. Bao giờ tôi cũng được ba cho đi cùng xuồng thăm lưới. Những con cá mắc lưới sáng lấp loáng dưới trăng. Tôi nằm ngửa trên khoan, đầu gối lên tay nhìn lên khoảng không bao la huyền diệu ánh trăng vàng và muôn vì tinh tú.

Tháng mười.Nghe đài báo bão ở quê nhà, bưng chén cơm ăn

mà nghe tràn vị mặn của nước mắt. Có ai sống ở quê mới thấu hiểu nỗi vất vả của người dân vùng lũ. Có ai sống với lũ, vượt qua những mùa lũ mới yêu thương vùng đất đồng bằng.

Tháng mườiNước tràn đồng, trắng xoá,Hoa điên điển rực vàng cả nhánh sông quê … T.M

VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG ° 23

Ngồi đánh vội cái văn bản, mà mãi không tập trung được. Tiếng la ó của bọn trẻ ngoài đầu ngõ tranh nhau một trái bóng khiến tôi càng

phân tâm hơn. Chiều nào cũng vậy, tụi thằng Chí, Dũng, Nam và bé Đào, bé Út cũng tụ tập chơi chung. Tụi nó là những đứa trẻ được nuông chiều, ba mẹ biết nhau, nhà san sát và ai cũng khá giả cả. Chính vì được chiều chuộng nên tính cách của đứa nào cũng gắt như “ông trời con”, chơi vui một chút lại khóc lóc um sùm. Thằng Dũng là đứa lớn xác, cũng lớn tuổi nhất năm nay sắp lên lớp 9 rồi.

Ăn cơm chiều xong, rảnh rỗi thì tôi thường ra cái ghế đá trước ngõ ngồi, khu tôi ở trong hẻm nhưng đường nhựa, sạch và thoáng mát. Chỉ cần đi vài bước là có thể ra đến ngõ xem tụi nó đùa giỡn với nhau, gần ngõ đối diện là cái tiệm sửa vá xe, nhìn qua mỗi ngày sẽ thấy thằng nhóc cỡ 12 tuổi người lấm lem dầu nhớt. Chiều chiều là nó ngóng sang đây nhìn tụi trẻ con giành nhau trái bóng trái cầu. Thật tình tôi cũng không biết tên nó, chỉ thấy nó ở trong cái căn nhà nhỏ tối và chuyên sửa xe với một người đàn ông lớn tuổi ở cùng nó thôi.

Đang suy nghĩ miên man thì bỗng hội thằng Dũng chạy lại chỗ tôi. Tôi chưa kịp mở miệng thì con bé Út tầm 6 tuổi vọng tới “ Ủa nay chị Tí được nghỉ học hả?” - “ Ờ… hôm nay chị mày không có đi học” Tôi trả lời qua loa.

“Bả như chằn lửa nên nghỉ học mà cũng không có ai chở đi chơi” - thằng Chí giọng đong đỏng xen vô. Tôi nghe nó nói mà đỏ cả tai, liền cau có phang lại “Thằng vô duyên, con nít gì mà…” Tụi nó cười nắc nẻ, cả mấy đứa nhỏ như bé Đào bé Út không rõ gì cũng thích thú cười theo.

Để chữa quê, tôi lái sang chuyện khác “ Ủa sao mấy đứa không rủ thằng bé bên kia qua chơi…thấy nó nhìn hoài kìa” - “ Thôi! Ba mẹ dặn tụi em không nên chơi với nó” - “Kì vậy, nó cũng hiền mà?!” Tôi tần ngần hỏi.

“Nó không có học, chơi chung bị lây dốt thì sao?” - thằng Dũng trả lời thẳng thừng. Tôi chợt khựng lại, không hỏi thêm. “Với lại người nó dơ lắm, mà người lớn dặn là chơi với mấy đứa nghèo coi chừng nó lân la để ăn cắp, nói chung những ai không được đi học đều có tính xấu” - thằng Chí tiếp lời. “Hôm bữa ba em thấy tội mang chiếc xe đạp của em qua nó sửa, mất hết mấy con ốc kiểu, nó lấy chứ ai !” - thằng Chí kể lại trong tâm thái hậm hực. Bé Đào em thằng Chí xen vô “Hình như mấy con ốc kiểu bị mất trước khi ba lấy xe đi sửa đó anh hai ơi?!” - “Mày biết gì!” Chí quay sang lớn tiếng với em nó.

Tôi không rõ đầu đuôi, chỉ cảm thấy cuộc sống này trắng đen lẫn lộn, chẳng thể an ủi cho thằng bé sửa xe, cũng chẳng thể trách bọn nhỏ, tôi tặc lưỡi cho qua. Thầm nhủ thôi

TÌNH Truyện ngắn

ĐOÀN THU THẢO

tốt nhất đừng qua lại với thằng bé sửa xe đó, mất công lại vạ lây, chả ai biết trước chuyện gì.

Dạo này thời tiết mưa gió suốt, tôi còn một khóa học tiếng Anh vừa đăng ký, ngán ngẫm nhất là mỗi chiều xách chiếc xe máy cà tàng ra là trời đổ mưa như trút nước. Rồi hình như lâu ngày lội nước, chiếc xe muốn “đổ bệnh”. Hôm nay nhà tôi đi lên ngoại chơi hết rồi, cũng đến giờ đi học. Tôi chạy được một đoạn cách xa ngõ thì xe tắt máy, mặt mày tái mét, trước giờ có gặp mấy tình huống éo le này bao giờ. Mấy chú xe ôm đang trú mưa nhìn ra, hô to: “Coi chừng xe bị ngộp nước mưa, mày vừa đạp vừa chạy thử coi sao”. Tôi cười cười như mếu, hồi đó tới giờ hễ lên xe là đề máy chạy chứ có biết kiểu khởi động oái ăm này đâu! Thầm nghĩ bụng hay là nhờ mấy chú xe ôm: “Con có sẵn đồ nghề trong cốp xe, mấy chú coi thử giùm con nha!” Mấy chú tặc lưỡi lắc đầu nhìn tôi: “Gìa đầu rồi mà không

biết sửa xe nữa hả con. Giờ đi tầm hơn cây số nữa mới có tiệm sửa xe nha”. Biết người ta không chịu giúp, tôi vô vọng đẩy xe đi tìm tiệm sửa.

Mưa bắt đầu lớn hơn, nước cứ cuồn cuộn mặc cho tôi gắng sức di chuyển trên chiếc xe bằng hai chân vật vã. Đám thanh niên chạy tung tóe nước còn quay lại nhìn tôi cười giễu cợt. Chịu không siết, tôi tấp vô tạp hóa dì Năm trú, sẵn coi lại tình trạng chiếc xe. Sau lần này, tôi nhủ sẽ về nhà học mấy cái bí kíp sửa xe để phòng thân.

Thân con gái làm gì biết sửa mấy cái máy móc này, nhìn đồng hồ thở dài, sắp đến giờ học rồi. Vừa đang bế tắc, tôi thấy thằng Dũng đang chạy xe đạp điện ngang qua tiệm tạp hóa, mừng quá tôi réo “Dũng ơi! Cho chị đi ké về nhà với”. Thấy nó ngập ngừng trong chiếc áo mưa một chốc rồi nói “Không được đâu, ba mẹ em dặn xe đạp điện chỉ đi một mình được thôi, chở thêm nó…hư”.

24 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Nhà tôi cách nhà nó không xa, nó trả lời thế tôi cũng không trách được, miễn cưỡng kêu nó về đi. Mưa ngày càng nặng hạt, phía xa xa tiếng bước chân đang chạy lạch bạch về phía mình, tôi nhíu mày nhìn lên, là thằng bé sửa xe. Trên tay phải nó xách một hộp dụng cụ đồ nghề, tay còn lại là săm xe và vài miếng vải.

Người nó ướt sũng lộ rõ sự gầy gò nhỏ nhắn sau chiếc áo mưa ni lông mỏng nhạt, nó cất tiếng “Xe chị hư hả? Đây em sửa cho. Tôi ngớ người “Sao em biết, mà nhà em xa chỗ này, sao lại dầm mưa đi đâu nhiều đồ vậy?”

“Nãy em theo chú đi mua đồ về, xe xẹt ngang em thấy chị đẩy bộ nè, em chạy lại sửa cho chị đây…Chắc giờ này chị Hai đi học hả ?” - “Ừm…cảm ơn em nha” Tôi tự dưng nghe nghèn nghẹn, chỉ vỏn vẹn biết cảm ơn thằng bé trước sự nhiệt tình quá đỗi ấm áp của nó.

Thấy nó hì hục vặn ốc, tôi gặng hỏi “Mà em tên gì ? Ba mẹ đâu, em ở cũng lâu gần nhà mà chị không biết gì về em”. Nó hồn nhiên kể “Em tên Hữu Tình, quê ở Sóc Trăng đó, ba em mất rồi…mẹ em bỏ đi với chị gái, đi lâu rồi, mẹ em bỏ trước khi ba mất… Ba em bị chết nước, em lang thang được chú rước xuống ở cùng” - “Chú dạy cho em sửa xe, chú tốt với em lắm, em coi chú như cha ruột vậy, tuy hổng có được đi học như mấy bạn ở xóm nhưng chú dạy em tình nghĩa, gặp khó

khăn giúp được thì hãy giúp, chú cũng ít khi la mắng em lắm…” thằng bé tiếp lời. Vừa sửa xe được dăm ba phút thì thằng bé lại kể cho tôi nghe một chút về cuộc sống hằng ngày của nó, tôi chợt thấy hổ thẹn với chính bản thân mình, và hơn hết là với chính con người của Tình.

Mưa cũng từ từ nhẹ xuống, không còn ầm ĩ trắng xóa như lúc đầu nữa. Ngồi chờ thằng bé sửa xe, tôi bần thần nhìn ra ngoài những giọt mưa kia, chợt thấy cuộc sống như một bậc thầy, khoảnh khắc này dạy tôi rằng để hiểu và biết một ai đó không phải qua lời đồn của người khác. Cũng không nên im lặng trước những quan niệm sai lầm khi bọn trẻ con thốt ra một cách vô ý, tôi đã từng cho rằng Tình là đứa bé đáng bị cô lập bởi do hoàn cảnh của nó. Tuy không được ăn học và sống trong môi trường hoàn thiện như bọn trẻ con cùng xóm, nhưng nó có một đức tính mà có lẽ ít con người nào sẵn sàng có được như thế, khi mà họ luôn sống trong một xã hội đầy nghi ngại, cái mà thằng bé có chính là tình người. Đúng như cái tên của Tình, chân tình, nhiệt tình và ấm áp…

Một hồi suy nghĩ miên man, tôi giật mình khi nó quay sang bảo “Xong ! Xe bị nghẹt nước đó chị” - “Cảm ơn Tình nhiều nha, bao nhiêu cho chị gửi nè” - “Em không lấy tiền đâu… cái này em tìm đến sửa cho chị mà” Nó cười tươi, lộ hàm răng đều tăm tắp.

Tôi ấp úng, nhất quyết trả công cho

thằng bé “Vậy coi sao được” - “Hay chị dạy cho em học đi, khi nào rảnh cũng được… nha chị !” Nó vừa nói ánh mắt vừa sáng lên. Tôi lập tức trả lời “Được luôn! Vậy thôi trễ giờ học rồi, chị chở em đi ăn bánh cuốn nóng phía đầu đường, coi như trả công em chạy bộ nha” - “Chị không đi học hả… Có sao không?” - “Chị gọi điện xin thầy là được mà, đi thôi”.

Thằng bé vui vẻ cầm đống đồ cồng kềnh vác hai bên ngồi ngay ngắn sau yên xe, tôi và nó mỗi người một phần bánh cuốn nóng hổi, mưa vừa ngớt còn đọng trên tán lá. Nhìn đối diện thằng bé 12 tuổi trải qua một cuộc sống không đủ đầy, nhưng nhân cách lại vẹn tròn nồng nhiệt vừa tinh khiết đến lạ, nó ăn cũng rất nhiệt tình, thấy tôi nhìn, nó cười toe toét.

Giữa những gam màu loang lỗ của cuộc sống, trong sự tất bật của xã hội, những thứ vật chất phù phiếm trở thành thước đo giá trị con người. Tình, cậu bé còn quá nhỏ trước những xô đẩy của cuộc đời, mong em vẫn vẹn toàn và giữ được sự nhiệt thành trong tâm hồn đẹp đẽ này. Mong em giữ đúng cái tâm, cái tình như tên gọi và kì vọng của những người yêu thương em. Để khoảnh khắc nào đó, chữ Tình của em lại cho những người lớn như tôi một tia sáng ấm áp giữa những cơn mưa mùa hạ!

Đ.T.T

Sôn Traàn Veà vôùi chaCon chaïy veà thaêm chaBuoåi chieàu queâ röng röng gioùTaït vaøo maét cayCaùnh ñoàng vaøo vuïRaï rôm bôøi bôøi kí öùcCha nôû nuï cöôøiBoâng luùa sai oaèn haït maåy...

Con chaïy veà thaêm chaGiöõa khoaûng khoâng maây trôøi maø loøng con chaät caêng noãi nieàm khoân taûBoâng coû may giaêng giaêngKhaâu vaù noãi ñau quaù vaõng

Baày chim seû nghieâng ñaàu lô ñaõngRoài vuït bay theo raùng ñoû chaân trôøi...

Con chaïy veà thaêm chaChæ caùch nhau caùnh ñoàng, bôø möông sao thaáy xa quaù ñoãiMoãi naêm vaøi laàn chaân nhang laäp loøe chaùy ñoûThöông con deá meøn naáp sau vaït coûThaàm thì moãi toái cuøng cha

Con chaïy veà thaêm chaTrong côn möa traùi muøa laøm hoaøng hoân taét lòmÑöùng giöõa meânh moâng thaáy loøng coâ ñôn baät khoùcÑaõ maáy naêm roài con laïi thaáy moà coâi!

S.T

VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG ° 25

1. Dân ca Việt Nam là một thể loại âm nhạc cổ truyền của Việt Nam, hiện vẫn đang được sáng tác. Âm nhạc này có nhiều làn điệu từ khắp các miền cộng đồng người, thể hiện qua có nhạc hoặc không có của các dân tộc Việt Nam. Do chính người dân lao động tự sáng tác theo tập quán, phong tục. Trong sinh hoạt cộng đồng người quần cư trong vùng đất của họ, thường trong làng xóm hay rộng hơn cả một miền. Các làn điệu dân ca thể hiện phong cách bình dân, sát với cuộc sống lao động mọi người. Các dịp biểu diễn thường thường là lễ hội, hát làng nghề. Thường ngày cũng được hát lên trong lao động để động viên nhau, hay trong tình yêu đôi lứa, trong tình cảm giữa người và người. Trong đó tiêu biểu và thân quen nhất với con người Việt Nam ta chính là dân ca Nam bộ.

Nhắc đến Nam bộ chúng ta sẽ nghĩ đến một vùng đất màu mỡ và xinh đẹp với khung cảnh thiên nhiên hữu tình cùng các điệu dân ca đã từng đi sâu vào lòng người. Phải chăng phong cảnh thiên nhiên của thực tại vốn tràn đầy thơ mộng, nên càng khơi nguồn âm điệu dạt dào cho dân ca Nam bộ giàu chất trữ tình, đậm màu thi vị... chắp cánh cho những hoài bão ước mơ sớm trở thành hiện thực... Chúng ta sẽ được nhẹ nhàng, ung dung khua từng nhịp chèo nhặt khoan trên những dòng sông lăn tăn gợi sóng, dưới những rặng dừa xanh vào một buổi chiều êm đẹp… Để rồi khi màn đêm buông xuống ta lại có dịp được hòa mình vào những câu hò ngân vang khắp cả dòng sông, bến nước. Không chỉ nổi tiếng về chèo về hò, dân ca Nam bộ còn nổi tiếng với các thể loại nhạc lễ, lý, đờn ca tài tử, cải lương và hát ru.

Trong những di sản tinh thần, dân ca là loại hình nghệ thuật tổng

DÂN CA CỦA NGƯỜI VIỆT Ở BÌNH DƯƠNG

Trong quá trình tương tác với môi trường tự nhiên - xã hội, giữa nghệ thuật hát dân ca của người Việt ở Bình Dương và dân ca Nam bộ có sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Nói cách khác, cùng là hát dân ca nhưng giữa dân ca Nam bộ và dân ca của người Việt ở Bình Dương có nhiều điểm tương đồng song vẫn giữ được những nét riêng độc đáo trong quá trình tồn tại và

phát triển.

hợp có sự kết hợp giữa nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau. Theo dòng chảy hơn 100 năm của lịch sử, cho đến hôm nay, nghệ thuật vẫn còn sức sống, vẫn hiện hữu trong các dịp lễ, tết, vẫn là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Nam bộ nói chung và Bình Dương nói riêng. Dân ca đã chứng tỏ được sức hút của mình khi đối tượng hưởng thụ không chỉ có người Kinh, mà còn có sức ảnh hưởng đến các dân tộc từ những vùng, miền khác đến vùng đồng bằng Nam bộ sinh sống.

2. Dân ca người Việt ở Bình Dương thể hiện rõ nét những thuộc tính của dân ca Nam bộ qua các thể loại như: Hát đưa em, Lý, Hò huê tình, Hò cấy, Nói thơ, hát đồng dao, nói vè, Hô lô tô…

Các làn điệu dân ca tộc người Việt được phân bố chủ yếu trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một và 03 thị xã Thuận An, Tân Uyên, Bến Cát bởi do nơi đây lưu dân từ đất Thuận Quảng vào khai hoang lập nghiệp từ rất sớm.

Đặc điểm kết thúc các câu hát ru của Bình Dương thường bằng cách ứng dụng kết hợp thang âm từ điệu Oán sang điệu Bắc, nên màu sắc âm nhạc có sự biến động, trạng thái cũng thay đổi từ thăng trầm sâu lắng chuyển sang vui tươi phấn chấn.

Môi trường diễn xướng của Hò Bình Dương rất đa dạng, bà con hò khi đang chèo ghe trên sông rạch hay đang cày cấy, gặt hái trên đồng, khi bên cối xay lúa hay giã gạo… Sinh hoạt hò trong dân gian từ lâu trở thành một phong trào để bà con động viên nhau cùng vượt qua mệt nhọc trong lúc lao động.

Nếu các làn điệu dân gian sưu tầm tại mảnh đất Bình Dương lại hoàn toàn khác hẳn, không mảy may quan hệ gắn bó và không biểu hiện những đặc tính chung của dân ca Nam bộ thì đó là một hiện tượng rất lạ lùng. Cái giá trị đích thực của dân ca Bình Dương là ở chỗ vừa mang đặc điểm chung của dân ca Nam bộ lại vừa mang nét đặc thù riêng tiêu biểu cho loại hình âm nhạc dân gian chỉ có thể sinh sôi nảy nở trên mảnh đất miền Đông Nam bộ. Dân ca Bình Dương đã tỏ rõ chức năng ấy và góp phần một cách xứng đáng làm cho diện mạo dân ca Nam bộ được trọn vẹn hơn, hoàn chỉnh hơn và cân đối hơn.

Do đặc điểm địa lý và lịch sử di dân khẩn hoang lập nghiệp, đất Bình Dương đã trở thành nơi hội tụ của các làn điệu dân ca của cả nước, cũng là đầu cầu chuyển tiếp và thu nhận dân ca miền Bắc, miền Trung xuống đồng bằng sông Cửu Long, đến lưu vực sông Tiền và sông Hậu, trong đó có Bình Dương.

Trải qua thời gian và nhiều thế hệ nối tiếp, các làn điệu dân ca đã được Bình Dương hóa ít nhiều và điều hiển nhiên đã biến thành cư dân tại nơi này.

Dân ca Bình Dương cũng có nghĩa dân ca Nam bộ (bao gồm dân ca và các dân tộc người) được sưu tầm trên mảnh đất Bình Dương hay Sông Bé ngày xưa được mang tên một dòng sông đã từng nổi danh

Biên khảo PHẠM ĐẮC VY THẢO

26 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

trong hai cuộc chiến tranh giải phóng đất nước.

Các làn điệu dân ca Bình Dương của người Việt sử dụng một cách nhuần nhuyễn hai loại thang âm vốn phổ biến trong kho tàng âm nhạc dân ca dân gian Nam bộ đó là thang 4 âm và thang 5 âm.

Hiện tượng chuyển hệ trong dân ca Bình Dương là một hiện tượng vốn phổ biến trong dân ca Việt nam nói chung và dân ca Nam bộ nói riêng. Chuyển hệ là một trong những phương tiện nghệ thuật nhằm tăng cường và làm phong phú thêm màu sắc âm nhạc trên chiều ngang của giai điệu. Nếu một bài dân ca nào đó kết hợp từ hai dạng thức trở lên thì số lượng âm xuất hiện sẽ vượt qua khuôn khổ hạn hẹp 4 âm và 5 âm.

Có hai cách phân tích:Một là kết hợp cùng thang 4 âm

với nhau, thang 5 âm với nhau hay kết hợp thang 4 âm và thang 5 âm.

Hai là kết hợp cùng dạng thức khác chủ âm, cùng chủ âm khác dạng thức hay kết hợp khác dạng thức khác chủ âm.

Dân ca Nam bộ được sưu tầm trên mảnh đất Bình Dương không chỉ riêng của người Bình Dương mà còn là của chung của mọi người, của mọi nơi. Dân ca Bình Dương là một thực thể sống, tuổi đời không nhỏ, ít nhiều cũng đã trải qua từ ba đến bốn thế kỷ. Nếu xét về khía cạnh gốc gác nó còn có thể lâu hơn thế nữa. Là một trong những truyền thống văn hóa của một địa phương, dân ca Bình Dương đã và sẽ góp phần làm đậm nét thêm tính đặc thù của người dân Nam bộ, sẽ bổ sung sắc thái của mình làm phong phú thêm, đa dạng thêm kho tàng dân ca trên cả nước.

Ngoài những bài dân ca Nam bộ đã được đông đảo thính giả tán thường và những tiết mục xây dựng trên cơ sở của các bài dân ca đã được sưu tầm như: Tâm tình cô thợ dệt (Lý ba xa kéo chỉ), Ra giêng anh cưới em (Hò cống chùa), Đuổi chim trên đồng (Lý cây ổi), Tuy cực mà vui (Hò đi thẻ mực), dân ca Bình Dương cũng đã góp mặt với cuộc sống dân giã một số bài dân ca, nói vè mang

dáng dấp độc đáo mà mỗi chúng ta cũng đã tâm đắc như: Lý trèo đèo, Lý cây khế, Lý qua rừng, hò cấy Tân Uyên, vè 47 chợ, vè nói dóc…

Sự tiếp nhận, sáng tạo giữa văn hóa và văn học dân gian Bình Dương với sự tiếp biến của văn hoá dân tộc, đặc biệt là điệu hò huê tình của mảnh đất miền Đông gian lao mà anh dũng này. Bởi Bình Dương của 300 năm trước cũng là một tỉnh thuần nông, việc hò hát, đối đáp để giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng sau những giờ lao động vất vả đã trở nên quen thuộc trong văn học dân gian nói chung và người Bình Dương nói riêng là điều dễ hiểu.

Theo nhạc sy Lư Nhất Vũ và Lê Giang trong công trình Dân ca và thơ ca dân gian Binh Dương, hò có sức quyến rũ lạ thường. Hò có thể diễn ra ở bất ky đâu như trên đồng áng, trên sông rạch, hoặc thi hò bên cối xay lúa, hò tâm tình bên cối giã gạo, hò trong dịp cưới hỏi, tân gia… Dù không tình tứ, du dương như điệu hò mái nhì, mái đẩy của hò Huế hay phong phú như hò khoan, hò chèo thuyền, hò kéo vải… của các điệu hò miền Nam Trung Bộ, hò ở Bình Dương có hai loại tiêu biểu, đó là ho huê tình và hò cây. Và tác giả của công trình Dân ca và thơ ca dân gian Binh Dương tạm phân loại: dựa vào nội dung lời là hò huê tình.

Hò huê tình là lối hò phổ thông được phổ biến và lưu truyền khắp Nam Bộ chứ không riêng ở Bình Dương. Tuy nhiên, Bình Dương không phải là vùng đất có những đám ruộng “cò bay thẳng cánh” như lưu vực đồng bằng miền Tây Nam Bộ nên những câu hò huê tình Bình Dương cũng mang đặc trưng của những đám ruộng gò, ruộng bưng, ruộng triền… kiểu:Ruộng gò anh cây lua Nàng XeAnh thây em còn nho anh ve để dành.Hay:Chim quyên sa xuông ruộng triênAnh sa lơi nói con bạn phiên trăm năm.

Nếu có dịp ghé thăm Bình Dương, nhất là vùng đất Phú Chánh, Khánh Bình, Phú My, Chánh My… thuộc thị xã Tân Uyên và thành phố Thủ

Dầu Một, chúng ta sẽ bắt gặp những ruộng gò, ruộng triền… với đủ những loại hoa màu, cây lương thực… Chúng được người nông dân chăm sóc, tắm tưới từ những dòng suối, những mội nước trong vắt từ lòng đất chứ không phải từ phù sa màu mỡ của những con sông như sông Tiền, sông Hậu của miền Tây Nam Bộ.

Còn với địa hình chủ yếu là những rừng, những gò, những truông, những trảng… Bình Dương không sở hữu những câu hò kiểu:Đương trương nước chay như reoThương em chăng nệ mai cheo xa xôi.

Hoặc:Nước chay liu riu, lộc bình trôi riu ritAnh thây em nho xiu, anh thương.

Như ở miền Tây sông nước mà đó là những câu hò của vùng đất gò, bồi, rừng rú không hoà lẫn vào đâu được:Ma ai chôn tại bìa gòPhai chăng ngươi nghia dứt câu hò chôn đây!

Hình ảnh mả ai, vừa là thực tế vừa là nghệ thuật, nó như một vùng lưu giữ truyền thống văn hoá, là việc giữ gìn mồ mả tổ tiên của người Việt chúng ta theo quan niệm “mồ yên mả đẹp”.

Hay:Treo lên cây trắc bắt ổ tò vòThây em còn nho chăn bò anh thương.

Bình Dương xưa mang hình ảnh hoang sơ của thời khẩn hoang và con người cũng sống thuận theo thiên nhiên, tin ở sức mạnh của thiên nhiên có thể đem lại sự sống cho muôn loài vì nó hợp với quy luật tạo hóa. Ngay cả những con vật nuôi rất cần thiết cho công việc đồng áng như trâu, bò thì họ cũng cho lên rừng để tránh nắng và có cái ăn trong mùa nắng. Họ còn quan sát rất tỉ mỉ những loại thảo mộc mang đặc trưng của vùng đất này như cây trắc, cây gõ, cây sao, cây dầu... Nhà văn Bình Nguyên Lộc cho rằng: “Nếu cây trắc giông như ngươi già hap, lâu lớn, cằn cỗi, cây sao giông một ngươi mạnh mẽ vừa tầm thì cây dầu giông một anh cao long khong, y phục lại đơn sơ”. Như vậy, người dân nơi đây hiểu

VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG ° 27

được các qui luật trong thiên nhiên, sống hoà mình cùng với nó và vì thế họ mới có thể tồn tại được nơi vùng đất mới Bình Dương.

Đặc biệt, có những câu hò mang trong lòng nó những địa danh của đất Bình Dương hay dọc bên bờ sông Đồng Nai, Sài Gòn tạo nên bản sắc riêng của hò huê tình Bình Dương. Đó là những câu hò mà theo Lư Nhất Vũ, hò kiểu “ngạnh trê”:Nước Tân Ba(1) chay qua Vàm CuThây bộ em cheo cặp vu… muôn hun!

Còn vùng cây trái Lái Thiêu nổi tiếng nằm dọc sông Sài Gòn được ví qua câu hò giao duyên:Nga ba An Thạnh nước hồiAnh muôn qua phân nhân ngai gặp hồi nước vơi.

Hay:Đồng hồ ngoài Bung(2)chi đung mươi hai giơAnh biểu em vê thay quần đổi ao, ra nga ba bơ gặp anh.

Từ những câu hò gắn liền với địa danh Bình Dương trên đây, chúng ta nhận ra nét mộc mạc, giản dị, không vòng vo, lối nói thẳng ruột ngựa của người Nam Bộ. Lời các câu hò huê tình của Bình Dương ít chăm chút câu chữ, không nói tránh, nói loanh quanh như kiểu hát xẩm của miền Bắc:Con sông kia nước chay đôi dòng,Đen khêu đôi ngon anh trông ngon nào?

...Đói tay vịn ca đôi cành,Qua chin thì hai, qua xanh thì đừng….

Ngoài ra, khi nhắc đến Bình Dương xưa, còn có một nét văn hoá rất đẹp, đó là xe thổ mộ. Tuy nhiên, loại xe này bây giờ chỉ còn trong dĩ vãng và trong những thước phim tư liệu. Chỉ có câu hò huê tình sưu tầm được ở xã Thanh Tuyền (huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương) còn nhắc đến loại xe ngựa bốn bánh, quen gọi là xe kiếng (xe đóng bít bùng có cửa gắn kiếng cho có ánh sáng) như sau:Tay em bưng rổ kiếng bước lên xe kiếng chin từng.

Đương vê thăm phụ mâu trước rừng sau truông.

Trong hàng hàng những câu hò, điệu lý, còn có những câu hò vốn xuất xứ từ một mô típ nào đó nhưng được biến hoá cho phù hợp với từng vùng miền. Chẳng hạn mô típ “phải chi tôi hoá đặng”.

Ở đất Cần Thơ có câu:Phai chi tôi hoa đặng con ó vàngBay ngang đam cây xớt nàng mang theo.

Còn ở Bình Dương, bà con lại hò:Phai chi tôi hoa đặng con diêu vàngBay lên đap xuông xớt nàng đi theo.

Hay:Phai chi tôi hoa đặng con kiến vàngBò ngang yếm bạn dạo đàn lê duyên.

Hoặc:Phai chi tôi hoa đặng con nhạn tơNgày thơi vươn huệ, tôi đâu nhành mai khô tôi chơ.

Như vậy, ngay cả mô típ “phải chi tôi hoá đặng”, các câu hò cũng mang dáng dấp rất riêng của Bình Dương. Nó không phải là con ó bay ngang đám cấy - nơi có những cánh đồng bát ngát của miền Tây Nam bộ mà là con diều bay lên, bay xuống như sự trập trùng của ruộng gò, ruộng bồi của đất miền Đông; là con kiến, con nhạn - làm bạn của những ruộng hoa màu, những vườn cây ăn trái….

3. Việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể như thế nào đến nay vẫn còn gặp rất nhiều lúng túng. Đối với dân ca Nam Bộ nói chung, dân ca Bình Dương nói riêng. TS Bá Trung Phụ cho rằng, phải coi bảo tồn di sản dân ca không chỉ là gìn giữ, bảo vệ mà còn là đầu tư phục vụ phát triển du lịch, đảm bảo dung hòa mục tiêu bảo tồn với nhu cầu phát triển. Trong khi đó, GS-NS Đặng Hoành Loan, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Âm nhạc Việt Nam, đưa ra một phương hướng rất cụ thể: Đó là đẩy mạnh sinh hoạt hát dân ca tại các nhà văn hóa ở xóm, ấp; tổ chức các chương trình ca hát dân ca định ky bằng nhiều hình thức khác nhau như hát thi, hát đối, trao

duyên, thi sáng tác lời cho dân ca... Hiện nay tỉnh Bình Dương có đơn vị nghệ thuật Đoàn Ca Múa Nhạc dân tộc, nhưng chương trình phục vụ được khoán hằng năm 140 buổi, phục vụ chính trị và các huyện, thị của tỉnh. Các tiết mục chương trình hầu như 99% không có tiết mục Dân ca. Nên tạo thời gian cũng như Đoàn ca múa được học ky lưỡng cũng như tập huấn thêm về các thể loại dân ca, dân nhạc cổ truyền Nam bộ dưới sự truyền dạy của các nghệ nhân, từ đó làm cơ sở xây dựng một chương trình dân gian đậm hương sắc Bình Dương trong tương lai. Đơn vị cũng sẽ là nơi nghiên cứu, bảo tồn, dàn dựng các chương trình biểu diễn nghệ thuật dân gian trong sinh thái văn hóa truyền thống thu nhỏ, tức là tạo dựng các không gian dân ca trên sân khấu chứ không phải trình diễn các bài dân ca được sân khấu ca nhạc hóa.

Cách bảo tồn tốt nhất là phải tìm cách phổ biến những tư liệu có được trong quảng đại quần chúng bằng mọi phương tiện. Tốt hơn nữa là bảo vệ trong môi trường sống của dân ca, tức là đưa dân ca trở lại với cuộc sống và thực hiện đúng chức năng của nó trong xã hội. Đối với dân ca Nam bộ nói chung và dân ca Bình Dương nói riêng, có thể phát triển theo hình thức đặt lời mới theo giai điệu cũ, thêm từ ngữ vào cho cấu trúc thi ca được phong phú hay đặt giai điệu cho những câu vè, câu hát đồng dao cho dễ nhớ, dễ thuộc. Vấn đề thật sự trăn trở là làm sao đem được âm nhạc truyền thống vào học đường để thế hệ trẻ có một nền tảng giáo dục về dân ca thì việc giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa của dân tộc mới được căn cơ và bền vững. P.Đ.V.T

(1) Tân Ba thuộc thị trấn Thái Hoà, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương (nằm ở hạ lưu sông Đồng Nai).(2) Búng - tên ngôi chợ thuộc phường An Thạnh, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương

28 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Ngày Sân Khấu Việt Nam là ngày hội tôn vinh nền Sân khấu nước nhà,

một nền Sân khấu truyền thống đã góp phần hun đúc tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất của dân tộc trước mọi kẻ thù xâm lược, đề cao những phẩm chất trung, hiếu, tiết, nghĩa, giữ gìn thuần phong mỹ tục, phát huy những giá trị nhân văn, góp phần đưa nền Văn hoá Việt Nam sánh vai với các nền Văn hoá phát triển của nhân loại.

Các thế hệ Nghệ sĩ Sân khấu trước đây, tuy phải chịu đựng những quan niệm của chế độ phong kiến hạ thấp phẩm giá của người Nghệ sĩ.

“Nhưng, bất chấp việc vua khinh, quan rẻ liệt hạng vô loài. Quyết vì nếp đức, nền nhân nêu

gương Tiên Tổ”.Lớp lớp những Nghệ sĩ chân

chính đời nối đời truyền cho nhau ngọn lửa sáng tạo nhằm hình thành nên một nền sân khấu truyền thống dân tộc độc đáo với các loại hình nghệ thuật sân khấu có giá trị như: Tuồng, Chèo, Cải lương, Kịch, Kịch dân ca, Rối, Xiếc… để ngày hôm nay chúng ta được thừa hưởng, giữ gìn và phát huy những giá trị nghệ thuật truyền thống. Với lòng yêu nghề và tri ân Tổ nghiệp, chúng ta luôn hướng về công chúng để thắp lên ngọn lửa sáng tạo, làm giàu thêm cho giá trị nghệ thuật truyền thống của dân tộc..

Hôm nay đây, Đảng và Nhà nước đã ra Quyết định lấy Ngày 12/8 Âm lịch hàng năm là Ngày

Sân khấu Việt Nam để chúng ta ôn cố tri tân nghề Tổ, tri ân khán giả những người đã nuôi dưỡng Sân khấu qua bao nỗi thăng trầm.

Ngày nối ngày, chúng ta vui mừng thấy được hoạt động của Sân khấu trong thời gian qua có nhiều khởi sắc. Bình Dương tuy không phải là cái nôi của Đờn ca tài tử, cải lương Nam bộ, nhưng đã có những nghệ nhân, nghệ sĩ đầy tài năng làm phong phú thêm cho nền nghệ thuật sân khấu nước nhà.

Chúng ta không quên Nghệ nhân Út Lăng với ngón đàn kìm dìu dặt thiết tha, làm nên thương hiệu của đất Thủ - Bình Dương với cách ôm cần đàn dựng đứng.

Chúng ta không quên điệu Tây Thi Quảng đầy sáng tạo của nghệ nhân Út Búng, điệu Ngũ Khúc

HÀ NGUYÊN

Ngày Sân khấu VN tại Bình Dương năm 2017

CHÀO MỪNG NGÀY GIỖ TỔ SÂN KHẤU - NGÀY SÂN KHẤU VIỆT NAM LẦN THỨ 8

Ngày Sân khấu Việt Nam tại Bình Dương năm 2017

Tự hào Sân khấu Bình Dương

VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG ° 29

Long Phi độc đáo của nghệ nhân lão thành Mười Phú. Bài vọng cổ được đờn bằng dây Ngân Giang đầy sáng tạo và ngẫu hứng của nghệ nhân Ba Còn; ngón đàn kìm dìu dặt và cách nhấn nhá điêu luyện của NSƯT – Danh cầm đàn nguyệt Tư Còn …Tất cả đã làm nên danh tiếng của những nghệ nhân đất Thủ.

Về tác giả sân khấu, Bình Dương có soạn giả Quy Sắc với các vở tuồng: Khi rừng mới sang thu, Người vợ không bao giờ cưới… Soạn giả Mộc Linh với Tiếng hát Muồng Tênh; soạn giả Thế Châu với Bên cầu dệt lụa; soạn giả Loan Thảo với Chuyện tình Lan và Điệp; soạn giả Minh Khoa với Người ven đô… và những tác giả trẻ hơn nhưng cũng đã sớm khẳng định được tên tuổi của mình như: Hoàng Song Việt, Nguyễn Thu Phương.

Vể mặt biểu diễn, Bình Dương cũng có những nghệ sĩ đầy tài năng như : Nghệ sĩ Thanh Hải (đóng vai chính trong Tiếng trống sang canh, Nắng chiều trên sông Dịch); Nghệ sĩ ưu tú Phương Quang (Câu thơ yên ngựa, Tuyệt tình ca, Rạng ngọc Côn Sơn, Nàng Xê –Đa …); Nghệ sĩ ưu tú Phương Hồng Thủy, Nghệ sĩ ưu tú Kim Xuân, nghệ sĩ hài Quốc Hòa, Hoàng Sơn. Lớp nghệ sĩ được biết đến sau ngày miền Nam giải phóng, có thể kể đến như : Kim Lệ Thy, NNƯT Cao Thị Thắng, NNƯT Thu Hồng, NNƯT Thùy Dương… Số nghệ sĩ triển vọng xuất hiện sau này có : Nghệ sĩ Mộng Hùng, Ngọc Kiều Oanh, Minh Đức, Hùng Thái, Ngân Huệ..v.v.. Những tài tử đờn ở Bình Dương cũng đã đạt được cái độ chín muồi trong nghệ thuật, có thể kể đến một số ngón đờn có tên tuổi ở Bình Dương như : NNƯT Huy Thanh, Minh Hữu, Phước Trọng, Văn Sáng, Mỹ Ngọc Chi, Kiều My, Văn Tốt, Thanh Hùng…

Năm 2010, từ đề nghị của Hội

Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Thông báo kết luận số 364-TB/TW ngày 30/7/2010 công nhận ngày 12/8 Âm lịch hàng năm là Ngày Sân khấu Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Quyết định số 13/QĐ-TTg ngày 04/01/2011 công nhận ngày 12/8 Âm lịch là Ngày Sân khấu Việt Nam.

Từ nay, Ngày Giỗ Tổ Sân khấu đã được Đảng và Nhà nước công nhận chính thức là Ngày Sân khấu Việt Nam, điều này nói lên sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với nghệ thuật sân khấu, xem đây là một loại hình nghệ thuật giữ một vai trò quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong việc phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.

Ngày giỗ Tổ cũng là dịp để các nghệ sĩ thuộc các bộ môn sân khấu, gặp gỡ, trao đổi, thăm hỏi nhau và cùng nhau thắp hương tưởng niệm dâng lên Tổ nghiệp, nâng ly rượu chúc mừng sức khỏe, cầu mong cho sân khấu mãi mãi sáng đèn để các nghệ sĩ được cống hiến hết sức mình cho Tổ nghiệp, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Ngày Sân khấu Việt Nam được Đảng và Nhà nước công nhận đúng vào Ngày Giỗ Tổ hàng năm của giới hoạt động sân khấu còn mang ý nghĩa tri ân và tiếp bước theo các bậc tiền bối của nghề. Nhìn lại chặng đường dài hàng ngàn năm của lịch sử dân tộc, và hàng mấy trăm năm của lịch sử sân khấu Việt Nam, mặc dù đã bị xã hội phong kiến liệt vào hàng xướng ca vô loại, bị gọi là những con hát, thằng hề, nhưng các nghệ sĩ tiền bối vẫn tận hiến cả đời mình cho nghiệp Tổ, coi sân khấu như một thánh đường tôn nghiêm và sống chết với nghề. Chính vì vậy, họ đã tạo nên những tác phẩm, những vai diễn để đời cho hậu thế.

Dù ở bất cứ nơi đâu thì trong trái tim của mỗi người nghệ sĩ vẫn

luôn hướng về Ngày Giỗ Tổ Sân khấu 12/8 Âl, Ngày Sân khấu Việt Nam, hướng về Tổ nghiệp. Vị Tổ đã cho chúng ta có được cái nghề, có được cái duyên với sân khấu và được người đời yêu thương, quý mến.

Ngoài việc được Đảng và Nhà nước công nhận Ngày 12 tháng 8 Âm lịch hàng năm là Ngày Sân khấu VN, thì việc nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ cũng đã được Unesco vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là một vinh dự to lớn đối với dân tộc ta nói chung và những người hoạt động nghệ thuật ĐCTT nói riêng. Tháng 4/2017 vừa qua, tỉnh Bình Dương đã đăng cai tổ chức Festival Đờn ca tài tử quốc gia Lần thứ II . Đoàn nghệ nhân Bình Dương cũng đã đoạt được giải thưởng cao tại Festival.

Giờ đây, những người hoạt động nghệ thuật sân khấu đã có hẳn một ngày để xã hội tôn vinh, và có hẳn một Lễ hội để quảng bá, tự hào, càng đòi hỏi trách nhiệm và đạo đức của người nghệ sĩ đối với công chúng và Tổ nghiệp. Việc chọn ngày 12-8 Âm lịch hàng năm làm Ngày Sân khấu Việt Nam đã đáp ứng được nguyện vọng của giới hoạt động sân khấu; góp phần động viên đội ngũ văn nghệ sĩ và những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của nền sân khấu Việt Nam, phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm sân khấu và hoạt động sân khấu có ý nghĩa để phục vụ công chúng, góp phần tạo nên đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, cổ vũ toàn dân đoàn kết, phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng Bình Dương trở thành đô thị văn minh, giàu đẹp.

H.N

30 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Thơ Huỳnh Văn Nghệ, Những đóa hoa đồng hương, dị sắc

Người yêu thơ biết đến Huỳnh Văn Nghệ không phải chỉ qua cuộc đời

huyền thoại của một vị tướng đeo kiếm trên lưng ngựa, mà người ta còn biết ông qua những câu thơ huyền thoại và hơn nữa lại có nhiều dị bản. Có lẽ trong nền văn học Việt Nam hiếm có trường hợp nào chỉ từ một tứ thơ của một tác giả mà lại có nhiều văn bản khác nhau được công bố như Huỳnh Văn Nghệ. Theo thống kê của Bùi Quang Huy(1) thì Huỳnh Văn Nghệ có ba bài thơ đều bắt đầu bằng một khổ thơ mà trong đó có hai câu thơ bất hủ: Từ độ mang gươm đi mở cõiTrời Nam thương nhớ đất Thăng Long.

Ngoài những văn bản có thay đổi một số từ (dị bản) như thay từ “độ” bằng “thuở”, thay “trời Nam” thành “Ngàn năm” hoặc “Nghìn năm”, thay “mở cõi” bằng “mở nước” hoặc “giữ nước” thì trong ba văn bản đều được xuất bản bởi chính tác giả, ngoài việc giữ lại toàn bộ khổ một đều có sự khác nhau rõ ràng về tựa đề và những khổ thơ sau đó. Đầu tiên nhất là bản chép tay của tác giả có tên Tiễn bạn về Bắc ghi sáng tác tại ga Sài Gòn năm 1940, nguyên bản như sau:

Ai đi về Bắc ta đi với,Thăm lại non sông giống Lạc Hồng;Từ độ mang gươm đi giữ nước,Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.Ai nhớ người chăng, ôi Nguyễn Hoàng!Mà ta, con cháu mấy đời hoang

Biên khảo TRẦN THỊ MỸ HIỀN

Vẫn nghe trong máu buồn xa xứ,Non nước Rồng Tiên, nặng mến thương.

Ai đi về Bắc xin thăm hỏiHồn cũ anh hùng đất Cổ Loa,Hoàn Kiếm hồ xưa Linh Quy hỡi!Bao giờ mang trả kiếm dân ta.

Có thể xem đây là bản thảo đầu tiên của bài thơ có tứ là nhớ Bắc, vì những bản công bố sau đó đều có giữ lại khổ đầu tiên và những khổ sau có sự thay đổi ít nhiều về câu, chữ hoặc sáng tác thêm. Những bản sau dù có sự khác nhau, nhưng đều được kế thừa từ bản đầu tiên này. Bản thứ hai có tên Về Bắc, ký sáng tác năm 1943, in trong tập Thơ Đồng Nai (1949), xếp thứ tự số 3 trong tập thơ, nguyên bản như sau:Ai đi về Bắc ta đi với,Thăm lại Non Sông giống Lạc Hồng.Từ độ mang gươm đi mở cõiTrời Nam thương nhớ đất Thăng Long.

Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên,Nhưng nay Trời bắt nghỉ chinh yên.Lệ hờn đành nuốt chôn gươm hậnTận đáy lòng sâu, phiền hỡi phiền!

Ai đi về Bắc ta đi với,

Hỏi lại Hồn Linh đất Cổ Loa.Hoàn Kiếm Hồ xưa Linh Quy hỡiBao giờ mang kiếm trả cho ta.

So với bản năm 1940, bản thơ này khác hẳn ở khổ giữa, ngoài ra có chỉnh sửa một số chữ ở khổ một và khổ ba. Khổ thơ giữa phảng phất tâm trạng và chí khí của một trang nam nhi thời cổ, quyết tâm đánh giặc bảo vệ bờ cõi nhưng vì một lý do bất khả kháng “Trời bắt nghỉ chinh yên” mà không thực hiện được lời thề. Khổ thơ mênh mang âm điệu trầm hùng bởi các từ cổ như “sứ mạng ngàn thu”, “chinh yên”, “lệ hờn”, “gươm hận”, làm tăng giá trị biểu cảm cho bài thơ. Sự ra đời của bản “Về Bắc” này cũng gắn với một

VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG ° 31

sự kiện lịch sử cụ thể (2) nên có thể thấy, đây không phải là một dị bản (do lưu truyền), mà là một sáng tác mới thật sự, nói lên cái tâm trạng thực của chủ thể.

Bản thứ ba có tên Nhớ Bắc, ký sáng tác năm 1948, cũng in trong tập Thơ Đồng Nai (1949), số thứ tự 19, bài thơ như sau:Ai đi về Bắc ta đi với,Thăm lại non sông giống Lạc Hồng.Từ độ mang gươm đi mở cõiTrời Nam thương nhớ đất Thăng Long.

Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng!Mà ta, con cháu mấy đời hoang.Vẫn nghe trong máu sầu xa xứ,Non nước Rồng Tiên, nặng nhớ thương.

Cổ Loa thành cũ ai thăm viếng?Hoàn Kiếm Linh Quy có trở về?Bạch Đằng máu giặc chưa phai hận?Ai hát giùm tôi giọng gái quê!

Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên,Chinh Nam say bước, quá xa miền.Kinh đô nhớ lại, sầu muôn dặm,Ai trả giùm tôi, đôi cánh tiên!

Như vậy, ở bản thơ này, tác giả đã có sự kế thừa từ bản Tiễn bạn về Bắc (1940) ở hai khổ thơ đầu và sáng tác thêm hai khổ cuối. So với hai bản đầu, bài thơ này có sự biến đổi về giọng điệu. Giọng thơ có phần trầm lắng hơn do hai khổ cuối tạo nên. Nhưng sự trầm lắng này không giống với chất trầm hùng ở bản thứ nhất và bản thứ hai mà lắng đọng lại một cái tôi cô đơn, ẩn chứa trong đó một dấu ấn về văn hóa cội nguồn. Có thể khẳng định, cả ba bản thơ trên đều do chính Huỳnh Văn Nghệ sáng tác, chỉnh sửa và công bố. Vì

(1) Bùi Quang Huy, “Những bài thơ Nhớ Bắc”, trong Huynh Văn Nghệ - Như một giấc mơ, Nxb Đồng Nai, 2010, tr.459(2) Xem thêm Bùi Quang Huy, Huynh Văn Nghệ - Như một giấc mơ, Nxb Đồng Nai, 2010.

bản thứ nhất có lưu lại bút tích của ông, còn hai bản còn lại đều được in và xuất bản trong tập Thơ Đồng Nai năm 1949 tại chiến khu Đ. Lúc này, Huỳnh Văn Nghệ đang là Khu bộ trưởng. Tuy nhiên, ngoài ba văn bản nêu trên, hiện tại vẫn có một văn bản Nhớ Bắc được lưu hành, ký sáng tác ở Chiến khu Đ từ 1946 - 1948, có thêm một khổ và hơn nữa lại là khổ được nhiều người yêu thích. Bản này được in trong Huỳnh Văn Nghệ - Bên bờ sông xanh, Nxb Tổng hợp Sông Bé, 1988. Xin dẫn lại nguyên văn bản đó như sau: Ai về Bắc, ta đi với,Thăm lại Non Sông giống Lạc Hồng.Từ thuở mang gươm đi giữ cõiNgàn năm thương nhớ đất Thăng Long!

Ai nhớ người chăng, ôi Nguyễn Hoàng!Mà ta, con cháu mấy đời hoangVẫn nghe trong máu sầu xa xứ,Non nước Rồng Tiên, nặng nhớ thương.

Vẫn nghe tiếng hát thời quan họXen nhịp từng câu vọng cổ buồnVẫn thương vẫn nhớ mùa vải đỏMỗi lần phảng phất hương sầu riêng…

Sứ mạng ngàn thu dễ dám quênChinh Nam say bước quá xa miền,Kinh đô nhớ lại… ôi đất Bắc!Muốn trở về quê, mơ cảnh tiên.

Như vậy, cho đến hiện tại (không tính những dị bản do người đời sau tự ý thay đổi hoặc thay đổi theo thói quen) có đến bốn văn bản được lưu hành, đều được khẳng định là của Huỳnh Văn Nghệ và đều có hai câu thơ bất hủ trên. Mỗi văn bản đều có ghi chú sáng tác trong những hoàn cảnh khác nhau, cho nên đứng về

mặt văn bản, bài nào cũng mang những giá trị riêng. Chỉ có điều, thông thường, những nhà thơ khác sau một quá trình cân nhắc chỉnh sửa, hoặc sáng tác thêm sẽ đưa ra một văn bản hoàn chỉnh duy nhất thì ở Huỳnh Văn Nghệ lại có phần đặc biệt. Những văn bản khác nhau của cùng một tứ thơ đều được ông hoặc bạn bè công bố sau này. Động thái này có làm giảm giá trị nghệ thuật của các văn bản cũng như giảm vị thế của nhà thơ hay không, có lẽ sẽ còn mời gọi thêm nhiều kiến giải thú vị. Theo chúng tôi, Huỳnh Văn Nghệ tuy mộng làm thi sĩ nhưng chưa bao giờ ông được thỏa giấc mộng của mình. Thực tế, di sản thơ của ông không nhiều. Từ tập thơ đầu tay cho đến những bài thơ cách mạng ông viết sau này tổng cộng chỉ khoảng 60 bài (theo thống kê của Bùi Quang Huy). Điều đó cho thấy thơ đối với ông là một cách để “theo gió thả hồn cao”. Bởi:Tôi cũng biết nhớ thương, tơ tưởngNào chỉ là võ tướng hay thi nhân (Tựa Thơ Đồng Nai)

Mọi thứ đến với ông một cách tự nhiên, dù là thi hay tướng. Để ý kỹ sẽ thấy dưới mỗi bài thơ ông đều ghi rõ sự kiện hoặc năm sáng tác cho thấy việc làm thơ với ông như một cách ghi nhật ký, lưu lại những cảm xúc bất chợt của lòng mình. Chính vì vậy mà bài thơ nào cũng mang một ý nghĩa riêng đối với ông.

T.T.M.H

32 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Laïc quan, yeâu ñôøi

Anh

vieát

ANH VIEÁT TEÂN EM

teân

em

treân

laù

...gioù.

Mai

Theo

Nhaïc : LAÏI HOÀNG XÖÙNG

Thô : LEÂ MINH QUOÁC

maây

kia

gioù

laù

vaøng

veà

trôøirôi.

AnhAnh

vieátvieát

teânteân

emem

treântreân

nhaïccoû

SôïSôï

ngaøynhaïc

khoângmai

uùañuû

vaøng.

lôøi.

Anh

Anh

vieát

vieát

teân

teân

em

em

treân

treân

ñaù

Ñaù

moøn

cuøng

thôøi

1.

gian

( Nhaïc . . . . . . . . . .

.

.)

Anh

vieát

teân em

trong...

soùng.

Soùng

baïc

ñaàu

roài

tan (

Nhaïc

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

2.

.)

Em

ôi :

Neáu

maø

lôõ

queân

Thì

ñaõ

coù

em

thay

anh

nhaéc

nhôû.

Em

nhaéc

teân

em

coù

anh

moät

nöûa.

Em

nhaéc

teân

anh

moät

nöûa

laø

anh.

Cho

anh

löïa

choïn.

Anh

vieát

teân

em

leân

em.

Cho

anh

löïa

choïn

Chæ

vieát

teân

em

leân

em,

Maø

thoâi.

1.

Em...

em...

Maø

thoâi..

2.

VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG ° 33

Vöøa phaûi - Tình caûm

Veà

THÖÔNG NGÖÔØI CON GAÙI THUAÄN AN

Thuaän

An

queâ

em,

thaêm

vöôøn

caây

traùi

Nhaïc : THAØNH TRIEÄU

Thô : ÑOÃ THÒ MYÕ LOAN

ngoït

laønh. Haøng

döøa

nghieâng

nghieâng soi

boùng

beân

doøng

soâng

maùt

trong.

Veà

Thuaän

An

nghe

anh,

Laùi

Thieâu

mieàn ñaát

hieàn

hoøa, caàu

Ngang

noái

nhöõng

bôø

vui.

Veà

queâ

em

nghe

anh

coù

ngöôøi

con gaùi

dòu

daøng

thieát tha caùnh

phöôïng

hoàng

eùp

vôû

trao

nhau.

Sao

ai

nôõ voâ

tình.

Nhö

traùi

saàu, saàu

rieâng

moät

mình. Saàu

rieâng ai

ñaõ

ñaët

teân.

Maø

höông

thôm

naøo

ñaâu

deã

queân. Saàu

rieâng ai

ñaõ

ñaët

teân. Thoaûng

trong

höông

gioù chuùt

tình

queâ.

Caàu

Ngang baét

nhòp

voâ

tình, mong

cho

duyeân

mình ñeïp

tình

löùa

ñoâi.

34 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

CHÀO MỪNG NGÀY SÂN KHẤU VIỆT NAM NĂM 2017

Lưu Thủy Đoản 1. Ngày trùng phùng hiệp tâm2. Nơi Tổ Đường lòng thành nhớ ơn3. Anh linh Lịch Đại Tổ Sư 4. Nhân kỷ niệm mười hai tháng tám5. Ngày truyền thống Sân Khấu Việt Nam6. Cùng tôn vinh, tri ân tiền nhân7. Đã khai truyền nghệ thuật tinh anh8. Cho hậu thế tiếp nối, phát huy9. Nét tươi đẹp sắc son cội nguồn10. Đờn hòa quyện cùng lời ca11. chân-thiện-mỹ sáng soi tâm hồn12. Dù bao bão giông dập dồn13. Dân ta mãi xứng danh Tiên Rồng14. Chữ can thường ngàn đời nặng mang15. Điều nhân nghĩa muôn thuở khắc ghi16. Tình quê hương sắc son đá vàng.

Bình Bán Vắn1 . Chân thành dâng nén hương2. Nhớ ơn dày công đức tiền nhân3. Ngàn năm xưa sáng khơi ngọn nguồn4. Cho ngàn đời sau thuyền vươn biển khơi5. Tiếp bước theo Lịch Đại Tổ Sư6. Lớp cháu con nên nghề nên nghiệp7. Đờn giỏi, ca hay, múa đẹp8. Sáng ánh đèn, cảnh trí, phục trang9. Sáng nghệ danh triệu người hâm mộ10. Người nông thôn, thành thị cũng yêu11. Vẫn đam mê và vẫn tôn vinh

12. Hằng ghi nhớ tuồng tích lớp lang13. Thương người ngay, ghét kẻ gian tà14. Giữ nghĩa nhân, hiếu trung làm trọng15. Yêu cái đẹp, chuộng điều chân lý16. Ôi! Tuyệt vời sao nghệ thuật thanh cao.17. Ngày nay - quê hương phồn vinh18. Trong tiến trình hòa cùng năm châu19. Nền văn minh nhân loại bốn phương20. Để mở mang dân trí quê mình21. Nhưng lòng ta quyết không phai lợt22. Tiếng đờn, điệu ca bản sắc dân ta. (Đến đây, ban nhạc đờn tiếp 5 câu lớp vĩ bản Kim

tiền Huế, những người ca dâng hương lên bàn thờ tổ, dàn lại đội hình rồi ca tiếp bản Kim tiền Huế).

Kim Tiền Huế1. Dâng nén hương thành tâm nhớ ơn2. Ơn tổ sư truyền dạy môn đồ3. Cho hậu thế vững vàng điểm tô4. Rạng rỡ hôm nay- ca với đờn5. Khi khoan nhặt - khi bổng trầm6. Thành di sản văn hóa tinh hoa7. Nhân loại năm châu - ngày nay8. Khắp trong thiên hạ - tâm hồn Việt Nam9. Tỏa sáng muôn nơi - Tổ truyền10. Thiện nghệ minh tâm - Sư truyền11. Nghệ thuật tài năng, ngàn thu vạn đại12. Vun bồi hưng thịnh - Ẩm thủy tư nguyên13. Tôn sư trọng đạo, chân thành tâm niệm…

9/2017 - P.N.P

Tri ân Tổ sưTác giả PHẠM NGỌC PHÚ

Bài Lưu Bình Kim: