chuyên san 01 - tháng 4 - 2013

32
BẢN TIN NHÀ BÁO & MÔI TRƯỜNG SỐ 01 - tháng 04/2013 VFEJ hỗ trợ điều tra thú hoang SjCOOP đến Việt Nam

Upload: viet-trinh

Post on 28-Mar-2016

212 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

Sau hơn ba năm, Chuyên san Nhà báo&Môi trường xuất bản trở lại với những hoạt động của Diễn đàn Nhà báo Môi trường Việt Nam (VFEJ) chia sẻ và trao đổi với độc giả các vấn đề môi trường và báo chí môi trường, cũng như nhiều vấn đề quan tâm khác.

TRANSCRIPT

Page 1: Chuyên san 01 - Tháng 4 - 2013

BẢN TIN NHÀ BÁO & MÔI TRƯỜNG SỐ 01 - tháng 04/2013

VFEJ hỗ trợ điều tra thú hoangSjCOOP đến Việt Nam

Page 2: Chuyên san 01 - Tháng 4 - 2013

CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN

NHÓM BIÊN TẬP

THIẾT KẾ MỸ THUẬT

TÒA SOẠN

LIÊN HỆ

Nguyễn Bắc Sơn - Phó Chủ tịch VFEJ

Kiều Oanh, Mạnh Cường, Hồng Nhung, Phương Thảo, Vi Thảo, Thúy HuyềnHaLe22/A2, Phố Linh Lang, Quận Ba Đình, Hà Nội

Email: [email protected]

Tel: 04.3762 8933

Fax: 04.3762 8933GPXB số: 10/GP-XBBT

Ngày 16/01/2013

Ảnh bìa: VFEJ

SUY NGHĨ

CHUYỂN ĐỘNG VFEJ

QUÁN TIN

SÂN CHƠI

SÂN CHƠI

PHÓNG SỰ

ĐỜI SỐNG

Cùng độc giả

Hạn ngạch du lịch

VFEJ hỗ trợ điều tra thú hoang Sừng tê giác - Đâu là điều cần hỏiSjCOOP đến Việt NamCơ hội giảng dạy báo chí khoa họcChia sẻ FK

Nhìn lạiSắp tớiThành viên VFEJ làm phim về BDKH

Cẩm nang điều tra ô nhiễm (Kỳ 1)Góc dịch thuật: Nạn buôn bán trái phép sừng tê giác tại VN

Du lịch Việt những điều nom thấyNgạc nhiên LydiaBí quyết khiến khách cạch đến già

Miễn phí

4

567-89-1032

111213

14-1516-21

22-2627-2829-30

31

MỤC LỤC

Page 3: Chuyên san 01 - Tháng 4 - 2013

Cùng độc giảDễ đến hơn ba năm, Chuyên san Nhà báo&Môi trường mới tái xuất với mục tiêu và nhiệm vụ không thay đổi. Đấy là thông tin các hoạt

động của Diễn đàn Nhà báo Môi trường Việt Nam (VFEJ), chia sẻ và trao đổi với độc giả các vấn đề môi trường và báo chí môi trường,

cũng như nhiều vấn đề đáng quan tâm khác.

Sau khi được Cục Báo chí Xuất bản, Bộ Thông tin Truyền thông, cấp phép trở lại, chuyên san sẽ đều đặn ra mỗi tháng một số dày 32 trang cả bìa. Do nhận được giấy phép muộn và mất nhiều thời gian chuẩn bị,

số đầu tiên bắt đầu ra mắt từ tháng 4/2013.

Ban Biên tập sẽ cố gắng chọn một chủ đề thích hợp trên mỗi số chuyên san nhưng quy ước đó sẽ không cứng. Tùy tình hình thực tế và, nhất là, căn cứ nhu cầu của độc giả, chủ đề hoặc cấu trúc của chuyên san sẽ được

điều chỉnh sao cho đáp ứng gần nhất mong muốn của độc giả.

Để đạt được mục tiêu đó, một trong những mong muốn cháy bỏng của Ban Biên tập là thường xuyên nhận được chỉ bảo tận tình và kịp thời của độc giả. Sự quan tâm mà mức độ quan tâm của độc giả chính là

nguồn động viên to lớn, là thước đo hữu hiệu để chúng tôi kịp nhận ra các vấn đề của bản thân, đặng kịp thời điều chỉnh, duy trì và phát triển

chuyên san hướng đến độc giả.

Nguồn để Ban Biên tập có thể nhận được đóng góp quý giá và phong phú của độc giả trước mắt là thông qua các công cụ giao tiếp truyền

thống như thư gửi qua đường bưu điện, thư điện tử. Ngoài ra, cũng có thể thông qua diễn đàn (Forum) trên trang nhà của VFEJ http://

vfej.vn.

Số chuyên san gộp đầu tiên, do chưa có kết nối với độc giả, chúng tôi mạn phép chọn du lịch xanh là chủ đề chính. Rất mong nhận được ý

kiến của độc giả về chủ đề này không chỉ thông qua sự đóng góp tin bài mà còn về cách thức duy trì, phát triển chủ đề.

Ban Biên tập

Page 4: Chuyên san 01 - Tháng 4 - 2013

4

Với nguồn lực thiên nhiên

hữu hạn và tổng số nguồn

lực không thay đổi, hạn chế

du lịch hay, nói cách khác,

đặt ra hạn ngạch lượng du khách và

giới hạn thời gian du lịch, phải chăng

là hướng phát triển du lịch bền vững

mà Việt Nam nên tham khảo?

Năm 2010, ngành du lịch Việt

Nam đóng góp vào tổng sản phẩm

quốc nội (GDP) trực tiếp là 4,3%, gián

tiếp là 12,4%. Đến năm 2020, con số

này ước tính khoảng 7,3% và 13,1%..

Nhưng hãy thử đặt phép so

sánh các con số này với những chi

phí chúng ta bỏ ra để bảo tồn cảnh

quan, và đôi khi là những địa điểm

còn không thể cứu vãn do sự vô ý thức

của phần đông du khách?

Sự gia tăng của GDP kinh tế

đang được đánh đổi bằng lượng suy

giảm của GDP xanh và biết đâu sẽ

dẫn đến GDP xanh âm trong tương lai.

Đã đến lúc cần phải thẳng thắn thừa

nhận: các con số tăng trưởng cao của

du lịch sẽ là nỗi buồn không xa.

Du lịch luôn song hành cùng

ô nhiễm. Lượng khí thải gia tăng từ

nguồn nhiên liệu dùng cho việc đi lại.

Khi lượng du khách tăng, rác thải cũng

gia tăng. Với vòng quay liên tục một

năm, các địa điểm du lịch chưa có thời

gian để phục hồi, bảo tồn. Với đà đó,

các cảnh quan nhanh chóng mất đi sự

hấp dẫn nguyên sơ. Hạn chế du lịch

để các địa danh du lịch có khoảng thời

gian nghỉ ngơi và khôi phục?

Có nhiều giải pháp hạn chế du

lịch có thể áp dụng thử như giới hạn

lượng khách du lịch, nói cách khác là

đặt hạn ngạch du lịch. Hoặc giới hạn

thời gian du lịch, nghĩa là các khu du

lịch chỉ mở cửa vào một khoảng thời

gian nhất định trong năm.

Các giải pháp này có thể dẫn

đến một vài hệ quả tất yếu như giá

dịch vụ du lịch gia tăng, giảm lượng

cầu du lịch đến Việt Nam. Tuy nhiên,

nhìn vào bài học du lịch ở các nước

phát triển, hạn chế du lịch sẽ là

phương án thông minh nếu như biết

thực hiện đúng cách.

Giá dịch vụ tại Singapore rất

cao nhưng lượng du khách vẫn không

ngừng kéo đến. Vương quốc Bhutan

– nơi nổi tiếng với truyền thông văn

hóa, tôn giáo, đã thành công với chính

sách số lượng ít, giá trị cao. Kết quả

là môi trường nguyên sơ tại đây vẫn

được bảo vệ và tạo được tiếng tăm lớn

trên bản đồ du lịch thế giới. Đảo Mabul

thuộc Malaysia cũng đã triển khai

chiến lược hạn chế số lượng khách du

lịch từ tháng 9/2011.

Theo kết quả nghiên cứu

của Viện Nghiên cứu Phát triển Du

lịch (IDTR), du lịch Việt Nam cần lấy

hiệu quả về kinh tế, văn hóa, xã hội

là mục tiêu phát triển tổng thể, đặt

chất lượng dịch vụ và thương hiệu lên

làm thế mạnh thu hút du khách. Đây

là những bài học có thể rút ra từ sự

thành công của các nền du lịch phát

triển bền vững trên thế giới.

Như vậy, dù hạn chế du lịch,

Việt Nam vẫn có thể phát triển du

lịch nhờ vào các chiến lược xây dựng

thương hiệu như du lịch văn hóa, du

lịch xanh.Theo ông Nguyễn Văn Tuấn,

Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt

Nam: “Du lịch bền vững là xu hướng

chung của du lịch toàn cầu. Việt Nam

cần đề ra các chiến lược phát triển dựa

trên các mục tiêu tiết kiệm năng lượng

và sử dụng nguồn năng lượng sạch;

bảo vệ môi trường và bảo tồn các khu

di sản thiên nhiên, di sản văn hóa.”

Du lịch Việt Nam rất cần lùi

một bước để tiến xa hơn, vì một tương

lai phát triển bền vững và thân thiện

với môi trường.

Hạn ngạch du lịchPhương Thảo

Suy nghĩ

Page 5: Chuyên san 01 - Tháng 4 - 2013

5

Sự hỗ trợ sẽ được VFEJ thực hiện từ đầu tháng

3/2013 đến hết tháng 6/2013. Theo đó VFEJ sẽ hỗ trợ một

phần chi phí trong quá trình điều tra, thu thập thông tin để

viết bài của các nhà báo chuyên và không chuyên.

Đối tượng được hỗ trợ là công dân VN thuộc tất cả

các lứa tuổi không trong giai đoạn bị truy cứu trách nhiệm

hình sự hay hình phạt hành chính nào.

Các đối tượng sẽ được nhận hỗ trợ sau khi đồng ý

với các điều khoản và ký hợp đồng với VFEJ.

Để biết thêm thông tin chi tiết xin truy cập trên

trang web www.vfej.vn hoặc liên hệ trực tiếp với chị Lê

Kiều Oanh, phụ trách Hành chính VFEJ theo địa chỉ email:

[email protected] hoặc số máy 0902190864.

Hưởng ứng cuộc thi viết về tình hình buôn bán, vận chuyển và tiêu thụ động vật hoang dã do Ban Tuyên Giáo Trung ương phát động, VFEJ sẽ hỗ trợ một phần tài chính cho các nhà báo tham gia viết bài điều tra về chủ đề nói trên.

hỗ trợ điều tra thú hoangVFEJ

Chuyển động VFEJChuyển động VFEJ

Page 6: Chuyên san 01 - Tháng 4 - 2013

6

Tại các nước trong khu vực (nếu có thể)

1. Tại chợ đồ trang sức và chợ bản địa, có thấy sừng tê giác được bày bán không? Nếu có,

đấy là cá sừng tê giác nào, Nam Phi hay Châu Á?

2. Giá sừng tê giác bên nước đó thế nào? Giá sừng tê giác Nam Phi và sừng tê giác Châu Á?

3. Khách hàng mua sừng vì mục đích gì, mua lẻ hay mua khối lượng lớn?

4. Người mua là ai? (Người Thái, Lào, TQ hay VN....?)

5. Sừng tê giác đến nước đó bằng cách nào?

6. Sừng giả thường được làm bằng gì?

7. Khoảng bao nhiêu sừng tê giác được bán mỗi tháng hay mỗi năm ở nước đó?

8. Sừng tê giác được vận chuyển từ nước đó vào VN như thế nào?

9. Nên đến gặp các quan chức CITES và hỏi về việc cấp phép cho các nhà xuất nước ngoài

sang VN các sản phẩm động vật hoang dã.

10. Các quan chức CITES có gặp vấn đề gì với các trường hợp nhập xương sư tử hay xương

hổ không?

11. Chính quyền địa phương ở VN có hành động gì đối với những người buôn bán nước ngoài

về động vật hoang dã không?

12. Các thương vụ xuất khẩu chính thức các loài linh trưởng, sừng tê giác, xương sư tử

trong hai năm qua?

SỪNG TÊ GIÁCĐÂU LÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN HỎI

Ở VN

1. Ai mua sừng tê giác ở dạng nguyên vẹn, lý do mua (đầu tư, cho gia đình, bán lại, hối lộ

quan chức...)?

2. Giá hiện tại của một kg sừng tê giác Châu Á và sừng tê giác Châu Phi?

3. Các sản phẩm đó đến VN bằng cách nào? Người kinh doanh có lưu giữ trong kho không?

4. Có phát hiện được người buôn bán thú hoang nước ngoài nào không? Nếu có, ông/bà ta

có phải là nhà cung cấp hàng lớn vào VN không?

5. Có ai nhập xương hổ từ ông/bà ta không? Nếu có, họ rao bán là xương hổ hay xương

sư tử?

6. Việc thực thi luật được thực hiện đến đâu? Bao nhiêu vụ bắt giữ đã được thực hiện? Có

ai bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Có tài liệu tòa án nào không (gần đây có ai bị

bắt tại các sân bay hay hải cảng quốc nội nào không)? Nếu có, hình phạt thế nào?

7. Tang vật được cất giữ ở đâu? Chỗ đó có an toàn không hay biến mất qua cửa sau? (Có

ảnh chụp càng tốt)

Chuyển động VFEJ

Page 7: Chuyên san 01 - Tháng 4 - 2013

7

SjCOOP đến Việt Nam

Chương trình đào tạo SjCOOP

(Science Journalism Cooperation) sẽ

kết hợp chặt chẽ các nhà báo khoa

học dày dạn kinh nghiệm (mentor) với

các nhà báo mới vào nghề (mentee).

Sẽ có ba nhóm nhà báo mới vào nghề

hay tạm gọi là nhà báo học viên gồm

nhóm nói tiếng Việt, nhóm nói tiếng

Bahasa Indonesia, và nhóm nói tiếng

Anh.

Nhóm Việt Nam sẽ được phụ

trách bởi nhà báo Hoàng Quốc Dũng,

Trưởng bản Khoa Giáo – Báo Tiền

Phong, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm

Tổng Thư ký Diễn đàn Nhà báo Môi

trường Việt Nam (VFEJ). Ông Hoàng

Quốc Dũng từng giành giải thưởng

tiên phong truyền thông năm 2008 do

Internews có trụ sở ở Washinton DC,

Mỹ, trao tặng. Cùng năm đó, ông còn

nhận giải thưởng báo chí Môi trường

Xuất sắc về loạt bài “Lật tẩy Đường

dây Buôn bán Thú hoang xuyên Biên

giới” do Reuters Foundation và Liên

minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

(IUCN) trao tặng.

Ông Harry Surjaidi, cựu phóng

viên khoa học công nghệ & môi trường

ở Nhật báo Kompas, sẽ phụ trách

nhóm Indonesia. Ông Harry Surjadi

còn là nhà sáng lập và giám đốc điều

Ngày 24/4, Liên đoàn Báo chí Khoa học Quốc tế (WFSJ) chính thức khởi động dự án đào tạo báo chí khoa học trong khuôn khổ Chương trình Báo chí Khoa học (SjCOOP) cho các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam.

Tại Việt Nam, SjCOOP sẽ được thực hiện với sự hợp tác chặt chẽ của Hội Nhà báo Việt Nam (VJA).

SjCOOP đến Việt Nam

Chuyển động VFEJ

Page 8: Chuyên san 01 - Tháng 4 - 2013

8

hành đầu tiên Hiệp hội Báo chí Môi trường Indonesia. Ông

hành nghề phóng viên và biên tập viên trên lĩnh vực nông

nghiệp, công nghệ, và môi trường trong 20 năm.

Nhóm nói tiếng Anh sẽ bao gồm các nhà báo đến từ

một số nước Châu Á, trước mắt là từ Cambodia, Myanmar,

và Philippines. Nhóm sẽ được cán bộ dự án của WFSJ trực

tiếp phụ trách.

Mỗi nhóm sẽ có hai nhà báo kỳ cựu đóng vai trò

giảng viên và từ 8 đến 10 nhà báo mới vào nghề đóng vai

trò học viên. Quá trình đào tạo được thực hiện bằng ngôn

ngữ thích hợp của từng nhóm, suốt 18 tháng của một dự

án kéo dài hai năm, nghĩa là từ tháng 7/2013 đến tháng

12/2014.

Báo chí khoa học là một loại hình báo chí đòi hỏi tính chuyên môn rất cao. SjCOOP sẽ đào tạo cho các học viên về tất cả các lĩnh vực chuyên môn, tạo cơ hội cho các nhà báo kiến tạo nghề nghiệp của bản thân thông qua việc cung cấp các lý lẽ và kiến thức khoa học cho các cuộc tranh luận chung trong xã hội.

Tôi hy vọng dự án sẽ kết nối Châu Á với các

hoạt động của WFSJ, Cô Yoon Kim, quản lý

dự án cho WFSJ, nói.

Cứ sáu tháng một lần, thành viên của các nhóm

sẽ được mời tham dự một cuộc gặp mặt trực tiếp kéo dài

năm ngày. Cuộc gặp mặt giữa các giảng viên và học viên

đó sẽ kết hợp với một chuyến điền dã hay hội nghị báo

chí khoa học ở Châu Á.

SjCOOP được tài trợ bởi Trung tâm Nghiên cứu

Phát triển Quốc tế của Canada và Hiệp hội Hòa bình

Sasakawa của Nhật Bản

PV

(Nguồn: http://www.wfsj.org/news/news.php?id=310)

“Các giảng viên và học viên tham dự SjCOOP Châu Phi & Ả Rập giai đoạn 2006-2009”. (Nguồn: WFSJ)

Chuyển động VFEJ

Page 9: Chuyên san 01 - Tháng 4 - 2013

9

Liên đoàn các Nhà

báo Khoa học Thế

giới (WFSJ) vừa phát

động Chương trình

Hợp tác Báo chí Khoa học (SjCOOP)

tại Đông Nam Á. SjCOOP sẽ là cầu nối

truyền tải kinh nghiệm giữa các nhà

báo khoa học dày dặn kinh nghiệm

(mentor) với các nhà báo mới vào

nghề (mentee) trong cùng lĩnh vực.

Các nhà báo dày dặn kinh

nghiệm, còn có thể gọi là giảng viên

hay cố vấn viên, có nhiệm vụ hướng

dẫn các nhà báo đang non tuổi nghề

phát triển kỹ năng đưa tin về các vấn

đề khoa học như nông nghiệp, thay

đổi khí hậu, sức khỏe, giảm thiểu

thiên tai, năng lượng, và các vấn đề

khoa học công nghệ khác.

Các nhà báo mới vào nghề

(sau đây gọi tắt là nhà báo trẻ) và các

nhà báo kỳ cựu được tập huấn thành

giảng viên (sau đây gọi tắt là giảng

viên) sẽ làm việc và trao đổi với nhau

theo ba nhóm ngôn ngữ: Nhóm tiếng

Việt, nhóm tiếng Bahasa Indonesia,

và nhóm tiếng Anh. Mỗi nhóm sẽ được

điều hành bởi một điều phối viên.

Từng nhóm sẽ có hai giảng viên cùng

từ 8 đến 10 nhà báo trẻ.

Toàn bộ dự án sẽ kéo dài hai

năm, từ tháng 6/2013 đến tháng

6/2015, trong đó chương trình đào tạo

sẽ kéo dài 18 tháng, từ tháng 7/2013

đến tháng 12/2014. Dù là dự án đào

tạo từ xa, các giảng viên và các nhà

báo trẻ sẽ có bốn cuộc gặp gỡ trực

tiếp để bàn thảo công việc (tức sáu

tháng một lần), cũng như tham gia

vào các chuyến thực tế hoặc các hội

thảo khoa học tại Châu Á.

Mỗi giảng viên sẽ hướng dẫn

từ 4 đến 5 nhà báo trẻ trong hai năm

về cách để trở thành nhà báo chuyên

đề khoa học và công nghệ. Chương

trình đào tạo sẽ được bố trí dưới dạng

cùng trao đổi các vấn đề như thách

thức nghề nghiệp, chia sẻ chuyên môn

cùng các cách xây dựng tác phẩm báo

chí hiệu quả.

Vì thế, dự án hy vọng sẽ tìm

được các giảng viên có kinh nghiệm

vững chắc về các vấn đề khoa học để

có thể hướng dẫn các nhà báo trẻ.

Lợi ích cho giảng viên

• Trở thành giảng viên trong

lĩnh vực báo chí khoa học cùng với

WFSJ

• Tham gia mạng lưới quan

hệ quốc tế và liên hệ với các nhà báo

khoa học tầm cỡ thế giới

• Có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm

báo chí trên toàn cầu

• Có cơ hội đăng bài quốc tế

• Có cơ hội nhận các giải

thưởng báo chí và cơ hội đi lại

• Có thu nhập

Các hoạt động

Giảng viên cần cam kết tham

gia các hoạt động như sau:

1. Giảng dạy trực

tuyến 18 tháng

• Trợ giáo và hướng dẫn các

nhà báo trẻ nâng cao kiến thức chuyên

môn qua 10 bài giảng trực tuyến về

báo chí khoa học

• Hướng dẫn và huấn luyện

các nhà báo trẻ ít nhất hai bài mỗi

tháng trước khi đăng báo hoặc tải trên

phát thanh/truyền hình (cách chọn đề

tài, lên kế hoạch tìm hiểu, viết, biên

Bạn muốn làm giảng viên báo chí khoa học? Hãy tham gia Chương trình Báo chí Khoa học tại Châu Á!

Cơ hội giảng dạy báo chí khoa học

Chuyển động VFEJ

Page 10: Chuyên san 01 - Tháng 4 - 2013

10

tập và cách thuyết phục biên tập viên)

2. Năm thứ nhất

• Tham gia một khóa đào

tạo kéo dài năm ngày, từ 24 đến

28/6/2013, tại Helsinki, Phần Lan,

vào dịp Hội thảo Quốc tế các Nhà báo

Khoa học 2013

• Tham gia một cuộc gặp trực

tiếp với các nhà báo học viên kéo dài

năm ngày tổ chức ở mỗi nước theo

nhóm tiếng: Việt Nam, Indonesia,

khoảng tháng 9/2013

• Tham gia một khóa đào tạo

kéo dài năm ngày tại Tokyo, Nhật

Bản, khoảng , tháng 11/2013

• Tham gia một cuộc gặp trực

tiếp với các nhà báo học viên kéo dài

năm ngày tổ chức ở mỗi nước theo

nhóm tiếng: Việt Nam, Indonesia,

khoảng tháng 3/2014.

3. Năm thứ hai

• Tham gia một cuộc gặp trực

tiếp tại khu vực kéo dài năm ngày

tại Tokyo, Nhật Bản, khoảng tháng

9/2014

• Tham gia một cuộc gặp trực

tiếp kéo dài năm ngày tại Hội thảo

Quốc tế các Nhà báo Khoa học 2015

(thời gian và địa điểm sẽ thông báo

sau).

Để trở thành giảng viên

Các tiêu chuẩn cơ bản cần có:

- Ít nhất 10 năm kinh

nghiệm làm báo và tối thiểu năm năm

làm việc trong lĩnh vực khoa học

- Có kinh nghiệm

trong lĩnh vực biên tập và đào tạo

phóng viên

- Có đủ thời gian tham gia tất

cả các hoạt động đào tạo của dự án

- Quan tâm đến việc hỗ trợ và

tạo cảm hứng cho các nhà báo trẻ

- Có thái độ tôn trọng và

không thành kiến

- Có kết nối internet

- Đang hành nghề báo chí

tiếng Việt hoặc tiếng Anh.

- Có khả năng nói,

nghe hiểu và viết tiếng Anh

- Có các kỹ năng máy

tính như thư điện tử và xử lý các dữ

liệu điện tử cơ bản.

Các kinh nghiệm và tiêu

chuẩn khác

- Đang hành nghề báo chí (báo

in, báo mạng và báo nói), ưu tiên các

nhà báo chuyên về khoa học

- Kinh nghiệm cố vấn, huấn

luyện, giảng dạy báo chí khoa học

- Có các thành tích chuyên

môn như giải thưởng, học bổng mang

danh nhà báo khoa học.

Nhiệm vụ và trách nhiệm

- Tham gia tất cả các khóa đào

tạo và các cuộc gặp trực tiếp kéo dài

năm ngày

- Hướng dẫn từ 4 đến 5 nhà

báo trong vòng 18 tháng

- Xây dựng mối quan hệ dựa

trên sự tin tưởng, tôn trọng và tình

thân hữu với các nhà báo trẻ

- Đưa ra lời khuyên, nhận xét

và gợi ý cho các cách phát triển tốt

nhất cho các đề tài khoa học

- Hướng dẫn các nhà báo trẻ

thông qua các bài giảng trực tuyến về

báo chí khoa học theo giáo trình của

WFSJ

- Lên thời gian biểu làm việc

với từng cá nhân nhà báo trẻ trong

khuôn khổ chương trình dự án

- Nhận xét các điểm mạnh và

yếu của từng bài viết cho các nhà báo

trẻ (ít nhất một bài mỗi tháng cho một

người), nhằm giúp họ nâng cao khả

năng theo dõi tin tức về các vấn đề

khoa học, công nghệ.

- Thông báo với điều phối viên

hoặc quản lý dự án về tiến độ tư vấn

cho các nhà báo trẻ theo lịch trình đều

đặn.

Hợp đồng và thu nhập

Nhiệm vụ của giảng viên được

ghi rõ trong hợp đồng giữa giảng viên

và WFSJ.

Tính trung bình, giảng viên sẽ

làm việc chừng một ngày rưỡi mỗi

tuần và sẽ nhận được khoản thu nhập

cho khoảng thời gian làm việc trung

bình đó. Cách tính và trả lương này

được áp dụng suốt quá trình đào tạo.

Ngoài lương, dự án còn tài trợ cho

giảng viên toàn bộ chi phí đi lại liên

quan đến các đợt đào tạo và các cuộc

gặp trực tiếp.

Hạn nộp hồ sơ: Muộn nhất

đến ngày 12 tháng 5 năm 2013

Mẫu đơn tiếng Anh được đăng

tải trên trang www.wfsj.org

Để điền đơn, các ứng viên cần

có các tài liệu điện tử sau:

- Lý lịch công tác bằng tiếng

Anh (đề nghị ghi rõ trình độ nghe, nói

và viết tiếng Anh)

- Địa chỉ email và số điện thoại

- Thư (bằng tiếng Anh) cho

biết lý do bạn muốn trở thành giảng

viên và lý do bạn sẽ trở thành giảng

viên giỏi.

- Ba bài báo mẫu về các vấn

đề khoa học mà bạn quan tâm (bằng

tiếng Việt Nam hoặc tiếng Anh)

- Một bài báo chừng 200-300

từ cho biết tình hình nghiên cứu khoa

học hiện thời tại Việt Nam (nên viết

bằng tiếng Anh)

- Thư giới thiệu của các nhà

báo khoa học chuyên nghiệp, tổ chức

báo chí, hoặc giảng viên có uy tín

trong lĩnh vực báo chí khoa học.

- Trang đầu bản quét (scan) hộ

chiếu, ghi rõ họ tên, ngày tháng năm

sinh và thời hạn của hộ chiếu còn giá

trị ít nhất sáu tháng kể từ ngày thực

hiện chuyến đi đầu tiên vào tháng

6/2013.

Các ứng viên vượt qua vòng sơ

tuyển sẽ được liên lạc phỏng vấn

Thông tin chi tiết hơn sẽ được

giải đáp qua cô Yoon Kim, quản lý dự

án theo địa chỉ email: [email protected]

Lưu ýNếu ứng cử vào vị

trí giảng viên (mentor) mà không được lựa chọn, bạn sẽ không còn cơ hội được đăng ký trở thành nhà báo học viên (mentee) nữa.

Các mẫu đơn điện tử có thể tải về

từ trang chủ www.wfsj.org

Chuyển động VFEJ

Page 11: Chuyên san 01 - Tháng 4 - 2013

11

Phê duyệt đề án tổng thể bảo vệ môi trường

làng nghềThủ tướng Chính phủ phê

duyệt đề án tổng thể bảo vệ môi

trường làng nghề đến năm 2020 và

định hướng đến năm 2030. Theo đó,

đến năm 2015, xử lý triệt để ô nhiễm

tại 47 làng nghề ô nhiễm môi trường

đặc biệt nghiêm trọng theo chương

trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô

nhiễm và cải thiện môi trường giai

đoạn 2012 – 2015.

Đến năm 2020, di dời toàn

bộ các cơ sở sản xuất thuộc nhóm

tái chế giấy, tái chế kim loại, tái chế

nhựa, nhuộm, giết mổ gia súc và các

cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng hoạt

động trong khu dân cư vào khu, cụm

công nghiệp làng nghề.

Bên cạnh đó, tiếp tục xử lý

ô nhiễm tại 57 làng nghề ô nhiễm

nghiêm trọng theo danh mục do Bộ

Tài nguyên&Môi trường xác định. Mỗi năm Việt Nam mất 15 tỷ USD do biến đổi khí hậu

Tại Việt Nam, mỗi năm biến đổi khí hậu làm thiệt

hại 15 tỉ USD, tương đương với 5% GDP,theo DARA Inter-

national, một tổ chức quốc tế nghiên cứu về môi trường.

Báo cáo phản ánh kết quả nghiên cứu giám sát tính

dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu năm 2012 ở Việt Nam

và được công bố hồi tháng 1/2013. Báo cáo cho thấy, nước

biển dâng gây thiệt hại ở Việt Nam ước tính bốn tỷ USD.

Hằng năm, biến đổi khí hậu làm chi phí năng suất

lao động thiệt hại tám tỉ USD, ngành ngư nghiệp 1,5 tỉ

USD, nông nghiệp 0,5 tỉ USD, lũ lụt và lở đất 200 triệu

USD, và 150 triệu USD chi phí hạ nhiệt phát sinh khi nhiệt

độ tăng lên.

Báo cáo cũng chỉ rõ, Việt Nam nếu không có biện

pháp giải quyết hiệu quả, tác động của biến đổi khí hậu có

thể sẽ gây tổn thất nhiều hơn, ước tính lên tới 11% GDP

vào năm 2030.

Cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu

Tại cuộc họp báo ngày 17/4, kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển

dâng cập nhật chi tiết năm 2012 được Bộ Tài nguyên&Môi trường công bố gồm

kịch bản phát thải thấp (B1), kịch bản phát thải trung bình (B2, A1B), kịch bản

phát thải cao (A2, A1FI).

Theo đó, đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm tăng 2-3 độ C

trên phần lớn diện tích cả nước; riêng khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị có

nhiệt độ trung bình tăng nhanh hơn so với các nơi khác. Đến cuối Thế kỷ XXI,

lượng mưa hằng năm tăng từ 2-7 %, khu vực Tây Nguyên có mức tăng thấp

hơn.

Về nước biển dâng, vào cuối Thế kỷ XXI, ở ven biển Việt Nam, mực

nước biển dâng từ 57-73 cm, các tỉnh Cà Mau và Kiên Giang có mực nước biển

tăng cao hơn so với các khu vực khác.

Đây là phiên bản cập nhật của kịch bản năm 2009, được bổ sung dữ

liệu, kiến thức mới về hệ thống khí hậu và các phương pháp tính toán mới.

Dự kiến, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu sẽ công bố kịch

bản biến đổi khí hậu toàn cầu và khu vực trong báo cáo đánh giá lần thứ năm

vào cuối năm 2014. Do đó, kịch bản của Việt Nam sẽ được tiếp tục cập nhật

vào năm 2015.

Theo dõi thời tiết để bảo vệ tính mạng và tài sản

Bộ Tài nguyên&Môi trường sẽ xây dựng các văn

bản quy phạm pháp luật quan trọng như quy chế thông

tin cảnh báo, dự báo thiên tai trên biển; xây dựng mạng

lưới quan trắc và công nghệ dự báo khí tượng thủy văn

từng bước hiện đại; thường xuyên khuyến khích, động

viên kịp thời các cán bộ, nhân viên và người lao động

trong ngành nêu cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời ứng

phó với thảm họa thiên tai. Thông tin trên được Bộ Tài

nguyên&Môi trường công bố tại Lễ kỷ niệm Ngày Khí

tượng Thế giới (23/3), với chủ đề “Theo dõi thời tiết để

bảo vệ tính mạng và tài sản” tổ chức tại Hà Nội hôm

20/3.

Từ năm 2001 đến 2010, thiên tai, bão lũ, sạt lở

đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn và các thiên tai

khác tại Việt Nam đã làm chết và mất tích hơn 9.500

người, giá trị thiệt hại về tài sản ước tính chiếm 1,5%

GDP/năm.

<<<< Nhìn lạiQuán tinQuán tin

Page 12: Chuyên san 01 - Tháng 4 - 2013

12

Sắp tới

Tuần lễ Nước sạch & Vệ sinh Môi trườngTừ 29/4 - 6/5 diễn ra Tuần lễ Quốc gia Nước

sạch và Vệ sinh Môi trường năm 2013 do Thủ tướng Chính phủ phát động với chủ đề “Nước sạch và Vệ sinh môi trường đảm bảo an toàn và bền vững”. Sự kiện được Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn phát động sáng 25/4 tại xã Tân Việt, huyện Thanh Hà, Hải Dương. Phấn đấu đến hết 2015 có 85% dân số nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 65% gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh, 100% trường học mầm non, phổ thông và trạm y tế xã đủ nước sạch.

Phục hồi môi trường ngay trong quá trình khai khoáng

Ngày 29/3/2013, Thủ tướng Chính phủ

ban hành Quyết định 18/2013/QĐ-TTg về cải tạo,

phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi

môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng

sản.

Theo Quyết định trên, từ tháng 5/2013,

mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động

khai thác khoáng sản phải lập đề án cải tạo, phục

hồi môi trường trình cơ quan có thẩm quyền xem

xét, phê duyệt.

Có hai trường hợp không phải lập đề án:

1- Tổ chức, cá nhân đang khai thác

khoáng sản đã có dự án cải tạo, phục hồi môi

trường được phê duyệt và đã ký quỹ cải tạo,

phục hồi môi trường theo đúng quy định;

2- Tổ chức, cá nhân khai thác vật liệu xây

dựng thông thường theo quy định tại khoản 2

Điều 64 của Luật Khoáng sản.

Ngày Trái Đất, kêu gọi bảo vệ hồ

Ngày Trái Đất 22/4 tại Việt Nam được

phát động với tên gọi: “Hãy dừng ngay các hoạt

động làm ô nhiễm nguồn nước” nhằm kêu gọi

mọi người bảo vệ ao hồ trước tình trạng các

nguồn nước của chúng ta bị tổn thương nghiêm

trọng do ô nhiễm.

Kết quả khảo sát của Trung tâm Nghiên

cứu Môi trường&Cộng đồng cho thấy có tới 71%

hồ ở Hà Nội có giá trị BOD5 (nhu cầu oxygen sinh

học) vượt quá tiêu chuẩn cho phép, 14% hồ bị ô

nhiễm hữu cơ rất nặng, 32% hồ bị ô nhiễm nhẹ.

Ngoài ra, các chỉ tiêu khác như nồng độ COD

(nhu cầu oxygen hóa học), NH4 trong hầu hết

các hồ cũng vượt giá trị cho phép.

TS Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục

Trưởng Tổng cục Môi trường, ước tính tổng thiệt

hại kinh tế của nước ta trong thời gian qua do ô

nhiễm gây ra tối thiểu từ 1,5 - 3% GDP. Ngoài

ra, theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, mỗi

năm Việt Nam chịu thiệt hại 780 triệu USD trong

các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng vì ô

nhiễm, trong đó có ô nhiễm nguồn nước.

“Ngày Trái Đất 22/4/2013 của thế giới có

chủ đề “Khuôn mặt của biến đổi khí hậu” (The

Face of Climate Change).

<<<<Ngày Môi trường Thế giới

Ngày 5/6, các quốc gia trên thế giới lại kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới. Chủ đề Ngày

Môi trường Thế giới năm 2013 được Đại Hội đồng Liên Hợp quốc lựa chọn là “Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm” (Think.Eat.Save) Mông Cổ được chọn đăng cai lễ kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới năm 2013.

Tuần lễ Quốc tế Đa dạng Sinh họcNgày 22/5 tại Công viên Bách Thảo, Hà Nội, diễn ra lễ kỷ niệm Ngày Đa dạng Sinh học

(22/5) trao giải cuộc thi ảnh và thiết kế logo đa dạng sinh học Việt Nam. Sự kiện được tổ chức bởi Tổng cục Môi trường và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP).

Quán tin

Page 13: Chuyên san 01 - Tháng 4 - 2013

13

Với kinh phí làm phim và

quảng bá cho phim ở VN là

10.000 USD, nhóm làm phim

sẽ sản xuất một bộ phim tài liệu dài

30 phút về tác động BDKH ở khu vực

đồng bằng châu thổ sông Hồng, đồng

thời phản ánh những nỗ lực của dân

địa phương trong việc thích nghi với

những tác động đó.

Thông qua lăng kính của hai

gia đình nghèo chịu tác động của sự

gia tăng mực nước biển và biến đổi

nhiệt độ, phim sẽ khắc họa những

điểm tương đồng và khác biệt giữa các

gia đình ở thành thị và nông thôn bị

ảnh hưởng bởi BDKH.

Chị Thúy Bình cho biết “Dự

kiến tháng 5, tôi sẽ đi thực địa ở HN,

tập trung ở khu vực bãi giữa sông

Hồng, Thái Bình và Nam Định nhằm

tìm hiểu những hộ dân chịu ảnh hưởng

của BDKH.”

Sau khi đi thực địa lấy tư liệu,

tháng 6/2013, chị cùng nhóm làm

phim bắt đầu bấm máy. Sau các bước

hoàn chỉnh hậu kỳ, nhóm làm phim sẽ

nộp sản phẩm cho Chương trình Phát

triển Liên Hợp quốc (UNDP) trong

tháng 12/2013. Phim dự kiến được

trình chiếu ở Đài Phát thanh&Truyền

hình HN và có thể cả ở Đài Truyền

hình VN.

Trước đó, Thúy Bình được UNDP

trao học bổng ghi nhận những đóng

góp của chị trong các lĩnh vực BĐKH,

giảm nghèo và môi trường; xây dựng

các đề tài về sự tiến bộ trong phát

triển con người bền vững; và những

đóng góp đưa tin về các đàm phán

quốc tế liên quan đến BĐKH trong

khuôn khổ Công ước Khung của Liên

Hợp Quốc về BDKH (UNFCCC).

Học bổng của UNDP nhằm phát

triển năng lực phân tích để có thể

thực hiện những nghiên cứu sâu về

lồng ghép vấn đề nghèo đói trong các

chính sách môi trường và tăng cường

nhận thức của nhân dân về các tác

động của BDKH đối với con người.

Mạnh Cường

Năm nay, thành viên kỳ cựu của VFEJ, phóng viên Trần Thúy Bình của Đài Phát thanh&Truyền hình HN, sẽ bắt

tay vào làm phim tài liệu nửa tiếng về tác động của biến đổi khí hậu (BDKH) ở VN.

Thành viên VFEJ làm phim khí hậu

Nữ nhà báo Trần Thúy Bình và nhà báo Thái Lan tại quán hàng rong ở Chiềng Mai, một tỉnh đông bắc Thái Lan năm 2010 (Ảnh: QD)

Quán tin

Page 14: Chuyên san 01 - Tháng 4 - 2013

14

Sách được xuất bản năm 2004 bởi Tổ chức Biên tập viên&Phóng viên Điều tra (IRE) và Hiệp hội Nhà báo Môi trường (SEJ).

Đây là cuốn thứ sáu trong loạt sách gối đầu giường của IRE giành cho nhà báo nhằm giúp và hỗ trợ họ đưa tin về những chủ đề nóng hoặc đề tài mới. Sách tập trung vào lĩnh vực làm báo môi trường thuộc mảng ô nhiễm.

Vì là sách hướng đến độc giả là các nhà báo Mỹ nên các ví dụ và địa danh thường là trên lãnh thổ Mỹ.

Để tôn trọng thông tin gốc và cũng để

giúp độc giả hiểu được tình hình làm báo môi trường ở Mỹ, chúng tôi chủ trương giữ nguyên các thông tin liên quan đến Mỹ.

Bỏ qua các địa danh, nhà báo ở bất cứ nước nào cũng có thể tìm được những kinh nghiệm chung để có thể áp dụng cho bản thân.

Trước khi đi vào nội dung chính, chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn đến Mạng lưới Báo chí Trái đất (EJN) thuộc Internews đã cung cấp cho chúng tôi cuốn sách bổ ích này nhân hội thảo khu vực lần đầu tiên tổ chức ở Chiengmai, Thailand, đầu tháng 7/2007.

Cẩm nang điều tra ô nhiễm

Từ số này trở đi, chúng tôi sẽ trích giới thiệu bản dịch tiếng Việt cuốn “Viết về ô nhiễm – Cẩm nang cho nhà báo điều tra” bằng tiếng Anh của tác giả Lori Luechtefeld.

Sân chơi

Page 15: Chuyên san 01 - Tháng 4 - 2013

15

... Cuốn sách đầu tiên thuộc về

mảng này của IRE sẽ đem đến cái nhìn

toàn cảnh về các nguồn thông tin hữu

dụng mà nhà báo có thể sử dụng cho

các cuộc điều tra của họ về tình hình ô

nhiễm môi trường ở địa phương.

Đương nhiên có rất nhiều

nguồn tin trên internet và rất dễ truy

cập. Mặt khác, không thể mơ tưởng

đến một hướng dẫn hoàn hảo về viết

báo chủ đề ô nhiễm.

Các vấn đề môi trường cùng

các quy định liên quan là rất rộng và

sâu. Một cơ quan không thể quản lý

hết mọi thông tin. Các cơ quan môi

trường ở cấp liên bang, bang, và cấp

hạt tương tác nhau theo một cách rối

rắm, phức tạp.

Nhà báo cần tự thích nghi với

mạng lưới đó, cần biết rõ mạng lưới

đó hoạt động thế nào trong cộng đồng

với từng vấn đề cụ thể.

Sách sẽ đem đến sự trợ giúp

dưới dạng mỳ ăn liền cho nhà báo điều

tra. Mặc dù có đề cập đến các nguồn

rộng lớn cho các cuộc nghiên cứu sâu

và tập trung về thời gian, nội dung

chính của sách vẫn là chỉ dẫn nhà báo

cách thức đi vào trọng tâm nghiên cứu

một cách nhanh chóng mà không cần

chờ đợi hàng tháng trời thư yêu cầu

theo Luật Tự do Thông tin để hoàn

thành nhiệm vụ.

Bởi thế, sách sẽ chủ yếu tập

trung vào cách thức tìm kiếm cơ sở

dữ liệu liên bang và trên các website

(trang chủ) để thu thập dữ liệu cần

thiết cho việc phát hiện và định hướng

điều tra môi trường.

Độc giả cũng sẽ tìm thấy vô

số kinh nghiệm tạm gọi là mẹo từ các

nhà báo lão thành về việc xử lý các

khía cạnh khác trong lĩnh vực báo chí

môi trường điều tra, trong đó có kỹ

năng phỏng vấn và kỹ năng phát triển

đề tài.

Hầu hết cơ sở dữ liệu mô

tả trong sách đều có thể tìm thấy

trên website của Cơ quan Bảo vệ

Môi trường Mỹ (U.S. Environmental

Protection Agency), www.epa.gov.

Tuy nhiên các nguồn tin liên

bang cũng sẽ được sử dụng khá nhiều

trong sách cũng như trong phần phụ

lục.

Còn nguồn tin từ các bang lại

khác nhau từ bang nọ sang bang kia

và một chỉ dẫn tổng thể để vượt qua

mạng thông tin nhằng nhịt của tất cả

các bang là phi khả thi.

Tuy nhiên, trên quan điểm n

trong một và nhằm giúp giảm thời gian

tra cứu, độc giả vẫn có thể tìm thấy

địa chỉ của các cơ quan môi trường mà

mình quan tâm ở cuối sách.

Sách còn có ví dụ về các vụ

việc liên quan đến lĩnh vực được đề

cập cùng các nhóm quy tắc hành xử

lấy từ kinh nghiệm của các nhà báo...

(còn nữa)

Quốc Dũng (biên dịch)

Kỳ tới- Chương I – Viết báo

về môi trường tại cộng đồng của

bạn

Làng Triều Khúc, Huyện Thanh Trì, Hà Nội, là một trong những nơi sản xuất đồ gia dụng từ nhựa tái chế và bị kết luận

là chứa đầy nguy cơ gây tổn hại sức khỏe cho người dùng.

Page 16: Chuyên san 01 - Tháng 4 - 2013

16

CoP16 Inf. 24

CÔNG ƯỚC VỀ BUÔN BÁN QUỐC TẾ

CÁC LOÀI ĐỘNG THỰC VẬT HOATNG DÃ NGUY CẤP

1. Tài liệu này được đệ trình

bởi Việt Nam (*), liên quan tới Chương

trình Nghị sự số 54 về Loài Tê giác.

2. Việt Nam hoan nghênh báo

cáo của Tổ Công tác về Tê giác (Tài

liệu COP16 Số 54.1) và Ban Thư ký

(Tài liệu COP16 Số 54.2) và bày tỏ

quan ngại về tình trạng khủng hoảng

loài tê giác gặp phải đang ngày một

xấu đi.

Việt Nam nhận thức được rằng,

để giải quyết cuộc khủng hoảng này,

nước chúng tôi cần tăng cường thực

thi pháp luật và nâng cao nhận thức

của công chúng trong và ngoài nước.

Việt Nam sẵn sàng hợp tác

với các bên trong vấn đề này và

hoan nghênh các cơ hội chia sẻ kinh

nghiệm. Trên tinh thần đó, chúng tôi

muốn cập nhật với tất cả các bên quan

tâm tới báo cáo của chúng tôi tới Ban

Thư kí vào tháng 9 năm 2012.

3. Tháng 12 năm 2012, Việt

Nam và Nam Phi đã ký Bản Ghi nhớ về

‘Hợp tác và bảo tồn đa dạng sinh học’.

Hiện tại, hai quốc gia đều đang

lên kế hoạch hành động cho thời kỳ

2012-2017, trong đó bao gồm các

hoạt động cụ thể nhằm tăng cường

quản lý chiến lợi phẩm sừng tê giác

nhập khẩu và cải thiện công tác điều

tra/khởi tố công dân Việt Nam bị tình

nghi liên quan tới buôn bán sừng tê

giác tại cả Nam Phi và Việt Nam thông

qua tăng cường hợp tác và phối hợp.

Việt Nam sẵn sàng làm việc

với các nước cung cấp và cho quá

cảnh sừng tê giác (như Mozambique,

Zimbabwe, Angola, Thailand, v.v) để

phát triển các thỏa thuận hợp tác

tương tự nhằm tạo điều kiện thuận lợi

cho công tác điều tra và khởi tố.

4. Từ sau Báo cáo Việt Nam

gửi Ban Thư ký tháng 9 năm 2012,

các nhà chức trách Việt Nam đã thu

giữ hơn tám sừng tê giác và 16,26kg

sừng (tổng cộng 42,76kg) và bắt giữ

bốn nghi can trong ba trường hợp tình

nghi buôn bán trái phép sừng tê giác

châu Phi.

5. Tháng 1 năm 2013, Thủ

tướng Chính phủ Việt Nam ban hành

Quyết định Số 11 về việc cấm nhập,

xuất khẩu, mua và bán mẫu vật của

một số động vật hoang dã được liệt kê

trong Phụ lục của Công ước về Buôn

bán Quốc tế các Loài Động Thực vật

Hoang dã.

Hội nghị Thành viên Lần thứ 6

Bangkok (Thailand), 03-14 tháng 3 năm 2013

Buôn bán và Bảo tồn Loài: Tê giác

NẠN BUÔN BÁN TRÁI PHÉP SỪNG TÊ GIÁC TẠI VIỆT NAM

Sân chơiGóc dịch thuật

Page 17: Chuyên san 01 - Tháng 4 - 2013

17

1. This document has been

submitted by Viet Nam (*) in relation

to Agenda Item 54 on Rhinoceros.

2. Viet Nam welcomes the

report of the Rhino Working Group

(Cop16 Doc. 54.1) and Secretariat

(CoP16 Doc. 54.2) and are saddened

to hear that the crisis facing wild

rhino’s continues to worsen.

Viet Nam is aware that in order

to address this crisis, our country

must strengthen enforcement and

raise awareness of it’s people, both

domestically and also of those living

overseas.

Viet Nam is ready to cooperate

with other parties on this issue and

welcomes the opportunity to share

experiences. In that spirit, we would

like to update all parties following our

report to the Secretariat in September

2012.

3. In December 2012, Viet

Nam and South Africa signed the

Memorandum of Understanding

on ‘Cooperation on Biodiversity

Conservation and Protection’.

At present both parties are

developing a 2012-2017 Action Plan

that will include specific activities

to strengthen management of

imported rhino horn trophies and

improve investigations/prosecutions

of Vietnamese nationals arrested

suspected of trading rhino horn in

both South Africa and Viet Nam

through increased cooperation and

coordination.

Viet Nam is ready to work with

other key source and transits countries

(e.g. Mozambique, Zimbabwe, Angola,

Thailand, etc.) to develop similar

cooperation agreements to facilitate

investigations and prosecutions.

4. Since our report to the

Secretariat in September 2012,

Vietnamese authorities have seized

more than eight horns and 16.26kg of

horns (totalling 42.76kg) and arrested

four people in three separate cases

on suspicion of illegally trading rhino

horns of African origin.

5. In January 2013, the

Prime Minister of Viet Nam issued

Decision 11 on the Prohibition of the

Export, Import, Selling and Buying

of Specimens of Some Wild Animals

Listed under Appendices of the

Convention on International Trade in

Endangered Species of Wild Fauna

and Flora.

CoP16 Inf. 24

CONVENTION ON INTERNATIONALTRADE IN ENDANGERED SPECIES OF WILD FAUNA AND FLORA

Sixteenth Meeting of the Conference of the Parties

Bangkok (Thailand), 3-14 March 2013

Species Trade and Conservation: Rhinoceros

ILLEGAL TRADE OF RHINOCEROS HORN IN VIET NAM

Sân chơiGóc dịch thuật

Page 18: Chuyên san 01 - Tháng 4 - 2013

18

Quyết định cấm tất cả hoạt

động buôn bán các loài này và sản

phẩm làm từ chúng cũng như cấm

nhập khẩu tê giác trắng (Ceratoherum

simum), tê giác đen tây nam (Diceros

Bicornis), voi châu Phi (Loxodonta

Africana) và mẫu vật của chúng vào

Việt Nam.

Nhập khẩu với các mục đích

ngoại giao, nghiên cứu khoa học, bảo

tồn đa dạng sinh học, trưng bày tại

các sở thú, triển lãm, biểu diễn xiếc

phi lợi nhuận, thực thi pháp luật và

trao đổi mẫu vật giữa các cơ quan

quản lý của các nước thành viên thuộc

CITES được coi là hợp pháp.

Theo quyết định này, hoạt

động nhập khẩu phi thương mại các

chiến lợi phẩm săn bắn đã tạm thời

bị cấm tại tất cả các quốc gia và chỉ

được cho phép dựa theo Thỏa thuận

Hợp tác ký kết giữa các cơ quan quản

lý của CITES tại Việt Nam và Cơ quan

Quản lý của CITES tại các nước xuất

khẩu.

Trong thời điểm hiện tại, việc

này chỉ áp dụng cho Nam Phi và chúng

tôi dự định làm việc với chính quyền

Nam Phi trong các tháng tới để tăng

cường các quy định hiện hành và thủ

tục xuất nhập khẩu các chiến lợi phẩm

săn bắn.

6. Việt Nam không nhận được

đề nghị hỗ trợ từ Ban Thư ký và rất ít

hỗ trợ đến từ các tổ chức khác trong

cuộc chiến chống lại nạn buôn lậu

sừng tê giác và quản lý chiến lợi phẩm

săn bắn theo yêu cầu chúng tôi đưa

ra vào tháng 9 năm 2012, và chúng

tôi muốn mở rộng yêu cầu này tới các

bên khác để trợ giúp chúng tôi trong

việc cải thiện hệ thống quản lý.

7. Cơ quan Quản lý CITES tại

Việt Nam sẽ phát triển quy định pháp

luật cụ thể về quản lý trong phạm vi

nội địa các chiến lợi phẩm săn bắn

nhập khẩu trong hợp tác với các đối

tác tại Nam Phi để giải quyết vấn đề

thay đổi và chuyển giao các chiến lợi

phẩm săn bắn.

8. Trong năm 2013, cơ quan

Quản lý CITES tại Việt nam sẽ đào

tạo công tố viên và thẩm phán tại Hà

Nội và Thành phố Hồ Chí Minh về tình

hình tê giác và thúc giục họ ưu tiên

giải quyết các trường hợp liên quan

tới sừng tê giác, cũng như tiếp tục các

chương trình đào tạo cho cảnh sát, hải

quan, bộ đội biên phòng và kiểm lâm

trong việc thực hiện các quy ước của

CITES và xác nhận các sản phẩm từ

động vật hoang dã, bao gồm sừng tê

giác.

9. Trong năm 2013-2014,

chúng tôi dự định hợp tác với mạng

lưới TRACE để phát triển phòng thí

nghiệm pháp y về động vật hoang dã

tại Việt Nam có nhiệm vụ hỗ trợ các

cuộc điều tra tội phạm động vật hoang

dã, quản lý chiến lợi phẩm săn bắn và

chuồng trại nuôi nhốt. Việc này sẽ bao

gồm các thủ tục cung cấp mẫu DNA

cho cơ sở dữ liệu sừng tê giác từ việc

nhập khẩu và giữ sừng tê giác.

(*) Các chỉ dẫn địa lý dùng

trong tài liệu này không ngụ ý diễn

giải bất cứ ý kiến nào về phía Ban Thư

ký CITES hay Chương trình Môi trường

của Liên Hợp Quốc liên quan đến tình

trạng pháp lý của bất cứ quốc gia,

lãnh thổ hay khu vực nào, hoặc liên

quan đến việc phân định ranh giới hay

đường biên giới nào. Trách nhiệm về

nội dung của tài liệu gắn chặt với tác

giả của tài liệu.

Sân chơiGóc dịch thuật

Page 19: Chuyên san 01 - Tháng 4 - 2013

19

This decision prohibits all

domestic sales of these species and

their products and bans the import

of Ceratotherium simum, Diceros

bicornis and Loxodonta Africana and

their products into Viet Nam.

Imports for the purpose

of diplomacy, scientific-research,

biodiversity conservation, display at

zoos, exhibitions, non-profit circus

performances, law enforcement, and

exchange of specimens amongst

CITES Management Authorities of the

Member Countries are still allowed.

Under this decision, non-

commercial import of hunting trophies

has effectively been temporarily

banned from all countries and can only

be permitted following Cooperation

Agreements signed between the Viet

Nam CITES Management Authorities

and exporting country CITES

Management Authorities.

At present this only applies to

South Africa and we intend to work

with the South African authorities

over coming months to strengthen

existing regulations and procedures

for export/import of hunting trophies.

6. Viet Nam received no offer

of support from the Secretariat

and limited support from other

organisations in combatting illegal

rhino horn trade and managing

hunting trophies following our request

made in September 2012, and we

would like to extend this request to

other parties to assist us in improving

our management system.

7. The CITES Management

Authorities of Viet Nam will develop

a specific legal regulation on the

domestic management of imported

hunting trophies in cooperation

with our partners in South Africa,

addressing the issue of alteration and

transfer of hunting trophies.

8. In 2013, the Viet Nam

CITES Management Authorities will

train prosecutors and judges in Ha Noi

and Ho Chi Minh City on the situation

facing rhinos and urge them to

prioritise cases involving rhino horns

and continue its program of training

for police, customs, border army and

forest rangers in CITES regulations

and identification of wildlife products,

including rhino horn.

9. In 2013-2014, we intend to

collaborate with the TRACE network to

develop a wildlife forensics laboratory

in Viet Nam that will support our wildlife

crime investigations, management of

hunting trophies and captive-breeding

facilities. This will include procedures

for the provision of DNA samples to

the Rhodis database from rhino horn

seizures and imports.

(*) The geographical

designations employed in this

document do not imply the expression

of any opinion whatsoever on the

part of the CITES Secretariat or

the United Nations Environment

Programme concerning the legal

status of any country, territory, or

area, or concerning the delimitation

of its frontiers or boundaries. The

responsibility for the contents of the

document rests exclusively with its

author.

Sân chơiGóc dịch thuật

Page 20: Chuyên san 01 - Tháng 4 - 2013

20

Tiếng Anh Tiếng Việt Chú thíchIn order to address this crisis Để giải quyết cuộc khủng hoảng này

Under this decision Theo quyết định này

To cooperate with Hợp tác với

To strengthen enforcement and raise awareness

Tăng cường thực thi và nâng cao nhận thức

Cách tạo danh từ từ tính từ:Adj + ness = NounAware + ness = AwarenessCách tạo danh từ từ động từ:Verb + ment = NounEnforce + ment = Enforcement

To raise awareness of Vietnamese people, both domestically and also of those living overseas

Nâng cao nhận thức người Việt ở quốc nội cũng như đang sống ở nước ngoài

Cách tạo phó từ từ tính từ:Adj + ly = AdverbDomestical + ly = Domestically

To develop a 2012-2017 Action Plan Xây dựng Kế hoạch Hành động Giai đoạn 2012-2017

To improve investigations/prosecutions of Vietnamese nationals arrested suspected of trading rhino horn

Cải thiện công tác điều tra/khởi tố công dân Việt Nam bị bắt và bị tình nghi liên quan tới buôn bán sừng tê giác

To facilitate investigations and prosecutions.

Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra và khởi tố.

To develop similar cooperation agreements

Phát triển các hiệp định hợp tác tương tự

To address the issue of alteration and transfer of hunting trophies

Giải quyết vấn đề thay đổi và chuyển giao các chiến lợi phẩm săn bắn.

To train prosecutors and judges Đào tạo công tố viên và thẩm phán

Illegal trade of rhino horn Buôn bán bất hợp pháp sừng tê giác

Thực tế có tồn tại hình thức buôn bán hợp pháp sừng tê giác

Từ & thành ngữ mớiNew Words and Expressions

Sân chơiGóc dịch thuật

Page 21: Chuyên san 01 - Tháng 4 - 2013

21

Viet Nam welcomes the report of the Rhino Working Group and Secretariat and are saddened to hear that

Việt Nam hoan nghênh báo cáo của Tổ Công tác về Tê giác và Ban Thư ký và bày tỏ quan ngại khi thấy rằng

Tên quốc gia có thể chia ở ngôi thứ ba số ít nhưng cũng có thể để ở ngôi thứ nhất số nhiều (chúng tôi)

Viet Nam is aware that in order to address this crisis, our country must strengthen enforcement and raise awareness of it’s people

Việt Nam nhận thức được rằng để giải quyết cuộc khủng hoảng này nước chúng tôi cần tăng cường thực thi pháp luật và nâng cao nhận thức của công chúng

Cooperation on Biodiversity Conservation and Protection

Hợp tác về Bảo vệ và Bảo tồn Đa dạng Sinh học

Welcome the opportunity to share experiences

Vui mừng đón nhận cơ hội để chia sẻ

Key source and transits countries Các nước cung cấp chính và cho quá cảnh

On suspicion of illegally trading rhino horns of African origin

Tình nghi buôn bán trái phép sừng tê giác châu Phi

Non-commercial import of hunting trophies has effectively been temporarily banned from all countries

Nhập phi thương mại các chiến lợi phẩm săn bắn đã tạm thời bị cấm tại tất cả các quốc gia

in CITES regulations and identification of wildlife products

Thực hiện các quy ước của CITES và xác nhận các sản phẩm từ động vật hoang dã

Customs, border army and forest rangers

Hải quan, biên phòng và kiểm lâm

Wildlife forensics laboratory Phòng thí nghiệm pháp y về động vật hoang dã

Captive-breeding facilities Chuồng trại nuôi nhốt

Conference of the Parties Hội nghị các bên Viết tắt: COP

Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora

Công ước về Buôn bán Quốc tế các Loài Động Thực vật Hoang dã

Viết tắt: CITES

Memorandum of Understanding Biên bản Ghi nhớ Viết tắt: MoU

Rhinoceros Tê giác Viết tắt: Rhino

Ceratotherium simum Tê giác trắng

Diceros bicornis Tê giác đen tây nam

Loxodonta Africana Voi châu Phi

Rhino horn trophies Chiến lợi phẩm sừng tê giác

Species Loài Danh từ số ít

Rhino Working Group Tổ Công tác về Tê giác

Secretariat of CITES Ban Thư ký của CITES

Appendices of CITES Các Phụ lục của CITES

Management Authorities of CITES

Cơ quan Quản lý của CITES

Sân chơiGóc dịch thuật

Page 22: Chuyên san 01 - Tháng 4 - 2013

22

Khác lạ ngọt ngào

Tại HN, một người bạn VN lôi

tôi ra khỏi giường để ngồi trên chiếc

Vespa của cô ấy lúc 5h00 sáng. Cô

đưa tôi đi ngắm bình minh Hồ Tây.

Xong, chúng tôi thưởng thức món

bánh cuốn nghe bảo chỉ phục vụ đến

7h00 sáng. Các buổi hừng đông khác,

tôi thường tản bộ đến chợ hoa hoặc

ngồi bên quán cà phê phố cổ chiêm

nghiệm cảnh thành phố thức dậy.

Tôi không thể quên những lối đi sâu

hun hút đằng sau một nhà hàng mà

không phải du khách nào cũng có cơ

hội phát hiện. Thường khách chỉ được

dẫn xem những chỗ đẹp của thành

phố hay nhà hàng. Dẫu sao tôi vẫn

nhớ mãi món cà phê tuyệt hảo đậm

dấu ấn Việt.

Tôi đắm chìm trong cảm giác

mặc cả ở các chợ đêm, hòa mình vào

cuộc sống ở phố cổ. Các bạn VN quan

tâm tôi cực kỳ, một sự khác biệt về

văn hóa. Khi tôi bảo mình muốn uống

bia với một bạn Tây Ban Nha mà tôi

quen ở HN thì chủ nhà ngạc nhiên. Ở

VN, một phụ nữ trẻ chưa cưới gần gũi

với một đàn ông xa lạ là điều chưa

mấy được chấp nhận. Hai bác chủ nhà

cho biết họ muốn bảo vệ phẩm giá

cho tôi dù tôi đã ở tuổi 24 và anh Tây

Ban Nha đến cùng một bạn gái.

Vì vậy, họ lên một kế hoạch

tuyệt vời. “Bình sẽ đi cùng với cháu

tối nay”. Bình là cậu bé mới 12 tuổi

của chủ nhà. Tôi bảo chỉ sợ cậu ta

không vui khi thấy chúng tôi trao đổi

với các sinh viên nói tiếng Anh về một

chương trình thạc sỹ báo chí ở Đan

Mạch. Chủ nhà vẫn không thay đổi:

“Hay là cháu có gì đó muốn giấu?”.

Thế là tôi thua. Tại quán bar, chẳng

biết làm gì với thằng bé, tôi cho nó

tha hồ ăn kem. Vậy mà nó vẫn tỏ ra

không vui và quấy rầy đến mức chúng

tôi phải bắt xe bus về nhà sớm.

Dù sao thì kiểu quan tâm

mang tính gia đình ấy cũng đem đến

cho tôi nhiều thuận lợi. Cuối tuần, mỗi

khi rời nhà đi chơi, những người Việt

tôi quen đều chu đáo lo lắng cho tôi.

Đi đến đâu tôi cũng được bạn của họ

chào đón và chăm sóc cẩn thận, dù

ra Hạ Long hay lên Sa Pa với những

ruộng bậc thang thấp thoáng trên các

thung lũng.

Người Việt quanh tôi đều gây

cho tôi cảm giác họ thực sự tin cậy,

cởi mở, và thân thiện. Họ hào phóng

cho tôi vô vàn lời khuyên khi tôi định

đi dọc bờ biển hình chữ S xuất phát

từ TP.HCM vào một ngày cuối tháng

8/2012 cùng với một cô bạn Đức tràn

đầy phấn khích. Tôi vồ được đồng

hương cùng tuổi này khi sang Thái

Lan du lịch. Cả hai đều lần đầu đến

châu Á. Tôi hỏi có muốn phượt VN

không. Đồng ý luôn.

Chúng tôi có thói quen thích đi

đâu thì đi, càng ít lập kế hoạch càng

tốt. Hãy để cho bản thân đối diện với

sự bất ngờ. Cuộc sống càng nhiều bất

ngờ càng thú vị, càng làm cho ta đỡ

thụ động, trở nên tự tin hơn trước

những thách thức không bao giờ biết

trước. Độc giả VN chắc ngạc nhiên khi

biết tôi tự lo cuộc đời mình từ năm

Sau một tháng mùa hè làm ở Hà Nội, tôi háo hức khám phá đất nước lần đầu tiên đặt chân

đến. Các địa điểm như Châu thổ Sông Mekong ở miền Nam,

Phố cổ Hội An, và Cố đô Huế được liệt kê ngay từ đầu. Rời VN, tôi mang theo những kỷ niệm đẹp và cả những cảm giác

day dứt.

DU LỊCH VIỆT NHỮNG ĐIỀU

NOM THẤYLần đầu sang Hà Nội thực tập thạc sỹ báo chí, cô gái Đức 24 tuổi không quên làm chuyến phượt dọc Việt Nam (VN). Rồi nhảo sang mấy nước láng giềng.

Cô đã cảm nhận gì về VN và du lịch ở VN?

Phóng sự

Page 23: Chuyên san 01 - Tháng 4 - 2013

23

16 tuổi. Tình cờ mê báo chí, thế là

tôi lo toan cho sự nghiệp báo chí của

mình tự thuở ấy. Quê tôi chuyện ấy là

thường tình. Sang đây, khi nghe tôi

kể về hành trình tuổi thơ của mình, ai

nấy ngạc nhiên hết cỡ.

Kế hoạch lên rồi

Một trong những cảnh báo

của bạn bè là không được lên bất cứ

công ty xe khách nào có kiểu thoắt

đi thoắt dừng tùy hứng. “Chỉ để đón

khách dọc đường. Hành khách bị nhồi

cho đến khi không nhét được nữa thì

thôi”. Cả đời tôi chưa bao giờ nghe nói

đến chuyện ấy. Mấy bạn người Việt đã

ngăn tôi lên những xe xuất phát từ các

bến HN. Họ cảnh báo nếu tôi lên chắc

chắc sẽ bị bét chẹt.

Đấy là câu nói cửa miệng của

bất cứ người nào ở HN khi họ biết ý

định của tôi. Hầu như cả đời không

bao giờ lên xe khách, họ nói. Những

xe xuất phát từ HN vắng đến mức tôi

nghĩ, ngay cả bọn chuyên móc túi có

lẽ cũng phải ù té quyền. Tại sao không

đi những xe vắng khách ấy nhỉ? Tôi

thấy chả việc gì phải lo và quyết định

làm chuyến qua đêm liên tỉnh.

Lạ nước lạ cái, tôi không trực

tiếp ra bến mua vé. Tốt nhất đặt qua

một hãng lữ hành. Hàng loạt văn

phòng du lịch tọa trên cùng một khu

phố. Kiểu kinh doanh ấy, sau này tôi

mới biết, hóa ra phổ biến ở VN. Chủ

hàng thường chào mời các sản phẩm

và dịch vụ y chang nhà hàng bên

cạnh. Như thế cũng có mặt tiện là dễ

tìm. Tuy nhiên, tôi tự hỏi làm thế nào

17 hãng lữ hành nằm cách nhau chỉ

một cánh cửa có thể tạo sự khác biệt

để thu hút khách hàng.

Ở Châu Âu, thường thì các cửa

hàng phục vụ cùng một loại hàng hóa

và dịch vụ không bao giờ nằm cạnh

nhau như thế. Chúng ở khá xa nhau.

Còn ở đây, một người Việt lý giải: “Khi

một cửa hàng giày bán được nhiều

giày trên một phố thì phố ấy có thể

đem lại may mắn cho những người

bán giày khác”. Thật vậy sao? Buôn

bán ở đây dễ vậy sao? Có một quy

luật kinh doanh khác hẳn thông lệ

sao?

Ngạc nhiên đầu tiên tôi thấy ở

các cửa hàng san sát phục vụ cùng

một đối tượng khách hàng là giá khác

nhau. Tại các văn phòng du lịch lữ

hành mọc như nấm trên cùng một

khu phố cũng vậy. Dù thế, đến cuối

ngày, một người đàn ông gom tất cả

khách nước ngoài mua vé ở các văn

phòng lữ hành khác nhau trên cùng

một phố. Bất chấp mua vé khi nào,

giá bao nhiêu, tất cả được dồn lên một

xe khách.

Một cú sốc với tôi vốn quen

Page 24: Chuyên san 01 - Tháng 4 - 2013

24

sống trong môi trường tuân thủ luật

và sự chính xác. Nhận ra vấn đề,

nhóm chúng tôi chuyển sang đặt mua

vé chiếc xe khách cuối cùng. Những

vị khách nước ngoài trông cáu giận vì

đã trải qua hàng thế kỷ bị nhồi trên

xe khách. Tôi nhìn thấy nhưng chẳng

biết làm thế nào hơn. Kế hoạch đã lên

rồi. Thôi, cứ thử xem sao.

Hệt như vậy, đã có kế hoạch

ra đường phố là phải ra thôi dù thấy

cách đi lại, cách cảnh sát giao thông

thực thi công vụ không giống ai, rất

dễ khiến người xa lạ bị nhấn chìm nếu

không kịp thích nghi.

Cảnh sát đứng đầy ở ngã tư.

Họ chỉ quan tâm phân luồng trong một

đám đông hỗn loạn. Nhưng không ai

trong số họ chịu đứng ra phạt những

người vi phạm. Họ tưởng làm như

thế là vì cái chung thay vì sa đà vào

những vi phạm cụ thể. Nhưng không

rõ họ có biết, về triết học, cái riêng lại

nằm trong cái chung, cái chung mới

là cái bao hàm cái riêng. Không phạt

tại chỗ, phạt nghiêm các cá nhân vi

phạm thì làm sao có thể khiến đám

đông tôn trọng luật.

Điều lạ nữa là nhiều người đi

xe máy đội những mũ bảo hiểm không

giống với bất cứ loại mũ bảo hiểm nào

trên thế giới. Xe máy ở VN thuộc loại

nhiều nhất trong số các quốc gia tôi đi

qua. Vậy mà gương chiếu hậu họ vặt

sạch. Sao không phạt nhỉ?

Biết thế nào là hành khách

Thách thức tiếp theo là nguy cơ

lên một xe đề luxury (sang trọng) có

điều hòa và phòng vệ sinh hoạt động

suốt 12 tiếng hành trình. Để khỏi phải

đụng những xe đường dài sang trọng

kiểu ấy, tôi đòi hãng lữ hành cho xem

ảnh nội thất xe trước khi quyết định

mua vé.

Thật may mắn, lần đầu tiên,

tôi chọn được một xe đúng như nhà xe

hứa. Một chuyến hành trình tương đối

êm ái từ TP Hồ Chí Minh nhằm hướng

Nha Trang. Tôi chỉ bị đánh thức khi xe

đang chạy tốc độ bống phanh gấp. Tôi

tự nhủ chắc chẳng có gì xảy ra vì tài

xế là người địa phương và anh ta biết

những điều phải làm. Phải lạc quan.

Tôi được dạy từ bé như vậy và luôn tự

nhủ như vậy.

Nhưng cái gì kia? Tôi thấy hai

chiếc xe du lịch đâm nhau. Đầu xe

chạy sau đâm vào đuôi xe chạy trước.

Thái độ lạc quan của tôi tiêu biến bởi

một du khách Pháp trên một trong hai

xe bị tan nạn lên xe của tôi. Anh ta

vừa thoát chết khi chiếc xe có giường

ngủ của anh bị đâm từ đằng sau khiến

bốn người tử vong.

Anh người Pháp leo lên chiếc

giường thượng ở giữa xe. Một nhân

viên nhà xe bắt anh ta ra chiếc giường

cuối xe. Vị khách Pháp từ chối. Hóa ra

bạn đồng hành của anh vừa chết chỉ

vì nằm ở cuối khi bị xe đi sau đâm.

“Xuống dưới đó nằm. Nếu không thì ra

khỏi xe”, nhân viên nhà xe nạt.

Suốt lộ trình, tôi thấy hành

khách đi trên chiếc xe ấy bị đối xử

như những món hàng. Họ không được

cung cấp thông tin gì của chuyến đi.

Đến đâu rồi? Bao lâu nữa tới? Chạy

qua các vùng miền nào? Tình hình

thời tiết, xe cộ ra sao? Sức khỏe

từng hành khách thế nào? Có ai cần

giúp gì không? Những câu hỏi thông

thường ấy càng chờ càng không

thấy ai lên tiếng. Du lịch đường bộ

ở những nước mà tôi qua, các thông

tin như thế là mặc định. Thông báo

nhanh, ngắn gọn, âm lượng vừa

đủ để khỏi quấy rầy sự yên tĩnh và

riêng tư của mỗi người.

Trên chiếc du lịch mà chúng

tôi đang tọa thì sao? Tài xế và phụ

xe say sưa nghe nhạc. Họ mở âm

lượng to hết cỡ. Các bản nhạc, bài

bài hát với những giai điệu và tiết

tấu không hiểu được là thể loại gì.

Tôi cố mãi mà không sao chịu được

vì không thể làm quen được với thứ

Nguyễn Linh Hương – sinh viên năm

3, ĐH Exeter, Anh, đang giúp Lydia

chuẩn bị bài chia sẻ kinh nghiệm báo

chí ở Hà Nội. (Ảnh: Mai Lan)

Lượng khách quốc tế đến VN đạt kỷ lục Lượng khách quốc tế đến VN năm 2012 mới qua 11

tháng đã lập kỷ lục mới, vượt qua kỷ lục cũ đã lập trong cả năm 2011 (6,014 triệu lượt người).

Trong điều kiện quốc tế và trong nước như trong năm 2012 này, việc đạt được tốc độ tăng ở mức hai con số là kết quả đáng khích lệ và là một trong những kết quả nổi bật trong các ngành, lĩnh vực.

Tăng trưởng lượng khách quốc tế đến VN, đạt được ở tất cả các mục đích đến với tốc độ tăng khác nhau.

Lượng khách đến du lịch, nghỉ dưỡng tuy tăng tăng thấp hơn tốc độ tăng chung (9,4% so với tăng 11,4%), nhưng lại có số lượng đông nhất (chiếm 60% tổng số). Lượng khách quốc tế đến VN vì mục đích công việc đứng thứ hai và có tốc độ tăng cao nhất trong các mục đích đến và cao hơn tốc độ tăng chung (tăng 17,1%).

Nguồn: Chinhphu.vn

Phóng sựPhóng sự

Page 25: Chuyên san 01 - Tháng 4 - 2013

25

nhạc có một không hai ấy.

Giống chuyện đi lại, các dịch vụ

khác của các hãng lữ hành VN không

biết đằng nào mà lần cho đến khi trải

nghiệm. Chúng tôi đặt vé thăm một

danh thắng ở Huế. Một chuyến hải

hành cả ngày trên dòng Hương Giang

bao gồm cả bữa trưa. Cuối cùng,

chuyến thăm quan bằng thuyền biến

thành cú du ngoạn bằng xe khách trên

đường bộ kéo dài hai tiếng. Chấm hết.

Không có thêm thắt gì khác. Lại nữa,

thông thường, sẽ có thông báo khi đợi

đón ở khách sạn. Điều đó cũng không

thấy xảy ra.

May mắn thay

May mắn thay, chúng tôi luôn

đến được đích nhờ những người bạn

VN tốt bụng. Họ đã khỏa lấp những

phiền muộn mà các hãng lữ hành

tham lam gây ra cho chúng tôi trên

những chặng đường.

Nhân viên các khách sạn hay

nhà nghỉ thật dễ chịu. Họ tận tình đưa

chúng tôi về phòng ngay sau khi từ xe

xuống, giúp chúng tôi tìm những đồ

đạc thất lạc. Nói chung họ tạo nên bầu

không khí ấm cúng, có cảm giác như

ở nhà. Sự thân thiện của họ thật tuyệt

vời. Nhiều khi chúng tôi bị bối rối bởi

sự thân thiện đến không ngờ của họ.

Một lần, một người cao niên

đuổi theo chúng tôi trên các đường

phố ở Đà Nẵng. Ông muốn đưa chúng

tôi đến đúng bến mà chúng tôi cần.

Chúng tôi vốn không quen với cảnh

ấy và, vì thế, tỏ ra khó chịu. Ông để

chúng tôi yên, chúng tôi tự lo được.

Đến đó rồi, ông lão lại một mực bảo

chúng tôi phải theo ông. Cuối cùng,

ông đành bỏ đi. Ông sang bên kia

đường, gõ cửa văn phòng chi nhánh

hãng lữ hành mà chúng tôi đặt chuyến.

Hôm ấy Chủ Nhật, văn phòng đóng

cửa. Một phụ nữ chạy ra và hét tướng.

Ông chỉ sang chỗ chúng tôi. Người phụ

nữ nói lớn: “Các vị hãy đi theo ông

này”. Thật may, chúng tôi đã kịp lên

chuyến xe khách duy nhất đi Hà Nội

hôm ấy vào phút chót. Bạn tôi và tôi

bỗng cảm thấy áy náy. “Đến khổ với

những người phương tây các cô”, ông

mỉm cười tinh quái rồi bước đi.

Đáng để trải nghiệm

Hiểu nhầm kiểu như thế thường

xảy ra dọc hành trình. Nhưng phần lớn

các màn rượt đuổi không đem đến kết

cục dễ chịu. Những người bám theo

mãi trên phố chỉ cố để bán những thứ

không ai cần. Chúng tôi luôn trả lời

nhã nhặn “Không, cám ơn”. Nhưng

như thế dường như chỉ tổ làm cho

những kẻ săn du khách trở nên điên

tiết. Mặt họ sưng sỉa. Các tài xế taxi

cũng không để chúng tôi yên.

Dường như không có một giây

phút bình yên dạo phố mà không bị

quấy rầy bởi những lời mời chào đi

taxi, xe ôm. Cứ như thể du khách sang

đây chỉ để lên xe và xích lô. Cũng như

nhiều người phương tây khác, tôi chỉ

thích tản bộ. Vì thế, tôi luôn cố gắng

lờ đi một sự thật hiển hiện khắp nơi

là hầu như không có lối cho bộ hành

và hầu như không có mạng lưới giao

thông công cộng nào thực sự làm việc

hiệu quả. Lạ là mọi người cứ hồn nhiên

sống với những cái bất tiện như thế.

Trở thành du khách ở VN là cái

gì đó thực sự đáng để trải nghiệm.

Đất nước này có nhiều địa danh hấp

dẫn nhưng cũng phô bày những tương

phản ngạc nhiên. Sự phát triển của

công nghiệp du lịch có lẽ vấn ở giai

đoạn sơ khai. VN có những danh thắng

mê hồn. Nhưng thăm Vịnh Hạ Long,

tôi không hiểu tại sao nơi tuyệt vời thế

lại bị hủy hoại bởi đủ loại ô nhiễm.

Thản nhiên nhổ nước bọt. Thản nhiên

hất rác xuống biển. Ném rác ở bất cứ

chỗ nào mà chẳng hề bị phạt. Ký ức

Một trong những địa chỉ đầu tiên Lydia khám phá khi lần đầu đến Hà Nội là

Văn Miếu- Quốc Tử Giám (Ảnh: Mai Lan)

Giao thông bao giờ cũng gắn chặt với du lịch. Cảnh đi lại ở đường phố VN khiến tôi thực sự cảm thấy nản và sợ hãi mặc dù tôi còn ở tuổi thanh niên, thần kinh còn đủ vững để sẵn sàng ứng phó với những cú sốc

Page 26: Chuyên san 01 - Tháng 4 - 2013

26

của tôi về di sản thiên nhiên thế giới

được UNESCO công nhận này là hàng

dãy trạm xăng dầu nổi với những

đường ống rò rỉ, hàng nghìn túi nilon

bồng bềnh trên sóng và chất thải từ

những ngư phủ trên các cụm thuyền

chài.

Ở VN một thời gian tôi tranh

thủ tìm hiểu thì thấy một hệ thống

văn bản phạt các hành vi vi phạm

khá đầy đủ. Nhưng sao không thấy

mấy ai bị phạt? Hay tôi không có may

mắn chứng kiến cảnh bị phạt? Đi trên

đường phố, tôi thấy ô tô liên tục lấn

vào đường xe máy và ngược lại. Tại

tất cả các giao lộ có đèn giao thông,

lúc nào cũng có cảnh cả xe máy và ô

tô, kể cả xe khách và xe sang trọng,

vượt đèn đỏ mà không mấy khi bị

phạt.

Các thành phố VN có lẽ phải có

cách làm khác đi để có thể làm phơi lộ

ra các nét đẹp văn hóa, tự nhiên, lịch

sự ngay trên đường phố. Tất nhiên,

cũng làm thế nào phô diễn cả sự khéo

léo về lĩnh vực ẩm thực độc đáo VN

mà không gây hỗn loạn trên vỉa hè.

Sẽ không quên những món ăn tại

một vùng ven sông ở Hội An trong lúc

ngả mình trên những chiếc võng. Ở

đó chúng tôi thoải mái hơn chút đỉnh

khi đi dạo bằng xe đạp, khám phá bãi

biển vàng hoặc trung tâm thành phố

với những khu chợ và đình đền đầy

màu sắc. Những cơ hội như thế thật

hiếm ở các đô thị khác của VN nhưng

thật đáng để trải nghiệm.

Lydia Ciesluk (*)

Quốc Dũng dịch

• Trong tháng 12, lượng khách quốc tế đến VN ước đạt 614.673 lượt, giảm 6,26% so với tháng trước và tăng 3,58% so với cùng kỳ năm 2011. Tính chung 12 tháng năm 2012 ước đạt 6.847.678 lượt, tăng 13,86% so với cùng kỳ năm 2011. Phân theo phương tiện đi lại, 12 tháng qua, số du khách nước ngoài đến VN bằng đường hàng không là 5.575.904, đượng bộ 986.228, và đường biển là 285.546

Nguồn: Tổng cục Thổng kê• Đạt được các kết quả như trên do nhiều nguyên nhân. Có

nguyên nhân quan trọng là VN là “đất lành chim đậu” bởi có nhiều danh lam thắng cảnh, có sự ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội, có nhiều di tích lịch sử văn hoá, có lòng thân thiện, mến khách. Việc đầu tư, việc khắc phục những hạn chế bất cập đã đẩy mạnh hơn

Lượng ngoại tệ thu được từ khách quốc tế đến VN năm nay có thể đạt kỷ lục mới. Tạm tính với 6,7 triệu lượt người với chi tiêu bình quân một lượt khách là 1000 USD, thì năm nay sẽ đạt khoảng 6,7 tỷ USD, tăng gần 1,1 tỷ USD so với mức kỷ lục 5,62 tỷ USD của năm 2011.

Nguồn: Chinhphu.vn

“Đất nước này có nhiều địa danh hấp dẫn”, Lydia. (Ảnh: Lydia Ciesluk)

Dẫu sao sau một ngày vượt qua những bức bối của các kiểu di chuyển không giống ai, mọi thứ lại trở nên ngọt ngào. Sự ngọt ngào của cảm xúc lẫn lộn giữa một bên là kiểu kinh doanh thực dụng, chộp giật, lối đi lại bất chấp luật lệ, với một bên là sự mến khách của những người Việt.

(* ) Lydia - Nghiên cứu sinh thạc sỹ, Chương trình “Báo chí, Truyền thông và Toàn cầu hóa”, Đan Mạch

Phóng sự

Page 27: Chuyên san 01 - Tháng 4 - 2013

27

Tôi ngắm mãi vẻ

đẹp rực rỡ vào độ

sung mãn nhất,

đằm thắm nhất

trong đời người phụ nữ của Lydia,

người Đức đến VFEJ làm việc một

tháng trong chương trình nghiên cứu

báo chí toàn cầu nhằm phục vụ cho

luận văn thạc sĩ của chị.

Sống mũi dọc dừa rõ cao khiến

cho đôi mắt xanh càng thăm thẳm

quyến rũ. Hàm răng tăm tắp, cặp môi

đỏ như dâu Tây trên gương mặt trắng

hồng, không son phấn, không tỉa,

không xăm lông mày.

Tất cả đều là vẻ đẹp tự nhiên

trời cho, nhất là nước da trắng ngần lồ

lộ trong tấm váy ngắn liền áo, hai dây

bằng một thứ vải hoa giản dị rẻ tiền.

Chiếc nhẫn có mặt hoa nhựa đẹp,

vui mắt. Hoa tai cũng bằng nhựa, do

một bạn trai tặng nhân lễ giáng sinh,

nhưng không phải người yêu đâu - Chị

giải thích.

Mấy hôm sau, lại thấy đeo một

hoa tai khác cũng bằng nhựa thôi. Chị

khoe có hẳn một bộ sưu tập hoa tai

như một cửa hàng. Còn dưới chân là

đôi dép Thái Lan mỏng quẹt. Tôi nhận

ra ở trên người chị không có gì giá trị

ngoài vẻ đẹp con người hơn mét bẩy

và một đầu óc khiến mình suy nghĩ

rất nhiều.

Lydia có mái tóc vàng óng ả lòa

xòa, buông lơi tự nhiên trên vai. Tôi

hỏi, vì sao chị rẽ ngôi phải. Bất giác

Lydia đưa tay lên đầu, vuốt vuốt mái

tóc đẹp hơn cả như những sợi tơ đầu

kén, như để xem lại, mình rẽ ngôi thế

có gì lạ không. Tôi giải thích, bạn nhìn

xem, tất cả chúng tôi đều rẽ ngôi trái,

chỉ bạn là rẽ ngôi phải, như… Hitler,

như R.Reagan…

Có câu hỏi ngồ ngộ ấy, vì tôi

nhận ra, số người rẽ ngôi phải là rất ít,

ngôi giữa nhiều hơn, tuyệt đại đa số là

ngôi trái. Tôi đã lí giải hiện tượng này

cách đây hơn hai mươi năm trên Báo

Tiền Phong Chủ Nhật (23/6/1991)

và cũng đã hỏi rất nhiều người. Họ

đều nói là thích thế thôi, nhiều người

không thừa nhận đơn giản là mình

muốn làm khác mọi người.

Lydia giải thích chỉ vì chỗ ấy

trên trán chị có một cái “khoáy” – ta

gọi là bò liếm.

Trả lời thật như thế phải là một

con người sống rất thật. Còn những

người khác, đúng ra là vì cái khoáy

trên đầu mình khác thường, nó trái

chiều với tuyệt đại đa số người khác,

nó trái khoáy, tức là trái chiều kim

đồng hồ.

Sinh trưởng ở Cộng hòa Dân

chủ Đức, hai năm trước khi bức tường

Berlin sụp đổ (1989), trong một gia

đình trí thức, bố là kĩ sư công nghệ

một tờ báo ở Leipzig, mẹ là kĩ sư xây

dựng. Mười sáu tuổi, đang học Trung

học phổ thông, trong dịp nghỉ hè về

tập sự ở một tờ báo, vậy mà hết hè đã

được mời làm cộng tác viên thể thao.

Và thế là cứ viết đều, đều mãi.

Đức có nhiều trường có khoa

báo chí, chị đi thực tế ở các nhà xuất

bản hoặc tòa soạn báo để tập làm

nghề. Ngay lần đầu về một nhà xuất

bản tập sự, chị đã được họ nhận trả

học phí, với điều kiện phải làm cộng

tác viên cho họ.

Trong ba năm ấy, chị còn được

cử sang Norway học nghề làm báo sáu

tháng. Cũng nên biết, họ dạy cả tiếp

thị chứ không chỉ nghiệp vụ báo chí

đơn thuần. Lydia biết bốn thứ tiếng:

Anh, Pháp, Ý và Đan Mạch, nơi chị

được gửi sang học cao học sau khi tốt

nghiệp đại học. Có được kết quả ấy

là nhờ năng khiếu một phần, nhưng

công sức thời gian bỏ ra cho việc học

hành phải nhiều lắm.

Tôi rất ngạc nhiên là mới đến

VN được mấy ngày và nhà báo Hoàng

Ngạc nhiên Lydia

Page 28: Chuyên san 01 - Tháng 4 - 2013

28

Quốc Dũng (Phó Chủ tịch Thường trực

VFEJ) cung cấp tư liệu, chị đã có một

bài gần 3000 từ về vụ Đoàn Văn Vươn

trao đổi với các đồng nghiệp VN, nhờ

góp ý kiến, và qua đó cũng minh họa

cho luận điểm của mình về loại báo

chí phân tích với một cái nhìn khá hệ

thống, toàn diện đặc biệt là góc nhìn

về môi trường và biến đổi khí hậu.

Để tăng chất lượng thông tin

chị còn phỏng vấn thêm hai người

nữa, trong đó có GS.TSKH Đặng Hùng

Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên

và Môi trường, ông Võ được nhận

Giải thưởng Hồ Chí Minh nhờ đã chủ

trì soạn thảo Luật Đất đai. Có thể coi

ông là người nắm chắc nhất luật ấy để

soi vào vụ Đoàn Văn Vươn để biết Hải

Phòng sai phạm như thế nào về việc

thực hiện luật đất đai trong vụ này.

Học hành như thế, nhan sắc

thế này thì lấy đâu thời gian cho yêu

đương. Chị bảo, cha mẹ có nhắc, có

giục đấy, nhưng còn có cái say mê hơn

nhiều nên cứ để nó như một khả năng

mở. Ngẫu nhiên nó đến thì tiếp nhận.

Chị say mê không cùng những chuyến

đi khám phá, tìm hiểu. Chị đã đến,

có khi sống một thời gian ở Pháp, Ý,

Hungary, Bỉ, Áo, Iceland. Sau khi rời

VN, chị đi Phuket (Thái Lan). Rồi qua

Malaysia. Rồi về lại VN để làm một

chuyến khám phá dọc bờ biển suốt từ

Nam ra Bắc. Đến 28/8 chúng tôi gặp

lại HN, rồi chị bay về Đức. Sang năm

đi Ấn Độ và có thể sống và làm việc

ở đấy.

Phải nói ngay rằng, Lydia đi

bằng tiền tự kiếm trong những hợp

đồng làm việc thời vụ với Nhà Xuất

Bản này, tổ chức phi chính phủ kia,

hay một liên hoan âm nhạc khác chứ

không được bố mẹ cho hoặc tổ chức

nào tài trợ. Đi theo kiểu du lịch ba lô

đấy. Chị đã đi Vịnh Hạ Long nhưng

chê bẩn. Tôi bảo phải đi Vịnh Lan Hạ

hay Bãi Tử Long kia mới thú vị. Lại đòi

đi bộ từ Lào Cai lên Sapa một mình

khiến chúng tôi phải can mãi mới chịu

đi theo tour.

HỌC HỎI NHAU

Đã mấy lần hỏi Lydia xem định

làm luận văn về vấn đề gì, chị đều

trả lời là chưa định hình. Cứ đi, cứ

tìm hiểu cứ khám phá, rồi cái gì đến

sẽ đến. Nhưng gì thì gì, tháng giêng

tháng hai năm tới phải xác định được

đề tài rồi. Sau đó giành nửa năm để

viết.

Cách làm này có vẻ ngược với

ta. Tôi thấy bốn sinh viên cao học, lấy

bộ tiểu thuyết Luật Đời & Cha Con và

Lửa Đắng của tôi làm đối tượng nghiên

cứu đều trình bày với thầy ý đồ. Khi

được thầy hướng dẫn thống nhất, họ

mới bắt đầu mầy mò sưu tầm, tìm

hiểu, chứng minh, lí giải.

Lại hỏi, bảo vệ xong luận văn

sẽ làm gì, dạy hay viết? Cũng chưa

biết. Tất cả đều là khả năng mở.

Đấy cũng là một cách nghĩ,

cách làm mà ta có thể tham khảo. Bởi

cuộc sống vốn phong phú, muôn màu,

có khi để chính nó gợi ý vấn đề cho

ta hay hơn ta mang sẵn ý định đi tìm

những gì cần để lắp vào cho nó.

Sang VN, không phải chỉ tìm

hiểu, khám phá. Chị còn làm việc, trao

đổi những hiểu biết trong quá trình

nghiên cứu của mình. Ngoài bài về vụ

Đoàn Văn Vươn, chị còn thuyết trình

với mấy chục nhà báo, cán bộ giảng

dạy báo chí về báo chí trực tuyến và

kinh doanh trên báo chí trực tuyến;

giới thiệu các mô hình đào tạo phóng

viên ở Phương Tây và Đức:

1/ Tình nguyện viên cho những

ai thích nghề này. Họ nhận những việc

hợp với mình mà mình thích (không

nhận lương). Chính Lydia cũng tham

gia mô hình này, để làm quen, lấy

kinh nghiệm.

2/ Học tập, nghiên cứu ở các

trường đại học.

3/ Vừa học tập, nghiên cứu,

vừa thực hành. Lydia đã học mô hình

này.

4/ Đào tạo báo chí chuyên

nghiệp.

5/ Nghiên cứu kép, vừa học

vừa hành.

6/ Học tập nghiên cứu quốc

tế lấy bằng thạc sĩ (Lydia đang làm ở

Đan Mạch).

Lydia còn trao đổi kinh nghiệm

báo chí hợp tác với các tổ chức xã hội

để thúc đẩy xã hội phát triển trên cơ

sở đúng luật pháp, hai bên cùng có lợi.

Một tháng qua đi nhanh quá.

Ngày mai vẫn một mình một bóng sải

bước trên con đường vạn dặm, mà

đến những đàn ông cường tráng cũng

không mấy người dám mạo hiểm như

thế.

27/7/2012

Nguyễn Công Bác

Lydia cùng thành viên VFEJ trong buổi liên hoan trước khi chia tay

(Ảnh Mai Lan)

Phóng sự

Page 29: Chuyên san 01 - Tháng 4 - 2013

29

Toàn dân làm du lịch

Ai có khiếu bán hàng thì mở quán, một cái chõng,

một cái mẹt cũng xong. Cứ dăng đầy ra chắn hết tầm nhìn, chỗ nào địa thế đẹp thì dàn ra ngồi kín hết đi. Như thế thì vừa ích xã (cứ khoán gọn mỗi vụ phải nộp bao nhiêu đấy) vừa lợi nhà.

Hình như nơi nào cũng nhất trí đồng tâm làm như thế. Hoặc cho thuê chiếu, sạch bẩn được tất. Mỏi cẳng ắt phải ngồi!

Người biết vài chữ nho thì viết sớ. Người dẻo mồm bốc khách lên mây thì nắm tay khách xem tướng, mặc cho khách cố giẫy ra. Trẻ con, người già không biết làm gì thì ăn xin. Năm trăm, một nghìn cũng được.Năng nhặt chặt bị mà.

Chặt, chém

Với tinh thần kiếm củi cả năm đốt cháy một giờ, cứ

đến dịp lễ hội ở các di tích lịch sử, danh thắng như Yên Tử, Chùa Hương hoặc vào hè ở các khu nghỉ mát (Tam

Đảo, Sầm Sơn, Đồ Sơn...) thì đồng loạt nâng giá lên gấp ba, bốn lần ngày thường.

Càng thứ bảy, chủ nhật càng phải nâng giá cao hơn nữa. Ngày nâng giá một, hai lần là chuyện thường.

Các nhiếp ảnh gia nửa mùa cứ 15-20 ngàn đồng một kiểu mà giã. Ai chả thích có ngay ảnh mà xem! Khách du lịch lắm tiền mà. Nó đói, nó khát khắc phải mua. Nó đi với người đẹp, sĩ lên phải mua. Nó có chửi thầm thì tai đấy, nghe luôn.

Đừng có dại mà đề giá. Đứa nào hỏi giá hãy trả lời. Thế mới dễ bắt chẹt. Chỗ tiểu tiện, đại tiện càng dễ bắt chẹt. Nó không hỏi giá trước, ra mới trả tiền thì cứ nâng lên gấp đôi, làm gì nhau.

Đứa nào lý sự thì mình kéo cả nhà mình ra, lôi thôi cho ăn đòn ngay. Gửi xe đạp, xe máy, ô tô cũng vậy. Còn gửi đâu nữa, dại gì không bóp. Thuê một cái soong ba người ăn, phải 10 ngàn đồng cho nó bõ.

Nấu cho sôi lưng soong nước ấy phải 2000 đồng nữa. Càng mũi lõ, tóc quăn càng bóp. Bóp gấp ba, bốn lần người mình ấy.

Không cần văn chương chữ nghĩa gì cả

Tóm tắt lịch sử di tích, hướng dẫn khách thăm, khẩu hiệu, biển báo không cần họa sỹ kẻ vẽ, miễn đọc được là được rồi, không cần đúng chính tả, không cần phân biệt L với N, không cần đúng ngữ pháp, không cần chấm phẩy gì hết! Càng lòe loẹt càng đẹp!

Diễn đạt nôm na kiểu “mặc quần vào, cởi dép ra” càng hay. Loa phóng thanh cứ oang oang làm cho khách có bịt tai vào cũng cứ phải nghe những áng văn bất hủ của mình, kể cả việc tự phong cho di tích của mình những danh từ thật kêu như đại kỳ quan cũng không sao.

Cố tình gây khó chịu

Rất nhiều khách đi thăm chùa, đền không phải

để cầu khấn điều gì mà chỉ để tìm sự

Bí quyết khiến khách cạch đến già

Page 30: Chuyên san 01 - Tháng 4 - 2013

thanh thản, thư giãn. Kệ họ!

Hãy cho trẻ con bám theo, nài ép khách mua hương, vàng mã. Có thể dạy chúng những bài vần vè, để vừa liến thoắng đọc tâng bốc khách, tay vừa quạt làm vừa lòng cho khách phát bực lên mà phải mua.

Nhất là bám theo mấy người ngoại quốc làm sao cho họ phát tức lên, muốn cắt đuôi thì chỉ còn cách phải mua hoặc cho tiền. Mà cho đứa

này rồi, trẻ khác ghen tị, đến đeo bám kỳ phải cho mới thôi.

Đeo bám phải đảm bảo dai dẳng đến nỗi ông tây tức lên, đeo hai tấm bằng bìa trước ngực và sau lưng “Không mua hàng lưu niệm”, “Không mua hương, vàng” thì mới thôi.

Đặt thật nhiều hòm công đức

Để tận thu lòng dạ thế gian, hãy đặt thật nhiều hòm

công đức. Ở ngay chỗ đốt vàng mã, cho một người đứng đấy đợi vàng cháy hết sao cho khách ngượng, buộc phải bỏ tiền vào.

Chỉ cần mấy hòn đá xếp vòng quanh, ở giữa đặt một bát hương rồi đặt vào đấy dăm tờ tiền lẻ để mồi khách. Các bà, các cụ dễ tin cho đấy là một cái gì linh thiêng là không ngại rút tiền ra đâu.

Để cho khách đỡ xót nếu phải bỏ tiền to ra, quản lý sử dụng tiền công đức làm luôn dịch vụ đổi tiền chẵn lấy tiền lẻ, sao cho ngay dịch vụ này cũng thu được lời. Nếu đúc vài pho tượng Phật mà đặt vào chỗ nào đó thích hợp như ở Chùa Hương càng hay. Chả ai biết gì lai lịch xuất xứ tượng ấy đâu mà sợ.

Không cần vệ sinh

Ăn uống thì phiên phiến thôi. Bát khách ăn bún,

phở xong rửa qua một lần, lau một cái là xong. Ăn bẩn sống lâu. Nước đá làm bằng nước giếng, nước máy là sạch lắm rồi. Rác thải, phân, nước tiểu cứ tống xuống núi. Hơi đâu mà dọn dẹp. Một trận mưa trôi đi hết.

Cứ làm như thế thì khách sẽ cạch đến già không dám quay lại

Đoàn Thanh Quang

Phóng sự

Page 31: Chuyên san 01 - Tháng 4 - 2013

Đột nhiên phát hiện những thứ quý giá trên đời, ngạc nhiên thay, lại là những đồ miễn phí.

Ánh mặt trời miễn phí với mọi người. Không ai có thể rời xa cuộc sống dưới ánh mặt trời. Dù vậy, từ nhỏ tới lớn, có ai phải trả một đồng để hưởng thụ thứ ánh sáng quý giá ấy?

Không khí, là miễn phí với mọi người. Mỗi người sống trên trái đất này, từng giây từng phút đều cần hít thở. Dù vậy, từ cổ chí kim, lại có ai phải trả tiền cho thứ mà ta không thể thiếu chỉ trong giây lát ấy? Bất luận sang hèn, giàu nghèo, chúng ta cũng đều tự do cùng hít thở bầu không khí tràn ngập trên khắp thế gian này.

Tình thân, là miễn phí với mọi người. Mỗi đứa trẻ khi đến với thế gian, đều nhận được tình yêu thương vô bờ của cha mẹ. Đó là loại tình thương đến như một lẽ tự nhiên không cầu hồi báo. Có ai bắt gặp cha mẹ nói với con cái một câu: “Con phải trả tiền cho mẹ thì mẹ mới yêu con”?

Tình yêu của cha mẹ dành cho con cái, không vì chúng trưởng thành mà mất đi, cũng không vì tuổi già mà suy giảm. Chỉ cần cha mẹ còn sống, họ đều mãi mãi yêu con bằng tình yêu bất diệt.

Tình bạn là miễn phí với mọi người. Bạn bè là khi ta cô đơn. Họ lặng lẽ đến bên cho ta hơi ấm. Khi ta vấp ngã, họ chìa bàn tay nâng ta lên. Khi ta đau khổ, họ giang rộng vòng tay ôm lấy ta vào lòng. Họ cho ta sự ấm áp vô giá ấy. Nhưng có một ai đòi hỏi hãy quy đổi chúng ra tiền mặt và sau đó hãy hoàn trả lại?

Tình yêu miễn phí với mọi người. Đó là cảm xúc đến một cách ngẫu nhiên, bất ngờ, nhưng đọng lại sâu sắc. Đó là tình cảm vô pháp xóa nhòa. Đó là cảm xúc chân thật muốn che chở bảo vệ nhau, tin tưởng tuyệt đối, sự dâng hiến cả linh hồn và sinh mệnh.

Tình yêu quý giá đến thế, lại là miễn phí. Dù bạn dùng bao nhiêu tiền, cũng không mua được đến một tình yêu chân thật.

Mục tiêu là miễn phí với mọi người. Bất luận là bậc vương tôn cao sang quyền quý, hay kẻ nghèo hèn khố rách áo ôm, chỉ cần muốn, đều có thể đề ra mục tiêu phấn đấu cho nhân sinh của bản thân. Những mục tiêu này, dù vĩ đại hay bình thường, dù lớn lao hay giản đơn, chỉ cần bạn muốn, không ai có thể cấm bạn mơ tưởng.

Ngoài ra, niềm tin, hi vọng, ý chí, lý tưởng tất cả đều miễn phí. Chỉ cần ta nghĩ muốn, chúng ta liền có thể sở hữu nó. Phong cảnh thi vị mùa xuân, cơn mưa rào mùa hạ, ánh trăng ấm áp mùa thu hay bầu không khí trong trẻo ngày đông những cảnh sắc tư vị đẹp đẽ trên thế gian, đều là đồ miễn phí cho mọi người.

Vì thế, đừng luôn miệng ca thán trách móc ông trời. Trời rất công bằng, mà cũng rất hào phóng, tất cả những thứ trân quý trên đời, đều sớm đã được tặng miễn phí cho mỗi người rồi.

Thảo Phương

Miễn phí

Diễn văn hay chết ngườiTrong một vụ đắm tàu, 10 đàn ông và một cô gái

bám vào sợi dây ròng xuống từ một chiếc máy bay trực thăng cứu hộ. Tổ lái thông báo một người phải buông tay, nếu không sợi dây sẽ đứt và tất cả sẽ chết. Ai sẽ là vật tế thần đây?

- Cuối cùng, cô gái kể cho cánh đàn ông nghe một câu chuyện thật cảm động về sự hy sinh. Cô kết luận rằng mình sẵn sàng hiến dâng cuộc sống để cứu họ, rồi hô to: Hy sinh cao đẹp là bất tử!

- Cô gái chưa dứt lời, cả đám đàn ông đều... vỗ tay.

Màu đặc biệt, ngày đặc biệt

Một trọc phú bước vào salon ô tô:

- Hãy chọn cho tôi một chiếc BMW đặc biệt, không phải màu xanh, đỏ, tím, vàng, nâu, đen hoặc trắng...

- Chúng tôi sẽ đặt cho ông chiếc xe đó. Ông quay lại sau nhé

- Nói chính xác là hôm nào đi- Hôm nào cũng được, trừ các

ngày thường, ngày lễ và chủ nhật.

Đời sống

Thư r... ãn

Page 32: Chuyên san 01 - Tháng 4 - 2013

Chiều thứ năm 18/4/2013, tại trụ sở Hội Nhà

báo Việt Nam (VJA), 59 Phố Lý Thái Tổ, Hà Nội,

diễn ra buổi báo cáo chia sẻ các phát hiện làm báo

ở Mindanao, Philippines, do một nữ tình nguyện

viên vừa trở về sau 10 tháng sống và việc ở đó.

Chuyến công tác nằm trong khuôn khổ Chương

trình Trao đổi Nam Nam về Truyền thông Môi trường

(EC-SSEP) kéo dài bảy năm do Fredskorpset, một

tổ chức chính phủ của Norway, tài trợ. Ảnh: Nhà

văn Nguyễn Bắc Sơn – Phó Chủ tịch VFEJ, và nhà

báo Phạm Thùy Hương – Thông Tấn Xã Việt Nam

Tình nguyện viên Nguyễn Thị Ngọc Tú, người thứ

hai sang Mindanao, Philippines, trong khuôn

khổ EC-SSEP. Tú đang (đứng) báo cáo về hành

trình sắp tới của mình, sang Bangkok dự khóa học

chuẩn bị kéo dài hai tuần, từ 22/4-3/5/2013, rồi từ

đó sang thẳng Mindanao, một trong hai điểm nóng

nhất thế giới về tác nghiệp báo chí. Ngồi cạnh Tú

là Nguyễn Hồng Nhung, cựu sinh viên khoa môi

trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội,

hiện là biên tập viên Chuyên san Nhà báo&Môi

trường.

Nữ tình nguyện viên Bùi Trần Như Phương, sống ở TP Hồ Chí Minh, chia sẻ các phát hiện làm báo ở Mind-

anao, Philippines. Phương vừa trở về sau 10 tháng sống và việc ở đó. Từ 22-23/4, Phương sang Bangkok

tiếp tục báo cáo và chia sẻ các phát hiện của mình ở Mindanao với các đồng nghiệp quốc tế.

Chuyển động VFEJChia sẻ FK