con cÁi chÚa cÓ nÊn tẬp yoga? - songdaoonline.com cai chua co nen … · cuộc nghiên cứu...

7
CON CÁI CHÚA CÓ NÊN TP YOGA? Can Christian practice Yoga? Mục Sư Ngô Việt Tân Yoga đã hình thành tại Ấn Độ khoảng hơn 5,000 năm, là một trong sáu hthng chính ca triết hc Ấn Độ. Yoga đã được truyn ti vào Bc Mhơn 50 năm. Theo cuc nghiên cu năm 2012 ca Tp chí Yoga Journal, Khong 20.4 triệu người Mtc 8.7 phn trăm dân sMluyn tp Yoga (so vi 15.8 triệu người tp Yoga vi chi phí 5.7 tĐôla năm 2008), vi khong hơn 70,000 hun luyn viên ti 20,000 địa đim. Những người tp Yoga này đã chi khong $10.3 tĐôla hng năm cho các lp luyn Yoga, các sn phm bao gm dng c, qun áo, truyn thông, và chuyến nghĩ hè. Phong trào tp ththao Yoga đã phát trin nhanh chóng và trnên phthông ti Bc M. Cuc nghiên cu cho biết có khong 82.2 phn trăm phnvà 17.8 phn trăm tp Yoga và đa s(62.8 phn trăm) độ tui t18 đến 44 tui. Năm động lc thúc đẩy người tp Yoga là làm gim căng thng, tăng thlc, sc khe tt hơn, tinh thn năng động. Khong 38.4 phn trăm tập Yoga dưới mt năm, 28.9 phn trăm tp tmt đến ba năm, và 32.7 phn trăm tp tba năm trlên. Vài thập niên qua, Yoga đã bắt đầu xâm nhp vào Vit Nam. Hiện nay, các trung tâm Yoga đã được hình thành phn ln là ti nhng thành phlớn như: Hà Nội, Sài Gòn, Hội An, Đà Nẵng, và mt sthành thkhác. Yoga là phong trào thu hút các gii trung lưu và tri thc trong xã hi Vit Nam. Ti Hà Nội, các Trung tâm Yoga đang hoạt động như: Hthng Raja Yoga có Trung Tâm Raja Yoga, Câu Lc BHà Ni, Trung tâm AD Yoga, Thin Động Hà Ni . Ti Sài Gòn gm có các Câu Lc BYoga Hoa Sen, Câu Lc BYoga Nhà Văn Hóa Thanh Niên, Trung tâm thiền và Yoga YMC, Trung tâm đào tạo Yoga Living, Trung tâm Master Kamal;s Kryoga, Trung tâm Yoga World, Câu Lc BYoga 42, Trung Tâm Sivananda Yoga, và những điạ điểm khác. Yoga còn được qung bá qua các tour du lch như Du Lch Yoga. Tng“Yoga” phát ngun ttrong tiếng Latin là “jungere”, tiếng Pháp là “joindre”, tiếng Anh là “join”. Yoga trích tch“Sanskrit” means “yug” có nghĩa là buộc (buc vào ách cbò - yoke), là ni với, đạt ti, hay kết hp. Định nghĩa của tYoga theo triết lý ca Ấn Độ Giáo: a Hindu theistic philosophy teaching the suppression of all activity of body, mind, and will in order that the self may realize its distinction from them and attain liberation (Merriam-Webster). Yoga là trọng tâm tập luyn thiền đạo ca Ấn Độ Giáo (Hinduism). Ti n Độ, Yoga là mt cách sống, là đạo lý giúp người tp Yoga tri nghim và hiu bản thân mình hơn. Các động tác ca tay khi luyn tập Yoga (mudras in Hatha Yoga) đều cđộng theo các tượng thn ca Ấn Độ Giáo (Hindu gods). Định nghĩa về Yoga theo Quan Đim Y Khoa: a system of physical postures, breathing techniques, and meditation derived from Yoga but often practiced independently especially in Western cultures to promote bodily or mental control and well-being (Merriam-Webster). Định nghĩa của Yoga theo Tự Điển Dictionary.com: a school of Hindu philosophy advocating and prescribing a course of physical and mental disciplines for attaining liberation from the material world and union of the self with the Supreme Being or ultimate principle”. any of the methods or disciplines prescribed, especially a series of postures and breathing exercises practiced to achieve control of the body and mind, tranquillity, etc.”

Upload: lamdieu

Post on 06-Feb-2018

213 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CON CÁI CHÚA CÓ NÊN TẬP YOGA? - songdaoonline.com CAI CHUA CO NEN … · Cuộc nghiên cứu cho biết có khoảng 82.2 phần trăm phụ ... Thiền là cách nuôi dưỡng

CON CÁI CHÚA CÓ NÊN TẬP YOGA?

Can Christian practice Yoga?

Mục Sư Ngô Việt Tân

Yoga đã hình thành tại Ấn Độ khoảng hơn 5,000 năm, là một

trong sáu hệ thống chính của triết học Ấn Độ. Yoga đã được truyền

tải vào Bắc Mỹ hơn 50 năm. Theo cuộc nghiên cứu năm 2012 của

Tạp chí Yoga Journal, Khoảng 20.4 triệu người Mỹ tức 8.7 phần

trăm dân số Mỹ luyện tập Yoga (so với 15.8 triệu người tập Yoga với

chi phí 5.7 tỷ Đôla năm 2008), với khoảng hơn 70,000 huấn luyện

viên tại 20,000 địa điểm. Những người tập Yoga này đã chi khoảng

$10.3 tỷ Đôla hằng năm cho các lớp luyện Yoga, các sản phẩm bao

gồm dụng cụ, quần áo, truyền thông, và chuyến nghĩ hè. Phong trào

tập thể thao Yoga đã phát triển nhanh chóng và trở nên phổ thông tại

Bắc Mỹ.

Cuộc nghiên cứu cho biết có khoảng 82.2 phần trăm phụ nữ

và 17.8 phần trăm tập Yoga và đa số (62.8 phần trăm) ở độ tuổi từ 18

đến 44 tuổi. Năm động lực thúc đẩy người tập Yoga là làm giảm

căng thẳng, tăng thể lực, sức khỏe tốt hơn, tinh thần năng động.

Khoảng 38.4 phần trăm tập Yoga dưới một năm, 28.9 phần trăm tập

từ một đến ba năm, và 32.7 phần trăm tập từ ba năm trở lên.

Vài thập niên qua, Yoga đã bắt đầu xâm nhập vào Việt Nam.

Hiện nay, các trung tâm Yoga đã được hình thành phần lớn là tại

những thành phố lớn như: Hà Nội, Sài Gòn, Hội An, Đà Nẵng, và

một số thành thị khác. Yoga là phong trào thu hút các giới trung lưu

và tri thức trong xã hội Việt Nam.

Tại Hà Nội, các Trung tâm Yoga đang hoạt động như: Hệ

thống Raja Yoga có Trung Tâm Raja Yoga, Câu Lạc Bộ Hà Nội,

Trung tâm AD Yoga, Thiền Động Hà Nội . Tại Sài Gòn gồm có các

Câu Lạc Bộ Yoga Hoa Sen, Câu Lạc Bộ Yoga Nhà Văn Hóa Thanh

Niên, Trung tâm thiền và Yoga YMC, Trung tâm đào tạo Yoga

Living, Trung tâm Master Kamal;s Kryoga, Trung tâm Yoga World,

Câu Lạc Bộ Yoga 42, Trung Tâm Sivananda Yoga, và những điạ

điểm khác. Yoga còn được quảng bá qua các tour du lịch như Du

Lịch Yoga.

Từ ngữ “Yoga” phát nguồn từ trong tiếng Latin là “jungere”,

tiếng Pháp là “joindre”, tiếng Anh là “join”. Yoga trích từ chữ

“Sanskrit” means “yug” có nghĩa là buộc (buộc vào ách cổ bò -

yoke), là nối với, đạt tới, hay kết hợp.

Định nghĩa của từ Yoga theo triết lý của Ấn Độ Giáo:

a Hindu theistic philosophy teaching the suppression of all

activity of body, mind, and will in order that the self may

realize its distinction from them and attain liberation

(Merriam-Webster).

Yoga là trọng tâm tập luyện thiền đạo của Ấn Độ Giáo

(Hinduism). Tại Ấn Độ, Yoga là một cách sống, là đạo lý giúp

người tập Yoga trải nghiệm và hiểu bản thân mình hơn. Các động

tác của tay khi luyện tập Yoga (mudras in Hatha Yoga) đều cử động

theo các tượng thần của Ấn Độ Giáo (Hindu gods).

Định nghĩa về Yoga theo Quan Điểm Y Khoa:

a system of physical postures, breathing techniques, and

meditation derived from Yoga but often practiced

independently especially in Western cultures to promote

bodily or mental control and well-being

(Merriam-Webster).

Định nghĩa của Yoga theo Tự Điển Dictionary.com:

“a school of Hindu philosophy advocating and prescribing a

course of physical and mental disciplines for attaining

liberation from the material world and union of the self with

the Supreme Being or ultimate principle”.

“any of the methods or disciplines prescribed, especially a

series of postures and breathing exercises practiced to achieve

control of the body and mind, tranquillity, etc.”

Page 2: CON CÁI CHÚA CÓ NÊN TẬP YOGA? - songdaoonline.com CAI CHUA CO NEN … · Cuộc nghiên cứu cho biết có khoảng 82.2 phần trăm phụ ... Thiền là cách nuôi dưỡng

“union of the self with the Supreme Being or ultimate

principle”.

(Dictionary.com)

Theo định nghĩa của Trường Phái Thiền (School of Yoga), từ ngữ

“Thiền” có nghĩa là:

Thiền là sự phó thác, không suy nghĩ, là phương tiện kết nối

chúng ta với chính bản thân chúng ta và với những năng

lượng kỳ diệu mà ta không thể nhìn thấy được. Thiền là cách

nuôi dưỡng tinh thần chúng ta. Đây chính là nhiên liệu để

nuôi lớn và làm giàu tinh thần, là nhân tố quyết định cho sự

phát triển của chúng ta. Nói một cách dễ hiểu hơn, Thiền

chính là sự kết nối của con người với đấng thiêng (Source:

thienyoga.com).

Patenjali là cha đẻ của Yoga với triết lý thiền giúp con người

thoát khổ và giải thoát trong khi viết cuốn sách Yoga- Sutra.

Patenjali đưa ra những pháp môn như:

Jana- Yoga : yoga chuyên về xuất hồn

Bhakti- Yoga: Yoga chuyên về tín ngưỡng

Karma- Yoga: Yoga chuyên về làm từ thiện

Hatha- Yoga : chuyên về sức khỏe

Thiền Yoga có khoảng 7 loại khác nhau:

1) Bhatki Yoga – Yoga Tỉnh tâm (Devotion)

“focuses on union between the individual and divine… helps

individuals escape the confines of the individuals ego and

allows them to become closer to the divine through a

realization of the universe’s intricacies”.

2) Hatha Yoga – Yoga

“focuses on readying the physical body for the spiritual

journey that ends with self-realization and cosmic

consciousness”.

3) Jnana Yoga – Yoga khôn ngoan (Wisdom)

“focuses on the attainment of knowledge…. Search their

being for self-understanding and self-discovery”.

4) Karma Yoga – Yoga hành động (Action)

“to improve the world around them and thereby improve their

internal world as well”.

5) Kundalini Yoga – “to work with and awaken their spiritual

energies… the practitioner learns to transcend the illusions

presented by everyday reality and to embrace a cosmic

understanding of the universe”.

6) Raja Yoga – “focuses on controlling one’s mind through

intense medication”.

7) Tantric Yoga – “to use multiple disciplines to derive an

understanding of the universe and the meanings for spiritual

existence”.

Kinh Yoga bao gồm trong Bát chi “Ashtanga Yoga”: 1) Giới

(Yama), 2) Giữ (Niyama), 3) Thế (Asana), 4) Điêù tức (Pranayama),

5) Thoái giác (Pratyahara), 6) Định thần (Dhyana), 7) Quán

(Dhyana), 8) Đại định (Samadhi).

(source: vietwellness.net).

Theo Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh, Thiền nghĩa là

yên lặng mà Đạo Phật lấy thanh tịnh làm gốc nên gọi là thiền gia.

Thiền định nghĩa là Thầy tu ngồi yên, chú tâm vào một chỗ mà ngẫm

nghĩ đạo lý mầu nhiệm.

Theo Wikipedia, Thiền Siêu Việt (tên tiếng Anh là

Transcendental Meditation viết tắt là TM[1]

) là kỹ thuật thiền

dùng mantra luyện trí não làm tâm trí lắng đọng tới tầng thâm

sâu nhất trong tiềm thức của con người nhằm phát huy toàn

bộ tiềm năng của não. Bên cạnh đó vì bộ não và cơ thể có

mối liên hệ mật thiết với nhau nên trong quá trình tâm trí tĩnh

lặng và lắng xuống tầng thâm sâu hơn và khi đạt đến trạng

thái tĩnh lặng nhất thì cơ thể đạt tới trạng thái nghỉ ngơi sâu

nhất.[2]

(http://vi.wikipedia.org/wiki)

Page 3: CON CÁI CHÚA CÓ NÊN TẬP YOGA? - songdaoonline.com CAI CHUA CO NEN … · Cuộc nghiên cứu cho biết có khoảng 82.2 phần trăm phụ ... Thiền là cách nuôi dưỡng

Thiền Yoga của truyền thống Hy Mã Lạp Sơn là toàn

diện trong đó nó không chỉ đề hệ thống với tất cả các

cấp, mà còn liên quan đến một phạm vi rộng của thực

tiễn, bao gồm chiêm niệm, thiền định, cầu nguyện,

và thần chú, cũng như các thực hành chuẩn bị cho

những. Yoga Thiền cũng khám phá tất cả các cấp độ

của thực tế và tự xây dựng, bao gồm cả tổng

(vaishvanara), tinh tế (taijasa), nhân quả (prajna), và

tuyệt đối (turiya), như được phản ánh trong OM

Mantra. Cuối cùng, Thiền Yoga dẫn một kinh nghiệm

trực tiếp, tuyệt đối trung tâm tinh khiết vĩnh cửu, của

ý thức. (http://www.anyoga.vn/vi/khoa-

hoc/meditation-yoga)

Một bài viết do Fitness Center trong website

http://www.bfitnesscenter.com luận giải ý niệm về Yoga như

sau:

Yoga là gì? Yoga có nguồn gốc ở Ấn Độ và lưu hành khắp

thế giới. Yoga là một môn nghệ thuật cổ xưa có nền tảng là

một môn khoa học cực kỳ tinh tế nghiên cứu về thể xác, tâm

trí và tinh thần.

Thiền là gì? Theo thuật ngữ Yoga, Thiền được gọi là

“Dhyana” nghiã là “dòng chảy của tâm trí”. Đây là một trạng

thái tinh khiết và tập trung cao độ khi tâm trí xuôi chảy không

gì ngăn trở , hoàn toàn đắm mình trong ý nghĩ về Ý Thức Vũ

Trụ.

Thiền dành cho tâm trí, Yoga dành cho thân thể. Để bằt đầu

học tĩnh tâm thì khó vì trong lòng người thường bị ngổn

ngang những lo tính của công việc và đời thường. Do đó thiền

đã kết hợp với Yoga, lấy Yoga để khởi động cho thân thể

sảng khoái, như bước đệm để vào thiền.

Danh từ “Thiền” trong ngôn ngữ bình thường có thể ám chỉ

một kĩ thuật hay phương pháp. Phương pháp hay kĩ thuật là để chuẩn

bị cho giai đoạn trước thiền.

Thiền của Đạo Phật nguyên thủy

Gồm có ba kỹ thuật chính là Thiền Chánh Niệm(

satibhavana), Thiền Định (samathabhavana) và Thiền Tuệ

Quán (vipassanabhavana). Thiền Chánh Niệm là phương

pháp giữ Niệm (sati) trên bốn lãnh vực, gồm thân thể, cảm

giác, tâm và đối tượng của tâm (tứ niệm xứ).

(source: http://bsphamdoan.wordpress.com/tham-khảo-

references/thiền-la-gi)

Thiền của Phật giáo đại thừa (còn gọi là Phật Giáo phát

triển)

“Khi Đạo Phật không còn nguyên thủy và “phát triển” thành

Đại thừa, thiền cũng thay đổi và biến tướng khác đi. Samadhi

của Phật Giáo Đại Thừa có nhiều loại, mỗi loại có một lợi ích

riêng và mỗi loại đều có một tên gọi rất là dài. Trong

Mahavyutpattit (Phiên dịch Danh Nghĩa Đại tâp) chương 21

có liệt kê 118 loại Định (samadhi). Sự “phát triển” của Phật

Giáo đã biến đổi một pháp thiền định duy nhất (Jhana) được

mô tả trong kinh điển nguyên thủy (suttas) thành vô số các

loại định, rồi thậm chí thành những loại “giống như “chánh

niệm”, đó là “niệm Phật” hoặc “niệm chú”.

(source: http://bsphamdoan.wordpress.com/tham-khảo-

references/thiền-la-gi)

Thiền của Thiền tông Trung Quốc hay Zen của Nhật Bản

“Thiền của Thiền tông được cho là nhắm vào mục đích kiến

tánh để đốn ngộ, cho nên phương pháp của nó là một đặc thù.

Đây có thể là “quán công án” hoặc “khán thoại đầu”, cho nên

nó có thể thực hiện ở bất cứ tư thế nào, hay ở bất cứ nơi

đâu… Mục đích trong các phương pháp của Thiền tông là

nhằm phá hủy các khái niệm và ngôn ngữ hình thức, vốn

được cho rằng không thể chuyên chở được nội dung của thực

tại, trái lại còn bóp méo thực tại tuyệt đối. Truyền thống này

Page 4: CON CÁI CHÚA CÓ NÊN TẬP YOGA? - songdaoonline.com CAI CHUA CO NEN … · Cuộc nghiên cứu cho biết có khoảng 82.2 phần trăm phụ ... Thiền là cách nuôi dưỡng

khiến ngôn ngữ của Thiền tông thường khó hiểu và lập dị đối

với lí trí bình thường”.

(source: http://bsphamdoan.wordpress.com/tham-khảo-

references/thiền-la-gi)

Thiền của Yoga và các giáo phái Bà La Môn khác

“Yoga: Đạo Phật xuất phát từ minh triết của Ấn độ. Thiền

Định trong đạo Phật cũng đã bắt nguồn từ Yoga. Thời đó

Yoga là một trong sáu phái triết học nổi tiếng của Ấn độ.

Yoga có những tông phái thực hành thiền để đạt cứu cánh giải

thoát (Giải thoát theo quan điểm Hindouism). Pantajali là

người có công biên tập tất cả tài liệu về Yoga trong giai đoạn

từ thế kỉ thứ 05 đến thế kỉ thứ 03 trước công nguyên. Bây giờ

khi nói đến thiền, cũng có rất nhiều người liên tưởng đến

những phương pháp Yoga. Ngoài yoga rèn luyện khí lực và

cơ thể vật chất là Hatha yoga, còn có Yoga luyện tâm, đó là

Rahja yoga. Rahja yoga quan niệm Vật chất không thể tách

rời Ý thức hay ngược lại. Tâm và Vật là một thực tại thống

nhất, không thể tách rời. Sự tiến hóa của tâm tất yếu phải đi

liền với sự thay đổi khí lực tức năng lượng cơ thể và ngược

lại. Từ Rajha yoga phát sinh rất nhiều kĩ thuật Yoga khác

như: Kundalini yoga, Transcendental yoga, Kriya yoga

v.v…Tất cả những phương pháp này có thể gọi là thiền của

yoga”.

“ Pháp Luân Công : một phong trào đang khởi dậy tại Trung

Quốc cũng là một loại Thiền dựa trên sự luyện tập để phát

triển Khí lực bên trong”.

“Surat Shab yoga tức San Mat, một giáo phái bí mật

(esoteric) thuộc về Đạo Sikhism đang trở thành “hiện tượng”

trong cộng đồng người Việt trong ba thập niên trở lại đây . –

Phong trào San Mat tại Việt Nam được phổ biến bởi Thanh

Hải Vô Thượng sư (một phụ nữ Việt) còn gọi là master Ching

Hai…. Thiền Thanh Hải, cũng giống như các giáo phái Bà

La Môn khác, coi sự chứng đắc “thiền định” cũng là cứu

cánh cuối cùng”.

(source: http://bsphamdoan.wordpress.com/tham-khảo-

references/thiền-la-gi)

Thiền của Kim Cương thừa (Mật tông Phật giáo)

“Mật tông Phật giáo bắt đầu ở Ấn độ, nhưng lại chỉ phát triển

ở Tây Tạng, nên nói đến Mật tông Phật giáo là nói đến Mật

tông Tây Tạng. Mật tông Tây Tạng chú trọng đến thiến quán

hơn thiền định (có thể tham khảo cuốn Giải thoát trong lòng

bàn tay của Papongka do sư cô Trí Hải dịch). Thiền của Mật

tông hiển nhiên được phát triển trên nền minh triết của Yoga

hình thành trước đó. Mật tông dùng thiền quán đối với Chơn

ngôn (darani), Mandala, Linh phù (yantra), các vị hóa thần

(Yidam). Một trong những đối tượng quán của thiền Mật

tông là Kundalini. Có lẽ Kundalini yoga là của Yoga Ấn giáo

hơn là của Mật tông Phật giáo! Mật tông dùng thiền quán về

luồng hỏa xà Kundalini (tummo) làm một trong những

phương tiện để chuyển hóa tâm thức. Sáu pháp của Naropa,

đạo sư Mật tông, được gọi là sáu yogas (six yogas of Naropa).

Đến đây, ta thấy được mối quan hệ sâu sắc giữa Mật Tông

với Yoga, đồng thời cũng thấy rõ sự khác biệt giữa thiền của

Mật Tông và các loại thiền của Đạo Phật nguyên thủy . Ta

cũng thấy rằng thiền chỉ là phương tiện của nhiều con đường

khác biệt nhau”.

(source: http://bsphamdoan.wordpress.com/tham-khảo-

references/thiền-la-gi)

Thiền của Lão giáo

“Còn gọi là thiền của Đạo gia, hoặc cũng có khi gọi thẳng là

Đạo gia khí công. Vì sao lại có thể gọi thiền là khí công? Vì

bản chất của khí công cũng là thiền quán trên một đối tượng

cơ thể, đó là luồng khí lực. Thiền của Lão giáo nhắm vào khai

thông các kinh huyệt chính như Nhâm và Đốc, khai thông

luồng hỏa hầu… Công phu thiền của Lão giáo đưa đến khai

mở Huyền quan khiếu, thành tựu thánh thai… Ta thấy có sự

tương đồng trùng khít giữa thiền của Lão giáo với thiền của

Yoga hay thiền của Mật tông, trên một nguyên lý: Chuyển đổi

của tâm phải bắt đầu bằng sự chuyển đổi khí lực của cơ thể.

Dĩ nhiên đây không phải là chủ nghĩa duy vật mà chỉ là duy

“Một”. Cái Một không thể tách rời thành hai “tâm” và “vật”.

(source: http://bsphamdoan.wordpress.com/tham-khảo-

references/thiền-la-gi)

Page 5: CON CÁI CHÚA CÓ NÊN TẬP YOGA? - songdaoonline.com CAI CHUA CO NEN … · Cuộc nghiên cứu cho biết có khoảng 82.2 phần trăm phụ ... Thiền là cách nuôi dưỡng

Phong trào tập luyện Yoga khiến nhiều nhà lãnh đạo Cơ-đốc

quan tâm và bàn thảo cũng như đưa ra nhiều quan điểm khác nhau.

Tiến sĩ R. Albert Mohler, Viện Trưởng Chủng Viện Southern Baptist

Theological Seminary chia xẻ rằng “Christians who practice yoga

are embracing, or at minimum flirting with, a spiritual practice that

threatens to transform their own spiritual lives into a post-

Christian, spirituality polyglot reality”. Tiến Sĩ Mohler bày tỏ quan

ngại sự ve vãn hay đùa giỡn với thế giới quyền lực tối tăm chính là

mối đe dọa đến sự hình thành tâm linh và biến đổi tâm linh. Bởi vì

sự tập luyện yoga không chỉ đơn giản là sự luyện tập thể xác, mà còn

ảnh hưởng đến lối sống và giáo lý của Hồi Giáo. Một số Cơ đốc nhân

quan tâm rằng sự tập luyện yoga sẽ có nguy cô dẫn tới sự nhằm lẫn

về quan điểm thần học.

SỰ DẠY DỖ CỦA YOGA MÂU THUẨN VỚI SỰ DẠY DỖ

CỦA KINH THÁNH

1. Ân quản Cơ đốc về Thân thể

(Christian Stewardship of Body)

Thánh Kinh dạy rằng mỗi con dân Chúa phải bảo quản thân

thể và sức khoẻ, bởi vì “thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh

Linh đang ở trong anh chị em… hãy lấy thân thể mình mà tôn

vinh Đức Chúa Trời ” (1 Côrinhtô 6:19,20). Một số con dân Chúa

quan niệm rằng họ chỉ chủ trương tập luyện thể xác qua phương cách

của Yoga, chứ không đá động gì tới vấn đền niềm tin tôn giáo.

Sự tập luyện Yoga không chỉ đơn thuần là ích lợi cho tập

luyện thể lực, mà cơ nguy nhầm lẫn và gây cớ vấp phạm có thể xảy

ra cho những con dân chưa hiểu biết sâu nhiệm trong lời Chúa hay

đặc biệt là tân tín hữu. Thánh Phao-lô khuyên nhu rằng “Nhưng hãy

cẩn thận, đừng để quyền tự do của anh chị em gây cho những

người yếu đức tin vấp phạm” (1 Côrinhtô 8:9). Hay “làm tổn

thương lương tâm yếu kém của họ, anh chị em cũng phạm tội cùng

Chúa Cứu Thế” (1 Côrinhtô 8:12). Tập luyện yoga là lợi ích sức

khỏe cho cá nhân mình, nhưng có thể gây nguy cơ cho anh chị em

khác; vì thế, Thánh Phao-lô khuyên “Đừng tìm kiếm lợi riêng cho

mình nhưng hãy tìm lợi cho người khác nữa” (1 Côrinhtô 10:24).

2. Ân quản Cơ đốc về Tâm trí

(Chrsitian Stewardship of Mind)

Yoga của triết lý của Ấn Độ Giáo dạy:

1) Tập trung về chính con người cá nhân thay vì hướng về Đức

Chúa Trời chân thật.

2) Tìm kiếm câu trả lời cho những khó khăn cuộc sống từ lương

tâm thay vì tìm kiếm câu trả lời từ lời Chúa dạy trong Kinh

Thánh.

Sự luyện tập Yoga được xem như là Khoa học Ấn Độ giáo

dạy dỗ phương cách kết hợp giữa linh hồn của người tập

Yoga với bao gồm 3 phần:

1) Tập luyện thể xác (The physical exercise)

2) Thiền tỉnh tâm (The mental meditation)

3) Đọc kinh (the verbal chanting).

Trong phương cách Tỉnh tâm (The mental meditation) của

yoga, triết lý yoga dạy rằng người tu luyện yoga phải tập trung tâm

trí hầu đạt tới trạng thái trống rỗng (to empty their minds) trước khi

tập thiền. Sự dạy dỗ này đã mưu thuẫn với nguyên tắc của Thánh

Kinh. Con dân Chúa cần phải tiếp nhận lời Chúa, quyền năng Thánh

Linh, ân điển của Đức Chúa Trời hầu sống đạo cách hiệu quả và tâm

linh tăng trưởng.

Muốn đạt được nếp sống thánh thiện, Sứ đồ Phê-rơ khuyên

con dân Chúa “hãy chuẩn bị tâm trí, bình tĩnh, đặt sự hy vọng

hoàn toàn vào ân sủng sẽ được ban cho anh chị em trong ngày

Chúa Cứu Thế Giê-su hiện ra” (1 Phê-rơ 1:13). Tại sao Thánh

Kinh lại khuyên dạy là Tâm trí của người theo Chúa cần được thánh

Page 6: CON CÁI CHÚA CÓ NÊN TẬP YOGA? - songdaoonline.com CAI CHUA CO NEN … · Cuộc nghiên cứu cho biết có khoảng 82.2 phần trăm phụ ... Thiền là cách nuôi dưỡng

hóa và đổi mới mỗi ngày (Rôma 12:2)? Để trở nên giống Chúa càng

hơn, mỗi tín nhân cần trau dồi một tâm trí khôn ngoan và thành nhơn.

“Vì thế, đức tin anh chị em không xây dựng trên sự khôn ngoan

loài người, nhưng trên quyền năng Đức Chúa Trời” (1 Côrinhtô

2:5).

Nhằm chuẩn bị cho ngày Chúa quang lâm, Sứ đồ Phê-rơ nhắn

nhũ “Sự cuối cùng của muôn vật đã gần. Vậy hãy có một tâm trí

sáng suốt và tự chủ để cầu nguyện” (1 Phê-rơ 4:7). Muốn được đổi

mới tâm trí, con dân Chúa phải “lột bỏ con người củ theo lối sống

trước đây… Hãy để Chúa đổi mới tâm linh và tâm trí anh chị em.

Hãy mặc lấy con người mới giống như hình ảnh Đức Chúa Trời”

(Êphêsô 4:22-24a).

3. Ân Quản Cơ đốc về Tâm linh

(Chrsitian Stewardship of Spirit)

Linh hồn và tâm linh của con dân Chúa là món quà do Thiên

Chúa kiến tạo cho mục đích thờ phượng Chúa qua sự ca ngợi, suy

niệm, cầu nguyện, và tương giao cùng Ngài. Một trong mười điêù

răn ghi lại là con người được kêu gọi chỉ thờ phượng một Đức Chúa

Trời Chân Thật và chỉ phục vụ một mình Ngài.

a) Ca ngợi Chúa (Praise God)

“Môi miệng tôi sẽ tuôn tràn lời ca ngợi Vì Chúa đã dạy

tôi các qui luật Ngài. Lưỡi tôi sẽ ca hát lời Chúa. V ì

mọi điêù răn Chúa đêù công chính ” (Thánh thi

119:171-172)

“Xin cho tôi sống để linh hồn tôi ca tụng Chúa…”

(Thánh thi 119:175).

b) Suy gẫm lời Chúa (Meditate God’s Word)

Theo Tự điển The New Lexicon Websters’s Dictionary Of

The English Language, động từ “meditate – suy nghĩ, ngẫm nghĩ,

suy tưởng, mặc niệm” nghiã là “to reflect deeply, to spend time in

the spiritual exercise of thinking about some religious theme” –

“mặc ni ệm sâu sắc, dành thời gian để tập luyện lối suy nghĩ về

những đề tài tôn giáo”.

Đời sống tương giao cùng Chúa không chỉ ca ngợi Ngài, tôn

cao Danh Hiệu Ngài, cảm tạ quyền năng siêu việt của Ngài, mà Con

dân Chúa cần đọc và suy gẫm lời Chúa cách có hệ thống Thần Học,

khôn ngoan, cẩn thận, sâu nhiệm, dầm thấm nhằm đưa vào lối sống

năng động thực tiễn tăng trưởng theo ảnh tượng của Chúa Cứu Thế.

Thánh Kinh dạy chún g ta hãy suy gẫm lời với thái độ tích cực,

tâm tình trân quý, và lối sống năng động:

a) Hãy đọc và suy gẫm lời Chúa với lòng vui mừng (Thánh

thi 119:162)

b) Hãy đọc và suy gẫm lời Chúa với niềm hy vọng (Thánh thi

119:147)

c) Hãy đọc và suy gẫm lời Chúa với lòng ước mong hiểu

biết (Th ánh thi 119:125)

d) Hãy đọc và suy gẫm lời Chúa với lòng yêu mến các điêù

răn của Ngài (Thánh thi 119:127)

e) Hãy đọc và suy gẫm lời Chúa mỗi ngày (Thánh thi 119:97)

f) Hãy đọc và suy gẫm lời Chúa để “giúp tôi khôn ngoan

hơn” (Thánh thi 119:98)

g) Hãy đọc và suy gẫm lời Chúa để định hướng đời linh

(Thánh thi 119:105)

h) Hãy đọc và suy gẫm lời Chúa để được hưng phấn tâm

linh (Thánh thi 119:25)

i) Hãy đọc và suy gẫm lời Chúa để “không phạm tội cùng

Chúa (Thánh thi 119:11).

j) Hãy đọc và suy gẫm lời Chúa để được phước (Thánh thi

119:1-2)

Lời Thánh Kinh cũng khuyên dạy thế nào mỗi con dân Chúa

hãy chuyên tâm học tập, suy niệm, và thực hành điêù răn Chúa dạy

qua các câu Kinh Thánh như: Thánh thi 1:1-3; Thánh thi 63:6;

Page 7: CON CÁI CHÚA CÓ NÊN TẬP YOGA? - songdaoonline.com CAI CHUA CO NEN … · Cuộc nghiên cứu cho biết có khoảng 82.2 phần trăm phụ ... Thiền là cách nuôi dưỡng

Thánh thi 119:15; Thánh thi 119:23; Thánh thi 119:27; Thánh thi

119:48; Thánh thi 119:97; Phi-líp 4:8.

c) Cầu nguyện (Prayer).

Để đối diện với những tiên tri giả, Giu-Đe khuyên “… hãy

gây dựng lẫn nhau trong đức tin rất thánh. Hãy cầu nguyện trong

Đức Thánh Linh” (Giu-Đe 20). Sự cầu nguyện là một trong những

kỷ luật tâm linh (spiritual disciplines) mà con dân Chúa cần trau dồi

trong nếp sống tương giao cùng Chúa thường xuyên.

Kết Luận

Mỗi Cơ-đốc-nhân cần đặt câu hỏi cho chính mình. Sự tập

luyện Yoga có phải là một phương cách tập luyện giúp bổ ích không

những thể xác, nhưng kiến tạo môi trường tăng trưởng tâm linh lành

mạnh cho mình và người khác? Thánh Phao lô cũng nhắc nhỡ “Tôi

được phép làm mọi sự, nhưng không phải mọi việc điêù có ích.

Mọi sự tôi được phép làm, nhưng tôi sẽ không để bị nô lệ cho điều

gì cả” (1 Côrinhtô 6:12).

Điều gì đã ghì kéo chúng ta lại phía sau thay vì phải tấn tới

trong sư bươn tới vương quốc của Đức Chúa Trời mà chính Ngài đã

dạy bảo và mong đợi? Điêù căng thẳng nào, sợ hãi nào, hay những

áp lực nào khiến chúng ta bị phân tâm mà quên lãng sứ mạng Chúa

Cứu Thế kêu gọi chúng ta? Nhằm đối diện và giải quyết nhiều nan

đề và thách thức trong đời sống, Lời Chúa là bí quyết giúp chúng ta

nhập trình đúng theo định hướng thuộc linh, là quyền năng giúp

chúng ta đạt mức thành công và đắc thắng mọi trở lực trong cuộc

sống, và là sức mạnh giúp chúng ta kiến tạo sự chữa lành tâm hồn và

hưng phấn tâm linh.

Hãy sống như người trưởng thành tâm linh. Nguyện xin Chúa

ban ơn khôn ngoan soi dẫn chúng ta lánh xa mọi điêù gì tựa như điêù

ác, nhưng hãy thực hành “điêù tốt lành và lợi ích cho mọi người”

(Tích 3:8) Amen!