câu 1: anh (chị) hãy cho biết bối cảnh lịch sử ra đời ... tim hieu 50 nam...

32
Tìm hiu 50 năm Phòng Thương mi và Công nghip Vit Nam 1 Câu 1: Anh (ch) hãy cho biết bi cnh lch sra đời Phòng Thương mi và Công nghip Vit Nam? Ngày thành lp? Ai ký quyết định thành lp? Ai phê duyt điu lđầu tiên? Trli: Ngày 27/4/1963, thay mt Hi đồng Chính ph, Thtướng Chính phPhm Văn Đồng đã ký quyết định s58-CP thành lp Phòng Thương mi nước Vit Nam Dân chCng hòa vi chc năng và nhim vcth: Giao dch đặt quan hvi các tchc thương mi, kinh tế và vi thương nhân nước ngoài. Giúp đỡ các tchc kinh doanh hu quan ca nước Vit Nam Dân chCng hòa trong vic tiếp xúc giao dch và đặt quan hbuôn bán vi nước ngoài, giúp đỡ các tchc thương mi kinh tế và thương nhân nước ngoài trong vic tiếp xúc giao dch và đặt quan hbuôn bán vi các tchc kinh doanh hu quan Vit Nam; Giúp đỡ đương sca phía Vit Nam cũng như ca phía nước ngoài vmt gii thiu qung bá hàng hóa; Cp giy chúng nhn xut xđối vi nhng hàng hóa xut khu ca Vit Nam, chng thc nhng giy tthông dng khác trong thương mi quc tế theo yêu cu đương sphía Vit Nam và phía nước ngoài; Giúp đỡ gii quyết bng thương lượng hoc thông qua trng tài nhng vic tranh chp có thxy ra trong khi thi hành các hp đồng theo yêu cu ca các bên hu quan; Tchc trin lãm sn phm ca Vit Nam nước ngoài và sn phm ca nước ngoài ti Vit Nam. Tchc và tham gia hi chquc tế; Phát hành nhng bn tin kinh tế, tp chí thương mi, hoc dùng mi hình thc khác để gii thiu nn kinh tế và khnăng xut khu ca Vit Nam vi nước ngoài và giúp đỡ các tchc kinh doanh hu quan Vit Nam tìm hiu thtrường ngoài nước. Câu 2: Chc năng, nhim vcơ bn ca Phòng Thương mi và Công nghip Vit Nam trong giai đon đầu thành lp? Trli: Chc năng, nhim vcơ bn ca Phòng Thương mi và Công nghip Vit Nam trong giai đon đầu thành lp:

Upload: others

Post on 03-Sep-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết bối cảnh lịch sử ra đời ... Tim hieu 50 nam VCCI.pdf · trong những tổ chức đi đầu trong việc thực hiện đường lối

Tìm hiểu 50 năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

1

Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết bối cảnh lịch sử ra đời Phòng Thương

mại và Công nghiệp Việt Nam? Ngày thành lập? Ai ký quyết định thành

lập? Ai phê duyệt điều lệ đầu tiên?

Trả lời: Ngày 27/4/1963, thay mặt Hội đồng Chính phủ, Thủ tướng Chính

phủ Phạm Văn Đồng đã ký quyết định số 58-CP thành lập Phòng Thương mại

nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với chức năng và nhiệm vụ cụ thể: Giao dịch

và đặt quan hệ với các tổ chức thương mại, kinh tế và với thương nhân nước

ngoài. Giúp đỡ các tổ chức kinh doanh hữu quan của nước Việt Nam Dân chủ

Cộng hòa trong việc tiếp xúc giao dịch và đặt quan hệ buôn bán với nước ngoài,

giúp đỡ các tổ chức thương mại kinh tế và thương nhân nước ngoài trong việc

tiếp xúc giao dịch và đặt quan hệ buôn bán với các tổ chức kinh doanh hữu quan

Việt Nam; Giúp đỡ đương sự của phía Việt Nam cũng như của phía nước ngoài

về mặt giới thiệu quảng bá hàng hóa; Cấp giấy chúng nhận xuất xứ đối với

những hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, chứng thực những giấy tờ thông dụng

khác trong thương mại quốc tế theo yêu cầu đương sự phía Việt Nam và phía

nước ngoài; Giúp đỡ giải quyết bằng thương lượng hoặc thông qua trọng tài

những việc tranh chấp có thể xảy ra trong khi thi hành các hợp đồng theo yêu

cầu của các bên hữu quan; Tổ chức triển lãm sản phẩm của Việt Nam ở nước

ngoài và sản phẩm của nước ngoài tại Việt Nam. Tổ chức và tham gia hội chợ

quốc tế; Phát hành những bản tin kinh tế, tạp chí thương mại, hoặc dùng mọi

hình thức khác để giới thiệu nền kinh tế và khả năng xuất khẩu của Việt Nam

với nước ngoài và giúp đỡ các tổ chức kinh doanh hữu quan Việt Nam tìm hiểu

thị trường ngoài nước.

Câu 2: Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của Phòng Thương mại và Công

nghiệp Việt Nam trong giai đoạn đầu thành lập?

Trả lời: Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của Phòng Thương mại và Công

nghiệp Việt Nam trong giai đoạn đầu thành lập:

Page 2: Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết bối cảnh lịch sử ra đời ... Tim hieu 50 nam VCCI.pdf · trong những tổ chức đi đầu trong việc thực hiện đường lối

Tìm hiểu 50 năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

2

- Giao dịch và đặt quan hệ với các tổ chức thương mại, kinh tế và với

thương nhân nước ngoài. Giúp đỡ các tổ chức kinh doanh hữu quan của nước

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc tiếp xúc giao dịch và đặt quan hệ buôn

bán với nước ngoài, giúp đỡ các tổ chức thương mại kinh tế và thương nhân

nước ngoài trong việc tiếp xúc giao dịch và đặt quan hệ buôn bán với các tổ

chức kinh doanh hữu quan Việt Nam.

- Giúp đỡ đương sự của phía Việt Nam cũng như của phía nước ngoài về

mặt giới thiệu quảng bá hàng hóa.

- Cấp giấy chứng nhận xuất xứ đối với những hàng hóa xuất khẩu của

Việt Nam, chứng thực những giấy tờ thông dụng khác trong thương mại quốc tế

theo yêu cầu đương sự phía Việt Nam và phía nước ngoài.

- Giúp đỡ giải quyết bằng thương lượng hoặc thông qua trọng tài những

việc tranh chấp có thể xảy ra trong khi thi hành các hợp đồng theo yêu cầu của

các bên hữu quan.

- Tổ chức triển lãm sản phẩm của Việt Nam ở nước ngoài và sản phẩm

của nước ngoài tại Việt Nam. Tổ chức và tham gia hội chợ quốc tế.

- Phát hành những bản tin kinh tế, tạp chí thương mại, hoặc dùng mọi

hình thức khác để giới thiệu nền kinh tế và khả năng xuất khẩu của Việt Nam

với nước ngoài và giúp đỡ các tổ chức kinh doanh hữu quan Việt Nam tìm hiểu

thị trường ngoài nước.

Câu 3: Anh(chị) hãy cho biết những hoạt động nổi bật của VCCI giai

đoạn đầu mới thành lập?

Trả lời: Những hoạt động nổi bật của VCCI trong giai đoạn mới thành

lập:

VCCI đã duy trì và mở rộng quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các

nước, chủ yếu là các nước nằm ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa nhằm mục tiêu

đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của đất nước; đồng thời một nhiệm vụ quan

trọng hơn của VCCI là thông qua giao lưu kinh tế để mở rộng quan hệ với các

Page 3: Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết bối cảnh lịch sử ra đời ... Tim hieu 50 nam VCCI.pdf · trong những tổ chức đi đầu trong việc thực hiện đường lối

Tìm hiểu 50 năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

3

nước, phá thế bị bao vây, phong tỏa về kinh tế; triển khai các hoạt động nghiên

cứu thị trường, luật lệ buôn bán quốc tế để chuẩn bị cho việc mở rộng các hoạt

động kinh tế, thương mại sau này. Hoạt động của VCCI trong giai đoạn này gắn

chặt với yêu cầu nhiệm vụ của đất nước trong điều kiện có chiến tranh và đã đạt

được những kết quả tích cực. VCCI đã góp phần khai thông thị trường các nước

tư bản chủ nghĩa, phá thế bao vây cấm vận và đặt nền móng xây dựng quan hệ

buôn bán, giao lưu thương mại giữa Việt Nam với các nước này.

Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, hoạt động của VCCI được mở

rộng trên phạm vi toàn quốc và không chỉ tập trung vào các lĩnh vực mở rộng

hoạt động ngoại thương của Việt Nam mà còn hỗ trợ phát triển sản xuất trong

nước, phát triển các ngành công nghiệp để tái thiết và phát triển kinh tế sau

chiến tranh. Chính vì vậy, đầu năm 1982, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính

phủ, VCCI đã đổi tên thành Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Công cuộc đổi mới năm 1986 đã tạo ra sức sống mới cho nền kinh tế và

đem lại những cơ hội và bước phát triển mạnh mẽ cho VCCI. Với bề dày kinh

nghiệm thúc đẩy hợp tác với các nước có nền kinh tế thị trường, VCCI là một

trong những tổ chức đi đầu trong việc thực hiện đường lối đổi mới và đã đóng

góp tích cực vào việc thúc đẩy quan hệ thương mại, buôn bán giữa Việt Nam với

các nước cũng như kêu gọi, thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Trong giai

đoạn này, VCCI gần như là cửa ngõ duy nhất nối liền hoạt động thương mại,

hợp tác, đầu tư giữa Việt Nam với nước ngoài. VCCI đã đi tiên phong trong việc

khai phá và mở rộng thị trường quốc tế, kể cả những thị trường mà Việt Nam

chưa có quan hệ ngoại giao như Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Đến năm 1993, từ một tổ chức chịu sự giám sát của Bộ trưởng Bộ oại

thương, VCCI đã tách ra thành một tổ chức độc lập với hai chức năng cơ bản là

chức năng đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, tham mưu, tư vấn cho Chính

phủ và chức năng xúc tiến thương mại, đầu tư. Việc bổ sung thêm chức năng đại

diện cho cộng đồng doanh nghiệp đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của

Page 4: Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết bối cảnh lịch sử ra đời ... Tim hieu 50 nam VCCI.pdf · trong những tổ chức đi đầu trong việc thực hiện đường lối

Tìm hiểu 50 năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

4

VCCI. Với tư cách là tổ chức quốc gia đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp

Việt Nam, VCCI đã góp phần thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển thể chế

kinh tế thị trường ở Việt Nam, xây dựng đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân, cải

thiện môi trường kinh doanh và đầu tư, trở thành cầu nối quan trọng giữa Nhà

nước và doanh nghiệp cùng hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế đất nước.

Câu 4: Đại hội đại biểu toàn quốc Phòng Thương mại và Công

Nghiệp Việt Nam lần thứ 2 vào năm 1993 và lần thứ 3 vào năm 1997 được

xem là những “cột mốc” quan trọng để VCCI bước vào một giai đoạn phát

triển mới. Anh (chị) hãy cho biết những nội dung quan trọng của 2 “cột

mốc” này?

Trả lời: Trong quá trình hình thành và phát triển, VCCI đã trải qua nhiều

dấu mốc quan trọng, cụ thể như sau: Thực hiện những nhiệm vụ và chức năng

cụ thể trên, VCCI đã duy trì và mở rộng quan hệ thương mại giữa Việt Nam với

các nước chủ yếu là các nước nằm ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa nhằm mục

tiêu đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của đất nước, đồng thời một nhiệm vụ

quan trọng hơn của VCCI là thông qua giao lưu kinh tế để mở rộng quan hệ với

các nước, phá thế bị bao vây, phong tỏa về kinh tế, triển khai các hoạt động

nghiên cứu thị trường, luật lệ buôn bán quốc tế để chuẩn bị cho việc mở rộng

các hoạt động kinh tế, thương mại sau này. Hoạt động của VCCI trong giai đoạn

này gắn chặt với yêu cầu nhiệm vụ của đất nước trong điều kiện có chiến tranh

và đã đạt được những kết quả tích cực. VCCI đã góp phần khai thông thị trường

các nước tư bản chủ nghĩa, phá thế bao vây cấm vận và đặt nền móng xây dựng

quan hệ buôn bán, giao lưu thương mại giữa Việt Nam với các nước này.

Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, hoạt động của VCCI được mở

rộng trên phạm vi toàn quốc và không chỉ tập trung vào lĩnh vực mở rộng hoạt

động ngoại thương của Việt Nam mà còn hỗ trợ phát triển sản xuất trong nước,

phát triển các ngành công nghiệp để tái thiết và phát triển kinh tế sau chiến

Page 5: Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết bối cảnh lịch sử ra đời ... Tim hieu 50 nam VCCI.pdf · trong những tổ chức đi đầu trong việc thực hiện đường lối

Tìm hiểu 50 năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

5

tranh, Chính vì vậy, đầu năm 1982, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ,

VCCI đã đổi tên thành Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam.

Công cuộc đổi mới năm 1986 đã tạo ra sức sống mới cho nền kinh tế và

đem lại những cơ hội và bước phát triển mạnh mẽ cho VCCI. Với bề dày kinh

nghiệm thúc đẩy hợp tác với các nước có nền kinh tế thị trường. VCCI là một

trong những tổ chức đi đầu trong việc thực hiện đường lối đổi mới và đã đóng

góp tích cực vào việc thúc đẩy quan hệ thương mại buôn bán giữa Việt Nam với

các nước cũng như kêu gọi thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Trong giai

đoạn này, VCCI gần như là cửa ngõ duy nhất nối liền hoạt động thương mại,

hợp tác, đâu tư giữa Việt Nam với nước ngoài. VCCI đã đi tiên phong trong việc

khai phá những thị trường Việt Nam chưa có quan hệ ngoại giao như Mỹ, Đài

Loan, Hàn Quốc, Israel, Nhật Bản…

Đến năm 1993, từ một tổ chức chịu sự giám sát của Bộ trưởng Bộ Ngoại

thương, VCCI đã tách ra thành một tổ chức độc lập với hai chức năng cơ bản là

chức năng đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, tham mưu, tư vấn cho Chính

phủ và chức năng xúc tiến thương mại, đầu tư. Việc bổ sung thêm chức năng đại

diện cho cộng đồng doanh nghiệp đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của

VCCI.Với tư cách là tổ chức quốc gia đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Việt

nam, VCCI đã góp phần thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển thể chế kinh

tế thị trường ở Việt Nam, xây dựng đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân, cải thện

mổi trường kinh doanh và đầu tư, trở thành cầu nối quan trọng giữ Nhà nước và

doanh nghiệp cùng hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế đất nước.

Bằng những cố gắng và nỗ lực không ngừng, trong những năm qua VCCI

đã đạt được những thành tựu quan trọng và trở thành tổ chức xúc tiến thương

mại, đầu tư lớn nhất ở Việt Nam hiện nay, trở thành người bạn đồng hành của

doanh ngiệp, đối tác tin cậy của Chính phủ và là một tác nhân quan trọng thúc

đẩy sự phát triển kinh tế khu vực và quốc tế. Hoạt động của VCCI có sự trưởng

thành và phát triển vượt bậc trên mọi mặt.

Page 6: Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết bối cảnh lịch sử ra đời ... Tim hieu 50 nam VCCI.pdf · trong những tổ chức đi đầu trong việc thực hiện đường lối

Tìm hiểu 50 năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

6

Câu 5: Anh (chị) hãy cho biết ngày doanh nhân Việt Nam 13/10 được

công nhận từ khi nào? Ngày này gắn liền với sự kiện trọng đại nào của giới

doanh nhân?

Trả lời: Trong những thành quả mà chúng ta đang được chứng kiến và

hưởng thụ ngày nay, có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ doanh nhân từ thời

xa xưa để lại. Cho đến tận hôm nay, lại có sự tiếp bước của thế hệ doanh nhân

mới. Họ đã cống hiến hết mình và họ đáng được chúng ta tôn vinh họ.

Nhắc lại một dấu son đáng nhớ và đầy tự hào của giới Doanh nhân Việt

Nam: 63 năm trước, ngày 13-10-1945, Bác Hồ kính yêu đã gửi thư cho giới

Doanh nhân động viên họ tham gia cứu quốc, góp phần kiến thiết đất nước vừa

giành lại từ tay thực dân, xác lập lại vị thế của giới Doanh nhân cũng như những

đóng góp to lớn vào quá trình đi lên của đất nước. Và ngày 20/9/2004, Thủ

tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký quyết định chọn ngày 13/10 hàng năm là

Ngày Doanh nhân Việt Nam.

Câu 6: Điều lệ mới của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

được Đại hội đại biểu toàn quốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt

Nam lần thứ IV thông qua và được thủ tướng Chính phủ phê chuẩn vào

năm nào? Đâu là những điểm mới so với nhiệm vụ, chức năng trước đây

của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam?

Trả lời: Điều lệ mới của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

được Đại hội Đại biều toàn quốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

lần thứ IV thông qua và đã được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn vào năm 2003.

Những điểm mới so với nhiệm vụ, chức năng trước đây của Phòng

Thương mại và Công nghiệp Việt Nam:

Chức năng mới của VCCI nêu rõ bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng

của cộng đồng doanh nghiệp và người sử dụng lao động; Thúc đấy sự phát triển

doanh nghệp, doanh nhân, sự liên kết giữa các doanh nghiệp, hiệp hội doanh

nghiệp.

Page 7: Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết bối cảnh lịch sử ra đời ... Tim hieu 50 nam VCCI.pdf · trong những tổ chức đi đầu trong việc thực hiện đường lối

Tìm hiểu 50 năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

7

Điểm mới so với nhiệm vụ trước đây của VCCI:

- Tham gia xây dựng và thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã

hội và hội nhập kinh tế quốc tế, tham dự các hội nghị, đàm phán về kinh tế và

thương mại phù hợp với quy định của Nhà nước.

- Tổ chức các diễn đàn, đối thoại, người sử dụng lao động với các cơ quan

Nhà nước, với đại diện người lao động và với các tổ chức hữu quan khác ở trong

và ngoài nước để trao đổi thông tin và ý kiến về các vấn đề liên quan đến doanh

nghiệp và môi trường kinh doanh.

- Tập hợp và liên kết với các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam, hợp tác

với các Phòng Thương mại và Công nghiệp, các tổ chức hữu quan khác ở nước

ngoài, tham gia các tổ chức khu vực và quốc tế phù hợp với mục đích của Phòng

và giúp đỡ các doanh nghiệp tham gia hoạt động trong các tổ chức đó;

- Tiến hành các các hoạt động xây dựng, quảng bá và nâng cao uy tín

doanh nghiệp, doanh nhân, hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam; thúc đẩy các dịch

vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh.

Câu 7: Anh(chị) hãy cho biết, hiện nay VCCI có bao nhiêu hội viên

tham gia? Bao gồm những loại hội viên nào?

Trả lời: Hiện nay, VCCI có hơn 10.000 hội viên tham gia và bao gồm

những loại hội viên sau:

- Hội viên chính thức là các doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất, kinh

doanh, người sử dụng lao động, các hiệp hội doanh nghiệp có đăng ký và hoạt

động hợp pháp ở Việt Nam.

- Hội viên liên kết là các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp có đăng ký

và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, có quan hệ thương mại với Việt Nam hoặc

có văn phòng đại diện của họ tại Việt Nam.

- Hội viên thông tấn là những chuyên gia và tổ chức chuyên môn ở trong

và ngoài nước có khả năng giúp thực hiện các nhiệm vụ của VCCI.

Page 8: Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết bối cảnh lịch sử ra đời ... Tim hieu 50 nam VCCI.pdf · trong những tổ chức đi đầu trong việc thực hiện đường lối

Tìm hiểu 50 năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

8

- Hội viên danh dự là những cá nhân có đóng góp đặc biệt vào việc thực

hiện mục đích của VCCI.

Câu 8: Có điểm gì khác giữa hội viên VCCI và các tổ chức hiệp hội

Doanh nghiệp khác?

Trả lời: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam là tổ chức quốc gia

tập hợp và đại diện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các hiệp

hội kinh doanh ở Việt Nam, nhằm bảo vệ và hỗ trợ các doanh nghiệp, góp phần

phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế,

thương mại và khoa học công nghệ giữa Việt Nam với các nước trên cơ sở bình

đẳng và cùng có lợi

Do vậy, việc tham gia hội viên VCCI là điều tất yếu trong quá trình hội

nhập của doanh nghiệp bởi họ mong muốn được hỗ trợ xúc tiến thương mại,

nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập nhanh vào nền kinh tế toàn cầu. Đặc

biệt trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay, chính sự theo sát

tình hình, tập hợp lấy ý kiến doanh nghiệp của VCCI để tư vấn, hỗ trợ doanh

nghiệp, kiến nghị với Nhà nước những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh

nghiệp đã là những “liều thuốc” rất thiết thực và bổ ích cho doanh nghiệp.

Câu 9: Tập hợp, nghiên cứu ý kiến của các Doanh nghiệp để phán

ánh, kiến nghị và tham mưu cho Nhà nước các vấn đề về pháp luật, chính

sách kinh tế - xã hội nhằm cải thiện môi trường kinh doanh cho Doanh

nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Phòng Thương mại và

Công nghiệp Việt Nam. Anh(Chị) có thể nêu một vài ví dụ cụ thể về vấn đề

này?

Trả lời: Kiến nghị về sửa đổi 16 luật nhằm tiếp tục cải thiện môi trường

kinh doanh tại Việt Nam dự kiến sẽ được gửi lên Quốc hội, Chính phủ, và các

bộ ngành trung ương.

Page 9: Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết bối cảnh lịch sử ra đời ... Tim hieu 50 nam VCCI.pdf · trong những tổ chức đi đầu trong việc thực hiện đường lối

Tìm hiểu 50 năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

9

- Hệ thống 16 luật này đã lộ rõ nhiều bất cập, trong đó nổi bật nhất là

chưa bảo đảm quyền tự do kinh doanh và tạo thuận lợi cho việc gia nhập thị

trường của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp.

Chẳng hạn, khi Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư “mở” thì các luật chuyên

ngành lại “đóng”, hoặc có tình trạng luật của Quốc hội, văn bản của Chính phủ

thì quy định thông thoáng nhưng văn bản của các cơ quan cấp dưới lại siết chặt

lại bằng những loại giấy phép con hay bằng những thủ tục phiền hà không đáng

Bên cạnh đó, một số quy định pháp luật chưa đủ thông thoáng, chưa tạo

điều kiện tốt nhất cho việc tiếp cận các nguồn lực cho đầu tư, kinh doanh. Ví dụ:

chính sách thu hồi đất, giải phóng mặt bằng chưa được cải thiện, gây ra nhiều

khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp khi tiếp cận quỹ đất sạch từ các địa

phương.

Một số quy định pháp luật còn phân biệt đối xử, chưa bảo đảm công bằng,

bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân trong đầu tư.

Một số quy định pháp luật thiếu minh bạch, chưa đầy đủ, thống nhất. Có

nhiều lĩnh vực pháp luật còn bỏ ngỏ hoặc chưa hoàn chỉnh, như các quy định

pháp luật về đầu tư công, về hợp tác công - tư, về giám sát và đánh giá hiệu quả,

xác định trách nhiệm trong quản lý, điều hành doanh nghiệp nhà nước.

Khung pháp lý còn thiếu tính nhất quán, đồng bộ và sự ổn định về cơ chế,

chính sách. Các quy định được ban hành thường có tuổi thọ ngắn (trung bình từ

3-5 năm), thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung nên thiếu sự ổn định, nhất quán

của cơ chế, chính sách.

- Nhân lực tốt là một cột trụ quan trọng để doanh nghiệp kiến thiết sức

cạnh tranh của mình. Nếu dây chuyền thiết bị hiện đại nhưng nguồn nhân lực

không đủ khả năng và kiến thức để vận hành, cỗ máy đó cũng chỉ là những bộ

sắt thép. Một nguồn nhân lực tốt, từ người quản lý từng bộ phận sẽ hiểu, sử

dụng hiệu quả và phát huy tiềm năng trong nguồn lực con người của mỗi cá

Page 10: Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết bối cảnh lịch sử ra đời ... Tim hieu 50 nam VCCI.pdf · trong những tổ chức đi đầu trong việc thực hiện đường lối

Tìm hiểu 50 năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

10

nhân. Còn với một đội ngũ cán bộ nhân viên, công nhân giỏi, đồng thuận và

nhiệt huyết với doanh nghiệp, doanh nghiệp đó mới có một sức mạnh tổng hợp

mà không gì có thể tạo ra được. Do đó, doanh nghiệp không chỉ cần quan tâm

lựa chọn, tuyển dụng nhân sự giỏi, bổ sung cho nguồn nhân lực của mình mà

còn cần tái đào tạo, nâng cao chất lượng nhân sự hiện có. Những kinh nghiệm về

quản trị nhân sự của Tập đoàn

Phú Thái, FPT… là những điển hình tốt.

Trong đường hướng hoạt động về nhân sự của Phú Thái hay FPT, nhân

viên luôn được đào tạo trong một môi trường để vươn lên. Tại đây, toàn bộ nhân

viên được tạo mọi điều kiện để đào tạo và tái đào tạo theo yêu cầu công việc của

cá nhân.

Nhân viên của hai tập đoàn này cũng được làm việc và học tập trong một

môi trường như gia đình, ở đó, các thành viên quan tâm và chia sẻ với nhau,

động viên nhau trong công việc.

- Cơ hội cho các doanh nghiệp trong khủng hoảng kinh tế không phải là

không có. Để có một sức lực tốt, chuẩn bị cho đà vươn lên sau khoảng thời gian

khó khăn, doanh nghiệp cần biết tập trung đồng vốn vào một hay hai mục đích

chính. Nếu doanh nghiệp nào khôn ngoan sẽ biết đầu tư mua lại dây chuyền thiết

bị hiện đại của những doanh nghiệp cùng ngành nghề nhưng không thể trụ lại

trong khó khăn. Những dây chuyền này sẽ giúp doanh nghiệp đỡ một phần lớn

chi phí bởi được mua với giá chỉ bằng 1/3-1/2 giá của thiết bị. Tuy nhiên, doanh

nghiệp muốn làm được điều này phải chịu cắt lỗ, chấp nhận hy sinh, mất mát,

loại bỏ lãng phí. Với một tinh thần như thế doanh nghiệp sẽ tìm được phương

hướng mới cho mình. Không thể ngồi thụ động chờ đợi sự cứu trợ bởi sẽ không

có sự cứu trợ nào đủ để cứu tất cả, mà phải chủ động sáng tạo từ cái mình có.

- Thương hiệu là vấn đề không thể thiếu của một doanh nghiệp trong bất

kỳ giai đoạnkinh tế nào, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn kéo dài

như hiện nay. Với một doanh nghiệp đã xây dựng được thương hiệu trong thời

Page 11: Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết bối cảnh lịch sử ra đời ... Tim hieu 50 nam VCCI.pdf · trong những tổ chức đi đầu trong việc thực hiện đường lối

Tìm hiểu 50 năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

11

kỳ trước khó khăn, cần cắt riêng một khoản đầu tư phù hợp về bảo vệ thương

hiệu đã có.

Còn với một doanh nghiệp mới nổi, tạo được thương hiệu là vấn đề khó,

do đó cần xác định thị trường nhỏ, thị trường ngách phù hợp với mình, sau đó

thiết kế được sản phẩm thích hợp với thị hiếu tiêu dùng và tiến đến xây dựng,

bảo vệ thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp của mình.

- Góp ý dự thảo nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

vật liệu nổ công nghiệp:

Việc ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh

vực vật liệu nổ công nghiệp là cần thiết để đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn

xử phạt vi phạm hành chính, những sửa đổi, bổ sung của các văn bản quy phạm

pháp luật liên quan và đặc biệt trong bối cảnh Luật xử lý vi phạm hành chính

2012 (Luật số 15/2012/QH13) đã được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 6

năm 2012, chính thức có hiệu lực từ 1/7/2013.

Về cơ bản, các quy định tại Dự thảo Nghị định khá chi tiết, hợp lý, thống

nhất với quy định của các văn bản pháp luật liên quan. Tuy nhiên, đề hoàn thiện,

đề nghị Ban soạn thảo xem xét, cân nhắc các quy định sau:

1. Về những quy định chung (Chương I)

Về giải thích từ ngữ (Điều 3): Dự thảo Nghị định hầu như lặp lại toànbộ

các quy định về giải thích từ ngữ được quy định tại Điều 3 Nghị định

39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 04 năm 2009 về vật liệu nổ công nghiệp (sau đây

gọi tắt là Nghị định 39). Điều này là không cần thiết, bởi vì Nghị định này chỉ

quy định về một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện các quy định của

Nghị định về nội dung (Nghị định 39) nên không cần thiết phải quy định lại về

các nội dung đã có trong văn bản đó. Hơn nữa, về kỹ thuật xây dựng văn bản thì

không được quy định lại các quy định đã có trong các văn bản khác (Luật Ban

hành văn bản quy phạm pháp luật).

Do vậy, đề nghị Ban soạn thảo bỏ quy định tại Điều 3;

Page 12: Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết bối cảnh lịch sử ra đời ... Tim hieu 50 nam VCCI.pdf · trong những tổ chức đi đầu trong việc thực hiện đường lối

Tìm hiểu 50 năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

12

Về các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm

hành chính:

Điểm a khoản 1 Điều 4 Dự thảo Nghị định quy định, hình thức xử phạt

“cảnh cáo” được áp dụng đối với “mọi vi phạm hành chính do người chưa thành

niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện”. Quy định này được hiểu là không

phân biệt lỗi cố ý hay vô ý đối với đối tượng từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi

trong việc xử phạt vi phạm hành chính. Điều này là chưa phù hợp với quy định

tại điểm a khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính “người từ đủ 14 tuổi

đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý”

(không áp dụng việc xử phạt vi phạm hành chính do lỗi vô ý). Do đó, đề nghị

Ban soạn thảo sửa đổi quy định này để thống nhất với các quy định tại Luật xử

lý vi phạm hành chính;

2. Về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức phạt (Chương II)

Một số quy định tại Dự thảo Nghị định có khung mức phạt khá rộng (mức trần

cao gấp 10 lần mức sàn), ví dụ: quy định tại khoản 1 Điều 6, khoản 1 Điều 7,

khoản 1 Điều 10, khoản 1 Điều 11, khoản 1 Điều 13, khoản 1 Điều 14 có khung

mức phạt từ “500.000 đồng đến 5.000.000 đồng”. Với khoảng cách này và tiêu

chí để xác định mức phạt là chưa rõ ràng, có thể tạo ra sự tùy tiện trong việc xác

định mức phạt của cán bộ cơ quan có thẩm quyền và sự bất bình đẳng giữa các

đối tượng bị xử phạt khi vi phạm cùng một hành vi thuộc khung xử phạt này. Đề

nghị Ban soạn thảo xem xét giảm khoảng cách giữa mức cao nhất và thấp nhất

là 2- 3 lần tương tự như các khung xử phạt của các Điều khác tại Dự thảo Nghị

định này.

3. Về thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động

vật liệu nổ công nghiệp (Chương III)- Dự thảo hiện mới quy định về thẩm quyền

xử phạt hành chính của thanh tra chuyên ngành. Tuy nhiên, theo quy định tại

Điều 46 Luật xử lý vi phạm hành chính, bên cạnh thẩm quyền xử phạt vi phạm

hành chính của thanh tra chuyên ngành, người được giao nhiệm vụ thanh tra

Page 13: Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết bối cảnh lịch sử ra đời ... Tim hieu 50 nam VCCI.pdf · trong những tổ chức đi đầu trong việc thực hiện đường lối

Tìm hiểu 50 năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

13

chuyên ngành (công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành) cũng có

thẩm quyền này. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo bổ sung quy định thẩm quyền xử

phạt vi phạm hành chính của người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành

như mức xử phạt của thanh tra viên tại Dự thảo Nghị định cho phù hợp với Luật;

- Theo quy định tại Điều 46 Luật xử lý vi phạm hành chính, thanh tra viên

có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: “Buộc khôi phục

lại tình trạng ban đầu”; “Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm

môi trường, lây lan dịch bệnh”; “Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho

sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội

dung độc hại”. Khoản 1 Điều 16 Dự thảo Nghị định quy định, thanh tra viên

chuyên ngành thuộc Bộ Công Thương, Sở Công Thương có quyền áp dụng các

biện pháp khắc phục hậu quả “buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi

phạm hành chính gây ra” là có phần thiếu chính xác, có thể gây hiểu nhầm rằng

Nghị định quy định biện pháp khắc phục hậu quả mới, không phù hợp với quy

định của Luật xử lý vi phạm hành chính, đề nghị Ban soạn thảo điều chỉnh quy

định này của Dự thảo Nghị định theo hướng “buộc khắc phục tình trạng không

an toàn do vi phạm hành chính gây ra để khôi phục lại tình trạng ban đầu”;

Khoản 6 Điều 18 Dự thảo Nghị định quy định “chi phí bảo quản, vận chuyển,

giao, nhận, giám định tang vật, phương tiện bị tịch thu và phục vụ xử lý tang

vật, phương tiện bị tịch thu nhưng đã mất phẩm chất, buộc phải tiêu hủy được

lấy từ tiền thu xử phạt vi phạm hành chính” là chưa phù hợp với quy định tại

khoản 2 Điều 83 Luật xử lý vi phạm hành chính theo đó “tiền thu từ xử phạt vi

phạm hành chính phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước”.

Góp ý Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư Những

sửa đổi trong Dự thảo về cơ bản là hợp lý: nâng cao chất lượng của người hành

nghề luật sư (kéo dài thời gian đào tạo nghề luật sư; cho phép người tập sự hành

nghề luật sư tham gia vào hoạt động tố tụng; yêu cầu cao hơn đối với người

hướng dẫn người tập sự hành nghề luật sư; yêu cầu kinh nghiệm của những

Page 14: Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết bối cảnh lịch sử ra đời ... Tim hieu 50 nam VCCI.pdf · trong những tổ chức đi đầu trong việc thực hiện đường lối

Tìm hiểu 50 năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

14

người được miễn đào tạo nghề luật sư; mở rộng một số quyền cho luật sư …),

đơn giản hóa một số thủ tục của người hành nghề luật sư …;

- Về vấn đề cho viên chức được hành nghề luật sư: Ủng hộ ý kiến thứ ba:

chỉ cho viên chức đang giảng dạy luật được trở thành luật sư. Bởi những người

này có kiến thức sâu về luật. Nên việc cho phép họ tham gia hành nghề luật sư

sẽ có thể vừa nâng cao chất lượng của đội ngũ luật sư vừa bổ sung kiến thức

thực tế, góp phần nâng cao công tác giảng dạy trong nhà trường, góp phần nâng

cao chất lượng đào tạo, gián tiếp nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư tương lai.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính công bằng, khách quan khi hành nghề, nhất là trong

bối cảnh nước ta hiện nay, rất nhiều cán bộ trong cơ quan tiến hành tố tụng từng

học ở các trường dạy luật, là học trò của những viên chức dạy luật trong các

trường đó, nên cân nhắc có cần giới hạn phạm vi hoạt động của đối tượng này,

đó là, chỉ cho tham gia hoạt động tư vấn mà không được tham gia hoạt động tố

tụng. Ngoài ra, cần giải quyết mối quan hệ có thể xung đột giữa đơn vị mà các

viên chức này có hợp đồng lao động với việc tổ chức hành nghề tư vấn luật; Về

Nghĩa vụ thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí (Điều 8): Điều 8 được Dự thảo sửa

đổi quy định: “1. Nghĩa vụ cao cả của luật sư là tham gia thực hiện trợ giúp pháp

lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách; 2. Luật sư tận tâm, tích

cực thực hiện yêu cầu trợ giúp pháp lý như đối với việc có thù lao”. Quy định

này có được hiểu là: Luật sư bắt buộc phải trợ giúp pháp lý cho người nghèo,

đối tượng chính sách khi có yêu cầu? Nếu có thì đối tượng yêu cầu là ai: người

nghèo, đối tượng chính sách hay tổ chức xã hội nghề nghiệp? Dự thảo sử dụng

từ ngữ “nghĩa vụ cao cả” không phù hợp với ngôn ngữ pháp lý;

- Về Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư (Điều 15): Điều 15 được

Dự thảo sửa đổi, bổ sung như sau: “Người tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành

nghề luật sư là người tập sự đã hoàn thành thời gian tập sự theo quy định tại

khoản 1 Điều 14 của Luật này và được Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư đề nghị cho

tham dự kiểm tra”. Việc quy định người tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành

Page 15: Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết bối cảnh lịch sử ra đời ... Tim hieu 50 nam VCCI.pdf · trong những tổ chức đi đầu trong việc thực hiện đường lối

Tìm hiểu 50 năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

15

nghề luật sư phải được Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư cho tham dự kiểm tra mới

được tham dự kiểm tra là chưa rõ ràng, có thể tạo ra cơ chế xin – cho. Những

trường hợp nào thì được Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư đề nghị cho tham dự kiểm

tra? Những trường hợp nào không được? Đề nghị Dự thảo quy định theo hướng,

những người đáp ứng các điều kiện về tập sự hành nghề luật sư theo quy định

(như đủ thời gian thực tập, kết quả thực tập, đạo đức …) thì đương nhiên được

tham dự kỳ kiểm tra mà không cần sự cho phép hay đề nghị của đơn vị, tổ chức

nào;

- Về Cấp chứng chỉ hành nghề luật sư (Điều 17): điểm c khoản 4 Điều 17

được Dự thảo sửa đổi như sau: “người đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội

phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, kể cả trường

hợp đã được xóa án tích” sẽ không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư. Việc

quy định kể cả trường hợp đã được xóa án tích đối với những tội phạm trên sẽ

không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư liệu đã hợp lý, công bằng chưa?

Theo quy định của pháp luật thì tội phạm khi đã được xóa án tích thì được xem

như người chưa từng phạm tội. Việc không cho họ được cấp Chứng chỉ hành

nghề luật sư là một hình thức phân biệt đối xử, không tạo điều kiện cho họ có cơ

hội được lựa chọn công việc lương thiện. Hơn nữa, căn cứ đâu để Dự thảo lại

hạn chế trường hợp này trong việc hành nghề luật sư trong khi đối với các ngành

nghề khác không có hạn chế này;

- Dự thảo quy định một trong những điều kiện thành lập tổ chức hành

nghề luật sư là về “trụ sở bảo đảm đủ diện tích làm việc cho luật sư, nhân viên,

tiếp khách hàng và lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật”. Thứ nhất, có cần

thiết phải quy định các điều kiện “cứng” thế này không hay cho thị trường chọn

lọc; thứ hai, quy định này quá chung chung, sẽ gây khó khăn khi áp dụng trên

thực tế. Dự thảo có sửa đổi, bổ sung về điều kiện thành lập tổ chức hành nghề

luật sư, để đảm bảo tính thống nhất, đề nghị Dự thảo sửa đổi, bổ sung các quy

Page 16: Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết bối cảnh lịch sử ra đời ... Tim hieu 50 nam VCCI.pdf · trong những tổ chức đi đầu trong việc thực hiện đường lối

Tìm hiểu 50 năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

16

định về đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, các loại giấy tờ trong

hồ sơ đăng ký tương ứng …

Ngoài ra, đề nghị có một nghiên cứu đánh giá tác động (Ria) về Luật Luật

sư để xác định xem hiện nay có bao nhiêu luật sư hành nghề luật sư và “đủ

sống” bằng nghề luật sư để định hướng ưu tiên phát triển chất lượng mà không

nhất thiết phải “phấn đấu”cho đủ số lượng.

Câu 10: Anh(chị) hãy cho biết từ khi thành lập đến nay, VCCI đã có

những giải thưởng nào dành cho giới doanh nhân?

Từ khi thành lập đến nay VCCI đã có những giải thưởng dành cho giới

doanh nhân:

- Giải thưởng Cúp Doanh nhân;

- Lễ trao giải “Nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu – Cúp Bông hồng

Vàng” , “ Ngọn Hải Đăng”

- Doanh nghiệp và Doanh nhân tiêu biểu khu vực ĐBSCL

- Giải thưởng Ernst & Young - Bản lĩnh doanh nhân lập nghiệp 2011

- Giải đấu Golf Doanh nhân - Tăng cường kết nối doanh nghiệp 2012

Câu 11: Trên phương diện đối ngoại, vai trò và hoạt động của Phòng

Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã được thể hiện thế nào trong các

năm gần đây? Anh(Chị) có thể kể tên một số sự kiện, Quốc tế lớn mà Phòng

Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã tổ chức cũng như tham gia trong

thời gian qua?

Trả lời: Trên phương diện đối ngoại, vai trò và hoạt động của VCCI thể

hiện ấn tượng qua những sự kiện như tổ chức các diễn đàn DN quốc tế và khu

vực, tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại với các nước theo những chuyến

thăm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước hay Chính phủ.

Trong 4 năm trở lại đây, VCCI đã tổ chức tiếp đón và bố trí chương trình

làm việc trên 300 đoàn với gần 12.000 lượt doanh nhân nước ngoài vào Việt

Nam. Tổ chức gần 100 đoàn với khoảng 4.500 doanh nghiệp Việt Nam ra nước

Page 17: Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết bối cảnh lịch sử ra đời ... Tim hieu 50 nam VCCI.pdf · trong những tổ chức đi đầu trong việc thực hiện đường lối

Tìm hiểu 50 năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

17

ngoài khảo sát thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư - kinh doanh và gần 600 cuộc

hội thảo, gặp gỡ tiếp xúc doanh nghiệp với sự tham dự của hơn 85.000 doanh

nghiệp. Một lần nữa khẳng định “thương hiệu” VCCI trong việc đại điện cho

tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp, xúc tiến thương mại và đầu tư, góp phần

quảng bá Việt Nam đến với thế giới.

Vươn xa hơn

VCCI đã tổ chức các Diễn đàn doanh nghiệp với các thị trường theo

những chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao của Việt Nam. Trung bình hàng năm

tới vài chục diễn đàn này, đem lại những cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam và

các đối tác kinh doanh khác trên thế giới. Một loạt các diễn đàn và hội đồng

kinh doanh được thành lập và triển khai trong năm qua với Mỹ, Nga, Trung

Quốc, Nhật, EU và Châu Phi. Hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập quốc tế trong khuôn

khổ WTO, APEC, ASEAN. Bước đầu tham vấn cho Chính Phủ tại các cuộc

đàm phán thương mại quốc tế (đàm phán hiệp định thương mại xuyên Thái Bình

Dương). Mức tăng trưởng bình quân của hoạt động xúc tiến thương mại – đầu tư

do VCCI tổ chức khỏang trên 30%, hiệu quả được nâng lên.

Một điểm nhấn trong chính sách tăng cường xuất khẩu của Việt Nam đó

là hướng vào những thị trường mới nổi, có tiềm năng lớn. Trong dòng chảy

chung của tăng trưởng xuất nhập khẩu năm nay, đã xuất hiện hai xu hướng tích

cực được điều chỉnh về phía các đối tác thương mại của Việt Nam rất đáng ghi

nhận trong năm nay. Thứ nhất là việc tiếp cận sâu hơn đối với các thị trường

mới ở khu vực châu Phi. Thứ hai là cân bằng hơn đối với các đối tác thương mại

chính. Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu vào châu Phi của Việt Nam mới ở mức

khoảng 3,1 tỷ USD trong năm nay, nhưng tốc độ tăng trưởng đã lên tới 131%,

riêng Nam Phi tăng 250%. Vì vậy, VCCI đã tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp

cận những thị trường này thông qua tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam -

Châu Phi - Trung Đông cuối tháng 8/2011 tại Hà Nội với sự tham gia của hàng

trăm doanh nghiệp. Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI khẳng định đây là

Page 18: Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết bối cảnh lịch sử ra đời ... Tim hieu 50 nam VCCI.pdf · trong những tổ chức đi đầu trong việc thực hiện đường lối

Tìm hiểu 50 năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

18

diễn đàn diễn ra hàng năm, nhằm phát huy lợi thế sẵn có để hỗ trợ các doanh

nghiệp Việt Nam phát triển quan hệ hợp tác với các nước châu Phi và Trung

Đông. Xuất khẩu vào thị trường này là các mặt hàng gạo, nông sản, thực phẩm.

Mới đây các doanh nghiệp ngành xi măng cũng đã bắt đấu xuất những lô hàng

đầu tiên sang thị trường này, một hướng đi mới trong bối cảnh ngành xây dựng

BĐS trong nước đang gặp khó khăn. Tập đòan Viettel cũng là doanh nghiệp tiên

phong của Việt Nam đầu tư tại thị trường này với các nước Châu Phi. New

Zealand cũng nằm trong số các thị trường xuất khẩu mới của Việt Nam, có mức

tăng trưởng kim ngạch khá cao tới 29%..

Trong khi đó, tất cả các thị trường xuất khẩu chủ lực của ta đều ghi nhận

mức tăng trưởng kim ngạch cao hơn bình quân chung. Các ví dụ điển hình là

xuất khẩu vào Hàn Quốc tăng tới 64% trong khi nhập khẩu tăng 34%; sang

Trung Quốc tăng 58% trong khi chiều ngược lại tăng 21%; Nhật Bản tăng 37%

và 14%; EU là 48% và 18%...

Điểm nhấn trọng tâm

Với quyết tâm hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN(AEC) vào năm

2015 của giới lãnh đạo khu vực này, mục tiêu đề ra là đưa ASEAN trở thành

một thị trường thống nhất, một nền sản xuất thống nhất và trở thành một thành

phần mạnh hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Vì vậy liên kết nội khối nhằm

tận dụng cơ hội của nhau là một hướng đi chiến lược cho việc hình thành AEC.

ASEAN BAC (Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN) cũng đang được

VCCI đẩy mạnh nhằm kết nối và hợp tác mạnh mẽ trong cộng đồng doanh

nghiệp ASEAN. Với tư cách là đại diện các doanh nghiệp lớn đặt trong mối

quan hệ công – tư, ASEAN BAC có nhiều hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả, tạo

ra các cơ chế đối thoại, tạo chuỗi liên kết trong cộng đồng doanh nghiệp

ASEAN... một trong những hoạt động đó là phối hợp chặt chẽ với ASEAN CCI

và ASEAN xây dựng chương trình “hành lang xanh” (ASEAN green land) nhằm

đẩy mạnh lưu thông hàng hoá trong khu vực.

Page 19: Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết bối cảnh lịch sử ra đời ... Tim hieu 50 nam VCCI.pdf · trong những tổ chức đi đầu trong việc thực hiện đường lối

Tìm hiểu 50 năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

19

Nhận xét về tính hiệu quả của chương trình này, Tiến Sĩ Đoàn Duy

Khương - Phó Chủ tịch VCCI, Chủ tịch ASEAN BAC cho rằng, sự chênh lệch

về trình độ phát triển giữa 6 nước ASEAN cũ và 4 nước CLMV (Campuchia,

Lào, Myanmar và Việt Nam), trước mắt, “hành lang xanh” chưa thể giúp doanh

nghiệp các nước CLMV hưởng lợi trực tiếp. Tuy nhiên, từ thực tiễn triển khai

mô hình “hành lang xanh,” các nước CLMV có thể học hỏi kinh nghiệm để đến

khi đạt đủ điều kiện cần thiết có thể áp dụng ngay mô hình này vào thực tiễn.

Phía VCCI sẽ tập hợp và làm cầu nối cho các doanh nghiệp Việt Nam trong

ngành logistics, các ngành phụ trợ, các hiệp hội chuyên ngành vận tải tham gia

trực tiếp các dự án nâng cao năng lực quản lý logistics của ASEAN với các đối

tác giàu kinh nghiệm như JETRO, Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á

(ERIA)... Theo các chuyên gia, chuỗi liên kết trong cộng đồng DN ASEAN

được hình thành sẽ tạo nên chuỗi giá trị của chính các doanh nghiệp trong khu

vực, do các doanh nghiệp trong khu vực đóng vai trò then chốt, giải quyết những

rào cản thương mại, hỗ trợ tiếp cận thị trường mới với các doanh nghiệp đi sau,

cũng như phối hợp tốt trong tự vệ thương mại.

Vào tháng 9/2011, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dẫn đầu phái đoàn

Việt Nam thăm một loạt nước láng giềng của khu vực ASEAN: Singapore,

Philippin, Malayxia… Chuyến đi này một lần nữa khẳng định chính sách của

Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và các

nước thành viên ASEAN. Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Philippin do

VCCI tổ chức, hàng loạt các hợp đồng lớn của các doanh nghiệp đã được ký kết.

Đó là thỏa thuận hợp tác giữa Công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu Long An

và Công ty Mayon Development về xuất nhập khẩu gạo và hạt điều trị giá 23

triệu USD và Thỏa thuận hợp tác giữa Công ty cổ phần quốc tế Việt Thái và

Công ty cổ phần IP Venture về hợp tác nhượng quyền kinh doanh trong lĩnh vực

thực phẩm và đồ uống trị giá 25 triệu USD. Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác về xúc

tiến đầu tư và thương mại giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Page 20: Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết bối cảnh lịch sử ra đời ... Tim hieu 50 nam VCCI.pdf · trong những tổ chức đi đầu trong việc thực hiện đường lối

Tìm hiểu 50 năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

20

(VCCI) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Philippines (PCCI). Cũng trong

thời gian này, VCCI cũng tổ chức thêm hai diễn đàn doanh nghiệp tại Singapore

và Malayxia theo chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Theo đánh

giá chung thì các doanh nghiệp đều có “thu hoạch” lớn trong những chuyến đi

này.

Sự kiện đối ngoại gần nhất diễn ra trong tháng 11/2011 đó là VCCI tổ

chức thành công diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ theo chuyến công

du của Chủ tịch Trương Tấn Sang dự APEC tại Hawaii. Hội nghị APEC có sự

tham dự của Chủ tịch nước Việt Nam lần này được đánh giá có tác động quan

trọng đối với các nước châu Á. Tổng thống Mỹ Barack Obama được kỳ vọng sẽ

nỗ lực chuyển dịch trọng tâm đối ngoại của nước này về châu Á, làm sâu sắc

hơn mối quan hệ giữa Washington với các nước trong khu vực đang phát triển

năng động nhất thế giới này. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dự Đối thoại

diễn đàn doanh nghiệp Việt-Mỹ. Tham gia diễn đàn có đại diện gần 200 doanh

nghiệp hai nước. Diễn đàn do VCCI phối hợp với ĐH Tổng hợp Hawaii tổ chức.

Câu 12: Anh (Chị) hãy cho biết về những nội dung cơ bản chức năng

đại diện cho người sử dụng lao động của VCCI?

Trả lời:

1. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động và vị trí pháp lý của nó

Trong hệ thống chủ thể của quan hệ lao động (hay còn gọi là quan hệ

công nghiệp (industrial relations), người sử dụng hoặc đại diện của họ có một vị

trí, vai trò rất quan trọng.

Luật lao động theo trường phái cổ điển thường chú trọng đến việc bảo vệ

người lao động bởi lẽ người lao động là chủ thể yếu thế trên thị trường lao động

và thường lép vế trong mối quan hệ lao động. Quan niệm về một thứ luật lao

động với những quy phạm dày đặc nhằm tạo ra một “tấm áo giáp” pháp luật cho

người lao động đã vô tình làm lu mờ vai trò của người sử dụng lao động – một

Page 21: Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết bối cảnh lịch sử ra đời ... Tim hieu 50 nam VCCI.pdf · trong những tổ chức đi đầu trong việc thực hiện đường lối

Tìm hiểu 50 năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

21

đối tác cần thiết trong mối quan hệ lao động. Tuy nhiên, trong thời kỳ đầu của

sự xuất hiện và phát triển của pháp luật lao động thì điều đó là cần thiết và dễ

hiểu.

Đến một giai đoạn phát triển nhất định của quan hệ lao động, tổ chức đại

diện người sử dụng lao động dần được khẳng định vị trí trong môi trường lao

động và trong xã hội. Tổ chức đại diện của người sử dụng lao động là một chủ

thể không thể thiếu trong các quy định của luật lao động.

Theo cách hiểu chung nhất, tổ chức đại diện người sử dụng lao động lao

động là thiết chế được lập ra với chức năng, nhiệm vụ đại diện và bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động. Việc

xác lập các tổ chức đại diện người sử dụng lao động đề dựa trên nguyên tắc tự

nguyện, tự do liên kết.

Nếu tiếp cận ở một phạm vi rộng hơn thì có thể thấy, đại diện người sử

dụng lao động là vấn đề mà Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) rất quan tâm. Điều

đó thể hiện ở việc đề cao quyền tự do liên kết của các bên trong quan hệ lao

động. Theo ILO, các bên của quan hệ lao động, kể cả người lao động và người

sử dụng lao động đều phải được quyền tự do kết hợp (freedom of association) và

quyền đó là một trong những “tiêu chuẩn lao động quốc tế” (international labour

standards) quan trọng nhất bên cạnh các tiêu chuẩn khác như xoá bỏ lao động

bắt buộc và lao động cưỡng bức; xoá bỏ lao động trẻ em và xoá bỏ sự phân biệt

đối xử trong lao động. Bên cạnh đó, một số Công ước và Khuyến nghị của ILO

cũng đã quy định trực tiếp hoặc gián tiếp về quyền tự dó liên kết của người sử

dụng lao động và của người lao động.

Đại diện của người sử dụng lao động là vấn đề đã được đề cập đến trong

các văn bản pháp luật ngay từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Sau này, trong những năm tồn tại nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, do vấn đề

nhận thức về giai cấp và đấu tranh giai cấp thời kỳ này mà vấn đề đại diện của

Page 22: Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết bối cảnh lịch sử ra đời ... Tim hieu 50 nam VCCI.pdf · trong những tổ chức đi đầu trong việc thực hiện đường lối

Tìm hiểu 50 năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

22

người sử dụng lao động trở nên mờ nhạt. Khi Việt Nam chuyển đổi nền kinh tế

kế hoạch hoá tập trung đó sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa có sự quản lý của nhà nước và tăng cường hội nhập quốc tế, thì việc quy

định về quyền của đại diện người lao động và đại diện người sử dụng lao động

lại được quan tâm. Rõ nét nhất là việc quy định vị trí của đại diện người sử dụng

lao động trong Bộ luật Lao động.

Theo các quy định hiện hành, tổ chức đại diện người sử dụng lao động

hiện nay gồm: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Liên

minh Hợp tác xã Việt Nam (VCA)

+ Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam là “tổ chức quốc gia tập

hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, người sử dụng lao động và các

hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam”. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt

Nam là tổ chức độc lập, phi chính phủ, phi lợi nhuận, có tư cách pháp nhân và tự

chủ về tài chính. Hội viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

gồm có 4 loại: i) “Hội viên chính thức: là các doanh nghiệp, các tổ chức sản

xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động, các hiệp hội doanh nghiệp có đăng ký

và hoạt động hợp pháp ở Việt Nam; ii) Hội viên liên kết: là các doanh nghiệp,

hiệp hội doanh nghiệp có đăng ký và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài có quan

hệ thương mại với Việt Nam hoặc có văn phòng đại diện của họ tại Việt Nam;

iii) Hội viên thông tấn: là những chuyên gia và tổ chức chuyên môn ở trong và

ngoài nước có khả năng giúp thực hiện các nhiệm vụ của Phòng; và iv) Hội viên

danh dự: là những cá nhân có đóng góp đặc biệt vào việc thực hiện mục đích của

Phòng”.

Quyền hạn, nhiệm vụ cụ thể của các tổ chức đại diện của người sử dụng

lao động được quy định trong Bộ luật Lao động, Nghị định số 145/2004/NĐ-CP

ngày 14/7/2004, Thông tư số 04/2006/TTLT-BLĐTBXH -TLĐLĐ ngày

21/3/2006 hướng dẫn chi tiết thi hành Điều 3 Nghị định 145/2004/NĐ-CP về

việc tham khảo ý kiến Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và Phòng Thương mại

Page 23: Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết bối cảnh lịch sử ra đời ... Tim hieu 50 nam VCCI.pdf · trong những tổ chức đi đầu trong việc thực hiện đường lối

Tìm hiểu 50 năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

23

và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam về các vấn đề liên

quan đến quan hệ lao động.

Tổ chức đại diện người sử dụng lao động có vai trò quan trọng trong lĩnh

vực lao động. Những vai trò đó thể hiện qua những nội dung chủ yếu sau đây:

- Tổ chức đại diện người sử dụng lao động là đại diện cho một bên của

quan hệ lao động. Tư cách đại diện đó tạo ra cho chính bản thân các tổ chức đại

diện người sử dụng lao động những quyền năng to lớn nhằm thống nhất quan

điểm đối với vấn đề sử dụng lao động.

- Tổ chức đại diện người sử dụng lao động là “cầu nối” giữa người lao

động và người sử dụng lao động trong các quan hệ cụ thể và trong cơ chế hai

bên, cơ chế ba bên nhằm hướng tới việc tăng cường đối thoại xã hội và cùng

quyết định các vấn đề của lao động.

- Là chủ thể trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các hành vi cần thiết và hợp

pháp để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên của mình và bảo

vệ tính nghiêm minh của pháp luật lao động.

- Là nhân tố thúc đẩy cạnh tranh và hợp tác trong lao động và trong quá

trình sản xuất xã hội cũng như quá trình hợp tác quc tế về lao động.

2. Vai trò bảo vệ và liên kết của tổ chức đại diện người sử dụng lao

động trong mối quan hệ lao động

2.1 Vai trò bảo vệ của tổ chức đại diện người sử dụng lao động.

Bảo vệ các thành viên là những người sử dụng lao động là một trong

những yêu cầu quan trọng hàng đầu của tổ chức đại diện người sử dụng lao

động. Vai trò bảo vệ của tổ chức đại diện người sử dụng lao động được thể hiện

trong các quy định của luật lao động được thể hiện ở hai phương diện cơ bản:

- Một là: thực hiện các hoạt động bảo vệ thông qua việc tham gia hoạch

định chính sách, pháp luật nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt

Page 24: Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết bối cảnh lịch sử ra đời ... Tim hieu 50 nam VCCI.pdf · trong những tổ chức đi đầu trong việc thực hiện đường lối

Tìm hiểu 50 năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

24

động của các thành viên là người sử dụng lao động. Đây chính là biện pháp “bảo

vệ từ xa”, hay còn gọi là biện pháp “phòng bị” có tính chiến lược và lâu dài.

- Hai là: thực hiện các hoạt động bảo vệ trực tiếp, trực diện. Các hoạt

động này chủ yếu được tiến hành khi có yêu cầu hoặc tổ chức đại diện người sử

dụng lao động cho là cần thiết hoặc theo quy tắc nội bộ, theo các quy định của

pháp luật, đó là chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của nó. Ví dụ như việc bảo vệ

người sử dụng lao động thành viên trong một vụ tranh chấp lao động.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, tổ chức đại diện của người lao

động và người sử dụng lao động có nội dung hoạt động bao gồm:

- Tham gia ý kiến đối với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và

nhà nước về lao động;

- Sửa đổi, bổ sung các chế độ chính sách về lĩnh vực lao động theo quy

định của Bộ luật Lao động;

- Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý lao động;

- Đề xuất các biện pháp giải quyết các cuộc đình công liên quan đến nhiều

người lao động;

- Tham gia, báo cáo thực hiện các Công ước của Tổ chức Lao động quốc

tế;

- Những vấn đề khác theo yêu cầu của Chính phủ và các bên theo quy

định của pháp luật.

Các nội dung hoạt động nói trên chủ yếu tập trung vào việc đóng góp ý

kiến cho nhà nước (Chính phủ); theo đó, nhà nước có quyền tham khảo hoặc

không tuỳ thuộc vào nhận thức của chính nhà nước. Các tổ chức đại diện của hai

bên (người lao động và người sử dụng lao động) đều không có quyền quyết định

về một hoặc nhiều vấn đề liên quan đến quyền lợi của họ.

Page 25: Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết bối cảnh lịch sử ra đời ... Tim hieu 50 nam VCCI.pdf · trong những tổ chức đi đầu trong việc thực hiện đường lối

Tìm hiểu 50 năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

25

Điều đó là chưa hoàn toàn bám sát các quy định của Bộ luật Lao động,

Điều lệ của các tổ chức đại diện người sử dụng lao động, bởi vì theo các quy

định đó thì tổ chức đại diện người sử dụng lao động có quyền tham gia hoặc tự

mình tiến hành nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ thành viên của mình. Ví

dụ, tại Điều 158.4 Bộ luật Lao động có ghi: “Phải có sự tham gia của đại diện

công đoàn và đại diện của người sử dụng lao động trong quá trình giải quyết

tranh chấp lao động”. Hoặc tại Điều lệ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt

Nam đã xác định chức năng nhiệm vụ của nó là: “Đại diện để thúc đẩy và bảo vệ

quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp và người sử dụng

lao động ở Việt Nam trong các quan hệ trong nước và quốc tế” và “Tiến hành

các hoạt động cần thiết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của doanh

nghiệp và người sử dụng lao động trong các quan hệ kinh doanh trong nước và

quốc tế”.

Như vậy, việc bảo vệ quyền lợi của các thành viên không chỉ dừng lại ở

các nội dung tham gia ý kiến với nhà nước về các vấn đề có liên quan đến quan

hệ lao động như Nghị định số 145/2004 đã quy định.

Một trong những cách tiếp cận mang tính rộng rãi về vai trò “bảo vệ” của

tổ chức đại diện người sử dụng lao động là họ, đại diện người sử dụng lao động

không chỉ “bảo vệ” các thành viên của mình hoặc đơn giản là bảo vệ các thành

viên bằng mọi giá. Các quyền lợi được bảo vệ phải chứa đựng yếu tố hợp pháp,

chính đáng. Như vậy, đồng thời với tính hợp pháp, chính đáng của đối tượng

được bảo vệ là tính liên hệ với quyền lợi của các chủ thể liên quan. Điều đó đòi

hỏi sự bảo vệ phải được đặt trong một tổng thể có mối liên hệ với nhau, thậm chí

chi phối nhau. Người sử dụng lao động không thể vì quyền lợi cục bộ, bản vị

của mình mà dồn người lao động vào hoàn cảnh không lối thoát. Hơn nữa, nếu

tất cả hoặc phần lớn người lao động ở trong hoàn cảnh đó thì sự bảo vệ của

người sử dụng lao động lại trở thành vũ khí huỷ diệt những quyền lợi thiết thân

của chính họ.

Page 26: Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết bối cảnh lịch sử ra đời ... Tim hieu 50 nam VCCI.pdf · trong những tổ chức đi đầu trong việc thực hiện đường lối

Tìm hiểu 50 năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

26

2.2 Vai trò liên kết của tổ chức đại diện người sử dụng lao động.

Sự liên kết chính là một trong những nhu cầu của những người sử dụng

lao động. Từ sự liên kết đó, người sử dụng lao động sẽ có thêm sức mạnh thông

qua sự tập hợp số lượng, trí tuệ và các yếu tố khác.

Sự liên kết của tổ chức đại diện người sử dụng lao động được thực hiện ở

cả hai phương diện cơ bản:

- Một là, thực hiện sự liên kết bên trong. Sự liên kết này được tiến hành

và duy trì, phát triển giữa các thành viên sử dụng lao động. Kiểu liên kết này tạo

nên nội lực và bản sắc riêng của tổ chức đại diện người sử dụng lao động.

Theo quan điểm của Tổ chức Lao động quốc tế, việc liên kết phải bảo

đảm nguyên tắc tự do, tự nguyện trong việc thể hiện quan điểm, chính kiến. Tổ

chức đại diện người sử dụng lao động có quyền tự tổ chức, tập hợp, bảo vệ các

tài sản của tổ chức. Quyền tự do liên kết có cội nguồn từ quyền tự do và an toàn

của con người. Vì vậy, tất cả sự độc đoán, khống chế hoặc xâm hại với mục đích

hạn chế quyền tự do liên kết cần phải được loại bỏ. Nhà nước cần đưa quyền tự

do liên kết vào trong pháp luật để mọi người tôn trọng và thực thi.

- Hai là: sự liên kết bên ngoài. Đó là việc tổ chức đại diện người sử dụng

lao động liên kết với các chủ thể khác, đặc biệt là các đối tác xã hội gần gũi

trong lĩnh vực lao động như Chính phủ và Công đoàn – tổ chức đại diện của

người lao động. Sự liên kết bên ngoài tạo cho tổ chức đại diện của người sử

dụng lao động những cơ hội tiếp cận các nguồn lực cũng như cơ hội giải quyết

các vấn đề trước mắt và lâu dài liên quan đến sự tồn tại và phát triển của toàn bộ

tổ chức cũng như của thành viên của nó. Sự liên kết này cũng phải dựa trên

những nguyên tắc tự do, tự nguyện, nhưng lại đòi hỏi tính hiệu quả và với những

hình thức khác nhau.

Tổ chức đại diện người sử dụng lao động có thể xây dựng mối quan hệ

với Công đoàn hoặc với nhà nước, hoặc với cả hai. Mối quan hệ hai bên giữa tổ

Page 27: Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết bối cảnh lịch sử ra đời ... Tim hieu 50 nam VCCI.pdf · trong những tổ chức đi đầu trong việc thực hiện đường lối

Tìm hiểu 50 năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

27

chức đại diện người sử dụng lao động và tổ chức đại diện của người lao động có

biểu hiện rõ nét nhất là cùng nhau xây dựng các thoả thuận khung hoặc thoả

thuận chi tiết về các vấn đề của mối quan hệ lao động, đặc biệt là các điều kiện

lao động. Sự liên kết đó còn được thể hiện ở việc cùng nhau tập hợp trong các

cơ cấu hai bên nhằm chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác giải quyết các vấn đề của mối

quan hệ lao động.

Sự liên kết cao nhất, có vai trò quan trọng nhất là việc tổ chức đại diện

người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động và nhà nước kết hợp

trong cơ chế ba bên với những cơ cấu truyền thống hoặc những loại hình thích

hợp nhằm xúc tiến các hoạt động vì môi trường lao động văn minh, hiệu quả và

gìn giữ hoà bình công nghiệp trên cơ sở xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà,

ổn định.

Câu 13: Anh(Chị) cho biết Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt

Nam công bố chỉ số cạnh tranh năng lực cấp tỉnh (PCI) từ năm nào? Việc

công bố chỉ số PCI có vai trò gì đối với việc cải thiện môi trường kinh

doanh ở các địa phương hiện nay?

Trả lời: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh về môi trường kinh doanh ở

Việt Nam gọi tắt là PCI (Provincial Competitiveness Index) là chỉ số đánh giá và

xếp hạng chính quyền các tỉnh và thành phố trong việc xây dựng môi trường

kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp dân doanh. Chỉ số này tập trung đánh giá

về chất lượng điều hành của bộ máy chính quyền cấp tỉnh

PCI đã được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và dự

án Nâng cao Năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) xây dựng và công bố từ

năm 2005 đến nay và đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các doanh nghiệp,

nhà đầu tư, chính quyền địa phương, chính quyền Trung ương và cơ quan thông

tấn báo chí

Page 28: Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết bối cảnh lịch sử ra đời ... Tim hieu 50 nam VCCI.pdf · trong những tổ chức đi đầu trong việc thực hiện đường lối

Tìm hiểu 50 năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

28

PCI được xây dựng trên cơ sở đánh giá của các doanh nghiệp do vậy chỉ

số này sẽ phản ánh một cách khách quan và trung thực về môi trường đầu tư và

kinh doanh của địa phương.

PCI phản ánh được thực trạng điều hành kinh tế của chính quyền các tỉnh,

các điểm mạnh điểm yếu, cũng như xác định được chính quyền nào có chất

lượng điều hành kinh tế tốt và các doanh nghiệp hài lòng. Từ đó chính quyền

tỉnh sẽ nhận biết được môi trường kinh doanh của mình hiện đang còn những

yếu kém gì cần phải khắc phục để đáp ứng yều cầu của doanh nghiệp và tỉnh trở

nên cạnh tranh hơn so với các tỉnh thành khác của Việt Nam.

Câu 14: Anh(chị) hãy cho biết sự ra đời của Nghị quyết 09/NQ/TW

của Bộ Chính Trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân

Việt Nam ra đời trong bối cảnh nào? Nghị quyết có vai trò như thế nào

trong sự nghiệp phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân hiện

nay?

Trả lời: Đội ngũ doanh nhân là lực lượng có vai trò to lớn trong sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, việc tháo gỡ khó khăn, tạo môi

trường thuận lợi cho đội ngũ doanh nhân phát triển lớn mạnh sẽ góp phần nâng

cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, sự phát triển nhanh, bền vững, độc lập,

tự chủ của nền kinh tế. Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, sự ra đời của Nghị

quyết 09-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ

doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và

hội nhập quốc tế.

Trong lịch sử phát triển, sau sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư động

viên giới công thương tham gia xây dựng “một nền kinh tế và tài chính vững

vàng và thịnh vượng” cho đất nước; sự kiện giới doanh nhân có ngày kỷ niệm

riêng của mình thì sự kiện Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW về

xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ

đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là nguồn động viên

Page 29: Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết bối cảnh lịch sử ra đời ... Tim hieu 50 nam VCCI.pdf · trong những tổ chức đi đầu trong việc thực hiện đường lối

Tìm hiểu 50 năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

29

lớn lao và kịp thời đối với giới doanh nhân. Đảng đã khẳng định vai trò của

doanh nghiệp, doanh nhân trong nền kinh tế và trong hệ thống chính trị, thống

nhất nhận thức về vai trò của doanh nhân, là sự động viên khích lệ cộng đồng

doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển, đóng góp vào sự nghiệp phát triển

kinh tế xã hội của đất nước.

Nghị quyết 09-NQ/TW là bước đột phá về mặt nhận thức, khẳng định, tôn

vinh và thúc đẩy vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam trong công

cuộc phát triển kinh tế, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đề ra các giải pháp xây

dựng và phát triển đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam trong tình hình mới.

Nghị quyết đã nhấn mạnh những yêu cầu đối với đội ngũ doanh nhân mới,

có thể coi đó là sứ mệnh của doanh nhân trong thời đại hiện nay. Đó phải là đội

ngũ doanh nhân có tinh thần dân tộc, có trách nhiệm xã hội, có văn hóa kinh

doanh và có năng lực cạnh tranh cao.

Nghị quyết 09-NQ/TW ra đời thực sự đã khơi dậy trạng thái phấn khởi,

lạc quan của giới doanh nhân; bất chấp những khó khăn chung mà họ đang đối

mặt. Nổi bật trong Nghị quyết là quan điểm tạo môi trường sản xuất, kinh doanh

bình đẳng và thuận lợi cho doanh nhân. Một trong những mục tiêu quan trọng

của Nghị quyết đó là xác định “Công khai, minh bạch các định hướng, quy

hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách hỗ trợ để định hướng cho doanh

nhân, doanh nghiệp đầu tư theo quy hoạch, kế hoạch phát triển và bảo đảm

quyền lợi đầu tư, giảm rủi ro kinh doanh cho doanh nhân. Tạo điều kiện để các

doanh nghiệp tư nhân tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển, nhất là trong

việc thực hiện các dự án, công trình...”. Mục tiêu này đáp ứng mong muốn lớn

nhất hiện nay của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam, và yêu cầu của nền kinh

tế là liên tục phát triển nâng tầm doanh nghiệp để đóng góp ngày càng nhiều cho

sự phát triển chung của đất nước.

Cùng với mục tiêu lớn đó, Nghị quyết 09 đã đề ra nhiệm vụ thúc đẩy hình

thành các doanh nghiệp lớn, có hiệu quả và sức cạnh tranh cao, đồng thời khẳng

Page 30: Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết bối cảnh lịch sử ra đời ... Tim hieu 50 nam VCCI.pdf · trong những tổ chức đi đầu trong việc thực hiện đường lối

Tìm hiểu 50 năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

30

định tạo lập môi trường pháp lý cho cạnh tranh lành mạnh, xóa bỏ đặc quyền và

độc quyền kinh doanh. Nghị quyết khẳng định tạo điều kiện để các doanh

nghiệp tư nhân tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển, nhất là trong việc

thực hiện các dự án, công trình theo hình thức hợp tác công - tư. Khuyến khích

tư nhân góp vốn vào các doanh nghiệp Nhà nước. Thúc đẩy hình thành các

doanh nghiệp lớn, có hiệu quả và sức cạnh tranh cao. Trong Nghị quyết cũng

khẳng định sẽ xây dựng và thực hiện tốt cơ chế đối thoại, tham vấn ý kiến của

doanh nhân trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật,

chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, phát triển kinh tế vùng và địa

phương.

Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ chính trị đã xác định rõ vị trí, vai trò

của đội ngũ doanh nhân và mối liên kết, hợp tác, đoàn kết với công nhân, nông

dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Với quan điểm chỉ đạo, mục

tiêu rõ ràng và 7 điểm phương hướng nhiệm vụ cụ thể, chi tiết cùng các biện

pháp chỉ đạo tổ chức thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở của Nghị quyết

09 sẽ nhanh chóng xây dựng được đội ngũ doanh nhân, Doanh nghiệp Việt Nam

ngày càng lớn mạnh, trưởng thành về mọi mặt tạo được những Doanh nghiệp có

thương hiệu đạt tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Sự ra đời của Nghị quyết 09-NQ/TW đã là thông điệp chính trị xác lập rõ

vị thế của doanh nhân là lực lượng quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đại hóa và trong khối đại đoàn kết dân tộc bên cạnh giai cấp công nhân,

nông dân và đội ngũ trí thức. Điều này khiến giới doanh nhân thấy ấm lòng, xóa

bỏ đi những mặc cảm. Với Nghị quyết này, các doanh nhân yên tâm hơn để dấn

thân vào sự nghiệp kinh doanh, làm giàu cho mình và cho đất nước, cũng như

tham gia vào đời sống chính trị… Nhiều doanh nhân đã xem Nghị quyết như

“luồng gió mới”.

Page 31: Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết bối cảnh lịch sử ra đời ... Tim hieu 50 nam VCCI.pdf · trong những tổ chức đi đầu trong việc thực hiện đường lối

Tìm hiểu 50 năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

31

Câu 15: Bạn hãy viết những cảm nhận của mình về VCCI và đề xuất

những sáng kiến nhằm giúp VCCI thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ.

Nhìn lại, tôi cũng đã gắn bó với VCCI gần 7 năm rồi. Một khoảng thời

gian không quá dài cũng không quá ngắn, nhưng đủ để tôi thấy may mắn và tự

hào vì đã và đang là một thành viên của gia đình VCCI.

Tôi còn nhớ những ngày đầu đến VCCI, điều tôi lo lắng nhất là sợ mình

không hòa nhập được với môi trường làm việc mới lạ. Nhưng khi vào VCCI, tôi

đã nhanh chóng vượt qua quãng thời gian đầu bỡ ngỡ để làm tốt các công việc ở

vị trí của mình nhờ có sự giúp đỡ tận tình, chân thành của các anh chị đồng

nghiệp.

Trong 7 năm làm việc tại VCCI, cùng với sự phát triển của bản thân, tôi

cũng được chứng kiến rất nhiều sự đổi thay, cứ từng chút, từng chút một, từng

viên gạch được xây lên, từng thành công tiến tới đã làm nên một VCCI ngày

càng chuyên nghiệp và vững mạnh.

Điều tôi yêu thích nhất trong khoảng thời gian làm việc ở đây chính là

môi trường làm việc năng động, thân thiện và vui vẻ. Sợi dây gắn bó tôi ở lại

VCCI chính là định hướng phát triển, sự đam mê và tâm huyết trong chuyên

môn của ban lãnh đạo; là sự đồng tâm đồng lòng của tập thể cán bộ công nhân

viên vì sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và vì trách nhiệm

của lớp nhà quản trị, nhà kinh tế học trẻ đối với tổ quốc, với xã hội…

Chúng ta may mắn được thừa hưởng truyền thống, nề nếp tốt đẹp của các

bậc đàn anh đi trước. Đến bây giờ chúng ta vẫn nhận được tình cảm và sự quan

tâm của các bác, cô chú, anh chị đã nghỉ hưu. Bóng dáng họ vẫn luôn hiển hiện,

không phải chỉ trong suy nghĩ mà cả trong công việc hàng ngày. Chúng ta cũng

may mắn vì các đồng chí lãnh đạo hiện nay vẫn kế thừa và phát huy được tinh

thần xây dựng cơ quan, đơn vị của các thế hệ lãnh đạo trước. Chúng ta đã và

đang khẳng định được vị thế của VCCI, nhận được sự tôn trọng và tình cảm

Page 32: Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết bối cảnh lịch sử ra đời ... Tim hieu 50 nam VCCI.pdf · trong những tổ chức đi đầu trong việc thực hiện đường lối

Tìm hiểu 50 năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

32

chân thành của các cơ quan ban ngành bạn, nhận được sự tin tưởng của cộng

đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Có thể một số bạn (những bạn đồng nghiệp đến sau tôi, những bạn đồng

nghiệp chỉ có duyên với VCCI trong 1 thời gian rất ngắn và những người bạn

đồng nghiệp sau này sẽ đến, sẽ làm việc và gắn bó với VCCI …) các bạn sẽ

chưa hiểu hết những điều tôi chia sẻ, nhưng tôi tin, nếu bạn đã gắn bó với VCCI

trong thời gian đủ dài, chúng ta sẽ có cùng chung cảm nhận. Với tôi, VCCI

không chỉ là nơi làm việc mà còn là nơi cho tôi trải nghiệm tình đồng nghiệp, sự

đoàn kết, lòng say mê, tận tâm trong công việc và cách học hỏi để phát triển bản

thân lên những tầm cao mới; là nơi tôi học được cách sống và cách làm cho cuộc

sống và công việc ngày càng nhiều ý nghĩa.