câu 4: thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện …»¥c chăn nuôi.doc · web...

27
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC CHĂN NUÔI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2016 BÁO CÁO Tổng kết công tác quản lý, chỉ đạo phát triển sản xuất chăn nuôi năm 2016 theo định hướng tái cơ cấu và triển khai kế hoạch 2017 (Tài liệu phục vụ Hội nghị Tổng kết ngành năm 2016 của Bộ) PHẦN 1: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NĂM 2016 I. TRỌNG TÂM CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU LĨNH VỰC CHĂN NUÔI Trong năm 2016, Cục Chăn nuôi đã tập trung chỉ đạo các địa phương tiếp tục xây dựng, rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chăn nuôi đến năm 2020 phù hợp với định hướng tái cơ cấu. Tổng hợp báo cáo (đã cập nhật thông tin của 34 Sở Nông nghiệp và PTNT - tháng 8/2016) kết quả đã 63/63 tỉnh, thành phố triển khai duyệt xây dựng Đề án và kế hoạch hành động tái cơ cấu chăn nuôi hoặc lồng ghép trong Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương (trong đó, có 43 tỉnh, thành phố đã ban hành Quyết định hoặc Văn bản phê duyệt Đề án, Chương trình hành động thực hiện Đề án; 08 tỉnh đang trình phê duyệt. Một số địa phương triển khai tích cực Đề án tái cơ cấu chăn nuôi trong thực tiễn là: Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Vĩnh Long, Thái Nguyên, Bến Tre, Bắc Ninh, Thái Bình, Trà Vinh, Sơn La, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào Cai… 1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án, tiêu chuẩn/quy chuẩn: a) Văn bản quy phạm pháp luật, đề án: Trong năm 2016, Cục Chăn nuôi đã tích cực triển khai xây dựng cơ chế chính sách nhằm hoàn thiện hệ thống văn

Upload: others

Post on 26-Dec-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Câu 4: Thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện …»¥c Chăn nuôi.doc · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC CHĂN NUÔI CỘNG HOÀ

BỘ NÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỤC CHĂN NUÔI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2016

BÁO CÁOTổng kết công tác quản lý, chỉ đạo phát triển sản xuất chăn nuôi năm 2016 theo định hướng tái cơ cấu và triển khai kế hoạch 2017

(Tài liệu phục vụ Hội nghị Tổng kết ngành năm 2016 của Bộ)

PHẦN 1: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NĂM 2016

I. TRỌNG TÂM CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU LĨNH VỰC CHĂN NUÔI

Trong năm 2016, Cục Chăn nuôi đã tập trung chỉ đạo các địa phương tiếp tục xây dựng, rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chăn nuôi đến năm 2020 phù hợp với định hướng tái cơ cấu. Tổng hợp báo cáo (đã cập nhật thông tin của 34 Sở Nông nghiệp và PTNT - tháng 8/2016) kết quả đã có 63/63 tỉnh, thành phố triển khai duyệt xây dựng Đề án và kế hoạch hành động tái cơ cấu chăn nuôi hoặc lồng ghép trong Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương (trong đó, có 43 tỉnh, thành phố đã ban hành Quyết định hoặc Văn bản phê duyệt Đề án, Chương trình hành động thực hiện Đề án; 08 tỉnh đang trình phê duyệt. Một số địa phương triển khai tích cực Đề án tái cơ cấu chăn nuôi trong thực tiễn là: Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Vĩnh Long, Thái Nguyên, Bến Tre, Bắc Ninh, Thái Bình, Trà Vinh, Sơn La, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào Cai…

1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án, tiêu chuẩn/quy chuẩn:a) Văn bản quy phạm pháp luật, đề án:Trong năm 2016, Cục Chăn nuôi đã tích cực triển khai xây dựng cơ chế chính

sách nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL lĩnh vực chăn nuôi tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực chăn nuôi:

- Tham mưu Bộ trình Chính phủ thông qua hồ sơ Pháp lệnh giống vật nuôi sửa đổi và trình Quốc hội phê duyệt (Ủy ban KHCNMT Quốc hội đã ban hành văn bản số 93/UBKHCNMT14 ngày 12/10/2016 chỉ đạo nâng lên xây dựng Luật Chăn nuôi).

- Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp Luật số 80/2015, Cục Chăn nuôi đã tham mưu trình Bộ ban hành Quyết định thành lập Nhóm công tác lập đề nghị xây dựng Luật Chăn nuôi (Quyết định số 4412/QĐ-BNN-CN ngày 28/10/2016) và phối hợp với các Bộ, Ngành, đơn vị có liên quan tổ chức đoàn công tác khảo sát tại Đài Loan từ ngày 10-15/12/2016 phục vụ xây dựng Luật Chăn nuôi. Cục đang xây dựng Hồ sơ dự án trình xin ý kiến Lãnh đạo Bộ để hoàn thiện gửi Bộ Tư pháp thẩm định trước ngày 30/12/2016 để trình Chính phủ.

- Tham gia xây dựng 03 Dự thảo Nghị định trình Chính phủ, trong đó có 01 Nghị định do Cục Chăn nuôi chủ trì (Chi tiết theo phụ lục đính kèm).

- Xây dựng 04 Thông tư (đã ban hành 02); dự thảo Quyết định của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Đề án sửa đổi Đề án Tái cơ cấu ngành chăn nuôi và một số dự thảo văn bản đã được triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ.

Page 2: Câu 4: Thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện …»¥c Chăn nuôi.doc · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC CHĂN NUÔI CỘNG HOÀ

- Xây dựng Đề án “Phát triển chăn nuôi bền vững các tỉnh Trung du & miền Núi phía Bắc giai đoạn 2016-2020” phục vụ tái cơ cấu ngành chăn nuôi: tham mưu trình Bộ hồ sơ liên quan, Bộ đã trình Chính phủ phê duyệt tại Tờ trình số 9800/TTr-BNN-CN ngày 18/11/2016; hiện nay, Cục đã nhận được ý kiến chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ và đang khẩn trương phối hợp với Văn phòng Chính phủ để thống nhất, hoàn thiện nội dung Đề án.

- Ngoài ra, Cục Chăn nuôi đã chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Bộ xây dựng các văn bản quản lý nhà nước (Chỉ thị, Quyết định cá biệt…) phục vụ phát triển sản xuất chăn nuôi.

b) Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn: Trong năm 2016, thực hiện chỉ đạo và nhiệm vụ được giao, Cục Chăn nuôi đã

tiến hành triển khai xây dựng 07 TCVN (01 tiêu chuẩn kéo dài sang năm 2017) và 04 QCVN lĩnh vực chăn nuôi.

Bên cạnh đó, Cục đã tổ chức nghiệm thu một số nội dung triển khai trong năm 2015, kéo dài sang 2016; đồng thời hoàn thiện thủ tục trình các cấp có thẩm quyền liên quan xét duyệt, công bố.

2. Chỉ đạo thực hiện quy hoạch chăn nuôi theo vùng thích ứng với biến đổi khí hậu

- Về rà soát, bổ sung quy hoạch và chính sách phát triển chăn nuôi theo định hướng tái cơ cấu: Theo báo cáo của các địa phương, có 55/63 tỉnh/thành phố đã phê duyệt quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi (hoặc quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp trong đó có lĩnh vực chăn nuôi). Trong đó, một số địa phương phê duyệt quy hoạch theo định hướng tái cơ cấu ngành chăn nuôi như: Lào Cai, Bắc Giang, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Quảng Trị… Các địa phương khác đang trong quá trình xây dựng, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch phát triển chăn nuôi gắn với hệ thống giết mổ tập trung công nghiệp theo định hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Một số địa phương đã phê duyệt quy hoạch từ trước, sau khi thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi đã rà soát và phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chi tiết phát triển chăn nuôi, các khu vực chăn nuôi, giết mổ tập trung tại địa phương như: Yên Bái, Thái Bình, Hà Tĩnh, Đăk Lăk, Long An và Trà Vinh… Một số địa phương phê duyệt quy hoạch vùng chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao nhằm phục vụ tái cơ cấu như: Quảng Ninh, An Giang…

- Phối hợp các địa phương tăng cường chỉ đạo công tác quản lý, rà soát các sản phẩm chăn nuôi chủ lực là lợi thế tại địa phương, nghiên cứu phát triển một số giống vật nuôi chịu được rét, hạn và chịu mặn để tập trung đầu tư và phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay.

- Phối hợp với các địa phương chỉ đạo rà soát thực hiện công tác quản lý môi trường chăn nuôi Cục đã tổng hợp báo cáo của 47/63 tỉnh/thành phố về đánh giá thực trạng môi trường lĩnh vực chăn nuôi; trên cơ sở đó đã tổ chức 3 Hội nghị tại Cần Thơ, Thừa Thiên Huế và Vĩnh Phúc với sự tham gia của đại diện 63 tỉnh/thành trên cả nước để bàn về giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường và tăng cường công tác quản lý môi trường chăn nuôi trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp.

3. Chỉ đạo phát triển chăn nuôi theo hướng nâng cao năng suất và chất lượng giống vật nuôi.

- Về triển khai thực hiện công tác quản lý lợn đực giống tại các địa phương: Theo báo cáo của 53/63 tỉnh/thành phố, 100% đã xây dựng kế hoạch quản lý lợn đực

2

Page 3: Câu 4: Thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện …»¥c Chăn nuôi.doc · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC CHĂN NUÔI CỘNG HOÀ

giống trên địa bàn theo hướng dẫn của Cục Chăn nuôi trình UBND tỉnh phê duyệt. Tuy nhiên, một số tỉnh trong thời gian qua có nhiều biến động về cơ cấu tổ chức ngành tại địa phương (tổ chức lại các đơn vị quản lý chăn nuôi, thú y theo Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 và Thông tư số 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2015) và một số tỉnh hạn chế kinh phí tổ chức, nên kết quả triển khai quản lý lợn đực giống tại các tỉnh, thành phố rất khác nhau: có 34/53 tỉnh/thành phố thành lập Ban chỉ đạo và Tổ kỹ thuật quản lý lợn đực giống; 38/50 tỉnh, thành phố đã thực hiện thường xuyên việc thông tin, tuyên truyền cho người chăn nuôi hiểu về yêu cầu quản lý nhà nước về giống vật nuôi nói chung, quản lý lợn đực giống nói riêng; tổ chức tập huấn cho cán bộ kỹ thuật về kỹ thuật đánh giá chất lượng lợn đực giống trên địa bàn tỉnh; 53/53 tỉnh thực hiện thống kê, phân loại lợn đực giống theo mục đích sử dụng; 39/53 tỉnh, thành phố đã thực hiện đánh giá chất lượng, đeo thẻ tai và đánh số cho lợn đực đạt yêu cầu chất lượng.

- Ngoài ra Cục Chăn nuôi đã chỉ đạo các địa phương đánh giá, tổng kết việc triển khai dự án sản xuất giống vật nuôi phục vụ sản xuất, đặc biệt việc kiểm tra tình hình nhập khẩu giống vật nuôi phục vụ tái cơ cấu năng suất chất lượng giống và sản phẩm chăn nuôi trong thời gian qua. Năm 2016, ước tính tổng lượng lợn giống chất lượng cao được nhập về Việt Nam phục vụ sản xuất trong nước khoảng 7-8 ngàn con, nguồn giống chủ yếu nhập về từ Đan Mạch (chiếm gần 60% tổng lượng nhập), tiếp theo là Thái Lan (khoảng 30% tổng lượng nhập). Khoảng từ 2,0-2,2 triệu con gia cầm giống được nhập khẩu, trong đó nhập từ Mỹ hơn 50%, từ Pháp gần 30%. Ước tính có khoảng trên 300 ngàn con trâu, bò thịt cao sản được nhập về Việt Nam trong năm 2016, trong đó nguồn chủ yếu được nhập về từ Úc (từ 60-70% tổng lượng nhập), từ Thái Lan là trên 30% tổng lượng nhập.

* Đánh giá sơ bộ kết quả thực hiện tái cơ cấu chăn nuôi, theo tổng hợp của Cục Chăn nuôi từ báo cáo của các địa phương và số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2015, tỷ lệ cơ cấu một số sản phẩm chăn nuôi chính biến động như sau:

Sản phẩm Tỷ trọng năm 2013

Tỷ trọng năm 2014

Tỷ trọng năm 2015

Thịt lợn hơi xuất chuồng 72,87 % 72,66 % 72,97 %Thịt gia cầm hơi xuất chuồng 18,75% 19,05 % 18,97 %Thịt trâu, bò hơi xuất chuồng 8,37 % 8,28 % 8,06 %Sản lượng sữa (Tốc độ tăng trưởng) -- 20,4 % 31,59 %

- Kết quả cho thấy sự thay đổi này trong thời gian qua ngày càng rõ nét. Các chỉ tiêu thực hiện trong tái cơ cấu đã có sự thay đổi theo đúng định hướng như: tỷ lệ lợn nái ngoại đã tăng từ 19,8% (năm 2013) lên 20,4% (năm 2014) và đạt 22,4% (năm 2015); tỷ lệ bò lai 47,6% (năm 2013) lên 51,9% (năm 2014) đạt 56,65% năm 2015 với tốc độ tăng trưởng gần 10%.

- Chất lượng sản phẩm chăn nuôi tăng rõ nét: số con cai sữa/nái/năm từ 21-23 con/nái, khối lượng xuất chuồng tăng từ 67 kg lên 86 kg/con. Nhiều sản phẩm chất lượng cao như trứng omega, sữa hữu cơ, thịt bò đã được giới thiệu và bán trên thị trường trong nước.

- Về công tác giống đã có nhiều chuyển biến, các kỹ thuật mới trong quản lý giống và tin học hoá công tác quản lý đã được áp dụng. Xuất hiện nhiều giống vật nuôi mới có năng suất và chất lượng cao như giống bò KoBe, lợn Đan Mạch, bò Bỉ, bò Úc… Các giống bản địa đã được các địa phương đưa vào chương trình bảo tồn, lưu

3

Page 4: Câu 4: Thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện …»¥c Chăn nuôi.doc · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC CHĂN NUÔI CỘNG HOÀ

giữ và phát triển như gà Đông Tảo, Tiên Yên, gà Hồ, lợn Móng Cái, Bò H’Mông, vịt Sín Chéng, vịt Bầu Bến, vịt Vân Đình…

* Thực hiện chương trình hỗ trợ giống gốc vật nuôi: Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với Bộ Tài chính hoàn thiện thanh quyết toán nội dung triển khai trong năm 2015 của các đơn vị nuôi giữ giống gốc (theo phương án đơn giá hỗ trợ sản phẩm giống gốc vật nuôi được ban hành kèm theo Quyết định số 1802/QĐ-BNN-CN) và căn cứ vào nhu cầu đề xuất cũng như kế hoạch để phê duyệt phương án đơn giá hỗ trợ trong năm 2016 đồng thời tham mưu Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch giao nhiệm vụ và ngân sách cho 22 đơn vị tham gia nuôi giữ giống gốc vật nuôi; Cục đã phối hợp với các đơn vị của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện tại các đơn vị đã giao trong năm 2016.

4. Kết quả chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu về phương thức chăn nuôi, đổi mới hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm

Cục Chăn nuôi đã phối hợp với các địa phương trên cả nước triển khai chỉ đạo, thực hiện các giải pháp chính sách, khuyến khích phát triển các hệ thống chăn nuôi thích hợp cho gia súc gia cầm trong các điều kiện chăn nuôi khác như hệ thống chuồng kín, chuồng hở, chăn nuôi trên đệm lót sinh học.

Chỉ đạo tập trung chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung theo trang trại, gia trại, duy trì chăn nuôi nông hộ nhưng theo hình thức công nghiệp và ứng dụng công nghệ cao. Số lượng trang trại chăn nuôi tăng từ 9.377 trang trại năm 2013 lên 9.897 trang trại năm 2014. Cơ cấu trang trại chăn nuôi/tổng số trang trại có xu hướng giảm ở vùng Đồng bằng Sông Hồng 64,1% (năm 2013) xuống 63,5% (2014), Đông Bắc 70,4% (năm 2013) xuống 66,5% (năm 2014), Duyên hải Nam Trung bộ 53,0% (năm 2013) xuống 51,8% (năm 2014); nhưng lại có xu hướng tăng ở vùng Bắc Trung Bộ 36,8% (năm 2013) lên 38,8% (năm 2014), Tây nguyên 16,6% (năm 2013) lên 21,4% (năm 2014), ĐB Sông Cửu Long từ 12% lên 13,5% (năm 2014). Đến năm 2016, có 12.888 trang trại, tăng trên 30,2% so với năm 2014; sản phẩm của chăn nuôi trang trại chiếm 55% tổng sản lượng thịt.

Một trong những hệ thống sản xuất được đánh giá cao và người chăn nuôi ở nhiều địa phương được khuyến khích áp dụng trong hoạt động chăn nuôi là quy trình chăn nuôi VietGAP. Theo số liệu thống kê năm 2015, cả nước có khoảng 3.310 trang trại được chứng nhận VietGAP và các hình thức chứng nhận khác tương đương.

Theo số liệu báo cáo của các địa phương cập nhật đến hết tháng 11/2016, đã có 45/63 tỉnh/thành phố ban hành quy hoạch hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm tập trung công nghiệp gắn với chế biến sản phẩm trên địa bàn tỉnh nhằm phục vụ phát triển sản xuất theo định hướng tái cơ cấu và phát triển bền vững. Ngoài ra, một số địa phương lồng ghép nội dung này trong quy hoạch chăn nuôi theo đặc thù chung của địa phương và theo định hướng đổi mới hệ thống giết mổ.

5. Kết quả chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu theo chuỗi giá trị- Phối hợp chỉ đạo địa phương chủ động trong việc triển khai xây dựng mô hình

liên kết ở từng vùng phù hợp với lợi thế vùng và điều kiện thị trường tại địa phương. Với sự tham mưu tích cực của Sở Nông nghiệp và PTNT và sự quan tâm sát sao của các cấp, các ngành…một số địa phương như Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Đắk Lắk, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tp.Hồ Chí Minh… đã xác định một số mô hình liên kết sản xuất rõ nét, tạo tiền đề cho tái cơ cấu các loại vật nuôi trên địa bàn.

- Trong quá trình triển khai thực hiện công tác chỉ đạo, một số tỉnh đã bước đầu 4

Page 5: Câu 4: Thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện …»¥c Chăn nuôi.doc · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC CHĂN NUÔI CỘNG HOÀ

tổ chức liên kết theo chuỗi sản phẩm từ khâu sản xuất đến thị trường, trong đó doanh nghiệp làm trung tâm để liên kết với các tổ chức sản xuất như liên kết tổ hợp tác, hội ngành hàng. Khuyến khích các tổ chức cá nhân hợp tác liên kết chuỗi các sản phẩm chăn nuôi.

- Thông qua chỉ đạo thực hiện chính sách thu hút đầu tư cũng như triển khai hình thức đầu tư PPP, trong thời gian qua tại hai vùng lớn nhất cả nước là Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận đã có nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ tham gia lĩnh vực chăn nuôi như Doanh nghiệp Hoà Phát, Tập đoàn Hùng Vương, Đức Long - Gia Lai, TH True Milk, Vinamilk, Thái Dương, Minh Dư… Những đơn vị nói trên đều đầu tư phát triển sản xuất chăn nuôi theo mô hình khép kín hình thành chuỗi từ khâu giống, vật tư đầu vào đến chế biến sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trên thị trường.

- Xây dựng thành công mô hình quản lý gia cầm sinh sản và ấp nở trứng gia cầm tại Bắc Giang và Hà Nam trong khuôn khổ Chương trình hợp tác với FAO.

- Làm việc với Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Đồng Nai và Tp.Hồ Chí Minh về việc chọn một số điểm xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi thịt lợn khép kín phục vụ thị trường tiêu thụ trong nước và định hướng xuất khẩu, thuộc Dự án chuỗi thịt lợn quốc tế - VIP do Chính phủ Hà Lan tài trợ.

II. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CÁC NHIỆM VỤ NĂM 20161. Chủ động trong công tác tham mưu và trực tiếp chỉ đạo công tác quản lý

và chỉ đạo sản xuất, cụ thể:a) Công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh trên đàn vật nuôi- Chủ động nắm bắt tình hình ngay từ tháng 11/2016, Cục Chăn nuôi đã tham

mưu Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Chỉ thị về phòng chống đói rét cho gia súc vụ Đông Xuân 2016-2017 (Chỉ thị 9407/CT-BNN-CN ngày 8/11/2016).

- Triển khai các đoàn công tác đi một số tỉnh khu vực miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ để chỉ đạo công tác phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc đồng thời hướng dẫn người chăn nuôi dự trữ thức ăn, giữ ấm cho vật nuôi trong vụ Đông Xuân 2015-2016 và 2016-2017. (Cục Chăn nuôi đã tổ chức đoàn công tác đến các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Lai Châu)

- Tổ chức 02 Hội nghị phát triển chăn nuôi trong điều kiện xâm nhập mặn, hạn ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, khu vực miền Trung và Tây Nguyên nhằm bàn về giải pháp quản lý, sản xuất chăn nuôi ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Phối hợp với FAO xây dựng chương trình hỗ trợ trung và dài hạn ứng phó với hạn hán và mưa lũ, giải pháp phát triển chăn nuôi trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng ảnh hưởng.

b) Công tác chỉ đạo quản lý chất lượng vật tư, an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường trong chăn nuôi

- Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng triển khai năm An toàn vệ sinh thực phẩm: Cục Chăn nuôi đã tăng cường phối hợp với các Ban, ngành, các cơ quan có liên quan triển khai công tác quản lý, kiểm soát tình hình lưu thông vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm chăn nuôi trên thị trường, kiểm soát nguyên liệu, sản phẩm chăn nuôi xuất, nhập khẩu. Trong đó, một số nội dung trọng tâm đã triển khai:

+ Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra chất cấm và kháng sinh trong chăn nuôi; chỉ đạo các

5

Page 6: Câu 4: Thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện …»¥c Chăn nuôi.doc · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC CHĂN NUÔI CỘNG HOÀ

doanh nghiệp, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi đề nghị báo cáo tình hình nhập khẩu, phân phối và sử dụng thức ăn có chứa kháng sinh, hoá dược;

+ Triển khai kế hoạch kiểm soát chất cấm và kháng sinh trong chăn nuôi năm 2016 đã được Bộ trưởng phê duyệt;

+ Phối hợp với Báo Lao động tổ chức Hội thảo “Quản lý sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và các vấn đề đặt ra” với sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ (Cục Chăn nuôi, Cục Thú y, Thanh tra Bộ, Vụ Pháp chế, Vụ KHCN và Môi trường, Cục Quản lý chất lượng NLS và TS), đại diện Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), các Sở NN và PTNT (Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa...), các doanh nghiệp kinh doanh thức ăn chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi, các cơ quan thông tấn báo chí;

+ Tổ chức Lễ ký kết biên bản ghi nhớ "Hợp tác tuyên truyền, vận động người chăn nuôi cam kết chăn nuôi an toàn, không sử dụng chất cấm", tập trung phối hợp chỉ đạo triển khai tại các địa phương từ tháng 04-12/2016. Tính đến thời điểm hiện tại đã có 331.959 đối tượng tham gia ký cam kết (trong đó số hộ/cơ sở chăn nuôi chiếm 97%, các đối tượng khác như: hộ/cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thú y, giết mổ chiếm 3%); Tập đoàn MANSAN thực hiện ký cam kết với 100.854 hộ/cơ sở, còn lại là Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố;

+ Chỉ đạo triển khai thực hiện công tác tuyên truyền; phát 2000 sách Các văn bản quản lý nhà nước về giống vật nuôi, Sổ tay hướng dẫn chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc nhai lại và Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, khai thác và quản lý lợn đực giống; tờ rơi kỹ thuật xử lý chất thải, giảm phát thải khí nhà kính, tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu tới 63 tỉnh, thành phố.

- Phối hợp chỉ đạo địa phương triển khai thực hiện Chỉ thị 10/2015/CT-TTCP về tăng cường công tác kiểm soát, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản và Thông tư 13/2015/TT-BNNPTNT về hướng dẫn trình tự, thủ tục công nhận tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới. Cục đã rà soát và đề xuất điều chỉnh một số nội dung trong Thông tư 13/2015 chưa phù hợp với thực tiễn quản lý gửi Bộ xem xét điều chỉnh. Tổng hợp báo cáo của các Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh/thành phố về công tác quản lý môi trường trong chăn nuôi (tính đến hết năm 2015), chỉ còn 486/15.068 trang trại chưa áp dụng các biện pháp xử lý chất thải; đã có 9.795 trang trại đã thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc có kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

- Tham gia đoàn công tác Giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016” của Quốc hội được tổ chức từ tháng 12/2016 đến tháng 6/2017.

c) Chỉ đạo tháo gỡ khó khăn về thị trường tiêu thụ, thị trường xuất, nhập khẩu lĩnh vực chăn nuôi

- Tổ chức các đoàn công tác đến phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai... triển khai kiểm tra và nắm chắc tình hình xuất khẩu lợn thịt tiểu ngạch sang Trung Quốc để chủ động thông tin kịp thời cho người dân và đề xuất Lãnh đạo Bộ các giải pháp trong công tác quản lý.

- Cục đã phối hợp với Cục Chế biến Thương mại NLS & Nghề muối tổ chức đoàn cán bộ làm việc với các đơn vị của Bộ Công thương như Vụ Châu á-Thái Bình Dương, Vụ Thị trường trong nước và Vụ Thương mại Biên giới và miền Núi để trao đổi, tìm giải pháp thúc đẩy vấn đề xuất khẩu lợn sang Trung Quốc. Kết quả được báo

6

Page 7: Câu 4: Thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện …»¥c Chăn nuôi.doc · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC CHĂN NUÔI CỘNG HOÀ

cáo Bộ trưởng tại Văn bản số 695/CN-KHTC ngày 18/5/2016 và được Bộ trưởng nhất trí với những đề xuất, giải pháp trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

- Cục Chăn nuôi thường xuyên chủ động, phối hợp với các tỉnh khu vực Biên giới phía Bắc chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, kiểm soát lưu thông sản phẩm vật nuôi qua địa bàn các tỉnh và cập nhật số liệu kịp thời báo cáo Bộ trưởng.

d) Triển khai công tác thanh tra, kiểm tra - Trong năm 2016, công tác thanh tra tiếp tục chuyển biến tích cực, trong đó,

việc đổi mới phương pháp, cách thức tiến hành cuộc thanh tra, công tác giám sát hoạt động Đoàn thanh tra, kết luận thanh tra và đôn đốc thực hiện, chỉ đạo xử lý sau thanh tra được thực hiện chặt chẽ hơn.

- Cục Chăn nuôi đã phối hợp với các đơn vị liên quan và các Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức một số đoàn thanh tra, kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi và tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại một số doanh nghiệp … Tổng số các cuộc đã thực hiện là 13 cuộc cuộc thanh tra tại 83 đơn vị sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi; một số phòng thử nghiệm; một số tổ chức chứng nhận hợp quy, tổ chức chứng nhận VietGAP… (có 2 cuộc thanh tra đột xuất). Kết quả xử lý sau thanh tra: căn cứ các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân (34 cơ sở, đơn vị có hành vi vi phạm) Cục ban đã hành Quyết định xử lý vi phạm hành chính, một số trường hợp chưa đến mức xử phạt vi phạm hành chính, Cục đã ban hành Công văn hướng dẫn, nhắc nhở. Tổng số quyết định xử phạt vi phạm hành chính được ban hành là 20 quyết định. Tổng số tiền vi phạm: 327 triệu đồng; số tiền đã nộp phạt qua tài khoản Kho Bạc đến nay là hơn 242 triệu đồng.

- Cục Chăn nuôi đã tổ chức một số đoàn kiểm tra đối với các doanh nghiệp, đơn vị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, đơn vị sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi. Căn cứ vào kết quả phân tích mẫu đối với khoảng 30 lô hàng của 17 doanh nghiệp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và 2 doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, phát hiện có hành vi vi phạm; Cục đã ban hành 19 quyết định xử phạt đối với các trường hợp trên với tổng số tiền phải nộp vào Kho bạc Nhà nước là 578 triệu đồng.

4. Hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế- Triển khai dự án Nâng cao giá trị chuỗi thịt lợn Việt Nam theo định hướng

quốc tế”: Chương trình A - G2G: “Kiểm soát và nâng cao chất lượng sản phẩm trong chuỗi thịt lợn”; Gói hoạt động trong LoA đã ký với FAO; hoàn thiện hồ sơ trình Bộ phê duyệt văn kiện dự án và triển khai nội dung của Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam-giai đoạn 3...

- Tham gia hỗ trợ cùng với một số đơn vị thuộc Bộ, Viện Chăn nuôi, Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương triển khai chương trình hợp tác với Bộ Nông Lâm nghiệp Lào trong lĩnh vực đào tạo, chuyển giao kỹ thuật công nghệ thụ tinh nhân tạo bò; kết quả giúp cho năng suất, chất lượng đàn bò thịt của Lào được nâng lên đáng kể và đã được phía bạn đánh giá rất cao.

- Phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT triển khai xây dựng Hệ thống giám sát và phân tích chính sách chăn nuôi của Việt Nam, với sự hỗ trợ của Tổ chức FAO.

- Tổ chức đoàn công tác đi Hà Lan, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Úc, NewZealand... tìm hiểu, học tập kinh nghiệm và trao đổi các nội dung liên quan đến công tác quản lý, phát triển sản xuất chăn nuôi.

7

Page 8: Câu 4: Thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện …»¥c Chăn nuôi.doc · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC CHĂN NUÔI CỘNG HOÀ

- Tổ chức làm việc với đoàn công tác của các nước Canada, Đài Loan, Bỉ, Đan Mạch, Hàn Quốc, Nhật Bản... đến làm việc tại Việt Nam về việc trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật phát triển chăn nuôi và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực chăn nuôi.

5. Kết quả thực hiện cải cách hành chính a) Triển khai thực hiện kế hoạch cải cách thủ tục hành chínhCục Chăn nuôi đã tiến hành rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính lĩnh

vực chăn nuôi. Cụ thể như sau:- Thực hiện cơ chế Hải quan một cửa quốc gia:Cục lựa chọn thủ tục hành chính “Đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức

ăn chăn nuôi nhập khẩu” để thực hiện thí điểm Hải quan một cửa quốc gia của Bộ. Từ 01/4/2016, hầu hết các doanh nghiệp đã đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu thực hiện đăng ký hải quan điện tử, bỏ hoàn toàn đăng ký bằng bản giấy. Đến nay, 100% doanh nghiệp đã thực hiện đăng ký điện tử; giảm được 50% thời gian cho các doanh nghiệp.

- Thực hiện miễn, giảm kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu:Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014 sửa đổi, bổ sung một số

điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi đã bổ sung quy định về chế độ miễn, giảm kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu. Khuyến khích hình thức miễn, giảm tần suất kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đối với các sản phẩm qua nhiều lần kiểm tra liên tục đều đạt kết quả tốt đã đảm bảo tiết kiệm thời gian, chi phí cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Số lượng các lô hàng miễn và giảm kiểm tra trong 9 tháng đầu năm 2016 đã chiếm tới 30-40% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu. Mặt khác, trong xu thế hội nhập quốc tế, cần tăng cường hợp tác giữa các nước có trao đổi hàng hóa về thức ăn chăn nuôi với Việt Nam hoặc các tổ chức chứng nhận quốc tế với Việt Nam để thừa nhận hệ thống giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi của nhau để giảm việc kiểm tra 2 lần đối với các lô hàng thức ăn chăn nuôi xuất, nhập khẩu.

- Rà soát, xóa bỏ việc quản lý giống vật nuôi theo Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh:

Cục Chăn nuôi đang xây dựng dự thảo Luật Chăn nuôi theo hướng bỏ Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh, tức là bỏ 03 thủ tục hành chính sau: Cấp giấy phép nhập khẩu tinh, phôi giống vật nuôi; Cấp giấy phép nhập khẩu môi trường pha loãng, bảo tồn tinh giống vật nuôi để khảo nghiệm; Cấp giấy phép nhập khẩu giống vật nuôi ngoài danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh.

- Triển khai Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4:Thực hiện Kế hoạch 6746/KH-BNN-TCCB ngày 19/8/2015 của Bộ Nông

nghiệp và PTNT về khảo sát, triển khai xây dựng, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của Bộ, Cục Chăn nuôi đã phối hợp với Đoàn khảo sát làm việc tại đơn vị, đảm bảo thời gian đúng tiến độ của kế hoạch đề ra. Theo kế hoạch, Đoàn công tác đã khảo sát nghiệp vụ thực hiện thủ tục hành chính để nghiên cứu xây dựng quy trình, lưu đồ tin học hóa cung cấp dịch vụ công trực mức độ 3, 4 cho thủ tục hành chính “Công nhận thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước được phép lưu hành tại Việt Nam”; sau khi phân tích đã thống nhất xây dựng 01 phần mềm dịch vụ công trực tuyến “Công

8

Page 9: Câu 4: Thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện …»¥c Chăn nuôi.doc · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC CHĂN NUÔI CỘNG HOÀ

nhận thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước được phép lưu hành tại Việt Nam” để quản lý theo chuỗi gồm 03 thủ tục hành chính theo đúng tinh thần cải cách hành chính và sẽ tiết kiệm được nhiều kinh phí (chỉ xây dựng 01 phần mềm dịch vụ công trực tuyến thay cho việc xây dựng 03 phần mềm):

+ Công nhận thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước được phép lưu hành tại Việt Nam;

+ Công nhận thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước đã được phép lưu hành tại Việt Nam;

+ Công nhận lại thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước được phép lưu hành tại Việt Nam.

Khi phần mềm dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 được triển khai sẽ tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí cho các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước khi thực hiện 03 thủ tục hành chính trên.

* Kiểm soát thủ tục hành chính và công khai thủ tục hành chính: Cục Chăn nuôi nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định của Bộ. Tất cả các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Cục Chăn nuôi giải quyết đều được niêm yết công khai trên Bảng thông báo, website của Cục và website của Bộ.

* Kết quả tiếp nhận và xử lý hồ sơ tính đến hết ngày 30/11/2016:- Nhập khẩu giống vật nuôi: 72 hồ sơ.- Đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng TĂCN nhập khẩu: 32.584 hồ sơ; trong

đó hồ sơ điện tử là 30.219, hồ sơ giấy 2.365 hồ sơ.- Công nhận chất lượng TĂCN nhập khẩu + Điều chỉnh thông tin sản phẩm:

314 hồ sơ.- Đăng ký thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước vào Danh mục + Điều chỉnh

thông tin sản phẩm: 431 hồ sơ.- Miễn/giảm kiểm tra TĂCN nhập khẩu: 687 hồ sơ.- Đăng ký chỉ định Phòng thử nghiệm nông nghiệp: 07 hồ sơ.- Nhập mẫu phục vụ phòng Thử nghiệm: 48 hồ sơ.- Xác nhận nội dung quảng cáo TĂCN: 17 hồ sơ.- Hồ sơ đăng ký hoạt động chứng nhận VietGAP: 05 hồ sơ.b) Cải cách tổ chức bộ máyCục Chăn nuôi tham gia cùng Vụ Tổ chức cán bộ tiến hành đánh giá về hệ

thống tổ chức, hiệu lực, hiệu quả quản lý ngành, lĩnh vực tại địa phương thuộc phạm vi quản lý theo ngành dọc được giao.

c) Hiện đại hóa nền hành chính, cải cách tài chính công- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong hoạt động: Cục

Chăn nuôi tiếp tục triển khai thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia đối với thủ tục hành chính “Đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu”; Cục đã phối hợp với Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, Tổng cục Hải quan tổ chức 04 lớp tập huấn cho tất cả các doanh nghiệp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, các đơn vị được Cục Chăn nuôi chỉ định là tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu (khoảng 300 đơn vị). 100% doanh nghiệp áp dụng hải quan điện tử, chính thức bỏ hoàn toàn tiếp nhận bản giấy đối với thủ tục hành chính này.

9

Page 10: Câu 4: Thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện …»¥c Chăn nuôi.doc · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC CHĂN NUÔI CỘNG HOÀ

- Áp dụng ISO trong hoạt động của Cục: tiếp tục triển khai áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 theo quy định.

- Ngoài ra, Cục đã thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan gắn với cải cách hành chính, quy định về minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ công chức.

6. Một số công tác khácPhối hợp với Công ty Truyền thông UBM-Malaysia tổ chức Hội chợ triển lãm

Vietstock 2016 từ ngày 19 đến 21 tháng 10 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Quốc tế Sài Gòn (SECC). Với chủ đề “Nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm trong chăn nuôi”, Triển lãm là cầu nối đồng thời hỗ trợ hơn 300 doanh nghiệp đến từ 30 quốc gia như Hà Lan, Đan Mạch, Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Đức, Ý, Canada, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc… tham gia trưng bày, giới thiệu các sản phẩm phục vụ cho ngành chăn nuôi liên quan đến: giống vật nuôi; thiết bị chuồng trai; thiết bị cho nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi; nguyên liệu, phụ gia thức ăn chăn nuôi; thuốc thú y; thiết bị phòng thí nghiệm và nhiều sản phẩm, dịch vụ liên quan khác.

Phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam, Báo Nông nghiệp Việt Nam và một số cơ quan thông tấn, báo chí liên quan tăng cường công tác thông tin, quảng bá hình ảnh, hoạt động tiêu biểu trong lĩnh vực chăn nuôi; tuyên truyền rộng rãi về kế hoạch hành động triển khai Đề án tái cơ cấu trên cả nước.

Chỉ đạo phát triển sản xuất, ổn định thị trường sản phẩm chăn nuôi: Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo hoạt động sản xuất chăn nuôi, tích cực triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất sau thiên tai, dịch bệnh nhằm đảm bảo kế hoạch sản xuất chăn nuôi đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm; đảm bảo cân đối cung, cầu; bình ổn thị trường trong và sau Tết Nguyên đán 2016…

PHẦN 2: KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO, SẢN XUẤT NĂM 2017

1. Tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi- Rà soát, đánh giá kết quả triển khai tái cơ cấu chăn nuôi tại 63 tỉnh/thành phố;

hoàn thiện phương án điều chỉnh, bổ sung Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi. - Triển khai công tác giám định, bình tuyển, loại thải đực giống không đủ tiêu

chuẩn; đề xuất kế hoạch xây dựng hệ thống quản lý quốc gia về giống vật nuôi. Phối hợp với các địa phương tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 4/9/2014 và công tác quản lý lợn đực giống, hoàn thiện chính sách hỗ trợ đồng thời đề xuất giải pháp thực tiễn phù hợp với từng địa phương trên toàn quốc. Tiếp tục thực hiện kiểm tra, đánh giá chất lượng lợn đực giống và đeo thẻ tai cho các cá thể đủ tiêu chuẩn; đánh số, cập nhật thông tin, dữ liệu để quản lý, theo dõi toàn bộ đàn lợn đực giống tại các tỉnh cũng như trên cả nước.

- Duy trì việc thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng giúp cho người chăn nuôi hiểu và áp dụng các yêu cầu quản lý Nhà nước về quản lý lợn đực giống cũng như các chính sách khuyến khích có liên quan…

- Tham mưu cho Bộ ban hành chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp; hỗ trợ duy trì và phát triển chăn nuôi nông hộ hàng hoá.

- Chỉ đạo các địa phương tổ chức hợp tác, liên kết để xây dựng thương hiệu, tạo thuận lợi tiêu thụ sản phẩm đầu ra; phát huy lợi thế giống bản địa (như lợn Móng Cái, gà Tiên Yên, gà Mía, gà Đông Tảo, gà Hồ, bò H’Mông…).

10

Page 11: Câu 4: Thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện …»¥c Chăn nuôi.doc · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC CHĂN NUÔI CỘNG HOÀ

2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý ngành chăn

nuôi, trong đó tập trung xây dựng: Luật Chăn nuôi và các văn bản hướng dẫn thực hiện; Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 08/2010, các Thông tư liên quan trong lĩnh vực chăn nuôi…

- Hoàn thiện đề xuất trình Bộ xem xét phê duyệt Đề án sửa đổi, bổ sung Đề án Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Đề xuất kế hoạch xây dựng TCVN/QCVN lĩnh vực chăn nuôi năm 2017; rà soát, bổ sung, xây dựng các tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật (hàng rào kỹ thuật) phục vụ cho công tác quản lý nhà nước lĩnh vực chăn nuôi.

3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra:- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về giống và thức ăn chăn nuôi; thực

hiện kế hoạch thanh tra của Bộ giao năm 2017. Tổng kết đánh giá công tác thanh tra chuyên ngành lĩnh vực chăn nuôi và kết quả xử phạt vi phạm hành chính.

- Tập trung thanh tra về công tác phổ biến văn bản quy phạm pháp luật; công tác quản lý giống và việc thực hiện tại địa phương; tăng cường thanh tra, kiểm tra chất cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi.

4. Các công tác khác- Phối hợp, chỉ đạo các địa phương nhanh chóng khôi phục đàn vật nuôi sau thiên

tai; tổ chức đoàn công tác đến làm việc tại địa phương chỉ đạo chuẩn bị tốt công tác phòng, chống đói, rét cho gia súc, gia cầm trong vụ Đông-Xuân 2016-2017.

- Tiếp tục triển khai cải cách hành chính, tăng cường hỗ trợ phục vụ hoạt động sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh sản phẩm chăn nuôi; giảm thiểu các thủ tục, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các tổ chức, doanh nghiệp, người dân.

- Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo đánh giá công tác quản lý ngành năm 2017.- Xây dựng kế hoạch kèm theo dự toán ngân sách nhà nước thực hiện trong năm

2018 trình Bộ phê duyệt.- Đẩy mạnh công tác dự báo, thông tin thị trường; tăng cường áp dụng công

nghệ thông tin phục vụ quản lý./.

CỤC CHĂN NUÔI

11

Page 12: Câu 4: Thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện …»¥c Chăn nuôi.doc · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC CHĂN NUÔI CỘNG HOÀ

Phụ lục

PHỤ LỤC 1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI NĂM 20161. Tình hình phát triển đàn vật nuôiTheo số liệu tổng hợp, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng ngành chăn nuôi vẫn

phát triển ổn định, giá trị sản xuất chăn nuôi ước đạt gần 150 ngàn tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2015 đạt khoảng 5,0-5,5%.

a) Chăn nuôi lợnChăn nuôi lợn phát triển tương đối tốt do nhu cầu thị trường đầu ra ổn định, nhu

cầu thị trường Trung Quốc tăng mạnh trong 2 Quý đầu năm 2016 làm cho giá thịt lợn hơi theo xu hướng tăng, dịch bệnh ít xảy ra và có lãi nên người chăn nuôi yên tâm tái đàn. Mô hình chăn nuôi quy mô lớn, trang trại, công nghiệp tiếp tục đem lại hiệu quả về kinh tế xã hội. Trong năm 2016, ước đàn lợn tăng khoảng 3,5-4%; sản lượng thịt lợn hơi tăng 4,5% so cùng kỳ năm 2015.

b) Chăn nuôi gia cầmTổng đàn gia cầm tăng từ 5-5,5% (gà tăng 4,5-5%) so với cùng kỳ năm 2015;

sản lượng thịt gia cầm tăng 5,7% và sản lượng trứng gia cầm các loại tăng 5,5-6% so với cùng kỳ năm 2015.

c) Chăn nuôi trâuƯớc tính tổng đàn trâu cả nước giảm 1,0%; sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng

giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2015.d) Chăn nuôi bòChăn nuôi bò phát triển ổn định, đàn bò sữa tiếp tục phát triển tốt do một số

doanh nghiệp tăng cường đầu tư và mở rộng quy mô chăn nuôi kết hợp với điều kiện thuận lợi tại một số địa phương. Ước tính tổng đàn bò cả nước tăng từ 2-2,5%; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng tăng 2%; sản lượng sữa bò tăng trên 13% so với cùng kỳ 2015.

Trong vụ Đông Xuân 2015-2016 do ảnh hưởng của thời tiết, thiệt hại trên đàn gia súc, gia cầm tăng đột biến so với vụ trước (tính đến hết ngày 25/02/2016, có 24.788 con gia súc, gia cầm đã bị chết tại 20 tỉnh, thành khu vực Miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ; trong đó, có 16.397 con trâu, bò, bê, nghé còn lại là dê, ngựa và lợn).

2. Thị trường sản phẩm chăn nuôiCác tháng đầu năm 2016, tình hình xuất khẩu tiểu ngạch lợn hơi qua các cửa

khẩu khu vực phía Bắc vẫn diễn ra và có xu hướng tăng, mỗi ngày có khoảng 100 xe chở lợn hơi xuất qua biên giới, nhu cầu đối với lợn thịt hơi tăng làm cho giá thịt lợn hơi trong nước tăng. Đây là tín hiệu tốt cho thị trường trong nước, tạo cơ hội khuyến khích các doanh nghiệp, trang trại đầu tư phát triển chăn nuôi lợn. Tuy nhiên do sự vào đàn ồ ạt dẫn đến việc ứ đọng lợn thịt trong thời gian cuối tháng 4 đầu tháng 5 năm 2016, khi phía Trung Quốc kiểm soát chặt việc nhập khẩu qua đường tiểu ngạch tại một số cửa khẩu phía Bắc; lũ lụt xảy ra tại miền Trung nên vận chuyển lợn tư miền Nam ra gặp nhiều khó khăn… điều này ít nhiều đã ảnh hưởng đến tình hình thị trường và tâm lý cũng như lợi nhuận của người chăn nuôi. Các cơ quan chức năng liên quan, trong đó có Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo quyết liệt và triển khai một số giải pháp kịp thời nhằm bình ổn thị trường và duy trì hoạt động sản xuất.

12

Page 13: Câu 4: Thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện …»¥c Chăn nuôi.doc · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC CHĂN NUÔI CỘNG HOÀ

Việc chế biến các sản phẩm chăn nuôi còn hạn chế. Một số mặt hàng chế biến được bày bán trong siêu thị như thịt mảnh (sử dụng tươi), sản phẩm ăn liền nhưng số lượng chưa nhiều và hạn chế về chủng loại. Nhiều doanh nghiệp đã bước đầu đầu tư xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ và quan tâm đến chế biến sản phẩm chăn nuôi như Dabaco, Đức Việt, CP, TH TrueMilk…

a) Về giá cả, thị trường sản phẩm thịt năm 2016- Giá thịt lợn: Giá thịt lợn hơi có xu hướng tăng liên tiếp trong tháng 3, tháng 4

và tuần đầu tháng 5 lên mức 53.000-55.000 đ/kg do nhu cầu từ thị trường Trung Quốc tăng mạnh, đến giữa tháng 5, giá lợn hơi lại có xu hướng giảm từ 2.000-4.000 đ/kg. Thời điểm tháng 6, giá lợn hơi giao động từ 48.000-50.000 đ/kg, giá miềm Bắc cao hơn so với miền Nam từ 1.000-2.000 đ/kg. Trong thời điểm cuối tháng 10, đầu tháng 11/2016, giá lợn thịt hơi siêu nạc tại miền Bắc và miền Nam có xu hướng giảm mạnh từ 8.000-10.000 đg/kg do một số nguyên nhân như: nguồn cung lớn sau khi người chăn nuôi tăng đàn; lũ lụt tại miền Trung làm cho việc vận chuyển từ phía Nam ra gặp nhiều khó khăn; thị trường Trung Quốc đã ổn định trở lại và kiểm soát tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc được tăng cường ảnh hưởng đến lưu thông sản phẩm và thị trường trong nước... Hiện nay, giá thịt lợn hơi xuất chuồng khu vực phía Nam (xuất bán sang Trung Quốc) ở mức 34.000 đg/kg; giá bán tại thị trường các tỉnh phía Nam dao động từ 37.000-38.000 đg/kg, miền Bắc giá cao hơn 1.000-2.000 đg/kg tùy khu vực. Tuy nhiên, theo quy luật của thị trường, trong các dịp Lễ, Tết sắp tới, khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao, thì giá sẽ tăng ổn định trở lại.

- Giá thịt bò: Giá thịt bò hơi xuất chuồng ổn định ở mức 70.000-80.000 đ/kg hơi. Tại các chợ giá thịt bò ổn định, thịt bò loại I phổ biến dao động từ 250.000-270.000 đ/kg. Thời điểm hiện tại, giá thịt bò hơi xuất chuồng bình quân khoảng 80.000 đ/kg ở cả 2 miền.

- Giá thịt gà: Giá thịt gà tăng nhẹ sau Tết và thời điểm tháng 5 do ảnh hưởng của thông tin cá chết ở miền Trung; trong tháng 6, giá thịt gà công nghiệp lông trắng dao động từ 27.000-31.000 đồng/kg, cao hơn so với các tháng đầu năm; giá thịt gà công nghiệp lông màu ở miền Bắc cao hơn so với miền Nam trong 6 tháng đầu năm. Riêng giá thịt gà ta dao động từ 100.000-115.000 đ/kg; giá trứng gà công nghiệp dao động ở 18.000-20.000 đ/chục quả; giá trứng vịt từ 25.000-28.000 đ/chục quả. Tại thời điểm tháng 9/2016, giá thịt gà công nghiệp lông trắng tại miền Bắc dao động quanh mức 31.000-32.000 đg/kg; trong khi đó giá tại miền Nam đạt 25.000-26.000 đ/kg; hiện nay, giá gà thịt lông màu nuôi công nghiệp tại miền Nam bình quân từ 35.000-37.000 đg/kg, gà nuôi thả vườn tại miền Bắc giá dao động từ 69.000-70.000đg/kg.

- Giá sữa: giá sữa tươi nguyên liệu trên thị trường không có biến động nhiều, trong tháng 5 và tháng 6 dao động từ 11.000 đ/kg (ở miền Bắc) và 14.000 đ/kg (ở miền Nam). Thời điểm hiện tại, giá dao động trong khoảng 12.000-12.500 đ/kg ở cả 2 miền.

b) Tình hình nhập khẩu: theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 11 tháng đầu năm 2016 tình hình nhập khẩu một số sản phẩm chăn nuôi cụ thể như sau:

- Cả nước nhập khẩu 7.783 con lợn giống, kim ngạch gần 14,75 triệu USD (tương ứng tăng 117,5% về lượng và 243,4% về giá trị kim ngạch so với cùng kỳ năm 2015) (lượng giống lợn nhập khẩu nhiều nhất từ Đan Mạch, chiếm tới 69,4%; riêng trong tháng 10/2016, lượng lợn giống tăng đột biến 311,8% về lượng và 365,1% về giá trị kim ngạch nhập khẩu so với tháng 9 và bình quân các tháng trước đó của năm 2016 do tại tỉnh An Giang có 2 doanh nghiệp nhập với lượng lợn giống tăng đột biến

13

Page 14: Câu 4: Thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện …»¥c Chăn nuôi.doc · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC CHĂN NUÔI CỘNG HOÀ

là Cty TNHH Chăn nuôi Hòa Phước và Công ty TNHH Giống-chăn nuôi Việt Thắng An Giang nhập tổng cộng 1.863 con); lượng thịt lợn đã nhập khẩu là 9.315 tấn, kim ngạch đạt xấp xỉ 13,4 triệu USD (tương đương tăng 13,9% về lượng nhưng giảm 4,2% về giá trị kim ngạch so với cùng kỳ năm 2015).

- Tổng số gia cầm giống nhập khẩu là 2.062.660 con, kim ngạch gần 9,0 triệu USD (tương ứng tăng 9,0% về lượng và 33,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2015); tổng lượng thịt gà được nhập khẩu vào Việt Nam là 111.864 tấn, kim ngạch đạt trên 78,8 triệu USD (tương đương tăng 0,4% về lượng nhưng giảm 16,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2015).

- Các sản phẩm thịt khác: có 299.108 con trâu, bò sống được nhập vào Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu gần 311,14 triệu USD (tương ứng giảm 22,1% về lượng và 19,7% về giá trị kim ngạch so với cùng kỳ năm 2015). Ngoài ra, khối lượng nhập khẩu các loại thịt khác đạt trên 41,85 ngàn tấn (chủ yếu là thịt trâu bò có xương), kim ngạch nhập khẩu gần 134,34 triệu USD.

c) Tình hình xuất khẩu sản phẩm: theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 11 tháng đầu năm 2016, cả nước xuất khẩu:

- Thịt lợn sữa đông lạnh: gần 42.344,87 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 101,39 triệu USD (tương ứng tăng 7,71% về lượng nhưng giảm 5,4% về giá trị kim ngạch so với cùng kỳ năm 2015).

- Trứng vịt muối: gần 30,12 triệu quả, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 3,7 triệu USD (tương ứng tăng 7,69% về lượng nhưng giảm 17,66% về giá trị kim ngạch so với cùng kỳ năm 2015).

- Mật ong: trên 56.843,58 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 86,91 triệu USD (tương ứng tăng 19,91% về lượng nhưng giảm 26,83% về giá trị kim ngạch so với cùng kỳ năm 2015).

- Sữa tươi tiệt trùng: gần 11,08 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 17,11 triệu USD (tương ứng giảm 16,91% về lượng và giảm 14,04% về giá trị kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2015).

- Xuất khẩu nguyên liệu và TĂCN: ước tính cả nước đã xuất khẩu được khoảng 384,98 triệu USD nguyên liệu TACN và thức ăn công nghiệp sang thị trường một số nước ASEAN, khu vực Châu Á...

3. Sản xuất và tiêu thụ thức ăn chăn nuôia) Sản xuất thức ăn chăn nuôiHiện nay, trên cả nước có 207 nhà máy sản xuất TĂCN với tổng công suất hơn

22,2 triệu tấn/năm; trong 11 tháng đầu năm 2016, sản lượng TĂCN công nghiệp ước đạt trên 15,46 triệu tấn, tăng khoảng từ 6,0-6,5% so với cùng kỳ năm 2015.

Lượng thức ăn này đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu thức ăn chăn nuôi công nghiệp cho hoạt động chăn nuôi trong nước và bước đầu hướng tới xuất khẩu sang một số thị trường trong khu vực.

b) Tình hình nhập khẩu nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi: theo số liệu báo cáo của các đơn vị kiểm tra và Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng đầu năm 2016, tổng khối lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu khoảng 17,84 triệu tấn, kim ngạch trên 5,28 tỷ USD (lần lượt tăng 29,1% về khối lượng và 10,4% về giá trị kim ngạch so với cùng kỳ 2015). Trong đó, thức ăn giàu đạm trên 6,86 triệu tấn, tương đương 2,5 tỷ USD (lần lượt tăng 19,4% về khối lượng và 2,1% về giá trị kim ngạch);

14

Page 15: Câu 4: Thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện …»¥c Chăn nuôi.doc · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC CHĂN NUÔI CỘNG HOÀ

thức ăn giàu năng lượng trên 10,35 triệu tấn, tương đương 2,0 tỷ USD (lần lượt tăng 35,1% về khối lượng và 20,3% về giá trị kim ngạch); thức ăn bổ sung trên 607,46 ngàn tấn, tương đương 770,44 triệu USD (lần lượt tăng 53,3% về khối lượng và 15,9% về giá trị kim ngạch) và các loại khác trên 13,99 ngàn tấn, tương đương 9,67 triệu USD.

c) Về thị trường giá nguyên liệu và sản phẩm TĂCNTrong 6 tháng đầu năm 2016, so với cùng kỳ năm 2015, bình quân giá một số

nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chính đều giảm, do đó bình quân giá thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà Broiler và giá thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt giai đoạn từ 60kg đến xuất chuồng cũng giảm so với cùng kỳ năm 2015.

Đến tháng 9,10 năm 2016, giá nguyên liệu và một số thức ăn chăn nuôi thành phẩm tăng lên so với đầu năm. Tuy nhiên, tính chung trong 11 tháng đầu năm 2016, bình quân giá các loại nguyên liệu và thức ăn thành phẩm chính giảm so với cùng kỳ năm 2015. Cụ thể: ngô hạt 5.363,6 đg/kg (giảm 1,2%), khô dầu đậu tương 9.636,4 đg/kg (giảm 2,1%), bột cá 28.727,3 đg/kg (giảm 3,7%), cám gạo 6.063,6 đg/kg (giảm 2,7%), sắn lát 4.395,1 đg/kg (giảm 11,3%), Lysine 34.880 đg/kg (giảm 1,7%), Methionine 83.363,6 đg/kg (giảm 39,6%); bình quân giá thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà Broiler là 9.401,8 đg/kg, giảm 9,1% và giá thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt giai đoạn từ 60kg đến xuất chuồng là 8.303,6 đg/kg, giảm 9,3% so với cùng kỳ năm 2015.

15

Page 16: Câu 4: Thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện …»¥c Chăn nuôi.doc · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC CHĂN NUÔI CỘNG HOÀ

PHỤ LỤC 2. DANH MỤC VĂN BẢN QPPL THỰC HIỆN NĂM 2016

TT Tên văn bản Kết quả thực hiện Ghi chú

1 Dự án xây dựng Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh giống vật nuôi 2004

- Đã hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ (Tờ trình 4360/TTr-BNN-CN)- Ủy ban KHCNMT Quốc hội đã ban hành văn bản số 93/UBKHCNMT14 ngày 12/10/2016 chỉ đạo nâng lên xây dựng Luật Chăn nuôi- Tham mưu trình Bộ ban hành Quyết định thành lập Nhóm công tác lập đề nghị xây dựng Luật Chăn nuôi (Quyết định số 4412/QĐ-BNN-CN ngày 28/10/2016)

2016-2018

2Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 về quản lý thức ăn chăn nuôi

Bộ trưởng đã ký trình Chính phủ xem xét phê duyệt Hồ sơ liên quan (Tờ trình số 10137/TTr-BNN-CN ngày 30/11/2016)

Tháng 6/2016

3Nghị định Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

Tham gia Ban soạn thảo và Tổ biên tập xây dựng

Vụ Pháp chế chủ trì

4

Nghị định về cơ chế chính sách hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh

Tham gia Ban soạn thảo và Tổ biên tập xây dựng

TC Thủy lợi chủ trì

5 Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 57/2012/TT-BNNPTNT ngày

Thông tư số 01/2016/TT-BNNPTNT ngày 15/02/2016

Hoàn thành

6

Thông tư ban hành Danh mục, hàm lượng kháng sinh được phép sử dụng trong TĂCN với mục đích kích thích sinh trưởng (bao gồm nội dung sửa đổi Thông tư 81/2009/TT-BNNPTNT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực TĂCN)

Bộ trưởng đã phê duyệt ban hành Thông tư số 06/2016/TT-BNNPTNT

Hoàn thành

7 Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 61/2011/TT-BNNPTNT

Đã hoàn thiện dự thảo và đăng tải xin ý kiến trên SPS; đang tổng hợp ý kiến gióp ý 2016

8 Thông tư quản lý chất Cysteamine trong chăn nuôi

Đã hoàn thiện dự thảo và đăng tải xin ý kiến trên SPS; đang tổng hợp ý kiến gióp ý 12/2016

9 Đề án sửa đổi Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi

Đã báo cáo Bộ trưởng dự thảo sửa đổi Đề án kèm theo dự thảo Quyết định trình Chính phủ. Bộ trưởng chỉ đạo phối hợp với Dự án VnSAT của Bộ để hoàn thiện dự thảo

2016

10Đề án Phát triển chăn nuôi bền vững các tỉnh Trung du miền Núi phía Bắc giai đoạn 2016-2020

Tham mưu Bộ trình Chính phủ phê duyệt tại Tờ trình số 9800/TTr-BNN-CN ngày 18/11/2016. Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo; hiện đang phối hợp với Văn phòng Chính phủ để thống nhất hoàn thiện Đề án

Tháng 6/2016

16

Page 17: Câu 4: Thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện …»¥c Chăn nuôi.doc · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC CHĂN NUÔI CỘNG HOÀ

PHỤ LỤC 3. DANH MỤC TCVN/QCVN THỰC HIỆN NĂM 2016

TT Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Số lượng Ghi chúVề TCVN: 07

1 Vịt giống (vịt Mốc, TsN-15, Biển-15, ST, Cổ Lũng - Yêu cầu kỹ thuật 01

2 Quy trình kiểm tra năng suất giống vật nuôi. Phần 1. Quy trình kiểm tra năng suất lợn giống hậu bị 01

3 Gà giống nội, Phần 1. Gà Mía - Yêu cầu kỹ thuật 014 Gà giống nội, Phần 2. Gà Hồ - Yêu cầu kỹ thuật 01

5 Gà giống nội, Phần 3. Gà Ri - Yêu cầu kỹ thuật (rà soát từ TCVN 9117:201 1) 01

6 Gà giống nội, Phần 4. Gà Đông Tảo- Yêu cầu kỹ thuật 01 2016-20177 Sữa nuôi ong chúa - Yêu cầu kỹ thuật 01

Về QCVN: 04

1 Tinh vật nuôi. Phần 1. Tinh bò sữa. Phần 2. Tinh bò thịt. Phần 3. Tinh bò sữa phân ly giới tính 01

2Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi cho ong mật - Điều kiện đảm bảo ATTP 01 Đã nghiệm thu

cấp Bộ

3Thức ăn chăn nuôi - Các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và mức giới hạn tối đa cho phép trong một số loại thức ăn bổ sung

01

4Tinh vật nuôi. Phần 4. Tinh lợn để thụ tinh nhân tao - yêu cầu kỹ thuật 01

17