cuỐi tuẦn -...

12
KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 - 27/7/2017) Du lịch thể thao mạo hiểm, từng bước đi vào chuyên nghiệp Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 348 - 4842 THỨ BẢY, NGÀY 29/7/2017 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Cán bộ tuyên giáo bám sát thực tiễn, gắn bó với nhân dân TRANG 8 1 TUẦN CON SỐ 136 xã, chiếm 92,5% tổng số xã của Lâm Đồng đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Nguồn: UBND tỉnh TRANG 6 XEM TIẾP TRANG 2 Trọn vẹn nghĩa tình 4 Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Lào phát triển toàn diện và hiệu quả 7 Cụm tượng đài Đồng Lộc. Ảnh: Nguyễn Ngọc Phú Cuộc đời sau một kịch bản phim 5 Truyện ngắn: VÕ ANH CƯƠNG L à một bộ phận quan trọng trong hoạt động của Đảng, Tuyên giáo là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nền tảng chính trị của chế độ; tuyên tryền, giáo dục, động viên và tổ chức nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Trải qua 87 năm được tôi luyện trong phong trào cách mạng, những người làm công tác Tuyên giáo của Đảng không ngừng trưởng thành. Được Đảng quan tâm đào tạo, giáo dục và rèn luyện, một trong những phẩm chất không thể thiếu của cán bộ Tuyên giáo là bám sát thực tiễn, gắn bó với nhân dân. Về sự gắn bó mật thiết với nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm nhân dân là nguồn gốc của mọi sức mạnh. Người viết: “... Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. “Cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người”. Trong 87 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác Tuyên giáo luôn xuất phát từ yêu cầu của đời sống, phục vụ nhiệm vụ chính trị, gắn liền với nhiệm vụ chính trị. Cán bộ Tuyên giáo phải đi sâu, đi sát thực tế để kịp thời giải đáp những vấn đề phát sinh, đặt ra trong thực tiễn. Không thể xa rời mà phải hòa đồng, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, người làm công tác Tuyên giáo mới nhanh nhạy phát hiện những điển hình, nhân tố và kinh nghiệm hay để tổng kết, nhân rộng, khắc phục những khuyết điểm, hạn chế; giải quyết kịp thời, có hiệu quả những nhiệm vụ chính trị cụ thể. “Mọi lý thuyết đều màu xám, chỉ cây đời là mãi mãi xanh tươi” (Goethe), gắn bó với thực tiễn, với nhân dân, công tác Tuyên giáo và người làm công tác Tuyên giáo mới khắc phục được bệnh chủ quan, duy ý chí. Để gắn bó với dân, giữ vững mối liên hệ giữa cán bộ, đảng viên và nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên, công chức nói chung cũng như người làm công tác Tuyên giáo nói riêng phải:... Tháp chuông Đồng Lộc: Tiếng vọng tâm linh…

Upload: others

Post on 19-Feb-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201707/24976_BLD_cuoi_tuan_ngay_29.7.2017.pdf · Cuộc đời sau một kịch . bản phim . 5. Truyện ngắn: VÕ ANH

KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 - 27/7/2017)

Du lịch thể thao mạo hiểm, từng bước đi vào chuyên nghiệp

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 348 - 4842THỨ BẢY, NGÀY 29/7/2017CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Cán bộ tuyên giáo bám sát thực tiễn, gắn bó với nhân dân

TRANG 8

1 TUẦN CON SỐ

136 xã, chiếm 92,5% tổng số xã của Lâm Đồng đạt tiêu chí quốc gia về y tế.

Nguồn: UBND tỉnh

TRANG 6

XEM TIẾP TRANG 2

Trọn vẹn nghĩa tình 4

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Lào phát triển toàn diện và hiệu quả

7

Cụm tượng đài Đồng Lộc. Ảnh: Nguyễn Ngọc Phú

Cuộc đời sau một kịch bản phim

5Truyện ngắn:

VÕ ANH CƯƠNG

Là một bộ phận quan trọng trong hoạt động của Đảng, Tuyên giáo là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nền tảng chính trị của

chế độ; tuyên tryền, giáo dục, động viên và tổ chức nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Trải qua 87 năm được tôi luyện trong phong trào cách mạng, những người làm công tác Tuyên giáo của Đảng không ngừng trưởng thành. Được Đảng quan tâm đào tạo, giáo dục và rèn luyện, một trong những phẩm chất không thể thiếu của cán bộ Tuyên giáo là bám sát thực tiễn, gắn bó với nhân dân.

Về sự gắn bó mật thiết với nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm nhân dân là nguồn gốc của mọi sức mạnh. Người viết: “... Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. “Cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người”.

Trong 87 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác Tuyên giáo luôn xuất phát từ yêu cầu của

đời sống, phục vụ nhiệm vụ chính trị, gắn liền với nhiệm vụ chính trị. Cán bộ Tuyên giáo phải đi sâu, đi sát thực tế để kịp thời giải đáp những vấn đề phát sinh, đặt ra trong thực tiễn. Không thể xa rời mà phải hòa đồng, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, người làm công tác Tuyên giáo mới nhanh nhạy phát hiện những điển hình, nhân tố và kinh nghiệm hay để tổng kết, nhân rộng, khắc phục những khuyết điểm, hạn chế; giải quyết kịp thời, có hiệu quả những nhiệm vụ chính trị cụ thể. “Mọi lý thuyết đều màu xám, chỉ cây đời là mãi mãi xanh tươi” (Goethe), gắn bó với thực tiễn, với nhân dân, công tác Tuyên giáo và người làm công tác Tuyên giáo mới khắc phục được bệnh chủ quan, duy ý chí.

Để gắn bó với dân, giữ vững mối liên hệ giữa cán bộ, đảng viên và nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên, công chức nói chung cũng như người làm công tác Tuyên giáo nói riêng phải:...

Tháp chuông Đồng Lộc: Tiếng vọng tâm linh…

Page 2: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201707/24976_BLD_cuoi_tuan_ngay_29.7.2017.pdf · Cuộc đời sau một kịch . bản phim . 5. Truyện ngắn: VÕ ANH

2 THỨ BẢY 29 - 7 - 2017 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

... “Nhận rõ phải, trái. Giữ gìn lập trường. Tận trung với nước. Tận hiếu với dân. Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng, hay là không”. Cán bộ của Đảng, Nhà nước “cần phải xung phong, gương mẫu trong sản xuất và công tác, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm chính”. Với mỗi đảng viên “bất kỳ khó khăn đến mức nào cũng kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng, làm gương mẫu cho quần chúng. Mọi đảng viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng; phải ngăn ngừa và kiên quyết chống lại chủ nghĩa cá nhân”. “…Vô luận trong hoàn cảnh nào, người đảng viên cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết. Nếu lợi ích của Đảng và lợi ích cá nhân mâu thuẫn với nhau, thì lợi ích cá nhân phải tuyệt đối phục tùng lợi ích Đảng”… Và đặc biệt Người căn dặn: “Cán bộ và đảng viên phải nâng cao tinh thần phụ trách trước Đảng và trước quần chúng, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Phải yêu kính nhân dân. Phải thật sự tôn

trọng quyền làm chủ của nhân dân. Tuyệt đối không được lên mặt “quan cách mạng” ra lệnh ra oai”…

Đánh giá thành quả to lớn của 30 năm đổi mới, Đại hội XII của Đảng thẳng thắn nhìn nhận: “Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận còn bất cập, chưa làm rõ được một số vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới để định hướng trong thực tiễn, cung cấp cơ sở khoa học cho hoạch định đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội còn một số vấn đề cần phải tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận để tiếp tục làm rõ”. Chính vì vậy, trong giai đoạn cách mạng hiện nay, vấn đề quan trọng nhất đặt ra đối với những người làm công tác Tuyên giáo là phải bám sát Cương lĩnh, Chiến lược, đường lối, quan điểm của Đảng để nghiên cứu, tuyên truyền, đưa chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống; bám sát thực tiễn cuộc sống để tổng kết lý luận, góp phần bổ sung, phát triển chủ trương, đường lối của Đảng. Là

“chiến sĩ” trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng, cán bộ Tuyên giáo tiên phong trong việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, bảo vệ công cuộc đổi mới và nền văn hóa dân tộc.

Xuất phát từ yêu cầu trên, công tác Tuyên giáo hiện nay cùng với việc đẩy mạnh “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cần đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên. Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Tăng cường đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; chủ động ngăn chặn, phản bác các thông tin, quan điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch. Do vậy, để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, cán bộ Tuyên giáo càng phải bám sát thực tiễn và gắn bó với nhân dân. LAN HỒ

Cán bộ tuyên giáo... TIẾP TRANG 1

Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, liệt sỹ 27/7

* Sáng 26/7, huyện Đạ Tẻh đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, liệt sỹ. Tham dự lễ kỷ niệm có các Mẹ Việt Nam anh hùng và đông đảo người có công với cách mạng.

Theo ông Nguyễn Mạnh Việt, Phó Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh, hiện nay, trên địa bàn huyện có gần 2.600 người có công với cách mạng; trong đó có 762 gia đình và thân nhân đang hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Trong 5 năm qua huyện đã thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng cho 7.000 lượt người với tổng kinh phí 78,4 tỷ đồng. Qua đó, huyện đã hỗ trợ xây mới và sửa chữa 90 căn Nhà tình nghĩa với tổng kinh phí gần 3,5 tỷ đồng. Ngoài ra, Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” các cấp đã hỗ trợ sản xuất cho 6 hộ gia đình với số tiền 58 triệu đồng, tặng quà tết nguyên đán cho gia đình người có công thuộc diện hộ nghèo với số tiền 15 triệu đồng và thực hiện việc tặng sổ tiết kiệm, thăm hỏi, tặng quà khi người có công gặp hoàn cảnh khó khăn. Những năm gần đây, phong trào “đền ơn đáp nghĩa” được phát huy và nhân rộng ở các xã, thị trấn; toàn huyện có 11/11 xã, thị trấn được công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ. 98% người có công đã có mức sống bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình của dân cư nơi cư trú đã góp phần củng cố lòng tin của nhân dân, của những người có công với cách mạng vào chế độ, đồng thời khơi dậy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” truyền thống của dân tộc.

Dịp này, UBND huyện Đạ Tẻh cũng đã

tặng giấy khen cho 5 tập thể và 20 cá nhân làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa.

* Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, liệt sỹ, ngày 26/7, UBND huyện Đức Trọng đã tổ chức 3 đoàn đi thăm và tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, các gia đình thương binh, liệt sỹ và các gia đình chính sách tiêu biểu; gia đình thương binh, liệt sỹ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tối cùng ngày, Huyện Đoàn Đức Trọng phối hợp với Hội Cựu chiến binh huyện tổ chức Lễ thắp nến tri ân và thành kính dâng hương tại đài tưởng niệm tri ân công ơn của các anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trong các cuộc chiến tranh thống nhất, bảo vệ Tổ quốc.

Trước đó, Hội LHPN huyện Đức Trọng cũng tổ chức gặp mặt, tặng quà cán bộ hội, hội viên là vợ, con các gia đình chính sách tiêu biểu trên địa bàn huyện.

bộ kinh phí tặng quà đều do các hội cơ sở trong khối đóng góp và từ nguồn tiết kiệm chi phí trong hoạt động của Hội CCB Khối Các cơ quan tỉnh.

Cùng với việc thăm, tặng quà các đối tượng chính sách, Hội CCB Khối Các cơ quan tỉnh đã tổ chức Lễ dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sỹ Đà Lạt, tọa đàm với chủ đề đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

* Gần 2,2 tỷ đồng đã được ngành chức năng huyện Đam Rông thực hiện chi trả trợ cấp cho 223 đối tượng chính sách, người có công trên địa bàn huyện trong năm 2017. Cùng với đó, huyện còn miễn giảm thuế đất cho 3 đối tượng người có công, hỗ trợ 2 căn nhà tình nghĩa trị giá 90 triệu đồng; tổ chức đưa 24 đối tượng người có công đi điều dưỡng tập trung.

* Kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, liệt sỹ 27/7, Hội CCB Khối Các cơ quan tỉnh đã đi thăm, tặng quà cho 26 đối tượng chính sách trên địa bàn TP Đà Lạt. Tổng trị giá các quà tặng gần 9 triệu đồng. Toàn

* Ngày 25/7, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh, CLB thơ Lâm Đồng đã tổ chức giao lưu thơ nhạc kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, liệt sỹ với chủ đề “Uống nước nhớ nguồn” với sự tham dự của các thành viên trong CLB và công chúng yêu thơ.

Theo đó, 22 bài thơ mới sáng tác về người lính, về chiến tranh cách mạng, về những thương binh, liệt sỹ được ngâm đọc đã gửi gắm lòng biết ơn, niềm tự hào về những người con ưu tú đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đó là những vần thơ tràn đầy cảm xúc về nỗi nhớ đồng đội, là niềm tự hào về tuổi trẻ của mình đã dâng trọn tuổi thanh xuân cho Tổ quốc; sự tri ân sâu sắc những Mẹ Việt Nam anh hùng, như một nén nhang tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ đã không tiếc máu xương vì quê hương đất nước. Đa số các thành viên của CLB thơ đều là những người trong cuộc, trở về từ chiến tranh đã viết nên những vần thơ từ tâm tưởng, đọc lên bằng xúc cảm chân thật của những nhân chứng sống, gây xúc động người nghe. Nhân dịp này, CLB thơ Lâm Đồng đã tặng quà tri ân các thành viên là thương bệnh binh, thân nhân các gia đình liệt sĩ trong CLB. Đ.ANH - T.VŨ -

Đ.TRỌNG - H.Đ.HUYNH - Q.UYỂN

Lãnh đạo huyện Đạ Tẻh thăm hỏi, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng Phan Thị Tự. Ảnh: Đ.Anh

Chủ tịch Hội CCB khối tặng quà Mẹ VNAH Nguyễn Thị Tất. Ảnh: H.Đ.Huynh

Hội LHPN Đức Trọng trao quà cho các chị em. Ảnh: T.Vũ

Hơn 7,2 tỷ đồng nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi

Từ nay đến cuối năm 2017, tỉnh Lâm Đồng quyết định phân bổ hơn 7,2 tỷ đồng kinh phí nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm soát chất lượng giống cây trồng, vật nuôi

một cách đồng bộ, chặt chẽ. Trong đó ngân sách nhà nước hơn 3,9 tỷ đồng, vốn đối ứng

của tổ chức, cá nhân hơn 3,3 tỷ đồng. Định mức hỗ trợ 50% chi phí các hạng

mục chuyển đổi cây trồng đất lúa một vụ; nhập nội, lai tạo, khảo nghiệm giống rau,

hoa, trứng giống tằm chất lượng cao; mua bản quyền giống rau, hoa đạt chất lượng

xuất khẩu. Và hỗ trợ 60% - 100% chi phí chuyển đổi

giống cây ăn quả; hoàn thiện các quy trình, cơ chế chính sách tập huấn, quản lý.

Mục tiêu cụ thể chuyển đổi 436 ha giống cây trồng mới (bơ, hồng vuông, sầu riêng,

dưa hấu, khoai môn, rau, hoa) đạt năng suất và giá trị kinh tế cao, đồng thời phát triển

hơn 34 ha đồng cỏ chăn nuôi.VĂN VIỆT

CÁT TIÊN: 2 công trình trọng điểm được xây dựng

UBND huyện Cát Tiên cho biết, 2 trong 6 công trình trọng điểm trên địa bàn của

huyện giai đoạn 2016 - 2020 đến nay đang được thi công.

Trong thời gian qua, Cát Tiên đã tranh thủ nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và

kêu gọi vốn đầu tư từ xã hội cho các công trình trọng điểm này.

Đến nay, công trình Nhà máy cung cấp nước sạch đô thị Phước Cát đã được Công

ty Cổ phần Lộc Phát - TP Hồ Chí Minh đầu tư khoảng 36 tỷ đồng xây dựng nhà

máy nước sạch Ghềnh Đá tại xã Đức Phổ với công suất thiết kế ban đầu 2.000 m3/

ngày nhằm cung cấp nước sạch cho người dân tại xã Phước Cát 1, xã Đức Phổ, xã Gia Viễn và một phần thị trấn Cát Tiên. Đến nay nhà máy nước sạch này đã thi

công trên 50%, dự kiến hoàn tất đưa vào sử dụng trong cuối năm nay.

Trước đó công trình Trung tâm Văn hóa Thể thao huyện đã được tỉnh bố trí vốn đầu

tư xây dựng từ đầu năm 2017.VIẾT TRỌNG

Đa dạng hóa các hình thức phổ biến pháp luật

Lâm Đồng vừa thông qua kế hoạch đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật từ nay đến năm 2021, nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật trong

cộng đồng. Theo đó, Lâm Đồng tập trung phổ biến,

giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng lưới thông tin cơ sở, trang thông tin điện tử, cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tư vấn pháp luật trên

điện thoại, họp báo, thông cáo báo chí, đối thoại chính sách pháp luật gắn với hoạt động

chuyên môn của cơ quan, đơn vị, tổ chức. Đồng thời hướng hoạt động tuyên truyền pháp luật về cơ sở với đa dạng hình thức

lồng ghép sinh hoạt văn hóa văn nghệ, học tập tại cộng đồng, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh hiện đại, hòa giải cơ sở, tư

vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý… Phấn đấu đến năm 2021 đạt đến 90% đối

tượng đặc thù trên địa bàn Lâm Đồng được phổ biến pháp luật chuyên biệt; 100% nhà

trường có giáo viên dạy môn giáo dục công dân, môn pháp luật theo quy định.

MẠC KHẢI

Page 3: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201707/24976_BLD_cuoi_tuan_ngay_29.7.2017.pdf · Cuộc đời sau một kịch . bản phim . 5. Truyện ngắn: VÕ ANH

3 THỨ BẢY 29 - 7 - 2017CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

XEM TIẾP TRANG 11

NGỌC NGÀ

Khó khăn tái cơ cấuÔng Nguyễn Văn Chính - Trưởng

phòng Nông nghiệp huyện Đam Rông cho biết: “Các địa phương khác trong tỉnh có nhiều thuận lợi hơn Đam Rông, họ chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Điều kiện địa hình, khí hậu thổ nhưỡng, cũng như xuất phát điểm kinh tế - xã hội ở Đam Rông không cho phép huyện thực hiện tái cơ cấu theo cách đó. Mặt khác, Đam Rông còn vướng mắc ở ba vấn đề chính gồm: Vốn, kết cấu hạ tầng và quan trọng nhất là trình độ dân trí, tiềm lực, nhận thức của chính người dân nên gặp nhiều khó khăn trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp”.

Đam Rông là địa bàn có trên 74% dân cư là người dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí hạn chế. Ghi nhận thực tế tại một số xã trên địa bàn huyện, bà con vẫn còn giữ quan niệm chú trọng vào việc tăng diện tích sản xuất nên vẫn còn tình trạng phá rừng làm rẫy mà ít chú trọng vào việc nâng cao năng suất cây trồng. “Tiềm lực kinh tế của người dân tại đây, nhất là bà con vùng dân tộc thiểu số còn thấp, không đủ điều kiện để sắm máy móc cơ giới, giống, bón phân kịp thời và nhận thức chưa đầy đủ về khoa học kỹ thuật… nên chưa thực sự sẵn sàng cho việc chuyển đổi mạnh trong sản xuất nông nghiệp. Điều đó đòi hỏi cơ quan chức năng phải đồng hành với bà con để tạo chuyển biến dần từng bước” - Trưởng phòng Nguyễn Văn Chính khẳng định.

ĐAM RÔNG:

Tái cơ cấu nông nghiệp theo chiều sâuCuối năm 2015 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn đến năm 2020. Trong số 12 huyện, thành trên địa bàn tỉnh, Đam Rông là địa phương gặp nhiều khó khăn nhất trong quá trình thực hiện đề án.

Theo đó, các đơn vị liên quan đã thực hiện tổng hợp nhiều biện pháp như xây dựng những mô hình trình diễn, tăng cường tổ chức các hội thảo đầu bờ, cán bộ thường xuyên xuống “cầm tay chỉ việc” cho bà con… để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng và thu nhập từ cây trồng trên một đơn vị diện tích với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đạt giá trị sản xuất bình quân hơn 100 triệu đồng/ha.

Tập trung vào hiệu quả kinh tế Xác định sản xuất nông nghiệp là mũi

nhọn, Đam Rông đã tập trung chủ yếu vào lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Cụ thể,

trong trồng trọt tập trung vào phát triển chiều sâu theo phương châm giữ vững cây trồng chủ lực gắn với từng bước đầu tư hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất để góp phần đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và thu nhập. Theo đó, đối với cây lúa, hướng dẫn vận động nông hộ, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tích cực, tự giác canh tác lúa đồng trà, đồng vụ và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi 120 ha diện tích lúa 1 vụ, diện tích có chân ruộng cao, sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như: rau, đậu các loại... Khoảng 500 ha diện

tích đất chuyên canh trồng lúa sản xuất từ 2 vụ lúa tăng lên 3 vụ hoặc sản xuất 2 vụ lúa và 1 vụ màu. Mục tiêu đến năm 2020, năng suất lúa trung bình ở địa phương đạt trên 50 tạ/ha.

Với cây cà phê - cây trồng chủ lực của huyện - tiếp tục được ghép cải tạo diện tích già cỗi, lồng ghép các nguồn vốn đẩy mạnh đầu tư thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chú trọng công tác bảo quản và chế biến sau thu hoạch. Mục tiêu đến năm 2020, ổn định diện tích cà phê ở mức 8.300 ha, năng suất đạt 29 tạ/ha, trong đó cơ cấu giống cao sản chiếm 75% tổng diện tích trồng cà phê.

Bên cạnh đó, Đam Rông còn đầu tư phát triển các loại cây mới như cây dâu tằm, cây ăn quả trồng xen cà phê để nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích. Đến nay, tổng diện tích cây ăn quả toàn huyện đạt 545 ha, tăng trung bình 62 ha/năm. Ông Nguyễn Nghĩa Dũng - một trong những hộ trồng cây ăn trái thành công ở Đạ Rsal cho biết, một sào cam cho thu gần 300 triệu/năm”.

Bên cạnh đó, diện tích trồng dâu nuôi tằm, chủ yếu trồng ven trên diện tích vườn rẫy, bãi bồi, sông suối cũng được phát triển từng bước tạo ngành nghề mới cho bà con dân tộc thiểu số với 185 ha, tăng 4,78%/năm. Ông Đa Cát KRêm - Phó Chủ tịch xã Đạ M’Rông cho biết: “Hiện năng suất dâu tằm trên địa bàn xã đạt 150 tạ/ha, tăng 2,22%/năm, sản lượng kén tằm đạt 210 tấn, tăng 16,65%/năm”.

Vấn đề tái cơ cấu nông nghiệp ở Đam Rông bước đầu đã có kết quả, song vẫn còn nhiều “nút thắt” cần tiếp tục tháo gỡ để phát triển hơn mang lại hiệu quả từ nông nghiệp. Để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành công, quan trọng nhất vẫn là nâng cao tính chủ động, cũng như nội lực của người dân - người trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Sản xuất cây ăn quả, một trong những tín hiệu vui từ tái cơ cấu nông nghiệp ở Đam Rông. (Trong ảnh: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Đức Quận (bên phải) thăm mô hình cây ăn trái

ở xã Đạ Rsal). Ảnh: Ngọc Ngà

AN NHIÊN

Chị Dương Thị Ánh Nguyệt - Phó Chủ tịch Hội LHPN Bảo Lộc cho biết: Hội LHPN Bảo Lộc có 166 chi hội,

675 tổ hội với tổng số 21.576 hội viên. Để phát huy vai trò của phụ nữ trong đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, trong 5 năm qua, Hội LHPN TP Bảo Lộc đã quan tâm chú trọng vận động thành lập tổ hợp tác, HTX nhằm thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, tạo mối liên kết hợp tác giữa các hộ xã viên trong HTX góp phần tăng trưởng hoạt động sản xuất, chăn nuôi, dịch vụ, nâng cao trình độ sản xuất cho xã viên, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho các gia đình hội viên. Đến nay, trên địa bàn Bảo Lộc đã có 3 HTX và 2 tổ hợp tác do Hội LHPN Bảo Lộc vận động thành lập đã tạo việc làm cho nhiều chị em, góp phần cho công tác giảm nghèo tại địa phương.

Trên cơ sở khảo sát nhu cầu của hội viên và tình hình thực tế của địa phương, Hội LHPN Bảo Lộc đã lên kế hoạch triển khai xây dựng các mô hình tập hợp phụ nữ theo nhu cầu, sở thích, ngành nghề để thu hút tập hợp hội viên vào Hội. Qua đó, khơi dậy và phát huy tiềm năng, thế mạnh của phụ nữ trên các lĩnh vực.

Điểm sáng trong hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hợp tácHội LHPN Bảo Lộc là đơn vị duy nhất trong tỉnh vừa được UBND tỉnh tặng Bằng khen về thành tích phát huy vai trò của phụ nữ trong đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể giai đoạn 2011 - 2016 trong thực hiện chương trình phối hợp giữa Hội LHPN tỉnh và Liên minh HTX Lâm Đồng.

Nhận thấy nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của chị em với nghề dệt len rất phù hợp với lao động nữ và tận dụng được thời gian nông nhàn, Hội LHPN Bảo Lộc đã gặp gỡ các cán bộ chi hội là chủ mô hình dệt len,

thành lập HTX dệt len Quý Anh tại Phường II do chị Trần Thị Diện làm Chủ nhiệm, có 30 xã viên. Với mô hình này hàng năm đã mang lại lợi nhuận cho HTX bình quân trên 500 triệu đồng, giải quyết việc làm cho trên 80 lao động, với mức thu nhập 4 - 8 triệu đồng/người/tháng. Trong năm 2016, HTX đã đóng góp vào ngân sách nhà nước hơn 500 triệu đồng.

Hiện nay, đối với 3 HTX do Hội LHPN Bảo Lộc vận động thành lập trên địa bàn đã tạo việc làm ổn định cho hơn 130 lao động và 100 lao động có việc làm thời vụ với thu nhập ổn định, tham gia đào tạo nghề cho hơn 150 chị em trên địa bàn và các vùng lân cận. Hàng năm, các HTX này đều tài trợ học bổng, tặng quà cho trẻ em nghèo hiếu học, giúp đỡ phụ nữ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Để đáp ứng sự đa dạng ngành nghề, phù hợp với chị em tại địa phương, năm 2016, Hội LHPN Bảo Lộc đã tiến hành khảo sát và thành lập Tổ hợp tác trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP tại Chi hội Phụ nữ Tổ 1A, phường Lộc Tiến, với 17 hộ gia đình tham gia. Các hộ trồng rau được Trung tâm Nông nghiệp TP Bảo Lộc tập huấn, hướng dẫn khoa học kỹ thuật, phân tích đất, nguồn nước theo quy trình và được cấp Giấy chứng nhận trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP.

Đầu năm 2017, Hội LHPN Bảo Lộc tiến hành khảo sát và thành lập Tổ hợp tác nuôi cá tại Thôn 6, xã ĐamBri có 20 hộ tham gia...

mời các chị tham gia tập huấn các kỹ năng vận động, thành lập, quản lý, điều hành, mục đích, ý nghĩa thành lập các tổ hợp tác, HTX. Năm 2013, Hội LHPN Bảo Lộc đã vận động thành lập HTX Tiểu thủ công nghiệp An Lộc, tại phường Lộc Tiến, do chị Vũ Thị Minh Nhung làm Chủ nhiệm, có 10 xã viên với ngành nghề dệt len. Với mô hình này, hàng năm đã mang về cho HTX lợi nhuận hàng trăm triệu đồng, giải quyết cho hơn 100 lao động có việc làm ổn định và việc làm theo thời vụ, với thu nhập bình quân từ 3 - 4 triệu đồng/người/tháng; hàng năm HTX đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng trăm triệu đồng.

Từ kinh nghiệm thành công của mô hình HTX dệt len, năm 2014, Hội LHPN Bảo Lộc tiếp tục vận động thành lập HTX sản xuất đồ mỹ nghệ Vĩnh Nguyên tại xã Lộc Châu, do chị Đặng Thị Bảo Trang làm Chủ nhiệm, có 18 xã viên làm đồ mỹ nghệ. Với mô hình này hàng năm đã mang về lợi nhuận trên 400 triệu đồng, nâng cao thu nhập cho xã viên, giải quyết việc làm ổn định và việc làm thời vụ cho gần 70 lao động, trong đó lao động nữ chiếm 2/3, với thu nhập bình quân 4 -5 triệu đồng/người /tháng.

Năm 2015, Hội LHPN Bảo Lộc vận động

Ông Phạm Văn Tường - Chủ tịch Liên minh HTX Lâm Đồng trao Bằng khen của UBND tỉnh cho tập thể Hội LHPN Bảo Lộc có thành tích phát huy vai trò phụ nữ trong đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả kinh

tế tập thể giai đoạn 2011 - 2016. Ảnh: An Nhiên

Page 4: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201707/24976_BLD_cuoi_tuan_ngay_29.7.2017.pdf · Cuộc đời sau một kịch . bản phim . 5. Truyện ngắn: VÕ ANH

4 THỨ BẢY 29 - 7 - 2017 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘITruyện ngắn: VÕ ANH CƯƠNG

Quán cà phê Đô Mi Nô nằm trên một sườn đồi nhìn xuống thung lũng chợ mới.

Thật ra chỉ đứng ở bếp mới có thể nhìn thấy bậc tam cấp hình chữ Y có một nhánh từ chợ dẫn lên đường Phan Bội Châu đi ngang qua một bên hông quán. Hàng ngày, Vân thường nhìn xuống chợ mỗi khi đứng rửa ly, bên trên chậu rửa là một khuôn cửa sổ để lấy ánh sáng và đón những trận gió lạc loài. Bên dưới chợ người mua kẻ bán rộn ràng, tiếng ồn ào vọng lên tới quán với đủ thứ âm thanh chợ búa. Buổi sáng mùng hai Tết Mậu Thân, như thường lệ, Vân dậy sớm chuẩn bị cho việc mở hàng đầu năm. Tiếng súng rộ lên từ nhiều phía chỉ khiến Vân có chút ngạc nhiên, thời buổi chiến tranh chuyện bom đạn là chuyện thường nhưng hôm nay trong lòng Vân chợt dâng lên một nỗi bất an khó tả. Quán mở cửa nhưng không có một người khách, ngoài đường cũng vắng bóng người. Mới đầu Vân không cho là lạ nhưng càng lúc Vân càng thấy sợ, một nỗi sợ hãi mơ hồ. Bên dưới chợ vắng tanh vắng ngắt, chắc người ta chưa mở hàng đầu năm, Vân tự trấn an mình như vậy. Một tràng súng giòn giã khiến Vân giật thót người, cô nhoài người qua khung cửa để xem việc gì đã xảy ra? Bóng lính địa phương quân với quần áo kaki màu cứt ngựa khiến cô thực sự lo lắng, họ vừa chạy vào chợ vừa bắn loạn xạ, Vân hoảng hốt rụt cổ vào, chui vội xuống gầm giường cá nhân nơi cô ngủ hàng đêm, tim đập thình thịch.

“Mở cửa!”.Một giọng Bắc ra lệnh, Vân

nằm im thin thít. Một lúc sau tiếng nạy cửa vang lên, cánh cửa gỗ bật ra rồi tiếng bước chân vào

THEO DÒNG SỰ KIỆN

THANH DƯƠNG HỒNG

Đoạn cuối cuộc điện thoại đứt quãng, yếu dần… Dường như người ở đầu dây bên

kia… Khóc! Anh lại khóc. Chao ôi, tiếng khóc của một người đàn ông với mái tóc hoa râm, gương mặt sạm nắng, hốc hác trong một buổi chiều tháng Bảy ở Nghĩa trang Liệt sĩ Đà Lạt cứ khắc khoải hoài trong ký ức tôi…

Chiều ấy, tôi vừa đến cơ quan thì được thủ trưởng gọi lên giao nhiệm vụ: liên lạc, đón, phối hợp với Nhà khách Tỉnh ủy để bố trí nơi nghỉ và giúp đỡ anh Sơn (công tác ở Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa) đang trên đường vào Đà Lạt để bốc mộ người thân là liệt sĩ. Trao đổi thêm một số việc liên quan, thủ trưởng đọc cho tôi ghi số điện thoại cầm tay của người đàn ông ấy trước khi bước ra xe đi công tác. Tôi hiểu đây là nhiệm vụ, một công việc nghĩa tình và rất thiêng liêng nên suốt buổi chiều cứ vào ra chờ đợi.…

Dù đi đường xa còn mệt, nhưng vừa bước xuống xe, bắt tay làm quen, anh Sơn trao đổi nhanh với tôi kế hoạch, dự định công việc và nhờ tôi đưa anh đi làm việc với những cơ quan liên quan, anh nói cho kịp thời gian… Nhờ tôi đã trao đổi trước công việc với các anh, chị ở Sở Lao động TB-XH Lâm Đồng lúc đầu giờ chiều nên khi đưa anh Sơn đến chưa đầy mươi phút làm việc, các thủ tục, giấy tờ, chế độ… liên quan về việc di dời hài cốt liệt sĩ theo quy định đã được lãnh đạo Sở Lao động TB-XH hướng dẫn, hỗ trợ tiến hành chu đáo nhanh lẹ. Tôi vội nổ máy xe Honda đưa anh Sơn chạy lên Nghĩa trang Liệt sĩ Đà Lạt khi những tia nắng cuối ngày vàng vọt treo trên ngọn thông già.

Biết trước có khách đến liên lạc giải quyết công việc, anh Phan Xuân Báu (lúc đó là Trưởng ban quản lý Nghĩa trang Liệt sĩ Đà Lạt) đã đứng chờ sẵn ở cửa ngôi nhà làm việc trong khu nghĩa trang. Sau vài phút chào hỏi, giới thiệu, anh Báu lục một hồi trong cuốn sổ dày cộp ghi danh tánh gần 2.000 liệt sĩ của nghĩa trang; đôi mắt người quản trang chợt sáng lên… Đây rồi, Lê Quốc Thái: sinh năm 1950 tại Thanh Hóa; hy sinh tháng 10/1972; cấp bậc Binh sĩ, chức vụ: Trung đội trưởng Đặc công Tiểu đoàn 810… Dù vội, nhưng anh Sơn vẫn nán lại đốt mấy cây nhang cắm lên lư hương ở trên bàn thờ trong ngôi nhà khu nghĩa trang và đứng lầm thầm khấn vái trước một bàn thờ lớn giữa ngôi nhà. Nén nhang trong tay anh cứ run run, đôi mắt anh chớp chớp liền hồi…

Tôi và anh lần lượt leo lên từng bậc tam cấp dài dẫn lên nghĩa trang khi hoàng hôn Đà Lạt đã phủ

Trọn vẹn nghĩa tình

mờ trên dãy núi xa xa và trời bắt đầu se lạnh. Hai anh em, người che gió, người bật lửa đốt một bó nhang to để anh thắp lên chiếc lư hương lớn trước Đài tưởng niệm Liệt sĩ. Trong lúc tôi đang cắm từng cây nhang lên các ngôi mộ hai bên tượng đài, anh Sơn bước vội về hướng phải của tượng đài trông dáng dấp vội vàng, khấp khởi. Đưa mắt lướt tìm trên các hàng mộ thẳng tắp, bất chợt anh ngồi sụp xuống, giang hai tay ôm choàng một ngôi mộ, giọng anh khản đặc. Anh ơi!

Tôi cầm bó nhang đến đứng bên cạnh anh như trời trồng. Dường như không để ý sự có mặt của tôi, anh Sơn khóc nức nở. Tiếng khóc đùng đục của người đàn ông 60 tuổi tóc đã hoa râm vỡ ra, hòa vào tiếng gió rì rào của rừng thông trong chiều nghĩa trang vắng lặng tạo ra một thứ âm thanh nghe rất lạ và thật nao lòng! “Đã 40 năm rồi anh nằm đây, cha mẹ vẫn chờ anh; các anh, chị em luôn chờ anh. Em sẽ đưa anh về quê mình, với gia đình mình anh nhé!...”.

Sau khi bàn bạc và nhờ Ban quản lý Nghĩa trang giúp một số công việc chuẩn bị việc cúng kiến, làm lễ, bốc mộ… tôi đưa anh về nhà khách. Đêm Đà Lạt đã xuống tự khi nào. Ngồi sau xe máy, người đàn ông chợt rùng mình nép sát vào lưng tôi. Chết thật, giờ tôi mới nhớ ra lúc chiều vội quá quên không mang cho anh cái áo lạnh. Toàn thân anh run lập cập sau làn vải mỏng trong chiếc áo sơ mi ngắn tay… Đêm đó, tôi

ở lại phòng anh nghỉ chơi đến tận khuya. Rót mời tôi ly đế ngâm với mấy củ sâm (anh mang từ Thanh Hóa vào), người đàn ông kể tôi nghe câu chuyện về gia đình, về người anh trai hơn 40 năm nằm lại nơi đây và những năm tháng gia đình anh tìm kiếm, đợi chờ…

“Anh Thái thoát ly gia đình tham gia kháng chiến từ năm 1968 khi đó anh vừa tròn 18 tuổi, anh đi B (lần thứ nhất) ở chiến trường Quảng Trị - Khe Sanh; tháng 3/1970, anh đi B vào Nam (lần thứ hai) giữ chức vụ Trung đội trưởng Đặc công Tiểu đoàn 810 chiến đấu ở chiến trường Tuyên Đức (Lâm Đồng cũ); đến tháng 10/1972 anh hy sinh trong một lần đi công tác…”. Đó là những thông tin về người anh trai liệt sĩ mà mãi đến năm 1976 gia đình mới nhận giấy báo tử ghi lại. Gần chục năm sau ngày đất nước thống nhất, lần theo địa chỉ (ghi trong giấy báo tử), gia đình mấy lần đi tìm nhưng không tìm được mộ anh (do trước đó, anh Thái hy sinh và chôn ở khu vực suối Cam Ly, sau này mới được đưa về Nghĩa trang Liệt sĩ Đà Lạt). Nhưng gia đình vẫn tin anh Thái nằm lại đâu đó ở Lâm Đồng và một ngày sẽ tìm được hài cốt anh… Tình cờ, Huỳnh Văn Nhị - sinh viên Khoa Văn Trường Đại học Đà Lạt (học trò cũ của anh Sơn) trong một lần cùng sinh viên tham gia “công trình thanh niên” chăm sóc Nghĩa trang Liệt sĩ Đà Lạt đã phát hiện trên một ngôi mộ trong nghĩa trang có tên: Lê Quốc Thái, quê ở Thanh Hóa… mà có

“A lô. Chú em hả? Anh gọi điện thoại báo em mừng là việc an táng cho anh trai của anh vừa xong sáng nay, ấm cúng, cảm động lắm em ạ! Anh cảm ơn em đã giúp anh. Và… và… các anh chị trong đó thật tốt… đã giúp đỡ hết sức chu đáo, để anh thực hiện được một việc lớn…”.

Nghĩa trang Liệt sĩ Đà Lạt. Ảnh: Hà Hữu Nết

lần nghe thầy Sơn kể chuyện. Chàng sinh viên này đã điện thoại báo cho thầy cũ. Anh Sơn liền có mặt tại Đà Lạt và vỡ òa niềm vui khôn xiết khi nhận ra đúng là mộ của anh ruột mình!

Anh Sơn tâm sự, gia đình anh có tất cả 8 anh em; trong đó 5 người đi bộ đội; duy chỉ có anh Thái “mãi mãi không trở về”! Nhiều năm qua khi tìm được nơi anh yên nghỉ, anh Sơn đã mấy lần lên thăm mộ anh trai và có nguyện vọng muốn đưa anh về an táng tại nghĩa trang quê nhà. Lần này, áp dụng Thông tư Liên tịch 01/TTLT-BLĐTB&XH-BTC ngày 29/1/2008 của Bộ Lao động TB-XH và Bộ Tài chính “về hướng dẫn thủ tục và mức hỗ trợ thân nhân liệt sĩ đi thăm viếng mộ và di dời hài cốt liệt sĩ”, anh đã làm đầy đủ các thủ tục xin di dời hài cốt anh trai về an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Hàm Rồng - quê hương anh…

Nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ chí tình, chu đáo của Sở Lao động TB-XH Lâm Đồng, Ban quản lý Nghĩa trang Đà Lạt, các cơ quan liên quan và anh em đồng nghiệp… việc bốc mộ, làm lễ truy điệu cho liệt sĩ Lê Quốc Thái được tổ chức trang nghiêm tại Nghĩa trang Liệt sĩ Đà Lạt; tạo những điều kiện hết sức thuận lợi để gia đình đưa hài cốt liệt sĩ Lê Quốc Thái về an táng ở Nghĩa trang liệt sĩ quê hương ông trọn vẹn nghĩa tình!...

Dù chỉ mấy ngày ngắn ngủi để giúp anh những công việc liên quan, nhưng dường như giữa anh và tôi có sự đồng cảm sâu sắc; đặc biệt khi biết tôi vừa là con liệt sĩ vừa là con thương binh, anh Sơn rất quý tôi. Anh gọi tôi là “chú em”, hay “em trai” rất thân mật.

TS Lê Bá Khánh Trình - huyền thoại của Toán học Việt Nam cho biết, học sinh tham dự đội tuyển Olympic năm nay vừa biết học, vừa biết giải trí, không nản lòng trước khó khăn.

Sáng 25/7, đoàn Việt Nam dự Olympic Toán quốc tế (IMO) đã về đến Sân

bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội. Năm nay, cả 6 chàng trai đều đoạt giải, trong đó có 4 huy chương vàng.

Chia sẻ với Zing.vn sau khi đặt chân xuống Sân bay Nội Bài, TS Lê Bá Khánh Trình - Phó trưởng đoàn Olympic Toán Việt Nam kể Hoàng Hữu Quốc Huy (THPT chuyên Lê Quý Đôn, Bà Rịa - Vũng Tàu), nam sinh đạt 35 điểm - đứng đầu trong số 600 thí sinh tham gia khi ôn thi vẫn vô tư chơi game. Theo thầy Trình, Quốc Huy là người biết hài hòa giữa làm việc, học tập và giải trí.

Huy cũng là chàng trai khiến thầy Lê Bá Khánh Trình ấn tượng trong số các bạn vào đội tuyển.

Theo thầy phó trưởng đoàn, trong đội tuyển, hai em Hoàng Hữu Quốc Huy và Lê Quang Dũng (Thanh Hóa) thường có lời giải hay nhất. Vị tiến sĩ nói ông sẽ ghi lại cách dạy lần này để truyền đạt cho những thế hệ sau.

PGS.TS Lê Anh Vinh - Trưởng đoàn nhận xét, điều đặc biệt nhất của đội tuyển Toán Olympic quốc tế năm nay là các em có tinh thần học tập tốt.

Nhận định về học trò trong đội tuyển thi Olympic quốc tế, thầy Vinh không khỏi tự hào: “Đề thi năm nay không thuộc sở trường của đội tuyển, nhưng các em đã rất xuất sắc. Cụ thể, sở trường của các em là hình học và đại số, nhưng phần này chỉ có 2 bài. 4 bài khác trong đề thi thuộc về số học”.

Hai bài khó nhất của kỳ thi là bài số 3 và số 6 mang hướng hiện đại của toán cao cấp. Chính vì vậy, ngưỡng điểm chuẩn của các huy chương của năm nay đều thấp hơn so với các năm trước nhiều.

Từ những điều đó cho thấy đội tuyển Toán Việt Nam đạt thành

TS LÊ BÁ KHÁNH TRÌNH: Thí sinh thi Olympic Toán biết học và chơi

Page 5: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201707/24976_BLD_cuoi_tuan_ngay_29.7.2017.pdf · Cuộc đời sau một kịch . bản phim . 5. Truyện ngắn: VÕ ANH

5 THỨ BẢY 29 - 7 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Cuộc đời sau một kịch bản phim

hỗn độn trong đầu. Vân nói “bộ con quên điều bí mật này con hứa với mẹ không được hỏi rồi sao?”. Thằng Tiến xịu mặt, phụng phịu “con chỉ hỏi mẹ thôi chứ có nói với ai đâu, sao bố con chưa về?”. Vân không biết trả lời con thế nào cho phải, thằng Tiến còn nhỏ quá nó chưa hiểu hết lẽ đời. Khác với suy nghĩ của Vân, thằng Tiến lại trưởng thành hơn những gì cô tưởng “hôm qua con đi sinh hoạt đội nhi đồng, chị phụ trách nói hết chiến tranh rồi, ai có bố đi bộ đội được về nhà mà sao bố con chưa về hả mẹ?”. Vân im lặng quay đi, chùi vội những giọt nước mắt rơi lã chã…

Năm 1998, Tiến là một thanh niên cao to đẹp trai, không hiểu từ lúc nào anh nói giọng lai tiếng Bắc từ ngày đi học ở Trường Văn hóa quần chúng về. Bộ râu

Chị kể với tôi như vậy khi anh đã trở về với gia đình đông đúc của anh ở buôn Kon Ó. Buôn Kon Ó ngày xưa là một chiến khu còn bây giờ là một thị trấn trẻ trung và hoang dã. Chị càng làm cho tôi ngạc nhiên, trẻ trung thì rõ rồi nhưng sao là hoang dã? Chị cười nói “đây là ý nghĩ của chị thôi, chị thích cái hoang dã của rừng núi nơi đó khi vợ anh bây giờ mà trước kia là một cô sơn nữ phát hiện ra anh nằm sốt li bì bên bờ suối, cô ấy đưa anh về nhà, chăm sóc anh và bắt anh làm chồng”. Mối tình của cô ấy với anh mới nguyên sơ làm sao, chị tiếp. Tôi thắc mắc “còn anh thì sao?”. “Anh quên hết không nhớ nổi mình là ai sau đận sốt ác tính đó… Phải bốn chục năm sau trí nhớ mới phục hồi. Và anh tìm ra chị cũng ở chính cái quán cà phê Đô Mi Nô này cậu ạ!”. Chị không nói nhưng tôi chắc ở ngoài quê anh, người ta đã rút lại cái bằng liệt sĩ, liệt sĩ trở về sau bốn mươi năm, âm vang của chiến tranh tới giờ vẫn còn đồng vọng?

Và tiếng đồng vọng trong lòng thằng Tiến có lẽ là còn vang lên lâu lắm nhưng nó giấu cảm xúc trong lòng, tôi biết vậy khi một lần tình cờ gặp nó. Tiến vào quán cà phê tôi đang ngồi với gương mặt hình như lo nghĩ. Tôi nghĩ quái thằng này đang lo chuyện gì mà trông nó đăm chiêu thế? Chưa kịp đoán ra nguyên nhân, Tiến đã thấy tôi và nở nụ cười mừng rỡ:

“Trời, chú… lâu quá cháu mới gặp chú, chú khỏe không?”.

Chú cháu lâu không gặp nhau nhiều chuyện để kể. Nhưng tôi thì đau đáu chuyện người bố nó. Dường như biết tôi sẽ nói chuyện này, Tiến chủ động nói trước. “Cháu đã ra ngoài làm, cháu đang chuẩn bị làm một phim truyền hình”. Nói xong Tiến đưa tay chỉ lên bàn “đây là kịch bản phân cảnh chú ạ”. Một tập giấy có cái bìa màu xanh nãy giờ tôi không để ý, trên đó đề dòng chữ “Gió lộng ven sông. Phim truyền hình 30 tập, biên kịch và đạo diễn Hoàng Mạnh Tiến”. Tôi chưa kịp có ý kiến gì thì Tiến nói tiếp:

“Chú đã biết chuyện nhà con, con về thăm quê nội với bố, quay vào con viết ngay kịch bản phim này. Hôm nay ra đây định chỉnh lại vài chỗ trong kịch bản phân cảnh thì gặp chú, may quá…”.

“May quá” của Tiến là nhờ tôi đọc giúp rồi góp ý cho nó để kịch bản hoàn chỉnh, hãng phim đã thống nhất ký hợp đồng với tác giả sau khi đọc xong kịch bản văn học. Đọc thì tôi sẽ đọc thôi nhưng thầm nhủ lòng không thể góp ý gì vào đây được. Sau khi đọc xong tôi lại đổi ý. Tôi sẽ góp ý cho Tiến một chi tiết thôi: đó là phải để tên tác giả là K’Tiến, một đứa em của Tiến, giống Tiến như tạc với bộ râu không cạo chứ không phải Hoàng Mạnh Tiến như trong kịch bản phim! Tôi cũng thầm hy vọng tin ông bố Tiến đã cho con cả cuộc đời để làm bộ phim này thì đủ để Tiến trổ tài đạo diễn.

Tiến thường không cạo mỗi lần làm một event, Vân nhắc con nhưng Tiến chỉ cười rồi cũng để bộ râu rậm ấy đi làm, nhiều khi đến tận nửa đêm mới về. Khi Vân gắt lên bởi thấy con vất vả và già đi Tiến mới giải thích “con nói điều này mẹ đừng cười, mỗi khi dẫn chương trình, tổ chức sự kiện con mà cạo râu thì xui lắm, thế cho nên…”. Lần ấy, sau đợt làm một lễ hội, Vân thấy Tiến có điều lo nghĩ. Nhìn con đi vô rồi lại đi ra hàng hiên hút thuốc Vân gặng hỏi. Sau một lúc ngần ngừ Tiến thổ lộ “con không biết khai lý lịch bố mình sao cả, người ta yêu cầu phải khai thật chi tiết”. Câu phân trần của con khiến Vân nhói lòng. Cái đêm hôm ấy…, vượt lên nỗi sợ hãi và cái chết là tình yêu. Vân cứ tưởng mình sẽ mang tình yêu

của anh ấy xuống dưới mồ, vậy mà cô vẫn sống nguyên vẹn, còn người ta đã mang theo một nửa hồn cô về phía núi xa xa…

Năm 2008, Tiến lại lặp câu hỏi cũ. Bà mẹ không hiểu điều gì xảy ra với con, người đàn bà bước vào tuổi năm mươi dường như chỉ quan tâm tới con và cháu. Bà ơ hờ nói rằng “mẹ cũng chỉ biết vậy thôi, quê bố con là một miền chiêm trũng, chiêm khê mùa thối, bố con nói vậy”!

Khi tôi ghé quán cà phê Đô Mi Nô sau thời gian đi làm ăn xa, chị Vân mừng lắm. Sau khi pha cho tôi ly cà phê nóng, chị kể ngay chuyện thằng Tiến hỏi về gốc gác bên nội cho tôi nghe. “Cậu à, chị biết thằng nhỏ sẽ buồn, lúc đó chị đâu còn tâm trí nào mà tra hỏi anh ấy…”. Tôi không biết phải chia sẻ ra sao chuyện của chị, nên đêm về tôi viết đoạn văn trên. Chả là tôi tập toạng viết văn sau bao thất vọng cay đắng trong đời để thử tìm một lối thoát cho những suy nghĩ cùn trong đầu. Tôi biết chị Vân từ hồi còn nhỏ, chị là chị họ thằng bạn thân tôi. Năm 68 thằng bạn thân đang học lớp đệ ngũ thì nhảy núi, rồi nó chết khi chưa biết yêu lần nào, nghĩa là chết trẻ. Bao nhiêu người chết trẻ như thằng Nhân, không có được con số thống kê chính xác ở cả hai phía. Tôi ngờ rằng anh người yêu chị Vân cũng đã chết bởi anh không trở về tìm chị. Không trở về sau cuộc chiến có thể là mất tích, mà mất tích thường là chết ở một nơi vô danh nào đó khiến người ta thường nói chết bờ chết bụi. Tội lắm những thân phận người như vậy. Tôi nói cái ý đó ra, chị Vân bác lại ngay “cậu nói cũng có lý nhưng chị biết anh chưa chết”. Tôi hỏi sao chị biết nhưng chị không nói, chỉ im lặng, có lẽ chị giấu mình vào niềm tin rằng rồi có ngày anh trở lại.

Và anh trở lại thật. Anh trở lại với vóc dáng một người miền núi, chỉ duy nhất ánh mắt của anh là vẫn còn nguyên vẹn - hừng hực như ẩn chứa bên trong nhiệt huyết đam mê một thời trai trẻ.

Minh họa: Phan Nhân

nhà, ai đó nói to:“Nhà có ai không?”Vân sợ hãi lí nhí “dạ dạ…có!”.

Khi Vân vừa run vừa bò ra khỏi gầm giường, cô ngước lên, một khuôn mặt đàn ông hiện ra dưới vành mũ tai bèo.

“Cô gái đừng sợ… chúng tôi là quân giải phóng!”. Vân bàng hoàng. Bỗng dưng cô quên hết tiếng súng rộ lên tứ phía, quên hết bóng mấy bộ đồ kaki và cả tiếng phản lực gầm rú trên trời, cô chỉ biết mình chìm vào một nụ cười rất hiền, rất đẹp, rất nam tính của người đối diện!

Năm 1975, thằng Tiến chỉ vào một đoàn bộ đội hành quân qua trước cửa quán, hỏi mẹ:

“Bố con là ai hở mẹ?”.Vân vụt nhớ tới giây phút đầu

tiên ấy, tay cô phát ra một cử chỉ như muốn xua tan những ý nghĩ

TS LÊ BÁ KHÁNH TRÌNH: Thí sinh thi Olympic Toán biết học và chơi

tựu như hôm nay rất đáng tự hào.Thành tích của đội tuyển Toán

thi Olympic năm nay đứng thứ 3 thế giới, cao nhất trong lịch sử Việt Nam. Những năm trước, thành tích cũng rất đáng ngưỡng mộ, cho thấy chất lượng Toán học Việt Nam đang tăng lên đáng kể.

Tuy nhiên, phía sau tấm huy chương vàng Olympic quốc tế,

nhiều nhà chuyên môn bày tỏ sự lo lắng về Toán học ứng dụng khi trong nước đào tạo Toán ứng dụng hầu như chưa có.

Huyền thoại Toán học Lê Bá Khánh Trình cho rằng để phát triển tốt ngành Toán học ứng dụng cần có định hướng, trợ giúp của các ngành kinh tế, sản xuất, môi trường…

“Nước ta còn nghèo, chúng ta không thể đòi hỏi quá nhiều. Tôi cho rằng để phát triển được, chúng ta cần tổng hợp sự hỗ trợ, quan tâm từ nhiều phía”, thầy Trình nêu quan điểm.

Trước băn khoăn về hướng đi cho học sinh đoạt giải Olympic Toán quốc tế, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT cho rằng: Nhiều năm nay, Bộ GD&ĐT có chính sách cụ thể cho học sinh đoạt giải quốc tế. Ngoài việc tôn vinh, tuyên dương, Bộ GD&ĐT có các đề án như Học bổng nghiên cứu sinh 911, đề án đi học ở nước ngoài 599. Các chương trình này hỗ trợ thí sinh đi học ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước để vun đắp tài năng.

“Bộ GD&ĐT đang xây dựng phát triển nguồn nhân lực phát triển cao, trong đó có chính sách phát triển học sinh đoạt giải Olympic quốc tế, phục vụ cho kinh tế - xã hội trong tương lai, đặc biệt là nền cách mạng 4.0”, ông Trinh nêu. Theo Zing.vn

PGS.TS Lê Anh Vinh nhận hoa từ ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT.

Page 6: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201707/24976_BLD_cuoi_tuan_ngay_29.7.2017.pdf · Cuộc đời sau một kịch . bản phim . 5. Truyện ngắn: VÕ ANH

6 THỨ BẢY 29 - 7 - 2017 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

HOÀNG KIM

Trước khi xuất thần bài thơ nổi tiếng này, Lê Bá Dương là phóng viên nhiếp ảnh của

Báo Văn hóa. Và trước nữa, anh là chiến sĩ QĐND Việt Nam. Chàng trai trẻ quê ở Nghệ An ấy đã xung phong đi bộ đội vào năm 15 tuổi. Và ngay trong trận chiến đầu tiên, khi vừa 15 tuổi 49 ngày, nghĩa là chỉ 49 ngày sau khi nhập ngũ, Lê Bá Dương đã trở thành Dũng sĩ cấp 2 bởi thành tích diệt hơn 10 lính Mỹ. Anh còn là Dũng sĩ diệt xe cơ giới và Dũng sĩ diệt máy bay...

Hòa bình lập lại, anh trở thành phóng viên ảnh và là trưởng cơ quan thường trú Báo Văn hóa tại Nha Trang. Chiến tranh đã để lại trên mình anh 14 vết thương và 22 lần phải nằm trên bàn mổ. Và dù không được khỏe, nhưng kể từ năm 1976, năm nào cứ đến dịp 27/7, anh đều từ Nha Trang trở lại Quảng Trị để thăm viếng những đồng đội đã nằm xuống nơi mảnh đất anh hùng này. Năm 1987, kỷ niệm 40 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, Lê Bá Dương về lại huyện Triệu Hải (nay là huyện Triệu Phong, huyện Hải Lăng và thị xã Quảng Trị), rạng sáng ngày 27/7, anh đã ra chợ mua hết tất cả hoa bán ở đây, rồi thuê người chở xuống bến sông Thạnh Hãn. Tại đây, anh thuê một con đò nhỏ do một bà mẹ ngư dân làm chủ với giá 8.000 đồng/giờ để đi thả hoa dọc theo sông. Thả hoa xong thì vừa đúng 4 giờ thuê xuống đò, anh

Lời gọi bên sông: Một tượng đài bằng thơĐò lên Thạch Hãn ơi… Chèo nhẹĐáy sông còn đó, bạn tôi nằm Có tuổi hai mươi thành sóng nướcVỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm

(LÊ BÁ DƯƠNG)

Ghi chép: NGUYỄN NGỌC PHÚ

Tháp chuông Ngã ba Đồng Lộc tọa lạc trên quả đồi núi Mũi Mác. Công trình tháp chuông

do Đại học Kiến trúc Hà Nội thiết kế được khởi công vào tháng 3/2009 và khánh thành ngày 2/1/2010. Tháp chuông có chiều cao 7 tầng (36,6 m), 8 mái, kết hợp khai thác theo hình thức đại tháp và lầu vọng cảnh truyền thống được cách tân ở phần thân tháp. Tại đỉnh tháp có treo quả chuông nặng 5,7 tấn; cao 3,6 m; đường kính 1,92 m được đúc bằng đồng nguyên chất. Phần đế cao 2 tầng có hình thức kết cấu tường chịu lực chắc chắn. Phần thân năm tầng cấu trúc cột, sàn thông thoáng. Hệ thống đèn chiếu sáng nghệ thuật được lắp đặt bao phủ bề ngoài tháp chuông với ánh sáng lung linh tầm nhìn xa nhiều km.

Cũng chính ở Ngã ba Đồng Lộc trong những dịp khác nhau tôi được gặp hai con người chứng nhân của hai bức ảnh đen trắng lịch sử về 10 cô gái. Bức ảnh thứ nhất là hình ảnh cuối cùng của 10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc san lấp hố bom của nhà nhiếp ảnh Văn Sắc. Anh là phóng viên TTX Việt Nam đến Hà Tĩnh đầu hè năm 1968. Trưởng Ty Giao thông - Vận tải giới thiệu xuống Đại đội 552 và đại đội chỉ cho anh Sắc xuống A4. A của 10 cô gái hy sinh ở Ngã ba Đồng Lộc. Văn Sắc trầm ngâm nhớ lại: Ngay từ khi được đại đội trưởng Nguyễn Thế Linh dẫn xuống anh rất ấn tượng vì mấy cô nghịch ngợm. Nhiều cô hát rất hay, đặc biệt là cô Trần Thị Bích Thao và cô Bích Hường. Hường còn khoe với anh cuốn sổ tay vẽ đôi chim bồ câu chép những bài hát mà cô yêu thích như “Cô gái mở đường” của Xuân Giao hay “Gửi em cô gái Lam Hồng” của nhạc sỹ Ánh Dương. Cuốn sổ tay đó còn lưu giữ ở Phòng truyền thống bảo tàng Đồng Lộc. Ngày đó phim chụp còn rất hiếm, nhiều cô muốn xin chụp ảnh riêng lưu niệm nhưng đành chịu. Kiểu ảnh lịch sử được Văn Sắc bấm máy

THÁP CHUÔNG ĐỒNG LỘC: Tiếng vọng tâm linh…Tôi còn nhớ cách đây gần 10 năm gặp nhà thơ Vương Trọng ở Ngã ba Đồng Lộc. Ông là tác giả bài thơ “Lời thỉnh cầu ở Nghĩa trang Đồng Lộc” khá nổi tiếng. Khi chia tay, nhà thơ Vương Trọng có một ao ước: giá như Đồng Lộc xây một tháp chuông để cho tiếng chuông “thỉnh” vào thinh không như tiếng vọng tâm linh, như lời thỉnh cầu của các cô chia đều khắp không gian. Đến nay, điều mong muốn của nhà thơ đang là hiện thực.

vào khoảng 5 giờ chiều. Anh chọn phim 6x6 để lấy được toàn cảnh hố bom. Sau khi sắp xếp toàn tiểu đội làm nhiệm vụ bên hố bom đầy nước anh bỗng nhận ra không chỉ có một mà hai lần bóng các cô soi xuống. Văn Sắc bảo với tôi: “Bóng dưới đáy nước thì dễ lúc nào cũng có thể có được, còn cái bóng nằm ngang ngay trên thành hố bom ít thấy lắm”. Chứng tỏ mặt nước lúc đó phải rất phẳng lặng để phản chiếu bóng người. Anh chụp ngược sáng không để vụt mất khoảnh khắc bình lặng quý giá này. Và chưa đầy 20 ngày sau các cô đã hy sinh. Bức ảnh trở thành một trong hai tác phẩm đem lại giải thưởng Nhà nước cho Văn Sắc. Bây giờ các cô đã nằm yên trong lòng đất nhưng tiếng chuông ngân từ bức ảnh vẫn ngân vang vọng lại như hồi ức tâm linh không thể nào quên được. Bức ảnh thứ hai là tiểu đội 4 chụp với bạn bè đồng đội mà bà Bích Thao ép platic cẩn thận mang theo bên người khi đến viếng các cô. Bà chỉ vào bức ảnh và bảo tôi: Đây là tôi (bà Thao) béo rụt cổ, o Xuân đây, o Tần A trưởng đây, o Rạng, o Hường đây. Bà Thao là người sống sót của tiểu đội 4. Bà kể hôm đó bà đi biểu diễn văn nghệ đón đoàn pháo binh từ đất Bắc vào. Về đến đơn vị bà đọc được dòng chữ o Xuân ghi lại: “Thao ơi, mày đi văn nghệ về nhớ cửa hầm cho tao với, hôm nay tao đi làm đấy”. Cô vội vàng thay trang phục đi ra mặt đường, được nửa đường máy bay Mỹ trút bom như giội lửa, đất trời rung chuyển cô bị sức ép quật ngã. Cô bàng hoàng nhìn về phía các đồng đội của mình, tất cả họ bị chôn vùi trong đất. Cô gắng gượng chạy về báo với đại đội trưởng Linh: “A4 chết hết cả rồi” và gục xuống ngất đi. Lúc tỉnh dậy cô nghe thấy tiếng hô hoán đau đớn: “Mang về được 2 người rồi, được 3 người, được 4 người rồi…”. Nước mắt giàn giụa bà Thao ngậm ngùi kể: “Chính tay tôi rửa mặt cho 9 cô gái đó vì o Cúc 3 ngày sau mới tìm thấy”. Áo mưa rải ra cả bãi nghĩa địa đưa các cô lên. Sau đó lấy khăn buộc ở trên đầu tóc các cô hay dùng rửa

mặt với chậu nước đựng bên cạnh lau qua người, lau qua mặt thì mới nhận dạng được. Vì sức ép của bom, sức nặng của đất đá có o thì lồi hai mắt ra, có o thì chảy máu mũi, có o thì gãy sụm hết xương sống… dù thi thể vẫn nguyên. Hồi ấy mỗi nữ TNXP đều có một cái khăn trùm trên đầu hoặc buộc ở đuôi sam tóc. Cái khăn ấy có thêu tên tuổi nếu chết thì dễ nhận ra. Lúc chết các o đều ở tư thế ngồi ôm cái xẻng đàng trước. Bà kể: Chiều đó các cô đang nấu cơm, nồi cá đang kho dở thì được lệnh ra mặt đường. Cái nồi kho cá ấy vẫn còn được trưng bày ở nhà truyền thống. Chắc là có nhiệm vụ thông đường gấp cho xe qua. Mà đúng cái ngày định mệnh vì máy bay Mỹ bay qua trên rừng núi Hương Sơn giáp Lào rồi tự nhiên ba chiếc quay lại và loạt bom bất ngờ ấy trùm lên các cô.

Trong lần trò chuyện với anh Trần Đình Ước - Trưởng ban Quản lý Khu di tích, tôi lần đầu tiên được nghe anh Ước kể lại những điều ngẫu nhiên mà thật bí ẩn xung quanh việc xây tháp chuông Đồng Lộc. Anh Ước kể: Tòa tháp xây dựng là một kỳ duyên do sáng kiến của UBND tỉnh Hà Tĩnh, Quỹ Tấm lòng vàng (Báo Lao động) và Báo Đầu tư. Tổng số tiền góp xây dựng công trình 24,2 tỷ đồng. Nói đến cơ duyên không thể không nhắc đến người đúc Đại hồng chung Đồng Lộc đó là nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng - Người lính vận tải thời trận mạc đã có lần qua Ngã ba Đồng Lộc trong chiến tranh được chọn để hoàn thành quả chuông như một tác phẩm của sự hòa hợp.

Lúc tháp chuông mới xây dựng xong tầng 1, một đêm anh Hà Văn Thạch - Người mà giao thừa nào cũng lên đây thắp hương từ lúc anh còn là Bí thư Tỉnh Đoàn. Anh đặt nhiều tâm huyết công sức vào công trình này mơ thấy: Thật lạ, quả chuông không thể đưa lọt qua cửa. Sáng sớm mai anh Ước và ban quản lý thấy anh Thạch trực tiếp lên và cùng ra hiện trường kiểm tra đo đạc lại thì thấy quả thật với kích thước quả chuông đang đúc ngoài làng

HỒ SƠ TƯ LIỆU

Quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt

Nam-Lào không ngừng được củng cố và phát triển. Hai bên thường xuyên có các hoạt động trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao cũng như các cấp. Trong năm 2016, hai bên trao đổi khoảng 350 đoàn, trong đó có 130 đoàn từ cấp Thứ trưởng trở lên. Gần đây nhất, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thăm hữu nghị chính thức Lào tháng 11/2016.

Quan hệ hợp tác Việt - Lào trên tất cả các lĩnh vực tiếp tục được củng cố, tăng cường và ngày càng đi vào chiều sâu; các tồn tại, hạn chế từng bước được khắc phục; việc thực hiện Thỏa thuận về Kế hoạch hợp tác Việt Nam - Lào năm 2016 đã ký giữa hai Chính phủ về cơ bản đã đạt được mục tiêu đề ra.

Quan hệ chính trị Việt Nam-Lào ngày càng gắn bó, tin cậy, phát triển và đi vào chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực; có sự đồng thuận cao trên

Ngũ Xá đã đổ xong khuôn thì không thể lọt qua cửa. Rất may là mới xây xong tầng 1 trong khi công trình cao 7 tầng. Lập tức một phương án đặt ra là phải cẩu quả chuông vào tầng 1 vì lúc đó xây còn thấp, sau đó mới xây tiếp lên. Nhưng lại một điều lạ nữa là khi xe chở quả chuông về bãi đậu cạnh tháp để cần cẩu trục lên đặt vào lòng tháp bỗng nhiên chiếc xe tải loay hoay mãi khi tiến, khi lùi, xoay ngang, xoay dọc đủ cách mà không sao vào được đúng chỗ đặt cần cẩu. Mọi người tính toán bao phương án vẫn không thực hiện được. Thì ra, từ trước tới nay, ở đây bao giờ khởi công động thổ hay hoàn thành công trình nào đó, dù rất nhỏ cũng có một nghi lễ truyền thống là thắp hương trước mộ 10 cô gái và khấn xin làm công việc. Quả nhiên, sau nghi lễ thiêng liêng đó, chiếc xe lập tức vào đúng điểm đặt thông suốt chỉ sau một cú nhấn ga của tài xế, thật tuyệt! Một điều bí ẩn nữa là sợi xích treo quả chuông nặng gần 6 tấn phải đặt ở cảng Hải Phòng. Theo tính toán và thiết kế, thì sợi dây chỉ cần dài hơn 8 m để dự trù độ dư đã chọn mua sợi dây 9 m. Nhưng kỳ lạ thay, khi lắp dây vào treo chuông để chuẩn bị tối mai khánh thành thì sợi dây thiếu hụt. Ban chỉ đạo công trình lập tức cho người ra cảng Hải Phòng ngay trưa đó đổi mua lại sợi dây xích dài 10 m thì lạ thay vừa vặn luôn không thiếu không thừa, thật đẹp! Ở Đồng Lộc con số 10 (trùng với 10 cô gái hy sinh) có sự trùng hợp kỳ lạ. Chị Yến - nguyên Phó ban Quản lý có rất nhiều công lao sưu tầm các hiện vật của các cô có lần kể với tôi: Cứ sắp đến ngày giỗ các cô thì ở hồ nước gần đó nở đúng 10 bông hoa súng sắc đỏ, đẹp rỡ ràng. Có lẽ, trong tâm trí của nghệ nhân đúc chuông Nguyễn Văn Ứng luôn bị ám ảnh hình ảnh 10 cô gái TNXP mà buổi trưa trước ngày khánh thành khi hai cha con ông đang tập trung làm nốt công việc đánh bóng chuông. Trưa vắng lặng, im ắng chỉ có tiếng chim cu gáy gù vọng xa xa. Tất cả không một bóng người. Bỗng nhiên ông sửng sốt nghe tiếng cười nói rộn ràng của các cô gái ở dưới chân tháp chuông. Giật mình cha con ông chạy xuống nhưng chả thấy bóng ai chỉ có tháp chuông cao vời vợi. Ông vội chạy về nhà ban quản lý khu di tích và kể lại câu chuyện trong sự ngạc nhiên của mọi người…

Những ngày này ở Ngã ba Đồng Lộc đang gấp rút hoàn thành công trình “đền thờ Đồng Lộc” do Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Vietinbank công đức 15 tỷ khởi công xây dựng từ ngày 30/12/2015. Anh Ước kể: lần đầu định xây đền thờ 10 cô gái nhưng khi làm lễ khấn thắp hương cho các cô và xin keo thì các cô không chấp nhận. Đến lúc chuyển thành xây đền thờ chung cho các anh hùng liệt sỹ hy sinh ở đây thì được liền. Mới biết Đồng Lộc thật linh thiêng - Linh thiêng cả những người đã ngã xuống nơi này. Chắc ở thế giới bên kia họ vẫn thường gặp nhau, vẫn ở trong cùng đội hình chiến đấu. Tháp chuông Đồng Lộc chính là tiếng vọng tâm linh thắp lòng dân, tụ hội lòng dân ở Ngã ba này…

Toàn cảnh Ngã ba Đồng Lộc. Ảnh: Ngọc Phú

Page 7: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201707/24976_BLD_cuoi_tuan_ngay_29.7.2017.pdf · Cuộc đời sau một kịch . bản phim . 5. Truyện ngắn: VÕ ANH

7 THỨ BẢY 29 - 7 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Lời gọi bên sông: Một tượng đài bằng thơ

lấy tiền ra để thanh toán, thì bất ngờ, người mẹ ngư dân quỳ sụp xuống con đò và khóc: “Mi làm rứa, răng mệ lấy tiền được…” rồi hai mẹ con ôm nhau khóc trước sự ngỡ ngàng của nhiều đồng đội anh vừa ào ra bến sông. Thì ra, ngay sáng hôm đó, sau khi tổ chức xong lễ kỷ niệm 40 Ngày Thương binh - Liệt sĩ, mọi người thống nhất đi mua hoa để viếng nghĩa trang. Khi ra chợ thì toàn chợ không còn hoa nào cả, hỏi thì những người bán hoa cho biết có một anh bộ đội đã mua tất cả và đưa hết ra bến sông. Mọi người đổ ra bờ sông thì vừa gặp cảnh trên. Từ đây, đồng đội của Lê Bá Dương và người dân Quảng Trị, cứ đến dịp 27/7 hàng năm, họ đều mua hoa thả trên dòng sông Thạch Hãn. Lâu dần, việc làm này đã trở thành một tập quán, một nét văn hóa đẹp để ghi nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trên sông nước, biển đảo.

Trở lại với bài thơ nổi tiếng đã nói ở trên, chúng ta đều biết rằng, những người lính hy sinh ở Thành

cổ, hay trên dòng sông Thạch Hãn hầu hết là những người còn rất trẻ. Họ đều là những thanh niên mới lớn, có rất nhiều người còn là những học sinh, sinh viên và chưa có một chút kinh nghiệm về trận mạc. Ai cũng mong muốn chiến tranh mau kết thúc nhanh chóng để trở lại quê hương và mái trường xưa yêu dấu. Nhưng họ lại vĩnh viễn hòa mình vào dòng sông, mảnh đất nơi này.

Tiếng súng chiến tranh đã câm lặng từ hơn 40 năm nay nhưng vẫn còn có rất nhiều người không thể nào quên được những năm tháng chiến tranh gian khổ và vô cùng oanh liệt ấy, nhất là đối với những người lính đã bao lần vào sinh ra tử nơi chiến trường vô cùng khốc liệt ấy. Và những người lính ở Thành cổ Quảng Trị, lại càng không bao giờ quên được nơi ấy, không thể nào quên được dòng sông Thạch Hãn, bởi chính dòng sông đó vẫn luôn ứa máu trong trái tim họ. Một trong những người đó là Lê Bá Dương, anh day dứt

HỒ SƠ TƯ LIỆU

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Lào phát triển toàn diện và hiệu quảcác diễn đàn hợp tác khu vực và quốc tế, góp phần vào sự phát triển của mỗi nước và việc giữ vững hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới. Việt Nam đã hỗ trợ có hiệu quả cho Lào trong việc đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2016 và tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN vào tháng 9/2016...

Hai bên phối hợp tốt trong hợp tác về quốc phòng-an ninh, xây dựng tuyến biên giới Việt-Lào ổn định và phát triển toàn diện; đấu tranh hiệu quả chống các thế lực thù địch, các loại tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm ma túy...

Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước có nhiều chuyển biến quan trọng. Đến nay, vốn đăng ký đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào đạt khoảng 5,1 tỷ USD, đứng thứ 3 trong số các nước đầu tư vào Lào (tổng vốn thực hiện lũy kế đến nay đạt khoảng 1,5 USD, chiếm 30% tổng vốn đăng ký). Nhiều dự

án đầu tư phát huy hiệu quả, sản xuất kinh doanh có lãi, đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển của hai nước, tạo công ăn việc làm, phúc lợi xã hội, giúp Lào thực hiện tốt chính sách xóa nghèo, được phía Lào ghi nhận và đánh giá cao.

Trong năm 2016 đã có thêm một số dự án lớn được đưa vào vận hành khai thác, nổi bật là: Thủy điện Xê-ka-mản 1 đã hoàn thành và phát điện; Khách sạn Mường Thanh Viêng Chăn cũng kịp thời hoàn thành, đưa vào sử dụng phục

vụ khách Hội nghị cấp cao ASEAN vào tháng 9/2016. Hoạt động xúc tiến đầu tư được thúc đẩy như: Thủ tướng Lào Thoong-lun Xi-xu-lít gặp gỡ và đối thoại với gần hai trăm doanh nhân Việt Nam đang đầu tư, kinh doanh tại Lào (tháng 10/2016).

Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Lào năm 2016 ước đạt 801 triệu USD, trong đó nhập khẩu của Việt Nam từ Lào đạt 342 triệu USD và xuất khẩu từ Việt Nam sang Lào đạt 459 triệu USD. Các hoạt động xúc tiến thương mại được đẩy mạnh gồm: Hội chợ thương mại Việt-Lào năm 2016 tại Thủ đô Viêng Chăn vào tháng 7; Hội nghị thương mại biên giới Việt Nam-Lào lần thứ X tại tỉnh At-ta-pư (Lào) vào tháng 9; ký thỏa thuận hợp tác về thành lập website kinh tế - thương mại Việt Nam - Lào tháng 11/2016…

Hiệp định Thương mại song phương mới và Hiệp định Thương mại biên giới được hai bên tích cực phối hợp triển khai. Các cơ chế ưu

đãi về thuế suất, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ hai nước được hai bên tiếp tục thực hiện; Danh mục các mặt hàng được hưởng thuế suất bằng 0% ngày càng mở rộng.

Về giao thông vận tải, hai bên đã ký Bản Ghi nhớ về Chiến lược hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó hai ngành giao thông vận tải đã thống nhất Kế hoạch 5 năm (2016-2020) thực hiện Bản ghi nhớ này; hoàn thành nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng đường cao tốc Hà Nội-Viêng Chăn và ký kết Thỏa thuận về Đầu tư xây dựng dự án (tháng 11/2016); đẩy mạnh triển khai các dự án kết nối về giao thông vận tải trong khuôn khổ hợp tác song phương cũng như tiểu vùng.

Trong 9 tháng đầu năm 2016, số du khách Lào đến Việt Nam đạt 100.284 lượt người...

XEM TIẾP TRANG 11

về những đồng đội của mình đã nằm lại nơi đầu sông, cuối rừng với thân xác đã không còn nguyên vẹn. Dằng dặc những năm sau cuộc chiến, hiện vẫn còn rất nhiều gia đình có con em hy sinh vẫn chưa tìm được chút di hài của người thân. Đó là sự mất mát vô cùng to lớn, dù mảnh đất và dòng sông nơi đây vẫn ủ nóng những người lính đã hy sinh.

Đò lên Thạch Hãn, ơi… chèo nhẹĐáy sông còn đó bạn tôi nằm...Thế đấy, cuộc sống hàng ngày

của con người ở dải đất miền Trung đơn giản và mộc mạc như con đò mỗi ngày vẫn trôi trên dòng sông Thạch Hãn. Đấy cũng là dòng đời, dòng thời gian. Tác giả ví cuộc sống nơi đây như con đò. Khi đò dọc, đò ngang, nơi sông cạn, khó khăn thì dùng sào để chống đẩy đò đi. Nơi nước sâu, thuận dòng thì dùng mái chèo. Sự

Tiếng ve xanh ngắt trời Can LộcNắng miên man trút lửa cháy đồiCó thấm chi với hai trăm bốn ba ngày bom dộiGiặc phá mặt đường, cắt mạch máu vào Nam.

Bốn chín năm mà như mới đâyHuyền thoại mười bông hoa Đồng LộcCác thiếu nữ mang những tên giản dịTần, Cúc, Xuân, Xanh, Hường, Hợi…Ngân nga giọng cười, ngọt lành tiếng hátVui chi hơn khi lên vá mặt đường!

Đôi vai gầy gánh hàng vạn tấn bom, San cuồng vọng xâm lăng, Trên tay các chị chỉ vài cây cuốc, xẻngXe cút kít vươn càng khát khao trở thành nòng pháoDõi trời cao bắn nát máy bay thù.

Hoa huệ trắng, lược và gương dâng hương hồn các chịMột thời xuân nữ bom vây,Thấp thỏm mong từng chuyến xe an toàn qua trạmMấy khi ngồi chăm chút sắc nhan…

Đồi Trọ Voi tuy xanh vết thương xưaNhưng bất tử là niềm cảm kínhMười bia mộ sắp ngang hàng dọc lối Như hôm nao Tiểu đội Bốn sẵn sàng.

Nén nhang thơm thắp lên từ hàng triệu bàn tayVà sẽ có thêm hàng trăm triệu nữaTất cả đều lắng suy trước điều bình dị:Vì Tổ quốc - Nhân dânTuổi thanh xuân không nghĩ riêng mình!

Đồng Lộc - Đà Lạt 2008-2017

vận động này đã khua động đến ký ức của mỗi người, mà Lê Bá Dương đã vận dụng chi tiết này rất đắt và vô cùng tinh tế: “Đáy sông còn đó bạn tôi nằm”. Vâng, dưới đáy sông kia vẫn và mãi mãi luôn hiện hữu những đồng đội của anh. Bởi vậy, Lê Bá Dương đã nhẹ nhàng nhắn những ai qua lại trên dòng sông Thạch Hãn, dẫu có vô tình “chèo mạnh” thì anh sẽ nhắc: Xin hãy gượng nhẹ mái chèo, bởi dưới đáy dòng sông kia vẫn còn có những đồng đội của anh yên nghỉ.

“Lời gọi bên sông” được kết thúc bằng hai câu thơ giàu biểu cảm:

“Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm”.Tác giả, người chiến sĩ Lê Bá

Dương đã thổ lộ với chúng ta rằng, cái bờ ở đây đã lớn hơn, rộng hơn hẳn cái bờ bị khuôn hẹp của một dòng Thạch Hãn hiện

hữu. Và ở đây là cỏ cây, hoa lá, là bờ cát trắng, là dòng chảy của con sông Thạch Hãn đã vào dòng chảy tâm linh dạt dào sóng nước tuổi hai mươi của biết bao người lính trẻ đã ngã xuống trên dòng sông này. Sự hy sinh của họ như luôn nhắc nhở với chúng ta là họ vẫn luôn ở trong chúng ta, luôn đồng hành với chúng ta và vẫn luôn tươi trẻ, vẫn luôn luôn “Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm” .

Bài thơ chỉ vẻn vẹn có 4 câu ngắn gọn, nhưng ngay từ khi ra đời, nó đã trở thành một tượng đài bằng thơ, ghi nhận sự hy sinh của những người “sống mãi tuổi hai mươi”, mà chính sự hy sinh của họ đã đem lại sự bình yên cho đất nước ta. Dân tộc ta mãi mãi ghi nhớ, mãi mãi không bao giờ quên sự hy sinh của họ và họ vẫn luôn luôn “Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm”.

NGUYỄN THANH ĐẠM

Bất tử Đồng Lộc(Kính dâng hương hồn 10 cô TNXP Tiểu đội 4 anh dũng hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc - Hà Tĩnh ngày 24/7/1968)

Bàn giao Trường Mẫu giáo bản Dọ, quà tặng của Đại sứ quán Việt Nam tại Lào cho tỉnh Phongsaly. Ảnh: Phạm Kiên/Phóng viên TTXVN tại Lào

Thả hoa trên sông Thạch Hãn. Nguồn: internet

Page 8: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201707/24976_BLD_cuoi_tuan_ngay_29.7.2017.pdf · Cuộc đời sau một kịch . bản phim . 5. Truyện ngắn: VÕ ANH

8 THỨ BẢY 29 - 7 - 2017 CUỐI TUẦN DU LỊCH

NHẬT QUÂN

Thực hiện Quyết định 1804/QĐ-UBND, Sở VH-TT&DL đã ban hành Văn bản số 860/VHTTDL

ngày 12/10/2016 về việc hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh thiết lập hồ sơ đề nghị thẩm định hoạt động DLTTMH của các doanh nghiệp. Sở VH-TT&DL cũng đã phối hợp với Tổng cục Thể dục Thể thao, Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Đà Lạt và Liên đoàn leo núi Singapore tổ chức 2 khóa tập huấn nghiệp vụ cho hướng dẫn viên DLTTMH (trong tháng 3 và tháng 4/2017), có sự tham gia của 60 học viên là hướng dẫn viên du lịch (HDV), nhân viên vận hành các chương trình DLTTMH đến từ 10 doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh (9 doanh nghiệp lữ hành, 1 khu du lịch), gồm các nội dung về nghiệp vụ sơ cấp cứu, cứu hộ cứu nạn và các kỹ năng liên quan công tác tổ chức, hướng dẫn chương trình DLTTMH cho du khách.

Trong tháng 5 và tháng 6/2017, Sở VH-TT&DL đã thành lập Đoàn thẩm định liên ngành, tiến hành thẩm định hoạt động tổ chức và kinh doanh DLTTMH của các doanh nghiệp (9 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và 2 doanh nghiệp kinh doanh du lịch), tại 6 địa điểm tổ chức hoạt động DLTTMH là KDL hồ Tuyền Lâm, KDL thác Đatanla, KDL Thung lũng Vàng (Đà Lạt); KDL Rừng Madagui (Đạ Huoai); Thác Đasar (Lạc Dương) và sông Đạ Đờn (Lâm Hà).

Nội dung thẩm định về hồ sơ thủ tục pháp lý của các doanh nghiệp và địa điểm tổ chức; trụ sở, văn phòng công ty, công tác lưu trữ hồ sơ, với yêu cầu bảng hiệu giao dịch rõ ràng, bố trí văn phòng và kho lưu trữ trang thiết bị hợp lý, sạch sẽ, gọn gàng và khoa học.

Các công ty phải trang bị đầy đủ số lượng, chủng loại các trang thiết bị hỗ trợ và sử dụng cho hoạt động tổ chức chương trình DLTTMH. Các trang thiết bị có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đã được cơ quan có chức năng kiểm định chất lượng. Các công ty phải xây dựng quy trình bảo quản, lưu giữ trang thiết bị, có phiếu theo dõi trang thiết bị, phiếu đề xuất hủy, biên bản hủy trang thiết bị đã hư hỏng... Các công ty cũng phải trang bị tại trụ sở/văn phòng tủ thuốc cứu thương và túi thuốc cứu thương chuyên dụng, cũng như các trang thiết bị thông tin liên lạc cần thiết; thành lập đội cứu hộ cứu nạn của công ty và tại địa điểm tổ chức hoạt động DLTTMH...

Các công ty phải thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ, mẫu biểu cam kết của du khách khi tham gia chương trình DLTTMH; xây dựng quy trình đảm bảo an toàn cho du khách và hướng dẫn

Du lịch thể thao mạo hiểm, từng bước đivào chuyên nghiệp Sau gần một năm triển khai Quyết định 1804/QĐ-UBND (ngày 15/8/2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng) ban hành Quy định tạm thời về việc quản lý hoạt động tổ chức và kinh doanh du lịch thể thao mạo hiểm (DLTTMH) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, đến nay đã có 10 đơn vị được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện tổ chức và kinh doanh DLTTMH.

viên; ký hợp đồng mua bảo hiểm cho du khách. Tại các địa điểm tổ chức, có nội quy rõ ràng và bố trí biển cảnh báo tại những khu vực nguy hiểm, có khu vực nhà vệ sinh công cộng, khu vực thay đồ dành cho du khách…

Để thẩm định chương trình DLTTMH của các công ty, thành viên Đoàn thẩm định đã tham gia trực tiếp, trải nghiệm các chương trình DLTTMH do các công ty tổ chức. Theo ý kiến của các thành viên Đoàn thẩm định, về cơ bản, các công ty đã xây dựng quy trình vận hành, tổ chức chương trình DLTTMH; trong quá trình tổ chức, HDV đã tiến hành tập dượt những kỹ năng cơ bản cho du khách khi tham gia chương trình, hướng dẫn cách xử lý những tình huống có thể xảy ra trong suốt hành trình…; thực hiện điểm xuất phát, điểm kết thúc, lộ trình tổ chức chương trình hợp lý, phù hợp với sức khỏe, độ tuổi của du khách theo quy định tại mẫu biểu cam kết.

Về các nội dung khác, như ký hợp đồng lao động (cộng tác và chính thức), đóng BHXH đầy đủ cho các HDV và người lao động làm việc tại công ty, triển khai công tác an toàn vệ sinh lao động tại đơn vị, tổ chức khám sức khỏe định kỳ (1 lần/năm) theo quy định cho người lao động, HDV đang làm việc tại các công ty có thẻ hướng dẫn viên (quốc tế và nội địa), được tập huấn về kỹ năng sơ cấp cứu, chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến hoạt động DLTTMH...

Căn cứ vào báo cáo kết quả của Đoàn thẩm định, Sở VH-TT&DL đã có Văn bản số 614/VHTTDL ngày 21/6/2017, yêu cầu các công ty thực hiện các khuyến cáo, báo cáo kết quả bổ sung, khắc phục bằng văn bản và hình ảnh về Sở VH-TT&DL trước ngày 30/6/2017. Đến thời điểm 20/7/2017, các công ty đã thực hiện đầy đủ những khuyến cáo của đoàn và 10 đơn vị được xác nhận đủ điều kiện tổ chức và kinh doanh DLTTMH, đó là: Công ty (Cty) CP Du lịch Lâm Đồng, Cty CP Sài Gòn Madagui, Chi nhánh Cty CP Mạo hiểm

Nhằm khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa độc đáo và giàu bản sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số và di sản không gian văn hóa cồng chiêng, thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn kết với thương hiệu rau hoa và du lịch Đà Lạt, UBND huyện Lạc Dương xây dựng Kế hoạch liên kết các điểm đến thành tuyến du lịch canh nông trên địa bàn xã Lát, sẽ được thực hiện thí điểm từ tháng 8/2017.

Theo đó, chính quyền tổ chức liên kết các nhà vườn, công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và du lịch để hình thành 1-2 tour du lịch kết hợp tham quan, nghỉ dưỡng, tìm hiểu đời sống văn hóa, tập quán sản xuất của người dân và thưởng thức các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng tại 7 điểm đến trên địa bàn xã Lát.

TIỂU VÂN

Thí điểm triển khai tuyến du lịch canh nông xã Lát

Khách du lịch đến Lâm Đồng trong tháng 7/2017, đạt khoảng 530 ngàn lượt, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, khách quốc tế khoảng 32 ngàn lượt, tăng 11,6% và khách nội địa ước 498 ngàn lượt, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2017, khách du lịch đến Lâm Đồng đạt khoảng 3.484 ngàn lượt, tăng 8% so với cùng kỳ, đạt 59,6% kế hoạch năm). Trong đó, khách quốc tế 229.880 lượt, tăng 34,7% so với cùng kỳ, đạt 58,9% kế hoạch năm và khách nội địa 3.254.120 lượt, tăng 6,5% so với cùng kỳ, đạt 59,6% kế hoạch năm. Khách qua lưu trú đạt 2.321.753 lượt, tăng 14,31% so với cùng kỳ và đạt 59,5% kế hoạch năm.

Theo số liệu thống kê của Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh, trong 6 tháng đầu năm 2017, khách quốc tế đến Lâm Đồng đạt 197.878 lượt, tăng 39,32% so với cùng kỳ năm trước.

PHẠM LÊ

Khách lưu trú tại Lâm Đồng đạt 59,5% kế hoạch

Việt tại Đà Lạt, Cty TNHH Thể thao Cao Nguyên, Cty TNHH Kỳ nghỉ Cao Nguyên, Cty TNHH Thử thách Việt, Cty TNHH Tắc Kè Xinh, Cty TNHH Chuyển động Việt, Công ty TNHH Du Ngoạn Đà Lạt, Cty TNHH Mạo hiểm PTA.

Sau khi được xác nhận đủ điều kiện tổ chức và kinh doanh DLTTMH, các doanh nghiệp phải luôn tuân thủ và chấp hành đúng các quy định của Luật Du lịch về kinh doanh lữ hành, Quyết định 1804/QĐ-UBND nói riêng và pháp luật nói chung, cùng nhiều yêu cầu đặc thù khác để hoạt động DLTTMH ngày càng chuyên nghiệp, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách khi tham gia các chương trình DLTTMH, khẳng định tính hấp dẫn của chương trình DLTTMH tại Lâm Đồng; cũng như xây dựng và giữ gìn uy tín, thương hiệu và hình ảnh của doanh nghiệp; đồng thời giữ gìn và bảo vệ cảnh quan môi trường…

Sự hấp dẫn của DLTTMH chỉ có được khi người chơi và đơn vị tổ chức tuân thủ các quy định về thiết bị

bảo hộ an toàn. Ảnh: Nhật Quân

DLTTMH cho người trải nghiệm cảm nhận thú vị hơn là chỉ nhìn ngắm phong cảnh. Ảnh: Nhật Quân

Đẩy nhanh tiến độ dự án du lịch trọng điểm

Từ đầu năm 2017 đến nay, Lâm Đồng đã đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm trên địa bàn.

Kết quả có 2 dự án tiếp tục đầu tư xây dựng theo kế hoạch đề ra là Khu Du lịch hồ Tuyền Lâm Đà Lạt, Khu Trung tâm Văn hóa Thể thao tỉnh. Các dự án đã xác định nguồn vốn từ ngân sách nhà nước có thể khởi công vào cuối năm 2017 hoặc trong năm 2018 như: hồ Đạ Sị (Cát Tiên); hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận; đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (đoạn Dầu Giây - Tân Phú).

Đặc biệt các sở, ngành, địa phương trong tỉnh Lâm Đồng đã tích cực phối hợp với nhà đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án gồm: Khu Trung tâm Hòa Bình Đà Lạt; Khu Du lịch DanKia - Suối Vàng; một số dự án đầu tư trong Khu Du lịch hồ Tuyền Lâm Đà Lạt…

MẠC KHẢI

Page 9: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201707/24976_BLD_cuoi_tuan_ngay_29.7.2017.pdf · Cuộc đời sau một kịch . bản phim . 5. Truyện ngắn: VÕ ANH

9 THỨ BẢY 29 - 7 - 2017CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

HOÀNG YÊN

Làm nên dáng vẻ riêng của Đà Lạt không chỉ có sương mù hay bốn mùa ngập tràn sắc hoa, Đà Lạt còn được

người sành ăn biết đến bởi những loại rau ôn đới, những loại hoa trái đặc sản mà trong đó có cả trái hồng nổi tiếng phố núi tồn tại đã gần trăm năm nay.

Cây hồng không cần công chăm sóc vẫn lớn lên tại Đà Lạt như một sự thích nghi với khí hậu thổ nhưỡng nơi này. Thế nhưng, không ít vụ, trái hồng đã từng bị đổ bỏ hoặc bán với giá rẻ mạt. Để không còn phải chịu cảnh được mùa mất giá, những năm qua, trái hồng Đà Lạt đã được chế biến thành nhiều món khác nhau, trong đó có hồng Nhật Bản hay còn gọi là hồng sấy gió. Điều này cũng góp phần mở ra một lối rẽ cho loại đặc sản này, và đây cũng là cách mà Nguyễn Thị Thu Huyền chọn để khởi nghiệp.

Được học lớp kỹ thuật làm hồng sấy gió theo công nghệ Nhật Bản do Trung tâm Nông nghiệp thành phố Đà Lạt mở tại địa phương

Hồng sấy gió Trạm HànhVới một kỹ thuật học được ở lớp học nghề cộng với tình yêu dành cho trái hồng bản xứ, Bí thư Đoàn xã Trạm Hành Nguyễn Thị Thu Huyền đang từng bước xây dựng thương hiệu cho loại trái cây đặc sản này được nhiều người biết đến.

vào năm 2013, Huyền quyết định tập hợp thanh niên trong xã để làm. Ban đầu, mỗi thanh niên tự làm ở nhà để cung cấp cho thị trường. Những mẻ hồng đầu tiên khó bán

bởi chưa có thị trường ổn định. Năm 2015, Huyền quyết định tham gia Câu lạc bộ Sáng tạo khởi nghiệp (gọi tắc là SKC) và trình bày đề án của mình. Đề án này sau đó được lọt vào chung kết Cuộc thi Khởi nghiệp năm 2015 do Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tổ chức. Tại cuộc thi này, tuy chỉ giành giải khuyến khích nhưng sản phẩm Hồng sấy gió Trạm Hành của Huyền lại được ban giám khảo đánh giá khá cao. Huyền đã nhận được sự hỗ trợ của hội đồng giám khảo từ khâu tiêu thụ đến hướng dẫn kỹ thuật, đào tạo, tìm kiếm thị trường, kết nối doanh nghiệp lớn. Sản phẩm của Huyền đã tham gia nhiều Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao. Chị Huyền chia sẻ: Với công nghệ sấy hồng kiểu Nhật Bản, người làm phải đúng kỹ thuật từ khâu chọn trái đến khâu chế biến - Vì sấy bằng gió nên trái hồng sẽ giữ được lượng đường trong quả, độ ngọt đậm đà, hương thơm tự nhiên, đặc biệt mềm và dẻo, đó là những lợi thế hơn hẳn so với cách sấy hồng theo kiểu truyền thống hiện nay. Khi đã có thị trường ổn định, tôi đã thu mua hồng tươi cho người nông dân

với giá cả ổn định. Hiện, tôi đang xây dựng mã vạch và có bảo hộ về tem sản phẩm cho sản phẩm Hồng sấy gió của mình.

Hiện, sản phẩm hồng sấy gió của chị Huyền đã được thị trường đón nhận tích cực. Không chỉ là tấm gương thanh niên làm kinh tế giỏi, chị Huyền còn tích cực tham gia vào các hoạt động Đoàn thanh niên ở địa phương. Với vai trò là Bí thư đoàn xã, chị luôn nhiệt tình, năng động và là một đảng viên trẻ gương mẫu.Trên cương vị là một Bí thư Đoàn xã, chị Huyền luôn băn khoăn làm sao để nhân rộng được mô hình cũng như sức tiêu thụ của sản phẩm hồng sấy tới từng đoàn viên, thanh niên có chí hướng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Ông Nguyễn Văn Thường, Phó Chủ tịch UBND xã Trạm Hành, đánh giá cao sự tìm tòi, đổi mới khoa học kỹ thuật và phát triển hồng sấy gió của chị Huyền. “Với tham vọng xây dựng thương hiệu hồng sấy Trạm Hành trở thành thương hiệu có tiếng trên thị trường, Huyền còn liên kết sản xuất và tiêu thụ hồng của người nông dân với giá ổn định. Đây là yếu tố góp phần để diện tích hồng đặc sản của địa phương được giữ gìn” - ông Thường chia sẻ.

Chị Huyền đã nỗ lực từng bước tạo dựng nên thương hiệu Hồng sấy gió Trạm Hành. Ảnh: H.Y

TUẤN HƯƠNG

Trước đó, Bộ GDĐT đã có văn bản yêu cầu các sở GDĐT tăng cường giáo dục, tuyên truyền phòng, tránh

tai nạn thương tích và đuối nước cho trẻ em, học sinh. Đồng thời, ra văn bản yêu cầu các Sở GDĐT tham mưu với địa phương đầu tư xây dựng bể bơi tại các trường hoặc cụm trường với quy mô phù hợp; tăng cường xã hội hóa để đầu tư xây dựng bể bơi phục vụ dạy và học bơi cho học sinh.

Tuy nhiên, theo Phòng Chính trị - Tư tưởng (Sở GDĐT Lâm Đồng), việc xây bể bơi trong trường học trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do quy hoạch đất đai, vốn đầu tư… nên chỉ huy động từ xã hội hóa là chính. Nhưng việc xã hội hóa bể bơi trong trường học hiện nay vẫn chưa nhiều. Toàn tỉnh chỉ mới có 3 trường học xây dựng bể bơi nhằm rèn luyện kỹ năng bơi cho học sinh. Đó là các trường: PT Dân tộc nội trú (PT DTNT) huyện Bảo Lâm, THPT Nguyễn Du (Bảo Lộc) và Tiểu học Tư thục Việt Anh (Đạ Tẻh).

Trước thực trạng xảy ra nhiều vụ đuối nước trẻ em thương tâm, Trường PT DTNT Bảo Lâm đã họp bàn với phụ huynh của trường về việc xây dựng bể bơi để dạy bơi cho học sinh. “Nghĩ thì lâu lắm rồi, nhưng từ khi bàn với phụ huynh cho đến khi bể bơi hoàn thành cũng phải mất 3 năm đấy. Nguồn kinh phí được phụ huynh đóng góp dần, việc này có lợi cho học sinh nên phụ huynh đồng ý cả”, thầy Nguyễn Ry - Hiệu trưởng Trường PT DTNT Bảo Lâm chia sẻ.

Hồ bơi Trường PT DTNT Bảo Lâm có diện tích 2.000 m2, độ dốc thoai thoải từ 0,8 m đến 1,5 m, phù hợp cho lứa tuổi học sinh cấp 2 của trường, với kinh phí xây dựng khoảng 400 triệu đồng. Bắt đầu đưa vào sử dụng từ tháng 4/2016, nhà trường đưa môn bơi là môn tự chọn trong giáo dục thể chất và khuyến khích học sinh tham gia. Xác định trọng tâm hoạt động của bể bơi khi vận hành là an toàn, vệ sinh, kỷ luật, trật tự và thân thiện, để tổ chức dạy bơi, trường

Xã hội hóa bể bơi trong trường họcĐể rèn luyện kỹ năng bơi cho học sinh giúp phòng tránh tai nạn đuối nước, một số trường học trên địa bàn tỉnh đã “tự thân vận động” bằng hình thức kêu gọi xã hội hóa xây dựng bể bơi trong khi kinh phí Nhà nước đầu tư cho hạng mục này còn hạn hẹp.

thành lập CLB bơi lội, có ban chủ nhiệm, giáo viên bơi lội được đi huấn luyện thường xuyên, ban quản lý bảo vệ an toàn và vệ sinh… đáp ứng đủ các yêu cầu cần thiết của bể bơi. Nội dung tập bơi của nhà trường theo giáo trình chuyên môn bơi lội của Bộ GDĐT quy định. Trong đó, nhà trường chú trọng các mục tiêu cơ bản và cần thiết như: các em tập nổi khi bất ngờ rơi xuống nước, cách thoát hiểm, cách bơi dễ nhất để tiếp cận bờ, cách cứu bạn bị đuối nước… Đến nay, 100% học sinh của trường đã biết bơi. “Hè năm ngoái, nhà trường có tổ chức lớp bơi lội cho học sinh các trường ngoài. Nhưng năm nay do nhiều yếu tố nên không tổ chức nữa. Nếu trường nào có nhu cầu dạy bơi cho học sinh chúng tôi vẫn sẽ tạo điều kiện cho thuê hồ bơi trong những ngày học sinh của trường không học môn này”, thầy Ry cho biết thêm.

Trường Tiểu học Tư thục Việt Anh cũng xây dựng bể bơi để dạy bơi không những cho học sinh của trường mà còn mở các lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em trong huyện Đạ Tẻh vào các dịp hè. Còn Trường THPT Nguyễn Du (Bảo Lộc) lại hợp đồng với một doanh nghiệp để xây bể bơi. Ngoài việc dạy

bơi cho học sinh trong trường, những ngày cuối tuần bể bơi này còn phục vụ nhu cầu của người dân.

Đại diện Phòng Chính trị - Tư tưởng (Sở GDĐT Lâm Đồng) cho hay: Để thực hiện Đề án xây dựng bể bơi và dạy bơi trong trường học, rất cần sự quan tâm phối hợp của các sở, ngành liên quan và các địa phương. Trong khi chờ đề án này chính thức được “khởi động”, việc huy động xã hội hóa để xây bể bơi trong các trường học là rất cần thiết. Còn theo bà Hoàng Thị Kim Hương - Phó trưởng Phòng Quản lý Thể dục thể thao (Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lâm Đồng), hàng năm, Sở đều tổ chức các lớp tập huấn bơi an toàn, phòng chống đuối nước trẻ em cho cán bộ, công chức, viên chức, hướng dẫn viên, cộng tác viên làm công tác thể dục thể thao, giáo viên dạy môn thể dục và đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi các bể bơi trường học hình thành, phụ huynh nên chủ động đưa con em đi học bơi để trẻ có kỹ năng bơi lội cần thiết nhằm tránh tai nạn đuối nước. Các trường học cũng nên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các tổ chức có cơ sở vật chất đầu tư xây dựng bể bơi theo hướng xã hội hóa.

Bể bơi Trường PT DTNT Bảo Lâm được xây dựng từ sự đóng góp kinh phí của phụ huynh. Ảnh: Tuấn Hương

Xe chở quá tải trọng giảm trên 95%

Thanh tra giao thông - Sở Giao thông Vận tải cho biết, lực lượng chức năng đã tiến hành việc kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm về chở hàng quá khổ, quá tải trọng của xe ô tô vận chuyển hàng hóa trên địa bàn bằng hình thức lưu động trên toàn tỉnh liên tục 7 ngày trong tuần. Đặc biệt, kiểm tra, kiểm soát đối với các tuyến đường có các đầu mối hàng hóa, khu mỏ, đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng. Theo đó, từ đầu năm đến nay, Thanh tra giao thông đã lập 462 xe vi phạm, giảm 12% so với năm trước.

Thanh tra giao thông cũng đã tiến hành kiểm tra, xử lý việc bốc xếp hàng hóa lên xe tại các đầu mối, mỏ vật liệu vi phạm xếp hàng hóa lên xe; phối hợp với công an các địa phương tiến hành kiểm tra đột xuất các phương tiện vi phạm chở hàng quá tải, đặc biệt là các phương tiện chở vật liệu xây dựng trên các tuyến đường có cự ly ngắn, các công trường xây dựng kể cả các công trình do Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư. Qua đó, Tình hình xe quá tải hoạt động hiện nay giảm trên 95% so với thời điểm trước khi triển khai việc kiểm soát trọng tải.

HOÀNG YÊN

Thêm 2 tỷ đồng cho Quỹ hỗ trợ phát triển HTX

Thông tin từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh Lâm Đồng cho biết, năm 2017 Quỹ đã nhận thêm được 8 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh Lâm Đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, Quỹ đã đạt con số 8,8 tỷ đồng. Hiện Quỹ đang cho 14 HTX vay vốn thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh, đơn vị cao nhất là 1,3 tỷ đồng, đơn vị thấp nhất là 30 triệu đồng. Lãi suất tiền vay của Quỹ hỗ trợ phát triển HTX bằng 60% lãi suất của ngân hàng thương mại và không đổi trong suốt thời gian vay. Được biết, Quỹ sẽ tiếp tục được ngân sách cấp 2 tỷ đồng/năm cho tới khi đạt con số 15 tỷ, chuyên dùng cho vay hỗ trợ các HTX tăng cường khả nang cạnh tranh trên thị trường. D.Q

Page 10: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201707/24976_BLD_cuoi_tuan_ngay_29.7.2017.pdf · Cuộc đời sau một kịch . bản phim . 5. Truyện ngắn: VÕ ANH

10 THỨ BẢY 29 - 7 - 2017 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

NHỊP CẦU NHÂN ÁI

Mọi sự hỗ trợ xin gửi về:Phòng Bạn đọc (Báo Lâm Đồng). Địa chỉ: Số 38 Quang Trung, Phường 9, TP

Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. ĐT: 063.3811383Hoặc: Hội Chữ thập đỏ tinh Lâm Đồng. Địa chỉ: Số 01 Hoàng Diệu, Phường 5, TP

Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. ĐT: 063.3561357Tên tài khoản: TINH HÔI CHƯ THÂP ĐO LÂM ĐÔNGSố tài khoản: 102010000337988. Ngân

hàng Công thương chi nhánh Lâm Đồng - VietinBank

PHÒNG BẠN ĐỌC

4 anh em K’Tơl Y Phan vừa mồ côi mẹ.

Những đứa trẻ cân giúp đơVụ tai nạn lật xuồng ngày 13/7 tại xã Đưng K’Nơh (huyện

Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) đã cướp đi sinh mạng của 5 người trong đó có mẹ của các cháu: K’Tơl Y Phan (SN 2007), K’Tơl A Khoan (SN 2008), K’Tơl K’Đan (SN 2013) và K’Tơl K’Loan (SN 2014) trú tại thôn Lán Tranh (xã Đưng K’Nơh).

Vốn dĩ gia đình các cháu là hộ nghèo, cuộc sống chỉ dựa vào nguồn thu từ 2 sào cà phê. Cha mẹ các cháu phải đi rừng lấy măng để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống và để lo cho các con ăn học. Nhưng, vụ tai nạn lật xuồng vừa qua đã vô tình đưa đẩy cuộc đời các cháu đến cảnh éo le.

Mẹ mất đi, 4 anh em còn quá nhỏ đã phải rời xa vòng tay mẹ. Rồi đây, cuộc sống của các cháu sẽ ra sao, con đường đến trường của các cháu không biết sẽ thế nào khi năm học mới đã cận kề. Các cháu rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.

C.THÀNH

Tại QL 27 đoạn chạy qua Lâm Hà giáp xã Bình Thạnh (huyện Đức Trọng) kéo tới đèo Chuối xã Đạ

KNàng (huyện Đam Rông) vài năm trở lại đây có hàng chục vị trí xuất hiện các ổ gà, mặt đường nhựa bong tróc, gồ ghề. Có đoạn mặt đường còn lồi lõm kéo dài cả km như đoạn từ xã Bình Thạnh về thị trấn Đinh Văn. Ngoài ra, khi gặp các trận mưa lớn, do không có hệ thống thoát nước hai bên đường làm nhiều đoạn ngập nước từ 10 - 30 cm gây nhiều khó khăn cho người tham gia giao thông, đặc biệt là việc vận chuyển nông sản của người dân.

Ông Nguyễn Duy Khương - Tổ dân phố 4, thị trấn Đinh Văn cho biết: Tình trạng đường xuống cấp đã xuất hiện nhiều năm nay. Mùa nắng xe tải, xe khách đi lại nhiều bụi mù mịt, khi gặp mưa xuống một số đoạn xuất hiện ổ voi, ổ gà ngập nước. Còn theo bà Hoàng Thị Thu, Thôn 3, xã Đạ Đờn cho hay, nhiều trường hợp người dân đã bị té ngã, tai nạn giao thông nghiêm trọng trên quốc lộ nên phải tự lấy đá trám sơ những ổ gà sâu hoắm nhưng chỉ được vài ba bữa, sau đó xe tải chở nặng đi qua lại làm mặt đường xấu trở lại. “Người dân chúng tôi sống dọc tuyến QL 27 đã thấy đường xuống cấp cả chục năm nay, đi lại ngày một khó khăn nên rất mong tuyến đường này sớm được cải tạo, nâng cấp để dân đi lại được thuận lợi” - bà Thu nói.

Còn tại tuyến đường liên tỉnh 725, đoạn từ thị trấn Đinh Văn chạy qua xã Tân Hà, Tân Thanh và đoạn qua thị trấn Nam Ban người dân cũng khổ sở nhiều năm nay vì mặt đường xuống cấp trầm trọng. Đây là tuyến đường giao thông huyết mạch của huyện với hàng trăm ha chè và cà phê của người dân, kết nối với nhiều tuyến đường khác đi ra các huyện kế cận. Theo ghi nhận, đoạn đường dài 10 km xuống cấp nặng nhất từ xã Tân Hà kéo ra thị trấn Đinh Văn luôn bụi mù mịt vào mùa nắng, còn lúc trời mưa lớn thì lầy lội, nước ngập ổ gà, giao thông đi lại chậm chạp. Theo người dân khu vực trên, mặc dù đoạn đường này bắt đầu được duy tu, nâng cấp một năm trở lại

đây nhưng tốc độ khá chậm khiến việc đi lại qua đoạn đường trên khó khăn thêm.

Ông Trương Hữu Hiệp - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng thông tin, tuyến QL 27 do Bộ GTVT trực tiếp đầu tư, quản lý chạy qua Ninh Thuận, Lâm Đồng và Đắk Lắk đã xuống cấp từ lâu do đưa vào sử dụng đã 17 năm (từ năm 2007). Tại địa phận Lâm Đồng, QL 27 dài 91 km chạy qua huyện Đức Trọng, Lâm Hà đã xuống cấp nhiều vị trí. Theo quy định thì phải có dự án đại tu hai lần nhưng chưa được bố trí vốn đầu tư. Trong những năm qua, Sở GTVT tỉnh cũng liên tục có đề xuất sửa chữa nhưng phải tới tháng 10/2010 Bộ GTVT mới có quyết định phê duyệt đầu tư nâng cấp QL 27 qua địa phận nhiều tỉnh với tổng nguồn vốn 1.323 tỷ đồng. Tuy nhiên, phần QL 27 đi qua địa bàn tỉnh Lâm Đồng chưa được đưa vào danh mục đầu tư, chỉ mới có báo cáo Chính phủ đưa vào danh mục đầu tư trung hạn 2016-2020. Thời gian qua, Sở GTVT liên tục làm việc với Tổng cục Đường bộ đề xuất sửa gấp một số đoạn cần cấp thiết đảm bảo an toàn giao thông. Chính vì vậy, một số đoạn vừa được trải bê tông như từ ngã ba Liên Khương về hướng Lâm Hà khoảng 2 km, hay một số đoạn tại thị trấn Đinh Văn

sắp tới sẽ tiến hành trải thảm bê tông. Còn các đoạn khác trên QL 27 chạy qua Lâm Hà chỉ là sửa chữa an toàn giao thông tạm thời, số vốn duy tu thấp nên chất lượng chưa đảm bảo.

Riêng tỉnh lộ 725 trên địa phận 6 huyện đã xuống cấp nhiều chỗ, ông Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà cho biết, đoạn xuống cấp nặng nhất là từ thị trấn Đinh Văn qua các xã Tân Hà, Tân Thanh và Tân Văn. Mới đây, UBND tỉnh đã bố trí vốn duy tu khẩn cấp đoạn từ xã Tân Hà ra trung tâm huyện dài 10 km với tổng vốn đầu tư 15 tỷ đồng nhưng tỉnh bố trí vốn mới được 6,5 tỷ đồng, còn lại đang tranh thủ đề nghị Trung ương hỗ trợ thêm 8,5 tỷ đồng nên tiến độ triển khai nhìn chung chưa đạt yêu cầu. Cũng theo ông Tài, tuyến QL 27 chạy qua Lâm Hà do xuống cấp nhiều năm chưa được đại tu, năm nay Bộ GTVT đã thống nhất duy tu với số vốn khoảng 17 tỷ đồng nhưng tới thời điểm hiện tại mới giải ngân được 2,3 tỷ đồng. Ngoài ra, mới đây Thành ủy Hà Nội cũng cam kết sẽ tặng cho huyện Lâm Hà 34 tỷ đồng để đại tu vỉa hè, cây xanh… tuyến đường trung tâm thị trấn Đinh Văn và một phần tuyến Tỉnh lộ 725.

Duy tu, nâng cấp Quốc lộ 27 và Tỉnh lộ 725 qua Lâm Hà còn chậm Nhiều năm nay, Quốc lộ 27 (QL 27) và Tỉnh lộ 725 qua địa phận huyện Lâm Hà xuất hiện nhiều vị trí xuống cấp khiến việc đi lại của người dân gặp không ít trở ngại. Mặc dù đã tiến hành duy tu, nâng cấp nhưng tiến độ còn khá chậm so với yêu cầu.

Quốc lộ 27, đoạn gần thị trấn Đinh Văn không có cống thoát nước, mặt đường xuống cấp nhiều năm nay. Ảnh: C.Thành

Gân 3 tỷ đồng vắc xin phòng chống bệnh gia súc đợt 2

Với gần 3 tỷ đồng nguồn ngân sách dự phòng, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa quyết định mua vắc xin phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc đợt 2/2017 trên địa bàn.

Trên cơ sở rà soát và cân đối nhu cầu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng lựa chọn loại vắc xin phù hợp với tình hình dịch tễ trên từng địa phương; phối hợp chính quyền các huyện, thành tổ chức tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, chuẩn bị các điều kiện phục vụ công tác tiêm phòng đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời yêu cầu các đơn vị có liên quan lập hồ sơ thủ tục thanh, quyết toán kinh phí phòng chống dịch bệnh gia súc theo quy định…

VŨ VĂN

DI LINH: Gân 90% thôn được công nhận “thôn văn hóa”

Đến nay, UBMTTQ huyện Di Linh đã phối hợp tổ chức xong Lễ phát động phong trào thi đua và ký kết thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh” giai đoạn 2017 - 2020 tại tất cả 19 xã, thị trấn trong toàn huyện.

Gắn với nội dung phát động và ký kết, UBMTTQ huyện và các xã, thị trấn còn triển khai hướng dẫn việc đăng ký xây dựng mô hình điểm; trong đó, tập trung vào các mô hình về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và trật tự an toàn giao thông… Đồng thời, UBMTTQ huyện còn ký kết thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh” giai đoạn 2017 - 2020 với các đoàn thể thành viên.

Trong 6 tháng đầu năm 2017, huyện Di Linh đã có thêm xã Tân Nghĩa được công nhận “xã văn hóa”, nâng tổng số 10/19 xã, thị trấn đạt “xã văn hóa”, thị trấn “văn minh đô thị” và 5 thôn được công nhận “thôn văn hóa”, nâng tổng số 185/207 thôn (tổ dân phố) được công nhận “thôn văn hóa”, đạt tỷ lệ gần 90%.

Được biết, trong năm nay, huyện Di Linh phấn đấu có thêm 2 xã (Tân Nghĩa và Hòa Nam) đạt chuẩn xã NTM.

XUÂN LONG

Page 11: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201707/24976_BLD_cuoi_tuan_ngay_29.7.2017.pdf · Cuộc đời sau một kịch . bản phim . 5. Truyện ngắn: VÕ ANH

11 THỨ BẢY 29 - 7 - 2017CUỐI TUẦN

DỌC ĐƯỜNG ĐẤT NƯỚC

NHÌN RA BỐN PHƯƠNG

THÔNG BÁO Thay đổi địa điểm kinh doanh của Văn phòng công chứng Đoàn Quang Lưu1. Địa chi trụ sở: 159 (số cũ 16D) Phan Chu Trinh, Phường 9, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.Điện thoại: 02633948889 - Fax: 02633948889; Email: [email protected] 2. Quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng số: 45/QĐ-UBND ngày 10/1/2017 của

UBND tỉnh Lâm Đồng.3. Trưởng Văn phòng công chứng:Họ và tên: CHU VĂN SỬA Nam/Nữ: Nam Sinh năm: 1958 Chứng minh nhân dân số: 013371678, ngày cấp: 7/1/2011, nơi cấp: Công an thành phố Hà NộiNơi đăng ký hộ khẩu thường trú: 02 Hoàng Diệu, Phường 5, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.Chỗ ở hiện nay: 02 Hoàng Diệu, Phường 5, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.4. Danh sách công chứng viên (bao gồm cả Trưởng Văn phòng công chứng):

STT Họ và tên Nơi cư trú Công chứng viên hợp danh/Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng

1 Chu Văn Sửa 02, Hoàng Diệu, Phường 5, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Công chứng viên hợp danh

2 Đoàn Quang LưuF4-C5 Nguyễn Trung Trực,

Phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Công chứng viên hợp danh

3 Nguyễn Thị Lệ My 109/4 Thái Phiên, Phường 12, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Công chứng viên hợp danh

... Các thành viên đã được Hội phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp TP Bảo Lộc tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi cá, giới thiệu điểm thu mua cá giống và thức ăn đảm bảo chất lượng.

Nhằm tạo điều kiện cho 2 tổ hợp tác này phát triển, Hội LHPN Bảo Lộc đang rà soát nhu cầu, đề nghị Ngân hàng Chính sách Xã hội cho vay nguồn vốn giải quyết việc làm với lãi suất ưu đãi. Hội chỉ đạo, hướng dẫn các tổ hợp tác thành lập tổ tiết kiệm, góp vốn trong các thành viên để tạo nguồn vốn tại chỗ giúp cho các thành viên có nhu cầu tăng vốn sản xuất. Đồng thời, kiện toàn ban quản lý các HTX, tổ hợp tác, hiện nay có 4/5 chị chủ nhiệm các HTX, tổ trưởng tổ hợp tác cũng là cán bộ Chi hội Phụ nữ, các chị vừa thuận lợi để thực hiện tốt vai trò quản lý, lãnh đạo đối

với HTX, tổ hợp tác vừa làm tốt vai trò người cán bộ Hội phụ nữ cơ sở tổ chức thực hiện các phong trào, nhiệm vụ công tác Hội tại địa phương.

Để phát huy hơn nữa vai trò của HTX, Tổ hợp tác trong thời gian tới, theo chị Nguyệt - Phó Chủ tịch Hội LHPN Bảo Lộc cho biết: Hội kiến nghị các cấp, các ngành tiếp tục tạo điều kiện cho các tổ hợp tác, HTX được hưởng các chính sách ưu đãi, được tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi từ các chính sách mở rộng phát triển sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, giúp đỡ, giới thiệu cho các HTX, tổ hợp tác địa chỉ tiêu thụ, giải quyết đầu ra của sản phẩm nhằm tạo điều kiện cho các tổ hợp tác, HTX có đầu ra ổn định, giá cả hợp lý đảm bảo hiệu quả kinh tế lâu dài của các mô hình này.

Điểm sáng... TIẾP TRANG 3

... Số du khách Việt Nam thăm Lào đạt 760.500 lượt người, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2015.

Quan hệ hợp tác về y tế tiếp tục phát triển, nhất là giữa các tỉnh giáp biên. Việt Nam vừa động thổ xây dựng 2 bệnh viện hữu nghị mới tại tỉnh Hủa Phăn trị giá khoảng 20 triệu USD và tại tỉnh Xiêng Khoảng trị giá 17,6 triệu USD.

Hợp tác đào tạo dưới nhiều loại hình ngày càng mở rộng, được hai chính phủ quan tâm, ưu tiên và được các địa phương, doanh nghiệp của Việt Nam hỗ trợ có hiệu quả bằng nguồn lực của mình. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ và nguồn nhân lực cho Lào ngày càng được tăng cường về số lượng, cải thiện về chất lượng với các phương thức và loại hình đào tạo đa dạng, phong phú, đáp ứng yêu cầu đổi mới của Lào; các cơ sở đào tạo lưu học sinh Lào tại Việt Nam được quan tâm đầu tư nâng cấp.

Chất lượng học tập lưu học sinh Lào theo diện Hiệp định có chuyển biến tốt. Tính đến thời điểm hiện tại, số lưu học sinh Lào đang có mặt học tập tại Việt Nam là hơn 14.000 người, trong đó diện hiệp định hơn 3.400 người.

Hợp tác giữa các bộ, ban, ngành, các Ủy ban của Quốc hội, đoàn thể và các tổ chức nhân dân... tiếp tục được đẩy mạnh, mang lại hiệu quả thiết thực, thông qua các hoạt động trao đổi đoàn, trao đổi kinh nghiệm và giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau, ký kết các biên bản hợp tác. Hợp tác trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, khoa học xã hội, tài nguyên môi trường, nông nghiệp, thông tin truyền thông, lao động, văn hóa, bảo tàng, du lịch… được hai bên quan tâm chú trọng.

Quan hệ giúp đỡ lẫn nhau, nhất là các địa phương có chung đường biên giới tiếp tục được tăng cường, đặc biệt là trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, chăm sóc y tế, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tại các khu vực biên giới hai nước.

Các dự án ODA của Việt Nam dành cho Lào về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của tiến độ đề ra với 2 dự án đã hoàn thành: Dự án xây dựng trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp tỉnh Xiêng Khoảng; Đài Phát thanh - Truyền hình tại tỉnh U-đôm-xay. Hai Ủy ban hợp tác hai nước đã phối hợp tiến hành các đợt kiểm tra thực địa tại Lào vào tháng 5 và tháng 11 năm 2016; kịp thời kiểm tra giám sát chất lượng và đôn đốc tiến độ triển khai dự án.

Hai bên phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn hợp tác khu vực và quốc tế, tiếp tục tăng cường hợp tác, phối hợp với các nước thành viên ASEAN khác trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN và duy trì đoàn kết, đồng thuận của ASEAN trong các vấn đề có tầm quan trọng chiến lược ở khu vực.

Hai bên tiến hành kỳ họp lần thứ 39 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào tại Hà Nội, nhằm tiếp tục khẳng định ưu tiên trong chính sách đối ngoại là không ngừng phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, tăng cường sự tin cậy chính trị giữa hai nước, thống nhất chỉ đạo triển khai các thỏa thuận cấp cao, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước không ngừng phát triển trong thời gian tới.

(Theo Tuyengiao.vn)

Thúc đẩy quan hệ... TIẾP TRANG 7

VIỆT QUỲNH

Mùa này đi ngang hồ Tịnh Tâm, lòng tự dưng hụt hẫng vô cùng, vì sen chỉ

còn mọc lưa thưa vài cụm. Mặc dù ven hồ, hạt sen tươi vẫn được bày bán la liệt như một đặc sản, nhưng nhìn mấy bông sen ít ỏi trên hồ, chẳng mấy ai tin được mình đang mua đúng sen Tịnh Tâm. Vậy mà vẫn mua, như là níu vớt chút hương vị vang danh một thời. Bởi nói đến sen Huế, người ta không thể không nhắc đến sen Tịnh Tâm - một trong những loại sen nổi tiếng khắp cả nước.

Một thời, Tịnh Tâm tĩnh lặng, không khí trong lành, hương sen thơm ngát đã gây nên nỗi nhớ thương cho bao nhiêu con người. Thế nên xưa kia khi nhà Nguyễn còn thịnh trị, hồ Tịnh Tâm là nơi dành riêng cho vua cùng các vương gia ngắm cảnh. Cũng một thời, người Huế nổi tiếng với cách uống trà ướp sen được hãm bởi những giọt sương mai đọng trên lá sen trên hồ. Đêm đêm, người ta chèo thuyền bỏ trà vào giữa hoa sen, bó nhẹ hoa lại, mỗi bông hoa “ôm” trà đủ cho một ấm. Mỗi buổi sáng ban mai, trà vướng vít hương thơm đất trời được pha với sương mai tinh khiết. Chén trà sen lắm cầu kỳ vậy, nên giờ chẳng còn mấy ai giữ được phong cách uống trà này.

Qua hồ Tịnh Tâm bây giờ, bèo tây và dày đặc rau muống đã “giành” hết chỗ của sen, và còn bởi những dòng nước thải khiến bùn hồ Tịnh không còn sạch để sen mọc. Rằm tháng Tư năm ngoái, đi ngang hồ vẫn thấy bán hoa sen trắng. Giờ thì thiếu hẳn hình ảnh đó. Thấy thương thương làm sao...

Sen hồ Tịnh Tâm giờ chỉ là hoài niệm đẹp. Vậy nhưng, sen Huế thì vẫn còn đó, cao sang và thanh tịnh, trang nhã mà vẫn rực rỡ. Và trong

Mùa sen xứ Huế Tháng Bảy, mùa hè có oi nồng gay gắt thế nào, thì khi sen trắng, sen hồng nở khắp các ao hồ xứ Huế cũng khiến lòng người trở nên mát dịu.

hồ dọc lối vào Đại Nội hay trong các đền đài, lăng tẩm, sen vẫn nở trắng hồ, vẫn ngát hương. Cái cổ kính của “xứ sở rêu phong kiêu sa” - dường như hòa quyện với cái bình dị của hoa sen, tạo cho kinh thành Huế một vẻ đẹp riêng, xưa mà không cũ. Và nữa, bây giờ về các vùng quê ở Huế, đi đâu cũng thấy hồ sen, ao sen... bởi sen đã trở thành một cây trồng làm kinh tế. Trồng làm kinh tế, nhưng vẫn đẹp, vẫn thơm. Nên khách du lịch và cả người Huế, nhờ đó mà phần nào bớt hẫng hụt về một mùa sen của đất thần kinh.

Ở những vùng quê trũng Hương Trà, Quảng Điền, diện tích sen ngày càng được mở rộng. Xen giữa những cánh đồng chỉ còn trơ ra gốc rạ, không khó để bắt gặp những hồ sen nhỏ. Từng củ sen già đã đâm sâu xuống bùn, tìm kiếm dưỡng chất để cho hoa thơm, hạt bùi, lá xanh, để tạo một tấm thảm xanh trên mặt hồ và gió bạt ngàn đưa hương đi xa...

Mùa này về Huế đi chùa, dễ gặp nhất vẫn là hoa sen được cắm trong chánh điện, bởi người Huế vẫn nhắc đến sen với một sự tôn quý vẻ tinh khiết, thanh cao. Mà không chỉ riêng đối với người Huế, từ thời xa

xưa, người Việt Nam dường như đã coi hoa sen gắn với Phật giáo. Hoa sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và sự thánh thiện. Thế nên, như một sự trùng hợp diệu kỳ, thời điểm đẹp nhất mùa hoa sen ở Huế, lại rơi vào giữa tháng Tư âm lịch - là mùa Phật Đản.

Ngoài hoa để ngắm, sen còn là một thực phẩm thông dụng. Sen được trồng khắp trong Nam ngoài Bắc, nhưng chế biến cầu kỳ và đa dạng thì có lẽ vẫn là ở Huế. Ngoài món chè hạt sen thông thường, Huế có món chè hạt sen bọc nhãn lồng nổi tiếng, rồi gỏi ngó sen, mứt hạt sen, mứt củ sen rồi củ sen hầm xương, canh sen, củ sen độn thịt và nếp hấp, cơm gói lá sen,... Món nào cũng tỉ mỉ, cũng kỳ công như chứng minh cái khéo léo của người phụ nữ xứ Huế.

Tháng Bảy về nhà, mẹ đi chợ vẫn nhớ mua hạt sen về nấu chè, dẫu rằng con gái quên không dặn. Mùi thơm của nồi chè hạt sen dậy nhà, cái thứ mùi hương chứa cả phần tinh khiết của đất trời và tình yêu của con người gói ghém trong từng hạt trắng vàng, bụ bẫm.

Huế tháng Bảy, sen Huế vẫn nở khắp mặt hồ.

Sen nở trên hồ. Ảnh: Việt Quỳnh

Page 12: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201707/24976_BLD_cuoi_tuan_ngay_29.7.2017.pdf · Cuộc đời sau một kịch . bản phim . 5. Truyện ngắn: VÕ ANH

12 THỨ BẢY 29 - 7 - 2017 CUỐI TUẦN

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THỂ THAO

Sắc gốm. Ảnh: Trần Duy Tình

GIA KHÁNH

Mùa chuyển nhượngMùa chuyển nhượng cầu thủ là

khoảng thời gian trong năm một câu lạc bộ bóng đá có thể chuyển cầu thủ khác về chơi cho đội bóng của mình. Việc chuyển nhượng này chỉ có thể coi là hoàn tất khi câu lạc bộ này chính thức đăng ký cầu thủ mới với liên đoàn bóng đá quốc gia theo những qui định rất chặt chẽ. Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) cũng có những qui định cụ thể về việc chuyển nhượng này để tránh tình trạng lộn xộn về đăng ký cầu thủ trong các giải đấu quốc gia và quốc tế. Hệ thống chuyển nhượng này đã được áp dụng tại các giải bóng đá châu Âu sau đó được FIFA coi là điều bắt buộc từ mùa giải 2002 - 2003.

Thông thường mỗi năm mùa chuyển nhượng châu Âu mở cửa 2 lần, một lần trong mùa hè và một lần trong mùa đông nên còn gọi là “kỳ chuyển nhượng mùa hè”, “kỳ chuyển nhượng mùa đông”. Các liên đoàn bóng đá quốc gia sẽ quyết định thời gian cho các kỳ chuyển nhượng này, trong đó kỳ chuyển nhượng chính trong mùa hè dài khoảng 12 tuần, còn kỳ chuyển nhượng mùa đông thường nằm giữa giải có thời gian ngắn hơn, chừng khoảng 4 tuần.

Các quốc gia khác nhau thường qui định thời gian kỳ chuyển nhượng khác nhau. Như tại Anh, chuyển nhượng mùa hè bắt đầu từ 9/6 và kéo dài đến 31/8; còn chuyển nhượng mùa đông dài đúng 1 tháng, từ ngày 1 - 31/1

“ Điên rồ”, “giá trên trời”… đó là cách giới truyền thông gọi thị trường chuyển nhượng cầu thủ cho mùa bóng mới ở châu Âu vài năm gần đây, đặc biệt trong mùa chuyển nhượng năm nay.

hằng năm. Trong khi đó, ở 4 quốc gia

châu Âu khác có nền bóng đá lớn là Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha, ngày mở cửa cho kỳ chuyển nhượng mùa hè sớm hơn nước Anh chút ít, bắt đầu từ ngày 1/6 và cũng kéo dài đến 31/8, trong khi kỳ chuyển nhượng mùa đông dài hơn nước Anh 2 ngày, cũng bắt đầu từ 1/1nhưng đến 2/2 mới đóng cửa.

Tại Nga, chuyển nhượng mùa hè bắt đầu từ 17/6 đến 16/9, nhưng kỳ chuyển nhượng mùa đông có chậm hơn, từ 28/1 đến 28/2. Tại Úc, chuyển nhượng mùa hè từ 1/6 đến 31/7 (đúng hơn là mùa đông vì Úc nằm ở Nam Bán cầu, mùa này là mùa đông) còn chuyển nhượng mùa đông từ 14/1 đến 14/2. Tại Mỹ và Canada, kỳ mùa hè (đúng hơn là mùa đông và mùa xuân) từ 18/2 đến 12/5 còn kỳ giao dịch mùa đông từ 8/7 đến 6/8.

Những cái giá trên trờiThị trường chuyển nhượng cầu

thủ châu Âu vốn đã “điên rồ” lâu nay nhưng vài năm gần đây “bệnh điên” này có vẻ ngày càng trầm trọng hơn với toàn những cái giá trên trời.

Không chỉ các đại gia lắm tiền nhiều của của bóng đá châu Âu lâu nay như Real Madrid hay Barcelona của Tây Ban Nha, Bayern Munich của Đức hay Manchester United (MU) của Anh mỗi năm vung cả núi tiền để mua vài siêu sao về làm đẹp đội hình, mà gần đây rất nhiều đội bóng tầm tầm ở các giải đấu này cũng lao vào săn cầu thủ.

Như ở Tây Ban Nha, đội bóng tầm tầm Villarreal chẳng hạn đến nay đã vung 27,7 triệu Euro để mua hậu vệ Ruben Semedo của Sporting Lisbon (14 triệu Euro) và tiền đạo Enes Unal từ Manchester City 13,7 triệu Euro.

CHUYỂN NHƯỢNG CẦU THỦ MÙA BÓNG MỚI 2017- 2018 Ở CHÂU ÂU:

Những cái giá trên trờiCòn Real Madrid không chỉ

móc túi 45 triệu Euro để mua chân sút Vinicius Junior từ Câu lạc bộ bóng đá Flamengo của Brazil mà gần đây báo chí còn rộ lên tin đội bóng này chi ra một cái giá đúng là “trên trời” - trên 160 triệu bảng Anh - để đưa chân sút non chẹt Kylian Mbappe mới 18 tuổi của AS Monaco về chơi cho đội nhà. Manchester City của Anh cũng không thua kém khi nhào vào tranh mua. Nếu việc chuyển nhượng này diễn ra, dù về bất kỳ đội bóng nào Mbappe sẽ xác lập ngay lập tức 2 kỷ lục: cầu thủ dưới 20 đắt giá nhất thế giới (vượt Anthony Martial - người Pháp - hiện đang chơi tại Manchester United - MU) và là cầu thủ đắt giá nhất lịch sử bóng đá thế giới (vượt qua Paul Pogba - cũng của MU).

Tại Đức, Hùm xám Bayern Munich như thói quen của mình vẫn là kẻ chịu chi nhiều nhất trong các kỳ chuyển nhượng mùa hè với hơn 80 triệu Euro. Các cầu thủ đến đây lần này không phải là tiền đạo tên tuổi mà là hậu vệ Niklas Suele từ đội 1899 Hoffenheim với giá 20 triệu Euro; tiền vệ Corentin Tolisso - đội Lyon của Pháp với giá 21,5 triệu Euro và tiền vệ Kingsley Coman từ Juventus với giá 21 triệu Euro.

Tại Ý, AC Milan đã mạnh tay chi đến 70 triệu Euro để đưa về 2 hậu vệ và 1 tiền đạo (Andre Silva - từ Porto, giá 38 triệu bảng), còn Juventus móc ra 37 triệu cho 1 hậu vệ (Medhi Benatia - 17 triệu Euro) và 1 tiền vệ (Juan Cuadrado, từ Chelsea - 20 triệu Euro). Đội bóng Monaco ở Pháp

cũng không tiếc tiền khi chi 25 triệu Euro để đưa tiền vệ Youri Tielemans từ Anderlecht về với giá 25 triệu Euro.

Nhưng rộn rịp nhất trong mùa chuyển nhượng này chính là Ngoại hạng Anh. Đình đám nhất trong các vụ mua bán tại xứ sở sương mù vừa rồi chính là thương vụ đưa Romelo Lukaku từ Everton sang MU với giá 75 triệu bảng. Để hoàn tất hợp đồng này MU ước tính phải mất chừng 150 triệu bảng gồm lương - thưởng cho cầu thủ này. Theo nhiều người đây cũng là một cái giá “trên trời” vì dù là một chân làm bàn cực kỳ hiệu quả ở Ngoại hạng Anh nhưng liệu giá trị của cầu thủ này có xứng số tiền đã bỏ ra cao đến như thế hay không?

Nhưng không chỉ MU, nhiều đội bóng khác tại Anh mùa này cũng rất chịu chi. Như Arsenal chi 46,5 triệu bảng Anh để đưa chân sút Alexandre Lacazette từ Lyon về, Manchester City chi 78 triệu bảng để mua tiền vệ Bernardo Silva từ Monaco (43 triệu bảng) và Ederson từ Benfica (35 triệu bảng); Liverpool cũng đưa Mohamed Salah từ Roma về với giá 34 triệu bảng; Chelsea mua Antonio Rudiger từ Roma với giá 31 triệu bảng. Everton - đội bóng nhỏ với số tiền bán được Lukaku cũng ào ào lao vào thị trường mua sắm.

Tại sao cầu thủ ngày càng cao giá như vậy? Có thể bởi vì ông chủ các đội bóng này vốn nhiều tiền, chịu chơi và chịu chi; nhưng cũng có thể là bản quyền truyền hình như Ngoại hạng Anh chẳng hạn, ngày càng lên cao vút, tiền vé vào cửa của nhiều đội cũng tăng theo, nghĩa là tiền từ khán giả cũng đang đổ vào bóng đá ngày càng nhiều hơn.

Kylian Mbappe - cái tên đang gây sốt trên thị trường chuyển nhượng. (ảnh ESPN)

Góc ảnh đẹp

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báo:Hộ Đào Văn Tiến được UBND huyện Di Linh cấp 1 giấy chứng nhận

QSDĐ theo Quyết định số 112/QĐ-UB của UBND huyện Di Linh ngày 12/3/2001 chi tiết như sau:

- Thửa đất số 61, tờ bản đồ số 44, xã Đinh Trang Hòa, diện tích 3.840 m2 đất CLN, thời hạn sử dụng đến 10/2043 đối với đất CLN.

- Ngày 9/12/2010, Văn phòng đăng ký QSD đất huyện Di Linh xác nhận chuyển mục đích từ 100 m2 CLN sang 100 m2 ONT tại thửa 61 (44) theo Quyết định số 3674/QĐ-UBND ngày 8/12/2010 của UBND huyện Di Linh.

- Năm 2014, hộ Đào Văn Tiến chuyển nhượng QSDĐ cho gia đình ông (bà) Biện Văn Hệ thường trú tại thôn 1, xã Hòa Ninh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình sang nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và hộ Đào Văn Tiến đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông (bà) Biện Văn Hệ quản lý sử dụng.

Hiện nay hộ Đào Văn Tiến ở đâu liên hệ với UBND xã Đinh Trang Hòa hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên, nếu không có tranh chấp khiếu nại, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp lại giấy CNQSD đất (hoặc chỉnh lý trang 4 GCN) cho ông (bà) Biện Văn Hệ theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

THÔNG BÁO V/V GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QSD ĐẤT