dự án hợ ữa tổ ch c tế và khu vực kinh tế tư nhân - tờ...nhân của tình...

2
Di cư là một vấn đề đa chiều, là chủ đề xuyên suốt trong các lĩnh vực pháp lý, văn hóa-xã hội, kinh tế, và nhân đạo. Hãy cùng đồng hành với Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) để hành động nhằm tạo ra các giải pháp toàn diện cho những thách thức đa ngành trên toàn cầu. Hiện diện toàn cầu: Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) có văn phòng ở 150 quốc gia và có mối quan hệ lâu dài với các chính phủ trên toàn thế giới. Chuyên môn kỹ thuật và hiểu biết địa phương: Được thành lập năm 1951, Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) là Cơ quan Di cư của Liên Hợp Quốc. Qua nhiều thập kỷ phát triển năng động, IOM vẫn giữ được mô hình hoạt động cốt lõi. Với tính phân cấp cao, Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) hoạt động linh hoạt và hiệu quả về chi phí, duy trì hiểu biết địa phương và kết nối với cộng đồng. Tiếp cận các nền tảng quan hệ đối tác cấp cao: Hợp tác với Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) để có thể tiếp cận với Liên Hợp Quốc và các nền tảng đa phương cùng các cơ hội hợp tác khác. Dự án Hợp tác giữa Tổ chức Di cư Quốc tế và Khu vực Kinh tế Tư nhân Trách nhiệm của Doanh nghiệp trong Xóa bỏ Nô lệ hóa và Mua bán người (CREST) là một chương trình có quy mô khu vực của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) được tài trợ bởi Đại sứ quán Thụy Điển tại Thái Lan nhằm phát huy tiềm năng của khu vực kinh tế tư nhân trong việc tạo ra các thay đổi tích cực để việc bảo vệ người lao động di cư và cộng đồng của họ ở châu Á. CREST cam kết: Xây dựng cam kết và quan hệ đối tác để tối đa hóa hiệu quả trong việc xóa bỏ tình trạng nô lệ hóa hiện đại và mua bán người; Cung cấp các công cụ và phương pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của người lao động di cư, và Tạo điều kiện cho đối thoại đa bên và hợp tác giữa chính phủ, doanh nghiệp, và xã hội dân sự về các giải pháp bền vững. Những điều này khiến cho người lao động di cư khó thoát khỏi tình trạng bị bóc lột. Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc xóa bỏ tình trạng nô lệ hóa hiện đại thông qua việc phát hiện và giải quyết những nguy cơ này trong hoạt động kinh doanh-sản xuất và trong chuỗi cung ứng của mình. Mặt khác, các quy định quốc tế về chuỗi cung ứng ngày một hoàn thiện hơn đòi hỏi sự minh bạch và khuyến khích hành động có trách nhiệm của doanh nghiệp. Trên thực tế, thông qua hiệu quả của các đợt thẩm định, việc áp dụng các tiêu chuẩn tuyển dụng minh bạch và các nguyên tắc đối xử bình đẳng, doanh nghiệp đóng góp cho quá trình di cư lao động an toàn và tác động tích cực đến phúc lợi của người lao động, đồng thời mang lại nhiều lợi ích tích cực cho bản thân doanh nghiệp và các đối tác. Hiện nay, trên thế giới có hơn 40 triệu nạn nhân của tình trạng nô lệ hóa hiện đại ở hầu hết các khu vực kinh tế. Theo ước tính của Walk Free Foundation, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), 25% trong số đó là người lao động di cư. Người lao động di cư thường ở trong tình trạng bị bóc lột ngay từ lúc họ còn ở quê nhà khi bên tuyển dụng thu phí quá cao, cung cấp thông tin sai lệch về việc làm, hoặc do quá trình tuyển dụng thiếu công bằng. Tại nơi sinh sống và làm việc hiện tại, người lao động di cư bị hạn chế đi lại, bị thu giữ giấy tờ tùy thân cùng tài sản cá nhân, tiền lương bị cắt giảm trái với quy định của pháp luật, gặp nhiều rào cản trong tiếp cận cơ chế khiếu nại và hệ thống tư pháp. Người thụ hưởng: Người lao động di cư ở châu Á, chính phủ các nước, các tổ chức xã hội dân sự Nhóm mục tiêu: các doanh nghiệp, bên sử dụng lao động, nhà tuyển dụng. Các văn phòng IOM: Việt Nam, Bangladesh, Malaysia, Thái Lan, ĐKHC Hong Kong Nơi quản lý dự án: IOM Việt Nam Thời gian dự án: 2017-2022 Các mục tiêu phát triển bền vững CREST LÀ GÌ?

Upload: others

Post on 24-Dec-2019

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Dự án Hợ ữa Tổ ch c tế và Khu vực Kinh tế Tư nhân - Tờ...nhân của tình trạng nô lệ hóa hiện đại ở hầu hết các khu vực kinh tế. Theo ước

Di cư là một vấn đề đa chiều, là chủ đề xuyên suốt trong các lĩnh vực pháp lý, văn hóa-xã hội, kinh tế, và nhân

đạo. Hãy cùng đồng hành với Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) để hành động nhằm tạo ra các giải pháp toàn diện

cho những thách thức đa ngành trên toàn cầu.

Hiện diện toàn cầu: Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) có văn phòng ở 150 quốc gia và có mối quan hệ lâu dài

với các chính phủ trên toàn thế giới.

Chuyên môn kỹ thuật và hiểu biết địa phương: Được thành lập năm 1951, Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM)

là Cơ quan Di cư của Liên Hợp Quốc. Qua nhiều thập kỷ phát triển năng động, IOM vẫn giữ được mô

hình hoạt động cốt lõi. Với tính phân cấp cao, Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) hoạt động linh hoạt và hiệu

quả về chi phí, duy trì hiểu biết địa phương và kết nối với cộng đồng.

Tiếp cận các nền tảng quan hệ đối tác cấp cao: Hợp tác với Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) để có thể tiếp

cận với Liên Hợp Quốc và các nền tảng đa phương cùng các cơ hội hợp tác khác.

Dự án Hợp tác giữa Tổ chức Di cư Quốc tế và Khu vực Kinh tế Tư nhân

Trách nhiệm của Doanh nghiệp trong Xóa bỏ Nô

lệ hóa và Mua bán người (CREST) là một chương

trình có quy mô khu vực của Tổ chức Di cư Quốc

tế (IOM) được tài trợ bởi Đại sứ quán Thụy Điển

tại Thái Lan nhằm phát huy tiềm năng của khu

vực kinh tế tư nhân trong việc tạo ra các thay đổi

tích cực để việc bảo vệ người lao động di cư và

cộng đồng của họ ở châu Á. CREST cam kết:

Xây dựng cam kết và quan hệ đối tác để tối

đa hóa hiệu quả trong việc xóa bỏ tình trạng

nô lệ hóa hiện đại và mua bán người;

Cung cấp các công cụ và phương pháp nhằm

hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiểu tính dễ bị

tổn thương của người lao động di cư, và

Tạo điều kiện cho đối thoại đa bên và hợp

tác giữa chính phủ, doanh nghiệp, và xã hội

dân sự về các giải pháp bền vững.

Những điều này khiến cho người lao động di

cư khó thoát khỏi tình trạng bị bóc lột.

Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong

việc xóa bỏ tình trạng nô lệ hóa hiện đại thông

qua việc phát hiện và giải quyết những nguy

cơ này trong hoạt động kinh doanh-sản xuất

và trong chuỗi cung ứng của mình. Mặt khác,

các quy định quốc tế về chuỗi cung ứng ngày

một hoàn thiện hơn đòi hỏi sự minh bạch và

khuyến khích hành động có trách nhiệm của

doanh nghiệp.

Trên thực tế, thông qua hiệu quả của các đợt

thẩm định, việc áp dụng các tiêu chuẩn tuyển

dụng minh bạch và các nguyên tắc đối xử bình

đẳng, doanh nghiệp đóng góp cho quá trình

di cư lao động an toàn và tác động tích cực

đến phúc lợi của người lao động, đồng thời

mang lại nhiều lợi ích tích cực cho bản thân

doanh nghiệp và các đối tác.

Hiện nay, trên thế giới có hơn 40 triệu nạn

nhân của tình trạng nô lệ hóa hiện đại ở

hầu hết các khu vực kinh tế. Theo ước tính

của Walk Free Foundation, Tổ chức Lao

động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Di cư Quốc

tế (IOM), 25% trong số đó là người lao

động di cư.

Người lao động di cư thường ở trong tình

trạng bị bóc lột ngay từ lúc họ còn ở quê

nhà khi bên tuyển dụng thu phí quá cao,

cung cấp thông tin sai lệch về việc làm,

hoặc do quá trình tuyển dụng thiếu công

bằng.

Tại nơi sinh sống và làm việc hiện tại, người

lao động di cư bị hạn chế đi lại, bị thu giữ

giấy tờ tùy thân cùng tài sản cá nhân, tiền

lương bị cắt giảm trái với quy định của

pháp luật, gặp nhiều rào cản trong tiếp cận

cơ chế khiếu nại và hệ thống tư pháp.

Người thụ hưởng: Người lao động di cư ở châu

Á, chính phủ các nước, các tổ chức xã hội dân

sự

Nhóm mục tiêu: các doanh nghiệp, bên sử

dụng lao động, nhà tuyển dụng.

Các văn phòng IOM: Việt Nam, Bangladesh,

Malaysia, Thái Lan, ĐKHC Hong Kong

Nơi quản lý dự án: IOM Việt Nam

Thời gian dự án: 2017-2022

Các mục tiêu

phát triển bền vững

C R ES T LÀ G Ì ?

Page 2: Dự án Hợ ữa Tổ ch c tế và Khu vực Kinh tế Tư nhân - Tờ...nhân của tình trạng nô lệ hóa hiện đại ở hầu hết các khu vực kinh tế. Theo ước

Mục tiêu:

Giúp doanh nghiệp và các chủ thể trong khu vực tăng cường bảo vệ quyền con người

và quyền lao động của người lao động di cư trong các ngành công nghiệp then chốt

và chuỗi cung ứng ở châu Á.

Tầm nhìn:

Người lao động di cư tiếp cận tốt hơn với các kênh tuyển dụng có đạo đức nhờ việc

xóa bỏ các loại phí mà người tìm việc phải chi trả. Nhờ đó, các quyền của họ sẽ được

bảo vệ tốt hơn xuyên suốt quá trình di cư, giảm nợ nần và các hình thức lạm dụng

có thể khiến người lao động di cư phải đối mặt với nguy cơ bóc lột lao động cao hơn.

Các doanh nghiệp tại châu Á hợp tác với các sáng kiến đa phương và thực hiện các

chiến lược bền vững để góp phần xóa bỏ tình trạng nô lệ hóa hiện đại và mua bán

người, đồng thời kiên trì theo đuổi các tiêu chuẩn lao động tốt.

Dù nhiều doanh nghiệp đã cam kết xóa bỏ nô lệ hóa hiện đại và mua bán người, nhưng các

chính sách của doanh nghiệp nhằm giải quyết nguy cơ vi phạm quyền con người và xã hội

trong bối cảnh di cư vẫn cần được tăng cường. Các thách thức vận hành có liên quan đến

công tác quản lý chuỗi cung ứng lao động đòi hỏi sự hợp tác giữa nhiều bên thuộc nhiều

khu vực kinh tế và các quốc gia khác nhau. Nối tiếp thành công của những dự án hợp tác với

khu vực tư nhân trước đây, hoạt động của CREST bao gồm:

CHƯƠNG TRÌNH CREST ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI

Hướng dẫn và cung cấp tập huấn

cho doanh nghiệp để giảm thiểu

nguy cơ nô lệ hóa thời hiện đại

và mua bán người

Đánh giá, nâng cao hiểu biết

về chuỗi cung ứng lao động

và tăng cường giám sát trong

quá trình tuyển dụng lao động

Nâng cao năng lực cho doanh nghiệp

về tăng cường khả năng tiếp cận

cơ chế khiếu nại cho các nhóm

dễ bị tổn thương trong chuỗi cung ứng

Trang bị cho người di cư thông tin

và tập huấn để chuẩn bị cho quá trình

sinh sống và làm việc tại nước ngoài

Hỗ trợ các nhà tuyển dụng có đạo đức

thông qua Hệ thống Quốc tế về

Tuyển dụng Minh bạch (iris.iom.int)

Nghiên cứu về dịch chuyển lao động,

bình đẳng giới, và biến đổi khí hậu

để cung cấp thông tin cho cộng đồng

và hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng

các quy định liên quan

HỢP TÁC ĐỂ T ÌM GIẢ I PHÁP

Để biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ: TỔ CHỨC DI CƯ QUỐC TẾ Văn phòng IOM tại thành phố Hồ Chí Minh – Việt Nam 1B Phạm Ngọc Thạch – phường Bến Nghé, Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh ĐT: +84.28 3822 2057 • Email: [email protected] • vietnam.iom.int/en/ioms-crest-programme

MỤC TIÊU CỦA CREST