dai cuong u mau

3

Click here to load reader

Upload: vinhvd12

Post on 24-May-2015

666 views

Category:

Documents


6 download

TRANSCRIPT

Page 1: Dai cuong u mau

ĐẠI CƯƠNG U MÁU – U BẠCH MẠCH

PGS.TS. Nguyễn Hữu Ước

- Đối tượng: Học viên SĐH, hỗ trợ Ngoại.

- Thời gian: 1 tiết

- Mục tiêu: Hiểu các khái niệm cơ bản về U máu, bạch mạch, chẩn

đoán, và các kỹ thuật điều trị ngoại khoa.

- NỘI DUNG:

1. Khái niệm:

Đây là một loại bệnh bẩm sinh, tùy theo cấu trúc và thành phần dịch

trong u mà có thể là U máu đơn thuần, U bạch mạch đơn thuần, hoặc U

máu xen lẫn bạch mạch.

Tổn thương có thể xuất hiện ở mọi tổ chức trong cơ thể, song thường gặp

nhất là ở dưới da, trong các tổ chức cơ, ở vùng có cấu trúc tổ chức lỏng

lẻo (cổ, nách, bẹn mu tay - chân …).

Có thể phát hiện ở trẻ nhỏ nếu kích thước u lúc đầu lớn, hoặc ở trẻ lớn,

người lớn nếu u lúc đầu nhỏ - sau đó phát triển to dần lên.

Giải phẫu bệnh: Gồm nhiều nang có nguồn gốc cấu trúc của mạch máu,

không có vỏ, ranh giới thường không rõ ràng, có thể ăn sâu vào các tỏ

chức (từ dưới da đến xương). Chia làm 3 thể:

- U nang bạch mạch: dạng u lan toả nhất. Gồm nhiều khoang dạng

chùm nho, thành mỏng chứa sợi chun và cơ, phủ nội mạc của mạch.

Chứa dịch trong như bạch huyết.

- U nang máu: có cấu trúc u giống như trên, song trong lòng các nang

chứa máu.

Page 2: Dai cuong u mau

- U nang máu - bạch mạch: cấu trúc u như trên, song có các nang chưa

máu xen kẽ với các các nang chứa dịch.

2. Chẩn đoán:

- Lâm sàng:

+ Tuổi: thời điểm phát hiện có thể từ ngay sau sinh đến người lớn.

+ Vị trớ: hay gặp nhất là các u ngay dưới da, vùng tổ chức khá lỏng

lẻo (dưới hàm, thượng đũn, ngực, thắt lưng, bẹn, bàn tay, bàn chân

…). Có thể gặp u trong xương hay các tạng của cơ thể.

+ Tớnh chất u: sờ thấy mềm, ranh giới khụng rừ, khụng di động, bề

mặt da màu hơi xanh nếu là u máu, không đau.

+ Kích thước có thể từ vài centimet đến rất to – chiếm toàn bộ và gây

biến dạng chi thể.

+ Tiến triển chậm, đôi khi u quá to ở trẻ nhỏ chèn ép vào đường thở

gây suy hô hấp, hoặc đè ép vào tĩnh mạch lớn gây phù khu trú.

+ Ở trẻ sơ sinh, cần phân biệt với các bớt sắc tố dưới da.

- Chẩn đoán hình ảnh: dùng để xác định mức độ lan tỏa của u vào tổ

chức. Thường dùng CT, tốt nhất là IMR. Thấy các nang chứa dịch

không có lớp bóc tách với tổ chức xung quanh.

Đôi khi chỉ định chụp mạch máu chọn lọc được đặt ra đối với một số

thể u máu đặc biệt.

- Sinh thiết: nếu nghi ngờ với cỏc dạng u khỏc, cú thể chọc hỳt làm

chẩn đoán tế bào, thấy chỉ có tế bào máu.

3. Nguyên tắc điều trị ngoại khoa:

Phẫu thuật cắt u là biện pháp điều trị chủ yếu cho phần lớn các u máu,

tuy nhiên trừ các u nhỏ ngay dưới da hoặc khu trú trong tổ chức là có thể

Page 3: Dai cuong u mau

lấy hết u về mặt đại thể, còn đối với các u lớn chỉ có thể cắt bớt một phần

u.

Do là u lành tính và tiến triển chậm, nên chỉ định mổ cắt u hầu hết do:

yếu tố thẩm mỹ, u gây biến chứng chèn ép, u quá to gây biến dạng chi thể

và ảnh hưởng đến sinh hoạt.

Vì không có ranh giới, nên khi cắt các u to - ăn vào tổ chức xung quanh,

nhiều khi phải chấp nhận cắt bỏ một phần tổ chức lành (như cơ, da …).

Lưu ý tránh các thần kinh và mạch máu lớn.

Đối với u diện rộng dưới da, có thể cắt u tới sát lớp thượng bì, song cần

tiết kiệm da tối đa, và thực hiện các thủ thuật như vá da sau khi lấy u

(rạch ô bàn cờ, dẫn lưu, băng ép …).

Đối với các u quá lớn chiếm toàn bộ chi, có khi cắt cụt chi là giải pháp

duy nhất nếu u gây các biến chứng ảnh hưởng tới sinh hoạt (giảm, mất

vận động, viêm loét chảy máu …).