ĐẦu vÀo sẢn xuẤt kinh doanh -...

28
Bài 2: Phân tích tình hình sdng các yếu tđầu vào sn sut kinh doanh MAN310_Bai 2_v1.0013103228 21 BÀI 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SDNG CÁC YU TĐẦU VÀO SN XUT KINH DOANH Mc tiêu Hiu và nm được ni dung phân tích tình hình sdng các yếu tđầu vào trong doanh nghip. Hiu rõ ni dung, đặc đim và bn cht ca các yếu tđầu vào chyếu trong doanh nghip. Tính được các chtiêu chyếu vnăng sut lao động và các chtiêu khác liên quan vlao động. Tính và phân tích các chtiêu như hiu sut sdng tài sn cđịnh, trang btài sn cđịnh và các chtiêu khác liên quan đến tài sn cđịnh và nguyên vt liu trong doanh nghip. Khnăng vn dng vào thc tế vi tình hung cth. Ni dung Hướng dn hc Phân tích các yếu tđầu vào chyếu trong doanh nghip. Ni dung phương pháp phân tích tình hình sdng lao động, tài sn cđịnh và nguyên vt liu trong doanh nghip. Phân tích năng sut lao động trong doanh nghip, phân tích thi gian lao động. Phân tích hiu sut sdng tài sn cđịnh, và các vn đề khác liên quan ti tài sn cđịnh. Phân tích dtr, sdng và hiu qusdng nguyên vt liu. Thi lượng hc 12 tiết Để hc tt bài này, người hc phi có kiến thc nht định vhot động sn xut kinh doanh ca doanh nghip, nhng điu kin ca quá trình hot động kinh doanh. Có kiến thc vcác môn hc tnhiên giúp cho vic tư duy logic trong quá trình thiết lp công thc và tính toán. Phi hiu rõ bn cht ca mt scông thc cơ bn để làm nn tng suy rng các công thc khác nhm nâng cao hiu quhc tp và nghiên cu. Làm đầy đủ các bài tp đã được cung cp và liên hvi tình hung cthtrong thc tế, có thtđưa ra các tình hung có tính thc tin cao.

Upload: trinhthuy

Post on 05-Feb-2018

217 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐẦU VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH - eldata15.topica.edu.vneldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/04_HOU_MAN310_B… · Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các

Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào sản suất kinh doanh

MAN310_Bai 2_v1.0013103228 21

BÀI 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH

Mục tiêu

Hiểu và nắm được nội dung phân tích tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào trong doanh nghiệp.

Hiểu rõ nội dung, đặc điểm và bản chất của các yếu tố đầu vào chủ yếu trong doanh nghiệp.

Tính được các chỉ tiêu chủ yếu về năng suất lao động và các chỉ tiêu khác liên quan về lao động.

Tính và phân tích các chỉ tiêu như hiệu suất sử dụng tài sản cố định, trang bị tài sản cố định và các chỉ tiêu khác liên quan đến tài sản cố định và nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.

Khả năng vận dụng vào thực tế với tình huống cụ thể.

Nội dung Hướng dẫn học

Phân tích các yếu tố đầu vào chủ yếu trong doanh nghiệp.

Nội dung phương pháp phân tích tình hình sử dụng lao động, tài sản cố định và nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.

Phân tích năng suất lao động trong doanh nghiệp, phân tích thời gian lao động.

Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định, và các vấn đề khác liên quan tới tài sản cố định.

Phân tích dự trữ, sử dụng và hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu.

Thời lượng học

12 tiết

Để học tốt bài này, người học phải có kiến thức nhất định về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, những điều kiện của quá trình hoạt động kinh doanh.

Có kiến thức về các môn học tự nhiên giúp cho việc tư duy logic trong quá trình thiết lập công thức và tính toán.

Phải hiểu rõ bản chất của một số công thức cơ bản để làm nền tảng suy rộng các công thức khác nhằm nâng cao hiệu quả học tập và nghiên cứu.

Làm đầy đủ các bài tập đã được cung cấp và liên hệ với tình huống cụ thể trong thực tế, có thể tự đưa ra các tình huống có tính thực tiễn cao.

Page 2: ĐẦU VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH - eldata15.topica.edu.vneldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/04_HOU_MAN310_B… · Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các

Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào sản suất kinh doanh

22 MAN310_Bai 2_v1.0013103228

TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP

Tình huống

Vào Quý I, Công ty nhập thêm 1 dây chuyền mới cho Xưởng dệt số 2, Nhà máy Sợi. Anh Minh Phong lúc này đã được thăng chức lên Phó phòng, anh muốn biết hiệu quả dây chuyền mới mang lại. Anh giao cho Hà My là một nhân viên đang thử việc đánh giá tình hình sử dụng số lượng lao động, sử dụng nguyên vật liệu và tình hình sản xuất Quý I của Xưởng dệt số 2. Trong quý tình hình sử dụng lao động, sử dụng nguyên vật liệu và số lượng thành phẩm của đơn vị do phòng tổ chức và do quản đốc phân xưởng cung cấp như sau:

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế

- Số lượng lao động trực tiếp (người) 300 312

- Số lượng thành phẩm (tấn) 2.550 2.750

- Sợi nồi cọc 1.800 1.975

- Sợi OE 500 525

- Sợi xe các loại 250 250

- Nguyên vật liệu (tấn) 3.000 2.957

- Bông 2.500 2.477

- Xơ 500 480

Câu hỏi

1. Hà My sẽ sử dụng phương pháp nào để tiến hành phân tích, đánh giá các chỉ tiêu này?

2. Hà My cần viết báo cáo nhận xét như thế nào, để báo cáo cấp trên về tình hình sử dụng số lượng lao động và nguyên vật liệu của Xưởng dệt số 2?

3. Để biết hiệu quả của dây chuyền mới, phân tích các chỉ tiêu: số lượng lao động trực tiếp, số lượng thành phẩm, nguyên vật liệu đã đủ để đưa ra đánh giá chưa?

Page 3: ĐẦU VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH - eldata15.topica.edu.vneldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/04_HOU_MAN310_B… · Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các

Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào sản suất kinh doanh

MAN310_Bai 2_v1.0013103228 23

2.1. Phân tích sử dụng lao động vào các hoạt động kinh doanh

Lao động là một trong các yếu tố đầu vào có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng tốt yếu tố đầu vào trên cơ sở sử dụng thời gian, số lượng, năng suất lao động có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến kết quả kinh doanh. Vì sử dụng lao động có ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất, giá thành sản phẩm và như vậy sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Để đánh giá tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp có thể thực hiện các phân tích sau.

2.1.1. Phân tích sử dụng số lượng lao động

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của lao động đến doanh nghiệp ta thấy rằng: chất lượng lao động sẽ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm, còn số lượng lao động thường ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm; từ đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc đánh giá tình hình sử dụng lao động là vô cùng cần thiết và nhiệm vụ đầu tiên là đánh giá về mặt số lượng lao động.

Khi phân tích tình hình sử dụng lao động ta vận dụng phương pháp so sánh để xác định mức độ biến động và tốc độ biến động giữa các kỳ phân tích.

Phương pháp so sánh giản đơn

o Mức độ biến động:

∆L = L1 – Lk

o Tốc độ biến động:

Lk

LI = 100%

L

Trong đó:

L1, Lk lần lượt là số lượng lao động thực tế và kế hoạch.

∆L cho biết lao động thực tế tăng (giảm) bao nhiêu người so với kế hoạch.

IL tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sử dụng số lượng lao động, tỷ lệ này cho biết tương ứng với mức độ thay đổi là ∆L thì số lượng lao động thực tế tăng (giảm) bao nhiêu phần trăm so với kế hoạch.

Phương pháp này chỉ phản ánh được quy mô sử dụng số lượng lao động thực tế tăng giảm bao nhiêu người, bao nhiêu phần trăm (vượt kế hoạch, hoàn thành hay không hoàn thành kế hoạch) mà chưa phản ánh được tính hiệu quả sử dụng lao động.

o Dựa trên kết quả tính toán đưa ra các nhận xét:

Nếu ∆L > 0 và IL > 0: Doanh nghiệp vượt kế hoạch sử dụng số lượng lao động.

Nếu ∆L = 0 và IL = 0: Doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch.

Nếu ∆L < 0 và IL < 0: Doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch.

So sánh số lượng lao động trong mối quan hệ với kết quả sản xuất

Để khắc phục nhược điểm trong phép so sánh giản đơn ở trên có thể so sánh số lượng lao động trong mối quan hệ với kết quả sản xuất. Trong phương pháp này

Page 4: ĐẦU VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH - eldata15.topica.edu.vneldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/04_HOU_MAN310_B… · Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các

Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào sản suất kinh doanh

24 MAN310_Bai 2_v1.0013103228

khi đánh giá có liên hệ đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, qua năng suất lao động. Trình tự phân tích như sau:

o Xác định hệ số điều chỉnh:

1Q

k

QI

Q

o Mức độ biến động :

∆L = L1 – Lk IQ

o Tốc độ biến động:

Lk Q

LI 100%

L I

Trong đó:

Q1: Kết quả sản xuất kỳ thực tế

Qk: Kết quả sản xuất kỳ kế hoạch

IQ: Hệ số điều chỉnh

o Nhận xét:

Nếu ∆L > 0 và IL > 0 thì kỳ thực tế doanh nghiệp đã sử dụng lao động lãng phí hơn so với kế hoạch.

Nếu ∆L = 0 và IL = 0 thì kỳ thực tế doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch sử dụng số lượng lao động.

Nếu ∆L < 0 và IL < 0 thì kỳ thực tế doanh nghiệp đã sử dụng lao động hiệu quả tiết kiệm hơn so với kế hoạch đề ra.

Ví dụ:

Trong tháng 11 tình hình sử dụng lao động tại Công ty Kim Trí như sau:

Chênh lệch Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế

Tương đối (%) Tuyệt đối

Giá trị sản lượng sản phẩm (triệu vnđ)

6.000 6.360 6 360

Số lượng lao động

(người) 200 216 8 16

Yêu cầu: Đánh giá tình hình sử dụng lao động trong tháng.

o Vận dụng phương pháp so sánh trực tiếp:

Chênh lệch tuyệt đối:

∆L = L1 – Lk = 216 – 200 = 16

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sử dụng số lượng lao động:

IL= (16 : 200) 100% = 8% (vượt kế hoạch 8%)

Nhận xét:

Trong kỳ doanh nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch về sử dụng số lượng lao động, tỷ lệ hoàn thành là 108%, vượt kế hoạch là 8%, tương đương vượt 16 người.

Page 5: ĐẦU VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH - eldata15.topica.edu.vneldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/04_HOU_MAN310_B… · Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các

Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào sản suất kinh doanh

MAN310_Bai 2_v1.0013103228 25

o Vận dụng phương pháp liên hệ (tương đối):

Hệ số điều chỉnh: IQ = 1,06

Chênh lệch tuyệt đối:

∆L = L1 – Lk IQ = 216 – 200 1,06 = 216 – 212 = 4

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sử dụng số lượng lao động:

Lk Q

L 16I 100% 100% 2%

L I 200 1,06

Nhận xét:

Với mức độ hoàn thành kế hoạch giá trị sản lượng là 106% tăng 6% tương đương tăng 360 (triệu đồng) thì doanh nghiệp cần phải sử dụng 212 lao động, nhưng thực tế doanh nghiệp sử dụng 216 lao động. Do vậy đã lãng phí mất 4 lao động tương đương 2%. Thực tế doanh nghiệp sử dụng lao động không hiệu quả so với kế hoạch đề ra.

2.1.2. Phân tích sử dụng lao động theo kết cấu

Phân tích kết cấu lao động là xem xét, đánh giá biến động về tỷ trọng lao động giữa các kỳ phân tích và tìm ra những nguyên nhân của sự biến động đó. Tùy theo mục đích và nội dung nghiên cứu khác nhau để chọn tiêu thức xác định kết quả sẽ khác nhau, tiêu thức đó có thể là: trình độ chuyên môn, thâm niên công tác, bậc thợ, giới tính, ngành nghề, loại hình lao động... Dù phân tích kết cấu lao động theo tiêu thức nào thì chúng đều áp dụng theo một công thức chung nhất.

Công thức xác định tỷ trọng lao động:

ii

i

LD = 100%

L

Trong đó:

Li : Số lượng lao động thuộc loại (i)

∑Li : Tổng số lao động theo tiêu thức (i)

Sau khi xác định được các giá trị của Di qua các kỳ khác nhau sẽ tiến hành so sánh các giá trị đó giữa kỳ nghiên cứu với kỳ làm gốc so sánh rồi đưa ra những kết luận phù hợp.

Phương pháp này thường dùng để đánh giá chất lượng lao động trong doanh nghiệp hay trong một tổ chức.

Ví dụ:

Có tình hình sử dụng lao động qua hai năm của Công ty D&T như sau:

Page 6: ĐẦU VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH - eldata15.topica.edu.vneldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/04_HOU_MAN310_B… · Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các

Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào sản suất kinh doanh

26 MAN310_Bai 2_v1.0013103228

Năm N Năm N + 1 So sánh

Số

lượng

Tỷ

trọng

(%)

Số

lượng

Tỷ

trọng

(%)

Tuyệt

đối

Tương

đối

(%)

Tỷ

trọng

(%)

Chỉ tiêu

(1) (2) (3) (4) (5) = (3) - (1) (5):(1) x 100 (4) – (2)

1.Tổng giá trị SX (triệu đồng) 60.000 72.000 12.000 20

2.Tổng lao động 400 450 50 12,5

3. Lao động trực tiếp 320 80 370 82,2 50 15,6 2,2

- Bậc 3 110 27,5 120 26,7 10 9,1 -0,8

- Bậc 4 90 22,5 95 21,1 5 5,5 - 1,4

- Bậc 5 75 18,75 85 16,7 10 13,3 - 2,05

- Bậc 6 35 8,75 50 11,1 15 42,8 2,35

- Bậc 7 20 5,0 30 6,6 10 50 1,6

Yêu cầu: Đánh giá tình hình cơ cấu lao động của doanh nghiệp qua hai năm.

Dựa vào công thức xác định tỷ trọng cơ cấu lao động ta có bảng tính trên, qua bảng này cho ta thấy số lượng lao động của công ty tăng 12,5% tương đương tăng 50 lao động là hoàn toàn do tăng số lượng lao động trực tiếp, lao động gián tiếp trong doanh nghiệp không thay đổi về số lượng (80 lao động) nhưng tỷ trọng đã giảm năm N là 20% năm N + 1 là 17,8%. Điều này phù hợp với xu thế phát triển tiến bộ, doanh nghiệp cần phát huy.

Về cơ cấu lao động thấy rằng chất lượng lao động của doanh nghiệp năm N + 1 cao hơn so với năm N vì tỷ trọng lao động bậc thấp và trung bình giảm: bậc 3 giảm 0,8%, bậc 4 giảm 1,4%, bậc 5 giảm 2,05% trong khi đó bậc thợ có tay nghề cao có tỷ trọng tăng lên: bậc 6 tăng 42,8%, bậc 7 tăng 50%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã rất chú ý quan tâm và cố gắng nâng cao chất lượng lao động trong doanh nghiệp góp phần tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Mặt khác, ta thấy lao động của doanh nghiệp tăng 12,5% nhưng tổng giá trị sản xuất của doanh nghiệp tăng 20% (20% > 12,5%); điều này phản ánh doanh nghiệp sử dụng lao động hiệu quả tiết kiệm hơn, tiết kiệm một lượng lao động tương đối là 30 (lao động) (450 – 400 × 1,2).

2.1.3. Phân tích tình hình sử dụng lao động

Việc đánh giá tình hình sử dụng lao động còn có thể dựa vào số lượng lao động hiện có, số lượng lao động có mặt và số lượng lao động được phân công trong công việc. Qua đó thiết lập một số chỉ tiêu hệ số sau:

Hệ số sử dụng lao động có mặt

Số lượng lao động đã phân công công việc

Số lượng lao động có mặt trong ca/ngày làm việc

=

Hệ số lao động có mặt

Số lượng lao động có mặt

Số lượng lao động hiện có =

Page 7: ĐẦU VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH - eldata15.topica.edu.vneldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/04_HOU_MAN310_B… · Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các

Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào sản suất kinh doanh

MAN310_Bai 2_v1.0013103228 27

Các hệ số này càng tiến tới 1 thì phản ánh doanh nghiệp sử dụng lao động càng hiệu quả và tình hình sản xuất của doanh nghiệp có dấu hiệu tích cực. Qua các chỉ tiêu trên ta có thể biết tình hình phân công lao động đúng người đúng việc, huy động được lực lượng lao động hiện có, sẽ góp phần phát huy tinh thần sáng tạo và khai thác nguồn lực lao động của doanh nghiệp.

2.1.4. Phân tích sử dụng thời gian lao động

Quỹ thời gian làm việc của người lao động trong doanh nghiệp được tính theo hai loại đơn vị đo là: Ngày công (ngày/người) và giờ công (giờ/người).

Phân tích tình hình sử dụng lao động theo ngày công

Sử dụng tốt lao động thể hiện qua việc quản ngày công lao động là một trong những vấn đề quan trọng góp phần tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm. Do vậy, việc phân tích thời gian sử dụng lao động trong doanh nghiệp là cần thiết, thời gian lao động theo ngày công được thể hiện qua các loại ngày công sau:

o Ngày công dương lịch là tổng số ngày tính theo dương lịch của kỳ nghiên cứu, bao gồm tổng ngày công theo chế độ lao động quy định và tổng ngày công nghỉ lễ, tết, thứ bảy và chủ nhật.

o Tổng số ngày công theo chế độ lao động quy định là tổng số ngày công mà Nhà nước quy định người lao động phải làm việc trong kỳ, sẽ bằng tổng ngày công dương lịch trừ đi tổng ngày công nghỉ lễ, tết, thứ bảy và chủ nhật.

Hoặc có thể xác định theo công thức:

Tổng số ngày công dương lịch

Số lao động bình quân trong kỳ

Số ngày theo lịch của kỳ nghiên cứu =

Tổng số ngày công công theo chế độ

Số ngày lao động bình quân theo chế độ kỳ nghiên cứu

= Tổng số ngày công

theo chế độ Số lao động bình

quân trong kỳ =

Tổng số ngày công theo chế độ

Tổng số ngày công dương lịch trong kỳ

Tổng số ngày công nghỉ lễ tết, thứ bảy, chủ nhật = –

Hệ số giao việc đúng nhiệm vụ

Số lượng lao động đã phân công đúng nhiệm vụ

Số lượng lao động đã phân công công việc

=

Page 8: ĐẦU VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH - eldata15.topica.edu.vneldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/04_HOU_MAN310_B… · Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các

Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào sản suất kinh doanh

28 MAN310_Bai 2_v1.0013103228

o Tổng số ngày công nghỉ theo chế độ là tổng số ngày công mà người lao động được nghỉ theo chế độ quy định và theo quy định của doanh nghiệp, như ngày nghỉ lễ, thứ bảy và chủ nhật.

o Tổng số ngày công làm thêm là tổng số ngày công được huy động làm thêm vào thứ bảy, chủ nhật và ngày nghỉ lễ.

o Số ngày công vắng mặt là toàn bộ số ngày công người lao động không có mặt tại nơi làm việc vì các lý do nghỉ ốm đau, thai sản, đi học, nghỉ phép hoặc không có lý do.

o Số ngày công ngừng việc là số ngày công người lao động có mặt nơi làm việc nhưng không được giao việc vì lỗi của doanh nghiệp như máy móc hỏng, thiếu nguyên vật liệu, mất điện, hoặc do lỗi khách quan khác mà không phải lỗi của người lao động.

o Tổng số ngày công làm việc thực tế trong chế độ là tổng số ngày công người lao động thực tế làm việc trong tổng số ngày công có mặt trong chế độ.

o Tổng số ngày công làm việc thực tế hoàn toàn gồm tổng số ngày công làm việc thực tế trong chế độ và tổng số ngày công làm thêm.

Phương pháp phân tích:

Sử dụng phương pháp so sánh để tiến hành phân tích và có thể so sánh trực tiếp hoặc so sánh gián tiếp có liên hệ đến kết quả sản xuất kinh doanh để đánh giá hiệu quả sử dụng ngày công lao động. So sánh giữa chỉ tiêu ngày công cần phân tích thực tế hay kỳ nghiên cứu so với kế hoạch hay kỳ trước có điều chỉnh theo số lượng lao động và kết quả sản xuất, từ đó đưa ra nhận xét thích hợp.

Phân tích tình hình sử dụng lao động theo giờ công

o Tổng số giờ công theo chế độ quy định là tổng số giờ công mà theo chế độ quy định người lao động phải làm việc trong kỳ, bằng số ngày công làm việc theo chế độ nhân với số giờ làm việc trong một ngày theo quy định, hiện tại theo quy định làm việc bình thường là 8 giờ trong một ngày (hay một ca). Đối với các doanh nghiệp sản xuất đặc biệt nặng nhọc, độc hại thì thời gian này ngắn hơn.

o Tổng giờ công làm thêm là tổng số giờ công được huy động làm thêm vào thời gian ngoài giờ theo quy định trong ngày hay trong ca.

o Tổng giờ công ngừng việc trong ca là tổng số giờ công người lao động không làm việc trong ca do khách quan như máy hỏng, mất điện, thiếu nguyên vật liệu,… hoặc do lỗi của người lao động như ốm đau bất thường, đi muộn về sớm...

o Tổng số giờ công làm việc thực tế trong chế độ là tổng số giờ công mà người lao động thực tế làm việc bằng tổng số giờ công theo chế độ trừ đi tổng giờ công ngừng việc trong ca.

o Tổng giờ công làm việc, thực tế hoàn toàn là tổng số giờ công thực tế người lao động làm việc, sẽ bằng tổng số giờ công làm việc thực tế trong chế độ cộng với tổng giờ công làm thêm.

Phương pháp phân tích:

Sử dụng phương pháp so sánh.

Page 9: ĐẦU VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH - eldata15.topica.edu.vneldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/04_HOU_MAN310_B… · Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các

Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào sản suất kinh doanh

MAN310_Bai 2_v1.0013103228 29

So sánh tính chênh lệch tuyệt đối và tương đối của chỉ tiêu cần phân tích giữa thực tế và kế hoạch.

So sánh có liên hệ đến kết quả sản xuất để đánh giá hiệu quả sử dụng thời gian lao động.

2.1.5. Phân tích năng suất lao động

Năng suất lao động là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, chỉ tiêu này góp phần phản ánh khả năng sử dụng và tổng hợp các nguồn lực của doanh nghiệp. Vì năng suất lao động liên quan đến giá thành sản phẩm nên bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng không ngừng muốn nâng cao năng suất lao động để góp phần hạ giá thành.

Năng suất lao động là kết quả sản xuất có ích được làm trong một đơn vị thời gian nhất định (dạng thuận) hoặc lượng lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị kết quả sản xuất có ích (dạng nghịch), năng suất lao động được xác định theo hai công thức sau:

Dạng thuận:

Dạng nghịch:

Trong đó:

- Số lượng sản phẩn sản xuất có thể biểu hiện bằng thước đo hiện vật hoặc thước đo giá trị.

- Thời gian lao động có thể tính bằng ngày công, giờ công, số lượng lao động.

- Năng suất lao động tính bằng hiện vật hoặc giá trị tuỳ thuộc vào đơn vị của kết quả sản xuất, có thể là giá trị sản xuất được tạo ra trong một đơn vị thời gian lao động.

Tuỳ theo đơn vị lao động khác nhau có các chỉ tiêu năng suất lao động khác nhau: theo giờ công, ngày công và số lao động.

Nếu thời gian lao động theo giờ công: (năng suất lao động bình quân một giờ công)

Công thức: ght

QW =

G

Trong đó:

Wg: Năng suất lao động bình quân một giờ công, bình quân một giờ người

lao động làm ra bao nhiêu sản phẩm hay giá trị tạo ra là bao nhiêu.

Q: Kết quả sản xuất đạt được trong kỳ (bằng hiện vật hoặc giá trị).

Ght: Tổng số giờ công làm việc thực tế hoàn thành trong kỳ

Năng suất lao động Số lượng sản phẩm sản xuất

Lượng thời gian lao động =

Năng suất lao động Lượng thời gian lao động

Số lượng sản phẩm sản xuất =

Page 10: ĐẦU VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH - eldata15.topica.edu.vneldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/04_HOU_MAN310_B… · Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các

Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào sản suất kinh doanh

30 MAN310_Bai 2_v1.0013103228

Nếu thời gian lao động theo ngày công: (năng suất bình quân một ngày công)

Công thức:

nght

QW =

N

Hoặc công thức sau:

Wng = Đht Wg

Trong đó:

Wng: Năng suất bình quân một ngày công.

Nht: Tổng số ngày công làm việc thực tế hoàn thành trong kỳ.

Đht: Độ dài bình quân một ngày công (số giờ làm việc bình quân một ngày công).

Theo số lao động bình quân trong kỳ:

Có năng suất lao động bình quân một công nhân (lao động) trong kỳ là số lượng sản phẩm bình quân do một lao động làm ra trong kỳ.

Công thức:

L

QW

L

Hoặc theo công thức:

ng htL g ht bq

W NW W Đ N

L

Trong đó:

WL: Năng suất bình quân một công nhân.

L: Số lượng lao động bình quân trong kỳ.

Nbq: Là số ngày làm việc bình quân một công nhân (lao động).

2.1.5.1. Phân tích các mức năng suất lao động

Để đánh giá các mức năng suất ta sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp, chẳng hạn như đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu năng suất lao động bình quân một giờ công như sau:

Chênh lệch tuyệt đối:

∆Wg = Wg1 – Wgk

Chênh lệch tương đối:

gg

gk

W% W = 100%

W

Trong đó:

Wg1: Mức năng suất lao động bình quân một giờ công kỳ thực tế.

Wgk: Mức năng suất lao động bình quân một giờ công kỳ kế hoạch.

Page 11: ĐẦU VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH - eldata15.topica.edu.vneldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/04_HOU_MAN310_B… · Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các

Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào sản suất kinh doanh

MAN310_Bai 2_v1.0013103228 31

o Nhận xét:

Nếu ∆Wg > 0 và %∆Wg > 0 thì doanh nghiệp vượt kế hoạch về năng suất lao động, năng suất lao động kỳ thực tế cao hơn so với kỳ kế hoạch.

Nếu ∆Wg = 0 và %∆Wg = 0 thì doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch về năng suất lao động.

Nếu ∆Wg < 0 và %∆Wg < 0 thì doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch về năng suất lao động, năng suất thực tế thấp hơn kế hoạch.

2.1.5.2. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả sản xuất

Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp như nhân tố số công nhân sản xuất bình quân, số ngày làm việc bình quân, số giờ làm việc bình quân một ngày công và mức năng suất bình quân một giờ công có thể sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương pháp chênh lệch. Có một số công thức biểu thị

mối quan hệ của các chỉ tiêu khác nhưng trình tự phân tích tương tự như sau:

Phương trình phân tích: Q = L Nbq Đht Wg

Đối tượng phân tích:

o Chênh lệch tuyệt đối: ∆Q = Q1 – Qk

o Chênh lệch tương đối: k

Q% Q = 100%

Q

o Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:

Do ảnh hưởng của số công nhân sản xuất bình quân

QL = (L1 – Lk) Nbqk Đhtk Wgk

Do ảnh hưởng của số ngày làm việc bình quân một công nhân

bqQN L1 (Nbq1 – Nbqk) Đhtk Wgk

Do ảnh hưởng của độ dài bình quân một ngày công

htQĐ L1 Nbq1 (Đht1 – Đhtk) Wgk

Do ảnh hưởng của năng suất bình quân một giờ công

gQW = L1 Nbq1 Đht1 (Wg1 – Wgk)

o Tổng hợp: bq bq g

Q Q Q Q QL N Đ W

Trong đó:

Q1, Qk: Kết quả sản xuất thực tế và kế hoạch.

L1, Lk: Số lượng lao động bình quân thực tế và kế hoạch.

Nbq1, Nbqk: Số ngày làm việc bình quân một công nhân.

Đht1, Đhtk: Độ dài bình quân ngày làm việc thực tế và kế hoạch.

Wg1, Wgk: Năng suất lao động bình quân một giờ công thực tế và kế hoạch.

Page 12: ĐẦU VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH - eldata15.topica.edu.vneldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/04_HOU_MAN310_B… · Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các

Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào sản suất kinh doanh

32 MAN310_Bai 2_v1.0013103228

Ví dụ:

Công ty D&T có tài liệu về tình hình sử dụng lao động trong tháng 10 như sau:

Chênh lệch Stt Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch Thực tế

Tuyệt đối Tương đối%

1 Giá trị sản xuất Triệu đồng 18.750 23.703,68 4.953,68 26,4

2 Số công nhân sản xuất bình quân

Người 200 220 20 10

3 Số ngày làm việc bình quân một công nhân

Ngày 25 26 1 4

4 Số giờ làm việc bình quân một ngày công

Giờ 7,5 7,4 -0,1 -1,33

5 Năng suất bình quân một giờ công

Triệu đồng 0,5 0,56 0,1 12

Yêu cầu:

1. Đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu năng suất lao động bình quân một giờ công.

2. Phân tích các nhân tố về lao động ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của công ty.

Lời giải:

1. Phân tích tình hình năng suất lao động bình quân một giờ công.

Chênh lệch tuyệt đối:

∆Wg = Wg1 – Wgk = 0,56 – 0,5 = 0,06 (triệu đồng/giờ)

Chênh lệch tương đối:

gg

gk

W 0,06% W 100% 100% 12%

W 5

Nhận xét:

Trong tháng doanh nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch chỉ tiêu năng suất lao động bình quân một giờ công, mức độ hoàn thành là 112% vượt kế hoạch là 12 % tương đương vượt 0,06 triệu đồng/giờ công. Điều này chứng tỏ trong tháng doanh nghiệp đã sử dụng và quản lý tốt số lượng và thời gian lao động, doanh nghiệp cần phát huy trong các tháng tiếp theo.

2. Phân tích các nhân tố về lao động ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp.

Phương trình phân tích: Q = L Nbq Đht Wg

Đối tượng phân tích:

Chênh lệch tuyệt đối:

∆Q = Q1 – Qk = 23.703,68 – 18.750 = 4.953,68 (triệu đồng)

Chênh lệch tương đối:

%∆Q = k

Q

Q

100% = 26,4 %

Page 13: ĐẦU VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH - eldata15.topica.edu.vneldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/04_HOU_MAN310_B… · Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các

Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào sản suất kinh doanh

MAN310_Bai 2_v1.0013103228 33

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:

Do ảnh hưởng của số công nhân sản xuất bình quân

QL = (L1 – Lk) Nbqk Đhtk Wgk

QL = (220 – 200) 25 7,5 0,5 = 1.875 (triệu đồng)

Do ảnh hưởng của số ngày làm việc bình quân một công nhân

bqQN L1 (Nbq1 – Nbqk) Đhtk x Wgk

bqQN 220 (26 – 25) 7,5 0,5 = 825 (triệu đồng)

Do ảnh hưởng của độ dài bình quân một ngày công

htQĐ L1 Nbq1 (Đht1 – Đhtk) Wgk

htQĐ 220 26 (7,4 – 7,5) 0,5 = –286 (triệu đồng)

Do ảnh hưởng của năng suất bình quân một giờ công

gQW L1 Nbq1 Đht1 (Wg1 – Wgk)

gQW 220 26 7,4 (0,56 – 0,5) = 2.539,68 (triệu đồng)

Tổng hợp: bq ht g

Q Q Q Q QL N Đ W

= 1.875 + 825 – 286 + 2.539,68 = 4.953,68

Nhận xét:

Tổng giá trị sản xuất của doanh nghiệp thực tế tăng so với kế hoạch là 26,4% tương đương tăng 4.953,68 triệu đồng (hoàn thành 126,4% so với kế hoạch) do ảnh hưởng các nhân tố sau:

Do số công nhân sản xuất bình quân trong kỳ thực tế tăng 20 người (tăng 10%) dẫn đến tổng giá trị sản xuất thực tế tăng 1.875 triệu đồng.

Do số ngày làm việc bình quân thực tế trong tháng tăng 1 ngày/công nhân làm cho tổng giá trị sản xuất thực tế tăng 825 triệu đồng.

Do độ dài bình quân ngày làm việc thực tế giảm 0,1 giờ/ngày (giảm 1,33%) dẫn đến tổng giá trị sản xuất thực tế giảm 286 triệu đồng.

Cuối cùng, do năng suất bình quân một giờ công thực tế tăng 0,06 triệu/giờ (tăng 12%) dẫn đến tổng giá trị sản xuất thực tế tăng 2.539,68 triệu đồng.

2.2. Phân tích sử dụng tài sản cố định vào hoạt động kinh doanh

2.2.1. Tài sản cố định và yêu cầu phân tích

Tài sản cố định (TSCĐ) là những tư liệu sản xuất có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài, sử dụng qua nhiều chu kỳ sản xuất. Tùy theo quy định của từng thời kỳ phù hợp với nền kinh tế mà hai tiêu chí này có sự thay đổi. Theo quy định hiện hành thì 1 tài sản được coi là TSCĐ nếu đồng thời có giá trị trên 10 triệu đồng và thời gian sử dụng hơn 1 năm.

Page 14: ĐẦU VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH - eldata15.topica.edu.vneldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/04_HOU_MAN310_B… · Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các

Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào sản suất kinh doanh

34 MAN310_Bai 2_v1.0013103228

Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng không thể thiếu trong các doanh nghiệp, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có tài sản cố định, nó chiếm tỷ trọng cao hay thấp tùy thuộc vào loại hình sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh, trình độ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp. Tài sản cố định, mà đặc biệt là máy móc thiết bị là yếu tố không thể thiếu trong các doanh nghiệp, nó là yếu tố quan trọng góp phần tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng chất lượng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không ngừng nâng cao trình độ công nghệ máy móc thiết bị trong sản xuất kinh doanh và không ngừng phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định để sử dụng triệt để về thời gian và công suất của tài sản cố định, điều này có ý nghĩa vô cùng lớn đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tài sản cố định có thể phân thành nhiều loại khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu.

Phân loại theo hình thức biểu hiện

o Tài sản cố định hữu hình: nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vườn cây lâu năm, động vật gia súc, thiết bị quản lý,...

o Tài sản cố định vô hình: quyền sử dụng đất, bằng phát minh sáng chế,...

Phân loại theo hình thức sở hữu

o Tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn tự có: là tài sản cố định được mua sắm và xây dựng bằng nguồn vốn do ngân sách cấp, vốn vay, nguồn vốn tự bổ sung, vốn liên doanh, vốn từ các quỹ của doanh nghiệp, biếu tặng tài sản cố định... đó là tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.

o Tài sản cố định thuê ngoài: là tài sản cố định doanh nghiệp đi thuê của các doanh nghiệp khác và được quyền sử dụng theo hợp đồng thuê tài sản. Tùy theo loại hợp đồng và điều khoản của hợp đồng mà được chia thành tài sản cố định thuê tài chính hay tài sản cố định thuê hoạt động.

o Tài sản cố định thuê tài chính: là tài sản cố định mà doanh nghiệp đi thuê của các công ty tài chính và doanh nghiệp có quyền kiểm soát và sử dụng lâu dài theo hợp đồng thuê tài sản cố định.

2.2.2. Phân tích biến động tài sản cố định

Tài sản cố định của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau và luôn biến động cả về số lượng, cơ cấu và hiện trạng kỹ thuật về sự hao mòn của tài sản. Phân tích biến động của tài sản cố định là xác định tỷ lệ tăng giảm của tài sản cố định và hệ số đổi mới của chúng.

Một số chỉ tiêu phân tích

o Chỉ tiêu hệ số tăng tài sản cố định:

Là tỷ lệ giữa giá trị tài sản cố định tăng trong kỳ so với giá trị tài sản cố định bình quân trong kỳ, phản ánh mức độ tăng tài sản cố định trong kỳ của doanh nghiệp, bao gồm cả tài sản cố định cũ và mới do nơi khác chuyển đến.

Page 15: ĐẦU VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH - eldata15.topica.edu.vneldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/04_HOU_MAN310_B… · Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các

Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào sản suất kinh doanh

MAN310_Bai 2_v1.0013103228 35

o Chỉ tiêu hệ số giảm tài sản cố định:

Là tỷ lệ giữa giá trị tài sản cố định giảm trong kỳ do nhượng bán, thanh lý, điều động đi nơi khác, hết hạn sử dụng... được xác định theo công thức:

o Hệ số đổi mới tài sản cố định trong kỳ:

Phản ánh mức độ tăng tài sản cố định và tiến bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp.

o Hệ số loại bỏ tài sản cố định:

Vừa phản ánh mức độ giảm tài sản cố định và thay đổi do mức độ lạc hậu của tài sản cố định.

Hai chỉ tiêu tăng tài sản cố định và giảm tài sản cố định chỉ đơn thuần phản ánh mức độ, tỷ lệ tăng giảm tài sản cố định một cách thuần túy trong kỳ, phản ánh mặt quy mô hay số lượng thay đổi tài sản cố định, mà chưa phản ánh sự thay đổi về mặt chất của tài sản cố định. Chỉ tiêu đổi mới và loại bỏ đã khắc phục được nhược điểm đó, nó vừa phản ánh sự thay đổi thuần túy về quy mô tài sản cố định vừa phản ánh mức độ thay đổi về mặt chất là mức độ thay đổi về trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp.

Phương pháp phân tích

Sử dụng phương pháp phân tích so sánh, xác định và tiến hành so sánh các hệ số này giữa đầu kỳ và cuối kỳ hay giữa thực tế và kế hoạch, kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc để thấy được hướng đầu tư của doanh nghiệp.

Trong quá trình phân tích cần tính thêm chỉ tiêu xác định cơ cấu thay đổi tài sản cố định trong kỳ để đánh giá sự biến động tài sản cố định một cách đầy đủ và toàn diện hơn.

Di = iK

K

Trong đó:

Di: Tỷ trọng tài sản cố định thuộc loại (i).

Ki: Giá trị tài sản cố định thuộc loại (i).

K: Tổng giá trị tài sản cố định bình quân của DN trong kỳ.

Hệ số đổi mới TSCĐ =

Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ, kể cả chi phí hiện đại hóa

Giá trị TSCĐ có cuối kỳ

Hệ số loại bỏ TSCĐ =

Giá trị TSCĐ giảm và lạc hậu trong kỳ

Giá trị TSCĐ có đầu kỳ

Hệ số giảm TSCĐ = Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ

Giá TSCĐ bình quân dùng vào SXKD trong kỳ

Hệ số tăng TSCĐ = Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ

Giá TSCĐ bình quân dùng vào SXKD trong kỳ

Page 16: ĐẦU VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH - eldata15.topica.edu.vneldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/04_HOU_MAN310_B… · Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các

Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào sản suất kinh doanh

36 MAN310_Bai 2_v1.0013103228

2.2.3. Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định

Đánh giá tình hình trang bị tài sản cố định là đánh giá mức độ đầu tư tài sản cố định mà đặc biệt là máy móc thiết bị bình quân cho một lao động trong doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ, trình độ cơ giới hóa, hiện đại hóa, trình độ khoa học công nghệ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ trình độ trang bị khoa học công nghệ của doanh nghiệp cũng càng cao và ngược lại. Chỉ tiêu này cao hay thấp cũng phụ thuộc vào tính chất loại hình kinh doanh của doanh nghiệp, như các doanh nghiệp sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp so với các doanh nghiệp sản

xuất hàng công nghiệp máy móc phục vụ sản xuất.

Chỉ tiêu phân tích

o Tình hình trang bị chung:

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị chung về tài sản cố định bình quân cho một lao động, có nghĩa là mỗi lao động trong kỳ được trang bị tương ứng giá trị tài sản cố định là bao nhiêu. Chỉ tiêu này cũng phản ánh mức độ quy mô trang bị tài sản cố định của doanh nghiệp.

o Tình hình trang bị kỹ thuật:

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình đầu tư công nghệ sản xuất trực tiếp cho công nhân, phản ánh năng lực sản xuất, khả năng đầu tư sản xuất thực sự của doanh nghiệp. Các phương tiện kỹ thuật bao gồm: máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, thiết bị truyền dẫn, thiết bị động lực, phương tiện quản lý làm việc,.. Chỉ tiêu này có xu hướng ngày càng tăng cao và tốc độ tăng nhanh hơn chỉ tiêu trang bị chung. Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hiện đại cơ giới hóa và năng

lực sản xuất của doanh nghiệp cũng càng cao và ngược lại.

Phương pháp phân tích

Dùng phương pháp so sánh giữa kỳ nghiên cứu (thực tế, kỳ sau) và kỳ gốc (kế

hoạch hoặc kỳ trước).

Ví dụ:

Có tình hình về TSCĐ và số công nhân sản xuất của Công ty V&V trong tháng 10 và

tháng 11 như sau:

Hệ số trang bị kỹ thuật bình quân cho 1 công nhân

Nguyên giá các phương tiện kỹ thuật

Số công nhân làm việc trong ca lớn nhất=

Hệ số trang bị TSCĐ bình quân chung cho 1 công nhân

Nguyên giá TSCĐ

Số công nhân làm việc trong ca lớn nhất=

Page 17: ĐẦU VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH - eldata15.topica.edu.vneldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/04_HOU_MAN310_B… · Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các

Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào sản suất kinh doanh

MAN310_Bai 2_v1.0013103228 37

Chênh lệch

Stt Chỉ tiêu Đơn vị Tháng 10 Tháng 11Tuyệt đối

Tương đối (%)

1 Tổng nguyên giá TSCĐ Triệu đồng 80.000 87.125 7.125 8,91

2 Nguyên giá phương tiện kỹ thuật Triệu đồng 60.000 64.575 4.575 7,63

3 Số công nhân trong ca lớn nhất Công nhân 200 205 5 2,5

4 Trình độ trang bị chung Triệu đồng 400 425 25 6,25

5 Trình độ trang bị kỹ thuật Triệu đồng 300 315 15 5,0

Yêu cầu: Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định qua hai tháng của công ty.

Nhận xét:

Bằng phương pháp so sánh dễ dàng tính được các chênh lệch tuyệt đối và tương đối của các chỉ tiêu trên. Qua bảng trên ta thấy rằng tình hình trang bị chung và trang bị kỹ thuật của công ty trong tháng 11 đều cao hơn so với tháng 10. Cụ thể là tỷ lệ trang bị chung bình quân cho một công nhân tháng 11 tăng 25 triệu vnđ/CN tương đương tăng 6,25%, tỷ lệ trang bị kỹ thuật bình quân một công nhân tháng 11 tăng 15 triệu đồng/công nhân tương đương tăng 5%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, kỹ thuật công nghệ và quản lý lao động trong sản xuất. Công ty cần phát huy hơn nữa năng lực sản xuất của mình trong các kỳ kinh

doanh tiếp theo.

2.2.4. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định là một nhiệm vụ quan trọng trong phân tích hoạt động kinh doanh. Đây cũng chính là một phần trong công việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ đều không ngừng củng cố các biện pháp nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản

trong đó 1 bộ phận tài sản chiếm tỷ trọng lớn là tài sản cố định.

Chỉ tiêu phân tích

o Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể là: giá trị tổng sản lượng,

tổng doanh thu thuần, tổng lợi nhuận của doanh nghiệp,...

o Hiệu suất sử dụng tài sản cố định phản ánh bình quân doanh nghiệp cứ đầu tư một triệu đồng tài sản cố định vào sản xuất kinh doanh thì tạo cho doanh

nghiệp bao nhiêu triệu đồng kết quả sản xuất.

o Htscđ càng cao phản ánh doanh nghiệp sử dụng tài sản cố định càng hiệu quả và ngược lại. Chỉ tiêu này có thể tính riêng cho từng loại tài sản cố định hoặc tính

chung cho toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (Htscđ)

Kết quả sản xuất trong kỳ (Q)

Nguyên giá bình quân TSCĐ trong kỳ =

Page 18: ĐẦU VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH - eldata15.topica.edu.vneldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/04_HOU_MAN310_B… · Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các

Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào sản suất kinh doanh

38 MAN310_Bai 2_v1.0013103228

Phương pháp phân tích

o Dùng phương pháp so sánh

∆Htscđ = ∆Htscđ1 – ∆Htscđk

Trong đó:

∆Htscđ1: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định trong thực tế.

∆Htscđk: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định trong kế hoạch.

o Nhận xét:

Nếu ∆Htscđ > 0: Kỳ nghiên cứu (thực tế) quản lý và sử dụng tài sản cố định hiệu quả hơn so với kế hoạch đề ra, doanh nghiệp hoàn thành vượt mức kế hoạch.

Nếu ∆Htscđ < 0: Kỳ nghiên cứu (thực tế) quản lý và sử dụng tài sản cố định không hiệu quả bằng so hoạch đề ra, doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch.

Nếu ∆Htscđ = 0: Kỳ nghiên cứu (thực tế) quản lý và sử dụng tài sản cố định hiệu quả bằng so với kế hoạch, doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch.

2.3. Phân tích sử dụng nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất kinh doanh

2.3.1. Phân tích dự trữ nguyên vật liệu

Để bảo đảm quá trình sản xuất được tiến hành một cách liên tục và nhịp nhàng đòi hỏi doanh nghiệp phải thỏa mãn nhiều yếu tố đầu vào khác nhau như: đảm bảo về lao động, về máy móc thiết bị, tài sản cố định khác... trong đó một yếu tố cũng không thể thiếu là nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Nếu việc dự trữ cung cấp nguyên vật liệu không đảm bảo tính khoa học, đồng bộ và kịp thời cả về số lượng và chất lượng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất của doanh nghiệp, làm cho sản xuất bị gián đoạn gây thiệt hại kinh tế cho doanh nghiệp. Do vậy, trong phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không thể không phân tích những vấn đề liên quan đến nguyên vật liệu, đó là phân tích tình hình dự trữ, cung cấp và sử dụng nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.

Phân tích dự trữ nguyên vật liệu nhằm đảm bảo:

o Đảm bảo quá trình cung cấp, dự trữ và sử dụng các loại nguyên vật liệu một cách đồng bộ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

o Số lượng và chất lượng nguyên vật liệu cung cấp sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

o Việc cung cấp và dự trữ nguyên vật liệu khoa học góp phần tăng hiệu quả sử dụng vốn, tránh lãng phí, tăng vòng quay của vốn... góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Phân loại dự trữ theo tác dụng đối với quá trình sản xuất, dự trữ nguyên vật liệu phục vụ sản xuất có thể chia thành các loại dự trữ sau:

Page 19: ĐẦU VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH - eldata15.topica.edu.vneldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/04_HOU_MAN310_B… · Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các

Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào sản suất kinh doanh

MAN310_Bai 2_v1.0013103228 39

o Dự trữ thường xuyên: là lượng nguyên vật liệu được dự trữ để đảm bảo việc cung cấp nguyên vật liệu được liên tục giữa hai kỳ liên tiếp nhau. Dự trữ này đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành một cách liên tục không bị thiếu nguyên vật liệu trong khoảng giữa các lần nhập nguyên vật liệu. Mức dự trữ này thường được xác định bằng công thức sau:

Mdttxi = ∑Mnđ × N + Mbh

Trong đó:

Mdttxi: Tổng mức dự trữ nguyên vật liệu loại (i) trong kỳ

Mnđ: Mức tiêu hao nguyên vật liệu (i) cho 1 ngày đêm

N: Số ngày đêm khoảng cách giữa hai lần nhập nguyên vật liệu

Mbh: Lượng dự trữ bảo hiểm

o Dự trữ bảo hiểm: Do tình hình sản xuất nói chung và tình hình cung cấp nguyên vật liệu nói riêng luôn có những biến động bất thường không thể lường trước được với những rủi ro bên trong và ngoài doanh nghiệp như: bão lũ, giao thông, chiến tranh, rủi ro của nhà cung cấp, mức tiêu dùng nguyên vật liệu bình quân thay đổi... nên đòi hỏi phải có một lượng nguyên vật liệu được dự trữ để dự phòng các trường hợp đó có thể xảy ra, thì quá trình sản xuất của doanh nghiệp vẫn được tiến hành bình thường. Dự trữ đó gọi là dự trữ bảo hiểm. Lượng dự trữ này nhiều hay ít tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, mức độ ổn định của việc nhập nguyên vật liệu... chỉ tiêu này có thể tính theo tỷ lệ phần trăm của lượng nguyên vật liệu cần cho sản xuất trong khoảng thời gian giữa hai lần nhập nguyên vật liệu.

o Dự trữ thời vụ: Do đặc điểm của một số loại nguyên vật liệu có mang tích thời vụ đó là các nguyên vật liệu thuộc loại nông lâm thủy hải sản phải có thời vụ thu hoạch vì chúng có thời gian sinh trưởng nhất định như: mía, lạc, dứa, trà, cá tôm,... Chính vì vậy cần phải dự trữ một lượng nguyên vật liệu nhất định để đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục giữa hai kỳ thời vụ. Những nguyên vật liệu thuộc loại này đòi hỏi kỹ thuật bảo quản để đảm bảo chất lượng tương đối khắt khe, đòi hỏi phải có chế độ ngâm tẩm, sấy, bảo quản đông lạnh... và các công việc sơ chế khác.

Phân tích dự trữ theo đại lượng dự trữ nguyên vật liệu được xác định qua 2 chỉ tiêu như sau:

o Dự trữ tuyệt đối: Là khối lượng từng loại nguyên vật liệu chủ yếu dự trữ của doanh nghiệp, nó được biểu hiện bằng đơn vị hiện vật như: tấn, kg, m3, m2, m, lít,... chỉ tiêu này là cơ sở để doanh nghiệp xác định điều kiện bảo quản dự trữ như kho tàng bến bãi.

o Dự trữ tương đối: Được biểu hiện bằng thời gian dữ trữ nguyên vật liệu.

2.3.2. Phân tích cung cấp nguyên vật liệu

Phân tích tình hình cung cấp nguyên vật liệu trong doanh nghiệp là một trong những vấn đề quan trọng vì nó đảm bảo cho cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành một cách liên tục và đảm bảo quá trình sản xuất được hoàn thành theo đúng kế hoạch. Việc cung cấp nguyên vật liệu phải đảm bảo một số yêu cầu nhất định đó là: đảm bảo đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu, đảm bảo tính đồng bộ và cung cấp kịp thời đúng thời gian quy định.

Page 20: ĐẦU VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH - eldata15.topica.edu.vneldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/04_HOU_MAN310_B… · Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các

Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào sản suất kinh doanh

40 MAN310_Bai 2_v1.0013103228

2.3.2.1. Phân tích tình hình cung cấp nguyên vật liệu về số lượng

Yêu cầu đầu tiên của việc cung cấp nguyên vật liệu là phải đảm bảo về mặt số lượng, nếu số lượng nguyên vật liệu không đủ hoặc quá ít so với yêu cầu của sản xuất thì quá trình sản xuất của doanh nghiệp bị gián đoạn, phải ngừng sản xuất gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Còn nếu số lượng nguyên vật liệu quá lớn so với yêu cầu sẽ gây ra hiện tượng lãng phí, vốn bị ứ đọng, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Chính vì vậy việc xác định nhu cầu cung cấp nguyên vật liệu về mặt số lượng là một trong những vấn đề quan trọng để đảm bảo quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

Để phân tích vấn đề này ta sử dụng chỉ tiêu xác định tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cung cấp số lượng cho từng loại nguyên vật liệu.

i1i

ik

MT 100%

M

Mik = ∑mij qj

Trong đó:

Ti: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cung cấp số lượng nguyên vật liệu loại (i).

Mi1: Số lượng nguyên vật liệu (i) thực tế nhập kho trong kỳ và tồn kho đầu kỳ.

Mik: Số lượng nguyên vật liệu (i) cần mua trong kỳ (nguyên vật liệu theo kế hoạch).

mij: Định mức hao phí nguyên vật liệu (i) cho sản phẩm (j).

qj: Số lượng sảm phẩm (j) trong kỳ theo kế hoạch cần sản xuất.

Nhận xét:

Nếu Ti ≥ 1 đủ nguyên vật liệu (i) để sản xuất sản phẩm trong kỳ

Nếu Ti < 1 không đủ nguyên vật liệu (i) để sản xuất trong kỳ, sản xuất bị gián đoạn

2.3.2.2. Phân tích tình hình cung cấp nguyên vật liệu về tính đồng bộ

Để sản xuất ra một loại sản phẩm nào đó cần phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau, nhiều chi tiết hoặc các cụm chi tiết khác nhau. Mặt khác, giữa chúng không thể thay thế nhau được. Do vậy để đảm bảo quá trình sản xuất được tiến hành liên tục đòi hỏi việc cung cấp các loại nguyên vật liệu, chi tiết này phải đảm bảo tính đồng bộ, nếu chỉ thiếu một loại chi tiết nào đó thì quá trình sản xuất sẽ không được thực hiện. Như để sản xuất ra áo cần phải cung cấp vải, chỉ, cúc,... và số lượng từng loại do định mức hao phí và số lượng sản phẩm sản xuất trong kế hoạch.

Tính đồng bộ của sản phẩm sản xuất do tỷ lệ cung cấp chi tiết nào thấp nhất quyết định và nó cũng quyết định tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất sản phẩm.

Ví dụ:

Có tài liệu về tình hình cung cấp các loại chi tiết A, B, C, D để sản xuất sản phẩm M trong tháng của doanh nghiệp như sau. Theo kế hoạch trong tháng doanh nghiệp sản suất 4.000 sản phẩm M.

Page 21: ĐẦU VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH - eldata15.topica.edu.vneldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/04_HOU_MAN310_B… · Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các

Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào sản suất kinh doanh

MAN310_Bai 2_v1.0013103228 41

Số lượng đã được sử dụng Tên

chi tiết

Đơn vị

Số chi tiết cho 1 sp M

Số lượng thực tế

Nhu cầu

theo KH

Tỷ lệ

hoàn thành (%)

Số chi tiết tồn cho kỳ

sau Tuyệt đối Tương đối

(%)

A Cái 2 7.840 8.000 98 320 7.520 95,9

B Mét 4 16.480 16.000 103 1.440 15.040 91,3

C Cái 3 12.600 12.000 105 1.320 11.280 89,5

D Chiếc 5 18.800 20.000 94 0 18.800 94

Qua bảng trên thấy rằng chi tiết D có tỷ lệ hoàn thành cung cấp là thấp nhất đạt 94% nên nó sẽ quyết định số sản phẩm sản xuất. Nếu tất cả các chi tiết trên đều đảm bảo tiêu chuẩn quy định thì số lượng sản phẩm M tối đa được sản xuất trong tháng là (18.800 : 5) = 3.760 (sản phẩm), tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 94%. Các sản phẩm M khác bị thiếu chi tiết D. Doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch sản xuất sản phẩm trong tháng. Doanh nghiệp cần phải tìm ra nguyên nhân để bố trí lại nguồn lực giữa các bộ phận đảm bảo quá trình cung cấp chi tiết được đồng bộ trong các kỳ kinh doanh tiếp theo.

2.3.2.3. Phân tích tình hình cung cấp nguyên vật liệu về tính kịp thời

Trong quá trình cung cấp nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất trong các doanh nghiệp còn phải đảm bảo tính kịp thời, có nghĩa là cung cấp đúng lúc cần thiết, đúng thời gian theo kế hoạch đã định. Nếu việc cung cấp nguyên vật liệu không đảm bảo tính kịp thời thì quá trình sản xuất sẽ bị gián đoạn phải ngừng sản xuất vì thiếu nguyên vật liệu. Do vậy vấn đề phân tích cung cấp kịp thời là một trong những yêu cầu không

thể thiếu khi phân tích tình hình cung cấp nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.

Ví dụ:

Có tình hình cung cấp nguyên vật liệu A để sản xuất ra một loại sản phẩm trong tháng 08 tại Công ty H&G như sau.

Đảm bảo cho quá trình sản xuất Nguồn NVL

Ngày nhập

Số lượng (mét)

Số lượng Số ngày

Tồn cho tháng sau

1- Tồn đầu tháng 1/8 600 400 4

2- Nhập lần 1 5/8 1.200 1.400 14

3- Nhập lần 2 20/8 700 700 7

4- Nhập lần 3 28/8 1.000 300 3 700

Tổng cộng 3.500 2.800 28 700

Mức hao phí nguyên vật liệu là 100 mét/ngày và các đợt nhập nguyên vật liệu đều

được tiến hành vào đầu giờ làm việc.

Yêu cầu: Đánh giá tình hình cung cấp nguyên vật liệu A trong tháng 8.

Page 22: ĐẦU VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH - eldata15.topica.edu.vneldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/04_HOU_MAN310_B… · Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các

Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào sản suất kinh doanh

42 MAN310_Bai 2_v1.0013103228

Nhận xét: Xét về mặt số lượng thì thấy công ty có đủ nguyên vật liệu để sản xuất vì nhu cầu trong tháng là 30 × 100 = 3.000 mét, nhưng thực tế đã có 3.500 mét. Nếu chỉ dựa vào khối lượng thì có thể đánh giá rằng doanh nghiệp không bị ngừng sản xuất vì thiếu nguyên vật liệu. Nhưng phân tích về tính kịp thời cung cấp v thì công ty đã phải ngừng sản xuất hai ngày 19 và ngày 27 vì không có nguyên vật liệu. Vậy về mặt số lượng trong tháng là đảm bảo nhưng tính kịp thời cung cấp nguyên vật liệu là không hoàn thành kế hoạch, doanh nghiệp cần phải có các biện pháp khắc phục trong các

tháng tiếp theo để quá trình sản xuất được tiến hành một cách liên tục và nhịp nhàng.

2.3.2.4. Phân tích tình hình cung cấp nguyên vật liệu về chất lượng

Vấn đề cung cấp nguyên vật liệu ngoài việc phải đảm bảo các yêu cầu trên còn phải đảm bảo chất lượng v, vì chất lượng nguyên vật liệu sẽ liên quan đến chất lượng sản phẩm, liên quan đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Không những thế, nếu chất lượng nguyên vật liệu quá thấp thì quá trình sản xuất cũng không được thực hiện và sản xuất cũng bị gián đoạn. Do vậy, phân tích chất lượng v cũng là một trong những nội dung quan trọng trong phân tích tình hình cung cấp nguyên vật liệu. Có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để tiến hành phân tích, sau đây xin đưa ra hai phương pháp được sử dụng khá

nhiều trong thực tế.

Trong cả hai phương pháp này đều chia nguyên vật liệu thành các cấp chất lượng khác

nhau với mức giá khác nhau.

Phương pháp hệ số phẩm cấp bình quân

o Bước 1: Tính phẩm cấp bình quân

Thực tế: i1 ik1

i1 k

(M S )H

(M S(1) )

Kế hoạch: ik ikk

ik k

(M S )H

(M S(1) )

Trong đó:

H1, Hk: Hệ số phẩm cấp thực tế và kế hoạch.

Mi1, Mik: Số lượng nguyên vật liệu loại (i) thực tế và kế hoạch.

Sik: Đơn giá nguyên vật liệu loại (i) theo kế hoạch, hay giá cố định.

S(1)k: Đơn giá nguyên vật liệu loại 1, loại tốt nhất theo kế hoạch, hay giá

cố định.

o Bước 2: Tính hệ số phẩm cấp bình quân

1h

k

HH

H

Page 23: ĐẦU VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH - eldata15.topica.edu.vneldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/04_HOU_MAN310_B… · Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các

Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào sản suất kinh doanh

MAN310_Bai 2_v1.0013103228 43

o Bước 3: Nhận xét

Nếu Hh > 1: Chất lượng nguyên vật liệu thực tế cao hơn so với kế hoạch, vượt

kế hoạch

Nếu Hh = 1: Chất lượng nguyên vật liệu thực tế bằng so với kế hoạch, hoàn

thành kế hoạch.

Nếu Hh < 1: Chất lượng nguyên vật liệu thực tế thấp hơn so với kế hoạch,

không hoàn thành kế hoạch

Phương pháp đơn giá bình quân

o Bước 1:Tính phẩm cấp bình quân

Thực tế: i1 ikl

i1

(M S )P

M

Kế hoạch: ik ikk

ik

(M S )P

M

Trong đó:

P1, Pk: Đơn giá bình quân thực tế và kế hoạch.

Mi1, Mik: Số lượng nguyên vật liệu loại (i) thực tế và kế hoạch.

Sik: Đơn giá nguyên vật liệu loại (i) theo giá cố định hoặc giá kế hoạch.

o Bước 2: Tính hệ số phẩm cấp đơn giá bình quân

1p

k

PH

P

o Bước 3: Nhận xét

Nếu Hp > 1: chất lượng nguyên vật liệu thực tế cao hơn so với kế hoạch, vượt

kế hoạch.

Nếu Hp = 1: chất lượng nguyên vật liệu thực tế bằng so với kế hoạch, hoàn

thành kế hoạch.

Nếu Hp < 1: chất lượng nguyên vật liệu thực tế thấp hơn so với kế hoạch, không hoàn thành kế hoạch.

Ví dụ:

Có tình hình cung cấp nguyên vật liệu (M) phục vụ sản xuất trong tháng của một doanh nghiệp như sau:

Số lượng (mét) Thành tiền (1.000đ) Nguyên vật

liệu (M)

Giá mua cố định

(1.000đ/mét) Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế

Loại 1 400 400 640 160.000 256.000

Loại 2 360 240 160 86.400 57.600

Loại 3 320 160 160 51.200 51.200

Tổng cộng 800 960 297.600 364.800

Yêu cầu: Phân tích tình hình chất lượng nguyên vật liệu cung cấp trong tháng.

Page 24: ĐẦU VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH - eldata15.topica.edu.vneldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/04_HOU_MAN310_B… · Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các

Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào sản suất kinh doanh

44 MAN310_Bai 2_v1.0013103228

Áp dụng phương pháp hệ số phẩm cấp

o Bước 1: Tính phẩm cấp bình quân

1

364.800H 0,95

960 400

k

297.600H 0,93

800 400

o Bước 2: Tính hệ số phẩm cấp bình quân

1h

k

H 0,95H 1,022

H 0,93

o Bước 3: Nhận xét

Ta thấy Hh = 1,022 >1, điều này phản ánh chất lượng nguyên vật liệu thực tế cao hơn so với kế hoạch, trong tháng doanh nghiệp đã vượt kế hoạch về chất lượng nguyên vật liệu.

Áp dụng phương pháp đơn giá bình quân

o Bước 1: Tính phẩm cấp bình quân

1

364.800P

960 380 (nđ/m)

k

297.600P 372

800 (nđ/m)

o Bước 2: Tính hệ số phẩm cấp đơn giá bình quân

1p

k

P 380H 1,022

P 372

o Bước 3: Nhận xét

Theo phương pháp này ta cũng thấy rằng Hp = 1,022 >1, điều này phản ánh chất lượng nguyên vật liệu thực tế cao hơn so với kế hoạch, trong tháng doanh nghiệp đã hoàn thành vượt kế hoạch về chất lượng nguyên vật liệu.

2.3.3. Phân tích tình hình sử dụng số lượng nguyên vật liệu vào sản xuất sản phẩm

Khi tiến hành phân tích cần xác định lượng nguyên vật liệu đã dùng vào sản xuất sản phẩm, chỉ tiêu này được xác định bằng lượng nguyên vật liệu đã xuất kho phục vụ sản xuất trừ đi lượng nguyên vật liệu chưa dùng hết, chưa dùng đến còn tồn lại tại các nơi sản xuất. Công thức xác định như sau:

Cũng tương tự như phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động và TSCĐ trong doanh nghiệp, khi phân tích tình hình sử dụng số lượng nguyên vật liệu cũng tiến hành phân tích sự biến động tương đối và mức độ biến động tuyệt đối.

Lượng NVL dùng vào sản xuất

sản phẩm

Lượng NVL xuất kho cho sản xuất

sản phẩm

Lượng NVL chưa dùng đến tại các

phân xưởng = –

Page 25: ĐẦU VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH - eldata15.topica.edu.vneldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/04_HOU_MAN310_B… · Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các

Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào sản suất kinh doanh

MAN310_Bai 2_v1.0013103228 45

Mức độ biến động tuyệt đối

Là dựa trên cơ sở so sánh trực tiếp hay còn gọi là so sánh giản đơn. So sánh giữa số lượng nguyên vật liệu thực tế với kế hoạch để thấy được quy mô tình hình sử dụng số lượng nguyên vật liệu tăng giảm bao nhiêu phần trăm, với số lượng bao nhiêu của thực tế với kế hoạch.

o Số tương đối:

1M

k

MI 100%

M

o Số tuyệt đối:

∆M = M1 – Mk

Trong đó:

M1, Mk là tổng số lượng nguyên vật liệu tiêu dùng thực tế và kế hoạch

o Nhận xét:

Nếu IM > 100%, ∆M > 0: DN vượt kế hoạch sử dụng số lượng nguyên vật liệu

Nếu IM = 100%, ∆M = 0: DN hoàn thành kế hoạch sử dụng số lượng nguyên vật liệu

Nếu IM > 100%, ∆M > 0: DN không hoàn kế hoạch sử dụng số lượng nguyên vật liệu

Mức độ biến động tương đối

Là so sánh giữa số lượng nguyên vật liệu tiêu dùng thực tế với số lượng nguyên vật liệu tiêu dùng theo kế hoạch nhưng có liên hệ với kết quả sản xuất kinh doanh qua hệ số điều chỉnh, đây còn gọi là phương pháp gián tiếp hay phương pháp liên hệ. Phương pháp này cho phép ta đánh giá tình hình hiệu quả sử dụng số lượng nguyên vật liệu trong kỳ.

o Số tương đối:

1M

Q k

MI 100%

I M

o Số tuyệt đối:

∆M = M1 – IQ Mk

Trong đó hệ số điều chỉnh: 1Q

k

QI

Q

o Nhận xét:

Nếu IM > 100%, ∆M > 0: Thực tế DN sử dụng nguyên vật liệu lãng phí hơn kế hoạch

Nếu IM = 100%, ∆M = 0: Thực tế DN hoàn thành kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu

Nếu IM < 100%, ∆M < 0: Thực tế DN sử dụng NVL tiết kiệm, hiệu quả hơn

kế hoạch.

Page 26: ĐẦU VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH - eldata15.topica.edu.vneldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/04_HOU_MAN310_B… · Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các

Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào sản suất kinh doanh

46 MAN310_Bai 2_v1.0013103228

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Trong bài này chúng ta đã bước đầu xây dựng các chỉ tiêu và vận dụng các phương pháp của phân tích các chỉ tiêu phục vụ cho việc phân tích các yếu tố đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh. Yếu tố lao động được phân tích theo các nội dung: số lượng, kết cấu, việc sử dụng lao động về số lượng và về thời gian. Đặc biệt, tiến hành phân tích năng suất lao động trên 3 chỉ tiêu năng suất cơ bản. Về yếu tố tài sản cố định, trong bài học chúng ta tiến hành phân tích về sự biến động tài sản cố định, tình hình trang bị tài sản cố định và cách đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Nguyên vật liệu cũng là 1 trong những yếu tố đầu vào không thể thiếu của hoạt động sản xuất kinh doanh, trong bài chúng ta đi vào phân tích việc cung cấp nguyên vật liệu, tình hình dự trữ cũng như hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu.

Page 27: ĐẦU VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH - eldata15.topica.edu.vneldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/04_HOU_MAN310_B… · Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các

Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào sản suất kinh doanh

MAN310_Bai 2_v1.0013103228 47

BÀI TẬP THỰC HÀNH

1. Tại một doanh nghiệp có tài liệu sau:

Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ thực tế

1. Tổng giá trị sản xuất (triệu đồng)

2. Số công nhân sản xuất bình quân (người)

3. Số ngày làm việc bình quân của một công nhân sản xuất (ngày công/người)

4. Số giờ làm việc bình quân ngày một công nhân sản xuất (giờ công/ngày công)

12.480

100

260

8

14.779,05

110

265

7,8

Yêu cầu:

Sử dụng phương pháp thích hợp để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch trên chỉ tiêu “Tổng giá trị sản xuất” và ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu “Tổng giá trị sản xuất”?

2. Có những tài liệu sau của doanh nghiệp năm N.

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện

1. Khối lượng sản phẩm (tấn) 321.480 315.900

2. Số công nhân sản bình quân (người) 310 300

3. Tổng số ngày làm việc của CNSX (ngày công) 74.400 81.000

4. Tổng số giờ làm việc của CNSX (giờ công) 558.000 631.800

5. Tống số tiền lương của CNSX (nghìn đồng) 1.860.000 1.782.000

Yêu cầu:

1. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch về số lượng lao động và tổng mức tiền lương của công nhân sản xuất (theo phương pháp gián tiếp)?

2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch về khối lượng sản phẩm của doanh nghiệp do ảnh hưởng của các nhân tố?

3. Có tài liệu trong tháng theo các chỉ tiêu như sau:

Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch Thực tế

Số công nhân sản xuất bình quân Người 100 120

Tổng số ngày công làm việc trong tháng Ngày công 2.000 2.640

Sản lượng sản xuất Tấn 4.000 6.600

Tổng quỹ lương của công nhân sản xuất Nghìn đồng 70.000 89.760

Yêu cầu:

1. Đánh giá tình hình sử dụng lao động sản xuất thực tế so với kế hoạch?

2. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất. Biết rằng tổng chi phí sản xuất trong kỳ theo kế hoạch là 320.000 nghìn đồng, thực tế là 384.000 nghìn đồng?

Page 28: ĐẦU VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH - eldata15.topica.edu.vneldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/04_HOU_MAN310_B… · Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các

Bài 2: Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào sản suất kinh doanh

48 MAN310_Bai 2_v1.0013103228

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày chỉ tiêu và phương pháp phân tích các chỉ tiêu phản ánh số lượng lao động trong doanh nghiệp?

2. Các chỉ tiêu và phương pháp phân các chỉ tiêu đó trong phân tích tình hình sử dụng lao động

theo ngày công, giờ công?

3. Các chỉ tiêu năng suất lao động? Phương pháp phân tích? Cho ví dụ để phân tích 3 chỉ tiêu

năng suất lao động?

4. Trình bày phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất?

5. Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích các chỉ tiêu đó trong phân tích biến động tài sản cố định,

phân tích tình hình trang bị tài sản cố định và phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định?

6. Nội dung phân tích tình hình cung cấp nguyên vật liệu về chất lương?

7. Nội dung phân tích tình hình cung cấp nguyên vật liệu về số lượng, tính đồng bộ và về tinh

kịp thời?

8. Chỉ tiêu và phương pháp phân tích khi phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu vào

sản xuất?