de cuong hoi dap mon cong phap quoc te d

225
KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT QUỐC TẾ Câu 1: Định nghĩa và đặc điểm của Luật quốc tế? 1/ Định nghĩa. Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đới sống quốc tế. Đó là các nguyên tắc và quy phạm áp dụng chung mà không có sự phân biệt về tính chất, hình thức hay vị thế của từng quốc gia khi thiết lập quan hệ quốc tế giữa những chủ thể này với nhau. Ví dụ: - Ngành luật: Luật ngoại giao, lãnh sự; Luật nhân đạo quốc tế (Luật quốc tế về chiến tranh); Luật biển quốc tế; Luật hàng không quốc tế; Luật kinh tế quốc tế; Luật quốc tế về bảo vệ môi trường;… - Chế định pháp luật quốc tế: Chế định về dân cư trong LQT; Chế định về lãnh thổ và biên giới quốc gia; Chế định về trách nhiệm về biên giới quốc tế; Chế định về giải quyết tranh chấp trong LQT… 2/ Đặc điểm. * Chủ thể tham gia LQT. # Quốc gia: - Chủ thể chủ yếu và cơ bản của LQT. - Được cấu thành từ các yếu tố: lãnh thổ, dân cư, chính phủ, khả năng tham gia thực tế vào các quan hệ pháp lý quốc tế, chủ quyền quốc gia (là thuộc tính chính trị - pháp lý không thể tách rời của quốc gia). Trong đó: + Lãnh thổ, dân cư có thể thay đổi nhưng không ảnh hưởng đến tư cách chủ thể LQT. + Chính phủ phải hoạt động có hiệu quả (đảm bảo được an ninh lãnh thổ, biên giới quốc gia, quyền và lợi ích của công dân nước mình ở nước ngoài,…) + Khả năng tham gia quan hệ quốc tế: khả năng được hưởng quyền pháp lý quốc tế và thực hiện nghĩa vụ pháp lý, khả năng gành chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế. + Chủ quyền quốc gia phải là chủ quyền thực sự: quyền lực tối cao trong quan hệ đối nội và quyền lực độc lập trong quan hệ đối ngoại (khả năng độc lập, nhận danh chính mình để tham gia vào các quan hệ quốc tế). Ví dụ: Đưa ra lễ, tết, luật, đại xá, đặc xá…; tự do lựa chọn tham gia hoặc không tham gia tổ chức quốc tế, biểu quyết, đề xuất các nghị quyết của các tổ chức quốc tế… - Quyền năng chủ thể của quốc gia là quyền năng nguyên thủy, xuất hiện cùng với sự tồn tại của quốc gia. Ví dụ: quyền được tồn tại trong hòa bình và an ninh quốc tế, được phát triển, được bảo vệ, được tham gia vào đời sống quốc tế,… 1

Upload: ngoc-linh

Post on 27-Oct-2015

319 views

Category:

Documents


2 download

DESCRIPTION

Luật quốc tế

TRANSCRIPT

Page 1: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT QUỐC TẾ

Câu 1: Định nghĩa và đặc điểm của Luật quốc tế?1/ Định nghĩa.Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và chủ thể khác

của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đới sống quốc tế. Đó là các nguyên tắc và quy phạm áp dụng chung mà không có sự phân biệt về tính chất, hình thức hay vị thế của từng quốc gia khi thiết lập quan hệ quốc tế giữa những chủ thể này với nhau.

Ví dụ:- Ngành luật: Luật ngoại giao, lãnh sự; Luật nhân đạo quốc tế (Luật quốc tế về chiến tranh); Luật

biển quốc tế; Luật hàng không quốc tế; Luật kinh tế quốc tế; Luật quốc tế về bảo vệ môi trường;…- Chế định pháp luật quốc tế: Chế định về dân cư trong LQT; Chế định về lãnh thổ và biên giới

quốc gia; Chế định về trách nhiệm về biên giới quốc tế; Chế định về giải quyết tranh chấp trong LQT…

2/ Đặc điểm.* Chủ thể tham gia LQT.# Quốc gia: - Chủ thể chủ yếu và cơ bản của LQT.- Được cấu thành từ các yếu tố: lãnh thổ, dân cư, chính phủ, khả năng tham gia thực tế vào các quan

hệ pháp lý quốc tế, chủ quyền quốc gia (là thuộc tính chính trị - pháp lý không thể tách rời của quốc gia). Trong đó:

+ Lãnh thổ, dân cư có thể thay đổi nhưng không ảnh hưởng đến tư cách chủ thể LQT.+ Chính phủ phải hoạt động có hiệu quả (đảm bảo được an ninh lãnh thổ, biên giới quốc gia, quyền

và lợi ích của công dân nước mình ở nước ngoài,…)+ Khả năng tham gia quan hệ quốc tế: khả năng được hưởng quyền pháp lý quốc tế và thực hiện

nghĩa vụ pháp lý, khả năng gành chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế.+ Chủ quyền quốc gia phải là chủ quyền thực sự: quyền lực tối cao trong quan hệ đối nội và quyền

lực độc lập trong quan hệ đối ngoại (khả năng độc lập, nhận danh chính mình để tham gia vào các quan hệ quốc tế).

Ví dụ: Đưa ra lễ, tết, luật, đại xá, đặc xá…; tự do lựa chọn tham gia hoặc không tham gia tổ chức quốc tế, biểu quyết, đề xuất các nghị quyết của các tổ chức quốc tế…

- Quyền năng chủ thể của quốc gia là quyền năng nguyên thủy, xuất hiện cùng với sự tồn tại của quốc gia.

Ví dụ: quyền được tồn tại trong hòa bình và an ninh quốc tế, được phát triển, được bảo vệ, được tham gia vào đời sống quốc tế,…

Về các yếu tố cấu thành nên quốc gia, nếu là 4 (như trên) thì tốt nhất nên nói thêm là theo Công ước Montevideo 1933 về quyền và nghĩa vụ quốc gia thì một thực thể được coi là quốc gia theo pháp luật quốc tế có 4 yếu tố cơ bản:

+ Dân cư thường xuyên.+ Lãnh thổ được xác định.+ Chính phủ.+ Năng lực tham gia vào các quan hệ với các chủ thể quốc tế khác.(có ý kiến thì chỉ có 3 cái là lãnh thổ, dân cư, quyền lực nhà nước). - Con đường hình thành quốc gia mới:+ Truyền thống: hội tụ 4 yếu tố.+ Hợp nhất.+ Phân chia.+ Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.+ Cách mạng xã hội.# Tổ chức quốc tế liên chính phủ.- Là tổ chức quốc tế được thành lập dựa trên cơ sở sự thỏa thuận của các quốc gia độc lập. Đây là

chủ thể phái sinh, có quyền năng phái sinh (hình thành nhờ tác động ngoại lực của các yếu tố khác, không phải quốc gia).

1

Page 2: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

- Quyền năng chủ thể do các quốc gia sáng lập quyết định, giới hạn (quyền năng phái sinh).- Ví dụ: ASEAN, EU, WTO, NATO, OPEC,…

Phân biệt liên chính phủ và phi chính phủ:

Tổ chức QT liên chính phủ

Tổ chức QT phi chính phủ

Thành viên

Chủ yếu là các quốc giaCác cá nhân, pháp nhân cùng hoặc khác quốc

tịchHoạt

động của tổ chức

Mang tính chất đại diện cho thành viên của tổ chức,

chủ yếu là quốc giaCác hoạt động ko mang tc đại diện cho QG

Áp dụng luật trong giải

quyết tranh chấp

Áp dụng luật quốc tế Áp dụng luật quốc gia

Tư cách chủ thể

Thừa nhân tự cách chủ thể

Ko thừa nhận tư cách chủ thể

Ví dụLiên hợp quốc

EU

*Sida: Tổ chức hợp tác QT về văn hoá giáo dục.

*Hoà bình xanh: Tổ chức hđộng về môi trường.

*Chữ thập đỏ: Hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền, ccấp lg thực, thực phẩm, trang thiết bị y tế,

Ko thuộc LHQ.* Ân xá quốc tế: hđộg về lvực nhân quyền , đưa ra các đề xuất về thả tù chính trị.

\# Dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết- Là chủ thể của LQT với điều kiện trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, họ phải sử dụng

các biện pháp đấu tranh phù hợp với LQT, được LQT cho phép.Ví dụ: khủng bố, đánh bom, chiếm đoạt máy bay, tàu biển, đánh váo các khu dân sự…- VD: Palextin# Các thực thể pháp lý lãnh thể khác quốc gia.- Là chủ thể đặc biệt của LQT bởi quyền năng chủ thể của chúng bị hạn chế theo LQT hoặc dựa trên

cở sở tự nguyện.- VD: + Tòa thánh Vatican – chủ thể đặc biệt của LQT:Dưới góc độ pháp luật quốc tế, Vatican chính thức được thành lập trên cơ sở 3 Điều ước quốc tế ký

kết giữa Thủ tướng Bonito Mussolinin (đại diện cho Vua Italia Victo – Emmanuel II) và Hồng y Pierre Gasparri (đại diện cho Giao hoàng Pie XI) ngày 11/2/1929: Hiệp ước Lateran công nhận “chủ quyền” (điều 2) của “quốc gia thành phố Vatican” (Điều 26); Hiệp định (Concordat) xác định quan hệ giữa Chính phủ Italia với Giáo hội Thiên chúa, quy chế của Giáo hội trên lãnh thổ Italia (Hiệp định này được sửa đổi ngày 18/2/1984) và Hiệp định liên quan đến vấn đề tài chính. Nội dung các Điều ước quốc tế trên được ghi nhận và khẳng định trong Hiến pháp của Italia năm 1947.

Vatican là chủ thể đặc biệt của LQT, có tư cách chủ thể và được xác định là “quốc gia về hình thức”, Vatican nằm lọt trong thành phố Rome của Italia, có diện tích lãnh thổ nhỏ nhất trên thế giới, khoảng 0,44 km2, với biên giới là tường cao bao quanh dài tổng cộng 3,2 km. Dân cư của Vatican chỉ khoảng 800 người, trong đó trên 450 người có “quốc tịch Vatican”. Tuy nhiên “quốc tịch Vatican” không thực sự là mối liên hệ pháp lý hai chiều, bền vững giữa công dân với nhà nước, mà được xác định mang tính tạm thời, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cá nhân đó tại Vatican. Một cá nhân có quy chế “công dân Vatican” trong thời gian làm việc cho Vatican và chấm dứt khi thực hiện xong nhiệm vụ được giao. Bộ máy chính quyền của Vatican được tổ chức tương đối đặc biệt. Giáo Hoàng là người đứng đầu nhà nước Vatican, nằm quyền lực tối cao, bao gồm quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Giáo Hoàng

2

Page 3: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

được bầu với quyền lực trọn đời bởi Mật nghị Hồng y gồm các Hồng y dưới 80 tuổi. Các thành viên quan trọng của chính phủ đều do Giáo Hoàng bổ nhiệm, bao gồm Ngoại trưởng, Chủ tịch Hội đồng giáo phần và Thủ hiến (Thủ tướng) Vatican. Hiện tại, Vatican có hai lực lượng giữ gìn an ninh: Body of the Gendarmeria (Corpo della Gendarmeria) hoạt động như lực lượng cảnh sát của vùng và Swiss Gurads (Lính Thụy Sỹ) gồm những người đàn ông Công giáo Thụy Sỹ tự nguyện. Lính Thụy Sỹ là quân đội chính thức của Vatican, chịu trách nhiệm bảo vệ Giáo Hoàng, canh gác các lối ra vào Vatican, các địa điểm Giáo Hoàng thường lui tới, làm cận vệ cho quân đội chính quy có quy mô nhỏ nhất (khoảng hơn 100 người) và lâu đời nhất trên thế giới (là lính Thụy Sỹ, có từ thế kỷ XV). Vatican không có lực lượng hải quân và không quân. Việc phòng thủ bên ngoài do Italia chịu trách nhiệm.

Vatican có quyền lực hoàn toàn và riêng biệt trong phạm vi lãnh thổ của mình. Theo Hiệp ước Lateran, Italia có nghĩa vụ tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của Vatican (Điều 4). Các phương tiện bay nước ngoài phải xin phép khi bay qua vùng trời bên trên lãnh thổ của Vatican (Điều 7). Trong quan hệ đối ngoại, Vatican tham gia ký kết và gia nhập nhiều ĐƯQT đa phương (ví dụ: Công ước về bảo hộ nạn nhân chiến tranh năm 1949, Công ước về quan hệ ngoại giao năm 1961, Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân trong khí quyển, khoảng không vũ trụ và dưới nước năm 1963, Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968…), thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia trên thế giới, tham gia hoạt động của các tổ chức quốc tế với tư cách quan sát viên (Liên Hợp quốc, Tổ chức nông lương và lương thực thế giới, Tổ chức giao dục, khoa học và văn hóa của LHQ) và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế khác (cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, Tổ chức du lịch thế giới).

+ Các chủ thể đặc biệt khác như: San Marino, Ancora, Monaco (quan hệ ngoại giao của Monaco do Pháp đại diện), các vùng lãnh thổ như Đài Loan, Hồng kong, Ma Cao…

* Đối tượng điều chỉnh của LQT.- Các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể của LQT với nhau và chỉ trong các lĩnh vực thuộc thẩm

quyền điều chỉnh của LQT, trừ trường hợp các chủ thể của LQT chọn áp dụng luật quốc gia.VD: vấn đề mua bán đảo Alaxca giữa Nga và Mỹ (áp dụng luật quốc gia).- Các quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của LQT là quan hệ mang tính chất liên quốc gia, liên

chính phủ, phát sinh trong bất kỳ lĩnh vực nào của đời sống quốc tế.- Quan hệ pháp luật quốc tế phát sinh, thay đổi, chấm dứt, do tác động của n~ quy phạm LQT, của

năng lực chủ thể LQT và sự kiện pháp lý quốc tế (bao gồm sự biến pháp lý quốc tế và hành vi pháp luật của chủ thể LQT):

+ Sự biến pháp lý quốc tế: là các sự kiện xảy ra trong thực tế, gây ra các hệ quả pháp lý trong lĩnh vực LQT. Một sự kiện được xác định là sự biến pháp lý không phải từ bản chất của sự biến mà do LQT ràng buộc các kết quả pháp lý nhất định với các sự kiện đó.

LQT có sự phân loại sự biến pháp lý quốc tế dựa trên một số tiêu chí khác nhau như sự biến tự nhiên (là các sự kiện vật chất hoặc tự nhiên mà LQT ràng buộc các kết quả pháp lý xác định đối với các sự kiện này, chẳng hạn trường hợp ngập chìm của một hòn đảo là đối tượng thực hiện một ĐƯQT); và sự biến có liên quan đến hoạt động của con người (được hiểu là hoạt động của thể nhân, pháp nhân mặc dù không phải với tư cách chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế nhưng LQT vẫn xác định n~ kết quả pháp lý ràng buộc với các hoạt động này, ví dụ hành động vượt biên giới trái phép của cá nhân).

+ Hành vi pháp luật quốc tế: là hành vi thể hiện ý chí của chủ thể LQT mà sự thể hiện đó được LQT quy định ràng buộc với các hệ quả pháp lý xác định. Theo đó thì trong một hành vi pháp luật quốc tế thường bao gồm sự thể hiện ý chí của chủ thể LQT và việc xuất hiện các kết quả ràng buộc với sự thể hiện ý chí nêu trên của chính chủ thể. Do đặc điểm về tư cách chủ thể là quốc gia, dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết, tổ chức quốc tế nên khái niệm ý chỉ của chủ thể khi thực hiện hành vi pháp luật quốc tế không phải theo nghĩa hành vi tâm lý mà là hành vi của các cơ quan hay thiết chế có thẩm quyền được thể hiện công khai qua các quyền bố.

Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, hành vi pháp luật rất đa dạng, phong phú. Ví dụ, theo tính chất của hành vi có hành vi có thể phân biệt một hành vi hợp pháp và bất hợp pháp; xét theo tiêu chí chủ thể của hành vi có thể có hành vi đơn phương, hành vi song phương và hành vi đa phương,…

Các hành vi pháp lý có thể đưa đến các hệ quả pháp lý khác nhau, tùy thuộc vào mục đích và tính chất của mỗi hành vi.

3

Page 4: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

- Các quan hệ pháp luật quốc tế có đặc trưng cơ bản bởi sự tồn tại của yếu tố trung tâm là quốc gia – chủ thể có chủ quyền và việc thực hiện quyền năng chủ thể LQT của quốc gia do thuộc tính chủ quyền chi phối đã tạo ra sự điều chỉnh khác biệt của LQT so với cơ chế điều chỉnh của luật quốc gia.

* Trình tự xây dựng quy phạm pháp luật quốc tế.- LQT được hình thành trên cơ sở tự nguyện và thỏa thuận giữa các chủ thể tham gia, thể hiện tính

tự điều chỉnh quan hệ lập pháp mà các quốc gia tiến hành, thông qua:+ Quá trình đàm phán, ký kết các ĐƯQT.+ Việc các chủ thể thỏa thuận thừa nhận các tập quán quốc tế (thỏa thuận không thành văn).VD: nguyên tắc Uti – Passidetis: nguyên tắc quy phạm tập quán, nguyên tắc này không được ghi

nhận trong các văn bản pháp lý.- Tính tự điều chỉnh trong hoạt động xây dựng quy phạm luật quốc tế thường thông qua hai giai

đoạn: giai đoạn thỏa thuận của các quốc gia về nội dung quy tắc và giai đoạn thỏa thuận cộng nhận tính ràng buộc của các quy tắc đã được hình thành. Việc hình thành hệ thống quy phạm LQT theo hai giai đoạn đó không nhằm tạo ra ý chí tối cao, duy nhất mà là sự tự nguyện thỏa thuận của các quôc gia dự trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền. Mặc dù quá trình thỏa thuận giữa các quốc gia có sự tác động quan trọng của hoàn cảnh thực tế nhưng các quy phạm LQT được hình thành vẫn phản ánh được bản chất của LQT là kết quả của sự thỏa thuận, nhượng bộ lẫn nhau giữa các chủ thể, hướng đến lợi ích quốc gia, dân tộc cũng như lợi ích chung của cộng đồng các quốc gia.

* Cơ chế cưỡng chế trong LQT (sự thực thi LQT).- Thực thi LQT là quá trình các chủ thể áp dụng cơ chế hợp pháp, phù hợp để đảm bảo các quy định

của LQT được thi hành và được tôn trọng đầy đủ trong đời sống quốc tế. Đây là quá trình các chủ thể LQT thông qua các cơ chế quốc tế và quốc gia (do LQT quy định) để thực thi các quyền và nghĩa vụ pháp luật quốc tế.

- Tính chất của hoạt động hiện thực hóa LQT có thể dưới dạng xử sự tích cực (như hoạt động thực thi) để chủ thể chủ động thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình hoạt là xử sự thụ động (tuân thủ) của chủ thể để không tiến hành n~ hoạt động trái với quy định của LQT, gây ảnh hưởng đến trật tự pháp lý quốc tế hay lợi ích của các chủ thể khác. Thực thi thông qua cơ chế này thể hiện đặc trưng có tính bản chất của luật này là thông qua cơ chế thỏa thuận hoặc sự tự điều chỉnh của từng quốc gia.

- Cơ chế cưỡng chế trong LQT: không có cơ quan thực hiện chức năng cưỡng chế chung, xuất phát từ chủ quyền quốc gia.

- Các quốc gia và các chủ thể khác của LQT có quyền sử dụng các biện pháp cưỡng chế cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Đó là các biện pháp cưỡng chế theo 1 trong 2 cách thức:

+ Cưỡng chế riêng lẻ: do 1 chủ thể tiến hành một cách riêng lẻ để chống lại một quốc gia hoặc chủ thể khác có hành vi vi phạm LQT. Chẳng hạn các biện pháp về kinh tế, ngoại giao, thương mại, tài chính…, từ từng phần đến toàn phần.

VD: Cấm vận 1 mặt hàng đến nhiều mặt hàng, phòng tỏa nội địa, tẩy chay hàng hóa… Quan trọng hơn, có thể áp dụng biện pháp phòng vệ chính đáng: sử dụng lực lượng quân sự chống lại quốc gia thù địch.

Các quốc gia bắt buộc phải tuần thủ nguyên tắc tương xứng.VD: Ấn Độ xung đột với Pakistan vùng đất Kasmia hơn nửa thế kỷ. Pakistan dùng pháo binh bắn

phá biên giới Ấn Độ Ấn Độ được dùng pháp binh, nếu dùng vũ khí sinh học, hóa học, hạt nhân,… thì vi phạm nguyên tắc tương xứng.

+ Cưỡng chế tập thể: do nhiều chủ thể tiến hành. Là biện pháp bắt buộc phải thực hiện trong khuôn khổ của tổ chức quốc tế theo đúng các quy định của LQT.

VD: Chương 7 Hiến chương LHQ được áp dụng biện pháp cưỡng chế tập thể đối với các quốc gia vi phạm từ thấp tới cao.

_Trừng phạt tạm thời nhằm chấm dứt hành vi vi phạm, khôi phục trạng thái ban đầu._Biện pháp ngoại giao, kinh tế, từng phần toàn phần: rút nhân viên ngoại giao, cắt đứt quan hệ

ngoại giao._Biện pháp trừng phạt quân sự.

4

Page 5: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

VD: Năm 1990 – 1991, Irac xâm lược Cooet, Chỉnh phủ Cooet phải chạy sang Ả rập. HĐBA LHQ áp dụng các biện pháp: Irac chấm dứt mọi hoạt động quân sự, rút mọi lực lượng, trao trả chủ quyền cho chính phủ Cooet k thực thi.

Áp dụng các biện pháp ngoại giao, cắt đứt quan hệ ngoại giao (VN cũng phải cắt đứt, mặc dù quan hệ ngoại giao đang tốt đẹp, 40.000 công dân VN phải về nước) Irac vẫn duy trì quân đội.

Trừng phạt quân sự, chiến dịch Cát sa mạc (Chiến tranh vùng vịnh lần 1) buộc Irac phải chấm dứt. Chiến tranh vùng vịnh lần 2 (2003) do liên quân Anh – Mỹ thực hiện vi phạm LQT do không có

Nghị quyết của HĐBA. Những khiếm khuyết của LQG VN: Hàng chục nghìn bản án dân sự chưa được thi hành hoặc k

thi hành được; nhiều điều khoản Luật không có: tội quấy rối tình dục,…VD: khi một quốc gia bị quốc gia khác tấn công:_cưỡng chế riêng lẻ là quốc gia đó dùng sức mạnh trên mọi lĩnh vực (quân sự, ngoại giao, kinh tế,

chính trị,…) để đáp trả lại sự tấn công đó._cưỡng chế tập thể là kêu gọi sự giúp đỡ của quốc gia khác, liên minh, liên kết với nước ngoài để

đáp trả hoặc thông qua tổ chức quốc tế liên chính phủ để đáp trả. Tòa án quốc tế: là hình thức cưỡng chế tập thể, do các quốc gia thỏa thuận thành lập, chỉ có thẩm

quyền giải quyết tranh chấp khi được tất cả các quốc gia tranh chấp tán thành. Hội đồng bảo an LHQ: là hình thức cưỡng chế tập thể, có quyền phủ quyết, thông qua Nghị quyết

trừng phạt các quốc gia vi phạm…, quyền hạn của hội đồng bảo an do các quốc thỏa thuận trao cho. Interpol: không có quyền lực như cảnh sát quốc gia mà chỉ giúp các quốc gia hợp tác phòng

chống, trừng phạt tội phạm hình sự quốc tế (không được quyền yêu cầu xét xử), cung cấp các thông tin cần thiết về tội phạm hình sự quốc tế.

Biện pháp mà các quốc gia hay chủ thể khác của LQT có thể tiến hành khi có sự vi phạm quy định của LQT:

+ Kinh tế: phong tỏa, cấm vận,…+ Ngoại giao: cắt đứt quan hệ ngoại giao,…+ Chính trị:+ Quân sự: dùng sức mạnh để thực hiện quyền tự vệ hợp pháp hoặc để chống lại hành động tấn

công vũ trang.+ Dư luận tiến bộ trên thế giới.- Vấn đề kiểm soát quốc tế.+ Cơ chế này bao gồm việc yêu cầu các quốc gia trình bay báo cáo (kể cả thanh tra của thiết chế

quốc tế về các báo cáo của quốc gia này) hoặc là hoạt động bảo vệ các báo cáo quốc gia về một lĩnh vực LQT nhất định trước cơ quan, thiết chế quốc tế (như trong lĩnh vực LQT về quyền con người), ví dụ: cơ chế làm và bảo vệ báo cáo quốc gia của các thành viên CEDAW.

+ Vấn đề các quốc gia trình bày báo cáo về việc thi hành các nghĩa vụ đã cam kết trong các ĐƯQT và sau đó việc thỏa thuận các báo cáo này tại các cơ quan, thiết chế quốc tế đã được áp dụng trong một số lĩnh vực hợp tác theo quy định của LQT, ví dụ: trong khuôn khổ của ILO (tổ chức lao động quốc tế), trong LHQ đối với một số công ước về quyền con người mà LHQ thông qua.

Cơ chế thanh tra của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, việc thanh tra quốc tế được tiến hành nhằm mục đích đảm bảo việc tuân thủ của ĐƯQT và hiện nay có 3 loại thanh tra sau:

_Thanh tra của tổ chức quốc tế (thanh tra của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA)._Thanh tra được thực hiện bởi các quốc gia hữu quan, thành viên của ĐƯQT thực hiện nhưng dưới

sự giám sát của các cơ quan quốc tế._Thanh tra chéo giữa các quốc gia thành viên ĐƯQT thực hiện (hoạt động thanh tra được ghi nhận

trong Hiệp ước về Nam cực năm 1959).

Câu 2: Bốn yếu tố cấu thành và thuộc tính chính trị pháp lý của quốc gia – chủ thể cơ bản của LQT?

1/ Bốn yếu tố cấu thành của quốc gia.Theo quy định của Điều 1 Công ước Montevideo năm 1933 về quyền và nghĩa vụ quốc gia thì một

thực thể được coi là quốc gia theo pháp luật quốc tế phải có 4 yếu tố cơ bản sau:- Dân cư thường xuyên.- Lãnh thổ được xác định.

5

Page 6: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

- Chính phủ.- Năng lực tham gia vào các quan hệ với các chủ thể quốc tế khác.Việc thừa nhận một thực thể có tư cách quốc gia trong quan hệ quốc tế thường dựa vào các tiêu chí

nêu trên nhưng một quốc gia đang tồn tại trong thực tế có xác định sẽ thiết lập quan hệ với thực thể có đầy đủ tiêu chí của quốc gia, mới xuất hiện trong đời sống quốc tế ở cấp độ quan hệ quốc gia hay không lại không do n~ tiêu chí này quyết định. Nói cách khác, một thực thể có đủ các yếu tố cấu thành quốc gia nhưng không thể buộc các quốc gia khác phải công nhận tư cách quốc gia của thực thể này trong một quan hệ song phương. Việc công nhận và thiết lập quan hệ hợp tác giữa các quốc gia với nhau hoàn toàn tùy thuộc vào ý chí và mong muốn chủ quan của các quốc gia trên cơ sở chủ quyền quốc gia.

2/ Thuộc tính chính trị - pháp lý của quốc gia.Quốc gia là chủ thể có thuộc tính chính trị - pháp lý đặc thù là chủ quyền quốc gia.Chủ quyền quốc gia được hiểu là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và

quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Trong phạm vi lãnh thổ của mình, quốc gia ó quyền chính trị tối cao. Quyền chính trị tối cao này thể

hiện qua các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp của quốc gia mà quan trọng hơn cả là quyền quyết định mọi vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của quốc gia và các quốc gia khác không có quyền can thiệp.

Trong quan hệ quốc tế, quốc gia hoàn toàn độc lập, không bị lệ thuộc vào quốc gia khác trong giải quyết vấn đề đối ngoại của mình. Việc tham gia của quốc gia vào các tổ chức quốc tế, vào các hoạt động quốc tế liên quốc gia và các hình thức hợp tác quốc tế khác là biểu hiện rõ nét kết quả thực hiện chủ quyền đối ngoại của quốc gia.

Câu 3: Phân tích quyền năng chủ thể LQT của quốc gia?1/ Quyền năng chủ thể LQT.- Quyền năng chủ thể LQT là n~ phương diện thể hiện khả năng pháp lý đặc trưng của n~ thực thể

pháp lý được hưởng n~ quyền và gánh vác n~ nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý trong quan hệ quốc tế theo quy định của LQT.

- Có thể xem xét quyền năng chủ thể LQT theo các góc độ:+ Về lý luận, thuộc tính chủ quyền gắn với địa vị pháp lý quốc tế của quốc gia trong các quan hệ

quốc tế tạo nên sự phân biệt về địa vị pháp lý giữa quốc gia với chủ thể do quốc gia tạo ra là các tổ chức quốc tế liên chính phủ. từ đây có thể phân loại chủ thể LQT thành các chủ thể có chủ quyền và chủ thể có quyền năng phái sinh.

+ Về pháp lý, quốc gia, dân tộc đang đấu tranh giành độc lập và tổ chức quốc tế được thừa nhận là n~ thực thể có n~ quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản từ chính khả năng thực tế của n~ thực thể này khi tham gia các quan hệ pháp luật quốc tế.

2/ Quyền năng chủ thể LQT của quốc gia.Thể hiện ở quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản của quốc gia:Các quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản của quốc gia được hình thành và phát triển phù hợp với sự

phát triển tiến bộ của LQT. Quyền quốc tế cơ bản của quốc gia gồm:- Quyền bình đẳng về chủ quyền và quyền lợi;- Quyền được tự vệ cá nhân hoặc tự vệ tập thể;- Quyền được tồn tại trong hòa bình và độc lập;- Quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ;- Quyền được tham gia vào việc xây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế;- Quyền được tự do quan hệ với các chủ thể khác của LQT’- Quyền được trở thành thành viên của tổ chức quốc tế phổ biến;Nghĩa vụ quốc tế cơ bản của quốc gia gồm:- Tôn trọng chủ quyền của các quốc gia;- Tôn trọng sự bất khả xâm phạm lãnh thổ của các quốc gia khác;- Không áp dụng vũ lực đe dọa bằng vũ lực;- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

6

Page 7: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

- Hợp tác hữu nghị với các quốc gia khác nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế;- Tôn trọng nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ quốc tế;- Tôn trọng những quy phạm Jus cogens và n~ cam kết quốc tế;- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các phương pháp hòa bình.Tuy nhiên, trong quan hệ quốc tế quốc gia có thể tự hạn chế n~ quyền và nghĩa vụ cơ bản của mình

trong n~ lĩnh vực và phạm vi nhất định, với điều kiện, không trái với các quy ước quốc tế. Ví dụ: quốc gia theo đuổi chế độ nhà nước trung lập thường xuyên, chính sách k liên kết… Quốc gia cũng có thể gánh vác thêm n~ quyền và nghĩa vụ bổ sung nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, ví dụ: chế độ các cường quốc theo Hiến chương LHQ).

Câu 4: Quyền năng chủ thể LQT của các chủ thể khác của LQT?1/ Tổ chức quốc tế liên chính phủ.Các tổ chức quốc tế liên chính phủ có được quyền năng chủ thể LQT nhưng không phải căn cứ vào

“những thuộc tính tự nhiên” vốn có như quốc gia mà do thỏa thuận của các quốc gia thành viên tự trao cho.

Quyền năng chủ thể LQT của các tổ chức quốc tế liên chính phủ dựa trên điều lệ (hiến chương, quy chế,…) của mỗi tổ chức, trong đó quy định rõ phạm vi quyền và nghĩa vụ cơ bản của tổ chức này. Như vậy, các tổ chức quốc tế liên chính phủ khác nhau sẽ có n~ phạm vi quyền năng chủ thể LQT không giống nhau.

Một số đặc điểm của tố chức quốc tế liên chính phủ:+ Là thực thể liên kết chủ yếu các quốc gia độc lập, có chủ quyền, được thành lập và hoạt động trên

cơ sở điều ước quốc tế, phù hợp với LQT,có quyền năng chủ thể riêng biệt và 1 hệ thống cơ cấu tổ chức phù hợp để thực hiện các quyền năng đó theo tôn chỉ, mục đích của tổ chức.

+ Thành viên của tổ chức QT liên chính phủ chủ yếu là các quốc gia độc lập, có chủ quyền. Ngoài ra một số thực thể khác như Hông kong, Ma Cao hay các tổ chức quốc tế như EU là thành viên WTO.

+ Chịu trách nhiệm pháp lý độc lập với các thành viên.+ Sự tồn tại, phát triển, chấm dứt là do các quốc gia quyết định.+ Được thành lập bằng 1 điều ước QT để thực hiện 1 chức năng, 1 lĩnh vực hoạt động nhất định.+ Là chủ thể hạn chế của LQT(chủ thể không có chủ quyền).Các tổ chức quốc tế liên chính phủ có n~ quyền cơ bản sau:- Được ký kết các ĐƯQT;- Tiếp nhận cơ quan đại diện và quan sát viên thường trực của các quốc gia chưa là thành viên tại tổ

chức trên;- Được hưởng n~ miễn trừ và ưu đãi ngoại giao;- Được trao đổi đại diện tại các tổ chức của nhau;- Được yêu cầu kết luận tư vấn của Tòa án quốc tế và LHQ;- Được giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các thành viên và các tổ chức quốc tế đó.Ngoài các quyền, các tổ chức này còn có các nghĩa vụ quốc tế nhất định. Các tổ chức này cũng có

n~ quyền và nghĩa vụ theo các ĐƯQT ký kết với các quốc gia, các tổ chức quốc tế khác.

2/ Dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết.Trường hợp dân tộc đang đấu tranh vì một nền độc lập và tự do chân chính thường lập ra các cơ

quan nhất định để lãnh đạo cuộc đấu tranh đó và để cụ thể hóa quyền năng chủ thể LQT của mình thì dân tộc này là chủ thể LQT đang ở trong giai đoạn quá độ thành lập một quốc gia dân tộc độc lập, có chủ quyền.

Các quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản của dân tộc đang đấu tranh với tính cách là một chủ thể độc lập của quan hệ pháp luật quốc tế phát sinh từ chủ quyền dân tộc, được dân tộc đó thực hiện và bảo vệ. Trong quá trình tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế với n~ chủ thể khác của LQT, dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết có thêm được n~ quyền và nghĩa vụ quốc tế bổ sung không đặc thù cho chủ quyền dân tộc.

Xuất phát từ chủ quyền dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết, các dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết có n~ quyền quốc tế cơ bản sau:

- Được thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình trong bất cứ hình thức nào, dưới bất kỳ dạng nào, kể cả việc áp dụng n~ biện pháp để chống lại nước đang cai trị mình.

7

Page 8: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

- Được pháp luật quốc tế bảo vệ và các quốc gia, các dân tộc và nhân dân trên thế giới, các tổ chức quốc tế,… giúp đỡ.

- Quyền được thiết lập n~ quan hệ chính thức với các chủ thể của LQT hiện đại.- Được tham gia vào hoạt động của các tổ chức quốc tế và hội nghị quốc tế liên chính phủ.- Được tham gia vào việc xây dựng n~ quy phạm của LQT và độc lập trong việc thực thi luật này.Bên cạnh các quyền quốc tế cơ bản, các dân tộc đang đấu tranh cũng có n~ nghĩa vụ quốc tế nhất

định trong sinh hoạt quốc tế (tương tự như nghĩa vụ quốc tế của quốc gia).

Câu 5: So sánh quyền năng chủ thể LQT của quốc gia với các chủ thể khác của LQT?* Giống nhau:- Đều có quyền năng chủ thể của LQT quy định.- Phải thỏa mãn các điều kiện của chủ thể LQT thì mới được hưởng các quyền đó.

* Khác nhau:- Quốc gia: quyền năng nguyên thủy, truyền thống gắn liền với quốc gia, khi quốc gia xuất hiện,

quyền năng đầy đủ và trọn vẹn nhất vì quốc gia là chủ thể chủ yếu.- Các chủ thể khác: quyền năng bị giới hạn nhất định (do LQT giới hạn, do tự nguyện, do cấu trúc

đặc biệt không thể tham gia vào một số quan hệ LQT).+ Tổ chức liên chính phủ: được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc gia hoặc một số chủ

thể khác. Quyền năng chủ thể LQT của tổ chức quốc tế liên chính phủ có đặc điểm:_Mang tính độc lập khi tham gia quan hệ với chủ thể khác, thể hiện trong quan hệ với các quốc gia

thành viên và trong quan hệ với các quốc gia khác. _Mang đặc điểm phái sinh, do các quốc gia thành viên thỏa thuận, trao cho mỗi tổ chức quốc tế

có quyền và nghĩa vụ là khác nhau._Mang tính hạn chế, chỉ được thực hiện trong phạm vi mà các thành viên trao cho, bị giới hạn bởi

các ĐƯQT.+ Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết: Xuất phát từ bản chất 1 thực thể đang

trong quá trình đầu tranh nhằm xây dựng 1 quốc gia quyền năng quá độ.+ Các thực thể khác: chủ thể đặc biệt, quyền năng bị giới hạn về số lượng, chất lượng.

Câu 6: Các quyền năng chủ thể LQT mà tổ chức quốc tế có mà quốc gia không có?LHQ có quyền trừng phạt tập thể bằng quân sự đối với các quốc gia vi phạm.

Trong khi quốc gia chỉ có quyền phòng vệ chính đáng, các quốc gia không được phép trừng phạt đơn lẻ nếu chưa được LQT cho phép.

VD: Tóa thánh Vatican: chỉ coi sóc về mặt tư tưởng, bảo vệ quyền của các giáo dân, các nhà thờ; không có khả năng tham gia quan hệ biển, bởi không có thực lực, không có nhu cầu; không có khả năng tham gia quan hệ hàng không bởi không có sân bay,…; không có khả năng tham gia quan hệ tài chính bởi tiền không có sức mạnh tham gia vào đời sống tôn giáo.

Câu 7: Định nghĩa, thể loại, hình thức và phương pháp, hậu quả pháp lý của công nhận quốc tế?

1/ Định nghĩa.- Công nhận quốc tế là hành vi chính trị - pháp lý của quốc gia công nhận dựa trên nền tảng các

động cơ nhất định (mà chủ yếu là động cơ chính trị, kinh tế, quốc phòng) nhằm xác nhận sự tồn tại của thành viên mới trong cộng đồng quốc tế, khẳng định quan hệ của quốc gia công nhận đối với chính sách, chế độ chính trị, kinh tế… của thành viên mới và thể hiện ý định muốn được thiết lập các quan hệ bình thường, ổn định với thành viên mới của cộng đồng quốc tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống quốc tế.

+ Khía cạnh chính trị của hành vi công nhận: thể hiện chủ yếu ở động cơ của quốc gia công nhận.+ Khía cạnh pháp lý: _Xác nhận sự tồn tại của thành viên mới trong cộng đồng quốc tế._Những hậu quả pháp lý nhất định.- Việc tồn tại hành vi và thực tiễn công nhận quốc tế là tất yếu khách quan, do nhiều nguyên nhân

nhưng chủ yếu vì lý do các quốc gia thường không cùng xuất hiện và không hoàn toàn đồng nhất về thể

8

Page 9: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

chế nhà nước. Sự xuất hiện chủ thể mới trong quan hệ quốc tế ít nhiều đều có tác động nhất định đến tương quan của các mối quan hệ và liên kết quốc tế, dẫn đến n~ phản ứng khác nhau trong dự luận và sinh hoạt quốc tế. Những phản ứng quốc tế như vậy thường đưa đến n~ hậu quả pháp lý xác định, làm thay đổi hoặc củng cố thêm các mối quan hệ quốc tế đa dạng giữa các quốc gia.

- Vấn đề công nhận quốc tế hiện nay có nhiều quan điểm, trường phái và học thuyết khác nhau về vấn đề này, nhưng chủ yếu là thuyết cấu thành và thuyết tuyên bố:

+ Thuyết cấu thành: quan niệm các quốc gia mới được thành lập chỉ có thể trở thành chủ thể LQT và thành viên độc lập của cộng đồng quốc tế nếu được các quốc gia khác chính thức công nhận. phản động, mâu thuẫn với LQT hiện đại.

+ Thuyết tuyên bố: cho rằng tất cả các quốc gia mới thành lập đều là chủ thể LQT và điều đó được xác định thông qua bằng chứng là quốc gia này đã xuất hiện và đang còn tồn tại trên thực tế. Việc công nhận quốc gia mới thành lập không thể tạo ra chủ thể mới của LQT mà chỉ đóng vai trò tuyên nhận sự tồn tại trên thực tế của một quốc gia.

2/ Các thể loại công nhận quốc gia.Có n~ thể loại khác nhau như: công nhận các dân tộc đang đấu tranh, công nhận các “chính phủ lưu

vong”, công nhận các bên tham chiến, công nhận các bên khởi nghĩa,… Song chủ yếu là:* Công nhận quốc gia mới thành lập.Các quốc gia có thể thành lập theo một trong các trường hợp sau:- Các quốc gia có thể thành lập theo con đường cổ điển, là một tập thể con người có thể thành lập

quốc gia mới một cách hòa bình do sự định cư của họ trên một lãnh thổ vô chủ hoặc trên lãnh thổ chưa có một tổ chức chính trị phù hợp.

- Quốc gia có thể thành lập do kết quả của cách mạng xã hội.- Quốc gia có thể được thành lập do kết quả hoạt động của các quốc gia đã hoặc đang tồn tại vào

thời điểm thành lập đó. Trong trường hợp này, quốc gia mới có thể được thành lập theo nhiều phương thức khác nhau, chẳng hạn sự phân chia một quốc gia đang tồn tại thành hai hoặc nhiều quốc gia độc lập, hay là sự hợp nhất hai hay nhiều quốc gia độc lập thành một quốc gia mới…

Các quốc gia mới được thành lập theo các trường hợp nói trên không phụ thuộc vào thời gian, địa điểm, các đặc điểm dân cư, lãnh thổ, hình thức nhà nước… là những chủ thể mới của LQT ngay tại thời điểm mới được thành lập. Sự công nhận quốc gia ở đây chỉ đóng vai trò tuyên bố sự tồn tại trên trường quốc tế một quốc gia mới mà thôi.

Khi công nhận một quốc gia mới thành lập, các quốc gia công nhận chỉ ra rằng thành viên mới đó của cộng đồng quốc tế là một thực thể có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ quốc tế cở bản theo LQT.

* Công nhận chính phủ mới thành lập.Thông thường, thì việc công nhận quốc gia mới được thành lập đồng thời với công nhận chính phủ

của quốc gia mới. Ngoài ra, còn có trường hợp công nhận quốc gia mới được thành lập và công nhận chính phủ mới

thành lập độc lập với nhau. Công nhận chính phủ mới có nghĩa là công nhận người đại diện hợp pháp cho một quốc gia có chủ quyền trong sinh hoạt quốc tế chứ không phải là công nhận chủ thể mới của LQT. (Vấn đề công nhận chính phủ có thể được đặt ra khi công nhận quốc gia hoặc khi có sự thay đổi chính phủ bằng con đường đảo chính hoặc vi phạm pl…)

Sự công nhận chính phủ mới thường được đặt ra đối với loại chính phủ de facto. Xét về phạm vi hoạt động và quyền lực, chính phủ de facto được phần ra làm 2 loại: chính phủ de facto chung cho toàn quốc và chính phủ de facto địa phương.

Chỉ những chính phủ đang thực hiện hiệu quả và độc lập quyền lực của mình trên toàn lãnh thổ hoặc trên một phần lớn lãnh thổ quốc gia và được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ mới là đối tượng của công nhận quốc tế. Ngày nay, LQT thừa nhận nguyên tắc hữu hiệu là cơ sở để công nhận các chính phủ de facto mới được thành lập. Nội dung nguyên tắc hữu hiệu được thể hiện rõ qua các điểm cơ bản sau:

- Chính phủ mới phải được đông đảo quần chúng nhân dân tự nguyện, tự giác ủng hộ;- Chỉnh phủ mới có đủ năng lực để duy trì và thực hiện quyền lực quốc gia trong một thời gian dài;- Chính phủ mới có khả năng kiểm soát toàn bộ hoặc phần lớn lãnh thổ quốc gia một cách độc lập

và tự chủ, tự quản lý và điều hành mọi công việc của đất nước.

9

Page 10: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

3/ Các hình thức công nhận quốc tế.Không tồn tại một hình thức công nhận thống nhất cho mọi trường hợp. Trong thực tiễn quan hệ

quốc tế, các chủ thể thường sử dụng một trong các hình thức sau:* Công nhận de jure: Là công nhận quốc tế chính thức, ở mức độ đầy đủ nhất và trong một phạm

vi toàn diện nhất.VD: Việt Nam đặt đại sứ quán* Công nhận de facto: Là công nhận thực tế nhưng ở mức không đầy đủ, hạn chế và trong một

phạm vi không toàn diện.VD: + Pháp công nhận VN:_1955 – 1973: Pháp công nhận Việt Nam dân chủ cộng hòa, Pháp có lãnh sự ở Sài Gòn, VNDCCH

có lãnh sự ở Paris công nhận de jure ở miền Nam, công nhận de facto ở miền Bắc._Sau 1973: Công nhận de jure: lãnh sự chuyển thành đại sứ quán+ Anh công nhận CHDCND Trung Hoa:_1949 – 1951: Anh công nhận Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) theo de jure, đặc đại sứ quán_1959 – 1971: Công nhận CHDCND Trung Hoa bằng việc đặt lãnh sự quán ở London, Bắc Kinh.

(do có sự thay đổi đời sống chính trị thế giới, Đài Loan không còn là thành viên thương trực HĐBA LHQ mà nhường lại cho CHDCND Trung Hoa)

_Sau 1971: Quan hệ phát sinh giữa quốc gia công nhận và bên được công nhận trên cơ sở công nhận de facto là

n~ quan hệ quá độ tiến lên quan hệ toàn diện giữa các bên khi công nhận de jure. Phạm vi quan hệ giữa các bên khi công nhận de facto thường vẫn phải được xác định trên cở sở các ĐƯQT. Sự khác nhau giữa công nhận de facto và công nhận de jure chủ yếu về mặt chính trị. Động cơ chính trị ở đây của bên công nhận de facto thể hiện ở thái độ thận trọng của quốc gia công nhận đối với quốc gia hoặc chính phủ mới được thành lập trong nhiều vấn đề liên quan đến tình hình, bối cảnh trong nước cũng như quốc tế.

* Công nhân ad hoc: Là hình thức công nhận đặc biệt mà quan hệ giữa các bên chỉ phát sinh trong một phạm vi nhất định nhằm tiến hành một số công vụ chủ yếu và quan hệ đó sẽ được chấm dứt ngay sau khi hoàn thành công vụ đó.

VD: Đối với nước Đức:_1949 – 1989: CHDC Đức và CHLB Đức tồn tại_Trước 1971: không công nhận, do nhu cầu xây dựng cầu nối giữa Tây Đức và Đông Đức công

nhận ad hoc xây dựng xong, 2 bên trở lại trạng thái ban đầu, không công nhận nhau.Đối với trường hợp Đông Timo: được hưởng quy chế dân tộc đang đấu tranh đòi quyền dân tộc

tự quyết. Tuy nhiên, Đông Timo là quốc gia được hình thành bằng con đường công nhận.

4/ Các phương pháp công nhận quốc tế.* Công nhận minh thị: Là công nhận quốc tế, được thể hiện một cách rõ ràng, minh bạch, được

thực hiện bằng một hành vi rõ rệt, cụ thể của quốc gia công nhận trong các văn bản chính thức.* Công nhận mặc thị: Là công nhận quốc tế, được thể hiện một cách kiến đáo, ngấm ngầm mà bên

được công nhận hoặc các quốc gia và chính phủ khác phải dựa vào các quy phạm tập quán nhất định hay các nguyên tắc suy diễn trong sinh hoạt quốc tế mới làm sáng tỏ được ý định công nhận của bên công nhận.

Quốc gia có thể thực hiện sự công nhận quốc gia và chính phủ mới thành lập theo thể thức riêng lẻ, độc lập đối với các quốc gia khác hoặc theo thể thức tập thể trong mối quan hệ hợp tác với các quốc gia khác, trong n~ mức độ và phạm vi khác nhau.

5/ Hậu quả pháp lý của công nhận quốc tế.Sự công nhận quốc tế thực hiện hai chức năng pháp lý phù hợp với việc công nhận. Thứ nhất, giải

quyết triệt để vấn đề quy chế pháp lý của đối tượng được công nhận; thứ hai, tạo ra n~ điều kiện thuận lợi để các bên thiết lập n~ quan hệ nhất định với nhau.

Hậu quả pháp lý:- Công nhân quốc tế chính thức giữa các quốc gia và chính phủ sẽ tạo ra và bảo đảm n~ điều kiện

thuận lợi để thiết lập và phát triển n~ quan hệ bình thường giữa các quốc gia, tạo ra tiền đề để thiết lập n~

10

Page 11: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

quan hệ nhiều mặt ở n~ mức độ khác nhau giữa quốc gia công nhận và quốc gia được công nhận. Cần chú ý, khi công nhận một chính phủ mới được thành lập theo trường hợp cách mạng xã hội thì quan hệ ngoại giao đã tồn tại giữa các bên (bên công nhận và bên được công nhận) sẽ được phục hồi chứ không phải thiết lập mới quan hệ đó.

- Công nhận de facto sẽ tạo ra cơ sở pháp lý để thiết lập quan hệ lãnh sự.- Việc ký kết các ĐƯQT hai bên, trong đó thể hiện rõ sự thống nhất nguyện vọng, ý muốn của các

bên và các quyền và nghĩa vụ đã quy định trong các lĩnh vực cụ thể.- Công nhận quốc tế làm thúc đẩy việc tham gia vào các hội nghị quốc tế và các tổ chức quốc tế phổ

cập, và ngược lại việc không công nhận quốc tế đôi khi lại gây khó khăng cho quốc gia không được công nhận muốn thực hiện quyền tham gia tổ chức quốc tế. (VD: LHQ và chính sách không công nhận quốc tế của các nước đế quốc đối với các nước XHCN trước đây và các nước mới giành độc lập).

- Tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia (và chính phủ) mới được công nhận có khả năng thực tế để bảo vệ quyền miễn trừ quốc gia và miễn trừ tư pháp đối với tài sản của quốc gia mình tại lãnh thổ của quốc gia công nhận.

- Tạo cơ sở pháp lý để chứng mình hiệu lực chứng cứ của các văn bản pháp luật do quốc gia mới được công nhận ban hành.

Câu 8: Định nghĩa và các trường hợp kế thừa quốc gia trong quan hệ quốc tế? Phân tích tính chất, cơ sở phát sinh và cách thức giải quyết trong từng trường hợp kế thừa cụ thể?

1/ Định nghĩa.Trong hai công ước Viên về quyền thừa kế quốc gia do Ủy ban pháp luật quốc tế của LHQ sơn thảo

(Công ước Viên về kế thừa theo ĐƯQT thông qua ngày 22/8/1978, Công ước Viên về kế thừa tài sản, hồ sơ lưu trữ và công nợ của quốc gia thông qua ngày 7/4/1983) có định nghĩa về kế thừa quốc gia như sau: Kế thừa quốc gia là thuật ngữ dùng để chỉ sự thay thế của một quốc gia ngày cho một quốc gia khác trong việc hưởng quyền và gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với lãnh thổ nào đó.

Quan hệ kế thừa quốc gia liên quan đến các yếu tố:- Chủ thể của quan hệ kế thừa là các quốc gia. Các quốc gia này được phân ra thành quốc gia để lại

quyền thừa kế và quốc gia có quyền thừa kế.- Đối tượng kế thừa (hay còn gọi là khách thể của sự kế thừa) đó là các quyền và nghĩa vụ quốc tế.

Những đối tượng quan trọng nhất ở đây là lãnh thổ, ĐƯQT, tài sản quốc tế, quốc tịch và quy chế thành viên tại các tổ chức quốc tế.

- Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi quyền kế thừa ở đây là n~ biến cố chính trị lớn lao xảy ra hợp với quy luật khách quan của xã hội, thỏa mãn n~ yêu cầu của LQT hiện đại, đặc biệt là nguyên tắc dân tộc tự nguyện.

2/ Các trường hợp kế thừa quốc gia.* Kế thừa quốc gia sau cách mạng xã hội.Quốc gia dưới góc độ chủ thể của LQT là một đơn vị lãnh thổ - dân cư kết hợp với một cơ cấu

chính trị - giai cấp nhất định. Cách mạng xã hội tại các nước vốn không phải là thuộc địa thường giữ lại được đơn vị lãnh thổ - dân cư đó và n~ đặc tính giai cấp của một kiểu quốc gia khác với quốc gia đã tồn tại trước CM.

Sau CMXH, một bộ phận cấu thành quan trọng quốc gia – đơn vị lãnh thổ - dân cư không thay đổi, cho nên khó có thể nói CMXH làm xuất hiện một chủ thể hoàn toàn mới của LQT. Tuy nhiên, quốc gia sau CMXH vẫn được coi là chủ thể mới của LQT.

Vấn đề kế thừa và quyền kế thừa của quốc gia sau CMXH được giải quyết rất khác nhau. Việc giải quyết các vấn đề đó thường phụ thuộc vào n~ điều kiện lịch sử cụ thể.

+ Xét về mặt lãnh thổ, tài sản quốc gia mới kế thừa toàn bộ của quốc gia cũ, quốc tịch của công dân không thay đổi.

+ Xét về ĐƯQT và quy chế thành viên, cách mạng xã hội cho ra đời quốc gia mới là chủ thể của LQT khác về chất so với chủ thể cũ. Bởi quốc gia mới với thiết chế chính trị mới lên cầm quyền khác với thiết chế chính trị cũ về đường lối, chính sách đối nội đối ngoại và mong muốn làm cho quốc gia mình sẽ phát triển, tiến bộ nên quốc gia đó không có nghĩa vụ phải công nhận n~ quyền và nghĩa vụ của quốc gia cũ gây cản trở cho sự phát triển của quốc gia của mình, đồng thời có quyền quyết định việc quốc gia đó có tiếp tục là thành viên của tổ chức quốc tế nào đó nữa hay không hoặc có tiếp tục tham gia điều ước hay

11

Page 12: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

không mà không phải chịu sự ràng buộc của các chủ thể còn lại khi không ảnh hưởng lớn đến lợi ích của các chủ thể đó.

Về nguyên tắc quốc gia kế thừa vẫn là thành viên của các tổ chức quốc tế, Điều ước quốc tế liên quan đến biên giới lãnh thổ vẫn phải áp dụng. Các điều ước khác thì quốc gia kế thừa có thể thỏa thuận áp dụng.

VD: trước đây, trong việc giải quyết vấn đề kế thừa, Nhà nước Xô viết đã kiên quyết đoạn tuyệt với tất cả n~ quyền và nghĩa vụ mâu thuẫn với bản chất của giai cấp của nhà nước kiểu mới. Chính phủ Nga Xô Viết đã hủy bỏ các món nợ do Chính phủ Sa hoàng vay nước ngoài, bãi bỏ quyền tài phán lãnh sự ở các nước phương Đông, hủy bỏ các ĐƯQT nô dịch, bất bình đẳng,… Trong khi đó, chính phủ Nga xô viết lại tôn trọng tất cả các quy định trong các ĐƯ về biên giới, các công ước nhân đạo, Công ước toàn thế giới về thư tín, viễn thông năm 1874 và tất cả n~ gì phát sinh từ quan hệ “láng giềng thân thiện” ko mâu thuẫn với ý thức pháp luật “của nền dân chủ nói chung và của quần chúng nhân dân lao động nói riêng”.

Nhà nước xô viết đã tuyên bố kế thừa tất yếu của mình đối với tất cả tài sản của nước Nga cũ, không kể tài sản đó đang ở tại đâu và kế thừa tất cả n~ thành quả lao động của nhân dân nước mình làm ra.

Sau này, khi Liên Xô cũ tan rã, vấn đề kế thừa trong thực tế đã được giải quyết trên cở sở của Hiệp ước thành lập SNG (8/12/1991) với việc bảo đảm cho các quốc gia độc lập – thành viên SNG quyền kế thừa các nghĩa vụ và quyền lợi phát sinh từ các ĐƯ và các cam kết quốc tế mà Liên xô cũ là thành viên. Tuy nhiên, ko phải tất cả các quốc gia thành viên SNG tự động trở thành thành viên của tất cả các ĐƯQT mà Liên Xô cũ để lại. Mỗi quốc gia của SNG với tư cách là chủ thể kế thừa của Liên xô cũ có quyền thể hiện sự chấp nhận hoặc ko chấp nhận đối với các nghĩa vụ phát sinh từ các ĐƯQT mà Liên x cũ đã là thành viên dành cho.

Riêng về phía Liên bang Nga, bộ ngoại giao Liên bang đã gửi công hàm cho tất cả các cơ quan đại diện ngoại giao của Liên bang Nga ở nước ngoài ngày 13/1/1992, trong đó tuyên bố rõ, Liên bang Ngan tiếp tục hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ phát sinh từ các ĐƯQT hiện hành thay thế Liên xô cũ, Liên bang Nga tiếp tục hưởng quy chế thành viên của Liên xô cũ tại LHQ, kể các quy chế thành viên HĐBA và các tổ chức quốc tế khác. Đổi lại, Liên bang Nga sẽ phải gánh chịu phần lớn nghĩa vụ của Liên xô cũ, bao gồm cả n~ nghĩa vụ về tài chính mà Liên xô cũ để lại.

Một ví dụ khác sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười, tháng 8/1919, Chính phủ Xô viết đã gửi cho nhân dân Mông Cổ và Chính phủ Ngoại Mông một bức công hàm với nội dung: “Chính phủ Xô viết một lần nữa trịnh trọng tuyên bố rằng: nhân dân Nga từ bỏ mọi hiệp ước mà Nga hoàng trước đây đã ký kết với chính phủ Nhật và Trung Hoa về Mông Cổ. Mông Cổ ngày nay là một nước độc lập. Đối với bọn cố vấn, bọn lãnh sự của Nga hoàng, bọn tài phiệt Nga, phải đuổi cổ chúng ra khỏi đất Mông Cổ. Mọi quyền bính ở Mông Cổ đều phải thuộc về tay nhân dân Mông Cổ. Không một nước ngoài nào được can thiệp vào nội trị của Mông Cổ. Hiệp ước Nga - Mông năm 1913 đã bị thủ tiêu. Mông Cổ, một quốc gia độc lập, có quyền ngoại giao trực tiếp với tất cả các nước khác, không cần có sự đỡ đầu hay trung gian nào của Bắc Kinh hay Pêtơrơgrát.”

* Kế thừa quốc gia do kết quả của phong trào giải phóng dân tộc.- Đặc điểm:+ Quốc gia mới thành lập trước đây vốn là một thuộc địa hoặc lãnh thổ lệ thuộc vào nước khác.+ Quốc gia để lại quyền kế thừa vẫn tồn tại và nó vẫn là chủ thể LQT. Các quyền và nghĩa vụ quốc

tế của quốc gia này vẫn được duy trì tại quốc gia mới thành lập (quốc gia có quyền kế thừa) trong một thời gian nhất định, trừ n~ quyền và nghĩa vụ có liên quan đến địa vị pháp lý của chính quốc gia để lại quyền kế thừa trong quan hệ qua lại với thuộc địa đã nhận được độc lập (quốc gia mới).

+ Quốc gia để lại quyền kế thừa đã bóc lột và đàn áp nhân dân ở nước mới độc lập trong nhiều năm nhưng cuối cùng nhân dân ở thuộc địa này đã giành được độc lập và thành lập một quốc gia độc lập, chủ quyền, địa vị pháp lý quốc tế bình đẳng với quốc gia đã để lại quyền kế thừa.

+ Theo LQT hiện đại, các quốc gia mới giành được độc lập thống nhất không nhất thiết phải tôn trọng các ĐƯQT trước đây vẫn phải thi hành tại lãnh thổ của quốc gia mới đó.

Trong một số trường hợp khác, quốc gia mới thành lập ký kết n~ ĐƯQT đặc biệt với quốc gia để lại quyền kế thừa để giải quyết vấn đề cụ thể nói trên. Trong nhiều ĐƯ loại này có ghi nhận việc quốc gia

12

Page 13: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

mới thành lập sẽ kế thừa tất cả n~ ĐƯ còn hiệu lực thi hành do quốc gia để lại quyền kế thừa đã ký kết với nước khác về lãnh thổ vốn là thuộc địa hoặc lệ thuộc đó.

+ Vấn đề kế thừa tài sản quốc gia có tại lãnh thổ vốn là thuộc địa cũng được LQT hiện đại điều chỉnh. Để giải quyết thỏa đáng vấn đề này phải chú ý đến tác hại của sự bóc lột thuộc địa do quốc gia để lại quyền kế thừa đối với nền kinh tế của nước mới giành được độc lập. Ở đây ko chỉ đơn thuần là kế thừa chính đáng của quốc gia mới được thành lập đối với n~ tài sản quốc gia có tại lãnh thổ mới giành được độc lập mà vấn đề là phải làm sao để buộc quốc gia thựa dân trao trả và bồi thường n~ tài sản mà chúng đã cướp đi hoặc chiếm giữa do kết quả bóc lột lao động nhân dân thuộc địa.

+ Vấn đề kế thừa quy chế thành viên tại các tổ chức quốc tế. LQT hiện đại chưa có n~ quy phạm giải quyết vấn đề kế thừa quy chế thành viên của quốc gia mới thoát khỏi ách thực dân và lệ thuộc. Thực tiễn của LHQ đã giải quyết vấn đề kế thừa đó bằng cách kết nạp quốc gia mới giành được độc lập vào tổ chức của mình.

VD: thực tiễn VN về vấn đề kế thừa sau khi giải phóng miền Nam VN:Ngay sau ngày miền Nam được giải phóng hoàn toàn (30/4/1975), Chỉnh phủ CM lâm thời

CHMNVN đã ban hành nhiều văn bản pháp lý có liên quan đến vấn đề kế thừa quốc gia. Chẳng hạn, trong Tuyên bố ngày 30/4/1975 của Bộ ngoại giao CHMNVN về quyền thu hồi tài sản của nhân dân miền Nam ở nước ngoài: “Bộ ngoại giao CHMNVN tuyên bố tất cả tài sản ở miền Nam VN cũng như ở nước ngoài, n~ BĐS và ĐS, tiền tệ, Au, Ag, các phương tiện giao thông… trước thuộc chính quyền Sài Gòn từ ngay thuộc về nhân dân miền Nam VN và chính phủ CM lâm thời CHMNVN được pháp luật quốc tế công nhận”. Trong Tuyên bố ngày 1/5/1975 về vấn đề các cơ quan đại diện của Chính quyền Sài Gòn cũ ở nước ngoài, Bộ ngoại giao CHMNVN có ghi rõ: “Toàn bộ tài sản của cơ quan đó, kể cả hồ sơ, tư liệu, tài khoản ở ngân hàng, nhà cửa, phương tiện vận chuyển,… là tài sản của nhân dân miền Nam VN. Chính phủ CM lâm thời CHMNVN quản lý tất cả hồ sơ, tư liệu và tài sản đó”.

* Kế thừa quốc gia khi hợp nhất hoặc giải thể quốc gia liên bang khi thay đổi lớn về lãnh thổ quốc gia.

# Kế thừa quốc gia khi hợp nhất hoặc giải thể quốc gia liên bang.- Vấn đề kế thừa ĐƯQT:Khi hợp nhất hai hay nhiều quốc gia độc lập vào một quốc gia liên bang thì tất của các ĐƯQT do

các quốc gia độc lập đã ký kết với nước ngoài đang có hiệu lực vẫn tiếp tục có hiệu lực tại lãnh thổ liên bang. N~ ĐƯ mẫu thuẫn với mục đích và nguyên tắc cơ bản của quốc gia liên bang hoặc khi có điều kiện để thực hiện ĐƯ đã ký kết thay đổi hoàn toàn do kết quả của việc hợp nhất hay kết quả của n~ hoàn cảnh khách quan ngoài ý muốn của các bên thì các ĐƯ nói trên chỉ có hiệu lực trong phạm vi phần lãnh thổ của quốc gia tham gia ĐƯ (chủ thể của liên bang), tức quốc gia để lại quyền kế thừa nhưng cũng không loại trừ trường hợp ĐƯ nói trên được thi hành trên toàn lãnh thổ liên bang mới nếu các chủ thể của liên bang đồng ý chấp thuận trường hợp đó.

Trong trường hợp ĐƯQT nhiều bên chưa có hiệu lực vào thời điểm kế thừa thì quốc gia có quyền kế thừa có thể thiết lập cho mình một quy chế quốc gia ký kết ĐƯQT nhiều bên nói trên nếu vào thời điểm kế thừa có ít nhất một quốc gia để lại quyền kế thừa (chủ thể của liên bang mới) ký kết ĐƯQT đó.

Các trường hợp kế thừa ĐƯ khi hợp nhất và giải thể các quốc gia trong phần IV Công ước Viên 1978:

+ Khi một quốc gia liên bang bị giải thể ra nhiều phần mà mỗi phần đó lại trở thành một quốc gia độc lập thì n~ ĐƯQT do quốc gia liên bang ký kết với nước ngoài, nếu chúng đang có hiệu lực và nếu các quốc gia thỏa thuận như vậy vẫn tiếp tục có hiệu lực thi hành đối với các quốc gia có quyền thừa kế ĐƯ nói trên.

Trong trường hợp thành lập một quốc gia độc lập trên một phần lãnh thổ của quốc gia có quyền kế thừa trước đây vốn là chủ thể của quốc gia liên bang bị giải thể thì các ĐƯQT do quốc gia liên bang cũng như quốc gia có quyền kế thừa ký kết với nước ngoài chưa hết hiệu lực vẫn tiếp tục có hiệu lực thi hành đối với quốc gia mới thành lập.

Ngoại lệ chung cho cả 2 trường hợp trên là các ĐƯQT mâu thuẫn với mục đích và nguyên tắc cơ bản của quốc gia mới thành lập hoặc n~ điều kiện, hoàn cảnh cần thiết để các ĐƯQT nói trên có hiệu lực đã thay đổi hoàn toàn.

+ Đối với vấn đề kế thừa tài sản trong trường hợp hợp nhất hai hoặc nhiều quốc gia độc lập vào một quốc gia liên bang thì quốc gia mới có quyền kế thừa tất cả tài sản của quốc gia thành viên liên bang.

13

Page 14: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Trong trường hợp giải thể quốc gia liên bang ra thành các quốc gia độc lập thì các quốc gia mới đó mới có quyền kế thừa theo n~ tỷ lệ thích hợp phần tài sản của quốc gia liên bang. Thông thường, các vấn đề cụ thể trong giải quyết khối tài sản của quốc gia liên bang phải được đặt ra tại hội nghị các quốc gia thành viên liên bang và phải được ấn định rõ trong văn kiện chính thức giữa các quốc gia thành viên liên bang trên cơ sở có cân nhắc tỷ lệ dân cư, hoàn cảnh địa lý, điều kiện phát triển kinh tế và một số cơ sở khác.

- Vấn đề kế thừa quy chế thành viên tại các tổ chức quốc tế:Được giải quyết theo nhiều cách khác nhau. Thực tế trong n~ năm gần đây, khẳng định rằng quốc

gia mới thành lập do hợp nhất hoặc giải thể có quyền kế thừa quy chế thành viên của quốc gia để lại quyền kế thừa tại tổ chức quốc tế.

VD: trường hợp giải quyết kế thừa của một số quốc gia sau sự kiện sáp nhập hoặc tách khỏi quốc gia liên bang như trường hợp Séc và Slovakia kế thừa Tiệp Khắc; công hòa hồi giáo Iêmen kế thừa Bắc Iêmen (Cộng hòa hồi giáo Iêmen) và Nam Iêmen (Cộng hòa dân chủ Iêmen); Cộng hòa liên bang Đức kế thừa Cộng hòa dân chủ Đức…

VD: Điển hình cho trường hợp hợp nhất là Hợp chủng quốc Hoa kỳ, một Cộng hòa lập hiến liên bang gồm 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. Quốc gia này được thành lập ban đầu với 13 thuộc địa của vương quốc Anh nằm dọc theo bờ biển Đại Tây Dương. Sau khi tự tuyên bố trở thành các “tiểu quốc”, cả 13 cựu thuộc địa đã đưa ra tuyên ngôn độc lập vào ngày 4/7/1776 và sau đó là sự chấp thuận “Những điều khoản liên hiệp với điều khoản đầu tiên được phát biểu “Tên gọi Liên bang này sẽ là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”. Đa số các tiểu bang còn lại đã được thành lập từ những lãnh thổ chiếm được qua chiến tranh hay được chính phủ Hoa Kỳ mua lại. Lãnh thổ của Hoa Kỳ là do kế thừa lại toàn bộ lãnh thổ của 13 cựu thuộc địa trước đây và các tiểu bang con lại. Người dân Hoa Kỳ có 2 quốc tịch là 1 quốc tịch của bang và 1 quốc tịch của liên bang. Hội nghị liên bang quyết định sử dụng bản hiến pháp Hoa Kỳ hiện tại vào 17/9/1789. Việc thông qua bản hiến pháp một năm sau đó đã biến các cựu thuộc địa trở thành một phần của một nước cộng hòa duy nhất.

Tương tự như Hoa kỳ thì các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất được thành lập gồm Adu Dhabi, Dubai, Shariah, Umm Al-Qaiwam, Aiman và Fuiairah vào 2/2/1971. Đến 2/1972, Ras Al-Khaimah gia nhập nhà nước liên bang này.

# Kế thừa quốc gia trong trường hợp có thay đổi lớn về lãnh thổ.Khi có thay đổi lớn về lãnh thổ phù hợp với LQT hiện đại hoặc khi chuyển nhượng một phần lãnh

thổ hay sáp nhập phần lãnh thổ của một quốc gia này vào lãnh thổ của quốc gia khác theo các ĐƯQT về chuyển nhượng hay sáp nhập cụ thể, người ta thường áp dụng nguyên tắc di chuyển đường quốc giới theo thỏa thuận giữa các bên liên quan. Nội dung của nguyên tắc:

- Các ĐƯQT của quốc gia để lại quyền kế thừa mất hiệu lực thi hành tại lãnh thổ này từ thời điểm chuyển giao lãnh thổ đố cho quốc gia khác.

- Các ĐƯQT của quốc gia có quyền kế thừa sẽ có được hiệu lực thi hành tại lãnh thổ. Điều ngoại lệ ở đây có thể là ĐƯQT của quốc gia có quyền thừa kế mâu thuẫn với mục đích thay đổi lãnh thổ hay trái với chính sách của quốc gia để lại quyền thừa kế hoặc khi phạm vi cam kết theo các ĐƯQT hay các đkiện cần thiết để thực hiện các ĐƯ đó đã thay đổi hoàn toàn.

Tuy nhiên, Điều 13 Công ước Viên 1978 quy định những ĐƯQT đối với quốc gia thứ 3 có liên quan đến biên giới giữa các nước vẫn có hiệu lực. Tức là các ĐƯQT liên quan đến biên giới của lãnh thổ được chuyển giao cho quốc gia khác vẫn tiếp tục có hiệu lực thi hành đối với quốc gia – bên tham gia ĐƯ cụ thể đó nhưng không tham gia quan hệ kế thừa trong trường hợp này.

Tất cả n~ vấn đề còn lại có liên quan đến quyền kế thừa và được phát sinh khi chuyển giao lãnh thổ được giải quyết thông qua việc ký kết n~ ĐƯQT cụ thể về các vấn đề đó giữa các bên hữu quan.

VD: Cụ thể cho trường hợp sáp nhập là Cộng hòa Liên bang Đức. Theo điều 20 của Hiến pháp Đức thì Cộng hòa Liên bang Đức là một quốc gia dân chủ, xã hội và có pháp quyền. Nước Đức có 16 bang. Nước Đức ngày nay vốn là sáp nhập của Cộng hòa Dân chủ Đức với Cộng hòa liên bang Đức. Ngày 23/8/2989 Quốc hội Đông Đức quyết định rằng lãnh thổ của quốc gia này sẽ được đặt dưới hệ thống pháp luật của Cộng hòa Liên bang Đức kể từ ngày 3/10/1990. Trước đó Cộng hòa Liên bang là thành viên của Hội đồng Châu Âu từ năm 1950, tham gia Hiệp ước Roma năm 1957 và là thành viê của khối NATO từ năm 1955. Vậy khi sáp nhập vào Tây Đức thi Đông Đức mặc nhiên tham gia vào các tổ chức này và cũng không có quyền tham gia hay không.

14

Page 15: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Trường hợp tách khỏi quốc gia: Khi tách khỏi Indonêxia năm 2002, lãnh thổ của Đông-Ti-Mo bao gồm phần Đông Bắc và một vùng nhỏ phía Tây của đảo Timor và hai đảo nhỏ phụ cận là Cam Binh và GiaCô. Sau khi tuyên bố độc lập ngày 20/05/2002, nước Cộng hòa Dân chủ ĐôngTimor đã chính thức trở thành thành viên thứ 191 của Liên Hiệp quốc ngày 27/09/2002, thành viên thứ 84 của IMF và WB, thành viên thứ 61 của ADB và đang vận động xin gia nhập ASEAN vào năm 2012. Hiện ĐôngTimor đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 90 nước và có 15 cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài.

Trường hợp chia quốc gia: Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và Đại Hàn Dân Quốc, Ai Cập và Xyri,…

Câu 9: Định nghĩa và phân loại quy phạm pháp luật quốc tế?1/ Định nghĩa.QPPLQT là quy tắc xử sự, được tạo bởi sự thỏa thuận của các chủ thể LQT và có giá trị ràng buộc

các chủ thể đó đối với các quyền, nghĩa vụ hay trách nhiệm pháp lý quốc tế khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế.

Định nghĩa khác: QPPLQT là n~ quy tắc xử sự được các chủ thể của LQT thỏa thuận xây dựng nên, chúng có hiệu lực pháp luật ràng buộc các chủ thể trong việc hưởng quyền pháp lý quốc tế và gánh vác nghĩa vụ pháp lý quốc tế cũng như chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế do chính hành vi vi phạm của mình gây ra khi các chủ thể này tham gia quan hệ pháp lý quốc tế.

VD: Công ước Chicago 1944 về hàng không dân dụng quốc tế - VN gia nhập CƯ này vào năm 1980 Quyền: Theo Điều 1: Mỗi quốc gia đều có chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt trong vùng trời của

mình VN có quyền tuyên bố có chủ quyền trong vùng trời, cho phép máy bay nước ngoài bay vào, bay ra.

Nghĩa vụ: xin phép các nước nếu muốn bay vào lãnh thổ của quốc gia khác. Trách nhiệm: nếu xảy ra tài sản hàng không thì phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi trong điều

phối hàng không.

2/ Phân loại.* Dựa vào số lượng chủ thể xây dựng nên quy phạm.- Quy phạm song phương: Hiệp định VN – Hoa Kỳ- Quy phạm đa phương: + Khu vực: Hiến chương ASEAN+ Toàn cầu: Hiến chương LHQ

* Dựa vào hình thức ghi nhận.- QP ĐƯQT (QP thành văn): chứa đựng ĐƯQT.- QP TQQT (QP bất thành văn): quy tắc xử sự lưu truyền trong cộng đồng quốc tế.VD:+ Viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ: xuất phát từ tập quán trung cổ Châu Âu: ko

được xét xử sứ thần.+ tù binh được quyền sống, ko được giết hại tù binh: xuất phát từ tập quán trung cổ Châu Âu: các

hiệp sỹ không giết người đã rời vũ khí.

* Dựa vào giá trị hiệu lực pháp lý.- QP mệnh lệnh chung (QP jus cogens): + Là QP có giá trị ràng buộc đối với tất cả các chủ thể trong quan hệ quốc tế.+ Là QP được xác định là thước đo giá trị pháp lý của các QPPLQT khác, nếu 1 QP được xây dựng

mà trái với QP mệnh lệnh thì sẽ bị vô hiệu.+ Hành vi vi phạm QP mệnh lệnh được coi là hành vi vi phạm nghiêm trọng pl quốc tế và phải gánh

chịu các biện pháp trừng phạt quốc tế.VD: 7 nguyên tắc cơ bản của LQT; QP liên quan đến vấn đề nhân quyền như: ngăn cấm hành vi

diệt chủng, ngăn cấm hành vi phân biệt chủng tộc,…; “Tội tác diệt chủng là tội ác quốc tế phải bị trừng phạt bởi pháp luật quốc tế”, “Tội ác chiến tranh là tội ác quốc tế và phải bị trừng phạt với pl quốc tế”,…

15

Page 16: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Khẳng định: QP jus cogens loại bỏ ĐƯQT trong trường hợp có nội dung khác nhau về cùng một vấn đề là đúng.

- QP tùy nghi.+ Là QP cho phép các chủ thể có thể lựa chọn hành vi xử sự phù hợp trong khuôn khổ pl cho phép.+ Chủ thể PL quốc tế có thể thỏa thuận để XD 1 quy phạm có thể khác với quy phạm tùy nghi đã

hình thành.VD: quy định “tàu thuyền nước ngoài muốn vào vùng nội thủy của quốc gia ven biển phải xin

phép”; “quốc gia ven biển tự xác định chiều rộng của lãnh hải nhưng không vượt quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở”.

A cho B thuê 1 vùng lãnh thổ làm bàn đạp tấn công C QP này bị vô hiệu vì vi phạm QP mệnh lệnh “không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực…”

VN và một số quốc gia khác thỏa thuận: tàu thuyền các quốc gia có thể vào vùng nội thủy của VN mà k phải xin phép.

Câu 10: Phân biệt quy phạm mệnh lệnh và QP tùy nghi?

TCPB Quy phạm mệnh lệnh Quy phạm tuỳ nghiSố

lượngÍt hơn.

Lớn hơn, vì bản chất của LQT là thoả thuận trên cơ sở lợi ích riêng.

Hậu quả plý khi có hành vi vi

phạm

Đều phải chịu TNPL, hình thức và mức độ nghiêm trong, nặng hơn

Cũng phải chịu TNPL nhưng hthức và mức độ nhẹ hơn

Phạm vi tác động

Mọi chủ thể của LQT, mọi quan hệ LQT

Mọi lĩnh vực hợp tác của các chủ thể

Có thể chỉ trong nhóm các chủ thể tham gia vào xây dựng quy phạm

Giá trị pháp lý

Có giá trị ràng buộc đối với tất cả các chủ thể trong quan hệ quốc tế.

Là thước đo giá trị pháp lý của các quy phạm PL quốc tế.

Ko có gtrị quy định hlực và tính hợp pháp của QP khác, và phải có nội

dung ko trái QP mệnh lệnh.

Quá trính thực

hiên, thay đổi QP

Khó hơn, chỉ có thể thay đổi khi có sự đồng ý thoả thuận của tất cả các quốc gia trg quan hệ quốc tế. Theo 2 cách: ĐUQT thông qua thỏa thuận,

biểu quyết.Tập quán QTế: thay đổi dần. từ

từ.Chỉ thay đổi khi có biển cố xảy

ra trong tương quan quan hệ QT. VD: khi CNXH ra đời, thay đổi tương

quan quan hệ QT 5 ngtăc LQT mới ra đời.

Dễ hơn, chỉ cần có sự thoả thuận lại của các quốc gia tham gia xây dựng

QP

Câu 11: Quy phạm pháp luật quốc tế và quy phạm chính trị? Phân biệt?1/ Quy phạm pháp luật quốc tế. (câu 10)2/ Quy phạm chính trị.* KN: Là quy phạm được hình thành thông qua thỏa thuận của các chủ thể LQT, hoặc trong cam

kết, tuyên bố của một quốc gia, dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tin cậy lẫn nhau và tận tâm, thiện chí để thực hiện cam kết về chính trị đối với mục tiêu đã đặt ra.

* Quy phạm chính trị thường được ghi nhận trong các tuyên bố, văn kiện chính trị của Hội nghị quốc tế hoặc tổ chức quốc tế hoặc sau mỗi chuyến viếng thăm quốc tế. QP chính trị không có hiệu lực

16

Page 17: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

pháp luật ràng buộc các chủ thể tham gia. Tuy nhiên chúng là cơ sở quan trọng để các chủ thể này xây dựng các QPPLQT tương xứng.

* Để xem xét xem quy phạm là ĐƯQT hay quy phạm chính trị dựa vào tiêu chí sau:- Bối cảnh diễn ra Hội nghị khi các quốc gia đưa ra tuyên bố.- Ý chí của các chủ thể tham gia quy phạm CT thì chủ thể chỉ đưa ra chiến lược, phương hướng

hoạt động hay quy định n~ vấn đề cụ thể.VD: + ASEAN và Trung Quốc đưa ra Tuyên bố DOC – Tuyên bố bộ quy tắc ứng xử biển Đông

các QP trong Tuyên bố này là QP chính trị:Trong Tuyên bố có QP: Các quốc gia cam kết không tiến hành các hoạt động làm xấu đi hiện trạng

vốn có ở khu vực biển Đông k có giá trị pháp lý bắt buộc mà chỉ ràng buộc về mặt chính trị đối với các bên, nên trong giai đoạn gần đây Trung Quốc có n~ hành động gây tranh chấp với các quốc gia ASENA về chủ quyền các vùng biển trên biển Đông đặc biệt là chủ quyền ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

+ Hội nghị các quốc gia phát triển về vấn đề kinh tế G8, G7, G20: các quốc gia thường chỉ nhằm đưa ra tuyên bố chính trị, trong đó đề ra chiến lược, phương hướng hoạt động về vấn đề kinh tế, khái quát chung tình hình,…

3/ Phân biệt QPPLQT và QP chính trị.

Tiêu chí QPPL quốc tế QP chính trịKhái

niệmQPPLQT là quy tắc xử sự, được

tạo bởi sự thỏa thuận của các chủ thể LQT và có giá trị ràng buộc các chủ thể đó đối với các quyền, nghĩa vụ hay trách nhiệm pháp lý quốc tế khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế.

Là quy phạm được hình thành thông qua thỏa thuận của các chủ thể LQT, hoặc trong cam kết, tuyên bố của một quốc gia, dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tin cậy lẫn nhau và tận tâm, thiện chí để thực hiện cam kết về chính trị đối với mục tiêu đã đặt ra.

Tính ràng buộc về mặt pháp lý

Có sự ràng buộc về mặt pháp lý đối với các bên có giá trị bắt buộc phải thực hiện.

Không có giá trị bắt buộc phải thực hiện.

Việc thực hiện mang tính “năng động, mềm dẻo”

Hệ quả pháp lý

Tạo ra quyền và nghĩa vụ đối với các bên.

Không tạo ra quyền và nghĩa vụ mà chủ yếu là phương hướng, chiến lược chung…

Trách nhiệm pháp lý

Được đặt ra khi các bên có hành vi vi phạm QP

Không đặt ra trách nhiệm pháp lý mà chỉ ảnh hưởng đến vị trí, vai trò, quan hệ giữa các quốc gia.

Phạm vi điều chỉnh

Mọi mặt Mọi mặt nhưng dựa trên quan điểm chính trị

Nguyên tắc bảo đảm thực hiện

- Bằng sự thỏa thuận giữa các quốc gia cũng như các chủ thể khác của LQT trên cơ sở lợi ích của các chủ thể.

- Ý thức tuân thủ LQT của các chủ thể.

- Nguyên tắc Pacta sunt servanda

- Bằng sức mạnh của dư luận tiến bộ trên thế giới

Nguyên tắc mang tính pháp lý

- Nguyên tắc bình đẳng, tin cậy lẫn nhau.

- Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện mục tiêu đã đặt ra.

- Nguyên tắc có đi có lại. Nguyên tắc mang tính chính

trị.

Hình thức thể hiện

Trong các ĐƯQT Trong các Tuyên bố của quốc gia hoặc các văn kiện của Hội nghị và tổ chức quốc tế.

17

Page 18: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Câu 12: Quy phạm pháp luật quốc tế và quy phạm đạo đức?- Đạo đức trong khuôn khổ một chế độ xã hội là n~ quy tắc xử sự và n~ chuẩn mực xã hội được

hình thành trên cơ sở n~ quan niệm của cộng đồng người về cái thiện, cái ác, sự công bằng.. Trong khuôn khổ của cộng đồng quốc tế đó là các nguyên tắc hay quy phạm được toàn thể nhân loại công nhận về cách xử sự công bằng, hợp lý cần phải thực hiện của mỗi quốc gia.

- Giữa quy phạm đạo đức và QPPLQT có sự tác động qua lại thường xuyên. Trong đời sống sinh hoạt quốc tế nhiều trường hợp có sự phù hợp giữa quy phạm đạo đức và quy phạm LQT nên quy phạm đạo đức có ý nghĩa là xuất phát điểm để hình thành quy phạm LQT. VD: đạo lý coi trọng hòa bình trở thành QP jus cogens của LQT.

- Tuy nhiên, bản chất của mối quan hệ giữa hai loại quy phạm cùng tồn tại trong hệ thống quốc tế hiện nay là phải luôn được xem xét trên cơ sở sự thỏa thuận của các quốc gia, với sự tôn trọng đúng đắn lợi ích cộng đồng và tận tâm, thiện chí thực hiện các nghĩa vụ quốc tế theo các chuẩn mực của LQT.

Câu 13: Các giai đoạn phát triển của LQT?1/ Luật quốc tế cổ đại.Được hình thành đầu tiên ở khu vực Lưỡng Hà và Ai Cập (khoảng cuối thể kỷ 40 đầu thế kỷ 30

tr.CN), rồi sau đó là một số khu vực khác như Ấn Độ, Trung Quốc, phương Tây (Hy Lạp, La Mã,…)Hình thành trên nền tảng kinh tế thấp kém, quan hệ giữa các quốc gia yếu ớt, rời rạc, lại bị cản trở

bởi các điều kiện tự nhiên và phát triển xã hội rất hạn chế nên LQT thời kỳ này mang tính khu vực khép kín, với nội dung chủ yếu là luật lệ và tập quán về chiến tranh và ngoại giao. Bên cạnh đó còn có một số quy định của Luật nhân đạo (trong Đạo luật Manu của Ấn Độ cổ đại) như quy định cấm dùng vũ khí tẩm thuốc độc, vũ khi gây đau đớn quá mức cho đối phương. Thời kỳ này chưa hình thành ngành khoa học pháp lý quốc tế.

2/ Luật quốc tế trung đại.Thời kỳ này, LQT có n~ bước phát triển với sự xuất hiện của các QP và chế định về Luật biển, về

quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, xuất hiện cơ quan đại diện ngoại giao thường trực của quốc gia tại quốc gia khác. Do kinh tế phát triển nên các quan hệ quốc tế của quốc gia đã vượt khỏi phạm vi khu vực, mang tính liên khu vực, liên quốc gia. Bắt đầu hình thành một số trung tâm LQT (Tây Âu, Nga, Ấn Độ, Trung Hoa…) và khoa học LQT thế kỷ XVI.

3/ Luật quốc tế cận đại.Hình thành các nguyên tắc mới của LQT như nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, ko can thiệp vào

công việc nội bộ của nhau. LQT phát triển trên cả 2 phương diện: Luật thực định (với sự xuất hiện các chế định về công nhận,

kế thừa quốc gia,…) và Khoa học pháp lý quốc tế (với sự tiến bộ, phong phú của các QP, các ngành luật cũng như kỹ thuật lập pháp, sự phù hợp của nội dung các quy định của LQT trước n~ thay đổi về cơ cấu xã hội cũng như phát triển đa dạng của quan hệ quốc tế).

Sự ra đời của các tổ chức quốc tế đánh dấu sự liên kết và ràng buộc có tính cộng đồng quốc tế của các quốc gia.

Mặt hạn chế là vẫn tồn tại n~ học thuyết, n~ quy chế pháp lý phản động, bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế như chế độ tô giới, bảo hộ, thuộc địa…

4/ Luật quốc tế hiện đại.Một loạt các nguyên tắc tiến bộ được ghi nhận trong nội dung của LQT như các nguyên tắc Cấm

dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế; Dân tộc tự quyết; Hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế…

Quan hệ pl quốc tế nói riêng cũng như LQT nói chung gắn với xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa, đưa các quốc gia một mặt xích lại gần nhau theo hướng gia tăng sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia hay các vùng lãnh thổ, mặt khác cũng làm tăng lên tính cạnh tranh trong phát triển kinh tế, xã hội ở n~ khuôn khổ và cấp độ khác nhau. Xu thể đó xuất phát từ một số yếu tố cơ bản như sự phát triển vượt bậc của lực lượng sx thế giới, nhu cầu tất yếu của việc thống nhất thị trường khu vực và toàn cầu do sự phát triển của kinh tế thị trường; sự gia tăng của các vấn đề quốc tế trong bối cảnh hòa bình, hợp tác, phát triển; sự tác động có tính thường xuyên quốc gia của các công ty quốc gia đối với nền kinh tế thế giới và

18

Page 19: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

vai trò của các thể chế quốc tế cũng như quốc gia đối với sự chuyển đổi chính sách kinh tế, xã hội tại mỗi quốc gia.

Toàn cầu hóa làm thay đổi, phát triển và ngày càng hoàn thiện LQT hiện đại.Toàn cầu hóa tác động đến tương quan các quan hệ quốc tế, làm thay đổi sâu sắc, toàn diện chúng

trên bình diện toàn cầu và cũng làm thay đổi diện mạo từng quốc gia. TCH đã dẫn đến sự hình thành của các thể chế kinh tế quốc tế mới, hoạt động của các thể chế này có tác động làm thay đổi về cơ cấu kinh tế, xã hội và hệ thống pháp luật trong nước của quốc gia thành viên.

Hệ thống các cam kết quốc tế hình thành trong khuôn khổ các thể chế kinh tế quốc tế toàn cầu và khu vực hiện nay cũng đang trở thành công cụ pháp lý phổ biến để điều tiết quan hệ đó.

Hệ thống các quy phạm của một số ngành luật (Luật kinh tế quốc tế, Luật môi trường quốc tế, Luật quốc tế về quyền con người…) được củng cố.

Sự gia tăng nhanh chóng số lượng tổ chức quốc tế các loại có ý nghĩa tạo thuận lợi và cơ hội cho quan hệ hợp tác giữa các quốc gia phát triển về mọi lĩnh vực.

LQT ngày càng có sự hoàn thiện, mới mẻ, đa dạng, phong phú về cả nội dung, hình thức tồn tại và cách thức tác động.

Câu 14: Mối quan hệ giữa Luật quốc gia và Luật quốc tế?1/ Các học thuyết.- Quan điểm nhất nguyên: coi LQT và LQG là 2 bộ phận của hệ thống pl chung.- Quan điểm nhị nguyên: LQT và LQG là 2 hệ thống pl khác nhau.

2/ Cơ sở hình thành mối quan hệ và cơ sở thực tiễn của các cơ sở hình thành.Mối quan hệ giữa LQT và LQG thực sự tồn tại trên thức tế. Điều này được khẳng định dựa trên sự

tốn tại của 3 cơ sở sau:- QG vừa là chủ thể xây dựng và thực thi LQT cũng như LQG: thực tế, LQT xây dựng trên nguyên

tắc thỏa thuận và bình đẳng giữa các quốc gia, do đó, ĐƯQT đã xây dựng thì phải thực thi bởi đó chính do quốc gia đặt ra.

- QG vừa là chủ thể xây dựng và thực thi chính sách đối nội và đối ngoại của mình: Gia nhập LQT đòi hỏi QG phải mở cửa, điều chỉnh chính sách đối nội, đối ngoại để phù hợp với LQT.

- Các QG phải tuân thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc tận thâm, thiện chí thực hiện các cam kết QT (nguyên tắc Pacta sunt servanda): LQG phải sửa đổi, bổ sung, thay thế để phù hợp với LQT; việc gia nhập LQG làm cho LQG phát triển và hoàn thiện để đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc.

Sự móc nối của 3 cơ sở: một QG không thể tồn tại độc lập, chỉ thực hiện đối nội đối ngoại là cần thiết, do đó QG phải thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại phù hợp để quan hệ với các quốc gia khác QG vừa xây dựng vừa thực thi LQT, và phải sửa đổi, hoàn thiện pháp luật quốc gia để phù hợp với LQT.

3/ Tính chất và nội dung của mối quan hệ.- Mối quan hệ giữa LQT và LQG là mối quan hệ biện chứng, giữa chúng có sự tác động và ảnh

hưởng lẫn nhau, góp phần cùng nhau hình thành và phát triển. Mỗi quan hệ này có các nội dung sau:+ LQG có ảnh hưởng tác động quyết định đến sự hình thành và phát triển của LQT. + LQT có ảnh hưởng người trở lại đối với LQG, góp phần hoàn thiện và hoàn chỉnh LQG, nhất là

LQG của các nước đang chậm – kém phát triển. Tính chất tác động này được đánh giá bằng thực tiễn thực thi nghĩa vụ thành viên ĐƯQT, tổ chức quốc tế của quốc gia, thể hiện ở n~ hoạt động cụ thể, chẳng hạn như nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của LQG cho phù hợp với n~ cam kết quốc tế của chính QG đó.

VD: + các văn bản quốc gia góp phần định hình các văn bản pháp luật quốc tế, nhất là thuộc lĩnh vực dân sự.

Vấn đề quyền con người: LQG ra đời đầu tiên: Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền sau CMTS Pháp 1779; Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ; quyền công dân của Anh cuối thế kỷ 18 mỗi quốc gia quy định quyền con người khác nhau do điều kiện kinh tế, dân cư,…

ảnh hưởng tới quan hệ quốc tế, cần soạn thảo văn bản về vấn đề này để đảm bảo không có tranh chấp, đảm bảo quyền con người, chuẩn mực về quyền con người.

1966: Công ước về quyền dân sự chính trị; Công ước về quyền văn hóa – kinh tế - xã hội. Sau đó, có 20 Công ước quốc tế về quyền con người.

19

Page 20: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

+ Năm 1989, VN tham gia Công ước về quyền trẻ em. Để đảm bảo thực thi công ước này VN phải ra văn bản quốc gia ban hành Luật chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ em VN 1992

+ Luật hình sự quốc tế: giảm án tử hình, các ĐƯQT về trừng trị tội phạm quy định số lượng tội danh bị khép án tử hình giảm VN cũng giảm số tội danh áp dụng hình phạt tử hình (các tội liên quan đến ma túy từ hơn 20 tội tử hình giảm 13 tội).

4/ Ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa LQT và LQG.- ĐƯQT có phạm vi điều chỉnh riêng LQT không thể thay thế hoàn toàn LQG.VD: quy định về thuế nhập khẩu ô tô chỉ có hiệu lực đối với các quốc gia thành viên.- LQT có giá trị ưu tiên thi hành hơn so với LQG.VD: VN quy định: trong trường hợp ĐƯQT hoặc cam kết quốc tế mà VN tham gia có quy định

khác thì ưu tiên áp dụng.Liên bang Nga: ĐƯQT là một bộ phận của hệ thống pháp luật quốc gia, có giá trị ưu tiên thực hiện.

Câu 15: So sánh LQT và LQG?* Giống nhau:- Đều do chủ thể trước tiên và chủ yếu là quốc gia xây dựng và thực thi.- Nguồn: QP thành văn, tập quán, các nguyên tắc pháp lý, các học thuyết pháp lý.- Đều là hệ thống pháp luật, có các ngành luật, các chế định luật.

* Khác nhau:

Tiêu chí Luật quốc tế Luật quốc giaNguồn

gốcDo các chủ thể tham gia thiết lập

trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng một hệ thống lập pháp trung ương của LQT không tồn tại

Do giai cấp cầm quyền đặt ra, mang ý chí của giai cấp cầm quyền có cơ quan lập pháp trung ương của quốc gia

Chủ thể Quốc gia, dân tộc đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết, tổ chức quốc tế liên chính phủ, các thực thể pháp lý lãnh thể khác

Quốc gia

Đối tượng điều chỉnh

Các quan hệ pháp lý quốc tế chỉ phát sinh giữa các chủ thể của LQT với nhau và chỉ trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền điều chỉnh của LQT.

Các quan hệ pháp lý phát sinh trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội của một quốc gia

Phạm vi tác động

Dành cho tất cá các quốc gia và các chủ thể trên thế giới hoặc dành cho một nhóm quốc gia nằm trong một tổ chức quốc tế của một khu vực

Trong phạm vi quốc gia

Cưỡng chế thi hành

Cưỡng chế riêng lẻ và cưỡng chế tập thể

không có bộ máy cưỡng chế tập trung

Cưỡng chế bằng sức mạnh của nhà nước.

có bộ máy cưỡng chế tập trung

Câu 16: Phương thức áp dụng LQT?2 phương thức:- Áp dụng trực tiếp- Chuyển hóa.Ở Việt Nam: áp dụng cả hai phương thức trên- Chuyển hóa: vd khoản 3 Điều 6 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT“Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ

khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của

20

Page 21: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

điều ước quốc tế đã đủ rõ, chi tiết để thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế đó.”

- Áp dụng trực tiếp: khi các QPPLQT phù hợp, vd: Nghị quyết của Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam (2006).

Khẳng định: Theo quy định của LQT, quốc gia có thể viện dẫn các quy phạm pháp luật quốc gia để từ chối thực hiện các QPPLQT khẳng định sai, căn cứ vào nguyên tắc Pacta sunt servanda.

Liên minh Châu Âu với mối quan hệ giữa LQT và LQG:- Quan điểm của thẩm phán TA công lý EU: hệ thống pl của liên minh phải được tôn trọng thực

hiện hệ thống pl của liên minh có hiệu lực cao hơn pl của từng quốc gia trong liên minh.- Quan điểm của thẩm phán của quốc gia: đề cao hiệu lực của hiến pháp. Thông thường, nếu như có

sự mâu thuẫn giữa luật của liên minh và luật khác thì ưu diên áp dụng điều ước của liên minh nhưng nếu có mâu thuẫn giữa luật của liên minh và hiến pháp thì thường ưu tiên áp dụng hiến pháp.

NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ

Câu 1: Định nghĩa, cơ sở xác định và phân loại nguồn của LQT?1/ Định nghĩa.Hiểu theo nghĩa pháp lý, nguồn của LQT là các hình thức chứa đựng các nguyên tắc, các QPPLQT

điểu chỉnh các quan hệ pháp lý quốc tế phát sinh giữa các chủ thể của LQT với nhau trong tất cả các lĩnh vực của đời sống QT.

Về lý luận, nguồn của LQT là phạm trù pháp lý gắn với quá trình hình thành các quy định của luật này.

2/ Cở sở xác định.- Cơ sở xác định nguồn của LQT là khoản 1 Điều 38 Quy chế TA công lý QT.+ TA công lý QT là một trong 6 cơ quan chính của LHQ (Đại hội đồng, HĐBA, Hội đồng kinh tế -

xã hội, Họi đồng quản lý khác, Ban thư ký, TA công lý); trụ sở tại Lahay – Hà Lan.+ Quy chế: quy chế hoạt động của TA công lý QT, trình tự, thủ tục tố tụng, ra phán quyết…, tổ

chức TA, tiêu chuẩn của thẩm phán.Đây là bộ phận không thể tách rời của Hiến chương LHQ (Phụ lục).+ Khoản 1 Điều 38 ghi nhận: “Nhiệm vụ của TA là giải quyết các vụ tranh chấp được chuyển đến

TA trên cơ sở công pháp quốc tế.a/ Các công ước quốc tế chung hoặc khu vực đã quy định về n~ nguyên tắc được các bên đang

tranh chấp đang thừa nhận.b/ Các tập quán quốc tế với tính chất là n~ chứng cứ thực tiễn chung được thừa nhận như n~

QPPL.c/ Nguyên tắc đã hình thành từ lâu đời được các quốc gia văn minh thừa nhận.d/ Với n~ điều kiện nêu ở Điều 59 (Bản quyết nghị của TA nhất thiết chỉ dành cho n~ người của các

bên tham gia vào vụ án và chủ trong vụ án đó), các nghị quyết xét xử và các học thuyết của các chuyên gia có uy tín nhất về pháp luật quốc tế của các nước khác nhau được coi là n~ nguồn bổ trợ để xác định các QPPL.”

+ Theo đó, khoản 1 Điều 38 không ghi nhận nguồn của LQT gồm n~ gì mà TA công lý quốc tế khi xét xử ra phàn quyết dựa vào các cơ sở pháp lý sau đây: ĐƯQT, TQQT, nguyên tắc pháp luật chung, các nguồn bổ trợ.

quá trình nghiên cứu và phát triển LQT, các học giả đều thống nhất, đây chính là nguồn của LQT.

3/ Phân loại.Nguồn của LQT bao gồm:- Điều ước quốc tế.- Tập quán quốc tế.

21

Page 22: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

nguồn chính, nguồn cơ bản- Các nguyên tắc pháp luật chung.- Phán quyết của TA quốc tế. - Học thuyết của các học giả danh tiếng trên thê giới về LQT.- Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ.- Hành vi pháp lý đơn phương của một chủ thể luật quốc tế. nguồn bổ trợ* So sánh nguồn bổ trợ và nguồn cơ bản:- Nguồn cơ bản: điều chỉnh trực tiếp các quan hệ pháp luật quốc tế, có hiệu lực pháp lý quốc tế, trực

tiếp xác định quyền, nghĩa vụ của các bên.- Nguồn bổ trợ: Điều chỉnh gián tiếp, không có hiệu lực pháp lý quốc tế.

Câu 2: Định nghĩa, đặc điểm, phân loại Điều ước quốc tế?1/ Định nghĩa.Theo khoa học LQT, ĐƯQT được hiểu là các thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các

quốc gia và các chủ thể khác của LQT với nhau và được LQT điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận quốc tế này được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất, 2 hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của n~ văn kiện đó.

2/ Đặc điểm.* Về chủ thể.Là chủ thể của LQT.* Nội dung của những thỏa thuận đó.Chứa đựng quyền và nghĩa vụ mang tính bắt buộc đối với các chủ thể LQT trong quan hệ quốc tế.* Hình thức:- Tồn tại chủ yếu dưới dạng văn bản. Trên thực tế cũng có những thỏa thuận bằng miệng, ĐƯQT

bằng miệng, chẳng hạn như “ĐƯQT quân tử”, chủ yếu tồn tại trong thời kỳ LQT trung đại hoặc trong cam kết giữa các quốc gia trong hội nghị.

VD: Trong tiệc chiêu đãi, kết thúc chuyến viếng thăm A cam kết tài trợ 10 triệu USD cho phát triển hệ thống thoát nước và hệ thống giao thông cho quốc gia B.

- Thỏa thuận quốc tế về nguyên tắc và thông thường trong thực tế, thường được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất. Tuy nhiên, một vài trường hợp, ký kết trong 2 hay nhiều văn kiện có mối quan hệ với nhau.

VD: trong thời ký nhất định, Ixraren và Palextin đối đầu nhưng một số vấn đề phải quan hệ, nhờ nhóm bộ tứ (gồm Liên minh châu Âu, LHQ, Nga, Mỹ) trong lộ trình hòa bình của Trung Đông đã giúp 2 nước ký văn kiện như

+ ĐƯQT cam kết của Ixraren về vấn đề tranh chấp lãnh thổ của Palextin.+ ĐƯQT cam kết của Palextin về vấn đề nhượng bộ của Palextin về lãnh thổ hoặc cùng chiếm

đóng. đây là ĐƯQT về cam kết của Ixraren và Palextin về giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và biên

giới quốc gia. Nó là một ĐƯQT vì cùng điều chỉnh một vấn đề.- Tên gọi.+ ĐƯQT là tên gọi chung cho tất cả các văn bản.+ Tên gọi riêng: Hiến chương, Công ước, Hiệp ước, Nghị định thư, Hiệp định…Việc sử dụng tên gọi riêng phụ thuộc vào các chủ thể tham gia. Tên gọi không được quy định và

không liên quan đến hiệu lực pháp lý của văn bản đó.Thông thường, tên gọi bao gồm: nơi ký kết; năm ký kết (thường không trùng với năm ĐƯQT có

hiệu lực); vấn đề được đề cập tới trong ĐƯ.Mỗi tên gọi thường được sử dụng trong n~ trường hợp nhất định như:+ Hiến chương: ĐƯQT thành lập tổ chức quốc tế. VD: Hiến chương LHQ, Hiến chương ASEAN…+ Công ước quốc tế: ĐƯQT đa phương, toàn cầu, điều chỉnh các vấn đề của nhận loại, trong một

lĩnh vực nhất định. VD: Công ước luật biển 1982, Công ước Viên 1969…+ Hiệp ước: ĐƯQT hai bên, điều chỉnh vấn đề liên quan đến nhân loại. VD: Hiệp ước về giải trừ vũ

khí hạt nhân giữa Liên Xô và Mỹ

22

Page 23: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

+ Hiệp định: hai bên, điều chỉnh những vấn đề thường nhật của đời sống quốc gia, đời sống quốc tế. VD: Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, Hiệp định xuất – nhập khẩu, Hiệp định cho vay tín dụng.

+ Nghị định thư: ĐƯQT có tính chất bổ sung, chỉnh sửa cho các ĐƯQT trên. VD: Nghị định thư bổ sung Công ước Viên về quan hệ ngoại giao, Nghị định thư bổ sung cho Công ước 1966 về quyền dân sự và chính trị.

- Cơ cấu: + Mở đầu: mang tính chất thủ tục. Phần này không được chia thành từng chương, điều hoặc từng

khoản. Trong phần này không chứa đựng các quy phạm cụ thể xác lập quyền và nghĩa vụ cho các bên mà chỉ nêu lý do ký kết, mục đích ký kết, tên của các bên tham gia ký kết.

+ Nội dung chính: Đây là phần chính, rất quan trọng của ĐƯ. Nó thường được chia thành các phân, chương, điều khoản nhằm điều chỉnh các lĩnh vực hợp tác mà các bên quan tâm.

+ Điều khoản cuối cùng: thường là vấn đề hiệu lực của ĐƯQT, bao gồm các điều khoản quy định về thời điểm, thời hạn có hiệu lực của ĐƯ, ngôn ngữ soạn thảo ĐƯ, vấn đề sửa đổi, bổ sung, cơ quan lưu chiểu ĐƯ…

Ngoài ra, có thẻ có phụ lục thường liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp, bản đồ kèm theo nếu ĐƯ đó liên quan đến vấn đề phân chia lãnh thổ. Phần này có hiệu lực giống như nội dung chính.

- Ngôn ngữ:+ ĐƯ song phương: soạn thảo bằng ngôn ngữ của 2 quốc gia.+ ĐƯ đa phương: chọn 1 trong 6 ngôn ngữ làm việc của LHQ (Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Tây

Ban Nha, Ả Rập).

* Luật áp dụng để điều chỉnh việc ký kết và thực hiện ĐƯQT phải là LQT (Công pháp QT)Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế, Công ước Viên 1986 (chưa có hiệu lực)

3/ Phân loại.- Căn cứ vào tiêu chí phạm vi áp dụng: 3 loại:+ ĐƯQT song phương: Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, Hiệp định về đường biển giới trên biển

VN – TQ 2000…+ ĐƯQT đa phương khu vực: Hiến chương ASEAN+ ĐƯQT đa phương toàn cầu: Hiến chương LHQ- Căn cứ vào tiêu chí đối tượng điều chỉnh: nhiều loại, như:+ ĐƯQT về chính trị+ ĐƯQT về lãnh thổ+ ĐƯQT về kinh tế, tài chính, thương mại+ ĐƯQT về bảo vệ môi trường, nhân đạo, chiến tranh- Căn cứ vào tiêu chí các bên tham gia ký kết:+ ĐƯQT song phương.+ ĐƯQT đa phương.+ ĐƯQT ký kết giữa các quốc gia (Hiệp định thương mại Việt – Mỹ); ĐƯQT giữa các tổ chức quốc

tế với nhau (Hiệp ước hợp tác và tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác giữa EU và ASEAN – ASEM); ĐƯQT giữa tổ chức quốc tế với quốc gia (Hiệp ước tăng cường hợp tác quốc tế giữa Liên minh Châu Âu và VN)…

Câu 3: Phân biệt ĐƯQT và các thỏa thuận quốc tế khác thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế số 33 ngày 20/4/2007?

Điều ước quốc tế Các thỏa thuận quốc tế khácKhái niệm ĐƯQT được hiểu là các thỏa thuận

quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể khác của LQT với nhau và được LQT điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận quốc tế này được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất, 2 hay nhiều

Thỏa thuận quốc tế là cam kết bằng văn bản về hợp tác quốc tế được ký kết nhân danh cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan cấp tỉnh, cơ quan trung ương của tổ chức trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình với một hoặc nhiều bên ký kết nước

23

Page 24: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

văn kiện có quan hệ với nhau cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của n~ văn kiện đó.

ngoài, trừ các nội dung sau đây: Hòa bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia; Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tương trợ tư pháp; Tham gia tổ chức quốc tế liên chính phủ; Hỗ trợ phát triển chính thức thuộc quan hệ cấp Nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam; Các vấn đề khác thuộc quan hệ cấp Nhà nước hoặc Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Tên gọi Công ước, Hiệp ước, Hiệp định, Nghị định thư,…

Thỏa thuận, Bản ghi nhớ, Biên bản thỏa thuận, Biên bản trao đổi, Chương trình hợp tác, Kế hoạch hợp tác…

Hình thức Thường bằng văn bản Bằng văn bản hoặc bất thành vănHình thức chấp nhận sự ràng buộc

Ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập ĐƯQT

Ký, trao đổi văn kiện tạo thành thỏa thuận QT, các hình thức khác theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài

Nội dung Chứa đựng quyền và nghĩa vụ mang tính bắt buộc đối với các chủ thể LQT trong quan hệ quốc tế.

Quy định trách nhiệm của chủ thể thỏa thuận, có thể có hoặc ko quy định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của quốc gia

Chủ thể Chủ thể của LQT Có thể có chủ thể khác k phải chủ thể LQT, thường là song phương.

Luật áp dụng điều chỉnh việc ký kết, thực hiện

Phải là LQT LQT hoặc LQG

Quá trình hình thành

Chặt chẽ Đơn giản, chủ yếu theo thiện chí của các bên

Câu 4: Phân biệt ĐƯQT với tuyên bố chính trị?

Câu 5: Ký kết ĐƯQT, nội dung và ý nghĩa của các hành vi ký kết đối với quá trình hình thành và phát sinh hiệu lực của ĐƯQT?

1/ Thẩm quyền ký kết.Thuộc về các chủ thể của LQT.* Các quốc gia.Về nguyên tắc, tất cả các quốc gia đều có thẩm quyền ký kết ĐƯQT. Trên thực tế, quốc gia có thể

từ chối một phần, toàn bộ hoặc chuyển cho một quốc gia hay tổ chức quốc tế khác thực hiện thẩm quyền ký kết ĐƯQT. Đối với một số ĐƯQT có ghi nhận rõ n~ loại quốc gia và tổ chức quốc tế nào có thể là thành viên của ĐƯQT đó. VD: Công ước luật biển 1982, tại Điều 305 có liệt kê:

“- Tất cả các quốc gia;- Nước Na-mi-bi-a do Hội đồng của Liên hợp quốc về Na-mi-bi-a đại diện;- Tất cả các quốc gia liên kết tự trị đã chọn chế độ này qua một hành động tự quyết do Liên hợp

quốc giám sát và phê chuẩn theo Nghị quyết 1514 (XV) của Đại hội đồng và có thẩm quyền đối với các vấn đề mà Công ước đề cập, kể cả thẩm quyền ký các hiệp ước về các vấn đề đó;

- Tất cả các quốc gia liên kết tự trị mà theo các văn bản liên kết, có thẩm quyền đối với các vấn đề mà Công ước đề cập, kể cả thẩm quyền ký các hiệp ước về các vấn đề đó;

- Tất cả các lãnh thổ có quyền tự trị hoàn toàn về nội trị được Liên hợp quốc thừa nhận, nhưng chưa giành được nền độc lập hoàn toàn phù hợp với Nghị quyết 1514 (XV) của Đại hội đồng và có thẩm quyền đối với các vấn đề mà Công ước đề cập, kể cả thẩm quyền ký các hiệp ước về các vấn đề đó;

- Các tổ chức quốc tế theo đúng phụ lục IX.

24

Page 25: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

- Công ước để ngỏ cho việc ký kết tại Bộ Ngoại giao nước Gia-mai-ca cho đến ngày 09-12-1984 cũng như tại trụ sở của Liên hợp quốc tại Niu Oóc từ 1-7-1983 đến 9-12-1984.”

* Các tổ chức quốc tế liên chính phủ.Thẩm quyền này xuất phát từ quyền năng chủ thể LQT của tổ chức quốc tế, thường được ghi nhận

trong Hiến chương và các văn bản pháp lý khác của tổ chức quốc tế.Tổ chức quốc tế có thể ký kết các ĐƯQT với các quốc gia, kể cả quốc gia thành viên như các

ĐƯQT về thuê trụ sở của tổ chức, các điều ước liên quan đến các khoản vay tín dụng mà các tổ chức tài chính quốc tế giành cho quốc gia… Tổ chức quốc tế cũng có thể ký kết các ĐƯ với các tổ chức quốc tế khác (VD: Hiệp định chuyên môn được ký kết giữa LHQ với tổ chức lao động quốc tế, với tổ chức hàng không dân dụng quốc tế…)

Thẩm quyền ký kết ĐƯQT của tổ chức quốc tế ko giống như quốc gia do tính chất quyền năng chủ thể LQT của chủ thể này. Theo đó, có n~ loại ĐƯQT quy định ko có sự tham gia của các tổ chức quốc tế.

* Chủ thể đặc biệt.- Tòa thành Vatican tham gia ký 4 Công ước Gionevo về bảo hộ nạn nhân chiến tranh năm 1949, ký

và phê chuẩn CƯ Viên 1969 về luật điều ước quốc tế, - Hongkong, MaCao: Điều 151 Luật cơ bản của Hongkong và Điều 136 Luật cơ bản của MaCao

quy định, chính quyền hành chính của hai vùng lãnh thổ này có thể tiếp tục gìn giữ và phát triển các quan hệ đối ngoại cũng như ký kết và thực hiện các ĐƯQT với nước ngoài cũng như các tổ chức quốc tế liên chính phủ trong n~ lĩnh vực thích hợp như kinh tế, tài chính, hàng hải, viễn thông, du lịch, thể thao…

khi ký kết ĐƯQT, các chủ thể thông qua đại diện đương nhiên mà thông lệ quốc tế và thực tiễn pl của quốc gia xác định là n~ ko cần thư ủy nhiệm, bao gồm:

- Nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ, bộ trưởng bộ ngoại giao trong mọi hành động liên quan đến việc ký kết ĐƯQT.

- Người đứng đầu các cơ quan đại diện ngoại giao trong việc thông qua văn bản của một ĐƯQT giữa nước cử cơ quan đại diện và nước sở tại.

- N~ người thay mặt cho quốc gia mình tại một hội nghị quốc tế hoặc tại tổ chức quốc tế trong việc thông qua văn bản một ĐƯQT trong khuôn khổ của hội nghị hoặc tổ chức đó.

Ngoài ra, những người đứng đầu các bộ, cơ quan ngang bộ có quyền ký kết n~ ĐƯQT thuộc lĩnh vực của bộ, ngành cũng ko cần thư ủy nhiệm.

Đối với n~ đại diện phải có thư ủy nhiệm, để tham gia vào quá trình ký kết ĐƯQT thì họ phải xuất trình thư ủy nhiệm thích hợp. Theo Điều 8 Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế thì: “Một hành vi liên quan đến việc ký kết một điều ước của một người mà theo Điều 7 không được coi là có thẩm quyền đại diện cho một quốc gia thì không có giá trị pháp lý, trừ khi được quốc gia họ xác nhận sau đó hành vi ký kết này.”

Tại khoản 1,2 Điều 11 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT của VN năm 2005 về thẩm quyền, nội dung quyết định đàm phán, ký ĐƯQT quy định:

“1. Chủ tịch nước quyết định đàm phán, ký ĐƯQT nhân danh Nhà nước với người đứng đầu nhà nước khác.

2. Chính phủ quyết định đàm phàn, ký ĐƯQT nhân danh Chính phủ, nhân danh nhà nước trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.”

Theo đó, ĐƯQT hai bên hoặc nhiều bên mà VN ký kết hoặc gia nhập được với 2 danh nghĩa là nhà nước và chính phủ (không có các bộ, ngành). Đại diện cho quốc gia thực hiện hành vi ký kết hoặc gia nhập ĐƯQT là Chủ tịch nước, Thủ tướng CP hoặc đại diện được ủy quyền, có thể là bộ, ngành chức năng thuộc hệ thống chính trị của nhà nước VN (được cấp “giấy ủy quyền là văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định một hoặc nhiều người đại diện cho nước CHXHCN VN thực hiện một hoặc nhiều hành vi pháp lý liên quan đến việc đàm phán, ký ĐƯQT” theo khoản 2 Điều 2 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT)

2/ Trình tự ký kết ĐƯQT.* Giai đoạn 1: giai đoạn hình thành văn bản dự thảo ĐƯ.# Các hành vi:

25

Page 26: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

- Đàm phán: là quá trình thỏa thuận, thương lượng để tiến tới xác định quyền và nghĩa vụ của các bên ghi nhận trong nội dung của văn bản điều ước. Có thể tiến hành đảm phán theo các cách thức như đàm phán trên cở sở của dự thảo văn bản ĐƯ đã chuẩn bị trước của mỗi bên hay một bên hoặc cùng đàm phán đề trực tiếp xây dựng văn bản điều ước.

- Soạn thảo: việc soạn thảo văn bản điều ước sẽ do một cơ quan có thẩm quyền được các bên lập ra (hoặc thừa nhận) tiến hành hoặc do một cơ quan bao gồm đại diện của các bên tiến hành.

- Thông qua văn bản điều ước: là thủ tục không thể thiếu.Nguyên tắc thông qua:+ Nguyên tắc đa số.+ Nguyên tắc nhất trí: tất cả các thành viên tán thành.+ Nguyên tắc đồng thuận: không phản đổi.Điều 9 Công ước Viên 1969 quy định về việc thông qua văn bản như sau:“1. Việc thông qua văn bản của một điều ước sẽ phải được thực hiện với sự đồng ý của tất cả các

quốc gia tham gia soạn thảo điều ước đó, trừ những trường hợp quy định trong khoản 2. 2. Việc thông qua văn bản của một điều ước trong một hội nghị quốc tế sẽ phải được thực hiện

bằng hai phần ba số phiếu của những quốc gia có mặt và bỏ phiếu, trừ trường hợp những quốc gia này quyết định áp dụng quy tắc khác theo đa số như trên.”

# Ý nghĩa đối với quá trình hình thành và phát sinh hiệu lực của ĐƯQT.Chưa làm phát sinh hiệu lực của ĐƯQT mà chỉ có ý nghĩa xác thực văn bản. Văn bản đã được các

bên nhất trí thông qua là văn bản cuối cùng, các chủ thể kết ước không được đơn phương sửa đổi, chỉnh lý hoặc bổ sung mới.

Điều 10 Công ước Viên 1969 về việc xác thực văn bản quy định:“Văn bản của một điều ước được coi là xác thực và không thay đổi: a) Theo thủ tục được quy định trong văn bản đó hoặc được các quốc gia tham gia soạn thảo điều

ước đồng ý hoặc; b) Nếu không có thủ tục như thế, thì bằng việc đại diện của các quốc gia đó ký, ký ad referendum

hoặc ký tắt vào văn bản điều ước, vào văn bản cuối cùng của hội nghị mà trong đó văn bản điều ước được bao gồm.”

* Giai đoạn 2: Giai đoạn các thành viên của ĐƯQT thực hiện hành vi ràng buộc đối với ĐƯQT.

# Hành vi:- Ký: có 3 hình thức ký ĐƯ như sau:+ Ký tắt: ký của các vị đại diện của các bên tham gia đàm phán, xây dựng văn bản điều ước nhằm

xác nhận văn bản dự thảo ĐƯ.+ Ký ad referendum: ký của vị đại diện với điều kiện có sự đồng ý gián tiếp sau đó của cơ quan có

thẩm quyền theo quy định của pháp luật quốc gia. + Ký đầy đủ (ký chính thức): ký của vị đại diện của các bên vào văn bản dự thảo ĐƯ.Việc đồng ý chịu sự ràng buộc của một ĐƯQT được biểu thị bằng việc ký được quy định tại khoản

1 Điều 12 Công ước Viên 1969: “Sự đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước biểu thị bằng việc đại diện của quốc gia đó ký:

a) Khi điều ước quy định là việc ký sẽ có giá trị ràng buộc đó; b) Khi có sự thể hiện bằng hình thức khác rõ ràng bằng những quốc gia đã tham gia đàm phán thỏa

thuận với nhau là việc ký sẽ có giá trị ràng buộc đó; hoặc c) Khi có ý định của quốc gia đó muốn việc ký kết sẽ có giá trị ràng buộc được thể hiện trong thư ủy

quyền của đại diện quốc gia hoặc được bày tỏ trong quá trình đàm phán.”Hành vi ký thể hiện rõ ý định của quốc gia trong việc ràng buộc đối với điều ước quốc tế sau này

nên trong thời gian điều ước chưa có hiệu lực, quốc gia đó không được có n~ hành vi có thể làm ảnh hưởng đến mục đích và đối tượng của điều ước quốc tế.

Các điều ước quốc tế đa phương có thể có quy định về thời điểm mở ra để ký không giống nhau. Sau thời điểm này, quốc gia chỉ có thể trở thành thành viên của điều ước đó bằng cách gia nhập.

- Phê chuẩn hoặc phê duyệt.

26

Page 27: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

+ Là n~ hành vi pháp lý của một chủ thể LQT, theo đó chủ thể này xác nhận sự đồng ý ràng buộc đối với một ĐƯQT nhất định. Việc có áp dụng hình thức phê chuẩn hoặc phê duyệt ĐƯQT hay không được ghi nhận rõ ràng trong điều ước. Một số loại điều ước đa phương toàn cầu, đa phương khu vực, các điều ước về các vấn đề biên giới, lãnh thổ, tương trợ tư pháp… thương quy định thủ tục phê chuẩn hoặc phê duyệt.

+ Quy định về việc phải phê chuẩn cho phép các quốc gia có thời gian và cơ hội để xem xét và kiểm tra lại việc ký kết của n~ đại diện của quốc gia mình và ban hành n~ văn bản pháp luật cần thiết cho việc thực hiện ĐƯQT đó ở trong nước. Đồng thời, hoạt động phê chuẩn cũng thể hiện vai trò của cơ quan cơ thẩm quyền đối với hoạt động ký kết, gia nhập ĐƯQT của nhà nước đó.

+ Bản chất của việc một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc với một ĐƯQT được biểu thị bằng việc phê duyệt cũng tương tự như hành vi phê chuẩn.

+ Trừ khi điều ước có quy định khác, thời điểm xác nhận sự đồng ý ràng buộc đối với ĐƯQT bằng hình thức phê chuẩn hoặc phê duyệt có thể được tính khi các bên ký kết trao đổi các văn kiện phê chuẩn hoặc phê duyệt; khi quốc gia ký kết nộp lưu chiểu các văn kiện phê chuẩn hoặc phê duyệt tại cơ quan lưu chiểu và khi thông báo n~ văn kiện phê chuẩn hoặc phê duyệt cho các quốc gia kết ước hoặc cơ quan lưu chiểu.

+ Việc đồng ý chịu sự ràng buộc của một ĐƯQT bằng việc phê chuẩn, chấp thuận hoặc phê duyệt được quy định tại Điều 14 Công ước Viên 1969:

“1. Một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước biểu thị bằng việc phê chuẩn: a) Khi điều ước quy định là sự đồng ý này biểu thị bằng việc phê chuẩn;b) Khi có sự biểu thị rõ ràng bằng hình thức khác rằng các quốc gia tham gia đàm phán đã thỏa

thuận dùng hình thức phê chuẩn;c) Khi đại diện của quốc gia đó đã ký điều ước với bảo lưu việc phê chuẩn; hoặc d) Khi ý định của quốc gia đó ký điều ước với bảo lưu việc phê chuẩn được thể hiện trong thư ủy

quyền của đại diện của quốc gia đó hoặc được bày tỏ trong quá trình đàm phán.2. Việc một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước biểu thị bằng việc chấp thuận hoặc

phê duyệt trong những điều kiện tương tự như đối với việc phê chuẩn.”VD: Công ước Viên về quan hệ ngoại giao 1961 tại Điều 49: “Công ước này cần được phê chuẩn,

các thư phê chuẩn nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký LHQ”.Điều 51:“1. Công ước này bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày thứ 30 tiếp theo sau ngày văn kiện phê chuẩn hay

gia nhập thứ 22 được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký LHQ.2. Đối với mỗi nước sẽ phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước sau khi văn kiện phê chuẩn hoặc gia

nhập thứ 22 đã được nộp lưu chiểu Công ước sẽ có hiệu lực kể từ ngày thứ 30 sau ngày nước này nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập của mình.”

- Gia nhập:+ Là hành động của một chủ thể LQT đồng ý chập nhận sự ràng buộc của một ĐƯQT đa phương

đối với chủ thể đó. Việc gia nhập thường được đặt ra đối với quốc gia khi thời hạn ký kết điều ước đã chấm dứt hoặc điều ước đã có hiệu lực mà quốc gia đó chưa phải là thành viên.

+ Gia nhập thường được thực hiện thông qua việc gửi văn kiện gia nhập đến quốc gia hoặc cơ quan của tổ chức quốc tế có chức năng bảo quan ĐƯQT đó.

+ Trừ khi điều ước có quy định khác, thời điểm xác nhận sự đồng ý ràng buộc đối với ĐƯQT bằng hình thức gia nhập có thể được tính khi các bên ký kết trao đổi các văn kiện gia nhập; khi quốc gia ký kết nộp lưu chiểu các văn kiện gia nhập tại cơ quan lưu chiểu và khi thông báo n~ văn kiện gia nhập cho các quốc gia kết ước hoặc cơ quan lưu chiểu.

+ Việc đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước biểu thị bằng việc gia nhập được quy định tại Điều 15 Công ước Viên 1969 như sau: “Một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước biểu thị bằng việc gia nhập:

a) Khi điều ước quy định rằng quốc gia này có thể biểu thị sự đồng ý của mình bằng việc gia nhập; b) Khi có sự thể hiện bằng hình thức khác rõ ràng rằng những quốc gia tham gia đàm phán đã thỏa

thuận là sự đồng ý có thể được biểu thị bằng việc gia nhập; hoặc c) Khi sau này tất cả các bên thỏa thuận là sự đồng ý của quốc gia có thể được biểu thị bằng việc

gia nhập.”VD: Công ước Viên về quan hệ ngoại giao 1961:

27

Page 28: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Điều 50: “Công ước này để ngỏ việc gia nhập của bất cứ nước nào thuộc một trong bốn loại nêu trên ở Điều 48. Các văn kiện gia nhập nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký LHQ.”

(Điều 48: “Công ước này để ngỏ cho việc ký của tất cả các nước thành viên của LHQ hoặc của một tổ chức chuyên môn, cũng như của các nước tham gia Quy chế của TA quốc tế hoặc bất cứ một nước nào khác được Đại hội đồng LHQ mới tham gia Công ước, theo hai cách thức sau: cho đến ngày 31/10/1961, ký tại Bộ ngoại giao Liên bang của Áo và sau đó đến ngày 31/3/1962 ký tại trụ sở LHQ ở New York.”)

Điều 51: (như trên)

# Ý nghĩa đối với quá trình hình thành và phát sinh hiệu lực của ĐƯQT.- Hành vi ký:+ Ký tắt: chưa làm điều ước phát sinh hiện lực.+ Ký ad referendum: có thể làm phát sinh hiệu lực cho ĐƯ nếu các cơ quan có thẩm quyền của

quốc gia tỏ rõ sự chấp thuận sau khi ký ad referendum.+ Ký đầy đủ: sau khi ký đầy đủ điều ước có thể phát sinh hiệu lực, trừ trường hợp ĐƯQT đòi hỏi

thủ tục ký kết khác.- Hành vi phê duyệt, phê chuẩn hoặc gia nhập.+ Phê duyệt hoặc phê chuẩn: làm phát sinh hiệu lực_Điều ước song phương: phát sinh ngay sau khi phê chuẩn hoặc phê duyệt._Điều ước đa phương: đòi hỏi một lượng thành viên nhất định phải phê chuẩn hoặc phê duyệt.VD: Công ước Luật biển 1982: phát sinh hiệu lực sau đó 12 tháng khi 60 quốc gia có văn bản phê

chuẩn hoặc phê duyệt.+ Gia nhập: làm phát sinh hiệu lực.

Câu 6: Phân biệt hành vi ký với hành vi phê chuẩn, phê duyệt?- Về chủ thể tiến hành hành vi:+ Ký: trưởng phái đoàn đàm phán+ Phê duyệt, phê chuẩn: cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong nước tiến hành.- Về phạm vi áp dụng: + Ký: được quy định do chính quy định của điều ước.+ Phê duyệt, phê chuẩn: được quy định do quy định của văn bản pháp luật quốc gia.- Ý nghĩa:+ Ký: sau khi trưởng phái đoàn ký thì ĐƯQT phát sinh hiệu lực, trừ trường hợp ĐƯQT đòi hỏi thủ

tục ký kết khác, chẳng hạn như ĐƯQT được thỏa thuận yêu cầu phải phê chuẩn hoặc phê duyệt thì mới có hiệu lực.

+ Phê duyệt, phê chuẩn: phát sinh hiệu lực.

Câu 7: Phân biệt phê chuẩn với phê duyệt?- Giống nhau: phê chuẩn, phê duyệt là hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia nhằm ràng buộc

quốc gia với ĐƯQT.- Khác nhau: + Chủ thể thực hiện hành vi:_Phê chuẩn: do cơ quan lập pháp tiến hành_Phê duyệt: do cơ quan hành pháp tiến hành+ Đối tượng thực hiện hành vi:_Phê chuẩn: đối với n~ vấn đề quan trọng, cơ bản._Phê duyệt: đối với n~ vấn đề ít quan trọng, thường nhật.VD: Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005 của VN:Tại Điều 2:“7. Phê chuẩn là hành vi pháp lý do Quốc hội hoặc Chủ tịch nước thực hiện để chấp nhận sự ràng

buộc của ĐƯQT đã ký đối với nước CHXHCNVN.8. Phê duyệt là hành vi pháp lý do Chính phủ thực hiện để chấp nhận sự ràng buộc của ĐƯQT đã

ký đối với nước CHXHCNVN.”- Công ước Luật biển 1982, Nghị định thư gia nhập WTO: là vấn đề quan trọng do Quốc hội phê

chuẩn.

28

Page 29: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

- Hiệp định tín dụng, kinh tế, thương mại, vận tải: Do Chính phủ phê duyệt.

Câu 8: Các cách thức ra đời một ĐƯQT?- Giai đoạn đàm phán, soạn thảo, thông qua dự thảo ký phát sinh hiệu lực.- Giai đoạn đàm phán, soạn thảo, thông qua ký phê chuẩn phát sinh hiệu lực.- Giai đoạn đàm phán, soạn thảo, thông qua ký phế duyệt phát sinh hiệu lực.- Gia nhập

Câu 9: Điều kiện có hiệu lực, hiệu lực theo không gian, thời gian của ĐƯQT?1/ Điều kiện có hiệu lực của ĐƯQT.- ĐƯQT có hiệu lực và trở thành nguồn của LQT phải thỏa mãn cùng một lúc 3 điều kiện sau đây:+ Nội dung của ĐƯQT phải phù hợp với nội dung của các quy phạm jus cogens, bao gồm cả các

nguyên tắc cơ bản của LQT.+ ĐƯQT phải được xây dựng dựa trên cơ sở thỏa thuận, tuân thủ nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng

và cùng có lợi.+ Trình tự, thủ tục và thầm quyền ký kết ĐƯQT phải tuân thủ các quy định có liên quan của LQT

về vấn đề này.

2/ Hiệu lực theo không gian của ĐƯQT.- Về nguyên tắc, ĐƯQT có hiệu lực bao trùm lên tất cả không gian, lãnh thổ của các quốc gia thành

viên ĐƯQT. - Tuy nhiên có ngoại lệ từ nguyên tắc này. + Có ĐƯQT có hiệu lực không chỉ bao trùm mà còn ra ngoài lãnh thổ của các quốc gia tham gia.VD: Công ước Luật biển 1982, ngoài việc có hiệu lực với các thành viên còn có hiệu lực bao trùm

lên cả vùng biển quốc tế.Thông báo của Hà Lan về việc áp dụng Công ước về quy tắc ứng xử liên quan đến vấn tải bằng

đường biển cho Aruba thuộc Hà Lan mở rộng phạm vi áp dụng về mặt lãnh thổ.+ Có ĐƯQT không có hiệu lực ở lãnh thổ nhất định vì lý do chính trị, quân sự.VD: Tuyên bố của Đan Mạch năm 1987 về việc áp dụng Công ước vận chuyển hàng hóa quốc tế

cho quân đảo Faroe trong quá trình thực hiện điều ước, quốc gia thành viên đã thông báo rút lại việc không áp dụng về mặt lãnh thổ.

3/ Hiệu lực về thời gian của ĐƯQT.- Thời điểm có hiệu lực- Thời hạn có hiệu lực: ngắn (3 – 5 năm), trung (10 – 20 năm), dài (30 – 50 năm), vô thời hạn.VD: ĐƯ ngắn hạn: Hiệp định tài chính, tín dụng, thương mại, xuất – nhập khẩu, giao dục, giao

thông vận tải do đối tượng của các hiệp định là luôn thay đổi nên quy định thời hạn ngắn để có sự bổ sung, thay đổi, hủy bỏ để ký kết HĐ mới.

ĐƯ vô thời hạn: quyền con người, lãnh thổ, biến giới,… không có thời điểm chấm dứt hiệu lực.- Thời điểm chấm dứt hiệu lực. Các vấn đề này thường được quy định trong ĐƯQT có liên quan với n~ nội dung quy định hoàn

toàn không giống nhau.VD: Công ước quốc tế về quyền con người có hiệu lực tại thời điểm quốc gia thứ 23 gửi văn kiện

phê chuẩn.Công ước luật biển 1982 “có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày lưu chiểu văn bản phê chuẩn hay

tham gia thứ 60” (khoản 1 Điều 308). Văn kiện phê chuẩn và thư phê chuẩn:- Văn kiện phê chuẩn: chỉ dùng cho quốc gia, vì chỉ có quốc gia mới có dân cư.- Thư phê chuẩn: ngoài quốc gia còn có các chủ thể khác có quyền phê chuẩn.

Câu 10: Các trường hợp ĐƯQT có hiệu lực đối với bên thứ ba?* ĐƯQT trao quyền và nghĩa vụ cho bên thứ 3, tức là bên thứ 3 chịu sự ràng buộc của điều

ước nếu bên thứ 3 đồng ý.- Với việc trao quyền: bên thứ 3 im lặng đồng ý.

29

Page 30: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

- Việc quy định nghĩa vụ: bên thứ 3 phải thể hiện rõ ràng bằng văn bản.VD: Hiệp ước Potxdam 1945 chấm dứt chiến tranh toàn thế giới và phân định vùng ảnh hưởng của

các quốc gia sau chiến tranh thế giới thứ 2 do Liên Xô, Anh, Mỹ, Pháp ký kết, quy định:+ Dành cho Ba Lan được hưởng miền Đông Phổ rộng lớn (Đức) Ba Lan có quyền nhận hoặc

không nhận và phải thông báo cho 4 nước thành viên hiệp ước bằng văn bản.+ Quy định nghĩa vụ cho Đức trong tương lai: Đức ko được phát triển lực lượng vũ trang và vũ khí

tấn công Nghĩa vụ pháp lý quốc tế đặc biệt (trừng phạt quốc tế) Đức (bên thứ 3) không có quyền từ chối, bắt buộc phải chấp nhận.

* Tạo ra hoàn cảnh khách quan, duy trì hoàn cảnh dó mà bên thứ 3 bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh đó.

Đây là n~ điều ước mà quốc gia thứ 3 phải tôn trọng và tính đến trong quan hệ của họ với n~ quốc gia liên quan.

VD: Điều ước phân định biên giới quốc gia giữa VN và TQ Lào bị ảnh hưởng đối với ngã 3 biên giới giữa VN – TQ – Lào.

Hiệp định về Nam Cực: Nam cực trở thành lãnh thổ quốc tế được ký kết giữa Mỹ và Liên Xô,… nhiều quốc gia tôn trọng điều ước này, được phép sử dụng vùng đất làm hoạt động hòa bình.

ĐƯQT liên quan đến giao thông trên các sông quốc tế (sông Ranh, sông Đanuyp,…), các kênh đào quốc tế (kênh đào Panama,…) và eo biển quốc tế (eo biển Gibranta, eo biển Thổ Nhỹ Kỳ).

* Có quy định về điều khoản tối huệ quốc.- Tối huệ quốc xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ quốc tế.VD: VN giành ưu đãi cho quốc gia A thì cũng phải giành ưu đãi tương xứng cho quốc gia B hoặc C

nếu giữa các quốc gia tồn tại điều khoản tối huệ quốc.

* ĐƯQT có thể được quốc gia viện dẫn tới tính chất tập quán quốc tế.

Câu 11: Mức độ tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan tới hiệu lực của ĐƯQT?Hiệu lực thi hành của một ĐƯQT có thể chịu sự tác động khác nhau của các yếu tố khách quan, chủ

quan, dẫn đến hệ quả chấm dứt vĩnh viễn hoặc tạm thời đình chỉ.- Những tác động mang tính chất khách quan, dẫn đến hệ quả điều ước chấm dứt hoàn toàn, như

trường hợp do đối tượng của điều ước đã bị hủy bỏ hoặc không còn tồn tại hoặc do việc xuất hiện một quy phạm bắt buộc chung của LQT (jus cogens).

Trường hợp do có sự thay đổi cơ bản các hoàn cảnh (Rebus sic stantibus) thì theo Điều 62 Công ước Viên 1969 một quốc gia có thể viện dẫn một sự thay đổi cơ bản các điều kiện, hoàn cảnh hiện tại, so với các điều kiện, hoàn cảnh đã tồn tại vào lúc ký kết ĐƯQT mà các bên đã ko dự kiến được để có cơ sở hay lý do chấm dứt, rút ra khỏi điều ước. Tuy nhiên các quốc gia không thể viện dẫn sự thay đổi này để hủy bỏ hoặc đình chỉ hiệu lực của điều ước về xác lập biên giới. Ngoài ra nếu sự thay đổi cơ bản về hoàn cảnh là do sự vi phạm của chính bên đã nêu ra lý do thì điều ước vẫn có hiệu lực thực hiện.

VD: năm 1955, các nước XHCN ở Đông Âu thành lập khối quân sự Vacxava >< NATO. Thành viên của Hiệp ước Vacxava bắt buộc phải là quốc gia XHCN ở Châu Âu Việt Nam, Trung Quốc không phải thành viên. Năm 1991, các nước XHCN ở châu Âu thay đổi thể chế XHCN thành TBCN. Hiệp ước Vacxava không thể thực hiện được.

- Yếu tố chủ quan tác động đến thực hiện điều ước thường xảy ra khi có sự vi phạm cơ bản đối với một điều ước. Trường hợp này được áp dụng trên nguyên tắc có đi có lại nhằm đảm bảo sự bình đẳng về quyền lợi giữa các bên ký kết. Một bên ký kết có quyền viện dẫn sự vi phạm của bên ký kết khác để chấm dứt hoặc tạm đình chỉ việc thực hiện điều ước của toàn bộ hay một phần điều ước đã ký kết. Trong trường hợp các bên đã thỏa thuận về việc hủy bỏ hoặc tạm đình chỉ hiệu lực thi hành của điều ước thì chủ thể kết ước có quyền hành động theo thỏa thuận trong điều ước đó.

Ngoài ra, hiệu lực thi hành một phần hay toàn bộ điều ước quốc tế có thể bị tác động bởi việc thực hiện các hành vi hợp pháp của chủ thể ký kết, như hành vi bảo lưu điều ước, hành vi thực hiện quyền kế thừa của chủ thể LQT trong giải quyết các vấn đề kế thừa quốc gia, chính phủ.

30

Page 31: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Câu 12: Bảo lưu ĐƯQT?1/ Khái niệm.Theo Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế tại điểm d Điều 2: “Thuật ngữ bảo lưu dùng để

chỉ một tuyên bố đơn phương, bất kể cách việc hoặc tên gọi như thế nào, của một quốc gia đưa ra khi ký kết, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập một điều ước, nhằm qua đó loại bỏ hoặc sửa đổi hiệu lực pháp lý của một số quy định của điều ước trong việc áp dụng chúng đối với quốc gia đó”.

Bảo lưu chỉ có thể tiến hành vào thời điểm quốc gia thực hiện các hành vi nhằm xác nhận sự ràng buộc của một điều ước với quốc gia đó.

2/ Điều khoản bảo lưu.LQT thừa nhận bảo lưu là quyền của các chủ thể khi tham gia ký kết ĐƯQT nhưng quyền này

không phải tuyệt đối mà nó bị hạn chế trong n~ trường hợp nhất định. Một quốc gia sẽ không được phép đưa ra tuyên bố bảo lưu nếu liên quan đến:- Trường hợp ĐƯQT cấm bảo lưu;- Trường hợp bảo lưu không phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước.- Trong nội dung của điều ước đó chỉ cho phép bảo lưu đối với những điều khoản nhất định.Trong thực tiễn, có thể có 2 dạng quy định liên quan đến vấn đề bảo lưu:- Trường hợp điều ước có điều khoản bảo lưu: nếu điều ước cho phép bảo lưu hoặc chỉ được bảo

lưu n~ điều khoản cụ thể thì n~ vấn đề bảo lưu sẽ tuân theo các quy định của chính ĐƯQT đó.- Trường hợp điều ước không có điều khoản quy định về bảo lưu: thực hiện theo Công ước Viên

1969 tại Điều 20 về chấp thuận và bác bỏ bảo lưu:“1. Một bảo lưu được một điều ước rõ ràng cho phép thì không cần được các quốc gia ký kết chấp

thuận, trừ khi điều ước quy định việc chấp thuận này.2. Khi từ số quốc gia tham gia đàm phán có hạn, từ đối tượng và mục đích của điều ước mà việc thi

hành toàn bộ điều ước giữa các bên là một điều kiện chủ yếu của việc đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước của mỗi bên thì một bảo lưu cần phải được tất cả các bên chấp thuận.

3. Khi một điều ước là một văn kiện về việc thành lập một tổ chức quốc tế, thì một bảo lưu đòi hỏi phải có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của tổ chức này, trừ khi điều ước có quy định khác.

4. Trong trường hợp đã ghi nhận ở những điều khoản trên và trừ khi điều ước có quy định khác: a) Việc một quốc gia ký kết chấp thuận một bảo lưu sẽ làm cho quốc gia đề ra bảo lưu trở thành

một bên tham gia điều ước trong quan hệ với quốc gia đó; nếu điều ước đã có hiệu lực hoặc khi điều ước có hiệu lực đối với các quốc gia đó.

b) Việc một quốc gia ký kết khác phản đối bảo lưu sẽ không cản trở điều ước có hiệu lực giữa quốc gia phản đối bảo lưu và quốc gia đề ra bảo lưu, trừ khi quốc gia phản đối bảo lưu đã bày tỏ rõ ý định ngược lại.

c) Một văn kiện theo đó một quốc gia biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc của mình đối với một điều ước kèm theo một bảo lưu sẽ có giá trị khi ít nhất có một quốc gia ký kết khác chấp thuận bảo lưu đó.

5. Nhằm những mục đích của các khoản 2 và 4, và trừ khi điều ước có quy định khác, một bảo lưu coi như được một quốc gia chấp thuận nếu quốc gia này không phản đối bảo lưu trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo về bảo lưu đó hoặc ngày quốc gia này biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước, nếu hành vi này xảy ra sau ngày bảo lưu được đề ra.”

Bảo lưu không đặt ra đối với các ĐƯQT song phương vì các thỏa thuận, cam kết trong quan hệ song phương hầu như chỉ liên quan đến chính hai bên chủ thể, thông qua các điều khoản trong điều ước để xác lập rõ quyền và nghĩa vụ của hai bên. Vì vậy, nếu một trong hai bên đưa ra bảo lưu sẽ dẫn đến sự tổn hại cho lợi ích của bên kia. Sự bất đồng (nếu có) về n~ điều khoản cụ thể sẽ đòi hỏi các bên phải tiến hành thương lượng lại thì mới có thể đạt được n~ thỏa thuận để hình thành nên văn bản điều ước mà các bên mong muốn thiết lập.

* Thủ tục bảo lưu.Do bảo lưu có ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị hiệu lực của các điều khoản của ĐƯQT trng quan hệ

giữa các bên nên theo quy định của Công ước Viên 1969, việc tuyên bố bảo lưu, rút bảo lưu, chấp thuận hoặc phản đối bảo lưu đều phải được trình bày bằng văn bản và thông báo cho các bên liên quan.

Điều 22 Công ước Viên 1969 quy định về rút ra các bảo lưu và các phản đối bảo lưu:

31

Page 32: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

“1. Trừ khi điều ước có quy định khác, bất cứ lúc nào cũng có thể rút một bảo lưu mà không cần có sự đồng ý của quốc gia đã chấp thuận bảo lưu.

2. Trừ khi điều ước có quy định khác, bất cứ lúc nào cũng có thể rút một phản đối bảo lưu.3. Trừ khi điều ước có quy định khác hoặc có thỏa thuận nào khác: a) Việc rút một bảo lưu sẽ chỉ có giá trị hiệu lực đối với một quốc gia ký kết khác khi quốc gia này

nhận được thông báo;b) Việc rút một phản đối bảo lưu sẽ chỉ có giá trị hiệu lực khi nào quốc gia đề ra bảo lưu nhận

được thông báo về việc rút này.”Điều 23 Công ước Viên 1969 quy định về Thủ tục liên quan đến những bảo lưu như sau:“1. Bảo lưu, chấp thuận rõ ràng một bảo lưu và phản đối bảo lưu phải được viết thành văn bản và

thông báo cho các quốc gia ký kết và các quốc gia có tư cách để trở thành các bên tham gia điều ước.2. Một bảo lưu được nêu ra vào thời điểm ký kết một điều ước là đối tượng cần được phê chuẩn,

chấp thuận hoặc phê duyệt, sẽ phải được quốc gia đề ra bảo lưu chính thức khẳng định khi quốc gia đó biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước. Trong trường hợp này, bảo lưu coi như được đề ra vào ngày mà bảo lưu đó được khẳng định.

3. Việc chấp thuận rõ ràng hoặc phản đối một bảo lưu trước khi có sự khẳng định bảo lưu đó sẽ không cần thiết phải khẳng định lại nữa.

4. Việc rút một bảo lưu hoặc một phản đối bảo lưu phải được làm thành văn bản.”

* Hệ quả pháp lý và ý nghĩa pháp lý của bảo lưu.- Hệ quả pháp lý:Điều 21 Công ước Viên 1969 quy định về n~ hậu quả pháp lý của n~ bảo lưu và việc phản đối bảo

lưu:“1. Một bảo lưu đề ra đối với một bên khác chiểu theo các điều 19, 20 và 23 sẽ: a) Thay đổi những quy định trong quan hệ giữa quốc gia đề ra bảo lưu với bên khác trong chừng

mực xác định mà bảo lưu đã nêu ra; và b) Thay đổi, cũng trong chừng mực đó, những quy định bên trong quan hệ giữa các bên tham gia

điều ước với quốc gia đề ra bảo lưu.2. Bảo lưu sẽ không thay đổi các quy định của điều ước đối với các bên khác tham gia điều ước

trong những quan hệ giữa họ (interse).3. Khi một quốc gia bác bỏ một bảo lưu mà không chống lại hiệu lực của điều ước giữa quốc gia đó

và quốc gia đề ra bảo lưu, thì những quy định có bảo lưu sẽ không áp dụng giữa hai quốc gia trong chừng mực mà bảo lưu đó đề ra.”

Theo đó, bản chất của bảo lưu không nhằm đưa các điều khoản bị bảo lưu ra khỏi nội dung của một điều ước nhưng về tổng thể quan hệ giữa các thành viên của một điều ước sẽ thay đổi trong phạm vi có bảo lưu. Sự thay đổi liên quan đến bảo lưu khác nhau, tùy thuộc vào việc phản đối hoặc chấp thuận bảo lưu:

+ Từ việc phản đối bảo lưu do một quốc gia đưa ra, có thể làm cho quốc gia bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu không có quan hệ điều ước hoặc không áp dụng điều khoản bảo lưu trong quan hệ giữa hai bên, còn đối với các điều khoản còn lại quan hệ điều ước vẫn diễn ra bình thường.

+ Việc chấp thuận bảo lưu: n~ quy định có bảo lưu sẽ không áp dụng giữa quốc gia đưa ra bảo lưu và quốc gia chấp thuận bảo lưu, đối với các điều khoản khác thì quan hệ điều ước vẫn diến ra bình thường.

- Ý nghĩa pháp lý: bảo lưu là giải pháp pháp lý để giải quyết hài hòa lợi ích riêng của quốc gia với lợi ích khi tham gia điều ước, qua đó góp phần tăng cường số lượng thành viên tham gia để điều ước hình thành và phát huy vai trò điều chỉnh các quan hệ quốc tế nảy sinh.

Câu 13: Nguyên tắc giải quyết mối quan hệ giữa các điều ước quốc tế?Về nguyên tắc, các ĐƯQT đều có hiệu lực pháp lý ngang nhau.Ba nguyên tắc xử lý các vấn đề phát sinh:* Nguyên tắc luật riêng thay thế luật chung: ĐƯQT riêng thay thế ĐƯQT chung để điều chỉnh các

quan hệ pháp lý quốc tế tương ứng phát sinh giữa các chủ thể hữu quan trong đời sống quốc tế.Trong mối quan hệ giữa quy định của Hiến chương LHQ với các ĐƯQT khác:- Hiến chương LHQ: ĐƯQT chung (chủ thể, phạm vi trên mọi lĩnh vực).

32

Page 33: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

- Theo Điều 103 Hiến chương quy định nếu nghĩa vụ phát sinh từ Hiến chương mâu thuẫn với nghĩa vụ phát sinh từ ĐƯQT khác thì ưu tiên thực hiện quy định của Hiến chương.

VD1: Bảng các quy tắc giải quyết tranh chấp kinh tế thương mại của WTO 1995 (DSV) 8 quốc gia đã gia nhập WTO chịu sự điều chỉnh (trừ Lào, Mianma)

Nghị định thư Viêng Chăn 2004 về giải quyết tranh chấp thương mại của Hiệp hội ASEAN 10 quốc gia ASEAN là thành viên của nghị định thư, chịu sự điều chỉnh của nghị định thư.

tranh chấp kinh tế thương mại Việt Nam – Campuchia sử dụng Nghị định thư Viêng Chăn.VD2: VN – Thái Lan ký kết Hiệp định thương mại song phương, 2 quốc gia đều là thành viên

ASEAN (trong đó có khu vực mậu dịch tự do AFTA), đều tham gia WTO (Hiệp định GATT)Thuế đối với mặt hàng A theo Hiệp định song phương là 0%, AFTA là 5%, WTO là 10%. ưu tiên áp dụng Hiệp định song phương.

* Nguyên tắc luật sau thay thế luật trước. ĐƯQT được ban hành sau có hiệu lực thay thế ĐƯQT được ban hành trước điều chỉnh các quan hệ pháp lý quốc tế tương ứng, các chủ thể liên quan trong đời sống quốc tế.

- Trong trường hợp tất cả các quốc gia tham gia ĐƯ trước cùng là n~ quốc gia tham gia ĐƯQT sau: áp dụng điều ước sau (chỉ áp dụng điều ước trước nếu không trái với điều ước sau).

- Một số quốc gia tham gia điều ước trước là quốc gia tham gia điều ước sau:+ Giữa các quốc gia tham gia cả 2 điều ước: áp dụng điều ước sau.+ Giữa các quốc gia tham gia cả 2 điều ước với quốc gia chỉ tham gia 1 điều ước: áp dụng điều ước

quốc tế có sự tham gia của cả 2 bên.VD: Nghị định thư Mannila 1996 về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của ASEAN

và Nghị định thư Viêng Chăn 2004 Việt Nam là thành viên của cả 2 Nghị định thư này, khi có tranh chấp sẽ sử dụng Nghị định thư Viêng Chăn.

VD: Công ước luật biển 1958 và Công ước luật biển 1982:+ VN, Lào, Campuchia, Thái Lan tham gia công ước 1958+ VN, Lào, Campuchia tham gia Công ước 1982 VN, Lào, Campuchia: áp dụng Công ước 1982 VN, Lào, Campuchia và Thái Lan: áp dụng Công ước 1958.

* Nguyên tắc ghi nhận, áp dụng ĐƯQT với điều kiện quan hệ pháp lý quốc tế và chủ thể tham gia quan hệ pháp lý quốc tế thuộc phạm vi điều chỉnh của ĐƯQT có liên quan. Nguyên tắc này được áp dụng trong trường hợp cùng một thời điểm tồn tại 2 ĐƯQT có cùng hiệu lực pháp lý điều chỉnh cùng một đối tượng xác định.

VD: 4 Công ước quốc tế về Luật biển 1958 (A, B, C, D)Công ước luật biển 1982 (C, D, E, F, G) cùng có thẩm quyền điều chỉnh sử dụng nguyên tắc 3 C, D: sử dụng nguyên tắc 2, đều là luật chung, k sử dụng nguyên tắc 1. C, D, E, F: sử dụng nguyên tắc 3 (2 điều kiện: thuộc lĩnh vực điều chỉnh, các quốc gia là thành

viên

Câu 14: Thực hiện ĐƯQT và xác định vị trí của ĐƯQT trong hệ thống pháp luật quốc gia?* Thực hiện ĐƯQT trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.- Biên pháp áp dụng trực tiếp quy định quốc gia thành viên ĐƯQT: sử dụng trực tiếp ĐƯQT để

điều chỉnh quan hệ pháp lý tương ứng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mình. Thông thường, các quốc gia sử dụng biện pháp này hay ghi nhận 1 điều khoản trong hiến pháp của mình khẳng định ĐƯQT mà họ tham gia là bộ phận không thể tách rời LQG.

VD: Nghị quyết của Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư gia nhập WTO của VN.Hiến pháp Nga quy định: chỉ áp dụng trực tiếp.- Biện pháp chuyển hóa quy định quốc gia thành viên khi thực hiện ĐƯQT trong phạm vi lãnh thổ

nước mình phải ban hành văn bản pháp lý tương ứng thực hiện các cam kết quốc tế phát sinh từ các ĐƯQT mà họ là thành viên.

Các cách thức chuyển hóa:

33

Page 34: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

+ Ban hành văn bản pháp luật quốc gia mới để cụ thể hóa các quy định của ĐƯQT cho phù hợp với hoàn cảnh của quốc gia.

VD: Việc chuyển hóa quy định của WTO về sở hữu trí tuệ (Hiệp định Trips): Chuyển hóa bằng việc ban hành Luật sở hữu trí tuệ.

+ Tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành.VD: Việt Nam: thành viên Công ước 1989 về quyền trẻ en Luật 1992 về bảo vệ, chăm sóc sức

khỏe trẻ em; là thành viên công ước 1969 về Luật điều ước quốc tế Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005.

* Vị trí của ĐƯQT trong hệ thống pháp luật quốc gia.Việc xác định vị trí của ĐƯQT trong hệ thống luật quốc gia hiện không thống nhất trong cách giải

quyết của các quốc gia. Được xác định theo 2 cách:- LQG quy định ĐƯQT là một bộ phận cấu thành của LQG, có vị trí dưới Hiến pháp nhưng lại có

hiệu lực cao hơn các văn bản quy phạm pháp luật khác. (VD: Pháp, Nga).- LQG không quy định rõ ĐƯQT có phải là một bộ phận cấu thành LQG hay không nhưng vẫn thừa

nhận giá trị ưu tiên của điều ước so với LQG, thậm chí điều ước có thể xếp ngang hàng với Hiến pháp. (VD: Thụy Sỹ, Hà Lan… Hiến pháp Hà Lan năm 1953, sửa đổi năm 1956 cho phép các ĐƯQT được các cơ quan có thẩm quyền của Hà Lan ký kết có thể thay đổi và hủy bỏ một cách hợp pháp các quy định của hiến pháp).

Câu 15: Thực hiện ĐƯQT?ĐƯQT phải được các thành viên kết ước thực hiện dựa trên nguyên tắc tận tâm, thiện chí. Các thành

viên của điều ước không thể viện dẫn sự khác biệt giữa điều ước quốc tế đã ký kết với LQG của nước đó để không thực hiện ĐƯQT. ĐƯQT phải được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia kết ước, theo cơ chế đã quy định trong mỗi ĐƯQT.

* Giải thích ĐƯQT.Việc giải thích ĐƯQT được đặc biệt quan tâm khi các bên ký kết có ý kiến bất đồng về ý nghĩa thực

sự của một hoặc một số điều khoản trong ĐƯQT. Yêu cầu của việc giải thích là:- ĐƯQT phải được giải thích thiện chí, phù hợp với ý nghĩa thông thường của các thuật ngữ được

sử dụng trong ĐƯQT và trong mối quan hệ với đối tượng và mục đích cụ thể của điều ước.- Việc giải thích ĐƯQT phải căn cứ vào nội dung văn bản điều ước, các thỏa thuận có liên quan đến

điều ước được các bên chấp thuận trong khi ký kết điều ước, các thỏa thuận sau này của các bên về giải thích và thực hiện điều ước, thực tiễn thực hiện điều ước liên quan đến việc giải thích điều ước và các quy định thích hợp của pl quốc tế.

Ý nghĩa của việc giải thích là chính thức hay không phục thuộc vào thẩm quyền giải thích, có sự phân biệt việc giải thích chính thức và giải thích không chính thức nhưng việc giải thích cho dù là chính thức của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của LQG cũng k có giá trị ràng buộc đối với bên kết ước khác, trư khi các bên đó chấp nhận. Còn trong phạm vi quốc gia việc giải thích nói trên lại được các cơ quan hữu quan tuân thủ.

* Đăng ký và công bố ĐƯQT.Về nguyên tắc, ĐƯQT có đăng ký hay ko đăng ký không ảnh hưởng đến hiệu lực của điều ước. Vì

vậy, việc đăng ký hay ko đăng ký điều ước hoàn toàn phụ thuộc quyền của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, Điều 102 Hiến chương LHQ quy định:“1. Mọi hiệp ước và công ước do bất cứ thành viên nào của LHQ ký kết, sau khi hiến chương này

có hiệu lực phải được đăng ký tại ban thư ký và do ban này công bố càng sớm càng tốt.2. Nếu không đăng ký theo quy định của khoản 1 điều này thì không một bên nào của điều ước được

quyền viện dẫn hiệp ước hoặc công ước đó trước các cơ quan của LHQ”.Việc đăng ký và công bó ĐƯQT cũng được quy định trong luật pháp của mỗi quốc gia. Theo Luật

ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT 2005 của VN quy định:Điều 69 về công bố ĐƯQT:“1. Điều ước quốc tế có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công bố

trên Công báo của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Niên giám điều ước quốc tế, trừ trường

34

Page 35: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

hợp có thỏa thuận khác giữa bên Việt Nam và bên ký kết nước ngoài hoặc có quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong trường hợp có yêu cầu không công bố điều ước quốc tế, cơ quan đề xuất trình Chính phủ quyết định sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức hữu quan.

2. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được bản sao điều ước quốc tế có hiệu lực do Bộ Ngoại giao gửi, Văn phòng Chính phủ đăng điều ước quốc tế đó trên Công báo của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Hằng năm, Bộ Ngoại giao tổ chức biên soạn và ấn hành Niên giám điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.”

Điều 70 về đăng ký điều ước quốc tế:“Bộ Ngoại giao đăng ký tại Ban thư ký của Liên hợp quốc điều ước quốc tế hai bên có hiệu lực đối

với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế nhiều bên có hiệu lực trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên.”

Câu 16: Định nghĩa, các yếu tố cấu thành, con đường hình thành, giá trị pháp lý của tập quán

quốc tế?1/ Định nghĩa.TQQT là hình thức pháp lý chứa đựng quy tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc

tế và được các chủ thể LQT thừa nhận là luật.TQQT là thực tiễn xử sự được các quốc gia và chủ thể khác của LQT sử dụng lặp đi lặp lại nhiều

lần trong một khoảng thời gian xác định và đến một thời điểm cụ thể các quốc gia tin tưởng rằng xử sự như vậy là đúng với LQT. Nếu xử sự khác đi sẽ vi phạm LQT và bị trừng phạt.

VD: tù binh ko được giết hại trong chiến tranh: hình thành trên 100 năm, xuất phát từ tập quán thời trung cổ Châu Âu, chiến tranh liên miên, khi đánh nhau, đối phương đã hạ vũ khí bên kia không được giết hại.

thực tiễn hiệp sỹ ngã ngựa, thừa nhận thua thì không có quyền giết, nếu giết danh dự vị hoen ố. thực tiễn xử sự đã thành TQQT.

2/ Các yếu tố cấu thành tập quán quốc tế.* Yếu tố vật chất.Quy tắc xử sự chung hình thành trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế. Ban đầu là các quy tắc xử sự đơn

lẻ, chỉ áp dụng trong từng trường hợp cụ thể quy tắc xử sự chung (thông qua quá trình áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian đầu).

VD: quy định không giết sứ thần (thời kỳ chiếm hữu nô lệ) quy tắc xử sự chung, trở thành quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.

* Yếu tố tâm lý.Sự thừa nhận của các chủ thể LQT về giá trị pháp lý ràng buộc của các quy tắc xử sự đó. Khi có sự

thừa nhận quy tắc xử sự chính thức trở thành tập quán quốc tế.VD: quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao là tập quán quốc tế.Lễ tân ngoại giao: không phải là tập quán quốc tế mà là thông lệ quốc tế hoặc quy tắc lễ nhượng,

chẳng hạn như nghi thức cử quốc thiều, người giữ chức vụ tương đương đón tiếp, duyệt đội danh dự,… có sự ràng buộc nhưng không chặt chẽ như tập quán quốc tế.

3/ Con đường hình thành tập quán quốc tế.- Từ phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế.VD: Phán quyết của TA công lý quốc tế về tranh chấp giữa Anh và NaUy 1951 về xác định đường

cơ sở hình thành tập quán xác định đường cơ sở thẳng.- Hình thành từ Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ.VD: Đại hội đồng LHQ đưa ra Nghị quyết về định nghĩa xâm lược 1974.- Hình thành từ một tiền lệ duy nhất.VD: 1957, Liên Xô phóng tàu vũ trụ hình thành quy chế sử dụng khoảng không vũ trụ.- Học thuyết của các luật gia danh tiếng về LQT.

35

Page 36: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

VD: quan điểm trong tác phẩm “Tự do biển cả” của luật gia người Hà Lan Huggo Grotius (1609) tạo ra bước đột phá trong luật biển quốc tế.

3 quốc gia đầu tiên mở rộng vùng biển khởi điểm tranh chấp: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, AnhQuan điểm: Biển cả phải để ngỏ cho tất cả các quốc gia tập quán: nguyên tắc tự do biển cả, trao quyền lợi cho tất cả các quốc gia kể cả quốc gia không

có biển.

Câu 17: Mối quan hệ giữa ĐƯQT và TQQT?ĐƯQT và TQQT có mối quan hệ biện chứng và tác động qua lại với nhau. Biểu hiện:- Sự tồn tại của một ĐƯQT không có ý nghĩa loại bỏ giá trị áp dụng của TQQT tương đương về nội

dung, mặc dù ĐƯQT có n~ ưu thế so với TQQT và nhiều trường hợp ĐƯQT có giá trị ưu thế hơn.- TQQT có ý nghĩa là cơ sở để hình thành ĐƯQT và ngược lại.- Quy phạm tập quán có thể bị thay đổi, hủy bỏ bằng con đường ĐƯQT và cá biệt, cũng có thể có

trường hợp ĐƯ bị thay đổi hay hủy bỏ bằng con đường tập quán pháp lý quốc tế.VD: đối với trường hợp xuất hiện quy phạm jus cogens mới của LQT dưới dạng TQQT.- TQQT có thể tạo điều kiện mở rộng hiệu lực của ĐƯQT.VD: hiệu lực của ĐƯQT với bên thứ ba, do việc viện dẫn quy phạm điều ước dưới dạng tập quán

pháp lý quốc tế.

Câu 18: Vì sao ĐƯQT lại có ưu thế hơn so với TQQT?Câu 19: So sánh ĐƯQT và TQQT?* Giống nhau:- Đều là thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi.- Đều là nguồn cơ bản của LQT.- Đều có giá trị pháp lý, buộc các chủ thể LQT tuân thủ khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế.

* Khác nhau.Tiêu chí Điều ước quốc tế Tập quán quốc tếThời điểm hình thành

Sau Trước, từ trung cổ

Cách thức hình thành

Do các chủ thể của LQT xác lập trên cơ sở thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi

- Thực tiễn xử sự được các chủ thể LQT sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong khoảng thời gian xác định đến một thời điểm mà các chủ thể tin tưởng xử sự đó là đúng.- Từ thực tiễn quan hệ quốc tế.- Từ thực tiễn thực hiện các phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế.- Thực tiễn thực hiện ĐƯQT của bên thứ 3.- Từ nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ.- Từ một tiền lệ duy nhất.- Học thuyết của các luật gia danh tiếng.

Thời gian hình thành

Nhanh Chậm hơn, tuy nhiên do sự xích lại gần nhau giữa các quốc gia, đôi khi TQQT được hình thành nhanh hơn.

Hình thức tồn tại

- Thường tồn tại dưới hình thức văn bản, đôi khi là hình thức miệng.

- bất thành văn, tồn tại dưới dạng n~ xử sự, hành vi nhất định.

Hình thức thỏa thuận

- Thỏa thuận chính thức, công khai, rõ ràng, minh bạch, dưới dạng văn bản (ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập)

- Ngấm ngầm, đồng ý, dưới dạng im lặng, ko phản đối

36

Page 37: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Hiệu lực Ngắn, dài, vô thời hạn Thường ổn định, lâu dàiPhạm vi điều chỉnh

- ĐƯQT đa phương toàn cầu hẹp, trong phạm vi các chủ thể tham gia ĐƯQT.

- TQQT đa phương, toàn cầu rộng, tất cả các quốc gia.

Nội dung - rõ ràng, cụ thể, xác định rõ quyền, nghĩa vụ của các chủ thể, rõ thời điểm có hiệu lực, chấm dứt hiệu lực (liên quan đến nguyên tắc pháp luật không có hiệu lực hồi tố).

Mang tính chất chung, thời điểm có hiệu lực, mất hiệu lực rất mơ hồ

Cơ sở pháp lý để xác lập và thỏa thuận

Được ký kết và thỏa thuận tuân theo các văn bản pháp luật quốc tế điều chỉnh việc ký kết và thực hiện ĐƯQT

Không có văn bản pháp lý quốc tế quy định việc xác lập, thực hiện.

Vai trò Có vai trò quan trọng hơn TQQT trong đời sống quốc tế, vì có nhiều ưu điểm, được sử dụng rộng rãi hơn.

Vai trò ít quan trọng hơn.

Câu 20: Phương tiện bổ trợ nguồn của LQT?1/ Nguyên tắc pháp luật chung.- Là các nguyên tắc pháp luật được cộng đồng quốc tế và LQG công nhận và sử dụng rộng rãi để

điều chỉnh các quan hệ pháp lý quốc tế tương ứng của mình.VD: + Nguyên tắc n~ người ngang hàng nhau không có quyền xét xử nhau.+ Nguyên tắc không ai là quan tòa trong chính các vụ việc của mình.+ Nguyên tắc không ai có thể chuyển giao số lượng quyền nhiều hơn số lượng quyền mà họ sở hữu. thực tiễn: Nguyên tắc n~ người ngang hàng nhau ko có quyền xét xử nhau+ LQG: được sử dụng phổ biến trong Luật dân sự: tranh chấp trong lĩnh vực mua – bán người

mua và người bán không ai có quyền xét xử ai.+ LQT: tranh chấp phát sinh về chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sà và Trường Sa: TQ và VN ngang

hàng nhau nên không có quyền xét xử nhau.

2/ Phán quyết của cơ quan tư pháp quốc tế (TA quốc tế, các cơ cấu tư pháp khác).- Là nguồn bổ trợ quan trọng, góp phần giải thích, làm sáng tỏ các quy phạm pháp luật quốc tế hoặc

là cơ sở để xây dựng QP LQT, có tác động tích cực đến quan niệm, cách ứng xử của chủ thể quan hệ pháp luật LQT đồng thời có tác dụng bổ sung nhất định n~ khiếm khuyết của LQT.

VD: 1953, tranh chấp giữa Anh và NaUy: TA công lý quốc tế phán quyết được cơ sở thẳng, thừa nhận biên giới biển của NaUy.

hình thành quy phạm pháp lý quốc tế trong luật biển, đường cơ sở thẳng là đường hợp pháp, các quốc gia có quyền sử dụng xác định biên giời biển của mình.

3/ Nghị quyết có tính khuyến nghị của tổ chức quốc tế liên chính phủ.- Là cơ sở để xác định hoặc là nguồn để giải thích, làm sáng tỏ các QPPLQT.VD: Các nghị quyết của LHQ:+ Nghị quyết trong khuôn khổ của Đại hội đồng LHQ: thường mang tính khuyến nghị, trong tình

huống đó nên xử sự thế nào.+ Nghị quyết lên án chủ nghĩa đế quốc thực dân ai duy trì chủ nghĩa đế quốc thực dân cũ là tội

ác QT.+ Nghị quyết cấm tàng trữ, cung cấp, truyền bá vũ khí hạt nhân nguyên tử Công ước NPT ngăn

ngừa, hạn chế quá trình sản xuất, truyền bá vũ khí hạt nhân nguyên tử 1969.

4/ Học thuyết của các học giả nổi tiếng.- Là cơ sở xây dựng các nguyên tắc, các QP của LQT, là công cụ để giải thích, làm sáng tỏ nội dung

của các quy phạm LQT.VD: học thuyết “Tự do biển cả” của Huggo Grotius đã góp phần xây dựng nguyên tắc tự do biển cả

trong luật biển quốc tế.

37

Page 38: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Thế kỷ 19, học thuyết biển kín (biển đóng) của Gere (Anh), đã góp phần xây dựng nguyên tắc chủ quyền quốc gia trong vùng biển của mình trong vùng nội thủy, quốc gia có chủ quyền, vùng biển là một bộ phận không thể thiếu trong lãnh thổ quốc gia.

5/ Hành vi pháp lý đơn phương.- Là các hành vi thể hiện ý chí của quốc gia liên quan đến vấn đề, sự kiện, quan hệ quốc tế nhằm

mục đích tạo ra các hệ quả pháp lý quốc tế nhất định của chủ thể thực hiện hành vi pháp lý đơn phương. - Hành vi này bao gồm: hành vi phản đối, cam kết, từ bỏ, công nhận+ Công nhận: là hành vi thể hiện một cách minh thị hay mặc thị ý định xác nhận một tình hình hoặc

yêu cầu nào đó là phù hợp với pl.VD: hành vi công nhận Đông Timo là quốc gia độc lập, có chủ quyền tạo quan hệ pháp lý quốc

tế giữa VN và Đông Timo.+ Cam kết: là hành vi tạo ra các nghĩa vụ mới bằng cách thức đơn phương chấp nhận ràng buộc với

một nghĩa vụ pháp lý quốc tế vì quyền lợi của chủ thể khác.VD: Tuyên bố của chính phủ Ai Cập 1957 về việc cho tàu thuyền qua lại tự do trên kênh đạo Xuy

Ê.+ Phản đối: là cách thức để quốc gia thể hiện ý chí không công nhận một hoàn cảnh, một yêu cầu

hoặc một thái độ xử sự của chủ thể khác. Chủ thể thực hiện hành vi muốn thông qua phương thức này hoặc để đảm bảo các quyền hạn bị đe dọa hay bị xâm hại của mình, hoặc để chống lại cách suy diễn thái độ im lặng với nghĩa đồng ý hay với nghĩa từ bỏ quyền của một chủ thể trong quan hệ quốc tế. Hành vi phản đối phải được bày tỏ minh thị và phải có hiệu lực pl do cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quan hệ quốc tế thực hiện.

VD: VN đưa ra tuyên bố phản đối nghị quyết của Hạ Viện Hoa Kỳ liên quan đến quyền con người của VN yêu cầu hạ viện hòa kỳ bác bỏ nghị quyết.

VN đưa ra tuyên bố phản đối TQ xác lập khu du lịch tại quân đảo Hoàng Sa, coi tuyên bố của TQ xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ của VN.

+ Từ bỏ: là hành vi thể hiện ý chí độc lập của chủ thể tự nguyện từ bỏ các quyền hạn nhất định. Kết quả của hành vi này là việc chấm dứt các quyền của chủ thể LQT đối với một đối tượng hay lĩnh vực nào đó và bắt buộc phải thực hiện hành vi từ bỏ một cách minh thị, công khai để ko gây ra sự nghi ngờ.

Câu 21: Vấn đề pháp điển hóa LQT?Pháp điển hóa LQT được hiểu là việc hệ thống hóa các quy phạm LQT do các chủ thể LQT thực

hiện ko chỉ với mục đích sắp xếp các quy phạm của LQT hiện hành vào một hệ thồng phù hợp mà còn nhằm diễn đạt rõ ràng, cụ thể hơn hệ thống quy phạm đó hoặc thể hiện các TQQT dưới hình thức ĐƯQT.

* Pháp điển hóa chính thức.- Là cách thức thực hiện thông qua ĐƯQT, là loại hình pháp điển hóa duy nhất có hiệu lực ràng

buộc các quốc gia.- Cơ quan có vài trò trong việc pháp điển hóa LQT: LHQ với cơ quan chuyên ngành là Ủy ban

LQT. Ngoài ra còn có Ủy ban LHQ về quyền con người, UB về sử dụng khoảng không vũ trụ vào mục đích hòa bình, các tổ chức quốc tế chuyên môn (ICAO, IMO) và tổ chức quốc tế khác ngoài hệ thồng LHQ.

- Trình tự tiến hành:+ Sau khi thông qua đề tại pháp điển hóa, UB LQT của LHQ sẽ chỉ định báo cáo viên của mình để

chuẩn bị các tham luận và các dự thảo sẽ đưa ra thảo luận tại UB.+ Trình dự thảo đã được thông qua cho các quốc gia để họ đưa ra nhận xét, đánh giá độc lập.+ UB chỉnh sửa dựa trên n~ đánh giá của các quốc gia và đệ trình dự thảo đã chỉnh sửa lên Đại hội

đồng LHQ.

* Pháp điển hóa không chính thức.- Được thực hiện bởi các học giả, các viện nghiên cứu của quốc gia, các tổ chức phi chính phủ hoặc

các tổ chức xã hội trong nước.- Cơ quan có vài trò lớn: Hiệp hội LQT, Viện LQT.

Câu 22: Mối quan hệ giữa các nguồn của LQT?

38

Page 39: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

1/ ĐƯQT và TQQT.2/ Nguồn cơ bản và nguồn bổ trợ.- Mối quan hệ nguồn bổ trợ tới nguồn cơ bản: + Nguồn bổ trợ và cơ sở xây dựng các quy phạm pháp lý quốc tế (ĐƯQT).+ Nguồn bổ trợ là công cụ giải thích, làm sáng tỏ nguồn cơ bản.- Mqh nguồn cơ bản tới nguồn bổ trợ: + Nguồn cơ bản là cơ sở để hình thành nguồn bổ trợ, cụ thể là tạo ra các phán quyết của TA công lý

quốc tế.+ Nguồn cơ bản (ĐƯQT, TQQT) là đối tượng nghiên cứu của các học giả.

CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ

Câu 1: Định nghĩa và đặc điểm của nguyên tắc cơ bản của LQT?1/ Định nghĩa.Là những tư tưởng chính trị - pháp lý mang tính chỉ đạo, bao trùm, có hiệu lực bắt buộc chung (là

những quy phạm jus cogens) đối với tất cả chủ thể LQT trong tất cả các loại hình quan hệ pháp lý quốc tế. Các nguyên tắc cơ bản này được ghi nhận trong các ĐƯQT và TQQT.

2/ Đặc điểm.- Các nguyên tắc cơ bản của LQT đều là n~ quy phạm jus cogens. Vì vậy, chúng có đầy đủ các đặc

trung cơ bản của loại hình quy phạm này.Tính mệnh lệnh, bắt buộc chung: tất cả các chủ thể đều phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc cơ

bản của LQT, bất kỳ vi phạm nào cũng sẽ tất yếu tác động đến lợi ích của các chủ thể khác của quan hệ quốc tế. Không một chủ thể hay nhóm chủ thể nào của LQT có quyền hủy bỏ nguyên tắc cơ bản LQT. Bất kỳ hành vi đơn phương nào ko tuân thủ triệt để nguyên tắc này đều bị coi là sự vi phạm nghiêm trọng pl quốc tế. Các ĐƯQT, TQQT có nội dung trái với các nguyên tắc cơ bản của LQT đều không có giá trị pháp lý.

- Các nnguyên tắc này có hiệu lực đối với tất cả các chủ thể LQT và trong tất cả các loại hình quan hệ pháp lý quốc tế, hiện tại cũng như tương lai.

- Là chuẩn mực để xác định tính hợp pháp của toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quốc tế. Nó còn tác động đến cả n~ lĩnh vực quan hệ của các chủ thể mà chưa được QP cụ thể nào điều chỉnh là cơ sở của trật tự pháp lý quốc tế.

- Có quan hệ mật thiết với nhau trong một chỉnh thể thống nhất, thể hiện sự tác động, ràng buộc qua lại giữa các nguyên tắc cơ bản này trong quá trình sử dụng chúng, không tuân thủ một nguyên tắc sẽ không tuần thủ các nguyên tắc khác của LQT.

VD: nguyên tắc cấm dùng vũ lực…, phải giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế. Trong quá trình xảy ra tranh chấp quốc tế, nếu tuân thủ nguyên tắc cấm dùng vũ lực sẽ tạo ra không khí hòa bình, hòa hoãn để tạo điều kiện thuận lợi cho hai quốc gia sử dụng nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế. các quốc gia kiềm chế hành xử.

Nếu không kiềm chế, chiến tranh kéo dài, khi chiến tranh kết thức, 2 bên khó ngồi vào bàn đảm phàn, giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

VD: Chiến tranh thế giới 1 kết thúc: Đức thua AnhChiến tranh thế giới thứ 2: phe đồng minh thắng, Đức đầu hàng vô điều kiện và phải ngồi vào bàn

đám phán.VD: Iran và Irac xung đột biên giới kéo dài, không kiềm chế dẫn tới chiến tranh vào n~ năm 80 – 88

của thập kỷ trước. Chiến tranh tàn bạo, đặc biệt giữa các quốc gia đạo Hồi, không thực hiện nguyên tắc cấm dùng vũ lực. Khi chiến tranh kết thúc 2003, 2 quốc gia không thể ngồi vào bàn đàm phán để thỏa thuận, giải quyết tranh chấp với nhau. phá vỡ nguyên tắc cấm dùng vũ lực (sử dụng vũ khí sinh học, hóa học, chôn người tập thể,…) dẫn đến không thực hiện được nguyên tắc giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế.

- Được ghi nhận rộng rãi trong các văn kiện quốc tế, đặc biệt là Hiến chương LHQ. Ngoài ra, được ghi nhận trong Định ước Henxinki ngày 1/8/1975 về An ninh và hợp tác với các nước châu Âu, Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á và một số văn kiện quan trọng khác hay các điều ước song phương

39

Page 40: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

giữa các nước: Hiệp định thương mại VN – Hoa Kỳ ngày 13/7/2000, Hiệp định biên giới Việt – Trung năm 1999,…

Câu 2: So sánh nguyên tắc cơ bản và nguyên tắc chuyên ngành LQT?* Giống nhau: - Đều hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận của các chủ thể LQT.- Đều có giá trị pháp lý bắt buộc với các chủ thể LQT.

* Khác nhau:

Nguyên tắc cơ bản Nguyên tắc chuyên ngànhGiá trị pháp lý

Có hiệu lực tối cao, là tiền đề, cơ sở, thước đo tính hợp pháp của các QPPLQT.

Giá trị pháp lý thấp hơn nguyên tắc cơ bản, là sự cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản, phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản.

Phạm vi điều chỉnh

Có hiệu lực với mọi chủ thể LQT trong mọi loại hình quan hệ quốc tế (cả hiện tại và tương lai).

Chỉ tác động đến các chủ thể tham gia các quan hệ pháp lý quốc tế thuộc từng lĩnh vực nhất định.VD: Luật biển, Luật hàng không,…

Số lượng 7 Nhiều hơn Khả năng thay đổi trong quá trình sử dụng

Trong quá trình áp dụng, các chủ thể LQT không có quyền thay đổi nội dung

Có thể thay đổi nội dung.VD: Luật hàng không: Quốc gia có chủ quyền trong vùng trời của mình.EU: toàn bộ vùng trời EU đều thuộc chủ quyền của quốc gia EU, không có ranh giới vùng trời giữa các quốc gia các quốc gia EU đã thỏa thuận phá vỡ nguyên tắc này.

Văn bản ghi nhận

Hiến chương LHQ Các ĐƯQT chuyên ngành

Câu 3: So sánh các nguyên tắc cơ bản và các nguyên tắc pháp luật chung?* Giống nhau: đều có hiệu lực bắt buộc, có giá trị pháp lý quốc tế

* Khác nhau:

Nguyên tắc cơ bản Nguyên tắc pháp luật chungVăn bản ghi nhận

Hiến chương LHQ Không có văn bản cụ thể

Hiệu lực pháp lý

Hiệu lực tối cao Chủ yếu là các nguyên tắc có tính chất tố tụng hiệu lực có tính chất kỹ thuật nhiều hơn là tính chất nội dung hiệu lực không cao

Phạm vi tác động

Hẹp hơn, chỉ điều chỉnh các quan hệ pháp lý quốc tế

Rộng hơn, điều chỉnh cả quan hệ pháp lý quốc tế và quốc gia

Số lượng 7 Nhiều hơn

Câu 4: Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia?1/ Nguồn gốc, xuất xứ.- Trong phạm vi lãnh thổ của mình, quốc gia thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp mà

không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài, thông qua n~ quyết định về mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhưng phải trên cơ sở ý chí chủ quyền của nhân dân.

40

Page 41: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

- Trong quan hệ quốc tế, quyền độc lập của quốc gia thể hiện qua quyền tự quyết mọi vấn đề đối nội và đối ngoại của quốc gia không có sự áp đặt từ chủ thể khác, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mọi quốc gia trong cộng đồng quốc tế.

Như vậy, các quốc gia dù lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo, có tiềm lực mạnh hay yếu đều hoàn toàn bình đẳng với nhau về chủ quyền.

Bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia là nền tảng của quan hệ quốc tế hiện đại. Trật tự quốc tế chỉ có thể được duy trì nếu các quyền bình đẳng của quốc gia tham gia trật tự đó được hoàn toàn đảm bảo.

2/ Văn bản ghi nhận.- Nguyên tắc này là nền tảng quan trọng nhất của toàn bộ hệ thống các nguyên tắc của LQT hiện

đại. Được ghi nhận trong điều lệ của các tổ chức thuộc hệ thống LHQ, của tuyệt đại đa số các tổ chức quốc tế phổ cập và tổ chức khu vực, trong nhiều ĐƯQT đa phương và song phương và trong nhiều văn bản quốc tế quan trọng của các hội nghị và các tổ chức quốc tế.

Hiến chương LHQ lấy nguyên tắc này làm cơ sở cho hoạt động của mình: “Tổ chức LHQ dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa tất cả các nước thành viên” (khoản 1 Điều 2).

3/ Nội dung pháp lý.Bình đẳng về chủ quyền của quốc gia bao gồm:- Các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý;- Mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ;- Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng quyền năng chủ thể của các quốc gia khác;- Sự toàn vẹn lãnh thổ và tính độc lập về chính trị là bất di bất dịch;- Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát tiển chế độ chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa của

mình;- Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ và tận tâm các nghĩa vụ quốc tế của mình và tồn tại

hòa bình cùng các quốc gia khác;Theo nguyên tắc bình đẳng chủ quyền mỗi quốc gia đều có các quyền chủ quyền bình đẳng sau:- Được tôn trọng về quốc thể, sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ về chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và

văn hóa.- Được tham gia giải quyết các vấn đề có liên quan đến lợi ích của mình;- Được tham gia các tổ chức quốc tế, hội nghị quốc tế với các lá phiếu có giá trị ngang nhau.- Được ký kết và gia nhập các ĐƯQT liên quan;- Được tham gia xây dựng pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế bình đẳng với các quốc gia khác;- Được hưởng đầy đủ các quyền ưu đãi, miễn trừ và gánh vác các nghĩa vụ như các quốc gia khác.

4/ Các trường hợp ngoại lệ.* Quốc gia tự hạn chế quyền của mình.- Tự đưa ra các cam kết hạn chế, VD: Tuyên bố khu vực phi quân sự hóa.- Trong việc ký kết các ĐƯQT.- Thành lập, tham gia vào các ĐƯQTVD: + Quyền phủ quyết của 5 ủy viên thường trức HĐBA LHQ (quyền veto) đối với các vấn đề

quan trọng của đời sống quốc tế như hòa bình và an ninh quốc tế. Theo nguyên tắc này, mỗi quốc gia chỉ có 1 lá phiếu, giá trị ngang nhau, nhưng 5 ủy viên thường trực HĐBA LHQ có phiếu có giá trị cao hơn rất nhiều so với các lá phiếu khác.

Nghị quyết trừng phạt quân sự áp dụng từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 để ngăn ngừa các nguy cơ quốc tế (9/15) mới có hiệu lực trong 9 lá phiếu phải có đủ 5 phiếu của 5 ủy viên.

+ Số lượng phiếu của các quốc gia thành viên WB và IMF phụ thuộc vào tỷ lệ đóng góp của các quốc gia thành viên cho ngân sách của 2 thiết chế tài chính quốc tế này các cường quốc thế giới chi phối.

* Quốc gia bị hạn chế quyền.Trong trường hợp quốc gia thực hiện các hành vi vi phạm LQT vị các quốc gia khác áp dụng biện

pháp cưỡng chế hạn chế quyền.VD: Iran, Triều Tiên, Irac

41

Page 42: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

5/ Thuật ngữ cần phải giải thích.- Chủ quyền là một thuộc tính chính trị - pháp lý gắn liên với quốc gia, không thể tách rời quốc gia.

Gồm 2 nội dung:+ Quyền lực tối cao trong quan hệ đối nội,+ Quyền lực độc lập trong quan hệ đối ngoại.Quốc gia có toàn quyền quản lý dân cư, ban hành các văn bản pháp lý quốc gia, xây dựng hệ thống

cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp… để quản lý đất nước. Quốc gia có toàn quyền quyết định gia nhập hoặc không gia nhập vào đời sống quốc tế, các tổ chức quốc tế,… phù hợp với lợi ích quốc gia.

- Bình đẳng: trong mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau, trong 1 trật tự pháp lý quốc tế. một quốc gia thực hiện chủ quyền không được làm ảnh hưởng đến quốc gia khác, không được vi phạm LQT. Hệ quả là một quốc gia khi tham gia vào quan hệ quốc tế bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các quốc gia không phân biệt lớn nhỏ.

Câu 5: Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế (Pacta sunt servanda)?1/ Nguồn gốc, xuất xứ.- Xuất hiện từ rất sớm, khi xuất hiện nhà nước và tồn tại dưới hình thức tập quán pháp lý quốc tế

(Pacta sunt Servanda).

2/ Văn bản ghi nhận.- Được ghi nhận trong nhiều ĐƯQT đa phương và song phương,+ Lời mở đầu của Hiến chương LHQ đã khẳng định sự quyết tâm của các nước thành viên “tạo

điều kiện để đảm bảo công lý và sự tôn trọng các nghĩa vụ phát sinh từ ĐƯQT và các nguồn khác của LQT”. Khoản 2 Điều 2 Hiến chương: “Tất cả các thành viên LHQ thiện chí thực hiện các nghĩa vụ do Hiến chương đặt ra”.

+ Công ước Viên 1969 về luật ĐƯQT: “mỗi ĐƯQT hiện hành đều ràng buộc các bên tham gia và đều được các bên thực hiện một cách thiện chí”.

+ Tuyên bố về các nguyên tắc của LQT năm 1970 đã mở rộng hơn nữa phạm vi áp dụng của nguyên tắc này. Theo đó, mỗi quốc gia phải thiện chí thực hiện các nghĩa vụ quốc tế do Hiến chương đặt ra, các nghĩa vụ phát sinh từ các quy phạm và nguyên tắc được công nhận rộng rãi của LQT. Khi nghĩa vụ theo ĐƯQT trái với nghĩa vụ của thành viên LHQ theo Hiến chương thì nghĩa vụ theo Hiến chương có giá trị ưu tiên.

3/ Nội dung pháp lý.- Nguyên tắc này quy định các chủ thể LQT phải có nghĩa vụ tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế

phát sinh từ:+ Các quy phạm jus cogens của LQT (bao gồm cả các nguyên tắc cơ bản của LQT).+ Các quy định của Hiến chương LHQ+ Các quy định của các ĐƯQT và các nguồn của LQT khác (như tập quán quốc tế và các nguồn bổ

trợ).- Nguyên tắc này chỉ được áp dụng đối với các ĐƯQT có hiệu lực, nghĩa là đối với n~ điều ước

được ký kết một cách tự nguyện trên cơ sở bình đẳng. Bất kỳ một điều ước bất bình đẳng nào cũng xâm phạm chủ quyền quốc gia và Hiến chương LHQ, bởi LHQ được thành lập trên cơ sở bình đẳng về chủ quyền của tất cả các nước thành viên.

4/ Trường hợp ngoại lệ.- Ngoài lệ khách quan: Các yếu tố khách quan tác động đến hiệu lực của ĐƯQT.- Ngoại lệ chủ quan: Các yếu tố chủ quan tác động đến hiệu lực của ĐƯQT.- Chiến tranh: cũng hạn chế hoặc đình chỉ hay mở rộng tối đa hiệu lực của ĐƯQT.VD: Iran và Irac: Hiệp ước song phương chấm dứt hiệu lực (HƯ hàng không, đường sắt, đường bộ,

…); Điều ước đa phương hạn chế hiệu lực; Điều ước quốc tế về chiến tranh mở rộng tối đa hiệu lực: không được dùng vũ khí bị nghiêm cấm, đối xử nhận đạo với từ binh chiến tranh theo quy định của CƯ Gionevo 1945 về bảo hộ nạn nhân chiến tranh.

Dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết được quyền tham gia CƯ 1949 vì đây là CƯ nhận đạo, mở rộng với tất cả các chủ thể chứ không giới hạn ở quốc gia.

42

Page 43: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Câu 6: Nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực?1/ Nguồn gốc, xuất xứ.Xuất phát từ quá trình dân chủ hóa đời sống quốc tế tất yếu dẫn đến sự hạn chế dùng sức mạnh hay

đe dọa dùng sức mạnh trong quan hệ giữa các chủ thể LQT với nhau.

2/ Văn bản ghi nhận.- Khoản 4 Điều 2 Hiến chương LHQ: “Tất cả các Thành viên từ bỏ việc đe dọa hoặc sử dụng vũ

lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc bằng cách khác trái với những Mục đích của Liên Hiệp Quốc.”

- Nguyên tắc này được cụ thể hóa trong một số các văn bản quốc tế như:+ Tuyên bố về n~ nguyên tắc của LQT điều chỉnh quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các quốc gia phù

hợp với Hiến chương LHQ do Đại hội đồng thông qua năm 1970.+ Tuyên bố của Đại hội đồng LHQ năm 1974 về định nghĩa xâm lược , theo đó việc quốc gia sử

dụng lực lượng vũ trang trước tiên được coi là hành đồng gây chiến tranh xâm lược, là tội ác quốc tế, làm phát sinh trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia và trách nhiệm hình sự quốc tế của các tội phạm chiến tranh.

+ Định ước của Hội nghị Henxinki năm 1975 về việc nâng cao hiệu quả của nguyên tắc khước từ đe dọa dùng sức mạnh hoặc đe dọa dùng sức mạnh trong quan hệ quốc tế quy định các quốc gia tham gia sẽ: “Khước từ sử dụng mọi biện pháp mang tính cưỡng bức đối với quốc gia, thành viên khác, khước từ tiến hành hành vi cưỡng bức về kinh tế”.

+ một số văn kiện của phong trào ko liên kết, tổ chức ASEAN…

3/ Nội dung pháp lý.- Cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia khác trái với các quy phạm của LQT.- Cấm các hành vi trấn áp bằng vũ lực;- Không được cho quốc gia khác sử dụng lãnh thổ nước mình để tiến hành xâm lược chống quốc gia

thứ ba.- Không tổ chức, xúi giục, giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến hay các hành vi khủng bố tại quốc

gia khác;- Không tổ chức hoặc khuyến khích việc tổ chức các băng nhóm vũ trang, lực lượng vũ trang phi

chính quy, lính đánh thuê để đột nhập vào lãnh thổ quốc gia khác.

4/ Các trường hợp ngoại lệ.- Cộng đồng quốc tế có quyền sử dụng các biện pháp trừng phạt quân sự các hành vi vi phạm

nghiệm trọng LQT (Hiến chương LHQ) của các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, trình tự, thủ tục và các biện pháp quân sự được áp dụng phải tuân thủ LQT.

Việc sử dụng lực lượng vũ trang theo quyết định của HĐBA LHQ trong trường hợp nếu sử dụng biến pháp đó là cần thiết để bảo vệ hòa bình, an ninh quốc tế.

Trình tự, thủ tục theo Hiến chương LHQ tại Chương VII về hành động trong trường hợp hòa bình bị đe dọa, bị phá hoại hoặc có hành vi xâm lược như sau:

+ Điều 34: “Hội đồng Bảo an có thẩm quyền điều tra mọi tranh chấp hoặc mọi tình huống có thể dẫn đến sự bất hòa quốc tế hoặc tạo ra tranh chấp, để xác định xem tranh chấp ấy hoặc tình huống ấy nếu kéo dài có thể đe dọa đến việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế hay không.”

+ Điều 39: “Hội đồng Bảo an xác định sự tồn tại mọi sự đe doạ hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc hành vi xâm lược và đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định các biện pháp nào nên áp dụng phù hợp với các Điều 41 và 42 để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế.”

+ Điều 40: “Để ngăn chặn tình thế trở nên nghiêm trọng hơn, Hội đồng Bảo an có thẩm quyền, trước khi đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định áp dụng các biện pháp như tại Điều 39, yêu cầu các bên đương sự thi hành các biện pháp tạm thời mà Hội đồng Bản an xét thấy cần thiết hoặc nên làm. Những biện pháp tạm thời đó phải không phương hại đến các quyền, nguyện vọng hoặc tình trạng của các bên hữu quan. Hội đồng Bảo an sẽ lưu ý thích đáng đến việc không thi hành những biện pháp tạm thời ấy”.

43

Page 44: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

+ Điều 41: “Hội đồng Bảo an có thẩm quyền quyết định những biện pháp nào phải được áp dụng mà không liên quan tới việc sử dụng vũ lực để thực hiện các nghị quyết của Hội đồng, và có thể yêu cầu các thành viên của Liên Hiệp Quốc áp dụng những biện pháp ấy. Các biện pháp này có thể là cắt đứt toàn bộ hay từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường biển, hàng không, bưu chính, điện tín, vô tuyến điện và các phương tiện liên lạc khác, kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao.”

+ Điều 42: “Nếu Hội đồng Bảo an nhận thấy những biện pháp nói ở Điều 41 là không thích hợp, hoặc không còn thích hợp, thì Hội đồng Bảo an có thẩm quyền áp dụng mọi hành động của hải, lục, không quân mà Hội đồng Bảo an xét thấy cần thiết cho việc duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế. Những hành động này có thể là những cuộc biểu dương lực lượng, phong tỏa và những chiến dịch khác, do các lực lượng hải, lục, không quân của các Thành viên Liên Hiệp Quốc thực hiện.”

HĐBA chỉ cho phép sử dụng vũ lực khi đã thông qua quyết định khẳng định việc đe dọa hòa bình.

VD: Irac bị trừng phạt quân sự 1990 khi có hành vi xâm lược Cooet.

- Các dân tộc đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết có quyền sử dụng các biện pháp cần thiết, kể cả biện pháp quân sự để đấu tranh. Tuy nhiên, các biện pháp này phải được LQT cho phép (kinh tế, ngoại giao, tài chính, quân sự,…)

VD: khủng bố, bắt cóc con tin, đe dọa,… chiến binh bị bắt sẽ là tội phạm chứ không còn được đối xử nhận đạo như tù bình nếu vi phạm.

- Các quốc gia có quyền sử dụng biện pháp phòng vệ chính đáng, kể cả phòng vệ quân sự (trả đũa quân sự) đối với các hành vi xâm phạm LQT nhưng phải tuân thủ nguyên tắc tương xứng của LQT, có thể theo hai hình thức tự vệ cá thể và tự vệ tập thể.

Điều 51 Hiến chương LHQ: “Không có một điều khoản nào trong Hiến chương này làm tổn hại đến quyền tự vệ cá nhân hay tập thể chính đáng trong trường hợp Thành viên Liên Hiệp Quốc bị tấn công vũ trang cho đến khi Hội đồng Bảo an áp dụng những biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Những biện pháp mà các Thành viên Liên Hiệp Quốc áp dụng trong quyền tự vệ chính đáng ấy phải được báo ngay cho Hội đồng Bảo an và không được gây ảnh hưởng gì đến quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng Bảo an, chiểu theo Hiến chương này, đối với việc Hội đồng Bảo an áp dụng bất kỳ lúc nào những hành động mà Hội đồng thấy cần thiết để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế.”

VD: + Campuchia – Nadan (bộ binh – bộ binh) VD:+ VN – Campuchia: _Hành động Campuchia yêu cầu VN giúp đỡ chống thảm họa diệt chủng._Chính phủ Kh’me đỏ vi phạm LQT, phân biệt chủng tộc quái đản VN thực hiện hành vi hợp pháp trong trường hợp này, là phòng vệ chính đáng, sau khi được dân

tộc Campuchia nhờ giúp đỡ, quân đội VN đã vượt biên, tấn công Phnômpênh cứu nhân dân Campuchia.+ 1941: Đức tấn công Liên Xô, Liên xô phản công, đẩy Đức quốc xã ra khỏi lãnh thổ, sau đó tấn

công Đông Âu, Tây Âu, Beclin giải phóng Châu Âu khỏi thảm họa diệt chung do phát xít Đức gây ra. trong những trường hợp nhất đinh, các quốc gia riêng lẻ có quyền sử dụng vũ lực để tấn công

những thế lực vi phạm nghiêm trọng LQT. Hành động của VN, Liên Xô không vi phạm LQT, phù hợp với nguyên tắc cơ bản của LQT và đạo đức QT.

5/ Các thuật ngữ pháp lý.+ vũ lực: sử dụng trong khoa học LQT, vũ lực là sử dụng các biện pháp kinh tế, tài chính, ngoại

giao, quân sự, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, quyền con người,… (chưa được ghi nhận trong LQT)

+ Việc sử dụng vũ lực phải diễn ra trong quan hệ quốc tế.+ Hành vi sử dụng vũ lực nhằm chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chính trị của một quốc

gia.

44

Page 45: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Câu 7: Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế?1/ Nguồn gốc, xuất xứ.Sự hình thành và phát triển của nguyên tắc này gắn liên với nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hay đe

dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế và là hệ quả tất yếu của nguyên tắc náy.Trong thực tiễn quốc tế, tranh chấp luôn là khả năng tiềm ẩn, phát sinh từ các mối quan hệ giữa các

quốc gia. Đó thường là hoàn cảnh cụ thể mà trong đó các chủ thể LQT có n~ quan điểm về quyền lợi đã đưa đến việc không thỏa thuận được với nhau về quyền hoặc sự kiện, từ đó làm nảy sinh xung đột, mâu thuẫn. Nguyên nhân xảy ra tranh chấp là sự va chạm xung đột về quyền lợi giữa các quốc gia hoặc nhóm các quốc gia; sự khác biệt về đường lối chính trị, kinh tế giữa các quốc gia hoặc nhóm các quốc gia và cả sự khác biệt về cách nhìn nhận, giải quyết các vấn đề pháp lý quốc tế.

2/ Văn bản ghi nhận.- Hiến chương LHQ tại khoản 3 Điều 2: “Tất cả các Thành viên giải quyết các tranh chấp quốc tế

của họ bằng biện pháp hòa bình, theo cách không làm nguy hại đến hòa bình và an ninh quốc tế, và công lý.”

3/ Nội dung pháp lý.- Tất cả các thành viên của LHQ cũng như tất cả các thành viên của cộng đồng quốc tế phải có

nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình.- Các biện pháp hòa bình mà các thành viên với tư cách là bên tham gia vào tranh chấp quốc tế cần

lựa chọn để giải quyết. Theo Điều 33 Hiến chương LHQ quy định: “Các bên đương sự trong các cuộc tranh chấp, mà việc kéo dài các cuộc tranh chấp ấy có thể đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế, trước hết, phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử dụng những tổ chức hoặc những hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình.”

các biện pháp:+ Đàm phán (ngoại giao trực tiếp).+ Thông qua cơ quan thứ 3: mang tính kiến nghị.+ Thông qua cơ quan tài phán quốc tế

4/ Ngoại lệ.Hoàn toàn không tồn tại bất kỳ ngoại lệ nào.

5/ Thuật ngữ pháp lý.Tranh chấp quốc tế là hoàn cảnh thực tế mà trong đó, các chủ thể tham gia có n~ quan điểm trái

ngược hoặc mâu thuẫn nhau và có n~ yêu cầu, hay đòi hỏi cụ thể trái ngược nhau. Đó là sự không thỏa thuận được với nhau về quyền và sự kiện, đưa đến sự mâu thuẫn, đối lập nhau về quan điểm pháp lý hoặc quyền giữa các bên chủ thể LQT với nhau.

Câu 8: Nguyên tắc không can thiệp với công việc nội bộ của quốc gia khác.1/ Nguồn gốc, xuất xứ.Xuất hiện trong thời kỳ cách mạng tư sản.

2/ Văn bản ghi nhận.- Khoản 7 Điều 2 Hiến chương LHQ: “Không có bất kỳ điều gì trong Hiến chương này cho phép

Liên Hiệp Quốc được can thiệp vào những công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào, hoặc đòi hỏi các Thành viên phải đưa những công việc loại này ra giải quyết theo quy định của Hiến chương; tuy nhiên, nguyên tắc này không liên quan đến việc thi hành những biện pháp cưỡng chế nói ở Chương VII.”

- Nghị quyết về nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ được thông qua 1965 với “Tuyên bố cấm can thiệp vào công việc nội bộ, bảo vệ độc lập và chủ quyền của các quốc gia”.

- Tuyên bố của LHQ về các nguyên tắc của LQT liên quan đến quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia năm 1970.

- Ngoài ra, nguyên tắc này còn được ghi nhện trong nhiều văn bản khác như:

45

Page 46: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

+ Tuyên bố của LHQ về trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa năm 1960.+ Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị các nước Á Phi năm 1955 tại Băng – đung.+ Định ước cuối cùng Henxinki về an ninh hợp tác châu Âu năm 1975.+ Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở VN…

3/ Nội dung pháp lý.Nội dung bao gồm: - Cấm can thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp hoặc đe dọa can thiệp khác nhằm chống lại chủ

quyền, nền tảng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia.- Cấm dùng các biện pháp kinh tế, chính trị và các biện pháp khác để bắt buộc quốc gia khác phụ

thuộc vào mình.- Cấm tổ chức, khuyến khích các phần tử phá hoại hoặc khủng bố nhằm lật đổ chính quyền của

quốc gia khác.- Cấm can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ ở quốc gia khác.- Tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và văn

hóa phù hợp với nguyện vọng của dân tộc.

4/ Ngoại lệ.- Cộng đồng quốc tế có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên, khi các

quốc gia này có hành vi vi phạm nghiêm trọng LQT trong quá trình giải quyết các công việc nội bộ của mình.

VD: hành vi diệt chủng, phân biệt chủng tộc, tiến hành chiến tranh xâm lược…Cộng hòa Nam Phi cũ quyết định 10% da trắng cai trị 90% da đen, tất cả quân đội, cảnh sát đều do

người da trắng nắm giữ. Chế độ Apacthai phân biệt chung tộc: Diệt chủng chính dân tộc mình (Kh’me đỏ). LHQ cấm vận toàn diện đối với Cộng hòa Nam Phi cũ (các loại thể thao của Cộng hòa Nam Phi cũ không được ra nước ngoài thi đấu, các nước khác ko được vào Nam Phi cũ thi đấu.

hình thành Nam Phi mới, biện pháp can thiệp đã dung hòa được mâu thuẫn dân tộc.

5/ Thuật ngữ pháp lý.- Công việc nội bộ:Từ n~ quy định của các văn kiện pháp lý quốc tế có thể thấy công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của

quốc gia là các phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước dựa trên cơ sở của chủ quyền quốc gia, bao gồm toàn bộ n~ hoạt động mang tính chất đối nội, đối ngoại của quốc gia và được tiến hành phù hợp với luật quốc gia cũng như LQT. Chẳng hạn:

- Việc lựa chọn và tiến hành đường lối chính trị và các chính sách kinh tế - văn hóa – xã hội để phát triển đất nước.

- Việc thực hiện đường lối chính sách đối ngoại của nhà nước và thiết lập quan hệ hợp tác với các chủ thể luật quốc tế.

- Việc xây dựng và duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước.- Việc quản lý điều hành hoạt động của xã hội tuân theo quy định của pháp luật quốc gia.

Câu 9: Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác?1/ Nguồn gốc, xuất xứ.Trong LQT hiện đại, các quốc gia là n~ thực thể có chủ quyền, bình đẳng với nhau về chủ quyền,

hành động với tư cách là chủ thể độc lập, k chịu sự can thiệp của các chủ thể khác. Nhưng xu thế tất yêu của tiến trình phát triển quan hệ quốc tế là sự hội nhập, hợp tác trên cơ sở các bên cùng có lợi lại đòi hỏi sự hợp tác chặt ché của các quốc gia. Sự hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trong tất các các lĩnh vực k phụ thuộc vào chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và nhằm duy trì hòa bình, an ninh quốc tế đã được pl hóa.

2/ Văn bản ghi nhận.- Điều 55, 56 Hiến chương LHQ:

46

Page 47: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

+ Điều 55: “Với mục đích nhằm tạo những điều kiện ổn định và tốt đẹp cần thiết để duy trì những quan hệ hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc, dựa trên sự tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc, Liên Hiệp Quốc khuyến khích:

a. nâng cao mức sống, công ăn việc làm đầy đủ và những điều kiện tiến bộ và phát triển trong lĩnh vực kinh tế, xã hội;

b. giải quyết những vấn đề quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, y tế và những vấn đề liên quan khác; và sự hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực văn hóa và giáo dục; và

c. tôn trọng và tuân thủ triệt để các quyền con người và các quyền tự do cơ bản của tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hay tôn giáo.”

+ Điều 56: “Tất cả Thành viên Liên Hiệp Quốc phải cam kết bằng các hành động chung hoặc riêng trong sự nghiệp hợp tác với Liên Hiệp Quốc để đạt được những mục đích ở Điều 55.”

- Tuyên bố về các nguyên tắc của LQT 1970.

3/ Nội dung pháp lý.* Theo Hiến chương LHQ: Nghĩa vụ hợp tác với nhau giữa các thành viên LHQ để thực hiện tôn

chỉ, mục đích của Hiến chương và nghĩa vụ hợp tác với tổ chức LHQ để đạt được n~ mục đích để trên. Các hình thức và mực độ hợp tác tùy thuộc vào chính bản thân các quốc gia, tùy thuộc vào nhu cầu, điều kiện vật chất và khả năng sẵn sàng thích ứng của hệ thống pl trong nước thực thi n~ nghĩa vụ quốc tế mà quốc gia phải gánh vác.

Nghĩa vụ hợp tác còn thể hiện ở việc các quốc gia phải hành động phù hợp với các nguyên tắc của LHQ. Có nghĩa là các quốc gia phải thể hiện nỗ lực giải quyết các vấn đề quốc tế thông qua sự hợp tác, phối hợp với nhau. Ngay cả n~ quốc gia không phải là thành viên của LHQ cũng phải tôn trọng các nguyên tắc của Hiến chương vì điều này cần thiết cho công cuộc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

* Theo Tuyên bố về các nguyên tắc của LQT 1970 quy định cụ thể nội dung của nguyên tắc này:- Quốc gia phải hợp tác với quốc gia khác trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.- Các quốc gia phải hợp tác để khuyến khích sự tôn trọng chung và tuân thủ quyền con người và các

quyền tự do cơ bản khác của cá nhân, thủ tiêu các hình thức phân biệt tôn giáo, sắc tộc, chủng tộc.- Các quốc gia phải tiến hành quan hệ quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, thương mại và

kỹ thuật, công nghệ theo các nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ.- Các quốc gia phải hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa, khoa học, công nghệ nhằm

khuyến khích sự tiến bộ về văn hóa, giao dục, phát triển kinh tế trên toàn thể giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển.

4/ Ngoại lệ.Không có ngoại lệ ngay cả trong chiến tranh, ký hiệp định quân sự, khi vị tấn công phải hợp tác để

chống lại bên thứ 3 nghĩa vụ pháp lý quốc tế bắt buộc.

Câu 10: Nguyên tắc dân tộc tự quyết?1/ Nguồn gốc, xuất xứ.- Xuất phát từ việc tôn trọng quyền của mỗi dân tộc trong việc thiết lập các quan hệ quốc tế, dựa

trên nền tảng chủ quyền dân tộc.- Về phương diện pháp lý, chủ quyền dân tộc là quyền tự quyết định vận mệnh của dân tộc đó trong

đời sống quốc tế, thể hiện ở tổng thể các quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm của mỗi dân tộc, được ghi nhận tại các văn bản pl quốc gia và quốc tế.

Chủ quyền dân tộc được hiện thực hóa trong đời sống quốc tế thông qua quyền dân tộc cơ bản, là quyền vốn cơ của mỗi dân tộc, được LQT ghi nhận và đảm bảo thực hiện:

+ Quyền được độc lập của dân tộc.+ Quyền bình đẳng với các dân tộc khác.+ Quyền tự quyết của dân tộc.+ Quyền được sống trong hòa bình, an ninh, phát triển bền vững.+ Quyền được định đoạt tài nguyên thiên nhiên.

2/ Văn bản ghi nhận.- Hiến chương LHQ:

47

Page 48: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

+ Khoản 2 Điều 1: “Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc và tiến hành những biện pháp phù hợp khác để củng cố hòa bình thế giới”.

+ Cụ thể hóa trong các điều khoản khác của Hiến chương, như Điều 55 gắn mục đích trên với nhiệm vụ nâng cao múc sống, với việc giải quyết các vấn đề quốc tế trong các lính vực kinh tế và xã hội, bảo vệ sức khỏe, giáo dục, văn hóa, tôn trọng các quyền con người,…

- Tuyên bố của LHQ về các nguyên tắc cơ bản của LQT năm 1970 : “Việc thiết lập một nhà nước độc lập có chủ quyền hay tự do gia nhập vào nhà nước độc lập khác hoặc liên kết với quốc gia đó, cũng như việc thiết lập bất cứ chế độ chính trị nào đó do nhân dân tự do quyết định là các hình thức thể hiện quyền dân tộc tự quyết”.

- Ngoài ra, còn được ghi nhận trong các văn bản khác như: Tuyên bố về trao trả độc lập cho các nước và dân tộc thuộc địa năm 1960; 2 Công ước về các quyên dân sự, chính trị, quyền kinh tế - xã hội – văn hóa năm 1966; …

3/ Nội dung pháp lý.- Được thành lập quốc gia độc lập hay cùng với các dân tộc khác thành lập quốc gia liên bang (hoặc

đơn nhất) trên cơ sở tự nguyện.- Tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế, xã hội.- Tự giải quyết các vấn đề đối nội không có sự can thiệp từ bên ngoài,- Quyền của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc tiến hành đấu tranh, kể cả đấu tranh vũ trang để

giành độc lập và nhận sự giúp đỡ và ủng hộ từ bên ngoài, kể cả giúp đỡ về quân sự.- Tự lựa chọn con đường phát triển phù hợp với truyền thồng lịch sử văn hóa, tín ngưỡng, điều kiện

địa lý,… tất cả các quyền nêu trên của mỗi dân tộc đều được các dân tộc và quốc gia khác tôn trọng. Mục

đích: ổn định trật tự pháp lý quốc gia cũng như trật tự pháp lý quốc tế, gây bất ổn, đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế.

4/ Các trường hợp ngoại lệ.Không có.

5/ Thuật ngữ pháp lý.- Dân tộc là thuật ngữ được xác định dùng để chỉ một cộng đồng dân cư cùng cư trú, làm ăn và sinh

sống trong một phạm vi lãnh thổ, địa lý cùng tên.

DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ

Câu 1: Khái niệm dân cư và các bộ phận dân cư?1/ Khái niệm.Theo khoa học LQT, dân cư được hiểu là tổng thể những người cư trú, làm ăn và sinh sống trên

lãnh thổ một quốc gia nhất định và chịu sự điều chỉnh của pl quốc gia này. Địa vị pháp lý của dân cư do LQT và quốc gia quy định.

2/ Các bộ phận dân cư.- Công dân của chính nước đó: chiếm đại đa số trong thành phần dân cư.- Người nước ngoài: người có quốc tịch nước ngoài.+ Nghĩa hẹp: người sinh sống trên quốc gia nhưng không mang quốc tịch của quốc gia đó.+ Nghĩa rộng: người sinh sống trên quốc gia nhưng không mang quốc tịch của quốc gia đó, mang

quốc tịch của nhiều quốc gia khác hoặc người không có quốc tịch. Người có nhiều quốc tịch: có từ 2 quốc tịch trở lên.+ Người có nhiều quốc tịch nước ngoài.+ Người có nhiều quốc tịch nhưng có 1 quốc tịch của nước sở tại. Người không có quốc tịch: địa vị pháp lý thấp kém (do yếu tố khách quan tạo ra).

48

Page 49: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Câu 2: Khái niệm quốc tịch và đặc điểm của mối quan hệ quốc tịch?1/ Khái niệm quốc tịch.Từ phương diện LQT hiện đại, quốc tịch là mối quan hệ pháp lý hai chiều, được xác lập giữa một cá

nhân với một quốc gia nhất định, được thể hiện ở nội dung là tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý tương ứng giữa cá nhân đó và quốc gia mà họ mang quốc tịch.

2/ Đặc điểm của quốc tịch.* Quốc tịch có tính ổn định và bền vững.- Thời gian: từ khi sinh ra đến khi chết đi trừ trường hợp xin thôi quốc tịch, tước quốc tịch.- Không gian: trong lãnh thổ quốc gia và ngoài lãnh thổ quốc gia (thông qua cơ quan đại diện ngoại

giao và cơ quan lãnh sự).

* Quốc tịch có tính cá nhân sâu sắc: là dấu ấn gắn liền với một con người cụ thể với quốc gia và chỉ với cá nhân đó. Khi cá nhân đó chết đi vẫn biết cá thể đó mang quốc tịch nước nào (famous per).

* Quốc tịch vừa có tính quốc tế vừa có tính quốc gia.- Tính quốc tế: một số vấn đề liên quan đến quốc tịch phải điều chỉnh bằng LQT.- Tính quốc gia: một số đặc điểm chỉ điều chỉnh được bằng luật quốc gia, không điều chỉnh được

bằng luật quốc tế.VD: Luật quốc gia: vấn đề cho phép nhập quốc tịch, tước quốc tịch…LQT: giải quyết xung đột pháp luật về quốc tịch các quốc gia phải ký ĐƯQT để giải quyết.TQQT: quốc gia không dẫn độ công dân nước mình cho nước khác xét xử mảng hình sự quốc tế,

đây là vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của LQT.

* Là mối quan hệ mang tính hai chiều, quyền và nghĩa vụ của nhà nước tương xứng với quyền và nghĩa vụ của cá nhân công dân.

3/ Đặc điểm của mối quan hệ quốc tịch.Mối quan hệ pháp luật về quốc tịch xác lập cá nhân và quốc gia có đặc điểm:- Tất yếu được xác lập bằng những cách thức khác nhau. Đối với từng cá nhân, đây là mối quan

hệ pháp luật tồn tại một cách bền vững, ổn định và ràng buộc người đó với nhà nước mà họ là công dân về quyền và nghĩa vụ mang tính hai chiều.

- Đối với mỗi cá nhân, quốc tịch chỉ có ý nghĩa ràng buộc họ với nhà nước mà họ là công dân.- Quốc tịch vừa mang tính quốc tế, vừa là đối tượng điều chỉnh của luật trong nước. Đặc thù này

của mối quan hệ quốc tịch xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa quyền con người và quyền công dân của một cá nhân khi tồn tại trong đời sống xã hội.

Câu 3: Các cách thức hưởng quốc tịch và mất quốc tịch phổ biến theo quy định của pháp luật một số nước?

1/ Xác lập quốc tịch của cá nhân trong mối quan hệ với nhà nước.Mỗi quốc gia có n~ quy định cụ thể về xác lập quốc tịch cho cá nhân là công dân của nước mình.

Việc quy định cụ thể các điều kiện, trình tự, thủ tục, cách thức hưởng và mất quốc tịch trước hết là công việc nội bộ của từng quốc gia. Song các quy định về quốc tịch của quốc gia cần phù hợp với nguyên tắc của LQT và các ĐƯQT mà quốc gia là thành viên.

Ý nghĩa của việc xác lập mối quan hệ quốc tịch:- Đối với từng cá nhân trong xã hội: Xác lập mối quan hệ quốc tịch có ý nghĩa pháp lý cực kỳ quan

trọng đối với từng cá nhân trong xã hội. Quốc tịch là căn cứ, dấu hiệu nói lên sự quy thuộc của cá nhân về một nhà nước nhất định. Sự quy thuộc này đối với cá nhân sẽ đồng nghĩa với việc người đó nhận được các quyền lợi mà nhà nước và pháp luật nước này đảm bảo cho họ được thụ hưởng, đồng thời xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của nhà nước đó đối với việc bảo vệ quyền lợi cho cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng dân cư của quốc gia mà họ là công dân, cũng như trong quan hệ quốc tế mà người đó tham gia nhân danh chính cá nhân họ.

- Đối với nhà nước: xác lập quốc tịch có ý nghĩa thực hiện chủ quyền quốc gia đối với dân cư. Bởi về mặt pháp lý, quốc tịch là căn cứ xác định giới hạn thẩm quyền tài phán của một quốc gia trong các mối

49

Page 50: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

quan hệ pháp luật quốc tế. Đằng sau các mối quan hệ giữa một cá nhân với cá nhân của một quốc gia khác hoặc giữa một cá nhân với nhà nước khác, suy đến cùng chính là quan hệ giữa các nhà nước với nhau. Trong quan hệ đó, ranh giới của chủ quyền giữa các quốc gia trước hết được xác định căn cứ vào yếu tố quốc tịch. Vì dù theo hình thái kinh tế - xã hội nào thì con người cũng phải gắn liên với điều kiện phát triển của một quốc gia, một nhà nước cụ thể.

2/ Hưởng quốc tịch.* Hưởng quốc tịch do sinh ra.- Là cách thức hưởng quốc tịch phổ biến nhất. Các quốc gia sử dụng các nguyên tắc hưởng quốc

tịch so sinh ra không giống nhau, dẫn đến các kết quả pháp lý khác nhau.- Các nguyên tắc hưởng quốc tịch do sinh ra:+ Nguyên tắc quyền huyết thống (jus sanguinis): quy định trẻ em sinh ra sẽ mang quốc tịch của cha,

mẹ, không phụ thuộc và quốc gia nới sinh.VD: các quốc gia Ả Rập áp dụng nguyên tắc này.+ Nguyên tắc quyền nơi sinh (jus soli): quy định trẻ em sinh ra sẽ có quốc tịch của quốc gia nới sinh

mà không phụ thuộc vào quốc tịch của cha mẹVD: Các quốc gia ở Châu Mỹ Latinh sử dụng nguyên tắc này.+ Nguyên tắc hỗn hợp: quy định sử dụng nguyên tắc quyền huyết thống đấu tiên, nếu không đạt kết

quả sẽ sử dụng tiếp nguyên tắc quyền nới sinh (loại bỏ hiện tượng không quốc tịch hoặc đa quốc tịch).

* Hưởng quốc tịch theo sự gia nhập.- Có 3 trường hợp:+ Do xin vào quốc tịch.Trường hợp này dựa trên cơ sở ý chí, nguyện vọng cá nhân của người muốn xin vào quốc tịch. Yếu

tố ý chí ở đây có tính chất quyết định. Vì vậy, pl các quốc gia đều đòi hỏi phải có đơn xin gia nhập quốc tịch của người có nhu cầu.

Trình tự, thủ tục và các điều kiện xin gia nhập quốc tịch được quy định trong pl có liên quan của quốc gia xin gia nhập quốc tịch.

Nhìn chung, pl các nước quy định các điều kiện cơ bản sau:_Phải đạt độ tuổi nhất định._Phải có thời gian sinh sống nhất định tại nước xin nhập quốc tịch;_Phải biết ngôn ngữ của quốc gia xin gia nhập;_Phải có điều kiện sống đảm bảo theo quy định của quốc gia xin gia nhập quốc tịch._Phải có tư cách đạo đức tốt.Quyền quyết định cho nhập quốc tịch: tùy từng quốc gia (VN: Chủ tịch nước).+ Do kết hôn với người nước ngoài.Luật pháp các quốc gia có quy định cụ thể. _người phụ nữ kết hôn với người nước ngoài thì được mang quốc tịch của người chồng (Anh,

Braxin,…)_Quy định việc kết hôn của phụ nữ không làm thay đổi ipso facto quốc tịch của người phụ nữ.Trong Công ước 1957 về quốc tịch của người phụ nữ đi lấy chồng, để bảo đảm sự bình đẳng về

quốc tịch, công ước quy định người phụ nữ có địa vị pháp lý bình đẳng với nam giới trong việc giữ hoặc thay đổi quốc tịch khi kết hôn. Điều 1 Công ước quy định: mỗi quốc gia ký kết thỏa thuận rằng việc kết hôn, ly hôn giữa công dân quốc gia đó với người nước ngoài, việc thay đổi quốc tịch của người chồng trong thời kỳ hôn nhân không ipso facto dẫn đến sự thay đổi quốc tịch của người vợ.

+ Do nhận làm con nuôi người nước ngoài.Pháp luật các nước thừa nhận nguyên tắc pháp lý, trẻ em không có quốc tịch hoặc có quốc tịch nước

khác, khi được người nước ngoài nhận làm con nuôi có thể xin gia nhập quốc tịch của cha hoặc mẹ nuôi, tùy theo từng trường hợp cụ thể.

+ Ngoài ra có thể được nhập quốc tịch trong trường hợp có công trạng lớn, công lao lớn đối với quốc gia đó (VN).

- Nhập quốc tịch mới phải thôi quốc tịch cũ (tùy quy định của từng quốc gia)VN: khi nhập quốc tịch VN phải thôi quốc tịch cũ trừ trường hợp có lợi cho nhà nước VN (cầu thủ,

vận động viên thể thao,…)

50

Page 51: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

* Hưởng quốc tịch theo sự lựa chọn.- Lựa chọn quốc tịch là quyền của người dân được tự do lựa chọn cho mình một quốc tịch hoặc là

giữ nguyên quốc tịch cũ hoặc là nhận quốc tịch của quốc gia hữu quan khác.- Việc lựa chọn quốc tịch phải được thực hiện trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, phù hợp với nguyên

tắc quyền dân tộc tự quyết, bảo đảm tuyệt đối quyền lợi và tài sản của người lựa chọn quốc tịch.- Vấn đề này được điều chỉnh trong các ĐƯQT hữu quan: Hiệp ước Potsdam, Hiệp định 1945 giữa

Liên xô (cũ) với Ba Lan, Hiệp định 1946 giữa Tiệp Khắc (cũ) với Liên Xô (cũ)…- 2 trường hợp:+ Đương sự tự do lựa chọn quốc tịch trong trường hợp đa quốc tịch.+ Sự lựa chọn quốc tịch trong trường hợp chuyển giao lãnh thổ từ quốc gia này sang quốc gia

khác.VD: Ở VN: trong thời hạn 5 năm kể từ ngày Luật quốc tịch có hiệu lực thì những người VN ở nước

ngoài có quyền giữ quốc tịch.VD: Sopanh: mẹ là người Ba Lan, sinh ra và lớn lên ở Ba Lan, đến 17 tuổi thì sang Pháp sinh sống

(Pháp là quê cha). Khi có tranh chấp giữa Pháp và Ba Lan TA giải quyết Sopanh là công dân Ba Lan, dự trên ý nguyện cuối cùng của Sopanh trước khi chết.

VD: Sau chiến tranh, biên giới Ba Lan – Liên Xô (cũ) thay đổi: 1 phần đất của Ba Lan trước đó chuyển sang cho LX và ngược lại. người dân trên hai mảnh đất này có quyền lựa chọn quốc tịch Ba Lan hoặc Liên Xô để tiện cho an ninh và quản lý dân cư: Nếu giữ quốc tịch thì quay về nước, nếu chuyển quốc tịch thì ở giữ nguyên chỗ ở.

* Hưởng quốc tịch theo phục hồi quốc tịch.Áp dụng đối với n~ đối tượng đã mất quốc tịch nhưng mong muốn trở lại quốc tịch quốc gia đó.

* Hưởng quốc tịch theo thưởng quốc tịch.- Có tính hình thức: mang tính chất danh dự, vinh danh cá nhân được hưởng.VD: Phi hành gia vũ trụ thứ 2 thế giới Gecman Titop: đóng góp lớn cho sự phát triển của nhân loại

trong việc chinh phục khoảng không vũ trụ. Sang VN, VN coi ông là công dân danh dự của VN.- Có tính thực chất: được hưởng quyền như công dân nước sở tại.VD: Che – biểu tượng của thế hệ trẻ thế giới, không phân biệt hệ tư tưởng, người Aghentina, có

công với CM CuBa, là một trong 4 tư lệnh được công nhận là công dân CuBa, được hưởng quyền và nghĩa vụ như công dân CuBa.

3/ Mất quốc tịch.* Thôi quốc tịch.- Quốc tịch của một người mất đi khi họ xin thôi quốc tịch theo ý chí và nguyện vọng cá nhân.- Trường hợp này, đương sự phải làm đơn xin thôi quốc tịch gửi lên cơ quan nhà nước có thẩm

quyền.- Điều kiện chủ yếu để xin thôi quốc tịch:+ Đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế hoặc các nghĩa vụ tài chính cho quốc gia mà họ xin thôi quốc

tịch.+ Không phải thi hành các phán quyết dân sự;+ Không bị truy tố hình sự trong thời gian xin thôi quốc tịch.- Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cho thôi quốc tịch, đương sự sẽ không còn là

công dân của quốc gia đó nữa.

* Tước quốc tịch.- Hành vi tước quốc tịch là biện pháp trừng phạt của nhà nước, áp dụng đối với công dân nước

mình, khi họ có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật của quốc gia mà họ mang quốc tịch. Thông thường, do họ phạm n~ tội có tính chất phản quốc hoặc có hành động không xứng đáng với danh hiệu công dân quốc gia nữa.

một biện pháp trừng phạt của nhà nước.

51

Page 52: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

* Đương nhiên mất quốc tịch.Do hoàn cảnh khách quan như: cá nhân tham gia quân đội quốc gia khác, xin gia nhập quốc tịch

nước ngoài,…Mang tính chất tự động chấm dứt quốc tịch.

* Trường hợp cá nhân chết đi.Quan hệ pháp luật quốc tịch giữa cá nhân và nhà nước chấm dứt khi cá nhân đó chết đi, vì có quốc

tịch là quyền nhân thân không thể chuyển dịch cho chủ thể khác.

Câu 4: Các trường hợp ngoại lệ về quốc tịch cá nhân?1/ Người hai quốc tịch.- Hai quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người cùng một lúc là công dân cả hai quốc gia. Là

tình trạng pháp lý gây khó khăn cho thực hiện chủ quyền quốc gia đối với dân cư, gây phức tạp cho quan hệ hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trong các vấn đề về dân cư.

- Người mang hai quốc tịch là nguyên nhân gây ra trở ngại trong việc các nước thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với công dân, đồng thời người hai quốc tịch cũng không có khả năng thực hiện toàn bộ các quyền và nghĩa vụ công dân của họ đối với hai quốc gia mà họ mang quốc tịch.

- Nguyên nhân của tình trạng này:+ Do sự quy định khác nhau về các vấn đề quốc tịch trong pl các nước;+ Do n~ thay đổi về điều kiện thực tế của cá nhân, VD: một người đã có quốc tịch của một quốc gia

mới nhưng vẫn chưa từ bỏ quốc tịch cũ.+ Do hưởng quốc tịch mới từ việc kết hôn với người nước ngoài hoặc được làm con nuôi người

nước ngoài,…- Trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế, các vấn đề phát sinh từ tình trạng người 2 quốc tịch thương

được các quốc gia áp dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu hay nguyên tắc một quốc tịch trong pháp luật quốc gia để giải quyết.

- Theo các ĐƯQT hữu quan, n~ người có hai hoặc nhiều quốc tịch có quyền tự do lựa chọn quốc tịch của một trong các nước tham gia ĐƯQT, trong trường hợp không lựa chọn được quốc tịch thì họ được coi là công dân của nước nơi họ cư trú thường xuyên.

2/ Người không có quốc tịch.- Là tình trạng pháp lý của một cá nhân không có quốc tịch của một nước nào.- Hiện tượng không quốc tịch xuất hiện trong các trường hợp:+ Có sự xung đột pl của các nước về vấn đề quốc tịch.+ Khi một người đã mất quốc tịch cũ nhưng chưa có quốc tịch mới;+ Khi trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ của nước áp dụng riêng biệt nguyên tắc quyền huyết thống

mà cha mẹ là người không có quốc tịch.- Địa vị pháp lý của người không quốc tịch bị hạn chế nhiều so với công dân nước sở tại và người

có quốc tịch nước ngoài. Họ không được hưởng các quyền mà các bộ phận khác của dân cư được hưởng trên cơ sở ĐƯQT giữa các quốc gia hữu quan. Họ cũng không được hưởng sự bảo hộ ngoại giao của bất kỳ nước nào.

- Để khắc phục và hạn chế tình trạng người không quốc tịch, công đồng quốc tế đã ký kết một số ĐƯQT về bảo đảm cho quyền lợi của người không quốc tịch với tư cách các quyền con người cơ bản trong xã hội và đời sống quốc tế.

Câu 5: Vấn đề xác lập quốc tịch của cá nhân trong mối quan hệ với nhà nước ở Việt Nam?Luật quốc tịch VN 2008 quy định:- Điều 13 quy định về những người có quốc tịch VN như sau:“1. Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật

này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.“2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp

luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam.”

52

Page 53: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

- Điều 14. Căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam: “1. Do sinh ra theo quy định tại các điều 15, 16 và 17 của Luật này;2. Được nhập quốc tịch Việt Nam;3. Được trở lại quốc tịch Việt Nam;4. Theo quy định tại các điều 18, 35 và 37 của Luật này;5. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”* Có quốc tịch do sinh ra:- Điều 15. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là công dân Việt Nam    “Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt

Nam thì có quốc tịch Việt Nam.”- Điều 16. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam:“1. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân

Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

2. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.”

- Điều 17. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch:“1. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch,

nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.2. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có

nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.”- Điều 18. Quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam “1. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì

có quốc tịch Việt Nam.2. Trẻ em quy định tại khoản 1 Điều này chưa đủ 15 tuổi không còn quốc tịch Việt Nam trong các

trường hợp sau đây:a) Tìm thấy cha mẹ mà cha mẹ chỉ có quốc tịch nước ngoài;b) Chỉ tìm thấy cha hoặc mẹ mà người đó chỉ có quốc tịch nước ngoài.”

* Nhập quốc tịch.- Điều 19. Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam1. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập

quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân

tộc Việt Nam;c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các

điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.3. Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại

khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.4. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập

quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.5. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm

phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

53

Page 54: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

6. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam.

* Trở lại quốc tịch:- Điều 23. Các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam 1. Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 của Luật này có đơn xin trở lại quốc

tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:a) Xin hồi hương về Việt Nam; b) Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam; c) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; d) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đ) Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;e) Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch

nước ngoài. 2. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm

phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.3. Trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất

5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam. 4. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây, tên gọi này phải

được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.5. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau

đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.6. Chính phủ quy định cụ thể các điều

kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam.

* Mất quốc tịch:- Điều 26. Căn cứ mất quốc tịch Việt Nam 1. Được thôi quốc tịch Việt Nam.2. Bị tước quốc tịch Việt Nam.3. Không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này.4. Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 và Điều 35 của Luật này.5. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.- Điều 27. Căn cứ thôi quốc tịch Việt Nam1. Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể

được thôi quốc tịch Việt Nam.2. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong

những trường hợp sau đây:a) Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá

nhân ở Việt Nam;b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;c) Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;d) Đang bị tạm giam để chờ thi hành án; đ) Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở

chữa bệnh, trường giáo dưỡng.3. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương

hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.4. Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

không được thôi quốc tịch Việt Nam.5. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam.- Điều 31. Căn cứ tước quốc tịch Việt Nam 1. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây

phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

54

Page 55: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

2. Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

- Điều 33. Căn cứ hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam 1. Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này, dù cư trú ở trong

hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà cố ý khai báo không đúng sự thật hoặc giả mạo giấy tờ khi xin nhập quốc tịch Việt Nam thì Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam có thể bị hủy bỏ, nếu được cấp chưa quá 5 năm.

2. Việc hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của vợ hoặc chồng không làm thay đổi quốc tịch Việt Nam của người kia.

Câu 6: So sánh giữa quy định hưởng và mất quốc tịch theo quy định pl của một số nước với VN? Giải thích?

Câu 7: Khái niệm, cơ sở, thẩm quyền và biện pháp bảo hộ công dân?1/ Khái niệm.Bảo hộ công dân là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích của

công dân nước mình ở nước ngoài, khi các quyền và lợi ích này bị xâm hại ở nước ngoài đó (bảo hộ ngoại giao theo nghĩa hẹp), đồng thời bao gồm cả các hoạt động giúp đỡ về mọi mặt mà nhà nước dành cho công dân của nước mình đang ở nước ngoài, kể cả trong trường hợp không có hành vi xâm hại nào tới các công dân của nước này (bảo hộ ngoại giao theo nghĩa rộng).

Theo đó, bảo hộ công dân bao gồm:- Các hoạt động có tính công vụ như: cấp phát hộ chiếu, giấy tờ hành chính- Các hoạt động có tính giúp đỡ như: trợ cấp tài chính cho công dân khi họ gặp khó khăn, phổ biến

các thông tin cần thiết cho công dân nước mình tìm hiểu về nước mà họ có dự định tới vì nguyện vọng cá nhân…

- Các hoạt động có tính phức tạp hơn như: thăm hỏi lãnh sự công dân bị bắt, bị giam hoặc tiến hành các hoạt động bảo vệ và đảm bảo cho công dân nước mình được hưởng những quyền lợi và lợi ích tối thiểu theo quy định của nước sở tại hoặc LQT.

2/ Cơ sở pháp lý bảo hộ công dân.Vấn đề bảo hộ công dân chủ yếu được điều chỉnh tại các ĐƯQT song phương có liên quan và các

tập quán quốc tế được hình thành và áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực này.

3/ Thẩm quyền bảo hộ công dân.Dựa trên cơ sở cơ cấu tổ chức, chức năng và phạm vi hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm

quyền bảo hộ công dân, chia làm hai loại:* Hoạt động bảo hộ công dân của các cơ quan có thẩm quyền ở trong nước.- Do luật quốc gia của nước hữu quan quy định. - Hầu hết các quốc gia đều giao nhiệm vụ theo dõi, thực hiện bảo hộ công dân cho bộ ngoại giao.

Bộ ngoại giao là cơ quan giám sát các hoạt động bảo hộ công dân của các cơ quan đại diện của nước mình ở nước ngoài đồng thời là cơ quan trực tiếp thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các quy định pháp luật mới về bảo hộ ngoại giao, đảm bảo việc bảo hộ ngoại giao luôn được thực hiện có hiệu quả.

Bộ ngoại giao chịu trách nhiệm trước chính phủ về các hoạt động bảo hộ công dân ở trong nước cũng như ngoài nước. Trong trường hợp vấn đề bảo hộ ngoại giao cần giải quyết có liên quan tới các bộ, ngành khác trong chính phủ thì bộ ngoại giao có trách nhiệm phối hợp hoạt động với các bộ, ngành có liên quan để giải quyết và báo cáo lại quốc hội.

- Ngoài ra, có quốc gia còn quy định thẩm quyền này không chỉ thuộc về bộ ngoại giao mà còn thuộc về các cơ quan đặc trách khác nhau của nước mình hoặc vào các thời điểm khác nhau, thẩm quyền bảo hộ công dân ở nước ngoài lại do các cơ quan khác nhau thực hiện.

VD: Luật cơ bản của đặc khi hành chính Hông kong – TQ, Cục nhập cư của đặc khu Hongkong là cơ quan chức năng có thẩm quyền đầu tiên và rộng nhất về bảo hộ công dân, là cơ quan chính ở đặc khu phối hợp với các cơ quan đại diện TQ ở nước ngoài thực hiện công tác bảo hộ công dân.

55

Page 56: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

* Cơ quan có thẩm quyền bảo hộ công dân ở nước ngoài.- Theo nguyên tắc chung, thẩm quyền bảo hộ công dân nước mình ở nước ngoài thuộc về các cơ

quan đại diện ngoại giao – lãnh sự của nước cử đại diện tại nước nhận đại diện.- Khi tiến hành các hoạt động bảo hộ công dân, các cơ quan chức năng có thẩm quyền phải dựa trên

cơ sở pháp lý là các văn bản pháp luật quốc gia về bảo hộ công dân và các điều ước quốc tế về bảo hộ công dân.

hoạt động bảo hộ công dân ở nước ngoài chủ yếu do cơ quan đại diện của nhà nước trong quan hệ đối ngoại ở nước ngoài thực hiện. Trong đó: Cán bộ, nhân viên lãnh sự là người trực tiếp thi hành các hoạt động bảo hộ, từ n~ công việc không gây ảnh hưởng đến nước khác như cấp các giấy tờ hành chính cho đến công việc phức tạp và có ảnh hưởng trực tiếp tới các quốc gia khác, như bảo hộ, giúp đỡ công dân nước mình trước hành vi vi phạm pháp luật quốc tế của nước sở tại, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân trước hành vi xâm hại của nước ngoài khác.

4/ Biện pháp bảo hộ công dân.- Các biện pháp đa dạng:+ Biện pháp đơn giản: cấp hộ chiếu, visa xuất cảnh,…+ Biện pháp phức tạp và có ảnh hưởng tới quan hệ ngoại giao giữa các nước hữu quan: đưa vụ việc

ra tòa án quốc tế hoặc sử dụng các biện pháp có tính chất “răn đe” để bảo hộ công dân.- Việc bảo hộ ngoại giao được tiến hành ở mức độ nào và áp dụng các biện pháp bảo hộ gì phụ

thuộc vào nhiều yếu tố: quyền lợi nào bị vi phạm, mức độ vi phạm, thái độ của nước sở tại, khả năng ảnh hưởng tới quan hệ quốc tế, bối cảnh quốc tế,… Nước thực hiện các hoạt động bảo hộ, tùy theo mức độ của vấn đề về quyền lợi, lợi ích của mình có thể áp dụng tuần tự hoặc đồng thời hoặc lựa chọn các biện pháp bảo hộ cần thiết theo sự đánh giá của mình.

- Biện pháp ngoại giao thường được coi là biện pháp đầu tiên để thực hiện bảo hộ công dân. Cơ sở pháp lý của biện pháp này là nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế.

Biện pháp ngoại giao được thực hiện để bảo hộ công dân có thể thông qua trung gian hòa giải, thương lượng hoặc đàm phán trực tiếp.

- Bên cạnh biện pháp ngoại giao, các quốc gia còn có thể sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế hoặc trừng phạt về ngoại giao đối với nước vi phạm (bao vây, cấm vận, rút cơ quan đại diện ngoại giao và toàn bộ cán bộ của cơ quan về nước hoặc có thể đưa ra TAQT yêu cầu giải quyết).

- Phạm vi các biện pháp bảo hộ phải chịu sự điều chỉnh và giới hạn của LQT. Trong đó giới hạn quan trọng nhất trong việc sử dụng biện pháp bảo hộ là không được sử dụng vũ lực trong bảo hộ ngoại giao.

Câu 8: Khái niệm, phân loại người nước ngoài?1/ Khái niệm.Người nước ngoài là người không mang quốc tịch của quốc gia sở tại.

2/ Phân loại.Có nhiều cách phân loại:- Căn cứ vào quốc tịch thì người nước ngoài bao gồm: người có quốc tịch nước ngoài và người

không có quốc tịch; - Căn cứ vào thời gian cư trú trên lãnh thổ một quốc gia và mối liên hệ với quốc gia đó thì người

nước ngoài được chia thành: người nước ngoài thường trú và người nước ngoài tạm trú tại quốc gia sở tại; - Căn cứ nội dung của quy chế pháp lý dành cho người nước ngoài gồm: những người nước

ngoài được hưởng quy chế ngoại giao và các quy chế tương tự và những người nước ngoài hưởng quy chế dành cho người nước ngoài theo các điều ước quốc tế được ký kết giữa các quốc gia.

Câu 9: Chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài?1/ Cơ sở pháp lý.Về nguyên tắc, quan hệ giữa các quốc gia liên quan đến dân cư được giải quyết theo nguyên tắc

bình đẳng chủ quyền và không phân biệt đối xử, trên cơ sở có đi có lại. Sự bình đẳng giữa các quốc gia

56

Page 57: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

thể hiện ở việc các quốc gia thỏa thuận dành cho thể nhân và pháp nhân của hau những điều kiện và chế độ đối xử ngang bằng trong hoạt động kinh tế, thương mại cũng như những lĩnh vực sinh hoạt khác.

Chế độ pháp lý của người nước ngoài được nước sở tại quy định phù hợp với các nguyên tắc cơ bản, các quy phạm jus cogens của LQT và các ĐƯQT mà nước đó là thành viên.

Các ĐƯQT là cơ sở xác định tổng thể tất cả các quyền và nghĩa vụ mà người nước ngoài được hưởng phù hợp với quy định của pháp luật nước sở tại.

2/ Các chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài.* Chế độ đãi ngộ quốc gia (NT – National treatment).- Người nước ngoài được hưởng những quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa cơ bản như công

dân của nước sở tại, ngoại trừ một số quyền do pháp luật quốc gia của nước đó như không được làm một số nghề cụ thể, không được theo học ở các trường công an, an ninh, quân sự và cơ yếu,…

- Chế độ này thể hiện mối quan hệ giữa người nước ngoài với công dân nước sở tại. - Thực tế, chế độ đãi ngộ như công dân thường được áp dụng cho người nước ngoài cư trú, làm ăn

và sinh sống trên lãnh thổ nước sở tại, có thời hạn lưu trú tương đối ổn định và lâu dài.

* Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN – Most favoured nation).- Chế độ này xác định cho thể nhân và pháp nhân nước ngoài ở nước sở tại được hưởng quyền lợi

và ưu đãi mà các thể nhân và pháp nhân của bất kỳ một nước thứ ba nào đang và sẽ được hưởng trong tương lai.

- Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc biểu hiện việc thừa nhận quyền được đối xử ngang bằng nhau giữa các quốc gia nước ngoài trong mối quan hệ của nước sở tại với các thể nhân và pháp nhân của các nước khác nhau.

- Thực tiễn, chế độ này thường được các quốc gia áp dụng để điều chỉnh các quan hệ thương mại và hàng hải được ghi nhận trong các hiệp định thương mại, hàng hải giữa các quốc gia với nhau.

- Ý nghĩa: có ý nghĩa trong việc tạo thuận lợi về thương mại và các hoạt động kinh tế khác mà không chỉ các quốc gia quan tâm, ngay cả thể nhân, pháp nhân các nước đều hướng đến khi quyết định đến hoạt động, làm ăn, buôn bán hoặc đầu tư ở nước ngoài.

VD: + 1999, VN ký Hiệp định thương mại Việt – MỹMỹ - TQ ký Hiệp định thương mại năm 1990 hàng hóa TQ đến Hòa Kỳ được hưởng thuế suất

4% Mỹ cho VN được hưởng quy chế MFN trong Hiệp định, theo đó thuế hàng VN là 4%.+ Mỹ - TQ thỏa thuận trong tương lai giảm thuế suất xuống còn 2% đương nhiên thuế với hàng

VN trong tương lại cũng giảm xuống còn 2%.

* Chế độ đãi ngộ đặc biệt dành cho người nước ngoài.- Người nước ngoài được hưởng các quyền và ưu đãi đặc biệt mà chính công dân nước sở tại cũng

không được hưởng, đồng thời người nước ngoài không phải chịu trách nhiệm pháp lý mà công dân nước sở tại phải gánh chịu trong các trường hợp tương tự.

- Người nước ngoài chỉ được hưởng chế độ đãi ngộ đặc biệt này trên cơ sở pháp luật quốc gia của nước sở tại hoặc ĐƯQT mà nước này tham gia.

- Thực tiễn quan hệ quốc tế, chế độ đãi ngộ này được áp dụng có tính truyền thống trong quan hệ ngoại giao – quan hệ lãnh sự giữa các quốc gia hoặc quan hệ quốc tế giữa các tổ chức quốc tế với các quốc gia.

Bên cạnh việc hưởng các quyền và lợi ích từ các chế độ đãi ngộ trên thì người nước ngoài phải có nghĩa vụ tôn trọng và tuân tủ nghiêm chỉnh pl nước sở tại, phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của nước này. Trong trường hợp vi phạm pl của nước sở tại, họ sẽ bị xử lý theo quy định của pl nước này hoặc theo các ĐƯQT hữu quan mà nước sở tại tham gia. Trong thời gian sinh sống ở nước sở tại, người nước ngoài tuân thủ pl nước này nhưng họ vẫn không mất mối liên hệ pháp lý với nước mà họ mang quốc tịch. Xuất phát từ cơ sở pháp lý của mối quan hệ này, các quốc gia có quyền bảo hộ ngoại giao đối với công dân của mình sống ở nước ngoài, đồng thời người dân có quyền yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao – lãnh sự của nước mình thực hiện bảo hộ ngoại giao đối với họ trong trường hợp họ bị xâm hại tới quyền và lợi ích ở nước ngoài.

57

Page 58: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Câu 10: So sánh 3 chế độ pháp lý giành cho người nước ngoài? (câu này là tự làm, sai thì chắc không sai nhưng đúng thì không hoàn toàn, còn thiếu thì chắc chắn,

thừa hay không thì không biết ;))* Giống nhau: - Đều là chế độ pháp lý giành cho người nước ngoài.- Ngoài việc hưởng quyền lợi còn phải có nghĩa vụ nhất định, trách nhiệm pháp lý

* Khác nhau:

Tiêu chíChế độ đãi ngộ quốc

giaChế độ đãi ngộ tối huệ

quốcChế độ đãi ngộ đặc biệt

Đối tượng áp dụng

Người nước ngoài đến làm ăn, sinh sống trên lãnh thổ quốc gia khác

Thể nhân và pháp nhân nước ngoài

Đối tượng đặc biệt, chủ yếu là người nước ngoài trong quan hệ ngoại giao, lãnh sự

Quan hệ pl mà chế độ đãi ngộ đó điều chỉnh

Hầu hết các quan hệ trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế (chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa,…)

Chủ yếu là các quan hệ thương mại và hàng hải

Chủ yếu trong quan hệ ngoại giao, quan hệ lãnh sự

Quyền của người nước ngoài so với công dân nước sở tại

Có một số hạn chế như không được làm một số nghề nhất định, ko được theo học ở các trường…

Có hạn chế (tùy theo quyền lợi và ưu đãi mà các thể nhân và pháp nhân của nước thứ ba đang và sẽ được hưởng trong tương lại) tùy theo hạn chế về quyền của các thể nhân và pháp nhân của nước thứ ba đó so với công dân nước sở tại.

Người nước ngoài được hưởng quyền và ưu đãi đặc biệt mà công dân nước sở tại cũng k được hưởng

Ý nghĩa Thể hiện mối quan hệ giữa người nước ngoài với công dân nước sở tại.

Thể hiện việc thừa nhận được đối xử ngang bằng nhau giữa các quốc gia nước ngoài trong mối quan hệ của nước sở tại với các thể nhân và pháp nhân các nước khác nhau.

Câu 11: Khái niệm, phạm vi và điều kiện hưởng cư trú chính trị?1/ Khái niệm.Là việc một quốc gia cho phép n~ người nước ngoài đang bị truy nã tại quốc gia mà họ mang quốc

tịch do n~ hoạt động và quan điểm về chính trị, khoa học và tôn giáo,… được quyền nhập cảnh và cư trú trên lãnh thổ nước sở tại.

2/ Phạm vi những người được hưởng quyền cư trú chính trị.- Nhìn chung, trong hệ thống pl trong nước của các quốc gia đều ghi nhận cơ sở chung để đối tượng

được hưởng quyền cư trú chính trị là các thể nhân bị truy đuổi vì các lý do hoạt động và quan điểm chính trị tại đất nước mình.

- Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948, Tuyên bố về cư trú lãnh thổ năm 1967 quy định: bất kỳ cá nhân nào cũng có quyền yêu cầu cư trú ở nước khác và quyền sử dụng quyền lợi này,

58

Page 59: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

trừ trường hợp người nước ngoài bị truy nã vì tội phạm hình sự, trái với Hiến chương LHQ (Điều 14 Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người 1948).

Không có sơ sở dành cho quyền cư trú cho các cá nhân đã bán rẻ lợi ích của dân tộc mình, bị truy nã vì theo đuổi các lợi ích thấp hèn, vi phạm các nguyên tắc của Hiến chương LHQ.

Tuyên bố của LHQ về cư trú lãnh thổ được thông qua ngày 14/2/1967 khẳng định rõ: “Quyền cư trú chính trị cần được trao cho n~ người đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Các nước cần phải giúp đỡ những người này để họ có thể nhập cảnh, không trục xuất, cưỡng bức họ trở về nước mà họ đang bị truy nã. Các nước không được trao quyền cư trú cho n~ kẻ phạm tội ác quốc tế, trước hết là tội ác chống hòa bình và tội ác chiến tranh. Các nước phải đảm bảo an ninh cho người cư trú chính trị trên lãnh thổ của mình”.

- Quyền cư trú không giành cho:+ Những cá nhân phạm tội ác quốc tế (tội ác chiến tranh, tội ác diệt chủng,…)+ Những cá nhân tội phạm hình sự quốc tế, thực hiện các hành vi tội phạm có tính chất quốc tế như

không tặc, buôn bán ma túy và các chất hướng thần…+ Những kẻ tội phạm hình sự mà việc dẫn độ được quy định trong các ĐƯQT song phương hoặc đa

phương về dẫn độ.+ Những cá nhân có hành vi trái với mục đích và nguyên tắc của Hiên chương LHQ.

3/ Điều kiện được hưởng cư trú chính trị.- Phải là cá nhân.- Đang bị truy nã tại quốc gia mà họ mang quốc tịch do n~ hoạt động, quan điểm chính trị, khoa

học, tôn giáo,…- Được quốc gia thừa nhận quyền cư trú chính trị chấp nhận và cho phép cá nhân đó nhập cảnh và

cư trú trên lãnh thổ của quốc gia đó.- Đương sự phải có đơn xin cư trú đến cơ quan có thẩm quyền của quốc gia hữu quan, theo trình tự

và thủ tục được quy định trong pháp luật của nước này.- Không thuộc vào nhưng trường hợp mà quyền cư trú không giành cho đối tượng đó theo quy định

của LQT và pl của nước sở tại.

4/ Một số đặc điểm khác của cư trú chính trị.- Việc chấp nhận và cho phép một người nước ngoài được cư trú trên lãnh thổ nước mình là thẩm

quyền riêng biệt của mỗi quốc gia, chủ yếu xuất phát từ lý do nhân đạo.- Người nước ngoài được quyền cư trú chính trị không bị buộc phải gia nhập quốc tịch của nước sở

tại. Họ được hưởng n~ quyền ngang với người nước ngoài khác, đang sinh sống ở nước sở tại.- Quốc gia cho phép cư trú chính trị phải có nghĩa vụ bảo đảm an ninh cho người được cư trú chính

trị, bảo đảm họ không bị dẫn độ hoặc trục xuất theo yêu cầu của quốc gia mà họ là công dân.- Quyền cư trú được công nhận rộng rãi là quyền phát sinh trên cơ sở chủ quyền quốc gia và có tính

chất chính trị tuyệt đối.

Câu 15: Phân biệt cư trú chính trị và các trường hợp cư trú khác?

59

Page 60: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

LÃNH THỔ TRONG LUẬT QUỐC TẾ

Câu 1: Định nghĩa và phân loại lãnh thổ?1/ Định nghĩa:Lãnh thổ quốc tế là toàn bộ trái đất, bao gồm các bộ phận cấu thành là vùng đất, vùng nước, vùng

trời và vùng lòng đất, để cả khoảng không vũ trụ và các hành tinh.

2/ Phân loại.- Lãnh thổ quốc gia: đây là bộ phận lãnh thổ thuộc chủ quyền quốc gia nhất định. Quốc gia có

quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổ của mình theo đúng quy định của LQT.- Lãnh thổ quốc tế: là bộ phận lãnh thổ thuộc sở hữu chung của cộng đồng quốc tế, có quy chế pháp

lý quốc tế. Lãnh thổ quốc tế bao gồm vùng biển quốc tế, vùng trời quốc tế, vùng đáy biển quốc tế, khoảng không quốc tế và các hành tinh, Châu Nam Cực.

- Lãnh thổ có quy chế hỗn hợp: là bộ phận lãnh thổ mà quy chế pháp lý của chúng bao gồm cả các quy định của quy chế pháp lý quốc gia và các quy định của quy chế pháp lý quốc tế. Vùng lãnh thổ này bao gồm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của quốc gia có biển.

- Lãnh thổ quốc gia được sử dụng quốc tế: bộ phận lãnh thổ quốc gia nhưng có vị trí địa lý, kinh tế, chính trị,… quan trọng. Vì vậy chúng được sử dụng quốc tế, có tính khu vực hoặc toàn cầu. Vùng lãnh thổ này bao gồm kênh quốc tế và sông quốc tế.

Câu 2: Định nghĩa và các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia?1/ Định nghĩa.Theo LQT, lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất, bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời,

vùng lòng đất, thuộc chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối, hoàn toàn riêng biệt hoặc hoàn toàn đầy đủ của một quốc gia. Lãnh thổ quốc gia là toàn vẹn và bất khả xâm phạm.

2/ Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia.* Vùng đất quốc gia: bao gồm đất liên của lục địa và các đảo của quốc gia thuộc chủ quyền hoàn

toàn và tuyết đối của chúng. - Các vùng nước nội địa như ao, hồ, sông ngòi,… thuộc quy chế pháp lý của vùng đất liên.- Vùng nước biên giới được sử dụng là biên giới thiên nhiên. VD: sông Cửu Long (VN – TQ), LQG và LQT quy định trong Hiệp định đường biên giới 1999 về

đường biên giới quốc gia trên bộ giữa VN và TQ.VD: vùng nước Ngũ Hồ giữa Mỹ và Canada: quy chế pháp lý không chỉ do một quốc gia quy định

mà cả 2 nước xác định trong một Hiệp định dành cho 2 quốc gia.- Quốc gia quần đảo: được cấu thành bởi nhiều hoàn đảo, quần đảo gần nhau.VD: Philippin với 17.000 đảo; Indonexia: 24.000 đảo- Lãnh thổ kín: lãnh thổ quốc gia nằm gọn trong lãnh thổ quốc gia khác, không có đường ra biển.VD: Tây Ban Nha có Lavia nằm gọn trong lãnh thổ Pháp, không có đường ra biển.- Lãnh thổ hình giẻ quạt: bao gồm đất liền, lòng đất, nước nằm trong hình giẻ quạt.VD: Liên Xô cũ, Canada- Lãnh thổ Bắc Cực: n~ quốc gia giáp Bắc cực.- Lãnh thổ hải ngoại: Hawai quần đảo ở Thái Bình Dương thuộc Mỹ

* Vùng nước:- Là tất cả vùng nước nằm phía trong đường biên giới quốc gia trên biển của quốc gia có biển bao

gồm:+ Vùng nội thủy: có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia+ Vùng lãnh hải: thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia ven biển.

* Vùng trời quốc gia: là khoảng không bao trùm lên vùng đất, vùng nước của quốc gia, và thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của chính quốc gia này. Do đặc điểm đặc biệt nhạy cảm của vùng lãnh thổ này nên phải xác lập chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt.

60

Page 61: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

* Vùng lòng đất: là vùng đất nằm dười vùng đất và vùng nước của quốc gia, LQT mặc nhiên thừa nhận vùng lãnh thổ này chạy tới tận tâm trái đất và chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia.

Câu 3’: Chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ?Gồm hai phương diện:- Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ.- Xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ (câu 3’’).1/ Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ.Một quốc gia có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối với lãnh thổ của mình. Chủ quyền đó gọi

là quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ.* Nội dung của quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ được thể hiện ra ở hai phương

diện:# Phương diện quyền lực.- Đây là sự tồn tại và phát triển của hệ thống cơ quan nhà nước với các hoạt động nhằm thực hiện

quyền lực bao trùm lên tất cả các lĩnh vực của đời sống một quốc gia.- Quyền lực này mang tính hoàn toàn, riêng biệt, không chia xẻ với bất cứ quốc gia nào khác và là

chủ quyền thiêng liên của từng quốc gia. Tất cả dân cư và hoạt động diễn ra trên lãnh thổ quốc gia đề thuộc về quyền lực này.

- Quốc gia thực hiện quyền tài phán của mình đối với người và tài sản trong phạm vi lãnh thổ một cách không hạn chế (trừ trường hợp vì lợi ích của toàn cộng đồng hay vì lợi ích của một số quốc gia nhất định và ý chí chủ quyền của nhân dân).

- Trên phạm vi lãnh thổ quốc gia được quyền tiến hành mọi hoạt động với điều kiện các hành vi đó không bị LQT cấm. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành các hoạt động hợp pháp, quốc gia cũng phải lưu ý đến một nguyên tắc có tính tập quán là không sử dụng chủ quyền lãnh thổ của mình làm thiệt hại đến chủ quyền lãnh thổ của quốc gia khác.

- Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ không loại trừ các ngoại lệ đã xuất hiện trong thực tiễn quan hệ quốc tế như không áp dụng luật nước mình đối với các công dân nước ngoài trên lãnh thổ của mình (viên chức ngoại giao – lãnh sự) hoặc ko loại bỏ hiệu lực của luật nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ của mình nếu điều này được quy định trong luật quốc gia cũng như trong ĐƯQT. Ngược lại hiệu lực của các cơ quan quyền lực tư pháp có thể được mở rộng ra ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia nếu luật nước sở tại và ĐƯQT hữu quan cho phép.

- Đi đôi với việc thực hiện chủ quyền lãnh thổ, quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng và bảo đảm quyền bất khả xâm phạm lãnh thổ của quốc gia khác. Nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ có một số nội dung:

+ Cấm đe dọa dùng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực để chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ;+ Biên giới quốc gia là ổn định và bất khả xâm phạm;+ Không sử dụng lãnh thổ quốc gia khi không có sự đồng ý của quốc gia đó;+ Không cho quốc gia khác sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại nước thứ ba.

# Phương diện vật chất.- Môi trường tự nhiên của quốc gia – đất đai, nước, không gian, rừng, khoáng sản, tài nguyên vùng

lòng đất… là nội dung vật chất của lãnh thổ quốc gia và thuộc về quốc gia trong phạm vi được giới hạn bởi đường biên giới quốc gia.

- Quốc gia có quyền sở hữu một cách đầy đủ, trọn vẹn trên cở sở phù hợp với lợi ích của cộng đồng dân cư sống trên vùng lãnh thổ đó và phù hợp với các quyền dân tộc cơ bản. Mọi sự thay đổi hoặc định đoạt liên quan đến số phận của một vùng đất nào đó của lãnh thổ quốc gia phải dựa trên quyền dân tộc tự quyết mới được coi là hợp pháp.

- Trong trường hơp thuê lãnh thổ quốc gia thì vùng lãnh thổ cho thuê vẫn là một bộ phận lãnh thổ quốc gia của nước cho thuê. Nước thuê lãnh thổ có quyền áp dụng quyền tài phán của mình (không phải chủ quyền) phù hợp với thỏa thuận được ghi nhận giữa hai bên.

* Quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia.- Quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp với nguyện vọng của cộng

đồng dân cư sống trên lãnh thổ mà không có sự can thiệp từ bên ngoài, dưới bất kỳ hình thức nào;

61

Page 62: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

- Quyền tự do lựa chọn phương hướng phát triển đất nước, thực hiện n~ cải cách kinh tế - xã hội phù hợp với các đặc điểm của quốc gia. Các quốc gia có nghĩa vụ phải tôn trọng sự lựa chọn này;

- Quyền tự quy định chế độ pháp lý đối với từng vùng lãnh thổ của quốc gia;- Quyền sở hữu hoàn toàn đối với tất cả tài nguyên thiên nhiên trong lãnh thổ của mình;- Thực hiện quyền tài phán đối với mọi công dân, tổ chức, kể cả các cá nhân, tổ chức nước ngoài

trong phạm vi lãnh thổ quốc gia (trừ trường hợp pháp luật quốc gia hoặc ĐƯQT mà quốc gia tham gia hoặc ký kết có quy định khác);

- Quyền của quốc gia áp dụng các biện pháp cưỡng chế, điều chỉnh, kiểm soát hoạt động của các pháp nhân và người nước ngoài, kể cả các trường hợp quốc hữu hóa, tịch thu, trưng thu tài sản của tổ chức, cá nhân nước ngoài có bồi thường hoặc không có bồi thường;

- Quyền quyết định sử dụng, thay đổi lãnh thổ phù hợp với pl và lợi ích của cộng đồng dân cư sống trên phần lãnh thổ đó.

2/ Xác lập chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

Câu 3’’: Phương thức xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ?* Điều kiện pháp lý để xác lập hợp pháp danh nghĩa chủ quyền lãnh thổ của quốc gia.- Việc xác lập này phải dựa vào các phương thức thu đắc lãnh thổ hợp pháp. Một phương thức thụ

đắc lãnh thổ được coi là hợp pháp khi nó được tiến hành trên một đối tượng lãnh thổ phù hợp. Chủ thể xác lập danh nghĩa chủ quyền phải có tư cách quốc gia và được thực hiện theo đúng cách thức mà LQT về thụ đắc lãnh thổ đòi hỏi.

- Xác lập chủ quyền lãnh thổ cần phải dựa trên quyền dân tộc tự quyết của cư dân sống trên phần lãnh thổ được thụ đắc, bởi việc xác lập chủ quyền lãnh thổ không chỉ dựa trên một phương thức duy nhất.

* Thụ đắc lãnh thổ bằng phương thức chiếm cứ hữu hiệu.- Chiếm cứ hữu hiệu được hiểu là hành động của một quốc gia nhằm mục đích thiết lập và thực

hiện quyền lực của mình trên một lãnh thổ vốn không phải là bộ phận của lãnh thổ quốc gia với ý nghĩa thụ đắc lãnh thổ đó.

- Đối tượng lãnh thổ được áp dụng phương thức thụ đắc hữu hiệu là lãnh thổ đó vô chủ hoặc lãnh thổ bị bỏ rơi.

+ Lãnh thổ vô chủ:_Lãnh thổ phải không có người ở vào thời điểm quốc gia thực hiện việc chiếm cứ;_Lãnh thổ này chưa từng thuộc quyền sở hữu của bất cứ một quốc gia nào vào thời điểm quốc gia

chiếm cứ thực hiện việc chiếm cứ lãnh thổ đó.+Lãnh thổ bị bỏ rơi: là kết quả của cả hai yếu tố về hai phương diện vật chất (đó là sự vắng mặt của

một sự quản lý thật sự trên lãnh thổ) và tâm lý (là ý định từ bỏ lãnh thổ của quốc gia đã từng là người chủ của lãnh thổ đó), cụ thể:

_Lãnh thổ này không còn là đối tượng điều chỉnh, áp dụng của pl quốc gia nữa;_Quốc gia từ bỏ duy trì đời sống kinh tế, khai thác tiềm năng kinh tế hoặc trong lãnh thổ như không

tiến hành thu thuế, khai thác tài nguyên, khoáng sản,…_Quốc gia xóa bỏ các thiết chế quản lý trên lãnh thổ;_Quốc gia không thực hiện các hoạt động bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, từ bỏ việc bảo hộ lợi ích của

cư dân sống trên lãnh thổ;- Hành động chiếm cứ hữu hiệu luôn được thực hiện bởi cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức

công được nhà nước ủy quyền. - Nội dung của chiến cứ hữu hiệu:+ Đó phải là sự chiếm cứ hợp pháp (đúng đối tượng và bằng biện pháp hòa bình). Mọi hành vi sử

dụng vũ lực chiếm cứ một lãnh thổ đã có chủ đều bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế.+ Phải có sự chiếm cứ thực sự. Biểu hiện cụ thể của hành vi chiếm cứ thực sự là đưa công dân của

nước mình tới định cư trên lãnh thổ mới, thiết lập trên đó bộ máy quản lý hành chính, chính thức đưa vào bản đồ quốc gia vùng lãnh thổ mới đó…

+ Chiếm cứ phải liên tục, hòa bình trong một thời gian dài không có tranh chấp;+ Việc chiếm cứ lãnh thổ phải được thực hiện với mục đích nhằm tạo ra một danh nghĩa chủ quyền

lãnh thổ.

62

Page 63: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

- Là phương thức thụ đắc lãnh thổ có giá trị pháp lý cao.

* Phương thức thụ đắc lãnh thổ dựa trên sự chuyển nhượng tự nguyện.- Đây là sự chuyển giao một cách hòa bình danh nghĩa chủ quyền trên một lãnh thổ từ quốc gia này

sang quốc gia khác thông qua nhiều hình thức như qua ĐƯQT, qua trao đổi, mua bán. Phương thức này chuyển cho người chủ mới một danh nghĩa hợp pháp.

Câu 4: Định nghĩa và các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia?1/ Định nghĩa.Biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ của quốc gia này với lãnh thổ của quốc gia khác

hoặc với các vùng mà quốc gia có quyền chủ quyền trên biển. Ranh giới này hoặc là đường ranh giới được ghi nhận trên bản đồ và được đánh dấu trên thực địa

hoặc là mặt thẳng đứng đi quan đường ranh giới nói trên xác định giới hạn bên ngoài của lãnh thổ quốc gia. Đây chính là giới hạn không gian của quyền lực tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ.

2/ Các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia.- Biên giới trên bộ: là đường biên giới được xác định trên đất liền, trên đảo, trên sông, hồ, kênh,

biển nội địa,… Biên giới trên bộ phổ biến được quy định trong các ĐƯQT giữa các nước hữu quan (trừ một số trường hợp ngoài lệ) và một số ĐƯQT đặc biệt hoặc các quyết định của cơ quan tài phán quốc tế khi các bên hữu quan đồng ý.

- Biên giới trên biển: là đường vạch ra để phân định vùng lãnh hải của quốc gia với vùng biển tiếp liên mà quốc gia ven bờ có quyền chủ quyền với vùng nội thủy, lãnh hải của quốc gia khác có bờ biển đối diện hay kề bên bờ biển của quốc gia này.

+ Trong trường hợp vùng biển của quốc gia là độc lập, không có sự chồng lấn với vùng biển của quốc gia khác.

+ Trong trường hợp chồng lấn: đường biên giới quốc gia trên biển sẽ được xác định giữa các quốc gia có liên quan và được ghi nhận trong ĐƯQT.

- Biên giới trên không và biên giới trong lòng đất: Được LQT thừa nhận chung dưới dạng TQQT trên cơ sở đường biên giới trên bộ, trên biển.

Câu 5: Nguyên tắc xác định biên giới quốc gia trên bộ?

Câu 6: Nguyên tắc xác định biên giới quốc gia trên biển?* Nguyên tắc thỏa thuận: Thỏa thuận là một nguyên tắc cơ bản, có tính tập quán của luật quốc tế, trong giải quyết các tranh

chấp quốc tế. Khi hai quốc gia có bờ biển đối diện hay tiếp giáp nhau và có các danh nghĩa pháp lý chồng nhau thì họ phải có nghĩa vụ đàm phán một cách thiện chí và có ý định thực sự đạt tới một kết quả thực định. Các bên được tự do thỏa thuận với điều kiện các thỏa thuận đạt được không vi phạm các nguyên tắc mệnh lệnh của luật quốc tế (nguyên tắc jus cogens), hay làm tổn hại đến quyền lợi chính đáng của nước thứ ba.

* Nguyên tắc trung tuyến hay cách đều: Điều 15 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 quy định việc áp dụng nguyên tắc này cho

vùng lãnh hải vì tính chất gần bờ của chúng sẽ không làm sai lệch nhiều đường trung tuyến (cách đều), gây ra những kết quả không công bằng. Phương pháp đường trung tuyến được sử dụng để vạch một con đường xuất phát, đường đàm phán và xem xét. Sau đó, căn cứ vào các hoàn cảnh hữu quan, đường trung tuyến thuần túy sẽ được điều chỉnh để đi đến một giải pháp công bằng.

* Nguyên tắc phân định công bằng: Công bằng trong phân định là xem xét, cân nhắc tất cả các hoàn cảnh hữu quan như: hình dạng bờ

biển, đảo, luồng hàng hải, tài nguyên… để tìm ra một giải pháp mang lại công bằng chứ không phải là sự áp dụng máy móc, khắt khe một loại các quy tắc, nguyên tắc hình thức. Muốn đạt được kết quả công bằng cần phải áp dụng, điều chỉnh các quy tắc và nguyên tắc công bằng của luật phân định biển phù hợp với thực tế và các hoàn cảnh hữu quan của khu vực phân định, trong đó các yêu tố địa lý là trọng điểm xem xét của quá trình phân định.

* Nguyên tắc áp dụng các dàn xếp tạm thời:

63

Page 64: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Nguyên tắc này được quy định tại một số điều khoản trong Công ước luật biển 1982. Tại khoản 3 Điều 74 về hoạch định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau quy định: “Trong khi chờ ký kết thỏa thuận ở khoản 1, các quốc gia hữu quan, trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn và không phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai đoạn quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến hoạch định cuối cùng”. Như vậy, nguyên tắc này chủ yếu áp dụng trong thời kỳ quá độ khi các quốc gia đang trong quá trình thỏa thuận để phân định các vùng biển.

Câu 7: Quá trình xác định biên giới quốc gia trên bộ?* Hoạch định biên giới quốc gia.- Khái niệm: Là quá trình các bên cùng thỏa thuận xác định phương hướng, vị trí, tính chất của

đường biên giới trên văn bản điều ước, kèm theo các tài liệu cần thiết và bản đồ mô tả chi tiết đường biên giới theo thỏa thuận. Đây là giai đoạn quan trọng với n~ hoạt động pháp lý nhằm xác định vị trí, hướng đi của đường biên giới và thống nhất các nguyên tắc xác định biên giới và lựa chọn các yếu tố tạo nên một đường biên giới hoàn chỉnh.

- Cách thức tiến hành: Toàn bộ việc hoạch định phải được tiến hành trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của nhau, bình đẳng, các bên cùng có lợi. Để tiến hành giai đoạn này, các bên thường thành lập và ủy quyền cho cơ quan thay mặt mình tiến hành công việc gọi là ủy ban liên hợp hoạch định biên giới hai nước.

- Điều ước quốc tế về hoạch định biên giới do ủy ban này dự thảo phải được nguyên thủ quốc gia hoặc đại diện toàn quyền của nguyên thủ quốc gia đứng ra ký kết và được cơ quan cơ thẩm quyền theo đúng hiến pháp của mỗi bên phê chuẩn.

- Phương pháp hoạch định là thông qua đám phán và các con đường hòa bình khác. Nếu có tranh chấp các bên không tự giải quyết được phải nhờ đến bên thứ ba, kể cả thông qua con đường đàm phán quốc tế.

- Yêu cầu của hoạch định biên giới:+ Phải đưa ra được các nguyên tắc để làm cơ sở cho việc xác định đường biên giới.+ Các điểm được lựa chọn để xác định vị trí, hướng đi của đường biên giới phải rõ ràng, tránh mơ

hồ hay gây khó dễ, gây tranh chấp cho quá trình phân giới, cắm mốc sau này. Yêu cầu việc lựa chọn phải vừa đạt độ chính xác cao, vừa phù hợp với các yếu tố địa hình thực tế.

- Hình thức hoạch định:+ Hoạch định biên giới mới: ở đây, loại biên giới tự nhiên và biên giới nhân tạo là hai loại chủ yếu

được áp dụng để xác định biên giới mới. Biên giới tự nhiên: đa dạng, có thể được xác định dựa theo địa hình thực tế (núi, sông, hồ…). Mỗi

địa hình cụ thể có nguyên tắc xác định khác nhau. VD: địa hình sông biên giới có thể được xác định dựa trên bờ sống, đường trung tuyến của sông hay nguyên tắc Thalweg… Địa hình núi thì có thể theo các sống núi, đường phân thủy,…

Biên giới nhân tạo, bao gồm:_Biên giới thiện văn: biên giới được xác định theo các đường kinh tuyến, vĩ tuyến._Biên giới hình học: là đường biên giới được xác định bằng các đường hình học hoặc các đường

thẳng nối hai điểm xác định, hay đường vòng cung mà tâm điểm và bán kinh đã được thỏa thuận.+ Sử dụng các đường ranh giới đã có (nguyên tắc Uti possidetis).

* Phân giới và cắm mốc thực địa.- Phân giới là quá trình thực địa hóa đường biên giới trong hiệp định. Đây là công việc mang tính

vật chất, cụ thể để đưa đường biên giới được hoạch định trong các văn bản và bản đồ ra thực địa, cố định nó bằng các mốc dấu quốc giới với các phương pháp kỹ thuật đo đạc chính xác.

- Việc cắm mốc có thể tiến hành theo phương pháp cuốn chiếu (phân giới đến đâu cắm mốc đến đó) hoặc phân giới xong mới thực hiện cắm mốc.

- Các mốc dấu biên giới đóng vai trò là cơ sở để xác định vị trí, hướng đi của đường biên giới trên thực địa. Vì thế yêu cầu mức độ chính xác của các mốc dấu rất cao và hai bên phải cùng làm.

- Căn cứ vào địa hình cụ thể, cột mốc biên giới thường đặt tại:+ Mỗi cửa khẩu;

64

Page 65: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

+ Các điểm chuyển hướng trọng yếu của đường biên giới, ở đỉnh núi, chân núi hoặc các địa điểm quan trọng;

+ Các điểm trên đường quốc lộ, đường Fe, sông, suối mà đường biên giới cắt ngang qua…- Đối với mỗi cột mốc được xây dựng đều phải lập hồ sơ cột mốc. Mỗi khi cần sửa chữa, thay đổi,

phục hồi hay hủy bỏ mốc dấu biên giới đều phải do hai bên thỏa thuận cùng tiến hành nhưng ko được làm thay đổi hướng đi của đường biên giới đã được hoạch đinh, phân vạch, cắm mốc chính thức.

- Kết thúc quá trình cắm mốc trên thực địa, Ủy ban hỗn hợp phải lập bản đồ về biên giới kèm theo hiệp định về biên giới để các quốc gia ký kết hay phê chuẩn.

- Trường hợp đường biên giới quốc gia đã được hoạch định, phân giới nhưng do nguyên nhân nào đó, cần phải kiểm tra lại hoặc vạch lại cho phù hợp với địa hình thực tế đã thay đổi thì người ta chỉ cần phân giới lại từng đoạn, ít có trường hợp phân giới lại toàn tuyến.

Câu 8: Chế độ pháp lý biên giới quốc gia?1/ Cơ sở hình thành chế độ pháp lý biên giới quốc gia.- Do pl trong nước và do các ĐƯQT về biên giới mà quốc gia đó ký kết với các nước láng giềng có

chung đường biên giới quy định. Các điều ước về biên giới bao giờ cũng là n~ điều ước vô thời hạn.

2/ Nội dung.Qua quy định của pl quốc gia và ĐƯQT có thể thấy chế độ biên giới của một nước gồm:- Những nguyên tắc và quy định chung về biên giới quốc gia;- Quy chế biên giới như quy chế qua lại, hoạt động ở khu vực biên giới, quy chế sử dụng nguồn

nước, sử dụng sống suối biên giới, khai thác tài nguyên… ở vùng biên giới;- Quy chế quản lý, bảo vệ biên giới;- Quy chế giải quyết các tranh chấp nảy sinh ở khu vực biên giới.Về nguyên tắc, n~ vấn đề biên giới – lãnh thổ luôn thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan

trung ương như QH, Chính phủ, theo nguyên tắc có đi có lại và tôn trọng sự bất khả xâm phạm của biên giới quốc gia.

Mọi việc kiểm soát biên phòng, hải quan, kiểm tra vệ sinh dịch tễ, thú y, kiểm dịch thực vật… ở của khẩu nước nào thì theo quy định của pl nước đó (trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác).

Ngoài ra, các nước đều có quy định chặt chẽ quy chế bảo vệ biên giới quốc gia, chống lại các hành vi xâm nhập biên giới bất hợp pháp cũng như trừng trị nghiêm khắc các hành vi xâm phạm quy chế biên giới. Cùng với việc quy định, mỗi quốc gia đều đặc biệt chú trọng việc thực hiện quy chế bảo vệ biên giới quốc gia.

thực tế, chế độ pháp lý biên giới càng đầy đủ, tỷ mỉ thì việc xây dựng, phát triển, bảo vệ đường biên giới càng có hiệu lực, góp phần củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị và sự hợp tác lâu dài giữa các nước làng giềng ở từng khu vực và khi có tranh chấp lãnh thổ hay biên giới thì nghĩa vụ của các quốc gia là phải giải quyết những tranh chấp ấy bằng biện pháp hòa bình.

Câu 10: Các trường hợp đặc biệt về lãnh thổ quốc gia?1/ Bắc cực.* Khái quát.- Là một bộ phận của Trái đất, có nhiều nước tiếp giáp là Nga, Mỹ, Canada, Na Uy, Đan Mạch,

Thụy Điển, Phần Lan và Aixolen.- Tháng 5/1925, Canada chính thức tuyên bố khu vực Bắc cực thuộc Canada là bộ phận cấu thành

lãnh thổ Canada, Canada có chủ quyền trên các vùng đất và đảo ở khu vực này.- Năm 1916, Chính phủ Nga trong công hàm gửi cho các nước đồng mình và láng giềng đã thông

báo việc sáp nhập các đảo, các vùng đất nằm ở khu vực phía bắc bờ biển châu Âu và châu Á của nước Nga vào lãnh thổ của Nga.

- Đan Mạch chiếm hữu phần Tây Nam của đảo Groenland trong thời gian 100 năm. - Một số nước khác cũng tuyên bố chủ quyền của mình đối với phần đất Bắc cực trên cở sở của

thuyết lãnh thổ kế cận (áp dụng riêng cho vùng Bắc cực với tên gọi là “Thuyết những khu vực của Bắc cực”) và sự thỏa thuận của các quốc gia hữu quan.

* Chế độ pháp lý Bắc cực.

65

Page 66: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Chế độ pháp lý của từng vùng biển Bắc cực riêng biệt được đánh giá riêng, xuất phát từ thực tế hình thành trật tự pháp luật đã được công nhận từ lâu trên cơ sở các lợi ích quân sự, kinh tế, chính trị và các lợi ích khác của các nước Bắc cực.

Hiện nay, quá trình quốc tế hóa Bắc cực đã đạt được kết quả nhất định, cụ thể là sự thành lập Hội đồng Bắc cực được thông qua tại Ottaoe năm 1996. Thành viên của Họi đồng Bắc cực gồm Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Hà Lan, Na Uy, Nga, Thụy Điển, Mỹ (các nước Bắc cực) và Hiệp hội những người thiểu số bản xứ ở Bắc cực, Xiberi, Viễn đông.

2/ Nam cực.* Khái quát.- Bao gồm châu Nam cực, các đảo tiếp giáp với châu Nam cực và các phần của Thái Bình Dương,

Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương ở khu vực Nam cực với diện tích khoảng 50 km2.- Có nhiều quốc gia đưa ra yêu sách để thiết lập danh nghĩa chủ quyền lãnh thổ:+ Sắc lệnh Hoàng gia Anh vào năm 1908, 1917 quy định các đảo và lãnh thổ nằm giữa kinh tuyến

tay 200 và 500 từ vĩ tuyến 560 xuống phía nam là “vùng phụ thuộc” thuộc quyền quản lý của Thủ tướng – toàn quyên thuộc địa Anh ở đảo Falklend.

+ Pháp đưa yêu sách lãnh thổ tại Nam cực vào năm 1924, khi vùng đất Adel được tuyên bố nằm dưới quyền quản lý của Thống trưởng toàn quyền Madagaska. Năm 1938, Pháp tuyên bố chủ quyền của mình đối với vùng đất này và cuối cùng vào năm 1955 tuyên bố thành lập lãnh thổ hải ngoại của Pháp bao gồm Pawen, Amstecdam, Kvoze, Kergenlen.

+ Một số nước như Chi Lê (tuyên bố 1940), Achentina (1940) cũng có yêu sách đối với Nam cực. -Cùng với các yêu sách là sự xuất hiện của học thuyết “Khu vực Nam cực” mà đỉnh của khu vực

này là điểm cực Nam, đường ranh giới bên cạnh là các kinh tuyến, đáy là bờ biển của các nước tiếp giáp hoặc là đường vĩ tuyến.

* Chế độ pháp lý quốc tế Nam cực.- Cơ sở pháp lý: Hiệp ước về Nam cực 1959 xác lập chế độ pháp lý quốc tế của Nam cực. Cùng với

đó là các ĐƯQT khác có mối quan hệ với hiệp ước Nam cực và các biện pháp có hiệu lực trong khuôn khổ các hiệp ước nêu trên (Công ước bảo vệ tài nguyên sinh vật biển của Nam cực 1980, Công ước về điều chỉnh nghiên cứu các tài nguyên khoáng sản Nam cực 1988…) tạo thành hệ thống các hiệp ước về Nam cực để điều chỉnh chế độ pháp lý quốc tế Nam cực.

- Đoạn 1 Điều 1 Hiệp ước về Nam cực 1959: “Nam cực được sử dụng chỉ hoàn toàn vào mục đích hòa bình. Nghiêm cấm các hoạt động mang tính chất vũ trang như xây dựng các căn cứ, công trình quân sự, không được phép tiến hành các hoạt động vũ trang cũng như việc thử bất cứ loại vũ khí nào”.

Như vậy, Nam cực và các vùng trong giới hạn 60 vĩ độ nam là vùng được sử dụng vào mục đích hòa bình. Điều 5 của CƯ nghiêm cấm làm phát nổ vũ khí hạt nhân và nghiêm cấm việc thải các chất phóng xạ xuống khu vực biển Nam cực.

Đối với các yêu sách lãnh thổ của các nước: CƯ không làm ảnh hưởng gì cũng k công nhận nó.Để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở Nam cực: thành lập UB bảo vệ tài nguyên sinh vật biển Nam

cực (Theo CƯ 1980), UB tài nguyên khoáng sản Nam cực (theo CƯ về điều chỉnh nghiên cứu các tài nguyên khoáng sản Nam cực 1988).

Câu 11: Khái niệm, quy chế pháp lý của vùng nội thủy?1/ Khái niệm:- Điều 8 Công ước 1982 quy định: “1. Trừ trường hợp đã được quy định ở Phần IV, các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở của

lãnh hải thuộc nội thủy của quốc gia.2. Khi một đường cơ sở thẳng được vạch ra theo đúng phương pháp được nói ở Điều 7 gộp vào nội

thủy các vùng nước trước đó chưa được coi là nội thủy, thì quyền đi qua không gây hại nói trong Công ước vẫn được áp dụng ở các vùng nước đó.”

- Một quốc gia có thể có một hay nhiều vùng nước nội thủy với các chế độ pháp lý khác nhau như: nội thủy, nội thủy trong đó quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền được tôn trọng:

66

Page 67: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

+ Nội thủy: các vùng nước nằm bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải, tiếp liền với bờ biển như Vịnh, cửa sông,… là nội thủy đích thực, tại đó không tồn tại quyền qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài:

+ Nội thủy trong đó quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền được tôn trọng: nội thủy trong đó cho phép tàu thuyền nước ngoài có quyền qua lại vô hại, là vùng nước có các đường hàng hải quốc tế đi quan mà trước đó chưa được coi là nội thủy, nhưng do việc xác định đường cơ sở thẳng, vùng nước này trở thành nội thủy, và quyền qua lại vô hại vẫn được duy trì để đảm bảo lưu thông hàng hải quốc tế vẫn phát triển bình thường, không bị trở ngại.

- Vùng nước hoặc vịnh lịch sử là các vùng biển, không phải là nội thủy nhưng do tính chất lịch sử của mình, chúng được hưởng quy chế nội thủy. Một vịnh được coi là lịch sử phải thỏa mãn 3 điều kiện sau đây:

+ Quốc gia ven biển thực hiện một cách thực sự chủ quyền của mình trên đó;+ Việc sử dụng vùng biển trên được thực hiện một cách liên tục, hòa bình, lâu dài.+ Có sự công nhận của cộng đồng quốc tế bằng sự chấp nhận công khai hoặc sự im lặng ko phản

đối của các quốc gia quan tâm, nhất là các quốc gia láng giềng và có quyền lợi tại vùng biển này.VD: Hiệp định về vùng nước lịch sử ký ngày 7/7/1982 tại tp.HCM giữa CHXHCNVN và CHND

Campuchia quy định một “vùng nước lịch sử chung” căn cứ vào các điều kiện lịch sử, địa lý, kinh tế và quốc phòng. Vùng này được giới hạn bởi các bờ biển Hà Tiên và Kampot, đảo Phú Quốc và các đảo ngoài khơi Thổ Chu và Poulo Wai. Vùng này được hai bên coi như đặt dưới chế độ nội thủy và có chế độ quản lý chung về đánh cá, tuần tra và kiểm soát trong khi chờ đợi việc giải quyết đường biên giới trên biển trong vùng nước lịch sử.

2/ Quy chế pháp lý của vùng nội thủy.- Tính chất chủ quyền: trong nội thủy quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối.- Chế độ qua lại của tàu thuyền:+ Mọi sự ra vào của tàu thuyền cũng như phương tiện bay nước ngoài trên vùng trời nội thủy đều

phải xin phép.Tàu thuyền thương mại vào các cảng biển quốc tế trên cơ sở nguyên tắc tự do thông thương và có đi

có lại.Tàu thuyền nhà nước dùng vào mục đích không thương mại và tàu thuyền quân sự phải xin phép.

Các thủ tục xin phép cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động tại nội thủy của mỗi quốc gia được điều chỉnh bởi quy định của Luật biển quốc tế và LQG.

- Quyền tài phán của quốc gia ven biển:+ Khi hoạt động trong nội thủy nếu tàu thuyển nước ngoài có sự vi phạm, quốc gia ven biển có

quyền thực hiện quyền tài phàn dân sự. + Đối với tàu thuyền được hưởng quyền miễn trừ như tàu thuyền nhà nước dùng vào mục đích phi

thương mại và tàu thuyền quân sự nước ngoài vi phạm, quốc gia ven biển có quyền buộc tàu thuyền đó rời khỏi vùng nội thủy của mình và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà tàu mang cờ trừng trị các vi phạm đó. Quốc gia mà tàu mang cờ chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại do hành vi phạm pháp của tàu thuyền đó gây ra.

+ Đối với các vi phạm hình sự và dân sự trên tàu thuyền nước ngoài, luật áp dụng là luật của quốc gia mà tàu mang cờ. Quốc gia ven biển chỉ can thiệp:

_Nếu hành vi phạm tội do một người ngoài thủy thủ đoàn thực hiện;_Nếu thuyền trưởng yêu cầu chính quyền sở tại can thiệp;_Nếu hậu quả của nó ảnh hưởng tới an ninh trật tự của cảng.

Câu 12: Khái niệm, quy chế pháp lý của lãnh hải?1/ Khái niệm.Lãnh hải là vùng biển nằm giữa vùng nước nội thủy và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và

quyền tài phàn quốc gia. Ranh giới của lãnh hải được xác định theo Công ước luật biển 1982 như sau:- Điều 3 về chiều rộng của lãnh hải: “Mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của

mình; chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước.”

67

Page 68: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

- Điều 4 về ranh giới phía ngoài của lãnh hải: “Ranh giới phía ngoài của lãnh hải là một đường mà mỗi điểm ở trên đường đó cách điểm gần nhất của đường cơ sở một khoảng cách bằng chiều rộng của lãnh hải.”

Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là đường biên giới quốc gia trên biển.

2/ Xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải.* Đường cơ sở thông thường:Đường cơ sở thông thường dùng để tính chiều rộng của lãnh hải của một quốc gia chính là ngấn

nước thủy triều thấp nhất dọc theo bờ biển như được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận. Đối với các đảo được cấu tạo bằng san hô hoặc các đảo có đá ngầm ven bờ bao quanh, phương pháp đường cơ sở thông thường cũng được áp dụng.

Việc xác định đường cơ sở thông thường được quy định tại Công ước luật biển 1982 như sau:- Điều 5 về đường cơ sở thông thường: “Trừ khi có quy định trái ngược của Công ước, đường cơ

sở thông thường dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển, như được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận.”

- Điều 6 về các mỏm đá (recifs): “Trong trường hợp những bộ phận đảo cấu tạo bằng san hô hoặc các đảo có đá ngầm ven bờ bao quanh, thì đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước triều thấp nhất ở bờ phía ngoài cũng của các mỏm đá, như đã được thể hiện trên các hải đồ được quốc gia ven biển chính thức công nhận.”

Ưu điểm của phương pháp này là phản ánh đứng đường bờ biển của các nước và hạn chế bớt sự mở rộng các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia.

Hạn chế chủ yếu là rất khó áp dụng đối với các bờ biển khúc khuỷu, phức tạp.

* Đường cơ sở thẳng.Đường cở sở thẳng được xác định tại Điều 7 Công ước luật biển 1982 như sau:“1. Ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc

theo bờ biển, phương pháp đường cơ sở thẳng nối liền các điểm thích hợp có thể được sử dụng để kẻ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

2. Ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ và những đặc điểm tự nhiên khác, các điểm thích hợp có thể được lựa chọn dọc theo ngấn nước triều thấp nhất có chuyển dịch vào phía trong bờ, các đường cơ sở đã được vạch ra vẫn có hiệu lực cho tới khi các quốc gia ven biển sửa đổi đúng theo Công ước.

3. Tuyến các đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển, và các vùng biển ở bên trong các đường cơ sở này phải gắn với đắt liền đủ đến mức đạt được chế độ nội thủy.

4. Các đường cơ sở thẳng không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạn lúc nổi lúc chìm, trừ trường hợp ởđó có những đèn biển hoặc các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt nước hoặc việc vạch các đường cơ sở thẳng đó đã được sự thừa nhận chung của quốc tế.

5. Trong những trường hợp mà phương pháp kẻ đường cơ sở thẳng được áp dụng theo khoản 1, khi ấn định một sốđoạn đường cơ sở có thể tính đến những lợi ích kinh tế riêng biệt của khu vực đó mà thực tế và tầm quan trọng của nó đã được một quá trình sử dụng lâu dài chứng minh rõ ràng.

6. Phương pháp đường cơ sở thẳng do một quốc gia áp dụng không được làm cho lãnh hải của một quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế.”

Ngoài ra, Công ước luật biển 1982 còn quy định về việc kết hợp các phương pháp để xác định đường cơ sở tại Điều 14 về sự kết hợp các phương pháp để vạch đường cơ sở: “Quốc gia ven biển, tùy theo hoàn cảnh khác nhau, có thể vạch ra các đường cơ sở theo một hay nhiều phương pháp được trù định ở các điều nói trên.”

Điều 15 quy định về việc hoạch định ranh giới lãnh hải giữa các quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc đối diện nhau: “Khi hai quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc đối diện nhau, không quốc gia nào được quyền mở rộng lãnh hải ra quá đường trung tuyến mà mọi điểm nằm trên đó cách đều các điểm gần nhất của các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia, trừ khi có sự thỏa thuận ngược lại. Tuy nhiên, quy định này không áp dụng trong trường hợp do có những danh nghĩa lịch sử hoặc có các hoàn cảnh đặc biệt khác cần phải hoạch định ranh giới lãnh hải của hai quốc gia một cách khác.”

68

Page 69: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

3/ Quy chế pháp lý của lãnh hải.* Tính chất chủ quyền: trong lãnh hải, quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ. Chủ quyền trên

lãnh hải không phải là tuyệt đối do sự thừa nhận quyền qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài qua lãnh hải. Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng một cách hoàn toàn và riêng biệt đến vùng trời trên lãnh hải cũng như đến đáy và lòng đất dưới đáy của vùng biển này. Trong vùng trời bên trên lãnh hải không tồn tại quyền qua lại không gây hại cho các phương tiện bay.

* Chế độ qua lại của tàu thuyền.- Kn: Theo truyền thống qua lại không gây hại là một quyền mang tính tập quán, quyền này được

thừa nhận vì lợi ích phát triển, hợp tác, kinh tế và hàng hải của cả cộng đồng cũng như của từng quốc gia. Đi qua không gây hại được hiểu là việc đi qua nhưng không làm phương hại đến hòa bình, an ninh, trật tự hay lợi ích của quốc gia ven biển.

Điều 18 Công ước luật biển 1982 quy định về nghĩa của thuật ngữ “Đi qua” (Passage):“1. “Đi qua” là đi ở trong lãnh hải, nhằm mục đícha) Đi ngang qua nhưng không đi vào nội thủy, không đậu lại trong một vũng tàu hoặc một công

trình cảng ở bên ngoài nội thủy; hoặcb) Đi vào hoặc rời khỏi nội thủy, hoặc đậu lại hay rời khỏi một vũng tàu hay một công trình cảng

trong nội thủy.2. Việc đi qua phải liên tục và nhanh chóng. Tuy nhiên, việc đi qua bao gồm cả việc dừng lại và thả

neo, nhưng chỉ trong trường hợp gặp phải những sự cố thông thường về hàng hải hoặc vì một trường hợp bất khả kháng hay mắc nạn hoặc vì mục đích cứu giúp người, tàu thuyền hay phương tiện bay đang lâm nguy hoặc mắc nạn.”

- Các hoạt động không liên quan đến việc đi qua mà tàu thuyền nước ngoài khi đi quan lãnh hải không được tiến hành được quy định tại Điều 19 Công ước 1982 về nghĩa của thuật ngữ “đi qua không gây hại” (Passage inoffensif):

“1. Việc đi qua là không gây hại, chừng nào nó không làm phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển. Việc đi qua không gây hại cần phải được thực hiện theo đúng với các quy định của Công ước và các quy tắc khác của pháp luật quốc tế.

2. Việc đi qua của một tàu thuyền nước ngoài bị coi như phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển, nếu như ở trong lãnh hải, tàu thuyền này tiến hành một trong bất kỳ hoạt động nào sau đây:

a) Đe dọa hoặc dùng vũ lục chống lại chính quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của quốc gia ven biển hay dùng mọi cách khác trái với các nguyên tắc của pháp luật quốc tế đã được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc;

b) Luyện tập hoặc diễn tập với bất kỳ kiểu loại vũ khí nào;c) Thu nhập tình báo gây thiệt hại cho quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven biển;d) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện bay;e) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện quân sự;f) Tuyên truyền nhằm làm hại đến quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven biển;g) Xếp hoặc dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu trái với các luật và quy định về hải

quan, thuế khóa, y tế hoặc nhập cư của quốc gia ven biển;h) Gây ô nhiễm cố ý và nghiêm trọng, vi phạm Công ước;i) Đánh bắt hải sản;j) Nghiên cứu hay đo đạc;k) Làm rối loạn hoạt động của mọi hệ thống giao thông liên lạc hoặc mọi trang thiết bị hay công

trình khác của quốc gia ven biển;l) Mọi hoạt động khác không trực tiếp quan hệ đến việc đi qua.”- Các quốc gia ven biển không được phép đặt điều kiện cho các tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh

hải của mình phải xin phép hoặc thông báo trước. Đi qua không gây hại tồn tại đồng thời với chủ quyền quốc gia trong lãnh hải nhưng không làm mất đi chủ quyền đó.

- Đối với tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác, quy định tại Điều 20 Công ước luật biển 1982: “Ở trong lãnh hải, tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác buộc phải đi nổi và phải treo cờ quốc tịch.”

69

Page 70: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

- Đối với tàu thuyền nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân và tàu thuyền chuyên chở các chất phóng xạ hay các chất vốn nguy hiểm hoặc độc hại tại Điều 23 Công ước 1982 : “Các tàu thuyền nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân cũng như các tàu thuyền chuyên chở các chất phóng xạ hay các chất khác vốn nguy hiểm hay độc hại, khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải, buộc phải mang đầy đủ các tài liệu và áp dụng những biện pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định của các điều ước quốc tế đối với loại tàu thuyền đó.”

- Các quốc gia viên biển có thể định ra các luật và quy định liên quan đến việc đi qua không gây hại theo quy định tại Điều 21 Công ước luật biển 1982:

“1. Quốc gia ven biển có thể định ra, phù hợp với các quy định của Công ước và các quy tắc khác của pháp luật quốc tế, các luật và quy định liên quan đến việc đi qua không gây hại ở trong lãnh hải của mình về các vấn đề sau đây:

a) An toàn hàng hải và điều phối giao thông đường biển;b) Bảo vệ các thiết bị và các hệ thống bảo đảm hàng hải và các thiết bị hay công trình khác;c) Bảo vệ các đường giây cáp và ống dẫn;d) Bảo tồn tài nguyên sinh vật biển;e) Ngăn ngừa những sự vi phạm các luật và quy định của quốc gia ven biển liên quan đến việc đánh

bắt;f) Gìn giữ môi trường của quốc gia ven biển và ngăn ngừa, hạn chế, chế ngự ô nhiễm môi trường;g) Nghiên cứu khoa học biển và đo đạc thủy văn;h) Ngăn ngừa những sự vi phạm các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư của

quốc gia ven biển;2. Các luật và quy định này không áp dụng đối với cách thiết kế, việc đóng hoặc đối với trang bị

của tàu thuyền nước ngoài, nếu chúng không có ảnh hưởng gì đến các quy tắc hay quy phạm quốc tế được chấp nhận chung.

3. Quốc gia ven biển công bố theo đúng thủ tục các luật và quy định này.4. Khi thực hiện quyền đi qua không gây hại ở trong lãnh hải tàu thuyền nước ngoài phải tuân thủ

các luật và quy định này, cũng như tất cả các quy định quốc tế được chấp nhận chung có liên quan đến việc phòng ngừa đâm va trên biển.”

- Các quốc gia ven biển có quyền ấn định các tuyến đường, quy định việc phân chia các luồng giao thông dành cho tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải của mình . Các tuyến được này được định ra phải phù hợp với các quy định của Công ước luật biển năm 1982 và LQT.

Điều 22 Công ước luật biển 1982 quy định về các tuyến đường và cách bố trí phân chia luồng giao thông ở trong lãnh hải như sau:

“1. Quốc gia ven biển khi cần bảo đảm an toàn hàng hải có thể đòi hỏi tàu thuyền nước ngoài đi qua không gây hại trong lãnh hải của mình phải đi theo các tuyến đường do mình ấn định và phải tôn trọng các cách bố trí phân chia các luồng giao thông do mình quy định nhằm điều phối việc qua lại các tàu thuyền.

2. Đặc biệt, đối với các tàu xi-teec (navires-citernes), các tàu có động cơ chạy bằng năng lượng hại nhân và các tàu chở các chất hay các nguyên liệu phóng xạ hoặc các chất khác vốn nguy hiểm hay độc hại, có thể bị bắt buộc chỉ được đi theo các tuyến đường này.

3. Khi ấn định các tuyến đường và quy định cách bố trí phân chia luồng giao thông theo điều này, quốc gia ven biển lưu ý đến:

a) Các kiến nghị của tổ chức quốc tế có thẩm quyền;b) Tất cả các luồng lạch thường được sử dụng cho hàng hải quốc tế;c) Các đặc điểm riêng của một số loại tàu thuyền và luồng lạch;d) Mật độ giao thông.4. Quốc gia ven biển ghi rõ các tuyến đường và các cách phân chia luồng giao thông nói trên lên

hải đồ và công bố theo đúng thủ tục.”- Trong trường hợp có vi phạm, đe dọa hòa bình an ninh, trật tự của quốc gia ven biển, quốc gia

này hoàn toàn có thể sử dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền của mình, kể cả biện pháp tạm thời đình chỉ quyền đi qua không gây hại. Việc tạm thời đình chỉ này chỉ có hiệu lực sau khi đã được công bố theo đúng thủ tục và trong thực hiện không có sự phân biệt đối xử gì về mặt pháp lý hay về mặt thực tế giữa các tàu thuyền nước ngoài.

70

Page 71: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

* Quyền tài phán trong lãnh hải.# Quyền tài phán dân sự.- Điều 28 Công ước luật biển 1982 quy định về quyền tài phán dân sự đối với tàu thuyền nước

ngoài như sau:“1. Quốc gia ven biển không được bắt một tàu nước ngoài đang đi qua lãnh hải phải dừng lại hay

thay đổi hành trình của nó để thực hiện quyền tài phán dân sự của mình đối với một người ở trên con tàu đó.

2. Quốc gia ven biển không thể áp dụng các biện pháp trừng phạt hay biện pháp bảo đảm (mesures conservatoires) về mặt dân sự đối với con tàu này, nếu không phải vì những nghĩa vụ đã cam kết hay các trách nhiệm mà con tàu phải đảm nhận trong khi đi qua hoặc để được đi qua vùng biển của quốc gia ven biển.

3. Khoản 2 không đụng chạm đến quyền của quốc gia ven biển áp dụng các biện pháp trừng phạt hay bảo đảm về mặt dân sự do luật trong nước của quốc gia này quy định đối với tàu thuyền nước ngoài đang đậu trong lãnh hải hay đang đi qua lãnh hải, sau khi đã rời nội thủy.”

Quốc gia ven biển không được bắt tàu nước ngoài đang đi qua lãnh hải phải dừng lại thay đổi lịch trình của nó để thực hiện quyền tài phán dân sự của mình đối với một con người trên tàu đó nhưng quốc gia này lại có quyền áp dụng mọi biện pháp trừng phạt hay đảm bảo về mặt dân sự mà luật trong nước mình quy định đối với tàu nước ngoài đang đậu trong lãnh hải hay đi qua lãnh hải, sau khi rời khỏi nội thủy.

# Quyền tài phán hình sự:- Điều 27 Công ước luật biển năm 1982 quy định về quyền tài phán hình sự trên một tàu nước

ngoài như sau:“1. Quốc gia ven biển không được thực hiện quyền tài phán hình sự của mình ở trên một tàu nước

ngoài đi qua lãnh hải để tiến hành việc bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm sau một vụ vi phạm hình sự xảy ra trên con tàu trong khi nó đi qua lãnh hải, trừ các trường hợp sau đây:

a) Nếu hậu quả của vụ vi phạm đó mở rộng đến quốc gia ven biển;b) Nếu vị vi phạm có tính chất phá hoại hòa bình của đất nước hay trật tự trong lãnh hải;c) Nếu thuyền trưởng hay một viên chức ngoại giao hoặc một viên chức lãnh sự của quốc gia mà

tàu mang cờ yêu cầu sự giúp đỡ của các nhà đương cục địa phương hoặcd) Nếu các biện pháp này là cần thiết để trấn áp việc buôn lậu chất ma túy hay các chất kích thích.2. Khoản 1 không đụng chạm gì đến quyền của quốc gia ven biển áp dụng mọi luật pháp mà luật

trong nước mình qui định nhằm tiến hành các việc bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm ở trên con tàu nước ngoài đi qua lãnh hải, sau khi rời khỏi nội thủy.

3. Trong những trường hợp nêu ở các khoản 1 và 2, nếu thuyền trưởng yêu cầu, quốc gia ven biển phải thông báo trước về mọi biện pháp cho một viên chức ngoại giao hay cho một viên chức lãnh sự của quốc gia mà tàu mang cờ và phải tạo điều kiện dễ dàng cho viên chức ngoại giao hay viên chức lãnh sự đó tiếp xúc với đoàn thủy thủ của con tàu. Tuy nhiên trong trường hợp khẩn cấp, việc thông báo này có thể tiến hành trong khi các biện pháp đang được thi hành.

4. Khi xem xét có nên bắt giữ và các thể thức của việc bắt giữ, nhà đương cục địa phương cần phải chú ý thích đáng đến các lợi ích về hàng hải.

5. Trừ trường hợp áp dụng phần XII hay trong trường hợp có sự vi phạm các luật và quy định được định ra theo đúng phần V, quốc gia ven biển không được thực hiện một biện pháp nào ở trên một con tàu nước ngoài khi nó đi qua lãnh hải nhằm tiến hành bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm sau một vụ vi phạm hình sự xảy ra trước khi con tàu đi vào lãnh hải mà không đi vào nội thủy.”

Theo đó, luật không có quy định quyền tài phàn hình sự của quốc gia ven biển đối với một tàu nước ngoài đi qua lãnh hải để tiến hành việc bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm sau một vụ vi phạm hình sự xảy ra trên con tàu trong khi nó đi qua lãnh hải; nhưng quốc gia ven biển có thể thực hiện quyền tài phán nếu hậu quả của vụ vi phạm đó mở rộng đến quốc gia ven biển; vụ vi phạm đó có tính chất phá hoại hòa bình, an ninh, trật tự của quốc gia ven biển; thuyền trưởng hay viên chức lãnh sự hoặc ngoại giao của quốc gia mà tàu mang cờ yêu cầu; và biện pháp này là cần thiết để trấn áp việc buôn lậu chất ma túy hay kích thích.

Quốc gia ven biển có thể áp dụng mọi biện pháp mà luật trong nước mình quy định nhằm tiến hành việc bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm đối với con tàu nước ngoài đi qua lãnh hải, sau khi rời khỏi

71

Page 72: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

nội thủy. Ngược lại đối với một vụ vi phạm hình sự xảy ra trước khi con tàu xuất phát từ một càng nước ngoài, đi vào lãnh hải mà không đi vào nội thủy thì quốc gia ven biển không can thiệp.

# Đối với tàu quân sự và các tàu khác của nhà nước dùng vào những mục đích không thương mại:

- Về định nghĩa “tàu chiến” theo Điều 29 Công ước luật biển 1982: “Trong Công ước, tàu chiến là mọi tàu thuyền thuộc lực lượng vũ trang của một quốc gia và mang dấu hiệu bên ngoài đặc trưng của các tàu thuyền quân sự thuộc quốc tịch nước đó; do một sĩ quan hải quân phục vụ quốc gia đó chỉ huy, người chỉ huy này có tên trong danh sách các sĩ quan hay trong một tài liệu tương đương; và đoàn thủy thủ phải tuân theo các điều lệnh kỷ luật quân sự.”

- Đối với tàu chiến không tuân thủ các luật và quy định của quốc gia ven biển (Điều 30 CƯ): “ Nếu một tàu chiến không tôn trọng các luật và quy định của quốc gia ven biển có liên quan đến việc đi qua trong lãnh hải và bất chấp yêu cầu phải tuân thủ các luật và quy định đó đã được thông báo cho họ, thì quốc gia ven biển có thể đòi chiếc tàu đó rời khỏi lãnh hải ngay lập tức.”

- Điều 31 về trách nhiệm của quốc gia mà tàu mang cờ đối với hành động của một tàu chiến hay một tàu khác của Nhà nước: “Quốc gia mà tàu mang cờ chịu trách nhiệm quốc tế về mọi tổn thất hoặc về mọi thiệt hại gây ra cho quốc gia ven biển do một tàu chiến hay bất kỳ tàu thuyền nào khác của Nhà nước dùng vào những mục đích không thương mại vi phạm các luật và quy định của quốc gia ven biển có liên quan đến việc đi qua lãnh hải hay vi phạm các quy định của Công ước hoặc các quy tắc khác của pháp luật quốc tế.”

- Điều 32 về các quyền miễn trừ của các tàu chiến và các tàu khác của Nhà nước dùng vào những mục đích không thương mại: “Ngoài những ngoại lệ đã nêu ở Tiểu mục A và ở các Điều 30 và 31, không một quy định nào của Công ước đụng chạm đến các quyền miễn trừ mà các tàu chiến và các tàu khác của Nhà nước dùng vào những mục đích không thương mại được hưởng.”

Theo đó, các tàu quân sự và các tàu khác của nhà nước không dùng vào mục đích thương mại được hưởng quyền miễn trừ tài phán hình sự và tài phán dân sự nhưng các quốc gia mà tàu mang cờ phải chịu trách nhiệm trước các vi phạm do chúng gây ra trong lãnh hải của quốc gia ven biển.

Câu 13: Khái niệm, chế độ pháp lý vùng tiếp giáp lãnh hải?1/ Khái niệm.Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, tại đó quốc gia

ven biển thực hiện các thẩm quyền có tính riêng biệt và hạn chế đối với các tàu thuyền nước ngoài.

2/ Chế độ pháp lý.- Sự tồn tại của vùng tiếp giáp lãnh hải trong thực tiễn nhằm:+ Ngăn ngừa n~ vi phạm đối với các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trên

lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.+ Trừng trị những hành vi vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hoặc

trong lãnh hải của mình.- Vùng tiếp giáp lãnh hải không thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều

rộng lãnh hải và bộ phận đặc thù của vùng đặc quyền kinh tế.- Tại vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia ven biển có thẩm quyền đối với các hiện vật có tính lịch sử

và khảo cổ nằm trên đáy biển của vùng tiếp giáp lãnh hải mà không có sự thỏa thuận của mình là sự vi phạm các luật và quy định của quốc gia ven biển ở trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.

Câu 14: Khái niệm, chế độ pháp lý đối với vùng đặc quyền kinh tế?1/ Khái niệm.Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới

chế độ pháp lý riêng quy định trong Phần V – Công ước luật biển năm 1982.Điều 57 CƯ quy định về chiều rộng của vùng này như sau: “Vùng đặc quyền về kinh tế không

được mở rộng ra quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.”

2/ Chế độ pháp lý.

72

Page 73: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng biển đặc thù, trong đó thể hiện sự cân bằng giữa “các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển” với “các quyền và quyền tự do của các quốc gia khác”.

* Quyền, quyền tài phán và nghĩa vụ của quốc gia ven biển.- Theo quy định của Điều 56 CƯ luật biển 1982, trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển

có các quyền, quyền tài phán và nghĩa vụ như sau:“1. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có:a) Các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên

nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.

b) Quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc:i. Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình;ii. Nghiên cứu khoa học về biển;iii. Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;c) Các quyền và các nghĩa vụ khác do Công ước quy định.2. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, khi thực hiện các quyền và làm các nghĩa vụ của mình theo

Công ước, quốc gia ven biển phải tính đến các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác và hành động phù hợp với Công ước.

3. Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nêu trong điều này được thực hiện theo đúng phần VI.”

- Tính đặc quyền của quốc gia ven biển thể hiện trong việc quốc gia ven biển có toàn quyền đánh giá nguồn tiềm năng đối với các tài nguyên sinh vật, thi hành các biện pháp thích hợp về bảo tồn và quản lý nhằm làm cho việc khai thác, duy trì các nguồn lợi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của mình khỏi bị ảnh hưởng do khai thác quá mức. Các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, các tổ chức phân khu vực, khu vực hay thể giới chỉ có thể tham dự vào việc duy trì các nguồn lợi sinh vật này ở mức độ “hợp tác một cách thích hợp” với quốc gia ven biển. Tuy nhiên đối với tài nguyên sinh vật, đặc quyền này chấp nhận ngoại lệ nếu tổng khối lượng cho phép đánh bắt lớn hơn khả năng khai thác của quốc gia ven biển, có nghĩa là tồn tại một số dư của khối lượng cho phép đánh bắt thì quốc gia ven biển lại có nghĩa vụ “tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác tối ưu các tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền kinh tế” mà không phương hại đến đặc quyền bảo tồn tài nguyên nguyên sinh vật của mình. Quốc gia ven biển cho phép các quốc gia khác, thông qua các điều ước hoặc các thỏa thuận liên quan, khai thác số dư của khối lượng cho phép đánh bắt này, có ưu tiên cho các quốc gia không có biển hoặc bất lợi về mặt địa lý.

- Quốc gia ven biển có quyền tài phán về lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình. Cùng với đó quyền tài phán của quốc gia ven biển còn mở rộng đối với các đảo nhân tạo, các thiệt bị và công trình đặt trong cột nước trong vùng đặc quyền kinh tế mà còn đối với cả các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình đặt trên đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng.

- Công tác nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền kinh tế và ở trên thềm lục địa phải được tiến hành với sự thỏa thuận của quốc gia ven biển và không được gây trở ngại một cách phi lý cho các hoạt động do quốc gia ven biển tiến hành trong việc thi hành các quyền thuộc chủ quyền và quyền tài phán mà CƯ đã trù định.

* Quyền và nghĩa vụ của quốc gia khác.Điều 58 CƯ quy định về các quyền và các nghĩa vụ của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền về

kinh tế:“1. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển, trong

những điều kiện trong những quy định thích hợp của Công ước trù định, được hưởng các quyền tự do hàng hải và hàng không, quyền tự do đặt dây cáp ngầm nêu ở Điều 87, cũng như quyền tự do sử dụng biển vào những mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế và gắn liền với việc thực hiện các quyền tự do này và phù hợp với các quy định khác của Công ước, nhất là những khuôn khổ việc khai thác các tàu thuyền, phương tiện bay và dây cáp, ống dẫn ngầm.

2. Các Điều từ 88 đến 115, cũng như các quy tắc thích hợp khác của pháp luật quốc tế, được áp dụng ở vùng đặc quyền kinh tế trong chừng mực mà chúng không mâu thuẫn với phần này.

3. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, khi thực hiện các quyền và làm các nghĩa vụ của mình theo Công ước, các quốc gia phải tính đến các quyền và các nghĩa vụ của quốc gia ven biển và tôn trọng các

73

Page 74: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

luật và quy định mà quốc gia ven biển đã ban hành theo đúng các quy định của Công ước và trong chừng mực mà các luật và quy định đó không mâu thuẫn với phần này và với các quy tắc khác của pháp luật quốc tế.”

- Theo đó, quốc gia khác đều được hưởng 3 quyền tự do cơ bản:+ Quyền tự do hàng hải;+ Quyền tự do hàng không;+ Quyền tự do đặt dây cáp và ông dẫn ngầm.

Câu 14: Khái niệm, chế độ pháp lý của thềm lục địa?1/ Khái niệm thềm lục địa địa chất và thềm lục địa pháp lý.* Thềm lục địa địa chất.Thềm lục địa địa chất là một bộ phận của rìa lục địa. Rìa lục địa chiếm 22% bề mặt đại dương, là

phần kéo dài ngập dưới nước của lục địa của quốc gia ven biển, cấu thành bởi 3 thành phần:- Thềm lục địa: là phần nền lục địa ngập dưới nước với độ dốc thoai thoải (độ dốc trung bình 0.07 –

10) thường kéo dài đến độ sâu 200m.- Dốc lục địa: là phần nằm giữa thềm lục địa và bờ lục địa, phần biệt với thềm lục địa bằng một sự

thay đổi độ dốc đột ngột, trung bình khoảng 4 – 50, đôi khi tới 450.- Bờ lục địa: vùng tiếp theo dốc lục địa khi độ dốc thoải trở lại, thường rất nhỏ 0,50 mở rộng từ chân

dốc lục địa cho đến khi gặp đáy đại dương.Thềm lục địa địa chất được mô tả trong hình sau:

* Thềm lục địa pháp lý.# Thềm lục địa pháp lý theo quy định của CƯ luật biển 1958: “Điều 1. Theo mục đích của các điều khoản này, thuật ngữ "thềm lục địa" được sử dụng để nói đến:(a) phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của các khu vực biển tiếp giáp với bờ nhưng ngoài khu

vực lãnh hải, tới độ sâu 200 mét, hoặc vượt ra ngoài giới hạn đó, tới độ sâu của các vùng nước chồng lên nhau cho phép khai thác được các nguồn tài nguyên thiên nhiên của các khu vực đã nói;

(b) phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của các khu vực tương tự tiếp giáp với các bờ của các đảo.”

74

Page 75: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

# Thềm lục địa pháp lý theo CƯ luật biển 1982:Điều 76 CƯ 1982 định nghĩa về thềm lục địa như sau: “1. Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài

lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ờ khoảng cách gần hơn.

2. Thềm lục địa không mở rộng ra ngoài các giới hạn nói ở các khoản từ 4 đến 6.3. Rìa lục địa là phần kéo dài ngập dưới nước của lục địa của quốc gia ven biển, cấu thành bởi đáy

biển tương ứng với thềm, dốc và bờ, cũng như lòng đất dưới đáy của chúng. Rìa lục địa không bao gồm các đáy của đại dương ở độ sâu lớn, với các dải núi đại dương của chúng, cũng không bao gồm lòng đất dưới đáy của chúng.

4. a) Theo công ước, quốc gia ven biển xác định bờ ngoài của rìa lục địa mở rộng ra quá 200 hải lý các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải bằng:

i. Một đường vạch theo đúng khoản 7, bằng cách nối các điểm cố định tận cùng nào mà bề dày lớp đá trầm tích ít nhất cũng bằng một phần trăm khoảng cách từ điểm được xét cho tới chân dốc lục địa hay,

ii. Một đường vạch theo đúng khoản 7, bằng cách nối các điểm cố định ở cách chân dốc lục địa nhiều nhất là 60 hải lý;

b) Nếu không có bằng chứng ngược lại, chân dốc lục địa trùng hợp với điểm biến đồi độ dốc rõ nét nhất ở nền dốc.

5. Các điểm cố định xác định trên đáy biển, đường ranh giới ngoài cùng của thềm lục địa được vạch theo đúng khoản 4, điểm a), điểm nhỏ i) và ii), nằm cách điểm cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải một khoảng cách không vượt quá 350 hải lý hoặc nằm cách đường đẳng sâu 2500m là đường nối liền các điểm có chiều sâu 2500m, một khoảng cách không quá 100 hải lý.

6. Mặc dù đã có khoản 5, một dải núi ngầm, ranh giới ngoài của thềm lục địa không vượt quá một đường vạch ra ở cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 350 hải lý. Khoản này không áp dụng cho các địa hình nhô cao dưới mặt nước tạo thành các yếu tố tự nhiên của rìa lục địa, như các thềm, ghềnh, sông núi, bãi hoặc mỏm.

7. Quốc gia ven biển ấn định ranh giới ngoài thềm lục địa của mình, khi thềm này mở rộng ra quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, bằng cách nối liền các điểm cố định xác định bằng hệ tọa độ kinh vĩ độ, thành các đoạn thẳng dài không quá 60 hải lý.

8. Quốc gia ven biển thông báo những thông tin về ranh giới các thềm lục địa của mình, khi thềm này mở rộng quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, cho ủy ban ranh giới thềm lục địa được thành lập theo Phụ lục II, trên cơ sở sự đại diện công bằng về địa lý. Ủy ban gửi cho các quốc gia ven biển những kiến nghị về các vấn đề liên quan đến việc ấn định ranh giới ngoài thềm lục địa của họ. Các ranh giới do một quốc gia ven biển ấn định trên cơ sở các kiến nghị đó là dứt khoát và có tính chất bắt buộc.

75

Page 76: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

9. Quốc gia ven biển gửi cho Tổng thư ký Liên hợp quốc các bản đồ và các điều chỉ dẫn thích đáng, kể cả các dữ kiện trắc địa, chỉ rõ một cách thường xuyên ranh giới ngoài của thềm lục địa của mình. Tổng thư ký công bố các tài liệu này theo đúng thủ tục.

10. Điều này không xét đoán trước vấn đề hoạch định ranh giới thềm lục địa giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hoặc đối diện nhau.”

- Như vậy, khi bờ ngoài của rìa lục địa ở khoảng cách gần hơn 200 hải lý, thềm lục địa được xác định như sau:

- Trường trường hợp khi bờ ngoài của rìa lục địa của một quốc gia ven biển kéo dài tự nhiên vượt quá khoảng cách 200 hải lý tính từ đường cơ sở , quốc gia ven biển có thể xác định ranh giới ngoài của thềm lục đại theo 2 cách:

+ Theo bề dày trầm tích: Đường vạch nối các điểm cố định tận cùng nào mà bề dày lớp đá trầm tích ít nhất cũng bằng 1% khoảng cách từ điểm được xét cho tới chân dốc lục địa,

+ Theo khoảng cách: đường vạch nối các điểm cố định ở cách chân dốc lục địa nhiều nhất là 60 hải lý.

76

Page 77: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Trong cả hai cách tính trên thì chiều rộng tổng cộng của thềm lục địa tính từ đường cơ sở cũng không được vượt quá 350 hải lý (648,2 km) hoặc cách đường đẳng sâu 2.500 mét một khoảng cách không vượt quá 100 hải lý.

Ngoài ra, để hạn chế việc mở rộng quá 200 hải lý này, quốc gia ven biển phải xác định rõ tọa độ, thông báo các thông tin tính toán cho Ủy ban ranh giới thềm lục địa với hạn cuối cùng là năm  2009 và có nghĩa vụ đóng góp bằng tiền hay hiện vật đối với việc khai thác các tài nguyên phi sinh vật của phần nằm ngoài phần thềm lục địa cơ bản (200 hải lý đầu). Các khoản đóng góp được nộp hàng năm tính theo toàn bộ sản phẩm thu hoạch được ở một điểm khai thác nào đó, sau năm năm đầu khai thác điểm đó. Năm thứ 6 tỉ lệ đóng góp là 1% của giá trị hay của khối lượng sản phẩm khai thác được ở điểm khai thác. Sau đó, mỗi năm tỷ lệ này tăng lên 1% cho đến năm thứ 12 và bắt đầu từ năm thứ 12 trở đi tỷ lệ đó ở mức 7%. Sản phẩm không bao gồm các tài nguyên được dùng trong khuôn khổ của việc khai thác.

2/ Chế độ pháp lý.- Quốc gia ven biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và

khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình. Đây là những quyền có tính chất đặc quyền, do đó nếu quốc gia ven biển không thăm dò hay không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa thì quốc gia khác cũng không có quyền tiến hành các hoạt động như vậy khi không có sự thỏa thuận rõ ràng của các quốc gia sở tại.

- Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không phụ thuộc vào sự chiếm hữu thật sự hay danh nghĩa cũng như vào bất cứ tuyên bố rõ ràng nào.

- Tài nguyên thiên nhiên trên thềm lục địa không chỉ bao hàm các tài nguyên không sinh vật mà còn cả tài nguyên sinh vật thuộc loài định cư. Quốc gia ven biển không chỉ có quyền chủ quyền đối với tài nguyên của thềm lục địa mà còn đối với cả chính thềm lục địa. Quốc gia ven biển có đặc quyền cho phép và quy định việc khoan ở thềm lục địa bất kỳ vào mục đích gì, theo Điều 85: “Quyền của quốc gia ven biển được khai thác lòng đất dưới đáy biển bằng cách đào đường hầm, bất kể độ sâu của các vùng nước ở nới ấy là bao nhiêu”.

Điều 79 CƯ luật biển 1982: “1. Tất cả các quốc gia có quyền đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa theo đúng điều

này.2. Trong điều kiện thi hành các biện pháp hợp lý nhằm thăm dò thềm lục địa, khai thác tài nguyên

thiên nhiên ở thềm lục địa và ngăn chặn, hạn chếvà chế ngự ô nhiễm do ống dẫn gây ra, quốc gia ven biển không được cản trở việc lắp đặt hay bảo quản các ống dẫn và dây cáp đó.

3. Tuyến ống dẫn đặt ở thềm lục địa cần được sự thỏa thuận của quốc gia ven biển.4. Không một quy định nào ở phần này đụng chạm đến quyền của quốc gia ven biển đặt ra các điều

kiện đối với các đường dây cáp hay các đường ống dẫn đi vào lãnh thổ hay lãnh hải của mình, cũng như, không đụng chạm đến đường tài phán của quốc gia này đối với dây và ống dẫn được đặt, hoặc sử dụng trong khuôn khổ của việc thăm dò thềm lục địa của mình hay việc khai khác tài nguyên thiên nhiên của

77

Page 78: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

mình, hoặc của việc khai thác các đảo nhân tạo, thiết bị hay công trình thuộc quyền tài phán của quốc gia này.

5. Khi đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm, các quốc gia phải tính đến các dây cáp và ống ngầm đã được đặt trước. Đặc biệt họ cần lưu ý không làm hại đến khả năng sửa chữa các đường dây cáp và ống dẫn đó.”

- Quốc gia ven biển có quyền tài phán đối với các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình trên thềm lục địa, quyền tài phán về nghiên cứu khoa học biển, quyền tài phán về bảo vệ và gìn giữ môi trường biển. Trong khi thực hiện các quyền của mình, các quốc gia ven biển có nghĩa vụ tôn trọng các quyền của các quốc gia khác.

- Quy chế pháp lý của thềm lục địa khẳng định, các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không đụng chạm đến chế độ pháp lý của vùng nước ở phía trên hay của vùng trời trên vùng nước. Do đó, quốc gia ven biển thực hiện các quyền của mình đối với thềm lục địa không được gây thiệt hại đến hàng hải hay các quyền và các tự do khác của các quốc gia khác đã được Luật biển thừa nhận.

Câu 15: Các vùng biển không thuộc quyền tài phán quốc gia?1/ Biển cả.* Khái niệm.Biển cả là tất cả những vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thủy

của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đào của quốc gia quần đảo.

* Chế độ pháp lý.Quy chế pháp lý của biển cả dựa trên nguyên tắc tự do biển cả. Chế độ này có nguồn gốc tập quán

và đã được pháp điển hóa trong các công ước quốc tế hiện hành về biển.# Quyền:- Các quyền tự do của các quốc gia tại Điều 87 như sau:“1. Biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển. Quyền tự do trên

biển cả được thực hiện trong những điều kiện do các quy định của Công ước hay và những quy tắc khác của pháp luật quốc tế trù định. Đối với các quốc gia dù có biển hay không có biển, quyền tự do này đặc biệt bao gồm:

a) Tự do hàng hải;b) Tự do hàng không;c) Tự do đặt các dây cáp hoặc ống dẫn ngầm với điều kiện tuân thủ Phần VI;d) Tự do xây dựng các đảo nhân tạo hoặc các thiết bị khác được pháp luật quốc tế cho phép, với

điều kiện tuân thủ phần VI;e) Tự do đánh bắt hải sản trong các điều đã được nêu ở Mục 2;f) Tự do nghiên cứu khoa học với các điều kiện tuân thủ các Phần VI và VIII.2. Mỗi quốc gia khi thực hiện các quyền tự do này phải tính đến lợi ích của việc thực hiện tự do trên

biển cả của các quốc gia khác, cũng như đến các quyền được Công ước thừa nhận liên quân đến các hoạt động trong Vùng.”

- Điều 90 quy định về quyền hàng hải: “1. Mỗi quốc gia quy định các điều kiện cho phép tàu thuyền mang quốc tịch của nước mình, các

điều kiện đăng ký các tàu thuyền trên lãnh thổ của mình và các điều kiện cần phải có để cho tàu thuyền được quyền treo cờ của nước mình. Các tàu thuyền mang quốc tính của quốc gia mà chúng được phép treo cờ. Cần phải có một mối quan hệ thực chất giữa quốc gia và các con tàu.

2. Quốc gia nào cho phép tàu thuyền treo cờ nước mình thì cấp cho tàu thuyền đó các tài liệu có liên quan đến mục đích đó.”

- Điều 95 về quyền miễn trừ của các tàu chiến trên biển cả: “Các tàu chiến trên biển cả được hưởng quyền miễn trừ hoàn toàn về tài phán của bất kỳ quốc gia nào khác ngoài quốc gia mà tàu mang cờ.”

- Điều 96 về quyền miễn trừ của các tàu thuyền chỉ dùng cho một cơ quan Nhà nước không có tính chất thương mại: “Các tàu thuyền của Nhà nước hay do Nhà nước khai thác và chỉ dùng cho một cơ quan Nhà nước không có tính chất thương mại trên biển cả được hưởng quyền miễn trừ hoàn toàn về tài phán của bất kỳ quốc gia nào khác ngoài quốc gia mà tàu mang cờ.”

- Điều 97 về quyền tài phán hình sự về tai nạn đâm va hoặc bất cứ sự cố hàng hải nào:

78

Page 79: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

“1. Trong trường hợp xảy ra tai nạn đâm va hay bất kỳ sự cố hàng hải nào trên biển cả mà trách nhiệm hình sự hay trách nhiệm kỷ luật thuộc về thuyền trưởng hoặc thuộc về bất kỳ thành viên nào trong đoàn thủy thủ của con tàu, chỉ có thể yêu cầu truy tố hình sự hay thi hành kỷ luật họ trước các nhà đương cục tư pháp hay hành chính của quốc gia mà tàu mang cờ hoặc là của quốc gia mà đương sự mang quốc tịch.

2. Về mặt kỷ luật, quốc gia nào đã cấp bằng chỉ huy hay giấy chứng nhận khả năng hoặc giấy phép, là quốc gia duy nhất có thẩm quyền công bố, với việc tôn trọng các thủ tục họp pháp, thu hồi các bằng hay chứng chỉ đó không thuộc quốc tịch của quốc gia đó.

3. Không thể ra lệnh bắt hay giữ chiếc tàu, ngay cả trong khi tiến hành công việc dự thẩm, nếu không phải là nhà đương cục của quốc gia mà tàu mang cờ.”

- Điều 110 về quyền khám xét:“1. Trừ những trường hợp mà việc can thiệp là căn cứ vào những quyền do hiệp ước mang lại, một

tàu chiến khi gặp một tàu nước ngoài ở trên biển cả không phải là một tàu được hưởng quyền miễn trừ như đã nêu ở các Điều 95 và 96, chỉ có thể khám xét chiếc tàu đó nếu có những lý do đúng đắn để nghi ngờ chiếc tàu đó:

a) Tiến hành cướp biển;b) Chuyên chở nô lệ;c) Dùng vào các cuộc phát sóng không được phép, quốc gia mà chiếc tàu mang cờ có quyền tài

phán theo Điều 109;d) Không có quốc tịch; haye) Thật ra là cùng quốc tịch với chiếc tàu chiến, mặc dù chiếc tàu này treo cờ nước ngoài hay từ

chối treo cờ của mình.2. Trong những trường hợp nêu ở khoản 1, tàu chiến có thể kiểm tra các giấy tờ cho phép mang cờ.

Vì mục đích này, tàu chiến có thể phái một chiếc xuồng, dưới sự chỉ huy của một sĩ quan, đến gần chiếc tàu bị tình nghi. Sau khi kiểm tra các tài liệu, nếu vẫn còn nghi vấn thì có thể tiếp tục điều tra trên tàu với một thái độ hết sức đúng mực.

3. Nếu việc nghi ngờ xét ra không có cơ sở thì chiếc tàu bị khám xét được bồi thường về mọi tổn thất hay thiệt hại xảy ra, với điều kiện là chiếc tàu này không phạm một hành động nào làm cho nó bị tình nghi.

4. Các điều quy định này được áp dụng mutatis mutandis (với những sửa đổi cần thiết về chi tiết) đối với các phương tiện bay quân sự.

5. Các điều quy định này cũng được áp dụng đối với tất cả các tàu thuyền hay phương tiện bay khác đã được phép một cách hợp lệ và mang những dấu hiệu bên ngoài chỉ rõ rằng chúng được sử dụng cho một cơ quan Nhà nước.”

- Điều 111 về quyền truy đuổi: “1. Việc truy đuổi một tàu nước ngoài có thể được tiến hành nếu những nhà đương cục có thẩm

quyền của quốc gia ven biển có những lý do đúng đắn để cho rằng chiếc tàu này đã vi phạm các luật và quy định của quốc gia đó. Việc truy đuổi phải bắt đầu khi chiếc tàu nước ngoài hay một trong những chiếc xuồng của nó đang ở trong nội thủy, trong vùng nước quần đảo, trong lãnh hải hay trong vùng tiếp giáp của quốc gia truy đuổi, và chỉ có thể được tiếp tục ở ngoài ranh giới của lãnh hải hay vùng tiếp giáp với điều kiện là việc truy đuổi này không bị gián đoạn. Không nhất thiết là chiếc tàu ra lệnh cho tàu nước ngoài đang đi trong lãnh hải hay trong vùng tiếp giáp dừng lại cũng phải có mặt tại các vùng biển ấy khi mà chiếc tàu nước ngoài này nhận được lệnh. Nếu chiếc tàu nước ngoài ở trong vùng tiếp giáp, được quy định ở Điều 33, việc truy đuổi chỉ có thể bắt đầu nếu tàu đó đã vi phạm các quyền, mà việc thiết lập vùng tiếp giáp có nhiệm vụ bảo vệ.

2. Quyền truy đuổi được áp dụng matatis mutandis (với những sửa đổi cần thiết về chi tiết) đối với những hành động vi phạm các luật và quy định của quốc gia ven biển có thể áp dụng, theo đúng Công ước, cho vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa, kể cả các vùng an toàn bao quanh các thiết bị ở thềm lục địa, nếu các vi phạm này đã xảy ra trong các vùng nói trên.

3. Quyền truy đuổi chấm dứt khi chiếc tàu bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia mà nó thuộc quyền hay của một quốc gia khác.

4. Việc truy đuổi chi được coi như bắt đầu, nếu chiếc tàu truy đuổi bằng các phương tiện có thể sử dụng được mà mình có, biết một cách chắc chắn là chiếc tàu bị đuổi, hay một những trong chiếc xuồng của nó hoặc các phương tiện đi biển khác hoạt động thành tốp và dùng chiếc tàu bị truy đuổi làm chiếc

79

Page 80: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

tàu mẹ, đang ở bên trong ranh giới của lãnh hải, hay tùy theo trường hợp đang ở trong vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế hay ở trên thềm lục địa. Việc truy đuổi chỉ có thể bắt đầu sau khi đã phát tín hiệu nhìn hoặc nghe bắt nó dừng lại, ở một cự ly cần thiết để chiếc tàu nói trên nhận biết được.

5. Quyền truy đuổi chỉ có thể được thực hiện bởi các tàu chiến hay các phương tiện quân sự hoặc các tàu hay phương tiện bay khác có mang các dấu hiện ở bên ngoài chỉ rõ rang rằng, các tàu hay phương tiện bay đó được sử dụng cho một cơ quan Nhà nước và được phép làm nhiệm vụ này.

6. Trong trường hợp mà chiếc tàu bị một phương tiện bay truy đuổi:a) Các khoản 1 đến 4 được áp dụng mutatis mutandis (với những thay đổi cần thiết và chi tiết);b) Phương tiện bay nào phát lệnh dừng lại phải tự mình truy đuổi chiếc tàu cho đến lúc một chiếc

tàu hay phương tiện bay khác của quốc gia ven biển; sau khi được phương tiện bay nói trên thông báo, đã đến những vị trí để tiếp tục cuộc truy đuổi nếu như phương tiện đầu tiên không thể tự mình giữ được chiếc tàu. Để chứng minh cho việc bắt một chiếc tàu dừng lại ở ngoài lãnh hải là đúng, thì riêng việc phát hiện chiếc tàu này đã vi phạm hay bị nghi ngờ là vị phạm là chưa đủ, mà còn phải xác định đồng thời xem nó có bị phương tiện bay hay tàu khác yêu cầu dừng lại và việc truy đuổi này phải không hề bị gián đoạn.

7. Không thể đòi hủy lệnh giữ một chiếc tàu bị bắt ở địa điểm thuộc quyền tài phán của một quốc gia và bị dẫn độ về một cảng của quốc gia này để cho các nhà đương cục có thẩm quền tiến hành điều tra với lý do duy nhất là vì hoàn cảnh bắt buộc chiếc tàu đó đã đi có hộ tống qua một phần của vùng đặc quyền về kinh tế hay của biển cả.

8. Một chiếc tàu đã bị bắt dừng lại hay bị bắt ở ngoài lãnh hải trong những hoàn cảnh không chứng minh được cho việc sử dụng quyền truy đuổi thì được bồi thường về mọi tổn thất hay tổn hại nếu có.

- Điều 112 về quyền đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm:“1. Mọi quốc gia có quyền đặt các dây cáp hay ống dẫn ngầm ở đáy biển cả bên ngoài thềm lục địa.2. Điều 79, khoản 5, được áp dụng đối với đường dây cáp và ống dẫn ngầm này.”

# Nghĩa vụ của các quốc gia:- Điều 94 quy định về nghĩa vụ của quốc gia mà tàu thuyền mang cờ:“1. Mọi quốc gia đều thực sự thi hành quyền tài phán và sự kiểm soát của mình trong các lĩnh vực

hành chính, kỹ thuật và xã hội đối với các tàu thuyền mang cờ của mình.2. Đặc biệt mọi quốc gia:a) Có một sổ đăng ký hàng hải có ghi tên và đặc điểm của các tàu thuyền mang cờ nước mình, trừ

các tàu thuyền do kích thước nhỏ không nằm trong quy định quốc tế được chấp nhận chung;b) Thi hành quyền tài phán theo đúng luật trong nước mình đối với bất kỳ tàu thuyền nào mang cờ

nước mình, cũng như đối với thuyền trưởng, sĩ quan và đoàn thủy thủ về các vấn đề hành chính, kỹ thuật và xã hội liên quan đến tàu thuyền.

3. Mọi quốc gia phải có các biện pháp cần thiết đối với các tàu thuyền mang cờ của nước mình để đảm bảo an toàn trên biển, nhất là về:

a) Cấu trúc, trang bị của tàu thuyền và khả năng đi biển của nó;b) Thành phần, điều kiện làm việc và việc đào tạo các thủy thủ, có tính đến các văn bản quốc tế có

thể áp dụng được;c) Việc sử dụng các tín hiệu, tình trạng hoạt động tốt của hệ thống thông tin liên lạc và việc phòng

ngừa đâm va. 4. Các biện pháp này bao gồm các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng:a) Tàu thuyền nào cũng phải được một viên thanh tra hàng hải có trình độ kiểm tra trước khi đăng

ký vào sổ và sau đó, trong những khoảng thời gian thích hợp và trên tàu thuyền cần có các hải đồ, các tài liệu về hàng hải, cũng như dụng cụ và máy móc hàng hải mà sự an toàn hàng hải đòi hỏi;

b) Tàu thuyền nào cũng phải được giao cho một thuyền trưởng và các sĩ quan có trình độ chuyên môn cần thiết, đặc biệt là việc điều động, hàng hải, thông tin liên lạc và điều khiển các máy, thủy thủ có trình độ chuyên môn cần thiết và đủ số so với loại tàu thuyền, kích thước, máy móc và trang bị của tàu thuyền;

c) Thuyền trưởng, các sỹ quan và ở mức độ cần thiết, đoàn thủy thủ hoàn toàn nắm vững và sẵn sàng tôn trọng các quy tắc quốc tế có thể áp dụng được về việc cứu sinh trên biển, việc phòng ngừa các tai nạn đâm va, việc ngăn ngừa hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển và việc duy trì thông tin liên lạc bằng vô tuyến điện.

80

Page 81: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

5. Khi thi hành các biện pháp nói ở các khoản 3 và 4, mỗi quốc gia buộc phải tuân thủ các quy tắc, thủ tục và tập quán quốc tế đã được chấp nhận chung và thi hành mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo cho các quy tắc, thủ tục và tập quán nói trên được tôn trọng.

6. Quốc gia nào có những lý do đúng đắn để nghĩ rằng quyền tài phán và quyền kiểm soát thích hợp đối với một tàu thuyền đã không được thi hành, thì có thề thông báo những sự kiện đó cho quốc gia mà tàu mang cờ. Khi được thông báo, quốc gia mà tàu mang cờ phải tiến hành điều tra và nếu cần, có các biện pháp điều chỉnh cần thiết.

7. Mỗi quốc gia ra lệnh mở cuộc điều tra do một hay nhiều nhân vật có đầy đủ thẩm quyền tiến hành, hoặc là cuộc điều tra được tiến hành trước những nhân vật đó về bất cứ tai nạn nào trên biển hay sự cố hàng hải nào xảy ra trên biển cả có liên quan đến một chiếc tàu mang cờ của nước mình và đã gây ra chết người hay gây trọng thương cho những công dân của một quốc gia khác, hoặc đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho tàu thuyền và công trình thiết bị của một quốc gia khác hay cho môi trường biển. Quốc gia mà tàu mang cờ và quốc gia hữu quan đó tổ chức về một tai nạn trên biển hay một sự cố hàng hải thuộc loại này.”

- Điều 98 quy định về nghĩa vụ giúp đỡ:“1. Mọi quốc gia đòi hỏi thuyền trưởng của một chiếc tàu mang cờ của nước mình, trong chừng

mực có thể làm được mà không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho con tàu, cho đoàn thủy thủ hay cho hành khách trên tàu, phải:

a) Giúp đỡ bất kỳ ai đang gặp nguy khốn trên biển;b) Hết sức nhanh chóng đến cứu những người đang bị nguy cấp nếu như được thông báo những

người này cần được giúp đỡ, trong chừng mực màngười ta có thể chờ đợi một cách hợp lý là thuyền trưởng phải xử lý như thế;

c) Trong trường hợp xảy ra tai nạn đâm va, giúp đỡ chiếc tàu kia, đoàn thủy thủ và hành khách của nó và, trong phạm vi có thể, cho chiếc tàu đó biết tên và cảng đăng ký của tàu mình, và cảng gần nhất mà tàu mình sẽ cập bến. 2. Tất cả các quốc gia ven biển tạo điều kiện dễ dàng cho việc thành lập và hoạt động của một cơ quan thường trực về tìm kiếm và cứu trợ thích hợp và hiệu quả, để đảm bảo an toàn hàng hải và hàng không, và nếu có thể, thì hợp tác với những nước láng giềng của mình trong khuôn khổ của những dàn xếp có tính chất khu vực, để thực hiện mục đích nói trên.

- Điều 99 quy định về cấm chuyên chở nô lệ: “Mọi quốc gia đều thi hành các biện pháp có hiệu quả để ngăn ngừa và trừng trị việc chuyên chở nô lệ trên các tàu được phép mang cờ của nước mình, và để ngăn ngừa việc lạm dụng sắc cờ của mình vào mục đích nói trên. Mọi người nô lệ ẩn náu ở trên một chiếc tàu, dù con tàu này mang cờ của bất kỳ quốc gia nào, cũng được tự do ipso-facto (ngay tức khắc).”

- Điều 100 về nghĩa vụ hợp tác để trấn áp nạn cướp biển: “Tất cả các quốc gia hợp tác với nhau, bằng mọi khả năng của mình, để trấn áp cướp biển trên biển cả hay ở bất kỳ nơi nào khác không thuộc quyền tài phán của quốc gia nào.”

+Đn~ cướp biển (Điều 101): “Một trong những hành động sau đây là hành động cướp biển:a) Mọi hành động trái phép dùng hành động hay bắt giữ hoặc bất kỳ sự cướp phá nào do thủy thủ

hoặc hành khách trên một chiếc tàu hay một phương tiện bay tư nhân gây nên, vì những mục đích riêng tư, và nhằm:

i. Chống lại một chiếc tàu hay một phương tiện bay khác, hay chống lại những người hay của cải ở trên con tàu hoặc phương tiện bay đỗ ở biển cả;

ii. Chống lại một chiếc tàu hay một phương tiện bay, người hay của cải, ở một nơi không thuộc quyền tài phán của một quốc gia nào;

b) Mọi hành động tham gia có tính chất tự nguyện vào việc sử dụng một chiếc tàu hay một phương tiện bay, khi người tham gia biết từ những sự việc rằng chiếc tàu hay phương tiện bay đó là một tàu hay phương tiện bay cướp biển;

c) Mọi hành động nhằm xúi giục người khác phạm những hành động được xác định ở điểm a hoặc b hay phạm phải với chủ định làm dễ dàng cho các hành động đó.”

+ Đn~ một tàu hay một phương tiện bay cướp biển (Điều 103): “Những tàu hay phương tiện bay mà kể kiểm soát nó thực sự, chủ trương sử dụng để phạm một trong những hành động được nêu ở Điều 101, được coi là những tàu hay phương tiện bay cướp biển. Những chiếc tàu hay phương tiện bay đã được dùng để phạm những hành động nói trên cũng được coi là tàu hay phương tiện bay cướp biển chừng nào nó còn ở dưới quyền kiểm soát của những người gây ra những hành động đó.”

81

Page 82: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

+ Giữ hay mất quốc tích của một con tàu hay một phương tiện bay cướp biển (Điều 104): “Một con tàu hay một phương tiện bay đã trở thành cướp biển có thể giữ quốc tịch của mình. Việc giữ hay mất quốc tịch do luật trong nước của quốc gia đã trao quốc tịch đó điều chỉnh.”

+ Bắt giữ một chiếc tàu hay phương tiện bay cướp biển (Điều 105): “Mọi quốc gia ở biển cả, hay ở bất cứ nơi nào khác không thuộc quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào, đều có thể bất giữ một chiếc tàu hay một phương tiện bay đã trở thành cướp biển, hoặc một chiếc tàu hay một phương tiện bay bị chiếm đoạt sau một hành động cướp biển và đang nằm trong tay bọn cướp biển, và đều có thể bắt giữ người và của cải ở trên con tàu hay phương tiện bay đó. Các tòa án của quốc gia đã tiến hành việc bắt đó có thể công bố các hình phạt cũng như các biện pháp áp dụng đối với chiếc tàu, phương tiện bay hay của cải, trừ những người lương thiện trong cuộc.”

+ Các tàu và phương tiện bay có đủ tư cách để thực hiện việc bắt giữ vì lý do cướp biển (Điều 107): “Chỉ có các tàu chiến hay phương tiện bay quân sự, hoặc các tàu thuyền hay phương tiện bay khác mang các dấu hiện bên ngoài chứng tỏ rõ ràng là của một cơ quan Nhà nước và được tiến hành nhiệm vụ này, mới có thể thực hiện việc bắt giữ vì lý do cướp biển.”

2/ Vùng – di sản chung của loài người.* Khái niệm.Vùng là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài giới hạn quyền tài phán quốc gia. Tài

nguyên của vùng bao gồm các tài nguyên khoáng sản ở thể rắn, lỏng hoặc khí in situ (ngay tại chỗ), kể cả các khối đa kim (nodules polymetalliques) nằm ở đáy đại dương và trong lòng đất dưới đáy.

* Chế độ pháp lý.- Vùng và tài nguyên của nó là di sản chung của loài người. Điều này thể hiện:+ Vùng và tài nguyên của vùng không phải là đối tượng của việc chiếm hữu.+ Vùng được sử dụng vào n~ mục đích hoàn toàn hòa bình.+ Mọi hoạt động trong vùng được tiến hành vì lợi ích của toàn thể loài người. Việc thăm dò, khai

thác tài nguyên của vùng được tiến hành thông qua một tổ chức quốc tế được gọi là cơ quan quyền lực quốc tế. Cơ quan quyền lực quốc tế bảo đảm việc phân chia công bằng, trên cơ sở không phân biệt đối xử, những lợi ích tài chính và các lợi ích kinh tế khác do những hoạt động tiến hành trong vùng, thông qua bộ máy của mình.

- Điều 137 quy định chế độ pháp lý của vùng và các tài nguyên của nó:“1. Không một quốc gia nào có thể đòi hỏi thực hiện chủ quyền hay các quyền thuộc chủ quyền ở

một phần nào đó của Vùng hoặc đối với tài nguyên của Vùng; không một quốc gia nào và không một tự nhiên nhân hay pháp nhân nào có thể chiếm đoạt bất cứ một phần nào đó của Vùng hoặc tài nguyên của Vùng. Không một yêu sách, một việc thực hiện chủ quyền hay các quyền thuộc quyền chủ quyền này cũng như một hành động chiếm đoạt nào được thừa nhận.

2. Toàn thể loài người, mà Cơ quan quyền lực là người thay mặt có tất cả các quyền đối với các tài nguyên của Vùng. Những tài nguyên này không thể chuyển nhượng được. Còn các khoáng sản đã được khai thác từ Vùng thì chỉ có thể chuyển nhượng theo đúng phần này và phù hợp với các nguyên tắc, quy định và các thủ tục của Cơ quan quyền lực.

3. Một quốc gia hay một tự nhiên nhân hay pháp nhân chỉ được đòi hỏi, giành lấy hoặc thực hiện các quyền đối với các khoáng sản đã được khai thác ở Vùng theo đúng phần này. Các quyền đã đòi hỏi, giành được hay được thực hiện bằng cách khác đều không được thừa nhận.”

Quyền: + Điều 142 quy định các quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia ven biển: “1. Trong trường

hợp các vỉa tài nguyên của Vùng trải rộng ra ngoài ranh giới của Vùng, thì những hoạt động tiến hành trong Vùng cũng được mở rộng như thế, nhưng phải tính đến các quyền và lợi ích chính đáng của quốc gia ven biển có quyền tài phán đối với các vỉa tài nguyên nói trên.

2. Một phương thức tham khảo ý kiến với quốc gia hữu quan, và nhất là phương thức thông báo trước, đặt ra để tránh bất kỳ sự xâm phạm nào đến các quyền và lợi ích đó. Trong những trường hợp mà các hoạt động tiến hành trong Vùng có thể dẫn đến việc khai thác các tài nguyên ở phía trong các ranh giới thuộc quyền tài phán quốc gia của một quốc gia ven biển thì cần phải có sự đồng ý trước của quốc gia này.

82

Page 83: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

3. Phần này cũng như các quyền được thừa nhận hay được sử dụng theo phần này, không xâm phạm đến quyền của quốc gia ven biển được thi hành những biện pháp phù hợp với các quy định tương ứng của phần XII có thể cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế hay loại bỏ một mối nguy hiểm nghiêm trọng và sắp xảy ra đối với vùng duyên hải của họ hoặc đối với các lợi ích có liên quan do một tình trạng ô nhiễm hay một sự đe dọa ô nhiễm nảy sinh từ tất cả các hoạt động tiến hành trong Vùng hay do tất cả các tai nạn khác gây ra bởi các hoạt động đó.

+ Điều 143 quy định việc nghiên cứu khoa học biển: “1. Việc nghiên cứu khoa học biển trong Vùng được tiến hành nhằm những mục đích hoàn toàn hòa

bình và vì lợi ích của toàn thể loài người theo đúng phần XIII. 2. Cơ quan quyền lực có thể thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học biển đối với Vùng và các

tài nguyên của Vùng và có thể ký các hợp đồng nhằm mục đích này. Cơ quan quyền lực tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích việc nghiên cứu khoa học biển trong Vùng; phối hợp, phổ biến các kết quả của các công trình nghiên cứu và phân tích đó khi chúng sẵn sàng sử dụng được.

3. Các quốc gia thành viên có thể tiến hành các công trình nghiên cứu khoa học biển trong Vùng. Các quốc gia này tạo điều kiện dễ dàng cho việc hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học biển trong vùng, bằng cách:

a) Tham gia các chương trình quốc tế và khuyến khích việc hợp tác về nghiên cứu khoa học biển do nhân viên của các nước và nhân viên của Cơ quan quyền lực thực hiện;

b) Quan tâm đến việc các chương trình, được soạn thảo qua trung gian của Cơ quan quyền lực hay tùy theo tình hình, qua trung gian của các tổ chức quốc tế khác, vì lợi ích của các quốc gia đang phát triển và các quốc gia kém phát triển về mặt kỹ thuật, nhằm:

i. Tăng cường tiềm lực nghiên cứu của họ;ii. Đào tạo nhân viên của quốc gia đó và nhân viên của Cơ quan quyền lực về kỹ thuật và về ứng

dụng công trình nghiên cứu tiến hành trong Vùng;c) Phổ biến một cách có hiệu quả các kết quả nghiên cứu và phân tích, khi các kết quả này có thể sử

dụng được, qua trung gian của Cơ quan quyền lực hay nếu có thể, qua các bộ máy quốc tế khác.” Nghĩa vụ:+ Điều 141 quy định sử dụng vùng vào những mục đích hoàn toàn hòa bình: “Vùng để ngỏ cho

tất cả các quốc gia, dù quốc gia có biển hay không có biển, sử dụng vào những mục đích hoàn toàn hòa bình, không phân biệt đối xử và không phương hại đến các điều quy định khác của phần này.”

+ Điều 145 về bảo vệ môi trường biển: “Đối với các hoạt động tiến hành trong Vùng, các biện pháp cần thiết phải được thi hành theo đúng Công ước để bảo vệ có hiệu quả môi trường biển chống lại những tác hại có thể do các hoạt động đó gây ra. Vì mục đích đó, Cơ quan quyền lực định ra các quy tắc, quy định và thủ tục thích hợp, đặc biệt nhằm để:

a) Ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự nạn ô nhiễm môi trường biển, kể cả vùng duyên hải và đối phó với những nguy cơ khác đe dọa môi trường đó,cũng như với bất kỳ sự biến động nào về tình trạng cân bằng sinh thái của môi trường biển, bằng cách, đặc biệt chú ý đến sự cần thiết phải bảo vệ môi trường chống lại những tác hại của những hoạt động như khoan, nạo vét, đào, loại bỏ các chất thải, xây dựng và khai thác hay bảo dưỡng các thiết bị, ống dẫn và các phương tiện khác được sử dụng vào các hoạt động này;

b) Bảo vệ và bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên của Vùng và phòng ngừa thiệt hại đối với hệ thực vật và động vật ở biển.”

+ Điều 146 về bảo vệ sự sống của con người: “Đối với các hoạt động tiến hành trong Vùng, những biện pháp cần thiết phải được thi hành để bảo đảm việc bảo vệ có hiệu quả sự sống của con người. Vì mục đích ấy, Cơ quan quyền lực định ra các quy tắc, quy định và thủ tục thích hợp để bổ sung cho pháp luật quốc tế hiện tại như đã ghi trong các hiệp ước về vấn đề này.

Câu 16: Vùng nước quần đảo?1/ Khái niệm.- Theo Điều 46 CƯ về luật biển 1982: “Quốc gia quần đảo” (Etat Archipel) là một quốc gia hoàn

toàn được cấu thành bởi một hay nhiều quần đảo và có khi bởi một số hòn đảo khác nữa.“Quần đảo” (Archipel) là một tổng thể các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước tiếp

liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau đến mức tạo thành về thực chất một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị, hay được coi như thế về mặt lịch sử.”

83

Page 84: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

- Vùng nước quần dảo gắn liên với học thuyết của các quốc gia quần đảo, do Indonexia và Philippin đưa ra từ 1950. Vùng nước quần đảo là vùng biển nằm bên trong của đường cơ sở quần đảo dùng để tính chiều rộng lãnh hải, do quốc gia quần đảo ấn định. Các vùng biển lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia quần đảo đều được tính từ đường cơ sở quần đảo.

- Đường cở sở quần đảo có thể do quốc gia quần đảo đơn phương vạch ra nhưng phải đáp ứng các điều kiện của LQT. Theo Điều 47 Công ước luật biển 1982:

“1. Một quốc gia quần đảo có thể vạch các đường cơ sở thẳng của quần đảo nối liền các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá lúc chìm lúc nổi của quần đảo, với điều kiện là tuyến các đường cơ sở này bao lấy các đảo chủ yếu và xác lập một khu vực mà tỷ lệ diện tích nước đó với đất, kể cả vành đai san hô, phải ở giữa tỷ lệ số 1/1 và 9/1.

2. Chiều dài của các đường cơ sở này không vượt quá 100 hải lý; tuy nhiên có thể tối đa 3% của tổng số các đường cơ sở bao quanh một quần đảo nào đó có một chiều dài lớn hơn nhưng không quá 125 hải lý.

3. Tuyến các đường cơ sở này không được tách xa rõ rệt đường bao quanh chung của quần đảo.4. Các đường cơ sở không thể kéo dến hay xuất phát từ các bãi cạn lúc chìm lúc nổi, trừ trường hợp

tại đó có xây đặt các đèn biển hay các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt biển hoặc trừ trường hợp toàn bộ hay một phần bãi cạn ở cách hòn đảo gần nhất một khoảng cách không vượt quá chiều rộng lãnh hải.

5. Một quốc gia quần đảo không được áp dụng phương pháp kẻ các đường cơ sở khiến cho các lãnh hải của một quốc gia khác bị tách rời với biển cả hay với một vùng đặc quyền kinh tế.

6. Nếu một phần của vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo nằm giữa hai mảnh lãnh thổ của một quốc gia kế cận, thì các thuyền và mọi lợi ích chính đáng mà quốc gia kế cận này vẫn được hưởng theo truyền thống ở trong các vùng nước nói trên, cũng như tất cả các quyền nảy sinh từ các điều ước được ký kết giữa hai quốc gia, vẫn tồn tại và vẫn được tôn trọng.

7. Để tính toán tỷ lệ diện tích các vùng nước so với diện tích phần đất đã nêu ở khoản 1, các vùng nước trên trong các bãi đá ngầm bao quanh các đảo và vành đai san hô, cũng như mọi phần của một nền đại dương có sườn dốc đất đứng, hoàn toàn hay gần như hoàn toàn do một chuỗi đảo đá vôi hay một chuỗi các mỏm đá lúc chìm lúc nổi bao quanh, có thể được coi như là một bộ phận của đất.

8. Các đường cơ sở được vạch ra theo đúng điều này phải được ghi trên hải đồ có tỷ lệ thích hợp để xác định được vị trí. Bản kê tọa độ địa lý của các điểm, có ghi rõ hệ thống trắc địa được sử dụng có thể thay thế cho các bản đồ này.

9. Quốc gia quần đảo công bố theo đúng thủ tục các bản đồ hoặc bảng liệt kê tọa độ địa lý và gửi đến Tổng thư ký Liên hợp quốc một bản để lưu chiểu.”

2/ Chế độ pháp lý.Trong vùng nước quần đảo:- Các quốc gia quần đảo có nghĩa vụ tôn trọng các điều ước hiện hành đã được ký kết với các quốc

gia khác và thừa nhận các quyền đánh bắt hải sản truyền thống với những hoạt động chính đáng của các quốc gia kế cận trong một số khu vực thuộc vùng nước quần đảo của các quốc gia quần đảo.

- Các quốc gia quần đảo có nghĩa vụ tôn trọng các dây cáp ngầm hiện có do những quốc gia khác đặt và đi qua các vùng nước của quốc gia quần đảo mà không đụng đến bờ biển của mình.

- Tàu thuyền của các quốc gia khác đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong vùng nước quần đảo. Chế độ pháp lý của quyền đi qua không gây hại này gần giống với chế độ pháp lý của quyền quá cảnh qua các eo biển quốc tế.

84

Page 85: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Câu 17: Eo biển quốc tế?1/ Khái niệm.Eo biển dùng cho hàng hải quốc tế là eo biển giữa một bộ phân của biển cả và một vùng đặc quyền

kinh tế và một bộ phận khác của biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế.

2/ Chế độ pháp lý.- Tại các eo biển quốc tế, tàu thuyền và phương tiện bay của các quốc gia được hưởng quyền

quá cảnh.- Quá cảnh là việc thực hiện quyền tự do hàng hải và tự do hàng không với mục đích là đi quan liên

tục và nhanh chóng qua eo biển giữa một bộ phận của biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế và một bộ phận khác của biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế.

Đòi hỏi quá cảnh liên tục và nhanh chóng không ngăn cấm việc đi qua eo biển để đến lãnh thổ của một quốc gia ven eo biển, để rời khỏi hoặc lại đến lảnh thổ đó, theo các điều kiện cho phép đến lãnh thổ của quốc gia đó.

- Quyền quá cảnh không được áp dụng trong 3 trường hợp đối với:+ Các eo biển mà việc đi lại đã được quy định toàn bộ hay từng phần trong công ước quốc tế đặc

biệt nhằm vào các eo biển này đã có từ lâu đời và vẫn đang còn hiệu lực. VD: eo biển của Thổ Nhỹ Kỳ, Đan Mạch, Magela…

+ Các eo biển có thể vượt qua nó bằng một con đường ở biển cả hay một con đường qua một vùng đặc quyền kinh tế cũng thuận tiện như thế về phương diện hàng hải và về các đặc điểm thủy cạn. VD: các eo biển Môzămbic, eo biển Berin,…

+ Các eo biển được thành bởi lãnh thổ đất liền của một quốc gia và một đảo cùng thuộc quốc gia này và tồn tại ở phái ngoài đảo này một đường ở biển cả hay một con đường qua vùng đặc quyền kinh tế cũng thuận tiện như thế về phương diện hàng hải và về các đặc điểm thủy văn hay các eo biển nối liền lãnh hải của một quốc gia với một bộ phận của biển cả hay với một vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia khác. Đối với các eo biển này, áp dụng chế độ quyền qua lại không gây hại. VD: eo biển Corfu, Messine,…

- Quyền quá cảnh này áp dụng cho cả tàu thuyền và phương tiện bay. Các phương tiện bay được hưởng quyền tự do cao hơn so với tàu thuyền vì các phương tiện này thực hiện quyền tự do bay không theo các hành lang như trường hợp tàu thuyền phải tôn trọng các tuyến đường và các cách phân chia luồng giao thông do các quốc gia ven eo biển thiết lập phù hợp với các quy định quốc tế đã được chấp nhận chung. Nghĩa vụ các phương tiện bay khi thực hiện quá cảnh là tôn trọng các quy định về hàng không do Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế đã đề ra và thương xuyên theo dõi tần số điện đài mà cơ quan có thẩm quyền được quốc tế chỉ định làm nhiệm vụ kiểm soát giao thông hàng không phân bổ cho hoặc tần số quốc tế về nguy cấp cho tàu ngầm được phép thực hiện quyền quá cảnh ở trạng thái chìm.

- Trong khi thực hiện quyền quá cảnh eo biển quốc tế, các tàu thuyền và phương tiện bay có nghĩa vụ (Điều 39):

“1. Trong khi thực hiện quyền quá cảnh, các tàu thuyền và phương tiện bay:a) Đi qua hay bay qua eo biển không chậm trễ;b) Không được đe dọa hay dùng vũ lực để chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính

trị của các quốc gia ven eo biển hay dùng mọi cách khác trái với các nguyên tắc pháp luật quốc tế được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc;

c) Không được có hoạt động nào khác ngoài những hoạt động cần cho sự quá cảnh liên tục và nhanh chóng, theo phương thức đi bình thường, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc trừ trường hợp nguy cấp;

d) Tuân thủ các quy định thích hợp khác của phần này.2. Trong khi quá cảnh các tàu thuyền tuân thủ:a) Các quy định, thủ tục và tập quán quốc tế đã được chấp nhận chung về mặt an toàn hàng hải, nhất

là các quy tắc quốc tế để phòng ngừa đâm va trên biển;b) Các quy định, thủ tục và tập quán quốc tế đã được chấp nhận chung nhằm ngăn ngừa, hạn chế và

chế ngự ô nhiễm do các tàu thuyền gây ra.3. Trong khi quá cảnh, các phương tiện bay:a) Tôn trọng các quy định về hàng không do Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế đề ra để áp

dụng cho các phương tiện bay dân dụng; bình thường các phương tiện bay của Nhà nước phải tuân thủ

85

Page 86: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

các biện pháp an toàn do các quy định này đề ra và khi hoạt động vào bất kỳ lúc nào, các phương tiện bay cũng phải chú ý đến an toàn hàng không.

b) Thường xuyên theo dõi tần số điện đài mà cơ quan có thẩm quyền được quốc tế chỉ định làm nhiệm vụ kiểm soát giao thông hàng không đã phân bổ cho, hoặc tần số quốc tế về nguy cấp.”

- Quốc gia ven biển có quyền:+ Ấn định các tuyến đường và quy định các cách phân chia luồng giao thông trong các eo biển

quốc tế (Điều 41 về các tuyến đường và các cách bố trí phân chia luồng giao thông trong các eo biển dùng cho hàng hải quốc tế):

“1. Theo đúng phần này, các quốc gia ven eo biển khi có nhu cầu bảo đảm an toàn cho tàu thuyền đi qua các eo biển, có thể ấn định các tuyến đường và quy định các cách phân chia luồng giao thông.

2. Các quốc gia nói trên, khi hoàn cảnh đòi hỏi và sau khi đã công bố theo đúng thủ tục biện pháp này, có thể ấn định các tuyến đường mới hay quy định các cách mới phân chia luồng giao thông thay thế mọi tuyến đường hay mọi cách phân chia luồng giao thông đã được ấn định hay quy định trước đó.

3. Các tuyến đường và cách bố trí phân chia luồng giao thông cần phải phù hợp với quy định quốc tế đã được chấp nhận chung.

4. Trước khi ấn định hay thay thế các tuyến đường hoặc trước khi quy định hay thay thế các cách phân chia luồng giao thông, các quốc gia ven eo biển gửi các đề nghị của mình cho tổ chức quốc tế có thẩm quyền thông qua. Tổ chức này chỉ có thể chấp nhận các tuyến đường và cách phân chia luồng giao thông nào đã có thể thỏa thuận với các quốc gia ven eo biển; khi đó, các quốc gia này có thể ấn định, quy định hoặc thay thế các tuyến đường và các cách phân chia luồng giao thông này.

5. Khi đề nghị thiết lập trong một eo biển các tuyến đường hay cách phân chia luồng giao thông có liên quan đến vùng nước của nhiều quốc gia ven eo biển, các quốc gia hữu quan hợp tác với nhau để soạn thảo các đề nghị, có sự tham khảo ý kiến của tổ chức quốc tế có thẩm quyền.

6. Các quốc gia ven eo biển ghi rõ ràng lên các hải đồ tất cả các tuyến đường hay tất cả các cách phân chia luồng giao thông mà mình đã thiết lập và công bố các hải đồ này theo đúng thủ tục.

7. Trong khi quá cảnh, tàu thuyền tôn trọng các tuyến đường và các cách phân chia luồng giao thông đã được thiết lập theo đúng điều này.

+ Có thể quy định các luật và các văn bản liên quan đến việc quá cảnh eo biển (Điều 42 về các luật và quy định của quốc gia ven eo biển liên quan đến việc quá cảnh):

“1. Với điều kiện chấp hành mục này, các quốc gia ven eo biển có thể ra các luật và quy định liên quan đến việc đi qua eo biển về các vấn đề sau:

a) An toàn hàng hải và điều phối giao thông trên biển như đã được nêu ở Điều 41;b) Ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường, bằng cách thi hành quy định quốc tế có thể

áp dụng được về việc trút bỏ dầu, cặn dầu và các chất độc hại trong eo biển;c) Việc cấm đánh bắt hải sản đối với các tàu đánh bắt hải sản; kể cả quy định việc xếp đặt các

phương tiện đánh bắt;d) Xếp, dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu trái với các luật và quy định hải quan,

thuế khóa, y tế hay nhập cư của quốc gia ven eo biển.2. Các luật và quy định này không được dẫn đến bất kỳ một sự phân biệt đối xử nào về mặt pháp lý

hay về mặt thực tế giữa các tàu thuyền nước ngoài, việc áp dụng các luật và quy định này không được có tác dụng ngăn cản, hạn chế hay gây trở ngại cho việc thực hiện quyền quá cảnh như đã được xác định trong mục này.

3. Các quốc gia ven eo biển công bổ những luật và quy định này theo đúng thủ tục.4. Các tàu thuyền nước ngoài khi thực hiện quyền quá cảnh qua eo biển phải tuân thủ các luật và

quy định này.5. Trong trường hợp một tàu hay một phương tiện bay được hưởng quyền miễn trừ về chủ quyền vi

phạm các luật và quy định này, quốc gia mà con tàu mang cờ hay quốc gia đăng ký phương tiện bay phải chịu trách nhiệm quốc tế về mọi tổn thất hay thiệt hại có thể gây ra cho eo biển.”

Bên cạnh đó, quốc gia ven biển còn có nghĩa vụ: “Các quốc gia ven eo biển không được gây trở ngại cho việc quá cảnh và phải thông báo đầy đủ và mọi nguy hiểm đối với hàng hải trong eo biển hoặc đối với việc bay trên eo biển mà các quốc gia này nắm được. Việc thực hiện quyền quá cảnh không thể bị đình chỉ.” (Điều 44).

86

Page 87: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Câu 18: Thực tiễn quá trình xác định biên giới quốc gia ở VN?Ở VN, quan hệ biên giới với các nước láng giềng CHDCND Lào, CHND Campuchia, CHND Trung

Hoa được giải quyết trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, làng giềng thân thiện và cùng tồn tại hòa bình. Đường biên giới vẽ trên bản đồ của Pháp tương đối phù hợp với đường biên giới thực tế và là căn cứ chung để giải quyết các vấn đề biên giới.

- Lào và VN: Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước 18/7/1977 và Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước ngày 24/1/1986. Ngày 16/10/1987, hai bên đã ký Nghị định thư bổ sung ghi nhận kết quả phân giới cắm mốc.

với n~ hiệp ước này, về cơ bản hai nước đã có một đường biên giới chung chính thức dài 2067 km.

- Campuchia – VN: + 20/7/1983: Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa 2 nước (gồm 4 điểm).+ 27/12/1985: Hiệp ước hoạch định biên giới giữa hai nước. Trên thực tế, VN có chung với Campuchia 1137 km đường biên giới đất liền và tính đến 1988 đã

phân giới được 207 km. Hiện nay đang xúc tiến đảm phán đề giải quyết toàn vẹn vấn đề đất liền và biên giới trên biển.

+ Ngày 7/7/1977, giữa Việt Nam và Campuchia đã ký kết Hiệp định về vùng nước lịch sử của nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Campuchia.

- VN – TQ: + Căn cứ: Công ước Pháp – Thanh năm 1887 và 1895 về phân chia biên giới giữa Bắc kỳ và nhà

Thanh.+ 30/12/1999: Hiệp ước về biên giới đất liền Việt Trung được ký kết tại Bắc Kinh. 6/7/2000: trao

đổi để phê chuẩn hiệp ước này.+ 25/12/2000: Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước

trong Vịnh Bắc Bộ.

Câu 19: So sánh vùng đặc quyền kinh tế và vùng tiếp giáp lãnh hải?* Giống nhau:- Quốc gia có quyền chủ quyền riêng biệt.- Có quy chế pháp lý hỗn hợp.- Tiếp liền lãnh hải.- Đều là vùng nước biển.- Các quốc gia ven biển đều có quyền kinh tế trong cả 2 vùng.

* Khác nhau.

Vùng tiếp giáp lãnh hải Vùng đặc quyền kinh tếCách xác định Không quá 24 hải lý tính từ đường cơ

sởKhông quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở

Quy chế pháp lý

- Có quyền của vùng đặc quyền kinh tế và một số quyền khác.- Quy định thẩm quyền riêng biệt và giới hạn đối với tàu thuyền nước ngoài.- Quốc gia ven biển có nhiều quyền hơn

- Chỉ có quyền trong lĩnh vực kinh tế, không có 3 quyền: ngăn ngừa, trừng trị, hiện vật lịch sử như vùng tiếp giáp lãnh hải- Có sự cần bằng quyền quốc gia ven biển với quốc gia khác.- Ít quyền hơn

Phạm vi thẩm quyền

Quy chế pháp lý không bao trùn lên vùng đặc quyền kinh tế

Quy chế pháp lý bao trùm lên vùng tiếp giáp lãnh hải

Câu 20: So sánh chế độ pháp lý thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế?* Giống nhau:- Rộng 200 hải lý tình từ đường cơ sở, ngoài lãnh hải- Có đặc quyền kinh tế;- Là vùng biển.

87

Page 88: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

- Đều có quyền chủ quyền và quyền tài phán.- Ở một số quốc gia thì hai vùng này chồng khít (chiều rộng đều bằng 200 hải lý)

* Khác nhau:

Vùng đặc quyền kinh tế Thềm lục địa

Chiều rộng Rộng 200 hải lý Một số quốc gia có thể kéo dài 350 hải lý từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý từ đường đẳng sâu 2.500 m

Xác định chủ quyền của quốc gia ven biển

Quốc gia ven biển phải đưa ra tuyên bố khẳng định quyền chủ quyền của mình

Quốc gia ven biển mặc nhiệm có quyền chứ không cần tuyên bố

Phạm vi quyền Có 3 quyền tự do: hàng hải, hàng không, đặt dây cáp và ống dẫn ngầm

Không có 3 quyền tự do này

Câu 21: Các nguyên tắc của Luật biển quốc tế?* Nguyên tắc tự do biển cả:- ND nguyên tắc: biển cả được đẻ ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù là những quốc gia có biển hay

không có biển. Nguyên tắc này không cho phép bất cứ một quốc gia nào đó có thể áp đặt một cách hợp pháp một bộ phận nào đó của biển cả thuộc chủ quyền của mình.

- Các quyền tự do biển cả bao gồm:+ tự do hàng hải;+ Tự do đánh bắt hải sản;+ Tự do đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm;+ Tự do hàng không;+ Tự do nghiên cứu khoa học biển;+ Tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác được pháp luật cho phép.- Vai trò với xác định quy chế pháp lý các vùng biển:+ Vai trò quyết định trong xác định quy chế pháp lý của vùng biển quốc tế (cốt lõi, nền tảng, cơ sở

pháp lý chủ yếu của quy chế).+ Góp phần xây dựng quy chế pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.+ Có tác động đến việc xây dựng quy chế pháp lý lãnh hải: đi qua không gây hại.+ không tác động đến nội thủy, một số nội thủy vẫn có áp dụng quyền đi qua không gây hại nhưng

là việc áp dụng có tính chất truyền thống do xác định đường cơ sở đã gộp vào nội thủy.

* Nguyên tắc đất thống trị biển.- ND: cho phép quốc gia ven biển mở rộng chủ quyền quốc gia hướng ra biển. Việc mở rộng quyền

lực quốc gia ra hướng biển được quyết định bởi các nhân tố chính trị và khoa học kỹ thuật nhưng ko thể tách rời cơ sở pháp lý được cộng đồng quốc tế thừa nhận.

Điều 2 CƯ luật biển 1982 quy định: “Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy của mình, và trong trường hợp một quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo, đến một vùng biển tiếp liền, gọi là lãnh hải (merterritoriale). Chủ quyền này được mở rộng đến vùng trời trên lãnh hải, cũng như đến đáy và lòng đất của biển này.”

Điều 49 CƯ quy định: “Chính chủ quyền của quốc gia quần đảo trên các đảo của mình là cơ sở cho cộng đồng quốc tế chấp nhận học thuyết quốc gia quần đảo và mở rộng chủ quyền đó ra vùng nước quần đảo, bất kể chiều sâu và khoảng cách xa bờ của chúng thế nào”.

Nguyên tắc này còn thể hiện trong phân định biển bằng yêu cầu không được sửa chữa lại tự nhiện, theo đó mỗi quốc gia được hưởng phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ của mình ra biển. Ngay cả khi một vùng đáy biển gần lãnh thổ của một quốc gia hơn lãnh thổ của mọi quốc gia khác người ta cũng ko thể coi rằng nó thuộc quốc gia này nếu nó không phải là phần mở rộng tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó ra biển.

Tuy nhiên, quốc gia không thể làm dụng nguyên tắc đất thống trị biển để mở rộng mãi thầm quyền của mình ra biển hoặc đơn phương yêu sách n~ vùng biển rộng lớn hơn, ko phù hợp với LQT.

88

Page 89: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

- Vai trò:+ có vai trò quyết định hình thành quy chế pháp lý nội thủy và lãnh hải+ góp phần xây dựng quy chế pháp lý vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.+ không có tác động đến vùng biển quốc tế.

* Nguyên tắc di sản chung của loài người.Xác định khối tài sản không thể phân chia, thuộc sở hữu cộng đồng quốc tế, thay mặt cho tất cả các

quốc gia. Nó có lợi cho quốc gia đang phát triển, tạo điều kiện cho các quốc gia này tham gia vào việc quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên của vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, nằm ngoài quyền tài phán quốc gia mà trước đó chỉ có các quốc gia công nghiệp tự do thăm do khai thác.

* Nguyên tắc công bằng.- Thừa nhận n~ quyền của các quốc gia không có biển hoặc bất lợi về mặt địa lý được sử dụng biển

cả như các quốc gia có biển ở phạm vi mà Luật biển cho phép và nghĩa vụ không làm gì phương hại đến quyền sử dụng biển của của các quốc gia khác.

- Không đặt biển cả dưới chủ quyền riêng biệt của bất kỳ quốc gia nào. Quy định như vậy nhằm loại bỏ mọi yêu sách về chủ quyền đối với biển cả cũng như đối với vùng – di sản chung của loài người.

- Vùng đáy biển (vùng) có chế độ pháp lý là di sản chung của loài người. Vùng để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù quốc gia có biển hay không có biển, để sử dụng vào mục đích hòa bình, không phân biệt đối xử. Mọi hoạt động trong vùng được tiến hành là vì lợi ích của toàn thể loài người, ko phụ thuộc vào vị trí địa lý của các quốc gia, dù là quốc gia có biển hay không có biển.

- Trong phân định biển, áp dụng công bằng không có nghĩa là sửa chữa lại tự nhiên mà là đảm bảo cho mỗi quốc gia ven biển được hưởng một vùng biển đúng và công bằng, có tính đến các hoàn cảnh hữu quan.

89

Page 90: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

LUẬT TỔ CHỨC QUỐC TẾ

Câu 1: Khái niệm, đối tượng điều chỉnh, các nguyên tắc cơ bản là nguồn của luật tổ chức quốc tế?

1. KN: Luật tổ chức QT là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm, điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể của LQT trong quá trình hình thành, tổ chức và hoạt động của tổ chức QT.

2. Đối tượng điều chỉnh: Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật TCQT thường có 2 nhóm:

- Quan hệ thuộc nội bộ của tổ chức- Các quan hệ giữa tổ chức vs các chủ thể khác của LQT Quy phạm luật TCQT có thể chia làm 2 loại: - QP nội bộ để điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia mem của tổ chức vs các cơ quan trong khuôn

khổ TCQT- QP điều chỉnh quan hệ giữa TCQT vs các chủ thể khác của LQTTuy nhiên, sự phân chia này chỉ mang tính tương đối, vì trên thực tế, k phải t/hợp nào cũng có thể

phân định đc rõ ràng, nhất là khi sự tham gia của 1 qgia trong các hđ của TCQT đồng thời vs cả 2 tư cách: Chủ thể của LQT và tư cách mem của TC đó.

3. Các nguyên tắc của LTCQT:LTCQT trc hết đc xây dựng và bảo đảm t/h trên cơ sở các nguyên tắc mang tính chất Jus – cogens

của LQT. Ngoài hệ thống các ng/tắc cơ bản của LQT, việc duy trì hđ và phát triển quan hệ hợp tác của các mem của TCQT còn phải dựa trên các ng/tắc chủ đạo của LTCQT:

a. Ng/tắc tự nguyện của các qgia thành viên:Đây là 1 ng/tắc đc hình thành từ ng/tắc bình đẳng chủ quyền qgia trong quan hệ QT. Nội dung của

ng/tắc này đc thể hiện trc hết ở sự tự nguyện tham gia TCQT, rút khỏi TCQT, biểu quyết đối vs các vấn đề trong khuôn khổ TCQT mà k chịu sự ảnh hưởng của bất kỳ qgia hay 1 TCQT nào. Tính tự nguyện thể hiện sự bình đẳng của các qgia khi tham gia các hđ của 1 TCQT. Từ đây, quyền năng chủ thể LQT mà các tổ chức có đc là hoàn toàn trên cơ sở qgia mem tự nguyện trao cho TC 1 phần chủ quyền vốn có của các qgia mem để TCQT có thể hđ nhân danh 1 chủ thể độc lập tương đối đối vs các qgia mem.

b. Ng/tắc tôn trọng quyền năng độc lập của TCQT trong quan hệ vs các nước thành viên:Đây là ng/tắc nói lên đặc thù của mối quan hệ giữa TCQT và các qgia mem, vì mặc dù các qgia là

chủ thể tạo ta TCQT nhưng qgia vs tư cách mem phải t/h đầy đủ quy chế, các nghĩa vụ mà TCQT qđ, kể cả các cơ chế mang tính chất giám sát các hđ thuộc quyền chủ quyền của qgia nếu trong quy chế của TC có qđ. Ng/tắc này nhằm đảm bảo sự độc lập và sự hiệu quả trong hđ của TCQT vs vai trò phối hợp hợp tác QT giữa các qgia trong khuôn khổ từng TC.

4. Nguồn của LTCQT:* KN: Hiểu theo nghĩa rộng, nguồn của LTCQT bao gồm các ĐƯQT và TQQT chứa đựng các

quy phạm điều chỉnh cơ cấu tổ chức và hđ của TCQT.a. ĐƯQT:- Hiến chương LHQ có vị trí quan trọng nhất đối vs hệ thống nguồn của luật TCQT. Hiến chương

ghi nhận các ng/tắc cơ bản của LTCQT, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của TCQT cũng như mem của TCQT, đồng thời điều chỉnh quan hệ giữa LHQ và các TCQT khác, đặc biệt là vs các TCQT chuyên môn.

- Trong các ĐƯQT giữa các qgia, quan trọng nhất là Điều lệ của TCQT. Loại ĐƯQT này xác định tư cách chủ thể LQT của TCQT hoặc bằng cách khẳng định rõ ràng TCQT là pháp nhân QT như t/hợp Hiệp định thành lập WTO hoặc bằng cách qđ cụ thể nội dung các quyền năng chủ thể. Chính loại ĐƯQT này qđ thẩm quyền của TCQT, trên cơ sở đó, các TCQT ký kết các ĐƯQT vs các TCQT khác và các qgia k phải là mem của TCQT. Ngoài ra, các ĐƯ giữa các qgia còn điều chỉnh quan hệ giữa các qgia và các TCQT và giữa các TCQT vs nhau, như CƯ Vienna 1947 về ưu đãi và miễn trừ dành cho các tổ chức chuyên môn; CƯ Vienna 1975 về cơ quan đại diện của qgia trong quan hệ vs các TCQT phổ cập.

- Nhóm các ĐƯQT giữa các qgia và TCQT bao gồm các ĐƯQT về trụ sở của TC, về đại diện của các qgia mem, các ĐƯ khác để t/h chức năng của TCQT.

- Các ĐƯQT giữa các TCQT thường điều chỉnh quan hệ hợp tác giữa các TCQT, cơ chế trao đổi đại diện của các TCQT…

90

Page 91: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

b. TQQT:Thực tiễn hđ của TCQT, các ĐƯQT phổ cập là cơ sở quan trọng nhất để hình thành các TQQT.

Qua thực tiễn hđ của LHQ và các TCQT chuyên môn, quyền ký kết ĐƯQT, quyền hưởng các quyền ưu đãi miễn trừ trên lãnh thổ qgia, quyền có đại diện tại các TCQT… được khẳng định như là các quyền mang tính chất tập quán.

Câu 2: Định nghĩa, đặc điểm và phân loại tổ chức quốc tế?1. ĐN: Theo khoa học LQT, TCQT là thực thể liên kết các qgia và các chủ thể khác của LQT và

đc hình thành trên cơ sở ĐƯQT, có quyền năng chủ thể LQT, có hệ thống các cơ quan để duy trì hđ thường xuyên theo đúng mục đích và tôn chỉ của TCQT đó.

VD: TC Hiến chương Bắc Đại Tây Dương – NATO; TC thống nhất Châu Phi, Hiệp hội các qgia ĐNÁ – ASEAN, Quỹ tiền tệ QT – IMF, Liên hợp quốc…

2. Đặc điểm: * TCQT là thực thể liên kết các qgia và các chủ thể khác của LQT vs nhau:Mem của mô hình liên kết tạo thành TCQT chủ yếu là các qgia độc lập, có chủ quyền. Tư cách

qgia của mem các TCQT cho phép phân biệt TCQT vs các TCQT phi CP và các NN liên bang. Ngoài ra, 1 số TCQT thừa nhận tư cách mem của loại hình lãnh thổ hải quan như WTO thừa nhận Hong Kong, Macau là mem, của 1 số liên minh thuế quan và 1 TCQT khác tham gia tại TCQT đó, VD t/hợp EU là mem của WTO.

* TCQT hình thành trên cơ sở ĐƯQT đc ký kết giữa các mem tham gia TC đó:Đây là cơ sở pháp lý để hình thành nên TCQT và quy trì sự phối hợp hđ giữa các qgia mem bình

đẳng về chủ quyền và quyền lợi. Các ĐƯQT này có thể có nhiều tên gọi khác nhau như hiến chương, quy chế, hiệp ước… Nhưng về bản chất có ý nghĩa là điều lệ của 1 TCQT cụ thể vs n~ qđ về mục đích, ng/tắc, cơ cấu TC và hđ của TCQT. Ngoài ra, trong điều lệ thường có các qđ về quyền và nghĩa vị pháp lý QT của các qgia mem cũng như của TCQT này trong mối quan hệ đối nội và đối ngoại. Do tính chất của TCQT là 1 liên kết mang tính lâu dài nên các điều lệ của TCQT thường là các ĐƯQT vô thời hạn.

VD:Hiến chương LHQ là ĐƯQT thành lập LHQ (1945)Tuyên bố Bangkok 1967 thành lập ASEANHƯ Mandrich thành lập liên minh Châu Âu (1993)HW Magaret (1 thành phố của Maroc) thành lập WTO (1995)…* TCQT phải có cơ cấu thường trực, có trụ sở của mình để duy trì mọi hđ chức năng:Để tồn tại và phát triển, đồng thời để có thể t/h chức năng, nhiệm vụ mà các qgia mem trao cho,

các TCQT phải có cơ cấu TC nhất định. Các cơ quan của TCQT gồm các cq chính và cq bổ trợ.- Các cq chính của TCQT thông thường bao gồm:

+ Các cq toàn thể, có chức năng hoạch định chính sách+ Các cq chấp hành

+ Các cq hành chính như ban thư ký mà đứng đầu là tổng thư ký.Để đảm bảo duy trì mọi hđ chức năng, TCQT phải có trụ sở làm việc. Các TCQT có thể ký kết

các hiệp định thuê trụ sở làm việc vs 1 qgia mem hoặc 1 qgia trung lập, k phải là mem. Đây cũng là 1 đặc điểm để có thể phân biệt TCQT vs các hình thức hợp tác khác hiện nay, như các diễn đàn QT, các hội nghị QT…

VD:- Cơ cấu TC của LHQ: + Đại hội đồng LHQ là cq lập pháp+ Hội đồng là cq hành pháp+ Ban thư ký là cq hành chính sự vụ+ Tòa án công lý QT là cơ quan tư pháp, chuyên giải quyết tranh chấp QT (xét xử)Tùy từng t/hợp, TCQT thay đổi cơ cấu TC cho phù hợp. VD: Đại hội đồng LHQ có 3 HĐ chuyên

môn, ASEAN: ĐHĐ có thể đc gọi tên là Hội nghị thượng đỉnh các qgia ASEAN, Hội đồng đc gọi là Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN, HN bộ trưởng ngoại giao ASEAN…

- Trụ sở: LHQ (New York), ASEAN (Giakarta), EU (Bussel – Bỉ), WTO (Geneve – Thụy Sỹ)…Phân biệt vs các hình thức hợp tác QT khác: APEC, ASEM (là diễn đàn, k có trụ sở chính mà

nhóm họp luân phiên ở các nước)…

91

Page 92: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

* Quyền năng chủ thể LQT của TCQT liên CP là quyền năng phái sinh, đc giới hạn trong ĐƯ thành lập TCQT. Quyền năng này khác vs quyền năng chủ thể của các qgia mem:

Về pháp lý, TCQT là chủ thể của LQT. Tư cách chủ thể LQT k phải là thuộc tính vốn có của TCQT mà do các qgia thừa nhận trao cho. Điều này xuất phát từ thực tiễn phát triển của LQT và khoa học pháp lý QT (Trong kết luận tư vấn của Tòa án QT LHQ về vụ bá tước Becnadot, TA đã khẳng định rằng LHQ là chủ thể của LQT, có khả năng hưởng và t/h các quyền và nghĩa vụ pháp lý QT của chủ thể LQT).

Hiện nay, trong ĐƯQT thành lập TCQT, các qgia mem thường thỏa thuận về tư cách pháp lý của TCQT. Quyền năng chủ thể LQT của TCQT phát sinh trên cơ sở điều lệ.

VD: Quyền năng chủ thể LQT của LHQ do các qgia mem ấn định trong Hiến chương LHQ…3. Phân loại TCQT:* Căn cứ vào tiêu chuẩn mem:- TCQT đa phương – toàn cầu.VD: LHQ, WTO, WHO…- TCQT đa phương – liên khu vựcVD: NATO, Tổ chức các nước Hồi giáo (bao gồm tất cả các nước Hồi giáo ở Bắc Phi, Châu Á…)

…- TCQT đa phương – khu vựcVD: OPEC (TC các qgia xuất khẩu dầu mỏ), ASEAN…* Căn cứ vào phạm vi hoạt động:- TCQT chungVD: LHQ, EU, TC các nước Châu Mỹ, Liên minh Châu Phi…- TCQT chuyên mônVD: INO (TC lao động TG), WMO (TC khí tượng TG), WTO…

Câu 3: Phân biệt TCQT liên CP và TCQT phi CP?Thành viên:- TCQT liên CP: Là các chủ thể LQT, trc tiên và chủ yếu là các qgia độc lập, có chủ quyền.- TCQT phi CP: Là các tổ chức, cá nhân có quốc tịch khác nhau liên kết vì 1 mục đích nhất định,

k đại diện cho quyền lợi của qgia.

Câu 4: Phân biệt TCQT liên CP vs các hình thức hợp tác khác của chủ thể LQT (diễn đàn QT, hội nghị QT)?

* Thành viên:- TCQT: Là chủ thể LQT, trc tiên và chủ yếu là các qgia.- Các ht khác: Có thể bao gồm n~ chủ thể khác như tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp…* Trụ sở:- TCQT: Có trụ sở làm việc để t/h các hđ chuyên môn- Các ht khác: K có trụ sở chínhVD: APEC, ASEM (là diễn đàn, k có trụ sở chính mà nhóm họp luân phiên ở các nước)…

Câu 5: Phân biệt quyền năng chủ thể của các TCQT vs quyền năng chủ thể của các qgia mem?

* Tính chất: Đây là 2 quyền năng khác biệt, độc lập nhau- TCQT: Là quyền năng phái sinh, đc các qgia mem thỏa thuận trong DDWQT thành lập TCQT.- Các qgia mem: Quyền năng nguyên sinh, đương nhiên* Phạm vi:- TCQT: Quyền năng giới hạn trong ĐƯQT thành lập TCQT- Các qgia mem: Quyền năng chủ thể LQT k giới hạn* Mối quan hệ giữa 2 quyền năng này:2 quyền năng có lúc trùng khớp nhưng cũng có lúc mâu thuẫn, đối lập nhau.VDL: Quyết định của LHQ trừng phạt Iran khi tự do làm giàu uranium, thể hiện quyền năng của

LHQ trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran. 1 số qgia mem của LHQ phản đối như Thổ Nhỹ Kỳ,

92

Page 93: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Iran, Brazil… (do 2 qgia này đã ký vs Iran ĐƯQT nhằm chuyển lượng vũ khí từ Iran sang 2 nước này để tháo ngòi nổ căng thẳng ở Iran) 2 quyền năng mâu thuẫn, đối lập nhau.

Câu 6: Những vấn đề pháp lý cơ bản về TCQT?1. Quy chế thành viên:* Mem của TCQT bao gồm: Mem sáng lập và mem gia nhập. Quyền năng chủ thể của các nhóm

mem này ngang bằng nhau.VD: + 51 qgia sáng lập LHQ, cùng ký Hiến chương năm 1945. Đến nay có hơn 150 qgia tham

gia.+ 5 qgia sáng lập ASEAN (Malaixia, Phillipine, Sing, Thái Lan, Indonexia)VN gia nhập LHQ năm 1977, gia nhập ASEAN năm 1995 Có quyền và nghĩa vụ ngang bằng

vs các qgia sáng lập.- Biểu quyết: Quyền bỏ phiếu ngang bằng nhau giữa các nhóm mem. 2 hình thức:+ Nhất trí: K bỏ phiếu trắng (100% đồng ý)+ Đồng thuận: Có phiếu trắng (100% k phản đối)* Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các mem TCQT:- Quyền bình đẳng giữa mems khi tham gia các hđ của TCQT, như quyền phát biểu ý kiến tại các

cq của TCQT, quyền tham gia thảo luận n~ vấn đề mà TCQT đặt ra và có 1 lá phiếu khi thông qua các Nghị quyết của TCQT. Hiện nay, do tính đặc thù trong hđ của 1 số TCQT như EU, WB hay do việc thừa nhận tư cách mem TCQT của các TCQT (TCQT trong 1 số TCQT khác, như EU là mem của WTO), 1 số TCQT có thể áp dụng cơ chế bầu theo tỷ trọng (weighted vote), tức lá phiếu có tỷ trọng khác nhau, tùy thuộc theo đóng góp tài chính hay dân số…

- Quyền có đại diện cho qgia mem tại các TCQT- Quyền ứng cử vào các cq quả TCQT- Quyền rút khỏi TCQT- Quyền đc hưởng các khoản viện trợ hoặc giúp đỡ về tài chính của TCQT- Các mem của TCQT đều có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho TCQTTương ứng vs các quyền nêu trên, qgia mem có nghĩa vụ tương ứng. VD: Nghĩa vụ dành cho

TCQT các quyền ưu đãi và miễn trừ cần thiết cđể TCQT t/h tốt chức năng của mình, song song vs việc t/h các Nghị quyết và Quyết định của TCQT đề ra.

Riêng 1 số chủ thể của LQT, mặc dù k phải là mem của TCQT cũng đc hưởng quy chế đặc biệt của TCQT đó. Các chủ thể có thể tham gia vào các chương trình nghị sự của TCQT nhưng k có quyền bỏ phiếu. Đó là quy chế dành cho các quan sát viên của TCQT.

* Điều kiện và thủ tục gia nhập TCQT:Để gia nhập 1 TCQT, các mem phải đáp ứng n~ đk chung, như tự nguyện tuân thủ mục đích và

ng/tắc của TCQT, tự nguyện và có khả năng t/h các quyền và nghĩa vụ mà TCQT qđ. Mỗi TCQT có thể có n~ qđ riêng về đk gia nhập TCQT.

Xuất phát từ thực tiễn QT, đk và thủ tục gia nhập TCQT có 2 loại:- Đk và thủ tục gia nhập chung: Thường qđ các đk và thủ tục cơ bản phải t/h khi gia nhập, thường

k yêu cầu và đòi hỏi n~ đk khắt khe và chặt chẽ trong lộ trình gia nhập.VD: LHQ…- Đk và thủ tục gia nhập chuyên biệt: Thường qđ chặt chẽ và khắt khe hơn, phù hợp vs từng

TCQT cụ thể.VD: Để trở thành mem của WTO, qgia xin gia nhập phải thỏa mãn n~ đk thiết yếu mà TC này đặt

ra, như phải là qgia có nền KT thị trường, có khả năng t/h đc các cam kết của WTO theo xu thế tự do hóa và về trình tự, phải tiến hành đàm phán vs tất cả các qgia mem của WTO về đk gia nhập. VN sau 11 năm mới hoàn thành lộ trình gia nhập WTO, vs Trung Quốc là 13 năm, Nga trải qua 17 năm vẫn chưa đủ đk gia nhập…

Thủ tục gia nhập các TCQT hạn chế số lượng chủ thể (TCQT đóng) thường khá phức tạp. VD: 1 qgia muốn gia nhập NATO phải có thư mời gia nhập đc tất cả qgia mem nhất trí kèm theo quyết định của Hội đồng NATO do tất cả các qgia mem phê chuẩn.

* Rút khỏi TCQT:

93

Page 94: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Rút khỏi TCQT là hvi pháp lý đơn phương của qgia thể hiện việc chấm dứt tư cách mem của TCQT. Rút khỏi TCQT là quyền của các mem trên cơ sở chủ quyền qgia. Hệ quả pháp lý của hvi này là qgia k bị ràng buộc bởi các quyền và nghĩa vụ mem TC.

Trong các điều lệ của TCQT thường qđ các đk và thủ tục để rút khỏi TCQT, thực chất là bãi bỏ điều lệ TCQT. Việc qđ chặt chẽ như vậy để tránh sự bất thường trong hđ của TCQT. 1 số TCQT, tuy trong điều lệ k qđ việc rút khỏi TCQT nhưng vẫn thừa nhận quyền của các qgia mem đc rút khỏi TCQT, như thực tiễn hđ của LHQ.

* Khai trừ khỏi TCQT:Khai trừ khỏi TCQT là chế tài mà TCQR đặt ra đối vs các mem vi phạm nghiêm trọng, có hệ

thống các nghĩa vụ của điều lệ TCQT và của LQT. Mục đích qđ chế tài này nhằm tăng cường tính TC cũng như hiệu quả hđ của TCQT. Thông thường, trách nhiệm xem xét khai trừ mem thuộc cq cao nhất của TCQT. Khi mem TCQT bị khai trừ, tư cách mem cũng tự động chấm dứt.

* Đình chỉ quy chế mem TCQT:Là chế tài TCQT áp dụng đối vs các mem trong 1tg do có vi phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ của

điều lệ nhưng chưa đến mức bị khai trừ. Trong khoảng tg đó, mem TCQT k đc hưởng 1 số quyền và ưu đãi của TCQT, như k đc quyền biểu quyết trong các cq của TCQT, tạm thời k t/h quyền đại diện trong cq cao nhất của TCQT…

2. Cơ cấu tổ chức:Cơ cấu tổ chức của m,ỗi TCQTY k theo 1 khuôn mẫu thống nhất mà đc thiết lập tùy thuộc vào

thỏa thuận của qgia mem và mục đích thành lập TCQT đó. Tính chất xác định của các cq có thể theo hình thức cq toàn thể và cq đại diện (cq hạn chế mem):

- Cq toàn thể: Cq có sự tham gia của đại diện tất cả các qgia mem của TCQT- Cq đại diện: Số lượng mem thông thường đc xác định trên cơ sở ĐƯQT thành lập TCQT đó.

Chỉ qgia mem có đk nhất định mới có quyền có đại diện. Các mem của loại cq này thường đc bầu theo nhiệm kỳ, đại diện cho các nhóm quyền lợi trong khuôn khổ TC nên mem thường xuyên thay đổi.

TCQT có thể gồm cq chính và cq bổ trợ. Các cq chính đc qđ ngay chính trong điều lệ thành lập TCQT. Đối vs 1 số TC, việc sắp xếp lại các cq chính cho phù hợp vs mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn của TC có thể đc đặt ra (như thực tiễn hđ của ASEAN). Các cq bổ trợ của TCQT do các cq chính thiết lập nên để giúp cq chính t/h chức năng của mình.

Thông thường, 1 TCQT có cơ cấu TC như sau:- Đại hội đồng: Thường là cq lập pháp- Hội đồng: Là cq hành pháp- Ban thư ký: Cq hành chính – nội vụ- Cq giải quyết tranh chấp: Là cq tư phápTùy thuộc vào từng TCQT, cơ cấu trên có thể đc thay đổi cho phù hợp.VD: LHQ: + ĐHĐ, HĐ, BTK, TACLQT là cq chính + Ủy ban LQT, Cq bảo vệ môi trường LHQ, Cq chống khủng bố QT của LHQ là các cq bổ

trợ. + ĐHĐ là cq toàn thể + HĐ bảo an là cq đại diện (chỉ có 5 qgia mem thường trực và 10 qgia mem k thường trực, bầu luân phiên)

Trong quá trình làm việc, vấn đề thông qua quyết định hoặc nghị quyết của TCQT có thể tiến hành bằng 1 số cách thức nhất định, như ng/tắc đa số tương đối (theo số lượng các mem có mặt và tham gia biểu quyết), đa số tuyệt đối (theo số lượng tất cả các mem của TCQT) hoặc ng/tắc đồng thuận hay nhất trí (consensus). Consensus là cách thức thông qua quyết định bằng thương lượng mà k cần bỏ phiếu. 1 quyết định đc thông qua nếu k có mem phản đối. Tuy nhiên, nếu tất cả các mem của cq phản đối, 1 quyết định sẽ k đc thông qua. Cách thức này gọi là đồng thuận ngược.

3. Nhân viên của TCQT:- Nhân viên của TCQT bao gồm các viên chức của TCQT và các chuyên gia t/h nhiệm vụ của

TCQT.- Viên chức của TCQT là n~ ng đc TCQT lựa chọn theo thể thức bầu hoặc đc tuyển dụng theo

nhiệm kỳ và đc trả lương để t/h các công việc trong các cq cyar TCQT.

94

Page 95: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Các viên chức của TCQT đc hưởng các quyền ưu đãi nhất định để họ t/h tốt chức năng của mình. VD: Viên chức của LHQ đc hưởng n~ ưu đãi và miễn trừ cần thiết để họ t/h chức năng của mình đối vs LHQ theo k2 Đ105 Hiến chương và Công ước Vienna 1946 về các quyền ưu đãi miễn trừ dành cho LHQ.

Tuy nhiên, các quyền ưu đãi miễn trừ của viên chức của TCQT k hoàn toàn có tính chất của quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao. Chỉ có các viên chức cao cấp của TCQT như tổng thư ký, các phó tổng thư ký và các giám đốc của 1 số cq của LHQ mới đc hưởng các quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao như các viên chức ngoại giao. Các viên chức còn lại chỉ đc hưởng 1 số quyền ưu đãi miễn trừ như quyền miễn trừ tài phán của nước sở tại về n~ điều họ viết, nói và n~ hvi do họ t/h, quyền miễn trừ thuế về tiền lương hoặc các khoản phụ cấp, đc miễn n~ hạn chế về nhập cư và đký ng nước ngoài…

- Chuyên gia làm việc trong các phái đoàn của TCQT k phải viên chức của TCQT nhưng cũng đc hưởng 1 số ưu đãi nhất định.

4. Hoạt động chức năng:* Hđ xây dựng và t/h LQT:- Hđ xây dựng pháp luật trực tiếp là hđ của TCQT vs tư cách chủ thể của LQT. Các TCQT ký kết

các ĐƯQT hoặc chấp nhận các TQQT để t/h chức năng, nhiệm vụ của của TCQT trong khuôn khổ thẩm quyền mà các qgia mem trao cho TC.

VD: Trong khuôn khổ ILO (TC lao động QT), TC này đã trực tiếp soạn thảo và thông qua gần 100 ĐƯQT về lao động: Cấm lđ nặng nhọc, qđ tuổi lđ, cấm lđ trẻ em…

- Hđ xây dựng PL gián tiếp là hđ đưa ra sáng kiến, bảo trợ để ký kết các ĐƯQT. Thông thường, TCQT sẽ tổ chức các diễn đàn, các hội nghị để các bên thương lượng và ký kết ĐƯQT, như các Hội nghị luật biển của LHQ, Hội nghị để ký CƯ Vienna 1969 về luật điều ước QT giữa các qgia… TCQT cũng có thể tham gia soạn thảo các ĐƯQT.

VD: LHQ bảo trợ cho hội nghị QT Jamaica 1973 đến 1982 để các qgia ký kết CƯ luật biển 1982.Thông thường, TCQT có thể thông qua các loại văn kiện vs giá trị pháp lý khác nhau, chủ yếu

theo 3 dạng:- N~ nghị quyết có giá trị pháp lý ràng buộc các qgia mem trong mọi t/hợp.VD: Hiến chương LHQ, hiến chương ASEAN…- N~ nghị quyết hoặc quyết định chỉ có giá trị ràng buộc vs các qgia mem trong n~ t/hợp cụ thể.VD: Nghị quyết của LHQ về trừng phạt Irac 1990… - Các nghị quyết và quyết định mang tính chất khuyến nghị.VD: Nghị quyết của LHQ yêu cầu Israel rút quân khỏi n~ vùng chiếm đóng (có tính chất khuyến

nghị bởi khi qgia này k t/h, cũng k bị trừng phạt)…TCQT cũng thiết lập nên các thiết chế để giám sát t/h các ĐƯQT mà TC bảo trợ ký kết, đặc biệt

là các ĐƯQT về môi trường và quyền con ng.* Hđ nhằm xây dựng, hoàn thiện cơ cấu và ngân sách của TCQT:Việc duy trì và t/h các hđ của TCQT đòi hỏi phải có hệ thống cq chặt chẽ và phải có ngân sách để

t/h hđ của TCQT. Khi thành lập TCQT, các qgia thông thường chỉ qđ về hệ thống các cq chính, còn hệ thống các cq bổ trợ đc thành lập theo nhu cầu hđ của các TCQT.

VD: Sự thay đổi cơ cấu TC của ASEAN từ khi thành lập đến nay đã góp phần nâng cao hiệu quả hđ của ASEAN. (3 lần thay đổi: 1967, 1976 và đầu thập niên 1990).

Câu 7: Quá trình hình thành, mục đích, nguyên tắc và cơ cấu tổ chức của LHQ?1. LHQ đc thành lập trên cơ sở của Hiến chương LHQ ngày 24/10/1945. LHQ trở thành 1 TC

trung tâm trong các hđ hợp tác của các qgia trên toàn TG. Từ 51 mem ban đầu, đến nay, LHQ đã có 192 mems.

2. Mục đích:- Duy trì hòa bình và an ninh QT- Phát triển n~ quan hệ hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn trọng ng/tắc bình đẳng, dân tộc tự

quyết- T/h sự hợp tác QT trong việc giải quyết các vấn đề QT như KT, XH, VH, nhân đạo…- Trở thành trung tâm phối hợp mọi hành động của các dân tộc nhằm đạt đc n~ mục đích nói trên3. Nguyên tắc:LHQ hđ trên cơ sở các ng/tắc nền tảng của quan hệ QT:- Nt bình đẳng về chủ quyền của các qgia mem

95

Page 96: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

- Nt các mem của LHQ phải t/h đầy đủ n~ nghĩa vụ theo qđ của Hiến chương- Nt các mem của LHQ phải từ bỏ đe dọa dùng vũ lực hay sử dụng vũ lực trong quan hệ QT- Nt các mem của LHQ giúp đỡ LHQ trong mọi hành động của LHQ mà TC này áp dụng theo

đúng qđ của Hiến chương- Nt LHQ đảm bảo để các qgia k phải là mem LHQ cũng hành động theo các nt này nếu điều đó

cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh QT- Nt LHQ k đc phép can thiệp vào công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ qgia mem nàoN~ nt của LHQ có mối quan hệ chặt chẽ vs nhau, tạo thành cơ sở bảo đảm cho LHQ thực sự là

trung tâm phối hợp hành động của các qgia vì sự hòa bình và hợp tác.4. Cơ cấu tổ chức:4.1. Các cq chính:* Đại hội đồng:ĐHĐ là cq duy nhất của LHQ có sự tham gia của tất cả các qgia mem. ĐHĐ đc tổ chức, hđ trên

ng/tắc bình đẳng chủ quyền giữa các qgia mem.Là cq cao nhất của LHQ, ĐHĐ có thẩm quyền rất rộng trong các lĩnh vực hợp tác chính trị, KT,

VH, XH. Theo Đ10 HC LHQ, ĐHĐ có quyền thảo luận và đưa ra kiến nghị về tất cả các vấn đề thuộc phạm vi HC hoặc thuộc bất kỳ thẩm quyền của các cq của LHQ cho các mem LHQ hoặc HĐ bảo an.

Để t/h các quyền và nghĩa vụ theo qđ của HC, ĐHĐ thành lập 6 ủy ban chính: UB giải trừ quân bị và an ninh QT, UB KT – tài chính, UB VH, XH và nhân đạo, UB chính trị đặc biệt và phi thực dân hóa, UB hành chính – ngân sách, UB pháp luật QT.

Hđ của ĐHĐ đc t/h thông qua các khóa họp thường kỳ hàng năm và họp n~ khóa bất thường (Đ20). Theo Nghị quyết 51/241 (1997), các khóa họp bắt đầu vào ngày t3 đầu tiên sau ngày 1/9. Các khóa họp bất thường có 2 loại là khóa họp đặc biệt và đặc biệt khẩn cấp. Theo Đ18 HC, việc biểu quyết thông qua các nghị quyết của ĐHĐ đc t/h trên ng/tắc bình đẳng. Các nghị quyết về các vấn đề quan trọng như liên quan đến duy trì hòa bình và an ninh QT, bầu các ủy viên k thường trực và ủy viên của HĐ KT-XH, kết nạp mem mới, khai trừ mem… phải thông qua vs đa số áp đảo (2/3) của các mem tham gia và bỏ phiếu. Các vấn đề khác thông qua bằng đa số thường (quá bán). ĐHĐ cũng có thể dùng hình thức đồng thuận nếu các mem có sự nhất trí cao (consensus).

* HĐ bảo an:Trên cơ sở Đ24 HC LHQ, HĐ bảo an là cq lãnh đạo chính trị thường trực của LHQ, chịu tn chính

trong việc duy trì hòa bình và an ninh QT, theo đó, HĐ bảo an có thể áp dụng các biện pháp nhằm giải quyết hòa bình các tranh chấp QT hoặc các xung đột, khi cần thiết có thể sd hành động, kể cả cưỡng chế và vũ lực, nhằm loại trừ các mối đe dọa, phá hoại hòa bình hoặc các hành động xâm lược. Khi t/h các trách nhiệm và nghĩa vụ mà HC qđ, HĐBA phải hành động vs tư cách thay mặt cho các qgia mem.

Thành phần của HDDBA gồm 15 mems, trong đó có 5 ủy viên TT (Nga, TQ, Pháp, Mỹ, Anh) và 10 ủy viên k TT, đc ĐHĐ bầu ra vs nhiệm kỳ 2 năm. Các ủy viên k TT k đc bầu 2 nhiệm kỳ liên tiếp.

HĐBA có các UB và cq phụ trợ đáng chú ý sau:- Các UB TT, gồm UB chuyên gia về các vấn đề thủ tục HĐBA và UB về kết nạp mem mới của

LHQ. Các UB này đều có đại diện của các nước mem HĐBA.- Ban tham mưu quân sự, UB nhân viên quân sự- UB chống khủng bố (2001)- Các UB cấm vận, như UB cấm vận về Irac, Libya, Ruanđa…- Các hđ và lực lượng gìn giữ hòa bình- Các Tòa án QT chống các tội ác vi phạm Luật nhân đạo QT như TA về Ruanđa (1994), TA về

Nam Tư cũ (1993)…Theo Đ25, các Nghị quyết của HĐBA là bắt buộc vs các qgia mem và phải đc các qgia mem thi

hành. Cơ chế biểu quyết của HĐBA cũng đc xây dựng trên ng/tắc bình đẳng. Tuy nhiên, cơ chế này cũng có n~ nét đặc thù so vs cơ chế biểu quyết của ĐHĐ, xuất ohats từ tính chất, chức năng, mem của HĐBA.

Mỗi ủy viên của HĐBA có 1 lá phiếu khi thông qua các nghị quyết của HĐBA. Về ng/tắc thông qua quyết định, HĐBA áp dụng ng/tắc đa số. N~ NQ của HĐBA về các vấn đề thủ tục thông qua khi 9 ủy viên của HĐ bỏ phiếu thuận. NQ về các vấn đề khác chỉ đc thông qua khi có 9 ủy viên của HĐ, trong đó có tất cả các ủy viên TT bỏ phiếu thuận (ng/tắc nhất trí của các ủy viên TT). Như vậy, chỉ cần 1 ủy viên TT bỏ phiếu chống là NQ của HĐBA k đc thông qua. Đây chính là quyền phủ quyết (quyền veto) của các ủy viên TT của HĐBA.

96

Page 97: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Quyền phủ quyết (veto) là quyền của 1 qgia là mem TT của HĐBA bỏ phiếu chống để ngăn cản việc thông qua NQ của HĐBA về 1 vấn đề k liên quan đến thủ tục khi các mem của HĐBA bỏ phiếu thông qua. Nếu ủy viên TT muốn thể hiện sự nhất trí của mình nhưng vẫn chấp nhận cho NQ thông qua thì có thể bỏ phiếu trắng hoặc k bỏ phiếu.

Như vậy, về cơ bản, HĐBA đc tổ chức sao cho có thể hđ đc thường xuyên nhằm ứng phó vs các tình huống liên quan đến hòa bình và an ninh QT có thể đặt ra ở bất cứ thời điểm nà. HĐBA có thể có các cuộc họp định kỳ, bất thường hoặc khẩn cấp. Các nước thành viên LHQ có thể tham dự, nhưng k có quyền biểu quyết tại các cuộc họp của HĐ.

Hiện nay, khi đề cập vai trò của HĐBA thì việc cải tổ HĐBA đang trở thành vấn đề quan trọng. Các cuộc thảo luận chủ yếu về đề tài cải tổ HĐBA chủ yếu xoay quanh 2 vấn đề: Quyền phủ quyết và số lượng mem. Nhiều ng chủ trương xóa bỏ quyền phủ quyết nhưng ít có khả năng vấn đề sẽ đc 2/3 các qgia mem LHQ đồng ý. Còn đối vs vấn đề phân bổ địa lý công bằng thì đến nay, thực tiễn vẫn k có sự công bằng vs Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh.

* HĐ KT – XH:HĐ KT – XH là 1 trong 6 cq chính của LHQ, có nhiệm vụ phối hợp các hđ KT và XH giữa các

qgia mem của LHQ, giữa LHQ và các TC chuyên môn cũng như vs các qgia và TCQT khác.HĐ KT – XH gồm 54 mems, đc bầu vs nhiệm kỳ 3 năm. Cứ mỗi năm, HĐ KT – XH bầu lại 1/3

tổng số mem. Các mem của HĐ KT – XH có thể đc bầu lại sau khi hết nhiệm kỳ. Theo Đ68, HĐ KT-XH có quyền thành lập các UB trong lĩnh vực KT – XH, có quyền thành lập các UB trong lĩnh vực KT, XH và thúc đẩy nhân quyền và các UB khác theo nhu cầu để t/h chức năng của HĐ. Hiện nay, HĐ KT-XH có 5 loại UB là các UB chức năng, các Ub khu vực, các UB TT, các UB chuyên môn, các UB hành chính điều phối. Ngoài ra, mỗi UB có thể thành lập các tiểu ban. Hàng năm, HĐ KT-XH có 2 phiên họp về nội dung và tổ chức.

N~ chức năng và quyền hạn chính của HĐ KT-XH bao gồm:- Đề xuất n~ nghiên cứu và làm báo cáo về các vấn đề QT trong các lĩnh vực KT,VH, XH, giáo

dục, y tế và n~ vấn đề khác có liên quan. HĐ có thể đưa ra các khuyến nghị về các vấn đề đó đối vs ĐHĐ, các qgia mem và các TC chuyên môn có quan hệ vs LHQ.

- Đưa ra các khuyến nghị nhằm thúc đẩy tôn trọng và t/h quyền con ng- Sọan thảo các CƯ trình ĐHĐ trong các vấn đề thuộc thẩm quyền của mình- Phối hợp hđ vs các TC chuyên môn, thông qua, tham khảo và khuyến nghị vs các TC đó, cũng

như khuyến nghị vs ĐHĐ và các mem LHQ. HĐ KT-XH cũng có thể thi hành mọi biện pháp thích hợp để các TC chuyên môn phải báo cáo đều đặn cho ĐHĐ về n~ hđ của họ.

* HĐ quản thác:HĐ quản thác là 1 trong các cq chính của LHQ, có nhiệm vụ quản lý, kiểm soát các lãnh thổ nằm

dưới chế độ quản thác. Chế độ quản thác do LHQ qđ nhằm mục đích giúp đỡ nhân dân các nước thuộc địa tiến bộ về chính trị, KT và XH, đưa họ đến chế độ tự quản hoặc độc lập hoàn toàn.

Vs sự kết thúc của Hiệp định quản thác cho vùng lãnh thổ quản thác của các hòn đảo thuộc Thái Bình Dương theo NQ 956 (1994) của HĐBA và việc kết nạp Paula là mem thứ 185 của LHQ, HĐQT đã t/h xong nghĩa vụ quản thcs đối vs lãnh thổ quản thác cuối cùng. Năm 1994, trong Báo cáo hàng năm, Tổng thu ký đã đề nghị LHQ tiến hành các bước giải thể HĐQT theo Đ108 HC.

* Tòa án QT:TAQT là cq tư pháp chính của LHQ, thành lập và ghđ theo Quy chế TAQT, 1 bộ phận của HC

LHQ và có các chức năng chính sau:- Giải quyết tranh chấp giữa các qgia- Đưa ra kết luận tư vấn về vấn đề pháp lý cho các cq của LHQTAQT chỉ giải quyết tranh chấp giữa các qgia khi các bên tranh chấp đồng ý đưa tranh chấp ra

TAQT để giải quyết. Quyết định của TAQT là bắt buộc đối vs các bên tranh chấp. Theo Đ94 HC, nếu 1 trong các bên tranh chấp k chịu thi hành bản án thì bên kia có quyền yêu cầu HĐBA kiến nghị hoặc đưa ra n~ quyết định để phán quyết của TAQT đc t/h.

* Ban thư ký:BTK là cq hành chính của LHQ. Đứng đầu BTK là Tổng thư ký, viên chức cao cấp nhất LHQ, đc

ĐHĐ bổ nhiệm theo kiến nghị của HDDBA vs nhiệm kỳ 5 năm và có thể đc bầu lại sau khi hết nhiệm kỳ.Cơ cấu tổ chức của BTK của LHQ bao gồm các văn phòng trực thuộc Tổng thư ký và các vụ của

BTK. Tuy nhiên, cơ cấu của BTK cũng thay đổi trong từng giai đoạn để phù hợp vs chức năng và nhiệm

97

Page 98: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

vụ của BTK trong từng thời kỳ, Theo qđ của HC, Tổng thư ký có quyền đề xuất vs HĐBA về bất kỳ 1 vấn đề nào theo ý kiến của TTK có thể đe dọa hòa bình và an ninh QT. Ngoài ra, TTK phải trình bày báo cáo hàng năm về hđ của LHQ trc ĐHĐ…

4.2. Các cq chuyên môn:Cq chuyên môn của LHQ là các TCQT liên CP, đc thành lập trên cơ sở ĐƯQT, có trách nhiệm

QT rộng rãi trong các lĩnh vực cụ thể trong khuôn khổ hđ của LHQ và có quan hệ vs LHQ thông qua 1 Hiệp định hợp tác song phương, do HĐ KT-XH , thay mặt LHQ ký kết. Thẩm quyền của các TC chuyên môn bao gồm:

- Soạn thảo các CWQT qđ về các vấn đề chuyên môn trong phạm vi quyền hạn của mình- Phối hợp hđ của các qgia trong lĩnh vực chuyên môn (như đề ra chương trình hành động…)- Trao đổi thông tin, tài liệu, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên môn- Trợ giúp kỹ thuật cho các nước đang phát triểnHiện nay, hệ thống các TC chuyên môn của LHQ bao gồm:- Tổ chức lao động QT (ILO)- TC nông lương của LHQ (FAO)- TC giáo dục, khoa học, văn hóa của LHQ (UNESCO)- TC y tế TH (WHO)- Quỹ tiền tệ QT (IMF)- TC hàng k dân dụng QT (ICAO)- Liên minh bưu chính TG (UPU)- Liên minh viễn thông QT (ITU)- Tổ chức khí tượng TG (WMO)- TC hàng hải QT (IMO)- TC sở hữu trí tuệ TG (WIPO)- TC phát triển công nghiệp của LHQ (UNIDO)- Quỹ phát triển nông nghiệp QT (IFAD)- Ngân hàng tái thiết và phát triển QT (IBRD)- Hiệp hội phát triển QT (IDA)- Nghiệp đoàn tài chính QT (IFC)- TC bảo hộ đầu tư đa phương (MIGA)

Câu 8: Quá trình hình thành, mục đích, nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và quy chế thành viên của WTO?

1. WTO đc thành lập ngày 1/1/1995, trên cơ sở Hiệp định Marrakesh về thành lập TCTMTG. WTO là 1 TCQT độc lập. Tư cách chủ thể của WTO trong quan hệ QT đã đc qđ tại Đ8 Hiệp định thành lập TCTMTG. Hđ của WTO l chỉ trong lĩnh vực thương mại hàng hóa như GATT, mà còn trong cả lĩnh vực thương mại dịch vụ, đầu tư và thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ. Hiện nay, WTO có hơn 150 mems. VN gia nhập năm 2007.

2. Mục đích:Mục đích thành lập WTO là thông qua tự do hóa thương mại và 1 hệ thống pháp lý chung làm căn

cứ để các mem hoạch định và t/h chính sách nhằm mở rộng sx, thương mại hàng hóa và dịch vụ, nâng cao mức sống, tạo thêm việc làm của nhân dân các nước mem.

3. Nguyên tắc: * Nt k phân biệt đối xử và có đi có lại:- Nt cơ bản này xuất phát từ nt bình đẳng qgia trong quan hệ QT và cụ thể hóa 2 chế độ pháp lý là

đối xử qgia (NT) và đối xử tối huệ quốc (MFN).Tối huệ quốc (MFN) là chế độ pháp lý quan trọng nhất của WTO, theo đó, nếu 1 qgia mem dành

cho 1 qgia mem khác các ưu đãi thì cũng phải dành cho tất cả các qgia mem n~ ưu đãi tương tự. Khác vs cơ chế của GATT, chế độ tối huệ quốc đc WTO áp dụng k chỉ trong thương mại hàng hóa (Đ1 K1 Hiệp định GATT 1947) mà còn đc áp dụng trong TM dịch vụ (Đ2 HĐ GATS) và sở hữu trí tuệ (Đ4 HĐ TRIPS).

Chế độ đãi ngộ qgia (NT) là 1 nội dung t2 của nt k phân biệt đối xử. Theo chế độ này, các qgia phải dành n~ ưu đãi đối vs hàng hóa, dịch vụ và quyền sh trí tuệ của các qgia mem khác k kém thuận lợi hơn đối vs n~ sản phẩm cùng loại ở qgia mình. Nội dung chế độ pháp lý này đc qđ tại Đ3 GATT 1947,

98

Page 99: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Đ17 GATS và Đ3 TRIPS đối vs hàng hóa, dịch vụ và sh trí tuệ đc áp dụng k giống nhau. Việc áp dụng chế độ này đối vs hàng hóa và dịch vụ là nghĩa vụ bắt buộc, còn đối vs sh tt, chế độ này chỉ áp dụng đối vs n~ lĩnh vực, ngành nghề mà các bên đã cam kết cụ thể và đưa vào danh mục thỏa thuận.

* Nt mở rộng tự do hóa TM:Đây là 1 trong các nt minh chứng rõ nét nhất tính chất của WTO là 1 TC đặc trưng trong xu thế

toàn cầu hóa. Tự do hóa TM là hệ quả tất yếu đối vs xu thế vận động của nền KT TG theo xu hướng toàn cầu hóa. Các biện pháp chủ yếu để t/h tự do hóa TM là các biện pháp thuế quan và phi thuế quan. Vì vậy, để mở rộng tự do hóa TM, WTO qđ các mem trong quá trình đàm phán phải thỏa thuận cụ thể về việc hạn chế, loại bỏ các biện pháp thuế quan và phi thuế quan và lộ trình t/h cụ thể. Các biện pháp cản trở tự do hóa TM, như các BP phi thuế quan như quota, cấm vận, hạn chế số lượng… hầu hết bị cấm. Bên cạnh đó, tự do hóa TM đòi hỏi các qgia mem phải mở cửa thị trường trong nước cho các loại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nước ngoài.

* Nt cạnh tranh công bằng:Theo nt này, các qgia mem đc tự do cạnh tranh trong n~ đk bình đẳng như nhau. Theo đó, sản

phẩm của 1 nước k chịu các mức thuế khác nhau do các mem qđ. Nt này nhằm thúc đẩy cạnh tranh tự do, công bằng, hạn chế n~ tác động của các BP cạnh tranh k lành mạnh, như các BP trợ giá.

* Nt ưu đãi cho các nước đang phát triển:Vs 2/3 mem và các qgia đang pt và các qgia có nền KT chuyển đổi, để đảm bảo sự tồn tại và pt

của mình, WTO đã tính tới đặc điểm của các nước này nên đã có n~ qđ tạo đk thuận lợi hơn đối vs các nước đang pt như dành thêm 1 số quyền và k phải t/h 1 số nghĩa vụ. Nt này đc thể hiện rõ nét nhất bằng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) dành cho các nước đang và kém pt hoặc các qđ tại K2 Đ11.

4. Chức năng hđ:Theo Đ3 Hiệp định thành lập WTO, WTI có 5 chức năng chính:- Là khuôn khổ thể chế đồng thời tạo đk thực thi, quản lý và điều hành các HĐ trong khuôn khổ

WTO.- Là diễn đàn để tiến hành các vòng đàm phán TM đa biên- Là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các mem- Là cơ chế kiểm điểm chính sách TM của các mem- T/h hợp tác vs WB và IMF rrong n~ t/hợp cần thiết.5. Quy chế thành viên:Là TC KT QT, WTO có n~ qđ khác vs các TCQT khác về mem, Theo Đ12, mem của WTO k chỉ

bao gồm các qgia có chủ quyền mà còn gồm các vùng lãnh thổ độc lập trong quan hệ đối ngoại.WTO có 2 loại mem là mem sáng lập và mem gia nhập. Mem sáng lập là tất cả các mem của

GATT 1947 và phải ký, phê chuẩn HĐ về WTO. Các mem gia nhập phải đàm phán về đk gia nhập vs các mem của WTO. Việc rút khỏi WTO cũng đc qđ trong Đ15 của HĐ thành lập WTO.

6. Cơ cấu tổ chức:* Hội nghị bộ trưởng: Là cq cao nhất của WTO, bao gồm đại diện của tất cả các nước mem. HNBT họp ít nhất 2 năm 1

lần. HNBT sẽ t/h chức năng của WTO và đưa ra n~ hành động cần thiết để t/h các chức năng này. Theo yêu cầu của 1 qgia mem, HNBT có quyền đưa ra n~ quyết định về tất cả n~ vấn đề thuộc bất kỳ 1 HĐ TM đa biên nào mà HĐ thành lập WTO và HĐ TM đa biên có liên quan qđ.

HNBT thành lập 3 UB giúp việc của mình là UB về TM và pt, UB các hạn chế về cán cân thanh toán QT và UB về ngân sách, tài chính và quản trị. Trong phạm vi chức năng của mình, UB về TM và pt rà soát định kỳ các điều khoản, đặc biệt qđ trong các HĐ TM đa biên dành cho các nước kém pt và báo cáo vs ĐHĐ để có n~ quyết định phù hợp. UB về cán cân thanh toán có trách nhiệm tư vấn cho các mem của WTO về các BP TM để bảo vệ tình hình tài chính đối ngoại và cán cân thanh toán của các mem. UB về ngân sách, tài chính và quản trị có chức năng giải quyết n~ vấn đề liên quan tới ngân sách và tài chính của WTO.

* Đại hội đồng:ĐHĐ gồm đại diện của tất cả các qgia mem. Trong tg giữa các khóa họp của HNBT, chức năng

của HNBT do ĐHĐ đảm nhiệm. Ngoài ra, ĐHĐ còn t/h các chức năng khác theo qđ trong HĐ Marrakesh. Hđ của ĐHĐ đc t/h thông qua các cuộc họp và thông qua hđ của các HĐồng, các UB. Khi cần thiết, ĐHĐ đc triệu tập để đảm nhiệm phần trách nhiệm hoặc của cq giải quyết tranh chấp hoặc của cq rà soát chính sách TM. Ngoài ra, ĐHĐ còn chỉ đạo hđ của 3 cq hđ trong 3 lĩnh vực khác nhau là HĐ

99

Page 100: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

về TM hàng hóa, HĐ về TM dịch vụ và HĐ về các vấn đề liên quan đến sh tt. Mỗi HĐ có chức năng riêng biệt đc qđ trong từng HĐ đa biên, nhưng chức năng quan trọng nhất là giám sát việc t/h các HĐ đa biên mà HĐ Marrakesh qđ.

* Ban thư ký:BTK của WTO có trụ sở tại Geneve. BTK có khoảng 450 ng, do Tổng thu ký lãnh đạo. TTK do

HNBT bổ nhiệm vs nhiệm kỳ 4 năm, còn các nhân viên của BTK do Tổng giám đốc bổ nhiệm. Quyền hạn và trách nhiệm của BTK do HNBT quyết định.

BTK có nhiệm vụ phục vụ các cq chức năng của WTO liên quan đến các cuộc thương lượng và t/h các HĐ đa phương và đa biên đã đc ký kết. BTK còn có nhiệm vụ cụ thể là cung cấp, trợ giúp kỹ thuận cho các nước đang pt.

100

Page 101: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

LUẬT NGOẠI GIAO VÀ LÃNH SỰ

Câu 1: ĐN, nguồn, nguyên tắc của Luật NG và LS và hệ thống các cơ quan đối ngoại?1. ĐN: Theo khoa học LQT, LNG-LS là ngành luật truyền thống của hệ thống LQT, là tổng thể

các nguyên tắc, các qppl QT điều chỉnh các quan hệ pháp lý phát sinh từ quá trình thiết lập quan hệ NG và LS giữa các qgia và các chủ thể khác của LQT vs nhau, qđ các quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho các cq quan hệ đối ngoại của NN ở nước ngoài cùng các thành viên của chúng trong hđ chức năng.

2. Nguồn của LNG và LS:Quan hệ NG và LS giữa các chủ thể LQT đc duy trì và pt trên cơ sở các TQQT và các ĐƯQT.* ĐƯQT:- CƯ Vienna 1961 về quan hệ NG- CƯ Vienna 1963 về quan hệ LS- CƯ Vienna 1969 về phái đoàn đặc biệt- CƯ Vienna 1975 về cq đại diện của qgia tại các TCQT phổ cập- CƯ Vienna 1973 về ngăn ngừa và trừng trị tội phạm chống n~ cá nhân đc hưởng sự bảo hộ QT- CƯ 1980 về quy chế pháp lý, các quyền ưu đãi và miễn trừ của các TCQT liên CPTrong quan hệ của LHQ và các TC chuyên môn của LHQ, có 2 CƯ chính:

- CƯ 1946 về quyền ưu đãi và miễn trừ của LHQ- CƯ 1947 về quyền ưu đãi và miễn trừ của các TC chuyên môn của LHQ

Ngoài các ĐƯQT đa phương, phổ cập về quan hệ NG-LS, còn có các ĐƯQT song phương đc ký kết giữa LHQ và các TC chuyên môn của LHQ vs các qgia – nơi có trụ sở của các TC này.

Trong lĩnh vực lãnh sự, có rất nhiều HĐ lãnh sự song phương đc ký kết giữa các qgia bởi quan hệ LS rất đặc biệt, liên quan đến rất nhiều thể nhân nên dùng HĐ song phương điều chỉnh hiệu quả hơn HĐ đa phương.

VD: Mỹ, Anh: Hơn 100 HĐ LS song phươngVN: Gần 30 HĐ song phương

* TQQT:Trước có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ QT phát sinh trong lĩnh vực NG-

LS, nay đc pháp điển hóa, tiếp tục đóng vai trò, điều chỉnh quan hệ của các đối tượng là thành viên và k là thành viên các ĐƯQT.

* VN: Các VBPL qgia về vấn đề này:- Pháp lệnh lãnh sự 1990- Luật hải quan 2001- Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cq đại diện NG, cq LS và cq đại diện của TCQT

tại VN 1993- Pháp lệnh về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của ng nước ngoài tại VN 20003. Các nguyên tắc của LNG-LS:* Nt bình đẳng, k phân biệt đối xử:Quan hệ giữa các qgia về NG và LS là bình đẳng trên cơ sở chủ quyền. Sự bình đẳng này k cho

phép có bất cứ sự phân biệt đối xử nào giữa các nước có chế độ chính trị - XH và vị trí địa lý, KT, chính trị khác nhau. Đối xử trọng thị và bình đẳng là đặc thù của loại hình quan hệ hợp tác về NG và LS.

VD: - Trong các hội nghị QT, cờ của các qgia treo ngang hàng, vị trí ngồi của các qgia là ngang nhau, xếp theo thứ tự α β.

* Nt thỏa thuận: Thỏa thuận là nt đc áp dụng triệt để nhất trong quan hệ NG và LS. Các hđ thiết lập quan hệ NG,

quan hệ LS và cq đại diện NG, cq LS, bổ nhiệm ng đứng đầu các cq này giữa nước cử đại diện (hoặc cử LS) và nước nhận đại diện (hoặc tiếp nhận LS) đều phải thông qua quá trình trao đổi, thỏa thuận để đi đến quyết định cuối cùng. Có thể coi nt này là chìa khóa để mở ra quan hệ đối ngoại và thiết lập cq quan hệ đối ngoại của NN ở nước ngoài.

VD: Các qgia thỏa thuận mở văn phòng đại diện NG, đại sứ quán…* Nt tôn trọng quyền ưu đãi và miễn trừ của cq đại diện NG, cq LS và thành viên của các cq này:Xuất phát từ nt tôn trọng quyền miễn trừ của các qgia, trong quan hệ NG và LS, nước nhận đại

diện và tiếp nhận LS phải tôn trọng quyền ưu đãi, miễn trừ của cq đại diện NG và cq LS. Các quyền ưu đãi và miễn trừ này xuất phát từ chủ quyền qgia, đc PL QT ghi nhận và bảo đảm t/h. Qgia sở tại phải đối

101

Page 102: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

xử trọng thị vs viên chức NG và viên chức LS, t/h đầy đủ nghĩa vụ của mình theo qđ của PL QT để cq đại diện NG và cq LS đc hưởng đầy đủ quyền ưu đãi, miễn trừ trong khi t/h chức năng mà NN trao cho.

VD: Xuất phát từ TQQT: Các sứ thần đc hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể các viên chức NG, LS đc hưởng quyền bất khả xâm phạm

* Nt tôn trọng PL và phong tục tập quán của nước tiếp nhận trong các hđ NG và LS:Hđ của các cq và mem của cq quan hệ đối ngoại của NN ở nước ngoài phải luôn phù hợp vs LQT,

vs PL nước mình và tôn trọng PL cũng như phong tục tập quán của nước tiếp nhận. Tôn trọng PL của nước sở tại là hvi thể hiện sự tôn trọng chủ quyền qgia trong quan hệ QT, đồng thời là việc làm để xây dựng và thắt chặt thêm quan hệ hữu hảo giữa các qgia.

VD: Khi các viên chức sang đại diện tại các qgia Hồi giáo, phải tôn trọng truyền thống k đc ăn thịt nhợn, tổ chức tiệc cũng k đc có nhợn…

* Nt có đi có lại:Có đi có lại là nt mang tính tập quán và truyền thống trong quan hệ NG và LS. Nt bình đẳng là

nền tảng để xây dựng các quan hệ NG và LS trên cơ sở có đi có lại. Biểu hiện thực tế của nt có đi có lại trong quan hệ giữa các qgia là việc cq đại diện NG, cq LS của các qgia đc hưởng chế độ pháp lý và đối xử như nhau, k cho phép 1 bên đòi hỏi cq và mem của cq đại diện NG, cq LS của mình đc hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ nhiều hơn n~ j mà mình đã, đang và sẽ dành cho bên kia.

Nt có đi có lại cũng có nghĩa là các qgia có thể áp dụng biện pháp trả đũa trong t/hợp nước nhận đại diện có hvi xử sự làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín hoặc làm thiệt hại đến lợi ích của nước cử đại diện.

VD: - Có đi có lại tích cực: A cho viên chức của B đc hưởng bn quyền thì B cho viên chức của A đc

hưởng bấy nhiêu- Có đi có lại tiêu cực: 2007, Nga trục xuất 2 viên chức NG của Gruzia. Ngay sau đó, Gruzia cũng

trục xuất 2 viên chức có chức vụ tương ứng của Nga (bí thư thứ 1 và tham tán văn hóa)4. Các cq quan hệ đối ngoại của NN:Cq quan hệ đối ngoại NN là cq do NN lập ra để duy trì mối quan hệ chính thức của NN đó vs các

qgia khác hoặc vs các TCQT. Hệ thống cq quan hệ đối ngoại, phạm vi chức năng, quyền hạn của các cq này trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại do LQT và PL của từng nước qđ.

a. Các cq quan hệ đối ngoại ở trong nước:* Cq đại diện chung: Nguyên thủ qgia, QH, CP và ng đứng đầu CP, Bộ NG và ng đứng đầu BNG.Theo Đ7 CƯ Vienna 1969 về luật ĐƯQT, nguyên thủ qgia, ng đứng đầu CP, ng đứng đầu BNG

đại diện cho qgia trong quan hệ QT k cần thư ủy nhiệm (ex officio).- NT qgia: Tùy thuộc vào chính thể NN, quyền hạn của NTQG (ng đứng đầu NN) ở các nước k giống nhau.

ở các nước Cộng hòa Tổng thống, quyền hạn này thường rất lớn.Dù Hiến pháp các nước có qđ khác nhau về quyền hạn của ng đứng đầu NN, NTQG luôn là ng

đại diện cho qgia trong quan hệ QT.VD: Theo HP 1992 của VN, CTN là ng đứng đầu NN, thay mặt NN về đối nội và đối ngoại.

Trong quan hệ đối ngoại, CTN có quyền cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của VN, tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài, tiến hành đàm phán và ký kết ĐƯQT nhân danh NN CXHCN VN vs nước ngoài.

- Quốc hội:Việc xác định QH (nghị viện…) có phải là cq đối ngoại của NN hay k đc giải quyết khác nhau

trong PL, lý luận và thực tiễn các nước. Xu thế chung trong thực tiễn QT hiện nay thường theo xu hướng, trong quan hệ QT, NN cần có 1 tiếng nói chung, thông qua ng đại diện duy nhất là NTQG. Điều này k hàm ý hạ thấp vai trò của QH trong việc quyết định và t/h chính sách đối ngoại. HP của các nước đều qđ quyền của QH trong việc ban hành luật và tham gia phê chuẩn ĐƯQT.

Như vậy, mặc dù các nước k thống nhất vs nhau trong quan niệm về QH vs tư cách là cq đối ngoại của NN nhưng từ nhiều phương diện, QH vẫn là đầu mối, là kênh quan trọng trong công tác đối ngoại và tham gia tích cực vào hđ đối ngoại của qgia.

- CP:Ở các nước, CP giữ vai trò khác nhau trong việc t/h chính sách đối ngoại của NN. Tùy thuộc vào

qđ của Hiến pháp mỗi nước, CP có thể lãnh đạo t/h công tác đối ngoại do QH hoặc do tổng thống đề ra.

102

Page 103: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Ng đứng đầu CP là đại diện có thẩm quyền của NN trong quan hệ ĐN. Trong quan hệ vs nước ngoài, ng đứng đầu CP k cần thư ủy nhiệm, đc hưởng đầy đủ quyền ưu đãi và miễn trừ NG.

- BNG:BNG là cq của CQ, t/h chức năng quản lý NN về quan hệ ĐN.Ở VN, theo qđ của PL, BNG là cq của CP, t/h chức năng quản lý NN về lĩnh vực NG, nhằm bảo

vệ chủ quyền và lợi ích của NN, quyền và lợi ích của TC và công dân VN. BNG đại diện cho NN VN trong quan hệ vs các nước, các TCQT, tiến hành các hđ đối ngoại của NN, tạo môi trường QT thuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nước.

Bộ trưởng BNG cũng như ng đứng đầu NN và ng đứng đầu CP, trực tiếp tham gia đàm phán và ký kết ĐƯQT k cần thư ủy nhiệm.

* Các cq đại diện chuyên ngành:Ngày nay, ở cac nước, xu hướng mở rộng các mối quan hệ liên qgia tạo đl để tất cả các bộ và cq

ngang bộ đều tham gia vào quan hệ ĐN vs tư cách là cq chuyên ngành. Giữa các bộ chuyên ngành các nước đều có quan hệ hợp tác trực tiếp vs nhau, thông qua n~ thỏa thuận song phương. Các cq quan hệ ĐN chuyên ngành chỉ tham gia vào từng lĩnh vực nhất định trong quan hệ ĐN của NN mình.

Các cq chuyên ngành, Bộ ngoại thương (Bộ thương mại, bộ KT đối ngoại…), Bộ (UB) hợp tác KT tham gia tích cực nhất vào quan hệ ĐN.

b. Các cq quan hệ ĐN ở nước ngoài:Các cq quan hệ ĐN của Nn ở nước ngoài đc chia thành 2 loại là cq thường trực và cq lâm thời:* Cq TT ở NN gồm các cq đại diện NG (Đại sứ quán, công sứ quán), các đoàn đại diện TT của

qgia tại TCQT liên CP, các cq LS.* Cq lâm thời gồm các phái đoàn đại diện đặc biệt (phái đoàn ad hoc), các phái đoàn đi sự hội

nghị QT hoặc đàm phán QT.

Câu 2: ĐN, chức năng, mem của cq đại diện NG?1. ĐN: Theo khoa học LQT, cq đại diện NG là cơ quan NN đc thành lập theo thỏa thuận giữa 2

qgia, có trụ sở ở nước ngoài, đại diện cho qgia cử trong tất cả các quan hệ QT vs qgia nhận đại diện cũng như vs các cq đại diện NG của các nước khác ở qgia sở tại.

* Phân loại:- ĐSQ là cq đại diện NG cao nhất của 1 nước ở nước ngoài. Ng đứng đầu ĐSQ là Đại sứ- CSQ là cq đại diện NG ở mức thấp hơn ĐSQ. Ng đứng đầu CSQ là Công sứ- Đại biện quán, đứng đầu là đại biện2. Chức năng:Đc qđ trong ĐƯQT và trong PL qgia, bao gồm:a) Đại diện cho Nước cử đi tại Nước tiếp nhận; b) Bảo vệ quyền lợi của Nước cử đi và của công dân Nước cử đi tại Nước tiếp nhận trong phạm vi

cho phép của luật quốc tế; c) Đàm phán với Chính phủ Nước tiếp nhận; d) Tìm hiểu bằng mọi cách hợp pháp các điều kiện và các sự kiện tại Nước tiếp nhận và báo cáo

với Chính phủ của Nước cử đi; e) Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và phát triển quan hệ kinh tế, văn hoá và khoa học giữa Nước cử đi

và Nước tiếp nhận. - Ngoài các chức năng trên, ngày nay, cq đại diện NG cũng có thể t/h cả chức năng LS, vì thế,

trong ĐSQ của các nước thường có phòng LS.3. Cấp, hàm, chức vụ NG:* Cấp NG: Là thứ bậc của ng đứng đầu cq đại diện NG, đc xác định theo qđ của LQT và thỏa

thuận của các qgia hữu quan. Theo luật NG, ng đứng đầu cq đại diện NG đc chia thành 3 cấp:a) Cấp Đại sứ hoặc Đại sứ Tòa thánh Vatican do Nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm b) Cấp Công sứ hoặc Công sứ TT Vatican do Nguyên thủ quốc gia bổ nhiệmc) Cấp đại biện được do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệmTrên thực tế, hiện nay, cấp đại biện và cấp công sức chỉ còn rất ít. LQT k ấn định bất kỳ sự phân

biệt nào về địa vị pháp lý giữa n~ ng đứng đầu cq đại diện NG có cấp bậc NG khác nhau. Trừ những việc liên quan đến ngôi thứ và nghi thức, không được có sự phân biệt nào giữa những người đứng đầu cơ quan đại diện vì cấp bậc của họ.

103

Page 104: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Cần phân biệt cấp đại biện vs cấp đại biện lâm thời. Sự khác nhau giữa 2 cấp này thể hiện ở chỗ, cấp đại biện là cấp của ng đứng đầu cq đại diện NG, còn cấp đại biện lâm thời là chỉ tạm thời t/h chức năng của ng đứng đầu ĐSQ khi có vị đại sứ.

* Hàm NG:Là chức danh NN, phong cho công chức ngành NG để t/h công tác đối ngoại ở trong và ngoài

nước. Theo PL của các nước, thông thường hàm NG gồm có đại sứ, công sứ, tham tán, bí thư thứ 1, bí thứ t2, bí thứ t3, tùy viên.

* Chức vụ NG:Là chức vụ đc bổ nhiệm cho mem có cương vị NG công tác tại các cq quan hệ ĐN của NN ở

nước ngoài. N~ ng đc bổ nhiệm vào chức vụ NG có thể là công chức của ngành NG và cũng có thể là công chức của các ngành khác đc điều động đến công tác trong ĐSQ hoặc trong phái đoàn đại diện TT của qgia tại TCQT liên CP. Họ có thể là ng mang hàm NG nhưng cũng có thể k mang hàm NG.

Theo PL VN, chức vụ NG VN gồm có đại sứ đặc mệnh toàn quyền, công sức đmtq, đại biện, trưởng đoàn đại diện TT tại TCQT liên CP, công sứ, tham tán công sứ, tham tán, bí thư t1, bí thư t2, bí thư t3, tùy viên.

4. Khởi đầu và chấm dứt chức năng đại diện NG:Quan hệ NG giữa các qgia đc thiết lập theo thỏa thuận. Khi thiết lập quan hệ NG, các bên cũng

đồng thời thỏa thuận về việc mở cửa cq đại diện NG, trong đó xác định rõ về cấp của cq này.Cq đại diện NG bắt đầu hđ sau khi đã t/h các thủ tục đề nghị xin chấp thuận của nước nhận đại

diện; bổ nhiệm chính thức ng đứng đầu cq đại diện NG; ng đứng đầu cq đại diện NG đến nước nhận đại diện; ng đứng đầu cq đại diện NG chính thức nhận nhiệm vụ.

Trc khi bổ nhiệm chính thức ng đứng đầu cq đại diện NG ở nước ngoài, nước cử đại diện phải nhận đc sự chấp thuận của nước nhận đại diện. Chấp thuận (agreement) là sự đồng ý của nước nhận đại diện đối vs ng đc nước cử đại diện dự kiến bổ nhiệm là ng đứng đầu cq đại diện NG tại nước nhận đại diện. Nước nhận đại diện có thể đồng ý hoặc từ chối chấp thuận mà k cần nêu rõ lý do.

Ng đứng đầu cq đại diện NG đc coi như bắt đầu t/h nhiệm vụ của mình ở nước nhận đại diện từ các thời điểm khác nhau, tùy thuộc vào thực tiễn hiện hành ở mỗi nước:

- Từ thời điểm trình quốc thư- Từ thời điểm báo tin đã đến nước nhận đại diện và trao 1 bản sao quốc thư lên BNG nước nhận

đại diệnVD: Ở VN, thời điểm này đc tính từ khi trình quốc thư.Các viên chức NG khác đc coi như đảm nhiệm chức vụ sau khi đc bổ nhiệm và đến nước nhận đại

diện từ thời điểm thông báo của cq có thẩm quyền của nước sở tại (thường là BNG). Đối vs họ, k cần phải có sự chấp thuận.

Ng đứng đầu cq đại diện NG chấm dứt nhiệm vụ trong các t/hợp:- Hết nhiệm kỳ công tác- Bị triệu hồi về nước- CP nước tiếp nhận tuyên bố đại diện NG là ng k đc chấp nhận, mất tín nhiệm (persona non

grata)- Từ trần- Từ chứcCq đại diện NG chấm dứt chức năng của mình trong t/hợp:- Xung đột vũ trang giữa 2 nước- Quan hệ NG giữa 2 nước bị cắt đứt- Khi 1 trong 2 nước k còn là chủ thể LQT- Khi 1 trong 2 nước có sự thay đổi CP bằng con đường k hợp hiến5. Cơ cấu tổ chức và thành viên:Cơ cấu tổ chức của cq đại diện NG các nước đc sắp xếp khác nhau và đc qđ căn cứ vào truyền

thống và đặc trưng cuaqr các mqh giữa nước cử đại diện vs nước nhận đại diện. Thông thường, trong ĐSQ có các bộ phận: Văn phòng, phòng chính trị, phòng KT, phòng VH, phòng LS, tùy viên quân sự.

Mem của cq đại diện NG đc chia làm 3 loại: Viên chức NG; nhân viên hành chính – kỹ thuật; nhân viên phục vụ.

104

Page 105: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

- VCNG gồm n~ ng có hàm hoặc chức vụ NG (còn đc gọi là ng có thân phận NG), bao gồm: Đại sứ (công sứ, đại biện); tham tán công sứ; tham tán (tham tán chính trị, KT – TM, VH…); tùy viên quân sự; bí thư t1; bí thư t2; bí thư t3; tùy viên. VCNG có đầy đủ, toàn diện nhất các quyền ưu đãi và miễn trừ.

- Nhân viên hành chính – kỹ thuật là n~ ng làm các công việc về hành chính và kỹ thuật trong cq đại diện NG như phiên dịch, tài vụ, văn thư, đánh máy…

- Nhân viên phục vụ là n~ ng làm các công việc phục vụ cho cq đại diện NG như lái xe, bảo vệ, thợ điện nước, quét dọn, nấu ăn…

Theo ng/tắc chung, VCNG phải là công dân của nước cử đại diện. CD nước nhận đại diện hoặc CD của nước t3 có thể giữ chức vụ NG nhưng phải đc sự đồng ý của nước nhận đại diện. Đối vs nhân viên HC-KT và nhân viên phục vụ thì k cần phải có sự đồng ý này.

Nước nhận đại diện có thể bất kỳ lúc nào thông báo cho nước cử đại diện rằng ng đứng đầu cq đại diện NG hoặc viên chức nào đó của cq này bị mất tín nhiệm (persona non grata) hoặc bất cứ mem nào khác của cq đại diện là k đc chấp nhận mà k cần phải nêu rõ lý do. Khi đó, Nước cử đi sẽ, tuỳ theo trường hợp, hoặc triệu hồi người đó về , hoặc chấm dứt chức vụ của người đó trong cơ quan đại diện. Một người có thể bị tuyên bố "persona non grata" hoặc không được chấp nhận trước khi đến lãnh thổ Nước tiếp nhận. Nếu Nước cử đi từ chối thi hành hoặc không thi hành trong một thời hạn hợp lý, Nước tiếp nhận có thể từ chối thừa nhận người đó là thành viên của cơ quan đại diện.

6. Đoàn NG:Đoàn NG đc hiểu theo 2 nghĩa:- Theo nghĩa hẹp, ĐNG bao gồm tất cả n~ ng đứng đầu cq đại diện NG của các nước đóng tại

nước nhận đại diện- Theo nghĩa rộng, ĐNG bao gồm tất cả n~ ng có hộ chiếu NG và thẻ NG do nước nhận đại diện

cấpĐNG k phải là 1 TC, k hđ hàng ngày mà chỉ t/h chức năng lễ tân trong hđ tại nước sở tại. Trưởng

ĐNG là ng có cấp bậc cao nhất, đứng đầu cq đại diện NG của 1 nước và công tác lâu nhất ở nước tiếp nhận đại diện. Ở 1 số nước Thiên chúa giáo, theo truyền thống, Đại sứ của TT Vatican là Trưởng ĐNG.

Câu 3: ĐN, chức năng, mem của cq LS và LS danh dự?1. ĐN: Theo khoa học LQT, cq lãnh sự là cq quan hệ đối ngoại của NN ở nước ngoài, đc thành

lập dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa 2 qgia hữu quan nhằm t/h chức năng lãnh sự trong 1 khu vực lãnh thổ xác định của qgia tiếp nhận (khu vực lãnh sự).

2. Chức năng:a) Bảo vệ tại Nước tiếp nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, pháp nhân và công dân

Nước cử, trong phạm vi luật pháp quốc tế cho phép;b) Phát triển quan hệ thương mại, kinh tế, văn hoá và khoa học giữa Nước cử và Nước tiếp nhận

cũng như thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai nước phù hợp với các quy định của Công ước này;c) Bằng mọi biện pháp hợp pháp, tìm hiểu tình hình và diễn biến trong đời sống thương mại, kinh

tế, văn hoá và khoa học của Nước tiếp nhận, báo cáo tình hình đó về Chính phủ Nước cử và cung cấp thông tin cho những người quan tâm;

d) Cấp hộ chiếu và giấy tờ đi lại cho công dân Nước cử và cấp thị thực hoặc các giấy tờ thích hợp cho những người muốn đến Nước cử;

e) Giúp đỡ công dân bao gồm cả thể nhân và pháp nhân của Nước cử; f) Hoạt động với tư cách là công chứng viên và hộ tịch viên và thực hiện những chức năng tương

tự, cũng như thực hiện một số chức năng có tính chất hành chính, với điều kiện không trái với luật và quy định của Nước tiếp nhận;

g) Bảo vệ quyền lợi của công dân bao gồm cả thể nhân và pháp nhân của Nước cử trong trường hợp thừa kế di sản trên lãnh thổ Nước tiếp nhận, phù hợp với luật và quy định của Nước tiếp nhận;

h) Trong phạm vi luật và quy định của Nước tiếp nhận, bảo vệ quyền lợi của những vị thành niên và những người bị hạn chế năng lực hành vi là công dân Nước cử, đặc biệt trong trường hợp cần bố trí sự giám hộ hoặc đỡ đầu cho những người này;

i) Phù hợp với thực tiễn và thủ tục hiện hành ở Nước tiếp nhận, đại diện hoặc thu xếp việc đại diện thích hợp cho công dân Nước cử trước toà án và các nhà chức trách khác của Nước tiếp nhận, nhằm đưa ra những biện pháp tạm thời phù hợp với luật và quy định của nước tiếp nhận để bảo vệ các quyền và

105

Page 106: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

lợi ích của các công dân đó, nếu vì vắng mặt hoặc vì một lý do nào khác, họ không thể kịp thời bảo vệ các quyền và lợi ích của họ;

j) Chuyển giao các tài liệu tư pháp và không tư pháp, hoặc thực hiện các uỷ thác tư pháp hoặc uỷ thác lấy lời khai cho các toà án ở Nước cử phù hợp với các điều ước quốc tế hiện hành, hoặc nếu không có những điều ước quốc tế như vậy thì theo bất cứ cách nào khác phù hợp với luật và quy định của Nước tiếp nhận;

k) Thực hiện quyền giám sát và thanh tra mà luật và quy định của Nước cử cho phép, đối với tàu thuỷ có quốc tịch Nước cử, tàu bay đăng ký ở Nước này, thuyền bộ và tổ bay;

l) Giúp đỡ tàu thuỷ và tàu bay nêu ở mục (k) của điều này, và giúp các thành viên của thuyền bộ và tổ bay trên các tàu thuỷ và tàu bay đó, nhận các lời khai về hành trình của tàu, kiểm tra và đóng dấu giấy tờ của tàu và không ảnh hưởng đến quyền hạn của nhà chức trách Nước tiếp nhận, tiến hành điều tra các sự kiện xảy ra trong hành trình của tàu và giải quyết các tranh chấp dưới bất cứ dạng nào giữa thuyền trưởng, các sĩ quan và thuỷ thủ trong phạm vi cho phép của luật và các quy định của Nước cử;

m) Thực hiện các chức năng khác do Nước cử giao cho cơ quan lãnh sự, nếu điều đó không bị luật và quy định của Nước tiếp nhận ngăn cấm hoặc không bị Nước tiếp nhận phản đối hoặc điều đó được quy định trong điều ước quốc tế hiện hành giữa Nước cử và Nước tiếp nhận.

Như vậy, chức năng của cq LS k bao gồm mọi lĩnh vực quan hệ giữa nước mình vs nước tiếp nhận. Cq LS k trực tiếp quan hệ vs chính quyền trung ương nước sở tại mà chỉ quan hệ vs chính quyền địa phương trong phạm vi khu vực LS.

Theo LQT và PL nhiều nước, trên cơ sở đồng ý của nước tiếp nhận, cq LS có thể t/h 1 số chức năng của cq đại diện NG nếu như 2 nước chưa thiết lập quan hệ NG. Cq LS cũng có thể t/h chức năng LS ở nước t3 hoặc thay mặt nước t3 t/h chức năng LS ở nước sở tại, trên cơ sở thỏa thuận đồng ý của các bên hữu quan.

3. Cơ cấu tổ chức và thành viên cq LS:* Cấp của cq LS:Theo CƯ Vienna 1963 về quan hệ LS, cq LS đc chia thành 4 cấp:- Tổng LS quán, đứng đầu là tổng LS- LSQ, đứng đầu là lãnh sự- Phó LSQ, đứng đầu là phó LS- Đại lý LSQ, đứng đầu là đại lý LSTrong thực tiễn quan hệ QT hiện nay, các nước thường đặt cq LS ở cấp TKSQ và LSQ.* Ng đứng đầu cq LS:NG đứng đầu cq LS do nước cử LS bổ nhiệm và do nước tiếp nhận LS chấp thuận cho phép t/h

chức năng của mình.Nước cử LS, căn cứ vào PL nước mình, bổ nhiệm ng đứng đầu cq LS thông qua việc cấp bằng

LS, trong đó ghi rõ họ tên, cấp LS, khu vực LS và địa chỉ cq LS. Bằng LS có thể do NTQG hoặc bộ trưởng BNG cấp, tùy theo qđ của PL mỗi nước,

Thông qua đường NG, bằng LS đc gửi tới CP (thường là gửi cho BNG) nước tiếp nhận. Ng đứng đầu cq LS bắt đầu t/h chức năng của mình kể từ ngày nước tiếp nhận LS cho phép chính thức, thông qua việc cấp giấy chứng nhận LS.

Thủ tục bắt buộc là phải có bằng LS và giấy chứng nhận LS chỉ đặt ra đối vs ng đứng đầu cq LS độc lập. Đối vs ng phụ trách phòng LS thuộc ĐSQ các nước thì k cần phải áp dụng thủ tục này.

* Mem cq LS:Mem của cq LS đc chia thành 3 loại: VCLS, nhân viên LS, nhân viên phục vụ.- VCLS bao gồm ng đứng đầu cq LS (tổng LS, LS hoặc trưởng phòng LS của ĐSQ), tham tán LS,

bí thư LS, tùy viên LS.Theo CƯ Vienna 1963 và theo PL của đa số các nước, VCLS phải là công dân nước cử LS. Chỉ

đc bổ nhiệm VCLS là công dân nước tiếp nhận khi đc sự đồng ý rõ ràng của nước này.Về ng/tắc, bất cứ lúc nào Nước tiếp nhận cũng có thể thông báo cho Nước cử rằng một viên chức

lãnh sự là người không được hoan nghênh (persona non grata) hoặc bất kỳ là người nào khác trong số cán bộ, nhân viên biên chế cơ quan lãnh sự là người không được chấp thuận mà k phải nêu rõ lý do. Khi đó, tuỳ từng trường hợp, Nước cử phải triệu hồi đương sự hoặc đình chỉ công tác của người này tại cơ quan lãnh sự. Nếu Nước cử từ chối hoặc sau một khoảng thời gian hợp lý thì tuỳ từng trường hợp, Nước tiếp nhận có thể rút Giấy chấp nhận lãnh sự của Đương sự hoặc thôi không coi người đó là cán bộ nhân viên

106

Page 107: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

biên chế cơ quan lãnh sự nữa. Một người được cử làm thành viên cơ quan lãnh sự có thể bị tuyên bố là người không thể chấp nhận được trước khi đến lãnh thổ Nước tiếp nhận hoặc khi đã đến rồi, nhưng chưa nhận nhiệm vụ tại cơ quan lãnh sự. Trong bất cứ trường hợp nào như vậy, Nước cử phải rút lại việc bổ nhiệm người đó.

- Nhân viên LS gồm n~ ng t/h công việc HC-KT trong cq LS- Nhân viên phục vụ là n~ ng làm công việc phục vụ nội bộ trong cq LSTrong hđ của các cq LS còn có đoàn LS. ĐLS bao gồm tất cả LS nước ngoài công tác tại khu vực

LS nhất định và chỉ t/h chức năng lễ tân. Đứng đầu ĐLS là ng đứng đầu cq LS của 1 nước, có hàm cao nhất và có thâm niên công tác lâu nhất tại khu vực LS đó.

4. Lãnh sự danh dự:* KN: Trong LQT, LSDD là 1 chế định mang tính tùy nghi, theo đó, mỗi qgia có quyền tự quyết

định mức độ cần thiết của việc bổ nhiệm viên chức LSDD trong cq LS của mình ở nước ngoài.LSDD là ng k nằm trong biên chế của bộ máy cq LS và cq đại diện NG nhưng t/h 1 số chức năng

LS nhất định do nước cử LS giao cho, sau khi có sự đồng ý của nước tiếp nhận LS.LSDD đc bổ nhiệm từ n~ luật gia, n~ nhà kinh doanh, nhà hđ XH, nghề nghiệp. Họ thường là

công dân của nước sở tại và có vị trí xứng đáng trong giới hđ chính trị, giới chuyên môn nghề nghiệp và kd. 1 số nước đã ban hành quy chế về LSDD, trong đó qđ tiêu chuẩn đòi hỏi đối vs ng đc bổ nhiệm làm LSDD, đó là các tiêu chuẩn về vị trí trong XH, về chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất… để có thể hoàn thành chức năng LS của mình. LSDD do bộ trưởng BNG của nước cử LS (hoặc cử đại diện) bổ nhiệm, theo đề nghị của cq đại diện NG hoặc cq LS của mình ở nước tiếp nhận.

Trên thực tế, LSDD thường đc bổ nhiệm từ công dân nước sở tại, có uy tín trong XH bởi họ là n~ ng am tường về XH, phong tục tập quán và PL nước sở tại.

* Chức năng:Trên thực tế, chức năng LSDD về cơ bản giống vs chức năng LS chính thức. Tuy nhiên, LSDD k

t/h mọi chức năng của ng đứng đầu cq LS mà chỉ t/h 1 số chức năng nhất định theo sự ủy nhiệm của cq LS hoặc cq đại diện NG.

LSDD thường đc bổ nhiệm để t/h chức năng của ng đứng đầu cq LS ở n~ nơi mà viên chức LS nước cử LS k có khả năng t/h. Khi t/h chức năng của mình, LSDD đc hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ gần như VCLS.

Câu 4: Tính độc lập và mqh giữa cq đại diện NG và cq LS?Trong đời sống QT, quan hệ LS là 1 loại quan hệ đặc thù, gắn bó mật thiết vs quan hệ NG nhưng

có n~ điểm khác biệt và có sự độc lập nhất định vs quan hệ NG.Quan hệ LS chủ yếu mang tính chất hành chính - pháp lý QT, đc thiết lập trong hđ đối ngoại để

bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp tổ chức và công dân 1 qgia trên lãnh thổ qgia khác. Trong thực tiễn quan hệ QT, thông thường, nếu k có thỏa thuận nào khác thì việc thiết lập quan hệ

NG bao hàm cả việc thiết lập quan hệ LS. Tuy nhiên, khi các bên cắt đứt quan hệ NG thì quan hệ LS cũng k bị cắt đứt. Đồng thời, trong nhiều t/hợp, quan hệ LS đc thiết lập giữa các qgia k có quan hệ NG vs nhau.

VD: Trong t/hợp công nhận qgia hoặc CP de-facto, thiết lập quan hệ LS nhưng k thiết lập quan hệ NG.

Câu 5: ĐN, bản chất, cơ sở, nội dung của quyền ưu đãi miễn trừ NG và LS?* Theo khoa học LQT, quyền ưu đãi và miễn trừ NG-LS là n~ quyền đặc biệt mà qgia sở tại, căn

cứ vào LQT, đảm bảo dành cho cq đại diện NG và cq LS cùng các mem của chúng đc thụ hưởng nhằm mục đích tạo đk thuận lợi cho việc t/h có hiệu quả chức năng và nhiệm vụ của các cq nói trên.

* Về bản chất, các quyền ưu đãi và miễn trừ NG-LS k nhằm dành riêng và tạo ra lợi thế cho cá nhân trong hđ đối ngoại mà chính là n~ quyền mà các qgia dành cho nhau, để bảo đảm việc t/h có hiệu quả chức năng của cq đại diện NG, cq LS, đại diện cho 1 NN ở nước ngoài. Nói cách khác, đc hưởng quy chế pháp lý đặc biệt để có sự độc lập vs thẩm quyền tài phán của nước sở tại mới bảo đảm cho t/h đầy đủ chức năng của các cq đại diện NG, cq LS ở nước ngoài.

* Cơ sở: Xuất phát từ TQQT: Các sứ thần đc đối xử trọng thị và đc hưởng nhiều quyền ưu đãi, miễn trừ.

ĐƯQT: 2 CƯ Vienna, các HĐ song phương và các VB pháp lý quốc gia.

107

Page 108: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

1. Quyền ưu đãi và miễn trừ NG:* KN: Quyền ưu đãi và miễn trừ NG là n~ quyền ưu đãi và miễn trừ đặc biệt mà nước tiếp nhận,

phù hợp vs LQT, dành cho cq đại diện NG và mem của cq này, nhằm tạo đk thuận lợi cho việc t/h có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ NG của các cq đó.

* Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho cq đại diện NG:- Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở:Trụ sở của cơ quan đại diện NG là bất khả xâm phạm. Viên chức của nước sở tại k đc quyền vào

đó nếu k có sự đồng ý của ng đứng đầu cq đại diện NG. Nước tiếp nhận có nghĩa vụ đặc biệt thi hành mọi biện pháp thích đáng để ngăn chặn việc xâm nhập hoặc làm hư hại trụ sở của cơ quan đại diện, việc phá rối sự yên tĩnh hoặc làm tổn hại đến phẩm cách của cơ quan đại diện.

Trụ sở của cơ quan đại diện, đồ đạc và tài sản khác ở trong đó cũng như các phương tiện đi lại của cơ quan đại diện không thể bị lục soát, trưng dụng, tịch thu hoặc áp dụng biện pháp đảm bảo thi hành án. Tuy nhiên, quyền bất khả xâm phạm về trụ sở k cho phép cq đại diện NG sd trụ sở của mình để che chở cho n~ tội phạm đang bị chính quyền nước tiếp nhận truy nã.

- Quyền bất khả xâm phạm về hồ sơ lưu trữ và tài liệu:Hồ sơ lưu trữ và tài liệu của cq đại diện NG là bất khả xâm phạm, bất kể địa điểm và tg. Qđ này

đc áp dụng ngay cả khi quan hệ NG giữa 2 nước bị cắt đứt.- Quyền miễn thuế và lệ phí:

Cq đại diện NG đc miễn các loại thuế và lệ phí đối vs trụ sở của mình, trừ các khoản phải trả cho dịch vụ cụ thể; đc miễn thuế và lệ phí hải quan đối vs đồ đạc phục vụ cho việc sd chính thức của cq.

Các khoản tiền mà cq đại diện NG thu đc từ các hđ chính thức của mình đc miễn thuế và lệ phí.- Quyền tự do thông tin liên lạc:Nước tiếp nhận phải cho phép và bảo vệ việc tự do thông tin liên lạc của cơ quan đại diện về mọi

việc công. Khi liên lạc với Chính phủ cũng như với các cơ quan đại diện khác và các cơ quan lãnh sự của nước mình đóng bất kỳ ở đâu, cơ quan đại diện Nước cử đi có thể dùng mọi phương tiện thông tin liên lạc thích hợp, kể cả giao thông viên ngoại giao và điện tín bằng mật mã hay số hiệu. Tuy nhiên, chỉ khi nào được Nước tiếp nhận đồng ý, cơ quan đại diện mới được đặt và sử dụng đài phát vô tuyến.

- Quyền bất khả xâm phạm về bưu phẩm và thư tín NG:Khi t/h chức năng của mình, túi ngoại giao và thư tín NG không thể bị mở hoặc bị giữ lại. Những

kiện tạo thành túi ngoại giao phải mang các dấu hiệu bên ngoài dễ thấy, chỉ rõ tính chất của các kiện này và chỉ được chứa dựng những tài liệu ngoại giao hay những đồ vật dùng vào việc công.

- Quyền treo quốc kỳ, quốc huy:Cq đại diện NG và ng đứng đầu cq có quyền treo quốc kỳ, quốc huy tại trụ sở của mình, kể cả nhà

riêng và phương tiện đi lại của ng đứng đầu cq đại diện NG.* Quyền ưu đãi và miễn trừ của viên chức NG:PL QT dành cho VCNG n~ quyền ưu đãi và miễn trừ đặc biệt và toàn diện nhất, giúp họ có thể t/h

1 cách hiệu quả chức năng đc NN mình giao cho khi công tác ở nước nhận đại diện.- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể:VCNG đc hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể 1 cách tuyệt đối. Họ không thể bị bắt hoặc

bị giam giữ dưới bất cứ hình thức nào. Nước tiếp nhận cần có sự đối xử trọng thị xứng đáng với họ và áp dụng mọi biện pháp thích đáng để ngăn chặn mọi hành vi xúc phạm đến thân thể, tự do hay phẩm cách của họ.

- Quyền bất khả xâm phạm về nơi ở, tài liệu, thư tín, ts và phương tiện đi lại:Nơi ở của VCNG (bao gồm nhà riêng, căn hộ trong khu tập thể, phòng ở trong khách sạn) đc

hưởng quyền bất khả xâm phạm và đc bảo vệ như trụ sở của cq đại diện.VCNG đc hưởng quyền bất khả xâm phạm về tài liệu và thư tín NG, ts và phương tiện đi lại.- Quyền miễn trừ xét xử về HS, DS và xử phạt VPHC:Viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự của Nước tiếp nhận. Họ cũng

được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự và hành chính, trừ những trường hợp sau: a) Một vụ kiện về tài sản liên quan đến bất động sản tư nhân nằm trên lãnh thổ Nước tiếp nhận,

nếu như viên chức ngoại giao sở hữu bất động sản đó không trên danh nghĩa Nước cử đi vì các mục đích của cơ quan đại diện.

108

Page 109: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

b) Một vụ kiện liên quan đến việc thừa kế, trong đó viên chức ngoại giao đứng tên là người thực hiện di chúc, người bảo hộ, người thừa kế hoặc người thừa tự với tư cách cá nhân chứ không phải nhân danh Nước cử đi.

c) Một vụ kiện liên quan đến bất cứ hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại nào mà viên chức ngoại giao tiến hành ở Nước tiếp nhận ngoài phạm vi những chức năng chính thức của họ.

Viên chức ngoại giao không bắt buộc phải ra làm chứng tại cq hành pháp và cq tư pháp của nước nhận đại diện. Chính quyền nước sở tại, về ng/tắc, k đc áp dụng bất kỳ biện pháp hành chính nào đối vs họ. Quyền được miễn trừ xét xử của một viên chức ngoại giao đối với pháp luật Nước tiếp nhận không miễn trừ cho người đó đối với pháp luật Nước cử đi.

Nước cử đi có thể từ bỏ quyền miễn trừ xét xử của các viên chức ngoại giao. Việc từ bỏ này bao giờ cũng phải rõ ràng. Nếu một viên chức ngoại giao đứng ra phát đơn kiện, người đó sẽ không còn được quyền viện dẫn quyền miễn từ xét xử đối với mọi đơn phản kiện có liên quan trực tiếp đến đơn kiện trước. Việc từ bỏ quyền miễn trừ xét xử trong một vụ kiện về dân sự hoặc hành chính không được coi như bao hàm cả việc từ bỏ quyền miễn trừ đối với những biện pháp thi hành án. Về việc này cần phải có sự từ bỏ riêng.

- Quyền đc miễn thuế: VCNG đc miễn mọi thứ thuế và lệ phí, trừ:a) Thuế gián thu, là thuế thông thường vẫn được tính gộp vào giá hàng hoá hoặc công dịch vụ; b) Thuế và lệ phí đối với bất động sản tư nhân nằm trên lãnh thổ Nước tiếp nhận, nếu viên chức

ngoại giao không sở hữu bất động sản đó trên danh nghĩa Nước cử đi để phục vụ cho cơ quan đại diện. c) Thuế và lệ phí thừa kế do Nước tiếp nhận thud) Thuế và lệ phí đánh vào các khoản thu nhập tư nhân có nguồn gốc ở Nước tiếp nhận và thuế

đánh vào vốn đầu tư các cơ sở thương mại đóng tại Nước tiếp nhận. e) Thuế và lệ phí thu về việc trả công các dịch vụ cụ thể; f) Các lệ phí trước bạ, chứng thư, toà án, cầm cố và cước tem về bất động sản - Quyền ưu đãi và miễn trừ hải quan:VCNG đc miễn thuế và lệ phí hải quan (trừ phí lưu kho, cước vận chuyển và cước phí về n~ dịch

vụ tương tự) đối vs đồ dùng cá nhân của họ và mem gia đình họ.Hành lý cá nhân của VCNG đc miễn kiểm tra hải quan, trừ khi có cơ sở khẳng định rằng trong

hành lý chứa đựng n~ đồ vật k dùng vào việc công của cq đại diện NG và đồ vật k dùng cho nhu cầu của cá nhân cũng như nhu cầu của mem gđ VCNG hoặc đồ vật mà nước nhận đại diện cấm nhập và cấm xuất hay phải tuân theo chế độ kiểm dịch của Nước tiếp nhận. Trong trường hợp đó, việc khám xét chỉ được tiến hành trước mặt viên chức ngoại giao hoặc người được uỷ quyền đại diện cho họ.

* Các mem của gđ VCNG nếu sống chung vs họ và k phải là công dân nước nhận đại diện, cũng đc hưởng đầy đủ các quyền miễn trừ và ưu đãi trên đây của VCNG.

* Quyền ưu đãi và miễn trừ của nhân viên HC-KT và nhân viên phục vụ:- Đối vs nhân viên HC-KT: Các nhân viên hành chính và kỹ thuật của cơ quan đại diện cũng như

các thành viên gia định cùng sống chung với họ, nếu không phải là công dân Nước tiếp nhận hoặc không có nơi cư trú thường xuyên ở nước này, về cơ bản, được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ như VCNG. Tuy nhiên, quyền miễn trừ xét xử về dân sự và hành chính đối với luật pháp của Nước tiếp nhận không áp dụng cho những hành vi ngoài việc thi hành chức năng của họ. Họ cũng được hưởng các quyền ưu đãi thuế quan đối với những đồ vật nhập khẩu dùng vào việc bố trí nơi ở lần đầu của họ.

- Đối vs nhân viên phục vụ: Các nhân viên phục vụ của cơ quan đại diện không phải là công dân Nước tiếp nhận hoặc không có nơi cư trú thường xuyên ở nước này được hưởng những quyền miễn trừ đối với những hành vi trong khi thi hành chức năng của họ và được miễn các thứ thuế và lệ phí đánh vào tiền lương mà họ lĩnh về công việc đã làm và được miễn t/h các qđ về chế độ bảo hiểm ở nước tiếp nhận đối vs các công việc phục vụ cho nước cử đi.

Những người không phải là công dân Nước tiếp nhận hoặc không có nơi cư trú thường xuyên ở Nước này phục vụ riêng cho các thành viên của cơ quan đại diện được miễn các thứ thuế và lệ phí đánh vào tiền lương mà họ lĩnh về công việc đã làm. Về các mặt khác, họ chỉ được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ trong phạm vi được Nước tiếp nhận cho phép. Tuy nhiên, Nước tiếp nhận nên thực hiện quyền xét xử của mình đối với những người này sao cho không cản trở quá đáng việc thực hiện các chức năng của cơ quan đại diện.

109

Page 110: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

* Trừ phi được Nước tiếp nhận cho hưởng thêm các quyền ưu đãi và miễn trừ, viên chức ngoại giao có quốc tịch Nước tiếp nhận hoặc có nơi cư trú thường xuyên ở Nước này chỉ được hưởng quyền miễn trừ xét xử và quyền bất khả xâm phạm đối với những hành vi chính thức trong khi thi hành các chức năng của họ.

Những thành viên khác của cơ quan đại diện và những người phục vụ riêng là công dân Nước tiếp nhận hoặc có nơi cư trú thường xuyên ở nước đó chỉ được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ trong phạm vi được nước đó công nhận. Tuy nhiên, Nước tiếp nhận phải thi hành quyền xét xử của mình đối với những người này sao cho không cản trở quá đáng việc thực hiện các chức năng của cơ quan đại diện.

* Bắt đầu và chấm dứt quyền ưu đãi và miễn trừ:- Người được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ có được các quyền đó từ khi vào lãnh thổ Nước

tiếp nhận để nhận chức; nếu người đó đã có mặt trên lãnh thổ Nước tiếp nhận thì kể từ khi thông báo về việc bổ nhiệm người đó cho Bộ Ngoại giao hay một Bộ nào khác đã được thoả thuận.

- Khi chức năng của một người được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ chấm dứt thì thông thường các quyền ưu đãi và miễn trừ đó cũng chấm dứt vào lúc người đó rời khỏi Nước tiếp nhận, hoặc vào lúc kết thúc một thời hạn hợp lý dành cho họ vì mục đích đó, ngay cả khi có xung đột vũ trang. Tuy nhiên, đối với những hành vi của người này trong khi thi hành chức năng của mình với tư cách là thành viên của cơ quan đại diện, quyền miễn trừ vẫn tiếp tục tồn tại

- Trong trường hợp một thành viên của cơ quan đại diện chết, các thành viên gia đình họ tiếp tục được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ mà họ có quyền hưởng cho đến lúc kết thúc một thời hạn hợp lý dành cho họ để rời khỏi lãnh thổ Nước tiếp nhận.

- Trong trường hợp một thành viên của cơ quan đại diện không phải là công dân Nước tiếp nhận hoặc không có nơi cư trú thường xuyên ở Nước này hay một người trong gia đình cùng sống chung với họ chết. Nước tiếp nhận cho phép mang đi những động sản của người đã chết, trừ tài sản đã có được ở nước này là những thứ bị cấm xuất khẩu vào lúc người đó chết. Sẽ không thu thuế và lệ phí thừa kế đối với các động sản sở dĩ đã có ở Nước tiếp nhận chỉ vì do người chết đã có mặt tại Nước này với tư cách là một thành viên của cơ quan đại diện hay là thành viên gia đình một thành viên của cơ quan đại diện.

* Nghĩa vụ của nước t3:- Nếu viên chức ngoại giao đi qua hoặc đang ở trên lãnh thổ một nước thứ ba mà nước này đã cấp

thị thực cho người đó, trong trường hợp cần phải có thị thực, để đi nhận chức hoặc để trở lại nhiệm sở của họ, hoặc để về nước thì nước thứ ba cho người đó hưởng quyền bất khả xâm phạm và mọi quyền miễn trừ cần thiết khác của họ đi qua hoặc trở về. Nước thứ ba cũng làm như thế đối với những thành viên gia đình của viên chức ngoại giao đó được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao đó khi cùng đi với họ hoặc đi riêng để đến với họ hoặc để về nước.

- Trong những điều kiện tương tự, nước thứ ba không được cản trở việc đi qua lãnh thổ mình của các nhân viên hành chính và kỹ thuật hoặc nhân viên phục vụ của cơ quan đại diện và thành viên gia đình họ.

- Nước thứ ba phải dành cho thư tín và các truyền thông chính thức khác khi quá cảnh, kể cả các điện tín bằng mật mã hoặc số hiệu, quyền tự do và sự bảo hộ như ở Nước tiếp nhận. Nước thứ ba phải dành cho giao thông viên ngoại giao đã được cấp thị thực hộ chiếu, trong trường hợp cần phải có thị thực, và cho túi ngoại giao khi quá cảnh quyền bất khả xâm phạm và sự bảo hộ như Nước tiếp nhận dành cho giao thông viên ngoại giao và túi ngoại giao đó. Những nghĩa vụ này của nước thứ ba cũng được áp dụng đối với những người nêu trong các đoạn đó, cũng như đối với các truyền thông chính thức và túi ngoại giao khi ở trên lãnh thổ Nước thứ ba vì lý do bất khả kháng.

2. Quyền ưu đãi và miễn trừ LS:* KN: Quyền ưu đãi và miễn trừ LS là n~ quyền ưu đãi và miễn trừ đặc biệt mà nước tiếp nhận,

phù hợp vs LQT, dành cho cq LS và mem của cq này, nhằm tạo đk thuận lợi cho việc t/h có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của các cq đó.

* Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho cq LS:- Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở: Nhà chức trách Nước tiếp nhận không được vào phần trụ sở chỉ dùng làm việc của cơ quan lãnh

sự trừ khi có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan lãnh sự hoặc của người do người đứng đầu cơ quan đó chỉ định hoặc của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của Nước cử. Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra hoả hoạn hoặc thiên tai khác cần có biện pháp bảo vệ gấp rút thì có thể giả định là người đứng đầu cơ quan lãnh sự đồng ý. Nước tiếp nhận có nghĩa vụ đặc biệt thi hành mọi biện pháp thích đáng để

110

Page 111: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

bảo vệ trụ sở cơ quan lãnh sự chống lại mọi sự xâm nhập hoặc phá hoại và ngăn ngừa mọi sự phá rối sự yên tĩnh hoặc làm tổn hại đến sự tôn nghiêm của cơ quan lãnh sự.

Trụ sở, đồ đạc, tài sản và các phương tiện giao thông của cơ quan lãnh sự sẽ không bị trưng dụng dưới bất kỳ hình thức nào vào các mục đích quốc phòng hoặc lợi ích công cộng, nếu vì những mục đích đó việc trưng mua là cần thiết, thì phải áp dụng mọi biện pháp có thể để tránh cản trở việc thực hiện chức năng lãnh sự và phải bồi thường một cách nhanh chóng, thích đáng và có hiệu quả cho Nước cử.

- Quyền bất khả xâm phạm về hồ sơ lưu trữ và tài liệu, bất kể tg và địa điểm- Quyền tự do thông tin liên lạc:Nước tiếp nhận cho phép và bảo vệ sự tự do liên lạc của cơ quan lãnh sự vì mọi mục đích chính

thức. Trong việc liên lạc với Chính phủ, với các cơ quan đại diện ngoại giao và các cơ quan lãnh sự khác của Nước cử đóng ở bất cứ chỗ nào, cơ quan lãnh sự có thể dùng mọi phương tiện thích hợp, kể cả giao thông viên ngoại giao hoặc giao thông viên lãnh sự, túi ngoại giao hoặc túi lãnh sự và điện mật mã. Tuy nhiên, cơ quan lãnh sự chỉ có thể đặt và dùng máy vô tuyến điện phát tin khi được Nước tiếp nhận đồng ý.

- Quyền bất khả xâm phạm về túi LS, thư tín LS:Thư từ chính thức của cơ quan lãnh sự là bất khả xâm phạm. Thư từ chính thức nghĩa là mọi thư

từ liên quan đến cơ quan lãnh sự và chức năng của cơ quan đó. Túi lãnh sự không bị mở ra hoặc giữ lại. Tuy nhiên, nếu các nhà chức trách có thẩm quyền của Nước tiếp nhận có lý do chính đáng để tin rằng túi có chứa những đồ vật khác ngoài thư từ, tài liệu hay các đồ vật phục vụ chức năng LS, thì họ có thể yêu cầu một người đại diện có thẩm quyền của Nước cử mở túi trước mặt họ. Nếu các nhà chức trách Nước cử từ chối yêu cầu thì túi sẽ phải gửi trả về nơi xuất phát. Các gói tạo thành túi lãnh sự phải có dấu hiệu bên ngoài rõ ràng chỉ tính chất của gói đó và chỉ được chứa thư từ và tài liệu chính thức.

- Quyền đc miễn các thứ thuế và lệ phí đối vs trụ sở cq LS cũng như nhà riêng và phương tiện đi lại của ng đứng đầu cq LS.

- Quyền đc treo quốc kỳ, quốc huy tại trụ sở của cq LS, nhà riêng và phương tiện đi lại của ng đứng đầu cq LS.

* Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho mem của cq LS:- Quyền ưu đãi và miễn trừ của viên chức LS:+ Quyền bất khả xâm phạm về thân thể:Nước tiếp nhận phải đối xử với các viên chức lãnh sự bằng sự tôn trọng thích đáng và thi hành

mọi biện pháp thích hợp để ngăn ngừa bất kỳ sự xâm phạm vào đối với thân thể, tự do và phẩm cách của họ.

Viên chức lãnh sự không bị bắt hay bị tạm giam chờ xét xử, trừ trường hợp phạm tội nghiêm trọng và theo quyết định của cơ quan tư pháp có thẩm quyền. Ngoài trường hợp này, viên chức lãnh sự không bị bỏ tù hay hạn chế tự do cá nhân dưới bất cứ hình thức nào, trừ phi phải thi hành một quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan tư pháp về hình phạt tù hoặc hình phạt hạn chế quyền tự do thân thể.

Nếu một quá trình tố tụng hình sự được tiến hành đối với một viên chức lãnh sự thì người đó phải ra trước nhà chức trách có thẩm quyền. Tuy nhiên, vì cương vị chính thức của viên chức lãnh sự, quá trình tố tụng đối với người này phải được tiến hành với sự tôn trọng thích đáng và phải tiến hành sao cho càng ít gây trở ngại đến việc thực hiện chức năng lãnh sự càng tốt. Khi cần phải tạm giam một viên chức lãnh sự, việc tiến hành tố tụng đối với người đó phải tiến hành trong thời gian sớm nhất.

+ Quyền miễn trừ xét xử về hình sự:Viên chức lãnh sự và nhân viên lãnh sự không chịu sự xét xử của nhà chức trách tư pháp hoặc

hành chính của Nước tiếp nhận về các hành vi thực hiện khi thi hành chức năng lãnh sự. Tuy nhiên, những quy định trên không áp dụng đối với một vụ kiện dân sự: a) Xảy ra vì một hợp đồng do một viên chức lãnh sự hoặc một nhân viên lãnh sự ký kết mà không

phải là rõ ràng hoặc hàm ý đứng trên danh nghĩa một người được uỷ quyền của Nước cử để ký kết; b) Do một bên thứ ba tiến hành về thiệt hại do một tai nạn xe cộ, tàu thuỷ hoặc tàu bay xảy ra tại

Nước tiếp nhận.Thành viên một cơ quan lãnh sự có thể được mời tham gia quá trình tiến hành tố tụng về tư pháp

hoặc hành chính với tư cách là nhân chứng. Nhân viên lãnh sự hoặc nhân viên phục vụ không được từ chối cung cấp chứng cứ. Nếu một viên chức lãnh sự từ chối cung cấp chứng cứ, thì không được áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc hình phạt đối với người đó.

111

Page 112: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Cơ quan yêu cầu viên chức lãnh sự cung cấp chứng cứ phải tránh làm trở ngại việc thi hành chức năng của người đó. Nếu được, có thể lấy lời khai tại nhà riêng hoặc tại cơ quan lãnh sự hoặc nhận một bản khai viết của viên chức lãnh sự.

Thành viên một cơ quan lãnh sự không bắt buộc phải cung cấp chứng cứ về các vấn đề có liên quan đến việc thi hành chức năng của mình hoặc phải cung cấp thư từ chính thức và các tài liệu có liên quan khác. Họ cũng có quyền từ chối cung cấp chứng cứ với tư cách là người làm chứng chuyên môn về pháp luật của Nước cử.

Đối với một thành viên cơ quan lãnh sự, Nước cử có thể từ bỏ bất cứ quyền ưu đãi và miễn trừ xét xử. Trong mọi trường hợp, việc từ bỏ phải rõ ràng và phải được thông báo bằng văn bản cho Nước tiếp nhận. Khi một viên chức lãnh sự hoặc một nhân viên lãnh sự tiến hành khởi kiện về một vấn đề mà người đó có thể được hưởng quyền miễn trừ xét xử, thì người đó không được viện dẫn quyền miễn trừ xét xử nữa khi có sự phản kiện liên quan trực tiếp đến vụ kiện đó. Việc từ bỏ quyền miễn trừ xét xử về một vụ kiện dân sự hay hành chính không được coi như bao hàm cả việc bỏ quyền miễn trừ đối với các biện pháp thi hành án; về việc này, cần phải có sự từ bỏ riêng.

+ VCLS và mem gđ họ đc hưởng quyền miễn trừ tất cả các loại thuế và lệ phí, trừ:a) Thuế gián thu thuộc loại thường được gộp vào giá hàng hoá hay dịch vụ: b) Thuế và lệ phí đánh vào bất động sản của tư nhân trên lãnh thổ Nước tiếp nhận;c) Thuế do Nước tiếp nhận đánh vào tài sản thừa kế, việc thừa kế và việc chuyển nhượng tài sản; d) Thuế và lệ phí đánh vào thu nhập cá nhân, bao gồm thu nhập từ vốn đầu tư có nguồn gốc ở

Nước tiếp nhận và thuế đánh vào khoản vốn đầu tư trong những hoạt động thương mại hoặc tài chính ở Nước tiếp nhận;

e) Khoản thu đối với những dịch vụ riêng biệt; f) Lệ phí đăng ký, lệ phí toà án hoặc hồ sơ, lệ phí thế chấp và tiền tem bất động sản.+ VCLS và các mem gđ họ đc hưởng quyền miễn trừ và ưu đãi hải quan đối vs đồ dùng cá nhân

mang vào nước tiếp nhận. Hành lý cá nhân mang theo của viên chức lãnh sự và của thành viên gia đình cùng sống trong một hộ, được miễn kiểm tra hải quan. Chỉ có thể kiểm tra hành lý đó khi có lý do chính đáng để tin rằng bên trong có chứa những đồ vật k thuộc đồ dùng cá nhân của VCLS và mem gđ họ, hoặc những đồ vật mà luật và quy định của Nước tiếp nhận cấm nhập hoặc xuất khẩu hoặc những đồ vật phải tuân theo luật quy định về phòng dịch. Việc kiểm tra này phải được tiến hành với sự có mặt của viên chức lãnh sự hoặc của thành viên gia đình viên chức lãnh sự đó.

- Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho nhân viên LS (nhân viên HC-KT):+ NVLS đc hưởng quyền miễn trừ xét xử về HS, DS và xử lý VPHC như VCLS.+ NVLS và mem gđ họ đc hưởng quyền miễn trừ thuế và lệ phí như VCLS.+ NVLS đc hưởng quyền miễn thuế và lệ phí hải quan đối vs đồ đạc lần đầu mang vào nước tiếp

nhận.- Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho nhân viên phục vụ: Các nhân viên phục vụ được miễn thuế

và lệ phí đánh vào tiền công phục vụ của họ. * Bắt đầu và chấm dứt các quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự:

- Mọi thành viên cơ quan lãnh sự được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ kể từ khi họ nhập cảnh vào lãnh thổ Nước tiếp nhận để nhận chức hoặc nếu họ đã ở trên lãnh thổ nước đó thì kể từ khi họ bắt đầu nhiệm vụ của mình ở cơ quan lãnh sự.

- Những thành viên gia đình một thành viên cơ quan lãnh sự cùng sống trong hộ và những nhân viên phục vụ riêng của người đó được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ kể từ ngày muộn nhất trong những ngày sau: ngày mà thành viên cơ quan lãnh sự được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ; ngày những người đó nhập cảnh lãnh thổ Nước tiếp nhận; ngày họ trở thành thành viên gia đình hoặc nhân viên phục vụ riêng của thành viên cơ quan lãnh sự.

- Khi một thành viên cơ quan lãnh sự kết thúc chức năng của mình, thì quyền ưu đãi và miễn trừ của người đó, của các thành viên gia đình cùng sống trong hộ và của nhân viên phục vụ riêng thường là chấm dứt kể từ thời điểm sớm nhất trong những thời điểm sau: thời điểm khi thành viên cơ quan lãnh sự rời khỏi Nước tiếp nhận hoặc khi kết thúc một thời hạn hợp lý dành cho việc rời đi, nhưng những quyền ưu đãi và miễn trừ còn tồn tại cho đến thời điểm đó, ngay cả trong trường hợp có xung đột vũ trang. Đối với những thành viên gia đình một thành viên cơ quan lãnh sự cùng sống trong hộ và những nhân viên phục vụ riêng của người đó, họ sẽ thôi không được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ, khi họ không còn là người trong hộ gia đình hoặc không còn giúp việc cho một thành viên cơ quan lãnh sự, tuy nhiên nếu sau

112

Page 113: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

đó những người này dự định rời khỏi Nước tiếp nhận trong một thời gian hợp lý, thì họ còn được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ cho đến lúc rời hẳn.

- Tuy nhiên, đối với những hành động của một viên chức lãnh sự hoặc một nhân viên lãnh sự trong khi thi hành chức năng thì quyền miễn trừ xét xử sẽ tiếp tục tồn tại mà không bị hạn chế về thời gian.

- Trong trường hợp một thành viên cơ quan lãnh sự chết, thì những thành viên gia đình cùng sống trong hộ với người đó vẫn tiếp tục được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ của mình cho đến ngày sớm nhất trong những ngày sau đây: Ngày rời khỏi Nước tiếp nhận hoặc ngày cuối cùng của một thời gian hợp lý để rời khỏi nước đó.

* Nghĩa vụ của nước t3: - Nếu trên đường đi nhận nhiệm vụ hoặc trở về nhiệm sở công tác của mình, hoặc trên đường về

Nước cử, một viên chức lãnh sự quá cảnh hoặc lưu lại ở một Nước thứ ba, khi đã được nước này cấp thị thực - nếu cần có thị thực - thì Nước thứ ba đó phải dành cho viên chức lãnh sự mọi quyền miễn trừ quy định trong các điều khoản khác của Công ước này mà có thể cần phải có để đảm bảo việc quá cảnh hoặc trở về của viên chức lãnh sự. Quy định này được áp dụng tương tự đối với các thành viên gia đình sống trong cùng một hộ với viên chức lãnh sự nếu họ cũng được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ và cùng đi với viên chức lãnh sự hoặc đi riêng để sang theo viên chức đó hoặc để trở về Nước cử.

- Trong những hoàn cảnh tương tự như trên, các Nước thứ ba không được cản trở việc quá cảnh lãnh thổ nước mình của các thành viên khác của cơ quan lãnh sự hoặc của thành viên gia đình sống trong cùng hộ với họ.

- Các Nước thứ ba phải dành quyền tự do và sự bảo vệ - như Nước tiếp nhận phải dành theo Công ước này - cho thư từ và các liên lạc chính thức khác trong khi quá cảnh, kể cả các bức điện bằng mật mã. Trong khi quá cảnh các Nước thứ ba phải dành quyền bất khả xâm phạm và sự bảo vệ - như Nước tiếp nhận phải dành theo Công ước này - cho giao thông viên lãnh sự đã được cấp thị thực - nếu cần có thị thực - và túi lãnh sự. Những nghĩa vụ này của các Nước thứ ba cũng áp dụng đối với những người lần lượt nói đến trong các khoản đó, đối với những sự liên lạc chính thức và túi lãnh sự mà vì trường hợp bất khả kháng, có mặt trên lãnh thổ Nước thứ ba.

Câu 6: So sánh cq đại diện NG và cq LS?1. Giống:- Đều là cơ quan quan hệ đối ngoại của 1 qgia đặt ở nước ngoài - Đề đc thành lập trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên hữu quan- Đều đc phân chia thành các cấp cụ thể2. Khác:* Các loại cq:- Cq đại diện NG: ĐSQ, CSQ, ĐBQ- Cq LS: Tổng LSQ, LSQ, đại lý LSQ* Số lượng:- Mỗi qgia có 1 cq đại diện NG trên lãnh thổ 1 qgia nhất định, hoạt động trên toàn bộ lãnh thổ của

qgia tiếp nhận - Mỗi qgia có thể có nhiều cq LS trên lãnh thổ 1 qgia, mỗi cq LS hđ trên 1 phạm vi lãnh thổ nhất

định của qgia tiếp nhận gọi là khu vực LS (thông thường là khu vực 1 tỉnh, TP), làm việc trực tiếp vs chính quyền địa phương tại nơi đó.

* Chức năng:- Cq đại diện NG: Mang tính chính trị - pháp lý. Đại diện chính thức cho qgia cử trong tất cả các

quan hệ QT vs qgia nhận đại diện cũng như vs các cq đại diện NG của các nước khác ở qgia sở tại.- Cq LS: Mang tính hành chính – pháp lý. Cq LS chủ yếu bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp tổ

chức và công dân 1 qgia trên lãnh thổ qgia khác. Như vậy, chức năng của cq LS k bao gồm mọi lĩnh vực quan hệ giữa nước mình vs nước tiếp nhận. Cq LS k trực tiếp quan hệ vs chính quyền trung ương nước sở tại mà chỉ quan hệ vs chính quyền địa phương trong phạm vi khu vực LS.

- Cq đại diện NG có thể t/h chức năng LS. Theo LQT và PL nhiều nước, trên cơ sở đồng ý của nước tiếp nhận, cq LS có thể t/h 1 số chức năng của cq đại diện NG nếu như 2 nước chưa thiết lập quan hệ NG.

* Cơ cấu tổ chức:

113

Page 114: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

- Cq NG: Phức tạp hơn, phụ thuộc vào quyết định của qgia, thông thường gồm: Văn phòng; các phòng, ban chức năng (phòng KT-TM, VH, LS…)

- Cq LS: Đơn giản hơn.* Mem:- Cq NG: VCNG, nhân viên HC-KT, nhân viên phục vụ- Cq LS: VCLS, nhân viên LS, nhân viên phục vụ

Câu 7: Phân biệt chức vụ NG và hàm NG?* Hàm NG:Là chức danh NN, phong cho công chức ngành NG để t/h công tác đối ngoại ở trong và ngoài

nước. Theo PL của các nước, thông thường hàm NG gồm có đại sứ, công sứ, tham tán, bí thư thứ 1, bí thứ t2, bí thứ t3, tùy viên.

* Chức vụ NG:- Là chức vụ đc NN bổ nhiệm cho mem có cương vị NG công tác tại các cq quan hệ ĐN của NN

ở nước ngoài. - N~ ng đc bổ nhiệm vào chức vụ NG có thể là công chức của ngành NG và cũng có thể là công

chức của các ngành khác đc điều động đến công tác trong ĐSQ hoặc trong phái đoàn đại diện TT của qgia tại TCQT liên CP. Họ có thể là ng mang hàm NG nhưng cũng có thể k mang hàm NG.

Theo PL VN, chức vụ NG VN gồm có đại sứ đặc mệnh toàn quyền, công sức đmtq, đại biện, trưởng đoàn đại diện TT tại TCQT liên CP, công sứ, tham tán công sứ, tham tán, bí thư t1, bí thư t2, bí thư t3, tùy viên.

Thông thường, 1 cá nhân có hàm NG khi ra nước ngoài sẽ đc bổ nhiệm chức vụ NG tương đương.

Câu 8: So sánh quyền ưu đãi miễn trừ NG và quyền ưu đãi miễn trừ LS?1. Giống:- Đều là n~ quyền ưu đãi và miễn trừ đặc biệt mà nước tiếp nhận, phù hợp vs LQT, dành cho cq

đại diện NG, cq LS và mems của cq này, nhằm tạo đk thuận lợi cho việc t/h có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của các cq đó.

- Đều bao gồm các quyền ưu đãi và miễn trừ như quyền bkxp…- Quyền miễn trừ xét xử chỉ có thể bị từ bỏ bởi nước cử. Trong mọi trường hợp, việc từ bỏ phải rõ

ràng và phải được thông báo bằng văn bản cho Nước tiếp nhận.2. Khác:Quyền ưu đãi và miễn trừ NG có nội dung gần tương đương vs quyền ưu đãi và miễn trừ LS. Tuy

nhiên, quyền ưu đãi và miễn trừ NG đc qđ ở mức độ cao hơn và trong phạm vi rộng hơn so vs quyền ưu đãi và miễn trừ LS. Sự khác biệt này đc thể hiện ở các nội dung sau đây:

- Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở:Quyền này của cq đại diện NG là tuyệt đối, trụ sở k bị xâm phạm bất cứ t/hợp nào. Của cq LS có

tính tương đối, trong t/hợp thiên tai, hỏa hoạn…, chính quyền nước sở tại vẫn đc vào 1 cách đương nhiên.Trụ sở, đồ đạc, tài sản và các phương tiện giao thông của cơ quan đại diện NG sẽ không bị trưng

dụng, trưng mua dưới bất kỳ hình thức nào. Nhưng của cq LS có thể bị trưng mua cho việc dùng vào các mục đích quốc phòng hoặc lợi ích công cộng, khi trưng mua, phải áp dụng mọi biện pháp có thể để tránh cản trở việc thực hiện chức năng lãnh sự và phải bồi thường một cách nhanh chóng, thích đáng và có hiệu quả cho Nước cử.

- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể:+ VCNG đc hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể 1 cách tuyệt đối. Họ không thể bị bắt

hoặc bị giam giữ dưới bất cứ hình thức nào.+ Viên chức lãnh sự không bị bắt hay bị tạm giam chờ xét xử, trừ trường hợp phạm tội nghiêm

trọng và theo quyết định của cơ quan tư pháp có thẩm quyền. Ngoài trường hợp này, viên chức lãnh sự không bị bỏ tù hay hạn chế tự do cá nhân dưới bất cứ hình thức nào, trừ phi phải thi hành một quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan tư pháp về hình phạt tù hoặc hình phạt hạn chế quyền tự do thân thể.

- Thời điểm bắt đầu và chấm dứt.

114

Page 115: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

GIỮ GÌN HÒA BÌNH VÀ AN NINH QUỐC TẾ

Câu 1: ĐN, đặc điểm, ng/tắc và nguồn luật điều chỉnh?1. ĐN: Giữ gìn hb và an ninh QT là hđ của các chủ thể LQT, đc t/h dưới hình thức riêng lẻ hoặc

tập thể nhằm duy trì hb và an ninh của mỗi qgia cũng như của toàn thể cộng đồng QT. Qua đó, góp phần tăng cường hợp tác toàn diện giữa các chủ thể LQT vs nhau.

VD: Nghị quyết trừng phạt Iran cgây chiến tranh ở Cooet của LHQ (1991) tập thể2. Đặc điểm:* Chủ thể tiến hành các hđ gìn giữ hb và an ninh QT: Phải là chủ thể LQT trên bình diện quan hệ

pháp lý QT* Hình thức giữ gìn hb và an ninh QT: Ht t/h các hđ giữ gìn hb và an ninh QT đc thể hiện ở dạng

hành động hoặc k hành độngVD: Ng/tắc cấm dùng vũ lực (k hành động), ng/tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp QT (hành

động)…* Biện pháp giữ gìn hb và an ninh QT: Bao gồm rất nhiều các BP thể hiện nội dung giải quyết rất

đa dạng và phong phú nhằm mục đích duy trì và bảo vệ hb và an ninh QT. Cụ thể bao gồm các BP sau đây:

- K sd vũ lực và đe dọa sd vũ lực trong quan hệ QT- Giải quyết các TCQT bằng biện pháp hòa bình- Củng cố, xây dựng lòng tin trong quan hệ QT- Giải trừ quân bị đối vs các lực lượng vũ trang- Hạn chế chạy đua vũ trang giữa các qgia- Hợp tác QT đấu tranh phòng chống tội phạm QT* Cơ sở pháp lý của hđ giữ gìn hb và an ninh QT: Là các ĐƯQT và TQQT có liên quan nhằm

mục đích gìn giữ hb và an ninh toàn cầu, khu vực cũng như trong mỗi qgia.3. Các ng/tắc:HĐ giữ gìn hb và an ninh QT phải đc t/h dựa trên hệ thống các ng/tắc cơ bản của LQT, đặc biệt là

các nt cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ QT, nt giải quyết hb các tranh chấp QT, nt k can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Tuy vậy, hđ giữ gìn hb và an ninh QT chỉ đạt đc hiệu quả cao nếu đc t/h dựa trên nt chuyên biệt của nó: Nt an ninh k chia cắt và nt an ninh bình đẳng.

* Nt an ninh k chia cắt:Trong TG đương đại, các qgia đều tồn tại trong mqh phụ thuộc lẫn nhau. Tồn tại trong xu thế

ngày càng gia tăng sự phụ thuộc giữa các qgia là 1 đặc điểm tác động đến quá trình pt của các qgia trong đk toàn cầu hóa, thông qua sự liên kết của KT tri thức và thống nhất thị trường TG.

Tiếp cận vs quan hệ QT từ góc độ này, yêu cầu của thế giới không chia cắt đòi hỏi phải có một nền an ninh chung, theo đó, an ninh của mỗi quốc gia ngày nay đều phụ thuộc vào an ninh của mọi quốc gia.

An ninh quốc tế hiện nay xuất phát từ quan điểm đúng đắn rằng, không thể xây dựng an ninh của một nhóm quốc gia hay của một quốc gia mà bỏ qua an ninh của các quốc gia khác và của cả cộng đồng quốc tế. Điều này không dẫn đến loại bỏ nhu cầu an ninh của một quốc gia vì mỗi qgia luôn là thực thể độc lập, có chủ quyền nên đều có quyền thiết lập nền an ninh riêng biệt của mình. Nền an ninh riêng của một quốc gia có liên quan đến một vấn đề rất quan trọng đó là thực hiện quyền tự vệ hợp pháp của quốc gia. Phạm vi của việc t/h quyền tự vệ hợp pháp đã đc giới hạn tại Đ51 HC LHQ, trong đó khẳng định quyền của mỗi qgia đc sd lực lượng vũ trang để đánh trả hvi xâm phạm hb và an ninh của mình. Tuy nhiên, để bảo đảm an ninh chung cho toàn thế giới, an ninh của mỗi quốc gia cần được giữ ở mức độ cần thiết, phù hợp giữa an ninh riêng và an ninh chung của cả cộng đồng quốc tế. Việc 1 qgia có quyền tự vệ hợp pháp nhưng phải tương xứng vs mức độ tấn công từ phía đối phương và hoàn toàn có thể tiến hành theo hình thức đơn lẻ hoặc tập thể.

Ngoài ra để tránh chạy đua vũ trang, mỗi quốc gia chỉ cần xây dựng lực lượng vũ trang và trang bị vũ khí ở mức độ vừa đủ, cần thiết cho phòng thủ đất nước.

VD: VN và 2 nước Đông Dương còn lại: An ninh của VN – vs tư cách là qgia độc lập, có liên quan đến an ninh của toàn bộ khối ASEAN và liên quan đến an ninh toàn cầu. bất kỳ hđ mất an ninh nào tại ĐNA đều ảnh hưởng đến an ninh khu vực và đe dọa an ninh toàn cầu.

* Nt an ninh bình đẳng:

115

Page 116: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Để bảo đảm an ninh chung của cả cộng đồng quốc tế, các quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng sự cân bằng về quân sự trong phạm vi khu vực và trên toàn thế giới. Hiến chương LHQ xác định nghĩa vụ của các quốc gia là phải kiềm chế, không chạy đua vũ trang. Trong quan hệ song phương, quan hệ khu vực và toàn cầu, từng quốc gia phải luôn tính đến an ninh của quốc gia khác. Mặt khác, an ninh của các quốc gia đều phải được bảo đảm như nhau, không một quốc gia hay một nhóm quốc gia nào có quyền tìm mọi cách để tạo ra ưu thế về an ninh cho mình trước các quốc gia khác trong khu vực và trong cả cộng đồng quốc tế.

VD: Châu Âu thời kỳ trước và sau chiến tranh lạnh:Trc CT lạnh: Cân bằng lực lượng quân sự giữa 2 khối quân sự NATO và Vacxava. Bất kỳ sự chạy

đua vũ trang nào của 1 khối cũng kéo theo sự chạy đua của khối còn lạiSau CT lạnh: Chạy đua vũ trang giữa NATO và Nga. NATO mở rộng phạm vi ra phía đông, Nga

đáp lại bằng BP cụ thể để cân bằng lực lượng.2008, NATO đặt căn cứ tên lửa trên lãnh thổ CH Sec và trạm rada ngăn cản tên lửa ở Ba Lan.

Ngay lập tức, Nga đặt trạm tên lửa xuyên lục địa có đầu đạn hạt nhân ở Leningrat (gần lãnh thổ Ba Lan và CH Sec).

4. Nguồn luật điều chỉnh:Pháp luật được coi là phương tiện hữu hiệu nhất trong việc đảm bảo hòa bình và an ninh quốc tế.

Luật điều chỉnh chủ yếu bao gồm: các điều ước quốc tế toàn cầu, khu vực, đa phương, song phương, trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến lĩnh vực này.

* Hiến chương LHQ là điều ước quốc tế phổ cập có vai trò quan trọng nhất, đặt cơ sở nền tảng cho toàn bộ hệ thống luật nói chung, cho giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế nói riêng.

Ở phạm vi toàn cầu, ngoài Hiến chương LHQ còn có các điều ước quốc tế trong lĩnh vực giải trừ quân bị như: Công ước về cấm nghiên cứu, sản xuất, tàng trữ vũ khí vi trùng, vũ khí độc hại và phá hủy chúng năm 1972, có hiệu lực ngày 26/3/1975; Hiệp ước về cấm thử vũ khí hạt nhân trong khí quyển, trong vũ trụ và dưới nước năm 1963, HƯ k phổ biến vũ khí hạt nhân 1968...

* Ở phạm vi khu vực có điều ước của các tổ chức quốc tế khu vực: Hiệp ước về cấm vũ khí nguyên tử ở châu Mỹ Latinh năm 1967; Hiệp ước về Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân năm 1995; HƯ về Châu Phi k có vũ khí hạt nhân 1996…

* Trong quan hệ song phương, có các điều ước quốc tế về hòa bình và hữu nghị , được ký kết giữa các quốc gia láng giềng hoặc giữa các quốc gia tuy ở cách xa nhau về địa lý nhưng là bạn bè và đối tác tin cậy của nhau. Ngoài ram còn có các ĐƯQT có ý nghĩa quan trọng của quá trình giải trừ quân bị, đc ký kết giữa các cường quốc quân sự hàng đầu TG. VD: HƯ Nga – Mỹ về tiếp tục giảm và hạn chế vũ khí tiến công chiến lược năm 1993…

Ngoài các điều ước song phương và đa phương, toàn cầu và khu vực, trực tiếp điều chỉnh các vấn đề giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế, các nghị quyết quan trọng của Liên Hợp quốc mang tính khuyến nghị bổ sung cũng được coi là phương tiện bổ trợ nguồn trong lĩnh vực này. Nội dung cơ bản của các nghị quyết này là sự cần thiết phải thiết lập hệ thống quan hệ QT vs tổ chức bộ máy có đầy đủ khả năng bảo đảm cho 1 TG k có chiến tranh, hb và an ninh bền vững.

VD: NQ 5/12/1986 về thiết lập hệ thống hb và an ninh toàn cầu; NQ 7/12/1988 Quan điểm tổng thể về củng cố hb và an ninh QT phù hợp vs HC LHQ…

Câu 2: ĐN, đặc điểm và hình thức của an ninh tập thể?1. ĐN: An ninh tập thể là hệ thống các BP chung của toàn thể cộng đồng T hoặc của 1 nhóm các

qgia đc các chủ thể có thẩm quyền áp dụng nhằm mục đích ngăn ngừa hoặc loại trừ mối đe dọa hb và an ninh QT cũng như chặn đứng các hvi tiến hành chiến tranh xâm lược hoặc các hvi phá hoại hb và an ninh QT khác.

VD: Tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu (OSCE) có trên 50 qgia mem, duy trì hb và an ninh ở C.Âu. Khi có nguy cơ đe dọa, có thể t/h các BP nhừm ngăn chặn.

Nguy cơ bùng nổ chiến tranh ở Bancang do xung đột sắc tộc ở đây OSCE đã t/h các BP ngăn cản để bảo vệ hb C.Âu

2. Đặc điểm:- Hệ thống an ninh tt phải đc thành lập trên cơ sở ĐƯQT hữu quanVD: + Hệ thống an ninh tt của LHQ xây dựng trên cơ sở HC LHQ.

116

Page 117: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

+ “ Liên minh Châu Phi (AU) – HC thành lập AU+ OSCE xây dựng dựa trên Định ước Henxenki 1975 tại Hội nghị hợp tác và an ninh Châu Âu

(HN này đc nâng lên thành tổ chức OSCE sau khi có Định ước).- Thành viên của hệ thống an ninh tt chủ yếu là qgia độc lập, có chủ quyền bởi hệ thống an ninh tt

chủ yếu sd sức mạnh vũ trang, chỉ có qgia mới có đủ lực lượng vũ trang, quân đội riêng và đầy đủ các thành phần.

VD: Quân đội LHQ là quân đội của các qgia mem…- Hđ của hệ thống an ninh tt chỉ đc triển khai trong khuôn khổ của tổ chức QT có liên quan, phù

hợp vs hệ thống an ninh toàn cầu và phù hợp vs HC LHQ).VD: Hệ thống an ninh tt của AU chỉ đc hđ ở Châu Phi, OSCE chỉ đc triển khai lực lượng ở lục địa

Châu Âu…- Qgia mem của hệ thống an ninh tt có nghĩa vụ trợ giúp các mem khác trong t/hợp các mem này

bị tấn công vũ trang từ phía qgia t3.3. Các hình thức an ninh tt:LQT phân chia hệ thống an ninh tt thành 2 loại là an ninh toàn cầu và an ninh khu vực.a. An ninh toàn cầu:* Hệ thống giữ gìn hòa bình và an ninh QT theo HC LHQ:Lời nói đầu của HC LHQ đã xác định rõ cơ sở của hb TG là loại trừ war; tin tưởng vào n~ quyền

cơ bản của con ng; nâng cao ý nghĩa của LQT; thúc đẩy tiến bộ XH và nâng cao đk sống trong 1 nền tự do rộng rãi hơn. Để đạt đc mục đích này, cần t/h 3 đk cơ bản là: Thể hiện tính kiềm chế và cùng nhau chung sống trong hb trên tinh thần láng giềng thân thiện; cùng chung sức để giữ tìn hb và an ninh QT; bảo đảm áp dụng n~ ng/tắc và xác định n~ phương pháp sao cho lực lượng vũ trang chỉ đc sd vào lợi ích chung của toàn nhân loại.

Theo qđ của HC LHQ, nhiệm vụ giữ gìn hb và an ninh QT đc bảo đảm t/h thông qua ĐHĐ và HĐBA.

- ĐHĐ LHQ có thể xem xét n~ ng/tắc hợp tác chung về giữ gìn hb và an ninh QT, trong đó có nt giải trừ quân bị, hạn chế chạy đua vũ trang và đưa ra n~ kiến nghị cho các mem LHQ hay HĐBA. ĐHĐ cũng có thể lưu ý HĐBA về n~ tình thế có khả năng làm nguy hại cho hb và an ninh QT.

Trong hơn 50 năm ua, ĐHĐ đã thông qua nhiều nghị quyết và tuyên bố nhằm nâng cao hiệu quả của mình trong việc giữ tìn hb và an ninh TG: Tuyên bố 1970 về tăng cường an ninh QT; Tuyên bố 1988 về ngăn ngừa và loại trừ tranh chấp và tình thế có thể đe dọa hb, an ninh QT và vai trò của LHQ trong lĩnh vực này; Nghị quyết 3314 năm 1974 về định nghĩa xâm lược…

- HĐBA là cq giữ vai trò chủ đạo trong việc giữ gìn hb và an ninh QT. Để làm đc nhiệm vụ này, HĐBA có thẩm quyền xác định đâu là nguyên nhân đe dọa hb và an ninh QT, đề ra n~ BP thích hợp để bảo vệ hb. Đây là c duy nhất của LHQ có quyền tiến hành các hđ, áp dụng các BP cưỡng chế nhân danh LHQ, kể cả việc sd lực lượng vũ trang liên quân của các nước mem LHQ. Tuy nhiên, việc sd llvt như vậy chỉ đc tiến hành trong t/hợp có sự đe dọa hb, phá hoại hb hoặc có hvi xâm lược, nhằm duy trì hoặc khôi phục hb và an ninh QT k ngoài mục đích chung của cả cộng đồng; đồng thời, chỉ đc sd trong n~ t/hợp đặc biệt khi các BP khác là k thích hợp hoặc đã mất hiệu lực và phải phù hợp vs HC. Theo yêu cầu của HĐBA, các nước mem có nghĩa vụ cung cấp cho HĐBA llvt, sự giúp đỡ và mọi phương tiện phục vụ cần thiết khác, kể cả cho quân đội LHQ qua lãnh thổ của mình, thông qua các hiệp định đặc biệt đc ký kết giữa HĐBA vs các mem LHQ.

Cq tư vấn và giúp việc cho HĐBA về thành lập và sd llvt là Hội đồng tham mưu quân sự, gồm tham mưu trưởng của các nước ủy viên thường trực HĐBA.

Ngoài các hđ trên, trong n~ năm qua, vai trò giữ gìn hb và an ninh QT của HĐBA còn đc thể hiện rõ nét trong hđ chống khủng bố QT. HDDBA đã ra nghị quyết thành lập UB chống khủng bố trực thuộc HĐBA. UB này có vai trò điều phối quá trình t/h các hđ chống khủng bố tại các qgia mem và tăng cường năng lực của các qgia mem trong cuộc chiến chống khủng bố. Nhằm t/h chức năng này, các qgia mem có trách nhiệm cung cấp thông tin qua các bản báo cáo cho UB. Trên cơ sở thông tin mà các mem cung cấp, UB sẽ có kế hoạch hỗ trợ hoặc giúp đỡ. UB còn thúc đẩy việc phê chuẩn các CƯ về chống tội phạm xuyên qgia, chống khủng bố, thúc đẩy hợp tác QT vs các tổ chức QT và khu vực.

Vai trò giữ gìn hb của HĐBA còn thể hiện ở việc thành lập và hđ của các TA xét xử tội phạm war. Với n~ ng đưa ra các quyết định trái PL QT và lợi ích của các qgia (n~ ng lãnh đạo hay các tổ chức chính trị, tôn giáo…), gây hậu quả đe dọa hb, an ninh TG và cuộc sống của thường dân thì cần buộc họ

117

Page 118: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

phải chịu tn pháp lý cá nhân. HĐBA đã lập ra 2 TA ad hoc tại Nam Tư cũ (1993) và Ruanđa (1994) để xét xử n~ tội phạm war gây ra 2 cuộc chiến đẫm máu tại 2 qgia này. Cả 2 TA có chung công tố viên và HĐ phúc thẩm. Các thẩm phán của 2 tòa đều do ĐHĐ LHQ bầu ra, trên cơ sở list đã đc HĐBA trình lên. Riêng TA hình sự QT (thành lập theo Quy chế đc thông qua tại Rome năm 1998, có hiệu lực năm 2002), mặc dù là cq độc lập, thường trực và k thuộc 1 tổ chức chính trị nào, kể cả HĐBA nhưng hđ của TA này vẫn thể hiện vai trò quan trọng của HĐBA, đặc biệt là vấn đề liên uan đến thẩm quyền của HĐ trong việc bảo vệ hb và an ninh QT. Cụ thể, nếu nhận thấy có sự đe dọa, phá hoại hb hoặc có hvi xâm lược thì HĐBA có thể đưa vụ việc ra trc TAHSQT bằng cách khởi kiện lên công tố viên hỗ trợ và tăng cường vai trò xét xử tội phạm, đem lại hb, công lý nói chung, trợ giúp hiệu quả sự hợp tác giữa TAHSQT và các nước mem LHQ.

* Hành động của HĐBA trong t/hợp có sự đe dọa hb, phá hoại hb hoặc có hvi xâm lược:HĐBA có trách nhiệm trc tiên là xác định mọi tình hình xem liệu tình hình cụ thể nào đó có đe

dọa hb, phá hoại hb hoặc là hvi xl hay k. Sau đó, ra nghị quyết trc khi áp dụng các BP để duy trì hb, khôi phục hb và an ninh QT.

VD: 8/1990, quân đội Irac xâm chiếm Cooet, sau khi xác định tình hình thực tế, HĐBA đã ra NQ số 660, nêu rõ hvi của Irac là hvi xl và yêu cầu Irac phải rút quân đội khỏi Cooet.

Việc xác định tình hình của HĐBA là cơ sở pháp lts cho các hđ tiếp theo về gìn giữ hb. HĐBA có thể áp dụng các BP tạm thời để ngăn chặn sự pt tiếp theo của tình hình. N~ BP tạm thời ấy k đc làm phương hại đến các quyền, lợi ích hoặc tình trạng của các bên hữu quan và phải hướng tới việc ngăn chặn sự pt xấu của tình hình. Đó là các BP ngừng bắn, đưa quân đội trở về vị trí xuất phát ban đầu, rút quân khỏi vùng chiếm đóng, thiết lập giới tuyến tạm thời, thiết lập các khu vực phi quân sự…

Nếu tình hình tiếp tục pt xấu đi, HĐBA có quyền quyết định n~ BP trừng phạt cần đc áp dụng mà k liên quan tới việc sd vũ lực để t/h các nghị quyết của HĐ. Để xử lý qgia t/h n~ hvi đe dọa hb và an ninh QT, HĐBA có thẩm quyền đưa ra các nghị quyết để áp dụng các BP trừng phạt đối vs qgia vi phạm. Các lệnh trừng phạt chủ yếu là trừng phạt về KT và TM toàn diện, hạn chế ngoại giao tài chính… Lệnh trừng phạt đc áp dụng n~ BP chế tài đối vs hvi vi phạm đó nhằm trừng phạt và buộc qgia vi phạm k có đk tiếp tục t/h hvi vi phạm.

Nếu HĐBA xét thấy n~ BP trừng phạt trên là k thích hợp hoặc đã mất hiệu lực thì HĐ có quyền áp dụng mọi hành động của k quân, hải quân và lục quân nếu thấy cần thiết cho việc duy trì hoặc khôi phục hb và an ninh QT.

* Hđ gìn giữ hb của LHQ:Hđ gìn giữ hb của LHQ là các Bp có tính chất đem lại hb, vs sự tham gia của các mem quân sự,

nhằm mục đích làm ổn định tình hình trong khu vực xung đột, tạo ra n~ đk thuận lợi để giải quyết xung đột 1 cách hb cũng như khôi phục hb và duy trì hb.

Hđ gìn giữ hb của LHQ đc t/h dưới sự lãnh đạo chung của HĐBA, bao gồm 2 loại: Phái đoàn quan sát viên quân sự từ các sĩ quan k vũ trang và lực lượng gìn giữ hb từ thành phần quân đội của 1 số nước mem LHQ, vs trang bị vũ khí bộ binh hạng nhẹ.

Nhiệm vụ đầu tiên của lực lượng gìn giữ hb là giúp kiểm soát và giải quyết các cuộc xung đột vũ trang giữa các qgia. Hđ của ll gìn giữ hb k chỉ giới hạn ở các hđ quân sự mà còn đóng vai trò của cảnh sát dân sự và các chuyên viên dân sự. Mục đích của hđ này là để giải quyết xung đột vũ trang, tạo đk cho chính quyền hợp pháp đc thành lập. Để t/h nhiệm vụ đó, ll gìn giữ hb phối hợp vs CP, tổ chức phi CP và dân cư địa phương trong việc cứu trợ, tái hòa nhập, tổ hức bầu cử… Từ năm 1948 đến nay, LHQ đã tiến hành trên 50 hđ cần thiết để gìn giữ hb ở các khu vực khác nhau trên TG.

HC LHQ trao cho HĐBA quyền sd llvt để t/h các quyết định của mình về loại trừ mọi đe dọa hoặc phá hoại hb. Llvt LHQ có thể tham gia chiến đấu hoặc tham gia vào việc phân tách ll của các bên xung đột. Điều đó có nghĩa, HĐBA có vai trò can thiệp, áp dụng BP cưỡng chế quân sự nhằm đem lại hb.

Ngoài hđ trên đây, hđ gìn giữ hb của LHQ còn có nghĩa là hđ của llvt k sd vũ khí, đc t/h vs sự đồng ý của các bên tham chiến, chuyên làm nhiệm vụ quan sát việc tuân thủ thỏa thuận về ngừng bắn. Mục đích của hđ này là tập trung toàn bộ cố gắng ngoại giao để đạt đc thành tựu giải quyết tranh chấp bằng con đường chính trị.

Từ 1988 đến nat, hđ gìn giữ hb của LHQ đc tiến hành k chỉ trong các cuộc xung đột giữa các qgia mà còn cả trong các cuộc xung đột nội bộ từng qgia.

Trong các cuộc xung đột giữa các qgia, nhân viên quân sự đc sd chủ yếu để t/h các chức năng có tính chất quân sự, như phân tách ll của các bên xung đột; thiết lập và tuần tra, kiểm soát các vùng phân

118

Page 119: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

tách, các vùng đệm và vùng phi quân sự; quan sát việc t/h thỏa thuận ngừng bắn, về rút quân đội, về sự pt của tình hình, về sự di chuyển của llvt và về vũ khí trong các vùng căng thẳng.

Trong các cuộc xung đột nội bộ giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo…, hđ gìn giữ hb của LHQ nhằm t/h nhiều chức năng khác nhau. Ngoài chức năng quân sự, hđ này còn nhằm t/h các CN khác liên quan đến việc kiểm soát các cq hành chính, tổ chức và tiến hành bầu cử, thúc đẩy pt KT và XH, quan sát việc t/h quyền con ng, giúp đỡ công cuộc xây dựng NN… Để t/h CN này, ngoài các nhân viên quân sự còn có sự tham gia của các nhân viên cảnh sát và nhân viên dân sự, trong sự phối hợp chung.

Trong cuối n~ năm 80 của thế kỷ XX lại xuất hiện thêm 1 sự thay đổi về chất trong tính chất hđ gìn giữ hb. Nếu trc đây sứ mệnh chính của hđ này là tạo đk để tiến hành thắng lợi đàm phán về giải quyết xung đột thì từ đây, nó còn đc tiến hành sau khi kết thúc đàm phán, vs mục đích giúp đỡ các bên t/h các đk về giải quyết xung đột 1 cách toàn diện. N~ hđ như vậy đã đc tiến hành ở Namibia, Angola, Enxanvado, Campuchia và Modambich.

Bên cạnh đó, cũng cần nhấn mạnh rằng trong nhiều t/hợp, hđ gìn giữ hb của LHQ đã k mang lại thành công và thậm chí còn dẫn đến thất bại lớn. Các t/hợp của Booxxnhia và Hecxegovina, ở Somali đầu n~ năm 90 của thế kỷ XX đã cho thấy hiệu quả của hđ này giảm sút rõ rệt, khi các bên tham chiến k chịu tuân thủ các thỏa thuận ngừng bắn và sự hợp tác giữa họ mang tính chất hạn chế hoặc hoàn toàn k có sự hợp tác nào. Nguyên nhân thất bại: Sứ mệnh mà HĐBA trao cho k rõ ràng vầ mâu thuẫn; nhiệm vụ đặt ra trc hđ gìn giữ hb vượt ra ngoài khuôn khổ gìn giữ hb (VD: Yêu cầu áp dụng cưỡng chế trong đk thiếu sự lãnh đạo chính trị vững chắc của HĐBA, thiếu nhân viên có kinh nghiệm, thiếu phương tiện tài chính và nhân sự).

b. An ninh khu vực:Hệ thống an ninh kv là 1 bộ phận của hệ thống an ninh toàn TG. HC LHQ xác định rõ mqh qua

lại giữa HĐBA vs các ĐƯQT và tổ chức QT kv. HĐBA thúc đẩy giải quyết tranh chấp bằng các BP hb trong khuôn khổ các ĐƯQT và tổ chức kv. HĐBA có quyền sd các ĐƯ và tổ chức QT kv vào các hđ cưỡng chế dưới sự điều khiển của mình. Tuy nhiên, k 1 hành động cưỡng chế nào có thể đc t/h trên cơ sở ĐƯQT kv hay do tổ chức QT kv qđ nếu k đc HĐBA cho phép, trừ n~ BP đc áp dụng nhằm cản trở sự phục hồi của chính sách xâm lược từ phía các nước trong chiến tranh TG 2 đã chống các nước đồng minh.

Các tổ chức QT kv có chức năng gìn giữ hb và an ninh QT: Tổ chức các nước C.Mỹ, Liên minh C.Phi, Liên đoàn các qgia Arap, Cộng đồng các qgia độc lập, Tổ chức an ninh và hợp tác C.Âu

* Hệ thống an ninh Châu Âu:Hệ thống an ninh C. đc thiết lập trong khuôn khổ Tổ chức an ninh và hợp tác C. (OSCE). Tiền

thân của OSCE là Hội nghị an ninh và hợp tác C.Â, ra đời từ năm 1975 tại Henxiki. Từ 1992, HN đã pt và chuyển thành tổ chức QT kv.

Mục đích: Tạo lập n~ đk về bảo đảm an ninh bền vững, dài lâu; hợp tác trong lĩnh vực an ninh, giải trừ quân bị, ngăn ngừa và loại trừ các cuộc xung đột vũ trang ở C.Â; xây dựng C. thành 1 châu lục hb, ổn định và pt.

Để t/h mục đích của mình, trong t/hợp có xung đột vũ trang, OSCE có thể ra quyết định tiến hành hđ gìn giữ hb, do hội đồng bộ trưởng hoặc HĐ lãnh đạo thường trực của OSCE thông qua. Khi ấy, OSCE sẽ thành lập nhóm quan sát viên quân sự hoặc llvt và gửi ll này đến vùng có xung đột để t/h nhiệm vụ gìn giữ hb. Thành phần và số lượng quân tham gia vào ll do các nước mem cung cấp.

Hđ gìn giữ hb của OSCE có thể đc tiến hành trong t/hợp có xung đột giữa các nước mem của tổ chức cũng như khi có xung đột trong nội bộ mỗi nước mem. Nhiệm vụ chính của hđ này là: Kiểm soát về t/h thỏa thuận ngừng bắn, theo dõi việc rút quân đội; giúp đỡ gìn giữ trật tự an ninhh; giúp đỡ nhân đạo… Hđ gìn giữ hb của OSCE đc tiến hành có tính đến vai trò của LHQ 1 cách thích đáng. Mỗi khi tiến hành hđ gìn giữ hb, chủ tịch OSCE phải thông báo đầy đủ cho HĐBA LHQ.

* An ninh tập thể trong cộng đồng các qgia độc lập:Vấn đề bảo đảm an ninh của các qgia mới trong cộng đồng các qgia độc lập (SNG) xuất hiện từ

sau khi Liên Xô chấm dứt tồn tại (12/1991). Bước đi đầu tiên trong lĩnh vực đảm bảo an ninh của SNG là năm 1992, các nước đã ký kết HĐ về llvt thống nhất của SNG trong thời kỳ quá độ và đặc biệt là HƯ về an ninh tt (gồm 7 nước tham gia), trong đó, các bên cam kết giúp đỡ nhau trong t/hợp bị xâm lược.

ĐƯQT quan trọng nhất về an ninh trong khuôn khổ SNG là Hiến chương cộng đồng các qgia độc lập. HC xác định nghĩa vụ của các nước mem t/h n~ thỏa thuận trong lĩnh vực an ninh. Trong t/hợp có đe dọa an ninh, các nước mem nhanh chóng thương thuyết vs nhau để áp dụng n~ BP nhằm loại trừ đe dọa,

119

Page 120: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

bao gồm cả việc sd llvt theo trình tự t/h quyền tự vệ cá thể hoặc tập thể và đồng thời, tiến hành các hđ gìn giữ hb.

Trên cơ sở HƯ an ninh tt, SNG đã thành lập HĐ an ninh tt, bao gồm nguyên thủ qgia và tổng chỉ huy các llvt của 9 nước mem HƯ. HĐ t/h chức năng phối hợp quan điểm và hành động của các nước mem HƯ trong t/hợp có đe dọa an ninh, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của 1 hoặc 1 số nước hoặc có sự đe dọa hb và an ninh QT; áp dụng mọi BP cần thiết nhằm duy trì hoặc khôi phục hb và an ninh trong kv. Vì nhiều lý do khác nhau, cuối cùng thì hệ thống an ninh tt SNG đã k đc thiết lập, dù rằng đã t/h 1 số bước đi:

- 1995, HĐ an ninh tt đã thông qua quan điểm an ninh tt của mem HƯ về an ninh tt năm 1992, trong đó, có các hướng hợp tác ưu tiên của các qgia nhằm củng cố an ninh tt, đó là giải trừ quân bị, biện pháp củng cố lòng tin, tiến hành hđ gìn giữ hb…

- 10/2/1995, nguyên thủ qgia của 8 nước mem SNG đã cùng nhau ký kết HĐ về thành lập hệ thống phòng thủ phòng k thống nhất

Có hiệu quả hơn cả trong hđ của SNG là hđ gìn giữ hb trên cơ sở HĐ về các phái đoàn quan sát viên quân sự và lực lượng tt gìn giữ hb năm 1992. Để giải quyết xung đột, theo HĐ, SNG thành lập phái đoàn quan sát viên quân sự và ll tt gìn giữ hb. Ll này đc thành lập theo quyết định của HĐ nguyên thủ các qgia mem, theo ngt/tắc consensus, vs sự đồng ý của tất cả các bên xung đột cũng như vs đk đạt đc thỏa thuận giữa họ về ngừng vắn và ngừng các hành động thù địch.

Lực lượng gìn giữ hb của SNG k đc sd vào các hđ tác chiến. Quy chế của nó là gìn giữ hb, trung lập và k thiên vị. Ll này chỉ đc sd vũ khí trong t/hợp đặc biệt, vs mục đích bảo đảm an ninh của binh lính và nhân viên ở mức độ phòng thủ; trong t/hợp có biểu hiện dùng vũ lực ngăn cản t/h chức năng gìn giữ hn; nhằm chống lại sự tấn công vũ trang của các nhóm khủng bố, biệt kích và thổ phỉ; nhằm bảo vệ thường dân khỏi mọi sự xâm hại đến tính mạng và sk. Từ 1992 đến 1997, SNG đã 4 lần triển khai hđ gìn giữ hb ở Nam Oxetia (LB Nga), Pritnhextropve (Monđavia), Tadukistan, Apkhadia (Grudia).

* An ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương:Ý tưởng về việc thành lập 1 Diễn đàn an ninh kv ĐNA đã đc nêu ra lần đầu tiên tại HN bộ trưởng

ngoại giao ASEAN 1993. HN đã ra Thông cáo chung, trong đó có riêng 1 tiêu đề về hợp tác an ninh và chính trị.

7/1994, trong khuôn khổ ASEAN, 1 diễn đàn an ninh kv đc thành lâp, có tên là diễn đàn kv ASEAN (ARF). Hiện nay, tham gia diễn đàn có 10 nước mem ASEAN và 11 mems ngoài ASEAN: TQ, Ấn Độ, Mông Cổ, Hàn, Nhật, Canada, Mỹ, Úc, Nga, New Zealand và EU.

Tại diễn đàn lần t1 (7/1994), các mem đã nhất trí thông qua mục đích và ng/tắc của HƯ thân thiện và hợp tác ở ĐNA (HƯ Bali), đc ký kết giữa các nước ASEAN (24/2/1976). Mục đích của HƯ Bali là thúc đẩy việc tạo lập hb, ổn định, hữu nghị và hợp tác. Các ng/tắc là tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc của tất cả các nước; k can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; giải quyết n~ bất đồng, tranh chấp bằng BP hb; k sđ vũ lực hoặc đe dọa sd vũ lực; hợp tác cơ hiệu quả.

Ngay từ 1994, tại diễn đàn kv ASEAN lần 1, các nước đã đạt được thỏa thuận về cơ cấu của diễn đàn, theo đó hàng năm sẽ tổ chức các cuộc họp bộ trưởng ngoại giao các nước mem ARF sau cuộc họp ngoại trưởng các nước mem ASEAN. Trong khuôn khổ 4rum, đã diễn ra các cuộc gặp k chính thức của các nhóm chuyên gia, tổ chức các HN QT vs thành phần tham gia rộng rãi.

Theo tg, 4rum kv ASEAN đã từng bước pt và đạt ddc n~ mục tiêu đề ra, chuyển từ xây dựng các BP củng cố lòng tin qua pt ngoại giao phòng ngừa đến việc chuẩn bị các công cụ giải quyết tranh chấp kv. 4rum kv ASEAN thực chất đã chuyển sang cơ chế đối ngoại nhiều bên ở kv Châu Á – TBD. Nó thực sự giữ vai trò to lớn trong quá trình pt sự hiểu biết lẫn nhau và củng cố lòng tin, thúc đẩy việc thiết lập và mở rộng hợp tác nhằm củng cố hb, ổn định trong kv.

Câu 3: Giải trừ quân bị?1. ĐN: Theo khoa học Luật quốc tế, giải trừ quân bị là quá trình hạn chế, dẫn đến việc loại trừ

hoàn toàn việc sản xuất, tàng trữ và sử dụng một số loại vũ khí cũng như giảm bớt số lượng quân thường trực trong lực lượng vũ trang của các quốc gia trên thế giới.

2. Nguyên tắc GTQB:Nguyên tắc giải trừ quân bị lần đầu tiên được đề cập trong Hiến chương Liên hợp quốc, tại các

điều 11, 26 và 47. Điều 17 Hiến chương quy định: Đại hội đồng xem xét những nguyên tắc hợp tác chung, nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, kể cả nguyên tắc giải trừ quân bị và hạn chế vũ trang.

120

Page 121: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Như vậy, theo Hiến chương, nguyên tắc giải trừ quân bị nằm trong danh sách nguyên tắc chung của hợp tác nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

Nguyên tắc giải trừ quân bị tiếp tục được phát triển trong các nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc, trong các điều ước quốc tế đa phương và song phương khác. Đặc biệt, Nghị quyết của Đại hội đồng LHQ ngày 20.11.1959 “Về giải trừ quân bị toàn diện và triệt để” đã thể hiện quyết tâm của LHQ nhằm loại trừ hoàn toàn các phương tiện vật chất tiến hành chiến tranh.

Nội dung của nguyên tắc này đặt ra cho các quốc gia những nghĩa vụ pháp lý quốc tế phải nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định hiện hành về giải trừ quân bị, tham gia vào các biện pháp được quy định trong các điều ước quốc tế về hạn chế chạy đua vũ trang và giải trừ quân bị đồng thời xây dựng những quy phạm và ký kết các điều ước quốc tế mới trong lĩnh vực giải trừ quân bị.

Bước đi quan trọng đầu tiên là thỏa thuận đạt được giữa Liên Xô và Mỹ về những nguyên tắc cơ bản trong đàm phán về giải trừ quân bị (1 số nội dung quan trọng: đòi hỏi sự cân bằng các biện pháp về giải trừ quân bị để không 1 quốc gia hay 1 nhóm quốc gia nào có thể chiếm được ưu thế quân sự; thực hiện giải trừ quân bị dưới sự kiểm soát quốc tế nghiêm ngặt và hiệu quả qua đó củng cố an ninh quốc tế). Tiếp đó, giữa các quốc gia đã đạt được thỏa thuận cụ thể về giải trừ quân bị thông qua việc ký kết các điều ước quốc tế đa phương và song phương.

3. Các ĐƯQT về GTQB:Trước tiên phải kể đến điều ước quốc tế liên quan đến vũ khí giết người hàng loạt. Công ước năm 1972 về cấm nghiên cứu, sản xuất, tàng trữ vũ khí vi trùng, vũ khí độc hại và phá

hủy chúng (có hiệu lực năm 1975, có 150 quốc gia tham gia). CƯ quy định nghĩa vụ của các quốc gia thành viên dù bất cứ khi nào, trong bất kì hoàn cảnh nào đều không được nghiên cứu, sản xuất, tàng trữ, sử dựng, cất giữ các chất vi trùng và các chất độc hại cũng như vũ khí, thiết bị, phương tiện chuyên chở các chất vi trùng và độc hại dành cho mục đích thù địch và xung đột vũ trang. Các quốc gia có nghĩa vụ phá hủy hoặc thay đổi tính năng toàn bộ các chất và thể loại vũ khí trên đây vào mục đích hòa bình sao cho nhanh chóng, trong vòng 9 tháng, kể từ khi CƯ có hiệu lực.

Công ước năm 1993 về cấm nghiên cứu, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hóa học và phá hủy chúng (có hiệu lực ngày 29/4/1997). Theo CƯ này, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ không nghiên cứu, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hóa học và hủy diệt chúng trong thời hạn 2 năm kể từ khi Công ước có hiệu lực.

Vấn đề vũ khí hạt nhân:Năm 1963, cộng đồng thế giới đã đạt được thỏa thuận về việc ký kết Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt

nhân trong khí quyển, trong vũ trụ và dưới nước. Có gần 140 nước là thành viên (có VN). Việc cấm thử vũ khí hạt nhân được đề cập trong Hiệp ước về cấm thử vũ khí hạt nhân, được ký kết ngày 24-9-1996. Đến nay, Hiệp ước này chưa có hiệu lực.

Hiệp ước năm 1968 về không phổ biến vũ khí hạt nhân, có 187 nước tham gia ký kết và phê chuẩn. Hiệp ước quy định hệ thống nghãi vụ của các quốc gia hạt nhân đóng cửa mọi con đường chuyển giao vũ khí hạt nhân và các quốc gia không có vũ khí hạt nhân không được tiếp nhận loại vũ khí này.

Để bảo đảm k phổ biến vũ khí hạt nhân, vấn đề xây dựng quy chế cho n~ kv phi hạt nhân ở phạm vi lãnh thổ QT cũng như trên lãnh thổ thuộc chủ quyền qgia đc đặt ra, Nam Cực – khu vực phi hạt nhân, Hiệp ước năm 1959 về Nam cực, cấm mọi việc thử vũ khí hạt nhân và chôn vùi mọi chất liệu phóng xạ ở Nam Cực.

Khu vực phi hạt nhân khác: Châu Mỹ La tinh (trên cơ sở Hiệp ước năm 1967); vùng Thái Bình Dương (trên cơ sở Hiệp ước năm 1985); vùng Đông Nam Á (trên cơ sở Hiệp ước năm 1995); Châu Phi (trên cơ sở Hiệp ước năm 1996). Những hiệp ước này đều quy định các quốc gia trong khu vực không phổ biến, không thử, không sản xuất, không sở hữu, không sử dụng vũ khí hạt nhât và không cho phép nước khác triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ nước mình.

Trong quan hệ song phương, Nga và Mỹ là hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới. Các điều ước giữa Nga và Mỹ về hạn chế vũ khí tiến công chiến lược có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tiến trình giải trừ quân bị. Một số điều ước: Hiệp ước vô thời hạn Xô – Mỹ năm 1992 về phòng thủ tên lửa; Thỏa thuận tạm thời Xô – Mỹ về một số biện pháp trong lĩnh vực hạn chế vũ khí tiến công chiến lược; Hiệp ước về hạn chế vũ khí tiến công chiến lược năm 1979; LX và Mỹ ký kết Hiệp ước về cắt giảm và hạn chế vũ khí tiến công chiến lược giai đoạn 1 năm 1991(không bao giờ được các bên phê chuẩn); Nga và Mỹ ký kết Hiệp ước mới về tiếp tục cắt giảm và hạn chế vũ khí tiến công chiến lược giai đoạn 2 năm 1993 (Mỹ phê chuẩn, Đuma Nga không phê chuẩn)

121

Page 122: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Ngoài ra, tên lửa tầm trung và tầm ngắn đã được LX và Mỹ phá hủy hoàn toàn theo Hiệp ước Xô – Mỹ nằm 1987 về hủy bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn. Tuy nhiên, loại tên lửa này vẫn tồn tại ở một số nước khác trong đó có các nước đồng mình của Mỹ ở NATO.

4. Chương trình giải trừ quân bị:Các chương trình giải trừ quân bị được coi như là những biện pháp phhòng ngừa trong thời bình

để loại trừ những phương tiện, vũ khí cho những phương tiện, vũ khí cho những cuộc xung đột vũ trang, tạo điều kiện cho các giải pháp hòa bình và phục vụ mục đích nhân đạo, tránh tổn thất và thương vong cho dân thường. Từ ý nghĩa trên, Chương trình giải trừ quân bị của Hội đồng bảo an đã như được thực hiện trên các lĩnh vực: Giải trừ vũ khí hạt nhân, nguyên tử và không phổ biến vũ khí hạt nhân, nguyên tử; Giải trừ các loại vũ khí sinh học, hóa học; Phi quân sự hóa khoảng không vũ trụ; Giải trừ vũ khí thông thường. Mỗi lĩnh vực này được phát triển hoạt động toàn diện khác nhau. Ví dụ: Đối với vũ khí thống thường, Hội đồng bảo an thúc đẩy hoạt động kiểm soát buôn lậu vũ khí của quốc gia… Về phương diện pháp lý, với những hoạt động như trên, Hội đồng bảo an đã tạo được một cơ chế giải quyết toàn diện các nguy cơ đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế.

5. Các biện pháp kiểm soát để thực hiện giải trừ quân bị:Kiểm soát là một trong những yếu tố bắt buộc của tiến trình giải trừ quân bị- Công việc kiểm soát được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật quốc gia nằm ngoài lãnh thổ

nước bị kiểm soát. Các trạm quan sát địa chấn, các thiết bị, vệ tinh nhân tạo mặt đất của một số nước để có thể kiểm tra hoạt động của các nước khác ngay trên lãnh thổ của mình. VD: Các phương tiện kỹ thuật quốc gia kiểm soát thực hiện Hiệp ước năm 1963 về cấm thử vũ khí hạt nhân trong khí quyển, trong vũ tru và dưới nước.

- Trong quá trình kiểm soát vũ khí, thanh sát tại chỗ là biện pháp được áp dụng nhiều nhất. Nhiệm vụ của thanh sát vũ khí là đến những khu vực xác định nào đó để kiểm tra sự tuân thủ cam kết của các quốc gia hữu quan theo điều ước quốc tế về giải trừ quân bị. Công việc thanh sát có thể được thực hiện bằng các nhóm thanh sát viên quốc gia hoặc quốc tế. Thanh sát được tiến hành trên cơ sở qua lại theo yêu cầu hoặc quyết định của cơ quan và tổ chức quốc tế.

VD: + Thanh sát của IAEA vs hđ nghiên cứu vũ khí hạt nhân, nguyên tử của Iran: Thanh sát cả nhà

máy điện nguyên tử, các căn cứ bị nghi có chức uranium… soạn thảo báo cáo đệ trình IAEA báo cáo đệ trình HĐBA LHQ.

+ Nga – Mỹ, trong khuôn khổ HƯ cắt giảm vũ khí hạt nhân. Nga, theo yêu cầu của Mỹ, mời phái đoàn thanh sát qgia của Mỹ sang thanh sát số lượng đầu đạn hạt nhân bị tiêu hủy và ngược lại…

Câu 4: Hợp tác QT đấu tranh phòng, chống tội phạm?1. KN tội phạm QT và TP hình sự có tính chất QT:- TP QT (tội ác QT) là n~ hvi vi phạm nghiêm trọng, đe dọa các quyền và lợi ích có tính chất

sống còn, k chỉ của từng qgia mà còn của cả cộng đồng QT. TP QT gây ra mối nguy hiểm quan trọng nhất đối vs toàn thể nhân loại vì chúng xâm hại tới hb và an ninh QT.

VD: Tội ác war, tội diệt chủng, TPApacthai, tội ác xâm lược… bị xét xử tại TA qgia theo LHS qgia và xét xử tại TAQT theo LHS QT.VD: Tội ác war Đức, Ý, Nhật gây ra trong chế chiến t2.TA Tokyo, TA Nurumbe: Hơn 00 án tử hình (treo cổ).- TP HS có tính chất QT là nhóm TP có mức độ nguy hiểm và gây ra thiệt hại k bằng tội ác QT,

mặc dù nhóm TP này cũng xâm hại tới trật tự pháp lý qgia cũng như trật tự pháp lý QT.VD: Tội cướp biển, khủng bố QT, sx và lưu thông tiền giả, buôn bán ma túy, buôn bán phụ nữ và

trẻ em… có thể bị xét xử tại TA HS qgia và theo LHS qgia.LQT chỉ đưa ra các qđ về TP này: Các qgia có nghĩa vụ xét xử và trừng trị tại TA và theo LHS

QT, khung hình phạt thấp nhất là 3 năm tù. K bắt buộc xét xử tại TAQT và theo LHS QT.2. KN hợp tác QT đấu tranh phòng, chống TP:* ĐN: Theo khoa học LQT, hợp tác QT đấu tranh phòng, chống TP là n~ hđ do các chủ thể LQT

t/h nhằm mục đích ngăn ngừa, trừng trị và loại bỏ các hvi TP ra khỏi đời sống QT cũng như đời sống qgia.

* Đặc điểm:

122

Page 123: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

- Chủ thể t/h hđ hợp tác QT đấu tranh phòng, chống TP là chủ thể LQT, trc tiên và quan trọng nhất là các qgia và các tổ chức QT liên CP, Interpol hay ASEAN pol.

- Cơ sở pháp lý để t/h các hđ hợp tác là các ĐƯQT đa phương, song phương, TQQT và PL của các qgia.

VD: VN ký gần 30 HĐ tương trợ tư pháp và pháp lý vs các qgia trên TG.- Nội dung hợp tác: 3 ND:+ Phân định thẩm quyền xét xử của các quốc gia trong trường hợp phát sinh xung đột về quyền tài

phán. Trong thực tiễn hợp tác quốc tế, vấn đề xung đột này thường liên quan nhiều nhất tới các tội phạm có tính chất quốc tế

VD: TP bắt cóc máy bay tuyến Mỹ - Pháp, bắt hạ cánh xuống Angieri, bao gồm nhiều TP có quốc tịch khác nhau

xung đột thẩm quyền xét xử đc giải quyết theo các ĐƯQT.+ Các qgia thỏa thuận thành lập Tòa án quốc tế xét xử các tội phạm quốc tế (các cá nhân phạm

tội) về tội diệt chủng, tội ác chiến tranh ..v..v.. Ví dụ, Tòa án quốc tế Nurumbe, Tòa án quân sự quốc tế Tôkyô hay gần đây nhất là Tòa án hình sự quốc tế về tội phạm diệt chủng ở Nam Phi cũ và ở Ruanđa, TA HS QT về Nigie…

+ Tương trợ tư pháp của các quốc gia trong các vụ việc hình sự, về các hoạt động có tính chất tư pháp, như thẩm vấn kẻ phạm tội, chuyển giao tài liệu, giấy tờ, tập trung các vật chứng, lấy lời khai của nhân chứng và các hoạt động điều tra khác; dẫn độ tội phạm và chuyển giao phạm nhân để thụ án tại quốc gia mà phạm nhân ấy là công dân.

3. Các hình thức pháp lý quốc tế của hợp tác quốc tế chống tội phạm:Quá trình phát triển của quan hệ hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trong lĩnh vực đấu tranh chống

tội phạm quốc tế đã đi đến hìh thành các phương thức giải quyết sau đây:_ Các quốc gia có thể tự mình xét xử các tội phạm các tội phạm chiến tranh theo luật hình sự của

nước mình_ Trong các trường hợp riên biệt, các quốc gia cso thể kí kết các điều ước quốc tế nhằm mục đích

thành lập tòa án dân sự quốc tế, ví dụ như Tòa án quân sự Nurumbe và toàn án quân sự Tô kyô_ Thành lập tòa Ad hoc, theo quyết định của hội đồng bảo an Liên hợp quốc, như quyết định số

808 năm 1993 đã thành lập Toàn án quốc tế về Ruanda để truy cứu trách nhiệm hình sự các cá nhân có hành vi vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế nhân đạo

Thành công quan trọng và có ảnh hưởng tới quá trình phát triến này của hợp tác quốc tế chống tội phạm quốc tế là việc thông qua Hiệp ước về thành lập Tòa án hình sự quốc tế năm 1998 tại Hà Nội. Hội nghị ngoại giao tại Roma ( Italia) hay còn được gọi là quy chế toà án hình sự quốc tế. Theo quy định, thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế của toàn án này bao trùm lên các loại tội phạm diệt chủng, tội phạm chống con người, tội phạm chiến tranh và tội ác xâm lược. Tòa án hình sự quốc tế đóng tại trụ sở Lahaye (Hà Lan) và chính thức hoạt động vào ngày 01-07-2003. Việc ra đời và hoạt động của toàn án này là bước đi lên tích cự, bước phát triển dân chủ và tiến bộ của hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm quốc tế nói riêng, thể hiện tính hiệu quả thực tiễn của luật quốc tế trong thời điểm hiện nay.

Hiện nay, biện pháp được sử dụng trong quá trình tăng cường hợp tác quốc tế chống tội phạm là phân biệt tội phạm quốc tế với tội phạm hình sự quốc tế hay còn được gọi là tội phạm có tính chất quốc tế. Việc phân loại như vậy được thực hiện nhờ có quy định rõ ràng về tội phạm quốc tế trong khoa học luật quốc tế. Tội phạm có tính chất quốc tế là mọi nguy hiểm đối với trật tự pháp luật quốc tế và quốc gia.

Tội phạm có tính chất quốc tế xâm phạm đến sự hợp tác tốt đẹp giữa các quốc gia trong các lĩnh vực kinh tế, hoạt động kinh doanh, van háo, quyền và sự tự do của con người đồng thời là mỗi nguy hiểm quan trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới

Trong thực tế, các hoạt động hợp tác quốc tế được thực hiện bằng con đường tương trợ tư pháp trong việc truy tìm kẻ tội phạm lẩn trốn trên lãnh thổ nước ngoài, dẫn độ tội phạm cho quốc gia có liên quan hay tiếp nhận các thông tin, tài liệu cần thiết về vụ việc hình sự

Trong hợp tác quốc tế chống tội phạm có tính quốc tế cũng như tội phạm hình sự chung, cộng đồng quóc tế thường sử dụng hình thức cơ bản là ký kết các điều ước quốc tế song phường, đa phương toàn cầu hoặc khu vực đồng thời có sự bảo trợ của các tổ chức quốc tế có liên quan.

4. Nội dung hợp tác QT đấu tranh phòng, chống TP:* Tương trợ tư pháp HS:

123

Page 124: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

- ĐN: Theo khoa học LQT, tương trợ tư pháp HS là sự hợp tác giữa các cq tư pháp của các qgia trong việc giải quyết các vụ việc về HS dựa trên cơ sở ĐƯQT và PL qgia có liên quan.

Các cq: TA, VKS, Công an (nội vụ), bộ tư pháp, cq tòa liên bang chống di – nhập cư lậu, cq liên bang về thuế lậu (Mỹ)…

- ND tương trợ tư pháp HS:Sự điều chỉnh của luật QT đối với hợp tác tương trợ pháp lý về hình sự tập trung vào một số v/đề

sau:+ Chuyển giao và tiếp nhận giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc hình sự đc thụ lý và giải

quyết.+ Cung cấp các thong tin cần thiết về luật pháp hiện hành và thực tiễn tòa án, thẩm vấn nghi can,

người làm chứng, bị cáo và cá chuyên gia.+ Tiến hành các h/động giám định và khám xét tư pháp, chuyển giao vật chứng, thực hiện các

hoạt động truy cứu hình sự, dẫn độ tội phạm.+ Các hoạt động tương trợ tư pháp khác theo yêu cầu và phù hợp với hoàn cảnh, trường hợp cụ

thể sẽ đc thỏa thuận và ghi nhận trong các hiệp định hữu quan giữa các bên thành viên.VD: Công ước châu Âu về tương trợ pháp lý năm 1959 và Nghị định thư bổ sung cho công ước

này năm 1978. Các qgia mem CƯ có nghĩa vụ giúp đỡ lẫn nhau về pháp lý ở mức độ rộng, trên cơ sở của ng/tắc có đi có lại trong các vấn đề truy cứu TNHS đối vs TP thuộc thẩm quyền xét xử của qgia yêu cầu giúp đỡ pháp lý.

Trên phạm vi toàn cầu, LHQ cũng có những h/đ cụ thể: Đại hội đồng LHQ năm 1990 thông qua Điều ước quốc tế mẫu về trợ giúp pháp lý trong các vấn đề hính sự. Đánh giá chung, điều ước QT mẫu có xu hướng mở rộng phạm vi tương trợ pháp lý về v/đ hình sự giữa các quốc gia. Ngoài ra năm 1990 Đại h/đ LHQ cũng thong qua Điều ước QT mẫu về chuyển giao truy cứu TNHS. Nd cơ bản đc áp dụng là khi các t/hợp nghi can đã trở về lãnh thổ quốc gia mà họ là công dân và việc dẫn dộ là ko thể thực hiện đc do PL quốc gia qui định ko dẫn độ công dân nước mình chon c khác xét xử thì đới với t/hợp như vậy, có thể thực hiện việc chuyển giao thẩm quyền truy cứu TNHS cho quốc gia mà bị cáo là công dân với đk phải khẳng định hvi mà bị cáo thực hiện đc định danh là hvi phạm tội theo quy định PL hiện hành của cả 2 quốc gia. Đây là sự tuân thủ nguyên tắc định danh kép tội phạm mà quốc gia thường áp dụng trong hoạt động trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, qgia đc quyền yêu cầu có thể từ chối và k nhận việc chuyển giao này nếu cá nhân nghi can ở vào trong số t/hợp như k phải là công dân của qgia đó; nhi can k thường xuyên cư trú trên lãnh thổ qgia đó; hvi đc định danh là TP chỉ theo luật war; TP có liên quan đến thuế trực thu và thuế gián thu hoặc nếu qgia đc yêu cầu định danh loại hvi này là TP chính trị.

Vấn đề cấp thiết và quan trọng là việc các cá nhân bị lưu giữ ở nc ngoài, Về v/đ này, Đại h/đ LHQ đã thông qua Hiệp định quốc tế mẫu về chuyển giao tù phạm nc ngoài năm 1985, trong đó nhấn mạnh mục đích phục hồi xã hội cho các phấn tử tội phạm có thể đạt đc nhanh hơn nếu cho họ khả năng thụ án tại nc họ.

- Cơ sở pháp lý: Bao gồm cả PL QT và PL qgia.VD: VN: LQH: Luật tương trợ tư pháp + sd ĐƯQT: HC LHQ (các ng/tắc tương trợ tư pháp

chung).* Dẫn độ TP:- ĐN: Dẫn độ tp là hvi tương trợ pháp lý, đc thỏa thuận giữa các quốc gia hữu quan ( quốc gia yêu

cầu và quốc gia đc yêu cầu dẫn dộ), dựa trên cơ sở các quy định của luật QT, trong đó 1 quốc gia đc yêu cầu sẽ thực hiện việc chuyển giao cá nhân đang hiện diện trên lãnh thổ của mình cho quốc gia có yêu cầu để tiến hành truy cứu TNHS hoặc thi hành bản án đã có hiệu lực PL đối với cá nhân đó.

2 mục đích: Xét xử và thi hành án (do ng phạm tội đang ở nước ngoài, bị xét xử vắng mặt hoặc do trốn tù chạy sang qgia khác -> yêu cầu dẫn độ về để thi hành án).

Trong QHQT, dẫn độ tp là 1 trong số nd của hợp tác quốc tế chống tội phạm, là hình thức giúp đỡ pháp lý trong việc thực hiện thẩm quyền xét xử tư pháp. Về phương diện pháp lý, đa số trường hợp dẫn độ tội phạm có tính chất đụng chạm trực tiếp đến quyền lợi của hai quốc gia. Theo nguyên tắc chung đã đc LQT công nhận, dẫn độ tp là q` của quốc gia chứ ko phải là nghĩa vụ PLQT của quốc gia. Nói cách khác, dẫn độ TP thuộc thẩm quyền riêng biệt của qgia đc yêu cầu dẫn độ - nơi TP đang có mặt. Dựa trên cơ sở quyền tối cao đối vs lãnh thổ, qgia có toàn quyền quyết định tiến hành truy cứu TNHS đối vs các cá nhân đang ở trên lãnh thổ nước mình, phù hợp vs LQG. Nghĩa vụ dẫn độ chỉ phát sinh trong t/hợp có ĐƯQT tương ứng ghi nhận các đk cụ thể cho phép dẫn độ.

124

Page 125: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Cần thiết phải có sự phân biệt trục xuất vs dẫn độ do 1 qgia t/h đối vs 1 cá nhân phạm tội. Đây là hvi thể hiện chính sách của qgia chứ k phải là hvi hợp tác QT chống TP như dẫn độ. Trục xuất là việc qgia nghiêm cấm cá nhân phạm tội k đc quyền lưu trú trên lãnh thổ nước mình, phải rời khỏi lãnh thổ qgia và k có qgia nào tiếp nhận cá nhân này.

- Các ng/tắc pháp lý về dẫn độ:+ Nt có đi có lại: ND của nt này ghi nhận qgia đc yêu cầu dẫn độ chỉ t/h dẫn độ theo yêu cầu nếu

nhận đc bảo đảm từ phía qgia yêu cầu dẫn độ rằng trong t/hợp tương tự, qgia này chắc chắn sẽ t/h dẫn độ TP cho qgia đối tác hữu quan. Nguyên nhân cơ bản của việc xuất hiện nt này là sự cần thiết phải tôn trọng quyền bình đẳng giữa các qgia, tôn trọng chủ quyền của các qgia, đồng thời k đc cản trở qgia trong việc tự nguyện hạn chế chủ quyền của mình và t/h dẫn độ TP trong t/hợp k có các đk loại bỏ việc dẫn độ này. Trong t/hợp ngược lại, qgia có thể dựa trên cơ sở giải thích của mình về chủ quyền, cho phép TP HS cư trú trên lãnh thổ nước mình.

Bao gồm có đi có lại tích cực và có đi có lại tiêu cực trong quan hệ pháp lý QT về dẫn độ TP.VD:_ A dẫn độ TP cho B nếu B dẫn độ cho A ở tương lai -> tích cực, thúc đẩy hạn chế TP, bảo vệ hb

và an ninh QT_ A k dẫn độ cho b nếu B k dẫn độ cho A trong tương lai -> tiêu cực, căng thẳng quan hệ QT,

giảm hiệu quả trong việc bảo vệ hb và an ninh QT.- Nt định danh kép TP:Nt này qđ dẫn độ TP chỉ đc t/h nếu theo luật của cả 2 qgia hữu quan đều khẳng định hvi của cá

nhân bị dẫn độ là hvi TP HS và mức hình phạt cần là hình thức tù giam, vs thời hạn đc xác định. Thời hạn tù giam theo ý chí của các bên đc thể chế hóa trong luật nước mình hoặc đc các bên thỏa thuận và ghi nhận trong ĐƯQT có liên quan.

Nt này còn thể hiện ở việc hvi phạm rội sẽ phải chịu sự trừng phạt của cả 2 qgia.VD: Ba Lan: Chỉ dẫn độ khi là TP, phải ít nhất 1 năm tù giam theo LHS Ba Lan.+ Nt k dẫn độ công dân nước mình:Qgia đc yêu cầu dđ có quyền từ chối việc dđ TP nếu cá nhân phạm tội là công dân nước mình. Qđ

này đc ghi nhận trong LQT cũng như trong LQG (Hiến pháp và đạo luật về quốc tịch của qgia). Tuy nhiên, nt này có ngoại lệ vs đk có đi có lại. Cụ thể, tại HN QT lần t3 về thống nhất hóa LQT đã đạt đc thỏa thuận nhất trí nt k dđ CD nước mình cho ước khác k đc áp dụng ddv cá nhân t/h TP QT.

VD: Áo, Ấn Độ, Israel, Mỹ… cho phép khả năng dđ CD nước mình cho nước khác xét xử nếu nước kia cũng dđ CD cho họ xét xử.

Trong t/hợp dđ CD nước t3, LQT k bắt buộc các qgia phải có nghĩa vụ dđ. Vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào PL của qgia có liên quan.

+ Nt k dđ TP chính trị: Theo ng/tắc, việc xác định tính chất chính trị của TP đc t/h trong quán trình xét xử tại TA và hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách của qgia nơi đang có ng bị dđ lẩn trốn.

Bên cạnh n~ ng/tắc chuyên biệt nêu trên của chế định pháp lý QT về dđ TP, còn tồn tại và có hiệu lực các quy tắc đc công nhận chung của LQT về quá trình dđ TP. Trc hết, phải đề cập đến quy tắc chỉ dđ đối vs TP t/h đc công nhận là cơ sở để tiến hành dđ. Như vậy, qgia yêu cầu dđ phải có nghĩa vụ k đc tiến hành truy cứu TNHS đối vs các TP k phải là cơ sở pháp lý để t/h dđ. Việc truy cứu TNHS k đúng vs TP bị dđ là cơ sở để qgia dđ t/h hvi phản đối. Quy định này có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo khắc phục đc sự lạm dụng của các qgia đối vs chế định dđ nhằm mục đích riêng của mình. Qgia dđ có thể thỏa thuận rằng họ chỉ đồng ý dđ đối vs 1 nhóm loại TP xác định. VD: CƯ Châu Âu 1957 về dđ TP qđ điều khoản như vậy.

Trong thực tiễn quan hệ QT còn xuất hiện t/hợp cùng 1 lúc có nhiều qgia yêu cầu dđ TP (VD như TP đc t/h trên lãnh thổ của nhiều qgia). Trong t/hợp như vậy, qgia đc yêu cầu có toàn quyền quyết định theo đánh giá của mình sẽ dđ cho qgia nào trong số các qgia có yêu cầu. Trong quan hệ QT về dđ đã xuất hiện quy tắc thẩm quyền ưu thế hơn. KN thẩm quyền này đc hiểu là qgia dđ sẽ chuyển giao TP cho qgia có thẩm quyền ưu thế hơn trong số các nước yêu cầu dđ TP. Như vậy, việc xác định nội dung thẩm quyền ưu thế hơn, hoàn toàn do qgia dđ tự quyết định. Trong thực tế, thẩm quyền ưu thế hơn sẽ thuộc về qgia nơi hvi TP nghiêm trọng nhất đc t/h hoặc qgia đầu tiên gửi yêu cầu dđ TP.

- Các t/hợp k dđ:+ K dđ TP nếu cá nhân bị dđ sẽ bị kết án về 1 TP khác tại qgia yêu cầu dđ.VD: A yêu cầu B dđ F để xét xử vụ buôn ma túy nhưng lại xử vì giết ng yêu cầu phải dđ lại TP

125

Page 126: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

+ Qgia đc yêu cầu k dđ nếu án tử hình sẽ đc áp dụng theo PL của qgia yêu cầu dđ (t/hợp qgia đc yêu cầu k có án tử hình trong LHS qgia).

VD: 1 doanh nhân TQ tham ô, trốn sang Canada. TQ yêu cầu dđ, Canada từ chối vì lý do đây là TP chính trị. TQ chứng minh điều ngược lại -> chuẩn bị thủ tục dđ. Nhưng sau đó lại ngừng việc dđ do LHS TQ có qđ án tử hình.

+ Các t/hợp khác theo qđ của PL qgia- Trình tự, thủ tục chung trong dđ TP:Theo qđ chung của LQT, qgia yêu cầu dđ TP cần phải gửi cho qgia đc yêu cầu văn bản đề nghị dđ

cũng như các tài liệu, giấy tờ khác kèm theo đc t/h thông thường theo kênh ngoại giao. Các tài liệu, giấy tờ kèm theo này có mục đích chứng minh cơ sở của yêu cầu dđ TP.

Trong t/hợp văn bản yêu cầu dđ k đáp ứng đc các đk về nội dung và hình thức thì qgia đc yêu cầu có thể đề nghị bổ sung cho đầy đủ như qđ vs thời hạn bổ sung cụ thể, thời hạn này có thể đc gia hạn thêm theo đề nghị của qgia yêu cầu dđ. Cq NN có thẩm quyền đc yêu cầu dđ cũng là cq có thẩm quyền đề nghị bổ sung các thông tin, dữ liệu cần thiết cho dđ. Đây là quyền đã đc công nhận rộng rãi trong LQG cũng như ĐƯQT.

Sau khi nhận đc yêu cầu dđ đúng về mặt thủ tục, qgia đc yêu cầu có nghĩa vụ bắt giữ cá nhân là đối tượng của yêu cầu dđ. Thủ tục tố tụng tiến hành các yêu cầu về dđ TP đc điều chỉnh riêng biệt theo PL qgia đc yêu cầu dđ, tuy vậy, các bên hữu quan có thể thỏa thuận các đk có tính chất ngoại lệ dựa trên cơ sở song phương hoặc đa phương. Qgia đáp ứng yêu cầu về dđ cần thông báo theo kênh liên lạc nhất định, thường là kênh ngoại giao cho qgia yêu cầu dđ đc biết đồng thời thông báo về địa điểm và tg chuyển giao TP cùng ts có đc bằng hvi TP và các vật chứng của vụ việc HS. Qđ này đã đc các qgia công nhận rộng rãi và đc ghi nhận trong các văn bản pháp lý QT về dđ hoặc đề cập dđ TP.

5. Phương thức hợp tác QT đấu tranh phòng, chống TP: 2 phương thức:- Trong khuôn khổ các thiết chế QT (Tòa HS QT ACC và Tổ chức cảnh sát HS QT Interpol.)+ Tòa HSQT (ICC) đc thành lập trên cơ sở ký kết quy chế Rome 1988. Do EU sáng lập, hiện nay

có dự đối trọng vs Mỹ (k tham gia vào quy chế Rome, thúc đẩy hđ đi ngược lại ICC như ký HĐ miễn trừ song phương).

VN ký năm 1998 nhưng chưa phê chuẩn -> chưa tham gia ICC do 1 số qđ trong ICC mà VN lo ngại sẽ ảnh hưởng đến chủ quyền:

_ Khung hình phạt: Tù có thời hạn 30 năm là hình phạt cao nhất >< tử hình của VN_ Dẫn độ: VN có ng/tắc k dđ công dân nước mình >< yêu cầu dđ mọi công dân cho tòa xét xử_ Quyền miễn trừ: VN qđ quyền miễn trừ đối vs n~ ng trong bộ máy NN, đại biểu QH >< ICC k

có quyền miễn trừ… ICC k đặt ra qđ qgia phải sửa đổi PL của mình cho phù hợp vs qđ của ICC.Thẩm quyền tài phán của ICC k thay thế thẩm quyền của qgia mà chỉ mang tính bổ trợ, chỉ có

quyền trong 2 t/hợp: Qgia k muốn hoặc k thể t/h thẩm quyền đó.- Trong khuôn khổ các ĐƯQT đa phương và song phương.

126

Page 127: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ

Câu 1: ĐN, đặc điểm và phân loại TCQT?1. ĐN: Theo khoa học LQT, TCQT là hoàn cảnh thực tế mà trong đó, các chủ thể tham gia có n~

quan điểm trái ngược hoặc mâu thuẫn nhau và có n~ yêu cầu, hay đòi hỏi cụ thể trái ngược nhau. Đó là sự k thỏa thuận đc vs nhau về quyền hoặc sự kiện, đưa đến sự mâu thuẫn, đối lập nhau về quan điểm pháp lý hoặc quyền giữa các bên chủ thể LQT vs nhau.

Hoàn cảnh này đặt ra nhu cầu giải quyết các tranh chấp để ổn định lại các quan hệ QT hiện tại, tránh đưa đến xung đột vũ trang hoặc xung đột gây mất an ninh và đe dọa hòa bình QT.

VD: TC Hoàng Sa – Trường Sa, TC quần đảo Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản…2. Đặc điểm: - Chủ thể (các bên tham gia tranh chấp): Chủ thể LQT- Đối tượng của vụ TC phải là đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của LQT- Có sự xung đột rõ ràng về quyền và lợi ích của các chủ thể. Sự xung đột này có thể thể hiện qua

việc 1 bên đưa ra yêu cầu nhưng bên kia k chấp nhận hoặc chỉ chấp nhận 1 phần (tình thế tranh chấp).VD: Cá nhân công dân Trung Quốc vượt biên trái phép qua lãnh thổ VN, bị bộ đội biên phòng

VN bắt giữ. TQ yêu cầu dẫn độ n VN k thực hiện.- Cơ chế giải quyết tranh chấp: Cơ chế của LQT, dựa trên sự thỏa thuận, xuất phát từ ý chí của

các chủ thể.Cơ quan giải quyết tranh chấp: Cq tài phàn QT (TA QT, trọng tài QT…).- Luật có thẩm quyền đc áp dụng để giải quyết tranh chấp phải là LQT (ĐƯQT, TQQT…). Tuy

nhiên, có ngoại lệ từ ng/tắc này.+ T/ hợp giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài QT, có thể thỏa thuận áp dụng luật qgia nhưng

thỏa thuận k đc xâm hại đến lợi ích của bên t3VD: Mỹ - Canada: Nhà máy hóa chất của Canada xả chất độc ra vùng Ngũ hồ nằm ở khu vực

biên giới giữa 2 nước, gây ra nhiều thiệt hại nặng nềĐưa ra trọng tài QT: Quyết định sd 1 số quy định của luật qgia Hoa Kỳ về vấn đề bồi thường thiệt

hại. 2 qgia đồng ý vs quyết định này.3. Phân loại:* Căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia tranh chấp QT:- TC song phươngVD: TC lãnh thổ Casmia giữa Ấn Độ và Pakistan, TC quần đảo Sencucu giữa Nhật và TQ…- TC đa phương:+ TC có tính chất khu vựcVD: TC chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa…+ TC có tính chất toàn cầuVD: TC trong khuôn khổ WTO: Nhóm các qgia pt và các qgia đang pt TC về giá cả nông sản và

thực phẩm. Các bên đều có yêu cầu trái ngược nhau. VD như Gabong (C.Phi) yêu cầu Mỹ k áp dụng thuế quan quá cao vs bông xuất khẩu của nước này nhưng Mỹ k đồng ý.

* Căn cứ vào tính chất của TC:- TC có tính chất chính trị: Là n~ TC về chủ quyền qgia đối vs dân cư, lãnh thổ, về lợi ích giữa

các bên… liên quan đến các đòi hỏi phải thay đổi các qđ hiện hành, gắn liền vs quyền và nghĩa vụ của các bên.

TC thuộc loại này thường rất nguy hiểm, do tính chất phức tạp và có thể tiềm ẩn khả năng bùng phát các cuộc xung đột, đe dọa hòa bình, ổn định của khu vực cũng như của TG.

- TC có tính chất pháp lý: Là n~ TC giữa các bên, liên quan đến sự bất đồng trong việc giải thích hoặc áp dụng các qppl QT, như n~ TC về giải thích ĐƯQT, về các sự kiện vi phạm nghĩa vụ QT… Đây là n~ TC tương đối phổ biến trong quan hệ QT.

VD: +Vụ Lockebie 1996 giữa Mỹ - Scotland – Libi liên quan đến thẩm quyền tài phán vs tội phạm

khủng bố QT Theo CƯ Monteal 1971: Mỹ yêu cầu Libi dẫn độ tội phạm nhưng Libi k dẫn độ TC pháp lý do giải thích quy phạm trong CƯ Monteal 1971 Đưa vấn đề ra HĐBA, HĐBA đã đưa ra Nghị quyết trừng phạt Libi về tội khủng bố.

127

Page 128: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

+ TC Trung Quốc – Nhật Bản:Thủ tướng NB thăm đền thờ có 14 bài vị của phatxit Nhật. TQ phản đối do cho rằng hành động

đó đã chà đạp lên danh dự, nhân phẩm của ng dân TQ. NB lại cho rằng điều này thể hiện chủ quyền qgia. TC liên quan đến giải thích sự kiện pháp lý* Căn cứ vào đối tượng TC: TC về KT, về lãnh thổ và biên giới qgia, về môi trường, TC ngoại

giao, tài chính – tiền tệ, quyền con ng… Nhìn chung, các cách phân loại TCQT kể trên chỉ có tính chất tương đối, vì trong thực tế, có

TC xảy ra, muốn phân biệt chúng thuộc loại TC nào đều k dễ dàng. Có n~ TC vừa mang tính pháp lý, vừa mang tính chính trị, vì vậy, các giải pháp cho mỗi vụ TC cụ thể cũng cần phải tính tới n~ yếu tố này.

Câu 2: Nguyên tắc giải quyết TCQT, ý nghĩa của việc giải quyết TCQT?1. Ng/tắc:Trong các ng/tắc cơ bản của LQT, việc áp dụng ng/tắc giải quyết hòa bình các TCQT, một mặt

xác lập nghĩa vụ của các bên trong 1 vụ TC là phải giải quyết bằng bất cứ biện pháp hòa bình nào, mặt khác có ý nghĩa thừa nhận quyền của các bên trong 1 vụ TC đc lựa chọn n~ biện pháp hòa bình thích hợp.

Điều này đc coi là 1 điểm đặc trưng của việc giải quyết các TCQT hiện nay. Muốn vậy, các bên TC phải tôn trọng ng/tắc thỏa thuận, vs ý nghĩa là nền tảng cho việc lựa chọn các biện pháp hòa bình đa dạng và phong phú, đang đc áp dụng trong thực tiễn quan hệ QT. Việc sd 1 biện pháp cụ thể hoàn toàn do các bên liên quan thỏa thuận lựa chọn, chỉ vs đk, đó phảu là n~ biện pháp hòa bình. Đ33 HC LHQ có đề cập 1 danh mục các biện pháp hòa bình như đàm phán, trung gian, hòa giải, điều tra, trọng tài, tòa án nhưng hoàn toàn k có nghĩa là các bên TC k đc tìm đến các biện pháp hòa bình khác. VD: Giải quyết TC bằng con đường ký kết ĐƯQT hoặc các giải pháp mang tính chất tình thế như cộng đồng sd, cộng đồng trách nhiệm.

2. Ý nghĩa:- Thông qua giải quyết TC, quyền lợi hợp pháp là đối tượng của vụ TC sẽ đc khẳng định và đảm

bảo, nhất là n~ TC mà 1 bên ở vị thế yếu hơn.- Giải quyết TC góp phần thúc đẩy việc thực thi, tuân thủ LQT. Nguyên nhân cơ bản làm nảy sinh

các TCQT là do việc vi phạm PL QT. TC đc giải quyết nhanh chóng, hiệu quả sẽ chấm dứt hành vi vi phạm và trật tự quan hệ QT đc khôi phục.

- Giải quyết TC góp phần duy trì hòa bình và an ninh QT, thúc đẩy quan hệ hợp tác QT. Nếu TC k đc giải quyết, sự căng thẳng giữa các bên kéo dài sẽ là nhân tố thường xuyên gây bất ổn và cản trở việc duy trì, triển khai các hđ hợp tác k những giữa các bên TC mà còn vs các qgia khác.

Câu 3:So sánh TCQT và TC có yếu tố QT?1. Giống:- Đều là sự đối lập, mâu thuẫn về các quan điểm pháp lý hay các quyền và nghĩa vụ pháp lý của

các bên2. Khác:

Tiêu chí TCQT TC có yếu tố QTChủ thể Là chủ thể LQT Có thể k phải chủ thể LQT (cá nhân,

pháp nhân mang các quốc tịch khác nhau...)Đối tượng Thuộc phạm vi điều chỉnh

của LQTCó thể k thuộc phạm vi điều chỉnh của LQT

Luật điềuchỉnh

Chủ yếu là LQT, có ngoại lệ là các t/hợp đc đưa ra trọng tài QT thì có thể áp dụng luật qgia

LQT và luật qgia

Tính chất Các TC thường có tính chínhtrị - pháp lý

Thường là các TC dân sự, hiểu theo nghĩarộng: Thương mại, hôn nhân, thừa kế…

Cq tài phán Cq tài phán QT Có thể là cq tài phán QT hoặc cq tài phánqgia

VD:

128

Page 129: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

- TCQT: Hoàng Sa – Trường Sa….- TC có yếu tố QT: + Vụ kiện chất độc màu da cam của VN, vụ kiện chống bán phá giá… đưa ra TA Mỹ, đều áp

dụng luật Mỹ để giải quyết TC+ Vụ kiện Nga – Mỹ về TC Alaska (Sa Hoàng Nga bán Alaska cho Mỹ) đối tượng k thuộc

phạm vi điều chỉnh của LQT vì đây là quan hệ mua – bán có yếu tố QT* Notice: TC có yếu tố QT (xung đột giữa lợi ích của cá nhân, pháp nhân có tính chất QT) có thể

trỏe thành TCQT. Vì qgia có thể áp dụng các biệ pháp bảo hộ công dân của mình trong các TC.VD: Vụ kiện chống bán phá giá. Hiện nay, VN đang tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để

kiện Mỹ ra trc cq giải quyết TC của WTO để giải quyết theo cơ chế của WTO Tùy từng giai đoạn vs các yếu tố khác nhau để nhận diện TCQT hay TC có yếu tố QT.

Câu 4: Các biện pháp hòa bình giải quyết TCQT?1. Đàm phán trực tiếp:- Đc xác định là sự trao đổi có tính chất đề xuất, thương lượng và bàn bạc về các vấn đề nằm

trong nội dung vụ TC diễn ra giữa các chủ thể có liên quan. Đàm phán trực tiếp có thể đc tiến hành ở hình thức song phương hoặc đa phương.

VD:+ // phương: Ấn Độ - Pakistan về lãnh thổ Casmia, Malaixia – Sing về đảo có đèn biển (TACLQT

đã quyết định hòn đảo thuộc về Sing)+ Đa phương: Đàm phán 6 bên về khủng hoảng hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên (Mỹ, Nhật, Hàn,

Nga, TQ, TT).- Tham vấn: Các bên trao đổi, giải thích cho nhau n~ vấn đề chưa hiểu hết (thông qua kênh ngoại

giao là chủ yếu).- Đàm phán có thể đc tiến hành ở các cấp độ khác nhau, từ cấp cao nhất – nguyên thủ qgia đến

cấp chuyên viên, nhưng thông thường là ở cấp thứ trưởng ngoại giao. VD: Đàm phán 6 bên: Cấp thứ trưởng NG: Tất cả phái viên tham gia của 6 nước đều ở cấp này.- Ưu điểm:+ Dễ áp dụng: Có thể tiến hành tại bất kỳ tg, địa điểm nào+ Trao đổi trực tiếp, nếu thành công, các bên k chỉ giải quyết đc TC mà còn góp phần củng cố

mqh, tình đoàn kết giữa các bên trong quá trình đàm phán+ Các bên đc chủ động quyết định tg, địa điểm, phương pháp giải quyết TC, loại bỏ đc sự nghi

ngờ, sự bất đồng về ý chí+ Tránh đc áp lực từ bên t3- Hạn chế: + Ít khi thu đc hiệu quả đối vs n~ xung đột lợi ích gay gắt (nhiều qgia tỏ tháu độ k hợp tác ngay từ

khi bắt đầu đàm phán)+ Trong đàm phán, đôi khi các bên đưa ra yêu cầu, đòi hỏi, đk để tiếp tục tiến hành đàm phán

làm chậm quá trình đàm phán2. Giải quyết TC thông qua bên t3:Môi giới, trung gian, hòa giải, UB điều tra, UB hòa giải.* Trung gian: Là biện pháp sd bên t3 t/h các hđ chuyên môn nhằm khuyến khích, động viên cũng

như tạo đk thuận lợi cho các bên tham gia TC trực tiếp tiếp xúc ngoại giao vs nhau để tiến hành các cuộc đàm phán chính thức. Bên t3 có thể là qgia, tổ chức QT hay 1 nhóm các qgia và tổ chức QT, thậm chí có thể là 1 cá nhân có uy tín QT.

- Trên ng/tắc, cq trung gian phải tôn trọng ý chí tự quyết của các bên TC. Các đề nghị, khuyến cáo của cq trung gian liên quan đến vụ TC chỉ có thể là cơ sở cho các cuộc đàm phán và thỏa thuận giữa các bên TC mà k thể có giá trị pháp lý ràng buộc. Nhưng trong thực tế, cq trung gian, nhatas là khi các cường quốc giữ vai trò này, k chỉ tạo cơ hội cho các bên TC tiếp xúc, gặp gỡ, khuyến nghị 1 số vấn đề mà còn dùng ảnh hưởng của mình gây tác động mạnh mẽ đối vs các bên nhằm mục đích để họ chấp nhận giải pháp nào đó. Song cũng k loại trừ sự trung gian trong 1 số t/hợp rất dễ biến thành sự can thiệp.

- Giải quyết TC qua trung gian thường kết thúc khi các bên TC ký đc ĐƯQT về giải quyết TC. Bên đóng vai trò trung gian cũng có thể tham gia ký kết ĐƯ loại này.

VD:

129

Page 130: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

+ Bộ tứ trong lộ trình hòa giải ở trung Đông: Nga – Mỹ - LHQ – EU: Bảo trợ cho giải quyết TC lãnh thổ giữa Israel và các qgia Trung Đông

+ Nelson Mandela là tác nhân quan trọng trong giải quyết TC giữa Anh – Mỹ - Libi từ 1988 đến 1998 liên quan đến việc máy bay của hãng hàng k Hoa Kỳ nổ ở vùng trời của Anh, 310 ng tử vong. Anh, Mỹ cáo buộc Libi đứng sau vụ này. Libi phản đối, bị A, M cấm vận KT trong suốt 10 năm. LHQ k thể xử lý đc. Nelson đã đứng ra kêu gọi các bên ngồi đàm phán. Libi đã dẫn độ 2 đặc vụ tình báo sang cho Mỹ xét xử. Đổi lại, Mỹ xét xử ở Hà Lan để đảm bảo tính khách quan.

Libi đền 3,1 tỷ USD cho 310 nạn nhân. A, M xóa bỏ tất cả các lệnh cấm vận vs Libi.* Hòa giải:- BP này cũng sd bên t3 nhưng khác vs bên trung gian, bên hòa giải tham gia ở mức độ cao hơn,

trên bình diện rộng hơn, cụ thể: Họ có quyền tham gia tiến trình đàm phán, có quyền đưa ra các kiến nghị, yêu sách đối vs các bên, soạn thảo các dự thảo để các bên thảo luận. Tuy nhiên, các kiến nghị và yêu sách này k có hiệu lực bắt buộc.

- Vs tư cách tham gia tích cực vào đàm phán giữa các bên TC, bên hòa giải có phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ rộng lớn hơn, thể hiện ở việc tham gia vào đàm phán từ đầu cho đến khi kết thúc, thậm chí có thể điều khiển cả cuộc đàm phán, đưa ra kiến nghị hoặc đưa ra đề nghị thay đổi yêu sách của các bên TC nhằm làm cho các bên TC xích lại gần nhau hơn. Nhiệm vụ của bên hòa giải là dung hòa các yêu sách của các bên TC và hòa giải giữa các bên. Hòa giải đc coi là kết thúc trong các t/hợp sau:

+ Vụ TC đã kết thúc+ Các bên TC chấp nhận các kết luận, khuyến nghị… của bên hòa giải+ Các bên hoặc 1 bên TC bác bỏ các kết luận hoặc khuyến nghị đóVD: Mỹ đứng ra hòa giải tranh chấp lãnh thổ giữa Ai Cập – Israel (1988) về trại David (trại nghỉ

dưỡng của các nguyên thủ qgia). 2 bên đàm phán, Mỹ trực tiếp cùng tham gia, bảo hộ cho 2 qgia ký Hiệp ước trại David. Đây là

HƯ đầu tiên đc ký giữa 1 bên là qgia Arap vs 1 bên là kẻ thù k đội trời chung của các qgia Arap hòa bình đc lập lại ở bán đảo Xinai.

* BP điều tra:- Đây là BP k giải quyết triệt để vụ TC mà bằng các hđ điều tra chuyên môn, BP này nhằm mục

đích xác định rõ ràng, khách quan và chính xác về các tình tiết cũng như sự kiện của vụ TC. Qua đó, tạo đk cho các bên thỏa thuận, thương lượng vs nhau hoặc cq QT có thẩm quyền đưa ra quyết định cuối cùng. Hđ điều tra thường đc tiến hành trong khuôn khổ UB điều tra. UB này có thể là UB thường trực hoặc ad hoc (vụ việc).

- Cq điều tra là 1 UB gồm 1 số mem nhất định, trong đó thường có cả công dân các bên TC nhưng họ k đại diện cho qgia mình. Chính điều này làm cho cq điều tra giống vs UB hòa giải và cq trọng tài.

- Trong thực tế, hđ của UB điều tra nhiều khi vượt quá nhiệm vụ của họ. Cụ thể: UB điều tra k chỉ nhận xét các sự kiện mà còn đề cập cả đến nguyên nhân, hậu quả của TC, bình luận về yêu sách đòi hỏi của các bên…

VD: Hđ thanh sát của IAEA vs hđ nghiên cứu hạt nhân, nguyên tử của Iran. báo cáo HĐBA LHQ để HĐ đưa ra quyết định cuối cùng có trừng phạt Iran hay k. điểm chung của 3 BP: Đều sd bên t3, k giải quyết triệt để vụ TC mà chỉ xúc tiến giải quyết TC.* Ủy ban hòa giải:Thông thường, thành phần của cq hòa giải gồm số lẻ các mems, đc lựa chọn vs tư cách cá nhân,

trong đó thường có mem là công dân của các bên TC và mem là công dân của 1 nước t3, do cả 2 bên TC cùng thỏa thuận lựa chọn. N~ ng đc chọn thường là các nhà ngoại giao, n~ luật gia có kinh nghiệp trên chính trường QT.

UBHG tự qđ thủ tục làm việc. Các kết luận hoặc khuyến nghị của UBHG đc thông quá vs đa số phiếu. Trong quá trình làm việc, UBHG thu thập các tin tức, tài liệu cần thiết nhằm làm sáng tỏ vụ TC, trình bày n~ giải pháp mà cq này cho là hợp lý, lấy ý kiến các bên, xem xét các yêu cầu và phản đối… Báo cáo do UBHG soạn thảo k có giá trị ràng buộc các bên TC mà chỉ là n~ khuyến cáo, nhằm tạo đk thuận lợi cho việc giải quyết TC.

3. Phương thức giải quyết TC trong khuôn khổ các TCQT:* LHQ:Theo qđ của HC LHQ, các cq chính, ở các mức độ khác nhau, đều có thể tham gia vào quá trình

giải quyết TCQT, trong đó, vai trò chính thuộc về HĐBA và TAQT.

130

Page 131: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

- HĐBA là cq có trách nhiệm chính trong việc duy trì hòa bình và an ninh QT và có chức năng rộng lớn nhất trong giải quyết hòa bình các TCQT. Nói chung, thẩm quyền của HĐBA đc xác định đối vs các loại hình TCQT mà khả năng kéo dài có thể đe dọa hòa bình, an ninh QT. Vs n~ loại TC đó, HĐBA có quyền:

+ Yêu cầu các bên giải quyết TC giữa họ bằng các biện pháp hòa bình+ Điều tra mọi TC hoặc tình thế nếu xét thấy diễn biến có thể gây bất hòa giữa các nước hoặc đe

dọa hòa bình, an ninh QT+ Kiến nghị các bên n~ thủ tục hoặc phương thức giải quyết thỏa đángMặt khác, nếu HĐBA xét thấy có sự đe dọa hoặc phá hoại hòa bình, có hvi xâm lược thì cq này

có quyền:+ Yêu cầu các bên tuân thủ n~ BP tạm thời+ Quyết định áp dụng n~ BP phi quân sự+ Áp dụng n~ BP quân sựNhư vậy, trên cơ sở của HC LHQ, HĐBA có toàn quyền t/h chức năng giải quyết TC thông qua

các BP trung gian, hòa giải, UBĐT, UBHG. Mức độ giải quyết cao nhưng phạm vi hẹp. Giải quyết triệt để nhưng chỉ n~ vụ TC có khả

năng kéo dài, ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh QT- Ngoài HĐBA, các cq chính khác của LHQ như ĐHĐ cũng có thể t/h các chức năng hòa giải nếu

TC k đc chuyển giao cho HĐBA xem xét và giải quyết. Giải quyết tất cả các TC nhưng chỉ dừng ở mức độ hòa giải- Trong quá trình giải quyết TC, tổng thư ký có vai trò quan trọng, TTK có quyền thông báo cho

HĐBA về các vấn đề bất kỳ mà theo nhận định của TTK có thể đe dọa việc duy trì hòa bình và an ninh QT. TTK có thể đưa vấn đề TC ra trc HĐBA xem xét mặc dù TTK k có tiếng nói quyết định. Trong thực tiễn hđ của LHQ, TTk theo yêu cầu của ĐHĐ và HĐBA có thể đóng vai trò trung gian, hòa giải. Vai trò quan trọng của TTK đc thể hiện rõ trong tiến trình giải quyết cuộc khủng hoảng ở vùng Caribe, hoặc trong việc ký thỏa ước QT về điều chỉnh tình hình chính trị xung quanh vấn đề Afganistan…

* Tổ chức QT khu vực:Văn bản pháp lý của 1 số tổ chức QT khu vực có qđ về trình tự, thủ tục và hệ thống các BP hòa

bình giải quyết TC giữa các mem. Việc sd tổ chức QT khu vực để giải quyết TCQT có thể đc t/h theo sáng kiến của các qgia TC, mem của các tổ chức QT này; theo sáng kiến của HĐBA LHQ hoặc theo qđ của tổ chức QT khu vực.

VD: - Theo HC của Liên đoàn các nước Arap, Hội đồng liên đoàn có thể đóng vai trò hòa giải, trung

gian, thậm chí có thể t/h cả chức năng trọng tài. Giữ vai trò quan trọng nhất trong việc giải quyết các vấn đề của thế giới Arap thuộc về Hội nghị thường kỳ các nhà đứng đầu NN các qgia Arap.

- Trong HC của Tổ chức thống nhất Châu Phi (nay là Liên minh CP – AU) đã qđ, việc giải quyết hòa bình các TC cần phải đc t/h bằng BP đàm phán, trung gian, hòa giải và trọng tài. Hội nghị các nhà đứng đầu NN và CP, cq cao nhất của AU có quyền thông qua các quyết định về các vấn đề quan trọng của CP, trong đó có các TC về lãnh thổ và các xung đột về biên giới. Cq này cùng vs Hội đồng bộ trưởng các nước CP đã thông qua các nghị quyết về việc điều chỉnh các TC biên giới giữa Xomali – Kenia, Etiopia – Xomali, Angieri – Maroc, trong đó khuyến nghị các qgia đàm phán trực tiếp nhằm mục đích giải quyết các TC và kiến nghị cách giải quyết cụ thể.

4. Thông qua các biện pháp tư pháp (các cq tài phán QT – phần dưới)5. Các đảm bảo cho việc giải quyết TC trong LQT:Để việc giải quyết TC đc tiến hành nhanh chóng, hiệu quả, các chủ thể LQT, vs tư cách là các bên

của vụ TC cần tuân thủ nghiêm chỉnh các qđ của PL QT, Việc t.h LQT k chỉ là 1 đảm bảo quan trọng cho tiến trình giải quyết TC mà còn góp phần k nhỏ trong việc ngăn ngừa, hạn chế TC nảy sinh.

- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc phát sinh các TC, xung đột chính là sự vi phạm các cam kết QT. Khi TC phát sinh, các bên phải triệt để tuân thủ PL QT nói chung, đặc biệt là nt giải quyết hòa bình các TCQT và các ĐƯQT có liên quan nói riêng.

- Việc tăng cường ký kết các ĐƯQT cũng là 1 đảm bảo quan trọng cho việc giải quyết hiệu quả các TCQT. Các bên kết ước có thể thỏa thuận trong nội dung của ĐƯ nhiều điều khoản liên quan đến vấn đề giải quyết TC như:

+ Thành lập cq có thẩm quyền giải quyết TC

131

Page 132: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

+ Thừa nhận thẩm quyền giải quyết TC của TAQT+ Xác lập nghĩa vụ giải quyết Tc bằng 1 số biện pháp hòa bình cụ thểKhi TC phát sinh, các điều khoản nói trên đc áp dụng sẽ làm cho tiến trình giải quyết TC đc rút

ngắn, hạn chế đáng kể n~ căng thẳng có thể ảnh hưởng bất lợi tới quan hệ hợp tác giữa các bên.- Các quyết định giải quyết TC phải đc t/h nghiêm túc, nhất là đối vs bên thua kiện. Để đảm bảo

lợi ích hợp pháp của bên thắng kiện, có chế giải quyết TC của 1 số tổ chức liên CP có qđ về việc áp dụng các biện pháp chế tài đối vs bên thua kiện khi họ k chịu t/h các quyết định giải quyết TC.

VD: Đ94 HC LHQ: Nếu 1 bên đương sự trong 1 ụ TC k thi hành n~ nghĩa vụ mà họ phải chấp hành theo phán quyết của TA thì bên kia có thể khiếu nại vs HĐBA. HĐBA nếu thấy cần thiết có thể kiến nghị hoặc quyết định n~ biện pháp để làm cho phán quyết này đc chấp hành…

Câu 5: So sánh các BP giải quyết TC thông qua bên t3?1. Bên t3 là cá nhân: Môi giới, trung gian, hòa giải- K giải quyết triệt để- MG: Thu xếp cho các bên ngồi vào bàn đàm phán- TG: Xúc tiến- HG: Làm chủ tịch, đưa ra các ý kiến khi đàm phán khác về mức độ tham gia vào tiến trình đàm phán của bên t32. Bên t3 là UB: UB điều tra, UB hòa giải:- UBĐT: Điều tra, làm rõ các sự kiện, tình tiết -> báo cáo cho các bên- UBHG: Tìm nguyên nhân, đề ra giải pháp, kiến nghị

Câu 6: ĐN, đặc điểm và phân loại cq tài phán QT?1. ĐN: Cq tài phán QT là n~ cq đc xây dựng dựa trên cơ sở thỏa thuận hoặc thừa nhận của các

chủ thể LQT vs nhau, có nhiệm vụ t/h chức năng giải quyết các TCQT phát sinh trong quan hệ QT theo 1 trình tự, thủ tục tố tụng đã đc qđ trong LQT.

VD: TACLQT, TA luật biển QT, cq giải quyết TCQT của WTO, của ASEAN, TA liên minh Châu Âu…

2. Đặc điểm:- Cq tài phán QT phải đc xây dựng dựa trên cơ sở của ĐƯQT.VD: + HC LHQ, Quy chế TACLQT TACLQT+ CƯLB 1982, phụ lục VII TALBQT+ HƯ Mandrich EU+ Nghị định thư Viengchan 2004 Cq giải quyết TC của ASEAN - Cq tài phán QT k có thẩm quyền đương nhiên mà chỉ có thẩm quyền tùy nghi theo sự lựa chọn

của các bên có liên quan- CQTPQT, trong quá trình xét xử, giải quyết TC, sd LQT (kể cả luật nội dung và luật hình thức)

có tính chất bắt buộc. Tuy nhiên, có ngoại lệ từ ng/tắc này.VD: Giải quyết qua trọng tài có thể áp dụng luật quốc gia- Các phán quyết của CQTPQT có giá trị chung thẩm và có hiệu lực bắt buộc thi hành, các chủ

thể tham gia k có quyền kháng án.- CQTPQT giải quyết các TC theo trình tự, thủ tục tố tụng mang tính tư pháp.VD: WTO phải qua ban hội thẩm -> phúc thẩm3. Phân loại:* Dựa vào thành phần CQTPQT:- Mang tính tập thể: TACLQT, TALBQT…- Mang tính cá nhân: Trọng tài QT, thẩm phán…* Dựa vào tính chất hđ:- CQTP thường trực- CQTP vụ việc (TA ad hoc, trọng tài ad hoc...)* Dựa vào thẩm quyền:- CQTP có thẩm quyền chung (TACLQT…)- CQTP có thẩm quyền chuyên môn (TALBQT…)

132

Page 133: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Câu 7: Sự hình thành, cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, chức năng và trình tự tố tụng của TACLQT và TALBQT?

I. Tòa án công lý QT:1. Sự hình thành:Cùng vs sự ra đời của LHQ, yêu cầu về việc thành lập CQTPQT trong khuôn khổ hđ của tổ chức

này, thay thế cho Pháp viện thường trực QT trở nên hiện hữu trong đời sống QT. 6/2/1946, TACLQT của LHQ – cq pháp lý chính của LHQ chính thức đi vào hđ. Các nước mem LHQ ipso facto (đương nhiên) là mem quy chế của TACLQT. Bên cạnh đó, các nước k phải là mem LHQ cũng có thể trở thành mem của quy chế này. Tòa có trụ sở chính đặt tại Lahaye. Cơ sở pháp lý để Tòa hđ là HC LHQ (1945) và Quy chế TACLQT (1946), Nội quy của Tòa (1946).

2. Cơ cấu tổ chức:- Thẩm phán của Tòa gồm 15 thẩm phán có 13 quốc tịch khác nhau, trong đó có 5 TP của 5 nước

trong HĐBA, vs nhiệm kỳ chung là 9 năm, trong đó phân thành tỷ lệ 1/3 số mem có nhiệm kỳ 3 năm và 6 năm. TP trúng cử là ng nhận đc nhiều số phiếu nhất từ cả 2 cq là ĐHĐ và HĐBA.

- Tiêu chuẩn:+ Trình độ chuyên môn và năng lực cá nhân: Có uy tín, năng lực chuyên môn cao.+ Quốc tịch: 13 qt khác nhau+ Sự phân bổ vị trí địa lý và hệ thống PL trên TG: Chia 5 khu vực, các thẩm phán đến từ cả 5 khu

vực: Tây Âu, Đông Âu, C.Á, C.Phi, C.MỹCác tiêu chí này bảo đảm để TA t/h chức năng độc lập của mình trc các qgia mem và đảm bảo

ng/tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các mem LHQ. Các thẩm phán của Tòa k đc đại diện cho CP nước nào và hđ hoàn toàn độc lập. Chế độ lương và phụ cấp cả năm của các TP và chánh án, phó chánh án đảm bảo ng/tắc này. Các TP có nơi thường trú tại nơi có trụ sở Tòa, đc hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao tại Hà Lan và khi tạm trú tại nước ngoài, nơi mà họ k mang quốc tịch.

Bên cạnh các TP của Tòa, khi phiên tòa mở ra, các bên có thể lựa chọn TP ad hoc nhằm đảm bảo ng/tắc công bằng. Khi 1 trong các bên TC có TP mang quốc tịch nước mình, phía bên kia có quyền đề cử trọng tài ad hoc của mình hoặc yêu cầu k đưa trọng tài mang qt phía bên kia vào list mem tham gia xét xử. Nếu cả 2 bên đều k có TP mang qt nước mình thì mỗi bên có thể lựa chọn 1 vị TP ad hoc. Tiêu chuẩn của TP ad hoc tương tự tiêu chuẩn của các TP của Tòa.

- Các phụ thẩm là n~ chuyên gia trong lĩnh vực hợp tác chuyên môn, có thể đc Tòa tự lựa chọn hoặc theo yêu cầu các bên đưa ra trc khi kết thúc thủ tục viết. Họ có quyền tham dự các phiên họp của Tòa hay Tòa rút gọn nhưng k có quyền bỏ phiếu.

- Ban thư ký gồm chánh tk, phó chánh tk và các nhân viên. Chánh tk và phó chánh tk do Tòa bầu ra theo phương thức bỏ phiếu kín, vs nhiệm kỳ 7 năm. Các nhân viên tk do Tòa hoặc chánh tk Tòa đề cử. BTK là cq hành chính thường trực của Tòa và chỉ phụ thuộc vào Tòa, đảm trách các dịch vụ tư pháp và là bên liên lạc giữa Tòa vs các qgia.

3. Thẩm quyền, chức năng:- Trong mọi t/hợp xảy ra TC, thẩm quyền của Tòa đều đc xác định trên cơ sở ý chí của chủ thể TC

và khi thẩm quyền của Tòa đc viện dẫn đến thì thẩm quyền này là độc lập, dựa trên sự tự nguyện của các bên hữu quan mà k bị bất kỳ sức ép chính trị, KT nào. Phạm vi TC là k giới hạn nhưng thẩm quyền giải quyết TC bị giới hạn bởi chủ thể: TACLQT chỉ có thẩm quyền giải quyết TC giữa các qgia.

- Các qgia có thể lựa chọn thẩm quyền giải quyết TC của Tòa đc thiết lập theo 3 phương thức:+ Chấp nhận thẩm quyền của Tòa theo từng vụ việcVD: Tranh chấp biển Bắc giữa Đức – Đan Mạch – Hà Lan+ Chấp nhận trc thẩm quyền của Tòa trong các ĐƯQT + Tuyên bố đơn phương chấp nhận trc thẩm quyền của Tòa. VD: Vụ Nicaragoa kiện Mỹ: Tuyên bố đơn phương chấp nhận thẩm quyền của Pháp viện thường

trực QT của Nicaragoa năm 1929, tuyên bố đơn phương chấp nhận của Mỹ năm 1946.Pháp viện là cq tài phán của Hội quốc liên LHQ ra đời, pháp viện đổi tên thành TACLQT

vào thời điểm xác lập thẩm quyền của TA, TC chưa phát sinh- Ngoài vai trò giải quyết TCQT, hđ thực tiễn của Tòa còn để thực thi 1 chức năng quan trọng

khác là đưa ra các kết luận tư vấn. Thẩm quyền thể hiện chức năng này của Tòa nhằm đáp ứng yêu cầu

133

Page 134: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

của các cq chính của LHQ và các tổ chức chuyên môn đc ĐHĐ cho phép. Các qgia k đc quyền yêu cầu Tòa cho các kết luận tư vấn về các TC của mình.

- Thẩm quyền chỉ định các chánh án của Tòa trọng tài, UB trọng tài hoặc UB hòa giải và các ủy viên khi cần hoặc theo yêu cầu của các qgia.

4. Thủ tục tố tụng tại phiên tòa:Tòa tiến hành xét xử 1 vụ TC theo 2 trình tự đầy đủ và rút gọn. Thành phần của 1 phiên tòa có thể

là toàn bộ các thẩm phán (có thể bao gồm cả các TP ad hoc), có thể ít hơn nhưng tối thiểu là 9 vụ TP. Trong phạm vi chức năng của mình, Tòa có thể thành lập các tòa đặc thù như tòa rút gọn trình tự tố tụng, gồm 5 TP (chánh án, phó chánh án và 3 TP khác), tòa đặc biệt gồm 3 TP hoặc nhiều hơn, tòa rút gọn thành phần hay tòa ad hoc đối vs từng vụ việc (thành phần theo sự chấp thuận của các bên). Các bước thuộc trình tự xét xử của Tòa thường gồm 2 giai đoạn là giai đoạn xem xét về hình thức (gđ xem xét thẩm quyền của Tòa) và gđ xét xử về nội dung vụ việc, theo 2 thủ tục nói và viết.

- Xét xử về hình thức: Giải thích n~ vấn đề mang tính thủ tục:+ Xác định TA có thẩm quyền hay k+ Hợp nhất vụ kiện+ Xin can dự: Chủ thể có quyền và lợi ích liên quan trong vụ việc có thể xin can dự).VD: Trong vụ kiện giữa Mỹ và Nicaragoa có 2 qgia xin can dự- Xét xử về nội dung:+ Thủ tục viết: Các bên hoàn thành và trao đổi bị vong lục, phản bị vong lục về lập luận của từng

bên và các lý lẽ luận tội hay bào chữa+ Thủ tục nói (TT tranh tụng): Tg và địa điểm do Tòa quyết định, có tính đến yêu cầu của các bên

và tg biểu của Tòa. - Khi hoàn thành các thủ tục nêu trên, Tòa ra quyết định cuối cùng phân giải TC là 1 bản án xét

xử nội dung, đc thông qua sau quá trình nghị án. Phán quyết đc HĐXX thông qua theo ng/tắc đa số. T/hợp số phiếu thuận bằng số phiếu chống thì Chánh án của Tòa nghiêng về phía nào thì phán quyết theo phía đó. Tuy nhiên, có n~ vụ có thể kết thúc mà Tòa k cần đưa ra phán quyết, đó là t/hợp, 2 bên tự giải quyết và đạt đc thỏa thuận hòa bình giải quyết TC hoặc bên nguyên đơn rút đơn kiện hay cả 2 bên thỏa thuận từ bỏ vụ kiện.

- Về pháp lý, phán quyết của Tòa có giá trị chung thẩm và bắt buộc đối vs các bên. Nếu 1 trong các bên k chịu thi hành bản án, phía bên kia có quyền yêu cầu HĐBA can thiệp, buộc phải chấp hành. Phán quyết của Tòa chỉ có giá trị pháp lý trong mqh giữa các bên TC. Tuy nhiên, trong 1 số t/hợp, phán quyết của Tòa có tác động gián tiếp đối vs bên t3. VD: Các mem của ĐƯQT đa phương k thể bỏ qua phán quyết của Tòa, liên quan đến việc giải thích ĐƯ đó. Trong t/hợp các bên bất đồng trong việc giải thích và t/h phán quyết thì có thể yêu cầu Tòa giải thích hoặc sửa đổi phán quyết. Toàn xem xét và có thể chấp thuận hay từ chối yêu cầu này.

Các chủ thể LQT, ngoài t/hợp viện dẫn kết quả giải quyết của Tòa vs tính chất của luật tập quán thì hoàn toàn có thể chấp nhận và áp dụng từng phần hay toàn bộ phán quyết của Tòa vs tư cách là phương tiện bổ trợ nguồn của LQT.

II. Tòa án luật biển QT:1. Được thành lập theo CWLB 1982, Phụ lục VII về Quy chế của TAQT về luật biển. Thành lập

ngày 1/8/1996, trụ sở chính đặt tại Hamburg (Đức)2. Thẩm quyền, chức năng:- TALBQT có thẩm quyền giải quyết các TC giữa các qgia mem cũng như tất cả các thực thể

khác k phải là qgia mem của CƯ trong tất cả các t/hợp liên quan đến việc quản lý và khai thác vùng – di sản chung của toàn thể loài ng. Tòa cũng có thẩm quyền vs mọi TC đc đưa ra theo các thỏa thuận giữa các bên. Như vậy, khi xác định thẩm quyền của tòa, CƯ k giới hạn chủ thể tham gia TC chỉ là các qgia mem mà còn có sự mở rộng phạm vi chủ thể TC tới các qgia k phải là mem, cq quyền lực và các tự nhiên nhân, pháp nhân yêu cầu đc 1 qgia bảo trợ.

- Giải quyết các TCQT trong lĩnh vực biển:+ TC phát sinh từ việc giải thích, thi hành các điều khoản trong CƯ 1982 trong lĩnh vực t/h các

quyền chủ quyền hay quyền tài phán của qgia ven biển, đối vs các quyền tự do của các qgia khác về hàng hải, hàng k, đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, đối vs việc nghiên cứu khoa học biển, đối vs các tài nguyên sinh vật thuộc vùng đặc quyền KT.

+ TC phát sinh giữa các bên trong quá trình quản lý, khai thác các vùng di sản chung của loài ng

134

Page 135: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

+ TC phát sinh từ quá trình giải quyết, thi hành các ĐƯQT khác có liên quan mà các bên đã dẫn chiếu tới TALB

* Điểm khác cơ bản về thẩm quyền của TALBQT so vs TACLQT là việc Tòa này k có thẩm quyền giải thích luật. Các chủ thể TC cũng k buộc phải lựa chọn tòa vs ý nghĩa là cq tài phán bắt buộc khi có TC xảy ra.

3. Cơ cấu tổ chức:Do các mem CƯ luật biển quyết định- Thẩm phán: 21 ng, nhiệm kỳ 9 năm- Tiêu chí: Tương tự như qđ của TACLQT- ĐHĐ của cq quyền lực có quyền định ra các khuyến nghị chung về sự đại diện và phân bổ đảm

bảo ng/tắc công bằng về địa lý và tính chất đại diện cho các nền PL chủ yếu trên TG.- Viện giải quyết các TC liên quan đến đáy biển, gồm 11 trong tổng số các thẩm phán của Tòa, đc

bầu ra theo đa số.4. Trình tự tố tụng:- Việc xét xử của Tòa có thể tuân theo trình tự đầy đủ hoặc trinh tự rút gọn, thông qua tòa trọng

tài.- CƯLB 1982 – cơ sở pháp lý cho tổ chức và hđ của Tòa, đc sự bảo trợ của LHQ, cũng như sự

tham gia của các chuyên gia về LQT của LHQ. Chính vì vậy, TALBQT cũng có nhiều điểm tương đồng vs TACLQT, nhất là về thủ tục tố tụng tại phiên tòa và giá trị pháp lý của phán quyết.

- Phán quyết của Tòa có giá trị bắt buộc đối vs các bên TC và nếu 1 bên k tuân thủ phán quyết, phía bên kia có quyền yêu cầu HĐBA LHQ có các biện pháp thích hợp để đảm bảo t/h phán quyết. Tuy nhiên, TALB mới thành lập nên ít kinh nghiệm, thiếu các biện pháp bảo đảm cho các phán quyết đc thi hành.

Câu 8: So sánh 1 mô hình TACLQT và TALBQT?1. Giống:- Đều là các cq tài phán QT, t/h chức năng tư pháp QT (xét xử)- Thẩm quyền của Tòa đều xác định dựa trên cơ sở ý chí của các chủ thể, tòa chỉ giải quyết TC

khi các bên cùng yêu cầu- Tiêu chí thẩm phán, thủ tục tố tụng có nét tương đồng (đều có TT hình thức và TT nội dung)- Các phán quyết có giá trị chung thẩm, bắt buộc thi hành đối vs tất cả các bên, các bên k có

quyền kháng án2. Khác:- TACL là TA có thẩm quyền chung, TALB là TA có thẩm quyền chuyên môn trong lĩnh vực luật

biển nen mức độ chuyên môn hóa cao hơn- Nhìn chung, cơ cấu TALBQT mềm dẻo hơn- Các chủ thể đc giải quyết TC của TALBQT đc mở rộng hơn so vs TACLQT.- Thẩm quyền, chức năng

Câu 9: So sánh cq tài phán QT và cq tài phán qgia?1. Giống:- Đều là cq giải quyết TC- Các phán quyết cuối cùng đều có hiệu lực tyhi hành bắt buộc- Đều có 2 loại là TA và trọng tài- Trình tự, thủ tục tố tụng đc qđ cụ thể trong luật2. Khác:

Tiêu chí CQTPQT CQTPQGChủ thể đc giải quyết TC

Là các chủ thể của LQT Chủ thể của LQG (thểnhân, pháp nhân)

Cách thức xây dựng

Do chủ thể LQT thỏa thuận, thừanhận, xây dựng trên cơ sở ĐƯQT

Xây dựng trên cơ sở LQG

Thẩm quyền Tùy nghi, phụ thuộc vào các bên TC lựa chọn

Đương nhiên

135

Page 136: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Giá trị plý của phán quyết

Đc các chủ thể TC thừa nhận và đảm bảo t/h trên cơ sở các ng/tắccơ bản của LQT

Đc đảm bảo t/h bằng cưỡng chế NN

Nguồn Sd LQT LQT + LQGCấp xét xử Chỉ có 1 cấp 2 cấp: ST, PTHiệu lực kháng án

Các bên k có quyền kháng án Các bên có quyền kháng án

Câu 10: Phân biệt giải quyết TC nhờ bên t3 vs giải quyết TC ở cq tài phán QT?

Tiêu chí Thông qua bên t3 Cq tài phán QTHình thức Các yêu sách, n~ sự xúc tiến, các

giải pháp, khuyến nghịCác phán quyết có hiệu lực pháp lýbắt buộc

Chủ thể giảiquyết TC

Bên t3: Qgia, tổ chức, cá nhân… Cq tài phán QT

Cơ sở hìnhthành

Do các bên TC tự lựa chọn hoặc bên t3 tự đứng ra

Cq xây dựng trên cơ sở ĐƯQT, có thẩm quyền tùy nghi

Tính chất Giải quyết k triệt để các TC, mangtính chất xúc tiến, hỗ trợ việc giảiquyết là chủ yếu Là BP giải quyết gián tiếp

Giải quyết triệt để các TC, các phán quyết có hiệu lực bắt buộc,các bên k có quyền kháng án Là BP giải quyết trực tiếp

Câu 11: ĐN, đặc điểm và phân loại trọng tài QT?1. ĐN: Là cq tài phán QT đc các qgia và các chủ thể khác của LQT thỏa thuận thành lập, trên cơ

sở ĐƯQT về trọng tài, theo đó, các bên TC thỏa thuận trao cho 1 hoặc 1 số cá nhân (trọng tài viên) thẩm quyền giải quyết TC phát sinh giữa họ vs nhau.

Trong quan hệ QT, Tòa trọng tài giải quyết TC phát sinh từ các quan hệ mang tính liên qgia là 1 trong số thiết chế tài phán, thuộc sự lựa chọn của các qgia.

2. Đặc điểm:- Tòa TT k có thẩm quyền đương nhiên. Cơ sở xác định thẩm quyền của TTT là sự nhất trí của

các bên TC về việc đưa vụ TC ra giải quyết tại TTT. Sự nhất trí này phải đc thể hiện 1 cách rõ ràng, minh bạch trong 1 ĐƯQT về TT. ĐƯQT về TT có thể là ĐƯQT song phương hoặc đa phương. Ngoài việc thể hiện rõ sự nhất trí của các bên về việc giải quyết TC thông qua TTT, nội dung của các ĐƯQT này đồng thời xác định thẩm quyền, trình tự thành lập TTT, đối tượng TC, thủ tục xét xử, nguồn luật đc TTT áp dụng, thủ tục đưa ra phán quyết và nghĩa vụ của các bên phải tuân thủ phán quyết TT. Trong 1 số t/hợp, sự nhất trí về việc thành lập TTT để giải quyết TC có thể đc ghi nhận trong n~ điều khoản đặc biệt (điều khoản TT) của các ĐƯQT ký kết giữa các bên.

- TTT đc thành lập tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên liên quan, vs thành phần có thể chỉ là 1 cá nhân hoặc cả 1 hội đồng. Trong t/hợp TTT ddc thành lập vs 1 TT viên duy nhất thì ng này nhất thiết phải là công dân có uy tín của nước t3. Nếu là HĐ TT thì các bên có thể thỏa thuận về số lượng TT viên tham gia HĐ tùy thuộc vào từng TC cụ thể. Cách cơ cấu thành phần HĐ TT phải đảm bảo ng/tắc công bằn. Số lượng TT viên tham gia HĐ TT bao h cũng phải là số lẻ (thường là 3 hoặc 5) để đảm bảo việc lựa chọn chủ tịch HĐ TT và thông qua phán quyết của HĐ TT theo ng/tắc đa số. Trong thành phần HĐ TT, mỗi bên TC có quyền chỉ định 1 số lượng TT viên bằng nhau là công dân của nước mình hoặc nước t3. Các TT viên này (hoặc các bên TC) sẽ tiếp tục thỏa thuận để chỉ định 1 TT viên khác làm chủ tịch HĐ TT. Chủ tịch HĐ TT bắt buộc phải là công dân của nước t3 k liên quan đến vụ TC.

- Thủ tục tố tụng tại TTT do các bên TC thỏa thuận qđ. Nếu k thỏa thuận đc, các bên phải tuân theo thủ tục tố tụng đã đc qđ tại CƯ Lahaye 1899 và 1907 về giải quyết hòa bình các TCQT. Thủ tục tố tụng TT cũng đã đc qđ trong Quy chế mẫu về thủ tục TT do UB LQT của LHQ soạn thảo và đc thông qua năm 1958. Tuy nhiên, các qđ này chỉ có tính chất khuyến nghị.

- Luật áp dụng để giải quyết các TC tại TTT là các ng/tắc và các qp của LQT, cụ thể là các ĐƯQT mà các bên ký kết hoặc tham gia (trc hết là ĐƯQT liên quan trực tiếp đến TC) và TQQT. Các ĐƯQT và TQQT này là cơ sở pháp lý để xác định mức độ vi phạm nghĩa vụ đã cam kết của các bên. Trên cơ sở đó, TTT sẽ ra phán quyết để dàn xếp TC.

136

Page 137: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Ngoài các nt và qp LQT, trong 1 số t/hợp, nếu ĐƯQT (hoặc điều khoản) về TT mà các bên ký kết có qđ về khả năng viện dẫn các loại nguồn khác, chẳng hạn như PL qgia, các nt PL chung hoặc 1 qđ đặc biệt nào đó thì TTT có thể áp dụng các nguồn này để giải quyết TC.

VD: Trong vụ Trail Smelter 1941, TTT đc thành lập để giải quyết TC giữa Canada và Mỹ liên quan đến việc 1 nhà máy luyện kim của Canada đã gây ô nhiễm vì chất sulphur dioxide gây thiệt hại cho cây trồng ở 1 số vùng lãnh thổ Mỹ giái vs biên giới Canada. Để giải quyết TC này, các bên đã thỏa thuận k chỉ áp dụng LQT mà còn áp dụng các qđ của PL Mỹ.

3. Phân loại:* Căn cứ vào thành phần của TTT:- TTT cá nhân: Tòa có duy nhất 1 TT viên- TTT tập thể: Tòa có từ 3 TTT viên trở lên* Căn cứ vào thẩm quyền giải quyết TC- TTT có thẩm quyền chung: Tòa có thẩm quyền giải quyết các TC phát sinh trong tất cả các lĩnh

vực hợp tác giữa các chủ thể của LQT.VD: TTT thường trực Lahaye đc thành lập trên cơ sở CW Lahaye 1899 và 1907 về giải quyết hòa

bình các TCQT…- TTT có thẩm quyền chuyên môn: Tòa chỉ có thẩm quyền giải quyết các TC trong 1 hoặc 1 số

lĩnh vực hợp tác nhất định.VD: TTT QT về luật biển…* Căn cứ vào tính chất hđ:- TTT thường trực (TTT quy chế): Là n~ Tòa đc thành lập để giải quyết các TC 1 cách thường

xuyên. Các Tòa này có quy chế hđ, thủ tục rõ ràng và có trụ sở.VD: TTT thường trực Lahaye…- TTT vụ việc (TTT ad hoc): Là n~ Tòa đc thành lập để giải quyết 1 vụ TC cụ thể và sau khi vụ

việc đc giải quyết xong, Tòa sẽ chấm dứt hđ.VD: TTT đc thành lập năm 1988 để giải quyết TC lãnh thổ giữa Ai Cập và Israel…TTT thường trực và TTT vụ việc đều có điểm mạnh riêng. Do đó, chủ thể TC có thể dựa vào nội

dung, tính chất của từng loại TC cũng như yêu cầu đặt ra mà quyết định việc lựa chọn TTT. -Vs TTT thường trực: + Có quy chế, thủ tục tố tụng rõ ràng+ Có kinh nghiệm thực tiễn, dựa trên n~ kinh nghiệm này mà tòa có thể giúp các bên chỉ định đc

các TT viên có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế thích hợp, tạo thuận lợi cho quá trình giải quyết TC.

+ Có các nhân viên chuyên nghiệp giúp đỡ các bên trong quá trình tố tụng- Vs TTT vụ việc:+ Khả năng linh hoạt đáp ứng yêu cầu của các bên+ Các bên có thể tiết kiệm đc án phí do k phải chịu chi phí điều hành4. Giá trị pháp lý của phán quyết TT:Về ng/tắc, phán quyết của TTT là chung thẩm và có hiệu lực bắt buộc đối vs các bên TC. Các bên

có nghĩa vụ thi hành và k có quyền khiếu nại. Phán quyết của TTT chỉ đc xem xét lại trong t/hợp có n~ đk mới có ảnh hưởng cơ bản đến nội dung phán quyết mà trc đó TTT chưa đc biết đến. Nhưng trong thực tiễn, phán quyết của TTT có thể bị coi là vô hiệu và các bên k có nghĩa vụ phải thi hành phán quyết đó trong 1 số t/hợp sau:

- ĐƯQT (hoặc điều khoản) về TT mà các bên ký kết bị vô hiệu- TTT vượt quá thẩm quyền mà các bên thỏa thuận trao cho- Có dấu hiệu mua chuộc mem của HĐ TT- Trong quá trình giải quyết TC, TTT đã vi phạm nghiêm trọng n~ qđ về thủ tục tố tụngSau khi TT ra phán quyết, nếu như các bên có quan điểm khác nhau về hiệu lực cũng như về việc

giải thích và thi hành phán quyết TT thì chính TTT đó sẽ xem xét và giải quyết.

Câu 12: Các cq tài phán QT trong khuôn khổ WTO và ASEAN?I. WTO:Xét 1 cách tổng thể, cơ chế giải quyết TC của WTO bao gồm hệ thống giải quyết TC chung, đc áp

dụng vs các TC phát sinh trong tất cả các lĩnh vực thương mại hàng hóa, TM dịch vụ, sh trí tuệ liên quan

137

Page 138: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

đến TM, theo qđ của thỏa thuận về quy tắc và thủ tục giải quyết TC (DSU) và hệ thống giải quyết TC đc qđ trong các hiệp định cụ thể như HĐ về hàng dệt và may mặc (gọi là hệ thống giải quyết TC chuyên biệt).

Về ng/tắc, TC thuộc đối tượng có thể viện dẫn đến cơ chế giải quyết TC của WTO là TC phát sinh giữa các mem của TC này, bao gồm k chỉ các qgia độc lập, có chủ quyền mà còn cả 1 số vùng lãnh thổ thuế quan riêng biệt, hoàn toàn tự chủ trong các mqh TM hoặc tổ chức QT, như EC. Việc giải quyết TC phát sinh giữa các mem của WTO đc giải quyết trên cơ sở các ng/tắc công bằng, nhanh chóng, hiệu quả và chấp nhận đc đối vs các bên TC. Căn cứ vào Thỏa thuận về giải quyết TC (DSU), các mem WTO có thể lựa chọn cho mình các biện pháp giải quyết TC khác nhau, như tham vấn, môi giới, hòa giải, trung gian, kể cả việc lựa chọn thiết chế tài phán QT khác nhau, như tài phán trọng tài QT. Và nếu sau khi đã tiến hành các biện pháp nêu trên mà TC vẫn chưa đc giải quyết thì các bên có thể khiếu nạu ra trc Cq giải quyết TC (DSB) của WTO.

DSB k phải là cq chuyên biệt đc thành lập để giải quyết TC giữa các mem của WTO mà nó chính là ĐHĐ của WTO (vs cơ cấu mem bao gồm đại diện ở cấp đại sứ của các qgia mem). Thành phần của DSB còn phải tính đến cả Tổng giám đốc WTO. DSB có quyền quyết định thành lập và thông qua báo cáo của nhóm chuyên gia (PANEL) và nhóm phúc thẩm, giám sát việc t/h các quyết định về giải quyết TC, cho phép tạm đình chỉ việc áp dụng các HĐ TM vs 1 mem, kể cả cho phép áp dụng các BP trừng phạt. Trên thực tiễn hđ, DSB thực sự trở thành 1 trong số thiết chế tài phán quan trọng trong lĩnh vực hợp tác KT, TM giữa các qgia.

* Trình tự giải quyết TC tại DSB:- Trong t/hợp các bên k giải quyết đc TC bằng các BP như tham vấn, trung gian, hòa giải hay TT

QT thì vụ TC sẽ đc đệ trình lên DSB. Sau khi thụ lý, DSB sẽ thành lập nhóm chuyên gia để tiến hành các hđ tác nghiệp cần thiết. Nhóm chuyên gia (PANEL) gồm 3 mems, trừ t/hợp các bên TC yêu cầu thành lập nhóm chuyên gia vs 5 mems, là n~ chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực LTM QT, cũng như chính sách TM QT nói chung. Khi tham gia nhóm chuyên gia, các mem phải hđ vs tư cách độc lập và k chịu sự chi phối của bất kỳ CP nào. Nhiệm vụ của nhóm chuyên gia là đánh giá khách quan về các vấn đề TC và tiến hành các điều tra khác để giúp DSB trong việc đưa ra các quyết định hoặc khuyến nghị thích hợp. Sau khi xem xét TC, nhóm chuyên gia sẽ soạn thảo báo cáo và đệ trình DSB để cq này đưa ra quyết định cuối cùng về giải quyết TC.

- Các bên TC có quyền phản đối báo cáo của nhóm chuyên gia và kháng cáo lên cq phúc thẩm. Bản báo cáo của nhóm chuyên gia sẽ đc thông qua tại phiên họp của DSB, trừ khi 1 trong các bên TC kháng cáo hoặc DSB bằng thủ tục đồng thuận k thông qua báo cáo.

- Trong t/hợp các bên kháng cáo bản báo cáo, vụ TC sẽ đc đệ trình lên các cq phúc thẩm của WTO để giải quyết. Cq phúc thẩm thường trực (AB) đc thành lập để xem xét kháng cáo của các bên TC về vấn đề PL và giải thích PL đc nêu ra trong bản báo cáo của nhóm chuyên gia. Cq phúc thẩm bao gồm 7 mems do DSB bổ nhiệm vs nhiệm kỳ 4 năm và có thể đc tái bổ nhiệm. Mem của cq phúc thẩm phải đại diện cho các nhóm nước có lợi ích KT khác nhau. Các mem này hđ vs tư cách độc lập và k bị chi phối bởi bất kỳ thế lực nào. Khi có đề nghị phúc thẩm, cq phúc thẩm thường trực sẽ lập ra 1 nhóm phúc thẩm riêng gồm 3 mems. Nhóm này có quyền xem xét để nguyên, thay đổi hoặc hủy bỏ n~ giải thích, kết luận pháp lý nêu trong báo cáo của PANEL. Báo cáo của nhóm phúc thẩm sẽ đc đệ trình lên DSB và việc thông ua báo cáo này theo ng/tắc đồng thuận tiêu cực và gần như mang tính chất tự động. Tức là, các bên TC có nghĩa vụ t/h vô đk quyết định cuối cùng của DSB trên cơ sở báo cáo phúc thẩm và thời hạn xem xét phúc thẩm tối thiếu là 60 ngày, có thể gia hạn nhưng tối đa k quá 90 ngày.

- Dựa trên báo cáo của nhóm chuyên gia và cq phúc thẩm, DSB sẽ thông qua các quyết định hoặc khuyến nghị thích hợp. Các quyết định hoặc khuyến nghị này sẽ đc các bên tự nguyện thi hành trong 1 thời hạn nhất định theo qđ của DSU. Trong t/hợp bên thua kiện k tự nguyện thi hành, bên thắng kiện có quyền yêu cầu DSB cho phép họ t/h các biện pháp đòi bồi thường thiệt hại và tiếp theo là các biện pháp trả đũa TM đối vs bên thua kiện.

VD: Vụ kiện Mỹ - EU về 240tr USD cho Mỹ tự ý tăng giá nhập khẩu các mặt hàng. Đây là hvi vi phạm LTM QT của WTO.

Sau khi xét xử ở DSB, EU đc phép tăng giá nhập khẩu hàng của Mỹ vào thị trường cho đến khi thu đủ lại 240tr USD (trả đũa theo ng/tắc tương xứng).

II. ASEAN:

138

Page 139: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Trong khuôn khổ ASEAN, các TC giữa các qgia mem đc các bên chủ động giải quyết thông qua thương lượng hòa giải. Nếu k đạt đc thỏa thuận qua thương lượng thì các bên sẽ thành lập 1 HĐ cấp cao (cấp bộ trưởng) để xem xét TC và đưa ra n~ quyết định cũng như n~ khuyến nghị thích hợp. Cơ chế giải quyết TC này đã đc qđ cụ thể trong HƯ thân thiện và hợp tác khu vực ĐNA đc các qgia ASEAN ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh lần t1 (2/1976).

Riêng trong lĩnh vực KT, quá trình giải quyết TC đc t/h trên cơ sở Nghị định thư về cơ chế giải quyết TC đã đc bộ trưởng KT các nước mem ASEAN ký kết ngày 20/11/1996 (NĐT Manila 1996).

Theo NĐT Manila 1996, việc giải quyết TC nếu k đạt đc thỏa thuận ở giai đoạn tham vấn hoặc sd các biện pháp khác như trung gian, hòa giải thì các bên TC có thể đưa vụ việc ra giải quyết tại Hội nghị KT cao cấp (SEOM). Để giải quyết TC, SEOM sẽ thành lập 1 Ban hội thẩm (Panel) gồm 3 mems (trừ t/hợp các bên thỏa thuận số mem là 5), vs chức năng đánh giá 1 cách khách quan TC đã đc đệ trình và thu thập các chứng cứ để giúp cho SEOM đưa ra các quyết định phù hợp. Trong 1 số t/hợp đặc biệt, SEOM cũng có thể quyết định trực tiếp xử lý TC mà k cần thành lập Ban hội thẩm.

Sau khi SEOM ra quyết định, nếu các bên TC k thỏa mãn vs quyết định đó thì có thể kháng cáo lên Hội nghị bộ trưởng KT (AEM). AEM là cq cao nhất có thẩm quyền giải quyết các TC trong lĩnh vực KT giữa các qgia mem ASEAN. AEM sẽ xem xét TC và đưa ra quyết định cuối cùng. QĐ của SEOM hoặc AEM sẽ đc các bên t/h trong 1 khoảng tg nhất định theo qđ của NĐT Manila 1996.

Ngoài các cq như Ban hội thẩm, SEOM và AEM, Ban thư ký ASEAN cũng là cq có thẩm quyền giải quyết TC. Theo NĐT Manila, BTK ASEAN có trách nhiệm:

- Giúp đỡ Ban hội thẩm trong quá trình giải quyết TC- Theo dõi và duy trì các quyết định của SEOM và AEM- Đứng ra hòa giải hoặc làm trung gian để hỗ trợ các qgia mem giải quyết TC.

Câu 13: So sánh cơ chế giải quyết TC của WTO và ASEAN?1. Giống:Cơ chế giải quyết Tc có nhiều điểm tương đồng nhau. Thực chất, cơ chế của ASEAN là sự mô

phỏng cơ chế của WTO vs 1 vài thay đổi cho phù hợp vs ng/tắc tổ chức và hđ của ASEAN.- Phải qua tham vấn, hòa giải…- Đều có cấp phúc thẩm- Giá trị pháp lý của phán quyết2. Khác:WTO chỉ đơn thuần là 1 tổ chức hợp tác về KT, ASEAN là 1 tổ chức hợp tác cả về chính trị, văn

hóa, an ninh, XH. Do đó, khi giải quyết bất cứ TC nào, các qgia ASEAN đều cố gắng giải quyết ở giai đoạn tham vấn mà ít khi phải đưa ra các cq giải quyết TC. Điều này, vừa giúp cho TC đc giải quyết 1 cách nhanh chóng, kịp thời, vừa k làm ảnh hưởng tới quan hệ hợp tác hữu nghị trong các lĩnh vực khác giữa các bên TC.

Câu 14: Phân biệt 2 cơ chế giải quyết TC tại TAQT và Trọng tài QT?- Trình tự giải quyết TC bằng TT linh hoạt và mềm dẻo hơn, dựa trên thỏa thuận của các bên TC:+ Thành phần HĐ TT do các bên thỏa thuận, lựa chọn, số lượng luôn là số lẻ. Các bên có quyền

lựa chọn TT viên, mỗi bên thỏa thuận chọn số lượng TT viên bằng nhau, chủ tịch HĐ TT do cả 2 bên cùng lựa chọn

+ Thủ tục tố tụng: Các bên tự do thỏa thuận (vs TA, thủ tục tố tụng đã đc qđ cụ thể trong Quy chế hoặc điều lệ) đơn giản, linh hoạt hơn rất nhiều. Để tiết kiệm tg và chi phí, các bên TC sẽ thỏa thuận đưa ra các qđ tố tụng đơn giản, linh hoạt, cho phép rút ngắn quá trình đưa ra phán quyết. Do đó, phán quyết TT khi đc đưa ra sẽ kịp thời giải quyết TC phát sinh, k để vấn đề trở nên quá phức tạp, trc n~ tác động bởi các yếu tố khách quan cũng như chủ quan. Tuy nhiên, hạn chế trong t/hợp 2 bên TC có mâu thuẫn gay gắt, căng thẳng, có thái độ k hợp tác thỏa thuận.

- Tính công khai:+ TA: Phải đảm bảo ng/tắc xét xử công khai ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của qgia thua kiện+ TT: K đặt ra yêu cầu xét xử công khai Đảm bảo đc danh dự và uy tín của gia, đảm bảo danh

dự và uy tín đó k bị ảnh hưởng khi thiết lập n~ mqh QT trong tương lai, nhất là khi qgia có hvi chưa phù hợp vs PL QT hoặc là bên thua kiện. Đặc biệt, xét xử kín có ý nghĩa lớn nếu như vụ TC liên quan đến bí mật qgia.

139

Page 140: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

- Các biện pháp bảo đảm thực hiện phán quyết: Về mặt pháp lý thì cả phán quyết của TA và TT đều có giá trị pháp lý bắt buộc nhưng phán quyết của TA có giá trị bảo đảm cao hơn.

140

Page 141: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ QUỐC TẾ

Câu 1: ĐN chế định trách nhiệm pháp lý QT và phân loại trách nhiệm pháp lý QT?1. ĐN Chế định TNPL QT: Theo khoa học LQT, chế định TNPLQT là tổng thể các ng/tắc và quy

phạm LQT điều chỉnh các quan hệ phát sịnh giữa các chủ thể LQT vs nhau vì có hvi vi phạm LQT hoặc t/h hvi mà LQT k nghiêm cấm đã gây ra thiệt hại cho chủ thể LQT khác. Theo chế định này, chủ thể gây thiệt hại phải có nghĩa vụ đáp ứng các đòi hỏi và yêu cầu vật chất cũng như phi vật chất cho chủ thể bị hại. Còn trong t/hợp cần thiết, chủ thể gây thiệt hại có thể bị trừng phạt QT.

VD: Giả định VINASAT 1 nổ bùm, mảnh vỡ rơi xuống TQ -> VN phải bồi thường thiệt hại2. Phân loại:* Căn cứ vào tính chất thiệt hại:- TN vật chấtVD: Mỹ gian lận thương mại gây thiệt hại 240tr USD cho EU. EU tăng thuế các mặt hành nhập

khẩu của Mỹ thu đủ lại 240tr - TN phi vật chất: gây ra thiệt hại danh dự, chủ quyền, vị thế, uy tín, phẩm giá của qgia trên

trường QT.VD: Hàng năm, BNG Hoa Kỳ đưa ra báo cáo nhân quyền của các qgia trên TG, trong đó, nhận

xét k đúng về tình hình nhân quyền của VN, đây là nhận xét mang tính chủ quan của HK, k theo chuẩn mực chung của QT, làm mất hình ảnh của VN VN phản đối và HK phải xem xét lại

* Căn cứ vào tính chất của hvi gây thiệt hại:- TNPLQT chủ quan: Phát sinh từ hvi vi phạm LQT, gây ra thiệt hại cho chủ thể khác của LQT- TNPLQT khách quan: Phát sinh từ hvi LQT k nghiêm cấm nhưng LQT yêu cầu phải BTTH nếu

xuất hiện thiệt hại từ hđ này của qgia.VD: Hđ vũ trụ: vệ tinh nhân tạo rời quỹ đạo, bị rơi gây thiệt hại; nổ tàu vũ trụ…

Câu 2: Phân tích TNPLQT dưới góc độ là chế định của LQT và dưới góc độ là quan hệ pháp luật QT?

1. Dưới góc độ là chế định của LQT:Chế định TNPLQT là công cụ pháp lý cần thiết, nhằm đảm bảo sự tuân thủ các quy phạm luật QT

của chủ thê luật QT do ý nghĩa răn đe và khôi phục lại các quyền cùng trật tự pháp lý bị xâm hại của chế định này, thông qua các hình thức và thể loại truy cứu trách nhiệm. Chế định này đc sử dụng như 1 công cụ đặc biệt nhằm điều chỉnh các QHQT cấp chính phủ và đảm bảo cho luật QT thực hiện chức năng của mình. Điều này lý giải vì sao trong cả 2 hệ thống PLQG và QT đều tồn tại chế định TNPL tương ứng. Việc gắn hậu quả của các hvi pháp lý của chủ thể LQT vs TNPLQT là căn cứ để phân biệt giữa hvi mang tính chính trị vs hvi pháp lý QT của chủ thể LQT.

Các chủ thể quan hệ PLQT nếu có sự vi phạm các cam kết và nghĩa vụ QT, nếu k đặt ra vấn đề truy cứu TNPLQT thì một mặt, quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể khác sẽ bị xâm phạm, k đc bảo vệ hoặc khôi phục. Mặt khác, tiềm ẩn nguy cơ về ý thức k tôn trọng các qđ của LQT, do k có sự ràng buộc nghĩa vụ của chủ thể LQT vs n~ hậu quả xấu mà chủ thể đó đã gây ra cho chủ thể khác hoặc gây tổn hại đến lợi ích của cộng đồng QT.

Các qđ của chế định TNPLQT đc viện dẫn để giải quyết quan hệ PLQT phát sinh giữa các chủ thể LQT, khi xảy ra sự kiện vi phạm lợi ích chính đáng của 1 chủ thể LQT hoặc khi lợi ích của cộng đồng QT bị xâm phạm. Trong quan hệ này, TNPLQT đc hiểu là sự cưỡng chế trong LQT để buộc chủ thể đã t/h hvi trái PL QT hoặc tuy t/h hvi mà LQT k cấm nhưng gây ra thiệt hại cho chủ thể khác, phải loại bỏ thiệt hại đã gây ra, phải t/h 1 hoặc 1 số yêu cầu của chủ thể bị thiệt hại, kể cả việc phải gánh chịu n~ BP trừng phạt do chủ thể bị thiệt hại hoặc các chủ thể khác áp dụng trên cơ sở PL QT.

2. Dưới góc độ quan hệ PLQT:Chủ thể quan hệ TNPLQT là chủ thể của luật QT, bao gồm chủ thể chịu TNPLQT và các chủ thể

thực hiện truy cứu TNPLQT. Trong số các chủ thể của TNPLQT nói chung, quốc gia là chủ thể phải chịu TN về những hvi nhất định của các cơ quan, tổ chức, cá nhân ko phụ thuộc vào việc họ ở trong hay ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia.

Quốc gia phải chịu TN về hvi của cơ quan nhà nc, trong cả t/hợp cơ quan hoặc người đại diện lạm dụng chức vụ hoặc hoạt động quá thẩm q`, gây thiệt hại cho chủ thể # của luật QT. Với hvi của cá nhân là công dân của quốc gia thì TNPLQT của quốc gia đc đặt ra khi có cơ sở để k/định quốc gia đã ko thực

141

Page 142: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

hiện đầy đủ các nghĩa vụ cần thiết để trừng trị cá nhân vi phạm hoặc giữ gìn trật tự công cộng theo yêu câu của PL nói chung.

LQT cũng quy định rõ việc truy cứu TNHS đối với cá nhân có hvi vi phạm luật QT de dọa, làm ảnh hưởng đến hòa bình an ninh QT. Khi quốc gia vi phạm nghiêm trọng PLQT thì quốc gia phải gánh chịu TNPLQT (VD, liên quan đến tội ác QT), còn các cá nhân thì chịu TNHS. Theo luật QT, việc cá nhân thực hiện hvi tội phạm với tính chất thừa hành công vụ ko là cơ sở pháp lý để giải thoát cho cá nhân khỏi TNHS. Sự trừng phạt tiến hành theo thẩm quyền tài phán QY hoặc quốc gia. Địa vị pháp lý của cá nhân (nguyên thủ qgia, ng đứng đầu CP, bộ trưởng BNG) ko là cơ sở để loại bỏ TNHS khi cá nhân đó có hvi vi phạm mang t/chất tội ác QT.

Theo LQT hiện hành, việc truy cứu TNHS của cá nhân về tội chống hb nhân loại, các tội ác war… đc t/h k có giới hạn về thời hiệu và sựu quy kết trách nhiệm là trên cơ sở chứng minh đc rằng các cá nhân đó đã có hvi phạm tội ác QT liên quan đến hđ của qgia và các cq NN. Điều này đc thể hiệ trong Quy chế của các TAQT đc thành lập để xét xử các TP war vào các năm 1945, 1946; trong 1 loạt các CWQT về các TPHSQT; các quyết định của HĐBA LHQ (2/1993, quyết định thành lập TAQT điều tra và xét xử TP ở Nam Tư cũ…).

Câu 3: Cơ sở của TNPLQT?Trong luật QT cũ, việc xđ TNPLQT chủ yếu viện dẫn các quy định của luật tập quán QT và theo

nguyên tắc chung của PL, đó là 1 chủ thể khi hoạt động vì lợi ích của mình gây thiệt hại cho chủ thể khác thì có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại đã gây ra.

Hiến chương LHQ ghi nhận việc truy cứu TNPLQT đối với hvi vi phạm nghiêm trọng hòa bình an ninh QT trong Điều 39 41 42. Ngoài hiến chương, việc xác đinh TNPLQT của chủ thể luật QT còn căn cứ vào các văn bản PLQT quan trọng khác như Công ước 1948 về Tội diệt chủng. 1973 về Tội phân biệt chủng tộc…

Câu 4: Vi phạm PLQT?1. Khái niệm:Sự vi phạm pháp luật quốc tế thường có hai dấu hiệu: có hành vi trái pháp luật và có thiệt hại.

Ngoài ra, phải xác định được mối liên hệ giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.Hành vi trái pháp luật quốc tế: Là hành động hoặc không hành động, trái với các quy định và cam

kết quốc tế gây ra thiệt hại cho chủ thể khác hoặc lợi ích cộng đồng quốc tế. Về mặt khách quan tính trai pháp luật biểu hiện ở sự mâu thuẫn giữa hành vi xử sự của chủ thể luật quốc tế so với các quy định của luật này. Hành vi trái pháp luật sẽ xuất hiện trong trường hợp chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế không thực hiện hoặc thực hiện k đúng nghĩa vụ quốc tế của mình, gây ra hậu quả thiệt hại về lợi ích vật chất hoặc tinh thần cho chủ thể khác.

2. Phân loại vi phạm pháp luật quốc tế:* Tội ác quốc tế:Được hiểu là các hành vi đe dọa hòa bình và an ninh nhân loại. Được xác đinh trong Công ước về

chống tội diệt chủng năm 1948, Công ước năm 1973 về chống chủ nghãi Apacthai, Công ước về không áp dụng thời hiệu khởi tố đối với các tên tội phạm chiến tranh chống nhân loại năm 1968.

Vì chưa có sự rõ ràng của vấn đề phân loại các vi phạm pháp luật quốc tế, Ủy ban luật quốc tế của Liên hợp quốc đang tiến hành soạn thảo Công ước về trách nhiệm pháp lý quốc tế (trong đó có phần phân loại các vi phạm pháp luật quốc tế). Theo Điều 19 Dự thảo Công ước này, các vi phạm pháp luật quốc tế được hiểu là hành vi của quốc gia vi phạm các cam kết quốc tế, không phụ thuộc vào khách thể của các cam kết đó, còn tội ác quốc tế được hiểu là hành vi trái pháp luật quốc tế xuất hiện trong trường hợp quốc gia vi phạm các cam kết quốc tế xuất hiện trong trường hợp quốc gia vi phạm các cam kết quốc tê có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống quốc tế, xâm phạm tới lợi ích sống còn của các quốc gia và các dân tộc, chà đạp lên các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tê, đe dọa hòa bình, an ninh nhân loại, ví dụ, xâm lược, thiết lập và duy trì chế độ thuộc địa, chế độ Apacthai, gây ô nhiễm bầu khí quyển và biển mang tính chất nghiêm trọng…Như vậy, các hành vi vi phạm pháp luật quốc tế khác không phải là tội ác quốc tế được coi là vi phạm pháp luật quốc tế thông thường.

Theo ý kiến của Ủy ban, một số loại vi phạm pháp luật quốc tế kể trên cần áp dụng một chế độ trách nhiệm pháp lý riêng biệt. Đối với tôi ác quốc tế, các chủ thể khác của luật quốc tế và thậm chí cả

142

Page 143: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

cộng đồng quốc tế đều có thể hành động cần thiết để trừng trị chủ thể đã gây ra tội ác đó. Đối với các vi phạm pháp luật quốc tế hông thường thì chỉ quốc gia bị hại có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

* Các vi phạm pháp luật quốc tế thông thường:Là hành vi của chủ thể luật quốc tế trái với pháp luật quốc tế về mức độ, không nghiêm trọng như

tội ác quốc tế nhưng đã gây thiệt hại cho một hoặc một số chủ thể luật quốc tế khác. VD: việc không hành động cần thiết để dẫn tới hành động chống lại đại diện ngoại giao nước ngoài; vi phạm các nghĩa vụ thương mại…Trong các trường hợp đó, trách nhiệm pháp lý đặt ra trong quan hệ giữa chủ thể vi phạm pháp luật quốc tế với chủ thể bị thiệt hại.

Cần phân biệt hành vi vi phạm luật quốc tế với hành vi thiếu thân thiện của các quốc gia. Hành vi thiếu thân thiện được hiểu là một hành vi của quốc gia làm thiệt hại cho quốc gia khác nhưng không vi phạm tới cam kết quốc tế. Các hành vi thiếu thân thiện đó làm thiệt hại tới lợi ích không được luật quốc tế bảo vệ của các quốc gia khác.VD: hành vi hạn chế một số quyền của các nhân và pháp nhân nước ngoài ở nước sở tại; tăng thuế hải quan ở một số mặt hàng nhập khẩu; quốc hữu hóa đối với sở hữu nước ngoài. Trong các trường hợp này, quốc gia bị đối xử thiếu thân thiện có quyền tự hành động để đối phó lại nhưng không được vi phạm các quy định và cam kết quốc tế. Hiên tại, luật quốc tế chưa có quy định cấm áp dụng các hành vi thiếu thân thiện như trên trong quan hệ quốc tế. Do vậy, vai trò quan trọng trong vấn đề điều chỉnh các quan hệ loại này thuộc về các quy phạm đạo đưc svà chính trị quốc tế.

Ngoài ra, cần phân biệt hành vi vi phạm pháp luật quốc tế của chủ thể luật quốc tế với hành vi vi phạm được xác định là loại tội phạm có tính chất quốc tế (là các tội phạm hình sự, do cá nhân thực hiện, xâm phạm tới trật tự pháp lý quốc tế hoặc quốc gia và mang tính chất nguy hiển trên phạm vi quốc tế). Cơ sở pháp luật của sự truy cứu trách nhiệm đối với các loại tội phạm này là các công ước quốc tế về đấu tranh chống một số loại tội phạm đặc biệt (tội không tặc, tội khủng bố, tội buôn bán ma túy, chất phóng xa…) và các quy phạm pháp luật hình sự của các quốc gia được ban hành trên cơ sở các công ước đó. Điểm khác biệt cơ bản của tội phạm mang tính chất quốc tế là ở chỗ, những tội phạm này được thực hiện bởi các cá nhân, không có liên quan đến chính sách của quốc gia. (Các cá nhân khi phạm tội phạm có tính chất quốc tế không phải là các nhà chức trách hoặc công chức thay mặt quốc gia khi thi hành công vụ). Về nguyên tắc, quốc gia không chịu trách nhiệm về hoạt động của các cá nhanh, do vậy các loại tội phạm nêu trên không là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế của chủ thể luật quốc tế.

Câu 5: ĐN, cơ sở xác định và hình thức thực hiện TNPL chủ quan?1. ĐN: Đây là loại hình TNPLQT, bao gồm TN vật chất và phi vật chất. Vì vậy, chủ thể gây ra

thiệt hại phải có nghĩa vụ BTTH cả về vật chất cũng như phi vật chất cho chủ thể bị hại trong quan hệ QT.

VD: BNG Hoa Kỳ xin lỗi, cam kết k đưa ra báo cáo nhân quyền sai về VN. Hiện nay, theo tg, mức độ nhận xét đã thiện chí hơn nhiều.

2. Cơ sở xác định:a. Cơ sở pháp lý:- Xác định TNPLQT của chủ thể luật quốc tế là dựa trên cơ sở của các quy phạm pháp luật về

hành vi do chủ thể thực hiện bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và phải gánh chịu TNPLQT. Các quy định này đc ghi nhận trong điều ước quốc tế, tập quán pháp, quyết định của tòa án và trọng tài quốc tế, các văn bản bắt buộc của tổ chức quốc tế liên CP và văn bản đơn phương của quốc gia.

VD: + Cơ quan tài phán QT: Vụ kiện Mỹ - EU về 240tr USD, phán quyết của DSB (WTO) là cơ sở

pháp lý buộc Mỹ - ben thua kiện phải thực thi, tuân thủ…+ Tổ chức QT liên CP: Quyết định của HĐBA LHQ về trừng phạt Iran, Irac, Triều Tiên về vấn đề

hạt nhân -> cơ sở pháp lý truy cứu TNPL của các qgia này…+ VBPLQG: VN tuyên bố cho tàu thuyền của các qgia tự do đánh bắt cá ở vùng đặc quyền KT

của VN. Nhưng sau đó, VN lại cấm đánh bắt cá trong vùng đặc quyền KT mà k có lý do, k thông báo trc vs các qgia về việc đình chỉ cam kết đơn phương -> vi phạm văn bản pháp lý của chính mình và vi phạm cam kết QT.

b. Cơ sở thực tiễn:* Có hành vi trái PLQT:

143

Page 144: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Là hành vi vi phạm các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế, vi phạm các nghĩa vụ quốc tế, ko thực hiện hoặc thực hiện ko đúng các cam kết quốc tế, kể cả việc ko thực hiện những hành vi cần phải thực hiện theo đúng quy định của luật QT nhằm ngăn ngừa trừng trị kẻ vi phạm. Biểu hiện:

- Có thể xuất phát từ việc quốc gia ko thực hiện hoặc thực hiện ko đúng những nghĩa vụ QT đã cam kết. Tại hội nghị Lahaye 1930, ủy ban pháp điển hóa luật QT đã ghi nhận việc quốc gia phải chịu TN về những hvi của cơ quan mình gây tổn hại cho quốc gia khác vì ko tôn trọng nghĩa vụ QT.

- Có thể là hvi ko thực hiện nghĩa vụ phát sinh trong quan hệ tố tụng QT. VD: nghĩa vụ phải chấp hành các phán quyết của Tòa án hay trọng tài QT trong khi giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia mà các bên tự thừa nhận thẩm quyền của các cơ quan này theo đúng quy chế của tòa án, trọng tài QT.

- Đôi khi hvi trái pl còn bắt đầu từ việc quốc gia làm trái với những quy định trong các văn bản pháp luật mà quốc gia đơn phương ban hành, ngăn cản các quốc gia khác thực hiện quyền chính đáng của họ. Vd t/hợp quốc gia đơn phương đình chỉ một cách bất hợp pháp việc thực hiện chế độ pháp lý trên các vùng lãnh hải/tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kt, gây cản trở quyền qua lại của tàu thuyền nc ngoài…trong các vùng đó theo như qđ thông thường của PL qgia cũng như Luật biển QT.

Hvi trái pl luôn đc coi là đk cơ bản để có cơ sở xác định có hay ko TNPLQT. Thiếu đk này thì ko đặt ra TNPLQT.

* Có thiệt hại:Để buộc 1 chủ thể luật QT phải gánh chịu TN bồi thường do hvi trái pl của mình thì hvi đó dù ở

mức độ hay hình thức nào cũng phải đã gây ra thiệt hại cho chủ thể khác. Thiệt hại có thể là: vật chất (lãnh thổ, tài sản QG) hoặc phi vật chất( chủ quyền, uy tín QG). Nhiều t/hợp là cả 2.

X/định rõ thiệt hại là cơ sở qtrong để tính toán việc bồi thường. QG gây thiệt hại chỉ phải bồi thường những thiệt hại trực tiếp.

Yếu tố thiệt hại ko có ý nghĩa quyết định với việc x/định có TNPLQT hay ko nhưng là cơ sở giải quyết bồi thường thiệt hại khi x/đ đã có TNPL.

* Có mối q/hệ nhân quả giữa hvi trái pl và thiệt hại xảy ra:Mối qh nhân quả giữa thiệt hại – hvi vi phạm là mqh của sự vận động nội tại mà về ng/tắc,

nguyên nhân phải xảy ra trc kết quả trong khoảng tg xác định. Hvi trái pl là nguyên nhân có ý nghĩa quyết định với thiệt hại xảy ra. Xem xét mối qh nhân quả là 1 trong các yếu tố x/định TNPLQT , đảm bảo tính khách quan.

Ngoài 3 yếu tố trên, hiện nay, vấn đề lỗi của chủ thể vi phạm ko là yếu tố có tính đk trong x/định TNPLQT của 1 chủ thể. Lý do:

- Bởi TNPLQT trong nhiều loại hình k cần xác định yếu tố lỗi: TP diệt chủng, chiến tranh, xâm lược…

- TNPLQT ngoài chủ quan còn có TNPLQT khách quan. Khách quan: K cần tồn tại lỗi vì đây là hvi k bị LQT nghiêm cấm nên k có lỗi

- N~ vụ tranh chấp nhỏ liên quan đến lĩnh vực TM như tranh chấp Mỹ - EU -> k cần xác định lỗi do TNPLQT có ng/tắc đã gây thiệt hại phải bồi thường, gây thiệt hại bao nhiêu bồi thường bấy nhiêu -> lỗi k có vai trò xác định tăng hay giảm mức BTTH.

3. Hình thức t/h TNPLQT chủ quan:* TN phi vật chất và các hình thức tương ứng:- Thể loại phi vật chất là 1 dạng TNPLQT, theo đó, chủ thể vi phạm luật QT có nghĩa vụ đền bù

thiệt hại về mặt tinh thần cho chủ thể bị hại, trong 1 số t/hợp phải gánh chịu thiệt hại vật chất do các biện pháp trả đũa/trừng phạt mà một chủ thể áp dụng trên cơ sở quy định của LQT.

- Thể loại phi vật chất x/hiện do sự vi phạm quy phạm PLQT để bảo vệ lợi ích của chủ thể khác (vd : vi phạm quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao). Nó x/hiện trong cả t/hợp khi ko có thiệt hại vật chất xảy ra do vi phạm PLQT. TN phi vật chất có thể áp dụng 1 trong 3 p/thức truy cứu TNPLQT:

+ Phương thức đáp ứng và làm thỏa mãn các yêu cầu, đòi hỏi của bên bị hại: hường đc bên gây hại tiến hành thong qua các h/động như hứa ko vi phạm, xl, bày tỏ sự đáng tiếc, trừng phạt n~ ng vi phạm…

VD: N~ ng Kh’mer cực đoan ở Campuchia phá tượng đài ng chiến sỹ quân tình nguyện VN -> TN phi vật chất

Campuchia đã gửi điện chia buồn, tạ lỗi, đảm bảo xây dựng lại tượng đài ở Phnompenh, bắt n~ tên Kh’mer cực đoan phải chịu TNPL nghiêm khắc theo LHS Campuchia.

144

Page 145: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

+ Phương thức trả đũa: Là hình thức truy cứu TNPLQT do bên bị hại tiến hành, nhằm trừng phạt những hvi vi phạm PLQT. Theo ng/tắc chung, việc truy cứu TNPLQT dưới hình thức trả đũa cần đc tiến hành 1 cách vừa mức.

VD: Mỹ - TQ trong lĩnh vực nhân quyền. BNG Mỹ nhận xét nhân quyền các nước, rất chú trọng đến TQ và có n~ nhận xét mang tính chủ quan, thiếu chính xác. Ngay sau đó, TQ tuyên bố nhận xét nhân quyền của Mỹ vs đủ tư liệu cần thiết - tuân thủ ng/tắc tương xứng của LQT.

Trong việc xác định hình thức trả đũa, cần phân biệt nó vs hình thức đáp lại hvi thiếu thân thiện. Sự đáp lại hvi thiếu thân thiện là việc trả đũa lại hvi k đạo đức của chủ thể khác. VD: 1 qgia triệu hồi đại sứ của mình về nước vì sự tuyên bố thiếu thân thiện của qgia nơi có đại sứ trên.

+ Trừng phạt QT: Là h/thức truy cứu TNPLQT nghiêm khắc nhất, áp dụng với hvi vi phạm luật QT nghiêm trọng và thường đc tiến hành mang t/chất tập thể. Hình thức trừng phạt thường đc thực hiện trong khuôn khổ của LHQ, trên cơ sở quyết định của HĐBA, nhằm áp dụng biện pháp trừng phạt với quốc gia vi phạm hòa bình hoặc đe dọa hòa bình. VD: Quyết định trừng phạt của HĐBA đối vs Irrac năm 1991.

Trừng phạt đc tiến hành theo 3 phương thức: trừng phạt phi vũ trang, trừng phạt = lực lượng vũ trang và trừng phạt = cách hạn chế chủ quyền.

_ Trừng phạt phi vũ trang đc tiến hành = cách cắt đứt 1 phần/hoàn toàn QHQT, cắt đứt giao thông, thông tin, cắt đứt QH ngoại giao.

_ Trừng phạt = lực lượng vũ trang như thực hiện các chiến dịch ko quân, hải quân, bộ binh nhằm khôi phục hòa bình và an ninh.

_ Trừng phạt = cách hạn chế chủ quyền như chiếm đóng 1 phần lãnh thổ, hạn chế quyền có lực lượng vũ trang.

Trong việc áp dụng phương thức trừng phạt, nguyên tắc vừa mức ko đc áp dụng. Tuy nhiên, k phải trừng phạt QT là vô giới hạn. Trừng phạt chấm dứt khi mục đích của trừng phạt đã đạt đc. Nếu khi mục đích đã đạt đc mà vẫn tiếp tục trừng phạt thì là vi phạm LQT. LQT cũng qđ việc 1 nhóm qgia t/h biện pháp trừng phạt k dựa trên cơ sở quyết định của HĐBA là hvi bất hợp pháp. LQT cũng cho phép qgia hoặc nhóm qgia có quyền tự vệ chính đáng khi bị xâm lược. Tuy nhiên, hvi đó k phải là BP trừng phạt đc t/h vs ý nghĩa là 1 trong n~ hình thức truy cứu TNPLQT.

* TN vật chất và các hình thức tương ứng:- Thể loại vật chất của TNPLQT là 1 dạng của TNPLQT, theo đó chủ thể vi phạm PLQT phải có

nghĩa vụ đền bù thiệt hại về mặt vật chất cho chủ thể bị hại.- Thể loại vật chất x/hiện khi có các yếu tố cấu thành vi phạm là có hvi vi phạm PLQT, có thiệt

hại xảy ra trên thực tế và có có mối qh nhân quả giữa hvi vi phạm – thiệt hại vật chất xảy ra. Có 2 h/thức t/h trách nhiệm vật chất là phục hồi nguyên trạng và đền bù thiệt hại.

+ Phục hồi nguyên trạng: Là hình thức truy cứu TNPLQT về mặt vật chất, bên gây hại có nghĩa vụ khôi phục lại các thiệt hại vật chất cho bên bị hại gần với hiện trạng vật chất ban đầu. Chỉ thực hiện trong t/hợp có đk.

VD: Mỹ đánh phá VN suốt thời kỳ war ở miền bắc, đánh hỏng cầu Long Biên -> Mỹ phải xây dựng, khôi phục lại cầu LB nguyên trạng trc khi bị bắn phá.

+ Đền bù thiệt hại: Là hình thức truy cứu TNPLQT về mặt vật chất, bên gây hại đền bù các thiệt hại vật chất cho bên bị hại = tài sản hoặc bằng tiền theo giá trị tương đương với tài sản bị thiệt hại. Hình thức đền bù thiệt hại đc t/h theo cách thức, bên gây TH đền bù TH thực tế về vật chất cho bên bị hại, đền bù có thể trong 1 lần hoặc nhiều lần.

Câu 6: Các t/hợp miễn TNPLQT chủ quan?4 t/hợp:Sự khác nhau giữa hvi QG dẫn đến việc miễn TN với hvi vi phạm buộc phải có TNPLQT ở chỗ,

về h/thức hvi đó có các yếu tố cấu thành vi phạm pl nhưng hoàn toàn có cơ sở để miễn truy cứu TNPLQT.

VD: trong dự thảo Công ước về TNPLQT, UB LQT của LHQ nói rõ rằng có những t/hợp tồn tại rõ 2 đk của hvi trái PLQT nhưng ko thể rút ra k/luận có sự vi phạm PLQT như các biện pháp trả đũa sự vi phạm PL, t/hợp bất khả kháng, thiên tai, tự vệ chính đáng.

Tuy nhiên, Luật QT ko cho phép các quốc gia vêinj dẫ miễn TNPLQT để vi phạm các quy phạm QT mang t/chất jus cogen.

145

Page 146: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

- Biện pháp trả đũa : là hvi 1 quốc gia thực hiện do có sự vi phạm PLQT của quốc gia khác. Biện pháp trả đũa về nguyên tắc có thể vi phạm cam kết quốc tế. Nếu quốc gia thực hiện bphap’ này trên cơ sở nguyên tắc vừa mức thì đc miễn truy cứu TNPLQT

- Trong t/hợp tự vệ chính đáng theo đúng ng/tắc tương xứng qđ trong HC LHQ ko làm phát sinh TNPLQT.

- Trong các t/hợp bất khả kháng do thiên tai, nhân hoại… TNPL ko đặt ra nếu hvi xảy ra vượt quá khả năng của quốc gia hoặc nằm ngoài vòng kiểm soát của nó. Trong t/hợp bất khả kháng, qgia hoàn toàn k có khả năng thể hiện ý chí của mình về việc thay đổi tình thế.

- Ngoài ra, quốc gia đc miễn truy cứu TNPLQT trong t/hợp hvi của quốc gia, từ góc độ các quy phạm luật QT chung là vi phạm song việc thực hiện hvi đc sự đồng ý của qgia bị vi phạm.

VD: Mỹ đóng quân ở Hàn, Nhật -> miễn TNPLQT cho Mỹ do các qgia đã ký HĐ đồn trú của llvt Mỹ tại Hàn, Nhật.

Câu 7: ĐN, cơ sở xác định và các hình thức thực hiện TNPLQT khách quan?1. ĐN: Đây là loại hình TNPLQT, chủ thể gây hại có nghĩa vụ BTTH về mặt vật chất cho chủ thể

bị hại trong quan hệ QT, mặc dù hvi gây ra TH là hvi LQT k nghiêm cấm (hvi hợp pháp).2. Cơ sở xác định: Có 3 đk đc coi là cơ sở x/đ TN khách quan:- Có quy phạm pháp lý quy định nghĩa vụ và quyền tương ứng phát sinh từ TNKQ.- Có sự kiện làm phát sinh hiệu lực áp dụng các quy phạm pháp lý QT nêu trên- Có mối qh nhân quả giữa sự kiện pháp lý và thiệt hại vật chất phát sinh.VD: Tàu vũ trụ của Mỹ nổ tung khi quay về trái đất. Mảnh vỡ rơi xuống TQ, gây thiệt hại-> căn cứ 1: CƯ về TNQT đối vs thiệt hại do phương tiện bay QT gây ra 1972-> căn cứ 2: Sự kiện tàu vũ trụ nổ -> thiệt hại -> mqh nhân quả-> Mỹ phải chịu TNPLQT khách quan.Đ/k 1 có ý nghĩa là cơ sở pháp lý, đk 2 là cơ sở thực tiễn của trách nhiệm này. Nguồn gốc xuất

hiện của sự kiện làm phát sinh hiệu lực áp dụng các qp pháp lý của TNKQ có quan hệ vs yếu tố hoàn cảnh đặc biệt là sự xuất hiện tình thế khi qgia mất khả năng kiểm soát đối vs sự vận hành nguồn nguy hiểm cao độ, do xuất hiện quá trình k mong muốn, bất ngờ, k thể khắc phục đc vs việc áp dụng các BP hiện có. Đk về sự kiện chỉ có ý nghĩa là cơ sở thực tiễn để xác định TN vật chất từ hvi mà LQT k cấm khi tồn tại các ĐƯQT chuyên biệt điều chỉnh các sự kiện này. Và các ĐƯQT như vậy đc áp dụng trong các lĩnh vực cụ thể: Biển, hàng k, vũ trụ… Trong trường hợp ko có các Điều ước QT quy định, các quốc gia ko có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do việc thực hiện các hoạt động hợp pháp mà gây ra thiệt hại.

3. Các hình thức t/h TNPLQT khách quan:Khi xác định tính chất, mức độ thiệt hại để giải quyết trách nhiệm bồi thường từ việc quốc gia

thực hiện các hvi mà luật QT ko cấm, có thể áp dụng thiệt hại thực tế để giải quyết v/đ bồi thường vì với thiệt hại này, nghĩa vụ bồi thường của quốc gia gây thiệt hại là bắt buộc. Thiệt hại trực tiếp là giá trị tài sản đã bị phá họa và các chi phi mà quốc gia bị hại bỏ ra để loại bỏ thiệt hại đó. Có thể áp dụng 2 h/t:

- Đền bù = tiền hoặc hiện vật, ng/tắc chung của việc BT là sự BT phải tương xứng vs thiệt hại xảy ra và phải bồi thường toàn bộ. Là h/thức chủ yếu để t/h TN này.

- Thay thế thiệt hại = việc chuyển giao cho chủ thể bị hại những đối tượng tương ứng về ý nghĩa và giá trị, thay thế cho đối tượng mất đi.

VD: Xây lại cầu, trả lại hiện vật đã mất trong war…

Câu 8: So sánh TNPLQT chủ quan và TNPLQT khách quan?1. Giống:- Đều là TNPLQT- 3 đk là cơ sở xác định: Đều có thiệt hại, sự kiện và mqh nhân quả- Phương thức t/h: Đều có TN vật chất2. Khác:* ĐN* Cơ sở xác định* Phương thức: - CQ: TN vật chất + TN phi vật chất

146

Page 147: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

- KQ: Chỉ có TN vật chất, k có phi vật chất* T/hợp miễn TNPL:- CQ: 4 cases- KQ: K có t/hợp miễn trách

Câu 9: Tại sao k có t/hợp miễn TNPLQT khách quan?Sự kiện xảy ra là sự kiện bất ngờ, k lường trc đc, vượt ra ngoài phạm vi kiểm soát của con ng.

Đây là loại thiệt hại nằm ngoài ý chí của chủ thể, bất chấp các BP bảo đảm mà các qgia hữu quan đã áp dụng. Phạm vi, mức độ thiệt hại rất to lớn và nghiêm trọng, mà khả năng xuất hiện các loại thiệt hại luôn là nguy cơ tiềm tàng.

-> K dự liệu đc để có thể qđ các t/hợp miễn trách.

147

Page 148: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Câu 1: Định nghĩa và đặc điểm của Luật quốc tế?...........................................................1Câu 2: Bốn yếu tố cấu thành và thuộc tính chính trị pháp lý của quốc gia – chủ thể cơ bản của LQT?......................................................................................................................5Câu 3: Phân tích quyền năng chủ thể LQT của quốc gia?..............................................6Câu 4: Quyền năng chủ thể LQT của các chủ thể khác của LQT?................................7Câu 5: So sánh quyền năng chủ thể LQT của quốc gia với các chủ thể khác của LQT?.....................................................................................................................................8* Giống nhau:.......................................................................................................................8Câu 6: Các quyền năng chủ thể LQT mà tổ chức quốc tế có mà quốc gia không có?. .8Câu 7: Định nghĩa, thể loại, hình thức và phương pháp, hậu quả pháp lý của công nhận quốc tế?.......................................................................................................................8Câu 8: Định nghĩa và các trường hợp kế thừa quốc gia trong quan hệ quốc tế? Phân tích tính chất, cơ sở phát sinh và cách thức giải quyết trong từng trường hợp kế thừa cụ thể?.................................................................................................................................11Câu 9: Định nghĩa và phân loại quy phạm pháp luật quốc tế?.....................................15Câu 10: Phân biệt quy phạm mệnh lệnh và QP tùy nghi?.............................................16Câu 11: Quy phạm pháp luật quốc tế và quy phạm chính trị? Phân biệt?..................16Câu 12: Quy phạm pháp luật quốc tế và quy phạm đạo đức?......................................18Câu 13: Các giai đoạn phát triển của LQT?...................................................................18Câu 14: Mối quan hệ giữa Luật quốc gia và Luật quốc tế?...........................................19Câu 15: So sánh LQT và LQG?.......................................................................................20Câu 16: Phương thức áp dụng LQT?..............................................................................20NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ.....................................................................................21Câu 1: Định nghĩa, cơ sở xác định và phân loại nguồn của LQT?......................................21Câu 2: Định nghĩa, đặc điểm, phân loại Điều ước quốc tế?...........................................22Câu 3: Phân biệt ĐƯQT và các thỏa thuận quốc tế khác thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế số 33 ngày 20/4/2007?............23Câu 4: Phân biệt ĐƯQT với tuyên bố chính trị?............................................................24Câu 5: Ký kết ĐƯQT, nội dung và ý nghĩa của các hành vi ký kết đối với quá trình hình thành và phát sinh hiệu lực của ĐƯQT?................................................................24Câu 6: Phân biệt hành vi ký với hành vi phê chuẩn, phê duyệt?..................................28Câu 7: Phân biệt phê chuẩn với phê duyệt?....................................................................28Câu 8: Các cách thức ra đời một ĐƯQT?.......................................................................29Câu 9: Điều kiện có hiệu lực, hiệu lực theo không gian, thời gian của ĐƯQT?..........29Câu 10: Các trường hợp ĐƯQT có hiệu lực đối với bên thứ ba?.................................29Câu 12: Bảo lưu ĐƯQT?..................................................................................................31Câu 13: Nguyên tắc giải quyết mối quan hệ giữa các điều ước quốc tế?.....................32Câu 14: Thực hiện ĐƯQT và xác định vị trí của ĐƯQT trong hệ thống pháp luật quốc gia?.............................................................................................................................33Câu 15: Thực hiện ĐƯQT?..............................................................................................34Câu 16: Định nghĩa, các yếu tố cấu thành, con đường hình thành, giá trị pháp lý của tập quán quốc tế?...............................................................................................................35Câu 17: Mối quan hệ giữa ĐƯQT và TQQT?................................................................36Câu 18: Vì sao ĐƯQT lại có ưu thế hơn so với TQQT?................................................36Câu 19: So sánh ĐƯQT và TQQT?.................................................................................36Câu 20: Phương tiện bổ trợ nguồn của LQT?................................................................37

148

Page 149: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Câu 21: Vấn đề pháp điển hóa LQT?..............................................................................38Câu 22: Mối quan hệ giữa các nguồn của LQT?............................................................38CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ...............................................39Câu 1: Định nghĩa và đặc điểm của nguyên tắc cơ bản của LQT?...............................39Câu 2: So sánh nguyên tắc cơ bản và nguyên tắc chuyên ngành LQT?.......................40Câu 3: So sánh các nguyên tắc cơ bản và các nguyên tắc pháp luật chung?...............40Câu 4: Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia?...................................40Câu 5: Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế (Pacta sunt servanda)?..........................................................................................................................42Câu 6: Nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực?.........................43Câu 7: Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế?..................................45Câu 8: Nguyên tắc không can thiệp với công việc nội bộ của quốc gia khác...............45Câu 9: Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác?...................................................46Câu 10: Nguyên tắc dân tộc tự quyết?.............................................................................47DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ..............................................................................48Câu 1: Khái niệm dân cư và các bộ phận dân cư?.........................................................48Câu 2: Khái niệm quốc tịch và đặc điểm của mối quan hệ quốc tịch?.........................49Câu 3: Các cách thức hưởng quốc tịch và mất quốc tịch phổ biến theo quy định của pháp luật một số nước?.....................................................................................................49Câu 4: Các trường hợp ngoại lệ về quốc tịch cá nhân?.................................................52Câu 5: Vấn đề xác lập quốc tịch của cá nhân trong mối quan hệ với nhà nước ở Việt Nam?...................................................................................................................................52Câu 6: So sánh giữa quy định hưởng và mất quốc tịch theo quy định pl của một số nước với VN? Giải thích?.................................................................................................55Câu 7: Khái niệm, cơ sở, thẩm quyền và biện pháp bảo hộ công dân?........................55Câu 8: Khái niệm, phân loại người nước ngoài?............................................................56Câu 9: Chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài?.....................................................56Câu 10: So sánh 3 chế độ pháp lý giành cho người nước ngoài?..................................58Câu 11: Khái niệm, phạm vi và điều kiện hưởng cư trú chính trị?..............................58LÃNH THỔ TRONG LUẬT QUỐC TẾ.........................................................................60Câu 1: Định nghĩa và phân loại lãnh thổ?...........................................................................60Câu 2: Định nghĩa và các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia?.................................60Câu 3’: Chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ?...............................................................61Câu 3’’: Phương thức xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ?...........................62Câu 4: Định nghĩa và các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia?................................63Câu 5: Nguyên tắc xác định biên giới quốc gia trên bộ?................................................63Câu 6: Nguyên tắc xác định biên giới quốc gia trên biển?............................................63Câu 7: Quá trình xác định biên giới quốc gia trên bộ?..................................................64Câu 8: Chế độ pháp lý biên giới quốc gia?......................................................................651/ Cơ sở hình thành chế độ pháp lý biên giới quốc gia..................................................65Câu 10: Các trường hợp đặc biệt về lãnh thổ quốc gia?................................................65Câu 11: Khái niệm, quy chế pháp lý của vùng nội thủy?..............................................66Câu 12: Khái niệm, quy chế pháp lý của lãnh hải?........................................................67Câu 13: Khái niệm, chế độ pháp lý vùng tiếp giáp lãnh hải?........................................72Câu 14: Khái niệm, chế độ pháp lý đối với vùng đặc quyền kinh tế?...........................72Câu 14: Khái niệm, chế độ pháp lý của thềm lục địa?...................................................74

149

Page 150: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Câu 15: Các vùng biển không thuộc quyền tài phán quốc gia?....................................78Câu 16: Vùng nước quần đảo?.........................................................................................83Câu 17: Eo biển quốc tế?..................................................................................................85Câu 18: Thực tiễn quá trình xác định biên giới quốc gia ở VN?..................................87Câu 19: So sánh vùng đặc quyền kinh tế và vùng tiếp giáp lãnh hải?..........................87Câu 20: So sánh chế độ pháp lý thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế?..................87Câu 21: Các nguyên tắc của Luật biển quốc tế?.............................................................88LUẬT TỔ CHỨC QUỐC TẾ...........................................................................................90Câu 1: Khái niệm, đối tượng điều chỉnh, các nguyên tắc cơ bản là nguồn của luật tổ chức quốc tế?......................................................................................................................90Câu 2: Định nghĩa, đặc điểm và phân loại tổ chức quốc tế?..........................................91Câu 3: Phân biệt TCQT liên CP và TCQT phi CP?......................................................92Câu 4: Phân biệt TCQT liên CP vs các hình thức hợp tác khác của chủ thể LQT (diễn đàn QT, hội nghị QT)?............................................................................................92Câu 5: Phân biệt quyền năng chủ thể của các TCQT vs quyền năng chủ thể của các qgia mem?..........................................................................................................................92Câu 6: Những vấn đề pháp lý cơ bản về TCQT?...........................................................93Câu 7: Quá trình hình thành, mục đích, nguyên tắc và cơ cấu tổ chức của LHQ?....95Câu 8: Quá trình hình thành, mục đích, nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và quy chế thành viên của WTO?..................................................................................................................98LUẬT NGOẠI GIAO VÀ LÃNH SỰ............................................................................101Câu 1: ĐN, nguồn, nguyên tắc của Luật NG và LS và hệ thống các cơ quan đối ngoại?................................................................................................................................101Câu 2: ĐN, chức năng, mem của cq đại diện NG?.......................................................103Câu 3: ĐN, chức năng, mem của cq LS và LS danh dự?.............................................105Câu 4: Tính độc lập và mqh giữa cq đại diện NG và cq LS?......................................107Câu 5: ĐN, bản chất, cơ sở, nội dung của quyền ưu đãi miễn trừ NG và LS?..........107Câu 6: So sánh cq đại diện NG và cq LS?.....................................................................113Câu 7: Phân biệt chức vụ NG và hàm NG?..................................................................114Câu 8: So sánh quyền ưu đãi miễn trừ NG và quyền ưu đãi miễn trừ LS?...............114GIỮ GÌN HÒA BÌNH VÀ AN NINH QUỐC TẾ.........................................................115Câu 1: ĐN, đặc điểm, ng/tắc và nguồn luật điều chỉnh?..............................................115Câu 2: ĐN, đặc điểm và hình thức của an ninh tập thể?.............................................116Câu 3: Giải trừ quân bị?.................................................................................................120Câu 4: Hợp tác QT đấu tranh phòng, chống tội phạm?..............................................122GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ....................................................................127Câu 1: ĐN, đặc điểm và phân loại TCQT?...................................................................127Câu 2: Nguyên tắc giải quyết TCQT, ý nghĩa của việc giải quyết TCQT?................128Câu 3:So sánh TCQT và TC có yếu tố QT?......................................................................128Câu 4: Các biện pháp hòa bình giải quyết TCQT?......................................................129Câu 5: So sánh các BP giải quyết TC thông qua bên t3?.............................................132Câu 6: ĐN, đặc điểm và phân loại cq tài phán QT?.....................................................132Câu 7: Sự hình thành, cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, chức năng và trình tự tố tụng của TACLQT và TALBQT?..................................................................................................133Câu 8: So sánh 1 mô hình TACLQT và TALBQT?.....................................................1351. Giống:............................................................................................................................135

150

Page 151: De Cuong Hoi Dap Mon Cong Phap Quoc Te d

Câu 9: So sánh cq tài phán QT và cq tài phán qgia?...................................................135Câu 10: Phân biệt giải quyết TC nhờ bên t3 vs giải quyết TC ở cq tài phán QT?....136Câu 11: ĐN, đặc điểm và phân loại trọng tài QT?.......................................................136Câu 12: Các cq tài phán QT trong khuôn khổ WTO và ASEAN?.............................138Câu 13: So sánh cơ chế giải quyết TC của WTO và ASEAN?....................................139Câu 14: Phân biệt 2 cơ chế giải quyết TC tại TAQT và Trọng tài QT?.....................139TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ QUỐC TẾ........................................................................141Câu 1: ĐN chế định trách nhiệm pháp lý QT và phân loại trách nhiệm pháp lý QT?...........................................................................................................................................141Câu 2: Phân tích TNPLQT dưới góc độ là chế định của LQT và dưới góc độ là quan hệ pháp luật QT?.............................................................................................................141Câu 3: Cơ sở của TNPLQT?..........................................................................................142Câu 4: Vi phạm PLQT?..................................................................................................142Câu 5: ĐN, cơ sở xác định và hình thức thực hiện TNPL chủ quan?........................143Câu 6: Các t/hợp miễn TNPLQT chủ quan?................................................................145Câu 7: ĐN, cơ sở xác định và các hình thức thực hiện TNPLQT khách quan?........146Câu 8: So sánh TNPLQT chủ quan và TNPLQT khách quan?..................................146Câu 9: Tại sao k có t/hợp miễn TNPLQT khách quan?..............................................147

151