di truyỀn - gi Ống vẬt nuÔi khkt chăn nuôi 2 [191]...

12
KHKT Chăn nuôi Số 2 - 2015 1 KHKT Chăn nuôi s2 [191] 2015 Tng biên tp: TS. Đoàn xuân Trúc Phó tng biên tp: PGS.TS. ĐINH VĂN CẢI GS.TSKH. LÊ HNG MN PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG VANG Thư ký tòa soạn: PGS.TS. NGUYỄN VĂN ĐỨCRRRR y viên Ban biên tp: PGS.TS. NGUYN TN ANH PGS.TS. HOÀNG KIM GIAO PGS.TS. ĐỖ VÕ ANH KHOA KS. LÊ BÁ LCH Trlý biên tp: CAO THKIM DUNG DI TRUYN - GING VT NUÔI Lê Phạm Đại, Lê Thanh Hải, Lã Văn Kính và Nguyễn Hu Tnh. Tác động ca vic sdụng dòng đực ging duroc có tlmgit và khối lượng giết thịt khác nhau đến tlmgit trong thăn thịt lợn lai thương phẩm ging ngoi 2 Đinh Thị ̣ Thu Lan và Đặng Vũ Bình. Năng suất sinh sn ca ln nái rng, Meishan và nái lai F (rng x Meishan) phi ging vi lợn đực rng 7 Trnh Hồ̀ng Sơn. Năng sut sinh sn ca lợn ná́i dòng VCN03 14 Nguyễn Văn Bình và Đinh Ngọc Bách. Khnăng sinh trưởng và tiêu tn thức ăn của ba thợp đực lai cui cùng (Pietrain x Duroc, Pietrain x Landrace, Duroc x Landrace) 21 DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI Lã Văn Kính, Đoàn Vĩnh, Nguyễn Văn Phú và Phan Văn S. Nhu cầu năng lượng và axit amin cho ln cái ging Yorkshire và Landrace nuôi dưỡng min Nam 29 Lã Văn Kính, Đoàn Vĩnh, Nguyễn Văn Phú và Phan Văn S. Nhu cầu năng lượng và axit amin cho ln cái ging lai YL LY nuôi dưỡng min Nam 37 Nguyê n Thị Hồ̀ ng Nhân. Tác động ca Premix kích sữa trong khâ u phần heo nái nuôi con đế́n sinh trưởng của heo con 0-8 ngày tuổi 45 CHĂN NUÔI ĐỘNG VT VÀ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC Bùi Văn Định và Đặng Thúy Nhung. Tác động ca vic bsung chế phm lên men Lactic (Kulactic) vào khu phn ln con tập ăn và cai sữa 52 Đặng Hoàng Lâm và Nguyễn Tài Năng. Sdng bt ring (Alpinia officinarum hance) thay thế kháng sinh trong khu phần ăn của ln tht 58 Lâm Thái Hùng. Ảnh hưởng ca Hydro-cortisol lên tlệ gà nòi trống đời sau 65 Hoàng Văn Lộc, Phùng Đức Tiến, Nguyn Quý Khiêm, Trn ThMai Phương3 và Nguyễn ThHoà. Công nghchế biến thịt đà điểu tươi bằng bao gói hút chân không 71 Nguyn Duy Hoan và Nguyn ThHi. So sánh cht lượng trng của gà đẻ nuôi nhốt và chăn thả sdng thức ăn giống và khác nhau 80 Nguyn Tiến Tùng, Bùi Xuân Phương và Đinh Thế Dũng. Đặc điểm sinh sn giống chó H’Mông cộc đuôi 87 CHÙM TIN KHOA HC CÔNG NGHNguyn Tn Anh. Công dng ca khoáng Nano trong chăn nuôi thú y 93 Nguyễn Văn Đức. Lợn Đan Mạch - mt ngun gen quý vnăng suất sinh sản và tăng khối lượng 95 Cao ThKim Dung. Trin vng dùng ni tạng động vật để ghép cho người 99 Giy phép: BThông tin và Truyn thông S119/GP-BTTTT ngày 26/1/2010 ISSN 1859 476X Xut bn: Hàng tháng Toà son: Địa ch: Tng 8, Tòa nhà Sunrise Tower, s187, Nguyễn Lương Bằng, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội. Điện thoi: 04.36290621 Fax: 04.38691511 E - mail: [email protected] Website: www.hoichannuoi.vn Tài khon: Tên tài khon: Hội Chăn nuôi Việt Nam Stài khon: 1300 311 0000 40, ti Chi nhánh Ngân hàng Nông nghip và Phát trin Nông thôn Thăng Long - S4, Phm Ngc Thch, Hà Ni. In 1000 bn, kh19x27 tại Xưởng in NXB Nông nghip. In xong và nộp lưu chiểu: tháng 02/2015.

Upload: others

Post on 28-Dec-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: DI TRUYỀN - GI ỐNG VẬT NUÔI KHKT Chăn nuôi 2 [191] 2015demo.iasvn.vn/ajax.phpuploads/files/2015-2 KHCN ME-AA Naithuan.pdf · Nhu cầu năng lượng và axit amin cho lợn

DI TRUYỀN - GIỐNG VẬT NUÔI

KHKT Chăn nuôi Số 2 - 2015 1

KHKT Chăn nuôi số 2 [191] 2015

Tổng biên tập:

TS. Đoàn xuân Trúc

Phó tổng biên tập: PGS.TS. ĐINH VĂN CẢI GS.TSKH. LÊ HỒNG MẬN PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG VANG

Thư ký tòa soạn:

PGS.TS. NGUYỄN VĂN ĐỨCRRRR

Ủy viên Ban biên tập: PGS.TS. NGUYỄN TẤN ANH PGS.TS. HOÀNG KIM GIAO PGS.TS. ĐỖ VÕ ANH KHOA KS. LÊ BÁ LỊCH

Trợ lý biên tập: CAO THỊ KIM DUNG

DI TRUYỀN - GIỐNG VẬT NUÔI

Lê Phạm Đại, Lê Thanh Hải, Lã Văn Kính và Nguyễn Hữu Tỉnh. Tác động của việc sử dụng dòng đực giống duroc có tỷ lệ mỡ giắt và khối lượng giết thịt khác nhau đến tỷ lệ mỡ giắt trong thăn thịt lợn lai thương phẩm giống ngoại 2

Đinh Thị Thu Lan và Đặng Vũ Bình. Năng suất sinh sản của lợn nái rừng, Meishan và nái lai F (rừng x Meishan) phối giống với lợn đực rừng 7

Trịnh Hồng Sơn. Năng suất sinh sản của lợn nái dòng VCN03 14

Nguyễn Văn Bình và Đinh Ngọc Bách. Khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của ba tổ hợp đực lai cuối cùng (Pietrain x Duroc, Pietrain x Landrace, Duroc x Landrace) 21

DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Lã Văn Kính, Đoàn Vĩnh, Nguyễn Văn Phú và Phan Văn Sỹ. Nhu cầu năng lượng và axit amin cho lợn cái giống Yorkshire và Landrace nuôi dưỡng ở miền Nam 29

Lã Văn Kính, Đoàn Vĩnh, Nguyễn Văn Phú và Phan Văn Sỹ. Nhu cầu năng lượng và axit amin cho lợn cái giống lai YL và LY nuôi dưỡng ở miền Nam 37

Nguyên Thị Hồng Nhân. Tác động của Premix kích sữa trong khâu phần heo nái nuôi con đến sinh trưởng của heo con 0-8 ngày tuổi 45

CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT VÀ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC

Bùi Văn Định và Đặng Thúy Nhung. Tác động của việc bổ sung chế phẩm lên men Lactic (Kulactic) vào khẩu phần lợn con tập ăn và cai sữa 52

Đặng Hoàng Lâm và Nguyễn Tài Năng. Sử dụng bột riềng (Alpinia officinarum hance) thay thế kháng sinh trong khẩu phần ăn của lợn thịt 58

Lâm Thái Hùng. Ảnh hưởng của Hydro-cortisol lên tỉ lệ gà nòi trống đời sau 65

Hoàng Văn Lộc, Phùng Đức Tiến, Nguyễn Quý Khiêm, Trần Thị Mai Phương3 và Nguyễn Thị Hoà. Công nghệ chế biến thịt đà điểu tươi bằng bao gói hút chân không 71

Nguyễn Duy Hoan và Nguyễn Thị Hải. So sánh chất lượng trứng của gà đẻ nuôi nhốt và chăn thả sử dụng thức ăn giống và khác nhau 80

Nguyễn Tiến Tùng, Bùi Xuân Phương và Đinh Thế Dũng. Đặc điểm sinh sản giống chó H’Mông cộc đuôi 87

CHÙM TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Nguyễn Tấn Anh. Công dụng của khoáng Nano trong chăn nuôi thú y 93

Nguyễn Văn Đức. Lợn Đan Mạch - một nguồn gen quý về năng suất sinh sản và tăng khối lượng 95

Cao Thị Kim Dung. Triển vọng dùng nội tạng động vật để ghép cho người 99

Giấy phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

Số 119/GP-BTTTT ngày 26/1/2010

ISSN 1859 – 476X

Xuất bản: Hàng tháng

Toà soạn:

Địa chỉ: Tầng 8, Tòa nhà Sunrise Tower, số 187, Nguyễn Lương Bằng, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: 04.36290621

Fax: 04.38691511

E - mail: [email protected]

Website: www.hoichannuoi.vn

Tài khoản:

Tên tài khoản: Hội Chăn nuôi Việt Nam

Số tài khoản: 1300 311 0000 40, tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thăng Long - Số 4, Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội.

In 1000 bản, khổ 19x27 tại Xưởng in NXB Nông nghiệp. In xong và nộp lưu chiểu: tháng 02/2015.

Page 2: DI TRUYỀN - GI ỐNG VẬT NUÔI KHKT Chăn nuôi 2 [191] 2015demo.iasvn.vn/ajax.phpuploads/files/2015-2 KHCN ME-AA Naithuan.pdf · Nhu cầu năng lượng và axit amin cho lợn

KHKT Chăn nuôi Số 2 - 2015 29

DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

NHU CẦU NĂNG LƯỢNG VÀ AXIT AMIN CHO LỢN CÁI

GIỐNG YORKSHIRE VÀ LANDRACE NUÔI DƯỠNG

Ở MIỀN NAM

Lã Văn Kính1*, Đoàn Vĩnh1,

Nguyễn Văn Phú1 và Phan Văn Sỹ1

Ngày nhận bài báo: 15/10/2014 - Ngày nhận bài phản biện: 29/10/2014

Ngày bài báo được chấp nhận đăng: 14/11/2014

TÓM TẮT

Thí nghiệm được tiến hành trên 160 lợn cái hậu bị giông ngoai thuân co khôi lượng 20kg (80 lợn

giông Yorkshire và 80 lợn giông Landrace), được bô trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD)

với 5 mức dinh dưỡng trong khẩu phân (mức cao: hàm lượng năng lượng, protein và axit amin (lysine,

methionine+ cystine, threonine): 90%; 95%; 100%; 110% và 105% NRC (1998); tổng sô 5 nghiệm thức (4

con/ô x 5 nghiệm thức x 4 lân lăp lai). Kết quả cho thấy, tôc độ sinh trưởng và năng suất sinh sản của lợn

hậu bị của cả 2 giông co cùng xu hướng tăng dân theo mật độ dinh dưỡng của khẩu phân từ mức 90%

NRC đến 100% NRC, và co xu hướng giảm xuông khi mức dinh dưỡng tăng 105% và 110% NRC. Nhu

câu năng lượng ME trong khẩu phân ăn cho lợn cái hậu bị giông Landrace và Yorkshire trong giai đoan

từ 20 kg đến 50 kg; từ 51 đến 90 kg và từ 91 kg đến khi phôi giông lứa 1 là 3.265 kcal/kg thức ăn. Nhu

câu protein thô và các axit amin tiêu hóa (lysine, methionine+cystine, threonine) trong khẩu phân tương

ứng trong giai đoan từ 20 kg đến 50 kg là 17%; 0,75%; 0,44%; 0,46% từ 51 kg đến 90 kg là 16%; 0,7%;

0,42%; 0,44% và từ 91 đến khi phôi giông lứa 1 là 14%; 0,55%; 0,33%; 0,37%, trong điều kiện cho ăn tự do

(adlibitum).

Từ khóa: Nhu cầu, năng lượng, axit amin, protein, lợn cái hậu bị, Landrace, Yorkshire

ABSTRACT

Study on metabolizable energy, protein and amino acid requirements for exotic gilts of

Yorkshire and Landrace breeding in Southern Vietnam

La Van Kinh, Doan Vinh, Nguyen Van Phu

and Phan Van Sy

1 Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ, Viện Chăn nuôi.

* Tác giả để liên hệ: PGS.TS. Lã Văn Kính, Pho Viện trưởng Viện Chăn nuôi, Kiêm Phân Viện trưởng Phân

viện Chăn nuôi Nam Bộ, Viện Chăn nuôi. Địa chỉ: KP. Hiệp Thắng, P. Bình Thắng, TX. Dĩ An, Bình Dương;

Điện thoai: 0913916201; Email: [email protected]

Page 3: DI TRUYỀN - GI ỐNG VẬT NUÔI KHKT Chăn nuôi 2 [191] 2015demo.iasvn.vn/ajax.phpuploads/files/2015-2 KHCN ME-AA Naithuan.pdf · Nhu cầu năng lượng và axit amin cho lợn

DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

30 KHKT Chăn nuôi Số 2 - 2015

The experiment was carried out on 160 exotic gilts 20 kg body weight: 80 gilts of Yorkshire (Y) and

80 gilts of Landrace (L) were assigned according to a completely randomized design (CRD), with 5

nutrient levels of experimental diets (high level: 110% and 105% of NRC (1998) energy content, protein

and acid amine (lysine, methionine+cystine, threonine); medium level: 100% of NRC (1998) and low

level: 90 and 95% of NRC, (1998), for a total 5 treatments (4 pigs/cage x 5 treatments x 4 replications).

The results revealed that the growth rate and reproductive performance of exotic gilts of two breeds

have the same, and the tendency to increase in nutrient density of the diet from low to high. However,

they were reduced with high level 105% or 110% of NRC (1998) nutrient level. The gilts were fed with

100% of NRC (1998) nutrient level achieved the highest of the growth rate and reproductive

performance. Demand for metabolism energy in the diet (90% DM) of L and Y gilts in the period from 20

kg to 50 kg; from 51 to 90 kg and 91 kg to the first mating in adlibitum conditions was 3,265 kcal/kg feed.

Demand for crude protein and digestible amino acids (lysine, methionine + cystine, threonine) in the

diet (90% DM) for gilts of L and Y in adlibitum feeding conditions during the period from 20 kg to 50 kg

were 17%; 0.75%; 0.44%; 0.46%, from 51 kg to 90 kg were 16%; 0.7%; 0.42%; 0.44% and from 91 to the first

mating were 14%; 0.55%; 0.33%; 0.37%, respectively.

Keywords: Amino acids, energy, gilts, Landrace, protein, requirement and Yorkshire

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Dinh dưỡng ở giai đoan hậu bị có tác

động rõ rệt tới năng suất và chu kỳ sinh sản

của lợn nái do có ảnh hưởng trực tiếp tới

tuổi thành thục; sô trứng rụng; tỷ lệ phôi

đậu thai và độ đồng đều của hợp tử

(Ashworth và ctv, 1999). Ngoài ra sức sản

xuất của lợn phụ thuộc vào tiềm năng di

truyền, đồng thời ở mỗi giông và tổ hợp lai

khác nhau đều có yêu câu riêng về nhu câu

dinh dưỡng. Do năng suất khác nhau nên

lợn có nhu câu khác nhau về tích lũy nac,

tổng hợp mỡ và tao khung xương cho cơ thể.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh đôi với

giông lợn có tiềm năng tao nac cao đòi hỏi

nhu câu các axít amin cao hơn so với giông

có tiềm năng tao nac thấp; giông lai có nhu

câu axít amin cao hơn so với giông thuân

(Susenbeth, 1995; De Lange và Mohn, 1996).

Bên canh axít amin, nhu câu năng lượng

cũng thay đổi tùy theo tiềm năng di truyền.

Nguyên nhân là giữa các giông có sự khác

biệt về chất lượng thịt và hiệu quả sử dụng

thức ăn, là những yếu tô làm thay đổi qúa

trình trao đổi năng lượng trong cơ thể (De

Lange và Schreurs, 1995). Nghiên cứu này

nhằm xác định nhu câu năng lượng và axit

amin phù hợp cho lợn cái hậu bị Yorkshire,

Landrace thuân trong điều kiện chăn nuôi

phía nam Việt Nam.

2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU

2.1 Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên

cứu

- Thí nghiệm tiến hành trên hai giông

Yorkshire và Landrace thuân. Mỗi giông

gồm 80 lợn hậu bị 60 ngày tuổi, co trong

lượng khoảng 20kg.

- Nguyên liệu để phôi trộn khẩu phân

gồm: bắp, khoai mỳ lát, cám gao, khô dâu

đậu nành 47% CP, bột cá 60 CP, DDGS, dâu

thực vật, lysin, methionine, threonine, bột

đá, dicanxi phôt phát (DCP), premix vitamin

- khoáng và muôi ăn.

- Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 11

năm 2011 đến tháng 3 năm 2013 tai Trung

tâm Nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi

Bình Thắng.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được thiết kế theo phương

pháp ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD) được bô

Page 4: DI TRUYỀN - GI ỐNG VẬT NUÔI KHKT Chăn nuôi 2 [191] 2015demo.iasvn.vn/ajax.phpuploads/files/2015-2 KHCN ME-AA Naithuan.pdf · Nhu cầu năng lượng và axit amin cho lợn

DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

KHKT Chăn nuôi Số 2 - 2015 31

trí ngẫu nhiên trên 20 ô chuồng với 5 nghiệm

thức, mỗi nghiệm thức gồm 16 con chia

thành 4 ô, 4 con/ô và mỗi ô là một lân lăp lai

(5NT x 4 con/ô x 4 lân lăp lai) cho mỗi giông.

Các mức dinh dưỡng trong khẩu phân

được thay đổi theo khuyến cáo của NRC (1998):

- Nghiệm thức 1: Mức năng lượng trao đổi

và lysin trong khẩu phân giảm 10% so với NRC.

- Nghiệm thức 2: Mức năng lượng trao đổi

và lysin trong khẩu phân giảm 5%.

- Nghiệm thức 3: Mức năng lượng trao

đổi và lysin trong khẩu phân dựa theo

khuyến cáo của NRC (1998).

- Nghiệm thức 4: Mức năng lượng trao

đổi và lysin trong khẩu phân tăng 5%.

- Nghiệm thức 5: Mức năng lượng trao

đổi và lysin trong khẩu phân tăng 10%.

Các axit amin thiết yếu khác: methinonine,

methionine + cystine và threonine, trong các

khẩu phân được cân đôi theo lysine dựa trên

khuyến cáo về mô hình protein lý tưởng cho

lợn cái hậu bị của NRC (1998). Các chất dinh

dưỡng khác được giữ không đổi ở các

nghiệm thức.

Bảng 1. Các mức dinh dưỡng theo NRC (1998)

Giai đoạn

Dinh dưỡng 20-50kg 51-90kg 91 kg - phối giống

Năng lượng trao đổi (Kcal/kg) 3.265 3.265 3.265

Protein thô (%) 17 16 14

Lysine tiêu hoa (%) 0,75 0,70 0,55

Methionine + Cys tiêu hoa (%) 0,44 0,42 0,33

Threonine tiêu hoa (%) 0,46 0,44 0,37

Các chỉ tiêu theo dõi:

- Khôi lượng cơ thể, tăng trong hàng

ngày, lượng thức ăn thu nhận, hệ sô chuyển

hóa thức ăn và độ dày mỡ lưng qua các giai

đoan sinh trưởng.

- Tuổi động dục lân đâu, tuổi phôi giông

lân đâu, sô lân phôi giông đậu thai.

- Sô con sơ sinh, còn sông/ổ; khôi lượng

con sơ sinh, còn sông/ổ; sô con và khôi lượng

con cai sữa/ổ; ngày động dục trở lai.

Xử lý số liệu: Toàn bộ sô liệu thí nghiệm sẽ

được xử lý phân tích ANOVA bằng chương

trình phân mềm thông kê Minitab 16.0.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Ảnh hưởng của các mức năng lượng,

protein và axit amin trong khẩu phần đến

sinh trưởng ở lợn cái hậu bị giống

Landrace và Yorkshire

Các sô liệu ở bảng 2 cho thấy, tôc độ

sinh trưởng trung bình của lợn ở cả 2 giông

cao nhất ở nhóm lợn được ăn khẩu phân có

mật độ dinh dưỡng trung bình 100% NRC

(nghiệm thức 3), nhóm lợn ăn khẩu phân có

mật dinh dưỡng thấp 90% NRC có tôc độ

sinh trưởng thấp nhất. Các nghiệm thức có

mật độ dinh dưỡng 95%, 100% và 105% NRC

tôc độ sinh trưởng của lợn tương đương

nhau tương ứng với 631; 647 và 636

g/con/ngày đôi với Yorkshire, với 640; 655 và

645 g/con/ngày đôi với Landrace. Ơ mức

dinh dưỡng thấp (90% NRC) và cao (110%

NRC) co tăng trong thấp hơn nghiệm thức

co mức dinh dưỡng 100% NRC tương ứng là

6,6 và 4,5% với giông Yorkshire và 5,4%;

Page 5: DI TRUYỀN - GI ỐNG VẬT NUÔI KHKT Chăn nuôi 2 [191] 2015demo.iasvn.vn/ajax.phpuploads/files/2015-2 KHCN ME-AA Naithuan.pdf · Nhu cầu năng lượng và axit amin cho lợn

DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

32 KHKT Chăn nuôi Số 2 - 2015

4,5% với giông Landrace (P<0,05). Xu hướng

này đăc biệt rõ rệt trong giai đoan từ 60 ngày

tuổi đến 120 ngày tuổi. Tuy nhiên, ở giai

đoan từ 120 ngày tuổi đến 180 ngày tuổi, tôc

độ sinh trưởng của lợn cái hậu bị của cả 2

giông ở các nghiệm thức không có sự khác

biệt về thông kê giữa các nhom được ăn

khẩu phân co hàm lượng chất dinh dưỡng

khác nhau (P>0,05).

Bảng 2. Tăng trong và độ dày mỡ lưng ở lợn cái hậu bị Landrace và Yorkshire

Giống lợn Giai đoạn

(ngày tuôi)

Trong lượng cơ thể (kg) Tăng trong (g/con/ngày) DML 180

(mm) 60 120 180 60-120 120-180 60-180

Yorkshire

90% NRC 20,4 51,8b 92,9c 525b 684 604c 11,49

95% NRC 20,1 53,0ab 95,8ab 549ab 713 631ab 11,61

100% NRC 20,2 54,2a 97,89a 567a 727 647a 11,74

105% NRC 20,3 53,6ab 96,69ab 555ab 717 636ab 11,87

110% NRC 20,2 52b 94,2bc 533ab 703 618bc 12,03

P 0,8 0,013 0,000 0,021 0,559 0,000 0,22

Landrace

90% NRC 20,5 51,7b 95,2c 520c 724 622c 11,44

95% NRC 20,2 53,1ab 97,1abc 547ab 734 640b 11,58

100% NRC 20,5 54,4a 99,2a 565a 746 655a 11,65

105% NRC 20,4 53,8a 97,9ab 555a 735 645ab 11,76

110% NRC 20,2 52,1b 95,9bc 531bc 731 631bc 12,07

P 0,35 0,001 0,001 0,000 0,103 0,000 0,112

Ghi chú: Các số trung bình trong cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê

(P<0,05); DLM = dày mỡ lưng.

Độ dày mỡ lưng tai thời điểm 180 ngày

tuổi của lợn thí nghiệm cho cả 2 giông tăng

dân theo mật độ dinh dưỡng dao động từ

11,4mm (90% NRC) đến 12,07 mm (110%

NRC). Độ dày mỡ lưng tăng dân theo mật độ

khẩu phân, tăng từ 2 đến 5%, tuy nhiên sự sai

khác không co ý nghĩa thông kê (P>0,05).

3.2 Ảnh hưởng của các mức năng lượng,

protein và axit amin trong khẩu phần đến

tuôi thành thục sinh dục ở lợn cái hậu bị

giống Landrace và Yorkshire

Theo Nathalie và ctv (2001), đôi với các

giông lợn Yorkshire và Landarce, tuổi thành

thục sinh dục (động dục lân đâu) ở lợn cái

hậu bị thường xuất hiện vào thời điểm từ 200

đến 220 ngày tuổi, nhưng độ biến động rất

lớn (từ 102 đến 350 ngày tuổi). Kết quả ở thí

nghiệm này cho thấy, tuổi thành thục sinh

dục (động dục lân đâu) ở lợn Landrace và

Yorkshire là tương đương nhau, dao động từ

178 đến 190 ngày và co cùng xu hướng ảnh

hưởng của mức dinh dưỡng khẩu phân.

Tuổi động dục và phôi giông lân đâu

của lợn cái hậu bị (cả hai giông) ở nghiệm

thức co mức dinh dưỡng 100% và 105%

NRC, sớm hơn từ 6 đến 10 ngày so với các

nghiệm thức co mức dinh dưỡng 90% và

95% NRC. Tuy nhiên, sự khác biệt này có ý

nghĩa thông kê chỉ thể hiện ở tuổi phôi

giông đôi với giông Landrace (P<0,05). Khi

mật độ dinh dưỡng tăng cao ở mức 110%

NRC thì tuổi động dục và phôi giông có xu

hướng chậm hơn. Theo Friend và ctv

(1981) cho rằng, ở mức nuôi dưỡng cao,

tuổi thành thục sinh dục ở lợn cái hậu bị

giông Yorkshire là 173 ngày, với khôi

Page 6: DI TRUYỀN - GI ỐNG VẬT NUÔI KHKT Chăn nuôi 2 [191] 2015demo.iasvn.vn/ajax.phpuploads/files/2015-2 KHCN ME-AA Naithuan.pdf · Nhu cầu năng lượng và axit amin cho lợn

DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

KHKT Chăn nuôi Số 2 - 2015 33

lượng cơ thể trung bình 101 kg, trong khi

đo ở nhóm lợn được nuôi dưỡng ở mức

thấp là 194 ngày và 92 kg, tương ứng. Kết

quả nghiên cứu của Tummaruk và ctv

(2008) tai Thái Lan trên 4.000 lợn cái hậu bị

giông Landrace và Yorkshire cho thấy, tuổi

thành thục sinh dục trung bình là 185 ngày

(138-274 ngày).

Bảng 3. Ảnh hưởng mật độ dinh dưỡng khẩu phần lên thành thục của lợn

Giống lợn Chỉ tiêu TĐDLĐ TPGLĐ KLPGLĐ ML LPGĐT

Yorkshire

90% NRC 189,6 234,3 123,7 14,9c 1,22

95% NRC 185,6 230,2 125,3 15,0c 1,22

100% NRC 180,6 225,1 125,5 15,2bc 1,11

105% NRC 183,7 228,0 126,6 15,9ab 1,33

110% NRC 184,6 229,0 125,8 16,4a 1,33

P 0,17 0,08 0,59 0,00 0,81

Landrace

90% NRC 188,3 230,9a 124,6 15,2b 1,33

95% NRC 183,4 224,9ab 125,6 15,7ab 1,22

100% NRC 178,7 219,2b 127,3 16,0ab 1,11

105% NRC 180,5 220,7b 125,8 16,3a 1,22

110% NRC 183,0 222,7b 125,8 16,4a 1,25

P 0,08 0,02 0,83 0,007 0,87

Ghi chú: TĐDLĐ = tuôi động dục lần đầu; TPGLĐ = tuôi phối giống lần đầu; KLPGLĐ = khối lượng lúc phối lần

đầu; ML = độ dày mỡ lưng vị trí P2; LPGĐT = lần phối giống đậu thai, Các số trung bình trong cùng một cột

có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Khôi lượng của lợn luc phôi giông lân

đâu không co sự khác biệt giữa các nhóm

được ăn khẩu phân co hàm lượng chất dinh

dưỡng khác nhau (P>0,05). Điều đo cho thấy,

ở giai đoan này, tôc độ sinh trưởng của lợn

cái ít bị chi phôi bởi hàm lượng dinh dưỡng

của khẩu phân, mà bị ảnh hưởng nhiều bởi

những thay đổi về những hành vi tính dục

(bỏ ăn; cắn, phá chuồng...). Đôi với cả hai

giông khôi lượng lúc phôi giông đat 125-127

kg với tuổi phôi giông tương ứng 220-230

ngày tuổi. Theo Close và ctv (2004), khôi

lượng của lợn cái hậu bị lúc phôi giông (220-

240 ngày tuổi) là từ 130- 140 kg, như vậy

khôi lượng cơ thể của lợn cái hậu bị giông

Landrace và Yorkshire lúc phôi giông ở thí

nghiệm này là hợp lý.

Dự trữ cơ thể được đánh giá thông qua

độ dày mỡ lưng luc phôi giông. Theo

Gueblez và ctv (1985), độ dày mỡ lưng luc

phôi giông co tương quan thuận rất chăt chẽ

với thành tích sinh sản cả đời của lợn nái. Ơ

nghiên cứu của chúng tôi, cùng một chế độ

nuôi dưỡng, độ dày mỡ lưng ở thời điểm

phôi giông lân đâu của hai giông Landrace và

Yorkshire dao động trong khoảng từ 14,9 mm

ở nghiệm thức co mức dinh dưỡng 90% NRC

đến 16,4 mm ở nghiệm thức co mức 110%

NRC. Nhóm lợn được ăn khẩu phân có hàm

lượng dinh dưỡng cao 105% và 110% NRC có

độ dày mỡ lưng cao hơn từ 7% đến 9,3% so

với nhom được ăn khẩu phân có mật độ dinh

dưỡng thấp 95% và 90% NRC (P<0,05).

Theo một sô tác giả, mức nuôi dưỡng

trong giai đoan hậu bị cũng ảnh hưởng đến

sinh lý sinh dục và tỷ lệ động dục ở lợn cái

(Klindt và ctv, 1999; Stalder và ctv, 2000).

Kết quả sô lân phôi giông đậu thai từ 1,1

đến 1,3 lân ở lân phôi giông thứ nhất. Ơ cả

hai giông ở lân phôi giông thứ nhất thấp

nhất là 1,1 lân ở nhóm lợn được ăn khẩu

phân có mức dinh dưỡng (100% NRC).

Không có sai khác co ý nghĩa thông kê giữa

các nghiệm thức (P>0,05).

Page 7: DI TRUYỀN - GI ỐNG VẬT NUÔI KHKT Chăn nuôi 2 [191] 2015demo.iasvn.vn/ajax.phpuploads/files/2015-2 KHCN ME-AA Naithuan.pdf · Nhu cầu năng lượng và axit amin cho lợn

DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

34 KHKT Chăn nuôi Số 2 - 2015

3.3 Ảnh hưởng của các mức năng lượng,

protein và axit amin trong khẩu phần đến

hiệu quả sử dụng thức ăn ở lợn cái hậu bị

giống Landrace và Yorkshire trong các

giai đoạn

Hiệu quả sử dụng thức ăn ở lợn cái hậu

bị giông Landrace và Yorkshire được trình

bày ở bảng 4. Mức tiêu thụ thức ăn tăng cùng

với sự giảm của mật độ dinh dưỡng trong

khẩu phân, xu hướng này đều được nhận

thấy ở cả hai giông Yorkshire và Landrace.

Sai khác này rất rõ rệt ở các giai đoan sinh

trưởng của lợn và sự khác biệt rõ nét ở nhóm

lợn được ăn khẩu phân có mức dinh dưỡng

cao (110% NRC) so với nhom được ăn khẩu

phân có mức dinh dưỡng 100%; 95% và 90%

NRC (P<0,05). Tuy nhiên, ở giai đoan 60-120

ngày tuổi, sự sai khác không co ý nghĩa

thông kê đôi với giông Landrace (P>0,05).

Hệ sô chuyển hóa thức ăn của nhóm lợn

được ăn khẩu phân có mật độ dinh dưỡng

cao và trung bình 100% NRC là tương

đương nhau và thấp hơn nhom lợn được ăn

khẩu phân có mật độ dinh dưỡng thấp

(P<0,05) đôi với cả hai giông.

Bảng 4. Thu nhận thức ăn và hiệu quả sử dụng thức ăn

Giống lợn TAAV (kg/con/ngày) Hiệu quả sử dụng TA (kg/kg TT)

60-120 120-180 60-180 180-PGLĐ 60-120 120-180 60-180 180-PGLĐ

Yorkshire

90% NRC 1,45a 2,47a 1,96a 2,63 2,76a 3,63a 3,2a 4,96

95% NRC 1,43a 2,46a 1,95ab 2,68 2,62ab 3,46ab 3,04b 4,80

100% NRC 1,42ab 2,45a 1,93ab 2,64 2,50b 3,37b 2,94c 4,33

105% NRC 1,38b 2,38ab 1,88b 2,59 2,49b 3,33b 2,91c 4,40

110% NRC 1,33c 2,31b 1,82c 2,64 2,50b 3,29b 2,9c 4,41

P 0,0001 0,00 0,00 0,95 0,001 0,001 0,00 0,18

Landrace

90% NRC 1,44 2,44a 1,94a 2,58 2,77a 3,39a 3,13a 4,94a

95% NRC 1,45 2,43a 1,94a 2,55 2,65b 3,32ab 3,03ab 4,49ab

100% NRC 1,43 2,42a 1,93a 2,63 2,58b 3,24ab 2,96b 4,19b

105% NRC 1,42 2,34ab 1,88ab 2,54 2,63b 3,20ab 2,92b 4,12b

110% NRC 1,38 2,29b 1,83b 2,55 2,61b 3,14b 2,91b 4,18b

P 0,09 0,002 0,002 0,9 0,00 0,012 0,001 0,0001

Ghi chú: TAAV = thưc ăn ăn vào; TA = thưc ăn; Các số trung bình trong cùng một cột có các chữ cái khác nhau

thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Ơ giai đoan sau kể từ 180 ngày tuổi đến

lúc phôi giông lân đâu, không có sự khác

nhau về khả năng tiêu thụ thức ăn của lợn

cái hậu bị giữa các nhom được ăn khẩu phân

co hàm lượng dinh dưỡng khác nhau đôi với

cả hai giông Yorkshire và Landrace (P>0,05).

Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng thức ăn co sự

sai khác thông kê giữa nhóm lợn được ăn

khẩu phân có mức dinh dưỡng thấp và nhóm

lợn còn lai đôi với giông Landrace (P<0,05).

3.4. Ảnh hưởng của các mức năng lượng,

protein và axit amin trong khẩu phần

đến một số chỉ tiêu năng suất sinh sản

của lợn cái hậu bị Landrace và Yorkshire

ở lứa đẻ đầu

Không có sự sai khác thông kê ở các chỉ

tiêu năng suất sinh sản (sô con sơ sinh, sô

con sơ sinh còn sông, sô con cai sữa, khôi

lượng sơ sinh, khôi lượng cai sữa, sô ngày

động dục trở lai) giữa các nghiệm thức đôi

Page 8: DI TRUYỀN - GI ỐNG VẬT NUÔI KHKT Chăn nuôi 2 [191] 2015demo.iasvn.vn/ajax.phpuploads/files/2015-2 KHCN ME-AA Naithuan.pdf · Nhu cầu năng lượng và axit amin cho lợn

DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

KHKT Chăn nuôi Số 2 - 2015 35

với hai giông Landrace và Yorkshire

(P>0,05). Sô lợn con còn sông đến cai sữa cao

nhất ở nhóm lợn hậu bị được ăn khẩu phân

có mức dinh dưỡng 100% NRC, 1998 và

thấp nhất ở nhóm lợn được ăn khẩu phân

có mức dinh dưỡng thấp và cao (90% và

110% NRC, 1998).

Bảng 5. Năng suất sinh sản ở lứa thứ nhất của lợn cái hậu bị giống Landrace và Yorkshire

Giống lợn Chỉ tiêu CSS CSSS KLSS CCS KLCS ĐDTL

Yorkshire

90% NRC 9.44 8.78 13.13 8.33 49.38 7.33

95% NRC 9.89 9.33 14.10 8.78 52.28 7.44

100% NRC 10.00 9.56 14.51 9.00 52.99 6.89

105% NRC 9.67 9.22 13.98 8.56 50.73 7.78

110% NRC 9.56 9.00 13.60 8.44 49.73 8.22

P 0.88 0.68 0.38 0.73 0.89 0.84

Landrace

90% NRC 9.78 9.22 13.30 8.44 51.06 7.67

95% NRC 10.00 9.56 14.08 8.89 54.63 7.33

100% NRC 10.22 9.78 14.64 9.33 58.48 7.11

105% NRC 9.78 9.22 13.62 8.67 52.76 7.22

110% NRC 9.63 9.13 13.31 8.50 51.16 7.88

P 0.91 0.64 0.27 0.40 0.24 0.95

Ghi chú: CSS số con sơ sinh/ô; CSSS số con sơ sinh còn sống/ô; KLSS khối lượng sơ sinh/ô; CCS số con cai sữa/ô;

KLCS khối lượng lợn con cai sữa/ô; ĐDTL, số ngày động dục trở lại. Các số trung bình trong cùng một cột

trong cùng một nhân tố có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê.

Khôi lượng lợn con lúc cai sữa phản ánh

khả năng tiết sữa của lợn nái. Các kết quả ở

bảng 5 cho thấy, khả năng tiết sữa thấp nhất

ở nhóm lợn nái được ăn khẩu phân có hàm

lượng dinh dưỡng thấp và cao (90% và 110%

NRC, 1998), tuy nhiên so với các nghiệm

thức còn lai thì sự sai khác không co ý nghĩa

thông kê (P>0,05). Theo nhận xét của chúng

tôi, có thể là do những lợn nái ở các nghiệm

thức này trong giai đoan hậu bị được nuôi

dưỡng bằng khẩu phân có mức dinh dưỡng

quá thấp và quá cao đã ảnh hưởng đến thể

trang của cơ thể lúc bắt đâu bước vào sinh

sản chưa được tôi ưu so với nhóm lợn thuộc

các nghiệm thức khác (lợn gây hơn và béo

hơn), nên khả năng tiết sữa kém. Không có

sự khác biệt về sô ngày động dục trở lai ở

lợn cái hậu bị sinh sản lứa thứ nhất giữa các

nghiệm thức ở cả hai nhóm giông (P>0,05).

3.5. Năng suất sinh sản của lợn cái hậu

bị giống Landrace và Yorkshire ở lứa đẻ

thứ hai

Để đánh giá năng suất sinh sản của lợn

nái, năng suất sinh sản ở lứa đẻ thứ nhất

không phản ánh đây đủ tiềm năng sản xuất

của lợn nái, vì từ lứa thứ hai và ba trở đi,

năng suất sinh sản mới trở nên ổn định và

cũng kể từ đo lợn cái hậu bị mới chính thức

được nhập vào đàn sinh sản. Các chỉ tiêu

sinh sản ở lứa đẻ thứ hai của lợn cái hậu bị ở

cả hai nhóm giông đều cao hơn so với lứa

thứ nhất và xu hướng này phản ánh sự

thành thục về tính dục và ổn định năng suất

sinh sản ở lợn cái khi đã trải qua một chu kỳ

sinh sản (Whittemore, 1995; Stalder và ctv,

2000; Chiba, 2004).

Kết quả ở nhóm lợn được ăn khẩu phân

có mức dinh dưỡng trung bình (100% NRC

1998) các chỉ tiêu về năng suất sinh sản cao

Page 9: DI TRUYỀN - GI ỐNG VẬT NUÔI KHKT Chăn nuôi 2 [191] 2015demo.iasvn.vn/ajax.phpuploads/files/2015-2 KHCN ME-AA Naithuan.pdf · Nhu cầu năng lượng và axit amin cho lợn

DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

36 KHKT Chăn nuôi Số 2 - 2015

nhất, thấp nhất là nhóm lợn ăn khẩu phân

dinh dưỡng ở mức thấp (90% NRC 1998).

Tuy nhiên, khi mật độ dinh dưỡng của khẩu

phân cao hơn mức NRC thì năng suất sinh

sản của lợn co xu hướng giảm dân đăc biệt là

ở nhóm lợn được ăn khẩu phân có mức dinh

dưỡng cao 110% NRC.

Bảng 6. Năng suất sinh sản ở lứa thứ hai của lợn cái hậu bị giống Landrace và Yorkshire

Giống lợn Chỉ tiêu LPGĐT CSS CSSS KLSS CCS KLCS

Yorkshire

90% NRC 1,22 10,44 9,78 13,13 9,0 54,7

95% NRC 1,00 10,89 10,33 14,10 9,5 60,0

100% NRC 1,00 11,00 10,56 14,51 9,9 61,4

105% NRC 1,00 10,56 10,11 13,98 9,4 58,4

110% NRC 1,11 10,67 10,00 13,60 9,2 55,8

P 0,23 0,85 0,48 0,89 0,06 0,3

Landrace

90% NRC 1,23 10,67 10,00 14,76 9,33 56,5

95% NRC 1,10 10,89 10,33 15,62 9,67 59,5

100% NRC 1,00 11,00 10,67 16,07 9,89 61,9

105% NRC 1,00 10,89 10,22 14,79 9,56 58,2

110% NRC 1,12 10,38 9,75 14,61 9,13 55,2

P 0,23 0,73 0,3 0,17 0,28 0,31

Sô con cai sữa cao nhất ở nhom được ăn khẩu phân có mức dinh dưỡng trung bình (100% NRC, 1998), cao hơn so với nhóm được ăn khẩu phân có mức dinh dưỡng thấp (90% NRC, 1998) là 9,1% và mức dinh dưỡng cao (110% NRC, 1998) là 7,1% với giông Yorkshire và 5,7% và 7,7% với giông Landrace. Khôi lượng cai sữa ở nhom được ăn khẩu phân có mức dinh dưỡng trung bình trong giai đoan hậu bị đat 61,4 kg/ổ với giông Yorkshire và 61,9 kg/ổ với giông Landrace, cao hơn so với hai nhom thấp (90% NRC) là 11% và cao (110% NRC) là 8%.

4. KẾT LUẬN

Nhu câu năng lượng, protein và axit amin tiêu hóa (lysine, methionine + cystine, threonine) ở lợn cái hậu bị thuộc hai giông Landrace và Yorkshire thuân là như nhau và ở mức 100% NRC, 1998. Nhu câu năng lượng trao đổi trong giai đoan từ 20 kg đến 50 kg; từ 51 kg đến 90 và từ 91 đến khi phôi giông lứa 1 trong điều kiện cho ăn tự do (ad libitum) là 3.265 kcal/kg.

Nhu câu protein thô, trong giai đoan từ 20 kg đến 50 kg; từ 51 đến 90 kg và từ 91 kg đến khi phôi gông lứa 1 trong điều kiện cho ăn tự do (ad libitum) là 17%; 16% và 14%, tương ứng.

Nhu câu lysine; methionine + cystine và threonine tiêu hoa, tương ứng trong giai đoan từ 20 kg đến 50 kg là 0,75%; 0,44%; 0,46%; từ 51 đến 90 kg là 0,7%; 0,42%; 0,44% và từ 91 kg đến khi phôi giông lân 1 là 0,55%; 0,33; 0,37 trong điều kiện cho ăn tự do (ad libitum).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ashworth C.J., Antipatis C., Beattie L. (1999). Effects of pre- and post-mating nutritional status on hepatic function, progesterone concentration, uterine protein secretion and embryo survival in Meishan pigs, Reprod. Fertil. Develop., 11: 67-73.

2. Chiba (2004). Pig Nutrition and Feeding. Animal Nutrition Handbook.http://www.ag.auburn.edu

3. Close W.H., Close C., Workingham B. (2004), Nutrition and management stratergies to optimise performance of the modern sow and

Page 10: DI TRUYỀN - GI ỐNG VẬT NUÔI KHKT Chăn nuôi 2 [191] 2015demo.iasvn.vn/ajax.phpuploads/files/2015-2 KHCN ME-AA Naithuan.pdf · Nhu cầu năng lượng và axit amin cho lợn

DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

KHKT Chăn nuôi Số 2 - 2015 37

boar. D. J. A. Cole, Nottingham Nutriton International, East Leake Loughborough, Leics.

4. De lange CFM and H.W.E. Schreurs (1995), Principles of model application. In model growth in the pig. Wagenigen pers, Wagenigen, The Netherlands, 187.

5. De Lange C.F.M. and S. Mohn (1996), Applications of piggrowth models: characterizing pig genotypes and estimating amino acid requirements. In: Proc. 17-th Western Nutrition Conference, Edmonton, Alberta, Canada.

6. Friend D.W., Lodge G.A. and J.I. Elliot (1981), Effects of Energy and Dry Matter Intake on Age, Body Weight and Backfat at Puberty and on Embryo Mortality in Gilts. J. Anim. Sci., 53: 118-124.

7. Gueblez R., Gestin J. M. and G. Le Henaff (1985), Incidence de l’age et de l’epaisseur de lard dorsal a 100 kg sur la carriere reproductrice des truies Large White, J. Rech. Porcine Fr., 17: 113.

8. Klindt J., J.T. Yen and R.K. Christenson (1999), Effect of prepuber-tal feeding regimen on reproductive development of gilts. J. Anim. Sci., 77: 1968-1976.

9. Nathalie L. Trottier and Lee J. Johnston (2001), Feeding Gilts during Development and Sows during Gestation and Lactation. Swine Nutrition.

10. NRC (1998), Nutrient Requirements of Swine. Tenth Revised Edition.http://www.nap.edu/

11. Stalder K.J., T.E. Long, R.N. Goodwin, R.L. Wyatt and J.H. Halstead (2000), Effect of gilt development diet on the reproductive performance of primiparous sows. J. Anim. Sci., 78: 1125-1131

12. Susenbeth A. (1995), Factors affecting lysine utilization in growing pigs: An analysis of literature data. Livest. Prod. Sci., 43: 193- 204

13. Tummaruk P., W. Tantasuparuk, A. Kunavongkrit (2008), Age at Puberty in Landrace, Yorkshire, Duroc and Crossbred Landrace x Yorkshire Gilts Kept in Evaporative Cooling System in a Commercial Herd in Thailand. Proceedings, The 15th. Congress of FAVA 27-30 October. FAVA - OIE Joint Symposium on Emerging Diseases.

14. Whittemore C.T. (1995), Animal excreta: fertilizer or pollutant? Journal of Biological Education, 29: 46-50.

NHU CẦU NĂNG LƯỢNG VÀ AXIT AMIN CHO LỢN CÁI

GIỐNG LAI YL VÀ LY NUÔI DƯỠNG Ở MIỀN NAM

Lã Văn Kính1*, Đoàn Vĩnh1,

Nguyễn Văn Phú1 và Phan Văn Sỹ1

Ngày nhận bài báo: 15/10/2014 - Ngày nhận bài phản biện: 29/10/2014

Ngày bài báo được chấp nhận đăng: 14/11/2014

TOM TẮT

Thí nghiệm được tiến hành trên 160 lợn cái hậu bị lai giông ngoai co khôi lượng 20kg, trong đo: 80 lợn lai Yorkshire x Landrace (YL) và 80 lợn lai Landrace x Yorkshire (LY), được bô trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD) với 5 mức dinh dưỡng trong khẩu phân (mức cao: hàm lượng năng lượng, protein và axit amin (lysine, methionine+ cystine, threonine) 110% và 105% cao hơn NRC (1998); mức trung bình 100% NRC (1998) và mức thấp: 90% và 95% so với NRC (1998), với tổng sô

1 Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ, Viện Chăn nuôi.

* Tác giả để liên hệ: PGS.TS. Lã Văn Kính, Pho Viện trưởng Viện Chăn nuôi, Kiêm Phân Viện trưởng Phân

viện Chăn nuôi Nam Bộ, Viện Chăn nuôi. Địa chỉ: KP. Hiệp Thắng, P. Bình Thắng, TX. Dĩ An, Bình Dương;

Điện thoai: 0913916201; Email: [email protected]

Page 11: DI TRUYỀN - GI ỐNG VẬT NUÔI KHKT Chăn nuôi 2 [191] 2015demo.iasvn.vn/ajax.phpuploads/files/2015-2 KHCN ME-AA Naithuan.pdf · Nhu cầu năng lượng và axit amin cho lợn
Page 12: DI TRUYỀN - GI ỐNG VẬT NUÔI KHKT Chăn nuôi 2 [191] 2015demo.iasvn.vn/ajax.phpuploads/files/2015-2 KHCN ME-AA Naithuan.pdf · Nhu cầu năng lượng và axit amin cho lợn

DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

38 KHKT Chăn nuôi Số 2 - 2015