ĐiỂm bÁo -...

50
a BỘ TƯ PHÁP CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 01 tháng 9 năm 2016

Upload: vudieu

Post on 22-Mar-2018

217 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

a

BỘ TƯ PHÁP

CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

ĐIỂM BÁONgày 01 tháng 9 năm 2016

Page 2: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

CHÍNH PHỦ1. Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/20162. Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bậttháng 8/20163. Thông cáo báo chí phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/20164. Cải cách toàn diện kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhậpkhẩu5. Quy định mới về điều kiện đầu tư, kinh doanh chứng khoánBỘ, NGÀNH6. Cải cách thủ tục hành chính: Không thể chậm trễ7. Bộ NN&PTNT cải thiện tình trạng kiểm tra chuyên ngành như thếnào?8. Bộ Tài chính nỗ lực hành động vì một Chính phủ kiến tạo9. Khởi động Năm Quốc gia khởi nghiệp: Bài 1: Kỳ vọng bớt nhữngrào cản10. Khởi động Năm Quốc gia khởi nghiệp: Bài 2: Truy tìm tác nhân“giết” doanh nghiệp11. Khởi động Năm Quốc gia khởi nghiệp: Bài 3: Vốn, thủ tục hànhchính - bài toán đau đầu của doanh nghiệp Việt12. Khởi động Năm Quốc gia khởi nghiệp: Bài cuối: Cách nào gỡkhó cho doanh nghiệp?13. Loay hoay với “trận đồ” giấy phépĐỊA PHƯƠNG14. Điểm sáng trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính

Page 3: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

1. Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2016(Chinhphu.vn) - Hỗ trợ học sinh, trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khókhăn; xếp lương giảng viên cao cấp được bổ nhiệm chức danh giáo sư; miễn,giảm thuế xuất khẩu các sản phẩm thân thiện môi trường;... là những chínhsách mới có hiệu lực từ tháng 9/2016.

Vi phạm về sử dụng hóa chất diệt côn trùng phạtđến 3 triệu đồng

Theo Nghị định 115/2016/NĐ-CP ngày 8/7/2016 có hiệulực từ 15/9/2016, sử dụng hóa chất, chế phẩm diệt côntrùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế khôngđúng nội dung hướng dẫn ghi trên bao gói gây nguyhiểm cho người, động vật và làm ô nhiễm môi trường sẽbị phạt tiền từ 1-3 triệu đồng.

Hỗ trợ học sinh, trường phổ thông ở xã, thôn đặcbiệt khó khăn

Theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18/07/2016 quy đinh chính sách hỗ trợ họcsinh và trương phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn có hiệu lực từ 01/9/2016, họcsinh tiểu học và trung học cơ sở được hưởng chính sách hỗ trợ được hỗ trợ tiền ăn,tiền nhà ở và gạo.

Xếp lương giảng viên cao cấp được bổ nhiệm chức danh giáo sư

Nghị định 117/2016/NĐ-CP ngày 21/07/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghịđịnh số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đốivới cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có hiệu lực từ 15/9/2016.

Trong đó, đối với viên chức đang xếp lương ở chức danh giảng viên cao cấp đượcbổ nhiệm chức danh giáo sư thì được thực hiện xếp lương như sau: Trường hợpchưa xếp bậc cuối cùng của chức danh giảng viên cao cấp thì được xếp lên 1 bậctrên liền kề từ ngày được bổ nhiệm chức danh giáo sư, thời gian xét nâng bậc lươnglần sau kể từ ngày giữ bậc lương cũ; trường hợp đã xếp bậc cuối cùng của chứcdanh giảng viên cao cấp thì được cộng thêm 3 năm (36 tháng) để tính hưởng phụcấp thâm niên vượt khung kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm chức danh giáo sư.

Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động ngân hàng mô

Có hiệu lực từ ngày 15/9/2016, Nghị định 118/2016/NĐ-CP ngày 22/7/2016 sửa đổi,bổ sung một số điều của Nghị định 56/2008/NĐ-CP ngày 29/4/2008 của Chính phủquy định về tổ chức hoạt động của ngân hàng mô và Trung tâm điều phối quốc giavề ghép bộ phận cơ thể người, trong đó bổ sung điều kiện hoạt động và cấp Giấyphép hoạt động ngân hàng mô.

Ảnh minh họa

Page 4: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc

Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 8/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hànhchính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại cáchuyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 và hỗ trợvụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình có hiệu lực từ22/9/2016.

Hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng

Thông tư số 23/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảohiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng theo Nghị định số55/2016/NĐ-CP của Chính phủcó hiệu lực từ 1/9/2016.

Miễn, giảm thuế xuất khẩu các sản phẩm thân thiện môi trường

Thông tư 128/2016/TT-BTC quy định miễn, giảm thuế xuất khẩu đối với các sảnphẩm thân thiện với môi trường; sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải quyđịnh tại Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực từ 23/9/216.

Trong đó, giảm 50% mức thuế xuất khẩu (trường hợp mức thuế xuất khẩu sau khigiảm thấp hơn mức sàn khung thuế suất do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định thìsẽ áp dụng mức sàn khung thuế suất thuế xuất khẩu) đối với các sản phẩm từ hoạtđộng tái chế, xử lý chất thải có tên trong Biểu thuế xuất khẩu được cơ quan nhànước có thẩm quyền chứng nhận theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trườngtheo quy định tại khoản 2 Điều 44 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP kể từ ngày Nghị địnhsố 19/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.

Hoàng Diên

Theo chinhphu.vn

2. Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ nổi bật tháng 8/2016

(Chinhphu.vn) - Lập Tổ công tác kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ; đảm bảo ATGT Lễ Quốc khánh 2/9 và khai giảng nămhọc mới; phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mớigiai đoạn 2016-2020; tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất;... lànhững thông tin chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổibật tháng 8/2016.

Page 5: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

Phân công công tác của Thủ tướng và các PhóThủ tướng Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết địnhsố 1527/QĐ-TTgngày 1/8/2016 phân công công táccủa Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Lập Tổ công tác kiểm tra việc thực hiện chỉ đạocủa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết địnhsố 1642/QĐ-TTg ngày 19/8/2016 về việc thành lậpTổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra việc

thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (Tổ côngtác).

Tổ công tác có chức năng tham mưu, giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc theo dõi,đôn đốc các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện các nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo củaChính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền kiểmtra các bộ, cơ quan, địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạocủa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Tổ công tác do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng làm Tổtrưởng.

Chính sách phát triển bền vững rừng ven biển

Nghị định số 119/2016/NĐ-CP về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triểnbền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu đã được Chính phủ ban hànhngày 23/8/2016.

Theo đó, các địa phương rà soát, chuyển đổi những diện tích đất ven biển quy hoạchtrồng rừng sản xuất hoặc thuộc các loại đất khác mà đang bị xói lở hoặc bị ảnhhưởng của cát bay, cát di động nghiêm trọng, để quy hoạch trồng rừng phòng hộ venbiển.

Trường hợp khu rừng ven biển đã giao cho hộ gia đình, tổ chức kinh tế nhưng cótầm quan trọng nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu thì Nhà nước xem xét thu hồi,mua lại hoặc bồi thường giá trị tài sản mà hộ gia đình, tổ chức đó đã đầu tư theo quyđịnh của pháp luật để quy hoạch trồng rừng phòng hộ ven biển.

Các địa phương tổ chức rà soát, chuyển các công trình xây dựng có ảnh hưởnghoặc nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ của rừng ven biển ra khỏi khuvực quy hoạch rừng phòng hộ ven biển xung yếu và rất xung yếu, hành lang bảo vệbờ biển. Đối với diện tích đất quy hoạch để bảo vệ và phát triển rừng ven biển nhưngngười sử dụng đất tự ý chuyển đổi sai mục đích và đã bị xử phạt vi phạm hành chính

Page 6: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm thì Nhà nước thuhồi đất.

Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí

Ngày 23/8/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2016/NĐ-CPquy định về kêkhai, thu, nộp phí, lệ phí; quản lý, sử dụng phí; quyết toán phí, lệ phí; trách nhiệmcủa cơ quan nhà nước, tổ chức trong việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí.

Tiêu chuân các ngạch Thanh tra viên quốc phòng

Ngày 5/8/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số31/2016/QĐ-TTg quyđịnh tiêu chuẩn các ngạch Thanh tra viên quốc phòng.Theo đó, có 3 ngạch Thanh traviên quốc phòng gồm: Thanh tra viên, Thanh tra viên chính và Thanh tra viên caocấp.

Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 8/8/2016 vềchính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại cáchuyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 và hỗ trợvụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình.

Theo quyết định, đối tượng thụ hưởng chính sách trợ giúp pháp lý là người nghèo,đồng bào dân tộc thiểu số và người được trợ giúp pháp lý khác theo quy định củapháp luật về trợ giúp pháp lý sinh sống tại: 1- Các huyện nghèo theo Nghị quyết số30a/2008/NQ-CP; 2- Các xã nghèo không thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyếtsố 30a/2008/NQ-CP gồm xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu và xãđặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; 3- Thôn, bản đặc biệt khókhăn vùng đồng bào dân tộc miền núi không thuộc các xã nghèo quy định trên.

Đối tượng thụ hưởng và địa bàn áp dụng hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng là ngườiđược trợ giúp pháp lý theo pháp luật về trợ giúp pháp lý ở các địa phương chưa tựcân đối ngân sách (ngoài địa bàn huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khókhăn).

Quy chế cung cấp, sử dụng thông tin tờ khai hải quan điện tử

Ngày 19/8/2016, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 33/2016/QĐ-TTg ban hànhquy chế cung cấp, sử dụng thông tin tờ khai hải quan điện tử.

Quy chế này quy định về việc cung cấp, sử dụng thông tin tờ khai hải quan điện tửđể thực hiện các thủ tục về thuế, cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, thủ tụcthanh toán qua ngân hàng và các thủ tục hành chính khác; chứng minh tính hợppháp của hàng hóa lưu thông trên thị trường.

Tăng cường phát triển hệ thống dịch vụ xã hội đô thị

Page 7: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Chỉ thị 24/CT-TTgngày 2/8/2016 vềviệc tăng cường phát triển hệ thống dịch vụ xã hội đô thị bảo đảm an sinh xã hội.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉđạo lập và tổ chức thực hiện các chương trình phát triển đô thị có sự lồng ghép chặtchẽ các mục tiêu và định hướng phát triển hệ thống dịch vụ xã hội cụ thể cùng nguồnlực thực hiện, làm cơ sở để lập kế hoạch đầu tư các công trình hạ tầng xã hội đồngbộ theo đúng tiến độ; đồng thời tăng cường công tác quản lý, bảo đảm sử dụng đúngvà có hiệu quả nguồn lực cho phát triển hệ thống dịch vụ xã hội đô thị phục vụ ansinh xã hội trên địa bàn.

Ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 2, 3

Trong tháng qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành các Công điện chỉ đạo các Bộ,ngành liên quan chủ động ứng phó và khắc phục cơn bão số 2, 3 năm 2016.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 1343/CĐ-TTg ngày 1/8/2016 về việcchủ động ứng phó với cơn bão số 2 năm 2016 và Công điện số 1386/CĐ-TTg tậptrung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2;Công điện số 1478/CĐ-TTg ngày 18/08/2016 chủ động ứng phó với cơn bão số 3năm 2016 và Công điện số 1494/CĐ-TTg ngày 19/08/2016 chủ động đối phó vớimưa lũ sau bão số 3 năm 2016.

Tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết

Ngày 5/8/2016, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 1388/CĐ-TTg về việc tăngcường công tác phòng chống sốt xuất huyết.

Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương chỉ đạo các cấp chính quyền và các Sở, ban, ngành đoàn thể tuyên truyền,vận động người dân triển khai quyết liệt chiến dịch diệt lăng quăng (bọ gậy) trên địabàn, diệt muỗi bằng các biện pháp truyền thống và phun hóa chất, đặc biệt tại cáccông trường xây dựng, các dụng cụ chứa nước, khu vực tập trung dân cư; yêu cầungười dân khi có dấu hiệu của bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tưvấn điều trị kịp thời, không tự ý điều trị tại nhà; chỉ đạo Sở Y tế giám sát chặt chẽ tìnhhình, phát hiện sớm, cấp cứu điều trị kịp thời người bệnh, hạn chế thấp nhất trườnghợp tử vong, xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện.

Đảm bảo ATGT Lễ Quốc khánh 2/9 và khai giảng năm học mới

Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 1502/CĐ-TTg ngày 23/8/2016 về bảo đảmtrật tự, an toàn giao thông trong thời gian Lễ Quốc khánh 2/9 và khai giảng năm họcmới 2016 - 2017.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan: Công an, Quốc phòng, Giao thôngvận tải, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Ủy ban An toàn giao thôngQuốc gia, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ thẩm quyền, trách

Page 8: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

nhiệm được giao đẩy mạnh tuyên truyền các quy định về trật tự, an toàn giao thôngtrên các phương tiện thông tin đại chúng; tập trung triển khai tổ chức, điều tiết giaothông hợp lý, bố trí đầy đủ lực lượng, phương tiện, kịp thời giải quyết các sự cố,không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài, đặc biệt là tuyến cửa ngõ ra vào thànhphố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; siết chặt quản lý chất lượng và an toàn giaothông đối với các phương tiện vận tải hành khách.

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình đếnnăm 2030

Đến năm 2020, Khu du lịch Hồ Hòa Bình cơ bản đáp ứng các tiêu chí và trở thànhKhu du lịch quốc gia (DLQG). Đến năm 2030, Khu DLQG Hồ Hòa Bình trở thànhtrung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh Hòa Bình, là một trong 12 Khu DLQG trọng tâmcủa vùng Trung du miền núi Bắc Bộ với sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch tìmhiểu, trải nghiệm văn hóa Mường gắn với hệ sinh thái lòng hồ.

Trên là mục tiêu của Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ HòaBình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyếtđịnh số 1528/QĐ-TTg ngày 1/8/2016.

Nhân rộng mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau

Ngày 2/8/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1533/QĐ-TTg phê duyệtĐề án nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau giai đoạn 2016 - 2020.

Đề án được triển khai tại các địa phương trên cả nước, áp dụng với người cao tuổivà gia đình của họ, phụ nữ và các thành viên khác trong cộng đồng, đặc biệt ngườicao tuổi là phụ nữ nghèo, cận nghèo, khó khăn với một số giải pháp chính về truyềnthông, nâng cao nhận thức của cộng đồng; huy động nguồn lực, vận động các tổchức, xã hội, doanh nghiệp tham gia…

Phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị tác phẩm văn học, nghệ thuật cácdân tộc thiểu số Việt Nam”

Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị tác phẩm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu sốViệt Nam” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1558/QĐ-TTg ngày5/8/2016.

Đề án nhằm giới thiệu, quảng bá chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước và di sảnvăn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam với thế giới, đồng thời phản bác lại âm mưu“diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng; góp phần củng cố và phát huynền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và khối đại đoàn kết dân tộc,tình yêu quê hương, đất nước, gắn bó cùng phát triển của cộng đồng các dân tộcViệt Nam trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốctế.

Page 9: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

Ban hành tiêu chí xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giaiđoạn 2016 - 2020

Ngày 5/8/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí xã đặc biệt khó khăn vùngbãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016 – 2020 tại Quyết định số 1559/QĐ-TTg.

Theo quy định, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo là xã có vịtrí ở vùng bãi ngang ven biển và hải đảo có đường ranh giới tiếp giáp bờ biển hoặcxã cồn bãi, cù lao, đầm phá, bán đảo, hải đảo.

Xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo phải đáp ứng 4 tiêu chí vềtỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo; công trình cơ sở hạ tầng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơbản; công trình cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuấtnông, ngư, diêm nghiệp.

Dịch vụ vận chuyển, giao nhận hàng thương mại điện tử bao phủ cả nước

Tại Quyết định số 1563/QĐ-TTg ngày 5/8/2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kếhoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020.

Theo Quyết định, đến năm 2020, xây dựng mạng lưới dịch vụ vận chuyển, giao nhậnvà hoàn tất đơn hàng cho thương mại điện tử bao phủ tất cả các tỉnh, thành phố trêncả nước; từng bước mở rộng ra khu vực nhằm đẩy mạnh hoạt động thương mạiđiện tử xuyên biên giới, phấn đấu đến 2020, 30% dân số tham gia mua sắm trựctuyến, với giá trị mua hàng trực tuyến đạt trung bình 350 USD/người. Thương mạiđiện tử xuyên biên giới phát triển nhanh, phục vụ thiết thực hoạt động xuất nhậpkhẩu..

Phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016 -2025

Ngày 9/8/2016, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1566/QĐ-TTgphê duyệtChương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016 – 2025.

Mục tiêu tổng quát của Chương trình là thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn nhằmquản lý rủi ro và khắc phục sự cố có thể xảy ra từ nguồn nước, cơ sở xử lý nước vàhệ thống truyền dẫn, phân phối nước đến khách hàng sử dụng; bảo đảm cung cấpnước liên tục, đủ lượng nước, duy trì đủ áp lực, chất lượng nước đạt quy định gópphần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe con người.

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nôngthôn mới (NTM) giai đoạn 2016-2020 tại Quyết định số1600/QĐ-TTg ngày16/08/2016.

Page 10: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

Chương trình đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2020 số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mớikhoảng 50%; khuyến khích mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phấn đấu có ítnhất 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.Bình quân cả nước đạt 15 tiêu chí/xã; cảnước không còn xã dưới 5 tiêu chí.

Cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất vàđời sống của cư dân nông thôn: giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm ytế xã. Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn; tạo nhiều mô hình sảnxuất gắn với việc làm ổn định cho nhân dân, thu nhập tăng ít nhất 1,8 lần so với năm2015.

Phê duyệt Đề án xây dựng NTM vùng dân tộc thiểu số, khu vực biên giới tỉnhĐiện Biên giai đoạn 2016 - 2020

Tại Quyết định số 1573/QĐ-TTg ngày 9/8/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệtĐề án xây dựng nông thôn mới (NTM) vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực biêngiới tỉnh Điện Biên, nhằm phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phònggiai đoạn 2016 -2020.

Đề án trên được xây dựng trên địa bàn 29 xã với tổng diện tích tự nhiên là 338.021,9ha, thuộc 4 huyện của tỉnh Điện Biên, cụ thể, huyện Điện Biên (12 xã), huyện MườngChà (3 xã), huyện Nậm Pồ (8 xã) và huyện Mường Nhé (6 xã).

Tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất

Tại Quyết định 1675/QĐ-TTg ngày 29/8/2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đềán tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020”.

Đề án này được triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước từ tháng 1/2016 đếntháng 12/2020 với mục tiêu thực hiện đồng bộ các giải pháp để khắc phục khó khăn,vướng mắc, hạn chế hiện nay nhằm tăng cường phát hiện và xử lý dứt điểm các viphạm trong quản lý, sử dụng đất đai nhằm chấn chỉnh, tăng cường quản lý nhà nướcvề đất đai; gop phân nâng cao hiệu lực pháp luật đất đai, ngăn chặn, hạn chế tìnhtrạng vi phạm pháp luật đất đai trên phạm vi cả nước.

Từ 1/3/2017, tổ chức Tổng điều tra kinh tế

Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 1672/QĐ-TTg ngày 26/8/2016 tổ chức Tổngđiều tra kinh tế năm 2017trên phạm vi cả nước nhằm thu thập thông tin cơ bản vềcác cơ sở kinh tế (trừ các cơ sở cá thể hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, diêmnghiệp và thuỷ sản đã thu thập trong Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủysản năm 2016), cơ quan hành chính, Đảng, đoàn thể, hiệp hội, đơn vị sự nghiệp, cácchi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, cơ sở tôn giáo, tínngưỡng, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động tạiViệt Nam, phục vụ việc đánh giá toàn diện thực trạng và xu hướng phát triển kinh tế -

Page 11: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

xã hội của đất nước, làm cơ sở đánh giá tình hình, xây dựng kế hoạch, chính sáchphát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.

Số liệu sơ bộ sẽ được công bố vào tháng 12/2017. Kết quả chính thức công bố vàoquý III/2018.

Phương Nhi

Theo chinhphu.vn

3. Thông cáo báo chí phiên họp Chính phủ thường kỳtháng 8/2016

(Chinhphu.vn) - Trong 2 ngày, từ 30-31/8/2016, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2016.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu bật một số nét lớnvề tình hình kinh tế-xã hội trong 8 tháng đầu năm 2016.

Thủ tướng khẳng định, điều đáng mừng là không khí sản xuất kinh doanh, niềm tinxã hội, niềm tin thị trường được khôi phục một bước rất quan trọng, trong đó nhiềutỉnh, thành phố đang đẩy mạnh tiến hành xúc tiến đầu tư, cải cách, tạo mọi điều kiệnthuận lợi cho sản xuất, kinh doanh phát triển. Khát vọng phát triển của các địaphương đã thể hiện rõ với quyết tâm mạnh mẽ để địa phương không còn nghèo,không phụ thuộc vào trợ cấp ngân sách.

Đồng thời, kỷ cương phép nước được củng cố. Lần đầu tiên một tổ công tác củaThủ tướng được thành lập để kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành chỉ đạo, kết luận…của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại các bộ, ngành.

Page 12: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ tập trung thảo luận “xem bộ máy cóthực sự chuyển động, có hướng về người dân và doanh nghiệp, có tạo nên sự pháttriển hay không?”. Đặc biệt, với tinh thần Chính phủ kiến tạo, Thủ tướng yêu cầu cácthành viên Chính phủ tiếp tục dành thời gian thỏa đáng cho công tác xây dựng thểchế trên tinh thần đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, bảo đảm tính khoa học, khả thi,hợp lý, qua đó tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; trongquá trình xây dựng và ban hành chính sách, phải đánh giá kỹ tác động, tiếp thu ýkiến của các đối tượng chịu tác động của chính sách; các quy định, chính sách phảirõ ràng, dễ hiểu, dễ áp dụng, coi trọng chế tài xử lý vi phạm, thể hiện tính nghiêmminh, răn đe của luật pháp;…

Về nội dung xây dựng thể chế, Chính phủ đã thảo luận về: Dự án Luật Du lịch (sửađổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung các Luật về đầu tư kinh doanh; dự án Luật Hỗ trợdoanh nghiệp vừa và nhỏ; dự án Pháp lệnh Phí và Lệ phí của Tòa án; Tờ trình dựthảo Nghị định của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các bộ, ngành chủ trì soạn thảo tiếp thu ýkiến của các thành viên Chính phủ đối với các dự án luật, pháp lệnh để tiếp tục bổsung, sớm hoàn thiện các dự án luật, pháp lệnh này, trình Chính phủ xem xét.

Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2016, các thànhviên Chính phủ đánh giá, trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm và nhiều rủiro, trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, bão lũ, song nhờ sự nỗ lực củacả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, tình hình kinhtế-xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả. Lạm phát được kiểmsoát ở mức thấp; tín dụng tăng, chất lượng được cải thiện; mặt bằng lãi suất tươngđối ổn định; tỷ giá và thị trường ngoại tệ diễn biến ổn định, dự trữ ngoại hối tăng; thuhút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục tăng cao; sản xuất nông nghiệpphục hồi; khu vực dịch vụ phát triển mạnh; các lĩnh vực lao động, việc làm, an sinhxã hội, phúc lợi xã hội, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân và các lĩnh vực xãhội khác đạt nhiều kết quả tích cực; công tác cải cách hành chính, cải thiện môitrường đầu tư kinh doanh tiếp tục được đẩy mạnh và thu được nhiều kết quả; anninh chính trị và trật tự xã hội được bảo đảm;…

Bên cạnh những kết quả đạt được, các thành viên Chính phủ cũng cho rằng, tìnhhình kinh tế-xã hội nước ta còn nhiều hạn chế, khó khăn, thách thức. Nợ công cao,xử lý nợ xấu còn chậm; chỉ số sản xuất công nghiệp giảm; sản xuất nông nghiệp vẫncòn nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ; xuất khẩu tăng thấp; tìnhtrạng vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm; buôn lậu, gian lận thương mại,hàng giả, hàng kém chất lượng còn gây bức xúc cho người dân; diện tích rừng bịcháy và bị chặt phá còn lớn;…

Page 13: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, mặc dù còn nhiềuhạn chế, yếu kém nhưng về cơ bản tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục chuyển biến tíchcực. Thủ tướng cũng hoan nghênh và đánh giá cao nhiều bộ, ngành, địa phương đãnỗ lực, chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện nhiệm vụ và đạt được nhiều kếtquả.

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nhiệm vụ còn lại từ nay đến cuối năm 2016 làhết sức nặng nề. Chính phủ và từng thành viên Chính phủ phải quyết tâm hànhđộng, đề ra nhiệm vụ, giải pháp cụ thể; kiên quyết không lùi bước trước khó khănthách thức; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; năng động sáng tạo, nói điđôi với làm; tăng cường kỷ luật kỷ cương; tập trung tháo gỡ khó khăn thúc đẩy pháttriển sản xuất kinh doanh; giải phóng mọi nguồn lực xã hội, thúc đẩy khởi nghiệp,phát triển doanh nghiệp; tạo chuyển biến cơ bản về tăng trưởng kinh tế trong nhữngtháng còn lại, nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạchnăm 2016.

Với tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải chủ động, thựchiện nghiêm các nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủtrong các nghị quyết, chỉ thị, văn bản chỉ đạo điều hành. Văn phòng Chính phủ đônđốc, kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện; kiên quyết không để chậm trễ và thựchiện kém chất lượng, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm cụ thể, báo cáo Chính phủ tạiphiên họp hàng tháng. Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ phải thực hiện đúngchức trách, nhiệm vụ được giao, thường xuyên báo cáo Thủ tướng Chính phủnhững vướng mắc phát sinh và biện pháp giải quyết.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu, tổng hợp, điều phối chínhsách chung của Chính phủ. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải thường xuyêngiao ban, làm việc với các Bộ trưởng, trưởng ngành để chủ động có giải pháp phùhợp, kịp thời đối với từng lĩnh vực nhằm thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm sự vận hànhđồng bộ, hiệu quả chung của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, Thủ tướng lưu ý cần bảo đảm tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tếtheo kế hoạch, tránh dồn vào những tháng cuối năm; thực hiện lộ trình giảm lãi suấtcho vay, chú trọng nhiệm vụ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém và xử lý nợ xấumột cách thực chất.

Quyết liệt chống thất thu, nợ đọng thuế, tăng thu NSNN; đánh giá tình hình chuyểngiá và có biện pháp xử lý hiệu quả. Chỉ đạo lập dự toán NSNN bảo đảm có tiêu chí,định mức rõ ràng, công khai, minh bạch, khả thi.

Quyết tâm thực hiện các giải pháp bảo đảm nhiệm vụ tăng trưởng của từng ngành,lĩnh vực; tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vàngười dân phát triển sản xuất, kinh doanh. Thúc đẩy mạnh tăng trưởng công nghiệp;

Page 14: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm, mở rộng thị trường bảo đảm xuất khẩu đạtkế hoạch đề ra.

Tập trung thực hiện đẩy nhanh tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn,gắn với xây dựng nông thôn mới; phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việcchuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thu hút doanh nghiệp ứng dụng công nghệ caovào sản xuất các mặt hàng nông sản có tiềm năng, lợi thế, giá trị gia tăng cao; chỉđạo quyết liệt chống cháy rừng, thực hiện nghiêm đóng cửa rừng tự nhiên và đẩymạnh trồng rừng.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo thực hiện nghiêm các nhiệmvụ, giải pháp của Nghị quyết số 01, Nghị quyết 19, Nghị quyết 35, Nghị quyết 60,Nghị quyết phiên họp Chính phủ hàng tháng và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;tăng cường nắm bắt, kiểm điểm tình hình thực hiện và chịu trách nhiệm trực tiếptrước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về triển khai và kết quả thực hiện.

Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo quyết liệt cải cách thủ tục hành chính gắn với xây dựngChính phủ điện tử ở tất cả các ngành, các cấp. Cải tiến và công khai quy trình, thủtục, điều kiện kinh doanh, kết quả giải quyết kiến nghị, khiếu nại của doanh nghiệptrên trang thông tin điện tử của bộ ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị. Tăng cườngtrách nhiệm giải trình của cơ quan hành chính, người đứng đầu. Thực hiện ngay việcthiết lập các kênh để lắng nghe ý kiến phản ảnh của người dân và doanh nghiệp đểkịp thời tiếp thu, phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, nhũngnhiễu, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp. Thực hiện nghiêm Chỉ thị củaThủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án thamnhũng; khuyến khích, khen thưởng kịp thời và bảo vệ an toàn cho người phát hiện,tố cáo tham nhũng; nghiêm trị những hành vi lợi dụng chống tham nhũng để vukhống, tố cáo sai sự thật. Triệt để thực hành, chống lãng phí trong hệ thống hànhchính Nhà nước và toàn xã hội.

Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chủ động phòng ngừa, đấu tranhvới các loại tội phạm. Tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạngcủa các cấp chính quyền và doanh nghiệp.

Thủ tướng cũng lưu ý cần tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe ytế, phòng chống dịch bệnh, nhất là các dịch bệnh theo mùa. Tiếp tục nâng cao nănglực dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai; chủ động ứng phó, chuẩn bị các phương án,làm tốt nhiệm vụ phòng chống lụt bão trong mùa mưa bão; hỗ trợ kịp thời người dânbị thiệt hại, bảo đảm nhanh chóng khôi phục sản xuất và đời sống ở các vùng bịthiên tai, lũ lụt.

Page 15: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

Đồng thời, chuẩn bị tốt cho năm học mới 2016-2017, chú ý việc tăng học phí theo lộtrình, tăng cường quản lý giá các mặt hàng phục vụ cho giảng dạy, học tập của họcsinh, sinh viên; tránh ảnh hưởng lớn đến chỉ số giá tiêu dùng.

Tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho ý kiến về một số định hướnglớn trong xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017./.

Theo chinhphu.vn

4. Cải cách toàn diện kiểm tra chuyên ngành hàng hóaxuất nhập khẩu

(Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủtướng Vũ Đức Đam tại cuộc kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm tra chuyênngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo Nghị quyết 19-2016/NQ-CP củaChính phủ tại Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ quản lý hàng hóa thuộcdiện kiểm tra chuyên ngành khẩn trương thực hiện cácnhiệm vụ, giải pháp cải cách toàn diện công tác kiểmtra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩutheo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ tại Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015, Nghịquyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chínhphủ, Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạtđộng kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Kiên quyết thựchiện công tác kiểm tra chuyên ngành theo thông lệ quốc tế, áp dụng nguyên tắcquản lý rủi ro. Trong năm 2016, phải giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm trachuyên ngành tại giai đoạn thông quan từ 30 - 35% hiện nay xuống còn 15%.

Cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm tra

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ quản lý hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngànhchủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Phòng Thương mại vàCông nghiệp Việt Nam rà soát cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm tra theohướng kiểm tra ít nhất có thể, đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian kiểm tra, phốihợp với bộ có liên quan xác định rõ trách nhiệm của từng bộ đối với từng loại sảnphẩm, hàng hóa tránh chồng chéo. Trường hợp có ý kiến khác nhau, báo cáo Thủtướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, chuyển mạnh sanghậu kiểm, công nhận kết quả kiểm tra của các nước đã ký kết hiệp định công nhậnlẫn nhau với Việt Nam; rà soát các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh

Ảnh minh họa

Page 16: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

vực quản lý xuất nhập khẩu, hải quan, bảo đảm phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạmcác quy định về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ quản lý hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngànhchậm nhất ngày 30/9/2016, nghiêm túc nghiên cứu các phản ánh về các vướng mắc,khó khăn, bất hợp lý và kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp về vấn đề kiểm trachuyên ngành, xử lý theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định,thông báo công khai và trả lời cho doanh nghiệp.

Các bộ tiếp tục chỉ đạo đổi mới tổ chức, hoạt động nâng cao năng lực các đơn vịkiểm tra chuyên ngành và tại các điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung. Thực hiệncơ chế tự chủ hoàn toàn đối với các đơn vị sự nghiệp có nhiệm vụ kiểm tra nhànước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu xã hội hóa mạnh mẽ công tác này, tránh độcquyền, tạo cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kiểm tra chuyên ngành.

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong kiểm tra chuyên ngành

Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan nghiên cứu đầu tư cácđiểm kiểm tra chuyên ngành tập trung, xã hội hóa công tác kiểm tra chuyên ngành.Bộ Tài chính có văn bản gửi các bộ, ngành liên quan đến công tác kiểm tra chuyênngành, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng văn bản điện tử củađại lý hải quan. Các bộ có trách nhiệm xem xét, quyết định áp dụng văn bản điện tửtrong kiểm tra chuyên ngành, trường hợp không áp dụng phải có giải trình cụ thể,công khai.

Các bộ, ngành tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểmtra chuyên ngành, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan kiểm tra với hải quan,thực hiện tốt cơ chế một cửa quốc gia.

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ báo cáo Chínhphủ về vấn đề kiểm tra hiệu suất năng lượng, dán nhãn năng lượng đối với hàng hóanhập khẩu; có đề xuất sửa đổi cụ thể nhằm tháo gỡ vướng mắc cho các doanhnghiệp nhập khẩu theo hướng chủ động công nhận và dán nhãn các phương tiện,thiết bị nhập khẩu (trong đó có động cơ) xuất xứ từ các nước có tiêu chuẩn kỹ thuậtcao hơn Việt Nam, trình Chính phủ xem xét, quyết định. Trong khi chưa sửa đổi cácvăn bản có liên quan thì thực hiện theo Nghị quyết của Chính phủ.

Minh Hiển

Theo chinhphu.vn

5. Quy định mới về điều kiện đầu tư, kinh doanh chứngkhoán

Page 17: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

(Taichinh) -Thực hiện Luật Đầu tư 2014, trong đó tại Khoản 3 Điều 7 quy địnhvề điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện,ngày 01/7/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định 86/2016/NĐ-CP về điều kiệnđầu tư, kinh doanh chứng khoán. Nghị định không chỉ là bước hoàn thiện hànhlang pháp lý về đầu tư mà còn là bước đột phá trong việc quản lý, tạo dựng thịtrường chứng khoán Việt Nam minh bạch, an toàn…

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Đảm bảo phát triển thị trường an toàn

Nghị định 86/2016/NĐ-CP đã đưa các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh đốivới công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, ngânhàng lưu ký, ngân hàng giám sát... hiện đang được quy định tại các thông tư liênquan... lên văn bản Nghị định theo đúng thẩm quyền của Luật Đầu tư.

Đặc biệt, Nghị định mới quyết những vướng mắc trong quá trình thực thi Nghị định60/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày20/7/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều củaLuật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.

Cụ thể, Nghị định đã bổ sung một số nội dung mới liên quan đến các vấn đề chính làsở hữu của nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài, công ty chứng khoán nước ngoài thànhlập chi nhánh tại Việt Nam, quy định về chào bán và niêm yết cổ phiếu không cóquyền biểu quyết…

Nhóm đối tượng của Nghị định 86/2016/NĐ-CP là công ty chứng khoán, công tyquản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, chi nhánh tổ chức kinh doanh chứngkhoán nước ngoài tại Việt Nam, thành viên lưu ký, thành viên giao dịch, ngân hàng

Page 18: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

thanh toán, ngân hàng giám sát, Sở Giao dịch chứng khoán, các tổ chức cá nhânthực hiện đầu tư, kinh doanh chứng khoán...

Để đảm bảo thị trường được công bằng, minh bạch và an toàn các đối tượng đầu tư,kinh doanh chứng khoán trên TTCK Việt Nam phải tuẩn thủ là: (i) Phải tuân thủ vàduy trì các điều kiện quy định tại Nghị định này và các điều kiện đầu tư, kinh doanhchứng khoán khác (nếu có) quy định tại Luật Chứng khoán và Nghị định của Chínhphủ; (ii) Trong quá trình hoạt động, khi có các thay đổi trong Giấy phép thành lập vàhoạt động của tổ chức kinh doanh chứng khoán liên quan đến tăng, giảm vốn điềulệ, nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, thay đổi tên... thì phải được Đại hội đồng cổđông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông quatheo quy định pháp luật chứng khoán và phải thực hiện đăng ký với Ủy ban Chứngkhoán Nhà nước; (iii) Trình tự, thủ tục đầu tư, kinh doanh chứng khoán trên TTCKViệt Nam của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài áp dụng theo quy địnhpháp luật chứng khoán.

Điều kiện cho sự phát triển an toàn, bền vững

Để đảm bảo cho thị trường phát triển an toàn, bền vững đáp ứng được sự thốngnhất theo yêu cầu của hội nhập và Luật Đầu tư, Nghị định 86/2016/NĐ-CP đã đưa racác quy định cụ thể về điều kiện đầu tư, kinh doanh chứng khoán.

Để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán thì phải đảmbảo các điều kiện: Có trụ sở làm việc, cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống phầnmềm phục vụ hoạt động phân tích và quản lý rủi ro...; Vốn (phải là vốn đã góp và tốithiểu bằng vốn pháp định quy định tại Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP); Nhân sựphải có tối thiểu 3 người hành nghề chứng khoán cho mỗi nghiệp vụ kinh doanh, cóGiám đốc (Tổng Giám đốc) công ty phải đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực hành vidân sự, 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc chứng khoán,chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp...; Cơ cấu cổ đông, thành viên góp vốnđáp ứng quy định Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP, quy định đối với NĐT nướcngoài tại Khoản 21 Điều 1 Nghị định 60/2015/NĐ-CP và bảo đảm tổ chức góp vốnkhông có lỗ luỹ kế trên báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán và báo cáotài chính bán niên gần nhất được soát xét (nếu có).

Trường hợp công ty chứng khoán được tổ chức dưới loại hình công ty TNHH mộtthành viên, chủ sở hữu phải là ngân hàng thương mại, DN bảo hiểm hoặc tổ chứcnước ngoài đáp ứng quy định.

Bên cạnh các quy định trên, Nghị định đã quy định cụ thể về điều kiện tổ chức lạicông ty chứng khoán: Công ty chứng khoán được tổ chức lại thông qua chia, tách,hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (DN) phải đáp ứng quyđịnh về CSVC, vốn, nhân sự và cơ cấu cổ đông; trường hợp chuyển đổi có kết hợpvới chào bán cổ phần riêng lẻ, chào bán cổ phần ra công chúng hoặc các giao dịch

Page 19: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận, phải tuân thủ các quy địnhpháp luật liên quan và các quy định về cạnh tranh.

Để cung cấp các dịch vụ chứng khoán nêu trên đòi hỏi công ty chứng khoán phải cótình trạng tài chính tốt, có hệ thống giao dịch, giám sát tài khoản giao dịch, quy trìnhnghiệp vụ và quy trình quản lý rủi ro cao hơn so với các điều kiện duy trì thôngthường; công ty chứng khoán phải có hệ thống quản lý tách biệt giữa tài khoản tiền,tài khoản chứng khoán, tài khoản ký quỹ... tới từng khách hàng.

Do đó, việc quy định về điều kiện đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán đượccung cấp các dịch vụ chứng khoán nêu trên cao hơn là phù hợp và cần thiết tronggiai đoạn hiện nay. Mặt khác, việc nâng các điều kiện này trong Nghị định sẽ tácđộng tích cực đến các hoạt động kinh doanh, dịch vụ của các công ty chứng khoán.Các công ty chứng khoán phải đảm bảo chất lượng hoạt động, đáp ứng các yêu cầuvề vốn, quản trị công ty, quản trị rủi ro, nhân sự, hệ thống công nghệ mới được thamgia cung cấp các dịch vụ chứng khoán này.

Từ những yêu cầu thực tiễn trên, Chính phủ đã đưa ra quy định điều kiện cung cấpcác dịch vụ tài chính của công ty chứng khoán như sau:

Một là, điều kiện công ty chứng khoán thực hiện giao dịch ký quỹ cho khách hàng:được cấp phép nghiệp vụ môi giới và là thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoánvà Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, điều kiện về tình hình tài chính, tỷ lệ an toàn vốnkhả dụng đạt tối thiểu 180% liên tục trong 12 tháng gần nhất, quy định về hệ thốnggiao dịch phục vụ cho việc thực hiện giao dịch ký quỹ. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thựchiện theo quy định tại nghị định này để đảm bảo tuân thủ yêu cầu về thủ tục hànhchính.

Hai là, điều kiện công ty chứng khoán thực hiện giao dịch trong ngày cho kháchhàng: có đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, không trong tình trạng cảnhbáo, điều kiện về tình hình tài chính, tỷ lệ an toàn vốn khả dụng tối thiểu 220% liêntục trong 12 tháng gần nhất, quy định về hệ thống giao dịch phục vụ cho việc thựchiện giao dịch trong ngày.

Ba là, điều kiện tổ chức kinh doanh chứng khoán được cung cấp dịch vụ kinh doanhchứng khoán phái sinh: đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số42/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoánphái sinh, không có lỗ trong 02 năm gần nhất, tỷ lệ vốn khả dụng tối thiểu 220% liêntục trong 12 tháng gần nhất, báo cáo kiểm toán năm gần nhất và báo cáo soát xétbán niên là chấp nhận toàn bộ…

Bốn là, điều kiện được cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoánphái sinh: bao gồm các điều kiện về tình hình tài chính (không có lỗ, trích lập dựphòng đầy đủ...) và đáp ứng tỷ lệ vốn khả dụng tối thiểu 260%, tỷ lệ an toàn vốn đốivới tổ chức tín dụng trong 12 tháng gần nhất.

Page 20: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

Ngoài ra, nhằm cụ thể hóa quy định tại Điều 77 Luật Chứng khoán “Hồ sơ, thủ tụccấp Giấy phép thành lập và hoạt động chi nhánh của công ty chứng khoán, công tyquản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam do Chính phủ quy định”, Nghị định mới quyđịnh: (i) Công ty chứng khoán mẹ đang hoạt động hợp pháp tại nước nguyên xứ, cơquan quản lý giám sát chuyên ngành chứng khoán ở nước đó đã ký các hoạt độnghợp tác song phương hoặc đa phương với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; (ii) Cóvốn được cấp tối thiểu bằng vốn pháp định theo quy định của Luật Chứng khoán; (iii)Có thời hạn hoạt động còn lại tối thiểu (nếu có) phải ít nhất 05 năm; (iv) Có quy trìnhquản lý rủi ro, quy trình thực hiện nghiệp vụ phù hợp với pháp luật Việt Nam; (v) Đápứng quy định về cổ đông, thành viên góp vốn, các điều kiện khác liên quan.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định về điều kiện đối với tổ chức nước ngoài đượcsở hữu từ 51% trở lên vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán Việt Nambao gồm: Đáp ứng quy định về tổ chức nước ngoài tại khoản 6, 10 Điều 71 Nghị địnhsố 58/2012/NĐ-CP và Khoản 21, 24 Điều 1 Nghị định 60/2015/NĐ-CP; Phải được đạihội cổ đông, hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu tổ chức nước ngoài thông qua…

Tài liệu tham khảo:

1. Quốc hội, Luật Đầu tư 2014;

2. Quốc hội, Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứngkhoán;

3. Chính phủ, Nghị định 58/2012/NĐ-CP và Nghị định 60/2015/NĐ-CP;

4. Chính phủ: Nghị định 86/2016/NĐ-CP.

TS. Nguyễn Đình Luận

Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ I, số tháng 8/2016

Theo tapchitaichinh.vn

6. Cải cách thủ tục hành chính: Không thể chậm trễTHCL TS. Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC (Bộ Tư pháp) khẳngđịnh: "Yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của công cuộc cải cáchTTHC là sự quyết tâm - vào cuộc chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, người đứngđầu các bộ, ngành, địa phương; cần sự tham gia của đông đảo người dân vàDN”.

Page 21: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

TS. Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC(Bộ Tư pháp)

Mới đây, phát biểu tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác cải cách hành chính nhànước (giai đoạn 2011 - 2015), Thủ tướng Chính phủ đánh giá, còn nhiều cán bộnhũng nhiễu, tiêu cực; cơ chế, chính sách, TTHC thiếu minh bạch… Ý kiến của ôngvề điều này?

Đúng là công tác cải cách hành chính (CCHC) tuy đã đạt được những kết quả tíchcực, giải pháp hay, phương thức mới tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong tiếpcận và thực hiện TTHC với phương châm "thống nhất, đồng bộ, đơn giản, công khai,minh bạch"- đã được tổ chức thực hiện. Rõ ràng, CCHC nói chung, cải cách TTHCnói riêng trong thời gian qua chưa đạt được như mong đợi, nhất là việc giải quyếtTTHC cho tổ chức, cá nhân ở các cấp chính quyền.

Thứ nhất, việc đánh giá tác động của TTHC tại các dự án, dự thảo văn bản quyphạm pháp luật chưa được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc theo quy định tại NĐ sô63/2010/NĐ-CP cua Chınh phu về kiểm soát TTHC. Nhiêu văn bản quy pham phapluât có quy định về TTHC chưa được đánh giá tác động, chưa có ý kiến cua đơn vi kiêm soat TTHC, nhưng vẫn được ban hành. Nhiều TTHC, mặc dù có đánh giá tácđộng nhưng việc thực hiện chưa bảo đảm yêu cầu; bước đầu qua tham gia ý kiến,thẩm định đã phát hiện những bất cập trong quy định về TTHC, song việc nghiêncứu, tiếp thu, hoàn thiện dự thảo chưa hiệu quả...

Page 22: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

Do đó, vẫn để lọt những TTHC không cần thiết, bất hợp lý, làm tăng chi phí tuân thủ,ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của DN và đời sống của người dân.

Thứ hai, việc công bố TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của cac bộ, ngành,thuộc thẩm quyền giải quyết của các đia phương còn chậm so với quy định; nhiềuTTHC đã được công bố, nhưng chưa được niêm yết kịp thời hay nhiêu TTHC khôngcon hiêu lưc thi hanh nhưng vẫn được niêm yêt… dân đên viêc công bố, công khaiTTHC không bao đam. Qua công tác kiểm tra về kiểm soát TTHC tại các cơ quanhành chính nhà nước, có thể nhận thấy, trong giai quyêt TTHC vẫn còn tınh trạngkhông thống nhất giữa nội dung TTHC được niêm yết công khai với việc tiếp nhận,giải quyết TTHC; phiếu hẹn trả kết quả không có hoăc không ghi đúng thời hạn giảiquyết; hồ sơ giải quyết quá hạn nhiều ngày…

Thứ ba, trước đòi hỏi của thực tế và để thúc đẩy phát triển KT-XH, nhất là trong bốicảnh hội nhập hiện nay, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã và đang tiếp tụcthực hiện những nỗ lực cải cách để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao nănglực cạnh tranh quốc gia. Đây là công việc khó khăn, phức tạp, nhiều lực cản, nhìnchung vẫn chưa so được với các nước phát triển trong ASEAN, nhưng với quyết tâmcủa Chính phủ, chắc chắn, công việc này sẽ thành công, mang lại hiệu quả phát triểnKT-XH và phòng ngừa tham nhũng.

Cục Kiểm soát TTHC đã - đang và sẽ làm gì nhằm đẩy lùi những tồn tại nói trên?

Cục Kiểm soát TTHC mới được thành lập hơn 5 năm, trong bối cảnh những tồn tại,hạn chế đã có từ rất lâu của nền hành chính nước ta vẫn chưa được khắc phục.Trong thời gian đó, với những nỗ lực không ngừng, Cục đã phối hợp với các bộ,ngành hoàn thành đơn giản hóa gần 5.000 TTHC theo 25 nghị quyết chuyên đề củaChính phủ; tích cực nghiên cứu, đề xuất các sáng kiến cải cách TTHC, tạo điều kiệnthuận lợi cho hoạt động SXKD của DN và đời sống người dân.

Cụ thể, đê giảm mạnh các TTHC hiện hành, công khai các chuẩn mực và quy địnhhành chính để người dân giám sát việc thực hiện của cơ quan hành chính nhà nướccác cấp, ngay từ năm 2013, Cục đã xây dựng, tham mưu cho lãnh đạo Bộ Tư pháptrình Thu tương Chınh phu phê duyêt Đê an tông thê đơn gian hoa TTHC, giây tơcông dân va cac cơ sơ dư liêu quôc gia liên quan đên quan ly dân cư, giai đoan2013 - 2020, giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí; bảo đảm tốt hơn quyền côngdân; tạo tiền đề để tiến hành đổi mới căn bản về tổ chức, hoạt động quản lý nhànước về dân cư.

Năm 2014, Cục tiếp tục nghiên cứu, xây dựng trình lãnh đạo Bộ - trình Chính phủban hành NQ số 43/NQ-CP ngày 06/6/2014 về một số nhiệm vụ trọng tâm cải cáchTTHC trong hình thành và thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất để cải thiện môitrường kinh doanh; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyêt "Đê an thực hiện liên thông

Page 23: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

các TTHC: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6tuổi”.

Năm 2015, Cục đã nghiên cứu, trình Bộ Tư phap phê duyệt Đê an Thiêt lâp hê thôngthông tin tiêp nhân, xư ly phan anh, kiên nghi vê quy đinh hanh chınh va tınh hınh,kêt qua giai quyêt TTHC tai cac câp chınh quyên với kỳ vọng tạo bươc chuyên biênmanh me trong viêc hiên đai hoa hanh chınh, phat huy quyên dân chu cua nhân dân,tăng cường kỷ luật, kỷ cương hanh chınh, gop phân phong chông tham nhung.

Cục đang xây dựng và hoàn thiện phần mềm tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị vềquy định hành chính. Đây sẽ là địa chỉ duy nhất để người dân, DN có thể truy cập vàgửi phản ánh, kiến nghị trực tuyến, theo dõi quá trình xử lý và tra cứu kết quả xử lýphản ánh, kiến nghị của cơ quan nhà nước. Dự kiến, cuối năm 2016, sẽ đưa vào vậnhành chính thức, mở ra kênh thông tin quan trọng hỗ trợ người dân, DN, góp phầnnâng cao hiệu quả và năng lực phản ứng chính sách.

Ngoài ra, Cục đã xây dựng, triển khai Hệ thống quản lý và đánh giá về kiểm soátTTHC, điện tử hóa các nghiệp vụ kiểm soát TTHC, nhất là thực hiện "báo cáo khônggiấy"trong công tác kiểm soát TTHC, giúp giảm thời gian, công sức của cán bộ làmcông tác kiểm soát TTHC, nâng cao hiệu quả công tác này…

Nhà nước, ban, ngành liên quan cần có những chính sách và hành động như thế nàođể cải cách TTHC - đáp ứng kỳ vọng của người dân và DN?

Để góp phần hiện thực hóa quyết tâm của Chính phủ về việc xây dựng Chính phủ"kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân”, thiết nghĩ,các cấp chính quyền cần tập trung thực hiện cải cách TTHC mạnh mẽ với nhữngđịnh hướng, nhiệm vụ trọng tâm sau đây.

Một là, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hóa TTHC, cắt giảmchi phí tuân thủ TTHC trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, ưu tiên cácTTHC phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế, TTHC trên một số lĩnh vực trọng tâm, bảođảm điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các thành phần kinh tế trong môitrường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng, góp phần giải phóng nguồn lực xã hội,nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; công khai minh bạch các chính sách, TTHC,tạo thuận lợi nhất cho người dân, DN tiếp cận, thực hiện và giám sát việc thực hiện.

Hai là, đẩy mạnh phân cấp việc giải quyết TTHC cho các cấp chính quyền địaphương theo hướng các bộ, ngành tập trung vào xây dựng, hoạch định chính sách,thanh tra, kiểm tra; các cấp chính quyền địa phương là cấp tổ chức thực hiện chínhsách và cung cấp dịch vụ công. Các bộ, ngành tập trung nghiên cứu, trình cấp cóthẩm quyền xem xét, quyết định phân cấp việc giải quyết TTHC cho các cấp chínhquyền địa phương thực hiện. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ việc giải quyết TTHC tại cáccấp chính quyền, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm của các ngành, các cấp trongnhững năm tới; cần nghiên cứu, xây dựng và ban hành thể chế về giải quyết TTHC

Page 24: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

cho tổ chức, cá nhân làm cơ sở để các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiệnthống nhất trong toàn quốc.

Ba là, các bộ, ngành, địa phương siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; tăng cườngtrách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước và từng cán bộ,công chức, viên chức trong thực thi công vụ; xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ,công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực trong phục vụ người dân, DN;tiếp tục đổi mới lề lối, phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước cáccấp; tổ chức thực hiện tiếp nhận, xử lý dứt điểm các phản ánh, kiến nghị về khókhăn, vướng mắc của người dân, DN về quy định hành chính, tăng cường tổ chứcđối thoại với cá nhân, tổ chức để kịp thời có biện pháp tháo gỡ các khó khăn, vướngmắc phát sinh trong thực tiễn.

Bốn là, xây dựng chính phủ điện tử gắn kết chặt chẽ với cải cách TTHC; đưa vàovận hành, khai thác Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị về quyđịnh hành chính và tình hình, kết quả giải quyết TTHC tại các cấp chính quyền; thựchiện tổng rà soát, xác định các dịch vụ hành chính công có thể được cung cấp trựctuyến ở mức độ 3, 4 để tổ chức thực hiện; đồng thời, tích hợp các dịch vụ công nàyvới Cổng thông tin dịch vụ công quốc gia.

Năm là, tích cực nghiên cứu, đề xuất sáng kiến cải cách TTHC và huy động nguồnlực và sự tham gia của tổ chức, cá nhân và toàn xã hội vào quá trình CCHC.

Trân trọng cảm ơn Tiến sỹ!

Thanh Hà

Theo thuonghieucongluan.com.vn

7. Bộ NN&PTNT cải thiện tình trạng kiểm tra chuyênngành như thế nào?

(HQ Online)- Thời gian qua, các vướng mắc trong kiểm tra chuyên ngành (KTCN)lĩnh vực nông nghiệp đã được tháo gỡ nhất định, tuy nhiên kết quả đạt được chưanhư kỳ vọng, đặt ra đòi hỏi nỗ lực cao hơn từ phía Bộ NN&PTNT trong thời gian tới.

Page 25: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

Nhiều văn bản liên quan tới KTCN chưa được sửa đổi kịp thời vẫn gây khókhăn cho doanh nghiệp. Ảnh: Nguyễn Thanh

Đã sửa đổi 16 văn bản KTCN

Theo Bộ NN&PTNT, thực hiện Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17-11-2015 củaThủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạtđộng KTCN đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Bộ NN&PTNT đã rà soát và banhành thay thế các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý và KTCN.

Cụ thể, sau khi rà soát 50 văn bản (gồm 49 văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thay thếtheo yêu cầu của Quyết định 2026 và 1 văn bản ban hành sau khi Quyết định số2026 có hiệu lực), cập nhật mới nhất đến ngày 30-8-2016, đã có 16 văn bản đượcsửa đổi, bổ sung; 4 văn bản không cần sửa đổi, bổ sung; 2 văn bản đang sửa đổi, bổsung theo kế hoạch và 28 văn bản công bố mã HS.

Thực tế, theo Quyết định 2026, thời hạn để các bộ, ngành liên quan sửa đổi các vănbản là trong quý IV-2015 và chậm nhất là quý I-2016. Hiện tại đã sắp kết thúc quý III-2016, lượng văn bản được sửa đổi thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ NN&PTNT nhưtrên là khá khiêm tốn.

Trao đổi với phóng viên báo Hải quan, bà Nguyễn Thị Kim Anh, Vụ trưởng Vụ Phápchế (Bộ NN&PTNT) từng đánh giá: Bộ NN&PTNT có khối lượng văn bản phải sửađổi khá lớn. Các văn bản lại liên quan trực tiếp tới người dân, DN nên việc sửa đổi,bổ sung phải được tiến hành cẩn trọng, đảm bảo văn bản được ban hành có tínhkhả thi cao.

Thêm vào đó, việc ban hành văn bản phải đáp ứng yêu cầu về trình tự, thủ tục banhành văn bản quy phạm pháp luật. Hầu hết các văn bản này đều phải lấy ý kiến cáctổ chức quốc tế thông qua Văn phòng SPS, lấy ý kiến qua mạng… nên không thể rútngắn được thời gian…

Page 26: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

Ngoài sửa đổi các văn bản liên quan tới KTCN theo Quyết định 2026, thời gian qua,Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện cơ chế hải quanmột cửa trong giải quyết thủ tục hành chính về KTCN.

Một số đơn vị đã tiếp nhận và xử lý giải quyết cấp phép/Giấy chứng nhận điện tửtrên hệ thống một cửa quốc gia đạt trên 96% như: Cục Chăn nuôi, Cục Bảo vệ thựcvật (Trạm kiểm dịch thực vật Nội Bài), Cục Thú y (Cơ quan Thú y Vùng II, Vùng VI),Tổng cục Thủy sản (Trung tâm 3K).

Tính đến ngày 30-6-2016, Bộ NN&PTNT đã tiếp nhận qua Cổng thông tin một cửaquốc gia tổng số 17.056 hồ sơ. Trong đó đã xử lý, giải quyết và cấp phép/Giấychứng nhận điện tử 12.495 hồ sơ, đang tiếp tục xử lý 4.561 hồ sơ.

Thời gian KTCN trong phạm vi quy định

Ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết: Liên quan tới thời gian kiểmtra hàng hóa xuất nhập khẩu, theo báo cáo của các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ,thời gian KTCN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đã giảm khá nhiều so với trướcđây.

Để đánh giá khách quan và chính xác, Bộ NN&PTNT cũng đã tổ chức Đoàn kiểm trađo thời gian KTCN hàng hóa tại một số cảng, cửa khẩu. Từ ngày 20-5-2016 đếnngày 27-5-2016, Đoàn đã trực tiếp kiểm tra, làm việc với 4 đơn vị (Cơ quan Thú yVùng 2, Vùng 6 và Chi cục Kiểm dịch thực vật Vùng 1 và Vùng 2) ở một số cảng,cửa khẩu (tại TP.HCM và TP. Hải Phòng).

Kết quả đo thời gian KTCN tại 4 đơn vị cho thấy, thời gian đối với thủ tục kiểm dịchđộng vật trung bình là 3,8 ngày (chiếm 27%) và thủ tục kiểm dịch thực vật trung bìnhlà 2,25 ngày (chiếm 16%), chưa tính đến các trường hợp lô hàng lớn, hàng rời. Vềcơ bản thời gian kiểm tra chuyên ngành đều trong phạm vi quy định. Thời gian KTCNcó thể giảm ở một số công đoạn, quy trình cụ thể như: Điều chỉnh quy trình kiểm tra,quy định kiểm dịch, điều chỉnh thời gian xét nghiệm, giảm chỉ tiêu xét nghiệm…

Qua quá trình kiểm tra, một số yếu tố khách quan có thể gây bức xúc cho doanhnghiệp cũng được phát hiện như: Thời gian chờ công chức lấy mẫu kiểm tra có thểkéo dài, việc chuẩn bị hàng hóa để kiểm tra (tìm kiếm, di chuyển container, tìm nhânviên cảng vụ mở container …) khá phức tạp, khu vực tiếp nhận hồ sơ và trả kết quảchật hẹp và thiếu tiện nghi…

Riêng trong vấn đề giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp, theo ông Tuấn, sau khinhận được đề nghị của một số doanh nghiệp về hợp nhất thủ tục kiểm tra an toànthực phẩm và kiểm dịch thực vật đối với lô hàng nhập khẩu vừa phải kiểm dịch thựcvật, vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm để đơn giản hóa thủ tục, Bộ NN&PTNT đãchỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất giải pháp thực hiện, nếu cần thiếtthì có thể sửa đổi, bổ sung Thông tư số 12/2015/TT-BNNPTNT ngày 16-3-2015.

Page 27: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

Tuy nhiên, ngày 4-7-2016 vừa qua, các cơ quan chức năng thuộc Bộ đã họp vàthống nhất không cần thiết phải gộp hai thủ tục này. Hiện nay, Bộ đã giao Cục Bảovệ thực vật thực hiện đồng thời 2 thủ tục tại các cửa khẩu. Việc tiếp nhận và trả kếtquả tại bộ phận một cửa nên đã đáp ứng tốt yêu cầu cải cách hành chính.

Thanh Nguyễn

Theo baohaiquan.vn

8.Bộ Tài chính nỗ lực hành động vì một Chính phủ kiến tạo(Taichinh) -Cùng với việc trình Quốc hội thông qua các dự án Luật về thuế, hảiquan, Bộ Tài chính còn trình Chính phủ ban hành nhiều nghị định, trong đó cónhững nghị định được ban hành để sửa nhiều nghị định. Cách làm này đã rútngắn được thời gian sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định về thuế, hải quan,sớm đưa các quy định về cải cách hành chính nhằm rút ngắn thời gian kê khai,nộp thuế của doanh nghiệp và thời gian thông quan hàng hóa xuất khẩu, hànghóa nhập khẩu.

Bộ Tài chính thực hiện hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Chung tay tháo gỡ khó khăn hỗ trợ doanh nghiệp

Với mục tiêu thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng,hiệu quả và sức cạnh tranh; cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lựccạnh tranh quốc gia; tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinhdoanh gắn với hỗ trợ phát triển thị trường, trong những năm qua, Chính phủ đã banhành một loạt các Nghị quyết: Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014; Nghị quyếtsố 19/NQ-CP ngày 12/3/2015; Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016; Nghịquyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2015 và một số Nghị quyết chuyên đề.

Page 28: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

Trong đó, nhiều giải pháp về thuế, hải quan được giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợpvới các bộ, ngành liên quan nghiên cứu trình Chính phủ, trình Quốc hội ban hànhhoặc xử lý theo thẩm quyền.

Để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết của Chính phủ,hàng năm Bộ Tài chính đã ban hành Kế hoạch cải cách hành chính, trong đó: Cụ thểhóa các mục tiêu nhiệm vụ được giao; Phân công cụ thể đơn vị chủ trì hoặc phốihợp thực hiện; Thời gian thực hiện và tiến độ hoàn thành.

Bộ Tài chính còn ban hành nhiều văn bản để hướng dẫn, chỉ đạo triển khai từngnhiệm vụ, giải pháp cụ thể được giao, để cải thiện môi trường kinh doanh và nângcao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Các giải pháp về thuế, hải quan đã được Chính phủ, Bộ Tài chính tập trung nghiêncứu theo hướng: Rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan;rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan; đơngiản hóa, công khai hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan; ứngdụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về thuế, hải quan, từng bước hiệnđại hóa công tác quản lý thuế.

Để tạo khung khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ nhằm tiếp tục triển khai các yêu cầuvề đơn giản hóa, giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính thuế và hải quan,góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo tính minh bạch của thể chế, BộTài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung nhiều Luật, trình Ủyban Thường vụ Quốc hội nhiều Nghị quyết về thuế, hải quan. Cụ thể:

- Năm 2012: Trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật Quản lý thuế (tháng 5/2012); Luật sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân (tháng 10/2012); Nghị quyết số29/2012/QH13 ngày 21/6/2012 về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡkhó khăn cho tổ chức và cá nhân;

- Năm 2013: Trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổsung một số điểu của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (DN) (tháng 5/2013); Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (tháng 5/2013); Nghịquyết số 712/2013/UBTVQH ngày 12/11/2013 về việc ban hành Biểu mức thuế suấtthuế tài nguyên, thay thế Nghị quyết số 928/2010/UBTVQH12;

- Năm 2014: Đã xây dựng trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua 04 dự án Luậtgồm: Luật Hải quan (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêuthụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Luật về thuế.

- Năm 2015 và 2016: Tính đến tháng 4/2016, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trìnhQuốc hội thông qua Luật Phí, lệ phí; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều tại Luật Thuếgiá trị gia tăng, Thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế; Luật Thuế xuất khẩu,

Page 29: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

thuế nhập khẩu (sửa đổi); Đã trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nghịquyết số 888a/2015/UBTVQH13 ngày 10/3/2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hộisửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 1269/NQ-UBTVQH11 về Biểu thuế bảo vệ môitrường tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội tháng 3/2015.

Cùng với việc trình Quốc hội thông qua các dự án Luật về thuế, hải quan, Bộ Tàichính còn trình Chính phủ ban hành nhiều nghị định. Trong đó, có những nghị địnhđược ban hành để sửa nhiều Nghị định như: Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày01/10/2014 sửa đổi, bổ sung 04 Nghị định (gồm: Nghị định số 218/2013/NĐ-CP;Nghị định số 209/2013/NĐ-CP; Nghị định số 65/2013/NĐ-CP; Nghị định số83/2013/NĐ-CP); Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 sửa đổi 5 Nghị định(gồm: Nghị định số 218/2013/NĐ-CP; Nghị định số 65/2013/NĐ-CP; Nghị định số209/2013/NĐ-CP; Nghị định số 50/2010/NĐ-CP; Nghị định số 83/2013/NĐ-CP).

Cách làm này đã rút ngắn được thời gian sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định vềthuế, hải quan, sớm đưa các quy định về cải cách hành chính, qua đó, giúp rút ngắnthời gian kê khai, nộp thuế của DN và thời gian thông quan hàng hóa xuất khẩu,hàng hóa nhập khẩu.

Theo đó, thời gian nộp thuế của DN (không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm), đãgiảm theo các năm. Cụ thể: Năm 2010 còn 650 giờ/năm; năm 2011, năm 2012 còn569 giờ/năm; năm 2013 còn 537 giờ/năm; đến cuối năm 2014 còn 167 giờ/năm vànăm 2015 giảm tiếp khoảng trên 50 giờ (còn dưới 117 giờ/năm).

Với phương thức thông quan điện tử, từ năm 2014 thời gian trung bình để giải phónghàng nhập khẩu giảm từ 42 giờ xuống còn 34 giờ. Hàng xuất khẩu cũng chỉ còn 6giờ, thay vì 16 giờ như trước. Riêng hàng luồng xanh (miễn kiểm tra hồ sơ giấy vàthực tế hàng hóa), thời gian thông quan chỉ còn 1-3 giây. Tương tự, hàng hóa xuấtnhập khẩu chỉ mất vài phút thay vì hàng giờ như trước kia ở khâu giám sát hải quan.

Bên cạnh đó, hệ thống khai thuế qua mạng tiếp tục được mở rộng. Hệ thống khaithuế điện tử đã được triển khai cho 63/63 tỉnh. Tính đến ngày 30/6/2016, 99,47% sốDN đang thuộc diện quản lý thuế đã thực hiện khai thuế qua mạng Internet.

Số lượng DN đã đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ với cơ quan thuế đạt tỷ lệ95,31%. Số lượng DN thực tế sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử đạt trên 80%. 27ngân hàng thương mại tham gia phối hợp thu thuế điện tử trên toàn quốc.

Hệ thống VNACCS/VCIS đã được triển khai tại 34/34 Cục Hải quan tỉnh, thành phốtrên toàn quốc, cho phép sử dụng chứng từ điện tử có gắn chữ ký số để khai báo hảiquan qua mạng Internet.

Tính đến ngày 31/5/2016, Cơ chế một cửa quốc gia đã chính thức kết nối với 09/14bộ, ngành với 31 thủ tục, trên 90.000 hồ sơ và 6.000 DN tham gia; Thực hiện cungcấp dịch vụ công trực tuyến mức 3, mức độ 4 đối với 73 thủ tục hành chính về khai

Page 30: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

báo, thông quan hàng hóa, phương thức vận chuyển đường biển, thanh toán thuế,phí và lệ phí, chiếm 44% tổng số thủ tục hành chính công về hải quan. 28 ngân hàngthương mại đã tham gia phối hợp thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bằng điện tử...

Những kết quả nêu trên đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, từng bước tháo gỡ khókhăn cho DN, duy trì môi trường đầu tư ổn định, cải thiện vị trí xếp hạng Môi trườngkinh doanh của Việt Nam với việc “Việt Nam tăng 3 bậc trong bảng xếp hạng Môitrường kinh doanh năm 2016”.

Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới thực hiện tại 140 nước cũng đã chỉ ra rằng:Việt Nam đứng thứ 56 trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu giai đoạn2015-2016, tăng 12 bậc so với giai đoạn 2014-2015 và là thứ hạng cao nhất của ViệtNam đạt được giai đoạn 2006-2015.

Điều này đồng nghĩa với việc môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng và là mộtđiểm đến quan trọng trong chiến lược đầu tư kinh doanh của nhiều nhà đầu tư trênthế giới tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Mặc dù đã tạo được những chuyển biến tích cực, dường như là chưa đủ để có thểcó những thay đổi thực sự có tính đột phá cho môi trường kinh doanh tại Việt Nam.Theo báo cáo Kinh doanh năm 2016 của Ngân hàng Thế giới, mức độ thuận lợi đốivới kinh doanh của Việt Nam đứng thứ 90/189 nền kinh tế, chỉ số đạt mức điểmtrung bình (62,1/100).

Các lĩnh vực đánh giá kém thuận lợi và có điểm trung bình và dưới trung bình là bảovệ quyền lợi nhà đầu tư (122/189), tiếp cận điện năng (108/189), khởi sự kinh doanh(119/189). Hầu hết các chỉ số của Việt Nam đều chưa đạt so với mức trung bình của10 nền kinh tế thuận lợi nhất cho kinh doanh trên thế giới.

Tập trung triển khai 3 nhóm nhiệm vụ trọng tâm

Triển khai Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính đã khẩn trương banhành Chương trình hành động kèm theo Quyết định số 1239/QĐ-BTC ngày31/05/2016.

Chương trình hành động hướng tới cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tạo thuậnlợi cho DN; Bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơhội kinh doanh của DN; Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phốihợp, người đứng đầu trong tổ chức triển khai thực hiện; Quy định rõ chế độ báo cáo,cơ chế kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện, bảo đảm thực hiện đúng tiến độvà xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh.

Trên cơ sở các nhiệm vụ của Bộ Tài chính được giao tại Nghị quyết 35/NQ-CP,Chương trình hành động đã cụ thể hóa tại 3 nhóm nhiệm vụ, với 34 giải pháp và 46sản phẩm đầu ra như sau:

Nhóm thứ nhất về cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho DN

Page 31: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

Một là, triển khai quyết liệt, đúng thời hạn và hiệu quả các quyết định và chỉ đạo củaBộ Tài chính có liên quan nhằm cải cách hành chính nhà nước; cải thiện môi trườngkinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; thực hiện Chính phủ điện tử;

Hai là, rà soát đánh giá hiện trạng trình độ và đạo đức đội ngũ cán bộ, công chức,viên chức theo từng lĩnh vực thuế, hải quan và các lĩnh vực quản lý nhà nước củaBộ Tài chính liên quan đến DN; Nghiên cứu xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡngđối với công chức, viên chức chưa đảm bảo yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ;

Ba là, phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng Đề án thành lập cơ quan chuyên trách làmđại diện chủ sở hữu đối với DN nhà nước.

Nhóm thứ hai về bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồnlực và cơ hội kinh doanh của DN

Nhóm gồm 23 giải pháp gắn với 36 sản phẩm đầu ra, các giải pháp tập trung vàoviệc nghiên cứu, rà soát, tổng kết, đánh giá, đề xuất và soạn thảo các văn bản quyphạm pháp luật có liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn về thuế, về tín dụng cho DN;Sửa đổi quy định về các loại thuế, quản lý thuế, hải quan theo hướng liên thông giữacác bộ, cơ quan liên quan; Tái cấu trúc thị trường chứng khoán; Bổ sung cơ chế đẩymạnh thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài; Phát triển thị trường trái phiếu DN; Đẩymạnh triển khai các mô hình quỹ tương hỗ. Đồng thời, tăng cường công tác đấutranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2015.

Nhóm thứ ba giảm chi phí kinh doanh cho DN

Với 5 giải pháp gắn với 5 sản phẩm đầu ra, các giải pháp tập trung vào việc rà soátcác quy định về đất đai, về các yếu tố đầu vào của sản xuất. Nhất là các yếu tố đầuvào của hoạt động vận tải, để ban hành các văn bản điều chỉnh giảm các chi phí.qua đó, góp phần giúp DN làm giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranhcủa hàng hóa.

Hiện nay, nhiều nhiệm vụ và giải pháp thuộc Chương trình hành động của Bộ Tàichính đã được triển khai đúng tiến độ như trình Chính phủ ký ban hành 05 Nghị địnhcủa Chính phủ về điều kiện kinh doanh để phù hợp với Luật Đầu tư; Nghị địnhhướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, LuậtThuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Quản lý thuế số 106/2016/QH13 đã hoàn tất thủ tục soạnthảo, chỉnh lý và đang được trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành; Nghị quyết củaChính phủ về tháo gỡ khó khăn cho DN năm 2016 đang được hoàn tất để lấy ý kiếncác bộ, ngành, địa phương...

Với những hoạt động tích cực trên, tin tưởng rằng những chính sách tài chính đãđược ban hành trong những năm vừa qua sẽ tiếp tục tạo thuận lợi nâng cao năng

Page 32: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

lực cạnh tranh quốc gia, cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh của ViệtNam trong tương lai.

Tài liệu tham khảo:

1. Quyết định số 26/QĐ-BTC ngày 05/1/2013 và Quyết định số 07/QĐ-BTC ngày02/01/2014 về ban hành Kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Tài chính năm 2013,năm 2014;

2. Quyết định 3263/QĐ-BTC ngày 17/12/2014 và Quyết định số 2765/QĐ-BTC ngày24/12/2015 về ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2014 và năm 2015;

3. Quyết định số 2765/QĐ-BTC ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính banhành kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP và cácThông báo chỉ đạo của Bộ thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP trong lĩnh vực Thuế, Hảiquan;

...

Ngô Hữu Lợi – Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính

Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ I, số tháng 8/2016

Theo tapchitaichinh.vn

9. Khởi động Năm Quốc gia khởi nghiệpBài 1: Kỳ vọng bớt những rào cản

DN đang gặp nhiều khó khăn vì cơ chế, chính sách, vì hàng trăm thứ “bà dằn”khiến họ không thể lớn nổi. Trước làn sóng hội nhập ồ ạt với cạnh tranh khốcliệt, làm thế nào để DN có thể tồn tại được? 2016 được chọn là Năm Quốc giakhởi nghiệp, Chính phủ và các bộ, ngành cũng đang tìm mọi cách tháo gỡ choDN...

LTS: Dân có giàu thì nước có mạnh - cộng đồng doanh nghiệp (DN) là lực lượng nộpthuế cho nguồn thu ngân sách nhà nước hằng năm, là nhân tố quyết định sức mạnhkinh tế của đất nước.

Thế nhưng thực tế, DN đang gặp nhiều khó khăn vì cơ chế, chính sách, vì hàng trămthứ “bà dằn” khiến họ không thể lớn nổi. Trước làn sóng hội nhập ồ ạt với cạnh tranhkhốc liệt, làm thế nào để DN có thể tồn tại được? 2016 được chọn là Năm Quốc giakhởi nghiệp, Chính phủ và các bộ, ngành cũng đang tìm mọi cách tháo gỡ cho DN.

Chuyên đề “Khởi động Năm Quốc gia khởi nghiệp” của Báo CAND sẽ nhìn lại nhữngrào cản, những “đinh” trên con đường khởi nghiệp của DN, cũng như những góp ýthẳng thắn để cùng giúp DN phát triển.

Bức tranh xám về “sức khỏe” doanh nghiệp

Page 33: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

Dù đã khởi động từ đầu năm, nhưng tính đến nửa đầu năm 2016, DN vẫn tiếp tụckhó khãn. Trong 6 tháng đầu năm 2016, số DN hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứthoạt động sản xuất, kinh doanh tãng 17% so với cùng kỳ nãm trước (cùng kỳ nãm2015 giảm 0,9%).

Kiểm tra chuyên ngành - nỗi “khiếp đảm” của doanh nghiệp. Ảnh mangtính chất minh họa.

Tính ra, mỗi ngày cả nước có tới hơn 200 DN giải thể, ngừng hoạt động và 36.600DN phải rời khỏi thị trường trong 6 tháng đầu năm. Trong số 36.600 DN ngừng hoạtđộng, giải thể có 5.507 DN hoàn tất thủ tục giải thể, 18.916 DN tạm ngừng hoạt độngkhông có thời hạn và 12.203 DN có thời hạn. Đó là con số trong mấy tháng đầu năm2016, còn nhìn rộng ra, trong khoảng thời gian 15 năm trở lại đây, kể từ khi có LuậtDoanh nghiệp, ở nước ta đã có 941.000 DN được đăng ký thành lập (hết năm 2015).

Tính đến ngày 31-12-2015, cả nước có 513.000 DN còn hoạt động (chiếm 54,5%),428.000 DN ngừng hoạt động hoặc giải thể vì nhiều lí do khác nhau (chiếm 45,5%).

Dẫu biết rằng các DN ngừng hoạt động hay giải thể là lẽ tự nhiên trong nền kinh tếthị trường, nhưng điều đáng nói là khoảng một nửa số DN ngừng hoạt động hoặcgiải thể nói ở trên diễn ra chỉ trong giai đoạn 3 năm gần đây và vẫn đang có xuhướng gia tăng. Trong riêng năm 2015 là 80.000 DN.

Hiệu quả hoạt động của DN cũng cho thấy bức tranh không mấy lạc quan. Trong sốcác DN đang hoạt động ở thời điểm cuối năm 2015, 42% DN hoạt động có lãi, hơnmột nửa (58%) DN thua lỗ hoặc hòa vốn.

Con số 42% này, mặc dù được cải thiện so với mức 32% và 35% của những nămtrước, nhưng việc chỉ có chưa đầy một nửa số DN kinh doanh có lãi trong một nềnkinh tế là điều không bình thường, cho thấy hiệu quả kinh doanh của các DN cònthấp và môi trường đầu tư kinh doanh còn nhiều khó khăn.

Page 34: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)nhận định: Sau những năm sóng gió, suy giảm cả về sức sản xuất và niềm tin, bắtđầu từ cuối năm 2014, 2015, môi trường kinh doanh có phần khởi sắc, DN Việt mớiđang bắt đầu quá trình hồi phục.

Tuy nhiên, đà hồi phục còn đang rất yếu, và xu hướng trì trệ, thiếu đột phá trong sảnxuất kinh doanh vẫn tiếp tục. Năng suất và hiệu quả kinh doanh cải thiện không đángkể, có mặt giảm sút. Còn theo tính toán của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia,hiệu quả sinh lời và lợi nhuận của khối DN phi tài chính đang có xu hướng giảm docác loại phí (chi phí tài chính, chi phí sản xuất, các loại thuế và phí...) tăng lên nhanhchóng.

Doanh nghiệp đang sống như thế nào?

Đưa ra con số hơn 200 DN giải thể, phá sản mỗi ngày, với 45% DN tự chết, 58% DNngắc ngoải, thua lỗ, không có nghĩa là cộng đồng DN Việt đang ngày càng thu hẹp.Bằng chứng là hằng tháng, con số thống kê vẫn cho thấy hàng chục nghìn DN tiếptục “mọc” lên, bên cạnh nhiều DN đã, đang và vẫn sẽ tiếp tục đồng hành cùng nềnkinh tế đất nước.

Một ví dụ về sự thành công của khởi nghiệp đó là DN sách Thành Nghĩa TP Hồ ChíMinh. Cách đây 10 năm, DN này khởi nghiệp bắt đầu từ một ki-ốt sách nhỏ trênđường An Dương Vương (quận 5, TP Hồ Chí Minh). Dù gặp không ít khó khăn, sónggió, nhưng đến thời điểm này, với hệ thống 16 siêu thị sách bán lẻ có quy mô từ vừađến lớn, trên cả nước, DN sách Thành Nghĩa TP Hồ Chí Minh đã trở thành một trongnhững DN có thị phần sách lớn trong thị trường văn hóa phẩm cả nước.

Thế nhưng, không phải DN nào cũng may mắn như Thành Nghĩa. DN T. làm tronglĩnh vực xây dựng cho biết hiện đang đứng bên bờ vực phá sản. Đằng đẵng 8 nămvượt qua khủng hoảng, DN vẫn cầm cự được, dù không vẻ vang gì. Thế nhưng “hậukhủng hoảng”, một “tai họa” đã giáng xuống đầu DN này khi ngành Thuế vào thanh,kiểm tra.

Bình thường, bất kỳ hợp đồng nào, theo “luật bất thành văn”, phải trích cho bên A30% giá trị hợp đồng. Những khoản tiền này, kế toán phải tìm mọi cách để mua bánhóa đơn GTGT, hợp thức hóa bằng các chiêu tiếp khách, sắm văn phòng phẩm…

Thế nhưng không phải lúc nào việc mua bán hóa đơn cũng dễ, và số tiền không dễgì khớp được với số tiền thực. Không giải trình được, Thuế phạt 2 tỷ đồng. “Công tychúng tôi chỉ vài chục nhân viên, thế mà nhiều tháng còn phải chậm lương. Giờ bịphạt 2 tỷ, chắc chúng tôi phá sản sớm. Chúng tôi chết không phải vì sức yếu, màchết vì phí lót tay”, lãnh đạo công ty than thở.

Đồng tình với việc phí lót tay đang “móc túi” DN, Công ty cổ phần Dịch vụ và Thươngmại tổng hợp Hafids - xóm 10, xã Nghi Phú, TP Vinh, tỉnh Nghệ An phản ánh thực tế

Page 35: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

rất khó tiếp cận các dự án lớn, nếu có cơ hội tiếp cận thì việc gửi giá, yêu cầu chiachác % khá phổ biến; phiền hà trong phê duyệt; thanh toán rất chậm sau khi hoànthành dự án, ảnh hưởng đến "sức khỏe" và sự "dẻo dai" của DN.

Trong muôn vàn khó khăn khiến cho DN khó lớn nổi, kiểm tra chuyên ngành là mộttrong những nỗi “khiếp đảm” vì khiến cho DN tốn nhiều thời gian và chi phí.

Đại diện Công ty TNHH An Đô – một DN hoạt động trong lĩnh vực tiêu dùng và thuốcbảo vệ thực vật bức xúc cho biết: Chỉ trong 9 tháng DN đã phải nộp 620 triệu đồngvà cử thêm 1 nhân viên chuyên cho việc này. Các thủ tục trong việc kiểm tra chuyênngành không linh động bởi cùng một mẫu hàng mà vẫn phải kiểm tra đi kiểm tra lại.Ví dụ như cái ô che mưa nắng cũng phải kiểm tra chuyên ngành, 1 tấn vải chỉ mấtmột vài triệu tiền thuế, nhưng mất 8 triệu kiểm tra chuyên ngành.

Còn theo phản ánh từ Hiệp hội Dệt may, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệtmay Việt Nam cho biết, tại Hội nghị đối thoại của Thủ tướng với DN: “Một miếng vảimẫu chuyển từ nước ngoài về, chỉ 5m thôi cũng phải kiểm tra.

Trong quý I-2016, một DN có 5m vải thôi cần 138 lần đi kiểm tra theo Thông tư37/2015/TT-BCT của Bộ Công Thương. Đấy là chưa kể một DN nhỏ mà mỗi quý đón3-4 đoàn kiểm tra của thuế, an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường…”.

Tương tự, nhiều DN ta thán về việc có quá nhiều đoàn đến thanh, kiểm tra hoạtđộng của DN, có DN một năm phải tiếp đón từ 12 đến 15 đoàn, còn thông thườngcũng có đến 8 đoàn vào thanh - kiểm tra nhưng chủ yếu nhằm bắt lỗi DN chứ khôngphải để hướng dẫn, tạo điều kiện cho DN hoạt động; thậm chí khi không bắt được lỗithì quay ra xin tài trợ...

Ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: “Trướchết chúng ta hãy tin tưởng DN. Nhiệm vụ của Nhà nước là phảiphân loại được, khoanh vùng những DN có nguy cơ cao. Pháthiện rồi, nhưng DN vẫn tiếp tục sai phạm, thì cơ quan nhà nướcsẽ xử lý bằng các nghiệp vụ khác nhau. Điều này là nhằm hạnchế việc thanh kiểm tra một cách thường xuyên những DN màhọ hoạt động bình thường, minh bạch. Chưa có quy định phảikiểm tra bao nhiêu lần, nhưng thanh tra nếu quá 1 lần/năm, thìDN có quyền từ chối”.

Lệ Thúy

Theo cand.com.vn

10. Khởi động Năm Quốc gia khởi nghiệpBài 2: Truy tìm tác nhân “giết” doanh nghiệp

Page 36: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

Tiến sĩ Lê Hồng Sơn, nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạmpháp luật, Chuyên gia tại Bộ Tư pháp cho rằng câu nói “trên rải thảm, dưới rảiđinh” nghe có vẻ chua chát, nhưng không hoàn toàn sai, thậm chí nó đã lột tảchính xác được những bất bình đẳng mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa(DNNVV) đang phải chịu khi tham gia vào cộng đồng DN Việt Nam.

Tìm “đinh” trong thể chế pháp luật

“Đinh có mặt ở khắp nơi, từ trong các thể chế - các văn bản quy phạm pháp luật,cho đến trong tổ chức thực hiện, trong hành vi cụ thể, kể cả trong các quyết địnhhành chính của cơ quan, người có thẩm quyền” - TS Sơn nhận định.

Để chứng minh cho luận điểm của mình, ông Sơn dẫn các ví dụ để “nhận diện” cácloại đinh. Với văn bản pháp luật, “đinh” nằm chủ yếu ở các thông tư - văn bản quyphạm pháp luật cấp Bộ, cá biệt có trong một số quy định của Chính phủ, và “đinh”trong các văn bản của địa phương.

Ví dụ, cuối năm 2015, tỉnh Quảng Ninh ban hành 2 quyết định đặt ra một loạt điềukiện, tiêu chí đối với các tàu thuyền kinh doanh du lịch trên Vịnh Hạ Long – Bái TửLong như rút ngắn thời hạn (niên hạn) sử dụng các phương tiện thủy 5 năm - 10năm; quy định về điều kiện phòng cháy, chữa cháy đối với tàu lưu trú; phải có thiết bịtự động báo cháy ở tất cả các buồng của tàu.

Như vậy, phải có thêm bể chứa nước trên tàu, hệ thống dẫn nước và điều này khôngthể thực hiện được với các tàu đang hoạt động.

“Những quy định này đã bức tử các DN đang kinh doanh hoạt động du lịch, dịch vụtrên địa bàn, đe dọa hơn 1.000 lao động sẽ mất việc làm, vi phạm 1 loạt các luật:Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Phòng cháy chữa cháy, Luật Du lịch, LuậtGiao thông đường thủy nội địa, Bộ luật Dân sự về thẩm quyền điều kiện kinh doanh,phòng cháy, chữa cháy, niên hạn sử dụng phương tiện thủy. Cũng có thể nói, viphạm Điều 14, Điều 33 Hiến pháp 2013”- TS Sơn cho biết.

Page 37: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

Gần 40% lợi nhuận của doanh nghiệp là nộp thuế, phí. Ảnh chỉ có tính chất minh họa

Đáng buồn đây không phải là trường hợp cá biệt, vì câu chuyện “bia tỉnh ta xi măngtỉnh ta” là một ví dụ, và nó cho thấy chính các địa phương đang tạo sân chơi bất bìnhđẳng, gây khó cho DN ngoại tỉnh. Không chỉ cục bộ, địa phương, ở một số bộ,ngành, có hiện tượng ban hành quyết định hành chính “bẻ ghi” quy định đã có hiệulực.

Có thể ví dụ như trường hợp Bộ Tài chính ban hành Quyết định 1328/QĐ-BTC đínhchính Thông tư 157/2011 về biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu, trong đó mô tả hànghóa “Bộ linh kiện rời đồng bộ và không đồng bộ của xe ôtô” nhằm tăng thuế của cácloại xe này từ 5% lên 7% và yêu cầu truy thu thuế của DN.

Hay Bộ Công thương với 2 thông tư xác định thời hạn lưu giữ của hàng tạm nhập táixuất không quá 15 ngày, gia hạn 25 ngày, trái Luật Hải quan (thời hạn là 12 tháng,gia hạn 6 tháng) và quy định “tạm dừng, thu hồi mã số tạm nhập, tái xuất hàng”- vềbản chất là xử phạt, đình chỉ hoạt động của DN.

Rồi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Thông tư số 13/2011/TT-BNN&PTNTquy định hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam phải “sản xuất tại quốc gia đã được cơquan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đáp ứng các yêu cầu an toàn thựcphẩm”, mặc dù trong Luật An toàn thực phẩm không có quy định điều kiện này…

Tại Hà Nội, quy định điều kiện kinh doanh taxi ở Hà Nội phải có trên 50 xe và phảixin logo “Taxi Hà Nội”, trong khi Nghị định của Chính phủ quy định điều kiện về sốlượng xe tối thiểu là 10-20 xe. Điều này là không phù hợp với điều kiện Việt Nam,gây sức ép về kinh phí cho các DN muốn kinh doanh, buộc các DN đang hoạt độngphải đáp ứng, biểu hiện độc quyền, lợi ích cục bộ.

Hay Nghị định 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanhxuất khẩu gạo. Theo đó, DN kinh doanh xuất khẩu gạo phải có kho chuyên dùng5.000 tấn thóc, có ít nhất một cơ sở xay xát gạo có công suất 10 tấn/giờ. Điều này làkhông hợp lý, hạn chế quyền kinh danh, tạo tiêu cực (mượn giấy phép) tăng chi phícủa DN...

Theo ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trungương, “ma trận” điều kiện kinh doanh mà DN đang phải đối mặt giống như người thợđiện đứng giữa mớ dây chằng chịt, không biết tháo ở điểm nào.

Thuế, phí ăn mòn lợi nhuận DN

Thực tế, câu chuyện thuế, phí “ăn mòn” lợi nhuận DN đã từng được đề cập rất nhiềulần. Trong báo cáo Doing Bussiness 2016 do WB công bố, DN Việt Nam phải dànhgần 40% lợi nhuận để nộp thuế, chưa kể phí và các khoản chi phí “không tên” khác...Dù tỷ trọng thuế trên lợi nhuận mà DN Việt Nam phải nộp thấp hơn một số nước nhưMỹ, Trung Quốc... nhưng cao hơn rất nhiều nước trong khu vực.

Page 38: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

Cụ thể, tỷ lệ này tại Singapore là 18,4%, Thái Lan cũng chỉ khoảng 27,5%,Campuchia 21%, Indonesia 29,7%... Một trong những nguyên nhân khiến tổng sốthuế phải nộp trên lợi nhuận tại Việt Nam lên đến gần 40% là do mức nộp vào QuỹBảo hiểm xã hội quá cao, lên tới 18%.

Mặc dù Bộ Tài chính đã lên tiếng giải thích bảo hiểm, phí công đoàn không phải làthuế “ăn mòn” lợi nhuận DN, nhưng những khoản đóng góp đang “cấu” vào ruột củaDN, dù gọi là gì thì cũng vẫn và đang tồn tại, đang tiếp tục là gánh nặng cho DN Việt,đặc biệt là những DNNVV luôn ở trong tình trạng thiếu và yếu.

Ngoài ra, có hàng trăm khoản phí không chính thức, đặc biệt là phí “bôi trơn” là mộttrong những nỗi sợ hãi thực sự của DN, vì các khoản phí này không những phải chiđịnh kỳ, mà kể cả bất thình lình xuất hiện. Điều đáng nói là dù khoản chi rất lớn,nhưng không có một hóa đơn, giấy tờ nào, nên kế toán cứ phải hợp thức hóa số tiềnbằng mọi cách.

Bởi vậy, một kế toán được đánh giá giỏi là 1 người có quan hệ rộng để có thể muakhống được hóa đơn, hợp thức hóa được những hóa đơn quay vòng, để có thể“chống chế” với lực lượng kiểm tra chuyên ngành, sau khi đã có phong bì “lót tay” đikèm.

Than thở về phí “bôi trơn”, giám đốc một công ty trong ngành xây dựng cho biết kểtừ khủng hoảng kinh tế từ năm 2008 đến nay, mảng xây dựng hạ tầng sống “vật vã”.

“Mật ít ruồi nhiều”, có mỗi hạng mục con con, hàng chục DN nhảy vào “đấu đá”.Phần thắng không thuộc về DN mạnh, mà thuộc về “đối tác mạnh” của DN. “Đối tácmạnh” ở đây là vai trò, vị trí của một “ông” cán bộ nào đó đủ thẩm quyền “cướp” dựán.

Và dĩ nhiên, đổi lại cái “thẩm quyền” đó, DN cũng phải chi 25-35% tổng vốn của gói.65-75% số tiền còn lại, tính toán sao cho đủ chi phí trang trải công trình, nộp thuế,phí… dư chút ít trả công cho nhân viên là còn may mắn. “6 năm nay tồn tại được,chúng tôi còn may mắn hơn hàng trăm nghìn DN phải giải thể, phá sản khác” - vịgiám đốc này ngao ngán chia sẻ.

Thực trạng này không chỉ xảy ra nhỏ lẻ, mà nó gần như là hiện tượng phổ biến. Cáckhảo sát của Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) về thực hiện cácNghị quyết 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh (năm 2014 và2015) đều cho thấy, "chi phí bôi trơn" của DN không những không giảm mà còn tănglên. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan mới đây dẫn số liệu của WB: DN Việt cứ làmra một đồng lợi nhuận thì mất 0,72 đồng, thậm chí 1,02 đồng để "bôi trơn"!

Như vậy, nguyên nhân vì sao DN “chết hàng loạt” đã rõ. Vấn đề là, vì sao cái sự“không bình thường” này từ lâu vẫn được coi là “bình thường”? Nếu cứ tiếp tục tình

Page 39: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

trạng “quằn quại” như thế này, liệu các DN và nền kinh tế Việt Nam bao giờ mới“lớn”?

Hiện tại, tuy thuế thu nhập có giảm chút ít song các loại thuế vàphí đều tăng như: thuế xăng dầu, thuế môi trường, thuế phươngtiện, phí đường bộ, bảo trì đường bộ, bến bãi, bảo hiểm xã hội…đều tăng rất cao dẫn đến lợi nhuận của DN vận tải thấp, thậmchí không có lãi nên rất khó cho DN đầu tư phát triển lớn mạnhđể đủ sức cạnh tranh. (Theo Hiệp hội Doanh nghiệp vận tảiđường bộ Hải Phòng)

Lệ Thúy

Theo cdnd.com.vn

11. Vốn, thủ tục hành chính - bài toán đau đầu của doanhnghiệp Việt

Thủ tục hành chính (TTHC) - từng được ví von một cách đầy ẩn ý: “hành” làchính - suốt một thời gian dài trở thành “gánh nặng” trên đôi vai doanh nghiệp(DN).

Bài 3: Vốn, thủ tục hành chính - bài toán đau đầu của doanh nghiệp Việt

Cùng với đó, nhiều DN Việt Nam đang sử dụng đến 90% vốn ngân hàng - đây là consố giật mình, cho thấy sức khỏe của DN đang hoàn toàn nằm trong tay các nhàbăng. Vì thế, câu chuyện cục máu đông nợ xấu làm tắc nghẽn cả nền kinh tế, khiếncho các DN lao đao.

Thủ tục "hành" doanh nghiệp

Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp ViệtNam (VCCI), kết quả khảo sát 8.053 DN dân doanh đang hoạt động tại 63 tỉnh, thànhphố và 1.540 DN FDI đang hoạt động tại 13 tỉnh, thành phố ở Việt Nam trong nhữngnăm gần đây, thì thuế luôn được xem là một trong những thủ tục được đánh giá gâyphiền hà hàng đầu cho DN.

Với câu hỏi DN đánh giá TTHC nào, trong lĩnh vực nào là phiền hà nhất, kết quảtrong 3.870 lượt ý kiến trả lời trên 8.053 DN trong nước tham gia khảo sát, thì đầubảng trong 5 thủ tục “hành là chính” này, là thủ tục thuế, tiếp theo lần lượt là đất đai,tài nguyên môi trường, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng nhận đầutư; thủ tục bảo hiểm xã hội; thủ tục về xây dựng; giao thông vận tải; thủ tục hảiquan…

Page 40: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

Sự rắc rối, rườm rà về TTHC không chỉ gây khó khăn cho DN, người dân mà cònkhiến nền kinh tế của đất nước bị trì trệ. Trong khi đó, đối với DN, thời gian đồngnghĩa với tiền bạc.

Lộ trình thực hiện TTHC quá dài, sẽ làm họ mất đi cơ hội làm ăn, tăng chi phí của dựán, đồng nghĩa với hiệu quả kinh tế bị giảm sút. Đấy là chưa kể, để hoàn tất nhữngthủ tục liên quan đến thuế, DN phải khai lại nhiều lần những thông tin giống nhau tạicác cơ quan khác nhau.

Mỗi lần có giao dịch, lại một lần phải có “phong bì” lót tay “bôi trơn”- điều này vừagây tốn kém tiền bạc của DN, hao mòn lòng tin, giảm sức cạnh tranh và lại là một cơhội cho hối lộ và tham nhũng phát triển.

Theo kết quả rà soát của nhóm nghiên cứu CIEM và dự án GIG, khung pháp luậtViệt Nam về hoạt động đầu tư, kinh doanh vẫn tồn tại rất nhiều bất cập, làm cản trởcác nhà đầu tư tiếp cận thị trường, nguồn vốn và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước đểphát triển.

Một trong những bất cập đó là sự chồng chéo, không rõ ràng của các quy định phápluật như: Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ Môi trường, LuậtNhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản…

Lãi suất ngân hàng quá cao đang “cấu” vào lợi nhuận DN.

Trong thời kỳ tạm gọi là hưng thịnh, bị thủ tục thuế “hành”, DN ảnh hưởng, nhưngvẫn có thể phát triển, dù thực tế, sự phát triển đó cũng hạn chế, cầm chừng và đượcví von đầy tâm trạng như ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI: “DN Việt Nam đội thuyềnthúng ra biển lớn”. Song, đến khi kinh tế khủng hoảng, các TTHC trở nên nặng nề

Page 41: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

hơn bao giờ hết. Giống như một con lừa kiệt sức trên sa mạc, chỉ cần vắt thêm 1chiếc áo cũng khiến nó quỵ ngã.

Thực tế, không ít DN đã “gục ngã” trong cơn bão khủng hoảng. Cắt giảm, bãi bỏ,đơn giản hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian nộp thuế, thông quan… làchủ trương của Chính phủ đang được nhiều bộ, ngành quyết tâm thực hiện.

Tại Hội thảo Luật Sửa đổi, bổ sung các luật về Đầu tư kinh doanh tổ chức tại ViệnNghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốcCông ty Địa ốc Đất Lành cho rằng trong những năm qua, quy trình thực hiện các thủtục đầu tư xây dựng ngày càng phức tạp, đi cùng với đó là sự tốn kém về thời gianvà chi phí cho DN cũng như xã hội.

Vốn, lãi suất âm thầm “giết” doanh nghiệp

Hiện nay, nhiều DN Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiếp cận vốn.Song, nói nhiều, kêu nhiều, nhưng “gỡ” dường như chẳng được bao nhiêu. Số liệutừ Hiệp hội DN Quận Hải An Hải Phòng cho thấy đa số các DN, trong đó có nhữngDNNVV, đều gặp khó khăn về tài chính.

Nếu như 76% số DN lớn vay được vốn được từ ngân hàng, thì tỷ lệ này dành choDN vừa là 72%, DN nhỏ là 60% và DN siêu nhỏ chỉ là 38%. Nguyên nhân chủ yếu làdo áp lực từ việc bắt buộc phải có tài sản thế chấp, thủ tục vay vốn lại phiền hà…

Do vậy, DNNVV buộc tự cứu mình bằng cách tìm đến bạn bè, thị trường tín dụng(chợ đen). Nếu như các DN lớn tìm cách xoay xở, vay được vốn từ thị trường “chợđen” với mức 1%, thì những DN nhỏ phải xoay xở từ thị trường tín dụng này ở mức6% trên tổng số vốn đầu tư.

Rõ ràng các DNNVV đang thiếu vốn, trong khi việc triển khai quỹ bảo lãnh tín dụnglại chậm và chưa đều khắp. Vì vậy, hầu hết các DN đều đang phải tự thân vận động.DN dân doanh vẫn lo ngại trước môi trường kinh doanh còn thiếu bình đẳng, cạnhtranh không lành mạnh so với các DN có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI),DN Nhà nước.

Chính các chính sách hỗ trợ DN FDI, cũng như chính sách siết quản lý hoạt độngsản xuất- kinh doanh của DN, đã đẩy nhiều DN rơi vào tình trạng “một cổ nhưng mấytròng”.

Theo Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa, dù theo quy định, khu vực tư nhân được tiếp cậnnguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, trong đó cho phép tiếp cận nguồn vốn này.Tuy nhiên, đến nay số DN tư nhân được vay ODA mới đếm trên đầu ngón tay.

Chưa kể, thủ tục để DN tư nhân được tiếp cận nguồn vốn này vốn nan giải. Trongkhi đó, với lãi suất thấp, thời hạn cho vay lâu dài, DN nhà nước khi được vay vốnODA sẽ tạo ra một lợi thế cạnh tranh quá lớn đối với DN tư nhân. Mặt khác: vốnODA khi “chảy” vào DN nhà nước có nguy cơ vận động theo “tư duy nhiệm kỳ”, “cơ

Page 42: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

cấu khóa” dẫn đến tình trạng người đứng đầu thiếu trách nhiệm với đồng vốn, khôngphát huy hiệu quả, thậm chí gây thất thoát, trở thành gánh nặng cho nhà nước.

Không chỉ khó tiếp cận vốn, lãi suất là vấn đề luôn làm đau đầu DN. Theo phân tíchcủa ông Vũ Tiến Lộc, hiện nay, các DN Việt Nam đang phải vay ngân hàng với lãisuất cho vay bình quân khoảng 8,5%/năm, trong khi lạm phát chỉ ở mức 1,84% năm2014 và 0,6% năm 2015.

Như vậy, lãi suất thực mà DN đang phải chịu đựng là 7 - 8%/năm- cao hơn nhiều sovới các nước trong khu vực. Các DN trong nước đang phải gánh chịu các chi phí củacả các khoản nợ xấu của hệ thống ngân hàng, cũng như nợ công của Chính phủ.

Vì thế, Chính phủ nên đặt mục tiêu cụ thể giảm lãi suất thực 1-2% trong năm tớicùng với việc giải quyết nợ xấu một cách thực chất. Cộng hưởng với đó, vốn vaycũng đang “bào mòn” lợi nhuận của DN. Câu chuyện tăng lãi suất huy động lên trên8%/năm ở một vài ngân hàng thương mại khiến cho lo ngại về khả năng tăng lãi suấtvẫn hiện hữu.

“DN tư nhân chưa được đối xử bình đẳng so với khu vực kinh tếnhà nước. Một số cơ chế chính sách liên quan đến DN khi banhành và cả thực thi đều ưu tiên, định hướng cho DN Nhà nước.Không ít cán bộ tại các bộ, ngành và chính quyền địa phươngvẫn tồn tại suy nghĩ cơ quan nhà nước là thủ trưởng, là "cấptrên" của DN nên tự cho mình quyền ban phát. Nếu không quyếtliệt xóa bỏ tư tưởng này trong một bộ phận cán bộ công quyềnthì cơ chế xin cho, thói quan liêu, hách dịch, cửa quyền đối vớiDN vẫn sẽ tồn tại, gây cản trở lớn cho sự phát triển” - Hiệp hộidoanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa.

Lệ Thúy

Theo cand.com.vn

12. Khởi động Năm Quốc gia khởi nghiệpBài cuối: Cách nào gỡ khó cho doanh nghiệp?

Được xác định là Năm Quốc gia khởi nghiệp, năm 2016 có ý nghĩa rất quantrọng trong việc tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển của 5 năm tiếp theo. Doanhnghiệp (DN) chính là lực lượng quyết định thành bại của nền kinh tế đất nướctrong hội nhập. Và nâng cao nội lực của DN là nhiệm vụ trọng tâm.

“Vạn sự khởi đầu nan”, dù thực tế Chính phủ cũng như các Bộ, ngành đã chínhthức khởi động cho cuộc chạy marathon đường dài, nhưng vẫn sẽ còn rất nhiều việcphải làm phía trước.

Page 43: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

Là người đứng đầu cơ quan có tiếng nói đại diện cho DN, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịchVCCI cho rằng trên cơ sở nhận diện đúng tình hình DN như trên, 5 năm tới nênđược xác định là 5 năm quốc gia khởi nghiệp, 5 năm cả nước tập trung toàn lực pháttriển DN.

“Thay mặt cộng đồng DN, tôi đề nghị, Chính phủ ban hành một nghị quyết vềchương trình hành động quốc gia phát triển DN cho cả nhiệm kỳ, bảo đảm thực hiệnđược hai yêu cầu xuyên suốt là củng cố niềm tin, vực dậy tinh thần, phục hồi và pháttriển DN”, ông Lộc khẳng định.

Theo ông Lộc, muốn đạt được mục tiêu này, phải tiếp tục đặt ưu tiên vào mục tiêu ổnđịnh kinh tế vĩ mô, xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi và an toàn, giảmtối đa chi phí và giảm thiểu rủi ro cho DN, đổi mới tư duy toàn diện bộ máy hànhchính ở Trung ương và địa phương để nhất quán nhận thức đúng và thực hiện đầyđủ tinh thần chính quyền phục vụ dân và DN, để không lặp lại vụ việc như trườnghợp quán cà phê “Xin chào” mà đích thân Thủ tướng đã phải ra tay can thiệp.

Cần khuyến khích hộ kinh doanh có đăng ký chuyển sang mô hình DN.

Tất cả các cơ quan hành chính cần tạo điều kiện thuận lợi trên trang web, điện thoạiđường dây nóng của lãnh đạo để người dân, DN phản ánh bất kỳ biểu hiện tiêu cựcnào. Nếu phát hiện có vi phạm cần xử lý ngay và nghiêm minh, đúng pháp luật đểlàm gương, giữ niềm tin của người dân vào pháp luật.

Hai định hướng chính sách lớn của chương trình là bảo toàn lực lượng DN có tiềmnăng cạnh tranh hiện có, đồng thời khuyến khích thúc đẩy phát triển thêm nhiều DNmới, hướng tới mục tiêu đất nước ta có được 1,5 - 2 triệu DN hoạt động có hiệu quảvào năm 2020.

Page 44: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

Trong đó, một số việc cần làm ngay. Một là, phải có những giải pháp chính sách vàhành chính quyết liệt, để giảm mạnh rủi ro và chi phí, đặc biệt là chi phí không chínhthức, để bảo đảm an toàn và “khoan sức” được cho DN. Hai là, vừa hoàn thiện thểchế kinh tế thị trường với những đổi mới, động lực mới, vừa tháo gỡ khó khăn, tạomôi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy phát triển DN.

Về nhóm chính sách giảm thiểu rủi ro và chi phí, hiện nay các DN Việt Nam đangphải chịu nhiều rủi ro và gánh nặng chi phí cả chính thức và không chính thức khálớn.

Để phục hồi và phát triển DN, cải cách thể chế, cải cách hành chính cần đóng vai tròlà mũi đột phá dẫn đường, để vừa bảo đảm an toàn, tạo thuận lợi và giảm chi phícho DN. Trước mắt, phải xếp vào nhóm 4 nước tiên tiến đứng đầu ASEAN như Nghịquyết 19 của Chính phủ và Nghị quyết của Quốc hội đã quyết định.

Thứ hai là chi phí vốn. Các DN trong nước đang phải gánh chịu các chi phí của cảcác khoản nợ xấu của hệ thống ngân hàng, cũng như nợ công của Chính phủ. Vìthế, Chính phủ nên đặt mục tiêu cụ thể giảm lãi suất thực 1-2% trong năm tới cùngvới việc giải quyết nợ xấu một cách thực chất.

Nếu lãi suất hợp lý, cũng sẽ thúc đẩy chuyển hướng nguồn vốn cho vay của cácngân hàng vào khu vực DNNVV và khu vực sản xuất chứ không tập trung quá nhiềuvào các DN lớn và khu vực kinh doanh bất động sản như hiện nay.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cần triển khai gói hỗ trợ từ tái cấp vốn với lãi suấtưu đãi thấp hơn lãi suất thị trường 2-3% cho DN khởi nghiệp và DN nhỏ theo địnhhướng trọng tâm của Chính phủ.

Thứ ba, đề nghị Chính phủ đẩy mạnh cải cách và minh bạch hóa hệ thống thu - chicác khoản đóng góp liên quan đến lao động. Hệ thống hiện nay đang không hiệuquả, khi chi phí bảo hiểm xã hội mà DN Việt Nam phải chịu cao gấp đôi, gấp banhiều nước ASEAN trong khi đó người lao động lại không được hưởng tương xứng.Trước mắt, đề nghị giãn lộ trình tính đầy đủ bảo hiểm xã hội trên thu nhập thực tếcủa người lao động để khoan sức cho DN.

Nhóm chi phí thứ tư cần được xem xét cải cách theo hướng cắt giảm là thuế và phí,bỏ thuế khoán thay vào đó là thuế thu nhập DN và thuế thu nhập cá nhân, miễn thuếmôn bài cho DN nhỏ và siêu nhỏ, hộ kinh doanh.

Thời gian tới Chính phủ cần đẩy mạnh cải cách bộ máy hành chính để cắt giảm chitiêu, tuyệt đối tránh tình trạng tận thu để bảo đảm tăng chi. Thay vào đó, một sốchính sách miễn giảm, hoãn, giãn thuế hợp lý cho DN nên được tiếp tục để phục hồivà phát triển DN, nuôi dưỡng nguồn thu sau này.

Page 45: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

Cũng quan trọng không kém là phải ngăn chặn việc đặt ra các loại phí sai quy địnhtại nhiều địa phương hiện nay. Các khoản phí cầu đường, giao thông v.v... cũng cầnđược quản lý chặt chẽ.

Đối với nhóm giải pháp thứ hai: Tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho pháttriển DN, ngoài việc hoàn thiện thể chế thông qua tăng cường chỉ đạo, giám sát thựcthi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư mới, xây dựng và thực hiện Nghị quyết 19+ nhưđã đề cập ở trên, để tạo môi trường thuận lợi cho phát triển DN, đặc biệt là khu vựcDNNVV, Chính phủ cần ban hành các Chương trình thúc đẩy khởi nghiệp, khuyếnkhích các hộ kinh doanh chuyển thành DN, chuyển các hoạt động kinh tế phi chínhthức sang chính thức trên diện rộng.

Ví dụ, bằng biện pháp miễn thuế thu nhập DN, chính sách ưu đãi tín dụng… trongthời gian vài ba năm cho các hộ kinh doanh đăng ký chuyển thành DN; xây dựng môhình hợp tác công tư để hình thành hệ thống các Trung tâm hỗ trợ DN có sự đầu tưban đầu của Nhà nước và quản lý vận hành của các hiệp hội, đầu tư của các DN lớnđể hình thành chuỗi liên kết giữa các DN, DN lớn hỗ trợ DN nhỏ, hỗ trợ khởi nghiệp,tư vấn miễn phí cho DN,...

Nước ta hiện có gần 5 triệu hộ kinh doanh phi nông nghiệp, trong đó có gần 2 triệuhộ kinh doanh có đăng ký. Đó là lực lượng tiềm năng của đội ngũ DN trong tương laigần. Nếu có chính sách khuyến khích họ chuyển sang mô hình tổ chức DN thì mụctiêu có được 1,5 - 2 triệu DN trước năm 2020 là trong tầm tay.

Để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bảo đảm bình đẳng cho các DN, một nộidung quan trọng của công tác cải cách hành chính, cải cách bộ máy của Chính phủlà xóa bỏ chế độ chủ quản của các bộ ngành và chính quyền địa phương đối với cácDNNN.

Việc xóa bỏ chế độ chủ quản sẽ bảo đảm tập trung được nguồn lực của các bộngành vào làm thể chế, chính sách và kiến tạo phát triển, đồng thời giải phóng đượcDNNN ra khỏi sự can thiệp sự vụ của các bộ ngành vào hoạt động sản xuất kinhdoanh, tạo điều kiện để DNNN năng động hơn và sáng tạo hơn. Mặt khác, tạo điềukiện mở đường cho một môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn giữa các DNNN vớinhau và với khu vực tư nhân.

Theo hướng này, trong thời gian tới, cũng cần tiếp tục rà soát tổng thể các đơn vị sựnghiệp trong toàn quốc để tiến hành cải cách tương tự như DNNN theo hướng thịtrường hóa các dịch vụ công, giảm mạnh gánh nặng ngân sách Nhà nước nuôi cácđơn vị sự nghiệp, thu hút đầu tư tư nhân vào việc cung cấp các dịch công, xóa bỏđộc quyền và nâng cao chất lượng dịch vụ công phục vụ người dân…

Theo Báo cáo, tổng số giờ thực hiện của thuế là 117 giờ (đãgiảm được 420 giờ/năm); thời gian thực hiện thông quan hàng

Page 46: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

hóa xuất nhập khẩu được giảm từ 21 ngày xuống còn 14 ngàyđối với xuất khẩu, 13 ngày đối với nhập khẩu. Hệ thống khai thuếđiện tử được triển khai tại 63/63 tỉnh, thực hiện kê khai thuế quamạng đối với hơn 99% số doanh nghiệp đang hoạt động; triểnkhai hải quan điện tử tại 100% cục và chi cục hải quan địaphương, cơ chế một cửa quốc gia đã kết nối chính thức với 9/14Bộ...

Lệ Thúy

Theo cand.com.vn

13. Loay hoay với “trận đồ” giấy phépNgoài những quy định gây khó như yêu cầu phải có quy mô bồn chứa và sốlượng bình, doanh nghiệp kinh doanh khí gas còn phải loay hoay trong “trậnđồ” giấy phép - đó là những điểm hạn chế của Nghị định 19/2016 về kinh doanhkhí, được không ít doanh nghiệp chỉ ra.

Doanh nghiệp nhỏ sẽ “chết yểu”

Mặc dù Nghị định 19 được xem là đã nới lỏng hơn vềđiều kiện kinh doanh so với Nghị định 107/2009trước đây, song những quy định về số lượng bình khíLPG thuộc sở hữu của thương nhân phải đạt khoảng150.000 bình loại 12kg, đối với thương nhân phânphối, con số này phải đạt khoảng 100.000 bình; tổngsức chứa các bồn LPG tối thiểu là 300m3 không chỉkhiến doanh nghiệp nhỏ đang kinh doanh ổn địnhgặp khó mà cũng trở thành rào cản đối với nhữngdoanh nghiệp muốn gia nhập thị trường.

Hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực kinh doanh khígas tại Hà Giang, ông Hà Anh Tùng, đại diện Công tyTNHH Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Đông Tùng khẳng định, đây là những điềukiện vô lý và không tính tới nhu cầu tiêu thụ ở từng địa phương bởi thị trường đã gầnnhư bão hòa, khả năng tiêu thụ chỉ có vậy. Với những yêu cầu của Nghị định, 35doanh nghiệp kinh doanh khí gas tại miền núi sẽ chết yểu vì mức tiêu thụ tại nhữngđịa phương này thường rất thấp. Theo đại diện một doanh nghiệp kinh doanh khí ởCao Bằng, tại đây chỉ có khoảng 45% người dân sử dụng gas, tương đương số vỏbình tối đa cần là 38.000 vỏ bình. Như vậy, theo quy định, dù không có nhu cầunhưng doanh nghiệp phải đầu tư thêm 50.000 - 60.000 vỏ bình để được kinh doanh.

Cho ý kiến về Nghị định19/2016, Bộ trưởng BộCông thương Trần TuấnAnh cho biết, đã yêu cầuđơn vị chức năng của Bộnghiên cứu sửa đổi cho phùhợp với yêu cầu của thịtrường, tạo điều kiện thuậnlợi để doanh nghiệp kinhdoanh, cạnh tranh lànhmạnh.

Page 47: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

“Thậm chí, tại những địa phương có đông dân cư, nhu cầu sử dụng gas cũng đanggiảm dần, người dân và doanh nghiệp đang có khuynh hướng chuyển sang dùngbếp từ, bếp điện. Với những quy định như vậy, doanh nghiệp phải chuyển sang môhình đại lý, chi hàng chục tỷ đồng mở rộng nhà xưởng, mua bình gas để đủ điều kiệnkinh doanh, trong khi thị phần và sức mạnh thị trường có hạn” - ông Lý Trần Dũng,Công ty gas Ngọn lửa Thần trăn trở.

Khi doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện thì chỉ còn cách sáp nhập hoặc bán lạicho những doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, câu chuyện không đơn giản như vậy. Bởiviệc sáp nhập doanh nghiệp nhỏ ở các địa phương với nhau như liên kết giữa doanhnghiệp ở Hà Giang với Lai Châu cũng rất khó khăn do địa bàn đi lại thường khôngthuận lợi. Bà Nguyễn Thị Hiền Lương, Giám đốc Công ty TNHH Nhật Tiến cũng chỉra hệ quả nhãn tiễn là nếu không sáp nhập, doanh nghiệp chắc chắn sẽ bị thôn tính,mua rẻ chỉ với vài tỷ đồng trong khi đã và đang đầu tư tới hàng chục, hàng trăm tỷđồng.

Kinh doanh gas là lĩnh vực có điều kiện và yếu tố an toàn phải được đặt lên rất cao,do đó việc quản lý ngay từ đầu cũng cần được đặt ra. Tuy nhiên, việc đặt ra quy địnhvề an toàn khác xa với đặt ra điều kiện về quy mô. “Nghị định hoàn toàn có thể quyđịnh điều kiện cụ thể như cơ quan nhà nước đến kiểm tra các trạm chiết nạp hàngtháng để đo độ an toàn, thậm chí đưa ra mức phạt nặng đối với doanh nghiệp cắt taimài vỏ, sang chiết gas trái phép, còn việc đặt ra điều kiện về quy mô kinh doanh nhưhiện nay là điều rất bất hợp lý. Việc đặt quy mô tối thiểu như vậy dễ dẫn tới tìnhtrạng độc quyền” - ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế, Phòng Thương mại vàCông nghiệp Việt Nam chia sẻ.

Lúng túng với giấy phép

Page 48: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

Không chỉ gặp khó với điều kiện kinh doanh tại Nghị định, đại diện một doanh nghiệpnhỏ tại Phú Thọ cho biết, doanh nghiệp đang rất đau đầu với quy định xin giấy phép.Nếu như trước kia, mỗi doanh nghiệp phân phối gas chỉ phải xin một giấy phép tạiSở Công thương, thì nay buộc phải xin 2 giấy phép là Giấy phép nạp gas tại BộCông thương và Giấy phép Phân phối gas tại Sở Công thương. Sẽ chẳng có vấn đềgì nếu Nghị định không mập mờ, đánh đố doanh nghiệp. Bởi theo quy định tại Khoản2 Điều 9 Thông tư 03/2016/TT - BCT quy định chi tiết Nghị định 19/2016, hồ sơ đềnghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp gas vào chai gồm bản sao giấy chứngnhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối gas, song tại Điều 8 Thông tư lại quyđịnh Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phốigas phải bổ sung các giấy tờ như giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp gas vào chaihoặc hợp đồng thuê nạp gas vào chai.

“Rõ ràng, theo hướng dẫn tại Thông tư 03, doanh nghiệp không thể xin được giấyphép nào bởi vì xin giấy phép kinh doanh phân phối gas thì phải có giấy phép nạpgas, xin giấy phép nạp gas thì phải là thương nhân phân phối gas, một diễn biến màdoanh nghiệp không biết trình bày với bên nào trước, lên Sở Công thương thì Sở“đẩy” về Bộ, Bộ lại đẩy về Sở” - luật sư Trương Thanh Đức, Công ty Luật BASICOkhẳng định.

Đáng nói là về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện là 30 ngày làmviệc (tức là khoảng 40 ngày lịch trở lên), kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợplệ, thay vì 7 ngày như Nghị định 107/2009. “Thời hạn như vậy là quá dài vì doanhnghiệp sẽ phải mất 1 tháng rưỡi mới xin được giấy của Bộ về kinh doanh phân phốitại địa phương, mất thêm 45 ngày nữa mới xin được giấy phép chiết nạp và khoảng1 tháng rưỡi để được cấp giấy phép bán gas, tức là phải mất khoảng 4 tháng rưỡimới đi vào hoạt động được. Khi đó, cơ hội kinh doanh sẽ không còn nữa” - ông HàAnh Tùng, đại diện Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Đông Tùng chiasẻ.

Thảo Mộc

Theo daibieunhandan.vn

14. Điểm sáng trong thực hiện cải cách thủ tục hànhchính

Với quan điểm, minh bạch, đúng pháp luật, đảm bảo thời gian trong giải quyết thủtục hành chính (TTHC), thời gian qua, xã Tam Hợp (Bình Xuyên) đã tạo nên bước“đột phá” trong cải cách TTHC, đưa xã trở thành địa phương đứng đầu trong cảicách TTHC của huyện Bình Xuyên.

Page 49: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

Cán bộ địa chính xã Tam Hợp (Bình Xuyên) hướng dẫn người dân tìm hiểu thông tinquy hoạch đất đai trên địa bàn. Ảnh Thế Hùng

Đồng chí Ngô Tiến Đảng, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Hợp cho biết: Để nâng caohiệu quả công tác cải cách TTHC, địa phương đã tổ chức xây dựng kế hoạch cảicách TTHC trên địa bàn với lộ trình và các biện pháp triển khai cụ thể. Trong đó, chủđộng đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống các phòng làm việc, phòng trực một cửa, bốtrí chỗ ngồi chờ, quạt điện, nước uống phục vụ người dân khi đến làm TTHC.Thường xuyên tập huấn, tuyên truyền nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tinhthần thái độ chuẩn mực khi giao tiếp và giải quyết TTHC cho đội ngũ cán bộ, côngchức. Phân công đầy đủ cán bộ trực tại “bộ phận một cửa”, với thời gian, giờ làmviệc đảm bảo đúng quy định; mỗi cán bộ tại “bộ phận một cửa” phải xây dựngchuyên đề của bản thân về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và hoàn toànchịu trách nhiệm trước Đảng ủy, UBND xã nếu để xảy ra sai sót. Thứ 2 hàng tuần,cán bộ trực “bộ phận một cửa” phải báo cáo lãnh đạo UBND xã về tiến độ thực hiệncông việc trong tuần trước, những kiến nghị, đề xuất, thắc mắc của người dân còntồn đọng để kịp thời giải quyết. Xã đã xây dựng kế hoạch lịch tiếp công dân vào thứ2, 4, 6 hàng tuần; trong đó ngày thứ 4,6 đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch trực tiếptiếp công dân để giải quyết các kiến nghị của người dân. Niêm yết công khai cácTTHC, quy trình giải quyết từng thủ tục tại “bộ phận một cửa” để người dân biết vàchủ động thực hiện.

Bên cạnh đó, UBND xã tập trung nguồn lực, đầu tư hệ thống máy tính, hệ thốngmạng internet, mạng lan nội bộ kết nối giữa các bộ phận đảm bảo nhanh chóng, hiệuquả. Yêu cầu mỗi cán bộ phải tự học và sử dụng thành thạo máy vi tính để truy nhập

Page 50: ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/.../Lists/DiemBao/Attachments/1044/DB1.9.2016.pdf · Quy định mới về điều kiện ... Bài cuối: Cách nào g ... động

các phần mềm ứng dụng, tìm kiếm tài liệu, cập nhật tin tức, các văn bản, quy địnhmới phục vụ hiệu quả công việc được giao. Đến nay, 100% cán bộ chuyên trách sửdụng hiệu quả các phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực mình phụ trách như: Phầnmềm quản lý hộ tịch; phần mềm quản lý đất đai, đo vẽ bản đồ; phần mềm quản lý tàichính…Một trong những giải pháp cải cách TTHC hiệu quả được UBND xã Tam Hợptriển khai trong thời gian qua, đó là đầu tư củng cố, nâng cấp hệ thống truyền thanhcủa xã, đảm bảo phủ sóng đến 100% các thôn dân cư. Tổ chức biên soạn và phátthanh tuyên truyền 2 buổi/ngày về các TTHC và quy trình giải quyết để toàn thểngười dân trong xã biết, chủ động chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, thủ tục khi đến làm việc,vừa tạo thuận lợi cho cán bộ, vừa đảm bảo thời gian và hạn chế việc người dân phảiđi lại nhiều lần, được người dân trong xã đồng tình ủng hộ và đánh giá cao. Từ đầunăm đến nay, toàn xã đã giải quyết trên 1.500 TTHC cho các cá nhân và tổ chức,đảm bảo 100% các thủ tục được giải quyết đúng pháp luật và đảm bảo thời giantheo quy định.

Anh Nguyễn Thu Mọc, thôn Hữu Bằng chia sẻ: Việc giải quyết các TTHC hiện naycủa xã Tam Hợp có rất nhiều điểm mới, tích cực so với trước đây, đơn giản như việcbố trí chỗ ngồi đợi, nước uống, quạt điện cho người dân đến làm thủ tục. Hay nhưviệc niêm yết công khai các TTHC để người dân có thể biết được mình còn thiếunhững giấy tờ gì theo quy định để chủ động chuẩn bị cho đầy đủ. Nếu vẫn chưa hiểucó thể hỏi trực tiếp cán bộ và đều được giải thích nhẹ nhàng, chu đáo, nhiệt tình.Thời gian thực hiện thủ tục luôn đảm bảo theo đúng quy định, không gây khó khănhay hạch sách người đến làm thủ tục khiến người dân chúng tôi rất yên tâm.

Thời gian tới, để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác cải cách TTHC trên địa bàn,xã Tam Hợp rất mong muốn được các cấp, các ngành quan tâm, hỗ trợ đầu tư xâydựng khu nhà tiếp công dân và “bộ phận một cửa” khang trang (vì hiện tại phòng mộtcửa được đặt ở khu nhà cấp 4 đã xuống cấp); đầu tư hệ thống máy tính hiện đại kếtnối internet để đảm bảo lưu trữ tài liệu và kết nối thông suốt giữa các bộ phận;thường xuyên tổ chức các lớp tuyên truyền, tập huấn để nâng cao trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ, cập nhật văn bản, chính sách mớiđể giải quyết TTHC cho người dân đảm bảo đúng luật, đạt hiệu quả cao.

Nguyễn Khánh

Theo baovinhphuc.com.vn