ĐiỂm bÁo -...

29
Aa BỘ TƯ PHÁP CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 13 tháng 4 năm 2016

Upload: others

Post on 03-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Aa

BỘ TƯ PHÁP

CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

ĐIỂM BÁONgày 13 tháng 4 năm 2016

BỘ, NGÀNH1. Điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thủy sản2. Đường thủy chính thức thí điểm cấp phép tàu vào cảng qua tinnhắn3. Nghiêm cấm từ chối kiểm định xe “thí điểm”4. Công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnhViệt Nam 2015: Ba kết quả nổi bật5. Môi trường kinh doanh thông thoáng tạo làn sóng khởi nghiệp6. Hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài: Vướng ở doanh nghiệpbán hàng hoàn thuế7. Góc nhìn doanh nhân: Cải cách một cửa không riêng của Hảiquan8. Thực hiện cơ chế quốc gia: Liệu có đúng lộ trình?ĐỊA PHƯƠNG9. Lắp đặt đồng hồ in hoá đơn trên taxi: Liệu có cần thiết?10. Cấp lý lịch tư pháp trực tuyến11. Nhiều khó khăn trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độcao12. Cán bộ tận tâm, công dân hài lòng.

1. Điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thủy sản(Chinhphu.vn) – Tại dự thảo Pháp lệnh Giống vật nuôi, Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn đã đề xuất quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh giốngthủy sản; điều kiện sản xuất, kinh doanh tinh, phôi, trứng giống và ấu trùng.

Theo dự thảo, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinhdoanh giống thủy sản thương phẩm phải đáp ứngcác điều kiện sau: Có ít nhất một nhân viên kỹthuật có trình độ từ trung cấp nuôi trồng thủy sảntrở lên hoặc có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉđược đào tạo về nuôi trồng thuỷ sản do cơ quanchức năng cấp; có nơi cách ly theo dõi sức khoẻgiống thuỷ sản mới nhập về; cơ sở vật chất vàtrang thiết bị kỹ thuật phù hợp với từng loài thủysản và từng phẩm cấp giống, đáp ứng các điều

kiện về an toàn sinh học và môi trường, vệ sinh thú y; có hồ sơ theo dõi lý lịch,nguồn gốc giống, hệ thống sổ sách ghi chép nhật ký sản xuất, kinh doanh; lưu trữ hồsơ, sổ sách ghi chép trong thời gian 3 năm…

Tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất, kinh doanh giống thủy sản bố mẹ phải có ítnhất một nhân viên kỹ thuật có trình độ đại học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản trởlên; có đàn giống thủy sản gốc, ông bà đảm bảo chất lượng.

Tổ chức, cá nhân thực hiện ương giống thủy sản phải có cơ sở vật chất và trangthiết bị kỹ thuật phù hợp với từng loài thủy sản và từng phẩm cấp giống: Hệ thốngbể, ao ương giống thủy sản; nguồn nước sạch và hệ thống cấp, thoát nước riêngbiệt; thiết bị, dụng cụ đảm bảo cho việc ương giống thủy sản; thực hiện ghi chép hồsơ theo dõi trong quá trình ương giống thủy sản và thực hiện lưu giữ hồ sơ tối thiểulà 3 năm.

Điều kiện sản xuất, kinh doanh tinh, phôi, trứng giống và ấu trùng

Theo dự thảo, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tinh đực giống trâu, bò, lợn, dê,cừu, ngựa để thụ tinh nhân tạo và phôi phải đáp ứng các điều kiện sau đây: Chủ cơsở phải đăng ký với Uỷ ban nhân dân cấp huyện những thông tin tên cơ sở, ngườiđại diện, địa chỉ, quy mô đàn giống, số lượng mỗi loại giống…; đực giống đã đượcđăng ký với Uỷ ban nhân dân huyện, có lý lịch rõ ràng, có hồ sơ theo dõi giống; đựcgiống, cái giống cho phôi phải có nguồn gốc từ các cơ sở nhân giống đã được kiểmtra năng suất cá thể, đã được kiểm dịch; có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật đã đượccấp bằng hoặc chứng chỉ đào tạo về kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi docơ quan chuyên môn cấp tỉnh cấp; trong thời gian khai thác tinh, đực giống phảiđược kiểm tra và ghi chép theo dõi các chỉ tiêu chất lượng; không được khai thác, sử

Ảnh minh họa

dụng tinh của đực giống và trứng của cái giống trong khu vực đang có dịch bệnhtheo quy định của pháp luật về thú y.

Hộ gia đình, cá nhân kinh doanh đực giống (trâu, bò, lợn, dê, cừu, ngựa) để phốigiống trực tiếp phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: Đực giống phải được hộ gia đình,cá nhân đăng ký với Uỷ ban nhân dân cấp huyện; đực giống phải được kiểm tranăng suất cá thể; đực giống phải có nguồn gốc rõ ràng, có hồ sơ theo dõi, đã đượckiểm dịch thú y.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trứng giống và ấu trùng phải đáp ứng cácyêu cầu sau đây: Chủ cơ sở phải đăng ký với Uỷ ban nhân dân cấp huyện nhữngthông tin tên cơ sở, người đại diện, địa chỉ…; trứng giống, ấu trùng chỉ được khaithác từ giống vật nuôi thuần chủng, đàn giống cụ kỵ, đàn giống ông bà, đàn giống bốmẹ; có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật đã được cấp bằng hoặc chứng chỉ đào tạo vềkỹ thuật ấp trứng, công nghệ nhân giống; không được kinh doanh trứng giống và ấutrùng trong khu vực đang có dịch bệnh theo quy định của pháp luật về thú y.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang lấy ý kiến góp ý dự thảonày trên CổngThông tin điện tử của Bộ.

Tuệ Văn

Theo chinhphu.vn

2. Đường thủy chính thức thí điểm cấp phép tàu vàocảng qua tin nhắn

Thứ trưởng Nguyễn Nhật đồng ý cho Cục Đường thủy nội địa VN thí điểm cấpphép tàu vào cảng qua tin nhắn.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật chỉ đạo Cục Đường thủy nội địa VN nỗ

lực thúc đẩy việc quản lý đường thủy trên toàn quốc theo Luật Giao thôngĐường thủy nội địa, nhất là tại các địa phương.

Ngày 11/4, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật chủ trì buổi làm việc với Cục Đườngthủy nội địa VN về tình hình thực hiện công tác cải cách hành chính của Cục Đườngthủy nội địa VN. Thứ trưởng hoan nghênh Cục Đường thủy trong 3 tháng đầu năm2016 tiếp tục có những nỗ lực trong cải cách hành chính, ứng dụng mạnh mẽ côngnghệ thông tin để giải quyết thủ tục hành chính.

Nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân, Thứ trưởng Nguyễn Nhật đồng ývới đề xuất của Cục Đường thủy nội địa VN về việc từ tháng 4/2016 triển khai thíđiểm cấp phép cho phương tiện thủy vào/rời cảng, bến thủy nội địa từ xa thôngqua email, tin nhắn điện thoại. Đồng thời, hoàn thiện quy định liên quan đến hìnhthức cấp phép này để đáp ứng yêu cầu quản lý và nhu cầu doanh nghiệp.

Theo Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa VN Hoàng Hồng Giang, hiện cơ sở dữ liệuphương tiện thủy, phần mềm và điều kiện hạ tầng thông tin để phục vụ thí điểm đãsẵn sàng. Trước đó, Cục đã thí điểm một thời gian ngắn tại Cảng vụ đường thủy nộiđịa khu vực I và nhận được phản hồi tích cực của doanh nghiệp, chủ phương tiện.

Chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Nhật cũng yêu cầu quản lý chặt chẽ hơntàu thủy mang cấp sông pha biển VR-SB, trong đó việc quản lý đăng ký phương tiệnsẽ do Cục Đường thủy nội địa VN thực hiện (hiện tại cả Cục và Sở GTVT các địaphương đều cấp đăng ký).

Thứ trưởng chỉ đạo Cục Đường thủy nội địa VN cải cách bộ máy của Cục phù hợphơn thực tiễn, phù hợp với Luật Giao thông đường thủy nội địa. Đồng thời, trongtháng 5/2016, Cục đề xuất mô hình quản lý đường thủy thống nhất trên toàn quốc,tham mưu Bộ GTVT, Chính phủ, Quốc hội các giải pháp để quản lý đồng bộ, hiệuquả, phát huy lợi thế giao thông đường thủy cả tuyến quốc gia và địa phương.

H.Lộc

Theo baogiaothong.com.vn

3. Nghiêm cấm từ chối kiểm định xe “thí điểm”TTO - Đó là yêu cầu của Cục Đăng kiểm đưa ra trong văn bản gửi các đơn vịđăng kiểm xe cơ giới ngày 11-4, sau khi báo Tuổi Trẻ có bài viết “10.000 xe “thíđiểm” đang... đứng bánh”.

Xe thí điểm chờ khách đến thuê chở hàng trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, Q.BìnhThạnh, TP.HCM - Ảnh: Hữu Khoa

Công văn do phó cục trưởng Nguyễn Hữu Trí gửi các đơn vị đăng kiểm nêu rõ: CụcĐăng kiểm Việt Nam yêu cầu các đơn vị thực hiện ngay các nhiệm vụ sau để tháogỡ khó khăn cho người dân.

Tháo gỡ ngay vướng mắc

Theo đó, khi chủ xe đưa xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ cùng các giấy tờ cầnthiết đến kiểm định, các đơn vị đăng kiểm phải thực hiện kiểm định theo quy định tạithông tư số 16/2014/TT-BGTVT của bộ trưởng Bộ GTVT.

Nghiêm cấm việc từ chối kiểm định không có lý do. Các đơn vị đăng kiểm phải thựchiện ghi nhận tất cả các kết quả kiểm định vào cơ sở dữ liệu kiểm định, thông báocác nguyên nhân không đạt (nếu có), hướng dẫn khắc phục cho chủ xe; thực hiệnniêm yết trình tự, thủ tục thực hiện kiểm định xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơtheo quy định tại thông tư số 16 tại phòng chờ của khách hàng.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, yêu cầu các đơn vị đăng kiểm xe cơgiới báo cáo về Cục Đăng kiểm Việt Nam (thông qua Phòng kiểm định xe cơ giới, sốđiện thoại: 043.7684706) để được hướng dẫn.

Lãnh đạo Cục Đăng kiểm cũng yêu cầu Phòng kiểm định xe cơ giới thực hiện khảosát thực tế và báo cáo về tình trạng kỹ thuật của một số xe chở hàng bốn bánh cógắn động cơ tại khu vực phía Nam và kiểm tra trách nhiệm của các đơn vị đăng kiểmmà báo Tuổi Trẻ đã nêu trong việc thực hiện kiểm định xe chở hàng bốn bánh cógắn động cơ.

Cũng trong chiều 11-4, Cục Đăng kiểm có văn bản gửi Cục Cảnh sát giao thông(C67) và các sở GTVT đề nghị tăng cường kiểm tra xe chở hàng bốn bánh có gắnđộng cơ.

Trong văn bản này, Cục Đăng kiểm cho biết theo quy định tại thông tư số16/2014/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 1-7-2014, tất cả các xe chở hàng bốn bánhcó gắn động cơ đang tham gia giao thông phải được kiểm tra, cấp giấy chứng nhậnlưu hành và tem lưu hành. Nhưng qua kiểm tra cơ sở dữ liệu của Cục Đăng kiểmViệt Nam, đến ngày 11-4-2016 chỉ có 186 lượt xe vào các đơn vị đăng kiểm kiểm tra.

Để thực hiện đúng quy định, góp phần đảm bảo an toàn giao thông, Cục Đăng kiểmViệt Nam đề nghị C67, các sở GTVT chỉ đạo các lực lượng tuần tra, kiểm soát, thanhtra tăng cường kiểm tra, xử lý các xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ tham giagiao thông không chấp hành việc kiểm tra, không được cấp giấy chứng nhận lưuhành và tem lưu hành.

Trả lời “không đăng kiểm” là thiếu trách nhiệm

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 11-4, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết sau khiChính phủ cấm xe ba bánh, xe lôi hoạt động, theo đề nghị của một số địa phương, từnăm 2009 Chính phủ cho thí điểm chuyển đổi sang loại xe bốn bánh có gắn động cơchở hàng nhằm giảm khó khăn cho người dân. Tuy nhiên, loại xe này chỉ hoạt độngcó điều kiện, chạy trong vùng giới hạn chứ không phải chạy trên các tuyến đườngcấp cao.

Từ quyết định tạm thời về hoạt động của loại xe trên, đến năm 2014 Bộ GTVT banhành thông tư 16 quy định người lái loại xe bốn bánh gắn động cơ chở hàng phải cógiấy phép lái xe hạng B2 trở lên, xe phải có đăng kiểm, đăng ký.

Theo ông Thọ, quy định xe chạy trên đường phải đảm bảo an toàn kỹ thuật và đăngký, đăng kiểm. Loại xe trên không phải là ôtô, không có các tiêu chuẩn như ôtô nênthông tư 16 cũng có quy định những tiêu chí kiểm định đơn giản hơn ôtô.

Trước khi lưu hành, chủ xe cần đăng kiểm, đăng ký đúng pháp luật. Tuy nhiên, cũngcó tình trạng một số xe hoạt động trước thông tư 16 có hiệu lực chưa thực hiện đăngkiểm, đăng ký, sau một thời gian hoạt động có hư hỏng, xuống cấp nếu không sửachữa thì không đạt kiểm định khi đi đăng kiểm.

“Nếu người dân đưa xe đến kiểm định, sau khi kiểm tra thấy xe không đảm bảo tiêuchuẩn để cấp kiểm định, đơn vị đăng kiểm trả lời là xe đó không đảm bảo điều kiệnđể cấp giấy kiểm định thì đúng.

Còn trường hợp chưa kiểm tra xe đã trả lời không đăng kiểm là thiếu trách nhiệm vớingười dân, Bộ GTVT sẽ xử lý. Nói trung tâm đăng kiểm không có chức năng đăngkiểm là không được” - ông Thọ cho biết quan điểm của Bộ GTVT về việc đơn vị kiểmđịnh xe cơ giới từ chối người dân kiểm định xe bốn bánh chở hàng có gắn động cơ.

Tăng cường kiểm tra

Trong công văn gửi báo Tuổi Trẻ ngày 11-4 phản hồi bài báo “10.000 xe “thí điểm”đang... đứng bánh”, Cục Đăng kiểm Việt Nam trân trọng cảm ơn những phản ánh kịpthời của báo Tuổi Trẻ.

Đồng thời, ông Nguyễn Hữu Trí - phó cục trưởng Cục Đăng kiểm - cho biết để kịpthời chấn chỉnh theo phản ánh của báo Tuổi Trẻ, ngày 11-4 Cục Đăng kiểm ViệtNam đã có văn bản gửi C67, các sở GTVT về việc kiểm tra xe chở hàng bốn bánhcó gắn động cơ và văn bản gửi các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới yêu cầu thực hiệnngay việc kiểm tra xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ; hướng dẫn, tạo điều kiệnthuận lợi cho chủ xe đưa xe đến kiểm định theo quy định cấp giấy chứng nhận vàtem lưu hành; nghiêm cấm từ chối kiểm định không lý do.

Tuấn Phùng

Theo tuoitre.vn

4. Công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính côngcấp tỉnh Việt Nam 2015Ba kết quả nổi bật

Những thông tin mới nhất từ Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấptỉnh Việt Nam (PAPI) 2015 do MTTQ phối hợp cùng UNDP nghiên cứu đã đượccông bố sáng 12.4 tại Hà Nội. Trong 6 chỉ số nội dung được khảo sát từ 14nghìn người dân thì kết quả từ ba vấn đề: tăng cường tính minh bạch, đẩy lùitham nhũng và cải cách thủ tục hành chính công là những tham chiếu đángsuy ngẫm để lãnh đạo các cấp trong nhiệm kỳ mới phấn đấu vì sự tiến bộtrong quản trị.

Tăng cường tính công khai, minh bạch

Nội dung “công khai, minh bạch” của khảo sát PAPI 2015 gồm công khai, minh bạchdanh sách hộ nghèo; ngân sách cấp xã và quy hoạch sử dụng đất, khung giá đấtđền bù. Theo đó, đáng lo ngại là điểm chỉ số công khai, minh bạch giảm mạnh tới 7%trên toàn quốc so với năm 2014. Các tỉnh, thành phố đạt điểm cao chủ yếu tập trungở miền Bắc và miền Trung. Nam Định và Quảng Trị, Tuyên Quang nằm trong nhóm25% số tỉnh, thành phố đạt điểm cao nhất từ 3 - 5 năm qua. Lai Châu, Bạc Liêu vàKiên Giang thuộc nhóm đạt điểm thấp nhất từ năm 2011, Khánh Hòa trong nhómthấp nhất từ năm 2012.

Về chỉ tiêu công khai danh sách hộ nghèo, Hà Tĩnh có tỷ lệ người dân cho biết danhsách hộ nghèo được niêm yết công khai cao nhất toàn quốc (91,6%), cao hơn nhiềuso với ở Hải Phòng (24,5%). Trên 46% số người được hỏi trên toàn quốc cho rằng

nhiều hộ thực sự nghèo nhưng không được đưa vào danh sách hộ nghèo để đượcnhận hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó, gần 41% số người trả lời cho biết cónhững hộ thực tế không nghèo nhưng lại được đưa vào danh sách hộ nghèo, caohơn so với những năm trước.

Mức độ công khai, minh bạch trong thu, chi ngân sách cấp xã/phường, một trongnhững yêu cầu quan trọng, mà chỉ có khoảng 26,5% số người được hỏi cho biết họđã đọc bảng kê thu, chi ngân sách được niêm yết trên toàn quốc, tỷ lệ này vẫn thấphơn so với 4 năm trước. Trong khi đó, kết quả khảo sát mức độ công khai, minhbạch kế hoạch sử dụng đất có chiều hướng giảm xuống sau 5 năm, tỷ lệ người trảlời cho biết họ biết kế hoạch sử dụng đất tại địa phương năm 2015 chỉ là 11,8%. ỞHà Tĩnh, nơi có tỷ lệ người dân biết đến kế hoạch sử dụng đất ở địa phương caonhất, cũng chỉ đạt 37%. Trong số những người có thông tin về quy hoạch/kế hoạchsử dụng đất chỉ có 3% có cơ hội đóng góp ý kiến trước khi quy hoạch được banhành.

Nỗ lực kiểm soát tham nhũng

Năm 2015 tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm trong nỗ lực phòng, chống tham nhũng ởcấp tỉnh so với năm 2013, năm có dấu hiệu khởi sắc. Trà Vinh đạt điểm cao nhấttrong chỉ số nội dung “Kiểm soát tham nhũng” năm 2015 nhờ đạt được điểm caonhất ở hai nội dung: kiểm soát tham nhũng trong cung ứng dịch vụ công và côngbằng trong tuyển dụng nhân lực vào khu vực công. Nam Định đạt điểm cao nhất ởnội dung “quyết tâm chống tham nhũng” của chính quyền và người dân. Phần lớnnhững tỉnh/thành phố trong nhóm đạt điểm cao nhất và trung bình cao tập trung ởmiền Trung và miền Nam. Trong nhóm 16 tỉnh/thành phố đạt điểm cao nhất, có tới11 địa phương ở miền Nam và 4 địa phương ở miền Trung. Long An và Sóc Trăng làhai tỉnh trong nhóm đạt điểm cao nhất trong 5 năm liên tục từ 2011 đến 2015, trongkhi Hà Nội luôn ở trong nhóm đạt điểm thấp nhất trong cùng giai đoạn.

Kết quả phân tích “Kiểm soát tham nhũng trong cung ứng dịch vụ công” cho thấy tỷlệ người dân nhận định không có hiện tượng vòi vĩnh từ cán bộ y tế bệnh viện tuyếnhuyện/quận và giáo viên tiểu học công lập năm 2015 thấp hơn so với hai năm trước.Ở Trà Vinh, 75% số người trả lời cho biết họ không thấy có hiện tượng phải đưa tiềnngoài quy định cho cán bộ y tế để được điều trị tốt hơn. Tuy nhiên, ở hơn nửa sốtỉnh/thành phố, tỷ lệ đồng ý với nhận định tích cực này chỉ dao động từ 28% đến47%. Điều đó cho thấy hiện tượng người dân phải chi trả ngoài quy định khi sử dụngdịch vụ bệnh viện tuyến huyện/quận còn khá phổ biến.

Đáng chú ý là so với kết quả khảo sát năm 2014, có sự gia tăng đột biến ở tỷ lệngười dân cho biết chi “lót tay” để làm xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổđỏ). Ước tính khoảng 44% số người được hỏi phải đưa “hối lộ” mới làm xong đượcthủ tục, tăng gấp đôi so với năm 2014.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính công

Đà Nẵng, Quảng Bình, Hà Tĩnh luôn xuất hiện trong nhóm 16 tỉnh đạt điểm cao nhấttừ 2011 đến 2015 về mức độ hài lòng của người dân trong thủ tục hành chính công.Sóc Trăng là tỉnh luôn có tên trong nhóm đạt điểm thấp nhất trong cùng giai đoạn.Ngoài ra, khoảng 40 tỉnh/thành phố hầu như không có sự thay đổi nào sau 5 năm.Chỉ có Cần Thơ là “vượt lên chính mình” với mức gia tăng về điểm năm 2015khoảng 16% so với điểm số của địa phương này năm 2011.

Đặc biệt, chất lượng dịch vụ cấp phép xây dựng cho các công trình xây mới hoặc tusửa nhà ở, nhà xưởng ở quy mô phải xin phép khá ổn định qua 5 năm. Một điểmsáng trong dịch vụ này là những ai đã đi xin cấp phép xây dựng đều thành công. Tỷlệ người đi làm thủ tục không phải đi qua nhiều cửa đã giảm từ trên 87% trongnhững năm trước xuống còn 69% năm 2015. Đây là mức giảm mạnh so với tỷ lệquan sát được trong 4 năm trước. Năm 2015, khoảng 34% số người được hỏi chobiết họ đã đi làm thủ tục hành chính ở UBND xã/phường. Trong số đó, gần 96% chobiết họ không phải đi qua nhiều ‘cửa’ mới làm xong giấy tờ.

Lễ công bố chỉ số PAPI 2015 đã khép lại. Hơn 500 đại biểu từ các tỉnh, thành phố ravề với nhiều tâm trạng. Có người vui vì tỉnh đã được dân chấm điểm cao, có ngườibuồn vì vẫn còn nhiều điều dân chưa hài lòng. Song các đại biểu đều cảm nhậnđược tinh thần phải cấp bách đổi mới, có những hành động thiết thực để địa phươngcủa mình không bị tụt hậu. Nói như ông Vương Văn Thuận, Phó Chủ tịch huyệnThông Nông, một huyện miền núi xa xôi của Cao Bằng: “Tôi đi hàng trăm cây số vềhội nghị cũng chỉ mong học hỏi kinh nghiệm quý giá để đổi mới, những huyện miềnnúi không thể tụt hậu mãi được, phải đổi mới quản trị để người dân đánh giá mìnhtốt hơn”.

Quả vậy, suy cho cùng, sự hài lòng của người dân mới là mục tiêu phấn đấu quantrọng nhất của hệ thống chính quyền các cấp.

Hoàng Anh

Theo daibieunhandan.vn

5. Môi trường kinh doanh thông thoáng tạo làn sóngkhởi nghiệp

QĐND - Để trở thành quốc gia khởi nghiệp thành công, Việt Nam cần tạo rađược một làn sóng khởi nghiệp trong nước, thu hút các nhà đầu tư quốc tếđến khởi nghiệp tại Việt Nam. Làm được điều đó, Việt Nam sẽ thành công vàghi tên mình vào danh sách các nước có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, điềuđó còn phụ thuộc vào mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh màchúng ta có được…

“Bệ đỡ” khởi nghiệp là thể chế

Nhắc đến “khởi nghiệp”, hầu như ai cũng nghĩ ngay tới việc một cá nhân hay mộtdoanh nghiệp mới thành lập bắt đầu khởi sự sự nghiệp sản xuất-kinh doanh. Tuynhiên, thực tế cả trong nước và quốc tế cho thấy, ngay cả những cá nhân, doanhnghiệp đã có sự nghiệp sản xuất-kinh doanh lừng lẫy, sở hữu khối lượng tài sảnkhổng lồ, nhưng họ vẫn liên tục “khởi nghiệp” để tung ra thị trường những sản phẩm,dịch vụ mới.

Trong cuộc hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và đổi mới, phát triểndoanh nghiệp” do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức mới đây, Phó thủ tướng-GS, TSVương Đình Huệ nhắc tới việc văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã nhắctới vấn đề “khởi nghiệp”, cho thấy tầm quan trọng và sự quan tâm của Đảng ta vớivấn đề khởi sự sản xuất-kinh doanh của người dân, doanh nghiệp như thế nào. Tuynhiên, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cũng lưu ý, cần nhận thức đầy đủ hơn vềkhởi nghiệp sản xuất-kinh doanh. Khởi nghiệp không chỉ là cá nhân chưa có việcphải đi tìm việc làm, cũng không chỉ có cá nhân khởi nghiệp, mà có cả gia đình khởinghiệp. Không chỉ có doanh nghiệp mới thành lập khởi nghiệp, mà có cả nhữngdoanh nghiệp đã thành lập và đang hoạt động tốt, đã khẳng định được tên tuổi,thương hiệu trên thương trường cũng thường xuyên khởi nghiệp khi họ bắt đầu sảnxuất, tung ra thị trường một sản phẩm mới, một dịch vụ mới, một thương hiệu mới…Không những thế, các tỉnh, thành phố cũng cần khởi nghiệp, quốc gia lại càng cầnkhởi nghiệp. Một quốc gia khởi nghiệp thành công, theo Phó thủ tướng, là cần tạođược một làn sóng khởi nghiệp trên cả nước. Từ đó, Phó thủ tướng đặt câu hỏi:“Làm thế nào để tạo ra làn sóng tại Việt Nam với vấn đề khởi nghiệp quốc gia?”.

Dây chuyền sản xuất hiện đại của Công TNHH Advanex ViệtNam. Ảnh: TTXVN

Rất nhiều chuyên gia kinh tế, nhà quản trị doanh nghiệp trong và ngoài nước thamgia cuộc hội thảo đều nhất trí với Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, rằng Việt Namcần thúc đẩy phong trào khởi nghiệp và xây dựng một quốc gia khởi nghiệp. Tuynhiên, họ cho rằng, “bệ đỡ” của phong trào khởi nghiệp, quốc gia khởi nghiệp chínhlà thể chế, bởi “thể chế nào thì doanh nhân đó”. Vì thế, nếu có một “bệ đỡ” là thể chếthuận lợi, thì phong trào khởi nghiệp sẽ lan rộng và Việt Nam sẽ viết nên câu chuyệncủa một quốc gia khởi nghiệp thành công.

Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh, việc cải thiện môi trườngkinh doanh có sự gắn kết chặt chẽ đa chiều với nâng cao năng lực cạnh tranh quốcgia. Đây là một quá trình mở, liên tục, nhất quán và được đẩy nhanh hơn trongnhững điều kiện nhất định. Cùng với quá trình đổi mới, Việt Nam đã xác lập quyếttâm, hành động khá tích cực và đã thu được một số thành công đáng khích lệ, đượccộng đồng doanh nghiệp và quốc tế đánh giá cao.

PGS, TS Phạm Thị Hồng Yến, Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tếTrung ương điểm lại một loạt chủ trương, chính sách và cả những giải pháp cụ thểcủa Đảng, Nhà nước. Điều đó khẳng định quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước tatrong việc thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranhquốc gia. Tuy việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách ấy đã đạt đượcmột số kết quả tích cực, nhưng vẫn chưa tạo ra những đột phá thực sự ở các lĩnhvực.

PGS, TS Phạm Thị Hồng Yến dẫn kết quả đánh giá môi trường kinh doanh trongtương quan so sánh với 189 nền kinh tế trên thế giới cho thấy, môi trường kinh

doanh của Việt Nam chưa có nhiều cải thiện. Theo báo cáo Kinh doanh năm 2016của Ngân hàng Thế giới (WB), mức độ thuận lợi đối với kinh doanh của Việt Namđứng thứ 90/189 nền kinh tế, chỉ đạt mức điểm trên trung bình (62,1/100). So vớimức trung bình của các ASEAN-6 cũng như 10 nền kinh tế thuận lợi nhất cho kinhdoanh trên thế giới, hầu hết các chỉ số của Việt Nam đều thấp hơn đáng kể.

Như vậy, để trở thành một quốc gia khởi nghiệp thành công, Việt Nam vẫn còn nhiềuviệc phải làm ở phía trước.

Giải pháp nào cho quốc gia khởi nghiệp?

Theo Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, một doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ luôn cónhiều sáng tạo, luôn có nhiều cơ hội phía trước, nhưng cũng có rất nhiều rủi ro chờđợi. Vì thế, đầu tư để khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp cũng là khoản đầutư rủi ro của Chính phủ. Nên chăng, Chính phủ cần có một quỹ đầu tư mạo hiểm đểgiúp các doanh nghiệp khởi nghiệp? Kinh nghiệm từ I-xra-en (Israel) là họ xây dựngquỹ đầu tư mạo hiểm thuộc Chính phủ, rồi dần dần cổ phần hóa. Còn Hàn Quốc thìcó Quỹ Angel (Thiên Thần) để hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp. Đó là hai quốcgia khởi nghiệp rất thành công và kinh nghiệm của họ rất đáng để chúng ta thamkhảo.

Còn TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, để tạo sức bật về cải thiện môi trường kinhdoanh và năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới, Việt Nam cần tăng cường thể chế,thực thi thể chế tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và cạnh tranh, hoàn thiện cơchế phối hợp đa ngành, đa lĩnh vực giữa Trung ương và địa phương, đẩy mạnh cảicách tư pháp, cải cách hành chính công, tăng cường công khai, minh bạch vàphòng, chống tham nhũng…

PGS, TS Phạm Thị Hồng Yến đề xuất giải pháp xây dựng, ban hành và thực hiệnthực chất “Đề án Tổng thể về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lựccạnh tranh giai đoạn 2016-2020” để đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, nângcao năng lực cạnh tranh quốc gia; coi đó là giải pháp chiến lược, then chốt để pháttriển kinh tế và hiện thực hóa các cơ hội của hội nhập quốc tế. Chuyên gia Phạm ThịHồng Yến lưu ý, cần rà soát, bổ sung và điều chỉnh nhằm hoàn thiện hệ thống phápluật về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo cách tiếp cận phát triển doanhnghiệp và vòng đời của doanh nghiệp; rà soát, hoàn thiện cơ chế thực thi và phối kếthợp đa ngành, đa lĩnh vực giữa Trung ương và địa phương nhằm phát huy vai tròkiến tạo của Nhà nước trong phát triển và tăng trưởng kinh tế.

TS Nguyễn Quốc Toản, Phó chánh văn phòng Ban Kinh tế Trung ương đề xuất, cầnban hành kết luận hoặc nghị quyết của Bộ Chính trị về vấn đề khởi nghiệp trong nềnkinh tế, xây dựng Việt Nam trở thành quốc gia khởi nghiệp trong điều kiện đổi mớimô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó cân coi phát triên các doanhnghiê%3ḅp khởi nghiê%3ḅp trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đôi mới sáng tạo

là chìa khóa mở ra con đường ngắn nhât đê xây dựng thành công quôc gia khởinghiê%3ḅp. Trên cơ sở đó, Chính phủ nghiên cứu xây dựng Chương trình tông thêkhởi nghiê%3ḅp quôc gia, có các nhóm giải pháp trợ giúp thành lập các doanhnghiệp mới dựa trên nền tảng sáng tạo công nghệ.

Góp tiếng nói từ phía doanh nghiệp, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam LêTiến Trường cũng đề xuất một số giải pháp cải cách thể chế quản trị quốc gia. Ôngđề nghị xây dựng các tiêu chí đo lường chi phí và thời gian trong các thủ tục hànhchính, hướng tới chi phí quản trị công mà doanh nghiệp Việt Nam cần chi trả tươngđương các quốc gia cạnh tranh. Cùng với đó là tiếp tục đẩy mạnh cải cách hànhchính, giảm nhẹ thủ tục và thời gian xử lý trong các thủ tục xuất nhập khẩu, thuế, hảiquan, kiểm định các chỉ tiêu phi thuế quan tiến tới ngang bằng với các quốc gia cạnhtranh.

Một vài chuyên gia đã nói, Việt Nam còn rất ít thời gian để thực hiện những hànhđộng mang tính quyết định tới việc có thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình để ghi tênvào bản đồ các quốc gia phát triển hay không. Có lẽ, với việc tự nhìn thấy rõ khâuyếu là tính cạnh tranh quốc gia, thể chế chưa thực sự tạo thuận lợi nhất cho ngườidân và doanh nghiệp, Việt Nam đã tìm ra được chiếc chìa khóa mở cánh cửa quantrọng nhất thúc đẩy kinh tế phát triển. Vấn đề còn lại là làm sao để việc cải cách thểchế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất một cách nhanh nhất. Đó mới là câuchuyện mà các chuyên gia, doanh nghiệp và người dân trông chờ...

Chiến Thắng

Theo qdnd.vn

6. Hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài: Vướng ởdoanh nghiệp bán hàng hoàn thuế

(HQ Online)- Qua một thời gian chính thức triển khai hoàn thuế GTGT đối với hànghóa của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang theo khixuất cảnh theo Thông tư 72/2014/TT-BTC, Hải quan một số tỉnh, thành phố triển khaichương trình nhận định, các vướng mắc đều xuất phát từ khâu DN bán hàng hoànthuế.

Khách nước ngoài hoàn thuế GTGT tại sân bay quốc tế Nội Bài. (Ảnh:Ngọc Linh)

Nếu coi chương trình hoàn thuế GTGT cho hàng hóa của khách nước ngoài mangtheo khi xuất cảnh là một chu trình khép kín thì những DN bán hàng hoàn thuế chínhlà “cửa vào” của chu trình này. Chính “cửa vào” sẽ quyết định đến hiệu quả củachương trình hoàn thuế. Thế nhưng "cửa vào" này lại đang gây khó cho khách hàng.

Theo đại diện Cục Hải quan TP.HCM, một số DN bán hàng hoàn thuế GTGT chongười nước ngoài khi lập hóa đơn GTGT kiêm tờ khai hoàn thuế thường ghi thôngtin chưa đầy đủ, ví dụ như quần áo ghi chung chung, thiếu nhãn hiệu, mã ký hiệu…Việc ghi thiếu này dẫn đến khó khăn cho cơ quan Hải quan trong việc đối chiếu hànghóa thực tế được hoàn thuế GTGT với hóa đơn do đơn vị bán hàng lập.

Cũng gặp vướng mắc về việc lập hóa đơn GTGT của DN để hoàn thuế, đại diện CụcHải quan Hà Nội phản ánh, hiện nay hầu hết các DN bán hàng hoàn thuế đều chưatham dự vào hệ thống hoàn thuế điện tử nên các công chức Hải quan phải thực hiệncác bước nhập chứng từ, mã hàng… bằng phương pháp thủ công gây mất thời gianvà dễ dẫn đến sai sót.

Bên cạnh đó, đại diện này cũng cho biết, cách ghi mã hàng thể hiện trên tờ hóa đơnGTGT để hoàn thuế chưa thể hiện thống nhất, một số trường hợp hóa đơn có nộidung không rõ ràng, trên hóa đơn DN cũng không đề số điện thoại liên hệ, hoặc cónhưng không đúng nên công chức Hải quan không thể liên hệ với DN để xác nhậnlại nội dung của hóa đơn. Điều này khiến cho công tác kiểm tra hàng hóa hoàn thuếgặp nhiều khó khăn.

Theo phản ánh của Cục Hải quan Đà Nẵng, trong quá trình triển khai hoàn thuếGTGT đối với hàng hóa của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước

ngoài mang theo khi xuất cảnh, đơn vị đã gặp khó khăn trong việc xác định DN bánhàng hoàn thuế khi kiểm tra hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế GTGT, dẫn đến mấtthời gian trong giải quyết thủ tục hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài xuất cảnhvì có trường hợp Danh sách DN bán hàng hoàn thuế” chưa được cập nhật trên trangthông tin điện tử của một số Cục thuế tỉnh, thành phố.

Không chỉ có thế, tại Đà Nẵng đã gặp trường hợp một số hóa đơn kiêm tờ khai hoànthuế GTGT do khách xuất cảnh xuất trình không có dấu tròn mực đỏ của DN bánhàng, khiến cho Hải quan gặp khó trong việc giải quyết hoàn hay không hoàn thuế,bởi tại Thông tư 72/2014/TT-BTC chưa quy định rõ điều này.

Cũng về vấn đề hóa đơn hoàn thuế, tại Cục Hải quan Khánh Hòa gặp vướng mắctrong việc tra cứu thông tin trên hóa đơn do DN cập nhật và xuất trình với cơ quanHải quan so với thông tin trên hóa đơn DN báo cáo quyết toán với cơ quan Thuế nộiđịa lại chưa được hỗ trợ quản lý bằng phương thức điện tử, trong khi đó, tại Khoản 5Điều 18 Thông tư 72/2014/TT-BTC đã quy định rõ: “Việc cập nhật thông tin trên hóađơn kiêm tờ khai hoàn thuế do DN bán hàng hoàn thuế lập và cập nhật vào hệ thốngquản lý hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài theo phương thức điện tử”. Vì vậy,cơ quan Hải quan phải cập nhật từng mã hàng trên tờ khai kiêm hóa đơn hoàn thuếthay cho DN, điều này đã gây khó khăn trong việc tra cứu thông tin của cơ quan Hảiquan, đồng thời mất rất nhiều thời gian trong khâu xử lý hoàn thuế GTGT cho ngườinước ngoài.

Từ những vướng mắc trên, Hải quan TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa đềxuất, Tổng cục Hải quan cần trao đổi với Tổng cục Thuế hướng dẫn DN cập nhậtthông tin vào cơ sở dữ liệu về hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài của cơ quanHải quan để việc tra cứu được thuận tiện, không phải khai thác thêm trên trang thôngtin điện tử của Tổng cục Thuế. Đồng thời, cần quy định rõ hơn quyền và nghĩa vụcủa DN tham gia bán hàng hoàn thuế, cần có chế tài xử lý đối với trường hợp DNkhông tham gia cập nhật thông tin gửi đến cơ quan Hải quan để có cơ sở xử lý trướckhi chuyển sang cơ quan Thuế.

Bên cạnh đó, Hải quan TP.HCM cũng đề xuất, Tổng cục Hải quan cần cụ thể hànghóa được hoàn thuế GTGT là hàng mới hay đã qua sử dụng, tránh trường hợp lợidụng kẽ hở, hành khách có hàng đưa về Việt Nam khi nhập cảnh, móc nối với đơn vịbán hàng để có hóa đơn hoàn thuế GTGT. Hiện nay việc kiểm tra thực tế hàng hóacó giá trị lớn của các thương hiệu nổi tiếng như: Đồng hồ Rolex, Catier… túi xáchHermes, Chanel… cơ quan Hải quan rất khó xác định hàng hóa khi hành khách xuấtcảnh là hàng thật hay hàng giả.

Cũng đã có trường hợp hàng hóa hoàn thuế khi xuất trình có dấu hiệu đã qua sửdụng, hàng không còn nguyên nhãn mác, không có vỏ hộp đi kèm, đã được hànhkhách sử dụng. Tuy nhiên, hồ sơ và hàng hóa do hành khách xuất trình đã đáp ứng

đủ tiêu chí được hoàn thuế GTGT nên cơ quan Hải quan vẫn phải thực hiện hoànthuế GTGT cho hành khách.

Theo đó, Hải quan TP.HCM đề xuất, hàng hóa được hoàn thuế GTGT phải là hàngnguyên đai, nguyên kiện, chưa qua sử dụng, mới 100% và đơn vị bán hàng phải thểhiện đầy đủ các thông tin về hàng hóa trên hóa đơn để công chức hải quan đốichiếu, xác nhận đúng với thực tế hàng hóa do hành khách xuất cảnh xuất trình.

Có thể thấy, trong quy trình hoàn thuế GTGT cho khách nước ngoài, cho dù cáckhâu cơ sở hạ tầng, đầu tư công nghệ, tuyển chọn ngân hàng thực hiện hoàn thuế,xây dựng quy trình thủ tục hải quan thuận lợi và nhanh chóng đến đâu… nhưng khâuDN bán hàng không tốt sẽ làm ảnh hưởng cả chương trình. Vì vậy, để chương trìnhnày thành công, bên cạnh những công tác khác thì việc tuyển chọn mở rộng hơnmạng lưới DN, hướng dẫn và quản lý các DN bán hàng hoàn thuế là rất quan trọng.

Hiện khách du lịch nước ngoài mang hàng hóa đi khi xuấtcảnh qua 5 sân bay quốc tế (Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng,Cam Ranh, Phú Quốc) và 4 cảng biển quốc tế (Khánh Hội, ĐàNẵng, Nha Trang, Côn Đảo) sẽ được hoàn thuế GTGT.

Theo quy định hiện hành tại Thông tư 72/2014/TT-BTC, DNtham gia bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT là những DNđược Tổng cục Thuế lựa chọn và cấp chứng nhận. Các DNnày phải có trách nhiệm đăng ký bán hàng đúng địa chỉ vàchịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký bán hàng thíđiểm; trưng biển thông báo bán hàng thí điểm hoàn thuếGTGT bằng tiếng Việt và tiếng Anh; phải gỡ bỏ thông báo khichấm đứt hoạt động…

Thu Trang

Theo baohaiquan.vn

7. Góc nhìn doanh nhân: Cải cách một cửa không riêngcủa Hải quan

Ảnh minh họa

Theo công bố mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam(VCCI), Pháp luật hải quan Việt Nam gần như đã tương thích 100% với các điềukhoản cam kết trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU. Vậy nhưngvẫn nhiều ý kiến cho rằng: Nếu thế thì sao hàng ngày vẫn còn nhiều doanhnghiệp (DN) phàn nàn về thủ tục hải quan rườm rà, chi phí cao, quá trình thôngquan còn gặp khó...

Theo công bố của Tổng cục Hải quan (TCHQ), đến nay, ngành này đã cung cấp 181dịch vụ công trực tuyến, trong đó có 167 dịch vụ liên quan đến thủ tục hành chính.Hầu hết thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến đạt cấp độ 4 - làcấp độ cao nhất hiện nay ở Việt Nam. TCHQ còn phấn đấu năm 2016 có 70% dịchvụ công trực tuyến được cung cấp tối thiểu ở mức độ 3, đặc biệt 50% dịch vụ côngcốt lõi của ngành hải quan được cung cấp trực tuyến mức độ 4. Năm 2017 có 100%dịch vụ công trực tuyến được cung cấp tối thiểu ở mức độ 3, trong đó có 70% dịchvụ công cốt lõi của ngành hải quan được cung cấp trực tuyến mức độ 4…

Quả thực, cơ quan hải quan đã tạo nhiều thuận lợi cho DN như cung cấp các dịch vụcông trực tuyến liên quan đến các thủ tục hành chính về tiếp nhận hồ sơ hải quanđiện tử; quản lý cấp giấy phép trực tuyến trong lĩnh vực hải quan; quản lý thu thuế,phí, lệ phí liên quan đến hoạt động XNK; làm thủ tục với phương tiện vận tải đườngbiển bằng phương thức điện tử (qua internet)…Cổng thông tin điện tử TCHQ(www.customs.gov.vn) đã cấp nhiều thông tin, dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ DNtrong quá trình thực hiện thủ tục hải quan: Tra cứu biểu thuế, mã số HS; tư vấn, hỗtrợ chính sách pháp luật hải quan...

Đối với công tác quản lý cấp giấy phép trực tuyến trong lĩnh vực hải quan, TCHQ đãphối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương thực hiện Cơ chế một cửaquốc gia (NSW) để tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính qua phương thức điệntử đối với nhiều thủ tục liên quan đến phương tiện XNC, quá cảnh và hàng hóa XNK.Và NSW sẽ được mở rộng kết nối với các bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, Tài nguyên và Môi trường để giúp quản lý hoạt động hải quan thuận tiện, thôngthoáng hơn.

Theo Cục Hải quan Đồng Nai, việc triển khai NSW mang lại rất nhiều thuận lợi choDN. Thời gian làm thủ tục sẽ rút ngắn 15 - 30% hoặc nhiều hơn, tuỳ lĩnh vực. Riêngvới thủ tục tàu biển xuất - nhập cảnh - quá cảnh, việc thực hiện NSW của hải quanđã giảm hơn 90% thời gian. Hầu hết hồ sơ, chứng từ mà DN phải xuất trình sẽ đượcđơn giản và chuẩn hóa. từ đó giảm chi phí chuẩn bị hồ sơ, chứng từ thực hiện thủtục hành chính.

Theo phản ánh từ phía DN, khâu còn làm khó DN chính là công đoạn kiểm trachuyên ngành vẫn đang chiếm hơn 70% thời gian làm thủ tục thông quan. Nhiều mặthàng của DN dù có chấp hành đúng quy định của pháp luật vẫn bị phân vào luồngvàng, luồng đỏ. Chỉ cần mặt hàng của DN bị xếp vào diện quản lý rủi ro như giấy táichế là sẽ bị phân vào luồng vàng, luồng đỏ, hàng hóa lập tức bị “lật lên quật xuống”,bị kiểm tra nhiều lần dẫn đến chậm thông quan, chi phí bị đội lên một cách vô lý.Hàng may mặc xuất khẩu không có nhãn mác Made in Vietnam vì ghi nhãn theo hợpđồng với khách nước ngoài cũng bị bắt lỗi, phạt hành chính...

Để làm thủ tục cho tàu xuất, nhập cảnh, đại lý phải làm việc với 4 bên là hải quan,cảng vụ, biên phòng và y tế. Theo đúng quy định, khi DN sẽ khai báo trên Cổngthông tin NSW làm thủ tục cho tàu sẽ được cả 4 bên cùng duyệt. Nếu thông tin đượcthông qua, các bên gửi toàn bộ phản hồi về Cảng vụ để cơ quan này xuất giấy phépcho tàu ra hoặc vào cảng. Nhưng việc kết nối 4 bên nêu trên vẫn chưa thông suốt,do Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa được trang bị hệ thốngCNTT, và vẫn còn hệ thống công nghệ thông tin của những ngành chưa sẵn sàngkết nối với Cổng thông tin NSW.

Với những lý do nêu trên, dù ngành hải quan tích cực nhưng các bộ, ngành khác còn“lừng chừng” thực hiện giải quyết thủ tục trên Cổng thông tin NSW, thì tiếng ca tháncủa DN cùng với với mục tiêu thông thoáng của Cổng thông tin NSW vẫn chưa thểđạt mục tiêu.

Huy Bình

Theo laodong.com.vn

8. Thực hiện cơ chế quốc gia: Liệu có đúng lộ trình?

(DĐDN)- Hiện nay, lộ trình về thời gian thực hiện cơ chế một cửa quốc gia vàmột cửa ASEAN đã được vạch rõ về mức độ và cấp độ. Tuy nhiên, với thực tếtriển khai nhiều người không khỏi nghi ngại liệu các bộ ngành có triển khaitheo đúng lộ trình?

Mục tiêu đặt ra đến năm 2018 là tất cả các thủ tục hành chính liên quan đếnhoạt động XNK, xuất nhập cảnh phải được thực hiện thông qua Cổng thông

tin một cửa quốc gia ở cấp độ 4.

Mới 30% thủ tục kết nối cơ chế một cửa quốc gia

Tại kỳ họp thường kỳ quý 1/2016 của Bộ Tài chính, ông Nguyễn Dương Thái – PhóTổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, đơn vị được giao chủ trì thực hiện cho biết:Sau một năm rưỡi thực hiên, tới thời điểm hiện tại mới có 9 trên tổng số 14 bộ,ngành kết nối một cửa quốc gia gồm: Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ,Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính (Tổngcục Hải quan), Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Vănhóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế.

Đáng chú ý mới có gần 30% các thủ tục hành chính kết nối NSW so với tổng số cácthủ tục hành chính cấp phép cho hàng hóa xuất nhập khẩu và phương tiện vận tảixuất nhập cảnh, quá cảnh. Riêng thủ tục hải quan đã được thực hiện hoàn toànbằng phương thức điện tử trên phạm vi toàn quốc dựa trên hệ thống thông quan tựđộng VNACCS/VCIS, trừ một số trường hợp đặc thù chiếm không quá 2% tổng sốcác lô hàng xuất nhập khẩu.

Bộ triển khai nhiều thủ tục nhất là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – 8 thủtục, bao gồm kiểm dịch động, thực vật tại cửa khẩu) đạt khoảng 40% trên số lượngcác thủ tục Bộ chủ quản cần đưa lên thực hiện theo NSW.

Bộ Giao thông vận tải là Bộ tham gia trong thời gian đầu cũng mới chỉ triển khaiđược thủ tục cho tàu biển đối với 8/25 cảng vụ hàng hải. Còn thủ tục cho tàu thuyềnViệt Nam hoạt động nội địa vào/rời cảng biển mới được triển khai từ 1/3/2016.

Riêng thủ tục đối với tàu thuyền ra/vào cảng thủy nội địa; thủ tục cho phương tiện vàhàng hóa chuyên chở trên phương tiện vận tải xuất cảnh/nhập cảnh/quá cảnhđường bộ, đường hàng không, đường sắt; thủ tục cấp phép cho phương tiện quácảnh theo hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Việt Nam và một số nước láng giềng cóchung biên giới đường bộ (Lào, Campuchia…) vẫn chưa được chính thức triển khaitrên Cơ chế một cửa quốc gia.

Hiện thực hóa mục tiêu

Hiện Tổng cục Hải quan đang phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng Kế hoạch tổngthể triển khai NSW giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, mục tiêu đặt ra đến năm 2018 làtất cả các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến hoạt động XNK, XNC của cácbộ, ngành phải được thực hiện thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia ở cấp độ4.

Riêng phía Tổng cục đặt mục tiêu đến tháng 12/2016 giảm từ 15% đến 30% thờigian thực hiện thủ tục trên Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) so với thời điểm cuốinăm 2015, đến hết năm 2017 giảm tiếp 15% thời gian thực hiện so với thời điểmnăm 2016.

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan phấn đấu năm 2016 có 70% dịch vụ công trựctuyến được cung cấp tối thiểu ở mức độ 3, đặc biệt có 50% dịch vụ công cốt lõi củangành Hải quan được cung cấp trực tuyến mức độ 4. Đến năm 2017 có 100% dịchvụ công trực tuyến được cung cấp tối thiểu ở mức độ 3, đặc biệt có 70% dịch vụcông cốt lõi của ngành Hải quan được cung cấp trực tuyến mức độ 4…

Đây là những mục tiêu được cho là tham vọng trong bối cảnh mức độ sẵn sàng củacác bộ ngành cũng như DN chưa cao. Nếu vẫn duy trì ở mức triển khai như hiện naythì không biết mục tiêu đặt ra có được thực hiện đúng lộ trình?

Minh Nguyên

Theo enternews.vn

9. Lắp đặt đồng hồ in hoá đơn trên taxi: Liệu có cầnthiết?

(Chinhphu.vn) - Theo khảo sát, chỉ từ 5-7% hành khách đi taxi lấy hoá đơn. Tuynhiên, từ 1/7 tới đây tất cả xe taxi sẽ phải lắp đặt đồng hồ tính cước có in hoáđơn. Việc này liệu có đang gây lãng phí không cần thiết cho doanh nghiệp?

Ảnh minh họa

Theo quy định tại Nghị định 86/2014/NĐ- CP về điều kiện kinh doanh vận tải, từ ngày1/7 tới đây, tất cả xe taxi sẽ phải lắp đặt thêm đồng hồ tính cước kèm in hóa đơn.Tuy nhiên, đại đa số các hãng taxi tại Hà Nội vẫn đang cân nhắc vì còn mù mờ vềhiệu quả, và quan trọng là số tiền đầu tư cũng khá lớn.

Ông Nguyễn Anh Quân, Chủ tịch Hội đồng quản trị taxi Thành Công cho biết, hãngcũng đang cân đối tài chính để triển khai lắp đặt trên xe taxi.

"Một chiếc đồng hồ in kèm hóa đơn đang được các doanh nghiệp chào hàng từ 1-1,5 triệu đồng. Với doanh nghiệp taxi có số xe từ 1.000 chiếc trở lên thì chi phí lắpđặt sẽ lên tới hàng tỷ đồng", ông Nguyễn Anh Quân nói.

Ông Nguyễn Hồng Minh, Giám đốc taxi Nguyên Minh cũng băn khoăn, mặc dù hãngđang triển khai lắp đặt thiết bị, dự kiến sẽ hoàn tất trước ngày 1/7 theo quy định. Tuynhiên, với số lượng xe khoảng 1.000 chiếc của hãng sẽ tốn 1,5 tỷ đồng. Đây là sốtiền không hề nhỏ với doanh nghiệp.

Đánh giá về hiệu quả quản lý của việc lắp đặt đồng hồ này cho doanh nghiệp, đạidiện các hãng taxi đều cho rằng, về góc độ quản lý của doanh nghiệp thì thực sựkhông có hiệu quả nhiều, song lại gây tốn kém cho doanh nghiệp.

“Việc lắp đặt đồng hồ tính cước kèm in hóa đơn thì nên tùy hãng, hãng nào có tiềmlực mạnh thì đầu tư, còn hãng nào nhỏ hơn thì có thể đầu tư sau. Vì sự thực, đến95% hành khách đi xe không lấy loại hóa đơn này", ông Nguyễn Hồng Minh nhìnnhận.

Anh Nguyễn Ngọc Quang, lái xe taxi của hãng Mai Linh cho biết, mặc dù anh đã láixe taxi đã gần 5 năm nay nhưng thực tế thì loại đồng hồ tính cước in hóa đơn chohành khách không mang lại hiệu quả.

"Mặc dù taxi Mai Linh đã gắn loại đồng hồ này nhưng rất ít khi tôi dùng đến, năm thìmười họa mới có hành khách lấy. Việc lắp đặt này chỉ thêm tốn kém”, anh Quangnói.

Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội phân tích, loại hóa đơn này nhưhóa đơn siêu thị, chỉ cung cấp cho hành khách những thông tin về chuyến đi, thờigian, giá cước. Trong khi, những thông tin này khi lên xe thì hành khách đã nắmđược, đã biết. Các hãng taxi cũng quản lý lái xe qua thiết bị giám sát hành trình. Hơnnữa, khảo sát của Hiệp hội cho thấy, đến hơn 95% hành khách đi taxi không có nhucầu lấy hóa đơn.

Theo ông Liên, trong trường hợp, đồng hồ tính cước kèm in hóa đơn được kết nốimạng internet, và cơ quan quản lý thuế có thể kiểm tra được việc kinh doanh, đóngthuế của doanh nghiệp như thế nào thì mới thực sự phát huy hiệu quả.

Ông Bùi Danh Liên cũng thông tin thêm, Hiệp hội đã nhìn ra sự lãng phí trong quyđịnh buộc taxi phải lắp đặt đồng hồ tính cước có in hóa đơn và cũng đã gửi văn bảngóp ý xem xét việc này lên Bộ GTVT nhưng không được xem xét.

Thu Hà

Theo chinhphu.vn

10. Cấp lý lịch tư pháp trực tuyếnANTĐ - Thay vì phải xếp hàng chờ đợi cả ngày, hiện nay người dân Thủ đô đãcó thể ngồi nhà khai báo thông tin qua hệ thống Internet và nhận kết quả lý lịchtư pháp cũng ngay tại nhà. Đây là một trong những biện pháp cụ thể hóa chủtrương cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ của Sở Tư pháp TP Hà Nội.

Khai trương dịch vụ tiếp nhận và trả kết quả lý lịch tư pháp

Giảm phiền hà cho người dân

Sở Tư pháp TP Hà Nội đã có bước đi đột phá trong đẩy mạnh cải cách hành chính,tạo điều kiện thuận lợi, giảm đáng kể việc đi lại, thủ tục phiền hà cho người dân. Đâycũng là cách giúp các cơ quan Nhà nước giảm áp lực tiếp nhận hồ sơ tại bộ phậnmột cửa, nâng cao hiệu quả giải quyết công việc.

Theo ông Phạm Cao Thanh - Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội, hiện nay rấtnhiều người có nhu cầu cấp lý lịch tư pháp, vì thế đội ngũ cán bộ của đơn vị luônphải làm việc dưới áp lực hết sức nặng nề. Việc triển khai dịch vụ cấp lý lịch tư pháptrực tuyến là một giải pháp nhanh chóng mà vẫn đảm bảo tính chính xác và thuậntiện.

Theo đó, công dân khi có nhu cầu cấp lý lịch tư pháp, chỉ cần truy cập vào địa chỉhttps://

lltptructuyen.moj.gov.vn để khai nộp hồ sơ trực tuyến. Ngoài ra, người dân cũng cóthể đến các bưu cục của Bưu chính Viettel gần nơi mình ở để tạo hồ sơ trực tuyến,nộp hồ sơ hay yêu cầu tiếp nhận và chuyển phát kết quả về tận nhà mà không cầnphải đến bộ phận một cửa của Sở Tư pháp như trước đây. Tính ưu việt của cáchlàm này là thời gian đăng ký chỉ mất từ khoảng 5-10 phút. Đặc biệt với những cánhân hoặc cơ quan, tổ chức… ở các huyện ngoại thành Hà Nội thì sẽ giảm đượcthời gian đi lại rất nhiều.

Bên cạnh đó, hệ thống của Bưu chính Viettel cũng cho phép người sử dụng dịch vụcó thể tra cứu hành trình hồ sơ đang được chuyển phát theo thời gian thực ở mọilúc, mọi nơi tại địa chỉ www.viettelpost.vn.

Mô hình cần nhân rộng

Cảm thấy hài lòng với cách làm mới này, anh Phạm Hữu Duy (32 tuổi ở xã Cổ Bi,huyện Gia Lâm, Hà Nội) cho biết: “Tôi đang làm thủ tục đi lao động tại nước ngoài, vìthế bắt buộc phải có lý lịch tư pháp để hoàn thiện hồ sơ. Cách đây 4 năm, tôi đãtừng làm loại giấy tờ này và phải chờ đợi vô cùng mệt mỏi. Cứ nghĩ lần này sẽ lạinhư vậy, nhưng không ngờ Sở Tư pháp TP. Hà Nội lại áp dụng cách làm mới vừanhanh gọn, vừa hợp lý như vậy. Với những người dân ở xa thì khai báo trực tuyếnvà chuyển phát kết quả tận nơi sẽ giúp họ giảm được chi phí và thời gian đi lại rấtnhiều. Mặt khác, nó cũng giúp các cơ quan Nhà nước hạn chế được tiêu cực và sựtồn tại của các loại dịch vụ cò mồi”.

Cùng chung suy nghĩ với anh Duy, chị Phạm Thị Hoài (ở ngách 6, tổ 56 phường YênHòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) nói: “Việc triển khai cấp lý lịch tư pháp trực tuyến làcách làm rất văn minh và hiệu quả. Trước đây, đại đa số người dân đều chưa từngva chạm với thủ tục này. Vì thế khi đến xin cấp nên ai cũng lóng ngóng, nhầm lẫn.Bây giờ mọi thứ đều trở nên rất dễ dàng và thuận tiện vì nó cũng giống như việc khaibáo để đăng ký một tài khoản thư điện tử vậy. Nếu tất cả các cơ quan của TP Hà Nộiđều học tập cách làm này, tôi nghĩ số cán bộ phải căng ra để làm hồ sơ sẽ đượcgiảm đi, hiệu quả công việc sẽ tăng lên gấp nhiều lần, người dân cũng không phảitốn công sức đi lại. Điều này sẽ góp phần thay đổi toàn bộ tư duy và tâm lý ngạingùng của người dân mỗi khi đi làm các thủ tục giấy tờ tại các cơ quan Nhà nước.Mô hình này đã khẳng định được sự ưu việt và chúng ta cần nhân rộng”.

Nguyễn Long

Theo anninhthudo.vn

11. Nhiều khó khăn trong cung cấp dịch vụ công trựctuyến mức độ cao

Cung cấp dịch vụ công trực tuyến là nội dung quan trọng trong tiến trình cải cáchhành chính (CCHC), triển khai Chính phủ điện tử. Thời gian qua, việc triển khai mộtsố dịch vụ công trực tuyến ở mức độ thấp (mức độ 1, 2) đã góp phần đem lại nhiềukết quả trong công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của tỉnh. Tuy nhiên, đểdịch vụ công trực tuyến ở mức độ cao (mức độ 3, 4) đến được với người dân đanggặp không ít khó khăn.

Dịch vụ công trực tuyến được áp dụng theo mô hình Chính phủ điện tử tại Việt Nambao gồm 4 mức độ. Mức độ 1 đòi hỏi cổng thông tin điện tử ở các cơ quan, đơn vị

công khai đầy đủ thông tin về quy trình thủ tục thực hiện dịch vụ, các giấy tờ cầnthiết, các bước tiến hành, thời gian thực hiện, chi phí thực hiện dịch vụ. Mức độ 2cho phép người sử dụng dịch vụ tải về mẫu đơn, hồ sơ để có thể in ra giấy hoặcđiền vào các mẫu đơn. Mức độ 3 cho phép người sử dụng điền trực tuyến vào cácmẫu đơn, hồ sơ và sau khi điền xong gửi lại trực tuyến các mẫu đơn, hồ sơ tới cơquan và người thụ lý hồ sơ. Các giao dịch trong quá trình thụ lý hồ sơ và cung cấpdịch vụ được thực hiện qua mạng. Ngoài thông tin đầy đủ ở mức độ 1, các mẫu đơn,hồ sơ cho phép tải về ở mức độ 2, gửi trực tuyến hồ sơ và thực hiện giao dịch quamạng như ở mức độ 3 thì mức độ 4 cho phép người sử dụng thanh toán chi phí trựctuyến, việc trả kết quả có thể thực hiện trực tuyến hoặc gửi qua đường bưu điện.Mức độ 3 và 4 là hai mức độ cao trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến được đánhgiá không những mang lại nhiều tiện ích, thuận lợi cho nhân dân, tổ chức, doanhnghiệp mà còn giảm áp lực giấy tờ và "triệt tiêu" các yếu tố tham nhũng ở các cơquan quản lý nhà nước. Hiện nay, theo thống kê của Sở Nội vụ, toàn tỉnh có tổng sốhơn 1.400 TTHC, trong đó cấp tỉnh có hơn 1.000, cấp huyện có gần 220, cấp xã,phường, thị trấn có hơn 140 thủ tục. Trong đó, dịch vụ công trực tuyến được triểnkhai ở nhiều cơ quan, đơn vị với hơn 450 TTHC ở mức độ 1, hơn 950 TTHC ở mứcđộ 2 và 2 TTHC ở mức độ 3. Để triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến, 100%các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành, thị xã được đầu tư xây dựng hệthống mạng LAN, kết nối Internet, khoảng 95% cán bộ, công chức cấp tỉnh, 85% cánbộ, công chức cấp huyện, 35% cán bộ, công chức cấp xã được trang bị máy tính…

Tuy nhiên, đến nay qua tìm hiểu cho thấy mức độ quan tâm, sử dụng của doanhnghiệp và người dân đối với các dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên địa bàntỉnh không nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác tuyên truyền để người dân,doanh nghiệp biết đến các dịch vụ này còn hạn chế. Nhiều người khi có việc cầngiao dịch ở cơ quan, tổ chức cho biết họ cũng nghe nói dịch vụ trực tuyến nhưng cụthể như thế nào thì lại không nắm được. Hơn nữa, một bộ phận lớn người dân lànông dân, người lao động nên trình độ tin học hạn chế. Nhiều người dân trong tỉnhcòn chưa từng được tiếp xúc với máy vi tính chứ chưa nói đếnnhững ứng dụng côngnghệ thông tin hiện đại khác nên việc tiếp cận với các dịch vụ công trực tuyến đượccung cấp là không có. Đa số người dân vẫn lựa chọn cách truyền thống là đến trựctiếp cơ quan chức năng để thực hiện TTHC khi cần.

Với những nguyên nhân nêu trên, mục tiêu hết năm 2016 toàn tỉnh có 100% dịch vụcông trực tuyến được thực hiện ở mức độ 3 và đến hết năm 2017 các dịch vụ côngtrực tuyến ở mức độ 4 đang là một thách thức lớn và gặp không ít khó khăn. Hiệnnay, toàn tỉnh đã triển khai ứng dụng phần mềm Quản lý văn bản và điều hành tạicác sở, ban, ngành, địa phương , phối hợp thực hiện kết nối, liên thông với hệ thốngphần mềm Văn phòng Chính phủ. Theo kế hoạch, tỉnh tiếp tục triển khai ứng dụngphần mềm nêu trên đến UBND cấp xã trong năm 2016, phấn đấu đạt chỉ tiêu thực

hiện kết nối, liên thông phần mềm quản lý văn bản đến cấp xã hoàn thành trướcngày 1/1/2017. Toàn tỉnh triển khai xong giai đoạn 1 phần mềm ứng dụng cho bộphận một cửa tại các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị có khả năng tíchhợp, liên thông các cấp. Phần mềm cơ bản đáp ứng việc triển khai các dịch vụ côngtrực tuyến mức độ 3, 4. Một số dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được ưu tiên triểnkhai như: Cấp phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nướcngoài, cấp phép văn phòng đại diện, đăng ký giấy chứng nhận đủ điều kiện kinhdoanh xăng dầu, cấp chứng chỉ hành nghề cho kỹ sư, kiến trúc sư… cũng đượcthông tin rộng rãi để doanh nghiệp và người dân được biết. Ngoài những nỗ lực vừaqua, chặng đường phía trước trong việc xây dựng Chính phủ điện tử trên địa bàntỉnh bằng việc thực hiện cung cấp hiệu quả dịch vụ công trực tuyến mức độ cao đòihỏi cần có giải pháp đồng bộ. Trong đó, các cơ quan, đơn vị cần tập trung vào việcgiúp đối tượng thụ hưởng dịch vụ công là người dân, doanh nghiệp, tổ chức hiểu vàsử dụng được “quyền” được phục vụ từ nền hành chính hiện đại.

Bình Duyên

Theo baovinhphuc.com.vn

12. Cán bộ tận tâm, công dân hài lòngThời gian qua, chính quyền các cấp ở huyện Duy Xuyên không ngừng nỗ lựcthực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC), đáp ứng nguyện vọng củanhân dân.

Người dân đến giao dịch tại Bộ phận tiếp nhận và trả kếtquả thuộc UBND huyện Duy Xuyên. Ảnh: T.P

Người dân hài lòng

Nhận lại hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND huyện Duy Xuyên,bà Phan Thị Hương ở thị trấn Nam Phước cho hay, mấy ngày trước bà đến đây làmcác thủ tục liên quan để được cấp giấy phép kinh doanh, cán bộ nhận hồ sơ đưagiấy hẹn 7 ngày sau trả kết quả. Tuy nhiên, mới chỉ sau 3 ngày, bà nhận được thôngbáo hồ sơ đã hoàn tất và hôm nay đến nhận giấy phép kinh doanh. “Ngày trước, khichưa thực hiện cơ chế “một cửa”, người dân chúng tôi lên làm giấy tờ cấp phép kinhdoanh phải đi lại rất nhiều lần. Bây giờ cơ chế này ra đời, tôi thấy mọi việc giải quyếtrất nhanh gọn, không chỉ trả hồ sơ đúng hẹn mà còn trước thời hạn. Hơn nữa, tại bộphận “một cửa”, cán bộ công chức rất nghiêm túc, hòa nhã, hướng dẫn chúng tôilàm hồ sơ kỹ càng, chính xác” - bà Hương bộc bạch. Còn ông Nguyễn Văn Hùng -Giám đốc Công ty TNHH MTV Xây dựng Huy Linh (có trụ sở tại xã Duy Trung) chobiết, từ khi huyện Duy Xuyên triển khai cơ chế “một cửa”, hầu hết thủ tục hành chínhđều được thực hiện nhanh chóng, đúng quy định. Ông Hùng nói: “Tôi vẫn thườnghay đến UBND huyện để làm các thủ tục liên quan của công ty như hồ sơ thẩm địnhthiết kế, kỹ thuật công trình, hồ sơ quyết toán dự án xây dựng… Tất cả đều đượcgiải quyết thuận tiện, giảm một nửa thời gian so với trước đây. Tôi cảm thấy rất hàilòng!”.

Cách đây 8 năm, chính quyền huyện DuyXuyên bắt đầu triển khai thực hiện cơ chế“một cửa”, “một cửa liên thông” với 355 thủtục hành chính thuộc thẩm quyền huyệngiải quyết; ở cấp xã, thị trấn là 147 thủ tục.Từ khi triển khai mô hình, công tác giảiquyết thủ tục hành chính đã có nhiềuchuyển biến tích cực, góp phần giảm phiềnhà cho tổ chức, doanh nghiệp và người dânđến liên hệ công tác. Ông Nguyễn Văn Việt- Trưởng phòng Nội vụ huyện Duy Xuyêncho biết, thời gian qua UBND huyện thườngxuyên chỉ đạo, đôn đốc các ngành, địaphương thực hiện CCHC trên các lĩnh vực.Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộngtrong cán bộ, công chức, viên chức và cáctầng lớp nhân dân về nhiệm vụ CCHC; thựchiện công khai, minh bạch các loại biểumẫu, hồ sơ, mức phí, lệ phí cũng như thờigian giải quyết, trả kết quả để tổ chức, côngdân được biết. Nhờ vậy, việc tiếp nhận, giảiquyết các thủ tục hành chính dần đi vàonền nếp. “Năm 2015, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến công dân liên quan đến thái độ

Từ năm 2011 đến nay UBND huyện DuyXuyên đã đầu tư ít nhất 45 tỷ đồng để xâymới, nâng cấp nơi làm việc tại 10 địaphương gồm Duy Thu, Duy Tân, DuySơn, Duy Phú, Duy Hòa, Duy Thành, DuyPhước, Duy Trung, Duy Trinh, thị trấnNam Phước. Bên cạnh đó, chính quyềncác xã, thị trấn cũng đầu tư nguồn kinhphí không nhỏ mua sắm những trang thiếtbị cần thiết như bàn, ghế nhằm đảm bảonơi tiếp công dân khang trang, chu đáo.

Năm 2015, bộ phận “một cửa”, “một cửaliên thông” huyện Duy Xuyên tiếp nhận3.757 hồ sơ thủ tục hành chính của côngdân thuộc thẩm quyền, tập trung ở cáclĩnh vực như tư pháp, tài chính, kinh tế hạtầng… Trong đó, số hồ sơ giải quyết đạtgần 100% và trả đúng hẹn đạt 98,6%.Ngoài ra, chính quyền 14 xã, thị trấn trênđịa bàn tiếp nhận tổng cộng 110.778 hồsơ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền,giải quyết đạt 99,8%.

phục vụ của cán bộ, công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Theo đó, trongtổng số 69 người được hỏi, có hơn 82% số ý kiến bày tỏ sự hài lòng. Đây là minhchứng rõ nét cho sự nhiệt tình, trách nhiệm, tận tụy của đội ngũ cán bộ của bộ phận”- ông Việt chia sẻ.

Chú trọng đội ngũ

Xác định cán bộ là “cái gốc” của công tác CCHC, UBND huyện Duy Xuyên đã banhành một số văn bản quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban và ngườiđứng đầu trong việc quản lý, theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đối vớicán bộ, công chức. Ông Nguyễn Văn Việt cho biết, 5 năm qua địa phương đã tuyểndụng 43 công chức theo Đề án 500, cử 30 người tham gia thi tuyển công chức cấphuyện do tỉnh tổ chức. Mặt khác, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đượcquan tâm đúng mức. Theo đó, trong giai đoạn 2011 - 2015 đã cử 61 công chức cấpxã, huyện đi đào tạo đại học, sau đại học. Đồng thời phối hợp với Trường Chính trịtỉnh mở 3 lớp trung cấp, cao cấp lý luận chính trị cho 327 cán bộ theo học. Địaphương cũng thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng giao tiếp hành chính,kỹ thuật soạn thảo văn bản hành chính, bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ… Ông Việt nói:“Duy Xuyên còn thành lập tổ công tác thường xuyên đi kiểm tra việc thực hiện CCHCđối với UBND cấp xã, thị trấn cũng như các phòng ban chuyên môn; kiểm tra độtxuất việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức. Qua đó,kịp thời phát hiện trường hợp vi phạm để sớm chấn chỉnh, đưa ra giải pháp khắcphục, góp phần nâng cao tinh thần, trách nhiệm thực thi công vụ trong cán bộ, côngchức”.

Ông Nguyễn Công Dũng - Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyêncho hay, địa phương xác định công tác CCHC là nhiệm vụ hết sức quan trọng vàphải thực hiện thường xuyên, lâu dài. Năm 2016, chính quyền các địa phương và thủtrưởng các cơ quan, ban ngành ở huyện phải căn cứ vào Chương trình CCHC đãban hành mà triển khai thực hiện. Ông Dũng nói: “Người đứng đầu phải làm việc nềnnếp, quy củ thì cán bộ, công chức cấp dưới mới noi theo. Còn lãnh đạo mà cứ rề rà,đủng đỉnh thì anh em cấp dưới cũng sẽ ì ạch; điều này ảnh hưởng đến tác phonglàm việc lâu dài. Vì thế, Duy Xuyên đã và đang đề ra nhiều giải pháp nhằm thực hiệntốt công tác CCHC để vừa nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ vừa tạo niềm tintrong nhân dân. Tới đây, huyện sẽ triển khai đề án về công tác cán bộ, trong đó thựchiện tinh giản biên chế gắn với sắp xếp lại bộ máy. Chúng tôi cũng đưa CCHC vàotiêu chí thi đua, nếu cuối năm đơn vị nào đạt số điểm thấp thì hẳn nhiên thủ trưởngcơ quan đó không thể xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ”.

Nhã Phương – Phi Thành

Theo baoquangnam.com.vn