diem tin so57

101
1 ðIM TIN MY NGÀY QUA S57 Nhân ngày Gianh Trn ðộ NGHĨ VHIN TƯỢNG TRN ðỘ Tương Lai Nói như vy, vì người viết mun nhìn ra ñây "mt hin tượng lch s" có nghĩa biu tượng. Lch sñi ti theo ñội hình hình thoi chkhông "dàn hàng ngang mà tiến". Bao ginhng người ñi trước cũng thuc sít. Càng ít hơn na là nhng ngươi có tm mt vượt lên phía trước, nhìn thu ñược nhng ñiu mà nhiu người ñồng hành chưa nhìn ra, hoc nhìn nhưng chưa thy, hoc thy nhưng chưa rõ. Và càng sát cái ñim ñầu chóp hình thoi y thì càng ñơn ñộc! Trn ðộ là mt hin tượng, ñúng hơn, là mt bng chng rt sng ñộng vs"ñơn ñộc ca tia chp" ñang dn dt suy tư ca người viết nhân ngày mt ca ông, 9. 8. 2002. Nhn thc là mt quá trình, ñiu này chng có gì mi ñáng nói. Cái ñáng nói hơn vào thi ñim này là : vi skim nghim ca thi gian, có nhng con người ñã trthành mt hin tượng lch snó là biu tượng sng ñộng vsoái oăm ca lch strong nhn thc vlch s. Mà trtrêu thay, chính soái oăm ñó làm nên lch s. Làm nên bng chính cái tm vươt lên phía trước y. Chng thế Voltaire tng khuyến cáo rng "Lch skhông nên ñề cp ñến sthăng trm ca các ông vua mà là trào lưu tiến hoá ca dân tc, không nên ñề cp ñến tng quc gia riêng rmà là toàn thnhân loi, không nên ñề cp ñến chiến tranh mà là ñề cp ñến sphát trin ca tư tưởng. Nhng trn ñánh, nhng ñoàn quân chiến thng hoc chiến bi, nhng thành phbchiếm ñi hoc ly li là nhng skin quá tm thường, không nói lên ñiu gì quan trng. ðiu quan trng là con người sng và suy nghĩ như thế nào qua các thi ñại... qua nhng giai ñon nào con người ñi ttrng thái man rñến trng thái văn minh”.* Không hiu có phi ln thn không mà người viết bài này nhng cmun bo gan ñặt ra câu hi vi nhà Khai sáng Pháp : liu dưới tác ñộng nào ñó, trong mt thi ñon ñau thương nào ñó, có thquá trình ngược li, mt cơ chế phi lý ñẩy con người ñi ttrng thái văn minh trli vi trng thái man r? Trn ðộ có bn câu thơ dưới dng "tbch" : Nhng mơ xoá ác trên ñời Ta phó thân ta vi ñất tri Ngác xóa ri thay cc thin Ai hay, biến ñổi, ác luân hi. Liu ni nim " ai hay, biến ñổi, ác luân hi" có chút bóng dáng nào ca cái cơ chế phi lý kia không? Vì rng, nếu cnhìn vnhân thân và snghip theo mt nếp hn rt chi là "lp trường quan ñim" tng chi phi ñời sng tinh thn xã hi gn hai phn ba thế knay, thì con người này là mt mu mc sáng giá, mt ñim son chói li trong nhng trang shin ñại : ði làm cách mng tnăm 16 tui, vào ñảng năm 17 tui, vào tù, cn răng chu tra tn trong các nhà tù ñế quc , vượt ngc vhot ñộng bí mt vào nhng ngày "tin khi nghĩa", góp phn vào Cách Mng tháng 8.1945, ñảm nhim vai trò chính y Mt trn Hà Ni "cm tcho Tquc quyết sinh" nhng ngày Thñô rc la năm 1946, tiếp ñó là chính y trung ñoàn, chính y ñại ñoàn, chính y quân khu, ri phó chính y và phó bí thư quân y,

Upload: dangnguyetanh1941

Post on 22-Apr-2015

358 views

Category:

Documents


11 download

DESCRIPTION

 

TRANSCRIPT

Page 1: Diem tin so57

1

ðIỂM TIN MẤY NGÀY QUA SỐ 57

Nhân ngày Giỗ anh Trần ðộ

NGHĨ VỀ HIỆN TƯỢNG TRẦN ðỘ

Tương Lai

Nói như vậy, vì người viết muốn nhìn ra ở ñây "một hiện tượng lịch sử" có nghĩa biểu tượng. Lịch sử ñi tới theo ñội hình hình thoi chứ không "dàn hàng ngang mà tiến". Bao giờ những người

ñi trước cũng thuộc số ít. Càng ít hơn nữa là những ngươi có tầm mắt vượt lên phía trước, nhìn thấu ñược những ñiều mà nhiều người ñồng hành chưa nhìn ra, hoặc nhìn nhưng chưa thấy, hoặc thấy nhưng chưa rõ. Và càng sát cái ñiểm ñầu chóp hình thoi ấy thì càng ñơn ñộc! Trần ðộ là một hiện tượng, ñúng hơn, là một bằng chứng rất sống ñộng về sự "ñơn ñộc của tia chớp" ñang dẫn dắt suy tư của người viết nhân ngày mất của ông, 9. 8. 2002.

Nhận thức là một quá trình, ñiều này chẳng có gì mới ñáng nói. Cái ñáng nói hơn vào thời ñiểm này là : với sự kiểm nghiệm của thời gian, có những con người ñã trở thành một hiện tượng lịch sử vì nó là biểu tượng sống ñộng về sự oái oăm của lịch sử trong nhận thức về lịch sử. Mà trớ trêu thay, chính sự oái oăm ñó làm nên lịch sử. Làm nên bằng chính cái tầm vươt lên phía trước ấy. Chẳng thế mà Voltaire từng khuyến cáo rằng "Lịch sử không nên ñề cập ñến sự thăng trầm của các ông vua mà là trào lưu tiến hoá của dân tộc, không nên ñề cập ñến từng quốc gia riêng rẽ mà là toàn thể nhân loại, không nên ñề cập ñến chiến tranh mà là ñề cập ñến sự phát triển của tư tưởng. Những trận ñánh, những ñoàn quân chiến thắng hoặc chiến bại, những thành phố bị chiếm ñi hoặc lấy lại là những sự kiện quá tầm thường, không nói lên ñiều gì quan trọng. ðiều quan trọng là con người sống và suy nghĩ như thế nào qua các thời ñại... qua những giai ñoạn nào con người ñi từ trạng thái man rợ ñến trạng thái văn minh”.*

Không hiểu có phải lẩn thẩn không mà người viết bài này những cứ muốn bạo gan ñặt ra câu hỏi với nhà Khai sáng Pháp : liệu dưới tác ñộng nào ñó, trong một thời ñoạn ñau thương nào ñó, có thể có quá trình ngược lại, một cơ chế phi lý ñẩy con người ñi từ trạng thái văn minh trở lại với trạng thái man rợ ? Trần ðộ có bốn câu thơ dưới dạng "tự bạch" :

Những mơ xoá ác ở trên ñời Ta phó thân ta với ñất trời Ngỡ ác xóa rồi thay cực thiện Ai hay, biến ñổi, ác luân hồi. Liệu nỗi niềm " ai hay, biến ñổi, ác luân hồi" có chút bóng dáng nào của cái cơ chế phi lý kia

không? Vì rằng, nếu cứ nhìn về nhân thân và sự nghiệp theo một nếp hằn rất chi là "lập trường quan ñiểm" từng chi phối ñời sống tinh thần xã hội gần hai phần ba thế kỷ nay, thì con người này là một mẫu mực sáng giá, một ñiểm son chói lọi trong những trang sử hiện ñại : ði làm cách mạng từ năm 16 tuổi, vào ñảng năm 17 tuổi, vào tù, cắn răng chịu tra tấn trong các nhà tù ñế quốc , vượt ngục về hoạt ñộng bí mật vào những ngày "tiền khởi nghĩa", góp phần vào Cách Mạng tháng 8.1945, ñảm nhiệm vai trò chính ủy Mặt trận Hà Nội "cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh" những ngày Thủ ñô rực lửa năm 1946, tiếp ñó là chính ủy trung ñoàn, chính ủy ñại ñoàn, chính ủy quân khu, rồi phó chính ủy và phó bí thư quân ủy,

Page 2: Diem tin so57

2

ñược phong hàm thiếu tướng rồi trung tướng, ñược bầu làm Phó Chủ tịch Quốc hội, ủy viên BCHTƯðCSVN, Trưởng ban văn hóa văn nghệ TƯ.

Dù ñược quy chiếu theo những hệ thống giá trị nào thì cuộc ñời dấn thân hết mình cho tổ quốc, nằm gai nếm mật, vào tù ra tội, luôn ñứng ở mũi nhọn của cuộc chiến tranh cứu nước, con người này có một cuộc sống thật ñẹp! Càng ñẹp theo kiểu "ta phó thân ta với ñất trời" chứ không chỉ vì những chức vụ, danh vọng mà ông có ñược bằng sự dấn thân kia !

Ấy thế mà khi con người ấy nằm xuống, người ta quyết không cho cuộc ñời "thương tiếc" ông. Dùng một con rôbốt vô hồn ñể thực hiện một công vụ táng tận lương tâm là kể tội ông trong ñiếu văn ñọc trước linh cữu người quá cố, người ta ñã chà ñạp lên truyền thống "nghĩa tử là nghĩa tận" trong ñời sống dân tộc. Cái ñáng sợ nhất, khủng khiếp nhất chính ở chỗ này ñây.

Một giải pháp vô văn hóa, phản tâm linh ñược thực thi một cách triệt ñể theo lối "ñào tận gốc, trốc tận rễ" khi người ta "trả nghĩa" cho ông "Trưởng ban Văn hóa Văn nghệ Trung ương" của ñảng bằng hành ñộng vô văn hóa ñó. Một hành ñộng ñược hoạch ñịnh kỹ càng và ñóng dấu ở nơi cao cấp nhất! Từ cách công bố tin ông mất sát kề ngày tang lễ ñể ñồng chí, ñồng ñội của ông không ñến kịp nhằm giảm tối ña số người "thương tiếc" ông tại nhà tang lễ, ñến chuyện xé bỏ những băng tang ñính trên vòng hoa nếu có chữ "vô cùng thương tiếc", và rồi bài ñiếu văn phản nhân văn, ráo cạn nhân tình không tiền khoáng hậu ñi vào lịch sử như một vết nhơ không sao xóa mờ ñi ñược!

Xin chen vào ñây một mẩu chuyện : vòng hoa của người viết bài này nhờ một người bạn vốn là "quân của tướng ðộ" mang ñến nhà tang lễ. Hai vị CA chặn lại, yêu cầu gỡ bỏ mấy chữ "Vô cùng thương tiếc" .Vị cựu chiến binh là thương binh chiến ñấu ở chiến trường Miền Tây cố làm nhẹ sự căng thẳng bằng một ñề nghị hóm hỉnh :" thế tôi sửa lại là "thương tiếc vừa vừa ñồng chí Trần ðộ nhé". CA trừng mắt, quát. Xô xát có cơ xảy ra vì anh thương binh "quân của tướng ðộ" ñã xắn tay áo. Ánh mắt ñang ñổ dồn về ñây. Một vị ñeo lon trung tá vừa lịch lãm vừa xử sự rất "có nghề" ñã nhanh chóng xin lỗi người cựu chiến binh, vừa gạt tay thuộc cấp ñịnh gỡ vòng hoa, rồi mời người cựu chiến binh mang nó cùng ñi. Nhưng khi ñến gần bậc thềm nhà tang lễ thì anh ta nói " theo quy ñịnh, chúng tôi phải trực tiếp chuyển vòng hoa, ñồng chí cứ ñứng ñây". Thế rồi y nhấc bổng vòng hoa ñi vòng ra phía sau, mất hút!

Gọi ñiện kể lại, người cựu chiến binh tự hào là "quân của tướng ðộ" ñó an ủi : "thôi chú ạ, thế là mình cũng ñã thể hiện ñược tấm lòng và ý chí trọn nghĩa vẹn tình với ông ấy, người sẽ ñi vào lịch sử. ðến vòng hoa của ðại tướng Võ Nguyên Giáp mà chúng nó cũng ñòi bóc, ñại tá Huyên quyết liệt ñấu tranh, cuối cùng cũng ñành chỉ còn hai chữ "thương tiếc", phải bỏ hai chữ "vô cùng" trên vòng hoa tang của bậc công thần, người anh cả của quân ñội cụ Hồ gửi viếng một vị tướng từng chỉ huy Mặt trận quyết tử của Hà Nội mở ñầu cuộc chiến tranh giữ nước ñể rồi có mặt trên tất cả các mặt trận nóng bỏng nhất cho ñến khi kết thúc chiến tranh, mà chú!

Có thể ai ñó khi hạ lệnh gỡ bỏ những dòng chữ "vô cùng thương tiếc" trên vòng hoa tang ñã cạn nghĩ, hoặc mê muội trong nguyên lý khủng khiếp từng thuộc nằm lòng về sự chuyên chính ñối với kẻ thù giai cấp, ñã không lường trước ñược hệ lụy cũng khủng khiếp không kém của quyết ñịnh dại dột bất cận nhân tình ấy. Trong tâm thức của dân tộc, vết nhơ kia sẽ không có cách gì rửa sạch ñược. Và nếu như ông cha ta dạy "gươm dơ lấy nước làm sạch, nước dơ lấy máu làm sạch" thì rồi ñây lấy gì ñể rửa vết nhơ lịch sử kia ñây? Xét cho cùng, vết nhơ lịch sử này chính là nỗi ñau văn hóa.

ðây là ñiều mà M.Gorki, một thời ñược mệnh danh là "nhà văn vô sản vĩ ñại" từng chiếm lĩnh trọn vẹn các giáo trình lý luận văn học của các trường ñại học và sách dạy phổ thông ở nước ta ñã từng quyết liệt cảnh báo ngay từ những năm 1917-1918 [ñương nhiên là người ta dấu nhẹm sự cảnh báo này] : "Cách mạng ñã ñánh ñổ nền quân chủ, ñiều ñó ñúng! Nhưng ñiều ñó có lẽ cũng có nghĩa rằng cuộc cách mạng ñã mang chứng bệnh ngoài da vào bên trong nội tạng. Người ta không ñược phép tin rằng cách mạng ñã chữa trị và làm phong phú cho nước Nga về mặt tinh thần". Chính vì vậy, M.Gorki viết :

Page 3: Diem tin so57

3

“ðối với tôi, lời kêu gọi Tổ quốc lâm nguy cũng không ñáng sợ hơn lời kêu gọi “H ỡi các công dân! Văn hóa bị lâm nguy”!**

Sư suy thoái ñạo ñức ñích thực là biểu hiện dễ thấy của "sự lâm nguy" này. Sự lâm nguy bắt ñầu từ khi người ta "ñã mang chứng bệnh ngoài da vào bên trong nội tạng" của cả dân tộc. Càng nguy hiểm hơn khi, thay vì "phải ñược trui rèn trong ngọn lửa cháy không bao giờ dứt của văn hóa, tinh thần nô lệ ñã hằn sâu trong nó phải bị tẩy sạch ñi", thì người ta làm ngược lại, tàn phá văn hóa.

Sẽ quá dài nếu phải li ệt kê ra ñây sự tàn phá ñó khi mà chỉ lẩy riêng ra "một hiện tượng Trần ðộ", nói chính xác hơn, cách ứng xử với ông Trưởng Ban Văn hóa Văn Nghệ Trung Ương Trần ðộ khi ông nằm xuống, cũng ñã quá ñủ ñể minh họa một cách sống ñộng về ñiều này.

Trong một bài gần ñây trên tạp chí "Văn Hóa Nghệ An" ngày 31.7.2013, giáo sư Nguyễn Minh Thuyết lưu ý rằng : "quan sát trong xã hội, ñạo ñức suy thoái, ñúng là chưa bao giờ ñất nước ở vào tình trạng như hiện nay. Nói cách khác, trong lịch sử chỉ thời mạt mới xuất hiện những chuyện như thế...". Ông dẫn trong "Hoàng Lê Nhất thống chí" lời học trò của L ý Trần Quán trả lời thầy khi bị ông mắng về tội bắt Chúa Trịnh Tông nộp cho Tây Sơn : “Sợ thầy không bằng sợ giặc, yêu chúa không bằng yêu thân” ñể ñưa ra nhận ñịnh : "Có thể nói ñó là câu nói ñiển hình cho sự suy thoái.... Còn về các nước, có thể nói, nếu so sánh, phải thấy là những xã hội có hiện tượng như thế này là xã hội kém phát triển. Xã hội văn minh cũng có những hiện tượng này nhưng nó không bệ rạc, không phổ biến như thế"....Quả ñúng vậy. Nhưng ñể cho trọn vẹn hơn thì xin mạo muội ñề nghị giáo sư Thuyết trích thêm một dòng nữa ở trang 106 trong sách nói trên, con người " lừa thầy phản chúa" ấy rồi "ñược phong làm Tráng Nghĩa hầu thêm chức Trấn thủ Sơn Tây"! Chính cái "ñược" này mới là ñộng cơ mãnh liệt thôi thúc những chuyện lừa thầy, phản chủ mà giáo sư gọi là "suy thoái" kia.

Những con "rô bốt" vô hồn, dù là cao sang quyền quý, danh gia vọng tộc hay lưu manh chính trị mạt hạng, ñang nhan nhản khắp nơi, hoặc tác oai tác quái với dân, hoặc lên mặt ñạo ñức giả ñi rao giảng ñạo ñức lấy ñó làm cái lá nho ñể che ñi những xấu xa thối nát quá lộ liễu, hoặc nói một ñằng làm một nẻo mất hết liêm sỉ mà dân gian gọi là ñã ñứt giây thần kinh xấu hổ ...xét ñến cùng chính là vì cái ñược ấy! Ngay cả những người ñang theo lý thuyết "mắc-kê-nô", tạm bằng lòng với ngôi nhà vừa tậu, chiếc ô tô ñời mới hay cái công ty của con ñang làm ăn yên ổn ñang xua tay "không muốn ñộng ñến chuyện chính trị" thì trong sâu thẳm tâm hồn họ, cái ñộng cơ mãnh liệt kia vẫn ñang khởi ñộng.

Xét ñến cùng, vâng, xét ñến cùng, cái "ñược" kia, nói chữ nghĩa ra là lợi ích nhận ñược từ cái cơ chế sản sinh ra những "rôbốt" vô hồn kia, chính là chất xi măng gắn kết chúng với nhau vì lợi ích, và cái ñem lại lợi ích nhanh chóng nhất chính là quyền lực. Trong bài viết cách ñây chưa lâu, người viết này ñã nói về quy luật này : " Quyền lực thúc ñẩy việc mở rộng vô hạn ñộ quyền lực, và hầu như không có ñiểm dừng. Nhưng "quyền lực lại có xu hướng tha hóa và quyền lực tuyệt ñối thì tha hóa cũng tuyệt ñối” (Power tends to corrupt and absolute power corrupts absolutely, có người dịch từ "corrupt" là "tham nhũng" trong những văn cảnh nhất ñịnh nào ñó). Chế ñộ toàn trị phản dân chủ là nguyên nhân sâu xa cho cái chuyện "quyền lực tuyệt ñối thì tha hóa cũng tuyệt ñối " ấy. Liệu lịch sử loài người ñã biết có bao nhiêu thứ "quyền lực tuyệt ñối" như chế ñộ toàn trị hiện hành?

Thật ra thì vào cuối những năm 50 của thế kỷ trước, Milovan Dijlas, tác giả của "Giai cấp mới", một tác phẩm viết trong tù ñược bí mật gửi ra nước ngoài và ñược in ở New York năm 1957 từng phân tích rất rành mạch về chyện này :

"ðảng sinh ra giai cấp. Sau ñó giai cấp tự phát triển bằng chính nguồn lực của mình và sử dụng ñảng như là cơ sở...Ở ñây, muốn trở thành chủ sở hữu hay ñồng sở hữu thì cần phải len ñược vào hàng ngũ của bộ máy quan liêu chính trị".

Ông chỉ ra rằng : "Giai cấp mới giống như một hình kim tự tháp : ñáy to, càng lên trên càng hẹp dần. ðể ñi lên, chỉ ý chí không chưa ñủ, còn cần phải hiểu và "vận dụng lý luận nữa", cần phải quyết liệt trong cuộc ñấu tranh với kẻ thù, phải cực kỳ khôn khéo khi xảy ra các cuộc tranh chấp

Page 4: Diem tin so57

4

trong nội bộ ñảng, phải nắm ñược nghệ thuật, thậm chí tài năng trong việc củng cố vị trí cho giai cấp nữa".

Vì thế, "cùng với việc củng cố giai cấp mới, khi bộ mặt của nó càng thể hiện rõ, thì vai trò của ñảng cũng ngày càng giảm ñi. Hạt nhân và cơ sở của giai cấp mới ñã hình thành ở bên trong cũng như trên ñỉnh quyền lực của ñảng cũng như của bộ máy nhà nước. Cái ñảng từng có lúc là một tổ chức sinh ñộng ñầy sáng kiến, thì nay, ñối với những người cầm ñầu của giai cấp mới, ñảng ñã biến thành một vật trang trí, càng ngày chỉ càng kéo vào hàng ngũ của mình những kẻ hãnh tiến, những kẻ muốn nhập vào hàng ngũ của giai cấp mới và ñẩy những người vẫn còn tin vào lý tưởng ra".***

"Hiện tượng Trần ðộ" li ệu có phải là minh chứng sống ñộng về"nh ững người vẫn còn tin vào lý tưởng" bị ñẩy ra một cách quyết liệt, quá sức phũ phàng, cạn tàu ráo máng? Mà phải ñẩy ra bằng ñược, vì lý tưởng cao ñẹp của con người ấy ñang là vật cản cho quá trình "củng cố giai cấp mới ở bên trong cũng như trên ñỉnh quyền lực của ñảng, cũng như của bộ máy nhà nước".

Chẳng có gì khó hiểu và bí ẩn trong chuyện phũ phàng, cạn tàu ráo máng với Trần ðộ. ðây là diễn biến logic về sự tha hóa của quyền lực. Nó ñồng thời cảnh báo nguyên lý này sẽ ñược ñẩy tới ngày càng hung dữ và bất chấp ñạo lý cũng như luật pháp : quyền lực tuyệt ñối thì tha hóa cũng tuyệt ñối! Chuyện chà ñạp lên ñời sống tâm linh trong ñạo lý nghĩa tình dân tộc chẳng là gì so với chuyện củng cố bộ máy quyền lực khi "cần phải quyết liệt trong cuộc ñấu tranh với kẻ thù, phải cực kỳ khôn khéo khi xảy ra các cuộc tranh chấp trong nội bộ ñảng, phải nắm ñược nghệ thuật, thậm chí tài năng trong việc củng cố vị trí cho giai cấp mới ñang nắm quyền"!***

Thế thì làm sao chấp nhận ñược một ủy viên trung ương ñảng, một phó chủ tịch Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, lại ñòi hỏi :" ðảng Cộng sản phải tự mình từ bỏ chế ñộ ñộc ñảng, toàn trị, khôi phục vai trò, vị trí vốn có của Quốc hội, Chính phủ. Phải thực hiện ñúng Hiến pháp, tức là sửa chữa các ñạo luật chưa ñúng tinh thần Hiến pháp. ðó là phải có những ñạo luật ban bố quyền tự do lập hội, lập ñảng, tự do ngôn luận, luật báo chí, xuất bản. Sửa chữa các luật bầu cử ứng cử tự do, từ bỏ quyền quyết ñịnh của cơ quan tổ chức ðảng...".

Càng không thể nào dung nạp ñược một cách tư duy quyết liệt khi vạch ra rằng :" Không nên lạm dụng chữ cách mạng. Ta bây giờ không phải là cách mạng chống ai cả, không phải ñánh ñổ ai cả. Xây dựng hoà bình thì phải ñoàn kết, có gì trở ngại thì hoá giải nó ñể tiến lên...không thể lúc nào cũng phải có chương trình hoạt ñộng cách mạng, lúc nào cũng phải hành ñộng cách mạng...

Chính quyền bây giờ không phải là chính quyền cách mạng. ðiều ñó chỉ có ý nghĩa khi cách mạng vừa mới thành công...Ngày nay chính quyền phải là chính quyền xây dựng. Chính quyền xây dựng thì phải có những chủ trương, chính sách làm cho mọi người dân ñều ñược tự do làm ăn. Và từ ñó người dân phải có tự do nói, tự do tìm thông tin và trao ñổi thông tin. Như thế tự do làm ăn mới thực hiện ñược... Ở rất nhiều nơi, nhiều lúc, không cần ñến cách mạng. Nhưng ở tất cả các nơi ñều cần có tự do, và lớn nhất là “tự do làm ăn” phải có tự do hưởng lợi ích của kết quả sự làm ăn ñó.

Nhân dân chỉ muốn tiến hoá, chứ không muốn cách mạng bạo lực! ðất nước ta ñã trải qua một thời kỳ lịch sử kéo dài gồm những cuộc chiến ñấu chống xâm lược giành ñộc lập, hoà bình xây dựng, rồi lại bị xâm lược. Và lại chiến tranh chống xâm lược. Qua quá trình ñó mà ñất nước ta trưởng thành và phát triển. Cho ñến nay, ñất nước ñã ñược hoà bình ñộc lập, thống nhất.

Không biết tương lai loài người sẽ phát triển, tiến bộ thế nào và do ñó ñất nước ta sẽ gặp những tình huống thế nào ? Nhưng chắc chắn là những bước ñi sắp tới của ta cũng không có thể lặp lại y nguyên những tình hình trước ñây"

"ðộng trời" hơn nữa khi Trần ðộ tuyên bố không úp mở : " Chiến tranh lớn và các hoạt ñộng bạo lực, lật ñổ càng ngày càng trở nên lạc hậu lỗi thời...ðể có tự do và hạnh phúc, không nhất thiết phải có bạo lực, không nhất thiết phải ñánh ñổ ai. Thậm chí ngày nay có những nền ñộc lập giành ñược cũng không cần có bạo lực và chiến tranh"!

Page 5: Diem tin so57

5

Và rồi, người ñứng ñầu cơ quan lãnh ñạo văn hóa văn nghệ mà lại công khai nói thẳng cái sự thật nghiệt ngã mà hơn nửa thế kỷ qua người ta cố né tránh, bưng bít : "V ăn hóa mà không có tự do là văn hóa chết. Văn hóa mà chỉ còn có văn hóa tuyên truyền cũng là văn hóa chết. Càng tăng cường lãnh ñạo bao nhiêu, càng bóp chết văn hóa bấy nhiêu, càng hiếm có những giá trị văn hóa và những nhà văn hóa cao ñẹp". Những ý tưởng này ghi rành rọt trong "Nhật Ký Rồng Răn".

Cách chức, khai trừ ñảng là chuyện quá dễ hiểu, không thế mới lạ! Thì chẳng phải ñã có một ví dụ quá rõ nét khi ðảng và nhà nước Nam Tư ñã bỏ tù tác giả của "Giai cấp mới", người ñã từng ñược bầu làm Phỏ Tổng thống Liên bang Nam Tư, "cây lý luận hàng ñầu" của ðảng Cộng sản Nam Tư ñó sao?

Milovan Dijlas từng tuyên bố : "Tôi, một trí thức ñã ñi trọn con ñường mà một ñảng viên cộng sản có thể ñi. Từ những chức vụ thấp nhất, từ các tổ chức cơ sở cho ñến quốc gia và quốc tế, từ việc thành lập một ñảng cộng sản chân chính, chuẩn bị cách mạng, ñến việc tham gia xây dựng cái gọi là chế ñộ xã hội chủ nghĩa. Không ai buộc tôi phải tham gia hay từ bỏ chủ nghĩa cộng sản cả. Tôi ñã tự quyết, theo niềm tin của mình, một cách tự do...Càng rời xa chủ nghĩa cộng sản, tôi càng tiến gần ñến lý tưởng của chủ nghĩa xã hội dân chủ"...

Tư tưởng bình ñẳng và bác ái tồn tại cũng lâu như chính loài người, ñược chủ nghĩa cộng sản ủng hộ trên lời nói, vốn mang trong mình nó sức hấp dẫn vĩnh hằng ñối với những chiến sĩ tranh ñấu cho tự do và tiến bộ. Sức hấp dẫn mang tính nhân bản của những lý tưởng ñó ñã làm cho việc phê phán chúng trở thành không chỉ phản ñộng mà còn trống rỗng và vô nghĩa nữa" .

Chính vì thế, người trí thức "ñã ñi trọn con ñường mà một ñảng viên cộng sản có thể ñi" ấy ñã "tập trung mô tả ñặc trưng của chủ nghĩa cộng sản hiến ñại...Tất cả chỉ là sản phẩm của thế giới mà tôi ñang sống và ñang phê phán. Tôi ñã thấy và ñã trình bày tất cả mà không ngượng ngùng khi thú nhận rằng mình ñã là sản phẩm của nó, có lúc ñã là người tham gia xây dựng nó và bây giờ là người phê phán nó". ***

Phải chăng ñây là sự" phê phán nó" khi "nó" ñã tự tha hóa, tự biến mình thành công cụ trong tay "giai cấp mới" với lợi ích của chính nó, củng cố chế ñộ toàn trị phản dân chủ, quay lưng lại với nhân dân? Trong những bức thư Trần ðộ gửi lãnh ñạo của, ñặc biệt là bức thư viết vào cuối năm 1974 dưới bút danh Chín Vinh, ñã có bóng dáng của sự phê phán nói trên :" nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội và trong tất cả các tổ chức ðảng, trong bộ máy chính quyền...ðiều ñó ai cũng thấy. Thế nhưng vấn ñề là tại sao nó lại chuyển biến chậm chạp. Sự biến chuyển chậm chạp này ñã tạo ra một tình trạng giảm sút lòng tin trong cán bộ, ñảng viên, trong nhân dân và ñáng ngại nhất là trong thanh niên...Những hiện tượng tiêu cực của xã hội ( và trong ðảng, trong chính quyên) làm vẩn ñục sự trong sáng và ñẹp ñẽ của những lý tưởng, ñầu ñộc những lòng say mê hăng hái có tính chất lãng mạn cách mạng, "sống tiêu cực", tạo nên "một thế lực xã hội" bao vây và xua ñuổi những tâm hồn trung thực"...mọi người trung thực ñều nóng lòng mong ñó một cái gì ñổi mới, chuyển biến gì mạnh mẽ...".****

Phải chuyển nhanh, phải ñổi mới nhanh ñể khỏi phải chứng kiến những ñiều ñau lòng mà ông nghe ñược từ người bạn cũ cùng xóm lần ông từ chiến trường về quê sau mười năm xa cách :"cuộc sống ở nhà thật khốn khổ, khốn khổ nhưng không ai dám kêu. ðói ñấy phải bảo là no. Có ai hỏi ñều nói " cám ơn bác cũng ñủ ăn. Nếu kêu ñói tức là thành phần xấu. Ông hỏi người bạn cũ : ðược mấy cháu rồi?- Nhờ ơn cách mạng ñược ba ñứa- Sao lại nhờ ơn cách mạng?- Ở chiến trường không biết chứ ở nhà cái gì chả nhờ ơn cách mạng. Nuôi ñược con lợn to, cưới ñược vợ cho con, nhất nhất là ơn của cách mạng cả"!

Là người lăn lộn ở chiến trường cùng với chiến sĩ, lặng lẽ ghi những hiện thực thất ñáng buồn ở hậu phương, câu chữ ngọn bút ghi lại chạy trên trang giây mỏng hoàn toàn là sự thật, tướng Trần ðộ day dứt : "Nếu sự thật này ở tiền tuyến người lính biết ñược hoàn cảnh sống của cha mẹ vợ con thì cấp trên biết nói thế nào với họ"? **** Trung thực với chính mình, trung thực với cuộc sống, trung thực với

Page 6: Diem tin so57

6

lịch sử, chính cái ñó tạo ra "hiện tượng Trần ðộ", ở ñây "sức hấp dẫn vĩnh hằng ñối với những chiến sĩ tranh ñấu cho tự do và tiến bộ. Sức hấp dẫn mang tính nhân bản của những lý tưởng ñó" bị chính sự dối trá lọc lừa của "quyền lực bị tha hóa" làm cho băng hoại. Bằng sự trải nghiệm của cả cuộc ñời dấn thân trọn vẹn cho lý tưởng nhân văn cao ñẹp, Trần ðộ tỉnh táo nhận ra sự băng hoại khủng khiếp ñó.

Trong Nhật ký viết vào những năm cuối ñời mà ông gọi "ñây là một tấc lòng “ñể tặng người ñời và cuộc ñời”. ðây là những ý nghĩ nung nấu trong những tháng cuối năm Rồng và ñầu năm Rắn, và cũng là những ý nghĩ nung nấu trước ñó hàng chục năm và sẽ còn nung nấu tiếp ñến cả khi sang thế giới bên kia. ðây là nỗi niềm cay ñắng của một cuộc cách mạng, và của một kiếp người".

Vấn ñề Trần ðộ ñặt ra ñâu chỉ là ý nghĩ của riêng ông. Một xã hội mà công dân không ñược quyền sống thật, nói thật, nhà văn cũng không ñược quyền bộc bạch tâm sự riêng tư của mình trên trang giấy là một xã hội không có chân móng. Câu này Nguyễn Khải viết trong "ði tìm cái tôi ñã mât". Thật ñau ñớn khi "một dân tộc ñã làm nên chiến thắng ðiện Biên Phủ mà mặt người dân nám ñen, mắt nhìn ngơ ngác, ñi ñứng long rom như một kẻ bại trận. Quả thật dân tộc Việt Nam ñã thắng lớn trong phong trào chiến tranh giải phóng nhưng lại thua ñậm trong công cuộc xây dựng một xã hội tự do và dân chủ. Thoát ách nô lệ của thực dân lại tự nguyện tròng vào cổ cái ách của một học thuyết ñã mất hết sức sống. Dân mình sao lại phải chịu một số phận nghiệt ngã ñến vậy! Vẫn là Nguyễn Khải dăn vặt trong "ði tìm cái tôi ñã mất".

Mà ñâu chỉ nhà văn Nguyễn Khải có nỗi dắn văt ñó, nhà thơ Chế Lan Viên trong bài "Trừ ði" cũng từng nói lên nỗi ñau dằng xé tâm can :

Sau này anh ñọc thơ tôi nên nhớ Có phải tôi viết ñâu! Một nửa Cái cần ñưa vào thơ, tôi ñã giết rồi Giết một tiếng ñau - giết một tiếng cười Giết một kỷ niệm - giết một ước mơ - tôi giết Cái cánh sắp bay - trước khi tôi viết Tôi giết bão ngoài khơi cho ñược yên ổn trên bờ Và giết luôn mặt trời lên trên biển - Giết mưa Và giết cả cỏ trong mưa luôn thể Cho nên câu thơ tôi gầy còm như thế Tôi viết bằng xương thôi, không có thịt của mình Và thơ này rơi ñến tay anh Anh bảo ñấy là tôi. Không phải! Nhưng cũng chính là tôi - Người có lỗi ðã phải giết ñi bao nhiêu cái Có khi không có tội như mình

Chính vì thế, Trần ðộ thẳng thắn chỉ rõ : "Tự do là chìa khoá của phát triển. Tôi nghĩ thế này: nước Việt Nam ta hiện nay, sau bao nhiêu năm ñấu tranh và chiến tranh

gian khổ, cần phải hoà bình phát triển và cần phải phát triển nhanh, ñể bù lại những thời gian ñã mất, và ñể theo kịp các nước chung quanh. ðó là mục ñích và yêu cầu quan trọng nhất của ñất nước. Những cái khác là phụ. Do ñó, ñể phát triển ñất nước thì rõ ràng ta phải tìm ñường lối nào, học thuyết nào phục vụ ñược yêu cầu ñó. Nếu thật sự coi phát triển ñất nước là quan trọng nhất thì ðại ñoàn kết dân tộc là quan trọng hơn ñấu tranh giai cấp; trí thức quan trọng hơn công nhân và nông dân; phát triển sức sản xuất là quan trọng hơn mọi thứ; ñể dân làm chủ mọi l ĩnh vực quan trọng hơn các trò chuyên chính ñàn áp; nghe và thu thập ñược nhiều ý kiến khác nhau và trái ngược nhau

Page 7: Diem tin so57

7

kể cả về ñường lối chính sách, quan trọng hơn là bắt mọi người phải tuân theo một quan ñiểm, một ý kiến".

Cho nên, ñúng là không có gì khó hiểu khi người ta phải khai trừ Trần ðộ ra khỏi ñảng, rốt raó ñến ñộ khi ông mất lại cạn tào ráo máng cấm không ñược "thương tiếc ông". ðây là kế tục thực hiện một nguyên lý cai trị. Thì chẳng thế sao ? Từ những năm 1955, ngay sau giải phóng Thủ ñô, thay vì "Khi ñoàn quân tiến về là ñêm tan dần" như Văn Cao mơ ước, người ta ñã "...ñem bục công anh ñặt giữa tim người/ Bắt tình cảm ngược xuôi/ theo luật ñi ñường nhà nước". [Thơ Lê ðạt] Chẳng những thế, "phải tạo ra một tình hình chính trị luôn căng thẳng (một cuộc chiến tranh có thể xảy ra, một cuộc bạo loạn có thể xảy ra) ñể buộc các công dân phải sống trong những quy chế nghiêm ngặt của thời chiến, ở các chế ñộ toàn trị chỉ có hai cơ quan mà quyền uy bao trùm cả xã hội. ðó là cơ quan tư tưởng, tuyên truyền và cơ quan công an. Một ñể chặn, một ñể chống.

Còn khi ñã có chuyện bất thường xảy ra thì chỉ có một biện pháp: ñàn áp, bắt giữ, lập toà án xét xử những kẻ cầm ñầu. Cách giải quyết vừa nhanh gọn lại mau ổn ñịnh, không dây dưa, phiền toái vì có quá nhiều luật lệ, qua nhiều lý lẽ như ở các nước tư bản. Những rối loạn vặt vãnh thật ra là nước là không khí của các nhà cầm quyền ñộc tài.

Họ ñâu có sợ loạn. Họ còn bày ra những cuộc chiến cung ñình như ở Liên Xô và các nước ðông Âu, hay một cuộc chiến giữa nhân dân với nhau như ñã làm ở Trung Quốc. Không có mùi vị của thuốc súng, của máu người và những tiếng la hét cuồng nộ của ñám ñông thì người cầm quyền biết thở bằng gì"...Những câu này là của tác giả "ði tìm cái tôi ñã mất".

Chính vì thế mà phải " Nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói không biết xấu hổ, không biết run sợ vì người nghe không có thói quen hỏi lại, không có thói quen lưu giữ các lời giải thích và lời hứa ñể kiểm tra. Hoặc giả hỏi lại và kiểm tra là không ñược phép, là tối kỵ, dễ gặp tai hoạ nên không hỏi gì cũng là một phép giữ mình. Người nói nói trong cái trống không, người nghe tuy có mặt ñấy nhưng cũng chỉ nghe có những tiếng vang của cái trống không. Nói ñể giao tiếp ñã trở thành nói ñể không giao tiếp gì hết, nói ñể mà nói, chả lẽ làm người lại không nói .

Thật ra nói thế mà vẫn hiểu nhau cả. Người cầm quyền thì biết là nhân dân ñang rất bất bình về nhiều chuyện, nhân dân thì biết người cầm quyền ñang nói dối, nhìn vào thực tiễn là biết ngay họ ñang nói dối. Nhưng hãy mặc họ với những lời lẽ dối trá của họ, còn mình là dân chả nên hỏi lại nói thế là thật hay không thật...

Mọi cái khác với chính thống ñều bị lên án, mọi cái giống nhau ñều ñược tuyên dương. Vì những cái khác nhau rất khó tạo ra sự nhất trí, còn những cái giống nhau sẽ dễ nghe theo, làm theo mọi mệnh lệnh.

Nhà văn Nguyễn Khải ñau ñớn ñặt ra một câu hỏi : "một môi trường xã hội ngột ngạt vì cái bóng quyền lực phủ lên tất cả, quyết ñịnh tất cả thì số phận những cá nhân sẽ ra sao? Vị tướng Trần ðộ trả lời câu hỏi ñó trong những trang Nhật ký viết ở chặng sắp kết thúc một cuộc ñời dấn thân trọn vẹn cho lý tưởng cao cả từ thuở ñầu xanh cho ñến lúc tóc bạc, ñể ñúc kết vào chỉ mỗi một câu thôi :

" ðây là nỗi niềm cay ñắng của một cuộc cách mạng, và của một kiếp người". Tôi mượn câu này làm một nén hương lòng thắp trước di ảnh của ông nhân ngày Giỗ của người

mà tôi kính mến. Tôi là kẻ hậu sinh, quen biết ông quá muộn, ñược ông xem là bạn vong niên ñã là một niềm cảm kích lớn, xin chỉ gợi lại một kỷ niệm nhỏ với ông. Hôm ông ñến chơi, ông trách tôi : "anh tệ thật, không thèm gửi sách cho tôi", vừa nói ông vừa ñến bên giá sách và chỉ vào cuốn "Khảo sát xã hội học về phân tầng xã hội" ñã in cách ñó 5 năm. Tôi choáng người, vội xin lỗi và thanh mình : "Chết tôi rồi, tôi ñã gửi biếu anh ngay sau khi nhận ñược từ nhà xuất bản về. Tôi còn nhớ rõ, cuốn ñánh số 4". "Sao? ðánh số? lại số 4", ông ngạc nhiên hỏi.

"Vâng, chính vì thế mà tôi nhớ rõ mà. Duyên do là cuốn sách ấy chỉ là toàn bộ bản báo cáo về cuộc khảo sát xã hội học ở Thái Bình mà Anh ñã hỏi chuyện tôi khi gặp anh tại nhà khách tỉnh ủy sau ñó

Page 8: Diem tin so57

8

một năm nay hoàn chỉnh lại về văn phong, câu chữ ñể ñưa in. Tuy ñã ñược Hội ñồng nghiệm thu cấp Nhà nước chấp thuận, nhưng khi ñưa in thì Nhà xuất bản ñòi bỏ một số ñoạn. Tôi từ chối. Giằng co mãi, cuối cùng anh Nguyễn Duy Quý xử lý một cách rất cao tay : in và lưu hành nội bộ. Tôi ñồng ý ngay. Chỉ cần in, còn lưu hành nội bộ thì càng tốt, ñó là một cách quảng cáo cho sách. NXB chơi chua : chỉ in 100 cuốn và ñánh số từ 1 ñến 100, gửi cho ai thì phải ghi tên người ñó và số của cuốn sách (!). Cuốn này, tôi gửi cho anh HTK, sau khi anh ấy mất, tình cờ ñến chơi nhà, thấy cuốn sách nằm lăn lóc trong ñống sách cũ, tôi xin lại ñem về ñặt vào ñây, cuốn sách mà anh ñang cầm trong tay ñó, vì còn cuốn cuối cùng trên giá sách này thì một người bạn thân cầm về rồi "quên" chưa trả".

Ông trầm ngâm ñưa trả cuốn sách không nói gì. Một lần khác, cùng ông lên chơi nhà Thu Bồn ở "Suối Lồ Ồ", ñến nơi thì ñã tối tròi, khi bước xuống xe thấy ánh ñèn flash lóe sáng. Ông cầm tay tôi nói to với các bạn cùng xuống xe : "ñứng lại ñể người ta chụp ảnh ñã, chụp xong rồi hãy vào nhà", mọi người cười ồ. Lúc ăn cơm, tôi nhắc với ông ñể xin lỗi vì chưa ñi photo cuốn sách gửi ñến ông, nhưng nói thêm là "sách lạc hậu rồi, anh ñứng mất thì giờ ñọc làm gì". Ông cười và yêu cầu gửi gấp, câu này ông nói hơi to. Thế là, sáng hôm sau, một người học trò cũ của tôi, nay là "nhà báo", người ngồi cạnh tôi tối qua ở nhà Thu Bồn ñã bả lả vui vẻ : "em tình cờ thấy thầy và theo vào ñây, vui quá, thầy cho phép em ngồi chứ", bỗng bất ngờ ñến chơi. Thầy trò gặp nhau vui vẻ, anh ấy xuống bếp mượn mấy cái ñĩa, lôi từ trong túi giấy ra mấy thứ bánh lá "em biết thầy vẫn thích loại bánh này nên mang ñến thấy dùng bữa sáng". Vừa ăn bánh, vừa hàn huyên bao chuyện cũ, anh học trò hạ giọng, "thầy ơi, cuốn sách thầy ñinh photo biếu bác ðộ, thấy có thể cho em xem ñược không ạ".Biết việc anh ấy phải làm và mục ñích của bữa ăn sáng, tôi kéo anh ta ñến giá sách, lôi cuốn sách ra ñưa cho anh và nói : "Mình nhờ cậu ñi photo giúp mình, quả thật mình cũng ñang ñịnh làm chuyện này nhưng bận quá. Cậu photo cho mình 2 cuốn, một mình giữ lại, một ñưa biếu ông ðộ, còn lại cậu muốn photo ấy bản ñủ cho công việc của cậu thì tùy"! Người ta "chăm sóc" ông ðộ thật chu ñáo.

Nhưng rồi bộ sách"Trần ðộ. Tác Phẩm tập 1, 2,3" do NXB Hội Nhà Văn in rất ñẹp cũng ñã ra mắt bạn ñọc. Dành thì giờ ñọc lướt qua mấy nghìn trang sách, nhưng những lời, những ñoạn tôi trích ra trong bài viết này thì không có ở trong ñó.Thôi thì chăc là ai ñó ñang sực nghĩ ñến những bước ñi của lịch sử và sự sòng phẳng của lịch sử. Ngạn ngữ phương tây có câu : “Không có vĩ nhân dưới con mắt của kẻ hầu phòng". Người hầu phòng mẫn cán và thông thạo nghiệp vụ chỉ cần ñánh giá khách hàng của anh ta thông qua ñẳng cấp căn phòng mà khách thuê và số tiến bo anh ta sẽ nhận ñược từ hầu bao của vị khách.

Sực nhớ ñến "Lời" trong "Bơ vơ ðông ñảo" của Việt Phương : Những người lính trẻ ngã xuống ở Lạng Sơn không liên quan gì ñến ngày hôm nay nữa Chỉ còn lo toan những ghế nhỏ lên ghế to xe cúp lên ô tô chung cư lên biệt thự trong cuộc ñòi bơ sữa mà thôi. Vậy thì người lính Trần ðộ, tướng Trần ðộ, nhà văn hóa Trần ðộ liệu có "bơ vơ" giữa cuộc ñời

"ñông ñảo" này không nhỉ? Tôi tìm thấy trong tâp thơ "Nắng" của Việt Phương với ñề từ "ñời ñang ñón ñợi ñể ñong ñầy" vừa

nhận ñược hôm qua hai câu : Mong sao ñược là người mê muội Lặn xuống sâu ñắm ñuối gặp chân trời Sài Gòn 8.8.2013 _______________________

* Roger Pearson, (2005), Voltaire Almighty, London: Bloombury Publishing. Tr. 66 – 67. ** Maxim Gorky Những ý tưởng không hợp thời ñăng trên nhật báo Novaja Žizn (ðời Mới) trong những năm 1917-1918. NXB Surkamp

taschenbuch của ðức ấn hành năm 1974. ***Nh ững ñoạn có *** ñều trích trong "Giai Cấp Mới" của Milovan Dijlas **** Nh ững ñoạn có **** ñều trích trong "Chuyện Tướng ðộ" của Vũ Bá Cường. NXB Quân ðội Nhâ dân

Page 9: Diem tin so57

9

Tiếng vỗ tay trong một ñám tang Tường thuật của nhà văn Hoàng Tiến

Nhà văn Hoàng Tiến

ðám tang ai mà có chuyện lạ vậy? Xin thưa, ñó là ñám tang tướng quân nhà văn Trần ðộ tổ chức ngày 14-8-2002 tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng số 5 Trần Thánh Tông. Trung tướng Trần ðộ là một vị lão thành cách mạng, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy ðảng và Nhà nước cũng như trong tổ chức quân ñội, những năm cuối ðảng, bị chính quyền coi là phần tử nguy hiểm, và công an gây nhiều phiền hà. Cho nên ñám tang ông khiến mọi người rất quan tâm. Nghĩa tử là nghĩa tận. Người ta chú ý xem lãnh ñạo cư xử với ñám tang ông ra sao?

Trung tướng Trần ðộ - Nguyên Phó Bí thư Quân ủy Quân Giải phóng

Ông mất từ hôm mồng 9-8, việc ñưa tin trên báo và tivi rất chậm. Mãi ñến ngày 13-8 báo chí mới loan tin, và tối ngày 13-8 cô phát thanh viên trên tivi mới ñọc tin tang lễ. Cô vẫn mặc áo màu hoa ñẹp hàng

Page 10: Diem tin so57

10

ngày, không mặc áo tang ñen. ðưa tin sát ngày như thế, thì người các tỉnh xa, trong ñó có nhiều ñồng ñội, ñồng nghiệp, và những người ái mộ ông không thể về kịp, vì ngày mai 14 ñã lễ tang rồi. Ngày 14, từ 8 giờ sáng bắt ñầu lễ viếng. Tuy nhiên những người yêu quý ông ðộ ở Hà Nội và những tỉnh sát Hà Nội ñã về kịp. Họ ñi cá nhân, hoặc thành nhóm. Không thấy những viên chức cao cấp ñương nhiệm, hoặc các cơ quan ñoàn thể ñến viếng. Hình như có chỉ thị của Ban Bí Thư (có người nói của Bộ Chính Trị) gửi các cơ quan ñoàn thể về tang lễ này, hạn chế sự tham gia. Các vòng hoa ñề chữ Vô cùng thương tiếc trung tướng Trần ðộ bị ách lại từ ngoài cổng. Phải bỏ chữ Vô cùng thương tiếc và quân hàm trung tướng ñi. Thắc mắc thì anh em nhà tang lễ giải thích: “Chúng cháu chỉ biết làm theo lệnh ở trên”(!) Vòng hoa của ñại tướng Võ Nguyên Giáp ñề hàng chữ: "Vô cùng thương tiếc trung tướng Trần ðộ. ðại tướng Võ Nguyên Giáp" cũng bị ách lại, ñưa vào phòng ñợi ngoài cổng, và ñề nghị sửa (có anh em chuyên môn sửa ngay). Nghĩa là phải bỏ hàng chữ Vô cùng thương tiếc, và các quân hàm trung tướng, ñại tướng, chỉ còn là ông Võ Nguyên Giáp viếng ông Trần ðộ. Thư ký của ñại tướng là ông Huyên, phản ñối. Chuyện ñôi co lằng nhằng, hai bên ñều phải xin ý kiến cấp trên của mình. Mỗi bên ñều xuống thang một chút. Cuối cùng vòng hoa còn là: "Thương tiếc trung tướng Trần ðộ. ðại tướng Võ Nguyên Giáp". Có lẽ (ñó) là vòng hoa duy nhất ñược giữ gần như nguyên vẹn lời viếng. Nhưng khi Ban Tang Lễ gọi loa ñọc tên người viếng thì lại gọi là: "Vòng hoa của ông Võ Nguyên Giáp viếng ông Trần ðộ". Những người ñứng ñợi trong sân nhà tang lễ, nghe thấy thế, ñều xì xào bàn tán. Ông Kim Sơn, một lão thành cách mạng, tham gia từ hồi quân giải phóng, không chịu nổi ñã tiến lên cự nự Ban Tang Lễ. Quân hàm của ðại tướng Võ Nguyên Giáp là do Bác Hồ phong. Ai dám tự ý tước bỏ? Sao các anh làm ăn bậy bạ thế? Vòng hoa vẫn ñề chữ ñại tướng, mà các anh ñọc sai ñi là nghĩa sao? Thì quân hàm trung tướng của ông Trần ðộ cũng thế, muốn tước bỏ phải có quyết ñịnh của quốc hội hoặc chủ tịch nước. Báo chí vẫn ñăng là trung tướng, mà tang lễ lại bỏ ñi. Thật chẳng ra làm sao! Rõ là trống ñánh xuôi kèn thổi ngược! Lại nói ñến vòng hoa của thượng tướng Lê Ngọc Hiền ñề là ñồng chí Trần ðộ, cũng bị bỏ ñi chữ ñồng chí. Chắc sự chỉ ñạo ở trên cho rằng, ông Trần ðộ ñã bị khai trừ khỏi ðảng thì không còn gọi là ñồng chí nữa. Nhưng họ ñã lầm, theo ñiều lệnh của quân ñội, thì từ binh nhì ñến tướng lĩnh ñều xưng hô với nhau là ñồng chí. Ông Lê Ngọc Hiền mặc quân phục, ñeo quân hàm thượng tướng trang nghiêm, ñến viếng ông Trần ðộ, mà cũng chỉ ñược giới thiệu trên loa là ông Lê Ngọc Hiền ñến viếng ông Trần ðộ. Trung tướng Nguyễn Hòa cũng quân phục, quân hàm, huân chương ñầy ñủ và cũng chịu cảnh ngộ như trên. Vòng hoa của anh em dân chủ Hải Phòng ñề là "Vô cùng kính phục và thương nhớ bác Trần ðộ. Các bạn ñồng hành ở Hải Phòng" phải sửa thành "Kính viếng bác Trần ðộ. Các bạn ñồng hành ở Hải Phòng". Vòng hoa cá nhân Vũ Cao Quận, ñi cùng ñoàn Hải Phòng, ñề "Kính viếng lão tướng Trần ðộ. Người lính già Vũ Cao Quận" bị giữ lại. Tranh cãi hồi lâu, không có cụm từ vô cùng thương tiếc, không có trung tướng hay ñồng chí, lại không có gì sai phạm về ngữ pháp tiếng Việt, vậy cớ gì phải sửa, ai sửa ñược ñúng hơn, xin mời. Mãi rồi cũng ñược vào.

Page 11: Diem tin so57

11

Những vòng hoa mẫu mực có băng chữ ghi phải là "Vòng hoa của ông Nguyễn Văn An kính viếng ông Trần ðộ", "Vòng hoa của ông Lê ðức Anh kính viếng ông Trần ðộ", "Vòng hoa của Văn phòng Quốc hội kính viếng ông Trần ðộ ..v..v.. Không thấy vòng hoa của ông Nông ðức Mạnh. Chúng tôi ñể ý thấy nhiều bức trướng chữ vàng trên nền ñỏ vẫn ñề trung tướng, tướng quân, danh tuớng ..v..v... không thể gỡ bỏ vì ñã thêu bằng chỉ vàng bám chắc trên vải. Trong ñó nổi bật bức trướng của các cụ dân chủ, trướng dài khổ to sát ñất phải có gậy treo lên, thêu tám chữ vàng "Nhân văn danh tướng. Trung dũng vẹn toàn" . Bên dưới ghi tên tuổi các vị kính viếng. Trưởng ñoàn là cụ Lê Giản, rồi ñến các ông Hoàng Minh Chính, Lê Hồng Hà, Phạm Quế Dương, Nguyễn Thanh Giang ..vv..., hơn hai mươi ông. Mọi người xúm lại xem. Chụp ảnh. Quay phim. Có tiếng gọi bằng máy di ñộng, ñề nghị tịch thu. Rồi cũng không thấy gì. Mọi việc vẫn êm trôi. Tịch thu bức trướng trưởng ñoàn là cụ Lê Giản thì cũng phiền ñấy. Hơn nữa các cụ dân chủ ñã ñứng vây quanh bức trướng. Công an dùng bạo lực thì lôi thôi to. ðoàn của các cụ dân chủ chỉ bị kìm lại thôi. Nhiều ñoàn ñăng ký sau ñã vào trước. Ban tang lễ gây khó khăn cho các cụ phải ñứng chờ dưới bóng cây, nắng chang chang, nhưng lại có cái hay là nhờ thế, mọi người hết tốp này tốp khác ñến chiêm ngưỡng, bàn tán về các bức trướng. Bức trướng của nhà nghiên cứu Tr ần Khuê bị quản chế từ Sài Gòn gửi ra: Công thần không làm phách Danh toại chẳng cầu nhàn Bút thần vung mấy ñộ Ðáng mặt ñại nghĩa quân. (Ta chú ý bài thơ có chữ phách và chữ ñộ. Tên khai sinh là Tạ Ngọc Phách, tên tham gia cách mạng là Trần ðộ). Bức trướng của nhà thơ Bùi Minh Qu ốc bị quản chế từ ðà Lạt gửi ra, người anh ruột là cụ Bùi Minh ðức gần 90 tuổi, cựu chiến binh chống Pháp, thay mặt em mang ñến: Vì ñại nghĩa nhân chân, thân mấy ñộ trần thân Tướng dẫu không nguyên giáp, hồn vẫn vẹn tình dân. (Tạm dịch: Người chân chính vì nghĩa lớn, cái thân mình bị mấy lần vùi dập Viên tướng không còn nguyên giáp, tâm hồn ông vẫn trọn vẹn tình dân). Bức trướng của tiến sĩ khoa học Hà Sĩ Phu cũng bị quản chế, từ ðà Lạt gửi ra, viết bẵng chữ Hán, do các cụ trong nhóm thư pháp Cảo Thơm thực hiện: Văn võ tung hoành, trung tướng phong trần, thế sự song kiên song trọng ñảm Bắc Nam xuất nhập, ñại quân tế ñộ, hùng binh nhất trượng nhất ñan tâm. (Câu ñối vế trên có Trần vế dưới có ðộ. Trung tướng phong trần là trung tướng gian nan, lại có thể hiểu là ông Trần ñược phong trung tướng. ðại quân tế ñộ là ñội quân cứu ñời, tức quân giải phóng miền Nam. ðây nhắc ñến việc ông Trần ðộ là phó tư lệnh quân giải phóng miền Nam. Vậy câu ñối trên có thể tạm dịch là:

Page 12: Diem tin so57

12

Văn võ dọc ngang, ông Trần ñược phong hàm trung tướng, việc ñời hai vai gánh vác hai trách nhiệm lớn; Nam Bắc vào ra, tướng Ðộ chỉ huy quân giải phóng, cứu nước một gậy trường sơn một trái tim hồng). Bức trướng của nhóm Cảo Thơm trên nền giấy bồi khổ lớn ñề 3 chữ ñại tự "V ị dân tâm" (Tấm lòng vì dân), với hàng phụ ñề bằng những câu thơ chữ Hán ca ngợi tướng quân Trần ðộ. Ông Tú Sót mái ñầu bạc phơ, trong nhóm thư pháp Cảo Thơm, luôn miệng giải thích cho mọi người rõ nghĩa: Vô tình vị tất chân hào kiệt Hữu ñộ phương vi ñại trượng phu (Nghĩa là : Sống vô tình (như chủ nghĩa MACKENO (Mặc-kệ-nó) bây giờ), không phải là người hào kiệt. Có ñức ñộ (vì dân vì nước) mới ñáng mặt gọi trượng phu). Lại nghe ñược tin, cụ ðộ vừa mất, công an ñến ñòi khám nhà, không có lệnh. Bà ðộ phản ñối. Công an ñe dọa những người con, bắt hai con trai lên ñồn, gây căng thẳng. Cuối cùng gia ñình phải nộp 5 thùng sách vở của cụ ðộ. Mọi người nghe tin ñều phẫn nộ. Quá thể! Gia ñình người ta ñang tang gia bối rối. Thật nhẫn tâm! 12 giờ 15 phút, lễ truy ñiệu bắt ñầu. Giới thiệu vị ñại diện Văn phòng Quốc hội là ông Vũ Mão ñọc ñiếu văn. Ông Mão có nhắc ñến lý lịch, quê quán, ngày sinh, quá trình tham gia cách mạng và những chức vụ ông Trần ðộ ñã ñảm nhiệm. Phần hai, ông ta nói rất ti ếc là ông Trần ðộ cuối ñời ñã mắc những lỗi lầm nghiêm trọng... Phần hai tuy không dài, nhưng cả hội tr ường lặng ñi. Không khí như nén lại, ngột ngạt. ðến mục gia ñình lên ñáp từ, người con trưởng cụ ðộ là anh Thắng, sau khi kể những tình cảm về người bố, và sau khi cám ơn tất cả các cụ, các ông, bà, chú, bác, các anh chị ... ñến tham dự tang lễ, lời cuối của bài ñáp từ là câu: "Tôi thay mặt gia ñình xin phép không tiếp nhận lời ñiếu của vị ñại diện Văn phòng Quốc hội" (Chưa bao giờ lại có chuyện như vậy, tang gia khước từ lời ñiếu của chủ lễ !!??). Như một kho thuốc nổ ñược châm ngòi, cả hội tr ường vỗ tay ran lên tán ñồng. Tiếng hoan hô lẫn tiếng vỗ tay nổi lên càng to, kéo dài không ngờ, như hội bắn pháo hoa. Các ñợt liên tiếp cao hơn, to hơn, dài hơn, càng âm vang cộng hưởng hết cỡ trong vòm nhà hội tr ường tang lễ. Có cảm tưởng như nóc hội tr ường sắp bật tung. Nhiều tiếng hét ñến lạc giọng, nghe không rõ. Loáng thoáng những từ hoan hô! phản ñối! ngu dốt!, bất nhân!... lẫn trong những tràng vỗ tay rền vang như sấm ñộng. Những uẩn ức trong lòng mọi người bị dồn nén từ sáng ñến giờ ñược dịp nổ tung. Tôi phải trèo lên chiếc ghế, ñưa tay lên vành tai, nghiêng ñầu lắng nghe. Một người hét to, giọng như người miền núi, tay giơ lên chỉ chỉ vào chiếc khung ñen có hàng chữ Lễ tang ông Trần ðộ ở trên cao, dưới là chiếc ảnh bán thân của ông mặc thường phục: “Ai cho phép chúng nó bỏ hàng chữ Vô cùng thương tiếc ñi. Chúng nó không vô cùng thương tiếc, nhưng chúng tôi vô cùng thương tiếc ...”. - Thật là bọn ăn cháo ñá bát.

Page 13: Diem tin so57

13

- Không có tướng Trần ðộ và anh em chúng tôi thì làm sao có chúng nó ngày nay. - Nghĩa tử là nghĩa tận, không có ai ñi ki ểm ñiểm người chết tr ước linh cữu cả. - Chuyện này cổ kim chưa thấy bao giờ. - Mà ñã chắc là ai ñúng, chắc là ai sai? Quan tòa là nhân dân. - Chúng nó phỉ báng lên truyền thống dân tộc. Nơi này, chỗ kia, ầm ầm những tiếng thét, tiếng quát tháo: Bọn phản nhân dân! Phản bội ñường lối Hồ Chí Minh! Phản văn hóa! ðề nghị Bộ Chính Trị phải nghiêm trị! Có ai nói khẽ: “ðây là chỉ ñạo của Bộ Chính Trị”. Tiếng quát to: “Nói láo! Bộ Chính Trị sáng suốt, không làm ñiều ngu dốt như thế. Nói thế là không ñúng”. Có ai ñó lại hô lên: “Trần ðộ muôn năm!”. Nhân viên an ninh mặc thường phục vây quanh những người quá nóng nảy, ñề phòng. Có tiếng hỏi: “V ũ Mão ñâu? Vũ Mão ñâu?”. “Hắn chạy rồi! Lủi ra xe rồi!” Th ật là may cho Vũ Mão. Hắn ta ñứng ñực ra, mặt chảy xị, tái xám, ngơ ngác. Có ai giục, hắn như chợt tỉnh, vội lách ra phía sau, chuồn mất. Cũng may cho ñám tang nữa. Sự tức giận của khối người ñông ñảo trong hội trường này, mà túm ñược Vũ Mão, thì không biết rồi những gì sẽ xảy ra. Các cụ dân chủ ñều biết kìm mình. Trước ñám tang vài ngày, cơ quan an ninh ñã cử người ñến dò la thái ñộ các cụ. Lo sợ các cụ dân chủ lợi dụng chiếm diễn ñàn, cướp mi-crô, gây ra căng thẳng. Các cụ ñã tin lại cho công an biết. Chỉ có ñầu óc ngu tối mới nghĩ như thế. Những người yêu quý ông ðộ, ai lại muốn phá rối ñám tang. Chính lúc các cựu chiến binh, các lão thành cách mạng, bừng bừng nổi giận, thì các ông dân chủ lại bình tĩnh, tìm cách khuyên can, chứ không có thái ñộ quá khích nào cả. Toàn là những người hiểu biết. Sự nóng giận liền dịu xuống. Tang lễ lại tiếp tục. Mọi người ñều ñứng rẽ ra hai bên làm thành một con ñường ñể ñội danh dự mặc lễ phục trắng khiêng linh cữu trong nhà tang lễ ra xe ô tô ñã ñỗ ở giữa sân. Lúc này nắng lắm! Một số phóng viên người nước ngoài tranh thủ phỏng vấn, ghi âm mấy cụ còn chưa nguôi cơn giận. Ai cùng ñi ñến nghĩa trang Hoàn Vũ (hỏa táng) thì lên xe. Tôi chậm chân nên xe tang ñã ra ngoài cổng rồi, tôi vẫn còn trong sân ñể xe ñạp xe máy. Gặp chị Ngọc, vợ ông Hoàng Minh Chính, hỏi tôi có ñi nghĩa trang? Tôi trả lời sẽ ñi bằng xe máy. Chị khuyên tôi nên ñi ô tô, ñỡ mệt. Các ông ấy ñều lên ô tô cả. Tôi chạy vội ra cổng, thì ñoàn xe ñã ñi xa. Lại gặp các cụ dân chủ ñứng túm lại ở ñầu cổng. Hỏi ra mới rõ, xe còn rộng chỗ lắm, nhưng lái xe không chịu mở cửa cho các cụ lên (ñều do công an lái xe). Một cử chỉ nhỏ nhen! Các cụ bèn quyết ñịnh thuê tắc-xi ñi.

Page 14: Diem tin so57

14

Trên xe, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang nhận ñịnh một cách tổng quát: “Chúng nó ñểu một cách rất ngu, và ñểu ñến từng chi tiết" . Nhà báo ñại tá chính ủy Phạm Quế Dương lại cười hề hề: “Trò ñùa ấy mà! Có gì ñâu!". Xe tắc-xi chạy nhanh, bám kịp ñoàn xe tang lễ. Quả thật, nhiều xe rất vắng, mang biển số 80B. Biển số này là của công an, nhiều người biết. Hai xe cam-nhông chở ñầy vòng hoa viếng, những vòng hoa bên ngoài ñều bị bóc hết các băng chữ. Lại nhỏ nhen! Dự hỏa táng xong, trở về nhà tang lễ Bộ Quốc phòng thì ñã gần 3 giờ chiều. Chúng tôi lấy xe ra về, người mệt nhoài, vì nóng, vì nắng. Rủ nhau vào uống giải khát ñể lấy sức ngày mai còn ñưa hài cốt hỏa táng cụ ðộ về Thái Bình. Sẩm tối mới về tới nhà, ñã thấy mấy ông bạn cựu chiến binh ñón từ ñầu ñường hỏi về chuyện ñám tang ông Trần ðộ. Thì ra chuyện ở ñám tang trưa nay ñã ñồn ầm lên trong dân chúng. Giấu làm sao ñược nhân dân! Che làm sao ñược miệng thế gian! Và bản tin chiều của hãng BBC mãi tít nước Anh ñã ñưa tin về ñám tang. Có cả tiếng nói của cháu Thắng và tiếng vỗ tay rền vang như sấm. Nhanh thật! Trái ñất cùng chung một mái nhà. Vài lời kết thúc: Sáng sớm hôm sau (15-8-2002) chúng tôi tập trung tại 37 Lý Nam ðế, nhà ông Phạm Quế Dương, ñể di Thái Bình cho trọn tình trọn nghĩa. Công an mật ñã ñến lởn vởn trước cổng, từ 5 giờ sáng. Chúng tôi gọi tắc-xi, ñúng 6 giờ 30 sáng lên ñường. Nhìn sang lịch ta là ngày mồng 7. Ông cha ta dạy: “Chớ ñi ngày 7 chớ về ngày 3”. Chúng tôi biết là chuyến ñi này sẽ gặp trắc trở ñây. Quả không sai, quãng ñường hơn 100 km về quê cụ ðộ bị 4 lần ách xe. Công an giao thông kiểm soát giấy tờ lái xe, phương tiện xe cộ có an toàn, ñể ñảm bảo cho khách ñi ñường ñược yên tâm. Lại còn ñiều tra một tai nạn xe cộ, lái xe bỏ chạy, là một trong 300 chiếc tắc-xi của hãng này. Màu sơn này. Nên công an chúng cháu phải làm nhiệm vụ, mong các cụ thông cảm. Lần ách xe ở ñất Thái Bình lâu nhất, mất gần 2 giờ ñồng hồ. ðến nơi thì ñã 1 giờ 30 chiều, tang lễ hạ huyệt ñã xong. Tổng cộng mất hơn 7 tiếng ñồng hồ mới ñi nổi quãng ñường hơn 100 km. Mọi người ñang ăn cỗ. Phong tục nông thôn bà con xa gần kéo ñến rất ñông. Chúng tôi thắp hương, dâng lễ vật ở bàn thờ gia ñình và bàn thờ ông Trần ðộ. Lại phải ngồi ăn cỗ, thôi thì chiều nay ra mộ thắp hương trước khi về. ðược gặp con cái cụ ðộ, chúng tôi tranh thủ tìm hiểu việc công an ñịnh khám nhà và lấy ñi 5 thùng sách báo. Các cháu ñều trả lời lấp lửng, không rõ ràng, hình như e ngại ñiều gì. Gặp cháu Thắng, con trai trưởng, người ñã nói ñược câu tuyệt vời hôm qua, thì hôm nay cũng không ñậm ñà bắt chuyện, muốn lảng tránh câu hỏi. Có thể tối qua cơ quan nơi cháu làm việc họ ñã ấn huyệt. Thôi, thông cảm cho các cháu. Các cháu cần làm ăn, cuộc ñời các cháu còn dài. ðược biết thêm, có cả thảy 220 vòng hoa tang lễ ở Hà Nội. Các băng chữ bị lấy hết, gia ñình chỉ giữ ñược 7 băng. Gia ñình ñòi lại ñược 5 cuốn sổ tang, một số trang bị xé rách.

Page 15: Diem tin so57

15

Toàn là những cử chỉ nhỏ nhen! Ngôi mộ ông Trần ðộ ñược nằm cạnh ngôi mộ bà mẹ. ðó là ý nguyện của ông. ðây là nghĩa trang xóm làng, mỗi gia ñình ñược một khoanh ñất, ñể chôn cất những người thân trong gia ñình. Ông ðộ ñã trở về với bà con xóm làng. Mộ ông cũng rất bình thường, như mọi ngôi mộ ở ñây. Nằm ở ñây thì yên ổn rồi, ấm lòng rồi. Chúng tôi tin chắc là ông Trần ðộ rất thanh thản. Nhớ ñến một ñoạn thơ của ai ñó: Sống tranh luồn cúi vào ra, Chết còn xí cả (cái) nhà mồ to Phải là những bậc anh hào, Sống thiêng - chết lại ñi vào trong dân, Mã to bia nhớn chẳng cần... Những ngày tang lễ ông Trần ðộ Hà Nội, tháng 8-2002 Hoàng Tiến, nhà văn.

TRẦN ðỘ - Nhật ký Rồng Rắn - Phần 1-A

* TRẦN ðỘ ... Tập "Nh ật ký rồng rắn" của ông ñã bị công an tịch thu, nhưng tập bản thảo ñã ñược những

nhà ñối kháng kịp lưu trữ và phổ biến. Chúng tôi xin gửi ñến qúy ñộc giả tập hồi ký này ñăng nhiều kỳ liên tiếp. (VNN). “…Cuộc cách mạng ở Việt Nam ñã ñập tan và xoá bỏ ñược một chính quyền thực dân phong kiến, một xã hội nô lệ, mất nước, ñói nghèo, nhục nhã. Nhưng lại xây dựng nên một xã hội chưa tốt ñẹp, còn nhiều bất công, nhiều tệ nạn, một chính quyền phản dân chủ, chuyên chế, của một chế ñộ ñộc ñảng và toàn trị,

Page 16: Diem tin so57

16

nhiều thói xấu giống như và tệ hơn là trong chế ñộ cũ…” ðể tặng các bậc lão thành và các cựu chiến binh hai cuộc kháng chiến, cùng các nhà trí thức và tất cả những ai quan tâm ñến tiền ñồ ñất nước

Lời ñầu Bản viết này ñể tặng các bậc lão thành cách mạng, các bậc trí giả và các người có trọng trách

lãnh ñạo hiện nay. ðây không phải là các luận văn, và không phải các bài văn chương. ðây là một tấc lòng “ñể tặng

người ñời và cuộc ñời”. ðây là những ý nghĩ nung nấu trong những tháng cuối năm Rồng và ñầu năm Rắn, và cũng là

những ý nghĩ nung nấu trước ñó hàng chục năm và sẽ còn nung nấu tiếp ñến cả khi sang thế giới bên kia.

ðây là nỗi niềm cay ñắng của một cuộc cách mạng, và của một kiếp người. ðây chỉ là những ý nghĩ ñược ghi lại trong những ngày cuối năm Thìn và ñầu năm Tỵ nên ñược gọi là nhật ký và nhật ký Rồng Rắn.

(Tác phẩm này ông Trần ðộ viết năm 2000 - Canh Thìn, và 2001 - Tân Tỵ. Xong ngay 7 tháng 5 năm 2001, hơn 1 năm sau thì ông ra ñi 9/8/2002) Hiện nay, cái gì là quan trọng nhất? * 14.11.2000

Thử nghĩ về tình hình ñất nước Việt Nam hiện nay. Thử nêu một câu hỏi ? ðiều gì là ñiều quan trọng nhất cho ñất nước hiện nay, ñiều gì là quan trọng cốt tử? ðó là tìm ra con ñường phát triển ñất nước cho mau chóng ñể thoát khỏi nghèo khổ, lạc hậu, ñể

bù lại 50 năm gian khổ và 30 năm chiến tranh, gọi tắt là tìm ñường phát triển.Nay lại có vấn ñề quan trọng hơn, quan trọng nhất, là: giải quyết bằng ñược cái gọi là Chủ nghĩa xã hội, ñề cao và giữ vững vai trò của ðảng cộng sản ?

Hãy nhìn lại xem: từ năm 1975 ñến 1985, mười năm xây dựng xã hội chủ nghĩa trong cả nước và nước có tên là: “Cộng hoà xã hội chủ nghĩa” thì ñất nước ra thế nào ? Có phải suýt chết ñói, suýt rơi xuống vực thẳm rồi không ? Thắng lợi 1975, ta ñã thu lại một nửa nước no ñủ và ñầy hàng hoá, thế mà ta ñã phát huy thắng lợi ñó ra sao, mà ñến những năm ñầu của thập kỷ 80, cả nước ñói nghèo, ngắc ngoải. ðó có phải là một sự thật hiển nhiên không ?

ðảng cộng sản chân chính thì coi việc “phát triển ñất nước” là quan trọng hơn là cố giữ vững và ñề cao vai trò của ðảng.

Mọi tư duy phải xuất phát từ ñiểm này. Hồ Chí Minh cũng luôn nói về ðảng rằng ðảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của ñất nước và dân tộc. Thế là rất ñúng.

Page 17: Diem tin so57

17

Trung tướng Trần ðộ

* 17.11.2000 Nếu chỉ lấy yêu cầu phát triển ñất nước là mục tiêu quan trọng nhất ñể xem xét, thì thử hỏi: Có nhất thiết chỉ có chủ nghĩa Mác- Lênin, chỉ có chủ nghĩa xã hội, mới làm cho ñất nước phát

triển hay không ? Nếu chỉ cần nêu cao vai trò của ðảng, thì có nghĩa là ñất nước phát triển hay không phát triển là không quan trọng. Vậy hãy cứ xem quanh ta: ðài Loan, ðại Hàn, Singapore và thêm nữa, Thái Lan và Malaysia, mấy nước này có do chủ nghĩa Mác-Lênin hướng dẫn không ? Những nước ấy có cần có một ðảng cộng sản lãnh ñạo tuyệt ñối theo chủ nghĩa xã hội không ? Thế mà cả 5 nước ấy, khi bắt ñầu còn nghèo khổ, vậy mà chỉ sau khoảng 20-30 năm họ ñã trở thành những nước phát triển rõ ràng, nhân dân ña số có ñời sống khá phong lưu.

Họ không có một ðảng cộng sản “tài tình”, “sáng suốt”, mà chỉ có những chính khách, có ñược chính sách kinh tế xã hội thông minh và có hiệu quả. Còn Việt Nam, kể từ khi toàn thắng trong cuộc chiến tranh ñến nay ñã hơn 25 năm và sắp sửa có hoà bình 30 năm, dài bằng thời gian chiến tranh rồi, mà vẫn chưa thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Chậm hay nhanh không quan trọng, cứ phải là xã hội chủ nghĩa ñã. Thế tại sao hiện nay ñất nước lại có những mặt phát triển rõ rệt là nông nghiệp, thương mại. Là vì nông dân ñược tự do làm ăn, tiểu thương ñược tự do buôn bán, là nhờ sau ðại hội VI, hai mặt ñó ñược mở ra. Mới chỉ thế thôi, ñất nước ñã chuyển mình mạnh mẽ. Nhưng còn nhiều người, nhiều cái không ñược tự do, còn nhiều trở ngại. Muốn cho ñất nước phát triển nhanh thì cần phải làm sao cho mọi người dân ñều ñược tự do làm ăn, nông dân, thương nhân, nhà doanh nghiệp (nhà doanh nghiệp sẽ kéo theo công nhân), các nhà khoa học, trí thức văn nghệ sĩ. Tất cả ñều phải ñược tự do.

Tự do là chìa khoá của phát triển. Tôi nghĩ thế này: nước Việt Nam ta hiện nay, sau bao nhiêu năm ñấu tranh và chiến tranh gian

khổ, cần phải hoà bình phát triển và cần phải phát triển nhanh, ñể bù lại những thời gian ñã mất, và ñể

Page 18: Diem tin so57

18

theo kịp các nước chung quanh. ðó là mục ñích và yêu cầu quan trọng nhất của ñất nước. Những cái khác là phụ. Do ñó, ñể phát triển ñất nước thì rõ ràng ta phải tìm ñường lối nào, học thuyết nào phục vụ ñược yêu cầu ñó.

Nếu thật sự coi phát triển ñất nước là quan trọng nhất thì ðại ñoàn kết dân tộc là quan trọng hơn ñấu tranh giai cấp; trí thức quan trọng hơn công nhân và nông dân; phát triển sức sản xuất là quan trọng hơn mọi thứ; ñể dân làm chủ mọi l ĩnh vực quan trọng hơn các trò chuyên chính ñàn áp; nghe và thu thập ñược nhiều ý kiến khác nhau và trái ngược nhau kể cả về ñường lối chính sách, quan trọng hơn là bắt mọi người phải tuân theo một quan ñiểm, một ý kiến. * 22.11.2000

Thật ra, không cần phải tranh cãi lý luận nhiều. Cứ nhìn một số sự thật hiển nhiên thế này: - Cả thế giới, cả cuộc ñời cứ vận ñộng và cứ diễn biến, khó có thể dự liệu trước ñược. - Trên thế giới có ñến hơn 100 nước không cần chủ nghĩa Mác- Lênin và chủ nghĩa xã hội,

không cần có ðảng cộng sản “tài tình” và “sáng suốt” mà cứ phát triển ñến trình ñộ giàu có, văn minh cao. Gần 100 nước khác còn ñang nghèo ñói cực kỳ, nhưng họ cũng không phát triển theo chủ nghĩa xã hội. - Bây giờ chỉ còn lại có 4 nước theo chủ nghĩa Mác- Lênin và chủ nghĩa xã hội. Trong ñó nước lớn nhất và quan trọng nhất thì miệng nói chủ nghĩa Mác-Lênin, nhưng họ ñưa ñất nước tiến lên theo kiểu “có màu sắc Trung Quốc”. Họ phải chơi với Mỹ, xác ñịnh vai trò kinh tế tự do và vai trò kinh tế tư nhân. Còn Bắc Triều Tiên cũng ñang buộc phải mở cửa, phải hoà hợp với Nam Triều Tiên ñể thoát khỏi cảnh ñói nghèo và khó khăn.

- Nửa ñầu thế kỷ, Cách mạng Tháng 10 Nga thành công, rồi Liên Xô ra ñời và sau ñó, cả một thế giới xã hội chủ nghĩa hình thành, có sự phát triển một thời rất mạnh. Nhưng sau 70 năm thì chủ nghĩa xã hội không phát triển kịp với thế giới, bị sụp ñổ và tan rã. Tiếp theo ñó, nhiều ðảng cộng sản phải thay ñổi tôn chỉ và ñường lối. Nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa không hề tỏ ra nhớ tiếc.

- Càng ngày càng rõ ra là chủ nghĩa Mác - Lênin không dự ñoán ñúng ñược mọi việc, không giải quyết ñược tất cả mọi vấn ñề mới nảy sinh của cuộc sống. - Có người nói cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga thành công và Liên Xô ra ñời là sự kiện quan trọng nhất của thế kỷ 20. Vậy thì sự sụp ñổ của cái “quan trọng” ấy lại càng “siêu quan trọng”.

- Ở Việt Nam, từ 1975 ñến 1985 ta chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước. ðiều ñó ñã làm ñất nước và nhân dân khốn khổ. May mà năm 1986, ðảng cộng sản phải nghe theo dân và phải ñổi mới, nhưng sự ñổi mới ấy lại cứ nửa vời, chập chờn, làm cho sự phát triển ñất nước cũng cứ chập chờn, cứ nhùng nhằng, do ñó ñã qua ñi 25 năm mà tương lai chưa hứa hẹn gì nhiều. Trong khi ñó sự tụt hậu cứ càng ngày càng tụt xa, ta không sao theo kịp các nước không xã hội chủ nghĩa. Như vậy “xã hội chủ nghĩa” chỉ là một lý thuyết của một học thuyết chưa ñược chứng thực (chỉ mới có sự chứng thực của sự thất bại và ñổ vỡ sau 70 năm tưởng rằng ñã thành công).

Như vậy nó không thể là con ñường duy nhất ñể phát triển ñất nước. Cách mạng và xây dựng, và tiến hoá Hình như mỗi xã hội, mỗi ñất nước trong tiến trình phát triển của mình ñều phải trải qua những

thời kỳ cách mạng và thời kỳ xây dựng. Cách mạng là ñập phá, ñánh ñổ. Nó có ý nghĩa xây dựng ở chỗ nó ñập phá và ñánh ñổ những cái

gì là lỗi thời cũ kỹ ñể tạo ñiều kiện cho những cái mới mẻ, cái tiến bộ ra ñời và phát triển. Khi xây dựng thì vẫn tiếp tục phải loại bỏ những cái gì lạc hậu, lỗi thời, cũ kỹ, phản ñộng, nhưng

xây dựng thì chủ yếu phải có việc xây ñắp và tạo ra những giá trị mới cả tinh thần vật chất làm cho xã hội tiến bộ và phát triển cao hơn. Nhưng cho ñến ngày nay, với sự phát triển rất cao của khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn, thì hình như ỏ tất cả các xã hội nhân dân ñều

Page 19: Diem tin so57

19

mong muốn ñất nước phát triển hoà bình và mong muốn tránh bớt những bạo lực, những lật ñổ và chiến tranh. Phải chăng lịch sử loài người ñã bước sang kỷ nguyên mới, ñó là kỷ nguyên hoà bình và loại trừ bạo lực, loại trừ chiến tranh ? Nhân dân chỉ muốn tiến hoá, chứ không muốn cách mạng bạo lực! ðất nước ta ñã trải qua một thời kỳ lịch sử kéo dài gồm những cuộc chiến ñấu chống xâm lược giành ñộc lập, hoà bình xây dựng, rồi lại bị xâm lược. Và lại chiến tranh chống xâm lược. Qua quá trình ñó mà ñất nước ta trưởng thành và phát triển. Cho ñến nay, ñất nước ñã ñược hoà bình ñộc lập, thống nhất.

Không biết tương lai loài người sẽ phát triển, tiến bộ thế nào và do ñó ñất nước ta sẽ gặp những tình huống thế nào ? Nhưng chắc chắn là những bước ñi sắp tới của ta cũng không có thể lặp lại y nguyên những tình hình trước ñây. Tuy nhiên, trước mắt ta thấy rất rõ là ñất nước ta ñang ở chỗ ñã thực hiện ñược 3 chữ trong 5 chữ của chủ tịch Hồ Chí Minh ñưa ra: ñó là một nước Việt Nam hoà bình, ñộc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh.

Ta ñã ñạt 3 chữ hoà bình, ñộc lập, thống nhất. Ta ñang phải thực hiện cho ñược 2 chữ dân chủ và giàu mạnh.

Theo cách khác, cũng do Hồ Chí Minh nêu ra 3 chữ: 1. ðộc lập, 2. Tự do, 3. Hạnh phúc. Ta ñã ñạt ñược ñộc lập và phải tiếp tục thực hiện nốt tự do và hạnh phúc, cũng tức là hai chữ dân

chủ và giàu mạnh. Hồ Chí Minh ñã nói một câu mà bây giờ rất nhiều người biết và nhắc ñến: “ðộc lập mà không có

tự do, hạnh phúc thì ñộc lập cũng vô nghĩa”.

Như thế cũng có nghĩa là phải có dân chủ và giàu mạnh. Nhiều người cho rằng: có xã hội chủ

nghĩa thì tất nhiên có tự do hạnh phúc. Nhưng sự thật lớn của thế giới ñã chứng thực là không phải vậy. Chiến tranh lớn và các hoạt ñộng bạo lực, lật ñổ càng ngày càng trở nên lạc hậu lỗi thời.

ðể có tự do và hạnh phúc, không nhất thiết phải có bạo lực, không nhất thiết phải ñánh ñổ ai. Thậm chí ngày nay có những nền ñộc lập giành ñược cũng không cần có bạo lực và chiến tranh. Hiện nay nước ta ñang bước vào xây dựng, mà xây dựng thì phải hoà bình, mà hoà bình xây dựng thì ñất nước cũng hoà bình phát triển, tiến hoá ngày càng cao.

Page 20: Diem tin so57

20

Không nên lạm dụng chữ cách mạng. Ta bây giờ không phải là cách mạng chống ai cả, không phải ñánh ñổ ai cả. Xây dựng hoà bình thì phải ñoàn kết, có gì trở ngại thì hoá giải nó ñể tiến lên. Ta ñã làm chủ ñất nước. Vậy thì ta thực hiện cái nguyên lý mà ðảng cộng sản ñã nêu ra và ñề cao chất ngất. ðó là phê bình và tự phê bình. Ta có thể tự phê bình dân tộc, tự phê bình chính quyền, tự phê bình các cơ quan. Tự phê bình thì sẽ tiến bộ và có dân chủ. Tự ca ngợi, lại tự ca ngợi quá nhiều, quá ñáng, thì ñó là chỉ dấu báo hiệu sự tàn tạ.

Không ñược lạm dụng chữ cách mạng. Ta ñang xây dựng thì chỉ có xây dựng: xây dựng xã hội chủ nghĩa, chứ không phải làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, không thể lúc nào cũng phải có chương trình hoạt ñộng cách mạng, lúc nào cũng phải hành ñộng cách mạng.

Sản xuất không phải là cách mạng. Giáo dục không phải là cách mạng. ðại hội cũng không phải là cách mạng. Hội nghị liên hoan văn nghệ càng không phải là cách mạng. Chống lụt chống bão, cứu trợ từ thiện cũng không phải là cách mạng. Ở rất nhiều nơi, nhiều lúc, không cần ñến cách mạng. Nhưng ở tất cả các nơi ñều cần có tự do, và lớn nhất là “tự do làm ăn” phải có tự do hưởng lợi ích của kết quả sự làm ăn ñó.

Chính quyền bây giờ không phải là chính quyền cách mạng. ðiều ñó chỉ có ý nghĩa khi cách mạng vừa mới thành công.

Ngày nay chính quyền phải là chính quyền xây dựng. Chính quyền xây dựng thì phải có những chủ trương, chính sách làm cho mọi người dân ñều

ñược tự do làm ăn. Và từ ñó người dân phải có tự do nói, tự do tìm thông tin và trao ñổi thông tin. Như thế tự do làm ăn mới thực hiện ñược. Xây dựng thì hàng ngày hàng giờ phải tạo ra những giá trị mới, từ nhỏ ñến lớn. Nhưng công tác tư tưởng của ðảng thì lại chỉ quan tâm tới những công việc có ý nghĩa - có ý nghĩa kỷ niệm, có ý nghĩa lịch sử vv…, mà không quan tâm tới những công việc có hiệu quả tạo ra những giá trị mới.

Nguyện vọng tha thiết và sâu sắc của dân là ñược quyền sống, ñược quyền tự do kiếm sống nuôi mình, ñược quyền tự do lo cho con cái, cháu chắt. Mọi người ai cũng ñều mong có nhà, có phương tiện ñi lại, có phương tiện học tập giải trí. Muốn thế phải ñược tự do làm ăn, tự do thu nhập hợp pháp. ðó là ñiều cốt yếu và là lý tưởng thiết thực, chứ không cần một thứ tinh thần cách mạng ñể ñánh ñổ ai, không cần một lý tưởng cách mạng xã hội nào. Chính quyền của nhân dân cần hiểu rõ ñiều ñó. Chỉ có nhân dân ñược tự do, ñất nước mới phát triển ñược. Làm khác ñi chỉ trở ngại cho sự phát triển của ñất nước.

Ở Việt Nam cuộc cách mạng 50 năm ñã ñập tan ñược cái gì và xây dựng nên cái gì?... T.ð (còn tiếp)

VÕ VĂN KI ỆT: M ẤY Ý KI ẾN VỀ VIỆC XUẤT BẢN SÁCH “CHUY ỆN TƯỚNG ðỘ”

Posted on 06.08.2013 by nguyentrongtao

Nhà văn, Trung tướng Trần ðộ (1923-2002)

Page 21: Diem tin so57

21

Theo yêu cầu, tôi tiếp nhà văn Võ Bá Cường, ñược nghe nhà văn trình bày ñại thể nội dung tác phẩm “Tướng Trần ðộ” do Nhà xuất bản Quân ñội Nhân dân sắp ấn hành. Tôi hoan nghênh, cần một sự công bằng với tướng Trần ðộ và những người cống hiến gần hết cả cuộc ñời cho sự nghiệp cách mạng nhưng có những vấp váp nhất ñịnh!

Tôi biết nhiều về anh Trần ðộ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cả anh và tôi cùng ở trong Trung ương Cục miền Nam. Thời kỳ chống Pháp, tôi mới chỉ ñược nghe, ñược ñọc về anh. Năm 1941, anh bị thực dân Pháp bắt, kết án 15 năm tù, ñày ñi Sơn La. Năm 1944, anh vượt ngục, về công tác ở Ban tuyên truyền Trung ương, tiếp sau ñó, với nhiều cương vị khác nhau, phần nhiều thời gian anh hoạt ñộng báo chí và văn học kháng chiến chống Pháp.

Anh Trần ðộ cống hiến gần hết cuộc ñời mình cho dân, cho nước suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, trực tiếp chiến ñấu và chỉ huy ở chiến trường trên cương vị Phó Chính uỷ Quân giải phóng miền Nam – Phó Bí thư Quân uỷ Miền (thời kỳ chống Mỹ), kể cả sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất ñất nước. Liên tục anh là Ủy viên Trung ương ðảng các khoá III, IV, V, VI. Anh là Trung tướng Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin, Phó Ban Tuyên huấn Trung ương, Trưởng Ban Văn hoá – Văn nghệ Trung ương. Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá – Giáo dục của Quốc hội (khoá VII, khoá VIII) ; là Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Hội ñồng Nhà nước.

Ở Trung ương Cục miền Nam, chúng tôi thường gọi tướng Trần ðộ là Chín Vinh (Anh Chín Vinh). Trong quan hệ làm việc, chúng tôi thường gặp nhau ở hội nghị Trung ương Cục hoặc ở Bộ Chỉ huy Miền. Trong quân ñội, tôi dưới anh một cấp. Lúc ñó tôi là Chính uỷ Quân khu (không sao), còn anh trong Bộ Chỉ huy Miền (tướng có sao). Anh Chín Vinh trực tiếp chỉ ñạo công tác chính trị trong quân ñội của Bộ Chỉ huy Miền. Anh ñược cán bộ toàn quân cảm mến vì anh có khả năng thuyết phục và rất sáng tạo trong ñộng viên cổ vũ cho mỗi chiến công của quân ñội.

Có dịp về Trung ương Cục gặp anh, tôi nói ñùa, coi chừng ông Chín Vinh dùng hết chữ, sau này có những chiến công lớn hơn thì khéo không còn từ nào ñủ ñể ñộng viên tiếp. Anh Trần ðộ luôn là người lạc quan, pha lẫn tính cách nghệ sĩ, anh thông minh và có “bộ nhớ” rất cừ. Anh có một thú vui thư giãn say mê, ñó là chụp hình và ban ñêm tự tráng rửa phim, tự in hình.

Nhân ñây, tôi muốn bày tỏ về quan niệm của mình ñánh giá con người nói chung, sự cống hiến, một chặng ñường dài trong ñấu tranh cách mạng, ít ai không có vấp váp, sai phạm ở mức ñộ khác nhau. ðó cũng là lẽ bình thường trong một chặng ñường và cả cuộc ñời.

Tôi ñưa ra một tỷ dụ, sau Hiệp ñịnh Paris giữa Quân uỷ Miền (anh Trần ðộ thay mặt) với Quân khu 9, ý kiến khác nhau khá xa về bám dân, giữ ñất. Anh cảnh cáo chúng tôi (Quân khu) và còn doạ sẽ có mức kỷ luật cao hơn. Khi có kết luận bổ sung của Bộ Chính trị mở rộng với các Quân khu miền Nam ở Sầm Sơn năm 1973, lại thống nhất với nhau, ñó cũng là bình thường …

Những cống hiến của anh Trần ðộ bao gồm thời gian 50 – 60 năm ñi qua các thời kỳ như : hoạt ñộng bí mật, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, suốt hai cuộc kháng chiến và sau ngày 30/4/1975. Quan trọng nhất là giá trị của sự cống hiến qua mỗi thời kỳ khác nhau ñó với ý nghĩa thực của nó. Về vấp váp, sai phạm, cần ñánh giá ñúng mức tác hại của nó, những thiệt hại cho cách mạng, cho ðảng, mức ñộ ảnh hưởng ñến ñâu, không quy kết chỉ qua cảm tính, chủ quan mà không dựa vào những chuẩn mực nào.

Page 22: Diem tin so57

22

ðảng ta không chủ trương lấy công thay cho lỗi lầm ; ngược lại cũng không vì có lỗi lầm mà phủ ñịnh hết giá trị của những cống hiến. Vấn ñề ở ñây phải rất công bằng, có sức thuyết phục cao.

Hơn nữa, chúng ta cần xem xét thuộc quan ñiểm, chủ trương như trước ñổi mới và ñổi mới ban ñầu và ở những chặng sau này. Có những cái ta cho là ñúng trước ñây khi ñổi mới và càng về sau lại càng thấy nó là sai, hoặc trước ñây là sai nghiêm trọng nhưng khi ñổi mới lại ñúng như trường hợp ñồng chí Kim Ngọc (Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phú). Ngay cả ñổi mới lúc ñầu với mức hiện nay cũng có nhiều mức khác biệt, ngay trong lĩnh vực văn hoá văn nghệ. Nhân tôi có ñọc tập sách của Phùng Quán với tựa ñề “Ba phút sự thật”, có nhiều tư liệu nói về cuộc ñời, ñồng ñội và bè bạn, qua ñó biết thêm về một lão thành cách mạng kỳ cựu Nguyễn Hữu ðang.

Lịch sử sẽ phán xét công minh, nhưng trước tiên mỗi một cá nhân cũng phải sòng phẳng với l ịch sử. Với tinh thần ấy, tôi tin việc xuất bản cuốn sách “Tướng Trần ðộ” là việc làm kịp thời và rất có ý nghĩa.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 5 năm 2007

TRẦN ðỘ - XÓA ÁC THAY C ỰC THIỆN

Tô Văn Trường

Trong tâm hồn sâu thẳm của chúng ta dù ñi ñâu, ở ñâu, ai cũng có cội nguồn, ít nhiều ñều có kỷ

niệm và biểu lộ tình yêu quê hương theo cảm nhận, góc nhìn của mình. Quê hương Năm 2012, lần ñầu tiên tôi gặp nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo tại nhà họa sĩ Nguyễn Quốc Việt

ở Thái Bình, tác giả của nhạc phẩm “khúc hát sông quê” nổi tiếng. Thời kháng chiến, nhà thơ Giang Nam có bài thơ nổi tiếng với những câu thơ giản dị mà sâu sắc,

thấm ñẫm lòng người khi nói ñến quê hương: “X ưa yêu quê hương vì có chim có bướm Có những ngày trốn học bị ñòn roi Nay yêu quê hương vì trong từng nắm ñất Có một phần xương thịt của em tôi” Yêu quê hương, trước hết là hiểu lịch sử và văn hóa quê hương, ñặc biệt các nhân vật ñã ñi vào

huyền thoại của ñất nước. Thái Bình là nơi phát tích của nhà Trần một trong những triều ñại vẻ vang nhất của lịch sử Việt Nam. Thái Bình cũng tự hào về những tên tuổi lớn Lê Quý ðôn, Nguyễn ðức Cảnh. Quê hương tôi không có núi, nhưng có ngọn núi nào cao hơn “ngọn núi”- nhà bác học Lê Quý ðôn?

Ngay trên một huyện ven biển của Thái Bình ñược lập lên do công trình lấn biển dưới sự chỉ huy của Doanh ñiền sứ Nguyễn Công Trứ cũng ñã có tên ba danh tướng thời hiện ñại là Trần ðộ, Hoàng Văn Thái và ðào ðình Luyện. Ngoài ra, Thái Bình còn có vị tướng tình báo nổi tiếng Vũ Ngọc Nhạ cố vấn ba ñời Tổng thống chế ñộ Sài gòn cũ.

Page 23: Diem tin so57

23

Nhân kỷ niệm ngày mất của Trung tướng Trần ðộ sắp ñến ngày 1/7/2002 (âm lịch) tức là ngày 7/8/2013 (dương lịch) xin có ñôi lời về vị văn tài võ tướng chịu nhiều oan khuất kể cả khi ñã về cõi vĩnh hằng.

Trong một lần về thăm quê hương, tôi ñược nhà văn Võ Bá Cường tác giả cuốn sách “Chuyện tướng Trần ðộ” (Nhà xuất bản Quân ñội nhân dân 2007), kể cho nghe những gian nan vất vả khi ñi tìm sự thật. Dù ñược sự ủng hộ của các vị lão thành cách mạng như Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt, Lê Khả Phiêu vv… nhưng tác giả vẫn phải biết cách “lách”, không bình luận ñể ñưa ñược cuốn sách ra mắt bạn ñọc.

Trần ðộ tên thật là Tạ Ngọc Phách sinh ra ở xóm Bát ðiếu, làng Thư ðiền, xã Tây Giang, huyện Tiền Hải (do Doanh ñiền Nguyễn Công Trứ khai khẩn từ 1828). Trần ðộ tham gia cách mạng từ thuở thanh niên, trải nghiệm, thử thách giữ vững khí tiết của người dân yêu nước qua các nhà tù tàn khốc từ Thái Bình, qua Hỏa Lò ñến Sơn La.

Ông là một vị tướng nổi tiếng, tài kiêm văn võ, có nhiều công lao ñi cùng dân tộc trong suốt hai cuộc kháng chiến vĩ ñại của dân tộc. Ông là ủy viên Trung ương ðảng nhiều khóa, là Phó Chủ tịch Quốc hội.

Nhà văn Ma Văn Kháng nhận xét Trần ðộ là người nhạy cảm với thời cuộc, tha thiết với yêu cầu “ñổi mới” của ðảng ñể ñưa ñất nước tiến lên. Với văn nghệ, ông là người chủ trương ñịnh hướng rộng. Tiếc thay, ông sa vào cái mạng lưới “hạn chế” của thời cuộc, rơi vào tình thế lao lung hiểm nguy và cuối cùng bị xử trí oan ức.

Và may thay Võ Bá Cường với tư cách nhà văn, ñã tự nguyện dấn thân kiên trì và dũng cảm làm công việc giải oan cho ông bằng việc sưu tầm tư liệu, gặp gỡ các nhân chứng còn sống ở khắp miền ñất nước, xuất bản sách ñể dư luận hiểu rõ về phẩm chất cao ñẹp, sáng ngời chính nghĩa của ông, không phải là người chống ðảng mà chỉ chống sự… ô nhiễm trong ðảng.

Bản lĩnh Trần ðộ Danh tướng ở nước ta có nhiều, nhưng là tướng tài, ‘văn –võ song toàn’ như tướng Trần ðộ rất

hiếm. Ông ñược người ñời mến mộ bởi ‘tâm sáng, chí cao, bản lĩnh phi thường, lập trường kiên ñịnh’. Ở

mặt trận xông xáo tác chiến, thắng giặc rồi vẫn bền chí trung kiên, sẵn sàng bút chiến. Những gì mà có hại ñến uy tín của ðảng, có hại cho dân, bất lợi cho nước ñều không nằm ngoài tầm kiểm soát và trăn trở của ông. Sự thẳng thắn, cương trực của ông ñã làm cho những vị quan chức quyền uy, thích vuốt ve, khoái nịnh bợ khó chịu, thậm chí hằn học.

Tuy ông ñã ñi xa, nhưng người dân ñều thấy những ñiều ông nói, suy cảm, những ñề xuất ích nước lợi dân nay vẫn còn mang ñậm tính thời sự, và giá trị hiện thực. Tâm hồn, bản lĩnh, ý chí của ông như còn tươi nguyên.

Ở cương vị thay mặt ðảng, lãnh ñạo văn hóa, văn nghệ, ông có ý thức "cởi trói". Ông nhận thức rằng văn hóa mà không có tự do là văn hóa chết. Văn hóa mà chỉ còn có văn hóa tuyên truyền cũng là văn hóa chết. Càng tăng cường lãnh ñạo bao nhiêu, càng bóp chết văn hóa bấy nhiêu, càng hiếm có những giá trị văn hóa và những nhà văn hóa cao ñẹp. Cần phải biết trọng dụng các tài năng, thuyết phục các tài năng do cá tính ñộc lập, và tài năng sáng tạo, họ không phải là những kẻ dễ chịu ngoan ngoãn, phục tùng.

Về vấn ñề ðảng lãnh ñạo, Trần ðộ phát biểu: "Tôi vẫn tán thành và ủng hộ vai trò lãnh ñạo chính trị của ðảng. Nhưng lãnh ñạo không có nghĩa là thống trị. ðảng lãnh ñạo không có nghĩa là ñảng trị. Kinh nghiệm lịch sử trong nước và thế giới ñã chứng minh rằng mọi sự ñộc quyền, ñộc tôn ñều ñưa tới thoái hoá, ruỗng nát, tắc tỵ không những của cơ thể xã hội mà cả cơ thể ðảng nữa. Nguyên nhân sâu xa của các hiện tượng tiêu cực trong ðảng và phần nào trong xã hội là ở cơ chế lãnh ñạo toàn diện tuyệt ñối của ðảng".

Page 24: Diem tin so57

24

Ông kêu gọi: "ðảng Cộng sản phải tự mình từ bỏ chế ñộ ñộc ñảng, toàn trị, khôi phục vai trò, vị trí vốn có của Quốc hội, Chính phủ. Phải thực hiện ñúng Hiến pháp, tức là sửa chữa các ñạo luật chưa ñúng tinh thần Hiến pháp. ðó là phải có những ñạo luật ban bố quyền tự do lập hội, lập ñảng, tự do ngôn luận, luật báo chí, xuất bản. Sửa chữa các luật bầu cử, ứng cử tự do, từ bỏ quyền quyết ñịnh của cơ quan tổ chức ðảng, trừ bỏ "hiệp thương" mà thực chất là gò ép".

Ngay từ năm 1974, sau khi ñi tham quan ở Cộng hòa Dân chủ ðức và trải nghiệm thực tế của bản thân, Trung tướng Trần ðộ viết bức thư tâm huyết yêu cầu ñổi mới (14 trang) gửi các vị lãnh ñạo ðảng và Nhà nước: Lê Duẩn, Trường Chinh và Lê ðức Thọ.

Nội dung chủ yếu, ông kiến nghị ñưa ra khỏi ðảng những nhân vật lười biếng, mất phẩm chất, chỉ biết nói về Nghị quyết của ðảng như con vẹt, không có năng lực nhưng chiếm chỗ quan trọng, là ñầu mối gây bất hòa trong ðảng. Ông kiến nghị cần tổ chức ñể ñưa nông dân ra ñồng làm việc một cách tự giác, ñể phát triển nông nghiệp. ðưa thanh niên học sinh ñi học ở nước ngoài (không phải chỉ làm thuê) ñể có kiến thức về phục vụ xây dựng phát triển ñất nước vv…

Trần ðộ có 04 câu thơ giãi bày tâm sự thật ngao ngán (và ñược một số tài liệu ñăng lại khác nhau): Bản 1 Những mơ xoá ác ở trên ñời Ta phó thân ta với ñất trời Ác xóa ñi, thay bằng cực thiện Tháng ngày biến hoá, ác luân hồi.

Bản 2 Những mơ xoá ác ở trên ñời Ta phó thân ta với ñất trời Ngỡ ác xóa rồi thay cực thiện Ai hay, biến ñổi, ác luân hồi.

Chính vì các quan ñiểm nêu trên, ông bị khai trừ khỏi ðảng Cộng sản Việt Nam. Tiếng vỗ tay trong một ñám tang ðể tưởng nhớ công lao to lớn của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt ñối với sự phát triển kinh tế xã hội

vùng tứ giác Long Xuyên, lãnh ñạo và nhân dân ñịa phương quyết ñịnh ñổi tên kênh Tuần Thống- T5 thành kênh Võ Văn Kiệt.

Ở ñầu kênh có tấm bia ñá hoa cương khắc bài văn bia do Anh Nguyễn Minh Nhị (nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh) chấp bút. Khi ñược giao nhiệm vụ này, Anh Bẩy hiểu rõ “khôn văn tế, dại văn bia ” nên ñã lao tâm, khổ tứ, vắt óc chắt lọc từng con chữ từ trái tim thành kính, ngưỡng mộ vị Thủ tướng của nhân dân, ñể lại áng văn sâu sắc ñi vào lòng người.

Ngược lại với văn bia kể trên là “văn tế” trong ñám tang của Trung tướng Trần ðộ. Bài ñiếu văn của Trưởng ban tang lễ do ông Vũ Mão vừa mới ñọc xong, ñã bị con trai Trung tướng

Trần ðộ là ðại tá Tạ Toàn Thắng ñáp từ, lịch sự khước từ không chấp nhận trong… tiếng vỗ tay ñồng tình của những người ñi viếng. Sự kiện hy hữu này, ñã làm ông Vũ Mão mang tiếng ñể ñời. ðại tá Tạ Toàn Thắng ñã làm, chí ít bổn phận ñạo hiếu làm con, là bênh vực lẽ phải cho cha mình!

Năm năm sau ngày mất của tướng Trần ðộ, ngày 1/8/2007 tại hội trường Ba ðình, ông Vũ Mão viết bức thư “Nghị sỹ ñóng vai nghệ sỹ bất ñắc dĩ”, thanh minh, dù không ñồng tình nhưng vẫn phải chấp nhận phân công của tổ chức, ñọc bài ñiếu văn “lại phải ñọc cả thiếu sót khuyết ñiểm của người quá cố”.

Ông biết, ñó là ñiều tối kỵ chưa ai làm thế bao giờ nhưng vẫn phải làm (?) Nghĩa tử là nghĩa tận. ðạo hiếu người Vi ệt không bao giờ cho phép lương tâm người sống “nói xấu”

người ñã khuất, khi mà người ñó thực ra ñã dám sống trung thực với tổ chức của mình. Trần ðộ không phải người ñầu tiên. Ông chỉ là “hậu bối” của các bậc tiền nhân tiên liệt nước Việt như Chu Văn An…

Tiếng “vỗ tay” trong tang lễ là bài học ñắt giá cho các vị chính khách chỉ biết nhìn vào “cái ghế” của mình nhân danh “ý thức tổ chức”, không dám hiểu thấu ñáo công bằng của sự thật và tình nhân ái của con người. Lời sám hối muộn màng của ông Vũ Mão nhưng có còn hơn không!

Page 25: Diem tin so57

25

Mảnh ñất Thái Bình còn nhân vật rất nổi tiếng khác ñó là ông Nguyễn Hữu ðang. Ông ñược Hồ Chí Minh tin tưởng giao cho nhiệm vụ chỉ huy xây dựng lễ ñài ñể Người thay mặt toàn dân tộc ñọc bản Tuyên ngôn ñộc lập bất hủ ngày 2/9/1945 tại Ba ðình lịch sử.

Cả cuộc ñời hoạt ñộng cách mạng, Nguyễn Hữu ðang tin tưởng, cống hiến ñi theo ðảng nhưng éo le thay ñã phải trả bằng cái giá quá ñắt! Ông bị xử lý oan trái trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm, bị giam cầm 15 năm ở T75 (Hà Giang), muốn ñến nơi ông ở phải ñi qua các vùng ñất ñầy khắc nghiệt:

“ Muỗi Pắc Xum, hùm làng ðán Dốc cán Tỷ, phỉ ðồng Văn” May thay, tuy muộn nhưng ông ñược lãnh ñạo ðảng và Nhà nước nhận ra sai lầm, ñã sửa sai, phục

hồi, cấp nhà và thẻ cử tri. Ngay lúc cuối ñời , ông vẫn làm việc nghĩa, ñã bán căn nhà ñược cấp ở Hà Nội ñể lấy tiền xây trường học cho trẻ em ở quê hương Thái Bình.

Những gì của Caesar trước sau cũng sẽ phải ñược trả cho Caesar ðánh giá về Trung tướng Trần ðộ, ðại tướng Võ Nguyên Giáp từng viết (ngày 12/7/2006), nguyên

văn như sau: “ Trần ðộ là một thanh niên yêu nước, sớm giác ngộ và tham gia ñấu tranh cách mạng, trở thành

người cộng sản kiên cường. Vào quân ñội, Trần ðộ là cán bộ trẻ thuộc lớp cán bộ Trung ñoàn, ðại ñòan, Quân khu ñầu tiên, trở thành vị tướng có ñức có tài, ñã có nhiều công lao trong hai cuôc kháng chiến vĩ ñại chống ñế quốc xâm lược, giải phóng dân tộc, thống nhất ñất nước.

Trong thời kỳ ñổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Trần ðộ có nhiều suy tư trăn trở về con ñường phát triển tiến lên của ñất nước, về xây dựng ðảng, sống liêm khiết trung thực, luôn ñoàn kết với ñồng bào, ñồng chí, ñấu tranh chống biểu hiện tiêu cực tham nhũng, quan liêu mất dân chủ.

Trong tìm tòi nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Trần ðộ manh dạn nêu ý kiến suy nghĩ cá nhân nhưng có lúc chưa tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc. Trung tướng Trần ðộ là một con người yêu nước và cách mạng, suốt ñời chiến ñấu cho lý tưởng của ðảng, vì ñộc lập của dân tộc, vì tự do và hạnh phúc của nhân dân.

Chúng ta mãi mãi thương tiếc Trung tướng Trần ðộ”.

Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt (viết ngày 2/5/2007):

“Tôi bi ết nhiều về anh Trần ðộ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cả anh và tôi cùng ở Trung ương Cục miền Nam. Năm 1941 anh bị thực dân Pháp bắt kết án 15 năm tù ñầy ñi Sơn La. Năm 1944, anh vượt ngục về công tác ở Ban tuyên truyền Trung ương.

Anh Trần ðộ cống hiến gần hết cuộc ñời mình cho dân, cho nước suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, trực tiếp chiến ñấu và chỉ huy ở chiến trường trên cương vị Phó Chính ủy Quân giải phóng miền Nam-Phó bí thư Quân ủy Miền (thời kỳ chống Mỹ). ðánh giá con người nói chung, sự cống hiến, một chặng ñường dài trong ñấu tranh cách mạng, ít ai không có vấp váp sai phạm ở mức ñộ khác nhau. ðó cũng là lẽ bình thường trong một chặng ñường và cả cuộc ñời.

ðảng ta không chủ trương lấy công thay cho lỗi lầm, ngược lại cũng không vì lỗi lầm mà phủ ñịnh hết giá trị của sự cống hiến. Vấn ñề ở ñây phải hết sức công bằng, có sức thuyết phục cao.

Hơn nữa, chúng ta cần xem xét thuộc quan ñiểm, chủ trương như trước ñổi mới và ñổi mới ban ñầu và ở những chặng sau này. Có những cái ta cho là ñúng trước ñây, khi ñổi mới và càng về sau càng thấy là nó sai hoặc trước ñây là sai nghiệm trọng nhưng khi ñổi mới lại là ñúng như trường hợp ñồng chí Kim Ngọc (Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú).

Ngay cả ñổi mới lúc ñầu với mức hiện nay cũng có nhiều mức khác biệt, ngay cả trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ. Lịch sử sẽ phán xét công minh nhưng trước tiên mỗi một cá nhân cũng phải sòng phẳng

Page 26: Diem tin so57

26

với l ịch sử. Với tinh thần ấy, tôi tin việc xuất bản cuốn sách “Tướng Trần ðộ” là vi ệc làm kịp thời và rất có ý nghĩa”.

Thay cho lời kết Nói về tướng Trần ðộ phải khẳng ñịnh ñó là một nhân vật văn võ toàn tài. Thế hệ chúng tôi, những

người nay ñã trong ñộ tuổi 60-70, những năm ñầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước luôn háo hức, say sưa và xúc ñộng ñọc trên báo, và nghe trên ñài phát thanh rất nhiều những bài viết, bài nói của một người tên là Trần ðộ. Những bài báo, những câu chuyện phần lớn ông dành cho thanh niên giầu cảm xúc , hấp dẫn, hóm hỉnh và rất lôi cuốn. Cuộc ñời binh nghiệp hiển hách của ông càng làm tăng thêm sức thuyết phục của những bài viết và bài nói của ông. Có lẽ những ñánh giá của ðại tướng Võ Nguyên Giáp và Thủ tướng Võ Văn Kiệt, hai trong số những công thần hàng ñầu của nước Việt Nam hiện ñại về tướng Trần ðộ là ñầy ñủ, chí tình, chí lý.

Xin mượn câu ñối của tiến sĩ Hà Sĩ Phu tặng Trung tướng Trần ðộ ñể thay cho kết luận của bài viết này:

“V ăn võ tung hoành, trung tướng phong trần, thế sự song kiên song trọng ñảm. Bắc Nam xuất nhập, ñại quân tế ñộ, hùng binh nhất trượng, nhất ñan tâm.”

Thưa anh Trần Vinh Quang Tôi may mắn ñược ñọc những email trao ñổi giữa anh và anh Tô Văn Trường, vì cũng là một trong những người nằm trong ñịa chỉ ñược anh Trường chuyển tiếp email tham khảo. Nhờ thế mà có ñịa chỉ email của anh ñể gửi thư này, bởi vậy nên tôi mới ñồng gửi thư này tới anh Trường. Tôi tên là Kim Chi, con ông Quang Thái, cha tôi vốn là diễn viên Nhà hát kịch. Tôi còn nhớ trước ñây trong gia ñình những khi có nói chuyện gì mà có dịp ñể cha tôi nhắc ñến tướng Trần ðộ thì ñó là những lần tôi ñược nghe ông dành những lời ngưỡng mộ nhất, trân trọng nhất và kính nể nhất chưa từng ñược cha tôi nói như vậy về ai khác. Hình như ñó là thời kỳ bác Trần ðộ làm Trưởng ban Văn hóa Văn nghệ Trung ương, kiêm Thứ trưởng Bộ Văn hóa. Cha tôi thường kể về những dịp Nhà hát trình diễn buổi tổng duyệt vở mới, nếu mà biết là có tướng Trần ðộ ngồi xem thì tinh thần cả ñạo diễn lẫn ñoàn diễn viên và cả những người phục vụ ánh sáng, hậu ñài ñều vô cùng phấn chấn và tràn ñầy không khí muốn thể hiện hết mình. Cha tôi từng nói rằng là người diễn viên, ông có diễm phúc ñược ‘làm lính tướng Trần ðộ’. Cha tôi không ngớt thán phục sau khi nghe những lời ñánh giá vở kịch từ một vị lãnh ñạo ngành từ quân ñội ra mà lại thể hiện trình ñộ thẩm mỹ tinh tế ñể ‘ti ếng lòng ông ấy’ rung cảm và hòa nhịp ñược với tâm hồn người nghệ sĩ. Cha tôi thường bảo ông tướng làm tuyên huấn mà lại nghệ sĩ như thế thì thật là hồng phúc cho nghệ thuật nước nhà. Cha tôi thấm thía ñiều ñó lắm vì ñã không biết bao nhiêu lần Nhà hát kịch của ông ñã bị buộc phải ‘hạ màn’ những vở diễn ngay sau buổi tổng duyệt, hoặc mới chỉ ra mắt ñược vài buổi, chỉ vì một lời nói tưởng là bâng quơ nhưng lại có gang có thép của vị ñược mời ngồi hàng ghế ñầu vì trọng trách. ðối với cha tôi, ñó là những ñau ñớn không thể nói thành lời của kẻ phải bóp chết ñứa con tinh thần của mình. Vai Xéc-gây do cha tôi ñóng trong vở kịch ‘Câu chuyện Iếc-kút’, một tác phẩm có tiếng vang rộng rãi trong công chúng, mà mãi sau này mọi người vẫn còn nhắc tới như một ñỉnh cao của kịch nói, ñã phải ‘dẹp tiệm’ trong hoàn cảnh như thế. Có nhiều vở kịch hay mà Nhà hát kịch của ông ñã từng dàn dựng cũng chỉ diễn ñược một lần cho buổi tổng duyệt rồi chấm hết, không bao giờ ñược ra mắt người xem, chỉ vì một lời thoại của nhân vật trong kịch ñã không lọt tai ai ñó. Những lần nào về nhà sau những ñêm diễn hoặc những dịp hoạt ñộng ñược tiếp xúc với tướng Trần ðộ, cha tôi thường rất phấn khích, ông thường kể ngay cho cả nhà nghe những cảm nghĩ của ông về con người ñặc biệt ñó. Mọi sự kiện về ñời diễn của cha tôi hay ñược ông chia sẻ trong gia ñình với con cái;

Page 27: Diem tin so57

27

cha tôi có con sớm nên khi ông 40 tuổi thì tôi là ñứa con ñầu ñã vào tuổi 20, ñứa kế cũng 19 tuổi. Chúng tôi rất thương cha mình, là người chỉ biết sống cho nghệ thuật, sống cho những người hiểu mình và hiểu nghệ thuật, nên ông sống cuộc ñời gian truân. Cha tôi khước từ mọi ân huệ của tổ chức, tỏ thái ñộ không quan tâm ñứng vào hàng ngũ ñể phấn ñấu, tự nhận mình thuộc ñám ‘bạch vệ’ như giới nghệ sĩ thời ñó thường nói. Hồi ñó tôi chỉ biết nghe những tâm sự của cha mình, bản thân tôi lúc ấy cũng loay hoay bước vào ñời, sau ñó tôi ra nước ngoài ñịnh cư ñến tuổi hưu mới về nước. Bây giờ tôi mới có thời gian ñọc sách và ñược kết nối ñến với những tác phẩm của bác Trần ðộ. Nhờ vậy tôi mới hiểu thêm về những ñiều cao cả và cả những ñiều giản dị của cuộc ñời và sự cống hiến của bác Trần ðộ, làm tôi nhớ tới tình cảm mà cha tôi dành cho bác ấy. ðó là tình cảm ñối với một người mà cha tôi vẫn luôn coi là bậc ñàn anh rất dũng cảm trong ñời và rất tài giỏi trong nghệ thuật. Hồi ñó, cha tôi vẫn coi ‘anh Trần ðộ’ như là vị cứu tinh của văn hóa và ngành nghệ thuật sân khấu, như là một người có cái duyên và cái khả năng hiếm có có thể thôi thúc ñược cảm hứng sáng tạo của mọi người ñể tác phẩm của họ ra ñược với ánh sáng mặt trời. Qua những câu chuyện của cha tôi hiện lên hình ảnh bác Trần ðộ là một người thu phục ñược nhân tâm xung quanh bằng lối hành xử cương trực và nhân hậu trong những việc ông phải giải quyết hoặc những quyết ñịnh ông ñưa ra ở cương vị của ông ở Tuyên huấn hay ở Bộ Văn hóa ñối với ngành sân khấu và Nhà hát kịch hoặc ñối với cụ thể người nào trong ngành nghệ thuật. Hồi ñó, mỗi lần nói việc gì có nhắc ñến bác Trần ðộ thì cha tôi nói chuyện hào hứng lắm nên tôi vẫn nhớ mãi những lần như thế. Tôi chỉ tiếc là bây giờ tôi có dịp ở nhà, thì cha tôi lại không còn minh mẫn ñể chia sẻ những nỗi niềm như trước, nên tôi không còn ñược nghe cha tôi nói chuyện về bác Trần ðộ nữa. Tôi xin gửi những hàng chữ này tới anh, chắc anh sẽ càng tự hào có người cha như thế. Kính thư Kim Chi

GIỖ DANH TƯỚNG TRẦN ðỘ Ở SÀI GÒN

PHẠM ðÌNH TRỌNG Chủ nhật 4. 8. 2013, lịch ta là ngày 28. 6. Quí Tị, anh Trần Hải và chị Khánh Trâm, con trai và con

dâu út của danh tướng Trần ðộ ở Sài Gòn làm giỗ cha lần thứ mười một. Danh tướng Trần ðộ mất ngày 1. 7. năm Nhâm Ngọ, theo lịch mặt trời là ngày 9. 8. 2002, ñúng giỗ phải là thứ tư tuần tới. Chọn ngày chủ nhật làm giỗ là sớm mấy ngày ñể chính giỗ, mẹ và mấy anh trai sẽ ñón vong linh danh tướng ra Hà Nội.

Khi thiếu tướng Trần ðộ làm chính ủy quân khu Tả Ngạn thì tôi còn là học trò trung học ở thành phố Hải Phòng thuộc lãnh thổ quân khu Tả Ngạn. Bài viết “Anh Bộ ðội” của ông ñăng trên các báo, ñọc trên ñài phát thanh ngày ấy ñã tạo nên một ñợt thảo luận sôi nổi kéo dài trong thanh niên học sinh về cuộc sống ñẹp ñẽ của anh bộ ñội, về môi trường giáo dục, rèn luyện cho tuổi trẻ như một trường ñại học, trường ñại học quân ñội, mang lại một lí tưởng thẩm mĩ cao cả, mở ra một hướng vào ñời rộng rãi cho tuổi trẻ.

Khi tướng Trần ðộ là Phó Chính ủy quân Giải phóng miền Nam thì tôi là sĩ quan thông tin ở mặt trận Tây Nguyên. Những bài chính luận quân sự của Cửu Long, sau này tôi mới biết Cửu Long chính là Trần ðộ, phân tích thế và lực của ta và ñịch, thế tất thắng của chiến tranh cách mạng ñược giọng hào sảng của phát thanh viên Việt Khoa ñọc trên ñài Tiếng nói Việt Nam phát ñi từ Hà Nội ñã làm nức lòng hết thảy ñám lính tráng sốt rét và ñói ăn dưới tán lá rừng già vùng ngã ba biên giới Vi ệt – Miên – Lào. Với những sĩ quan ñã có vốn hiểu biết về quân sự và thực tế chiến tranh thì những bài viết của Cửu Long – Trần ðộ là lí luận của niềm tin chiến thắng.

Page 28: Diem tin so57

28

Khi trung tướng Trần ðộ là Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, rồi Trưởng ban Văn hóa Văn nghệ trung ương thì tôi cùng 22 sĩ quan từ khắp các ñơn vị trong quân ñội ñược Tổng cục Chính trị gọi về cử ñi học khóa I trường Viết Văn Nguyễn Du lần ñầu tiên có hệ ñại học. Tôi vẫn nhớ lần ông ñến trường Viết Văn Nguyễn Du gặp chúng tôi, ông nói rất ngắn: Văn nghệ không có tự do thì không thể sáng tạo, chỉ là văn nghệ tuyên truyền, văn nghệ diễn ca nghị quyết ñảng. Rồi ông dành cả buổi lắng nghe và ghi chép những ñiều chúng tôi giãi bày về khó khăn, cản trở trong công việc viết lách.

Khi tướng Trần ðộ, chính khách Trần ðộ rời chính trường thì tôi cũng rời quân ngũ, vào miền Nam làm báo dân sự. Tóm lại thời tôi làm lính là thời Trần ðộ làm tướng, là thời lừng lẫy của danh tướng Trần ðộ. Tôi là lính ở mặt trận phía Nam thì ông là tướng chỉ huy cả mặt trận miền Nam. Tôi là lính văn nghệ thì ông là tướng văn nghệ. Dù mang cấp hàm tướng suốt mấy chục năm trời nhưng những lần gặp ông ngoài ñời, tôi chỉ thấy ông mặc ñồ dân sự xuềnh xoàng.

Là một người lính, hôm nay tôi về nơi giọt máu vị tướng ñể lại cho ñời, tưởng nhớ ñến vị tướng của tôi, vị tướng Nam chinh Bắc chiến, người chỉ huy ñội quân cách mạng ñi từ trận ñánh của trung ñoàn Thủ ñô 60 ngày ñêm cầm cự giữ chân quân Pháp trong lòng ñường phố Hà Nội ñể Chính phủ kháng chiến rút lui an toàn về ñất căn cứ Việt Bắc, ñến trận ñánh của những sư ñoàn lớn mạnh 56 ngày ñêm dội bão lửa xuống lòng chảo Mường Thanh làm nên chiến thắng ðiện Biên Phủ. ði từ trận chống càn Junction City ñầu mùa mưa năm 1967, từ vị Tư lệnh ñến anh lính nuôi quân của Sở Chỉ huy quân Giải phóng miền Nam ñều phải cầm súng AK, súng B40, chống trả ñánh lui hết ñợt càn quét này ñến trận ñột kích khác của hơn 30 ngàn quân Mĩ cùng xe tăng, xe bọc thép nhiều như lá rừng, ròng rã suốt 53 ngày ñêm, bảo toàn cơ quan lãnh ñạo kháng chiến miền Nam, ñến trận ñánh cuối cùng, ñại quân từ bốn hướng ào ào tiến vào Sài Gòn mùa xuân 1975.

Hơn cả những chiến công trên mặt trận quân sự, Trần ðộ còn là vị tướng từng trải, lịch lãm của ñội quân chữ nghĩa, vị tướng nhân văn, gần gũi của ñội quân văn nghệ sĩ, một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm với cái ñẹp, với cái mới.

Trần ðộ còn là vị tướng quả cảm ñi ñầu mở lối cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi chủ nghĩa Mác Lê nin lầm lạc và tội lỗi. Tưởng là chủ nghĩa Mác Lê nin sẽ xóa bỏ những cái ác ở trên ñời, không ngờ chính chủ nghĩa Mác Lê nin lại là cái ác nghiệp chướng buộc vào dân tộc Việt Nam. ðến lúc nhận ra: Những mơ xóa ác ở trên ñời / Ta phó thân ta với ñất trời / Ngỡ ác xóa rồi thay cực thiện / Ai hay biến hóa ác luân hồi (Thơ Trần ðộ), dù tuổi ñã cao lại mang bệnh hiểm ông vẫn quyết liệt và kiên trì chỉ ra cái ác, thức tỉnh những kẻ ñang cố kết làm ñiều ác với Dân với nước.

Mươi người chúng tôi, Phan ðắc Lữ, Lê Phú Khải, Kha Lương Ngãi, Vũ Trọng Khải, Phạm ðình Trọng, Nguyễn Thị Mai Oanh ở Sài Gòn, giáo sư Nguyễn Huệ Chi từ Hà Nội vào, tiến sĩ Nguyễn Hữu Liêm từ Mĩ về cùng vợ chồng anh chị Trần Hải – Khánh Trâm ngồi ở phòng khách mắt nhìn lên ảnh vị danh tướng trong bộ ñồ dân sự bình dị không sao, không vạch, không cành nguyệt tuế, không huân chương, huy chương. Mỗi người chúng tôi ñều có những chuyện kể, những ñiều nói về vị danh tướng mà mình kính trong. Anh Lê Phú Khải kể năm 1985 anh gặp tướng Trần ðộ ở Tiền Giang, khi vị tướng ñã chuyển sang cơ quan lập pháp, làm Phó Chủ tịch Quốc hội, anh ñọc cho vị tướng có tâm hồn nghệ sĩ nghe bài thơ anh mới viết về Lăng Hồ Chí Minh. Cuối bài thơ anh viết: ðắp cho Con Người này nấm mộ / Bên một cánh rừng có tiếng thông reo / ðể nhà thơ ñược nghe gió hát / Và Nhân Dân tìm gặp / Như con về thăm cha. Lê Phú Khải vừa dứt lời ñọc thơ, Trần ðộ nói ngay: Cậu phải sửa lại câu cuối cùng là: Như cha về thăm con. Với bất kì cá nhân nào dù vĩ ñại ñến ñâu, Nhân Dân bình dị bao giờ cũng là cha mẹ của cá nhân dù vĩ ñại ñó.

Page 29: Diem tin so57

29

*

Cuộc trao ñổi giữa hai bố con blogger ðiếu Cày

Posted by adminbasam on August 5th, 2013

Dòng Chúa Cứu Thế VN

Nhưng ý bố nói là, ông ñấy ñến ñể kiểm tra số hàng hóa ñó một lần nữa thì số hàng hóa ñó vẫn như trên, vẫn y nguyên như trên và khi bố ký vào biên bản thì bố ghi rõ số lượng hàng hóa của những lần kiểm tra. Và yêu cầu không ñược sử dụng những hình ảnh vì họ lấy những ñồ ñạc của bố ra, họ chụp ảnh và quay phim những ñồ ñạc mà nhà gửi lên, ñể họ sử dụng vào mục ñích mà người ta nói rằng bố không tuyệt thực, không ăn phần cơm riêng của trại mà ăn những thức ăn ñó. Toàn bộ những lần ñó có 3 lần kiểm tra tất cả. Số lượng thực phẩm kiểm tra cả 3 lần là như nhau.

Trong bài: Lật tẩy “chiêu tuyệt thực” của Nguyễn Văn Hải, ñăng trên báo CAND, tác giả Vũ ðại Phong có viết: “Thiết nghĩ, Nguyễn Văn Hải cũng nên lấy chuyện của Cù Huy Hà Vũ làm bài học mà sớm ăn uống công khai trở lại”.

Ông ðiếu Cày không ăn ñồ ăn của trại giam, ñồ ăn thăm nuôi của gia ñình ñược trại kiểm tra, có ký nhận biên bản còn ñầy ñủ như thế thì lấy ñồ ăn ở ñâu ra mà “ăn lén” ñể ông nhà báo khuyên blogger ðiếu Cày “ăn uống công khai”? Ở trong tù chứ ñâu có phải ở ngoài ñời như ông, muốn ăn thì chạy ñi mở tủ lạnh lấy ñồ ăn? Ông Vũ ðại Phong viết bài về một người tù chính trị, một người tù “ñặc biệt nguy hiểm” như blogger ðiếu Cày, mà như thể viết cho một người tự do ở bên ngoài.

Một người ñang bị ở tù, hoàn toàn bị mất tự do, mọi hoạt ñộng ñều bị giám sát như blogger ðiếu Cày, muốn chứng minh người ta không tuyệt thực mà không có ñược hình ảnh, âm thanh nào ghi lại cảnh người ta ñang ăn, những thông tin ông Vũ ðại Phong ñưa ra không ñủ thuyết phục công chúng, thế mà ñòi “l ật tẩy”, chẳng hiểu mấy ông “lật tẩy” cái kiểu gì nữa.

Page 30: Diem tin so57

30

VRNs (05.08.2013) – Sài Gòn – Ngày 02.08.2013, anh Nguyễn Trí Dũng ñã gặp blogger ðiếu Cày trong 12 phút (theo một băng ghi âm chúng tôi nhận ñược từ Trại giam số 6 – xin cho chúng tôi không công bố nguồn cung cấp băng này, ñể bảo ñảm an toàn cho người cung cấp).

Sau ñây là chi tiết cuộc trao ñổi giữa hai bố con blogger ðiếu Cày Nguyễn Văn Hải.

Dũng: họ giải quyết cho bố chưa?

Bố: vào ngày 27.07, họ vào, họ gặp bố rồi.

Dũng: Cụ thể ông nào vào gặp bố, cơ quan nào vào gặp bố?

Bố: Ông Nguyễn Cảnh Nga.

Dũng: à ông trưởng phòng 4?

Lý do tuyệt thực

Bố: Ừ ñúng rồi. Cái vụ việc này thì bố ñại diện cho tất cả các tù nhân chính trị ở ñây ký vào cái biên bản kiến nghị với trại giam Thanh Chương, tỉnh Nghệ An giải quyết cho nó ñúng pháp luật, và ñề nghị tổ chức giam giữ cho nó ñúng với pháp luật, nhưng họ không giải quyết và nếu họ không giải quyết bố sẽ tuyệt thực.

Ngày 23.05, anh em tù chính trị ở ñây có kiến nghị tập thể yêu cầu trại giam giải quyết một số ñiều kiện sinh hoạt và sinh hoạt giam giữ cho nó ñúng với pháp luật, bởi vì, hiện nay bố ñang bị giam giữ với một tù chung thân, nó không ñúng với ðiều 27 khoản 1 ñiểm a ñiểm b.

ðến ngày 22.06, họ không giải quyết mà vào ñọc quyết ñịnh giam riêng bố 3 tháng vào ngày 22.06. Rồi ñến ngày 24.06, bố bắt ñầu tuyệt thực vì bố ñã thông báo rồi. ðến ngày 29.06, họ vào làm việc một lần, họ nói ban hành quyết ñịnh theo ñiều 27 khoản 4, cán bộ Diệu lên trực tiếp làm việc.

Diễn tiến của những ngày tuyệt thực

Bố: Vào ngày 03.07, họ vào làm việc với bố lần thứ 2, họ ñưa ra quyết ñịnh việc giam riêng theo quy ñịnh của thông tư 40, có phó giám thị trại giam, cán bộ tên Diệu là người tuyên bố. Trong buổi làm việc

Page 31: Diem tin so57

31

này, họ nói là họ ban hành quyết ñịnh tại vì bố không nhận tội và không viết bản kiểm ñiểm, cho nên là họ theo thông tư 40, họ ban hành quyết ñịnh giam riêng 3 tháng. Bố nghĩ thế nào họ cũng trình sự việc này trên báo nhân dân.

ðến ngày 16.07 con lên thăm, ngày 17.07, bác Nghĩa thông báo tin này ra thì chiều ngày 19 bác Nghĩa bị cảnh cáo vì bác ấy ñã nói sự thật. ðến ngày 20 thì con lên thăm trở lại, ñến ngày 22.07, họ mới bắt ñầu lắp tivi vào trong phòng bố, trước ñó là không có tivi.

Dũng: ðể họ quay lén bố ñó bố.

Bố: Không, họ quay lén bố ở trên phòng giam số 5 mà họ ñoán con ra, nhưng mà họ vừa ñưa bố sang và bố phát hiện cái máy thu âm thì họ tháo ra rồi.

Dũng: Họ gắn cả cái phòng mà bố khám bệnh hả? ñể họ xuyên tạc về bố?

Bố: Cái chuyện của bác Cù Huy Hà Vũ thì bố cũng ñã biết rồi. Cho nên ngày 25.07, họ kiểm tra trại giam một lần nữa, kiểm tra toàn bộ phòng giam, thống kê ñồ ñạc. Bố nhắc lại vào ngày 22.06, khi ñưa bố vào trại giam thì họ kiểm tra toàn bộ ñồ ñạc, trong ñó thực phẩm chỉ có duy nhất 9 gói mì ăn Hảo hảo và một số gói Nest cà phê thôi. ðến ngày 25.07, họ lại kiểm tra thì vẫn còn 9 gói mì ăn và những gói cà phê còn nguyên, và toàn bộ những số hàng hóa mà con gửi lên ấy, là có kiểm kê ñồ ñạc hết là 38 gói cháo, gồm 23 hộp sữa nhỏ.

ðến buổi sáng ngày 27.07, ông Nguyễn Cảnh Nga xuống làm việc với bố, ông ñấy ra lệnh khám xét phòng giam một lần nữa.

Dũng: Ông có quyền gì ở ñây?

Bố: Không, ông có quyền hay không là chuyện của ông ñấy! Còn cái thẩm quyền của ông ñấy như thế nào thì bố không nói. Nhưng ý bố nói là, ông ñấy ñến ñể kiểm tra số hàng hóa ñó một lần nữa thì số hàng hóa ñó vẫn như trên, vẫn y nguyên như trên và khi bố ký vào biên bản thì bố ghi rõ số lượng hàng hóa của những lần kiểm tra. Và yêu cầu không ñược sử dụng những hình ảnh vì họ lấy những ñồ ñạc của bố ra, họ chụp ảnh và quay phim những ñồ ñạc mà nhà gửi lên, ñể họ sử dụng vào mục ñích mà người ta nói rằng bố không tuyệt thực, không ăn phần cơm riêng của trại mà ăn những thức ăn ñó. Toàn bộ những lần ñó có 3 lần kiểm tra tất cả. Số lượng thực phẩm kiểm tra cả 3 lần là như nhau. Và vấn ñể ở chỗ là bố ghi ý kiến trước khi bố ký. ðấy, bố phải cẩn trọng tất cả những cái ñấy.

Dũng: Bố ơi bố, không cần bố ký một cái gì hết, họ ñã làm khống một cái giấy khám sức khỏe cho bố, chữ ký không phải của bố.

Bố: Cái giấy khám sức khỏe, con phải chú ý ñến cái này, những ngày ñó bố rất yếu, thành ra cái giấy khám sức khỏe chỉ là một vấn ñề, bố yêu cầu họ cân nhưng họ không cân xem bố cân nặng bao nhiêu. Con hiểu không? Còn nếu họ sử dụng hình ảnh thì họ không thể sử dụng hình ảnh ñược. Còn vấn ñề thế này, vào ngày 27.07, khi lên làm việc với bố thì ông Nguyễn Cảnh Nga ấy, ông ñấy tập trung hỏi sự khác biệt của buồng giam giam riêng bố và các buồng giam khác là như thế nào, nhưng ông ñấy không hỏi về chế ñộ giam giữ của bố. Vấn ñề thứ hai là, tại sao các tù nhân ở ñây nhận cơm tập thể hằng ngày

Page 32: Diem tin so57

32

theo tiêu chuẩn của cả ñội, cả ñội nhận cơm, tự chia nhau ăn và ăn ở ngoài sân. Nhưng tại sao hằng ngày cán bộ phải mang cơm cho bố phần cơm ở trong cái cà mên, mang ñến vào phòng giam của bố nếu không bị giam riêng thì tại sao lại như vậy? Và bố luôn luôn không bị kỷ luật thì tại sao mẹ con và con lên thăm lại không cho gặp? Xu hướng của họ như vậy, mà họ nói với bố là, chỉ chuyển phòng giam thôi chứ không phải giam riêng.

Dũng: Họ quay lén bố và nói là ông Hải có cầm cái cà mên ấy và họ nói là ông Hải có ăn cái ñồ ấy. Và bây giờ con chuẩn bị ñi chất vấn với an ninh tivi trên cái ñài ấy ñây.

Bố: ðó tất cả những cái ñó, bố ñã ghi ý kiến của bố ở trong cái bản tường trình. Tại vì cái biên bản của Viện kiểm sát khi làm việc với bố thì chủ yếu họ nói ñến sự khác biệt của buồng giam giam bố với buồng giam kia là như thế nào, không hỏi chế ñộ giam giữ, chủ yếu là họ hỏi theo cái cách tạo ra một cái biên bản, có xu hướng, ñể cho bố có thể nhận tội ñược. Nhưng cái chế ñộ giam giữ, những thứ bố cần thì họ không hỏi, cho nên bố ghi vào dưới cái biên bản ñó là chiều nay sẽ làm việc với Vi ện kiểm sát và nộp bản tường trình cho Viện kiểm sát. Trong bản tường trình ñó, bố ghi hết tất cả.

Tiếp tục ngày 23.07, họ vẫn tiếp tục vào lập biên bản bố vi phạm nhằm hợp thức hóa cái quyết ñịnh ra trước, vì quyết ñịnh ra nhưng không có biên bản vi phạm, cho nên ngày 23.07, họ tiếp tục lập một cái biên bản vi phạm. Cái biên bản ở ñây thì lại do hai thằng gián ñiệp Trung Quốc ở chung buồng với bố. Họ lợi dụng hai cái thằng này tạo cho nó viết ñơn khiếu nại tố cáo và lấy cái ñơn ñó ñề nghị lập quyết ñịnh cho bố, mà không cần bất kỳ bằng chứng gì. Tên anh ta là Trần Văn Tín, người Lạng Sơn, bị tù chung thân về tội gián ñiệp. Chính tên Tín và một tên nữa là tên Thuận, người Lạng Sơn, làm giám ñiệp cho Trung Quốc, làm ñơn tố cáo bố với cán bộ ở ñây. Hai tên này ñã từng tố cáo bác Nghĩa. Bố khẳng ñịnh hai tên này ñã làm ñơn tố cáo bố, bố ñã hỏi tất cả các anh em tù nhân chính trị ở ñây thì không có ai tố cáo bố hết.

Những ngày vừa qua, bố rất yếu mên anh Rôn, người Tây Nguyên ñã dìu bố ñi và anh ấy ñã ý kiến và ký vào tất cả các biên bản của bố làm việc. Cho nên tất cả các biên bản này kia mà ra là phải có ý kiến của anh Rôn.

Vào ngày 01.08, họ vào làm lại tất cả biên bản ñưa cơm ñến buồng giam của bố, làm lại tất cả luôn, ñể dấu những chứng cứ gian kia ñi. Vì thế vấn ñề này cần làm rõ trên công luận quốc tế ñặc biệt là vấn ñề bố không thể ñưa thông tin ra ngoài ñược.

Hôm bố gặp ông Nguyễn Cảnh Nga, trong hồ sơ có ñơn khiếu nại của bố và ñơn khiếu nại viết vào ngày 24, thế thì nội dung của lá ñơn ñó như thế nào mà viện kiểm sát không xuống làm việc?

Dũng: Ông Nga nói với gia ñình mình là ông ñã gặp bố cách ñây 20 ngày, trước ngày con gặp bố xong.

Bố: Ông ấy nói với bố là, tôi vào ñấy thấy ông nằm gác chân lên ñọc báo. Bố mới hỏi là tại sao cán bộ lại không giải quyết vấn ñề tuyệt thực của tôi, ông nói là, lúc ñó tôi không biết anh tuyệt thực và tôi không biết khiếu nại của anh. Thế thì vấn ñề là cái ñơn khiếu nại ñã nằm trong cái ñơn của Viện kiểm sát thì ñề nghị của nó như thế nào phải làm rõ, tại sao trại giam lại ngăn cản không ñưa ñơn khiếu nại lên Viện kiểm sát hay Viện kiểm sát có ñơn mà không xuống giải quyết.

Page 33: Diem tin so57

33

Hành trình sắp tới

Dũng: Bố cứ yên tâm, bố cứ giữ gìn sức khỏe và ăn uống lại bình thường vì gia ñình ñã ñi ñến Tổng cục 8 và gia ñình làm cho ra chuyện ở Tổng cục 8 và họ ñã trả lời, cả ông Trương Tấn Sang ñã yêu cầu họ trả lời cho gia ñình mình và con sẽ nói lại cho bố biết.

Bố: ðó bây giờ, vấn ñề ở ñây là cho họ biết là tất cả các ñơn khiếu nại của bác Tin và bác Ngàn ñã ñược gửi ñi ñến Viện kiểm sát, gửi trước cả bố nhưng ñều bị ém nhẹm. Ngay cái hôm làm việc với ông Lê ðức ðịa Phương và yêu cầu ông Lê ðức ðịa Phương trả lời ñơn khiếu nại của bác ñến Viện kiểm sát thì tại sao không thấy trả lời. Tất cả các ñơn này ñã ñược gửi ñi nhưng không ñược giải quyết hoặc là không ñược gửi ñi. Phải làm rõ cho công luận biết là họ ñã bưng bít tất cả các thông tin khi họ ñàn áp bố hay làm cái gì ñó với bố thì bố không thể thông tin ra ngoài ñược và tất cả các ñơn khiếu nại của bố bị ngăn chặn.

Dũng: Tất cả mọi người và mẹ ñang ñứng ở ngoài kia. Mọi người rất quan tâm ñến vấn ñề này và cả ông Obama ñã lên tiếng cho bố, Hội ñồng Nhân quyền LHQ, Ủy ban Nhân quyền LHQ gồm 7 nước, họ ñã họp lại và ñã gặp con và mẹ rồi. Con và mẹ sẽ lên gặp bố một tháng một lần. Gia ñình sẽ cố gắng thu xếp ñược mọi thứ ñể lên gặp bố.

Bố: ðặc biệt là quan tâm ñến việc những tiếng nói ở ñây không ñược ñưa ra ngoài, không chỉ bố bắt giam mà họ còn ñối xử bất công và không cho bố tiếp cận với công lý và pháp luật, do ñó các cơ quan chức năng phải làm rõ việc này.

Dũng: Bố bắt ñầu ăn lại từ khi nào?

Bố: Vào ngày 27.07, bố gặp lại viện kiểm sát. Cho bố gửi lời hỏi thăm tất cả các bạn bè và các tổ chức cá nhân trên khắp thế giới ñã quan tâm ñến vấn ñề của bố.

Dũng: Hàng tháng con sẽ lên thăm bố, nếu con không gặp ñược bố thì con biết bố ñã có vấn ñề.

Bố: ðúng rồi, hàng tháng mà bố không gọi ñiện thoại về nhà thì lúc ñó bố ñang gặp chuyện.

Dũng: Hàng tháng con sẽ lên gặp bố.

Bố: Bố nhớ rồi, con à.

PV. VRNs

Ghi lại từ băng ghi âm

Page 34: Diem tin so57

34

Cuộc thập tự chinh tuyệt thực của một blogger Việt Nam

Posted by adminbasam on August 6th, 2013

Asia Sentinel/ DTD.Tác giả: Phạm ðoan Trang.Người dịch: Hoàng Kim Phượng

Ngày 4-8-2013

Cuộc ñấu tranh trong lao tù của ðiếu Cày, vì những bạn tù khác

Khi tôi viết câu chuyện này thì ñã là ngày thứ 38 ðiếu Cày tuyệt thực. Thông tin về việc blogger nổi tiếng nhất Việt Nam ñã từ chối ñồ ăn kể từ ngày 20-6 ñã rò rỉ từ nhà tù nơi ông bị giam giữ, căn cứ vào một bản án ñược tạo dựng ra là ông tuyên truyền chống phá Nhà nước. Nhà bất ñồng chính kiến 61 tuổi này muốn phản ñối việc nhà tù ngược ñãi những tù nhân không chịu nhận tội.

Tôi chưa bao giờ gặp ðiếu Cày. Khi ông mới bị bắt ñi tù vào năm 2008, tôi vẫn là một phóng viên lớn lên trong những năm tháng Việt Nam tăng trưởng mạnh nhờ ñổi mới, và tôi hầu như không quan tâm ñến chính trị. ðiếu Cày thì ở thế hệ ñủ già ñể nhớ về cuộc chiến tranh chống Mỹ và những ngày gian khó tiếp sau ñó.

Việc làm của blogger ðiếu Cày ñã mở ra một cánh cửa cho tôi. Nó cho thấy blog ñáp ứng nhu cầu của ñộc giả – nhu cầu ñược có thông tin chân thực, tức là không phải thứ thông tin ñược ñịnh hướng và bóp méo bởi hệ thống báo chí quốc doanh phục vụ lợi ích của chế ñộ và ðảng Cộng sản cầm quyền.

Tôi không phải người duy nhất nghĩ như vậy: Cả một thế hệ blogger ñã nhìn vào ðiếu Cày như một blogger nói lên sự thật trước chính quyền. Những gì tôi biết về ông và kể lại ở dưới ñây là tôi ñược nghe từ các bạn bè của ông.

Tên thật của ông là Nguyễn Văn Hải, nhưng dần dần người ta biết ñến ông với tên gọi dân dã là ðiếu Cày. Ông lớn lên ở Hải Phòng, thành phố cảng cách Hà Nội khoảng 100 km về phía ñông, và ông ñi bộ ñội, chiến ñấu ở Sư ñoàn 3 Sao Vàng thuộc Quân ñội Nhân dân Việt Nam. Tôi ñoán chắc ðiếu Cày ñang

Page 35: Diem tin so57

35

ở trong quân ngũ khi kháng chiến chống Mỹ chưa kết thúc. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, ông ở tuổi 22-23.

Người lính trẻ hẳn ñã thấy ñất phương Nam phù hợp với ông hơn. Khi giải ngũ, ông quyết ñịnh ở lại miền Nam. Vào những ngày ñó người miền Bắc mà ñi kinh doanh, buôn bán là chuyện hiếm lắm, nhưng ðiếu Cày ñã mở quán ở TP.HCM. Ông còn buôn bán thiết bị máy ảnh và cho thuê căn hộ. Ông nhanh chóng khá giả và có quan hệ rộng rãi. Bạn bè của ðiếu Cày ñánh giá ông là người cởi mở, nhiệt tình, duyên dáng và có sức thu hút, có thể thân thiết gần gũi với giới văn nghệ sĩ, trí thức cũng như tán chuyện với sinh viên hay dân nghèo.

Cho ñến năm 2005, buổi bình minh của blog ở Việt Nam. Một dịch vụ mạng xã hội mới, Yahoo 360°, ñã mang lại một cảm giác hoàn toàn khác. Lần ñầu tiên trong lịch sử, bất kỳ ai có kết nối với Internet ñều có thể ñăng bài lên một diễn ñàn, nơi họ có thể tự do trao ñổi quan ñiểm – một sự tự do chưa từng có. Blog bùng nổ. Cho ñến năm 2007, có một số blog bàn về các vấn ñề chính trị, ñặc biệt chú ý ñến căng thẳng ñang leo thang giữa Việt Nam và Trung Quốc.

ðiếu Cày nổi lên như là blogger nổi tiếng nhất trong các blogger chính trị. Ông ñăng bài và ảnh nói về ñời sống người dân. Với một chiếc laptop và máy ảnh, ông ñi khắp nơi, trò chuyện với những người nghèo, yếu thế. Ông phỏng vấn nông dân mất ñất, phỏng vấn những cô gái làm nghề khâu giày xuất khẩu trong những nhà máy bóc lột, những công nhân sống với mức thu nhập không ñầy 4500 VND/ngày. Ông còn ñiều tra về một thảm hoạ xây dựng, và vạch ra những dấu hiệu tham nhũng mà có thể ñã là nguyên nhân ñưa ñến cái chết của hơn 50 công nhân.

Ông ñăng trên blog của mình một câu chuyện ñầy châm biếm, kể về vụ ông chống lại một ñảng viên cộng sản khi người này muốn lấn chiếm một trong các căn hộ của ông. ðơn khiếu nại của ông bị bác. Tệ hơn nữa, ông bị phạt vì tội “gây rối trật tự công cộng”, và bài viết của ông về công bằng xã hội cũng như hệ thống toà án hủ bại ñã ñưa ñến một kết cục ñen tối hơn.

Khi số người ñọc blog của ông tăng dần lên cũng là khi ðiếu Cày thu hút sự chú ý của nhà nước. Công an ñã bắt ñầu ñể mắt ñến ông. ðiếu Cày không nản lòng. Ông cùng một vài người bạn lập ra Câu lạc bộ Nhà báo Tự do (CLB NBTD) vào tháng 9/2007. Tất nhiên tổ chức này hoàn toàn không ñược cấp phép và do ñó về mặt kỹ thuật là bất hợp pháp.

Ba tháng sau, CLB NBTD ñã sẵn sàng, khi mà những cuộc biểu tình chống các yêu sách quá ñáng của Trung Quốc trên Biển ðông bắt ñầu nổ ra vào ba chủ nhật liên tiếp ở Hà Nội và TP.HCM. Tin ảnh và bài ñược ñăng ra bên ngoài, thông qua báo chí nước ngoài ở Việt Nam. ðiếu Cày nổi bật trong các cuộc biểu tình, như là một viên nam châm thu hút những người trẻ tuổi ñến gần ñể nghe ông nói chuyện.

Tại cuộc biểu tình thứ hai vào ngày 16/12, khi những người tham gia ñã giải tán, blogger nổi tiếng ðiếu Cày bị công an chặn lại. “Này”, một người ñi ngang qua, trông thấy thế bèn kêu lên, “Sao bắt người ta?”. “Trộm”, một viên công an ñáp. “Buôn ma tuý”, một công an khác nói. ðiếu Cày bị thẩm vấn vài giờ, không phải về ma tuý hay trộm cắp gì mà về các cuộc biểu tình, sau ñó ông ñược thả.

Chủ nhật tiếp sau ñó, tuần thứ ba biểu tình chống Trung Quốc trái phép, ðiếu Cày bị bắt nhanh chóng. Lần này ông bị giữ tới hai ngày và kể từ ñó trở ñi, bị công an giám sát chặt chẽ. Chính quyền bắt ñầu dùng ñến kho vũ khí là trấn áp không ra mặt. Công việc làm ăn của ðiếu Cày bị “người lạ” phá phách.

Page 36: Diem tin so57

36

Khách tìm ñến quán café của ông thường bị xua ñi chỗ khác, không cho ñậu xe. Khách thuê căn hộ của ông cũng bị sách nhiễu, phải ñi. Thanh tra vào cuộc, cán bộ ñòi ðiếu Cày phải trình ra những hợp ñồng cho thuê nhà ký từ 10 năm trước ñó.

ðiếu Cày còn có lần bị tông xe trong một vụ tai nạn ñáng ngờ. Ông cũng thường xuyên bị triệu tập lên ñồn công an ñể trả lời thẩm vấn. Có những lần ông bị tra hỏi từ 8h sáng ñến khuya về các hoạt ñộng của ông và của bạn bè trong CLB NBTD.

ðiếu Cày không chịu nhượng bộ. Trên mạng, ông vẫn tiếp tục ghi lại những câu chuyện kiểu Kafka mà cuộc ñời ông ñã gặp phải. Rồi vào tháng 3/2008, ông nói với bạn bè (nhưng không báo với công an) rằng ông muốn nghỉ ngơi, và ông trốn khỏi TP.HCM. Việc ðiếu Cày biến mất ñã ñưa ñến cả một cuộc săn tìm ông cho ñến ngày 19/4, khi ông bị “bắt khẩn cấp” (theo thông tin từ phía công an) tại một quán café Internet ở ðà Lạt, thành phố nằm trên núi, ở phía ñông bắc TP.HCM.

Vài ngày sau, ông bị khám nhà. Công an cố tìm bằng chứng về “các hoạt ñộng chống phá Nhà nước” nhưng không tìm ñược gì.Tuy nhiên, gia ñình và bè bạn ông không thở phào ñược bao lâu. ðiếu Cày bị kết tội trốn thuế. Trong khi ñang giam giữ ông, thực ra, công an ñã gài sẵn một cái bẫy từ nhiều tháng trước ñó khi họ ra lệnh cho cơ quan thuế ñịa phương không nhận tiền thuế nộp quá hạn, từ chủ cho thuê nhà cũng như từ người thuê nhà.

Các luật sư tình nguyện làm ñại diện cho ðiếu Cày ñều không ñược phép gặp ông, cũng không ñược biết sớm ngày xét xử ông. Họ không ñược trưng ra các bằng chứng cho thấy ông ñã bị bẫy. Vào tháng 9/2008, blogger chính trị nổi tiếng nhất Việt Nam bị Toà án Nhân dân TP.HCM kết án tù.

Tuy nhiên chính quyền chưa dừng ở ñó. Một ngày trước khi ðiếu Cày mãn hạn tù 2 năm rưỡi vì tội trốn thuế, một thành viên khác của CLB NBTD, AnhBaSG, cũng bị bắt giam. Lệnh tha ðiếu Cày bị huỷ. Ông bị giam tiếp dưới một tội danh mới: “tuyên truyền chống nhà nước”. Mãi cho ñến gần hai năm sau ñó, vào ngày 24/9/2012, ông mới “ ñược” xét xử cùng với AnhBaSG và thành viên thứ ba của CLB NBTD, Tạ Phong Tần.

Thời gian trước phiên toà, không gian blog ở Việt Nam ì xèo căm phẫn. Hàng nghìn người ký tên vào một “thư ngỏ” trên mạng, gửi Chủ tịch nước, ñòi “trả tự do cho ðiếu Cày”. Các tổ chức nhân quyền quốc tế cũng gửi ñề nghị của họ. Truyền thông của ðảng Cộng sản ñánh lại, tấn công cá nhân ðiếu Cày và các “blogger chống phá nhà nước” nói chung. Hàng chục blogger ñổ về TP.HCM, có người ñi tàu 36 tiếng từ Hà Nội vào.

Phiên toà trên danh nghĩa là công khai, như luật pháp Việt Nam ñòi hỏi, nhưng phòng xử ñầy nghẹt công an. Những người ủng hộ cho bị cáo bị công an ñánh rất dữ. Bạn bè, ñồng nghiệp và những người yêu mến ðiếu Cày tìm cách tham dự phiên toà ñều bị chặn và sách nhiễu, áo phông của họ, có dòng chữ “Tự do cho ðiếu Cày – Tự do cho người yêu nước” bị lột. Những người chống cự thì bị lôi ñến ñồn công an khu vực ñể thẩm vấn. Công an phá sóng ñiện thoại và quấy nhiễu những người tụ tập gần phiên toà, tịch thu ñiện thoại cùng máy ảnh của họ. ðến cả vợ cũ và con trai của ðiếu Cày cũng không ñược vào phòng xử.

Page 37: Diem tin so57

37

Một bản án ñược tuyên chỉ sau ba tiếng. AnhBaSG ñã xin nhận tội vì hành vi viết blog và hứa cắt ñứt mọi quan hệ với các phần tử phản ñộng. Ông bị án bốn năm tù. ðiếu Cày bị kết thêm một án tù 12 năm. Tạ Phong Tần cũng không chịu ăn năn như thế. Bà bị kêu án 10 năm tù.

Ba tháng sau, phiên toà phúc thẩm ñã tuyên y án ñối với ba blogger. Tuy nhiên, trái ngược với hy vọng của chế ñộ, bản án không doạ ñược các nhà bất ñồng chính kiến trên mạng của Việt Nam. Cảm xúc chủ ñạo ñược thể hiện trong các diễn ñàn trên mạng là giận dữ, ví dụ người ta nói rằng chính quyền phạt tội tự do ngôn luận còn nặng hơn tội giết người.

Các hình phạt mà chính quyền Hà Nội ñưa ra và việc thêm một vài blogger nổi bật bị bắt hồi mùa xuân vừa qua ñã không ngăn ñược việc các blogger tiếp tục viết. Ngược lại, với mỗi một blogger bị ñàn áp phải im tiếng thì lại có vài người khác ñứng lên thế chỗ. Truyền thông của ðảng và Nhà nước cho rằng blogger chính trị là ñội quân tiên phong phá hoại, nhằm thực hiện một âm mưu quốc tế chống lại chính quyền – lời buộc tội này nghe ngày càng rỗng tuếch.

Hàng nghìn người Vi ệt Nam trẻ tuổi vỡ mộng – những người vẫn ñăng bài và bình luận thường xuyên trên các blog và trang Fabebook ñối lập – ñều tin rằng dân chủ hoá là một quá trình tất yếu. Họ tin là tất cả những gì cần thiết là làm sao ñể có ñủ người nhìn ra sự giả trá của nhà nước ñộc ñảng sau cách mạng. Cuộc chiến sẽ còn tiếp tục.

(Tác giả Pham ðoan Trang là phóng viên, blogger ở Việt Nam).

BBC 7-8-13

Tướng tình báo trở lại Bộ Công an VN Trung tướng tình báo Bùi Văn Nam ñược ñiều ñộng trở lại làm thứ trưởng ở Bộ Công an sau gần hai năm làm người lãnh ñạo cao nhất tỉnh Ninh Bình.

Ông Nam từng làm thứ trưởng Công an từ năm 2008 cho ñến tháng 8 năm 2011 khi ông ñược bổ nhiệm là bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình.

Quyết ñịnh này của Bộ Chính trị ðảng Cộng sản Việt Nam dường như cho thấy ý muốn tăng cường sức mạnh cho bộ máy tình báo của công an ñể chống lại ‘ các thế lực thù ñịch’.

ðích thân ông Tô Huy Rứa, ủy viên Bộ Chính trị phụ trách nhân sự của ðảng, ñã công bố quyết ñịnh ñiều ñộng này chiều thứ Ba ngày 6/8.

Cổng thông tin ñiện tử của Bộ Công an cũng ñã ñiền tên ông Bùi Văn Nam vào vị trí thứ trưởng thứ sáu của bộ.

‘Quan tâm ñặc biệt’

Page 38: Diem tin so57

38

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Công an Trần ðại Quang ñược Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời nói sự bổ nhiệm này thể hiện ‘sự quan tâm ñặc biệt của ðảng’ trong việc xây dựng ñội ngũ lãnh ñạo của Bộ Công an nhằm ‘tăng cường sức mạnh’ cho cơ quan này trong tình hình mới.

Mặc dù chỉ mới lãnh ñạo tỉnh Ninh Bình chưa ñược nửa nhiệm kỳ nhưng ông Nam ñược Bộ trưởng Quang ca ngợi là ‘ñã hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ, ñóng góp tích cực, hiệu quả, thúc ñẩy phát triển kinh tế-xã hội’ của tỉnh.

Ông Nam, năm nay 58 tuổi, quê quán ở tỉnh Nam ðịnh, là người có nền tảng và kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực tình báo.

Sau khi tốt nghiệp ðại học An ninh Nhân dân, ông về công tác tại Cục A13, tức Cục tình báo và sau ñó làm thư ký cho bộ trưởng Công an thời ñó là ông Lê Minh Hương.

Sau khi ông Hương về hưu thì ông Nam cũng bị chuyển sang làm công tác ñào tạo về tình báo.

Một thời gian sau ông lại ñược vời ra làm việc ở Tổng cục V, tức Tổng cục phụ trách tình báo của Bộ Công an, ở cương vị phó tổng cục trưởng và sau ñó lên tổng cục trưởng.

Sau ñó ông trở thành thứ trưởng Công an, ñược thăng hàm trung tướng và vào Ban chấp hành Trung ương ðảng.

Trước ñó, trong buổi sáng cùng ngày 6/8, tỉnh Ninh Bình cũng tổ chức lễ bổ nhiệm bí thư tỉnh ủy mới ñể thay thế cho ông Bùi Văn Nam.

Theo ñó, bà Nguyễn Thị Thanh, ủy viên dự khuyết Trung ương ðảng, bí thư huyện Yên Khánh, ñược Bộ Chính trị phân công giữ chức bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình.

Bà Thanh sẽ thay ông Nam phục vụ cho hết nhiệm kỳ ñến năm 2015.

Quyết ñịnh cập rập?

Theo nguyên tắc về nhân sự của ðảng thì người ñứng ñầu ðảng bộ một tỉnh phải là ủy viên trung ương. Tuy nhiên, bà Thanh chỉ mới là ủy viên dự khuyết và phải ñợi ñến kỳ ðại hội tới của ðảng vào năm 2016 bà mới ñược vào Trung ương.

ðiều này có nghĩa là tỉnh Ninh Bình sẽ có bí thư không phải là ủy viên trung ương trong suốt ba năm.

Bên cạnh ñó, bà Thanh còn khá trẻ – chỉ mới 46 tuổi – và ñược lên làm lãnh ñạo cao nhất của tỉnh trong khi chỉ mới làm lãnh ñạo ở một huyện.

Dường như ñây là sự cập rập trong quyết ñịnh sắp xếp nhân sự của ðảng khi họ cần ñiều ñộng gấp ông Nam về bổ sung lực lượng cho công an mà không phải ñợi ñến hết nhiệm kỳ.

Cách ñây hơn hai tuần, ba thứ trưởng của Bộ Công an ñã ñược thăng hàm từ trung tướng lên thượng tướng.

Page 39: Diem tin so57

39

Trước ñó, bản thân Bộ trưởng Trần ðại Quang cũng ñược thăng từ thượng tướng lên ñại tướng và trở thành một trong số ít những vị ñại tướng trong lịch sử ngành công an Việt Nam.

Với việc ông Nam quay về Bộ Công an, cơ quan này hiện nay có ñến sáu thứ trưởng, xếp theo thứ tự là: Thượng tướng ðặng Văn Hiếu, Thượng tướng Lê Quý Vương, Trung tướng Tô Lâm, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Trung tướng Bùi Quang Bền, Thượng tướng Trần Việt Tân và Trung tướng Bùi Văn Nam.

Mỹ xem xét nghiêm túc bỏ cấm bán vũ khí sát thương cho VN

TPO – Chiều 7/8, ðại sứ Hoa Kỳ tại Vi ệt Nam, ngài David B. Shear khẳng ñịnh Mỹ nghiêm túc xem xét việc bỏ cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, nhưng kèm theo một số ñiều kiện.

ðại sứ Mỹ tại Vi ệt Nam David Shear ngày 7/8. Ảnh: T.ð.

Theo ðại sứ David B.Shear, từ năm 2006, Chính quyền của Tổng thống Bush ñã dỡ bỏ lệnh cấm bán trang thiết bị quân sự phi sát thương cho Việt Nam. Tuy nhiên, lệnh cấm bán vũ khí sát thương vẫn chưa ñược dỡ bỏ. ðại sứ cho biết, phía Việt Nam bày tỏ mối quan tâm về việc Mỹ sớm dỡ bỏ lệnh cấm này.

Một trong những ñiều kiện ñể dẫn tới việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí là vấn ñề nhân quyền. Trao ñổi với báo chí ngày 7/8, ðại sứ David B.Shear cho rằng xung quanh vấn ñề này từ ñầu năm 2013 ñến nay Việt Nam ñã có những cải thiện ñáng kể.

Trước ñó, vào ngày 4/6/2012, tại buổi tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thăm Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng từng nhấn mạnh hai bên cần nỗ lực hơn nữa trong quá trình xây dựng niềm tin và nâng tầm quan hệ hợp tác giữa hai nước. ðể phục vụ mục tiêu này, Chính phủ Mỹ cần sớm bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam và ñóng góp tích cực hơn nữa trong việc giải quyết hậu quả chiến tranh.

Page 40: Diem tin so57

40

Cụ thể hoá 'ðối tác toàn diện'

ðại sứ Mỹ tại Vi ệt Nam khẳng ñịnh chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thành công tốt ñẹp và quan hệ hai nước ñược nâng lên tầm 'ðối tác toàn diện'.

Theo ðại sứ David B.Shear, 'ñối tác toàn diện' là mối quan hệ có nội hàm rộng khắp, trên nhiều lĩnh vực khác nhau và sẽ ñược cụ thể hoá ngay trong những tháng cuối năm 2013 như trong tương lai gần, hai nước sẽ ký kết nghị ñịnh hợp tác về hạt nhân dân sự, Hiệp ñịnh ñối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). ðại sứ cho biết, không chỉ kinh tế, ñầu tư, giáo dục, hai nước cũng tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quân sự, Mỹ cũng tích cực hơn nữa trong việc hỗ trợ giải quyết hậu quả chiến tranh như dỡ bỏ bom mìn, vật liệu nổ; tẩy ñộc dioxin ở khu vực sân bay ðà Nẵng...

ðại sứ Mỹ cũng cho biết Bộ Quốc phòng hai nước sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác trên cơ sở Bản ghi nhớ ký vào tháng 9/2011.

ðại sứ cho biết ñể quan hệ Việt - Mỹ ñược nâng tầm 'ðối tác toàn diện' ñã trải qua một quá trình xây dựng lòng tin lâu dài từ việc dỡ bỏ lệnh cấm vận, tới các hiệp ñịnh về kinh tế...Việc trở thành 'ðối tác toàn diện' phản ánh lòng tin ñã ñược nâng cao lên mức mới.

Quan hệ Việt - Mỹ - Trung

Về ảnh hưởng của Trung Quốc trong mối quan hệ Việt - Mỹ, ðại sứ David B.Shear cho biết Mỹ luôn xem Trung Quốc là ñối tác quan trọng và mong muốn Việt Nam có mối quan hệ tốt ñẹp với Trung Quốc. Theo ðại sứ, mối quan hệ tốt ñẹp giữa các bên sẽ giúp bảo ñảm nền hoà bình, ổn ñịnh trong khu vực. "Không gì có lợi cho hòa bình, ổn ñịnh, thịnh vượng trong khu vực bằng mối quan hệ tốt ñẹp giữa Mỹ - Việt Nam - Trung Quốc" - ðại sứ nhấn mạnh.

Trí ðường

RFI 5-8-13

*

Page 41: Diem tin so57

41

RFA 7-8-13

Ảo tưởng công nghiệp hóa vào năm 2020 Nam Nguyên, phóng viên RFA

Nhà nước Việt Nam ñặt mục tiêu công nghiệp hóa-hiện ñại hóa Việt Nam vào năm 2020, tức chỉ còn gần 7 năm nữa. Với tình hình tụt hậu quá xa ngay với các nước ðông Nam Á như Malaysia, Thái Lan, mục tiêu này ñược xem là không tưởng. Nam Nguyên phỏng vấn TS Lê ðăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Quàn lý Trung ương về vấn ñề này.

ðặt mục tiêu quá cao

Từ Hà Nội, TS Lê ðăng Doanh nhận ñịnh:

ðại hội lần thứ 10 và ðại hội lần thứ 11 của ðảng Cộng sản Việt Nam ñều ñã thông qua mục tiêu ñến năm 2020 ñưa Việt Nam trở thành một nước cơ bản công nghiệp hóa theo hướng hiện ñại. Nhưng không nêu rõ tiêu chí cơ bản là bao nhiêu phần trăm, không nói rõ tiêu chí công nghiệp hóa là những gì và theo hướng hiện ñại là như thế nào. Cho nên ñấy là một mục tiêu rất cao, nhưng lại không có các chỉ tiêu, các ñịnh nghĩa rõ ràng. Nếu như muốn ñạt ñược một tiêu chí của một nước công nghiệp hóa, thì thu nhập bình quân ñầu người phải vào khoảng 6.300 USD và lúc ñó thì Việt Nam chắc chắn là không ñạt ñược mục tiêu ñó.

Còn cơ bản tức là không ñạt ñược ñầy ñủ thì cũng ñạt ñược cơ bản. Cơ bản là 70% hay 60%, hay có người nói là 30% cũng là cơ bản rồi, thì hiện nay chưa rõ. Theo tôi cơ bản có nghĩa là phải ñạt ñược 60%-70% và 60%-70% của 6.300 USD thì Việt Nam cũng không dễ dàng gì có thể ñạt ñược. Còn theo hướng hiện ñại có nghĩa là gì, thì cũng chưa rõ. Vấn ñề này ñang ñược ñưa ra tranh luận trao ñổi, bởi vì Việt Nam hiện nay ñang ñánh giá giữa nhiệm kỳ tức là một nửa thời gian kế hoạch 5 năm ; mục tiêu ñạt ñược chiến lược kinh tế xã hội cho ñến năm 2020 là như thế nào, ñó là chủ ñề của những cuộc trao ñổi hiện nay và vẫn ñang diễn ra trong nội bộ ở nhiều cấp khác nhau.

Nam Nguyên: Có ý kiến là phải giải quyết triệt ñể những vấn ñề kinh tế bức xúc của 25 năm ñổi mới gắn với sở hữu toàn dân như ñất ñai, doanh nghiệp nhà nước, ngân sách nhà nước thì mới có thể nói chuyện tiến lên công nghiệp hóa ở mức ñộ nào ñó. Thưa Tiến sĩ nhận ñịnh gì?

TS Lê ðăng Doanh: Nền kinh tế Việt Nam một lần nữa lại ñứng giữa ngã ba ñường, tức là Việt Nam cần phải thay ñổi mô hình tăng trưởng và ðảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 15/10/2011 thì ñã ñề ra mục tiêu ñó rồi. Nhưng thay ñổi mô hình tăng trưởng là chuyển sang tăng trưởng có hiệu quả dựa vào nâng cao năng suất lao ñộng, dựa vào khoa học công nghệ, dựa vào quản lý hiện ñại, thì hiện nay bước chuyển ñổi ñó chưa thực hiện ñược.

ðồng thời cũng ñề ra tái cấu trúc nền kinh tế, tái cấu trúc các tập ñoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và hệ thống thể chế tài chính, cũng như giải quyết nợ xấu và tái cấu trúc

Page 42: Diem tin so57

42

ñầu tư công. Cho ñến nay ñã có ñề án tái cấu trúc nhưng chưa thực hiện ñược bao nhiêu, ñề án tái cấu trúc ñầu tư công thì chưa ñược trình ra ñầy ñủ.

Kế hoạch 5 năm 2010-2015 cũng ñề ra ba khâu ñột phá quan trọng. Một là ñột phá, một nỗ lực vượt bậc trên lĩnh vực thiết lập thể chế kinh tế thị trường, ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa. Thứ hai là xây dựng kết cấu hạ tầng và thứ ba là nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực. Cả ba khâu ñột phá ñó cho ñến nay mới làm ñược rất khiêm tốn và thể chế kinh tế thị trường thì gần ñây nhiều người thấy là Nhà nước ñã can thiệp quá nhiều vào thị trường. Trong khi ñó, những việc chính yếu của Nhà nước như bảo ñảm luật pháp, bảo ñảm trật tự an toàn xã hội, bảo ñảm ổn ñịnh kinh tế vĩ mô thì Nhà nước lại làm kém hiệu quả.

Phân bố nguồn lực không hợp lý

Nam Nguyên: Theo thông tin ghi nhận, các chuyên gia của chính phủ cũng nói là, sự phân bổ nguồn lực ñược mô tả là méo mó chính là sự cản trở phát triển kinh tế. Thí dụ, ưu ñãi doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân thuộc nhóm lợi ích trong tiếp cận tín dụng, ñất ñai hay các nguồn lực sản xuất quan trọng khác. Thưa TS nhận ñịnh gì về ñánh giá này ?

TS Lê ðăng Doanh: Một trong những chức năng cơ bản của Nhà nước là phân bố nguồn lực một cách hợp lý, ñể bảo ñảm sự phát triển xã hội và tăng trưởng của nền kinh tế. Nhưng nhìn lại thì thấy sự phân bổ nguồn lực của Việt Nam rất kém hiệu quả và không hợp lý. Khối kinh tế Nhà nước thì thu hút tới 65% tổng tín dụng, nhưng chỉ sản xuất ra ñược 28% tổng sản phẩm xã hội.

Con số của Tổng cục Thống kê ñưa ra là kinh tế Nhà nước ñóng góp 34% là bao gồm cả ñóng góp của quốc phòng của bộ máy hành chính của thể dục thể thao! Chứ còn sự ñóng góp ñích thực của các tập ñoàn, tổng công ty Nhà nước chỉ khoảng 28% thôi. Chúng tôi ñã tính lại một cách hết sức nghiêm túc dựa trên các con số của Tổng cục Thống kê và như thế thấy là không ñược hiệu quả lắm. Thứ hai nữa, sự ưu ñãi ñối với các doanh nghiệp Nhà nước ñã không ñem lại hiệu quả như mong ñợi. Thí dụ ñầu tư lớn vào Vinashin vào Vinalines và bây giờ không ñem lại hiệu quả mong ñợi.

Việc ñầu tư công là một nhiệm vụ rất quan trọng của một Nhà nước ñưa một nền kinh tế ñang phát triển ở trình ñộ thấp tiến lên hiện ñại thì phải có ñầu tư công, phải có phát triển kế cấu hạ tầng, phải có phát triển khoa học công nghệ, phát triển giáo dục ñào tạo ..v..v.. nhưng ñầu tư công của Việt Nam là rất kém hiệu quả rất tốn kém. Một km ñường cao tốc giá cao một cách bất ngờ và mới ñây ðại biểu Quốc hội cũng ñề cập ñến việc một số nhà vệ sinh ñược xây cho các cháu ở trường học mà ñược báo giá lên ñến 600 triệu ñồng, nó quá lớn. Vì vậy, việc ñó nó gắn liền với các nhiệm vụ mà tôi có kể ở trên, tức là phải tái cấu trúc ñầu tư công và tái cấu trúc các tập ñoàn và tổng công ty Nhà nước.

Nam Nguyên: Cảm ơn TS Lê ðăng Doanh ñã trả lời ðài RFA

Kinh t ế ñang rơi vào vòng xoáy dữ dội? - Theo chuyên gia kinh tế Phạm Nam Kim, cựu giám ñốc Ngân hàng bang Vaud, Thuỵ Sỹ,

nền kinh tế Việt Nam ñang ñi vào vòng xoáy: cầu thấp do thất nghiệp tăng và thất nghiệp tăng dẫn ñến cầu thấp.

Page 43: Diem tin so57

43

Xuống "ñáy" chữ U

ðánh giá về kinh tế nửa ñầu năm 2013, ông Kim cho rằng, lạm phát thấp không phải do thành công từ công tác ñiều hành mà do kinh tế suy thoái, cầu thấp, cung tự giảm và nhiều lúc thấp ñến mức ñáng lo ngại, phải tạo ra tăng giá một số mặt hàng, dịch vụ ñể ñẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lên.

Tính ñến nay, có hai chính sách quan trọng bắt ñầu ñi vào cuộc sống là gói hỗ trợ 30.000 tỷ ñồng cho người mua nhà ở xã hội và thành lập Công ty quản lý nợ xấu VAMC.

Tuy nhiên, xét gói hỗ trợ 30.000 tỷ ñồng, có thể thấy chưa trúng mục tiêu và hiệu quả sẽ không cao. Chẳng hạn, muốn sở hữu căn hộ 70m2, giá 15 triệu ñồng/m2 thì người mua có thể vay 800 triệu ñồng, lãi suất 6% trong 10 năm. Năm ñầu sẽ phải trả cả gốc và lãi 128 triệu ñồng, cộng với các chi phí sinh hoạt thì thu nhập của hộ mua nhà phải kaf trên 200 triệu ñồng/năm. Với thu nhập như vậy ở Việt Nam là khá cao và ít người có thể vay ñược. Và việc kích thích kinh tế thông qua gói này không mang lại nhiều kết quả.

Từ năm 2012 ñến nay, nền kinh tế không những không tạo ra mà còn làm mất ñi nhiều công ăn việc làm (ảnh SGTT)

Còn việc thành lập VAMC cũng không thể giải quyết ñược gốc của vấn ñề là DN sẽ tiếp cận ñược vốn ngân hàng dễ dàng, cho dù các ngân hàng ñã sạch nợ xấu. Vốn vì thế vẫn khó ñẩy vào sản xuất kinh doanh khiến kinh tế khó khởi sắc.

Bên cạnh ñó, ñến nay ñã có trên 300.000 DN bị thua lỗ, phá sản, ngừng hoạt ñộng; số còn lại, khoảng 100.000 DN ñang sống thoi thóp. Theo tính toán, bình quân 1 DN ngừng hoạt ñộng sẽ làm mất 15 việc làm. Với số DN ñã ra ñi, hàng triệu việc làm không còn, chưa kể hàng năm có thêm hơn 1 triệu người gia nhập thị trường lao ñộng. Như vậy, có thể nói từ năm 2012 ñến nay, nền kinh tế không những không tạo ra mà còn làm mất ñi nhiều công ăn việc làm. Số lượng lao ñộng thất nghiệp cao, thu nhập giảm ñã khiến nguồn cầu hạ thấp, các DN ñã khó lại càng khó khăn hơn.

Có người cho rằng nền kinh tế Việt Nam ñã xuống "ñáy" nhưng là "ñáy" chữ U, xuống "ñáy" rồi nhưng không biết khi nào mới có thể lên ñược. “Theo tôi, kinh tế Việt Nam ñang rơi vào vòng xoáy khó có thể thoát ra, ñó là cầu giảm gây ra thất nghiệp tăng, thất nghiệp tăng lại làm cho cầu giảm”, ông Kim nhận xét.

Tái cơ cấu kinh tế chậm

Page 44: Diem tin so57

44

Nếu không có các chính sách ñột phá, kinh tế sẽ còn khó khăn trong nhiều năm tới. Chính sách cần làm, theo ông Kim, trước hết phải tăng ñầu tư. ðầu tư sẽ tạo ra việc làm, mang lại thu nhập cho người lao ñộng, lợi nhuận cho DN, qua ñó sẽ nâng nguồn cầu. Ngoài ñẩy mạnh ñầu tư công bằng nguồn vốn ngân sách thì phải thúc ñẩy các DN ñầu tư. ðể DN tiếp cận ñược vốn trong tình hình hiện nay, không có cách nào khác là Chính phủ phải ñứng ra bảo lãnh ñể các DN tốt, dự án tốt ñược vay vốn.

Ngoài ra, có thể kích thích bằng kích cầu bất ñộng sản, nhưng chính sách phải khác, chẳng hạn dành cho tất cả người có nhu cầu mua nhà ở, không giới hạn diện tích và giá tiền, lãi suất ổn ñịnh và thời gian cho vay kéo dài ñến 30 năm.

Trên thế giới, một số nước có chính sách dành cho người dân mua nhà ñược vay tới 30 năm, thậm chí có nơi 100 năm như Thụy Sỹ. Như vậy việc trả tiền vay gốc sẽ rất thấp, chỉ phải lo lãi suất. Khi thị trường bất ñộng sản khơi thông sẽ kéo nhiều ngành sản xuất phát triển theo như vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất, ñồ dùng gia ñình, học tập, thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị ñiện, ñiện tử, giải trí... góp phần tạo cầu tăng.

Vế tái cơ cấu nền kinh tế, theo ông Kim, diễn ra quá chậm. Chạy theo kinh tế ảo, nhưng từ năm 2011, Việt Nam là quốc gia ñộc nhất trên thế giới mạnh dạn ñưa ra chính sách tái cấu trúc nền kinh tế, ñược ñánh giá cao. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra chậm. Tái cơ cấu ngân hàng và DN nhà nước tiến triển rất chậm và không như mong ñợi. ðề án tái cơ cấu nền kinh tế thì quá dàn trải cho tất cả các ngành và tất cả các ñịa phương, không thấy ñâu là mũi nhọn. Có thể nói ðề án tái cơ cấu nền kinh tế ñã không nắm bắt ñược hướng ñi dựa trên những lợi thế và tạo ra sự khác biệt của riêng Việt Nam.

Với ñề án như hiện nay thì thực hiện sẽ ít ñem lại hiệu quả, bởi tất cả vẫn dựa trên ý chí và mong muốn chủ quan hơn là trên cơ sở thực tiễn.

Nếu ñề án tốt thì thời gian qua, Việt Nam ñã thu hút ñược rất nhiều nhà ñầu tư nước ngoài và ñây là nguồn vốn quý ñể phát triển kinh tế trong lúc khó khăn. Song, họ ñến, ñã hy vọng rồi thất vọng khiến ñầu tư càng giảm trong giai ñoạn này, tăng trưởng lại càng khó khăn.

Hiện tại vẫn chưa nhìn thấy kinh tế Việt Nam sẽ thoát "ñáy" hay thoát khỏi vòng xoáy bằng cách nào.

Tr ần Thủy(ghi)

Nông dân trả lại ruộng, vì ñâu? ►Nông dân bỏ ruộng, trả lại ruộng ñang có xu hướng lan rộng, nhất là ở Hải Dương, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam ðịnh, Nghệ An...

Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ñã có Công văn số 2491, gửi sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương yêu cầu báo cáo tình hình nông dân bỏ ruộng, trả lại ruộng ñang có xu hướng lan rộng, nhất là ở Hải Dương, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam ðịnh, Nghệ An. Dù Nhà nước ñã miễn thuế sử dụng ñất nông nghiệp, thủy lợi phí, nhưng nhiều ñịa phương lại ñặt ra rất

Chuyên gia kinh tế Phạm Nam Kim

Page 45: Diem tin so57

45

nhiều khoản thu. Trong ñó, nhiều nhất là phí dịch vụ của hợp tác xã và các khoản thu của thôn, ñội, như: phí chuyển giao khoa học kỹ thuật; bảo vệ thực vật; bảo vệ ñồng ruộng; dịch vụ thủy nông; quỹ nội ñồng; tiền bắt chuột; thu làm ñường bê-tông; tiền ñiện ñường; quỹ Hội Nông dân; xây dựng ñường giao thông; vệ sinh môi trường; tang lễ; quỹ trẻ thơ; quỹ khuyến học. Không kham nổi hàng chục phí ñịa phương Theo kết quả ñiều tra của Cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trên cả nước, bình quân mỗi hộ nông dân phải chịu 30-40 khoản ñóng góp, với mức 250 nghìn - 800 nghìn ñồng/năm. Tại ñồng bằng sông Hồng, có 26 khoản ñóng góp, mức thu 350-500 nghìn ñồng/hộ/năm; khu vực trung du miền núi phía Bắc có 28 khoản ñóng góp với mức 250 -450 nghìn ñồng/hộ/năm; khu vực duyên hải Nam Trung Bộ: 28 khoản và ñồng bằng sông Cửu Long 25 khoản, với 300-700 nghìn ñồng/hộ/năm. Hai khoản nông dân phải ñóng nặng nhất là xây dựng giao thông nông thôn và trường học, bình quân 672-872 nghìn ñồng/hộ/năm. Trong 10 khoản thu phí dịch vụ của hợp tác xã (thủy lợi phí, dịch vụ bảo vệ thực vật, phí bảo vệ ñồng ñiền) thì thủy lợi phí chiếm 70% tổng chi phí dịch vụ mà xã viên phải ñóng góp mỗi năm (khoảng 380 nghìn ñồng). Ông Nguyễn Hữu Dương, Giám ñốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương cho biết, Nhà nước ñã giảm hết các khoản ñóng góp của hộ nông dân, nhưng các khoản ñóng góp của thôn của xã vẫn còn rất nhiều. ðề nghị Nhà nước tiếp tục giúp ñỡ nông dân ñể làm sao các khoản ñóng góp về trường học, ñiện, trạm xá, mầm non không phải ñóng góp hoặc có thì chỉ một chút thôi. TS. ðặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn cho rằng, với các nước tiên tiến, nông dân bán ruộng ñể chuyển sang nghề khác là bình thường. Ở nước ta, rất nhiều nông dân ñã ra thành phố mưu sinh hoặc chuyển ñổi nghề khác, không có nhu cầu trồng lúa. Thế nhưng nhiều năm nay, họ vẫn khư khư giữ ruộng, không muốn chuyển cho người khác gieo cấy. Thời ñiểm này, nhiều nông dân trả ruộng là một hiện tượng không bình thường. Họ trả, không phải vì ñã có nghề khác sinh nhai, mà vì ñồng lúa vốn là tư liệu sản xuất quan trọng nhất lại ñang trở thành cái “tròng” siết lên cổ họ. Hiện nay, chúng ta có rất nhiều chính sách như miễn thuế, miễn thủy lợi phí, trợ cấp tiền cho những hộ sản xuất lúa. ðiều nông dân cần là làm thế nào ñể sản xuất nông nghiệp có lãi. ðiều này ñòi hỏi phải có những giải pháp lớn căn cơ, như tạo ñiều kiện tích tụ ñất ñai, chuyển ñổi cơ cấu cây trồng, các ngành nghề sử dụng ñất hiệu quả hơn. Phải phát triển kiểm soát ñầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi rẻ và chất lượng tốt ñể làm giảm chi phí sản xuất thì trồng lúa, chăn nuôi mới có lãi. Thách thức hay cơ hội? Ông Lương Anh Tế, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hải Dương nhận ñịnh, việc nông dân trả lại ruộng cho Nhà nước, bên cạnh những thách thức cũng là cơ hội ñể ñưa ra những giải pháp tích tụ ruộng ñất, dồn ruộng cho những người có sức lao ñộng, có vốn, có kiến thức ñể sản xuất ra những nông sản

Page 46: Diem tin so57

46

hàng hóa lớn với giá thành hạ. Vì vậy, cần vận ñộng nông dân thực hiện các hình thức tích tụ ruộng ñất như: cho mượn ruộng, cho thuê, góp vốn, chuyển nhượng có thời hạn, chuyển nhượng một lần... Nhà nước phải có cơ chế hỗ trợ nông dân thiết thực hơn nữa, từ việc kiểm soát thị trường vật tư nông nghiệp ñể ñảm bảo chất lượng phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây con. ðiều này tự nông dân không thể làm ñược. Trong Công văn số 2491 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ñã nêu rõ: “Trong thời gian gần ñây, nông dân nhiều nơi ñã bỏ ruộng và trả ruộng, ngay cả ở những ñịa phương có diện tích ñất nông nghiệp bình quân ñầu người rất thấp. Vấn ñề trên ñã tác ñộng không nhỏ ñến sản xuất nông nghiệp và tâm lý người dân ở khu vực nông thôn, gây lãng phí trong việc sử dụng quỹ ñất nông nghiệp. ðây là vấn ñề cần khẩn trương xem xét, nghiên cứu ñể ñề xuất với Chính phủ các chính sách và giải pháp khắc phục trong dịp sơ kết Nghị quyết số 26 của Ban chấp hành Trung ương ðảng (khóa X) về tam nông”. ðể làm rõ thực trạng tình hình, nguyên nhân và có giải pháp sử dụng ñầy ñủ, hiệu quả quỹ ñất sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập và ñời sống nông dân, giữ vững ổn ñịnh an ninh, trật tự xã hội ở nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh kiểm tra, thống kê tình hình nông dân bỏ ruộng, trả ruộng; kiến nghị và ñề xuất các giải pháp, chính sách khắc phục. (Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)

Tiểu thư ñại gia, ñọ tiền tỷ trên sàn chứng khoán Trong số những cái tên nay, không thể kể ñến tiểu thư Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh của REE và Phương Anh, con gái Chủ tịch HðQT Tập ñoàn Tân Tạo.

Tr ầm Thuyết Ki ều - con gái "ñại gia" tài chính Tr ầm Bê

Trầm Thuyết Kiều (sinh năm 1983), con gái của ñại gia tài chính, ngân hàng Trầm Bê thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Hiện nay, cô Trầm sở hữu gần 10% cổ phần và là Phó Tổng giám ñốc khối khách hàng tổ chức của Ngân hàng Phương Nam.

Cô cũng là Phó Tổng giám ñốc Công ty vàng bạc ñá quý Phương Nam NJC (nắm giữ 4,95 triệu cổ phiếu - tương ñương 11% cổ phần). Năm 2008, trên cương vị là Phó Chủ tịch NJC, Trầm Bê ñưa Trầm Thuyết Kiều (sở hữu 4,95 triệu cổ phiếu tương ñương 11% cổ phần) lên nắm giữ chức Phó tổng Giám ñốc.

Page 47: Diem tin so57

47

Tiểu thư 9x với khối tài sản 40 tỷ ñồng

Là tiểu thư 9x xinh ñẹp và tài năng, Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh – con gái của chủ tịch Cổ phần Cơ ñiện lạnh (REE) Nguyễn Thị Mai Thanh hiện sở hữu khối tài sản khổng lồ với 2,16 triệu cổ phiếu của REE (tương ñương hơn 40 tỷ ñồng).

Hôm 5/2/2013, Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh ñã mua xong 1 triệu cổ phiếu REE như ñăng ký trước ñó vào ngày 23/1/2013. Khi mua vào thêm 1 triệu cổ phiếu này, Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh sẽ sở hữu gần 1,3% vốn ñiều lệ của REE.

Với 3,16 triệu cổ phiếu REE (tương ñương 1,29%), giá trị cổ phần của cô tiểu thư Nhất Hạnh ñang nắm giữ có trị giá xấp xỉ 70 tỷ ñồng.

Với việc mã này tăng giá từ 20.000 ñồng (giá mở cửa hôm 1/2) lên 20.200 ñồng (giá mở cửa hôm 9/5), tài sản của kiều nữ 9x này tăng khoảng trên 600 triệu. Như vậy, chỉ trong vòng 3 tháng, số cổ phiếu này ñã ñem về cho cô tiểu thư xinh ñẹp này một khoản tiền chênh lệch không nhỏ.

Trước ñó, tại ðHCð, Cơ ñiện Lạnh cũng thông báo trả cổ tức 16% bằng tiền mặt (mỗi cổ phiếu nhận 1.600 ñồng) vào 25/4. Như vậy, 3,16 triệu cổ phiếu của Nhất Hạnh cũng thu về khoản cổ tức khoảng 5 tỷ ñồng.

Trần Phương Ngọc Giao, con gái bà Cao Thị Ngọc Dung

Hiện cô ñang nắm giữ cổ phiếu của Ngân hàng thương mại cổ phần ðông Á (DAF). Trần Phương Ngọc Giao ñang nắm giữ 10.000.000 coorphieesu tương ñương với 4,74% cổ phần của ngân hàng.

Page 48: Diem tin so57

48

Ngoài ra, số cổ phiếu của cô tại Công ty cổ phần vàng bạc ñá quý Phú Nhuận (PNJ) là 2.788.798 cổ phiếu.

Tổng giá trị tài sản của cô tính ñến 5/2013 là 71.7 tỷ ñồng.

Nguyễn Phương Anh - con gái bà ðặng Thị Hoàng Yến - Chủ tịch HðQT Tập ñoàn Tân Tạo

ðây chính là con gái ñầu của bà ðặng Thị Hoàng Yến - Chủ tịch HðQT Tập ñoàn Tân Tạo. Phương Anh sinh năm 1985, từng tốt nghiệp cử nhân ñạo diễn sân khấu. Nguyễn Phương Anh ñã tốt nghiệp Trường ðại học Oxford ( Anh) là một trong ba người ñược Trường Kịch nghệ Hoàng gia Anh (Royal Drama Academics School – RADA) chọn làm ñạo diễn.

Năm 2002, Phương Anh là một trong 10 sinh viên ñạt ñiểm tuyệt ñối về luật của nước Anh. ðến năm 2003, Phương Anh lại ñoạt giải nhì văn chương toàn nước Anh và năm 2004 cô ñoạt giải nhì cuộc thi phim danh cho các ñạo diễn ñang là sinh viên ở Anh.

Hiện nay, cô quyết ñịnh tạm ngừng việc học ñể quay trở về Việt Nam tạo dựng một sự nghiệp mới còn rất non trẻ ở Việt Nam, ñó chính là lĩnh vực truyền hình và công nghệ ñiện ảnh.

Hiện nay cô là thành viên Công ty CP ñầu tư và công nghiệp Tân Tạo, ủy viên HðQT của tập ñoàn này. Theo bảng xếp hạng của VNE công bố, hiện Phương Anh ñang nắm giữ lượng cổ phiếu tương ñương với giá trị hơn 700 tỉ ñồng tại Tập ñoàn Tân Tạo.

(Theo Soha)

Thứ trưởng Việt và phiên toà ðức, nan ñề hội nhập chính trường

TS Nguyễn Sỹ Phương – CHLB ðức. 07-08-2013

Cách 3 tháng trước, trang mạng Liên hiệp người Vi ệt ở ðức ñăng bài “Buổi gặp gỡ giao lưu của ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng bộ ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Vi ệt Nam ở nước ngoài và BCH Liên hiệp người Vi ệt toàn Liên bang ðức” có ñoạn: “Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn ñã ñộng viên, khuyến khích mọi người tham dự buổi gặp mặt phát biểu ý kiến thẳng thắn, nêu rõ nguyên nhân và những người ñã gây ra sự bất ổn cho cộng ñồng ñể cùng nhau tháo gỡ… Tất cả các Uỷ viên BCH ñã cung cấp ñầy ñủ thông tin cần thiết và cụ thể về những nguyên nhân gây ra sự bất ổn trong suốt năm qua. Bà Trịnh Thị Mùi, Chủ tịch “Hội ñồng thành viên” của Liên hiệp ñã luôn cản trở các hoạt ñộng của BCH, gây rối, làm mất ñoàn kết trong nội bộ và cộng ñồng. Cơ sở khởi nguồn từ cấu trúc bất hợp lý trong ðiều lệ Liên hiệp ñó là việc thành lập ra “Hội ñồng thành viên”. … Thứ trưởng chỉ công

Page 49: Diem tin so57

49

nhận BCH mới có vai trò lãnh ñạo Liên hiệp. Liên hiệp cần tiến hành sửa ñổi, bổ sung ðiều lệ cho hợp lý… „.

Bản tin vừa ñưa lên mạng lập tức dấy lên một làn sóng bức xúc, bất bình sôi sục cộng ñồng; chỉ trong vòng 10 ngày, bài “thư ngỏ gửi Chủ tịch Liên hiệp” của Mạnh Thái lên tiếng phản ñối, ñăng trên trang mạng nguoiviet.de, ñã có ngót 200 bình luận. Bởi Liên hiệp ñã vi phạm ðiều §9 Hiến pháp ðức: „ (1) Tất cả người ðức có quyền thành lập hội ñoàn. (2) Cấm những hiệp hội mà tôn chỉ mục ñích, hoặc hoạt ñộng vi phạm luật hình sự hoặc chống lại nền tảng của một xã hội dân chủ hoặc chia rẽ, chống lại sự giao lưu hiểu biết lẫn nhau giữa các nhóm, giai tầng, dân tộc“. ðiều khoản này có 3 ñiểm quan trọng: 1- Hiệp hội sinh ra ñể ñoàn kết, hiểu biết lẫn nhau, chứ không phải tạo phe nhóm chống nhau, hay chống bất cứ cá nhân nào. 2- Chỉ áp dụng cho người ðức tức quyền công dân, không phải quyền con người áp dụng cho cả người nước ngoài sống ở ðức. Lẽ dĩ nhiên, người nước ngoài không vì thế bị cấm lập hội, mà chỉ có nghĩa vị thế pháp lý hội ñoàn họ khác người ðức ở chỗ, người ðức có quyền buộc nhà nước tạo mọi ñiều kiện luật ñịnh ñể thực hiện quyền ñó, nếu không họ sẽ viện tới toà án chế tài cơ quan nhà nước liên quan, còn người nước ngoài thì không. 3- Những hiệp hội bị cấm không chỉ do sai tôn chỉ mục ñích thường ñược thể hiện ở ðiều lệ mà chính bởi những hoạt ñộng hàng ngày vi phạm luật hình sự, như tụ tập, hội họp, ra nghị quyết, tuyên truyền gây thiệt hại cho nạn nhân, vu khống, lăng mạ, bài xích, kích ñộng, chia rẽ… ðầu năm nay, Toà án Hành chính ở Kassel, ðức, với án số 8 C 2134/11 ñã cấm hiệp hội Hell Angels MC Charter Westend hoạt ñộng. Trước nữa, tháng 12.2012, Hiệp hội HNG bị cấm, kháng kiện phúc thẩm lên toà án Hành chính Liên bang cũng bị y án.

BCH Liên hiệp trong buổi gặp gỡ này quy chiếu theo ðiều §9 Hiến Pháp ðức cho thấy: 1- Buổi gặp gỡ là 1 hoạt ñộng của Liên hiệp; Liên hiệp phải chịu trách nhiệm. 2- Hội ñoàn ðức không ñược phép tham gia chính trị, nhưng Liên hiệp ñã vi phạm, “cung cấp ñầy ñủ thông tin cần thiết và cụ thể về những nguyên nhân gây ra sự bất ổn trong suốt năm qua”, cho Thứ trưởng “ñể cùng nhau tháo gỡ”. 3- Cuộc họp lại nhằm vào cá nhân, “tìm kiếm những người gây ra bất ổn cho cộng ñồng”. Hội ñoàn sinh ra ñể làm công việc thiện, chứ không phải ñể nhắm vào cá nhân con người. Ngay biểu tình dù rất tự do ở ðức nhưng sẽ bị giải tán, phạt hình sự người tổ chức, nếu hô khẩu hiệu hay mang biểu ngữ có tên cá nhân ñể chống họ, bất kể họ là ai. Chưa nói, nếu có gây bất ổn cộng ñồng thật, thì ñó là chức năng hiến ñịnh của cảnh sát ðức phải giải quyết, không liên quan tới bất kỳ hiệp hội nào, hay nhà chức trách nước ngoài nào. 4- BCH cũng như HðTV do ñại hội bầu không liên quan gì tới nhà nước nào cả, nhưng lại ra tuyên bố chỉ BCH mới ñược Thứ trưởng Việt Nam công nhận có vai trò lãnh ñạo, loại bỏ chức năng tương ñương của Hội ñồng thành viên vốn ñược luật ðức thừa nhận. 5- Với danh nghĩa Liên hiệp, cùng hình thức tổ chức cuộc họp BCH, ra thông báo, kèm những câu vu khống, xúc phạm cá nhân trên phương tiện truyền thông, ảnh hưởng tới uy tín và nghề nghiệp của họ; rõ ràng tổ chức liên hiệp trong trường hợp cụ thể này ñã ñược dùng làm phương tiện chống lại cá nhân, vi phạm luật hình sự, trực tiếp vi phạm mục (2) ñiều §9 Hiến pháp ðức, bị cấm hoạt ñộng.

Một xã hội thượng tôn pháp luật, tự nó sẽ vận hành một khi pháp luật bị vi phạm: ðể chấm dứt ngay hành vi phạm pháp trên, bảo vệ nhân phẩm của mình, bà Trịnh Thị Mùi viện ngay tới luật sư ñệ ñơn lên toà án ñiạ phương Amtsgericht Lichtenberg, Berlin, ðức, „Yêu cầu toà ra án quyết khẩn cấp, chiểu theo ðiều §§ 935 ff., 91 Luật ZPO, cấm lập tức Liên hiệp, ñại diện bởi ông Nguyễn Văn Thoại Chủ tịch và ông Vũ Quốc Nam Phó Chủ tịch, ñăng tải trên trang web Liên hiệp 2 câu liên quan tới bà Trịnh Thị Mùi. Nếu tái phạm, sẽ bị phạt tiền tới 250.000 Euro hoặc phạt tù 6 tháng“.

Page 50: Diem tin so57

50

Theo luật ñịnh về án quyết khẩn cấp, toà phải thụ lý ngay, lên lịch xét xử. Chỉ sau 15 phút, toà kết thúc với án quyết số 3 C 1004/13, nội dung: “Bên nguyên thông báo, bài viết vi phạm bị phản ñối ñã ñược gỡ bỏ. Bên bị cam kết, bài viết về gặp mặt giữa ông Nguyễn Thanh Sơn và BCH sẽ không ñưa lên truyền thông nữa, nhất là trên trang mạng của Liên hiệp”.

Hệ quả dẫn tới một án quyết ðức ghi cả tên Thứ trưởng Việt Nam có một không hai trong lịch sử ngoại giao này, bắt nguồn từ mô hình hội ñoàn giữa 2 nước Việt Nam và ðức vốn khác nhau về bản chất, nguyên lý vận hành, xuất phát từ 2 hình thái kinh tế xã hội ñối lập nhau giữa các nước TBCN và XHCN trước ñây. Ở TBCN, hội ñoàn thuộc phạm trù xã hội dân sự, hay xã hội công dân, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “politiké koinonia”, sau này chuyển ngữ sang tiếng La Tinh “societas civilis”, ñược hiểu là tập hợp các công dân tự do. Lý luận về xã hội dân sự mô phỏng xã hội loài người như một vòng tròn chưá 3 vòng tròn ngoại tiếp nhau, gồm vòng tròn nhà nước hoạt ñộng bằng quyền lực, vòng tròn thị trường trao ñổi kinh tế, vòng tròn gia ñình trao ñổi tình cảm, riêng tư. Khoảng không gian giữa 3 vòng tròn ñó chính là xã hội dân sự, nơi hoạt ñộng bất vụ lợi của các hội ñoàn, tổ chức, phong trào, biểu tình, bàn tròn, diễn ñàn… Mấy triệu người Vi ệt Nam sống khắp thế giới hiện nay, khởi ñầu ña số ñều “chân ướt chân ráo”, thâm chí thân cô, thế cùng, có khi ñánh cược bằng cả sinh mạng, ñược nước họ cưu mang ñùm bọc, mà Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ñã cảm ơn trong chuyến thăm Mỹ vừa qua, chính nhờ vai trò nền tảng xã hội dân sự họ tác ñộng lên chính quyền. Bởi chính quyền sinh ra không phải ñể nuôi công dân nước khác, mà vì lòng nhân của công dân nước họ buộc nhà nước họ phải làm. Ở ðức bao trường hợp chính quyền trục xuất về Việt Nam ñúng luật vẫn buộc phải ñón trở lại nhờ sức mạnh ñấu tranh của các hội ñoàn, phong trào ðức, như phong trào “Bàn tròn Thu Nga” năm 2004 với trường hợp học sinh Thu Nga 14 tuổi, hay Hiệp hội ủng hộ tỵ nạn với trường hợp cả gia ñình ông bà Nguyễn năm 2011.

Mô hình hội ñoàn ở ta tương tự Liên Xô và các nước XHCN ðông Âu trước ñây, là “một bộ phận trong hệ thống chính trị xã hội”, “ ñặt dưới sự lãnh ñạo của ðảng”, do nhà nước bao cấp lương và kinh phí, ñược tổ chức và vận hành theo cấp chính quyền từ trung ương tới ñiạ phương.

Ngược lại, mô hình hội ñoàn ðức, luật quy ñịnh, chỉ cần tối thiểu 7 người là ñược phép thành lập một hội ñoàn, hoàn toàn ñộc lập với chính quyền và mọi tổ chức xã hội khác, nơi khác, tự quy ñịnh tôn chỉ mục ñích, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt ñộng, gọi là ñiều lệ ñóng vai trò nền tảng như hiến pháp; tự bầu cử BCH và các hội ñồng, ban bệ; tự lo tài chính kinh phí; hoạt ñộng không ñược phép trả thù lao; nếu ñăng ký ở toà án thì có tư cách pháp nhân nghĩa là Chủ tịch phải chịu trách nhiệm pháp lý, còn không thì tất cả hội viên phải cùng chịu chung. Ở ðức hiện có 280.000 hội ñoàn khác nhau có ñăng ký, thu hút 60% của trên 80 triệu dân số ðức. Liên hiệp người Vi ệt ở ðức ñược thành lập năm 2011 theo ñúng mô hình trên, thu hút 172 ñại biểu cả cá nhân lẫn hội ñoàn, trong ñó có ñại diện 72 hội ñoàn, trên tổng số chừng 100 hội ñoàn toàn Liên bang. Bản dự thảo ñiều lệ tham khảo từ 5 Liên hiệp người nước ngoài lớn nhất ở ðức, bổ sung, sửa chữa sau khi tiếp nhận 33 ý kiến ñóng góp.

Tuy nhiên, do thiếu kiến thức hoà nhập về mô hình hội ñoàn và ñảng phái ở ðức, khi Liên hiệp bước vào hoạt ñộng, Chủ tịch cùng Phó Chủ tịch thường trực vốn trên dưới nửa ñời người học, làm việc trong nước và ðông ðức, ñiều hành Liên hiệp hoạt ñộng theo mô hình XHCN như một quán tính, ra văn bản khẳng ñịnh Chủ tịch là cấp trên của BCH và Liên hiệp, sai với mô hình hội ñoàn ðức không ñược phép và không thể phân cấp bậc hành chính trong hội ñoàn vốn mang tính tự nguyện, ai tâm huyết thì tham gia không thì thôi, chẳng ai lệnh ñược cho ai, mà chỉ theo nghị quyết, thoả thuận. ðảng phái cũng vậy, chỉ khác hội ñoàn ở chỗ hoạt ñộng trên lĩnh vực chính trị. Số lượng 1 hội ñoàn hay ñảng phái ở ðức so với Vi ệt Nam nói chung không nhiều, ñảng FDP do Rösler gốc Việt làm chủ tịch, tham gia chấp chính,

Page 51: Diem tin so57

51

hiện chưa tới 60.000 ñảng viên so với ở ta 3 triệu. Bỏ ñảng này tham gia ñảng khác là bình thường, kể cả chủ tịch ðảng cũng vậy. Với quan niệm mình là cấp trên, Chủ tịch cùng Phó Chủ tịch thường trực khi ñăng ký ở toà án ñã tự ý sửa biên bản ñại hội lẫn ñiều lệ theo ý mình, biến Liên hiệp trở thành liên kết các cá nhân, phá vỡ hoàn toàn mô hình kỳ vọng của cộng ñồng mong muốn liên kết các hội ñoàn ñiạ phương trong một mái nhà Liên hiệp, bị HðTV có chức năng ñại diện hội thành viên và giám sát BCH can thiệp không ñược ñành phải viện tới toà, hiện ñang chờ phán quyết. Hậu qủa, Liên hiệp nay chỉ còn hơn 90 hội viên cá nhân, không có thẻ hội thành viên, thuộc loại nhỏ nhất các hội ñoàn người Vi ệt ở ðức. Nội bộ bất ổn, Chủ tịch ñọc báo cáo trước ðại hội công khai chia cộng ñồng thành 2 loại ủng hộ và chống phá Liên hiệp (ở ðức là một khái niệm hình sự phải có hậu quả thiệt hại), chụp mũ bất cứ ai chỉ trích mình ñều là chống phá Liên hiệp. Bất chấp ñiều lệ quy ñịnh loại bỏ họ kể cả thành viên BCH. Vô hiệu hoá HðTV bị HðTV ñề nghị ðại hội miễn nhiệm Chủ tịch.

Buổi gặp gỡ Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn phải viện tới toà giải quyết là hệ quả pháp lý không thể tránh khỏi khi không chỉ Liên hiệp mà cả Thứ trưởng cũng áp dụng mô hình hội ñoàn XHCN vào quốc gia TBCN: 1- Với tư cách Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Vi ệt Nam ở nước ngoài, theo mô hình hội ñoàn trong nước, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn coi sự sống còn của Liên hiệp thuộc trách nhiệm của mình, nên ñã can thiệp với hình thức dưới báo cáo trên chỉ ñạo „tháo gỡ“, trong khi Hội ñoàn ở ðức ñộc lập, tự chịu trách nhiệm, bình ñẳng pháp lý với bất kỳ cơ quan công quyền nào, không nhà chức trách nào ñược phép can thiệp. 2- Với trách nhiệm trước công dân nước mình, Thứ trưởng yêu cầu BCH „nêu rõ nguyên nhân và những người ñã gây ra sự bất ổn cho cộng ñồng“. Nhưng nếu có bất ổn thật thì ñó là công việc quốc gia ðức, thứ trưởng chỉ có thể can thiệp cho công dân nước mình qua con ñường ngoại giao, chưa nói cộng ñồng người Vi ệt có tới 1/5 quốc tịch ðức. 3- ðiều lệ do hội viên ñề xuất và ñại hội biểu quyết theo ý chí hội viên họ, nhưng Thứ trưởng chỉ ñạo, tức theo ý mình, „Liên hiệp cần tiến hành sửa ñổi, bổ sung ðiều lệ cho hợp lý… „. 4- Với tư cách chính quyền, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn quyết ñịnh chỉ công nhận BCH „mới có vai trò lãnh ñạo Liên hiệp“, trong khi theo luật ðức các cơ quan Liên hiệp do ñiều lệ họ quy ñịnh, không cấp nhà nước nào ñược phép thừa nhận hay không.

Không chỉ hội ñoàn, biểu tình cũng thuộc xã hội dân sự, thể hiện ý thức tự nhiên của con người trước ñồng loại, hoàn toàn bất vụ lợi, ñược xã hội hiện ñại coi là một quyền cơ bản thiêng liêng, ñược các quốc gia tiến bộ khuyến khích, bảo ñảm, cho dù chống lại nhân sự hay chính sách nhà nước họ ban hành; hiến pháp nước ta cũng ghi nhận quyền ñó. Trong khi ñó, ðại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước, trên nghị trường quốc gia, ñược truyền thông cho cả thế giới biết, công khai miệt thị ñiều thế giới trân trọng: „Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế ñể có thể ñài thọ cho một sự ô danh“. Nay tới lượt Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn ñánh giá biểu tình ở Mỹ sai lệch cả lý thuyết lẫn thực tế về xã hội dân sự – mà bất cứ ai ñã từng 1 lần biểu tình ở bất cứ nước nào ñều có thể nhận ra – ñụng chạm tới quyền thiêng liêng bất vụ lợi của người biểu tình, khi ông trả lời báo chí thế giới: „có những người chỉ vì ñồng tiền, có những người chỉ vì nhu cầu cuộc sống, có những người chỉ vì có một chút thu nhập thêm mà tham gia“. Ở họ, bất kỳ cuộc biểu tình nào nhằm kiếm thu nhập, nghĩa là vụ lợi, ñều bị pháp luật cấm, nên tuyệt không thể xảy ra như Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn phát biểu, mà không hề hấn gì ! Khác với chiến tranh, chính biến, cách mạng bạo lực, biểu tình chống nhà nước họ hay nhà nước khác không ñồng nhất với nhà nước ñó hoàn toàn xấu, hay phải lật ñổ, mà chỉ là sự biểu thị thái ñộ, chính kiến ñối với những chính sách, nhân sự nhà nước ñó mà họ quan tâm. Thái ñộ của nhà nước ñối với biểu tình như thế nào phản ảnh nền tảng dân chủ tạo nên sức mạnh nhà nước ñó !

Thứ trưởng Việt Nam có tên trong án quyết ðức, phát ngôn bị truyền thông thế giới phản ứng là một thực tế sống ñộng cho các chính khách, quan chức Việt Nam tham khảo, nếu muốn dẫn dắt nước mình

Page 52: Diem tin so57

52

„sánh vai các cường quốc năm châu“; khi tham gia vào quá trình hội nhập toàn cầu ngày càng tăng tốc, toàn diện và ña chiều, ñòi hỏi phải nắm vững không chỉ những nguyên lý, phạm trù phổ quát, mà quan trọng hơn là thực tế vận hành của xã hội, quốc gia họ, hiểu như chính mình ñã sống trong ñó; không thể lấy quan ñiểm cá nhân mình, hay rộng hơn mô hình quốc gia mình làm thước ño thế giới – ñó chính là tiền ñề của hội nhập.

Nhiều thách thức trên con ñường hình thành Cộng ñồng ASEAN

VOV.VN - Thời gian thành lập Cộng ñồng ASEAN không còn nhiều, nhưng phía trước vẫn còn những thách thức lớn. Vào ngày này cách ñây 46 năm, Hiệp hội các Quốc gia ðông Nam Á (ASEAN) ñã ñược hình thành. Chặng ñường gần 50 năm, ASEAN ñã và ñang có những buớc ñi mạnh mẽ trong tiến trình nhất thể hoá, tiến ñến hình thành một Cộng ñồng chung vào năm 2015.

Thời gian không còn nhiều, nhưng những thách thức còn rất lớn. Làm thế nào ñể có thể giúp ASEAN ñạt ñược mục tiêu này? ðó là nội dung cuộc phỏng vấn của phóng viên VOV với Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh.

PV: ASEAN ñang tiến ñến mục tiêu vào năm 2015 sẽ hình thành một Cộng ñồng ASEAN dựa trên 3 trụ cột chính là: Chính trị an ninh, kinh tế và văn hóa – xã hội. ðể hoàn thành ñược mục tiêu này, ASEAN cần phải làm những gì trong thời gian tới, thưa ông?

Tổng Thư ký Lê Lương Minh: Chỉ còn 2,5 năm nữa là ñến thời hạn mà ASEAN phải hoàn thành mục tiêu ñạt tới Cộng ñồng ASEAN vào năm 2015.

ASEAN ñã khẳng ñịnh quyết tâm tăng cường nội lực và cố gắng ñể thành lập Cộng ñồng vào năm 2015 trên cả ba trụ cột.

Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương

Minh (Ảnh: VTV )

Các biện pháp sẽ ñược triển khai ñồng bộ, với một quá trình theo dõi sát sao các bước tiến triển.

5 năm tới, ASEAN sẽ có hai thời ñiểm quan trọng là ñạt tới Cộng ñồng ASEAN năm 2015 và kỷ niệm 50 năm thành lập vào năm 2017.

Page 53: Diem tin so57

53

Ngay từ bây giờ ASEAN ñã chuẩn bị công việc xây dựng nhãn quan, phương hướng ñể phát triển trong giai ñoạn sau năm 2015-tức là giai ñoạn sau khi ñã có Cộng ñồng ASEAN, ñể xây dựng các cơ chế cho ASEAN ñủ năng lực triển khai các biện pháp ñảm bảo Cộng ñồng ASEAN tiếp tục phát triển, tiếp tục hội nhập sâu hơn toàn diện hơn, ñảm bảo ASEAN tiếp tục trở thành khu vực có sự cạnh tranh kinh tế cao, có sự phát triển ñồng ñều bền vững và công bằng.

ASEAN cũng xem xét việc cải tổ các cơ quan của tổ chức này, trong ñó có cả nỗ lực nâng cao năng lực Ban thư ký.

PV: Theo ông, ñâu là những thách thức lớn trong quá trình thành lập Cộng ñồng ASEAN. Và ASEAN sẽ làm gì ñể vượt qua thách thức này?

Tổng Thư ký Lê Lương Minh: ðiều quan trọng nhất là các nước khẳng ñịnh quyết tâm tích cực triển khai các biện pháp còn lại trong ba bộ biện pháp ñể tiến tới thành lập Cộng ñồng ASEAN dựa trên ba trụ cột, ñó là: Chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội.

Cho ñến nay, các nước ñã thực hiện ñược khá nhiều biện pháp, ví dụ việc xây dựng Cộng ñồng Kinh tế. Tính ñến 3/2013, các nước ñã thực hiện ñược gần 80% các biện pháp ñề ra trong bộ biện pháp ñể tiến tới thành lập Cộng ñồng ASEAN.

Từ nay ñến 2015, các nước cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong mức ñộ cam kết ñể sớm ñi tới ñích ñúng thời gian. Thêm vào ñó, các ñối tác ñều phải thể hiện quyết tâm sẵn sàng hỗ trợ ASEAN trong quá trình thành lập.

PV: An ninh cũng là một thách thức của ASEAN, trong ñó có cả những vấn ñề nội tại và tác ñộng bên ngoài. ðặc biệt, những quan ngại an ninh lớn hiện nay là mâu thuẫn trên Biển ðông. Ông ñánh giá thế nào về quan ñiểm của các nước ASEAN trong vấn ñề ñược cho là rất nhạy cảm này?

Tổng Thư ký Lê Lương Minh: Có sự nhất trí cao của các nước thành viên về xử lý và giải quyết vấn ñề Biển ðông trên cơ sở Nguyên tắc 6 ñiểm của ASEAN và sự nhận thức về tầm quan trọng của việc xử lý vấn ñề Biển ðông duy trì an ninh và ổn ñịnh khu vực.

Nhận thức việc xử lý giải quyết vấn ñề Biển ðông trên cơ sở các nguyên tắc trên không chỉ có ý nghĩa ñối với việc duy trì hòa bình ổn ñịnh cho các nước ASEAN mà cho cả Trung Quốc, và các nước trực tiếp liên quan trong việc tranh chấp này.

Nhận thức về các vấn ñề Biển ðông không chỉ là vấn ñề hòa bình an ninh khu vực mà còn là vấn ñề ñảm bảo an ninh hàng hải, an ninh biển – ðây cũng là những vấn ñề ñược sự quan tâm của tất cả các nước trên thế giới.

PV: Ông ñánh giá thế nào về quan ñiểm của các ñối tác ñối với các vấn ñề của ASEAN như xây dựng Cộng ñồng ASEAN hay giải quyết vấn ñề tranh chấp trên Biển ðông?

Tổng Thư ký Lê Lương Minh: Cho ñến thời ñiểm này, tất cả các nước ñối tác của ASEAN ñều khẳng ñịnh tiếp tục ủng hộ và tăng cường ủng hộ nội lực của ASEAN tiến tới xây dựng Cộng ñồng ASEAN vào năm 2015.

Page 54: Diem tin so57

54

Tất cả các nước ñối tác ñều ủng hộ lập trường của ASEAN về giải quyết vấn ñề Biển ðông trên cơ sở nguyên tắc 6 ñiểm của ASEAN.

Các nước ñối tác của ASEAN ñều ủng hộ nội lực của ASEAN xử lý giải quyết vấn ñề Biển ðông ñối với Trung Quốc trên cơ sở làm sao ñảm bảo an ninh ổn ñịnh khu vực cũng như ñảm bảo ñược an ninh về hàng hải, an ninh biển.

Trong quan hệ ñối ngoại, hiện nay ASEAN có tới 74 nước không phải thành viên cử ñại sứ tại ASEAN thể hiện nguyện vọng và quan tâm của các nước tăng cường hợp tác với ASEAN trong bối cảnh ASEAN rất cần sự hỗ trợ hợp tác của các ñối tác ñể triển khai các biện pháp ñạt tới mục tiêu thành lập Cộng ñồng vào năm 2015.

• PV: Xin cảm ơn ông./.

Châu Anh/VOV-Trung tâm Tin thực hiện

VÌ SAO TRUNG QUỐC ðƯỢC PHÉP NHẬP KHẨU HỆ THỐNG S-400 CỦA NGA?

TTXVN (Hong Kong 5/8)

Sau quyết ñịnh bán máy bay chiến ñấu ña năng Su-35 thế hệ 4 ++ và tàu ngầm lớp Lada thế hệ 4 cho Bắc Kinh, Mátxcơva ñã có bước nhượng bộ tiếp theo với quyết ñịnh xuất khẩu hệ thống phòng không S-400 sang thị trường Trung Quốc. Dưới ñây là bài viết liên quan của Tổng biên tập tạp chí “Kanwa Defense Review” Bình Khả Phu ñăng trên số tháng 7 phát hành ở Hong Kong.

Nguồn tin cấp cao thuộc giới công nghiệp quân sự Nga tiết lộ với tạp chí “Kanwa Defense Review” rằng Chính phủ Nga ñã quyết ñịnh xuất khẩu hệ thống tên lửa ñất ñối không S-400 cho Trung Quốc. ðây là bước nhượng bộ tiếp theo sau quyết ñịnh bán máy bay chiến ñấu ña năng Su-35 và tàu ngầm lớp Lada cho Bắc Kinh.

Trong các cuộc họp thường niên giữa chính phủ hai nước từ vài năm trước, phía Trung Quốc không ngừng ñưa ra yêu cầu mua S-400. Nhưng tới năm 2012, Mátxcơva vẫn chưa ñồng ý xuất khẩu hệ thống tên lửa phòng không này sang thị trường Trung Quốc. Cuối năm 2012, phía Nga lần ñầu tiên trực tiếp biểu thị với phía Trung Quốc rằng họ ñồng ý bán S-400 cho nước này.

Nguồn tin cấp cao thuộc giới công nghiệp quân sự Nga cho biết hiện nay, hai bên tuy chưa kí kết hiệp ñịnh và hợp ñồng chính thức, nhưng ñàm phán liên quan ñã ñược ñưa vào nghị trình làm việc giữa Mátxcơva và Bắc Kinh. Phía Nga ñã quyết ñịnh bán cho Trung Quốc hệ thống radar, hệ thống chỉ huy và hệ thống kiểm soát trang bị cho S-400. Việc S-400 sẽ ñược trang bị tên lửa gì sẽ trở thành trọng ñiểm ñàm phán giữa hai bên từ nay về sau. Tuy nhiên, ñiều có thể khẳng ñịnh là Nga sẽ không bán cho Trung Quốc phiên bản S-400 sử dụng cho quân ñội nước này mà sẽ là phiên bản dành cho xuất khẩu.

Page 55: Diem tin so57

55

Theo giới thiệu của Almaz Antey, ñơn vị sản xuất S-400, phiên bản S-400 dành cho xuất khẩu hiện nay bao gồm cả lựa chọn trang bị tên lửa ñánh chặn có tầm bắn 380km. Tuy nhiên, liệu Nga có xuất khẩu loại tên lửa này cho Trung Quốc hay không, tới nay vẫn chưa có phương án cuối cùng.

Có cơ quan truyền thông chính thức của Trung Quốc ñưa tin rằng trong chuyến thăm Nga, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình ñã trao ñổi ý kiến với Tổng thống Nga V. Putin về vấn ñề mua bán vũ khí, bao gồm cả việc Trung Quốc muốn mua máy bay chiến ñấu ña năng Su-35. Tuy nhiên, “Kanwa Defense Review” biết rằng hai nhà lãnh ñạo này không ñề cập tới chuyện mua sắm vũ khí cụ thể, ñương nhiên cũng không ký bất cứ họp ñồng lớn nào. Hiện nay, hợp ñồng chính thức liên quan tới việc Nga bán cho Trung Quốc tàu ngầm lớp Lada và máy bay chiến ñấu ña năng Su- 35 ñang trong quá trình chuẩn bị. Hơn nữa, một số quan chức cao cấp có tiếng nói của Nga còn cho “Kanwa Defense Review ” biết rằng ñàm phán sẽ phải tiến hành nhiều vòng, không phải là chuyện dễ dàng. Bởi vì mỗi một hợp ñồng mua bán vũ khí trang bị lớn, phía dưới hợp ñồng mẹ còn có một số hơp ñồng con, thậm chí có thể phải phân giai ñoạn ra ñể ký kết.

Tháp tùng ông Tập Cận Bình thăm Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn còn dẫn theo một ñoàn ñại biểu quân sự, cùng xuất phát từ Bắc Kinh, nhưng sau ñó ñã lưu lại Mátxcơva, không ñi châu Phi. Tại Mátxcơva, Bộ Quốc phòng hai nước ñã thảo luận vấn ñề hợp tác quân sự, ổn ñịnh chiến lược (ảnh hưởng của hệ thống Phòng thủ Tên lửa Quốc gia NMD của Mỹ) và diễn tập quân sự liên hợp. Tương tự, hai Bộ Quốc phòng ñã không ký một hợp ñồng cụ thể nào. Tuy nhiên, cuộc hội ñàm ñã xác ñịnh một số nội dung cụ thể về hợp tác quân sự. Bước tiếp theo, các cuộc ñàm phán liên quan tới việc Máíxcơva bán máy bay chiến ñấu ña năng Su-35 và tàu ngầm lớp Lada cho Bắc Kinh sẽ tiến vào giai ñoạn ñàm phán mang tính sự vụ và tham vấn kĩ thuật.

Tại sao Nga lại nới lỏng quyết ñịnh bán S-400 cho Trung Quốc? “Kanxva Defense Review ” cho rằng sở dĩ Nga thay ñổi thái ñộ, ngoài việc xuất phát từ nhu cầu cần nhau về chính trị, nguyên nhân chủ yếu và Mỹ và Nhật Bản bắt tay thúc ñẩy hơn nữa việc nghiến cứu về chương trình phòng thủ tên lửa ñạn ñạo. Hành ñộng này của Mỹ-Nhật ñã kích thích thần kinh của Trung Quốc và Nga. Nhưng nghiên cứu về chương trình phòng thủ tên lửa ñạn ñạo ñược phát triển mạnh hơn dưới thời của Thủ tướng Shinzo Abe ở Nhật Bản với mục tiêu cuối cùng là chế tạo thành công tên lửa ñánh chặn có tốc ñộ lên tới 6,5 km/giây cùng hệ thống thám trắc tương ứng có thể ñược bố trí ở Nhật Bản. Một khi ñiều này xảy ra, lực lượng tên lửa liên lục ñịa của Nga bố trí ở Tây Siberia rơi vào thế tương ñối bị ñộng. Do ñó, Nga và Trung Quốc phải tăng cường tư vấn, hợp tác trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa và quyết ñịnh bán S-400 cho Trung Quốc ñã ra ñời trong bối cảnh như vậy.

Trong một phát biểu sau chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Thượng tướng Thường Vạn Toàn, Thứ trưởng Quốc phòng Nga A.Antonnov cho biết Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Nga và Trung Quốc ñã thảo luận vấn ñề ổn ñịnh chiến lược. Phía Nga ñã cho phía Trung Quốc thấy rằng một khi chương trình phòng thủ tên lửa ñạn ñạo của Mỹ hoàn thành, có thể sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực ñối với ổn ñịnh chiến lược và phía Trung Quốc ñã có ấn tượng sâu sắc về việc này.

Sau khi Mỹ tuyên bố hủy bỏ việc bố trí tên lửa ñánh chặn ở Rumani, Nga và Trung Quốc rõ ràng ñã lo lắng Nhật Bản sẽ tham gia chương trình nghiên cứu tên lửa SM3 Block II với Mỹ.

ðối với phía Trung Quốc, nguyên nhân cốt lõi nhất thúc ñẩy nước này nỗ lực sở hữu S-400 là hy vọng lấy ñược công nghệ của Nga, ñặc biệt trong lĩnh vực chế tạo ñộng cơ tên lửa ñất ñối không tầm xa ñể cải

Page 56: Diem tin so57

56

tiến tên lửa ñất ñối không HQ9A do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo. Loại tên lửa này chỉ có tầm bắn là 125km. Muốn nâng tầm bắn của tên lửa HQ9A lên trên 200km, Trung Quốc buộc phải thay ñộng cơ mới và cải thiện công nghệ nạp ñạn. Cả hai công nghệ này của HQ9 ñều lạc hậu hơn so với hệ thống S-300 PMU 2 và S-400 của Nga. Chính vì thế, tầm bắn lên tới 380 km của S-400 ñã tạo ra sức hấp dẫn lớn ñối với Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc không thể có ngay S-400 ñể tạo ra sức răn ñe. Tầm bắn của S-400 xa hơn tầm bắn của hầu hết tên lửa của Mỹ bố trí ở các căn cứ ngoài khu vực phòng thủ của nước này.

Trong một bài viết liên quan ñăng trên số ra vào tháng 6, tạp chí “Kanwa Defense Review ” nhận ñịnh Nga có thể sẽ nới lỏng việc bán S-400 cho Trung Quốc. ðó là bởi các chuyên gia Nga cho rằng công nghệ và tầm bắn của tên lửa ñất ñối không tầm xa HQ9/FD2000 do Trung Quốc chế tạo còn kém xa S-400. Hơn nữa, trong lĩnh vực ñộng cơ hàng không, công nghệ hệ thống tên lửa ñất ñối không S-400…, Trung Quốc rất khó có thể làm nhái./.

PHILÍPPIN VÀ M Ỹ TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC CHỐNG MỐI ðE DỌA TRUNG QUỐC

TTXVN (New York 30/7)

Phản ánh sự phục hồi và triển vọng của liên minh Philíppin-Mỹ trong những năm gần ñây và sắp tới, “Tạp chí Chính trị Thế giới” của Mỹ ngày 10/7 cho biết trước năm 1992, quan hệ an ninh Philíppin-Mỹ ñược dựa trên cơ sở một số thỏa thuận quốc phòng song phương. Hai nước trở thành ñồng minh chính thức sau khi ký Hiệp ước Phòng thủ chung năm 1951. Hai nước cũng trở thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước ðông Nam Á năm 1956.

Nhưng quan trọng nhất trong số các thỏa thuận quốc phòng song phương là hiệp ước phòng thủ chung bắt buộc của hai nước có tên “Hiệp ñịnh Căn cứ Quân sự Philíppin-Mỹ năm 1947”, theo ñó tạo ñiều kiện cho Mỹ xây dựng các căn cứ hải quân và không quân trên lãnh thổ Philíppin. Các căn cứ quân sự của Mỹ ở Philíppin gồm căn cứ hải quân Subic và căn cứ không quân Clark nhằm mở rộng sự yểm trợ hậu cần quan trọng cho lực lượng Mỹ triển khai tuyến trước ở ðông Nam Á, Ấn ðộ Dương và thậm chí Vùng Vịnh trong Chiến tranh Lạnh. Hơn nữa, các tài sản của lực lượng không và hải quân Mỹ trên thực tế là nhằm thực hiện nhiệm vụ chống lại các mối ñe dọa ñối với Philíppin, bởi vì quân ñội Philíppin chủ yếu tiến hành các hoạt ñộng an ninh nội bộ.

Tháng 9/1991, Thượng viện Philíppin không phê chuẩn Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Philíppin-Mỹ năm 1991 (PACT), hiệp ước nhằm cung cấp cơ sở pháp lý cho việc kéo dài các căn cứ quân sự của Mỹ trên lãnh thổ Philíppin sau năm 1992. ðược thúc ñẩy bởi tư tưởng chống Mỹ và sự phẫn nộ trước việc bồi thường kinh tế và quân sự không thỏa ñáng liên quan ñến các căn cứ, ña số thượng nghị sĩ Philíppin bỏ phiếu chống hiệp ước này. Do Mỹ rút tất cả các cơ sở quân sự khỏi Philíppin vào năm 1992, liên minh chuyển sang hình thức khác trước ñây. Quan hệ an ninh Philíppin-Mỹ không hoạt ñộng do Manila chủ yếu tập trung vào Hiệp hội các quốc gia ðông Nam Á (ASEAN). Trong khi ñó, Mỹ chuyển ưu tiên chiến lược từ ðông Nam Á sang ðông Bắc Á. Cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu của Mỹ bắt ñầu năm 2001 và các căng thẳng trong quan hệ Mỹ- Trung sau năm 2008 ñã giúp khôi phục mối quan hệ ñối tác

Page 57: Diem tin so57

57

chiến lược Mỹ- Philíppin. Mối quan hệ an ninh giữa hai nước ñược khôi phục và liên minh thực hiện 2 mục tiêu chính trị và chiến lược gồm: thứ nhất, Manila nhận ñược sự ủng hộ của Mỹ trong các chiến dịch chống khủng bố và chống nổi dậy ở miền Nam; thứ hai, Washington tăng cường liên minh với Manila không những nhằm mục ñích cô lập các nhóm khủng bố, mà còn chống lại ảnh hưởng chính trị và kinh tế ngày càng tăng của Bắc Kinh tại Philíppin. Hiện nay, Mỹ thường xuyên tăng cường huấn luyện kỹ thuật và viện trợ quốc phòng cho Lực lượng vũ trang Philíppin (AFP) ñể củng cố quan hệ ñối tác an ninh Mỹ-Philíppin nhằm ñối phó với sức mạnh quân sự và sự quyết ñoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển ðông. Gần ñây nhất, căng thẳng giữa Philíppin và Trung Quốc tại bãi Hoàng Nham vào tháng 4/2012 khẳng ñịnh thực tiễn: sức mạnh hải quân Trung Quốc ñang bao phủ bóng ñen ñối với Philíppin, nước ở vị trí tuyến ñầu trong các tranh chấp Biển ðông với Trung Quốc. Rõ ràng, Trung Quốc ñang tập trung chống Philíppin bằng một trò chơi chính sách bên miệng hố chiến tranh. Do tình trạng yếu kém của quân ñội, chính quyền của Tổng thống Benigno Aquino III rất cần Mỹ ủng hộ về mặt ngoại giao và viện trợ quân sự trong tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc.

Quân ñội Philíppin l ạc hậu nhất ở ðông Nam Á

Sau khi giành ñược ñộc lập vào năm 1946, các lực lượng nổi dậy trong nước thường xuyên quấy rối chính quyền. Hơn 6 thập kỷ qua, chính phủ chủ yếu tập trung mọi nỗ lực và nguồn lực ñể ngăn chặn các nhóm phiến quân và ly khai, trong ñó có các cuộc nổi dậy của những phần tử theo chủ nghĩa Mao và những kẻ ly khai người Hồi giáo ở Mindanao. Mối lo ngại an ninh nội bộ ở Philíppin ñược thể hiện rõ nhất dưới thời Tổng thống Arroyo. Tháng 1/2002, AFP công bố một kế hoạch an ninh nội bộ ñược gọi là “Bantay Laya”, trong ñó khẳng ñịnh họ kiên quyết ñánh bại các phần tử vũ trang nổi dậy ở Philíppin trong 5 năm. Nhưng trọng tâm chiến lược xoay quanh các phần tử nổi dậy trong nước làm cho AFP không còn thời gian hoặc ngân sách ñể phát triển các khả năng trên không và trên biển ñể có thể ngăn chặn Trung Quốc chiếm ñóng các hòn ñảo thuộc quần ñảo Trường Sa. Báo cáo ñánh giá khả năng của AFP tháng 9/2007 cho biết tình trạng vũ khí trang bị yếu kém của AFP ñã có ảnh hưởng bất lợi ñến hiệu quả của quân ñội trong các chiến dịch chống nổi dậy. Tệ hơn nữa, các cuộc xung ñột cường ñộ thấp ñã chuyển hướng sự chú ý và các nguồn lực của quân ñội ra khỏi các dự án hiện ñại hóa quốc phòng, về khả năng quân sự thông thường của AFP, báo cáo khẳng ñịnh hải quân Philíppin “thiếu các trang thiết bị ñể tiến hành các hoạt ñộng tuần tra khu vực lãnh hải, bởi vì không có khả năng phòng không và không thể tiến hành các hoạt ñộng chống tàu ngầm và chống mìn”. Khả năng chiến ñấu hạn chế ñó của hải quân ñược thể hiện rõ nhất ở Nhóm ñảo Kalayaan thuộc quần ñảo Trường Sa, nơi AFP không thể ngăn chặn và ñối phó với việc xâm nhập vùng ñặc quyền kinh tế của Philíppin hoặc thể hiện quyết tâm bảo vệ các khu vực tuyên bố chủ quyền lãnh hải. Vì vậy, Chính phủ Philíppin không có lựa chọn nào khác ngoài ñề nghị hợp tác ngoại giao và an ninh với Trung Quốc và các nước tuyên bố chủ quyền khác ở Biển ðông ñể thúc ñẩy xây dựng lòng tin và tăng cường các thỏa thuận hợp tác quân sự song phương trong các hoạt ñộng tuần tra và diễn tập trận trên biển.

ðối mặt với thách thức của Trung Quốc

Sau khi trở thành Tổng thống vào tháng 7/2010, ông Aquino tuyên bố Philíppin phải hiện ñại hóa AFP ñể ñối phó với các thách thức an ninh mới.

Thực hiện chỉ ñạo của tân Tổng thống, Cục Lực lượng ðặc nhiệm Quốc phòng chung của AFP ñã xây dựng Kế hoạch Phát triển khả năng lâu dài của AFP. Kế hoạch yêu cầu AFP nhanh chóng chuyển ñổi từ an ninh nội bộ sang bảo vệ lãnh thổ. Kế hoạch cũng phát triển khả năng răn ñe vừa phải ñề bảo vệ các

Page 58: Diem tin so57

58

ñường biên giởi biển rộng lớn của ñất nước cũng như các tuyên bố chủ quyền lãnh hải ñối với một số ñảo thuộc quần ñảo Trường Sa. Cụ thể, kế hoạch ñề nghị phát triển các khả năng tình báo, hải giám và nâng cấp khả năng của hải quân Philíppin ñể tham gia các hoạt ñộng hải giám, phòng thủ và ngăn chặn chung trên Biển ðông. Yêu cầu ñối với AFP nhanh chóng thay ñổi từ an ninh nội bộ ra bên ngoài ñược nhấn mạnh vào tháng 3/2011, khi hai tàu tuần tra Trung Quốc quấy rối một tàu khảo sát của Bộ Năng lượng Philíppin ở Bãi cỏ Rong ở phía ðông và cách quần ñảo Trường Sa khoảng 150 dặm và ở phía Tây cách ñảo Palawan của Philíppin 40 dặm. Phản ứng trước việc Bắc Kinh không chấp nhận phản ñối chính thức của Manila, Chính phủ Philíppin tăng cường hiện diện quân sự ở biên giới phía Tây của nước này sát Biển ðông. Tương tự, Manila chi 18,4 triệu USD sửa chữa ñường băng hiện có trên một trong những hòn ñảo ñang chiếm ñóng thuộc quần ñảo Trường Sa và mua sắm các trang thiết bị cho hải quân và không quân ñể theo dõi các hoạt ñộng của ñối phương dọc biên giới hàng hải rộng lớn của ñất nước. Trong một cuộc tập trận chung giữa Philíppin và Mỹ ở Luzon, Tổng thống Aquino ra lệnh chi 22,5 triệu USD, không kể phần ngân sách quốc phòng chi cho mua sắm hàng năm, ñể mua ngay lập tức các tàu tuần tiễu, máy bay trực thăng và vũ khí hiện ñại cho AFP.

Chính sách an ninh quốc gia năm 2011-2016 của Chính quyền Aquino cũng yêu cầu nâng cao khả năng phòng thủ kéo dài từ lãnh hải của Philíppin ñến các vùng biển tiếp giáp lãnh hải và vùng ñặc quyền kinh tế (EEZ). Do ñó quân ñội Philíppin phải phát triển một hệ thống phòng thủ lãnh thổ và hàng hải toàn diện trên cơ sở các khả năng giám sát, ngăn chặn ở mức vừa phải và tuần tra biên giới. Mục tiêu này trở thành chính sách khi Chính phủ Philíppin tuyên bố vào tháng 9/2011 rằng Manila sẽ chi khoảng 1,1 tỷ USD từ ngân sách quốc gia hàng năm cho các hệ thống hậu cần và yểm trợ căn cứ cũng như mua sắm tàu chiến có sức chịu ñựng cao và 6 máy bay trực thăng cho lực lượng hải quân và không quân ñể quân ñội Philíppin có thể thiết lập một vành ñai an ninh mạnh mẽ ở khu vực Bãi cỏ Rong, Nhóm ðảo Kálayaan và Palawan.

Dẫn ñến Liên minh Philíppin-M ỹ

Việc Manila tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ nhằm giải quyết mối ñe dọa Trung Quốc ñược thúc ñẩy bởi một thực tế là liên minh Philíppin-Mỹ ñã hồi sinh sau các cuộc tấn công ngày 11/9. Trong thập kỷ qua, Manila và Washington ñã hợp tác với nhau trong việc ngăn chặn các nhóm khủng bố và nổi dậy khác nhau ở Philíppin. Năm 2002, quân ñội hai nước thành lập Lực lượng ñặc nhiệm tác chiến ñặc biệt chung Mỹ- Philíppin (JSTOF-P) ñể chống khủng bố xuyên quốc gia ñặt căn cứ tại Philíppin. Thông qua JSTOF-P, Lầu Năm Góc huấn luyện 3 ñội phản ứng ñược trang bị vũ khí hạng nhẹ ñể cuối cùng tạo thành Nhóm Lực lượng ñặc biệt thứ nhất của AFP. JSTOF-P hoạt ñộng cùng với AFP nhằm nâng cao khả năng tác chiến của AFP trong cuộc chiến chống khủng bố và chống nổi dậy. JSTOF-P cũng ñang huấn luyện và trang bị hơn 2 ñội phản ứng ñược trang bị vũ khí hạng nhẹ và 4 tiểu ñoàn bộ binh cho lục quân Philíppin, ñồng thời tăng cường khả năng thực hiện nhiệm vụ bay ñêm của các phi công lái máy bay trực thăng UH-1 của không quân Philíppin. Hải quân Mỹ cũng cung cấp cho AFP một tàu chiến hoạt ñộng ñặc biệt lớp Cyclone ñã ñược tân trang nhằm tăng cường các khả năng ngăn chặn và trinh sát của hải quân Philíppin dọc khu vực bờ biển và các vùng lãnh hải. Ngoài việc hỗ trợ các chương trình của AFP ñể cải thiện khả năng an ninh nội bộ, Lầu Năm Góc còn cung cấp cho quân ñội Philíppin các thiết bị quan trọng như phụ tùng thay thế của xe chiến ñấu bọc thép V-150 và V-300, máy bay trực thăng UH-l,…các thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị quan sát ban ñêm, áo chống ñạn, huấn luyện chiến ñấu. Lầu Năm Góc cũng tăng cường các thỏa thuận tiếp cận với Chính phủ Philíppin. Ví dụ, năm 2007, hai ñồng minh ñổi mới Thỏa thuận Hỗ trợ Hậu cần Quân sự ñược ký năm 2002. Thỏa thuận này cho phép lực lượng Mỹ mua các nguồn như thực phẩm, nhiên liệu, ñạn và thiết bị của nước chủ nhà ñể giảm bớt

Page 59: Diem tin so57

59

chi phí của hợp tác liên minh bằng cách giảm thiểu các chi tiêu hành chính và phát triển khả năng phối hợp hành ñộng của các ñồng minh trong các hoạt ñộng chung, nhiệm vụ gìn giữ hòa bình và các ñạt triển khai quân sự ña phương khác của Liên Hợp Quốc. Thực tế, Lầu Năm Góc ñã thiết lập các căn cứ hoạt ñộng tiền phương nhỏ và tạm thời ở phía Nam Philíppin và nhiều trung tâm hợp tác an ninh ở các khu vực chiến lược của Philíppin ñể lực lượng Mỹ có thể sử dụng nếu xảy ra khủng hoảng ở ðông Á.

Hai nước ñồng minh cũng ñang thực hiện dự án “Theo dõi Bờ biển phía Nam” Philíppin. Dự án này bao gồm lắp ñặt các trạm thông tin liên lạc và nghe trộm dọc bờ biển Mindanao ñể thông báo cho các máy bay của không quân và tàu tuần triễu của hải quân Philíppin ñang hoạt ñộng trong vùng biển Sulu và Sulawesi. Nhưng từ năm 2009, sự quyết ñoán của Trung Quốc trên Biển ðông là mối lo ngại ngày càng tăng của các cơ quan như: Hội ñồng Phòng thủ Chung Mỹ-Philíppin, cơ quan liên lạc và cơ quan tham vấn chuyên theo dõi sức mạnh phòng thủ của Philíppin-Mỹ chống lại các mối ñe dọa bên ngoài. Hội nghị thường niên của Hội ñồng Phòng thủ Chung tháng 8/2010 ñã thảo luận các thách thức an ninh của hai ñồng minh như: chủ nghĩa khủng bố, lực lượng nổi dậy trong nước và mối quan tâm an ninh hàng hải, cũng như các ñiểm nóng tiềm tàng như tranh chấp lãnh thổ gây tranh cãi ở Biên ðông. Mỹ và Philíppin quyết ñịnh bổ sung các khả năng quân sự lẫn nhau ñể tăng cường phối hợp tác chiến giữa các lực lượng vũ trang hai nước và tăng cường khả năng bảo vệ lãnh thổ của AFP với sự hỗ trợ an ninh hữu hiệu của Mỹ. Do ñó, trong thời kỳ ñỉnh ñiểm của cuộc tranh cãi lãnh thổ giữa Philíppin với Trung Quốc tháng 6/2011, Chính quyền Aquino nhận thấy Philíppin rất cần hỗ trợ về ngoại giao và viện trợ quân sự của Mỹ. ðại sứ Mỹ tại Philíppin Harry Thomas cam kết sẵn sàng ủng hộ Philíppin. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ Manila. Trong cuộc gặp Bộ trưởng Ngoại giao Philíppin Albert Del Rosario tại Washington, bà Clinton bày tỏ sự thận trọng của Mỹ trước sự xâm nhập của Trung Quốc ở EEZ của Philíppin và tuyên bố Mỹ sẽ tôn trọng Hiệp ước Phòng thủ chung năm 1951 và liên minh chiên lược với ñồng minh ðông Nam Á. Bà cũng tái khẳng ñịnh sự ủng hộ của Mỹ ñối với Philíppin, thậm chí Mỹ sẽ cung cấp vật chất và trang thiết bị cần thiết ñể cho phép AFP bảo vệ ñất nước.

Vai trò của Liên minh Philíppin-M ỹ

Rõ ràng quân ñội Philíppin rất cần các loại vũ khí và trang thiết bị mới ñể phát triển khả năng bảo vệ lãnh thổ. Hiện nay Mỹ ñã chuyển giao cho AFP 3 tàu lớp Hamilton bảo vệ bờ biển cũ. Sau khi ñược chuyển giao cho Philíppin, các tàu chiến này sẽ là loại tàu lớn nhất ñể thay thế các tàu khu trục hộ tống của Philíppin ñược sản xuất trong Chiến tranh Thế giới Thứ Hai hiện vẫn ñang ñược hải quân Philíppin sử dụng ñể tuần tra các vùng biển quốc tế. Tương tự, AFP sẽ tiến hành các cải cách trước khi có thể dành sự quan tâm và các nguồn lực ñể bảo vệ lãnh thổ. Những cải cách ñó sắp ñược tiến hành ñể phát triển chức năng bảo vệ lãnh thổ trong chương trình phòng thủ trung hạn. Thực tế, nhiệm vụ quan trọng trước mắt của Mỹ và Philíppin là thảo luận triển vọng an ninh và cơ cấu lại chi tiêu quốc phòng của AFP. Nhưng không hỗ trợ kỹ thuật và vật chất nào của Mỹ có thể cho phép Philíppin ñối ñầu với một Trung Quốc quyết ñoán ở Biển ðông. Do khả năng quân sự hạn chế, Manila ñề nghị Washington cam kết mạnh mẽ về quốc phòng và an ninh theo quy ñịnh của Hiệp ước Phòng thủ chung năm 1951. Cam kết hỗ trợ ñồng minh của Mỹ thực tế ñã ñược thử nghiệm trong thời gian diễn ra cuộc ñối ñầu ở bãi Hoàng Nham năm 2012 giữa Philíppin và Trung Quốc.

Trong thời gian xảy ra ñối ñầu, Philíppin kêu gọi Mỹ ủng hộ ngoại giao và quân sự. ðáp lại, Mỹ phái tàu chiến USS North Carolina, một tàu ngầm tấn công nhanh lớp Virginia ñến Vịnh Subic ngày 13/5/2012. Một tháng sau, hải quân Mỹ tiếp tục phái một tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân có tên “USS Louisville” ñến Vịnh Subic. Thực tế mục ñích của các chuyến thăm công khai của các tàu hải

Page 60: Diem tin so57

60

quân Mỹ là nhằm khẳng ñịnh Mỹ sẽ không ñứng yên nếu ñồng minh hiệp ước bị Trung Quốc ñe dọa xâm lược bằng vũ lực. Sau cuộc ñối ñầu, Tổng thống Aquino ñề nghị Mỹ bảo ñảm an ninh chắc chắn cho Philíppin khi ông gặp Tổng thống Barack Obama tại Washington tháng 6/2012. Trong cuộc hội ñàm, Tổng thống Obama tuyên bố Mỹ sẽ tuân thủ nghĩa vụ của mình theo Hiệp ước Phòng thủ chung năm 1951. Nhưng khả năng ñảm bảo phòng thủ bên ngoài cho Philíppin của Mỹ phụ thuộc vào việc lực lượng Mỹ phải ñược triển khai trước trên lãnh thổ Philíppin ñể sẵn sàng hỗ trợ trực tiếp và kịp thời.

Hơn nữa, Mỹ chỉ có thể bảo vệ hiệu quả ñồng minh Philíppin nếu lực lượng Mỹ có quyền ra vào các căn cứ gần Biển ðông ñể có thể phản ứng kịp thời trong trường hợp xảy ra một cuộc ñối ñầu vũ trang. ðể ñạt ñược mục ñích ñó, trong hội nghị của Hội ñồng Phòng thủ chung và Hội ñồng Can dự An ninh Philíppin-Mỹ, hai nước nhất trí mở rộng khuôn khổ hợp tác về an ninh song phương và ña phương. Hội ñồng ñã xem xét các biện pháp như: hiện diện luân phiên của các tài sản phòng thủ trên biển của hải quân Mỹ ở Philíppin ñể hỗ trợ các hoạt ñộng của Hội ñồng Phòng thủ chung và Hội ñồng Can dự An ninh, ñồng thời AFP phát triển khả năng ñể bảo vệ lãnh thổ, tăng cường các hoạt ñộng an ninh hàng hải song phương chung ở Biển ðông; phát triển các cơ sở hỗ trợ an ninh hàng hải sử dụng chung; cải thiện chia sẻ thông tin giữa lực lượng Mỹ và Philíppin và thực hiện các sáng kiến an ninh hàng hải ñã thống nhất liên quan ñến Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ và AFP. Washington cũng cam kết phát triển khả năng của Manila ñể theo dõi và bảo vệ lãnh hải thông qua các cuộc diễn tập quân sự và các nỗ lực xây dựng năng lực. Tháng 1/2012, trong Cuộc ðối thoại An ninh Song phương Philíppin-Mỹ tại Washington, các quan chức ngoại giao và quốc phòng Philíppin khẳng ñịnh quân ñội Mỹ cần tăng cường hiện diện tại Philíppin nhằm ñối phó với khả năng của hải quân và sự quyết ñoán của Trung Quốc ở ðông Á và phù hợp với ñịnh hướng chiến lược của Chính quyền Obama, tái cân bằng cơ cấu lực lượng và ñầu tư của Mỹ ñể giải quyết các mối ñe dọa tiềm tàng và thường xuyên tại châu Á- Thái Bình Dương và Trung ðông, và thúc ñẩy khả năng duy trì và tăng cường sức mạnh toàn cầu. Hai nước ñồng minh hiện cũng ñang phát triển khái niệm về sự hiện diện luân phiên ngày càng tăng của quân ñội Mỹ tại Philíppin. ðiều này có thể liên quan ñến việc ñồn trú của một trung ñoàn máy bay chiến ñấu chiến của Mỹ tại một căn cứ không quân Philíppin trong 6 tháng, sau ñó sẽ ñược thay thế bằng một trung ñoàn máy bay ném bom chiến ñấu của hải quân Mỹ ñồn trú tại một căn cứ khác của Philíppin trong 6 tháng nữa. Hiện nay Lầu Năm Góc ñang triển khai một chương trình 3 năm nhằm tăng cường sự hiện diện trên các vùng biển của Philíppin thông qua sự hiện diện luân phiên. Chương trình này ñòi hỏi Philíppin phải cải thiện cơ sở hạ tầng bến cảng, nâng cấp thiết bị, phát triển thông tin liên lạc nhằm cho phép khả năng phối hợp tác chiến hơn nữa giữa quân ñội Mỹ với AFP và giúp ñỡ Philíppin lập kế hoạch tác chiến và phối hợp giữa hai bộ quốc phòng. Nhưng việc thâm nhập chiến lược hơn nữa của Mỹ tại Philíppin chắc chắn sẽ bị các nhân vật chính trị dân tộc chủ nghĩa và các tổ chức cánh tả quân sự ở Philíppin phản ñối. Chính quyền Aquino cũng sẽ phải ñối mặt với sự bất bình của ña số công chúng do chính phủ phụ thuộc quá nhiều vào ñồng minh chiến lược Mỹ. Hơn nữa, quan hệ an ninh thân thiện hơn với Mỹ cũng sẽ hạn chế hoạt ñộng ngoại giao của Philíppin trong ñàm phán với Trung Quốc ñể tìm kiếm một giải pháp cho các cuộc tranh chấp lãnh hải cũng như ảnh hưởng xấu ñến quan hệ thương mại Philíppin- Trung Quốc. Vì vậy Chính quyền Aquino phải tập hợp sức mạnh chính trị ñể khắc phục sự phản ñối rộng rãi và các hậu quả kinh tế do sự hiện diện chiến lược của Mỹ ở Philíppin có thể tạo nên.

Tóm lại, bất chấp tình trạng yếu kém của quân ñội, chính quyền Aquino ñã thực hiện một chính sách cân bằng với Trung Quốc. Gữa năm 2011, Chính phủ quyết ñịnh theo ñuổi chương trình hiện ñại hóa AFP, ñồng thời tiếp tục chú trọng các hoạt ñộng an ninh nội bộ nhằm chống lại các nhóm nổi dậy trong nước. Việc khôi phục liên minh Philíppin-Mỹ sau ngày 11/9 ñã tạo ra cơ hội cho Mỹ giúp ñỡ ñồng minh ñối mặt với các thách thức của Trung Quốc. Hiện nay, Mỹ ñang tăng cường hỗ trợ về kỹ thuật, vật liệu và

Page 61: Diem tin so57

61

tài chính ñể phát triển khả năng của AFP về giám sát và tuần tra trên biển, về lâu dài, Mỹ cũng phải giúp quân ñội Philíppin xóa bỏ tình trạng quan liêu hiện ñang hạn chế chức năng bảo vệ lãnh thổ. Sự hỗ trợ như vậy của Mỹ ñòi hỏi AFP phải phối hợp phòng thủ bên ngoài trong kế hoạch an ninh và cải thiện chi tiêu quốc phòng, trong ñó ưu tiên các khoản chi phí cho quân nhân. Hơn nữa, Mỹ cũng phải ñảm bảo với Philíppin tuân thủ các nghĩa vụ theo Hiệp ước Hiệp ước Phòng thủ chung năm 1951 khi Manila ñối mặt với những hành ñộng quyết ñoán của Trung Quốc ở Biển ðông./.

LI ỆU THẾ KỶ 21 CÓ TRỞ THÀNH K Ỷ NGUYÊN CHÂU Á?

TTXVN (New York 29/7)

Theo “T ạp chí Á-Âu”, nhiều người cho rằng thế kỷ 21 là thế kỷ châu Á. Châu Á có dân số lớn hơn dân số của tất cả các châu lục khác cộng lại. Như bản báo cáo “các xu hướng toàn cầu ñến năm 2030” của cộng ñồng tình báo Mỹ nhận ñịnh, châu Á sẽ có sức mạnh toàn cầu về GDP, chi phí quân sự và ñầu tư lớn hơn Mỹ và châu Âu cộng lại, vì vậy châu Á xứng ñáng với danh hiệu ñó.

Ngoài ra, tài liệu mới nhất của Ngân hàng Thế giới cũng dự ñoán so với tổng ñầu tư toàn cầu của tất cả các nước có thu nhập cao, Trung Quốc và Ấn ðộ sẽ là hai nhà ñầu tư lớn nhất và chiếm khoảng 38% tổng ñầu tư toàn cầu vào năm 2030.

Nếu Trung Quốc và Ấn ðộ có ñủ sức mạnh ñể xác ñịnh thế kỷ 21 là kỷ nguyên châu Á, hai nước phải phát triển các giá trị nhiều hơn nữa và phổ biến chúng trên toàn cầu. Ấn ðộ và Trung Quốc ñã áp dụng hệ thống chính trị, kinh tế và các giá trị kèm theo do người châu Âu và Mỹ ñã phát triển. Các nền văn minh và văn hóa của người Mỹ và châu Âu ñã ảnh hưởng rất lớn ñến con người và cách sống của người dân trên toàn châu Á, kể cả Trung Quốc và Ấn ðộ. Khi nói về nền giáo dục, khoa học, công nghệ, kinh tế và hệ thống tài chính hiện ñại cũng như các hoạt ñộng phát triển, các giá trị dân chủ và tự do… tất cả ñều xuất phát từ các nước phương Tây. Tất cả mọi ñồ dùng và thiết bị hiện ñại trong cuộc sống hiện nay của con người ñều sử dụng các công nghệ phương Tây. Nhà kinh tế Jacques Attali của Pháp ví Internet là “lục ñịa thứ tám” và cũng là thuộc ñịa của Mỹ. Các tập ñoàn Apple, Microsoft, Google, Facebook, Twitter, Yahoo – một phần cuộc sống của con người – cũng là của người Mỹ. Bất cứ thứ gì mang thương hiệu Mỹ và châu Âu ñều ñạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Chỉ ñến khi Trung Quốc và Ấn ðộ có thể cạnh tranh với Mỹ và phương Tây trên các lĩnh vực ñó, họ mới có thể xác ñịnh sự phát triển của khu vực như một kỷ nguyên châu Á. Vì vậy, chỉ riêng sự tích lũy của cải và thịnh vượng của một số nước châu Á thì không thể làm nên một kỷ nguyên châu Á. Có những trường hợp như: Canada không hề lo lắng trước sức mạnh kinh tế và quân sự của Mỹ; ðức là nước mạnh nhất châu Âu nhưng không hề gây bất cứ lo lắng nào cho Pháp, Anh hay tất cả các nước châu Âu khác. Nhưng theo tờ “New York Times” ngày 24/5, khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chụp ảnh trong buồng lái của một máy bay chiến ñấu, sự kiện này ñã khiến Trung Quốc và Hàn Quốc tức giận. Tương tự, sự phát triển của Trung Quốc ñã tạo nên mối quan ngại sâu sắc ở tất cả các nước láng giềng từ Nhật Bản và Hàn Quốc ñến Việt Nam và Ấn ðộ. ðối với Ấn ðộ, gần như tất cả các nước láng giềng ngày càng bất bình ñối với nước này và muốn Trung Quốc ñứng về phía họ ñể ñối trọng với Ấn ðộ. Ngược lại, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam,

Page 62: Diem tin so57

62

Philíppin cũng muốn Ấn ðộ ñóng vai trò chiến lược quan trọng trong khu vực của họ ñể có thể kiểm soát sự thống trị quân sự của Trung Quốc.

Một biên giới ñược phân ñịnh giữa các cường quốc châu Á có thể là sự mở ñầu của kỷ nguyên châu Á: Cách ñây 100 năm ở Shimla-Ấn ðộ, tháng 10/1914, Ấn ðộ, vẫn là thuộc ñịa của Anh, và Tây Tạng ñã ñàm phán về một thỏa thuận biên giới. Biên giới ñược phân ñịnh thời gian ñó ñược gọi là ñường McMahon, tên của trưởng ñoàn ñàm phán người Anh Sir Henry McMahon. Các ñại biểu của Chính phủ Trung Quốc cũng tham dự cuộc ñàm phán nhưng sau khi hiệp ước ñược Ấn ðộ và Tây Tạng ký kết, các ñại biểu Trung Quốc không ký hiệp ước vì cho rằng Tây Tạng là nước chư hầu của Trung Quốc nên không có quyền kỳ bất cứ văn kiện nào với nước khác. Sau khi sáp nhập Tây Tạng năm 1949, Trung Quốc trở thành láng giềng của Ấn ðộ. Cuộc tranh cãi tiếp tục và tháng 10/1962, Trung Quốc xâm lược Ấn ðộ. Sau khi Ấn ðộ bị thất bại, Trung Quốc ñã rút lực lượng của họ. Nhưng hiện nay biên giới Trung Quốc-Ấn ðộ vẫn là “biên giới nguy hiểm nhất trên thế giới”. Giữa tháng 4/2013, một số binh sĩ Trung Quốc ñã tiến sâu khoảng 19 km bên trong ðường Kiểm soát Thực tế và chỉ trở về vị trí ñóng quân trước ñó của họ sau 3 tuần căng thẳng kéo dài. Vài ngày sau khi hai nước ñạt ñược một thỏa thuận về biên giới ở ñộ cao khoảng 5.000 mét trên dãy Himalaya, tạp chí TIME ñã ñăng bài viết nhan ñề: “Sau cuộc giao tranh trên các dãy núi, Ấn ðộ và Trung Quốc chuyển sang cạnh tranh ở Ấn ðộ Dương”. Một báo cáo ngày 16/5 của Bộ Quốc phòng Ấn ðộ cảnh báo các mối ñe dọa thường xuyên nghiêm trọng từ lực lượng hải quân Trung Quốc ở khu vực biển sân sau của Ấn ðộ do hải quân Trung Quốc phát triển mạnh hạm ñội tàu ngầm. Cùng ngày, tờ “TIME” ñăng bài viết của tác giả Kirk Spitzer từ Tokyo ñề cập ñến một cuộc thảo luận công khai hiếm có giữa các chuyên gia hải quân ñến từ Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc. Trích dẫn phát biểu của ông Yang Yi, cựu giám ñốc Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc ðại học Quốc nhòng ở Bắc Kinh, bài báo của ông Spitzer cho biết 80% dân số Trung Quốc muốn sử dụng sức mạnh quân sự và ñang ñặt câu hỏi: “T ại sao chúng ta lãng phí tiền bạc cho hải quân nếu chúng ta không sử dụng nó?” Bài báo cũng dẫn lời ông Michael McDevitt, cựu ðô ñốc Hải quân Mỹ từng chỉ huy một nhóm tàu sân bay ở Thái Bình Dương: “Sức mạnh kinh tế của mỗi quốc gia châu Á ñều phụ thuộc vào an ninh hàng hải. Nhưng gần như tất cả các vấn ñề an ninh hiện nay trong khu vực là hàng hải và ñiều ñó có nghĩa sự cạnh tranh các khả năng quân sự chủ yếu cũng ở trên biển”. Thực tế, thái ñộ khác nhau của Trung Quốc và Ấn ðộ ñược hình thành bởi l ịch sử của mỗi nước và chi phối ñặc ñiểm của hai nước như các nhà nước hiện ñại, mâu thuẫn với nhau về chế ñộ chính trị, tranh chấp lãnh thổ và cạnh tranh ñịa chính trị. Rõ ràng, các tranh chấp lãnh thổ như vậy và sự cạnh tranh ñịa chính trị giữa hai cường quốc châu Á sẽ tiếp tục cản trở cả Ấn ðộ và Trung Quốc trong việc xây dựng khả năng ñể lãnh ñạo một kỷ nguyên châu Á.

Các khu vực xung ñột mới xuất hiện, các cuộc xung ñột cũ chưa ñược giải quyết và kỷ nguyên chân Á: Trung Quốc và Nhật Bản có các tranh chấp về chủ quyền một số ñảo nhỏ hơn. Các cuộc tranh cãi tương tự ñã ảnh hưởng không tốt ñến mối quan hệ của hai nền dân chủ và hai nền kinh tế châu Á phát triển: Nhật Bản và Hàn Quốc. Trung Quốc ñang can dự vào cuộc tranh cãi gay gắt với Vi ệt Nam và Philíppin về một số hòn ñảo ở Biển ðông. Ngày 8/5, Nhân dân Nhật báo công bố một bài xã luận ñặt dấu hỏi về vị thế của chuỗi ñảo lớn hơn rất nhiều là Okinawa – nơi cư trú của vài triệu người dân Nhật Bản cùng với các căn cứ quân sự lớn của Mỹ. Theo Nhân dân Nhật báo, Nhật Bản ñã sáp nhập vương quốc ñộc lập trước ñây là quần ñảo Ryukyu, kể cả Okinawa vào năm 1879. Nhân dân Nhật báo cho rằng quần ñảo Ryukyu cũng từng là một quốc gia chư hầu của Trung Quốc, từ ñó ñem lại cho Bắc Kinh tiếng nói về các vấn ñề chính trị. ðiều này ñã gây khó khăn hơn cho Nhật Bản trong quan hệ với Trung Quốc. Chuỗi ñảo ñó kéo dài từ ñảo Kyushu ñến ðài Loan ñược gọi là “quần ñảo Nansei” ở Nhật Bản.

Page 63: Diem tin so57

63

Bắc Kinh ñã áp dụng các biện pháp trên biên giới với Ấn ðộ trong các tuyên bố chủ quyền mới về quần ñảo Ryukyu như một phần của chiến lược nhằm gia tăng áp lực cho các nước láng giềng bằng sức mạnh kinh tế và xây dựng quân ñội. Tất cả hành ñộng ñó của Bắc Kinh ñã ñem lại cho Mỹ vị thế như một lực lượng ổn ñịnh lâu dài ở châu Á. Hiện nay Mỹ ñang nỗ lực hợp pháp hóa sự hiện diện của họ ở châu Á, và bắt ñầu khẳng ñịnh như một quốc gia Thái Bình Dương và có lợi ích lâu dài tại châu Á. Chiến lược “Trở lại châu Á” khẳng ñịnh Chính quyền Obama sẽ chú trọng châu Á hơn châu Âu và châu Phi. Nhưng phần lớn các nhà nghiên cứu chiến lược và hoạch ñịnh chính sách ở Mỹ và châu Âu thừa nhận hơn bao giờ hết, hiện nay châu Á không những quan trọng về kinh tế mà cả quân sự với Mỹ. Vì vậy, không ñồng minh nào của Mỹ ñặt dấu hỏi về quyết ñịnh tái cân bằng sức mạnh quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Hiện nay châu Á tồn tại rất nhiều khu vực xung ñột giữa các quốc gia cũng như trong các nhà nước kéo dài từ ðông Á ñến Trung ðông; từ Bắc Á và Trung Á ñến Nam Á và ðông Nam Á, Hầu như tất cả các khu vực ở châu Á ñều có các hệ thống vũ khí hiện ñại nhất, kể cả vũ khí hủy diệt hàng loạt. Nếu có một kỷ nguyên châu Á, ‘Trung Quốc và Ấn ðộ sẽ trở thành những ñầu tàu của khu vực. Do có nguồn nhân lực rất lớn và cơ sở sức mạnh công nghệ tiên tiến hơn nhiều so với Trung Quốc và Ấn ðộ, vai trò của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ nổi lên mạnh mẽ trong một kỷ nguyên như vậy. Sự xuất hiện của Inñônêxia như một cường quốc kinh tế ñầy triển vọng và dự trữ các nguồn tài nguyên khổng lồ sẽ ñóng một vai trò không kém phần quyết ñịnh trong kỷ nguyên châu Á. Một kỷ nguyên châu Á ñòi hỏi có một nền văn minh châu Á mới. ðó là vấn ñề thiếu nhất ở châu Á. Theo ông Lý Quang Diệu, các nền văn minh xuất hiện khi xã hội loài người có thể ñối phó với những thách thức một cách khôn ngoan và thành công. Nghĩa là, một “ñội ngũ lãnh ñạo kiên quyết”, một chính quyền hiệu quả nhất và kỷ luật xã hội mạnh mẽ hơn là nhũng ñiều cần thiết nhất ở các nước sẽ lãnh ñạo kỷ nguyên châu Á. Nhưng thật ñáng tiếc, cả Trung Quốc và Ấn ðộ ñều thiếu những ñiều kiện ñó. Người châu Á thường thích sống với quá khứ cay ñắng và muốn truyền lại những cay ñắng ñó cho con cái, cháu chắt của họ. Họ ñang làm tương tự ở tất cả các khu vực châu Á từ ðông sang Tây và từ Bắc vào Nam. Họ muốn trở thành một nhà lãnh ñạo thế giới và chỉ huy thế kỷ 21 ñược gắn liền với tên của châu Á, nhưng lại ít quan tâm và lắng nghe tiếng nói và nhân phẩm của những người hàng xóm. Hơn nữa, một kỷ nguyên châu Á ñòi hỏi một số giá trị, văn hóa và truyền thống châu Á. Một nền văn hóa chung sống với nhau và cùng nhau chia sẻ lợi ích, nền văn hóa phi bạo lực, hòa bình và khoan dung – các giá trị văn hóa riêng của châu Á ñang ràng buộc các xã hội của người châu Á qua nhiều thế kỷ, hiện chỉ hạn chế ở một số lĩnh vực của lục ñịa lớn nhất thế giới.

Các giá trị của người châu Á nhằm phát triển nền dân chủ cộng ñồng và ý thức trách nhiệm giải trình mạnh mẽ hơn ñể bảo ñảm xã hội châu Á phát triển mạnh qua hàng nghìn năm lịch sử không còn nữa. Các giá trị phổ quát như dân chủ, tự do cá nhân, và trách nhiệm giải trình của phương Tây ñược các chính phủ nhập khẩu và sao chép thuần túy mà không hề nỗ lực xây dựng và phát triển các giá trị ñó trên mảnh ñất của họ, vì vậy chúng trở thành hình thức bị xuyên tạc nhất như ñã thể hiện ở nhiều nước châu Á và châu Phi. Bên cạnh ñó, sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc, tiếp theo là Ấn ðộ, có xu hướng tạo nên nhiều mâu thuẫn hơn trong khu vực. Như nhà khoa học chính trị người Mỹ Ian Bremmer nhấn mạnh trong cuốn sách nhan ñề “Every Nation for Itself states” ñược xuất bản năm 2012: “Trung Quốc, Ấn ðộ và Nhật Bản khó có thể cùng tồn tại trong thời gian dài và các nước như Inñônêxia, Hàn Quốc, và Thái Lan ñủ mạnh ñể không bị lôi kéo hoàn toàn vào quỹ ñạo của một nước khác. Châu Á có thể phát huy vai trò như một ñầu tàu tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhưng khu vực này vẫn có quá nhiều thách thức an ninh tiềm tàng”. Nhiều người biết Trung Quốc phát triển thế nào, nhung không biết liệu Trung Quốc có thể vượt Mỹ ñể trở thành cường quốc kinh tế số một thế giới hay không. Sự giàu có của Trung Quốc ñược tích lũy qua các công ty nhà nước, nhưng chừng nào sự thịnh vượng ñó vẫn chưa ñược thúc

Page 64: Diem tin so57

64

ñẩy thông qua các chương trình và chính sách tư nhân, Trung Quốc không thể vượt Mỹ và duy trì sự phát triển bền vững. Mặt khác, cũng không ai biết Ấn ðộ sẽ phát triển ra sao. Thực tế, chính sức mạnh của xã hội Ấn ðộ ñã giải quyết rất nhiều yếu kém, mâu thuẫn và phe phái trong nước, từ ñó thúc ñẩy nước này trở thành một nền dân chủ cùng với một nền kinh tế phát triển mạnh. Trung Quốc có một nhà nước mạnh và Ấn ðộ có một xã hội mạnh. Nhà nước mạnh hơn nhưng phải trả giá bằng cách hy sinh các lợi ích xã hội và ngược lại xã hội mạnh hơn nhưng phải hy sinh các lợi ích của nhà nước, do ñó hai nước lãnh ñạo khu vực phải tìm ñược các mô hình thích hợp ñể hợp tác và thúc ñẩy lẫn nhau. Thực hiện ñược ñiều ñó sẽ hạn chế cuộc khủng hoảng niềm tin giữa các lãnh ñạo chính trị của hai nước. Nếu ñạt ñược một số niềm tin, họ có thể có những ý ñồ táo bạo trong việc giải quyết các vấn ñề của hai nước với các nước láng giềng. Nhưng những nỗ lực táo bạo ñó ñòi hỏi phải có các kỹ năng và nỗ lực ngoại giao dũng cảm hơn mới giải quyết ñược các vấn ñề với các nước láng giềng. Hai nước phải hiểu rằng mức ñộ sức mạnh kinh tế và quân sự của họ khó có thể biến thành sức mạnh khiêm tốn bao gồm: sức mạnh chính trị, sức mạnh tri thức và sức mạnh ñạo ñức. Nếu không có các nhà lãnh ñạo quyết ñoán và có tầm nhìn xa trông rộng cộng với sự ủng hộ mạnh mẽ của dân chúng trong nước, sức mạnh khiêm tốn như vậy không thể ñược tạo ra. Chính sách ngoại giao ñược thúc ñẩy bởi sức mạnh khiêm tốn như vậy cộng với giới lãnh ñạo quyết tâm có thể ñược gọi là nền ngoại giao khiêm tốn – một vấn ñề cấp thiết nhất trong trường hợp Trung Quốc và Ấn ðộ muốn can dự và lãnh ñạo một kỷ nguyên châu Á.

*

* *

TTXVN (Paris 28/7)

Báo Le Monde mới ñây ñã có cuộc phỏng vấn Bertrand Badie, giáo sư thuộc Viện nghiên cứu chính trị Paris (Sciences Po) và là chuyên gia uy tín hàng ñầu thế giới về quan hệ quốc tế, về các vấn ñề thời sự nổi cộm hiện nay. Nội dung chính như sau:

+ Một số người nhắc tới “sự bất ổn của trật tự thế giới”, vậy thực ra khái niệm này là thế nào? Sau khái niệm “trật tự thế giới mới” do G. Bush cha khởi xướng thì hiện tại là cái gì?

- Chưa bao giờ có trật tự thế giới, xét cả ở khía cạnh chuẩn mực lẫn khía cạnh thể chế. Nói về trật tự thế giới là nói về một nỗ lực mô tả hệ thống quốc tế và cố áp ñặt những giả thuyết nào ñó về sự vĩnh cửu tương ñối của nó. Xét theo quan ñiểm cổ ñiển, trật tự thế giới là nói về “cân bằng quyền lực”. Nhưng trong cuộc trao ñổi này, chúng ta sẽ gạt bỏ tầm nhìn này bởi vì quyền lực không còn là thành tố duy nhất của các trật tự khu vực và xa hơn, trật tự toàn cầu. Như vậy, trật tự quốc tế có thể ñược mô tả như một hệ thống bao gồm các mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau ngày càng mạnh mẽ giữa các nhà nước với nhau và giữa các nhà nước với các nhân tố phi nhà nước có những chức năng nhất ñịnh trên trường quốc tế.

+ Tại sao nhắc tới bất ổn trật tự thế giới mà không nói tới sự tái ñiều chỉnh chuyển hướng sang châu Á?

- Cần phải thiết lập châu Á thành một trung tâm trong bối cảnh hệ thống toàn cầu hóa như hiện nay cần thực sự ñược trang bị một trung tâm. Nếu châu Á chiếm một vị trí ngày càng quan trọng trong trật tự thế giới hiện nay thì ñơn giản là châu lục này ñã thể hiện ñược mình trong khi khái niệm cổ ñiển về quốc tế từ lâu chỉ giới hạn ở châu Âu, sau ñó mở rộng sang Mỹ cùng với Chiến tranh Thế giới thứ Nhất.

Page 65: Diem tin so57

65

Thế giới lưỡng cực từ ñó ñã khẳng ñịnh châu Âu là trung tâm trong ñời sống quốc tế, phủ nhận hoặc coi châu Á là ở ngoại biên trong một vị thế thiếu chắc chắn. Chỉ có Nhật Bản ñược nhìn nhận phân biệt nhưng dần dần ñược gọi là một quốc gia “Viễn Tây”. Việc Trung Quốc chiếm vị trí cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, tiếp ñến là sự tự khẳng ñịnh mình của các nước mới nổi như Ấn ðộ hay việc Inñônêxia ñã góp phần toàn cầu hóa các mối tương quan quốc tế, ñặt châu Á vào một vị trí ñặc biệt của mổi tương quan này. Ngược lại, châu Âu ngày càng thiếu thích ứng với quá trình toàn cầu hóa, gặp khó khăn trong việc nhìn nhận trật tự toàn cầu này.

+ Không phải châu Á mà chỉ riêng Trung Quốc sẽ gây bất ổn ñịnh cho trật tự thế giới? Trên thực tế, các nước ASEAN và Ấn ðộ dường như có ít tham vọng ñịa chính trị hơn.

- Rõ ràng là Trung Quốc nằm ở trung tâm của quá trình tái ñịnh hình rộng lớn của trật tự thế giới hiện nay. ðừng quên một vài con số mấu chốt: xuất khẩu của Trung Quốc từ 18 tỉ USD năm 1980, hiện ñã vượt ngưỡng 1.200 tỉ USD … về ngân sách quân sự, con số ñược nhắc ñến hiện nay là 130 tỉ USD, lớn gấp 8 lần so với thời ñiểm những năm cuối của thế kỷ 20.

Tác ñộng của sự tái sắp ñặt này là rất lớn và về sâu xa, lôgích phụ thuộc lẫn nhau ñược thể hiện rất rõ ở việc Trung Quốc nắm giữ 1.250 USD trái phiếu kho bạc Mỹ. Với sự “thăng tiến” của Trung Quốc, không chỉ bản ñồ quyền lực thế giới bị ñiều chỉnh. Trên thực tế, một khái niệm mới ra ñời về một thế giới không chỉ tính ñến vai trò của các nhà nước mà còn phải nhìn nhận các nền kinh tế và xã hội. Với những biến ñộng này, sự kỳ diệu của Nhật Bản không còn sức nặng quyết ñịnh như trước.

Về trường hợp Ấn ðộ, cùng có lý khi nhận ñịnh khả năng làm thay ñổi khu vực, chứ chưa nói tới quốc tế, là kém hơn cho dù Ấn ðộ hiện ñược xếp hàng thứ 7 thế giới về mặt quân sự… Quan trọng hơn, chúng ta ñang chứng kiến một châu Á bùng nổ tự giải thoát mà tương lai bị kìm hãm: một mặt là sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các xã hội và các nền kinh tế, mặt khác là tác ñộng của sự ganh ñua ngày càng gay gắt giữa các cường quốc khu vực mà chúng ta rất khó hình dung khả năng hội nhập của họ trong một tổng thể khu vực rộng lớn ñược cho là có thể hình thành một liên minh kiểu EU.

+ Có học giả nói về “ñịa chính trị cảm xúc”, vậy liệu có sự chuyển biến từ căng thẳng tư tưởng sang căng thẳng cảm xúc?

- Chắc chắn căng thẳng cảm xúc có một vai trò rất quan trọng ở châu Á ít nhất vì 3 lý do. Lý do thứ nhất gắn với những tranh chấp xưa cũ ñối lập ký ức châu Á với ký ức phương Tây: từ việc cướp phá Di Hòa Viên ở Bắc Kinh ñến cuộc kháng chiến hòa bình chống thực dân Anh ở Ấn ðộ, ký ức về những ô nhục ñến nay vẫn rất mạnh mẽ. Lý do thứ hai lại gắn với cuộc chơi nội bộ châu lục: ñó là nhũng gì ñối lập mạnh mẽ giữa Nhật Bản với Trung Quốc, Bắc Triều Tiên với Nhật Bản và tất nhiên, Việt Nam với Trung Quốc, và thế giới Ấn ðộ với thế giới Trung Hoa, sẽ rất nguy hiểm nếu việc xây dựng một trật tự khu vực không tính ñến các ký ức này. Cuối cùng, lý do thứ ba có tính ñương ñại hơn, châu Á hiện không quan tâm

nhiều ñến việc ñiều hành toàn cầu mà ngược lại, chỉ chú ý làm sao không bị bên ngoài thống trị.

Chúng ta không thể thiết lập rõ ràng cách thức mà 3 cảm xúc mạnh mẽ nêu trên ñè nặng lên một thực tế kép ít nổi bật hơn: thực tế của tương quan quyền lực ñối lập một cách cổ ñiển nhưng mạnh mẽ của các quốc gia chủ chốt của châu Á và một thực tế khác làm ñổi chiều cuộc chơi tàn nhẫn, không chỉ là cạnh

Page 66: Diem tin so57

66

tranh kinh tế mà còn là sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng nặng nề. Vì thế những nước thù ñịch nhau vẫn buộc phải coi nhau là ñối tác ñể không phá hoại các thị trường vốn tuyệt ñối cần thiết cho bất cứ quốc gia nào.

+ Châu Á có thể gây bất ổn cho trật tự thế giới như thế nào?

- “Bất ổn châu Á” trước hết phải ñược xét ở quy mô khu vực, và từ xuất phát ñiểm này tới quy mô toàn cầu với những tham số mới của quá trình toàn cầu hóa. Phải lấy ñó làm xuất phát ñiểm ñể hiểu ñược một bàn cờ quốc tế mới, trong ñó sự phụ thuộc lẫn nhau sẽ quy ñịnh mối quan hệ bạn – thù, trong ñó các ñòi hỏi về phát triển kinh tế sẽ chiếm ưu thế như thế nào trước các dự án chính trị thuần túy, và trong ñó cái ñầu lạnh với lý trí cao sẽ giành ưu thế trước thuyết cứu thế từng cấu thành nền ngoại giao phương Tây từ lâu.

Bên cạnh các diễn biến này, cần phải thêm vào nguy cơ từ các mối căng thẳng mới. Nhưng cũng cần hết sức thận trọng. Mối nguy hiểm dường như không ñến từ tham vọng bá chủ thế giới của Trung Quốc mà cụ thể hơn, từ nguy cơ gắn với sự ganh ñua bất khả kháng ñể có ñược một vị trí bá chủ khu vực.

+ Nên hình dung như thế nào về cách tiếp cận chủ nghĩa hiện thực ở châu Á, nhất là ở Trung Quốc?

- Có thể nói rằng Trung Quốc sẽ không dễ dàng trên con ñường hình thành một vị thế bá chủ thế giới mới. Trên thực tế, khi Bắc Kinh hành ñộng, ñặc biệt tại châu Phi và cả ở Mỹ Latinh, thì ñó chủ yếu là ñể thỏa mãn các nhu cầu cung ứng nhưng phải vì ý ñồ hình thành một trật tự thế giới mà họ muốn kiểm soát.

Chủ nghĩa hiện thực mà chúng ta nhắc tới ở ñây, liên quan ñến Trung Quốc, chính là của một cường quốc ñang lên không thể hiện thực hóa tham vọng toàn cầu nếu không tìm cách áp ñặt bằng ñược vị thế bá chủ khu vực. Ở ñây có một Trung Quốc dường như ñang tìm cách áp ñặt chính sách cường quyền trên quy mô ðông Á và Trung Á, trong khi tạm thời từ bỏ mọi tham vọng ngoại giao toàn cầu.

Như chúng ta ñã thấy, Trung Quốc ñang theo ñuổi các lý luận kinh tế thị trường và hiểu rõ sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày càng lớn. Lôgích này ñược áp dụng cho cả lĩnh vực xã hội và một trong những ví dụ tiêu biểu là chính sách xuất khẩu thành công hàng loạt sinh viên ñể khi những người này trở về, chẳng hạn từ California, sẽ mang theo các công nghệ mới kết hợp với công nghệ trong nước, góp phần thúc ñẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. ðây là cách Trung Quốc hòa nhập với quá trình toàn cầu hóa.

Bằng cách khéo léo tuân theo các mối quan hệ “liên kinh tế” và bây giờ là “liên xã hội”, Trung Quốc ñang ñi theo một hướng không hoàn toàn là ñịnh hướng ñược vạch ra theo thuyết hiện thực. Hơn nữa, Bắc Kinh cũng thận trọng xen lôgích này vào các không gian khu vực, thông qua các ñặc khu kinh tế và các hình thức hội nhập mới của các thị trường ñịa phương. Tuy nhiên, cùng cần ñặt vấn ñề về tương lai của cách tiếp cận này: triệt tiêu ñể kết thúc một giai ñoạn quá ñộ; có thể kéo dài và tạo thành một yếu tố mới trong sự cân bằng khu vực và thế giới; hay bị chệch hướng do những căng thẳng chính trị-quân sự gắn với sự kình ñịch giữa các cường quốc khu vực?

+ ðâu là giới hạn khoan nhượng của Mỹ ñối với Bắc Triều Tiên? Nếu giới hạn này bị vượt qua và Mỹ tấn công Bắc Triều Tiên, thì Trung Quốc và Nga sẽ phản ứng như thế nào?

Page 67: Diem tin so57

67

- Tôi cho rằng ñội ngũ ngoại giao của Barack Obama ñã biết cách hành ñộng sáng suốt với con kịch phát này. Với các tổng thống khác, có thể chúng ta ñã ñược chứng kiến một cuộc chiến tranh với những hậu quả thảm khốc…

Trên thực tế, Bắc Triều Tiên không nằm ở trung tâm tình trạng bấp bênh của châu Á mà chỉ là hiện thân, theo cách gần như châm biếm, cho một mô hình ngoại giao có thể chúng ta sẽ gặp nhiều hơn trong thế giới phức tạp và “vô cực” hiện nay. ðó là ngoại giao xử sự rất sai lệch, có nghĩa là kiểu ngoại giao lấy sự tồn tại và biểu hiện của mình làm chỗ dựa cho thái ñộ thách thức các cân bằng quyền lực và các chuẩn mực chính thức hoặc không chính thức chúng ta ñã ñược biết. Vì những lý do chính trị nội bộ, nhà ñộc tài mới của Bắc Triều Tiên có nhu cầu cấp bách là khẳng ñịnh quyền lực của mình. Và vì những lý do chính trị ñối ngoại, nhân vật trẻ này cũng rất cần bảo ñảm một vị trí nào ñó trên bàn cờ quốc tế.

Bằng việc “khua chiêng ñánh trống”, ñôi khi quá ñà, nhà ñộc tài này ñã ít nhiều thỏa mãn các nhu cầu của mình. Nhưng như thường thấy trong các tình huống như vậy, kiểu giễu võ giương oai quá ñà ñã dẫn ñến sự tầm thường hóa của cách cư xử.

ðiều ñáng nói là Bắc Triều Tiên thường trực bị ñe dọa bởi nguy cơ bùng nổ xã hội thực sự và nguy cơ này có thể ñược cụ thể hóa ñặc biệt bằng một nạn ñói nghiêm trọng hơn bất cứ tình trạng thiếu an ninh lương thực nào chúng ta ñược biết trong xã hội hiện ñại. Bùng nổ xã hội bởi những nhân tố lệch lạc chắc chắn là nguồn gốc tiềm tàng của bạo lực và bất ổn. ðó là lý do tại sao phải tìm bằng ñược các sáng kiến thúc ñẩy sự tái hòa nhập của Pyongyang trong bàn cờ khu vực ngay sau khi cơn kịch phát suy giảm, cho dù là thông qua tái khởi ñộng dự án KEDO (Tổ chức phát triển năng lượng Triều Tiên) hay tái kích hoạt các ñặc khu kinh tế kiểu ñặc khu Kaesong, nơi Bắc Triều Tiên không thể từ chối mãi.

+ Liệu Trung Quốc và Ấn ðộ có thể bình thường hóa quan hệ ñể ñảm nhận vai trò ñộng lực kép của quá trình khu vực hóa ở châu Á hay các lợi ích của họ quá khác biệt ñể có thế thiết lập một quan hệ hợp tác như vậy?

- Có vẻ như giai ñoạn nguy kịch nhất trong quan hệ Trung-Ấn ñã trôi qua. Quả vậy, rất khó hình dung làm thế nào ñể phát ñộng lại một cuộc chiến kiểu chiến tranh năm 1962 giữa hai người khổng lồ châu Á này. Chắc chắn sẽ có một sự hòa nhập kinh tế mạnh mẽ hơn trong những năm tới, khi Ấn ðộ ngày càng nhìn về hướng ðông và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thị trường lớn chỉ có thể thúc ñẩy mạnh mẽ ñiều này. Mô hình ASEAN + 3 cũng nằm trong tiến trình vận ñộng này.

Tuy nhiên, cần nói rằng Ấn ðộ và Trung Quốc có nhiều ñiểm khác biệt, mặc dù có ñiểm tương ñồng về dân số, nhưng hai quốc gia khổng lồ này có rất nhiều ñiểm trái ngược nhau về lợi ích. Vì vậy, cần hướng tới một châu Á phải làm việc nhiều hơn cho nhu cầu cân bằng khu vực và bất luận ra sao, không quốc gia nào muốn ñảm nhận hoàn toàn trách nhiệm ñối với khu vực.

+ Có thể chúng kiến sự trở lại của Nhật Bản trong nền kinh tế toàn cầu và tại các hội nghị cấp cao quốc tế?

- Rõ ràng Nhật Bản không còn ñủ phương tiện ñể cạnh tranh với sức mạnh của Trung Quốc và cơ chế phát triển vốn là ñặc trưng của nước láng giềng này hiện nay. Sự mất thăng bằng về dân số là rất to lớn và sự khác biệt về trọng lượng kinh tế chắc chắn sẽ ngày càng lớn, trong khi lợi thế công nghệ Nhật Bản ñang bị thu hẹp không ngừng trước sự tiến triển của người láng giềng khổng lồ Trung Quốc.

Page 68: Diem tin so57

68

Có rất nhiều lý do ñể nghĩ rằng trong những năm tới, cốt lõi của sự kình ñịch ñặc biệt này sẽ thể hiện ở bình diện chính trị. Khả năng quân sự của Trung Quốc chắc chắn khiến Tokyo lo ngại bởi Nhật Bản không có phương tiện tái cân bằng. Tình trạng mất cân bằng này có thể ñẩy Mỹ vào cuộc chơi do gót chân Asin của châu Á chính là nơi quy tụ các bấp bênh trong tương lai.

+ Liên minh châu Âu và Pháp có thể rút ra lợi ích gì từ sự mất ổn ñịnh này?

- Sẽ khôn ngoan hơn nếu các nước châu Âu như Pháp thay ñổi quy tắc, tức là thay vì ñặt ra một câu hỏi như vậy, chúng ta nên khéo léo tìm cách thích ứng với nhữns chuyển biến như vậy. Châu Âu hiện vẫn sống với tinh thần Hội nghị Viên và với ảo ảnh về một khả năng thống trị ñộc quyền, và chỉ nhận biết các mối quan hệ quốc tế qua tính nhất nguyên. Rồi sẽ ñến lúc châu Âu phải khám phá các mối quan hệ này qua tính ña nguyên.

Sẽ hữu ích hơn khi làm việc ñể xác ñịnh các ñiều kiện của một quan hệ ñối tác thực thụ với các cường quốc ñang trỗi dậy, ñặc biệt là các nước ở châu Á, và tìm cách thích ứng với các phân chia vai trò mới./.

*

Luận văn ðỗ Thị Thoan, một Nhân Văn Giai Phẩm thứ hai

By Thanh Phương

Trong thời gian qua, báo chí chính thức và một số nhà phê bình trong nước ñã kịch liệt ñả kích một bài luận văn của cô ðỗ Thị Thoan, giảng viên ðại học Sư phạm.

Vụ này khiến người ta nhớ lại vụ Nhân Văn Giai Phẩm từ cách ñây nửa thế kỷ, bởi vì theo như nhận ñịnh của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên trả lời phỏng vấn RFI từ Hà Nội, kiểu ñả kích luận văn của ðỗ Thị Thoan là một lối phê bình “chỉ ñiểm”.

ðỗ Thị Thoan, còn ñược biết với bút danh Nhã Thuyên, vào năm 2010 ñã viết một luận văn thạc sĩ bàn về nhóm “Thơ Mở Miệng” với nhan ñề “V ị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa”. Nhóm thi sĩ này này gồm bốn tác giả: Khúc Duy, Bùi Chát, Lý Ðợi và Nguyễn Quán,

Page 69: Diem tin so57

69

từng xuất bản chui tập thơ Mở Miệng vào tháng 06/2002, ñược phổ biến bằng cách chuyền tại nhau tại Sài Gòn, nhưng không lâu sau ñã bị thu hồi và tiêu hủy.

Tuy ñề tài luận văn nói về một hiện tượng rất mới mẻ của văn học ñương ñại Vi ệt Nam, nhưng ðỗ Thị Thoan ñã ñược bộ môn Lý luận văn học của khoa Ngữ văn, ðại học Sư phạm Hà Nội, chấp nhận cho làm luận văn này. Luận văn của ðỗ Thị Thoan ñã ñược chấm ñiểm 10, tức là ñiểm tuyệt ñối, từ cách ñây ba năm, nhưng không hiểu sao bây giờ lại có cả một làn sóng phê phán gay gắt luận văn này, với nhiều bài viết chỉ trích cả người làm, người hướng dẫn, lẫn người chấm và cơ quan chủ quản trong việc này.

Tại Hội nghị Lý luận-Phê bình văn học lần thứ III do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức ñầu tháng 06/2013 vừa qua ở Tam ðảo, nhiều nhà phê bình văn học ñã phê phán luận văn của ðỗ Thị Thoan, với giọng ñiệu “gay gắt, phẫn nộ”, ñòi “xử lý trách nhiệm” của tất cả những ai có dính líu ñến bản luận văn mà nhà nghiên cứu-phê bình văn học Nguyễn Văn Lưu gọi là “một luận văn kích ñộng sự phản kháng và chống ñối”. Có người còn nói rằng: “ðây là một luận văn trá hình mang nội dung chính trị phản ñộng…”.

Về báo chí chính thức, tờ Quân ñội Nhân dân số ra ngày 07/07, trong bài chính luận tựa ñề “ M ột góc nhìn phản văn hóa và chính trị”, ñã kịch liệt lên án bản luận văn của ðỗ Thị Thoan.

Theo báo Quân ñội Nhân dân, các thi sĩ trong nhóm Mở Miệng ñã dùng lối nói trong thơ nhằm “ hạ bệ các thần tượng, giải thiêng lãnh tụ và các danh nhân... xúc phạm tình cảm của hàng triệu ñồng bào ta ñối với Bác Hồ kính yêu”.

Tờ báo cho rằng tập thơ của Nhóm Mở Miệng là “bi ểu hiện hết sức trắng trợn của những người tự nhận là ‘cách tân, ñổi mới’ nhưng thực chất là mượn văn nghệ ñể làm ngọn cờ chính trị hòng lật ñổ chế ñộ, thay ñổi thể chế.”

Báo Quân Ðội Nhân Dân viết những câu như: “Tác giả còn tố cáo ðảng và Nhà nước ta bóp nghẹt tự do sáng tạo” và “Tác giả ñã bộc lộ thái ñộ chính trị của mình thông qua việc ca ngợi những nhà văn ‘phản kháng’ như Phạm Thị Hoài, Dương Thu Hương... ñể rồi xuyên tạc và kích ñộng...” Ðỗ Thị Thoan còn bị tờ Quân ðội Nhân dân ñả kích vì ñã khen ngợi nhóm Nhân Văn Giai Phẩm và so sánh với nhóm Mở Miệng.

Không chỉ luận văn bị ñả kích như vậy, cô ðỗ Thị Thoan nghe nói còn bị chấm dứt hợp ñồng giảng dạy ở khoa Văn ðại học Sư phạm Hà Nội, giáo viên hướng dẫn cô cũng bị thôi chức trưởng bộ môn.

Truớc việc luận văn của ðỗ Thị Thoan bị « ñánh hội ñồng » như vậy, một số nhà phê bình khác ñã lên tiếng bênh vực cho cô. Chẳng hạn như ông Trần ðình Sử, Giáo sư tiến sĩ Lý luận văn học, khoa Ngữ Văn, ðại học Sư phạm Hà Nội, ngày 26/07 vừa qua ñã viết trên trang blog của ông một bài tựa ñề : « Cuộc phê phán luận văn của ðỗ Thị Thoan hay là sự xung ñột về khung tri thức và thế hệ? ». Trong bài này, Giáo sư Trần ðình Sử cho rằng chiến dịch phê phán luận văn của ðỗ Thi Thoan và việc ñòi « xử lý trách nhiệm » là một « cách hành xử quá nóng vội ».

Giáo sư Trần ðình Sử viết : « Thông thường người ta chỉ xử lý sau khi ñã nghị án rõ ràng, có người bào chữa, có ý kiến của ñương sự. ðằng này tất cả ñều làm rất nhanh, bên trên, sau lưng ñương sự, thiếu các thủ tục dân chủ tối thiểu. Tại sao chúng ta không tổ chức ñối thoại, nêu câu hỏi ñể yêu cầu nhà khoa học trẻ giải trình, mà chỉ cho phép phê phán, như là một tội lỗi ñương nhiên không cần bàn cãi? Tại sao

Page 70: Diem tin so57

70

chúng ta lại hành xử một sự kiện văn hóa một cách thô bạo, y như hồi những năm 50, 60, khi chúng ta ñang còn ít kinh nghiệm ? »

Giáo sư Trần ðình Sử nhắc lại : « Trong các thời trước ñổi mới, làm thơ không vần như Nguyễn ðình Thi là bị cấm, coi là bất hợp pháp. ðổi mới thơ như Hoàng Hưng, Lê ðạt, Dương Tường, ðặng ðình Hưng cũng từng bị phê phán. Nhưng trong ñổi mới thơ cũng có trung tâm và ngoại biên. ðổi mới kiểu Nguyễn Quang Thiều hôm nay ñược coi là trung tâm, nhưng khi mới xuất hiện, ñối với một số người là ngoại biên, là thơ tây dịch sang thơ ta. Thơ của nhóm “Mở miệng” cũng là một thứ ngoại biên. Chúng ta có thể không thích nó, thậm chí ghét bỏ nó, nhưng nó vẫn là một phần, dù là rất bé nhỏ, rất phụ, ñã lui vào quá khứ của quá trình văn học. Hiểu như thế mọi hiện tượng văn học ngoại biên ñều ñáng ñược xem xét, ñều có ý nghĩa ñể soi sáng lịch sử văn học từ chỗ này hay chỗ khác. Vì vậy tạo ra vùng cấm trong nghiên cứu văn học là không nên. »

Trong một bài viết ñăng trên mạng ngày 31/07, nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng vụ ñả kích luận văn ðỗ Thị Thoan ñã ñưa chúng ta « về thời kỳ ñồ ñá, nhất là trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa ». Trong bài viết này, nhà văn Nguyên Ngọc nhắc lại lời của tướng Trần ðộ, Trưởng ban Văn hóa văn nghệ trung ương trước ñây : « Trong nghệ thuật thường vẫn vậy, muốn có ñỉnh cao mới thì bao giờ cũng phải có trường phái mới. »

Nhà văn Nguyên Ngọc viết : « Nhắc lại chuyện này tôi không có ý nói rằng luận văn của Nhã Thuyên về một hiện tượng văn học bên lề ñã là khẳng ñịnh một trường phái văn học mới, nhóm Mở Miệng ñã là một trường phái văn học mới như anh ðộ từng mong. Nhưng chỉ mới một hiện tượng hơi lạ như vậy, bàn về một hiện tượng hơi lạ như vậy, mà ñã hô hoán cháy nhà um cả lên, rồi ngang nhiên trừng trị, cách chức …, thì liệu còn hy vọng chút gì thoát ra khỏi ao tù nữa. Thế mà chính những kẻ la làng ấy lại luôn miệng ñòi hỏi ñỉnh cao, ñỉnh cao … ». Ông khẳng ñịnh : « trường phái mới thì hẳn phải xuất hiện từ bên lề ».

Nhà văn Nguyên Ngọc còn chỉ trích hội ñồng lý luận văn học nghệ thuật trung ương tự cho họ cái quyền « ban bố mọi thứ ñúng sai về văn học nghệ thuật trên cả nước này », mà ñứng ñầu cái hội ñồng ấy là mấy người « chẳng dính dáng gì và chẳng biết chút gì về văn học nghệ thuật cả ». ðối với nhà văn Nguyên Ngọc, ñây quả là « một sự sỉ nhục to lớn ñối với toàn bộ giới văn nghệ và lý luận văn nghệ ».

Trả lời phỏng vấn RFI từ Hà Nội ngày 29/07, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, cũng cho rằng những người phê bình ñả kích luận văn của ðỗ Thị Thoan chẳng hiểu gì về ñề tài nghiên cứu của cô :

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên : Về nhóm Thơ Mở Miệng, tôi cũng có thể nói rằng là phần lớn những người phê bình có thể chưa ñọc hoặc không biết gì về nhóm này. Nhóm Mở Miệng bao gồm những người trẻ ở Sài Gòn, ñều ñã tốt nghiệp ñại học.

Họ làm một thứ thơ trước hết là nhằm phản ứng lại những thứ thơ ñang thịnh hành : thứ thơ du dương, véo von, hoặc thứ thơ không ñi sát ñời sống, ... Họ làm một thứ thơ mà bản thân họ tự nhận là « thơ dở », « thơ rác », « thơ nghĩa ñịa », thứ thơ nên « ñào ñất chôn ñi ». Họ thực hành một thứ thơ nhằm biểu lộ một thái ñộ. Thơ của họ có những bài tục, có những bài thơ nhại, tức là lấy một bài thơ quen thuộc, nổi tiếng, sửa ñi một vài từ, thêm một vài từ, biến một bài thơ nghiêm túc thành một bài thơ cợt nhả.

Page 71: Diem tin so57

71

Họ cũng biến tấu theo kiểu thơ tân hình thức, lấy một ñoạn văn xuôi trong sách, sắp xếp lại và chú nguồn theo cuốn này, cuốn kia, theo bài thơ này, theo bài thơ khác. Có những bài thơ họ làm cho nó tục, vì ñối với họ, cái tục cũng ñáng nói như cái thanh.

Tất nhiên, thơ của nhóm này không ñược ña số chấp nhận và lại càng không ñược ñăng và họ phải tự xuất bản, ra một nhà xuất bản gọi là nhà xuất bản Giấy Vụn. Việc tự nhận là « thơ nghĩa ñịa », ñặt tên nhà xuất bản là « Giấy Vụn » ñã cho thấy họ ý thức mình như ñang ở bên lề, không phải là « dòng chính », không phải là « trung tâm », sẽ không ñược chấp nhận, nhưng họ làm như vậy. Có thể có những nhóm thơ khác ở Việt Nam hiện nay, cũng tự lưu truyền với nhau, nhưng không tạo ra ñược ấn tượng như nhóm Mở Miệng.

Ngay cái từ Mở Miệng cũng là xuất phát từ một câu trong Kinh Thánh : « Khởi thủy là lời », mà muốn có lời thì phải mở miệng mới nói ra ñược. Họ cũng hàm ý rằng có những tiếng nói khác, không ñược mở miệng, không ñược nói lên. ðây là một cách bày tỏ quan ñiểm của họ ñối với cuộc sống hiện nay.

Nhóm Mở Miệng có quan ñiểm riêng của họ và họ thực hành trên cái quan ñiểm ấy. Số ñông thì cảm thấy thơ mà tục thì cho là tục, thơ mà nhả cợt thì cho là thơ không nghiêm túc, là phá hoại những giá trị, thì tự nhiên là nó bị ñặt ra bên lề, không thuộc dòng chính, không thuộc trung tâm, nhưng nó vẫn tồn tại.

Tất nhiên thơ của họ không ñược in, không ñược ñọc công khai tại các buổi ñọc thơ, ñêm thơ, ngày thơ, nhưng họ thực hành trong nhóm của họ và cũng có những ñộc giả của họ. Bằng chứng là khi nói ñến Nhóm Mở Miệng là người ta biết. Các tập thơ tự xuất bản của họ vẫn ñược chuyền tay nhau, người ta vẫn ñọc. Có những người phê phán, nhưng cũng có những người thích. Có những người chia sẽ, ủng hộ ñường lối của họ, hoặc có thể không ñồng tình với những bài thơ ñó, nhưng xem ñấy là một cách bày tỏ thái ñộ. Và như vậy nó trở thành một hiện tượng.

Cô ðỗ Thị Thoan-Nhã Thuyên chọn nó làm ñề tài luận văn thạc sĩ là ñúng ñề tài, vì nó ñã trở thành một hiện tượng văn học, một hiện tượng có thể giúp chúng ta khảo sát các mối quan hệ giữa trung tâm với bên lề, với ngoại biên. Tên của luận văn là “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa”. Tức là cô lấy nhóm Mở Miệng làm ñối tượng khảo sát và coi cách thức của họ như là thái ñộ của những kẻ bên lề, ñặt họ không tổng thể văn hóa của ñời sống xã hội. ðề tài này ñã ñược tổ bộ môn Văn học Việt Nam hiện ñại, khoa Văn, ðại học Hà Nội chấp nhận cho làm và cho bảo vệ.

RFI : Thưa ông, luận văn này ñã ñược bảo vệ và chấm ñiểm từ cách ñây ba năm, sao bây giờ lại rộ lên phong trào ñả kích gay gắt như vậy ?

Phạm Xuân Nguyên : Theo quy ñịnh, khi luận văn thạc sĩ hay tiến sĩ ñược bảo vệ rồi thì phải nộp văn bản vào thư viện và bất kỳ ai ñều có thể ñược tiếp cận như một tài liệu tham khảo. Luận văn của ðỗ Thị Thoan cũng vậy. Ai cũng có thể tiếp cận với luận văn ñó và khi tiếp cận, có thể có người không ñồng ý với những ñiểm nào ñó, thì họ có thể nói lên. Nhưng anh phải nói lên dưới góc ñộ khoa học và phải tìm hiểu kỹ càng.

Không hiểu sao bây giờ lại rộ lên phong trào ñánh ñấm luận văn của Nhã Thuyên, bắt ñầu từ bài của Nguyễn Văn Lưu. Ông Lưu nếu tiếp cận ñược bài luận văn ñó, thì có quyền viết phê bình, nhưng phải (phê bình ) dưới góc ñộ khoa học, vì ñây là một luận văn khoa học, ñã ñược hội ñồng chấm. Nhưng ở ñây, người ta ñã vội hô hoán lên cho rằng rằng luận văn này ca ngợi một loại « thơ dở », « thơ tục », «

Page 72: Diem tin so57

72

thơ phản ñộng », thế mà lại ñược chọn làm ñề tài khoa học, mà lại ñược chấm ñiểm 10. Phê phán như thế ñã là nhầm lẫn rồi.

Rồi lại còn quy kết về mặt chính trị, xem ñây là một luận văn khoa học trá hình ñể « giải thiêng », hô hào « chống ñối phản kháng ». Họ nhầm lẫn một cách sơ ñẳng, ñó là nhầm lẫn giữa ñối tượng với người nghiên cứu ñối tượng. Những câu thơ ñược trích ra ñó là ñể người làm luận án phân tích, lý giải vì sao nhóm Mở Miệng làm thơ tục, làm thơ nhại. Người ta không ñể ý ñến ñiều ñó và sau ñó một loạt bài cũng phê phán như vậy.

Theo tôi nghĩ, có thể những người phê bình ñã không tiếp cận ñầy ñủ, chưa ñược ñọc nhiều về thơ Mở Miệng. ðó là một ñiều tối kỵ trong phê bình, khi mà anh chưa tiếp cận với văn bản. Như vậy, thứ nhất, những người phê bình luận văn của Nhã Thuyên lấy các cứ liệu ñược dẫn ra ñể phê phán người phân tích cứ liệu, thứ hai là họ không trực tiếp ñọc văn bản gốc.

Theo chỗ tôi biết, luận văn của ðỗ Thị Thoan, sau khi dấy lên như thế này, tạm thời không ñược tiếp cận nữa. Nhưng những người viết bài phê phán ñều nhận ñược luận văn ñể ñọc. Như vậy họ cũng chỉ mới ñọc luận văn, rồi từ ñó quy kết không chỉ người làm, mà cả người hướng dẫn là phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Bình, trưởng bộ môn Văn học Việt Nam hiện ñại, phê phán cả khoa Văn, ðại học Sư phạm Hà Nội, rồi còn ñòi hội ñồng « thẩm tra lại » luận văn này, xét lại người hướng dẫn, và còn kêu lên rằng tại sao một cơ sở ñào tạo như ðại học Sư phạm mà lại cho làm một ñề tài như vậy. Phê phán như vậy là vượt quá giới hạn chuyên môn.

Có người còn ñặt câu hỏi : Một người ngoài ngành, ngoài chuyên môn ñó chỉ mới nêu lên một ý kiến, thì ñó chỉ mới là một ý kiến thôi, thế mà mọi người ñồng thanh theo ý kiến ñó, rồi buộc người ta phải thay ñổi quyết ñịnh, thay ñổi hội ñồng ñó. Thế thì ñâu là sự tôn trọng học ñường ? ðâu là sự tôn trọng người làm khoa học ?

Cho nên có người nói rằng vụ vừa rồi giống như là một vụ Nhân Văn Giai Phẩm thứ hai. Bỗng nhiên có ñến hàng chục bài viết chỉ trích ñó là một bản luận văn « mơ hồ », « sai lầm », « có ý hướng chính trị ». Phê phán như vậy trước hết là hoàn toàn không ñúng với tinh thần dân chủ trong khoa học và không ñúng với tinh thần chính trị của xã hội ngày nay.

RFI : Qua việc ñả kích nặng nề bản luận văn của Nhã Thuyên, phải chăng người ta muốn nhắm ñến những xu hướng văn học ñi ra ngoài khuôn khổ cho phép ?

Phạm Xuân Nguyên : Theo tôi nghĩ, việc phê phán mạnh mẽ, dữ dội, gay gắt luận văn của ðỗ Thị Thoan - Nhã Thuyên là vì cô nghiên cứu về một ñối tượng « nhạy cảm ». Toàn bộ vụ việc này, cũng như trước ñây, khi có phê phán, ñánh ñấm gì ñấy, thì người ta thường nhìn từ góc ñộ chính trị. Trong con mắt của chính quyền, nhóm Mở Miệng biểu hiện cho một sự bất an về chính trị. Bản thân anh Bùi Chát, người phụ trách Nhà xuất bản Giấy Vụn, ñã từng bị bắt.Những người trong nhóm cũng bị bị gọi lên công an. Họ không nhìn nhóm ñó như một hiện tượng văn học, mà xem như một hiện tượng chính trị.

Những bài viết phê phán vẫn theo tinh thần truyền thống của những bài viết phê phán các tác phẩm văn hóa theo hướng quy chụp về mặt chính trị. ðầu thế kỷ 21 rồi, gần 15 năm của thế kỷ này rồi, mà ñọc lại ( những bài viết ñó ) tôi vẫn còn thấy rùng rợn, lo ngại, như cách ñây nửa thế kỹ. Toàn là những lời quy chụp !

Page 73: Diem tin so57

73

Nếu có những bài phê bình như vậy, thì mọi việc ( lẽ ra ) vẫn bình thường, tôi có thể tiếp thu, nghiên cứu ý kiến của anh. Nhưng ở ñây, dường như có lệnh từ trên dội xuống, bắt phải họp, bắt phải kiểm ñiểm, bắt ñầu từ cái bài phê bình của ông Nguyễn Văn Lưu. Trước ñó, ông có viết một loạt bài trên tờ Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh mấy kỳ liền. Sau ñó, tại Hội nghị Lý luận-Phê bình văn học lần thứ III do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức ñầu tháng 06/2013 vừa qua, mà tôi cũng là ñại biểu tham dự, Nguyễn Văn Lưu cũng lên ñọc bài ñó, nói về hiện tượng này và cũng hô hoán lên giống như vào thời kỳ ñổi mới, nào là « lật ñổ thần tượng », nào « chống ñối », nào là « chính trị ».

Khi tôi ñăng ký phát biểu, tôi cũng ñã nói ngay kiểu phê bình ñó là phê bình « chỉ ñiểm », tức là bới móc ra ñể trấn áp, bắt bớ hoặc có biện pháp mạnh. ðây không phải lần ñầu tôi nói với ông Lưu như vậy. Tháng Tư năm ngoái, cũng tại một cuộc hội thảo về nâng cao lý luận phê bình văn học, do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức tại Hà Nội, tôi cũng là một ñại biểu ñược mời, Nguyễn Văn Lưu hôm ñó cũng ñọc một bài về kinh nghiệm phê bình văn học, qua một trường hợp văn học cụ thể, ñó là hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp, phê bình văn học Nguyễn Huy Thiệp hồi mới ñổi mới, khi Nguyễn Huy Thiệp mới xuất hiện.

Ông ta khẳng ñịnh rằng những bài viết về Nguyễn Huy Thiệp cho thấy những người ủng hộ Thiệp hoạt ñộng có tổ chức, có người ra chủ trương, có người vạch ñường hướng, phân công người này, người kia viết bài tâng bốc, ủng hộ Thiệp. Phe chống ñối Thiệp lúc ñó cũng cho rằng Thiệp muốn « lật ñổ thần tượng », « bôi nhọ dân tộc ». Cũng tại diễn ñàn ñó, khi phát biểu, tôi cũng ñã nói ngay rằng lối phê bình của Nguyễn Văn Lưu là phê bình « chỉ ñiểm ». Cái từ « chỉ ñiểm » tôi ñã nói ngay từ hội thảo tháng 04/2012, cho ñến hội nghị vừa qua ở Tam ðảo tôi ñã nhắc lại từ này khi nói về bài phê bình của Nguyễn Văn Lưu.

Vừa rồi, giáo sư Trần ðình Sử cũng ñã có một bài viết cũng rất hay, gọi ñó là lối phê bình « kiểm dịch », giống như kiểm dịch thịt lợn. Thịt lợn bị ñóng dấu bệnh là không ñược tiêu dùng. Bây giờ có kiểu phê bình « kiểm dịch », tức là ñóng dấu vào các tác phẩm văn học, nhưng bất chấp phẩm tính của văn học tác phẩm. Giáo sư Trần ðình Sử cũng kết thúc bài viết bằng một câu rất hay : « ðó có thể ñó cũng là một lối phê bình, nhưng ñó không phải là phê bình văn học ». Tôi hoàn toàn ñồng ý với ý kiến của Giáo sư Trần ðình Sử. Tất cả những bài ñánh ñấm luận văn của Nhã Thuyên không phải là phê bình văn học.

RFI : Xin cám ơn nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên.

"Xã h ội Vi ệt Nam sau một thế kỷ, sự lố lăng vẫn còn nguyên?"

(Dân trí)- Tái hiện lại trên phim xã hội Việt Nam ñầu thế kỷ 20 với tất cả sự học ñòi, trưởng giả, những lố lăng, vong quốc… ñạo diễn- NSƯT Phạm Nhuệ Giang chia sẻ, “Thế mới biết nhà văn Vũ Trọng Phụng thật tài. Xã hội ông miêu tả thời ấy như vẫn còn nguyên…”.

Page 74: Diem tin so57

74

ðạo diễn NSƯT Phạm Nhuệ Giang và chồng là NSND Nguyễn Thanh Vân vừa hoàn thành dự án phim Trò ñời, bộ phim ñược viết kịch bản dựa trên 3 tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Vũ Trọng Phụng: Số ñỏ, Kỹ nghệ lấy Tây và Cơm thầy cơm cô. NSƯT Nhuệ Giang cho biết, nữ ñạo diễn ñã làm bộ phim này với tất cả sự yêu kính, trân trọng dành cho cố nhà văn Vũ Trọng Phụng và các tác phẩm của ông. ðọc kỹ những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, NSƯT Nhuệ Giang tâm ñắc nhất là sự bi hài của xã hội thời ấy ñã ñược khắc họa sinh ñộng trong từng nhân vật, từng số phận. Và càng ñọc, nữ ñạo diễn càng thấy “thấm” khi những vấn ñề xã hội Vũ Trọng Phụng viết từ ñầu thế kỷ 20 vẫn mới cho ñến tận bây giờ. Sau một thế kỷ, những bi hài giữa hai xã hội (xã hội Vi ệt Nam ñầu thế kỷ 20 và xã hội Vi ệt Nam ñầu thế kỷ 21) vẫn có những sự giống nhau kỳ lạ. Theo nữ ñạo diễn, "xã hội Vi ệt Nam sau một thế kỷ, những sự lố lăng, những câu chuyện bi hài về cuộc ñời như vẫn còn nguyên"

ðạo diễn Phạm Nhuệ Giang trong quá trình làm việc với diễn viên trẻ Việt Bắc vào vai Xuân Tóc ñỏ

“Trong tác phẩm Cơm thầy cơm cô, nhà văn Vũ Trọng Phụng miêu tả mối quan hệ giữa những con sen, thằng ở với chủ nhà. Mối quan hệ ấy không ñơn thuần là chủ-tớ, mà còn thể hiện biết bao rắc rối, hài hước giữa một xã hội suy ñồi. Con sen là người tình của ông chủ. Rồi bản chất của những người nghèo bị tha hóa vì ñồng tiền… Tất cả những chuyện ấy vẫn mới tinh ñến hôm nay. Bây giờ, những “con sen, thằng ở” ñược gọi bằng cái tên khác là Osin. Mỗi quan hệ giữa Osin và chủ nhà cũng vậy, ñầy những bi hài, phức tạp. Và sự tha hóa của con người trước ñồng tiền- dù một thế kỷ ñã trôi qua, vẫn giống hệt nhau”- NSƯT Nhuệ Giang phân tích. ðọc Số ñỏ, ñọc Kỹ nghệ lấy Tây sẽ nhìn thấy một mặt khác tiêu biểu của xã hội Vi ệt Nam ñầu thế kỷ 20. ðầu thế kỷ 20, văn hóa phương Tây bắt ñầu du nhập vào Việt Nam, trong ñó văn hóa Pháp- ñời sống Pháp khi bước vào cuộc sống thuộc ñịa nửa phong kiến ñã phá bung tất cả mọi lề thói, khuôn phép, biến xã hội ñương thời thành một sân khấu hài kịch. Bắt ñầu từ việc giới nhà giàu trưởng giả chơi quần vợt, bắt ñầu từ những chiếc áo tân thời hở hang, bắt ñầu từ cách yêu ñương phóng túng… Từ những vẻ bề ngoài ñến văn hóa bên trong con người ñều thay ñổi, ñều tha hóa, ñều bị cuộc sống phương Tây làm cho lu mờ. ðứng giữa xã hội ấy, Vũ Trọng Phụng ñã viết nên những tấn bi hài về cuộc ñời. Ông châm biếm, ñả kích với giọng văn tưng tửng, nhưng ñằng sau mỗi con chữ là nỗi ñau dân nước, nỗi ñau ñời. Vũ Trọng

Page 75: Diem tin so57

75

Phụng càng miêu tả sâu cay những thói học ñòi, càng thể hiện nỗi ñau mất mát- sự mất mát của văn hóa truyền thống.

Cảnh trong phim Trò ñời, bộ phim chuyển thể từ bộ 3 tác phẩm: Số ñỏ, Cơm thầy cơm cô, Kỹ nghệ lấy

Tây của Vũ Trọng Phụng “Cuộc sống của ngày hôm nay cũng như thế. Chúng ta cũng hội nhập. Văn hóa phương Tây ñã có sự ảnh hưởng rất lớn ñến ñời sống xã hội Vi ệt Nam. Tất nhiên, trong quá trình du nhập, cũng có những ñiều tốt, cần học hỏi. Nhưng, sự ảnh hưởng văn hóa cần phải có thời gian thanh lọc. Và, khi chịu ảnh hưởng

Page 76: Diem tin so57

76

bởi một nền văn hóa khác, phải càng trân trọng, hiểu biết, gìn giữ văn hóa dân tộc mình”- NSƯT Nhuệ Giang cho biết, khi chuyển thể tác phẩm của Vũ Trọng Phụng lên màn ảnh. Nói như nữ ñạo diễn, “Phụ nữ ngày nay mặc váy siêu ngắn, mặc váy hở hang… ñiều ñó chẳng khác gì so với thời trang cách tân của những Phó ðoan, những Tuyết, những Hoàng Hôn… trong Số ñỏ của Vũ Trọng Phụng. Những thay ñổi chóng vánh diễn ra trên bề nổi, ñằng sau bề nổi ấy là sự mất mát”. ðạo diễn Phạm Nhuệ Giang hy vọng, khi xem Trò ñời, khán giả không chỉ nhìn thấy lại xã hội Vi ệt Nam những năm ñầu thế kỷ 20, mà còn nhìn thấy những tồn ñọng bi hài như thế trong xã hội ñương thời. “Khi cảm thấy mất mát, khi thấy văn hóa du nhập hoành hành, người ta sẽ muốn giữ gìn, muốn tìm hiểu, muốn trân trọng văn hóa bản ñịa, văn hóa truyền thống của dân tộc mình”.

Page 77: Diem tin so57

77

Những Xuân Tóc ñỏ, Phó ðoan, vợ chồng Văn Minh... những nhân vật ñiển hình của văn học 1930-

1945 sẽ lên màn ảnh nhỏ Giữa cuộc sống hỗn loạn thời du nhập, những giá trị sống cũng bị quên lãng. Mối quan hệ giữa người với người chỉ quẩn quanh với giả dối, bon chen, lọc lừa. Mối quan hệ giữa các nhân vật trong Số ñỏ là một tấn bi kịch về tình người. ðây cũng sẽ là một ñiểm nhấn quan trọng trong bộ phim Trò ñời của ñạo

Page 78: Diem tin so57

78

diễn Phạm Nhuệ Giang. Ở ñó, khán giả có thể cảm nhận ñược tính bi hài trong từng mối quan hệ, trong từng nhân vật, từng câu chuyện của phim. Những nhân vật của Vũ Trọng Phụng ñã trở thành nhân vật ñiển hình, nhân vật ñể ñời trong văn học Việt Nam ñầu thế kỷ 20. Sự dâm ñãng, giả dối của Phó ðoan, sự lưu manh của Xuân Tóc ñỏ, sự lẳng lơ hư hỏng của Tuyết, sự trưởng giả dốt nát của Văn Minh, sự cổ hủ lỗi thời của cụ cố Hồng…. Những nhân vật ấy vẫn còn ñầy ở ngoài kia, giữa xã hội ñương thời. Không khó ñể tìm thấy họ.

Hiền Hương

http://dantri.com.vn/van-hoa/xa-hoi-viet-nam-sau-mot-the-ky-su-lo-lang-van-con-nguyen-762297.htm

*

Bắc Kinh lại phô trương quan ñiểm cố hữu về Biển ðông

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (trái) gặp Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, Bangkok, ñầu tháng 8/2013. Reuters

Trọng Nghĩa

Báo chí Trung Quốc trong hai ngày 02 và 03/08/2013 nhất loạt ñưa tin về ba phương cách mà Ngoại trưởng nước này vừa ñề nghị ñể giải quyết tranh chấp Biển ðông giữa Bắc Kinh và các láng giềng ðông Nam Á. Theo các nhà phân tích, ba phương cách này tuy nhiên không có gì mới, chỉ lập lại

Page 79: Diem tin so57

79

các quan ñiểm mà Trung Quốc nhắc ñi nhắc lại từ trước ñến nay, ñồng thời quy trách nhiệm về tình hình căng thẳng tại Biển ðông cho các nước khác.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ñã ñến Bangkok hôm 02/08/2013 ñể tham dự Diễn ñàn Cao cấp kỷ niệm 10 năm Quan hệ ðối tác Chiến lược ASEAN - Trung Quốc (2003-2013). Trong một cuộc tiếp xúc với cựu Phó Thủ tướng Thái Lan Surukiat Sathirathai, Chủ tịch ñịnh chế mang tên Hội ñồng Hoa giải Hòa bình Châu Á, ông Vương Nghị ñã nêu lên ba hướng mà theo ông nếu ñược tiến hành ñồng thời, sẽ cho phép giải quyết tranh chấp Biển ðông.

Hướng ñầu tiên theo ông Nghị, là tiến tới thỏa thuận thông qua tham vấn và ñàm phán giữa các bên liên quan trực tiếp. Theo Ngoại trưởng Trung Quốc, ñây là biện pháp căn bản và là phương cách duy nhất dẫn ñến giải pháp dứt ñiểm cho vấn ñề Biển ðông.

Hướng thứ hai, theo Ngoại trưởng Trung Quốc, là tiếp tục thực thi Bản Tuyên bố Ứng xử trên biển ðông DOC ñồng thời từng bước thúc ñẩy các cuộc thảo luận về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển ðông COC. Hướng thứ ba là tìm cách ñồng khai thác Biển ðông.

Theo các nhà quan sát, ba hướng kể trên chỉ thể hiện quan ñiểm cố hữu của Trung Quốc trên vấn ñề Biển ðông. Về hướng thứ nhất, ñó là chủ trương xuyên suốt của Bắc Kinh, chỉ muốn giải quyết các tranh chấp một cách song phương với từng nước nhỏ hơn mình, ñể dễ dàng dùng thế nước lớn gây sức ép.

Chính vì lý do ñó mà chủ trương song phương không ñược nhiều nước tán ñồng, nhưng theo ông Vương Nghị, những dè dặt của nước khác ñều không ñúng và không có cơ sở.

Về nhu cầu thực thi DOC và từng bước tiến tới COC, ông Vương Nghị công khai cho rằng ñó không phải là giải pháp cho việc giải quyết dứt ñiểm tranh chấp chủ quyền, ñồng thời lại ñổ lỗi cho một số nước là ñã không tôn trọng COC. Trong phát biểu của mình, Ngoại trưởng Trung Quốc không hề nhắc tới những hành vi quá ñáng của Trung Quốc tại Biển ðông, vi phạm bản Tuyên bố Ứng xử mà Bắc Kinh ñã ký kết.

Về chủ trương ñồng khai thác, ñề nghị của Bắc Kinh cũng không có gì mới. Vấn ñề là Trung Quốc chỉ muốn ñồng khai thác các vùng mà các nước láng giềng tuyên bố chủ quyền, ñiều khó ñược các nước khác chấp nhận.

*

Page 80: Diem tin so57

80

"H ậu duệ Hai Bà Trưng" trên ñảo Sumatra ?

'Hậu duệ Hai Bà Trưng' trên ñảo Sumatra ?

Các nhà nghiên cứu ở Indonesia tán thành giả thuyết người Minangkabau ñến từ Việt Nam. Nhiều ñoạn phim quảng bá du lịch cho ñảo Sumatra ñã tuyên bố tổ tiên người Minangkabau là người Vi ệt ñã di cư ñến Nam Dương bằng thuyền, nhằm nhấn mạnh sự ñộc ñáo của nền văn hóa Minangkabau.

Theo giả thuyết nhà nghiên cứu ñộc lập Trương Thái Du ñưa ra, sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai

Bà Trưng, vào cuối năm 43 một bộ phận người Việt ñã lên thuyền ra khơi và dạt vào Eo biển Malacca nhờ gió mùa ðông Bắc. Tiếp ñó, họ ñịnh cư tại khu vực phía Tây ñảo Sumatra và trở thành dân tộc Minangkabau ngày nay. Ảnh: Cô dâu và chú rể người Minangkabau trong ñám cưới.

Page 81: Diem tin so57

81

Tộc người này theo chế ñộ thị tộc mẫu hệ giống như người Việt cổ. Người nữ giữ quyền thừa kế trong thị tộc gọi là Turun Cicik, em gái của Turun Cicik nằm trong hàng thừa kế thứ hai gọi là Turun Nyi. Hai danh xưng này rất giống tên gọi của hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị. Ảnh: Phụ nữ Minangkabau trong trang phục truyền thống.

Page 82: Diem tin so57

82

Kiến trúc truyền thống Minangkabau là những ngôi nhà mái cong vút như cặp sừng trâu, có ñường nét giống với nhà sàn hình thuyền trên trống ñồng ðông Sơn, ñược gọi là Rumah Gadang.

Page 83: Diem tin so57

83

Rumah Gadang ñược thiết kế theo kiểu giống nhà sàn, phần sàn nhà cách mặt ñất ñộ gần 2m, bên trong ñược chia làm ba phần thông thoáng nhau không có vách ngăn cách, gian chính ngay giữa nhà là gian tiếp khách, còn lại là khu giường ngủ và bếp. Nhà kho chứa nông sản ñược xây cất riêng, cũng có mái cong như nhà chính.

Page 84: Diem tin so57

84

Những ngôi nhà Rumah Gadang vừa là nơi cư trú, vừa là nơi gặp gỡ hội họp trong gia ñình và tiến hành những hoạt ñộng nghi thức cộng ñồng. Chúng ñược truyền ñời từ mẹ, sang con gái, và cứ thế nối tiếp ñời nọ ñến ñời kia.

Page 85: Diem tin so57

85

Một nét ñộc ñáo khác thể hiện giá trị văn hóa ñặc sắc trong xây dựng là những chi tiết trang trí ñược thể hiện tinh xảo bằng lối chạm khắc, phối màu sặc sỡ phủ kín quanh nhà từ chân cột lên ñến nóc mái. Nhà của trưởng làng – một phụ nữ – thường là ngôi nhà lớn nhất, ñiêu khắc ñẹp nhất.

Page 86: Diem tin so57

86

Người Minangkabau có sự tích về kiểu kiến trúc “sừng trâu” của Rumah Gadang như sau: Ngày xưa có một mối bất hòa giữa người Minangkabau và người Java, và hai bên thỏa thuận chọi trâu ñể phân ñịnh. Người Java ñưa ra một con trâu khổng lồ, trong khi người Minangkabau lại dùng một con nghé con, bị bỏ ñói nhiều ngày và trên ñầu buộc con dao sắc...

Page 87: Diem tin so57

87

Khi vào trận con nghé ñói tưởng trâu là mẹ mình, lập tức rúc vào bụng trâu ñể bú. Con trâu mộng ñã bị hạ gục vì dao ñâm thủng bụng, và người Minangkabau chiến thắng. Cũng theo sự tích này Minang nghĩa là chiến thắng, kabau là trâu.

Page 88: Diem tin so57

88

Sự tích kể trên tương ñồng gần như hoàn toàn với một giai thoại dân gian nổi tiếng của người Việt Nam về chuyện Trạng Quỳnh dùng nghé ñấu với trâu chiến của sứ giả Trung Hoa. Phải chăng ñây là hai dị bản của một câu chuyện ñã có từ thời các cư dân Việt cổ?

Page 89: Diem tin so57

89

Người Minangkabau ngày nay theo ñạo Hồi, nhưng tín ngưỡng nguyên bản của họ là thuyết vật linh (thờ linh vật, tin rằng vạn vật có linh hồn). Theo nhiều nhà nghiên cứu, thuyết vật linh là tín ngưỡng ñầu tiên của dân tộc Việt, trước khi các ñạo Nho, ñạo Lão và ñạo Phật du nhập. Ảnh: Một ñiệu múa truyền thống của người Minangkabau.

Page 90: Diem tin so57

90

Cư dân Minangkabau sinh sống bằng nghề trồng lúa từ lâu ñời, và họ cũng có tục ăn trầu nhuộm răng cùng nhiếu nét văn hóa khác gần gũi với người Việt.

Page 91: Diem tin so57

91

Các nhà nghiên cứu ở Indonesia cũng tán thành giả thuyết người Minangkabau ñến từ Việt Nam. Nhiều ñoạn phim quảng bá du lịch cho ñảo Sumatra ñã tuyên bố tổ tiên người Minangkabau là người Việt ñã di cư ñến Nam Dương bằng thuyền, nhằm nhấn mạnh sự ñộc ñáo của nền văn hóa Minangkabau.

* Chữa Trị Ung Thư:

Gleevec S ẽ Thay Th ế Chemotherapy

Thuốc chống ung thư imatinib (hay Gleevec) ñược dùng ñể chữa chứng hoại huyết . • Chemotherapy là phương pháp hoá trị vẫn thường ñược dùng ñễ chữa bệnh ung thư. Nhưng

phương pháp này tiêu diệt cả tế bào ung thư lẫn tế bào lành mạnh. Nó làm cho người bệnh mệt lử, ói mửa, có khi còn bị nhiễm trùng, và chết. Các bác sĩ hy vọng có thể tìm ra loại thuốc chữa ung thư mới tối tân hơn, không cần dùng phương pháp hoá trị.

PHƯƠNG PHÁP HOÁ TRỊ - CHEMOPTHERAPY- từ bấy lâu nay vẫn thường ñược coi như là

loại vũ khí mạnh, hữu hiệu ñề chữa bệnh ung thư. Nó giúp cứu sống 20% bệnh nhân ung thư tại Hoa Kỳ trong hai thập niên vừa qua. Nhưng loại ñộc tố này nhắm tiêu diệt tế bào ung thư ñang phát triển, ñồng

Page 92: Diem tin so57

92

thời cũng giết luôn những tế bào lành mạnh, và nhất là nó hành hạ bệnh nhân một cách tàn bạo. Hậu quả của phương pháp hoá trị thay ñổi tùy theo bệnh nhân, từ ói mửa cho ñến bị nhiễm trùng mà chết.

Vì vậy, các nhà nghiên cứu ñang ñi tìm loại thuốc chữa êm dịu, bớt tàn ñộc hơn. Chỉ cần dùng thuốc

viên,với rất ít hậu quả phụ, không cần phải nhỏ vào người những giọt thuốc ñộc tố như trước nữa. Người ta tự hỏi phải chăng rồi ñây việc chữa ung thư bằng hoá trị sẽ chấm dứt, và trở thành chuyện quá vãng của lịch sử.

Bác sĩ Martin Tallman, trưởng khoa ngành ung thư máu ở bệnh viện Memorial Sloan-Kettering

Cancer Center, ñồng ý: “ðó là câu hỏi mà chúng tôi cùng nêu ra?”. Một vài công trình nghiên cứu cho thấy trong việc chữa bệnh ung thư máu, người ta tìm ra ñược

phương pháp chữa trị không cần dùng hoá trị. Một loại thuốc tên là ibrutinib ñã ñược sử dụng thành công, cứu sống ñược 83% bệnh nhân sau khi cho họ dùng thuốc ñược hai năm. Thuốc này chủ yếu là ngăn chặn hoạt ñộng của những nhân tố gây ra ung thư.

Cách chữa trị ñi ñường vòng gián tiếp ñã ñược thử nghiệm khá thành công kể từ năm 2001, khi một

loại thuốc chống ung thư imatinib (hay Gleevec) ñược dùng ñể chữa chứng hoại huyết xuất phát từ tủy xương (myeloid) và bướu u trong do tế bào máu gây nên (GIST). Bây giờ, thay vì tấn công thật mạnh vào chứng bệnh ung thư, người ta chế ra loại thuốc thông minh mới có công dụng ngăn chặn những nguồn cung cấp chất nuôi tế bào ung thư. Cùng lúc ñó, cho bệnh nhân dùng thêm loại thuốc khác ñể tạo ra tế bào máu mới.

Kết quả là nhiều bệnh nhân có u bướu GIST có thể không cần phải theo phương pháp hoá trị, nhờ

dùng thuốc Gleevec. Một số bệnh nhân bị ung thư phổi, hay bị u bướu nơi khác cũng ñang ñược chữa trị theo phương pháp mới: dùng thuốc ñể ngăn chặn nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho khối u.

Phương pháp chữa trị mới giúp bệnh nhân không bị những hậu quả phụ khắc nghiệt. Các chuyên gia

hy vọng rằng phối hợp nhiều loại thuốc, và phương pháp trị liệu khác nhau rồi ñây sẽ ñược sử dụng cho các loại ung thư khác.Tế bào ung thư giống như các vi khuẩn và vi rút ñều có thể tự thích ứng, tự ñiều chỉnh vớí loại thuốc nhắm ñánh vào chúng. Kinh nghiệm trong việc chữa vi rút HIV/AIDS cho thấy chúng ta có thể ñưa vào nhiều loại thuốc khác nhau ñể cùng phối hợp tấn công các tế bào này từ nhiều phía.

Bác sĩ Tallman cho biết: “Hi ện nay rất nhiều ý niệm cơ bản về bệnh ung thư ñang bị ñem ra thử

thách, xem xét lại.”. Ông ám chỉ rằng không nên khư khư giữ phương pháp trị liệu cũ. Người ta tin rằng những phương pháp gỉải phẫu, và chữa bằng hoá trị sẽ không biến mất trong một tương lai gần, nhưng cuộc cách mạng ñể thay thế phương pháp hoá trị vừa mới bắt ñầu.

Alice Park / TIME ngày 29/7/2013 Nguyễn Minh Tâm dịch

Page 93: Diem tin so57

93

Một phương pháp trị bệnh tiểu ñường thật hiệu nghiệm

Tôi ñược biết một phương pháp trị liệu bệnh tiểu ñường qua một chương trình của ñài truyền hình. Vì chính tôi là người có bệnh tiểu ñường, và sau khi thử, tôi nhận thấy có hiệu qủa thật. Hiện giờ số lượng ñường trong máu của tôi ñã ñược chận ñứng, tôi không cần phải uống nhiều thuốc nữa. Em gái tôi chích Insulin ñã nhiều năm, nay ñã khỏi bệnh. Sau khi dùng phương pháp uống ñậu bắp, khoảng vài tháng sau thì em tôi không cần chích Insulin nữa. Bạn cứ thử xem sao! nếu không có hiệu qủa thì cũng chẳng có gì là hại cả. Vì có nhiều trường hợp hiệu qủa ñến hơi chậm, bạn cứ kiên trì uống thử vài tháng xem sao. Phương pháp rất ñơn giản: Lấy 2 qủa ñậu bắp, cắt bỏ 1 tí khúc ñầu và 1 tí khúc ñuôi, xong mổ 1 ñường thẳng theo chiều dài (không mổ ñứt), sau ñó cho 2 qủa ñậu bắp vào ngâm trong một cái ly ñựng 8oz nước uống (nguội), ñậy lại ngâm qua ñêm. Sáng hôm sau, trước khi ăn sáng, bạn vớt bỏ 2 qủa ñậu bắp vứt ñi, chỉ uống hết ly nước ngâm ñậu bắp mà thôi. Bạn phải kiên nhẫn uống mỗi ngày, sau 2 tuần lễ, bạn sẽ thấy ñường trong máu của bạn sẽ xuống một cách không ngờ.

Page 94: Diem tin so57

94

TU LIEU

THAM KHAO

MỌI ðIỀU BẠN TƯỞNG BIẾT VỀ SỰ SỤP ðỔ CỦA LIÊN XÔ LÀ SAI L ẦM

Goorbachov và Elsin (Và vì sao việc này trở nên quan trọng trong một thời ñại cách mạng như hiện nay)

Leon Aron, Foreign Policy Trần Ngọc Cư dịch Mọi cuộc cách mạng ñều tạo ra kinh ngạc. Tuy vậy, cuộc Cách mạng Nga gần ñây nhất phải ñược

kể là một trong những kinh ngạc lớn nhất. Trong những năm trước 1991, gần như không một chuyên gia, học giả, viên chức chính quyền, hay chính trị gia phương Tây nào thấy trước ñược sự sụp ñổ sắp xảy ra của Liên Xô, và kéo theo nó một chế ñộ ñộc tài ñộc ñảng, một nền kinh tế do nhà nước làm chủ, và cả sự kiểm soát của ðiện Cẩm Linh ñối với ñế quốc Liên Xô và ðông Âu. Với một ngoại lệ duy nhất, tất cả những nhà bất ñồng chính kiến Xô viết cũng như chính những nhà cách mạng tương lai — nếu ta xét qua hồi ký của họ – cũng không tiên ñoán ñược sự kiện này. Khi Mikhail Gorbachev trở thành tổng bí thư ðảng Cộng sản vào tháng Ba năm 1985, không một nhân vật ñồng thời nào của ông dự kiến một cuộc khủng hoảng có thể dẫn ñến cách mạng. Mặc dù người ta không ñồng ý nhau về tầm mức nghiêm trọng của những vấn ñề nội tại trong chế ñộ Xô Viết, nhưng không ai coi những vấn ñề này là ñang ñe dọa sinh mệnh của chế ñộ, chí ít trong tương lai gần.

Vậy, do ñâu mà có sự thiển cận ñều khắp lạ lùng ñến thế? Việc các chuyên gia phương Tây không

tiên liệu ñược sự sụp ñổ của Liên Xô một phần là do sử quan xét lại (historical revisionism) — tạm gọi là khuynh hướng bài chủ nghĩa chống cộng (anti-anti-communism) — một khuynh hướng phóng ñại sự ổn ñịnh và tính chính danh của chế ñộ Xô viết. Tuy nhiên, một số nhân vật khác vốn không ñược coi là mềm dẻo ñối với chế ñộ cộng sản cũng không kém kinh ngạc trước sự cáo chung của chế ñộ này. Một trong những người thiết kế chiến lược Mỹ trong thời Chiến tranh Lạnh, ông George Kennan, viết rằng, trong khi nhìn lại toàn bộ “l ịch sử các sự vụ quốc tế trong thời hiện ñại”, ông nhận thấy rằng “thật khó nghĩ ra một biến cố nào lạ lùng, ñáng kinh ngạc, và mới thoạt nhìn không thể giải thích nỗi, hơn sự tan biến ñột ngột và toàn bộ…của ñại cường mệnh danh kế tục nhau là ðế quốc Nga rồi ñến Liên Xô”. Richard Pipes, có lẽ là sử gia Mỹ hàng ñầu về nước Nga và cũng là một cố vấn của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, cho rằng cuộc cách mạng gần ñây của Nga là “bất ngờ”. Một tuyển tập gồm các bài tiểu

Page 95: Diem tin so57

95

luận viết về sự cáo chung của Liên Xô trong một số báo ñặc biệt năm 1993 của tạp chí bảo thủ National Interest (Lợi ích Quốc gia) có tựa ñề là “Cái chết lạ lùng của chủ nghĩa Cộng sản Xô viết”.

Nếu có thể hiểu ñược dễ dàng hơn, thì sự thiếu phán ñoán mang tính tập thể này có thể ñã ñược an toàn xếp vào một hồ sơ trí tuệ gồm những ñiều kỳ lạ và phù phiếm của khoa học xã hội rồi bị lãng quên. Tuy nhiên, thậm chí ngày nay, với khoảng cách 20 năm, giả thuyết cho rằng Liên Xô vẫn có thể tiếp tục tồn tại trong tình trạng lúc ñó hay bất quá cuối cùng nó sẽ bắt ñầu một cuộc suy tàn kéo dài khá lâu, có vẻ là một kết luận không kém phần hợp lý.

Thật vậy, vào năm 1985 Liên Xô gần như vẫn có ñủ nguồn lực thiên nhiên và nhân sự của 10 năm về trước. Chắc chắn là, mức sống tại ñây còn thấp hơn tại ðông Âu khá xa, nói chi ñến phương Tây. Tình trạng thiếu hụt hàng hoá, hạn chế lương thực, những hàng người dài trước các quầy hàng, và nạn nghèo khổ khắc nghiệt diễn ra ñều khắp xã hội. Nhưng Liên Xô ñã từng trải qua nhiều ñại họa to lớn hơn thế và ñã có thể ñối phó mà không hề mất một mảy may quyền kiểm soát của nhà nước ñối với xã hội và nền kinh tế, lại càng không hề từ bỏ quyền lực này.

Không có một thước ño thành tích kinh tế chủ yếu nào trước năm 1985 cho thấy một thảm họa ñang lù lù xốc tới. Từ năm 1981 ñến năm 1985 mức tăng trưởng GDP của Liên Xô, mặc dù có chậm lại so với thập niên 1960 và thập niên 1970, nhưng cũng ñạt ñược 1,9% một năm. Chính cùng một mô hình dù suy yếu nhưng không ñến nỗi thảm khốc này còn kéo dài cho ñến hết năm 1989. Nạn thiếu hụt ngân sách, một yếu tố kể từ thời Cách mạng Pháp ñược coi là tín hiệu quan trọng cho một cuộc khủng hoảng có thể ñưa ñến cách mạng, chưa lên tới 2% GDP vào năm 1985. Mặc dù có gia tăng nhanh chóng, nạn thâm thủng ngân sách vẫn ở dưới mức 9% GDP cho ñến hết năm 1989 — một con số mà hầu hết các nhà kinh tế cho là hoàn toàn có thể xoay trở ñược (manageable).

Giá dầu lửa rơi cực nhanh, từ 66 ñôla một thùng năm 1980 xuống 20 ñôla một thùng năm 1986 (trong số 2000 giá cả) chắc chắn là một ñòn nặng nề ñánh vào tài chính Xô-viết. Tuy vậy, nếu ñiều chỉnh theo nạn lạm phát, thì vào năm 1985 giá dầu lửa trên thị trường thế giới vẫn cao hơn năm 1972, và chỉ thấp hơn toàn thập niên 1970 một phần ba mà thôi. Nhưng ñồng thời, mức thu nhập của người dân Xô viết gia tăng hơn 2% vào năm 1985, và sau khi ñiều chỉnh lạm phát, ñồng lương của họ còn tiếp tục gia tăng trong 5 năm liền cho ñến hết năm 1990 ở mức ñộ trung bình trên 7% mỗi năm.

Vâng, tình trạng ñình ñốn kinh tế của Liên Xô là hiển nhiên và ñáng lo ngại. Nhưng như giáo sư ðại học Wesleyan, ông Peter Rutland, ñã chỉ rõ, “Dẫu sao, những chứng bệnh kinh niên của Liên Xô không nhất thiết ñe dọa sinh mệnh của nước này”. Ngay cả nhà nghiên cứu hàng ñầu về các nguyên nhân kinh tế của cuộc cách mạng này, ông Anders Aslund, cũng ghi nhận rằng từ năm 1985 ñến năm 1987, tình hình “là không mảy may sôi ñộng”.

Từ quan ñiểm của chính quyền, tình hình chính trị lúc bấy giờ thậm chí ít ñáng lo ngại hơn trước. Sau 20 năm liên tục ñàn áp ñối lập chính trị, gần như tất cả những nhà bất ñồng chính kiến nổi tiếng ñã bị cầm tù, lưu ñày (như trường hợp Andrei Sakharov từ năm 1980), buộc phải ra sống ở nước ngoài, hay chết trong các trại cải tạo và nhà giam.

Cũng gần như không có bất cứ một dấu hiệu nào khác báo trước một cuộc khủng hoảng tiền cách mạng (pre-revolutionary crisis), kể cả một nguyên nhân truyền thống thường ñược coi là có thể dẫn ñến sự suy sụp của một quốc gia – ñó là sức ép từ bên ngoài. Trái lại, thập niên trước ñó ñược các học giả ñánh giá ñúng ñắn là thời kỳ Liên Xô “ñã thực hiện ñược tất cả những tham vọng quân sự và ngoại giao quan trọng”, như nhà sử học và ngoại giao Mỹ, ông Stephen Sestanovich, ñã viết. Tất nhiên, lúc bấy giờ Afghanistan ngày càng cỏ vẻ là một cuộc chiến lâu dài, nhưng ñối với một quân lực gồm 5 triệu binh sĩ như của Liên Xô, sự thiệt hại tại ñó là không ñáng kể. Thật vậy, mặc dù gánh nặng tài chính khổng lồ do việc duy trì một ñế quốc về sau trở thành một vấn ñề chính trong các cuộc tranh luận sau năm 1987, nhưng bản thân những chi phí cho cuộc chiến Afghanistan không làm cho quốc gia kiệt quệ: ðược ước

Page 96: Diem tin so57

96

tính vào khoảng 4 ñến 5 tỉ ñôla vào năm 1985, ñó là một phần không ñáng kể trong tổng sản lượng nội ñịa (GDP) của Liên Xô.

Hoa Kỳ cũng không phải là một lực tác ñộng cho cuộc cách mạng. “Học thuyết Reagan” bao gồm nỗ lực chống lại và, nếu có thể, ñảo ngược những bước tiến của Liên Xô trong Thế giới Thứ ba quả có tạo ñược sức ép chung quanh ñế quốc này, ở những nơi như Afghanistan, Angola, Nicaragua, và Ethiopia. Tuy nhiên, những khó khăn của Liên Xô ở ñó cũng chẳng có gì nghiêm trọng ñể trở thành một nguy cơ cho chế ñộ.

Trong một màn giáo ñầu cho một cuộc chạy ñua vũ trang có tiềm năng gây ra nhiều tốn kém cho ñối phương, Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược [hay lá chắn nguyên tử] do Reagan ñưa ra thực sự có ý nghĩa nghiêm trọng – nhưng ñề xuất này không hề báo hiệu một sự thất bại quân sự cho Liên Xô, vì ðiện Cẩm Linh biết chắc rằng việc triển khai hữu hiệu hệ thống phòng thủ không gian của Mỹ cũng mất vài thập kỷ nữa mới thực hiện ñược. Tương tự như thế, mặc dù cuộc nổi dậy chống cộng sản bất bạo ñộng của công nhân Ba Lan là một tình hình rất bức xúc cho giới lãnh ñạo Xô viết, làm nổi bật sự mong manh của ñế quốc của họ tại châu Âu, nhưng vào năm 1985 Phong trào ðoàn kết (Soliditary) tỏ ra ñã kiệt lực. Liên Xô hình như thích nghi ñược với việc tung ra các “ñợt bình ñịnh” ñẩm máu cứ 12 năm một lần – Hungary năm 1956, Tiệp Khắc năm 1968, và Ba Lan năm 1980 — bất chấp dư luận thế giới.

Nói thế khác, ñây là một Liên Xô ñang ở trên ñỉnh cao quyền lực và thanh thế toàn cầu của mình, theo quan ñiểm của chính nó lẫn quan ñiểm của thế giới còn lại. Sau này, sử gia Adam Ulam ñã nhận xét “Chúng ta thường quên rằng vào năm 1985, không một chính phủ của một quốc gia quan trọng nào tỏ ra có quyền lực vững chắc và có ñường lối chính sách rõ ràng như chính quyền Liên bang Sô viết”.

Hẵn nhiên, có nhiều lý do thuộc về cơ chế — kinh tế, chính trị, xã hội – cho biết tại sao Liên Xô phải sụp ñổ như nó ñã sụp ñổ; tuy nhiên, những lý do này không thể giải thích ñầy ñủ biến cố này diễn ra như thế nào và diễn ra khi nào. Nghĩa là, làm sao trong một thời gian từ năm 1985 ñến năm 1989, trong lúc không gặp phải những tình trạng tồi tệ gay gắt về kinh tế, chính trị, dân số, và các vấn ñề cơ chế khác, mà nhà nước và hệ thống kinh tế Xô viết bỗng dưng bị một quần chúng ñủ ñông ñảo coi là ô nhục, thiếu tính chính danh, và hết chịu nỗi ñể phải sụp ñổ?

Gần như hầu hết mọi cuộc cách mạng hiện ñại, cuộc cách mạng Nga gần ñây nhất ñược khởi ñộng bằng một tiến trình tự do hóa khá do dự “từ trên xuống” – và lý do căn bản của nó vượt quá nhu cầu sửa sai nền kinh tế hoặc làm cho môi trường quốc tế tốt ñẹp hơn. Cái cốt lỏi trong sáng kiến của Gorbachev là rất lý tưởng, ñó là ñiều không thể chối cãi: Ông muốn xây dựng một Liên Xô có ñạo lý hơn.

Vì mặc dù chiêu bài ñưa ra là cải thiện kinh tế, nhưng rõ ràng là Gorbachev và những người ủng hộ ông trước hết muốn sửa chữa những sai lầm ñạo lý hơn là sai lầm kinh tế. Hầu hết những ñiều họ tuyên bố công khai trong những ngày ñầu của chương trình tái cơ cấu (perestroika), bây giờ nhìn lại, có vẻ chỉ là một cách biểu lộ nỗi khổ tâm của họ về sự suy ñồi tinh thần và những hệ quả xói mòn ñạo lý của thời ñại Xít-ta-lin. ðó là bước khởi ñầu của một sự liều lĩnh ñi tìm kiếm những câu trả lời cho các vấn nạn to lớn mà mọi cuộc cách mạng vĩ ñại thường bắt ñầu: Thế nào là một cuộc sống tốt ñẹp, hợp với nhân phẩm? Cái gì tạo ra một trật tự kinh tế và xã hội công chính? Một nhà nước chính danh và ñàng hoàng là như thế nào? Quan hệ của một nhà nước ấy với xã hội dân sự phải như thế nào?

“M ột không khí ñạo lý mới mẻ ñang thành hình trên ñất nước ta”, Gorbachev ñã nói như thế trước Ủy ban Trung ương ðảng trong phiên họp tháng Giêng 1987, nơi ông tuyên bố rằng glasnost (chủ trương cởi mở) và tự do hóa sẽ làm nền tảng cho perestroika (chủ trương tái cơ cấu) xã hội Xô-viết của ông. “Việc thẩm ñịnh lại các giá trị và xét lại chúng một cách sáng tạo ñang ñược tiến thành”. Sau này, khi nhắc lại cảm tưởng của ông rằng “chúng ta không thể tiếp tục như thế thêm nữa, và chúng ta phải triệt ñể thay ñổi lối sống, dứt khoát với những sai trái trong quá khứ”, ông gọi ñó là “lập trường ñạo lý” của ông.

Page 97: Diem tin so57

97

Trong một bài phỏng vấn vào năm 1989, “người cha ñỡ ñầu của glasnost”, ông Aleksandr Yakovlev, nhớ lại rằng, vào lúc trở về Liên Xô sau 10 năm làm ñại sứ tại Canada, ông cảm thấy ñã ñến lúc người dân phải tuyên bố, “ðủ lắm rồi! Chúng ta không thể tiếp tục sống như thế này thêm nữa. Mọi việc phải ñược thực hiện theo một ñường lối mới. Chúng ta phải xét lại tư duy, ñường lối, quan ñiểm về quá khứ và tương lai của chúng ta…Một sự ñồng thuận ngấm ngầm: giản dị là, chúng ta không thể tiếp tục sống như chúng ta ñã sống trước ñây — một cách nhục nhã, ngoài mức chịu ñựng”.

Theo ý kiến của vị thủ tướng của Gorbachev, ông Nikolai Ryzhkov, “tình trạng ñạo lý [nrastennoe] của xã hội vào năm 1985 là nét ñặc trưng “hãi hùng nhất”:

[Chúng ta] ăn cắp từ chính bản thân của chúng ta, nhận và ñưa hối lộ, láo khoét trong các báo cáo, trên báo chí, láo khoét từ các diễn ñàn cấp cao, ñắm mình trong láo khoét, rồi trao huân chương cho nhau. Và tất cả những ñiều này ñã diễn ra — từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên.

Một thành viên khác trong nhóm thân cận sơ khởi và rất ít ỏi của Gorbachev gồm những nhân vật

chủ trương tự do, Bộ trưởng Ngoại giao Eduard Shevardnadze, cũng khổ tâm không kém vì tình trạng thiếu luật lệ và tham nhũng ñều khắp. Ông nhớ lại ñã nói với Gorbachev vào mùa ñông 1984-1985: “M ọi thứ ñã thối nát. Phải thay ñổi thôi”.

Trở lại thập niên 1950, một vị tiền nhiệm của Gorbachev, ông Nikita Khrushchev, ñã lần ñầu thấy rõ sự mong manh của cái nền tảng của ngôi nhà mà Stalin ñã xây lên trên sự khủng bố và dối trá. Nhưng thế hệ thứ năm này của giới lãnh ñạo Xô-viết cảm thấy tin tưởng hơn về sức bật của chế ñộ. Gorbachev và các ñồng chí của ông tỏ ra tin tưởng rằng những ñiều ñúng cũng là những ñiều có thể quản lý ñược dễ dàng về mặt chính trị (politically manageable). Gorbachev tuyên bố rằng chủ trương dân chủ hóa “không phải là một khẩu hiệu nhưng là tinh túy của perestroika”. Nhiều năm về sau, ông ñã trả lời phỏng vấn như sau:

Mô hình Xô-viết không những bị ñánh bại trên bình diện kinh tế và xã hội; nó bị ñánh bại ngay trên bình diện văn hóa. Xã hội chúng ta, nhân dân chúng ta, những người có học vấn nhất, những người có trí thức nhất, ñã bác bỏ mô hình ấy trên bình diện văn hóa vì nó không tôn trọng con người, nó ñàn áp con người về mặt tinh thần lẫn chính trị.

Sự thể những cải tổ ñã ñưa ñến cuộc cách mạng năm 1989 phần lớn cũng phát xuất từ một nguyên nhân “lý tưởng” khác: bản thân Gorbachev rất ghét bạo ñộng và, vì thế, ông cương quyết không sử dụng việc áp bức quần chúng (mass coercion) khi tầm mức của các biến chuyển bắt ñầu vượt quá ý ñịnh ban ñầu của ông. Triển khai các lực lượng ñàn áp kiểu Xít-ta-lin cho dù ñể “duy trì chế ñộ” cũng sẽ là một hành ñộng phản lại niềm tin tưởng son sắt nhất của ông. Một chứng nhân nhớ lại Gorbachev ñã nói vào cuối thập niên 1980, “Chúng ta ñược dạy là chúng ta phải ñấm bàn”, rồi ông nắm tay lại, minh họa cú ñấm. Viên tổng bí thư phát biểu tiếp: “Nói chung, việc này có thể thực hiện. Nhưng chúng tôi không thích làm như vậy”.

Vai trò của tư duy và lý tưởng trong việc mang lại cuộc cách mạng Nga xuất hiện rõ nét hơn khi chúng ta nhìn vào những diễn biến bên ngoài ðiện Cẩm Linh. Một ký giả Xô-viết hàng ñầu và về sau trở thành một tiếng nói nhiệt tình ñối với chủ trương glasnost, ông Aleksandr Bovin, ñã viết vào năm 1988 rằng những lý tưởng của perestroika ñã “chín muồi” gi ữa lúc nhân dân ngày càng “bức xúc” trước nạn tham nhũng, ăn cắp của công trắng trợn, trước những láo khoét, và những cản trở chặn ñứng việc làm của người lương thiện. Những dự kiến “về một cuộc ñổi thay có thực chất ñang bàng bạc trong không gian”, một chứng nhân khác nhớ lại, và những người mang kỳ vọng này ñã tạo nên một khối cử tri rõ nét (appreciable constituency) ñang ñòi hỏi những cải tổ triệt ñể. Thật vậy, những kỳ vọng ñã ñón chào Gorbachev khi ông lên cầm cầm quyền là rất mãnh liệt và ngày càng gia tăng ñến ñộ chúng có thể ñịnh hình cho chính sách thực sự của ông. ðột nhiên, chính các tư duy ñã trở nên một yếu tố có cấu trúc, có thực thể trong cuộc cách mạng ñang diễn ra.

Page 98: Diem tin so57

98

Theo cách nói của Yakovlev, cái uy tín của ý thức hệ chính thống, vốn ràng rịt toàn bộ hệ thống chính trị và kinh tế của chế ñộ Xô-viết “như những niền thép”, ñang rã rệu nhanh chóng. Nhận thức mới ñã giúp người dân thay ñổi thái ñộ ñối với chế ñộ và tạo ra “một chuyển biến trong hệ thống các giá trị”. Dần dần, tính chính ñáng của các sắp xếp chính trị [cơ chế chính trị] bắt ñầu bị chất vấn. Trong một trường hợp ñiển hình của “ñịnh lý Thomas” bất hủ mà [nhà xã hội học] Robert K. Merton xây dựng thành lý thuyết – “Nếu người ta tin rằng một tình thế là có thực, thì tình thế ñó sẽ trở thành hiện thực trong hậu quả của nó”– sự suy ñồi thực sự của nền kinh tế Xô-viết chỉ mang lại hậu quả nghiêm trọng sau khi và bởi vì có một chuyển biến cơ bản trong cách người dân cảm nhận và ñánh giá thành tích của chế ñộ.

Viết cho một tạp chí Xô-viết năm 1987, một ñộc giả Nga gọi những gì ông chứng kiến chung quanh ông là một “sự dứt khoát triệt ñể trong ý thức của người dân”. Chúng ta biết ñộc giả này nhận xét ñúng vì cuộc cách mạng của Nga là cuộc cách mạng vĩ ñại ñầu tiên mà tiến trình của nó ñược vẽ thành biểu ñồ trong các cuộc thăm dò dư luận quần chúng ngay từ ñầu. Vào cuối năm 1989, cuộc thăm dò dư luận tiêu biểu ñầu tiên ñã cho thấy dân chúng nhiệt liệt ủng hộ các cuộc tuyển cử có tính cạnh tranh và việc hợp pháp hóa các ñảng phái ngoài ðảng Cộng sản Xô-viết – sau bốn thế hệ dưới chế ñộ ñộc tài ñộc ñảng và trong lúc các ñảng phái ñộc lập vẫn còn bất hợp pháp. Giữa thập niên 1990, hơn nửa số người ñược thăm dò trong một vùng nước Nga ñồng ý rằng “một nền kinh tế lành mạnh” có khả năng phát triển nhanh hơn “nếu chính phủ cho phép tư nhân làm ăn theo ý họ muốn”. Sáu tháng sau, một cuộc thăm dò trên toàn nước Nga cho thấy 56% hậu thuẫn một cuộc chuyển ñổi nhanh chóng hay tuần tự sang một nền kinh tế thị trường. Thêm một năm sau thì số người ủng hộ kinh tế thị trường tăng ñến tỉ lệ 64%.

Những người ñã gieo vào xã hội “chuyển biến ngoạn mục về ý thức” không ai khác hơn là những kẻ ñã từng châm ngòi cho các cuộc cách mạng tiêu biểu khác của thời hiện ñại: ñó là, các nhà văn, nhà báo, và giới nghệ sĩ. Như Alexis de Tocqueville nhận xét, những con người này “giúp tạo ra một ý thức chung về sự bất mãn như vậy, một công luận ñược kiên ñịnh như vậy, rồi hai yếu tố này … lại tạo ra những ñòi hỏi hữu hiệu cho các chuyển biến có tính cách mạng”. ðột nhiên, “toàn bộ việc giáo dục” trên cả nước trở thành “công tác của những người cầm bút”.

Tại Nga Xô cũng vậy. Những hàng người dài trước các sạp báo – ñôi khi các ñám ñông phải xếp hàng quanh một khu phố từ lúc 6 giờ sáng, vì lượng báo ra hàng ngày thường bán sạch chỉ trong vòng 2 tiếng ñồng hồ — và số người ñặt mua ngày càng ñông các báo nổi tiếng có chủ trương tự do ñã chứng minh sức công phá của những nhà bình luận nổi tiếng thuộc khuynh hướng glasnost, hay xin mượn cụm từ của Samuel Johnson, “những bậc thầy truyền giảng chân lý” (teachers of truth): kinh tế gia Mikolai Shmelyov; các triết gia chính trị như Igor Klyamkin và Alexandr Tsypko; các tiểu luận gia như Vasily Selyunin, Yuri Chernichenko, Igor Vinogradov, and Ales Adamovich; các ký giả Yegor Yakovlev, Len Karpinsky, Fedor Burlatsky, và chí ít trên hai chục nhà văn nữa.

ðối với họ, việc phục sinh ñạo lý là thiết yếu. ðiều này có nghĩa là không những chỉ rà soát lại các hệ thống chính trị và kinh tế Xô-viết, không những chỉ lật ngược các qui phạm xã hội (social norms), mà còn là một cuộc cách mạng trên bình diện cá nhân: một sự thay ñổi trong nhân cách của người dân Nga. Như Mikhail Antonov tuyên bố trong một tiểu luận rất sáng tạo năm 1987, với tiêu ñề “V ậy thì việc gì ñang ñến với chúng ta?” trên tạp chí Oktyabr, phải “cứu” lấy nhân dân – không phải ñể họ thoát khỏi các mối nguy từ bên ngoài, nhưng “chủ yếu ñể họ thoát khỏi chính mình, thoát khỏi các tiến trình phi luân ñang giết chết những phẩm chất cao quí nhất của con người”. Cứu nhân dân bằng cách nào? Bằng cách làm cho tiến trình dân chủ hóa còn sơ sinh trở thành con ñường ñịnh mệnh, không thể ñảo ngược – không phải bằng “một ñợt băng tan” ngắn ngủi của Khrushchev, nhưng bằng một cuộc thay ñổi khí hậu. Và việc gì sẽ ñảm bảo cho tình hình không thể ñảo ngược này? Trên hết, ñó là sự xuất hiện của con người tự do, một con người “không bị lây nhiễm trước các sự kiện lặp ñi lặp lại của chế ñộ nô lệ tinh thần”. Tuần báo Ogoniok, một tạp chí quan trọng thuộc chủ trương glasnost, ñã viết vào tháng Hai năm

Page 99: Diem tin so57

99

1989 rằng chỉ có “con người không có khả năng làm chỉ ñiểm cho công an, không có khả năng phản bội và láo khoét, bất luận nhân danh ai hay tổ chức nào, mới có thể cứu chúng ta khỏi sự xuất hiện trở lại của một nhà nước ñộc tài”.

Lối lý luận vòng vo này — ñể cứu nhân dân, người ta phải cứu lấy perestroika, nhưng người ta chỉ cứu ñược perestroika nếu có thể thay ñổi ñựợc con người “t ừ bên trong” — gần như không hề làm cho ai khó chịu. Những người phát biểu tư duy về những vấn ñề này gần như ñã cho rằng việc cứu nước bằng chủ trương perestroika và việc kéo người dân khỏi bãi sình lầy tinh thần là hai nỗ lực ñan kết chặt chẽ, có lẽ không thể tách rời nhau, và họ dừng lại ở ñó. Vấn ñề quan trọng là phải ñưa nhân dân trở về “ñịa vị công dân” từ vị trí “nông nô” và “nô lệ”. “ ðủ lắm rồi!” là một lời tuyên bố của Boris Vasiliev, tác giả của một tiểu thuyết bán rất chạy trong giai ñoạn này về Thế chiến II, một cuốn truyện ñược ñóng thành phim và ñược khán giả yêu chuộng không kém. Ông nói: “ðủ lắm rồi những láo khoét, ñủ lắm rồi tinh thần nô lệ, ñủ lắm rồi sự hèn nhác. Sau cùng, chúng ta phải nhớ rằng tất cả chúng ta ñều là công dân. Những công dân tự hào của một ñất nước tự hào!”

Nhìn kỹ vào những nguyên nhân của Cách mạng Pháp, de Tocqueville có nhận xét nổi tiếng rằng, các chế ñộ bị cách mạng lật ñổ thường thường ít áp bức dân chúng hơn các chế ñộ trước ñó. Tại sao? Vì, theo suy ñoán của de Tocquevile, mặc dù người dân “có thể ít khổ sở hơn”, nhưng họ lại “cảm thấy bị xúc phạm nhiều hơn”.

Thông thường, Tocqueville có khuynh hướng bàn về những ñiều tối quan trọng. Từ Những Người cha lập quốc trong Cách mạng Mỹ (the Founding Fathers), ñến nhóm Jacobins của Cách mạng Pháp và nhóm Bôn-sê-vich trong Cách mạng Nga, những nhà cách mạng này ñã chiến ñấu chủ yếu dưới một bóng cờ: phát huy nhân phẩm. Chính vì nỗ lực tìm kiếm nhân phẩm xuyên qua quyền tự do và quyền công dân mà khuynh hướng lật ñổ chính quyền trong tinh thần glasnost vẫn còn tồn tại – và sẽ còn tồn tại. Cũng như trước ñây những trang báo của tờ Ogoniok và tờ Moskovskie Novosti nằm hãnh diện bên cạnh hình ảnh Boris Yeltsin trên chiếc xe tăng như là các biểu tượng của cuộc mạng Nga gần ñây, ngày nay những trang mạng bằng tiếng Á-rập cũng hiên ngang làm biểu tượng cách mạng bên cạnh những hình ảnh các ñám ñông nổi dậy tại Quảng trường Tahrir của Cairo, tại Khu Casbah của Tunis [Tunisia], trên các ñường phố của Benghazi [Lybia], và các thành phố sôi sục bạo ñộng của Syria. Gác các vấn ñề ngôn ngữ và văn hóa chính trị qua một bên, các thông ñiệp và cảm thức mà những cuộc cách mạng này gợi lên là rất giống nhau.

Mohamed Bouazizi, một thanh niên bán hoa trái, mà cuộc tự thiêu của anh ñã châm ngòi cho cuộc nổi dậy tại Tunisia khởi ñầu cho Mùa Xuân Á Rập 2011, ñã tự tử “không phải vì anh ta thất nghiệp nhưng vì khi anh ñến nói chuyện với [chính quyền ñịa phương] có trách nhiệm về vấn ñề của anh thì bị ñánh ñập – cái chết này là ñể tố cáo chính phủ”, một người biểu tình tại Tunis ñã nói với một nhà báo Mỹ như thế. Tại Benghazi, cuộc nổi dậy của người Lybia bắt ñầu với việc các ñám ñông hô vang khẩu hiệu, “Nhân dân muốn chấm dứt tham nhũng!”. Tại Ai Cập, các ñám ñông ñã “biểu lộ tinh thần tự cường của một dân tộc bị ñàn áp quá lâu ñã ñến lúc không còn biết sợ hãi nữa, không muốn ñể cho giới lãnh ñạo của mình tiếp tục tướt ñoạt tự do và chà ñạp nhân phẩm”, cây viết chuyên ñề của tờ New York Times, ông Thomas Friedman, ñã tường thuật từ Cairo vào tháng Hai năm nay. [Nếu có mặt ở hiện trường], ông cũng có thể ñã tường thuật như thế từ Mát-xkơ-va năm 1991.

“Nhâm phẩm có ưu tiên hơn bánh mì!” là khẩu hiệu của cách mạng Tuy-ni-di. Kinh tế Tuy-ni-di ñã gia tăng trong khoảng 2 và 8 phần trăm một năm trong hai thập kỷ liền trước cuộc nổi dậy. Với giá dầu lửa ở mức cao,Libya cũng ñang phát triển kinh tế khá mạnh ngay trước khi có cuộc nổi dậy. Cả hai trường hợp này nhắc nhở chúng ta rằng trong thế giới hiện nay, tiến bộ về mặt kinh tế không thể thay thế cho niềm tự hào và tự trọng trong tư cách công dân. Nếu chúng ta không nhớ kỹ ñiều này, chúng ta sẽ tiếp tục kinh ngạc — trước “các cuộc cách mạng màu” trong thế giới hậu-Xô viết, trước Mùa Xuân Á Rập, và không chóng thì chầy trước một biến ñộng dân chủ tất yếu tại Trung Quốc – như chúng ta từng

Page 100: Diem tin so57

100

kinh ngạc trước cuộc cách mạng tại Nga Xô. “Thượng ðế ñã ban cho chúng ta một ý thức mãnh liệt về nhân phẩm khiến chúng ta không thể chấp nhận sự khước từ các quyền tự do và các quyền bất khả xâm phạm, bất chấp cả quyền lợi có thực hay giả tưởng nào mà các chế ñộ ñộc tài "ổn ñịnh’ có thể mang lại”, tổng thống của nước Kyrgyzstan, ông Roza Otunbayeva, ñã viết vào tháng Ba năm nay. “Thật là kỳ diệu khi người dân, nam, phụ, lão, ấu, thuộc nhiều tôn giáo và khuynh hướng chính trị khác nhau, qui tụ trong các quảng trường thành phố và tuyên bố ‘chúng tôi ñã bưa lắm rồi’ (enough is enough)”.

Hẳn nhiên, ñộng lực ñạo lý tuyệt vời, sự tìm kiếm chân và thiện, chỉ là một ñiều kiện cần nhưng không ñủ ñể tái tạo một ñất nước thành công. Nhân dân có thể ñủ sức lật ñổ chế ñộ cũ (ancien régime), nhưng không thể cùng một lúc khắc phục ñược nền văn hóa chính trị ñộc tài ñã ăn sâu trên cả nước. Gốc rễ của các ñịnh chế dân chủ do những cuộc cách mạng có ñộng cơ ñạo lý có lẽ tỏ ra còn quá nông cạn, không thể giữ vững một nền dân chủ hữu hiệu trong một xã hội thiếu truyền thống quí giá là cơ sở hạ tầng biết tự tổ chức và biết tự trị. ðây là ñiều có thể gây trở ngại to lớn cho việc thực hiện những hứa hẹn của Mùa Xuân Á-rập – ñã thấy ở Nga. Sự phục sinh ñạo lý ở Nga ñã bị trở ngại do sự phân hóa và ngờ vực mà 70 năm ñộc tài toàn trị sản sinh ra. Mặc dù Gorbachev và Yeltsin ñã tháo dỡ một ñế quốc, nhưng cái di sản của não trạng ñế quốc trong hằng triệu người Nga ñã khiến họ dễ dàng chấp nhận chủ nghĩa tân ñộc tài của Putin (neo-authoritarian Putinism), với các chủ ñề tuyên truyền to lớn như “sự bao vây của các thế lực thù nghịch” và “Nước Nga ñứng dậy từ bước ngã quị”. Hơn thế nữa, bi kịch quốc gia to lớn (và tội lỗi quốc gia) mà chủ nghĩa Xit-ta-lin gây ra chưa bao giờ ñược tìm hiểu ñầy ñủ và chưa bao giờ ñược thống hối, vì vậy ñã làm hỏng toàn bộ nỗ lực phục hồi ñạo lý, ñúng như các người rao giảng glasnost từng mạnh mẽ cảnh báo.

ðó là lý do nước Nga ngày nay một lần nữa ñang từng bước tiến tới một thời ñiểm perestroika khác. Mặc dù những ñợt cải tổ thị trường trong thập niên 1990 và giá dầu lửa tăng cao hiện nay ñã kết hợp lại ñể tạo nên sự phồn vinh chưa từng có trong lịch sử cho hằng triệu người Nga, nhưng sự tham nhũng trắng trợn của tầng lớp cai trị ở chóp bu, chế ñộ kiểm duyệt kiểu mới, và việc công khai khinh thường dư luận ñã tạo ra tình trạng bất mãn và yếm thế, một tình trạng ñang bắt ñầu lên tới (nếu không muốn nói ñã thực sự vượt qua) mức ñộ của ñầu thập niên 1980.

Người ta chỉ cần ñến Mát-xcơ-va vài ngày ñể tiếp xúc với giới trí thức hiện nay hay, tốt hơn nữa, liếc qua các trang nhật ký mạng (blogs) trên LiveJournal (Zhivoy Zhurnal), diễn ñàn Internet nổi tiếng nhất của Nga, hay qua các website của những nhóm trí thức ñối lập và ñộc lập hàng ñầu, là thấy ñược rằng câu châm ngôn của thập niên 1980 – “Chúng ta không thể tiếp tục sống như thế này thêm nữa!” ñang trở thành tín ñiều một lần nữa. Lệnh truyền ñạo lý của tinh thần tự do ñang tái khẳng ñịnh chính nó, và hiện tượng này không chỉ diễn ra hạn hẹp trong các giới trí thức và những nhà hoạt ñộng dân chủ. Tháng Hai năm nay, Viện Phát triển ðương ñại (the Institute of Contemporary Development), một viện nghiên cứu chính sách tự do do Tổng thống Dmitry Medvedev làm chủ tịch, ñã xuất bản một tài liệu có vẻ như là một chương trình vận ñộng tranh cử tổng thống Nga năm 2012:

Trong quá khứ nước Nga cần tự do ñể sống [tốt ñẹp hơn]; hiện nay nước Nga cần tự do ñể sống còn…Thách thức của thời ñại chúng ta là làm sao ñể rà soát lại hệ thống giá trị, hun ñúc một ý thức mới. Chúng ta không thể xây dựng một ñất nước hiện ñại với tư duy cũ…ðầu tư tốt ñẹp nhất [mà nhà nước có thể dành cho con người] là Tự do và Nền Pháp trị (the Rule of Law). Và tôn trọng Phẩm giá của con người.

Chính cuộc tìm kiếm có tính cách trí thức và ñạo lý này, một nỗ lực khôi phục niềm tự hào và tự trọng, bắt ñầu bằng một cuộc duyệt xét ñạo lý không nương nễ ñối với quá khứ và hiện tại của ñất nước, chỉ vỏn vẹn trong vài năm ñã khoét hổng nhà nước Sô-viết ñồ sộ, tước sạch tính chính danh của nó, và biến nó thành một chiếc vỏ bị thiêu rụi (burned-out shell) ñể rồi tan rã vào tháng Tám 1991. Câu chuyện về hành trình ñạo lý và trí thức này là một câu chuyện hoàn toàn chiếm vị trí trung tâm về cuộc cách mạng vĩ ñại cuối cùng của thế kỷ 20.

Page 101: Diem tin so57

101

Nguồn: Foreign Policy, July/August 2011, Tr ần Ngọc Cư dịch