dinh huong phat_trien_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_co_tai_san_bao_dam_tai_ngan_hang

33
BÁO CÁO THỰC TP GVHD: Ths LƯU THU QUANG SVTH: NGUYN THDUYÊN – 030127110232 Trang 1 / 33 NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIT NAM BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HCHÍ MINH BÁO CÁO THỰC TP TT NGHIP ĐỀ TÀI ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CÓ TÀI SẢN BO ĐẢM TI NGÂN HÀNG VIT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH CHUẨN THNH MLI, QUN 2, TPHCM GIAI ĐOẠN 2014 - 2017 SVTT : NGUYN THDUYÊN LP : ĐH27TC05 MSSV : 030127110232 GVHD: ThS LƯU THU QUANG Tp. HChí Minh, tháng 12 2014

Upload: think-le

Post on 15-Aug-2015

6 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Dinh huong phat_trien_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_co_tai_san_bao_dam_tai_ngan_hang

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG

SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 1 / 33

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG

CHO VAY TIÊU DÙNG CÓ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI

NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

CHI NHÁNH CHUẨN THẠNH MỸ LỢI, QUẬN 2,

TPHCM GIAI ĐOẠN 2014 - 2017

SVTT : NGUYỄN THỊ DUYÊN

LỚP : ĐH27TC05

MSSV : 030127110232

GVHD: ThS LƯU THU QUANG

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 – 2014

Page 2: Dinh huong phat_trien_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_co_tai_san_bao_dam_tai_ngan_hang

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG

SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 2 / 33

NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

--------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Đánh giá mức độ hoàn thành quá trình thực tập và nội dung báo cáo thực tập của

sinh viên :

Xuất sắc

Tốt

Khá

Đáp ứng yêu cầu

Không đáp ứng yêu cầu

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Page 3: Dinh huong phat_trien_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_co_tai_san_bao_dam_tai_ngan_hang

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG

SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 3 / 33

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nguyên nghĩa

NH TMCP Ngân hàng thương mại cổ phần

TML Thạnh Mỹ Lợi

VPBank Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng

VNĐ Đơn vị tiền tệ Việt Nam

CP Cổ phiếu.

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

KHCN Khách hàng cá nhân

TSBĐ Tài sản bảo đảm

CSKH Chăm sóc khách hàng

Page 4: Dinh huong phat_trien_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_co_tai_san_bao_dam_tai_ngan_hang

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG

SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 4 / 33

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1.1: Tình hình huy động vốn và cho vay của Chi nhánh Thạnh Mỹ Lợi

giai đoạn 2011-2013.........................................................................................................6

Bảng 2.1.2: Tình hình kinh doanh của Chi nhánh Thạnh Mỹ lợi trong 3 năm

2011, 2012,

2013.................................................................................................................7

Bảng 2.5.1: Doanh số huy động và cho vay tiêu dùng có TSBĐ theo thời

hạn.......12

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.2: Mô hình quản trị và bộ máy quản lý.......................................................3

Sơ đồ 2.5: Quy trình nghiệp vụ cho vay tiêu dùng có tài sản bảo

đảm....................11

Sơ đồ 2.6: Tỷ trọng cho vay theo thời kỳ (ngắn, trung, dài hạn) của Chi nhánh

TML VPBank giai đoạn 2011-

2013...................................................................................12

Page 5: Dinh huong phat_trien_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_co_tai_san_bao_dam_tai_ngan_hang

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG

SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 5 / 33

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời kỳ đổi mới định hướng phát triển Xã hội Chủ nghĩa, các chính sách

của nhà nước và sự giao lưu học hỏi từ các cường quốc năm châu đã góp phần làm

nước ta ngày một tiến bộ, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, hàng hóa trở

nên đa dạng và phong phú với nhiều mẫu mã, chủng loại đáp ứng triệt để nhu cầu của

dân cư. Nhưng không phải lúc nào người tiêu dùng cũng có đủ khả năng chi trả cho tất

cả các nhu cầu mua sắm của mình. Nắm bắt được nhu cầu mua sắm của khách hàng,

các ngân hàng thương mại đã phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm

nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm này đã và đang phát triển

mạnh mẽ trong thời gian qua, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng và tạo dòng thu

nhập ổn định cho các Ngân hàng Thương mại Cổ phần.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng, Chi nhánh Thạnh Mỹ

Lợi tham gia vào lĩnh vực này khá trễ so với nhiều Ngân hàng khác (từ năm 2010)

nhưng cũng đã phát triển rộng rãi các loại hình cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm

như cho vay mua nhà, mua ô tô, mua sắm vật dụng gia đình, cho vay du học...Qua hơn

3 năm hình thành và phát triển, dưới sự chỉ đạo và dẫn dắt của đội ngũ nhân viên nhiệt

tình, có kinh nghiệm, Chi nhánh Thạnh Mỹ lợi đã gắt hái được nhiều kết quả khả quan.

Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Ngân hàng Thương

mại và sự hiểu biết cao của khách hàng, để phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng có

tài sản bảo đảm an toàn và hiệu quả là không hề đơn giản. Xuất phát từ mục tiêu đó,

cùng với mong muốn hiểu biết sâu hơn về thực trạng cũng như định hướng phát triển

trong tương lai của sản phẩm cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm tại Ngân hàng Việt

Nam Thịnh Vượng Chi nhánh Thạnh Mỹ Lợi. Tôi đã chọn đề tài “Định hướng phát

triển hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm tại Ngân hàng Việt nam

Thịnh Vượng, Chi nhánh chuẩn Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TPHCM giai đoạn 2014-

2017” làm báo cáo thực tập cho đợt thực tập tốt nghiệp tháng 12 năm 2014.

Page 6: Dinh huong phat_trien_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_co_tai_san_bao_dam_tai_ngan_hang

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG

SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 6 / 33

MỤC LỤC

Danh mục từ viết tắt...............................................................................................

Danh mục bảng biểu, hình.....................................................................................

Mở đầu...................................................................................................................

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG. ...................................................................... 1

1.1 Giới thiệu tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh

Vượng.............. ............................................................................................................... 9

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển. ................................................................ 9

1.1.2 Mô hình tổ chức: ...................................................................................... 10

1.2 Giới thiệu về Chi nhánh Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2. .................................. 10

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển. .............................................................. 10

1.2.2 Mô hình quản trị và bộ máy quản lý. ....................................................... 11

1.2.3 Mục tiêu và hoạt động kinh doanh chính. ................................................ 12

1.2.4 Đặc điểm về cơ sở vật chất và trang thiết bị. ........................................... 12

TÓM TẮT CHƯƠNG 1........................................................................................5

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CÓ

TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI CHI NHÁNH THẠNH MỸ LỢI. ........................................ 6

2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Thạnh Mỹ lợi. .............. 6

2.2 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng có TSBĐ. ........................................... 16

2.2.1 Cho vay mua nhà, sửa chữa nhà. ................................................................ 8

2.2.2 Cho vay mua ô tô. ...................................................................................... 8

2.2.3 Cho vay du học. .......................................................................................... 9

2.2.4 Cho vay tiêu dùng khác .............................................................................. 9

Page 7: Dinh huong phat_trien_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_co_tai_san_bao_dam_tai_ngan_hang

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG

SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 7 / 33

2.3 Các loại tài sản bảo đảm. ........................................................................ 17

2.3.1 Các loại TSBĐ được ưu tiên. ................................................................... 17

2.3.2 TSBĐ bị hạn chế. ..................................................................................... 10

2.4 Nguyên nhân hình thành yêu cầu bảo đảm trong hoạt động cho vay của

NHTM.................... ...................................................................................................... 18

2.5 Quy trình nghiệp vụ cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm. .................. 19

2.6 Tình hình kinh doanh hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo.

20

2.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm

bảo tại Chi nhánh Thạnh Mỹ Lợi. ................................................................................ 22

2.7.1 Các yếu tố vi mô ....................................................................................... 22

2.7.2 Các yếu tố nội bộ. ..................................................................................... 26

2.8 Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cho hoạt động cho

vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm tai Chi nhánh Thạnh Mỹ Lợi. ................................. 29

2.8.1 Điểm mạnh (Strengths) ............................................................................ 29

2.8.2 Điểm yếu (Weaknesses). .......................................................................... 29

2.8.3 Cơ hội (Opputinities) ................................................................................ 30

2.8.4 Thách thức (Threats). ............................................................................... 30

TÓM TẮT CHƯƠNG 2......................................................................................23

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU

QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CÓ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI PGD

TML 31

3.1 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng có

TSBĐ. 31

3.1.1 Đối với ngân hàng VPBank...................................................................... 31

Page 8: Dinh huong phat_trien_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_co_tai_san_bao_dam_tai_ngan_hang

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG

SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 8 / 33

3.1.2 Đối với nhân viên hoạt động tín dụng. ..................................................... 32

TÓM TẮT CHƯƠNG 3......................................................................................25

Page 9: Dinh huong phat_trien_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_co_tai_san_bao_dam_tai_ngan_hang

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG

SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 9 / 33

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG.

1.1 Giới thiệu tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh

Vượng.

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.

Tên tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng.

Tên tiếng Anh: Vietnam Prosperity Joint Stock Comercial Bank.

Vốn điều lệ: 5.770 tỷ VNĐ.

Số CP niêm yết: 577,000,000 CP.

Số CP đang lưu hành: 505,000,000 CP.

Mã CP: VPBank.

Slogan: “Hành động vì ước mơ”

Thành lập ngày 12/8/1993, có tiền đề là Ngân hàng TMCP Các Doanh Nghiệp

Ngoài Quốc Doanh. Sau 21 năm hoạt động, VPBank đã nâng vốn điều lệ lên 6.347 tỷ

đồng, phát triển mạng lưới lên hơn 200 điểm giao dịch, với đội ngũ trên 7.000 cán bộ

nhân viên. Với định hướng “Tất cả vì khách hàng” các sản phẩm, dịch vụ của VPBank

luôn được cải tiến và kết hợp thêm nhiều tiện ích nhằm gia tăng quyền lợi cho khách

hàng...Bên cạnh đó, để chuẩn bị cho việc tăng trưởng ổn định và bền vững, VPBank đã

tiến hành đồng bộ các giải pháp xây dựng hệ thống nền tảng: ứng dụng công nghệ

thông tin trong sản phẩm, dịch vụ và hệ thống vận hành. Cùng với việc xây dựng môi

trường văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, hệ thống quản trị nhân sự cốt l i được xây

dựng và triển khai thành công, đáp ứng chuẩn mực quốc tế và gắn kết với chiến lược

kinh doanh của Ngân hàng: r ràng và minh bạch.

Thành tựu: Ngân hàng thanh toán xuất sắc nhất do Citibank, Bank of New

York trao tặng, giải thưởng Ngân hàng có chất lượng dịch vụ được hài lòng nhất,

Page 10: Dinh huong phat_trien_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_co_tai_san_bao_dam_tai_ngan_hang

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG

SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 10 / 33

Thương hiệu quốc gia 2012, Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam cùng nhiều giải

thưởng khác.

Biểu tượng:

Biểu tượng mới của VPBank là Hoa Thịnh Vượng, với màu đỏ tươi thể hiện

nhiệt huyết và tinh thần làm việc hăng say, sự thịnh vượng và may mắn. Cánh hoa

được cách điệu bằng sự kết hợp tinh tế giữa nét chắc chắn và đường cong mềm mại,

như đôi bàn tay ấp ủ, thể hiện sự linh hoạt, thân thiện và sự tin cậy mà VPBank

mong muốn đem lại cho khách hàng. Biểu tượng còn gợi liên tưởng tới những đôi tay

cùng chung sức xây dựng một cộng đồng, một đất nước Việt Nam Thịnh Vượng.

Tại ngày 31/12/2013, NH có 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 39 Chi nhánh,

156 phòng giao dịch, 10 quỹ tiết kiệm trên cả nước; Ngân hàng có 2 công ty con:

Công ty TNHH chứng khoán NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ( VPBS );

Công ty TNHH quản lý tài sản NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ( VPAMC ).

1.1.2 Mô hình tổ chức:

Cơ quan trung ương của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng là Hội sở.

Thông qua các Khối nghiệp vụ, Hội sở quản lý toàn bộ mạng lưới bao gồm các Sở

Giao dịch, Chi nhánh, Phòng Giao dịch trong cả nước.

1.2 Giới thiệu về Chi nhánh Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2.

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển.

Chi nhánh Thạnh Mỹ Lợi có tiền thân là Phòng giao dịch Thạnh Mỹ Lợi – trực

thuộc VPBank Chi nhánh Hồ Chí Minh được khai trương vào ngày 3/12/2010,

tại 638-640 Nguyễn Thị Định, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TPHCM.

Page 11: Dinh huong phat_trien_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_co_tai_san_bao_dam_tai_ngan_hang

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG

SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 11 / 33

Vào tháng 1/2014 Phòng giao dịch Thạnh Mỹ Lợi đã chính thức trở thành

Chi nhánh Thạnh Mỹ lợi hoạt động độc lập, chịu sự giám sát của hội sở.

Qua hơn 3 năm hoạt động phát triển, Chi nhánh Thạnh Mỹ Lợi đã dần chiếm

được lòng tin yêu của khách hàng, ngày càng cung cấp các dịch vụ chất lượng, cùng

với đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và tận tâm. Tất cả điều đó làm nên thắng lợi của

Chi nhánh Thạnh Mỹ Lợi, làm nền tảng vững chắc cho quá trình phát triển trong tương

lai.

1.2.2 Mô hình quản trị và bộ máy quản lý.

Sơ đồ 1.2.2: Mô hình quản trị và bộ máy quản lý.

Hầu hết các nhân viên đề có trình độ và kinh nghiệm, luôn hoàn thành xuất sắc

nhiệm vụ được giao. 100% nhân viên có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên với các

chuyên ngành: tài chính, kinh tế, ngân hàng, kế toán,kiểm toán, quản trị kinh doanh.

Nhiệm vụ của các phòng ban.

Phòng Giám đốc: kiểm tra, đôn đốc, xử lý các hoạt động của các phòng ban

cấp dưới, đảm bảo cả Chi nhánh hoạt động hiệu quả; Đề ra các chiến lược cho sự phát

triển của phòng; Trực tiếp tiếp xúc với khách hàng lớn.

P. Giám đốc

P. Phó giám đốc

P. Quan hệ KHCN

P. Giao dịch viên

Kiểm soát

Page 12: Dinh huong phat_trien_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_co_tai_san_bao_dam_tai_ngan_hang

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG

SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 12 / 33

Phó giám đốc kiêm kiểm soát viên: Hỗ trợ giám đốc trong một số nghiệp vụ

ngân hàng, kiểm soát các hoạt động của bộ phận giao dịch viên.

Phòng Quan hệ KHCN: nghiên cứu và phát triển dịch vụ tín dụng cá nhân

phục vụ khách hàng, soạn thảo chính sách tín dụng, thực hiện thẩm định và đề xuất

cấp tín dụng cá nhân; Chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn khách hàng thực hiện đúng

nghĩa vụ hợp đồng.

Phòng Giao dịch viên: Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng trong quan hệ với

khách hàng như: mở tài khoản, thu chi, chuyển khoản, giải ngân, thanh toán và chi trả

cho khách hàng...

1.2.3 Mục tiêu và hoạt động kinh doanh chính.

Mục tiêu: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và tối đa lợi nhuận cho ngân hàng

VPBank, Chi nhánh Thạnh Mỹ Lợi tập trung vào các chiến lược: nâng cao chất lượng

dịch vụ và tăng cường năng lực đội ngũ nhân sự. Với phong cách làm việc chuyên

nghiệp cùng môi trường thoải mái, nhân viên thân thiện, giỏi nghiệp vụ... Tất cả đã tạo

nên sự khác biệt của Chi nhánh, góp phần nâng cao thương hiệu của VPBank.

Hoạt động kinh doanh chính: Nhận tiền gửi bằng VNĐ, ngoại tệ, vàng; Cho

vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng; Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền;

Chuyển tiền nhanh Western Union; Thu đổi ngoại tệ; các dịch vụ thẻ quốc tế và thẻ nội

địa; Và các dịch vụ ngân hàng khác...

1.2.4 Đặc điểm về cơ sở vật chất và trang thiết bị.

Chi nhánh Thạnh Mỹ Lợi tọa lạc tại số 638-640 Nguyễn Thị Định, Phường

Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TPHCM. Với kết cấu 2 tầng, sử dụng lầu dưới là nơi làm việc

của nhân viên, nơi giao dịch và tiếp khách hàng. Lầu 2 làm kho lưu trữ tài liệu và các

dụng cụ văn phòng khác.

Nhằm tạo cảm giác thoải mái và thân thiện nhất cho khách hàng, không gian Chi

nhánh Thạnh Mỹ Lợi được bố trí hợp lý và đẹp mắt, có trang bị đầy đủ ghế đợi, thông

tin lãi suất, chính sách vay ưu đãi...cho khách hàng tiện theo d i. Ngoài ra Chi nhánh

Page 13: Dinh huong phat_trien_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_co_tai_san_bao_dam_tai_ngan_hang

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG

SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 13 / 33

còn phục vụ nước uống nóng, lạnh, bánh kẹo và báo chí cho khách hàng trong quá

trình đợi giao dịch tại ngân hàng.

Để đảm bảo các hoạt động của Chi nhánh Thạnh Mỹ Lợi diễn ra thuận lợi và

nhanh chóng, mỗi nhân viên đều được trang bị bàn làm việc với đầy đủ dụng cụ văn

phòng, máy tính cá nhân có kết nối internet, máy photocopy, máy in, máy scan. Ngoài

ra còn được trang bị 1 tủ lạnh phục vụ nhu cầu của nhân viên.

Tóm tắt chương I

Chương I trình bày tổng quan về ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng và Ngân

hàng Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh chuẩn Thạnh Mỹ Lợi, qua đó đánh giá được

mức độ hoàn thiện bộ máy quản lý, các hoạt động kinh doanh chính và đặc điểm cơ sở

vật chất và trang thiết bị của Ngân hàng. Từ đó nhận ra mức độ quan trọng trong việc

liên kết giữa các bộ phận giữa Hội sở và Chi nhánh, nhằm đem lại hiệu quả hoạt động

cao, và gia tăng thị phần cũng như chất lượng các dịch vụ cung ứng.

Page 14: Dinh huong phat_trien_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_co_tai_san_bao_dam_tai_ngan_hang

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG

SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 14 / 33

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CÓ TÀI

SẢN BẢO ĐẢM TẠI CHI NHÁNH THẠNH MỸ LỢI.

2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Thạnh Mỹ lợi.

Bảng 2.1.1: Tình hình huy động vốn và cho vay của Chi nhánh Thạnh Mỹ

Lợi giai đoạn 2011-2013.

Đơn vị tính: Tỷ đồng

NĂM HUY

ĐỘNG

CHO VAY TỔNG

DƯ NỢ

CHO

VAY

TỶ TRỌNG

CHO

VAY/HUY

ĐỘNG

NGẮN

HẠN

TRUNG

HẠN

DÀI

HẠN

2011 95,946 8,086 24,662 7,681 40,429 42.14%

2012 76,757 14,533 45,324 6,203 66,060 86.06%

2013 81,554 8,690 54,866 16,330 79,886 97.95%

(Nguồn: sao kê tín dụng VPBank 2011-2013)

Trong năm 2012, Chi nhánh đã huy động được 76,757 tỷ đồng, giảm 20% so

với năm 2011. Tuy tình hình huy động giảm nhưng toàn Chi nhánh đã giải ngân được

66,060 tỷ đồng, tăng 38,8% so với cùng kỳ năm trước. Chiếm tỷ trọng cao là dư nợ cho

vay trung hạn, chiếm 68,61% tổng dư nợ, điều này phản ánh đúng thực trạng nhu cầu

mua sắm các vật dụng lâu bền như bất động sản, ô tô hiện nay. So sánh tình hình huy

động và cho vay ta thấy tình hình kinh doanh của Chi nhánh còn đang gặp nhiều khó

khăn. Do năm 2012, nền kinh tế lâm vào tình trạng trì trệ và suy thoái, tăng trưởng

kinh tế Việt Nam cả năm 2012 đạt 5,03% (tính theo giá 1994) – tốc độ tăng trưởng

thấp nhất kể từ năm 2000, ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình huy động vốn của Ngân

hàng. Huy động giảm cũng có thể do mức lãi suất của ngân hàng ít cạnh tranh hơn so

với các ngân hàng TMCP khác, chưa chiếm được lòng tin yêu của khách hàng, hay do

áp lực cạnh tranh và khan hiếm nguồn vốn trên thị trường.

Page 15: Dinh huong phat_trien_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_co_tai_san_bao_dam_tai_ngan_hang

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG

SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 15 / 33

Trong năm 2013, Chi nhánh huy động được 81,554 tỷ, tăng 6,25% so với năm

2012. Toàn Chi nhánh giải ngân được 79,886 tỷ đồng, tăng 20,87% so với năm 2012.

Tình hình huy động vốn đã được cải thiện, nhưng mức tăng huy động vốn không mạnh

bằng mức tăng cấp tín dụng. Điều này cho thấy ngân hàng cần đẩy mạnh các biện pháp

nâng cao uy tín và niềm tin với khách hàng.hỗ trợ huy động vốn. Dự nợ cho vay trung

hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các loại kỳ hạn ( ngắn, trung, dài hạn ), chiếm

68,68% tổng dư nợ. Ta nhận thấy qua các năm tổng dư nợ của Chi nhánh liên tục tăng,

cho thấy uy tín hiệu quả cấp tín dụng của Chi nhánh khá tốt và thấy triển vọng trong

tương lai khá khả quan.

Bảng 2.1.2: Tình hình kinh doanh của Chi nhánh Thạnh Mỹ lợi trong 3

năm 2011, 2012, 2013.

Đơn vị tính: Tỷ đồng

NĂM DOANH THU CHI PHÍ ỢI NHUẬN

2011 22,178 20,437 1,740

2012 23,287 21,285 2,002

2013 29,109 27,047 2,062

( Nguồn: sao kê tín dụng VPBank TML 2011, 2012, 2013 )

Bảng 1 cho ta thấy, doanh thu tăng đều qua các năm. Năm 2012 đạt 23,287 tỷ

đồng, tăng 5% so với năm 2011. Tới năm 2013, doanh thu đạt 29,109 tỷ đồng, tăng

25% so với năm 2012, điều này chứng tỏ chất lượng các khoản vay ngày càng được

nâng cao. Chi nhánh đã hoạt động hiệu quả hơn sau 2 năm thành lập và dần chiếm lĩnh

được thị phần.

Tình hình lợi nhuận cũng khá khả quan, năm 2012 đạt 2,002 tỷ đồng, tăng 15%

so với năm 2011. Tuy nhiên đến năm 2013,chỉ đạt 2,062 tỷ đồng, tăng 3% so với năm

2012. Mặc dù tốc độ tăng doanh thu năm 2013 tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu

Page 16: Dinh huong phat_trien_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_co_tai_san_bao_dam_tai_ngan_hang

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG

SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 16 / 33

năm 2012, nhưng tốc độ tăng lợi nhuận lại giảm mạnh. Chứng tỏ chi phí tăng cao, điều

này có thể do giá cả của thị trường và các chi phí giao dịch, chi phí quảng cáo, tiếp thị

khách hàng tăng nhanh. Để khắc phục điều này và tạo nên sự tăng trưởng ổn định hơn,

Chi nhánh cần đưa ra các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt

động tiếp thị cũng như chăm sóc khách hàng.

2.2 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng có TSBĐ.

2.2.1 Cho vay mua nhà, sửa chữa nhà.

Đối tượng khách hàng: khách hàng là cá nhân, hộ gia đình có hộ khẩu

thường trú tại địa bàn.

Đối tượng khoản vay: là chi phí mua nhà, nền nhà theo chi phí đã được

quy hoạch để xây dựng nhà mới, xây dựng, sữa chữa, nâng cấp nhà.

Điều kiện cho vay: điều kiện về nhân thân theo quy định của VPBank, có

phương án vay vốn r ràng, nguồn trả nợ chắc chắn, có một phần vốn tham gia vào

phương án, có tài sản bảo đảm.

Phương thức cho vay: từng lần hoặc cho vay trả góp.

Lãi suất cho vay: lãi suất cố định hoặc thả nổi trên thị trường.

Mức cho vay: theo nhu cầu thực tế, tuy nhiên tối đa là 90% giá nhà hoặc

dự toán chi phí sữa chữa; Hoặc tối đa 90% giá trị TSBĐ.

2.2.2 Cho vay mua ô tô.

Đối tượng khách hàng: là cá nhân mua ô tô làm phương tiện cá nhân.

Đối tượng khoản vay: là các chi phí hình thành giá trị chiếc xe, thể hiện

trên hợp đồng mua bán và phù hợp với giá thị trường; Không bao gồm các chi phí thuế

và chi phí liên quan đến đăng ký và lưu hành xe.

Điều kiện vay: điều kiện thân nhân theo quy định, có nguồn trả nợ chắc

chắn, có tài sản bảo đảm (trường hợp bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì

phải là xe mới 100%).

Page 17: Dinh huong phat_trien_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_co_tai_san_bao_dam_tai_ngan_hang

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG

SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 17 / 33

Thời hạn vay: căn cứ vào mục đích vay vốn, nguồn và kế hoạch trả nợ

của khách hàng nhưng không quá 4 năm.

Phương thức cho vay: cho vay trả góp.

Lãi suất: cố định hoặc thả nổi theo thị trường.

Mức cho vay: TSBĐ hình thành từ vốn vay thì tối đa 90% giá trị xe mới,

nếu bảo đảm bằng các tài sản hợp pháp khác thì tối đa 100% giá trị mua xe.

2.2.3 Cho vay du học.

Đối tượng cho vay: là công dân Việt Nam có con em, người thân đang du

học hoặc sắp có kế hoạch du học nước ngoài.

Đối tượng khoản vay: xác minh tài chính bổ sung hồ sơ xin phỏng vấn du

học,thanh toán học phí, sinh hoạt phí và các chi phí phát sinh khách trong quá trình học

tập.

Điều kiện khoản vay: ngoài các điều kiện nhân thân theo quy định, người

vay phải có hộ khẩu thường trú cùng địa bàn với ngân hàng, có nguồn trả nợ chắc chắn,

có TSBĐ là bất động sản, giấy tờ có giá và các tài sản được chấp thuận khác.

Mức cho vay: theo nhu cầu và khả năng trả nợ của người vay, nhưng tối

đa 90% giá trị tài sản thế chấp, hoặc 100% giá trị TSBĐ là giấy tờ có giá.

Thời hạn cho vay theo thời gian du học nhưng không quá 10 năm. Lãi

suất cố định ( < 12 tháng ) hoặc thả nổi với thời hạn dài hơn.

2.2.4 Cho vay tiêu dùng khác

Ngoài ba loại vay trên , VPBank còn có các sản phẩm cho vay tiêu dùng khách

đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của cá nhân và hộ gia đình. Là các nhu cầu chính

đáng phục vụ sinh hoạt hàng ngày, hay kinh doanh nhỏ lẻ. Các điều kiện về khoản vay,

mức cho vay, thời hạn, lãi suất, phương thức trả nợ tuân theo quy định của VPBank.

2.3 Các loại tài sản bảo đảm.

2.3.1 Các loại TSBĐ được ưu tiên.

- Nhà đất chính chủ, có vị trí thuận lợi, khả năng chuyển nhượng cao.

Page 18: Dinh huong phat_trien_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_co_tai_san_bao_dam_tai_ngan_hang

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG

SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 18 / 33

- Chứng từ có giá do VPBank phát hành hoặc do NHNN hoặc các

NHTMCP thuộc danh mục được VPBank chấp nhận phát hành.

- Ô tô mới 100%, giá mua dưới 2 tỷ đồng, sử dụng riêng cho nhu cầu cá

nhân hoặc CBNV của DN, không sử dụng xe để kinh doanh tạo thu nhập.

2.3.2 TSBĐ bị hạn chế.

- TS bảo lãnh của bên thứ ba mà bên bảo lãnh không có mối quan hệ ruột

thịt với khách hàng vay.

- TSBĐ là hàng hóa do bên vay tự quản lý.

- TSBĐ là hàng tồn kho luân chuyển, thế chấp cho riêng VPBank.

- Quyền đòi nợ hình thành trong tương lai.

- Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dụng, khó chuyển nhượng.

- Bất động sản có vị trí bất lợi, thanh khoản kém.

2.4 Nguyên nhân hình thành yêu cầu bảo đảm trong hoạt động cho vay của

NHTM.

Ngân hàng là một tổ chức trung gian thực hiện các nghiệp vụ nhận tiền gửi, cho

vay và thanh toán, họ kiếm lợi nhuận dựa trên chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất

cấp tín dụng. Một phần tiền gửi huy động ngân hàng dùng để dự trữ bắt buộc, phần còn

lại dùng để cấp tín dụng. Chính vì hoạt động đặc thù này, ngân hàng buộc phải cấp tín

dụng hiệu quả, để không xảy ra tình trạng mất vốn hay nợ xấu, khách hàng cần phải

cung cấp cho ngân hàng một bằng chứng chắc chắn về khả năng trả nợ, không bị ảnh

hưởng bởi thị trường hay kết quả kinh doanh của khách hàng. Một trong những cách

an toàn nhất để bảo toàn số tiền cho vay là sử dụng TSBĐ, mặc dù không ngân hàng

nào muốn sử dụng TSBĐ này vào việc thu hồi nợ. Nhưng TSBĐ đã trở thành một yêu

cầu cần thiết cho các ngân hàng trong quá trình cấp tín dụng.

Page 19: Dinh huong phat_trien_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_co_tai_san_bao_dam_tai_ngan_hang

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG

SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 19 / 33

2.5 Quy trình nghiệp vụ cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm.

Sơ đồ 2.5: QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG CÓ TÀI

SẢN BẢO ĐẢM

Nhận xét về quy trình tín dụng tiêu dùng cá nhân tại Chi nhánh Hiệp Phú :

Bước 1 : Tiếp xúc khách hàng và lập hồ sơ vay vốn.

Bước 2 : Tiếp nhận và hoàn thiện hồ sơ vay vốn.

Phòng Thẩm định TSBĐ thực

hiện định giá tài sản và lập tờ

trình

Bước 3 : Thẩm định khách hàng

Bước 4: Tập hợp hồ sơ trình trưởng phòng tín dụng và

ban giám đốc phê duyệt.

Bước 5: Công chứng hợp đồng thế chấp/ bảo lãnh.

Bước 8: Hoàn tất

hợp đồng tín

dụng và lưu trữ

hồ sơ.

Bước 6: Thực hiện giải ngân

Bước 7 : Kiểm tra và xử lý nợ vay.

Page 20: Dinh huong phat_trien_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_co_tai_san_bao_dam_tai_ngan_hang

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG

SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 20 / 33

Quy trình làm việc của Chi nhánh rất đầy đủ và kĩ lưỡng. Điều này có thể giúp

ngân hàng giảm được tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn và giúp nhân viên tín dụng dựa vào đó

để làm việc tránh xảy ra sai lầm đáng tiếc. Tuy nhiên quy trình trên tại Chi nhánh khá

dài dòng và phức tạp, đôi khi cũng gây ra khó khăn cho khách hàng. Đã có nhiều

trường hợp khách hàng lên làm việc với ngân hàng phải chờ đợi rất lâu gây tâm lý mệt

mỏi và khó chịu. Tình trạng trên xảy ra là do sự phối hợp của các bộ phận chưa thực sự

tốt, đặc biệt là sự phối hợp của các nhân viên tín dụng trực tiếp làm hồ sơ cho khách

hàng và phòng quản lý hỗ trợ tín dụng cho khách hàng. Sự phối hợp của phòng tín

dụng cá nhân với phòng kế toán và kho quỹ.

2.6 Tình hình kinh doanh hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo.

Theo báo cáo tài chính năm từ năm 2011 – 2012, Chi nhánh Thạnh Mỹ Lợi có

dư nợ cho vay và dư nợ cho vay tiêu dùng tăng đều qua các năm, thể hiện ở sự tăng

trưởng về số lượng của hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh. Dư nợ cho vay năm

2012 đạt 66,090 tỷ đồng, tăng 38,86% so với năm 2011. Dư nợ cho vay tiêu dùng có

tài sản bảo đảm đạt 46,263 tỷ đồng, tăng 40,01% so với năm 2011. Năm 2012 đánh

dấu sự mở rộng trong chi tiêu tiêu dùng của người dân đối với các hàng hóa lâu bền.

Đến năm 2013 dư nợ cho vay đạt 79,886 tỷ đồng, vẫn tiếp tuc tăng mạnh, cụ

thể là tăng 20,87% so với năm 2012. Dư nợ cho vay tiêu dùng có TSBĐ đạt 47,932 tỷ

đồng, tăng 33,5% so với năm 2012. Như vậy tổng dư nợ cho vay tiêu dùng có TSBĐ

của Chi nhánh không ngừng tăng lên trong suốt 3 năm qua ( 2011 – 2013 ). Bên cạnh

đó tổng dư nợ cho vay tiêu dùng có TSBĐ trên tổng dư nợ có xu hướng tăng trong các

năm gần đây.

Page 21: Dinh huong phat_trien_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_co_tai_san_bao_dam_tai_ngan_hang

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG

SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 21 / 33

Bảng 2.5.1: Doanh số huy động và cho vay tiêu dùng có TSBĐ theo thời hạn

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ

NĂM HUY ĐỘNG

CHO VAY CÓ TSBĐ TỔNG DƯ NỢ

CHO VAY CÓ

TSBĐ

TỶ

TRỌNG NGẮN

HẠN

TRUNG

HẠN

DÀI

HẠN

2011 95,946 2,718 12,856 3,121 18,695 19.48%

2012 76,757 6,759 31,742 7,762 46,263 60.27%

2013 81,554 8,690 32,920 6,321 47,932 58.77%

( Nguồn: sao kê tín dụng VPBank TML 2011, 2012, 2013 )

Bảng 2.5.2: Tỷ trọng cho vay theo thời kỳ (ngắn, trung, dài hạn) của Chi

nhánh TM VPBank giai đoạn 2011-2013.

Đơn vị tính: %

NĂM

TỶ TRỌNG CHO VAY

NGẮN HẠN TRUNG HẠN DÀI HẠN

2011 14.53% 68.76% 16.71%

2012 14.61% 68.61% 16.78%

2013 18.13% 68.68% 13.19%

(Nguồn: sao kê tín dụng VPBank 2011-2013)

Page 22: Dinh huong phat_trien_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_co_tai_san_bao_dam_tai_ngan_hang

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG

SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 22 / 33

Sơ đồ 2.6: Tỷ trọng cho vay theo thời kỳ (ngắn, trung, dài hạn) của Chi

nhánh TM VPBank giai đoạn 2011-2013.

2.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo

tại Chi nhánh Thạnh Mỹ Lợi.

2.7.1 Các yếu tố vi mô

- Chất lượng dịch vụ ngân hàng cung ứng: quy trình, thủ tục cho vay, thời gian

giải ngân, lãi suất vay và các ưu đãi, ân hạn

0.00%

20.00%

40.00%

60.00%

80.00%

100.00%

2011 2012

2013

14.53% 14.61% 18.13%

68.76% 68.61% 68.68%

16.71% 16.78% 13.19%

Dài hạn

Trung hạn

Ngắn hạn

Page 23: Dinh huong phat_trien_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_co_tai_san_bao_dam_tai_ngan_hang

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG

SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 23 / 33

- Khoảng cách chất lượng dịch vụ:

Khoảng cách 1: Xuất hiện khi có sự khác biệt giữa kỳ vọng của khách hàng về

dịch vụ sẽ nhận được và nhận thức của ngân hàng về những kỳ vọng này của khách

hàng.

Khoảng cách 2: Khoảng cách này nảy sinh trong quá trình thực hiện các mục

tiêu chất lượng dịch vụ.

Khoảng cách 3: Xuất hiện khi nhân viên ngân hàng không chuyển giao dịch vụ

cho khách hàng theo những tiêu chí đã được xác định.

Khoảng cách 4: Đây là khoảng cách giữa chất lượng dịch vụ thực tế và sự kỳ

vọng của khách hàng dưới tác động của thông tin tuyên truyền bên ngoài như quảng

cáo, tiếp thị.

Khoảng cách 5: Sau khi sử dụng dịch vụ, khách hàng sẽ có sự so sánh chất

lượng dịch vụ mà họ cảm nhận được với chất lượng dịch vụ đã kỳ vọng ban đầu.

Ngân hàng VPBank muốn đáp ứng tốt kỳ vọng, yêu cầu của khách hàng, hay

muốn nâng cao, duy trì chất lượng cung cấp dịch vụ cần áp dụng đồng thời và cân đối

các giải pháp để quản trị, rút ngắn các khoảng cách gắn liền với quá trình cung cấp

dịch vụ.

Page 24: Dinh huong phat_trien_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_co_tai_san_bao_dam_tai_ngan_hang

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG

SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 24 / 33

- Khách hàng.

Khách hàng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự thành công của dịch vụ của

ngân hàng,. Nhu cầu vay vốn, tình hình tài chính, thu nhập, chi tiêu, uy tín khách hàng,

thói quen mua sắm, người phụ thuộc và các yếu tố chủ quan khác của khách hàng là cơ

sở để ngân hàng lựa chọn và quyết định cấp tín dụng cho khách hàng mục tiêu.

Quận 2 là một khu vực đông dân, lại là dân số trẻ, có nền kinh tế phát triển

mạnh trong khu vực. Ngày nay,với mức sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu sử

dụng các dịch vụ của Ngân hàng trở nên quan trọng và cần thiết đối với mỗi cá nhân, tổ

chức, doanh nghiệp hơn bao giờ hết. Mặt khác, với trình độ dân trí ngày càng phát

triển, khách hàng trở nên hiểu biết hơn, yêu cầu cao hơn về chất lượng cũng như giá cả

các dịch vụ Ngân hàng. Do đó, để đáp ứng tốt nhu cầu và giữ chân khách hàng thì

trước tiên Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng cần thỏa mãn nhu cầu khách hàng nội

bộ, tức đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng. Từ đó, họ mới có động lực

làm việc tốt hơn, năng suất cao hơn và phục vụ khách hàng bên ngoài tốt hơn. Hơn nữa

ngân hàng cần tiếp tục giữ vững chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng tốt hơn

từng ngày.

- Sản phẩm thay thế.

Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm chịu sự cạnh tranh của các sản

phẩm thay thế của các công ty khác như: các công ty cho thuê tài chính, công ty bảo

hiểm, quỹ đầu tư... Hơn nữa, ngày nay với sự phát triễn của khoa học công nghệ, đã

mang lại cho người sử dụng nhiều tính năng vượt trội, nhanh chóng, tiện lợi mà chi phí

lại rất thấp. Tuy nhiên, với việc gia tăng các dịch vụ sử dụng công nghệ thông tin cao

như hiện nay cùng với các tính năng an toàn, tiện lợi và nhanh chóng. Dịch vụ Ngân

hàng Việt Nam Thịnh Vượng sẽ khắc phục được nhược điểm và giành ưu thế so với

các sản phẩm thay thế trên.

Page 25: Dinh huong phat_trien_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_co_tai_san_bao_dam_tai_ngan_hang

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG

SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 25 / 33

- Đối thủ cạnh tranh.

Là các ngân hàng trong khu vực có cung cấp dịch vụ cho vay tiêu dùng có tài

sản đảm bảo như:

Sacombank

Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

Tên gọi tắt: sacombank

Slogan: “ Vì cộng đồng – phát triển địa phương”

BIDV

Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Tên gọi tắt: BIDV

Slogan: “Chia sẻ cơ hội - hợp tác thành công”

ACB

Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Á Châu

Tên gọi tắt: ACB

Slogan: “Ngân hàng của mọi nhà”

Slogan: “Mang phồn thịnh đến khách hàng”

Ngoài ra còn các ngân hàng TMCP trong cả nước, nhưng trên đây chỉ liệt kê

một số đối thủ cạnh tranh chủ yếu, có Chi nhánh, Phòng giao dịch gần khu vực Chi

nhánh Thạnh Mỹ Lợi, các Ngân hàng này cũng cung cấp đầy đủ các hoạt động cho vay

tiêu dùng có TSBĐ, với lãi suất và chất lượng cạnh tranh tương đương, tập trung thành

cụm trên con đường Nguyễn Thị Định, điều này dễ dàng cho khách hàng trong việc lựa

chọn và tiếp cận các dịch vụ. Tuy nhiên, VPBank đối mặt với khó khăn trong vấn đề

thu hút và giữ chân khách hàng.

Page 26: Dinh huong phat_trien_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_co_tai_san_bao_dam_tai_ngan_hang

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG

SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 26 / 33

- Nguồn nhân lực phục vụ hoạt động cho vay tiêu dùng có TSBĐ.

TPHCM là khu vực tập trung nhiều trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, mỗi

năm có rất nhiều sinh viên chuyên ngành Tài chính Ngân hàng, kinh tế, kế toán... ra

trường. Vì vậy đây là một trong những nguồn cung dồi dào và có chất lượng tốt, đáp

ứng hiệu quả cho các vị trí tuyển dụng phục vụ hoạt động cho vay tiêu dùng có TSBĐ.

VPBank cần thường xuyên tiếp cận đội ngũ nhân lực trẻ, chất lượng này để nâng cao

chất lượng dịch vụ của ngân hàng.

- Nguồn vốn của Ngân hàng.

Muốn ngân hàng muốn tiến hành kinh doanh hiệu quả thì phải có vốn. Hai

nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng là vốn tự có và vốn huy động.

Vốn tự có gồm vốn góp từ các cổ đông và lợi nhuận giữ lại của ngân hàng.

Vốn huy động gồm:

Vốn bị động : tiền gửi giao dịch và tiền gửi phi giao dịch

Vốn chủ động: Phát hành công vụ nợ, vay các định chế tài chính khác, vay Ngân

hàng trung ương.

Ngân hàng chịu sự chỉ đạo và giám sát gay gắt từ Ngân hàng trung ương và tuân

theo các quy định của luật Ngân hàng. Một ngân hàng chỉ được huy động một số vốn

lớn gấp 20 lần số vốn tự có điều đó có nghĩa là số vốn tự có càng lớn, khả năng được

phép huy động vốn càng cao. Ngân hàng càng dễ dàng trong các hoạt động kinh doanh

của mình, trong đó có hoạt động cho vay tiêu dùng có TSBĐ.

2.7.2 Các yếu tố nội bộ.

- Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.

VPBank Thạnh Mỹ Lợi chịu sự chỉ đạo của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng,

vì thế Chi nhánh cần phải xác định vị trí hiện tại của mình trong hệ thống, thấy được

điểm mạnh, điểm yếu, thấy được những cơ hội và thách thức, trên cơ sở đó dự đoán sự

thay đổi của môi trường để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, Trong đó chiến

Page 27: Dinh huong phat_trien_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_co_tai_san_bao_dam_tai_ngan_hang

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG

SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 27 / 33

lược phát triển qui mô và chất lượng nguồn vốn là một bộ phận quan trọng trong chiến

lược tổng thể của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng.

- Chất lượng các dịch vụ do Ngân hàng cung ứng và hệ thống các màng lưới.

Ngân hàng nào có dịch vụ đa dạng, chất lượng dịch vụ cao, đáp ứng được những

nhu cầu của khách hàng thì sẽ thu hút được khách hàng đến với mình. Hiện nay với sự

tham gia của nhiều loại hình Ngân hàng và các tổ chức phi Ngân hàng cùng cạnh tranh

với nhau, điều đó có nghĩa là khách hàng càng có điều kiện thuận lợi để lựa chọn Ngân

hàng tốt nhất đáp ứng được nhu cầu của mình. Vì vậy dịch vụ Chi nhánh TML Ngân

hàng Việt Nam Thịnh Vượng ngày càng đóng vai trò quan trọng và chính là một yếu tố

góp phần thu hút khách hàng có hiệu quả nhất.

- Hoạt động Marketing Ngân hàng.

Đây là vấn đề hết sức quan trọng nhằm giúp cho VPBank TML Ngân hàng Việt

nam Thịnh Vượng nắm bắt được yêu cầu, nguyện vọng của khách hàng. Từ đó đưa ra

được các hình thức huy động vốn, chính sách lãi suất, chính sách tín dụng... cho phù

hợp. Đồng thời VPBank TML phải tiến hành thu thập thông tin đầy đủ, kịp thời để nắm

bắt được nhu cầu của thị trường từ đó để có các biện pháp tốt hơn đối thủ cạnh tranh

nhằm giành ưu thế về mình.

Quảng cáo - Truyền thông.

Ngân hàng đã thực hiện quảng cáo hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại

chúng như báo chí, đài phát thanh, truyền hình, áp phích, panô, tờ rơi, cataloge, tài trợ

cho các gameshow, các chương trình sự kiện, các hoạt động xã hội… Nói chung, hoạt

động quảng cáo, truyền thông nhằm khuyếch trương thương hiệu của Ngân hàng Việt

Nam Thịnh Vượng thật sự phát triển mạnh. Các chương trình quảng cáo được dàn

dựng công phu, kịch bản tốt, dễ nhớ, gây ấn tượng mạnh và khả năng gợi nhớ cao.

Page 28: Dinh huong phat_trien_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_co_tai_san_bao_dam_tai_ngan_hang

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG

SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 28 / 33

Chăm sóc khách hàng.

Hiện nay, CSKH đang là thế mạnh của toàn Ngân hàng, gồm nhiều công đoạn

chi tiết và hiệu quả. Trong đó VPBank Thạnh Mỹ lợi thực hiện căm sóc khách hàng ở

nhiều khâu

CSKH trước khi đưa dịch vụ ra thị trường

CSKH tiềm năng

CSKH hiện có

CSKH đặc biệt

CSKH nội bộ

- Mức độ thâm niên và uy tín của Ngân hàng.

Trên cơ sở thực tế sẵn có, mỗi Ngân hàng đã, đang và sẽ tạo được hình ảnh

riêng của mình trong lòng thị trường. Một Ngân hàng lớn, có uy tín sẽ có lợi thế hơn

trong các hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Sự tin

tưởng của khách hàng sẽ giúp cho Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng có khả năng ổn

định khối lượng vốn huy động và tiết kiệm chi phí huy động từ đó giúp Ngân hàng Việt

Nam Thịnh Vượng chủ động hơn trong kinh doanh. Một Ngân hàng có một bề dày lịch

sử với danh tiếng, cơ sở vật chất, trình độ nhân viên… sẽ tạo ra hình ảnh tốt về Ngân

hàng Việt Nam Thịnh Vượng, gây được sự chú ý của khách hàng từ đó lôi kéo được

khách hàng đến quan hệ giao dịch với mình.

Chính sách đào tạo nhân lực và phát triển dịch vụ.

Với phương châm coi đội ngũ nhân sự là nhân tố chủ yếu quyết định thành công

của dịch vụ cho vay tiêu dùng có TSBĐ. HĐQT và Ban GĐ đã hết sức quan tâm đến

việc phát triển và cũng cố đội ngũ nhân viên, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho

anh, chị em. Điều này thể hiện trong việc VPBank luôn tuân thủ tốt quy định của bộ

luật lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên công tác, học tập, thăng tiến. Điều

này sẽ làm cho nhân viên thoải mái và yên tâm trong công tác, ngày càng sáng tạo và

Page 29: Dinh huong phat_trien_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_co_tai_san_bao_dam_tai_ngan_hang

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG

SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 29 / 33

nhiệt huyết hơn với công việc của mình, góp phần làm cho hoạt động cho vay tiêu

dùng có TSBĐ phát triển mạnh mẽ hơn.

2.8 Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cho hoạt động cho vay

tiêu dùng có tài sản bảo đảm tai Chi nhánh Thạnh Mỹ Lợi.

2.8.1 Điểm mạnh (Strengths)

- Ngân hàng am hiểu thị trường nơi đặt Chi nhánh thạnh Mỹ lợi: là khu vực có

đông dân cư, khách hàng chủ yếu là buôn bán kinh doanh, có nhu cầu vốn lớn,

ưa thích sản phẩm cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm.

- Đội ngũ nhân viên có trình độ: 100% nhân viên có trình độ cao đẳng, đại học trở

lên, có kinh nghiệm làm việc trong nhiều tổ chức tín dụng khác nhau trước khi

đầu quân về cho VPBank Thạnh Mỹ lợi, có tinh thần, nhiệt huyết và say mê

cống hiến.

- Ngày càng đa dạng các loại hình cho vay và đáp ứng cao nhất nhu cầu khách

hàng trong hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm.

- Khách hàng ổn định qua các năm, liên tục duy trì quan hệ với khách hàng cũ và

không ngừng tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

2.8.2 Điểm yếu (Weaknesses).

- Hoạt động quảng bá thương hiệu và giới thiệu các loại hình mới trong gói sản

phẩm cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm còn yếu, chủ yếu giới thiệu trên

trang chủ của Ngân hàng và quảng bá trực tiếp tại chi nhánh. Điều này làm cho

thương hiệu Vpbank Thạnh Mỹ Lợi chưa được lan rộng, khách hàng ít có cơ hội

tiếp cận và biết nhiều về sản phầm này.

- Quy mô Chi nhánh Thạnh Mỹ Lợi còn nhỏ, nguồn vốn cho vay còn thấp. Vì thế

hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm chưa có điều kiện phát triển

toàn diện.

- Năng lực quản lý của Ngân hàng còn yếu kém (chính sách nhân sự, đãi ngộ).

Page 30: Dinh huong phat_trien_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_co_tai_san_bao_dam_tai_ngan_hang

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG

SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 30 / 33

2.8.3 Cơ hội (Opputinities)

- Các quy định pháp lý về hoạt động của Ngân hàng ngày nay đã được mở rộng

và cải thiện hơn rất nhiều, định hướng phát triển r ràng cho hoạt động cho vay

tiêu dùng có tài sản bảo đảm.

- Tranh thủ vốn và công nghệ từ đối tác (là các Ngân hàng liên doanh, các công ty

bất động sản, showroom ô tô,...).

- Cạnh tranh càng cao thì thu hút nhân lực càng mạnh mẽ.

- Trao đổi hợp tác và minh bạch hóa thông tin.

- Hội nhập kinh tế, mở rộng phạm vi phát triển của ngân hàng và phạm vi tìm

kiếm khách hàng.

- Kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, người dân cần nhiều vốn hơn cho các

hoạt động kinh doanh và phát triển.

- Chuyên môn hóa sâu và các cô hội khác.

2.8.4 Thách thức (Threats).

- Gia tăng các đối thủ cạnh tranh.

- Các quy định pháp luật và chính sách thay đổi liên tục, đòi hỏi các nhân viên

phải cập nhật và nắm bắt để tránh trường hợp sử dụng quy chế cũ và phạm pháp.

- Cải tiến công nghệ và đầu tư: Công nghệ tiến bộ liên tục, các hệ thống phần

mềm ngày một đổi mới, đòi hỏi các Ngân hàng phải cập nhật và tận dụng công

nghệ mới, áp dụng vào sản phẩm cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm để bắt

kịp đối thủ cạnh tranh.

- Chảy máu chất xám: Ngân hàng dễ bị mất nguồn nhân lực chất lượng cao làm

việc ở các phòng ban nói chung và bộ phận quan hệ khách hàng cá nhân nói

riêng nếu chính sách đãi ngộ và tiền lương không xứng đáng.

- Ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, thiên tai, dịch bệnh, những yếu tố khó

lường khác làm rủi ro tín dụng tăng cao.

- Và các thách thức khác.

Tóm tắt cương II.

Page 31: Dinh huong phat_trien_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_co_tai_san_bao_dam_tai_ngan_hang

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG

SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 31 / 33

Chương II trình bày rất đầy đủ và chi tiết về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh,

điều kiện cho vay, thời hạn vay, lãi suất...của các sản phẩm cho vay tiêu dùng có tài

sản bảo đảm, các loại tài sản bảo đảm được sử dụng và đặc biệt là yêu cầu sử dụng

tài sản bảo đảm trong quá trình cấp tín dụng. Hơn nữa, trong chương II cũng đề cập

tới các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm và

trình bày điểm mạnh, đểm yếu, cơ hội, thách thức của hoạt động cấp tín dụng trên.

Qua đó ta thấy được quá trình làm việc nghiêm ngặt và hiệu quả của hệ thống Ngân

hàng để đạt được mục tiêu cao nhất.

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CÓ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI CHI

NHÁNH TML

3.1 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng có TSBĐ.

3.1.1 Đối với ngân hàng VPBank

Ban hành chính sách, các văn bản quy định các bước thực hiện quy trình.

Hỗ trợ tới mức tối đa các điều kiện cơ bản để nhân viên tín dụng thực

hiện tốt nhiệm vụ vủa mình.

Hoàn thiện chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ, công tác tuyển dụng để

nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút chất xám. Xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên

nghiệp, tác phong nhanh nhẹn, hiệu quả trong các nghiệp vụ kiểm tra quy trình giấy tờ,

kiểm định, định giá tài sản đảm bảo, tránh trường hợp định giá sai và lợi dụng khe hở

để làm các thủ tục bất hợp pháp.

Thuờng xuyên quan tâm thăm hỏi đến các nhân viên tín dụng về điều

kiện sống cũng như các gói hỗ trợ tài chính để mua nhà hoặc sắm các vật dụng trong

gia đình.

Tạo nên sự khác biệt trong hoạt động kinh doanh dựa trên yếu tố sản

phẩm – con người – chất lượng để nâng cao sức cạnh tranh.

Page 32: Dinh huong phat_trien_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_co_tai_san_bao_dam_tai_ngan_hang

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG

SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 32 / 33

Tạo sự liên kết giữa Ngân hàng – Bảo hiểm – Khách hàng để hoán

chuyển rủi ro, hạn chế thất thoát tự nhiên góp phần hạn chế rủi ro tín dụng.

Tăng cường vật chất kỹ thuật: lắp đặt wifi và mạng cho chi nhánh và

khách hàng sử dụng trong quá trình chờ đợi.

Hoàn thiện chiến lược khách hàng.

- Mở rộng đối tượng khách hàng, không ngừng tìm kiếm khách hàng tiềm năng:

Qua các kênh quảng cáo, giới thiệu dịch vụ của ngân hàng ( trang web , poster,

banner, các tờ bướm ghi thông tin dịch vụ, truyền hình. Gián tiếp qua các kênh

như: Tài trợ chương trình từ thiện, các hoạt động mang tính xã hội cao...) nhằm

nâng cao sự hiểu biết của khách hàng về ngân hàng. Thông qua các buổi giao

lưu, ngày hội việc làm, tiến hành tìm kiếm và lưu thông tin khách hàng tiềm

năng ( địa chỉ, email, số điện thoại...) để hỗ trợ các hoạt động giới thiệu sau này

và đẩy nhanh tốc độ mở rộng phục vụ các hoạt động khác.

- Đa dạng hóa các loại hình cho vay có TSBĐ

- Nâng cao tính pháp lý trong các văn bản nghị định

- Thiết kế quy trình chuẩn từ khâu tiếp xúc khách hàng tới khâu chăm sóc khách

hàng và các chính sách hậu mãi.

3.1.2 Đối với nhân viên hoạt động tín dụng.

Nắm vững danh sách khách hàng, phục vụ và chăm sóc khách hàng trong suốt

quá trình thực hiện hợp đồng, kể cả sau khi tất toán hợp đồng tín dụng, nhân viên nên

duy trì mối quan hệ để tìm kiếm cơ hội mới trong các dịch vụ khác hoặc tận dụng mối

quan hệ của khách hàng để có thêm khách hàng mục tiêu.

Chăm sóc khách hàng: chăm sóc hỏi han thường xuyên nhằm duy trì mối quan hệ và sự

quen biết, tận dụng tối đa sự quen biết nhằm tìm kiếm các khách hàng tiềm năng.

Chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ tạo uy tín và nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank

TML.

Page 33: Dinh huong phat_trien_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_co_tai_san_bao_dam_tai_ngan_hang

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG

SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 33 / 33

Tạo uy tín cho khách hàng bằng một dịch vụ chuyên nghiệp, từ quá trình

tiếp xúc, giao lưu với khách hàng tới quá trình thực hiện các thủ tục vay và ký hợp

đồng.

Môi trường làm việc: Phòng tiếp khách của ngân hàng: thoáng mát, có

trang bị sách báo, điện thoại lướt web và kẹo bánh, nước ngọt, máy pha cà phê tự động,

bồn rửa tay, nhà vệ sinh đầy đủ tiện nghi ... phục vụ đa dạng nhu cầu của khách hàng

Đa dạng các kênh liên hệ khách hàng: web, điện thoại, email, fax, và các

trang mạng xã hội khác như facebook, skype, viber, line,...

Tổ chức đánh giá lại TSBĐ thường xuyên

Nâng cao chất lượng của nhân viên tín dụng

Nâng cao chất lượng thẩm định tài sản

Tóm tắt chương III.

Trong chương III đề cập tới một số giải pháp đối với Ngân hàng VPBank Thạnh Mỹ

Lợi và nhân viên hoạt động tín dụng cá nhân, nhằm gia tăng hiệu quả cấp tín dụng

trong hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm. Qua đó ta thấy vấn đề nâng cao

năng lực cán bộ, nhân viên, hoàn thiện chiến lược khách hàng là vô cùng quan trọng,

chiếm 80% sự thành công của các sản phẩm Ngân hàng cung ứng. Vì thế, cùng với quá

trình phát triển của hệ thống Ngân hàng TMCP nói chung, Ngân hàng TMCP VPBank

nói riêng cần tích cực phát huy hơn nữa chất lượng dịch vụ và nguồn nhân lực cung

ứng.