Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh cà mau trong bối...

86
Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

Upload: dinhtram

Post on 13-Feb-2018

216 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

Page 2: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Chịu trách nhiệm xuất bảnDeutsche Gesellschaft fürInternationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH

Trụ sở đặt tạiBonn và Eschborn, CHLB Đức

Chương trình Quản lý Tổng hợp Vùng Ven biển (ICMP)

Tầng 9, Landmark, 5B Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP. HCM, Việt NamT + 84 838239811F + 84 838239813I www.giz.de/viet-nam http://daln.gov.vn/icmp-cccep.html

Biên soạn xong2/2014

In

Dàn trang và trình bàyGoldensky co.,ltd

Hình ảnh© GIZ

Tác giảTrần Thị Phụng Hà Nguyễn Thanh Bình

Biên tậpLê Bá Cả

Báo cáo không phản ánh quan điểm của Chính phủ Việt Nam, Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức cũng như GIZ.

© GIZ 2014

GIZ chịu trách nhiệm nội dung của ấn phẩm này.

Dưới sự ủy quyền củaBộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức, Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc

Số giấy phép xuất bản:.........

Page 3: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

Page 4: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng
Page 5: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

GIZ Việt Nam

Là một tổ chức thuộc chính phủ Đức, Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH hỗ trợ Chính phủ Đức hoàn thành các mục tiêu của mình trong lĩnh vực hợp tác quốc tế hướng tới phát triển bền vững.

GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức, GIZ cung cấp các dịch vụ tư vấn cho Chính phủ Việt Nam và hiện đang tham gia vào ba lĩnh vực ưu tiên: (i) Đào tạo Nghề; (ii) Chính sách Môi trường và Sử dụng bền vững Nguồn Tài nguyên Thiên nhiên; và 3) Năng lượng.

Nhà tài trợ vốn và ủy nhiệm chính của GIZ Việt Nam là Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức (BMZ). Ngoài ra còn có các Bộ liên bang về Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt nhân (BMUB), Bộ Liên bang về các vấn đề Kinh tế và Năng lượng (BMWi) và Bộ Tài chính Liên bang (BMF). GIZ Việt Nam cũng tham gia nhiều dự án do Chính phủ Úc (thông qua Bộ Ngoại giao và Thương mại - DFAT) và Liên minh châu Âu đồng tài trợ cũng như hợp tác chặt chẽ với Ngân hàng phát triển Đức KfW.

Chương trình Quản lý Tổng hợp Vùng Ven biển (ICMP) do hai chính phủ Đức và Úc tài trợ nhằm hỗ trợ Việt Nam quản lý các hệ sinh thái ven biển giúp tăng khả năng phục hồi và giảm khả năng bị tổn thương nhằm bảo vệ vùng đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu. Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ cùng phối kết hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT, và các sở, ban ngành của năm tỉnh chương trình gồm An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Sóc Trăng triển khai thực hiện Chương trình.

Để biết thêm thông tin, xin ghé thăm Website của chúng tôi www.giz.de/viet-nam và http://daln.gov.vn/icmp-cccep.html.

Page 6: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

4

Lời cảm ơn

Nghiên cứu được thực hiện bởi hai giảng viên trường Đại học Cần Thơ, Trần Thị Phụng Hà và Nguyễn Thanh Bình, chuyên ngành Xã hội học và Phát triển Nông thôn thuộc Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn và Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long. Chúng tôi xin cám ơn tổ chức, cá nhân, thành viên dự án GIZ và cán bộ địa phương đã hỗ trợ, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.

Trước hết xin cám ơn hai cán bộ GIZ Cà Mau: Nguyễn Thị Hồng Thụy và Nina Seib đã hỗ trợ tích cực trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu từ việc giới thiệu tài liệu nghiên cứu, tổ chức chu đáo các hội thảo cho đến đọc nhận xét góp ý từng trang của báo cáo. Chúng tôi rất cám ơn những ý kiến đóng chân thành và xác đáng của hai bạn. Cũng như cán bộ GIZ Cà Mau, cô Ngân và anh Tĩnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức chuyến đi thực tế và nhiều lần họp, hội thảo ở Cà Mau.

Chúng tôi xin cám ơn Ủy ban Nhân dân (UBND) Tỉnh Cà Mau và UBND Xã, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trong các cuộc họp ở Cà Mau và địa phương.

Cô Bùi Anh Đào Sở NNPTNT Cà Mau Cô Huỳnh Kim Duyên Hội Liên hiệp PN Cà Mau Cô Nguyễn Thị Thùy Trang Hội Liên hiệp PN Cà Mau Cô Lâm Mỹ Dung Hội Liên hiệp PN xã Nguyễn Huân Cô Lê Thanh Bình Hội Liên hiệp PN Thị trấn Sông Đốc Cô Trần Diễm Trang Hội Liên hiệp PN xã Đất Mũi

Cám ơn CB Hội Liên hiệp Phụ nữ và người dân ở địa bàn nghiên cứu vì sự mến khách và giúp đỡ nhiệt tình. Chúng tôi cám ơn Tiến sĩ Lê Thanh Phong, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ và Chuyển giao Công nghệ; xin cám ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn và Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long đã tạo điều kiện cho chúng tôi được tham gia nghiên cứu.

Cuối cùng, chúng tôi cũng xin cảm ơn Chương trình Quản lý Tổng hợp vùng Ven biển tại tỉnh Cà Mau đã tạo điều kiện và hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu. Đặc biệt, xin cảm ơn Cố vấn kỹ thuật của dự án GIZ đã nhận xét và đóng góp những ý kiến hữu ích.

Page 7: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng
Page 8: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

6

Lời cảm ơn ............................................................................................................................................... 4

Danh mục bảng ..................................................................................................................................... 8

Danh mục hình ....................................................................................................................................... 8

Danh mục từ viết tắt ............................................................................................................................ 9

Tóm tắt ....................................................................................................................................................11

1. Giới thiệu .........................................................................................................................................16

1.1 Bối cảnh chung ....................................................................................................................................................17

1.2 Mục tiêu của nghiên cứu ..................................................................................................................................19

1.3 Cơ sở lý thuyết ......................................................................................................................................................19

1.4 Giới hạn đề tài .......................................................................................................................................................21

1.5 Phương pháp luận ..............................................................................................................................................21

1.6 Địa bàn và mẫu nghiên cứu .............................................................................................................................24

1.7 Lược khảo tài liệu thứ cấp ................................................................................................................................29

1.8 Cấu trúc của báo cáo ..........................................................................................................................................32

Mục lục

Page 9: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

7

2. Các khía cạnh tổn thương về giới ở Cà Mau .......................................................................34

2.1 Yếu tố tổn thương từ KT-XH .............................................................................................................................35

2.2 Tổn thương từ yếu tố tự nhiên và môi trường vật chất .........................................................................41

2.3 Tổn thương dưới tác động của BĐKH ..........................................................................................................43

2.4 Đánh giá tổn thương: khu vực, chỉ số và các vấn đề về giới ................................................................47

3. Thích ứng và khả năng phục hồi ............................................................................................54

3.1 Ứng phó của chính quyền địa phương với BĐKH....................................................................................55

3.2 Khả năng tiếp cận nguồn lực ở cấp hộ gia đình ......................................................................................59

3.3 Chiến lược sinh kế và thích ứng .....................................................................................................................62

4. Đề xuất giảm tính tổn thương về giới trong bối cảnh BĐKH .......................................66

4.1 Tạo cơ hội sinh kế cho phụ nữ thông qua đa dạng hóa nguồn thu nhập ......................................67

4.2 Nâng cao kiến thức và kỹ năng cho phụ nữ ..............................................................................................69

4.3 Nâng cao nhận thức về BĐKH .........................................................................................................................70

4.4 Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong tiến trình ra quyết định ................................................71

4.5 Lồng ghép BĐKH và bình đẳng giới trong kế hoạch phát triển KT-XH ............................................73

4.6 Hỗ trợ tín dụng cho những nhóm dễ bị tổn thương để phát triển kinh tế hộ ..............................74

4.7 Giảm rủi ro trong nuôi trồng và đánh bắt thủy sản vùng biển ...........................................................75

4.8 Áp dụng phương pháp quản lý tổng hợp vùng ven biển ....................................................................76

4.9 Tóm tắt các đề xuất .............................................................................................................................................77

Tài liệu tham khảo ...............................................................................................................................78

Page 10: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

8

Bảng 1-1: Tiêu chí đánh giá tổn thương cấp hộ gia đình .........................................................................................20Bảng 1-2: Các nhân tố gây tổn thương và tác động (điểm số) của chúng đến 3 huyện ..............................23Bảng 1-3: Thông tin thu thập được từ cuộc họp sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) .........................................................................................................................................23Bảng 1-4: Thông tin chung về 3 huyện ...........................................................................................................................26Bảng 1-5: Địa bàn và số mẫu ..............................................................................................................................................28Bảng 1-6: Đặc điểm địa lý và yếu tố rủi ro ở 3 xã ........................................................................................................28Bảng 1-7: Những điểm nóng của phân tích tổn thương và rủi ro ........................................................................29Bảng 1-8: Tính phơi nhiễm trước rủi ro của 3 huyện .................................................................................................31Bảng 2-1: Năng lực của người nghèo, trung bình, khá .............................................................................................36Bảng 2-2: Nguồn lực tài chính ...........................................................................................................................................37Bảng 2-3: Điểm phân biệt giữa các nhóm ngày càng nghèo, nghèo và giảm nghèo ...................................38Bảng 2-4: Ảnh hưởng của thời tiết thất thường theo mùa (theo âm lịch) .........................................................44Bảng 2-5: Chỉ số tổn thương ảnh hưởng đến 4 loại hình sinh kế ở 3 xã .............................................................48Bảng 2-6: Chỉ số tổn thương ...............................................................................................................................................50Bảng 3-1: Chương trình hàng động cấp quốc gia và cấp tỉnh ứng phó với BĐKH .........................................56Bảng 3-2: Úng phó với BĐKH ở cấp xã ............................................................................................................................57Bảng 3-3: Hành động thích ứng để giảm nhẹ tổn thương ......................................................................................64Bảng 4-1: Thu nhập ròng (triệu đồng/hộ/năm) và chia sẻ lao động giữa nam và nữ trong một số hoạt động sinh kế ở địa phương ...................................................................................................68Bảng 4-2 : Số năm đi học giữa nam và nữ từ 15 tuổi trở lên ...................................................................................70Bảng 4-3: Khác biệt giữa nam và nữ khi hỏi về thuật ngữ BĐKH ..........................................................................71

Danh mục bảng

Hình 1-1: Khung lí thuyết đánh giá tổn thương của giới .........................................................................................22Hình 1-2: Bản đồ Việt Nam và ĐBSCL ..............................................................................................................................25Hình 1-3: Bàn đồ Cà Mau và vị trí của 3 xã nghiên cứu .............................................................................................27Hình 1-4: Bản đồ các huyện tổn thương vào năm 2030 và 2050 ..........................................................................30Hình 1-5: DT nuôi tôm bị ngập nước (km2) của 3 huyện (tổng DT, đã ngập 2000, sẽ ngập 2030 và 2050). ......................................................................................................................................31Hình 2-1: Yếu tố tổn thương liên quan đến KT-XH theo 4 lọai hình sinh kế ......................................................39Hình 2-2: Yếu tố tổn thương liên quan đến con người theo 4 loại hình sinh kế..............................................40Hình 2-3: Tính tổn thương từ giúp đỡ xã hội và cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến 4 loại hình sinh kế .........40Hình 2-4: Tổn thương từ yếu tố tự nhiên, môi trường vật chất ảnh hưởng đến 4 loại hình sinh kế.........41Hình 2-5: Thời tiết thất thường và mối nguy hiểm ảnh hưởng đến 4 loại hình sinh kế ...............................44Hình 2-6 : Những khu vực xói lở thuộc địa bàn nghiên cứu ...................................................................................49Hình 3-1: Mối tương quan giữa tác động của BĐKH và khả năng đa dạng sinh kế .......................................65Hình 4-1: Chia sẻ công việc nhà giữa nam và nữ trong gia đình ...........................................................................67Hình 4-2: Trình độ học vấn giữa nam và nữ ở địa bàn nghiên cứu .......................................................................69Bảng 4-3: Khác biệt giữa nam và nữ khi hỏi về thuật ngữ BĐKH ..........................................................................72Hình 4-4: Mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ..............75

Danh mục hình

Page 11: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

9

ARCC Sự thích ứng và ứng phó với Biến đổi Khí hậu

BĐKH Biến đổi Khí hậu

CB Cán bộ

CC Biến đổi Khí hậu

CFAW Ban vì sự tiến bộ phụ nữ

CFSC Ủy ban phòng chống bão lụt

CVRA Đánh giá tổn thương và rủi ro

SNNPTNT Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

DFID Bộ Phát triển Quốc tế

DOET Sở Giáo dục và Đào tạo

SLĐTBXH Sở Lao động Thương binh và Xã hội

STNMT Sở Tài nguyên và Môi trường

SKHĐT Sở Kế hoạch và Đầu tư

FA Hội Nông dân

GIZ Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ

HH Hộ gia đình

ICEM Trung tâm Quốc tế và Quản lí môi trường

ICZM Quản lí tổng hợp vùng ven biển

IIRD Viện quốc tế về Môi trường và Phát triển

IMHEN Viện Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu

IPCC Ủy ban Quốc tế về Biến đổi Khí hậu

KHXH&NV Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn

KT-XH Kinh tế - Xã hội

LVI Chỉ số sinh kế tổn thương

MRC Ủy ban Sông Mê Kông

NC Nghiên cứu

VNCPTĐB Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng

NTP Chương trình mục tiêu Quốc Gia Ứng phó với Biến đổi Khí hậu

UBND/PC Ủy ban nhân dân (UBND)

Chữ viết tắt

Page 12: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

10

PN Phụ nữ

PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia

PTD Phát triển công nghệ có sự tham gia

QG Quốc gia

RCA Hội chữ thập đỏ

SD Độ lệch chuẩn

SEDP Kế hoạch phát triển Kinh tế Xã hội

UB Ủy ban

UBND Ủy ban nhân dân

UNDP Chương trình phát triển Liên hiệp quốc

VACB Vườn Ao Chuồng Biogas (Hệ thống canh tác nông nghiệp tích hợp gồm

trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và khí sinh học)

VASEP Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam

WU Hội Liên hiệp Phụ Nữ

YU Đoàn thanh niên

XH Xã Hội

KT Kinh tế

Page 13: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

11

Đề tài “Đánh giá tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh BĐKH” thuộc dự án GIZ nhấn mạnh yếu tố giới trong sự tương tác giữa các vấn đề về tính tổn thương, tính thích ứng và khả năng chống chịu của người dân trong điều kiện BĐKH. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính và định lượng, bao gồm đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) và điều tra nông hộ phối hợp với thu thập số liệu thứ cấp. Qua kết quả thảo luận nhóm với cán bộ (CB) Hội Liên hiệp Phụ Nữ 3 huyện Trần Văn Thời, Đầm Dơi và Ngọc Hiển được chọn là những huyện bị ảnh hưởng nhiều nhất dưới tác động của BĐKH (bao gồm mưa lớn, bão, xói lở, nước biển dâng và ngập lụt) đồng thời cũng chịu tác động tiêu cực bởi yếu tố KT-XH và môi trường như nghèo đói, thất nghiệp, thiếu vốn, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt v.v… Dựa trên mức độ phơi nhiễm trước những hiểm họa do BĐKH, mức độ tổn thương do cạn kiệt tài nguyên và mức độ nhạy cảm trước những khó khăn về KT-XH, đề tài chọn ra 3 xã điển hình để nghiên cứu đó là Thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời), xã Nguyễn Huân (huyện Đầm Dơi) và xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển). Kết quả nghiên cứu này được trình bày tóm tắt gồm 3 phần như sau.

1. NHỮNG KHÍA CẠNH TỔN THƯƠNG VỀ GIỚI

1. Những yếu tố tổn thương bao gồm (1) các yếu tố KT-XH ảnh hưởng đến nông hộ như: thu nhập thấp, tài sản ít, cơ sở hạ tầng yếu kém, thị trường biến động, không tiếp cận vốn vay v.v…; (2) yếu tố tổn thương từ bên ngoài liên quan đến sự suy thoái của hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường, tôm bệnh, cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng/biển; và (3) các tác động của BĐKH bao gồm nước biển dâng, ngập lụt, xói mòn và những hậu quả của các cơn bão.

2. Không phải tất cả mọi người trong địa bàn nghiên cứu đều có mức độ rủi ro giống nhau. Người nghèo là nhóm dễ bị tổn thương nhất. Nghèo dẫn đến nhiều hệ lụy như nợ nần, không có tài sản, ít có mối quan hệ, không tiếp cận được dịch vụ và sự giúp đỡ từ người thân để tạo mối quan hệ lâu dài. Nghèo liên quan đến các vấn đề khác như bị phân biệt đối xử, khó tiếp cận được với dịch vụ y tế, giáo dục, nước sạch, thông tin liên lạc, điện gia dụng và thị trường. Người nghèo phải sống trong môi trường ô nhiễm và thiếu an ninh, các nhà tranh vách lá tạm bợ dễ bị quét sập bởi gió mạnh hoặc lốc xoáy; các tàu đánh bắt cũ kỹ và ngư cụ thô sơ dễ dàng bị tàn phá do bão, gió lốc.

3. Tiêu chí để phân biệt 3 nhóm: nghèo, ngày một nghèo và nhóm giảm nghèo được xây dựng bởi ý kiến đánh giá của cộng đồng qua thảo luận nhóm. Các tiêu chí để phân nhóm nghèo dựa vào 3 nhóm tác nhân: (1) yếu tố KT-XH; (2) khả năng tiếp cận tài nguyên và mức độ phơi nhiễm trước hiểm họa do thời tiết; và (3) khả năng thích ứng.

4. Trong địa bàn nghiên cứu, hộ nghèo có chủ hộ với số năm đi học/đến trường là 4.4 năm. và khoảng 75% trong số họ có vấn đề về sức khỏe, đặc biệt số hộ nghèo có nữ là chủ hộ chiếm đến 72%. Hộ nghèo có ít đất sản xuất, với diện tích trung bình khoảng 4.500 m2 và giá trị dụng cụ lao động của hộ chỉ khoảng 12 triệu đồng. Trong khi hộ giàu có số tiền vay trung bình là 83 triệu đồng thì người nghèo chỉ vay 24,7 triệu đồng nhưng hầu như họ chỉ có thể vay ngoài hệ thống ngân hàng với lãi suất cao. Điều đó cho thấy người nghèo khó tiếp cận nguồn vốn.

5. Trong 4 nhóm (nuôi tôm, đánh bắt, mò cua cá và làm thuê) thì nhóm đánh bắt vay số tiền lớn hơn cả (65,6 triệu đồng) và độ lệch chuẩn (SD) cao chứng tỏ đây là nhóm có nguy cơ về tài chính nhiều nhất. Vấn đề là cả bốn nhóm đều không tích lũy được và có thu nhập âm sau khi trừ chi phí cuộc sống. Có khoảng 60% hộ dân (92% hộ làm mướn) cho rằng cuộc sống của họ ngày càng sa sút.

Tóm tắt

Page 14: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

12

6. Do cuộc sống lệ thuộc tài nguyên thiên nhiên, vào thời tiết khí hậu, người dân nông thôn tổn thương cao khi “phơi nhiễm” trước hiểm họa của thời tiết như ngập úng, xói lở, bão tố… Nắng nóng kéo dài, mưa dầm và ngập úng gây khó khăn cho người dân nuôi tôm vì điều đó ảnh hưởng đến chất lượng nước trong ao vuông, ảnh hưởng đến thể chất và năng suất tôm. Tương tự, mưa lớn, gió mạnh và bão gây ảnh hưởng trực tiếp đến ngư dân, kể cả những người có và không có ngư cụ (đánh bắt thuê), và những người đánh bắt gần bờ hoặc xa bờ.

7. “Giới” được hiểu là thái độ của mọi người đối với nam và nữ và là cảm nhận về phân công lao động của họ. Trong nuôi tôm, phụ nữ là biểu tượng của xui xẻo, phụ nữ không được vào trại tôm giống hoặc lội xuống vuông tôm thâm canh; trong đánh bắt, phụ nữ không được phép xuống tàu, không được ra khơi, không được đứng ở cầu tàu vẫy tay chào từ biệt hoặc đón chồng con khi họ đánh bắt trở về. Họ lẩn quẩn với những việc không công “bên trong” gia đình như nội trợ, chăm sóc người già và trẻ con, đa dạng sinh kế và chịu trách nhiệm trong việc chi tiêu và tiết kiệm của gia đình. Họ vừa là vợ, là dâu, là mẹ, người trông trẻ, nội trợ, gia sư của trẻ con, y tá của người già …Những công việc không công ấy đã gây áp lực lên người phụ nữ, khiến họ cảm thấy đuối sức trong việc tự nâng cao kiến thức và kỹ năng cho riêng họ.

8. Phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn so với nam giới dưới tác động của BĐKH và thiên tai. Phụ nữ ít có khả năng làm những việc đòi hỏi chuyên môn cao nên họ ít có cơ hội xin được việc làm tốt. Số phụ nữ (PN) thất nghiệp hoặc phải làm những công việc đơn giản nhiều hơn nam giới. Họ có sức khỏe yếu hơn nam giới nên được trả lương thấp hơn (khoảng 30%). Những gia đình nghèo có PN là chủ hộ lại càng khó khăn hơn khi ứng phó với BĐKH, họ gặp khó khăn khi di dời tái định cư, xây dựng hoặc sửa chữa nhà cửa sau khi thảm họa thời tiết xảy ra.

9. Nam giới và PN chịu tác động bởi BĐKH khác nhau tùy thuộc vào hoạt động sinh kế của họ. Nam giới có trách nhiệm trong những hoạt động sản xuất như: xử lí nước trong vuông tôm, xây bờ kè dọc sông để tránh lở đất hoặc gia cố bờ bao trong vuông tôm để tránh ngập tràn. Đàn ông đi biển quyết định có nên ra khơi đánh bắt hay ở nhà trú bão, mùa nào đánh loại ngư cụ gì, ở vùng biển nào v.v… Nam giới đóng vai trò chính trong sản xuất tạo thu nhập nên họ có quyền quyết định mọi vấn đề kể cả cách đối phó với BĐKH. PN chịu trách nhiệm trong những hoạt động tái sản xuất chuyển dời đồ đạc đến nơi khô ráo, tát nước, vệ sinh nhà cửa mỗi khi ngập lụt. PN nghèo tìm kiếm sinh nhai bằng đi làm mướn hoặc mua bán nhỏ mà những nghề này thường thu nhập thấp hoặc không có thu nhập vào những ngày mưa bão.

10. Cà Mau được dự đoán trong tương lai là có mực nước biển dâng cao, nhiệt độ và lượng mưa cũng tăng. Nước biển dâng và lượng mưa tăng gây ngập úng; nhiệt độ tăng, độ ẩm giảm trong mùa khô gây nắng nóng kéo dài. Ba huyện Trần văn Thời, Đầm Dơi và Ngọc Hiển đã nhiễm mặn hoàn toàn và đã có mức độ ảnh hưởng bởi ngập lụt và bão khác nhau. Trần Văn Thời bị ảnh hưởng bởi ngập lụt nhiều nhất trong ba huyện và Ngọc Hiển đối phó nhiều với bão lụt do huyện có địa hình thấp và có bờ biển dài nên nhiều nơi trong huyện chịu tác hại do bão.

11. Địa phương khác nhau có mức độ tổn thương với BĐKH khác nhau phụ thuộc vào mức độ địa phương ấy “phơi nhiễm” trước hiểm họa của BĐKH, trước sự cạn kiệt tài nguyên và các vấn đề khó khăn về KT-XH. Việc quản lí rừng nghiêm ngặt ảnh hưởng đến sinh kế người dân mò cua bắt ốc và do cạn kiệt tài nguyên ven bờ, rất nhiều hộ nghèo ở Đất Mũi đã bị tổn thương lớn. Họ không được phép hưởng lợi tài nguyên rừng ngoài gỗ, trong khi nguồn tài nguyên biển cạn kiệt. Khắc nghiệt hơn khi họ phải đối mặt với bão, gió xoáy, mưa thất thường và lở đất, đặc biệt là những hộ dân dọc sông Kinh Đào. Thị trấn Sông Đốc có mức độ đô thị hóa cao, người nghèo và những người nhập cư sống ven biển gặp khó khăn do ngập lụt, bão tố, hay mưa dầm gió lốc. Xã Nguyễn Huân có nhiều hộ nghèo và gặp khó khăn vì phải bán sản phẩm giá rẻ cho vựa, lái do ít cơ hội cạnh tranh. Ngư dân nghèo trong làng chài xã Mai Hoa phải kiếm sống, chống chọi với bão tố bằng những dụng cụ ghe, lưới nghèo nàn, hư hỏng.

Page 15: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

13

12. Đề tài đề nghị thang chỉ số đánh giá tổn thương dựa vào mức độ “phơi nhiễm” với BĐKH, tính “nhạy cảm” của chủ thể trong hệ thống và khả năng thích ứng của cộng đồng, trong đó cụm 1 tập trung vào tính nhạy cảm, cụm 2 tập trung và mức độ phơi nhiễm và cụm 3 thể hiện khả năng thích ứng. Tuy nhiên khả năng thích ứng còn cần đo lường chi tiết kỹ hơn ở phần sau.

2. KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VÀ PHỤC HỒI ĐỐI VỚI BĐKH

13. Khả năng thích ứng với BĐKH có thể được xem như tập hợp các hoạt động hữu hình, nhìn thấy được hoặc tiềm tàng, chưa thể hiện. Hoạt động thích ứng với BĐKH được diễn ra từ cấp quốc gia, đến cấp tỉnh Cà Mau và dần đến cấp hộ gia đình. Không phải tất cả mọi người đều có chiến lược thích ứng giống nhau. Họ nghĩ ra hàng loạt chiến lược thích ứng khác nhau phụ thuộc vào từng địa phương, bối cảnh, thời điểm, giới tính, hoàn cảnh gia đình, khả năng tiếp cận tài nguyên và khả năng thích ứng của từng cá nhân hoặc nhóm v.v…

14. Khi theo dõi cách người dân đối phó, thích ứng, quản lí – hoặc học cách quản lí – với những thay đổi do môi trường và BĐKH, ta có thể chia chiến lược sinh kế ra làm 3 cụm căn cứ vào khả năng phục hồi ở cấp độ gia đình đó là (1) học cách sống với sự thay đổi; (2) nuôi dưỡng sự học tập và thích nghi; và (3) tạo cơ hội cho tự tổ chức cuộc sống (Folke et al., 2003; cited in Marschke & Berkes, 2006).

15. Cụm thứ nhất bao gồm các chiến lược thích ứng ngắn hạn, phản ứng tức thì khi ứng phó BĐKH hay hiểm họa khí hậu, các chiến lược này có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến khả năng phục hồi. Nhóm hai là các chiến lược ngắn hạn hoặc dài hạn, học tập và nuôi dưỡng kinh nghiệm, khả năng ứng phó với BĐKH. Chiến lược hướng đến bảo vệ môi trường, tài nguyên hoặc xây dựng mối quan hệ chính trị, xã hội bền vững. Cụm thứ ba liên quan đến khả năng tự tổ chức và quản lý tài nguyên thiên nhiên cho hiện tại và tương lai

16. Người nghèo chỉ tham gia những hoạt động thích ứng ở cụm 1, những đối phó tức thì và không mang tính bền vững; ngược là người giàu tham gia những hoạt động thích ứng mang thính bền vững và có khả năng phục hồi kinh tế hộ cũng như bảo vệ môi trường tốt hơn. Tương tự, PN có thể tham gia tất cả các hoạt động trong các cụm, nhưng nhiều nhất vẫn là cụm 1 và 2, những hoạt động của kế hoạch ngắn và trung hạn. Vì vậy, những chương trình nâng cao nhận thức về BĐKH và hỗ trợ các giải pháp thích ứng với BĐKH nên đặc biệt quan tâm đến người nghèo và PN, những đối tượng yếu thế vừa bị tổn thương nhiều, vừa phải tự xoay sở trong các chiến lược thích nghi không bền vững.

3. NHỮNG ĐỀ XUẤT GIẢM TÍNH TỔN THƯƠNG VỀ GIỚI

17. Tạo cơ hội sinh kế cho phụ nữ thông qua đa dạng hóa nguồn thu nhập

Sở NNPTNT nên phối hợp với Sở LĐTBXH, Hội Liên hiệp PN và GIZ thực hiện các thử nghiệm và mô hình trình diễn với sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt và/hoặc các hệ thống canh tác khác bằng cách tiếp cận PTD (Participatory Technology Development – phát triển kỹ thuật có sự tham gia), đây là cách tiếp cận mới đã được áp dụng thành công ở ĐBSCL. Tăng nguồn thu nhập cũng có thể thông qua các hoạt động phi nông nghiệp, tạo việc làm nông thôn. Để đảm bảo người dân có việc làm sau khi được đào tạo cần quan tâm: (i) xây dựng chương trình huấn luyện cho phụ nữ dựa vào lợi thế từng địa phương và nhu cầu thực tế, (ii) liên kết Chương trình với thị trường lao động, (iii) tạo việc làm cho phụ nữ thông qua phát triển công nghiệp và dịch vụ tại địa phương như kinh doanh qui mô nhỏ, thủ công mỹ nghệ, du lịch, v.v.

Page 16: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

14

18. Nâng cao kiến thức và kỹ năng cho phụ nữ

Kết quả khảo sát cho thấy người dân địa phương có trình độ học vấn thấp, nhất là phụ nữ. Nâng cao kiến thức cho người lớn có thể thực hiện thông qua đào tạo ngắn hạn và khuyến nông; tuy nhiên, bất bình đẳng giới cũng xảy ra khi xét ở khía cạnh tiếp cận huấn luyện và khuyến nông. Do vậy, điều cần thiết là tạo điều kiện khuyến khích phụ nữ tham gia các khóa huấn luyện để nâng cao kiến thức và kỹ năng trong sản xuất hướng đến cải thiện thu nhập cho bản thân và gia đình.

19. Nâng cao nhận thức về BĐKH

Nhận thức về BĐKH có thể được nâng cao thông qua các lớp tập huấn tại cộng đồng để phổ biến những kiến thức cơ bản về nguyên nhân và hậu quả của BĐKH, cũng như các biện pháp giảm thiểu cho cộng đồng địa phương. Nâng cao nhận thức về BĐKH cũng có thể thực hiện bằng cách tổ chức các cuộc thi (Ví dụ: thi về kiến thức BĐKH) hay các chiến dịch tuyên truyền (ví dụ: nói không với túi nylon) với sự tham gia của toàn cộng đồng kể cả nam và nữ giới. Các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, báo chí, tờ rơi, áp phích, v.v cũng là những kênh quan trọng góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về BĐKH

20. Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong tiến trình ra quyết định Nâng cao nhận thức về giới cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước ở các cấp cũng là điều

cần phải làm. Việc này có thể thực hiện bằng cách tổ chức các khóa huấn luyện, hội thảo, hội nghị chuyên đề về bình đẳng giới và lồng ghép giới vào kế hoạch phát triển KT-XH cho cán bộ các cấp từ xã đến huyện và tỉnh. Thêm vào đó, điều không kém phần quan trọng là nâng cao tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các tổ chức chính trị xã hội và đảm bảo rằng họ có quyền tham gia vào tiến trình ra quyết định.

21. Lồng ghép BĐKH và bình đẳng giới trong kế hoạch phát triển KT-XH

Các chương trình thích ứng với BĐKH và bình đẳng giới nên lồng ghép vào kế hoạch phát triển KT-XH ở tất cả các cấp. Tuy nhiên, kế hoạch phát triển KT-XH ở địa phương cũng như Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2012-2015 không bao gồm vấn đề giới. Do vậy, những đề xuất dưới đây có thể thúc đẩy việc lồng ghép BĐKH và bình đẳng giới trong kế hoạch phát triển KT-XH địa phương: (i) Bình đẳng giới và thích ứng với BĐKH nên được xem xét như là những chỉ tiêu quan trọng và được đề cập trong kế hoạch phát triển KT-XH để theo dõi và đánh giá, (ii) Những hoạt động của Hội Liên hiệp PN tỉnh mang lại kết quả tốt có thể góp phần vào phát triển KT-XH và thích ứng với BĐKH (Ví dụ: bếp củi có ống khói, hầm ủ phân hữu cơ, biogas, …) nên được đánh giá và xem xét để có biện pháp hỗ trợ nhân rộng trên địa bàn, (iii) Lồng ghép giới và BĐKH vào kế hoạch phát triển KT-XH đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên có liên quan; do đó, nên thành lập một “Ban Chỉ đạo về giới” ở cấp tỉnh bao gồm tất cả các bên có liên quan hoặc tăng cường vai trò của “Ban vì sự tiến bộ phụ nữ” hiện có, (iv) Để thực hiện thành công việc lồng ghép BĐKH vào kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh điều cần thiết là nâng cao năng lực cho cán bộ ở các cấp thông qua tập huấn các chủ đề liên quan như kiến thức về BĐKH, kỹ năng lồng ghép giới vào kế hoạch phát triển KT-XH địa phương, kỹ năng lập và quản lý dự án có sự tham gia.

22. Hỗ trợ tín dụng cho những nhóm dễ bị tổn thương để phát triển kinh tế hộ

Nhóm dễ bị tổn thương thường thiếu vốn đầu tư nên điều cần thiết là tạo điều kiện để họ tiếp cận với tín dụng quy mô nhỏ hoặc quỹ tiết kiệm để đầu tư chăn nuôi, trồng trọt hay mua bán nhỏ. Các nguồn vốn này có thể tổ chức theo kiểu “tiết kiệm xoay vòng” như Hội Liên hiệp PN đã làm trong thời gian qua. Tuy nhiên, họ là những người nghèo nên thiếu vốn đóng góp ban đầu, do đó cần có sự hỗ trợ từ bên ngoài (Ví dụ: Hội Liên hiệp PN , Sở LĐTBXH, GIZ) ngay lúc ban đầu. Bên cạnh việc hỗ trợ vốn, điều không kém phần quan trọng là hướng dẫn họ cách sử dụng đồng vốn cho hiệu quả,

Page 17: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

15

và theo dõi giám sát chặt chẽ khi đầu tư. Mặt khác, hệ thống ngân hàng nhà nước nên có những chính sách đặc biệt để mọi người dân địa phương có thể tiếp cận được, vì với chính sách hiện tại một số người không thể vay mượn từ ngân hàng (Ví dụ: ghe tàu đánh bắt không được xem là tài sản thế chấp để vay). Cuối cùng, nhà nước nên khoanh nợ cho những trường hợp gia đình họ gặp phải những cú sốc, để họ được tiếp cận vốn ngân hàng.

23. Giảm rủi ro trong nuôi trồng và đánh bắt thủy sản vùng biển

Những hoạt động sinh kế chính ở vùng biển như đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đang phải đối mặt với nhiều rủi ro liên quan đến BĐKH và ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường, mưa quá nhiều, bão và lốc xoáy được đánh giá ở mức rất quan trọng ảnh hưởng đến nghề đánh bắt thủy sản; trong khi đó, các yếu tố được đánh giá ảnh hưởng quan trọng đến nuôi trồng thủy sản bao gồm ô nhiễm môi trường (nước), dịch bệnh, mưa nhiều và bão. Tất cả các yếu tố này đều có xu hướng tăng cả về tần suất xuất hiện và cường độ trong những năm gần đây. Do đó, quản lý rủi ro trong lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đóng một vai trò quan trọng để giảm thiệt hại và ổn định sinh kế cho người dân địa phương. Giảm thiểu rủi ro có thể thông qua: (i) cải tiến công tác dự báo thời tiết và hệ thống cảnh báo sớm để thông tin cho người dân biết sớm và chính xác khi thời tiết xấu, (ii) giảm ô nhiễm môi trường, (iii) quản lý dịch bệnh tôm, (iv) quản lý tôm giống, và (v) chuyển giao kỹ thuật phù hợp.

24. Áp dụng phương pháp quản lý tổng hợp vùng ven biển

Ở khu vực ĐBSCL, phương pháp quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICZM – Integrated Coastal Zone Management) đã được áp dụng thông qua dự án hợp tác phát triển Việt-Đức “Quản lý tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng”. Do đó, chúng tôi đề xuất ứng dụng cách tiếp cận ICZM để nâng cao khả năng phục hồi và giảm tính tổn thương do những biến đổi kể cả yếu tố khí hậu và phi khí hậu ở vùng biển tỉnh Cà Mau. Những kiến nghị dưới đây có thể hỗ trợ cho việc áp dụng ICZM ở Cà Mau: (i) tổ chức một chuyến tham quan cho cán bộ lãnh đạo tỉnh để họ thấy cơ hội áp dụng và có chủ trương ủng hộ ICZM, (ii) tổ chức hội thảo, hội nghị, tham quan chia sẻ kinh nghiệm cho các bên có liên quan ở các cấp nhằm nâng cao nhận thức và tìm sự đồng thuận của các bên có liên quan để thực hiện ICZM, (iii) tổ chức các khóa huấn luyện về nguyên lý ICZM và kỹ năng triển khai ICZM cho cán bộ các cấp để thực hiện mô hình thí điểm ICZM ở cộng đồng, (iv) triển khai thí điểm ICZM, đảm bảo rằng cả nam giới và nữ giới trong cộng đồng tham gia vào các giai đoạn của ICZM, từ lập kế hoạch đến thực hiện, giám sát và đánh giá, (v) cần có một sự thỏa thuận, thống nhất về mặt pháp lý để thúc đẩy sự hợp tác và phối hợp giữa các bên có liên quan.

Page 18: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

16

010101Giới thiệu

Page 19: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

17

1.1 Bối cảnh chung

Việt Nam được Ủy ban Quốc tế về BĐKH (IPCC – Intergovermental Panel on Climate Change) nhận định là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất do BĐKH. BĐKH liên quan đến sự suy giảm độ ẩm, nhiễm mặn, lở đất và gió bão thường xuyên hơn. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có địa hình thấp hơn 5m so với mực nước biển là một trong ba đồng bằng dễ bị tổn thương nhất trên thế giới khi mực nước biển dâng cao. Nghiên cứu của Mackay & Russell (2011) và Carew-Reid (2008) chỉ ra rằng khoảng 38% vùng ĐBSCL sẽ bị ngập chìm nếu nước biển dâng lên 1m. Nước biển dâng cao kéo theo lũ lụt, phá vỡ hệ thống đê điều, gây ngập mặn, xói lở bờ biển và dẫn đến đời sống, sinh kế người dân ven biển thêm bấp bênh. Ảnh hưởng ngày càng rõ của BĐKH đang làm giảm khả năng phục hồi và tính thích ứng của người dân ven biển.

Các yếu tố tổn thương ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hàng ngàn người dân sống trong địa bàn nghiên cứu, họ là những người có đời sống sinh kế dựa vào nông nghiệp, đánh bắt và nuôi tôm ở Cà Mau. Cà Mau là một tỉnh cực nam của Việt Nam, người dân sống xa trung tâm phố thị và cách trở bởi mạng lưới các con sông dày đặc nên việc đi lại khó khăn. Điều đó cản trở họ tiếp cận thị trường, cũng như giáo dục và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Hơn nữa, do tiếp giáp với biển Đông và Vịnh Thái Lan, Cà Mau chịu tác động nhiều bởi BĐKH cực đoan như bão nhiệt đới, lũ lụt và xói lở. Các hoạt động tạo thu nhập như nuôi tôm, trồng trọt và đánh bắt thủy sản đang bị đe dọa trước những thảm họa thiên nhiên. Trong tương lai gần, BĐKH được dự báo sẽ tác động mạnh đến đời sống người dân địa phương hơn nữa.

Không phải tất cả người dân trong địa bàn nghiên cứu đều chịu rủi ro như nhau hoặc họ sẽ có chiến lược sinh kế như nhau để đối phó với BĐKH. Từng địa bàn và mỗi mô hình sinh kế sẽ chịu tác động bởi BĐKH khác nhau. Mô hình nào có độ phơi nhiễm và nhạy cảm cao với tác động của BĐKH sẽ bị tổn thương nhiều. Tương tự, mô hình nào có chiến lược thích ứng tốt và khả năng phục hồi cao sẽ ít tổn thương

Page 20: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

18

hơn. Tính tổn thương đối với BĐKH của một quốc gia phụ thuộc vào tiềm năng KT-XH của nước ấy, người nghèo và những người yếu thế như phụ nữ, trẻ em, người già trong nước nghèo là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất.

Về mặt văn hóa, Việt Nam bị ảnh hưởng bởi Nho giáo suốt hàng ngàn năm qua. Vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội không được đề cao và công nhận là cần thiết cho sự phát triển của xã hội. Phụ nữ đảm trách cùng lúc 3 nhiệm vụ (sản xuất, tái sản suất và cộng đồng); tuy nhiên, họ được mặc định thực hiện những việc tái sản xuất và những nhiệm vụ không được thù lao như sinh đẻ, chăm sóc con cái, quán xuyến nhà cửa. Họ có thể làm những việc tạo thêm thu nhập như mua bán nhỏ, bán hàng rong, chăn nuôi, trồng trọt v.v… nhưng những công viêc này mang thu nhập ít, không ổn định nên thường không được đánh giá cao. Vì vậy, PN bị bất lợi trong XH. Bên cạnh PN, những người nghèo, trẻ em, người già, người bệnh là đối tượng thiệt thòi dưới tác động của BĐKH (Kasperson & Kasperso, 2001).

Nhận biết được điều này, dự án GIZ với tên gọi “Lồng ghép sự thích ứng với BĐKH vào công tác quy hoạch quản lý vùng ven biển tỉnh Cà Mau” là một phần trong nhóm dự án về “BĐKH và các hệ sinh thái” (ICMP/CCCEP) tại Việt Nam nhấn mạnh vấn đề giới như một chủ đề độc lập và liên ngành (không thuộc hẳn về một hợp phần nào trong 4 hợp phần của dự án) và cần được đưa vào xem xét và hành động trong bối cảnh BĐKH.

Trong dự án này, đề tài nghiên cứu về “Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh BĐKH” được thực hiện để nghiên cứu sự tương tác giữa các yếu tố tổn thương, sự thích ứng của người dân và khả năng phục hồi của hệ thống dưới ảnh hưởng của BĐKH tác động đến sinh kế của người dân, phụ nữ và nam giới, tại tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu tập trung vào sự khác biệt mang tính tổn thương trong địa bàn nghiên cứu. Những yếu tố gây tổn thương bao gồm khả năng tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức khỏe, cơ hội việc làm, quyền sở hữu, quản lý tài sản gia đình và cộng đồng và quyền ra quyết định trong việc sử dụng và quản lí tài nguyên. Kết quả của việc phân tích các yếu tố tổn thương, các cách đối phó

Page 21: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

19

với thiên tai và các chiến lược thích nghi nhằm để thiết lập các kế hoạch có liên quan, xác định phương pháp tiếp cận, các chính sách hỗ trợ để phục hồi hệ thống. Ngoài ra, xác định tính tổn thương trong bối cảnh BĐKH sẽ làm căn cứ cho việc phân tích các chương trình quản lí và phòng chống thiên tai trong tương lai.

1.2 Mục tiêu của nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu nền này bao gồm: 1. Nhận diện các khía cạnh then chốt của tính tổn thương về giới tại Cà Mau, các nhóm (Ví dụ như

thanh thiếu niên/phụ nữ đã có gia đình/người đã nghỉ hưu) và khu vực (các huyện/xã) có tính tổn thương cao trong điều kiện hiện tại và trong bối cảnh BĐKH tương lai.

2. Đánh giá khả năng phục hồi của các nhóm dễ bị tổn thương nhất trong điều kiện hiện tại và trong bối cảnh BĐKH tương lai.

3. Xác định các yếu tố then chốt giúp các nhóm đối tượng giảm bớt tính tổn thương của họ. 4. Phát triển các chỉ số xác định tính tổn thương có thể dùng cho việc đánh giá tác động trong

tương lai. 5. Khuyến nghị đưa ra các biện pháp/phương pháp/chương trình cần thiết lập hoặc áp dụng để cải

thiện khả năng chống chịu. 6. Đưa ra các biện pháp/hành động/cách tiếp cận/cách thức lồng ghép các hoạt động giảm bớt

tính tổn thương của giới dưới tác động của BĐKH vào tiến trình lập kế hoạch phát triển KTXH (giai đoạn 5 năm và kế hoạch hàng năm) của tỉnh Cà Mau.

1.3 Cơ sở lý thuyết

Nghiên cứu sử dụng khái niệm tính tổn thương được định nghĩa bởi Ủy ban Quốc tế về BĐKH (IPCC). Tổn thương là “mức độ mà một hệ thống không thể chịu được hoặc không có khả năng chống lại các tác động tiêu cực của BĐKH, bao gồm tính biến động cực đoan của khí hậu. Tính tổn thương là hàm số của tính chất, cường độ, tần suất của BĐKH và nó thay đổi theo mức độ phơi nhiễm, độ nhạy cảm và năng lực thích ứng của hệ thống đó” (Kasperson & Kasperso, 2001). Sterlacchini (2011) định nghĩa mức độ phơi nhiễm là “sự hiện diện (theo vị trí) của một hệ thống (bao gồm sinh kế, các dịch vụ môi trường, các nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng, các tài sản văn hóa xã hội v.v..) bị ảnh hưởng bởi những bất lợi từ các hiện tượng thời tiết tự nhiên”. Độ nhạy cảm là “mức độ mà một hệ thống bị ảnh hưởng, kể cả tiêu cực hoặc tích cực, do sự thay đổi về khí hậu hoặc các yếu tố liên quan đến khí hậu”. Các hệ thống khác nhau có mức độ nhạy cảm khác nhau với BĐKH, vì vậy, mức độ tác động của BĐKH lên các hệ thống khác nhau là khác nhau. Khả năng thích ứng là “năng lực của một một hệ thống nhằm ứng phó với BĐKH (bao gồm tính thay đổi và cực đoan của khí hậu) để giảm những thiệt hại, tận dụng các cơ hội có lợi, hoặc để đối phó với những hậu quả của hiện tượng khí hậu”

Khi tăng độ nhạy cảm và sự phơi nhiễm thì tính dễ tổn thương sẽ tăng, khi tăng sự thích ứng của hệ thống (dựa vào sự giàu có, kỹ thuật, tiếp cận thông tin, quan hệ xã hội v.v...) thì tính tổn thương sẽ giảm. Để giảm tính tổn thương, chúng ta cần phát huy khả năng thích ứng hoặc làm nhẹ tổn thương hoặc cả hai (Nair & Bharat, 2011).

Có rất nhiều khung lí thuyết, phương pháp và công cụ nghiên cứu tính tổn thương, tính thích ứng và khả năng phục hồi đã được đề xuất để mô tả quá trình khiến con người và môi trường bị tổn thương. Nghiên cứu này áp dụng khung lý thuyết của Nair & Bharat (2011) để xác định ai, nhóm, cộng đồng, nơi chốn nào phơi nhiễm nhiều nhất dưới tác động và nguy hiểm của khí hậu, nhạy cảm nhất với những

Page 22: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

20

ảnh hưởng BĐKH và có khả năng thấp nhất khi thích nghi với sự thay đổi. Tính tổn thương khác nhau phụ thuộc vào thời điểm nghiên cứu, loại hình sinh kế bị ảnh hưởng, phạm vi đánh giá (bên trong hay ngoài), và lĩnh vực đánh giá (KT-XH, điều kiện môi trường). Nếu chúng ta nghiên cứu tổn thương bên trong hệ thống, đó là tổn thương nội bộ, nếu do tổn thương do từ áp lực bên ngoài, gọi là tổn thương ngoài (Nair & Bharat, 2011). Fussel (2007) đã phân biệt 4 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến tính tổn thương dựa vào phạm vi và lĩnh vực (Bảng 1-1). Để biết thêm chi tiết, đề tài kết hợp với nghiên cứu trước đây về Chỉ số Tổn thương Sinh kế (LVI) được phát triển bởi Hahn et al.(2009) để ước tính ảnh hưởng khác nhau của BĐKH tại 3 xã ven biển ở Cà Mau.

Nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá tính tổn thương của giới và nhấn mạnh sự khác biệt tổn thương về mặt tự nhiên và xã hội theo giới và theo vùng địa lý. Giới đề cập đến sự khác biệt xã hội giữa nam và nữ và xác định mối quan hệ giữa họ trong xã hội. Giới liên quan đến giới tính, được xây dựng trên những giá trị, quan niệm, niềm tin và phong tục xã hội, giới ảnh hưởng đến vai trò và nghĩa vụ khác nhau của nam và nữ cũng như cách họ tiếp cận kiến thức và nguồn lực (Deare, 2004). Sự khác biệt về vai trò của nam và nhấn mạnh sự thiệt thòi của phụ nữ khi tiếp cận tài sản sinh kế: tự nhiên, xã hội, tài chính, vật chất, con người và năng lực ra quyết định cho sự tiếp cận đó (Chambers & Conway, 1999).

Nghiên cứu sử dụng lý thuyết về năng động sinh kế của Kaag (2004), xem xét mối tương tác giữa con người và môi trường XH, tự nhiên, và sự thay đổi của chúng theo thời gian. Nghiên cứu tập trung vào sự xáo trộn và tổn thương ở địa phương (Adger et al., 2001; Blaikie, 1995), sự căng thẳng hoặc những cú sốc ảnh hưởng đến sinh kế, cũng như kết quả của mối tương tác giữa những tác động mang tính toàn cầu và hoàn cảnh địa phương (Armitage & Johnson, 2006; De Haan, 2000; De Haan & Zoomers, 2003). Việc điều tra các quá trình thay đổi và thích ứng là những phản ứng trong ngắn hạn (Davies, 1996) hoặc dài hạn (cited in Marschke & Berkes, 2006; Singh & Gilman, 1999).

Bảng 1-1: Tiêu chí đánh giá tổn thương cấp hộ gia đình

Phạm vi KT-XH Tự nhiên, sinh học

Bên trong Xã hội-nhân khẩu: tỉ lệ nữ, tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi và người già trên 60 tuổi, phần trăm nữ chủ hộ, tỉ lệ PN có hơn 2 con.Sinh kế: đa dạng sinh kế, nguồn thu nhập, di cư tìm việcSức khỏe: căn bệnh thường xuyên, bệnh PN, tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏeGiáo dục và cơ hội nghề nghiệp cho nam giới và PN Điều kiện cơ sở hạ tầngMạng XH và vốn XH

Môi trường nghèo nàn, ô nhiễm Tài nguyên thiên nhiên: rừng, biển, nướcSử dụng đất: nông nghiệp, thủy sản, rừngĐa dạng sinh học: ít và suy thoái

Bên ngoài Chính sách nhà nước, lạm phát, biến động giá cả, chương trình hỗ trợ của nhà nước v.v...

Thảm họa thiên nhiên và BĐKH: lũ lụt, bão, úng ngập, nhiễm mặn.

Nguồn: Theo Fussel (2007) và Hahn et al. (2009)

Page 23: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

21

Chiến lược sinh kế, giảm nhẹ và sự thích ứng rất đa dạng và phức tạp tùy thuộc vào nơi chốn, thời gian, bối cảnh, điều kiện hộ gia đình và chính bản thân người thực hiện. Áp dụng 3 nhóm chiến lược thích ứng của Folke cộng tác viên (2003) chúng tôi nghiên cứu cách con người thích ứng, quản lý – hoặc học cách quản lý – những thay đổi để thấy khả năng phục hồi ở cấp hộ gia đình, đó là (1) học cách sống với sự thay đổi và sự không chắc chắn; (2) nuôi dưỡng học tập và thích nghi; và (3) tạo cơ hội cho việc tự tổ chức cuộc sống (Folke cộng tác viên, 2003; cited in Marschke & Berkes, 2006).

Khả năng phục hồi, tính tổn thương và tính thích ứng là rất quan trọng khi nghiên cứu sự tương tác của con người với môi trường (Janssen & Ostrom, 2006; Young cộng tác viên, 2006). Hơn nữa, để phát triển bền vững, những chính sách và thể chế cần chú ý đến khả năng phục hồi KT-XH và hệ sinh thái. Những chính sách này trưc tiếp ảnh hưởng đến sinh kế và khả năng ra quyết định của người dân, đặc biệt là PN ở vùng ven biển.

1.4 Giới hạn đề tài

Đề tài không thể nghiên cứu hết tất cả các dạng sinh kế ở Cà Mau mà chỉ tập trung vào sinh kế của người dân nuôi tôm và đánh bắt, đây là hai dạng sinh kế chính của người sống ven biển ở Cà Mau, họ đang chịu nhiều tổn thương từ các yếu tố tự nhiên và phi tự nhiên. Có hàng loạt các dạng sinh kế phụ khác bên cạnh đánh bắt và nuôi tôm như làm thuê, khai thác tài nguyên bãi bồi (mò cua bắt cá) hoặc lâm sản ngoài gỗ, mua bán nhỏ, dịch vụ v.v.... Tương tự như vậy, chúng tôi không thể khảo sát nông hộ và phỏng vấn sâu tất cả các hộ dân trên. Thay vào đó, đề tài nghiên cứu 3 huyện trong đó lựa chọn ra 3 xã điển hình để tìm hiểu tác động của BĐKH và khả năng thích ứng của người dân.

Đề tài cũng không thể nghiên cứu tất cả các thuộc tính và hậu quả của BĐKH mà chỉ tập trung vào những hiện tượng phổ biến nơi địa bàn nghiên cứu như bão, ngập nước, trượt đất, xói lở, nắng nóng kéo dài và mưa dầm. Do vậy, đề tài sẽ phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của người dân để phát hiện các chiến lược sinh kế phù hợp nhằm giảm nhẹ những tác động của thời tiết cực đoan.

1.5 Phương pháp luận

Khung lí thuyết

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm xác định nguồn gốc của tổn thương, lí do bị tổn thương và cách những nhóm nam giới và PN hành động để giảm nhẹ tổn thương trong điều kiện hiện tại và trong bối cảnh BĐKH tương lai. Những khái niệm được mô tả trong Hình 1-1 được kế thừa bởi nhiều nghiên cứu trước đây để mô tả tính tổn thương đối với địa bàn và cộng đồng cụ thể (Carew-Reid, 2008; Hung, 2012; IMHEN, 2013; Mackay & Russell, 2011). Nghiên cứu nhấn mạnh những yếu tố then chốt gây tổn thương

Page 24: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

22

Nhân tố gây tổn thương

Tự nhiên, vật chất

Tác động của BĐKH

Kinh tế -Xã hội Ảnh hưởng đến - Nuôi tôm - Đánh bắt thủy sản - Mò cua bắt ốc - Làm thuê

Phân tích tổn thương - Tính phơi nhiễm Tính nhạy cảm

Tính thích ứng

Giảm thiểu tổn thương của giới

mà người dân ven biển Cà Mau và hệ sinh thái đang gánh chịu, những yếu tố đó có thể do (hoặc không do) hậu quả của BĐKH. Sự tiếp cận này nhằm xác định các khia cạnh liên quan đến tổn thương như ai bị tổn thương (nam hay nữ), chiến lược thích ứng của họ, các chương trình và chính sách hợp lý để có thể giảm nhẹ những tổn thương đối với BĐKH (Hình 1-1).

Hình 1-1: Khung lí thuyết đánh giá tổn thương của giới

Phương pháp

Nghiên cứu áp dụng cả phương pháp định tính và định lượng bao gồm quan sát, thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu và phỏng vấn hộ gia

Nghiên cứu áp dụng cả phương pháp định tính và định lượng bao gồm quan sát, thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu và phỏng vấn hộ gia đình theo bảng hỏi. Dữ liệu thu thập được từ điều tra thực tế bao gồm cả định lượng và định tính. Dữ liệu định lượng cung cấp các thông tin cơ bản về đời sống nông hộ; dữ liệu định tính giải thích sự khác biệt hoàn cảnh gia đình và các chiến lược ứng phó. Đề tài được tến hành theo một chuỗi các hoạt động sau:

Bước 1, cuộc họp ở cấp Tỉnh được triển khai vào ngày 01/09 với sự tham gia của 40 lãnh đạo Hội Liên hiệp PN Tỉnh, Huyện và Xã. Mỗi huyện có 3-5 cán bộ Hội Liên hiệp PN tham gia đại diện cho những xã có điều kiện địa lý và nhiều mô hình sinh kế khác nhau. Các đại biểu so sánh tính tổn thương trên từng khu vực qua sự đa dạng nhưng đặc thù của nơi ấy. Nội dung cuộc họp này là đánh giá xếp hạng các nhân tố gây tổn thương ở địa bàn bằng cách đo sơ bộ tính phơi nhiễm, tính nhạy cảm và khả năng thích ứng của địa phương. Để thực hiện điều này, đại biểu liệt kê các nhân tố gây tổn thương, đánh giá xác suất tính phơi nhiễm và so sánh kết quả giữa các huyện. Danh sách các yếu tố tổn thương được nhóm lại thành 3 cụm: KT-XH; điều kiện tự nhiên sinh học-vật chất; và yếu tố tác động của BĐKH. Đại biểu đánh giá mức độ phơi nhiễm ở mỗi nhân tố theo thang điểm 10 (từ 1 là thấp nhất đến 10 là cao nhất) và tính nhạy cảm theo thang điểm 5 (từ 1 là thấp nhất đến 5 là cao nhất).

Ba huyện Trần Văn Thời, Đầm Dơi and Ngọc Hiển được lựa chọn để nghiên cứu do chúng có số điểm của sự phơi nhiễm và nhạy cảm đến những tác động của BĐKH cao nhất (Ví dụ như bị ảnh hưởng bởi mưa dầm, bão, lở đất, nước biển dâng và ngập lụt) (Bảng 1-2).

Page 25: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

23

Bảng 1-2: Các nhân tố gây tổn thương và tác động (điểm số) của chúng đến 3 huyện

Tương tự, Thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời), xã Nguyễn Huân (huyện Đầm Dơi) và xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển) được lựa chọn để nghiên cứu tiếp.

Huyện

Trần Văn Thời Đầm Dơi Ngọc Hiển

Nhân tố về KT-XH

Nghèo, thu nhập thấp 30 45 40

Trình độ học vấn thấp 36 15 12

Thất nghiệp 50 32 32

Tỉ lệ nhập cư cao 12 12 35

Dịch vụ chăm soc sức khỏe nghèo nàn 20 30 12

Điều kiện giao thông kém 2 16 25

Nhân tố về tự nhiên, sinh học-vật chất

Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên 20 5 30

Dịch bệnh, suy thoái môi trường, ô nhiễm 35 35 10

Thiếu nước sạch 6 8 3

Bị ảnh hưởng bởi BĐKH nhiều 40 50 45

Tổng 251 248 244

Hội Liên hiệp PN, Thảo luận nhóm cấp Tỉnh, 2013

Bảng 1-3: Thông tin thu thập được từ cuộc họp sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)

Nội dung Phương pháp

Mô tả hoạt động sinh kế Lịch mùa vụ

Xác định những nguy cơ và nhân tố tổn thương Xếp hạng và cho điểm ma trận-trực tiếp

Sự phơi nhiễm và tính nhạy cảm đối với các tổn thương Xếp hạng và cho điểm ma trận-trực tiếp

Định vị sinh kế và nhân tố tổn thương Vẽ bản đồ, sơ đồ

Ghi chép sự thích ứng và khả năng phục hồi Hành động và niềm tin bản địa

Sự thay đổi và động lực sinh kế Lịch sử địa phương và dòng thời gian, phỏng vấn sâu

Tình hình về giới: phân công lao động, quyền ra quyết định, tham gia sinh kế Mô tả hoạt động hàng ngày

Page 26: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

24

Bước thứ 2, ba cuộc họp ở cấp xã được thực hiện. Người tham dự là Cán bộ UB, Hội Liên hiệp PN ấp, Hội Nông dân và những người cao tuổi có kinh nghiệm và được kính trọng ở địa phương. Mục tiêu của các cuộc họp này là thu thập những thông tin như bước 1 nhưng chi tiết đến cấp hộ như loại hình sinh kế, khía cạnh của tổn thương, các nhóm bị tổn thương và chỉ số tổn thương, tính nhạy cảm và khả cách thích ứng. Những vấn đề này được tìm hiểu thêm bằng phương pháp phỏng vấn sâu và phỏng vấn hộ gia đình sử dụng bảng câu hỏi bán cấu trúc trong quá trình điều tra thực địa (Bảng 1-3).

Bước thứ 3, điều tra thực địa. Sau các cuộc họp cấp xã, chúng tôi đã chọn ra các hộ dân ở những ấp mang tính tổn thương cao để tiến hành quan sát, phỏng vấn sâu và phỏng vấn hộ dân. Sự hạn chế của khả năng tiếp cận nguồn lực, sự lựa chọn phương cách thích nghi, ứng phó với BĐKH ở mỗi thời điểm và ở mỗi hộ dân khác nhau là khác nhau, đề tài nên sử dụng phương pháp khảo sát theo thời gian. Khảo sát này lấy mẫu tại hai hoặc nhiều thời điểm khác nhau để xem kết quả thay đổi như thế nào (Ellis, 1994). Tuy nhiên, chúng ta không thể lập lại nghiên cứu trong quá khứ và tương lai, vì vậy đề tài hỏi người dân những thay đổi sinh kế của họ vài năm về trước và dự đoán trong tương lai. Tóm lại, quá trình đánh giá tổn thương được bắt đầu bởi các cuộc họp nhóm để thiết kế bảng câu hỏi và sử dụng công cụ PRA ở cấp tỉnh và xã. Tất cả câu hỏi và hoạt động được thiết kế để thu thập thông tin về tính phơi nhiễm với hiểm họa, tính nhạy cảm và khả năng thích ứng đối với rủi ro. Dữ liệu thu thập tập trung vào những vấn đề sau: khả năng tiếp cận tài nguyên vật chất và phi vật chất của người dân, phân công lao động theo giới, yếu tố khác nhau của giới về chăm sóc sức khỏe và giáo dục, nhân tố tổn thương, chiến lược người dân đối phó, thích ứng với BĐKH và những kinh nghiệm họ tích lũy được.

Bước thứ 4: xử lý số liệu. Giá trị trung bình được tính từ dữ liệu thu thập được ở địa bàn nghiên cứu. Các biến giá trị có thể là biến định tính, định lương, số đo theo tỉ lệ, theo thứ tự v.v.. Câu hỏi bán cấu trúc và câu hỏi mở được sử dụng tập trung vào chiến lược đối phó và thích nghi trong thời gian dài. Trong quá trình xử lí và phân tích số liệu, Crosstab và phân tích phương sai (ANOVA) trong SPSS-15® được sử dụng để so sánh khả năng tiếp cận tài nguyên của các nhóm nông dân khác nhau. Phép thử hai biến tương quan Pearson and Spearman được sử dụng để kiểm tra mức độ tương quan giữa các nhóm. Nghiên cứu chi tiết này nhằm đóng góp những hiểu biết tốt hơn về khả năng ứng phó với BĐKH của người dân ở cấp hộ gia đình. Kết quả đề tài làm cơ sở xác định khả năng phục hồi của hệ sinh thái ở Cà Mau và tiến đến đóng góp vào việc qui hoạch phát triển KT-XH của tỉnh.

1.6 Địa bàn và mẫu nghiên cứu

Giới thiệu tỉnh Cà Mau

Cà Mau là tỉnh cực nam của Việt Nam (Hình 1-2), có một thành phố là Cà Mau, 8 huyện, và 101 đơn vị cấp xã. Dân số Cà Mau hơn 1,23 triệu người với mật độ trung bình khoảng 226 người/km2, thấp hơn so với mật độ cả nước (260 người/km2) và mật độ ĐBSCL (425 người/km2). Mức tăng dân số là 1,3% mỗi năm và tỉ lệ PN chiếm 49,6% tổng dân số của tỉnh. Tỉ lệ nhập cư của Cà Mau là 0,4% và di cư là 0,7% dẫn đến tỉ lệ di cư thuần là -0,3% (Mackay & Russell, 2011).

Từ năm 2000 Cà Mau thực hiện một số biện pháp phát triển kinh tế trong đó quan trọng nhất là việc chuyển số lượng đáng kể từ đất trồng lúa sang nuôi tôm, điều này tạo việc làm cho nhiều ngành liên quan trong chuỗi giá trị (lao động, tiếp thị, vận chuyển, chế biến). Ngày nay Cà Mau có diện tích nuôi tôm 296,300 ha chủ yếu là các mô hình tôm quảng canh cải tiến năng suất thấp, tôm-lúa và tôm-rừng phối hợp với nuôi cua, sò, cá. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản là 234 ngàn tấn trong năm 2010, trong đó sản lượng tôm khoảng 125 ngàn tấn (CWPDP-WB, 2004; TCTK, 2012). Diện tích nuôi tôm của

Page 27: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

25

Hình 1-2: Bản đồ Việt Nam và ĐBSCL

tỉnh chiếm 35% tổng diện tích nuôi tôm của các tỉnh ven biển ĐBSCL. Giá trị xuất khẩu tôm đạt 4,3 triệu USD trong năm 2010 (Mackay & Russell, 2011). Cà Mau có đường bờ biển dài hơn 254 km và diện tích ngư trường khoảng 70,000 km2. Ngành ngư nghiệp có 12.000 tàu cá đăng kí, đánh được 350.000 tấn mỗi năm. Đánh bắt được thực hiện bởi các loại tàu khác nhau, tàu lớn đánh bắt xa bờ, tàu nhỏ đánh bắt ven bờ, tàu rất nhỏ đánh bắt ở những vùng ngập nước hoặc sông ngòi nội địa. Kết quả khảo sát của Ủy ban sông Mekong (MRC) cho rằng 250.487 lao động ở Cà mau trong đó có 28% là PN có nghề chính liên quan đến đánh bắt hải sản (MRC, 2010).

8

nhóm. Nghiên cứu chi tiết này nhằm đóng góp những hiểu biết tốt hơn về khả năng ứng phó với BĐKH của người dân ở cấp hộ gia đình. Kết quả đề tài làm cơ sở xác định khả năng phục hồi của hệ sinh thái ở Cà Mau và tiến đến đóng góp vào việc qui hoạch phát triển KT-XH của tỉnh.

1.6 Địa bàn và mẫu nghiên cứu

- Giới thiệu tỉnh Cà Mau

Cà Mau là tỉnh cực nam của Việt Nam (Hình 1-2), có một thành phố là Cà Mau, 8 huyện, và 101 đơn vị cấp xã. Dân số Cà Mau hơn 1,23 triệu người với mật độ trung bình khoảng 226 người/km2, thấp hơn so với mật độ cả nước (260 người/km2) và mật độ ĐBSCL (425 người/km2). Mức tăng dân số là 1,3% mỗi năm và tỉ lệ PN chiếm 49,6% tổng dân số của tỉnh. Tỉ lệ nhập cư của Cà Mau là 0,4% và di cư là 0,7% dẫn đến tỉ lệ di cư thuần là -0,3% (Mackay & Russell, 2011).

Từ năm 2000 Cà Mau thực hiện một số biện pháp phát triển kinh tế trong đó quan trọng nhất là việc chuyển số lượng đáng kể từ đất trồng lúa sang nuôi tôm, điều này tạo việc làm cho nhiều ngành liên quan trong chuỗi giá trị (lao động, tiếp thị, vận chuyển, chế biến). Ngày nay Cà Mau có diện tích nuôi tôm 296,300 ha chủ yếu là các mô hình tôm quảng canh cải tiến năng suất thấp, tôm-lúa và tôm-rừng phối hợp với nuôi cua, sò, cá. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản là 234 ngàn tấn trong năm 2010, trong đó sản lượng tôm khoảng 125 ngàn tấn (CWPDP-WB, 2004; TCTK, 2012). Diện tích nuôi tôm của tỉnh chiếm 35% tổng diện tích nuôi tôm của các tỉnh ven biển ĐBSCL. Giá trị xuất khẩu tôm đạt 4,3 triệu USD trong năm 2010 (Mackay & Russell, 2011). Cà Mau đường bờ biển dài hơn 254 km và diện tích ngư trường khoảng 70 ngàn km2. Ngành ngư nghiệp có 12.000 tàu cá đăng kí, đánh được 350.000 tấn mỗi năm. Đánh bắt được thực hiện bởi các loại tàu khác nhau, tàu lớn đánh bắt xa bờ, tàu nhỏ đánh bắt ven bờ, tàu rất nhỏ đánh bắt ở những vùng ngập nước hoặc sông ngòi nội địa. Kết quả khảo sát của Ủy ban sông Mekong (MRC) cho rằng 250.487 lao động ở Cà mau trong đó có 28% là PN có nghề chính liên quan đến đánh bắt hải sản (MRC, 2010).

Nguồn: http://www.travelfish.org/map_detail_region/vietnam/mekong_delta/17

Các huyện nghiên cứu

Trần Văn Thời là một huyện nông thôn của Cà Mau, cách Cà mau 50km về phía Tây và giáp vịnh Thái Lan. Sông (Ông) Đốc chảy qua huyện ra đến biển và Sông Ông Đốc được đặt tên cho cảng cá ở cửa sông. Sông Đốc là cảng cá lớn nhất của Cà Mau, nơi cung cấp khoảng 100.000 tấn cá hàng năm, bằng với sản lượng của tất cả các huyện ở Cà Mau cộng lại.

Đầm Dơi cách Cà Mau 45km về phía Đông Nam và Ngọc Hiển cách Cà Mau 70km về phía Nam. Đây là 2 huyện nông thôn của Cà Mau nằm về hai phía Đông và Nam của tỉnh, sinh kế chính của người dân sống ở sâu nội địa là nuôi tôm và ở ven biển là đánh bắt. Ven biển có những làng cá đánh bắt nhỏ thường ở cửa sông như Mai Hoa, Hố Gùi, Rạch Gốc, Tân Ân v.v… Tuy dọc bờ biển có dãi rừng đước che phủ bảo vệ nhưng các vùng ven biển vẫn bị ngập lụt và xói mòn dữ dội do sóng, triều cường, gió mùa và bão táp. Các đặc điểm chung về địa lý địa bàn nghiên cứu và thông tin về KT-XH được trình bày ở Bảng 1-4, Bảng 1-5 và bản đồ thể hiện vùng nghiên cứu ở Hình 1-3

Page 28: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

26

Bảng 1-4: Thông tin chung về 3 huyện

Thông tinTỉnh Huyện

Cà Mau Trần Văn Thời Đầm Dơi Ngọc Hiển

Diện tích (km2) 5.295 703 823 735

Dân số (người) 1.219.128 187.132 182.332 78.420

Mật độ dân số (người/km2) 230 268 223 107

Tỉ lệ nữ (%) 49,8 49,2 49,9 48,2

Số hộ (hộ) 290.179 45.171 41.629 19.801

Nhân khẩu bình quân trên hộ (người) 4,2 4,2 4,4 4,0

Thu nhập bình quân hộ (VND) 18.757.400 13.000.000 18.156.000 13.500.000

GDP đóng góp từ công nghiệp theo hộ (VND) 1.918.806 1.750.976 435.111 363.971

Tỉ lệ hộ nghèo1(%) 8,2 8,5 12,7 13,5

Tỉ lệ thất nghiệp (%) 6,0 4,0 19,1 4,4

Giáo dục (giáo viên/1000dân) 10,0 10,2 8,5 7,2

Sức khỏe (bác sĩ/1000dân) 0,66 0,40 0,43 0,39

Dân tộc Kinh/ngoài-Kinh 96,6/3,4 95,0/5,0 96,4/3,6 97,3/2,7

Nguồn: Trích từ Mackay & Russell (2011) và Tổng cục thống kê (2012)

1 Chuẩn nghèo chính thức ở Việt Nam đươc xác định. Tỉ lệ hộ nghèo trong nghiên cứu này dựa trên số liệu của Tổng cục thống kê. Năm 2010: 400.000 đồng/người/tháng ở nông thôn; 500.000 đồng/người/tháng ở thành thị Năm 2012: 530.000 đồng/người/tháng ở nông thôn; 660.000 đồng/người/tháng ở thành thị

Page 29: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

27

Mẫu nghiên cứu

Tổng cộng có 134 hộ dân ở 3 xã được phỏng vấn theo bảng hỏi, trong đó có 15 hộ phỏng vấn sâu là những hộ bị tổn thương cao. Ngoài nuôi tôm và đánh bắt thủy sản là hai sinh kế chính ở địa bàn, người dân nơi đây còn làm thuê, mua bán nhỏ, trồng trọt, mò cua bắt ốc ven biển hoặc trong rừng. Những dạng sinh kế phụ này giúp đỡ người dân vượt qua khó khăn hơn là tăng thêm thu nhập.

Các bảng hỏi được thiết kế và gởi cho cán bộ GIZ Cà Mau nhận xét. Cuộc điều tra phối hợp với các cấp chính quyền như Hội Liên hiệp PN và Ủy ban bắt đầu từ ngày 11/10/2013. Mỗi xã chọn ra 3-4 ấp dễ tổn thương nhất đối với BĐKH để điều tra. Câu hỏi phỏng vấn đi kèm với bảng phỏng vấn là câu hỏi mở, bán cấu trúc, nhiều lựa chọn v.v… Có 134 mẫu trong 3 xã (Bảng 1-5) được phỏng vấn theo bảng hỏi. Có 4 loại hình sinh kế nơi đây: nuôi tôm, đánh bắt thủy sản, làm thuê và mò cua bắt ốc ven biể/rừng. Họ cũng có thể đa dạng sinh kế bằng mua bán, dịch vụ, trồng trọt, di cư lao động v.v… Những hoạt động này mang lại thu nhập theo mùa và có thể thay thế thu nhập chính.

Bảng 1-5 và 1-6 trình bày tiến trình đi thực địa, địa bàn đã chọn, số mẫu điều tra, mô tả đặc điểm địa lý và những yếu tố bất lợi ở vùng nghiên cứu.

Hình 1-3: Bàn đồ Cà Mau và vị trí của 3 xã nghiên cứu

Page 30: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

28

Bảng 1-5: Địa bàn và số mẫu

Bảng 1-6: Đặc điểm địa lý và yếu tố rủi ro ở 3 xã

Ngày Địa bànSố mẫu

PRA cấp xã PV hộ

01.09.2013 Cà Mau 40

11.10.2013 TT Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời 13

12.10.2013 Khu vực 1 và 2 14

Khu vực 11 and 12 19

15.10.2013 Xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi 18

16.10.2013 ấp Hồng Phước 18

ấp Chánh Tài 14

17.10.2013 ấp Mai Hoa 16

18.10.2013 Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển 17

19.10.2013 ấp Kinh Đào Đông 13

ấp Kinh Đào Tây 13

20.10.2013 ấp Bà Hương 14

ấp Rạch Thọ 13

Tổng 88 134

Nguồn: Trích từ Mackay & Russell (2011) và Tổng cục thống kê (2012)

Huyện Xã ấp Đặc điểm địa lý và các yếu tố rủi ro

Trần Văn Thời TT Sông Đốc Khu vực 1, 2

- Gần biển, ảnh hưởng bởi thời tiết cực đoan, bão. Tài nguyên biển cạn kiệt

- Nhiều thuyền đánh bắt xa bờ, sản lượng giảm mạnh

- Nhiều cư dân nghèo, dân nhập cư đông, không có đất, người làm thuê có thu nhập thấp

Khu vực 11, 12- Nuôi tôm (quảng canh cải tiến, không rừng),

ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường, tôm bệnh, thất mùa và giá cả tôm bấp bênh

Đầm Dơi Nguyễn Huân Mai Hoa

- Sống ở khu tái định cư- Đánh bắt gần bờ, làm thuê, mò cua bắt ốc ở

ven bờ và rừng phòng hộ- Ảnh hưởng bởi thời tiết cực đoan, mưa dầm và

bão

Hồng Phước, Chánh Tài- Xói lở dọc bờ sông, nước ngập - Nuôi tôm quảng canh nhưng thất mùa, thu

nhập thấp

Ngọc Hiển Đất Mũi Ngọc Hiển, Đất Mũi, Kinh Đào Đông, Kinh Đào Tây

- Đánh bắt ven bờ và thu nhặt cá con ở bãi bồi - Gần bờ biển, chịu ảnh hưởng bởi lở đất, gió

mạnh và ngập lụt- Cạn kiệt tài nguyên ven biển

Bà Hương, Rạch Thọ- Nuôi tôm, mò cua bắt ốc ở rừng và ven biển, xa

trung tâm xã, ít cơ hội việc làm- Ảnh hưởng bởi ngập nước, lở đất dọc bờ sông

Page 31: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

29

Bảng 1-7: Những điểm nóng của phân tích tổn thương và rủi ro

Dân số Nghèo Nông nghiệp & Sinh kế Công nghiệp & Năng lượng

Đô thị & Giao thông

Cà Mau Ngọc Hiển U Minh Đầm Dơi Cái Nước

Trần Văn Thời Đầm Dơi Đầm Dơi Trần Văn Thời Trần Văn Thời

Trần Văn Thời Cà Mau Cà MauNguồn: Mackay & Russell (2011)

- Những hộ nuôi tôm sống xa bờ biển là những hộ ở Khu vực 11 và 12 (thuộc Thị trấn Sông Đốc), ấp Hồng Phước, Chánh tài (thuộc xã Nguyễn Huân), và ấp Bà Hương, Rạch Thọ (thuộc xã Đất Mũi). Họ áp dụng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến hoặc tôm rừng. Trong mô hình này có sự kết hợp nuôi tôm với cua cá, sò ốc, loài nhuyễn thể và bảo về rừng. Mô hình này được áp dụng cho những vùng rừng phòng hộ và vùng đệm dọc theo bờ biển huyện Năm Căn và Ngọc Hiển. Nuôi quảng canh là hình thức dựa vào nguồn giống từ thiên nhiên và bổ sung thêm con giống từ trại giống và rất ít sử dụng hóa chất.

- Những hộ đánh bắt thủy sản được chọn lựa để phỏng vấn ở Khu vực 1 và 2 (thuộc Thị trấn Sông Đốc), ấp Mai Hoa (thuộc xã Nguyễn Huân); ấp Kinh Đào Đông và Kinh Đào Tây (thuộc Đất Mũi). Những hộ này sống gần cửa sông hoặc bị di dời từ rừng phòng hộ về làng tái định cư theo dự án của Chính phủ, họ thường là những hộ đánh bắt ven bờ. Riêng Sông Đốc có nhiều hộ đánh bắt xa bờ. Thông thường các hộ đa dạng hóa các kỹ thuật đánh bắt, ngư cụ và tàu cá. Đánh bắt hoạt động theo mùa, mùa nghịch từ tháng 6 đến tháng 8 do thường có thời tiết xấu.

- Những người làm thuê thường là những người nhập cư, không có đất và tư liệu sản xuất (kể cả ghe và ngư cụ). Họ theo những hộ có ghe để đánh bắt thuê, làm mướn ở địa phương, vá lưới, làm đồng áng, nội trợ v.v… Tùy thuộc vào khối lượng công việc, thời vụ, tay nghề … họ và chủ thương lượng mức tiền công lao động.

1.7 Lược khảo tài liệu thứ cấp

Mackay & Russell (2011) dự đoán BĐKH sẽ xảy ra trong tương lai như sau:

- Nhiệt độ tăng từ 0,7oC trong năm 2030 đến 1,4oC trong năm 2050. - Mực nước biển dâng cao 15cm trong năm 2030 và khoảng 28-32cm trong năm 2050. - Lượng mưa dự kiến sẽ tăng 3%-4% vào cuối thế kỷ này. - Độ ẩm tương đối sẽ giảm trong các tháng mùa khô và tăng trong các tháng mùa mưa. - Vận tốc gió tăng vào mùa đông, xuân và mùa thu nhưng lại giảm vào các tháng mùa hè.

BĐKH tác động rất lớn và có nhiều cách thích ứng của người dân ĐBSCL; ví dụ, Mackay & Russell (2011) đã dùng phương pháp “đánh giá tổn thương và rủi ro” để ước tính mức độ tổn thương theo 5 hướng: dân số, nghèo đói, nông nghiệp và sinh kế, công nghiệp và năng lượng, định cư đô thị và giao thông. Nghiên cứu ấy đã nhấn mạnh các “điểm nóng” là những huyện, thành ở Cà Mau có nguy cơ ảnh hưởng mạnh bởi tác động của BĐKH như sau (Bảng 1-7).

Page 32: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

30

- Huyện Trần Văn Thời là huyện có dân số đông, nhiều dân nhập cư, có thu nhập thấp, huyện có nhiều hộ nghèo và người dân ít được tiếp cận với dịch vụ y tế so với các huyện có mức độ đô thị hóa khác. Huyện có đóng góp GDP lớn từ công nghiệp và hạ tầng năng lượng; vì vậy, huyện có thể bị tổn thương cao khi ngập lụt và bão. Huyện có hai thị trấn, một nằm vùng ven biển có tổn thương cao do yếu kém về cơ sở hạ tầng cũng như việc bảo vệ trung tâm thị trấn trước tình trạng ngập úng và triều cường và từ tác động của BĐKH.

- Đầm Dơi là huyện dễ tổn thương cao do có nhiều hộ nghèo, người dân hạn chế trong tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục. Sinh kế của người dân ở Đầm Dơi dự kiến sẽ suy giảm, nhiều công trình điện và giao thông vận tải sẽ bị ảnh hưởng bởi BĐKH.

- Ngọc Hiển dễ tổn thương đối với BĐKH do huyện có nhiều hộ nghèo, người dân có thu nhập thấp và hạn chế trong tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục. Dân số tăng nhanh càng làm tăng mức độ tổn thương.

Nhìn chung, tính dễ tổn thương với BĐKH ở nhiều huyện thuộc Cà Mau có mức độ từ thấp đến trung bình. Tuy nhiên, trong tương lại, nhiều huyện được đánh giá ở mức độ từ trung bình đến cao. Việc đánh giá xác định 3 huyện có tính dễ tổn thương cao do tác động của BĐKH vào năm 2050 đó là thành phố Cà Mau, huyện Trần Văn Thời và huyện Đầm Dơi (Hình 1-4).

Hình 1-4: Bản đồ các huyện tổn thương vào năm 2030 và 2050

Nguồn: Mackay & Russell (2011)

Page 33: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

31

Nước biển dâng cao mang đến thử thách lớn cho Cà Mau bởi vì đây là vùng đồng băng thấp, có độ cao địa hình chỉ từ 0-2m so với mực nước biển. Nước biển dâng cao và kết hợp với bão là 2 yếu tố khí hậu mang đến hậu quả nghiêm trọng cho các huyện ven biển, nơi tiếp xúc với lũ lụt và ngập úng tăng dần theo các năm từ 2000, 2030 và 2050. Khi ngập úng xảy ra, thủy triều lên và xuống rất nhanh nhưng sẽ gây thiệt hại cho môi trường ven biển. Tổng diện tích nuôi tôm và diện tích bị ngập úng theo các năm được trình bày ở hình 1-5. Đặc biệt, diện tích nuôi tôm bị ngập úng ở Trần Văn Thời từ năm 2030 tăng nhanh chóng thậm chí có thể sẽ vượt qua tổng diện tích nuôi tôm hiện nay.

Hình 1-5: DT nuôi tôm bị ngập nước (km2) của 3 huyện (tổng DT, đã ngập 2000, sẽ ngập 2030 và 2050)

Kết quả của Mackay & Russell (2011) chỉ ra rằng Trần Văn Thơi, Đầm Dơi và Ngọc Hiển có mức độ phơi nhiễm khác nhau với nguy cơ của ngập úng, nhiễm mặn và bão táp.

Nguồn: Mackay & Russell (2011)

Bảng 1-8: Tính phơi nhiễm trước rủi ro của 3 huyện

NămNgập úng Nhiễm mặn Bão táp

TVT DD NH TVT DD NH TVT DD NH

Nguy hiểm (%)

Hiện nay 42 13 22 100 100 100 1 0 60

2030 58 28 29 100 100 100 1 0 90

Mức độ rủi ro

Hiện nay 6 3 3 10 10 10 4 4 8

2030 6 6 6 10 10 10 4 4 10

Nguy hiểm: % của tổng DT. Mức độ rủi ro: <5: thấp; 5-12: TB; >12: rủi ro cao

TVT: Trần Văn Thời; DD: Đầm Dơi; NH: Ngọc Hiển

Nguồn: Mackay & Russell (2011)

Diện tích nuôi thủy sản ngập nước (km2)

Tổng diện tích nuôi thủy sản Tổng diện tích NTTS

Diện tích ngập nước năm 2000

Diện tích ngập nước năm 2030

Diện tích ngập nước năm 2050

Trần Văn Thời 80.71 34.12 101.42 188.74

Đầm Dơi 607.86 57.27 148.94 200.4

Ngọc Hiển 421.71 59.82 90.4 136.96

Page 34: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

32

- Ba huyện trên bị nhiễm mặn hoàn toàn và rủi ro liên quan đến nhiễm mặn ở mức độ trung bình. - Trần Văn Thời diện tích ngập úng tăng đến năm 2030 và ít rủi ro do bão táp do chỉ xãy ra ở khu

vực bờ biển - Đầm Dơi có mức độ rủi ro do ngập úng hiện nay là thấp nhưng dự báo sẽ tăng đến năm 2030.

Đối với bão, tương tự như Trần Văn Thời, nhờ vào sự bao bọc của bờ biển nên rủi ro do bão táp ở đây cũng thấp.

- Ngọc Hiển bị ảnh hưởng bởi bão táp ở mức cao và dự báo sẽ tăng đến 90% tổng diện tích huyện vào năm 2030. Do địa hình thấp và bờ biển dài nên huyện sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do bão táp và có thể gây thiệt hại trên diện rộng.

1.8 Cấu trúc của báo cáo

Phần một của báo cáo này xem xét những nét chính của tổn thương về giới ở Cà Mau, ai thuộc nhóm tổn thương cao, địa bàn và sự thay đổi của nhóm dễ tổn thương. Phần hai trình bày các cách thích nghi và khả năng phục hồi của các nhóm dễ tổn thương trong điều kiện hiện tại và viễn cảnh của BĐKH trong tương lai. Phần cuối cung cấp những kết luận và kiến nghị, các cách đo lường/phương pháp/chương trình có thể áp dụng để cải thiện khả năng phục hồi và kết hợp với kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh Cà Mau.

Page 35: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

33

Page 36: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

34

020202Các khía cạnh tổn thương về giới ở Cà Mau

Page 37: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

35

Nghiên cứu này áp dụng khung lí thuyết của Fussel (2007) và Hahn et al. (2009) để xác định tính tổn thương về mặt xã hội và vật chất môi trường2 trong bối cảnh BĐKH. Có 3 nhân tố chính mang đến tổn thương cho hệ thống bao gồm: (1) yếu tố nội lực về mặt KT-XH của hộ gia đình như thu nhập thấp, tài sản ít, cơ sở hạ tầng yếu kém, thị thường không ổn định, không được vay tín dụng; (2) yếu tố vật chất môi trường bên ngoài liên quan đến sự suy thoái hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên biển; và (3) tác động của BĐKH bao gồm mực nước biển dâng cao, ngập úng, xói lở và hậu quả của những cơn bão (Hình 2-1, 2-2, 2-3, 2-4). Những rủi ro và yếu tố dễ tổn thương tác động đến môi trường tự nhiên làm con người mất đi cơ hội trong tốt cuộc sống dẫn đến đói nghèo, cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế thấp kém và biến động di cư v.v.. Những tổn thương này càng trở nên nghiêm trọng khi bị phơi nhiễm dưới tác động của BĐKH, môi trường suy thoái và tài nguyên cạn kiệt. Các nhân tố gây tổn thương có thể được phân thành 3 ba nhóm chính liên quan với nhau bao gồm KT-XH, yếu tố vật chất môi trường và tác động của BĐKH.

2.1 Yếu tố tổn thương từ KT-XH

2 Dịch từ “Bio-physical” theo các tài liệu trên

Page 38: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

36

2.1.1 Nghèo và đặc điểm phân biệt các nhóm nghèo

Người nghèo và sự nghèo nàn

Người nghèo là nhóm dễ tổn thương do họ rơi vào vòng hệ lụy: nợ nần, không có khả năng tiếp cận nguồn lực, không có mối quan hệ xã hội, không an toàn, ít nhận được sự giúp đỡ từ hàng xóm, người thân. Nghèo liên quan đến các vấn đề về giáo dục, kiến thức, cơ hội việc làm, nhà ở, dinh dưỡng và tiếp cận mối quan hệ xã hội. Nghèo dẫn đến nhiều hệ lụy: ảnh hưởng đến việc nuôi dạy, giáo dục và bảo vệ trẻ em và góp phần đưa đẩy thế hệ trẻ vào tương lai nghèo nàn. Nghèo, thu nhập thấp đi đôi với sự tổn thương về mặt XH, thường sẽ bị phân biệt đối xử, khinh rẻ, thiếu thốn dịch vụ, không được tiếp cận tài nguyên, giáo dục và chăm sóc sức khỏe, nước sạch, thông tin liên lạc, điện gia dụng và thị trường. Người nghèo phải sống trong điều kiện tệ, ô nhiễm và không an toàn: nhà tranh vách lá dễ dàng bị gió bão, xói lở quét sập, tàu bè và ngư cụ cũ kỹ dễ dàng bị phá hỏng do bão táp. Người nghèo phải làm những việc không ổn định với ngày công lao động ít để trang trải cho những chi tiêu hằng ngày gồm thức ăn, nhu yếu phẩm, trả nợ và không có tiết kiệm được gì cho những ngày không có việc làm. Năm 2012, tỉ lệ hộ nghèo ở Trần Văn Thời, Đầm Dơi và Ngọc Hiển tương ứng là 8,5%; 12,7% và 13,5%; tỉ lệ này cao hơn nhiều lần so với tỉ lệ chung của toàn tỉnh (8,2%) (TCTK, 2012) và tỉ lệ hộ nghèo ở nông thôn nhiều hơn ở thành thị (Pistor et al., 2012). Kết quả điều tra hộ dân cho thấy số năm đến trường của chủ hộ là hộ nghèo rất ít (4,4 năm), 75% trong số họ có vấn đề về sức khỏe; đặc biệt, hầu hết những hộ có PN là chủ hộ đều nghèo (72%). Người nghèo có ít tài sản, ít đất sản xuất (diện tích trung bình khoảng 4.500 m2), và ít giá trị công cụ sản xuất (12 triệu đồng). Người nghèo vay ít hơn so với người giàu (24,7 triệu so với 83 triệu) (Bảng 2-1). Tuy nhiên, do thiếu tài sản thế chấp nên hầu như họ chỉ có vay ngoài với lãi suất cao (trung bình khoảng 10%-15% tháng). Họ cũng có thể vay từ các khoản trợ cấp chính phủ thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, chương trình xóa đói giảm nghèo, v.v… với khoản vay từ 10 – 20 triệu đồng có lãi suất thấp để đa dạng sinh kế. Thay vì cần có tài sản thế chấp, người nghèo tiếp cận dịch vụ này thông qua sự bảo lãnh của các đoàn thể (Hội Liên hiệp PN, Hội Nông dân) hoặc UBND.

Bảng 2-1: Năng lực của người nghèo, trung bình, khá

Nghèo (n=68) Trung bình (n=47) Khá (n=19)

Số năm đi học của chủ hộ (năm) 4,4b 5,3ab 6,4a

Tỉ lệ chủ hộ có sức khỏe yếu (%) 75 10 15

Tỉ lệ chủ hộ là nữ giới (%) 72 11 17

Diện tích đất (m2) 4.573 b 12.333 b 25.067 a

Giá trị dụng cụ sản xuất (triệu đồng) 12,2 b 56,6 b 340,8 a

Số tiền vay (triệu đồng) 24,7 38,3 83

Số lần đi dự tập huấn trong 5 năm (lần) 14 22 5

Số % đi dự tập huấn trong 5 năm (%) 20 47 26Chữ cái (a, b) khác nhau chỉ sự khác biệt có ý nghĩa của giá trị trung bình trong hàng (p<0.05)

Trong 5 năm, chỉ một ít hộ nghèo (14 trong tổng số 68 hộ nghèo) tham dự các lớp khuyến nông/ngư để mở rộng kiến thức. Các lớp này được tổ chức nhằm giúp họ nâng cao năng suất và giảm thiểu chi phí đầu tư trong nuôi tôm và đánh bắt. Nội dung khóa học cung cấp kiến thức về kỹ thuật canh tác (cách nuôi tôm, cá, sò huyết và loài giáp xác), hình thành nhận thức về việc cần phải bảo vệ môi trường chống phá rừng và khai thác hủy diệt, dạy những bài học về sơ cấp cứu hoặc thực hành theo kịch bản của BĐKH. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng nuôi tôm quảng canh rất dễ, họ có thể thả tôm và thu hoạch mà

Page 39: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

37

Tiếp cận nguồn tài chính Nuôi tôm (n=49) Đánh bắt(n=27)

Mò cua*(n=20)

Làm thuê(n=38)

Diện tích đất (m2) 26.654 1.010 802 456

Tỉ lệ hộ vay nợ 63 78 80 76

Số tiền vay (triệu đồng) 38,3 ± 56,6 65,6 ± 174,5 11,6 ± 10,7 31 ± 112,2

Thu nhập hộ theo năm (triệu đồng) 51 ± 59 42,6 ± 181 24,6 ± 21,5 42,7 ± 39,8

Tích lũy năm (triệu đồng) -13,2 ± 46,4 -35,9 ± 203,2 -9,8 ± 30,8 -3,5 ± 13

Tỉ lệ hộ có cuộc sống kinh tế đi xuống (%) 59 41 65 92

*Mò cua: thu lượm, khai thác ở bãi bùn ven bờ và trong rừng đước (lâm sản ngoài gỗ) Kết quả điều tra hộ, 2013

Điểm phân biệt giữa các nhóm nghèo, giảm nghèo và ngày càng nghèo

Nhóm nghèo dễ bị ảnh hưởng bởi BĐKH, trong đó những PN nghèo, người già, trẻ em và nhóm ngày một nghèo là dễ tổn thương nhất. Những người thuộc nhóm ngày một nghèo không có nguồn thu nhập, sống lệ thuộc vào người khác hoặc sống đơn thân với bệnh tật, tật nguyền hoặc khó khăn về thể chất. Ngược lại, nhóm giảm nghèo có những công việc nhưng thường không ổn định với thu nhập bấp bênh như đánh bắt thuê, làm mướn nông nghiệp và phi nông nghiệp, mò cua bắt ốc ven biển, mua bán dạo, bán lặt vặt, và thậm chí kể cả những người có đất đai nhưng nuôi tôm không thành công.

không cần bất kì khóa đào tạo nào; tuy nhiên, trong thực tế nuôi tôm không dễ dàng như vậy, nhiều người liên tục thất bại (thất mùa) bởi nhiều lí do, trong đó tôm bệnh do ô nhiễm môi trường và sốc thời tiết là nhiều hơn cả.

Vuông tôm của tôi khoảng một hec ta, con trai tôi đã tự sên vét vuông. Nó không tham dự bất kì khóa khuyến ngư nào trong nhiều năm nay vì chẳng có gì để học; nuôi tôm quá dễ, chúng tôi thả giống và đợi để thu hoạch; nhưng không may, tôi chẳng kiếm được con tôm nào cả năm nay

(Quách Thu Phương, Hồng Phước, Nguyễn Huân, 16/10/2013)

Những hộ nuôi tôm và đánh bắt thủy sản vay nợ nhiều và theo các chế độ vay khác nhau. Ở Việt Nam, các ngân hàng nhà nước cho vay để phát triển nông nghiệp với hình thức thế chấp liên quan đến diện tích đất sở hữu, loại đất và giấy chứng nhận thu hồi vốn của nợ vay trước đó. Trung bình các hộ nuôi tôm vay 38,3 triệu đồng, nếu các hộ bị thua lỗ liên tục từ nuôi tôm và không thể hoàn trả đúng hạn, họ sẽ gặp khó khăn để được vay tiếp và nợ của họ dần dần tăng lên do tích lũy lãi suất.

Nhóm đánh bắt thủy sản có số tiền vay lớn cùng với đô lệch chuẩn (SD) cao cho thấy nhóm này rủi ro cao nhất (Bảng 2-2). Trong trường hợp đánh bắt xa bờ, chi phí cố định và vận hành rất cao đã đẩy người dân đến rủi ro cao, họ phải đánh bắt triệt để hơn để bù lại chi phí đã bỏ ra. Hơn nữa, người dân đánh bắt không thể dùng thuyền của họ để làm vật thế chấp ngân hàng nên nhiều người trong số họ phải vay nóng với lãi suất cao (10%-15% tháng) đẩy nguy cơ tăng gấp đôi. Điều khó tin được là cả bốn nhóm đều có tích lũy âm (với độ lệch chuẩn cao) và khoảng 60% trong tất cả các hộ trong đó 92% nhóm hộ làm thuê cho rằng cuộc sống kinh tế của họ ngày càng tồi tệ. Tình hình của những hộ nghèo rơi vào chiếc bẫy của vòng lẩn quẩn nợ nần, nghèo đói, bệnh tật, ít được học hành v.v.. Họ thấy khó thoát ra được chiếc bẫy này và cũng không đủ mạnh mẽ để chống chịu các hiểm nguy từ BĐKH.

Bảng 2-2: Nguồn lực tài chính(giá trị TB ± độ lệch chuẩn (SD)

Page 40: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

38

Đánh giá tổn thương về giới thu thập thông tin để phân biệt giữa những người nghèo, giảm nghèo và ngày càng nghèo. Các tiêu chí để phân biệt dựa vào ý kiến từ CB cấp xã (từ hội Liên hiệp PN, UBND, CB địa phương, người già có kinh nghiệm) và từ phỏng vấn nông hộ. Họ phân biệt biệt các nhóm nghèo (giảm hoặc tăng nghèo) dựa vào tiêu chí của riêng họ hoặc cảm nhận từ cộng đồng. Chúng tôi phân các tiêu chí này theo điều kiện KT-XH, tự nhiên môi trường vật chất, và khả năng sinh kế của ba nhóm nghèo để hiển thị mức độ khác nhau của sự phơi nhiễm, nhạy cảm và thích ứng của họ trong bối cảnh BĐKH.

Bảng 2-3: Điểm phân biệt giữa các nhóm ngày càng nghèo, nghèo và giảm nghèo

Tiêu chí Ngày càng nghèo Nghèo Giảm nghèo

Mặt KT-XH

DT đất sở hữu Không có đất Có nền nhà Có nền nhà

Dụng cụ đánh bắt Không Không hoặc có thuyền nhỏ

Có, thuyền, dụng cụ thô sơ

Dụng cụ gia đình: truyền hình, điện thoại, xe gắn máy, nồi cơm điện Không Không Có 1 ít

Tỉ lệ người lệ thuộc* Nhiều người sống phụ thuộc Không nhiều ít

Giáo dục trẻ em Không học, bỏ học Bỏ học, cấp 1 Đang hoặc bỏ học, cấp 2

Nguồn thu nhập Không ổn định Không ổn định Ít ổn định

Tích lũy Không, nợ nần Nợ nần Có thể tích lũy nhưng vẫn nợ nần

Sức khỏe Có người bệnh, tật nguyền

Có hoặc không người bệnh, tật nguyền Không

Thực phẩm Không đủ ăn trong 1 ngày Đủ ăn trong 1 ngày Đủ ăn trong vài ngày

Nước sử dụng Không có nước sạch ổn định

Có nhưng đôi khi không sẳn sàng

Lúc nào cũng có nước sạch

Nhận trợ cấp từ HERP** Có Có Có hoặc không

Tài nguyên thiên nhiên nguy cơ từ khí hậu

Thường xuyên thất bại do môi trường suy giảm, tài nguyên cạn kiệt

Thường xuyên thất bại, không cơ hội tiếp cận tài nguyên

Thỉnh thoảng thất bại, chỉ tiếp cận được 1 nguồn tài nguyên

Thỉnh thoảng, không chỉ tiếp cận 1nguồn tài nguyên

Thường xuyên lũ lụt, bão, lở đất Nhiều lần Không nhiều Sẽ không bị

Mất mát từ thảm họa thiên nhiên Có Có, một ít Có, sẽ không bị

Thích ứng sinh kế

Mức độ đa dạng sinh kế Không Có, nếu có nguồn lực Có, đa dạng sinh kế

Nhận từ người di cư Không Có, ít, không ổn định Có ít, ổn định

Nhận được sự giúp đỡ Không Một vài Nhiều * Tỉ lệ phụ thuộc = số trẻ em (<15 tuổi), người già (>60 tuổi), người bệnh, người không lao động, kể cả lao động kiếm sống hoặc làm việc nhà.**HEPR, chương trình xóa đói giảm nghèo chính phủ với mục đích giúp những vùng khó khăn phát triển KT-XH, giáo dục, y tế, thông tin, văn hóa v.v… và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nguồn: Kết quả thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu, 2013.

Page 41: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

39

2.1.2 Sinh kế ven biển và các yếu tố dễ tổn thương từ KT-XH

Yếu tố dễ tổn thương từ KT-XH được cấu thành nhiều mặt, đa chiều và ảnh hưởng qua lại với nhau. Ví dụ, hạn chế trong tiếp cận giáo dục có thể gây trở ngại đến khả năng tiếp cận các nguồn lực khác như chăm sóc sức khỏe, cơ hội việc làm, mối quan hệ XH, thực phẩm dinh dưỡng, nước sạch, vệ sinh môi trường v.v… Tương tự, yếu tố dễ tổn thương từ KT-XH ảnh hưởng đến nhóm có mô hình sinh kế khác nhau là khác nhau. Ví dụ, thiếu kỹ thuật tay nghề sẽ quan trọng và gây tổn thương đến nhóm nuôi tôm hơn là nhóm sinh kế khác.

Ở cấp độ gia đình, 134 hộ dân được đề nghị phân cấp 14 yếu tố dễ tổn thương theo từng loại hình sinh kế của họ. Họ dùng thang bậc 3 (1: thấp nhất, 2: trung bình và 3: cao nhất) để xếp hạng mỗi yếu tố. Do vì sử dụng thang bậc 3 nên chúng ta giả thiết là khả năng mỗi thang bậc được chọn là bằng 1/3 (33%) số hộ trả lời. Nếu một yếu tố nào đó có nhiều hộ đánh giá là tổn thương nhất (ở mức 3) (hơn 33%) thì yếu tố đó chính là yếu tố tổn thương đến sinh kế của họ. Vì vậy 33% là ngưỡng tính toán cho thấy số người bị ảnh hưởng, bị phơi nhiễm và bị nhạy cảm với mỗi yếu tố tổn thương riêng lẻ từ KT-XH, tự nhiên môi trường dưới tác động tiêu cực của BĐKH. Trục hoành của biểu đồ thể hiện số phần trăm của hộ theo 4 mô hình sinh kế cảm nhận các yếu tố (theo trục tung) là dễ tổn thương nhất. Đường thẳng đứng trên biểu đồ là ngưỡng 33%, vạch này phân chia mức độ tổn thương cao về phía bên phải của vạch ngưỡng.

Tất cả các yếu tố liên quan đến nghèo đói như thu nhập thấp, không có công ăn việc làm, hạn chế tiếp cận thị trường, giá cả thấp, bấp bênh v.v… đều ảnh hưởng nhiều đến tất cả các hộ trong 4 nhóm; trong khi đó, sở hữu ít đất chỉ ảnh hưởng đến nhóm làm mướn và mò cua bắt ốc (Hình 2-1). Trong khi nhóm đánh bắt thủy sản có sinh kế phụ thuộc vào thuyền và ngư cụ thì nhóm nuôi tôm cần diện tích đất (vuông) rộng để tăng thu nhập; tuy nhiên, người dân trong nhóm này không xem việc có ít đất là vấn đề tổn thương, có lẽ bởi họ hài lòng với diện tích đất trung bình vào khoảng 26.700 m2 (Bảng 2-2). Trong bốn nhóm, nhóm làm mướn và mò cua bắt ốc là nhóm dễ tổn thương nhất vì hầu như tất cả các yếu tố tổn thương từ KT-XH đều tác động đến họ (Hình 2-1).

Hình 2-1: Yếu tố tổn thương liên quan đến KT-XH theo 4 lọai hình sinh kế

Làm thuê

Mò cua ốc

Đánh bắt

Nuôi tôm

Thiếu đất

Thị trường biến động giá cả thấp

Không có cơ hội việc làm

Nghèo, thu nhập thấp

0 10080 60 40 20

Yếu tố tổn thương do nguồn lực con người ở bốn nhóm là khác nhau. Khoảng 63% hộ làm thuê cho rằng bệnh tật là yếu tố tổn thương nhất vì người bệnh không thể kiếm sống qua ngày cũng như tiền bạc để chữa bệnh. Họ cũng cho rằng khi gia đình có nhiều người sống phụ thuộc như nhiều trẻ con, người già hoặc người tật nguyền cũng là vấn đề khó khăn (37% hộ). Những người phụ thuộc luôn cần ai đó xung quanh chăm sóc; đặc biệt là khi có nguy cơ về khí hậu xãy ra, hộ có người phụ thuộc sẽ bị thiệt hại nhiều nhất nếu không có chính sách di tản kịp thời. Khoảng 52% hộ làm thuê và nuôi tôm cho rằng học vấn

Page 42: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

40

Khoảng 37% hộ làm thuê cho rằng thiếu sự giúp đỡ từ người thân sẽ khó khăn (Hình 2-3). Quan hệ họ hàng rất quan trọng đối với người nghèo vì họ hàng giúp đở đùm bọc nhau trong hoặc sau khi có thiên tai hoạn nạn. Bên cạnh đó, cả bốn nhóm đều cho rằng việc đi lại rất khó khăn. Có 2 phương tiện đi lại chính ở nơi đây là xe gắn máy và ghe tàu, nhưng đường xá thường trơn trượt vào mùa mưa còn các kênh rạch thì cạn nước theo thủy triều gây bất tiện và tốn kém cho người dân nơi đây; đặc biệt chi phí đến trường đắt đỏ là vấn đề quan trọng nơi đây. Thông thường có khoảng 2-3 trường cấp 1 và cấp 2 ở mỗi ấp hoặc xã nhưng chỉ có một trường cấp 3 ở mỗi huyện. Điều này có nghĩa là càng học lên cao, học sinh càng phải đi xa nhà. Người dân trong 4 nhóm không quan tâm sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng bởi tác động của BĐKH. Họ cảm thấy hài lòng với điều kiện sống và ít phàn nàn. Tuy nhiên, nhu cầu có hệ thống giao thông tốt hơn, nhà ở, điện gia dụng, nước sạch, vệ sinh môi trường v.v… là điều vô cùng cần thiết trong thời gian có thiên tai hoặc giải quyết hậu quả sau thiên tai.

Hình 2-3: Tính tổn thương từ giúp đỡ xã hội và cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến 4 loại hình sinh kế

Bị bệnh

Làm thuê

Mò cua ốc

Đánh bắt thuê

Nuôi tôm

0 10 20 30 40 50 60 70

Con hư, lười lao động

Nhiều người lệ thuộc

Trình độ học vấn thấp

thấp là vấn đề dễ tổn thương ảnh hưởng xấu đến ổn định sinh kế. Học vấn thấp liên quan đến tình trạng thất nghiệp, không có khả năng hiểu thông tin về thời tiết khí hậu từ tờ rơi hoặc tài liệu tuyên truyền để đưa ra quyết định chính xác. Có những đứa con hư (lười lao động, sống buông thả…) không phải là vấn đề tổn thương vì tất cả 4 nhóm đều đánh giá thấp vấn đề này (Hình 2-2).

Hình 2-2: Yếu tố tổn thương liên quan đến con người theo 4 loại hình sinh kế

Thiếu hỗ trợ từ chính quyền

Làm thuê

Mò cua ốc

Đánh bắt

Nuôi tôm

Thiếu sự giúp đỡ từ người thân

Đi lại khó khăn

Không có điện

Thiếu nước sản xuất

Thiếu nước sạch

0 10 20 30 40 50 60

Page 43: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

41

2.2 Tổn thương từ yếu tố tự nhiên và môi trường vật chất

Có 86% số hộ nuôi tôm cho rằng tôm bệnh là yếu tố tổn thương cao. Tôm bệnh là kết quả của ô nhiễm môi trường và BĐKH, tôm bệnh xảy ra suốt năm nhưng chủ yếu tập trung vào các tháng mùa mưa, trời lạnh hay những ngày có thời tiết thay đổi đột ngột như giai đoạn chuyển mùa từ mùa khô sang mùa mưa, vào mùa hay có bão, lũ lụt, nắng nóng kéo dài hoặc mưa dầm. Những hộ gia đình cần nước sạch để nuôi tôm, những hộ phụ thuộc vào tài nguyên biển và rừng (đánh bắt hoặc mò cua bắt ốc) là những hộ dễ tổn thương khi môi trường suy thoái và cạn kiệt tài nguyên biển, trong đó những hộ đánh bắt ven bờ và những hộ mò cua bắt ốc là tổn thương nhất (Hình 2-4).

Hình 2-4: Tổn thương từ yếu tố tự nhiên, môi trường vật chất ảnh hưởng đến 4 loại hình sinh kế

2.2.1 Cạn kiệt tài nguyên ven bờ

Nhóm đánh bắt ven bờ, đánh bắt thuê và nhóm mò cua bắt ốc có sinh kế dựa vào bãi bồi và tài nguyên rừng/biển là những đối tượng bị tổn thương cao nhất do ô nhiễm môi trường (65%-70% hộ) và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên (98% hộ)

Đánh bắt thủy sản là sinh kế chính ở Cà Mau, với bờ biển dài 254km Cà Mau có 250.000 ngư dân; tuy nhiên, khoảng 80% các thuyền đánh bắt được trang bị động cơ nhỏ hơn 45 mã lực (hp) và chỉ hoạt động gần bờ, nơi sản lượng vô cùng bấp bênh. Xã Nguyễn Huân (ấp Mai Hoa) và xã Đất Mũi đặc thù là đánh bắt ven bờ hoặc đánh bắt cá con ở bãi bồi cửa sông. Những người đánh bắt nghèo không có ngư cụ; họ là những người nhập cư không có đất canh tác; họ làm mướn cho chủ ghe. Tiền công được thỏa thuận giữa chủ ghe và người làm thuê dựa vào loại ngư cụ đánh bắt, thời gian của mỗi chuyến ra khơi và lượng cá đánh bắt; vì vậy thu nhập phụ thuộc nhiều vào tiềm năng của biển cả và điều kiện thời tiết. Tuy nhiên, lượng cá ở bãi bồi ven biển đã cạn kiện và ra khơi thì cũng chỉ được vài tháng trong năm (cao điểm từ tháng 1 đến tháng 5). Tương tự như vậy, lao động thuê trên tàu đánh bắt xa bờ thì phải đi đến 6 tháng cho một chuyến đi dài và hầu như tất cả họ đều vay nợ trước; vì thế họ phải trả nợ vay mỗi khi đi biển về bất kể là thu nhập ít.

Chồng tôi và đứa con trai 15 tuổi là thuyền viên cho tàu đánh bắt xa bờ, thỉnh thoảng họ phải đi chuyến dài ngày đến tận biên giới Malaysia nhưng mang về rất ít tiền vì họ phải trả nợ. Tiền ít đến nổi không đủ để nuôi 3 đứa nhỏ ăn học. Căn nhà này bị hư hại từ trận gió năm rồi nhưng cũng không có tiền để sửa lại. Tôi có thể vá lưới để kiếm thêm tiền nhưng không ai trông mấy đứa nhỏ. Tôi cũng muốn nuôi heo gà hay mở một quán nhỏ ở nhà nhưng không có tiền tôi không thể làm được gì. Tôi đã vay 20 triệu đồng rồi giờ tôi không thể vay thêm nữa nếu như tôi không trả được nợ vay cũ (Nguyễn Thị Hiệp, 12/10/2013, Sông Đốc).

Tôm bệnh

Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên

Ô nhiễm môi trường

0 20 40 60 80 100 120

Làm thuê

Mò cua ốc

Đánh bắt

Nuôi tôm

Page 44: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

42

Sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng rất lớn đến những ngư dân ven bờ. Người dân đổ lỗi cho tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường, sự gia tăng số lượng tàu và đánh bắt cạn kiệt tài nguyên của các tàu kéo đôi từ nơi khác đến chính là thủ phạm của vấn đề cạn kiện tài nguyên ven biển.

Vài tháng trong năm (ngoại trừ từ tháng 6 đến tháng 8), người dân ở ấp Kinh Đào Đông và Kinh Đào Tây (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển) dùng những mảnh lưới có lổ li ti để “đăng” cá kèo giống hoặc cua con ở cửa sông. Họ bắt vào lúc sáng sớm và lúc thủy triều lên. Những người khác “cào, te, xiệp” trên những thuyền nhỏ, họ đi xa bờ hơn một ít nhưng kiểu đánh bắt này không được ủng hộ vì khai thác triệt để tài nguyên ven bờ và vì phá hỏng nền biển; tuy nhiên, họ đành phải vi phạm luật đánh bắt để tồn tại.

Tôi về đây vào năm 2005 theo chương trình tái định cư của nhà nước. Tôi kiếm sống bằng cách đánh bắt gần bờ và bắt ốc ở rừng phòng hộ. Trong những năm đầu về đây, cá nhiều vô kể, tôi đánh bắt 1 năm đủ ăn trong 3 năm. Nay tôi phải đánh 3 năm mới đủ chi tiêu trong 1 năm. Lượng cá giảm sút cùng với thời tiết khắc nghiệt buộc chúng tôi phải nằm bờ thay vì ra khơi kiếm cá. Vào những ngày nằm bờ đấy tôi vay nóng với lãi suất cao để chi tiêu cần thiết. Tổng nợ và lãi nay đã đến 50 triệu đồng. Thuyền đã cũ còn lưới thì hết “bén” nên cá “trượt” qua lưới thay vì vướng lại. Tôi cần tiền để tu sửa ghe lưới nhưng chẳng ai cho mượn thêm khi tôi chưa trả được nợ cũ.

(Lâm Dũng, 17/10/2013, Mai Hoa, Nguyễn Huân).

Đánh bắt cho tôi sức mạnh và sức khỏe, tôi có thể đánh bắt thêm hằng chục năm, nhưng tôi e rằng chẳng còn gì để đánh bắt lúc đó.

(Nguyễn Văn Thoa, 17/10/2013, Mai Hoa, Nguyễn Huân).

Dưới áp lực của lượng cá suy giảm, nghèo đói, thời tiết bất lợi v.v… nhóm đánh bắt vướng trong vòng lẩn quẩn bởi nghèo đói, nợ nần, không có tài sản, khai thác tài nguyên biển quá mức, thiên nhiên cạn kiệt, môi trường suy thoái và trở lại nghèo đói. Các giải pháp cho ngư dân nghèo có công cụ đánh bắt rẻ tiền khai thác tài nguyên ven bờ nhưng điều đó gây áp lực lên hệ sinh thái và vi phạm các qui định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ.

2.2.2 Hạn chế tiếp cận tài nguyên rừng ngoài gỗ

Phụ nữ và trẻ em nhặt củi rừng hoặc thủy sản trong rừng cũng bị tổn thương. Có rất ít thông tin để thấy được tầm quan trọng của rừng trong việc ổn định cuộc sống người dân. Rừng đước ở Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển) và xã Nguyễn Huân (huyện Đầm Dơi) thuộc rừng phòng hộ nghiêm ngặt hoặc thuộc khu bảo tồn đa dạng sinh học thế giới, nên việc quản lý và qui định về bảo tồn được thực thi càng nghiêm khắc hơn. Trong mô hình tôm-rừng, tôm là thu nhập chính của người dân, tôm được thu hoạch 5-10 ngày trong tháng vào lúc thủy triều lên; trong khi đó cây rừng cần phải được bảo vệ và chỉ được chia một ít lợi nhuận với Ban Quản lí rừng khi một phần rừng được thu hoạch. Trân và cộng tác viên (2014) cho rằng việc chia lợi nhuận từ cây rừng giữa người dân và Công ty Lâm nghiệp ở vùng đệm (rừng sản xuất) đã thay đổi đáng kể từ năm 2008-2010 được chứng minh từ 3 nguồn dữ liệu: bảng tính toán từ Công ty Lâm nghiệp, số liệu điều tra và những tình huống cụ thể. Tác giả tóm tắt rằng, ở rừng sản xuất, khi trao người dân quyền lựa chọn bán đấu giá gỗ rừng không có sự can thiệp của Công ty Lâm nghiệp, người dân có thể nhận ít nhất 7 lần nhiều hơn tiền Công ty lâm nghiệp chia cho họ (3,5 triệu đồng so với 0,5 triệu đồng/ha/năm vào năm 2008) nếu được chia 66% với Công ty Lâm nghiệp. Trong năm 2010, khi người dân được xác nhận tính hợp pháp của việc khai thác rừng, họ hợp đồng trực tiếp với thương nhân và có toàn quyền tiếp cận thị trường họ có thể thu được 6 triệu đồng/ha/năm (nếu chia 72% với Cty).

Trong địa bàn nghiên cứu, rừng chủ yếu nằm trong khu rừng phòng hộ và khu bảo tồn đa dạng sinh

Page 45: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

43

học nên việc thu hoạch gỗ bị nghiêm cấm, nông dân không được vào rừng, không được thu nhặt hải sản dưới tán cây rừng. Để cân bằng giữa ổn định sinh kế người dân và bảo vệ rừng, sản phẩm gỗ từ tỉa thưa và sản phẩm ngoài gỗ nên thuộc về dân nghèo thay vì buộc họ phải tuân thủ các chính sách bảo vệ rừng một cách khắt khe. Chương trình Đồng quản lí hoặc Quản lí tổng hợp vùng ven biển (ICZM) nên được ban hành nơi đây. Hiện nay, nhà nước đã ban hành hành loạt quyết định về việc quản lí và bảo vệ rừng, nhưng việc thực hiện vẫn chưa khả thi. Do thiếu quyền lợi, trách nhiệm, động lực và thẩm quyền trong việc quản lí rừng, người nghèo quan tâm đến lợi nhuận trước mắt để sống còn thay vì nghĩ đến tầm quan trọng của rừng ngập mặn như bảo vệ vành đai ven biển chống lại bão tố và xói mòn, hoặc xem rừng như là vườn ươm cho các sinh vật biển; hậu quả là họ vi phạm hoặc miễn cưỡng tuân theo qui định về bảo vệ rừng chứ không phải đó là trách nhiệm và quyền lợi khi bảo vệ hệ sinh thái. Đôi khi, người nghèo kiếm củi hoặc bắt ốc trong rừng để kiếm sống bất chấp những qui định của Ban quản lý rừng và cuộc sống họ trở nên tồi tệ hơn.

Chúng tôi sống ở đây đã 20 năm cạnh rừng đước, chồng tôi quá giang ghe cùng người quen ra cửa sông đánh bắt cá con; không may là lượng cá con giảm nghiêm trọng nên gia đình tôi không thể chịu đựng nổi. Chúng tôi bỏ đi khu công nghiệp Bình Dương (cạnh TP Hồ Chí Minh) để tìm kiếm cuộc sống khá hơn; tuy nhiên, trừ tất cả chi phí, số tiền còn lại không đủ nuôi gia đình có 2 con nhỏ. Chúng tôi quyết định quay về đây năm rồi và lại đi đánh bắt cá con. Vừa rồi gia đình được vay 15 triệu đồng hỗ trợ hộ nghèo từ nhà nước. Chúng tôi mua chiếc xuồng máy để chở học sinh đến trường và để đánh cá con. Tuy nhiên, không có nhiều học sinh cần đi đò và cũng chẳng có cá con để mà đánh. Vừa rồi vì túng thiếu quá chúng tôi làm gan trộm vài cây rừng để hầm than; nhưng không may Ban quản lý rừng phòng hộ đã bắt gặp, giam xuồng và phạt 5,5 triệu đồng để chuộc chiếc xuồng ra. Chắc phải bỏ luôn chiếc xuồng vì lấy đâu ra số tiền to như vậy

(Vợ của Lê Quốc Hưng, 20/10/2013, Bà Hương, Đất Mũi).

2.3 Tổn thương dưới tác động của BĐKH

2.3.1 Những tổn thương liên quan đến khí hậu

Khu vực ven biển được hiểu như dải đất cạnh biển mà hằng năm nơi đây chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nước biển dâng. Các hoạt động sinh kế nơi đây chủ yếu là đánh bắt, mò cua bắt ốc, làm thuê và nuôi tôm trong đất liền. Trong địa bàn nghiên cứu , BĐKH dẫn đến sự gia tăng số lượng các cơn bão và ảnh hưởng hậu quả của bão, lốc (gió mạnh và lốc xoáy), nước biển dâng (lũ lụt và ngập lụt), mưa lớn và sạt lở bờ sông (xói lở). Người dân bị tổn thương khi họ phơi nhiễm dưới những tác động này mà không thể đối phó được nếu không có sự trợ giúp từ phía bên ngoài.

Kết quả từ phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) ở cấp xã chỉ ra rằng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên hơn vào lúc cuối năm từ tháng 9 và hậu quả của bão mạnh hơn kèm lốc xoáy xãy ra vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10. Hiện tượng ngập nước, lũ lụt kết hợp với mực nước biển dâng, thủy triều và mưa dầm xảy ra nhiều vào những tháng cuối năm (Bảng 2-4).

Page 46: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

44

Yếu tố BĐKHTháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Nước biển dâng = = = =

Nhiễm mặn = = = =

Mưa dầm = = = =

Mưa bất thường = = = =

Bão = = = = =

Gió lốc = = = = =

Nắng nóng = = =

Lở đất = = = = =

Nguồn: Thảo luận nhóm cấp xã, 2013

Bảng 2-4: Ảnh hưởng của thời tiết thất thường theo mùa (theo âm lịch)

Do sống phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên nên người dân nông thôn dễ tổn thương cao khi họ bị phơi nhiễm trước mối hiểm nguy do BĐKH như ngập lụt, xói mòn và bão.

Hình 2-5: Thời tiết thất thường và mối nguy hiểm ảnh hưởng đến 4 loại hình sinh kế

Lở đất

Làm thuê

Mò cua ốc

Đánh bắt

Nuôi tôm

Nắng nóng kéo dài

Gió lốc

Bão

Mưa thất thường

Mưa dầm

Nhiễm mặn

Nước biển dâng, ngập lụt

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

ĐBSCL có thời tiết đặc trưng bởi hai mùa, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (Bảng 2-4). Vào cuối mùa mưa, phần lớn đồng bằng bị ngập nước. Ngập lụt dọc theo bờ biển Cà Mau là kết quả của mưa lớn và triều cường. Tuy nhiên, nếu ngập lụt nhiều, sẽ cản trở giao thông ở đồng bằng và ảnh hưởng đến sinh kế những người sống ven kênh rạch. Hơn nữa, ngập lụt kết hợp với mưa dầm, mưa thất thường hoặc nắng nóng kéo dài có thể làm thay đổi nhiệt độ nước và các thông số khác trong vuông tôm, ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng tôm và thu hoạch. Gần 80% hộ nuôi tôm cho rằng mực nước biển dâng cao, ngập nước kết hợp với mưa dầm là yếu tố tổn thương nhất đối với họ. Ngoài ra, vì địa bàn nghiên cứu nằm ven biển nên ngập lụt có thể lên nhanh đến nổi mà người dân không kịp chống đở. Mùa ngập lụt và mưa dầm xãy ra vào cuối năm, người dân nuôi tôm cần phải cẩn thận xử lí tốt để tăng chất lượng nước, ngăn ngừa bệnh tôm từ các hiện tượng sốc nước.

Page 47: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

45

Hình 2-5 cho thấy hậu quả của BĐKH như ngập lụt, mưa dầm, lốc xoáy và bão táp trực tiếp ảnh hưởng đến ngư dân kể cả người người có hoặc không có ngư cụ. Ở thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời), nhiều ngư dân đánh cá xa bờ cho rằng thời tiết trở nên khắc nghiệt và bất thường trong 2 năm nay. Ngư dân đánh bắt ven bờ ở ấp Mai Hoa (xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi) và xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển) bị tổn thương hơn, họ cho rằng thời tiết là yếu tố quan trọng nhất khiến họ quyết định ra khơi hay “nằm bờ”. Việc quyết định này dựa trên kinh nghiệm họ tích lũy được; do vậy, kinh nghiệm của thuyền trưởng đóng vai trò rất quan trọng. Vào những tháng có thời tiết thuận lợi, họ cố gắng đánh bắt triệt để hơn để bù vào lúc mùa “thất”; vì vậy, họ mong muốn có được thuyền chắc chắn và hằng loạt các loại ngư cụ khác nhau để khai thác càng nhiều loài cá, càng nhiều vùng đánh bắt càng tốt. Họ đánh bắt khoảng 10 đến 25 ngày trong tháng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và lượng cá. Tất cả họ đều cho rằng thời tiết ngày càng khắc nghiệt hơn và gây nhiều trở ngại cho họ, đặc biệt là những người nghèo họ phải tiêu xài những ngày nằm bờ, không ra khơi. Đôi khi người nghèo liều lĩnh ra khơi ngày thời tiết xấu nhưng họ đành phải quay về sớm và thậm chí bị lỗ do không đủ cho chi phí đã bỏ ra.

Với đường bờ biển dài khoảng 254km và tổng chiều dài các sông ngòi kênh rạch là hơn 8.000km, Cà Mau chịu ảnh hưởng xói lở ở ven biển, cửa sông, bờ sông. Xói lở ở những vùng đất thấp, nơi thường có sóng mạnh, điều kiện gió mùa sâu sắc và bão táp. Nhiều nghiên cứu cho rằng hàng loạt đập thủy điện xây dựng trên thượng nguồn sông Mekong đã làm thay đổi chế độ dòng chảy và làm giảm trầm tích gây ra suy thoái hệ sinh thái và làm hạ lưu bị xói mòn nghiêm trọng (Blackshear et al., 2011; Van, 2008). Ngoài ra, rừng ngập mặn ven biển chỉ còn lại là vành đai hẹp nên rất khó khăn bảo vệ vùng ven biển; hơn nữa, giao thông bằng thuyến cao tốc cũng là nguyên nhân gây xói lở bờ sông.

Van (2008) giả định rằng khi nước biển lên 30cm thì đường bờ biển có thể bị xói lở đến 45m từ bờ. Xói lở ở vài nơi thuộc ấp Hồng Phước (xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi) và Kinh Đào Đông, Kinh Đào Tây (xã Đât Mũi, huyện Ngọc Hiển) xảy ra rất đột ngột và làm nhiều ngôi nhà dọc bờ sông và cửa biển ảnh hưởng nghiêm trọng (xem hình trang 37).

Người dân sống dọc cửa sông Kinh Đào (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển) bị tổn thương cao do ngập nước và xói lở. Họ chuyển từ rừng phòng hộ về khu tái định cư này từ năm 2005. Hai năm trước, họ bị trận lở đất lớn. Cơ sở hạ tầng, nhà cửa cầu đường v.v… bị thiệt hại và thảm họa vẫn tiếp tục đe dọa nghiêm trọng

Mỗi khi thủy triều lên tôi ngủ không yên. Nơi đây gần biển nên thủy triều lên nhanh lắm. Tôi sợ nước cuốn nhà tôi đi. Đôi khi nửa đêm thức giấc tôi thấy lưng mình ướt sủng. Nhất là trong mùa mưa gió tôi sợ nhà tôi đổ sập do xói lở. Tôi ước mơ có được mảnh đất nhỏ bất kể nhỏ như thế nào cũng được để tôi được di dời xa bờ biển (Nguyễn Thị Hằng, Kinh Đào Đông, Đất Mũi 19/10/2013)

2.3.2 Sự thay đổi của tính tổn thương do BĐKH

Trong tương lai, tính dễ tổn thương thay đổi phụ thuộc vào tình trạng của các biện pháp đối phó, mức độ thích ứng và khả năng phục hồi, những vấn đề đó sẽ được trình bày ở phần kế tiếp. Chúng ta giả định rằng ngay cả khi không có những phản ứng thích ứng nào để giảm thiểu tác động của BĐKH, sự thay đổi của tính dễ tổn thương vẫn tác động đến người dân theo nhiều hướng khác nhau. Một số nhóm dễ tổn thương, mất mát hay bị nguy hiểm hơn những nhóm khác. Tương tự như vậy, các khía cạnh quan trọng liên quan đến khả năng ứng phó là phân tầng xã hội, giới tính, sự giàu có, tình trạng sức khỏe, nghề nghiệp, mối quan hệ xã hội v.v… Thay đổi về địa vị xã hội, kinh tế và chính trị sẽ mang đến sự thay đổi về quyền lực trong xã hội, và điều đó ảnh hưởng đến khả năng ứng phó với tổn thương từ BĐKH.

Page 48: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

46

Các yếu tố về KT-XH, điều kiện sinh học và chính trị xã hội mang đến sự dễ tổn thương khác nhau từ thảm họa này đến thảm họa khác. Sự dễ tổn thương sẽ tăng do thiếu quyền quản lí tài nguyên thiên nhiên, giáo dục thấp, khó có khả năng tiếp cận nguồn lực, không có quyền ra quyết định. Trên thực tế, khi người dân trong cùng cộng đồng đối mặt với cùng cơn bão, họ sẽ bị ảnh hưởng khác nhau do có hoàn cảnh khác nhau. Ví dụ, người giàu có những ngôi nhà chắc chắn sẽ chịu được tác động tốt hơn, người trung lưu có thể xây lại nhà nhanh chóng do tiền tiết kiệm hoặc có sự trợ giúp từ bên ngoài; người nghèo sống trong những ngôi nhà tồi tệ và nếu những ngôi nhà bị tàn phá họ không có tiền tích lũy để sửa chữa; vì vậy họ là nhóm dễ tổn thương nhất.

Sự thay đổi của tổn thương theo vùng địa lý và ảnh hưởng khác nhau đến khả năng tiếp cận và kiểm soát tài nguyên, quyền lực và sự phát triển kinh tế. Vì vậy, phân tích rủi ro nên quan tâm đến nhiều mặt: những thảm họa gì xảy ra nơi đâu, thảm họa đó ảnh hưởng như thế nào và ảnh hưởng ai…

Hơn 60% hộ gia đình nuôi tôm và 35% hộ làm thuê hoặc mò cua bắt ốc cho rằng họ biết về BĐKH và tác động của nó qua các chương trình truyền hình nhưng họ vẫn cảm thấy mơ hồ. Truyền hình gần như là phương tiện truyền thông duy nhất để dự báo về thời tiết. Hầu như mọi người đồng ý rằng tác động của BĐKH ngày càng rõ nét hơn trong những năm gần đây dựa vào cảm nhận, kinh nghiệm trong cuộc sống đời thường hay từ sinh kế của họ. Nhiều người không quan tâm và không sẳn sàng thay đổi cuộc sống để thích ứng với BĐKH. Điều đó không có nghĩa là họ không nhạy cảm mà vì họ không có đủ thông tin cũng như khả năng hiểu được các chính sách nhà nước liên quan đến BĐKH và cách đề phòng. Hàng loạt chính sách, quyết định và chương trình hành động ở cấp địa phương đã được phê duyệt liên quan đến phát triển KT-XH, giảm thiểu do BĐKH và bình đẳng giới (Chương trình phát triển KT-XH 2012-2020 (UBND Cà Mau), Kế hoạch hành động giai đoạn 2011-2020 của tỉnh (Sở LĐTBXH); Kế hoạch tham gia bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2015 (Bộ NN & PTNT, Sở TN & MT và Hội Liên hiệp PN) các chương trình này tập trung vào bảo vệ môi trường, phòng chống thảm họa; tuy nhiên cho đến nay, phụ nữ ở địa điểm nghiên cứu khó tiếp cận và hầu như cũng không được nhắc đến.

Người dân không theo dõi BĐKH có thể vì họ nghèo. Nghèo khiến họ bận rộn kiếm sống trước mắt thay vì quan tâm theo dõi BĐKH là cái mà họ không thể can thiệp được. Những ngôi nhà với vật liệu rẻ tiền có thể đỗ sập bất chấp nỗ lực của họ là có theo dõi sự thay đổi thời tiết hay không. Người nghèo không có phương tiện, trang thiết bị cũng như khả năng tiếp cận thông tin tốt. Vì vậy, cung cấp tài liệu, tờ rơi, chương trình truyền thông là cần thiết để tuyên truyền về phòng chống thảm họa và giảm nhẹ thiên tai do BĐKH.

Đàn ông và PN bị tác động do BĐKH bởi nhiều cách khác nhau phụ thuộc vào những hoạt động sinh kế mà họ tham gia vào. Những thông tin thu nhận được từ các cá nhân hoặc cộng đồng đều khá chủ quan và là những kinh nghiêm ngắn hạn, trong trường hợp bị tác động liên tục, những tổn thương sẽ trở nên trầm trọng hơn trong vài năm tới.

Trong 10 năm nay, ngập lụt ngày càng nghiêm trọng hơn, giờ này năm ngoái, mực nước không lên đến sân nhà nhưng năm nay nó tràn gần đến cửa rồi. Mưa thất thường vào mùa khô, trời đang nắng gay gắt rồi tự dưng mưa rào, nhưng nhiều nước hay ít nước gì thì tôm cũng bị sốc, yếu sức rồi lại thất thu

(Lê Thị Mận, Hồng Phước, Nguyễn Huân, 16/10/2013)

Page 49: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

47

2.4 Đánh giá tổn thương: khu vực, chỉ số và các vấn đề về giới

2.4.1 Khu vực dễ tổn thương

Những khu vực dễ bị tổn thương là nơi bị phơi nhiễm và nhạy cảm nhiều với các nhân tố từ thiên nhiên và con người như nghèo đói, thu nhập thấp, khó tiếp cận tài nguyên, suy thoái môi trường và có mức phơi nhiễm cao với hiểm nguy về thời tiết như ngập lụt, bão, gió lốc và xói lở. Xác định các yếu tố dẫn đến tổn thương sẽ giúp giảm nhẹ những ảnh hưởng và thúc đẩy phát triển sinh kế bền vững. Rủi ro và tổn thương có thể tiếp cận bằng nhiều cách khác nhau. Ở cấp cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng, tính dễ tổn thương có thể được xem là mức độ con người phơi nhiễm trước những nguy cơ, cú sốc hoặc những căng thẳng mà họ khó có thể chống đở. Nhiều tác giả đã quan niệm các dạng tổn thương khác nhau. Ví dụ, theo Chambers (1989) tổn thương bên trong là các rủi ro, sốc hoặc căng thẳng mà các cá nhân, gia đình hoặc cộng đồng là chủ thể phải gánh chịu, và tổn thương đến từ bên ngoài mà con người không thể tự vệ hoặc đối phó mà không bị thiệt hại và mất mát. Ví dụ như các tác động BĐKH, tài nguyên suy thoái, ô nhiếm môi trường, giá cả bấp bênh v.v… là những rủi ro bên ngoài. Tương tự như vậy, Glewwe and Murtaugh (1998) phân biệt tổn thương dựa trên ngữ cảnh kinh tế chính trị như do thị trường và chính sách gây ra. Tổn thương trong nghiên cứu này tính đến những ảnh hưởng lâu dài, đó là sự bất thường của BĐKH, ngập lụt, bão táp và xói lở, suy thoái tài nguyên, ảnh hưởng của trình độ thấp v.v… và những tác động ngắn hạn từ những rủi ro hoặc những cú sốc như việc tôm bệnh, lượng cá đánh bắt giảm, bệnh hoạn hoặc giá cả thị trường biến động v.v..

Trong nghiên cứu này, cở mẫu không đủ lớn để so sánh giữa ba xã. Đánh giá này chị dựa trên ý kiến phản ánh từ cán bộ địa phương ở các cuộc họp PRA cấp xã; vì vậy chúng tôi chỉ nhận được kết quả đánh giá mức độ tổn thương thay đổi theo vị trí địa lí dựa vào mức độ nơi đó phơi nhiễm trước sự suy thoái môi trường, hiểm nguy và thời tiết biến động và mức độ nhạy cảm trước các yếu tố KT-XH. Các chiến lược sinh kế và thích nghi đươc sử dụng để đánh giá khả năng phục hồi của hệ thống để làm giảm tổn thương.

Chúng tôi sử dụng chỉ số gây tổn thương qua 4 loại hình sinh kế. Tính tổn thương được xếp hạng dựa vào chỉ số để chúng ta có thể so sánh tính tổn thương không chỉ theo địa bàn nghiên cứu mà còn trên loại hình sinh kế . Đầu tiên, tính dễ tổn thương được xếp hạng 3 mức (từ 1: thấp nhất đến 3: cao nhất) cho mỗi yếu tố tổn thương tương ứng với từng loại hình sinh kế. Tổng các điểm đã xếp hạng của mỗi yếu tố tổn thương theo mỗi loại hình sinh kế được tính toán theo 3 xã.

Ở nghiên cứu nền này, người dân ở Sông Đốc, Nguyễn Huân và Đất Mũi có mức độ phơi nhiễm khác nhau đối với những tác động từ KT-XH, tự nhiên và phi tự nhiên và BĐKH. Mức tổn thương chung cho ba xã là thấp và trung bình, trong đó xã Đất Mũi (143 điểm) được đánh giá có mức độ tổn thương cao nhất so với Sông Đốc (134 điểm) và Nguyễn Huân (124 điểm) (Bảng 2-5)

Thị trấn Sông Đốc ở huyện Trần Văn Thời có nhiều hộ nghèo, dân đông và nhiều dân nhập cư. Hiện nay thị trấn có mức độ tổn thương trung bình nhưng sẽ tăng trong tương lai do phơi nhiễm với ngập lụt và bị ảnh hưởng bởi các cơn bão, lốc và mưa trên diện tích rộng. Trong ki đó, huyện (thị trấn) chịu tổn thương ít nhất (so với hai địa bàn còn lai) với các yếu tố về KT-XH và tự nhiên sinh-vật chất nhưng chịu tác động nhiều nhất với nguy cơ do BĐKH.

Xã Nguyễn Huân thuộc huyện Đầm Dơi có nhiều hộ nghèo và họ khó khăn tiếp cận thị trường để bán sản phẩm làm ra với giá cao hơn dẫn đến tổn thương. Xã bị phơi nhiễm với ảnh hưởng của bão biển, gió xoáy và mưa, ngập úng và nhiễm mặn; tuy nhiên, nhìn chung khả năng phục hồi trước BĐKH là tốt, Nguyễn Huân chịu ảnh hưởng thấp nhất đối với BĐKH.

Page 50: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

48

Xã Đất Mũi thuộc huyện Ngọc Hiển được đánh giá là tổn thương nhất, huyện có nhiều hộ nghèo và việc không được tiếp cận với tài nguyên rừng biển khiến các hộ giảm nguồn thu nhập và bị tổn thương. Người dân xã, đặc biệt là ngư dân chịu ảnh hưởng nhiều bởi xói lở, bão biển, gió lốc và mưa thất thường.

Bảng 2-5: Chỉ số tổn thương ảnh hưởng đến 4 loại hình sinh kế ở 3 xã

Mặc dù sạt lở đất là hậu quả nghiêm trọng của BĐKH ở Cà Mau, ảnh hưởng lớn đến đời sống cư dân. Trong lúc thực hiện PRA ở cấp xã chúng tôi dùng phương pháp phát họa sơ đồ để xác định vị trí những nơi thường xãy ra xói lở ở 3 địa bàn nghiên cứu (Hình 2-6). Tuy nhiên, kết quả lấy ý kiến từ PRA ở cấp xã thảm họa do xói lở được đánh giá tổn thương thấp (19 điểm) là do (1) do người được lấy ý kiến nằm ngoài số người bị ảnh hưởng do xói lở nên họ không đặc biệt quan tâm; và (2) xói lở chỉ xuất hiện chỉ ở những địa điểm đặc thù, dọc bờ sông hoặc cửa biển và trong thời điểm nhất định; trong thời gian thực địa không xãy ra xói lở nên CB địa phương không để ý quan tâm.

TT Sông Đốc (Trần Văn Thời)

Xã Nguyễn Huân (Đầm Dơi)

Xã Đất Mũi (Ngọc Hiển) Tổng

Tổn thương về KT-XH

Nghèo, thu nhập thấp 15 14 13 42

Giá cả bấp bênh 9 12 8 29

Trình độ, kỹ thuật thấp 7 3 11 21

Không có cơ hội việc làm 6 6 8 20

Cơ sở hạ tầng kém 4 4 10 18

Tổng phụ 41 39 50

Tổn thương tự nhiên và lý sinh

Cạn kiệt tài nguyên 10 10 14 34

Môi trường xuống cấp, ô nhiễm 8 10 10 28

Tôm bệnh 4 7 8 19

Tổng phụ 22 27 32

Tác động của BĐKH

Bão 13 13 12 38

Gió lốc 12 12 10 34

Mưa dầm 14 12 8 34

Mưa thất thường 14 10 10 34

Nước biển dâng, ngập lụt 10 3 9 22

Lở đất 6 5 8 19

Nắng nóng kéo dài 2 3 4 9

Tổng phụ 71 58 61

Tổng 134 124 143

Nguồn: Thảo luận nhóm ở cấp xã, 2013 Mức tổn thương: thấp: <8 TB: 8 – 12 Cao: > 12

Page 51: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

49

(a)

(c)

(b)

(d)

Hình 2-6: Những khu vực xói lở thuộc địa bàn nghiên cứu

(a): Bản đồ Sông Đốc và hệ thống thủy văn (b): TT Sông Đốc: xói lở dọc sông Ông Đốc(c): Xã Nguyễn Huân: xói lở dọc sông Trảng Tràm ấp Hồng Phước và ngả ba Vàm Đầm, ấp Vàm Đầm(d): Xã Đất Mũi: xói lở dọc sông Lạch Vàm, sông Vàm Xoáy, sông Rạch Tàu (các ấp Kinh Đào)

2.4.2 Chỉ số tổn thương được dùng để đánh giá tác động trong tương lai

Theo Briguglio (2003), Birkmann (2007) và Hahn et al. (2009), tính tổn thương rất đa dạng và liên quan đến với các vấn đề KT-XH và môi trường. Chúng tôi sử dụng khung sinh kế bền vững để xác định cách người dân tiếp cận các nguồn lực: tự nhiên, kinh tế, xã hội, vật chất và con người (Chambers & Conway, 1992) để đánh giá khả năng con người chịu đựng được các cú sốc và thảm họa. Chúng tôi sử dụng dữ liệu từ phỏng vấn hộ dân để xác định tính nhạy cảm và thích ứng của cộng đồng với BĐKH, đặc biệt tập trung vào sinh kế của hộ nghèo, ngày một nghèo hoặc hộ giảm nghèo. Chỉ số tổn thương rất đa dạng, được thiết kế có tính đến sự phơi nhiễm với thảm họa thời tiết và BĐKH, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy thoái môi trường, với độ nhạy cảm về đặc điểm kinh tế (nghèo đói, thất nghiệp, hạn chế khả năng tiếp cận giáo dục, nước sạch, thực phẩm, chăm sóc sức khỏe v.v…) và tính thích nghi của các chiến lược sinh kế, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng mối quan hệ xã hội v.v… (Bảng 2-6). Dựa vào

Page 52: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

50

kết quả của bảng 2-5, Bảng 2-6 thể hiện các chỉ số theo qui mô từ trên xuống, từ tổn thương cao đến tổn thương thấp. Mỗi yếu tố đánh giá tổn thương bao gồm nhiều chỉ số phụ được tính toán và giải thích theo Bảng 2-6.

Bảng 2-6: Chỉ số tổn thương

Chỉ số tổn thương Đơn vị Giải thích hợp phần của tổn thương

Hợp phần KT-XH

- Tỉ lệ nghèo % - Kết quả từ HEPR

- Tỉ lệ nghèotriệu đồngtriệu đồng

- Thu nhập chính- Thu nhập phụ

- Thu nhập thấp

%

phút

- % số hộ phải bán sản phẩm với giá rẻ mà không được mặc cả

- Thời gian đến chợ gần nhất

- Hạn chế tiếp cận thị trường%%%

- % PN độc thân là chủ hộ - % PN không độc thân là chủ hộ- % Chủ hộ là nam đi xa >6 tháng/năm

- Chủ hộ là PN triệu đồng%

- Số tiền tiết kiệm được sau khi trừ mọi chi xài - % hộ không tiết kiệm được

- Không có tích lũy - Số tiền tiết kiệm được sau khi trừ mọi chi xài - % hộ không tiết kiệm được

- Giáo dục

nămngườinămtriệu đồng

- Số năm đến trường - Số người còn đi học- Cấp lớp đang học- Chi phí cho việc học của con trong năm

- Đất ít hoặc không có đấthahaha

- DT đất nhà - DT đất nông nghiệp- DT đất rừng

- Không có dụng cụ lao độngHptriệu đồngtriệu đồng

- Trọng tải thuyền đánh bắt - Giá trị máy tàu - Ngư cụ: từng loại ngư cụ và gía trị

- Không có dụng cụ gia đình cái - Số lượng truyền hình, điện thoại, xe gắn máy, tàu

- Bệnh tôm %triệu đồng

- % hộ làm ăn thất bại trong năm - Số tiền thất bại

- Tỉ lệ lệ thuộc %- % người sống phụ thuộc (tàn tật, già, bệnh,

trẻ em…) không khả năng kiếm thu nhập hoặc làm việc nhà

- Chăm sóc sức khỏe%phút - % người bệnh và loại bệnh

- Thời gian đến bệnh viện gần nhất

- Nước%m3

phút

- % hộ thiếu nước sinh hoạt - Dung tích chứa nước- Thời gian đi lấy nước

- Không có điện sinh hoạt % - % hộ không có điện (trực tiếp)

- Đi lại khó khăn % - % hộ cho rằng đi lại khó khăn

- Không có trợ giúp

tỉ lệ

tỉ lệ%

- Số lần nhận giúp đỡ (thức ăn, thuốc, chăm sóc trẻ em …) /số lần cho trong tháng

- Số tiền mượn/số tiền cho mượn - % cảm nhận ít hoặc không nhận được sự

giúp đỡ từ chính quyền

Page 53: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

51

Nguồn lực tự nhiên và sự nguy hiểm do thời tiết

- Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt

tấntấn/mã lực%triệu đồng

- Sản lượng đánh bắt (xa bờ) (theo tài liệu)- Sản lượng/hp. Catch Per Unit Effort (CPUE)

(tài liệu)- % hộ thất bại trong năm - Số tiền bị lỗ

- Môi trường suy thoái % - % hộ cho rằng môi trường đang suy thoái

- BĐKH độ Cmm

- Độ lệch chuẩn của nhiệt độ TB (tài liệu)- Độ lệch chuẩn của lượng mưa TB (tài liệu)

- Thiên tai

ngàyngàyngàylầnlần%hộ triệu đồng

- Số ngày ngập lụt trong năm- Số ngày mưa dầm trong năm- Số ngày năng nóng kéo dài trong năm- Số lần bị ảnh hưởng bão trong năm - Số lần bị ảnh hưởng xoáy lở trong 5 năm.

Mô tả- % hộ không được cảnh báo trước về thảm

họa - Số hộ có người thương tật hoặc mất do thời

tiết - Số tiền bị thiệt hại do thời tiết

Thích ứng sinh kế

- Mức độ đa dạng hóa sinh kếnguồn %tỉ lệ

- Các nguồn thu nhập - % hộ chỉ có 1 nguồn thu nhập- Tỉ lệ của thu nhập phụ và chính

- Mức độ di cư hộ - Số hộ có người đi làm ăn xa

- Nhận kiều hối % - % hộ có nhận kiều hối

2.4.3 Tổn thương về giới dưới tác động của BĐKH

Trong địa bàn nghiên cứu, có rất ít mối liên quan giữa các vấn đề về giới và BĐKH và cũng có rất ít sự quan tâm đến các tác động khác nhau của BĐKH lên nam giới và PN. Tuy nhiên, nhìn chung, “giới” được hiểu như là quan niệm XH và thái độ của mọi người đối với nam và nữ và nhận thức về phân bố khối lượng công việc của nam và nữ trong đánh bắt và nuôi tôm.

Trong đánh bắt, PN không được xuống tàu ra khơi mà chỉ thu nhặt cá con ở bãi bùn. PN tượng trưng cho điều không may mắn nên họ không được phép xuống thuyền cũng không được đứng ở cầu tàu chào tạm biệt hoặc đón chồng con đánh bắt trở về. Đặc biệt là đánh bắt xa bờ thì điều cấm kỵ này càng được tuân thủ chặt chẽ. PN tham gia các hoạt động đánh bắt gián tiếp trên bờ như lựa cá, bán cá, phơi khô, làm mắm, vá lưới, mua đồ dùng mang theo cho mỗi chuyến đi biển của chồng con. Những đứa con trai thường bỏ học sớm để theo cha ra khơi. Kinh nghiệm đánh bắt truyền từ cha sang con, tương tự, cha để lại tàu thuyền cho con trai thay vì cho con gái. Nếu cha mẹ không có gì để lại cho con, những đứa con trai này phải đi đánh bắt thuê cho tàu khác. Vì vậy, sự nghèo đói hay giàu có thường cứ truyền từ đời này sang đời khác.

Trong nuôi tôm thâm canh, PN không được phép vào trại tôm giống hoặc lội xuống vuông tôm. Nuôi tôm quảng canh được cho là đơn giản và ít đòi hỏi kỹ thuật hơn, nên việc nuôi tôm được thực hiện bởi cả nam và nữ. Tuy nhiên, đàn ông thường chịu trách nhiệm kỹ thuật canh tác, ra quyết định về thời gian nạo vét bùn, việc thả giống và giúp PN thu hoạch tôm. Đàn ông tham dự các khóa khuyến ngư, chia sẻ kinh nghiệm với láng giềng, dự đám tiệc trong khi PN làm việc nhà, tham gia hoạt động phi nông nghiệp, quản lí chi tiêu gia đình và tiết kiệm.

Page 54: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

52

PN bị ảnh hưởng nhiều bởi BĐKH và thiên tai và bị hạn chế trong tiếp cận tài nguyên. Sinh kế chính của phần lớn PN là mò cua bắt ốc, làm mướn và bán hàng rong, mà những nghề này lại bị ảnh hưởng nặng nhất dưới ảnh hưởng BĐKH; vào những ngày mưa dầm, bão táp, họ khó tìm được khách hàng nên thường bị thất thu. Họ không có khả năng chuyên môn nên khó tìm được việc làm tốt hơn ở những nơi khác, số PN thất nghiệp và lao động không có tay nghề cao hơn nam. Họ lại yếu hơn nam nên tiền công lao động ít hơn nam khoảng 30%. Những người PN là chủ gia đình lại còn tổn thương hơn vì họ gặp khó khăn trong việc phục hồi, xây dựng, sửa chữa nhà cửa sau thảm họa thiên tai. Họ yếu sức nên khó khăn trong việc dời đồ đạc đến nơi an toàn, họ ít xông xáo và lệ thuộc nhiều vào sự giúp đở xung quanh. Phụ nữ là chủ hộ thường có ít mối quan hệ để được sự giúp đỡ hoặc có ảnh hưởng để được hỗ trợ di dời, phục hồi tái định cư sau hiểm họa.

Trong mọi tình huống, phụ nữ nghèo càng bị tổn thương nhiều hơn nam giới. Thông thường, nam giới làm “việc lớn” và được xem như “lao động chính” trong nhà; trong khi những việc nội trợ không lương thì PN gánh vác. PN quanh quẩn làm công việc nhà đặc biệt khi con họ còn nhỏ. Nếu thu nhập của mỗi một mình chồng không đủ sống, phụ nữ bị căng thẳng hơn nhu cầu trang trải sinh hoạt hàng ngày. Họ có trách nhiệm với thu nhập và chi tiêu hằng ngày của gia đình nên họ phải đứng ra vay nóng cho những nhu cầu hằng ngày và điều đó gây áp lực với gánh nặng nợ nần. PN đảm đương nhiều vai trò không công như người vợ, con dâu, người mẹ, người trông trẻ, nội trợ, dạy con, y tá cho người già v.v… Phụ nữ có thiên hướng tốt hơn trong chăm sóc người già, trẻ em và người khuyết tật. Điều này đè nặng khối lượng công việc lên vai họ, làm giảm tính cơ động và cản trở họ phát triển kiến thức và kỹ năng cho riêng họ để họ có thể cứu sống hay ngăn ngừa những tổn thất do BĐKH, ví dụ như học bơi hay tham gia các cuộc họp ở cộng đồng. Bên cạnh đó, phụ nữ nghèo ở nông thôn lại càng khó khăn hơn vì họ khó tiếp cận được với nước sạch, điện gia dụng, giao tiếp, thông tin liên lạc và không có cơ hội để đa dạng sinh kế. Họ dễ dàng sống phụ thuộc tài chính và chịu nhiều ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo trong nhận thức và hành vi.

Page 55: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

53

Xói lở ở cửa sông (Kinh Đào Tây/Đông, xã Đất Mũi)

Đường giao thông hư hỏng (Kinh Đào Tây/Đông, xã Đất Mũi)

Xói lở dọc bờ sông

Rào gỗ chống xói lở

Page 56: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

54

030303Thích ứng và khả năng phục hồi

Page 57: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

5555

Khả năng thích ứng có thể được định nghĩa là “khả năng hay năng lực của một hệ thống để điều chỉnh hoặc thay đổi đặc tính hoặc hành vi của nó nhằm đối phó tốt hơn với căng thẳng bên ngoài đang tồn tại hay dự đoán xãy ra”. Khả năng thích nghi có thể được mô tả như tập hợp các hành động tiềm năng nhằm giảm tính dễ tổn thương và có thể ảnh hưởng đến sự phơi nhiễm và nhạy cảm trong hiện tại và tương lai – hoặc cả hai (Mackay & Russell, 2011).

3.1 Ứng phó của chính quyền địa phương với BĐKH

3.1.1 Ứng phó với BĐKH ở cấp quốc gia và cấp tỉnh

Có nhiều chương trình hỗ trợ nuôi tôm và đánh bắt từ phía Nhà nước tập trung vào cải thiện sinh kế như chương trình xóa đói giảm nghèo, khuyến nông-ngư, tín dụng, an sinh xã hội và bảo hiểm, chính sách giao đất, chính sách bảo tồn và quản lí rừng, và tái định cư v.v… Để giảm nhẹ tác động của BĐKH nhà nước đã ban hành nhiều chương trình, chính sách và triển khai hàng loạt các hoạt động để giảm nhẹ rủi ro thiên tai bao gồm thành lập các trung tâm dự báo thiên tai trên toàn quốc và nâng cao nhận thức cộng đồng. Tuy nhiên những chiến lược tập trung vào phản ứng ngắn hạn, khẩn cấp khi có thời tiết cực đoan và xây dựng lại sau thảm họa chứ không phải là những chiến lược thích ứng BĐKH một cách dài hạn trong tương lai. Chiến lược này cũng không được tích hợp vào các chính sách vĩ mô cho phát triển bền vững và giảm nghèo (ICEM, 2009). McElwee, Nghiem & Vu (2012) nhận xét rằng Nhà nước chỉ quan tâm đến những biện pháp thích ứng ‘cứng” tốn kém như (xây dựng đê biển, tăng cường cơ sở hạ tầng, nhà ở kiên cố…) hơn là các biện pháp “mềm” hiệu quả như hệ thống cảnh báo bão, trồng rừng hoặc tăng cường năng lực quản lí.

Page 58: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

56

Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KHĐT), Ủy ban Trung ương phòng chống lụt bão và Cục Quản lý đê điều phòng chống lụt bão hoạt động với Cục Tài nguyên nước của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT), Trung tâm Quản lí thiên tai, Dịch vụ Khí tượng Thủy văn, và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là những tổ chức đầu mối tham gia vào các hoạt động liên quan đến BĐKH.

Ở cấp quốc gia có khung hành động thích ứng với BĐKH trong NN và PTNT giai đoạn 2008-2020 nhằm mục đích tăng cường khả năng của chính quyền trong giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với BĐKH để giảm thiểu tác động bất lợi và bảo đảm phát triển NN và PTNT bền vững. Kế hoạch hành động có 5 nhiệm vụ như trong Bảng 3-1 và chính quyền địa phương ở Cà Mau tích hợp các chính sách vào chương trình quản lí vùng ven biển (CECT, 2013; ICEM, 2009; PC Ca Mau, 2010). Ở Cà Mau, các hoạt động thích ứng được đề xuất hoặc đang thực hiện được trình bày trong bảng sau.

Bảng 3-1: Chương trình hàng động cấp quốc gia và cấp tỉnh ứng phó với BĐKH

Cấp QG Cấp Tỉnh

Phát triển và thực hiện chương trình truyền thông thông tin

- Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, thích ứng với BĐKH cho cộng đồng đặc biệt là những người bị ảnh hưởng trực tiếp (báo cáo chuyên đề, hội thi, họp nhóm …)

Phát triển nguồn nhân lực trong NN và PTNT

- Đa dạng loại cây trồng và vật nuôi thích hợp theo mùa vụ. - Tổ chức khóa kỹ thuật nông nghiệp (25 ngàn người tham

gia/năm). Giảm tỉ lệ thất nghiệp xuống còn 2-3% và tỉ lệ nghèo còn 10% năm 2020 (theo tiêu chí 2USD/người/ngày)

Phát triển cơ sở hạ tầng

- Đê bao: Xây mới 125km đê dọc bờ Đông và gia cố 93km đê dọc bờ Tây. Xây dựng hệ thống bờ biển vững chắc để bảo vệ nơi rừng phòng hộ bị tàn phá và nơi bị đe dọa bởi sóng biển ở phía Tây huyện U Minh và mũi Cà Mau.

- Mở rộng hệ thống thoát lũ - Mở rộng hệ thống cấp nước sử dụng hợp vệ sinh - Triển khai sự cam kết từ hộ dân trong việc bảo tồn và bảo vệ

rừng (5.000 hộ mỗi năm), trồng 2.500ha rừng mỗi năm (năm 2010 Cà Mau có 110 ngàn hecta rừng, độ bao phủ 19,7%, kế hoạch đạt 28% năm 2020).

- Giao rừng sản xuất về cho hộ dân và tăng cường bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và vườn quốc gia.

Lồng ghép BĐKH với các chương trình phát triển

- Đánh giá tác sự tác động và tính tổn thương ở cộng đồng nơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi xói mòn bờ biển và lở đất bằng các biện pháp tái định cư khẩn cấp

- Lồng ghép BĐKH vào các kế hoạch phát triển ngành, các chương trình xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường

Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lãnh vực BĐKH - Tăng cường hợp tác quốc tế.

Nguồn: (MRC, 2010), (PPC, 2009) và (PC Ca Mau, 2010)

Page 59: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

57

3.1.2 Ứng phó với BĐKH ở cấp xã

Cấp xã có hàng loạt các chiến lược thích ứng đã được thiết kế và thực thi để giảm thiểu tác động của BĐKH. Những chiến lược này tập trung vào ổn định và phát triển KT-XH, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và tăng cường sự thích ứng trong việc xây dựng kiến thức và tạo dựng mối quan hệ. Tất cả các chiến lược nhằm nâng cao khả năng phục hồi KT-XH. Sự ổn định KT dựa vào khả năng tiếp cận tài nguyên để tăng năng suất và thu nhập, ổn định sinh kế và giảm thiểu rủi ro. Những dữ liệu thể hiện sự đồng thuận trong mọi hoạt động ứng phó BĐKH của hộ gia đình và cấp xã để ổn định KT-XH, quản lí tài nguyên, phát triển giáo dục và xây dựng kiến thức kỹ năng, xây dựng mạng lưới XH, củng cố mối quan hệ XH, và nâng cao năng lực tự quản lí v.v.. được trình bài trong Bảng 3-2. Kết quả PRA cho thấy mức độ ứng phó với BĐKH ở ba xã nghiên cứu là khác nhau và sinh kế vùng ven biển ở Cà Mau dễ bị tổn thương do kết quả của BĐKH và suy thoái môi trường. Phần tiếp theo của báo cáo tập trung vào kế hoạch cấp xã để đảm bảo sự ổn định và an toàn cho người dân địa phương.

Bảng 3-2: Úng phó với BĐKH ở cấp xã

Xây dựng khả năng phục hồi ở cấp hộ Khả năng ứng phó ở cấp xã

Ổn định KT- Tìm kiếm việc làm- Di cư- Đa dạng sinh kế

- Đẩy mạnh việc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo- Cải thiện tiêu chuẩn KT-XH. Áp dụng vệ sinh thông qua chương trình quốc

gia “Nước sạch vệ sinh môi trường”, “Vườn-Ao-Chuồng”, “Biogas” v.v… - Xây dựng khu tái định cư, xây dựng cơ sở hạ tầng, cảng tránh bão, kho

hàng v.v…- Xây dựng chương trình phân bổ quĩ phúc lợi và nhà ở cho những hộ tổn

thương, sống trong rừng phòng hộ nghiêm nhặt, hộ bị ảnh hưởng bởi lở đất, người khuyết tật và hộ dân tộc. Ví dụ ở các xã Mai Hoa, Hố Gùi, Kinh Đào Đông Kinh Đào Tây là những khu tái định cư giải quyết cho nhóm tổn thương định cư năm 2005.

- Thiết lập hệ thống dự báo để thúc đẩy truyền thông về BĐKH hoặc dự báo bão cho cư dân ven biển, dân nông thôn xa xôi.

- Gia cố và nâng cao đê đập và hệ thống thoát nước (nhà nước và nhân dân cùng làm)

- Thành lập đội cứu hộ khoảng 25 thành viên tự nguyện ở mỗi ấp để cứu hộ và phong chống bão lụt. Mỗi ấp dự trù sẳn ghe xuồng tiếp ứng hoặc nhà cửa vững chắc để người dân trú ngụ khi có bão

Bảo vệ tài nguyên - Biển- Rừng

- Triển khai qui định nghề cá chống khai thác thủy sản triệt để - Tăng cường trồng rừng, khuyến khích bảo vệ sinh thái bằng cách tuyên

truyền chống đánh bắt cá con và phá rừng hầm than - Đẩy mạnh chương trình trồng rừng và bảo vệ rừng - Triển khai các đội cứu hộ và hỗ trợ sơ tán

Nâng cao kiến thức

- Cải thiện dịch vụ khuyến nông/khuyến ngư. Nâng cao sự hỗ trợ của CB khuyến nông/ngư trong việc áp dụng giống, vật nuôi và kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện BĐKH

- Phát triển kỹ thuật canh tác phù hợp với BĐKH- Nâng cao kiến thức cộng đồng về vệ sinh môi trường và gia đình, phổ biến

các chiến lược thích ứng với BĐKH và khả năng phục hồi hệ sinh thái.

Tự tổ chứcTạo dựng mối quan hệ

- Phát triển các tổ chức, hiệp hội chính thức và không chính thức - Nâng cao năng lực cộng đồng về BĐKH để mọi người có thể có các biện

pháp thích ứng cho riêng mình - Khuyến khích cộng đồng tham gia vào các hoạt động thích ứng, nâng cao

nhận thức và giáo dục về BĐKH và xây dựng năng lực thích ứng

Nguồn: Thảo luận nhóm, 2013

Page 60: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Coastal Engineering Consultancy in Cà Mau Province

58

Page 61: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

5959

3.2 Khả năng tiếp cận nguồn lực ở cấp hộ gia đình

Nhìn chung, sự thích ứng sẽ thành công nếu như nhóm nghèo có thể giảm tổn thương do BĐKH ở hiện tại đồng thời họ có thể tạo dựng năng lực tiềm tàng để thích ứng với những thay đổi của khí hậu trong tương lai. Mặc dù người nghèo có ít của cải và thu nhập thấp nhưng họ có năng lực tiếp cận nguồn lực khác nhau để làm giảm tổn thương do BĐKH. Dựa vào khung sinh kế của Bộ phát triển quốc tế (DFID), nguồn lực có thể phân nhóm thành tài chính, con người, xã hội, vật chất và tự nhiên (Carney, 1998). Dựa vào (Fussel, 2007) và (Hahn et al., 2009) nguồn lực có thể phân thành nguồn lực tự nhiên và KT-XH, nguồn lực sinh học-vật chất. Các chính sách ứng phó BĐKH cần chú ý cung cấp điều kiện và hỗ trợ người nghèo nâng cao năng lực tạo dựng sinh kế mang tính phục hồi cao. Các chính sách chú ý mở rộng cơ hội cho người nghèo tiếp cận tài nguyên, tạo dựng tài sản, và đa dạng hoạt động sinh kế để tăng khả năng ứng phó với BĐKH.

3.2.1 Tiếp cận nguồn tài chính, nguồn vay không chính thức

Mặc dù người nghèo bị hạn chế trong vay vốn, họ có các cách tiếp cận nguồn vốn và giảm rủi ro tài chính như sau: - Vay từ cửa hàng tạp hóa khi thật cần thiết, mua chịu thức ăn và “trao đổi” nông sản giữa các hộ - Huy động tiền từ nhóm chơi hụi, tổ góp vốn, từ bạn bè người thân, hoặc từ các nhà cung cấp cho

những nhu cầu cần thiết - Nông dân nuôi tôm được đầu tư vốn từ thương lái (người cung cấp tôm giống hoặc người thu

mua tôm) với lãi suất thấp - Ngư dân không thể dùng thuyền của họ làm vật thế chấp ngân hàng để vay vốn, họ mượn tiền

từ nhà đầu tư (vựa cá) để tu bổ ngư cụ, làm chi phí ra khơi (chi phí nước đá, nhiên liệu, mồi câu, sửa chữa nhỏ và chi phí ăn uống) và họ chấp nhận bán cá với giá cả thấp (10-15%) cho nhà đầu tư. Họ tiết kiệm tiền để nâng cấp từng phần của thiết bị đánh bắt bao gồm lưới, ghe tàu và động cơ hằng năm thay vì dành số tiền lớn để sửa chữa toàn bộ sau một vài năm.

Các loại dịch vụ tài chính này không chính thức và không được khuyến khích mở rộng nhưng đôi khi nó giúp người nghèo quản lí rủi ro và vượt qua khó khăn. PN thường sử dụng dịch vụ này dựa trên sự đảm bảo phi vật chất như lòng tin, uy tín, mạng xã hội, độ tin cậy, siêng năng v.v... chứ không bằng tài sản thế chấp cái mà người nghèo không có được. PN đóng vai trò chính trong tiết kiệm và chi tiêu hàng ngày trong gia đình, do vậy, năng lực quản lí tài chính của họ có thể đóng góp vào sự ổn định chi phí sinh hoạt và xây dựng lòng tin trong cộng đồng.

Nhìn chung, việc sử dụng mối quan hệ “bảo trợ-khách hàng” của dịch vụ không chính thức này dựa vào tín chấp được tồn tại trong nhóm. Trong mọi giao dịch, nhà bảo trợ cung cấp tiền bạc phụ thuộc vào sự tin tưởng khách hàng, vào mối quan hệ và và lòng trung thành của khách hàng. Nhà bảo trợ sẽ dừng hỗ trợ khi họ cảm thấy khách hàng không còn uy tín tín dụng; ngược lại, khách hàng từ chối được hỗ trợ khi họ cảm thấy bị bóc lột. Trong cả hai trường hợp, khách hàng nghèo vẫn là người bị thiệt thòi hơn cả. Vì lẽ đó, sự thiết lập “bảo hiểm-tài chính nhỏ” một cách chính thức là cần thiết để tạo dựng mạng lưới của lòng tin trong cộng đồng và để đối phó với những thách thức từ sự bóc lột bởi lãi suất cao.

Page 62: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

60

3.2.2 Tiếp cận nguồn lực con người: kinh nghiệm và kiến thức bản địa

Thông tin về thời tiết giúp người dân nuôi tôm và đánh bắt chọn lựa thời điểm thả tôm, cách quản lí nước, quyết định “nằm bờ” hay ra khơi, hoặc hiểu rõ những cảnh báo cho những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Người dân địa phương có kiến thức về cách đối phó với thời tiết biến đổi. Có những thông tin chính xác và hệ thống cảnh báo sớm sẽ giúp họ có hoạt động đáp ứng chủ động trước tốt hơn là phản ứng khi nó xảy ra. - Nông dân có thể dự đoán thời tiết dựa vào kinh nghiệm. Họ đoán thời tiết trước vài ngày dựa vào

bầu trời. Nếu hoàng hôn có màu nóng đỏ thì ngày mai trời sẽ nắng, nếu nhiều sao sáng xuất hiện trên bầu trời thì sẽ không mưa trong những ngày kế tiếp, nếu trời u ám, ít sao sẽ báo hiệu mưa dầm. Quan sát thái độ của thú nuôi cũng giúp người dân chuẩn bị đối phó với thiên tai. Những con chó trở nên bất thường, chậm chạp hoặc buồn ngủ báo hiệu một cơn mưa sắp xảy ra. Hàng loạt thiêu thân ồ ạt bay vào nơi có đèn sáng báo hiệu trời sẽ mưa hoặc chuồn chuồn bay thấp hay cao cho biết mưa hay nắng trong vài ngày tới “ chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừ thì râm”

- Trong đánh bắt, truyền hình là phương tiện phổ biến nhất để nắm bắt thông tin về thời tiết. Lúc đã ra khơi, thông tin thời tiết truyền qua máy bộ đàm hoặc điện thoại di động. Những người đánh bắt nghèo quyết định khi nào đánh bắt và đánh ở đâu phần lớn dựa vào kinh nghiệm trước đó; vì vậy, kinh nghiệm của thuyền trưởng rất quan trọng. Họ không sử dụng máy tầm ngư, họ có thể dự đoán luồng cá bằng cách quan sát hướng gió, nhiệt độ, dòng chảy, thủy triều v.v...

- Kinh nghiệm phòng ngừa bệnh tôm rất cần thiết để giảm tác động của BĐKH. Trong những ngày ngập lụt, người dân quyết định ngày giờ mở/đóng cống. Họ quyết định dựa vào kinh nghiệm khi nhìn “màu nước” bên trong và ngoài vuông. Họ đa dạng sinh kế bằng cách dẫn dụ tôm/cá giống từ thiên nhiên hoặc thả thêm cua, cá, sò từ trại giống để giảm thiểu rủi ro một khi tôm nuôi bị thất bại do thời tiết biến động. Nếu trời mưa to hoặc nước ngập vuông họ be bờ, mở cống thoát nước và bỏ thêm vôi để tăng độ pH của nước trong vuông tôm.

Người dân cởi mở chia sẻ kinh nghiệm và “bí quyết” kỹ thuật nuôi tôm và đánh bắt với nhau. Không giống như nam giới, PN không quan tâm đến kỹ thuật nuôi tôm và đánh bắt; họ chú ý nhiều đến các loại rau cải trồng theo mùa, cách bảo quản hạt giống an toàn, phân loại các phơi khô hoặc ướp muối trong mùa mưa, trữ nước mưa đủ cho những ngày nắng nóng kéo dài v.v… Trong nuôi tôm quảng canh, PN có thể tham gia vào tất cả các hoạt động nuôi tôm; tuy nhiên, họ tin vào trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm từ chồng họ và trao quyền quyết định cho chồng họ. PN luôn chuẩn bị tốt khi ứng phó khẩn cấp, cứu trợ, cung cấp nước uống và phục hồi sinh kế sau thảm họa. Vì vậy, các chiến lược thích ứng có thể dựa vào kiến thức bản địa, và cần được phổ biến rộng rãi nếu như nó mang lại lợi ích cho cộng đồng.

3.2.3 Tiếp cận vốn vật chất: cơ sở hạ tầng và nhà cửa

- Người dân căn cứ vào mực nước biển dâng cao để xây nhà và các công trình hạ tầng như nâng cao nền nhà hoặc xây nhà trên cột (xem hình trang 62).

- Để chống xói lở, người dân trồng bần, dừa nước và đước dọc bờ sông nhưng những cây này dễ bị tấn công bởi sóng vỗ. Họ cũng dựng những rào chắn chống xói lở nhưng chỉ những hộ khá giàu mới có khả năng thực hiện. Người dân không được phép đốn cây rừng trên mảnh rừng của họ để làm rào chắn sóng vỗ, sửa chữa, gia cố nhà cửa chống chịu bão táp. Trong các trường hợp hết sức cần thiết, người dân phải làm thủ tục và cần sự xác nhận đồng ý của Ban quản lý rừng để có được gỗ trên mảnh rừng của họ.

Page 63: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

61

- Người nghèo thường bị lãng quên trong chương trình phát triển cơ sở hạ tầng. Người dân bắt đầu về khu tái định cư dọc Kinh Đào từ năm 2005, đến năm 2011 hàng chục ngôi nhà bị sập do xói lở, nay số còn lại vẫn đang bị nguy cơ. Điều đó chứng tỏ rằng nhà và đường giao thông được thiết kế từ năm 2005 chỉ tính đến điều kiện khí hậu trong quá khứ chứ không tính đến tính dữ dội và cực đoan của thời tiết trong tương lai. Bên cạnh đó, nhiều dự án tái định cư đã thất bại vì dự án cung cấp cho người nghèo nhà cửa, cơ sở hạ tầng chứ không cung cấp cho họ sinh kế. Nhiều người dân không chịu nổi với cuộc sống tái định cư, họ cho thuê nhà cửa để ra đi tìm cuộc sống tốt hơn. Vì vậy, ngoài việc đầu tư cơ sơ hạ tầng và kỹ thuật có sự tính toán thích hợp, điều cần thiết là hỗ trợ người nghèo bằng cách cho họ tham gia các chiến lược sinh kế thay thế như vèo cua, chăn nuôi và trồng trọt, sản xuất thủ công v.v..

3.2.4 Tiếp cận nguồn lực tự nhiên: biển và rừng

Theo nhiều tác giả, ngư dân đánh bắt qui mô nhỏ là những “người nghèo nhất trong những người nghèo”, và đánh bắt ven bờ là “phương sách kiếm sống cuối cùng” (cited in Allison & Ellis, 2001; McGoodwin, 1990; Panayotou, 1982; Pauly, 1997; and Pollnac et al., 2001); và người nghèo thường bị buộc tội cho việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên bởi vì họ không còn sự lựa chọn nào khác. Tuy nhiên, Pollnac et al. (2001) lập luận rằng nghèo không phải là vấn đề mà vấn đề nằm ở chổ họ bị tổn thương. Việc khai thác cạn kiệt tài nguyên biển của người nghèo không nên xem như là tội phạm mà vì họ cần phải thực hiện nghĩa vụ gia đình, trả nợ, và phải bù trừ cho những ngày đánh bắt thất bát.

Tương tự như vậy, người nghèo bị hạn chế tiếp cận tài nguyên rừng. Để hạn chế việc phá rừng, nhà nước đã ban hành một số chính sách và các qui định tập trung vào phân quyền sử dụng, giao đất giao rừng, quản lí rừng, bảo vệ và chia lợi ích từ rừng. Tuy nhiên, việc thực thi chính sách gần như không hiệu quả. Các hộ nuôi tôm ở địa bàn nghiên cứu nằm cả trong rừng sản xuất và rừng phòng hộ. Ở rừng sản xuất, các chính sách thừa nhận quyền của người dân đối với sản phẩm lâm nghiệp dựa vào hợp đồng lâm nghiệp trao quyền sử dụng cho người dân. Họ có thể hưởng lợi từ cả hai sản phẩm rừng và tôm. Người dân được phép cư trú trên rừng sản xuất và giữ cây rừng 50-70% diện tích và phần còn lại 30-50% được sử dụng cho ao tôm, bờ và đất ở. Ngược lại, sống ở rừng phòng hộ hay rừng đặc dụng, theo qui định, người dân không được khai thác cây rừng, nuôi tôm, đánh bắt; nhưng được phép thu nhặt sản phẩm rừng ngoài gỗ, cây chết, cá con... Tuy nhiên, người nghèo sống trong rừng phòng hộ nơi đây không được hưởng lợi từ sản phẩm rừng ngoài gỗ cũng như không có ý thức về việc bảo vệ rừng. Sự bất cập trong giao đất giao rừng, giao quyền sử dụng hay quyền sở hữu, mâu thuẩn giữa các tổ chức cá nhân quản lí rừng trở thành vấn đề khó giải quyết (Tran et al., 2014). Trần và cộng tác viên (2014) cho rằng mô hình kết hợp nuôi tôm và bảo vệ rừng là mô hình bền vững tính đến thu nhập hộ gia đình và bảo vệ môi trường. Người dân có thể sản xuất tôm sinh thái chất lượng cao để tăng thu nhập từ mô hình này. Tuy nhiên, điều đó chỉ có thể thực hiện khi trách nhiệm và quyền lợi trong việc quản lí rừng được trao cho chính người dân địa phương, cộng đồng, huyện, xã, UBND, các tổ chức v.v... hơn là chỉ trao quyền quản lí độc quyền cho Công ty lâm nghiệp hoặc Ban quản lý rừng (Tran et al., 2014).

3.2.5 Tiếp cận vốn xã hội: mạng lưới quan hệ họ hàng

Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng đối với người nghèo, cung cấp cho họ sự cứu trợ tức thời khi gặp phải những cú sốc. Mạng lưới xã hội được phát sinh từ tình bạn, họ hàng, láng giềng, quan hệ thương mại, dịch vụ và điều đó đóng góp đáng kể vào sự phát triển sinh kế bền vững. Tuy nhiên, rủi ro khí hậu thường tác động tất cả các hộ dân cùng một lúc và tất cả mọi người đều đối mặt với thảm họa như nhau, vì vậy, mạng lưới không chính thức có thể được thành lập và củng cố trước hoặc sau các thảm họa khí hậu xãy ra.

Page 64: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

62

Mạng lưới và mối quan hệ giữa những người nghèo mang lại nhiều lợi ích trong cuộc sống như các khoản vay, thực phẩm, sự giúp đở, công sức lao động và lời khuyên v.v... Rất khó để đánh giá hết giá trị của mạng lưới XH mạng lại và cũng rất khó so sánh giữa mạng lưới XH này hoặc khác, nhưng hầu như các mạng lưới XH ở ĐBSCL luôn giúp đở bảo vệ sinh kế người nghèo chống lại những cú sốc thời tiết trong ngắn hạn hoặc dài hạn.

3.3 Chiến lược sinh kế và thích ứng

Để có được sinh kế tốt, người dân cần trải qua hàng loạt những hoạt động sinh kế. Người dân thực hiện các hoạt động này dựa trên chiến lược được thiết kế và lập kế hoạch, đó là khái niệm về chiến lược sinh kế (Niehof & Price, 2001). Zoomers phân loại bốn chiến lược sinh kế: tích lũy, củng cố, bù trừ và an toàn. Tuy nhiên phân loại này không phải bất di bất dịch mà thường thay đổi, uyển chuyển (Zoomers, 1999). Điều này có nghĩa là trong thời điểm và địa điểm khác nhau, cùng một người có thể theo đuổi nhiều chiến lược sinh kế khác nhau. Những chiến lược sinh kế này không những chỉ bị ảnh hưởng bởi kết quả của những hoạt động trước đó mà còn do đặc điểm tính cách của cá nhân (De Haan & Zoomers, 2005). Có hàng loạt định nghĩa về tính thích ứng trong các tài liệu khác nhau. Smithers and Smit (1997) định nghĩa tính thích ứng là “sự thay đổi của hệ thống để đáp ứng lại một sức mạnh hay sự nhiễu loạn mà trong trường hợp này có liên quan đến khí hậu”. IPCC (2001) đề cập thích ứng với điều chỉnh trong hệ sinh thái, XH hay KT để đáp ứng với các kích thích hiện tại hay trong tương lai, với các ảnh hưởng hay tác động của nó”. Tính thích ứng liên quan đến điều chỉnh để giảm tổn thương của cộng đồng, khu vực, hoặc các hoạt động đối phó BĐKH (IPCC, 2001). FAO (2007) phân tính thích ứng ra làm 2 loại chính: tự động và có kế hoạch. Thích ứng tự động (tự chủ) còn được gọi là thích ứng ngắn hạn (FAO, 2007), các biện pháp thích ứng có kế hoạch là lựa chọn các chính sách và chiến lược đáp ứng có ý thức, chiến lược đa chiều và dài hạn (FAO, 2007).

Chúng tôi dùng ba cụm chiến lược của Folke và cộng sự bao gồm học cách sống với sự thay đổi và không chắc chắn, nuôi dưỡng học tập và thích nghi, và tạo cơ hội cho sự tự tổ chức để cho thấy năng lực thích ứng ở cấp hộ gia đình, bằng cách nghiên cứu cách con người thích ứng, quản lí – hoặc tìm hiểu để quản lí – những thay đổi (Folke et al., 2003; cited in Marschke & Berkes, 2006) .

Chúng tôi thảo luận trên những chiến lược ổn định, bền vững, mạnh mẽ và có khả năng phục hồi đối với sự thay đổi và không chắc chắn về KT-XH và hệ sinh thái. Những chiến lược được cấu thành trong quá trình tương tác lẫn nhau. Quyết định con người đưa ra hôm nay không những tham gia vào sự tương tác giữa con người và môi trường trong giai đoạn hiện tại, mà nó còn nuôi dưỡng kí ức trong họ để họ có thể học tập, thích nghi và tự tổ chức cuộc sống đó là điều cần thiết để chuyển đổi và đổi mới (Walker et al., 2004). Chúng tôi áp dụng 3 cụm chiến lược của hộ nuôi tôm và đánh bắt để so sánh cách người dân quản lí sự thay đổi (Folke et al., 2003; trích bởi Marschke and Berkes, 2006; trích bởi Tran 2012). Bảng 3-3 trình bày các hoạt động và các lộ trình sinh kế đã quan sát được trong nghiên cứu. Các chiến lược sinh kế này được phân thành 3 cụm theo tần suất quan sát, ai (giàu/nghèo) thực hiện hoạt động và hoạt động đó mang lại lợi ích ngắn hạn hay dài hạn.

Cụm thứ nhất bao gồm các chiến lược có hảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến khả năng phục hồi. Đây là các chiến lược đối phó ngắn hạn như vay nóng, phá rừng để hầm than vì cuộc sống hằng ngày. Cụm thứ hai gồm các chiến lược nuôi dưỡng hay học tập cách thích ứng bao gồm các chiến lược để bảo vệ tài nguyên, xây dựng KT-XH và chính trị bền vững. Ví dụ như gia cố nhà cửa, chuyển dời vật dụng lên chổ cao ráo, chuyển gia súc đến nơi an toàn, xây dựng đê đập, bờ bao chống lũ, tích trữ nước, mua thuyền để phòng khi sơ tán, quan tâm đến chương trình dự báo thời tiết, trồng rừng ngăn xói lở, đầu tư cho cơ sở hạ tầng: bờ bao, cống, máy bơm nước, gia cố nhà cửa, nâng cấp ghe tàu và ngư cụ để chống

Page 65: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

63

chọi được với bão biển, đầu tư cho con được học hành, tích cực chủ động đa dạng hóa tạo thu nhập. Cụm thứ ba liên quan đến năng lực tự quản lí trong hệ thống xã hội như gia nhập vào mạng lưới xã hội để được hỗ trợ, tham gia các đội cứu hộ để giúp và được giúp lẫn nhau, xây dựng năng lực tự tổ chức và quản lí tài nguyên thiên nhiên.

Chúng ta hãy nghĩ rằng chiến lược sinh kế khác nhau được phát triển để xây dựng khả năng phục hồi giảm nhẹ tác động của BĐKH là rất đa dạng và phức tạp phụ thuộc vào địa điểm, thời gian, bối cảnh, giới tính, tình trạng tài sản, và sự lựa chọn cá nhân và gia đình. Người dân địa phương sẳn sàng thay đổi chiến lược để thích ứng với các mối đe dọa từ thời tiết cực đoan hôm nay và mai sau. Các chiến lược thích ứng ngắn hạn trong cụm đầu tiên ở Bảng 3-3 góp phần thúc đẩy và nuôi dưỡng thế mạnh của họ, để họ học hỏi kinh nghiệm nhằm đối phó với các mối nguy hiểm do khí hậu trong tương lai. Bảng 3-3 cũng cho thấy người nghèo tham gia vào các hoạt động thích ứng ở cụm 1 mang tính đối phó tức thì và không bền vững, trong khi đó người giàu có cơ hội tham gia hoạt động mang tính thích ứng cao và khả năng phục hồi tốt hơn. Tương tự, phụ nữ có thể tham gia tất cả các hoạt động trong 3 cụm nhưng nhiều nhất là ở cụm 1 và 2. Vì vậy các chương trình hành động hỗ trợ khả năng thích ứng cho người nghèo và phụ nữ cần phải chú ý quan tâm vì chính họ là những đối tượng yếu thế, bị tổn thương nhiều và đang tự xoay sở trong những chiến lược thích ứng không bền vững.

Page 66: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

64

Hoạt động sinh kế, những chiến lược

Mức độ thường xuyên quan sát *

Thực hiện bởi

PN**

Thực hiện bởi PN**

Nghèo TB Giàu Ngắn hạn

Dài hạn

Học cách đối phó với thời tiết thay đổi, biến động

Vay ngoàiVay, mua chịu thức ănLàm “dần công”Bắt cá conĐốn rừng trái phép để hầm thanThay đổi ngư cụ để đánh bắt nhiều hơn trong mùa thuậnDi cư tìm việcQĐ không ra khơi khi thời tiết xấuDời vật dụng lên caoGia cố nhà chắc chắn

xxxxxxxxxx

xxxx

xx

x/xx/

xxx

xxxxx

///x/

xxxx

xxx

///x/

xxxx

xxx

++++++++++

+

++

++

Nuôi dưỡng kinh nghiệm học hỏi và thích ứng

Đa dạng sinh kếSửa nhà, nâng nềnDi dời thú nuôi, vật dụng đến nơi an toànTrữ nướcĐầu tư cho hạ tầng: be bờ, sửa đường, rào chắn v.v…Đầu tư cho phương tiện di tản: thuyền, xe v.v...Cải thiện tàu, ngư cụ để chống chọi với giông bãoTrồng cây để chống xói lở Trồng cây để che nắng Di cư để kiếm thêm thu nhậpQuan tâm đến dự báo thời tiếtTham gia các lớp tập huấn, chia sẻ kiến thức

xx

xx///x//xx/

xxxxxxxx

xxxxxx

xx

xxxxxxxx

xxxxxx

xx

///

+++++

+

++++++++++++

Tạo cơ hội, tự tổ chức cuộc sống

Tạo cơ hội, tự tổ chức cuộc sống

//xx//

xxxxxxx/

xxxxxx

xxx

xxxxxx

xxx

++++++

++++++

* Ai và mức độ thường xuyên của những người thực hiện những hành động thích nghi theo quan sát và kết quả phỏng vấn hộ dân (/: không có trường hợp nào; x: có ít; xx: có nhiều trường hợp quan sát được)** Thực hiện bởi PN: Mức độ thường xuyên thực hiện bởi PN (/: không hoặc rất hiếm khi; : thỉnh thoảng hay thực hiện chung; : thường xuyên hoặc thực hiện riêng) *** Sự hưởng ứng: Thực hiện chiến lược vì lợi ích ngắn hạn hay lâu dài.

Bảng 3-3: Hành động thích ứng để giảm nhẹ tổn thương

Những hộ gia đình có đa dạng sinh kế có khả năng phục hồi cao dưới ảnh hưởng của BĐKH hơn là những hộ chỉ có một lựa chọn sinh kế. Kết quả chỉ ra rằng những hộ đa dạng sinh kế không những chỉ tăng thu nhập mà còn phòng ngừa rủi ro khi sinh kế chính bị thất bại như tôm bệnh, đánh bắt sụt giảm, giá cả giảm sút v.v… Trong địa bàn nghiên cứu, có hàng loạt các lựa chọn sinh kế phụ như trồng trọt, chăn nuôi, mua bán nhỏ, di cư tìm việc, làm thuê hoặc mò cua bắt ốc. Phụ nữ tích cực trong đa dạng sinh kế như trồng rau, nuôi heo/vịt, mua bán tạp hóa để kiếm thêm thu nhập. Người dân càng đa dạng sinh

Page 67: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

65

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3

Mức độ tổn thương do ảnh hưởng bởi BĐKH

Lở đất

Nắng nóng kéo dài

Mưa thất thường

Nước biển dâng, ngập lụt

Gió lốc

Bão

Mưa dầm

3 nguồn thu nhập

2 nguồn thu nhập

1 nguồn thu nhập

Mức độ tổn thương: 1: thấp; 2: Trung Bình; 3: cao1: hộ không đa dạng sinh kế; 2: hộ có 2 nguồn thu nhập; 3: hộ có 3 nguồn thu nhập

Di cư rất phổ biến trong địa bàn nghiên cứu, trong các hình thức di cư có tay nghề hoặc không có tay nghề, di cư hay nhập cư, di cư trong tỉnh, ngoài tỉnh hay di cư quốc tế, di cư vĩnh viễn hay tạm thời. Có ít mối liên hệ giữa BĐKH và di cư; tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng di cư là giải pháp quan trọng trong các chiến lược sinh kế của người dân ven biển bởi vì đây có thể là chiến lược xóa đói giảm nghèo. Mặc dù số liệu điều tra thực tế không đầy đủ nhưng dựa vào các nguồn tài liệu khác cho thấy rằng di cư vĩnh viễn khỏi khu vực sông Mekong đang gia tăng. Những cô gái trẻ độc thân hoặc những người phụ nữ có gia đình thường tìm đến khu công nghiệp Bình Dương. Họ có xu hướng rời bỏ làng quê để tìm công việc khác nhưng rất đông trong số ấy lại phải quay về; hoặc nhiều gia đình đã đổ vỡ, vợ hoặc chồng quyết định bỏ ra đi. Chúng tôi không nhận thấy trường hợp di cư quốc tế ngoại trừ nhiều “thuyền nhân” ở Sông Đốc ra đi sau chiến tranh (1975); ngày nay gia đình họ nhận kiều hối từ họ và điều đó đóng vai trò quan trọng trong thu nhập gia đình. Bên cạnh nam giới xuất khẩu lao động, nhiều phụ nữ kết hôn với người nước ngoài, chủ yếu là Hàn Quốc và Đài Loan, chiến lược này không được khuyến khích nhưng được chấp nhận ở ĐBSCL. Tóm lại, khả năng phục hồi và tính thích ứng liên quan trực tiếp với thu nhập hộ gia đình. Thu nhập mang lợi ích do phát triển kinh tế hộ, có thể tránh hiểm nguy do BĐKH, và có khả năng đầu tư vào các biện pháp bảo vệ. Chúng ta thấy rằng tất cả các nhân tố dẫn đến đói nghèo cần quan tâm chú ý. Vì sinh kế chính là nuôi tôm và đánh bắt, người dân cần đất sản xuất và vốn đầu tư cho thiết bị đánh bắt là quan trọng để giảm nghèo. Nghèo đói thường đi đôi với hạn chế quyền tiếp cận tài nguyên vật chất và phi vật chất, giáo dục, y tế, thiếu vốn đầu tư. Do đó người nghèo đối phó với BĐKH để duy trì sinh kế bằng các giải pháp ngắn hạn và hầu như tất cả các chiến lược mang tính kém bền vững thường tập trung nhóm người nghèo hơn là nhóm giàu và TB.

kế họ càng cảm nhận ít bị tổn thương từ BĐKH. Mức độ tổn thương từ tác động của BĐKH được đánh giá theo thang điểm 3 (từ 1 là thấp nhất đến 3 là cao nhất), căn cứ vào mức độ khác nhau của đa dạng sinh kế (có từ 1 đến 3 nguồn thu nhập), các hộ gia đình chỉ có một nguồn thư nhập (không đa dạng sinh kế) nhận thức rằng họ bị ảnh hưởng cao bởi tác động của BĐKH. Ngược lại, những hộ đa dạng sinh kế bởi hai-ba nguồn thu nhập cảm nhận bị ảnh hưởng thấp bởi các mối nguy hiểm liên quan đến khí hậu.

Hình 3-1: Mối tương quan giữa tác động của BĐKH và khả năng đa dạng sinh kế

Page 68: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

6666

040404Đề xuất giảm tính tổn thương về giới trong bối cảnh BĐKH

Page 69: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

6767

Cấu trúc xã hội từ xa xưa đã có sự phân công lao động về giới, nữ giới đóng vai trò quan trọng đối với công việc nhà còn nam giới là người làm ra sản phẩm thông qua các hoạt động sản xuất. Điều này làm giới hạn cơ hội để phụ nữ tạo ra thu nhập, kết quả là họ phụ thuộc nhiều về kinh tế vào nam giới và năng lực ứng phó thấp với các rủi ro liên quan đến thời tiết, khí hậu. Ở Việt Nam, bất bình đẳng giới đã được cải thiện trong thời gian qua nhưng phụ nữ vẫn còn tốn nhiều thời gian cho công việc nội trợ trong gia đình. Kết quả phỏng vấn hộ gia đình cho thấy 85% công việc nhà do phụ nữ gánh vác. Tương tự, việc chăm sóc và giáo dục con cái cũng như chăm sóc người bệnh, người già yếu phần lớn được thực hiện bởi giới nữ (Hình 4-1).

Hình 4-1: Chia sẻ công việc nhà giữa nam và nữ trong gia đình

4.1 Tạo cơ hội sinh kế cho phụ nữ thông qua đa dạng hóa nguồn thu nhập

0 20% 40% 60% 80% 100%

Việc nội trợ

Chăm sóc, giáo dục con cái

Chăm sóc người bệnh, già yếu

Nam Nữ

Kết quả điều tra hộ, 2013

Page 70: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

68

Ngược lại, nam giới là nguồn lực chính để tạo thu nhập cho gia đình. Kết quả điều tra hộ cho thấy nam giới đóng góp 64,7% tổng thu nhập trong nuôi trồng thủy sản; trong khi đó nữ giới chỉ đóng góp 35,3%. Đối với đánh bắt thủy sản, những đóng góp tương ứng lần lượt là 90,9% và 9,1%. Tương tự, nguồn thu nhập do lao động làm thuê ước khoảng 74,5% từ nam và 25,5% từ nữ đóng góp. Phụ nữ trên địa bàn nghiên cứu còn tạo ra thu nhập thông qua các hoạt động khác như trồng trọt, chăn nuôi, mua bán nhỏ nhưng các nguồn sinh kế này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn thu của hộ gia đình (Bảng 4-1).

Bảng 4-1: Thu nhập ròng (triệu đồng/hộ/năm) và chia sẻ lao động giữa nam và nữ trong một số hoạt động sinh kế ở địa phương

Đa dạng hóa nguồn thu là một trong những biện pháp tiềm năng để giảm rủi ro (Dixon J et al., 2001). Do đó, tạo cơ hội sinh kế cho phụ nữ thông qua việc đa dạng hóa nguồn thu nhập là điều quan trọng ở địa bàn nghiên cứu, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH và rủi ro cao trong nuôi trồng thủy sản (tôm, cua) như hiện nay. Đa dạng hóa nguồn thu có thể được thực hiện bằng các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp.

Nông nghiệp: Bảng 4-1 cho thấy chăn nuôi và trồng trọt là những hoạt động sinh kế rất phù hợp với phụ nữ để nâng cao khả năng kinh tế cho họ. Tuy nhiên chỉ có 24 trong số 134 mẫu điều tra (17,9%) có nuôi heo, gà và/hoặc vịt; còn trồng trọt, chỉ 4,5% hộ điều tra có tham gia hoạt động này (Bảng 4-1). Do vậy, cần có một chương trình phát triển hệ thống canh tác kết hợp qui mô nhỏ thông qua chăn nuôi và trồng trọt xung quanh nhà. Qua đó, phụ nữ sẽ có cơ hội để tăng thu nhập và cải thiện bữa ăn gia đình. Phương cách này phù hợp cho hầu hết các gia đình chị em vùng nông thôn, thậm chí những hộ nghèo ít đất. Tuy nhiên, cần có một sự hỗ trợ thông qua cách tiếp cận hợp lý như PTD (Participatory Technology Development – phương pháp phát triển kỹ thuật có sự tham gia). Phương pháp này đã được thử nghiệm và ứng dụng thành công ở các tỉnh ĐBSCL nhờ vào sự kết hợp giữa kiến thức bản địa và kỹ thuật hiện đại, cũng như tăng cường sự tham gia của người dân địa phương thông qua tiến trình PTD (Binh, 2008; VVOB, 2013). Do đó, chúng tôi đề xuất như sau:

- Ở mức độ cộng đồng: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ Nữ tỉnh và GIZ tiến hành các điểm thí nghiệm, mô hình trình diễn với sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng rau màu, hay những hệ thống canh tác kết hợp như VACB bằng cách tiếp cận PTD để khuyến khích người dân địa phương áp dụng các mô hình thích hợp nhằm tăng thu nhập gia đình.

Hoạt động sinh kế Số quan sátThu nhập ròng (triệu đồng/hộ/

năm)

Đóng góp từ (%)

Nam Nữ

Nuôi trồng thủy sản 56 21,9 64,7 35,3

Đánh bắt thủy sản 55 13,7 90,9 9,1

Trồng trọt 6 3,3 36,7 63,3

Chăn nuôi 24 2,8 20,0 80,0

Mua bán nhỏ 28 27,8 44,6 55,4

Làm thuê 62 26,6 74,5 25,5

Kết quả điều tra hộ, 2013

Page 71: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

69

- Ở cấp huyện và tỉnh: Để đảm bảo việc cán bộ SNNPTNT và HLHPN áp dụng thành công phương pháp PTD, GIZ nên hỗ trợ tỉnh để tiến hành một lớp huấn luyện PTD cho cán bộ ngành nông nghiệp và phụ nữ từ cấp tỉnh đến huyện và xã, những người đóng vai trò thực hiện các điểm PTD ở cộng đồng. Ngoài ra, cần có sự phối hợp chặc chẽ và nhịp nhàng giữa SNNPTNT và HLHPN trong tiến trình PTD (Ví dụ: ngành nông nghiệp hỗ trợ cán bộ kỹ thuật, trong khi HLHPN đóng vai trò tổ chức các lớp tập huấn để mời chị em tham dự).

Phi Nông nghiệp: Đa dạng hoa nguồn thu nhập có thể bằng các hoạt động phi nông nghiệp như tạo việc làm nông thôn. Giai đoạn 2008-2012 đã có 40.183 lượt người tham gia tập huấn các nghề phi nông nghiệp thông qua Chương trình Đào tạo Nghề nông thôn được tổ chức bởi Sở Lao động Thương binh và Xã hội; tuy nhiên, nó vẫn tồn tại nhiều vấn đề bất cập, quan trọng nhất là tạo việc làm sau khi đào tạo (SLĐTBXH, 2013). Do đó, để nâng cao hiệu quả Chương trình này cần quan tâm: (i) xây dựng chương trình huấn luyện cho phụ nữ dựa vào lợi thế từng địa phương và nhu cầu thực tế, (ii) liên kết Chương trình với thị trường lao động, (iii) tạo việc làm cho phụ nữ thông qua phát triển công nghiệp và dịch vụ tại địa phương như kinh doanh qui mô nhỏ, thủ công mỹ nghệ, du lịch, v.v..

4.2 Nâng cao kiến thức và kỹ năng cho phụ nữ

Kết quả điều tra hộ cho thấy phụ nữ có trình độ học vấn thấp hơn nam giới. Thật vậy, trong tổng số 458 người trên 15 tuổi ở 134 hộ khảo sát có 10,6% nam nhưng 13,6% nữ chưa từng được đi học. Tương tự, trình độ học vấn cấp 1 ở nam thấp hơn nữ, 35,5% ở nam so với 50,2% ở nữ. Tuy nhiên ở các cấp học càng cao thì tỷ lệ nam cao hơn nữ; chẳng hạn, 35,9% nam được học đến cấp 2 và 18,0% được học trên cấp hai, trong khi đó đối với phụ nữ thì những chỉ tiêu trên thấp hơn, chỉ 30,0% học đến cấp 2 và 6,1% có trình độ trên cấp hai (Hình 4-2). Qua đó cho thấy nam giới có nhiều cơ hội học hành hơn nữ giới; nói khác đi, tỷ lệ bỏ học nữ cao hơn nam.

Hình 4-2 Trình độ học vấn giữa nam và nữ ở địa bàn nghiên cứuKết quả điều tra hộ, 2013

0

20

40

60

NữNam

Cấp 3 và cao hơnCấp 2Cấp 1Không đi học

(%)

Page 72: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

70

Một khía cạnh khác của vấn đề bất bình đẳng giới trong giáo dục được thể hiện qua số năm cắp sách đến trường. Trung bình đối với nam giới từ 15 tuổi trở lên trong mẫu điều tra có số năm đi học là 6,10 nhưng với nữ chỉ 4,75 năm (Bảng 4-2). Học vấn là nguồn kiến thức đóng một vai trò rất quan trọng giúp mỗi cá nhân có những quyết định đúng đắn để phản hồi với những thách thức và thay đổi gặp phải trong cuộc sống (Swai và ctv., 2012). Nhìn chung, người dân địa phương có trình độ học vấn thấp, nhất là phụ nữ. Nâng cao kiến thức cho người lớn có thể thực hiện thông qua đào tạo ngắn hạn và khuyến nông. Tuy nhiên, bất bình đẳng giới cũng xảy ra khi xét ở khía cạnh tiếp cận huấn luyện và khuyến nông.

Bảng 4-2 : Số năm đi học giữa nam và nữ từ 15 tuổi trở lên

Như đã đề cập, phụ nữ đóng góp khoảng 35% lao động trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, 63% trong canh tác rau màu và 80% trong việc chăn nuôi ở gia đình (Bảng 4-1); tuy nhiên, họ có ít cơ hội tiếp cận với khuyến nông so với nam giới. Trong mẫu quan sát có 41 hộ trong tổng số 134 hộ trả lời rằng họ được tham gia tất cả 144 lớp tập huấn trong 5 năm qua; trong đó, nam giới tham dự đến 129 lớp (chiếm 89,6%) và nữ giới chỉ tham dự 15 lớp (chiếm 10,4%). Có nhiều lý do khiến phụ nữ không tham gia được các lớp tập huấn như không có thời gian, bận công việc nội trợ, thời gian mở các lớp không thuận lợi cho phụ nữ, và ít có quyền ra quyết định. Do vậy, điều cần thiết là tạo điều kiện để khuyến khích phụ nữ tham gia các khóa huấn luyện để nâng cao kiến thức và kỹ năng trong sản xuất hướng đến cải thiện thu nhập cho bản thân và gia đình.

Liên quan đến vấn đề này, GIZ có thể phối hợp với các ban ngành như phụ nữ, khuyến nông, lao động thương binh và xã hội hỗ trợ phụ nữ thông qua việc tổ chức các khóa huấn luyện. Chủ đề tập huấn không chỉ giới hạn về lĩnh vực khoa học kỹ thuật mà còn các yếu tố phi kỹ thuật như quản lý kinh tế hộ, bởi vì phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính gia đình nhưng kết quả điều tra cho thấy không có một lớp tập huấn nào về chủ đề này ở địa phương từ trước đến nay. Để nâng cao hiệu quả huấn luyện và sự tham gia đầy đủ của phụ nữ, điều cần quan tâm là chọn thời điểm tập huấn thích hợp và phương pháp huấn luyện hợp lý cho đối tượng người lớn có trình độ hạn chế.

4.3 Nâng cao nhận thức về BĐKH

Những dấu hiệu của BĐKH như thời tiết bất thường, nước biển dâng đã và đang xảy ra và được người dân ghi nhận ở 3 điểm trên địa bàn nghiên cứu, điều này làm ảnh hưởng đến sinh kế và phát triển KT-XH. Tuy nhiên, kiến thức về BĐKH vẫn còn rất mơ hồ, nhất là đối với phụ nữ. Kết quả điều tra hộ cho thấy 66% nam giới trả lời đã có nghe đến cụm từ “BĐKH” nhưng đối với nữ thì con số này chỉ 36% (Bảng 4-3). Thậm chí người dân nghe đến thuật ngữ này nhưng họ không thể giải thích được cụ thể BĐKH là gì, nguyên nhân và hậu quả của BĐKH. Nghiên cứu của CCCEP năm 2012 ở 5 tỉnh ven biển ĐBSCL cũng có kết quả tương tự “hơn phân nữa người được phỏng vấn cho biết có nghe đến thuật ngữ BĐKH nhưng phần lớn không giải thích rõ được cụm từ BĐKH là gì” (Pistor et al., 2012). Để giảm thiểu rủi ro liên quan đến BĐKH và ổn định sinh kế, điều cần thiết là nâng cao nhận thức cộng đồng về BĐKH. Việc này có thể được thực hiện bằng nhiều cách, ở các cấp độ khác nhau như:

Số quan sát Số năm đi học

Nam 245 6,10

Nữ 213 4,75

P-giá trị (t-test) 458 0,000

Kết quả điều tra hộ, 2013

Page 73: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

71

Đã có nghe Chưa từng nghe

Số quan sát % Số quan sát %

Nam 43 66 22 34

Nữ 25 36 44 64

Kết quả điều tra hộ, 2013

- Ở cấp cộng đồng: Nhận thức về BĐKH có thể được nâng cao thông qua các lớp tập huấn tại cộng đồng để phổ biến những kiến thức cơ bản về nguyên nhân và hậu quả của BĐKH, cũng như các biện pháp giảm thiểu cho cộng đồng địa phương. Nâng cao nhận thức về BĐKH cũng có thể thực hiện bằng cách tổ chức các cuộc thi (Ví dụ: thi về kiến thức BĐKH) hay các chiến dịch tuyên truyền (Ví dụ: nói không với túi nylon) với sự tham gia của toàn cộng đồng kể cả nam và nữ giới. Các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, báo chí, tờ rơi, áp phích, v.v cũng là những kênh quan trọng góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về BĐKH.

- Cấp huyện và tỉnh: Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì thực hiện việc nâng cao nhận thức (UBND-CM, 2012). Tuy nhiên, điều quan trọng là cần có sự phối hợp, hợp tác hiệu quả với các ban ngành khác, nhất là HLHPN và cơ quan truyền thông để tiến hành các hoạt động vừa nêu ở cộng đồng. STNMT hỗ trợ cán bộ chuyên môn và tài liệu tập huấn, trong khi đó HLHPN đóng vai trò tổ chức các hoạt động để cổ vũ sự tham gia của phụ nữ và cơ quan truyền thông nên mở chuyên mục riêng để tuyên truyền trong người dân các kiến thức liên quan đến BĐKH. Do kinh phí hạn hẹp (theo Quyết định 1350/QĐ-UBND năm 2012, có 5 tỷ đồng kinh phí dành cho tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng và nâng cao năng lực về BĐKH, nước biển dâng cho tất cả các cấp trong giai đoạn 2012-2015) nên GIZ có thể hỗ trợ thêm một phần kinh phí để thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức, đặc biệt cho đối tượng phụ nữ vùng nông thôn của tỉnh.

Bảng 4-3: Khác biệt giữa nam và nữ khi hỏi về thuật ngữ BĐKH

4.4 Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong tiến trình ra quyết định

Việc trao quyền cho phụ nữ đã được cải thiện trong thời gian qua nhưng nhìn chung họ vẫn còn ít quyền quyết định ở gia đình cũng như ngoài xã hội. Hình 4-3 một lần nữa khẳng định rằng nam giới có nhiều quyền hơn nữ trong tất cả các quyết định quan trọng ở gia đình kể cả tài sản và hoạt động sinh kế. Trong vùng nghiên cứu, hầu hết ngân sách gia đình được phụ nữ quản lý nhưng tiêu xài thì lại quyết định bởi nam giới. Ở cộng đồng, những cuộc họp trong xóm ấp được xem như là công việc của nam giới, nữ giới chỉ tham dự khi đàn ông bận hoặc không có ở nhà, ngoài trừ trường hợp các cuộc họp do Hội Liên hiệp Phụ Nữ tổ chức. Sự tham gia của phụ nữ ngoài xã hội cũng còn giới hạn. Theo khảo sát của UNDP (2012), tỷ lệ phụ nữ trong Hội đồng Nhân dân ở Việt Nam nhiệm kỳ 2011-2016 chỉ vào khoảng 27,7%; tỷ lệ này ở các xã trên địa bàn nghiên cứu dao động từ 17,6% ở thị trấn Sông Đốc đến 29,0% ở xã Nguyễn Huân. Tương tự, tỷ lệ phụ nữ trong Ủy ban Nhân dân ở cấp xã cũng còn thấp, dao động từ 22,2% ở Nguyễn Huân đến 25,5% ở Sông Đốc. Do đó, những nhu cầu và tiếng nói của phụ nữ không được bao gồm trong kế hoạch hành động ở địa phương một cách trọn vẹn. Thế nên, tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong tiến trình ra quyết định là cần thiết. Điều này có thể thực hiện thông qua tập huấn về bình đẳng giới và các chương trình tuyên truyền ở tất cả các cấp.

Page 74: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

72

- Cấp nông hộ và cộng đồng: Theo Ban vì Sự tiến bộ của Phụ nữ (trực thuộc SLĐTBXH), thời gian qua đã có một số hoạt động để tuyên truyền và nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; chẳng hạn, Ban này đã phối hợp với Báo Cà Mau mở chuyên trang về bình đẳng giới hàng tháng và phân phát đến tất cả các đơn vị cấp xã trong tỉnh, hay tổ chức một cuộc thi tìm hiểu chính sách pháp luật về bình đẳng giới với sự tham gia của 1009 người. Tuy nhiên, Ban vì sự tiến bộ của Phụ nữ tỉnh cũng nhận ra nhiều khó khăn như các hoạt động tổ chức không đều đặn, phương pháp tuyên truyền không đa dạng, phạm vi tuyên truyền chưa được mở rộng mà chỉ tập trung ở vùng đô thị. Do vậy, GIZ nên hỗ trợ SLĐTBXH và HLHPN để có thêm nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, đối tượng không chỉ là phụ nữ mà nên bao gồm cả nam giới ở cấp nông hộ cũng như cộng đồng, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.

- Cấp huyện và tỉnh: Nâng cao nhận thức về giới cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước ở các cấp cũng là điều cần phải làm. Việc này có thể thực hiện bằng cách tổ chức các khóa huấn luyện, hội thảo, Hội nghị chuyên đề về bình đẳng giới và lồng ghép giới vào kế hoạch phát triển KT-XH cho cán bộ các cấp từ xã đến huyện và tỉnh, thậm chí lãnh đạo các Sở Ban Ngành, Đoàn thể, UBND, HĐND, đối tượng bao gồm cả nam và nữ. Thêm vào đó, điều không kém phần quan trọng là nâng cao tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các tổ chức chính trị xã hội và đảm bảo rằng họ có quyền tham gia vào tiến trình ra quyết định. GIZ có thể đóng vai trò tài trợ để triển khai các hoạt động trong sự phối hợp với SLĐTBXH và HLHPN.

Hình 4-3: Chia sẻ quyền ra quyết định giữa nam và nữ trong nhiều lĩnh vực khác nhau Kết quả điều tra hộ, 2013

Sở hữu tài sản có giá trị

Sở hữu nhà cửa

Sở hữu đất đai

Nuôi trồng thủy sản

Đánh bắt thủy sản

Chăn nuôi

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Nam Nữ

Page 75: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

73

4.5 Lồng ghép BĐKH và bình đẳng giới trong kế hoạch phát triển KT-XH

Có 4 luận cứ để lồng ghép giới vào chương trình thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ rủi ro thảm họa bao gồm sự đóng góp hiệu quả của cả nam và nữ, tránh bất bình đẳng giới, tạo lợi ích cho nhau, và sự gắng kết chính sách chặc chẽ hơn (Hộp 1; UN Vietnam & Oxfam, 2012). Do vậy, các chương trình thích ứng với BĐKH và bình đẳng giới nên lồng ghép vào kế hoạch phát triển KT-XH ở tất cả các cấp. Tuy nhiên, kế hoạch phát triển KT-XH ở địa phương không bao gồm vấn đề giới; chẳng hạn, báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH năm 2013 của tỉnh Cà Mau không có đề cập đến bình đẳng giới, và phương hướng phát triển KT-XH năm 2014 của tỉnh bao gồm 14 chỉ tiêu nhưng không có chỉ tiêu nào đề cập đến giới và BĐKH (UBND-CM, 2013). Trong Quyết định 1350/QĐ-UBND ngày 25/9/2012 về việc ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2012-2015, trong số 39 dự án ưu tiên triển khai cũng không có dự án nào đề cập đến vấn đề giới. Do vậy, những đề xuất dưới đây có thể thúc đẩy việc lồng ghép BĐKH và bình đẳng giới trong kế hoạch phát triển KT-XH địa phương.

- Bình đẳng giới và thích ứng với BĐKH nên được xem xét như là những chỉ tiêu quan trọng và được đề cập trong kế hoạch phát triển KT-XH để theo dõi và đánh giá. Và như thế, tỉnh nên dành một khoản kinh phí để thực hiện.

- Một vài hoạt động của HLHPN tỉnh mang lại kết quả tốt có thể góp phần vào phát triển KT-XH và thích ứng với BĐKH (Ví dụ: bếp củi có ống khói, hầm ủ phân hữu cơ, biogas, …). Những kết quả này nên đánh giá và xem xét để có biện pháp hỗ trợ nhân rộng trên địa bàn.

- Lồng ghép giới và BĐKH vào kế hoạch phát triển KT-XH đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên có liên quan; do đó, nên thành lập một “Ban Chỉ đạo về giới” ở cấp tỉnh. Nghiên cứu năm 2012 của CCCEP ở 5 tỉnh ĐBSCL, trong đó có Cà Mau cũng đã kiến nghị thành lập Ban này dưới sự lãnh đạo của phó chủ tịch tỉnh phụ trách mảng văn hóa xã hội với các thành viên từ UBND, HLHPN, SLĐTBXH, SNNPTNT, STNMT, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng chống Lụt bão, Hội Chữ Thập đỏ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, và GIZ (Pistor et al., 2012).

- Bình đẳng giới và BĐKH là những chủ đề còn tương đối mới cho hầu hết các cán bộ trong tỉnh. Do vậy, để thực hiện thành công việc lồng ghép BĐKH vào kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh điều cần thiết là nâng cao năng lực cho cán bộ ở các cấp thông qua tập huấn các chủ đề liên quan như kiến thức về BĐKH, kỹ năng lồng ghép giới vào kế hoạch phát triển KT-XH địa phương, kỹ năng lập và quản lý dự án có sự tham gia.

Page 76: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

74

Hộp 1: Bốn luận cứ cho việc lồng ghép giới vào công tác thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ rủi ro, thảm họa

Các chính sách và hành động liên quan đến thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ rủi ro, thảm họa có thể đạt kết quả cao từ việc lồng ghép giới, bởi vì điều đó sẽ:

(i) Tận dụng tài năng, năng lực và sự đóng góp của cả nam giới và nữ giới để các chính sách có thể trở nên bao quát, thành công, có hiệu lực và hiệu quả hơn.

(ii) Tránh những ảnh hưởng tiềm tàng và không mong muốn mà các chính sách và hành động liên quan tới thích ứng BĐKH và giảm nhẹ rủi ro, thảm họa có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng giới và đói nghèo.

(iii) Tạo lợi ích cho nhau: các chương trình và hành động liên quan đến thích ứng BĐKH và giảm nhẹ rủi ro, thảm họa có thể nâng cao vai trò và vị thế cho phụ nữ và cải thiện điều kiện sống cũng như sinh kế cho họ, cho gia đình họ và toàn thể cộng đồng; các chương trình và hành động liên quan đến bình đẳng giới có thể đóng góp cho công tác giảm nhẹ rủi ro thảm họa và thích ứng BĐKH.

(iv) Đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ hơn của chính sách với các chính sách xã hội/giới hiện hành, các cam kết về quyền con người, nhờ đó có thể đóng góp vào việc đạt được bình đẳng giới và các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ cũng như các mục tiêu phát triển bền vững con người có liên quan.

nguồn: UN Vietnam & Oxfam,(2012)

4.6 Hỗ trợ tín dụng cho những nhóm dễ bị tổn thương để phát triển kinh tế hộ

Thiếu vốn đầu tư sản xuất và tiêu dùng được ghi nhận ở cả 3 điểm trong nghiên cứu đánh giá tổn thương về giới, điều này cản trở người dân và nhất là nhóm dễ bị tổn thương cải thiện sinh kế. Nó trở nên trầm trọng hơn trong trường hợp đối mặt với những cú sốc như thất mùa do dịch bệnh và môi trường ô nhiễm (tôm, gia súc, gia cầm), thời tiết thất thường (ảnh hưởng đến đánh bắt thủy sản và làm thuê), giá cả không ổn định (giá đầu vào có xu hướng tăng trong khi đầu ra thì giảm), và/hoặc các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Kết quả điều tra hộ cho thấy 72% hộ có vay mượn tiền, bao gồm hệ thống ngân hàng của nhà nước và tư nhân. Trung bình, mỗi hộ vay mượn số tiền là 52 triệu đồng. Điều đáng nói ở đây là vay tư nhân lãi suất rất cao so với hệ thống ngân hàng của nhà nước. Mặc dù vậy, người dân vẫn phải chịu vay mượn bên ngoài với lãi suất cao, vì họ đã có vay của ngân hàng nên không được vay nữa hay vì họ không có tài sản thế chấp (nhà, đất) nhất là người nghèo. Do đó, điều cần thiết là tạo điều kiện để nhóm dễ bị tổn thương tiếp cận với tín dụng quy mô nhỏ hoặc quỹ tiết kiệm để đầu tư chăn nuôi, trồng trọt hay mua bán nhỏ. Các nguồn vốn này có thể tổ chức theo kiểu “tiết kiệm xoay vòng” như HLHPN đã làm trong thời gian qua. Tuy nhiên, họ là những người nghèo nên thiếu vốn đóng góp ban đầu, do đó cần có sự hỗ trợ từ bên ngoài (Ví dụ: HLHPN, SLĐTBXH, GIZ) ngay lúc ban đầu. Bên cạnh việc hỗ trợ vốn, điều không kém phần quan trọng là hướng dẫn họ cách sử dụng đồng vốn cho hiệu quả, và theo dõi giám sát chặt chẽ khi đầu tư. Mặt khác, hệ thống ngân hàng nhà nước nên có những chính sách đặc biệt để mọi người dân địa phương có thể tiếp cận được, vì với chính sách hiện tại một số người không thể vay mượn từ ngân hàng (Ví dụ: ghe tàu đánh bắt không được xem là tài sản thế chấp để vay). Cuối cùng, nhà nước nên khoanh nợ cho những trường hợp gia đình họ gặp phải những cú sốc, để họ được tiếp cận vốn ngân hàng thay vì phải vay tư nhân chịu lãi suất cao.

Page 77: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

75

4.7 Giảm rủi ro trong nuôi trồng và đánh bắt thủy sản vùng biển

Những hoạt động sinh kế chính ở vùng biển như đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đang phải đối mặt với nhiều rủi ro liên quan đến BĐKH và ô nhiễm môi trường. Hình 4-4 cho thấy ô nhiễm môi trường, mưa quá nhiều, bão và lốc xoáy được đánh giá ở mức rất quan trọng ảnh hưởng đến nghề đánh bắt thủy sản; trong khi đó, các yếu tố được đánh giá ảnh hưởng quan trọng đến nuôi trồng thủy sản bao gồm ô nhiễm môi trường (nước), dịch bệnh, mưa nhiều và bão. Tất cả các yếu tố này đều có xu hướng tăng cả về tần suất xuất hiện và cường độ trong những năm gần đây. Kết quả điều tra hộ còn cho biết, 68% người nuôi tôm gặp phải vấn đề tôm bệnh ít nhất một lần trong năm vừa qua. Trung bình cả năm, 25% nông dân cho biết họ bị lỗ trong nuôi trồng thủy sản do tôm và cua chết.

Hình 4-4: Mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến đánh bắt và nuôi trồng thủy sảnKết quả điều tra hộ, 2013

Đánh bắt thuỷ sản

Nuôi trồng thuỷ sản

Lốc xoáy

Bão

Mưa dầm

Dịch bệnh

Ô nhiễm môi trường

0% 20% 40% 60% 80% 100%

ít quan trọng quan trọng rất quan trọng

Lốc xoáy

Bão

Mưa dầm

Dịch bệnh

Ô nhiễm môi trường

0% 20% 40% 60% 80% 100%

ít quan trọng quan trọng rất quan trọng

Page 78: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

76

Do đó, quản lý rủi ro trong lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đóng một vai trò quan trọng để giảm thiệt hại và ổn định sinh kế cho người dân địa phương. Giảm thiểu rủi ro có thể thông qua:

- Cải tiến công tác dự báo thời tiết và hệ thống cảnh báo sớm cùng với phương tiện truyền thông để thông tin cho người dân biết sớm và chính xác khi thời tiết xấu xảy ra

- Giảm ô nhiễm môi trường: môi trường bị ô nhiễm bởi nhiều nguồn như rác thải sinh hoạt, sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thủy sản và các ngành khác, và nước thải từ các nhà máy chế biến thủy sản. Do vậy, các dự án bảo vệ môi trường phải xem xét tất cả các tác nhân trên. Nước thải nhà máy chế biến thủy sản phải được xử lý trước khi xả ra sông và kênh rạch vì đây là nguồn lây truyền mầm bệnh trên tôm khi nông dân lấy nước vào ao vuông.

- Quản lý dịch bệnh tôm: thất thu tôm chủ yếu do bệnh làm tôm chết sau khi thả 2 đến 3 tháng. Do đó, SNNPTNT phải tăng cường các biện pháp quản lý dịch bệnh. Cần có những nghiên cứu cơ bản ở các trạm trại và cả trên đồng ruộng.

- Quản lý tôm giống: Nông dân rất quan tâm đến thị trường con giống. Họ tin rằng có mối liên quan giữa dịch bệnh và con giống. Thế nên, quản lý thị trường, cung cấp tôm giống tốt, sạch bệnh là cách để nâng cao năng suất và sản lượng tôm nuôi trên địa bàn.

- Chuyển giao kỹ thuật phù hợp: Mặc dù hệ thống khuyến nông của tỉnh đã được phát triển và đạt một số thành tựu đáng kể trong những năm gần đây. Tuy nhiên, kết quả điều tra hộ cho thấy có đến 70% nông dân đánh giá kỹ thuật nhận được thông qua các lớp tập huấn ở mức chưa đạt, 27% đánh giá ở mức đạt và 3% ở mức rất đạt. Nguyên nhân là các kỹ thuật chuyển giao có lẽ phù hợp với mô hình nuôi thâm canh, trong khi phần lớn người dân đang nuôi kiểu quảng canh. Ngoài ra, thời gian tập huấn quá ngắn, thiếu thực hành, và không quan tâm đến sự tham gia của giới nữ. Do vậy, cơ quan khuyến nông nên lựa chọn những kỹ thuật phù hợp có thể áp dụng trong điều kiện thực tế, quan tâm đến nữ giới, và có thực hành các kỹ thuật chuyển giao để nâng cao năng lực và cải thiện hiệu quả sản xuất. Trong trường hợp này, điều cần quan tâm là sự phối hợp chặc chẽ giữa SNNPTNT (cơ quan khuyến nông) với HLHPN để thực hiện các lớp tập huấn.

4.8 Áp dụng phương pháp quản lý tổng hợp vùng ven biển

Tốc độ phát triển nhanh chóng về KT-XH ở Cà Mau thời gian qua đã đạt nhiều kết quả khả quan góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh; tuy nhiên, điều này cũng gây ra những hậu quả bất lợi cho nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái vùng ven biển. Dưới những điều kiện thay đổi về xã hội, kinh tế và môi trường, cần có một cách tiếp cận hợp lý hơn để quản lý nguồn tài nguyên vùng ven biển của tỉnh. Phương pháp quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICZM-Integrated Coastal Zone Management) đã được áp dụng thành công nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cách tiếp cận ICZM có nhiều ưu điểm là giúp cộng đồng dân cư bao gồm phụ nữ nâng cao năng lực và khả năng ứng phó với những thay đổi (An N.T. et al., 2008; Duong & Schlegel, 2012; Post J. C. & Lundin C. J., 1996; Sekhar N.U., 2005). Mục tiêu của ICZM nhằm hướng đến sự cân bằng trong phát triển KT-XH, bảo vệ môi trường, giải quyết hiệu quả các vấn đề liên quan đến sử dụng tài nguyên, ngăn ngừa thảm họa, bảo vệ và giữ vững chức năng hệ sinh thái biển nhờ vào phương pháp lập kế hoạch liên ngành với sự tham gia tích cực của các bên có liên quan kể cả người dân địa phương (An N.T. et al., 2008). ICZM dựa vào 4 nguyên lý cơ bản là lồng ghép đa lĩnh vực, sự tham gia và đồng quản lý, quản lý dựa vào hệ sinh thái, và quản lý thích nghi (Smith et al., 2013). Ở khu vực ĐBSCL, ICZM đã được áp dụng thông qua dự án hợp tác phát triển Việt-Đức “Quản lý tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng”. Trong dự án này, đồng quản lý rừng ngập mặn, một hình thức quản lý dựa vào thỏa thuận, cùng ra quyết định, chia sẻ quyền và lợi ích giữa các bên tham gia, đã chứng minh được sự thành công thông qua cải thiện sinh kế người dân địa phương nhờ vào tăng thu nhập vì nguồn lợi thủy sản đa dạng hơn và rút ngắn khoảng

Page 79: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

77

cánh đánh bắt (Schmitt, 2012). Do đó, chúng tôi đề xuất ứng dụng cách tiếp cận ICZM để nâng cao khả năng phục hồi và giảm tính tổn thương do những biến đổi kể cả yếu tố khí hậu và phi khí hậu ở vùng biển tỉnh Cà Mau. Những kiến nghị dưới đây có thể hỗ trợ cho việc áp dụng ICZM ở Cà Mau:

- ICZM là một cách tiếp cận mới nên điều quan trọng trước tiên là cần sự đồng thuận của lãnh đạo cấp cao trong tỉnh. Để cấp lãnh đạo ủng hộ ICZM, GIZ có thể hỗ trợ một chuyến tham quan học tập cho những cán bộ có quyền quyết định trong tỉnh cà Mau (UBND, SNNPTNT, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Kiểm Lâm, Ban Quản lý rừng, Công ty Lâm nghiệp, SLĐTBXH, STNMT, HLHPN) đến Sóc Trăng và/hoặc những nơi khác đã áp dụng thành công ICZM.

- Sau đó, ICZM cũng cần được sự chấp nhận của các bên có liên quan ở tất cả các cấp từ tỉnh đến huyện xã và cộng đồng. Tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và tham quan học tập là những biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và tìm sự đồng thuận của các bên có liên quan để thực hiện ICZM.

- Tổ chức các khóa huấn luyện về nguyên lý ICZM và kỹ năng triển khai ICZM cho cán bộ các cấp để thực hiện mô hình thí điểm ICZM ở cộng đồng.

- GIZ phối hợp với các ban ngành có liên quan (nhất là SNNPTNT, STNMT, SLĐTBXH, và HLHPN) để triển khai thí điểm ICZM, đảm bảo rằng cả nam giới và nữ giới trong cộng đồng tham gia vào các giai đoạn của ICZM, từ lập kế hoạch đến thực hiện, giám sát và đánh giá.

- Như các cách tiếp cận liên ngành khác, ICZM cần có sự hợp tác chặc chẽ và phối hợp nhịp nhàng giữa các bên có liên quan. Do đó, cần có một sự thỏa thuận, thống nhất về mặt pháp lý để thúc đẩy sự hợp tác và phối hợp giữa các cơ quan chính phủ, cán bộ kỹ thuật, cán bộ kinh tế, và các tổ chức phi chính phủ kể cả GIZ.

4.9 Tóm tắt các đề xuất

Tóm lại, các biện pháp để tăng cường khả năng phục hồi và giảm tính tổn thương về giới do BĐKH ở tỉnh Cà Mau nên tập trung vào:

(i) Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và BĐKH bằng các phương tiện thông tin đại chúng, chương trình giáo dục và đào tạo huấn luyện.

(ii) Nâng cao năng lực thích ứng cho những nhóm dễ bị tổn thương kể cả phụ nữ thông qua chuyển giao khoa học kỹ thuật thích hợp, hỗ trợ tín dụng quy mô nhỏ, đa dạng hóa nguồn thu, tập huấn kiến thức và kỹ năng quản lý kinh tế hộ.

(iii) Đánh giá các mô hình thích ứng hiện tại của HLHPN để rút ra bài học kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình thành công.

(iv) Tiến hành các thí nghiệm, mô hình trình diễn ở cấp nông hộ và cộng đồng về các hệ thống canh tác thích ứng với BĐKH, phương pháp ICZM bao gồm mô hình đồng quản lý rừng ngập mặn

(v) Thành lập “Ban Chỉ đạo về giới” ở cấp tỉnh để lồng ghép bình đẳng giới và BĐKH vào kế hoạch phát triển KT-XH địa phương

(vi) Xem xét đưa chỉ tiêu về bình đẳng giới vào kế hoạch phát triển KT-XH ở các cấp để giám sát và đánh giá,

(vii) Nâng cao năng lực cho cán bộ nhà nước và các hội đoàn từ cấp tỉnh đến xã thông qua các lớp huấn luyện ngắn hạn bao gồm các chủ đề khác nhau như bình đẳng giới, BĐKH, khuyến nông có sự tham gia, phương pháp ICZM, kỹ năng lồng ghép giới và BĐKH vào kế hoạch phát triển KT-XH, ToT, và kỹ năng lãnh đạo.

Page 80: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

78

Tài liệu tham khảo

Adger, W. N, Kelly, P. M., & Ninh, N. H. (2001). Living with environmental change: social vulnerability, adaptation and resilience in Vietnam. London, UK: Routledge.

Allison, Edward H., & Ellis, Frank. (2001). The livelihoods approach and management of small-scale fisheries. Marine Policy, 25, 377-388.

An N.T., Phung N.K., & Chau T.B. (2008). Integrated coastal zone management in Vietnam: pattern and perspectives. Journal of Water Resources and Environmental Engineering, 23.

Armitage, D. R, & Johnson, D. (2006). Can resilience be reconciled with globalization and the increasingly complex conditions of resource degradation in Asian coastal regions? Ecology and Society, 11(1).

Birkmann, Joern. (2007). Risk and vulnerability indicators at different scales: Applicability, usefulness and policy implications. Environmental Hazards, 7, 20-31.

Blackshear, Ben, Crocker, Tom, Drucker, Emma, Filoon, John, Knelman, Jak, & Skiles, Michaela. (2011). Hydropower Vulnerability and Climate Change. A Framework for Modeling the Future of Global Hydroelectric Resources. Middlebury College Environmental Studies Senior Seminar.

Blaikie, P. (1995). Understanding environmental issues. In S. Morse & M. Stocking (Eds.), People and the environment (pp. 1-30). London, UK: UCLA Press.

Briguglio, Lino. (2003). The vulnerability index and small island developing states. A review of conceptual and methodological issues. University of Malta, Msida, MSD06, Malta.

Carew-Reid, J (2008). Rapid assessment of the extent and impact of sea level rise in Viet Nam. Brisbane: International Centre for Environment Management (ICEM).

Carney, D. (1998). Sustainable rural livelihoods: What contribution can we make? Nottingham: Russell Press Ltd. for Department for International Development (DFID).

CECT. (2013). Cà Mau nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu. http://cect.gov.vn.

Chambers, R, & Conway, G R. (1999). Sustainable rural livelihoods: practical concepts for the 21st century IDS Discussion Paper N 296. Brighton, IDS.

Chambers, R. , & Conway, G.R. (1992). Sustainable livelihoods: Practical concepts for the 21st century: Sussex: Institute of Development Studies (IDS).

CWPDP-WB. (2004). Survey of the farming systems in the buffer zone of TraVinh - SocTrang - BacLieu - CaMau provinces College of Aquaculture and Fisheries, College of Agriculture, CanTho University.

Davies, S. (1996). Adaptable livelihoods: coping with food insecurity in the Malian Sahel. Science, Technology and Development, 14(1), 144-156.

De Haan, L J. (2000). Globalization, localization and sustainable livelihood. Sociologia Ruralis, 40(3), 339-365. doi: doi:10.1111/1467-9523.00152

De Haan, Leo J, & Zoomers, Annelies. (2003). Development geography at the crossroads of livelihood and globalisation. Tijdschrift voor Economische en Sociale Geografie, 94(3), 350–362.

De Haan, Leo, & Zoomers, Annelies. (2005). Exploring the Frontier of Livelihoods Research. Development and Change, 36(1), 27-47. doi: doi:10.1111/j.0012-155X.2005.00401.x

Page 81: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

79

Deare, Fredericka. (2004). A methodological approach to gender analysis in natural disaster assessment: a guide for the Caribbean. Santiago, Chile: Sustainable Development and Human Settlements Division and the ECLAC Subregional Office, Women and Development Unit.

Dixon J, Gulliver A, & Gibbon D. (2001). Farming systems and poverty – improving farmers’ livelihoods in a changing world FAO and The World Bank.

Duong, P T, & Schlegel, B. (2012). Integrated Coastal Area Management. National workshop in Ho Chi Minh city, 24 November, 2011. Ho Chi Minh City.

Ellis, L. (1994). Reseach Methods in the Social Sciences WCB Brown and Benchmark publishers.

FAO. (2007). Adaptation to climate change in agriculture, forestry and fisheries: Perspective, framework and priorities. Rome, Italy: Food and Agriculture Organization of the United Nations.

Folke, C, Colding, J., & Berkes, F. (2003). Synthesis: building resilience and adaptive capacity in social–ecological systems. In F. Berkes, J. Colding & C. Folke (Eds.), Navigating social-ecological systems: building resilience for complexity and change (pp. 352-387). Cambridge, UK: Cambridge University Press.

Fussel, Hans-Martin. (2007). Vulnerability: A generally applicable conceptual framework for climate change research. Global Environmental Change, 17(2), 155-167.

Glewwe, P, & Murtaugh, M. (1998). Are some groups more vulnerable to macroeconomic shocks than others? Hypothesis tests based on panel data from Peru. Journal of Develoment Economics, 56, 181-206.

GSO. (2012). General Statistics Office. Trung tam tu lieu thong ke. Tong cuc Thong ke Viet Nam. http://www.gso.gov.vn. 2014

Hahn, Micah B., Riederer, Anne M., & Foster, Stanley O. (2009). The Livelihood Vulnerability Index: A pragmatic approach to assessing risks from climate variability and change—A case study in Mozambique. Global Environmental Change, 19, 74-88.

Hung, Ngo Tho. (2012). District based climate change assessment and adaptation measure for agriculture in Ca Mau, Viet Nam. Busan, Republic of Korea: APEC Climate Center.

ICEM. (2009). Climate change adaptation in the lower Mekong basin countries. Regional synthesis report: Mekong River Commision. CCAI-Climate Change and Adaptation Initiative.

IMHEN. (2013). Climate risks in the Mekong Delta. Ca Mau and Kien Giang Provinces of Viet Nam. Philippines: Asian Development Bank (ADB).

Janssen, Marco A., & Ostrom, Elinor. (2006). Resilience, vulnerability, and adaptation: A cross-cutting theme of the International Human Dimensions Programme on Global Environmental Change. (Editorial). Global Environmental Change, 16, 237-239.

Kaag, Mayke. (2004). Ways foward in livelihood research. In D. Kalb, W. Pansters. & H. Siebers (Eds.), Globalization and development: Themes and concepts in current research (pp. 49-74). Dorecht, The Netherlands Kluwer Academic Publishers.

Kasperson, Roger E., & Kasperso, Jeanne X. (2001). Climate Change, Vulnerability, and Social Justice. Stockholm, Sweden: Risk and Vulnerability Programme, Stockholm Environment Institute.

Mackay, Peter, & Russell, Michael. (2011). Socialist Republic of Viet Nam: Climate Change Impact and Adaptation Study in the Mekong Delta. (Cofinanced by the Climate Change Fund and the Government of Australia). For Vietnam Institute of Meteorology, Hydrology and Environment (IMHEN) and the Ca Mau Peoples Committee and Kien Giang Peoples Commitee: Asian Development Bank (ADB).

Page 82: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

80

Marschke, Melissa J., & Berkes, Fikret. (2006). Exploring strategies that build livelihood resilience: a case from Cambodia. Ecology and Society 11 (1), 42.

McElwee, Pamela, Nghiem, Tuyen, Le, Hue, & Vu, Huong. (2012). Social vulnerability and adaptation possibilities for Vietnam in 4+oC world: Arizona State University, Vietnam National University.

McGoodwin, J R. (1990). Crisis in the world’s fisheries: people, problems, and politics. Stanford: Stanford University Press.

MRC. (2010). State of the Basin Report 2010, Mekong River Commission. Vientiane, Lao PDR.

Nair, Rekha S, & Bharat, Alka. (2011). Methodological frameworks for assessing vulnerability to climate change Institute of Town Planners, India Journal, 8 - 1, 01 - 15.

Niehof, A., & Price, L. (2001). Rural livelihood systems: a conceptual framework. Wageningen: WU-UPWARD.

Panayotou, T. (1982). Management concepts for small-scale fisheries: economic and social aspects. FAO Fisheries Technical Papers. Rome: FAO.

Pauly, D. (1997). Small-scale fisheries in the tropics: marginality, marginalisation, and some implications for fisheries management. In E. Pikitch, D. Huppert & M. Sissenwine (Eds.), Global trends: fisheries management. Bethesda, Maryland: American Fisheries Society.

UBND tỉnh Cà Mau. (2010). Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà mau, thời kỳ đến năm 2020. UBND Tỉnh Cà Mau.

Pistor, N, Tuan, L. A, & Du, L. V. (2012). Baseline study report on gender and climate change in 5 provinces of the Mekong Delta: CCCEP-GIZ.

Pollnac, Richard B., Pomeroy, Robert S., & Harkes, Ingvild H.T. (2001). Fishery policy and job satisfaction in three southeast Asian fisheries. Ocean & Coastal Management, 44, 531-544.

Post J. C., & Lundin C. J. (1996). Guidelines for integrated coastal zone management. Environmentally sustainable development studies and monographs series No 9: The World Bank.

UBND tỉnh Cà Mau. (2009). Báo cáo kết quả rà soát, qui hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Cà Mau. Report the results of re-planning 3 types of forest in Ca Mau province. Ca Mau: Provincial People Committee (PPC).

Schmitt, K. (2012). Integrated coastal area management in Soc Trang province. In P. T. Duong & B. Schlegel (Eds.), Integrated Coastal Area Management. Ho Chi Minh City: National workshop on 24 November, 2011.

Sekhar N.U. (2005). Integrated coastal zone management in Vietnam: present potentials and future challenges. Ocean & Coastal Management, 48, 813-827.

Singh, N, & Gilman, J. (1999). Making livelihoods more sustainable. International Social Science Journal, 51, 539–545.

Smith, T. F., Gould, S., & Thomsen, D. C. (2013). Integrated coastal area management in Soc Trang province. GIZ Soc Trang.

Sterlacchini, Simone. (2011). Vulnerability assessment: Concepts, definitions and methods: National Research Council of Italy. Institute for the Dynamic of Environmental Processes. Milan (Italy).

Tran, Ha Thi Phung, van Dijk, Han, & Visser, Leontine. (2014). Impacts of changes in mangrove forest management practices on forest accessibility and livelihood: A case study in mangrove-shrimp farming system in Ca Mau province, Mekong Delta, Vietnam. Land Use Policy, 36, 89-101.

Page 83: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

81

UN Vietnam and Oxfam. (2012). Gender equality in climate change adaptation and disaster risk reduction in Vietnam. Policy brief

Van, Trinh Cong. (2008). Identification of sea level rise impacts on the Mekong Delta and orientation of adaptation activities Ho Chi Minh City: The Hydraulic Engineering Consultant Corp. 2.

Walker, B, Holling, C. S., Carpenter, S., & Kinzig, A. (2004). Resilience, adaptability and transformability in social-ecological systems. Ecology and Society, 9(2), 5.

Young, Oran R., Berkhout, Frans, Gallopin, Gilberto C., Janssen, Marco A., Ostrom, Elinor, & Leeuw, Sander van der. (2006). The globalization of socio-ecological systems: An agenda for scientific research. Global Environmental Change, 16, 304-316.

Zoomers, A. (1999). Linking Livelihood Strategies to Development. Experiences from the Bolivian Andes. Amsterdam: Royal Tropical Institute/Center for Latin American Research.

Page 84: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng
Page 85: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng
Page 86: Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối ... · PDF fileChính sách Môi trường và Sử dụng ... binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng

Sở NN&PTNTtỉnh Cà Mau