download : brochure giới thiệu về viện

24

Upload: lambao

Post on 28-Jan-2017

227 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: Download : Brochure giới thiệu về Viện
Page 2: Download : Brochure giới thiệu về Viện

Giới thiệu:Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 24/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Tiên thân của Viện là Trung tâm Công nghệ sinh học, được thành lập theo quyết định số 32/TCCB ngày 16 thang 1 năm 1996 của Giam đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. Trung tâm đa tập hợp được một đội ngu can bộ khoa học đâu ngành thuộc cac linh vực khac nhau trong ngành Công nghệ sinh học (CNSH) như: GS. TSKH. Phạm Thị Trân Châu (Hóa sinh học), GS. TS. Nguyễn Lân Dung (Vi sinh vật học), GS. TSKH. Trịnh Tam Kiệt (Đa dạng nấm lớn và ứng dụng), GS. TS. Lê Đình Lương (Di truyên học), GS. TS. Dương Đức Tiến (Sinh học tảo). Với sứ mệnh là câu nối giưa nghiên cứu khoa học, giảng dạy và ứng dụng vào đơi sống, Trung tâm đa chu trọng thực hiện cac chương trình, đê tài nghiên cứu cac cấp vê CNSH, đông thơi nghiên cứu triên khai cac thành tựu CNSH vào cac linh vực nông nghiệp, y học và môi trương.

Tiếp nối truyên thống nghiên cứu và đào tạo của trung tâm CNSH, Viện Vi sinh vật và CNSH tập trung vào thế mạnh nghiên cứu trong linh vực vi sinh vật học và triên khai cac ứng dụng thực tế theo cac chức năng và nhiệm vụ chính sau đây:

- Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng trong cac linh vực vi sinh vật học và công nghệ sinh học.

- Tổ chức đào tạo sau đại học và thực hiện nhưng nhiệm vụ đào tạo khac do Giam đốc Đại học Quốc gia Hà Nội giao.

- Sản xuất, thử nghiệm cac sản phẩm ứng dụng từ vi sinh vật và công nghệ sinh học.

- Tư vấn, đào tạo, chuyên giao công nghệ và thực hiện cac dịch vụ vê khoa học, công nghệ trong linh vực vi sinh vật và công nghệ sinh học.

VIỆN VI SINH VẬT & CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Page 3: Download : Brochure giới thiệu về Viện

VIỆN VI SINH VẬT & CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Viện trưởng: PGS. TS. Dương Văn Hợp

E-mail: [email protected]; [email protected] Tel: +84 437 547 695; Fax: +84 437 547 407

Viện phó: ThS. Lê Xuân Tình

E-mail: [email protected]; [email protected] Tel. +84 437 547 638; Fax. +84 437 547 407

PHÒNG HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP Trưởng phòng: ThS. Lê Xuân Tình Điện thoại: 04 3754 7748 Fax: 04 3754 7407 Email: [email protected]

PHÒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Trưởng phòng: TS. Trịnh Thành Trung

Điện thoại: 04 3754 7748 Fax: 04 3754 7407

Email: [email protected]

PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Trưởng phòng: TS. Hoàng Văn Vinh Điện thoại: 04 3754 7748 Fax: 04 3754 7407 Email: [email protected]

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC

BAN LÃNH ĐẠO VIỆN & CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG

Page 4: Download : Brochure giới thiệu về Viện

BẢO TÀNG GIỐNG CHUẨN VI SINH VẬT VIỆT NAM (VTCC)Trưởng phòng: PGS. TS. Dương Văn HợpĐiện thoại: 04 3754 7407 Fax: 04 3754 7407Email: [email protected] Website: www.vtcc.imbt.vnu.edu.vn

Giới thiệu:

• Thành lập năm 1996 - Bảo tàng Giống chuẩn Vi sinh vật Việt Nam (Viet-nam Type Culture Collection, VTCC) là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng, đánh giá và phát triển nguồn gen VSV tại các vùng đặc hữu của Việt Nam.

• Từ các đề tài, hợp tác trong nước và quốc tế, tính đến 2015 VTCC lưu giữ được hơn 9.000 chủng vi sinh vật có giá trị, khả năng ứng dụng cao. Trong đó, gần 3.000 chủng đã được nghiên cứu và công bố trên catalogue điện tử theo các tiêu chuẩn hướng dẫn từ CABRI (Common Access to Biological Resources and Information).

• Là thành viên tích cực của Liên hiệp Bảo tàng Giống Vi sinh vật Quốc tế (WFCC) và Trung tâm Dữ liệu nguồn gien Vi sinh vật Thế giới (WDCM). Hiện VTCC có 2.082 nguồn gen đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và đã đăng ký thành công vào cơ sở dữ liệu của WDCM (http://gcm.wfcc.info).

• Là đơn vị chuyên cung cấp chủng giống vi sinh vật cho các đơn vị nghiên cứu khoa học, các trường Đại học, các nhà máy sản xuất… Ngoài ra, VTCC còn là nơi lưu giữ nhiều nguồn gien quý từ nhiều đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước.

• Với mục tiêu quản lý nguồn gen vi sinh vật cho nghiên cứu công nghệ sinh học, khai thác, phát triển bền vững và hợp tác theo thông lệ công ước quốc tế về đa dạng sinh học và chia sẻ lợi ích. VTCC nghiên cứu chiến lược, thành lập mạng lưới các bộ sưu tập VSV và xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý nguồn gen quốc gia đồng thời từng bước tham gia mạng lưới quốc tế.

GIỚI THIỆU CÁC NHÓM NGHIÊN CỨU

Page 5: Download : Brochure giới thiệu về Viện
Page 6: Download : Brochure giới thiệu về Viện

PHÒNG CÔNG NGHỆ ENZYME VÀ PROTEINTrưởng phòng: TS. Nguyễn Huỳnh Minh QuyênĐiện thoại: 04 3754 7694 Fax: 04 3754 7407Email: [email protected]

Giới thiệu:Phòng Công nghệ Enzyme và Protein được thành lập bởi GS. TSKH. Phạm Thị Trân Châu vào năm 1986 tại Trung tâm Vi sinh ứng dụng. Sau gần 30 năm hoạt động, phòng là đơn vị nghiên cứu mạnh của IMBT trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng enzyme và các chất kìm hãm enzyme.

• Chức năng, nhiệm vụ

Sàng lọc và tuyển chọn các enzyme từ VSV;

Nghiên cứu đặc tính sinh lý và sinh hoá của enzyme;

Nghiên cứu enzyme và protein tái tổ hợp.

• Cac linh vực nghiên cứu

Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm enzyme và chất kìm hãm enzyme;

Tinh sạch và nghiên cứu các đặc điểm của enzyme;

Phân tích cấu trúc và trình tự của các peptide;

Nghiên cứu trong lĩnh vực sinh học phân tử và các enzyme tái tổ hợp;

Nghiên cứu các chất có hoạt tính sinh học (các chất kháng khuẩn, kháng virus, chống tế bào ung thư…).

Page 7: Download : Brochure giới thiệu về Viện
Page 8: Download : Brochure giới thiệu về Viện

PHÒNG SINH THÁI VI SINH VẬTTrưởng phòng: TS. Đinh Thúy HằngĐiện thoại: 04 3754 7488 Fax: 04 3754 7407Email: [email protected]

Giới thiệu:Phòng Sinh thái vi sinh vật được thành lập năm 2008, thực hiện các nghiên cứu về đa dạng và phân bố của vi sinh vật tại các môi trường sinh thái khác nhau. Đối tượng vi sinh vật được tập trung nghiên cứu bao gồm các nhóm tham gia chu trình chuyển hóa C, N, P, S và Fe trong các môi trường sinh thái ở Việt Nam, phân lập và tìm kiếm các chủng vi sinh vật để ứng dụng vào mục đích làm sạch môi trường. Một số kỹ thuật nổi bật được thực hiện tại phòng là: điện di biến tính (DGGE), Fluorescent In situ Hybridization (FISH), phân lập và nuôi cấy vi sinh vật kỵ khí và các nhóm hiếu khí đặc biệt.

• Chức năng, nhiệm vụ

Nghiên cứu đa dạng vi sinh vật trong các môi trường đặc hữu;

Nghiên cứu đa dạng vi sinh vật kỵ khí và vai trò của chúng trong chuyển hoá vật chất;

Nghiên cứu công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường với vi sinh vật kỵ khí.

• Cac linh vực nghiên cứu

Nghiên cứu đa dạng và phân bố của các nhóm vi sinh vật tham gia các chu trình chuyển hóa C, N, P, S, Fe;

Đào tạo về vi sinh môi trường;

Ứng dụng vi sinh vật trong xử lý ô nhiễm môi trường.

Page 9: Download : Brochure giới thiệu về Viện
Page 10: Download : Brochure giới thiệu về Viện

PHÒNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAOTrưởng phòng: TS. Nguyễn Kim Nữ ThảoĐiện thoại: +(84) 948 806 096 Fax: 04 3754 7407Email: [email protected]

Giới thiệu:Phòng Nghiên cứu & Phát triển Công nghệ cao (Microbial R&D Lab.) được thành lập tháng 10 năm 2011, có nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển công nghệ và chế phẩm vi sinh vật phục vụ trong nông - ngư nghiệp, dược phẩm, công nghiệp thực phẩm và bảo vệ môi trường.

• Chức năng, nhiệm vụ

Sàng lọc các chất có hoạt tính sinh học từ vi sinh vật;

Nghiên cứu sàng lọc, cải biến và phát triển các chủng vi sinh vật ứng dụng

cho sản xuất;

Phát triển các quy trình công nghệ dựa trên vi sinh vật.

• Cac linh vực nghiên cứu

Phát hiện các chất có hoạt tính sinh học mới từ vi sinh vật;

Cải biến di truyền các chủng vi sinh vật sinh các chất có hoạt tính sinh học;

Phát triển các chế phẩm vi sinh vật phục vụ trong nông nghiệp;

Phát triển các quy trình sử dụng màng sinh học (biofilm) trong nông nghiệp và xử lý nước thải.

Page 11: Download : Brochure giới thiệu về Viện
Page 12: Download : Brochure giới thiệu về Viện

PHÒNG CÔNG NGHỆ NẤM VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌCPhụ trách phòng: GS.TSKH. Trịnh Tam KiệtĐiện thoại: 04 3754 7748 Fax: 04 3754 7407Email: [email protected]

Giới thiệu:Phòng Công nghệ nấm và các chất có hoạt tính sinh học (tiền thân là Trung tâm Nghiên cứu Nấm ăn - Đại học Tổng hợp, Hà Nội, thành lập năm 1984) được sát nhập vào Trung tâm Công nghệ sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 1996, nay là Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học.

• Chức năng, nhiệm vụ

Nghiên cứu đa dạng Nấm trong những vùng sinh thái khác nhau (chủ yếu là rừng tự nhiên và rừng thứ sinh, savan trên núi và những thảm thực vật nuôi trồng bao gồm: cây lương thực ngắn ngày, cây công nghiệp và rừng trồng lại.

Phân lập, tuyển chọn thuần khiết và lưu giữ các chủng Nấm lớn, đặc biệt là các chủng phục vụ cho công nghiệp dược và công nghiệp thực phẩm.

Nghiên cứu sinh lý phát triển của nấm lớn bao gồm: sự mọc, sự hình thành quả thể và sự vận chuyển vật chất trong hệ thống sợi và quả thể Nấm trên môi trường thạch và giá thể.

Nghiên cứu, đánh giá các chất có hoạt tính sinh học của các loài Nấm lớn như: polysacharide, peptide, triterpen, flavonoid, ...; đánh giá khả năng tăng cường đáp ứng miễn dịch, chống ung thư, chống viêm gan, tiết niệu, tim mạch...; nghiên cứu những quá trình chuyên biệt ở tế bào ung thư của người dưới tác dụng của các chất có hoạt tính sinh học đã được chiết xuất.

Tham gia đào tạo đại học, sau đại học về Nấm. Tham gia các hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế về Nấm.

• Cac linh vực nghiên cứu

Nghiên cứu đa dạng nấm lớn.

Nghiên cứu phát triển các kỹ thuật sàng lọc các chất có hoạt tính sinh học.

Sàng lọc các chất có hoạt tính sinh học từ các đối tượng VSV khác nhau.

Page 13: Download : Brochure giới thiệu về Viện
Page 14: Download : Brochure giới thiệu về Viện

PHÒNG SINH HỌC TẢOTrưởng phòng: TS. Nguyễn Thị Hoài HàĐiện thoại: (+84) 9666 88631, (+84) 169 411 5847 Fax: 04 37547 7748Email: [email protected], [email protected], [email protected]

Giới thiệu:Phòng Sinh học tảo (tiền thân là Phòng Chuyên đề Vi tảo và Môi trường, Đại học Tổng hợp Hà Nội, thành lập năm 1982) được sáp nhập vào Trung tâm Công nghệ sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 1996, nay là Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học.

• Chức năng, nhiệm vụ

Nghiên cứu đa dạng vi tảo tại các vùng sinh thái đặc hữu;

Nghiên cứu một số đối tượng vi tảo có giá trị cho xử lý ô nhiễm môi trường và nuôi thuỷ sản;

Nghiên cứu một số hoạt chất sinh học quý và khả năng ứng dụng từ vi tảo.

• Cac linh vực nghiên cứu

Nghiên cứu phân lập, sàng lọc các chủng giống vi tảo thuần khiết;

Áp dụng các kỹ thuật hiện đại trong nghiên cứu phân loại vi tảo;

Nghiên cứu các chất có hoạt tính sinh học từ vi tảo;

Hợp tác trong nước và quốc tế về nghiên cứu quản lý, đa dạng các nguồn gen vi tảo và ứng dụng trong nuôi thủy sản;

Tư vấn trong nghiên cứu, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ khoa học trong các lĩnh vực: phân loại, quản lý nguồn gen và nghiên cứu tính đa dạng vi tảo;

Lắp đặt hệ thống nuôi vi tảo trên photobiorector.

Page 15: Download : Brochure giới thiệu về Viện
Page 16: Download : Brochure giới thiệu về Viện

PHÒNG CÔNG NGHỆ LÊN MEN VÀ PHÁT TRIỂN SINH PHẨMTrưởng phòng: ThS. Hoàng Văn TháiĐiện thoại: 04 3754 7407 Fax: 04 3754 7407Email: [email protected]

Giới thiệu:Phòng Công nghệ lên men và Phát triển sản phẩm được thành lập năm 2005, được trang bị đồng bộ hệ thống thiết bị lên men nhỏ và vừa, thu hồi và phát triển sinh phẩm nhằm triển khai các ứng dụng của đối tượng vi sinh vật vào đời sống.

• Chức năng, nhiệm vụ

Nghiên cứu tối ưu các quá trình lên men vi sinh vật;

Nghiên cứu các quá trình thu nhận và phát triển sản phẩm;

Đào tạo cán bộ, tư vấn kỹ thuật về công nghệ lên men;

Tư vấn, thiết kế, lắp đặt dây chuyền lên men vi sinh vật, thu sản phẩm từ quy mô phòng thí nghiệm đến quy mô công nghiệp.

• Cac linh vực nghiên cứu

Nghiên cứu xây dựng các quy trình công nghệ phát triển sinh phẩm từ VSV (enzyme, sinh khối VSV, axit hữu cơ, bacteriocin...);

Nghiên cứu nâng cấp quy mô lên men và tối ưu các thông số công nghệ;

Nghiên cứu quá trình tách chiết và thu hồi phát triển sản phẩm.

Page 17: Download : Brochure giới thiệu về Viện
Page 18: Download : Brochure giới thiệu về Viện

ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC - TIẾN SỸ CÔNG NGHỆ SINH HỌCĐiện thoại: 04 3754 7748 Fax: 04 3754 7407

Giới thiệu:Với mục tiêu “tập trung nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và đào tạo nhân lực trình độ cao và chất lượng cao cho ngành vi sinh vật học, góp phần phát triển công nghiệp sinh học của đất nước”, Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học đã và đang từng bước tiếp cận trình độ quốc tế về nghiên cứu đa dạng và phát triển công nghệ ứng dụng vi sinh vật, song song với đào tạo nguồn nhân lực trong nghiên cứu, giảng dạy và đóng góp vào tiến trình phát triển công nghệ sinh học của đất nước.Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học được giao nhiệm vụ Đào tạo Sau đại học bậc Tiến sỹ, chuyên ngành Công nghệ Sinh học (Mã số: 62420201).

Thời gian tuyển sinh: 2 đợt, tháng 1 và tháng 6 hàng năm.

Hình thức dự thi: Xét tuyển hồ sơ và bảo vệ đề cương nghiên cứu sinh.

Liên hệ: Trần Thị Dung

Phòng Quản lý Sau đại học - Viện Vi sinh vật & Công nghệ sinh học

Địa chỉ: Phòng 603, Nhà E2, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 04. 37547748 Fax: 04. 37547407

Email: [email protected].

Page 19: Download : Brochure giới thiệu về Viện
Page 20: Download : Brochure giới thiệu về Viện

Chức năng, nhiệm vụ: Trung tâm phân tích, kiêm nghiệm vi sinh vật và sinh phẩm là đơn vị dịch vụ trực thuộc Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội, có chức năng:• Phân tích, kiểm nghiệm, đánh giá các chỉ tiêu về vi sinh vật. Thẩm định tiêu

chuẩn chất lượng đối với các chế phẩm sinh học dùng trong dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng, nông - lâm - ngư nghiệp và xử lý môi trường.

• Thực hiện các dịch vụ về kiểm nghiệm các chỉ tiêu về vi sinh vật và tiêu chuẩn chất lượng đối với các sinh phẩm.

• Đào tạo cán bộ chuyên môn về kiểm nghiệm vi sinh vật cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

• Thực hiện các nghiên cứu về chuyên ngành kiểm nghiệm vi sinh và các chuyên ngành có liên quan.

Công ty CP Công nghệ Vi sinh IMBT MST: 0107128235 Trụ sở chính: Nhà E2. 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 04 3754 7638 / 04 3754 7407

Chức năng, nhiệm vụ: Công ty CP Công nghệ Vi sinh IMBT (IMBT., JSC) là đơn vị trực thuộc Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học (IMBT), Đại học Quốc gia Hà Nội. IMBT., JSC được thành lập với mục đích nhằm tổ chức triển khai sản xuất, thương mại hóa và chuyển giao công nghệ liên quan đến vi sinh vật và công nghệ sinh học trong các lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm chức năng, sản phẩm cho nông nghiệp công nghệ cao (thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, phân bón vi sinh...) và xử lý ô nhiễm môi trường.

TRUNG TÂM PHÂN TÍCH, KIỂM NGHIỆM VI SINH VẬT VÀ SINH PHẨM

DOANH NGHIỆP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Page 21: Download : Brochure giới thiệu về Viện

XƯỞNG SẢN XUẤT THỰC NGHIỆMĐịa điểm: Hòa Lạc, huyện Thạch Thất, Thành phố Hà NộiĐiện thoại/Fax: 04 3200 0432

Chức năng:Xưởng sản xuất thực nghiệm trực thuộc Viện VSV&CNSH có chức năng tổ chức thực hiện sản xuất thử nghiệm các sản phẩm được hình thành từ các hoạt động nghiên cứu khoa học trong các chương trình, dự án, đề tài; Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực VSV & CNSH; Phục vụ công tác đào tạo.

Nhiệm vụ:- Thực hiện sản xuất thử nghiệm và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực VSV&CNSH;- Triển khai các thí nghiệm phục vụ các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng trong các

chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực VSV&CNSH;- Triển khai các thí nghiệm để xây dựng, hoàn thiện quy trình công nghệ phát triển sản phẩm

từ vi sinh;- Triển khai các thí nghiệm phục vụ công tác đào tạo;- Cùng với Doanh nghiệp Khoa học công nghệ phát triển sản phẩm mang thương hiệu Viện

ra thị trường.

Page 22: Download : Brochure giới thiệu về Viện

SẢN PHẨM ỨNG DỤNG& DỊCH VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

CUNG CẤP CHỦNG GIỐNG VI SINH VẬT

CUNG CẤP SINH KHỐI VI TẢO

SẢN PHẨM PROBIOTICS LÀM NGUYÊN LIỆU DƯỢC

SẢN PHẨM PROBIOTICS BỔ SUNG CHO THỨC ĂN CHĂN NUÔI

CÁC GIẢI PHÁP SINH HỌC XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

- Với hơn 3.000 chủng giống vi sinh vật thuộc các nhóm Vi khuẩn, Xạ khuẩn, Nấm men, Nấm sợi đã được tư liệu hóa trên online-catalogue với đầy đủ thông tin cần thiết theo tiêu chuẩn quốc tế, sẵn sàng cung cấp cho các đơn vị nghiên cứu, đào tạo

và phát triển sản xuất trong các lĩnh vực Công nghệ Sinh học, Dược phẩm, Thực phẩm chức năng, Nông - Lâm - Thủy sản và Xử lý môi trường. - Giống Nấm các loại, Nấm Linh chi khô, cổ Linh chi và Nấm đa niên khô.

Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu và ứng dụng vi tảo để phục vụ đời sống. Hiện nay, chúng tôi đã phân lập và tuyển chọn được một bộ sưu tập

các chủng vi tảo quý ở Việt Nam và triển khai nhiều nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, nuôi trồng thủy sản và xử lý ô nhiễm môi trường nước.

Sản phẩm probiotics của Viện Vi sinh vật & Công nghệ sinh học bao gồm các chủng Bacillus spp., Lactobacillus spp., Streptococcus spp., Pediococcus spp., được ứng dụng làm nguyên liệu cho dược phẩm, có tác dụng hỗ trợ khôi phục và duy trì trạng

thái cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, cạnh tranh chất dinh dưỡng với vi khuẩn có hại, tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện triệu chứng tiêu chảy do tác dụng phụ của kháng sinh, táo bón, rối loại tiêu hóa…

- Sinh khối vi sinh vật (Lactobacillus spp. và Bacillus ssp.) được bổ sung và thức ăn chăn nuôi để thực hiện vai trò probiotics, làm cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột của vật nuôi, tăng cường khả năng miễn dịch, tăng hiệu suất sử dụng thức ăn cũng như

trọng lượng của vật nuôi. - Sản phẩm đã được thử nghiệm trên lợn và gà, làm tăng mức tăng trưởng tương ứng là %16,7 và %7,9.

Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học cung cấp các giải pháp sinh học xử lý môi trường, bao gồm các chế phẩm vi sinh vật hỗ trợ các công nghệ xử lý nước và rác thải:

- Chế phẩm phân hủy chất hữu cơ hiếu khí và kỵ khí.- Chế phẩm xử lý mùi;- Chế phẩm xử lý nitơ trong nước thải theo công nghệ nitrat hóa - khử nitrat.

Page 23: Download : Brochure giới thiệu về Viện

SẢN PHẨM ỨNG DỤNG& DỊCH VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

DỊCH VỤ PHÂN LOẠI VÀ ĐỊNH DANH VI SINH VẬT

CHẾ PHẨM PHÂN VI SINH, PHÂN BÓN QUA LÀ DÙNG TRONG NÔNG NGHIỆP

DỊCH VỤ LƯU TRỮ, BẢO QUẢN CHỦNG GIỐNG VI SINH VẬT

ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Với đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm trong nghiên cứu vi sinh vật cũng như trang thiết bị chuyên sâu trong lĩnh vực nghiên cứu này, Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học là một trong số ít các cơ sở nghiên cứu ở Việt Nam có đầy đủ điều kiện để thực hiện các phân tích định danh vi sinh vật như:- Nghiên cứu hình thái: kính hiển vi phản pha, kính

hiển vi huỳnh quang, kính hiển vi soi nổi (kèm

thiết bị chụp ảnh có độ phân giải cao).- Giải trình tự DNA và phân tích so sánh, dựng cây

phân loại sử dụng các phần mềm chuyên dụng.- Hóa phân loại: phân tích thành phần hóa học của

tế bào, màng tế bào, thành tế bào.- Xác định độ tương đồng của genome vi sinh vật

(DNA hybridization).

Viện Vi sinh vật & Công nghệ sinh học cung cấp các giải pháp phù hợp trong việc lưu trữ và bảo quản vi sinh vật, đảm bảo được sức sống cũng như các đặc tính của chủng giống trong thời gian lâu dài.

Các chủng giống sẽ được lưu giữ trong các điều kiện như lạnh sâu (60- oC, 80- oC), đông khô, nitơ lỏng (196- oC).

- Đào tạo và tập huấn: VTCC thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu và tập huấn về Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học. Các khóa học được tổ chức dưới sự hướng dẫn trực tiếp từ các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước.

- Chuyển giao công nghệ công nghệ và chủng giống để sản xuất chế phẩm probiotics dùng trong dược phẩm và bổ sung thức ăn chăn nuôi.

- Chuyển giao công nghệ vận hành các hệ thống xử lý rác và nước thải theo công nghệ hiếu khí và kỵ khí.

- Chuyển giao công nghệ nuôi trồng và tạo các chế phẩm vi tảo có hoạt tính sinh học cao như các sản phẩm giàu đạm: Spirulina, Chlorella, Chaetoceros, … và các vi tảo biển dị dưỡng giàu axit béo không no phục vụ cho sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm, nuôi trồng thuỷ sản…

- Chuyển giao công nghệ nuôi trồng và chế biến Nấm các loài nấm ăn và Nấm dược liệu.

Page 24: Download : Brochure giới thiệu về Viện