f2.hcm.edu.vn€¦ · web viewmặc dù bị đàn áp dã man, quần chúng nhân dân, những...

9
TRƯỜNG THCS TÙNG THIỆN VƯƠNG Tuần lễ từ 23/3-04/4/2020 TIẾT 1: KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418-1427) I. MỤC TIÊU BÀI ÔN TẬP: 1. Kiến thức: - Nắm được những nét chính trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ khi mới hoạt động cho đến khi giải phóng đất nước. - Những sự kiện và nét nổi bật trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - Nắm được các nguyên nhân và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa. 2. Thái độ: - Thấy được tinh thần hi sinh, vượt qua mọi gian khổ và tinh thần bất khuất của nghĩa quân Lam Sơn. - Giáo dục lòng yêu nước và niền tự hào của dân tộc ta. - Bồi dưỡng hs tinh thần quyết tâm vượt khó để học tập và phấn đấu vươn lên. 3. Kỹ năng: - Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, đánh giá các sự kiện. - Rèn luyện HS kĩ năng sử dụng bản đồ trong học tập và các tài liệu tham khảo có ích cho bài học. II/ NỘI DUNG ÔN TẬP: HOẠT ĐỘNG 1:THỜI KÌ HOẠT ĐỘNG Ở MIỀN TÂY THANH HÓA (1418- 1423)?

Upload: others

Post on 09-Aug-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web viewMặc dù bị đàn áp dã man, quần chúng nhân dân, những người yêu nước vẫn luôn tìm cách đứng lên khởi nghĩa lật đổ

TRƯỜNG THCS TÙNG THIỆN VƯƠNGTuần lễ từ 23/3-04/4/2020

TIẾT 1: KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418-1427)

I. MỤC TIÊU BÀI ÔN TẬP:1. Kiến thức: - Nắm được những nét chính trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ khi mới hoạt động cho đến khi giải phóng đất nước.- Những sự kiện và nét nổi bật trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - Nắm được các nguyên nhân và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa. 2. Thái độ: - Thấy được tinh thần hi sinh, vượt qua mọi gian khổ và tinh thần bất khuất của nghĩa quân Lam Sơn.- Giáo dục lòng yêu nước và niền tự hào của dân tộc ta.- Bồi dưỡng hs tinh thần quyết tâm vượt khó để học tập và phấn đấu vươn lên.3. Kỹ năng: - Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, đánh giá các sự kiện.- Rèn luyện HS kĩ năng sử dụng bản đồ trong học tập và các tài liệu tham khảo có ích cho bài học. II/ NỘI DUNG ÔN TẬP:HOẠT ĐỘNG 1:THỜI KÌ HOẠT ĐỘNG Ở MIỀN TÂY THANH HÓA (1418-1423)?

1. Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn?- Dưới ách đô hộ tàn bạo của nhà Minh, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân liên tiếp bùng nổ. Mặc dù bị đàn áp dã man, quần chúng nhân dân, những người yêu nước vẫn luôn tìm cách đứng lên khởi nghĩa lật đổ ách thống trị tàn bạo đó.

Page 2: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web viewMặc dù bị đàn áp dã man, quần chúng nhân dân, những người yêu nước vẫn luôn tìm cách đứng lên khởi nghĩa lật đổ

- Lê Lợi là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn (Thanh Hóa).  Ông đã bí mật liên lạc với các hào kiệt kêu gọi mọi người cùng đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền.2. Tại sao Lê Lợi đề nghị tạm hòa với quân Minh?- Vì nghĩa quân gặp nhiều khó khăn.- Để bảo toàn lực lượng, cần phải có thời gian để xây dựng phát triển lực lượng.HOẠT ĐỘNG 2: NGHĨA QUÂN LAM SƠN GIẢI PHÓNG NGHỆ AN, TÂN BÌNH, THUÂN HÓA VÀ TIẾN QUÂN RA BẮC (1424-1426)?1. Em có nhận xét gì về kế hoạch của Nguyễn Chích?- Trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân, Nguyễn Chích đã đề nghị tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An.- Đề nghị của Nguyễn Chích là hoàn toàn đúng đắn. Nghệ An là nơi đất rộng, người đông, địa hình hiểm trở, rất thích hợp cho hoạt động của nghĩa quân.- Với kế hoạch chuyển hướng của Nguyễn Chích, cả vùng Diễn Châu, Thanh Hóa được giải phóng chỉ trong vòng không đầy một tháng.

Kế hoạch của Nguyễn Chích đã giúp nghĩa quân thoát khỏi thế bao vây, mở rộng địa bàn hoạt động. Kế hoạch rất phù hợp với tình hình thời đó.

2. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (1425)

3. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)

Page 3: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web viewMặc dù bị đàn áp dã man, quần chúng nhân dân, những người yêu nước vẫn luôn tìm cách đứng lên khởi nghĩa lật đổ

- Kết quả: Quân ta giành nhiều thắng lợi, quân Minh phải chạy vào thành Đông Quan cố thử.-> Cuộc chiến chuyển sang giai đoạn phản công. 3. Đặc điểm nổi bật trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? Khởi nghĩa bắt đầu ở hội thề Lũng Nhai (Thanh Hóa), kết thúc ở hội thề Đông Quan (Hà Nội).HOẠT ĐỘNG 3: NHỮNG CHIẾN THẮNG LỚN TRONG CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠNXem lược đồ kết hợp sách giáo khoa/89-92

- Trân Tốt Động – Chúc Động (cuối 1426)- Trận Chi Lăng- Xương Giang (tháng 10/1427).

Hai hội thề trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: Hội thề Lũng Nhai, Hội thề Đông Quan.

HOẠT ĐỘNG 3: NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ1. Nguyên nhân thắng lợi:- Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn.- Được sự ủng hộ, đoàn kết toàn dân .- Sự lãnh đạo tài tình của bộ chỉ huy (Lê Lợi, Nguyễn Trãi,…).2. Ý nghĩa lịch sử:+ Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh.+ Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc thời Lê Sơ.

.................&&&....................TIẾT 2: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ

I- MỤC TIÊU BÀI ÔN TẬP1/ Kiến thức:- Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ, chính sách đối với quân đội thời Lê, những điểm chính cuả bộ luật Hồng Đức.- So sánh với thời trần để chứng minh dưới thời Lê Sơ, nhà nước tập quyền tương đối hoàn chỉnh, quân đội hùng mạnh, có luật pháp để đảm bảo, kỉ cương trật tự xã hội.

Page 4: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web viewMặc dù bị đàn áp dã man, quần chúng nhân dân, những người yêu nước vẫn luôn tìm cách đứng lên khởi nghĩa lật đổ

2/ Thái độ: - Giáo dục cho học sinh niềm tự hào về thời thịnh trị cuả đất nước, có ý thức bảo vệ tổ quốc.3/ Kỹ năng:- Phát triển khả năng đánh giá tình hình phát triển về chính trị, quân sự, pháp luật ở một thời kì lịch sử (Lê sơ).II- NỘI DUNG ÔN TẬP:* HOẠT ĐỘNG 1: TỔ CHỨC BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN

Nhận xét về tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ:- Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông chặt chẽ và hoàn thiện hơn.- Thể hiện tính quân chủ chuyên chế cao độ.* HOẠT ĐỘNG 2: TỔ CHỨC QUÂN ĐỘI- Được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông” (Xem sách giáo khoa/96)- Quân đội có hai bộ phận chính: + Quân triều đình.+ Quân ở các điạ phương. - Quân lính luyện tập võ nghệ.- Bố trí quân đội vùng biên giới.* HOẠT ĐỘNG 3: LUẬT PHÁP1/ Vua Lê Thánh Tông đã cho ban hành bộ luật gì? Nội dung chính của bộ luật đó? - Lê Thánh Tông ban hành luật “Quốc Triều hành luật (Luật Hồng Đức)- Nội dung:+ Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc. + Bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị.+ Khuyến khích phát triển kinh tế…+ Bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ.

Page 5: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web viewMặc dù bị đàn áp dã man, quần chúng nhân dân, những người yêu nước vẫn luôn tìm cách đứng lên khởi nghĩa lật đổ

2/ Luật Hồng Đức có điểm gì tiến bộ?- Quyền lợi và địa vị của người phụ nữ được đề cao.

III. BÀI TẬP DÀNH CHO HỌC SINH:Bài tập 1: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?Bài tập 2: Kể tên 2 chiến thắng lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? Đặc điểm nổi bật của cuộc khởi nghĩa?Bài tập 3: Quân đội thời Lê sơ được tổ chức như thế nào?Bài tập 4: Trắc nghiệm:1/ khởi nghĩa Lam Sơn chính thức diễn ra vào thời gian nào?

a. Năm 1416.b. Năm 1417.c. Năm 1418.d. Năm 1419

2/ Ai là người Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?a. Nguyễn Chích.b. Nguyễn Trãi.c. Lê Lợi.d. Lê Lai.

3/ Những khó khăn của quân Lam Sơn trong những ngày đầu hoạt động là?a. Lực lượng quân còn ít.b. Thiếu lương thực.c. Vũ khí nghèo nàn.d. Cả 3 ý trên.

4/ Ai là người đề nghị chuyển quân vào Nghệ An, xây dựng căn cứ mới?a. Nguyễn Trãib. Trần Nguyên Hãn.c. Nguyễn Chích.d. Lê Ngân.

5/ Tháng 9/1426, trên đà thắng lợi, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định?a. Tiến công ra Bắc.b. Giải phóng Thanh Hóa và các lộ ngoài Bắc,c. Bao vây thành Đông Quan

Page 6: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web viewMặc dù bị đàn áp dã man, quần chúng nhân dân, những người yêu nước vẫn luôn tìm cách đứng lên khởi nghĩa lật đổ

d. Cả 3 ý trên đều đúng.6/ Trong trận Tốt Động- Chúc Động, viên tướng chỉ huy quân Minh bị giết là?

a. Thoát hoan.b. Trương phụ.c. Vương Thông.d. Lý Lượng.

7/ Chiến thắng đánh dấu sự kết thúc thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là?a. Tốt Động.b. Chúc Động.c. Chi Lăng.d. Xương Giang.

8/ Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?a. Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh.b. Đất nước độc lập, tự chủ.c. Mở ra thời kì phát triển mới của dân tộc.d. Cả 3 ý trên đều đúng.

9/ Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ là điểm tiến bộ của bộ luật nào dưới đây?a. Luật Hình Thư.b. Luật Hồng Đức. c. Cả a và b đều đúng.d. Cả a và b đều sai.

10/ Bộ luật Hồng Đức chủ yếu bảo vệ quyền lợị cho?a. Vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị.b. Nông dân.c. Phụ nữ.d. Tất cả đều sai.

11/ Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?

a. Lê Thái Tổ.b. Lê Nhân Tông.c. Lê Thánh Tông.d. Lê Thái Tông.

12/ Đâu là các cơ quan giúp việc cho Vua thời Lê sơ?a. Hàn lâm viện.b. Quốc sử viện.c. Ngự sử đài.d. Tất cả đều đúng.

13/ Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ được hoàn chỉnh nhất dưới thời vua nào?a. Lê Thái Tổ.b. Lê Thánh Tông.c. Lê Thái Tông.d. Lê Nhân Tông.

Page 7: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web viewMặc dù bị đàn áp dã man, quần chúng nhân dân, những người yêu nước vẫn luôn tìm cách đứng lên khởi nghĩa lật đổ

14/ Quân đội Lê sơ gồm mấy bộ phận?a. Cấm quân và bộ binh.b. Bộ binh và thủy binh.c. Quân triều đình và quân địa phương.d. Cấm quân và quân ở các lộ.

15/ Quân đội thời Lê sơ được tổ chức theo chế độ?a. Ngụ binh ư nông.b. Binh lính cốt tinh nhuệ không cốt đông.c. Binh thư yếu lược.d. Cả a, b, c đúng

16/ Chính sách “Ngụ binh ư nông” là:a. Coi trọng việc binh hơn việc nông.b. Khi đất nước có ngoại xâm tất cả binh lính đều chiến đấu.c. Khi đất nước có ngoại xâm tất cả binh lính đều chiến đấu, khi hòa bình tất cả về

làm ruộng.d. Khi đất nước có ngoại xâm tất cả binh lính đều chiến đấu, khi hòa bình thay phiên

nhau về làm ruộng.IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH NỘP BÀI:

Học sinh vào đường link sau và làm bài, điền đầy đủ thông tin. Sau khi thực hiện xong, các em sẽ ấn nút “Gửi” để hoàn thành việc ôn tập kiến thức.

Hạn chót nộp bài: trước 10 giờ sáng ngày 02/4/2020.https://forms.gle/Wo3F3AVcWpsZHEfXA