functional gastrointestinal disorders

33
BS Đặng Sỹ Điểm – Chuyên Khoa Tiêu hóa BV Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn Chương trình GDSK

Upload: keene

Post on 14-Jan-2016

57 views

Category:

Documents


1 download

DESCRIPTION

BV Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn Chương trình GDSK. RỐI LoẠN TIÊU HÓA CHỨC NĂNG. FUNCTIONAL GASTROINTESTINAL DISORDERS. BS Đặng Sỹ Điểm – Chuyên Khoa Tiêu hóa. - Rối loạn tiêu hóa (Dyspepsia,indigestion, dyspepsie) là một thuật ngữ thường dùng để chỉ những bất thường diễn ra ngay tại - PowerPoint PPT Presentation

TRANSCRIPT

Page 1: FUNCTIONAL GASTROINTESTINAL DISORDERS

BS Đặng Sỹ Điểm – Chuyên Khoa Tiêu hóa

BV Đa khoa Hoàn Mỹ Sài GònChương trình GDSK

Page 2: FUNCTIONAL GASTROINTESTINAL DISORDERS

I. ĐỊNH NGHĨA- Rối loạn tiêu hóa (Dyspepsia,indigestion,

dyspepsie) là một thuật ngữ thường dùng để chỉ những bất thường diễn ra ngay tại

đường tiêu hóa, cũng có thể cũng xảy ra ngoài đường tiêu hóa- Rối loạn tiêu hóa có thể là bệnh lý hoặc

không phải bệnh lý. - Mọi lứa tuối đều có thể bị rối loạn tiêu hóa vàtình trạng rối loạn tiêu hóa ở mỗi người thường không giống nhau.

Page 3: FUNCTIONAL GASTROINTESTINAL DISORDERS
Page 4: FUNCTIONAL GASTROINTESTINAL DISORDERS

II. PHÂN LOẠI RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TIÊU HÓA

1. Rối loạn chức năng thực quản (Khó nuốt chức năng; cảm giác cục nghẹn; hội chứng nhai lại; ợ nóng…)

2. Rối loạn chức năng dạ dày tá tràng (Khó tiêu chức năng; Nôn ói chức năng…)

3. Rối loạn chức năng ruột (Hội chứng ruột kích thích (IBS); Sình hơi, táo bón, tiêu chảy chức năng…)

4. Rối loạn chức năng mật tụy (Rối loạn vận động đường mật; rối loạn chức năng cơ vòng Oddi; Rối loạn chức năng túi mật)

Page 5: FUNCTIONAL GASTROINTESTINAL DISORDERS

II. PHÂN LOẠI RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TIÊU HÓA

5. Rối loạn chức năng hậu môn trực tràng (Đau hậu môn trực tràng chức năng;đi tiêu

không kiềm chế( Functional fecal Incontinence); rối loạn vận động cơ vùng đáy chậu(Pelvic floor Dyssynergia) .

6. Đau bụng chức năng7. Rối loạn tiêu hóa chức năng ở trẻ em

Page 6: FUNCTIONAL GASTROINTESTINAL DISORDERS

RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TIÊU HÓA KHÔNG PHẢI BỆNH LÝ

- Do ăn chế độ không phù hợp làm cho tiêu hóa không bình thường (phân nát, có bọt, mùi tanh…)- Dùng kháng sinh không tuân thủ chỉ định, liều lượng làm mất cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật ở đường ruột, - Phụ nữ nghén khi mang thai nhưng cũng có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như không muốn ăn, nôn, buồn nôn, ọe. 

Page 7: FUNCTIONAL GASTROINTESTINAL DISORDERS

- Một số thuốc cũng có thể gây Rối loạn Chức năng tiêu hóa như: Kháng viêm không steroide; Digoxin; Kháng sinh ( Macrolide,metronidazole); Sắt,potassium chloride; Levodopa; Theophylline, Quinidine; Niacine , Gemfibrozil…

Page 8: FUNCTIONAL GASTROINTESTINAL DISORDERS

III. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TIÊU HÓA THƯỜNG

GẶP

A. KHÓ TIÊU CHỨC NĂNG

1. Định nghĩa- Chứng khó tiêu chức năng (Functional dyspepsia)

hay còn gọi là chứng khó tiêu không có loét( Non-ulcer dyspepsia) là thuật ngữ dùng mô tả một hội chứng có đau hoặc đầy tức khó chịu ở vùng thượng vị mà không có tổn thương của các cơ quan nội tạng trong cơ thể.

- Kéo dài ít nhất 12 tuần không nhất thiết liên tục trong vòng 6 tháng trước đó.

Page 9: FUNCTIONAL GASTROINTESTINAL DISORDERS

2. Dịch tễ học

- Xuất độ :20%-25% cư dân mỗi năm.- Nam > nữ- Người già ít hơn.- Chỉ có ½ đến ¼ số bệnh nhân đến khám bệnh.- 20% tin rằng các triệu chứng sẽ chuyển thành

bệnh ung thư.

Page 10: FUNCTIONAL GASTROINTESTINAL DISORDERS

3. Triệu chứng Đau hay khó chịu tập trung ở giữa vùng bụng

trên -90% Đầy bụng sau ăn (Fullness) -75% Mau no (Early satiety) -50% Tức bụng (Bloating) -75% Buồn nôn và nôn ( Nausea & vomiting)-20%

Page 11: FUNCTIONAL GASTROINTESTINAL DISORDERS

4. Không có các dấu hiện báo động

- Sụt ký- Thiếu máu- Ói ra máu hay phân có máu- Khó nuốt/Nôn ói- Có khối u sờ thấy- >= 50 tuổi

Page 12: FUNCTIONAL GASTROINTESTINAL DISORDERS

Khó tiêu giống loét (Ulcer-like Dyspepsia): Đau vùng thượng vị

Khó tiêu giống rối loạn vận động (Dysmotility-like Dyspepsia):Đầy bụng,mau no,chướng bụng,nôn ói.

Khó tiêu giống trào ngược DD-TQ( GERD):nóng rát sau xương ức, ợ nóng,trào ngược,chảy nước dãi.

Khó tiêu không đặc hiệu: có triệu chứng trùng lắp của 2 hay 3 loại trên.

Các thể loại của Khó tiêu không loét:Các thể loại của Khó tiêu không loét:

Page 13: FUNCTIONAL GASTROINTESTINAL DISORDERS

1. Nhạy cảm với Acid dịch vị ( gastric acid hypersensitivity)2. Vi trùng Helicobacter pylori.3. Rối loạn nhu động dạ dày ruột.4. Tăng cảm giác đau nội tạng (Visceral Hyperalgesia).5. Rối loạn sự thích ứng của dạ dày (Impaired gastric

accommodation).6. Co thắt hang vị yếu sau ăn (Weak postprandial antral

contractions, post-prandial antral hypomotility)7. Biến đổi hoạt động điện cơ dạ dày.8. Biến đổi kích thích tố9. Tiết thực và môi trường10. Khía cạnh tâm lý.:lo lắng,trầm cảm,biến cố gây stress.

Cơ chế sinh bệnh Cơ chế sinh bệnh (Pathomechanism):(Pathomechanism):

Page 14: FUNCTIONAL GASTROINTESTINAL DISORDERS

5. Những yếu tố dẫn đến chứng khó tiêu

- Thói quen ăn uống không tốt (nhai không kỹ, ăn quá nhanh,, lạm dụng gia vị, chất kích thích như rượu, cá phê, thuốc lá…

- Các yếu tố về tâm lý xã hội như stress, căng thẳng, lo âu trong cuộc sống cũng làm cho nhiều người mắc bệnh

- Tuy nhiên đầy bụng khó tiêu còn là triệu chứng của: + Các bệnh hệ tiêu hóa (như viêm loét dạ dày tá

tràng...) + Các bệnh rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường,

cường giáp) + Do nhiễm vi khuẩn H.Pylori hay do dùng thuốc

chữa bệnh...

Page 15: FUNCTIONAL GASTROINTESTINAL DISORDERS

6. Tiêu chuẩn chẩn đoán (Tiêu chuẩn Rome III 2006):

- Đau hay khó chịu ở vùng bụng trên, liên tục hay tái phát.- Không có chứng cớ bệnh thực thể (gồm cả nội

soi).

Nội soi tại BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Page 16: FUNCTIONAL GASTROINTESTINAL DISORDERS

- Không có chứng cớ rằng khó tiêu đặc biệt giảm khi tống phân hay đặc hiệu liên hệ đến thay đổi nhịp độ và dạng phân (không phải IBS).

- Kéo dài tối thiểu 12 tuần không nhất thiết liên tục trong vòng 6 tháng trước đó.

Chẩn đoán phân biệt:

Nuốt hơi (Aerophagia); Cơn đau quặn gan; Viêm tụy mãn; Đau thành bụng; Bệnh ác tính( u tụy hay đại tràng); Suy mạch mạc treo, Cơn đau thắt ngực, Bệnh chuyển hóa (Tiểu đường,tăng calci-huyết,suy thận)…

Page 17: FUNCTIONAL GASTROINTESTINAL DISORDERS

Xét nghiệm Cận lâm sàng- Siêu âm bụng- Nội soi dạ dày-hành tá tràng- Công thức máu, đường huyết,chức năng

gan,cn thận XN tìm H.pylori, CEA, CRP…- Đo điện cơ dạ dày( electrogastrography)

Page 18: FUNCTIONAL GASTROINTESTINAL DISORDERS

7. Tiếp cận và Điều trị

- Kiêng cữ /giảm: cà phê, rượu, bia, thuốc lá.- Bột ngọt ( monosodium glutamate); phụ gia, thức

ăn chế biến, gia vị; Không nên ăn nhiều Thức ăn chua, cay,dầu,mỡ.

- Ăn thành nhiều bữa.- Giảm trọng lượng cơ thể (nếu béo phì).- Tránh căng thẳng,lo âu,stress.- Điều trị Nội khoa bằng thuốc: thuốc kháng acid,

thuốc ức chế bơm proton,thuốc ức chế H2-histamine, thuốc điều hòa vận động (prokinetics), chống co thắt, giảm đau nội tạng ,chống trầm cảm…

- Điều trị diệt vi khuẩn Helicobacter pylori.- Tâm lý liệu pháp: thư dãn, thôi miên, liệu pháp

nhận thức-hành vi(cognitive-behavioral therapy).

Page 19: FUNCTIONAL GASTROINTESTINAL DISORDERS

1. Xét nghiệm: Nội soi dạ dày-hành tá tràng+Clo test Test HP qua hơi thở Test kháng thể HP/huyết thanh2. Điều trị: PPIs: thuốc ức chế bơm proton Kháng sinh:clarithromycine, amoxicilline,

metronidazol,levofloxacine… Bismuth Bảo vệ niêm mạc dạ dày: sucralfate,

misoprostol.

Page 20: FUNCTIONAL GASTROINTESTINAL DISORDERS

Vi khuẩn Helicobacter pylori

Page 21: FUNCTIONAL GASTROINTESTINAL DISORDERS

III. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TIÊU HÓA THƯỜNG

GẶPB. HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH

- Rối loạn chức năng đường tiêu hóa dưới.- Được gọi dưới nhiều tên khác nhau: bệnh đại tràng

co thắt, bệnh đại tràng chức năng,viêm đại tràng tiết nhầy…

Page 22: FUNCTIONAL GASTROINTESTINAL DISORDERS
Page 23: FUNCTIONAL GASTROINTESTINAL DISORDERS
Page 24: FUNCTIONAL GASTROINTESTINAL DISORDERS

Thường xảy ra sau ăn,nhất là buổi sáng.

Thường giảm khi trung tiện hoặc sau đi tiêu.

Cường độ và tính chất đau rất thay đổi.

Ít khi xảy ra về đêm. Gia tăng khi có stress.

Page 25: FUNCTIONAL GASTROINTESTINAL DISORDERS

Tiết niệu: tiểu khó, tiểu gấp.Phụ khoa: rối loạn kinh nguyệt.Cơ xương khớp: đau cơ, đau lưng.Thần kinh: nhức đầu,dị cảm,mất ngủ,rối loạn vị giác,trầm cảm,chóng mặt.

Tim mạch: mệt mỏi, hồi hộp,đau ngực,nóng bừng mặt.

Hô hấp: hen PQ.

Page 26: FUNCTIONAL GASTROINTESTINAL DISORDERS

Stress.Làm việc ngồi nhiều một chỗ.Khởi phát sau khi ăn uống một số chất:chocolat,rượu bia,cà phê,thức ăn có bột ngọt,sữa…

Nhiễm trùng tiêu hóa cấp hoặc dùng kháng sinh.

Uống thuốc nhuận trường hoặc chống tiêu chảy.

Page 27: FUNCTIONAL GASTROINTESTINAL DISORDERS

Liệu pháp tâm lý (Psychotherapy):1.Tạo quan hệ tốt giữa Thầy thuốc và BN.2.Trấn an BN.3.Giải thích cho BN đây là rối loạn chức năng,không phải bệnh ung thư.

4.Giáo dục BN biết cách tiết chế và thay đổi lối sống,biết cách thích nghi với bệnh.

Page 28: FUNCTIONAL GASTROINTESTINAL DISORDERS

Chế độ ăn uống:1.Tránh các thức ăn “không dung nạp”,hay

gây tiêu chảy và đau bụng nhưng không kiêng cữ quá mức.

2.Tránh bữa ăn quá nhiều chất béo, carbohydrate không hấp thu, cà phê,trà,lactose.

3.Nếu táo bón,cần uống nhiều nước,nên ăn thêm chất xơ,rau quả tươi.

4.Tránh chế độ ăn làm tăng táo bón:thức ăn khô,mắm,nhiều gia vị.

Page 29: FUNCTIONAL GASTROINTESTINAL DISORDERS

Dựa trên triệu chứng nổi trội:1.Đau bụng: chống co thắt

(trimebutine,mebeverine), chống trầm cảm (3 vòng).

2.Trướng bụng: kháng sinh,probiotics.3.Tiêu chảy: Loperamide,diphenoxylate,

Alosetron, cholestyramine.4.Táo bón:chất xơ, nhuận tràng thẩm

thấu/nhuận tràng kích thích, Tegaserod/Prucalopride.

Page 30: FUNCTIONAL GASTROINTESTINAL DISORDERS

Các trị liệu khác:1.Thôi miên,yoga, thư dãn.2.Kích thích thần kinh bằng điện xuyên da.3.Cognitive –behavioral therapy ( Liệu pháp

nhận thức-hành vi).4.Thiền định ( Meditation).

Page 31: FUNCTIONAL GASTROINTESTINAL DISORDERS

IBS là rối loạn tiêu hóa chức năng thường gặp.

Bệnh sinh liên quan nhiều yếu tố.Chẩn đoán loại trừ bệnh thực thể nhưng nếu triệu chứng điển hình và không có dấu hiệu báo động thì không cần nhiều xét nghiệm.

Chủ yếu là điều trị triệu chứng nhưng còn gặp nhiều khó khăn và phải kết hợp nhiều biện pháp.

Page 32: FUNCTIONAL GASTROINTESTINAL DISORDERS

Khi bị rối loạn tiêu hóa nên làm gì?

Vì rối loạn tiêu hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau cần phải được bác sĩ chuyên khoa khám bệnh và tư vấn.

Khi rối loạn tiêu hóa có kèm theo đau bụng thì đi khám bệnh càng sớm càng tốt để đề phòng mắc bệnh cấp tính như bệnh viêm ruột thừa, thủng dạ dày,

Khi bị bệnh nhiễm khuẩn cần dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, không tùy tiện  mua kháng sinh để dùng khi chưa có chỉ định.

Page 33: FUNCTIONAL GASTROINTESTINAL DISORDERS

XIN CÁM ƠN QUÍ VỊ ĐÃ

CHÚ Ý LẮNG NGHE.