giải thích một số triệu chứng trong suy thận mạn

2
Gii thích mt striu chng trong suy thn mn (bnh thn mn- chronic kidney disease (CKD)) NhThu Hà-y4G-YDH Huế 4/12/2016 1)Phù: phù mm,trng,n lõm. Nguyên nhân : Thn suy ->không đào thải được nước và chất điện gii-> dch và điện gii-> phù. 2) Tăng huyết áp: -Phân biệt tăng huyết áp tiên phát hay thphát do bnh thn mn. + Da vào tin s( nhưng cái này khó ) +Đối với 1 tăng huyết áp tiên phát xut hiện trước thường có tổn thương cơ quan đích như mắt,tim,mch máu khá rõ. +Trong tăng huyết áp đơn thuần thì việc điều trđáp ứng khá tt,còn trong bnh thân mạn thường rt khó kim soát được huyết áp vmc yêu cu. -Vnguyên nhân gây tăng huyết áp trên bnh thn mạn có 2 cơ chế chính: (1) Thn suy -> không đào thải được nước và chất điện gii-> ư dịch và điện gii gây tăng huyết áp. (2) Thân suy -> cu thn và mô kbxơ hóa-> gim lưu lượng máu đến thn-> kích hot hRAA-> tiết renin-> angiotensin II-> tăng huyết áp. 3) Thiếu máu: -Đặc điểm thiếu máu trên bnh nhân suy thn : thiếu máu đẳng sc ,hng cu bình thường , hng cu gim không kèm vi sgim ca dòng bch cu và tiu cu( điểm khác so vi thiếu máu trong xơ gan). -Vnguyên nhân gây thiếu máu : (1) gim tiết erythropoietin ( 1 cht ni tiết có vai trò quan trng trong quá trình to hng cầu ,90% được tiết thn,10% gan). (2)Đời sng hng cu gim (do sng trong môi trường nhiu chất độc hi). (3) Chy máu trong hi chứng tăng ure máu. (4)Thiếu yếu ttạo máu ( protein,chât dinh dưỡng..). (5)Mt do quá trình lc máu. (6) Nguyên nhân khác : Kháng thđề kháng,xơ hóa tủy, thuc,do xét nghim..vv. 4)Suy tim : do tình trng quá ti thtích do ginước,mui,THA,thiếu máu…

Upload: nhu-thu-ha

Post on 10-Jan-2017

36 views

Category:

Health & Medicine


6 download

TRANSCRIPT

Giải thích một số triệu chứng trong suy thận mạn

(bệnh thận mạn- chronic kidney disease (CKD))

Nhữ Thu Hà-y4G-YDH

Huế 4/12/2016

1)Phù: phù mềm,trắng,ấn lõm.

Nguyên nhân : Thận suy ->không đào thải được nước và chất điện giải-> ứ dịch và

điện giải-> phù.

2) Tăng huyết áp:

-Phân biệt tăng huyết áp tiên phát hay thứ phát do bệnh thận mạn.

+ Dựa vào tiền sử ( nhưng cái này khó )

+Đối với 1 tăng huyết áp tiên phát xuất hiện trước thường có tổn thương cơ quan

đích như mắt,tim,mạch máu khá rõ.

+Trong tăng huyết áp đơn thuần thì việc điều trị đáp ứng khá tốt,còn trong bệnh

thân mạn thường rất khó kiểm soát được huyết áp về mức yêu cầu.

-Về nguyên nhân gây tăng huyết áp trên bệnh thận mạn có 2 cơ chế chính:

(1) Thận suy -> không đào thải được nước và chất điện giải-> ư dịch và điện giải

gây tăng huyết áp.

(2) Thân suy -> cầu thận và mô kẽ bị xơ hóa-> giảm lưu lượng máu đến thận-> kích

hoạt hệ RAA-> tiết renin-> angiotensin II-> tăng huyết áp.

3) Thiếu máu:

-Đặc điểm thiếu máu trên bệnh nhân suy thận : thiếu máu đẳng sắc ,hồng cầu bình

thường , hồng cầu giảm không kèm với sự giảm của dòng bạch cầu và tiểu cầu(

điểm khác so với thiếu máu trong xơ gan).

-Về nguyên nhân gây thiếu máu :

(1) giảm tiết erythropoietin ( 1 chất nội tiết có vai trò quan trọng trong quá trình

tạo hồng cầu ,90% được tiết ở thận,10% ở gan).

(2)Đời sống hồng cầu giảm (do sống trong môi trường nhiều chất độc hại).

(3) Chảy máu trong hội chứng tăng ure máu.

(4)Thiếu yếu tố tạo máu ( protein,chât dinh dưỡng..).

(5)Mất do quá trình lọc máu.

(6) Nguyên nhân khác : Kháng thể đề kháng,xơ hóa tủy, thuốc,do xét nghiệm..vv.

4)Suy tim : do tình trạng quá tải thể tích do giữ nước,muối,THA,thiếu máu…

5)Tăng kali máu:

Kali máu bình thường: 3,5 - 5 mmol/L

Tăng Kali máu khi >=5,5 mmol/L

Theo European Resuscitation Council Guideline

• Tăng kali máu nhẹ: 5.5-5.9 mmol/L,

• Tăng kali máu trung bình: 6.0-6.4 mmol/L

• Tăng kali máu nặng: ≥6.5 mmol/L

Về nguyên nhân:

-Thận suy-> giảm quá trình bài xuất kali.

-Giải phóng kali nội bào do vỡ tế bào hồng cầu.

-Bệnh nhân suy thận hay có toan chuyển hóa-> quá trình điều hòa của cơ thể

+ Điều hòa tại tế bào : tăng sự trao đổi ion kali và H+ -> H+ đi vào tb và kali

đi ra ngoài tế bào

+ Tại thận khi có toan chuyển hóa cơ thể sẽ tăng bài xuất H+ -> đồng thời cố

giữ K+ ( 2 ion có tính đối nghịch nhau).

6) Toan chuyển hóa : chủ yếu do thận suy làm giảm quá trình bài xuất ion H+ và

tái hấp thi ion HCO3- ở ống lượn gần và ống lượn xa.

7)Giảm canxi máu : nhắc lại sinh lý thận có 1 enzyme : 1 alpha-hydroxylase có

tác dụng chuyển monohydroxy cholecalciferol( 25OHD3)-> dihydroxy

cholecalciferol (25OH2D3),chất này có hoạt tính sinh học mạnh-> hoạt hóa

receptor hấp thu calci ở ruột và tăng tái hấp thi calci ở ống thận-> thận suy sẽ giảm

calci máu và tăng phosphat-> xuất hiện triệu chứng chuột rút.

Calci giảm gây cường tuyến cận giáp thứ phát.

Giải thích vì sao hạ canxi lại gây co cơ còn tăng canxi lại gây yếu cơ?

Why Hypocalcemia causes Contraction and Hypercalcemia causes Weakness?