giẢng tÌnh huỐng trong kinh tẾ hỌc -...

14
1 GING TÌNH HUNG TRONG KINH THC Châu Văn Thành 1 Ging dy bằng phương pháp tình huống đang là một xu thế hu hết các trường đại hc, nht là các trường tt trên thế gii. Trường đại hc Kinh tế Thành phHChí Minh (UEH) đang tạo ra bước chuyn mnh mhướng đến một trường đại hc nghiên cu và chuyn giao tri thc mang tm khu vc và thế gii. Do vy, vic nâng cao năng lực ging dy bng tình hung là mt nhim vquan trng. Bài viết này nhm chia shai vấn đề: (1) Ging tình hung và sdng phương pháp tình huống trong Kinh tế hc; và (2) Sdng hu hiu các Newsclip (bn tin chuyên môn) và Case study (tình hung) trong lĩnh vực kinh tế nói chung và kinh tế hc nói riêng. Phương pháp giảng dy bng tình hung Mt cách khái quát nht, có thhiu phương pháp giảng dy là các nguyên tc và cách thc hướng dn nhm bảo đảm sinh viên đạt mc tiêu hc tp; hay đó là các cách truyền đạt và tương tác ni dung mt cách rõ ràng nhm giúp sinh viên hc tp hu hiu. Thc tế, có rt nhiều phương pháp ging dy đang được trin khai các giảng đường đại hc; như là ging bài (Lecture), ging bài kết hp vi tho lun (Lecture With Discussion), tranh lun gia các chuyên gia (Panel of Experts), nêu nhanh ý tưởng (Brainstorming), hc qua Video (Videotapes), tho lun trên lp (Class Discussion), tho lun nhóm nh(Small Group Discussion), Tình hung (Case Studies), đóng vai (Role Playing), báo cáo nhóm trên din rng clp (Report-Back Sessions), kho sát cá nhân/nhóm (Worksheets/Surveys), thnh ging chuyên đề (Guest Speaker)Mỗi phương pháp đều có điểm mnh, điểm yếu phương pháp tình huống chlà mt trong những phương pháp giảng dy. Mt câu hi lớn thường được quan tâm bởi đội ngũ giảng viên đó là phương pháp tình huống có phù hp môn hc ca tôi không? Lch scho thy, tình hung đã tng là công cđể dy và hc Lut vào thế k19. Gia thế k20, các ngành Dược, Kế toán, 1 Ging viên Kinh tế hc và Chính sách Phát trin, Bmôn Kinh tế hc, Khoa Kinh tế, Trường Đại hc Kinh tế TP. HCM (UEH). Email: [email protected]

Upload: vodang

Post on 29-Aug-2019

223 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: GIẢNG TÌNH HUỐNG TRONG KINH TẾ HỌC - se.ueh.edu.vnse.ueh.edu.vn/wp-content/uploads/Châu-Văn-Thành-Giảng-tình-huống-trong-kinh... · nhiệm vụ quan trọng. Bài

1

GIẢNG TÌNH HUỐNG TRONG KINH TẾ HỌC

Châu Văn Thành1

Giảng dạy bằng phương pháp tình huống đang là một xu thế ở hầu hết các trường đại học, nhất là

ở các trường tốt trên thế giới. Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đang tạo

ra bước chuyển mạnh mẽ hướng đến một trường đại học nghiên cứu và chuyển giao tri thức

mang tầm khu vực và thế giới. Do vậy, việc nâng cao năng lực giảng dạy bằng tình huống là một

nhiệm vụ quan trọng. Bài viết này nhằm chia sẻ hai vấn đề: (1) Giảng tình huống và sử dụng

phương pháp tình huống trong Kinh tế học; và (2) Sử dụng hữu hiệu các Newsclip (bản tin

chuyên môn) và Case study (tình huống) trong lĩnh vực kinh tế nói chung và kinh tế học nói

riêng.

Phương pháp giảng dạy bằng tình huống

Một cách khái quát nhất, có thể hiểu phương pháp giảng dạy là các nguyên tắc và cách thức

hướng dẫn nhằm bảo đảm sinh viên đạt mục tiêu học tập; hay đó là các cách truyền đạt và tương

tác nội dung một cách rõ ràng nhằm giúp sinh viên học tập hữu hiệu.

Thực tế, có rất nhiều phương pháp giảng dạy đang được triển khai ở các giảng đường đại học;

như là giảng bài (Lecture), giảng bài kết hợp với thảo luận (Lecture With Discussion), tranh luận

giữa các chuyên gia (Panel of Experts), nêu nhanh ý tưởng (Brainstorming), học qua Video

(Videotapes), thảo luận trên lớp (Class Discussion), thảo luận nhóm nhỏ (Small Group

Discussion), Tình huống (Case Studies), đóng vai (Role Playing), báo cáo nhóm trên diện rộng

cả lớp (Report-Back Sessions), khảo sát cá nhân/nhóm (Worksheets/Surveys), thỉnh giảng

chuyên đề (Guest Speaker)…

Mỗi phương pháp đều có điểm mạnh, điểm yếu và phương pháp tình huống chỉ là một trong

những phương pháp giảng dạy. Một câu hỏi lớn thường được quan tâm bởi đội ngũ giảng viên đó

là phương pháp tình huống có phù hợp môn học của tôi không? Lịch sử cho thấy, tình huống đã

từng là công cụ để dạy và học Luật vào thế kỷ 19. Giữa thế kỷ 20, các ngành Dược, Kế toán,

1 Giảng viên Kinh tế học và Chính sách Phát triển, Bộ môn Kinh tế học, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.

HCM (UEH). Email: [email protected]

Page 2: GIẢNG TÌNH HUỐNG TRONG KINH TẾ HỌC - se.ueh.edu.vnse.ueh.edu.vn/wp-content/uploads/Châu-Văn-Thành-Giảng-tình-huống-trong-kinh... · nhiệm vụ quan trọng. Bài

2

Kinh doanh và Quản lý, Kỹ thuật, Chăm sóc Sức khoẻ, Nông nghiệp…bắt đầu sử dụng phương

pháp truyền đạt này. Cho đến nay, ngày càng nhiều môn học sử dụng phương pháp tình huống.

Tình huống và phương pháp tình huống trong Kinh tế học

Mục tiêu của việc giảng dạy Kinh tế học là nhằm giúp sinh viên “suy nghĩ như một nhà kinh tế”.

Suy nghĩ như một nhà kinh tế không chỉ bao gồm những kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề

mà còn kỹ năng sáng tạo, qua đó giúp “xác định cách thức đặt câu hỏi, công cụ và những

nguyên lý áp dụng vào từng vấn đề cụ thể, thông tin và dữ liệu phù hợp với những vấn đề đó, và

cách thức hiểu hay giải thích các kết quả ngoài dự kiến” (Siegfried et al., 1991, p. 199).

Giảng truyền thống là việc giảng bài, giải bài tập, trả lời câu hỏi lý thuyết và ít thảo luận trên lớp.

Dù phương pháp này vẫn làm tốt vai trò chuyển tải thông tin và kiến thức. Tuy vậy, phương

pháp tình huống được quan tâm ngày càng nhiều hơn. Vì sao vậy? Chúng ta hãy thử so sánh hai

phương pháp giảng dạy cơ bản này.

Các đặc trưng của phương pháp giảng truyền thống bao gồm: lắng nghe trên lớp, viết xuống

những gì giảng viên trình bày, chuẩn bị kiểm tra bằng cách nhớ và thuộc lòng, ít liên hệ lại kiến

thức và các khái niệm cũ. Trong khi đó, phương pháp tình huống hướng đến những đặc trưng

tích cực hơn; như là chuẩn bị trước ở nhà, phân tích kỹ các trục trặc/vấn đề, hình thành câu hỏi

và vấn đề thảo luận, tích cực tranh luận trên lớp, liên hệ kiến thức với các chương/môn học khác.

Nhắc đến phương pháp tình huống trong Kinh tế học, chúng ta thường được minh họa bởi hoạt

động giảng dạy và nghiên cứu của hai trường tiên phong - Trường kinh Doanh Harvard (HBS) và

trường Harvard Kennedy (HKS). Giảng viên và các giáo sư hai trường này thường dùng các bài

viết ngắn và sau này là tình huống để giảng dạy (Boehrer, 1995; Shapiro, 1994).

Tình huống (Case study) là gì?

Có thể hiểu nôm na rằng, tình huống là câu chuyện/sự kiện yêu cầu nhóm/cá nhân ra quyết

định/giải quyết vấn đề. Tình huống cung cấp thông tin, mô tả sự kiện mà không đi sâu phân tích;

hầu hết các tình huống là những câu chuyện dạng tường thuật, kèm biểu bảng, dữ liệu, biểu đồ,

hình vẽ, đồ thị…Điều đáng lưu ý, tình huống không phải là một bài tập, không có các bước giải,

lời giải duy nhất và rõ ràng.

Page 3: GIẢNG TÌNH HUỐNG TRONG KINH TẾ HỌC - se.ueh.edu.vnse.ueh.edu.vn/wp-content/uploads/Châu-Văn-Thành-Giảng-tình-huống-trong-kinh... · nhiệm vụ quan trọng. Bài

3

Đáp ứng các đặc trưng này, thì các bài báo/bài viết trên các tạp chí chuyên ngành có thể được

xem là tình huống, hay có thể kết hợp các bài viết cùng một vấn đề nhưng khác quan điểm lại với

nhau nhằm kích hoạt sự mâu thuẫn và tạo ra tình thế tiến thoái lưỡng nan trong quá trình ra quyết

định cũng được xem là tình huống. Tất nhiên, một tình huống được phát triển đúng theo lý thuyết

là một sản phẩm lý tưởng cần được đầu tư và hoàn chỉnh bởi các nhà chuyên môn.

Cấu thành của phương pháp tình huống

Phương pháp tình huống có 3 cấu thành quan trọng: (1) Nội dung tình huống; (2) Chuẩn bị của

sinh viên; và (3) Thảo luận trên lớp. Do vậy, giảng theo phương pháp tình huống chính là giảng

theo cách thảo luận, có sự chuẩn bị của sinh viên (cá nhân/nhóm), đồng thời tạo ra sự tranh luận

trên lớp để tìm ra giải pháp cho vấn đề trong tình huống đặt ra.

Theo Velenchik (1995) thì trong giảng dạy, phương pháp tình huống có ưu thế vì phương pháp

này có thể đáp ứng bốn vấn đề giáo dục. Thứ nhất, thúc đẩy học lý thuyết; thông qua nôi dung

tình huống và những gì tranh luận, sinh viên nhận ra không đủ công cụ nên kích hoạt nhu cầu

học lý thuyết. Thứ hai, áp dụng lý thuyết; có nhiều lý thuyết và mô hình trong quá trình học, để

xử lý một vấn đề cụ thể, sinh viên sẽ phải xác định lý thuyết phù hợp nhằm giải quyết vấn đề đặt

ra. Thứ ba, sử dụng bằng chứng; một ý tưởng tranh luận có thể thuyết phục người khác sẽ phải

yêu cầu bằng chứng cụ thể, không nói chung chung; do vậy, để lôi kéo người khác ủng hộ ý kiến

của mình, sinh viên cần tự mình dò tìm bằng chứng phù hợp ủng hộ lập luận của họ. Cuối cùng,

vượt qua giới hạn lý thuyết; trong khi các mô hình lý thuyết chỉ dừng lại ở các kết quả mang tính

kinh tế thì phương pháp tình huống sẽ giúp sinh viên đối mặt với kết cục phi kinh tế của các

quyết định kinh tế.

Ngoài ra, phương pháp tình huống có thể giúp cung cấp các kỹ năng nhận thức từ thấp đến cao

Theo Bloom (1956), các kỹ năng nhận thức bao gồm các kỹ năng bậc thấp như kiến thức, hiểu

biết và áp dụng đến các kỹ năng cao hơn như phân tích, tổng hợp và đánh giá. Tùy vào mục tiêu

giảng dạy và các yêu cầu thiết kế môn học ở các cấp độ, giảng viên có thể sử dụng tình huống ở

những mức độ tương thích để có thể chuyển tải các kỹ năng này đến sinh viên của mình.

Hai tiếp cận phổ biến của phương pháp tình huống trong giảng dạy Kinh tế học

Page 4: GIẢNG TÌNH HUỐNG TRONG KINH TẾ HỌC - se.ueh.edu.vnse.ueh.edu.vn/wp-content/uploads/Châu-Văn-Thành-Giảng-tình-huống-trong-kinh... · nhiệm vụ quan trọng. Bài

4

Sử dụng các bài báo/bài viết ngắn (Newsclip) hay dùng các tình huống (Case study) là hai tiếp

cận giảng bằng phương pháp tình huống trong Kinh tế học.

Tiếp cận thứ nhất – Sử dụng Newsclips nhằm hỗ trợ bài giảng/hội thảo. Thực chất tiếp cận này

là dùng bài báo ngắn (Newsclip) để định hướng sinh viên khám phá vấn đề, kích hoạt kỹ năng

phân tích. Tiếp cận này khá đơn giản, không yêu cầu nhiều thời gian chuẩn bị; đồng thời giúp

làm quen với tiếp cận thứ hai.

Tiếp cận thứ hai – Sử dụng tình huống nhằm tạo thách thức/tình thế lưỡng nan cho sinh viên khi

ra quyết định, định hình chiến lược và phải chuẩn bị để có thể giải thích/bảo vệ lập luận của

chính mình. Tiếp cận này yêu cầu dùng tình huống dài/phức hợp hơn. Thời gian trên lớp phần

lớn dành cho sự tương tác chủ yếu giữa những người học; trong khi đó, giảng viên chỉ đóng vai

trò tổ chức, dẫn dắt và tóm lược.

Tiếp cận thứ nhất – Sử dụng Newsclips

Newsclip kinh tế là gì?

Chúng ta hãy bắt đầu bằng “Newsclip”, Newsclip chính là các bản tin “News” có nguồn hay cụ

thể hơn đó chính là các bài báo/bài viết chuyên đề ngắn (short newspaper article). Ví dụ như các

bài báo/bài viết trên các tạp chí chuyên ngành (kinh tế, tài chính) có cấu trúc tốt. Thường thì các

Newsclip lý tưởng có độ dài vào khoảng 500 từ (bài viết dài hơn thường từ 500-1500 từ). Nội

dung các Newsclip này có tính phức hợp chính trị, kinh doanh, kinh tế và lý thuyết. Do vậy,

những trang báo chuyên ngành là nguồn lý tưởng để chúng ta có thể lựa ra những sản phẩm phù

hợp (Xem Phụ lục 1).

Tại sao Newsclip phù hợp với UEH?

Có thể thấy ngay rằng bởi vì UEH đang trong giai đoạn chuyển đổi phương pháp giảng dạy từ

thuyết giảng truyền thống sang phương pháp tương tác tích cực lấy người học làm trung tâm.

Tiếp cận phù hợp đáp ứng yêu cầu mục tiêu giảng dạy này chính là sự kết hợp giữa giảng bài và

thảo luận (Lecture–seminar structure). Hơn nữa, chúng ta vẫn chưa có nhiều tình huống tự viết.

Đây là bước chuyển cần thiết cho việc chuẩn bị viết tình huống. Tiếp cận này cũng phù hợp với

các giảng viên trẻ chưa kinh nghiệm giảng tình huống và bỏ qua bước chuẩn bị ở nhà của sinh

viên (so với các tình huống dài và phức tạp hơn).

Page 5: GIẢNG TÌNH HUỐNG TRONG KINH TẾ HỌC - se.ueh.edu.vnse.ueh.edu.vn/wp-content/uploads/Châu-Văn-Thành-Giảng-tình-huống-trong-kinh... · nhiệm vụ quan trọng. Bài

5

Phương pháp tình huống qua việc sử dụng Newsclips nên được tiến hành như thế nào?

Để trả lời câu hỏi này, trước tiên chúng ta cần biết các vấn đề quan trọng sau đây: các loại

Newsclip; cách thức đưa Newsclip (ngắn) vào bài giảng so với việc sử dụng Newsclip (dài) trong

các seminar; cách đánh giá như thế nào là một Newsclip hay; và chi phí của việc giảng dạy dùng

Newsclip.

Các loại Newsclips

Theo Bredon (1999) có 4 loại Newsclip được dùng giảng Kinh tế học. Thứ nhất, Osmotic

newsclips; có thể được hiểu là các bản tin mô tả tin tức và sự kiện, các cách xử lý và kết quả kéo

theo. Thứ hai, Case study newsclips; đây là bài viết làm bật lên những tình thế lưỡng nan, có câu

hỏi và phân tích đi kèm. Thứ ba, Focused newsclips; có thể nhận ra loại hình này là các bản tin

chuyên sâu tập trung nói về một nguyên lý/lý thuyết kinh tế (Ví dụ như Đường Phillips có còn

tồn tại?). Cuối cùng, Reworked newsclips; thực chất là các bản tin được viết lại bởi tác giả/giảng

viên sử dụng (Ví dụ như Việt Nam có nên phá giá VND?).

Đưa Newsclip vào bài giảng

Thường thì các Newsclip ngắn (khoảng 500 từ) sẽ phù hợp cho việc kết hợp với bài giảng trên

lớp. Yêu cầu cụ thể đối với các Newsclip dạng này là phải rõ ràng, ngắn gọn, có thuật ngữ

chuyên môn và đề cập trực tiếp vào vấn đề nhằm thu hút sự chú ý người học vào chủ đề. Tuy

nhiên, cần tránh Newsclip có quá nhiều thông tin thừa vì có thể gây cho người học bối rối và mất

phương hướng.

Trước tiên, để bắt đầu bài giảng, giảng viên sẽ phát Newsclip đến cả lớp nhằm tạo ngữ cảnh để

phân tích lý thuyết. Lý tưởng nhất là phòng học dùng 2 màn hình trình chiếu; một cho thông tin

Newsclip (trình bày bối cảnh áp dụng) và một cho khái niệm/mô hình lý thuyết (trình bày lý

thuyết). Quy trình tiến hành thường là song hành với phát Newsclip, giảng viên sẽ giới thiệu chủ

đề và các ý thảo luận; sau đó đọc bài viết cùng sinh viên và nhấn mạnh các ý chính; đưa ra câu

hỏi thảo luận và kiểm soát tiến độ thảo luận cũng như kết quả; cuối cùng giảng viên kết thúc

bằng cách tóm lược thảo luận và các khái niệm/mô hình – kết nối bài báo và khái niệm lại với

nhau. Đây là cấp độ giảng nhằm đạt mục tiêu cung cấp các kỹ năng nhận thức bậc thấp hơn (kiến

Page 6: GIẢNG TÌNH HUỐNG TRONG KINH TẾ HỌC - se.ueh.edu.vnse.ueh.edu.vn/wp-content/uploads/Châu-Văn-Thành-Giảng-tình-huống-trong-kinh... · nhiệm vụ quan trọng. Bài

6

thức, hiểu biết và áp dụng). Muốn đạt cấp độ kỹ năng cao hơn (phân tích, tổng hợp và đánh giá),

chúng ta cần Newsclip dài hơn và thường được tiến hành trong các hội thảo (seminar).

Sử dụng Newsclip trong seminar

Tiếp cận này thường được tiến hành sau khi học xong các bài giảng lý thuyết và làm các bài tập

thực hành. Newsclip (dài/phức hợp) sẽ phù hợp hơn. Bên cạnh nội dung Newsclip, giảng viên

cần phát kèm các câu hỏi giúp sinh viên tăng cường khả năng phân tích, tổng hợp và đánh giá

căn cứ vào bối cảnh cụ thể. Đôi lúc, ở giai đoạn đầu khi sinh viên chưa quen với tiếp cận

Newsclip dài, giảng viên cần huấn luyện sinh viên kỹ năng chọn lọc thông tin và logic ý tưởng từ

bài báo để trả lời câu hỏi; kéo họ quay lại với chủ đề/vấn đề thảo luận mỗi khi bị chệch hướng.

Tiếp cận này sẽ phù hợp cho bước chuẩn bị giảng dạy bằng các tình huống dài và phức hợp hơn

sau này.

Như thế nào là một Newsclip hay?

Đối với các giảng viên nhiều kinh nghiệm và vững vàng chuyên môn qua nhiều năm, việc lựa

chọn một Newsclip phù hợp không phải là một vấn đề lớn. Tuy nhiên, thế nào là một Newsclip

hay là một câu hỏi lý thú cần khám phá.

Một Newsclip hay có nhiều tiêu chí. Nhìn chung, sáu tiêu chí sau đây sẽ giúp chúng ta tìm ra một

sản phẩm tốt nhất có thể. Thứ nhất, nguồn (Source); để thỏa yêu cầu này thì báo/tạp chí chuyên

ngành thường phải thuộc nhóm được đánh giá là hàng đầu, chính vì vậy việc lưu trữ nhiều bản

tin dạng này sẽ giúp tích lũy để viết các tình huống dài hơn sau này. Thứ hai, tin mới (Freshness:

Fresh news is good news!); bài viết hay bài báo được chọn nên đề cập đến tin tức và vấn đề mới,

nóng, cập nhật và có tính thời sự…Thứ ba, giá trị giảng dạy (Pedagogical value); để hàm chứa

đầy đủ nội dung bài giảng/mô hình thì bài viết thường phải do tác giả giỏi chuyên môn đảm

nhiệm. Thứ tư, độ dài lý tưởng (Length); bài viết thỏa yêu cầu này thường có độ dài khoảng từ

500 đến 1500 từ nhằm tránh làm cho người đọc bị mất phương hướng và mất tập trung. Thứ

năm, hàm chứa thuật ngữ chuyên môn chuyên ngành (Terminology) vì thuật ngữ chính xác sẽ

giúp nhận ra sự kết nối giữa tin tức và lý thuyết. Cuối cùng, yêu cầu ra quyết định (Decision

making); bài viết hàm chứa quyết định phải được đề xuất hay đã đưa ra từ đó giúp sinh viên phân

tích, đánh giá hệ quả, logic và tính hợp lý của chúng.

Page 7: GIẢNG TÌNH HUỐNG TRONG KINH TẾ HỌC - se.ueh.edu.vnse.ueh.edu.vn/wp-content/uploads/Châu-Văn-Thành-Giảng-tình-huống-trong-kinh... · nhiệm vụ quan trọng. Bài

7

Chi phí của việc giảng dạy dùng Newsclip

Lợi ích của việc sử dụng Newsclip trong giảng dạy là không bàn cãi. Tuy nhiên, để có được các

lợi ích này thì chúng ta sẽ phải chấp nhận những chi phí đi kèm. Đầu tiên là thời gian sưu tập

(Search time); đôi lúc, việc hiệu chỉnh và viết lại cho phù hợp với yêu cầu giảng dạy là không

thể tránh khỏi. Tiếp theo là chèn lấn thời gian giảng thông thường (Teaching time); do vậy sẽ yêu

cầu giảng viên phải kiên nhẫn sắp xếp lại cấu trúc bài giảng. Làm việc nhóm (Teamwork) cũng là

một chi phí vì nếu một nhóm giảng cùng nhau sẽ cần đến thời gian và công sức soạn các hướng

dẫn, ghi chú giảng dạy tình huống nhằm tạo ra sự thống nhất và dễ tiếp cận tư liệu với nhau.

Tiếp cận thứ hai – Dùng tình huống

Giảng bằng phương pháp tình huống

Nếu so sánh giữa hai phương pháp - thuyết giảng với tình huống, chúng ta dễ dàng thấy rằng

trong phương pháp thuyết giảng, giảng viên luôn đóng vai trò trung tâm, theo đó tài liệu chuyển

thông tin đến giảng viên và thông qua giảng viên, nội dung tài liệu sẽ được truyền đạt đến sinh

viên. Quá trình này cho thấy người học luôn ở vai trò bị động hay thụ động. Sự thành công của

quá trình học tập này phụ thuộc rất lớn vào cách thức điều hành và sự truyền giảng của giảng

viên.

Trái lại, phương pháp giảng bằng tình huống hướng đến sự tương tác tích cực đa chiều. Nội dung

tài liệu và tình huống chuyển đến cả giảng viên và sinh viên; giảng viên sẽ chỉ đóng vai trò dẫn

dắt và điều phối sự tương tác giữa các sinh viên với nhau dựa trên nội dung tình huống và tài

liệu. Quá trình này tạo ra sự kích hoạt làm việc liên tục mang tính sáng tạo trong khuôn khổ của

bối cảnh cụ thể; từ đó tăng cường nhu cầu học và thực hành mà thông qua đó các kỹ năng nhận

thức từ thấp đến cao sẽ được hấp thu dần đến người học.

Hai tiếp cận giảng tình huống phổ biến

Để áp dụng giảng theo phương pháp tình huống, có hai tiếp cận. Một là thảo luận tình huống

trước khi giảng bài; tiếp cận này tạo động cơ và nhu cầu thúc đẩy sinh viên học lý thuyết nhằm

tìm ra công cụ giải quyết vấn đề. Hai là thảo luận tình huống sau (một hay nhiều) bài giảng; tiếp

cận thứ hai này sẽ giúp chỉ ra cách thức và bối cảnh thế giới thực để áp dụng lý thuyết như thế

nào. Tuy nhiên, nếu là một tình huống tổng hợp được thực hiện sau nhiều bài giảng sẽ là một

Page 8: GIẢNG TÌNH HUỐNG TRONG KINH TẾ HỌC - se.ueh.edu.vnse.ueh.edu.vn/wp-content/uploads/Châu-Văn-Thành-Giảng-tình-huống-trong-kinh... · nhiệm vụ quan trọng. Bài

8

thách thức đối với sinh viên vì họ phải dò tìm ra lý thuyết tương thích cho từng bối cảnh trong

tình huống. Do vậy, tiếp cận thứ hai phù hợp cho mục tiêu giáo dục các kỹ năng bậc cao hơn

(như phân tích, tổng hợp và đánh giá).

Dù là tiếp cận nào đi nữa thì cấu trúc thảo luận tình huống cũng sẽ đóng vai trò quan trọng. Để

bảo đảm tiếp cận tình huống thành công, mọi lớp học dạng này cần có 5 cấu phần: (1) Giảng viên

và sinh viên phải thực sự cam kết làm việc và đặt ra các kỳ vọng ngay từ đầu; (2) Câu hỏi dẫn

dắt; vì đôi lúc chỉ riêng bản thân các câu hỏi tình huống sẽ không đủ khơi dậy không khí thảo

luận hay kích hoạt tranh luận; (3) Chuẩn bị của cả giảng viên và sinh viên mà trong đó vai trò

dẫn dắt của giảng viên diễn ra trước và trong suốt quá trình thảo luận; song song đó sinh viên

cũng phải dành nhiều thời gian để chuẩn bị cho việc đọc, soạn và viết báo cáo tình huống ở nhà

cũng như suốt quá trình thảo luận và sau khi lớp học kết thúc; (4) Quy trình thảo luận; cách sắp

đặt câu hỏi, ý tưởng, lôi kéo tranh luận và điều chỉnh ý kiến thảo luận của giảng viên sẽ quyết

định kết quả của mục tiêu giảng theo phương pháp tình huống; và (5) Đúc kết của giảng viên;

sau mỗi buổi làm việc, giảng viên cần tổng hợp khung phân tích và các vấn đề chính cũng như

bài học rút ra từ tình huống được học.

Một cách cụ thể hơn, giảng tình huống yêu cầu giảng viên nêu kỳ vọng và cam kết ngay từ đầu –

bước đầu tiên này quan trọng trong cấu trúc thảo luận tình huống. Vì sao vậy? Trong bối cảnh

mà phương pháp giảng dạy và học tập dựa vào tình huống thực còn khá mới mẻ đối với nhiều

người thì một phương thức đánh giá, kỳ vọng các bên tham gia, chuẩn bị ở nhà, các sản phẩm

cần phải nộp lại trước và sau thảo luận đều phải được giảng viên thông báo cẩn thận và rõ ràng.

Đối với sinh viên, nguyên tắc “4P” cần phải được tuân thủ nghiêm ngặt nhằm bảo đảm sự thành

công của từng buổi thảo luận; bao gồm: (1) Chuẩn bị - Preparation; (2) Hiện diện – Present; (3)

Đúng giờ - Promptness; và (4) Tham gia - Participation. Thực tế cho thấy nhiều lớp học thảo

luận tình huống đã thất bại khi chính một trong những “P” này bị phá vỡ bởi người tham gia.

Riêng phần câu hỏi dẫn dắt do giảng viên đảm nhiệm sẽ có 3 loại đóng vai trò trung tâm của

phương pháp tình huống; như là nhóm câu hỏi: (1) Hướng dẫn chuẩn bị; (2) Hướng dẫn thảo

luận; và (3) Thúc đẩy tham gia. Đôi lúc, bằng kinh nghiệm thực tế, giảng viên sẽ phải tự xoay

chuyển và sáng tạo ra những câu hỏi liên quan đến việc hướng dẫn thảo luận và lôi kéo sự tham

gia xuất phát từ bối cảnh thực tế trong lớp học. Cụ thể là, giảng viên sẽ phải tập trung cho các

hoạt động: (1) chuẩn bị các câu hỏi cấu trúc hoạt động giảng dạy tình huống (Structured

Page 9: GIẢNG TÌNH HUỐNG TRONG KINH TẾ HỌC - se.ueh.edu.vnse.ueh.edu.vn/wp-content/uploads/Châu-Văn-Thành-Giảng-tình-huống-trong-kinh... · nhiệm vụ quan trọng. Bài

9

questions); (2) hồi đáp và phản ứng nhanh trước các tranh luận và thảo luận giữa các sinh viên

với nhau (Anticipate students’ reaction); và (3) tổ chức thào luận trong suốt buổi làm việc

(Organise the discussion).

Nếu đem ra so sánh nhiệm vụ của người học – sinh viên, với người hướng dẫn – giảng viên, thì

nhiệm vụ của mỗi bên liên quan có thể hình dung như sau:

Đối với sinh viên, nhiệm vụ thông thể thiếu trong quá trình học bằng phương pháp tình huống

mà giảng viên cần thiết kế và yêu cầu sinh viên hoàn thành, bao gồm: câu hỏi nghiên cứu (Study

question); khuyến khích tham gia (Encourage conversation); và viết bài thu hoạch cuối cùng

(Written assignment).

Đối với giảng viên, trong suốt buổi giảng dạy bằng phương pháp tình huống cần tuân thủ quy

trình thảo luận, bao gồm: (1) Giới thiệu (Introduction); (2) Đóng vai (Role-play); (3) Thúc đẩy

tham gia (Generate participation); (4) Lắng nghe tích cực (Active listening); (5) Sử dụng bảng

(Use of the white board); và (6) Duy trì kế hoạch tiến độ (Keep to the teaching plan).

Sau cùng là bước đúc kết nhằm tổng kết thảo luận với sự tham gia của sinh viên. Cách thức tiến

hành bước này sẽ quyết định sự thành công của buổi làm việc. Nhớ rằng những gì viết trên bảng

là quan trọng. Đôi khi, giảng viên xem nhẹ bước này, chỉ tổng kết ngắn gọn hay tóm tắt bất kỳ ý

gì miễn là có trình bày cho xong. Cách làm này không chỉ làm phá sản phương pháp tình huống

mà còn làm thay đổi kỳ vọng của các lần giảng dạy các tình huống tiếp theo trong toàn khóa học

dựa vào phương pháp này. Một sự đúc kết thành công thường sẽ hình thành sơ đồ lý thuyết, bối

cảnh ứng dụng, kết quả và các bài học rút ra – tất cả các vấn đề này sẽ cùng xuất hiện như một

bức tranh ý tưởng đầy đủ giúp sinh viên nhập tâm những gì mà họ đã tranh luận sau lớp học.

Thế nào là một tình huống Kinh tế học hay?

Bạn không thể thành công chỉ bằng sự chuẩn bị công phu hay thảo luận sôi nổi với một tình

huống quá tồi. Vậy thế nào là một tình huống hay? Tương tự như mọi câu trả lời khác – sẽ dựa

trên nhiều tiêu chí. Tuy nhiên, một tình huống hay sẽ phải thỏa những tiêu chí cơ bản. Thứ nhất,

tối đa hóa mục tiêu giảng dạy (Pedagogical utility). Thứ hai, tạo ra sự mâu thuẫn, kịch tính,

lưỡng nan (Conflict provoking). Thứ ba, thúc đẩy ra quyết định (Decision forcing). Thứ Tư, khái

quát, tổng hợp cao (Generality). Thứ năm, ngắn gọn, khúc chiết (Brevity). Thứ sáu, bao hàm

Page 10: GIẢNG TÌNH HUỐNG TRONG KINH TẾ HỌC - se.ueh.edu.vnse.ueh.edu.vn/wp-content/uploads/Châu-Văn-Thành-Giảng-tình-huống-trong-kinh... · nhiệm vụ quan trọng. Bài

10

thông tin định lượng (Quantitative information). Cuối cùng, vấn đề về yêu cầu kiến thức không

quá phức tạp và quá rộng (Institutional and historical knowledge) (Xem Phụ lục 2).

Chi phí giảng dạy theo phương pháp tình huống

Việc chọn dạy bằng phương pháp tình huống sẽ tạo một số chi phí mà bạn cần phải chuẩn bị “chi

trả” bên cạnh rất nhiều “lợi ích” nhận được từ đó. Có thể kể đến như là vấn đề kiểm soát lớp học

(Class control) – điều hành thảo luận yêu cầu tính linh hoạt và có thể phải điều chỉnh thích ứng

đối với từng nội dung tranh luận cũng như đối tượng giảng dạy; chi phí cho việc chuẩn bị của

giảng viên (Preparation costs) – khác với việc chuẩn bị một bài giảng truyền thống, giảng tình

huống yêu cầu nhiều thời gian, sự tập trung, nội dung, hàm lượng chuyên môn và các công việc

khác nữa; đòi hỏi sự chuẩn bị của sinh viên (Students’ preparation) – như đã trình bày ở trên

sinh viên không chỉ vào lớp với vai trò thụ động lắng nghe mà phải có các bước chuẩn bị ở nhà,

chủ động tham gia trên lớp và viết báo cáo sau lớp học; vượt ra khỏi khuôn khổ chương trình

giảng dạy (Breadth of curriculum) – quá trình thảo luận sẽ tạo ra các ý tưởng vượt ra khỏi phạm

vi lý thuyết và chuyên môn, đôi lúc một vấn đề kinh tế có thể vượt ra khỏi phạm vi chuyên môn

của môn học, hay có thể kéo theo kết cục xã hội và chính trị khác nữa; tham gia của đồng nghiệp

(Colleagues’ involvement) – tình huống bạn viết ra có thể sẽ được chia sẻ và sử dụng bởi đồng

nghiệp; do vậy, bên cạnh nội dung tình huống, bạn cần viết cả Hướng dẫn giảng dạy tình huống

nữa; và đương nhiên việc này đòi hỏi thời gian và công sức.

Thay lời kết

Phương pháp tình huống là một xu hướng được lựa chọn. Chúng ta có thể tiếp cận theo cách thứ

nhất – dùng Newsclip hay cách thứ hai – sử dụng Tình huống. Nhiệm vụ hiện nay là cần tích cực

làm quen với phương pháp mới này và đồng thời phát triển các sản phẩm phù hợp. Muốn chọn

lọc/viết một Newsclip hay phát triển một Tình huống giảng dạy, bạn cần quay lại với tất cả

những điều cơ bản này. Biết thế nào là một tình huống tốt, bạn sẽ hướng đến viết được một sản

phẩm theo cấu trúc phù hợp. Công việc chưa dừng lại ở một tình huống tốt được viết ra mà còn

là cách thức mà bạn giảng dạy tình huống trên lớp. Đây là một công việc khó khăn đòi hỏi nhiều

thời gian “thực hành”. Không bao giờ có ngay một sản phẩm “hoàn hảo”, hãy bắt tay vào việc

khởi động, …chạy,…và hoàn chỉnh dần…

Tài liệu tham khảo

Page 11: GIẢNG TÌNH HUỐNG TRONG KINH TẾ HỌC - se.ueh.edu.vnse.ueh.edu.vn/wp-content/uploads/Châu-Văn-Thành-Giảng-tình-huống-trong-kinh... · nhiệm vụ quan trọng. Bài

11

Boehrer, J. (1995) ‘How to teach a case’, Kennedy School of Government Case Programme.

Carlson, J. and Schodt, D. (1995) ‘Beyond the lecture: case teaching and the learning of

economic theory’, Journal of Economic Education, vol. 26, pp. 17–28.

Gomez-Ibañez, J. (1986) ‘Learning by the case method’, Kennedy School of Government Case

Programme.

Guglielmo Volpe (2002), Case Studies – Handbook for Economics Lecturers, London

Metropolitan University.

Guglielmo Volpe (2015), Case teaching in economics: History, practice and evidence, Cogent

Economics & Finance, 3: 1120977, http://dx.doi.org/10.1080/23322039.2015.1120977

Hitchner, S. B. (1977) ‘Preparation of teaching notes’, Kennedy School of Government Case

Programme.

Robyn, D. (1986) ‘What makes a good case?’, Kennedy School of Government Case

Programme.

Shapiro, B. P. (1984) ‘Hints for case teaching’, Harvard Business School.

William Ellet (2007), The Case Study Handbook: How to Read, Discuss, and Write Persuasively

About Cases, HBS Publishing.

Phụ lục

Phụ lục 1: Một ví dụ về bản tin kinh tế có thể dùng như một Newsclip trong giảng dạy kinh

tế vĩ mô

Hai bản tin này hàm chứa những thông tin tạo ra sự đối nghịch quan điểm về mối quan hệ giữa

tăng trưởng và lạm phát.

Cần hy sinh tăng trưởng để kiềm chế lạm phát

Trang điện tử Báo Pháp Luật

Page 12: GIẢNG TÌNH HUỐNG TRONG KINH TẾ HỌC - se.ueh.edu.vnse.ueh.edu.vn/wp-content/uploads/Châu-Văn-Thành-Giảng-tình-huống-trong-kinh... · nhiệm vụ quan trọng. Bài

12

Chủ Nhật, ngày 2/1/2011

Chênh lệch giữa tốc độ tăng trưởng (GDP tăng 6,78%) với chỉ số tiêu dùng (CPI tăng 9,19%)

trong năm 2010 đã đặt ra bài toán cân đối giữa ổn định với tăng trưởng trong năm 2011. Ông …,

nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế-xã hội quốc gia, cho rằng trong tình

hình hiện nay cần thiết phải hy sinh tăng trưởng để ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Có

thể chấp nhận GDP tăng thấp nhưng nhất thiết phải giữ cho CPI thấp hơn.

http://plo.vn/kinh-te/can-hy-sinh-tang-truong-de-kiem-che-lam-phat-151961.html

…: 'Không vì lạm phát mà hy sinh tăng trưởng'

Trang điện tử Vnexpress

Thứ sáu, 28/10/2011

…khẳng định kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô vẫn là mục tiêu ưu tiên, song phải tăng

trưởng hợp lý để đảm bảo việc làm, an sinh xã hội và ổn định chính trị.

Ưu tiên kiềm chế lạm phát nhưng Chính phủ sẽ cân đối ra sao khi doanh nghiệp gặp nhiều khó

khăn bởi chính sách tài khóa, tiền tệ sẽ phải tiếp tục thắt chặt?

Bài toán này phải giải quyết hài hòa, giữa lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng. Chính

phủ không hoàn toàn nói là hy sinh tăng trưởng. Nếu hy sinh tăng trưởng, để GDP chỉ tăng 3-4%

thì liệu vấn đề gì sẽ xảy ra? Vì vậy, vẫn phải giải quyết tăng trưởng một cách hợp lý. Tăng

trưởng hợp lý sẽ giữ ổn định vĩ mô, giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và thậm

chí cả ổn định chính trị.

Muốn vậy, các giải pháp của chúng ta phải tổng thể và đồng bộ. Chính sách tiền tệ, chính sách

tài khóa phải tiếp tục điều hành chặt chẽ và thắt chặt. Chúng ta đã thống nhất kiểm soát tiền tệ,

tăng trưởng xuất nhập khẩu, kiểm soát tổng cầu tổng cung sao cho cân đối... Tất cả các giải pháp

đồng bộ đó sẽ hỗ trợ cho nhau để giải quyết bài toán kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/pho-thu-tuong-khong-vi-lam-phat-ma-hy-sinh-tang-

truong-2716040.html

Page 13: GIẢNG TÌNH HUỐNG TRONG KINH TẾ HỌC - se.ueh.edu.vnse.ueh.edu.vn/wp-content/uploads/Châu-Văn-Thành-Giảng-tình-huống-trong-kinh... · nhiệm vụ quan trọng. Bài

13

Phụ lục 2: Ví dụ về tình huống ngắn được viết lại từ các bản tin kinh tế

Tình huống ngắn này dùng cho việc giải thích lý do vì sao tỷ giá hối đoái danh nghĩa thay đổi

theo thời gian.

Tình huống: Việt Nam có nên điều chỉnh tỷ giá hối đoái?2

Suốt năm 2012, tỷ giá bình quân liên ngân hàng được ngân hàng nhà nước (NHNN) giữ ở mức

20.828 VND đổi lấy 1 USD. Mức này ổn định kể từ ngày 24/12/2011. Trong khi chỉ tiêu điều

chỉnh tỷ giá năm 2012 là +/-3% được xác định ở đầu năm thì các nhà điều hành chính sách tiền

tệ của Việt Nam chỉ điều chỉnh +1%.

Khác với hoàn cảnh khó khăn của gần hai thập niên trước đó, năm 2012 Việt Nam bắt đầu có

thặng dư thương mại và cán cân thanh toán thặng dư lớn, NHNN đã mua 15 tỷ USD đưa vào dự

trữ ngoại hối. Thậm chí, 22 ngày đầu của tháng 1/2013, NHNN đã mua vài tỷ USD.

Trong những trường hợp thông thường, thặng dư trên thị trường ngoại hối đã giúp cho nhiệm vụ

bình ổn tỷ giá hối đoái của NHNN trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy vậy, một vài ý kiến trái

chiều nhau về chính sách điều hành tỷ giá bắt đầu xuất hiện tạo ra những tranh luận đáng suy

ngẫm.

Chuyên gia kinh tế A cho rằng nên để tỷ giá tăng (VND mất giá) khoảng 4% năm 2013. Lý do

mà nhà kinh tế này dựa vào là nhiều khả năng kinh tế sẽ phục hồi vào nửa cuối năm. Từ đó, nhu

cầu nhập khẩu sẽ tăng so với nhu cầu xuất khẩu và đưa nền kinh tế chuyển dần từ thặng dư

thương mại sang thâm hụt thương mại – sức cầu ngoại tệ sẽ tăng. Do vậy, tỷ giá lúc đó sẽ theo

chiều hướng tăng, nhất là khi các nhà nhập khẩu cần nhiều ngoại tệ hơn. Cán cân thanh toán vì

thế có thể chuyển dịch theo hướng thâm hụt mạnh, dù năm 2012 đang là thặng dư. Hơn nữa, nếu

so sánh tỷ giá song phương giữa VND và USD thì VND đang bị định giá cao khoảng 23%. Vì

thế, nếu không điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo hướng phá giá VND, theo chuyên gia này, sẽ xảy

ra một số hệ quả không mong muốn mà trước hết là tác động xấu đến xuất khẩu.

Ý kiến khác có tính bổ sung cho lập luận của A, nhà kinh tế B cho rằng tỷ giá hối đoái danh

nghĩa của Việt Nam không thay đổi nhiều trong khi lạm phát tăng cao suốt 2 năm qua khiến

2 Tham khảo trang tin: Nới tỷ giá: Ai dám thách thức lạm phát? http://vef.vn/2013-02-20-noi-ty-gia-ai-dam-thach-

thuc-lam-phat-

Page 14: GIẢNG TÌNH HUỐNG TRONG KINH TẾ HỌC - se.ueh.edu.vnse.ueh.edu.vn/wp-content/uploads/Châu-Văn-Thành-Giảng-tình-huống-trong-kinh... · nhiệm vụ quan trọng. Bài

14

VND tiếp tục lên giá thực so với USD. Đồng nội tệ hiện bị định giá cao khiến các ngành xuất

khẩu và phụ thuộc xuất khẩu gặp khó khăn. Cụ thể là các ngành và doanh nghiệp xuất khẩu này

bị giảm khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, theo chuyên gia này, để phục hồi đà tăng trưởng kinh

tế cần giảm lãi suất cho vay và tiếp tục cung ứng tín dụng ổn định cho nền kinh tế là việc làm

cần thiết. Việc kết hợp phương án chủ động phá giá VND khoảng 3 - 4% trong cả năm, thông

qua một số bước với biên độ từ 1-1,5% sẽ tăng hiệu quả điều hành chính sách tỷ giá của Việt

Nam.

Phản bác lại với hai lập luận trên, một chuyên gia C cho rằng không thể nói vì xuất khẩu mà nới

tỷ giá. Điển hình là năm 2012, xuất khẩu vẫn tốt dù không nới tỷ giá lần nào. Bên cạnh đó, việc

nới tỷ giá còn liên quan đến nhiều vấn đề về nợ quốc gia, nợ nước ngoài bằng ngoại tệ của các

doanh nghiệp. Quan trọng hơn, phá giá có thể châm ngòi cho lạm phát quay trở lại sau nhiều nỗ

lực bình ổn thành công trước đó. Chuyên gia này nhấn mạnh rằng việc nới tỷ giá sẽ tạo ra kỳ

vọng lớn của thị trường, gây bất ổn; hơn nữa, những điều chỉnh bất thường sẽ luôn gây mất niềm

tin cho các nhà đầu tư vào chính sách và sự ổn định vĩ mô của Việt Nam. Vì thế, theo chuyên gia

C, điều chỉnh tỷ giá là bài toán về lợi ích, lòng tin chứ không chỉ xuất khẩu.

Câu chuyện tranh luận này có nét rất tương đồng với tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay (giai đoạn

2016-2017 và những tháng đầu năm 2018). Lạm phát ổn định, tăng trưởng kinh tế khá tốt, thặng

dư thương mại và cán cân thanh toán, dòng vốn vào mạnh, NHNN liên tục lập kỷ lục mua vào

ngoại tệ và dự trữ ngoại hối leo lên đỉnh kỷ lục khoảng 63 tỷ USD3. Điều hành chủ động tỷ giá

hối đoái đâu đó vẫn là một ẩn số gây nhiều tranh luận – liệu có nên chủ động phá giá VND?

Câu hỏi thảo luận:

1. Theo bạn, nhà kinh tế học nào có lý hơn, A, B hay C? Giải thích rõ vì sao bạn chọn

nghiêng về phía quan điểm của A, B hay C.

2. Bài học chính sách về quản lý và bình ổn tỷ giá hối đoái cho Việt Nam là gì?

3 Số liệu báo cáo của Ngân hàng Nhà nước đến cuối tháng 4/2018. Theo Fitch Ratings, đến cuối năm 2018, tổng dự

trữ ngoại hối Việt Nam có thể đạt 66 tỷ USD (tin tài chính kinh tế VTV 5/2018).